Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 12 tháng 10, 2014

Cán bộ cũng là một... giấy phép con

TIN LÃNH THỔ

TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN DIỄN ĐÀN


TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ

TIN THẾ GIỚI

Cán bộ cũng là một... giấy phép con

Lâu nay, nhiều quy định làm cho không ít doanh nghiệp phải nửa khóc nửa cười trong quá trình triển khai khi gặp phải tình trạng: trên bảo dưới không nghe.
Nằm trong chương trình sửa đổi, bổ sung các dự án luật, Dự thảo Luật doanh nghiệp vẫn tiếp tục ghi nhận quyền của doanh nghiệp “Tự do kinh doanh các ngành, nghề mà Luật không cấm” (Điều 7). Dự thảo Luật đầu tư sau nhiều lần chỉnh sửa cũng đã rút xuống còn 6 ngành nghề đầu tư kinh doanh bị cấm (Điều 6). Ngoài ra, dự thảo Luật đầu tư cũng đã luật hóa các ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện một cách rất chi tiết tại các phụ lục. Đây là những tín hiệu tích cực cho thấy các cơ quan lập pháp sẽ quyết liệt tuyên chiến với nạn “loạn cấm”, “loạn điều kiện” như hiện nay.
Nhưng vẫn còn đó những vấn đề mà nếu không quan tâm giải quyết triệt để thì sự thông thoáng, cởi mở, và nhất là việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính vẫn chỉ là “đầu voi đuôi chuột” mà thôi.
Vẫn còn nhiều tầng lớp giấy phép con
Nga  Lê, Giấy phép con, đầu voi đuôi chuột
Ảnh minh họa: dantri.com
 
Dạo qua website của các Bộ, Sở, vào mục thủ tục hành chính, sẽ không khỏi cảm thấy hoa mắt trước danh mục thủ tục hành chính được niêm yết tại đây. Có trang web liệt kê cả hàng trăm thủ tục.
Tuy nhiên, trong Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh phải có giấy phép, chấp thuận hoặc xác nhận trước khi tiến hành hoạt động (Phụ lục 4) của Dự thảo luật đầu tư vẫn “đầy ắp” ngành nghề kinh doanh có điều kiện, thậm chí có những ngành nghề rất khó để hiểu tại sao lại có mặt trong danh mục này như: Vận tải đường bộ VN – Lào, VN – Campuchia, VN – Trung Quốc;  cung ứng dịch vụ thuộc lĩnh vực gia đình…
Ngoài ra, trong Danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện không cấp giấy phép chấp thuận hoặc xác nhận trước khi tiến hành hoạt động (Phụ lục 5) cũng chỉ là những quy định chung chung như đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất và nhân lực. Và đây có lẽ lại là một mảnh đất màu mỡ để các cơ quan quản lý chuyên ngành tiếp tục xiết chặt quyền tự do kinh doanh mà pháp luật bảo hộ.
Lẽ thường, càng đặt ra nhiều điều kiện, thủ tục thực hiện càng khó khăn thì sự sách nhiễu, cầu cạnh càng diễn ra phổ biến. Nếu quy định nhiều, chung chung và tiếp tục để cho các cơ quan quản lý chuyên ngành “quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành” thì chắc chắn lại rơi vào tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi” như trước đây.
Từ luật, đến nghị định, đến thông tư, đến thực tế thực hiện là một chặng đường dài … mà đoạn trường ai có qua cầu mới hay. Theo WB, Việt Nam hiện đứng thứ 99 trên thế giới về môi trường đầu tư. Đó là một kết quả đáng để chúng ta phải suy ngẫm.
Khi những người cấp phép cũng là một loại giấy phép
Thực tế hiện nay cho thấy, những người chịu trách nhiệm nhận, thẩm tra hồ sơ, cấp phép cũng có thể chính là một loại giấy phép. 
Luật thì quy định “Tự do kinh doanh các ngành nghề mà Luật không cấm” nhưng rõ ràng, có được đăng ký ngành nghề hay không, có xin được giấy phép con để kinh doanh hay không, nhiều khi hoàn toàn phụ thuộc vào cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Chẳng hạn, hiện doanh nghiệp thực hiện đăng ký ngành nghề theo Quyết định 10/2007/TTg ngày của Thủ tướng chính phủ về Hệ thống nghành kinh tế quốc dân và Quyết định 337/QĐ-BKH của Bộ kế hoạch và đầu tư. Tại nhiều địa phương, nếu một ngành nghề mà doanh nghiệp muốn không được liệt kê trong hai văn bản trên thì phải được đề cập trong một văn bản chuyên ngành nào đó mới được đăng ký, còn nếu không có thể bị từ chối dù cũng chẳng có văn bản nào cấm cả. Nhiều doanh nghiệp đã phải chấp nhận bỏ tiền ra “mua ngành nghề” khi gặp phải các trường hợp này để được “tự do kinh doanh”.
Điều đó cho thấy việc trao quyền trong việc quyết định ngành nghề nào được đăng ký  cho 1 người hoặc 1 vài người là một kẽ hở có thể dẫn đến việc cố tình hiểu méo mó các quy định của pháp luật để trục lợi.
 
Tuy nhiên, cả Dự thảo luật doanh nghiệp và Dự thảo luật đầu tư đều chưa xây dựng một khung pháp lý cụ thể, chi tiết hơn về nghĩa vụ của người có trách nhiệm, đặc biệt, quy định về quyền khiếu nại, thậm chí khởi kiện của doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính trong kinh doanh.
Dưới góc độ pháp lý, tiếp nhận và thực hiện các thủ tục hành chính phải được giải thích như là một nghĩa vụ chứ không phải quyền của cán bộ, công chức. 
Nhưng chừng nào còn những rào cản về tư duy xin - cho cũng như chưa có chế tài đủ sức răn đe, chừng đó quyền tự do kinh doanh một cách đúng nghĩa vẫn chỉ là ước mơ của các nhà lập pháp mà thôi. 
 Nga Lê 
(Tuần Việt Nam)

Không thể tư duy “bắt nhầm” còn hơn “bỏ lọt”

Trong tố tụng hình sự luôn có hai nhiệm vụ quan trọng là bên cạnh yêu cầu phát hiện, xử lý tội phạm còn nhiệm vụ quan trọng khác là minh oan cho người lương thiện.

Chào quí vị. Tôi là Thu Hà, BTV chuyên mục Gặp Gỡ và Đối thoại của Tuần Việt Nam, báo Vietnamnet. Xin giới thiệu khách mời hôm nay là anh Đinh Thế Hưng, Trưởng phòng Tư pháp Hình sự, Viện nhà nước và pháp luật-Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam. Tại cuộc gặp gỡ kỳ này, chúng tôi sẽ bàn thêm về nguyên tắc suy đoán vô tội và về sự cân bằng của các bên trong tranh tụng trước tòa, một thiết chế quan trọng nhằm đảm bảo quyền con người trong Bộ Luật tố tụng hình sự sửa đổi.
Nhà báo Thu Hà:Thưa ông Đinh Thế Hưng, tôi mới ghé qua trang cá nhân của anh thấy viết, “đừng hỏi trong đời làm thẩm phán tôi đã bỏ tù được bao nhiêu người mà hãy hỏi tôi đã minh minh oan cho bao nhiêu người?”. Cho chúng tôi biết vì sao anh có tâm tư như vậy?

Ông Đinh Thế Hưng: Tôi đã đọc ở đâu đó và tôi rất tâm đắc với câu này. Vì nó nói lên tư duy trong tố tụng hình sự. 
Đâu đó người ta vẫn hình thành tư duy bắt được nhiều, bỏ tù được nhiều thì càng có thành tích. Ngược lại người ta không hiểu được rằng trong tố tụng hình sự luôn có hai nhiệm vụ quan trọng là bên cạnh yêu cầu phát hiện, xử lý tội phạm còn nhiệm vụ quan trọng khác là minh oan cho người lương thiện.
Chính vì thế Luật tố tụng hình sự Việt Nam ngay ở điều 2 đã quy định rất rõ là không bỏ lọt tội phạm đồng thời cũng không làm oan.
Đinh Thế Hưng, Nhà báo Thu Hà, Luật tố tụng hình sự, Quyền im lặng, BLTTHS
Luật tố tụng hình sự Việt Nam ngay ở điều 2 đã quy định rất rõ là không bỏ lọt tội phạm đồng thời cũng không làm oan.

Nhà báo Thu Hà:Chúng ta đang có những tranh luận khác nhau khi bàn về suy đoán vô tội trong Luật tố tụng hình sự sửa đổi sắp trình Quốc hội tới đây. Xin cho biết quan điểm của ông về vấn đề này?

Ông Đinh Thế Hưng: Nguyên tắc suy đoán vô tội (la Présomtion d’innoncence) trong luật hình sự của các nước không có gì xa lạ cả. Và ngay ở Bộ Luật tố tụng hình sự Việt Nam cũng có qui định về điều này. Tuy nhiên những qui định này mới chỉ thấp thoáng, chưa rõ lắm vì thế việc thể hiện điều đó trong các qui định cụ thể cũng chưa được đảm bảo.
Lâu nay nguyên tắc suy đoán vô tội vẫn được mệnh danh là nguyên tắc vàng trong tố tụng hình sự. Vì, nguyên tắc này khẳng định chỉ có tòa án mới có quyền tuyên một người nào đó phạm tội và áp dụng hình phạt đối với anh ta. Và, khi chưa có bản án kết tội của tòa án thì một người chưa bị coi là có tội và không được đối xử với người ta như một người có tội. 
Thêm vào đó, một nội dung quan trọng và rất hay là mọi nghi ngờ về chứng cứ và pháp luật phải được giải thích có lợi cho người bị tình nghi. 
Vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường, cơ quan điều tra đã áp dụng nội dung này của suy đoán vô tội. Khi không chứng minh được nạn nhân chết trước hay chết sau khi bị ném xuống sông (nghi ngờ) thì phải giải thích có lợi cho bị can tức là nạn nhân chết sau khi bị ném. Chính vì thế, nên Nguyễn Mạnh Tường bị điều tra, truy tố về tội Vi phạm các quy định về khám chữa bệnh gây hậu quả nghiêm trọng chứ không phải là giết người.
Như vậy, nguyên tắc này được xem xét dưới hai góc độ chứng minh và đối xử. 
Về chứng minh nó là phương pháp chứng minh phản chứng. Thay vì cho rằng nghi can có tội, người ta đặt giả thiết ngược lại, họ không có tội. Trong quá trình chứng minh  khẳng định nghi can không có tội không có cơ sở tồn tại  thì khẳng định đầu tiên là người này có tội mới được chứng minh. Xét về mặt đối xử vì rằng bị can chưa phải là người có tội nên không coi và đối xử như người có tội. 
Luật tố tụng hình sự Việt Nam đã quy định: Chế độ đối với người tạm giam khác với chế độ của người chấp hành hình phạt tù là vì lẽ đó.
Nói tóm lại suy đoán vô tội là kết quả (giá trị) của văn minh nhân loại trong chứng minh và bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự. Để đạt được như vậy nó phải là quá trình đấu tranh lâu dài và gian khổ của nhân loại trong việc chống lại kiểu tố tụng phản khoa học, phi nhân tính của tố tụng hình sự phong kiến. Nó rất huyền diệu và văn minh.
Cũng lưu ý là suy đoán vô tội không chỉ ràng buộc cơ quan điều tra hay tòa án mà nó còn ràng buộc những người khác, đặc biêt là báo chí, dư luận. Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã gặp rắc rối khi gọi cựu thủ tướng Dominique de Vellepin là “tên tội phạm” trong khi ông này mới chỉ đang bị điều tra. Báo chí cũng nên thận trọng kẻo xâm phạm quyền con người.
Đinh Thế Hưng, Nhà báo Thu Hà, Luật tố tụng hình sự, Quyền im lặng, BLTTHS
“Đừng hỏi trong đời làm thẩm phán tôi đã bỏ tù được bao nhiêu người mà hãy hỏi tôi đã minh minh oan cho bao nhiêu người?"

Nhà báo Thu Hà:Thực tế cho thấy dường như đâu đó chúng ta vẫn quên chưa áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội trong nhiều vụ án?


Thạc sĩ Đinh Thế Hưng: Có nhiều nguyên nhân. Có thể Luật Tố tụng hình sự Việt Nam hình như vẫn có e dè nào đó. Hình như suy đoán vô tội có gì hơi nhạy cảm một chút. Chính sự e dè này nên nguyên tắc này vẫn chưa được thể hiện cụ thể trong các qui định. Lúc thì thấp thoáng, lúc thì mất hút. 
Và có một vấn đề là có người cho rằng, nguyên tắc suy đoán vô tội sẽ làm ảnh hưởng đến qua trình điều tra vụ án hình sự. Nói nôm na là nhiều khi nó làm bó tay các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.

Nhà báo Thu Hà: Ông có thể cho biết thêm về những qui định đang bị coi là rào cản khiến nguyên tắc suy đoán vô tội chưa được vận dụng tốt.

Ông Đinh Thế Hưng: Hiến pháp Việt nam 2013 đã quy định đảm bảo tranh tụng trong tố tụng hình sự. Muốn tranh tụng thì tiền đề là đảm bảo quyền bào chữa.

Về cơ bản, Luật tố tụng hình sự Việt Nam đã quy định nguyên tắc đảm bảo quyền chữa. Tuy nhiên:
Các qui định của Luật tố tụng hình sự về quyền bào chữa vẫn chưa rõ ràng. Ví dụ, qui định về người được bào chữa thì luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay qui định chỉ có 2 đối tượng là luật sư và người khác có qui định nhưng ít được thực hiện đó là bào chữa viên nhân dân. Ngoài hai đối tượng đó ra, không ai có quyền được tham gia bào chữa. 9.000 luật sư/90 triệu dân là hạn hẹp. Vậy chi bằng nên mở rộng phạm vi những người có quyền tham gia bào chữa trong phiên tòa. Tinh thần này đã được đưa vào dự thảo Luật Tố tụng hình sự sửa đổi.
Liên quan đến người bào chữa đó là thủ tục để người bào chữa tiếp cận nghi can hiện nay. Luật tố tụng hình sự qui định rồi nhưng vẫn còn vướng mắc. Khi mà người ta có quyền bào chữa mà không có luật sư ở đó, về mặt tâm lý người ta đã không yên tâm. Luật sư là những người nắm được luật, có thể tư vấn cho nghi can.
Thêm nữa, luật tố tụng hình sự hiện nay chưa quy định đầy đủ quyền của người bào chữa khi tham gia bào chữa. Ví dụ, hiện nay luật tố tụng hình sự chỉ qui định về chứng cứ thì chỉ cho người bào chữa được thu thập tài liệu đồ vật, liên quan đến việc bào chữa của mình. Những tài liệu đồ vật đấy có được sử dụng làm chứng cứ hay không thì lại phải nộp cho cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án. Nếu các cơ quan đó bảo đó là chứng cứ thì mới được chấp nhận là chứng cứ.
Đinh Thế Hưng, Nhà báo Thu Hà, Luật tố tụng hình sự, Quyền im lặng, BLTTHS
"Một bên mạnh, một bên yếu dễ dẫn đến quyền của bên yếu sẽ bị xâm phạm."
Nhà báo Thu Hà:Pháp luật thì phải công minh, công bằng cho mọi đối tượng. Không thể vì bó tay bên này mà tước vũ khí của bên kia trong tranh tụng phải không ạ?

Ông Đinh Thế Hưng: Trong tố tụng hình sự, chưa lúc nào quyền lực nhà nước mạnh như thế, bằng một hệ thống cơ quan cưỡng chế tác động người phạm tối để phát hiện xử lý tội phạm. 
Khi quyền lực nhà nước mạnh như thế dẫn đến hệ quả là phía bên kia của cuộc chơi tức là người bị tình nghi người ta rất yếu đuối. Một bên mạnh, một bên yếu dễ dẫn đến quyền của bên yếu sẽ bị xâm phạm. Chính vì vậy để “quân bình” lực lượng thì phải tăng quyền cho bên người bị buộc tội, có phương pháp, có cơ hội bảo vệ quyền của mình, đó là quyền tối thiểu của con người. 
Từ đó để thấy quyền im lặng là một trong những nội dung của quyền rộng hơn đó là quyền một người không buộc phải đưa ra chứng cứ chống lại chính mình. Không ai buộc phải đưa chứng cứ chống lại mình.
Từ thời La mã đã có một nguyên lý rất hay là trách nhiệm chứng minh thuộc về bên khẳng định chứ không phải bên phủ định. Ông nào đi kiện, mời ông chứng minh trước. Như vậy, trong tố tụng hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng là người khẳng định ông này có tội hay không thì ông phải đi chứng minh được rằng người là thực sự là có tội.
Trong tố tụng hình sự thì không chỉ có quyền im lặng, mà một quyền rất hay nữa đó là quyền bào chữa. Nhà làm luật người ta để cho nghi can 2 khả năng đó là khi ông bị tấn công, nếu ông có khả năng ông tự bào chữa, còn nếu ông không có thì ông có quyền im lặng.

Nhà báo Thu Hà:Nghi can sẽ im lặng đến khi nào?

Ông Đinh Thế Hưng: Im lặng này nó xuyên suốt quá trình tố tụng, bắt đầu từ khi bị bắt đến khi bản án có hiệu lực chức không phải có nghĩa là chỉ im lặng đến khi có luật sư. 
Tại sao cảnh sát Mỹ họ luôn áp dụng câu nói: “anh có quyền im lặng đến khi có luật sư” có nghĩa là họ cảnh báo rủi ro, nếu anh khai trong lúc anh bối rối nhiều khi sẽ đem lại sự bất lợi cho anh. Họ rất sòng phẳng trong tố tụng hình sự.
(Còn tiếp)
 Ảnh: Lê Anh Dũng
(Tuần Việt Nam)

Malala Yousafzai: nguồn cảm hứng của giới trẻ

  • Trào lưu sống thử ở Việt Nam (RFA) - Báo chí Việt Nam có không ít các bài viết chỉ trích trào lưu sống thử, cùng hàng loạt các câu chuyện cảnh tỉnh về sự thiệt thòi của các cô gái lỡ dại sau khi tình yêu đổ vỡ. Tuy nhiên, trào lưu sống thử ngày càng phổ biến.
  • Chủ đề Việt Nam của các nhạc sĩ trẻ (RFA) - Cảm nhận chung về chủ đề sáng tác của các nhạc sĩ trẻ trong nước thời gian gần đây là tình yêu đôi lứa, nhưng nếu để ý kỹ, người nghe vẫn bắt gặp nhiều tác phẩm mới ca ngợi vẻ đẹp quê hương, đất nước với lời ca và giai điệu hiện đại, khỏe khoắn…
  • Lương Chấn Anh: « Phong trào biểu tình khó đạt thành công » (RFI) - Trưởng Đặc khu hành chánh Hồng Kông một lần nữa khẳng định không từ chức và cảnh báo sinh viên coi chừng bị đàn áp. Tuyên bố trên đài truyền hình Chủ nhật 12/10, Lương Chấn Anh cho rằng phong trào dân chủ « gần như không có cơ may nào » làm Bắc Kinh nhượng bộ.
  • Giao tranh ác liệt ở Kobani, Syria (VOA) - Giao tranh ác liệt lại diễn ra bên trong và xung quanh thành phố Kobani của Syria gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ trong lúc binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục đứng ngoài cuộc giao tranh
  • Học giả Mỹ: Bỏ cấm vận vũ khí Việt Nam là hành động đúng đắn (BaoMoi) - (Tin Nóng) Ông Joshua Kurlantzick, chuyên gia Đông Nam Á thuộc tổ chức nghiên cứu Hội đồng quan hệ đối ngoại (CFR, ở Washington, Mỹ) viết trên trang tin của CFR rằng Mỹ có bước tiến đúng đắn khi quyết định bán vũ khí sát thương cho Việt Nam để duy trì ổn định trong khu vực.
  • Ngư dân và chương trình đóng tàu vỏ thép (RFA) - Chính phủ Việt Nam trong thời gian qua cho biết sẽ hổ trợ ngư dân đóng tàu mới kiên cố hơn như tàu vỏ thép nhằm có thể chống lại tàu Trung Quốc tấn công đâm vào khi đi đánh bắt tại khu vực Biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam.
  • Trung Quốc rắp tâm đóng “tàu sân bay không chìm” tại Gạc Ma (BaoMoi) - Sau khi củng cố căn cứ phi pháp ở đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) với đường bay dài hơn 2 cây số, Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh việc cải tạo các công sự tại bãi Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép). Want China Times dẫn lời tạp chí Kanwa cho hay Trung Quốc chuẩn bị leo thang tranh chấp bằng việc củng cố sức mạnh tại Gạc Ma.
  • Thế chiến thứ nhất : Pháp tưởng niệm 600.000 tử sĩ các quốc gia đối địch (RFI) - Hơn 600.000 binh sĩ nhiều quốc gia đối địch tử trận trong Đại chiến thế giới thứ nhất, tại miền Bắc nước Pháp, kể từ nay có một nơi tưởng niệm chung. AFP hôm nay, 12/10/2014, dẫn lời những người chủ trì công trình quốc tế Notre-Dame-de-Lorette cho biết đây là « khu tưởng niệm khắc tên tử sĩ quan trọng nhất thế giới ».
  • Hoa Kỳ phát hiện ca nhiễm virus Ebola thứ hai (RFI) - Texas hôm nay (12/10) thông báo phát hiện trường hợp sốt xuất huyết Ebola thứ hai sau khi bệnh nhân thứ nhất, một công dân Liberia qua đời hôm 01/10. Người bị lây nhiễm là cô hộ lý săn sóc bệnh nhân đầu tiên.
  • Ebola sẽ tước mất niềm vui bóng đá Châu Phi ? (RFI) - Vòng loại Cúp bóng đá Châu Phi CAN 2015 mới bước vào ngày thứ ba đã bị bấn loạn. Vì mối lo hiểm họa lây lan dịch bệnh Ebola, Maroc, quốc gia đăng cai giải vô địch đã đề nghị dời ngày tổ chức, dự định sẽ diễn ra từ ngày 17/01-08/02/2015.
  • Thủ Tướng Trung Quốc thăm Nga (RFA) - Thủ Tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã đến Maxtcơva chiều hôm qua, thảo luận với Tổng Thống Putin về tình hình thế giới và đẩy mạnh quan hệ song phương.
  • Thêm một học giả TQ bị bắt vì ủng hộ dân chủ ở Hongkong (RFA) - Tin từ Trung Quốc mà Đài chúng tôi ghi nhận được cho hay học giả và cũng là nhà tranh đấu cho nhân quyền Quách Du San đã bị công an Bắc Kinh bắt giữ hồi sáng nay và sẽ đưa ông ra tòa về tội cố ý gây rối loạn trật tự xã hội.
  • Bolivia : Tổng thống Morales nhiều khả năng tái đắc cử (RFI) - Hôm nay 12/10/2014, theo AFP, khoảng 6 triệu cử tri Bolivia được kêu gọi đi bỏ phiếu bầu Tổng thống và Quốc hội. Theo các thăm dò dư luận, Tổng thống mãn nhiệm cánh tả Evo Morales có nhiều khả năng giành chiến thắng và đảm nhiệm chức vụ này thêm một nhiệm kỳ thứ ba, đảng của ông chiếm được đa số tuyệt đối tại Quốc hội.
  • Liên Hiệp Châu Âu tài trợ Afghanistan 1,4 tỷ euro (RFI) - Vào hôm 11/10/2014, Ủy Ban Châu Âu, cơ quan hành pháp của Liên Hiệp Châu Âu, thông báo cấp cho Afghanistan thêm một ngân khoản 1,4 tỷ euro từ năm 2014 đến 2020 để phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Tổng cộng, trong cùng thời gian này, Afghanistan sẽ được Liên Hiệp Châu Âu viện trợ gần 20 tỷ euro sau khi liên quân quốc tế triệt thoái.
  • Kashmir : Bạo lực gia tăng giữa Ấn Độ và Pakistan (RFI) - Đụng độ lại tiếp diễn ở Kashmir, vùng biên giới Ấn Độ - Pakistan sau một giai đoạn ngưng bắn ngắn ngủi. Tính cho đến ngày 09/10/2014, sau 9 ngày đọ súng, đã có ít nhất 17 người thiệt mạng. Một nhóm quan sát viên của Liên Hiệp Quốc đã tới vùng biên giới để ghi nhận các hành động vi phạm thỏa thuận ngừng bắn.
  • IMF cảnh báo kinh tế toàn cầu vẫn chưa phục hồi (RFA) - Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF kêu gọi mọi quốc gia phải có kế hoạch hành động, đồng thời cũng kêu gọi chính phủ các nước không nên cắt giảm ngân sách quá mức để cùng giúp tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
  • Paris tuyên chiến với túi nhựa (RFI) - Với tham vọng đứng hàng đầu thế giới về bảo vệ môi sinh đô thị, thành phố Paris vừa tuyên chiến với túi nhựa. Cuối tháng 9 vừa qua, đô trưởng Paris, bà Anne Hidalgo đã loan báo ý định của bà là sẽ chấm dứt việc phân phát các túi nhựa sử dụng một lần tại các siêu thị, cửa hàng ở thủ đô nước Pháp. Bà Hidalgo dự trù sẽ tham khảo ý kiến các tập đoàn siêu thị và các chủ cửa hàng bán lẻ vấn đề này.
  • 25 người bị thương vì bão ở Nhật Bản (VOA) - Dân chúng trên các đảo chính ở Nhật Bản đang chuẩn bị ứng phó với một cơn bão lớn đã gây thương tích cho ít nhất 25 người khi thổi qua những hòn đảo ở miền nam
  • Biển Đông sẽ được bàn thảo tại Hội nghị ASEM 10 (BaoMoi) - Ngày 15/10 tới, Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu lần thứ 10 (ASEM 10) với chủ đề “Đối tác trách nhiệm vì tăng trưởng và an ninh bền vững” sẽ khai mạc tại Italia với sự tham gia của hơn 50 nguyên thủ, người đứng đầu chính phủ các nước.
  • Ngổn ngang làng đá Non Nước (BaoMoi) - Làng đá mỹ nghệ Non Nước bên núi Ngũ Hành vốn không nằm trong lịch trình, và lẽ ra xe của chúng tôi sẽ chạy thẳng trên đường Trường Sa, ven theo bờ Biển Đông tới khu phố cổ Hội An như đã định. Tất cả thay đổi khi chúng tôi qua một khu dân cư nhỏ nằm khiêm tốn dưới núi Ngũ Hành, cách Đà Nẵng khoảng 15km, mời gọi tha thiết người đi đường bằng cả một thế giới đá điêu khắc bạt ngàn kì thú.
  • Đà Nẵng xử lý 28.253 hộ chiếu in hình đường lưỡi bò (BaoMoi) - TP - Theo báo cáo của BCH Biên phòng TP Đà Nẵng, qua công tác xuất nhập cảnh tại cảng biển từ đầu năm đến nay, Bộ đội biên phòng Đà Nẵng đã phát hiện 28.253 lượt công dân Trung Quốc nhập cảnh qua cảng Đà Nẵng sử dụng hộ chiếu điện tử có in hình đường lưỡi bò.
  • Biển Đông: Đảo nhân tạo còn nguy hiểm hơn giàn khoan? (BaoMoi) - Dù diễn ra rất chậm chạp và khó nhận biết, nhưng chiến lược đảo nhân tạo lại nguy hiểm hơn rất nhiều vì giá trị chiến lược và khả năng thay đổi cục diện mà chuỗi đảo sẽ mang lại cho Trung Quốc.

Tâm tình cô gái gốc Việt từ Mỹ sang Hong Kong tham gia biểu tình

Nancy Nguyễn tham gia cùng đoàn người biểu tình
Nancy Nguyễn tham gia cùng đoàn người biểu tình
Một cô gái trẻ người Việt hải ngoại gác bỏ công việc bận rộn hằng ngày, một mình sang tận Hong Kong để ủng hộ cuộc biểu tình vì dân chủ của giới trẻ tại đây và để học hỏi kinh nghiệm giúp thúc đẩy dân chủ cho Việt Nam.
Cô Nancy Nguyễn, định cư tại bang California, cho biết chuyến đi tuy ngắn ngủi 1 tuần nhưng rất đáng giá vì cô được tận mắt chứng kiến, trực tiếp cảm nhận, và chia sẻ sức mạnh từ nỗi khát khao dân chủ của các bạn đồng trang lứa ở Hong Kong làm nên  sự kiện lịch sử gây chú ý công luận thế giới.
Tạp Chí Thanh Niên VOA có cơ hội trao đổi với Nancy sau 3 ngày cô đặt chân tới Hong Kong, hòa vào dòng người biểu tình phản đối sự kèm kẹp của Trung Quốc và kêu gọi quyền tự do bầu chọn người lãnh đạo.
Nancy Nguyễn: Cuộc biểu tình này là một sự kiện lịch sử. Sống trong thời đại có sự kiện lịch sử xảy ra mà trở thành nhân chứng, đó là điều thú vị. Thứ hai, tình hình Hong Kong cũng tương đối có những nét khá giống với tình hình Việt Nam. Cho nên, những hiểu biết của tôi ngày nay biết đâu có thể giúp ích gì đó cho phong trào chung của Việt Nam sau này. Hơn nữa, có những điều mình nghe thấy mà không ngờ, cho nên muốn tới đây coi xem có đúng hay không.
 
Nhà cầm quyền cho cảnh sát thường phục trà trộn vào người biểu tình để gây rối hoặc để khuyên nhủ người biểu tình làm theo ý nhà cầm quyền. Ngay khi phát hiện ra những mật vụ này, người biểu tình thường hát Happy Birthday To You. Đây là cách rất tếu, rất dễ thương để vạch mặt các mật vụ mà vẫn giữ được thái độ ôn hòa.
Trà Mi: Bạn nói một trong những lý do khiến bạn quyết định tới Hong Kong trong chuyến đi này là vì tình hình ở đây có những nét tương đồng với Việt Nam. Những nét tương đồng đó theo ghi nhận của bạn là gì?
Nancy Nguyễn: Hong Kong đấu tranh cho dân chủ. Đây cũng là điều mà Việt Nam bây giờ rất mong muốn. Thứ hai, Hong Kong yêu cầu Trung Quốc không can dự vào chuyện Hong Kong, để họ tự quyết. Đó cũng là nét tương đồng, tức là đối tượng nhắm tới là Trung Quốc.
Trà Mi: Bạn nói qua đây để khám phá đúng sai một số điều đã được nghe. Tới đây rồi, bạn nhận thấy thế nào?
Nancy Nguyễn đứng trước tấm bảng với các mẫu nhắn gửi ủng hộ cuộc biểu tìnhNancy Nguyễn đứng trước tấm bảng với các mẫu nhắn gửi ủng hộ cuộc biểu tình
Nancy Nguyễn: Mình nghe ở đây họ biểu tình rất ôn hòa và có những cách tránh bạo động trên cả tuyệt vời. Qua đây mình thấy đúng là như vậy. Họ có cách tổ chức biểu tình không thể ngờ tới. Họ phục vụ cả việc charge pin điện thoại và máy móc cho phóng viên tác nghiệp. Các bạn trẻ xin một góc ở siêu thị để charge pin miễn phí cho mọi người. Ai đi qua tự để phone xuống, sau 2-3 tiếng ăn cơm xong chạy lại lấy, rất trật tự. Những lối lên ở quảng trường chỗ biểu tình, các bạn trẻ mang các vật dụng ra để làm thành các bậc thang để người ta bước lên cho dễ. Ngay lối đi đó luôn có 2-3 bạn đứng canh để bảo đảm an toàn. Trên các ngã đường, họ đều dặn nhau là phải giữ bình tĩnh và phải dọn dẹp sạch sẽ. Một khối người rất đông mà không có một cọng rác trên đường phố là điều bất ngờ. 
Họ dọn ngay tại chỗ, rồi sau đó có các bạn tình nguyện ở lại để quét rác.
 Nếu họ cho là người hải ngoại chống cộng cực đoan, họ hãy làm tốt hơn đi để thay đổi nó.
Trà Mi: Về các phương thức tránh bạo động, có nét đặc biệt nào không?
Nancy Nguyễn: Bên này cũng bị tình trạng giống Việt Nam, nhà cầm quyền cho cảnh sát thường phục trà trộn vào người biểu tình để gây rối hoặc để khuyên nhủ người biểu tình làm theo ý nhà cầm quyền. Ngay khi phát hiện ra những mật vụ này, người biểu tình thường hát Happy Birthday To You. Đây là cách rất tếu, rất dễ thương để vạch mặt các mật vụ mà vẫn giữ được thái độ ôn hòa.
Trà Mi: Nếu họ bị những hành động khiêu khích từ phía đối phương, họ phản ứng thế nào?
Nancy Nguyễn: Với các trường hợp người gây rối mà cảnh sát giải vây cho bỏ đi một cách an toàn thì người dân ở đây rất phẫn nộ. Có nhiều trường hợp xảy ra xung đột, cải vã, thậm chí ẩu đả. Xin nói thêm, ngay sau khi bên này áp dụng biện pháp hơi cay với người biểu tình, người biểu tình đã trở nên rất phẫn nộ. Họ đoàn kết hơn, tinh thần của họ cũng tăng lên rất nhiều lần, đồng thời họ cũng tranh thủ được nhiều sự ủng hộ của quốc tế. Cả thế giới đều nhìn vào cuộc biểu tình này. Vì vậy, chính quyền nhận ra rằng dùng bạo lực với người biểu tình Hong Kong là một kế sách sai lầm. Khi họ vũ lực với người dân Hong Kong, cả thế giới sẽ nhìn vào họ với con mắt không thiện cảm, và họ không dám làm điều đó nữa. Đã có nhiều lần họ dọa sẽ có đàn áp, nhưng rốt cuộc không có việc gì xảy ra.
Trà Mi: Trao đổi với họ, Nancy có nhận ra điều gì khác biệt giữa tinh thần của giới trẻ Hong Kong và tinh thần yêu chuộng dân chủ của giới trẻ Việt Nam không?
Nancy Nguyễn: Không khác biệt bao nhiêu về vấn đề tinh thần, chỉ có khác biệt về số lượng mà thôi. Bên này, hầu như tất cả  mọi người từ trẻ tới già đều ủng hộ phong trào này. Họ cho rằng đây là vấn đề cần thiết, Hong Kong cần phải như vậy. Thậm chí nhiều người nói biểu tình làm công việc của họ khó khăn, họ kiếm ít tiền hơn, nhưng Hong Kong cần như vậy và họ không ngại phải chịu sự bất tiện này. Còn ở Việt Nam, số lượng này còn khiêm tốn lắm.
 
Người trẻ Hong Kong có một suy nghĩ cực kỳ đơn giản rằng tất cả những việc họ làm có thể nguy hiểm tới tính mạng hay tương lai của họ, nhưng Hong Kong cần họ.
Trà Mi: Bỏ dỡ công ăn việc làm ở Mỹ qua Hong Kong 1 tuần chỉ để học hỏi thôi, những kinh nghiệm tích lũy được sẽ được bạn áp dụng thế nào?
Nancy Nguyễn: Kinh nghiệm thì khó mà nói được có áp dụng được hay không, nhưng tới giờ phút này, mình cảm thấy rất vui. Đứng giữa lòng Hong Kong hôm nay, mình cảm thấy chuyến đi của mình rất đáng giá.
Trà Mi: Vì sao Nancy quan tâm đến tình hình Việt Nam?
Nancy Nguyễn: Không biết từ khi nào nhưng mình thấy người dân Việt Nam khổ quá. Mình ở Mỹ thấy đời sống sung sướng, công ăn việc làm, bảo hiểm y tế, đồ ăn thức uống tất cả mọi thứ đều rất tốt. Còn nhìn về Việt Nam, thấy tội quá. Ngày nào nghe tin cũng thấy có những chuyện bất cập xảy ra trong xã hội. Có những chuyện còn đau lòng hơn nhiều nữa. Cho nên, mình muốn giúp đỡ cho đất nước mình càng nhiều càng tốt.
Trà Mi: Nancy nghĩ bạn có thể giúp bằng cách nào?
Nancy Nguyễn cầm tấm biểu ngữ của người biểu tình Hong Kong với hàng chữ - 'Nếu bây giờ bạn rời khỏi đây, bạn sẽ mãi mãi bị nô lệ'Nancy Nguyễn cầm tấm biểu ngữ của người biểu tình Hong Kong với hàng chữ - 'Nếu bây giờ bạn rời khỏi đây, bạn sẽ mãi mãi bị nô lệ'
Nancy Nguyễn: Mình cũng chưa biết, mình chỉ biết trong khả năng của mình làm được gì thì mình ráng làm thôi.
Trà Mi: Bạn nghĩ những việc bạn đang làm sẽ giúp phần nào?
Nancy Nguyễn: Mình cũng không biết nữa.
Trà Mi: Ở hải ngoại cũng có nhiều người trẻ có cùng mong muốn như Nancy, có nhiều hoạt động và các phong trào vận động hướng về Việt Nam. Bạn nghĩ gì về các hoạt động của giới trẻ người Việt hải ngoại?
Nancy Nguyễn: Người Việt hải ngoại đã làm những việc này suốt 40 năm qua và càng ngày các hoạt động càng quy mô hơn, có tầm vóc hơn. Vài năm gần đây song song với các phong trào ở Việt Nam, các phong trào ở hải ngoại cũng lớn mạnh lên rất nhiều và mình cảm thấy rất vui, có hy vọng.
Trà Mi: Người trẻ hải ngoại rất quan tâm đến Việt Nam, tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng những sự quan tâm ở bên ngoài này nhiều khi đi theo chiều hướng cực đoan ‘chống cộng’ mà thôi, chứ không theo chiều hướng giúp cho sự phát triển của đất nước. Nancy suy nghĩ thế nào?
Nancy Nguyễn trong khu Mong KokNancy Nguyễn trong khu Mong Kok
Nancy Nguyễn: Bất cứ ở đâu có tôn trọng quyền tự do ngôn luận, tự do suy nghĩ đều sẽ có những khác biệt về tư tưởng. Sự khác biệt đó là hệ quả tất yếu và mình nên học tập để chấp nhận. Nếu họ cho là người hải ngoại chống cộng cực đoan, họ hãy làm tốt hơn đi để thay đổi nó.
Trà Mi Đứng giữa dòng người biểu tình ở Hong Kong mà đa số là người trẻ, một người trẻ Việt Nam đến từ Mỹ như Nancy có suy nghĩ gì hướng về Việt Nam?
Nancy Nguyễn: Mình có viết lên Facebook của mình, chia sẻ rằng người trẻ Hong Kong có một suy nghĩ cực kỳ đơn giản rằng tất cả những việc họ làm có thể nguy hiểm tới tính mạng hay tương lai của họ, nhưng Hong Kong cần họ. Mình chỉ hy vọng tất cả những bạn trẻ ở Việt Nam có thể nói được điều đó, có thể dấn thân. Việt Nam cần họ.
 
Mình muốn giúp đỡ cho đất nước mình càng nhiều càng tốt
Trà Mi: Một số người cho rằng dù mong muốn dân chủ giữa người trẻ Việt Nam và Hong Kong giống nhau, nhưng hoàn cảnh và môi trường chính trị quá khác xa. Ở Hong Kong, cựu thuộc địa của Anh, người ta hiểu thế nào là dân chủ trong khi ở Việt Nam không có điều kiện như vậy. Làm thế nào người trẻ Việt Nam có thể làm nên những chuyện ‘lịch sử’ như giới trẻ Hong Kong?
Nancy Nguyễn: Đúng là có những đặc thù rất riêng, nhưng trong khó khăn thường có những cơ hội. Mình đã nói với nhiều bạn rằng hãy nhìn vào Hong Kong, dù họ có dân trí khác mình, nhưng có nhiều cái mình có thể học hỏi được. Nếu Hong Kong có thể làm được thì chúng ta cũng có thể làm được. Hong Kong chứng tỏ cho giới trẻ Việt Nam rằng sức mạnh quần chúng là trên hết tất cả mọi sự đàn áp, sức mạnh quần chúng mạnh hơn cả súng đạn. Nếu các bạn có thể đứng lên thì không một thứ vũ khí nào có thể chống lại các bạn.
Trà Mi: Bạn cảm thấy mình học hỏi được gì từ các bạn đồng trang lứa ở Hong Kong?
Nancy Nguyễn: Có quá nhiều thứ để học hỏi từ họ, thứ nhất là sự tổ chức, thứ hai là sự sáng tạo. Mình không nghĩ một ngày nào đó nếu người Việt xuống đường thì sẽ giống như Hong Kong hôm nay. Nhưng những gì mình thấy hôm nay, mình vẫn hy vọng một ngày nào đó có khả năng và cơ hội truyền đạt lại cho các bạn trẻ ở Việt Nam.
Trà Mi: Cảm ơn Nancy đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này.
 Trà Mi
(VOA)

William Ide, Daniel Schearf - Kinh tế Hong Kong: Một trong những lý do của biểu tình

Người biểu tình chặn một con đường chính bên ngoài trụ sở văn phòng chính phủ ở Hong Kong
Người biểu tình chặn một con đường chính bên ngoài trụ sở văn phòng chính phủ ở Hong Kong

Trong khi các cuộc biểu tình ở Hong Kong tiếp diễn, thi vấn đề ở đây không chỉ là tranh đấu để có thêm đại diện cho cuộc bầu cử là nguyên nhân khiến người dân xuống đường phản đối mà còn là những lo ngại về cơ hội kinh tế của thành phố  này. Các vấn đề như chi phí nhà ở cao, và mối lo âu về thành phần giàu có đã được dành lợi thế như thế nào ở thành phố cảng này cũng là lý do khiến cho những người phản đối muốn có tiếng nói nhiều hơn trong những quyết định của các nhà lãnh đạo trong chính phủ. Thông tín viên VOA Daniel Schearf tường thuật từ Hong Kong.
Sức mạnh kinh tế của Hong Kong, như một trung tâm tài chính quốc tế và vai trò của thành phố này như cổng vào Trung Quốc, từ lâu đã tạo cái ấn tượng là mọi việc diễn biến tốt đẹp trong thành phố cảng nổi tiếng này. Tuy nhiên nếu như sự giàu có của trung tâm tài chính này gia tăng từ ngày Anh quốc giao lại cựu thuộc địa này cho Trung Quốc thì sự phân chia giữa thành phần giàu nghèo cũng vậy.
Hong Kong là một trong những nơi có khoản cách biệt thu nhập cao nhất trong các nền kinh tế phát triển. Đây là một trong những nơi có giá bất động sản mắc nhất thế giới, trong khi lương bổng không tăng đủ nhanh để bắt kịp đà tăng giá.
Bất động sản – một thị trường nóng
Chính phủ Hong Kong đã tìm cách ‘hạ nhiệt’ thị trường bất động sản bằng các biện pháp thuế khóa, trong đó có biện pháp nhắm vào những người nước ngoài mua bất động sản ở Hong Kong, trong một nỗ lực nhằm làm chậm lại trường hợp người từ đại lục với tiền nặng túi, mua để bán kiếm lời. Cho dù vậy giá một mét vuông đất vẫn tiếp tục tăng. Theo công ty Centaline Property, một trong những công ty nhà đất lớn nhất ở Hong Kong thì hồi tháng 8 giá bất động sản đã leo lên đến mức cao mới.
Anh Dickson 18 tuổi, một người biểu tình thuộc phong trào chiếm trung tâm, nói rằng chính phủ chẳng có ý tưởng là vấn đề tệ đến mức nào. Dickson nói:
“Họ chẳng bao giờ nhận thức vấn đề là ở đây trong khu Mong Kok và Causeway Bay này tiền thuê nhà quá cao. Và ai đứng sau việc này? Chính phủ và các nhà phát triển đô thị. Họ liên kết với nhau. Họ làm cho giá thuê nhà tăng lên. Và những người từ Trung quốc đang mua vàng, mua sữa bột. Ai cần mua sữa bột mỗi ngày? Ai ngày nào cũng mua vàng?”
Ông Francesco Sisci, phân tích gia Trung Quốc kỳ cựu của Viện Gatestone nói rằng Hong Kong đã có thời được biết đến như một nơi mà người dân tin vào giấc mơ có thể làm giàu một cách bất ngờ. Câu chuyện về nhà tỉ phú và là một doanh nhân cự phách , ông Lý Gia Thành, được biết như một người giàu nhất châu Á, từ lâu nay vẫn được xem là câu chuyện tiêu biểu của một người khố rách áo ôm trở nên giàu có. Nhưng giờ đây thì thành phần giàu vẫn giàu, và giai cấp nghèo và trung lưu vẫn hoàn nghèo và trung lưu. Không còn tính cơ động  xã hội thật tuyệt vời nữa. Và nhiều người cảm thấy sự giàu có và ổn định của Hong Kong chẳng có mấy dính dáng đến ‘tôi’.”
Hàng hóa và dịch vụ
Ông Joe Studwell, tác giả quyển How Asia Works (tạm dịch: Châu Á vận hành như thế nào), nói rằng người biểu tình có thể sẽ tạo được lực mạnh với  Bắc Kinh hơn nếu họ tập trung vào những vấn đề rất hiển nhiên về tình hình kinh tế nội địa của Hong Kong. Dân Hong Kong vẫn thường phải mua hàng hóa và dịch vụ chất lượng thấp với giá mặc hơn. Ông nói:
“Nếu quý vị nhìn kinh tế Hong Kong trên toàn cảnh, quý vị sẽ thấy hoạt động ngân hàng không có cạnh tranh một cách đáng ngạc nhiên, quý vị sẽ thấy siêu thị chỉ có 2 nhà cung cấp độc quyền – hay lưỡng độc quyền, cửa hàng tạp phẩm cũng lưỡng độc quyền, điện cũng hai,  các loại độc quyền vì yếu tố địa lý, từ sản xuất cho đến phân phối. Và xe buýt là một một tập đoàn với những chiếc xe chạy bằng diesel gây ô nhiễm.. và tình trạng như vậy diễn ra trong suốt nền kinh tế.”
Ông Studwell nói rằng không như việc chiếm cứ các tòa nhà mà Bắc Kinh xem như một sự thách thức trực tiếp quyền hạn của họ, nếu người biểu tình tập trung hơn vào các vấn đề kinh tế, họ co thế tạo ra cơ bản chung nào đó với các giới chức ở Trung Quốc. Ông nhận định:
Đây không chỉ là vấn đề rất quan trọng ở Hong Kong, mà còn là điều mà (Chủ tịch Trung quốc) Tập Cận Bình và giới lãnh đạo Trung Quốc có thể có liên quan vì ông Tập đã khởi sự chính quyền của mình không chỉ với chiến dịch bài trừ tham nhũng rất khốc liệt, mà còn với chiến dịch chống độc quyền, mà ông thực thi với cả các công ty trong nước và công ty đa quốc.”
Mặc dù người ta không kỳ vọng Bắc Kinh sẽ chấp nhận các yêu cầu của người biểu tình về các quyền tự do dân chủ rộng rãi hơn, vẫn chưa rõ liệu các viên chức Trung Quốc có muốn từng bước giải quyền các khó khăn kinh tế của thành phố cảng này hay không.
Các liên hệ với Bắc Kinh
Sự thành công kinh tế của Trung Quốc lâu nay vẫn có tầm quan trọng quyết định trong việc duy trì sự cai trị không thách thức của đảng Cộng sản Trung Quốc.  
Hong Kong trước nay vẫn có liên hệ kinh tế với đại lục, và các công ty hàng đầu của Hong Kong được lợi nhờ vào quan hệ chặt chẽ với Bắc Kinh. Các chính phủ địa phương trên khắp Trung Quốc cũng thủ lợi từ lượng tiền của và đầu tư từ Hong Kong.
Ông Hu Xingdou, một kinh tế gia và là giáo sự tại Viện Công nghệ Bắc Kinh nói rằng nếu quan hệ giữa 2 bên tiếp tục xấu hơn thì đó là không phải là dấu hiệu tốt cho Hong Kong.
Ông nói rằng Hong Kong có thể mất đi các cơ hội được đối xử ưu đãi trong tương lai, và thầu các dự án ở đại lục.
Ông nói thêm rằng nếu Hong Kong không thể giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế và chính trị của mình thì tình hình có thể còn tiếp tục xuống dốc.
William IdeDaniel Schearf
  (VOA)

Nguyễn Hưng Quốc - Malala Yousafzai: nguồn cảm hứng của giới trẻ

Ở tuổi 17, Malala Yousafzai là người nhận giải Nobel hòa bình trẻ nhất trong lịch sử hơn trăm năm của giải thưởng có uy tín nhất thế giới này.
Ở tuổi 17, Malala Yousafzai là người nhận giải Nobel hòa bình trẻ nhất trong lịch sử hơn trăm năm của giải thưởng có uy tín nhất thế giới này.
Ngày 9 tháng 10 năm 2012, trên một chiếc xe buýt, Malala Yousafzai (sinh năm 1997) và các bạn cùng nhau chuyện trò và hát hò với các thầy cô giáo. Vừa mới thi cuối học kỳ, ai cũng vui vẻ. Nhưng khi chiếc xe vừa ra khỏi thành phố Mingora, Pakistan thì có hai người đàn ông cầm súng chận lại. Chúng bước lên xe, hỏi: “Đứa nào là Malala Yousafzai?” Mọi người đều im lặng, nhưng một cách tự phát, một số em quay nhìn Malala. Theo hướng mắt ấy, hai tên sát thủ nhận diện ra ngay được Malala. Không nói không rằng, một tên giơ súng lên, chĩa thẳng vào em. “Đoành! Đoành”. Hai phát súng vang lên khô khốc. Một phát trúng đầu và một phát trúng cổ. Sẵn trớn, tên sát thủ bấm cò, bắn thêm hai phát nữa vào đám bạn của Malala khiến hai em bị thương. Xong, chúng xuống xe. Và tẩu thoát.
Hai tên sát thủ ấy thuộc nhóm Hồi giáo cực đoan Taliban vốn hoạt động rất mạnh trong khu vực Mingaro, Pakistan.
Vấn đề là: Tại sao các tên Hồi giáo quá khích lại muốn giết một nữ sinh mới 15 tuổi như vậy? Lý do: Taliban ra lệnh cấm toàn bộ phụ nữ đến trường và tham gia các hoạt động xã hội. Với chúng, phụ nữ, từ trẻ em đến người lớn, không cần biết chữ và chỉ được phép quanh quẩn trong nhà. Mà Malala lại không chấp nhận điều đó. Em vẫn bướng bỉnh đến trường, hơn nữa, còn cổ vũ các bạn nữ của mình đến trường.
Việc cổ vũ của Malala có tầm ảnh hưởng rất rộng, khi em, vào năm 2009, lúc mới 12 tuổi, nhận viết blog cho đài BBC tại Anh. Trong các bài viết, Malala mô tả cuộc sống tại quê nhà của em, Swat Valley, nơi Taliban đang chiếm đóng.
Em hô hào việc phổ cập giáo dục cho phụ nữ, một điều trái với chủ trương của Taliban. Năm sau, báo New York Times cử phóng viên Adam B. Ellick sang Pakistan làm một bộ phim tài liệu về cuộc đời của em, từ đó, tên tuổi em vang dội khắp nơi như một nhà hoạt động nhân quyền, đặc biệt nữ quyền trong một quốc gia Hồi giáo. Chính vì thế, Taliban xem em như một kẻ thù và ra lệnh phải hạ sát em. Bản án tử hình em được đăng tải rộng rãi trên báo chí địa phương, thậm chí, còn được nhét dưới cửa nhà em. Cảnh giác, nhưng Malala không hề sợ hãi. Em vẫn tiếp tục đến trường và tiếp tục vận động các bạn gái của mình đi học. Hậu quả là em bị bắn trên chuyến xe buýt của trường.
May, dù bị trọng thương nhưng em vẫn không chết. Các bác sĩ Pakistan đã tận tình cứu chữa cho em qua khỏi cơn nguy hiểm ban đầu. Nhiều bệnh viện lớn ở Tây phương hứa sẽ điều trị cho em. Gia đình em chọn bệnh viện Queen Elisabeth Hospital Birmingham ở Anh, nơi nổi tiếng điều trị các quân nhân bị thương tật. Sau mấy tháng nằm viện, sức khoẻ của em được khôi phục. Đầu năm 2013, em đi học trở lại tại Birmingham. Hơn nữa, em lại tiếp tục cuộc vận động cho quyền được đi học của phụ nữ. Tháng 7 năm 2013, Malala được mời nói chuyện tại trụ sở Liên Hiệp Quốc về vấn đề phổ cập giáo dục; tháng 5, 2013, em được nhận bằng Tiến sĩ danh dự của trường University of King’s College tại Halifax, Canada; mấy tháng sau, nhận được giải Sakharov về tự do tư tưởng của Quốc hội Âu châu. Dần dần em trở thành một thiếu niên (teenager) nổi tiếng nhất trên thế giới. Khẩu hiệu “Tôi là Malala” (I am Malala) xuất hiện trong hầu hết các cuộc vận động giáo dục cho nữ giới, kể cả chiến dịch phổ cập giáo dục do Uỷ ban Giáo dục Toàn cầu của Liên Hiệp Quốc tổ chức. Báo Times, số ra ngày 29 tháng 4 năm 2013 xếp Malala vào danh sách 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới, ở đó, hình của em được đăng ngay trên trang bìa.
Và bây giờ, em nhận được giải Nobel Hoà bình (cùng với Kailash Satayarthi, người Ấn Độ). Ở tuổi 17, em là người nhận giải Nobel trẻ nhất trong lịch sử hơn trăm năm của giải thưởng có uy tín nhất thế giới này.
Qua báo chí Tây phương, người ta nhận thấy phản ứng đối với Nobel Hòa bình năm nay khá tốt. Hầu hết đều cho Malala (và Kailsh Satayarthi) xứng đáng. Em không những thông minh và dũng cảm mà còn là người có viễn kiến về một tương lai nhân loại bình đẳng, nơi mọi trẻ em, bất kể nam hay nữ, giàu hay nghèo, đều có cơ hội học tập. Nhưng quan trọng hơn hết, qua việc trao giải thưởng này, tấm gương của Malala càng sáng rực, trở thành nguồn ý thức và nguồn cảm hứng cho nhiều người thuộc nhiều tầng lớp khác nhau.
Thứ nhất, nó nhắc nhở mọi người về tội ác dã man của Taliban, nhóm Hồi giáo cực đoan lâu nay vẫn gieo rắc kinh hoàng ở khắp nơi. Thường, người ta vẫn biết tội ác của nhóm này. Nhưng cũng thường, bận bịu với những lo toan trong đời sống hàng ngày, người ta dễ quên bẵng đi. Taliban dường như thuộc về một thế giới khác. Cách đây hai năm, trước sự việc một cô bé ngây thơ, mới 15 tuổi đầu, bị bắn một cách tàn nhẫn như vậy, người ta mới sững sờ và thấm thía hơn về tính chất man rợ của những kẻ cuồng tín.
Càng thương Malala bao nhiêu, người ta càng căm ghét Taliban cũng như các lực lượng Hồi giáo cuồng tín bấy nhiêu. Lần đầu tiên tại Pakistan, tất cả các đảng phái chính trị cũng như các tôn giáo đều thống nhất với nhau trong việc lên án hành động vô nhân đạo của Taliban và cùng cầu nguyện cho em Malala. Phát biểu trước bệnh viện Birmingham ở Anh trong chuyến thăm viếng Malala đang được điều trị, ông Yousafzai, bố của Malala, tuyên bố: “Khi Malala ngã xuống, nước Pakistan đứng dậy và cả thế giới trỗi lên.”
Bây giờ, với giải Nobel hòa bình dành cho Malala, người ta càng nhận ra nhu cầu đoàn kết với nhau để chống lại những kẻ cuồng tín và chà đạp lên những quyền căn bản của con người.
Thứ hai, tấm gương của Malala khuyến khích giới phụ nữ lên tiếng để tranh đấu cho quyền lợi và phẩm giá của họ. Ở vào thời điểm đầu thế kỷ 21, ở khá nhiều quốc gia, phụ nữ vẫn bị bóc lột và áp bức không khác gì thời trung cổ. Sự đàn áp phụ nữ, ở nhiều nơi, mang màu sắc tôn giáo. Người ở ngoài lên tiếng phê phán dễ bị cho là kỳ thị. Malala thì khác: Em theo đạo Hồi. Tiếng nói của em là tiếng nói của người trong cuộc, do đó, dễ có sức thuyết phục hơn.
Cuối cùng, không chừng quan trọng nhất, tấm gương của Malala cổ vũ cho những người trẻ tuổi tự tin hơn trong việc dấn thân vào các hoạt động làm thay đổi xã hội, thậm chí, thế giới. Malala hiện nay mới 17 tuổi. Em tham gia vào hoạt động tranh đấu cho quyền đi học của nữ giới lúc mới 11, 12 tuổi. Dạo ấy, có lẽ hiếm có người tin tưởng là em có thể làm nên được việc gì. Vậy mà em lại làm được. Hơn nữa, em hoàn toàn không có điều kiện thuận lợi nào cả. Sinh ra ở một miền quê nghèo khổ, để tranh đấu, em phải đối diện với bao nhiêu nguy hiểm. Vậy mà em vẫn vượt qua được.
Cùng với tấm gương của Josua Wong trong cuộc biểu tình tại Hong Kong mấy tuần qua, Malala Yousafzai là nguồn cổ vũ lớn cho giới trẻ ở khắp nơi trên thế giới, trong đó, có cả Việt Nam.
Nguyễn Hưng Quốc
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
 (VOA) 
 

Quốc Hội CSVN không tin báo cáo về tăng trưởng

HÀ NỘI 12-10 (NV) - Quốc hội CSVN không tin “tình hình kinh tế - xã hội trong 9 tháng đầu năm  tiếp tục có chuyển biến tích cực. Kinh tế tiếp tục phục hồi với tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước.”

Người thất nghiệp ngồi bên lề đường ở Hà Nội chờ xem có ai gọi đi làm. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)

Tại buổi thẩm tra về tình hình kinh tế - xã hội năm nay và năm tới do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội  thực hiện, thay mặt cho nhà cầm quyền trung ương, Bộ Trưởng Kế Hoạch – Đầu Tư, đưa ra hàng loạt số liệu nhằm chứng minh tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam sáng sủa hơn trước.

Chẳng hạn, xuất cảng đang tăng trưởng, so với cùng kỳ năm ngoái, xuất cảng đã tăng khoảng 14% và tiếp tục có xuất siêu. Đã kiểm soát được lạm phát. Lãi suất có xu hướng giảm. Cán cân thanh toán quốc tế thặng dư. Dự trữ ngoại hối tăng và đã  đạt mức cao nhất từ trước tới nay. Thị trường ngoại hối và tỷ giá ổn định.

Nhờ vậy nguồn thu cho ngân sách cao hơn so với cùng kỳ những năm gần đây. Việc thực hiện tái cơ cấu kinh tế, với trọng tâm là tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu các ngân hàng thương mại, tái cơ cấu doanh nghiệp quốc doanh đã đạt một số kết quả tích cực.

Tuy nhiên ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy Ban Kinh Tế của Quốc Hội nhận định, báo cáo của chính phủ Việt Nam chưa thuyết phục. Thay mặt Ủy Ban Kinh Tế của Quốc Hội, ông Giàu nhận định, báo cáo về chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế GDP quí 3 tăng hơn 6% là khó tin vì không chỉ ra được nguồn lực nào tạo tăng trưởng đột biến trong quí 3 làm cho tăng trưởng 9 tháng vừa qua đạt 5.62%.

Ông Giàu nêu thắc mắc, tại sao tổng mức đầu tư toàn xã hội giảm, vài năm qua, số doanh nghiệp phá sản, giải thể, ngừng hoạt động rất lớn mà tăng trưởng vẫn cao hơn các năm trước. Ông Giàu cũng thắc mắc, tại sao thất nghiệp tràn lan mà năm nào chỉ tiêu tạo việc làm mới cũng xấp xỉ 1.6 triệu lao động.

Theo ông Giàu, trong 9 tháng vừa qua, số doanh nghiệp giải thể, phá sản lên tới 51,244, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động là 18,873, trong số này có cả những doanh nghiệp quy mô trung bình và lớn, vài năm qua vẫn cố gắng kháng cự với khó khăn nhưng nay vẫn phải ngừng hoạt động, giải thể hoặc xin phá sản.

Điều này sẽ ảnh hưởng nguy hại tới việc làm, sự ổn định của nguồn thu cho ngân sách, hoạt động của hệ thống ngân hàng, tốc độ tăng trưởng kinh tế,… Thế thì nhà cầm quyền trung ương dựa vào đâu để tuyên bố “tình hình kinh tế - xã hội trong 9 tháng đầu năm  tiếp tục có chuyển biến tích cực”?

Chủ nhiệm Ủy Ban Kinh Tế của Quốc Hội CSVN nêu ra hàng loạt số liệu cho thấy tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam rất tồi tệ. Ví dụ hiện có 213 ngàn doanh nghiệp (hơn 68% số doanh nghiệp nộp thuế) khai lỗ không thể nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Nợ thuế thuộc loại khó thu đã tăng 7.3% so với cuối năm ngoái.

Một số lĩnh vực trước đây đóng góp rất nhiều cho ngân sách như: khí hóa lỏng, rượu bia, thuốc lá, xi măng,… đều giảm sản lượng. Chỉ số hàng tồn kho tăng hơn 13%, so với năm ngoái. Bên cạnh đó, việc giải quyết nợ xấu (nợ không có khả năng thu hồi cả vốn lẫn lãi) chỉ được khoảng 17% so với kế hoạch. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng thương mại đang tăng dần (năm 2013 là 3.61%, tháng 5 năm nay là 4.07%, đến tháng 7 năm nay là 4.11%).

Ngoài ra ngân sách đang mất cân đối nghiêm trọng. Tỷ lệ bội chi ngân sách không những không thể giảm xuống dưới 4.5% GDP như yêu cầu mà còn tăng lên hơn 5% GDP

Cũng cần nói thêm là mới đây, Ngân hàng Thế giới (WB) từng nhận định, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ dưới mức dự kiến (5.8% GDP). Theo WB, năm nay, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chỉ khoảng 5.4% và khó có thể vượt qua mức 5.5% GDP trước năm 2016.

Đây là hệ quả của mức cầu nội địa rất yếu. Trong tương lai, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ bị cản trở bởi hàng loạt yếu tố như: hoạt động của hệ thống doanh nghiệp quốc doanh, hoạt động của hệ thống ngân hàng, chính sách “méo mó” không khuyến khích tư nhân đầu tư, thiếu hụt kỹ năng, hạ tầng và các dịch vụ hậu cần thương mại yếu kém. (G.Đ)
(Người Việt)