Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 28 tháng 3, 2012

LƯỢM TIN TỨC

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Bọn cướp biển cho biết: Ngư dân Việt Nam bị bắt giữ bởi xâm nhập lãnh hải Trung Quốc được quan tâm nhân đạo (CRI).
- Philippine và Việt Nam sẽ tổ chức tập trận trung ở biển Đông: Philippines and Vietnam agree to hold joint war games in the South China Sea (GulfNews).
KINH TẾ
Kinh tế quý 1/2012: Tóm lại là thế nào? (VnEconomy).  - Kinh tế quí 1: lo nhiều hơn vui (TBKTSG).  - Số lượng doanh nghiệp giải thể tăng trong quý một(TTXVN). VĂN HÓA-THỂ THAO

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
S.O.S cho cha mẹ: Một HS lớp 5 nhập viện tâm thần vì áp lực học tập;  - Giao bài tập về nhà cho HS tiểu học: Đừng cướp đi tuổi thơ của trẻ;  - Giao bài tập về nhà cho HS tiểu học: Chỉ cần 30 phút mỗi ngày;  - Có nên bỏ việc giao bài tập về nhà đối với học sinh tiểu học? Học sinh chuyên toán 2 lần tự tử? (GDVN). XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG

QUỐC TẾ
Phương Tây hoan nghênh sự chấp thuận của Syria (VOV). - Phương Tây nghi Tổng thống Syria không thành thật (LĐ/BBC).  - Sáu sai lầm của truyền thông phương Tây khi đưa tin về Xyri (Tin tức).  - Những kịch bản ra đi của Tổng thống Syria (VnMedia).


Tin thứ Tư, 28-03-2012



Tin thứ Tư, 28-03-2012

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Tàu TQ ‘xâm nhập vùng biển quân sự’ VN   –   (BBC). – Trung Quốc phạt ngư dân Việt trên vùng biển Việt “mỗi ngư dân Việt Nam 70.000 Nhân dân tệ (khoảng hơn 200 triệu VND)” (TTXVN). – Quảng Ngãi: Một tàu cá bị tàu lạ đâm chìm (DV). Lại nhớ tới bài viết của Huy Đức-Ôsin: 381. Tàu thì lạ sự hèn hạ thì quen. – Hỗ trợ gia đình 21 ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ (TN). – TS Lê Minh Phiếu, thành viên Quỹ Nghiên cứu Biển Đông: Nên xem xét khởi kiện vụ ngư dân bị bắt (TT).
<- Chiếu phim “Hoàng Sa Việt Nam – Nỗi đau mất mát“ tại Köln (CHLB Đức) (Nguoiviet.de). “Điều làm cho những người tổ chức cảm động nhất là lần đầu tiên, một số bà con Việt kiều xưa nay vốn không muốn ngồi chung với nhau đã cùng đến dự”. – Tâm áp thấp cách đảo Trường Sa lớn khoảng 260km (TTXVN).
Trung Quốc vẽ bản đồ biển Đông (PLTP). - Trung Quốc đẩy mạnh đường lưỡi bò (TN). – Bùi Văn Bồng: MƯU BÁ ĐỒ VƯƠNG NƯỚC LỚN –  nhìn từ Đường Lưỡi Bò   –   (Người Lót Gạch).  – Nhận rõ kẻ thù mới   –   (Người Buôn Gió). “Chúng trước là bạn, nay chuyển thành thù, chúng đội lốt Mác- Lê Nin, giả danh CNXH. Chúng muốn thôn tính nước ta nhưng lại mang chiêu bài thâm hiểm ‘bảo vệ đường lối cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh’, ‘khôi phục tình hữu nghị Việt – Trung’.”
- Mỹ góp sức điều hòa tranh chấp quần đảo Trường Sa thế nào?  (ĐV). – Lê Ngọc Thống: Lựa chọn nào cho Trung Quốc khi Mỹ tỏ ra hung hăng?   –   (viet-studies). “Nhưng giả sử Mỹ-Trung ngả giá với nhau điều gì đó và Trung Quốc được chia TBD thì sao? Điều này đồng nghĩa với sự Phần Lan hóa (Finlandisation, ý chỉ khả năng nước lớn gây ảnh hưởng lên chính sách của các nước nhỏ hơn) của Trung Quốc đối với những nước khác ở Biển Đông, như Việt Nam, Malaysia, Singapore… ” – “Túi khôn” Mỹ dồn sức nghiên cứu quốc phòng và quân đội Trung Quốc  (GDVN).
Giao lưu sĩ quan trẻ Hải quân các nước ASEAN năm 2012 (QĐND).
- Thông báo tình hình chấp hành án phạt tù của Ts Cù Huy Hà Vũ   –   (Dân Luận). “Được đánh giá cải tạo: Kém. Và xếp loại thi đua chấp hành hình phạt tù: Kém… Đề nghị ông/ bà tiếp tục quan tâm, phối hợp, động viên giáo dục anh Cù Huy Hà Vũ học tập, rèn luyện tiến bộ”.
- Nguyễn Thanh Giang – Nguyễn Đan Quế – Người luôn không bằng lòng với thực tại   –  (Dân Luận).
- Việt Nam kết án mục sư Nguyễn Công Chính 11 năm tù   –   (RFI).  – Việt Nam đang siết chặt các sinh hoạt tôn giáo?   –   (RFA).
- Trao đổi với Huy Thiêm báo QĐND tác giả bài chính luận phản bác Bùi Tín (boxitvn/GNLT).- Bùi Văn Bồng: XA DÂN LÀ ĐẢNG TỰ TIÊU   –   (Người Lót Gạch).  – Thợ Điện Tử: Thợ sửa chữa tức cảnh (Trần Nhương). “Càng chỉnh lại càng đốn ra/ Cái hình thì méo cái loa thì rè/ Linh kiện cũ rão bét nhè/ Sửa xong chỗ nọ, chỗ kia hỏng rồi”. - Bỏ phiếu tín nhiệm: Quân tử và quân tử nói lại (BoxitVN).
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Công tác chính trị quân đội có ý nghĩa quyết định bảo vệ Đảng và nhân dân (SGGP). – TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG LÀM VIỆC VỚI TỔNG CỤC CHÍNH TRỊ: Cán bộ, chiến sĩ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc (NLĐ).  - Quân đội Việt Nam là của nhân dân sao trung thành với đảng?   –   (DLB). “Một bản tin trên TTXVN thì đưa tin có vẻ trái ngược. Ông Tổng bí thư thì khẳng định Quân đội Việt Nam là của nhân dân và có nhiệm vụ quan trọng nhất và trước hết là bảo vệ Tổ Quốc. Trong khi đó ông Nguyễn Xuân Lịch, Thượng tướng, chủ nhiệm Tổng cục chính trị của quận đội thì nói ngược lại là quân đội tuyệt đối trung thành với đảng rồi thì sau đó mới ‘bảo vệ tổ quốc’.” Xem lại tin hôm qua: Xây dựng quân đội tuyệt đối trung thành với Tổ quốc (TTXVN).
Cần bỏ khung giá đất! (TN). - 70% khiếu nại, tố cáo dính tới đất đai (PLTP). – TP. Hồ Chí Minh: Tha hồ trục lợi trên đất công (LĐ). – Phó thủ tướng chỉ đạo: Xử lý nghiêm việc giao đất công cho vợ con (PLTP). “Đề nghị UBND tỉnh Bình Phước thu hồi đất, xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân đã giao đất của Nhà nước cho công ty của gia đình, báo cáo Thủ tướng trước ngày 30-4”.
- Vụ Tiên Lãng: Họp kiểm điểm hai lãnh đạo Hải Phòng (PLTP). Để đảm bảo kịp tiến độ trước ngày 31/3, xoa dịu dư luận, xin đề xuất luôn, là thay anh Điền bằng anh Hiếu thứ trưởng tài chính, cũng từng là phó ở HP. Còn anh Thành bí thư, tuy là đầu vụ, dư luận lùm xùm, nhưng… cứ để yên (bí mật nha!). – GS ĐẶNG HÙNG VÕ NÊN XIN LỖI HẢI PHÒNG (Google.tienlang). BTV: Ngoài ra, blog này còn thông báo tuyển cộng tác viên là các luật gia, nhà báo chuyên nghiệp. Không rõ có nhận được tài trợ hay kinh phí từ các cơ quan chính quyền TP Hải Phòng hay không. Bà con nào đủ tiêu chuẩn, xin mời tham gia dự tuyển!
- Một độc giả vừa gửi email (từ địa chỉ tienlangcong…@gmail.com) cho biết mình là một trong những thành viên tham gia blog Google.tienlang, nhưng đã phải từ bỏ vì những việc làm mờ ám, mang dụng ý xấu của chủ trang này. Email đồng gửi cho cả hai blogger Nguyễn Quang Vinh và Quê Choa. Hy vọng sẽ được 2 trang đó đăng lại toàn văn. Ở đây chỉ xin trích một đoạn liên quan tới nghi vấn trước đây về nhân vật cùng loài “mèo mả gà đồng” với Tom Cat: “… Một quyết định của chủ blog là tự viết một bức thư mạo danh Tom Cat, và đã viết, học kiểu hành văn của Tom Cat để cảnh báo Cu Vinh. Các bác đọc thư cảnh báo này trên trang khác mà không phải trang Tom Cat vẫn gửi, và hành văn dù có đi theo mấy cũng không thể chấm câu đúng như các bức trước mà Tom Cat làm. Đây là chuyện thật mà cháu biết, vì chủ blog GOOGLE.TIENLANG đưa cho nhóm cùng đọc và yêu cầu [giữ] bí mật … Có thể bức thư này đánh mất một tình bạn, còn khổ đau nào hơn thế nữa khi mất bạn, nhưng cháu chấp nhận việc này vì cháu không bằng lòng với việc làm của GOOGLE.TIENLANG. Mời xem lại: Chuyện hài thế kỷ: Blog Google.tienlang nói Cu Vinh bị Tom Cat sờ gáy.
- Các cựu lãnh đạo tập đoàn Vinashin ra tòa    –   (RFI).  – Các cựu viên chức cao cấp của Vinashin ra tòa về tội cố ý làm trái    –   (VOA). – Các cựu lãnh đạo Vinashin ra tòa   –   (BBC).  – NGÀY ĐẦU TIÊN XÉT XỬ VỤ VINASHIN: “Vẽ” dự án, đổ thừa hoàn cảnh (NLĐ).  – Vẫn còn nhiều câu hỏi xung quanh vụ Vinashin   –   (RFA).  – Cựu chủ tịch Vinashin thừa nhận cáo trạng (ĐV). – Cựu chủ tịch Vinashin mua tàu nghìn tỷ ‘để thử nghiệm’  (VNE). Bị cáo Phạm Thanh Bình (thứ ba, từ trái sang) cùng các đồng phạm tại phiên tòa. Ảnh: TTXVN. =>
- Phỏng vấn TS Lê Đăng Doanh: Vụ xử Vinashin khó phục hồi tín nhiệm của Việt Nam   –   (RFI). – Xử Vụ Vinashin: Người nhận sai phạm, kẻ bảo lỗi cấp trên (PLTP). “Sai phạm của các bị cáo đã gây thiệt hại cho Nhà nước trên 900 tỉ đồng. Bán vỏ tàu trả lương công nhân (!?)”.   – Bài cũ: CHÌM NỔI VINASHIN   –   (Faxuca). 
Cần làm rõ hơn tính chất nhà nước pháp quyền (PLTP).  – Vấn đề “thể chế” (BS Ngọc). “Ở đất nước này ai là người đặt ra những quy định, luật lệ? Đảng CSVN. Chính họ đặt ra luật lệ. Chính họ đẻ ra chính quyền. Chính họ lập ra toà án để xử những người ‘vi phạm luật pháp’. Chính họ bổ nhiệm quan toà. Tất cả đều là đảng CSVN. Vậy nên nói thể chế là nói đến đảng CSVN”.
- Bộ trưởng Y tế bị “truy” chuyện trẻ con “dính bầu” (xaluan.com). – Cuối năm nay, nhiều bệnh viện sẽ được giảm tải (VOV). – Hiến kế thêm cho Bộ trưởng Bộ Y tế (Tuổi Trẻ). – Phong bì ngành y và tư duy ngược (TP). “Tại sao không suy xét ngược lại, vì sao dân cứ phải đưa phong bì, phải chăng nó liên quan trực tiếp đến chất lượng khám chữa bệnh, đến sự quan tâm ưu ái của y bác sĩ”.
- LS Lê Quốc Quân: “Học tập và làm theo” những kẻ đổ trộm phế thải – (TNCG). Đọc bài này, chợt nghĩ tới bài báo tối qua, về những lời dạy bảo mà như mắng mỏ của ông bí thư Hà Nội: “Nhiều tiền mua ô tô, đừng kêu chuyện thu phí… Rồi “nếu kêu chuyện thu phí thì trước tiên chúng ta hãy hỏi người sử dụng ô tô lấy đâu ra nhiều tiền như vậy để mua. Trong khi đó mới chỉ đề cập đến chuyện thu phí đã… kêu ầm lên…”
Vậy là rõ! Trong thời buổi đất nước đang còn nghèo, bọn có tiền mua ô tô là giàu lên một cách … “không bình thường” (vợ chồng Mỹ Linh là điển hình, có những 2 chiếc, lại to mồm nhất). Hãy biết thân biết phận mà im cái mồm đi, chớ có kêu ca bất cứ điều gì. Kêu lắm, bố mày điên tiết cho trở lại cái thờiChỉ thị Z30”, tịch thu sạch. Hết kêu! Tới đây cả bọn đi xe máy mà cũng kêu, liệu thần hồn cũng sẽ bị sờ gáy, vì hãy nhìn xem còn bao nhiêu người còn phải cuốc bộ, đi xe đạp, xe bus, cả xe … lăn nữa?
Đó là kiểu “nhất cử … tam tứ tiện”, rất hay! Đang “quán triệt” nghị quyết 4, chống tiêu cực, chống mãi không được, không kiếm được thằng nào để trảm. Thôi thì nhân thể, ta đang bị tình trạng quy hoạch, xây dựng, quản lý đô thị bừa bãi chủ yếu vì bộ máy chính quyền tiêu cực, kém cỏi, để nên nông nỗi tắc đường, thủ đô thành một xã hội hỗn loạn v.v.., mà ngân khố quốc gia lại đang cạn, thì ta chơi trò thu các kiểu phí, ra điều cũng có “sáng kiến” chứ không đến nỗi ngu. Chúng nó kêu, ta chụp cho nó cái … “án mờ”: tiền đâu mà lắm thế, mua được cả xe máy, ô tô? Cứ gọi là im như thóc! Hề hề! 
Phí chồng phí, đẩy khó cho dân (TVN). – “Phí” Đinh La Thăng & sự phẫn uất của dư luận (Trương Duy Nhất).  – PHÍ ANH THĂNG LÊN CUNG TRĂNG HỎI CUỘI  (Nguyễn Trọng Tạo). – Thưa Bộ trưởng Thăng liệu tôi có phải bán cả ôtô đi để chống ùn tắc?  (GDVN).  – Một tài xế taxi: “Đây là lần cuối cùng tôi gửi tâm thư tới ngài, thưa Bộ trưởng Thăng” (GDVN).
<= Ảnh: Thái Linh/ Toquoc.vn.Gánh nặng phí xe sẽ dồn vào giá sản phẩm (PLTP).  – Phải báo cáo QH về phí xe cá nhân (PLTP). – Vũ Huy Chu: Hà Nội tiếu lâm truyền kì (kì 42)  (Trần Nhương). “Ông Thăng nói trên báo rằng ông bị ‘người ta’ chửi ghê lắm. Ông ấy còn dặn vợ kệ, đừng có đọc báo chí mà bị người ta lung lạc, dễ hiểu nhầm. ‘Người ta’ là dân í”.  – Hà Nội: Vẫn còn 74 điểm thường xuyên ùn tắc (Tổ Quốc). – Hà Nội: Chữa ùn tắc bằng chế tài mạnh (PLTP).   – An Nguyên: Thỏa thuận đặc quyền của bộ trưởng Đinh La Thăng với người kết nhiệm mình ở PVN (TN). Nhưng rất tiếc, những thỏa thuận này có “vấn đề” cả về mặt nội dung và hình thức”.

- Chưa thấy ngài Bộ trưởng nào của Việt Nam giống ngài Bộ trưởng Thái lan này (Bà Đầm Xòe).
- Đồng phục hóa mũ bảo hiểm cho quân nhân có lãng phí?   –   (Cu Làng Cát). “Giá trị một chiếc mũ bảo hiểm cho quân nhân khi đi xe máy có giá 230.000 đồng cho phiên bản biên phòng, 370.000 cho phiên bản bộ đội”. BLV: Lãng phí hay không chưa nói, mà mục đích để làm gì, ngoài ra khi nào thì nên làm?
Nhiều quy định mới về lương tối thiểu (SGGP). - Xây dựng lương tối thiểu “bám” theo giá tiêu dùng (DT).
Đề xuất nghỉ thai sản 6 tháng (NLĐ).
“Cháy, nổ xe” sẽ được báo cáo Quốc hội (TN).
- Thủy điện Sông Tranh 2: Nước vẫn tuôn như suối! (NLĐ). - Nước rò đập Sông Tranh 2 vẫn chảy như suối  (VNE). – GS-TS Nguyễn Thế Hùng, ĐH Bách khoa Đà Nẵng: “Đập Sông Tranh 2 không an toàn như EVN nói!”   –   Sự cố ở Sông Tranh 2 rất nguy hiểm (PLTP). – Phải khắc phục triệt để nước thấm tràn qua mái đập hạ lưu (TN). - Nông Viết Lù: Về biện pháp xử lý sự cố đập thủy điện Sông Tranh 2 (BoxitVN).  - Nứt đập thủy điện: ‘Nên mời thêm chuyên gia nước ngoài’ (VTC). - Sự cố nứt đập sông Tranh 2: Quảng Nam kiến nghị Thủ tướng vì cho rằng “EVN đã quá vội vàng khi kết luận là đập Thủy điện không bị nứt, vẫn an toàn” (Bee/KT).  - Chính phủ kết luận việc thấm nước tại thủy điện Sông Tranh 2 (SGGP). - Phải khắc phục triệt để việc thấm nước ở thủy điện sông Tranh (DT). - Vụ rò rỉ đập thủy điện Sông Tranh 2: Cách xử lý chưa ổn (TN).    - Hại… nhân dân! (RFA’s blog).
- Yêu cầu Công ty Bình An sớm đại hội cổ đông (PLTP).  – Bianfishco hồi sinh hay phá sản? (NLĐ). – Phía sau khoản nợ của Bianfishco   –   (RFA). - Nếu “đại gia thủy sản” vỡ nợ, dân nuôi cá thiệt nặng nhất (DT).  – Dân mạng soi thật, giả ảnh “nữ đại gia nợ tiền cá”‎ (VTC).
- Phát hiện 15 mẫu heo và thức ăn chăn nuôi nhiễm chất cấm (TN). - Đề nghị công an ngăn tận gốc chất cấm tạo nạc (VNE). - Điều tra đường dây buôn bán, vận chuyển chất tạo nạc (PLTP).- Lê Anh Hùng: Từ lợn siêu nạc đến bất ổn xã hội (BoxitVN).
- Xử vụ nguyên phó trưởng công an giao cấu với trẻ em (Bee). – Công lý đảng ta – Phó trưởng công an giao cấu với trẻ em: 30 tháng tù treo   –   (DLB).
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp khách (TTXVN).  – VN, Pakistan đồng ý tăng cường quan hệ thương mại song phương    –   (VOA). – Hai thủ tướng Pháp – Việt hội đàm tại Seoul   –   (RFI). – VN, Hàn Quốc, IAEA chuẩn bị dự án thí điểm về theo dõi phóng xạ   –   (VOA).
- Lãnh đạo thế giới bàn nguy cơ hạt nhân   –   (BBC).  – Hội nghị hạt nhân Seoul không đem lại kết quả đáng kể    –   (VOA).  - Phản hồi tích cực về kết quả Hội nghị Thượng đỉnh An ninh hạt nhân (VOV).  - Cam kết hành động và hợp tác (NLĐ).  - Bế mạc hội nghị thượng đỉnh hạt nhân tại Seoul   –   (RFI).
- Bình Nhưỡng khẳng định vẫn phóng vệ tinh (TT). – Triều Tiên sống chết giữ kế hoạch chiếm lĩnh không gian (VTC).  – “Thiên đường cộng sản” Bắc Triều Tiên   –   (Nguyễn Vĩnh).
- Thủ tướng Trung Quốc cảnh báo tham nhũng có thể làm sụp chế độ   –   (RFI). “Thủ tướng Ôn Gia Bảo cảnh báo ‘tệ nạn tham nhũng là hiểm họa số một đe dọa nền tảng chế độ. Nếu vấn nạn này không được giải quyết thì bản chất chính trị của chế độ sẽ bị thay đổi. Đây là thách thức lớn lao đang chờ đảng Cộng sản Trung Quốc’.” – Sự chuyển đổi đầy rủi ro ở Bắc Kinh   –   (RFI).  – Bạc Hy Lai và những thay đổi sắp đến ở Trung Quốc   –   (Foreign Policy/ x-café).
- Tranh cử ở Myanmar: “Sợ hãi tan biến vì bà ấy đến” (phần 1) (Spiegel/ Phan Ba).  – Tổng tư lệnh quân đội Miến Điện bênh vực vai trò chính trị của quân đội    –   (VOA).
- Václav Havel: Thư gửi ông Husák (Phần 2) (Vaclav Havel/ Phạm Nguyên Trường). Mời xem lại: Václav Havel: Thư gửi ông Husák (phần 1).
- Đức Giáo Hoàng đến Cuba và có thể gặp Fidel Castro   –   (RFI).  – Ðức Giáo Hoàng cử hành thánh lễ tôn vinh biểu tượng tôn giáo Cuba    –   (VOA). – Đức Giáo Hoàng với thách thức nới lỏng gọng kềm của chế độ Cuba   –   (RFI). – Cuba và chuyến thăm của Giáo hoàng   –   (BBC).


Bệnh nan y của ngành y    –   (Đào Tuấn). “Bởi vậy ngành y tế không thể chống lao chỉ bằng cách phát hành tem thư. Không thể ‘thanh toán bệnh lao vào năm 2030’ chỉ bằng những lời kể khổ. Và rõ ràng viện phí, dù tăng thế, tăng nữa, tăng mãi, hoàn toàn không phải là lời giải, là phương thuốc cho căn bệnh nhân sự đang thiếu hụt trầm trọng của ngành y tế, đặc biệt là chuyên khoa lao”.
Tô Văn Trường – VÌ SAO TÔI BUỒN?   –   (Người Lót Gạch). “Có lẽ tôi buồn vì nước mình nhập siêu thái quá. Nhất là ‘công nghệ nói dối’ và ‘văn hóa bắt chước’! Tội ác, tội phạm, nhà tù, tai nạn giao thông… hình như có tốc độ tăng cao hơn GDP bình quân của nền kinh tế quốc gia. Niềm kiêu hãnh ngự trị trong tôi, kể cả lúc lâm nguy cận kề cái chết trong chiến tranh, lúc vào tù… sao đang bị thử thách ghê gớm?!” – Nguyễn Đoàn: Tưởng biết mà chẳng biết gì (Trần Nhương).

KINH TẾ
- Xây dựng thương hiệu quốc gia: Không thể bịa ra giá trị mới (TT).
Nhóm lợi ích nào đã thâu tóm bất động sản? (TVN). - 2012: Tiền chưa thể vào BĐS, đừng vội mua bán (VEF). - Doanh nghiệp BĐS ôm đống của ngồi “chờ chết” (VnMedia). – Tập trung kiểm tra doanh nghiệp kinh doanh BĐS (TTXVN).
Tái cơ cấu NH: Tránh thưởng cho yếu kém (VEF). – ‘Chiêu’ mới… ‘hút’ dân gửi vàng ở Sacombank (ĐV).  - Giá vàng tăng nhanh (TN). - Giá vàng biến động mạnh (NLĐ).
- Can thiệp  –   (Nguyễn Vạn Phú). “Con đường giải quyết bằng tòa án là con đường tốt nhất bởi luật pháp đã dự liệu những tình huống như thế. Vấn đề là xây dựng và giám sát sao cho hệ thống tư pháp đủ năng lực đảm trách vai trò phán xử công minh, có trách nhiệm, đủ hiểu biết”. – Mời xem lại bài có liên quan: Đã có bao nhiêu doanh nghiệp giải thể?
Doanh nghiệp nợ chồng chất (NLĐ). - Các đại gia cà phê “hấp hối” (DV).
Kỳ lạ: DN thua lỗ lê lết, cổ phiếu tăng giá (VEF).
- Khi doanh nghiệp thủy sản “đứt” vốn  (TBKTSG/ Vietstock).
<- Sóc Trăng: Trên 500 tấn muối bị thiệt hại do mưa (TTXVN).
- Xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước không tăng (TBKTSG/ Vietstock). - Xuất khẩu gặp khó vì lãi suất (TN). - Xuất khẩu năm 2012: Đối mặt với giá giảm (SGGP). - Xuất khẩu nhiều mặt hàng chủ lực sụt giảm (NLĐ).
Phát “sốt” với giá chợ lẻ (NLĐ).
Sợ tăng giá, lao động trốn khỏi thành phố (VEF).
Siêu thị theo chân nhau về tỉnh (VEF).
Myanmar mở cửa ngành dầu khí (TN).



VĂN HÓA-THỂ THAO
“Sự giàu có không sinh ra văn hóa…” (TVN).
Chưa đến chính hội, Đền Hùng đã chật cứng du khách (LĐ). - Lễ hội Đền Hùng trước “kỳ thi” di sản (TN).
Kỷ niệm 1.972 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng (TN).
- Tại sao người Nghệ không nói giọng Nghệ? (ĐV).
Sóng gió tại làng Văn học nghệ thuật thành phố Cần Thơ (SGGP).
- CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN ? (KỲ 23)   –   (Nhật Tuấn).
- Ông Thuận Hữu được bầu Chủ tịch Hội Nhà báo VN (TTXVN). Tội đồ Trần Gia Thái, “ Giám đốc Đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nội là Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam”.
- Tác giả Bí mật vườn Lệ Chi qua đời (SGGP).
- LỜI TẠ TỪ (Hãy dành thời gian).  – Tiễn một người dưng   –   (Phương Bích).
- NGÀY CÁ THÁNG TƯ: KỂ THẬT VỀ TRỊNH CÔNG SƠN  (Tổ Quốc/ Nguyễn Trọng Tạo).
- Người rất “nhàn” nên rất “sâu” (Tia Sáng).
- Ông ăn gan trời (Quê Choa).
- Nhật Tuấn: Chuyện nghề văn với TẠ DUY ANH (Lê Thiếu Nhơn).
- Đặng Hà My: KÝ ỨC VỀ MỘT NGHỆ SĨ ĐIÊN (Nguyễn Trọng Tạo).
- Huyền Vũ: Khuynh hướng cách tân trong thơ trẻ đương đại (Lê Thiếu Nhơn).
- Đoàn Minh Tuấn: Mùi cỏ cháy – Tại sao? (Quê Choa).
- Bán đấu giá chiếc ghế có 1000 nụ hôn của fan Bi Rain (Tin khó tin).
- Sát thủ đầu mưng mủ: Tọa đàm về ngôn ngữ giới trẻ (TT).
- Những động vật… nhìn là sợ (ĐV). =>
- Tháng Ba (Dongngan).- Touch – chạm vào góc khuất… (TT).
- Pháp : Sản xuất phim ảnh năm 2011 phá kỷ lục   –   (RFI).
- VĐV đội tuyển bóng rổ Sóc Trăng: Đột tử trên sân  –   Góc nhìn y học về trường hợp đột tử (PLTP).
- VTV cấm báo chí trong nước phát hình EURO 2012 (VNE). – Bản quyền EURO 2012: Các nhà đài phải tiếp sóng VTV từ A đến Z (Bóng Đá). - VTV có toàn quyền truyền thông VCK Euro 2012 (VTV). - VTV tuyên bố độc quyền hình ảnh EURO 2012 tại Việt Nam (DT).


Người giữ hồn quê  (báo Quảng Bình/ Người Ba Đồn).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Bố trí ngân sách dời các trường ĐH ra khỏi Hà Nội (TTXVN).
- Thi tốt nghiệp THPT 2012: Đề thi vẫn sử dụng câu hỏi mở   –   Thi tốt nghiệp THPT 2012: Những thí sinh được đặc cách tốt nghiệp (GDVN).
Kiến nghị dừng tuyển sinh Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật Sài Gòn (TN). - Đề nghị đình chỉ tuyển sinh Trường CĐ Kinh tế – kỹ thuật Sài Gòn (TT).
- Nhiều trường lâm vào thế khó (NLĐ).
Đào tạo nhân lực ngành kiểm sát (NLĐ).
<- TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI NHẬN HUÂN CHƯƠNG LĐ HẠNG III   –   (Lê Đức Thịnh).
- Những đặc điểm của một giảng viên tốt  (Nguyễn Văn Tuấn).
Số phận nghiệt ngã của cậu sinh viên nghèo gặp tai nạn thương tâm (DT).
- Lạm dụng visa sinh viên để vào Anh   –   (BBC).
- TP.HCM chính thức ra mắt sàn giao dịch công nghệ (TTXVN).
- Tìm thấy kính thiên văn cổ làm bằng xương động vật (ĐV).
- Thám hiểm Thái Bình Dương ở độ sâu 11 km   –   (RFI). - Hành trình xuống “địa ngục” của đạo diễn Avatar (TN).
- Công cụ mới giúp phát hiện người ngoài hành tinh (ĐV).



XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Xử lý nghiêm vi phạm ở cửa hàng xăng dầu Đồi Nên (TTVH).
Bể hụi hàng chục tỉ đồng ở Mỹ Tho (TN).
- XÂY BÃI ĐẬU XE: “Nổi” lợi hơn “ngầm”  (NLĐ).
- Phải chăng “thép đã tôi thế đấy”?   –   (RFA).
- Bảo hiểm nhân thọ: Tận hưởng sự ưu việt từ An Tâm Hưng Thịnh (PLTP).
<- Bát nháo làm tiền từ “phong thủy” – Bài 2: Khổ vì phong thủy (PLTP).
- Phi công trẻ hạ sát người tình 68 tuổi sau khi ‘yêu’  (PhunuToday).
- Nóng tối 27/3: Đại gia trả dâu tuyên bố sẽ không hầu tòa (GDVN).
Hà Nội: Tai nạn rình rập vì mặt cầu Thanh Trì xuống cấp nghiêm trọng (DT).
Cửa sông Bến Hải bị bồi lấp hoàn toàn (DV).
- “Khát” ở đầu nguồn sông Năng (Thiên nhiên).
Nỗi ám ảnh mang tên ngà voi (VEF).
Úc hỗ trợ VN chống biến đổi khí hậu (TN).
- Lương thực, nơi tạm trú cho người nghèo ở Trung Quốc được cải thiện    –   (VOA).


Hiếu tử …hay… đao phủ? (TTVH). “Nước chậm tiến cất cánh tăng trưởng tất phải tận lực mà tận thu, tận diệt, tận khai thác, tận xuất khẩu… mọi tài nguyên môi trường. Hơn 20 năm thoát được cảnh đói nghèo ngoảnh lại mới hốt hoảng: Nước mình sẽ là 1 trong 10 nước bị “ăn đòn” nặng nhất của biến đổi khí hậu và đang là 1 trong 10 quốc gia có chất lượng không khí và môi trường bẩn nhất thế giới”.
- Ông Đông Nguyễn, một người gốc Việt ở Canada Bị bắt vì tìm cách giết những con Racoon (Bao Mai). Chuyện này xảy ra hồi giữa năm ngoái: Man charged for allegedly beating family of raccoons (City TV). BTV: Ở Canada, Mỹ (và một số nước khác), đa số động vật hoang dã được luật pháp bảo vệ, chẳng hạn như sóc, chim chóc, ngỗng, vịt trời… Giết chúng có thể phạm tội liên bang (federal crime) hay tiểu bang (state crime) tùy luật pháp mỗi địa phương. Thỉnh thoảng bà con có thể thấy cảnh, lũ vịt trời dẫn 1 bầy con ngông nghênh băng qua đường xá đông đúc, xe hơi đi trên đường từ 2 hướng cũng phải dừng lại, xếp hàng chờ chúng đi qua rồi mới dám đi, vì sợ cán phải chúng.

QUỐC TẾ
- Phe đối lập Syria bác bỏ kế hoạch của ông Annan (VOV).  – Kofi Annan tới Trung Quốc tìm sự ủng hộ cho kế hoạch hòa bình Syria    –   (RFI). – Trung Quốc hoan nghênh chuyến viếng thăm của đặc sứ Kofi Annan   –   (VOA).  – Syria chấp thuận kế hoạch hòa bình của ông Kofi Annan    –   (VOA). - Syria chấp nhận kế hoạch hòa bình (TN).
- Xuất hiện video vụ bắn giết ở Toulouse   –   (BBC).  - Merah bị phát hiện như thế nào ? (NLĐ). - Al Jazeera sẽ không công bố video xả súng ở Pháp (TTXVN).  – Đài Al Jazeera quyết định không chiếu video vụ tấn công ở Pháp    –   (VOA). – Al Jazeera không phổ biến phim của sát thủ Hồi giáo Merah   –   (RFI).
- 12 nước nguy cơ bị Mỹ trừng phạt do mua dầu Iran (Zee News/ DVT/ Gafin).
- Nga, Mỹ căng thẳng do bình luận “Nga là kẻ thù số 1 của Mỹ”  (Gafin.vn). – Tổng thống Obama giải thích rõ nhận xét về phòng thủ tên lửa   –   (VOA). – Khi tổng thống Mỹ nói nhỏ   –   (BBC).
Mỹ lập lá chắn tên lửa ở châu Á và Trung Đông (TT). - Mỹ muốn dựng lá chắn tên lửa ở châu Á (TN).
- Cách mạng Trung Đông: Từ dân chủ đến tôn giáo và dân tộc chủ nghĩa (Nguyễn Hoài Vân/ TC Phía Trước).
- ‘Duyệt xét của Pakistan cần tôn trọng nhu cầu an ninh của Mỹ’    –   (VOA).
Israel đình chỉ quan hệ với Hội đồng Nhân quyền LHQ (TTXVN). - Israel cắt quan hệ với Hội đồng nhân quyền LHQ (LĐ).
- Ân Xá Quốc Tế lên án Iran gia tăng hành quyết tử tù   –   (RFI). – Ân xá Quốc tế kêu gọi Ấn Độ bãi bỏ việc hành quyết một kẻ sát nhân    –   (VOA). – Một số nước châu Á thi hành án tử hình với mức độ ‘đáng báo động’    –   (VOA).
- Cựu tổng giám đốc IMF bị khởi tố vì tội môi giới mãi dâm    –   (RFI). - Dominique Strauss Kahn bị buộc tội làm ma cô dắt gái (TN). - Strauss-Kahn gặp rắc rối mới (NLĐ).
- Ông Thaksin Shinawatra sẽ về nước trong tháng 4 (SGGP).
- Luật chăm sóc sức khỏe ra trước Tối cao Pháp viện ngày thứ hai     –   (VOA).
14h05′:
* VTV1: + Chào buổi sáng – 27/03/2012; + Tài chính kinh doanh trưa – 27/03/2012

Việt Nam và Hoa Kỳ: một cặp đôi kỳ cục

-Nguồn: David Brown - Asia Sentinel
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ 27.03.2012
Một liên minh cơ hội trở thành một quan hệ chiến lược
Đặc biệt trong năm bầu cử của Mỹ, những vấn đề nhân quyền sẽ thử thách sức chịu đựng của sự tái lập quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam - hai cựu thù giờ dường như đang là những người bạn thân.
Các quan chức từ Hà Nội và Washington dạo này thường xuyên gặp gỡ nhau. Ai nghe qua những tiếp xúc song phương này có thể cho rằng những khó chịu của hai thế hệ trước vốn được người Việt gọi là “cuộc chiến tranh chống Mỹ” chỉ là một chướng ngại nhỏ trên con đường tiến tới tình thân.

Thật thế, các quan chức hai bên có vô số chuyện để bàn. Họ đang nhắm vào một danh sách dài về những quyền lợi chung bao gồm thương mại song phương đang bùng nổ, sự hợp tác quân sự giữa hai bên, việc Hoa Kỳ hậu thuẫn những dự án về y tế công, giáo dục và bảo vệ môi trường cũng như một cam kết có thể dẫn đến việc chuyển nhượng kỹ thuật hạt nhân của Hoa Kỳ.
Khi sự chúc tụng bắt đầu sau một ngày thương lượng, đã có những liên hệ đầy hớn hở về “những thành tựu nổi bật” trong mối hợp tác giữa Hà Nội và Washington.
Có hai mục tiêu khiến Hà Nội tái cam kết với Hoa Kỳ:
  • Khả năng của chính quyền trong việc giữ nguyên sự tăng trưởng kinh tế lâu dài cho người dân Việt Nam dựa dẫm một cách quan trọng trên sự dễ dàng truy cập thị trường và vốn đầu tư của Hoa Kỳ, và
  • Hợp tác quân sự của Hoa Kỳ sẽ khiến Trung Quốc thận trọng khi theo đuổi việc mở rộng tham vọng của mình trên biển Đông.
Mối quan hệ kinh tế song phương đang được phát triển kể từ đầu thập niên 1990, khi sự sụp đổ của Liên Sô đã kéo sập bức màn kinh tế “xã hội chủ nghĩa” ngày càng yếu kém của Việt Nam. Quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ được thiết lập vaà năm 1996, và hiệp ước thương mại song phương được ký kết vào giữa năm 1999.
Tuy nhiên, hiệp ước thương mại này đã không được Bộ Chính trị thông qua cho đến hơn một năm sau. Trước hết, giới bảo thủ phải được thuyết phục để từ bỏ nghi ngờ đối với động cơ của Mỹ - đặc biệt là việc nghi ngờ Hoa Kỳ hậu thuẫn Việt Nam đi vào “cuộc cách mạng chính trị hoà bình” theo mô hình Đông Âu. Chướng ngại này đã vượt qua. Đến năm 2007, với sự dẫn dắt của người Mỹ và với thành phần đổi mới thống trị đảng và nhà nước, Hà Nội đã thương lượng để được vào Tổ chức Thương mại Thế giới.
Tuy nhiên, WTO đã không là liều thuốc bổ mà những người cách tân mong muốn. Với sự kiên quyết của giới bảo thủ trong Đảng Cộng sản đầy quyền lực, Hà Nội tiếp tục nuông chiều một hệ thống doanh nghiệp nhà nước béo phì và thiếu hiệu quả. Hệ quả nghịch lý này đã vắt cạn lợi nhuận mà người Việt trông đợi từ quá trình toàn cầu hoá.
Chính sách bế tắc trong việc cải cách hệ thống doanh nghiệp nhà nước có thể giúp giải thích quyết định đầy ngạc nhiên của chính phủ Việt Nam trong việc cùng Hoa Kỳ ngồi vào bàn thương thảo của “Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương” (TPP). Những đối tác khác trong TPP là Singapore, New Zealand, Brunei, Chile, Malaysia, Úc, Peru và sớm sẽ có thêm Nhật, Hàn Quốc, Canada, Mễ và Đài Loan - nhưng rõ ràng là không có Trung Quốc. Việt Nam là quốc gia kém phát triể nhất trong nhóm.
Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương được xem như là bàn đạp để bước đến Thoả thuận Thương mại Tự do Châu Á - Thái Bình Dương và một “khuôn mẫu của thế kỷ 21” trong đó đòi hỏi các thành viên phải đồng ý tự do trao đổi nông nghiệp và dịch vụ, tháo bỏ hạn ngạch và tăng cường việc bảo vệ tài sản trí tuệ.
Trong khi thoả thuận TPP đang được thiết lập, Hà Nội chắc chắn sẽ hưởng lợi qua việc hàng hoá xuất khẩu truy cập dễ dàng vào các thị trường của các nước phát triển. Tuy nhiên, để đổi lại, họ phải bắt buộc phải chấm dứt những nghịch lý trong chính sách đối với thị trường trong nước, chuyên nuông chiều các doanh nghiệp nhà nước và phải giải quyết những quan ngại về quyền lao động cũng như bảo vệ tài sản trí tuệ. Đây có thể chính là chủ đích của giới cải cách, tức là họ có thể hy vọng dùng hiệp ước mở cửa thị trường để thúc đẩy một thoả hiệp về chính sách đối với việc cải cách cơ cấu trong nước.
Sự hợp tác quân sự giữa Hoa Kỳ và Việt Nam là một hiện tượng mới lạ hơn, nó là mấu chốt của chiến lược toàn cầu hoá quốc phòng của Việt Nam. Hà Nội cũng theo đuôi những quan hệ quốc phòng gần gũi hơn với các nước láng giềng châu Á, Úc, Nhật, Ấn, Pháp và Nga. Hà Nội hy vọng rằng những mối quan hệ này sẽ củng cố thêm khả năng đứng vững trước sự lấn lướt của Trung Quốc tại những khu vực biển đang bị tranh chấp. Đương nhiên không phải là họ muốn tham chiến. Giới lãnh đạo Hà Nội tôn trọng sức mạnh của Trung Quốc - và trên nền tảng giữa hai đảng cộng sản - đánh giá cao tình hữu nghị với Trung Quốc miễn là nước này ngừng trò uy hiếp.
Quyết tâm không nhân nhượng trong vấn đề chủ quyền hàng hải của Việt Nam rất phù hợp với quyết tâm của Hoa Kỳ trong việc ngăn chặn những hạn chế tự do đi lại trên những tuyến hàng hải ở vịnh Malacca/biển Đông. Lầu Năm Góc đã hăng hái tăng cường những cuộc tập trận quân sự với Việt Nam, nhắm vào việc tìm kiếm cứu hộ, an ninh biển và hỗ trợ thiên tai. Có những chuyến tàu viếng thăm được đăng tin rầm rộ cũng như những trao đổi tình báo quân sự thầm lặng. Tuy nhiên, trước sự thất vọng của Hà Nội, Washington đã từ chối đề nghị bán những loại vũ khí quân sự hiệu nghiệm.
Thái độ của chính quyền Việt Nam trước vấn đề nhân quyền sẽ vẫn là gánh nặng trong quan hệ Việt - Mỹ. Có một thế hệ người Mỹ gốc Việt thông tường chính trị vốn không những lưu tâm đến những vấn đề này mà còn đủ sức đóng góp vài lá phiếu. Đặc biệt là trong năm bầu cử ở Mỹ, việc Hà Nội đàn áp những người đối lập trong nước có thể thọc chiếc gậy vào trong việc thương lượng song phương về an ninh và thương mại.
Hà Nội không nên ngạc nhiên về việc này. Các quan chức Hoa Kỳ từ Bộ trưởng Ngoại giao Hillary Clinton trở xuống đều nhấn mạnh rằng việc Việt Nam đàn áp “những tiêu chuẩn toàn cầu về nhân quyền” đang cản trở việc thắt chặt hơn quan hệ hai bên. Các Thượng Nghị sĩ John McCain và Joseph Lieberman đã nói rõ khi họ đến thăm Hà Nội hôm tháng Hai. Việt Nam “muốn có một danh sách dài về vũ khí quốc phòng, [nhưng]... điều này sẽ không xảy ra ngoại trừ thành tích nhân quyền của họ khá hơn.”
Mối liên hệ giữa thành tích nhân quyền và lối vào thị trường Hoa Kỳ của Việt Nam thì không trực tiếp mấy. Trong khi việc bán vũ khí cho Việt Nam cần phải có sự chấp thuận cụ thể của Quốc hội, chắc chắn là Quốc hội sẽ khó mà từ chối hợp tác một khi Hiệp ước Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương được ký kết. Tuy thế, hàng xuất khẩu của Việt Nam vẫn bị yếu thế trước hàng loạt những điều khoản và nghị quyết mà Quốc hội có thể đính kèm trong những dự luật có thể có trong tương lai, trong đó bao gồm một hiệp ước đầu tư và một thoả thuận giám sát việc chuyển nhượng kỹ thuật điện hạt nhân.
Có rất nhiều cách để vấn đề nhân quyền trở thành điều kiện trong hướng đi của Hoa Kỳ. Ví dụ như ngày 20 tháng Ba, Việt Nam đã bị từ chối bởi một uỷ ban do Quốc hội Hoa Kỳ thiết lập nhằm theo dõi việc các quốc gia đối xử ra sao với các vấn đề tự do tín ngưỡng. Uỷ ban này đã đề nghị Việt Nam được đưa vào danh sách “các Quốc gia cần quan tâm đặc biệt,” cùng loại với những nước như Bắc Hàn, Trung Quốc, Iran và Sudan. Viện dẫn cụ thể, nó các buộc rằng Việt Nam “có những vi phạm mang tính hệ thống đối với tự do tôn giáo và tín ngưỡng” trong năm 2011.
Việt Nam đã ra khỏi danh sách đen về tự do tín ngưỡng của Hoa Kỳ từ năm 2006. Việc quay lại danh sách này không bắt buộc chính quyền Hoa Kỳ phải cấm vận Việt Nam - nhưng cũng là một lý do tiện lợi cho Quốc hội từ chối những điều mà Hà Nội muốn từ Hoa Kỳ.
Liệu cáo buộc của uỷ ban này sẽ khiến Việt Nam thay đổi thái độ? Chắc chắn sẽ không bằng con đường rõ ràng - Hà Nội thường ngoan cố khi bị áp lực. Rất hiếm hoặc không có khả năng chính quyền Cộng sản sẽ biểu lộ sự nhân nhượng hơn đối với những ai đòi hỏi dân chủ đa đảng hoặc những ai nhấn mạnh quyền được tự do tín ngưỡng, thành lập các nghiệp đoàn lao động mà không có sự đồng ý của chính quyền. Đây là nền tảng của vấn đề “ổn định xã hội” của chính quyền. Cho dù cải cách hay bảo thủ, các lãnh đạo Hà Nội vẫn cho rằng trong vấn đề sống còn của chính quyền, việc giữ vững quyền chuyên chế độc tài của Đảng thì quan trọng hơn so với bất kỳ mối quan hệ chiến lược hoặc hiệp ước thương mại nào.
Trung Quốc cũng có thể là một vấn đề. Một đe doạ khác đối với tình hữu nghị chín muồi giữa Washington và Hà Nội là việc Trung Quốc can thiệp nhiều thêm vào quá trình khai thác dầu mỏ và khí đốt dọc theo bờ biển dài của Việt Nam. Hai lần trong mùa xuân năm ngoái, các tàu tuần duyên của Trung Quốc đã quấy nhiễu các tàu thăm dò đang làm việc cho Petro Việt Nam và một công ty dầu Philippine. Những sự kiện này đã gây ra một làn sóng biểu tình yêu nước tại Việt Nam và thôi thúc Hà Nội tìm kiếm những quan hệ chiến lược với các nhân vật khác trong khu vực.
Các nhà nghiên cứu về Trung Quốc cho rằng những khiêu khích vào mùa xuân năm ngoái có thể là những khởi xướng không được cho phép do những phần tử tìm cách bảo vệ tuyên bố chủ quyền khó hiểu của Trung Quốc trên vùng biển Đông kéo dài cho đến Singapore. Thật hay không, rõ ràng là có một thành phần không nhỏ tại Bắc Kinh đang không muốn những quốc gia khác khai thác nguồn dầu mỏ và khí đốt (vẫn chưa tìm ra) mà họ cho là của riêng Trung Quốc.
Các công ty dầu hoả lớn đã được cảnh báo rằng nếu họ muốn kiếm phần từ Trung Quốc, họ nên biến khỏi Việt Nam. Công ty BP của Anh đã sang chuyển các cơ sở ở Việt Nam từ năm 2010, và đầu năm nay công ty dầu lớn thứ hai ở Hoa Kỳ là Conoco-Phillips đã cổ phần trị giá 1 tỉ Mỹ kim của mình tại Việt Nam cho một công ty Pháp. Tuy nhiên, Exson-Mobil lại nói rằng họ vẫn muốn khai thác một mỏ dầu vừa khám phá ngoài bờ biển miền trung Việt Nam.
Các hoạt động thăm dò đang tăng cường vào mùa xuân. Thêm những sự kiện tương tự năm ngoái sẽ gây áp lực khiến Washington phải can thiệp. Chắc chắn là nó sẽ ảnh hưởng đến nền chính trị trong nước của Hoa Kỳ.
Công việc của các nhà ngoại giao là không những phải hiểu được các đối tác nước ngoài nói gì mà còn là vì sao, để giữ vững được cái đầu lạnh đối với các khả năng, và trên hết, không đánh giá quá cao những đề xuất khi báo cáo lại với các ông chủ chính trị của mình. Nếu các nhà ngoại giao làm được điều này, cả Hà Nội và Washington cần xem lại giá trị trong việc khai thác sự nồng thắm trong quan hệ của mình trong một thời gian - ít nhất là cho đến cuối năm. Cả hai bên đều không nằm trong tư thế để tiến xa hơn nữa. Thử thách hiện thời là giữ nguyên những gì đã đạt được, đứng vững trước áp lực, và không bị lôi kéo bởi ảo tưởng và/hoặc buộc tội nhau.

-Theo:-Việt Nam và Hoa Kỳ: một cặp đôi kỳ cục
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

KHU VỰC ĐỒNG EURO: NHỮNG KẺ CHỊU TRÁCH NHIỆM V CUỘC KHỦNG HOẢNG NỢ

Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ ba, ngày 27/3/2012
(Tạp chí Politique étrangère, Pháp)
Ai phải chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng nợ của chính phủ? Đó chính là những nhà c vn của khu vực đồng euro. Tiếp đến là các chính phủ và Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), những người đã không nhìn thy những mối nguy him của việc điu chnh lãi suất ở mức tối thiu. Và đó là các nhà điều hành ngân hàng, những người đã đ cho nợ công gắn với rủi ro ca ngân hàng. Cuối cùng là những nhà đầu tư, những người đã thu được nợ từ các quốc gia ngoại vi bng với giá khoản nợ ca Đức. Ch cần một tác động lên tất cả các cơ chế này cũng có th đáp lại những thách thức của cuộc khủng hoảng.
Cuộc khủng hoảng nợ của các chính phủ hiện nay ở khu vực đồng euro có thể được quy trách nhiệm cho rất nhiều nhân tố. Trước tiên là kẻ đã định ra những thể chế của khu vực đồng euro. Sự đa dạng của các đơn vị phát hành trái phiếu là nguyên nhân sinh ra sự bất ổn định, mặc dù vẫn tồn tại một sự giám sát nghiêm ngặt các chính sách kinh tế, do tính không thuần nhất thông thường giữa các liên minh tiền tệ. Thay vì đặt ra các quy tắc, ví như không cần thống nhất và Điều khoản không giải cứu, cần phải thiết lập những sự phát hành chung của các nước. Thật thú vị khi nhận thấy phần lớn trong số các nhân tố này, sau khi đã chủ trì việc tạo ra các thể chế hiện nay, lại biện hộ cho một Bộ tài chính duy nhất của khu vực đồng euro và cho những trái phiếu ngoại lai (eurobonds).
Tuy nhiên, những nhân tố có trách nhiệm trong vấn đề này còn là chính phủ của các quốc gia, mà đối với họ việc gia nhập khu vực đồng euro đã kéo theo một sự giảm mạnh lãi suất và họ đã không làm gì để điều đó không gây ra một bong bóng giá bất động sản hay một khoản nợ quá cao; đó là Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), kẻ đã vui mừng vì việc điều chỉnh theo lãi suất thấp nhất của Đức; đó là những nhà điều hành của các ngân hàng châu Âu, những người đã và đang yêu cầu các ngân hàng này phải giữ tổng lượng kỳ phiếu lớn của mình khỏi các chứng khoán công như là dự trữ tiền mặt hay tài sản không rủi ro, từ đó hình thành mối tương quan giữa rủi ro của chính phủ và rủi ro của ngân hàng hiện đang là kẻ phá hủy; và đó còn là những nhà đầu tư và những ngân hàng, những kẻ đã mua tất cả cho tới năm 2007, điều này đã làm mất đi khoản bảo hiểm dự phòng rủi ro đối với những món nợ nguy cơ cao hơn và tin tưởng rằng điều khoản không giải cứu của các thỏa thuận có thể không được xem xét một cách nghiêm túc.
Cuộc khủng hoảng nợ công của khu vực đồng euro đã gây ra những hậu quả nặng nề. Ngày càng nhiều quốc gia phải đối mặt vơi những khó khăn về tài chính; lãi suất kỳ hạn 10 năm của các khoản nợ công hiện đã vượt quá 5,5% ở Tây Ban Nha và Italia, 11% ở Bồ Đào Nha và 18% ở Hy Lạp. Việc tăng các lãi suất này lan sang các ngân hàng và doanh nghiệp do việc các ngân hàng giữ chặt các khoản nợ công và do nguy cơ phát sinh từ việc thu hẹp kinh phí nếu rủi ro công tăng cao. Trong toàn bộ khu vực đồng euro, tiền bảo hiểm rủi ro do các ngân hàng chi trả để tự tài trợ cho mình đã vượt quá 20 điểm sàn vào năm 2007 và hiện nay là 330 điểm sàn; đối với các xí nghiệp phi tài chính, con số này đã từ mức 30 điểm sàn vào năm 2007 tăng lên 220 điểm sàn vào thời điểm hiện tại. Việc này đã làm tăng nhanh nguy cơ chấm dứt toàn bộ các hoạt động tài trợ dài hạn, sự sụt giảm vốn đầu tư và sự quay trở về tình trạng suy thoái. Nếu một số quốc gia không được các quốc gia khác (thông qua Liên minh châu Âu [EU], Quỹ bình ổn tài chính châu Âu [EFSF]) hoặc ECB hay IMF tài trợ, thỉ việc ngừng thanh toán là không tránh khỏi, tình trạng này hiện đang đe dọa các cường quốc (Tây Ban Nha, Italia) và như vậy đe dọa cả sự toàn vẹn của khu vực đồng euro. Ở đây, chúng ta thử xác định rõ ràng hơn những nhân tố có trách nhiệm về sự xuất hiện của cuộc khủng hoảng này.
Nhóm thnhất: những cố vấn cho các thể chế của khu vực đồng euro
Những người sáng lập ra các hiệp ước dự kiến về sự vắng mặt của tinh thần đoàn kết giữa các nước thành viên của khu vực đồng euro và một Điều khoản không giải cứu: không một quốc gia nào có thể hy vọng nhận được một sự cứu giúp từ một quốc gia khác đang trong hoàn cảnh khó khăn bằng các phương pháp tài chính công. Mà sự đa dạng của những nhân tố phát hành trái phiếu trong một liên minh tiền tệ về mặt cơ Cấu chính là nguyên nhân sinh ra sự bất ổn định. Một mặt, các nhà đầu tư có thể đầu tư vào các khoản nợ của khu vực đồng euro bằng cách lựa chọn các quốc gia mà họ có thể đầu tư: hiện nay là các nước ở phía Bắc chứ không phải là các nước ở phía Nam, nơi mà chênh lệch về lãi suất kỳ hạn 10 năm) giữa các nhóm quốc gia này rất lớn; mặt khác, những kẻ đầu cơ có thể đứng giữa các nước mà xúi bẩy nước này chống lại nước kia, nhưng không phải vì thế mà họ có thể đưa ra lập trường liên quan đến toàn bộ khu vực đồng euro.
Dĩ nhiên, một sự giám sát nghiêm ngặt các chính sách kinh tế đã giảm được sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam, đặc biệt bằng cách tránh những thâm hụt công thái quá ở phía Nam: trong giai đoạn tăng trưởng 2002-2006, nước Pháp, Hy Lạp và Bồ Đào Nha đã giữ thâm hụt cơ cấu quan trọng (ngoài hiệu ứng của chu kỳ, ở mức từ 2 đến 5 điểm của tống sản phẩm quốc nội [GDP]). Nhưng trong một liên minh tiền tệ luôn tồn tại tính không thuần nhất tự nhiên, do có sự chuyên môn hóa sản xuất. Một số khu vực công nghiệp và giàu có (ví dụ nước Đức) hơn các khu vực khác (Tây Ban Nha hoặc Hy Lạp). Điều này là kết quả của việc khai thác các lợi thế so sánh và những trang bị về các nhân tố sản xuất (sáng kiến, lao động có tay nghề, vốn), có khả năng xảy ra với sự biến mất của nguy cơ thay đổi. Hiện nay, ngành công nghiệp chiếm 7% GDP ở Hy Lạp, 12% ở Pháp và Tây Ban Nha và 21% ở Đức.
Thu nhập bình quân tính theo đầu người vào năm 2010 là 31 nghìn euro ở Đức, 22 nghìn euro ở Tây Ban Nha và 20 nghìn euro ở Hy Lạp. Nếu những khu vực này công bố nợ công của họ một cách độc lập, thì một sự bất ổn lớn chắc chắn sẽ xảy ra, những nhà đầu tư lợi dụng đẩy nước này chông lại nước khác, đồng thời chỉ chọn lựa tài trợ cho các nước vững vàng nhất. Như vậy nhất thiết phải có một nhà phát hành trái phiếu cấp chính phủ duy nhất trong khu vực đồng euro, điều này tất nhiên sẽ kéo theo một sự giám sát tập thể đối với các chính sách kinh tế, nhằm tránh các hoạt động gian lận, và kéo theo một sự chuyển biến lâu dài về mặt thể chế. Vì vậy, những kẻ mà ban đầu đã dự kiến các thể chế không có sự đoàn kết này phải gánh một trách nhiệm rất nặng nề.
Nhóm trách nhiệm thứ hai: những chính quyền không có phn ng gì trưc sự giảm mạnh lãi suất ở một số quốc gia
Các quốc gia trong khu vực đồng euro từng có mức lãi suất cao trước khi gia nhập khu vực này đã biết đến một sự giảm sút rất mạnh của chính các lãi suất này sau này khi gia nhập khu vực đồng euro: các lãi suất thời hạn 3 tháng đã giảm mạnh từ 22% xuống còn 3% ở Hy Lạp, từ 15% xuống 3% ở Tây Ban Nha và ở Italia, từ 20% xuống 3% ở Ai Len. Từ đó các nước này phải chịu một sự gia tăng mạnh các khoản nợ trong khu vực tư nhân và tăng giá bất động sản, và từ đây, khi mà bong bóng bất động sản bị vỡ, một cuộc khủng hoảng đã xảy ra song hành với các khoản nợ quá cao. Nợ nần của khu vực tư nhân từ năm 1998 đến 2011 đã tăng từ 90% lên 235% GDP ở Tây Ban Nha, từ 65% đến 210% GDP ở Ailen, từ 28% đến 100% GDP ở Hy Lạp, và 55% đến 150% GDP ở Bồ Đào Nha. Từ năm 1995 đến 2008, giá bất động sản đã tăng 4,7 lần ở Ailen; 3,5 lần ở Hy Lạp, 3,6 lần ở Tây Ban Nha, 2,8 lần ở Italia và 1,8 lần ở Bồ Đào Nha.
ECB đã lấy làm vui sướng vì tất cả các lãi suất đã cân bằng nhau so với mức sàn của các lãi suất ở Đức, mà không biết rằng điều này sẽ tạo ra tình trạng dư nợ và sự tăng giá của các loại tài sản. Còn ủy ban châu Âu lại ca ngợi Tây Ban Nha vì những số dư của ngân sách từ trước năm 2008, dù nó được sinh ra do một sự tăng trưởng từ bong bóng bất động sản. Các Nhà nước đã không thực hiện bất cứ một giải pháp nào (đánh thuế hàng hóa có giá trị, số dư ngân sách cơ cấu rất quan trọng) để bù vào các tác nhân kích thích đến từ việc giảm lãi suất ở các nước này. Ở Tây Ban Nha và Ai len, số dư ngân sách cơ cấu vẫn giữ ở mức thấp (l%-2% GDP); Italia, Bồ Đào Nha và Hy Lạp đã duy trì thâm hụt cơ cấu. Như vậy, kể từ khi gia nhập khu vực đồng euro, không hề có bất cứ một sự chú ý nghiêm túc nào đến hiệu ứng kích thích mạnh mẽ sinh ra từ việc giảm lãi suất ở các nước này.
Nhóm trách nhiệm th ba: Những nhà điều hành các ngân hàng châu Âu
Một nhân tố rõ ràng làm cho cuộc khủng hoảng trầm trọng thêm chính là mối tương quan tồn tại ở châu Âu giữa rủi ro chính phủ với rủi ro ngân hàng: CDS (Hợp đồng bảo hiểm nợ – hay hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng) của các ngân hàng và các Nhà nước hoàn toàn tương quan với nhau.
Sự tương quan này là hợp lý: các ngân hàng châu Âu giữ tổng lượng kỳ phiếu nợ công quan trọng của mình. Nếu có thiếu sót từ một nước nào đó, hàng loạt các ngân hàng tất nhiên sẽ gặp khó khăn, điều này giải thích mối tương quan giữa rủi ro chính phủ với rủi ro ngân hàng, Mối quan tâm hiện nay chuyển từ nguy cơ vỡ nợ của Hy Lạp sang của Italia: các ngân hàng Pháp giữ 53 tỉ euro nợ công của Italia, so với tài sản riêng của họ là 200 tỉ euro; về phía các ngân hàng của Italia, họ đang nắm 164 tỉ euro nợ công của nước này.
Các ngân hàng thuộc khu vực đồng euro (và cả các ngân hàng Anh) cũng đang giữ tổng lượng trái phiếu rất lớn, không chỉ bởi họ lợi dụng chiến thuật carry trade (chiến thuật kinh doanh chênh lệch lãi suất), mà còn vì các nhà điều hành các ngân hàng đã yêu cầu họ giữ tổng lượng kỳ phiếu của mình. Tổng lượng trái phiếu công của các ngân hàng chiếm 22% GDP ở Vương quốc Anh và 15% GDP của khu vực đồng euro. Mục đích (vẫn tồn tại trong hệ số tiền mặt của Bâle 3) là các ngân hàng nắm giữ tài sản có giá trị xác định và ít rủi ro. Đáng tiếc là, điều này đã dẫn đến một mối tương quan nguy hiểm giữa rủi ro chính phủ và rủi ro ngân hàng.
Nhóm trách nhiệm thứ tư: những nhà đầu cơ n công trong khu vực đồng euro đến năm 2007
Đến năm 2007, những nhà đầu cơ và các ngân hàng đã mua các khoản nợ công của các quốc gia ngoài khu vực đồng euro với tỷ lệ lãi suất ngang với khoản nợ của nước Đức, điều này dẫn đến hậu quả là làm mất đi những khoản bảo hiểm rủi ro thông thường tương ứng với các khoản thâm hụt công quá mức, với các khoản nợ công hoặc tư quá cao, với tăng trưởng tiềm lực kém. Như vậy, “Kỷ luật thị trường” đã biết mất. Trên thực tế, các nhà đầu tư và ngân hàng đã cư xử như thế Điều khoản không giải cứu của các hiệp ước không hề tồn tại và như thể những trái phiếu ngoại lai đã được phát hành. Nhưng những tiến triển gần đây cho thấy rằng, đối với các nước ở phía Bắc của khu vực đồng euro, Điều khoản không giải cứu đã thực sự tồn tại.
Cần phải có một quá trình tiến triển dài (sinh ra từ Điều khoản không giải cứu của hiệp ước Lixbon, sửa đổi các thể chế của các nước nhằm giảm ngân sách tối cao của các Quốc hội, vv) để đi đến những thể chế thể hiện tinh thần đoàn kết giữa các quốc gia.
Bốn nhóm chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng nợ chính phủ: gi đây phải làm gì?
Như vậy, chúng ta có thể xác định bốn nhóm chủ yếu chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng nợ chính phủ trong khu vực đồng euro:
- Các thể chế: sự đa dạng của các đơn vị phát hành trái phiếu cấp chính phủ trong một liên minh tiền tệ không đồng nhất là nguồn gốc của sự mất ổn định;
- Các chính phủ và ECB, những người đã không nhìn thấy rằng việc xếp lãi suất của các nước trên lãi suất tối thiểu (như trường hợp của nước Đức), mà không có một chính sách bù trừ nào, đã gây ra một tình trạng dư nợ và một bong bóng đối với giá của các loại tài sản;
- Các nhà điều hành ngân hàng châu Âu, đã chỉ định họ phải giữ tổng lượng kỳ phiếu lớn của mình khỏi chứng khoán công, làm như vậy đã tạo ra một tương quan tai hại giữa rủi ro chính phủ và rủi ro ngân hàng;
- Các nhà đầu tư và các ngân hàng, những kẻ mà cho đến năm 2007 đã mua các khoản nợ công của các quốc gia ngoài khu vực đồng euro với lãi suất ngang với khoản nợ của nước Đức, như vậy họ đã làm mất đi kỷ luật thị trường.
Vậy bây giờ cần phải làm gì? Nhất thiết phải tiến hành một cuộc cải cách thể chế theo hướng chế độ liên bang, nó có thể dưới nhiều hình thức như: trái phiếu ngoại lai, gộp chung một số loại thuế và một số yếu tố cấu thành bảo trợ xã hội. Nhưng vì đó sẽ là một tiến trình kéo dài và khó khăn nên cũng cần phải có một thời gian dài, với tầm vóc vừa đủ, thì những bộ máy đó mới có thể giúp đỡ các nước gặp khó khăn mà không được các nhà đầu tư tư nhân tài trợ nữa: Quỹ bình ổn tài chính châu Âu – Bộ máy bình ổn châu Âu (EFSF-ESM), việc ECB mua các món nợ công trên thị trường khu vực II. Điều này sẽ không phải một nhiệm vụ dễ dàng, dưới góc độ ngập ngừng của các quốc gia Bắc Âu đối với sự tương tế hóa các rủi ro chính phủ.
Sẽ là khôn ngoan nếu xóa bỏ dần tổng lượng kỳ phiếu khỏi công trái do các ngân hàng nắm giữ: họ có một lợi thế có thể so sánh với các nhà tài chính trung gian khác trong việc tài trợ các hộ gia đình và các doanh nghiệp, chứ không phải là các Nhà nước. Họ có thể sử dụng những phương pháp khác để tổ chức việc dự trữ tiền mặt, ví dụ lưu lại những dự trữ thặng dư của ECB.
Tóm lại, các thị trường tài chính cần biết định giá những bảo hiểm rủi ro thông thường, tương ứng với rủi ro thực tế của các nhà đầu tư: không quá thấp, như trước khỉ xảy ra khủng hoảng, mà đã gây ra nợ nần thái quá, cũng không quá cao, như hiện nay, làm mất đi những nhân tố đi vay của thị trường. Điều này đặt ra câu hỏi về việc điều chỉnh giá trên thị trường tài chính: đó chẳng phải là một mục tiêu bổ sung có ích cho các ngân hàng trung ương hay sao?./.

 

 Tổ chức tín dụng mất khả năng chi trả, NHNN sẽ cứu,thế DN mất khả năng TT thì sao ?


-(Tamnhin.net) - Đối với TCTD lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe dọa ổn định hệ thống, NHNN sẽ quyết định lãi suất cho vay đặc biệt trong từng trường hợp.Vậy Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thì sao? 


Cuối tuần qua, NHNN đã ban hành Thông tư 06 quy định về việc cho vay đặc biệt của NHNN, tổ chức tín dụng (TCTD) khác đối với các TCTD lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, tác động đến sự ổn định của hệ thống, hoặc TCTD có nguy cơ mất khả năng chi trả do sự cố nghiêm trọng khác.

Đây được xem là hành lang pháp lý đầu tiên cơ cấu các NHTM yếu kém theo Đề án 254 của Chính phủ vừa ban hành.
Theo Thông tư 06, NHNN sẽ quyết định khoản cho vay đặc biệt đối với TCTD hoặc yêu cầu TCTD khác cho vay đặc biệt đối với TCTD. Trong đó, NHNN sẽ quyết định mức cho vay đặc biệt trên cơ sở mất khả năng chi trả của TCTD.
Đối với TCTD lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe dọa ổn định của hệ thống, lãi suất cho vay đặc biệt do NHNN quyết định trong từng trường hợp cụ thể. Lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay. Căn cứ vào đề nghị của TCTD, tình hình khả năng chi trả thực tế của TCTD, NHNN quyết thời hạn cho vay, kỳ hạn trả nợ trong từng trường hợp cụ thể, nhưng thời hạn cho vay tối đa là 2 năm.
NHNN có thể xem xét gia hạn khoản cho vay đặc biệt trên khả năng chi trả thực tế của TCTD, nhưng thời gian gia hạn từng lần không vượt quá thời hạn cho vay lần đầu.
Riêng với TCTD có nguy cơ mất khả năng chi trả do sự cố nghiêm trọng, lãi suất cho vay là lãi suất tái cấp vốn được NHNN công bố trong từng thời kỳ. Lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay và kỳ hạn cho vay tối đa dưới 1 năm. NHNN cũng có thể xem xét gia hạn khoản cho vay đặc biệt nhưng tổng thời hạn cho vay và gia hạn không quá 2 năm.

Căn cứ vào quyết định cho vay, Sở Giao dịch hoặc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố thực hiện giải ngân khoản vay, theo dõi và thu hồi nợ vay. Khoản cho vay đặc biệt được ưu tiên hoàn trả trước tất cả các khoản nợ khác của TCTD, kể cả các khoản nợ có tài sản bảo đảm.
TCTD chỉ được sử dụng khoản cho vay đặc biệt để chi trả tiền gửi của người gửi tiền là cá nhân tại TCTD. Việc sử dụng khoản cho vay đặc biệt để chi trả tiền gửi của các đối tượng khác do Thống đốc NHNN quyết định từng trường hợp cụ thể.
Nghiêm cấm TCTD sử dụng khoản cho vay đặc biệt này để chi trả tiền gửi của người có liên quan của TCTD. Ngoài ra, Thông tư cũng quy định khi có nguồn trả nợ TCTD phải chủ động trả nợ NHNN, TCTD cho vay kể cả trường hợp khoản vay chưa đến thời hạn trả nợ. Đến thời hạn trả nợ, TCTD có trách nhiệm hoàn trả nợ đầy đủ gốc và lãi cho NHNN, TCTD cho vay.
Dư nợ khoản cho vay đặc biệt không hoàn trả đúng hạn sẽ được NHNN, TCTD cho vay chuyển sang nợ quá hạn kể từ ngày quá hạn. TCTD không trả được nợ khi đến thời hạn trả nợ, NHNN hoặc TCTD cho vay đề nghị thực hiện các biện pháp sau đây để thu hồi nợ gốc và lãi: Trích tài khoản tiền gửi của TCTD tại NHNN để thu nợ; từ các nguồn khác của TCTD; hoặc khoản cho vay đặc biệt được chuyển thành góp vốn, mua cổ phần của NHNN, TCTD khác tại TCTD thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ...
Theo một chuyên gia NH, trong lộ trình xử lý cơ cấu hệ thống TCTD yếu kém đòi hỏi phải xây dựng một cơ chế cho vay đặc biệt phù hợp với tình trạng sức khỏe của từng TCTD yếu kém, giúp cho dòng vốn cho vay của NHNN, TCTD khác đến TCTD yếu kém hiệu quả hơn.
Đặc biệt, mở ra cơ chế mới trong việc cơ cấu hệ thống NHTM là cho phép NHNN, TCTD khi cho vay TCTD yếu kém có thể trở thành cổ đông sở hữu cổ phần tương đương với tỷ lệ vốn vay nếu TCTD yếu kém không có khả năng trả nợ.
Một thực trạng hiện nay hầu hết các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đi vay vốn tại các ngân hàng để ổn định sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư cho kinh doanh trong những năm qua nhưng khi vay các ngân hàng đều tham gia tư vấn và định hướng cho người vay để mua nhà...., mua ô tô ...  Phi sản suất để áp mức lãi cao ngất trời ép người vay đến mức tiến thoái đều không được. Do lãi suất đi vay quá cao, các doanh nghiệp cang kinh doanh càng thua lỗ và đang tiến đến tê liệt và phá sản, làm sao còn có thể hoạt động kinh doanh được nữa ? Nợ xấu là do chính các ngân hàng tạo ra, Vì biết rõ không thể làm cái gì ra để có thể thanh toán lãi hàng tháng cao như vậy mà các ngân hàng cứ "nhắm mắt làm ngơ" tìm kiếm ,ép  khách hàng vay với hình thức này hình thức khác để thu lợi nhuận trước mắt. Vậy tại sao không giải quyết những vấn đề này một cách rõ ràng, Phải hạ mức lãi suất cho các mọi khoản khách hàng lâu nay về mức thấp nhất để tạo cơ sở và khả năng phục hồi sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.
Điều đó chính các ngân hàng phải làm ngay vì khi doanh nghiệp chết yểu thì ngân hàng cũng chẳng tồn tại và nếu tồn tại cũng chẳng để làm gì ? Vì người đi vay không có mà có họ cũng chẳng thể  vay và không vay vì không có khả năng thanh trả lãi. 
Thiết nghĩ không biết dùng đến từ gì nữa để mong các nhà băng hiểu thấu vấn đề? Hãy vì mình, vì người dân, vì doanh nghiệp và vì sự ổn định của nền kinh tế hãy tiến hành cải tổ chính hệ thống ngân hàng và hạ ngay lãi suất cho vay mọi hình thức xuống may ra còn có cơ hội cứu sống mình và doanh nghiệp .
Câu hỏi tại tiêu đề cũng mong các nhà quản lý nhà nước cho câu trả lời ?
Mai Phương TH& Phân tích.
-Theo:Tổ chức tín dụng mất khả năng chi trả, NHNN sẽ cứu,thế DN mất khả năng TT thì sao ?
-Nếu mất khả năng chi trả, NHNN sẽ cứu (TBKTSG).- Rà soát các thủ tục hành chính cản trở phát triển kinh tế (PLTP).
Doanh nghiệp nhà nước: Chủ đạo phải là tự thân giành được


Chiều 22/3, hàng trăm người của công ty TNHH Cao Trường Sơn đã kéo đến trụ sở Ngân hàng NN&PTNT (Agribank) chi nhánh Hồng Hà tại đường Nguyễn Cơ Thạch (Mỹ Đình- Từ Liêm, HN) để đòi phải trả 38,5 tỷ đồng.
-Việt Nam với giải pháp ‘Giấu bụi dưới thảm’ – VietstockNhờ vài viên aspirin, bệnh nhân đã quay lại sở làm việc, nhưng cái ung thư trong gan ruột vẫn chờ ngày giải phẫu. Đây là chiến thuật mà người phương Tây gọi là “giấu bụi dưới thảm” hay “đá cái thùng (rác) xuống cuối đường”. Tạm ổn, nhưng một ngày nào đó, sẽ có người phải hốt bụi hay đổ rác.-
‎(vef.vn), Diễn đàn kinh tế Việt Nam, nơi gặp gỡ giao lưu trao đổi của doanh nhân, doanh nghiệp, người tiêu dùng về các vấn đề, giải pháp kinh tế, Bộ KH&ĐT cho biết, trong vòng 3 tháng đầu năm, đã có trên 2.200 doanh nghiệp đã làm thủ tục giải thể và khoảng trên 9.700 doanh nghiệp đăng ký ngừng hoạt …
‎(VEF.VN) – Nguy cơ phá sản của nhiều doanh nghiệp bất động sản là khá cao khi mà tiền mặt của nhiều đơn vị đã cạn kiệt trong khi nợ ngân hàng vẫn đang chất đống với lãi suất cao. Một khi doanh nghiệp phá sản không chỉ cổ đông thua thiệt mà cả những người mua nhà theo hợp đồng góp vốn cũng có thể mất…
Nhiều doanh nghiệp sẽ kiệt sức trước khi được ứng cứu nếu các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp tục không đồng bộ, không hiệu quả
Doanh nghiệp vẫn đang sống trong hi vọng với thông tin hạ lãi suất cho vay khi lãi huy động đã vè mức trần mới. Tuy vậy bệnh tình của đa phần
Số nợ vay đã lên 200.000 tỷ đồng. Với lãi suất bình quân khoảng 20 – 22%/năm hiện nay, mỗi quý nhóm doanh nghiệp (DN) này phải trả lãi khoảng 7.000 tỷ đồn…-- 

Xây dựng quân đội tuyệt đối trung thành với Tổ quốc

-Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quân ủy Trung ương với các đại biểu. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)

Trong không khí toàn Đảng, toàn quân và dân đang tích cực thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, ngày 27/3, Tổng Bí thư, Bí thư Quân ủy Trung ương Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm và làm việc với Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Cùng dự có Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.



Phát biểu tại buổi làm việc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, gửi tới toàn thể cán bộ, chiến sỹ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng trong toàn quân lời thăm hỏi thân thiết và lời chúc mừng tốt đẹp nhất; đánh giá cao kết quả công tác Đảng, công tác chính trị trong Quân đội đã đạt được thời gian qua.

Tổng Bí thư nhấn mạnh vai trò, vị trí, ý nghĩa cực kỳ quan trọng của công tác Đảng, công tác chính trị trong Quân đội, cũng như vai trò đặc biệt quan trọng của những người làm công tác Đảng, công tác chính trị trong Quân đội, trước hết là Tổng cục Chính trị.

Tổng Bí thư khẳng định đây là công tác xây dựng con người, xây dựng tổ chức. Quân đội là của nhân dân, vì nhân dân, là công cụ, chỗ dựa hết sức tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Công tác xây dựng Quân đội về chính trị là linh hồn, có ý nghĩa quyết định; chính trị cao nhất là bảo vệ cho được toàn vẹn lãnh thổ, độc lập chủ quyền thống nhất quốc gia, bảo vệ cho được thành quả cách mạng, bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân. Cùng với các binh chủng, công cụ nhạy bén như báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ, cần làm tốt công tác cán bộ, chăm lo đào tạo bồi dưỡng, cơ chế chính sách...

Đánh giá cao Tổng cục Chính trị cũng như toàn bộ hệ thống làm công tác Đảng, công tác chính trị trong Quân đội, thời gian qua đã bám sát và triển khai thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao,  Tổng Bí thư cho rằng đây là nền tảng, là yếu tố cơ bản, nòng cốt để xây dựng lực lượng vũ trang nói chung, xây dựng Quân đội chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, là người bạn thân thiết, tin cậy của nhân dân; tham mưu cho Đảng và Nhà nước về đường lối chiến lược quân sự, các chính sách về xây dựng quân đội, triển khai những công việc trong Quân đội, phối hợp với với các lực lượng hữu quan để làm tốt công tác chính trị, công tác Đảng, tiếp tục phát huy truyền thống Bộ đội Cụ Hồ.

Tổng Bí thư mong muốn, cán bộ, chiến sỹ Tổng cục Chính trị tiếp tục nhận thức đầy đủ hơn nữa, sâu sắc hơn nữa vai trò của công tác Đảng, công tác chính trị, không chỉ trong Quân đội mà trong toàn hệ thống chính trị, trong xã hội; phát huy vai trò tiên phong gương mẫu trên mặt trận đấu tranh tư tưởng, phê phán, bác bỏ các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch; giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; kiên định lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị, giữ vững phẩm chất đạo đức... trước những tác động mặt trái của cơ chế thị trường; khai thác phát huy các thế mạnh, truyền thống Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng, là “bức tường thép” bảo vệ chế độ, bảo vệ Tổ quốc.

Tổng Bí thư mong cán bộ, chiến sỹ Tổng cục Chính trị tiếp tục gương mẫu đi đầu, làm nòng cốt, chỗ dựa vững chắc để triển khai công tác Đảng, công tác chính trị, kể cả công tác dân vận; làm tốt hơn nữa công tác phối hợp, đưa các phong trào hoạt động ngày càng thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức. Tổng cục Chính trị cần gương mẫu đi đầu trong triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, tiến hành chặt chẽ, nghiêm túc, làm đến đâu chắc đến đó, tạo được chuyển biến mạnh mẽ trên thực tế.

Ghi nhận các kiến nghị của cán bộ, chiến sĩ Tổng cục Chính trị về chế độ, chính sách thu hút, đãi ngộ cán bộ quân đội nhằm thực hiện tốt hơn công tác nghiên cứu lý luận, tư tưởng chính trị và công tác Đảng, Tổng Bí thư giao Văn phòng Trung ương tổng hợp, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu giải quyết.

Tại buổi làm việc, Thượng tướng Ngô Xuân Lịch, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị đã báo cáo với Tổng Bí thư một số kết quả nổi bật của hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị trong Quân đội từ sau Đại hội XI của Đảng đến nay; nhấn mạnh công tác Đảng, công tác chính trị trong Quân đội là một bộ phận quan trọng trong hoạt động lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Quân đội; là công tác xây dựng Đảng, xây dựng Quân đội về chính trị, tư tưởng và tổ chức, là công tác vận động quần chúng của Đảng trong Quân đội nhằm giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội.

Thượng tướng Ngô Xuân Lịch cho biết tiến hành công tác Đảng, công tác chính trị là một nguyên tắc cơ bản trong xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng của Đảng; ở đâu có hoạt động của bộ đội, ở đó có hoạt động của công tác Đảng, công tác chính trị.

Trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, tình hình trong nước gặp nhiều khó khăn, thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Tổng cục Chính trị đã nghiên cứu, quán triệt sâu sắc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, bám sát nhiệm vụ quân sự-quốc phòng và tình hình thực tiễn; chủ động tiến hành toàn diện các hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị, tập trung xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức Đảng; tập trung xây dựng bản lĩnh chính trị, tinh thần sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng nhận nhiệm vụ của cán bộ, chiến sỹ; góp phần quan trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ quân sự-quốc phòng; góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.

Tổng cục Chính trị cũng thực hiện nghiêm túc công tác bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ bí mật, bảo đảm an ninh, an toàn cho các hoạt động của Quân đội. Với chức năng là đội quân công tác, Tổng cục Chính trị đã thường xuyên phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền đoàn thể các địa phương thực hiện tốt công tác dân vận; chủ động nghiên cứu, tham mưu đề xuất và tổ chức thực hiện tốt công tác chính sách đối với quân đội và hậu phương quân đội.

Các tổ chức quần chúng thường xuyên được củng cố, kiện toàn, có sự đổi mới về nội dung và hình thức hoạt động, thu hút được đông đảo hội viên, đoàn viên tham gia; góp phần tích cực thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, xây dựng đảng bộ trong sạch, vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện ở từng cơ quan, đơn vị. Công tác đối ngoại quân sự được triển khai tích cực và chủ động.

Hoạt động khoa học xã hội và nhân văn quân sự, nghiên cứu khoa học đạt được những kết quả quan trọng, góp phần tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận công tác Đảng, công tác chính trị trong Quân đội. Nội bộ cơ quan Tổng cục ngày càng vững mạnh, tương xứng với vị trí, vai trò, chức năng của cơ quan tham mưu chiến lược về công tác xây dựng Đảng và công tác chính trị cho Ban Bí thư và Quân ủy Trung ương.

Cũng tại cuộc làm việc, các đại biểu đã thảo luận, làm rõ các vấn đề Tổng Bí thư nêu ra; kiến nghị tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với công tác giáo dục lý luận chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; đồng thời đẩy mạnh công tác giáo dục quốc phòng trong hệ thống học viện, nhà trường toàn quốc nhằm khắc phục kịp thời những hạn chế trong nhận thức về mục tiêu, lý tưởng cách mạng…; ban hành các chính sách đặc thù để thu hút cán bộ đến công tác ở nơi khó khăn, gian khổ và thu hút nguồn lực chất lượng cao, người tài vào phục vụ quân đội.

Tổng Bí thư đã gợi mở một số vấn đề cần thảo luận, làm rõ: so với các cơ quan khác trong hệ thống chính trị, công tác Đảng, công tác chính trị trong Quân đội có đặc thù gì, thuận lợi và khó khăn ra sao?

Từ sau Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng và Đại hội lần thứ IX của Đảng bộ Quân đội, Tổng cục Chính trị có chủ trương và kinh nghiệm gì mới trong chỉ đạo triển khai nhiệm vụ được giao? Sự phối hợp giữa các bộ phận, cơ quan liên quan đến công tác Đảng, công tác chính trị trong và ngoài Quân đội đã mang lại kinh nghiệm gì?

Việc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, Tổng cục Chính trị có vận dụng sáng tạo gì để Đảng bộ Quân đội - một Đảng bộ lớn, quan trọng của Đảng thực sự gương mẫu đi đầu trong toàn quốc.

Điểm lại những kết quả đã đạt được trên các mặt công tác, những mặt còn hạn chế và phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới, cả về công tác xây dựng con người, công tác tham mưu về đường lối, nhiệm vụ quân sự quốc phòng, công tác đối ngoại của quân đội..., Đại tướng Phùng Quang Thanh khẳng định Quân đội Nhân dân Việt Nam luôn trung thành với Đảng, Nhà nước và nhân dân, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng; tiếp tục giữ vững và phát huy truyền thống vẻ vang của Quân đội, luôn đoàn kết thống nhất, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao, dù ở nơi khó khăn gian khổ nhất, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc./.
Nguyễn Thị Sự (TTXVN)
-Theo:Xây dựng quân đội tuyệt đối trung thành với Tổ quốc



-Yêu cầu Trung Quốc thả vô điều kiện ngư dân và tàu cá Việt Nam (ĐĐK). - - Hệ thống thông tin tích hợp quản lý biển và hải đảo(TTXVN).-
-
Một bình luận sai lệch về Nghị quyết Trung ương 4 -QĐND - Ngay sau khi Đảng ta mở Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về “Một số vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay” (gọi tắt là Nghị quyết Trung ương 4) thì ông Bùi Tín đang sống lưu vong ở Pháp lại xăng xái viết liền hai bài báo tung lên blog và đăng ở một số tờ báo điện tử của nước ngoài..
Bài 4: Những kẻ núp bóng nhân quyền để xuyên tạc (15/03 21:55)
Bảo đàm quyền con người thuộc bản chất của Nhà nước ta
 (14/03 20:35)
Bài 3: Bảo đảm quyền con người thuộc bản chất của Nhà nước ta
 (13/03 22:46)
Một kiểu "chiến tranh ngầm"
 (13/03 16:25)
Bảo đảm quyền của các dân tộc thiểu số (Bài 2)
 (12/03 20:53)----


Tuổi trẻ

Nên xem xét khởi kiện vụ ngư dân bị bắt

TS Lê Minh Phiếu *
Thứ Tư, 28/03/2012, 08:10 (GMT+7)
TT – Việc Trung Quốc giam giữ 21 ngư dân và hai tàu cá Việt Nam số hiệu QNg66101TS và QNg 66074TS không có cơ sở pháp lý theo luật quốc tế, bởi vùng biển các ngư dân này đánh bắt thuộc quyền chủ quyền VN.

Bất chấp những khó khăn, người dân Lý Sơn vẫn bám biển, đánh bắt cá tại vùng biển Hoàng Sa – Ảnh: T.Thành

Thậm chí cho dù vùng biển đó trong tình trạng tranh chấp thì Trung Quốc cũng không có quyền giam giữ ngư dân Việt Nam.

Vùng biển nơi các ngư dân bị bắt là thuộc Việt Nam
Không nên nộp tiền bảo lãnhVùng biển mà hai tàu QNg66101TS và QNg 66074TS và các thành viên bị Trung Quốc bắt giữ là thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Việc Việt Nam nộp tiền bảo lãnh hay một khoản bảo đảm tài chính có thể sẽ bị Trung Quốc viện cớ để giải thích theo estoppel rằng Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa. (Estoppel là một nguyên tắc, theo đó một quốc gia không có quyền nói hoặc hành động ngược lại với những gì mình đã nói hoặchành động trước kia).
Trong suốt chiều dài của lịch sử, Việt Nam đã xác lập chủ quyền đối với Hoàng Sa.
Dù Trung Quốc cưỡng chiếm quần đảo này bằng vũ lực, nhưng theo luật quốc tế, đặc biệt là nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 24-10-1970, các hành động dùng vũ lực trái ngược với luật pháp quốc tế không thể mang lại danh nghĩa pháp lý cho nước này đối với Hoàng Sa.
Do vậy, trên bình diện pháp lý, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoàn toàn có đầy đủ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa.
Theo điều 56 Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển quốc tế (UNCLOS), đối với vùng biển thuộc vùng đảo Hoàng Sa, Việt Nam có “các quyền thuộc chủ quyền về thăm dò và khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế, như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió”.
Do vậy, các ngư dân Việt Nam đánh bắt cá xung quanh quần đảo Hoàng Sa là hoàn toàn phù hợp với quy định của UNCLOS. Việc Trung Quốc bắt giữ 21 ngư dân và hai tàu cá của Việt Nam, khi những người này đang tiến hành đánh bắt trên vùng biển thuộc Hoàng Sa, là trái với luật pháp quốc tế.
Hơn nữa, việc bắt giữ này cũng trái với Tuyên bố về ứng xử giữa các bên trên biển Đông được ký kết giữa các quốc gia ASEAN và Trung Quốc năm 2002.
Giam giữ ngư dân là trái luật quốc tế
Đương nhiên vùng biển xung quanh Hoàng Sa là thuộc Việt Nam. Nhưng vì Trung Quốc đã cưỡng chiếm Hoàng Sa và cho rằng vùng biển xung quanh Hoàng Sa là trong tình trạng tranh chấp, thì việc bắt giữ hai tàu QNg66101TS và QNg 66074TS trong vùng biển đang tranh chấp cũng trái với luật quốc tế.
Điều 73, khoản 3 của UNCLOS quy định: “Các chế tài do quốc gia ven biển trù định đối với những vụ vi phạm các luật và quy định về mặt đánh bắt trong vùng đặc quyền về kinh tế không được bao gồm hình phạt tống giam, trừ khi các quốc gia hữu quan có thỏa thuận khác, và không bao gồm một hình phạt thân thể nào khác”.
Điều luật nói trên được áp dụng đối với tàu của nước này hoạt động tại vùng đặc quyền kinh tế của một nước khác. Nếu ngư dân của Việt Nam đánh bắt vào vùng biển hoàn toàn và rõ ràng thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc, thì Trung Quốc cũng không được quyền tống giam hay áp dụng một hình phạt thân thể đối với ngư dân Việt Nam.
Do vậy, trong một vùng biển rõ ràng thuộc về mình mà Trung Quốc không có quyền làm vậy, thì Trung Quốc càng không thể làm như thế trong vùng biển Hoàng Sa vốn thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam.
Xem xét việc khởi kiện ra tòa án quốc tế về Luật biển
Theo điều 292 của UNCLOS, quốc gia mà chiếc tàu bị bắt mang cờ có thể khởi kiện nước bắt giữ tàu trước tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS), nếu hai quốc gia này đều là thành viên của UNCLOS. ITLOS theo đó có thể yêu cầu quốc gia đã bắt giữ nhanh chóng trả tự do cho tàu cũng như thành viên của tàu.
Trên thực tế, ITLOS đã giải quyết rất nhiều vụ kiện giữa các quốc gia thành viên và đã yêu cầu nhiều quốc gia trả tự do những con tàu và thành viên của tàu đã bị bắt. Kể từ lúc thành lập vào năm 1996 đến nay, trong số 19 vụ kiện mà ITLOS thụ lý, có không dưới chín vụ kiện liên quan đến yêu cầu trả tự do cho thuyền và thuyền viên bị bắt giữ.
Do vậy, cùng với việc yêu cầu thông qua con đường ngoại giao, việc khởi kiện ra ITLOS để yêu cầu Trung Quốc trả tự do cho hai con tàu và những thuyền viên là điều cần nghiên cứu, xem xét.
Hỗ trợ gia đình ngư dân bị Trung Quốc bắt giữChiều 27-3, bà Phạm Thị Hương – phó chủ tịch UBND huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) – đã đến gia đình của 21 ngư dân đi trên hai tàu cá QNg 66074 TS và QNg 66101 TS bị Trung Quốc bắt giữ trái phép vào ngày 3-3 để thăm hỏi, động viên và trao tiền hỗ trợ mỗi hộ là 2.250.000 đồng. Bà Hương cho biết tổng số tiền 47 triệu đồng này được trích từ ngân sách địa phương để hỗ trợ đột xuất cho các gia đình 21 ngư dân vượt qua khó khăn trước mắt.Bà Hương cho biết huyện vẫn giữ nguyên quan điểm yêu cầu Trung Quốc thả ngay, thả vô điều kiện đối với 21 ngư dân cùng hai tàu cá mà phía Trung Quốc bắt giữ trái phép ngay trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam.
VÕ MINH
TS LÊ MINH PHIẾU
Nguồn: Tuổi trẻ

* Ghi chú: TS Lê Minh Phiếu là thành viên của Quỹ Nghiên cứu Biển Đông, một nhóm “tự phát” gồm nhiều anh chị em trí thức trẻ trong và ngoài nước được thành lập từ nhiều năm trước, có trang webseasfoundation.org.
Năm 2008, khi đang du học tại Pháp, Lê Minh Phiếu đã được chọn làm người tham gia rước ngọn đuốc cho thế vận hội Olympic Bắc Kinh, chặng qua Việt Nam, nhưng anh đã gây chấn động dư luận khi gửi một bức thư ngỏ tới Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế để phản đối Trung Quốc chính trị hóa sự kiện này. Thế rồi, có lẽ có những kẻ đã làm theo chỉ thị của Bắc Kinh, tìm cớ không để cho Lê Minh Phiếu được rước đuốc. 
Olympic Bắc Kinh 2008 đã trở thành một thế vận hội ồn ào, nhiều gian dối và ô nhục nhất trong lịch sử khi khắp thế giới nổi lên những làn sóng tẩy chay, lên án chế độ cai trị tàn bạo của nhà cầm quyền Bắc Kinh với người dân Tây Tạng. Nhiều nhà lãnh đạo các quốc gia trên thế giới đã tẩy chay hoặc viện lý do để không đến dự thế vận hội này. Còn ở ngay chính nơi mà có lẽ Bắc Kinh tự coi như “sân sau” của mình, làn sóng phẫn nộ cũng không kém.


Vụ tàu Trung Quốc xâm nhập vịnh Nha Trang trái phép:

Chưa rõ hành tung, nguồn gốc tàu Trung Quốc


Chưa xử phạt 2 tàu hút bùn Trung Quốc (Cha Le 01 và Cha Le 58) cùng thuyền bộ 9 người xâm nhập vịnh Nha Trang trái phép hôm 23-3-2012. Sáng 27-3, đại tá Nguyễn Đức Phúc, Phó chỉ huy trưởng kiêm Tham mưu trưởng Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh Khánh Hòa cho biết.
Biên phòng Khánh Hòa tiếp cận tàu Trung Quốc
Thủy thủ đoàn khai, họ chỉ được được chủ tàu (công dân Trung Quốc, vừa mua lại 2 tàu này từ chủ cũ) thuê từ Trung Quốc sang Việt Nam để đến Kiên Giang chạy tàu.

Chủ tàu không cho họ biết nguồn gốc tàu. Họ không được giữ hồ sơ, giấy tờ liên quan đến  tàu. Năm người trong số họ bay sang Campuchia, nhập cảnh Mộc Bài (Tây Ninh), theo đường bộ đến Kiên Giang. Bốn người kia nhập cảnh Việt Nam qua ngả Lào Cai, theo xe lửa vào TP HCM, rồi vào Kiên Giang.
Qua điện thoại, chủ tàu nói sẽ đến Nha Trang trong nay mai để thu xếp giải quyết. Chủ tàu nhìn nhận sai phạm, đưa ra đề nghị được nộp phạt để được tiếp tục hành trình ngay (Biên phòng chưa thể chấp nhận).
Về chi tiết các thuyền trưởng Trung Quốc khai máy tàu hỏng đột xuất (có thuyền viên khai gặp gió lớn, phải tìm cách tránh trú) nên phải vào vịnh Nha Trang trú tạm, đại tá Phúc cho biết, nửa đêm 25-3, máy một tàu trục trặc (lúc hỏng, lúc chạy), tàu đứt neo, được Biên phòng phối hợp cùng Cảng vụ Nha Trang đưa về vị trí an toàn trong vịnh Nha Trang. Thuyền bộ hiện vẫn ở trên 2 tàu này.
Nếu sau khi xác minh, chủ tàu xuất trình được hồ sơ gốc, máy tàu thật sự có trục trặc, phải tấp vào vịnh Nha Trang như tình huống khẩn cấp hàng hải, ít nhất Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh Khánh Hòa sẽ theo chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Biên phòng Việt Nam, tham mưu UBND tỉnh phạt hành chính, về 2 vi phạm: lưu hành ở lãnh hải Việt Nam – không mang theo giấy tờ tàu; vào vùng biển quân sự của Việt Nam – không xin phép Nhà nước Việt Nam (đại diện là Cơ quan Cảng vụ Nha Trang và Đồn Biên phòng cảng Nha Trang), với mức dự kiến mỗi tàu khoảng mười mấy triệu đồng.
Đại tá Phúc không cho biết liệu có trục xuất tàu và thuyền bộ? Ông nói, có thể khẳng định 100% là tàu mang quốc tịch Trung Quốc (trừ trường hợp thực tiễn hàng hải quốc tế có tập quán: chủ tàu là công dân nước này, nhưng tàu lại đăng ký quốc tịch tàu nước kia), nhưng hiện chủ tàu chưa xuất trình hồ sơ gốc, chưa thể xác định chính thức nguồn gốc tàu để tiếp tục xử lý.
Hơn nữa, dấu hiệu tàu không mang theo hồ sơ gốc, không loại trừ việc tàu bị đánh cắp.
Mặt khác, cần thời gian xác minh hành tung tàu (vào lãnh hải Việt Nam khi nào, lý do, đã ghé những đâu, làm gì…?) có khớp như khai báo của thuyền bộ?
 Đại tá Phúc cho biết thêm, lúc 15h chiều 23-3, đài quan sát Biên phòng phát hiện và báo cáo 2 tàu này đang nhằm hướng vịnh Nha Trang, không phát tín hiệu xin phép Đồn Biên phòng Cảng, ông liền lệnh theo dõi chặt chẽ. Hai tàu trên vừa thả neo tại Đầm Bấy lúc 20h cùng ngày, tổ tuần tra Biên phòng lập tức xuất hiện.

Tàu TQ 'xâm nhập vùng biển quân sự' VN

Hai tàu lạ neo tại Đầm Bấy .

Biên phòng Việt Nam kiểm tra tàu mà báo chí trong nước ban đầu chỉ gọi là 'tàu nước ngoài'
Trong lúc tạm giữ hai tàu cùng chín người Trung Quốc ở Nha Trang, lãnh đạo Biên phòng Khánh Hòa được dẫn lời nói sẽ tham mưu để xử phạt hành chính hai tàu này vì vi phạm.

Báo Tiền Phong dẫn lời Đại tá Nguyễn Đức Phúc, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ đội Biên phòng Khánh Hòa, nói chiều thứ Hai 26/3 rằng hai lỗi này là "đi biển Việt Nam không mang theo giấy tờ tàu và vào vùng biển quân sự Việt Nam không xin phép Nhà nước Việt Nam'.
Số tiền phạt đề xuất được biết vào khoảng trên mười triệu đồng Việt Nam mỗi tàu, là hình thức phạt nhẹ.
Hiện cơ quan biên phòng vẫn chưa biết nguồn gốc hai tàu Cha Le 01 và Cha Le 58, vốn bị phát hiện gần đảo Hòn Tre trong vịnh Nha Trang từ chiều 23/3 và bị giữ từ đó tới nay cùng chín thuyền viên.
Cả chín người này đều là công dân Trung Quốc.
Cơ quan biên phòng cho báo chí trong nước biết rằng bước đầu các thuyền trưởng khai báo rằng họ được chủ tàu là người Trung Quốc thuê đến Kiên Giang để chạy tàu, giữa đường gặp trục trặc nên phải tấp vào Nha Trang, cách cảng Cam Ranh 40 km.
Chủ tàu được nói đã trình bày qua điện thoại rằng sẽ mang giấy tờ tàu vào Việt Nam và nộp phạt "để tiếp tục hành trình".

Vào đường bộ rồi lên tàu?

Chính quyền địa phương cũng đã báo cáo tìm cách xử lý qua kênh ngoại giao.
Sở Ngoại vụ Khánh Hòa cho hay đã báo với Cục Lãnh sự tại Hà Nội từ hôm thứ Bảy 24/3 là "có hai tàu cập bến trái phép và hình như là tàu Trung Quốc", để Cục Lãnh sự can thiệp và xác minh.
Đại tá Hồ Thanh Tùng, trưởng phòng trinh sát Bộ đội biên phòng Khánh Hòa, nói với báo trong nước rằng tất cả chín người Trung Quốc trên tàu đều có visa nhập cảnh và vào Việt Nam bằng đường bộ.
Tàu Trung Quốc neo đậu tại Nha Trang
Thuyền trưởng Trung Quốc chưa giải thích rõ mục đích của hai tàu này ở Việt Nam
Năm người vào Việt Nam từ Campuchia qua cửa khẩu Mộc Bài ở Tây Ninh và bốn người vào từ Trung Quốc.
Ngoài hoạt động của tàu chưa được chứng minh rõ ràng, cũng chưa xác định được tại sao những người trên vào Việt Nam bằng đường bộ sau lại được thu nạp lên tàu làm việc.
Bộ đội biên phòng đã kiểm tra và xác định đây là hai tàu chuyên dụng dùng để nạo vét và hút bùn và có kích thước lớn hơn tàu đánh bắt hải sản bình thường.
Mỗi tàu dài 100 mét, rộng 22 mét và có công suất trên 400 kW.
Thuyền trưởng là hai ông Zhang Jiang Ming, 54 tuổi, và Zeng Wang Yuan, 53 tuổi.

-Đề nghị Trung Quốc thả tàu cá và ngư dân Việt Nam ? (NLĐ).-- Tiền chuộc phi lý (TN). - Bám biển Hoàng Sa đến cùng (TN). - Nhiều tàu cá gặp nạn (TN).- Phát hiện hai tàu Trung Quốc tại vịnh Nha Trang (PLTP).- “Vua đi biển” Trường Sa (NLĐ).   - Sáu tăng sĩ ra Trường Sa làm Phật sự (NLĐ).   - Trường Sa nồng ấm đêm cao nguyên (TT).  - Sứ quán Việt tại Canada ủng hộ chiến sỹ Trường Sa (TTXVN). - Tranh giành ảnh hưởng ở Biển Đông – Bài 1: Tài nguyên, chủ quyền và quyền lực (PLTP).  - Hoàng Sa – Trường Sa trên mỗi bước chân ta.- Phim về học giả Hoàng Sa được giải  (BBC).    – Video: Một đời nghiên cứu Hoàng Sa: Phim tài liệu toàn tập về TS Nguyễn Nhã (TSHSvideo).  - Phỏng vấn TS Nguyễn Nhã: ‘Đừng bóp méo lịch sử cuộc tranh chấp’   –   (BBC). - Về Gs Ts Nguyễn Quang Ngọc:  Hoàng Sa – Trường Sa: Thế nào là “nghiên cứu khoa học”? (Nguyễn Văn Tuấn)Thử thách nền tảng địa tài nguyên tại biển Đông (TVN).– Tiếng chuông chùa nơi Trường Sa giá trị gấp nhiều lần (VOV).  – “Góp đá xây Trường Sa” nhận giải thưởng Hồ Hảo Hớn (TT).   - Chùm ảnh: Tự hào chiêm ngưỡng hệ thống đá chủ quyền Trường Sa (GDVN).

-Hai tàu lạ neo đậu trái phép tại Nha Trang-TP - Lúc 20 giờ 23 - 3, tổ công tác của Bộ đội Biên phòng Khánh Hòa phát hiện hai tàu nước ngoài neo đậu trái phép tại vùng biển Đầm Bấy (phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang), trên đó có 9 người mang quốc tịch Trung Quốc.
Đó là tàu CHA LE 01 và tàu CHA LE 58, chuyên nạo vét, hút bùn, do ông Zhang Jiang Ming (SN 1958) và ông Zeng Wang Yuan (SN 1959) làm thuyền trưởng.
Hai ông này cùng 7 thuyền viên mang quốc tịch Trung Quốc, có visa nhập cảnh vào Việt Nam bằng đường bộ, qua cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) và cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh).
Hai thuyền trưởng nói, hai tàu đi từ Phú Quốc (Kiên Giang) đến Đà Nẵng, bị hỏng máy nên phải vào neo tại vịnh Nha Trang. Tuy nhiên, họ chưa xuất trình được các giấy tờ liên quan để chứng minh hoạt động của tàu.
Nguyễn Đình Quân- -Theo:Hai tàu lạ neo đậu trái phép tại Nha Trang
  Khánh Hòa: Tàu Trung Quốc xâm nhập trái phép vịnh Nha Trang  Chiều 24-3, đại tá Hồ Văn Truyền, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh Khánh Hòa cho biết: Sáng cùng ngày, cơ quan chức năng Biên phòng Khánh Hòa đã tiến hành kiểm tra hành chính, bước đầu xác định 2Rắc rối 2 người Trung Quốc bị phạt, buộc tái xuất phương tiện (SGTT)   Hai tàu lạ neo đậu trái phép tại Nha Trang (TP).  - 2 tàu Trung Quốc đậu trái phép tại vịnh Nha Trang (ĐV).  - Tạm giữ hai tàu nước ngoài neo đậu trái phép (TT). - Lính bộ binh luyện tập đánh bộc phá (VNN). - “Không thể yêu nước trong sự vô minh” (TT)- Thuyền trưởng Hiền ơi, một cắc không nộp (TP).  - Hỗ trợ gia đình ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ (TT).21 ngư dân bị Trung Quốc bắt vẫn bặt vô âm tín -


-- Tàu sân bay TQ sẽ ra Biển Đông vào tháng 8 (VNN).Việt Nam – 4 cực và 1 đỉnh – Kỳ IV: Khám phá miền Tây, thăm Cực Nam Tổ quốc (ĐĐK).- Nga muốn bán máy bay Sukhoi Superjet cho Việt Nam (DT/Voice of Russia).  - “Hổ mang chúa” trên bầu trời (TT).  - Việt Nam là khách hàng mua S-400 thứ ba (ĐV).- Trung Quốc, Indonesia ký 17 tỉ đôla hợp đồng thương mại    –   (VOA).  Indonesia yêu cầu Úc giải thích về kế hoạch hợp tác quân sự    –   (RFI).Vụ Trung Quốc bắt giữ 2 tàu cá, 21 ngư dân Lý Sơn: Thả ngay, vô điều kiện và bồi thường cho ngư dân (TT).-- Gặp mặt thân mật tăng sĩ ra Trường Sa trụ trì (NLĐ).- Điện sáng bừng đảo Bé-Lý Sơn (ND). Ấn Độ tố Trung Quốc tập trận sát biên giới là chuẩn bị cho chiến tranh (GDVN). 
--Điểm mấy cuốn sách gần đây về ngày tàn của MỹA handful of books convey a mix of optimism and fear (Economist 24-3-12) -- Kagan, Kupchan...-

Xét xử vụ án “cố ý làm trái...” xảy ra tại Vinashin: Vinashin đã ném ngàn tỉ đồng xuống biển

Vinashin đã mua tàu Hoa Sen trái với chỉ đạo của Chính phủ. Ảnh: Giang HuyCác bị cáo vụ Vinashin phạm tội đặc biệt nghiêm trọng (VOV).  - Trực tiếp phiên xử vụ án Vinashin: Đầu tư nhà máy nhiệt điện sông Hồng không theo quy hoạch (PLTP).  - Xét xử 9 bị can về tội cố ý làm trái tại Vinashin (TN). - Các cựu lãnh đạo Vinashin ra tòa bbc-Cựu Chủ tịch Vinashin thừa nhận cáo trạng (TP)  tội “cố ý làm trái”  - Tàu Hoa Sen nghìn tỷ vẫn nằm phơi bãi (VNE).  - Vụ án Vinashin: Mua tàu Hoa Sen vì thế giới chỉ có 2 chiếc (VOV).  - Mua tàu Hoa Sen là để… thử nghiệm (TN) 
Phạm Thanh Bình: Mua tàu Hoa Sen để… thử nghiệm-(NLĐO)- Trong phiên toà chiều 27-3, bị cáo Phạm Thanh Bình cho rằng phải có một con tàu thử nghiệm cho tuyến vận tải cao tốc Bắc Nam trên biển nên đã mua tàu Hoa Sen. Kết cục, theo cáo trạng, đã gây thiệt hại 469,5 tỉ đồng cho nhà nước
.
Vinashin executives go on trial in Vietnam (Financial Times)-Nine former executives of Vinashin, Vietnam’s state-owned shipbuilder, have gone on trial accused of causing losses of $43m
-
Trực tiếp: Xét xử sơ thẩm vụ án tại Vinashin
(VOV) - Có 9 bị cáo bị đưa ra xét xử tại phiên tòa sơ thẩm lần này về tội danh cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Tiếp tục cập nhật... Sáng 27/3, Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng mở phiên tòa sơ thẩm xét ...
Sáng nay 27/3, xét xử vụ án Vinashin
24 giờ
27/3, xét xử sơ thẩm vụ án sai phạm tại Vinashin
Đài Tiếng Nói TPHCM
An ninh thủ đô


-
Xét xử vụ án “cố ý làm trái...” xảy ra tại Vinashin: -Vinashin: Giả mạo giấy tờ để đem chất độc hại về nước
Trong vụ án xảy ra tại Vinashin, các bị cáo không chỉ "cố ý làm trái..." gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền bằng GDP hằng năm của một tỉnh trung bình mà còn giả mạo giấy tờ của Bộ Tài nguyên - Môi trường (TNMT), Bộ Thương mại để đem những chất độc hại về nước.
 >>  Vinashin đã ném ngàn tỉ đồng xuống biển
Quá trình điều tra vụ án cho thấy có dấu hiệu của tội “tham ô tài sản”.


Đem rác về Việt Nam     

Thương vụ  đầu tư xây dựng Nhà máy (NM) nhiệt điện sông Hồng, Nam Định là thương vụ gây thiệt hại số tiền lớn thứ hai sau vụ tàu Hoa Sen. Từ những hành vi cố ý làm trái trong dự án này, ông Phạm Thanh Bình và các cộng sự đã gây thiệt hại cho Nhà nước 316,5 tỉ đồng.

Ngày 6/5/2003, ông Phạm Thanh Bình ký Quyết định số 418/CNT - TCCP về việc góp vốn thành lập Cty cổ phần CNTT Hoàng Anh Vinashin (Cty Hoàng Anh). Đầu năm 2006, Nguyễn Văn Tuyên - Tổng GĐ Cty Hoàng Anh - muốn xây dựng một NM nhiệt điện độc lập để cung cấp điện cho NM thép và KCN Mỹ Trung - Nam Định, nên đã bàn bạc và thống nhất với nhóm người thuộc Cty cổ phần đầu tư Cửu Long (thời điểm này Cty Cửu Long chưa phải thành viên của Tập đoàn Vinashin) về việc đầu tư dự án và đã được ông Phạm Thanh Bình chấp thuận.

Tháng 4/2006, Cty Cửu Long ký hợp đồng số 01 - 06/SB - CL ngày 28/4/2006 trị giá 6,8 triệu USD với Cty Seobong Recycling của Hàn Quốc mua 2 tổ máy điện cũ, công suất 55MW/tổ cho dự án Cty Hoàng Anh và ký hợp đồng số 02-07/CL-ĐK ngày 7/4/2006 trị giá 5,8 triệu USD với Cty Daekyung Machinery mua 1 tổ máy nhiệt điện cũ với công suất 75MW. Trong số máy móc, thiết bị Cty Cửu Long đã mua của Hàn Quốc có các máy biến thế chứa dầu có chất PCB là chất độc hại thuộc diện phải quản lý và chấp thuận của các cơ quan nhà nước khi vận chuyển xuyên biên giới.

Để mang được hàng về nước, các đối tượng đã sử dụng văn bản giả số 2088/BTNMT-DCKS ngày 8/9/2006 mạo danh Bộ TNMT và số 4407/TM-TTTM ngày 26/11/2006 mạo danh Bộ Thương mại VN để qua mặt các cơ quan chức năng của Hàn Quốc và nhập trót lọt lô hàng trên.

Sau khi thẩm định hồ sơ,  ngày 21/5/2007, Bộ Công nghiệp có công văn số 2242/BCN NLDK gửi Ban quản lý các KCN Nam Định về việc thẩm tra hồ sơ dự án xây dựng NM nhiệt điện Sông Hồng, nêu rõ: Không có cơ sở pháp lý để phê duyệt dự án; thiết bị công nghệ của dự án lạc hậu... Ngày 15/6/2007, Bộ Công nghiệp có công văn 2748/BCN/NLDK yêu cầu UBND tỉnh Nam Định đình chỉ dự án xây dựng NM nhiệt điện Sông Hồng.

Có dấu hiệu “tham ô tài sản”

Cũng theo cáo buộc của cơ quan công tố, để có tiền thanh toán việc mua máy móc thiết bị cho dự án nhiệt điện Sông Hồng, Nguyễn Văn  Tuyên đã ký hợp đồng mua bán thép đóng tàu khống với Cty Cửu Long để hợp thức hồ sơ giải ngân.

Ngày 13/7/2006, Nguyễn Văn Tuyên mang hợp đồng kèm bản photocopy hóa đơn GTGT liên 1 số 16421 của Cty Cửu Long có chữ ký sao y bản chính của Chủ tịch HĐQT Cty Cửu Long đến Viện Khoa học công nghệ tàu thủy và Cty Tài chính công nghiệp tàu thủy, nay là  Cty tài chính TNHH MTV công nghiệp tàu thủy (VFC) gặp TGĐ VFC Trịnh Thị Hậu nhờ duyệt giải ngân.

Mặc dù hồ sơ xin giải ngân chưa đủ thủ tục pháp lý, nhưng Trịnh Thị Hậu đã giao cho Phạm Thị Mai Hiên - cán bộ tín dụng VFC - làm thủ tục. Nguyễn Văn Tuyên chỉ đạo Đỗ Đình Côn - kế toán trưởng Cty Hoàng Anh - lập khống các thủ tục để hợp thức hồ sơ giải ngân 42,8 tỉ đồng theo hợp đồng khống. Tiếp đến, tháng 8/2006, Trịnh Thị Hậu đã ký vào 4 dự án đóng tàu được lập khống để lấy vốn  trái phiếu quốc tế giải ngân cho dự án nhiệt điện Sông Hồng...

Từ những sai phạm này, cơ quan công tố cáo buộc Phạm Thanh Bình, với tư cách là chủ tịch HĐQT phê duyệt dự án đầu tư xây dựng NM nhiệt điện Sông Hồng không có trong quy hoạch phát triển hệ thống lưới điện quốc gia; không lập báo cáo đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư đối với dự án nhóm A; không xây dựng thiết kế cơ sở để trình cấp có thẩm quyền thẩm định trước khi phê duyệt dự án nhóm A; cho phép sử dụng vốn vay để thực hiện dự án sai mục đích... gây thiệt hại cho Nhà nước 316,5 tỉ đồng.

Với tư cách là chủ đầu tư, Nguyễn Văn Tuyên đã chỉ đạo Đỗ Đình Côn và Cty Hoàng Anh cố  ý làm trái trong việc thực hiện các thủ tục đầu tư dự án, làm giả hồ sơ giải ngân để vay vốn trái phiếu quốc tế... Trong quá trình điều tra, còn phát hiện Nguyễn Văn Tuyên đã lập khống chứng từ để rút 4,5 tỉ đồng từ quỹ của Cty Hoàng Anh, có dấu hiệu của tội  “tham ô tài sản” vì vậy Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án “tham ô tài sản” và ra quyết định tách vụ án để tiếp tục điều tra xử lý sau.

Vinashin đã ném ngàn tỉ đồng xuống biển-Ngày mai (27/3), theo dự kiến TAND Hải Phòng sẽ đưa vụ án “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy (Vinashin) ra xét xử.

Bài 1: Mua tàu về đắp chiếu
 Vinashin đã mua tàu Hoa Sen trái với chỉ đạo của Chính phủ.
Nguyên Chủ tịch HĐQT, kiêm TGĐ Vinashin Phạm Thanh Bình và 8 bị can khác đã bị cơ quan công tố cáo buộc gây thiệt hại cho Nhà nước gần 1.000 tỉ đồng.

Một trong những phi vụ “đốt” tiền của Nhà nước lớn nhất trong vụ án “cố ý làm trái” xảy ra tại Tập đoàn Vinashin đó là việc bỏ hơn 1.000 tỉ đồng ra mua “cối xay tiền” mang tên Hoa Sen. Con tàu này sau khi về Việt Nam chỉ chạy được 39 chuyến rồi phải nằm ụ vì càng chạy càng lỗ. Chỉ tính riêng thương vụ mua tàu Hoa Sen, ông Phạm Thanh Bình và các cộng sự đã làm thiệt hại cho Nhà nước số tiền gần 500 tỉ đồng.

 Không được phép vẫn làm
Theo cáo buộc của cơ quan công tố, vào đầu năm 2007, ông Phạm Thanh Bình - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng GĐ Tập đoàn Vinashin - được Cty Maersk Broker (của Singapore) môi giới bán cho Vinashin tàu Cartour của Italia – là tàu cũ được sản xuất năm 2001. Ông Bình đã giao cho ông Trần Văn Liêm – Giám đốc Cty TNHH một thành viên vận tải Viễn Dương Vinashin (Cty Viễn Dương) thực hiện mua tàu. Để hợp thức hóa việc này, ông Bình đã làm công văn gửi Thủ tướng xin được mua tàu của nước ngoài về khai thác.
Tuy nhiên, Thủ tướng chưa có ý kiến thì ngày 5/4/2007, ông Bình đã chỉ đạo và HĐQT Tập đoàn Vinashin đã ban hành nghị quyết về việc đầu tư tuyến vận tải cao tốc Bắc – Nam trên biển, với nội dung: “Trước mắt cho mua mới 1 tàu cao tốc để chở khách, chở ôtô về chạy thí điểm trên tuyến ven biển Bắc – Nam. Giao cho Viện Khoa học công nghệ tàu thủy kết hợp với Cty tài chính công nghiệp tàu thủy lập dự án đầu tư trình HĐQT phê duyệt. Giao cho Cty TNHH một thành viên vận tải Viễn Dương làm chủ đầu tư”.
Thực hiện chỉ đạo của ông Bình, ông Trần Văn Liêm đã giao cho Giang Kim Đạt - Trưởng phòng kinh doanh Cty Viễn Dương - tiến hành trao đổi thỏa thuận với Cty môi giới Maersk Broker và chủ tàu về giá mua tàu. Trong khi Viện Khoa học công nghệ tàu thủy (VFC) chưa lập xong báo cáo nghiên cứu khả thi dự án, dự án chưa được thẩm định và phê duyệt, nhưng ông Phạm Thanh Bình đã chỉ đạo cho ông Trần Văn Liêm ký hợp đồng (không số) ngày 7/5/2007 với Cty Caronte và Tourist của Italia mua tàu Cartour với giá 60 triệu EUR mà không thực hiện thủ tục chào hàng cạnh tranh theo quy định.
Để hợp thức hóa thủ tục phê duyệt dự án phù hợp với việc ký hợp đồng mua tàu, Trần Văn Liêm đã chỉ đạo Phạm Thị Anh Thư - Trưởng phòng kế hoạch đầu tư của Cty Viễn Dương - soạn thảo tờ trình 368A/TTr - VTVD - KHĐT ghi lùi ngày 5/5/2007 để Trần Văn Liêm ký trình HĐQT Tập đoàn Vinashin xin phê duyệt dự án. Đồng thời, Phạm Thanh Bình với tư cách là Chủ tịch HĐQT ký Quyết định số 1215/CNT - QĐ - KHĐT nhưng ghi ngày 7/5/2007 phê duyệt dự án đầu tư mua tàu của Cty Viễn Dương với tổng mức đầu tư của dự án là 64.393.623 EUR, tương đương 1.390.902.260.000 đồng (hơn 1.390 tỷ đồng, trong đó tiền mua tàu là 60 triệu EUR). Nhằm thực hiện thành công thương vụ mua bán tàu, ông Phạm Thanh Bình và các cộng sự đã thực hiện hàng loạt việc làm trái quy định của pháp luật về bảo lãnh tín dụng để mang được tàu về Việt Nam và đổi tên thành Hoa Sen.
“Cối xay tiền” mang tên Hoa Sen
Chính vì quá vội vàng mua tàu cũ nên việc khảo sát cơ sở hạ tầng cầu cảng trong nước và con tàu đã không được thực hiện, nên khi tàu về Việt Nam đã bộc lộ những bất hợp lý. Bởi hệ thống cầu cảng ở Việt Nam chỉ phù hợp với tàu biển có cửa lên xuống ở mạn tàu trong khi tàu Hoa Sen có cửa lên, xuống ở đuôi tàu. Để tàu Hoa Sen hoạt động được, Cty Viễn Dương đã buộc phải điều chỉnh dự án, đầu tư xây dựng cầu cảng và đường dẫn để khách lên, xuống tàu. Điều này đã khiến tổng mức đầu tư dự án tăng thêm 1,5 triệu USD.
Những tưởng mọi việc chỉ dừng ở đó, nhưng khi bắt đầu đưa vào khai thác (ngày 13/12/2007) tàu Hoa Sen chỉ chạy được tổng số 39 chuyến thì phải dừng vì càng chạy càng lỗ. Ngày 17/2/2008, khi đang neo đậu ở cầu cảng, thủy thủ đã phát hiện nước tràn vào hầm tàu. Quá trình kiểm tra đã phát hiện tàu bị thủng vỏ ở đáy phải sửa chữa chi phí hết 346.989USD. Theo kết quả giám định của Cty cổ phần giám định, thẩm định Việt Nam thì nguyên nhân thủng vỏ là do khuyết tật ẩn tì bên trong tấm tôn từ khi đóng tàu mà người sử dụng không phát hiện được...
Cơ quan công tố đã cáo buộc nguyên nhân vụ việc là do việc đầu tư mua tàu Hoa Sen không thực hiện đúng quy trình và thủ tục đầu tư, không có biên bản tổng nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, không lập báo cáo quyết toán dự án đầu tư hoàn thành để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, quá trình kiểm tra chất lượng trước khi nhận bàn giao tàu không đảm bảo tính khách quan. Hậu quả do hành vi cố ý làm trái nêu trên đã gây thiệt hại 469.564.547.716 đồng (hơn 469 tỷ đồng). Trong đó, Phạm Thanh Bình giữ vai trò là người tổ chức, Trần Văn Liêm, Hồ Ngọc Tùng, Giang Kim Đạt, Trịnh Thị Hậu và Hoàng Gia Hiệp là đồng phạm thực hiện hành vi phạm tội.   
Theo Chí Tùng
Lao Động
-TheoXét xử vụ án “cố ý làm trái...” xảy ra tại Vinashin: :Vinashin đã ném ngàn tỉ đồng xuống biển



- Việt Nam đưa thành phần điều hành Vinashin trước đây ra toà

DCVOnline – Tin AFP

Nhà nước cộng sản Việt Nam tuyên bố là không có vị lãnh đạo chính trị nào sẽ bị trừng phạt vì những vấn đề của Vinashin và tập đoàn này đang được tái cấu trúc lại.-  Vietnam to try executives in shipmaker scandal. AFP, 23 March 2012 Vụ xử Vinashin sẽ không trấn an được giới đầu tư   –   (RFI). –
“Lãnh đạo Bộ GTVT có dám xử lý sai phạm không?” (Petrotimes). - - Thứ trưởng Bộ Xây dựng vẫn phải ở nhà tạm (TP).----  

Vụ nhà báo Hoàng Hùng: Sự im lặng đáng sợ!

Nhà báo Hoàng Hùng và bà Liễu trong những ngày hạnh phúc. Ảnh do gia đình cung cấp
Long An trước ngày xét xử vụ nhà báo Hoàng Hùng (LĐ).-Vụ nhà báo Hoàng Hùng: Tòa đồng ý triệu tập thêm 5 người (NLĐ).  – Luật sư Nguyễn Cao Trí: ‘Tôi sẽ đề nghị chuyển tội danh giết người cho bà Liễu’ (VNE).- .Vụ nhà báo Hoàng Hùng: Tòa đồng ý triệu tập thêm 5 người-(NLĐO) - Với đề nghị của luật sư Nguyễn Văn Đức về việc triệu tập đại diện của Phòng Kỹ thuật hình sự Công An tỉnh Long An đến phiên toà, TAND tỉnh Long An cho rằng chưa cần thiết.Vụ nhà báo Hoàng Hùng bị sát hại: Bộ Công an nên vào cuộc (NLĐ).
-Vụ nhà báo Hoàng Hùng: Sự im lặng đáng sợ! (NLĐO/ bao moi 

Tiếp tục đề nghị xem xét tư cách ĐBQH Đặng Thị Hoàng Yến

-Tiếp tục đề nghị xem xét tư cách ĐBQH Đặng Thị Hoàng Yến -(NLĐO)- Sáng 27-3, tại phiên họp thứ 3 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu đã đề nghị: “Phải giải quyết cho rõ trường hợp đại biểu Quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến”.

Kết luận cuộc họp này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng không nêu tên đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến (ĐB QH tỉnh Long An) nhưng cho biết chương trình kỳ họp thứ 3 của Quốc hội khoá XIII khai mạc vào hạ tuần tháng 5 tới có thể phải “xem xét lại tư cách đại biểu Quốc hội”.

ĐB QH Đặng Thị Hoàng Yến phát phiểu tại một phiên họp toàn thể của QH khoá XIII
Trước đó, trong cuộc họp báo bế mạc kỳ họp thứ 2, QQH khóa XIII cuối tháng 11-2011, Chủ nhiệm Văn phòng QH Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, đã có kết quả xác minh đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến. Tuy nhiên, theo Ủy ban Thường vụ QH, còn một vấn đề cần được tiếp tục xác minh là vụ ly hôn giữa bà Yến và Việt kiều Jimmy Trần.

Ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, Bộ Công an và các cơ quan chức năng cũng đã xác nhận bà Đặng Thị Hoàng Yến chưa bị khởi tố bị can trong vụ án cố ý làm lộ bí mật Nhà nước năm 1998. Ngoài ra, cũng không có tài liệu hay chứng cứ nào chứng minh bà Yến tham gia đường dây chuyển tiền ra nước ngoài hoặc bị cấm xuất ngoại.

Vì vậy, theo ông Phúc, bà Yến chỉ bị cấm xuất cảnh từ tháng 10-1998 đến tháng 10-2000 do mục đích phục vụ quá trình điều tra.

Tuy nhiên, theo Ủy ban Thường vụ QH, còn một vấn đề cần chờ được tiếp tục xác minh là vụ ly hôn giữa đại biểu Yến và Việt kiều Jimmy Trần. Ông Phúc cho biết thêm, do thủ tục và quy trình tố tụng chưa đúng với quy định của pháp luật nên TAND tỉnh Long An đã kỷ luật một vị thẩm phán liên quan với hình thức “cảnh cáo” và không tái bổ nhiệm thẩm phán này.

Cũng theo ông Phúc, các thông tin xác minh tư cách đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến đã được Uỷ ban Thường vụ QH gửi tới các đoàn đại biểu để đại biểu thông báo công khai với cử tri trong tiếp xúc cử tri sau kỳ họp.
Thế Dũng


 -Bà Đặng Thị Hoàng Yến có trong sạch, có đủ tư cách ĐBQH không? -Báo CCB Việt Nam nêu việc cần xem xét tư cách ĐBQH của bà Yến là nghiêm túc, có cơ sở, thể hiện trách nhiệm chính trị trước Đảng và Nhà nước, mong muốn góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
Báo CCB Việt Nam nhận được thư yêu cầu của bà Đặng Thị Hoàng Yến, ĐBQH khóa XIII đề ngày 13-12-2011. Trong thư, bà viết: Ngày 26-11-2011, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội thông báo kết luận chính thức của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội với giới truyền thông báo chí là các nội dung báo đăng là chưa đúng. “Báo CCB Việt Nam đăng bài vu khống và sai sự thật làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cá nhân tôi và uy tín chung của toàn thể ĐBQH khóa XIII cũng như các cơ quan quản lý Nhà nước và cơ quan bảo vệ pháp luật”.

Trước khi trả lời thư yêu cầu của bà Đặng Thị Hoàng Yến, Báo CCB Việt Nam xin nói rõ hai điểm như sau. Một là, ngay từ đầu bức thư bà Yến đã viết sai sự thật. Ngày 26-11-2011, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội họp báo về kết quả kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XIII chứ không phải là “Thông báo kết luận chính thức của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về kết quả xác minh làm rõ về nhân thân bà Yến”. Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội chỉ trả lời câu hỏi của PV về vấn đề bà Yến mà thôi, còn kết luận về vụ việc liên quan đến bà Yến sẽ được công bố trước ngày 31-12-2011. Hai là, trong thư yêu cầu, bà Yến ngụy biện cho là “Làm mất uy tín một ĐBQH là làm mất uy tín cả Quốc hội, cả cơ quan quản lý Nhà nước và cơ quan bảo vệ pháp luật”. Vậy phải chăng, các vụ cán bộ, đảng viên bị kỷ luật, các vụ công dân phạm tội bị bỏ tù, bị tử hình đều làm mất uy tín Đảng, Nhà nước hay các vụ đó chỉ chứng tỏ sự nghiêm minh của kỷ luật Đảng và pháp luật của Nhà nước ta?
Báo CCB Việt Nam nêu việc cần xem xét tư cách ĐBQH của bà Yến là nghiêm túc, có cơ sở, thể hiện trách nhiệm chính trị trước Đảng và Nhà nước, mong muốn góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Báo CCB Việt Nam đăng kiến nghị của công dân, trích dư luận bạn đọc, nêu lên 4 vấn đề về bà Yến: Khai man lý lịch để ứng cử ĐBQH; liên quan đến chuyên án AB98 về đánh cắp bí mật Nhà nước; có biểu hiện dùng tiền lôi kéo mua chuộc cử tri; kinh doanh có nhiều khuất tất.
Trong cuộc làm việc với Đoàn công tác của Ban Công tác ĐBQH do bà Nguyễn Thị Nương, Uỷ viên T.Ư Đảng, Trưởng ban dẫn đầu ngày 30-8-2011, Tổng biên tập Báo CCB Việt Nam đã nói rõ nhiều vấn đề về bà Đặng Thị Hoàng Yến và thừa nhận trong kiến nghị của bạn đọc đăng báo, Báo CCB Việt Nam có một vài chi tiết không chính xác nhưng những chi tiết này không ảnh hưởng đến bản chất vụ việc. Tổng biên tập cũng khẳng định báo chí phát hiện vấn đề, còn xem xét, kết luận, xử lý là của cơ quan chức năng.
Vậy bà Yến về nhân thân có hoàn toàn trong sạch, có xứng đáng là ĐBQH không?
Tiêu chuẩn quan trọng nhất của ĐBQH là phẩm chất, đạo đức, sự trung thực thì bà Đặng Thị Hoàng Yến không đủ tiêu chuẩn và lẽ đương nhiên chưa xứng đáng là ĐBQH.
Bà Đặng Thị Hoàng Yến không trung thực, khai man lý lịch
Theo điều tra xác minh của PV thì những năm 1980, bà Đặng Thị Hoàng Yến là đảng viên chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam, công tác ở Văn phòng UBND quận 5, TP Hồ Chí Minh. Một số đảng viên từng công tác với bà Yến thời gian này vẫn còn công tác, có người giữ vị trí lãnh đạo ở TP Hồ Chí Minh. Vậy mà trong lý lịch ứng cử ĐBQH, ở mục ngày vào Đảng Cộng sản Việt Nam (nếu có) bà Yến khai là “không”, ngày chính thức: để trống. Như vậy bà Yến từng là đảng viên nhưng ứng cử ĐBQH với tư cách là người ngoài Đảng. Bà Yến là đảng viên mà bị khai trừ (kỷ luật) hoặc tự ý bỏ sinh hoạt Đảng lại không trung thực khai trong lý lịch là man trá. Chỉ riêng điểm này bà Yến đã không đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu HĐND chứ đừng nói đến là ĐBQH. Cũng trong tiểu sử tóm tắt ứng cử ĐBQH khóa XIII, bà Yến cố ý không khai nhiều điểm quan trọng về nhân thân. Trong khi bà Yến khai đầy đủ thời gian còn nhỏ đi học phổ thông, là sinh viên, làm việc ở Văn phòng UBND quận 5, thì giai đoạn quan trọng nhất từ năm 1993 đến nay, bà Yến chỉ khai ngắn gọn: Sáng lập doanh nghiệp riêng để phát triển Tập đoàn Tân Tạo với chức vụ Chủ tịch Tập đoàn. Thực tế thời kỳ này có 4 điểm bà Yến không khai:
- Bà Yến liên quan đến chuyên án AB98, “Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước, chiếm đoạt bí mật Nhà nước trong đấu thầu dự án điện”.
- Bị cấm xuất cảnh hai năm.
- Từ năm 2002 đến năm 2007, bà Yến sống ở Mỹ.
- Lấy chồng là Việt kiều Mỹ, thuộc thành phần bất hảo đã trốn về Mỹ và bị truy nã.
Cũng trong bản tự khai lý lịch này, trong mục quan hệ gia đình khai về cha mẹ và chồng, bà Yến khai: Họ và tên vợ (chồng): Nguyễn Trí Hải. Mất năm 1989. Đây là bản khai ngày 12-3-2011 khi bà Yến còn đang có chồng là Jim-my Trần (Trần Dũng), quốc tịch Mỹ, sinh năm 1955, quê ở Quảng Bình, về Việt Nam chung sống và làm ăn với bà Yến. Jim-my Trần lừa đảo chiếm đoạt 210 tỷ đồng trốn về Mỹ ngày 5-7-2010 (Quyết định truy nã số 324/ANĐT ngày 24-9-2010 của Bộ Công an). Mặc dù người đàn ông này đã được vợ là bà Yến xin ly hôn, TAND Long An xét xử ngày 6-10-2010 nhưng đây là vụ xét xử ra bản án trái pháp luật đã bị Viện KSND Long An kháng nghị, có nghĩa là vào thời điểm tháng 3-2011, bà Yến vẫn có chồng là Jim-my Trần. Tại sao bà Yến không khai người chồng còn sống mà chỉ khai người chồng đã chết cách đây 22 năm? Và ngay cả khi bà Yến được ly hôn (hợp pháp) thì bà Yến cũng phải khai trong lý lịch về người chồng đã ly hôn. Bà Yến ý thức được điều đó nên mới khai về người chồng đã chết cách đây 22 năm. Không khai về người chồng Jim-my Trần là sự man trá “tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại”.
Jim my Trần (đang rót rượu) và bà Yến đang tiếp khách Việt Nam
 tại biệt thự của bà ở thành phố Hu-stơn, Hoa Kỳ
Bà Yến có liên quan đến chuyên án AB98 không?
Qua đơn thư bạn đọc, qua tài liệu và chứng cứ mà Báo CCB Việt Nam có được, qua sự khẳng định của một đồng chí nguyên là lãnh đạo cấp cao nhất với Tổng biên tập Báo CCB Việt Nam ngày 28-7-2011 thì bà Đặng Thị Hoàng Yến có liên quan đến chuyên án AB98, lẽ ra phải bị khởi tố truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng có sự can thiệp nên mới thoát tội. Trong chuyên án này, bà Yến cùng các cộng sự là Phạm Hữu Hòa (lái xe cho Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Lâm Minh, Nguyễn Duy Bình, lấy cắp nhiều tài liệu mật của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công nghiệp và Tổng công ty điện lực Việt Nam. Ngày 2-3-1998, cơ quan ANĐT Bộ Công an đã khởi tố vụ án, khởi tố 3 bị can Minh, Bình, Hòa. Riêng bà Yến do có sự can thiệp nên không bị khởi tố nhưng cấm xuất cảnh 2 năm. Sau đó, cũng do có sự can thiệp nên cơ quan ANĐT đình chỉ lệnh cấm xuất cảnh và bà Yến sang Mỹ sống trót lọt tới 5 năm. Ấy thế mà bà Yến trả lời PV báo chí, dám khẳng định: “Tôi chưa bao giờ nhận được tống đạt quyết định khởi tố hay cấm xuất cảnh”. Cũng xin nói thêm, ông Phạm Hữu Hoà (cựu lái xe cho Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư) nhiều năm qua làm việc cho Tập đoàn Tân Tạo, giữ chức vụ giám đốc một công ty thành viên. Dư luận có quyền nghi vấn, bà Yến là một doanh nhân ở TP Hồ Chí Minh, nếu không tìm cách móc nối để lấy cắp bí mật Nhà nước thì làm gì cần quan hệ với một lái xe ở Hà Nội và nay lại ưu ái cho lái xe này làm Giám đốc trong Tập đoàn Tân Tạo do bà làm Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc?
Về vụ án ly hôn giữa bà Yến và Jim-my Trần
Đây là vụ ly hôn kỳ quặc, chứa chất nhiều uẩn khúc cần được làm sáng tỏ. Jim-my Trần là kẻ có tội đã bị tòa án Mỹ phạt tù; bà Yến là một “doanh nhân” sang Mỹ làm ăn mà dễ dàng kết hôn với một kẻ bất hảo, nghèo rớt mùng tơi (bà Yến thừa nhận đã từng cho Jim-my Trần hàng triệu đô-la để giữ thể diện cho Jim-my Trần”. Khi về Việt Nam chung sống, làm ăn được vài năm bà đã vội ly hôn. Không cần tìm hiểu sâu, chỉ căn cứ trên đơn xin ly hôn viết tay cẩu thả của bà Yến cũng đủ thấy bà Yến vô trách nhiệm trước pháp luật thế nào. Chuyện vợ chồng đầu gối, tay ấp là cực kỳ hệ trọng mà bà Yến là một doanh nhân, một người có học thức, có kinh nghiệm sống vì đã trải qua một đời chồng mà dễ dàng kết hôn, đơn giản ly hôn, khiến dư luận nghi vấn là bà coi hôn nhân như canh bạc đỏ đen, bất chấp luân thường đạo lý. Với một người quyết định việc hệ trọng của mình mà còn tuỳ tiện như thế, thì thử hỏi cử tri có tin tưởng được người đó thay mặt mình, quyết định công việc hệ trọng quốc gia ở Quốc hội hay không? Cũng xin nói thêm là trong vụ ly hôn này, toàn bộ số tài sản tiền bạc của vợ chồng bà Yến hoàn toàn thuộc về bà Yến, còn chồng bà thì tay trắng cũng là điều phi lý vì khi xử ly hôn, chồng bà đã trốn về Mỹ đem theo số tiền cướp đoạt 210 tỷ đồng để bà Yến phải bỏ ra 160 tỷ đồng đền cho công ty của cô em. Sau khi kết thúc kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII, bà Yến sang Mỹ từ ngày 20-8 đến 17-9-2011, phải chăng là để thương thảo với chồng bà là Jim-my Trần về những sai phạm trong vụ án ly hôn và nhiều vấn đề bất minh khác? Cũng qua việc Jim-my Trần chiếm đoạt 210 tỷ đồng, dư luận có quyền đặt nghi vấn về đường dây chuyển tiền trái phép từ Việt Nam ra nước ngoài của vợ chồng bà Yến. Mặt khác, nếu bà Yến không có liên quan gì với Jim-my Trần thì hà cớ gì bà Yến phải bỏ ra số tiền khổng lồ 160 tỷ để đền thay cho Jim-my Trần? Rõ ràng về quan hệ vợ chồng với Jim-my Trần, bà Yến lý giải tiền hậu bất nhất.
Bà Yến có dùng tiền lôi kéo mua chuộc cử tri không?
Trong thời điểm vận động tranh cử, bà Yến tổ chức tri ân cho 1.200 người có công và tặng quà cho hàng trăm cán bộ ở 4 huyện (Thủ Thừa, Đức Hòa, Bến Lức, Đức Huệ) tỉnh Long An, là đơn vị bầu cử số 1 mà bà Yến ứng cử ĐBQH vào ngày 29-4-2011 là hành vi dùng tiền mua chuộc cử tri, vi phạm điều 12 Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII về bầu cử đại biểu QH và HĐND, không thể coi là việc làm ở thời điểm nhạy cảm, chỉ cần rút kinh nghiệm. Nếu bà Yến vô tư, sao bà Yến không tri ân ở nhiều nơi khác đáng được tri ân hơn, mà lại chỉ chọn tri ân ở nơi bà ứng cử?
Bà Đặng Thị Hoàng Yến còn có nhiều vấn đề cần làm rõ trong đầu tư, kinh doanh như sử dụng đất tại nhiều dự án, việc nợ lớn nhiều đối tác, việc khai lý lịch về khen thưởng như thống kê cả huân chương, bằng khen của Tập đoàn Tân Tạo vào thành tích cá nhân của bà Yến là sự giả dối đáng xấu hổ.
Như vậy, với nhân thân như thế, bà Đặng Thị Hoàng Yến chưa xứng đáng là ĐBQH. Trước đây, ông N.H.P, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Quốc hội khai man lý lịch, giấu giếm sai phạm đã bị loại ra khỏi Đảng và Quốc hội. Vậy đối với trường hợp bà Đặng Thị Hoàng Yến có được xử lý nghiêm minh như thế không? Lẽ ra bà Yến nên thành khẩn thừa nhận sai phạm, xin lỗi cử tri do không biết rõ về nhân thân của bà mà bỏ phiếu nhầm để bà trúng cử ĐBQH thay vì yêu cầu Báo CCB Việt Nam xin lỗi bà.
Báo CCB Việt Nam một lần nữa đề nghị các cơ quan có thẩm quyền, trước hết là Ban Công tác ĐBQH với trách nhiệm và lương tâm trong sáng, cần xem xét khách quan, nghiêm túc vụ việc về bà Yến để có kết luận chính thức, đem lại niềm tin cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Còn nếu với nhân thân như thế của bà Đặng Thị Hoàng Yến mà khẳng định “Cơ bản không có vấn đề gì” thì chắc chắn không “tâm phục, khẩu phục” đối với cử tri cả nước.
Ban công tác bạn đọc
Báo CCB Việt Nam


-"Chưa thể bác tư cách ĐB Đặng Thị Hoàng Yến" (VNN 1-12-11)  -THD- Câu này thật là độc địa! ("Chưa thề"!!) 
- Tiếp xúc với cử tri quận Hoàn Kiếm và Ba Đình, Hà Nội sáng nay (1/12), Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho hay chưa thể bác tư cách đại biểu của bà Đặng Thị Hoàng Yến.
Nhiều cử tri đã hoan nghênh phần trả lời chất vấn của Thủ tướng về biển đảo, việc QH báo cáo rộng rãi kết quả xác minh tư cách đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến. Người dân cũng phản ánh nhiều vấn đề bức xúc về tiền lương, giao thông, tham nhũng. 

Tại buổi tiếp xúc cử tri, đoàn ĐBQH đã thông báo kết quả xác minh tư cách đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho hay, chưa thể bác tư cách đại biểu của bà Đặng Thị Hoàng Yến. Vừa  qua, sau khi nhận đơn tố cáo của công dân,  Ban công tác đại biểu của Quốc hội đã đi xác minh, và đã làm việc một cách quyết liệt.
"Tuy nhiên, vì liên quan đến sinh mệnh chính trị của một người nên việc xác minh phải làm thận trọng, chi tiết, chặt chẽ", Tổng bí thư nói
Ông Trọng khẳng định, riêng với một vấn đề vẫn còn tồn tại thì vẫn đang được cơ quan chức năng xác minh tiếp để sáng tỏ hết.
Đã có kết quả xác minh về ĐB Đặng Thị Hoàng Yến (VNN). - Tại phiên họp báo tổng kết kỳ họp Quốc hội chiều nay (26/11), Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Hạnh Phúc cho hay, đã có kết quả xác minh về tư cách của ĐB Đặng Thị Hoàng Yến.
Vừa qua, bà Đặng Thị Hoàng Yến, ĐBQH tỉnh Long An, bị một số cơ quan truyền thông phản ánh và có đơn thư tố cáo. Thông tin trong các bài báo nói rằng bà Yến bị khởi tố ngày 2/3/1998 vì tội danh “cố ý làm lộ bí mật Nhà nước” và “chiếm đoạt bí mật Nhà nước”, sau đó bỏ trốn sang Mỹ và bị truy nã.
ĐB Đặng Thị Hoàng Yến. Ảnh: Lê Anh Dũng
Ban Công tác đại biểu của Quốc hội đã tiến hành thẩm tra tư cách đại biểu đối với bà Yến và đến nay đã có kết luận.
Theo kết quả xác minh, Ủy ban Thường vụ đã họp và kết luận, "nội dung các báo nêu chưa đúng". Các tố cáo liên quan đến nhân thân bà Yến đều được thẩm tra và "cơ bản không có vấn đề gì".
Cụ thể, phía Bộ Công an và các cơ quan chức năng đã xác nhận, bà Đặng Thị Hoàng Yến chưa bị khởi tố bị can trong vụ án cố ý làm lộ bí mật nhà nước năm 1998. Theo Bộ Công an, trong quá trình điều tra vụ án, cơ quan an ninh có xác minh một số đối tượng. Và theo hồ sơ lưu trữ thì không có tên bà Yến. Ngoài ra, cũng không có tài liệu hay chứng cứ nào chứng minh rằng nữ đại biểu này tham gia đường dây chuyển tiền ra nước ngoài hoặc bị cấm xuất ngoại.
"Bà Yến chỉ bị cấm xuất cảnh từ tháng 10/1998 đến tháng 10/2000 do mục đích phục vụ cho quá trình điều tra", cơ quan Quốc hội nhận định.
Hiện, chỉ còn một vấn đề đang chờ được tiếp tục xác minh là vụ ly hôn giữa đại biểu Yến và Việt kiều Trần Jimmy. Ông Nguyễn Hạnh Phúc cho hay, vừa qua, do thủ tục và quy trình tố tụng chưa đúng với quy định của pháp luật nên TAND tỉnh Long An đã kỷ luật một vị thẩm phán liên quan với hình thức “cảnh cáo” và không tái bổ nhiệm thẩm phán. Hiện vụ việc vẫn đang được xem xét. Toàn bộ thông tin này đã được gửi tới ĐBQH.
Các thông tin xác minh tư cách đại biểu Yến đã được Thường vụ QH gửi tới các đoàn đại biểu để đại biểu thông báo công khai với cử tri trong tiếp xúc cử tri sau kỳ họp.
"Thường vụ Quốc hội cũng đã giao các cơ quan tiếp tục xác minh sự việc còn lại để báo cáo Thường vụ trước 31/12/2011", ông Phúc nói.
Như vậy, các vấn đề liên quan đến nhân thân của bà Yến đã được làm sáng tỏ. Trước đó, về những tố cáo sai phạm liên quan đến hoạt động vận động bầu cử của nữ đại biểu này, theo xác minh của Ban Công tác đại biểu, toàn bộ quy trình hiệp thương đều được tiến hành đúng luật.
Vừa qua, bà Đặng Thị Hoàng Yến là một trong các đại biểu chủ động đề xuất xây dựng dự án luật. Dự luật mà bà Yến đề xuất lên Thường vụ Quốc hội là Luật bảo vệ quyền riêng tư. Nhưng, dự án luật này đã bị Quốc hội bác do chưa đủ thông tin và cơ sở.
Lê Nhung  – Kỷ luật thẩm phán xử vụ ly hôn của bà Đặng Thị Hoàng Yến (DT).
- Sẽ thẩm tra tư cách bà Đặng Thị Hoàng Yến
 -Trưởng Ban Công tác đại biểu của Quốc hội Nguyễn Thị Nương cho biết như trên và khẳng định sẽ làm khẩn trương, công bố công khai
* Phóng viên: Xin bà cho biết quy trình xử lý đơn thư tố cáo tư cách một đại biểu (ĐB) Quốc hội (QH)?
- Bà Nguyễn Thị Nương: Trước hết, chúng tôi phải xin chủ trương của Ủy ban Thường vụ (TV) QH về việc thẩm tra tư cách ĐB khi có đơn thư tố cáo. Sau đó, sẽ xem xét các đơn thư theo đúng quy định pháp luật về tố cáo, phối hợp với cơ quan chức năng để làm rõ và trả lời người tố cáo cũng như cơ quan có thẩm quyền.
* Việc  bà Đặng Thị Hoàng Yến, ĐBQH tỉnh Long An, bị một số cơ quan truyền thông phản ánh và có đơn thư tố cáo thì sao?

- Ban Công tác ĐB đã xin ý kiến Ủy ban TVQH và đã được đồng ý thẩm tra tư cách ĐBQH đối với bà Đặng Thị Hoàng Yến. Chúng tôi đang trong quá trình thu thập thông tin và chứng cứ.
* Ban Công tác ĐB đã  tiếp xúc với người tố cáo cũng như các cơ quan truyền thông  có bài phản ánh chưa, thưa bà?
- Chúng tôi chưa tiếp xúc với các cơ quan truyền thông cũng như người tố cáo. Sau khi phân loại đơn thư có danh và không danh, chúng tôi mới xin chủ trương của Ủy ban TVQH về cách tiến hành thẩm tra.
* Bà đã đọc các đơn thư tố cáo ĐBQH Đặng Thị Hoàng Yến chưa?
- Tôi đã giao Vụ Công tác ĐB thu thập, sau đó sẽ nghe tổng hợp lại.
* Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đã chỉ đạo phải sớm  xác minh và  thẩm tra tư cách ĐBQH bị tố cáo, vậy khi nào thì có kết quả?
- Việc này phải bình tĩnh và thận trọng, không thể ngày một ngày hai. Tuy nhiên, tinh thần là làm khẩn trương, sớm có kết luận để báo cáo Ủy ban TVQH quyết định và công bố công khai.

Không biết việc bà Yến từng bị khởi tố
Ngày 23-8, ông Võ Lê Tuấn, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Long An, cho biết qua 3 vòng hiệp thương, lấy ý kiến nơi cư trú và làm việc, bà Đặng Thị Hoàng Yến được cử tri tín nhiệm 100% để ứng cử ĐBQH. Ngoài ra, trong suốt quá trình hiệp thương, không có vị nào trong Ủy ban MTTQ tỉnh đặt vấn đề về bà Yến. “Chúng tôi đã làm chặt chẽ và đúng quy trình, không có gì sai trái. Còn việc báo chí nêu về nhân thân của bà Yến sau khi đã được thẩm tra tư cách ĐBQH thì không thuộc thẩm quyền của địa phương” – ông Tuấn nói.
Theo ông Nguyễn Văn Nhung, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ, Phó Chủ tịch Ủy ban Bầu cử tỉnh Long An, không có việc bà Yến dùng tiền mua chuộc cử tri. Còn việc bà Yến hứa hỗ trợ cho 4 huyện số tiền 8 tỉ đồng (thời hạn 5 năm không tính lãi) nhưng chưa giải ngân là do Hội Nông dân và Hội Phụ nữ các huyện chưa xác định được danh sách những hộ nào được nhận tiền.
Việc bà Yến tổ chức tri ân (nhân kỷ niệm 30-4) và mỗi ĐB được tặng phong bì 500.000 đồng, ông Nhung cho rằng việc này được tổ chức trước khi vận động bầu cử nên không có gì sai trái.
Về thông tin trước đây bà Yến từng bị khởi tố và chồng bà, ông Jimmy Trần, bị truy nã, ông Nhung nói: “Chúng tôi không nhận được thông tin nào từ cơ quan chức năng cũng như không nghe phản ánh khi lấy ý kiến cử tri”.
Theo Điều 49 của Luật Tổ chức QH, ĐBQH không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân thì tùy mức độ sai phạm mà bị QH hoặc cử tri bãi nhiệm. Ủy ban TVQH quyết định việc đưa ra QH hoặc cử tri bãi nhiệm ĐBQH theo đề nghị của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, MTTQ tỉnh hoặc cử tri.
QH bãi nhiệm ĐBQH thì phải được 2/3 tổng số ĐBQH tán thành, còn cử tri bãi nhiệm thì được tiến hành theo thể thức do Ủy ban TVQH quy định.
Bảo Trân thực hiện

-Sẽ thẩm tra lại tư cách một đại biểu Quốc hội
Thông tin về sai phạm của 1 vị ĐBQH đã râm ran trong công luận ngay trước kỳ họp Quốc hội, nhưng rồi trong quá trình thẩm tra tư cách đại biểu, vấn đề chưa được quan tâm đúng mức. Trước ý kiến của một số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thẩm tra tư cách đạo đức, nhân thân của một ĐBQH đang gặp tai tiếng trong dư luận, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nói: “Ban công tác đại biểu sẽ có trách nhiệm thẩm tra tư cách vị đại biểu này”.

Vừa qua, nhiều cơ quan thông tấn, báo chí đã đăng tải thông tin về tư cách cũng như những việc làm sai phạm của một vị ĐBQH mới trúng cử. Dư luận cũng đòi hỏi các cơ quan hữu quan phải xác minh làm rõ các vấn đề liên quan.
Tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay (22/8), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu đề xuất Thường vụ nên quan tâm đến các thông tin này. Dù Quốc hội đã tiến hành thẩm tra tư cách đại biểu nhưng trước những luồng thông tin dồn dập trên báo chí vừa qua, Ban công tác đại biểu nên xác minh để làm rõ.
Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước cũng cho rằng Quốc hội không nên đứng ngoài cuộc trước các luồng thông tin khác nhau trong công luận.
“Nếu đứng ngoài cuộc là chúng ta vô cảm với chính vị đại biểu đó cũng như vô cảm với công luận. Chẳng hạn, trong đợt tiếp xúc cử tri vừa qua, nhiều cử tri hỏi tôi về trường hợp này nhưng tôi không biết trả lời thế nào”, ông Ksor Phước nói.
Theo ông, những luồng thông tin về sai phạm của vị ĐBQH này đã râm ran trong công luận ngay trước kỳ họp Quốc hội, nhưng rồi trong quá trình thẩm tra tư cách đại biểu, vấn đề chưa được quan tâm đúng mức. Để đến khi kết thúc kỳ họp, thông tin lại lan rộng thêm trên nhiều tờ báo.
“Bài học rút ra là chúng ta phải chú ý xử lý thông tin ngay trong quá trình Quốc hội đang họp. Bây giờ mọi chuyện đã công khai rồi, cả nước đều đã biết, nên chăng Thường vụ Quốc hội giao ban công tác đại biểu đi thẩm tra lại và công khai kết quả xác minh cho toàn dân biết”, ông Ksor Phước nói.
Kết luận phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói, tiếp thu ý kiến thường vụ, Ban công tác đại biểu và các cơ quan có trách nhiệm sẽ tiến hành thẩm tra tư cách vị đại biểu này trong thời gian tới.
Theo Lê Nhung
Vietnamnet

Nguồn: Sẽ thẩm tra lại tư cách một đại biểu Quốc hội 

Không vào được VNN: -- Sẽ thẩm tra lại tư cách một đại biểu Quốc hội  (VNN). 

Trung Quốc bất tín trong quan hệ với Việt Nam

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị khẳng định Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa- – Trung Quốc phạt ngư dân Việt trên vùng biển Việt (TTXVN). Mạng Tin tức Trung Quốc ngày 27/3 dẫn lời Phó Cục trưởng Cục Ngư chính Nam Hải Lưu Thiêm Vinh cho biết phía Trung Quốc quyết định xử phạt mỗi ngư dân Việt Nam 70.000 Nhân dân tệ (khoảng hơn 200 triệu VND).
 
Trung Quốc đã bắt và hiện đang giam giữ 21 ngư dân và 2 tàu cá của Việt Nam mang số hiệu QNg66101TS và QNg 66074TS.
 
Ngày 21/3, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ Việt Nam kiên quyết phản đối hành động bắt giữ tàu và ngư dân Việt Nam của phía Trung Quốc, yêu cầu phía Trung Quốc thả ngay và vô điều kiện các ngư dân và tàu cá nói trên, chấm dứt việc bắt giữ, cản trở ngư dân Việt Nam tại các vùng biển của Việt Nam.
 
“Quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Việc Trung Quốc bắt giữ, cản trở ngư dân Việt Nam đang hoạt động nghề cá tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, các quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam," ông nói. 
 
Theo người phát ngôn, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp Đại Sứ quán Trung Quốc trao công hàm nêu rõ lập trường của Việt Nam và đang tiếp tục đấu tranh để giải quyết vụ việc, bảo đảm lợi ích chính đáng của ngư dân Việt Nam./.


– 
Quảng Ngãi: Một tàu cá bị tàu lạ đâm chìm (DV). - Tàu TQ ‘xâm nhập vùng biển quân sự’ VN   –   (BBC). – Hỗ trợ gia đình 21 ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ(TN). – TS Lê Minh Phiếu, thành viên Quỹ Nghiên cứu Biển Đông: Nên xem xét khởi kiện vụ ngư dân bị bắt (TT).- Chiếu phim “Hoàng Sa Việt Nam – Nỗi đau mất mát“ tại Köln (CHLB Đức) (Nguoiviet.de). – Tâm áp thấp cách đảo Trường Sa lớn khoảng 260km (TTXVN).
Biển Đông: All Quiet in the South China Sea (Foreign Affairs 22-3-12) -- Bài quan trọng của Taylor Fravel (Nhắn: Hoàng Việt nên chú ý bài này của một tác giả quen thuộc với Hoàng Việt và tôi)) 
◄◄
Nên nghĩ chính sách quân sự của Trung Quốc như thế nào? Think Like the Dragon (National Interest 26-3-12) - "To understand Chinese military strategy, you must first understand Chinese history and culture"
Trung Quốc đang lập bản đồ Biển Đông vnnTrung Quốc vẽ bản đồ biển Đông (PLTP). - Trung Quốc đẩy mạnh đường lưỡi bò (TN). – - Mỹ góp sức điều hòa tranh chấp quần đảo Trường Sa thế nào?  (ĐV). – Lê Ngọc Thống: Lựa chọn nào cho Trung Quốc khi Mỹ tỏ ra hung hăng?   –   (viet-studies). – “Túi khôn” Mỹ dồn sức nghiên cứu quốc phòng và quân đội Trung Quốc  (GDVN).- Giao lưu sĩ quan trẻ Hải quân các nước ASEAN năm 2012 (QĐND).

-
Tin của các trang lãnh đạo -cũng ngạc nhiên khi lại có thể mạnh mẽ như vậy ???
Lê Ngọc ThốngLựa chọn nào cho Trung Quốc khi Mỹ tỏ ra hung hăng? (viet-studies 26-3-12) -- Bài mới của một tác giả quen thuộc.
◄◄
- Nguồn: http://nguyentandung.org/bien-dao/trung-quoc-bat-tin-trong-quan-he-voi-viet-nam.html