(TT). -
(blog Thành).
(TQ).
(QĐND).
(VOV). –
(RFI). -
(PNTP). –
(TTXVN).
(TTXVN).
(HQ). Hàng gửi từ Đài Loan,
(DLB).
(QĐND). –
(TVN). –
(chuacuuthe). =>
(DĐCN). –
(DĐCN).
(Đào Tuấn). “
(SGTT).
(Khampha).
Cuốn trôi dân chứ đâu có trôi mấy ông quan? Chừng nào nghe dự báo nó sẽ
cuốn trôi mấy ông quan thì may ra… – Phan Hoàng:
(Trần Nhương). “
(NHN/ANTĐ).
.
(TTHT). Nói về bài báo kỳ thị dân xứ Nghệ, lẽ ra không nên xuất hiện trên một tờ báo như Kiến Thức:
(KT).
Không thể cho rằng đó là “quan điểm riêng của tác giả” để đăng bài
này, ở những nước văn minh mà nói/ viết ra những lời lẽ mang tính kỳ thị
giới tính, vùng, miền, sắc tộc… thì người nói/ người viết sẽ bị cho là
kém văn minh. -
(Bee).
(TT).
(PLTP).
(J.B. Nguyễn Hữu Vinh).
(Nhật Tuấn).
(HNM).
(NLĐ).
(NLĐT).
(VietQ).
(PN).
(SGGP).
(DT).
(BBC).
(BBC).
(chùa Phúc Lâm).
(NĐT).
(BVN).
(RFI). Ông Shwe Mann, Chủ tịch Quốc hội, phó chủ tịch đảng cầm quyền Miến Điện USDP: “
(BBC).
(Geo Epoche/ Phan Ba).
(NLĐ).
(VOA).
(VNE).
(Stockbiz).
(VnEco). -
(Petro Times).
(SGTT). –
(TBKTSG). -
(ANTĐ).
(LĐ).
(TQ).
(NLĐ). -
(QĐND).
(ANTĐ).
(SGTT).
(TP).
(LĐ).
(HNM).
(NĐH).
(TN).
(BBC).
(RFI).
(SGTT).
(VEF). –
(RFA).
(DĐTK).
(Sơn Trung).
(Nguyễn Trọng Tạo).
(Nguyễn Trọng Tạo).
(Thanh tra). –
(LĐ). –
(NLĐ). -
(QĐND).
(Bee).
(Việt sử ký). -
(Phan Duy Kha).
(TN).
(GDVN).
(NĐT).
(KP).
(Công lý).
(SGGP).
(NLĐ).
(NĐT).
(VOA’s blog). –
(VNN).
(Bóng Đá).
(RFI).
(ĐV). –
(VNN).
(SGGP).
(GD&TĐ).
(TN). -
(LĐ).
(PN).
(VNE). -
(DV). -
(ANTĐ). -
(GD&TĐ).
(Tâm Sáng).
(GD&TĐ).
(DT).
(The box).
(SGTT).
(PLTP).
(DT).
(VTC).
(GDVN).
(RFI).
(DT). –
(BBC). Mời xem lại video con
(TP). -
(DV).
(TN).
(TT).
(chuacuuthe).
(KP).
(NLĐ).
(DT).
(NLĐ).
(Thanh tra).
(NĐT).
(NLĐ).
(ANTĐ).
(TT). -
(TN).
(Lâm Đồng).
(VNN).
(TP).
(TN).
(PLTP). –
(RFI). –
(VOA).
(VOA).
(TTXVN).
(LĐ). -
(SGTT). -
(VOA). Có khoảng 30-40 dạng ung thư lymphoma khác nhau, chia làm 2
loại: hodgkin và non-hodgkin lymphoma (NHL – ung thư hạch không
Hodgkin?). Ông Specter bị ung thư loại NHL. =>
(RFI).
(VOA).
(TN). -
(VOV).
(RFI).
(RFI).
(VnM).
(NLĐ).
(PLTP).
(TT).
Những người dân thủ đô không phải ai cũng có bằng tiến sĩ nhưng ai cũng biết ai là mới thực sự là “Nguyễn Phế Thải”
Tại kỳ họp HĐND TP chiều 10-12- 2010, phản ứng trước ý kiến của các
đại biểủ cho rằng chất lượng các công trình 1000 năm Thăng Long – Hà Nội
không tốt, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo bức xúc: “Có công
trình tốt, có công trình chưa tốt, có hạng mục tốt, hạng mục chưa tốt,
song nếu đánh giá chất lượng công trình không tốt là không công bằng”.
Ông còn nói thêm rằng: “Chỗ này sụt lún, mẻ vữa vài viên gạch mà đánh
giá cả công trình chưa tốt là không khách quan. Chủ nghĩa hình thức giờ
đã không còn”.
Ông Chủ tịch cáu cũng là phải, bởi mới 2 tháng sau Đại lễ mà đã nói đến
chuyện “chất lượng” các công trình mà “hoa khánh thành còn chưa kịp
héo”, kể cũng là “khiếm nhã”, hoặc “lo bò trắng răng”. Nhưng giờ đây, có
lẽ Chủ tịch Thảo chắc sẽ nghĩ lại bởi sau 2 năm, nhiều “lún sụt”, nhiều
“mẻ vữa” đến mức nó giống với biểu hiện của “chủ nghĩa thành tích” tại
hầu hết các công trình gắn mác “1000 năm”.
Tại công trình “biểu tượng cho sự lãng phí” mang tên Bảo tàng Hà Nội sai
phạm xảy ra trong công tác chọn nhà thầu, quản lý đầu tư dự án, lựa
chọn vật liệu…Chính UBND TP đã có “lựa chọn không đúng” khi thay đổi chủ
đầu tư nên gây ra nhiều vướng mắc trong triển khai xây dựng. Kết quả là
đến khi dự án hoàn thành nhưng tổng dự toán công trình vẫn chưa được
phê duyệt. Nhưng, lớn hơn cả gần 7 tỷ đồng sai phạm, là việc 54.000 m2
và tòa nhà cao 30m với vốn đầu tư 2.300 tỷ đồng này đang trở thành “căn
nhà hoang khồng lồ nhất Thủ đô”. Hàng xóm của Bảo tàng Hà Nội, công viên
Hòa Bình, được xem là thiết kế đẹp nhất, hiện đại nhất thủ đô, xuống
cấp ngay khi vừa hoàn thành. Và giờ, đá xanh ngả vàng; lún nứt khắp nơi,
trở thành một thứ “công viên nước” dành cho bọ gậy tập bơi. Ngược ra
sông Hồng, “Con đường gốm sứ ven sông Hồng”, từng được Tổ chức Kỷ lục
Guinness thế giới chính thức tuyên bố và trao bằng công nhận lập kỷ lục
là bức tranh ghép gốm sứ lớn nhất thế giới giờ đang thất thanh kêu cứu
với “nứt toác, bong tróc, thậm chí có những bức tranh “tuột” hẳn khỏi
triền đê. Thật đau khổ, con đường gốm sứ, con đường Guinness vừa “vô
chủ”, vừa “hữu sinh vô dưỡng” đến nỗi nó trở thành, “con đường xú uế”.
Và nói đến “1000 năm”, không thể không nhắc đến đường 32, con đường mà
cách đây 2 năm, vào sáng 11-9, chính Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo cũng đã đi
thị sát và sau đó đưa ra tuyên bố: Phải hoàn thành công trình trong
thời gian sớm nhất. Thưa ông Chủ tịch, đường 32 đáng lẽ phải hoàn thành
vào dịp đại lễ, nhưng đến giờ, nó vẫn là “con đường đau khổ”.
Những người dân thủ đô không phải ai cũng có bằng tiến sĩ nhưng ai cũng
biết ai là mới thực sự là “Nguyễn Phế Thải”. Không phải ai cũng là kiến
trúc sư để lý luận về “Chủ nghĩa hình thức”. Nhưng việc không muốn nhìn
vào thực tế, nhưng việc quá giang để đưa ra một tuyên bố chắc nịch về
một mốc thời gian không xác định, và một đi không trở lại, bất kể sự
thể, thì có lẽ khó có thể gọi khác đó là hình thức.
Đào Tuấn
Chế Độ Cộng Sản tại VN Sụp Đổ: Có thể …Tính theo ngày(?!)
(TTHN) - Đăng lại bài này để thấy người VN ở nước ngoài hình như rất xa rời thực tế ở trong nước?
Những quyền căn bản khác được minh định trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế
Nhân Quyền luôn luôn bị chà đạp. Chẳng hạn quyền Tự Do Ngôn Luận: Cả một
xã hội hơn 80 triệu con người Việt Nam tuyệt đối không có lấy một tờ
báo hay cơ quan truyền thông tư nhân nào! Những quyền khác như Tự Do Tín
Ngưỡng, Tự Do Tư Tưởng, Tự Do Phát Biểu, Tự Do Lập Hội v..v… hoàn toàn
bị kềm chế! Đó là sự kinh miệt quốc dân và lừa dối dư luận.
Có rất nhiều chỉ dấu báo trước sự cáo chung của chế độ Cộng Sản tại Việt
Nam. Những thực trạng xãy ra tại VN hiện nay rất phù hợp và tương tự
như tình hình ở Liên Sô và các nước Đông Âu trước khi tan rã. Ta thử
lược qua vài chỉ dấu đưa đến sự sụp đổ của chế độ CS tại VN trước khi
bàn đến sự sụp đổ này sẽ diễn ra trong bối cảnh như nào.
Sai Lầm Về Chủ Nghĩa Đưa Đến Chính Sách Khinh Miệt Toàn Dân
Từ ngàn xưa trong đạo trị quốc, từ Đông sang Tây bao giờ một quốc gia
muốn cường thịnh, xã tắc cơ đồ muốn bền vững, cấp lãnh đạo đều phải lấy
dân làm trọng. Do đó mà Mạnh Tử hơn 2.300 năm trước đã có câu “Dân vi
quý, Xã Tắc thứ chi, Quân vi khinh”. Câu nói trên có ý rằng Dân là quý
(trọng) nhất, kế đến là Sơn Hà Xã Tắc (Quốc Gia) và sau cùng mới đến Vua
(Người Lãnh Đạo). Đế quốc La Mã được hùng cường trong một thời gian dài
cũng là nhờ biết tổ chức xã hội theo mô thức dân chủ và lấy ý kiến của
dân (Citizen) làm chính sách.
Chủ nghiã Cộng Sản, về căn bản đã không tôn trọng con người. Lý tưởng
Cộng Sản là mục tiêu tối thượng trong khi con người chỉ là phương tiện
thực hiện cải tạo xã hội. Phối hợp với Biện Chứng Pháp, con người rõ
ràng chỉ là công cụ để thực hiện chủ nghĩa không tưởng đó mà thôi.
Vì quá quen thuộc với cách hành xử độc đoán và coi rẽ người dân, Cộng
Sản Việt Nam đã vi phạm trầm trọng nguyên tắc lấy dân làm gốc mà tất cả
các nước Dân Chủ Tự Do đều tôn trọng. Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền
của Liên Hiệp Quốc (1) là một văn kiện xiển dương nhân quyền quan trọng
nhất của nhân loại ngày nay. Việt Nam là thành viên Liên Hiệp Quốc nhưng
hoàn toàn không tôn trọng Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền này. Đó là sự khinh
miệt các quyền căn bản của toàn dân Việt Nam và lừa dối thế giới.
Từ nguyên thủy, đảng CSVN nắm quyền cai trị toàn dân không qua bất cứ
một cuộc bầu cử dân chủ nào. Không một chức vụ công quyền từ thượng tầng
đến cơ sở mà người dân được quyền ứng cử, ngoài trò hề “Đảng cử, Dân
bầu”, kể cả Quốc Hội đại diện cho dân. Điều 83 của Hiến pháp CSVN 1992
xác định “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan
quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng Hoà XHCN Việt Nam… Quốc hội
thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà
nước”. Nhưng người dân có được quyền tự ứng cử làm Đại Biểu Quốc Hội hay
không? Luật sư Cù Huy Hà Vũ đã từng nạp đơn xin ứng cử làm Đại Biểu
Quốc Hội nhưng không bao gìờ được đảng cầm quyền chấp thuận. Không cho
người dân thường được quyền tham chính, đó là một sự khinh miệt trầm
trọng nhất vai trò của người dân trong hệ thống công quyền của CSVN.
Những quyền căn bản khác của người dân như quyền được biết những Hiệp
Ước ký kết với ngoại bang về biên giới lãnh thổ và lãnh hải, quyền được
thể hiện lòng yêu nước qua việc biểu tình phản đối ngoại bang chiếm cứ
biển đảo của Việt Nam đều bị cấm đoán. Những quyền công dân khác như
quyền có ý kiến về việc khai thác Bauxite gây nguy hại môi trường ảnh
hưởng trực tiếp đến ngưới dân, chưa kể đến vấn đề an ninh quốc gia. Việc
cho ngoại bang thuê rừng đầu nguồn làm thiệt hại tài nguyên và có nguy
cơ mất đất biên giới vĩnh viễn. Dự án Đường Cao Tốc vay mượn tốn kém
phải trả hàng mấy thế hệ. Thất thoát tài sản quốc gia qua tập đoàn
Vinashin hàng chục tỷ USD v..v… Người dân thường lúc nào cũng bị cấm
đoán không được bàn tới vì đó là “bí mật quốc gia” hoặc “vấn đề nhạy
cảm”. Đây là sự khinh miệt vai trò của người công dân trước sự tồn vong
của đất nước. Quyền tự quyết tối thượng của dân tộc để được bảo vệ tổ
quốc và bảo vệ các thế hệ tiếp nối mai sau bị ngăn cấm một cách trắng
trợn.
Những quyền căn bản khác được minh định trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế
Nhân Quyền luôn luôn bị chà đạp. Chẳng hạn quyền Tự Do Ngôn Luận: Cả một
xã hội hơn 80 triệu con người Việt Nam tuyệt đối không có lấy một tờ
báo hay cơ quan truyền thông tư nhân nào! Những quyền khác như Tự Do Tín
Ngưỡng, Tự Do Tư Tưởng, Tự Do Phát Biểu, Tự Do Lập Hội v..v… hoàn toàn
bị kềm chế! Đó là sự kinh miệt quốc dân và lừa dối dư luận.
Khủng Hoảng Kinh Tế Gây Ra Bởi Tập Đoàn Bất Tài Tham Nhũng
Việt Nam được cai trị bởi 15 Ủy Viên Bộ Chính Trị và 160 Ủy Viên Trung
Ương đảng CSVN. Đây là một tập đoàn hoàn toàn được bè phái cất nhắc dựa
trên lòng trung thành và phe cánh nên khả năng và học vấn chỉ là yếu tố
phụ thuộc. Không một Ủy Viên nào được người dân tín nhiệm bầu lên nên
điều hiển nhiên là các Ủy Viên này không có bổn phận phải phục vụ nhân
dân mà chỉ có nghĩa vụ với bè phái và người đở đầu mà thôi!
Đại đa số trong 15 thành viên Bộ Chính Trị đều có trình độ học vấn rất
thấp và không thông hiểu các định luật kinh tế, không có khả năng ngoại
ngữ để nghiên cứu. Hầu hết chưa vượt qua trình độ Trung Học Phổ Thông
nhưng theo danh sách cung cấp bởi đảng CSVN cho biết trong 15 thành viên
này, 5 người có bằng Tiến Sĩ, 10 người còn lại đều có bằng cử nhân hoặc
cao hơn. Thật ra hầu hết đều là những bằng cấp được gọi là “Tại Chức”,
có nghĩa là vừa công tác vừa học thêm. Một cán bộ cao cấp càng cần giữ
thể diện với nhân dân và thuộc cấp nên vấn đề bằng cấp cũng ưu tiên
thuộc về diện “chính sách”.
Với một tập đoàn lãnh đạo toàn “trí thức” của Bộ Chính Trị đảng CSVN như
vừa kể, cộng thêm quyền lực tuyệt đối không một cơ quan nào kiểm soát
được, kể cả Quốc Hội, guồng máy tham nhũng mặc tình vơ vét. Từ tài sản
công biến thành của riêng qua chính sách “Hoá Giá”(bán rẽ cho cán bộ),
đất đai tài sản nhân dân bị “Quy Hoạch” (bồi thường rẻ mạt giống như
xung công) chuyển giao cho “Tập Đoàn” gồm toàn thân nhân giòng họ của
Lãnh Đạo. Cho thuê biển, thuê rừng. Đơn cử một thí dụ: Dự án “đường cao
tốc Bắc Nam” sau khi hoàn tất tốn khoảng 56 đến 60 tỉ USD, nếu tính theo
lạm phát phí tổn có thể cao hơn. Như vậy hợp đồng khi duyệt ký Thủ
Tướng được bao nhiêu phần trăm? Nên nhớ chỉ 1% thôi cũng đã là 600 triệu
USD rồi. Đó cũng là lý do vì tranh ăn nên phe “Thủ Tướng” bị thất thế
tại Quốc Hội.
Với trình độ kém cỏi và lòng tham lam vô độ như thế, nền kinh tế Việt Nam XHCN không “Xuống Hố Cả Nước” mới thật là chuyện lạ!
Khát Vọng Dân Chủ Của Toàn Dân
Khát vọng Dân Chủ là bản năng tự nhiên của tất cả mọi dân tộc trên hoàn
vũ, không riêng gì dân tộc Việt Nam. Trong lúc cả thế giới đang tiến dần
đến Toàn Cầu Hóa, internet được sử dụng rộng rãi khắp mọi nhà thì tại
Việt Nam và Trung Quốc tường lửa hiện diện khắp mọi nơi. Yahoo và Google
bị ép buộc phải cung cấp tin tức của các nhà bất đồng chính kiến. Tuy
nhiên, khát vọng Dân Chủ tại Việt Nam lúc nào cũng bỏng cháy qua các nhà
hoạt động Dân Chủ, đa số là trí thức gồm Bác Sĩ, Luật Sư, Nhà Văn, Ký
Giả, Linh Mục, Thượng tọa… Nhiều nhà tranh đấu bị bắt bớ, tù đày và bị
quản thúc tại gia như Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình, Trần Khải Thanh
Thủy, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Lý, Thích Quảng Độ, Lê Công Định,
Trần Huỳnh Duy Thức, Cù Huy Hà Vũ… Tội của họ là yêu nước và đòi hỏi Tự
Do, Dân Chủ và Nhân Quyền cho dân tộc Việt Nam.
Các Bloggers mấy năm gần đây gần như không còn sợ hãi. Nhiều người bị
bắt giam như Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, anh Ba Sàigòn tức luật sư Phan
Thanh Hải v..v…hoặc bị hăm dọa như Mẹ Nấm Lê Thị Như Quỳnh, Người Buôn
Gió Bùi Thanh Hiếu…
Qua những nhận định trên về tính cách độc tài toàn trị đưa đến kinh miệt
người dân, tập đoàn bất tài tham nhũng khiến đất nước cạn kiệt tài
nguyên, kinh tế càng khủng hoảng đời sống người dân càng khốn khó, cộng
thêm với khát vọng Dân Chủ của toàn dân… Tất cả sẽ kéo theo sự sụp đổ
của chế độ. Câu hỏi đặt ra là:
CSVN Sẽ Sụp Đổ Theo Cách Thế Của Liên Sô Năm 1990?
Tình hình Việt Nam ngày càng gần giống như tình trạng Liên Sô trước khi
sụp đổ. Sự đổi mới nửa vời, thiếu cởi mở chính trị, tham nhũng lan tràn,
đồng tiền mất gía và nạn lạm phát trầm trọng, nhất là gía cả thực phẩm
lên cao cùng cực. Sự phẩn nộ của toàn dân, kể cả một số cán bộ đảng CS,
gần như không còn kềm chế nổi.
Tháng 5 năm 1990 gió đổi chiều trên Liên Bang Sô Viết. Boris Yeltsin
được bầu làm chủ tịch chủ tịch đoàn Sô Viết Tối Cao (chủ tịch Quốc Hội
Liên Bang) và Mikhail Gorbachev đang làm Tổng Bí Thư đảng kiêm Chủ Tịch
nước. Do chính sách Glasnost (cởi mở và tự do phát biểu) và Perestroika
(tái cấu trúc) mà nhóm bảo thủ chống lại Gorbachev và muốn làm đảo
chánh. Trước đó một năm, Đặng Tiểu Bình, một lãnh tụ cấp tiến Trung Hoa
Đỏ, vào tháng 6-1989 đã ra lệnh cho quân đội thẳng tay tàn sát phong
trào dân chủ tại Thiên An Môn. Tháng 8-1991 khi Gorbarchev bị giữ tại
Crimea. Boris Yeltsin và đám đông dân chúng can đảm chống lại phe “đảo
chánh”. Đài truyền hình ABC phát hình toàn thế giới cảnh Diane Sawyer
phỏng vấn Boris Yeltsin bên trong toà nhà Sô Viết Tối Cao trong khi đoàn
chiến xa bao vây bên ngoài sẵn sàng nhả đạn. Tình hình cực kỳ căng
thẳng. Một vụ Thiên An Môn thứ nhì sắp sửa xãy ra trong cái nôi Cộng
Sản? Nhưng sau đó, lực lượng “đảo chánh” rút lui trước khí thế của đám
đông dân chúng quyết tâm bảo vệ nền Dân Chủ non trẻ vừa mới thành hình.
Chế độ Cộng Sản coi như cáo chung! Trước ống kính truyền hình, Boris
Yeltsin đứng trên chiến xa bên ngoài toà nhà Quốc Hội đọc bài diễn văn
trong đó có một câu để đời “Cộng Sản không thể nào sửa chữa mà cần phải
đào thải nó”. Cả thế giới thở phào nhẹ nhõm. Thành trì Cộng Sản đã thực
sự sụp đổ từ đây! Chấm dứt 40 năm chiến tranh lạnh mấy lần suýt hủy diệt
nhân loại bởi vũ khí hạt nhân.
Hiện nay Hoa Kỳ đang thay đổi chính sách tại Á Châu và nhất là tại Đông
Nam Á. Hoa Kỳ đã có thái độ cứng rắn hơn với Trung Cộng trong khi xích
lại gần hơn với Việt Nam. Mọi người Việt từ quốc nội cho đến khắp mọi
nơi trên thế giới cùng bày tỏ niềm hân hoan và hy vọng cho cuộc liên
minh và đối đầu mới này. Tuy nhiên, chúng ta vẫn hoài nghi về tính khả
thi này của CSVN. Đây là một chế độ chuyên chế, độc tài toàn trị và cực
kỳ tham nhũng. CSVN muốn kéo dài thời gian thống trị hết đời con sang
đến đời cháu vinh thân phì gia nên ngày càng lệ thuộc Trung Cộng và càng
tỏ ra nhu nhược đớn hèn. CSVN chấp nhận thà mất Nước chứ không để mất
Đảng!!! Rất khó cho cấp lãnh đạo CSVN phải hy sinh quyền lực và đời sống
vương giả để chịu hy sinh cho nền độc lập vững bền cho dân tộc bằng
cách bước ra khỏi quỹ đạo Trung Cộng. Sau đại hội 11, đảng CSVN cũng vẫn
ở vào vị trí chư hầu như từ trước đến nay vì các lý do sau:
- Chưa có một lãnh tụ CSVN nào đủ tầm vóc thực hiện đổi mới như Mikhail
Gorbachev qua Perestroika và Glasnost. Người lãnh đạo đó phải dám nói
“không” với CS Trung Hoa và thực hiện đúng mức chính sách liên kết với
Hoa Kỳ và Đông Nam Á để bảo vệ tổ quốc. Phải chấp nhận có tiếng nói đối
lập và lắng nghe đối lập. Phải bỏ điều 88 bộ luật hình sự dùng để khép
tội những nhà bất đồng chính kiến và để đàn áp các Bloggers. Người lãnh
tụ đó phải có bản lãnh và can đảm từ chức như Gorbachev đã làm khi Liên
Bang Sô Viết tan rã. Một vài nhà phân tích ngoại quốc cho rằng Nguyễn
Chí Vịnh có thể đóng được vai trò này. Tuy nhiên, hầu hết mọi người Việt
Nam cả trong lẫn ngoài nước đều rất hoài nghi về tâm địa và thủ đoạn
của Vịnh. Không khéo đây là một Lê Chiêu Thống tân thời sẳn sàng đem
dâng sơn hà cho giặc…Phải chờ sau đại hội 11 để Vịnh chính thức vào
Trung Ương đảng và sau đó được đề cử vào Bộ Chính Trị. Nhưng phần chắc
là vận mạng dân tộc sẽ thê thảm hơn nhiều trước thành tích của Vịnh
trong Tổng Cục 2 (tình báo quân đội) và những thập thò trao đổi tin tức
với Cục Tình Báo Hoa Nam.
- Cấp lãnh đạo CSVN chưa sẵn sàng từ bỏ quyền lực để chấp nhận một lãnh
tụ kiểu “Boris Yeltsin Việt Nam”. Điểm qua các thành phần lãnh đạo CSVN
tham gia đại hội 11 sắp tới, ta chỉ thấy xoàng xỉnh, không một khuôn mặt
sáng gía nào có thể mạnh dạn đứng ra bảo vệ sự độc lập của Quốc Hội (dù
đó chỉ là Quốc Hội bù nhìn được đề cử bởi Mặt Trận Tổ Quốc). Quốc Hội
CSVN phải thực sự giám sát việc làm của đảng CSVN. Phải có kiến thức để
hiểu biết vấn đề quốc gia. Phải lắng nghe ý kiến của giới trí thức và
chuyên gia Việt Nam cả trong lẫn ngoài nước. Các vấn đề lớn như dự án
Bauxite rất nguy hại cho an ninh quốc phòng, môi trường và cả về kinh
tế. Cho thuê đất đai biên giới và rừng đầu nguồn, hủy diệt thảm thực vật
gây ngập lụt cho hạ lưu và có nguy cơ mất luôn phần đất cho thuê vì dân
Tàu định cư vĩnh viễn trên đất đó. Dự án Đường Cao Tốc vay mượn phải
trả đến đời con cháu cũng chưa dứt… Quốc Hội đó phải có trách nhiệm và
biện pháp bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải và hải đảo như Hoàng Sa và Trường
Sa, vô hiệu hoá các công hàm ngoại giao và hiệp định biên giới mà chính
quyền CSVN đã ký kết với Trung Cộng…Tóm lại Quốc Hội đó phải có thực
quyền để bảo vệ quyền lợi cho dân tộc Việt Nam chứ không phải làm bình
phong cho đảng CSVN dể bề thao túng.
Chắc chắn là chế độ CSVN phải sụp đổ. Nhanh hay chậm tùy hoàn cảnh và
thời cơ. Nhưng nếu CSVN không sụp đổ một cách ôn hòa theo cách thế của
Liên Sô vì thiếu lãnh đạo tầm cở và có bản lĩnh. Vậy mô thức sụp đổ
tương tự nào có thể xãy ra cho CSVN ? Sau đây là những vấn nạn của chế
độ này và các hệ quả của nó đưa đến mô hình sụp đổ:
1. Lòng dân căm phẩn vì “Đại Họa Mất Nước”:
Chúng ta vẫn có lý do khi tin rằng tập đoàn lãnh đạo CSVN từ thượng tầng
cho đến các cấp vẫn “mũ ni che tai”, lo tom góp tài sản riêng cho gia
đình, dòng tộc để chuyển ra nước ngoài. Họ ý thức rất cao một phong trào
quần chúng trên địa bàn rộng lớn sẽ nổ ra bất cứ lúc nào. Lòng dân đang
nung nấu là vấn đề không thể chối cãi hay che dấu được. Với bản chất
ươn hèn với ngoại bang nhưng lại tham tàn và bạo ngược với quần chúng
nhân dân, đảng CSVN sẽ không đủ can đảm chọn thái độ tích cực bảo vệ tổ
quốc và cải tổ chế độ cho một nền móng Dân Chủ Pháp Trị vững bền. Chắc
chắn sau Đại Hội 11, CSVN lại càng thêm bộc lộ tính nô bộc đối với người
thầy và cũng là ông chủ lớn Trung Quốc. Đảng CSVN không có những cá
nhân đầy đủ bản lĩnh như Gorbachev và Yeltsin nên vấn đề chuyển giao
quyền lực êm thấm sẽ vô phương xãy ra. Sẽ có một sự liên kết rộng rãi để
hình thành một khối đại thể dân tộc trước “Đại Họa Mất Nước” (2). Xem
DVD.
2. Cuộc sống người dân ngày càng lầm than khốn khổ:
Do nạn lạm phát phi mã, tình hình đời sống của giới bình dân và quãng
đại quần chúng cực kỳ bi thảm (3). Thống kê chính thức của nhà nước CSVN
cho biết lạm phát tăng 11% các mặt hàng, riêng thực phẩm tăng 15%.
Nhưng thực ra theo thống kê không chính thức của người dân cho thấy
nhiều mặt hàng đặc biệt là thực phẩm đã tăng lên đến 50%. Nạn lạm phát
tại Việt Nam phần lớn do dân chúng không tin tưởng vào thị trường và
giới chức có thẩm quyền cấu kết gian thương đầu cơ tích trữ tạo lợi
nhuận riêng. Cộng thêm hối xuất đô la lên do các “đại gia” bỏ tiền thu
mua đô la nên tiền Việt Nam xuống gía 17% (gía chính thức ngân hàng công
bố nhưng không có đô la để đổi), thị trường chợ đen chênh lệch trên
dưới 30%. Chính phủ vội vã tăng lãi xuất lên (thông báo chính thức 9% và
có thể cao hơn nữa) để chận đứng lạm phát. Đây là quyết định sai lầm tệ
hại nhất khi bắt chước FED của Hoa Kỳ, thay vì chận đứng tệ nạn đầu cơ.
Hành động tăng lãi xuất đó cũng chận luôn đà tăng trưởng kinh tế vốn dĩ
đã èo uột rồi! Đời sống nhân dân càng khó khăn gấp bội bởi sự tối tăm
của các chính sách kinh tế ngu muội và sai lầm. Hố cách biệt giàu nghèo
giữa giới đặc quyền đặc lợi và quảng đại quần chúng càng chênh lệch hơn
bao giờ hết. Đại đa số người dân lao động nghèo khó đang vật vã bán thân
vì miếng cơm manh áo. Lòng căm phẩn dâng cao đến mức độ người dân khó
thể nào tiếp tục chấp nhận được.
Hàng triệu công nhân làm việc cho các công ty cả nội địa lẫn ngoại quốc
đang bị bóc lột sức lao động một cách tàn tệ và bị chèn ép, hành hạ bởi
giới chủ nhân ngoại quốc hàng ngày. Dưới sự giám thị và tiếp tay đàn áp
của chính quyền, qua sự móc ngoặc giữa “công đoàn nhà nước” với giới chủ
nhân, nhân công chịu đựng không khác gì một cổ hai tròng. Trắng trợn
nhất là đạo luật cấm công nhân đình công đi ngược lại mọi công pháp quốc
tế và là đòn chí mạng đánh vào công nhân vì sự tự vệ duy nhất của họ là
đình công!!! Bảo vệ chủ nhân ngoại quốc đàn áp chính người dân của
mình: Đảng Cộng Sản Việt Nam hiện hình là đảng Mafia phản dân hại nước.
Thêm vào đó, mấy chục triệu nông dân đang khốn khổ vật vã đói khát trên
vựa lúa do chính công sức mình tạo nên. Tại sao nông dân nghèo túng và
đói khổ như vậy? Đó là do chính sách cho vay khắc nghiệt của ngân hàng
nhà nước và chính sách thu mua đầy dẫy bất công. Khi cho nông dân vay
vốn để mua giống, phân bón, thuốc sâu rầy và nhiên liệu v..v… nông dân
phải chịu tiền lời cao và các hợp đồng ràng buộc. Khi thu hoạch, gía cả
bị kềm lại có chủ ý và nông phẩm được thu mua rẽ mạt bởi tư nhân vì tập
đoàn nhà nước… không đủ kho chứa! Chưa kể lề thói quan liêu vô trách
nhiệm của các “Tổng Công Ty” khi ký hợp đồng cung cấp gạo và nông phẩm
gía rẽ cho ngoại quốc làm thiệt hại nông dân mình. Góp phần đánh gục
nông dân là thiên tai, bão lụt, hạn hán, sâu rầy mà không được chính
quyền quan tâm trợ giúp. Có thời đại nào trong lịch sử Việt Nam mà con
cái của nông dân phải bị bán đi làm tì thiếp, nô lệ tình dục và làm lao
nô khắp nơi trên thế giới vì nghèo đói? Duy nhất chỉ có thời đại Cộng
Sản mới sản sinh những tai họa quái đản cho dân lành.
3. Chính sách sai khiến, đàn áp trí thức và tôn giáo:
Đảng CSVN lo sợ giới trí thức và tôn giáo lãnh đạo toàn dân nổi dậy
chống lại chính quyền nên đã sử dụng triệt để công an và những phần tử
bất hảo, vô thần, đàn áp những nhà trí thức bất đồng chính kiến và các
lãnh tụ tôn giáo, làm cho nhân tâm càng thêm công phẩn. Sức chống đối
càng thêm được tập trung và quyết liệt hơn khi thời cơ đưa tới. Sẽ có
một cuộc Cách Mạng Toàn Dân! Một phong trào quần chúng liên kết nhau lan
rộng trên bình diện toàn quốc chống lại bạo quyền để bảo vệ đất nước.
Đảng CSVN sẽ bị phân hóa và bị vỡ ra làm hai hay nhiều mảnh là chuyện
hoàn toàn có thể xãy ra.
Ta có thể nhìn thấy được rõ ràng, chỉ cần một biến cố gây tác động nhân
tâm rộng lớn, hoặc một sự đàn áp thô bạo sẽ như một mồi lửa dấy động mọi
thành phần nhân dân. Những người đang bất mãn đời sống nhọc nhằn nghèo
khó và căm ghét chính quyền. Giới trí thức và những nhà hoạt động Dân
Chủ cùng tập thể thanh niên sinh viên nếu biết vận dụng quần chúng nhân
dân thì các lực lượng công nhân, nông dân sẽ là nòng cốt đứng lên lật đổ
bạo quyền. Tiếp tay để tạo cuộc Cách Mạng Quần Chúng là các khối giáo
dân Công Giáo, Phật Giáo, Tin Lành, Hòa Hảo…Lực lượng sinh viên học sinh
HS-TS-VN, các tổ chức Dân Oan và quảng đại quần chúng sẽ cùng tham gia.
Tổ chức chính đảng Quốc Gia sẽ cùng sát cánh với các lực lượng nhân dân
để tạo nên cuộc Cách Mạng Toàn Dân. Các chính đảng và tổ chức đấu tranh
tại Hải Ngoại sẽ vận động Quốc Tế yểm trợ phong trào Dân Chủ của nhân
dân Việt Nam, vận động Quốc Tế để cùng áp lực Trung Cộng không được can
dự vào nội bộ Việt Nam giải cứu đàn em. Đồng bào Hải Ngoại sẽ sát cánh
cùng Quốc Nội yểm trợ mọi phương tiện đấu tranh giải trừ quốc nạn Cộng
Sản…
Xem ra cuộc Cách Mạng Toàn Dân của Việt Nam sẽ mang màu sắc tương tự một
cuộc nổi dậy của nhân dân Romania chống chế độ độc tài Cộng Sản, lật đổ
và xử tử hình nhà độc tài Nicolae Ceausescu. Rất khó cho Việt Nam có
được cuộc cách mạng nhung như là một diễn biến hòa bình, hay một cuộc
cách mạng màu do bởi sự ngoan cố và tham lam vô độ của đảng CSVN. Một
cuộc Cách Mạng Toàn Dân có lẽ sẽ là giải pháp thích hợp nhất để bảo vệ
giang sơn gấm vóc do cha ông để lại. Đây là lúc từng đảng viên đảng Cộng
Sản Việt Nam nên sám hối, trở về với dân tộc. Bài học của đảng Cộng Sản
Liên Sô được “hạ cánh an toàn” nhờ không đàn áp nhân dân khốc liệt như
đảng Cộng Sản Romania đáng để cho người Cộng Sản Việt Nam suy ngẫm.
Quốc Phùng
(TTYN)
*
Bài viết mang tính tham khảo, không phản ảnh quan điểm của DHK
HNTƯ 6: Kết quả 2/3 số phiếu! Quan làm báo đóng cửa
|
Đã đến lúc Quan làm báo hạ màn |
Tiêu đề đã đủ nói lên điều gì khi phần kết của nghị trường Hội nghị TW 6 như cái chảo đang sôi dầu sùng sục, đã tỏ.
Có đến trên 140 phiếu ủng hộ….Người đứng đầu Chính phủ vẫn là sự lựa
chọn cho những ai biết nhìn về phía trước tương lại của các quan hệ quốc
tế đạt được cũng như lợi ích của nhân dân, trong đối nội.
Chỉ buồn cho cái nực cười tờ báo của bà Nghị Chim. Sau khi bị hack và
vạch mặt thật người chủ thực sự đứng sau điều hành Quan làm báo, kèm
theo thông báo với những mối quan hệ đặc biệt của bà ta còn ở trong nghị
trường khi xưa thì quả nhiên, tất các nguồn tin của Quan “bắn”,
“đồn”…cho độc giả tờ lá cải này đã không còn.
Một số lá phiếu (thiểu số rất nhỏ) đã thể hiện điều đó và trong “gian
khó” người ta mới nhận ra đâu là bạn đâu là thù , quả người xưa nói rất
đúng!
Đòn tấn công chí mạng trước giờ G, xem như điểm đúng huyệt tử của gia
đình họ “Đàm” (not Vĩnh Hưng – nói theo cách của chị Beo), khiến một số
phần tử còn lại tiếp tay (nói chính xác hơn là thông đồng) không thể kết
nối để “tiêu diệt kẻ thù chung”.
Điểm tin mấy ngày vừa qua (thời điểm chảo dầu đang sôi) trên Quan làm
báo đã thấy, Quan đuối (như cũ chuối) về thông tin, nên tung ra đồn đoán
hòng lung lạc lòng tin của một số người quan tâm chính trường Việt Nam.
Nào là “Thứ 2, các đầy tớ nhỏ sẽ được thông báo”, rồi “Cuộc chiến đấu
vẫn còn tiếp diễn…”,
Âm mưu diễn biến hòa bình, gây chia rẽ nội bộ có sự tiếp tay rõ ràng của
Việt Tân đã không thể là đẳng cấp nếu trong suy nghĩ điên rồ “một con
én làm nên mùa xuân” của gia đình họ Đàm. Kết quả mùa xuân đâu chẳng
thấy mà chỉ thấy mùa xuân mãi mãi của quê hương qua hơi thở trên xứ
người.
Dẫu sao, với tỉ lệ trên (2/3 số phiếu), là hồi chuông cho QUAN LÀM BÁO
đã phải dừng cuộc phiêu lưu của mình đây đây. Những kẻ “cõng rắn cắn gà
nhà” không thể khua môi múa mép được nữa rồi….
Thiện tai, thiện tai! Mô Phật, mô Phật!
(BCĐ)
Hội nghị 6 những ngày cuối: 4 Sang hớn hở, 3 Dũng ‘bặt tăm’
(TTHN) - Bài này mới nhưng tin lại cũ, hay nói đúng hơn là lỗi thời
hầu như không có giá trị. Viết về đề tài chính trị xã hội không dễ, nó
cần người viết phải có tầm nhìn chính xác và có nguồn tin khả dĩ! Không
khéo lại trượt theo vết xe đổ QLB. Nói vậy không phải là chê, mà để bá con ta rút chút kinh nghiệm.
Hội nghị 6 sắp kết thúc trong bức màn bí mật tuyệt đối. Từ ngày khai mạc
đến nay không có thêm thông tin giá trị nào được rò rỉ ra ngoài. 200 Ủy
viên Trung ương Đảng họp bàn chuyện cơ mật gần như bị cô lập và cách ly
hoàn toàn giữ Thủ đô Hà Nội.
Bước vào những ngày cao trào, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đột nhiên ‘mất
tích’ khó hiểu. Người ta không còn thấy ông Dũng xuất hiện trên truyền
thông nhà nước. Trong khi đó, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang xuất hiện
liên tiếp vào buổi tối 2 ngày (12 và 13/10) với khuôn mặt hớn hở và nụ
cười tươi rói.
Giữa lúc thông tin về số phận Nguyễn Tấn Dũng bị giữ kín tuyệt đối bí
mật như hiện nay, những động thái như trên là rất đáng quan tâm. Dù
không thể biết cụ thể những gì diễn ra bên trong, nhưng người dân có thể
cảm nhận mức độ khốc liệt của cuộc chiến phe phái lần này. Hội trưởng
Trung ương Đảng trên đường Nguyễn Cảnh Chân đặt trong tình trạng cách ly
hoàn toàn, thậm chí cả người dân đi bộ cũng bị ngăn chặn và cấm lai
vãng. Độ nóng của cuộc quyết chiến ‘sống mái’ lan tỏa đến những chi bộ
Đảng địa phương, hay tại những quán cà-phê vỉa hè…
Tin về kết quả cuộc chiến 2 phe được một số trang mạng vỉa hè nhanh nhạy
đưa tin, sau đó lại thay đổi xoèn xoẹt một cách lấp lửng. Thông tin
nhiễu loạn chưa từng thấy!
Tuy nhiên, nhìn khuôn mặt tươi rói của ông Trương Tấn Sang trong 2 ngày
gần đây cũng có thể cho chúng ta một dự đoán phần nào về kết quả cuộc
chiến.
Số phận Nguyễn Tấn Dũng ‘sống’ hay ‘chết’ có thể đã được định đoạt và sẽ
được công bố ngày mai. Bất kể kết quả thế nào chăng nữa, ông Trương Tấn
Sang đã cho thấy ông không hề tỏ ra thua cuộc trong chận chiến này.
|
Điều gì sau khuôn mặt hớn hở của ông Trương Tấn Sang (Ảnh: Tuổi Trẻ) |
Điểm lại những hoạt động của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong thời điểm
nửa tháng gần đây, có thể thấy là ông Dũng không có hoạt động gì nổi bật
ngoài 3 buổi tiếp xúc xã giao rất bình thường. Lần cuối cùng người ta
thấy Thủ tướng xuất hiện là hôm 9/10 trong buổi tiếp Đại sức Đức đến
chào xã giao. Từ ngày 10/10 đến nay, Hội nghị TƯ 6 bước vào cao trào,
ông Dũng ‘bặt tăm’ khó hiểu.
Động thái trên cho thấy một sự nhún nhường, chấp nhận lép vế để nhường
sân cho kẻ mạnh chăng? Kịch bản này có thể xảy ra, việc ‘đóng cửa bảo
nhau’ cho thấy cuộc đấu đá dẫu có khốc liệt, nhưng một sự thỏa hiệp
chính trị là điều mà hai bên mong muốn. Đảng Cộng Sản chưa bao giờ dám
làm một cuộc thay đổi đột phá mà chỉ có những ‘chuyển biến’ mà thôi.
Nguyễn Tấn Dũng có thể vẫn sẽ được Đảng cho ‘sống’, vì dù sao ông ta
cũng chính là sản phẩm của chế độ này, sự tham nhũng liên quan đến gia
đình và nhóm lợi ích của Thủ tướng cũng do Đảng tạo ra. Nếu nói rằng
Nguyễn Tấn Dũng bị Đảng CS ‘không cho chết’ cũng chẳng sai chút nào.
Chính trường Việt Nam dưới sự thao túng của Đảng CS đã có quá nhiều trò
bẩn, với đủ mọi mưu mô xảo quyệt được che đậy kỹ lưỡng. Mọi sự dự đoán
lúc này có lẽ vẫn còn là quá vội vàng, nhưng theo tôi sẽ chẳng có thay
đổi nào mang đến lợi ích cho người dân.
Sau cùng, trước khi kết thúc hội nghị 6, tôi muốn nhắn gửi điều này đến
Thủ tướng: Nếu ngày mai bị mất ghế, ông Dũng hãy nên cảm thấy may mắn vì
dù sao ông cũng chỉ bị Đảng của mình hạ bệ với kết quả là một cuộc 'hạ
cánh an toàn'. Ngược lại, nếu ông Dũng bị hạ bệ bởi nhân dân thì kết cục
chắc chắn sẽ giống như những gì ông thấy trong những cơn ác mộng mỗi
đêm.
Ngọc Hải
(DLB)
Đinh Tuấn Minh – Tại sao lại phải bi quan về tương lai Việt Nam?
Không hiểu vì sao mọi người có vẻ bi quan về tương lai Việt Nam thế nhỉ?
Đến mức một người bạn của tôi, rất giỏi, tây học xịn, tiền tài, danh
vọng sáng láng thế mà vẫn than thở thế này về thời cuộc “cái nước này
đúng là giờ bị phá nát như tương bần, từ quan cho tới dân, tất cả đều
sống vì lợi, dẫm lên nhau mà sống, haizz.”
Thực sự thì tôi thấy
khi mọi người, từ quan đến dân đều bắt đầu sống vì lợi thì đó là một
bước tiến rất lớn của xã hội Việt Nam thoát thai khỏi chế độ dựa trên
chủ nghĩa tập thể, nơi mọi người vẫn bị dụ dỗ bởi những câu “vì nước
quên thân vì dân phục vụ” hay câu của một Tổng thống Mỹ mị dân thời
chiến tranh lạnh “Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta, mà cần hỏi ta đã
làm gì cho tổ quốc hôm nay”.
Dân sống vì lợi. Đúng là còn nhiều
người dẫm lên người khác để sống nhưng càng ngày thì điều đó càng trở
lên không dễ dàng vì dân càng ngày càng khôn. Người ta nhận ra được rằng
họ đang bị một số khác dẫm lên đầu để sống. Đó là điều thúc ép các cá
nhân phải tạo ra luật chơi mới. Thực tế của Việt Nam cả thập kỷ qua thể
hiện khá rõ điều này. Người dân có ý thức hơn về pháp luật, và đòi hỏi
các bộ luật phải được điều chỉnh để công bằng hơn.
Sự xuất hiện
các nhóm lợi ích ngày càng công khai cho thấy dân sẵn sàng liên kết với
nhau để đấu tranh cho quyền lợi của mình. Đây là một bước quan trọng dẫn
đến đòi hỏi phải có luật chơi mới, công bằng hơn và được thực thi một
cách khách quan hơn.
Quan sống vì lợi là một nét tích cực của xã
hội hiện đại. Quan nói chung không còn nói những lời nói sáo rỗng trong
đời thường nữa. Họ chỉ nói sáo rỗng giữa các quan với nhau thôi. Khi
quan bắt đầu làm quan vì lợi thì xu hướng hình thành phe nhóm giữa các
quan sẽ ngày càng công khai. Các luật chơi giữa các quan cũng dần dần
được định hình. Những đòi hỏi về quyền lực của quốc hội, của chủ tích
nước, minh định quyền lực của đảng v.v. ngày càng được đưa ra công khai.
Khi
đa số người dân và quan sống vì lợi, thì đó là thời điểm mà ý thức của
người dân Việt Nam về cá nhân, về quyền lợi đáng được hưởng, về lãnh địa
trách nhiệm và quyền lợi của người khác đã bắt đầu trưởng thành. Đó là
thời điểm mà nhu cầu về pháp luật đủ lớn để tạo ra những biến chuyển xã
hội chuyển sang một xã hội pháp trị. Mọi người sẽ nhận ra rằng nếu như
không có luật chơi rõ ràng và minh bạch thì rốt cuộc chỉ là thằng này
thịt thằng khác, vào lúc này hay lúc khác. Đó là một cuộc sống mà không
ai mong muốn.
Đó là lý do vì sao tôi không bi quan về xã hội hiện
tại. Tôi tin rằng sẽ có những chuyển biến lớn trong thời gian tới, theo
hướng cởi mở hơn, dựa trên những luật chơi rõ ràng và công bằng hơn.
Đinh Tuấn Minh
(DL)
Song Chi - Từ bưng bít, đến nhiễu loạn thông tin
Có một thực tế là từ lâu nay ở Việt Nam, nhà cầm quyền ngày càng tỏ ra
bất lực trong việc cung cấp cũng như kiểm soát thông tin, định hướng,
dẫn dắt dư luận... trong xã hội.
Truyền thông báo chí quốc doanh với sự tồn tại của hơn 700 tờ báo giấy,
hàng chục trang báo điện tử, hàng chục đài truyền hình rải khắp từ trung
ương đến địa phương... Nhưng từ lâu đã bị thua trận trong cuộc chạy đua
tranh giành thông tin với báo chí tự do, bao gồm báo chí quốc tế, báo
của người Việt ở nước ngoài, các diễn đàn độc lập và hàng trăm blog cá
nhân.
Trong đó có những blog có lượng người đọc hàng ngày cao hơn báo chí quốc doanh gấp nhiều lần.
Cũng chỉ vì báo chí quốc doanh đã bị trói tay bởi một hệ thống kiểm duyệt, định hướng chặt chẽ của chế độ.
Tuy nhiên, báo chí tự do lắm lúc cũng không sao xuyên thủng bức màn bưng
bít thông tin của nhà nước Cộng Sản Việt Nam. Nhất là những thông tin
có liên quan đến hậu trường chính trị, nội bộ đảng Cộng Sản, hoặc mối
quan hệ bất cân xứng với Trung Nam Hải.
Và đây chính là chỗ hở cho các luồng tin vỉa hè, tin đồn lan truyền.
Một xã hội chỉ toàn là tin đồn. Chẳng hạn, trước và sau Hội nghị trung
ương 6 lần này là những tin đồn phe này đánh phe kia, nhân vật nào sắp
“nhập kho”, ai lên ai xuống, ai sẽ phải ôm hận ra đi...
Người dân mệt mỏi vì không được biết sự thật, vì cứ phải phân tích, đoán
mò từ việc “đọc giữa hai hàng chữ” trên các trang báo quốc doanh, quan
sát những sự kiện bề mặt đang diễn ra, nghe ngóng tin vỉa hè... Hoặc đôi
khi thu lượm được một ít tin tức từ các trang báo, blog bên ngoài.
Lãnh đạo Việt Nam có biết sự nguy hiểm của việc họ bất lực không kiểm
soát được thông tin và việc tin đồn râm ran? Chắc là có. Nhưng đã qua
rồi cái thời có thể ngăn sông cấm chợ hoàn toàn, còn minh bạch, công
khai thì họ lại không thể.
Bởi nếu minh bạch, công khai mọi sự dưới ánh sáng mặt trời thì một chế
độ độc tài, băng hoại, có hại cho đất nước, dân tộc như vậy sẽ phải tan
rã, sụp đổ ngay tức khắc. Nên cuối cùng họ đành im lặng như câm như
điếc.
Trên các trang mạng xã hội, blog cá nhân... người dân bàn luận đủ chuyện về tình hình chính trị xã hội của đất nước.
Chưa bao giờ người dân công khai chửi đảng, chửi nhà nước như bây giờ.
Chửi từ ngoài đường, từ ông lái xe ôm, bà bán quán, dân trí thức, văn
nghệ sĩ lúc ngồi với nhau... cho đến trên mạng.
Trong đó, nhân vật bị chửi nhiều nhất là Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Chưa có ông thủ tướng nào bị dân ghét dân chửi nhiều đến thế. Bởi vì từ
trước đến nay cũng chưa có ông thủ tướng nào mà nhiều quyền và lộng
quyền, độc đoán, tham lam, bất tài và gây tai hại cho nền kinh tế nước
nhà, làm thất thoát nhiều tiền thuế của nhân dân đến vậy.
Những ngày này Hội nghị trung ương 6 đang diễn ra tại Hà Nội. Một hội
nghị quan trọng nhằm mục đích chỉnh đốn đảng để cứu chế độ, và có những
quyết định sẽ ảnh hưởng đến toàn dân. Nhưng cũng như tất cả mọi hội nghị
trung ương, mọi cuộc chỉnh đốn đảng, phê và tự phê... từ xưa đến nay,
người dân không ai được biết chuyện gì đang xảy ra.
Vì vậy, bên ngoài người dân càng tha hồ hóng hớt tin hành lang, tha hồ
bàn luận. Nhìn chung dư luận đều mong mỏi có những sự thay đổi tích cực,
cụ thể là ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và những khuôn mặt nổi cộm với
thành tích ăn tham, bất tài trong chính phủ của ông Dũng sẽ phải ra đi.
Mặt khác, người dân lại hoài nghi không tin sẽ có sự thay đổi lớn nào sẽ
diễn ra, bởi thế lực của ông thủ tướng từ trước đến giờ quá mạnh. Cũng
như không tin vào quyết tâm chỉnh đốn, sửa sai thật sự của đảng cộng
sản.
Về phía nhà cầm quyền, giữa lúc này tất nhiên họ chẳng còn đầu óc đâu để
nghĩ đến chuyện gì khác. Ðặc biệt là để đối phó với giặc ngoài.
Trung Quốc tha hồ tiếp tục ngang nhiên tiến hành hàng loạt động thái
nhằm củng cố “chủ quyền” của họ trên quần đảo Hoàng Sa đánh cướp của
Việt Nam.
Từ việc thành lập “thành phố Tam Sa”, cho bầu “đại biểu Hội đồng nhân
dân và chủ tịch Tam Sa”, tổ chức một buổi lễ thượng cờ và trỗi quốc ca
nhân ngày Quốc khánh Trung Quốc 1 tháng Mười trên đảo Phú Lâm thuộc quần
đảo Hoàng Sa, tiếp theo là lập phòng khí tượng ở Hoàng Sa, v.v.
Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam lâu nay lặn mất tăm, mới thấy
xuất hiện lặp lại điệp khúc “Việt Nam cực lực phản đối Bắc Kinh” cũ mèm,
chẳng ăn thua gì tới ai.
Cũng may cho nhà nước Việt Nam (và chua chát thay, cũng là cái may của
cả dân tộc), thời gian vừa qua Trung Quốc một phần đang phải căng thẳng
đối phó với Nhật Bản xung quanh vụ tranh chấp chủ quyền quần đảo
Sensaku, phần khác đang phải lo chuẩn bị đại hội đảng Cộng Sản Trung
Quốc lần thứ 18. Nên tạm để yên khu vực lãnh hải thuộc chủ quyền của
Việt Nam.
Tuy nhiên, người am hiểu tình hình đều thừa hiểu sự “bình yên” này chỉ
là tạm thời, như tình trạng biển lặng trước khi có bão lớn.
Nếu không làm rốt ráo, cương quyết cho ông thủ tướng và một loạt nhân
vật khác “về vườn” mà cứ dùng dằng bất phân thắng bại thêm một thời gian
nữa.
Hoặc nếu ông Dũng lại xoay chuyển được thế cục vào phút chót như đã từng
xảy ra vào đại hội đảng lần thứ XI, để tiếp tục ở lại cho đến hết nhiệm
kỳ này thì không ai có thể lường hết những nguy hiểm, hệ lụy của sự
việc.
Một là các phe vẫn tiếp tục lục đục, tìm cách triệt hạ nhau, gây mất
đoàn kết, mất ổn định, tạo thời cơ cho Trung Nam Hải sau khi tiến hành
xong đại hội đảng và hòa hoãn với Nhật Bản, sẽ quay lại xử lý “cục
xương” Việt Nam.
Hai, phe ông thủ tướng trong thời gian cuối cùng còn tại vị sẽ tìm cách
tận lực vơ vét thêm nữa để chuẩn bị cho ngày hạ cánh, trả đũa thêm một
số người, từ người dân vô tội, những người bất đồng chính kiến cho tới
các đối thủ chính trị... Bằng những chiêu trò còn bẩn thỉu hơn theo kiểu
“quậy cho đã nư”.
Và thứ ba, cái này mới thậm nguy hiểm, ông Nguyễn Tấn Dũng một khi biết
chắc chắn sẽ phải về vườn nhưng vẫn còn có quyền hành trong tay, sẽ tìm
cách đi đêm với Trung Quốc.
Và kịch bản cho một sự bán nước đổi lấy cái ghế lâu dài, thậm chí là cái
ghế tổng bí thư kiêm chủ tịch nước như ở Trung Quốc sẽ diễn ra. Hệ lụy
lần này sẽ còn nặng nề hơn hệ lụy hội nghị Thành đô năm 1990 tại Tứ
Xuyên, Trung Quốc gấp nhiều lần.
Nhưng ngược lại, nếu có trừ khử được con sâu chúa và một loạt con sâu
khác thì với cái cơ chế độc tài độc đảng như hiện nay, cũng sẽ lại xuất
hiện những con sâu tham lam, bất tài, phá hoại khác. Nguyễn Tấn Dũng này
đi, sẽ có Nguyễn Tấn Dũng khác.
Chỉ khi nào có một thể chế dân chủ tam quyền phân lập để chia sẻ quyền
lực, giám sát lẫn nhau giữa cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp. Cộng
với sự tồn tại của các đảng phái chính trị đối lập để theo dõi đảng cầm
quyền thì mới hạn chế được những nhân vật bất tài có thể leo lên những
vị trí cao, hạn chế nạn tham nhũng và nhiều tệ nạn khác.
Có lẽ vì tất cả nỗi lo âu như vậy mà từ các cựu tướng lãnh, lãnh đạo về
hưu, cho đến dân thường đều quan tâm theo dõi Hội nghị trung ương 6 lần
này.
Một sự phi lý nhưng vì đã quen bao nhiêu năm nên không ai nhận ra và tự
hỏi tại sao 90 triệu người dân chỉ được phép trông chờ vào kết quả của
các loại hội nghị, trông chờ vào lá phiếu, vào chút lương tâm và sự tỉnh
táo còn lại của 175 ủy viên ban chấp hành trung ương. Mà không có quyền
trực tiếp tham gia, bày tỏ ý kiên bằng lá phiếu của chính nhân dân như ở
các nước dân chủ.
Trong khi đất nước là của chung, vận mệnh đất nước có như thế nào thì sẽ
ảnh hưởng đến cả 90 triệu con người chứ không phải chỉ 175 ủy viên và
14 nhân vật trong Bộ Chính Trị và ban bí thư kia.
Trong khi nếu bất cứ ai lên ai xuống và năng lực điều hành đất nước của
họ ra sao thì tiền thuế nuôi bộ máy chính quyền và gánh nợ cho những sai
lầm của họ là do nhân dân đóng.
Sự vô lý ấy bao giờ thì chấm dứt?
Song Chi (Người Việt)
Hiệp hội Lúa gạo Asean: Vì đâu Việt Nam ra rìa?
Xét về góc độ kỹ thuật, tài nguyên, quảng bá tiếp thị và cả giống lúa
thì trong cuộc chơi với “hội đồng bộ ba” này, tương lai hạt gạo Việt Nam
sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Ngày 1-10 vừa qua, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin các doanh nghiệp ba
nước Philippines, Myanmar, Thái Lan vừa thành lập hiệp hội lúa gạo để
phát triển chuỗi cung ứng gạo trong khu vực Đông Nam Á, hướng đến các
thị trường lớn như Indonesia, Trung Quốc… Tại sao Việt Nam “vắng mặt”
trong hiệp hội này dù Việt Nam đã vươn lên giành vị trí dẫn đầu thế giới
về xuất khẩu lúa gạo với sản lượng đạt 4,6 triệu tấn tính đến thời điểm
nửa cuối tháng 8-2012.
Dù cách đây hơn một tháng, tờ báo Bangkok Post (Thái Lan) đưa tin bộ
trưởng thương mại của năm nước Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái
Lan sẽ ký thỏa thuận thành lập Hiệp hội Gạo ASEAN trong sáu tháng cuối
năm 2012 nhưng dường như hiện nay Việt Nam đang “ra rìa” trong cuộc chơi
OPEC lúa gạo ASEAN - cuộc chơi mà theo Giám đốc điều hành Công ty Agrow
Enterprise ở Bangkok Chiaki Furi nhận định rằng cần phải có sự góp mặt
của Việt Nam.
Thái Lan lơ Việt Nam để trở thành “đầu tàu”
Có ít nhất ba giả thuyết được đặt ra trước một hiệp hội lúa gạo “phi Việt Nam” của ba nước khu vực ASEAN.
Thứ nhất, Thái Lan có thể là “đầu tàu” của hiệp hội lúa gạo lần này.
Việc Việt Nam vượt qua Thái Lan và Ấn Độ trở thành “cường quốc xuất khẩu
gạo” số một thế giới vào nửa cuối tháng 8 vừa qua khiến Thái Lan không
khỏi lo ngại. Đó là chưa kể vị thế xuất khẩu gạo Thái Lan giảm đáng kể
khi nước này tụt xuống thứ ba thế giới, với 4,36 triệu tấn. Nguyên nhân
chính dẫn đến thực trạng trên, theo Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu gạo Thái
Lan Korbsook Iamsuri, là do chính sách trợ giá gạo cho nông dân của
chính phủ Thái Lan khiến quốc gia này không thể giải tỏa gạo trong kho
nhằm đáp ứng các hợp đồng xuất khẩu liên chính phủ trong bối cảnh các
nước xuất khẩu khác như Việt Nam, Ấn Độ có thể cung cấp một số lượng lớn
gạo với giá rẻ hơn. Đó là chưa tính đến việc Việt Nam đang tiến hành
xuất khẩu tập trung “phân khúc thị trường chất lượng cao”, khi gạo thơm
và gạo cao cấp Việt Nam có lúc chiếm đến 60% thị phần Hong Kong (Trung
Quốc), thay thế Thái Lan. Trên thị trường thế giới, tính đến hết tháng
5-2012, thị phần gạo thơm và cấp cao Việt Nam chiếm 35%, đạt 40,4 triệu
USD. Điều này xuất phát từ chất lượng gạo Việt Nam ngày càng được cải
thiện trong khi giá gạo Việt Nam mang tính cạnh tranh hơn gạo Thái Lan.
|
|
Trong bối cảnh đó, ngày 9-9 Hiệp hội Xuất khẩu gạo của Thái Lan đã “đánh
động” chính phủ về tình hình cạnh tranh gay gắt trên thị trường xuất
khẩu bắt nguồn từ lượng gạo tồn kho, và hơn nữa là những quan ngại về
thương hiệu gạo Thái Lan trước một Việt Nam đang vươn lên nhanh chóng.
Trước đó khoảng một tuần, tờ Bangkok Post dẫn lời Chủ tịch Hiệp hội Nông
dân Thái Prasit Boonchoey, bày tỏ ý kiến phản đối việc hợp tác sản xuất
lúa gạo Việt-Thái bởi lo ngại Thái Lan “dẫn đàn đi buôn” bởi gạo Việt
có thể vượt mặt gạo Thái không chỉ về số lượng như hồi tháng 8-2012 mà
còn về cả thị phần gạo chất lượng cao. Việc “đầu tàu” trong hiệp hội lúa
gạo sẽ giúp Thái Lan tìm được những hợp đồng “cứu cánh” cho lượng hàng
tồn kho hiện tại, lấy lại vị thế cường quốc xuất khẩu gạo số 1 thế giới.
Thế nên, nếu quả thực Thái Lan là “đầu tàu” cho hội liên hiệp lúa gạo
Thái Lan, Philippines, Myanmar kỳ này, thì việc “làm lơ” Việt Nam cũng
là điều dễ hiểu.
Tuy nhiên, nếu chỉ có một Thái Lan thì chưa thể quyết định cho cả một
hiệp hội lúa gạo khu vực. Yếu tố Philippines cũng cần được xem xét, nhất
là trong thời gian gần đây Philippines có những “va chạm” trong những
hợp đồng nhập khẩu gạo Việt Nam và nước này đang nuôi tham vọng không
nhập khẩu lúa gạo vào năm 2013. Năm 2011, chính phủ Philippines “mở màn”
động thái cho phép khu vực tư nhân chiếm nhập khẩu gạo với sản lượng
lớn, đạt mức 650.000 tấn trên tổng 850.000 tấn của cả nước. Trong năm
này, xuất khẩu gạo Việt Nam sang Philippines có lúc phải “thua đau”. Rất
nhiều hợp đồng xuất khẩu gạo sang Philippines phải hủy giữa chừng do sự
yếu kém trong quá trình đàm phán của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo
Việt Nam với các thương lái Philippines. Điều này khiến uy tín doanh
nghiệp Việt bị ảnh hưởng do tính thiếu chuyên nghiệp, không chu đáo
trong quá trình đàm phán.
Mặt khác, sự yếu kém trong việc quản lý tài chính của các thương nhân
Philippines khiến họ chỉ mua được một lượng gạo rất nhỏ từ doanh nghiệp
Việt Nam bởi rất ít ngân hàng chịu mở L/C cho thương nhân Philippines.
Điều này khiến doanh nghiệp Việt, trước một nhu cầu xuất khẩu cao, trở
nên thiếu “mặn mà” với thị trường này. Năm 2012, chính phủ Philippines
chính thức quyết định cho phép khu vực tư nhân nhập khẩu toàn bộ lượng
gạo trong bối cảnh những bài học thấm thía cùng những khó khăn tồn đọng
năm 2011 chưa được giải quyết triệt để khiến quan hệ thương mại gạo Việt
Nam - Philippines vẫn còn nhiều trở ngại cho cả hai bên. Trong khi đó,
đầu tháng 8-2012, Thái Lan đã tiến hành đàm phán về tăng lên hơn 100.000
tấn gạo trong hạn ngạch xuất khẩu vào Philippines khi Philippines muốn
duy trì biểu thuế nhập khẩu gạo cao 40% đến năm 2017. Thế nên, khi các
doanh nghiệp Philippines tiến hành ký kết tham gia hiệp hội lúa gạo,
việc “lỡ quên” Việt Nam là hoàn toàn có thể xảy ra.
Bỏ lỡ cơ hội với Myanmar
Về nhân tố Myanmar, chỉ có một giả thuyết đặt ra là Việt Nam đã… chậm
chân trong chính sách. Đã có các gợi ý “Liên minh lúa gạo Việt Nam -
Myanmar: Tại sao không?” và cả các cảnh báo “đừng để trâu chậm uống nước
đục” được báo chí đưa ra trong bối cảnh chính phủ Myanmar tiến hành các
cuộc cải cách “phi màu sắc”. Tiềm năng của quốc gia từng được mệnh danh
là “Chén cơm của châu Á” trong một thời gian dài xuất phát từ những
tiềm năng tự nhiên đã được nhắc đến rất nhiều trên các phương tiện thông
tin Việt Nam. Thậm chí, không ít các nhà đầu tư đã đến quốc gia này để
tìm kiếm các cơ hội đầu tư. Nhưng nếu nhìn ở cấp độ chính phủ, Việt Nam
dường như chưa quyết liệt trong việc đưa ra các chính sách hợp tác nhằm
tận dụng nguồn tài nguyên nông nghiệp trời phú. Chính TS Võ Hùng Dũng,
ngay từ đầu năm 2011, đã cho biết Việt Nam hoàn toàn có thể hợp tác với
Myanmar trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. Theo đó, Việt Nam có thể tận
dụng nguồn tài nguyên nông nghiệp của Myanmar để đầu tư kinh nghiệm,
nguồn vốn vào lĩnh vực nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo, chuyển giao quy
trình sản xuất, nâng cấp công nghệ... Ông Hùng còn gợi ý: “Chính phủ
cần hỗ trợ để các nhà nông học, các nhà kinh tế tham gia các hoạt động
tư vấn cho Myanmar, khu vực tư nhân sẽ tham gia khi môi trường kinh
doanh thuận lợi”. Tuy nhiên, hơn một năm trôi qua, Việt Nam dường như
còn dè dặt và chưa có nhiều động thái đáng kể. Việc chính phủ không mạnh
tay đầu tư “mở đường” khiến khu vực tư nhân “thiếu ánh sáng” cơ hội. Và
trong trường hợp này, Thái Lan, Philippines đã làm tốt điều đó.
Hãy thử vẽ viễn cảnh của gạo Việt Nam khi hiệp hội gạo ba nước Thái Lan,
Philippines và Myanmar hoạt động thành công. Khi đó, “bộ ba quyền lực”
này, với những lợi thế so sánh trong đầu tư (Thái Lan cung cấp dịch vụ
tiếp thị toàn cầu, Philippines cung cấp công nghệ và giống lúa, Myanmar
có vai trò cung cấp đất và tài nguyên) sẽ tạo nên một OPEC lúa gạo thực
sự, có khả năng chi phối giá gạo và ảnh hưởng an ninh lương thực trong
khu vực và cả thế giới. Xét về góc độ kỹ thuật, tài nguyên, quảng bá
tiếp thị và cả giống lúa thì trong cuộc chơi với “hội đồng bộ ba” này,
tương lai hạt gạo Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn không chỉ ở vấn đề:
phân khúc thị trường kém hơn, sản lượng gạo thấp hơn, thị trường xuất
khẩu truyền thống (Philippines, Trung Quốc, Indonesia…) giảm dần, vị thế
gạo Việt Nam thấp dần (do Thái Lan phục hồi)… mà giá gạo sẽ gặp rất
nhiều khó khăn. Tất nhiên khi đó, tương lai của người trồng lúa, thương
nhân và doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chắc chắn sẽ còn “lận đận” hơn
hiện nay.
Đỗ Thiện
(PLTP)
Người Phật tử đừng chỉ vì... cúng dường
Còn nhiều Phật tử tin rằng cứ cúng dường thật nhiều tiền của cho thầy
mình, đáp ứng mọi mong muốn của thầy, giúp thầy sống xa hoa, sung sướng
nhất là mình sẽ được phước đức vô lượng cho nên không quan tâm tu học,
hành trì pháp Phật theo bản hoài của Chư Phật, Chư Tổ mà chỉ lo cung cúc
cúng dường.
Trong Phật giáo ngày nay đã có những “đạo sư” vì
nhiều lý do luôn tư lợi riêng nên chúng ta cần tỉnh giác, trí tuệ hơn để
không bị lợi dụng làm mất quyền lợi giác ngộ giải thoát của một đời học
theo Phật.
Khi học Phật, người Phật tử được hiểu Đức Bổn Sư
Thích Ca Mâu Ni không phải là đấng có quyền năng để dùng thần lực của
mình thống trị chúng sanh. Đức Phật chỉ là bậc giác ngộ, giác hạnh viên
mãn, là một đại y vương; Ngài thị hiện vào cõi Ta Bà để độ chúng sanh
“nhập trì kiến Phật”, giúp chúng sanh thành Phật để giải thoát luân hồi
sanh tử và tiếp tục cứu độ tha nhân.
Ngài không hề dành địa vị
độc tôn ở ngôi cao khi tuyên bố “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật
sẽ thành”. Như thế Ngài cũng xác nhận toàn thể chúng sanh đều có sẵn
Phật tánh, ai hành trì theo bậc danh y thì sẽ lành bệnh, hết khổ mà
thôi.
Chỉ có điều chúng sanh bị vô minh sâu dày che lấp chân tâm
nên không nhận đúng bản hoài của Chư Phật mà tu tập cho có kết quả để cứ
trầm luân trong đêm sâu thẳm tối mỗi Pháp của Phật là “pháp vũ” như cơn
mưa phủ đầy khắp thế gian tùy căn cơ, hoàn cảnh của chúng sanh mà cảm
thọ sai biệt.
Ngài không dành riêng cho tầng lớp hay cá nhân nào
vì đức từ bi của Phật bao trùm vạn pháp. Có nghĩa là tu sĩ hay cư sĩ đều
được nghe pháp Phật và được Phật bình đẳng đối đãi. Cho nên người Phật
tử không bao giờ là “đầy tớ” của bất cứ “đạo sư” nào trên thế gian này
cả!
Thời Đức Phật còn tại thế, giáo đoàn của Ngài có tứ chúng đồng tu, không
phân biệt giai cấp, màu da, tiếng nói nào. Tứ chúng ấy gồm có: tỳ kheo,
tỳ kheo ni, ưu bà tắc, ưu bà di, đó là hai giới tu sĩ và cư sĩ. Mỗi
chúng sanh đều có nghiệp thiện, ác khác nhau để chọn hình thức tu học và
tùy căn cơ khác biệt mà họ cảm thọ Pháp Phật.
Tuy nhiên tu sĩ
hay cư sĩ đều “đồng tu” theo lời Phật dạy. Chớ nghĩ rằng chỉ người tu sĩ
mới tu còn người cư sĩ luôn hèn kém không thể tu! Do còn nhiều nợ thế
gian, người cư sĩ phải đa đoan chạy theo ngũ dục tìm cầu tiền bạc để
giải quyết những nhu cầu cho sự sống của cá nhân và gia đình, người
thân.
Vì thế người cư sĩ ít có, điều kiện tịnh tâm hành trì Pháp Phật và dĩ nhiên mức độ chứng đạo phải xếp sau hàng tu sĩ.
Nhưng
không có cư sĩ hộ pháp thì người tu sĩ liệu có thể tự cung, tự cấp mà
tu hành viên mãn không? Như vậy, giữa tu sĩ và cư sĩ phải có mối tương
tác hữu cơ không thể tách rời nhau, hai giới đều cần nương vào nhau mà
tinh tấn tu học và hoằng dương chánh pháp để đền ân Phật, Tổ.
Vậy, tại sao có những đạo sư muốn người Phật tử phải “ngoan”, suốt đời chỉ biết phụng sự cúng dường?
Nhớ
xưa Đức Phật từng dạy tứ chúng bốn điều kiện để quan sát về đức hạnh
của một người tu là trên cơ sở: sát - đạo - dâm - vọng. Nếu ai vi phạm
một trong bốn điều trên thì không phải là đạo sư và chớ nương tựa những
người ấy.
Hơn nữa, tôn chỉ của đạo Phật là “duy tuệ thị nghiệp”
và muốn đi đúng hướng phải lấy “Giới - Định - Tuệ làm kim chỉ nam. Bởi
vì được cúng dường Phật hay A la Hán mới thật sự có phước còn cứ mê muội
theo bất cứ vị tu sĩ, cư sĩ nào tự nhận là “đạo sư” là “thầy của nhân
thiên” để đi theo sự hướng dẫn đầy “vọng tưởng” có khi là “mê tín” thì
người Phật tử chỉ “gieo lúa trên đường nhựa”!
Người Phật tử học
Phật đều biết Đức Thế Tôn của chúng ta không chủ trương yêu cầu đệ tử
phải phủ phục, cúng dường các tiện nghi vật chất cao sang cho Ngài. Ngài
cũng không hề muốn cứ tin tuyệt đối vào lời giảng của Ngài mà phải hiểu
bằng trí tuệ qua câu nói: “Tin ta mà không hiểu ta là phỉ báng ta”.
Vậy
mà từ vua quan đến trưởng giả, trí thức và mọi tầng lớp bà la môn, kẻ
nghèo hèn đều nằm vóc sát đất đảnh lễ Ngài vì tôn kính, ngưỡng mộ đức
hạnh, cách sống bình đẳng, giản dị và đức độ vô lượng của Ngài đối với
mọi chúng sanh!
Cho nên mấy ngàn năm rồi Ngài vẫn là bậc Đạo sư tuyệt vời nhất trong ba cõi.
Gần
đây đã xuất hiện các vị “đạo sư” trá hình, “mượn đạo tạo trời” dùng
nhiều thủ đoạn biến hóa người Phật tử trở thành các “đầy tớ” nhằm cung
phụng cho họ say đắm ngũ dục.
Và cũng còn nhiều Phật tử tin rằng
cứ cúng dường thật nhiều tiền của cho thầy mình, đáp ứng mọi mong muốn
của thầy, giúp thầy sống xa hoa, sung sướng nhất là mình sẽ được phước
đức vô lượng cho nên không quan tâm tu học, hành trì pháp Phật theo bản
hoài của Chư Phật, Chư Tổ mà chỉ lo cung cúc cúng dường.
Chẳng
may cúng dường nhằm “Tà sư” thì đọa thêm chứ làm sao có phước? Hơn nữa,
vật cúng dường không phải là “tịnh tài - tịnh vật” mà do những thủ đoạn
lừa lọc trong thế gian, từ những đồng tiền bóc lột, dối trá, gian tham
thì thử hỏi cả người cúng và người nhận cúng dường có giúp gì được cho
nhau trên đường tu đạo giải thoát?
Hơn lúc nào hết, người Phật tử
trẻ tuổi, người có trí tuệ phải tìm hiểu giáo lý Phật Đà, phải hiểu lời
Phật dạy trên tinh thần “liễu nghĩa” mới mong tu học đúng bản hoài của
Chư Phật để được lợi lạc thực sự trong kiếp người ngắn ngủi này.
Tâm Quả
(PhattuVietNam)
Người Việt chế tạo tàu ngầm
Từng nhiều năm làm việc cho hãng Comex
của Pháp chuyên đóng tàu ngầm và các thiết bị lặn cùng các hãng chế tạo
composite ở châu Âu, năm 2006 ông Phan Bội Trân đã trở về Việt Nam chế
tạo thành công tàu ngầm.
Ông mong muốn đem những gì học được về phát triển ngành công nghiệp
chế tạo tàu ngầm cho Việt Nam, giúp nước nhà có thể làm chủ được biển
Đông, bảo vệ đất nước.
|
|
Trao đổi với Thanh Niên, PGS-TS Lê
Kế Lâm, Chủ tịch Hội Biển TP.HCM, nguyên Viện trưởng Học viện Hải quân,
cho biết hiện hội cùng với Khoa Đóng tàu Đại học GTVT đã báo cáo với Sở
KH-CN TP.HCM để xây dựng một đề án nghiên cứu khoa học nâng cấp lên dạng
tàu ngầm mini có thể ngồi được 3 người, ứng dụng trong du lịch, phục vụ
chuyển hàng ra đảo, nghiên cứu đáy biển... Tuy nhiên, muốn đưa vào phục
vụ mục đích quân sự còn phải mất một chặng đường dài...
|
|
|
Made in Vietnam
Hãng Comex chuyên sản xuất tàu ngầm phục vụ dân sự như lặn biển, cho
ngành dầu khí và sản xuất một số thiết bị cho tàu ngầm quân sự. Vì vậy,
ông Phan Bội Trân - hậu duệ của cụ Phan Bội Châu - luôn có suy nghĩ mình
phải học hỏi kỹ thuật của họ, đặc biệt là về mặt khí tài quân sự. Theo
ông, thế mạnh duy nhất của mình là bộ óc. Mình không có tiền để mua
nhiều tàu ngầm, máy bay, nhưng có thể nghiên cứu sản xuất những chiếc
tàu ngầm, máy bay không quá đắt tiền để phục vụ Tổ quốc.
Điều may mắn là khi ở Công ty Comex mọi người được làm ở nhiều vị
trí, thường xuyên luân chuyển công việc nên một người gần như có khả
năng làm được nhiều việc. Chính vì vậy, ông Trân đã học hỏi được rất
nhiều, trong đó có cả nguyên tắc làm tàu ngầm mà theo ông là khá đơn
giản.
Dẫn tôi thăm xưởng sản xuất tàu ngầm của mình, ông Trân giới thiệu
đứa con cưng vừa mới chào đời, đang được bảo quản cẩn thận. Chiếc tàu
đen ngòm dài khoảng 3,2 m, bề ngang 1 m, cao 1,5 m, nặng gần 1 tấn, chở
được 1 người. Toàn bộ vỏ tàu được chế tạo bằng composite. Do tàu chạy
bằng bình ắc quy nên chỉ “bơi” được hơn 4 tiếng và lặn sâu khoảng 70 m.
Tàu có thể lặn được, nổi được, chạy nhanh, chậm hoặc lùi. Tàu cũng được
trang bị ống kính tiềm vọng, hệ thống bánh lái trước, bánh lái sau, bánh
lái nằm ngang... Ngoài ra tàu còn có máy khí nén sử dụng động cơ một
chiều cung cấp khí nén cho người lái... Nếu muốn lặn sâu, đi xa hơn có
thể lắp động cơ diesel hay gắn thêm bình nhiên liệu ở bên ngoài vỏ tàu.
Mắt sáng bừng lên vẻ kiêu hãnh, ông Trân khoe, do vỏ tàu được làm
bằng composite nên nhẹ hơn, di chuyển nhanh hơn, đặc biệt là không phản
xạ tia từ điện, như thế radar sẽ không phát hiện ra. Chính vì toàn bộ
linh kiện là hàng “tự tạo” made in Vietnam nên giá thành mỗi chiếc chỉ
hơn 15.000 USD.
Khi nghe ông Trân nói về kế hoạch chế tạo tàu ngầm, ngay cả người
thân trong gia đình, một số nhà khoa học trong nước cũng không tin
tưởng. May mắn là trong quá trình làm và thử nghiệm đã được sự giúp đỡ
rất lớn từ Hội Biển TP.HCM. “Điều này cũng dễ hiểu, vì ngay cả các tổ
chức khoa học còn không làm được huống gì một cá nhân đã 61 tuổi như
tôi. Để chứng minh có thể làm được tàu ngầm thì nói suông là không đủ
nên tôi phải làm ra được sản phẩm hoạt động tốt.
Thực tế tôi đã chứng minh được là người Việt Nam hoàn toàn có thể làm
được tàu ngầm. Điều còn lại là làm sao phổ biến trong giới hạn”, ông
Trân bộc bạch.
|
Lần đầu tiên một cá nhân có thể sản xuất được tàu ngầm - Ảnh: Đình Sơn |
|
Giấc mơ hạm đội tàu ngầm mini
Để hoàn thành chiếc tàu ngầm này ông Trân đã mất gần một năm. Tuy
nhiên, nếu sản xuất hàng loạt theo ông chỉ mất khoảng một tháng là xong
một chiếc. Tùy theo nhu cầu mà có thể sản xuất các loại tàu ngầm cho các
mục đích khác nhau.
Tàu ngầm bản thân của nó không phải là quân sự, nó chỉ là phương tiện
dân sự. Trên thế giới họ bán tàu ngầm cho dân sự rất nhiều để làm du
lịch, tham quan dưới đáy biển, phục vụ ngành dầu khí. Nhưng khi gắn lên
tàu ngầm ống phóng ngư lôi, tên lửa thì nó thành khí tài quân sự.
Một chiếc tàu ngầm khoảng 15.000 USD, nếu làm 3.000 chiếc khoảng 45
triệu USD, tương đương chiếc tàu ngầm lớp Kilo Project 636. Chỉ cần một
số tiền không nhiều trong ngân sách quốc phòng cũng có khả năng chế tạo
được tổ hợp khí tài, về mặt lý thuyết có thể hình thành một hạm đội tàu
ngầm mini, đóng góp vai trò quan trọng trong chiến lược bảo vệ bờ biển.
Ông Phan Bội Trân tên thật là Phan Bội An. Cụ của ông là
anh em ruột với cụ Phan Bội Châu và làm quan trong triều Nguyễn. Cha ông
Trân từng tham gia hoạt động cách mạng trước năm 1945 và bị thực dân
Pháp bắt giam. Năm 1974, khi 20 tuổi, ông Trân đã sang Pháp du học ngành
hóa học của Trường đại học Marseille, sau đó theo chuyên ngành về
composite và nhựa kỹ thuật. Đến năm 1978, sau khi tốt nghiệp đại học,
ông Trân ở lại Pháp làm việc cho các hãng chuyên về làm tàu ngầm và vỏ
trực thăng. Năm 1988, nhận lời mời của Đại sứ quán Libya tại Pháp, ông
Trân sang nước này hỗ trợ cho Bộ Quốc phòng về bản vẽ, kỹ thuật đúc vỏ
tàu ngầm. Năm 2006 ông về Việt Nam lập công ty chuyên thiết kế máy móc,
vỏ tàu, xe đạp điện, đồ chơi trẻ em...
|
Đình Sơn
1307. LIÊN KHÚC HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG
Dựa theo ca dao, Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm khúc
GS Tương Lai
14-10-2012
Con kiến mà leo cành đa
Leo phải cành cụt leo ra leo vào
Con kiến mà leo cành đào
Leo phải cành cụt leo vào leo ra
Rồi liều leo tận Cu Ba
Giảng dăm ba chữ, đồng ra đồng vào
Mác cùn lê gãy chẳng sao
Phiđen nghe hết thở phào, bắt tay
Rằng hay thì thật là hay
Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào
Đâu có phải chuyện tầm phào
Bài ra thế ấy vịnh vào thế kia
Cứ trong thực tế mà suy
Lý luận hổ lốn chẳng ghi được gì
Thôi thì thôi, cũng chiều lòng
Cũng cho khỏi lụy trong vòng bước ra
Bảo Raun lấy xì gà,
Thay tiền nhuận bút làm quà cho dzui
Nghĩ đời mà ngán cho đời
Đa đoan chi lắm cho trời đất ghen
Tiếc thay nước đã đánh phèn
Mà cho bùn lại vẩn lên mấy lần
Braxin bà Tổng ngại ngần
Đã xoay đến thế còn vần chưa tha
Lỡ từ lạc bước bước ra,
Cái thân liệu những từ nhà liệu đi
Rằng sao chẳng ý tứ gì
Cho tao mất mặt tội thì tại ngươi
May mà có chuyến khứ hồi
Thôi thôi vốn liếng đi đời nhà ma
Phải rằng nắng quáng đèn lòa
Buôn xa một chuyến hóa ra bẽ bàng
Ngỡ rằng Hội nghị Trung ương
Có vốn, có liếng coi thường được a!
Trăm năm năm trong cõi người ta,
Chữ Sang, chữ Dũng vốn là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
Lạ gì lợi, ích, riêng, công
Tự phê sao được, phải xông vào đòi
Mặc cho ông tổng đôi hồi
Diễn văn diễn võ đứng ngồi không yên
Duyên đã may cớ sao lại rủi
Nghĩ nguồn cơn dở dói sao đang?
Vì đâu nên nỗi dở dang?
Nghĩ mình, mình lại cay càng thêm cay
…………
Trẻ tạo hóa đành hanh quá ngán
Chết đuối người trên cạn mà chơi
Lò cừ nung nấu sự đời
Bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương
Mười lăm buổi trung ương nhóm họp
Đít thì ngồi, trí để đâu đâu
Đường nước bước, sao cho êm ả
Đảng có còn, mình mới có ăn
Giấu mình, liều thuốc vạn năng
Hăng lên, cửa nát nhà văng tức thì
Cứ lắc gật sao cho đúng phép
Ghế vẫn còn, phép nước tính sau
Trọng Hùng như Rứa chẳng mau thì chầy
Cuộc thành bại hầu cằn mái tóc
Lớp cùng thông như thốc buồng gan
Bệnh trần đòi đoạn tân toan
Lửa cơ đốt ruột, dao hàn cắt da
Gót danh lợi bùn pha sắc xám
Mặt phong trần nắng rám mùi dâu
Nghĩ thân phù thế mà đau
Bọt trong bể khổ bèo đầu bến mê
Nền lý luận nhện giăng cửa mốc
Sách mác lê gián nhấm canh dài
Đất bằng bỗng rắc chông gai
Ai đem nhân ảnh nhuốm mùi tà dương
Mồi phú quý dử làng thoái hóa
Bả vinh hoa lừa gã gian manh
Giấc nam kha khéo bất bình
Bừng con mắt dậy thấy mình tay không!
….
Xanh kia thăm thẳm tầng trên
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Trọng Sang Hùng Dũng ai sầu hơn ai?
Quyền họa phúc chúng tranh mất cả
Chút tiện nghi chẳng trả phần ai!
Cái quay búng sẵn trên trời
Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm
Mùi tục lụy đường kia cay đắng
Vui chi mà đeo đẳng cơ duyên
Cái gương nhân sự chiền chiền
Chở thuyền dân đẩy, lật thuyền cũng dân
Thế là mất sạch lòng dân
Bởi chưng kết quả về dần số không
Đa mang chi nữa đèo bòng
Vui gì thế sự mà mong nhân tình
Thôi thôi ngoảnh mặt làm thinh
Thử xem con tạo gieo mình nơi nao.