Chính trị – Xã hội
Luật Pháp bảo vệ ai? dân hay chính quyền (RFA) —Nông nghiệp sẽ có nhiều thay đổi (RFA) —“Xuân Này Con Không Về” và Nhạc sĩ Nhật Ngân (RFA) —Phòng Tư pháp cấp huyện được chứng thực giấy tờ, văn bản song ngữ (PL) –Điều trị bốn ca nghi nhiễm não mô cầu (PL) —Bệnh nhiễm não mô cầu lan nhanh (TNO)
“Xã hội đen” được giao quản lý đầm ông Vươn? (TN) – Theo
thông tin từ người dân xung quanh, ngay sau khi ông Đoàn Văn Vươn bị
bắt, nhiều tay anh chị giang hồ đã đứng ra tiếp quản khu đầm –Vụ thu hồi đất ở Tiên Lãng – Hải Phòng: Có bàn tay của giang hồ? (NLĐ) theo nền “văn minh” hiện nay nên gọi “quần chúng tự phát” cho nó phù hợp. —Vụ cưỡng chế tại Hải Phòng: Nhiều tay giang hồ có mặt tại khu đầm - Pháp luật TPHCM/BM —Cưỡng chế ở Hải Phòng: Phẫn nộ việc gia đình ông Vươn không có quà… -
- (GDVN/ BM) – ‘Người tử tù còn được quà Tết, vậy mà, chính quyền địa
phương lấy lý do hộ ông Vươn không có hộ khẩu để không thăm hỏi, hỗ trợ
Tết, có phải chăng…?’. —Ông Đoàn Văn Vươn từng được bồi thường TP
– Câu chuyện sau vụ cưỡng chế thu hồi diện tích ao, đầm ở xã Vinh
Quang, huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng có thêm những diễn biến mới. —Ai phá nhà ông Vươn? (TT) —Lập đoàn thanh tra đất đai ở Tiên Lãng SGTT.VN
– Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên – môi trường) cho biết Bộ Tài
nguyên – môi trường đã quyết định lập đoàn thanh tra, kiểm tra để làm
rõ các vấn đề liên quan vụ cưỡng chế đất đai ở Tiên Lãng.
Vụ rút ruột, pha chế xăng dầu: Không để “chìm xuồng”! (TN)
-Quyền lợi của người tiêu dùng bị bỏ qua khi mà việc xử lý trách nhiệm
vụ rút ruột, pha chế xăng dầu vẫn chưa có tiến triển đáng kể.
Cải cách hành dân (TN) —Bao giờ hết “chạy dự án”?! (TVN) —Bệnh viện quá tải nặng sau kì nghỉ Tết (VNN) —Việt Nam: Đừng lỡ nhịp phục hồi của kinh tế thế giới (VEF)
Nguyễn Cao Kỳ thoát chết, đồng bọn bỏ mạng (VTC News) – Đáng lẽ hôm ấy Nguyễn Cao Kỳ phải lái máy bay ra Bắc thả dù, nhưng ông đã khéo léo đùn cho phi đội khác. —Phát hiện dấu hiệu cổ sóng thần tại tỉnh Nghệ An – Vietnam Plus /BM
Bị cách chức nếu không kiểm soát được TNGT (RFA) —-Phó vụ trưởng Bộ Tài chính bị truy nã vì tội lừa đảo (RFA) –Cán bộ ngân hàng “đốt” 45 tỷ đồng vào cá độ (Tienphong) —Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ công du Việt Nam, Nam Triều Tiên, Campuchia (VOA) –Thăm nhà cựu Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu (BBC) – tin cũ Tết 2009 đăng lại
Đà Nẵng bắt đầu siết nhập cư tại 2 quận trung tâm (TP) —Ngày mai 1-2: Hà Nội đổi giờ học, giờ làm (TP) —Quốc gia biển phải có công dân biển (SGTT) —Sửa luật để giao đất nông nghiệp lâu dài (TT)
Những người trẻ dưới mái ấm YP SGTT Xuân 2012 – Những nhóm thiện nguyện hướng tới cộng đồng hiện nay đang phát triển tư duy không nhanh, nhưng là những hình mẫu mới để bù sớt những cái ác, những vụ lợi bất chấp đạo lý đang hoành hành…
Những người trẻ dưới mái ấm YP SGTT Xuân 2012 – Những nhóm thiện nguyện hướng tới cộng đồng hiện nay đang phát triển tư duy không nhanh, nhưng là những hình mẫu mới để bù sớt những cái ác, những vụ lợi bất chấp đạo lý đang hoành hành…
Kinh tế
Tháp điện gió Việt Nam xuất qua Mỹ bị vạ lây vì dính đến Trung Quốc (RFI) —Bắt vụ vận chuyển 10 kg vàng lậu (PL) —Tuần này, NHNN sẽ hút về hơn 80.000 tỉ đồng từ NHTM (PL) —40 triệu thẻ chỉ để rút tiền mặt (NLĐ)
Kinh tế Việt Nam có nhiều dấu hiệu tích cực cho 2012 (RFA) –Thủy sản Việt Nam đối mặt nhiều cảnh báo (RFA) –Lạc quan thị trường chứng khoán 2012 (RFA) —-Bộ trưởng Vương Đình Huệ: Chứng khoán sẽ phát triển (TT) –Lãi suất huy động có thể còn 10%/năm (TT)
Văn hóa – Giáo dục
Cử hàng ngàn giảng viên sang Malaysia tu nghiệp (RFA) –Đưa đại học vào nề nếp (TP) –Nhiều học sinh thiếu kỹ năng tiêu tiền (TP)
Kiến trúc Sài Gòn xưa qua lời kể SGTT.VN
– Có mặt ở Việt Nam từ cả trăm năm, nên người Pháp nghiên cứu khí hậu,
môi trường, thông hiểu nắng – gió – mưa nên khi xây dựng họ đã đưa ra
hình thái kiến trúc tối ưu dành cho xứ nhiệt đới…
Thế giới
Hoa Kỳ: Hội Đồng Bảo An phải can thiệp vì bạo động leo thang ở Syria (VOA)
-Ngoại trưởng Clinton nói Hoa kỳ mạnh mẽ lên án những cuộc tấn công tàn
bạo của chính phủ Syria làm hàng trăm thường dân thiệt mạng
Binh sĩ Syria giành lại quyền kiểm soát một số vùng ngoại ô Damascus (VOA) —Syria quy lỗi cho ‘khủng bố’ về vụ nổ ống dẫn khí đốt (VOA) —Thủ tướng Putin kêu gọi xây dựng một nền kinh tế mới (VOA) —Na Uy kết án hai người âm mưu khủng bố (VOA)
Trung Quốc phản đối Nhật Bản đặt tên các đảo tranh chấp (VOA) —Liệu dân chủ hóa có thể diễn ra ở Trung Quốc ? (RFI) —Giới chức Tây Tạng lưu vong lên án bạo lực nhắm vào người biểu tình (VOA) —Trung Quốc quyết ‘chống lưng’ Triều Tiên - Báo Đất Việt/BM —Triều Tiên sắp tập trận lớn chưa từng có (DV)
Thượng đỉnh châu Âu: Bruxelles kêu gọi thúc đẩy tăng trưởng (RFI) —Hungary: Dư luận xôn xao về tin đồn tổng thống “đạo văn” (RFI) —ĐCS Cuba thông qua các cải cách quan trọng (RFI) –Úc tăng cường phòng thủ mạn bắc (TN) —Năm 2060, dân số Nhật Bản sẽ giảm 1/3 (DV)
Hội nghị thượng đỉnh an toàn hạt nhân sẽ diễn ra tại Nam Hàn (RFA) –Miến Điện cam kết dân chủ hóa đất nước (RFA) —Indonesia hiện đại hóa quân đội (RFA) —Liên Đoàn Arab cố gắng tìm giải pháp cho Syria (RFA) —-Kết quả thăm dò cho thấy ông Romney sẽ thắng lớn ở Florida (VOA) –Trung Quốc thất bại trong vụ kháng cáo tại WTO (VOA)
Công dân Mỹ ở Ai Cập đến Sứ quán Mỹ trú ẩn (VOA) —Lãnh đạo EU chấp nhận kế hoạch cứu nguy lớn hơn (VOA) –Rét bất thường ở Đông Âu, ít nhất 24 người chết (TP)
Trung Quốc đưa hàng nghìn cảnh sát tới Tân Cương SGTT.VN
– 8.000 cảnh sát sẽ được điều động tới tuần tra các khu vực nông thôn ở
khu tự trị Tân Cương, Tây Bắc Trung Quốc, do lo ngại về chủ nghĩa cực
đoan tôn giáo tại khu tự trị có nhiều người Hồi giáo sinh sống này.
Thiếu úy công an bị đánh khi làm nhiệm vụ (PL) —Không trả được hàng, chém người giữa chợ (PL) —-Đánh người sau đám cưới (PL) —Bị nghi trộm, vác dao chém đứt tai anh họ (PL) —Tưởng công an là đồng phạm! (PL) –Nổ súng bắt đá gà, một người dính đạn (NLĐ)
Khai trừ đảng Phó chánh văn phòng Sở GTVT (TP) —Mang súng, ma túy dạo phố (TP) —Vừa ra tù, lại gây họa cho gia đình (TP) –Một công an viên bị đánh trọng thương (TP)
Quán thoát y (TT)
Cảnh thác loạn tại quán Mai Trinh II, Q.Bình Tân, TP.HCM – Ảnh chụp từ video clip
Điều tra nhanh các vụ nổ có tính chất khủng bố (TT) –Thêm 2 cơ sở bị tước giấy phép do xăng dỏm (TT)
Tàu Trung Quốc lại giở trò khiêu khích bao vây Đảo vào sáng mồng một Tết
Lính Việt (Dân Luận)
– Sáng mồng một Tết Nhâm Thìn, tàu Trung Quốc lại giở trò khiêu khích
bao vây đảo ở khoảng cách 08 hải lý (15 km), lại phải căng người ra trực
chiến. Có lúc, chúng lao xuồng đến rất gần mép đảo. Anh em ta cảnh giác
sẵn sàng chiến đấu nhưng bình tĩnh không mắc mưu khiêu khích của địch
(ngày Tết còn giở trò dọa dẫm tấn công nhau thì điếu thể nào gọi là
bạn).
Cán bộ chính trị quán triệt “không được bàn tán lung tung, việc quốc gia đại sự đã có nhà nước lo”và cảnh báo “ca ngợi bọn Vươn, Quý có ngày chết vì vạ miệng đấy”. Anh em vặc lại “thế bây giờ căng thế này có phải đại sự không, có thấy thằng lãnh đạo nào lên tiếng chia sẻ khó khăn, nguy hiểm, động viên anh em không?”, “thích thú cùng nhau xem và ca ngợi những nhân vật trong Thủy Hử, thế thì tại sao lại không thể cùng nhau thích thú bình luận về chuyện cựu chiến binh Tiên Lãng tổ chức dân ta bắn gục quân mình một cách vô cùng ngoạn mục!”. Ngày Tết nơi chiến tuyến xa gia đình, cán bộ chỉ huy cũng có vẻ thông cảm hơn, ngày thường mà nói văng mạng công khai thế chắc là ăn kỷ luật.
Được anh em động viên, yêu cầu, lại có hơi men rượu Tết, làm mấy vần thơ tặng anh Quý, anh Vươn:
Vũ khí thô sơ giữ đồng khoang
Lực yếu thế cô vẫn đùng đoàng
Công an, bộ đội phơi bụng trắng
Anh hùng Tiên Lãng đất Vinh Quang
Lính Việt
http://danluan.org/node/11481
* * *
Đến mãi chiều, tình hình mới tạm yên, mới quay lại ăn Tết. So với
trước Tết Dương lịch, tinh thần anh em không còn được như trước nữa, bởi
tác động của vụ ông Vươn Tiên Lãng và mấy vụ các ông bà lãnh đạo luôn
luôn không ngừng nâng con nhét cháu kế cận chiếm chức giành ngôi.“Chiến đấu để làm gì, hy sinh cho ai?” là câu nhiều anh em nhắc đi nhắc lại nhiều lần, “thời
trai trẻ đi bộ đội, tuổi vững vàng thì hết mình khai hoang lẫn biển để
đến vãn niên bị cướp sạch, phá sạch”, “thời ông Vươn đi bộ đội bảo vệ tổ
quốc, thằng Hiền chủ tịch, thằng Thoại phó chủ tịch chúng nó ở đâu?”,
“điếu mịa, chịu khó chịu khổ để chúng nó cướp phá tài sản, sắp xếp con
cháu đè đầu cưỡi cổ mình như Triều Tiên ấy” … và còn rất nhiều những câu anh em nói ra với vẻ ưu tư có, chán nản có, bất bình có.Cán bộ chính trị quán triệt “không được bàn tán lung tung, việc quốc gia đại sự đã có nhà nước lo”và cảnh báo “ca ngợi bọn Vươn, Quý có ngày chết vì vạ miệng đấy”. Anh em vặc lại “thế bây giờ căng thế này có phải đại sự không, có thấy thằng lãnh đạo nào lên tiếng chia sẻ khó khăn, nguy hiểm, động viên anh em không?”, “thích thú cùng nhau xem và ca ngợi những nhân vật trong Thủy Hử, thế thì tại sao lại không thể cùng nhau thích thú bình luận về chuyện cựu chiến binh Tiên Lãng tổ chức dân ta bắn gục quân mình một cách vô cùng ngoạn mục!”. Ngày Tết nơi chiến tuyến xa gia đình, cán bộ chỉ huy cũng có vẻ thông cảm hơn, ngày thường mà nói văng mạng công khai thế chắc là ăn kỷ luật.
Được anh em động viên, yêu cầu, lại có hơi men rượu Tết, làm mấy vần thơ tặng anh Quý, anh Vươn:
Vũ khí thô sơ giữ đồng khoang
Lực yếu thế cô vẫn đùng đoàng
Công an, bộ đội phơi bụng trắng
Anh hùng Tiên Lãng đất Vinh Quang
* * *
Sớm muộn gì thì xung đột Việt – Trung cũng sẽ xảy ra, qui mô nếu mà
không to thì cũng không thể nhỏ. Trong tình thế như giờ mà không ổn định
được lòng dân, không kiên quyết trừng trị quan tham lại nhũng cố ý làm
xằng, quyết tâm chối tội, trắng trợn cướp của giết dân thì lấy ai bảo vệ
nhà nước, bảo vệ chế độ đây? Đại loạn đến nơi rồi.Lính Việt
http://danluan.org/node/11481
Người trí thức đưa đất nước đi lên
Nguyễn Quang Duy
– Hoa Kỳ luôn giữ vai trò cường quốc số một thế giới là nhờ đã đặt giá
trị của con người đúng mức. Nhất là giá trị những người trí thức. Về lý
thuyết Hoa Kỳ có cả một trường phái kinh tế học ra đời vào những năm
1980, chứng minh được tăng trưởng và phát triển quốc gia tùy thuộc vào
tri thức (new growth theory).
Dựa vào lý thuyết và thực tiễn chứng minh được, người theo trường
phái này hướng đến những chính sách xây dựng môi trường phát huy và tận
dụng những tài sản trí tuệ nhân lọai. Họ cổ vũ việc các quốc gia muốn
phát triển cần tôn trọng nhân quyền, dân chủ, tự do và khuyến khích một
thế giới tự do trên mạng tòan cầu.
Việt Nam Tồn Tại Trong Suy Thóai – Chết Lâm Sàng
Gần đây diễn đàn BBC mở ra một cuộc tranh luận về vai trò của những
người trí thức trong hòan cảnh Việt Nam hiện nay. Một hòan cảnh mà ông
Nguyễn Phú Trọng phải công khai bàn đến việc chỉnh đốn đảng, ngăn chặn
và đẩy lùi tình trạng suy thoái tránh sụp đổ. Còn ông Lê Khả Phiêu diễn
tả “Đảng tồn tại trong suy thoái”.
Đảng Cộng sản lại là đảng cầm quyền vì thế đất nước cũng luôn trong
cùng một tình trạng: tồn tại trong suy thóai. Theo cách nói của Giáo Sư
Ngô Bảo Châu là Việt Nam đang chết lâm sàng.
Trí Thức Ta – Trí Thức Nô Lệ
Mồng một Tết, trên diễn đàn BBC nhà văn Võ thị Hào lập luận lịch sử
Việt Nam là lịch sử của những người nô lệ. Ngày nay đại đa số người làm
việc bằng trí óc chỉ vì miếng ăn ngon. Họ vẫn là những người nô lệ.
Bà Hào cho rằng trí thức như bộ não của xã hội. Nếu xã hội không có
trí thức thì cũng như con người không có bộ não. Nói theo kiểu của nhà
văn Phạm thị Hòai thì độ cao trí tuệ của người trí thức Việt Nam chỉ
tính từ cái cổ trở xuống. Đó chính là lý do Việt Nam vẫn thua xa các
nước trong vùng.
Thợ Văn, Thợ Báo, Thợ Vẽ, Thợ Thơ, Thợ Dạy, Thợ Nhạc …
Cũng ngày đầu năm được nhà văn Phạm thị Hòai phỏng vấn, nhà báo Lê
Phú Khải diễn tả trí thức Việt Nam ra hình hài “người” hơn. Ông Khải cho
biết: “Theo tôi thì ở Việt Nam, trừ một số ít trí thức có tư duy
độc lập còn thì không có đội ngũ trí thức đúng với tên gọi, đúng với nội
hàm của nó. Cái gọi là tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa là những
người do Đảng đào tạo nên để làm công chức cho Đảng. Vì thế Đảng nói gì
họ nghe nấy, Đảng bảo sao họ làm vậy, vậy thôi.”
Những công chức của “Đảng” bao gồm nhà văn, nhà báo, giáo sư, họa
sỹ, nhạc sỹ … nghĩ cho cùng chỉ là thợ viết văn, thợ viết báo, thợ dạy,
thơ vẽ, thợ viết nhạc, thợ làm thơ … không hơn không kém. Việt Nam chỉ
là một cơ xưởng “sáng tác”. Họ sáng tác theo mệnh lệnh của “Đảng” và
nhằm phục vụ “Đảng”. Lẽ đương nhiên khi làm người, ai cũng muốn vươn
lên, nhưng chính cái hệ thống của “Đảng” đã không tạo cơ hội hay cho
phép họ trở thành người trí thức.
Khi đảng Cộng sản không còn tư tưởng để bám víu, không còn quyền
lực để ban hành mệnh lệnh, tầng lớp công chức “Đảng” trở nên tê liệt, ù
lỳ, thiếu khả năng “sáng tác” và trở thành gánh nặng xã hội. Xã hội lâm
vào tình trạng chết lâm sàng.
Trí Thức Tây – Những Con Người Tự Do
Trong khi những người thuộc thế hệ trước hết sức bi quan, được báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần phỏng vấn Giáo sư Ngô Bảo Châu cho biết “vẫn đầy niềm tin tương lai”.
Được hỏi về vai trò của trí thức ông Bảo Châu cho biết: “Đối
với tôi, trí thức là người lao động trí óc. Cũng như những người lao
động khác, anh ta cần được đánh giá trước hết trên kết quả lao động của
mình. Theo quan niệm của tôi, giá trị của trí thức là giá trị của sản
phẩm mà anh ta làm ra, không liên quan gì đến vai trò phản biện xã hội.”
Cách suy nghĩ của Giáo sư Bảo Châu là cách suy nghĩ của một người
được đào tạo và làm việc trong môi trường Khoa Học thực nghiệm Tóan Tây
Phương. Tạm gọi là Trí Thức Tây.
Phương cách giáo dục thực nghiệm của Tây Phương đào tạo những con
người biết suy nghĩ, tự tìm và tự giải quyết vấn đề một cách thuần lý.
Từ đó, xã hội đánh giá sự đóng góp của cá nhân qua những thành quả có
thể đo lường được. Những công trình được phổ biến trên các tạp chí các
diễn đàn chuyên môn. Những bằng sáng chế được quốc tế công nhận. Những
sản phẩm cả tinh thần lẫn vật chất nhằm phục vụ cho nhân quần xã hội.
Từ phương cách giáo dục thực nghiệm những người làm chuyên môn đều
tích cực tranh luận trên các lãnh vực chuyên môn nhằm tìm ra sự thực hay
phát hiện những điều mới mẻ. Kiến thức của họ truyền đạt, chuyển hóa,
tích lũy và biến thành kiến thức chung của nhân lọai. Ảnh hưởng và uy
tín của họ phát xuất từ khả năng chuyên môn mà họ truyền đạt và đóng góp
cho xã hội. Trường hợp của Giáo sư Bảo Châu là cụ thể và rõ ràng nhất.
Vì làm việc trong một môi trường xã hội hòan tòan tự do và những
đóng góp đều được xã hội tôn trọng đúng mức, những người làm chuyên môn
Tây Phương thường rất ít tham gia vào những cuộc tranh luận về chính trị
hay chính sách. Nói đúng ra họ ít có cơ hội để cất tiếng phê phán chính
sách của các chính phủ do dân chúng bầu ra.
Những Con Số Biết Nói
Theo thống kê, trong 5 năm 2006-2010, số bằng sáng chế được quốc tế
công nhận đứng đầu là Mỹ với 1.000.900 bằng, đứng thứ 2 là Nhật Bản
197.075 bằng. Trong khi ấy Việt Nam chỉ có 5 bằng sáng chế, thấp hơn
nhiều so với hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Điều oái oan là riêng tại Hoa Kỳ ước tính có khoảng hơn 280 nhà
phát minh người Mỹ gốc Việt được cấp bằng sáng chế, chỉ riêng Tiến sỹ
Đoàn Trung đóng góp 72 bằng.
Có thể vì nhận ra điều này giáo sư Ngô Bảo Châu quyết định về Việt
Nam mỗi năm 3 tháng điều hành Viện Toán Cao Cấp. Giáo sư Bảo Châu cho
biết: “hiện nay tỷ lệ giảng viên toán có trình độ tiến sỹ chỉ là một
con số rất nhỏ, quan trọng hơn tỷ lệ giảng viên toán có các công trình
nghiên cứu khoa học theo chuẩn quốc tế nào đó lại là một con số vô cùng
nhỏ.”
Thực trạng khoa học nêu trên là do đảng Cộng sản luôn tự cao tự đại
cho rằng họ là đỉnh cao của trí tuệ lòai người, do phương cách điều
hành “hồng hơn chuyên”, và nhất là do thiếu hẳn một môi trường tự do cho
sáng tạo.
Hành Động Theo Cừu
Ở Tây Phương người khoa bản khi được thụ phong giáo sư đòi hỏi phải
có ý kiến về các chính sách của chính phủ ảnh hưởng đến chuyên ngành và
đến xã hội. Họ thường là tiếng nói của Viện Đại Học họ đang làm và phải
sẵn sàng để nhận lãnh vai trò cố vấn cho chính phủ khi được mời.
Trong khi ấy giáo sư Châu lại cho rằng người trí thức “không liên quan gì đến vai trò phản biện xã hội.” và xác nhận “Nói
đến chuyện thay đổi chính sách là tôi lại băn khoăn. Hình như cái mà ta
làm cho đến nay là thấy cái gì chưa ổn thì ta sửa lại, sắp xếp lại, mà
ít để ý đến sự vận động tự nhiên của cuộc sống.”
Giáo sư Bảo Châu đã nhận ra cái hệ thống mà giáo sư đang phục vụ,
vận động phản tự nhiên, nói theo từ chính trị là “phản động”. Đương
nhiên ông phải biết thực trạng Việt Nam không có một môi trường sinh
họat tự do. Đảng Cộng sản luôn ôm đồm lãnh đạo mọi thứ. Buồn thay giáo
sư Châu lại cho rằng những người trí thức như ông không có vai trò để
đưa ra một hướng đi cụ thể nhằm xây dựng một xã hội, một nền khoa học tự
do cho Việt Nam. Ông đơn thuần làm khoa học.
Giáo sư còn cho biết “những khó khăn mang tính chất hành chính
thì vẫn muôn hình vạn vẻ, nhưng tôi hi vọng giai đoạn này cũng sẽ chóng
kết thúc để năng lượng được dồn vào những việc thật sự bổ ích là làm
khoa học.”
Ngừơi viết cũng chưa bao giờ thấy các giáo sư tại Úc than phiền như
trên. Tại Úc, người khoa bản đều biết tự trọng không luồn lách qua
nhưng thủ tục nhiêu khê cho được việc. Ngược lại họ là những người luôn
công khai đóng góp những phương cách để tháo gỡ những bế tắc hành chánh
khi có chuyện xẩy ra. Với họ đây cũng chính là những đóng góp thực sự
cho sự thăng tiến xã hội.
Mặc dù cho rằng người trí thức “không liên quan gì đến vai trò phản biện xã hội.”, Giáo sư Châu quan niệm: “…
cần trân trọng những người trí thức, hoặc không trí thức, tham gia công
tác phản biện xã hội. Không có phản biện, xã hội đã chết lâm sàng.” Xã hội chết lâm sàng cũng đồng nghĩa với việc Việt Nam tồn tại trong suy thóai.
Giáo sư Nguyễn Huệ Chi có nhận xét như sau: “Giáo sư Ngô Bảo
Châu cũng đã nói đến cái phần sau là nếu không có phản biện thì xã hội
chết lâm sàng. Nhưng trách nhiệm của cái xã hội chết lâm sàng ấy không
đặt vào vai của trí thức thì đặt vào vai ai”. Người trí thức làm
việc bằng lý và được đào tạo để làm sáng tỏ vấn đề nên khi họ phê phán
hay tranh luận dễ thuyết phục người nghe. Vì thế công việc phê phán
chính yếu là công việc của người trí thức.
Mâu thuẫn trong lời nói dễ dẫn đến mâu thuẫn trong hành động. Trước đây giáo sư Châu cho rằng “…bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do.”
Thế nhưng nếu người tự do khi sống giữa những người nô lệ lại không có
tiếng nói hướng dẫn người nô lệ đứng lên đòi quyền tự do, thì có khác
chăng người tự do sống giữa đàn cừu lại hành động theo cừu. Theo cách nói ông bà ta “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.
Những Câu Hỏi Cho Giáo Sư Bảo Châu
Ở Tây Phương trong vai trò giáo sư và giám đốc Viện Toán Cao Cấp,
Giáo sư Bảo Châu phải trả lời những câu hỏi về các chính sách của chính
phủ, có ảnh hưởng đến Viện ông điều hành và đến chuyên ngành Tóan Học.
Nhất là khi Viện Tóan Cao Cấp vừa được thành lập với kinh phí 650 tỷ
đồng hơn 30 triệu Mỹ Kim.
Tiến sỹ Vũ Duy Mẫn (United Nation New York) có một số câu hỏi như
sau: Liệu toán học có phải là ngành cần đầu tư phát triển nhất ở Việt
Nam? Khoa học xã hội, nông nghiệp hay môi trường có xứng đáng được ưu
tiên phát triển hơn và mang lại nhiều lợi ích trực tiếp hơn cho đất nước
? Việt Nam là nước đang phát triển, còn rất nghèo, có nền toán học chưa
tiên tiến. Vậy tại sao lại “hào phóng” đầu tư nghiên cứu toán cao cấp
để có thể người được hưởng lợi nhiều chưa chắc đã là Việt Nam? Mục tiêu
phấn đấu “đến năm 2020 toán học Việt Nam có thứ hạng thứ 40 trên thế giới”
có ý nghĩa gì? và thực chất có đáng để đầu tư hay không? Nhiệm vụ cụ
thể và đòi hỏi trách nhiệm giải trình của Viện trước chính phủ là gì?
Các câu hỏi nêu trên xuất phát từ bài “Giáo Sư Ngô Bảo Châu tiết lộ ‘bí mật’ của Viện Toán cao cấp”
đăng trên báo Giáo duc Việt Nam. Các câu hỏi nêu trên dễ dẫn đến kết
luận nhà nước cộng sản đưa tiền thuế của dân cho Viện chỉ để xây dựng
một tháp ngà tóan học tại Việt Nam đánh bóng cho đảng Cộng sản.
Sống và làm việc tại các quốc gia Tây Phương mọi việc đều minh
bạch, nếu Giáo Sư muốn giữ gìn uy tín, Giáo Sư hay ai đó trong Viện phải
trả lời rõ ràng các câu hỏi nêu trên.
Giáo Sư Bảo Châu Nên ở Phương Tây
Cũng vì Việt Nam chưa có một môi trường sinh họat tự do nên tuyệt
đại đa số những chuyên gia được đào tạo và làm việc chuyên môn tại Tây
Phương đều ngao ngán khi nghĩ đến việc về nước phục vụ dù chỉ là ngắn
hạn. Một số rất nhỏ trở về, nhưng lại trở ra với những nỗi thất vọng
tràn trề. Những người này thường quan niệm đơn giản không muốn tham gia
chính trị, phi chính trị thậm chí không muốn biểu lộ quan điểm chính
trị. Thế nhưng khi về Việt Nam họ mới nhận ra chính trị do “Đảng” lãnh
đạo bao trùm mọi vấn đề.
Người viết trân quý tâm và tài của Giáo sư Bảo Châu. Nhưng qua
những việc kể trên và phương cách Giáo sư Bảo Châu giải quyết và ngụy
biện, người viết tin rằng giáo sư đã chọn sai đường khi trở lại Việt
Nam. Nếu ông ở Hoa Kỳ hay Pháp ông sẽ dành thời giờ qúy báu đóng góp cho
khoa học cho nhân lọai thay vì về Việt Nam làm việc. Làm như thế ông
được cả nhà cầm quyền cộng sản lẫn dân chúng tôn trọng và lắng nghe hơn.
Trí Thức Cổ Hủ – Trùm Chăn
Trả lời góp ý của Blogger Bọ Lập (Nguyễn Quang Lập), Giáo sư Ngô
Bảo Châu cho biết định nghĩa về trí thức của ông là “ hơi cổ hủ ” giống
như trí thức “trùm chăn”.
Cũng theo ông vai trò lên tiếng không phải của riêng người trí thức
mà là của người nông dân, của người doanh nhân, của mọi người. Điều ông
nhận xét hòan tòan đúng trong một môi trường tự do. Ở đó mọi người đều
được huấn luyện, có cơ hội, có tự do và bình đẳng như nhau. Tại Việt Nam
khác xa người nông dân, người doanh nhân, … thậm chí mọi người mất đi
cái quyền được nói. Họ sợ nói khác “Đảng” sẽ bị khép cho các từ “phản
động chống Đảng”.
Cũng ngày mồng một Tết Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ đưa tin: “Ông Dư
Kiệt, Phó Hội trưởng Hội Văn bút Độc lập Trung Quốc, mới đây đã sang Hoa
Kỳ tị nạn, cho biết tại một cuộc họp báo ở Washington rằng ông đã bị
nhà cầm quyền Trung Quốc tra tấn một cách tàn nhẫn và đe dọa chôn sống.” Thân phận của người trí thức Việt Nam cũng không khác mấy, thậm chí còn tệ hại hơn thân phận của người trí thức Trung Hoa.
Vì thế chỉ một thiểu số người có học hàm khôn khéo và can đảm cất
tiếng nói. Những người trí thức này được xã hội lắng nghe hơn. Đừng nghĩ
rằng họ muốn độc quyền phản biện mà ngược lại họ ao ước thêm người cùng
cất tiếng nói, để họ có thể nói mạnh hơn mà lại ít nguy hiểm hơn. Quan
sát kỹ tình hình sẽ dễ dàng nhận ra điều này.
Bởi thế thay vì về Việt Nam xây dựng một tháp ngà tóan học để đánh
bóng cho đảng Cộng sản, không ít người kỳ vọng Giáo sư Châu nên cân bằng
nỗ lực để xây dựng một môi trường xã hội và khoa học tự do.
Trên báo Sinh viên Việt Nam số Tết, được đăng lại trên blog cá nhân của Giáo sư Bảo Châu, khi được Lê Ngọc Sơn hỏi “Trí thức cần gì nhất, theo Giáo sư?” ông đã trả lời “Tự do”.
Không phải chỉ riêng người trí thức cần nhất là tự do, mà mọi người
Việt Nam đang cần nhất hai chữ Tự Do. Thế nên khi Giáo Sư Bảo Châu phát
biểu tạo ra không ít dư luận đối nghịch là một chuyện bình thường.
Điều bất bình thường là nếu Giáo sư Châu không nhận ra vấn đề và tiếp tục tự mâu thuẫn chính mình.
Trí Thức Dấn Thân
Trái với quan niệm trí thức cổ hũ, Tiến sĩ Jean-Francois Sabouret,
một học giả của Pháp chuyên nghiên cứu về các vấn đề châu Á, cũng được
BBC phỏng vấn về vai trò của trí thức trong quá trình biến đổi xã hội,
ông cho rằng: “người trí thức “không có sự lựa chọn nào khác” ngoài
dấn thân và tiếp tục dũng cảm lên tiếng vì lợi ích chung của xã hội,
cộng đồng và nhân loại, dù là họ ở Pháp, ở Việt Nam hay ở bất cứ đâu.”
Ông còn nhận xét “Những người trí thức Việt Nam phải tranh đấu
thôi. Họ phải đoàn kết lại. Họ phải xuất bản những tạp chí, những trang
web mà tại đó họ phải phản biện, phải có đầu óc phê phán. Đương nhiên
điều đó là không đơn giản. Nhưng người ta chỉ có thể bắt bớ một, hay một
vài người thôi, chứ làm sao có thể bắt bớ cả một dân tộc được? Điều đó
là không thể!”
Được đài BBC phỏng vấn về ý kiến nói trên, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện
cho biết hiện nay đang là lúc Việt Nam “hơn bao giờ hết” cần đến tiếng
nói phản biện xã hội của giới trí thức để giúp cho xã hội chuyển biến
“ngày một tốt đẹp.”
Ông Diện cho rằng trí thức hiện nay cần phải có hai yếu tố: “Thứ
nhất là tinh thần tự nguyện. Tự nguyện tức là tự gánh vác lấy. Không
chờ là mình phải có chức vụ; không chờ mình được sai bảo hay phân công
thì mới lên tiếng. Và thứ hai, ngoài vấn đề tự nguyện, thì phải có sự
dấn thân. Tức là phải tham gia vào việc phản biện xã hội, để cho xã hội
ngày một tốt đẹp hơn lên.”
Nô Lệ Tư Tưởng
Đầu năm 2006, trên diễn đàn BBC ông Nguyễn Trung cho rằng đang là
“thời cơ vàng” để đảng Cộng sản đổi mới. Ông tự đặt câu hỏi “kẻ thù đối
với vai trò lãnh đạo của Đảng ta là ai?” Người viết đã góp ý như sau “kẻ
thù của đảng Cộng sản chính là chủ nghĩa Mác – Lê”.
Cái khó nhất để làm người tự do là phải lột bỏ tư tưởng nô lệ.
Chính việc ông Mác đề cao đấu tranh giai cấp và lấy mục tiêu xã hội cộng
sản làm tiêu chí cho mọi suy nghĩ và hành động, mà ngày nay đảng Cộng
sản mới phải lâm vào tình trạng tồn tại trong suy thóai. Nói theo Giáo
sư Bảo Châu là “chết lâm sàng”.
Không nhận ra thân phận nô lệ tư tưởng, đảng Cộng sản lại công khai
cho rằng tự phê bình và phê bình là đủ để họ trở nên trong sạch hơn và
sáng suốt hơn. Lẽ ra họ phải mở rộng phê phán giữa lý thuyết với thực
tiễn thì mới dứt bỏ được tư tưởng nô lệ. Không nhận đúng bệnh thì thuốc
uống chỉ rút ngắn ngày tàn.
Đầu năm nay sống ở hai thế giới khác nhau một cộng sản một tự do,
ông Nguyễn Trung và người viết, khi nghĩ về đất nước lại cùng chung
những ước mơ (1) Con người tự do; (2) Thể chế chính trị dân chủ; (3) Đất
nước có hòa bình ổn định; và (4) Tất cả dựa trên căn bản của một nền
giáo dục chân chính.
Cùng những ước mơ thế nhưng giữa hai người lại có hai hướng giải
quyết khác nhau. Ông Trung kêu gọi khép lại quá khứ. Trong khi người
viết lại tin rằng vai trò của người trí thức không những chỉ để tìm ra
sự thật hiện tại. Người trí thức Việt Nam còn phải truy tìm, làm sáng tỏ
và phổ biến những sự thực lịch sử. Có xây dựng được một lịch sử khách
quan trung thực thì vết thương dân tộc mới có cơ may khép lại để chúng
ta cùng hướng đến tương lai.
Trí Thức Chống “Đảng”
Nhà báo Lê Phú Khải còn cho biết cá nhân ông không cần sự lãnh đạo
của “Đảng” vì thế đã từ chối vào “Đảng”. Vì Nhà nước xã hội chủ nghĩa
Việt Nam nằm dưới sự lãnh đạo toàn diện, triệt để và trực tiếp của
“Đảng”. Sự phủ nhận độc quyền lãnh đạo của “Đảng” đồng nghĩa với chống
lại nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Việc chống “Đảng”, chống nhà nước cộng sản ảnh hưởng nặng nề đến
cuộc sống cả tinh thần lẫn vật chất. Thậm chí còn ảnh hưởng đến đời con
đời cháu người chống “Đảng”. Bởi thế theo người viết những người trí
thức dứt khóat không chấp nhận sự lãnh đạo của đảng Cộng sản thật hiếm,
thật đáng quý, thật đáng trân trọng.
Khi Giáo Sư Trung Hoa Lên Tiếng
Cũng lại ngày đầu xuân trong khi giới trí thức Việt Nam đang tranh
luận về vai trò của trí thức thì hàng trăm dân Hồng Kông đã tụ tập biểu
tình bày tỏ sự phẫn nộ về lời phát ngôn của một giáo sư lục địa gọi họ
là con hoang, là đồ chó. Phát xuất từ những va chạm ngôn ngữ, tập quán,
pháp lý và văn hóa giữa dân Hồng Kông và dân Lục Địa ngày một gia tăng,
Giáo sư Khổng Khánh Đông đã chính thức lên Đài Truyền Hình Trung Ương
(V1CN) dùng những ngôn ngữ thô tục nói trên.
Điều cần nói là giáo sư Khổng Khánh Đông, đang dạy môn Trung Văn
tại Viện đại học Bắc Kinh, ông là cháu đời thứ 73 của Khổng Tử. Khổng
Học lại là một môn học đang được nhà cầm quyền Bắc Kinh công khai tài
trợ. Các Viện Khổng Học đang mọc lên như nấm để truyền bá Khổng Học theo
định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa và mang sắc thái Trung Hoa Cộng sản.
Cũng may nền Khổng Học nói trên này vẫn còn rất phôi thai tại Việt
Nam vì văn hóa Việt Nam không thể chấp nhận các nhà khoa bản ăn thô nói
tục như ông Khổng Khánh Đông. Người viết tự tin không mấy người Việt xem
ông ta là người trí thức.
Tạm Kết
Đầu Xuân Nhâm Thìn rõ ràng các trí thức Việt Nam đang nhập cuộc dấn
thân. Họ bao gồm cả những trí thức từ Phương Tây trở về hay những người
đã được đào tạo trong hệ thống cộng sản trước đây. Qua cuộc tranh luận
về vai trò trí thức chúng ta có thể thấy được sự khác biệt giữa trí thức
theo “Đảng” và trí thức chống “Đảng”, giữa trí thức Ta và trí thức Tây,
giữa trí thức cổ hủ và trí thức dấn thân. Thật ra còn nhiều lọai trí
thức khác. Tìm hiểu, phê phán nhưng tôn trọng lẫn nhau đó chính là điểm
son của những người trí thức Việt Nam.
Qua đó chúng ta có thể thấy rõ trách nhiệm của người trí thức ngày
nay và tương lai có những ưu tiên khác nhau. Người trí thức hôm nay cần
nhận vai trò dấn thân xây dựng môi trường tự do để Việt Nam không chết
lâm sàng. Người trí thức mai sau lãnh trách nhiệm xây dựng và phát triển
quốc gia.
Người trí thức Việt Nam như những cánh én báo một mùa xuân về cho dân tộc. Người trí thức đưa đất nước đi lên.
Melbourne, Úc Đại Lợi
29/1/2012
gửi Dân Làm Báo
29000 tiến sĩ đến 2020?
Nguyễn Văn Tuấn
– Trước đây, có chỉ tiêu đào tạo 20,000 tiến sĩ trong thời gian
2010-2020. Nay lại có thêm chỉ tiêu 29,000 tiến sĩ cho các đại học đến
năm 2020. Giáo dục Việt Nam ta lúc nào cũng chạy theo những con số!
Nhưng đằng sau những con số đó là những giả định quá lạc quan. Giả định
quá lạc quan cũng có nghĩa là những chỉ tiêu đó có thể lại là một giấc
mơ đầy lãng mạn.
Lượng: khó
Ngày 17/6/2010, Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo giảng viên có
trình độ Tiến sĩ cho các trường ĐH-CĐ giai đoạn 2010-2020”. Đề án này có
tổng kinh phí khoảng 700 triệu USD, trong đó khoảng 10,000 tiến sĩ sẽ
được đào tạo ở nước ngoài, 3000 đào tạo trong nước. Tôi đã từng phát
biểu rằng chỉ tiêu này rất khó thực hiện, vì cơ sở vật chất, vì số
nghiên cứu sinh, và thậm chí kinh phí còn quá thấp.
Tháng 12/2011 vừa qua, Bộ GD&ĐT trình bày kế hoạch phát triển nguồn nhân lực mới về đào tạo giảng viên đại học. Theo kế hoạch này, VN sẽ đào tạo đủ 29,000 giảng viên là tiến sĩ ở các trường đại học vào năm 2020. Tôi nghĩ chỉ tiêu này càng khó thực hiện.
Trong cuốn sách “Chất lượng giáo dục đại học nhìn từ góc độ hội nhập”, tôi có trình bày thống kê cho thấy hiện nay con số giảng viên đại học có trình độ tiến sĩ còn thấp. Theo số liệu 2008, trong số 38,217 giảng viên đại học ở Việt Nam, 44% có bằng cử nhân, 40% thạc sĩ, và 15% (tức 5643 người) có bằng tiến sĩ. Để có 29,000 tiến sĩ đến năm 2020, các đại học VN phải có thêm 23,000 ngàn tiến sĩ.
Hai mươi ba ngàn tiến sĩ trong vòng 8 năm. Tức là mỗi năm phải đào tạo hay tuyển mộ gần 3000 tiến sĩ! Rất hiếm có nước đang phát triển nào có thể làm một bước nhảy vọt như thế. Ngay cả Thái Lan, hiện nay cũng chỉ có 14,000 tiến sĩ trong các đại học. Nếu như theo những gì Bộ GD&ĐT tin tưởng, thì 8 năm nữa, các đại học VN sẽ có nhiều giảng viên với trình độ tiến sĩ hơn Thái Lan!
Phẩm: càng khó hơn
Những nhận xét trên là về phần lượng, còn phần phẩm lại càng có nhiều điều đáng bàn hơn. Chắc chắn một số lớn tiến sĩ sẽ được đào tạo trong nước. Nhưng với tình trạng nghiên cứu khoa học còn nhiều bất cập và hạn chế hiện nay, vấn đề chất lượng là điều rất đáng quan tâm. Theo tôi, có 3 vấn đề lớn trong việc đào tạo tiến sĩ (hay nghiên cứu sinh nói chung) ở trong nước: đó là thiếu người hướng dẫn có kinh nghiệm, đề tài thiếu cái mới, thiếu chuẩn mực cho một luận án tiến sĩ. Vì những vấn đề như thế, các luận án tiến sĩ từ VN không được đánh giá cao. Trong cuốn “Việt Nam từ năm 2011” (Nxb Tri Thức 2011) Gs Trần Văn Thọ viết và tôi rất đồng ý: “Những vấn đề lớn của Việt Nam là hiểu chưa đúng về chuẩn mực của luận án tiến sĩ nói riêng và trình độ của người được cấp bằng tiến sĩ nói chung, cơ chế đào tạo quá lỏng lẻo, tiêu chuẩn của giáo sư hướng dẫn không được quy định nghiêm túc, chưa xác lập được cơ chế đánh giá khách quan về luận án tiến sĩ và suy nghĩ sai về ý nghĩa của văn bằng này.” (Trang 286).
Đào tạo tiến sĩ một cách nghiêm chỉnh rất khó. Ngoài vấn đề ý tưởng nghiên cứu khoa học, cơ sở vật chất, đến thầy cô đều phải rất sẵn sàng. Tôi cũng có dịp đọc nhiều đề cương và luận án tiến sĩ y khoa trong nước, và cảm nhận chung là chưa thấy một đề cương hay luận án nào thật sự xứng đáng với 8 tiêu chuẩn của một luận án tiến sĩ. Những nghiên cứu (mà thực chất là làm kiểm kê lâm sàng – clinical audit, hoặc cao hơn chút là làm thống kê đếm số) vừa đơn giản, vừa tủn mủn, và “me too”. Vậy mà những dữ liệu như thế cũng biến thành luận án tiến sĩ! Khi tôi cho vài nghiên cứu sinh xem một luận án tiến sĩ y khoa ở viện Garvan, thì ngay cả các em ấy cũng thấy luận án của họ có nhiều vấn đề.
Xin trích một nhận xét khác của anh Trần Văn Thọ: “Cách suy nghĩ về việc chọn đề tài ở Việt Nam chỉ làm cho luận án thiếu tính học thuật và phần lớn thiếu tính độc sáng. Nội dung, trình độ của luận án do đó còn rất xa mới đạt tiêu chuẩn tối thiểu của thế giới, và người được cấp bằng trong trường hợp đó khó có thể thảo luận khoa học với chuyên gia nước ngoài trong cùng ngành” (trang 287). Thật là đáng buồn cho nền học thuật nước nhà.
Nhưng tại sao cứ chạy theo chỉ tiêu? Tôi thật không hiểu nổi. Tại sao chúng ta không dần dần tạo ra một thực lực (critical mass) khoa học trước, tạo ra những điều kiện cần và đủ để đào tạo tiến sĩ, mà cứ mãi mê chạy theo những chỉ tiêu và con số? Trong khoa học, không có con đường nào để “đi tắt đón đầu” cả. Cứ nhìn sang Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, hay gần hơn là Thái Lan thì sẽ dễ thấy rằng họ phải tiêu ra một thời gian dài để có được một thực lực khoa học như ngày hôm nay. Viết đến đây, tôi chợt nhớ đến tuỳ bút Đi tìm cái tôi đã mất của Nhà văn Nguyễn Khải (2006), trong đó ông viết: “Các nhà cách mạng thường chỉ nghĩ tới mục tiêu và những con đường ngắn nhất nhanh nhất để đạt được mục tiêu, bất chấp các công dân của họ bằng lòng hay không bằng lòng. Và họ lại tin một cách ngây thơ, một cách tệ hại rằng cứ ép là được, cứ đẩy tới bằng các phong trào cách mạng của quần chúng là được, trước lạ sau sẽ quen dần. Nhưng các cá nhân cũng là lòng người không thuận thì mọi chủ trương dẫu hay đến mấy sớm muộn cũng bị đào thải, chả để lại một dấu vết tích cực nào.”
Câu đó vẫn còn tính thời sự, và rất đáng để chúng ta suy nghĩ về định hướng giáo dục theo chỉ tiêu và con số. Tôi vẫn nghĩ giấc mơ 29 ngàn tiến sĩ vẫn là một giấc mơ đầy lãng mạn.
Nguyễn Văn Tuấn
http://nguyenvantuan.net/education/3-edu/1423-29000-tien-si-den-2020-
Tháng 12/2011 vừa qua, Bộ GD&ĐT trình bày kế hoạch phát triển nguồn nhân lực mới về đào tạo giảng viên đại học. Theo kế hoạch này, VN sẽ đào tạo đủ 29,000 giảng viên là tiến sĩ ở các trường đại học vào năm 2020. Tôi nghĩ chỉ tiêu này càng khó thực hiện.
Trong cuốn sách “Chất lượng giáo dục đại học nhìn từ góc độ hội nhập”, tôi có trình bày thống kê cho thấy hiện nay con số giảng viên đại học có trình độ tiến sĩ còn thấp. Theo số liệu 2008, trong số 38,217 giảng viên đại học ở Việt Nam, 44% có bằng cử nhân, 40% thạc sĩ, và 15% (tức 5643 người) có bằng tiến sĩ. Để có 29,000 tiến sĩ đến năm 2020, các đại học VN phải có thêm 23,000 ngàn tiến sĩ.
Hai mươi ba ngàn tiến sĩ trong vòng 8 năm. Tức là mỗi năm phải đào tạo hay tuyển mộ gần 3000 tiến sĩ! Rất hiếm có nước đang phát triển nào có thể làm một bước nhảy vọt như thế. Ngay cả Thái Lan, hiện nay cũng chỉ có 14,000 tiến sĩ trong các đại học. Nếu như theo những gì Bộ GD&ĐT tin tưởng, thì 8 năm nữa, các đại học VN sẽ có nhiều giảng viên với trình độ tiến sĩ hơn Thái Lan!
Phẩm: càng khó hơn
Những nhận xét trên là về phần lượng, còn phần phẩm lại càng có nhiều điều đáng bàn hơn. Chắc chắn một số lớn tiến sĩ sẽ được đào tạo trong nước. Nhưng với tình trạng nghiên cứu khoa học còn nhiều bất cập và hạn chế hiện nay, vấn đề chất lượng là điều rất đáng quan tâm. Theo tôi, có 3 vấn đề lớn trong việc đào tạo tiến sĩ (hay nghiên cứu sinh nói chung) ở trong nước: đó là thiếu người hướng dẫn có kinh nghiệm, đề tài thiếu cái mới, thiếu chuẩn mực cho một luận án tiến sĩ. Vì những vấn đề như thế, các luận án tiến sĩ từ VN không được đánh giá cao. Trong cuốn “Việt Nam từ năm 2011” (Nxb Tri Thức 2011) Gs Trần Văn Thọ viết và tôi rất đồng ý: “Những vấn đề lớn của Việt Nam là hiểu chưa đúng về chuẩn mực của luận án tiến sĩ nói riêng và trình độ của người được cấp bằng tiến sĩ nói chung, cơ chế đào tạo quá lỏng lẻo, tiêu chuẩn của giáo sư hướng dẫn không được quy định nghiêm túc, chưa xác lập được cơ chế đánh giá khách quan về luận án tiến sĩ và suy nghĩ sai về ý nghĩa của văn bằng này.” (Trang 286).
Đào tạo tiến sĩ một cách nghiêm chỉnh rất khó. Ngoài vấn đề ý tưởng nghiên cứu khoa học, cơ sở vật chất, đến thầy cô đều phải rất sẵn sàng. Tôi cũng có dịp đọc nhiều đề cương và luận án tiến sĩ y khoa trong nước, và cảm nhận chung là chưa thấy một đề cương hay luận án nào thật sự xứng đáng với 8 tiêu chuẩn của một luận án tiến sĩ. Những nghiên cứu (mà thực chất là làm kiểm kê lâm sàng – clinical audit, hoặc cao hơn chút là làm thống kê đếm số) vừa đơn giản, vừa tủn mủn, và “me too”. Vậy mà những dữ liệu như thế cũng biến thành luận án tiến sĩ! Khi tôi cho vài nghiên cứu sinh xem một luận án tiến sĩ y khoa ở viện Garvan, thì ngay cả các em ấy cũng thấy luận án của họ có nhiều vấn đề.
Xin trích một nhận xét khác của anh Trần Văn Thọ: “Cách suy nghĩ về việc chọn đề tài ở Việt Nam chỉ làm cho luận án thiếu tính học thuật và phần lớn thiếu tính độc sáng. Nội dung, trình độ của luận án do đó còn rất xa mới đạt tiêu chuẩn tối thiểu của thế giới, và người được cấp bằng trong trường hợp đó khó có thể thảo luận khoa học với chuyên gia nước ngoài trong cùng ngành” (trang 287). Thật là đáng buồn cho nền học thuật nước nhà.
Nhưng tại sao cứ chạy theo chỉ tiêu? Tôi thật không hiểu nổi. Tại sao chúng ta không dần dần tạo ra một thực lực (critical mass) khoa học trước, tạo ra những điều kiện cần và đủ để đào tạo tiến sĩ, mà cứ mãi mê chạy theo những chỉ tiêu và con số? Trong khoa học, không có con đường nào để “đi tắt đón đầu” cả. Cứ nhìn sang Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, hay gần hơn là Thái Lan thì sẽ dễ thấy rằng họ phải tiêu ra một thời gian dài để có được một thực lực khoa học như ngày hôm nay. Viết đến đây, tôi chợt nhớ đến tuỳ bút Đi tìm cái tôi đã mất của Nhà văn Nguyễn Khải (2006), trong đó ông viết: “Các nhà cách mạng thường chỉ nghĩ tới mục tiêu và những con đường ngắn nhất nhanh nhất để đạt được mục tiêu, bất chấp các công dân của họ bằng lòng hay không bằng lòng. Và họ lại tin một cách ngây thơ, một cách tệ hại rằng cứ ép là được, cứ đẩy tới bằng các phong trào cách mạng của quần chúng là được, trước lạ sau sẽ quen dần. Nhưng các cá nhân cũng là lòng người không thuận thì mọi chủ trương dẫu hay đến mấy sớm muộn cũng bị đào thải, chả để lại một dấu vết tích cực nào.”
Câu đó vẫn còn tính thời sự, và rất đáng để chúng ta suy nghĩ về định hướng giáo dục theo chỉ tiêu và con số. Tôi vẫn nghĩ giấc mơ 29 ngàn tiến sĩ vẫn là một giấc mơ đầy lãng mạn.
Nguyễn Văn Tuấn
http://nguyenvantuan.net/education/3-edu/1423-29000-tien-si-den-2020-
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét