BÍ THƯ - CHỦ TỊCH/ TIẾN SĨ - NHÀ THƠ
|
Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên trong buổi.... phát hành đĩa CD ca nhạc |
Mai Thanh Hải Blog - Câu chuyện Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Phạm Xuân Đương nhận Bằng Tiến sĩ Quản lý Nhà nước rình rang tại Học viện Hành chính Quốc gia (77-Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội) ngày 07-5-2011 vừa qua, đã khiến người dân trong tỉnh đặt dấu hỏi về một số bất thường trong Hồ sơ ứng cử Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIII và Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Thái Nguyên khóa XII (nhiệm kỳ 2011-2016) của ông Đương.
Cụ thể: Ngày 07-5-2011, Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Xuân Đương mới nhận Bằng Tiến sĩ Quản lý Nhà nước, nhưng trong danh sách người ứng cử ĐBQH khóa XIII, được Công bố ngày 26-4-2010 (kèm theo Nghị quyết số 351/NQ-HĐBC, do Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Nguyễn Phú Trọng ký ban hành), thì trong phần lý lịch đã... ghi sẵn: "Trình độ học vấn: Tiến sĩ; Trình độ chuyên môn: Tiến sĩ Quản lý Nhà nước, Kỹ sư chế tạo máy". Tương tự, từ cuối tháng 4-2011, cổng Thông tin Điện tử tỉnh Thái Nguyên, công bố Danh sách những người ứng cử Đại biểu HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XII (2011-2016) , phần lý lịch cá nhân cũng rành mạch "Trình độ học vấn: Tiến sĩ; Trình độ chuyên môn: Tiến sĩ Quản lý Nhà nước, Kỹ sư chế tạo máy"...
|
Bí thư Nguyễn Xuân Đương (thứ 2 từ phải qua) |
Người ta không khó khăn gì khi tìm hiểu, bởi Tiểu sử tóm tắt của ông Phạm Xuân Đương đang được đăng trên Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ. Vấn đề đặt ra ở đây là việc công bố Học hàm, Học vị trong khi chưa được nhận, liệu có đúng với những "Điều kiện, hồ sơ, danh sách người ứng cử ĐBQ" ( xem), do Văn phòng Quốc hội đã hướng dẫn các địa phương?. Phải chăng, khi chưa nhận được Bằng Tiến sĩ, cơ quan đào tạo (trong trường hợp này là Học viện Hành chính Quốc gia) cũng phải cấp một loại giấy tờ gì đó Chứng nhận (giống như cấp Giấy Chứng nhận Tốt nghiệp cho các cháu học sinh tốt nghiệp PTTH, vào phòng thi Đại học, Cao đẳng, THCN và dạy nghề) là Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Phạm Xuân Đương đã học, đã... biết kết quả và sẽ trở thành Tiến sĩ Quản lý Nhà nước?..
Điều này rất cần thiết để Bí thư Nguyễn Xuân Đương bước vào... phòng thi.
Cũng xin được nói thêm, Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Phạm Xuân Đương còn là Nhà thơ. Một số bài thơ của ông đã được các Nhạc sĩ trong tỉnh phổ nhạc. Ấn tượng nhất là ngày 29/12/2009, Đài Đài Phát thanh - Truyền hình (PT-TH) Thái Nguyên tổ chức lễ khai trương kênh truyền hình TN1 hòa mạng truyền hình Cáp Việt Nam và giới thiệu, phát hành đĩa Ca nhạc "Tình yêu Thái Nguyên" (xem tin ở đây). "Cũng trong dịp này, Đài PT-TH Thái Nguyên đã tổ chức gặp gỡ , giao lưu với các văn nghệ sỹ trong và ngoài tỉnh và phát hành đĩa DVD ca nhạc : Tình yêu Thái Nguyên . Đây là đĩa ca nhạc đầu tiên do Đài PT-TH Thái Nguyên sản xuất và phát hành . Đĩa ca nhạc gồm các bài hát phản ánh tình yêu của tác giả thơ Phạm Xuân Đương – 1 nhà quản lý ở Thái Nguyên đã có nhiều năm gắn bó, với nhiều kỷ niệm với mảnh đất và con người Thái Nguyên". (nguyên văn)
|
Ông Đương (áo trắng) tặng hoa ông Quân (thấp, giữa) sau buổi diễn |
Gặp gỡ trong hồn dân tộc
Thứ Bảy, 18.9.2010 | 11:31 (GMT + 7)
Ở trong đời, cuộc gặp gỡ giữa thơ và nhạc thường là cuộc gặp gỡ thường rất lý thú. Nhờ đôi cánh của âm nhạc, nhiều bài thơ đã bay vào bất tử.
Nhưng cuộc gặp gỡ giữa Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam Đỗ Hồng Quân với Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Phạm Xuân Đương thì lại là cuộc gặp gỡ còn đặc biệt hơn...
|
Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân đang chỉ huy dàn nhạc. |
Trước Tết Canh Dần năm 2010, tình cờ trong khi làm tuyển tập thơ - nhạc về Thái Nguyên cùng một nhà xuất bản, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân đã gặp gỡ Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Phạm Xuân Đương. Trong tiếp xúc, lúc câu chuyện đã tới hồi vui vẻ, ông Phạm Xuân Đương đã cao hứng đọc cho nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân bài thơ của mình làm để tưởng nhớ những chiến sĩ thanh niên xung phong đã hy sinh tại Lưu Xá (Thái Nguyên) thời chống Mỹ.
Bài thơ ấy đã gieo vào lòng nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân nhiều tình cảm. Ít lâu sau, ở Hà Nội, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân đã nhận được bài thơ của ông Phạm Xuân Đương nhưng đã được nâng cao, khái quát, mở rộng thành bài thơ viết về hồn thiêng sông núi. Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân đã cảm xúc mà viết thành một bài hát theo hình thức hợp xướng với hai lĩnh xướng nam trầm và nữ cao cùng dàn hợp xướng. Viết xong, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân gởi lên Thái Nguyên cho ông Phạm Xuân Đương.
Ở Thái Nguyên, thơ của ông Phạm Xuân Đương đã từng được các nhạc sĩ Tú Anh, Hoài Nam và Quang Vinh phổ nhạc. Song lần này, người phổ nhạc lại là Chủ tịch Hội Nhạc sĩ VN. Ông Đương rất vui, có lời phúc đáp cùng nhạc sĩ và rất mong tác phẩm được phổ biến. Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân đã bàn với nhạc sĩ Hoàng Lương thực hiện phần phối âm, phối khí và dự định thu thanh bằng Dàn hợp xướng cùng Dàn nhạc Đài Tiếng nói VN, nhưng đến ngày thu thanh thì trời đổ mưa rất to, mưa suốt ngày, nhất là nhạc sĩ Hoàng Lương đột ngột ngã bệnh. Vì vậy, phương án thu thanh này đã không thực hiện được.
|
Một tiết mục trong Ngày âm nhạc Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Đình Toán |
Phải đến thời điểm sát gần ngày hội Âm nhạc VN lần thứ I (3.9.2010) vào ngày 29.8.2010, tác phẩm mới được thu trực tiếp bằng Dàn nhạc Giao hưởng VN cùng Dàn Hợp xướng trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật trung ương với lĩnh xướng giọng nam trầm của NSƯT Quốc Hưng và giọng nữ cao của nghệ sĩ Hồng Nhung (giải Sao Mai 2009) tại Nhà hát Giao hưởng VN. Do quyết tâm cao của toàn thể nghệ sĩ, tác phẩm đã được thu thanh với hiệu quả âm thanh không ngờ.
Đoàn Thái Nguyên nhân xuống Hà Nội tham gia Ngày Âm nhạc VN đã được chứng kiến sự kiện này. Nhiều người đã từng nghe bài thơ của ông Phạm Xuân Đương nhưng khi nghe nó được chắp cánh bằng âm nhạc Đỗ Hồng Quân thì đã rưng rưng xúc động và đón nhận chân thành. Có gì linh ứng giữa những người đã khuất với tác giả thơ, tác giả nhạc cùng anh em nghệ sĩ biểu diễn khiến cho tác phẩm ngay lập tức đã xác định được tầm vóc của nó. Tác phẩm “Vinh quang Việt Nam” - nhạc: Đỗ Hồng Quân, thơ: Phạm Xuân Đương - đã được vang lên trong Ngày Âm nhạc VN, sẽ vang lên trong đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội và Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên.
Nghe và nhìn vào tác phẩm, thấy tác giả thơ đã chọn cách cô đọng để mô tả hồn dân tộc Việt Nam trong những người đã khuất và những người đang sống: "Qua năm tháng theo chiều dài lịch sử / Đất nước tôi vang mãi bản tình ca / Hồn dân tộc là hùng thiêng sông núi / Là biên cương, biển đảo quê hương…".
Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân đã thổi vào đấy chất trang trọng sâu lắng của một giọng si giáng trưởng trầm hùng qua lĩnh xướng nam trầm của Quốc Hưng. Sau giọng trầm và giọng ngâm (vocalise) của dàn hợp xướng, giọng nữ cao vút lên với một khoảng tám đứng, với những nốt giáng bất thường khiến cho ta cảm thấy hồn dân tộc đang rạo rực trong ta: "Hồn dân tộc các anh hùng liệt sĩ / Những người con đã ngã xuống đất này / Hồn dân tộc là quê hương, là sức mạnh / Đấu tranh cho đất nước trường tồn ...".
Cùng gặp gỡ trong hồn dân tộc là tâm hồn một ông Chủ tịch tỉnh từng nhiều năm công hiến tuổi trẻ tại khu Gang Thép với tâm hồn một Chủ tịch Hội Nhạc sĩ VN đã từng theo học tại Nhạc viện Tchaikovsky, từng chứng kiến những năm tháng hào hùng của dân tộc bằng cặp mắt thanh xuân.
Nguyễn Thuỵ Kha
Được đăng bởi Mai Thanh Hai vào lúc 01:21 Tem một phát!
Cậu Đương này ăn gì mà giỏi thế? Đã Bí thư lại còn Chủ tịch rồi đã Tiến sĩ lại còn Nhà thơ nữa!
quang vinh nói...
Thật đúng là có tiền + có quyền thì muốn làm gì thì lam. Làm vua ở Thái Nguyên chưa đã, nay ông Đương lại muốn sang lĩnh vực âm nhạc. Thơ và nhạc của ông, diễn ở Thái Nguyên thì không nói làm gì, nhưng "...đã được vang lên trong Ngày Âm nhạc VN, sẽ vang lên trong đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội..." thì lại là truyện khác rồi. Quả thực bài thơ, bài hát của ông Đương "...khiến cho ta cảm thấy hồn dân tộc đang rạo rực trong ta..."?? Tôi nghi ngờ điều đó, vì những lời nhận xét kia có lẽ chỉ dành cho Quốc ca thì đúng hơn. Ông Đỗ Hồng Quân, một nhạc sỹ có tài lại đang là quan chức, sao lại phải làm vậy nhỉ? còn ông nhà văn nữa!!!
Rất cám ơn tác giả với những phát hiện và chứng cứ tuyệt vời, không thể chối cãi.
Đáng nể rồi bác ạ. Quả là tài năng xuất trúng.
Văn võ toàn tài, kinh bang tế thế.
Lại có cả thuật bói của Gia cát Khổng Minh biết trước mình sẽ là Tiến sĩ nên bảo bọn đồ đệ cứ ghi trình độ của anh là Tiến sĩ đi... đằng nào chẳng thế.
Phé phé
buncuoiwa nói...
Ông Nguyên và ông Quân giỏi quá ta!
Bác Diện cứ nói thế! Làm thơ dễ ý mà! Khó nhất là viết bài giống như tác giả Nguyễn Thụy Kha thôi ạ!
Bác Quang Vinh nghe được hết bài hát cơ á? Em phục bác sát đất rồi đấy!
Bố của Vừng dậy sớm quá nhỉ?
Em dậy để làm việc, đọc blog và viết blog.
Tivi giờ chẳng xem, báo thì chỉ đọc có một tờ nên chọn đọc blog để tẩm bổ.
Dạo này em cũng tập viết lách một chút cho người nó đỡ cùn bác ạ.
Nặc danh nói...
Bố bảo thằng này cũng không dám nhảy vào lĩnh vực toán học!
NGUYỄN ĐÌNH HƯNG nói...
Anh Chủ hội nhạc sĩ,anh Kha tung hô nịnh bợ một quan đầu tỉnh là có ý rất riêng của các anh ấy,vấn đề ta xem tác phẩm của cậu ĐƯƠNG có đúng là bất văn hủ không thôi.
Dù sao một tỉnh miền núi có một cậu to nhất lại giỏi mọi lĩnh vực(chắc phải trừ chuyện hót rác-không thể nhanh và sạch hơn các chị bên công ty vệ sinh)như vậy thì phúc cho nhân dân THÁI NGUYÊN lắm lắm.Có điều trong danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội,cậu này ghi trước là tiến sĩ-nó có vẻ lưu manh thế nào ấy(trừ trường hợp học viện Hành chính quốc gia đã cấp cho cậu ta một giấy chứng nhận tạm thời).
Điều đáng trách(có lẽ cậu này rất háo danh)là lúc nhận bằng,kéo theo đám đông lâu la dùng xe công về HÀ NỘI,thật khoa trương,lãng phí,RẤT TRÁI VỚI CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG.
Nặc danh nói...
Đồng ý và rất thích nhận xét của bác bác Nặc danh 8:22.
Cứ bảo bác Đương này và bác Ước bên công an làm thử một vài bài toán tiểu học bây giờ xem sao? ( canh giữ cẩn thận, không khéo các bác ấy điều động mấy chú như Đỗ Trung Quân hay Nguyễn Thụy Kha đến ném tài liệu à nha!)
Khai trước nói...
Thằng cu con em chỉ mới 6 tuổi nhưng noi gương bác Đương, em khai cho nó trình độ văn hóa 12/ 12 được không ạ ? Vì thế nào nó cũng học xong lớp 12!
Nặc danh nói...
Đĩa do đài PT-TH Thái Nguyên sản xuất,phát hành thì tiền đó là tiền thuế của dân-không phải tiền của ''nhạc sĩ'' PXĐ .Phải thanh tra thôi!
-Ông CT hội nghệ sĩ ĐHQ vì gì mà đem tài năng đi phục vụ bọn vô lại, dốt nát?
-Thời gian ông BT tỉnh ủy-Chủ tịch UBND đi làm tiến sĩ,sáng tác thơ nhạc thì xin ông xử dụng ''chất xám'' ấy làm cái nho nhỏ thôi:
+ Dân TN không còn thất học, nghèo đói,nghiện hút.
+Công nghiệp TN phát triển ngành thép thành mũi nhọn.
+ Chè TN nổi tiếng đừng èo ọt manh múm đến thế...
An Nam nói...
Ôi, các bác ấy tài thế, vậy là cùng gien với bác Hữu Ước rồi. Ôi, sung sướng quá, Việt Nam ta thật lắm người tài làm lãnh đạo, rồi đất nước sẽ thăng thiên hóa rồng thôi, hic hic !
Muối Đất nói...
Đỗ Hồng Quân theo tôi được biết là một nhạc sỹ có tài và mưu lược (hay mưu mẹo?!). Tôi đã có dịp gặp ông này cùng một đống "nịnh thần" phục vụ bác Vũ Mão thời bác còn làm Chủ Nhiệm VPQH-cũng nổi hứng làm thơ, sáng tác nhạc. Cả bữa ăn phải nghe các côn ca sỹ "muốn nổi" hát đi hát lại các bài của Bác ấy, rồi bọn nịnh thần (khổ phần nhiều là văn nghệ sỹ)thi nhau tán dương nịnh hót mà cảm thấy chán. Lại nghe nhạc sỹ Đ.H.Q tổ chức riêng một buổi hòa nhạc, phối âm phối khí (không biết có phối "gì" nữa không..)cho tác phẩm của bác ấy nữa làm tôi thất vọng cho con cưng của nhạc sỹ DH.
Từ đó trong mắt tôi nhạc sỹ Đ.H.Q đã lợi dụng tài năng chức vụ và danh tiếng của mình để "khinh doanh chính trị" và bợ đỡ thì đúng hơn. Và tôi sẽ chẳng yêu nổi mấy "đồng chí nhạc sỹ" này nữa.
bui cong tu nói...
than oi / dong tien da lam mat 2 si phu bac ha /buon cho hai nguoi co chut ten tuoi /
Nam Định Quê hương tôi đấy
Ngày xưa có câu:" Nam Định tứ cùng, Phong Ý vi tối" ( Nam Định có 4 huyện khô nhất , Phng Doanh Ý Yên là tột cùng của khổ)
Bây giờ Vinh dự chưa ?
ông Mai Thanh Hải ơi
Nặc danh nói...
Nguyễn Xuân Diện nói...
Cậu Đương này ăn gì mà giỏi thế? Đã Bí thư lại còn Chủ tịch rồi đã Tiến sĩ lại còn Nhà thơ nữa!
------
Ăn vàng đấy bác ạ.Bi giờ chỉ có vàng là nhất.Giỏi thế chỉ có ăn vàng,cứ vàng vàng là ăn.
OÁCH NHƯ... BÍ THƯ NHẬN BẰNG TIẾN SĨ
Mai Thanh Hải Blog - Cá nhân nhận Bằng Tiến sĩ và có hàng chục người đi theo vỗ tay, chúc mừng là chuyện bình thường. Thế nhưng, những người "yểm trợ" đó lại là những cán bộ, công chức Nhà nước, nhất loạt ngồi xe công vụ biển xanh, đi hàng trăm km thì không bình thường chút nào. Càng không thể bình thường khi chủ nhân của tấm Bằng Tiến sĩ đó lại là Ủy viên Trung ương Đảng, Bí Thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Phạm Xuân Đương.
Sáng hôm qua (7-5-2011), ngày nghỉ cuối tuần thứ Bảy và cũng là ngày Kỷ niệm 57 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, hàng chục xe công vụ biển xanh của tỉnh Thái Nguyên đã đỗ tràn vỉa hè, xuống tận lòng đường trước cổng Học viện Hành chính Quốc gia (Số 77, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, TP. Hà Nội). Tò mò hỏi ra mới biết: Những chiếc xe công vụ này chở vài chục cán bộ, công chức của tỉnh Thái Nguyên (và có thể có cả những cán bộ làm việc ở các cơ quan Trung ương) đến "yểm trợ", chúc mừng Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Phạm Xuân Đương nhận Bằng Tiến sĩ.
Câu chuyện này đã được các phóng viên của VTC News phản ánh, đăng tải lúc 18h20 cùng ngày. Ngay sau đó vài tiếng đồng hồ, bài viết đã bị rút xuống. Tuy nhiên, các mạng xã hội khác ( Nguồn 1, Nguồn 2 ) đã trích dẫn, sao lưu khiến dư luận không thể không bức xúc: Việc riêng tư, cá nhân mà cũng rầm rộ, "tiền hô hậu ủng" như vậy, liệu dân có tin những sự "chỉ đạo, điều hành"? Phải chăng đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến ý kiến "quan đầu tỉnh coi Trời bằng vung"?...
Trong khi dư luận cán bộ, Đảng viên và nhân dân cả nước đang xôn xao việc nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Nguyễn Văn Ngọc lấy Bằng Tiến sĩ chỉ trong 6 tháng bằng tiền Nhà nước ở Trường Đại học... dỏm , tuy bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật, nhưng mới đây vẫn leo lên chức Phó Bí thư Đảng ủy Khối cơ quan doanh nghiệp Trung ương (tương đương Thứ trưởng). Việc rình rang trong khi nhận Bằng Tiến sĩ của Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Phạm Xuân Đương cũng cần được xem xét nghiêm minh, chấn chỉnh và công khai trước dư luận để lấy lại niềm tin trong Cán bộ, Đảng viên và nhân dân - Nhất là trong dịp "Bầu những người có đức - có tài làm Đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp" tới đây...
---------------------------------------------- Bí thư Tỉnh ủy nhận bằng Tiến sĩ, xe công nối đuôi
07/05/2011 18:20
(VTC News) - Hàng chục chiếc xe ô tô công biển xanh của tỉnh Thái Nguyên với các nhãn hiệu hạng sang đã xếp dài trên vỉa hè bên ngoài trường vào ngày Bí thư Tỉnh ủy nhận bằng Tiến sỹ.
Ghi nhận của PV VTC News vào sáng ngày (7-5) tại cổng trường Học viện Hành chính Quốc gia cho thấy, hàng chục chiếc xe ô tô biển xanh gắn biển kiểm soát 20 (Thái Nguyên) đỗ trước vỉa hè lấn chiếm phần đường dành cho người đi bộ. Phía trong cổng của trường cũng có rất nhiều xe ô tô mang biển kiểm soát 20 khác đậu ở đây. Phần lớn các ô tô nhãn hiệu Toyota Camry; Lancer; Atils… như: 20A - 000.17; 20B - 1945; 20B - 1035; 20A - 00036; 20B - 1747…đỗ dọc lề đường Nguyễn Chí Thanh thu hút rất đông sự chú ý của người đi đường.
Khi PV VTC News tiếp cận để chụp ảnh các xe công này, đã gặp lại sự phản ứng của một số người đứng gần đó. Một người trong số này tự xưng là Công an Thành phố, (không nói rõ thành phố nào) sau đó lại tự xưng là ở Bộ Công an rồi nói với phóng viên rằng: “Thôi, chỗ này là người nhà...”. Cũng theo lời của người đàn ông này thì hôm nay Bí thư tTnh ủy Thái Nguyên xuống Hà Nội để nhận bằng Tiến sĩ.
Đến 11 giờ cùng ngày. Những chiếc xe ô tô mang biển kiểm soát xanh này vẫn đang nằm ở bên ngoài cổng trường. Nhiều người dân có mặt tại đây đã phải thốt lên: “Đúng là Bí thư Tỉnh ủy đi nhận bằng Tiến sĩ có khác! Thế mới sang chứ!”
|
Chật cả trong sân lẫn ngoài đường |
Trao đổi với PV VTC News, ông Nguyễn Thế Đề, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy đã xác nhận thông tin về việc Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Phạm Xuân Đương hôm nay chính thức nhận bằng Tiến sĩ tại Học viện Hành chính Quốc gia.
Trả lời câu hỏi về việc có quy định nào của tỉnh về việc điều xe công đi “chúc mừng” lãnh đạo của tỉnh nhận bằng Tiến sĩ hay không?. Ông Đề cho biết: Việc các xe công đi chúc mừng lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên, không nằm trong mục quy định nào của tỉnh. Tuy nhiên, hôm nay, có một số cán bộ có giấy mời của trường gửi tới cho các cá nhân đã học ở đây xuống chúc mừng 2 người thầy giáo của mình (nhưng không công tác ở Thái Nguyên) cũng nhận bằng Tiến sĩ. Đồng thời, nhiều người cũng tiện đường xuống Hà Nội thăm “anh em” sau đó tiện đường ghé qua.
Ông Đề cho biết, mình cũng có mặt trong buổi trao bằng Tiến sĩ hôm nay, do có công việc đi công tác, nên tiện thể ghé qua. "Vậy các vị lãnh đạo này có đi cùng đoàn không?". Ông Đề trả lời: "Tất cả mọi người không cùng nhau đi mà khi xuống đó mới gặp nhau!".
Theo Quyết định số 61/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về Tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, Cty nhà nước đã nêu rõ: Nghiêm cấm việc sử dụng xe ô tô vào việc riêng, bán, trao đổi, tặng cho, cho mượn hoặc điều chuyển cho bất cứ tổ chức, cá nhân nào nếu không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với việc mua sắm, trang bị phương tiện đi lại không đúng thẩm quyền, vượt tiêu chuẩn, định mức gây thiệt hại tài sản, kinh phí của nhà nước thì người ra quyết định phải bồi thường thiệt hại đồng thời bị xử lý kỷ luật theo quy định của Chính phủ quy định về bồi thường thiệt hại, xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Đối với việc quản lý, sử dụng phương tiện đi lại không đúng quy định thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan cũng phải bồi thường thiệt hại đồng thời bị xử lý kỷ luật theo quy định....
VTC News sẽ tiếp tục thông tin với độc giả về sự việc này.
Quang Tùng – Phan Mạnh
Được đăng bởi Mai Thanh Hai vào lúc 01:48 24 nhận xét:
VietGianYeuNuoc. nói...
Chaò anh MTH Tôi thường hay vaò trang Blog Cua' Anh,baì hay,tình yêu biển đaỏ,yêu tổ quốc thiết tha.Tôi rat'quý trọng Anh.Chúc anh vui,khỏe,luôn có nhiều baì hay phục vụ baf con.
NGƯỜI MÈO nói...
Giá mà các đồng chí đảng ở Thái nguyên bớt khoa trương đi một ít(cái bằng T.S ta cấp cho 1 ủy viên trung ương thì có gì mà nhặng lên),dùng số tiền xăng xe đó ủng hộ những đồng bào đói khổ đang ăn rau rừng ở Thanh hóa thì ý nghĩa biết bao!
Nặc danh nói...
Với một chính thể độc tài thì đấy là một trong những ông vua, khi ông vua cần nịnh thì "những đầy tớ của dân" hay vua nhỏ hơn lớp lớp theo nịnh để mưu cầu quyền lợi
HÁO DANH nói...
OAI RỒI!Từ nay trước cái tên Phạm Xuân Đương được điền thêm 2 chữ cái:TS,(xin bà con đừng hiểu là "Thiến Sót" nhé},thôi,cố vài tháng nữa lấy thêm 2 chữ GS đặt trước 2 chữ TS:GSTS Phạm Xuân Đương,lúc ấy càng oai hơn!
Nặc danh nói...
"Tiến sĩ hóa" hết các quan chức đi cho nó oai!
Nặc danh nói...
Hôm trước xem Đài truyền hình Thái Nguyên truyền hình trực tiếp lễ bế mạc Liên hoan âm nhạc tổ chức tại Thái Nguyên, thấy nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân trao cho Phạm Xuân Đương kỷ niệm chương của Hội Nhạc sĩ vì đã có thành tích đóng góp vào sự phát triển âm nhạc nước nhà (!). Sau đó lại thấy giới thiệu ông Phạm Xuân Đương là nhà thơ (!). Bây giờ ông có bằng Tiến sĩ nữa, thế là ông thành Tiến sĩ - nhạc sĩ - nhà thơ, đúng là tài năng hiếm có của Đảng ta. Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân bỏ công sức và tài năng để phổ nhạc thơ của ông Tiến sĩ này, thảo nào năm ngoái, vợ ông Đỗ Hồng Quân là bà Chiều Xuân lên Thái Nguyên tổ chức một buổi ca nhạc nhí nhố bán 200 nghìn đồng một vé, dễ dàng thế. Than ôi!
Nặc danh nói...
Ối giời lại chuyện cái bằng tiến sĩ.Bằng thật học có thật không? Song chỉ thấy rất thật bao nhiêu xe công,biển xanh hẳn hoi nhé,đến chúc mừng.Đó là tiền thuế của dân.Nếu học thật lấy kiến thức để trị nước, cứu đời thì không ồn ào như thế.Kèm theo bằng TS của ông Phạm Xuân Nguyên,dân lại được nghe, đọc ,biết bao nhiêu điều bao biện dối trá .Thói hiếu danh tham lợi quản được ai,dân ai còn nghe theo.
Nặc danh nói...
Sáng 7 tháng năm ông Phạm Xuân Đương mới nhận bằng Tiến sĩ, nhưng tôi thấy trong Danh sách những người ứng cử Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên khóa XII, nhiệm kỳ 2011-2016 (bản PDF của http://www.thainguyen.gov.vn/wps/portal/detailnews?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/web+content/sites/ttsk/ttsk_tt-sk/12cbc60046b13f6e8573ad984d6523f5&catId=TTSK_TT-SK) công bố ngày 1 tháng 5 thì ghi ông Phạm Xuân Đương là Tiến sĩ rồi. Hóa ra ông này khai lý lịch là Tiến sĩ mà không cần bằng?
Không thấy Bác Mai Thanh Hải nói rõ là ông bí thư này lấy bằng tiến sĩ có phải mua hay tự làm? Nếu ông ấy tập trung thời gian và trí tuệ để "nghiên cứu sáng tạo" thì còn lãnh đạo tỉnh nhà kiểu gì nhỉ? Hay ông ấy nhờ vợ giúp lãnh đạo trong thời gian làm nghiên cứu sinh!!!
còn đảng còn mình? nói...
Bác Mai không được hoan nghênh đâu nhé (nhiều chuyện)! Việc đậu xe tràn trên vỉa hè là việc của các đồng chí lái, cũng như sai chính tả tràn lan ở Hà Giang là việc của đ/c đánh máy. Đâu xe và tiến sĩ là hai vấn đề khác nhau (có thể đến 17000 USD) không thể gom chung trong một bài :))
Nặc danh nói...
Thật là hết chỗ nói. Tiến sỹ ơi là tiến sỹ. Việt nam ông cán bộ nào cũng Tiến sỹ mà lạc hậu không bằng nước Lào. các xe công này đi theo chắc chắn sẽ có liên hoan chúc mừng UVTW, Bí thư tỉnh ủy tại khách sạn hạng sang, rồi xăng xe, tiền làm thêm giờ cho các cán bộ. Tất cả được thanh toán vào tiền công tác phí, chỉ chết dân thôi. Đây là một yếu tố gây nên lạm phát. Tôi đã xem ảnh ngày nghỉ vợ chồng thủ tướng Anh xếp hàng mua vé máy bay hạng thường mà thèm. Thủ tương như thế làm sao đất nước họ không giàu.
Nặc danh nói...
Mừng quá, chiều bảo vợ sang nhà bọ Lập vay chục trứng vịt biếu bác Đương, tình hình này Thái nguyên chẳng mấy mà giàu!
Nặc danh nói...
Mời bà con thưởng lãm bài thơ Vinh quang hồn dân tộc của Tiến sĩ Thi sĩ Nhạc sĩ Phạm Xuân Đương
Vinh quang hồn dân tộc
Bản hùng ca bất tử
Qua năm tháng
Theo chiều dài lịch sử
Đất nước tôi
Chiến thắng mọi quân thù!
Hồn dân tộc
Là hùng thiêng sông núi
Là biên cương
Hải đảo quê hương…
Quê hương
Hồn dân tộc -Các anh hùng liệt sĩ
Những người con ngã xuống đất này…
Hồn dân tộc
Là quê hương-sức mạnh
Đấu tranh cho đất nước trường tồn!
Hồn dân tộc
Sáng ngời chân lý
Những cuộc trường chinh “ Không có gì quý hơn độc lập tự do”
Hồn dân tộc
Nâng ta tiếp bước
Việt Nam ơi!
Chắp cánh hòa bình!
Phạm Xuân Đương
(Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên)
Nguồn: http://www.baomoi.com/Vinh-quang-hon-dan-toc/54/3824326.epi
buncuoiwa nói...
Khi thói háo danh và đạo đức giả lên ngôi thì "thời phải thế" thôi!
OANH OANH nói...
Blog MTH tiếp nhận và đăng ý kiến phản hồi trục trặc đó,đề nghị kiểm tra xem.
bằng thì thật, nhưng có học thật không?
Ở blog NXD đăng lại tin có cái còm truy gốc văn hoá của ông bí thơ này, dán lại các bạn tham khảo:
Nặc danh nói...
Sợ các bác không tin, bảo em nói mò, em vào google tìm được mấy thứ này, mời các bác thưởng lãm:
- Bài hát Vinh quang hồn dân tộc: Nhạc Đỗ Hồng Quân, thơ Phạm Xuân Đương
http://www.baothainguyen.org.vn/Home/VideoHome.aspx?cid=21
- Bài báo của nhạc sĩ nhà thơ Nguyễn Thụy Kha viết ca ngợi nhạc phẩm Vinh quang hồn dân tộc:
http://www.baomoi.com/Gap-go-trong-hon-dan-toc/152/4877194.epi
- Giới thiệu DVD ca nhạc "đầu tiên do Đài Phát thanh - Truyền hình Thái Nguyên sản xuất và phát hành . Đĩa ca nhạc gồm các bài hát phản ánh tình yêu của tác giả thơ Phạm Xuân Đương – 1 nhà quản lý ở Thái Nguyên đã có nhiều năm gắn bó, với nhiều kỷ niệm với mảnh đất và con người Thái Nguyên":
http://thainguyentv.vn/default.aspx?tabid=421&ID=28437&CateID=361
- Bài thơ Vinh quang hồn dân tộc của TS Bí thư tỉnh ủy Phạm Xuân Đương:
http://www.baomoi.com/Home/VanHoa/giaoducthoidai.vn/Vinh-quang-hon-dan-toc/3824326.epi
Thơ như thế này, thảo nào nhạc sĩ Đỗ Hồng Quâng chẳng ngất ngây. Cùng là "Phạm Xuân" với nhau, em tha thiết đề nghị bác Phạm Xuân Nguyên bình bài thơ này của bác Phạm Xuân Đương giúp em thấy được cái hay, cái đẹp, cái xuất sắc, cái tinh tế... của bài thơ này.
- Ngoài ra là các tin như:
http://www.baomoi.com/Chu-tich-tinh-chi-dao-cap-bien-xanh-cho-xe-tu/58/2780568.epi
10:41 Ngày 08 tháng 5 năm 2011
Nặc danh nói...
Thế này mà vẫn xoen xoét "tiết kiệm chống lạm phát! TS dzỏm hay thiệt đây?
Bạn OANH OANH nói...
Blog MTH tiếp nhận và đăng ý kiến phản hồi trục trặc đó,đề nghị kiểm tra xem.
Góp ý:
MTH xem lại, nếu ở Hộp thư đến có mà trên blog không thấy còm là do Blogger tự động chặn (nghi Spam). Vào bảng điều khiển > Nhận xét > Spam > Chọn > Không phải Spam.
Nặc danh nói...
Tôi có 2 nhận định sau:
-Có thể là bằng thật nhưng trình độ và kiến thức là giả
-Đây là loại cán bộ biến chất
Thật sự những người có trình độ thật không ai khoa trương như thế,họ rất khiêm tốn bằng cấp cũng chỉ để xác định chức danh thôi kiến thức với mới là quan trọng
Cái bằng tiến sỉ của ông Bí Thư đó dùng để đối phó với cấp lãnh đạo của ông ta thôi chẳng có tác dụng gì với người khác
Nặc danh nói...
Các bác có ở tỉnh em đâu mà chém bác em dữ vậy. Bác e đủ trình, cũng như năng lực để lãnh đạo tỉnh. riêng mảng thơ ca các bác chịu khó nghe mấy bài hát thì đủ hiểu ăn đứt mấy bài cúng cụ khác.
Thử đặt vào trường hợp các bác liệu nhân viên của các bác có tiền hô hậu ủng không? lỗi của bác em ở đây là Bí thư, kiêm chủ tịch tỉnh Thái Nguyên, là đám xe mang biển xanh lè kìa. Đông quá thành ồn ào, chứ mấy cái vụ đi lễ chùa đầu năm thì các xếp đầu ngành còn làm tợn hơn, xe công như xe nhà.
Hóa ra chưa nhận bằng thì không được ghi đạt học vị Tiến Sĩ à....như thế thì đám trẻ tốt nghiệp cấp 3 nó có cái giấy tốt nghiệp tạm thời để đi thi đại học để làm gì...
Người Thái Nguyên.
Hồ Núi Cốc nói...
Tiến sĩ bây giờ đã phủ sóng về tận huyện. Thử xem họ có viết nổi một bài báo có giá trị nghiên cứu nào không ? Đại đa số là không . Vậy abừng TS có ý nghĩa gì ? để loè bịp thiên hạ và để thăng tiến.
Một xã hội nhìn đâu cùng thấy sự giả dối xấu xa mà những ông tai tô mặt lớn cứ làm ngơ. Dân đen quá đáng thương.
Chuyện quan chức Thái Nguyên ăn chơi thì khỏi bàn. Nhiều quan chức rất giàu. hic !
Rất rất cảm ơn các bác đã cung cấp cho tôi những thông tin quý giá. Việc học hàm học vị, chẳng dám bàn... vì sợ. Hu! Hu!
Nặc danh nói...
háo danh vô thực, đất nước còn nghèo vì những con người như ông tỉnh uỷ này
MUA HỚ... "BẰNG TIẾN SĨ"
Mai Thanh Hải Blog - Ngay sau khi đọc những thông tin liên quan đến việc "học, lấy Bằng Tiến sĩ trong vòng 6 tháng" và nay đã tót lên ghế Phó Bí thư Đảng ủy Khối cơ quan Doanh nghiệp Trung ương (tương đương Thứ trưởng) của ông Nguyễn Văn Ngọc (nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái), rất nhiều bạn đọc đã cung cấp thêm các thông tin liên quan. Xin trân trọng giới thiệu ý kiến của Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo: "Mua hớ... Bằng Tiến sĩ" và phát hiện đáng giá: Bằng Tiến sĩ như của tân Thứ trưởng Nguyễn Văn Ngọc chỉ có giá 600 USD chứ không đến mức 17.000 USD như đã... bị bóp. ----------------------------
“Mua hớ” bằng Tiến sĩ ?!
TT - Chỉ cần khoản tiền không tới 600 USD và 10 ngày chờ giao hàng, bạn có thể sở hữu một tấm Bằng Tiến sĩ “ngành nghề theo mong muốn” từ các trang rao bán bằng cấp và những trường Đại học “ma” ở Mỹ, vốn hằng hà sa số trên mạng và được mô tả là “những nhà máy sản xuất bằng”.
“Trọn bộ” các phôi bằng cấp mẫu của Đại học Corllins: giấy chứng nhận hoàn tất khóa học loại xuất sắc, giấy chứng nhận tham gia hội sinh viên, giấy chứng nhận hoàn tất chứng chỉ, bằng và bảng điểm – Ảnh: universaldegrees.com
Truy cập một địa chỉ như universaldegrees.com và tham gia trò chuyện trực tuyến vào buổi sáng 27-7, phóng viên Tuổi Trẻ được một người trực tổng đài của trang mạng này xưng danh là Dan Hauss tiếp chuyện. Hauss tự nhận là một đại diện của Đại học Corllins và khẳng định có thể cung cấp mọi thứ bằng cấp với “giá cả phải chăng”.
600 USD là thành Tiến sĩ!
Khi chúng tôi ngỏ ý muốn mua một Bằng Tiến sĩ về kinh tế học, Hauss ra giá luôn là 599 USD, đồng thời sốt sắng chào mời: “Nếu anh trả tiền ngay bây giờ, chúng tôi sẽ giảm giá 10%!”.
Khi chúng tôi bày tỏ về giá Bằng Tiến sĩ quá rẻ như thế thì không biết chất lượng ra sao, Hauss lập tức bảo đảm như đinh đóng cột: “Chúng tôi cam kết bằng này là thật (!), có thể dùng để xin việc ở mọi nơi dù là tại Đức, Ireland, Mỹ, Anh, Trung Quốc, Nhật Bản hay Vieeetj Nam”. Điều kiện duy nhất để nhận tấm Bằng Tiến sĩ Đại học Corllins, ngoài số tiền gần 600 USD, là có hai năm kinh nghiệm làm việc, và ngay cả điều kiện này cũng chỉ được Hauss kiểm tra… miệng qua trò chuyện trực tuyến!.
Sau đó để làm tin, Hauss còn cung cấp một tài khoản đăng nhập trên trang Universal Degree để chúng tôi có thể kiểm tra các phôi bằng mẫu, bao gồm một Bằng Tiến sĩ, một Bằng Thạc sĩ, một bảng điểm, một giấy chứng nhận hoàn tất khóa học và thậm chí cả một giấy chứng nhận tham gia Hội sinh viên Đại học Corllins. Tất cả việc còn lại chỉ là điền tên, năm sinh và ngày nhận bằng còn để trống. Còn trang web của Đại học Corllins: corllinsuniversity.com dù được xây dựng khá công phu nhưng không hề có địa chỉ liên lạc hay địa chỉ học hiệu, học xá, mà chỉ có vỏn vẹn một số điện thoại liên hệ, giống hệt số điện thoại trên trang bán bằng Universal Degree.
Vì sao dễ mua bằng Tiến sĩ Mỹ?
Nếu ở một số nước như Úc, Canada hay New Zealand, các cụm từ “Bằng Cử nhân”, “Bằng Tiến sĩ”, “Bằng Đại học”… chỉ được sử dụng tại những cơ sở đào tạo đã qua kiểm duyệt ngặt nghèo của cơ quan giám định giáo dục quốc gia, thì ở Mỹ cụm từ “Bằng Đại học” không được pháp luật liên bang bảo hộ. Điều đó khiến quốc gia này trở thành một thiên đường của “các nhà máy sản xuất bằng”. Những cố gắng hạn chế nạn mua bằng tràn lan chỉ được thực hiện riêng lẻ ở từng bang, chứ chưa bao giờ là một nỗ lực ở cấp liên bang.
Hệ quả là “những nhà máy in bằng” mọc lên như nấm, đặc biệt là trong thời đại Internet. Truy cập một trang mạng tương tự Universal Degree như cooldegrees.com chẳng hạn, việc ngã giá còn trắng trợn hơn. Mỗi loại bằng đều có giá tương ứng được niêm yết công khai: asscociate degree (Phó Giáo sư?): 120 USD, bachelor degree (Cử nhân): 130 USD, masters degree (Thạc sĩ): 155 USD, doctorate degree (Tiến sĩ): 180 USD, professorship degree (Giáo sư): 210 USD và fellowship (Nghiên cứu sinh): 210 USD. Bên cạnh các mức giá nêu trên là mức giá cũ cao hơn bị gạch bỏ với lời chú thích “mùa khuyến mãi (thời gian có hạn)!”.
Nắm bắt nhu cầu khách hàng, cooldegrees.com còn liệt kê sáu tiện ích khi xài Bằng Tiến sĩ của họ, bao gồm:
Được người lạ và cả bạn bè ngưỡng mộ hơn, có ưu thế khi xin việc, khi làm việc có thể đòi mức lương cao hơn, dễ thăng tiến, ít tốn kém và đặc biệt thu hút người khác giới khi cần hẹn hò.
Trang mạng này cũng in cả các phản hồi của khách hàng. “Tôi dùng Bằng Tiến sĩ của cooldegrees và in học vị của mình lên danh thiếp. Trong hầu hết trường hợp, tôi luôn làm quen được với những phụ nữ xinh đẹp mình thích” – một khách hàng tên M.T. đã mua Bằng Tiến sĩ phản hồi.
Ở ngay nước Mỹ, tình trạng bằng cấp lẫn lộn cũng đã gây ra những vụ bê bối lớn. Chẳng hạn năm 2004, bà Laura Callahan đã phải từ chức ở Bộ An ninh nội địa Mỹ sau khi bị phát hiện xài Bằng Tiến sĩ dỏm của Đại học Hamilton (Hamilton University, một trường nhái của trường thứ thiệt danh tiếng Hamilton College tại Clinton, New York). Nhờ tấm Bằng mua đó, bà Callahan đã leo lên tới chức vụ trưởng một vụ ở Bộ An ninh nội địa, sau đó được chuyển sang làm quản lý ở Bộ Lao động dưới thời tổng thống Bill Clinton.
Vụ việc chấn động tới mức Quốc hội Mỹ phải thành lập một ủy ban điều tra độc lập. Cuộc điều tra kéo dài suốt 11 tháng, dẫn tới việc phát hiện thêm 463 công chức liên bang sử dụng bằng mua, bao gồm nhiều quan chức cộm cán như Charles Abell, phó vụ trưởng vụ nhân sự và sẵn sàng tác chiến thuộc Bộ Quốc phòng hay Daniel P. Matthews, giám đốc thông tin của Bộ Giao thông.
Tuy nhiên, trong khi việc mua bán bằng cấp ở Mỹ diễn ra tưởng chừng như vô tội vạ thì cũng có những giới hạn. Khi chúng tôi hỏi Hauss liệu có thể mua một bằng từ trường trong nhóm Ivy League, nhóm 8 trường Đại học hàng đầu nước Mỹ hay không thì anh này từ chối. Ngoài ra, luật pháp Mỹ cũng cấm ngặt việc sử dụng các Bằng cấp giả liên quan đến Y tế hay Dược.
HẢI MINH
(Nguồn: Tuổi Trẻ Online)
17.000 USD hớ hàng rồi!
Giám đốc Sở Văn hóa -Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ Nguyễn Ngọc Ân (ảnh bên) và Phó Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái (áo vest, ảnh dưới) đều sở hữu “món hàng thời thượng: Bằng Tiến sĩ Mỹ” giá 17.000 USD.
|
"Bằng Tiến sĩ" của Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Phú Thọ Nguyễn Ngọc Ân ("Khóa đào tạo và cấp Văn bằng" này, ông Ân học cùng với tân Thú trưởng Nguyễn Văn Ngọc và nhiều quan chức khác). |
|
|
|
|
Hàng nội, chưa biết giá bao nhiêu |
Được đăng bởi Mai Thanh Hai vào lúc 10:04 5 nhận xét:
Đau thật... bị bóp như thế thì cứ tím tái măt mày.
Nhưng không sao có phải tiền của mình đâu mà đau!
Tiền chúng ta nộp thuế đấy, Bố Vừng ợ!
chậm hiểu nói...
Nhìn những bức ảnh này sao thấy giả tạo và đáng ghét thế.Toàn bọn lừa dân,bịp đảng.
Nặc danh nói...
Giàu thì cũng giàu rồi,sang thì cũng sang rồi.
Có tới 17000usd mua cái danh ảo,chứng tỏ các ông cũng đã giàu.Các ông làm đến chức:GĐ sở VH-DL-TT,Phó bí thư tỉnh ủy...cũng đã đủ sang.Cần gì nữa hở các ông?Báo chí lại có chuyện để nói về các ông rồi.Xấu hổ quá đi! Các ông về đi.Các ông đừng tưởng lời của ông PTT NSH''cứ chặt chém lấy ai làm việc'' là thật đâu nhé.
Nặc danh nói...
Nếu hiểu theo câu thành ngữ "Tiền nào của ấy" thì rõ ràng các bác phải đồng ý với em là bằng "Tiền Sỹ" của hai quan tỉnh Yên Bái cao cấp hơn cái bằng giá 600$ mà bác Nguyễn Trọng Tạo giới thiệu. Dù cả hai đều là bằng mua, he he he !!!!
Loc - TPHCM
TÂN THỨ TRƯỞNG: "BẰNG DỎM, TRƯỜNG GIẢ"
|
Tân "Thứ trưởng Bằng dỏm" Nguyễn Văn Ngọc (áo trắng, bên trái) |
Mai Thanh Hải Blog - Lật lại hồ sơ vụ việc tân Phó Bí thư Đảng ủy Khối cơ quan doanh nghiệp Trung ương Nguyễn Văn Ngọc, lấy Bằng Tiến sĩ chỉ trong 6 tháng (thời điểm còn là Phó Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái). Chúng tôi nhận được Bài viết của GS - TS Nguyễn Văn Tuấn (đang công tác tại Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan, Úc và giảng dạy tại Đại học New South Wales) phân tích, đánh giá tính xác thực của tấm Bằng Thạc sĩ mà ông Ngọc đã nộp ngành Tổ chức Đảng và tính pháp lý của những Trường Đại học đã "đào tạo, cấp văn bằng" cho ông ta.
Xin được nói rõ: GS-TS Nguyễn Văn Tuấn không chỉ là nhà nghiên cứu khoa học giỏi về xương, dịch tễ học tầm cỡ thế giới, mà còn rất quan tâm đến những vấn đề kinh tế - xã hội - giáo dục... Đặc biệt, GS còn rất nhiệt tình góp ý cách sử dụng tiếng Anh cho các cơ quan, tập thể tại Việt Nam.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp của GS-TS Nguyễn Văn Tuấn!.
---------------------------------------------------
|
Lại thêm một trường hợp bị lừa! Một Phó Bí thư Tỉnh ủy được Nhà nước chi tiền cho đi học để lấy một cái "bằng dỏm từ một trường giả". Tuy nhiên, bài báo này chỉ nói đến “Trường” Southern Pacific University (mà bây giờ thì ai cũng biết là dỏm), nhưng không nói đến Trường Irvine University (chắc do thiếu thông tin). Bài ngắn này sẽ cung cấp thông tin về Irvine University.
Chỉ vài tuần trước đây, báo chí rộ lên vụ ông Nguyễn Ngọc Ân, Giám đốc Sở Văn hóa của một tỉnh phía Bắc, chi ra 17000 USD cho một cơ sở kinh doanh bằng cấp giả để có Bằng Tiến sĩ dỏm. Khi được hỏi, vị quan chức này cho biết còn có khoảng chục quan chức khác cũng như ông, và ông chỉ là người … kém may mắn. Lúc đó, dư luận thắc mắc không biết số chục người kia là ai. Nay thì báo chí cho biết một vị khác cùng tình huống: đó là ông Nguyễn Văn Ngọc, đương kim Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Yên Bái.
Nhưng trường hợp của ông Ngọc còn độc đáo hơn cả trường hợp ông Ân. Ông Ngọc theo “học” 2 Trường: “Trường” Irvine University, và “Trường” Southern Pacific University (nơi mà ông Ân từng chi ra 17000 USD). Ông Ngọc đã có Bằng “Thạc sĩ danh dự ngành Quản trị kinh doanh” của Irvine University. Bây giờ thì có lẽ công chúng Việt Nam đã biết Southern Pacific University là một... cơ sở kinh doanh bằng cấp dỏm. Nhưng không thấy phóng viên trong bài này viết gì về cái gọi là Irvine University. Chẳng lẽ bài báo mặc nhiên công nhận đây là trường thật?.
Vậy câu hỏi đặt ra là Irvine University là Trường Đại học nghiêm chỉnh hay là dỏm. Chỉ cần ghé qua trang nhà của “Trường” này, dễ dàng thấy đây cũng là một... cơ sở kinh doanh bằng dỏm. Nhìn qua cái gọi là College of Business thì thấy lèo tèo vài “Giáo sư”, với đủ thứ bằng cấp từ những Trường … dỏm (như Chapman University hay Vanguard University, những cái tên chẳng ai trong giới khoa bảng nghe hay biết đến). Mà, các “Giáo sư” này cũng chẳng có công bố khoa học nào. Điều này chứng tỏ đây là một đây là một “degree mill” (tức cơ sở kinh doanh bằng dỏm).
|
"Tiến sĩ 6 tháng" Nguyễn Văn Ngọc (thứ 3, từ phải sang). |
Điều thú vị là hình như Tỉnh ủy Yên Bái chấp nhận Bằng Thạc sĩ từ Irvine University như là Bằng thật. Như đề cập trên, vì "Trường dỏm" nên Bằng “Thạc sĩ danh dự” cũng dỏm luôn. Tuy nhiên, Irvine University có vẻ tinh vi hơn khi họ cấp Bằng “Thạc sĩ danh dự”, vì “danh dự” trong trường hợp này, chẳng có giá trị học thuật hay khoa bảng gì cả. Không biết ông Ngọc đã chi bao nhiêu cho cái Bằng “Thạc sĩ danh dự” từ Trường này?.
Nói tóm lại, đây là một trường hợp bị (hay muốn bị) các cơ sở kinh doanh bằng cấp dỏm của Mỹ lường gạt. Nhưng trường hợp này đáng chú ý hơn, vì “nạn nhân” là một quan chức cao cấp (Phó Bí thư Thường trực), với tương lai Ủy viên Trung ương Đảng trong tầm tay. Có lẽ đây cũng chính là một giải thích tại sao tỉ lệ các quan chức Việt Nam có Bằng Tiến sĩ đứng vào hàng cao nhất so với với các nước tiên tiến.
NVT
TB. Để xác định danh tính các Trường Đại học và Cao đẳng hợp pháp ở Mỹ, có thể tra cứu tại Cơ sở lưu trữ dữ liệu các viện và chương trình đào tạo sau trung học được công nhận, thuộc Bộ Giáo dục Mỹ. Gõ vào tên Trường (kể cả tên viết tắt), nếu không tìm thấy, tức là Trường đó chưa được Bộ Giáo dục Mỹ công nhận.
Không rõ hình dưới đây họ viết những gì trong bằng. Cũng có thể đánh giá bằng dỏm / thật qua tiếng Anh trong bằng này.
===
http://www.baodatviet.vn/Home/chinhtrixahoi/Pho-bi-thu-tinh-uy-hoc-gia-xin-tien-that/20107/104818.datviet
Phó Bí thư Tỉnh ủy học giả, xin tiền thật?
Cập nhật lúc :8:10 AM, 26/07/2010
Ông Nguyễn Văn Ngọc, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Yên Bái xin kinh phí hỗ trợ 17.000 USD để đi học tiến sĩ, trong khi đây là nhu cầu cá nhân chứ không phải chủ trương của tỉnh. Thậm chí, trường mà ông Ngọc nhập học thực chất bị cấm cửa tại Mỹ từ năm 2003.
Đến nay, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Yên Bái vẫn chưa được mục sở thị tấm bằng “tiến sĩ quản trị kinh doanh” của ông Ngọc có hình dáng, nội dung ra sao (để phục vụ cho việc ghi hồ sơ cán bộ), dù ông Ngọc báo cáo hoàn thành toàn bộ chương trình đào tạo và nhận được bằng tiến sĩ từ trước tháng 3/2009. Kinh phí hỗ trợ việc đi học của ông Ngọc cũng được UBND tỉnh phê duyệt từ tháng 12/2009.
|
Ông Ngọc đề nghị Ban tổ chức Tỉnh ủy bổ sung học vị tiến sĩ vào hồ sơ cán bộ của mình, trong khi mới nộp bằng thạc sĩ danh dự ngành quản trị kinh doanh. |
Chỉ hỗ trợ 74 triệu đồng
Theo nguồn tin của Đất Việt, khoảng tháng 10/2008, căn cứ đề nghị của Ban tổ chức Tỉnh ủy Yên Bái, Ban thường vụ Tỉnh ủy có quyết định về việc cử ông Nguyễn Văn Ngọc, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy đi học khóa đào tạo tiến sĩ quản trị kinh doanh của ĐH Nam Thái Bình Dương (tên viết tắt là Southern Pacific University, trụ sở tại Mỹ).
Đến tháng 3/2009, ông Ngọc có đơn đề nghị Tỉnh ủy Yên Bái hỗ trợ kinh phí học tập, kinh phí đi lại và kinh phí bảo vệ luận án tiến sĩ tại Malaysia. Ngay sau đó, Thường trực Tỉnh ủy họp và nhất trí áp dụng các quy định về chính sách hỗ trợ cán bộ đi học của tỉnh, giao UBND tỉnh xem xét và quyết định. Trong đó, riêng kinh phí học tập theo thông báo từ phía Southern Pacific University là 17/000 USD.
Tuy nhiên, sau khi cân nhắc áp dụng các chính sách liên quan, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Yên Bái chỉ đồng ý hỗ trợ cho ông Ngọc khoản kinh phí là 74 triệu đồng (trong đó có 50 triệu đồng là hỗ trợ theo chính sách chung của tỉnh, 24 triệu đồng vận dụng theo chính sách hỗ trợ đào tạo của UBND tỉnh). Quyết định phê duyệt hỗ trợ được Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Thương Lượng ký ngày 31/12/2009.
Chưa có bằng, vẫn đề nghị bổ sung hồ sơ cán bộ
Khi chúng tôi cung cấp những thông tin liên quan đến việc bằng cấp của ĐH Nam Thái Bình Dương không được công nhận, cũng như trường này bị giải tán tại Mỹ từ năm 2003, ông Phạm Văn Cường, Trưởng ban tổ chức Tỉnh ủy Yên Bái, cho biết: “Thực ra thì chúng tôi cũng không thể nắm được chuyện này. Trước khi đi học, anh Ngọc có báo cáo Thường vụ Tỉnh ủy. Đây là nhu cầu của cá nhân anh Ngọc, chứ không phải chủ trương của tỉnh. Theo lời anh Ngọc thì đây là hệ đào tạo từ xa chứ không phải tập trung. Sau đó, anh ấy có đơn xin hỗ trợ, song kinh phí học tập do người học đóng góp là chính”.
Ông Cường cũng khẳng định, ông Ngọc đề nghị Ban tổ chức Tỉnh ủy bổ sung vào hồ sơ cán bộ học vị tiến sĩ. Tuy nhiên đến nay, văn bằng duy nhất mà Ban tổ chức Tỉnh ủy nhận được chỉ là tấm bằng thạc sĩ danh dự ngành quản trị kinh doanh do ĐH Irvine cấp tháng 4/2007.
Về chi tiết ông Ngọc mới học chưa đầy một năm được cấp bằng tiến sĩ (ngay trên trang web của trường Nam Thái Bình Dương cũng ghi rõ thời gian đào tào là từ 2 - 3 năm), ông Cường cho hay, tỉnh ủy hoàn toàn không biết và cũng không thể nắm được. “Thực ra anh Ngọc báo cáo thì Tỉnh ủy cũng chỉ biết vậy thôi, chứ chúng tôi rất khó kiểm tra. Bây giờ, trước những thông tin như thế này, tỉnh sẽ kiểm tra lại tính chân thực. Trước hết, có thể yêu cầu cá nhân xem lại và sau đó tỉnh sẽ thẩm định”.
Trao đổi với Đất Việt, ông Hoàng Thương Lượng, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái cũng khẳng định: “Vấn đề kinh phí thì không phải là lớn, mà quan trọng nhất là giá trị pháp lý của tấm bằng tiến sĩ ấy. Rõ ràng trường này nằm trong danh sách lừa đảo. Tỉnh sẽ đối chiếu với quy định đào tạo tiến sĩ của Bộ GD-ĐT để xem xét và quyết định”.
Nằm trong danh sách trường lừa đảo Theo Văn phòng Cấp bằng, Hội đồng Hỗ trợ sinh viên bang Oregon (Mỹ), ĐH Nam Thái Bình Dương (SPU) nằm trong danh sách các trường không được công nhận chính thức (unaccredited degrees). Kết quả điều tra của Thượng viện Mỹ và các cơ quan liên quan điều tra cho thấy, ĐH này bị chấm dứt hoạt động theo yêu cầu của chính quyền bang Hawaii, sau vụ kiện liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Hiện SPU có dấu hiệu đang hoạt động tại Malaysia.
Trên website của Ủy ban Phối hợp Giáo dục Cấp cao bang Texas (Mỹ), SPU cũng nằm trong danh sách cấp bằng không có giá trị tại Texas. Phần chú thích cũng nêu rõ, SPU bị tòa án tại Hawaii đóng cửa, không cho phép hoạt động. Trên một số website liên quan đến lĩnh vực cấp bằng online, thông tin về lừa đảo người tiêu dùng…, SPU có tên trong danh sách “trường không được Mỹ công nhận đang hoạt động tại Malaysia” (US non-accredited schools in Malaysia), “danh sách trường lừa đảo” (List of Scam Schools, tức là những nơi chuyên lừa gạt người nhẹ dạ để lấy tiền bằng cách bán bằng cấp dỏm).
Những thông tin liên quan đến ĐH Nam Thái Bình Dương được biết đến ở Việt Nam nhiều hơn khi mới đây, ông Nguyễn Văn Ân, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Phú Thọ được giới thiệu học vị “tiến sĩ” tại một buổi lễ, khiến nhiều người ngỡ ngàng. Sau đó, ông Ân khẳng định trong thời gian làm tiến sĩ từ tháng 2/2007 - 9/2009, ông có sang trường này để học hai đợt, mỗi đợt một tuần, được nghe giảng tiếng Anh qua phiên dịch sang tiếng Việt và ngay cả khi ông bảo vệ luận án cũng có người dịch cho ông từ đầu đến cuối. Theo ông Ân, những nghiên cứu sinh như ông không cần phải biết tiếng Anh, không cần phải thi đầu vào. (V.Anh) |
|
LẠ LÙNG: "TIẾN SĨ 6 THÁNG" LÊN LÀM... THỨ TRƯỞNG
|
"Tiến sĩ 6 tháng" Nguyễn Văn Ngọc (áo đen, bên phải) |
Mai Thanh Hải Blog - Đó là ông Nguyễn Văn Ngọc, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái. Cuối năm 2010 vừa qua, cái tên "Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Ngọc" được dư luận trong và ngoài nước đặc biệt chú ý bởi việc đi học, lấy Bằng Tiến sĩ chỉ diễn ra trong vòng... 6 tháng và bằng tiền Ngân sách Nhà nước.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thành lập Đoàn Kiểm tra, xác minh vụ việc, kết luận: "Bằng Tiến sĩ không có giá trị sử dụng... trong nước" và nghiêm khắc phê bình, yêu cầu ông Ngọc "rút kinh nghiệm sâu sắc". Tiếp đó, tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2010-2015), diễn ra từ ngày 22 đến ngày 23-10-2010, ông Nguyễn Văn Ngọc đã không được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVII, tất nhiên không thể đảm nhiệm vai trò lãnh đạo bởi không có tên trong Danh sách Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái và tất nhiên, bị mất chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái.
|
Ông Ngọc (ôm hoa) tại buổi chia tay lãnh đạo Yên Bái, nhận ghế mới |
Không hiểu sao, hơn 6 tháng sau, ông Nguyễn Văn Ngọc được giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy Khối cơ quan Doanh nghiệp Trung ương (tương đương Thứ trưởng), nhiệm kỳ 2010-2015. Việc điều động ông Ngọc vào chức vụ mới, được thực hiện theo nội dung Công văn số 519-CV/VTTU (5-4-2011) của Văn phòng Trung ương Đảng (Thông báo ý kiến của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nhân sự Phó Bí thư Đảng uỷ khối cơ quan doanh nghiệp Trung ương).
Sáng 26-4-2011 vừa qua, tại Hà Nội, ông Trần Lưu Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương đã trao Quyết định của Ban Bí thư, điều động ông Nguyễn Văn Ngọc đảm nhiệm chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương.
------------------------------------ BÁO CHÍ PHẢN ÁNH SỰ VIỆC CỦA ÔNG NGUYỄN VĂN NGỌC
* Sự việc "lấy Bằng Tiến sĩ" trong vòng 6 tháng của ông Nguyễn Văn Ngọc được đăng tải trên Báo Tuổi trẻ TP. Hồ Chí Minh (26-7-2010) cụ thể như sau:
Từ năm 2006, cán bộ đi học Thạc sĩ, Tiến sĩ trong và ngoài nước, theo tinh thần của "Nghị quyết Thu hút nhân tài" của tỉnh Yên Bái sẽ được hỗ trợ kinh phí học tập và bảo vệ luận văn, luận án. Căn cứ vào chính sách này, năm 2008 ông Nguyễn Văn Ngọc đã đề xuất được đi học. Ngày 2-10-2008, Tỉnh ủy Yên Bái có quyết định số 878 cử ông Ngọc theo học khóa Đào tạo Tiến sĩ Quản trị kinh doanh của Đại học Nam Thái Bình Dương (quyết định không ghi rõ trường ở đâu). Theo đó, ông Ngọc sẽ học tại trường này và bảo vệ Luận án Tiến sĩ tại Malaysia.
Trong khi chương trình đào tạo Tiến sĩ tại Việt Nam cũng như các nước trên thế giới phải kéo dài trên 2 năm, thì ông Ngọc chỉ cần 6 tháng đã lấy được Bằng Tiến sĩ. Cụ thể:
Tháng 3-2009, ông Ngọc báo cáo hoàn thành khóa học và đề nghị tỉnh hỗ trợ một phần kinh phí học tập. Điều này được thể hiện tại văn bản số 951 ngày 23-3-2009 của Văn phòng Tỉnh ủy Yên Bái gửi Sở Tài chính đề nghị vận dụng chính sách hỗ trợ cho ông Nguyễn Văn Ngọc. Công văn nêu rõ: “Toàn bộ kinh phí chương trình đào tạo MBA của Trường đại học Nam Thái Bình Dương mà đồng chí Nguyễn Văn Ngọc (Phó Bí thư Tỉnh ủy) theo học là 17.000 USD. Đến nay, đồng chí Nguyễn Văn Ngọc đã hoàn thành chương trình đào tạo Tiến sĩ của Trường Đại học Nam Thái Bình Dương và được nhận bằng Tiến sĩ”.
Kèm theo đó là một thông báo bằng tiếng Anh của Trường Đại học Nam Thái Bình Dương (văn bản ghi tên trường là Southern Pacific University) ban hành ngày 9-4-2008 về việc khóa đào tạo MBA, có chi phí 17.000 USD. Đáng chú ý, trong thông báo này không có một chữ nào nhắc tới ông Nguyễn Văn Ngọc mà chỉ là một tờ thông báo đơn thuần về chương trình đào tạo của nhà trường.
Dù vậy, ngày 31-12-2009, UBND tỉnh Yên Bái có quyết định 2104/QĐ-UBND hỗ trợ 74 triệu đồng cho ông Ngọc. Khoản tiền này gồm 50 triệu đồng theo chính sách thu hút Tiến sĩ và 24 triệu vận dụng chính sách khuyến khích đào tạo đối với cán bộ đi học Tiến sĩ (1 triệu/tháng). Tổng cộng 24 triệu/24 tháng.
Tuy nhiên, chỉ trong 6 tháng (kể từ khi có quyết định cử đi học), ông Ngọc đã hoàn thành khóa học và có bằng Tiến sĩ thì không hiểu 24 tháng học này được xác định như thế nào?.
Ông Phạm Văn Cường, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy cho biết: Đến nay (26-7-2010). ông Ngọc vẫn chưa nộp cho tỉnh bản sao bằng Tiến sĩ, cũng như chưa xuất trình bằng cấp chính thức.
Theo tìm hiểu của Tuổi trẻ, Trường Đại học Nam Thái Bình Dương mà ông Nguyễn Văn Ngọc theo học có tên là Southern Pacific University đã bị Tòa án Hawaii (Hoa Kỳ) ra phán quyết giải thể từ ngày 28-10-2003. Bằng cấp của trường này cũng không được Hoa Kỳ công nhận.
|
Bằng Thạc sĩ danh dự của Đại học IRVINE ghi tên ông Ngọc |
* Cũng phản ánh sự việc này, Báo Dân trí cung cấp thêm thông tin như sau:
Thay vì nộp cho các cơ quan chức năng của tỉnh Yên Bái bản sao Bằng Tiến sĩ được cấp tại Trường Đại học Nam Thái Bình Dương, ông Nguyễn Văn Ngọc lại nộp 1 tấm Bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh của Trường Đại học IRVINE, bang California (Hoa Kỳ) cấp từ... 10-4-2007 để lưu hồ sơ cán bộ.
Về tấm Bằng Thạc sĩ này, theo tìm hiểu Dân trí, ngày 2-7-2010, trên trang thông tin của TS. Mark A. Ashwill - nguyên Giám đốc Viện Nghiên cứu giáo dục quốc tế tại Việt Nam (IIE), ở địa chỉ http://markashwill.wordpress.com đã cảnh báo về Danh sách 20 trường Đại học không được công nhận bởi các Cơ quan kiểm định giáo dục có thẩm quyền của Mỹ (danh sách này có Đại học IRVINE - nơi cấp Bằng Thạc sĩ cho ông Ngọc). Phần lớn các Trường này đều là “Trường Đại học trực tuyến” (online universities)" và một số trường được xem là “lò sản xuất văn bằng” (diploma mills)" vì có rất ít, hoặc không có yêu cầu về học tập đối với người được cấp bằng.
* Với tiêu đề "Phó Bí thư Tỉnh ủy học giả, xin tiền thật", Báo Đất Việt còn phát hiện: Chưa nộp "Bằng Tiến sĩ" nhưng ông Nguyễn Văn Ngọc vẫn khăng khăng đề nghị Ban Tổ chức Tỉnh ủy Yên Bái bổ sung vào hồ sơ cán bộ, học vị mới của mình là... Tiến sĩ. Điều này rất vô lý bởi văn bằng duy nhất Ban Tổ chức Tỉnh ủy nhận được, chỉ là tấm "Bằng Thạc sĩ danh dự ngành Quản trị kinh doanh do Đại học IRVINE cấp.
* Diễn biến sự việc "Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Ngọc lấy Bằng Tiến sĩ trong vòng 6 tháng" được đăng tải trên rất nhiều tờ báo khác như Báo Tiền phong, Báo Pháp luật xã hội ... Gọi đúng bản chất sự việc là "Hư danh và dối trá", Báo Lao động cho rằng: "Đây là một trường hợp hiếm hoi không chỉ trong nước mà cả trên thế giới, lấy học vị Tiến sĩ chỉ bằng thời gian học một... Chứng chỉ Tin học" và đặt câu hỏi: "Hiện nay, tỉ lệ cán bộ nhà nước có học vị Thạc sĩ, Tiến sĩ của Việt Nam cao hơn so với nhiều nước trên thế giới, trong đó có những quốc gia tiên tiến. Thế nhưng chất lượng quản lý, điều hành xã hội và phát triển kinh tế của chúng ta vẫn đang rất thấp so với họ. Tiến sĩ nhiều như vậy để làm gì?". CÁC TRÍ THỨC, NHÀ KHOA HỌC LÊN TIẾNG
GS -Viện sĩ Phạm Minh Hạc (nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT):
"Cán bộ như thế thì quản được ai, nói ai nghe?.
... Nhà nước không yêu cầu công chức, viên chức phải có học hàm, học vị mới được làm lãnh đạo. Nhưng chuyện sính bằng cấp trong xã hội dẫn đến động cơ đổi tiền bạc lấy học hàm, học vị để kiếm địa vị, chức tước đã “mặc định” nhiều năm nay trong xã hội.
Tôi thấy buồn về chuyện cán bộ chủ chốt của địa phương mà lại đi đổi tiền, đổi tiền của nhà nước để lấy tấm bằng của ngôi trường mà không ai xác định rõ danh tính thế nào. Cán bộ, Đảng viên mà làm thế thì quản lý được ai, nói ai nghe. Điều đó thậm chí ảnh hưởng xấu đối với cả thế hệ trẻ.
Để xảy ra tình trạng trên, trách nhiệm thuộc về Bộ GD-ĐT. Bộ phải trực tiếp đứng ra giải quyết những tồn tại trên, phải rà soát lại chất lượng bằng cấp để đánh giá công bằng xem ai là người học thật, ai học giả.
Từ 2001 - 2004, Bộ cũng đã tiến hành rà soát trên cả nước và phát hiện hơn 10.000 trường hợp quan chức có bằng cấp giả. Nhưng không hiểu sao vấn đề này lại chưa được công bố rộng rãi. Do vậy mới lại xuất hiện tình trạng quan chức bỏ tiền ra mua sắm bằng giả về trình cơ quan để được có chức tước...
GS - TS Phạm Tất Dong (Nguyên Trưởng ban Khoa giáo Trung ương):
"Làm ô danh nhà khoa học chân chính".
... Sáng nay (29/7/2010- PV), tôi tham dự Hội đồng Phản biện Đề tài Quốc gia về Giáo dục trong kinh tế thị trường và hợp tác quốc tế". Tại đây, câu chuyện quan chức học Bằng Tiến sĩ tại nước ngoài chỉ trong 6 tháng được đưa ra công khai, đã làm nóng bỏng và gây bức xúc cho tất cả hội trường.
Đây không phải trường hợp đầu tiên, mà nếu kiểm chứng lại sẽ có rất nhiều trường hợp tương tự. Tôi quả quyết tại nhiều cơ quan chính quyền địa phương hiện nay có tới hàng vạn Cử nhân, Thạc sỹ, Tiến sĩ được đào tạo theo “đơn đặt hàng” để khi cầm tấm Bằng trên tay, họ vẫn không thể viết được một câu văn bản rõ ràng.
Tôi cũng cảm thấy xấu hổ vì “tên tuổi” của những Thạc sỹ, Tiến sĩ “dởm” này làm ô danh đội ngũ nhà khoa học chân chính...
GS Văn Như Cương (Ủy viên Hội đồng giáo dục Quốc gia):
"Đào tạo cho xong, lấy bằng cho có"
... Trong xã hội hiện nay đang tồn tại xu thế trọng bằng cấp hơn thực tài. Người có bằng cấp thường được cân nhắc lên chức, có quyền cao chức trọng trong bộ máy lãnh đạo. Chính điều đó mới dẫn tới chuyện công chức, viên chức đua nhau đi học để có được cơ hội thăng tiến. Không đất nước nào đào tạo Tiến sĩ thời gian chỉ 6 tháng.
Theo tôi, đây chắc chắn là bằng giả và phải thu ngay. Đây là chuyện đào tạo cho xong, còn người làm bằng cấp thì cho có và không cần biết chất lượng của ngôi trường đó thế nào, miễn là kiếm được tấm bằng trình lãnh đạo.
Câu chuyện “học giả” mong có “chức thật” còn đau đớn hơn khi xã hội dễ dàng chấp nhận những người đi học Thạc sĩ, Tiến sĩ ở những ngành nghề không liên qua đến chuyên môn của mình. Khi học xong, đem bằng về cất vào tủ. Còn cơ quan không biết sử dụng người học nhầm chỗ đó làm gì để phát huy hiệu quả.
GS-TS Nguyễn Minh Thuyết (Phó Chủ nhiệm Ủy ban VHGDTTN và NĐ của Quốc hội):
"Buồn vì thói hiếu danh hám lợi"
... Tôi thấy thật đáng buồn với những hành vi thể hiện thói hiếu danh hám lợi của những người đang giữ cương vị lãnh đạo. Từ thực tế này cũng phải xem lại chính sách sử dụng cán bộ của mình. Phải chăng chúng ta đang quá phiến diện, cực đoan, đề cao tiêu chuẩn bằng cấp mà không trân trọng thực tài. Bên cạnh đó cũng phải xem lại công tác giáo dục rèn luyện cán bộ như thế nào mà lại để một Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy lại có những hành vi gian lận, lừa dối lãnh đạo, lừa dối nhân dân như vậy?.
Qua đây, tôi cũng đề nghị Bộ GD-ĐT thực hiện kiểm tra, rà soát chặt chẽ vấn đề mở rộng liên kết đào tạo, nhất là đối với các cơ sở đối tác nước ngoài. Tâm lý sính ngoại dường như cũng xuất hiện trong tư tưởng quản lý khiến lãnh đạo đề cao đối tác nước ngoài, ngay cả khi không rõ tư cách pháp nhân của họ như thế nào...