Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2013

hot - tin nóng trong ngày

CÒN LÀ NGƯỜI VIỆT CHÚNG TA MÃI MÃI KHÔNG THỂ QUÊN

 Trinhanmedia

YOUTUBE – TƯỞNG NIỆM 25 NĂM HẢI CHIẾN TRƯỜNG SA
Video được thực hiện bởi Thế hệ F và No-U Việt Nam.
Dàn dựng bởi: Nhóm Thái độ Việt Nam.
Mar 9, 2013
Còn là người Việt, chúng ta mãi mãi KHÔNG THỂ QUÊN
- Trung quốc đánh chiếm Hoàng Sa 19-1-1974: 74 chiến sĩ Hải quân VNCH đã hy sinh
- Trung Quốc tấn công lãnh thổ Việt Nam 17-2-1979: hàng chục ngàn thường dân và binh sĩ thiệt mạng.
- Trung Quốc đánh chiếm một phần Trường Sa 14-3-1988: 64 Hải Quân VN đã hy sinh

************
Video được thực hiện để tưởng niệm 25 năm trận hải chiến ngày 14-3-1988 tại bãi đá Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, cũng như tri ân những chiến sĩ hải quân Việt Nam đã hy sinh trong các cuộc chiến bảo vệ chủ quyền Tổ quốc trước các hành động xâm lược của Trung Quốc vào các năm 1974, 1979 và 1988.
Những anh linh đó mãi mãi không bao giờ bị lãng quên!
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=xNHrx-w70KE

Mở đường đến Tự Do

 
Trần Quốc Việt (Danlambao)Con đường Tự Do đang bắt đầu xuyên qua Việt Nam. Đội ngũ những người phu mở đường là những khuôn mặt mới, đa phần những người trẻ. Hàng ngàn người đang mở đường trên mạng. Vũ khí của họ hiện nay là chữ ký. Động lực của họ là yêu thương. Họ không phá nhà tù áp bức cũ để dựng lên nhà tù áp bức mới. Họ chỉ muốn tự do cho tất cả, tương lai tốt đẹp và bình đẳng cho tất cả. Thêm vào đấy họ chỉ muốn ngày nào đấy chắc không xa lắm anh chị em người Việt từ khắp bốn phương trời đoàn tụ lại giữa lòng Mẹ Việt Nam trong niềm hân hoan và hạnh phúc dâng trào do Tự Do mới giành được mang lại.. 
 
Xin kính chào tất cả những người ký tên vào Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do
*
Con đường Tự Do hình thành và chạy qua suốt nhiều thế hệ và thời đại. Và người vạch ra con đường ấy chính là Jean Jacques Rousseau. Trong tác phẩm Khế ước xã hội xuất bản năm 1762, ông viết “Con người sinh ra là tự do; nhưng khắp mọi nơi con người bị xiềng xích.” 
Từ đấy Con đường Tự Do bắt đầu băng xuyên qua thời gian và các biên giới.
Cuộc Cách mạng Mỹ năm 1776 đi vào lịch sử qua lời tuyên bố bất tử: “Chúng tôi coi những chân lý này là hiển nhiên, rằng tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng Tạo hóa ban cho họ những Quyền bất khả xâm phạm, trong đó có quyền Sống, Tự Do, và Mưu cầu Hạnh Phúc.”
Tiếp theo là cuộc Cách Mạng Pháp 1789. Bản Tuyên Bố Các Quyền của Con Người ra đời một tháng sau đó xác định vai trò duy nhất và rõ ràng của chính quyền: “Mục đích của tất cả các tổ chức chính trị là gìn giữ những quyền tự nhiên và vĩnh viễn của con người. Những quyền này là tự do, tài sản, an ninh, và chống lại áp bức.” 
Đó là những cổ máy đầu tiên mở đường phá tan ngục tù và tăm tối hắt bóng lên số phận của nhân loại trong hàng thế kỷ. Đường Tự do tiến lên không ngừng qua các biên giới địa lý, văn hóa, thành kiến, phân biệt, lạc hậu và khi tiến lên con đường ấy bỏ lại phía sau biết bao nhiêu nhà tù tan hoang của thực dân, phát xít và cộng sản.
Qua thời gian đội ngũ của những người phu mở đường càng ngày càng đông. Thế hệ này nằm xuống lót đường cho thế hệ mới tiến lên. Bài ca mở đường là bài ca về Tự Do. Mồ hôi và những giọt máu của người đi trước tưới xuống Con đường Tự Do để nâng đỡ và làm nhẹ bước chân của người đi sau. Con đường ấy cứ thế đi mãi mãi không ngừng từ quá khứ đến tương lai từ thế hệ này đến thế hệ khác từ thời đại này đến thời đại khác chừng nào con người không cam phận sống trong xiềng xích.
Con đường Tự do mới mở thêm được hàng ngàn cây số sau chiến thắng vang dội Mùa Xuân Ả Rập.
Vì Con đường Tự Do tiến không ngừng cho nên hôm nay Rousseau có thể tự hào viết lại lời năm xưa như sau: Con người sinh ra là tự do; nhưng chỉ ở vài nơi con người còn bị xiềng xích.
Việt Nam là một trong vài nơi còn sót lại ấy. Nhưng hôm nay Con đường Tự Do đang bắt đầu xuyên qua Việt Nam. Đội ngũ những người phu mở đường là những khuôn mặt mới, đa phần những người trẻ. Hàng ngàn người đang mở đường trên mạng. Vũ khí của họ hiện nay là chữ ký. Động lực của họ là yêu thương. Họ không phá nhà tù áp bức cũ để dựng lên nhà tù áp bức mới. Họ chỉ muốn tự do cho tất cả, tương lai tốt đẹp và bình đẳng cho tất cả. Thêm vào đấy họ chỉ muốn ngày nào đấy chắc không xa lắm anh chị em người Việt từ khắp bốn phương trời đoàn tụ lại giữa lòng Mẹ Việt Nam trong niềm hân hoan và hạnh phúc dâng trào do Tự Do mới giành được mang lại..
Xin kính chào tất cả những người ký tên vào Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do. Những thế hệ, những người phu mở đường mai sau sẽ ghi tạc tấm lòng của tất cả các bạn.

Quái chiêu ép buộc nhân dân ‘đồng ý’ với bản dự thảo hiến pháp của đảng cộng sản

 
CTV Danlambao – Theo ghi nhận từ các CTV Danlambao, những ngày gần đây, UBND TP.HCM đã rầm rộ tung quân nhằm ép buộc nhân dân phải đồng ý ký tên và tham gia vào bản dự thảo sửa đổi hiến pháp do đảng cộng sản ban hành. Có thể nói, đây là một chiến dịch vận động nhân dân góp ý sửa hiến pháp diễn ra qui mô và quái đản nhất trong lịch sử nhân loại.
Được biết, bắt đầu từ hôm 8/3, cán bộ tuyên vận đủ mọi thành phần, từ thành phố cho đến các phường xã đã được huy động vào từng hộ dân để làm công tác ‘tuyên truyền, vận động’ và ép buộc.
Khi đến mỗi nhà, những cán bộ này đưa ra một bản mẫu lấy ý kiến nhằm ép buộc mọi người trong gia đình phải đồng ý với bản dự thảo hiến pháp do đảng cộng sản công bố, cùng với một tập tài liệu khoảng 80 trang, gồm 2 phần đối chiếu: Hiến pháp 1992 và bản sửa đổi.
Theo kế hoạch, những hộ dân nào chấp nhận đồng ý hoàn toàn bản dự thảo hiến pháp của đảng cộng sản thì sẽ không bị gây khó khăn. Trong trường hợp có hộ dân không đồng ý, hoặc có ý kiến khác thì sẽ bị nhóm cán bộ này ngồi lỳ tại nhà để ‘tuyên truyền, vận động’, thậm chí đe dọa.
Việc ép buộc nhân dân và gửi tài liệu đến từng hộ gia đình là ‘ý tưởng’ của bí thư thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải.
Trước đó, vào hôm 2/3/2013, Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đến làm việc với UBND TP.HCM đã tỏ ra không hài lòng khi lãnh đạo TP.HCM báo cáo rằng sau 2 tháng phát động, TP.HCM mới chỉ có khoảng 14 ngàn người tham dự các buổi lấy ý kiến, với khoảng gần 3900 ý kiến góp ý cho dự thảo Hiến pháp.
Ông Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, dân số TP.HCM hơn 10 triệu người mà chỉ có 14 nghìn người góp ý vào Hiến pháp thì chưa tương thích. Báo VietNamNet trích lời ông Hùng phát biểu “14 ngàn ý kiến là thất bại, 40 ngàn là chưa đạt yêu cầu. Nếu chưa làm như thế thì phải triển khai sâu rộng đến nhân dân. 14 ngàn, 140 ngàn hay 3 triệu cũng chưa phải. Đợt này không phải từng người tham gia mà phải bao lược. Đây là sinh hoạt chính trị – pháp lý để mọi người cùng tham gia xây dựng đất nước. Làm sao đây để ta tuyên truyền, vận động, góp ý để bà con thẩm thấu và tham gia”, ông Hùng nói.
Vì bị cấp trên chê bai yếu kém, cho nên bí thư thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải đã viện lý do ‘chưa có kinh nghiệm’. Sau đó ông này tiếp tục nảy ra ‘sáng kiến’ là sẽ phát bản dự thảo hiến pháp của đảng cộng sản đến từng hộ dân, mục đích là để cho người dân nghiên cứu và ‘có hướng dẫn cụ thể’.
Từ ‘sáng kiến’ quái đản này, Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã ban hành công thư khẩn cấp, yêu cầu tất cả các địa phương phải ‘gửi Bảng so sánh giữa Hiến pháp năm 1992 với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 kèm theo Bản thuyết minh và Phiếu xin ý kiến đến từng hộ gia đình’.
Trong công văn này, CTQH Nguyễn Sinh Hùng còn yêu cầu các địa phương phải “kịp thời đấu tranh, ngăn chặn việc lợi dụng góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp để truyền bá những quan điểm sai trái, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta”.
Sau khi công thư khẩn cấp như trên được ban hành, dẫn đầu là Ban chỉ đạo tổ chức lấy ý kiến nhân dân cùng với Mặt trận Tổ quốc, một chiến dịch lên đồng ‘góp ý hiến pháp’ được diễn ra cực kỳ hoành tránh và rầm rộ tại Sài Gòn. Dự kiến từ đây cho đến hết tháng 3, màn kịch này sẽ tiếp tục nở rộ tại khắp các tỉnh thành trên cả nước.
Dưới đây là toàn văn bản tài liệu hiếp pháp của đảng cộng sản đã được gửi đến các hộ dân, kèm theo bản mẫu lấy ý kiến ép buộc nhân dân đồng ý và tham gia:
Tập tài liệu do cán bộ đảng phát hành đến mỗi hộ dân tổng cộng gồm 79 trang, và 2 trang mẫu lấy ý kiến. Tài liệu này được in tại xí nghiệp in Nguyễn Minh Hoàng, đây là một đơn vị thuộc sở công an TP.HCM.
Theo ước tính, Sài Gòn hiện có khoảng hơn 10 triệu người đang sinh sống và làm việc, tương đương với khoảng 2,5 triệu hộ dân. Như vậy, ít nhất đã có đến 2,5 triệu tập tài liệu như trên đã được in ra và phát hành. Tiền thuế nhân dân tiếp tục bị đảng cộng sản Việt Nam sử dụng một cách vô tội vạ, phục vụ cho màn kịch lừa đảo hoành tráng mang tên ‘sửa đổi hiến pháp’.

Trích mục thư tín của RFA-Ý kiến về ông Trọng và ĐCSVN.

ttxcc : Ý kiến của Thính giả ở Quốc nội này hay đây:
Xin chào quý đài. Tôi là 1 người dân đang sống ở sài Gòn đây. Trong mấy ngày qua, tôi thấy cư dân mạng cứ chê trách ông Nguyễn Phú Trọng. Riêng tôi, tôi đặc biệt khen ngợi ông. Ông đã nói thật nhất từ hồi đó đến giờ.
Vì ngay từ thời ông Hồ Chí Minh thì tất cả từ dân thường cho đến dân ‘không thường’ đều phục vụ Đảng nhưng lại nói là phục vụ dân. Thì bây giờ ông này nói thật nhất là tất cả phục vụ Đảng. Thế thôi”.

 Nay thì chơi bài ngửa,có sợ Dân đâu,đâu có núp lùm “Nhân Dân”….- Ông GS.TS.Đt Thanh  cũng bóc trần là đéo có lý tưởng gì cả mà “bảo vệ XHCN là Bảo vệ cái sổ hưu…” Đâu phải Đồng bào ta ai cũng có sổ hưu – XHCN chỉ là cái sổ hưu,mà cái này thì đảng viên mới có- Cho nên bảo vệ Nhân dân hay Tổ quốc VN là chuyện tầm phào đối với XHCN- Cho nên tiếp theo một bước nữa là “Bằn Dân chông người thi hành công vụ”-

 “Thi hành công vụ ” do đảng sai bảo là đúng ,Dân là sai,bắn bỏ – Cho nên tham nhũng,ăn cướp đất đai của Dân và Đất công cũng là “thi hành công vụ” đấy- Không có công vụ “trong mình” đố ai làm mấy chuyện đó được??? Và mấy năm nay “thi hành công vụ” giết chết bao nhiêu Dân ta chuyện không đáng??? Cứ ôn lại “báo chính thống”- Không phải bon phản động nói-
  Cho nên phải giết cho nhiều Dân ta mới sợ,không thì Dân oan khiếu kiện,gia đình thương binh liệt sĩ…Dân nghèo (VÔ SẢN) ,cứu trợ báo lụt ,cứu đói….  bị “thi hành công vụ ” ăn cướp -Dân chống lại thì  bị cái thằng cái con “thi hành công vụ” nó ê mặt mo thì nó bắn bỏ là đúng- Đó là tính ưu việt của XHCN.
  Thanh niên VN qua du học bên ĐQ Mỹ ,ngôn ngữ bất đồng, bị cảnh sát họ đánh (chưa chết) mà Chính quyền Mỹ phải thường 90 ngàn Đô la – Sao mà xứ Mỹ ,chính quyền dại quá,cứ kết luận chống Cành sát là CNTHCV .bắn bỏ luôn – Mỹ nên cho ra luật như thế cho nó văn minh như ĐCSVN ,chớ không là tụt hậu đấy nhé.

RFA

Ý kiến về lời phát biểu của TBT

nguyen-phu-trong-can-bo-nghi-huu-260312-250.jpg
TBT Nguyễn Phú Trọng
Trong thời gian còn lại của chương trình, Hòa Ái xin trích những ý kiến của thính giả gửi về xoay quanh lời phát biểu của Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản trước việc chính phủ kêu gọi người dân tham gia đóng góp ý kiến cho Dự thảo Hiến pháp 1992 và thời gian gia hạn đến tháng 9 năm nay.
Từ xưa đến nay VN ta xây dựng đất nước là nhân dân, bảo vệ đất nước cũng là nhân dân. Biết bao xương máu đã đổ ra cũng chính từ nhân dân. Từ khi có Đảng Cộng Sản, bao nhiêu triệu người đã ngã xuống, đã hy sinh. Họ là ai? Họ cũng là nhân dân VN. Nhân dân mới là nhân tố làm nên lịch sử, làm nên thời đại.
Vậy Đảng Cộng Sản VN không nên tự tôn để đưa mình lên trên nhân dân, làm chủ nhân dân. Xin chỉ đưa ra 1 khía cạnh: hiện nay, lãnh đạo đất nước là Đảng Cộng Sản và lãnh đạo Đảng là Trung Ương Bộ Chính Trị, Tổng Bí Thư.
Vậy ra ngài Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là lãnh đạo tối cao của nước VN. Thử hỏi, chức quyền đó có do 1 lá phiếu nào của người dân bầu ra? Rõ ràng người dân hoàn toàn bị tước mất quyền làm chủ của mình. Dân chủ chỉ là giả hiệu”.
Thưa ông Nguyễn Phú Trọng, ông là Tổng Bí thư. Nhân dân ở khắp nơi ra Hà Nội với hy vọng gặp ông để ông giải quyết đơn khiếu kiện cho họ. Ông là người lãnh đạo đất nước mà không giải quyết được thì ai là người giải quyết được cho họ đây?
Nước VN rất may mắn có những người ‘đỉnh cao trí tuệ’ ra lãnh đạo đất nước mà ông lại không chịu động não để so sánh Nam và Bắc Hàn. Nếu xã hội mà ông theo đuổi là xã hội tốt đẹp thì tại sao trên thế giới này không ai theo đuổi xã hội Cu Ba và Bắc Hàn? Cho nên tôi lấy mạng tôi để đổi lấy tự do dân chủ cho người dân VN”.
Ông Nguyễn Phú Trọng ơi, chính lời phát biểu của ông bảo thủ cho Đảng của ông đang cai trị hết thảy dân mà tham nhũng thì đó mới gọi là suy thoái đạo đức, suy thoái chính trị.
Những kẻ ngồi mát ăn bát vàng, vô lương tâm, những con người áo là quần lượt vì tư lợi cá nhân cho bản thân và gia đình, vô nhân đạo, phản lại đất nước, phản lại nhân dân, phản lại những người đã đổ công của và xương máu cho ngày hôm nay. Ông có biết họ đang đau khổ, thiệt thòi quyền lợi vì nghe theo Đảng của ông lừa hay không?”
Thân gửi anh Nguyễn Phú Trọng. Tôi gọi anh bằng anh cho thân mật nghen. Theo anh thì đảng viên hưu trí không còn là đảng viên của Đảng, làm công dân như 90 triệu công dân bình thường. Sửa Hiến pháp, Đảng mời mọi công dân góp ý, góp sơ sơ đừng đụng chạm đến những điều cấm kỵ đúng không anh?
Còn theo tôi thì Hiến pháp nước tôi là một chiếc áo thần kỳ mấy mươi năm đã 4,5 lần chấp vá thật tinh vi, dân không muốn mặc vì không còn hợp lý. Nhưng Đảng vẫn muốn mặc chiếc áo ấy trường kỳ, phải không anh Trọng? Thân chào anh”.
Tôi tên là Tony. Vừa rồi có nghe đoạn ông Nguyễn Phú Trọng nói về vấn đề thay đổi Hiến pháp mà tôi đang theo dõi tin tức này thì tôi thấy Đảng Cộng Sản VN này coi như là họ lường gạt cả thế giới luôn rồi.
Họ ký các công ước quốc tế, họ đi đến các nước trên thế giới để đầu tư kinh doanh thương mại cho việc duy trì đảng Cộng Sản của họ thôi, chứ thực sự kêu gọi người dân đóng góp ý kiến thay đổi Hiến pháp thì người ta nói thật những ý kiến để đóng góp cho đất nước Vn được tiến bộ hơn, văn minh hơn và chạy kịp theo thế giới bên ngoài có dân chủ tự do.
Tôi thấy đúng là ‘đừng nghe những gì Cộng Sản nói mà hãy nhìn vào những gì người Cộng Sản làm’. Họ nói 1 đường nhưng làm 1 nẻo.”
Xin chào quý đài. Tôi là 1 người dân đang sống ở sài Gòn đây. Trong mấy ngày qua, tôi thấy cư dân mạng cứ chê trách ông Nguyễn Phú Trọng. Riêng tôi, tôi đặc biệt khen ngợi ông. Ông đã nói thật nhất từ hồi đó đến giờ.
Vì ngay từ thời ông Hồ Chí Minh thì tất cả từ dân thường cho đến dân ‘không thường’ đều phục vụ Đảng nhưng lại nói là phục vụ dân. Thì bây giờ ông này nói thật nhất là tất cả phục vụ Đảng. Thế thôi”.
Nhà nước VN đã kêu gọi công dân VN góp ý và kiến nghị để sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Vậy là vận nước đã đến rồi. Vì đây là lời kêu gọi mọi người dân có bổn phận được tham gia không có bất cứ một giới hạn, vùng cấm nào.
Đây là cơ hội cho Đảng Cộng Sản thay đổi và chỉnh đốn lại những sai lầm trong quá khứ như ‘cải cách ruộng đất’ hay như ‘nhân văn giai phẩm’.
Vậy tôi kêu gọi tất cả các tổ chức tôn giáo và mọi người dân hãy dùng cơ hội này để tham gia vào vận mệnh của đất nước để có 1 nhà nước pháp quyền và ông bằng xã hội. Tôi xin kêu gọi các bạn trẻ hãy tích cực tham gia và hãy vượt qua mọi sự sợ hãi, đừng vô cảm với vận mệnh của đất nước”.
Xin phép được khép lại chương trình tại đây và Hòa Ái hẹn gặp lại quý thính giả trong mục “Trả lời Thư tín” vào sáng thứ bảy tuần sau.

Quay lưng lại thực tế dư luận xã hội, nhanh chóng dẫn đến sụp đổ

Quechoa

Đoàn Vương Thanh

384689_508572339169518_1134843707_nTrong lịch sử phát triển của đất nước ta nhiều thập kỷ qua có nhiều, rất nhiều đợt sinh hoạt chính trị, nhưng phần lớn là những đợt sinh hoạt “một chiều” nghĩa là “phát động” và “hưởng ứng” và nhiều khi nói dối là “hưởng ứng sôi nổi” Những đợt sinh hoạt chính trị ấy nhanh chóng qua đi, mọi việc vẫn trở lại “bình thường” hầu như chưa có chuyện gì xảy ra. Lần này, nổi bật lên là phát động toàn dân (tất nhiên là toàn đảng và toàn quân) đọc, nghiên cứu và góp ý vào Dự thảo Hiến pháp trên cơ sở nội dung sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Kể ra, Hiến pháp là bộ luật cơ bản của quốc gia, hai mươi năm mới có một lần “sửa đổi” hoặc viết lại thì thời gian chưa phải là dài. Nếu Hiến pháp được xây dựng một cách cơ bản, bảo đảm nền dân chủ vững chắc cho cả một tiến trinh phát triển đất nước thì có thể “sống không chỉ hai mươi năm” Trên thế giới, có nhiều”Hiến pháp” sống rất lâu, nhiều khi còn làm “mẫu mực” cho các nước khác nghiên cứu làm theo.

Việc thảo luận, góp ý vào Hiến pháp 1992 sửa đổi để có thể thành Hiến pháp mới trong thời gian này là một hiện tượng rất mới mẻ, được kéo dài thời gian góp ý là 9 tháng (lúc đàu là 3 tháng), lại “không có vùng cấm”, không chỉ giới hạn trong một số thành phần dân chùng mà là “toàn dân” (thực chất chữ “toàn dân”ở đây chỉ là một cách nói). Dù sao thì trên các phương tiện thông tin đại chúng của Đảng và Nhà nước, của các “đầu mối” của cả hệ thống chính trị và nhất là trên các “tờ báo điện tử” trên mạng In-tơ-nét toàn cầu, những bài báo, hình ảnh, video, băng ghi âm…rất phong phú và nhanh nhạy, có thể ngay lập tức đến người đọc, người xem và người nghe. Thời đại thông tin ngày nay khác xa trước đây chỉ khoảng ba bốn thập kỷ. Trước thập kỷ 70 của thế kỷ 20, hệ thống báo chí (bao gồm báo viết (còn gọi là báo in), báo nói, báo hình, tiêu biểu chỉ đếm trên đầu ngón tay, tức là kể đến “Báo Nhân Dân” của Đảng, Đài Tiếng Nói Việt Nam (phổ thông nhất là làn sóng 297 và TTXVN, cơ quan thông tin Nhà nước. Việc quản lý thông tin không mấy khó khăn. Mấy vị “Tổng biên tập, Tổng giám đốc” của mấy cơ quan “báo lớn” này “trung thành tuyệt đối với Đảng” không khi nào và không bao giờ dám đưa thông tin sai lệch so với đường lối, chính sách của Đảng. Cho nên, một thời gian dài, chúng ta chỉ “tuyên truyền” một chiều, dẫn đến các đợt sinh hoạt chính trị cũng một chiều. Có hiện tượng, báo thì lớn, tiếng thì to, nhưng độc giả, thính giả lại ít, tác dụng lại bị hạn chế. Từ năm 1970, chúng ta có thêm TV và ngày nay TV là một trong những phương tiện thông tin đại chúng hấp dẫn nhất, đại chúng nhất, nhưng vẫn không tránh được cái bệnh “một chiều”, “thành tích”…

Sơ qua vài nét như vậy để thấy, bất cứ cái gì chỉ nói một chiều cũng dễ sinh ra nhàm chán và kém tính hấp dẫn. Thời đại ngày nay, không cho
phép bất kỳ ai, nhất là cơ quan thông tin báo chí, coi thường trình độ dân trí của nhân dân. Mạng In-tơ-nét phát triển rất mạnh trở thành “vũ khí” rất lợi hại mà những nhà tuyên truyền dùng nó để phổ biến thông tin. Chỉ nói hệ thống báo chí điện tử ngày nay cũng đã vô cùng phong phú. Làm một trang báo điện tử, một trang “blog” Toà soan hoặc “blog” cá nhân không có gì khó khăn. Phương tiện truy cập báo điện tử càng dễ dàng, không đòi hỏi trang bị phức tạp và tốn kém. Một chiếc điện thoại di động chất lượng kha khá một chút là có thể truy cập “báo điện tử” xem cả ngày, thậm chí cả đêm. Bởi thế, dù “tin tăc” hay gì gì đó cũng không thể ngăn chặn nổi khi những tư tưởng, chính kiến thành bài báo, thành clip được tung lên mạng. Các nhà lãnh đạo thế giới, nhất là ở các nước công nghiệp phát triển rất chú ý khai thác tác dụng của báo điện tử. Dân chúng của họ tự do viết “blog”, tự do đưa bài lên trang mạng, hầu như không có sự ngăn cấm nào đáng kể, trừ phi làm lộ bí mật
quốc gia, bí mật quốc phòng, dĩ nhiên.

Từ 2-1-2013 đến nay, từ khi Nghị quyết quốc hội ta mở cuộc vận động toàn dân góp ý vào Hiến pháp, hệ thống tuyên truyền báo chí nói chung đã đặc biệt quan tâm. Nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu có tầm cỡ đã “lăn bò” ra viết bài, bầy tỏ suy nghĩ, chính kiến của mình trong việc góp ý vào Hiến pháp, không chỉ là góp ý về chương mực, vấn đề nêu trong Hiến pháp, cả đến câu chữ, bố cục..Toát lên là những bài viết nêu bật ý tưởng, chính kiến của nhóm, của cá nhân trước các quan điểm, vấn đề cốt lõi của quốc gia, dân tộc. Nhưng, phát động toàn dân “góp ý” vào Hiến pháp, Bộ luật của các Bộ luật quốc gia, mà chưa chi đã “sợ” những ý kiến trái chiều. Thật ra, trên đời này, chính vì có những phản biện, trái chiều, mới có thể rõ được cái đúng cái sai, cái chân lý, lẽ phải. Nếu cứ “ca mãi bài ca một chiều” như nhiều năm trước đây thì khó lòng “nâng cao dân trí” được một cách phong phú. Mặt khác, trong “bùng nổ thông tin”, chúng ta phải tôn trọng mọi ý kiến, mọi luông, thuận tai cũng như nghịch nhĩ. Đời sống tinh thần của nhân dân ta đòi hỏi phải như thế, nền dân chủ đòi hỏi phải như thế. Đất nước đang có Đảng lãnh đạo, đang có các “công cụ chuyên chính” khá hùng mạnh và giác ngộ, không nên “sợ” hết cái này đến cái khác. Chúng ta nghĩ đúng, làm đúng, hợp nguyện vọng và ý chí của nhân dân, vì lợi ích nhân dân và đi đúng chân lý, lẽ phải thì chẳng sợ một cái gì.

Riêng tôi cảm nhận, thì thời gian qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng, kể cả “lề phải” và “lề trái” chung quanh việc “góp ý” vào Hiến pháp là một hiện tượng đáng mừng, có thể đánh dấu những dấu ấn sâu sắc, cũng có thể gọi là những xu hướng tư tưởng, chính kiến khác nhau. Tại sao, ta cứ lo “đa đảng” hạy “độc đảng” mà không nghĩ rằng, chính những xu hương, chính kiến khác nhau, vì những lợi ích nhóm khác nhau sẽ dẫn đến việc tập hợp những quần thể khác nhau, mà gọi một cách khác là “đảng”. Đất nước ta từ xưa cho đến nay, kể cả thời Hai Bà Trưng, thời Trần Hưng đạo và thời Hồ Chí Minh, ai đi đúng nguyện vọng của dân, vì lợi ích tối cao của dân tộc thì tập hợp được lực lượng quần chúng, sự ủng hộ sẽ thành sức mạnh vô địch và giúp ta chiến thắng mọi kẻ thù. Còn ngược lại thì đã rõ.

Dư luận, ý kiến đóng góp vào Hiến pháp đang rất sôi nổi và sâu sắc. Nhiều trí thức suy nghĩ rất chín chắn và đóng góp những ý kiến khó lòng bác bỏ. “Hiến pháp dự thảo của nhóm 72″, “Kiến nghị của Hội đồng giám mục”, những bản tập hợp ý kiến của tổ chức, cá nhân đang rộ lên. Đó là một thực tế. Quay lưng lại hoặc xuyên tạc, coi thường thực tế ấy, thậm chí “vu khống” cái thực tế ấy…là biểu hiện của tư tưởng bảo thủ, độc đoán, coi thường dư luận xã hội và sẽ dẫn đến sự sụp đổ không tránh được.
Tác giả gửi QC

Mất chủ quyền từ những lỗ hổng nhận thức

08/03/2013 – 16:34
Quả cầu địa lý, đèn lồng Tam Sa, trang sách có cờ Trung Quốc, hay hàng nghìn vật dụng quen thuộc khác đang từng bước ăn mòn ý thức về chủ quyền quốc gia trong tâm thức rất nhiều người Việt Nam. Nguy hại hơn cả những hành vi xâm phạm trên biển, sự xâm lược này được tiếp tay từ chính bên trong xã hội Việt Nam để đầu độc các thế hệ tương lai của đất nước.
Những lỗi nhỏ trên trang sách dành cho thiếu nhi đang ngày càng bị tố giác nhiều hơn, phản ánh một lỗi hệ thống kiểm duyệt khó hiểu tại Việt Nam.
Đến hôm nay là ngày thứ ba và quyển sách thứ ba dành cho trẻ em Việt Nam có cờ Trung Quốc. Đó là cuốn “10 phút cho bé trước giờ đi ngủ” do NXB Mỹ Thuật liên kết với Công ty TNHH Thương Mại và Dịch vụ Văn hóa Đinh Tị phát hành. Lá cờ 5 sao xuất hiện đúng trang Yêu Tổ quốc, dạy bé nhận diện một lá cờ đỏ, sao vàng.
Cũng như phản ứng của tất cả những cán bộ nhà xuất bản Dân trí, ĐH Sư Phạm trước đó, bà Đặng Thị Bích Ngân – Giám đốc NXB Mỹ Thuật cũng mau mắn nhận lỗi, nhưng cho rằng đây là lỗi không quá nặng vì mục đích bài học vẫn là “giúp trẻ phân biệt đâu là cờ của Tổ quốc Việt Nam.”
Đúng là lá cờ chính giữa, to nhất, vẫn là cờ Việt Nam, nhưng do chưa được tô màu nên sức mạnh ám thị cho những đứa trẻ mới 4-5 tuổi về cờ Trung Quốc có màu vẫn mạnh hơn. Và tại sao, trong bài học này, các bé lại phải phân biệt giữa cờ Việt Nam với cờ Trung Quốc?
Trên tờ Giáo dục Việt Nam, TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục học Thủ đô, Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng khẳng định, “đây không phải là chuyện trẻ con”. Nếu đó là một cuốn sách hữu nghị, bên cạnh cờ Trung Quốc cũng phải có cờ nước khác, chưa kể, về mặt chính trị Trung Quốc đang là nước có nhiều động thái xâm phạm chủ quyền biển của Việt Nam. Về mặt giáo dục, trong một cuốn sách rèn trí thông minh, làm quen với chữ cái của trẻ mầm non mà có cờ Trung Quốc thay vì cờ Việt Nam thì rõ ràng có một ý đồ, không có lý do chối cãi hoặc biện hộ được. Lỗi không chỉ thuộc về người biên soạn, nhà xuất bản mà còn là ở hệ thống kiểm duyệt sách vốn luôn chặt chẽ đến thế mà sao vẫn để lọt những cuốn như thế này, ông Lâm gay gắt nói.
Nhận định về một loạt các ấn phẩm xuyên tạc chủ quyền xuất hiện ngày càng nhiều và dày đặc tại Việt Nam trong những năm gần đây, nhà nghiên cứu Trung Quốc Dương Danh Dy cho rằng đây là một chiến lược lấn chiếm lâu dài, biến không thành có mà chính quyền Bắc Kinh đang thực hiện. Việc lấn chiếm này không chỉ trên biển mà còn trên bất kỳ lĩnh vực nào mà nước này có thể thực hiện được mà chúng ta không thể ngờ hết. “Nói chung là Trung Quốc sẽ không từ bỏ một thủ đoạn nào dù nhỏ hay lớn để gieo rắc vào người dân ý nghĩ phần lãnh thổ Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam là của họ. Việc làm đó một mặt để cho dân họ ngộ nhận và cũng nhằm xâm nhập vào ý thức của người dân Việt Nam.” – ông Dương Danh Dy khẳng định.
GS Phạm Minh Hạc-nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT khẳng định, các lý giải như “phải giữ nguyên xi nội dung gồm phần chữ và hình ảnh như bản gốc, không được phép thay đổi” do mua bản quyền nước ngoài là một không thể chấp nhận được. Mua bản quyền mà lời giới thiệu lại ghi “mập mờ” là chương trình của Bộ GD-ĐT, có phải là đánh lừa người đọc, đánh lừa người dân không? Cục Xuất bản phải chịu trách nhiệm xã hội rất lớn. Chức năng nhiệm vụ của các bên này là chăm lo về đời sống tinh thần của thế hệ trẻ và cả dân tộc.
Dân trí
Sơn Minh

Nỗi lo nguy cơ lạm quyền từ đề xuất nổ súng của Bộ Công an

10/03/2013 – 23:17
Bộ Công an vừa đề xuất cho phép người thi hành công vụ có quyền bắn thẳng vào những người chống đối, phương tiện vi phạm trong một số trường hợp được xác định là gây hậu quả nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe.
Chỉ cần có dấu hiệu của một tội phạm ít nghiêm trọng thì người thi hành công vụ được sử dụng vũ lực, công cụ hỗ trợ và các phương tiện kỹ thuật được trang bị để khống chế, bắt giữ người có hành vi chống người thi hành công vụ. Ảnh minh họa.
Đây là một trong những nội dung vừa được Bộ Công an đưa ra trong dự thảo Nghị định quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ, gồm 5 chương với 30 điều.
Theo đó, lực lượng thi hành công vụ phải giải thích rõ cho người có hành vi vi phạm biết rõ họ đã vi phạm pháp luật; yêu cầu chấm dứt ngay hành vi đó; nếu người vi phạm bất chấp hiệu lệnh, giải thích, tuyên truyền thì người thi hành công vụ được phép sử dụng vũ lực.
Đáng chú ý, ngay cả trường hợp hành vi chống người thi hành công vụ có dấu hiệu của một tội phạm “ít nghiêm trọng” thì người thi hành công vụ đã được sử dụng vũ lực, công cụ hỗ trợ được trang bị để khống chế, bắt giữ người có hành vi chống lại.
Trường hợp nổ súng trực tiếp được tiến hành trong trường hợp có căn cứ thực tế để nhận định hành vi chống lại sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người thi hành công vụ hoặc của người khác; hay thậm chí mới có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.
Theo pháp luật, “dấu hiệu phạm tội” chỉ là căn cứ để khởi tố, sau đó qua quá trình điều tra mới có thể đưa ra xét xử. Còn dự thảo thì chưa làm rõ được “dấu hiệu phạm tội” trong các tình huống cụ thể nên điều này không khác nào cho phép thực thi bản án tử hình mà không cần xét xử, hoàn toàn trái pháp luật và xâm phạm nhân quyền theo Hiến pháp.
Thậm chí, ngoài quyền được bắn, người thi hành công vụ còn có thể cầu viện các lực lượng quân đội hoặc các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác tại nơi gần nhất, phối hợp, hỗ trợ để ngăn chặn, xử lý kịp thời những trường hợp đối mặt với số đông người chống đối. Đây là một quy định có thể bị lạm dụng khác. Lấy ví dụ về vụ cưỡng chế tại Tiên Lãng hơn một năm trước, sự tham gia của Ban chỉ huy quân sự huyện đã bị Thủ tướng kết luận là trái phép. Nếu như lúc đó đã tồn tại quy định này, có lẽ những người trong gia đình ông Vươn tham gia vụ việc đã khó thoát khỏi cái chết, và sẽ không còn cần đến bản kết luận của Thủ tướng sau đó.
Bộ Công an đã cung cấp số liệu thống kê hơn 8.500 vụ chống người thi hành công vụ trong gần 10 năm, từ 2002 đến tháng 6/2012 như một bằng chứng để tăng sức nặng. Tuy nhiên, dự thảo không làm rõ được, trong 8.500 vụ kia, có bao nhiêu trường hợp cần phải nổ súng. Không chỉ vậy, các số liệu người thi hành công vụ lạm quyền, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh mạng của công dân lại không được công bố, thống kê đầy đủ. Dự thảo cũng không đề cập đến các biện pháp cụ thể để ngăn chặn, hạn chế khả năng người thi hành công vụ lạm quyền. Thế nào là dấu hiệu của hành vi “ít nghiêm trọng”, “rất nghiêm trọng”, hay “đặc biệt nghiêm trọng” cũng cần phải được làm rõ.
Cũng có thể thấy thêm, những người soạn thảo Nghị định đã không cụ thể hoá các trường hợp cần đến các biện pháp phòng ngừa và xử lý trong những tình huống như lâm tặc tấn công kiểm lâm, và có xu hướng tạo điều kiện cho lực lượng chức năng dễ dàng trấn áp các hành vi và biểu hiện chống đối, theo kiểu nhầm còn hơn bỏ sót.
Đây mới chỉ là dự thảo, những điều không phù hợp sẽ bị gỡ bỏ, như quy định “không tố giác tiêu cực” của Bộ Giáo dục mới đây. Do bản dự thảo quá có xu hướng tập trung vào việc tăng quyền “nổ súng” cho người thi hành công vụ thay vì làm rõ các biện pháp, quy trình để bảo vệ cho người thi hành công vụ nên các đề xuất này đã khiến dư luận bất an khi cảm nhận một cách hành xử không bình thường từ phía những người có trách nhiệm đảm bảo trật tự xã hội. Quan trọng hơn, khi chưa có một cơ chế kiểm soát quyền lực minh bạch thì những đề xuất này có thể chỉ tăng thêm tiếng súng trong thời bình, gia tăng các mâu thuẫn xã hội cần được giải quyết tận gốc chứ không thể bằng những vật liệu nổ trong tay chính quyền.
Mạnh Kiên
Dân lập biên bản cảnh sát giao thông vì nghi gây tai nạn

TIN VÙNG LÃNH THỔ

TIN TRÊN BLOG


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI


Tin ngày 11/3/2013 - Hiến pháp - Đảng - Diễn biến hòa bình?

  • Hoa Kỳ cho phép mang dao bấm lên máy bay (RFI) - Kể từ ngày 25/04/2013, hành khách đi từ Hoa Kỳ được phép mang theo dao bấm cỡ nhỏ lên máy bay. Việc giảm nhẹ các quy định chặt chẽ đặt ra sau các sự kiện ngày 11/09/2001 - có nguyên nhân là do ngân sách bị cắt giảm - đã gây ra nhiều lo ngại, phản đối.
  • Nhật Bản : Cú sốc hạt nhân vẫn chưa dứt (RFI) - Kể từ khi xảy ra tai nạn hạt nhân ngày 11/03/2011, làn sóng phản đối hạt nhân tại Nhật Bản bắt đầu dâng cao. Thời gian trôi qua, làn sóng này không có dấu hiệu dịu đi chút nào khi mà hôm qua, trước ngưỡng kỷ niệm 2 năm sự cố Fukushima, hơn chục ngàn người đã xuống đường phản đối hạt nhân tại thủ đô Tokyo.
  • Bulgari : Tự thiêu phản đối nạn tham nhũng (RFI) - Vào lúc diễn ra các cuộc biểu tình mới phản đối nạn tham nhũng tại nhiều thành phố ở Bulgari hôm nay, 10/03/2013, thêm một người thiệt mạng vì tự thiêu, theo như thông báo của bệnh viện Plovdiv ở miền Nam nước này.
  • Ngư dân Trung Quốc ngang nhiên tung hoành trên Biển Đông (RFI) - Theo nhận xét của AFP trong bản tin hôm nay 10/03/2013 thì tuy Biển Đông nằm trong số vùng biển bị tranh chấp gay gắt nhất trên thế giới, nhưng ngư dân Trung Quốc vẫn ngang nhiên đánh cá ở nơi nào họ muốn, bất chấp sự phản đối của các nước láng giềng đang đòi hỏi chủ quyền.
  • Để lãnh đạo đất nước, đối lập Miến Điện phải vượt qua nhiều khó khăn (RFI) - Tái đắc cử chủ tịch Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ hôm nay, 10/03/2013, bà Aung San Suu Kyi kêu gọi đảng đối lập Miến Điện hãy sẵn sàng lên nắm quyền sau cuộc bầu cử Quốc hội năm 2015. Tuy nhiên, phe đối lập Miến Điện còn phải vượt qua rất nhiều khó khăn để có thể lãnh đạo đất nước trong tương lai.
  • Hơn chục người Tây Tạng bị bắt tại Nepal (RFI) - Đúng ngày lễ kỷ niệm cuộc nổi dậy của người tây Tạng chống chính quyền Bắc Kinh, mồng 10 tháng 3, cảnh sát Nêpal câu lưu hơn chục người Tây Tạng tại Katmandu với lý do họ bị tình nghi có âm mưu chống Trung Quốc. Chính quyền Nepal chưa có thời gian thẩm vấn những người vừa bị bắt giữ.
  • Ân xá Quốc tế tìm cách thúc đẩy đối thoại nhân quyền Việt -Mỹ (RFI) - Ngày 27/02/2013 lần đầu tiên chính phủ Hà Nội cho phép đại diện một tổ chức nhân quyền quốc tế công khai gặp các nhà đấu tranh dân chủ nhân quyền ở Việt Nam. Frank Jannuzi, phó chủ tịch tổ chức Ân Xá Quốc tế ( Amnesty International), cùng với hai đại diện của đại sứ quán Mỹ đã gặp luật sư Nguyễn Văn Đài và bác sĩ Phạm Hồng Sơn tại một khách sạn ở Hà Nội.
  • Venezuela bầu lại tổng thống vào tháng Tư (RFI) - Ủy ban bầu cử Venezuela chính thức thông báo sẽ tổ chức bầu lại tổng thống ngày 14/04/2013. Chiến dịch vận động tranh cử sẽ diễn ra từ ngày 2 đến 11/04/2013. Hai ứng cử viên có nhiều triển vọng nhất là quyền tổng thống Nicolas Maduro, một người trung thành với cố tổng thống Chavez và lãnh đạo đối lập Henrique Capriles.
  • Trung Quốc thống nhất các cơ quan giám sát biển (RFI) - Ngày 10/03/2013, một quan chức cao cấp của Trung Quốc thông báo là Bắc Kinh sẽ đặt dưới một bộ chỉ huy duy nhất các cơ quan đặc trách việc thực thi luật pháp ở các vùng biển của nước này.
  • Trung Quốc tố ngược Hoa Kỳ về tin tặc (VOA) - Tân Hoa Xã của Trung Quốc hôm Chủ nhật nói rằng trong hai tháng đầu năm nay, Hoa Kỳ là nguồn gốc của hơn phân nửa các vụ tin tặc nhắm vào Trung Quốc
  • Trung Quốc tinh giản các Bộ ngành (BBC) - Trung Quốc giải thể Bộ Đường sắt, tinh giản, sáp nhập các bộ, ngành trong nỗ lực nâng cao chất lượng quản lý và chống tham nhũng.
  • Góp ý Hiến pháp 'là ngụy tạo'? (BBC) - Báo Đại Đoàn Kết cáo buộc"đa số tên người dân ký vào kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992 trên một số trang mạng là giả mạo".
  • Đảng cần tái cơ cấu (BBC) - Luật sư Ngô Ngọc Trai đặt vấn đề tái cơ cấu Đảng để giúp Đảng mạnh hơn và xã hội được tự do hơn.
  • Biển đảo trong SGK Địa lý còn mờ nhạt? (BaoMoi) - Nhìn nhận thế nào khi nhiều giáo viên Địa lí cho rằng, tài liệu - bài học về biển đảo trong sách giáo khoa (SGK) hiện còn rất hạn chế. Thậm chí hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa chỉ được đề cập một cách vắt tắt, mờ nhạt?
  • Bi hùng hải chiến Trường Sa: Xả thân giữ đảo (BaoMoi) - Trung tá - thuyền trưởng tàu HQ-505 Vũ Huy Lễ được phong anh hùng nhờ một quyết định táo bạo và mưu trí trong trận hải chiến 14-3-1988: Lao cả con tàu lên đảo Cô Lin, nhờ đó giữ vững hòn đảo này cũng như chủ quyền của ta
  • Tàu lạ đâm tàu cá của ngư dân Việt Nam (BaoMoi) - TTXVN ngày 10/3 đưa tin, Trung Quốc đã tiến hành các chuyến tuần tra ngư chính thường kỳ tại vùng Biển Đông với lý do là "đảm bảo an toàn và các lợi ích hợp pháp của ngư dân Trung Quốc. Theo quan chức Cục Ngư nghiệp Hải Nam, phạm vi tuần tra bao gồm cả quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam cũng như các khu vực khác.
  • Trung Quốc: Thêm đặc quyền cho tàu Hải giám lộng hành trên Biển Đông (BaoMoi) - Trong kế hoạch cải tổ được công bố trong cuộc họp Quốc hội ngày 10/3/2013, các “lực lượng chấp pháp” vùng biển theo cơ chế tập trung về một mối. Theo đó, quyền lực sẽ tập trung vào tay Cục Hải dương quốc gia (SOA) trực thuộc Bộ Đất đai và Tài nguyên nhằm tăng cường tính thực thi luật hàng hải vốn do Trung Quốc tự đề ra để tự tạo cho mình cái thế được quản lý vùng biển thuộc về các nước láng giềng Nhật Bản, Philippines và Việt Nam.
  • Trung Quốc lại ồ ạt tuần tra Biển Đông (BaoMoi) - (NLĐO) – Theo Liu Guima, quan chức cao cấp tại Cục ngư nghiệp Nam Hải trực thuộc Bộ Nông nghiệp Trung Quốc ngày 10-3 cho biết 21 tàu ngư chính cỡ vừa và lớn cùng hơn 3.000 nhân sự đã ồ ạt tiến ra Biển Đông tuần tra. Hành động này tiếp tục xâm phạm vào vùng lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam.
  • Gian nan con đường tái thiết (BaoMoi) - Giống như hàng chục ngàn người mất tất cả mọi thứ trong trận động đất gây sóng thần quét qua vùng bờ biển đông bắc Nhật Bản cách đây 2 năm (11/3/2011), bà Hide Sato (83 tuổi) vẫn đang sống trong căn nhà một phòng tạm bợ. Bà vẫn ao ước có được một ngôi nhà của chính mình. Thế nhưng bà sẽ phải chờ ít nhất thêm vài năm nữa.
  • Trung Quốc ngang nhiên tuần tra trên Biển Đông (BaoMoi) - Dân Việt - Ngày 10.3, một biệt đội hải giám của Trung Quốc (CMS) đã bắt đầu cuộc tuần tra chung giữa tàu hải giám và máy bay lên thẳng trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà Trung Quốc gọi là Tây Sa.
  • Gạc Ma, trái tim bất tử (BaoMoi) - (Dân Việt) - Một buổi gặp mặt của những người mẹ ngóng trông con trong 25 năm tưởng dài như bất tận. Ngày ấy, trên đảo Gạc Ma huyền thoại, các con của mẹ vĩnh viễn nằm xuống, hòa máu mình vào biển để khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
  • Trung Quốc đóng xong tàu "du lịch Hoàng Sa" (BaoMoi) - Ngày 9/3, quan chức Trung Quốc Tiêu Kiệt, người đang giữ chức danh phi pháp “Thị trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy Tam Sa” tuyên bố công trình đóng tàu du lịch đưa trái phép khách đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã hoàn tất.
  • Tàu hải giám và máy bay Trung Quốc lại xâm phạm biển Đông (BaoMoi) - Ngày 9/3, tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh, khi đề cập tới quan hệ Trung - Nhật và tranh chấp tại quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì cho rằng, Nhật Bản cần nhìn thẳng vào sự thật, thiết thực sửa chữa sai lầm, cùng với Trung Quốc thông qua đối thoại hiệp thương giải quyết ổn thỏa vấn đề liên quan, ngăn chặn tình hình leo thang mất kiểm soát.
  • Trung Quốc đóng xong tàu "du lịch Hoàng Sa" (BaoMoi) - (TNO) Ngày 9.3, quan chức Trung Quốc Tiêu Kiệt, người đang giữ chức danh phi pháp “Thị trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy Tam Sa” tuyên bố công trình đóng tàu du lịch đưa trái phép khách đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã hoàn tất.
  • Phản đối tàu hải giám Trung Quốc đóng ở Hoàng Sa (BaoMoi) - THX còn dẫn lời Yang Zhong, phó chỉ huy đội tàu trên, ngang nhiên tuyên bố đơn vị này sẽ thực hiện các nhiệm vụ tuần tra và giám sát định kỳ, còn Zhang Weijian, quan chức thuộc hạm đội Nam Hải của CMS, nhấn mạnh: “Động thái này có nghĩa là CMS đã tăng cường sự quản lý hành chính đối với các vùng biển Tam Sa, và trên thực tế bao quát toàn bộ Biển Nam Trung Hoa" (tức Biển Đông).
  • Trung Quốc “đòi” Nhật bỏ quốc hữu hóa Senkaku/Điếu Ngư (BaoMoi) - Hôm qua, Trung Quốc yêu cầu Nhật Bản hủy bỏ việc quốc hữu hóa quần đảo Senkaku/Điếu Ngư; đề xuất giải quyết cuộc tranh chấp chủ quyền thông qua đối thoại, và thúc giục Tokyo “có những nỗ lực cụ thể” nhằm tránh để mối quan hệ song phương trượt ra ngoài tầm kiểm soát.
  • Tân Hoa Xã: Trung Quốc đã đóng xong "tàu du lịch Hoàng Sa" (BaoMoi) - (GDVN) - Chiếc tàu du lịch ra Hoàng Sa mà Trung Quốc sắp triển khai trái phép có tổng trọng lượng 47 ngàn tấn, thân tàu dài 223 mét, cao 31 mét, khoang hành khách có tổng cộng 739 phòng và có thể chở 1965 hành khách, cơ động với tốc độ tối đa 21 hải lý/giờ.
  • Trung Quốc nói rất hay (BaoMoi) - TT - Theo Tân Hoa xã, sáng 9-3 tại Đại lễ đường nhân dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc đã tổ chức buổi họp báo giới thiệu về chính sách ngoại giao và quan hệ đối ngoại trong khuôn khổ kỳ họp lưỡng hội năm 2013.
  • Chiến lược ở Biển Đông của Trung Quốc bị "lật tẩy" (BaoMoi) - Ấn phẩm số tháng 1/2013 của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á đăng bài viết “Trung Quốc và những tranh chấp tại Biển Đông: Chiến lược mới và cũ” của Lye Liang Fook, Trợ lý Giám đốc Viện nghiên cứu Đông Á thuộc Trường Đại học Quốc gia Singapore .
  • Trung Quốc điều tàu thường trú trên biển Đông (BaoMoi) - Tân Hoa xã ngày 9.3 đưa tin đội tàu hải giám thứ 10 của Trung Quốc đang tiến đến đóng thường trú tại cái gọi là “TP.Tam Sa” để “tăng cường tuần tra” vùng biển xung quanh. Hồi tháng 7.2012, Bắc Kinh thành lập “TP.Tam Sa” để tự trao quyền quản lý 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Bản tin tiếng Anh


  • Halt urged to rising luxury goods prices (Washington Post) - A senior tourism official has urged the government to introduce price controls on imported luxury goods, which he said have reached unreasonable levels.
  • Minister optimistic on 2013 trade prospects (Washington Post) - China's exports kept gaining momentum in February amid increasing global demand, while the trade outlook for the whole year is "cautiously optimistic".
  • Foreign nuclear deals 'on way' (Washington Post) - Officials behind China's self-developed nuclear reactor expect to sign its first overseas orders for the technology this year.
  • China supports firms in defending rights overseas (Washington Post) - Minister of Commerce Chen Deming said Friday that the Chinese government will support domestic firms investing overseas that wish to safeguard their rights according to law.
  • Shoppers becoming smarter (Washington Post) - Chinese shoppers have become far smarter than their Western counterparts at checking product information online before taking the plunge.
  • Putting women on the map (Washington Post) - The Austrian embassy in Beijing is presenting Women Can Change the World - the solo exhibition of Chinese artist Feng Ling, in celebration of International Women's Day on March 8.
  • Droughts raise water supply concerns (Washington Post) - In Wang Lianying's backyard are four basins filled with water that she uses for laundry, one each for soaking, soaping, scrubbing and rinsing.
  • Beijing's 225 shades of grey (Washington Post) - A combination of 225 photos taken at the same angle from a building on the Third Ring Road between 8 and 9 am from March 1, 2012 to March 5, 2013 record the different shades of blue and grey skies that shroud the Chinese capital.
  • History unfolds (Washington Post) - The discovery of a 2,500-year-old dagger in Hubei province might prove that the states of Sui and Zeng were actually the same.
  • Books help turn a new page (Washington Post) - Great works of literature guide officials in formulating policies for the future.
  • China calls for cyber rules (Washington Post) - Foreign Minister has rejected accusations that the Chinese government and military are behind cyber attacks on Western websites, calling for "rules and cooperation", instead of a cyber "war".
  • Controversial penalty in review (Washington Post) - Government agencies have been tasked with looking into the reform of laojiao, the process of re-education through labor, and the findings may soon be released.
  • Wu delivers NPC Standing Committee work report (Washington Post) - China's top legislator Wu Bangguo is delivering a report on the work of the 11th National People's Congress (NPC) Standing Committee at the national legislative session Friday afternoon.
  • China's top leaders join discussion with deputies to 12th NPC (Washington Post) - Li Keqiang (C), a member of the Standing Committee of the Political Bureau of the Communist Party of China (CPC) Central Committee, joins a discussion with deputies to the 12th National People's Congress (NPC) from southwest China's Guizhou Province, who attend the first session of the 12th NPC, in Beijing, capital of China, March 7, 2013.
  • China to issue urbanization layout in 2013 (Washington Post) - China is likely to roll out a layout this year to guide the country's urbanization drive to advance in an "orderly and healthy" way, a senior economic official said Wednesday.

Đảng cần tái cơ cấu để tồn tại

Năm 2013 các doanh nghiệp nhà nước được tái cơ cấu.
Theo kế hoạch các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thực hiện cơ cấu lại danh mục đầu tư và ngành nghề kinh doanh, tập trung vào các ngành nghề kinh doanh chính, thoái vốn Nhà nước đã đầu tư vào các ngành không phải kinh doanh chính hoặc không trực tiếp liên quan đến ngành kinh doanh chính và thoái vốn nhà nước ở các công ty cổ phần mà Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối.
Cơ cấu để tồn tại
Không chỉ doanh nghiệp nhà nước, các công ty tư nhân cũng phải cơ cấu lại. Trong bối cảnh kinh tế suy thoái nhiều doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, giảm bớt lực lượng lao động, bộ máy tổ chức được tinh giảm bớt cồng kềnh, trở lên linh hoạt duy trì khả năng tồn tại qua khó khăn.
Trong lĩnh vực chứng khoán nhiều nhà đầu tư cũng cơ cấu lại danh mục đầu tư, bán bớt đi một số cổ phiếu để chỉ tập trung vào một số cổ phiếu. Nhiều công ty chứng khoán rút bớt nghiệp vụ kinh doanh, rút bớt phạm vi hoạt động.
Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cũng phải dứt bỏ một số dự án mặc dù đã được phê duyệt để tập trung nguồn vốn vào chỉ một số dự án trọng yếu.
Ngành ngân hàng đứng trước tình hình nợ xấu và suy thoái cũng đã cơ cấu lại, bằng cách sáp nhập một số ngân hàng, giảm bớt số lượng ngân hàng trên thị trường.
Đứng trước bối cảnh kinh tế khó khăn hầu hết các doanh nghiệp đều phải cơ cấu lại. Điều đó đã được tính toán thận trọng trên mọi phương diện và không ai cho là không đúng.
Đứng trước khó khăn doanh nghiệp hành xử giống như con thuyền vượt đại dương, cần dứt bỏ bớt để nhẹ bớt, hầu vượt qua được bão giông.
Người thuyền trưởng có tầm nhìn xa, tự mình thấy được và giúp các thủy thủ cùng thấy vùng chân trời màu tối phía trước, từ đó có kế hoạch ứng phó với bão giông, sẵn sàng bẻ lái con tàu. Thuyền trưởng khi đó phải có bản lĩnh vững vàng, tinh thần dũng cảm, gạt bỏ mọi ý kiến dao động để kiên quyết hành động.
Giống như thế, lãnh đạo doanh nghiệp cũng phải thấy được những biến đổi theo hướng xấu của môi trường kinh tế xã hội. Từ đó đề ra những biện pháp điều chỉnh để tìm hướng đi.

Áp phích mừng ngày thành lập Đảng
Đảng Cộng sản là lực lượng lãnh đạo mọi mặt đời sống xã hội Việt Nam
Nhìn về Đảng
Liệu lãnh đạo Đảng có thấy được nhu cầu cần phải tái cơ cấu?
Mỗi tổ chức đảng đều có hai vấn đề quan trọng: kết cấu nhân sự và phạm vi hoạt động. Trong quá trình phát triển cùng với sự biến thiên của thời cuộc tổ chức đảng sẽ có những điều chỉnh sao cho phù hợp.
Khi tổ chức còn nhỏ, nhân sự ít thì phạm vi hoạt động cũng hẹp. Sau khi đã nắm chính quyền, trong một thời kỳ dài Đảng Cộng sản đã chủ trương phát triển mạnh về số lượng đảm bảo có đủ nhân sự để lãnh đạo chính quyền và quản lý mọi mặt đời sống xã hội.
Hiện nay, Đảng cộng sản có khoảng 3,6 triệu đảng viên phân bổ trên mọi miền đất nước, hoạt động trong tất cả các cơ quan chính quyền và trong mọi tổ chức xã hội dân sự.
Sự hiện diện của tổ chức Đảng trong mọi mặt đời sống giúp cho các chủ trương đường lối của Đảng được thực thi chặt chẽ và giúp Đảng lãnh đạo kiểm soát xã hội.
Mặc dù vậy cũng phát sinh hạn chế là ở một số phạm vi, sự hiện diện của tổ chức đảng khiến cho đời sống xã hội dân sự bị bóp nghẹt mất đi không gian tự do dân chủ. Bộ máy tổ chức nhân sự khổng lồ là sức ì lớn làm chậm mọi chủ trương đổi mới cải cách của lãnh đạo Đảng.
Đặc biệt khi các đảng viên suy thoái về đạo đức lối sống thì dễ dàng bị nhân dân nhận ra. Tệ trạng này nghiêm trọng đến nỗi chính các cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng đã cảnh báo về sinh mệnh của Đảng và sự tồn vong của chế độ.
Sự suy thoái của đảng viên thực chất chính là việc lãnh đạo Đảng không kiểm soát nổi đảng viên. Điều này phải chăng có nguyên nhân từ số lượng đảng viên quá lớn và phạm vi quản lý quá rộng?
Tôi cho rằng Đảng nên được cơ cấu lại giống như cách các doanh nghiệp đã làm, tức là Đảng nên rút bớt phạm vi hoạt động.
Lâu nay Đảng nắm giữ vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội, nay nên chăng Đảng chỉ nên giữ vai trò lãnh đạo Nhà nước, bớt đi vai trò lãnh đạo xã hội.
Tức là Điều 4 Hiến pháp sẽ được sửa lại chỉ còn: Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước.
Hiến pháp năm 1946
Hiến pháp Việt Nam năm 1946 không quy định Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội
Như thế Đảng sẽ được cơ cấu lại giống như doanh nghiệp, bộ máy Đảng sẽ trở lên nhẹ bớt và linh hoạt. Đảng sẽ củng cố lại tổ chức, siết chặt lại đội ngũ lỏng lẻo, rũ bỏ đi những đảng viên suy thoái để lấy lại uy tín. Đảng sẽ tập trung những đảng viên ưu tú vào lãnh đạo bộ máy chính quyền, trong đó có Chính phủ, quân đội, công an, ủy ban nhân dân.
Phần còn lại là không gian cho các tổ chức xã hội dân sự, Đảng thôi không giữ vai trò lãnh đạo, các đảng viên khi đó có quyền lựa chọn có tiếp tục hoạt động hay không trong các tổ chức đó, song chi bộ đảng sẽ không giữ vai trò lãnh đạo, không áp đặt.
Bằng cách đó, một mặt các chủ trương đường lối của Đảng vẫn còn có chính quyền là công cụ đảm bảo thực thi, Đảng vẫn có quyền và không lo mất vai trò lãnh đạo. Mặt khác, khi rút bớt phạm vi hoạt động, buông bỏ xã hội dân sự sẽ giúp dân chủ hóa đời sống.
Không phải lo ngại
Hiện nay có nhiều tiếng nói yêu cầu bỏ Điều 4 Hiến pháp, yêu cầu thiết lập thể chế đa đảng. Trong đó có những người là đảng viên. Quan điểm của họ cũng có cơ sở hợp lý mà Đảng không thể cứ mãi bác bỏ. Nếu thấy chưa thể đa đảng thì nên chăng hãy tìm ra đường lối giải quyết dung hòa?
Sẽ có người lo ngại nếu Đảng lùi một bước trước những đòi hỏi sẽ tạo đà khiến cho Đảng phải lùi thêm bước nữa và mất dần khả năng kiểm soát Nhà nước, xã hội.
Tôi cho rằng nếu Đảng được cơ cấu lại khi đó Đảng sẽ được thanh lọc, thành phần tinh hoa nhất sẽ lãnh đạo chính quyền và đó chính là nguồn lực tạo sức mạnh khiến Đảng mạnh lên. Khi Đảng tập trung nguồn lực cho lãnh đạo Nhà nước thì có cơ sở để tin Đảng sẽ nắm chắc hơn, làm tốt hơn.
Khi được buông bỏ, xã hội dân sự có được không khí tự do dân chủ sẽ song hành cùng với Đảng nâng tầm phát triển đời sống nhân dân, khi đó Đảng sẽ có được uy tín trong dân với tư cách là người chủ đạo việc thay đổi và đem lại kết quả tích cực. Mặt khác Đảng cũng vẫn gián tiếp lãnh đạo đời sống xã hội bằng cách thông qua luật pháp nhà nước. Xã hội dân sự phải tuân thủ luật pháp và cũng liệu mà hoạt động, nếu không muốn Đảng quay lại chi phối.
Đảng Cộng sản cũng đang trong hoàn cảnh phải 'cải cách để sống còn'?
Đã có thời kỳ Đảng không lãnh đạo Nhà nước do chưa nắm được chính quyền, nhưng lịch sử đã chứng minh điều đó không hề ảnh hưởng tới sự lớn mạnh của Đảng. Nay Đảng đã nắm được chính quyền, tuy không lãnh đạo xã hội dân sự cũng không có lý do gì khiến Đảng không vững mạnh thêm.
Đã qua rồi thời kỳ Đảng cần có nhiều đảng viên để kiểm soát mọi mặt đời sống xã hội. Vai trò của tổ chức Đảng trong đời sống dân sự đến đâu, 6.000 đảng viên của Vinashin hẳn giúp ta thấy được phần nào của bức tranh toàn cảnh. Giai đoạn này Đảng cần cơ cấu lại, tập trung phát triển về chất lượng đảng viên và chất lượng lãnh đạo điều hành.
Chính Đảng cũng đã thấy được bộ máy cồng kềnh áp đặt lên đời sống xã hội đã không đem lại hiệu quả điều hành đất nước, không tốt cho Đảng. Vì lẽ đó nên từ năm 2008 Đảng và Nhà nước đã thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường, thực chất là bỏ bớt đi phạm vi hoạt động của Đảng trong hệ thống. Điều này xem như một bước tạo đà để mạnh dạn thực hiện thêm những đổi mới.
Cũng sẽ vấp phải những tiếng nói phản đối do quyền lợi bị ảnh hưởng. Nhưng đứng trước nguy cơ tồn vong, lãnh đạo Đảng cần mạnh mẽ quyết đoán như người thuyền trưởng, lấy sứ mệnh và quyền năng của người đứng đầu để hành động. Khi Đảng cơ cấu lại sẽ lồng vào đó rũ bỏ đi những đảng viên thoái hóa biến chất, những đảng viên trung thành sẽ vì quyền lợi của chính Đảng mà ủng hộ chủ trương này.
Nhìn sang nước phát triển như Singapore sẽ giúp Đảng củng cố niềm tin, đảng lãnh đạo bên đó cũng chỉ lãnh đạo chính quyền mà không lãnh đạo đời sống xã hội dân sự, dành phần không gian cho xã hội công dân, có thế đất nước mới phát triển yên bình.
Cuối cùng, để tồn tại và tiếp tục phát triển các doanh nghiệp đều cơ cấu lại và không ai cho điều đó là không đúng, nhưng đã có ai nhận ra là Đảng cũng cần được tái cơ cấu? Bài viết này do thiếu những dữ kiện thông tin cần thiết nên không thể triển khai sâu thêm, rất mong được tiếp tục nghiên cứu.
LS Ngô Ngọc Trai
* Bài viết thể hiện quan điểm và cách hành văn của tác giả, một luâṭ sư thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Nam Định.
(BBC)

Chính quyền và đảng đang lúng túng, hốt hoảng và tự mâu thuẫn

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tác giả cho rằng chính quyền và đảng đang 'lúng túng, hốt hoảng và tự mâu thuẫn'

Công thư khẩn mà ông Nguyễn Sinh Hùng ký ban hành ngày 6 tháng 3 để gia hạn thêm sáu tháng cho người dân góp ý về bản dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992 mà đáng lý ra chấm dứt vào ngày 31 tháng 3 tới đây, mặc dù mang tính chất hành chánh; nhưng nó đã hé mở cho dư luận thấy rằng vấn đề sửa đổi hiến pháp không còn đơn thuần là “góp ý” từ người dân mà ngược lại chính nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam sẽ phải xoay trở như thế nào về những góp ý này.

Vì chủ quan và nhất là tin vào khả năng điều động 700 tờ báo, cơ quan truyền thông của đảng để phản luận và dập tắt mọi góp ý “sai lệch đường lối lãnh đạo của đảng” như đã làm trong các kỳ kêu gọi góp ý trước đây, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã bị lúng túng và trở nên hốt hoảng trong đợt góp ý bản dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992.

Trước khi đưa bản dự thảo ra cho người dân góp ý, ông Phan Trung Lý, phó trưởng bản biên soạn dự thảo đã có cuộc họp báo vào ngày 29 tháng 12 năm 2012, khẳng định chắc nịch rằng “Nhân dân có thể cho ý kiến đối với Điều 4 hiến pháp như với tất cả các nội dung khác trong dự thảo, không có gì là cấm kỵ cả”.
"Trước đây, những đòi hỏi bỏ điều 4 hiến pháp chỉ tập trung trong thành phần nhân sĩ ở ngoài đảng, do đó mà lãnh đạo đảng CSVN chủ quan nghĩ rằng những đòi hỏi đó không tạo nên áp lực bên trong đảng"
Nếu có bản lãnh thật sự và tôn trọng những điều khẳng định nói trên, các ông trong Bộ chính trị từ ông Nguyễn Phú Trọng cho đến ông Lê Hồng Anh, Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Xuân Phúc… đã không nên vội vã có những phát biểu thiếu cẩn trọng, quy chụp những góp ý nào là “chống đảng” hay “suy đồi đạo đức”.

Thay vì có hàng trăm tờ báo, cơ quan truyền thông của đảng đứng về phía lãnh đạo để mạt sát những ai góp ý như cách nay vài năm; người ta chỉ thấy có vài tờ báo và trang mạng của đảng loan tải một cách cô độc trước làn sóng phẫn nộ của dư luận tràn ngập trên các mạng xã hội.

Có lẽ chưa bao giờ, nhà cầm quyền Hà Nội phải đối diện một cuộc “đối đầu” mạnh mẽ mặc dù diễn ra trên thế giới ảo (hiện có hơn 31 triệu người sử dụng Internet tại Việt Nam); nhưng đó là một báo hiệu cho thấy người dân đã không còn im lặng nữa.

Công thư khẩn được phổ biến trong bối cảnh như vậy không thể là quyết định đơn phương của ban soạn thảo dự thảo hiến pháp mà đến từ một phiên họp khẩn của bộ chính trị, để tránh một hiện tượng đối đầu do phản ứng hốt hoảng của một số lãnh đạo.

Nhìn trên lăng kính của đấu tranh bất bạo động, công thư khẩn mà ông Nguyễn Sinh Hùng ký chuyển hạn góp ý dự thảo sửa đổi hiến pháp thêm 6 tháng là một chiến thắng nhỏ của làn sóng phản biện từ người dân.

'Giữ, bỏ Điều 4?'

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng mới đây cảnh báo dấu hiệu phạm pháp và lợi dụng trong góp ý sửa Hiến pháp

Có rất nhiều ý kiến được nêu ra liên quan đến một số điều khoản cần phải sửa hay viết lại trong bản dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992. Ngoài ra, có đến ít nhất 3 bản dự thảo hiến pháp được đề nghị từ một số vị nhân sĩ, đảng phái, tổ chức chính trị. Tuy nhiên mấu chốt của các nội dung góp ý đa số nằm ở điều 4 hiến pháp 1992.

Đây là điều khoản đã từng hiện hữu trong các hiến pháp trước đây và được các nhà dân chủ, trí thức và đảng phái chính trị đề nghị loại bỏ vì nó không chỉ tước đoạt quyền làm chủ đất nước thật sự của người dân mà còn là căn nguyên dung dưỡng một thiểu số độc quyền đứng trên tất cả.

Trước đây, những đòi hỏi bỏ điều 4 hiến pháp chỉ tập trung trong thành phần nhân sĩ ở ngoài đảng, do đó mà lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam chủ quan nghĩ rằng những đòi hỏi đó không tạo nên áp lực bên trong đảng khi mà quyền ban phát bỗng lộc và quyển sổ hưu vẫn nằm trong tay đảng.

Từ vài năm qua, những yếu kém trong vấn đề lãnh đạo đất nước cùng với những thao túng tài nguyên quốc gia của các nhóm lợi ích cấu kết quanh một vài thành viên Bộ chính trị, khiến cho những người đảng viên lương thiện thấy rằng điều 4 hiến pháp còn tồn tại sẽ rất nguy hiểm không chỉ cho đất nước mà còn cho chính họ.
"Sự nguy hiểm của điều 4 hiến pháp đã trở thành một trăn trở chung cho những người VN yêu nước. Vì thế nó đã trở thành một sức bật nối kết mọi người trong và ngoài đảng CS khẳng định rằng điều 4 là một cản trở cho tiến trình dân chủ hóa và phát triển VN"
Đó là lãnh đạo đảng và các nhóm lợi ích đã và đang cấu kết nhau một mặt dựa vào Bắc Kinh để duy trì quyền lực độc tôn và chia chác tài sản quốc gia cho từng bè phái. Mặt khác, họ lại núp dưới chiêu bài chống “diễn biến hòa bình” để đàn áp những người yêu nước.

Sự nguy hiểm của điều 4 hiến pháp đã trở thành một trăn trở chung cho những người Việt Nam yêu nước. Vì thế nó đã trở thành một sức bật nối kết mọi người trong và ngoài đảng Cộng sản khẳng định rằng điều 4 hiến pháp là một cản trở cho tiến trình dân chủ hóa và phát triển Việt Nam.

Do đó, việc bỏ hay giữ điều 4 hiến pháp không còn là “góp ý” của người dân trong 6 tháng tới mà nó chính là vấn đề phải giải quyết của lãnh đạo đảng.

Nếu vài năm trước đây ông Nguyễn Minh Triết tuyên bố bỏ điều 4 là tự sát thì tình hình hiện nay cho thấy là nếu lãnh đạo đảng tiếp tục giữ điều 4 cũng sẽ là tự sát. Nội bộ đảng chắc chắn sẽ chia làm hai mảnh: Bỏ 4 và Giữ 4. Đồng thời lằn ranh “đối đầu” giữa lãnh đạo đảng với người dân ngày càng trở nên quá lớn.
Điều 4 hiến pháp đang trở thành một tiến thoái lưỡng nan cho lãnh đạo Hà Nội.

'Tiết kiệm thời gian'

Nguyễn Đình Lộc
Nhiều cựu quan chức đã 'sát cánh' cùng các nhân sỹ, trí thức và quần chúng trong đợt kiến nghị thay, sửa hiến pháp

Sự kiện một số nhân sĩ khởi xướng “kiến nghị 72”, “cùng viết hiến pháp” cũng như một vài tổ chức đề nghị các phiên bản dự thảo hiến pháp khác, cho thấy là nhu cầu thảo luận để tiến đến một quy trình soạn thảo bản hiến pháp dân chủ tương lai rất cần thiết.

Có thể một số người sẽ không đồng ý khi cho rằng chế độ độc tài cộng sản còn đó thì mọi thảo luận cũng trở nên vô ích khi mà người dân chưa nắm trong tay quyền làm chủ đất nước thật sự.

Ý kiến này thoạt nghe thì có lý nhưng trong mọi cuộc tranh đấu, bên cạnh những nỗ lực tháo gỡ xích xiềng độc tài hiện tại, việc chuẩn bị nền tảng cho thể chế dân chủ đích thực sau đó vô cùng hệ trọng, mà một bản hiến pháp mới đóng vai trò then chốt.
"Kinh nghiệm từ một số nước từng thoát khỏi độc tài trong quá khứ, đã hối tiếc vì chờ đến sau ngày đổi đời mới ngồi xuống bàn soạn bản hiến pháp mới. Mong rằng dân tộc VN sẽ rút tỉa những kinh nghiệm này từ các nước đã từng bước từ độc tài sang dân chủ, có những chọn lựa khôn ngoan hơn"
Nền tảng này được thiết lập càng sớm thì thời gian biến động càng ngắn, rủi ro xuất hiện thế lực độc tài mới càng thấp, và đất nước bước vào giai đoạn hồi phục, thăng tiến càng nhanh.

Kinh nghiệm từ một số nước từng thoát khỏi độc tài trong quá khứ, đã hối tiếc vì chờ đến sau ngày đổi đời mới ngồi xuống bàn soạn bản hiến pháp mới. Mong rằng dân tộc Việt Nam sẽ rút tỉa những kinh nghiệm này từ các nước đã từng bước từ độc tài sang dân chủ, có những chọn lựa khôn ngoan hơn.

Hơn thế nữa, khi Hà Nội bị dồn vào thế tiến thoái lưỡng nan về điều 4 hiến pháp, việc hình thành một mạng lưới chung trao đổi về các vấn đề dân chủ của đất nước sẽ tránh được những ngộ nhận, phân hóa trong lực lượng dân chủ vào thời điểm chín muồi của lịch sử.

Trong sự đàn áp thô bạo hiện nay, lực lượng dân chủ khó có thể trao đổi mọi vấn đề và nhất là đi vào chi tiết từng điều, khoản của bản hiến pháp dân chủ. Tuy nhiên có nhiều chủ đề lớn và căn bản có thể đem ra bàn luận từ bây giờ để có mọi góc nhìn, mọi quan điểm, và từ đó xây dựng sự đồng thuận hay thấy rõ đâu là ý nguyện của đa số. Các tổng kết quan niệm nền tảng này sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức cho một hội đồng thảo hiến được chính thức thành lập mai sau.

'Chọc giận nhân dân'

Biểu tình chống ở Việt Nam
Trong thời gian gần đây, người dân Việt Nam đã xuống đường nhiều hơn trước vì các lý do khác nhau

Nếu hiến pháp là văn kiện gốc quy định những nguyên tắc làm nền cho việc xây dựng thể chế chính trị dân chủ và nhà nước pháp quyền để bảo vệ và phục vụ những quyền cơ bản của người dân thì tối thiểu một số vấn đề căn bản sau đây cần sự đồng thuận rộng rãi trước tiên.

Đó là các vấn đề quyền lập hiến và tu chính hiến pháp của toàn dân; các quyền căn bản của công dân; vai trò, thẩm quyền, và sự thống thuộc của các bộ phận chính phủ trước dân tộc; cách tổ chức chính phủ; cách tuyển chọn chính phủ; và các nguyên tắc bảo vệ những thành phần thiểu số trong mọi lãnh vực trong cộng đồng dân tộc.
"Nhưng sự hốt hoảng và quy chụp vội vã của một số lãnh đạo đảng vừa rồi cho người dân thấy rõ là bộ chính trị đã cạn kiệt khả năng giữ chặt đảng trong lô cốt độc tài"
Những vấn đề khác như chọn các biểu tượng chung của dân tộc làm sao để giúp mọi thành phần vượt qua các lằn ranh chia cắt -- Quốc huy, Quốc kỳ, Quốc ca; các phương hướng lớn phục vụ xã hội như giáo dục, y tế; vai trò và nhiệm vụ của các định chế lớn của quốc gia như công an, quân đội; v.v. sẽ được bàn thảo tiếp theo sau khi những vấn đề căn bản nói trên đã có sự đồng thuận rộng rãi.

Từ nhiều năm qua, lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam thường hay đề cập về vấn đề dân chủ hóa ở trong đảng và đặt đảng dưới sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về các quyết định của mình. Tất cả chỉ là những thuật ngữ cho mục tiêu lừa dối những đảng viên lương thiện và người dân để duy trì quyền lực và quyền lợi cho gia đình và phe nhóm.

Nhưng sự hốt hoảng và quy chụp vội vã của một số lãnh đạo đảng vừa rồi cho người dân thấy rõ là bộ chính trị đã cạn kiệt khả năng giữ chặt đảng trong lô cốt độc tài. Rồi đây, chính họ sẽ đổ lỗi và quy trách nhiệm lẫn nhau trong 6 tháng tới và có thể sẽ tái diễn một lần nữa việc tập thể bộ chính trị xin trung ương đảng kỷ luật vì tội chọc giận “người dân”.

Bài phản ánh quan điểm riêng và văn phong của tác giả, hiện là Tổng bí thư Đảng Việt Tân có văn phòng tại Hoa Kỳ. Đồng thời là tác giả tập biên khảo chính trị ' Bấm Đông Âu Tại Việt Nam.'

Lý Thái Hùng
Gửi cho (BBC) từ California, Hoa Kỳ

Sao Đảng không giành lấy quyền lãnh đạo một cuộc diễn biến hòa bình vì Dân tộc?

( Lá thư ngỏ cuối cùng gửi anh Nguyễn Phú Trọng )

Thưa anh Trọng,

Hai năm trước đây, vào đúng giờ phút giao thừa năm Tân Mão, tôi đã mạo muội viết thư gửi anh. Năm Quý Tỵ này, cũng vào giờ khắc giao thừa thiêng liêng, tôi lại cầm bút viết thư cho anh, nhưng tôi cứ chần chừ chưa gửi vì không biết nên gửi anh theo đường nào. Có lúc tôi đã quyết định đưa lên mạng để lá thư chắc chắn không dễ bị ‘thất lạc’ như thư gửi qua đường Bưu điện; tôi nghĩ thế nào anh cũng sẽ đọc được thư đó, vì nghĩ anh là giáo sư tiến sĩ thì chắc rất thành thạo sử dụng mạng Internet, hoặc chí ít cũng có thư kí báo cho anh biết là anh có thư (sự thực đúng như vậy, gần đây, “vài lời với Tổng bí thư” của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên cũng đăng trên mạng Internet đã nhanh chóng đến tai anh và cũng đã nhanh chóng được ‘ xử lý’ ).

Thưa anh, cái thư nói trên giờ đã trở thành ‘bức thư không gửi’ rồi. Tôi quyết định không công bố nó nữa, vì nhiều nội dung lá thư ấy đến nay tôi nghĩ đã trở nên quá vô vị đối với anh, mặc dù nó mang tâm huyết của tôi và được viết ra trong một thời khắc thiêng liêng của người Việt Nam.

Trong lá thư kia, tôi đã cố thuyết phục anh nhiều vấn đề. Chẳng hạn như tôi đã đề nghị anh nên nghe thông tin nhiều chiều, đừng coi tất cả những thông tin ‘không chính thống’ được đưa lên mạng của các trang web, blog cá nhân là “những thông tin xấu, độc hại” (như anh đánh giá trong Hội nghị tổng kết công tác tuyên giáo toàn quốc năm 2012 họp vào ngày 9-1-2013). Tôi đã mong anh, với tư cách TBT Đảng đang chịu trách nhiệm quyết định đường đi nước bước cho Dân tộc hãy thực sự cầu thị, thực sự bỏ công nghiên cứu, phân tích, so sánh, đi từ định lượng đến kết luận định tính (và nhất là tránh định kiến). Có vậy mới kết luận được chính xác đâu là đúng đâu là sai để tìm cho đất nước một con đường phát triển thật sự bền vững, phù hợp với xu thế của thời đại.

Trong thư kia, tôi cũng viết rằng tôi rất thông cảm và hiểu sự say mê đến cố chấp của anh về ‘định hướng XHCN’. Chúng ta cùng được học các thày ở Bộ môn Mác- Lê trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, chúng ta từng thấm thía lời các thày nói về tính ưu việt của CNXH và sự tươi sáng vô song của chủ ngĩa CS; chúng ta cũng được dạy về sức mạnh vô địch của 3 dòng thác Cách mạng trong thời đại ngày nay… Đến nay mà nói, chính bản thân tôi cũng vẫn đánh giá rất cao giá trị của phong trào CS và công nhân quốc tế đối với tiến trình phát triển của nhân loại. Trong giai đoạn CNTB dã man, nó đã bộc lộ vô vàn cái xấu xa hư hỏng, điều đó thể hiện qua rất nhiều tác phẩm văn học thuộc dòng hiện thực phê phán thế kỉ 19 được coi là kinh điển của thế giới. (Những nhà văn đó không phải tín đồ của CN Mác – Lê nào hết). Vì vậy phong trào CS và công nhân thế giới ra đời để chống CNTB, lúc đó sự việc đó là khách quan, là tất yếu, là cần thiết cho nhân loại. Nói cách khác, nó đã là sự phản biện mạnh mẽ, đã gây ra áp lực cực lớn khiến CNTB buộc phải điều chỉnh trên nhiều nội dung rất căn bản. Đến nay, chẳng phải là nhiều nước gọi là nước tư bản, không đi theo con đường XHCN đã trở nên thông minh hơn, hợp lý hơn, được lòng dân hơn và thực tế đã đưa đất nước phát triển nhanh và lành mạnh hơn nhiều nước gọi là XHCN. Lấy ví dụ như nước Ca na đa, trước kia đã từng là đại diện cho ‘phe đế quốc tư bản’ trong bộ ba Ca na đa+ Ấn độ + Ba lan làm Ủy ban quốc tế giám sát thi hành hiệp định Giơ ne vơ ở VN. Giờ đây nước Ca na đa TBCN ấy như thế nào, anh đã tìm hiểu chưa? Nếu chưa, anh hãy cho trợ lý tập hợp tư liệu sách báo và phỏng vấn thật nhiều Việt kiều yêu nước đang định cư ở bên đó xem họ nói sao. Hoặc tình hình hiện tại ở Nam Bắc Triều Tiên, nếu thực sự nghiên cứu nghiêm túc khách quan, ắt sẽ thấy được lời giải chính xác ngay thôi. Vào thời điểm nước ta bước vào cuộc Đổi mới, có ông thày giáo dạy ở trường Nguyễn Ái Quốc đến giảng cho đơn vị tôi, ông dẫn một câu nói của Lê nin mà tôi thấy rất hay, khiến tôi nhớ mãi : Thà CNTB thông minh còn hơn CNXH ngu dốt- chỉ tiếc tôi chưa tra cứu được câu nói đó ở trang nào dòng nào trong trước tác của Lê nin (và có thể còn nhiều ví dụ sinh động xác thực hơn nếu ta chịu khó tìm hiểu, phải không ạ).

Trong thư kia, tôi cũng đã tỏ sự vui mừng và hi vọng nhiều ở chuyến thăm Xing ga po vừa qua của anh, tôi cứ nghĩ anh đã tận mắt chứng kiến những việc người ta làm nên có thể tiếp thu lấy những cái hay của họ mang về cho nước ta cơ. Cái nước Xing ga po bé nhỏ mà mạnh mẽ ấy, họ đã làm được những kỳ tích gì mà không phải là do con đường XHCN dẫn dắt? Tôi cũng biết rằng, ngày nay, chưa có một chủ nghĩa nào là giải pháp tối ưu cho toàn nhân loại, nhưng cái gì đã thể hiện được tốt hơn, hay hơn thì vì cớ gì mà ta cứ cố công bài xích, không chịu tiếp thụ?

Thưa anh Trọng, đến lúc này, sau những câu anh nói ở Vĩnh Phúc mà VTV của Đảng Chính phủ đưa ra trong tối 25-2 vừa qua thì tôi thấy tuyệt vọng rồi. Tôi chắc chẳng còn ai, chẳng còn lời lẽ nào có thể thuyết phục được anh nữa. Nhưng đã tuyệt vọng sao còn viết lá thư này? Thưa anh, anh hãy vui đi, lá thư này là thư cuối cùng tôi viết để làm rác tai anh đấy. Sau này e rằng tôi sẽ chẳng còn cơ hội nào lấy tư cách một người đồng môn, một cựu Đảng viên để gửi cho đồng chí Tổng bí thư nữa đâu. Tôi nay không định thuyết phục, chỉ muốn đặt ra một số câu hỏi mà không đòi anh phải trả lời. Biết đâu tôi sẽ chẳng bị anh cho xử lý như ý định xử lý những người kí kiến nghị tập thể,khiếu nại đông người và biểu tình chống TQ? Cái từ xử lý kia nghe qua thì rất bình thường nhưng thật ra thì nhiều nghĩa đấy phải không anh. Trong số thần dân dại dột mà anh định xử lý, thật không may lại có cả những người cách mạng lâu năm mà tuổi đảng của họ còn cao hơn cả tuổi đời của anh, lại có những người có thành tựu to lớn không những với nước ta mà còn có danh thơm trên thế giới…Vậy anh tính xử lý như thế nào đây? Liệu anh có cho triệu tập họ đến ngồi bàn đối thoại với anh cho đến nơi đến chốn, lúc đó anh hoàn toàn có thể dùng lý lẽ sắc bén của Tiến sĩ xây dựng Đảng để đấu với họ đến khi nào họ tâm phục khẩu phục thì thôi? Hay là …anh sẽ cho xử lý họ bằng những bao cao su đã qua sử dụng, bằng những vụ tai nạn giao thông hoặc nếu cần, thì là những viên đạn súng giảm thanh? Cũng đành, anh là Đảng, là người nắm sinh mạng của toàn dân, anh muốn sao chả được.

Tôi muốn hỏi: Đã có lúc nào anh vi hành đến chỗ vườn hoa trước cửa đền Quán Thánh bên bờ Hồ Tây để tận mắt nhìn kĩ tận mặt mũi chân tay những người dân ‘khiếu kiện đông người’ bao tháng ngày ăn đất nằm sương kia chưa? Nhiều lần đi qua đấy, nhất là vào những ngày đông giá rét như cắt ruột, thấy đồng bào mình áo quần mong manh, mặt mày tím tái, tôi không cầm được nước mắt nữa. Anh hãy chỉ ra thế lực thù địch nào xuibẩy kích động họ xem nào? Anh đã gặp trực tiếp, đã hỏi chuyện họ bao giờ chưa? Anh căn cứ vào đâu để gán cho họ là phản động, là suy thoái đạo đức?

Thưa anh Trọng, anh luôn nói về ‘khách quan’, ‘biện chứng’, vậy cớ làm sao anh không thể nhìn ra mối quan hệ rất chi là biện chứng, mối quan hệ nhân- quả rất khăng khít giữa thể chế độc đảng toàn trị, chế độ sở hữu ‘toàn dân’về đất đai lâu nay ngự trị trên đất nước ta với tệ nạn tham nhũng nặng nề trong giới quyền chức hiện thời? Anh đã hăng hái chống tham nhũng, vậy sao còn ra sức cổ súy cho những điều kiện tối ưu từng ngày từng giờ đẻ ra tham nhũng? Sau hội nghị TƯ 6 vừa qua, chẳng phải chính anh cũng đã buồn bã than rằng: “…sự đời nó không đơn giản thế. Cứ nói cùng là Đảng viên cả, cùng là Ủy viên TƯ, Bộ chính trị cả thì phải tin các đồng chí ấy chứ. Nhưng khổ là bên ấy (chắc anh muốn nói là bên Chính phủ?) quá nhiều việc, chưa nói là tâm lý ăn cây nào rào cây ấy, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ hay không? Anh nào ra cái đề án cũng phải cố gắng bảo vệ cho mình. Thế là không có người thẩm định, không có người kiểm tra nên mới dẫn đến cái sai như vừa rồi ” (trích theo VietnamNet ngày 3-12-2012).Vậy theo anh, cái dự án bô xit Tây Nguyên có phải loại dự án đó không? Bây giờ nó đã rõ là sai chưa? Anh có nhớ mấy năm trước đã có biết bao nhà khoa học họ tự nguyện giúp Đảng thẩm định, đã phát biểu can ngăn rất thiết tha mà Đảng vẫn cứ không chịu nghe.Và chính anh cũng nói đó là chủ trương lớn của Đảng, anh có nhớ không?

Thưa anh Trọng, tôi còn rất nhiều câu muốn hỏi anh, nhưng thư đã quá dài, tôi đang cố gắng chốt lại cho gọn gọn một chút, anh gắng xem (hoặc nghe, đọc) nốt nhé . Tôi muốn biết khi phê phán gay gắt những ý kiến của các trang web, blog cá nhân, thực tình anh có trực tiếp đọc hay không? Hay chỉ giao cho các trợ lý đọc rồi ‘tổng hợp báo cáo’?Tôi tin, nếu anh tự mình đọc, chắc anh sẽ chắt lọc được những ý kiến rất đúng mức, đầy đủ tính xây dựng, rất bổ ích đấy, anh cứ thử đọc mà xem, đừng thành kiến. (Ấy chết, xin lỗi, tôi lại cố thuyết phục anh rồi!)

Tôi xin hỏi: anh có đọc báo Nhân Dân (giấy) số ra ngày 16-1-2013 không? Trong tờ báo đó, Chủ tịch Trương Tấn Sang có nêu rằng hiện nay đang có “ một số thế lực bên ngoài vẫn luôn tìm cách gây mất ổn định chính trị – xã hội và đe dọa chủ quyền lãnh thổ ”. Theo anh, các thế lực mà Chủ tịch Sang nói đó là ai? Thời điểm này ai đang đe dọa chủ quyền lãnh thổ của VN thì cả thế giới đều biết, huống chi là người VN! Chẳng lẽ anh lại không biết rằng đại đa số nhân dân VN cũng đang cảnh giác cao độ với kẻ địch đó? Chính kẻ thù đó đang đưa đất nước ta vào tình cảnh nguy hiểm, thậm chí là ngàn cân treo sợi tóc đấy.Một câu hỏi lớn đặt ra là:Nếu hiện giờ Đảng và nhân dân đều đã xác định có chung một thế lực thù địch thì sao Đảng lại sợ nhân dân tin theo bọn địch đó? Sao Đảng không giành lấy quyền lãnh đạo nhân dân làm một cuộc ‘diễn biến hòa bình’vì lợi ích chung của Dân tộc ta ? Tại sao Đảng lại luôn hô hào chống diễn biến hòa bình? Chẳng lẽ Đảng có lợi ích nào khác với nhân dân chăng? Chẳng lẽ Đảng muốn có một cuộc diễn biến không hòa bình?Tôi lại xin hỏi: Anh nghĩ sao về tình hình đất nước Mian ma ngày nay?Anh đã đọc bao nhiêu tài liệu phản ánh quá trình thoát Hán của Mian ma?

Thưa anh, giờ chỉ còn một câu hỏi cho việc riêng tư thôi, cho phép tôi hỏi nốt. Số là, hai năm trước đây, một số thày cô của cả tôi và anh đã nói chỉ mong Phú Trọng đừng làm gì khiến thày cô phải xấu hổ. Hai năm qua,các thày cô nghĩ sao về ngôn hành của anh, tôi chưa dám hỏi. Tôi chỉ xin hỏi : anh đã có kế hoạch bố trí ngày nào đó để thăm và hỏi ý kiến thày cô chưa?

Đến đây tôi thực sự xin dừng lời. Chúc anh mạnh.

Nguyễn Nguyên Bình

Một người đồng môn

Ghi chú: bà Nguyên Bình là Nhà văn, Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội và là con gái của Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh.

Ngư dân Trung Quốc ngang nhiên tung hoành trên Biển Đông

Các tàu đánh cá Trung Quốc.
Các tàu đánh cá Trung Quốc. (REUTERS/Stringer)

Theo nhận xét của AFP trong bản tin hôm nay 10/03/2013 thì tuy Biển Đông nằm trong số vùng biển bị tranh chấp gay gắt nhất trên thế giới, nhưng ngư dân Trung Quốc vẫn ngang nhiên đánh cá ở nơi nào họ muốn, bất chấp sự phản đối của các nước láng giềng đang đòi hỏi chủ quyền.

Hãng tin Pháp trích lời của Liang Min, một ngư dân 29 tuổi nói rằng : « Có hơi nguy hiểm, nhưng đây là vùng biển của Trung Quốc nên chúng tôi chẳng sợ. Biển Đông là của chúng tôi, việc gì mà phải ngưng lại ? ». AFP nhận định, thật ra chủ quyền trên Biển Đông đang bị tranh chấp với nhiều nước châu Á và ngư dân trên có nguy cơ dính líu vào những sự cố mang tính quốc tế, khi thường xuyên ngang dọc trên vùng biển mà căng thẳng đang dâng cao.

Bắc Kinh đòi hỏi vùng lãnh hải « lịch sử » rộng mênh mông tại Biển Đông. « Đường lưỡi bò » 9 điểm do Bắc Kinh tự ý vạch ra trên bản đồ từ năm 1940, chạy dài thậm chí đến đảo Bornéo, cách vùng duyên hải Trung Quốc đến hơn 1.000 cây số. Các nước láng giềng như Việt Nam, Philippines, Indonesia đều phẫn nộ khi phát hiện đường lưỡi bò này được in trên các hộ chiếu mới của Trung Quốc.

Khi phát biểu khai mạc phiên họp Quốc hội ngày 05/03/2013 Thủ tướng mãn nhiệm Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã nhấn mạnh rằng rằng Bắc Kinh quyết tâm « phát triển kinh tế biển (…) và bảo vệ các quyền và lợi ích trên biển ».
Đối với Wang, một chủ tàu cá ở Đàm Môn (Tanmen), thì đơn giản là : « Biển Đông là của chúng tôi, tổ tiên chúng tôi đã từng đánh cá ở đây ». Người chủ tàu sắp về hưu này mỗi ngày đều bủa lưới thu về nào mực, cá kiếm, cá nục…mang về cảng cá cũ kỹ nhưng sinh động của đảo Hải Nam, nơi có cả một đoàn tàu hùng hậu. Ông ta sử dụng lý lẽ của báo chí chính thức, vốn lặp đi lặp lại là ngư dân Trung Quốc đã qua lại trên vùng biển này từ thời Hán, tức 200 năm trước Công nguyên.

Biển Đông là tuyến đường hàng hải quan trọng, vận chuyển một phần ba lượng hàng hóa thương mại trên thế giới, và có tiềm năng dầu khí rất lớn. Nhưng các ngư phủ ở Đàm Môn thì chỉ quan tâm đến nguồn hải sản phong phú tại đây.
Tàu cá Trung Quốc ở ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa – mà Trung Quốc đánh chiếm từ Việt Nam Cộng Hòa năm 1974 – đông đảo cho đến nỗi Liang kể rằng ê-kíp của mình phải đánh cá ban đêm để bắt các đàn cá đang say ngủ trong các rạn san hô.

Còn tại quần đảo Trường Sa – đang bị tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Trung Quốc, Philippines, Malaysai và Brunei – thì « dễ dàng hơn vì còn ít tàu đánh cá », theo như bà Guo, đang hành nghề với chồng trên chiếc tàu dài 18 mét, mua được nhờ chính quyền địa phương cho vay. Bà nói : « Có hơi sợ một chút khi có nhiều tàu Việt Nam, nhưng số lượng tàu của chúng tôi đông đảo hơn và to hơn nên không ngại ».

Tuy vậy, theo AFP, nguy cơ đang là hiện thực : Bắc Kinh than phiền rằng từ năm 1989 đến nay đã có trên 11.000 thủy thủ Trung Quốc là nạn nhân của các vụ tấn công, bị cướp hay bị bắt giữ tại các nước khác. Bắc Kinh đã « đáp trả » bằng cách tăng cường lực lượng tuần tra. Trong một vụ xảy ra năm ngoái, Trung Quốc đã bắt giữ 21 ngư dân Việt Nam.

Mùa hè năm 2012, Bắc Kinh đã điều một tàu tuần tiễu đi hỗ trợ 30 tàu cá Trung Quốc đến tận Trường Sa. Hành động này cho thấy đánh cá chỉ là một cái cớ để Trung Quốc dấn tới trên bàn cờ.

Bắc Kinh cũng tăng tốc hiện diện quân sự, khi vào năm ngoái đã cho lập một thành phố mới và một đạo quân đồn trú tại Trường Sa. Đó là « thành phố Tam Sa », thành phố nhỏ thứ hai trên thế giới sau Vatican, với 1.000 dân sinh sống, trên vùng biển rộng đến 2 triệu km vuông mà Bắc Kinh tự cho mình là chủ nhân. Những dự án mở rộng du lịch cũng đang được tiến hành.

Ngày càng lo ngại, các nước láng giềng đã siết chặt thêm quan hệ với Hoa Kỳ và tăng cường lực lượng hải quân, đặc biệt là sau khi Trung Quốc cho trình diện chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên.

Nhưng theo ông Ngô Sĩ Tồn (Wu Shicun), Viện trưởng Viện quốc gia Nghiên cứu Biển Đông (NISCSS) của Hải Nam, thì sự bành trướng trên biển của Trung Quốc hãy còn « quá chậm ».

Ông ta nói : « Tôi hy vọng rằng chiếc hàng không mẫu hạm của chúng tôi sẽ sớm được gởi đến Nam Sa (từ ngữ mà Bắc Kinh dùng để chỉ Trường Sa). Trung Quốc đang chịu áp lực trên Biển Đông, nhất là với sự xuất hiện của Hoa Kỳ. Chúng tôi phải đóng một vai trò tích cực hơn ».

Triển vọng này làm cho ngư dân Liang rất phấn khởi : « Nay thì có các lực lượng công an ưu tú ở đây, tôi có thể đi đến bất cứ đâu mà chẳng sợ gì ! »

Thụy My (RFI)

Hạ Đình Nguyên - Tôi bị ám ảnh bởi Ngài Tổng bí thư!

Hai năm hành xử vai trò lãnh đạo tối cao của ĐCS VN, và vì Đảng lãnh đạo toàn diện đất nước, nên đồng thời cũng là vai trò nguyên thủ quốc gia VN, Ngài TBT đã có những thành tích tạo ấn tượng sâu và sắc, khó phai nhạt trong nhân dân.
Thành tích của Ngài sẽ còn nhiều với những tháng năm sắp tới, nhưng hai năm vừa qua, những kết quả nổi bật, đậm nét “biện chứng” dở khóc dở cười, tạm thời có thể tóm lược sau đây:
1/ Thành tích 1- Phát kiến:
Kết thúc ĐH XI, nhận chức TBT, Ngài đã tuyên bố sẽ có “đột phá về lý luận XHCN”! Như đàn cừu giữa sa mạc, người dân đang lùng bùng trong cơn nắng hạn của “định hướng XHCN”, khát khao một giọt nước trong của lý luận dẫn đường, nhưng sau đó, lại đành phải ních đầy một bụng nước đục!
Có người thất vọng, bởi vì đã hy vọng về cái đột phá ấy. Cái đột phá ấy đã dõng dạc vang lên, bung vỡ cả trời Tây, bằng bài diễn văn hùng hồn chất ngất hào khí tự tin, tự mãn, đọc lên ở đất nước Cu Ba năm trước. Người anh em Cu Ba liền bị choáng. Bà Tổng thống Brasil nghe thấy cũng thất kinh, không dám tiếp, vì cái tầm nhìn to lớn của Ngài. Dân tình trong nước ngơ ngác, tưởng như nghe lời mê sảng của ai!
Đó là cái sáng kiến sau nhiều “trăn trở”: “Kinh tế thị trường định hướng XHCN”. Ối trời! Thật đáng tự hào, nó mới mẻ, sáng choang như chiếc lư đồng trên bàn thờ ông bà được giao cho cậu Út đánh bóng lại, để chuẩn bị đón lễ Tết đầu năm.
Ngài còn mạnh dạn thách thức “thế lực thù địch” hoặc người khác ý kiến: chớ có coi thường mà ra mặt “hý hửng”. Những người lên tiếng đấu tranh phản đối bọn xâm lược Bắc Kinh, bị đàn áp và quy là thuộc đối tượng thù địch này, nghe từ ngữ hý hửng từ miệng Ngài phát ra, bỗng dưng thấy mình như một nhóm bụi đời ở đường phố! Xét cho cùng, chẳng có sự đột phá nào xảy ra.
2/ Thành tích 2- chỉnh đốn Đảng:
Ngài đã đưa ra một chiến dịch quan trọng, là chỉnh đốn Đảng, nâng cao sức chiến đấu (không rõ là chiến đấu với ai!).
Ngài chủ trì hội nghị, kết quả lớn là NQ 4 ra đời, khẳng định: Đảng (bộ phận không nhỏ) đã suy thoái, biến chất, phai nhạt lý tưởng, từ tư tưởng, chính trị, đến đạo đức, lối sống, và làm mất niềm tin của nhân dân.
Khẳng định này, nhân dân, ai cũng dễ thuộc lòng, vì họ đã cảm nhận nó bằng hơi thở trong cuộc sống hằng ngày của mình. Thậm chí, họ đã biết, biết rõ, biết lâu rồi, và biết nhiều hơn, nhưng nay người trong cuộc, đồng thời có vai vế lớn như Ngài, đã chính thức thừa nhận, xin lỗi toàn dân, toàn quân, hứa cương quyết chống tham nhũng, nên cũng có nhiều người tin tưởng, hy vọng.  Họ vui mừng, dõi theo lời hứa một cách cẩn trọng, và chờ xem. Còn gì đáng quý hơn đạo lý xử thế bình tĩnh và lễ độ như thế của nhân dân!
Nhưng chiến dịch vĩ đại này đã “giật cục” từng cơn, như chiếc xe máy nghẹt ống pô, liên tiếp diễn ra, khó lường như một trò chơi may rủi!
Ngài TBT đã nói với tập thể nông dân đòi đất và hưởng ứng chống tham nhũng rằng, chống tham nhũng phải có “biện chứng”, Ngài đã đem biện chứng ra ruộng cày, sau đó là dùi cui vung lên! Nhưng cái “nức cụt” này không dừng lại. Nó tiếp tục với những sáng kiến mới. Đó là một vũ khí mới: Tự phê bình và phê bình! Nói là mới, nhưng nghe quen quen! Có lẽ Mao Trạch Đông đã dùng đại đao này nhiều lần, và hằng vạn dân TQ bị rơi đầu trong mỗi chiến dịch.
Và chiến dịch củng cố Đảng của Ngài đã diễn ra cao trào, là một pha gay cấn, hấp dẫn với nhiều kịch tính: 15 ngày ở hội trường thiêng, cửa thành khóa chặt, nội bất xuất ngoại bất nhập, đến sóng siêu âm trong cõi trời cũng bị chận đứng (thu điện thoại di động).
Ngài múa một đường quyền dài 300 trang. Những con tham nhũng bay tứ tung, ẩn hiện khôn lường. Không chém được con nào, Ngài hạ đao. Chỉ qua một đêm một số đã biến hóa, ếch nhái hòa lẫn với ểnh ương. Có con lập tức hóa kiếp thành “đồng chí X”, đẹp đẽ, hồn nhiên, cười tươi như Thiên nữ, thân ái đứng sau lưng Ngài. Nhưng dù sao thì bọn chúng cũng một phen hết hồn. Tuy nhiên tiền hung hậu kiết, đâu sẽ vào đấy! Tham nhũng hay không tham nhũng, cũng là chúng sinh thôi, bà con ta cả đấy! Vả lại, Ngài đã chẳng từng nói lẫy một cách xác tín, rất dễ thương mà lãng nhách: Chống tiêu cực/tham nhũng “không khéo người ta lại gây ra thù oán với mình”. Đó cũng thuộc về biện chứng đấy, bà con ạ!
Chiến dịch lớn đầy nghĩa lý Củng cố Đảng, Chống tham nhũng cho đến nay, chẳng có kết thúc mà cũng chẳng có không kết thúc. Nó như vậy đó, nó như mọi người đang nhìn thấy… Nói theo kiểu ngôn ngữ kinh Bát Nhã thì là: Không có tham nhũng, mà cũng không hết có tham nhũng (Vô vô minh, diệc vô vô minh tận – And no ignorance, or ending of ignorance).
Người ta nhận thấy, chiến dịch đã không thua, cũng không thắng, mà chẳng phải huề với nhóm côn trùng X. Tóm lại: Không có gì để hiểu, mà cũng chẳng có gì để đạt (Vô trí, diệc vô đắc – And no understanding and no attaining)!
3/ Thành tích 3 – Chuyến Tây du bù lỗ, tự hào:          
Ngài Tổng lên đường đi Tây du.
Dân ngu bàn tán, lo lắng. Ngài đi làm gì thế? Bên ấy đâu có phe mình? Lỡ họ không tiếp như dạo nọ ở Brasil thì sao? Vả, ta đã có “một nước lớn cùng chủ nghĩa xã hội bên cạnh hợp tác thì còn gì bằng!”, là đủ rồi! Còn Đấng Giáo Hoàng kia nữa, có bao nhiêu là căn cứ địa vô hình ở các xóm Đạo đã chẳng thuộc “thế lực thù địch” ngày đêm đòi đất, đòi Nhà thờ, đòi dân chủ đó sao?
Theo lý luận lâu nay, trừ vài bà con XHCN thân thiết ra,  thế giới còn lại là thuộc thế lực thù địch  ráo, nói thế cho giới bần cố nông ta dễ hiểu. Nhưng xét về lẽ “biện chứng” thì là Ngài cứ đi Tây du. Kết quả thật là vinh dự như niềm tin dự kiến. Họ có tiếp đón đấy, và tiếp đàng hoàng! Thế là vinh dự rồi còn g..ì ì..! (Viết theo cách nói kéo dài từ cuối của TBT…).
Khi về nước, dân hỏi, ý là Ngài đi làm gì thế, và được gì (ngầm ý là có phải Ngài thu xếp cho ổn cái ghế chính danh Chủ tịch Nước nay mai chăng?)? Ngài trả lời rất bí hiểm theo cách đáp xoay (trong chương trình giải trí hỏi xoáy đáp xoay trên TV): “Mình phải như thế nào người ta mới mời ch… ư.ứ…” (cách nói kéo dài…). Cũng giống phần đông con gái mới lớn, thường thiếu tự tin về nhan sắc của mình, nên phải dựa vào sự ngưỡng mộ của người khác, mới tin là mình đẹp! Cũng bình thường thôi! Nhưng dĩ nhiên, bà con chẳng ai hiểu gì cả!  “Như thế nào” là như thế nào? Còn “như thế nào” thì người ta có mời mà không tiếp? Người dân – đương nhiên là có lễ độ với cấp trên – nên không dám hỏi, chỉ biết rằng Ngài đã rất tự hào về chuyến đi, đúng vậy, phải là chuyến đi như thế nào mới được người ta mời đi ch..ư..ứ!
4/ Thành tích 4 – Cuộc góp ý hoành tráng bất ngờ về sửa đổi Hiến pháp:
Cần mở một đột phá lớn nhằm gỡ lỗ 1-2-3.
Xét về mặt thực tế, việc sửa đổi Hiến pháp là nhu cầu cần thiết, rất khách quan!
Nhưng làm cái gì cũng phải cẩn thận. Tính cách thầy giáo của Ngài là như thế.
Cái Hiến pháp có nhiều điều lỗi thời nên đưa đến việc hành xử rất lúng túng, phải nói ngọng với dân chúng, về rất nhiều chuyện. Nhưng hai năm qua, phải nói thật là nhờ anh em Công an Cảnh sát, đã tích cực lao ra đường phố để chống đỡ, ứng phó tình hình, tuy có lúc có hành vi du côn một chút (như đạp mặt, bẻ tay, lột truồng đàn bà con gái), nhưng phải thông cảm, xoa xoa cho qua chuyện, công vất vả là của anh em! Chúng làm thay công việc của Tuyên huấn, Tuyên giáo, các Hội, Đoàn… nhiều lắm, kể cả cái Mặt…trận nữa. Mình đây, từng là chủ tịch Hội đồng lý sự Trung ương mà còn lúng túng nữa là…! Nói ra điều gì, cái bọn “người ta” cũng nhao nhao lên ném đá, ném chính xác, trúng đích như những tay súng bắn tỉa, gây ra nhiều tai tiếng. Vì thế, cũng không thể trách cái ngành Tuyên… Giáo… Huấn này được! Đứa nào bạo gan nói càng theo ý ta, thì theo dõi mà cho điểm A, thậm chí là A+, sau này sẽ lên lon.
Nhưng cái gốc vấn đề là ở đâu? Ở cái Hiến pháp! Nó lộng cộng thế nào ấy, nên luật pháp đảo điên, riết rồi ai tốt cũng thành xấu, lương thiện hóa bất lương, từ quan lớn, quan nhỏ tới thứ dân, từ sinh viên tới học trò… cũng suy thoái hết, nhất là cái đám trí thức! Phải phát động một đợt góp ý sửa đổi Hiến pháp rộng lớn trong toàn Quan, toàn Quân, toàn Dân làm thành một phong trào mạnh mẽ có tính áp đảo, qua đó gây thanh thế, lấy lòng dân, nhân dịp này củng cố thêm vai trò “Đảng lãnh đạo”, cũng là quyền lực TBT luôn.
Nhưng phải hiểu cái “biện chứng”, nó hay đi ngược lại ý muốn của mình! Mới phát động chưa bao lâu thì bọn Trí thức (theo CNXH Mao thì là bọn cục phân) nó ào ào góp ý, làm tối tăm mặt mày. Nó chẻ ra từ ngọn ngành đến nhánh nhóc, có lý lắm, ngọt xớt như dao phay chém chuối. Phải nghĩ cho ra phép “biện chứng” đưa vào đây mới xong. Ngài dùng phép phủ định của phủ định, tức là lấy lời nói sau phủ định lời nói trước. Rồi xuất chiêu, bật đèn xanh đánh cú vu hồi phủ đầu: Ra lệnh Quy tất cả bọn góp ý (không đúng ý ta) vào tội suy thoái, rồi cho thuộc hạ tìm cách quy tội để xử lý.
Ông quan Phan Trung Lý, thay mặt Ban Dự thảo sửa đổi HP của Quốc hội không phải tự ông mà dám bảo: Góp ý thoải mái, không có vùng cấm! Thế mà lại có đầy rẫy rào cấm?! Thà nói thẳng từ đầu, sẽ không mang tội nói dối, không trước sau như một! Trích nguyên văn để bà con thưởng thức:
“Vừa rồi có những luồng ý kiến cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị tư tưởng đạo đức… Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 HP không? Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta  [người ta chứ không phải yêu quái nhé] đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện truyền thông đại chúng đấy! Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa? Tham gia khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể… thì đó là cái g.i.ì..? Cho nên các đồng chí quan tâm xử lýcái này” (Ngài Nguyễn Sinh Hùng sau đó cũng đã triển khai quy rõ thêm: lợi dụng góp ý Hiến pháp để chống phá Đảng).
Bản văn ghi lại hay quá! Mọi người không khỏi kinh ngạc. Ngài đồng hóa mình với ai thế? Quả là “Suy thoái” hơn cả suy thoái, đến không còn chỗ dấu diếm! Nội dung, phong cách, ngữ điệu như ông nội nhiếc cháu, lại bóng bẩy, quá quắt như mẹ chồng mắng nàng dâu ( người ta.. .đấy…). Mới hay sự vong thân trong quyền lực làm mù mịt cả trời đất, chứ còn gì nữa?
Cả nước bất ngờ: Ơ hay! Kêu gọi góp ý sửa đổi Hiến pháp không cấm vùng, người ta góp ý đàng hoàng không vùng cấm! Ngài lại mắng người ta là suy thoái tư tưởng đạo đức, quy tội người ta là lợi dụng (?) và đòi trừng trị (xử lý), với cái giọng đay nghiến, đúng như giọng kẻ bề trên của thời phong kiến suy tàn, mạt pháp.
Nội dung Ngài nói, cái không đúng quả là “không nhỏ”. Xem ra, trong cơ chế nhà nước pháp quyền XHCN, cái vụ “quy vào – quy ra” này cũng thoải mái thật, mà chắc “xử lý”cũng không khó lắm chăng?
Nhưng, bỏ qua phong cách, chỉ xin hỏi:
–  Tất cả “luồng ý kiến” nêu trên là suy thoái, thì là tại sao?                                          -           – Đưa lên truyền thông đại chúng, thì sao? Không muốn mọi người dân biết ư? Sao vậy?
– Xử lý là gì? Phải đối thoại như một người văn minh ở cái xứ sở đỉnh này ch..ư..ứ!
Từ ngữ “Suy thoái” bỗng nhiên mang thêm nội hàm phức tạp! Đố ai bây giờ hiểu suy thoái là gì, và ai suy thoái?
Phát biểu một cái, lập tức trắng đen, sáng tối, thay chỗ cho nhau ngay.
Thật sự, thì Ngài muốn gì?
Ngài muốn nâng cao cái uy của Đảng vốn đã thấp, nhưng lại làm nó thấp thêm! Rất chi là bất mãn!
Lại nhớ câu nói của K. Mác khi chỉ trích vua nước Phổ, rồi mắng khéo dân Phổ: “Thần dân nước Phổ xứng đáng có một vua Phổ như vậy!”. Lẽ nào ngày nay “Đảng ta” cũng thế? Xứng đáng có một Đảng trưởng như vậy a!? Chắc là không, lẽ nào…?
Nhưng đối tượng quan ngại nhất là dân, cái dân đã trãi qua 4 cuộc chiến tranh đã chết chóc nhiều, nên lì đòn. Bọn có học, số lượng là cũng “không nhỏ”, cũ mới, già trẻ đều có cả, nhất là trẻ, trưởng thành từ nhiều nguồn văn hóa khắp nơi, thứ nữa thì từ trong ruột đi ra. Họ có tri thức đông tây nam bắc, không dễ dùng chiêu “cả vú lấp miệng em”! Cái thời đại Google chấm chết tiệt này, không dấu được gì cả! Miệng dân như nước chảy, khó bụm lại được. Đau đầu nữa là trong nội bộ. Gọi là nội bộ, nhưng đâu có biết là “nội bộ” nào? Và “ngoại bộ” là đâu? Cú bóng xoáy ở Ba Đình giờ còn thấm đau!
Chống tham nhũng chưa thấy ra làm sao, mà chủ trương sửa đổi Hiến pháp trước sau bất nhất, lại tày hoày ra thế? Làm sao có thể “úm” lại cái mụt nhọt mung mủ đã vỡ? Chuyến này, không khéo “đồng chí X” lại hưởng lợi, lại cười tươi như Thiên nữ lần nữa!
Thầy Tố Hữu của Ngài nói:
“Đảng ta đây trăm tay nghìn mắt

Đảng ta đây xương sắt da đồng”
Toàn là sắt, là đồng. Tayvà mắt nhiều thế. Bây giờ nó biến hóa khiếp. Khi chúng im lặng thì khó hiểu, khi chúng ngọt ngào lại khó lường, khi chúng cự cãi thì khó nghe. Kiểu nào cũng khó chịu. Sờ đâu cũng thấy, mà bắt không được. Hai mươi năm qua, có số lượng “không nhỏ” loại thuồng luồng núi, thuồng luồng biển, lươn đồng, nó chui vào Đảng! Bọn có “gien” cơ hội thì luôn tiết ra một loại da trơn.
Thật là đáng lo cho sự tồn vong của… mọi thứ!
Trước đây có “luồng ý kiến” đề nghị “Đồng chí X” từ chức, mà Đồng chí X  không từ chức, cũng chẳng sao! Nay tôi, người có ký tên trong cái “Kiến nghị 72”, mà bị ngài quy cho là suy thoái, giả sử đề nghị “Đồng chí T” từ chức, mà Đồng chí T có từ chức, có lẽ đất nước cũng chẳng sao, nhưng đằng nào thì Ngài cũng sẽ đi vào Lịch sử, cách này hay cách kia!
Dù sao, tôi cũng cương quyết nói với Ngài: Tổ Quốc là trước hết, là trên hết mọi thứ, kể cả Ngài và Ngài Sinh Hùng nữa! Kế Tổ quốc là đến nhân dân. Ông Mạnh Tử bên Tàu, nơi mà Ngài từng học tập thấm nhuần, có nói: “Dân vi quý, Xã tắc thứ chi, Quân vi khinh”. Ngài biết quá! Dân là quý nhất. Vì dân mà có đất nước, vì dân mà có thiết chế chính trị (xã tắc), trong thiết chế chính trị có Đảng của Ngài, do dân mà ra! Ngài là TBT của Đảng thôi, mà ví dụ (vì chưa chính danh) Ngài là Vua của nước, theo ông Mạnh Tử kia, thì Ngài thuộc vào hàng “nhẹ” nhất rồi!
Góp ý Hiến pháp là nói về cái lý của Hiến pháp là chính, Đảng chỉ là vấn đề liên quan, không phải là chủ đề chính, trừ phi Ngài muốn biến Hiến pháp của Nước thành Hiến pháp của Đảng, nếu thế, thì sang học tập cậu Kim Jung Un là chắc ăn!
Ngài nói Đảng là dân chủ, thì Đảng cứ việc tranh vai trò lãnh đạo, nhưng bằng cách thuyết phục nhân dân, chứ không bằng cách bạo lực (quy và xử lý), và dù có lãnh đạo được, thì vẫn là dưới cái Hiến pháp! Như thế không thể có Điều 4!
Hiến pháp năm 1946, tuy có vội vàng chưa kịp tổ chức phúc quyết toàn dân, vì hoàn cảnh chiến tranh, nhưng vẫn là Hiến pháp văn minh hơn, có tư tưởng đáng nể hơn, lại không có kể công Đảng (vì chưa có công lớn), thế mà nhân dân vẫn chấp nhận, tôn trọng, và tham gia, đi theo Đảng bằng cả sinh mạng mình, để giúp Đảng “đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”, chẳng cần tới Điều 4, chẳng có giáo điều Quân đội phải trung thành với Ngài!
Vả lại, trong Đảng có bao giờ đem ra bàn rằng, “Đảng ta” phải ngồi lên trên Hiến pháp không? Điều 4 không do triều đại của Ngài tạo ra, mà Ngài chỉ kế thừa thụ động. Nhưng về vai trò Quân đội Nhân dân, chính các Ngài là tác giả của sự sáng tạo đột phá, đảo ngược vị trí theo cách tệ hại nhất: Trung thành với Đảng, Tổ quốc và Nhân dân. Tôi không thể đặt ảnh của Ngài lên trên cả bàn thờ Tổ quốc. Ngay cái danh xưng “Quân đội Nhân dân” đã nói lên ý nghĩa đúng đắn của nó! Lời của ông Mạnh Tử xa xưa, xét về mặt tư tưởng thì quá đúng, đúng cho đến cả thời đại ngày nay cách mấy nghìn năm sau. Còn nếu muốn “quy” đó là trò mị dân của phong kiến, thì mị kiểu này lại cũng rất dễ nghe!
Các Ngài thì không đạt cả hai. Phát biểu của Ngài bộc lộ sự hỏng hóc quá lớn về tư tưởng. Suy thoái tư tưởng ở nơi Ngài là tai họa không gì so sánh nổi. “Như thế thì là suy thoái chứ còn gì nữa?”.
Ngài thử tự nghĩ xem!
Tôi e Thành tích 4 nầy, rồi sẽ như gió sớm mai thổi đi bốn phương.
Cái đỉnh cao muôn trượng mà Ngài từng muốn thể hiện, nhìn kỹ, hóa ra là cái đụn khói, nó đang tan ra đấy, và để lại một cái hố sâu!
Tôi đang bị ám ảnh bởi Ngài TBT!
Hạ Đình Nguyên

6-3-2013

(BVN)

Thái Bình - Đừng để Hiến pháp thành bánh vẽ.

Hiện nay toàn dân đang hăng hái hưởng ứng Nghị quyết Quốc hội đóng góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Có thể nói chưa bao giờ dân Việt ta quan tâm đến sửa đổi Hiến pháp như hiện nay.
Nhưng xây dựng được Hiến pháp tiến bộ văn minh, hội nhập và phù hợp thời đại, phù hợp hoàn cảnh Việt Nam đã khó, để Hiến pháp đi vào cuộc sống càng khó.
Hiến pháp dù có tiến bộ văn minh bao nhiêu nhưng không có cơ chế thực hiện hoặc thậm chí khi thực thi bằng hệ thống luật có khi trái ngược Hiến pháp thì cũng vô nghĩa!
Để thấy rõ vấn đề này ta hãy xem xét việc thực hiện Hiến pháp năm 1992. Hiến pháp 1992 tuy còn tồn tại một số nội dung không phù hợp không theo kịp thời đại và lạc hậu, nhưng có nhiều nội dung rất hay, rất tiến bộ, mà cũng chỉ như bánh vẽ, để trang trí cho đẹp mà không thành hiện thực, hoặc chỉ để đối nội và đối ngoại khi cần.
Ta hãy điểm qua việc thực thi Hiến pháp 1992.
1/ Điều 2 Hiến pháp 1992 ghi: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân…”. Nếu nhà nước của dân, vì dân, sao hòa bình gần 40 năm rồi mà dân vẫn khổ thế? Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, thế thì tại sao dân góp ý sửa đổi Hiến pháp lại chụp cho dân cái mũ “chống đối, phá hoại”, và tìm mọi cách gây khó dễ với những góp ý không hợp khẩu vị chính quyền? Chẳng lẽ nhân dân phá hoại chính quyền lực của mình xây dựng nên? Quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân sao dân không được phúc quyết Hiến pháp mà chỉ là tham khảo ý dân?
2/ Điều 7 Hiến pháp 1992 ghi: “Đại biểu Quốc hội bị cử tri và Quốc hội bãi miễn… khi đại biểu đó không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân”. Quốc hội thì đúng là đã từng bãi miễn đại biểu Quốc hội, nhưng cử tri thì viết trong Hiến pháp cho oai chứ làm gì có đại biểu Quốc hội bị dân bãi miễn?
3/ Điều 12 Hiến pháp 1992 ghi: “Các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế…, và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật…”. Tình hình thực thi Hiến pháp và pháp luật cũng như xử lý người vi phạm Hiến pháp và pháp luật của ta đã được dân mô tả qua hình tượng con mèo và con hổ.
4/ Điều 13 ghi: “Tổ quốc ViệtNam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm”. Thực tế không phải vậy mà lãnh thổ lãnh hải đã bị xâm lấn trắng trợn.
5/ Điều 18 ghi: “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả”. Thực tế đất đai bị lấn chiếm rất nhiều và sử dụng vô cùng lãng phí, rất nhiều khu đô thị bỏ hoang, rất nhiều khu công nghiệp chưa được lấp đầy, rất nhiều sân gôn chiếm hàng trăm ha đất…
Điều 18 ghi tiếp: “Nhà nước giao đất cho các tổ chức và các cá nhân sử dụng ổn định và lâu dài”. Thực tế không phải vậy, đất nông nghiệp chỉ giao 20 năm, đất công nghiệp giao từ 50 đến 70 năm. Tại sao có tình trạng vi hiến như vậy? Ta có thể khẳng định rất nhiều nội dung quan trọng của Hiến pháp chứ không riêng điều này, chỉ viết ra cho đẹp nhưng trong thực tế chưa bao giờ thực hiện hoặc thực hiện khác đi.
6/ Điều 28 ghi “Mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh bất hợp pháp, mọi hành vi phá hoại nền kinh tế quốc dân, làm thiệt hại lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và công dân đều bị xử lý nghiêm theo pháp luật”. Thực tế phá nát nền kinh tế nhưng chỉ xin lỗi và rút kinh nghiệm có xử lý ai?!
Điều 28 ghi tiếp: “Nhà nước có chính sách bảo hộ quyền lợi của người sản xuất và người tiêu dùng”. Quyền lợi người sản xuất và người tiêu dùng bị xâm hại nghiêm trọng có ai bảo vệ? Hàng nhái, hàng giả, hàng lậu tràn ngập thị trường bóp chết hàng nội ai bảo vệ? Người tiêu dùng mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, đồ ăn uống có chất độc hại có những bếp ăn tập thể ngộ độc hàng loạt, môi trường xuống cấp nghiêm trọng… ai bảo vệ?
7/ Điều 29 ghi: “Nghiêm cấm mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên và hủy hoại môi trường”. Thực tế tài nguyên đang bị suy kiệt nhanh chóng và môi trường đang xuống cấp nghiêm trọng.
8/ Điều 39 ghi: “Nghiêm cấm tổ chức và tư nhân chữa bệnh, sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh trái phép gây tổn hại cho sức khỏe của nhân dân”. Thực tế có nhiều phòng mạch khám chữa bệnh trái phép, rất nhiều loại thuốc không đủ tiêu chuẩn vẫn lưu hành trên thị trường.
9/ Điều 52 ghi: “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”. Thực tế không phải, như đã dẫn giải ở Điều 12.
10/ Điều 53 ghi “Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý”.          Thực tế các cơ chế để công dân tham gia quản lý Nhà nước là rất ít, trưng cầu dân ý chưa có.
11/ Điều 54 ghi “Công dân, không phân biệt nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ hai mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật”. Theo điều này công dân có hai quyền cơ bản là bầu cử và ứng cử, quyền bầu cử thì đúng nhưng quyền ứng cử thực tế không phải vậy, bởi Đảng viên chỉ trên 2% dân số nhưng chiếm gần 90% đại biểu Quốc hội.
12/ Điều 69 ghi: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.       Câu này có 3 ý:
– Thứ nhất công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Thực tế nội dung này của bộ luật gốc đã bị Điều 88 Bộ luật hình sự làm vô hiệu; mỗi khi chính quyền xử tù những người bất đồng chính kiến bị các nước và các tổ chức Quốc tế phản đối, chính quyền giải thích “chúng tôi chỉ xử tù những người vi phạm pháp luật (Điều 88 Bộ luật hình sự) chứ không xử tù người bất đồng chính kiến, các ngài hãy xem Điều 69 Hiến pháp chúng tôi”, như vậy nội dung này của Điều 69 Hiến pháp viết ra vừa để cho đẹp vừa để đối phó.
– Thứ hai công dân có quyền được thông tin. Hiện nay có trên 700 tờ báo các loại phải nói là thừa thông tin một chiều, thông tin rác.
– Thứ ba công dân có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật. Nội dung này viết ra cho đẹp chứ từ khi Hiến pháp 1992 có hiệu lực đến nay làm gì có pháp luật quy định.
13/ Điều 71 ghi: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự”. Thực tế có rất nhiều người bị cơ quan công quyền bắt tạm giam và bị chết, có người chết được cơ quan hữu trách giải thích họ chết do tự tử bằng cái dây của nạp điện thoại cầm tay, có người bị đánh chết… Nhân phẩm và danh dự của công dân có lúc có nơi bị chà đạp nghiêm trọng, điển hình Cù Huy Hà Vũ bị bắt bởi hai bao cao su.
14/ Điều 74 ghi: “Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, hoặc bất cứ cá nhân nào.
Việc khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan Nhà nước xem xét, giải quyết trong thời gian luật định”. Có nhiều trường hợp tố cáo của công dân đã bị các cơ quan hữu trách từ chối, ví dụ Cù Huy Hà Vũ làm đơn kiện Thủ tướng đã bị trả lại…
15/ Điều 76 ghi “Công dân phải trung thành với tổ quốc”. Điều này hoàn toàn đúng nhưng cần làm rõ: những công dân làm cho đất nước nghèo nàn lạc hậu, gây bao thảm họa cho dân tộc, người dân khổ cực thì có phải công dân trung thành với tổ quốc không?
16/ Điều 83 ghi: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam”. Điều này trong thực tế không đúng như Hiến pháp.
17/ Điều 84 ghi: “Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây…”, tại khoản “14-Quyết định việc trưng cầu dân ý” quyền hạn này hình như Quốc hội bỏ quên?
18/ Điều 130 ghi: “Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Điều này trên thực tế chỉ đúng một phần.
*
Có quá nhiều tồn tại trong thực thi Hiến pháp, tôi không hiểu về luật bằng những nhà luật học, nhưng việc đối chiếu giữa Hiến pháp năm 1992 với thực tế cuộc sống chỉ ra rất nhiều những tồn tại, hạn chế và chắc chắn những tồn tại, hạn chế của việc thực thi Hiến pháp 1992 chưa thể chỉ ra hết trong bài viết này, có gì sai sót mong các nhà luật học lượng thứ.
Xây dựng được Hiến pháp văn minh tiến bộ phù hợp đáp ứng nguyện vọng của công dân mới chỉ đạt 50% công việc, vấn đề để Hiến pháp đi vào cuộc sống quả thật rất khó khăn. Chính vì thế Hiến pháp mới nên có một điều quy định rõ mọi văn bản luật trái với Hiến pháp đều vô hiệu và phải bãi bỏ.
Hà Nội 09/03/2013
Thái Bình
(BVN)

Nguyễn Đình Hương - Có ‘phanh’ tốt để kiểm soát quyền lực

Sau một năm thực hiện Nghị quyết TƯ 4 (khóa XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay", ông thấy kết quả đạt được đã như mong muốn chưa?
Nghị quyết TƯ 4 là cuộc đấu tranh lâu dài, không thể ngay một lúc mà đạt được kết quả. Vì vậy, nếu ai đó có nói chỉ sau một năm đã thành công mỹ mãn là chưa hợp lý vì cuộc đấu tranh này phải làm lâu dài.
Ông Nguyễn Đình Hương: Khi nắm quyền lực trong tay thì ai sẽ giám sát và ngăn ngừa những biểu hiện tiêu cực?
Điều nhìn thấy rõ nhất là việc ban hành và thực hiện Nghị quyết TƯ 4 cho đến nay đã làm bộc lộ rõ ra nhiều vấn đề tồn tại trong nội bộ. Còn đấu tranh như thế nào thì cũng cần xem xét. Bởi ở ta cũng có tình trạng là mọi việc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình thường có kiểu nể nang, tránh né vì lo ngại "đấu tranh thì tránh đâu", sợ mất lòng.

Nguyên Phó Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Đình Hương nhìn lại một năm triển khai Nghị quyết Trung ương 4 "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng".
Bên cạnh đó, nhiều người cũng e ngại vấn đề dân chủ trong Đảng, cho rằng nếu đấu tranh mà không cẩn thận sẽ gặp rắc rối. Cũng nên nhớ là khi mà nội bộ đã bộc lộ ra nhiều vấn đề rồi thì từ chuyện này sẽ dễ kéo thêm các chuyện khác.
Không dừng ở vận động
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói rằng Nghị quyết TƯ 4 còn phải làm trong dài hạn song có vẻ sau một thời gian được trông đợi thì những kết quả ban đầu khiến cho tinh thần kiểm điểm theo nghị quyết đã trầm lắng hơn. Cần làm gì để bản nghị quyết này tiếp tục có sức sống lâu dài?
Nghị quyết TƯ 4 đặt ra nhiều vấn đề nhưng cái gốc phải là chống tham nhũng. Như Đảng đã nhận diện rằng tham nhũng là vấn đề đe dọa sự tồn vong của Đảng.
Nói về chống tham nhũng cho đến nay đã có một số cuộc vận động diễn ra song chưa đạt được thành công mà lý do chủ yếu là các cuộc vận động này chỉ dừng lại ở những lời hô hào, kêu gọi. Đầu tiên là cuộc phát động 3 xây 3 chống thời ông Phạm Hùng, thứ hai là Nghị quyết TƯ 6 lần hai thời Tổng bí thư Lê Khả Phiêu.
Tôi e ngại rằng nếu Nghị quyết TƯ 4 đi theo con đường này là sẽ khó thành công. Bởi cuộc chiến chống tham nhũng không thể là vận động hô hào mà phải làm thực chất.
Theo quy luật cuộc sống thì mọi thứ đều phải có phanh để hãm. Giống như mình lái xe, phải dùng phanh để xe không bị lao xuống dốc. Nhưng trong cuộc chiến chống tham nhũng thì ta đang thiếu một cái phanh như vậy.
Làm thế nào để có được một cái phanh tốt trong cơ chế hiện nay nhằm kiểm soát được ở cấp cao nhất?
Tôi xin đặt một câu hỏi, đó là ai sẽ kiểm soát lãnh đạo ở cấp cao nhất. Liệu có phải là Ban chấp hành Trung ương?
Thực chất khi nắm quyền lực trong tay thì ai sẽ giám sát và ngăn ngừa những biểu hiện tiêu cực? Hiện nay các nhóm lợi ích hoạt động rất mạnh. Ai sẽ giám sát tất cả những vấn đề đó?
Trong khi đó, các lĩnh vực cần giám sát nhất là những đầu mối nắm giữ tiền, vật tư, đất đai của quốc gia. Việc tổ chức giám sát phải tạo thành cơ chế minh bạch.

'Hễ bố trí cán bộ sai là các khâu khác cũng sai hết'
Mọi thứ đều dính dáng đến việc bố trí cán bộ. Hễ bố trí cán bộ sai là các khâu khác cũng sai hết. Bố trí cán bộ là quan trọng nhất. Đại hội 6 đã nói đó là nguyên nhân của mọi nguyên nhân.
Cán bộ có tâm lý, số đến tuổi ngấp nghé nghỉ thì không muốn thay đổi gì hết, muốn giữ an toàn.
Số ở giữa có thể lên hoặc xuống cũng ngại đổi mới sợ rách việc vì cứ muốn giữ nguyên thế có thể được lên hoặc ngồi yên tại vị.
Điều 4 Hiến pháp và yêu cầu đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng
Dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi đã bổ sung thêm nội dung mới trong khoản 2 điều 4 về việc mọi tổ chức Đảng và đảng viên phải chịu sự giám sát và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Ông bình luận gì về điểm mới này?
Nói riêng về điều 4 Hiến pháp, hiện nay đang có rất nhiều luồng ý kiến đóng góp. Tôi cho rằng đã đưa điều 4 vào Hiến pháp rồi thì không nên thay. Điều đang được bàn thảo hiện nay, đó là làm thế nào nâng cao năng lực và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Sao cho dân chủ hơn, công khai hơn và minh bạch hơn.
Thưa ông, liệu nếu ban hành luật về sự lãnh đạo của Đảng thì có ràng buộc được trách nhiệm các tổ chức, cá nhân hay không?
Muốn ban hành luật về Đảng thì trước hết phải sửa điều lệ về Đảng. Điều lệ không sửa thì không thể ban hành luật.
(VNN)

Tàu lạ đâm, hai ngư dân bị rơi và mất tích trên biển

(trong lãnh thổ của mình mà bị "tàu lạ" đâm là sao đây???)

 

Lực lượng biên phòng tỉnh Thanh Hóa đang phối hợp với chính quyền địa phương và ngư dân tìm kiếm hai ngư dân mất tích trên biển do bị tàu lạ đâm.
Ngày 10/3 tàu cá mang số hiệu TH 90599 TS có công suất 130 CV do ông Hoàng Văn Thảo sinh năm 1956 thường trú tại thôn Bắc Thọ (xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa) làm chủ phương tiện đang đánh bắt hải sản tại toạ độ 19 độ 5 phút bắc-107 độ 19 phút Đông, cách đảo Bạch Long Vĩ 26 hải lý thì bị một tàu lạ đâm.
Cú và đập mạnh làm hai ngư dân trên tàu bị rơi xuống biển và mất tích.
Sau khi đâm vào tàu cá kể trên, tàu lạ đã bỏ đi. Các ngư dân trên tàu TH 90599 TS đã phải đánh điện gọi các tàu cá gần đó đến cứu hộ và đã đưa được 5 người lên bờ.
Tuy nhiên, hai ngư dân bị rơi xuống biển vẫn chưa tìm thấy và cũng chưa xác định được danh tính của hai ngư dân này.
Sau khi đưa vào bờ, sức khỏe của 5 ngư dân trên con tàu kể trên đã bình phục./.
(TTXVN)

Tôn vinh bà Tần là ‘sai trái’

Lễ trao giải Phụ nữ can đảm hôm 8/3
Bà Tạ Phong Tần không thể đến nhận giải do Đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama và Ngoại trưởng John Kerry trao tặng

Việt Nam đã nhanh chóng có phản ứng trước việc nhân vật bất đồng chính kiến Tạ Phong Tần được Hoa Kỳ trao giải người phụ nữ của năm 2012, gọi đây là ‘hành động sai trái’.

Trước đó, hôm 7/3, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry vinh danh bà Tạ Phong Tần, người đang thụ án 10 năm tù vì tội ‘Tuyên truyền chống Nhà nước’, là một trong mười ‘Phụ nữ can đảm của thế giới’ trong năm 2012.

Theo Bộ Ngoại giao Mỹ thì giải thưởng này là để tuyên dương những phụ nữ trên thế giới đã ‘chứng tỏ sự dũng cảm đặc biệt và khả năng lãnh đạo để vận động cho quyền và sức mạnh phụ nữ, bất chấp rủi ro cá nhân’.

Phát biểu tại buổi lễ trao giải ở Bộ Ngoại giao, Đệ nhất Phu nhân Bấm Michelle Obama nói:

"Khi những phụ nữ này chứng kiến các tội ác dã man hay sự chà đạp quyền con người căn bản, họ đã lên tiếng, chấp nhận mọi rủi ro để đòi công lý.

"Khi họ thấy các cộng đồng hay các quốc gia phớt lờ các vấn đề như bạo lực tình dục hay quyền phụ nữ, họ đã mang lại gương mặt và tiếng nói cho những vấn đề này.

"Và với mỗi hành động mạnh bạo và bất khuất, với mỗi một bài viết trên blog, mỗi cuộc gặp cộng đồng, những phụ nữ này đã khuyến khích hàng triệu người sát cánh bên họ và tìm được tiếng nói của chính mình, cùng hợp tác để đạt được thay đổi thực sự và lâu dài."

‘Trao giải cho tội phạm’

Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gọi hành động này là ‘trao giải cho một cá nhân đã vi phạm pháp luật Việt Nam’ và lên tiếng phản đối.

“Đây là việc làm sai trái, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, không có lợi cho sự phát triển quan hệ hai nước,” người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị phát biểu hôm thứ Bảy ngày 9/3.

Động thái vinh danh nhân vật nữ bất đồng chính kiến này của ông John Kerry đã dội gáo nước lạnh vào Chính phủ Hà Nội vốn đang có rất nhiều mong chờ vào vị tân ngoại trưởng có nhiều liên hệ với Việt Nam này.
"Đây là việc làm sai trái, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, không có lợi cho sự phát triển quan hệ hai nước."
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị
Thông cáo của Chính phủ Mỹ đánh giá bà Tạ Phong Tần là một trong số những blogger đầu tiên ‘viết và bình luận về các sự kiện chính trị từ lâu bị giới chức cấm đoán’ với trang blog ‘Công lý và Sự thật’.

Cùng được tuyên dương ‘Phụ nữ can đảm’ với bà Tần còn có nạn nhân của vụ cưỡng hiếp tập thể ở New Delhi gây chấn động xã hội Ấn Độ và các nhân vật khác đến từ các nước Afghanistan, Trung Quốc, Ai Cập, Honduras, Nigeria, Nga, Somalia và Syria.

Giải thưởng đã được đích thân Ngoại trưởng John Kerry và Đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama trao vào thứ Sáu ngày 8/3 nhân ngày Quốc tế phụ nữ.

Bà Tần đã không thể đến Mỹ nhận giải thưởng này.

Bà Tạ Phong Tần, sinh năm 1968 tại Bạc Liêu, vốn từng là sỹ quan công an.

Thân mẫu bà Tần, bà Đặng Thi Kim Liêng, đã qua đời vào tháng 7 năm ngoái sau khi tự thiêu trước trụ sở chính quyền tỉnh Bạc Liêu trong một hành động được cho là phẫn uất trước tình cảnh của con gái và gia đình bị chính quyền o ép.

Tại phiên phúc thẩm hồi cuối năm 2012, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã bác kháng cáo và giữ y án đối với bà Tạ Phong Tần vì đánh giá hành động của bà là ‘đặc biệt nghiêm trọng, có tính liên tục, kéo dài và đã tác động xấu đến an ninh quốc gia cũng như hình ảnh của nước Việt Nam trong cộng đồng quốc tế’.

‘Xứng đáng được giải’

Từ thành phố Bạc Liêu, bà Tạ Minh Tú, em gái bà Tần cho biết gia đình đã được Đại sứ quán Mỹ thông báo về giải thưởng này.
"Chị Tần xứng đáng đạt giải thưởng này vì dám đứng lên nói lên tiếng nói tự do dân chủ của mình bất chấp những hy sinh của bản thân."
Tạ Minh Tú, em gái Tạ Phong Tần
“Gia đình xem đây là sự vinh hạnh,” bà Tú nói với BBC, “Riêng đối với chị Tần thì đây là điều hãnh diện đối với chỉ.”

Bà Tú nói rằng chị của bà ‘xứng đáng’ đạt giải thưởng này vì ‘dám đứng lên nói lên tiếng nói tự do dân chủ của mình bất chấp những hy sinh của bản thân’.

Bà Tú cũng cho biết sau khi tin bà Tần được giải thưởng của Bộ Ngoại giao Mỹ được loan báo, gia đình bà đã nhận được nhiều cuộc gọi điện thoại chúc mừng của bạn bè thân hữu.

Về tình hình của bà Tần, bà Tú mô tả sức khoẻ là ‘ốm, xanh’ nhưng ý chí thì ‘vẫn vững chắc’ sau lần mới nhất bà vào thăm chị ở Phân trại 5, trại giam Xuân Lộc thuộc tỉnh Đồng Nai hôm 14/2, tức mùng 5 Tết.

(BBC)

Hồ Ngọc Nhuận - Câu chuyện lịch sử: Xử ai? Ai xử?

Máy chém
Vua Louis XVI của nước Pháp rất thích các loại máy móc, đặc biệt là mê sưu tập và sửa chữa các loại đồng hồ. Nhân dịp một hội đồng hoàng gia đang được triệu tập để nghiệm thu chiếc máy chém “la guillotine” do bác sĩ Guillotin vừa sáng chế, để ban phát một cái chết nhẹ nhàng và bình đẳng cho mọi tử tội, nhà vua muốn xem qua chiếc máy chém này.
Trong buổi trình bày bản vẽ cho nhà vua xem có mặt nhà sáng chế, bác sĩ Guillotin, nhà chế tác chiếc máy, ông Tobias Schmidt, bác sĩ Antoine Louis, bác sĩ riêng của nhà vua, đồng thời là Thư ký vĩnh viễn Hàn lâm Y học hoàng gia, kiêm Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu, và có cả ông Sanson, đao phủ chính của cuộc Đại Cách mạng Pháp.
Louis XVI, năm đó 37 tuổi, xuất hiện trong bộ đồ thường phục, nhưng ai cũng biết đó là vua. Ông lặng lẽ đến gần chiếc bàn để bản vẽ, trên có bày đầy đủ họa tiết từng bộ phận được ghi chú cẩn thận. Sau khi ngó qua một lượt, nhà vua hất hàm hỏi vị bác sĩ Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu: “Ông thấy thế nào, ông Chủ tịch?”. Trước sự bày tỏ hài lòng của người đối thoại, nhà vua bèn chỉ vào một họa tiết và hỏi tiếp: “Lưỡi đao có hình lưỡi liềm này liệu có đúng cách không? Đường cong và độ cong của nó liệu có thích hợp với nhiều cỡ cổ khác nhau của các tử tội không? Có cổ không chừng nó chỉ chặt tới một phần nào đó, có cổ có thể nó lại không ôm trùm hết”.
Ông đao phủ Sanson có mặt không thể nào nén được, mà không đảo mắt liếc trộm chiếc cổ nhà vua, và nghĩ bụng: Chiếc đao cong này không thể nào liếm vào chiếc cổ đó được, nó bự quá.
Nhà vua cũng liếc nhanh qua Sanson, và hỏi nhỏ bác sĩ Chủ tịch: “Phải người đó không?”, và nói tiếp, khi được xác nhận: “Hãy hỏi ý kiến anh ta”. Sanson không cần chờ hỏi, đã nói ngay: “Ngài đây nói rất đúng. Hình cong của lưỡi đao có thể đưa đến một số trở ngại”. Với một nụ cười thích thú, nhà vua vói lấy một cây bút để gần đó, lẹ làng gạch một nét thẳng xéo lên đường cong của hình vẽ lưỡi đao máy chém. Và nói: “Dù sao tôi cũng có thể lầm. Khi nào đem ra thí nghiệm, nên thử với cả hai loại lưỡi…”.
Các cuộc thử nghiệm sau đó đã được tiến hành theo ý nhà vua. Với những con cừu sống và với những tử thi lấy từ các phòng thí nghiệm y học. Các con cừu sống đều chấp nhận cả hai lưỡi đao, không chê lưỡi nào. Nhưng con người, dù chết, chỉ chấp nhận lưỡi chém có đường thẳng xéo, không cong.
Cuộc trình bày bản vẽ chiếc máy chém “la guillotine” cho Vua Louis XVI xem, diễn ra ngày 2 tháng 3 năm 1792 tại điện Tuileris, theo lời kể của cháu nội ông Charles-Henri Sanson, đao phủ chính của cuộc Đại Cách mạng Pháp.
Và 11 tháng sau đó, vào ngày 21 tháng giêng năm 1793 vua Louis XVI đã bước lên đoạn đầu đài, đích thân thử nghiệm sáng chế của mình với chiếc cổ của mình. Mà không có ý kiến phê phán gì, sau đó.
Câu chuyện lịch sử này có gì lạ?
Như người ta thường nói, lịch sử thường lặp lại. Nếu có ai kể về một người bị tội hỏa thiêu tự tay tiếp củi và sắp xếp giàn hỏa cho chính mình thì chắc khó có ai tin. Nhưng chuyện một nhà vua tự tay phác họa lưỡi đao sẽ chặt lìa cổ mình là một chuyện lạ xưa nay chưa ai thấy, lại xảy ra thật. Nó có lặp lại không, cách này cách khác? Chưa nghe thấy ai kể tiếp một chuyện tương tự. Cuộc Đại Cách mạng Dân chủ Dân quyền cũng chỉ xảy ra có một lần vào năm 1789 ở Pháp. Nhưng từ 224 năm qua, trên khắp thế giới, liệu có ai nhớ hết có bao nhiêu cuộc “dân quyền na ná” lớn nhỏ đã diễn ra? Có khi do chính cỗ máy thừa hành đương quyền xúc tiến?
Đó là chuyện cũ.
Bây giờ là chuyện mới:
Hồi 19 giờ ngày 25/2 /2013 Chương trình Thời sự VTV1 đã đưa phát biểu tại Vĩnh Phúc của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, như sau: “Vừa rồi đã có các luồng ý kiến cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức… Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa! Chỉ ở đâu nữa nào? Tham gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể, thì nó là cái gì…ì? Cho nên các đồng chí quan tâm xử lý cái này”.
“Xử lý cái này” là cái nào, cái gì?
Người dân “tham gia đi khiếu kiện… ký đơn tập thể” hay “kiến nghị”… thì nôm na cũng chỉ là theo đúng chế độ “xin cho” thôi. Hay cả “đi biểu tình” thì cũng chỉ là để “ hòa bình yêu cầu được trả lại” các quyền chính đáng của mình, các quyền tự do dân chủ căn bản của dân của nước từ lâu đã bị lấy mất mà sao lại phải bị xử?
Xử ai? Ai xử?
Còn tội để mất Hoàng Sa, biển đảo, nhiều dặm biên giới, chủ quyền các loại… và nhiều tội tày đình khác, trong đó có các tội “nghẹn ngào” không thể nói ra, hay “nghẹn cổ” khó nói thì sao?
Ai xử? Xử ai?
Lịch sử thường lặp lại, cả những chuyện, những lúc, mà ít ai ngờ.Và chuyện mà nó thường lặp lại nhất là chuyện: “Ai xử? Xử ai?”. Để liên tục và mãi mãi làm sạch bộ mặt con người, dân tộc và cả nhân loại, khỏi các vết xấu xa của mọi thứ bất công áp bức.
Sài Gòn, 10-3-2013
Hồ Ngọc Nhuận
(BVN)

Thu hồi đất rất dễ bị lợi dụng!

Các quy định về thu hồi đất nếu không thận trọng sẽ bị lợi dụng làm méo mó chính sách...
Thu hồi đất rất dễ bị lợi dụng!
Cùng với việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Quốc hội đang đồng thời tiến hành sửa đổi Luật Đất đai, trên quan điểm dự án Luật Đất đai (sửa đổi) phải bám sát các dự kiến sửa đổi Hiến pháp nội dung về đất đai.
Một trong những vấn đề lớn đang nổi lên trong dự thảo sửa đổi Luật Đất đai, cũng như  trong các dự kiến sửa đổi Hiến pháp nội dung về đất đai, theo ý kiến từ đông đảo giới chuyên gia, là các quy định về thu hồi đất nếu không thận trọng sẽ bị lợi dụng làm méo mó chính sách.

Thu hồi đất rất dễ bị lợi dụng!
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này đã mở rộng thêm các trường hợp Nhà nước thu hồi đất, gồm: vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế - xã hội.
Phó trưởng đoàn Quốc hội Tp.HCM, TS. Trần Du Lịch, có phân tích về khoản 3, điều 58 về thu hồi đất mâu thuẫn với khoản 2, điều 58 trong dự thảo Hiến pháp. Theo quy định tại khoản 2: tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất để sử dụng ổn định lâu dài hoặc có thời hạn. Người sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, đúng mục đích; được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các nghĩa vụ liên quan theo quy định của luật. Khoản 2 cũng khẳng định rõ: quyền sử dụng đất là quyền tài sản được pháp luật bảo hộ.
Tuy nhiên, đến khoản 3 lại quy định: Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân sử dụng có bồi thường theo quy định của pháp luật trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế - xã hội. Nếu quy định quyền sử dụng đất là quyền tài sản được pháp luật dân sự bảo hộ thì làm sao có thể thu hồi tài sản của người dân được? Mặt khác, trước đây, quy định rất rõ chỉ trong các trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh thì Nhà nước mới tiến hành trưng mua, trưng dụng. Nhưng đến dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này thì đã mở rộng thêm các trường hợp Nhà nước thu hồi đất, gồm: vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế - xã hội.
“Theo tôi, quy định các trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng là đủ, bổ sung các dự án phát triển kinh tế - xã hội là không cần thiết. Bởi lẽ, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng là bao trùm. Nếu phát triển đô thị, phát triển các khu công nghiệp... thì cũng đều phải vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng chứ không thể vì lợi ích nào khác cả. Việc thêm trường hợp thu hồi đất vì các dự án phát triển kinh tế - xã hội rất dễ bị lợi dụng và làm méo mó chính sách, pháp luật của Nhà nước...”, ông Lịch nhấn mạnh.
Đồng quan điểm, TS. Phạm Văn Võ (Đại học Luật Tp.HCM) đề nghị bỏ trường hợp thu hồi đất cho mục đích “phát triển kinh tế”. Theo TS. Võ, dưới sức ép của giới doanh nghiệp, Nghị định 84 được ban hành hồi năm 2007 đã bổ sung rất nhiều trường hợp thu hồi đất với mục tiêu “phát triển kinh tế” và nghị định này gần như đã làm vô hiệu hóa quy định Nhà nước chỉ thu hồi đất cho dự án lớn phát triển kinh tế của Quốc hội mà Luật Đất đai 2003 đã quy định.
“Để khắc phục hạn chế này, dự thảo Luật Đất đai nên quy định rõ thu hồi đất để sử dụng vào mục đích lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng là thu hồi đất để sử dụng vào mục đích chung, phi lợi nhuận. Mọi trường hợp sử dụng đất vào mục đích kinh doanh đều coi là sử dụng đất vào mục tiêu phát triển kinh tế”, ông Võ nêu quan điểm.
Phó trưởng đoàn Quốc hội thành phố Hải Phòng, ông Trần Ngọc Vinh nhắc lại thực tế những năm qua, để phục vụ  mục đích phát triển kinh tế, Chính phủ đã thu hồi quá nhiều đất để xây dựng nhà máy, khu công nghiệp, khu du lịch, sân golf và một số các dự án khác. Song sau đó vì nhiều lý do khác nhau một số dự án để lại hoang hóa, lãng phí đất đai trong khi người nông dân không có đất để canh tác dẫn đến đời sống gặp khó khăn, gây bức xúc trong nhân dân là nguyên nhân của tình trạng khiếu kiện về đất đai kéo dài.
“Đất đai cũng là một tài sản hàng hóa và quy định của Hiến pháp hiện hành cũng đã quy định, không thể dùng biện pháp thu hồi mà chỉ sử dụng cơ chế trưng mua hoặc trưng dụng trong trường hợp thật cần thiết. Để đảm bảo tính hợp hiến, theo tôi, dự thảo luật sửa đổi lần này nên quy định, Nhà nước chỉ thu hồi đất trong trường hợp thật cần thiết vì mục đích quốc phòng an ninh và phục vụ các dự án vì lợi ích công cộng. Trường hợp sử dụng đất vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội như xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp, dịch vụ, các dự án 100% vốn nước ngoài, các dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA thì chúng ta sử dụng cơ chế trưng mua, trưng dụng. Có như vậy mới đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp và người dân có đất”, ông Vinh nói.
Ủy viên Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội, ông Huỳnh Thành nhận xét: “Cần nghiên cứu cân nhắc kỹ về vấn đề thu hồi đất. Vì vừa qua việc thu hồi đất bằng các quyết định hành chính của cơ quan nhà nước xem như là một hình thức kỷ luật đối với người sử dụng đất. Thực chất người sử dụng đất không vi phạm mà vẫn bị thu hồi!”.
Ông Thành kiến nghị, để đảm bảo quyền bình đẳng của người bị thu hồi đất và nên áp dụng cơ chế thu hồi bằng cơ chế trưng mua và trưng dụng. Nếu làm được việc này, sẽ tránh được tâm lý không đồng thuận trong nhân dân.
Nhìn nhận về các kiến nghị bỏ nội dung thu hồi đất vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội là “hợp lý”, Phó chủ tịch Ủy ban sửa đổi Hiến pháp 1992, ông Uông Chu Lưu cho rằng: “Đây là ý kiến chúng tôi cần phải ghi nhận để xem xét khi trình ra Quốc hội để Quốc hội quyết định”.

(VnEconomy) 

Tài năng và lãnh đạo

Ông Nguyễn Tài, con trai nhà văn Nguyễn Công Hoan, người phụ trách an ninh T4 thuộc Trung ương Cục miền Nam, bị Sài Gòn bắt vào tháng 12 năm 1970 trong khi đang từ Bến Tre đi Hồng Ngự để dự cuộc họp Thường vụ cấp ủy do ông Năm Xuân (Mai Chí Thọ) triệu tập khẩn cấp. Lúc đầu, với bình phong là một Đại úy tình báo, được miền Bắc đánh vào, chuẩn bị điều kiện đầy đủ để sang Pháp hoạt động lâu dài, ông đã qua mặt được bộ máy tình báo VNCH và CIA.
Song, ông đã bị một sơ hở về nghiệp vụ. Đó là khi ông được yêu cầu viết một bài “tiểu luận” về “Việt Nam hóa chiến tranh”, ông nghĩ đề tài này không sợ bị lợi dụng, lại có thể “chửi địch” nên viết khá dễ dàng và ông còn sẵn sàng trả lời nhiều câu hỏi khác. Nhưng, bài “tiểu luận” của ông không qua khỏi những cặp mắt tình báo nhà nghề của đối phương. Sau khi phân tích bài “tiểu luận”, họ đi đến nhận định cực kỳ quan trọng: một Đại úy tình báo không thể có hành văn và sự phân tích xuất sắc như thế này được! Có nghĩa là, ông ta không thể là Đại úy tình báo mà phải là cấp cao hơn (Đại tá?). Quả là một nhận định sáng suốt!
Thế nhưng, nếu như CIA áp dụng kiểu suy luận này đối với cán bộ, lãnh đạo VN ngày nay thì kết quả sẽ rất “nguy hiểm”. Hãy xem, một ông “vua” đi “Nửa vòng trái đất, rẽ tầng mây. Anh đến Cuba một sáng ngày” để thuyết giảng về “chủ nghĩa xã hội”, bị đất nước của ông “vua thật Pêlê” ngay lập tức hủy bỏ chuyến thăm chính thức. Và nếu ai góp ý để xây dựng đất nước mà trái ý mình thì ông cho là “suy thoái”. Ai suy thoái? “Bầy quan liêu đang tan phe ngắc ngoải. Những cấp trên suy thoái đến bùn nhơ” (Mưa – Việt Phương).
Đến đây, tôi chợt nhớ đến tầm nhìn xa rộng, sự mềm dẻo và linh hoạt của Lê Duẩn sau năm 1975. Bấy giờ, “Cuba nhiều lần thiết tha mời anh Ba Lê Duẩn sang thăm. Fidel cứ giục mãi, nhiều đồng chí nhắc, anh Ba mắng: “Các chú muốn dân đói à?”. Rồi, anh Ba nói với Bộ Ngoại giao: “Đúng là Fidel sang ta mấy lần, nhưng ta mới thắng Mỹ, sang Cuba không tuyên bố chống Mỹ thì Cuba không chịu, tuyên bố chống Mỹ thì, các chú thấy, sang cạnh nhà nó chửi nó, nó cấm vận mình suốt đời thì mình chết. Vì lợi ích quốc gia, tôi chưa thể đi được’. Rồi anh Ba cử Lê Đức Thọ đi, anh dặn: “Nên nói với đồng chí Fidel, tôi rất muốn sang, nhưng sức khoẻ có vấn đề, bác sĩ không cho đi máy bay xa, đồng chí Fidel thông cảm” (Giải Phóng, Bên Thắng Cuộc – Huy Đức).
Rồi một “tể tướng” chưa sạch lỗi chính tả, không phân biệt được dấu hỏi, dấu ngã, chữ viết hoa hay viết thường, nói chi đến việc viết một cái luận văn về chính trị như ông Nguyễn Tài. Chưa hết, một ông nghị, nhưng “văn vẻ” không khác gì một kẻ tâm thần thực sự. Còn rất nhiều thí dụ tương tự về tài năng và lãnh đạo VN có thể thách thức CIA!
Mặc dù Tự Đức là một ông vua khá nhu nhược nhưng không phải là ông không có những hành động có khí phách. Để chứng minh tài năng của mình, vua rất tự tin khi cùng một số vị quan đại thần làm một bài luận rồi gửi sang nhờ vua Thanh lập ban giám khảo chấm giúp. Dù bài luận của Tự Đức xếp cuối nhưng câu chuyện vẫn cho ta thấy được tài năng và khí phách của ông. Xét cho cùng, hành động này của nhà vua cũng đáng để cho chúng ta nể phục.
“Năm trăm năm sau cách mạng tháng Tám, dân ta sẽ còn nhớ chỉ tên của một mình cụ Hồ, mình ông Giáp” – lời Giáo sư Trần Văn Giàu. Điều lý thú là việc Hồ Chí Minh chọn Võ Nguyên Giáp phụ trách quân sự cũng là một sự lựa chọn thiên tài. Theo bà Đặng Bích Hà, phu nhân Đại tướng, nếu không phụ trách quân sự, có lẽ anh Văn cũng chỉ làm đến Bộ trưởng Giáo dục là cùng. Có Hồ Chí Minh bên cạnh, ông Giáp rất yên tâm. Làm bất cứ việc gì, ông đều thấy Hồ Chí Minh đã suy nghĩ kỹ vấn đề đó từ rất lâu rồi. Hồ Chí Minh đi chiến dịch Biên giới cùng Võ Nguyên Giáp, nhưng không bao giờ can thiệp vào công tác chỉ huy của Tổng tư lệnh, kể cả khi trận Đông Khê mở đầu chiến dịch có trục trặc. Hồ Chí Minh bình thản để Tổng tư lệnh xử lý và không ai biết trong đầu ông lúc ấy đang nảy ra những tứ thơ.
Bây giờ, ta đến với một nhà lãnh đạo “cỡ bự”, một ông tổ cộng sản khác – Xtalin.
Thời kỳ đầu chiến tranh Xô – Đức, do tính tự tin và sự độc đoán, Xtalin ít khi nghe lời người khác. Nhưng, tiếc thay, nhiều sai lầm dẫn đến thất bại nặng nề, quân đội LX phải rút lui từ thành phố này đến thành phố khác. Dù ông ta không sợ sự thiệt hại lớn, song một nhà lãnh đạo sắt đá nhất cũng nhận thấy, không thể chiến thắng nước Đức nếu không duy trì được sỹ khí cần thiết. Ta hãy lắng nghe các tướng lĩnh quân sự, nhất là Giucốp, Vaxilépxki, Saphosnhicốp – Xtalin nghĩ.
Tài năng chỉ huy quân sự của Xtalin bấy giờ ra sao? Vào mùa hè năm 1942, Giucốp báo cáo cho Xtalin về chiến dịch ở Phương diện quân Tây, ông dự định rằng sẽ mở hai mũi đột kích: mũi bên phải là mũi chủ yếu, mũi bên trái – bổ trợ. Trên bản đồ, mũi tên bên phải to hơn màu đỏ sẫm, bên trái – nhỏ hơn. Chú ý nhìn vào mũi tên thứ hai, Xtalin hỏi:
- Đây là cái gì?
Giucốp nói, mũi tên nhỏ ký hiệu mũi đột kích bổ trợ.
- Sao lại có mũi đột kích bổ trợ ở đây? Chúng ta phân tán lực lượng để làm cái gì? Cần tập trung lực lượng vào một chỗ mà không được phân tán.
Giucốp:
- Chúng ta mở mũi đột kích ở hai nơi sẽ gieo cho địch mối hoài nghi, không biết mũi đột kích chính ở đâu, nên chúng phải giữ lại một bộ phận lực lượng làm nhiệm vụ dự bị trên hướng đột kích bổ trợ của ta. Sang ngày thứ hai chiến dịch, khi chúng ta thực sự giáng đòn đột kích chủ yếu thì chúng không kịp cơ động những lực lượng dự bị ấy nữa.
Lập luận của Giucốp rất có lý lẽ, song Xtalin vẫn không hiểu. Điều đó chứng tỏ bấy giờ ông không am hiểu những điều sơ đẳng của tình huống và như thế, làm sao Tổng tư lệnh tối cao có thể chỉ huy quân đội?
Nhưng thời gian sau đó, tài năng và trí thông minh đã giúp Xtalin nắm vững nghệ thuật chỉ huy, nhất là các vấn đề về chiến lược, chiến dịch là những vấn đề gần với lĩnh vực chính trị mà ông thông thạo.
Tuy Xtalin rất độc tài, phạm nhiều tội ác mà lịch sử đã làm sáng tỏ, nhưng trong chiến tranh, có những ứng xử tinh tế của ông ta đối với cấp dưới. Chẳng hạn, khi chuẩn bị chiến dịch Vôrônegiơ, Bộ Tổng tham mưu đã xác định tầm quan trọng hàng đầu của tuyến đường sắt Vôrônegiơ-Milerôvơ, trong khi tướng Moxcalencô, Tư lệnh tập đoàn quân 40 cũng có ý tưởng tương tự. Sau khi suy nghĩ kỹ, Moxcalencô quyết định gọi cho Xtalin báo cáo về ý kiến của mình. Xtalin chăm chú nghe và nói: “Tôi hiểu đề nghị của đồng chí. Đồng chí hãy đợi, sau hai tiếng sẽ có trả lời”. Và đúng hai tiếng sau, điện thoại của Xtalin từ Mátxcơva gọi cho tướng Moxcalencô, đồng ý và ủng hộ đề nghị của ông.
Ở đây, ta thấy Xtalin rất tôn trọng ý tưởng sáng tạo của cấp dưới, mặc dù lúc đó kế hoạch phản công của chiến dịch Vôrônegiơ đã được Đại bản doanh thông qua. Nhưng thay vì làm “cụt hứng” Moxcalencô, Xtalin đã lắng nghe và kích thích tư duy sáng tạo chủ động của tướng lĩnh. Hai tiếng đồng hồ mà Xtalin yêu cầu Moxcalencô chờ đợi chính là để khẳng định thêm một số chi tiết, đồng thời cũng đủ để cho Moxcalencô tin tưởng vào đề nghị của mình đã được Tổng tư lệnh nghiên cứu. Trong trường hợp này, nhà độc tài Xtalin quả thật là một nhà tâm lý trong việc ứng xử với cấp dưới.
Lãnh đạo mà độc tài – tất nhiên không hay ho gì, dù độc tài “thông minh” có thể tốt hơn độc tài “dốt nát”? Nguy hiểm nhất vẫn là độc tài mà dốt nát. Không có cơ chế kiểm soát hữu hiệu, nó sẽ đưa dân tộc đến chỗ diệt vong. Cho nên, nói đến lãnh đạo, trước hết là phải nói đến tài năng của họ – tài năng tương xứng với chức vụ mà họ đảm nhiệm. Dĩ nhiên, lãnh đạo cần có nhiều phẩm chất, nhưng bi kịch lớn nhất của một nhà lãnh đạo chính là không có tài năng – “bất tài”. Đã bất tài thì lộ ra ngay, bởi “trăm con mắt đều nhìn vào, trăm ngón tay đều chỉ vào”. Chỉ có kết quả là đáng kể, mới chứng minh được tài năng của nhà lãnh đạo, cũng như thực tiễn luôn luôn là tiêu chuẩn duy nhất của chân lý vậy.
Lê Mai
(Blog Lê Mai)

Chân dung bà chủ nhà chứa ở Nga

Trong số mười lăm cô gái Việt Nam bị gạt sang Nga vào động mãi dâm của bà Thúy An ở Moscow, mà bốn cô trốn đi rồi bị bắt lại, thì đã có hai cô về đến Việt Nam.
Trong một tháng qua đài Á Châu Tự Do đã cập nhật vụ việc trên nguyên tắc không đưa tiếng nói của nạn nhân lên đài. Hôm nay, đã an toàn ở Việt Nam, cô Bé Hương cho biết cô phải lên tiếng, trước hết cho mười ba người bạn còn lại trong nhà chứa của bà Thúy An, thứ hai là đính chính về lá thư mà cô bị buộc phải viết và ký tại đại sứ quán Việt Nam ở Liên Bang Nga như một điều kiện trước khi về nước.
Bé Hương: Mười lăm đứa, trốn đi bốn đứa thì còn mười một. Bắt về thì giờ bà đã thả em với lại Nguyễn Phạm Thái Hà thì còn mười ba là hai chị em ruột ở Cà Mau, rồi ở Long Xuyên, Tây Ninh, Sóc Trăng. Ở Sài Gòn cũng có và có một cô quê ở Hà Nội.
Mục đích của bà là bà biết chị em bên Mỹ có nhờ đến phóng viên nhà báo đài Á Châu Tự Do, bả muốn em đính chính lại là mọi việc không có sự thật như vậy, bả muốn em viết thư có lời cảm ơn bà và yêu cầu nhà báo đài Á Châu Tự Do phải đính chính lại mọi việc, bắt em phải ký. Em đã ký và đã cam kết sẽ đính chính lại mọi việc.
Bây giờ em đã về Việt Nam rồi thì em cũng xin nói những lời đó, những thư đơn ký đó đối với em không còn giá trị nữa, bằng mọi giá em phải đính chính sự thật của bà là đúng người đúng tội, lúc đó em bị bà bắt giữ và khống chế, bắt buộc em phải làm điều đó.

thai-ha-250.jpg
Cô Thái Hà. Hình do gia đình cung cấp.
Xa xích chưởng

Thanh Trúc: Bây giờ em có thể tả về bà An được không?
Bé Hương: Bà là người Nghệ An, khoảng bốn ba bốn mươi bốn tuổi. Bà sắc sảo lắm, cứng cỏi lắm. Lúc nóng giận lên thì bà xưng lúc thì "bố mày" lúc thì "mẹ mày". Không có lời văng tục nào mà bà không nói được hết.
Khi mà đưa sang bà đón em ở sân bay về đến nhà thì em mới biết sự thật em đã bị bán vào động mãi dâm rồi, không cách nào thoát hết. Một năm mấy qua thật sự em cũng có chờ đợi nhiều lắm nhưng không có cơ hội. Lúc nào bà cũng có người giám sát bọn em hết, những người mới sang bà không thả ra ngoài đâu, ai cũng phải làm việc cả. Bên đó chỉ có công việc là làm gái mãi dâm thôi, chỉ là một cái "cờ va" ba buồng, khách vào thì cứ trải chỗ liên tiếp liên tiếp theo đó mà làm, không có gì khác ngoài gái mại mãi dâm hết.
Phần lớn là khách Việt Nam, tuần này họ đến tuần sau họ lại đến thì trở thành khách quen của bà. Thỉnh thoảng em có nghe là khách Việt Nam đón ra ngoài để tiếp Tây, người Nga đó chị, Tây rồi Tàu... Em không có được ra ngoài.
Tiếp khách là tính điểm, cộng vào sổ, cuối tháng chia đôi bà phân nửa tụi em phân nửa. Nếu không ngoan làm việc bà sẽ phạt, phạt cho đến khi nào không ngóc đầu lên nỗi, không có tiền gởi về nhà luôn giống như em đây. Một năm hai tháng hơn em vẫn không có đồng nào mà vẫn phải tiếp khách, coi như công cốc, không có đồng nào, tay trắng luôn.
Tất cả các cô kia có người làm được việc, tiếp khách giỏi hơn em, làm một tháng mấy nghìn đô. Có chia nhưng mà bà giữ lại hết, muốn gởi về nhà thì bà sẽ gởi, năm trăm, một nghìn, hai nghìn đô bà sẽ gởi, còn nhiều hơn nữa bà sẽ không gởi.
Thanh Trúc: Ngoài bị chửi mắng thì các cô còn bị đánh phải không, nhất là cả ba cô cùng trốn với em trong đó có một cô còn nhỏ.
Bé Hương: Bà đánh thì tụi em hay gọi là "xa xích chưởng", tụi em bị đánh quá thì cũng có nói ở trong tù thì nghe nói một đám đánh một đứa, còn ở đây tại sao có một đứa mà lại đánh tới một đám lận.
Lúc mới qua thì con bé chưa được mười bảy tuổi, nó nói thực với em là chị ơi em mới có mười sáu, trong giấy của em là người ta làm cho em đủ tuổi đi làm, nói qua đây làm nhà hàng. Bả cứ bắt em kêu ba mẹ em gởi tiền qua để chuộc về nếu mà không làm việc được. Mà con nhỏ đó cũng xấu, nhìn không dễ coi lắm, cho nên không có khách chọn. Bả cũng đánh bà nói "Mày qua đây làm gì, tại sao người đưa qua cũng khốn nạn lắm, như vầy mà cho đi làm gái là sao, tiếp ai bây giờ, người ta ngồi người ta còn không nhìn nữa thì làm sao mà làm". Những ngày tháng con bé đó bị hành hạ đánh đập em cũng nóng ruột lắm.
Linh thì bà bảo là "Con Linh có cặp mắt đĩ thỏa đâm giai", bà cho Linh mở cửa đón khách. Bữa đó chồng bà, là ông Huy, về đến thì Linh ra mở cửa. Ông Huy lấy tay quẹt cái mũi nó làm bà ghen bà đánh nó xém mù hai mắt.
Bà lấy dây nịt bà quất con Linh bò lết bầm khắp người luôn mà đôi mắt là nặng nhất. Còn cái Duyên thì có thời gian nó bị đánh bầm sống mũi. Em thì đã chịu quá nhiều bây giờ kể ra em không biết kể bao nhiêu cho hết. Bên đó luật của bà là không ai được thân với ai hết, bệnh hoạn tự lo.
Thanh Trúc: Em có biết gì về ông Huy chồng bà An này không?
Bé Hương: Ông Huy đó tên Nguyễn Anh Huy. Khi qua thì em có nghe kể lại là hồi trước, cái tốp đi trước đó, ông đã đánh một người tới nỗi xém mất mạng. Từ đó đến bây giờ bà không cho ông Huy đánh nữa, chỉ có bà đánh thôi.
Thanh Trúc: Xin kể tiếp lúc em cùng ba cô kia trốn đi và bị bắt lại ?
Bé Hương: Trốn ra được thì em có nhờ công an Việt Nam liên lạc đại sứ quán Việt Nam ở Liên Bang Nga, được số điện thoại của ông Nguyễn Đông Triều làm bên an ninh của đại sứ quán. Em có gọi mà ông từ chối thẳng không giúp. Em cũng nhờ có người chị ở Mỹ là Danh Hui, cũng bên đó nhờ được chú Thắng.
Sau khi gọi cho ông Nguyễn Đông Triều khoảng hai ngày thì chính bà An, ông Huy và một người đàn ông, đến nơi thì tụi em chỉ biết về thôi. Hơn một năm bị bà đánh đập em cũng biết bà ghê gớm cỡ nào, tụi em lúc đó bó tay, kháng cự cũng bằng không. Bà có nói "Mày biết tao canh mày bao nhiêu ngày tao mới bắt được mày không, mày làm cho bố mày mất ăn mất ngủ cả mười ngày nay, mày to gan lắm mày dám hại bố mày hả...".
Cô bé Thái Hà lúc sang chưa đủ tuổi đó, rồi Thu Linh, Ngân Giang, đều bị đánh sưng mặt, bầm mắt. Bả không đánh em, chỉ đập đầu em vô tường thôi. Bà nghĩ đánh em bầm mắt thì nếu như đại sứ quán gọi em lên người ta sẽ thấy. Còn đánh lên đầu em thì người ta không thấy mà em cũng không dám nói.
Quen biết lớn
Thanh Trúc: Khi bà Thúy An đưa em lên đại sứ quán để về Việt Nam thì chuyện gì xảy ra?
Bé Hương: Bà làm giấy cho em về Việt Nam, bảo là "Mày làm không được thì tao cho mày về chứ không phải chị mày bên Mỹ làm ầm ỉ mà tao cho mày về đâu". Bả tính là thứ Hai cho em bay, nhưng tối thứ Bảy thì bả nói em chuẩn bị đồ rồi bà đưa em lên đại sứ quán.
Lên sứ quán thì trên đó có một ông tên là Kiên, cũng ở trong đại sứ quán mà em không biết rõ ông làm cái gì.. Ông Kiên đó hỏi ai đây thì bà mới nói "Đây, nhân vật chính đây anh". Ông Kiên mới bắt em viết một cái đơn là "Cảm ơn chị An đã giúp đỡ và đại sứ quán ở Liên Bang Nga đã can thiệp, giúp đỡ, tạo điều kiện cho em được về Việt Nam. Và xin có lời nói với nhà báo RFA ở Mỹ đã nói về bà An là không phải sự thật thì em xin đính chính lại là những lời đó đã nói sai về chị An, và em hoàn toàn chịu trách nhiệm."
Lúc đó em chỉ biết làm để bà thả em về thôi, về tới Việt Nam là bằng mọi giá em phải đính chính lại sự thật, tại vì lúc đó em bị bà không chế mà, nếu không làm như vậy em đâu biết bà đưa em đi đâu.
Thanh Trúc: Theo em kể thì có vẻ bà An khá quen biết với người trong đại sứ quán Việt Nam ở Nga?
Bé Hương: Em viết xong thì ông Kiên mới đi về. Em ngủ lại đó vì sáng mai ra sân bay. Đêm đó thì có một người đàn ông nữa xuất hiện là tên Tuấn Anh. Bà nói với em "Ông Tuấn Anh đó là anh của anh Huy mày, còn vợ của ông Tuấn Anh, làm ở bên đại diện cộng đồng người Việt Nam mình ở Liên Bang Nga, vợ ông Tuấn Anh là cháu ruột của ông Nguyễn Đông Triều." Thì có lúc bà An kêu ông Nguyễn Đông Triều bằng chú, có lúc kêu bằng anh.
Trước đó khi bắt em về, khi em chưa biết sự thật, bà bắt em lên đại sứ quán, bả nói "Lên đó lúc này mày biết mày nên làm thế nào, gây bất lợi cho tao thì mười mạng mày cũng không còn, ba đời mày tao cũng đào lên tao chôn sống chứ đừng nói một mình mày".
Thanh Trúc: Đến lúc này, khi nói với đài Á Châu Tự Do, em còn sợ điều gì không?
Bé Hương: Một phần là em có sợ, nhưng mà tâm nguyện của em là muốn giải cứu những người còn lại ở bên đó cho nên tất cả em đều có thể làm. Những lời nói của em đều là sự thật và em tin tưởng pháp luật sẽ trừng trị bà, trả lại tự do cho những bạn gái của em còn lại bên đó.
Thanh Trúc: Cảm ơn cô Bé Hương, chúc cô một cuộc sống tốt đẹp.
Thanh Trúc, phóng viên RFA
2013-03-10

Một bức hình, nghìn lời nói

H2
Bạn nghĩ gì về tấm hình này?
(có lẽ chỉ có 1 từ là khốn nạn)
(FB Nguyễn Lân Thắng)

Chủ nghĩa Stalin – Tại sao ở Nga hiện nay vẫn còn hiện tượng sùng bái kẻ ăn thịt người đó?

Joseph Stalin
(Bản dịch được thực hiện nhân 60 năm công bố bài thơ Đời Đời Nhớ Ông của nhà thơ Tố Hữu)
Joseph Stalin, xin lỗi vì đây là chuyện đã nhàm, là một tội phạm, chỉ có thể so sánh với Adolf Hitler mà thôi. Nhưng giữa hai người vẫn có sự khác biệt. Một trong những khác biệt quan trọng nhất: lãnh tụ quốc xã nói chung chỉ giết những người không phải là người Đức. Trong Đế chế thứ III, một người Đức mà không ra mặt chống phát xít thì có thể cảm thấy an toàn. Joseph Stalin, dĩ nhiên là có giết những người không phải là người Liên Xô, trường hợp nỗi bật nhất là những người Ba Lan ở  Katyn, nhưng phần lớn nạn nhân của nạn khủng bố do Stalin tiến hành là công dân Liên Xô, mà lại thường là người Nga.
Trong hai năm tồi tệ nhất, 1937-1938, ở Liên Xô đã có khoảng 800.000 người bị bắn. Mấy năm trước, trong giai đoạn quốc hữu hóa, thực chất là tiêu diệt có chủ ý giai cấp nông nhân, mà những người Bolshevik coi là mối đe dọa của mình, hàng triệu người đã trở thành nạn nhân.
Cuộc khủng bố của Stalin không phải hoàn toàn mú quáng: nó nhắm vào những người nông dân vô tội, mà trước hết là những người tích cực, những người nổi bật trong môi trường của mình. Và điều đó đã bẻ gãy xương sống của nhân dân. Ảnh hưởng của việc tiêu diệt khá đông (và loại những người không bị bắn bỏ khỏi quá trình tái sinh sản bằng cách đưa vào trại tập trung còn có ảnh hưởng nặng nề hơn) thành phần ưu tú nhất của người dân Nga vẫn còn cho đến tận ngày nay. Đấy là nguyên nhân đầu tiên làm cho nước Nga không có khả năng nhập vào với thế giới đang tiến về phía trước. Đây là những sự kiện rõ ràng, không thể nào phủ nhận được. Nhưng…
Năm 2007 có 15% người Nga được hỏi đồng ý với khẳng định “Stalin làm được nhiều việc tốt hơn việc xấu”. Năm 2011, theo số liệu của Trung tâm điều tra dư luận Nga, thì con số này đã tăng lên thành 26%. Trong khi đó, số người cho rằng phần lớn công việc Stalin làm là ác lại giảm mạnh (từ 33% xuống còn 24%). 45% người được hỏi đồng ý với luận điểm cho rằng “việc phi Stalin hóa chỉ là huyền thoại, là những lời sáo rỗng, chẳng có liên quan gì với những nhiệm vụ trước mắt của đất nước, nó chỉ dẫn tới việc hạn chế tự do ngôn luận, đào tận gốc trốc tận rễ kí ức của người Nga, làm cho họ trở thành những người phiến diện mà thôi” và chỉ có 26% người được hỏi đông ý rằng “nếu không nhận thức được sai lầm của quá khứ thì nước Nga không thể tiến lên, không thể phát triển được”.
Đương nhiên là có những người Nga khác, và không phải là ít. Thật khó mà không suy nghĩ trước những lời của Viktor Erofeev, một nhà văn nổi tiếng người Nga, khi ông này cho rằng “tâm hồn Nga, về bản chất là Stalinnist. Nạn nhân của Stalin càng lùi xa thì ông ta lại càng mạnh mẽ và tỏa sáng hơn”. Đấy là do trong giai đoạn lãnh tụ còn tại thế “chúng ta đã bay vào thế giới chưa có người đặt chân tới. Đây là những chiều kích không phải của con người. Trở về với hệ thống những giá trị bình thường hầu như là việc bất khả thi”.
Đây, dĩ nhiên là một phần của sự thật. Tuy nhiên… Không nghi ngờ gì rằng sự thoái hóa tâm hồn tập thể diễn ra trong hàng chục năm khủng bố là một trong những nguyên nhân làm cho nhiều người Nga không thể chia tay, về mặt tinh thần với nhà độc tài đã bị vất ra khỏi Lăng Lenin. Nguyên nhân thứ hai nằm ở chỗ (như một vị cố đạo, khá quen thuộc với nước Nga đã nói) “tôn giáo thực sự duy nhất của người Nga là sùng bái cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại”, nó tạo cho họ cảm giác của niềm tự hào dân tộc và ý nghĩa. Nhưng đây cũng chỉ là một trong những lý do, còn những lý do khác, cũng không kém phần quan trọng.
Cho phép hạnh phúc
Người dân Ba Lan tự động liên kết hiện tượng sùng bái cá nhân Stalin với chính quyền Putin. Đây là sai lầm. Điện Cẩm Linh không theo phương châm của Stalin, nói chung họ nằm ngoài mọi hệ tư tưởng. Quan điểm của họ là chơi trên tất cả những loại công cụ có thể với tới được: tình yêu nước Nga với những động cơ của Stalin, chủ nghĩa dân tộc và thậm chí cả chủ nghĩa tự do nữa. Còn ở nước Nga hiện nay tinh thần Stalin lại thường có giọng điệu phê phán. “Họ chẳng có tí Stalin nào hết!” – khi nghe tin về vụ tham nhũng trong giới chức chính quyền hay tai họa do thái độ tắc trách của ai đó, một người Nga bình thường sẽ nói như thế. Cứ theo logic này thì dưới thời Joseph (chứ không như bây giờ) giới tinh hoa không phải là những người thoát được trừng phạt. Sự kiện là vị đại nguyên soái, khác với giới tinh hoa hiện nay, là người giản dị cũng góp phần củng cố cách tư duy như thế.
“Có vẻ như một người nào đó trong ban quản trị hay Cục chính trị đã mua đồ gỗ, mặc dù anh đã chỉ thị rõ ràng là đồ cũ vẫn còn tốt. Hãy tìm và kỷ luật những người phạm lỗi! Anh đề nghị mang trả mọi thứ về chỗ cũ, còn đồ gỗ mới thì đưa vào kho” – trong một bức thư gửi cho vợ, Stalin đã viết như thế.
Trong trí nhớ tập thể của nước Nga vẫn còn sống động niềm tin rằng mặc dù Lãnh tụ cùng với những người Bolshevik khác đã từng đàn áp Giáo hội chính thống truyền thống của nước Nga, nhưng sau đó chính ông đã phần nào quay ngược cái xu hướng cách mạng góp phần tàn phá các cơ sở của xã hội.
Theo hồi ức của bà Lilianna Lungina – một người bất đồng chính kiến và dịch giả nổi tiếng, bạn bè của bà có nhiều người từng bị đàn áp và không thể coi bà là người theo phái Stalin được: Trong năm 36 – 38, tức là giai đoạn khủng bố khốc liệt nhất, đời sống hàng ngày lại được cải thiện một cách đột ngột. Sau nhiều năm đói khát, sau khi đã tập thể hóa mọi thứ, làm cho nhân dân hoàn toàn kiệt quệ, thì dường như lại có một khoảng lặng. Chính Stalin cho giải lao. Ông ta đã nói một câu nổi tiếng: “Sống tốt hơn, sống vui hơn”. Năm 1935 bỏ tem phiếu thực phẩm. Hàng hóa tăng lên dần dần. Bắt đầu có cá xông khói, trứng cá hồi, bốn hay năm loại pho mát. Cam Tây Ban Nha bày bán khắp nơi. Cửa hàng café cũng bắt đầu mở. Thí dụ Coctail-bar trên phố Gorki. Có thể ngồi uống ở đó, trong bóng tối mờ ảo – lúc đó thế là xa hoa lắm rồi. Người ta bắt đầu mặc đẹp hơn. Phụ nữ bắt đầu đi tiệm cắt tóc và cắt móng tay – những cô gái làm móng tay còn vào tận nhà máy nữa – bôi son môi, tỉa lông mày. Trước đấy mọi người đều mặc xấu xí, bây giờ có điều kiện chưng diện. Những tờ tạp chí thời trang lại được in ấn. Đồng chí Djemtrugina, vợ Molotov, được giao trách nhiệm sản xuất nước hoa, sữa tắm và kem bôi mặt. Stalin cho phép hưởng thụ đời sống. Ông ta luật hóa cả tình yêu lẫn hạnh phúc gia đình (li dị là việc cực kì khó khăn), trách nhiệm của người làm cha, cho phép làm thơ, cho phép bàn về chủ nghĩa nhân đạo, son phấn và làm đẹp, các điệu tango, foxtrot cũng đã quay lại”.
Trong thời gian chiến tranh, Stalin đã cho ngưng những vụ khủng bố chống lại nhà thờ. Đây là giai đoạn tự do hóa tạm thời, sau đó những cuộc đàn áp lại được khởi động, nhưng (người Ba Lan thường không biết chuyện này) trong lĩnh vực tôn giáo, khủng bố đã không còn như giai đoạn tiền chiến nữa. Chỉ có trong giai đoạn phi-Stalin hóa dưới trào Khrushchep, trong khuôn khổ của “sự trở lại với những nguyên tắc của Lenin” và cuộc đấu tranh với “những sai lầm của Stalin”, trong đó có thái độ khoan dung với nhà thờ Chính thống giáo, người ta mới lại đàn áp nhà thờ.
Sự hấp dẫn của bạo chúa
Khác với đồng nghiệp người Đức, bạo chúa ở Điện Cẩm Linh là một nhân cách thực sự. Nhân cách của một tên tội phạm, nhưng có sức hấp dẫn. “Stalin giống như một con thú ăn thịt to lớn, họ nhà mèo, với những bàn chân mềm mại, vuốt cứng như thép, dáng đi oai vệ và có những bước nhảy cực kì nhanh, cùng những tiếng gừ gừ đầy thuyết phục và tiếng gầm khủng khiếp” – một nhà bất đồng chính kiến, bà Veleria Novodvorskaia viết như thế. Mà không phải chỉ một mình bà. Những người ngoại quốc từng gặp Lãnh tụ cũng thường ví ông ta với một con hổ hay những con thú họ nhà mèo to lớn khác, nghĩa là ví ông ta với một con thú dữ, mạnh mẽ, nhưng đồng thời cũng là một con thú đẹp [...].
Stalin (một lần nữa, lại khác với Hitler) dù là người hoang tưởng và tàn nhẫn nhưng lại cực kỳ thông minh. Và mặc dù ông ta đã tạo ra sự sùng bái cá nhân mình như một loại tôn giáo, nhưng chính ông ta lại không bị cám dỗ, sự tỉnh táo của tư duy của ông ta chứng tỏ điều đó. Một trong những bằng chứng là buổi nói chuyện, sau khi chiến tranh đã kết thúc, với người con trai, tên là Vasili. Anh này là phi công và cũng là đại diện của thế hệ “vàng” của Moskva. Khi nghe cha nói rằng mình đã bôi nhọ thanh danh dòng họ Stalin, Vasili bực mình nói: “Con cũng là Stalin mà” “Không, mày không phải là Stalin, bố cũng không phải là Stalin. Stalin là chính quyền Xô Viết. Stalin là cái ông Stalin trên báo chí và các bức chân dung, nhưng đấy không phải là con, thậm chí không phải là bố nữa” – Lãnh tụ gạt đi.
Dưới thời Đại nguyên soái, nhà nước Liên Xô đã giành chiến thắng trong cuộc chiến. Nó còn thu được tiến bộ cả trong những lĩnh vực khác nữa, trong đó có lĩnh vực kinh tế. Đến tận những năm 1960, ngay cả sau khi đã trừ đi những khoản được viết thêm vào số liệu thống kê (Moskva đặc biệt giỏi về khoản này), nền kinh tế Liên Xô phát triển nhanh hơn các nước phương Tây. “Trong giai đoạn chuyển tiếp giữa thập kỉ 50 và 60, phương Tây thán phục nền kinh tế Liên Xô, còn trong những năm 70 và 80 thì thán phục Nhật, sau đó là Trung Quốc và Ấn Độ” – ông Francis Spufford (người Anh), tác giả cuốn Red Plenty (tạm dịch: Sự sung túc màu đỏ) viết như thế. Ông còn viết tiếp như sau: “Đây không phải là câu chuyện hoàn toàn bịa đặt.  Bên dưới lớp vỏ hào nhoáng bên ngoài là hiện tượng chân thật. Sau sự sụp đổ của Liên Xô và mở cửa các kho lưu trữ, các nhà sử học phương Tây đã có điều kiện đọc lại những số liệu về sự phát triển kinh tế của nước này, và thậm chí nếu lấy những số liệu khiêm tốn nhất, thấp hơn hẳn những con số do Điệm Cẩm Linh công bố hay thậm chí số liệu do CIA công bố đi nữa thì trong những năm 1950 Liên Xô vẫn phát triển nhanh hơn bất kì nước nào trên thế giới, trừ Nhật”.
Dĩ nhiên đây là phát triển theo chiều rộng, dựa trên việc bóc lột giai cấp nông dân sau khi tiến hành tập thể hóa. Khi khả năng này đã cạn kiệt (đầu những năm 1960), khoảng cách với phương Tây không còn giảm nữa mà bắt đầu gia tăng. Nhưng chuyện đó xảy ra sau khi Stalin đã chết khá lâu, tên ông ta không bị gắn với thất bại này.
Tuy nhiên, hệ thống quyền lực nằm trong tay một người lại tạo cho người ta cảm giác về một chế độ duy nhất, dù chứa đựng trong lòng nó xu hướng dẫn tới trì trệ và tan rã, có thể thúc đẩy nước Nga phát triển. Chính Alexander Solzhenitsyn, chứ không phải ai khác, đã đặt vào miệng nhân vật (hoàn toàn không phải tiêu cực) của một trong những truyện ngắn của mình những từ sau đây: “Tất cả đều biết rằng chúng ta đã mất một con người Vĩ đại.  Nhưng lúc đó Dmitri cũng chưa hiểu hết con người đó Vĩ đại đến mức nào – phải nhiều, nhiều năm sau anh mới nhận ra rằng ông ta đã tạo Đà cho nước Nga bước vào Tương lai. Cái cảm giác này, cảm giác của một cuộc chiến tranh kéo dài rồi sẽ qua đi – nhưng cái Đà này thì vẫn còn và chúng ta đã dùng nó để hoàn thành những chuyện bất khả” [...].
Làm sao giải được bùa mê?
Sự đan xen tốt, xấu một cách tai ác như vậy làm cho người Ba Lan chúng ta bực bội, nhưng nó làm hại người Nga là chính. Mặc dù (lại phải nhắc lại một lần nữa như thế) không phải người Nga nào cũng nhận thức như thế, nhưng nó không cho phép nhân dân nói chung suy nghĩ đúng đắn về quá khứ của mình và điều đó có ảnh hưởng tiêu cực đối với khả năng hòa nhập của nước Nga vào thế giới hiện đại, cũng như có hiệu quả của nhà nước, theo nghĩa rộng của từ này.
“Hàng ngày hãy cầu khẩn các vị thần của mình để cho cái học thuyết ngu dốt đó làm cho người Nga tê liệt”, trong những năm 1980 Tadeusz Konwicki đã viết như thế. “Hãy cám ơn trời đất vì nền nghệ thuật của họ chứa đầy thói vĩ cuồng, còn đầu óc họ thì đầy những ý tưởng rời rạc của những kẻ không tưởng thế kỷ XIX. Hãy tưởng tượng một nước Nga dân chủ và tự do, với nền kinh tế tư bản chủ nghĩa: chỉ sau vài năm là cái nước Nga như thế sẽ tạo ra một nền nghệ thuật vĩ đại, làm cả thế giới phải quỳ gối. Nước Nga như thế sẽ vượt qua Mỹ về mặt công nghiệp, còn chúng ta thì bị nó hút như máy hút bụi hút ruồi vậy. Nó sẽ nuốt chửng chúng ta trên cơ sở của tính ưu việt của nền văn hóa mà không cần dùng tới xe tăng, không cần những tên phản bội và không cần đầy đi Sibiri”, ông còn viết thêm như thế.
Nếu đúng như thế thì những người ghét Nga có nên lấy làm sung sướng khi người Nga không thể giải thoát khỏi bùa mê của Stalin hay không?… Tôi không phải là người căm thù nước Nga. Tôi muốn họ chia tay với kẻ ăn thịt người này.
Piotr Skwieciński
Phạm Nguyên Trường dịch
Dịch theo bản tiếng Nga tại địa chỉ: http://inosmi.ru/russia/20130305/206605762.html
Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN

Nguyễn Vạn Phú - Cứ để theo lẽ tự nhiên

Nếu nhìn lại quá trình đổi mới với cột mốc 1986, nổi lên có những cụm từ như cởi trói, tháo gỡ, phá rào, tháo khoán, tức điểm nổi bật của lần đổi mới nền kinh tế đó là thay đổi tư duy bao cấp, tránh tư tưởng can thiệp, để cho nền kinh tế vận hành theo quy luật thị trường. Từ chỗ nhà nước lo hết mọi việc trong một nền kinh tế kế hoạch hóa, từ cây kim, sợi chỉ đến chai nước mắm, chiếc lốp xe… nay nhà nước chỉ việc đứng sang một bên để mọi người tự tổ chức làm ăn với nhau, nông dân được cấy cày trên mảnh ruộng của mình thì bỗng chốc nền kinh tế khởi sắc trở lại. Bước đột phá lúc đó là khoán 10 cho phép nông dân chủ động canh tác, chủ động bán sản phẩm theo giá thị trường và mở cửa nền kinh tế cho đầu tư nước ngoài vào đầu thập niên 1990.
Nay thiết nghĩ tái cơ cấu nền kinh tế cũng không cần những đề án gì to tát, chỉ cần rà soát lại, coi còn những gì là rào cản thị trường không để cho nó vận hành đúng quy luật, cái gì là sự can thiệp làm méo mó thị trường. Phát hiện và bãi bỏ những rào cản can thiệp đó chính là đem đến một sức sống mới cho nền kinh tế, tương tự như một cuộc đổi mới lần thứ hai.
Theo lẽ đó, trao cho người dân, đặc biệt là nông dân, quyền sở hữu đất đai là điều quan trọng nhất, tác động đến nhiều người dân nhất, sẽ là bước đột phá, mở ra những hướng đi mới cho nền kinh tế. Một thị trường to lớn, liên quan đến 70% dân số sẽ được khai thông, vận hành đúng quy luật. Thử hình dung, người dân được làm chủ chính thức mảnh đất của họ thì trong một thời gian, bộ mặt nông thôn sẽ thay đổi, cơ sở hạ tầng sẽ được cải thiện, nông dân làm ăn với tư cách chủ ruộng sẽ có tầm nhìn dài hơn, bao quát hơn và hiệu quả hơn.
Điều thứ nhì là thay đổi tư duy đối với khu vực doanh nghiệp nhà nước. Đừng gán cho khu vực này cái vai trò nó làm không nổi là giữ vững đặc trưng xã hội chủ nghĩa. Có nhiều cách khác để duy trì đặc trưng đó ít tốn kém hơn mà lại hiệu quả hơn nhiều. Chỉ cần chấm dứt dùng ngân sách như bầu sữa nuôi các doanh nghiệp nhà nước cồng kềnh, kém hiệu quả, nhiều lỗ hổng gây thất thoát là đã nâng hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế lên một mức cao hơn trước nhiều.
Kế đó là sự dứt khoát, đoạn tuyệt với tư duy ưa can thiệp vào sự vận hành của nền kinh tế. Chính phủ đã có kinh nghiệm trong việc can thiệp vào thị trường chứng khoán – với bài học là không thể nào can thiệp được. Ở những lần can thiệp được như lần bơm vốn kích cầu vào mấy năm trước thì sự can thiệp ấy để lại hậu quả cho đến ngày nay với một thị trường địa ốc sớm bùng phát và cũng sớm lụi tàn. Nay cũng vậy, nếu vẫn còn những loại chính sách như kiểu giải cứu thị trường địa ốc thì quy luật vận hành thị trường sẽ bị méo mó ngay, nợ xấu sẽ khó lòng giải quyết vì không ai có động lực tự mình một khi còn le lói khả năng được Chính phủ giải cứu.
Dĩ nhiên, đi kèm với các thay đổi chính sách này là chấn chỉnh hệ thống luật lệ theo hướng siết lại những lỗ hổng từng bị lợi dụng như tình trạng sở hữu chéo trong ngân hàng, dùng tiền ký gởi của dân để đầu tư vào doanh nghiệp khác, tình trạng vẽ ra dự án ma để chiếm đất của người dân, là khai thác tài nguyên bừa bãi, gây ô nhiễm…
Đó chính là con đường “tái cơ cấu” hiệu quả, mở đầu cho một quá trình đổi mới lần thứ hai.
Nguyễn Vạn Phú
(Blog Nguyễn Vạn Phú)

Phiếu lấy ý kiến nhân dân về Hiến Pháp: Thực chất là phân loại xếp hạng Nhân Dân…

Đảng đang ép buộc Dân phải cho ý kiến về Hiến Pháp theo cách đảng muốn, tức là in sẵn bản "Phiếu lấy ý kiến Nhân dân về Hiến Pháp", yêu cầu ghi rõ chữ "Đồng ý" và thêm các dòng để ghi các đóng góp. Theo cách nghĩ của đảng (của đảng thôi nhé), việc làm nầy rất khôn ngoan, bởi vì:
- Hầu hết người Dân đều không muốn dây dưa lằng nhằng với chính quyền (đảng), nên chắc là phần lớn sẽ ghi "Đồng ý" và ký.
- Những người ghi "Không Đồng ý" hoặc thêm các đóng góp sai ý đảng, sẽ là bằng chứng để sau này đưa vào kết tội theo điều 79 và 88 theo luật của đảng
- Những người không ký và không ghi thêm gì thì cũng sẽ là đối tượng để chính quyền lưu ý về sau này.
Như vậy đảng và chính quyền sẽ được một công đôi ba việc: vừa có con số để công bố với thế giới biết rằng, đa số người Dân VN chấp nhận sự lãnh đạo của đảng Cộng sản VN (thì thế giới và bọn phản động đừng có nhắc gì đến điều 4 nữa nhé); vừa có cơ hội để phân loại xếp hạng Nhân Dân…
Nhưng đảng đã quên mất một điều quan trọng, bây giờ không phải là thế kỷ 20 nữa rồi. Ở thời đại Internet và Kỹ thuật số, chúng ta sẽ có cách để lấy "Gậy ông đập lưng ông".
Để vận động Nhân dân, đảng phải dùng đến bộ máy cấp phường xã, mà hầu hết các ông lãnh đạo phường xã, tổ trưởng dân phố đều có trình độ ăn nói kém, chỉ giỏi "ăn theo nói leo" thôi.
Vì vậy, nếu các ông đó đến nhà, hãy dùng DTDD hoặc camera ghi lại sự vận động của họ thì chúng ta sẽ được khối "tiểu phẩm Hài" rất tự nhiên sinh động. Hãy mở thư mục trên Youtube, post các clip đó lên, thậm chí có thể mở cuộc thi xem đoạn nào là Hài nhất, nên vận động tìm tài trợ cho các vị đoạt giải Hài nhất, …
Tôi viết ra đây hoàn toàn không sợ các cấp chính quyền của đảng đọc được thì sẽ có biện pháp chuẩn bị đối phó, tập huấn cho các "tuyên truyền viên" của họ, bởi vì cho dù đảng có tập huấn kỹ càng bao nhiêu cho các ông bà tổ trưởng dân phố đó, cho các vị lãnh đạo Phường xã đó, thì cũng không thể lấp đầy ngay khoảng trống về văn hóa của họ được, mà càng tập huấn kỹ, càng lòi ra sự căng cứng ngu dốt, khỏi cần lo.
Người Yêu Nước
(DLB)

Nguyễn Trung - Đừng bỏ lỡ cơ hội xây dựng Hiến pháp mới

Hiến pháp 1992 được sửa đổi năm 2001 (xin gọi tắt là HP cũ) có 147 điều.  Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (xin gọi tắt là Dự thảo) do Quốc hội đưa ra cho cả nước thảo luận đã sửa đổi và bổ sung, viết lại thành 124 điều. Có tới khoảng 140/147 điều của HP cũ đã được Dự thảo sửa đổi. Tổng cộng Dự thảo đã đưa ra khoảng 150 chỗ sửa đổi, bổ sung hay viết lại. Riêng việc phân loại để đếm cho thật chính xác số lượng các chỗ sửa đổi, bổ sung hay viết lại này đã rất khó khăn. Bởi vì có những điều của HP được sửa lại 2 hay 3 chỗ ngay trong một điều; mặt khác có một số điều của HP được gộp lại làm một thì không biết nên tính là một hay nhiều chỗ được sửa đổi? Vân vân...
Tuy nhiên, Dự thảo vẫn là HP gần như cũ cả về tinh thần và nội dung. Bởi vì những sửa đổi, bổ sung hay viết lại của Dự thảo về cơ bản vẫn giữ nguyên hệ thống chính trị nói chung và hệ thống nhà nước nói riêng như hiện nay, với đặc điểm nổi bật là được “đảng hóa” toàn diện. Từ nội dung đến cấu trúc các điều của Dự thảo đều toát lên tinh thần này, rõ nhất là:
  1. -    trên thực tế vai trò Đảng vẫn được xác lập là đứng trên Hiến pháp;
  2. -    nhân danh quyền lực là thống nhất bác bỏ việc phân quyền và kiểm soát lẫn nhau giữa các quyền; đặc biệt là phân quyền giữa lập pháp và hành pháp còn nhiều chỗ không rõ – trong đó có vấn đề coi Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội (điều 99) là không hợp lý - , quyền tư pháp hoàn toàn mờ nhạt và hầu như không có khả năng bảo vệ và kiểm soát việc thực thi Hiến pháp;
  3. -    tiếp tục thâu tóm mọi quyền của dân và mọi hoạt động của đời sống đất nước vào hệ thống chính trị và hệ thống nhà nước được “đảng hóa” trong một khụng khổ chung “đảng + chính quyền + mặt trận”, do Đảng chi phối toàn bộ về nhân sự và các quyết định quan trọng ở mọi cấp;
  4. -    chủ quyền tối cao đối với toàn bộ đời sống đất nước thuộc về nhân dân chỉ được xác nhận một cách hình thức ở câu văn, nhưng trên thực tế là vẫn tiếp tục bị giới hạn hoặc loại bỏ do duy trì 3 đặc điểm nêu bên trên;
  5. -    có một số bổ sung mới có ý nghĩa tích cực về quyền công dân và quyền con người, nhưng lại được khóa bằng “nghĩa vụ” và bằng mệnh đề các quyền này phải “thực hiện theo quy định của pháp luật”, thậm chí tính pháp quyền bị xóa bỏ bằng việc đưa vào Dự thảo “nguyên tắc tập trung dân chủ” của riêng ĐCSVN;
  6. -    điểm sửa đổi quan trọng nhất là điều 4 (về ĐCSVN) được viết lại và bổ sung thêm khoản “2.” và “khoản 3”; nhưng cả 2 khoản này hoặc là không khả thi, hoặc là không có nội dung nếu như giữ nguyên hệ thống chính trị (bao gồm cả hệ thống nhà nước, mặt trận) được “đảng hóa” như đã phân tích trên;
  7. -    Dự thảo vẫn giữ nguyên “đất đai thuộc sử hữu toàn dân”;
  8. -    Lời nói đầu và nội dung một số điều trong Dự thảo – nhất là điểu 4 được viết lại – trên thực tế vẫn là áp đặt ý thức hệ, quan điểm và sự lãnh đạo của Đảng lên trên chủ quyền của nhân dân, không thích hợp với tinh thần nhà nước của dân, do dân, vì dân; 
  9. -     vân vân…
Riêng về mặt kỹ thuật, HP cũ được sửa đổi, bổ sung hay viết lại khoảng 150 chỗ, dấn đến hệ quả:
  1. -    Dự thảo là một văn kiện hiến pháp chắp vá, nhiều chỗ quá chi tiết, nhưng lại sót nhiều vấn đề quan trọng (vì không xuất phát từ quan điểm chủ quyền của nhân dân là tối thượng, vì nhân danh quyền lực nhà nước là thống nhất nên không chấp nhận phân quyền và kiểm soát quyền, quyền tư pháp rất mơ hồ, vân vân…)
  2. -    có nhiều chỗ là văn nghị quyết – ngay từ lời nói đầu; có nhiều điều mang cách hành văn không thống nhất là dạng văn kiện hiến pháp;
  3. -    có nhiều chỗ quá chi tiết nên không còn mang tính chất hiến pháp với tính cách là đạo luật gốc - mà lấn sang lĩnh vực của các luật cụ thể dưới hiến pháp, hoặc thuộc lĩnh vực các chủ trương chính sách;
  4. -    ngay cả quy định chỉ được góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã được Quốc hội khóa 13 thông qua và do Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 công bố rõ ràng là đã giới hạn phạm vi góp ý kiến của nhân dân; cách làm như vậy trực tiếp vi phạm nguyên tắc chủ quyền của nhân dân là tối thượng đối với mọi vấn đề của đất nước.
  5. -    vân vân…
Thiết nghĩ, với tính cách là đạo luật gốc, Hiến pháp cần thể hiện được: (a) ý chí của nhân dân, của quốc gia (lời nói đầu); (b) hình thành một thể chế cho sự vận hành đất nước; (c) dễ thực thi cho người dân với nghĩa là rõ ràng và dễ hiểu trong thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình; dễ thực thi đối với hệ thống nhà nước với nghĩa là có sự ràng buộc trách nhiệm rành mạch và tạo được nền tảng cho việc điều hành đất nước cũng như việc ban bố các luật và chính sách… Vì thế Hiến pháp mới nên viết gọn lại và giảm bớt những điều thuộc phạm vi luật hay chính sách.
II
Có những vấn đề hệ trọng sẽ phải đưa vào Hiến pháp, lãnh đạo Đảng và Nhà nước nên trực tiếp tổ chức các diễn đàn thảo luận khoa học và công khai trên mọi phương tiện thông tin đại chúng, để nâng cao hiểu biết và tạo được đồng thuận lớn nhất trong nhân dân. Mặt khác, nên lấy danh nghĩa Quốc hội giao cho một nhóm trí thức có uy tín và được chọn lọc xây dựng một dự thảo Hiến pháp tối ưu cho đất nước để trình nhân dân phúc quyết. Việc làm này là cần thiết ngay cả đối với những người giữ trọng trách trong toàn bộ hệ thống chính trị của đất nước từ cấp cao nhất trở xuống. Hoạt động của những diễn đàn này cũng là cách để nâng cao hiểu biết của toàn thể nhân dân, nhất là ngay trong hàng ngũ gần 4 triệu đảng viên. 
Đừng xây dựng hiến pháp theo kiểu lấy ý kiến đại trà như một phong trào. Lừa mỵ, áp đặt hay trấn áp… không phải là các biện pháp thích hợp. Lấy ý kiến xây dựng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp như đang làm là khoét sâu thêm chia rẽ dân tộc, phơi bẩy rõ hơn nữa bản chất của bộ máy chính trị, và hệ quả là đẩy nhân dân ra xa nữa về phía đối nghịch đối với ĐCSVN.
Quyền phúc quyết của nhân dân cần được thực hiện nghiêm túc trên cơ sở học hỏi, trao đổi, thuyết phục, đồng thuận nhờ vào kết quả nâng cao dân trí của những diễn đàn khoa học và công khai trong cả nước như kiến nghị bên trên. Xây dựng Hiến pháp cần phải là một quá trình tăng cường đoàn kết dân tộc trên cơ sở mở rộng dân chủ và nâng cao dân trí. Sau này bản thân Hiến pháp phải trở thành nền tảng vững chắc cho đoàn kết dân tộc.
Trong tình hình hiện tại của hệ thống chính trị nước ta, tối ưu nhất là nên lựa chọn phương châm đầu xuôi đuôi lọt để tìm đường xây dựng Hiến pháp mới và thay đổi đất nước. Cách tốt nhất là nhân dịp sửa đổi Hiến pháp lần này, Bộ Chính trị chủ xướng và phát động tinh thần Diên Hồng. Bộ Chính trị nên mời các trí thức có uy tín hình thành một số diễn đàn khoa học và công khai nêu trên cho những vấn đề hệ trọng của đất nước để tạo sự đồng thuận tốt nhất có thể trong Hiến pháp mới. Đồng thời phát huy dân chủ để nhân dân tự triển khai những diễn đàn như thế ở mọi nơi. Tất cả những diễn đàn này hoạt động với với tinh thần xây dựng và hiến kế: Chắt lọc mọi điều tốt nhất cho sự lựa chọn tối ưu của nhân dân đối với những vấn đề sinh tử của quốc gia và việc xây dựng Hiến pháp.
Những diễn đàn này cần nhìn thẳng vào sự thật, dựa trên sự thật và những quan điểm khoa học tiên tiến nhất, nhưng tuyệt đối không được phép là chỗ chỉ trích, bới móc hay đả kích lẫn nhau. 
Nếu Bộ Chính trị vì nước và vì Đảng thì nhất thiết cần làm như vậy. Không làm như vậy, đồng nghĩa là không vì nước và cũng không vì Đảng!
Về vấn đề bô-xít Tây Nguyên, Bộ Chính trị đã phải có một quyết định riêng trong cuộc họp ngày 16-04-2009 và cuối cùng đã ra một thông báo công khai cho cả nước mang số 245 – TB/TƯ ngày 24-04-2009 về chủ trương khai thác thí điểm bô-xít Tây Nguyên. (Tiếc rằng quyết định này của Bộ Chính trị vẫn là cho khai thác thí điểm, chứ không phải là đình chỉ hẳn để xem xét tiếp). Vấn đề khai thác bô-xít Tây Nguyên dù hệ trọng đến sinh tồn của quốc gia như thế nào đi nữa, cũng không thể so sánh với việc sửa đổi/xây dựng Hiến pháp mới. Chẳng lẽ không đáng để Bộ Chính trị có một quyết định chính thức và công khai như thế cho toàn Đảng và cả nước về việc hình thành cuộc thảo luận xây dựng và hiến kế cho đất nước trong việc sửa đổi/xây dựng hiến pháp mới?
Mọi cách làm trong việc sửa đổi Hiến pháp lần này nếu chỉ nhằm quy kết hoặc khép tội những “ý kiến khác” như đang diễn ra trên mọi phương tiện thông tin đại chúng và qua mọi hoạt động trong xã hội do bộ máy chính trị của đất nước đang tiến hành, cho thấy: Bộ Chính trị trong thâm tâm vẫn kiên quyết giữ nguyên hệ thống chính trị và bộ máy nhà nước như hiện tại. Làm như thế, hiển nhiên sẽ chỉ tiếp tục xô đẩy đất nước đi sâu thêm vào con đường của thảm họa.
Nhưng nếu Bộ Chính trị quyết tâm thay đổi đất nước, thì cơ hội và mọi điều kiện cho mục đích thay đổi này đều trong tầm tay, bắt đầu từ xây dựng Hiến pháp mới. Tình hình hoàn toàn cho phép Bộ Chính trị chủ động tiến hành cải cách chính trị thành công, với sự hậu thuẫn không gì lay chuyển nổi của toàn dân tộc.
Thực tế vừa trình bầy trên cho thấy: Hệ lụy hay kết quả đối với đất nước của việc sửa đổi/xây dựng Hiến pháp mới lần này hoàn toàn chỉ phụ thuộc vào cái tâm của Bộ Chính trị. Vì vậy, Bộ Chính trị sẽ là người chịu trách nhiệm đầu tiên và duy nhất trước nhân dân và trước Đảng về những gì sẽ đến.
Những thông tin được loan tải trên phương tiện thông tin đại chúng “lề phải” cho thấy những vấn đề đang bị trấn áp bằng những lý lẽ đao to búa lớn[1] đúng là những vấn đề hệ trọng bậc nhất phải tìm ra sự lựa chọn tối ưu cho đất nước. Thảo luận một cách chụp mũ trên những diễn đàn “đơn phương” như đang diễn ra – nghĩa là không có người đối thoại với đúng nghĩa – rõ ràng chỉ là sự đả kích theo kiểu cả vú lấp miệng em.  
Đối thoại theo kiều đơn phương và quy chụp như thế làm sao có thể phát huy trí tuệ và tâm huyết cả nước cho việc tạo ra đồng thuận lớn nhất của nhân dân về những vấn đề trọng đại của đất nước cũng như về Hiến pháp?
Những vấn đề về “điều 4”, về chế độ chính trị và về phân quyền trong hệ thống nhà nước, về quân đội trung thành với ai, về các quyền tự do dân chủ của nhân dân, về quyền con người, vấn đề đất đai… là những vấn đề nổi bật nhất trên các diễn đàn đơn phương này. Xin dành việc thảo luận những vấn đề trọng đại này cho các diễn đàn thảo luận khoa học và công khai, với tinh thần xây dựng và hiến kế, mà tôi rất thiết tha mong Bộ Chính trị chủ xướng. Trong phạm vi bài viết này chỉ xin nêu lên một nhận xét chung là: Các lập luận của “lề phải” trên các diễn đàn đơn phương về những vấn đề trọng đại này ngoài sự bám víu vào quá khứ lịch sử để biện hộ, có quá nhiều chỗ ngụy biện, không có lý lẽ thuyết phục, lạc lõng với cuộc sống hiện tại, làm ngơ trước tình trạng tha hóa trầm trọng hiện nay của Đảng và của toàn bộ hệ thống chính trị, không thấy những thách thức mới nguy hiểm của đất nước, thiếu trí tuệ và kiến thức mới.
Hệ thống chính trị đa đảng là một tất yếu trong hệ thống nhà nước pháp quyền dân chủ. Dự thảo đã dứt khoát phủ nhận. Nhưng Kiến nghị 72 đã thẳng thắn đối mặt với đòi hỏi khách quan này bằng đề nghị cụ thể. Thiết nghĩ, Việt Nam là nước đi sau, có thể và cần vận dụng những kinh nghiệm của các nước đi trước. Cần đem hết trí tuệ ra cân nhắc nên tiếp thu những kiến thức gì của văn minh nhân loại để tránh được thứ hệ thống chính trị đa đảng theo kiểu “dân chủ bầy đàn” luôn luôn chứa đựng những nguy cơ hỗn loạn. Cần xắp xếp tiến trình các bước đi chuyển sang thể chế pháp quyền dân chủ như thế nào để có được một nền dân chủ của học hỏi? Vân… vân... Những vấn đề này không dễ. Tìm ra những câu trả lời và quyết định thích hợp cho nước ta phải là sản phẩm của trí tuệ và là một trong những công  việc hệ trọng của các diễn đàn khoa học và xây dựng như đã kiến nghị bên trên.        
III
Trước sau tôi vẫn kiên định một suy nghĩ: Sửa đổi/xây dựng Hiến pháp mới lần này không gắn với cải cách thể chế chính trị sẽ là một việc làm chẳng những vô nghĩa mà còn nguy hại cho đất nước.
Về phần mình, làm nghĩa vụ công dân của mình, tôi vẫn xin nhắc lại quan điểm đã nêu trong thư ngỏ ngày 19-02-2013: Tối ưu đối với đất nước là nên coi việc sửa đổi/xây dựng Hiến pháp mới lần này là một cơ hội tự nhiên  để thay đổi hệ thống chính trị và thay đồi việc xây dựng Đảng cho phù hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nước. Thật lòng tôi muốn nói tới mức đây là một cơ hội gần như là trời cho, vì thế trong thư này tôi đã mạnh dạn kiến nghị một số ý tưởng phác thảo như một kế sách nắm lấy cơ hội này.
Thực ra trong bức thư ngày 09-08-1995 của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt gởi Bộ Chính trị đã nêu ra đòi hỏi bức thiết phải có sự thay đổi này[2]. Nhiều ý kiến quan trọng rất xây dựng của “lề trái” (tôi xin lỗi sử dụng khái niệm này chỉ vì sự thuận tiện) đóng góp cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp hôm nay đồng nhất một cách kỳ lạ với những ý kiến của giáo sư Phan Đình Diệu trước đây đã nêu lên tại cuộc họp của UBTƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày 12-03-1992 bàn về xây dựng Hiến pháp năm 1992!..
Tôi cứ tự hỏi mình, nếu các ý kiến của giáo sư Phan Đình Diệu ngày 12-03-1992, và nếu bức thư ngày 09-08-1995 của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt được chấp nhận, hôm nay, đất nước ta chắc sẽ không như thế này? Tôi lại nhớ đến hàng nghìn ý kiến tâm huyết của nhân dân và đảng viên góp ý cho Đại hội X, Đại hội XI… Bây giờ trong tôi cũng đang nóng rát câu hỏi: Nếu các ý kiến phản biện về bô-xít Tây Nguyên được lắng nghe, kinh tế đất nước hôm nay sẽ bớt đi được gánh nặng gì?.. Tại sao lãnh đạo Đảng và Nhà nước để cho đất nước ta thập kỷ này qua thập kỷ khác phải gian truân sống với biết bao nhiêu chữ “nếu” như vậy?
Trong một cuộc hội thảo tuần trước của các tổ chức trong xã hội dân sự góp ý cho xây dựng Hiến pháp, tôi được nghe một thanh niên phát biểu: “…Tôi ước gì nước ta có một Hiến pháp đọc lên tôi thấy được chính mình! Đọc lên, tôi thấy được ước mơ của nước mình! Dự thảo Hiến pháp sửa đổi không đem lại cho tôi mong muốn này!...”
Ngồi nghe thanh niên này nói, trong tôi rộn lên ký ức những tiếng hô vang khi Cách mạng Tháng Tám: “Nước Việt Nam là của người Việt Nam!”, “Việt Nam muôn năm!”… Tôi lại nhớ đến Tuyên ngôn Độc lập. “…“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc…” Trong tôi khát khao xây dựng một nước Việt Nam độc lập, tự do, hạnh phúc…
Cải cách chính trị là trách nhiệm trực tiếp không thể thoái thác của Bộ Chính trị, người nắm mọi quyền lực đối với đất nước. Nhân dân không có trách nhiệm này, vì họ không có quyền lực trong tay; hơn nữa họ chỉ là nạn nhân của mọi lạm dụng quyền lực. Nhưng nhân dân có quyền đòi hỏi. Tránh né cải cách chính trị sẽ đẩy tiếp đất nước đến chỗ cùng cực, chắc chắn sẽ có ngày nhân dân đứng dậy lật thuyền. Không khó hình dung kịch bản quyết liệt này và cái giá đất nước sẽ phải trả. Chính vì thế, xin đừng bỏ lỡ cơ hội xây dựng Hiến pháp mới để cải cách chính trị thay đổi đất nước, thay đổi ĐCSVN thành đảng của dân tộc. Kiến nghị 72 thực sự là một kiến nghị khai phá lối ra./.
Hà Nội, ngày 09-03-2013
Nguyễn Trung
--------------------
[1] Quy kết là: “âm mưu của đảo chính mềm”, “ý đồ lật đổ chế độ”, “dã tâm loại bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng”, “suy thoái đạo đức, chính trị, tư tưởng”, “lấy chữ ký cho kiến nghị  chỉ là những việc ngụy tạo”… v… v...
[2] Trong thư này cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đặt vấn đề (a) phải nhìn nhận lại thế giới, (b) phải thay đổi đường lối xây dựng và bảo vệ đất nước, (c) phải xây dựng nhà nước pháp quyền, (d) phải đôi mới xây dựng và tổ chức Đảng.
(Viet-studies) 

Dân chủ phụ thuộc vào lý tưởng và bản chất chính trị của đảng cầm quyền

Thời gian qua, với tần suất xuất hiện một cách bất thường trên in-tơ-nét, có thể nói "đa nguyên chính trị", "đa đảng đối lập" đang là "món hàng thời thượng" mà một số người, với sự hỗ trợ của mấy cơ quan truyền thông như BBC, VOA, RFA,... đang đua nhau cổ súy dưới danh nghĩa "đóng góp ý kiến" với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Bài Dân chủ phụ thuộc vào lý tưởng và bản chất chính trị của đảng cầm quyền là một trong nhiều ý kiến của bạn đọc gửi tới Báo Nhân Dân đề cập tới vấn đề này, chúng tôi xin giới thiệu cùng bạn đọc.
Sau khi Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam triển khai kế hoạch để nhân dân đóng góp ý kiến với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tôi rất phấn khởi. Ðây là sự kiện quan trọng để toàn dân Việt Nam đem trí tuệ, khả năng góp phần hoàn thiện Hiến pháp của nước nhà, và Hiến pháp sẽ có tác động tích cực hơn tới sự phát triển đất nước, bảo đảm các quyền lợi của nhân dân. Vậy mà nhân dịp này, một số người lại đưa ra ý kiến nhận xét rất thiếu khách quan, từ đó đòi "đa nguyên, đa đảng", cổ súy cho mô hình tổ chức xã hội xa lạ với thực tiễn Việt Nam. Tôi ngạc nhiên là một số người trong số đó lại trưởng thành từ trong môi trường XHCN, thậm chí có người mang danh "trí thức" nhưng trong khi phân tích, đánh giá, đề xuất giải pháp về các vấn đề xã hội... lại có cái nhìn phiến diện. Họ lập ra blog cá nhân, đăng tải thông tin không được kiểm chứng, kèm theo bình luận xuyên tạc sự thật, trả lời phỏng vấn trên một vài phương tiện truyền thông nước ngoài để khuếch trương ý kiến.
Có thể nói, mục tiêu hàng đầu mà các "nhà dân chủ", "người yêu nước", các tổ chức chống đối hoặc không thiện chí với Việt Nam, là cố gắng loại bỏ Ðiều 4 trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Họ rêu rao "đa nguyên chính trị", "đa đảng đối lập" là "khuôn vàng, thước ngọc" Việt Nam phải làm theo. Họ coi "từ bỏ độc quyền lãnh đạo là vấn đề căn bản, vì đó là then chốt của chế độ dân chủ". Nguy hiểm hơn loại quan điểm này lại khoác cái vỏ "vì dân chủ", "vì nước, vì dân"! Qua theo dõi, tôi thấy gần đây họ lại như đang thay đổi "chiến thuật", đó là kết hợp giữa chửi bới, thóa mạ, xuyên tạc, vu khống một cách vô văn hóa đối với Ðảng và Nhà nước Việt Nam như trước đây họ vẫn làm,  với lời khuyên "thực hiện đa đảng" thì dân chủ hơn!? Có người còn ỡm ờ đặt câu hỏi: mở cửa kinh tế từ hơn 25 năm trước đã đưa Việt Nam trở thành một "rồng nhỏ" ở châu Á, song do cơ chế chính trị không thích hợp đã khiến "con rồng" không thể bay lên, liệu cuộc thay đổi về chính trị lần này có thật sự tháo gỡ được bế tắc về cơ chế hay không!? Ðáng tiếc là một số ít người đã lầm tưởng và ngộ nhận về điều này, từ đó ngỡ rằng đất nước sẽ phát triển hơn nếu Việt Nam thực hiện đa đảng (!)
Tôi xin nói một điều chắc chắn rằng thực tế sẽ không phải như các "nhà dân chủ", các hội đoàn "chống cộng cực đoan" ở hải ngoại cổ súy, tô vẽ. Vì điều đó tất yếu sẽ dẫn đến kết cục không tránh khỏi là đất nước rơi vào mất ổn định, kinh tế đổ vỡ, để rồi nhân dân phải chịu mọi hậu quả. Nói cách khác, nhân dân chỉ là cái cớ  để họ tranh giành ảnh hưởng trong cái gọi là "đa đảng". Tôi còn nhớ bài học thực thi dân chủ sai nguyên tắc trong thời kỳ cải tổ ở Liên Xô trước đây. Quan điểm thực thi "dân chủ", "đa nguyên chính trị" để cải tổ chủ nghĩa xã hội lại tạo ra cơ hội cho các mưu đồ chống phá, dẫn đến làm tan rã, sụp đổ chế độ Xô viết. Ở đâu còn có phần tử bất mãn, cơ hội, vị kỷ, ngay cả đảng viên và người dân chưa hiểu biết thấu đáo, thì ở đó họ sẽ bị lợi dụng. Nếu không có biện pháp đấu tranh ngăn chặn hiệu quả và kịp thời thì các mưu toan đó sẽ có sức phá hoại khôn lường.
Nhiều người biết rằng, nước Mỹ có nhiều đảng phái khác nhau, nhưng hai đảng Dân chủ và Cộng hòa là hai lực lượng chính trị chi phối. Thoạt nhìn thì giữa hai đảng có vẻ đối lập, mâu thuẫn, nhưng thực chất cả hai đều bỏ phiếu ủng hộ luật pháp bảo vệ các trùm tư bản và tập đoàn kinh tế, bất chấp hệ lụy có thể gây thiệt hại tới lợi ích nhân dân. Từ trước đến nay, hai đảng này luôn chiếm ưu thế ở mọi cấp độ chính quyền, luôn khống chế nền chính trị nước Mỹ. Mô hình mà một số người coi là "lý tưởng" của thể chế "đa nguyên, đa đảng" này trên thực tế là không vì nhân dân, mà thậm chí còn đi ngược lại quyền lợi nhân dân. Hệ thống lưỡng đảng đã bắt rễ sâu trong nền chính trị Mỹ, cho dù có đảng thứ ba xuất hiện trong bầu cử Tổng thống thì cũng chưa bao giờ họ giành được thắng lợi. Tuy đôi khi các đảng thiểu số cũng giành được một số chức vụ trong chính quyền cấp dưới, nhưng hầu như không có vai trò quan trọng trong nền chính trị Mỹ. Có rất ít sự khác nhau về tư tưởng giữa đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa; có chăng là ở chỗ, đảng Dân chủ có  quan tâm đến các vấn đề xã hội hơn. Còn lại, hai đảng này rất giống nhau về các quan điểm cơ bản như: tán thành chủ nghĩa tư bản và các thể chế của nó, ủng hộ chính sách toàn cầu của Mỹ, phủ nhận chủ nghĩa cộng sản ở trong và ngoài nước Mỹ. Ðáng chú ý là trong 435 thành viên Quốc hội Mỹ có hơn một trăm người là triệu phú, riêng tại Thượng viện Mỹ có 1/3 thượng nghị sĩ là triệu phú. Chính người Mỹ đã nói về thể chế chính trị ở nước Mỹ như sau: "lợi ích của các tập đoàn kinh tế đã và đang được ngụy trang phục vụ trong bối cảnh đa nguyên đa đảng. Các tập đoàn này dùng ảnh hưởng cá nhân để đạt được các quyền quy định trong Hiến pháp đáng lẽ phải dành cho dân. Bởi các đảng phái đều được tài trợ từ nhiều tập đoàn kinh tế", "Nước Mỹ tự xưng là đa đảng nhưng thực chất chỉ là một đảng, đó là đảng của chủ nghĩa tư bản, dù là đảng Cộng hòa hay Dân chủ". Theo AFP ngày 3-7-2006, người Anh xem nước Mỹ như là "một xã hội đầy rẫy tội phạm, không lịch sự, được điều hành bởi đồng tiền"; 77% người Anh tin rằng nước Mỹ không phải nơi soi sáng hy vọng cho thế giới. Ðó là bối cảnh mà hệ thống hai đảng thống trị ở Mỹ đã tạo ra. Paul Mishler - Giáo sư trường Ðại học bang Indiana, cho thấy thực chất vấn đề: "mọi đói nghèo, thất nghiệp, thất học... đều do lỗi của hệ thống, lỗi từ chủ nghĩa tư bản Mỹ gây ra", chế độ đa đảng của nước Mỹ "thực chất chỉ là một đảng", là sự cầm quyền của đảng tư sản...
Cuộc đấu tranh giữa khuynh hướng đa đảng với khuynh hướng một đảng đã phản ánh tính chất gay go, phức tạp của các xu hướng lựa chọn phát triển. Có "nhà dân chủ" cho rằng, thực hiện "đa đảng" sẽ có nhiều đảng cạnh tranh nên sẽ dân chủ hơn, tốt hơn là một đảng. Có đúng như vậy không? Câu trả lời dứt khoát là không! Dân chủ không phụ thuộc vào cơ chế độc đảng hay đa đảng, mà phụ thuộc vào lý tưởng và bản chất chính trị của đảng cầm quyền. Lý tưởng và bản chất ấy được đánh giá là tiến bộ, tiên tiến khi cùng với việc quan tâm tới lợi ích của giai cấp sinh ra mình, đảng cầm quyền còn quan tâm tới lợi ích của mọi giai cấp, tầng lớp khác. Và sẽ bị đánh giá là phản tiến bộ, lạc hậu khi đảng cầm quyền chỉ vun vén lợi ích của giai cấp mình, bất chấp lợi ích của các giai cấp, tầng lớp khác.
Chúng tôi nghĩ rằng, Việt Nam không thực hiện chế độ "đa đảng" không phải vì chúng ta bảo thủ hay mất dân chủ như những người tự nhận là "nhà dân chủ", "người yêu nước" vẫn rêu rao, mà đó là yêu cầu khách quan, vì sự ổn định và phát triển của đất nước, vì sự phát triển nền dân chủ, vì hạnh phúc của nhân dân. Ðảng và Nhà nước Việt Nam nhận rõ các vấn đề, hiện tượng tiêu cực trong xã hội như tham nhũng, lãng phí, thiếu dân chủ,... ở một số nơi và trong một số trường hợp, nên Ðảng và Nhà nước Việt Nam đã tự giác xem xét lại chính mình, từ đó sửa chữa sai lầm để xây dựng xã hội ngày càng phát triển hơn. Ðổi mới hệ thống chính trị là một việc hệ trọng, tác động mạnh mẽ lên toàn xã hội, nên phải thực hiện thận trọng từng bước, nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội, bảo đảm đất nước phải luôn có hòa bình để ổn định và phát triển. Không thể vì khó khăn, phức tạp nào đó mà xuyên tạc bản chất chế độ dân chủ ở nước ta, rồi đòi thực hiện "đa đảng", đòi xóa bỏ sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam.
Không ai có thể phủ nhận một sự thật là dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam, cách mạng đã đem lại những quyền cơ bản nhất cho quốc gia, dân tộc và toàn thể nhân dân lao động, đồng thời cũng không thể phủ nhận được các thành tựu kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam, với sự nỗ lực của toàn dân, đất nước đã có những bước tiến vượt bậc về mọi mặt, có vị thế ngày càng cao trong cộng đồng quốc tế... Vậy tại sao một số người lại không thừa nhận những thành tựu mà chính gia đình, bản thân họ đang được thụ hưởng? Chẳng lẽ họ coi tham vọng cá nhân lớn hơn thiện chí, coi nhân dân chỉ là "con bài" trong trò chơi chính trị của họ? Tôi nghĩ, làm như vậy là quay lưng lại với các nỗ lực, quyết tâm vượt qua thách thức của toàn dân Việt Nam trong một giai đoạn cực kỳ quan trọng. Trong hiện tại và tương lai, không có một đảng chính trị nào có đủ uy tín, trí tuệ, bản lĩnh, kinh nghiệm thay thế Ðảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp phát triển và bảo vệ đất nước - đó là sự thật.
Mai Hoàng Hiến
(Nhân dân)

Võ Thanh Liêm - Hỏi một người thôi

Khi mà đã nằm sâu trong cái hố thì không nên tiếp tục đào bới. Đó là hoàn cảnh của lãnh đạo Việt Nam hôm nay. Họ bị chiếu tướng từ trong ra ngoài. Từ trên xuống dưới. Từ biển đi vào đất liền. Nào là áp lực từ người Lạ, nước Lạ đang cướp biển cướp đất, đầu độc thức ăn; nào là thế lực thù địch quen quen; nào là đồng chí X nào đó làm kinh tế suy trầm; nào là một đàn sâu tham nhũng mà thuốc xịt rầy mang nhãn hiệu Made in China không giết chết được. Vậy mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam lại nhằm ngay lúc bốn bề thọ địch này mà xin ý kiến nhân dân thay đổi hiến pháp. Họ rao lên là tự do góp ý suốt ba tháng không có điều chi cấm kỵ kể cả ý kiến về điều 4 Hiến pháp… Liền lập tức một làn sóng thần tsunami góp ý, phê phán Đảng tức tốc mãnh liệt dâng cao phủ ngập khắp nơi đòi đa nguyên đa đảng, tam quyền phân lập, tư hữu đất đai, phi chính trị quân đội và nhiều điều thay đổi tốt đẹp cho đất nước nhưng thiệt hại ghê gớm cho đảng CSVN và có thể đưa đảng đến một cái chết lâm sàng.
Ông Tổng Bí Thơ cộng sản Nguyễn Phú Trọng rao giảng tại Phú Thọ, tỉnh Vĩnh Phúc được phát đi trên Chương trình VTV1 hôm 25.02.2013, nguyên văn rằng:
“Các đồng chí phải lãnh đạo cái việc góp ý kiến sửa đổi dự thảo hiến pháp. Cái này quan trọng lắm đấy.
Vừa rồi đã có các luồng ý kiến thì cũng có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống chứ gì nữa.
Xem ai có tư tưởng là muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Muốn ‘tam quyền phân lập’ không? Hả? Muốn ‘phi chính trị hóa quân đội’ không? Người ta đang có những quan điểm đấy!
Đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng nữa. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa, chỉ ở đâu nữa nào?
Tham gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể… thì nó là cái gì?! Cho nên các đồng chí quan tâm xử lý cái này”.
Ông Bí Trọng nói vừa xong thì nhà báo trẻ 30 tuổi Nguyễn Đắc Kiên đã viết những dòng trả lời phản bác hùng hồn, chắc nịch, gây nên tiếng vang khắp nơi đã được đăng tải trên mọi trang mạng không có đăng ký với Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam. Vì sự vắng mặt của những lý luận phản biện của ông Bí Trọng trong suốt thời gian qua, theo thiển nghĩ, ông ấy bị cứng họng không sao trả lời được nữa rồi. Trong bối cảnh đất nước đang trong giai đoạn Hán hóa thì trường hợp này gọi làá khẩu lâm sàng.
Tôi cũng đã thử tự đặt mình vào vai trò ông Bí Trọng để xem mình phản biện với Nguyễn Đắc Kiên như thế nào cho nó vỡ mặt ra nhưng cũng bị á khẩu tắc tị. Không cãi vào đâu được. Đã vậy, các vị lão thành cách mạng, tướng lãnh quân đội, trí thức có địa vị còn ào ạt góp ý rằng đảng cộng sản nên tự kết liễu đời mình vì lợi ích quốc gia. Lời kêu gọi của nhóm người này kéo theo hàng vạn người đồng ý. Tình trạng kinh tế yếu kém, bất công xã hội lan tràn làm thức tỉnh đa số thầm lặng chịu đựng trong xã hội khiến tình trạng thêm đau buồn cho đảng cộng sản vào lúc này.
Thông cảm cho hoàn cảnh ông Bí Trọng. Có lẽ ông phải mất ngủ nhiều đêm. Rút kinh nghiệm, lần đổi hiến pháp sau chỉ nên hỏi ý kiến đảng viên cộng sản thôi. Hỏi dân thì trong dân có quá nhiều thế lực thù địch nói năng lưu loát không thích người đại diện của họ, càng thêm nguy hiểm. Thời hạn ba tháng góp ý cũng quá dài, gây tranh cãi nguy hiểm. Rút kinh nghiệm, ông Bí Trọng chỉ nên cho góp ý trong một vài ngày và giới hạn trong một vài tiểu tiết đương nhiên không thể gây tranh cãi. Thí dụ như điều 21 mới tinh được đưa vào Hiến Pháp“Mọi người có quyền sống”. Có vẻ đây là điều lệ mà đảng CS vừa động não khám phá ra và nhất trí cho bổ sung cho Hiến Pháp hiện đại 2013 mà chắc bẩm không ai có thể phản biện được. Vậy mà đến cái quyền đương nhiên này cũng bị chất vấn sống như thế nào mới là sống, sống bầm dập trong các trại cải tạo, sống chờ được phục hồi nhân phẩm, sống không đủ cơm ăn, không việc làm, không tương lai, dù có cả đủ cả các bằng cấp cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ. Sống thế chết còn sướng hơn. Có người còn cắc cớ đây là điều mới được bổ sung, vậy té ra, trong các hiến pháp trước, đảng CS không công nhận quyền được sống của nhân dân Việt Nam hay sao?
Xét cho sâu thì như vậy vẫn chưa toàn hảo, chưa bảo đảm tiêu chuẩn đạo đức mà Bác Hồ đã làm gương. Điểm mặt những kẻ góp ý trái chiều, nhiều vị là lão thành cách mạng, đảng viên tuổi đời trên dưới 80. Người sắp chết nói lời nói phải. Nguy thay cho ông Bí Trọng là những cụ già này lại hướng dẫn người trẻ suy nghĩ trái chiều. Vậy hỏi ý kiến đảng viên cũng sẽ mang lại mối nguy khó khôn lường. Thiển nghĩ muốn chắc ăn lần thay đổi hiến pháp kế tiếp chỉ nên hỏi mỗi một người thôi. Người ấy sẽ chính là ông Bí Thơ đảng cộng sản. Hỏi ông này thì nhất định OK rồi đó nghen.
9 tháng 3 năm 2013
Võ Thanh Liêm
Cái Răng, Cần Thơ
(Thông luận)

Mấy chất vấn gửi ông Đinh Đức Lập, Tổng Biên tập báo Đại Đoàn Kết

tbt-dinh-duc-lap-011112
Ông Đinh Đức Lập
Đọc bài “Sự thật đằng sau bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp trên một số trang mạng: Sự ngụy tạo có chủ đích!”, tôi rất ngạc nhiên về nhận định của “Nhóm phóng viên Thời sự - Chính trị”, căn cứ vào “kết quả” của cuộc “điều tra” do các tác giả thực hiện ở Hà Tĩnh, cho rằng “đa số tên người dân ký tên trên bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992 hiện đang phát tán trên một số trang mạng là giả mạo” vì “Tại sao lại có nhiều bà con nông dân Hà Tĩnh ký tên trên mạng như vậy, trong khi nhiều người còn mơ hồ về internet” và vì “Người nông dân quanh năm vất vả lo làm ăn, họ lấy đâu ra thời gian mà lướt web, để ký tên kiến nghị những điều mà bản thân họ không hiểu”. Nhóm tác giả còn “trăn trở và tự hỏi”: “Vì sao họ lại kiến nghị những điều mà họ thừa biết sẽ làm rối loạn đất nước? Liệu có phải nhiều người dân bất bình với Đảng, Nhà nước đến vậy, khi mà Đảng, Nhà nước luôn chăm lo cho đời sống của họ ngày càng ấm no, hạnh phúc hơn?”.
Xin ông Tổng Biên tập Đinh Đức Lập giải thích những thắc mắc của tôi.
1/ Về công lao của Đảng Cộng sản lèo lái con tàu quốc gia đem lại tự do, cơm no áo ấm cho Dân tộc Việt Nam, tôi hỏi ông các quốc gia trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Malaysia,... có thịnh vượng, giàu có và tự do hạnh phúc hơn Việt Nam không? Các quốc gia đó có Đảng Cộng sản cầm quyền hay không?
2/ Chủ xướng Kiến nghị 72 là những trí thức tiêu biểu, nếu muốn sử dụng thủ thuật ngụy tạo chữ ký của nông dân, chắc chắc quí vị đó không ai ngây thơ tập trung danh sách ngụy tạo ở tại một địa phương Hà Tĩnh.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2011 tỉnh Hà Tĩnh có 1.229.300 người. Theo bài báo, “tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng internet chỉ chiếm 20-30% trên toàn địa bàn tỉnh”, nghĩa là khoảng 245.000–368.000 người. Còn nếu hiểu 20-30% ở đây không phải là đối với số dân nói chung của toàn tỉnh, mà chỉ là đối với tổng số người dân nông thôn Hà Tĩnh mà thôi, thì số người ở nông thôn sử dụng internet cũng vào khoảng 170.000-250.000 với giả định dân nông thôn ở Hà Tĩnh chiếm 70% dân cư trong tỉnh. Danh sách những người ký kiến nghị cho đến nay là gần 9.000 người. Cho dù cả 9000 người này đều là người Hà Tĩnh, thì vẫn còn thua xa con số hàng trăm ngàn như đã phân tích ở trên. Đó là chưa kể người ký tên không nhất thiết phải tự mình truy cập internet! Như thế, lập luận của “nhóm phóng viên Thời sự - Chính trị” đã tự mâu thuẫn!
3/ Trong thời gian qua có nhiều người ký tên trong bản kiến nghị phản đối Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam, về thực thi quyền con người, về việc trả tự do cho Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, đã bị nhân viên an ninh răn đe, khủng bố với nhiều hình thức. Do đó việc không công bố trên mạng địa chỉ cụ thể của những người ký tên sau danh sách 72, là nhằm bảo vệ an ninh cho các công dân đã tham gia ký tên trong bản kiến nghị, thiết tưởng là điều dễ hiểu. Việc trang mạng Bauxite Việt Nam yêu cầu người ký tên “ghi rõ họ tên, nghề nghiệp, chức danh (nếu có) và địa chỉ”, không có nghĩa là phải nhất thiết công bố tất cả thông tin đó. Các tác giả bài báo trên không thể vin vào đó để đi đến kết luận hàm hồ rằng: “Như vậy có thể thấy, ngay việc đưa tên người ký đơn kiến nghị sửa đổi Hiến pháp, những người chủ trang mạng này đã không tôn trọng chính tiêu chí mà họ đưa ra ban đầu”.
Nếu ông Tổng Biên tập Đinh Đức Lập không trả lời được mấy chất vấn trên, thì tôi buộc phải cho rằng tờ báo Đại Đoàn Kết đã được sử dụng để cùng với bộ máy an ninh răn đe, khủng bố những người ký kiến nghị 72.
Huỳnh Kim Báu
(Nguyên Tổng Thư ký Hội Trí thức yêu nước TP HCM)
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Thủ tướng Dũng và nền kinh tế thị trường “định hướng quyết liệt”

Ngày 27/06/2006, Quốc hội bầu ông Nguyễn Tấn Dũng lên làm Thủ tướng. Trong cuộc trả lời trực tuyến đầu tiên của một thủ tướng Việt Nam vào ngày 9/2/2007, ông dùng rất nhiều từ “quyết liệt”. Trong toàn bộ cuộc trả lời được ghi tại đây (Chính phủ, 9/2/2007), thủ tướng Dũng đã ít nhất 7 lần dùng từ “quyết liệt” trong mọi lĩnh vực, từ điều hành kinh tế, văn hóa xã hội tới chống ùn tắc giao thông, chống tham nhũng... 

Thực ra thủ tướng Dũng không phải vị lãnh đạo cao cấp đầu tiên dùng từ “quyết liệt”. Các vị tiền nhiệm của ông như Võ Văn Kiệt hay Phan Văn Khải cũng có dùng từ này nhưng với tần suất rất thấp, chỉ đôi khi mới nghe thấy. Nhưng từ khi thủ tướng Dũng lên nắm quyền thì từ “quyết liệt” được dùng rất nhiều ở Việt Nam. Có thể khẳng định chắc chắn là do thủ tướng rất thích dùng từ này nên đã tạo ra một trào lưu ăn theo nói leo của đám cấp dưới đến nỗi theo tác giả bài này, có thể gọi thủ tướng là “Dũng quyết liệt” và nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây là “Nền kinh tế thị trường theo định hướng quyết liệt”
 
Trong từ điển tiếng Việt, “quyết liệt” được định nghĩa là “kiên quyết” và “mãnh liệt”. Điều này cho thấy những người hay dùng từ “quyết liệt” là những người có “quyết tâm” cao, rất nhiệt huyết trong công việc, cống hiến hết mình, liên tục làm việc với cường độ cao để đạt được kết quả cao nhất trong công việc. Trong một nền hành chính còn trì trệ như ở Việt Nam thì nếu có những người thật sự “quyết liệt” như vậy thì quá là đáng quý quá. Vậy ở đây chúng ta thử điểm lại những lĩnh vực mà thủ tướng Dũng đã chỉ đạo “quyết liệt” xem hiệu quả của những chỉ đạo này tới đâu.
 
1.  Quyết liệt tăng trưởng kinh tế
 
Thủ tướng Dũng là người thích tăng trưởng cao nên tất nhiên đây là lĩnh vực được thủ tướng ưu tiên “quyết liệt”. Ngay khi mới nhận chức, vào cuối năm 2006, khi họp Chính phủ:
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Tập trung chỉ đạo quyết liệt, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ KT-XH năm 2006 (Chính phủ, 1/12/2006)  

Trong kỳ họp Chính phủ tháng 10/2007, dù lạm phát đã tăng cao ở mức nguy hiểm nhưng thủ tướng vẫn chỉ thị:
… để đạt mục tiêu tăng GDP 8,5% trong năm 2007, đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương phải tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp chỉ đạo mạnh mẽ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đề ra từ đầu năm đến nay. (Chính phủ, 6/10/2007)
 
Vào tháng 12/2007, lạm phát đã tăng hơn 12% nhưng khi họp bàn về kế hoạch cho năm 2008, thủ tướng Dũng vẫn chỉ đạo trước cho năm mới:
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Điều hành quyết liệt ngay từ đầu năm 2008 để đạt tăng trưởng GDP 9% và chỉ số tăng giá cả thấp hơn tốc độ tăng GDP (Chính phủ, 24/12/2007)

Sang năm 2009, khi bàn kế hoạch cho năm 2010:
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết tăng trưởng GDP năm 2009 ước tính ở mức 5,2%, thấp nhất trong 10 năm gần đây. Trong năm 2010 Chính phủ sẽ thực hiện quyết liệt 6 biện pháp để đạt tăng trưởng GDP 6,5%, thu nhập bình quân đầu người 1.200 USD. (Tiền phong, 20/10/2009)
 
Sang tới năm 2013, thủ tướng vẫn tiếp tục “quyết liệt”:
Trong phiên họp thường kỳ tháng 2 của Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết số 01/NQ-CP và 02/NQ-CP(Chính phủ, 28/2/2013)
 
Không rõ hiệu quả của sự “quyết liệt” trong điều hành và chỉ đạo của thủ tướng Dũng tới đâu mà từ khi thủ tướng lên cầm quyền, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có xu hướng thấp hơn hẳn giai đoạn trước đó (và có rất nhiều khả năng là sẽ còn tiếp tục thấp trong thời gian tới):

Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam, 2002-2012

Đơn vị: %
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
7,08
7,34
7,79
8,44
8,17
8,5
6,23
5,32
6,78
5,89
5,03
Nguồn: Tổng cục Thống kê


2.   Quyết liệt chống lạm phát 
 
Do hậu quả của chính sách mở rộng đầu tư để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế mà sau khi thủ tướng Dũng lên nắm quyền, lạm phát bắt đầu có xu hướng tăng cao. Ngay từ năm 2007, thủ tướng Dũng đã tỏ ra “quyết liệt” với lạm phát. Trong cuộc họp ngày 12/8/2007 với các Bộ, ngành:
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Quyết liệt kiềm chế tốc độ tăng giá thấp hơn tốc độ tăng trưởng GDP. (Chính phủ, 12/8/2007) 

Sang năm 2008, đợi mãi lạm phát chưa xuống, thủ tướng lại tiếp tục “quyết liệt” nhiều lần nữa, ví dụ:
Thủ tướng vừa chỉ đạo các bộ, ngành quyết liệt kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô những tháng cuối năm...(Vneconomy, 26/6/2008)
 
Sau đó, do lạm phát là vấn đề nóng nên thủ tướng liên tục chỉ đạo “quyết liệt” về vấn đề này, chẳng hạn:
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2010, Thủ tướng đã yêu cầu các Bộ, ngành địa phương tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bình ổn thị trường, giá cả. (Infotv, 3/12/2010)
 
Các năm sau cũng thế:
"Các bộ, ngành, địa phương phải tiếp tục thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, kiên trì, đồng bộ các giải pháp và các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ về bình ổn giá cả thị trường, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội". (Petrotimes, 5/5/2011)
 
Họp với các địa phương ngày 25/12/2012 về kế hoạch cho năm 2013, thủ tướng cũng căn dặn:
 Các địa phương cố gắng, quyết liệt kiểm soát ngay trong tháng một tới. Quy luật hàng năm cho thấy CPI quý một chiếm tỷ lệ lớn trong lạm phát cả năm. (Vnexpress, 26/12/2013)
 
Chỉ tiếc là tốc độ tăng trưởng GDP càng được thủ tướng “quyết liệt” chỉ đạo thì càng giảm trong khi lạm phát được chỉ đạo “quyết liệt” thì lại ngày càng tăng.
 
Tỉ lệ lạm phát của Việt Nam, 2002-2012

Đơn vị: %
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
4
3
9,5
8,4
6,6
12,63
19,9
6,88
11,75
18,58
6,81
Nguồn: Tổng cục Thống kê
 
3.  Quyết liệt với DNNN
 
Có thể nói thủ tướng Dũng là một tín đồ rất sùng bái DNNN tới mức mê tín. Tháng 2/2011, sau khi Vinashin sụp đổ, thủ tướng vẫn nói:
“Nếu trong khủng hoảng vừa qua, với những nguy cơ về tăng trưởng âm, về an sinh xã hội, ổn định các chỉ tiêu vĩ mô, nếu không có các doanh nghiệp nhà nước, chắc chắn chúng ta không đạt được những thành quả như hôm nay”, Thủ tướng khẳng định. (Chính phủ, 15/2/2011) 

Mười tháng sau đó, thủ tướng lại nhấn mạnh:
“Đánh giá hiệu quả của DNNN phải công bằng, không thể nói DNNN là “ăn hại”. Những kết quả mà DNNN đã đóng góp là không thể phủ nhận. Nếu không có DNNN thì Nhà nước không thể điều tiết, ổn định vĩ mô (Vietnamnet, 8/12/2011)
 
Đặc biệt, thủ tướng Dũng có niềm si mê cuồng nhiệt với các tập đoàn lớn, đa ngành. Nhà báo Huy Đức cho biết:
Trước Đại hội Đảng lần thứ X, ông Nguyễn Tấn Dũng được giao làm Tổ trưởng biên tập báo cáo kinh tế của Ban chấp hành Trung ương trước Đại hội. Ông đòi ghi vào báo cáo chủ trương cho doanh nghiệp nhà nước được kinh doanh đa ngành. Các thành viên trong tổ phản đối vì điều này ngược với quan điểm phát triển doanh nghiệp nhà nước xác lập từ thời thủ tướng Võ Văn Kiệt. Thay vì tiếp thu, ông Nguyễn Tấn Dũng đã viết ra giấy, buộc các thành viên trong tổ phải ghi vào Báo cáo kinh tế nguyên văn: “Thúc đẩy việc hình thành một số tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước mạnh, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó có một số ngành chính; có nhiều chủ sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước giữ vai trò chi phối”. (FB của Huy Đức)
 
Năm 2008, khi họp mặt với các tập đoàn con cưng, thủ tướng phê bình:
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng thẳng thắn chỉ ra một số yếu kém, hạn chế của Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước, đó là quy mô của các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước còn nhỏ, thể hiện ở việc không có Tập đoàn nào được xếp vào danh sách 500 doanh nghiệp hàng đầu thế giới (Chính phủ, 22/2/2008)

Để nhanh chóng làm cho các tập đoàn này “được xếp vào danh sách 500 của thế giới”, thủ tướng đã chỉ đạo:
Các Tập đoàn, DNNN cần tập trung đầu tư quyết liệt vào sản xuất kinh doanh, đóng góp lớn hơn nữa vào tăng trưởng kinh tế đất nước, đồng thời góp phần giảm lạm phát… Chính phủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước triển khai các công trình, dự án trọng điểm của Nhà nước có hiệu quả cao, đúng tiến độ. (Chính phủ, 22/2/2008)

Năm 2011, thủ tướng lại “quyết liệt” giao chỉ tiêu cho các tập đoàn là phải tăng trưởng được 15% bất chấp lạm phát đang tăng vùn vụt.
Năm 2011, Thủ tướng giao nhiệm vụ cho toàn khối: Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư để đạt mức tăng trưởng bình quân 15%. Trên tinh thần đó, Thủ tướng yêu cầu các Tập đoàn, Tổng công ty đi đầu trong việc xây dựng các kế hoạch và triển khai một cách sát sao, đồng thời quyết liệt, nỗ lực thực hiện các giải pháp đẩy mạnh đầu tư, sản xuất kinh doanh (Chính phủ, 15/2/2011)  

Kết quả sau khi nhận được chỉ đạo là phải đầu tư “quyết liệt” để tăng trưởng nhanh, tình hình các DNNN ngày càng bết bát, lỗ lã, nợ nần tăng cao khủng khiếp. Tính tới cuối năm 2012 thì tổng nợ phải trả của các DNNN là hơn 1,33 triệu tỷ đồng hay hơn 60 tỷ USD.

Sang tới đầu năm 2013, lại tiếp tục có chỉ đạo:
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu, trong năm 2013, thực hiện quyết liệt việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước theo Đề án đã được phê duyệt, trọng tâm là tập đoàn kinh tế và tổng công ty;… (Chính phủ, 16/1/2013)
 
4.  Và “quyết liệt” trong một số lĩnh vực khác
 
Thủ tướng Dũng còn quyết liệt trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, từ chống tham nhũng, xóa đói giảm nghèo, giảm nhập siêu, giảm lãi suất, giảm tiêu chảy… cái gì thủ tướng cũng quyết liệt hết. Dưới đây là một vài ví dụ:
Quyết liệt chống tham nhũng:

Thủ tướng đã “quyết liệt” chống tham nhũng từ lúc mới nhậm chức:
Ngày 27/7, tại Hà Nội, BCĐ Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã tiến hành phiên họp lần thứ 4. Tại phiên họp, Thủ tướng chỉ đạo : công tác phòng, chống tham nhũng phải được tiếp tục làm quyết liệt từ Trung ương đến địa phương. (Tiền phong, 27/7/2007)

Nhưng tham nhũng mãi không giảm nên thủ tướng là Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng TW càng quyết liệt hơn:
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ yêu cầu đặt ra là phải tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nội dung phòng, chống tham nhũng theo tinh thần Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (Hà Nội mới, 25/4/2012) 

Quyết liệt xóa đói giảm nghèo:
Thủ tướng đề nghị Bộ và ngành LĐ-TB&XH …tập trung làm quyết liệt hơn nữa công tác giảm nghèo, đặc biệt giảm nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc… (Người cao tuổi, 8/1/2013)

Quyết liệt giảm lãi suất:
Thủ tướng khẳng định, Chính phủ đang quyết liệt chỉ đạo các biện pháp điều hành hạ lãi suất, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, trong đó tập trung vào xử lý nợ xấu và hàng tổn kho. (Diễn đàn doanh nghiệp, 26/1/2013)
 
Quyết liệt ngăn chặn phá rừng:
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, các bộ, ngành và các tỉnh Tây Nguyên quyết liệt tập trung ngăn chặn nạn phá rừng (VOV, 17/1/2012)
 
Quyết liệt xử lý nợ xấu:
Thủ tướng yêu cầu… Ngân hàng Nhà nước quyết liệt hơn nữa trong tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, xử lý nợ xấu thông qua quỹ trích lập dự phòng rủi ro, cơ cấu lại nợ… (Người đồng hành, 28/2/2013)  

Quyết liệt tái cơ cấu ngân hàng
Tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu NHNN chỉ đạo thực hiện quyết liệt, toàn diện việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại giai đoạn 2011-2015. (Pháp luật TP.HCM, 18/12/2011)

Quyết liệt đưa tiền về doanh nghiệp:
Chính phủ yêu cầu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan khác chỉ đạo quyết liệt làm sao để dòng tiền ra được và tới các doanh nghiệp. (VTC, 28/2/2013)
 
Quyết liệt giảm nhập siêu:
Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ ngành quyết liệt trong việc đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu. (Sài Gòn giải phóng, 16/3/2011)

Quyết liệt thực hiện bảo hiểm y tế:
Thủ tướng yêu cầu… ngành Y tế cần quyết liệt thực hiện BHYT toàn dân… (Bảo hiểm xã hội, 20/2/2013)
 
Quyết liệt chống tiêu chảy:
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành và địa phương cần triển khai nghiêm các nội dung phòng, chống dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm với tinh thần quyết liệt ở mức cao nhất;(Sức khỏe đời sống, 2/11/2007)

Quyết liệt giảm tai nạn giao thông:
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Ủy ban an toàn giao thông quốc gia, các Bộ Giao thông vận tải, Công an và các cấp chính quyền tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa, quyết liệt hơn nữa các biện pháp ngăn chặn, đẩy lùi tai nạn giao thông (Tuổi trẻ, 26/5/2011)

Quyết liệt giảm quá tải bệnh viện:
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo thực hiện quyết liệt các giải pháp để giảm quá tải bệnh viện, “xóa” tình trạng người bệnh phải nằm ghép và đề án phải hoàn thành trước 30/6. (Dân trí, 1/3/2012)

Quyết liệt trong công tác ngoại giao:
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, năm 2012, ngành Ngoại giao phải tiếp tục tập trung nắm chắc tình hình để tham mưu, kiến nghị, đề xuất cho Đảng, Nhà nước khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế, đồng thời ngành cần tận dụng tối đa các cơ hội, vượt qua khó khăn, thách thức, nỗ lực, quyết liệt hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ được giao. (Chính phủ, 14/12/2011)
 
5.  Kết luận

Trên đây chỉ là một số dẫn chứng tiêu biểu vì tác giả không muốn làm độc giả quá hoa mắt vì những chỉ dụ “quyết liệt” đã được thủ tướng ban hành. Tóm lại, có thể thấy rằng thủ tướng Dũng đã “quyết liệt” trong rất nhiều lĩnh vực nhưng bất hạnh thay cho thủ tướng và người dân Việt Nam là hầu như lĩnh vực nào mà được thủ tướng “quyết liệt” điều hành và chỉ đạo thì lĩnh vực đó chỉ có càng ngày càng tệ đi. Quyết liệt thúc đẩy tăng trưởng thì tăng trưởng ngày càng đi xuống. Quyết liệt kiềm chế lạm phát thì lạm phát ngày càng tăng lên đến mức cao thứ nhì thế giới trong năm 2011. Quyết liệt kiềm chế tham nhũng thì tham nhũng và đi kèm với nó nạn chạy chỗ, chạy chức, chạy quyền ngày càng lan rộng và ăn sâu vào nền kinh tế, vào thể chế, vào toàn bộ xã hội. Quyết liệt điều hành đám con cưng tập đoàn thì đám con cưng ngày càng ăn tàn phá hại, nợ đầm nợ đìa…

Có thể có người cho là từ “quyết liệt” với thủ tướng Dũng đã trở thành “sáo ngữ”, nói quen miệng nên đụng đâu nói đó. Tuy nhiên, vấn đề không đơn giản như vậy. Việc thủ tướng Dũng liên tục dùng từ này thể hiện rõ tư duy của ông về cách điều hành nền kinh tế nói riêng và điều hành nhà nước nói chung. Thủ tướng cho rằng có thể dùng ý muốn, ý chí chủ quan của mình để can thiệp vào sự vận hành khách quan của nền kinh tế và bắt nền kinh tế đi theo ý muốn chủ quan của mình. Điều này là hết sức nguy hiểm. Khi một quốc gia chấp nhận nền kinh tế thị trường tức là cũng phải chấp nhận rằng, về cơ bản thị trường thông minh hơn trí khôn chủ quan của con người. Kinh nghiệm phát triển hàng trăm năm qua cho thấy, dù có nhiều khiếm khuyết thì thị trường vẫn là cơ chế kinh tế tốt nhất để tạo ra của cải và sự phồn vinh cho xã hội. Một nhà nước khôn ngoan là nhà nước xây dựng một cơ chế thị trường minh bạch, dựa trên cơ chế cạnh tranh để cho các chủ thể trong nền kinh tế tự vận hành và nhà nước chỉ là người tham gia chỉnh sửa những khuyết tật của thị trường như hiện tượng ngoại ứng, độc quyền hay thiếu hụt hàng hóa công. Nếu cứ cố gắng dùng các công cụ hành chính can thiệp mạnh và hướng các nguồn lực khan hiếm của nền kinh tế đi theo ý muốn chủ quan của mình thì gần như không tránh khỏi thất bại cay đắng.

Thực tiễn nền kinh tế Việt Nam trong vài năm qua đã cho thấy điều đó rất rõ. Chính vì thủ tướng Dũng đã muốn các tập đoàn con cưng của mình nhanh chóng “sánh vai” với các tập đoàn lớn trên thế giới nên đã “quyết liệt” dồn quá nhiều nguồn lực khan hiếm cho những cái cối xay tiền như Vinashin, Vinalines, EVN, TKV[i]... Đáng lẽ phải chống lạm phát bằng cách minh bạch hóa chi phí của các tập đoàn nhà nước, tạo cơ chế để bắt buộc các doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng trên thị trường thì lại can thiệp thô bạo bằng các mệnh lệnh hành chính như chỉ thị không được tăng giá điện, giá than… làm thị trường ngày càng trở nên méo mó và cuối cùng khi không kìm được giá nữa thì phải tăng đột ngột ở biên độ cao làm cho nền kinh tế phải chịu các cú sốc không đáng có. 
 
Việc liên tục dùng từ “quyết liệt” ở tần suất cao cũng cho thấy tính cách của thủ tướng Dũng là chỉ thích làm việc theo suy nghĩ chủ quan của mình, không muốn nghe những lời can gián hay nói trái của cấp dưới. Điều này thể hiện quá rõ qua việc thủ tướng giải thể Ban nghiên cứu của Thủ tướng ngay khi mới nhậm chức hay ký Quyết định 97/2009/QĐ-TTg thu hẹp đáng kể quyền phản biện của các tổ chức. Bản thân Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế TW là một viện nghiên cứu của chính phủ nhưng khi phê phán chính phủ nhiều quá cũng bị thủ tướng nhắc nhở:

Người đứng đầu Chính phủ đề xuất Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương hoàn thiện hệ thống thể chế, “không nên phê phán Chính phủ nhiều nữa, cần tập trung vào làm”. (Vietnamnet, 8/12/2011)

Một quốc gia mà người lãnh đạo cao nhất không muốn nghe những lời nói trái của trí thức, chỉ thích nghe tâng bốc, nịnh bợ mình thành “thủ tướng xuất sắc nhất châu Á”, chỉ thích làm theo ý muốn chủ quan của mình thì làm sao quốc gia đó có thể phát triển trong một môi trường quốc tế cạnh tranh ở mức độ rất cao như hiện nay? Nguy hiểm hơn nữa là tư duy điều hành này của thủ tướng Dũng vẫn không có gì thay đổi dù thủ tướng đã phải chịu sức ép mà xin lỗi trước Quốc hội vào cuối năm 2012. Cứ nhìn những chỉ đạo trong thời gian gần đây của thủ tướng thì vẫn đầy những từ “quyết liệt”. Ngạn ngữ phương Tây có câu rất hay là: “You cannot teach an old dog new tricks” nghĩa là “Bạn không thể dạy trò mới cho một con chó già” rất đúng trong trường hợp này. Như vậy đã có thể nhìn thấy trước tương lai của Việt Nam trong những năm tới, nếu thủ tướng Dũng còn nắm quyền rồi.

Như đã nói ở trên, việc thủ tướng Dũng ở đâu, lĩnh vực nào cũng dùng từ “quyết liệt” cũng đã góp phần tạo nên một trào lưu ăn theo nói leo ở các quan chức thấp hơn. Bây giờ mở bất cứ văn bản nào của các bộ ngành, cơ quan hành chính mọi cấp, trong diễn đàn của hội đồng nhân dân, Quốc hội… đi đâu cũng thấy từ “quyết liệt”. Một người có IQ ở mức bình thường cũng thừa hiểu rằng với mức lương chính thức ở mức chưa đủ sống như hiện nay, muốn các viên chức nhà nước làm việc ở mức “bình thường” cũng đã khó chứ đừng nói là bắt họ “quyết liệt”. Từ “quyết liệt” may lắm chỉ phù hợp trong những tình huống khẩn cấp như chống bão lớn, cứu đói trên diện rộng… Dùng từ “quyết liệt” quá nhiều trong khi ai cũng biết là chả thể “quyết liệt” nổi chính là làm cho xã hội trở nên quen với thói dối trá, lãnh đạo thì thêm quen với việc hô hào suông những lời rỗng tuếch, thùng rỗng kêu to, mồm miệng đỡ chân tay. 

Tóm lại, nếu thủ tướng Dũng và bộ máy dưới quyền vẫn tiếp tục giữ tư duy điều hành nền kinh tế theo kiểu “quyết liệt” như từ giữa năm 2006 tới nay thì thủ tướng càng Quyết, nền kinh tế sẽ càng Liệt hay nói đúng hơn là thủ tướng và bộ máy của mình đang Quyết (tâm) làm đất nước Liệt đi như thực tế đang diễn ra.

Trần Ngân  
9-3-13


[i] Cùng với Phó thủ tướng lúc đó là ông Sinh Hùng đã ký văn bản ép các ngân hàng cho Vinashin vay 10.000 tỷ (Vneconomy, 25/9/2008) thì thủ tướng Dũng cũng chỉ đạo ngân hàng cho Tập đoàn điện lực EVN vay 10.000 tỷ để làm vốn lưu động (Tuổi trẻ, 6/9/2011)

(Viet-studies) 

Chính quyền chậm chân, thất thu trăm tỉ

Đến nay, TP.HCM vẫn chưa cho phép quảng cáo trên xe buýt vốn có thể đem lại khoản thu hơn 100 tỉ đồng mỗi năm.
Ông Lê Trung Tính, nguyên Trưởng phòng Quản lý vận tải và công nghiệp - Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP.HCM, cho biết: “Theo tính toán của chúng tôi, chỉ cần UBND TP cho phép các doanh nghiệp vận tải cho thuê quảng cáo bên hông xe buýt thì ngân sách TP sẽ thu được tối thiểu 100 tỉ đồng mỗi năm”. Theo một đề án do Sở GTVT thực hiện, mức giá thuê dự kiến từ 33 - 50 triệu đồng/m2/năm ngoài thành xe. Với trên 3.200 xe buýt, mỗi năm TP.HCM thu về ít nhất 100 tỉ đồng cho ngân sách. Số tiền trên được tính toán dựa vào thời giá quảng cáo hơn 5 năm trước đây, nên xét ở thời điểm hiện tại thì con số có thể sẽ cao hơn. Nguồn thu này là rất đáng kể trong bối cảnh TP đang chi ra 1.200 tỉ đồng/năm để trợ giá xe buýt. Theo ông Phùng Đăng Hải, Tổng giám đốc Liên hiệp Hợp tác xã vận tải TP.HCM, chỉ cần được chia 20% số tiền thu được từ quảng cáo trên thân xe buýt, mỗi năm các xã viên cũng có thêm vài chục đến cả trăm triệu đồng. Từ đó, xã viên, doanh nghiệp có thêm tiền tái đầu tư, nâng cấp phương tiện, nhà nước cũng giảm được gánh nặng ngân sách chi trợ giá cho xe buýt.
Chính quyền chậm chân, thất thu trăm tỉ
TP.HCM vẫn chưa cho phép quảng cáo trên xe buýt - Ảnh: Mai Vọng
Theo tìm hiểu của Thanh Niên, một thời gian dài trước đây, mặc dù hầu hết các chuyên gia, đại biểu HĐND, lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc TP… đều lên tiếng ủng hộ việc cho phép quảng cáo bên hông xe buýt. Thế nhưng, UBND TP vẫn kiên quyết giữ quan điểm cấm hình thức quảng cáo này. Một văn bản ban hành ngày 15.6.2009 của UBND TP quy định: "Các mặt bên ngoài phương tiện giao thông, phương tiện vận tải là vị trí, địa điểm, khu vực cấm hoạt động quảng cáo". Trong khi đó, tại Hà Nội, có đến 60% của tổng số 1.000 xe buýt hoạt động ở nội thành và từ nội thành đi những tỉnh lân cận đã thực hiện quảng cáo cho các doanh nghiệp, thu về một khoản tiền không nhỏ. Ngoài ra, thực tế quảng cáo trên xe buýt ở Hà Nội cũng chẳng có biểu hiện gì bị cho là “mất mỹ quan đô thị, thuần phong mỹ tục” như lo ngại của TP.HCM. Ngay trên đường phố TP.HCM, cũng không khó để bắt gặp các xe buýt mang biển số tỉnh Đồng Nai, Bình Dương… quảng cáo các sản phẩm thương mại, tiêu dùng bên hông xe cũng rất đẹp mắt, hiện đại, góp phần làm sinh động đường phố. 
Giậm chân tại chỗ
Sau gần 10 năm bị cấm với những lý do không rõ ràng, đến tháng 10.2011, UBND TP.HCM mới có động thái “cởi trói” cho hoạt động quảng cáo bên hông xe buýt. Tuy nhiên, UBND TP không chấp nhận sử dụng đề án do Sở GTVT trình lên. Thay vào đó, UBND TP đã giao cho một doanh nghiệp cổ phần thực hiện đề án mang tên: Xây dựng hệ thống thương hiệu và khai thác quảng cáo thương mại trên xe buýt. Trung tâm quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng là đơn vị được giao thực hiện các thủ tục để triển khai đề án. Theo ông Tính, doanh nghiệp được TP giao chủ trì nghiên cứu triển khai đề án này là Công ty Tầm Nhìn (Vision). Tuy nhiên, trao đổi với Thanh Niên vào ngày 1.3.2013, ông Lê Hải Phong, Giám đốc Trung tâm quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng TP.HCM, cho biết sau gần 2 năm được giao thực hiện nhưng đến nay đề án vẫn chưa có bước tiến nào. Doanh nghiệp cũng chưa làm việc với trung tâm để triển khai các thủ tục thực hiện đề án.

Lãng phí
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Nguyên (Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền Nam):
TP.HCM cần phải thực hiện ngay việc quảng cáo trên xe buýt, bởi đây là nguồn lợi kinh tế lớn không chỉ cho ngân sách TP mà còn cho các doanh nghiệp, xã viên sở hữu xe buýt. Mặt khác, luật Quảng cáo, pháp lệnh Về quảng cáo cũng không có quy định nào cấm quảng cáo trên xe buýt, phương tiện vận tải công cộng; chỉ những sản phẩm không phù hợp với mỹ quan, văn hóa... mới bị cấm quảng cáo.
Tiến sĩ Phạm Sanh (giảng viên đại học, chuyên gia giao thông):
Tôi đã đi nhiều nhiều nước và thấy rằng từ châu Á sang châu Âu người ta đều cho quảng cáo trên xe buýt. Nó không chỉ làm tăng vẻ đẹp cho xe buýt mà cho cả mỹ quan thành phố đó, không ảnh hưởng đến an toàn giao thông do xe buýt không chạy nhanh. Riêng ở TP.HCM, tôi không hiểu vì sao đến nay vẫn chưa thực hiện quảng cáo trên xe buýt. Điều này gây lãng phí không nhỏ về mặt kinh tế.

(Thanh niên)

Beo - Hai quản trị viên của ABS là người của Việt tân

(TTHN) - VT lâu nay vẫn mang tiếng là cánh tay nối dài của CS, giờ mới biết họ cùng một duộc với Anh Ba Sàm :D . Càng ngày càng lộ!
Từ ngày chơi facebook, Beo chỉ ghé dăm vài địa chỉ thiên viết về văn thơ, nhất là rình đọc thơ. Tịnh không đoái hoài gì đến mấy ẻm chính chị chính em nửa mùa,  nội lẫn ngoại.
Hôm qua, trong lúc bị delay ở sân bay, quởn quá mới dò dẫm  lướt một mạch, đâu mấy chục em.
Mới nhất có em Ba sàm, hoắng lên blog  bị hack.
Blog Ba sàm máy chủ đặt tại Mỹ và hai quản trị viên là người của Việt tân. Hai quản trị viên này, thông qua Phùng Liên Đoàn (***), từng  quản trị cho trang bô shit của Huệ Chi. HChi khi thấy mùi Việt tân thì dãi ra, Sàm hứng lại.
Sau một lần bị hack thật đánh sập mất toàn bộ dữ liệu, Vinh đối phó bằng cách chơi trên dịch vụ chùa và dự phòng một lô một lốc các địa chỉ.
Cách nay mấy tháng, Vinh báo cáo cơ quan an ninh, mất quyền kiểm soát blog Ba sàm. Nghĩa là: blog ấy giờ là công cộng, mật khẩu mở, giữa Sàm và dăm vài chú rân trủ hải ngoại. Có biến gì thì Vinh vô can.
Ế hàng quá, các chú diễn màn có (p)hắc có (p)hắc để refresh.
Chó nó hack.
2.
Cũ nhất có em Đào, rủ rỉ xót thương đểu em Beo.
Đại khái Đào trò chuyện qua điện thoại với một nữ phóng viên báo Thể thao, em ý cho Đào biết chị Beo sau khi mất chức mặt buồn buồn và hối hận đã chửi các nhà rân trủ bấy nay.
Báo Thể thao, tuyệt không có phóng viên nữ, nên cái màn tự tưởng tượng rồi tự sướng  của Đào, VCL mà léo ra CLGT.
Chọc được vào chị Beo khó lắm, nhất là tầm hết đát rũ rủ như đầu gà cắt tiết của Đào.
Còn ngưng chửi đám rân trủ giả cầy á, cứ mơ đi chứ chừng nào còn chơi blog, chị Beo còn chửi cho vắt nóc.
Riêng blog Đào, nhạt và thấp,  chị Beo ít khi dòm xuống, tha.
Beo - Hồ Thu Hồng
-------------
(***) đây là nhân vật Beo từng kì vọng rất nhiều vào việc hỗ trợ mở mang dân trí cho đám...chí thức trong nước. Càng về sau này càng thấy Đoàn cũng chỉ là chí mà thôi.