CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Người Việt chinh phục đại dương – Kỳ cuối: Cổ Lũy vượt sóng biển Tổ quốc (TT). - “NGÀY THƠ” VÀ… NGƯ DÂN MAI PHỤNG LƯU - (Mai Thanh Hải) – Nhà báo ở Trường Sa (Thiềm Thừ). = >
- Sâu lắng nghĩa tình Côn Đảo (SGGP). - Trường lũy biển đông (TN). - Sừng sững DK1 (Dân Việt).
- GS Carl Thayer: Sự quyết liệt của Trung Quốc ở Biển Đông (TVN). - Quan chức nói Bắc Kinh có “những quyền lợi lịch sử” về Biển Đông: Official says Beijing has ‘historical rights’ over South China Sea (Asahi).
- Trung Quốc: Lệnh cấm đánh bắt cá năm 2012 (NCBĐ). – Hung thần ở Biển Đông (TCPT). Dịch từ bài: The devil in the deep blue detail – Fiendishly complex disputes in the South China Sea dangerously simplified (Economist).
- Khác với Việt Nam, Philippines có thể dựa vào Mỹ để làm đối trọng với Trung Quốc – (RFI). BTV: Việt Nam mình tài giỏi hơn Philippines nhiều, nên đâu cần dựa vào Mỹ hay bất cứ nước nào để làm đối trọng với Trung Quốc, vì Việt Nam ta có tướng Vịnh với chính sách ‘ba không’ của quốc phòng Việt Nam cũng đủ làm cho Trung Quốc ngán, mà “hòa bình, hữu nghị” với ta! – Điện mật Sứ quán Mỹ tại Manila: Tranh chấp lãnh thổ quần đảo Trường Sa (NCBĐ).
<- HT Thích Quảng Ðộ được DB Sanchez đề cử Nobel Hòa Bình – (NV). – Dân biểu Loretta Sanchez lên tiếng về trường hợp Nhạc Sĩ Việt Khang – (RFA).
- Thủ tướng: Ai chủ trương? Ai phá nhà ông Vươn? (NLĐ). - Các luật sư muốn họp cùng Thủ tướng vụ Tiên Lãng (PN Today). Bữa qua có độc giả email cho BS góp ý: “… cần mời những người có chuyên môn độc lập như Đặng Hùng Võ, Mặt trận Tổ Quốc, Hội Nông Dân để đi đến kết luận khách quan. Đây là buổi làm việc quan trọng, nếu không chuẩn bị và tiến hành khách quan, khoa học, có thể gây tác động không lường.” Nhưng BS thì cho là cái “tác động không lường” đó nhiều khi lại hóa hay. Hề hề! Thì chính “Đoàn Văn Vươn” là một vụ khôn lường đó. - Thủ tướng yêu cầu làm rõ trách nhiệm lãnh đạo Hải Phòng (TN). - Thủ tướng chỉ đạo làm rõ 3 vấn đề trong vụ cưỡng chế (VTC). – Vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng: Ai đúng, sai đều phải công khai (Tin tức). – Làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân vụ cưỡng chế ở Hải Phòng (TN). – Bộ trưởng Vũ Đức Đam: “Nên kéo dài thời gian giao đất cho người dân” (TBKTSG). – THƯ GỬI THỦ TƯỚNG VỤ TIÊN LÃNG (Jasmine).- GS Tương Lai: “Đừng nói trí thức không xuống đường là trùm chăn” – (BBC). “Không nên từ cái chỗ ở bên ngoài của mình nói cho nó sướng miệng, rồi phê phán những anh khác là hèn, là bám gót chế độ này nọ. Đó không phải là một thái độ nghiêm túc. Mặc dầu tôi nói rằng là Phạm Thị Hoài có những ý kiến rất sắc sảo … ” Mời xem lại bài liên quan của Nhà văn Phạm Thị Hoài: Đảng ‘cần lắng nghe trí thức’: ‘Sự lạc quan vô tận’
- Quần chúng – đảng viên (PLTP). - Vụ cưỡng chế Hải Phòng: Những phát ngôn gây “sốc” và đáng chú ý nhất (GDVN). - Lòng dân là thước đo công lý (Dân Việt). – Lập luận trái chiều về vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng-Hải Phòng (VOV). - Nóng trong ngày: Lãnh đạo Hải Phòng về Tiên Lãng (VNN). – 5 đề xuất của dân với chính quyền Hải Phòng (NLĐ). - 5 kiến nghị của đại diện dân Tiên Lãng (TT). “Thứ năm, phải truy tố tất cả cá nhân liên quan gây ra việc chiếm đoạt và hủy hoại tài sản công dân có tổ chức của UBND huyện Tiên Lãng đối với gia đình ông Vươn vì việc làm của huyện Tiên Lãng là bất hợp pháp.” – Mất mát ở Tiên Lãng (TT).
– Đề nghị chuyển ngành Đỗ Hữu Ca và thăng ngay cấp tướng – (Người Buôn Gió). Ha ha! Giao cho Ka lo vụ “cưỡng chế thu hồi biển đảo đã bị sử dụng trái phép nhiều năm nay… ” từ tay tụi Tàu. Một phát hiện quá hay! Lái Gió đúng là danh bất hư truyền. Còn BTV thì tặng cho Đại Ca thêm 2 sao dùm NBG nè. = >
- VY VY: HÃY VẼ MỘT VÒNG PHẤN KÁP-KA-Z MỚI Ở TIÊN LÃNG (Quê choa). – Trương Tuần: PHỎNG VẤN TÂN CHÍ PHÈO (Trần Nhương).
- Vụ Đoàn Văn Vươn: Quan chức bất nhân, bất nhất, chính quyền bất minh, luật pháp bất ổn, nhà nước bất lực nên người dân bất an (J.B. Nguyễn Hữu Vinh).
- Nguyễn Thanh Giang: Đi tìm tội phạm trong vụ Đoàn văn Vươn : Đất đai – Nguồn sống và hiểm họa (DLB). – Nguyễn Bác Chổi: Nhìn mặt chó, ló việc quan…
- Nhân mấy dòng nghi vấn từ blog Cu làng cát đã điểm chiều qua rằng liệu có phải “Báo Công Lý ký hợp đồng tuyên truyền theo ý huyện Tiên Lãng?” xin nói thêm về chiêu “xin đểu” quảng cáo từ các doanh nghiệp của một số báo, tạp chí, đặc biệt là những báo thuộc cơ quan pháp luật. Thường là họ gọi điện đến, đề nghị gặp đích danh giám đốc công ty, giọng kẻ cả, lạnh như … tiền, xưng là của Tổng cục …, Bộ …, Tòa (tối cao, chẳng hạn). Các vị giám đốc nầy trước tiên là hết hồn (không vãi … tè là may). Sau đó họ mới hạ cố cho biết là “nhân dịp” kỷ niệm ngày … (khỉ gió gì đó), báo của họ có “ưu tiên” cho doanh nghiệp được tự giới thiệu về mình, cho nên v.v.. và v.v.. Thế là tay giám đốc doanh nghiệp (hiếm khi) mừng húm, nhận liền. Xong! – Vụ Tiên Lãng: Tíu tít gặp dân – (Cu làng cát).
- Quan chức Tiên Lãng và Hải Phòng tìm cách chạy tội cho kẻ phá nhà anh Vươn?(Nguyễn Tường Thụy). Bữa qua có một độc giả gọi điện cho BS và đưa ra một câu hỏi bất ngờ. Đó là lý do phá nhà? Để làm gì? Phải chăng do người ta đã phải dùng đến hỏa lực quá mạnh, rồi dấu tích còn lại quá nhiều trên căn nhà, nên đã phải chơi trò phá hủy hiện trường để xóa dấu vết?
- TRƯỚC TIẾNG SÚNG CỦA ĐOÀN VĂN VƯƠN (Mai Xuân Dũng). “Khắp đất nước xảy ra rất nhiều vụ khiếu kiện trong lĩnh vực đất đai. Nhưng do chính quyền bao che cho các nhóm lợi ích nên các vụ khiếu kiện bị kéo dài không được giải quyết thỏa đáng làm cho nhân dân mất sự trông cậy vào pháp luật“.
<- THÔNG TIN MỚI TỪ VỤ TIÊN LÃNG: ( CẢ TIN VÀ ẢNH) (Nguyễn Quang Vinh). LÂU NAY CHỈ NGHE PHÊ PHÁN CÓ QUYẾT ĐỊNH CỦA CHỦ TỊCH TIÊN LÃNG RẤT SAI TRÁI VỀ VIỆC ĐÌNH CHỈ KHIẾU NẠI MÀ KHÔNG ĐỌC THẤY NỘI DUNG. HÓA RA NÓ ĐÂY RỒI.
- VÕ LÂM KIẾM KÝ 17: Thuyết Đằng Song Đại — (Huỳnh Ngọc Chênh). “Trời, đất và chim trên cành cũng đều của quan trấn thành. Chỉ có con chim trong quần mới của dân đen vô sản.” Cũng phát hiện quá hay! Nhưng xin bổ sung: không phải chỉ “chim” mà cả … “bướm” nữa, nhưng riêng thứ nầy, trong quần dân rồi mà quan cũng vẫn nhăm nhe. He he!
- LS Nguyễn Việt Hùng trả lời RFA về đề nghị bào chữa cho ông Đoàn Văn Vươn – (RFA).
- PHẠM XUÂN NGUYÊN: Quần chúng – đảng viên (PLTP). “Tôi đề nghị cùng với việc kỷ luật các cán bộ lãnh đạo sai phạm trong vụ Tiên Lãng, cần phải kiên quyết loại bỏ cách nói phân biệt sai đảng viên-quần chúng, mà thực hành cách nói phân biệt đúng như Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nêu đảng viên-người ngoài đảng“.
Nhân đây xin góp ý với BBC việc đặt câu hỏi phỏng vấn, trong cả cuộc phỏng vấn với GS Chu Hảo lẫn GS Tương Lai, đều có những cách đặt vấn đề rất tức cười. Đó là câu hỏi liệu có phải đã đến lúc cần “gỡ bỏ sự lãnh đạo của đảng cộng sản lên trên đầu giới trí thức hay chưa” và “giải thể sự lãnh đạo của đảng đối với tầng lớp trí thức hiện nay”. Nó buồn cười ở chỗ người ta chỉ có thể hỏi có nên giải thể cái đảng đó, có thể đa đảng hay không, chứ một khi nó còn tồn tại, thì làm sao mà “gỡ bỏ” thực trạng gọi là “lãnh đạo” của nó được. Người hỏi cứ như thể trên trời rơi xuống, không hiểu gì về thể chế chính trị cộng sản cả. Tức cười ở cả ngôn từ tiếng Việt mà có thể do ở nước ngoài lâu mà bị, là chỉ có thể “giải thể” cái đảng, chứ không thể nói “giải thể sự lãnh đạo” với ai đó được.
- Nhà văn Nguyễn Đình Chính: Ngày xuân vẫn cứ … đôi lời lảm nhảm… (Bà Đầm Xòe). “Xã hội nào cũng có trí thức. Chỉ khác nhau là có xã hội coi trí thức như cục vàng nhưng lại có những xã hội coi trí thức như cục cứt”. – Cũng chuyện trí thức: Tại sao đạo đức nhem nhuốc – (NV). – Mời xem lại bài: “Đảng viên hư trước, làng nước hư theo!” (NCT). – Cuộc chiến không ngừng giữa thiện và ác (Bà Đầm Xòe). – Trần Dzĩ Hạ – Máy đo chỉ số thông minh – (Dân Luận). – Đặng Ngữ – Thánh Marx – (FB Đặng Ngữ/ Dân Luận).
- Vì sao đình chỉ vụ án “bán thầu”? (TN).
- Huỳnh Thục Vy – Tâm sự đầu năm – (Dân Luận). - LS Lê Quốc Quân kiện công an quận Hoàn Kiếm - (NV).
- Đầu Năm Rồng Nói Chuyện Cá (Tưởng Năng Tiến). “Điều rầy rà là Hà Nội không thể quay ngược kim đồng hồ lịch sử để xã hội có thể trở lại cái thời vàng son như … Bình Nhưỡng hiện nay. Hà Nội cũng không thể tiếp tục giữ nguyên trạng là chỉ cho người dân ăn nhưng nhất định không cho họ nói”.
<- Cựu nghị viên, thị trưởng gốc Việt nhận tội ăn hối lộ – (NV).
- Việt Nam tuần qua - (RFA).
- George Esper: Phóng viên chiến trường Việt Nam huyền thoại ra đi ở tuổi 79: George Esper Dead: Legendary Vietnam Reporter Dies At 79 (Huffington Post). - Cựu phóng viên AP tại chiến trường Việt Nam qua đời (NLĐ). – Phóng viên chiến tranh VN qua đời – (BBC). Đây là trường ĐH báo chí West Virginia University mà ông đã giảng dạy. Người vợ mà ông Esper đã ly dị, bà Nancy Ha, sống ở Fountain Valley, gần khu Little Saigon. – AP Vietnam Correspondent George Esper Dies At 79 (NPR).
- Khái lược lịch sử dân tộc Việt Nam qua 65 năm (1945 – 2010) – Phần 1 (Bà Đầm Xòe).
- Cuba: nhà báo Y. Sanchez lại không được xuất ngoại – (RFI). - Cuba thiệt hại 975 tỷ USD vì Mỹ (VTC).
- Dân Nga biểu tình dưới trời giá buốt để đòi có bầu cử công bằng - (VOA). - Nga: Hơn 90.000 người tuần hành ủng hộ ông Putin (SGGP). - Nước Nga biểu tình ủng hộ và phản đối ông Putin (Infonet). – Hàng chục ngàn dân Nga biểu tình chống và ủng hộ Putin – (RFI). – Hai cuộc biểu tình lớn diễn ra ở thủ đô Nga – (VOA). – Biểu tình ủng hộ và chống Putin ở Moscow – (BBC). Hàng nghìn người phản đối ông Putin xuống đường ở thủ đô Moscow trong giá lạnh hôm 04/2/2012 = >
- Các nạn nhân chế độ Khơme Đỏ hoan nghênh án chung thân đối với Duch – (RFI).
- Năm quan niệm sai lầm về sức mạnh của Trung Quốc (NCBĐ/Jakarta Global). - Khẩu chiến Hồng Kông – đại lục (TN).
KINH TẾ
- Thách thức lớn nhất (TBKTSG).
<- Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ NHNN: “Thanh khoản của các tổ chức tín dụng rất dồi dào” (DT). – ‘Tiền bơm cho ngân hàng trong Tết không gây lạm phát’(VNE).
- Giá vàng lao dốc xuống dưới 45 triệu đồng (VNE). – Khơi thông nguồn lực vàng (NLĐ). - Tiệm vàng bất thường tiếp tục… bất thường (TN).
- Người buôn đồng nát nhận giải quốc tế (TT).
- Xây dựng thương hiệu điều Bình Phước (TN).
- Vì con người (TBKTSG).
- “Phân khúc nhà giá thấp chiếm ưu thế tại Hà Nội” (TTXVN). – Chung cư “giá gốc” tại Hà Nội vẫn giảm như thường (ĐT).
- TT Obama hối thúc quốc hội hỗ trợ các chủ sở hữu nhà – (VOA). – Kinh tế Mỹ hồi phục nhanh hơn châu Âu – (RFI). BTV: Vậy là ông Thầy Hong Kong nói về phong thủy năm Thìn hồi đầu năm, rằng kinh tế Mỹ khá hơn châu Âu là đúng.
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Việt Nam chống lại cuộc tấn công văn hóa từ Bắc Kinh: Vietnam Resists Beijing’s Charm Offensive (Jakarta Globe).
- Những miền lễ hội: Ra Giêng đi lễ hội Bà (TTCT). – Tràn lan “quốc ấn” đền Trần (NLĐ). – Đền Bảo Lộc (Nam Định): “Loạn” ấn, bùa, cờ…(LĐ). - Rộn ràng Tết Nguyên tiêu ở Chợ Lớn (Infonet). - Chính Hội Lim: ‘Nêm chặt’ người và phương tiện trên những ngả đường (GDVN).
- Hà Nội: Cờ bạc “lộng hành” tại làng văn hoá (LĐ). Trò sóc đĩa ngang nhiên đánh công khai = >
- Bảo tồn, phát huy văn hóa các dân tộc (PLTP). - Tôn vinh tinh hoa văn hóa của 54 dân tộc nước ta (SGGP).
- Những nông dân gìn giữ di sản nhân loại (TN). – Bắc Ninh: 3.500 liền anh, liền chị lập “dàn đồng ca khổng lồ” tại Hội Lim (DT). – Tái diễn cảnh vừa hát quan họ vừa ngả nón “xin tiền” (LĐ).
- Ngày Hội An tại TP.HCM (TN).
- Học sinh đón Tết ở California – (Người lót gạch).
- Di tích đang thành phế tích (TN).
- Số phận những kho báu Chăm ở Lâm Đồng, Kỳ 1: Vén mở bức màn (TT).
- Bức tượng rồng và hành trình “minh oan” cho Cụ Trạng (Nguoiduatin).
- NGUYỄN ANH TUẤN: Vườn Vải Xưa Còn Nhòa Lệ Máu… (Lê Thiếu Nhơn).
- Bản sắc hát thơ (TN). - Cùng đưa thi ca tỏa sáng (Đất Việt). - Trần Hoàng Thiên Kim: “Không dễ dàng rũ bỏ thơ ca” (DT).
- NHÀ THƠ MARY CROY: NGƯỜI MỸ SUY NGHĨ LÀM THẾ NÀO ĐỂ ‘BAY ĐẾN HÀ NỘI’? — (Văn chương +).
- Xem phim kinh dị tưởng… phim hài (PLTP).
- Tân Sơn - Truyện ngắn của Kiều Bích Hậu (TN).
- 10 bức tranh đắt giá nhất thế giới (TT&VH).
- “Harry Potter” thường say xỉn khi đóng phim (TN).
- Oscar đã già? (TTCT).
- CỘI NGUỒN VĂN MINH Ở TRUNG QUỐC: SỰ KHÁC NHAU GIỮA TÀI LIỆU KHẢO CỔ VÀ SỰ GIẢI THÍCH — (Văn chương +).
- Adamo, phiên bản mới tình khúc vang bóng một thời – (RFI).
- Bóng đá nữ Mỹ đoạt vé đầu khu vực CONCACAF để đi Olympic London – (VOA).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Giải đáp nhiều thắc mắc về ngành nghề đào tạo (TN).
- Giới trẻ Hà Nội hào hứng học lịch sử trên biển tên phố (VTC).
- Đổi giờ: Rối, đói, mệt mỏi và chờ (PLTP). Và lớn nhất là công nhiên vi phạm quyền tự do của con người.
- Năm 2012, các trường ĐH mở nhiều ngành học “nóng” (DT).
- Nghệ An: Côn đồ “quậy” trường học, gần 100 học sinh không dám tới lớp (DT).
- “Trầy trật” con đường thi lại đại học của… tân sinh viên (Kênh 14).
- Gần 600 học sinh Khánh Hoà bỏ học (Tin tức).
- Nhà khoa học kiệt xuất Lê Quý Đôn (Bee).
<- GS-NGND Lê Trí Viễn – Bút tâm thầy dốc một đời (SGGP).
- Tại sao “Totto-chan bên cửa sổ” được yêu mến cuồng nhiệt? (TVN).
- Website của BKAV bị tin tặc “viếng thăm” (TN).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Kẻ gàn dở trong ngành y (SGTT).
- Đời không hiu quạnh (NLĐ).
- Kinh hoàng đòn ghen:Cắt tóc, chà quả ngứa khắp người tình địch (Bee).
- Dịch vụ đẻ thuê: Những hệ lụy khó ngờ (ANTĐ). – Dịch vụ đẻ thuê: Rủi ro không mong muốn.
- “Báu vật” của làng (NLĐ). Cây lộc vừng 100 năm tuổi rất quý hiếm ở rừng Đông Dương = >
- Vườn quốc gia Tràm Chim với đề cử khu Ramsar thứ 4 của Việt Nam (SGGP).
- Phát hiện thêm động thực vật mới ở Phong Nha (TT).
- Băng giá bao phủ Biển Đen (Kichbu/bloggmaster.livejournal.com).
- Tìm thấy 4 xác chết trong chiếc phà chìm ở Papua New Guinea – (VOA).
- Hơn 200 người chết rét tại châu Âu từ một tuần nay – (RFI). – 22 em bé thiệt mạng ở Afghanistan vì lạnh – (VOA).
- Sông Liễu Châu nhiễm độc: dân Trung Quốc thêm khổ – (RFI).
QUỐC TẾ
- Hội đồng Bảo an biểu quyết trừng phạt Syria – (RFI). – Hội đồng Bảo an LHQ chuẩn bị biểu quyết về nghị quyết về Syria – (VOA). – Tuần tới Ngoại trưởng Nga sẽ gặp Tổng thống Syria (TTXVN). - Nga, Trung Quốc phủ quyết nghị quyết Liên Hiệp Quốc về Syria - (VOA). - Cặp đôi Nga – Trung thổi bùng cơn thịnh nộ tại HĐBA (VTC). - Tổng thống Mỹ lên án vụ tấn công tại Syria - (VOA). - Thảm sát ở Syria, 260 người chết (TN). – “Thảm sát” ở Syria (NLĐ). – Hơn 200 người chết sau vụ pháo kích ở Syria – (VOA).
- Iran, Mỹ tích cực chuẩn bị cho chiến tranh (ĐV/RUVR). – Giáo chủ Khamenei tuyên bố Iran sẽ kháng cự lại các trừng phạt của phương Tây – (RFI). - Iran sản xuất hàng loạt tên lửa hành trình (TN). - Lãnh đạo tối cao Iran cảnh báo về chiến tranh với Mỹ (SGGP). - Châu Âu ‘giáng đòn’ Iran: Trung, Ấn tổn thương (kỳ 3) (Đất Việt).
- Rối loạn tiếp diễn ở Ai Cập – (VOA). – Đụng độ giữa cảnh sát Ai Cập và người biểu tình bước sang ngày thứ ba – (RFI).
- Qatar trở thành tâm điểm mới của nỗ lực hòa giải của Afghanistan – (VOA). -Tướng Mỹ: Kế hoạch tại Afghanistan không thay đổi - (VOA). - Thủ lĩnh Taliban gửi thư cho tổng thống Mỹ? (NLĐ). - “Taliban đã thay đổi và ngày càng hiện đại hóa” (TTXVN).
<- Miến Điện : quân nổi dậy Kachin không tin tưởng vào thỏa thuận ngưng bắn – (RFI).
- Mỹ muốn tăng cường hợp tác an ninh giữa hai bờ Đại Tây Dương – (RFI).
- 2012: năm của những cuộc bầu cử quan trọng (TTCT). – Ông Romney dẫn đầu trong cuộc bầu cử sơ bộ ở Nevada – (VOA).
- Những chủ đề thống trị chương trình nghị sự toàn cầu năm 2012 (NCBĐ/FT).
- Dự báo tình hình ở một số nước và khu vực trên thế giới năm 2012 (NCBĐ/Stratfor).
- Ngoại trưởng Hillary: Mỹ sẽ không bỏ rơi châu Âu (TTXVN).
- Binh sĩ Mỹ liên can tới vụ Wikileaks sẽ ra tòa án binh – (VOA). BTV: Anh binh nhất này có khả năng sống quãng đời còn lại trong tù! Tòa án binh Mỹ dùng để xử những người vi phạm luật UCMJ (Uniform Code of Military Justice), tức Luật Hình sự của Quân đội Mỹ.
- Nhóm tin tặc phổ biến băng ghi âm điện đàm giữa FBI và Scotland Yard – (VOA). – FBI tăng cường điều tra nhóm Anonymous – (BBC). – Tin tặc người Hungary lãnh án tù 30 tháng – (VOA).
- Bức tường Trung Quốc Vĩ đại được xây dựng để làm gì? (Kichbu/planete-zemlya.ru và newsland.ru). – KHAI SINH NGƯỜI HÁN VÀ SỰ HÌNH THÀNH NƯỚC TÀU — (Văn chương +).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 04/02/2012; + Trang địa phương – 04/02/2012.
* RFA: + Sang 04-02-2012
+ Toi 04-02-2012
Đoàn viết Hoạt – Tầm nhìn thế giới và nhân loại
Tác giả: Đoàn Viết Hoạt – ĐCVI. Tổng Quan Về Bối Cảnh Thế Giới Và Nhân Loại
(a) Thế kỷ XIX là thế kỷ phát triển của Âu Châu ra toàn thế giới dẫn đến chế độ thuộc địa, tàn bạo và bóc lột. Khối cộng sản quốc tế phát triển nhờ dựa vào phong trào giải phóng thực dân và trở thành phản đề của tư bản. Đối kháng lưỡng cực tư bản-cộng sản từ sau đệ nhị thế chiến đưa đến nguy cơ thế chiến hạt nhân khiến cả hai khối đều phải thay đổi chiến lược dẫn đến sự tan vỡ của khối cộng sản quốc tế. Vào cuối thế kỷ XX thế giới chuyển từ lưỡng cực đối kháng sang đa cực hợp tác giữa các nước giầu (Bắc bán cầu) và các nước nghèo (Nam bán cầu).
(b) Vài xu thế nổi bật từ giữa thế kỷ XX tới nay:
(1) dân chủ hóa: từ 30% (sau thế chiến) tiến đến 60% (hiện nay) số các quốc gia có chế độ dân chủ;
(2) hình thành ba trung tâm kinh tế thế giới: Mỹ, Âu châu (EU) và ĐNÁ;
(3) hình thành các tổ chức khu vực: EU, ASEAN, OAS…, SAARC;
(4) Mỹ tiến lên vị trí trung tâm quyền lực quốc tế có thế lực nhất.
(c) Chúng tôi cho rằng thế giới và nhân loại từ năm 2000 trở đi khoảng vài thập niên tới sẽ diễn biến trong tiến trình toàn cầu hóa theo ba giai đoạn: (1) tương quan còn nhiều xung khắc Á Âu-Mỹ; (2) tái hòa hợp Á Âu-Mỹ; và (3) phát triển một cộng đồng nhân loại toàn cầu (nhân bản hóa) (thế giới của mọi dân tộc). Trong giai đoạn đầu vấn đề Trung Quốc và vùng Á Châu-Thái Bình Dương sẽ nổi bật nhất. Trong giai đoạn ba, Phi châu sẽ trở thành vấn đề trọng yếu nhất của thế giới. Sau đây là những nhận định đại cương về chiều hướng biến chuyển của thế giới và nhân loại trong vài thập niên tới.
II. Chính Trị:
(a) Nhân loại cần một nền chính trị mới, một nền chính trị vì thường dân và do thường dân, chính trị dân bản, và trong một thể chế dân chủ mới, mà những nhà nghiên cứu gọi là dân chủ tham gia (empowered democracy) so sánh với dân chủ đại diện (representative democracy). Chúng tôi cho rằng đây sẽ là một nền dân chủ dân bản. Ba thành tố của nền dân chủ hiện nay (chính trị gia, doanh gia, và trí thức chuyên gia) sẽ được tăng cường thêm ba thành tố mới (những nhà hoạt động xã hội, giới truyền thông và cá nhân các công dân quan tâm). Chính trị dân bản và dân chủ tham gia đang được phát huy tại những nước phát triển. Tại các nước mới phát triển, xu thế dân chủ pháp trị là xu thế tất yếu, không thể đảo ngược được. Đồng thời, những nước này cần có những chuẩn bị và điều chỉnh cơ cấu và chính sách cần thiết để chuyển tiếp nhanh sang nền chính trị và thể chế dân chủ mới, cùng với nền kinh tế thị trường và văn hóa tự do để vận dụng được sức mạnh kinh tế, khoa học kỹ thuật, tri thức của thế giới trong tiến trình phát triển nhanh đất nước. Điều này khả thi trong bối cảnh ra đời một cộng đồng nhân loại toàn cầu, và với những tiến bộ nhanh của mọi ngành khoa học và kỹ thuật. Quan hệ giữa những nước phát triển cao (điện tử và tri thức) với những nước phát triển thấp phải được chuyển từ quan hệ khai thác, bóc lột, sang hợp tác, cùng sống và giúp tiến.
(b) Thế giới sau Liên Xô có hai vấn đề nổi bật nhất phải giải quyết là Hồi giáo cực đoan và Trung Quốc. Vấn đề Hồi giáo cực đoan vừa có tính cách văn hóa, vừa có tính cách chính trị, nằm trong tiến trình tái hòa hợp Á-Âu Mỹ trong bối cảnh đang ra đời một cộng đồng nhân loại toàn cầu. Vấn đề Trung Quốc liên quan trực tiếp đến tình hình nước ta.
1/ Trung Quốc và Á Châu-TBD: Thế giới và Á Châu-TBD không thể ổn định với một Trung Quốc rộng lớn và trung ương tập quyền mạnh mẽ như hiện nay. Á châu chỉ thật sự ổn định và hòa bình với một khu vực Trung Hoa mới phát triển trong dân chủ và ổn định theo chiều hướng tạo cơ hội và điều kiên tiến bộ đồng đều và bình đẳng giữa các dân tộc Hán, Mãn, Mông, Hồi (Tân Cương), Tạng, Chuang (Hoa Nam). Sự phát triển đầy năng động của các nước trong vùng Á Châu và ven Thái Bình Dương theo chiều hướng kinh tế thị trường và tự do dân chủ đang và sẽ tiếp tục tác động mạnh mẽ vào những nước cộng sản Á Châu và ngay tại Trung Quốc. Vấn đề khó khăn nhất trong thập niên tới là làm sao thực hiện được tiến trình ra đời một khu vực Trung Hoa mới mà không nổ ra chiến tranh và bạo loạn. Tình hình Việt Nam, Lào, Bắc Triều Tiên và khu vực Nam Á liên hệ mật thiết với vấn đề Trung Quốc.
2/ Liên Hiệp Quốc: Liên Hiệp quốc hiên nay vẫn còn là một LHQ của Âu-Mỹ. Cải tổ LHQ tiếp tục là một vấn đề chính trị quốc tế quan trọng. Cải tổ cho phù hợp tình hình quốc tế mới, để LHQ ngày càng phản ảnh được toàn thể nhân loại, đồng thời đóng được vai trò gìn giữ hòa bình thế giới và bảo đảm phát triển công bằng cho mọi dân tộc. LHQ sẽ được tiếp tục cải tổ trong bối cảnh ra đời một cộng đồng quốc tế nhân bản toàn cầu, đa văn hóa và đa chủng tộc và trong bối cảnh một nền dân chủ toàn cầu đang hình thành.
3/ Quan hệ giữa các khu vực trên thế giới:
- Thế kỷ XXI được các nhà tương lai học dự kiến sẽ là thế kỷ của Á Châu-TBD phục hưng và hội nhập toàn cầu, tạo thế quân bằng Á-Âu- Mỹ.
- Hai thập niên đầu: tạo mô hình và cơ chế quan hệ giữa các tổ chức vùng ASEAN (AFTA), APEC, EU và NAFTA. Riêng ASEAN sẽ phát triển thành một Liên Hiệp Đông Nam Á theo mô hình EU hiện nay. Các thập niên sau: thêm các khu vực khác đang hình thành như SAARC (Nam Á), Trung Mỹ, Nam Mỹ, các tổ chức ở Phi châu.
- Trong vài thập niên tới, nhóm các nước giầu mạnh (G8 và có thể thêm một số nước hoặc khu vực khác), và Hội Đồng Bảo An LHQ, vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định thế giới, cả về chính trị lẫn kinh tế thương mại và quân sự. Trong đó Mỹ vẫn giữ vai trò trọng yếu nhất. Mỹ và EU đi đầu trong việc triển khai mô hình chính trị dân bản và dân chủ tham gia, cùng với việc thúc đẩy tiến trình toàn cầu hóa.
III. KINH TẾ
Nền kinh tế thị trường xã hội và toàn cầu (global social market economy) sẽ phát triển nhanh với các tính chất: vừa tự do cạnh tranh, vừa tăng cường phúc lợi xã hội, bảo đảm bình đẳng cơ hội, phát triển đồng đều, bền vững và hội nhập khu vực và thế giới. Nhà nước giữ vai trò điều phối, và bảo đảm các tính chất trên đây của nền kinh tế được thực thi.
(a) kinh tế thương mại sẽ phát triển theo xu hướng tư bản xã hội hóa và toàn cầu hóa về mặt thị trường vốn, kỹ thuật, và tiêu thụ, đồng thời cá thể hóa về mặt sản xuất và hưởng dụng (niche vs mass production) với các tính chất sau đây:
(1) mậu dịch tự do không biên giới;
(2) xã hội hóa tư bản (thị trường chứng khoán + cổ phần hóa nói chung + cổ phần hóa cho người làm việc và cho người tiêu thụ nói riêng);
(3) xã hội hóa sản xuất (quan hệ đối tác hỗ tương giữa người sản xuất và người tiêu thụ); quan hệ trách nhiệm hỗ tương giữa thương mại và cộng đồng xã hội.
(4) quan hệ hỗ tương và tự động điều chỉnh giữa các thành tố của nền kinh tế
- quan hệ giữa kinh tế quốc gia, với khu vực và quốc tế;
- quan hệ giữa tư nhân liên quan tới kinh tế và thương mại với chính quyền, và giới tiêu thụ. Chính quyền đóng vai trò điều tiết các hoạt động kinh tế tư nhân, đồng thời bảo đảm phát triển bền vững và công bằng.
- quan hệ hỗ tương nội tại của hoạt động kinh tế giữa cung cấp nguyên vật liệu, tài chánh với sản xuất, lưu thông sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm và các loại dịch vụ liên quan tới sản xuất và tiêu thụ.
(c) Nền kinh tế tri thức toàn cầu (global knowledge economy) chiếm ưu thế trên nền kinh tế cũ. Tri thức và thông tin là trung tâm của kinh tế, với Hi-Tech, global e-commerce, IT (Information Technology), và global e-stock market. Nền kinh tế thương mại toàn cầu mới cùng với IT, Internet, thúc đẩy quá trình hình thành cộng đồng quốc tế, nền dân chủ toàn cầu và nền văn hóa cộng đồng nhân loại.
(d) Vai trò quan trọng của WTO, và các tổ chức tài chánh quốc tế (Worl Bank. IMF) trong vịệc ổn định và phát triển kinh tế thế giới, khu vực và tại mỗi quốc gia. Tuy nhiên các tổ chức này, cùng với LHQ và các tổ chức chính trị, văn hóa, nhân quyền quốc tế, cả chính phủ lẫn phi chính phủ, cần được cải tiến nhiều hơn nữa. Có thế những tổ chức này mới đóng góp có hiệu quả vào việc thực hiện xu thế quốc tế là giải tỏa mâu thuẫn nước lớn-nước nhỏ và giầu-nghèo nhằm xây dựng một cộng đồng quốc tế ngày càng ổn định hơn, công bằng hơn và nhân bản hơn.
(e) quan hệ giữa kinh tế thị truờng và trách nhiệm xã hội: tăng cường các chính sách trợ cấp xã hội, an sinh và phúc lợi xã hội dành cho toàn dân và đặc biệt cho những thành phần yếu kém trong xã hội; tăng cường sự đóng góp của kinh tế thương mại cho an sinh và phúc lợi xã hội (thuế, bảo hiểm, hưu bổng…). Đồng thời bảo vệ và bồi dưỡng môi trường sinh thái để bảo đảm phát triển bền vững.
(f) Asia-Pacific trở thành trung tâm kinh tế thương mại thế giới sau khi một cộng đồng Trung Hoa mới ra đời. ASEAN sẽ trở thành khu vực phát triển năng động thứ ba trên thế giới sau Bắc Mỹ (NAFTA) và EU. Một cộng đồng Trung Hoa mới ra đời, dân chủ và phát triển, sẽ đóng góp cụ thể và tích cực vào việc tạo dựng kỷ nguyên Á Châu-Thái Bình Dương.
IV. VĂN HÓA
(a) Văn hóa cộng đồng nhân loại:
(1) Những hiểu biết ngày một vi tế và cụ thể hơn trong cả ba ngành nhân văn, xã hội và tự nhiên sẽ giúp con người có tầm nhìn và hiểu biết vừa hiện thực hơn lại vừa toàn diện hơn về bản thân mỗi con người (cá nhân trong Con Người, và Con Người trong mỗi cá nhân), cũng như tương quan giữa mỗi con người với môi sinh tự nhiên và đời sống xã hội. Mỗi con người sẽ ngày càng có khả năng làm chủ được đời sống của mình hơn và đóng góp tích cực và có hiệu quả hơn vào việc cải thiện đời sống chung.
(2) Các vấn đề liên quan tới giá trị nhân sinh và quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên ngày càng trở nên mối ưu tư chung trong một xã hội nhân loại toàn cầu vừa phát triển rất nhanh, vừa chứa đựng những yếu tố tiêu cực và suy thoái như: ô nhiễm môi sinh, đảo lộn sinh thái, băng hoại đạo đức, xáo trộn cơ cấu, bất công xã hội…
(3) Đồng thời, những tiến bộ về giao thông và truyền thông, đặc biệt là truyền thông điện tử, đã thu hẹp không gian và rút ngắn thời gian, tạo điều kiện thúc đẩy giao lưu đa văn hóa, đa chủng tộc. Từ đó hình thành dần một ý thức và một nền văn hóa cộng đồng toàn nhân loại.
(4) Sinh hoạt văn hóa quốc tế càng phát triển càng thôi thúc sự hình thành những chuẩn mực giá trị đạo đức và tinh thần mang tính toàn cầu, tính quốc tế, tính nhân loại – một tiêu chuẩn quốc tế chung cho các tiêu chuẩn quốc gia khác nhau làm chuẩn mực cho một đời sống nhân loại đang hình thành khắp nơi trên hành tinh. Đây là động lực bên trong của các biến động và thay đổi trong bang giao quốc tế, trong hệ thống chính trị, kinh tế, công ước và công pháp quốc tế.
(5) Quan hệ giữa dân tộc và nhân loại, giữa quốc gia và quốc tế, sẽ là một quan hệ mở và hỗ tương, trong bối cảnh toàn cầu hóa, mỗi dân tộc sẽ có môi trường và điều kiện phát triển ngày càng dễ hơn và nhanh hơn. Đồng thời xu thế toàn cầu hóa là một thách thức đối với mỗi dân tộc: bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc có thể tồn tại và phát huy như thế nào trong một nhân loại vừa ngày càng nhất thể vừa tôn trọng tính đa dạng văn hóa?
(b) Á-Âu Mỹ tái hòa hợp: Thế kỷ XX là thế kỷ xung đột Á-Âu do hậu quả của thực dân hóa, của Âu Châu phát triển ra toàn thế giới. Trong thế kỷ XXI, Á Châu phục hưng trong xu thế nhân bản hóa và toàn cầu hóa tạo điều kiện cho sự tái hòa hợp Á-Âu Mỹ trong tinh thần kết hợp khoa học kỹ thuật Tây phương với đạo học nhân văn Đông phương. Khoa học nhân bản hơn và đạo học thực tiễn hơn. Á Âu bổ xung lẫn cho nhau để cùng đóng góp vào việc hình thành nền văn hóa cộng đồng nhân loại trong xu thế phát triển con người một cách toàn diện và quân bình giữa vật chất và tinh thần, giữa tự nhiên và con người, giữa cá nhân với xã hội, giữa dân tộc với nhân loại.
(c) Tôn Giáo: Các tôn giáo có tổ chức chặt chẽ sẽ gặp nhiều khó khăn về cơ cấu và nghi thức đòi hỏi một tầm nhìn mới và nhiều cải tổ cần thiết để tôn giáo tiếp tục đáp ứng được nhu cầu tâm linh của con người. Con người tiếp tục tiến trình mở rộng tầm nhìn tâm linh đa tín ngưỡng, tạo môi trường thuận lợi cho các quan điểm ôn hòa và hòa hợp tôn giáo. Đồng thời những hiểu biết mới về tự nhiên, sự sống và về con người sẽ giúp phổ thông hóa và tăng cường thêm khả năng chủ động sinh tâm lý của con người đối với bản thân, xã hội và sinh thái. Nhờ đó con người có thêm những điều kiện mới để mở rộng và nâng cao sinh tâm thức ra đại tự nhiên và sự sống. Tôn giáo trong thế kỷ XXI sẽ bớt đi nhiều giáo điều, lễ nghi hình thức và mang nhiều nội dung và sinh hoạt phong phú hơn và gần gũi hơn với đời sống con người.
(d) Internet và giao lộ thông tin quốc tế: Đây sẽ là lãnh vực phát triển nhanh nhất và mạnh nhất, tác động trực tiếp tới việc hình thành một đời sống và một nền văn hóa cộng đồng quốc tế, phá vỡ các biên giới địa lý và chủng tộc, mở rộng cửa cho những trao đổi thông tin, văn hóa, tư tưởng quốc tế toàn nhân loại. Cùng với tính di động toàn cầu (global mobility), tính di động xã hội (social mobility, trong mỗi quốc gia), và tự do thương mại toàn cầu, sẽ tạo thêm những yếu tố đồng nhất trong đời sống nhân loại, vượt qua những khác biệt ngôn ngữ, phong tục và lối sống. Đời sống nhân loại sẽ vừa đồng nhất hơn, lại vừa đa dạng, phong phú hơn. Đồng nhất về kiến thức, về mô hình tổ chức và quản lý xã hội (systems theory), về phương pháp làm việc (system approach). Phong phú đa dạng về văn học nghệ thuật, phong tục tập quán. Nguyên tắc “thống nhất trong đa dạng” (unity in diversity) được thực hiện trong mỗi xã hội, cũng như trên toàn thế giới. Một xã hội nhân đạo toàn cầu sẽ ra đời trong xu hướng nhân loại là một nhưng dân tộc thì nhiều. Nhân loại thống nhất trong sự phong phú đa dạng của các nền văn hóa dân tộc.
5. Một số vấn đề toàn cầu trong thế kỷ XXI:
(a) Giải quyết tương quan vừa khác biệt, độc lập, vừa liên hệ hỗ trợ (đối lập thống nhất) giữa cá nhân với tập thể, giữa cá nhân với Con người (loài người), giữa Con người với tự nhiên, giữa quốc gia dân tộc với thế giới nhân loại.
(b) Môi trường sinh thái toàn cầu bị hủy hoại;
(c) Các quyền con người bị đe dọa trong mức độ toàn cầu: buôn bán trẻ em, phụ nữ xuyên quốc gia. Mở rộng quyền con người sang các lãnh vực mới như quyền súc vật, quyền di chuyển, sinh sống và làm việc không biên giới quốc gia.
(d) Quan hệ Bắc (các nước giầu) và Nam (các nước nghèo và phát triển chậm): từ chi phối, cầm nắm, sang hợp tác, cùng sống và giúp tiến.
(e) Vấn đề tạo hòa bình và ổn định toàn cầu bền vững: nhân tố và định chế nào? Về cả ba mặt kinh tế, văn hóa và chính trị. Trong đó có, nạn khủng bố quốc tế (liên hệ mật thiết tới vấn đề Hồi giáo cực đoan, và tái cấu trúc quan hệ Á-Âu Mỹ).
(f) Vấn đề mở rộng biên cương nhân loại và thế giới về mặt tinh thần (cái biết, sinh tâm thức) và về mặt vật thể (biên cương thiên thể, di chuyển và liên lạc liên hành tinh).
© Đoàn Viết Hoạt
Nguồn: Chuyển Hoá
http://changevietnam.wordpress.com/2011/07/27/vi%E1%BB%87t-nam-trong-t%E1%BA%A7m-nhin-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi/
Phan thế Hải – Chỉnh đốn đảng và đa đảng
Blog Phanthehai
Người Việt khắp năm châu đang nô nức đón tết cổ truyền. Sau Tết ít
lâu là ngày thành lập đảng (tiệc). Tết năm Nhâm Thìn, tiệc ta sẽ tròn
82, cái tuổi hom hem mà quy luật khắc nghiệt của tạo hóa: Sinh- lão-
bệnh- tử không cho phép đua đòi hiếu động. Dường như linh cảm được sự
già nua gần miệng lỗ nên tại hội nghị TƯ bốn mới có chuyện chỉnh đốn
chỉnh điếc, hy vọng kéo dài tuổi thọ.
Nghị quyết ban ra chưa được bao lâu thì xẩy ra vụ nổ ở Tiên Lãng-
Hải Phòng- một trong những cái nôi của tiệc. Dẫu Tiệc ta đã tiến hành
nhiều biện pháp để bưng bít, chỉ đạo chỉ điếc này nọ, nhưng cuối cùng,
sự thật cũng từng bước được đưa ra ánh sáng. Theo đó, các tiệc viên cấp
huyện, cấp xã ở đó không còn là công bộc của dân, lại càng không phải là
người đại diện cho giai cấp công nông như lý luận của tiệc mà là cả một
lũ câu kết với nhau để hại những người cần lao. Tiếng bom của Đòan Văn
Vươn là kết quả của những đè nén áp bức kéo dài dưới sự lãnh đạo của
Tiệc.
Thực ra thì chuyện ở Tiên Lãng về mặt bản chất cũng không có gì
mới, bởi, sự bất hợp lý trong ách thống trị của mà tiệc thiết lập trên
toàn lãnh thổ như là chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”. Quan chức tham
nhũng, cờ bạc, gái gú diễn ra ở hầu khắp mọi nơi. Từ miền núi đến miền
xuôi, từ trung ương xuống địa phương, đâu đâu cũng có. Phong trào “suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không
nhỏ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp” diễn ra ở mọi không gian và thời gian. Càng ngăn chặn càng bùng phát, còn đẩy lùi thì không bao giờ.
Trong một lần nói chuyện với Ls Đài, một tay Anti cộng, hắn nói đại
ý: Trong một đất nước hơn tám chục triệu dân mà chỉ có tiệc ta, vừa già
cỗi, vừa hủ lậu với hơn ba triệu đảng viên, đại diện cho một hệ tư
tưởng cổ điển thì đó là một sự áp đặt hết sức vô lý và bất công.
Trong khi có hàng triệu người Việt Nam sống ở nước ngoài, qua con
đường du học, du lịch, lao động, qua internet, qua các phương tiện
truyền thông quốc tế, họ đã, đang và sẽ tiếp tục được tiếp thu những hệ
tưởng khác nhau, những tư duy tiến bộ trên khắp thế giới, họ có quyền tự
do bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình, họ có quyền thành lập các tổ
chức, đảng phái chính trị để đại diện cho những quan điểm, tư tưởng phù
hợp với nhu cầu đa dạng của đời sống.
Điều này Hiến Pháp không cấm, nhưng tiệc ta vì sự độc tài của mình
nên đã cấm đoán, sách nhiễu, phân biệt đối xử hoặc cầm tù oan ức. Đây là
sự vi hiến trắng trợn, phơi bày bản chất già nua lẩm cẩm, thậm chí là
phản động của tiệc cầm quyền.
Cũng chính vì sự độc tài về mặt tư tưởng, nên tiệc cầm quyền chỉ
được nghe những lời tâng bốc của những kẻ mưu lợi, kiếm chác tý chức sắc
và lợi ích từ sự độc tài mang lại. Tiệc ta ít được nghe những ý kiến
thật thà nên cứ tưởng là mình sáng suốt, vĩ đại. Các lãnh tụ của tiệc
cho đến bây giờ vẫn nhầm lẫn rằng: “sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng
đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng nước ta.”
Chỉnh đốn đảng là chuyện không mới, thậm chí cũ như cái hũ. Tám
mươi 2 tuổi đời với hàng trăm cuộc chỉnh đốn, nhưng, càng chỉnh đốn càng
bệ rạc, thế hệ sau bệ rạc hơn thế hệ trước, lãnh tụ sau u tối hơn lãnh
tụ trước. Dẫu có lạc quan đến mấy cũng không thể phủ nhận được rằng,
tiệc ta đang đi xuống không phanh.
Viết đến đây tôi bỗng thấy ân hận vì với những người già nua mà
mình dùng những lời lẽ thẳng thắn quá e rằng hơi phũ phàng. Dẫu sao thì
tiệc vẫn là một phần của lịch sử, một phần của đời sống hôm nay. Xin
được hiến cho tiệc một kế để kéo dài tuổi thọ: Nếu không dám đương đầu
với một sự phản biện sòng phẳng và có chất lượng khoa học thì chuyện
chỉnh đốn chỉnh điếc chỉ là một câu chuyện đùa dai.
Muốn nghe phản biện sòng phẳng không có cách nào khác là phải có
đảng đối lập. Chỉ có thể có tổ chức đối lập mới có thể đưa ra những ý
kiến thật thà để tiệc ta tự chỉnh đốn mà không bị mua chuộc, không bị
thao túng. Ngay ở nước láng giềng, một đồng chí của tiệc, ông Hunxen
ngày càng trở nên vững chắc và đưa đất nước tới chỗ phồn vinh chỉ vì ở
đó, ông thừa nhận sự có mặt của các đảng khác trong hệ thống chính trị.
P.T.H.
Mạc việt Hồng – Nếu không có Đảng…
Tác giả: Mạc Việt Hồng – ĐCV
Ngay từ tấm bé, trẻ em Việt Nam đã được nhồi nhét vào đầu công ơn
trời biển của Đảng rằng, nhờ có Đảng, dân tộc Việt Nam mới có cơm ăn, áo
mặc, mới được học hành. Lớn lên tí nữa, người ta dạy thêm rằng, nhờ có
Đảng giải phóng dân tộc nên mới có độc lập, tự do, hạnh phúc. Nhờ có
Đảng dẫn dắt mà dân tộc Việt Nam đi “hết từ thắng lợi này đến thắng lợi
khác”… Và nhờ thắng lợi của công cuộc “giải phóng dân tộc” của Việt Nam
mà hàng chục nước châu Phi hay các dân tộc đang bị thực dân áp bức trên
thế giới đã vùng lên giành độc lập.v.v.Công ơn của Đảng được nhắc đi nhắc lại từ năm này tới năm khác, thế hệ này tới thế hệ khác, khiến cho nó ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người. Có lần, tình cờ xem phóng sự truyền hình về cuộc cứu hộ bão lụt ở miền Trung, một bà già run rẩy mình ngập trong nước, với tay đỡ thùng mì tôm được liệng xuống từ xuồng cứu trợ, miệng vẫn không quên cám ơn đảng, ơn chính phủ…
Việt Nam đã mở cửa ra thế giới hơn 20 năm rồi. Cánh cửa đó đủ để cho thấy, các nước không có Đảng CS lãnh đạo hoặc may mắn thoát khỏi sự lãnh đạo đó, người ta giầu có và hạnh phúc ra sao.
Lịch sử của một dân tộc cũng giống như cuộc đời của một con người, không thể đảo ngược được bằng chữ NẾU. Nhưng mỗi con người, nếu có những lựa chọn khác thì cuộc đời có thể cũng khác đi, dân tộc này cũng vậy.
Nhân 82 năm ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam, chúng tôi đã hỏi chuyện một số nhân vật lão thành, những người đã trải nghiệm sự lãnh đạo của Đảng bằng chính cuộc đời của mình.
Câu hỏi được đặt ra mang tính giả định: Nếu Đảng Cộng Sản không ra đời vào năm 1930 hay có ra đời nhưng không cướp được chính quyền thì số phận của dân tộc Việt Nam sẽ như thế nào?
Nhà báo Nguyễn Minh Cần (Liên Bang Nga)
Nếu ĐCSVN không cướp được chính quyền năm 1945 thì:
1/ Cuộc đấu tranh giành độc lập của dân ta đã theo con đường khác, rất có thể là theo con đường của cụ Phan Châu Trinh, và dân tộc chúng ta sẽ sớm giành được độc lập mà không phải đổ máu, giống như nhiều nước khác trong vùng Đông Nam Á, Nam Á;
2/ Chúng ta tránh được nạn ám hại các người đứng đầu các đảng phái yêu nước – phần đông họ là những thành phần ưu tú của dân tộc – bằng những ban ám sát của ĐCS;
3/ Tránh được cuộc cải cách ruộng đất đẵm máu, tàn bạo, làm trên 100 nghìn người chết oan uổng và làm đảo lộn đạo lý truyền thống của dân tộc, mà có một cuộc cải cách ruộng đất ôn hòa, hợp tình, hợp lý để tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế;
4/ Tránh được những cuộc cải tạo công thương nghiệp và cưỡng bức hợp tác hóa nông nghiệp làm suy sập nền kinh tế của đất nước và triệt tiêu các lực lượng năng động nhất trong nền kinh tế;
5/ Tránh được những trận đàn áp văn nghệ sĩ, trí thức làm cho văn hóa, văn học nghệ thuật nước ta tụt hậu hàng nhiều thập niên, trái lại, nền văn hóa, văn học nghệ thuật nước nhà được tự do chắc chắn đã nảy sinh đượcnhiều thành tựu rực rỡ;
6/ Dân tộc ta tránh được cuộc chiến tranh Bắc Nam kéo dài hàng chục năm trời làm gần một chục triệu người dân và binh sĩ của cả hai phía phải bỏ mạng, tránh được sự chia rẽ nặng nề của dân tộc đến nay vẫn còn khó khăn hòa giải hòa hợp;
7/ Tránh được hệ thống những trại tù mang danh “trại cải tạo” để đày đọa hàng trăm nghìn con người yêu nước, những trí thức có tinh thần tự do và dân chủ và tránh được cái chết oan uổng của hàng vạn con người;
8/ Tránh được cái “công hàm 14.9.1958 của Phạm Văn Đồng”, không có chuyện dâng đất, dâng biển dễ dàng cho Trung Quốc như vừa qua, không có chuyện bauxit Tây Nguyên, cho thuê rừng đầu nguồn, đưa hàng chục nghìn lao động Trung Quốc vào các vùng xung yếu của nước ta, và đặc biệt là không có nguy cơ mất nước như ngày nay ….
Nói tóm lại, nếu ĐCSVN không cướp được chính quyền năm 1945 thì ngày nay đất nước Việt Nam từ lâu rồi đã được tự do, dân chủ và độc lập thật sự, đã đạt được mức tiến bộ về mọi mặt không kém gì các nước tiên tiến trong vùng, như Nam Hàn, Đài Loan.
Tiến sĩ Hà Sĩ Phu (Đà Lạt, Việt Nam)
Về vấn đề này tôi đã phát biểu từ nhiều năm trước.
- Trong bài viết về Phan Châu Trinh (2007 ) tôi đã viết: Nếu Việt Nam theo đường Phan Châu Trinh không thành Cộng sản thì giản ước được bao nhiêu thứ (tránh được nhiều cuộc chiến tranh): – không có cuộc đánh Pháp 9 năm – không có cuộc “Nam Bắc phân tranh lần thứ 2” dẫn đến cuộc đánh Mỹ – không phải tham chiến ở Căm-pu-chia – không tranh giành gì để phải đánh Tàu năm 1979 – không có lý do gì phải tiến hành cuộc “đổi mới hay là chết” – không có lý do gì để xuất hiện làn sóng đòi dân chủ- nhân quyền hiện nay…vân vân…
- Trong một bài phỏng vấn (2009) tôi đã nhắc lại điều tôi vẫn nói: “giành độc lập cho dân tộc mà phải vội dùng con đường Cộng sản thì khác nào giải khát bằng thuốc độc, cơn khát qua đi nhưng rồi lục phủ ngũ tạng nhiễm độc, không biết chữa cách nào”.
- Hôm nay (2012) tôi bổ sung: Nếu không có sự xuất hiện và toàn thắng của Đảng Cộng sản VN chuyên chính toàn trị thì:
* Về Kinh tế- kỹ thuật không có lý gì Việt Nam lạc hậu từ 40 đến 80 năm so với nhiều nước ở Đông Nam Á.
* Về văn hoá-xã hội không có lý gì phẩm chất con người VN và xã hội VN băng hoại, ly tán, đến mất gốc như hiện nay.
* Về Chính trị-Quốc phòng không có lý gì VN lại mất tính độc lập và chui vào trong ảnh hưởng Trung quốc đến mức đứng trước nguy cơ mất nước như hiện nay.
Sự thật lịch sử đã như vậy, vấn đề chỉ còn là thoát ra bằng cách nào?
Nhà báo Bùi Tín (Paris, Pháp)
Sao câu hỏi khó quá vậy. Đến vỡ đầu mất!
ĐCS VN nó ra đời lâu rồi, nó thành lão già lẩm cẩm 82 cái xuân xanh rồi, lẽ ra phải về hưu từ lâu.
Tôi không muốn nói ngược với thực tế, xóa bỏ thực tế, dù chỉ là giả thuyết, trong tưởng tượng.
Nên chỉ xin trả lời câu “nếu như đảng CS không nắm vai trò lãnh đạo”? . Xin thưa:
- Thì có thể nước ta vẫn có độc lập, vì theo xu thế của thời đại, các nước thuộc địa trước sau gì
cũng đều được tự do;
- Chiến tranh có thể không xảy ra, vì các nước dân chủ chỉ tham chiến theo chiến lược “ be bờ, ngăn chặn chủ nghĩa CS “ mà họ cho là cổ xúy bạo lực – đấu tranh giai cấp, phi nhân ;
- Nếu được một đảng dân tộc lãnh đạo, như Quốc dân đảng hay Dân chủ đảng chẳng hạn, thì ta có thể vẫn có độc lập, lại có thêm dân chủ, và do đó có phát triển cao, xã hôị hài hòa, bình đẳng, văn minh và phồn vinh hơn hiện tại nhiều.
Tóm lại ngẫm nghĩ và so sánh với các nước láng giềng, ĐCS ngày càng tỏ ra là một nhân tố tiêu cực, một gánh nặng, thậm chí có thể là một tai họa kinh hoàng cho đất nước ta, mà chưa biết đến bao giờ hâụ quả tệ hại mới có thể khắc phục được.
Hãy nhớ: Nghị viện châu Âu có đủ bằng chứng để đặt chủ nghĩa CS ra ngoài vòng pháp, nghiêm cấm việc truyền bá học thuyết CS trong xã hội, coi đó là một tà thuyết có hại.
Hãy nhớ: giữa thủ đô Washington D.C. đã xây tượng đài kỷ niệm hơn 100 triệu sinh mạng nạn nhân của chủ nghĩa CS trên toàn thế giới.
Tất cả những người CS và toàn dân VN nên hiểu rõ tình hình trên đây và tự mình xác định thái độ đối với chủ nghĩa CS và với đảng cộng sản.
Cám ơn Đàn Chim Việt và cô Mạc Việt Hồng đã có cuộc phỏng vấn cắc cớ, khó khăn nhưng thú vị và bổ ích.
Nhạc sĩ Tô Hải (Sài Gòn, Việt Nam)
Thì ít nhất nước ta cũng không thua kém hoặc sẽ hơn Thailand, Indonesia. Xin hãy đọc ngay trong bài lời mở đầu của “Hồi ký một thằng hèn” tôi viết cách đây 20 năm và công bố cách đây 10 năm.
Trong đó, có đoạn viết: “Còn về Đảng ư? Tôi đã cóc cần nó từ khuya rồi và hết sức vinh dự được trở lại hàng ngũ nhân dân đang bị một nhóm người bắt sống cuộc sống trại lính, ăn gì, mặc gì, xem gì, đọc gì, thậm chí chết kiểu gì cũng đều do họ quy định và cho phép!”.
“Tôi đã nói và sẽ nói, nói tất, nói với bạn bè, với người thân, với con cháu, chắt, chút, chít những gì mà bộ não ông già 70 còn ghi nhớ được về cái thời tưởng mình là một cánh đại bàng bay bổng giữa trời.
Nhưng, than ôi! Gần hết cuộc đời, tôi vẫn chỉ là “con đại bàng… cánh cụt”, chạy lè tè trên mặt đất mà vẫn vấp ngã đến gãy mỏ, trụi lông”.
Nhạc sĩ Tô Hải tin tưởng rằng “ngày tàn của chủ nghĩa cộng sản Việt Nam đã đến rất gần, dù có chậm hơn ở các nước bậc cha ông, anh cả, anh hai đến vài ba thập kỷ, niềm tin ấy vẫn cháy bỏng…”.
Mạc Việt Hồng thực hiện.
© Đàn Chim Việt
Đặng Ngữ – Thánh Marx
Đặng Ngữ / Danluan
Mười giờ, anh Bảy đến, mở cửa.
Ba mươi phút sau, anh Năm xuất hiện, sau khi đưa con đến trường, đưa vợ đi chợ.
Đúng mười một giờ, anh Ba thả người trên ghế, thong thả châm điếu thuốc thơm, bập một hơi, nhìn ra cửa sổ một cách khoan khoái.Đồng hồ điểm keng mười hai tiếng, cũng có nghĩa, anh Ba đã đọc xong mấy tờ báo Nhân Dân, Thanh Niên, Tuổi Trẻ… Lẽ dĩ nhiên, anh Năm đã đọc xong trước đó. Và cũng lẽ dĩ nhiên, anh Bảy đang chúi mũi vào “dantri.com”, “vnexpress.net”, “vietnamnet.com”… Giờ ăn trưa, họ thảo luận sôi nổi về việc em X lộ hàng, nàng Y chụp ảnh nude bảo vệ môi trường, rất nhiều chuyện đại loại như thế. Thỉnh thoảng, gặp tin hòa thượng bị người tình đồng tính quay phim, người mẫu thẻo của qúy người tình… thì trưa đấy sôi nổi phải biết.
Hôm nay, lại một ngày mới nhưng là một ngày ngày khác.
Anh Bảy đang đọc báo, chẳng hiểu sao, ảnh tất tả chạy qua chỗ anh Năm:
- Anh xem tin này hay không? Sốt dẻo không?
Anh Năm nhìn trang nhất, ảnh bực mình sừng cồ với Bảy:
- Mày rảnh quá hả? Có thấy hàng họ gì đâu?
Bảy thì thầm vào tai Năm. Vốn trong ban, Bảy được phân công điểm tin kiêm chuẩn bị đề tài thảo luận vào buổi ăn trưa. Năm nhìn Bảy, Bảy nháy mắt với Năm, họ cầm tờ báo chạy qua chỗ anh Ba đang khoan thai nhả khói thuốc lên trời:
- Anh Ba đọc tin này mà xem. Cả Bảy và Năm cùng đồng thanh.
- Mình phải trẻ hóa đội ngũ cán bộ. Phải thay đổi, phải chỉnh đốn anh Ba ơi.
Anh Ba xem qua cái tin:
- Hai chú thấy thế mà được việc đấy, thông minh đấy. Anh Ba đập bàn cái ầm, thích thú nói. Tôi sẽ thảo tờ trình, xin các anh trên thêm một cán bộ nguồn, một thằng tre trẻ, phải ủng hộ chủ trương của tổ chức. Chúng ta phải chuẩn bị cán bộ kế thừa, nhất định phải trẻ hóa.
Các bạn biết rồi nhé, chuyện tôi được nhận về làm việc ở ban tôn giáo nó như vậy đấy.
Đừng đòi hỏi tôi kể thêm.
Hôm ấy, nắng vàng, trời xanh, gió hiu hiu, chim trên cành hót líu lo.Tôi đi giày da bóng, mặc quần tây, áo sơ mi là phẳng, cặp táp da.Anh Bảy đến, liền sau đó anh Năm xuất hiện, cuối cùng anh Ba cũng đến.Tôi chào qua các anh một tua và không quên giới thiệu về mình.Anh Ba mỉm cười nhân hậu, liếc nhìn, đưa tay chỉnh nhẹ cái mục kỉnh, mắt không khỏi rời tờ báo đang đọc.
- Trẻ mà lễ phép. Rất tốt. Rất tốt. Anh thong thả buông lời:
- Nghe bảo cậu sinh ra trong một gia đình có truyền thống ?
- Thưa anh, đúng vậy. Anh có thể kiểm tra. Có chính quyền xác minh rõ ràng.Ông nội em trước 1945…, bố em trước 1975…, mẹ em trước 1975… Tôi tường thuật rõ ràng, mạnh lạc nhân thân của mình với các anh trong ban.
- Tốt. Tôi chỉ muốn chắc rằng cậu không gian dối để được nhận vào tổ chức. Anh Ba chậm rãi nói.
- Cậu có tin vào tổ chức ? Cậu có tin vào lí tưởng của chúng ta ? Tôi muốn nói rằng tin tưởng tuyệt đối đấy.Anh Ba chậm rãi nhắc đi nhắc lại.
- Hẳn nhiên rồi thưa anh.Xin anh tuyệt đối tin tưởng như vậy. Nếu cần, em sẵn sàng cắt máu để chứng minh. Tôi qủa quyết.
- Tốt. Tôi tin cậu.Tôi chỉ muốn chắc rằng cậu không dễ bị lung lạc trước các luận điệu của kẻ xấu.Vẫn cái tiết tấu không có gì phải vội vã của anh Ba.
Anh Ba nói thêm:
- Cậu biết đấy, lí tưởng của chúng ta, lí tưởng được Marx phát minh ra.Marx dạy rằng…
Bằng cái giọng đều đều chậm rãi như cách chúng ta đang tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, anh Ba ưu ái dành hơn tiếng đồng hồ để giảng thêm cho tôi về lí tưởng cộng sản, về Marx và về xã hộ chúng ta trong tương lai. Với một người cộng sản trẻ như tôi, tôi say mê, tôi thích thú những điều đã được học, khắc cốt ghi tâm đâu dễ gì quên. Dĩ nhiên, tôi chưa bao giờ thôi tôn sùng, tin tưởng vào những gì Marx đã dạy. Gia đình tôi đã tin như thế. Và bây giờ tôi thật hạnh phúc được làm việc với những con người cùng chung một niềm tin như chúng tôi.Chúng tôi gọi nhau, đồng chí.
Nhiệm vụ của chúng tôi là gì ấy nhỉ?
Các bạn biết đấy, nhiệm vụ của chúng tôi được mô tả rất rõ ràng.
Ban tôn giáo chúng tôi có chức năng tham mưu về lĩnh vực tôn giáo và thực hiện các dịch vụ công thuộc lĩnh vực tôn giáo. Muốn tham mưu thì phải hiểu những con người đó nghĩ gì đúng không các bạn? Cho nên, tôi được tổ chức phân công tìm hiểu đời sống tinh thần, tín ngưỡng của nhân dân.Tô phải đi vào lòng quần chúng, tin niềm tin của quần chúng, sống cuộc sống của quần chúng thì mới hi vọng hiểu được quần chúng. Hiểu được quần chúng thì mới tham mưu cho cấp trên quản lí tôn giáo, quản lí xã hội.
Thế là, tôi cố gắng hết sức, vận dụng tất cả hiểu biết để tìm hiểu cuộc sống quần chúng, tôi đi vào lòng quần chúng.
Tôi thâm nhập nhà thờ, tôi đi thực tế nhà chùa, tôi kết thân với phật tử, tôi thăm thánh thất… Nhưng bất hạnh thay, tôi không làm cách nào có thể hiểu được những con người này.
- Anh Ba ơi! Tổ chức ơi! Tôi mếu máo quay về báo cáo với tổ chức:
- Em không làm được. Em xin thôi.
Danh dự của một người cộng sản trẻ tuổi, với dòng máu nóng như tôi không cho phép ngửa tay nhận lương mà không đóng góp gì cho tổ chức, cho xã hội. Lần này, hoàn toàn khác lần đầu mới gặp, anh Ba sửng sốt:
- Không. Nhất quyết không. Cậu không thể thôi được. Anh Ba tức giận la to.
Thật ra, vào quãng thời gian đấy, tôi quá trẻ để hiểu được những nguyên tắc của tổ chức. Anh đã vào tổ chức rồi thì không phải anh muốn ra là ra một cách dễ dàng. Còn chi danh dự của những người xung quanh, danh dự của tổ chức. Tôi đâu phải sống cho riêng cá nhân tôi, tôi còn phải sống cho tổ chức, phải làm theo sự phân công của tổ chức. Nếu tổ chức bảo tôi nhảy xuống giếng thì tôi phải nhảy xuống giếng. Ông tôi đã như thế, bố tôi đã sống một cuộc đời như thế.
Anh Ba hít một hơi thật sâu, cố gắng kiềm chế và giải thích. Dĩ nhiên, tôi vẫn còn là một người cộng sản có não, tôi phải ở lại dù có làm được việc hay không. Giờ thì tôi hiểu, tôi không thể ích kỉ. Tôi phải sống vì lí lịch của tôi, cho cả truyền thống gia đình, hi sinh cho tổ chức. Tôi nhất quyết không làm một thằng ích kỉ.
- Thế có khó khăn gì à? Anh Ba gặng hỏi.
- Có vướng mắc thì phải nói ra để tổ chức nghe và cùng giải quyết chứ? Cậu phải hiểu rằng, chúng ta những người đồng chí. Anh Ba tiếp tục giảng:
- Theo cái lí tưởng của chúng ta, cậu biết đấy, Marx đã dạy rằng…
Nói chung, theo thói quen, anh Ba không cho tôi một cơ hội nào để trình bày cả.
Các bạn biết đấy, tín đồ của bất kì một tôn giáo nào cũng cho rằng tồn tại một đấng tạo hóa tên Thượng Đế, đấng sáng tạo. Họ tin vào những điều huyễn hoặc mà họ kính trọng gọi bằng tên “giáo lý” hay những lời mặc khải của Thượng Đế. Họ tin yêu các nhà sư, họ tin yêu các cha cố, họ tin yêu mục sư của họ. Phi lý hơn, họ tin rằng, tồn tại một thế giới khác, thiên đàng hay niết bàn gì đấy. Rằng họ sẽ được lên đấy nếu sống tốt. Tôi cực kì căm phẫn khi nghe họ lí rằng những người như chúng tôi sẽ bị đầy xuống hỏa ngục. Họ, những quần chúng u mê, những người không thể bị thuyết phục bởi lí tưởng của chúng tôi. Bởi quần chúng luôn tin vào Chúa của họ cũng như cách chúng ta tin vào những lời dạy của Marx.
Tôi trình bày với anh Ba, anh Năm, anh Bảy tất cả những điều tôi nghĩ. Tôi không hề dấu diếm một tẹo nào với những người đồng chí của mình.
- Các anh thấy đấy.Em đã cố hết sức nhưng không sao hiểu nổi họ. Tôi phân bua.
- Chúng ta không có niềm tin, không có đức tin giống như cái cách của họ thì làm sao hiều được suy nghĩ của quần chúng.
-Tôi không cần biết. Cậu không được thôi. Chúng ta phải chiến đấu. Anh Ba chặn ngang lời tôi nói.
Câu cuối cùng anh bảo khi đưa tôi ra về:
- Cậu hãy tự vấn về những điều Marx đã dạy. Tôi tin, Marx có câu trả lời thỏa đáng cho tất cả các vấn đề của nhân loại.
Tôi buồn rầu vô hạn, tôi trở về nhà trong vô thức, tôi bế tắc, tôi hụt hẫng.
Suốt đêm hôm đó tôi không sao ngủ được. Hết nhìn trừng trừng lên trần nhà, tôi lại quay sang nhìn mấy con thạch sùng tắc lưỡi. Tôi cố nhớ lại toàn bộ những luận giải của Marx đã được học mà vẫn không sao hiểu được những tâm tư, suy nghĩ của quần chúng hãy còn ngu muội kia.Gần sáng, tôi gần như mệt lả, thiếp đi.
Trong mơ, những lời minh triết của anh Ba sống dậy. “Marx dẫn dắt chúng ta. Marx trả lời được tất cả những câu hỏi của nhân loại. Chúng ta nhất định sẽ xây dựng được một xã hội như Marx nói. Cậu nhất định phải tin vào Marx”. Bỗng có cái gì đó loé lên trong đầu tôi, kiểu như Marx hiện lên và bảo, cái gì đó là cái gì đó không diễn tả bằng ngôn ngữ được. Các bạn biết đấy, cái gì đấy làm tôi ngộ ra. Tôi mừng kinh khủng khiếp và choàng tỉnh.Tôi lao khỏi giường và hét to:
- Euroka! Euroka!
Tôi vội mặc quần áo. Phóng xe ào ra phố.
Từ đấy, nhà tôi có một cái bàn thờ sơn son, thiếp vàng.
Trên bàn thờ, di ảnh Marx với bộ râu rậm luôn nhìn tôi trìu mến. Marx, vị giáo chủ tôn giáo của chúng tôi, vị giáo chủ bất diệt. Tôi tin vào giáo lý của Thánh Marx và rằng chúng tôi sẽ được Người đón lên thiêng đàng mang tên Utopia. Lẽ dĩ nhiên, tôi chỉ lên đấy nếu kiếp này chúng ta vẫn chưa kịp xây dựng một thế giới không giai cấp như Thánh Marx mong muốn.
Từ đấy, tôi hiểu được quần chúng, tôi đi vào lòng quần chúng một cách tự nhiên.Lẽ đương nhiên, tôi sẽ tham mưu được cho cấp trên cách quản lý quần chúng.
Cuối cùng, nói cho các bạn vui, tôi trở thành trưởng ban tôn giáo như anh Ba ngày nào.
Dĩ nhiên, tôi ngồi vào cái ghế trưởng ban sau khi anh Ba, anh Năm và cả anh Bảy nghỉ hưu.
Tôi hạnh phúc lắm.
Sáng nay, tôi đến văn phòng lúc 11 giờ.
Hôm nay, tôi phải đến sớm hơn thường lệ để dặn dò cán bộ trẻ đầy năng lực như cái cách anh Ba đã làm năm nào.
Vâng, chúng ta phải trẻ hóa đội ngũ, chúng ta nhất định đến đích như Thánh Marx đã dạy.
Sài Gòn, 03/02/2012
Phạm Hồng Sơn – Sự nghi ngờ của dân chủ
Phạm Hồng Sơn
Nếu có thể tóm gọn sự khác nhau giữa độc tài và dân chủ thì có thể nói độc tài luôn tạo ra và nuôi dưỡng sự lạc quan vô tận
cho dân chúng còn dân chủ thì khuyến khích sự nghi ngờ về mọi thứ, nhất
là về những người có quyền lực, nắm ảnh hưởng dư luận. Kết quả những
cuộc thăm dò gần đây của các tổ chức có uy tín cũng cho ra chỉ số lạc
quan vào tương lai của người dân ở một số quốc gia độc tài cao hơn rất
nhiều so với ở các quốc gia dân chủ, trong khi chất lượng sống nói chung
ở các quốc gia độc tài đó lại đang đi xuống và thấp hơn hoặc thấp hơn
rất nhiều so với ở các quốc gia dân chủ.
Các nguyên tắc tam quyền phân lập, kiểm soát và cân bằng (checks and balances), tranh cử tự do, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội hoặc các nhiệm kỳ có giới hạn của các lãnh đạo quốc gia, v.v. trong chế độ dân chủ đều có nền tảng dựa trên mối nghi ngờ quyền lực, nghi ngờ mặt trái của con người. Nếu nghi ngờ đã đưa con người đến với khoa học thì chế độ dân chủ, có thể nói, là một bước tiến vĩ đại của con người về khoa học nhân văn – đặt hẳn nghi ngờ và tạo ra các thiết chế thường trực nhằm thẳng vào những người có quyền, có ảnh hưởng tới xã hội bất kể công trạng, tài năng hay đức độ. Tinh thần dân chủ và chế độ dân chủ không bao giờ chấp nhận và không để cho bất kỳ sự ảnh hưởng, lãnh đạo, hướng đạo nào không phải trải qua sự soi xét, thẩm định của các nghi ngờ, của các thiết chế ước chế quyền lực, hạn chế sai lầm và ngăn chặn sự áp đặt, độc tôn. Đó chính là sự nghi ngờ của dân chủ. Sự nghi ngờ của dân chủ không chỉ giúp phát hiện, loại bỏ cái Ác mà còn ngăn ngừa sự suy đồi của cái Thiện. Thiếu sự nghi ngờ của dân chủ chắc chắn dân chủ sẽ thoái hóa, cái Ác sẽ lên ngôi hoặc vẫn chỉ là độc tài, phi dân chủ. Cuộc sống cũng cho thấy những sai lầm, vấp ngã, hụt hẫng tệ hại nhất, đau xót nhất của con người thường bắt nguồn từ sự tin tưởng tuyệt đối – sự lạc quan vô tận – vắng bóng nghi ngờ.
Nhìn cụ thể vào lịch sử Việt Nam, chúng ta có thể thấy thảm trạng của đất nước hiện nay cũng một phần, có thể nói là lớn, do hệ quả xã hội Việt Nam chưa có hoặc có rất ít sự nghi ngờ của dân chủ. Trong thời kỳ lịch sử cận đại, đặc biệt giai đoạn 1930-1945, có rất nhiều người tài năng và đức hạnh đã nhiệt tâm ủng hộ và trao hết niềm tin, không một nghi ngờ, cho Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) và các lãnh tụ của nó, chỉ vì đây là một tổ chức chính trị có sức hấp dẫn mạnh hơn so với các đảng phái, tổ chức khác cùng trên một con đường tranh đấu giành lại độc lập, tự do, công bằng cho dân tộc. Nhưng lịch sử tiếp sau đã cho thấy một tổ chức rất kỷ luật và bài bản, với nhiều con người rất đáng khâm phục, có sức thu hút và huy động quần chúng hết sức to lớn, đã tạo nên những chiến thắng lẫy lừng trước các lực lượng nước ngoài hoặc người Việt khác chính kiến, nhưng với động cơ, quan điểm chính trị phản tiến bộ – cụ thể là độc tôn, độc tài toàn trị, phi dân chủ – lại đưa dân tộc và đất nước lún sâu trở lại cú vòng lịch sử: nhân dân cứ trao hết niềm tin, dốc hết của cải, xương máu cho một lãnh tụ, một tổ chức để rồi lại tiếp tục cuộc đời nô tì cho các vua chúa, lãnh tụ độc tài nội địa.
Chắc chắn không có người Việt nào thực tâm yêu nước hiện nay lại muốn cú vòng lịch sử hổ nhục, đau đớn như thế lại diễn ra một lần nữa. Nhưng việc tránh cú vòng lịch sử đó không đơn giản bởi cuộc đấu tranh hiện nay giữa nhân dân và lực lượng cầm quyền phản dân chủ về bản chất vẫn là cuộc đấu giằng co giữa hai lực lượng Thiện-Ác. Trong khi cái Thiện thường hồn nhiên và bị động thì cái Ác lại luôn âm mưu và chủ động, nhất là khi cái Ác đã bị lộ diện. Cái Ác không chỉ luôn cảnh giác, nhạy bén trong việc phát hiện, loại bỏ những gì gây nguy hiểm cho bản chất Ác mà chúng còn luôn tìm cách biến hóa, biến hình thành Thiện. Lịch sử của ĐCSVN cũng cho thấy Đảng không chỉ thanh trừng, loại bỏ thẳng tay những nhân tố không có lợi cho sự độc quyền quyền lực của Đảng mà Đảng còn dùng đủ cách khiến dư luận ngộ nhận và đồng nhất Đảng với dân chủ, tiến bộ, cải cách, như đổi tên, tự giải tán, tự lập ra các đảng phái khác hoặc “đổi mới”. Những đảng viên công thần hàng đầu của ĐCSVN như Nguyễn Hữu Đang, Hoàng Minh Chính, Trần Độ, Nguyễn Hộ, Trần Xuân Bách đều đã bị Đảng gạt bỏ không thương tiếc, không phải vì họ không còn yêu mến hay không trung thành với Đảng mà chỉ vì họ đã có những khát khao hết sức khiêm tốn, nhưng rất cơ bản cho dân chủ, như có một tờ báo tư nhân giống thời thực dân Pháp hoặc chỉ muốn có tranh biện tự do về chính trị. Những đóng góp, hy sinh hết mình cho Đảng, cho “Bác” của những người như Nguyễn Thị Năm hay Vũ Đình Huỳnh cũng không thể giúp họ tránh được lao tù hay phải thí mạng cho những mưu tính về quyền lực độc tôn của Đảng. Những Đảng Dân chủ, Đảng Xã hội hay Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam chỉ là những tổ chức dân chủ trá hình của Đảng.
Vậy điều gì để đảm bảo ĐCSVN không tiếp tục biến hình dân chủ trong thời đại mà dân chủ đang trở thành khát khao của mọi dân tộc? Ai trong xã hội hiện nay có uy tín, công trạng và sự lẫm liệt đối với Đảng hơn những người vừa kể? Ai có thể đảm bảo rằng giới lãnh đạo của ĐCSVN hiện nay ngây thơ, yếu kém hơn những bậc tiền bối của họ trong việc duy trì quyền lực độc đoán? Hay giới lãnh đạo hiện nay đạo đức, ít ràng buộc với quyền lực hơn những vị tiền bối tới mức có thể “động lòng” chấp nhận những cải cách dân chủ từ những người tỏ ra “trung thành” với Đảng? Và điều gì đảm bảo rằng những người bề ngoài vẫn tỏ ra “trung thành” với ĐCSVN nhưng lại có tư tưởng dân chủ thực sự ở bên trong? Tất cả đều là những câu hỏi không dễ trả lời. Nhưng chính việc không thể có một câu trả lời dứt khoát cho những câu hỏi này lại càng cho thấy sự cần thiết và tầm quan trọng của sự nghi ngờ của dân chủ. Tuy nhiên các thiết chế dân chủ là những thứ không thể có được ngay. Cái có thể có ngay chính là ý thức thận trọng, nghi vấn, nghi ngờ có tính dân chủ đối với tất cả những người cầm quyền và tất cả những nhân vật có ảnh hưởng tới công luận.
Cho dù sự nghi ngờ của dân chủ có thể gây quan ngại hoặc ảnh hưởng tới sự gắn kết, đoàn kết vẫn còn mỏng manh giữa những người dám đứng lên chống lại cái Ác. Nhưng nếu một gắn kết, đoàn kết không chịu nổi hay cố lảng tránh những phê bình của dư luận thì chắc chắn nền tảng của nó có vấn đề. Có thể sự nghi ngờ của dân chủ cũng sẽ ảnh hưởng tới những trân trọng đang cần để khuyến khích thêm sự dấn thân cho xã hội. Nhưng sự trân trọng sẽ có ý nghĩa hơn nhiều khi dám đối mặt và vẫn đứng vững trước mọi thử thách. Tất nhiên, khó có một dân tộc nào đầy chiến tích lại để cho cái Ác cứ ngạo ngược giày xéo mãi. Nhưng chỉ có sự nghi ngờ của dân chủ mới có thể giúp cho dân tộc đó không bị quàng trở lại chiếc vòng nô lệ.
© 2012 pro&contra
Các nguyên tắc tam quyền phân lập, kiểm soát và cân bằng (checks and balances), tranh cử tự do, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội hoặc các nhiệm kỳ có giới hạn của các lãnh đạo quốc gia, v.v. trong chế độ dân chủ đều có nền tảng dựa trên mối nghi ngờ quyền lực, nghi ngờ mặt trái của con người. Nếu nghi ngờ đã đưa con người đến với khoa học thì chế độ dân chủ, có thể nói, là một bước tiến vĩ đại của con người về khoa học nhân văn – đặt hẳn nghi ngờ và tạo ra các thiết chế thường trực nhằm thẳng vào những người có quyền, có ảnh hưởng tới xã hội bất kể công trạng, tài năng hay đức độ. Tinh thần dân chủ và chế độ dân chủ không bao giờ chấp nhận và không để cho bất kỳ sự ảnh hưởng, lãnh đạo, hướng đạo nào không phải trải qua sự soi xét, thẩm định của các nghi ngờ, của các thiết chế ước chế quyền lực, hạn chế sai lầm và ngăn chặn sự áp đặt, độc tôn. Đó chính là sự nghi ngờ của dân chủ. Sự nghi ngờ của dân chủ không chỉ giúp phát hiện, loại bỏ cái Ác mà còn ngăn ngừa sự suy đồi của cái Thiện. Thiếu sự nghi ngờ của dân chủ chắc chắn dân chủ sẽ thoái hóa, cái Ác sẽ lên ngôi hoặc vẫn chỉ là độc tài, phi dân chủ. Cuộc sống cũng cho thấy những sai lầm, vấp ngã, hụt hẫng tệ hại nhất, đau xót nhất của con người thường bắt nguồn từ sự tin tưởng tuyệt đối – sự lạc quan vô tận – vắng bóng nghi ngờ.
Nhìn cụ thể vào lịch sử Việt Nam, chúng ta có thể thấy thảm trạng của đất nước hiện nay cũng một phần, có thể nói là lớn, do hệ quả xã hội Việt Nam chưa có hoặc có rất ít sự nghi ngờ của dân chủ. Trong thời kỳ lịch sử cận đại, đặc biệt giai đoạn 1930-1945, có rất nhiều người tài năng và đức hạnh đã nhiệt tâm ủng hộ và trao hết niềm tin, không một nghi ngờ, cho Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) và các lãnh tụ của nó, chỉ vì đây là một tổ chức chính trị có sức hấp dẫn mạnh hơn so với các đảng phái, tổ chức khác cùng trên một con đường tranh đấu giành lại độc lập, tự do, công bằng cho dân tộc. Nhưng lịch sử tiếp sau đã cho thấy một tổ chức rất kỷ luật và bài bản, với nhiều con người rất đáng khâm phục, có sức thu hút và huy động quần chúng hết sức to lớn, đã tạo nên những chiến thắng lẫy lừng trước các lực lượng nước ngoài hoặc người Việt khác chính kiến, nhưng với động cơ, quan điểm chính trị phản tiến bộ – cụ thể là độc tôn, độc tài toàn trị, phi dân chủ – lại đưa dân tộc và đất nước lún sâu trở lại cú vòng lịch sử: nhân dân cứ trao hết niềm tin, dốc hết của cải, xương máu cho một lãnh tụ, một tổ chức để rồi lại tiếp tục cuộc đời nô tì cho các vua chúa, lãnh tụ độc tài nội địa.
Chắc chắn không có người Việt nào thực tâm yêu nước hiện nay lại muốn cú vòng lịch sử hổ nhục, đau đớn như thế lại diễn ra một lần nữa. Nhưng việc tránh cú vòng lịch sử đó không đơn giản bởi cuộc đấu tranh hiện nay giữa nhân dân và lực lượng cầm quyền phản dân chủ về bản chất vẫn là cuộc đấu giằng co giữa hai lực lượng Thiện-Ác. Trong khi cái Thiện thường hồn nhiên và bị động thì cái Ác lại luôn âm mưu và chủ động, nhất là khi cái Ác đã bị lộ diện. Cái Ác không chỉ luôn cảnh giác, nhạy bén trong việc phát hiện, loại bỏ những gì gây nguy hiểm cho bản chất Ác mà chúng còn luôn tìm cách biến hóa, biến hình thành Thiện. Lịch sử của ĐCSVN cũng cho thấy Đảng không chỉ thanh trừng, loại bỏ thẳng tay những nhân tố không có lợi cho sự độc quyền quyền lực của Đảng mà Đảng còn dùng đủ cách khiến dư luận ngộ nhận và đồng nhất Đảng với dân chủ, tiến bộ, cải cách, như đổi tên, tự giải tán, tự lập ra các đảng phái khác hoặc “đổi mới”. Những đảng viên công thần hàng đầu của ĐCSVN như Nguyễn Hữu Đang, Hoàng Minh Chính, Trần Độ, Nguyễn Hộ, Trần Xuân Bách đều đã bị Đảng gạt bỏ không thương tiếc, không phải vì họ không còn yêu mến hay không trung thành với Đảng mà chỉ vì họ đã có những khát khao hết sức khiêm tốn, nhưng rất cơ bản cho dân chủ, như có một tờ báo tư nhân giống thời thực dân Pháp hoặc chỉ muốn có tranh biện tự do về chính trị. Những đóng góp, hy sinh hết mình cho Đảng, cho “Bác” của những người như Nguyễn Thị Năm hay Vũ Đình Huỳnh cũng không thể giúp họ tránh được lao tù hay phải thí mạng cho những mưu tính về quyền lực độc tôn của Đảng. Những Đảng Dân chủ, Đảng Xã hội hay Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam chỉ là những tổ chức dân chủ trá hình của Đảng.
Vậy điều gì để đảm bảo ĐCSVN không tiếp tục biến hình dân chủ trong thời đại mà dân chủ đang trở thành khát khao của mọi dân tộc? Ai trong xã hội hiện nay có uy tín, công trạng và sự lẫm liệt đối với Đảng hơn những người vừa kể? Ai có thể đảm bảo rằng giới lãnh đạo của ĐCSVN hiện nay ngây thơ, yếu kém hơn những bậc tiền bối của họ trong việc duy trì quyền lực độc đoán? Hay giới lãnh đạo hiện nay đạo đức, ít ràng buộc với quyền lực hơn những vị tiền bối tới mức có thể “động lòng” chấp nhận những cải cách dân chủ từ những người tỏ ra “trung thành” với Đảng? Và điều gì đảm bảo rằng những người bề ngoài vẫn tỏ ra “trung thành” với ĐCSVN nhưng lại có tư tưởng dân chủ thực sự ở bên trong? Tất cả đều là những câu hỏi không dễ trả lời. Nhưng chính việc không thể có một câu trả lời dứt khoát cho những câu hỏi này lại càng cho thấy sự cần thiết và tầm quan trọng của sự nghi ngờ của dân chủ. Tuy nhiên các thiết chế dân chủ là những thứ không thể có được ngay. Cái có thể có ngay chính là ý thức thận trọng, nghi vấn, nghi ngờ có tính dân chủ đối với tất cả những người cầm quyền và tất cả những nhân vật có ảnh hưởng tới công luận.
Cho dù sự nghi ngờ của dân chủ có thể gây quan ngại hoặc ảnh hưởng tới sự gắn kết, đoàn kết vẫn còn mỏng manh giữa những người dám đứng lên chống lại cái Ác. Nhưng nếu một gắn kết, đoàn kết không chịu nổi hay cố lảng tránh những phê bình của dư luận thì chắc chắn nền tảng của nó có vấn đề. Có thể sự nghi ngờ của dân chủ cũng sẽ ảnh hưởng tới những trân trọng đang cần để khuyến khích thêm sự dấn thân cho xã hội. Nhưng sự trân trọng sẽ có ý nghĩa hơn nhiều khi dám đối mặt và vẫn đứng vững trước mọi thử thách. Tất nhiên, khó có một dân tộc nào đầy chiến tích lại để cho cái Ác cứ ngạo ngược giày xéo mãi. Nhưng chỉ có sự nghi ngờ của dân chủ mới có thể giúp cho dân tộc đó không bị quàng trở lại chiếc vòng nô lệ.
© 2012 pro&contra
Nguyễn Quang Lập – Đảng Hải Phòng
Nguyễn Quang Lập (Danluan)
Tối qua buôn chuyện với Xuân Ba, một yếu nhân chống tiêu cực trong
làng báo những năm 80-90 thế kỉ trước, thời hoàng kim của báo Tiền
Phong, thời mà bác Dương Kì Anh không biết hoa hậu là cái con gì, chỉ
chăm lo tờ báo chống tiêu cực. Nhắc đến “vụ Hà Trọng Hòa” thấy Thanh Hóa
ngày xưa sao mà giống Hải Phòng bây giờ quá, mặc dù tính chất vụ việc
hoàn toàn khác nhau.
Ngày đó báo chí trung ương ra sức phanh phui những tiêu cực nghiêm trọng của ông Hà Trọng Hòa, bí thư tỉnh ủy, thì ở Thanh Hóa yên lặng như tờ. Dân chúng không ai dám ho he. Tỉnh ủy chỉ thị theo dõi các nhà báo Trung ương, hễ thấy ai về thì lập tức báo ngay với trên, tuyệt không ai được tiếp các nhà báo nếu không được phép của tỉnh. Phổ biến đến tận chi bộ về sự đúng đắn và sáng suốt của đồng chí Bí thư tỉnh ủy, đồng thời nhấn mạnh “âm mưu của kẻ xấu” phá hoại tỉnh nhà, quyết không để “kẻ xấu lợi dụng”. Báo đảng Thanh Hóa đăng hết bài này sang bài khác chứng minh sự đúng đắn của tỉnh ủy Thanh Hóa, đứng đầu là đồng chí Bí thư tỉnh ủy kính mến. Chẳng may cho “đồng chí bí thư kính mến”, vào đúng lúc Đảng ta thực bụng muốn đổi mới, thành thử “đồng chí Bí thư kính mến” đương nhiên bị phế truất, cắp nón về vườn.
Sở dĩ nói “Đảng ta” vì hồi đó có người nói: “Nên gọi đảng bộ Thanh Hóa là đảng Thanh Hóa, đảng của ông Hà Trọng Hòa, đảng ấy không vì dân, chỉ vì ông Hà Trọng Hòa và phe cánh của ông ấy mà thôi.” Cái thời bịt miệng, nghe được câu ấy thật đã quá trời, dù chỉ nghe trong cuộc họp.
Ngó lại vụ Tiên Lãng, thấy Hải Phòng cũng “chơi ngon” như Thanh Hóa ngày xưa. Báo Hải Phòng, trang tin điện tử huyện Tiên Lãng vẫn bền bỉ chứng minh cho dân Hải Phòng biết sự đúng đắn và sáng suốt trong vụ cưỡng chế đầm hồ anh Vươn. Trưởng ban tuyên giáo huyện ủy Tiên Lãng có bài nói chuyện trước 300 đảng viên (chắc là cán bộ cốt cán), quán triệt giữ vững lập trường, nâng cao cảnh giác đến tận chi bộ đảng quyết không để kẻ xấu lợi dụng. Giống y chang đảng Thanh Hóa năm xưa vậy.
Liệu có gọi đảng bộ Hải Phòng là đảng Hải Phòng được không? Muốn biết gọi được hay không thì hãy xét xem lập trường ở đây là gì, kẻ xấu là ai? Không nói thì ai cũng rõ, đấy là lập trường bảo vệ nhau từ dưới lên trên, và kẻ xấu tất nhiên là những người lên tiếng phản đối, đó là các ông Lê Đức Anh, Phạm Thế Duyệt, Nguyễn Quốc Thước…từng là ủy viên BCT hoặc ủy viên TƯ của Đảng ta cả.
Vâng, Đảng ta. Lại nhấn mạnh hai tiếng Đảng ta cho thật rõ ràng, không được nhầm lẫn. Bởi vì các ông Lê Văn Hiền, Đỗ Hữu Ca, Đỗ Trung Thoại… đều là thường vụ tỉnh hoặc tỉnh ủy viên của Đảng Hải Phòng. Mấy ông này làm gì, nói gì mọi người đều biết. Qua vụ Tiên Lãng có thể khẳng định 100% việc làm và lời nói của họ là không vì dân. Họ vì nhau và vì ai đó chứ không vì dân.
Điều lệ Đảng ta (Vâng, Đảng ta) rất rõ ràng: “Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân…” (điểm 3, Điều 2 của Điều lệ Đảng). Qua vụ tiên Lãng thì thấy rất rõ Đảng bộ Hải Phòng không tôn trọng dân, không bảo vệ quyền lợi chính đáng của dân, còn bảo liên hệ với dân thì còn khuya. Rõ ràng đây là một đảng cát cứ, chính xác phải nói một trong các đảng cát cứ, đang ngang nhiên hoạt động trước mũi Đảng ta. Tất cả những gì họ đang làm tại vụ Tiên Lãng chống lại tôn chỉ mục đích của Đảng ta.
Xử lý vụ Tiên Lãng thế nào? Mọi người đang chăm chú theo dõi. Kẻ hy vọng, người thất vọng. Riêng mình thì mình tin “Đảng ta là đạo đức là văn minh”, không thể để cho một đảng cát cứ ngang nhiên tồn tại. Kẻ nào dám chống lưng cho đảng này, kẻ đó trước sau cũng bị nhân dân hạ bệ.
Xin gửi niềm tin sắt đá này tới Đảng ta, một đảng mà gần ba chục năm nay mình là một đảng viên.
Ngày đó báo chí trung ương ra sức phanh phui những tiêu cực nghiêm trọng của ông Hà Trọng Hòa, bí thư tỉnh ủy, thì ở Thanh Hóa yên lặng như tờ. Dân chúng không ai dám ho he. Tỉnh ủy chỉ thị theo dõi các nhà báo Trung ương, hễ thấy ai về thì lập tức báo ngay với trên, tuyệt không ai được tiếp các nhà báo nếu không được phép của tỉnh. Phổ biến đến tận chi bộ về sự đúng đắn và sáng suốt của đồng chí Bí thư tỉnh ủy, đồng thời nhấn mạnh “âm mưu của kẻ xấu” phá hoại tỉnh nhà, quyết không để “kẻ xấu lợi dụng”. Báo đảng Thanh Hóa đăng hết bài này sang bài khác chứng minh sự đúng đắn của tỉnh ủy Thanh Hóa, đứng đầu là đồng chí Bí thư tỉnh ủy kính mến. Chẳng may cho “đồng chí bí thư kính mến”, vào đúng lúc Đảng ta thực bụng muốn đổi mới, thành thử “đồng chí Bí thư kính mến” đương nhiên bị phế truất, cắp nón về vườn.
Sở dĩ nói “Đảng ta” vì hồi đó có người nói: “Nên gọi đảng bộ Thanh Hóa là đảng Thanh Hóa, đảng của ông Hà Trọng Hòa, đảng ấy không vì dân, chỉ vì ông Hà Trọng Hòa và phe cánh của ông ấy mà thôi.” Cái thời bịt miệng, nghe được câu ấy thật đã quá trời, dù chỉ nghe trong cuộc họp.
Ngó lại vụ Tiên Lãng, thấy Hải Phòng cũng “chơi ngon” như Thanh Hóa ngày xưa. Báo Hải Phòng, trang tin điện tử huyện Tiên Lãng vẫn bền bỉ chứng minh cho dân Hải Phòng biết sự đúng đắn và sáng suốt trong vụ cưỡng chế đầm hồ anh Vươn. Trưởng ban tuyên giáo huyện ủy Tiên Lãng có bài nói chuyện trước 300 đảng viên (chắc là cán bộ cốt cán), quán triệt giữ vững lập trường, nâng cao cảnh giác đến tận chi bộ đảng quyết không để kẻ xấu lợi dụng. Giống y chang đảng Thanh Hóa năm xưa vậy.
Liệu có gọi đảng bộ Hải Phòng là đảng Hải Phòng được không? Muốn biết gọi được hay không thì hãy xét xem lập trường ở đây là gì, kẻ xấu là ai? Không nói thì ai cũng rõ, đấy là lập trường bảo vệ nhau từ dưới lên trên, và kẻ xấu tất nhiên là những người lên tiếng phản đối, đó là các ông Lê Đức Anh, Phạm Thế Duyệt, Nguyễn Quốc Thước…từng là ủy viên BCT hoặc ủy viên TƯ của Đảng ta cả.
Vâng, Đảng ta. Lại nhấn mạnh hai tiếng Đảng ta cho thật rõ ràng, không được nhầm lẫn. Bởi vì các ông Lê Văn Hiền, Đỗ Hữu Ca, Đỗ Trung Thoại… đều là thường vụ tỉnh hoặc tỉnh ủy viên của Đảng Hải Phòng. Mấy ông này làm gì, nói gì mọi người đều biết. Qua vụ Tiên Lãng có thể khẳng định 100% việc làm và lời nói của họ là không vì dân. Họ vì nhau và vì ai đó chứ không vì dân.
Điều lệ Đảng ta (Vâng, Đảng ta) rất rõ ràng: “Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân…” (điểm 3, Điều 2 của Điều lệ Đảng). Qua vụ tiên Lãng thì thấy rất rõ Đảng bộ Hải Phòng không tôn trọng dân, không bảo vệ quyền lợi chính đáng của dân, còn bảo liên hệ với dân thì còn khuya. Rõ ràng đây là một đảng cát cứ, chính xác phải nói một trong các đảng cát cứ, đang ngang nhiên hoạt động trước mũi Đảng ta. Tất cả những gì họ đang làm tại vụ Tiên Lãng chống lại tôn chỉ mục đích của Đảng ta.
Xử lý vụ Tiên Lãng thế nào? Mọi người đang chăm chú theo dõi. Kẻ hy vọng, người thất vọng. Riêng mình thì mình tin “Đảng ta là đạo đức là văn minh”, không thể để cho một đảng cát cứ ngang nhiên tồn tại. Kẻ nào dám chống lưng cho đảng này, kẻ đó trước sau cũng bị nhân dân hạ bệ.
Xin gửi niềm tin sắt đá này tới Đảng ta, một đảng mà gần ba chục năm nay mình là một đảng viên.
“Đừng nói trí thức không xuống đường là trùm chăn”
Mở bằng chương trình nghe nhìn khác
BBC
– Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, cựu Thành viên
Ban cố vấn của Chính phủ dưới thời các Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan
Văn Khải, nói với BBC ông tin rằng ngày càng xuất hiện thêm nhiều trí
thức có “bản lĩnh”, “dám hành động” theo lý trí và trí tuệ mà họ hiểu
biết vì đất nước, dân tộc.
“Người trí thức phải hành động. Nhưng hành động như thế nào, đó là tùy theo bản lĩnh, trí tuệ, nhận thức và vị thế của họ.”
Bình luận về cuộc thảo luận trên BBC gần đây về Bấm chủ đề Trí thức và Đảng lãnh đạo, nhà xã hội học cho rằng không nên nghĩ “những người trí thức không xuống đường biểu tình là những người trùm chăn. Ông nói:
“Nói như thế là nói vô trách nhiệm và không thiếu những người âm thầm suy nghĩ và họ có những đóng góp của họ.”
Giáo sư Tương Lai chia sẻ với quan điểm của Bấm Giáo sư Chu Hảo khi cho rằng “vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam trong quá khứ là một vai trò khách quan” và ông cho rằng “nếu không có vai trò đó thì không thể có Cách mạng tháng Tám, không thể có hai cuộc kháng chiến.”
Bàn về cách thức đóng góp cho đất nước của trí thức Việt nói riêng, người Việt nói chung, chuyên gia về xã hội Việt Nam đặt câu hỏi:
“Nếu ai cũng bỏ nước ra đi, rồi đứng ở bên ngoài nói, để không bị một ràng buộc gì cả, thì đất nước này sẽ thế nào đây?
“Tôi thì khác, tôi bám trụ tại đây. Tôi vẫn ở trong Đảng này, tôi vẫn là người ở trong chế độ này, nhưng tôi muốn góp phần một cách công khai và minh bạch thúc đẩy những bước phát triển để Đảng có thể tự chấn chỉnh, tự đổi mới.
“Và tôi tin rằng những điều đó có thể làm được vì những người nhận thức được, những người yêu nước không ít đâu.”
Mở đầu cuộc phỏng vấn, từ Sài Gòn, Giáo sư Tương Lai đánh giá ý nghĩa của việc các trí thức ở hai miền trong năm qua đã tham gia các cuộc biểu tình yêu nước và chống Trung Quốc và hậu thuẫn “giới trẻ” xuống đường tham gia ra sao.
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Sự điều chỉnh chiến lược quốc phòng của Mỹ đã khiến một số người đặt vấn đề xung đột quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc có thể sẽ là điều không tránh khỏi. Phóng viên BBC thường trú tại Bắc Kinh Damian Grammaticas có bài phân tích, nội dung như sau:
Liệu sự trỗi dậy của Trung Quốc có dẫn đến xung đột với Mỹ? Liệu Bắc Kinh có sẽ tuyên chiến với siêu cường toàn cầu hay không?
Các câu hỏi này không được đưa ra trực tiếp trong bản điều chỉnh chiến lược quốc phòng của Mỹ. Tuy nhiên, dù không nói ra, nó vẫn hiện diện trong đó, vẫn nằm xuyên suốt trong tài liệu được cho là sẽ định hình tư duy quân sự mới của Mỹ trong thế kỷ 21.
Cốt lõi chiến lược
Nếu đọc văn bản này chúng ta sẽ thấy rõ thách thức đến từ một nước Trung Quốc trỗi dậy nằm ngay ở cốt lõi của chiến lược quân sự mới của Mỹ. Văn bản này đã cẩn thận khi viết rằng Trung Quốc sẽ không là kẻ thù nhưng cũng nói rõ rằng Mỹ sẽ sắp xếp lại lực lượng quân sự để kiềm chế Trung Quốc, và, trong trường hợp cần thiết, để đối đầu với nước này.
Được Tổng thống Barack Obama loan báo tại Lầu Năm Góc, bản điều chỉnh chiến lược quốc phòng này nêu mục tiêu rõ ràng bằng giấy trắng mực đen: định hình lại quân đội Mỹ để có thể “giữ vai trò lãnh đạo toàn cầu và duy trì ưu thế quân sự của Mỹ”. Chắc chắn cả Lầu Năm Góc và Nhà Trắng đều không sẵn sàng chấp nhận quan điểm rằng về lâu dài Mỹ tất yếu sẽ suy yếu trong khi Trung Quốc chắc chắn sẽ vươn lên tương ứng.
Mỹ muốn mình vẫn là số một, và chiến lược quốc phòng mới này là nhằm để đạt được mục đích đó. Tổng thống Obama đã nói: “Đất nước chúng ta đang ở thời điểm chuyển giao’’ “chúng ta đang đối mặt với một bước ngoặt’’.
Bản điều chỉnh nêu ra hai nhân tố định hình quá trình chuyển giao này, một bên trong và một bên ngoài lãnh thổ Mỹ. Ở trong nước đó là sức ép ngân sách ngày một tăng đồng nghĩa với việc cắt giảm chi phí quân sự. Còn bên ngoài, đó là nhận thức rằng sức mạnh kinh tế ngày càng lớn của Trung Quốc đang làm thay đổi cán cân quyền lực ở châu Á.
Mỹ cho biết chiến lược quân sự mới này, khuyến khích “sự trỗi dậy hòa bình của các cường quốc mới”. Điều này có nghĩa là Mỹ chào đón sự vươn lên của Trung Quốc như đã được nói đi nói lại nhiều lần trước đây.
Còn về việc Trung Quốc trỗi dậy có ý nghĩa như thế nào đối với Mỹ, chiến lược mới đề cập thẳng thắn: “Về lâu dài, sự trỗi dậy của Trung Quốc như là một cường quốc khu vực sẽ có khả năng tác động đến kinh tế Mỹ và an ninh của chúng ta bằng nhiều cách khác nhau”.
Xin lưu ý cách mà Trung Quốc được mô tả là một “cường quốc khu vực” đang nổi. Lầu Năm Góc không sẵn sàng gán cho Trung Quốc vị thế cường quốc toàn cầu hay siêu cường, hay thậm chí là một siêu cường mới nối. Điều này thể hiện thực tế rằng quân đội Trung Quốc còn lâu mới mang tính toàn cầu.
Thiếu lòng tin
Tuy nhiên, ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc hiện giờ đã trải rộng trên khắp thế giới. Mỹ và Trung Quốc bị ràng buộc bởi những lợi ích riêng có tác động lẫn nhau. Bản điều chỉnh cũng chỉ rõ ra rằng hai nước đang thật sự thiếu lòng tin vào nhau.
“Hai nước chúng ta đều dựa rất nhiều vào hòa bình và ổn định ở Đông Á và có lợi ích trong việc xây dựng mối quan hệ song phương mang tính hợp tác. Tuy nhiên, sự lớn mạnh của sức mạnh quân sự Trung Quốc cần phải được đi kèm với tính minh bạch hơn về những dự định chiến lược của nước này để tránh gây ra va chạm trong khu vực”.
Nước Mỹ vẫn đang thận trọng bảo vệ ván cờ của mình ở khu vực. Năm ngoái, Chính quyền Obama đã đưa ra trọng tâm trong chính sách đối ngoại của mình và hướng sự quan tâm đến khu vực Thái Bình Dương. Sự thay đổi chiến lược đó được thể hiện rõ ràng trong học thuyết quân sự mới của nước này.
Mỹ đã nhiều lần phát biểu: “Vì sự cần thiết, chúng tôi sẽ tái cân bằng khu vực châu Á-Thái Bỉnh Dương”. Giờ đây, Mỹ nói rằng họ sẽ làm việc trên nhiều mặt trận để kiềm chế sức mạnh ngày một tăng của Trung Quốc.
Có sự quan ngại rõ ràng về những nỗ lực của Trung Quốc nhằm phát triến những loại vũ khí sẽ làm cho quân đội Mỹ khó mà hoạt động được tại một số nơi ở Đông Á.
Trung Quốc đang đầu tư vào các loại vũ khí “chống tiếp cận” và “không cho hoạt động” chẳng hạn như cái mà họ gọi là tên lửa “diệt tàu sân bay” có thể đánh chìm các tàu sân bay của Mỹ trên biển. Họ cũng đang đổ nhiều tiền của để xây dựng tàu ngầm và các máy bay chiến đấu tàng hình.
Tất cả những điều này có thể đẩy hạm đội tàu sân bay của Mỹ ra xa bờ biển Trung Quốc và hạn chế khả năng của Mỹ trong việc kiểm soát các tuyến hàng hải thương mại quan trọng ở Biển Đông hoặc bảo vệ Đài Loan trong trường hợp bị Trung Quốc tấn công.
Chiến lược này cho rằng “Các quốc gia như Trung Quốc và Iran sẽ tiếp tục theo đuổi các phương tiện không tương xứng để chống lại năng lực thực thi sức mạnh của chúng ta rằng Mỹ phải duy trì năng lực thực thi sức mạnh tại những khu vực mà khả năng tiếp cận và sự tự do hoạt động của chúng ta bị thách thức’’.
Củng cố đồng minh
Bản báo cáo viết: “Việc duy trì hòa bình, ổn định, thương mại thông suốt và ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực năng động này tùy thuộc một phần vào sự cân bằng tiềm tàng của sự hiện diện và năng lực quân sự”.
Do đó, Mỹ vẫn muốn ưu thế quân sự của họ đối với Trung Quốc được giữ nguyên. Điều này dẫn đến leo thang chạy đua vũ trang khi Mỹ có những động thái để vô hiệu hóa những tiến bộ quân sự của Trung Quốc.
Có thể Lầu Năm Góc sẽ làm giống như chiến lược của chính Trung Quốc là đầu tư vào những loại vũ khí tương tự. Họ sẽ tập trung vào phát triển năng lực hải quân, không quân và vào những vũ khí tiên tiến, chẳng hạn như các máy bay tàng hình tinh vi hơn nữa, các loại tên lửa và máy bay không người lái cùng với chiến tranh mạng và năng lực chiến tranh vũ trụ.
Củng cố hệ thống đồng minh xung quanh Trung Quốc là một trụ cột khác trong chiến lược quốc phòng mới của Mỹ: “Chúng tôi sẽ nhấn mạnh những mối quan hệ đồng minh hiện tại vốn là nền tảng quan trọng cho an ninh của khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Chúng tôi cũng sẽ mở rộng cảc mạng lưới hợp tác với các đối tác mới nổi trên khắp khu vực châu Á – Thái Bình Dương”.
Mỹ đã có quan hệ quân sự chặt chẽ với Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Philíppin và Ôxtrâylia và họ đang xây dựng quan hệ với Việt Nam, Inđônêxia cũng như đang đầu tư vào mối quan hệ đối tác chiến lược dài hạn với Ấn Độ. Tất cả những điều này cho thấy một thông điệp hết sức mạnh mẽ về việc kiềm chế Trung Quốc. Mỹ sẽ chống lại bất cứ kẻ nào dám thách thức sự thống trị của họ. Họ sẽ xây dựng mối quan hệ cốt lõi với các nước láng giềng của Trung Quốc và bảo vệ lợi ích của mình ở Đông Á.
Quay lại câu hỏi đã được đặt ra lúc đầu: Liệu một ngày nào đó có sẽ xảy ra cuộc xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc?
Câu trả lời sẽ còn tùy thuộc vào việc Trung Quốc sẽ hành xử như thế nào với chiến lược quân sự mới của Mỹ. Liệu nước này có tìm cách khẳng định sức mạnh của mình ở Đông Á? Liệu điều này có gây ra va chạm với các nước xung quanh?
Câu trả lời sớm cho chính sách quân sự mới của Mỹ đến từ tờ Thời báo Hoàn cầu, vốn có giọng điệu dân tộc chủ nghĩa. Tờ báo này nói rằng “Trung Quốc cần tăng cường khả năng tấn công ở khoảng cách xa và tìm thêm nhiều phương cách đe dọa lãnh thổ Mỹ để dần dần đẩy lùi chiến tuyến của ‘ván cờ mà chúng ta đang chơi với Mỹ. Trung Quốc phải làm cho Mỹ nhận thấy rằng sự trỗi dậy của chúng ta là không thể ngăn chặn và tốt nhất là Mỹ nên thể hiện tình hữu nghị đối với Trung Quốc”.
***
TTXVN (Niu Yoóc 28/1)
”Nhật Báo Phố Uôn” mới đây cho biết giới chuyên gia quân sự Mỹ nhận định siêu tàu sân bay USS Gerald R.Ford, chở được 4.660 thủy thủ và kho máy bay cùng các loại vũ khí hiện đại, có khả năng giúp hải quân Mỹ tiếp tục duy trì ưu thế trên biển trong nửa thế kỷ nữa. Nhưng một khó khăn không lường trước mới nổi lên là: Trung Quốc đang xây dựng một lớp tên lửa đạn đạo mới nhằm tạo nên vòng cung lửa xuyên qua tầng bình lưu và nổ trên boong của một tàu sân bay Mỹ, giết hại các thủy thủ, phá hủy máy bay và các loại vũ khí khác.
Từ năm 1945, Mỹ kiểm soát tất cả các vùng biển Tây Thái Bình Dương, chủ yếu nhờ một hạm đội gồm các tàu sân bay, mỗi chiếc nặng 97.000 tấn Hầu như trong tất cả những năm đó, Bắc Kinh ít có sự lựa chọn, chỉ biết đứng nhìn các tàu chiến Mỹ đi lại ngoài khơi bờ biển Trung Quốc mà không biết làm gì để trừng phạt Mỹ. Các nhà phân tích quân sự Trung Quốc cho biết hiện nay quân đội Trung Quốc đang nỗ lực triển khai kế hoạch hiện đại hóa lực lượng vũ trang. Một phần của kế hoạch đó là buộc các tàu sân bay của Mỹ hoạt động cách xa bờ biển Trung Quốc. Các phương tiện truyền thông của Trung Quốc cho biết hiện nay quân đội Trung Quốc đã chế tạo loại tên lửa mới có tên DF-21D. Loại tên lửa mới của Trung Quốc có khả năng tấn công một tàu chiến đang di chuyển cách xa 1.700 dặm. Giới phân tích quốc phòng Mỹ nhận định tên lửa DF-21D bay đến mục tiêu ở một góc quá cao nên các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tầm thấp của Mỹ khó có thể đánh chặn và bay quá thấp nên các tên lửa đạn đạo khác cũng không thể phá hủy. Mặc dù các hệ thống vũ khí của Mỹ có thể bắn hạ một hoặc hai tên lửa, nhưng Trung Quốc có thể bắn cùng một lúc nhiều tên lửa tới một tàu sân bay. Vì vậy tên lửa mới có khả năng đẩy các tàu sân bay Mỹ xa bờ biển Trung Quốc, từ đó các máy bay chiến đấu của Mỹ cũng khó có thể thâm nhập không phận Trung Quốc hoặc tạo được ưu thế trên không trong một cuộc xung đột xảy ra gần các đường biên giới của Trung Quốc. Chương trình hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc đã tạo nên sức mạnh quan trọng của lực lượng hải quân. Hiện nay hải quân Trung Quốc có 29 tàu ngầm được trang bị các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tầm thấp chống tàu. Tháng 8/2011, Trung Quốc chạy thử chiếc tàu sân bay lần đầu tiên trên biển, mặc dù tàu này chưa hoạt động đầy đủ.
Trước đây, các nhà hoạch định kế hoạch quân sự coi Đài Loan là nguyên nhân chủ yếu gây nên một cuộc xung đột quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc. Hiện nay có nhiều điểm nóng khác cũng đang nổi lên trong khu vực như: căng thẳng ngày càng tăng giữa Nhật Bản và Trung Quốc về các hòn đảo ở phiá Đông Trung Quốc mà cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền; tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và một số nước ASEAN ở khu vực Biển Đông (Trung Quốc gọi là biển Hoa Nam). Năm 2011, Việt Nam tố cáo tàu thuyền Trung Quốc quấy rối một tàu thăm dò và nghiên cứu của Việt Nam và Trung Quốc đòi Việt Nam ngừng các hoạt động thăm dò dầu lửa ở khu vực biển có tranh chấp. Cách đây vài năm, Mỹ có thể phản ứng bằng cách đưa một hoặc hai trong số 11 tàu sân bay đến khu Vực để trấn an các nước đồng minh và răn đe Trung Quốc. Hiện nay, ngoài lực lượng tên lửa mới, quân đội Trung Quốc còn có lực lượng tàu ngầm có khả năng tấn công các hệ thống vũ khí mạnh nhất trên biển của hải quân Mỹ. Ông Eric Heginbotham, chuyên gia các vấn đề an ninh Đông Á của tổ chức RAND nhận xét: “Đây là một phát triển đang nổi lên nhanh chóng. Cuối năm 1995 mối đe dọa đối với các tàu sân bay của Mỹ thực sự không đáng kể. Hiện nay có nhiều mối đe dọa đang nổi lên”. Trung Quốc quan tâm phát triển các tên lửa chống tàu kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan năm 1996. Để thuyết phục các cử tri Đài Loan không bầu chọn một tổng thống có tư tưởng độc lập, Chính phủ Trung Quốc liên tiếp tiến hành các vụ thử tên lửa, bắn các loại vũ khí vào vùng biển ngoài khơi Đài Loan. Sau đó Tổng thống Bill Clinton đưa hai nhóm tàu tàu sân bay đến eo biển Đài Loan để khẳng định Mỹ sẵn sàng bảo vệ Đài Loan-và đây là một thất bại chiến lược của Trung Quốc.
Sau đó quân đội Trung Quốc lao vào chương trình hiện đại hóa lực lượng vũ trang nhằm ngăn chặn sức mạnh của Mỹ ở Thái Bình Dương bằng cách phát triển các công nghệ “chống xâm nhập” trên biển. Đô đốc Gary Roughead, chỉ huy tác chiến của hải quân Mỹ nghỉ hưu năm 2011, nhận xét: “Cuộc chiến tranh sẽ là chống xâm nhập. Chúng ta có thể nhìn lại các chiến dịch chống xâm nhập ở Thái Bình Dương trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 lúc đó Nhật Bản tìm cách ngăn chặn quân đội Mỹ tiến vào khu vực Tây Thái Bình Dương”. Năm 2004, Chủ tịch Hồ cẩm Đào công bố một học thuyết quân sự mới yêu cầu lực lượng vũ trang thực hiện “các nhiệm vụ lịch sử mới” nhằm bảo vệ “các lợi ích quôc gia” của Trung Quốc. Các sĩ quan và chuyên gia Trung Quốc cho rằng những lợi ích đó bao gồm tiến vào các tuyến đường biển quốc tế, thâm nhập các khu vực dầu lửa của nước ngoài và bảo vệ các công dân Trung Quốc đang làm việc ở các nước trên thế giới. Ban đầu, chương trình hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc tiến triển chậm. Sau đó, một số công nghệ vũ khí hiện đại của Trung Quốc bắt đầu cảnh báo Oasinhtơn. Trong một vụ thử năm 2007, quân đội Trung Quốc đã bắn rơi một trong số vệ tinh thời tiết cũ của nước này và điều đó cho thấy Trung Quốc có khả năng phá hủy các vệ tinh quân sự của Mỹ hiện đang cho phép các tàu chiến và máy bay Mỹ thông tin liên lạc và nhắm vào các căn cứ trên lãnh thổ Trung Quốc. Trước tình hình đó, Lầu Năm Góc phản ứng bằng cách bí mật áp dụng các công nghệ bảo vệ các vệ tinh của Mỹ khỏi các cuộc tấn công của các loại vũ khí như tên lửa hoặc lade. Một năm sau vụ thử chống vệ tinh của Trung Quốc, Mỹ đã chứng tỏ các khả năng bằng cách cho nổ một vệ tinh tình báo bằng một phương tiện đánh chặn tên lửa đạn đạo đã được cải tiến.
Năm 2011, cuộc chạy đua vũ trang được thúc đẩy. Tháng 1/2011, chỉ vài giờ trước khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates gặp Chủ tịch Hồ Cẩm Đào để hàn gắn các mối quan hệ giữa hai nước, Trung Quốc tiến hành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của loại máy bay chiến đấu mới J-20. Loại máy bay này có thể cho phép Trung Quốc phát động các cuộc tấn công trên không xa hơn nhiều và có khả năng tấn công các căn cứ quân sự Mỹ ở Nhật Bản và Guam. Nhưng các nhà hoạch định kế hoạch quân sự Mỹ cảm thấy lo ngại hơn về việc Trung Quốc hiện đại hóa hạm đội tàu ngầm. Các tàu ngầm mới của Trung Quốc có thể lặn lâu hơn và hoạt động ít tiếng ồn hơn các loại tàu ngầm trước đây. Năm 2006, một tàu ngầm Trung Quốc xuất hiện giữa một nhóm tàu chiến của Mỹ mà không bị phát hiện cho đến khi chiếc tàu ngầm này nổi lên mặt nước. Đáng chú ý, việc đánh giá khả năng chiến tranh điện tử của Trung Quốc thậm chí còn khó khăn hơn. Trung Quốc đã đầu tư rất lớn cho các công nghệ mạng. Các quan chức quốc phòng Mỹ cho biết nhiều tin tặc Trung Quốc đã tấn công các hệ thống mạng quốc phòng của Mỹ, mặc dù Trung Quốc thường phủ nhận dính líu tới các cuộc tấn công này. Các tiến bộ công nghệ của Trung Quốc đã kéo theo sự thay đổi trong các tuyên bố của một số bộ phận trong quân đội. Gần đây nhiều sĩ quán quân đội và một số nhà phân tích của Trung Quốc tố cáo Mỹ tìm cách ngăn chặn Trung Quốc trong “chuỗi đảo đầu tiên’’ bao gồm.
Nhật Bản và Philíppin, hai nước có hiệp ước phòng thủ chung với Mỹ và Đài Loan. Hiện nay các quan chức Trung Quốc đang nói về việc đẩy Mỹ ra xa tới Hawaii và cho phép hải quân Trung Quốc hoạt động tự do ở Tây Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và các vùng biển bên ngoài. Như các nhà chiến lược quân sự Mỹ đánh giá, các tàu ngầm, máy bay chiến đấu và tên lửa có điều khiển của Trung Quốc có khả năng buộc các tàu sân bay của Mỹ hoạt động ở các khu vực biển cách xa bờ của Trung Quốc. Mặt khác do ngân sách quốc phòng của Mỹ ngày càng bị cắt giảm, một số quan chức của Lầu Năm Góc bắt đầu đặt câu hỏi: phải chăng đã đến lúc Mỹ cần xem xét lại độ tin cậy chiến lược của quốc gia vào các tàu sân bay. Bởi vì, một cuộc tấn công của Trung Quốc đánh trúng một tàu sân bay Mỹ có thể tiêu diệt khoảng 5.000 thủy thủ – lớn hơn số lượng binh sĩ Mỹ bị chết trong cuộc chiến tranh Irắc./.
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
TTXVN (Angiê 1/2)
Nếu như trong năm 2011, Bắc Kinh khẳng định sự lớn mạnh, đặc biệt về phương diện quân sự, thì giới phân tích thống nhất đánh giá mọi việc không phải đều dễ chịu đối với Bắc Kinh về ba phương diện: địa chính trị, kinh tế và xã hội, với nhiều vấn đề gai góc phải giải quyết và qua đó cho thấy Bắc Kinh không phải không tỏ ra lưỡng lự. Dưới đây là phân tích của giới chuyên gia trên tạp chí “Tin Trung Hoa”.
Năm địa chính trị quan trọng
Đối với chuyên gia phân tích Nikolas Jucha, năm 2011 được đánh dấu bởi ngân sách quân sự Trung Quốc gia tăng không ngừng, đứng thứ hai trong các khoản ngân sách lớn nhất ở nước này, sau ngân sách dùng để ổn định. Nhật Bản tỏ ra lo ngại trước chi phí quân sự của Trung Quốc gia tăng, còn Bắc Kinh trấn an bằng cách giải thích rằng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc cần được hiện đại hóa và ngân sách đó được dành trước hết cho chiến lược phòng thù cũng như cải thiện điều kiện sống và làm việc của binh lính.
Ông Jean-Pierre Cabestan, giáo sư trường Đại học Hồng Công, cho rằng ngân sách quân sự của Trung Quốc tăng trong năm 2011 chỉ là sự tiếp nối của xu thế vẫn tiếp diễn từ 20 năm nay và được đẩy nhanh hơn trong thập kỷ qua. Đối với chuyên gia về mối quan hệ Đài Loan-Trung Quốc này, năm 2011 dĩ nhiên khẳng định sự lớn mạnh của Trung Quốc, nhưng so với năm 2010, sự lớn mạnh đó cũng gặp nhiều phản ứng từ phía các nước láng giềng châu Á và Mỹ.
Tình hình căng thẳng thể hiện chủ yếu ở biển Nam Trung Hoa (biển Đông-TTXVN), nơi nhiều vụ va chạm trên biển xảy ra giữa Trung Quốc và các nước láng giềng. Chuyên gia Jean-Pierre Cabestan đánh giá những bất đồng đó bắt nguồn từ việc Trung Quốc hiểu luật biển quốc tế theo cách của mình, với mục tiêu tổng thể là đẩy hải quân nước ngoài ra xa bờ biển và khu vực đặc quyền kinh tế ở các vùng biển này. Mưu đồ của Bắc Kinh về biển cộng với yêu sách lãnh thổ tối ưu – vốn là sự thừa kế trực tiếp từ chế độ Tưởng Giới Thạch – gây ra phản ứng dây chuyền trong khu vực, từ phía Việt Nam, Philíppin hay cả Hàn Quốc.
Tất cả các nước này không ngần ngại xích lại gần với Mỹ, nước công khai biến khu vực châu Á-Thái Bình Dương thành ưu tiên chiến lược, có lẽ để ngăn chặn Bắc Kinh và tận dụng mối lo sợ mà người khổng lồ châu Á này gây ra cho các nước láng giềng của mình.
Trong bối cảnh đó, Trung Quốc khó có thể chơi trò thăng bằng giữa yêu sách quá đáng của mình và tầm quan trọng phải duy trì mối quan hệ hữu hảo với các nước láng giềng, trong khi lợi ích kinh tế và thương mại đẩy Trung Quốc đến chỗ có thái độ vầ hành động như vậy.
Năm 2011 cũng đánh dấu những khó khăn mà Trung Quốc gặp phải trong việc xác định vị thế trước Mùa xuân Arập. Bị kẹt bởi đường lối của chính mình “không can thiệp” vào công việc nội bộ của nước khác, Bắc Kinh đã đánh mất độ tin cậy trong các vấn đề Libi và Xyri.
Trong vấn đề Libi, Chính phủ Trung Quốc không ủng hộ cũng không phản đối nghị quyết của Liên hợp quốc. Kết quả là Bắc Kinh phải chứng kiến chế độ thân hữu của ông Gaddafi sụp đổ, nhưng vẫn khiến người khác có cảm giác họ ủng hộ chế độ Tripoli cũ cho dù ngay trước khi nhà lãnh đạo lịch sử của Libi sụp đổ, đối thoại đã được thiết lập với Hội đồng dân tộc chuyển tiếp Libi. về vấn đề Xyri, Bắc Kinh dường như không điều chỉnh lập trường và tiếp tục úp mở ủng hộ chế độ Al Assad mặc cho hình ảnh của mình đối với quốc tế bị ảnh hưởng.
Sự kiện gần đây nhất đánh dấu năm địa chính trị của Trung Quốc diễn ra ở Bắc Triều Tiên với cái chết của Kim Châng In, ngày 17/12/2011. Sự ra đi của nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên và việc con trai ông, Kim Châng Un, lên kế nhiệm, cho thấy đây là một bước ngoặt nhạy cảm đối với Trung Quốc.
Lợi ích đối với Bắc Kinh là làm sao để chế độ Bình Nhưỡng không sụp đổ và như vậy giữ được một nước phụ thuộc vào mình về kinh tế trong khu vực. Thống nhất với Hàn Quốc, tuy được một số nhà quan sát đánh giá là không thể trạnh được về lâu dài, song không những không phục vụ lợi ích của Trung Quốc mà còn có thể gia tăng ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực.
Do vậy, vào thời kỳ Bắc Kinh và Oasinhtơn trở thành hai cường quốc quyết định các vấn đề lớn của thế giới, Chính phủ Trung Quốc không hề muốn nhân nhượng trong cuộc chiến từ xa này. về phương diện chiến lược hay kinh tế, năm 2011 được đánh dấu bởi trao đổi hữu hảo giữa Trung Quốc và Mỹ. Mối quan hệ giữa hai người khổng lồ lại càng phức tạp vì trước khi kình địch nhau, cả hai nước đều là đối tác không thể thiếu nhau được.
Trong con mắt của chuyên gia người Trung Quốc Wang Kim, mối quan hệ Trung-Mỹ chỉ dao động giữa căng thẳng cực điểm và hữu hảo. Bởi lẽ cả hai nước, đôi khi tạo cảm giác tạo thành một Nhóm G2 không chính thức, vẫn bộc lộ bất đồng với nhau trước công luận mặc dù mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau đã được khẳng định.
Đối với ông Wang Kim, căng thẳng có thể nổ ra giữa Bắc Kinh và Oasinhtơn có liên quan trực tiếp tới lợi ích thương mại của hai nước: Mỹ đề nghị phải có một đồng nhân dân tệ mạnh và áp dụng biện pháp chống bán phá giá, còn Trung Quốc cho rằng các vấn đề của nền kinh tế Mỹ không liên quan gì đến mình.
Nhưng sự kình địch giữa hai nước cũng được khẳng định về phương diện địa chính trị, với chiến trường chính là các vùng biển ở châu Á-Thái Bình Dương. Oasinhtơn gia tăng tập trận tại đây với các đối tác trong khu vực mặc cho Bắc Kinh tỏ ý bất bình.
Chuyên gia Wang Kim cho rằng mối quan hệ Trung-Mỹ bị tác động mạnh mẽ bởi viễn cảnh bầu cử tổng thống ở Mỹ trong năm 2012: trước các đối thủ chính trị cáo buộc mình yếu đuối đối với Trung Quốc, Tổng thống Barack Obama có thể cảm thấy phải tỏ ra quyết liệt hơn.
Năm kinh tế với các vấn đề gai góc
Với cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu, lạm phát, tái cân bằng nền kinh tế hướng về tiêu thụ trong nước…, năm kinh tế của Trung Quốc không thiếu các vấn đề nóng bỏng.
Con số được chờ đợi nhiều nhất là tăng trưởng đã chậm lại ở mức 8,9%. Đúng là có suy giảm, nhưng phần nào cho thấy Bắc Kinh kiểm soát được quá trình này. Đối với chuyên gia Jean-Francois Di Meglio, chủ tịch Asua center, mức tăng trưởng này là một thành công lớn của Bắc Kinh trong bối cảnh khó khăn trên thế giới. Nhiều nước trên thế giới không dám mơ đạt được vì mức tăng trưởng của Trung Quốc, nhất là châu Âu chuẩn bị bước vào suy thoái. Nhưng ở Trung Quốc, với mức dưới 8% có nghĩa là tăng trưởng yếu tới mức không thể duy trì việc làm và sự năng động của đất nước.
Hiện nay, không thể nghĩ rằng Trung Quốc có lại được tăng trưởng hai con số cũng như cán cân thương mại với mức thặng dư kỷ lục: châu Âu đang trong cơn khủng hoảng, Trung Quốc phải chứng kiến khách hàng chính của mình giảm đơn đặt hàng. Điều đó khiến xuất khẩu, trụ cột truyền thống của nền kinh tế Trung Quốc, suy giảm. Cái được mất đối với Trung Quốc là tạo ra một điểm tiếp nối tăng trưởng mới thông qua tiêu thụ trong nước để hạ cánh nhẹ nhàng. Thách thức đó dường như gặp thuận lợi vì thế hệ trẻ Trung Quốc – hiện đang trong giai đoạn làm giàu – là thế hệ tiêu thụ nhiều nhất ở Trung Quốc.
Theo nhà kinh tế học Trung Quốc Ding Yinfan và chuyên gia Jean- Prancois Di Meglio, Trung Quốc được hưởng lợi từ tình hình kinh tế thế giới năm 2011. Phải nói rằng nền kinh tế thứ hai thế giới – được cho là sẽ trở thành thứ nhất – được mô tả như một giải pháp có thể có cho cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu.
Nhưng nếu như châu Âu hy vọng đầu tư của Trung Quốc sẽ giúp tái khởi động bộ máy của khu vực đồng euro, Chính phủ Trung Quốc lại không được tự do hành động như người ta nghĩ. Theo Ding Yinfan, Bắc Kinh phải đối mặt với một áp lực lớn của dư luận trong nước liên quan đến việc cứu trợ châu Âu.
Đại đa số người dân Trung Quốc cho rằng nước họ còn nghèo nếu tính tài sản theo đầu người. Do vậy, việc một nước nghèo có thể đến giúp nước giàu khác, nơi mức sống chung cao hơn ở Trung Quốc, là điều không thể được. Hơn nữa vì các khoản viện trợ tài chính có thể có của Trung Quốc có thể trở thành rủi ro tài chính đối với chính Trung Quốc, nước lúc đó có thể sẽ cần đến một đồng tiền châu Âu mạnh và ổn định. Nhưng chuyên gia Ding Yinfan nghĩ rằng Chính phủ Trung Quốc, mặc dù phải chịu áp lực từ phía dân chúng, sẽ dần dần can dự nhiều hơn vào châu Âu, vì lý do đơn giản là châu Âu là đối tác kinh tế và khách hàng tối cần thiết của Trung Quốc.
Đối với chuyên gia Jean-Francois Di Meglio, tình hình này mang tính chất đặc trưng của nghịch lý Trung Hoa: một nước giàu nhưng vẫn là nước đang phát triển, nơi bất công bằng xã hội thể hiện sâu rộng và tiếp tục gia tăng. Khía cạnh đó hơn nữa sẽ là một trong những ưu tiên của Chính phủ Trung Quốc trong năm 2012, nghĩa là giải quyết các vấn đề trong nước.
Năm 2011, Bắc Kinh may mắn không bị ảnh hưởng bởi lạm phát mặc dù khó khăn về phương tiện chống lạm phát (dừng phát hành tiền mặt, hạn chế tín dụng…), có thể kìm hãm tăng trưởng. Chuyên gia Jean- Francois Di Meglio đánh giá cao thành công của Trung Quốc hơn nữa vì kiềm chế lạm phát lúc mới bắt đầu còn phức tạp hơn trong một nền kinh tế mới nối.
Nhưng lạm phát vừa bị đẩy lùi thì Bắc Kinh đã lại phải giải quyết một vấn đề cấp bách khác: đó là duy trì tăng trưởng ở mức định mệnh trên 8%. Một số nhà quan sát ở châu Á dự báo tỉ lệ này của Trung Quốc sẽ xuống dưới mức 8% ít nhất trong vài tháng và ảnh hưởng đến việc làm. Hiện nay, tăng trưởng của Trung Quốc chủ yếu có được là nhờ đầu tư của Nhà nước, tiêu thụ trong nước – được cho là điểm tiếp nối tăng trưởng – tăng chậm hơn nền kinh tế nói chung. Đó là dấu hiệu cho thấy xuât khẩu luôn có một vị trí quan trọng.
Việc chuyển sang tăng trưởng trong nước, vốn được nói nhiều đến trong năm 2011, như vậy sẽ là một trong những cái được mất lớn nhất của năm 2012. Hơn nữa vì nếu Bắc Kinh thành công trong việc chuyển sang hình mẫu này, điều đó sẽ có nghĩa là cải thiện được điều kiện sống của một bộ phận lớn dân chúng, và cũng có nghĩa là đẩy lùi được mối đe dọa bất bình xã hội.
Năm nhạy cảm về phương diện xã hội
Mùa Xuân Arập, lạm phát, phản kháng tập thể trên các mạng xã hội… Có thể nói năm 2011 là năm dậy sóng về phương diện xã hội ở Trung Quốc. Trước hết là mối đe dọa Mùa xuân Arập, với những lời kêu gọi hồi tháng 2/2011 tiến hành cuộc “Cách mạng hoa Nhài” trên lãnh thổ Trung Quốc Tuy vắng bóng một phong trào phản kháng thực sự có tổ chức, song một lực lượng cảnh sát đông đảo đã được huy động ở Bắc Kinh.
Theo nhà xã hội học Jean-Philippe Béjà, Giám đốc nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS), bằng chứng là Chính phủ Trung Quốc sợ phong trào phản kháng trong thế giới Arập lan sang đất nước mình. Hơn nữa không phải ngẫu nhiên mà ngân sách lớn nhất của Trung Quốc được dành để duy trì ổn định, cao hơn cả ngân sách quân sự.
Tuy nhiên, không có một phong trào đủ quan trọng nào ở Trung Quốc có khả năng đối đầu với chính quyền. Nhưng những ổ chống đối gia tăng ở khắp nơi trong nước. Xu thế này một phần là do lạm phát cao tác động trong suốt cả năm và đẩy giá lương thực thực phẩm tăng vọt. Bắc Kinh coi cuộc chiến chống tăng giá là một ưu tiên, cho dù có phải hy sinh tăng trưởng. Chiến lược này có thể được giải thích bằng những bài học trong quá khứ: trong những năm 1940, nạn lạm phát quá cao đã thúc đẩy nhanh quá trình sụp đổ của Quốc dân đảng, địch thủ lịch sử của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Phản kháng xã hội lan rộng trong năm qua ở Trung Quốc phần lớn là do các mạng xã hội phát triển mạnh, đặc biệt là mạng Sina Weibo được nhiều người sử dụng nhất. Chính thông qua mạng này mà phần lớn các vụ bê bối bị phanh phui cũng như những lời phê phán đối với chính quyền được tung lên. Đối với Bắc Kinh, rõ ràng là không thể lấp được tất cả các lỗ hổng vì thông tin lan truyền rất nhanh trên các mạng này. Điều này đặc biệt đúng trong vụ tai nạn đường sắt ở thành phố Ôn Châu vào đầu mùa Hè, với một cơn mưa lời phê phán cay nghiệt đối với Bộ Đường sắt Trung Quốc.
Để giành lại quyền kiểm soát, Bắc Kinh áp đặt một số biện pháp đối với người sử dụng Internet, như buộc phải khai báo danh tính mới được sử dụng mạng xã hội. Năm 2012 sẽ cho thấy loại biện pháp đó của Bắc Kinh có đủ không hay chính quyền trung ương sẽ buông xuôi và mở cửa cho đối thoại với những ngưòi nổi giận ở trong nước./..
Được đăng bởi bauxitevn
Ai cũng biết vụ án “cướp đất Đoàn văn Vươn” của chính quyền huyện Tiên Lãng đã rõ mười mươi vì báo chí “lề phải” được bật đèn xanh để tố giác sự việc. Nhưng đó chỉ là những diễn tiến bên ngoài, thực chất chính là trò đấu đá phe đảng bên trong nội bộ Đảng và Nhà Nước. Đừng quên rằng ông Nguyễn Tấn Dũng là đại biểu của tỉnh Hải Phòng, trong đó có huyện Tiên Lãng. Tôi xin phép đưa ra luận chứng như sau:
Từ đầu năm 2012 đến nay, mọi người chỉ chăm chú theo dõi sự kiện Tiên Lãng mà không để ý một chi tiết bất ngờ khác. Đó là quyết định nhanh chóng của Nhà Nước đơn phương chấm dứt sớm vụ kiện bà Ba Sương và Nông Trường Hậu Giang kéo dài ỳ sèo hơn ba năm nay. Tại sao tự nhiên toà án quyết định bãi bỏ vụ kiện mà không hề nêu lý do chính đáng và ít nhất một bảng tổng kết báo cáo sơ bộ? Bởi vì họ muốn phi tang thùng thuốc súng Sông Hậu trước khi ngòi nổ Tiên Lãng bắt lửa lan truyền đến miền Nam.
Đây chính là mối ưu tư lo ngại hàng đầu của tập đoàn “nguỵ quyền Cộng Sản Hà Nội”: chúng lo sợ nhân dân miền Nam phẫn uất nổi dậy toàn bộ sau khi ngòi nổ Tiên Lãng bị khởi động ở ngoài Bắc. Sau ngày lịch sử 30/04/1975, ba triệu người dân miền Nam bị thúc ép ra đi di tản, là gần một triệu mảnh đất, vườn tược, nhà cửa bị Nhà Nuớc trưng thu và trám chỗ bằng những làn sóng di cư 1975 từ miền Bắc vào. Người dân miền Nam hiền hoà và chăm chỉ làm ăn, nhưng trong thâm tâm họ không bao giờ quên mối thù hận tận xương tuỷ này, đa số xuất thân là nông dân (đồng bằng sông Cửu Long và sông Đồng Nai). Do đó chuyện cướp đất, giải toả đất nông nghiệp để xây dựng công nghiệp, hạ tầng cơ sở là nguyên nhân của hàng trăm ngàn chuyện oan ức xảy ra hàng ngày trong 35 năm theo con đường XHCN. Vậy thì thùng thuốc súng sắp nổ tung là miền Nam chứ không phải là miền Bắc. Đừng thắc mắc ông Nguyễn Tấn Dũng làm gì trong 5 ngày Tết, vì ông phải thân hành đi kinh lý vùng nông nghiệp Cà Mâu không xa gì Nông Trường Sông Hậu. Và cũng không lạ gì khi mà có vài chục nông dân trong nông trường ký kiến nghị sẵn sàng ngồi tù thay cho bà Ba Sương.
Trên phưong diện lý luận gọi nôm na là “công pháp quốc tế” thì Nhà Nước VN cùng với tập đoàn lãnh đạo
ĐCS VN không hề có chính danh gì để thu phục nhân tâm, nhất là đối với dân miền Nam. Họ không hề do dân bầu lên, họ không bao giờ là đại diện công khai chính trực, thì họ không thể nào vì dân mà phục vụ. Kể từ khi TQ trưng bày “bức công hàm bán nước của PV Đồng 1958″ cộng với lời thú nhận công khai của Nguyễn Tấn Dũng trước phiên họp Quốc Hội tháng 11/2011 (rằng TQ đã chính thức xâm lăng VNCH từ năm 1956) thì sự thật hiển lộ rõ ràng chắc như đinh đóng cột: “Chiến tranh VN trong 20 năm tang tóc (1955-1975) là chiến tranh xâm lược của khối CS TQ mà đồng loã là CS Bắc Việt, hoàn toàn không mang tính chất nội chiến tý nào”.
Trong 20 năm gần đây tất cả mọi công trình xây dựng hạ tầng cơ sở (cầu cống, đường xá), hay phát triển công nghiệp (VinaShine, Dung Quất) chẳng qua là những chuyện kinh tế phải làm để giữ nồi cơm, nhưng thực chất vẫn phải dựa lưng vào kinh tế TQ để có hàng hoá và thị trường tiêu thụ nông lâm sản. Mọi dự án tầm cỡ quốc gia đều nằm trong chiến lược “Một nền kinh tế (TQ) với hai hành lang (đất và biển)” do nguyên tbt Nông Đức Mạnh ký kết ngầm với lãnh đạo ĐCS TQ từ đầu năm 2000. Đừng hỏi tại sao Quốc Hội cứ phải lải nhải mãi chuyện “”đường sắt cao tốc” tạo điều kiện cho TQ di chuyển quân đội xuống tận cực Nam Châu Á và “vấn đề biển Đông với cái lưỡi bò 9 đoạn” làm nhức nhối tâm can người Việt yêu nước không thôi?
TQ là ngư ông cắm câu chờ thời từ 60 năm qua, họ tung tiền và nhân lực để làm mồi nuôi vỗ béo bè lũ bán nước, tạo một thế lực ngầm nhưng rất mạnh làm phân hoá nội bộ Đảng và Nhà Nước, ngay trong mọi tầng lớp xã hội cũng có sự hiện diện của các bóng ma này. Mục tiêu chính của chúng là gây sức ép lên lãnh đạo ĐCS VN, sau đó là ru ngủ tầng lớp trí thức yêu nước để ngầm tiêu diệt mọi phản kháng chống ngoại xâm, giống như vi khuẩn SIDA (AIDS) ngấm dần trong não bộ, tiêu diệt hệ thống miễn dịch (immunity) từ đó cơ thể con người sẽ là nạn nhân của mọi bệnh tật nhất là ung thư, đi đến cái chết lâm sàng hiển nhiên.
Kết luận: Nguyễn Tấn Dũng vội vàng ra lệnh huỷ bản án bà Ba Sương, chính là muốn dập tắt ngọn lửa đang lan truyền từ ngòi nổ Tiên Lãng, chứ nếu không, để cho thùng thuốc súng Nông Trường Sông Hậu nổ bùng thì sẽ xảy ra đại loạn trong miền Nam. Ngoài ra, để đánh lạc hướng dư luận, nhất là giới trí thức trong nước, thì lời tuyên bố dõng dạc của ông Chu Hảo và nhà toán học Ngô Bảo Châu chính là lèo lái dư luận vào cuộc tranh luận vô bổ “trí thức và phản biện”, không ai quan tâm chuyện tày trời khác. Thêm một lý giải nữa cho thấy Ba Dũng đang củng cố phe phái của mình bằng cách đưa hết con cái người thân gia đình vào guồng máy chính trị, điển hình là người con út tên là Nguyễn Minh Triết mới đây.
2/2/2012, Canada
© Lê Quốc Trinh
© Đàn Chim Việt
X-Cafevn
Phần Giới thiệu – Phần 1 – Phần 2
Diễn đàn sẽ lần lượt đăng những trả lời của ông André Menras Hồ Cương Quyết đến các câu hỏi của những thành viên và khách viếng thăm diễn đàn X-Cafevn. Tất cả các bản dịch sang tiếng Việt đã được ông Hồ Cương Quyết xem trước, hiệu đính và đồng ý.
Thành viên Ganh Hang Hoa hỏi:
Kính chào ông Andre Menras ,
Đầu tiên xin gửi đến ông lời cám ơn về công khó của ông khi thực hiện cuốn phim Hoàng Sa – Nỗi đau mất mát , vì nó giúp cho nhiều người trong đó có tôi hiểu rõ thêm về hoàn cảnh khó khăn và cuộc sống đau buồn của ngư dân biển VN bị Trung Cộng bắt bớ, giết hại . Thứ hai kính chúc ông và gia đình một Năm Mới an lành và hạnh phúc .
Tôi xin được hỏi ông 4 câu hỏi sau :
1- Nguyên do nào , động lực nào thúc đẩy ông thực hiện đoạn phim tài liệu này ? Ông mong rằng nó sẽ đem lại được hiệu quả nào nếu nó được trình chiếu rộng rãi tại VN ?
Ông Hồ Cương Quyết trả lời:
Nguyên văn:
Tôi sẽ cố gắng trả lời hai câu hỏi cùng lúc.
Cách đây khoảng 7 năm, khi đọc tờ báo Thanh Niên tại Nha Trang, tôi thấy ngư dân Quảng Ngãi bị Trung Quốc (“tàu lạ”) bắt trong hải phận gần Hoàng Sa và đưa đi. Tôi hỏi một số bạn, các cựu tù nhân chính trị dưới chế độ cũ và thấy họ gặp khó khăn khi trả lời. Chắc chắn, họ không muốn làm tổn thương tôi hay làm cho tôi tức giận, vì họ biết tính cách của tôi. Nhưng, sự im lặng càng làm tôi tò mò và tôi cảm thấy họ coi mình như một đứa trẻ mà họ là người lớn muốn che giấu những điều cấm kỵ, và tôi muốn khám phá ra nó. Vào thời điểm đó, tôi không đọc các trang mạng Internet. Vì vậy, tôi bắt đầu đặt câu hỏi xung quanh tôi, những người gặp ngoài đường như : người bán báo, người đạp xích lô, người bán phở, đồng nghiệp dạy học, …. nghĩa là khắp nơi, họ tuy đều buồn nhưng đều không dám nói. Tôi hiểu rằng các cuộc nói chuyện về vấn đề không được chính quyền khuyến khích. Ngược lại, tôi phải công nhận rằng người dân đều biết tuy không chính xác rằng ngư dân ở miền Trung bị Hải quân Trung Quốc tấn công. Vì vậy, tôi tiếp tục tìm kiếm sâu hơn: đọc các tài liệu lịch sử về vấn đề chủ quyền, đọc các văn bản pháp lý, tập trung chú ý hơn và theo sát các tin tức. Thỉnh thoảng cũng có các tin tức trên báo mà phải để ý mới thấy nói về ngư dân và phản ứng của phát ngôn viên Bộ ngoại giao. Nhưng họ chẳng nói hay gần như không nói về tình hình thực tế của ngư dân và gia đình họ. Trong những năm cuối, tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Chính quyền Trung Quốc tăng cường các cuộc tấn công, với bạo lực gia tăng lên cũng như sự hiện diện bất hợp pháp trong hải phận thuộc chủ quyền Việt Nam …
Báo chí Việt Nam chỉ cung cấp một vài thông tin nhất định và nhìn chung im lặng, đặc biệt về bình luận. Những nhà báo trung thực và yêu nước đã trả giá đắt cho sự can đảm của họ. Bloggers cũng vậy. Tôi bắt đầu đọc các trang mạng “xấu”, blog, và tôi đã sắp xếp thông tin, bình luận. Và tôi nhận ra rằng vấn đề này lúc đầu chỉ là một vấn đề đời sống liên quan đến việc bảo vệ những người dân hành nghề trên biển một cách hòa bình trong một khu vực thuộc chủ quyền của một đất nước, đã trở thành một vấn đề về tự do thông tin, tự do phát biểu, hay nói ngắn gọn : vấn đề dân chủ. Mặt khác, tôi đo lường được rằng bảo vệ ngư dân và gia đình họ là vấn đề của chính họ, và chỉ có nhờ vào sự đoàn kết của tất cả người dân Việt Nam. Nếu không có nó, thì cũng chẳng mong gì kêu gọi sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế để ngăn chặn một cách bất bạo động các cuộc tấn công của Trung Quốc, bọn bành trướng lòng tham không đáy. Nhưng tình đùm bọc vẫn có giữa những người Việt Nam lại bị hạn chế, đôi khi còn bị ngăn cản vì các tin tức không được phổ biến bởi ngay chính quyền. Nó cũng như một người hàng xóm xâm nhập vào nhà của mình rồi xiết cổ trẻ con, mà người cha cấm chúng không được kêu cứu vì sợ kẻ kia làm vỡ bình hoa hay làm bể đồ đạc. Nhiều bạn bè tôi làm việc cho chính quyền đã đưa ra những lý lẽ về vấn đề “nhạy cảm” rằng nó đang được đàm phán và không nên làm ảnh hưởng, về sức mạnh quân sự của Trung Quốc, về khả năng trả thù về kinh tế, về sự cần thiết của “cống hiến” đối với Bắc Kinh để được bình yên, … Chẳng có cái nào có thể thuyết phục được tôi. Ngược lại, ngay cả những lý do đó được đưa ra bởi các lãnh đạo Việt Nam yêu nước một cách trung thực và chân thành, thì tôi cũng coi chúng là là những quyết định thiển cận. Thứ nhất, bởi vì, họ không muốn thấy rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc rất cần một sự yên tĩnh nhằm tạo ra hình ảnh tốt để tiếp tục tăng trưởng kinh tế của họ, đảm bảo tính ổn định chính trị ngay trong đất nước của họ . Họ không thể không tính đến giá phải trả cho một cuộc chiến tranh nguy hiểm đối với một quốc gia mà ai cũng biết rằng người dân nước đó có thể chiến đấu chống lại các quân đội nước ngoài rõ ràng mạnh hơn họ rất nhiều. Tôi sẽ chẳng bao giờ là người hiếu chiến vì tôi đã biết thế nào là chiến tranh và những hình ảnh kinh hoàng của nó. Tôi cũng biết rằng, những người nghèo nhất luôn là những người gánh chịu hậu quả khủng khiếp nhất. Tôi là một người của hòa bình. Và tôi nghĩ rằng biểu tình tố cáo hành vi xâm lược ở Bắc Kinh, dù mạnh nhất, chẳng những còn xa là một hành động chiến tranh theo một số người nói “đổ thêm dầu vào lửa”, mà thực ra là một hành động cơ bản cho hòa bình. Với điều kiện là những cuộc biểu dương như vậy phải kiên quyết và rộng rãi, hay nói cách khác là có tính quần chúng. Và điều này đòi hỏi thông tin cụ thể, đầy đủ và không bị cắt xén về sự thực của ngư dân.
Tôi cũng không bao giờ chấp nhận lập luận với kết luận: đàm phán với Trung Quốc không phải là vấn đề của người dân nói chung mà chỉ là của Đảng (khi tôi nói Đảng ở đây, thực ra chỉ là một số ít các nhà lãnh đạo những người đàm phán mà không có sự kiểm soát cũng như với một số ít nhà lãnh đạo Trung Quốc). Đất và biển của Việt Nam là vấn đề của mỗi cũng như của mọi người Việt Nam! Cũng như vậy, số phận của ngư dân, đồng bào chúng ta, thuộc về trách nhiệm của mỗi công dân Việt Nam. Tất cả đều phải biết mọi chi tiết về tình trạng của ngư dân, lắng nghe họ nói về cuộc sống vật lộn hàng ngày mà có thể huy động để chẳng những giúp đỡ, bảo vệ họ, mà còn chống lại mối nguy hiểm chung. Việc cấm thông tin về vấn đề này chỉ làm cho Việt Nam yếu đi, một đất nước vẫn có được sức mạnh nhờ tất cả đồng lòng.
Mặt khác qua đó, tôi cũng khám phá ra rằng, Trung Quốc, từ một hệ thống chính trị, hành chính, pháp lý và quân sự được xây dựng vững chắc, lại sử dụng các phương tiện tuyên truyền mạnh mẽ chẳng những trong nước mà còn cả với quốc tế để lừa dối dư luận và cô lập Việt Nam trong khi các nhà lãnh đạo Việt Nam lại không tạo ra các điều kiện để thông báo ngay trong đất nước của mình các tài liệu lịch sử và pháp lý để chứng tỏ chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Không có chương trình nào vững chắn và thực tế trong nhà tường dạy giới trẻ tìm hiểu về địa lý, lịch sử của các quần đảo, một phần của Tổ quốc. Hầu hết các sinh viên mà tôi đã gặp tại Lý Sơn thậm chí không biết tình hình và tên của các hòn đảo của Hoàng Sa, nơi mà cha, chú bác và anh em họ đi đánh cá! Chỉ ở Đà Nẵng người ta mới cố gắng quan tâm đến vấn đề này, và ở Quảng Ngãi với một mức độ thấp hơn. Chúng ta phải chúc mừng các nhà lãnh đạo địa phương này. Hiện vẫn chưa có luật biển được đệ trình lên quốc hội … Tóm lại, tôi càng thích thú đến vấn đề này, tôi càng thấy tầm quan trọng của nó và tôi còn phát hiện ra rằng với những hiểu biết của mình còn ít ỏi thì Việt Nam không bao giờ có thể giành chiến thắng trong trận chiến cuối cùng chống bọn bành trướng Bắc Kinh, rằng các đảo đã bị đánh chiếm và hải phận cũng sẽ thuộc về sở hữu thực sự của ngư dân Trung Quốc. Vì vậy, tôi đã viết nhiều bài viết, một số với mỉa mai, với cay đắng và thậm chí cả với những lời buộc tội. Nhưng nếu chỉ viết bài, chỉ tìm tài liệu tuy là rất quan trọng, thì cũng không đủ. Chúng ta phải có hành động cụ thể. Đó là những gì thúc đẩy tôi quyết định đi đến Lý Sơn, đến Bình Châu, nơi các tàu thuyền đánh cá xuất phát đi ra Hoàng Sa, để gặp gỡ ngư dân, xem sống ra sao và làm việc trong điều kiện nào. Tôi đi vào thời điểm mà tôi đã có quốc tịch Việt Nam, có thẻ CMND (chứng minh nhân dân). Nhờ vậy, tôi có quyền đến các đảo mà không cần bất kỳ thủ tục đặc biệt. Tôi đã đi nhiều nơi như vậy, và chỗ nào cũng được hưởng sự quan tâm đặc biệt của các cơ quan an ninh đi theo chắc để “bảo vệ” tôi trước những ngư dân xấu bụng … Ngay lập tức, tôi cảm thấy rằng, mặc dù chính quyền tỏ ra tôn trọng tôi bề ngoài, nhưng thực ra đối với họ tôi chỉ là kẻ gây phiền nhiễu , một kẻ đáng nghi ngờ. Tôi quyết định xuống một tàu đánh cá ra khu vực Hoàng Sa như một ngư dân để làm một phóng sự về cuộc sống của các ngư dân trên biển cạnh các hòn đảo. Sức khỏe và kinh nghiệm về biển cho phép tôi làm được điều đó. Tôi tìm được một chủ thuyền đồng ý cho tôi đi cùng với điều kiện phải trả lệ phí. Nhưng khi hai chúng tôi đã đến Quảng Ngãi, trạm “Biên phòng” của tỉnh để ghi danh vào sổ đăng ký ngư dân, không ai muốn tiếp tôi. Sau đó, chủ thuyền với bộ mặt ngượng nghịu đến trả lại tiền tôi và nói rằng vợ ông ta không đồng ý. Tội nghiệp ông ấy! Tôi hiểu rằng ông đã tự tạo ra nguy hiểm cho bản thân. Tôi đã viết một bài viết dài kể về câu chuyện này và nó đã được đăng trên Bauxite Việt Nam, “Hoàng Sa: sếp đi vắng! “. Tôi đã quay lại Bình Châu Lý Sơn nhiều lần (5 tất cả). Tôi ngủ và ăn ở các nhà ngư dân, kéo và xếp lưới với họ. Tôi không thể thực hiện những gì tôi muốn vì luôn có “an ninh”, “công an” hay “biên phòng” tuy không cấm tôi, nhưng sau lưng tôi họ làm sức ép lên các ngư dân để làm hỏng dự định của tôi. Từ những sự việc này, và sau một cuộc gặp gỡ theo đề nghị của tôi với ông Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch nước lúc đó, tôi có ý tưởng làm bộ phim “Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát”.
Thành viên Ganh Hang Hoa hỏi:
2- Ông có nghĩ là nhà nước VN sẽ cấm chiếu không , hay ông thực sự ngạc nhiên vì sự cấm đoán này ? Ông có dự định sẽ vận động hay đấu tranh như thế nào để nó được trình chiếu rộng rãi tại VN không ? Hay ông chấp nhận sự cấm đoán này và chỉ tìm cách phổ biến nó ở hải ngoại thôi ?
Ông Hồ Cương Quyết trả lời:
Nguyên văn:
Tôi ngạc nhiên với lệnh cấm và thấy nó thật quá đáng, nó xúc phạm đến tôi và cả những người bạn yêu nước đêm đó, nó không công bằng cho ngư dân, nó tạo hình ảnh tiêu cực cho chính quyền và công an chẳng những ở Việt Nam và ở cả nước ngoài và cuối cùng nó hoàn toàn phản tác dụng bởi vì nó làm tăng số lượng người truy cập trên YouTube, gây nên phản ứng của AFP, một số tờ báo và tạp chí nước ngoài. Hay nói gọn là ngu ngốc và tàn nhẫn. Trừ khi đây là một mưu đồ để quảng cáo cho bộ phim để nhiều người xem, vì chúng tôi không có khả năng thực hiện. Đêm đó ở Sài Gòn, chỉ khoảng trăm bạn bè đã đến tham dự buổi chiếu tư nhân. Nếu đây là mục đích quảng cáo, thì tôi phải cảm ơn công an và những người lên án lệnh cấm.
Mục tiêu của tôi là không bao giờ phát động một cuộc chiến chống lại chính quyền thành phố Sài Gòn hay chống lại những người ra lệnh cấm. Mục tiêu của tôi ngày nay không phải là kiện họ ra toà. Tôi nói và viết những gì tôi nghĩ. Tôi vẫn bảo vệ quan điểm của mình và để cho những người đó chịu trách nhiệm cho hành động của họ. Nhưng tôi có thể khẳng định rằng họ đang lao thẳng đầu vào tường . Họ càng cấm, họ càng đẩy con người chống lại các lệnh cấm, đặc biệt khi chúng phi nghĩa. Nếu người kiểm duyệt có thể chứng minh rằng bộ phim này là một bộ phim tuyên truyền chống chế độ, nếu họ có thể cho thấy rằng nó làm tổn thương các ngư dân, nếu họ có thể tìm thấy trong bộ phim này những gì xúc phạm đến Trung Quốc, đến người Trung Quốc, nếu họ có thể tìm thấy các thông tin sai lệch, thì họ mới có lý do để cấm chiếu nó. Nhưng họ chẳng tìm ra được bất cứ lý do gì. Và, giả sử tôi đã không có giấy phép chiếu (tư nhân) theo pháp luật Việt Nam, họ có thể hướng dẫn cho tôi làm các thủ tục nếu họ thực sự muốn bộ phim được chiếu. Có thể thấy rằng họ không muốn! Tôi tự hỏi mình “họ” là ai? Ai được lợi khi bộ phim bị cấm chiếu ở Việt Nam? Tôi có một câu trả lời đó là: các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh. Nhưng câu trả lời chẳng nhẽ đơn giản như vậy ư? Hay lệnh cấm lại làm lợi cho chẳng ai khác ngoài chính những người Việt Nam ? Lịch sử sẽ cho chúng ta biết câu trả lời cuối cùng. Dù sao, đối với một người xứng đáng với danh Việt Nam, thì lệnh cấm và những hành động lúc đó là không thể chấp nhận được. Và tôi hoàn toàn chắc chắn rằng một ngày nào đó bộ phim tài liệu này sẽ được trình chiếu chính thức tại Việt Nam, ngay cả khi nó đã được coi nhiều trên mạng. Trong khi chờ đợi, tôi sẽ làm mọi thứ để cho nó chiếu rộng rãi nhất ở nước ngoài.
Thành viên Ganh Hang Hoa hỏi:
3- Tiền từ thiện thâu được từ việc trình chiêu cuốn phim này sẽ do ai bảo quản và sẽ được sử dụng như thế nào ? Nếu được dùng để giúp đỡ những ngư dân được phỏng vấn trong phim thì ông sẽ làm gì để bảo đảm tiền đến được tận tay họ mà không bị ăn chặn?
Ông Hồ Cương Quyết trả lời:
Nguyên văn:
Hiệp hội mà tôi làm chủ tịch, ADEP Pháp Việt Nam (Hội Hữu Nghị phát triển trao đổi sư phạm Pháp Việt) đã tham gia từ hơn 1 năm vào chương trình giúp những góa phụ và trẻ mồ côi của ngư dân để mua nhu yếu phẩm thiết yếu, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, học bổng hàng năm. Tháng Năm năm ngoái tôi đã giúp được 6 quả phụ của những ngư dân vừa mất tích và con sói biển Mai Phụng Lưu (22 triệu đồng). Tháng mười một, tôi cũng chuyển đến cho họ 66 triệu đồng. Chúng tôi vừa quyên góp được thêm 70 triệu đồng. Và tôi hy vọng sau mỗi buổi chiếu phim sẽ quyên góp được một số tiền lớn. Như vậy, chúng tôi có thể giúp một cách hiệu quả các gia đình, những người thật sự cần nó. Sự trợ giúp này sẽ được ghi rõ trong trang web của hiệp hội www.adepfrancevietnam.fr email: adep@adepfrancevietnam.fr. Số tiền quyên đóng góp, người thu nhận (biên nhận có chữ ký và ngày), tên của người giúp đỡ (cho những ai muốn) đều được ghi rõ ràng. Cuối cùng, tôi phải nói rằng chính quyền chưa bao giờ gây bất kỳ khó khăn khi chúng tôi giao quà trực tiếp, không qua trung gian. Chúng tôi đưa tiền ngay tại chỗ. Tôi cũng muốn nói rằng thông qua phim ảnh và các thư của con em ngư dân, tờ báo hàng ngày Thanh Niên xuất bản một loạt năm bài báo và kêu gọi độc giả tham gia chiến dịch giúp đỡ về vật chất. Độc giả đã rất hào phóng. Tôi hy vọng đây chỉ là khởi đầu.
Thành viên Ganh Hang Hoa hỏi:
4- Trước kia ông tranh đấu chống lại chính phủ VNCH , cho rằng CS và Mặt trận giải phóng miền Nam sẽ đem lại độc lập tự do hạnh phúc thực sự cho người dân 2 miền Nam Bắc . Bây giờ sau 37 năm dưới sự cầm quyền của đảng CS , ông có suy nghĩ gì về đời sống của người dân VN ngày nay , so với trước năm 1975 ?
Thành thật cám ơn ông .
Ông Hồ Cương Quyết trả lời:
Nguyên văn:
Như tôi đã nói và giải thích trong các câu trả lời trước đây, chúng ta không thể so sánh cuộc sống của đại đa số người Việt Nam trong chiến tranh với cuộc sống hôm nay. (Tôi chỉ biết miền Nam, nhưng tôi nghĩ miền Bắc cũng khó khăn như vậy).
Nếu chúng ta nói một cách trung thực, đa số người dân cho rằng ở Việt Nam trong hòa bình cuộc sống chắc chắn dễ dàng hơn là cuộc sống dưới địa ngục trước năm 1975 và thậm chí ngay sau khi đó. Tôi cũng có thể nói là Việt Nam đang phát triển nhanh chóng theo các tiêu chí chính thức được sử dụng để đo lường sự phát triển. Tuy nhiên, các chỉ tiêu kinh tế, rất chung chung và dễ dàng bị bóp méo, đôi khi thể hiện sai thực tế. Để phát triển chắc chắn và vững bền, Việt Nam đang đối mặt với những thách thức nhất định : giảm khoảng cách vẫn còn rất lớn giữa người nghèo và người giàu (mà, điều này đang có vẻ tồi tệ hơn), khôi phục lại công bằng xã hội như học miễn phí, y tế và nhà ở cho người quá nghèo. Đây là tiêu chí, mà tôi nghĩ để đánh giá sức mạnh và hiện đại của một xã hội. Việt Nam cũng phải vượt qua những “nội thù” đó là tham nhũng, nó làm hư thối cả hệ thống từ trên xuống dưới. Và nó phải bắt đầu từ cấp trên! Đồng thời, Việt Nam cần đảm bảo vệ nền độc lập mà các thế hệ trước đã trả giá đắt để đạt được : bảo vệ đất, bảo vệ biên giới, bảo vệ hải phận và hải đảo, bảo vệ tài nguyên, tránh bán tháo chúng cho nước ngoài (bauxite Tây Nguyên, than và khoáng sản khác, gỗ,) …, hàng giả được chuyển dễ dàng qua biên giới. Tương lai đất nước phụ thuộc vào những điều này. Việt Nam phải bảo vệ môi trường khỏi ô nhiễm công nghiệp hoang dã thường bắt nguồn từ tham nhũng và lợi ích trực tiếp của một vài cá nhân. Tất cả những thách thức chỉ có thể được vượt qua nếu đa số người dân cùng tham gia vào cuộc chiến mới này. Và đây là thách thức lớn nhất mà Việt Nam hiện nay phải đối mặt: thách thức của dân chủ. Đó là cái giá trả cho một cuộc sống ổn định và hạnh phúc.
Tất nhiên, đây chỉ là những đánh giá cá nhân, tôi không muốn đưa ra bất kỳ bài học nào. Nếu chúng ta phân tích kỹ những tin tức, những “vụ việc” bốc mùi và gây sốc đôi khi xuất hiện ngay trong xã hội ví dụ như Pháp hay Mỹ chẳng hạn, thì rõ ràng là bản thân các nước này cũng có những thách thức dân chủ. Tất nhiên chẳng cần nói đến xã hội Trung Quốc là một chế độ phản dân chủ, nơi mà con người bị không có giá trị gì. Tôi muốn nói một cách đơn giản, trả lời cho câu hỏi cuối cùng của bạn là sau những hy sinh to lớn của nhiều thế hệ để đạt được một xã hội văn minh, tự do, nơi mà con người có thể sống nhờ công sức của mình, từ những gì mà Việt Nam đã đại diện cho hy vọng của thanh niên của thế giới, nhiều người như tôi nghĩ rằng dân tộc Việt Nam xứng đáng hơn những gì hiện tại.
Cám ơn các câu hỏi của bạn.
(còn tiếp)
Nguồn: Rachel Harvey – BBC -FitFormFunction, X-Cafe chuyển ngữ
Trong một sự nhượng bộ hiếm hoi, chính phủ Miến Điện đã đình chỉ kế
hoạch và dự án xây đập thủy điện mà lâu nay gây nhiều tranh cãi khi đối
mặt với sự phản đối ngày càng tăng của công chúng.
Chiến dịch chống lại việc xây dựng đập Myitsone hội tụ lại những người bảo vệ môi trường, các học giả, và các nhà hoạt động chính trị trong đó có bà Aung San Suu Kyi, và đã trở thành một thử nghiệm nghiêm trọng đối với chính phủ dân sự do quân đội hậu thuẫn,.
Myitsone đã được phát triển bởi Bộ Điện lực nhà nước Miến Điện, các Công ty thuộc sở hữu tư nhân Asia World của Miến Điện và Tổng công ty Đầu tư điện lực Trung Quốc.
Với dự kiến hoàn thành vào năm 2019, đập sẽ tạo ra một hồ chứa với 766 kí lô mét vuông (296 dặm vuông) – một diện tích hơi lớn hơn khi so với Singapore. Phần lớn lớn lượng điện được tạo ra – theo vài báo cáo nói rằng 90% được dành cho xuất khẩu sang Trung Quốc.
Myitsone đã trở thành như một cớ sự nổi bật cho những ai lo sợ ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở Miến Điện. Bắc Kinh, đã từng khai thác những lỗ hổng được tạo ra bởi các biện pháp trừng phạt quốc tế, và đã hành động cách nhanh chóng để thu hoạch tài nguyên thiên nhiên phong phú của Miến Điện.
Thant Myint-U, tác giả của quyển Nơi Trung Quốc gặp Ấn Độ: Miến Điện và các ngã đường mới của châu Á. nói “Có một nhận thức đang lan truyền cho rằng Trung Quốc đã bị lợi dụng về tình hình Miến Điện trong những thập kỷ vừa qua,”
“Miến Điện có thể được hưởng lợi lớn từ thương mại và đầu tư với Trung Quốc, nhưng hầu như đều bị đưa đến những phản ứng dữ dội nếu các dự án của Trung Quốc được thực hiện không minh bạch và không mấy quan tâm đến tác động ảnh hưởng của chúng đối với cộng đồng địa phương.”
Myitsone, nói đúng hơn, đang được xây dựng tại đầu của Irrawaddy – là nơi hợp lưu của sông Mali và N’Mai – thuộc bang Kachin. Đó là một khu vực sinh học phong phú đa dạng, cách đường nứt thềm lục địa khỏang chừng 100km. Hay nói một cách khác, Myitsone là một dự án xây dựng khổng lồ trong một khu vực môi trường nhạy cảm, dễ bị động đất, nơi mà các nhóm vũ trang thuộc dân tộc thiểu số Kachin đang chiến đấu với quân đội Miến Điện.
Tổ chức Kachin Tự trị nhìn thấy con đập là mối đe dọa trực tiếp đến con người và sinh kế của họ. Hàng ngàn người dân địa phương đã được tái định cư để mở đường cho đập, hàng ngàn người khác sẽ bị buộc phải di chuyển khi dự án tiếp tục phát triển. Nhưng không có hội ý nào được mang ra công chúng.
Đất tổ của Miến Điện
Tiềm năng tác động môi trường thật là khó khăn để định cỡ. Không có nghĩa vụ pháp lý nào ở Miến Điện thực hiện bất kỳ việc đánh giá nào, mặc dù Công ty Cổ phần Đầu tư điện (CPI) Trung Quốc đã uỷ nhiệm việc nghiên cứu bởi các chuyên gia Trung Quốc và Miến Điện. Bản báo cáo đã không được công bố công khai, nhưng vài phần đã bị rỉ ra ngòai tới các nhà hoạt động. Được biết rằng có hai con đập nhỏ hơn sẽ được xây dựng thay vì một, nhưng lời khuyên đó đã bị bỏ qua bên.
Theo Grace Mang, từ nhóm vận động hành lang cho Sông ngòi Quốc tế, Công ty Cổ phần Đầu tư điện (CPI) Trung Quốc cho biết họ sẽ nghiên cứu tác động của đập trong quá trình xây dựng. “Toàn bộ các điểm tiến hành đánh giá tác động là để ngăn chặn hoặc giảm thiểu các tác động trước khi chúng xảy ra”, bà nói. “Nếu nó được tìm thấy rằng tác động môi trường hoặc xã hội là không thể chấp nhận được, thì dự án đó không nên được tiến triển.”
Trong sự kiện có thể đã được tính toán về văn hóa và chính trị để dẫn đến việc dự án bị đình chỉ. Đập Myitsone gây được tiếng vang vượt ra ngoài giới bảo vệ môi sinh hoặc cộng đồng Kachin vì vị trí của nó, nơi sinh của Irrawaddy.
“The Irrawaddy là di sản người dân Miến Điện, là sinh lộ và văn minh”, ông Aung Zaw, biên tập viên của trang web tin tức Irrawaddy. “Mọi người đều cảm thấy gắn liền với nó. Đó là lý do chiến dịch [chống lại đập] được hỗ trợ như vậy.”
Bên ngoài Miến Điện, các nhà hoạt động từ cả hai phía môi trường và các nhóm nhân quyền đã tiếp thêm trọng lượng của họ đằng sau chiến dịch. Grace Mang đã nói: “Họ đang làm tràn ngập, hoàn toàn theo nghĩa đen, nơi sinh của Miến Điện. Đó là lý do tại sao rất nhiều người đang phản đối.”
“Quyết định táo bạo”
Mặc dù thực tế rằng người chịu trách nhiệm về dự án, Bộ trưởng Bộ năng lượng điện của Miến Điện, Zaw Min, chỉ mới gần đây tuyên bố sẽ “chúng tôi sẽ không bao giờ thụt lùi lại”, một số nhân vật chính phủ khác đã bắt đầu lung lay. Một nguồn tin ngoại giao có trụ sở tại Rangoon nói với BBC: “Có những dấu hiệu khó chịu ngày càng tăng trong một số bộ trưởng ở Nay Pyi Taw. Có lẽ một số nhà lãnh đạo chính trị không muốn di sản của họ là một trong những thiệt hại không thể khắc phục cho Irrawaddy.
Điều này, rốt cục là, một chính phủ đã cố gắng thuyết phục công chúng đang hoài nghi trong và ngoài nước rằng đó là họ có sự khác biệt từ những người tiền nhiệm quân sự của họ và rất nghiêm trọng về cải cách. Phát biểu trước việc thông báo các dự án Myitsone sẽ bị đông lạnh, nhà văn Miến Điện, Thant Myint-U đưa ra quan điểm rằng đập này có thể là một cơ hội tốt cho chính quyền mới để chứng minh bản thân. “Đình chỉ việc làm xây đập sẽ là dấu hiệu tốt nhất cho đến nay cho thấy rằng chính phủ mới rất nghiêm trọng về việc xem nặng ý kiến công chúng.”
Có vẻ như Tổng thống Miến Điện Thein Sein đồng ý. Chính phủ sẽ đình chỉ quyết định này là bằng chứng cụ thể của sự sẵn sàng lắng nghe và làm việc vì lợi ích của nhân dân. Những người phê bình nó sẽ hiểu rằng động thái này là một phần hoài nghi trong quan hệ công chúng và có thể dễ dàng bị đảo ngược – sau cùng thì dự án Myitsone, chỉ bị đình chỉ, chứ không bị hủy bỏ.
Aung Zaw cho rằng việc đình chỉ dự án Myitsone có thể khích lệ các nhà hoạt động Miến Điện sau thời gian dài đau khổ.
“Đó là một quyết định táo bạo để đứng lên chống lại Trung Quốc, nhưng lại có một số đập khác được xây dựng dọc theo giòng Irrawaddy,” ông nói.
“Còn các dự án lớn khác với Trung Quốc, bao gồm cả đường ống dẫn khí thì sao? Tôi dự đoán sẽ có thêm nhiều chiến dịch trong tương lai.”
Sở dĩ Manila có thể dựa hẳn vào Washington để đối đầu với Trung Quốc,
đó là do những yếu tố địa dư, lịch sử, địa chiến lược và thể chế chính
trị. Từ Sydney, nhà báo Lưu Tường Quang phân tích.
Tại Hạ Viện, Bà Sanchez nêu lên trường hợp của ông Võ Minh Trí tức là nhạc sĩ Việt Khang, hiện đang bị bắt giữ về tội “tuyên truyền chống phá nhà nước” do sáng tác và trình bày hai nhạc phẩm “Anh Là Ai” và “Việt Nam Tôi Đâu”.
Bên cạnh đó, Bà Sanchez có một cuộc gặp gỡ với Đại Diện Thương Mại Hoa Kỳ – Ron Kirk, là người chịu trách nhiệm về mối quan hệ thương mại song phương giữa hai nước. Bà đã nêu lên trường hợp của nhạc sĩ Việt Khang với ông. Sau đây là buổi trò chuyện ngắn của Hòa Ái cùng bà Dân Biểu Loretta Sanchez.
Nhạc phẩm Anh Là Ai do nhạc sĩ Viêt Khang sáng tác và trình bày:
Hòa Ái: Thưa bà Sanchez, trong buổi gặp gỡ với Đại Diện Thương Mại Ron Kirk, người có trách nhiệm về đàm phán thương mại với Việt Nam, bà đã nêu lên tình trạng nhân quyền ở Việt Nam đang trở nên tồi tệ một cách nghiêm trọng. Và bà đã đề cập đến trường hợp bị bắt giữ của nhạc sĩ Việt Khang, tức ông Võ Minh Trí. Vậy thưa bà, ông Ron Kirk có phát biểu cụ thể gì về trường hợp của nhạc sĩ Việt Khang?
DB Loretta Sanchez: Tôi đã có cuộc gặp gỡ với Đại Diện Thương Mại Hoa Kỳ – Ron Kirk để thảo luận về những tác động thương mại đối với các đối tác thương mại Thái Bình Dương gồm 9 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Và tôi nhấn mạnh với ông Kirk rằng tôi muốn ông mang vấn đề nhân quyền ra bàn thảo với chính phủ Việt Nam, cụ thể là trường hợp của nhạc sĩ Việt Khang.
Anh Việt Khang bị bắt giữ chỉ đơn giản vì anh ta là một người yêu nước, bày tỏ ý kiến của mình với câu hỏi tại sao chính quyền Việt Nam dâng lãnh thổ cho Trung Quốc. Chúng ta cần thêm thông tin và phải giúp đỡ cho người nhạc sĩ này được thả ra. Và tôi mong muốn ông Kirk cần thảo luận với chính quyền Hà Nội phải thả tự do cho những tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm trước khi có bất kỳ quyết định nào về hợp tác thương mại với Việt Nam. Ông Kirk cho tôi biết là đang liên hệ với Bộ Lao Động và Bộ Ngoại Giao để can thiệp vào vấn đề này và gây áp lực đối với chính phủ Việt Nam.
DB Loretta Sanchez: Ông Kirk sẽ có thêm một cuộc họp nữa trong tháng này với 9 quốc gia ở Thái Bình Dương gồm cả Việt Nam trong đó. Tôi chỉ định một nhân viên của tôi và ông Kirk chỉ định một nhân viên từ văn phòng của Bộ Thương Mại làm việc chung với nhau để cố gắng thúc đẩy chính quyền Việt Nam phải thả những tù nhân này và phải cải thiện tình trạng nhân quyền ở quốc gia này. Việc ông Kirk chỉ định nhân viên trực tiếp chịu trách nhiệm về vấn đề này, tôi cho là một dấu hiệu tốt vì điều này thể hiện ông Kirk quyết tâm gây áp lực lên chính quyền Việt Nam.
Hòa Ái: Và câu hỏi sau cùng, bà có nghe ông Ron Kirk sẽ yêu cầu chính quyền Hà Nội thả tự do cho người nhạc sĩ này không?
DB Loretta Sanchez: Đây không phải là trách nhiệm của Đại Diện Thương Mại Hoa Kỳ. Đây là trách nhiệm của Bộ Ngoại Giao. Trong những thảo luận gần đây về trách nhiệm của Hoa Kỳ đối với một số trường hợp ở Việt Nam, đặc biệt là trường hợp của nhạc sĩ Việt Khang, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đang tìm cách để giúp cho nhạc sĩ này được thả tự do.
Hòa Ái: Chân thành cảm ơn bà Sanchez đã dành thời gian chia sẻ với khán thính giả đài RFA.
Nhạc phẩm Việt Nam Tôi Đâu do nhạc sĩ Viêt Khang sáng tác và trình bày:
“Người trí thức phải hành động. Nhưng hành động như thế nào, đó là tùy theo bản lĩnh, trí tuệ, nhận thức và vị thế của họ.”
Bình luận về cuộc thảo luận trên BBC gần đây về Bấm chủ đề Trí thức và Đảng lãnh đạo, nhà xã hội học cho rằng không nên nghĩ “những người trí thức không xuống đường biểu tình là những người trùm chăn. Ông nói:
“Nói như thế là nói vô trách nhiệm và không thiếu những người âm thầm suy nghĩ và họ có những đóng góp của họ.”
Giáo sư Tương Lai chia sẻ với quan điểm của Bấm Giáo sư Chu Hảo khi cho rằng “vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam trong quá khứ là một vai trò khách quan” và ông cho rằng “nếu không có vai trò đó thì không thể có Cách mạng tháng Tám, không thể có hai cuộc kháng chiến.”
Bàn về cách thức đóng góp cho đất nước của trí thức Việt nói riêng, người Việt nói chung, chuyên gia về xã hội Việt Nam đặt câu hỏi:
“Nếu ai cũng bỏ nước ra đi, rồi đứng ở bên ngoài nói, để không bị một ràng buộc gì cả, thì đất nước này sẽ thế nào đây?
“Tôi thì khác, tôi bám trụ tại đây. Tôi vẫn ở trong Đảng này, tôi vẫn là người ở trong chế độ này, nhưng tôi muốn góp phần một cách công khai và minh bạch thúc đẩy những bước phát triển để Đảng có thể tự chấn chỉnh, tự đổi mới.
“Và tôi tin rằng những điều đó có thể làm được vì những người nhận thức được, những người yêu nước không ít đâu.”
Mở đầu cuộc phỏng vấn, từ Sài Gòn, Giáo sư Tương Lai đánh giá ý nghĩa của việc các trí thức ở hai miền trong năm qua đã tham gia các cuộc biểu tình yêu nước và chống Trung Quốc và hậu thuẫn “giới trẻ” xuống đường tham gia ra sao.
Đâu là…“ Sĩ Khí!”
Nguyễn Thượng Long (danlambao) - Nhưng những ngày này cũng đang tồn tại một thực tế không thể bác bỏ là vẫn còn quá nhiều trí thức Việt Nam vẫn chưa có được sự tự tin cần thiết để rũ bỏ cái tư chất thần dân thâm căn cố đế, sẵn sàng trùm chăn, sắn sàng quỳ gối, khoanh tay, vâng dạ, cúi đầu trước các “Vua Tập Thể”, rồi tung hô họ bằng những sáo ngữ “muôn năm” và “đời đời”. Trí thức kiểu này, chưa hội đủ tư chất và tâm thế để vươn lên, khẳng định tư cách công dân của mình trước cộng đồng, trước xã hội. Thế nên mới có chuyện, ông này thì khẳng định: “Chưa nhất thiết phải giải thể sự lãnh đạo của Đảng”, chỉ cần Đảng nới lỏng chút xíu sợi dây xích, thì lại có những trí thức khác tự tin khẳng định tư chất ĐÔC LẬP của mình. Những trí thức tự tin này khi bị sức mạnh bạo tàn của thể chế tròng vào cổ họ một vòng dây xích, nỗi đau trong họ là nỗi đau của nhân cách bị chà đạp chứ đâu có là nỗi đau thịt da để mà van vỉ xin ông chủ nới bớt cho chúng tôi vài vòng!…Tâm sự đầu năm
Huỳnh Thục Vy - Những khoảng tĩnh lặng ngắn ngủi luôn thực sự cần thiết để mỗi người tự làm mới bản thân, nó quan trọng hơn chúng ta nghĩ trong cuộc sống nhiều áp lực này. Nếu không có chúng có lẽ chúng ta chẳng có đủ năng lực tinh thần và sức khỏe để tiếp tục hành trình cam go của mình. Đó là điều mà bản thân tôi đã trải nghiệm.Trò chuyện cùng nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn
Vũ Nhật Khuê: Chào nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn! Anh có thể kể cho độc giả Danlambao nghe về cái Tết của gia đình anh được không ạ?
Thế giới chuyển biến
Huỳnh Ngọc Tuấn – Năm 2012 Thế giới sẽ tiếp tục chuyển mình để hướng đến Dân chủ vì một lẽ hết sức đơn giản và hiển nhiên là con người vốn là một sinh vật có lý trí. Và khi đã là một sinh vật có lý trí thì sự tự nhận thức giá trị cao quý của mình gắn liền với các giá trị Tự do.Luật sư Lê Quốc Quân gửi đơn kiện Công an Quận Hoàn Kiếm
Kính gửi Dân Làm Báo,
Tiếp theo bản lên tiếng Phản bác Quyết định Số 06/QĐ-UB của UBND Phường Yên Hòa về việc áp dụng biện pháp giáo dục tại cấp xã đối với công dân Lê Quốc Quân, tôi sẽ lần lượt gửi các đơn kiện và đơn tố cáo lên các cơ quan truyền thông.
Sẽ tiếp tục cưỡng chế nhiều hộ dân
Nguyễn Quyết (Nguoilaodong) - Chính quyền huyện Tiên Lãng – Hải Phòng cho biết như vậy nhưng sẽ làm chặt chẽ, cẩn trọng hơn. Tại
huyện Tiên Lãng – Hải Phòng, nhiều hộ dân đang đứng ngồi không yên vì
sắp phải đối mặt với việc cưỡng chế tương tự vụ thu hồi đất của gia đình
ông Đoàn Văn Vươn.
Hãy đừng cố bảo vệ điều sai trái
Lê Minh Quang (danlambao) - Hãy đừng cố bảo vệ cái sai trái khi nó đã quá rõ ràng! Thông
tin mới cho thấy, cơ quan chính quyền Tiên lãng đã xốc lại đội hình,
từng bước cố xoay đổi tình thế bởi nếu không chính họ sẽ bị thiêu cháy
trong vụ xét xử Tiên lãng sắp tới.
Lãnh đão Tiên Lãng quán triệt toàn thể đảng viên trong huyện giữ vững lập trường, đừng để kẻ xấu lợi dụng!
Nguyễn Quang Vinh -
Mấy ngày qua, lãnh đạo huyện Tiên Lãng không cần quan tâm đên thông tin
của báo chí, ý kiến của các cán bộ Lão thành cách mạng, của những đồng
chí nguyên là lãnh tụ, của các chuyện gia, của các đoàn thanh tra kiểm
tra Trung Ương và dư luận nhân dân cả nước, khẳng định về những sai phạm
trong quá trình cấp đất, thu hồi và cưỡng chế đất của gia đình anh Đoàn
Văn Vươn; mà huyện đã chỉ đạo cho ban tuyên giáo huyện ủy quán triệt
đến từng chi bộ, từng đảng viên toàn huyện phải nhất nhất tin tưởng vào
việc làm của huyện là đúng đắn, tất cả những ý kiến phê phán huyện đều
sai trái, và là luận điệu của kẻ xấu.
Chúng tôi giới thiệu dưới đây toàn văn lời phát biểu quán
triệt của Trưởng ban tuyên giáo huyện ủy Tiên Lãng, ông Vũ Hồng Chuân
với 300 đảng viên của Thị trấn Tiên Lãng vào sáng hôm nay (03/02/2012):82 năm Xô Viết Xấu Hổ
Nguyễn Bá Chổi (danlambao) - “Trí Phú Địa Hào, đào tận gốc trốc tận rễ”. Nay kỷ niệm 82 năm cái “đêm hôm ấy”, trên khán đài “đại lễ”, có quan nào không có được ít nhất cái bằng “Cử Nhân” dõm treo trong nhà, chứ chưa nói là vô số “tiến sĩ” toàn bằng “giấy”, dễ dàng hơn tấc vải năm xưa chùi háng lợn sau khi hoạn. Đó là nói về “Tri”. Đến “Phú” của các quan bây giờ đem so với dân thì mức chênh lệch lấy gì đủ mà đong đếm cân lường. Sang mục “Điạ” thì chỉ một cái sân Gôn cho vài quan lớn chơi thôi, bao nhiêu nông dân đã bị cướp ruộng vườn nhà cửa, mồ mả phải đào bới san bằng. Còn “Hào” thì có thời nào cường thịnh bằng thời kỷ niệm 82 năm Xô Viết Nghệ Tĩnh…Việt Nam và Hoa Kỳ cùng là “người thân”?
Nguyễn Hùng, Lê Quang Long, Ngô Khoa Bá (danlambao) - Trong thời gian hơn hai mươi năm đất nước Việt Nam bị chia cắt vì hai chủ thuyết tư bản và cộng sản. Từ năm 1954 đến năm 1975, miền Bắc theo Chủ Nghĩa Cộng Sản độc đảng chuyên chế dưới sư trợ giúp tối đa của cường quốc cộng sản Liên Xô với sức mạnh vũ khí và của Trung Cộng với sức mạnh nhân số, miền Nam được chuyển đổi từ chế độ quân chủ sang chế độ Cộng Hòa pháp trị.Hễ chính phủ nào mà có hại cho dân chúng thì dân chúng phải…
Hoàng Diệu (danlambao) – Dân oan Trung Quốc không còn sợ gì nữa, họ đã làm như ông Hồ Chí Minh đã tuyên bố: “Hễ chính phủ nào mà có hại cho dân chúng thì dân chúng phải đập đổ chính phủ ấy đi và gây nên chính phủ khác.” *. Dân oan Việt Nam còn chờ gì nữa, hãy đoàn kết lại để đòi lại công lý và tự do mà ĐCSVN đã tước đoạt hơn nửa thế kỷ nay!
Dưới đây là bài dịch từ bài báo của BRIAN SPEGELE trên tờ The Wall Street Journal (China’s Wukan Takes First Step Toward A New Democratic Local Government)Sẽ còn tự thiêu
Sơn Trà (danlambao) - Mới đó mà đã gần 1 năm! còn vài hôm nữa là đến ngày giỗ đầu của anh ấy. Đánh một vòng xe máy qua nhà anh thấy căn nhà vẫn còn nguyên không bị cưỡng chế, trước nhà thấy bày bán gạo phía sau vẫn còn để bàn thờ với di ảnh của anh. Quanh nhà trống trải, tất cả các hộ dân gần đó đã dọn đi, nhà anh lọt tỏm giữa đống gạch vỡ. Có lẽ nhờ sự phản đối của anh, căn nhà mới không bị cào bằng…Ai là người trí thức hãy ngồi xuống
Đinh Phương (danlambao) – Cả xã hội mắc chứng liệt não khi những người có trí tuệ không lên tiếng trước cái chướng. Việt Nam hôm nay đang âm ỉ chịu đựng sự tàn phá nội tạng của một quá trình liệt não, của xã hội không phát huy đối lập – xã hội bám theo lề và giương khẩu hiệu…Vụ Tiên Lãng, đảng thử Dân hay Dân thử đảng?
Trần Duy Huỳnh (danlambao) - Đây là thành phố cảng có đầy đủ tiềm năng cho sản xuất, thương mại, vận chuyển và giải trí vì thế Nhật trong thời gian qua rất chú ý đến Hải Phòng… Cho nên không thể nói là vụ Tiên Lãng những người chóp bu không biết, tuy nhiên, do tham lam và cứ nghĩ “cũng bởi thằng dân ngu quá lợn” nên bọn chính quyền địa phương làm mạnh tay, tưởng rằng cũng sẽ như bao vụ cưỡng chế bất công khác, tưởng rằng như thế sẽ dằn mặt các chủ đầm chung quanh luôn nhưng không ngờ phản ứng của anh Vươn và gia đình dữ dội, gây một tiếng vang quá lớn không thể bỏ qua được…Mẹ Nấm – Không thể đối thoại nữa rồi
s
Mẹ Nấm
– Một trong những nguyên tắc khôn ngoan để duy trì hòa hợp và hòa bình
đó là: đối thoại. Trong đó, phản biện đóng vai trò quan trọng nhằm điều
chỉnh và bổ túc nhận thức cho các bên trong quá trình tham dự đối thoại.
Phương thức đối thoại trực tiếp nhằm nâng cao nhận thức trước các
vấn đề mà cuộc sống con người đặt ra. Ở đó, sự phản biện nhằm công bố
những nhận thức đa chiều, tác động vào nhận thức đối tượng, tìm tiếng
nói chung trong hoàn cảnh có những bất đồng đang tồn tại và dễ trở thành
sự phản đối, phê phán, bài xích, thậm chí là bạo động.
Có thể nói, phản biện là kênh giao tiếp duy nhất có thể tác động
vào tư tưởng người khác, nhằm cân bằng nhận thức trước sự phong phú đa
dạng của các luồng tư tưởng khác biệt trong xã hội.
Loại trừ sự khác biệt không nằm trong nguyên tắc ứng xử của đối thoại.
Và vì thế, khi một trong các bên tham gia đối thoại có động cơ ban
đầu là mục đích “loại trừ” thì không nên đặt ra các giá trị khác như
công lý, hòa bình, lắng nghe… trên bàn đối thoại.
Trong các xã hội văn minh, thì con đường đối thoại duy nhất với nhà
nước mà mỗi công dân (trong nước hay ngoài nước) có được đó là pháp
luật.
Ai cũng biết rằng sự khó khăn trong hầu hết các cuộc đối thoại đều đến từ lực cản của nhận thức chủ quan, cảm tính và định kiến.
Do đó đối thoại chỉ trở thành những ứng xử văn hóa có tầm khi nhận
thức của những người tham gia đối thoại đều phải ở một mức độ bao quát
và quan sát rộng.
Những khác biệt trong nhận thức là thực tế khách quan của xã hội.
Trong khi đối thoại người ta phải trải qua giai đoạn đấu tranh mâu thuẫn
để điều chỉnh nhận thức.
Nhìn vào những gì đang diễn ra hôm nay, theo quan sát của tôi, rõ
ràng là không có giải pháp đối thoại để giải quyết những mâu thuẫn nội
tại giữa chính quyền và nhân dân.
Những sai phạm về mặt khiếu kiện liên quan đến các vấn đề dân sự,
hình sự, dân oan… đều được đẩy đến bước giải quyết bằng luật pháp nhiêu
khê và lòng vòng.
Chưa kể đến xu hướng biến “lỗi hệ thống”, thành lỗi cá nhân, lỗi
địa phương, nhằm phân tán sự tập trung của đám đông vào thủ phạm chính
là cái hệ thống sản sinh ra toàn bộ các sai lầm không thể khắc phục sau
nhiều năm ròng.
Những sai lầm của lịch sử có lẽ nào lại không xuất phát từ sự hà khắc, bất dung trong tư tưởng?
Thế nhưng kết cục cuối cùng thì sao, sau 82 năm, không có một cuộc
đối thoại thực sự nào, thừa nhận sự sai lầm mang tính hệ thống, và chúng
ta thì mãi loay hoay với việc giải quyết từng khâu, từng lỗi cá nhân
trong cái hệ thống vận hành đấy.
Không thể đối thoại với nhân dân, hay nói đúng hơn là khi tự cắt
đứt con đường đối thoại với nhân dân bằng cách chuyển hướng và né tránh
các sai phạm do “lỗi hệ thống” gây ra, đảng Cộng sản Việt Nam đã chứng
tỏ mình thiếu dũng khí lãnh đạo và thể hiện bản chất chuyên chính độc
tài.
Viết cho ngày 3 tháng 02 năm 2012
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
LIỆU CHIẾN TRANH MỸ-TRUNG CÓ XẢY RA?
Tài liệu tham khảo đặc biệt -Thứ bảy, ngày 4/2/2012Sự điều chỉnh chiến lược quốc phòng của Mỹ đã khiến một số người đặt vấn đề xung đột quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc có thể sẽ là điều không tránh khỏi. Phóng viên BBC thường trú tại Bắc Kinh Damian Grammaticas có bài phân tích, nội dung như sau:
Liệu sự trỗi dậy của Trung Quốc có dẫn đến xung đột với Mỹ? Liệu Bắc Kinh có sẽ tuyên chiến với siêu cường toàn cầu hay không?
Các câu hỏi này không được đưa ra trực tiếp trong bản điều chỉnh chiến lược quốc phòng của Mỹ. Tuy nhiên, dù không nói ra, nó vẫn hiện diện trong đó, vẫn nằm xuyên suốt trong tài liệu được cho là sẽ định hình tư duy quân sự mới của Mỹ trong thế kỷ 21.
Cốt lõi chiến lược
Nếu đọc văn bản này chúng ta sẽ thấy rõ thách thức đến từ một nước Trung Quốc trỗi dậy nằm ngay ở cốt lõi của chiến lược quân sự mới của Mỹ. Văn bản này đã cẩn thận khi viết rằng Trung Quốc sẽ không là kẻ thù nhưng cũng nói rõ rằng Mỹ sẽ sắp xếp lại lực lượng quân sự để kiềm chế Trung Quốc, và, trong trường hợp cần thiết, để đối đầu với nước này.
Được Tổng thống Barack Obama loan báo tại Lầu Năm Góc, bản điều chỉnh chiến lược quốc phòng này nêu mục tiêu rõ ràng bằng giấy trắng mực đen: định hình lại quân đội Mỹ để có thể “giữ vai trò lãnh đạo toàn cầu và duy trì ưu thế quân sự của Mỹ”. Chắc chắn cả Lầu Năm Góc và Nhà Trắng đều không sẵn sàng chấp nhận quan điểm rằng về lâu dài Mỹ tất yếu sẽ suy yếu trong khi Trung Quốc chắc chắn sẽ vươn lên tương ứng.
Mỹ muốn mình vẫn là số một, và chiến lược quốc phòng mới này là nhằm để đạt được mục đích đó. Tổng thống Obama đã nói: “Đất nước chúng ta đang ở thời điểm chuyển giao’’ “chúng ta đang đối mặt với một bước ngoặt’’.
Bản điều chỉnh nêu ra hai nhân tố định hình quá trình chuyển giao này, một bên trong và một bên ngoài lãnh thổ Mỹ. Ở trong nước đó là sức ép ngân sách ngày một tăng đồng nghĩa với việc cắt giảm chi phí quân sự. Còn bên ngoài, đó là nhận thức rằng sức mạnh kinh tế ngày càng lớn của Trung Quốc đang làm thay đổi cán cân quyền lực ở châu Á.
Mỹ cho biết chiến lược quân sự mới này, khuyến khích “sự trỗi dậy hòa bình của các cường quốc mới”. Điều này có nghĩa là Mỹ chào đón sự vươn lên của Trung Quốc như đã được nói đi nói lại nhiều lần trước đây.
Còn về việc Trung Quốc trỗi dậy có ý nghĩa như thế nào đối với Mỹ, chiến lược mới đề cập thẳng thắn: “Về lâu dài, sự trỗi dậy của Trung Quốc như là một cường quốc khu vực sẽ có khả năng tác động đến kinh tế Mỹ và an ninh của chúng ta bằng nhiều cách khác nhau”.
Xin lưu ý cách mà Trung Quốc được mô tả là một “cường quốc khu vực” đang nổi. Lầu Năm Góc không sẵn sàng gán cho Trung Quốc vị thế cường quốc toàn cầu hay siêu cường, hay thậm chí là một siêu cường mới nối. Điều này thể hiện thực tế rằng quân đội Trung Quốc còn lâu mới mang tính toàn cầu.
Thiếu lòng tin
Tuy nhiên, ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc hiện giờ đã trải rộng trên khắp thế giới. Mỹ và Trung Quốc bị ràng buộc bởi những lợi ích riêng có tác động lẫn nhau. Bản điều chỉnh cũng chỉ rõ ra rằng hai nước đang thật sự thiếu lòng tin vào nhau.
“Hai nước chúng ta đều dựa rất nhiều vào hòa bình và ổn định ở Đông Á và có lợi ích trong việc xây dựng mối quan hệ song phương mang tính hợp tác. Tuy nhiên, sự lớn mạnh của sức mạnh quân sự Trung Quốc cần phải được đi kèm với tính minh bạch hơn về những dự định chiến lược của nước này để tránh gây ra va chạm trong khu vực”.
Nước Mỹ vẫn đang thận trọng bảo vệ ván cờ của mình ở khu vực. Năm ngoái, Chính quyền Obama đã đưa ra trọng tâm trong chính sách đối ngoại của mình và hướng sự quan tâm đến khu vực Thái Bình Dương. Sự thay đổi chiến lược đó được thể hiện rõ ràng trong học thuyết quân sự mới của nước này.
Mỹ đã nhiều lần phát biểu: “Vì sự cần thiết, chúng tôi sẽ tái cân bằng khu vực châu Á-Thái Bỉnh Dương”. Giờ đây, Mỹ nói rằng họ sẽ làm việc trên nhiều mặt trận để kiềm chế sức mạnh ngày một tăng của Trung Quốc.
Có sự quan ngại rõ ràng về những nỗ lực của Trung Quốc nhằm phát triến những loại vũ khí sẽ làm cho quân đội Mỹ khó mà hoạt động được tại một số nơi ở Đông Á.
Trung Quốc đang đầu tư vào các loại vũ khí “chống tiếp cận” và “không cho hoạt động” chẳng hạn như cái mà họ gọi là tên lửa “diệt tàu sân bay” có thể đánh chìm các tàu sân bay của Mỹ trên biển. Họ cũng đang đổ nhiều tiền của để xây dựng tàu ngầm và các máy bay chiến đấu tàng hình.
Tất cả những điều này có thể đẩy hạm đội tàu sân bay của Mỹ ra xa bờ biển Trung Quốc và hạn chế khả năng của Mỹ trong việc kiểm soát các tuyến hàng hải thương mại quan trọng ở Biển Đông hoặc bảo vệ Đài Loan trong trường hợp bị Trung Quốc tấn công.
Chiến lược này cho rằng “Các quốc gia như Trung Quốc và Iran sẽ tiếp tục theo đuổi các phương tiện không tương xứng để chống lại năng lực thực thi sức mạnh của chúng ta rằng Mỹ phải duy trì năng lực thực thi sức mạnh tại những khu vực mà khả năng tiếp cận và sự tự do hoạt động của chúng ta bị thách thức’’.
Củng cố đồng minh
Bản báo cáo viết: “Việc duy trì hòa bình, ổn định, thương mại thông suốt và ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực năng động này tùy thuộc một phần vào sự cân bằng tiềm tàng của sự hiện diện và năng lực quân sự”.
Do đó, Mỹ vẫn muốn ưu thế quân sự của họ đối với Trung Quốc được giữ nguyên. Điều này dẫn đến leo thang chạy đua vũ trang khi Mỹ có những động thái để vô hiệu hóa những tiến bộ quân sự của Trung Quốc.
Có thể Lầu Năm Góc sẽ làm giống như chiến lược của chính Trung Quốc là đầu tư vào những loại vũ khí tương tự. Họ sẽ tập trung vào phát triển năng lực hải quân, không quân và vào những vũ khí tiên tiến, chẳng hạn như các máy bay tàng hình tinh vi hơn nữa, các loại tên lửa và máy bay không người lái cùng với chiến tranh mạng và năng lực chiến tranh vũ trụ.
Củng cố hệ thống đồng minh xung quanh Trung Quốc là một trụ cột khác trong chiến lược quốc phòng mới của Mỹ: “Chúng tôi sẽ nhấn mạnh những mối quan hệ đồng minh hiện tại vốn là nền tảng quan trọng cho an ninh của khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Chúng tôi cũng sẽ mở rộng cảc mạng lưới hợp tác với các đối tác mới nổi trên khắp khu vực châu Á – Thái Bình Dương”.
Mỹ đã có quan hệ quân sự chặt chẽ với Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Philíppin và Ôxtrâylia và họ đang xây dựng quan hệ với Việt Nam, Inđônêxia cũng như đang đầu tư vào mối quan hệ đối tác chiến lược dài hạn với Ấn Độ. Tất cả những điều này cho thấy một thông điệp hết sức mạnh mẽ về việc kiềm chế Trung Quốc. Mỹ sẽ chống lại bất cứ kẻ nào dám thách thức sự thống trị của họ. Họ sẽ xây dựng mối quan hệ cốt lõi với các nước láng giềng của Trung Quốc và bảo vệ lợi ích của mình ở Đông Á.
Quay lại câu hỏi đã được đặt ra lúc đầu: Liệu một ngày nào đó có sẽ xảy ra cuộc xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc?
Câu trả lời sẽ còn tùy thuộc vào việc Trung Quốc sẽ hành xử như thế nào với chiến lược quân sự mới của Mỹ. Liệu nước này có tìm cách khẳng định sức mạnh của mình ở Đông Á? Liệu điều này có gây ra va chạm với các nước xung quanh?
Câu trả lời sớm cho chính sách quân sự mới của Mỹ đến từ tờ Thời báo Hoàn cầu, vốn có giọng điệu dân tộc chủ nghĩa. Tờ báo này nói rằng “Trung Quốc cần tăng cường khả năng tấn công ở khoảng cách xa và tìm thêm nhiều phương cách đe dọa lãnh thổ Mỹ để dần dần đẩy lùi chiến tuyến của ‘ván cờ mà chúng ta đang chơi với Mỹ. Trung Quốc phải làm cho Mỹ nhận thấy rằng sự trỗi dậy của chúng ta là không thể ngăn chặn và tốt nhất là Mỹ nên thể hiện tình hữu nghị đối với Trung Quốc”.
***
TTXVN (Niu Yoóc 28/1)
”Nhật Báo Phố Uôn” mới đây cho biết giới chuyên gia quân sự Mỹ nhận định siêu tàu sân bay USS Gerald R.Ford, chở được 4.660 thủy thủ và kho máy bay cùng các loại vũ khí hiện đại, có khả năng giúp hải quân Mỹ tiếp tục duy trì ưu thế trên biển trong nửa thế kỷ nữa. Nhưng một khó khăn không lường trước mới nổi lên là: Trung Quốc đang xây dựng một lớp tên lửa đạn đạo mới nhằm tạo nên vòng cung lửa xuyên qua tầng bình lưu và nổ trên boong của một tàu sân bay Mỹ, giết hại các thủy thủ, phá hủy máy bay và các loại vũ khí khác.
Từ năm 1945, Mỹ kiểm soát tất cả các vùng biển Tây Thái Bình Dương, chủ yếu nhờ một hạm đội gồm các tàu sân bay, mỗi chiếc nặng 97.000 tấn Hầu như trong tất cả những năm đó, Bắc Kinh ít có sự lựa chọn, chỉ biết đứng nhìn các tàu chiến Mỹ đi lại ngoài khơi bờ biển Trung Quốc mà không biết làm gì để trừng phạt Mỹ. Các nhà phân tích quân sự Trung Quốc cho biết hiện nay quân đội Trung Quốc đang nỗ lực triển khai kế hoạch hiện đại hóa lực lượng vũ trang. Một phần của kế hoạch đó là buộc các tàu sân bay của Mỹ hoạt động cách xa bờ biển Trung Quốc. Các phương tiện truyền thông của Trung Quốc cho biết hiện nay quân đội Trung Quốc đã chế tạo loại tên lửa mới có tên DF-21D. Loại tên lửa mới của Trung Quốc có khả năng tấn công một tàu chiến đang di chuyển cách xa 1.700 dặm. Giới phân tích quốc phòng Mỹ nhận định tên lửa DF-21D bay đến mục tiêu ở một góc quá cao nên các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tầm thấp của Mỹ khó có thể đánh chặn và bay quá thấp nên các tên lửa đạn đạo khác cũng không thể phá hủy. Mặc dù các hệ thống vũ khí của Mỹ có thể bắn hạ một hoặc hai tên lửa, nhưng Trung Quốc có thể bắn cùng một lúc nhiều tên lửa tới một tàu sân bay. Vì vậy tên lửa mới có khả năng đẩy các tàu sân bay Mỹ xa bờ biển Trung Quốc, từ đó các máy bay chiến đấu của Mỹ cũng khó có thể thâm nhập không phận Trung Quốc hoặc tạo được ưu thế trên không trong một cuộc xung đột xảy ra gần các đường biên giới của Trung Quốc. Chương trình hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc đã tạo nên sức mạnh quan trọng của lực lượng hải quân. Hiện nay hải quân Trung Quốc có 29 tàu ngầm được trang bị các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tầm thấp chống tàu. Tháng 8/2011, Trung Quốc chạy thử chiếc tàu sân bay lần đầu tiên trên biển, mặc dù tàu này chưa hoạt động đầy đủ.
Trước đây, các nhà hoạch định kế hoạch quân sự coi Đài Loan là nguyên nhân chủ yếu gây nên một cuộc xung đột quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc. Hiện nay có nhiều điểm nóng khác cũng đang nổi lên trong khu vực như: căng thẳng ngày càng tăng giữa Nhật Bản và Trung Quốc về các hòn đảo ở phiá Đông Trung Quốc mà cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền; tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và một số nước ASEAN ở khu vực Biển Đông (Trung Quốc gọi là biển Hoa Nam). Năm 2011, Việt Nam tố cáo tàu thuyền Trung Quốc quấy rối một tàu thăm dò và nghiên cứu của Việt Nam và Trung Quốc đòi Việt Nam ngừng các hoạt động thăm dò dầu lửa ở khu vực biển có tranh chấp. Cách đây vài năm, Mỹ có thể phản ứng bằng cách đưa một hoặc hai trong số 11 tàu sân bay đến khu Vực để trấn an các nước đồng minh và răn đe Trung Quốc. Hiện nay, ngoài lực lượng tên lửa mới, quân đội Trung Quốc còn có lực lượng tàu ngầm có khả năng tấn công các hệ thống vũ khí mạnh nhất trên biển của hải quân Mỹ. Ông Eric Heginbotham, chuyên gia các vấn đề an ninh Đông Á của tổ chức RAND nhận xét: “Đây là một phát triển đang nổi lên nhanh chóng. Cuối năm 1995 mối đe dọa đối với các tàu sân bay của Mỹ thực sự không đáng kể. Hiện nay có nhiều mối đe dọa đang nổi lên”. Trung Quốc quan tâm phát triển các tên lửa chống tàu kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan năm 1996. Để thuyết phục các cử tri Đài Loan không bầu chọn một tổng thống có tư tưởng độc lập, Chính phủ Trung Quốc liên tiếp tiến hành các vụ thử tên lửa, bắn các loại vũ khí vào vùng biển ngoài khơi Đài Loan. Sau đó Tổng thống Bill Clinton đưa hai nhóm tàu tàu sân bay đến eo biển Đài Loan để khẳng định Mỹ sẵn sàng bảo vệ Đài Loan-và đây là một thất bại chiến lược của Trung Quốc.
Sau đó quân đội Trung Quốc lao vào chương trình hiện đại hóa lực lượng vũ trang nhằm ngăn chặn sức mạnh của Mỹ ở Thái Bình Dương bằng cách phát triển các công nghệ “chống xâm nhập” trên biển. Đô đốc Gary Roughead, chỉ huy tác chiến của hải quân Mỹ nghỉ hưu năm 2011, nhận xét: “Cuộc chiến tranh sẽ là chống xâm nhập. Chúng ta có thể nhìn lại các chiến dịch chống xâm nhập ở Thái Bình Dương trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 lúc đó Nhật Bản tìm cách ngăn chặn quân đội Mỹ tiến vào khu vực Tây Thái Bình Dương”. Năm 2004, Chủ tịch Hồ cẩm Đào công bố một học thuyết quân sự mới yêu cầu lực lượng vũ trang thực hiện “các nhiệm vụ lịch sử mới” nhằm bảo vệ “các lợi ích quôc gia” của Trung Quốc. Các sĩ quan và chuyên gia Trung Quốc cho rằng những lợi ích đó bao gồm tiến vào các tuyến đường biển quốc tế, thâm nhập các khu vực dầu lửa của nước ngoài và bảo vệ các công dân Trung Quốc đang làm việc ở các nước trên thế giới. Ban đầu, chương trình hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc tiến triển chậm. Sau đó, một số công nghệ vũ khí hiện đại của Trung Quốc bắt đầu cảnh báo Oasinhtơn. Trong một vụ thử năm 2007, quân đội Trung Quốc đã bắn rơi một trong số vệ tinh thời tiết cũ của nước này và điều đó cho thấy Trung Quốc có khả năng phá hủy các vệ tinh quân sự của Mỹ hiện đang cho phép các tàu chiến và máy bay Mỹ thông tin liên lạc và nhắm vào các căn cứ trên lãnh thổ Trung Quốc. Trước tình hình đó, Lầu Năm Góc phản ứng bằng cách bí mật áp dụng các công nghệ bảo vệ các vệ tinh của Mỹ khỏi các cuộc tấn công của các loại vũ khí như tên lửa hoặc lade. Một năm sau vụ thử chống vệ tinh của Trung Quốc, Mỹ đã chứng tỏ các khả năng bằng cách cho nổ một vệ tinh tình báo bằng một phương tiện đánh chặn tên lửa đạn đạo đã được cải tiến.
Năm 2011, cuộc chạy đua vũ trang được thúc đẩy. Tháng 1/2011, chỉ vài giờ trước khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates gặp Chủ tịch Hồ Cẩm Đào để hàn gắn các mối quan hệ giữa hai nước, Trung Quốc tiến hành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của loại máy bay chiến đấu mới J-20. Loại máy bay này có thể cho phép Trung Quốc phát động các cuộc tấn công trên không xa hơn nhiều và có khả năng tấn công các căn cứ quân sự Mỹ ở Nhật Bản và Guam. Nhưng các nhà hoạch định kế hoạch quân sự Mỹ cảm thấy lo ngại hơn về việc Trung Quốc hiện đại hóa hạm đội tàu ngầm. Các tàu ngầm mới của Trung Quốc có thể lặn lâu hơn và hoạt động ít tiếng ồn hơn các loại tàu ngầm trước đây. Năm 2006, một tàu ngầm Trung Quốc xuất hiện giữa một nhóm tàu chiến của Mỹ mà không bị phát hiện cho đến khi chiếc tàu ngầm này nổi lên mặt nước. Đáng chú ý, việc đánh giá khả năng chiến tranh điện tử của Trung Quốc thậm chí còn khó khăn hơn. Trung Quốc đã đầu tư rất lớn cho các công nghệ mạng. Các quan chức quốc phòng Mỹ cho biết nhiều tin tặc Trung Quốc đã tấn công các hệ thống mạng quốc phòng của Mỹ, mặc dù Trung Quốc thường phủ nhận dính líu tới các cuộc tấn công này. Các tiến bộ công nghệ của Trung Quốc đã kéo theo sự thay đổi trong các tuyên bố của một số bộ phận trong quân đội. Gần đây nhiều sĩ quán quân đội và một số nhà phân tích của Trung Quốc tố cáo Mỹ tìm cách ngăn chặn Trung Quốc trong “chuỗi đảo đầu tiên’’ bao gồm.
Nhật Bản và Philíppin, hai nước có hiệp ước phòng thủ chung với Mỹ và Đài Loan. Hiện nay các quan chức Trung Quốc đang nói về việc đẩy Mỹ ra xa tới Hawaii và cho phép hải quân Trung Quốc hoạt động tự do ở Tây Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và các vùng biển bên ngoài. Như các nhà chiến lược quân sự Mỹ đánh giá, các tàu ngầm, máy bay chiến đấu và tên lửa có điều khiển của Trung Quốc có khả năng buộc các tàu sân bay của Mỹ hoạt động ở các khu vực biển cách xa bờ của Trung Quốc. Mặt khác do ngân sách quốc phòng của Mỹ ngày càng bị cắt giảm, một số quan chức của Lầu Năm Góc bắt đầu đặt câu hỏi: phải chăng đã đến lúc Mỹ cần xem xét lại độ tin cậy chiến lược của quốc gia vào các tàu sân bay. Bởi vì, một cuộc tấn công của Trung Quốc đánh trúng một tàu sân bay Mỹ có thể tiêu diệt khoảng 5.000 thủy thủ – lớn hơn số lượng binh sĩ Mỹ bị chết trong cuộc chiến tranh Irắc./.
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
TRUNG QUỐC 2011: MỘT NĂM KHÔNG HỀ ÊM Ả
Tài liệu tham khảo biệt -Thứ bảy, ngày 4/2/2012TTXVN (Angiê 1/2)
Nếu như trong năm 2011, Bắc Kinh khẳng định sự lớn mạnh, đặc biệt về phương diện quân sự, thì giới phân tích thống nhất đánh giá mọi việc không phải đều dễ chịu đối với Bắc Kinh về ba phương diện: địa chính trị, kinh tế và xã hội, với nhiều vấn đề gai góc phải giải quyết và qua đó cho thấy Bắc Kinh không phải không tỏ ra lưỡng lự. Dưới đây là phân tích của giới chuyên gia trên tạp chí “Tin Trung Hoa”.
Năm địa chính trị quan trọng
Đối với chuyên gia phân tích Nikolas Jucha, năm 2011 được đánh dấu bởi ngân sách quân sự Trung Quốc gia tăng không ngừng, đứng thứ hai trong các khoản ngân sách lớn nhất ở nước này, sau ngân sách dùng để ổn định. Nhật Bản tỏ ra lo ngại trước chi phí quân sự của Trung Quốc gia tăng, còn Bắc Kinh trấn an bằng cách giải thích rằng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc cần được hiện đại hóa và ngân sách đó được dành trước hết cho chiến lược phòng thù cũng như cải thiện điều kiện sống và làm việc của binh lính.
Ông Jean-Pierre Cabestan, giáo sư trường Đại học Hồng Công, cho rằng ngân sách quân sự của Trung Quốc tăng trong năm 2011 chỉ là sự tiếp nối của xu thế vẫn tiếp diễn từ 20 năm nay và được đẩy nhanh hơn trong thập kỷ qua. Đối với chuyên gia về mối quan hệ Đài Loan-Trung Quốc này, năm 2011 dĩ nhiên khẳng định sự lớn mạnh của Trung Quốc, nhưng so với năm 2010, sự lớn mạnh đó cũng gặp nhiều phản ứng từ phía các nước láng giềng châu Á và Mỹ.
Tình hình căng thẳng thể hiện chủ yếu ở biển Nam Trung Hoa (biển Đông-TTXVN), nơi nhiều vụ va chạm trên biển xảy ra giữa Trung Quốc và các nước láng giềng. Chuyên gia Jean-Pierre Cabestan đánh giá những bất đồng đó bắt nguồn từ việc Trung Quốc hiểu luật biển quốc tế theo cách của mình, với mục tiêu tổng thể là đẩy hải quân nước ngoài ra xa bờ biển và khu vực đặc quyền kinh tế ở các vùng biển này. Mưu đồ của Bắc Kinh về biển cộng với yêu sách lãnh thổ tối ưu – vốn là sự thừa kế trực tiếp từ chế độ Tưởng Giới Thạch – gây ra phản ứng dây chuyền trong khu vực, từ phía Việt Nam, Philíppin hay cả Hàn Quốc.
Tất cả các nước này không ngần ngại xích lại gần với Mỹ, nước công khai biến khu vực châu Á-Thái Bình Dương thành ưu tiên chiến lược, có lẽ để ngăn chặn Bắc Kinh và tận dụng mối lo sợ mà người khổng lồ châu Á này gây ra cho các nước láng giềng của mình.
Trong bối cảnh đó, Trung Quốc khó có thể chơi trò thăng bằng giữa yêu sách quá đáng của mình và tầm quan trọng phải duy trì mối quan hệ hữu hảo với các nước láng giềng, trong khi lợi ích kinh tế và thương mại đẩy Trung Quốc đến chỗ có thái độ vầ hành động như vậy.
Năm 2011 cũng đánh dấu những khó khăn mà Trung Quốc gặp phải trong việc xác định vị thế trước Mùa xuân Arập. Bị kẹt bởi đường lối của chính mình “không can thiệp” vào công việc nội bộ của nước khác, Bắc Kinh đã đánh mất độ tin cậy trong các vấn đề Libi và Xyri.
Trong vấn đề Libi, Chính phủ Trung Quốc không ủng hộ cũng không phản đối nghị quyết của Liên hợp quốc. Kết quả là Bắc Kinh phải chứng kiến chế độ thân hữu của ông Gaddafi sụp đổ, nhưng vẫn khiến người khác có cảm giác họ ủng hộ chế độ Tripoli cũ cho dù ngay trước khi nhà lãnh đạo lịch sử của Libi sụp đổ, đối thoại đã được thiết lập với Hội đồng dân tộc chuyển tiếp Libi. về vấn đề Xyri, Bắc Kinh dường như không điều chỉnh lập trường và tiếp tục úp mở ủng hộ chế độ Al Assad mặc cho hình ảnh của mình đối với quốc tế bị ảnh hưởng.
Sự kiện gần đây nhất đánh dấu năm địa chính trị của Trung Quốc diễn ra ở Bắc Triều Tiên với cái chết của Kim Châng In, ngày 17/12/2011. Sự ra đi của nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên và việc con trai ông, Kim Châng Un, lên kế nhiệm, cho thấy đây là một bước ngoặt nhạy cảm đối với Trung Quốc.
Lợi ích đối với Bắc Kinh là làm sao để chế độ Bình Nhưỡng không sụp đổ và như vậy giữ được một nước phụ thuộc vào mình về kinh tế trong khu vực. Thống nhất với Hàn Quốc, tuy được một số nhà quan sát đánh giá là không thể trạnh được về lâu dài, song không những không phục vụ lợi ích của Trung Quốc mà còn có thể gia tăng ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực.
Do vậy, vào thời kỳ Bắc Kinh và Oasinhtơn trở thành hai cường quốc quyết định các vấn đề lớn của thế giới, Chính phủ Trung Quốc không hề muốn nhân nhượng trong cuộc chiến từ xa này. về phương diện chiến lược hay kinh tế, năm 2011 được đánh dấu bởi trao đổi hữu hảo giữa Trung Quốc và Mỹ. Mối quan hệ giữa hai người khổng lồ lại càng phức tạp vì trước khi kình địch nhau, cả hai nước đều là đối tác không thể thiếu nhau được.
Trong con mắt của chuyên gia người Trung Quốc Wang Kim, mối quan hệ Trung-Mỹ chỉ dao động giữa căng thẳng cực điểm và hữu hảo. Bởi lẽ cả hai nước, đôi khi tạo cảm giác tạo thành một Nhóm G2 không chính thức, vẫn bộc lộ bất đồng với nhau trước công luận mặc dù mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau đã được khẳng định.
Đối với ông Wang Kim, căng thẳng có thể nổ ra giữa Bắc Kinh và Oasinhtơn có liên quan trực tiếp tới lợi ích thương mại của hai nước: Mỹ đề nghị phải có một đồng nhân dân tệ mạnh và áp dụng biện pháp chống bán phá giá, còn Trung Quốc cho rằng các vấn đề của nền kinh tế Mỹ không liên quan gì đến mình.
Nhưng sự kình địch giữa hai nước cũng được khẳng định về phương diện địa chính trị, với chiến trường chính là các vùng biển ở châu Á-Thái Bình Dương. Oasinhtơn gia tăng tập trận tại đây với các đối tác trong khu vực mặc cho Bắc Kinh tỏ ý bất bình.
Chuyên gia Wang Kim cho rằng mối quan hệ Trung-Mỹ bị tác động mạnh mẽ bởi viễn cảnh bầu cử tổng thống ở Mỹ trong năm 2012: trước các đối thủ chính trị cáo buộc mình yếu đuối đối với Trung Quốc, Tổng thống Barack Obama có thể cảm thấy phải tỏ ra quyết liệt hơn.
Năm kinh tế với các vấn đề gai góc
Với cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu, lạm phát, tái cân bằng nền kinh tế hướng về tiêu thụ trong nước…, năm kinh tế của Trung Quốc không thiếu các vấn đề nóng bỏng.
Con số được chờ đợi nhiều nhất là tăng trưởng đã chậm lại ở mức 8,9%. Đúng là có suy giảm, nhưng phần nào cho thấy Bắc Kinh kiểm soát được quá trình này. Đối với chuyên gia Jean-Francois Di Meglio, chủ tịch Asua center, mức tăng trưởng này là một thành công lớn của Bắc Kinh trong bối cảnh khó khăn trên thế giới. Nhiều nước trên thế giới không dám mơ đạt được vì mức tăng trưởng của Trung Quốc, nhất là châu Âu chuẩn bị bước vào suy thoái. Nhưng ở Trung Quốc, với mức dưới 8% có nghĩa là tăng trưởng yếu tới mức không thể duy trì việc làm và sự năng động của đất nước.
Hiện nay, không thể nghĩ rằng Trung Quốc có lại được tăng trưởng hai con số cũng như cán cân thương mại với mức thặng dư kỷ lục: châu Âu đang trong cơn khủng hoảng, Trung Quốc phải chứng kiến khách hàng chính của mình giảm đơn đặt hàng. Điều đó khiến xuất khẩu, trụ cột truyền thống của nền kinh tế Trung Quốc, suy giảm. Cái được mất đối với Trung Quốc là tạo ra một điểm tiếp nối tăng trưởng mới thông qua tiêu thụ trong nước để hạ cánh nhẹ nhàng. Thách thức đó dường như gặp thuận lợi vì thế hệ trẻ Trung Quốc – hiện đang trong giai đoạn làm giàu – là thế hệ tiêu thụ nhiều nhất ở Trung Quốc.
Theo nhà kinh tế học Trung Quốc Ding Yinfan và chuyên gia Jean- Prancois Di Meglio, Trung Quốc được hưởng lợi từ tình hình kinh tế thế giới năm 2011. Phải nói rằng nền kinh tế thứ hai thế giới – được cho là sẽ trở thành thứ nhất – được mô tả như một giải pháp có thể có cho cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu.
Nhưng nếu như châu Âu hy vọng đầu tư của Trung Quốc sẽ giúp tái khởi động bộ máy của khu vực đồng euro, Chính phủ Trung Quốc lại không được tự do hành động như người ta nghĩ. Theo Ding Yinfan, Bắc Kinh phải đối mặt với một áp lực lớn của dư luận trong nước liên quan đến việc cứu trợ châu Âu.
Đại đa số người dân Trung Quốc cho rằng nước họ còn nghèo nếu tính tài sản theo đầu người. Do vậy, việc một nước nghèo có thể đến giúp nước giàu khác, nơi mức sống chung cao hơn ở Trung Quốc, là điều không thể được. Hơn nữa vì các khoản viện trợ tài chính có thể có của Trung Quốc có thể trở thành rủi ro tài chính đối với chính Trung Quốc, nước lúc đó có thể sẽ cần đến một đồng tiền châu Âu mạnh và ổn định. Nhưng chuyên gia Ding Yinfan nghĩ rằng Chính phủ Trung Quốc, mặc dù phải chịu áp lực từ phía dân chúng, sẽ dần dần can dự nhiều hơn vào châu Âu, vì lý do đơn giản là châu Âu là đối tác kinh tế và khách hàng tối cần thiết của Trung Quốc.
Đối với chuyên gia Jean-Francois Di Meglio, tình hình này mang tính chất đặc trưng của nghịch lý Trung Hoa: một nước giàu nhưng vẫn là nước đang phát triển, nơi bất công bằng xã hội thể hiện sâu rộng và tiếp tục gia tăng. Khía cạnh đó hơn nữa sẽ là một trong những ưu tiên của Chính phủ Trung Quốc trong năm 2012, nghĩa là giải quyết các vấn đề trong nước.
Năm 2011, Bắc Kinh may mắn không bị ảnh hưởng bởi lạm phát mặc dù khó khăn về phương tiện chống lạm phát (dừng phát hành tiền mặt, hạn chế tín dụng…), có thể kìm hãm tăng trưởng. Chuyên gia Jean- Francois Di Meglio đánh giá cao thành công của Trung Quốc hơn nữa vì kiềm chế lạm phát lúc mới bắt đầu còn phức tạp hơn trong một nền kinh tế mới nối.
Nhưng lạm phát vừa bị đẩy lùi thì Bắc Kinh đã lại phải giải quyết một vấn đề cấp bách khác: đó là duy trì tăng trưởng ở mức định mệnh trên 8%. Một số nhà quan sát ở châu Á dự báo tỉ lệ này của Trung Quốc sẽ xuống dưới mức 8% ít nhất trong vài tháng và ảnh hưởng đến việc làm. Hiện nay, tăng trưởng của Trung Quốc chủ yếu có được là nhờ đầu tư của Nhà nước, tiêu thụ trong nước – được cho là điểm tiếp nối tăng trưởng – tăng chậm hơn nền kinh tế nói chung. Đó là dấu hiệu cho thấy xuât khẩu luôn có một vị trí quan trọng.
Việc chuyển sang tăng trưởng trong nước, vốn được nói nhiều đến trong năm 2011, như vậy sẽ là một trong những cái được mất lớn nhất của năm 2012. Hơn nữa vì nếu Bắc Kinh thành công trong việc chuyển sang hình mẫu này, điều đó sẽ có nghĩa là cải thiện được điều kiện sống của một bộ phận lớn dân chúng, và cũng có nghĩa là đẩy lùi được mối đe dọa bất bình xã hội.
Năm nhạy cảm về phương diện xã hội
Mùa Xuân Arập, lạm phát, phản kháng tập thể trên các mạng xã hội… Có thể nói năm 2011 là năm dậy sóng về phương diện xã hội ở Trung Quốc. Trước hết là mối đe dọa Mùa xuân Arập, với những lời kêu gọi hồi tháng 2/2011 tiến hành cuộc “Cách mạng hoa Nhài” trên lãnh thổ Trung Quốc Tuy vắng bóng một phong trào phản kháng thực sự có tổ chức, song một lực lượng cảnh sát đông đảo đã được huy động ở Bắc Kinh.
Theo nhà xã hội học Jean-Philippe Béjà, Giám đốc nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS), bằng chứng là Chính phủ Trung Quốc sợ phong trào phản kháng trong thế giới Arập lan sang đất nước mình. Hơn nữa không phải ngẫu nhiên mà ngân sách lớn nhất của Trung Quốc được dành để duy trì ổn định, cao hơn cả ngân sách quân sự.
Tuy nhiên, không có một phong trào đủ quan trọng nào ở Trung Quốc có khả năng đối đầu với chính quyền. Nhưng những ổ chống đối gia tăng ở khắp nơi trong nước. Xu thế này một phần là do lạm phát cao tác động trong suốt cả năm và đẩy giá lương thực thực phẩm tăng vọt. Bắc Kinh coi cuộc chiến chống tăng giá là một ưu tiên, cho dù có phải hy sinh tăng trưởng. Chiến lược này có thể được giải thích bằng những bài học trong quá khứ: trong những năm 1940, nạn lạm phát quá cao đã thúc đẩy nhanh quá trình sụp đổ của Quốc dân đảng, địch thủ lịch sử của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Phản kháng xã hội lan rộng trong năm qua ở Trung Quốc phần lớn là do các mạng xã hội phát triển mạnh, đặc biệt là mạng Sina Weibo được nhiều người sử dụng nhất. Chính thông qua mạng này mà phần lớn các vụ bê bối bị phanh phui cũng như những lời phê phán đối với chính quyền được tung lên. Đối với Bắc Kinh, rõ ràng là không thể lấp được tất cả các lỗ hổng vì thông tin lan truyền rất nhanh trên các mạng này. Điều này đặc biệt đúng trong vụ tai nạn đường sắt ở thành phố Ôn Châu vào đầu mùa Hè, với một cơn mưa lời phê phán cay nghiệt đối với Bộ Đường sắt Trung Quốc.
Để giành lại quyền kiểm soát, Bắc Kinh áp đặt một số biện pháp đối với người sử dụng Internet, như buộc phải khai báo danh tính mới được sử dụng mạng xã hội. Năm 2012 sẽ cho thấy loại biện pháp đó của Bắc Kinh có đủ không hay chính quyền trung ương sẽ buông xuôi và mở cửa cho đối thoại với những ngưòi nổi giận ở trong nước./..
Vụ án cống Rộc, huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng: Từ “người hùng” thành “tội phạm” cái giá cho sự cả tin
Hoàng Linh – Lê Tự – Boxitvn/ Nguoicaotuoi
Kì I: Hành trình khốn khó, chế ngự biển cả của ông Đoàn Văn Vươn
Trước Tết Nguyên đán Nhâm Thìn (2012), tại cống Rộc, xã Vinh Quang,
huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng xảy ra vụ việc rất nghiêm trọng: UBND
huyện cưỡng chế trái pháp luật mấy chục ha đầm nuôi trồng thủy sản của
gia đình ông Đoàn Văn Vươn, dẫn đến việc anh em ông Vươn manh động nổ
mìn tự tạo, bắn súng hoa cải, làm 6 chiến sĩ công an và bộ đội bị
thương… Anh em ông Vươn sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành
vi đó. Song, vụ việc để lại bài học cay đắng về cách hành xử của chính
quyền địa phương, trực tiếp là anh em ông Chủ tịch UBND huyện Lê Văn
Hiền…
Một ngày cận Tết, chúng tôi “hành quân” đến cống Rộc.
Gia đình ông Vươn giờ trắng tay, nhà cửa bán hết để đổ vào khu đầm,
hiện vẫn còn nợ ngân hàng cả mấy tỉ đồng mà đầm thì bị thu hồi hết.
Nhiều ánh mắt người dân nhìn chúng tôi nghi ngại. Khi biết chúng tôi là
nhà báo và luật sư đi tìm hiểu sự thật, thì một người đàn ông mới mạnh
dạn bộc bạch: “Chúng tôi sợ lắm! “Họ” sẵn sàng trả thù bất cứ ai dám nói
lên sự thật”. Bà cụ Chanh ngoài 80 tuổi uất ức, nghẹn ngào: “Các nhà
báo, luật sư giúp dân chúng tôi với! Người có công lớn với chúng tôi như
ông Vươn mà còn bị họ đối xử như vậy thì thật là… Đời tôi chưa bao giờ
chứng kiến cảnh này, thật ác, ai lại đi phá, san bằng cả nhà ở của người
ta như thế…”.
Đa số người dân thôn Chùa Trên mà chúng tôi gặp
đều ca ngợi ông Đoàn Văn Vươn. Họ nói, từ khi ông Vươn làm đầm nuôi
trồng thủy sản, cuộc sống và bộ mặt thôn xóm thay đổi hẳn, không còn
cảnh phải lo chạy mỗi khi biển nổi sóng. Theo tài liệu còn lưu giữ tại
UBND huyện Tiên Lãng, hơn 100 ha đất bồi thuộc khu vực cống Rộc trước
đây là nơi đầu sóng ngọn gió. Nước biển mênh mông, chỉ có thủy triều lên
xuống. Mỗi khi đến mùa bão lũ, vùng này trở thành nỗi kinh hoàng đe dọa
cuộc sống của người dân. Mặc dù đã có con đê chắn sóng quốc gia, song
mỗi khi gió Nam thổi mạnh, đê sạt lở, mùa bão lũ đến còn kinh hoàng hơn.
Không ai dám nghĩ rằng, có ngày người dân khu vực này được sống yên ổn,
nói gì đến việc bỏ công sức đầu tư nuôi trồng thủy sản! Rồi một ngày,
ông Đoàn Văn Vươn tuyên bố nhận làm đầm ở cống Rộc, nhiều người không
tin, không ít người cho là “khùng”. Đoàn Văn Vươn không khùng, ấy là ước
mơ khuất phục biển cả và ông đã thành công, với những vuông đầm vươn
dài ra phía biển. Câu chuyện ông Đoàn Văn Vươn lấn biển mãi mãi in sâu
trong tâm trí người dân xã Vinh Quang như một huyền thoại.
Năm 1986, ông Đoàn Văn Vươn xuất ngũ, với quyết tâm
chế ngự, biến nỗi kinh hoàng của biển cả thành tiềm năng phục vụ con
người. Ông hoàn thành chương trình Đại học Nông nghiệp, nhưng từ chối
làm cán bộ địa phương, bán hết gia sản ở thôn Thúy Nẻo, xã Bắc Hưng, đem
cả gia đình ra cống Rộc lập nghiệp. Ông lập luận chứng kinh tế – kĩ
thuật, huy động mọi nguồn lực để cắt dòng chảy, nắn dòng sông Văn Úc,
khoanh vùng đắp đập ngăn nước để khu bãi bồi ven biển xã Vinh Quang được
bồi đắp phù sa, bồi cát lợ, rồi trồng mấy chục ha rừng ngập mặn chắn
sóng. Từ đó những cơn bão biển bị chặn đứng, giữ bình yên cho cuộc sống
của người dân.
Từ năm 1994 đến năm 1998, trên 23.000 m3 đất đá được
đổ xuống biển; 750 lao động cùng 13 tàu, xe cơ giới vật lộn ngày đêm với
sóng biển ở cống Rộc; hàng nghìn cây bần, sú, vẹt được trồng xuống
thành 60 ha rừng; khoảng 140 tấn xi-măng để xây kè, tạo hàng rào chắn
sóng. Khó có thể nói hết nỗi nhọc nhằn của gia đình ông Vươn đổ xuống
mảnh đất này. Thậm chí vào năm 2001, vợ chồng ông mất cô con gái đầu
lòng 8 tuổi do bị nước cuốn trôi ở cống Rộc. Ông Lương Văn Trong, Phó
Chủ tịch Hội Nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng cho biết: Đất ở
đây còn non lắm, đào đất quai đê 10 khối, hôm sau sóng đánh chỉ còn một
khối. Có khi đắp đê xong, gặp bão xóa sổ, phải làm lại từ đầu. Bất chấp
nắng mưa, không kể ngày đêm, vợ chồng ông Vươn đào đất, gánh bần đổ
xuống khu đầm. Vốn thì phải vay ngân hàng, vay cả tư nhân, đến hạn phải
trả, rồi lãi mẹ đẻ lãi con, rất cực khổ mới gây dựng được cơ ngơi như
bây giờ.
Một góc khu đầm của gia đình ông Đoàn Văn Vươn bị thu hồi |
Rồi máu, mồ hôi cùng nước mắt có ngày được đền
đáp: Dòng chảy phía ngoài cống Rộc chuyển hướng, chân đê từ chỗ sâu 1,65
mét được nâng lên cốt dương, hàng trăm ha đất ven biển được bồi đắp.
Biển bị đẩy ra xa tuyến đê hàng cây số, tạo một vùng rộng lớn có điều
kiện nuôi trồng thủy sản tốt chưa từng thấy. Thành công của ông Vươn
từng được các chuyên gia Nhật Bản đến tìm hiểu, học tập. Theo ông Vươn,
hàng chục hộ dân cũng ra sử dụng đất bồi ven biển để làm đầm.
Năm 2003 – 2004, khi dân đang làm ăn được, thì UBND
huyện Tiên Lãng rục rịch ra quyết định dừng đầu tư, thu hồi đầm. Năm
2004, huyện thu hồi một số đầm, đến năm 2007 tiếp tục thu hồi thêm một
số diện tích nữa giao cho xã quản lí, mà không thanh toán bất cứ khoản
tiền nào, mặc dù các hộ dân đầu tư rất tốn kém, nhiều hộ vẫn còn mắc nợ,
đặc biệt như hộ ông Lương Văn Tuểnh, xã Đông Hưng hiện còn nợ ngân hàng
tới hơn 10 tỉ đồng, hộ ông Vươn cũng nợ hơn 2 tỉ đồng. Buổi chiều hôm
cưỡng chế, lực lượng của huyện quay lại phá sập toàn bộ căn nhà 2 tầng
xây kiên cố của gia đình ông Vươn mà đâu phải là đất bị cưỡng chế. Họ
đập phá hết cả ban thờ, cả sách vở của các cháu. Con trai ông Vươn vừa
đi học về cũng bị bắt giữ hơn một tuần sau mới cho về.
Ông Trong bức xúc: “Vậy mà ông Đỗ Trung Thoại, Phó
Chủ tịch UBND TP và ông Đỗ Hữu Ca, Giám đốc CA TP Hải Phòng lại phát
ngôn là do nhân dân chúng tôi bất bình nên phải phá nhà ông Vươn. Các
ông ấy đổ lỗi cho dân mà không biết xấu hổ. Chúng tôi còn đang chung tay
cưu mang vợ con ông ấy, hằn thù gì mà phải phá nhà, phá cửa của người
ta? Còn nếu nói dân phá thì ai phá? Sao không thấy công an khởi tố ai đó
về tội hủy hoại tài sản của công dân? Hiện vợ con ông Vươn, vợ con ông
Quý (em ông Vươn) không chốn nương thân, phải đến ở nhờ nhà ông Vũ Văn
Luân ở xã Tiên Hưng”. Đây là việc làm trái pháp luật của một số cán bộ
biến chất, lợi dụng danh nghĩa Nhà nước, đặc biệt phải kể đến ông Lê Văn
Hiền, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng và em trai ông ta là Lê Thanh Liêm,
Chủ tịch UBND xã Vinh Quang. Cảm thông với gia cảnh ông Đoàn Văn Vươn,
luật sư Vũ Văn Lợi, Giám đốc Cty TNHH Luật Hòa Lợi đã làm thủ tục nhận
bào chữa miễn phí cho các “bị can”: Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Vươn, Đoàn
Văn Quý và Đoàn Văn Vệ.
Đến cống Rộc ngày cận Tết, đứng nhìn khu đầm của ông
Vươn, ngôi nhà hai tầng giờ chỉ còn bãi đất hoang, chúng tôi không khỏi
xót xa. Dù bất cứ nguyên do gì, thì hành vi cưỡng chế đầm và phá nhà của
ông Vươn là không thể không xem xét trách nhiệm hình sự của những người
liên quan.
Kì II: Sự bất tuân pháp luật của chính quyền huyện Tiên Lãng
Đó là nhận định của luật sư Lê Đức Tiết, Phó Chủ
nhiệm Hội đồng tư vấn dân chủ và pháp luật, thuộc UBTƯ MTTQ Việt Nam,
thành viên Đoàn giám sát của MTTQ Việt Nam trong vụ tiêu cực này. Không
chỉ trái pháp luật trong việc cho thuê đất và thu hồi đất, chính quyền
huyện Tiên Lãng còn hành xử trái đạo lí khi bội ước cam kết tại TAND TP
Hải Phòng, khiến anh em ông Đoàn Văn Vươn bị kích động mạnh khi tư liệu
sản xuất của họ bị tước đoạt một cách phi lí…
Nguồn cơn sự vụ bắt đầu từ QĐ số 447/QĐ-UB ngày
4-10-1993 của UBND huyện Tiên Lãng, về việc giao 21 ha bãi bồi ven biển
thuộc xã Vinh Quang (cống Rộc) cho ông Đoàn Văn Vươn sử dụng vào mục
đích nuôi trồng và khai thác thuỷ sản, với thời hạn 14 năm. Do tin tưởng
rằng sẽ được tiếp tục giao đất khi hết thời hạn, vì tại Luận chứng kinh
tế – kĩ thuật, ông Vươn đăng kí nhận đầu tư 21 ha đất bồi là 30 năm,
nên gia đình ông yên tâm quai đê, lấn biển để đầu tư nuôi trồng thủy
sản. Tuy nhiên, ông Vươn không ý thức được rằng, ngay quyết định giao
đất nói trên của UBND huyện Tiên Lãng cũng trái pháp luật. Thời hạn 14
năm chính là điểm để năm 2007, UBND huyện ra thông báo dừng đầu tư vùng
nuôi trồng thủy sản, rồi đến năm 2008 lại ra quyết định thu hồi toàn bộ
21 ha đất, cùng các công trình có trên đất giao cho UBND xã Vinh Quang
quản lí.
Ông Lương Văn Trong, Phó Chủ tịch Liên chi hội nuôi trồng thủy sản nước lợ Tiên Lãng: “Các ông ấy bảo dân phá nhà ông Vươn, thì ai phá?” |
Theo quy định của pháp luật, thời hạn giao đất
nuôi trồng thủy sản không phải 14 năm. Điều 18 Hiến pháp 1992, 2001 quy
định: “…Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu
dài”. Theo Điều 20 Luật Đất đai năm 1993: “…Thời hạn giao đất sử dụng
ổn định lâu dài để trồng cây hằng năm, nuôi trồng thủy sản là 20 năm…
Khi hết hạn, nếu người sử dụng đất có nhu cầu tiếp tục sử dụng và trong
quá trình sử dụng đất chấp hành đúng pháp luật về đất đai thì được Nhà
nước giao đất đó để tiếp tục sử dụng…”. Khi Luật Đất đai năm 2003 có
hiệu lực pháp luật, những quy định trên vẫn được giữ nguyên, chỉ bổ sung
hạn mức giao đất. Tuy nhiên, hạn mức giao đất phải được hiểu là, chỉ áp
dụng cho những trường hợp được giao đất sau khi Luật Đất đai năm 2003
có hiệu lực pháp luật. Đối với gia đình ông Đoàn Văn Vươn, không thể áp
dụng hạn mức, do đất được giao trước ngày 15-10-1993 và trong quá trình
sử dụng, ông Vươn đã quai đê lấn biển thêm một số diện tích nữa, việc
này được Nhà nước khuyến khích.
Trường hợp của gia đình ông Vươn không vi phạm quy
định từ Điều 38 đến Điều 40 Luật Đất đai năm 2003, đồng thời không thuộc
trường hợp tự nguyện trả lại đất, không có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất
hoặc có những hành vi vi phạm Luật Đất đai. Mặt khác, trong trường hợp
thật cần thiết, Nhà nước thu hồi đất đang sử dụng của người sử dụng đất
vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng
thì người bị thu hồi đất được đền bù thiệt hại. Việc UBND huyện Tiên
Lãng thu hồi đất của gia đình ông Vươn, mà không sử dụng vào các mục
đích quy định tại Luật Đất đai, không bồi thường thiệt hại khi thu hồi
đất là hoàn toàn trái pháp luật.
Ngày 1-12-2007, ông Vươn nhận được Thông báo số
225/TB-UBND của UBND huyện Tiên Lãng về việc dừng đầu tư vùng nuôi trồng
thuỷ sản với lí do thời hạn giao đất ghi 14 năm đã hết. Tiếp đó, ngày
23-4-2008, UBND huyện Tiên Lãng ban hành Quyết định số 460/QĐ-UB về việc
thu hồi, yêu cầu phải bàn giao toàn bộ 21 ha đất đang sử dụng cùng các
công trình có trên đất cho xã Vinh Quang quản lí, chỉ trong thời hạn có…
15 ngày. Rõ ràng, quyết định của UBND huyện Tiên Lãng, không những trái
pháp luật, mà còn trái đạo lí. Đáng lẽ ra, gia đình ông Vươn có công
cải tạo vùng bãi bồi ven biển, sử dụng vốn tự có và vay vốn ngân hàng để
làm đầm, thì phải được ưu tiên tiếp tục giao cho quản lí, sử dụng.
Không những thế, ông Vươn còn phải được Nhà nước hỗ trợ xây dựng cơ sở
hạ tầng. Song trên thực tế, suốt từ năm 1993 đến nay, gia đình ông Vươn
không nhận được bất cứ khoản hỗ trợ nào, trong khi vẫn phải thực hiện
nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước.
Qua xác minh thực tế, ông Đoàn Văn Vươn đã có nhiều
đơn xin được tiếp tục giao đất để sản xuất, nhưng mọi khẩn cầu của ông
đều bị lờ đi. Sau khi nhận được quyết định thu hồi đất, gia đình ông
Đoàn Văn Vươn đã khiếu nại, làm đơn khởi kiện ra TAND huyện Tiên Lãng.
Tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử. Không đồng ý với bản án sơ thẩm, ông Vươn
làm đơn chống án gửi TAND TP Hải Phòng. Tại Công văn số 291/2010/CV-TDS
ngày 25-6-2010, TAND TP Hải Phòng trả lời ông Vươn: “Trong quá trình
giải quyết vụ án ở cấp phúc thẩm, TAND thành phố Hải Phòng đã tạo điều
kiện để các đương sự tự thỏa thuận với nhau để giải quyết vụ án và ngày
9-4-2010, tại trụ sở TAND TP Hải Phòng, ông nhất trí rút đơn kháng cáo
và xin thuê lại đất theo quy định của pháp luật, đại diện UBND huyện
Tiên Lãng cũng nhất trí cho ông thuê lại theo quy định của pháp luật. Vì
vậy TAND TP Hải Phòng đã đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ kiện…”.
Thế nhưng, sau khi ông Đoàn Văn Vươn rút đơn kháng
cáo, thì ngày 24-11-2011, ông Lê Văn Hiền, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng
đã bội ước, kí QĐ số 3307/QĐ-UBND cưỡng chế, thu hồi khu đầm của gia
đình ông Vươn. Ông Đoàn Văn Vươn đã thực hiện việc khởi kiện quyết định
cưỡng chế nói trên ra TAND huyện Tiên Lãng. Song, đơn khởi kiện của ông
Vươn không được TAND huyện thụ lí. Về việc này, TAND huyện Tiên Lãng vi
phạm nghiêm trọng Điều 107 Luật Tố tụng hành chính quy định: “2/ Trong
thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án
Toà án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. 3/ Trong thời hạn
05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn
khởi kiện và tài liệu kèm theo để thực hiện một trong các thủ tục sau
đây: a) Tiến hành thủ tục thụ lí vụ án nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải
quyết;… c) Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện…”. Do không xem xét
giải quyết đơn kiện của ông Vươn, TAND huyện Tiên Lãng cũng không thực
hiện việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định từ Điều 60 đến
Điều 62 Luật Tố tụng hành chính, gây ra hậu quả nghiêm trọng là vụ cưỡng
chế tàn khốc đối với gia đình ông Đoàn Văn Vươn.
Việc ông Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng Lê Văn Hiền
bội ước, đồng thời TAND huyện Tiên Lãng không xem xét đơn ông Vươn khởi
kiện quyết định cưỡng chế nói trên, đẩy gia đình ông Vươn vào bước đường
cùng. Ông Vươn đã phải trả giá cho sự cả tin bằng việc rơi vào vòng lao
lí. Anh em ông Vươn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng còn những
cán bộ làm trái pháp luật ở huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng liệu có phải
chịu trách nhiệm trước pháp luật? Đó là câu hỏi lớn mà dư luận đặt ra
cho các cơ quan chức năng ở Trung ương và TP Hải Phòng.
Còn tiếp Kì III: UBND huyện Tiên Lãng có tự đặt ra luật lệ?
H.L. – L.T.
Nguồn: nguoicaotuoi.org.vn
Lê quốc Trinh – Từ Tiên Lãng đến Sông Hậu, ngòi nổ và thùng thuốc súng
Tác giả: Lê Quốc Trinh – ĐCV
Ai cũng biết vụ án “cướp đất Đoàn văn Vươn” của chính quyền huyện Tiên Lãng đã rõ mười mươi vì báo chí “lề phải” được bật đèn xanh để tố giác sự việc. Nhưng đó chỉ là những diễn tiến bên ngoài, thực chất chính là trò đấu đá phe đảng bên trong nội bộ Đảng và Nhà Nước. Đừng quên rằng ông Nguyễn Tấn Dũng là đại biểu của tỉnh Hải Phòng, trong đó có huyện Tiên Lãng. Tôi xin phép đưa ra luận chứng như sau:
Từ đầu năm 2012 đến nay, mọi người chỉ chăm chú theo dõi sự kiện Tiên Lãng mà không để ý một chi tiết bất ngờ khác. Đó là quyết định nhanh chóng của Nhà Nước đơn phương chấm dứt sớm vụ kiện bà Ba Sương và Nông Trường Hậu Giang kéo dài ỳ sèo hơn ba năm nay. Tại sao tự nhiên toà án quyết định bãi bỏ vụ kiện mà không hề nêu lý do chính đáng và ít nhất một bảng tổng kết báo cáo sơ bộ? Bởi vì họ muốn phi tang thùng thuốc súng Sông Hậu trước khi ngòi nổ Tiên Lãng bắt lửa lan truyền đến miền Nam.
Đây chính là mối ưu tư lo ngại hàng đầu của tập đoàn “nguỵ quyền Cộng Sản Hà Nội”: chúng lo sợ nhân dân miền Nam phẫn uất nổi dậy toàn bộ sau khi ngòi nổ Tiên Lãng bị khởi động ở ngoài Bắc. Sau ngày lịch sử 30/04/1975, ba triệu người dân miền Nam bị thúc ép ra đi di tản, là gần một triệu mảnh đất, vườn tược, nhà cửa bị Nhà Nuớc trưng thu và trám chỗ bằng những làn sóng di cư 1975 từ miền Bắc vào. Người dân miền Nam hiền hoà và chăm chỉ làm ăn, nhưng trong thâm tâm họ không bao giờ quên mối thù hận tận xương tuỷ này, đa số xuất thân là nông dân (đồng bằng sông Cửu Long và sông Đồng Nai). Do đó chuyện cướp đất, giải toả đất nông nghiệp để xây dựng công nghiệp, hạ tầng cơ sở là nguyên nhân của hàng trăm ngàn chuyện oan ức xảy ra hàng ngày trong 35 năm theo con đường XHCN. Vậy thì thùng thuốc súng sắp nổ tung là miền Nam chứ không phải là miền Bắc. Đừng thắc mắc ông Nguyễn Tấn Dũng làm gì trong 5 ngày Tết, vì ông phải thân hành đi kinh lý vùng nông nghiệp Cà Mâu không xa gì Nông Trường Sông Hậu. Và cũng không lạ gì khi mà có vài chục nông dân trong nông trường ký kiến nghị sẵn sàng ngồi tù thay cho bà Ba Sương.
Trên phưong diện lý luận gọi nôm na là “công pháp quốc tế” thì Nhà Nước VN cùng với tập đoàn lãnh đạo
ĐCS VN không hề có chính danh gì để thu phục nhân tâm, nhất là đối với dân miền Nam. Họ không hề do dân bầu lên, họ không bao giờ là đại diện công khai chính trực, thì họ không thể nào vì dân mà phục vụ. Kể từ khi TQ trưng bày “bức công hàm bán nước của PV Đồng 1958″ cộng với lời thú nhận công khai của Nguyễn Tấn Dũng trước phiên họp Quốc Hội tháng 11/2011 (rằng TQ đã chính thức xâm lăng VNCH từ năm 1956) thì sự thật hiển lộ rõ ràng chắc như đinh đóng cột: “Chiến tranh VN trong 20 năm tang tóc (1955-1975) là chiến tranh xâm lược của khối CS TQ mà đồng loã là CS Bắc Việt, hoàn toàn không mang tính chất nội chiến tý nào”.
Trong 20 năm gần đây tất cả mọi công trình xây dựng hạ tầng cơ sở (cầu cống, đường xá), hay phát triển công nghiệp (VinaShine, Dung Quất) chẳng qua là những chuyện kinh tế phải làm để giữ nồi cơm, nhưng thực chất vẫn phải dựa lưng vào kinh tế TQ để có hàng hoá và thị trường tiêu thụ nông lâm sản. Mọi dự án tầm cỡ quốc gia đều nằm trong chiến lược “Một nền kinh tế (TQ) với hai hành lang (đất và biển)” do nguyên tbt Nông Đức Mạnh ký kết ngầm với lãnh đạo ĐCS TQ từ đầu năm 2000. Đừng hỏi tại sao Quốc Hội cứ phải lải nhải mãi chuyện “”đường sắt cao tốc” tạo điều kiện cho TQ di chuyển quân đội xuống tận cực Nam Châu Á và “vấn đề biển Đông với cái lưỡi bò 9 đoạn” làm nhức nhối tâm can người Việt yêu nước không thôi?
TQ là ngư ông cắm câu chờ thời từ 60 năm qua, họ tung tiền và nhân lực để làm mồi nuôi vỗ béo bè lũ bán nước, tạo một thế lực ngầm nhưng rất mạnh làm phân hoá nội bộ Đảng và Nhà Nước, ngay trong mọi tầng lớp xã hội cũng có sự hiện diện của các bóng ma này. Mục tiêu chính của chúng là gây sức ép lên lãnh đạo ĐCS VN, sau đó là ru ngủ tầng lớp trí thức yêu nước để ngầm tiêu diệt mọi phản kháng chống ngoại xâm, giống như vi khuẩn SIDA (AIDS) ngấm dần trong não bộ, tiêu diệt hệ thống miễn dịch (immunity) từ đó cơ thể con người sẽ là nạn nhân của mọi bệnh tật nhất là ung thư, đi đến cái chết lâm sàng hiển nhiên.
Kết luận: Nguyễn Tấn Dũng vội vàng ra lệnh huỷ bản án bà Ba Sương, chính là muốn dập tắt ngọn lửa đang lan truyền từ ngòi nổ Tiên Lãng, chứ nếu không, để cho thùng thuốc súng Nông Trường Sông Hậu nổ bùng thì sẽ xảy ra đại loạn trong miền Nam. Ngoài ra, để đánh lạc hướng dư luận, nhất là giới trí thức trong nước, thì lời tuyên bố dõng dạc của ông Chu Hảo và nhà toán học Ngô Bảo Châu chính là lèo lái dư luận vào cuộc tranh luận vô bổ “trí thức và phản biện”, không ai quan tâm chuyện tày trời khác. Thêm một lý giải nữa cho thấy Ba Dũng đang củng cố phe phái của mình bằng cách đưa hết con cái người thân gia đình vào guồng máy chính trị, điển hình là người con út tên là Nguyễn Minh Triết mới đây.
2/2/2012, Canada
© Lê Quốc Trinh
© Đàn Chim Việt
Ông André Menras Hồ Cương Quyết trò chuyện cùng diễn đàn X-Cafe (tiếp theo)
Phần Giới thiệu – Phần 1 – Phần 2
Diễn đàn sẽ lần lượt đăng những trả lời của ông André Menras Hồ Cương Quyết đến các câu hỏi của những thành viên và khách viếng thăm diễn đàn X-Cafevn. Tất cả các bản dịch sang tiếng Việt đã được ông Hồ Cương Quyết xem trước, hiệu đính và đồng ý.
Thành viên Ganh Hang Hoa hỏi:
Kính chào ông Andre Menras ,
Đầu tiên xin gửi đến ông lời cám ơn về công khó của ông khi thực hiện cuốn phim Hoàng Sa – Nỗi đau mất mát , vì nó giúp cho nhiều người trong đó có tôi hiểu rõ thêm về hoàn cảnh khó khăn và cuộc sống đau buồn của ngư dân biển VN bị Trung Cộng bắt bớ, giết hại . Thứ hai kính chúc ông và gia đình một Năm Mới an lành và hạnh phúc .
Tôi xin được hỏi ông 4 câu hỏi sau :
1- Nguyên do nào , động lực nào thúc đẩy ông thực hiện đoạn phim tài liệu này ? Ông mong rằng nó sẽ đem lại được hiệu quả nào nếu nó được trình chiếu rộng rãi tại VN ?
Ông Hồ Cương Quyết trả lời:
Nguyên văn:
Je vais essayer de répondre à ces deux questions dans une même réponse.Bản dịch của thành viên hdat:
Il y de cela 7 ans environ, en lisant le journal Thanh Nien à Nha Trang, j’ai lu la nouvelle de pêcheurs du Quang Ngai arrêtés et capturés par les Chinois (« tau la ») dans les eaux proches de Hoang Sa. J’ai posé des questions à mes amis anciens prisonniers politiques sous l’ancien régime et j’ai vu qu’ils étaient gênés pour me répondre.
Certainement, ils ne voulaient pas me faire de peine ou me mettre en colère, car ils connaissent bien mon caractère. Ces silences embarrassés ont aiguisés ma curiosité et j’ai senti, comme un enfant auquel les adultes cachent des choses interdites, qu’il fallait que je les découvre. A cette époque, je ne lisais pas les pages d’internet. Je me suis donc mis à poser des questions autour de moi, aux gens de la rue : aux vendeurs de journaux, cyclos, vendeuses de soupe, collègues enseignants…partout, j’ai rencontré de la gêne à parler de cela, de la tristesse, et j’ai compris que la discussion sur ce sujet n’était pas encouragée par les autorités. Par contre, j’ai aussi constaté que les gens savaient, sans connaître les détails, que les pêcheurs du Centre Vietnam souffraient des agressions de la Marine de guerre chinoise. Alors, j’ai poussé mes recherches plus avant : lecture de documents historiques sur les questions de souveraineté, lecture de documents juridiques, observation plus attentive et plus suivie de l’actualité. Des nouvelles perçaient de temps en temps dans les journaux concernant les pêcheurs et les protestations du porte –parole du Ministère des affaires étrangères du Vietnam étaient publiées dans la presse. Mais on ne parlait pas du tout ou rarement de la situation concrète des pêcheurs et de leurs familles. Au cours des dernières années, la situation s’est aggravée. Les autorités chinoises ont multiplié les agressions, ont accru leur violence et leur présence illégale dans zone maritime sous souveraineté vietnamienne…La presse vietnamienne a pu donner certaines informations, mais a été généralement réduite au silence quant aux commentaires. Des journalistes honnêtes et patriotes ont payé cher leur courage. Des bloggers aussi. Je me suis mis à internet et à lire des pages « xau », des blogs, et j’ai fait le tri des informations, des commentaires. J’ai compris que ce problème qui était d’abord une question humaine concernant la protection des travailleurs de la mer exerçant paisiblement leur métier dans une zone sous la souveraineté de leur Etat, devenait une question de liberté d’information, de liberté d’expression, bref : de démocratie. D’un autre côté, j’ai aussi bien mesuré que la première protection des pêcheurs et de leurs familles devait venir de leur propre peuple, de la solidarité de tout le peuple vietnamien. Sans elle, pas question d’appeler avec succès la solidarité internationale pour mettre pacifiquement un coup d’arrêt aux agressions chinoises et à leur appétit expansionniste. Or, cette solidarité populaire au Vietnam était strictement, quelquefois violemment empêchée par la rétention des informations imposée par le pouvoir. C’était un peu comme si dans une famille le voisin pénètre chez vous, vient étrangler vos enfants et si vous, le père de famille, leur interdisez de crier de peur qu’il ne casse les vases et brise le mobilier. Tous les arguments que certains de mes amis proches du pouvoir pouvaient me donner sur cette question « nhay cam », sur les négociations en cours qu’il ne fallait pas gêner, sur la puissance de guerre de l’armée chinoise, sur ses représailles économiques certaines qu’elle pouvait exercer, sur le nécessaire « cong hien » à payer à Pékin pour avoir droit à la paix…Aucun de ces arguments ne m’a convaincu. Au contraire, même quand ils étaient avancés par des dirigeants vietnamiens honnêtes et sincèrement patriotes, j’ai toujours considéré ces arguments comme des jugements à courte vue. D’abord, car, ils ne tenaient jamais compte du fait que les dirigeants chinois avaient nécessairement besoin de la paix et d’une bonne image pour continuer leur essor économique, garant de calme et de stabilité politique à l’intérieur de leur propre pays. Ils ne pouvaient pas se payer le faux pas d’une guerre dangereuse pour eux, avec un pays dont le peuple a montré qu’il peut et sait se battre patriotiquement contre des forces étrangères apparemment de beaucoup supérieures aux siennes. Je ne serai jamais un va-t- en guerre : pour avoir connu la guerre et ses horreurs, sachant que ce sont toujours les plus pauvres qui en endurent les plus terribles conséquences, je suis un homme de paix. Et je pense que se mobiliser pour dénoncer le plus fort possible les actes d’agression de Pékin, loin d’être un acte de guerre qui selon certains « jette de l’huile sur le feu », est, au contraire un acte fondamentalement pacifique. A condition que cette mobilisation soit ferme et très large, en un mot : populaire. Et cela passe par l’information concrète, totale et sans censure de la réalité vécue par les pêcheurs.
Je n‘ai jamais non plus accepté une analyse dont la conclusion est : la négociation avec la Chine n’est pas l’affaire du peuple dans son ensemble, c’est celle du Parti (et quand je dis Parti ici, je veux dire un petit nombre de dirigeants qui « négocient » sans contrôle aucun avec un petit nombre de dirigeants chinois). La terre et la mer du Vietnam sont l’affaire de chaque Vietnamien et de tous les Vietnamiens ! Comme le sort de nos compatriotes pêcheurs est l’affaire de chaque citoyen du Vietnam. Tous doivent connaître dans le détail leur situation, les entendre raconter leur vie et leurs difficultés quotidiennes pour que tous soient mobilisés pour aider, pour protéger, pour faire face au danger commun. Interdire les informations à ce sujet, c’est affaiblir le Vietnam qui a toujours tiré l’essentiel de sa force de son propre peuple.
J’ai aussi découvert que d’un côté, la Chine, à partir d’un système politique, administratif, juridique et militaire solidement construit, employait des moyens de propagande énormes auprès de son peuple et à l’étranger pour tromper l’opinion et isoler le Vietnam alors que les dirigeants vietnamiens ne créaient même pas les conditions de faire connaître à l’intérieur de leur propre pays les arguments historiques et juridiques qui justifient ses revendications souveraines pour Hoang Sa et Truong Sa. Pas de programme réel et solide dans les écoles pour que les jeunes apprennent à connaître l’histoire, la géographie de ces archipels qui appartiennent à la patrie. La plupart des étudiants de Ly Son que j’ai rencontrés ne connaissent même pas la situation et le nom des îles de l’archipel Hoang Sa où leur père, leurs oncles et leurs grands frères vont pêcher ! Seuls des efforts sérieux sont faits dans ce sens à Da Nang, et , à un degré moindre, à Quang Ngai. Il faut en féliciter les dirigeants locaux. Il n’y a pas encore de loi sur la mer présentée et votée par l’assemblée nationale…Bref, plus je me passionnais pour cette question, plus je mesurais son importance et plus je découvrais qu’en procédant si timidement, le Vietnam ne pourrait jamais gagner la dure bataille qui l’oppose à l’expansionnisme de Pékin, que les îles avaient déjà été volées et que la mer allait aussi devenir celle des pêcheurs chinois. Alors j’ai écrit de nombreux articles, certains ironiques, d’autres amers et même accusateurs. Mais si écrire des articles, rechercher des documents est très important, cela ne suffit pas. Il faut agir concrètement. C’est ce qui m’a décidé à me rendre à Ly Son, à Binh Chau, principales bases de départ des chalutiers pour Hoang Sa, afin de rencontrer les pêcheurs, voir comment ils vivaient et dans quelles conditions ils devaient travailler. J’avais déjà à ce moment là ma nationalité vietnamienne et ma CMND. J’avais donc le droit de me rendre sur l’île, sans formalité particulière. Je l’ai fait, en bénéficiant partout où j’allais de la bienveillante attention des différents services de sécurité qui me suivaient attentivement, sans doute pour me « protéger » des méchants pêcheurs…J’ai tout de suite senti que, malgré le respect extérieur que les autorités me témoignaient, j’étais un personnage gênant, voire suspect. J’avais décidé d’aller pêcher dans la zone de Hoang Sa comme membre de l’équipage d’un chalutier pour réaliser un reportage sur les conditions de vie de ces pêcheurs en haute mer, près des îles. Ma santé physique et mon expérience de la mer me le permettaient. J’ai donc trouvé un patron pêcheur qui a accepté de m’emmener à condition que je paie les frais. Mais quand nous sommes tous les deux allés à Quang Ngai au centre provincial des « Bien Phong » pour m’inscrire sur le registre des pêches, personne n’a voulu me recevoir. Par la suite, mon ami pêcheur, très embarrassé, est venu me rendre mon argent disant que sa femme n’était pas d’accord. Pauvre homme ! J’ai bien compris qu’il s’était mis en danger. J’ai écrit un long article sur cette histoire qui a été publié par Bauxite Vietnam : « Hoang Sa : sep di vang ! ». Je suis revenu plusieurs fois (5 fois en tout) à Binh Chau et Ly Son. J’ai dormi et mangé chez les pêcheurs, posé et tiré les filets avec eux. Je n’ai jamais pu réaliser mon souhait parce que les « an ninh » ou « cong an » ou « bien phong », sans jamais m’interdire quoi que ce soit, ont fait pression dans mon dos sur les pêcheurs pour faire échouer mon projet. A partir de là, suite à une rencontre que j’ai sollicitée avec M. Nguyen Minh Triet, alors président de la République en exercice, est née l’idée du film « Hoang sa Vietnam : Noi Dau Mat mat ».
Tôi sẽ cố gắng trả lời hai câu hỏi cùng lúc.
Cách đây khoảng 7 năm, khi đọc tờ báo Thanh Niên tại Nha Trang, tôi thấy ngư dân Quảng Ngãi bị Trung Quốc (“tàu lạ”) bắt trong hải phận gần Hoàng Sa và đưa đi. Tôi hỏi một số bạn, các cựu tù nhân chính trị dưới chế độ cũ và thấy họ gặp khó khăn khi trả lời. Chắc chắn, họ không muốn làm tổn thương tôi hay làm cho tôi tức giận, vì họ biết tính cách của tôi. Nhưng, sự im lặng càng làm tôi tò mò và tôi cảm thấy họ coi mình như một đứa trẻ mà họ là người lớn muốn che giấu những điều cấm kỵ, và tôi muốn khám phá ra nó. Vào thời điểm đó, tôi không đọc các trang mạng Internet. Vì vậy, tôi bắt đầu đặt câu hỏi xung quanh tôi, những người gặp ngoài đường như : người bán báo, người đạp xích lô, người bán phở, đồng nghiệp dạy học, …. nghĩa là khắp nơi, họ tuy đều buồn nhưng đều không dám nói. Tôi hiểu rằng các cuộc nói chuyện về vấn đề không được chính quyền khuyến khích. Ngược lại, tôi phải công nhận rằng người dân đều biết tuy không chính xác rằng ngư dân ở miền Trung bị Hải quân Trung Quốc tấn công. Vì vậy, tôi tiếp tục tìm kiếm sâu hơn: đọc các tài liệu lịch sử về vấn đề chủ quyền, đọc các văn bản pháp lý, tập trung chú ý hơn và theo sát các tin tức. Thỉnh thoảng cũng có các tin tức trên báo mà phải để ý mới thấy nói về ngư dân và phản ứng của phát ngôn viên Bộ ngoại giao. Nhưng họ chẳng nói hay gần như không nói về tình hình thực tế của ngư dân và gia đình họ. Trong những năm cuối, tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Chính quyền Trung Quốc tăng cường các cuộc tấn công, với bạo lực gia tăng lên cũng như sự hiện diện bất hợp pháp trong hải phận thuộc chủ quyền Việt Nam …
Báo chí Việt Nam chỉ cung cấp một vài thông tin nhất định và nhìn chung im lặng, đặc biệt về bình luận. Những nhà báo trung thực và yêu nước đã trả giá đắt cho sự can đảm của họ. Bloggers cũng vậy. Tôi bắt đầu đọc các trang mạng “xấu”, blog, và tôi đã sắp xếp thông tin, bình luận. Và tôi nhận ra rằng vấn đề này lúc đầu chỉ là một vấn đề đời sống liên quan đến việc bảo vệ những người dân hành nghề trên biển một cách hòa bình trong một khu vực thuộc chủ quyền của một đất nước, đã trở thành một vấn đề về tự do thông tin, tự do phát biểu, hay nói ngắn gọn : vấn đề dân chủ. Mặt khác, tôi đo lường được rằng bảo vệ ngư dân và gia đình họ là vấn đề của chính họ, và chỉ có nhờ vào sự đoàn kết của tất cả người dân Việt Nam. Nếu không có nó, thì cũng chẳng mong gì kêu gọi sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế để ngăn chặn một cách bất bạo động các cuộc tấn công của Trung Quốc, bọn bành trướng lòng tham không đáy. Nhưng tình đùm bọc vẫn có giữa những người Việt Nam lại bị hạn chế, đôi khi còn bị ngăn cản vì các tin tức không được phổ biến bởi ngay chính quyền. Nó cũng như một người hàng xóm xâm nhập vào nhà của mình rồi xiết cổ trẻ con, mà người cha cấm chúng không được kêu cứu vì sợ kẻ kia làm vỡ bình hoa hay làm bể đồ đạc. Nhiều bạn bè tôi làm việc cho chính quyền đã đưa ra những lý lẽ về vấn đề “nhạy cảm” rằng nó đang được đàm phán và không nên làm ảnh hưởng, về sức mạnh quân sự của Trung Quốc, về khả năng trả thù về kinh tế, về sự cần thiết của “cống hiến” đối với Bắc Kinh để được bình yên, … Chẳng có cái nào có thể thuyết phục được tôi. Ngược lại, ngay cả những lý do đó được đưa ra bởi các lãnh đạo Việt Nam yêu nước một cách trung thực và chân thành, thì tôi cũng coi chúng là là những quyết định thiển cận. Thứ nhất, bởi vì, họ không muốn thấy rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc rất cần một sự yên tĩnh nhằm tạo ra hình ảnh tốt để tiếp tục tăng trưởng kinh tế của họ, đảm bảo tính ổn định chính trị ngay trong đất nước của họ . Họ không thể không tính đến giá phải trả cho một cuộc chiến tranh nguy hiểm đối với một quốc gia mà ai cũng biết rằng người dân nước đó có thể chiến đấu chống lại các quân đội nước ngoài rõ ràng mạnh hơn họ rất nhiều. Tôi sẽ chẳng bao giờ là người hiếu chiến vì tôi đã biết thế nào là chiến tranh và những hình ảnh kinh hoàng của nó. Tôi cũng biết rằng, những người nghèo nhất luôn là những người gánh chịu hậu quả khủng khiếp nhất. Tôi là một người của hòa bình. Và tôi nghĩ rằng biểu tình tố cáo hành vi xâm lược ở Bắc Kinh, dù mạnh nhất, chẳng những còn xa là một hành động chiến tranh theo một số người nói “đổ thêm dầu vào lửa”, mà thực ra là một hành động cơ bản cho hòa bình. Với điều kiện là những cuộc biểu dương như vậy phải kiên quyết và rộng rãi, hay nói cách khác là có tính quần chúng. Và điều này đòi hỏi thông tin cụ thể, đầy đủ và không bị cắt xén về sự thực của ngư dân.
Tôi cũng không bao giờ chấp nhận lập luận với kết luận: đàm phán với Trung Quốc không phải là vấn đề của người dân nói chung mà chỉ là của Đảng (khi tôi nói Đảng ở đây, thực ra chỉ là một số ít các nhà lãnh đạo những người đàm phán mà không có sự kiểm soát cũng như với một số ít nhà lãnh đạo Trung Quốc). Đất và biển của Việt Nam là vấn đề của mỗi cũng như của mọi người Việt Nam! Cũng như vậy, số phận của ngư dân, đồng bào chúng ta, thuộc về trách nhiệm của mỗi công dân Việt Nam. Tất cả đều phải biết mọi chi tiết về tình trạng của ngư dân, lắng nghe họ nói về cuộc sống vật lộn hàng ngày mà có thể huy động để chẳng những giúp đỡ, bảo vệ họ, mà còn chống lại mối nguy hiểm chung. Việc cấm thông tin về vấn đề này chỉ làm cho Việt Nam yếu đi, một đất nước vẫn có được sức mạnh nhờ tất cả đồng lòng.
Mặt khác qua đó, tôi cũng khám phá ra rằng, Trung Quốc, từ một hệ thống chính trị, hành chính, pháp lý và quân sự được xây dựng vững chắc, lại sử dụng các phương tiện tuyên truyền mạnh mẽ chẳng những trong nước mà còn cả với quốc tế để lừa dối dư luận và cô lập Việt Nam trong khi các nhà lãnh đạo Việt Nam lại không tạo ra các điều kiện để thông báo ngay trong đất nước của mình các tài liệu lịch sử và pháp lý để chứng tỏ chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Không có chương trình nào vững chắn và thực tế trong nhà tường dạy giới trẻ tìm hiểu về địa lý, lịch sử của các quần đảo, một phần của Tổ quốc. Hầu hết các sinh viên mà tôi đã gặp tại Lý Sơn thậm chí không biết tình hình và tên của các hòn đảo của Hoàng Sa, nơi mà cha, chú bác và anh em họ đi đánh cá! Chỉ ở Đà Nẵng người ta mới cố gắng quan tâm đến vấn đề này, và ở Quảng Ngãi với một mức độ thấp hơn. Chúng ta phải chúc mừng các nhà lãnh đạo địa phương này. Hiện vẫn chưa có luật biển được đệ trình lên quốc hội … Tóm lại, tôi càng thích thú đến vấn đề này, tôi càng thấy tầm quan trọng của nó và tôi còn phát hiện ra rằng với những hiểu biết của mình còn ít ỏi thì Việt Nam không bao giờ có thể giành chiến thắng trong trận chiến cuối cùng chống bọn bành trướng Bắc Kinh, rằng các đảo đã bị đánh chiếm và hải phận cũng sẽ thuộc về sở hữu thực sự của ngư dân Trung Quốc. Vì vậy, tôi đã viết nhiều bài viết, một số với mỉa mai, với cay đắng và thậm chí cả với những lời buộc tội. Nhưng nếu chỉ viết bài, chỉ tìm tài liệu tuy là rất quan trọng, thì cũng không đủ. Chúng ta phải có hành động cụ thể. Đó là những gì thúc đẩy tôi quyết định đi đến Lý Sơn, đến Bình Châu, nơi các tàu thuyền đánh cá xuất phát đi ra Hoàng Sa, để gặp gỡ ngư dân, xem sống ra sao và làm việc trong điều kiện nào. Tôi đi vào thời điểm mà tôi đã có quốc tịch Việt Nam, có thẻ CMND (chứng minh nhân dân). Nhờ vậy, tôi có quyền đến các đảo mà không cần bất kỳ thủ tục đặc biệt. Tôi đã đi nhiều nơi như vậy, và chỗ nào cũng được hưởng sự quan tâm đặc biệt của các cơ quan an ninh đi theo chắc để “bảo vệ” tôi trước những ngư dân xấu bụng … Ngay lập tức, tôi cảm thấy rằng, mặc dù chính quyền tỏ ra tôn trọng tôi bề ngoài, nhưng thực ra đối với họ tôi chỉ là kẻ gây phiền nhiễu , một kẻ đáng nghi ngờ. Tôi quyết định xuống một tàu đánh cá ra khu vực Hoàng Sa như một ngư dân để làm một phóng sự về cuộc sống của các ngư dân trên biển cạnh các hòn đảo. Sức khỏe và kinh nghiệm về biển cho phép tôi làm được điều đó. Tôi tìm được một chủ thuyền đồng ý cho tôi đi cùng với điều kiện phải trả lệ phí. Nhưng khi hai chúng tôi đã đến Quảng Ngãi, trạm “Biên phòng” của tỉnh để ghi danh vào sổ đăng ký ngư dân, không ai muốn tiếp tôi. Sau đó, chủ thuyền với bộ mặt ngượng nghịu đến trả lại tiền tôi và nói rằng vợ ông ta không đồng ý. Tội nghiệp ông ấy! Tôi hiểu rằng ông đã tự tạo ra nguy hiểm cho bản thân. Tôi đã viết một bài viết dài kể về câu chuyện này và nó đã được đăng trên Bauxite Việt Nam, “Hoàng Sa: sếp đi vắng! “. Tôi đã quay lại Bình Châu Lý Sơn nhiều lần (5 tất cả). Tôi ngủ và ăn ở các nhà ngư dân, kéo và xếp lưới với họ. Tôi không thể thực hiện những gì tôi muốn vì luôn có “an ninh”, “công an” hay “biên phòng” tuy không cấm tôi, nhưng sau lưng tôi họ làm sức ép lên các ngư dân để làm hỏng dự định của tôi. Từ những sự việc này, và sau một cuộc gặp gỡ theo đề nghị của tôi với ông Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch nước lúc đó, tôi có ý tưởng làm bộ phim “Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát”.
Thành viên Ganh Hang Hoa hỏi:
2- Ông có nghĩ là nhà nước VN sẽ cấm chiếu không , hay ông thực sự ngạc nhiên vì sự cấm đoán này ? Ông có dự định sẽ vận động hay đấu tranh như thế nào để nó được trình chiếu rộng rãi tại VN không ? Hay ông chấp nhận sự cấm đoán này và chỉ tìm cách phổ biến nó ở hải ngoại thôi ?
Ông Hồ Cương Quyết trả lời:
Nguyên văn:
J’ai été étonné de cette interdiction que je trouve violente, insultante pour moi et mes amis patriotes présents ce soir là, injuste pour les pêcheurs, très négative pour l’image du pouvoir et des forces de police au Vietnam et à l’étranger et enfin totalement contre- productive car elle a fait grimper en flèche le nombre de visiteurs du Film sur Youtube, provoqué la réaction de l’AFP et d’un bon nombre de journaux et revues étrangères. En un mot, je la qualifierai de brutalement imbécile. A moins que ce ne soit un stratagème pour faire au film une énorme publicité que nous n’aurions pas eu les moyens de lui offrir, car ce soir- là à Saigon, seulement une centaine d’amis devaient assister à sa projection privée. Si c’était là le but publicitaire visé, je dois remercier les cong an et ceux qui ont commandé leur intervention.Bản dịch của thành viên hdat:
Mon but n’a jamais été de partir en guerre contre les autorités Saïgonnaises ni contre ceux qui ont donné cet ordre d’interdiction. Mon but aujourd’hui n’est pas de leur faire un procès. J’ai dit et écrit ce que j’en pensais. Je le maintiens et je laisse aux responsables toute la responsabilité de leur décision. Mais, ce que je puis affirmer, c’est qu’ils vont tout droit dans le mur car plus ont interdit et plus on pousse les gens à lutter contre l’interdit, surtout s’il est injuste. Si les censeurs avaient pu prouver que ce film est un film de propagande contre le régime, s’ils avaient pu montrer qu’il fait du mal aux pêcheurs, s’ils avaient pu trouver dans ce film des propos insultants pour la Chine ou le peuple chinois, s’ils avaient pu y trouver des informations fausses, alors , ils auraient eu des raisons d’interdire sa projection. Mais il n’y a rien de tout cela. Et, en admettant que je n’ai pas demandé l’autorisation de projection (privée) selon la loi vietnamienne, ils auraient pu me guider pour en faire les démarches s’ils avaient vraiment voulu que le film soit projeté. Visiblement ils ne le voulaient pas ! La question que je me pose est « ils » c’est qui ? A qui profite le fait que ce film soit interdit de projection au Vietnam ? J’ai un élément de réponse qui est : aux dirigeants de Pékin. Mais la réponse est-elle si simple ? L’interdiction ne profite-t-elle pas à d’autres qui sont, eux, Vietnamiens ? L’Histoire finira bien par nous le dire. Quoi qu’il en soit, pour un Vietnamien digne de ce nom l’interdiction et son procédé est inacceptable. Et je suis absolument sûr qu’un jour ce film documentaire sera projeté au Vietnam où il a déjà beaucoup été vu par internet. En attendant, je ferai tout pour qu’il soit le plus largement vu à l’Etranger.
Tôi ngạc nhiên với lệnh cấm và thấy nó thật quá đáng, nó xúc phạm đến tôi và cả những người bạn yêu nước đêm đó, nó không công bằng cho ngư dân, nó tạo hình ảnh tiêu cực cho chính quyền và công an chẳng những ở Việt Nam và ở cả nước ngoài và cuối cùng nó hoàn toàn phản tác dụng bởi vì nó làm tăng số lượng người truy cập trên YouTube, gây nên phản ứng của AFP, một số tờ báo và tạp chí nước ngoài. Hay nói gọn là ngu ngốc và tàn nhẫn. Trừ khi đây là một mưu đồ để quảng cáo cho bộ phim để nhiều người xem, vì chúng tôi không có khả năng thực hiện. Đêm đó ở Sài Gòn, chỉ khoảng trăm bạn bè đã đến tham dự buổi chiếu tư nhân. Nếu đây là mục đích quảng cáo, thì tôi phải cảm ơn công an và những người lên án lệnh cấm.
Mục tiêu của tôi là không bao giờ phát động một cuộc chiến chống lại chính quyền thành phố Sài Gòn hay chống lại những người ra lệnh cấm. Mục tiêu của tôi ngày nay không phải là kiện họ ra toà. Tôi nói và viết những gì tôi nghĩ. Tôi vẫn bảo vệ quan điểm của mình và để cho những người đó chịu trách nhiệm cho hành động của họ. Nhưng tôi có thể khẳng định rằng họ đang lao thẳng đầu vào tường . Họ càng cấm, họ càng đẩy con người chống lại các lệnh cấm, đặc biệt khi chúng phi nghĩa. Nếu người kiểm duyệt có thể chứng minh rằng bộ phim này là một bộ phim tuyên truyền chống chế độ, nếu họ có thể cho thấy rằng nó làm tổn thương các ngư dân, nếu họ có thể tìm thấy trong bộ phim này những gì xúc phạm đến Trung Quốc, đến người Trung Quốc, nếu họ có thể tìm thấy các thông tin sai lệch, thì họ mới có lý do để cấm chiếu nó. Nhưng họ chẳng tìm ra được bất cứ lý do gì. Và, giả sử tôi đã không có giấy phép chiếu (tư nhân) theo pháp luật Việt Nam, họ có thể hướng dẫn cho tôi làm các thủ tục nếu họ thực sự muốn bộ phim được chiếu. Có thể thấy rằng họ không muốn! Tôi tự hỏi mình “họ” là ai? Ai được lợi khi bộ phim bị cấm chiếu ở Việt Nam? Tôi có một câu trả lời đó là: các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh. Nhưng câu trả lời chẳng nhẽ đơn giản như vậy ư? Hay lệnh cấm lại làm lợi cho chẳng ai khác ngoài chính những người Việt Nam ? Lịch sử sẽ cho chúng ta biết câu trả lời cuối cùng. Dù sao, đối với một người xứng đáng với danh Việt Nam, thì lệnh cấm và những hành động lúc đó là không thể chấp nhận được. Và tôi hoàn toàn chắc chắn rằng một ngày nào đó bộ phim tài liệu này sẽ được trình chiếu chính thức tại Việt Nam, ngay cả khi nó đã được coi nhiều trên mạng. Trong khi chờ đợi, tôi sẽ làm mọi thứ để cho nó chiếu rộng rãi nhất ở nước ngoài.
Thành viên Ganh Hang Hoa hỏi:
3- Tiền từ thiện thâu được từ việc trình chiêu cuốn phim này sẽ do ai bảo quản và sẽ được sử dụng như thế nào ? Nếu được dùng để giúp đỡ những ngư dân được phỏng vấn trong phim thì ông sẽ làm gì để bảo đảm tiền đến được tận tay họ mà không bị ăn chặn?
Ông Hồ Cương Quyết trả lời:
Nguyên văn:
L’association dont je suis président, l’ADEP France Vietnam ( Hoi huu nghi phat trien tra doi su pham Phap Viet) a déjà engagé depuis plus d’un an un programme d’aide aux veuves et aux orphelins des pêcheurs. Pour l’achat de produits de première nécessité, aliments , médicaments, pour des bourses d’études annuelles. En mai dernier j’ai pu aider 6 veuves de pêcheurs récemment disparus disparus et le Loup de mer Mai Phung Luu (22trieu VND). En novembre, j’ai pu encore leur transmettre 66 trieu VND). Nous avons déjà réuni une nouvelle somme s’élevant à 70 trieu dongs. Et j’espère bien que chaque projection du film s’accompagnera d’une collecte importante. Ainsi nous aiderons efficacement les familles qui en ont le plus besoin. Cette aide va être clairement consignée dans la page Web de l’association www.adepfrancevietnam.fr email : adep@adepfrancevietnam.fr . Les sommes données, les noms des récipiendaires (avec les reçus signés et datés), les noms des donateurs (pour ceux qui le désirent) y seront clairement consignés. Enfin et surtout je dois dire que les autorités ne nous ont jamais fait de difficulté pour transmettre directement, sans aucun intermédiaires, les sommes que nous avons toujours données sur place. Je dois dire aussi que, grâce au film et aux lettres des enfants de pêcheurs, le grand quotidien Thanh Nien a publié une série de cinq articles et a appelé ses lecteurs à participer à une campagne de solidarité matérielle. Les lecteurs ont été très généreux. J’espère que cela ne fait que commencer.Bản dịch của thành viên hdat:
Hiệp hội mà tôi làm chủ tịch, ADEP Pháp Việt Nam (Hội Hữu Nghị phát triển trao đổi sư phạm Pháp Việt) đã tham gia từ hơn 1 năm vào chương trình giúp những góa phụ và trẻ mồ côi của ngư dân để mua nhu yếu phẩm thiết yếu, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, học bổng hàng năm. Tháng Năm năm ngoái tôi đã giúp được 6 quả phụ của những ngư dân vừa mất tích và con sói biển Mai Phụng Lưu (22 triệu đồng). Tháng mười một, tôi cũng chuyển đến cho họ 66 triệu đồng. Chúng tôi vừa quyên góp được thêm 70 triệu đồng. Và tôi hy vọng sau mỗi buổi chiếu phim sẽ quyên góp được một số tiền lớn. Như vậy, chúng tôi có thể giúp một cách hiệu quả các gia đình, những người thật sự cần nó. Sự trợ giúp này sẽ được ghi rõ trong trang web của hiệp hội www.adepfrancevietnam.fr email: adep@adepfrancevietnam.fr. Số tiền quyên đóng góp, người thu nhận (biên nhận có chữ ký và ngày), tên của người giúp đỡ (cho những ai muốn) đều được ghi rõ ràng. Cuối cùng, tôi phải nói rằng chính quyền chưa bao giờ gây bất kỳ khó khăn khi chúng tôi giao quà trực tiếp, không qua trung gian. Chúng tôi đưa tiền ngay tại chỗ. Tôi cũng muốn nói rằng thông qua phim ảnh và các thư của con em ngư dân, tờ báo hàng ngày Thanh Niên xuất bản một loạt năm bài báo và kêu gọi độc giả tham gia chiến dịch giúp đỡ về vật chất. Độc giả đã rất hào phóng. Tôi hy vọng đây chỉ là khởi đầu.
Thành viên Ganh Hang Hoa hỏi:
4- Trước kia ông tranh đấu chống lại chính phủ VNCH , cho rằng CS và Mặt trận giải phóng miền Nam sẽ đem lại độc lập tự do hạnh phúc thực sự cho người dân 2 miền Nam Bắc . Bây giờ sau 37 năm dưới sự cầm quyền của đảng CS , ông có suy nghĩ gì về đời sống của người dân VN ngày nay , so với trước năm 1975 ?
Thành thật cám ơn ông .
Ông Hồ Cương Quyết trả lời:
Nguyên văn:
Comme je l’ai déjà dit et expliqué dans mes précédentes réponses on ne peut comparer la vie de la très grande majorité des Vietnamiens pendant la guerre avec la vie aujourd’hui. (Je n’ai connu que celle du Sud mais je pense qu’au Nord cela devait aussi être très dur).Bản dịch của thành viên hdat:
Ce que l’on peut dire si on est honnête c’est que Vietnam en paix est incomparablement plus facile à vivre que l’enfer qu’il était avant 1975 et même immédiatement après, pour la majorité du peuple. Ce que je puis dire aussi c’est que le Vietnam se développe rapidement selon les critères officiels utilisés pour mesurer ce développement. Cependant, ces critères économiques, très généraux et facilement faussés, traduisent quelquefois très mal la réalité. Pour que ce développement soit solide et durable, le Vietnam doit relever nécessairement certains défis : réduire vraiment le fossé encore très grands entre les pauvres et les riches,(or , il semble s’aggraver), rétablir la justice sociale en instaurant un droit concret à l’école gratuite, à la santé et au logement pour les plus pauvres. C’est à ces premiers critères selon moi qu’on doit juger la force et la modernité d’une société. Le Vietnam doit aussi vaincre « l’ennemi intérieur » qui est la corruption, véritable gangrène qui pourrit le système de haut en bas. Et il faut commencer par le haut ! En même temps, le Vietnam doit garantir son indépendance si chèrement acquise par les générations précédentes : en protégeant ses terres, aux frontières et dans le pays ; en protégeant sa mer et ses îles ; en protégeant ses matières premières et en évitant de les brader à l’Etranger (bauxite des hauts plateaux, charbon et autres minerais, bois, vendus en contrebande à travers des frontières très perméables…). C’est aussi de cela que dépend l’avenir du pays. Le Vietnam doit protéger son environnement des pollutions industrielles sauvages qui prennent souvent racine dans la corruption et le profit immédiat de quelques uns. Tous ces défis ne peuvent être relevés que si la majorité du peuple participe activement à ces nouveaux combats. Et c’est là le plus grand défi que le Vietnam doit maintenant relever : le défi démocratique. Le mieux vivre durable et le bonheur sont à ce prix.
Bien sûr, par ces appréciations personnelles, je ne veux donner aucune leçon. Si on analyse bien l’actualité et les « affaires » malodorantes et choquantes qui surgissent de temps à autres à la surface des sociétés occidentales comme celle de la France et des USA par exemple, on voit bien que ces pays ont eux-aussi, des défis démocratiques à relever. Ne parlons pas de la société chinoise qui est l’anti-démocratie d’où l’humain est exclu. Ce que je veux dire simplement, pour répondre à votre dernière question, c’est qu’après les immenses sacrifices consentis par des générations pour avoir droit à une société civile, libre, où il fait bon vivre de son travail, après ce que le Vietnam a représenté d’espoir pour les jeunesses du Monde entier, nombreux sont les gens comme moi qui pensent que le peuple du Vietnam mérite mieux que ce qu’il a .
Je vous remercie de vos questions.
Như tôi đã nói và giải thích trong các câu trả lời trước đây, chúng ta không thể so sánh cuộc sống của đại đa số người Việt Nam trong chiến tranh với cuộc sống hôm nay. (Tôi chỉ biết miền Nam, nhưng tôi nghĩ miền Bắc cũng khó khăn như vậy).
Nếu chúng ta nói một cách trung thực, đa số người dân cho rằng ở Việt Nam trong hòa bình cuộc sống chắc chắn dễ dàng hơn là cuộc sống dưới địa ngục trước năm 1975 và thậm chí ngay sau khi đó. Tôi cũng có thể nói là Việt Nam đang phát triển nhanh chóng theo các tiêu chí chính thức được sử dụng để đo lường sự phát triển. Tuy nhiên, các chỉ tiêu kinh tế, rất chung chung và dễ dàng bị bóp méo, đôi khi thể hiện sai thực tế. Để phát triển chắc chắn và vững bền, Việt Nam đang đối mặt với những thách thức nhất định : giảm khoảng cách vẫn còn rất lớn giữa người nghèo và người giàu (mà, điều này đang có vẻ tồi tệ hơn), khôi phục lại công bằng xã hội như học miễn phí, y tế và nhà ở cho người quá nghèo. Đây là tiêu chí, mà tôi nghĩ để đánh giá sức mạnh và hiện đại của một xã hội. Việt Nam cũng phải vượt qua những “nội thù” đó là tham nhũng, nó làm hư thối cả hệ thống từ trên xuống dưới. Và nó phải bắt đầu từ cấp trên! Đồng thời, Việt Nam cần đảm bảo vệ nền độc lập mà các thế hệ trước đã trả giá đắt để đạt được : bảo vệ đất, bảo vệ biên giới, bảo vệ hải phận và hải đảo, bảo vệ tài nguyên, tránh bán tháo chúng cho nước ngoài (bauxite Tây Nguyên, than và khoáng sản khác, gỗ,) …, hàng giả được chuyển dễ dàng qua biên giới. Tương lai đất nước phụ thuộc vào những điều này. Việt Nam phải bảo vệ môi trường khỏi ô nhiễm công nghiệp hoang dã thường bắt nguồn từ tham nhũng và lợi ích trực tiếp của một vài cá nhân. Tất cả những thách thức chỉ có thể được vượt qua nếu đa số người dân cùng tham gia vào cuộc chiến mới này. Và đây là thách thức lớn nhất mà Việt Nam hiện nay phải đối mặt: thách thức của dân chủ. Đó là cái giá trả cho một cuộc sống ổn định và hạnh phúc.
Tất nhiên, đây chỉ là những đánh giá cá nhân, tôi không muốn đưa ra bất kỳ bài học nào. Nếu chúng ta phân tích kỹ những tin tức, những “vụ việc” bốc mùi và gây sốc đôi khi xuất hiện ngay trong xã hội ví dụ như Pháp hay Mỹ chẳng hạn, thì rõ ràng là bản thân các nước này cũng có những thách thức dân chủ. Tất nhiên chẳng cần nói đến xã hội Trung Quốc là một chế độ phản dân chủ, nơi mà con người bị không có giá trị gì. Tôi muốn nói một cách đơn giản, trả lời cho câu hỏi cuối cùng của bạn là sau những hy sinh to lớn của nhiều thế hệ để đạt được một xã hội văn minh, tự do, nơi mà con người có thể sống nhờ công sức của mình, từ những gì mà Việt Nam đã đại diện cho hy vọng của thanh niên của thế giới, nhiều người như tôi nghĩ rằng dân tộc Việt Nam xứng đáng hơn những gì hiện tại.
Cám ơn các câu hỏi của bạn.
(còn tiếp)
Đập nước Miến Điện: Tại sao dự án Myitsome bị đình chỉ
Chiến dịch chống lại việc xây dựng đập Myitsone hội tụ lại những người bảo vệ môi trường, các học giả, và các nhà hoạt động chính trị trong đó có bà Aung San Suu Kyi, và đã trở thành một thử nghiệm nghiêm trọng đối với chính phủ dân sự do quân đội hậu thuẫn,.
Myitsone đã được phát triển bởi Bộ Điện lực nhà nước Miến Điện, các Công ty thuộc sở hữu tư nhân Asia World của Miến Điện và Tổng công ty Đầu tư điện lực Trung Quốc.
Với dự kiến hoàn thành vào năm 2019, đập sẽ tạo ra một hồ chứa với 766 kí lô mét vuông (296 dặm vuông) – một diện tích hơi lớn hơn khi so với Singapore. Phần lớn lớn lượng điện được tạo ra – theo vài báo cáo nói rằng 90% được dành cho xuất khẩu sang Trung Quốc.
Myitsone đã trở thành như một cớ sự nổi bật cho những ai lo sợ ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở Miến Điện. Bắc Kinh, đã từng khai thác những lỗ hổng được tạo ra bởi các biện pháp trừng phạt quốc tế, và đã hành động cách nhanh chóng để thu hoạch tài nguyên thiên nhiên phong phú của Miến Điện.
Thant Myint-U, tác giả của quyển Nơi Trung Quốc gặp Ấn Độ: Miến Điện và các ngã đường mới của châu Á. nói “Có một nhận thức đang lan truyền cho rằng Trung Quốc đã bị lợi dụng về tình hình Miến Điện trong những thập kỷ vừa qua,”
“Miến Điện có thể được hưởng lợi lớn từ thương mại và đầu tư với Trung Quốc, nhưng hầu như đều bị đưa đến những phản ứng dữ dội nếu các dự án của Trung Quốc được thực hiện không minh bạch và không mấy quan tâm đến tác động ảnh hưởng của chúng đối với cộng đồng địa phương.”
Myitsone, nói đúng hơn, đang được xây dựng tại đầu của Irrawaddy – là nơi hợp lưu của sông Mali và N’Mai – thuộc bang Kachin. Đó là một khu vực sinh học phong phú đa dạng, cách đường nứt thềm lục địa khỏang chừng 100km. Hay nói một cách khác, Myitsone là một dự án xây dựng khổng lồ trong một khu vực môi trường nhạy cảm, dễ bị động đất, nơi mà các nhóm vũ trang thuộc dân tộc thiểu số Kachin đang chiến đấu với quân đội Miến Điện.
Tổ chức Kachin Tự trị nhìn thấy con đập là mối đe dọa trực tiếp đến con người và sinh kế của họ. Hàng ngàn người dân địa phương đã được tái định cư để mở đường cho đập, hàng ngàn người khác sẽ bị buộc phải di chuyển khi dự án tiếp tục phát triển. Nhưng không có hội ý nào được mang ra công chúng.
Đất tổ của Miến Điện
Tiềm năng tác động môi trường thật là khó khăn để định cỡ. Không có nghĩa vụ pháp lý nào ở Miến Điện thực hiện bất kỳ việc đánh giá nào, mặc dù Công ty Cổ phần Đầu tư điện (CPI) Trung Quốc đã uỷ nhiệm việc nghiên cứu bởi các chuyên gia Trung Quốc và Miến Điện. Bản báo cáo đã không được công bố công khai, nhưng vài phần đã bị rỉ ra ngòai tới các nhà hoạt động. Được biết rằng có hai con đập nhỏ hơn sẽ được xây dựng thay vì một, nhưng lời khuyên đó đã bị bỏ qua bên.
Theo Grace Mang, từ nhóm vận động hành lang cho Sông ngòi Quốc tế, Công ty Cổ phần Đầu tư điện (CPI) Trung Quốc cho biết họ sẽ nghiên cứu tác động của đập trong quá trình xây dựng. “Toàn bộ các điểm tiến hành đánh giá tác động là để ngăn chặn hoặc giảm thiểu các tác động trước khi chúng xảy ra”, bà nói. “Nếu nó được tìm thấy rằng tác động môi trường hoặc xã hội là không thể chấp nhận được, thì dự án đó không nên được tiến triển.”
Trong sự kiện có thể đã được tính toán về văn hóa và chính trị để dẫn đến việc dự án bị đình chỉ. Đập Myitsone gây được tiếng vang vượt ra ngoài giới bảo vệ môi sinh hoặc cộng đồng Kachin vì vị trí của nó, nơi sinh của Irrawaddy.
“The Irrawaddy là di sản người dân Miến Điện, là sinh lộ và văn minh”, ông Aung Zaw, biên tập viên của trang web tin tức Irrawaddy. “Mọi người đều cảm thấy gắn liền với nó. Đó là lý do chiến dịch [chống lại đập] được hỗ trợ như vậy.”
Bên ngoài Miến Điện, các nhà hoạt động từ cả hai phía môi trường và các nhóm nhân quyền đã tiếp thêm trọng lượng của họ đằng sau chiến dịch. Grace Mang đã nói: “Họ đang làm tràn ngập, hoàn toàn theo nghĩa đen, nơi sinh của Miến Điện. Đó là lý do tại sao rất nhiều người đang phản đối.”
“Quyết định táo bạo”
Mặc dù thực tế rằng người chịu trách nhiệm về dự án, Bộ trưởng Bộ năng lượng điện của Miến Điện, Zaw Min, chỉ mới gần đây tuyên bố sẽ “chúng tôi sẽ không bao giờ thụt lùi lại”, một số nhân vật chính phủ khác đã bắt đầu lung lay. Một nguồn tin ngoại giao có trụ sở tại Rangoon nói với BBC: “Có những dấu hiệu khó chịu ngày càng tăng trong một số bộ trưởng ở Nay Pyi Taw. Có lẽ một số nhà lãnh đạo chính trị không muốn di sản của họ là một trong những thiệt hại không thể khắc phục cho Irrawaddy.
Điều này, rốt cục là, một chính phủ đã cố gắng thuyết phục công chúng đang hoài nghi trong và ngoài nước rằng đó là họ có sự khác biệt từ những người tiền nhiệm quân sự của họ và rất nghiêm trọng về cải cách. Phát biểu trước việc thông báo các dự án Myitsone sẽ bị đông lạnh, nhà văn Miến Điện, Thant Myint-U đưa ra quan điểm rằng đập này có thể là một cơ hội tốt cho chính quyền mới để chứng minh bản thân. “Đình chỉ việc làm xây đập sẽ là dấu hiệu tốt nhất cho đến nay cho thấy rằng chính phủ mới rất nghiêm trọng về việc xem nặng ý kiến công chúng.”
Có vẻ như Tổng thống Miến Điện Thein Sein đồng ý. Chính phủ sẽ đình chỉ quyết định này là bằng chứng cụ thể của sự sẵn sàng lắng nghe và làm việc vì lợi ích của nhân dân. Những người phê bình nó sẽ hiểu rằng động thái này là một phần hoài nghi trong quan hệ công chúng và có thể dễ dàng bị đảo ngược – sau cùng thì dự án Myitsone, chỉ bị đình chỉ, chứ không bị hủy bỏ.
Aung Zaw cho rằng việc đình chỉ dự án Myitsone có thể khích lệ các nhà hoạt động Miến Điện sau thời gian dài đau khổ.
“Đó là một quyết định táo bạo để đứng lên chống lại Trung Quốc, nhưng lại có một số đập khác được xây dựng dọc theo giòng Irrawaddy,” ông nói.
“Còn các dự án lớn khác với Trung Quốc, bao gồm cả đường ống dẫn khí thì sao? Tôi dự đoán sẽ có thêm nhiều chiến dịch trong tương lai.”
Khác với Việt Nam, Philippines có thể dựa vào Mỹ để làm đối trọng với Trung Quốc
Lính Mỹ huấn luyện cho lính tuần duyên Philippines (Reuters)
Thanh Phương – RFI
Ngày 27/01/2012 vừa qua, chính phủ Philippines tuyên bố là Manila sẽ
chấp nhận sự hiện diện quân sự lớn hơn của Mỹ để giúp nước này bảo vệ
quyền lợi và bảo đảm hòa bình trong khu vực, trong bối cảnh căng thẳng
với Trung Quốc gia tăng do tranh chấp chủ quyền Biển Đông.
|
Sông Liễu Châu nhiễm độc : dân Trung Quốc thêm khổ
Ngư dân Liễu Châu vớt cá chết nổi trên dòng sông (Reuters)
Minh Anh – RFI
Le Monde hôm nay có bài phóng sự về sự kiện dòng sông Long Giang bị
nhiễm chất cadmium. Với bài viết “Trung Quốc chiến đấu chống lại dòng
sông bị nhiễm độc”, tờ báo cho biết người dân thành phố Liễu Châu một
mặt phải ngăn chặn sự ô nhiễm, mặt khác, họ cũng tỏ ra bất bình về sự
tắc trách của chính quyền địa phương trong công tác quản lý môi trường.
Báo Le Monde mô tả, lực lượng quân đội Trung Quốc, trong trang phục y
như trong các bộ phim khoa học viễn tưởng, đang nỗ lực hoá giải chất
độc cadmium trong nước sông. Bên cạnh đó, có treo một băng-rôn ghi dòng
chữ « Quân đội và nhân dân cùng nhau bảo vệ môi trường ».
Sự việc bắt đầu từ vụ người dân phát hiện hàng loạt cá chết nổi trên Long Giang, một nhánh của dòng sông lứon Liễu Giang, vào ngày 15/01/2012 vừa qua, mà nguyên nhân chính là do hai xí nghiệp công nghiệp đã thải ra tổng cộng hai mươi tấn chất cadmium, một loại kim loại nặng gây ung thư.
Ông Trương Tiểu Kiến, chuyên gia xử lý nước thuộc trường Đại học Thanh Hoa tại Bắc Kinh cho Le Monde biết : « Chất cadmium một khi chìm xuống đáy sông sẽ không bị tiêu hủy. Sớm hay muộn, nó sẽ tan ra hay bị phân tán theo từng cụm trong suốt mùa mưa ».
Về mặt pháp lý, chính quyền Trung Quốc đã cho bắt giữ tám trong số các nhà lãnh đạo của hai công ty, một là doanh nghiệp khai khoáng Kim Hòa và một doanh nghiệp khác chuyên sản xuất sơn trắng Hà Trì, nguồn gốc của sự ô nhiễm. Tuy nhiên, dư luận quần chúng tỏ ra bất bình.
Người dân phàn nàn rằng chính quyền ngày càng dễ dãi trong công tác kiểm soát môi trường. Làm thế nào mà một lượng lớn chất thải độc hại : 20 tấn lại có thể đổ ra sông. Có thể nói, đây là vụ ô nhiễm nước trầm trọng nhất kể từ sau vụ đổ chất benzen xuống sông Song vùng Cáp Nhĩ Tân năm 2005.
Một số tờ báo trong nước còn chỉ trích chính quyền đã phản ứng trễ nãi trong việc xử lý, như trong vụ tràn dầu ngoài khơi Bột Hải của Conoco Phillips. Le Monde cho biết, sự việc bắt đầu từ ngày 15 tháng giêng vừa qua, nhưng mãi đến 23 tháng giêng mới có một phái đoàn chuyên gia cấp tỉnh đến, và đến tận ngày 26 tháng giêng, chính quyền Bắc Kinh mới gởi các chuyên gia đến can thiệp.
Nhìn các quân nhân làm việc cật lực, một quan chức thuộc Bộ xây dựng và Nhà ở nhận định, « công tác xử lý sẽ là một sự nỗ lực dài hơi, trong dài hạn cần phải tìm ra các biện pháp ». Thế nhưng, khi phóng viên Le Monde hỏi liệu có sự thiếu sót trong dây chuyền kiểm soát thải chất độc hại thì không một vị nào trả lời câu hỏi này.
Ngoài việc bị chỉ trích là tắc trách trong khâu quản lý, người dân Liễu Châu còn tỏ ra không hài lòng do không được thông tin đầy đủ và chậm trễ. Trả lời câu hỏi với phóng viên báo Le Monde, một giáo sư đại học tại Liễu Châu cho rằng « việc có ít thông tin dường như là chuyện khá bình thường tại Trung Quốc ».
Thương mại : Trung Quốc qua mặt Châu Âu
Cũng liên quan đến Trung Quốc, nhưng báo cánh tả Liberation lại chú ý đến khía cạnh kinh tế. « Thương mại : làm thế nào Trung Quốc qua mặt Châu Âu » là tựa bài viết. Bài báo cho biết, trong khi bà Angela Merkel đang thăm Trung Quốc, nhiều tập đoàn châu Âu tố cáo nhiều quy định đang cấm cửa họ tham gia vào thị trường đầy tiềm năng này.
Vào tháng 8 năm 2010, tập đoàn sản xuất xe ô tô Geely của Trung Quốc đã mua lại cổ phần của tập đoàn Volvo Thụy Điển. Sự việc khiến nhiều nhà sản xuất châu Âu khác phải giật mình nhìn nhận rằng Trung Hoa đã trở thành một đối thủ nặng ký trong ngành công nghiệp xe ô tô.
Trên thực tế, để thâm nhập vào thị trường Trung Quốc, các nhà đầu tư nước ngoài buộc phải liên kết với các đối tác trong nước, mà thường họ là những người ra quyết định cuối cùng trong các liên doanh. Quy định này áp dụng cho hầu hết các lãnh vực mũi nhọn như công nghiệp sản xuất xe ôtô, ngân hàng, hóa học, viễn thông. Trong khi đó, châu Âu lại mở rộng cửa thị trường trong các lãnh vực này cho Trung Quốc, như trường hợp tập đoàn Covec Trung Quốc trúng thầu xây dựng đoạn xa lộ dài 50 cây số nối liền thủ đô Vacxava (Ba Lan) đến tận biên giới Đức.
Ông Dirk Moens, tổng thư ký Phòng thương mại châu Âu tại Trung Quốc giải thích với Liberation rằng, « về mặt pháp lý, Bắc Kinh có đủ quyền để thực hiện các biện pháp này, bởi vì mở cửa thị trường công không hề được ký kết trong bản hiệp ước để gia nhập Tổ chức Thương mại Thê giới (WTO) năm 2001. Giờ đây, sau 10 năm gia nhập vào tổ chức này, Trung Quốc có đủ khả năng để chinh phục thị trường thế giới, như lãnh vực viễn thông chẳng hạn ». Ông Moens cho rằng tình thế trở nên không thể nào chấp nhận được bởi vì cùng lúc đó, Bắc Kinh còn biết tận dụng cơ hội để thâm nhập vào thị trường châu Âu.
Như vậy, nguyên tắc « có qua có lại » rất xa vời với thực tế. Do đó, trong chuyến đi thăm Trung Quốc lần này, bà Angela Merkel đã đề nghị rằng quy định « đôi bên cùng có lợi » phải trở thành một tiêu chuẩn. Không những thế, để phản công lại, châu Âu cũng đang nghiên cứu một dự thảo luật, có thể cấm cửa các doanh nghiệp Trung Quốc vào các thị trường công béo bở tại châu Âu.
Vừa qua, Tổ chức Thương mại Thế giới WTO cũng lên án những quy định do Bắc Kinh áp đặt lên việc xuất khẩu 9 loại nguyên liệu được sử dụng rộng rãi trong nhiều lãnh vực từ trang thiết bị y tế cho đến sản xuất đĩa CD, qua đến lãnh vực sản xuất ôtô, tủ lạnh, luyện kim và bình ắc-quy cho xe hơi.
Phe đối lập Nga lại biểu tình chống Putin
Nhìn sang châu Âu, Le Monde và Le Figaro cùng quan tâm đến thời sự chính trị tại Nga. Một đợt biểu tình mới dự kiến sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, bất chấp thời tiết giá lạnh. Tuy nhiên, cả hai tờ báo cùng nhận định đợt xuống đường lần này sẽ ít đông hơn lần trước.
« Tại Nga : Putin một lần nữa phải đối mặt với làn sóng phản đối » là tựa bài viết trên báo Le Figaro. Sau đợt xuống đường thành công vào ngày 24/12 vừa qua quy tụ gần 100 ngàn người, lần này con số tham gia có thể sẽ chỉ còn một nửa. Le Figaro cho rằng thời tiết giá rét (-18°C) và các tín hiệu mở cửa do điện Kremlin đưa ra từ vài tuần nay có lẽ đã làm nhụt khí người dân Matx-cơ-va xuống đường.
Theo công bố chính thức, ngoại trừ nhà tài phiệt Mikhail Prokhorov ra, thì ba ứng viên tranh cử tổng thống còn lại có lẽ không nên tham gia vào đợt xuống đường lần này. Khẩu hiệu chính lần này tập trung vào ba chữ : tổ chức lại bầu cử thượng viện, tự do hóa hệ thống dân chủ và kêu gọi bỏ phiếu chống Putin.
Trong khi đó, để đối phó lại làn sóng phản đối, Putin cũng kêu gọi một đợt biểu tình phản công bên ngoài trung tâm thành phố với các khẩu hiệu : « Chúng ta đừng để cho đất nước bị tàn phá » hay « Cách mạng màu cam sẽ không diễn ra ». Từ hôm thứ tư rồi, nhiều nhân chứng cho biết họ bị ép buộc phải tham gia hay được mời tham gia có trả tiền (khoảng 25€ thông qua văn phòng môi giới). Nhiều giáo viên hay nhân viên trong các doanh nghiệp nhà nước than phiền đã bị cấp trên quấy rầy.
Còn theo nhật báo Le Monde thì « Phe đối lập tạm gác những bất đồng trước đợt biểu tình chống Putin». Le Monde cho rằng làn sóng phản đối quá lủng củng, thiếu phối hợp tổ chức . Bởi lẽ, nó quy tụ đủ nhiều trào lưu quá khác biệt giữa đảng này với đảng khác. Duy có một điểm chung duy nhất là họ đã chán ngấy kiểu hệ thống « dân chủ có điều khiển» do Putin thiết lập kể từ 12 năm nay.
Theo họ, đảng nước Nga thống nhất, thật sự là một chiếc xe lu đang nghiền nát các đảng phái khác. Trong hệ thống chính trị này, một số đảng đối lập hiện diện Nghị viện như Đảng Cộng sản, đảng nước Xã hội – Dân chủ thuộc nước Nga công bằng, đảng Tự do dân chủ Nga chỉ là những tấm bình phong. Trên thực tế, các đảng này được phép tồn tại nhưng dưới quyền kiểm soát chặt chẽ của điện Kremlin. Còn những đảng phái nào « không nằm trong Nghị viện » vẫn luôn bị gạt ra ngoài.
Nước Anh mừng 60 năm trị vì của Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị
Còn hai ngày nữa, tức là vào ngày 06/02/2012, Nữ hoàng Anh quốc Elizabeth đệ nhị chính thức bước vào năm thứ 60 cai trị vương quốc. Vào thời điểm bước lên ngai vàng, công chúa Elizabeth lúc ấy chỉ mới có 27 tuổi. Nhắc lại sự kiện long trọng này, báo Le Figaro có bài viết khá xúc động đề tựa « Ngày mà Elizabeth trở thành Nữ hoàng ».
Cách đây 60 năm, ngày 6/02/1952, Hoàng đế George VI của Anh quốc đã trút hơi thở cuối cùng do mắc căn bệnh chứng huyết khối. Cũng vào thời điểm này, công chúa Elizabeth còn đang ẩn mình trên một cây sung khổng lồ để có thể quan sát rõ các bầy voi tại Kenya.
Không ai ngờ rằng trước đó vài ngày hoàng đế George VI ra sân bay để tiễn chân cô con gái đầu lòng của mình khi ấy là công chúa Elizabeth cùng hoàng tử Philip lên đường đi du ngoạn tại Kenya là lần gặp mặt cuối cùng của hai cha con.
Điều bất hạnh là tin đức vua băng hà đến với Bà rất muộn vì nhiều lý do hy hữu khác nhau. Ngay khi đức vua băng hà, vị thư ký riêng của ông là Ngài Edward Ford đã lập tức gửi đi một bức điện tín, nhưng trớ trêu thay, ông lại nhầm mật khẩu « Hyde Park Corner » với địa chỉ gởi đến. Thêm vào đó, số thư từ gửi đến viên toàn quyền Philip Mitchell thì nằm chồng chất trên bàn do việc ông này đang trên đường đi đến Mombasa để chào đôi vợ chồng trẻ hoàng gia trước khi họ lên đường.
Ai cũng nhớ lại giây phút đầy cảm động, thời điểm hoàng tử Philip tuyên bố công chúa Elizabeth chính thức trở thành Nữ hoàng vương quốc Anh, bà đã run rẩy, nhưng Bà đã cố gắng kềm chế giữ vững sự điềm tĩnh khi đứng trước mọi người. Gương mặt tái nhợt, đôi môi mím chặt, nét mặt căng thẳng nhưng không ai có thể nhìn thấy Bà rơi một giọt nước mắt nào một cách công khai. Sự điềm tĩnh còn thể hiện ở điểm khi được hỏi Bà muốn đặt tên gì, Bà đã khẳng khái trả lời rằng : « Dĩ nhiên là tên của ta. Tại sao ta phải dùng một tên khác ? »
Sự cố bất ngờ này buộc Bà phải hủy các điểm dừng chân kế tiếp là New Zealand và Úc, và lập tức quay trở lại Luân Đôn. Ngài Martin Charteris, thư ký riêng của bà nhớ lại : trong suốt chuyến bay, nhiều lần Bà đã đứng dậy đi ra một góc riêng và khi quay lại đôi mắt Bà đỏ hoe.
Còn theo Ngài Anthony Eden, giây phút đau lòng nhất là lúc hình dáng một người phụ nữ trẻ trong trang phục màu đen xuất hiện trước cửa máy bay. Bà dừng lại một giây lát rồi mới tiếp tục bước xuống…
Ngày 8/2/1952, Nữ hoàng đã có lời tuyên bố đầu tiên : « Trước sự ra đi đột ngột của người cha đáng kính, Ta có trách nhiệm phải làm tròn bổn phận và trách nhiệm của vương triều … Ta cầu xin chúa Trời giúp Ta hoàn thành sứ mạng mà cha ta đã giao lại quá sớm trong cuộc đời ta ».
Quả thật, từ 60 năm nay, chưa bao giờ Nữ hoàng bỏ lỡ hay không làm tròn bổn phận. Điều đó cũng lý giải một phần lòng nhiệt tâm trong công tác chuẩn bị lễ mừng 60 năm trị vì, mà các lễ hội chính thức sẽ diễn ra vào ngày 06/02/2012 sắp đến.
Sự việc bắt đầu từ vụ người dân phát hiện hàng loạt cá chết nổi trên Long Giang, một nhánh của dòng sông lứon Liễu Giang, vào ngày 15/01/2012 vừa qua, mà nguyên nhân chính là do hai xí nghiệp công nghiệp đã thải ra tổng cộng hai mươi tấn chất cadmium, một loại kim loại nặng gây ung thư.
Ông Trương Tiểu Kiến, chuyên gia xử lý nước thuộc trường Đại học Thanh Hoa tại Bắc Kinh cho Le Monde biết : « Chất cadmium một khi chìm xuống đáy sông sẽ không bị tiêu hủy. Sớm hay muộn, nó sẽ tan ra hay bị phân tán theo từng cụm trong suốt mùa mưa ».
Về mặt pháp lý, chính quyền Trung Quốc đã cho bắt giữ tám trong số các nhà lãnh đạo của hai công ty, một là doanh nghiệp khai khoáng Kim Hòa và một doanh nghiệp khác chuyên sản xuất sơn trắng Hà Trì, nguồn gốc của sự ô nhiễm. Tuy nhiên, dư luận quần chúng tỏ ra bất bình.
Người dân phàn nàn rằng chính quyền ngày càng dễ dãi trong công tác kiểm soát môi trường. Làm thế nào mà một lượng lớn chất thải độc hại : 20 tấn lại có thể đổ ra sông. Có thể nói, đây là vụ ô nhiễm nước trầm trọng nhất kể từ sau vụ đổ chất benzen xuống sông Song vùng Cáp Nhĩ Tân năm 2005.
Một số tờ báo trong nước còn chỉ trích chính quyền đã phản ứng trễ nãi trong việc xử lý, như trong vụ tràn dầu ngoài khơi Bột Hải của Conoco Phillips. Le Monde cho biết, sự việc bắt đầu từ ngày 15 tháng giêng vừa qua, nhưng mãi đến 23 tháng giêng mới có một phái đoàn chuyên gia cấp tỉnh đến, và đến tận ngày 26 tháng giêng, chính quyền Bắc Kinh mới gởi các chuyên gia đến can thiệp.
Nhìn các quân nhân làm việc cật lực, một quan chức thuộc Bộ xây dựng và Nhà ở nhận định, « công tác xử lý sẽ là một sự nỗ lực dài hơi, trong dài hạn cần phải tìm ra các biện pháp ». Thế nhưng, khi phóng viên Le Monde hỏi liệu có sự thiếu sót trong dây chuyền kiểm soát thải chất độc hại thì không một vị nào trả lời câu hỏi này.
Ngoài việc bị chỉ trích là tắc trách trong khâu quản lý, người dân Liễu Châu còn tỏ ra không hài lòng do không được thông tin đầy đủ và chậm trễ. Trả lời câu hỏi với phóng viên báo Le Monde, một giáo sư đại học tại Liễu Châu cho rằng « việc có ít thông tin dường như là chuyện khá bình thường tại Trung Quốc ».
Thương mại : Trung Quốc qua mặt Châu Âu
Cũng liên quan đến Trung Quốc, nhưng báo cánh tả Liberation lại chú ý đến khía cạnh kinh tế. « Thương mại : làm thế nào Trung Quốc qua mặt Châu Âu » là tựa bài viết. Bài báo cho biết, trong khi bà Angela Merkel đang thăm Trung Quốc, nhiều tập đoàn châu Âu tố cáo nhiều quy định đang cấm cửa họ tham gia vào thị trường đầy tiềm năng này.
Vào tháng 8 năm 2010, tập đoàn sản xuất xe ô tô Geely của Trung Quốc đã mua lại cổ phần của tập đoàn Volvo Thụy Điển. Sự việc khiến nhiều nhà sản xuất châu Âu khác phải giật mình nhìn nhận rằng Trung Hoa đã trở thành một đối thủ nặng ký trong ngành công nghiệp xe ô tô.
Trên thực tế, để thâm nhập vào thị trường Trung Quốc, các nhà đầu tư nước ngoài buộc phải liên kết với các đối tác trong nước, mà thường họ là những người ra quyết định cuối cùng trong các liên doanh. Quy định này áp dụng cho hầu hết các lãnh vực mũi nhọn như công nghiệp sản xuất xe ôtô, ngân hàng, hóa học, viễn thông. Trong khi đó, châu Âu lại mở rộng cửa thị trường trong các lãnh vực này cho Trung Quốc, như trường hợp tập đoàn Covec Trung Quốc trúng thầu xây dựng đoạn xa lộ dài 50 cây số nối liền thủ đô Vacxava (Ba Lan) đến tận biên giới Đức.
Ông Dirk Moens, tổng thư ký Phòng thương mại châu Âu tại Trung Quốc giải thích với Liberation rằng, « về mặt pháp lý, Bắc Kinh có đủ quyền để thực hiện các biện pháp này, bởi vì mở cửa thị trường công không hề được ký kết trong bản hiệp ước để gia nhập Tổ chức Thương mại Thê giới (WTO) năm 2001. Giờ đây, sau 10 năm gia nhập vào tổ chức này, Trung Quốc có đủ khả năng để chinh phục thị trường thế giới, như lãnh vực viễn thông chẳng hạn ». Ông Moens cho rằng tình thế trở nên không thể nào chấp nhận được bởi vì cùng lúc đó, Bắc Kinh còn biết tận dụng cơ hội để thâm nhập vào thị trường châu Âu.
Như vậy, nguyên tắc « có qua có lại » rất xa vời với thực tế. Do đó, trong chuyến đi thăm Trung Quốc lần này, bà Angela Merkel đã đề nghị rằng quy định « đôi bên cùng có lợi » phải trở thành một tiêu chuẩn. Không những thế, để phản công lại, châu Âu cũng đang nghiên cứu một dự thảo luật, có thể cấm cửa các doanh nghiệp Trung Quốc vào các thị trường công béo bở tại châu Âu.
Vừa qua, Tổ chức Thương mại Thế giới WTO cũng lên án những quy định do Bắc Kinh áp đặt lên việc xuất khẩu 9 loại nguyên liệu được sử dụng rộng rãi trong nhiều lãnh vực từ trang thiết bị y tế cho đến sản xuất đĩa CD, qua đến lãnh vực sản xuất ôtô, tủ lạnh, luyện kim và bình ắc-quy cho xe hơi.
Phe đối lập Nga lại biểu tình chống Putin
Nhìn sang châu Âu, Le Monde và Le Figaro cùng quan tâm đến thời sự chính trị tại Nga. Một đợt biểu tình mới dự kiến sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, bất chấp thời tiết giá lạnh. Tuy nhiên, cả hai tờ báo cùng nhận định đợt xuống đường lần này sẽ ít đông hơn lần trước.
« Tại Nga : Putin một lần nữa phải đối mặt với làn sóng phản đối » là tựa bài viết trên báo Le Figaro. Sau đợt xuống đường thành công vào ngày 24/12 vừa qua quy tụ gần 100 ngàn người, lần này con số tham gia có thể sẽ chỉ còn một nửa. Le Figaro cho rằng thời tiết giá rét (-18°C) và các tín hiệu mở cửa do điện Kremlin đưa ra từ vài tuần nay có lẽ đã làm nhụt khí người dân Matx-cơ-va xuống đường.
Theo công bố chính thức, ngoại trừ nhà tài phiệt Mikhail Prokhorov ra, thì ba ứng viên tranh cử tổng thống còn lại có lẽ không nên tham gia vào đợt xuống đường lần này. Khẩu hiệu chính lần này tập trung vào ba chữ : tổ chức lại bầu cử thượng viện, tự do hóa hệ thống dân chủ và kêu gọi bỏ phiếu chống Putin.
Trong khi đó, để đối phó lại làn sóng phản đối, Putin cũng kêu gọi một đợt biểu tình phản công bên ngoài trung tâm thành phố với các khẩu hiệu : « Chúng ta đừng để cho đất nước bị tàn phá » hay « Cách mạng màu cam sẽ không diễn ra ». Từ hôm thứ tư rồi, nhiều nhân chứng cho biết họ bị ép buộc phải tham gia hay được mời tham gia có trả tiền (khoảng 25€ thông qua văn phòng môi giới). Nhiều giáo viên hay nhân viên trong các doanh nghiệp nhà nước than phiền đã bị cấp trên quấy rầy.
Còn theo nhật báo Le Monde thì « Phe đối lập tạm gác những bất đồng trước đợt biểu tình chống Putin». Le Monde cho rằng làn sóng phản đối quá lủng củng, thiếu phối hợp tổ chức . Bởi lẽ, nó quy tụ đủ nhiều trào lưu quá khác biệt giữa đảng này với đảng khác. Duy có một điểm chung duy nhất là họ đã chán ngấy kiểu hệ thống « dân chủ có điều khiển» do Putin thiết lập kể từ 12 năm nay.
Theo họ, đảng nước Nga thống nhất, thật sự là một chiếc xe lu đang nghiền nát các đảng phái khác. Trong hệ thống chính trị này, một số đảng đối lập hiện diện Nghị viện như Đảng Cộng sản, đảng nước Xã hội – Dân chủ thuộc nước Nga công bằng, đảng Tự do dân chủ Nga chỉ là những tấm bình phong. Trên thực tế, các đảng này được phép tồn tại nhưng dưới quyền kiểm soát chặt chẽ của điện Kremlin. Còn những đảng phái nào « không nằm trong Nghị viện » vẫn luôn bị gạt ra ngoài.
Nước Anh mừng 60 năm trị vì của Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị
Còn hai ngày nữa, tức là vào ngày 06/02/2012, Nữ hoàng Anh quốc Elizabeth đệ nhị chính thức bước vào năm thứ 60 cai trị vương quốc. Vào thời điểm bước lên ngai vàng, công chúa Elizabeth lúc ấy chỉ mới có 27 tuổi. Nhắc lại sự kiện long trọng này, báo Le Figaro có bài viết khá xúc động đề tựa « Ngày mà Elizabeth trở thành Nữ hoàng ».
Cách đây 60 năm, ngày 6/02/1952, Hoàng đế George VI của Anh quốc đã trút hơi thở cuối cùng do mắc căn bệnh chứng huyết khối. Cũng vào thời điểm này, công chúa Elizabeth còn đang ẩn mình trên một cây sung khổng lồ để có thể quan sát rõ các bầy voi tại Kenya.
Không ai ngờ rằng trước đó vài ngày hoàng đế George VI ra sân bay để tiễn chân cô con gái đầu lòng của mình khi ấy là công chúa Elizabeth cùng hoàng tử Philip lên đường đi du ngoạn tại Kenya là lần gặp mặt cuối cùng của hai cha con.
Điều bất hạnh là tin đức vua băng hà đến với Bà rất muộn vì nhiều lý do hy hữu khác nhau. Ngay khi đức vua băng hà, vị thư ký riêng của ông là Ngài Edward Ford đã lập tức gửi đi một bức điện tín, nhưng trớ trêu thay, ông lại nhầm mật khẩu « Hyde Park Corner » với địa chỉ gởi đến. Thêm vào đó, số thư từ gửi đến viên toàn quyền Philip Mitchell thì nằm chồng chất trên bàn do việc ông này đang trên đường đi đến Mombasa để chào đôi vợ chồng trẻ hoàng gia trước khi họ lên đường.
Ai cũng nhớ lại giây phút đầy cảm động, thời điểm hoàng tử Philip tuyên bố công chúa Elizabeth chính thức trở thành Nữ hoàng vương quốc Anh, bà đã run rẩy, nhưng Bà đã cố gắng kềm chế giữ vững sự điềm tĩnh khi đứng trước mọi người. Gương mặt tái nhợt, đôi môi mím chặt, nét mặt căng thẳng nhưng không ai có thể nhìn thấy Bà rơi một giọt nước mắt nào một cách công khai. Sự điềm tĩnh còn thể hiện ở điểm khi được hỏi Bà muốn đặt tên gì, Bà đã khẳng khái trả lời rằng : « Dĩ nhiên là tên của ta. Tại sao ta phải dùng một tên khác ? »
Sự cố bất ngờ này buộc Bà phải hủy các điểm dừng chân kế tiếp là New Zealand và Úc, và lập tức quay trở lại Luân Đôn. Ngài Martin Charteris, thư ký riêng của bà nhớ lại : trong suốt chuyến bay, nhiều lần Bà đã đứng dậy đi ra một góc riêng và khi quay lại đôi mắt Bà đỏ hoe.
Còn theo Ngài Anthony Eden, giây phút đau lòng nhất là lúc hình dáng một người phụ nữ trẻ trong trang phục màu đen xuất hiện trước cửa máy bay. Bà dừng lại một giây lát rồi mới tiếp tục bước xuống…
Ngày 8/2/1952, Nữ hoàng đã có lời tuyên bố đầu tiên : « Trước sự ra đi đột ngột của người cha đáng kính, Ta có trách nhiệm phải làm tròn bổn phận và trách nhiệm của vương triều … Ta cầu xin chúa Trời giúp Ta hoàn thành sứ mạng mà cha ta đã giao lại quá sớm trong cuộc đời ta ».
Quả thật, từ 60 năm nay, chưa bao giờ Nữ hoàng bỏ lỡ hay không làm tròn bổn phận. Điều đó cũng lý giải một phần lòng nhiệt tâm trong công tác chuẩn bị lễ mừng 60 năm trị vì, mà các lễ hội chính thức sẽ diễn ra vào ngày 06/02/2012 sắp đến.
Dân biểu Loretta Sanchez lên tiếng về trường hợp Nhạc Sĩ Việt Khang
Hòa Ái, phóng viên RFA – 2012-02-04
Vào ngày 01/02/2012, Dân Biểu Liên Bang Hoa Kỳ, bà Loretta Sanchez phát biểu trước Hạ Viện Quốc Hội Hoa Kỳ về tình trạng tiếp tục đàn áp và bắt bớ những tiếng nói lương tâm.
Source danlambao
Anh Võ Minh Trí, người được biết đến với tên gọi Việt Khang
Bà Sanchez nêu lên trường hợp mới nhất của nhạc sĩ Việt Khang, tên thật là Võ Minh Trí, bị bắt về tội “chống phá nhà nước” vì đã sáng tác và trình bày hai bài hát: “Anh Là Ai” và “Việt Nam Tôi Đâu”. Hòa Ái tường trình sau đây.Phải được tự do
Kính thưa quý thính giả, vào ngày 1/2, Dân Biểu Liên Bang, bà Loretta Sanchez, đã trình bày trước Hạ Viện Quốc Hội Hoa Kỳ về tình trạng Việt Nam tiếp tục đàn áp những tiếng nói lương tâm. Bà đã lên tiếng cho trường hợp Nhạc sĩ Việt Khang, blogger Paulus Lê Sơn cũng như các nhà dân chủ khác hiện đang bị chính quyền Hà Nội bắt giữ. Và bà cũng mong muốn những dân biểu Hoa Kỳ khác đồng bảo trợ Nghị Định H.Res. 484, yêu cầu Việt Nam phải tôn trọng các quyền căn bản con người cũng như phải chấm dứt lạm dụng các luật an ninh quốc gia như điều luật 79 và 88 của bộ luật hình sự Việt Nam để bắt giữ những công dân yêu chuộng tự do.Tại Hạ Viện, Bà Sanchez nêu lên trường hợp của ông Võ Minh Trí tức là nhạc sĩ Việt Khang, hiện đang bị bắt giữ về tội “tuyên truyền chống phá nhà nước” do sáng tác và trình bày hai nhạc phẩm “Anh Là Ai” và “Việt Nam Tôi Đâu”.
Bên cạnh đó, Bà Sanchez có một cuộc gặp gỡ với Đại Diện Thương Mại Hoa Kỳ – Ron Kirk, là người chịu trách nhiệm về mối quan hệ thương mại song phương giữa hai nước. Bà đã nêu lên trường hợp của nhạc sĩ Việt Khang với ông. Sau đây là buổi trò chuyện ngắn của Hòa Ái cùng bà Dân Biểu Loretta Sanchez.
Nhạc phẩm Anh Là Ai do nhạc sĩ Viêt Khang sáng tác và trình bày:
Hòa Ái: Thưa bà Sanchez, trong buổi gặp gỡ với Đại Diện Thương Mại Ron Kirk, người có trách nhiệm về đàm phán thương mại với Việt Nam, bà đã nêu lên tình trạng nhân quyền ở Việt Nam đang trở nên tồi tệ một cách nghiêm trọng. Và bà đã đề cập đến trường hợp bị bắt giữ của nhạc sĩ Việt Khang, tức ông Võ Minh Trí. Vậy thưa bà, ông Ron Kirk có phát biểu cụ thể gì về trường hợp của nhạc sĩ Việt Khang?
DB Loretta Sanchez: Tôi đã có cuộc gặp gỡ với Đại Diện Thương Mại Hoa Kỳ – Ron Kirk để thảo luận về những tác động thương mại đối với các đối tác thương mại Thái Bình Dương gồm 9 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Và tôi nhấn mạnh với ông Kirk rằng tôi muốn ông mang vấn đề nhân quyền ra bàn thảo với chính phủ Việt Nam, cụ thể là trường hợp của nhạc sĩ Việt Khang.
Anh Việt Khang bị bắt giữ chỉ đơn giản vì anh ta là một người yêu nước, bày tỏ ý kiến của mình với câu hỏi tại sao chính quyền Việt Nam dâng lãnh thổ cho Trung Quốc. Chúng ta cần thêm thông tin và phải giúp đỡ cho người nhạc sĩ này được thả ra. Và tôi mong muốn ông Kirk cần thảo luận với chính quyền Hà Nội phải thả tự do cho những tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm trước khi có bất kỳ quyết định nào về hợp tác thương mại với Việt Nam. Ông Kirk cho tôi biết là đang liên hệ với Bộ Lao Động và Bộ Ngoại Giao để can thiệp vào vấn đề này và gây áp lực đối với chính phủ Việt Nam.
Anh Việt Khang bị bắt giữ chỉ đơn giản vì anh ta là một người yêu nước, bày tỏ ý kiến của mình với câu hỏi tại sao chính quyền Việt Nam dâng lãnh thổ cho Trung Quốc. Chúng ta cần thêm thông tin và phải giúp đỡ cho người nhạc sĩ này được thả ra.Hòa Ái: Như bà cho biết, ông Ron Kirk khẳng định sẽ tiếp tục đối thoại nhấn mạnh vào việc cải thiện nhân quyền ở Việt Nam là rất quan trọng cho mối quan hệ hợp tác song phương giữa hai quốc gia. Và ông Ron Kirk cũng mong muốn là sẽ có cơ hội gặp gỡ nhạc sĩ Việt Khang để qua đó nhằm tăng cường bảo vệ nhân quyền cho người dân Việt Nam. Không biết là ông Ron Kirk có chia sẻ với bà khi nào thì ông Ron Kirk sẽ lên kế hoạch gặp gỡ và làm việc với nhạc sĩ Việt Khang, thưa bà?
DB Loretta Sanchez
DB Loretta Sanchez: Ông Kirk sẽ có thêm một cuộc họp nữa trong tháng này với 9 quốc gia ở Thái Bình Dương gồm cả Việt Nam trong đó. Tôi chỉ định một nhân viên của tôi và ông Kirk chỉ định một nhân viên từ văn phòng của Bộ Thương Mại làm việc chung với nhau để cố gắng thúc đẩy chính quyền Việt Nam phải thả những tù nhân này và phải cải thiện tình trạng nhân quyền ở quốc gia này. Việc ông Kirk chỉ định nhân viên trực tiếp chịu trách nhiệm về vấn đề này, tôi cho là một dấu hiệu tốt vì điều này thể hiện ông Kirk quyết tâm gây áp lực lên chính quyền Việt Nam.
Hòa Ái: Và câu hỏi sau cùng, bà có nghe ông Ron Kirk sẽ yêu cầu chính quyền Hà Nội thả tự do cho người nhạc sĩ này không?
DB Loretta Sanchez: Đây không phải là trách nhiệm của Đại Diện Thương Mại Hoa Kỳ. Đây là trách nhiệm của Bộ Ngoại Giao. Trong những thảo luận gần đây về trách nhiệm của Hoa Kỳ đối với một số trường hợp ở Việt Nam, đặc biệt là trường hợp của nhạc sĩ Việt Khang, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đang tìm cách để giúp cho nhạc sĩ này được thả tự do.
Hòa Ái: Chân thành cảm ơn bà Sanchez đã dành thời gian chia sẻ với khán thính giả đài RFA.
Nhạc phẩm Việt Nam Tôi Đâu do nhạc sĩ Viêt Khang sáng tác và trình bày:
Trò chuyện cùng nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn
Vũ Nhật Khuê: Chào nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn! Anh có thể kể cho độc giả Danlambao nghe về cái Tết của gia đình anh được không ạ?
Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn: Trước khi trả lời câu hỏi
của anh cho tôi kính chuyển đến quý bạn đọc của DLB trong và ngoài
nước. Xin tri ân những tấm lòng của quý vị ưu ái dành cho gia đình chúng
tôi trong thử thách vừa qua.
- Dường như đất trời cũng thấu cảm lòng người. Những ngày đầu xuân vừa qua ở Tam Kỳ mưa suốt nên rất buồn bã. Các cháu có đi thăm viếng bạn bè. Tôi thì không đi đâu, một số bạn đọc theo dõi tin tức trên internet có đến nhà thăm viếng tôi. Tôi coi đây là những nguồn cỗ vũ, đồng cảm lớn lao dành cho gia đình chúng tôi - Hiện nay thi các cháu đã đi học trở lại rồi
Vũ Nhật Khuê: Thế bà cụ có khỏe không và chuyện buôn bán của chị Hồng và chị Hường dịp tết vừa qua như thế nào rồi ạ?
Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn: Cám ơn bạn, mẹ tôi cũng bình thường, năm nay cụ gần 90 tuổi rồi. Như bao người mẹ Việt Nam khác, mẹ tôi cả một đời vất vả. Từ năm 1992 tôi đi tù thì mẹ tôi đã khổ nhiều lắm rồi. Năm 2011 vừa qua thì cha con chúng tôi lại gặp sóng gió thì mẹ các em, các anh và các cháu của tôi ai cũng bị vạ lây
Cám ơn anh, có nhắc đến 2 em gái của tôi. Vì nhà tôi gần chợ, các em tôi thường buôn bán và những dịp tết chủ yếu là những món cho dân miền biển ăn tết. Nhưng năm nay rất ế ẩm, có lẽ người đi biển không được mùa nên chuyện mua bán của các cô em tôi cũng bị ảnh hưởng. Không như mọi năm trước, năm nay bà con quê tôi ăn tết rất buồn vì bị thất mùa, kinh tế xuống
Vũ Nhật Khuê: Thưa nhà văn, gần đây trên các diễn đàn chúng tôi thấy ngoài cháu Thục Vy, Trọng Hiếu viết đôi bài. Nhưng còn anh thì chúng tôi thấy không có bài nào. Thưa nhà văn, anh có bị áp lực hay trở ngại gì không?
Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn: Áp lực dù có thì cũng không thay đổi ý định cầm bút của tôi, nhưng trở ngại thì có. Các phương tiện máy móc của tôi bị nhà cầm quyền tịch thu. Hễ tôi đi đến dịch vụ internet nào là có 4-5 người mặc thường phục vào áp lực tiệm internet đó yêu cầu không cho tôi thuê máy. Một vài cơ quan truyền thông ở Hải ngoại có liên lạc yêu cầu tôi viết về cuộc sống 10 năm trong tù của tôi. Tôi có nhận lời nhưng chưa viết xong cho họ
Vũ Nhật Khuê: Tết thì đã qua, nhưng mùa xuân vẫn còn. Thưa nhà văn là người cầm bút cổ vũ cho phong trào dân chủ và tự do ở Việt Nam, anh có cái nhìn nào cho triễn vọng của mùa xuân dân tộc?
Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn: Tôi thích câu hỏi này. Trên bình diện quốc tế dư âm của Mùa Xuân Ả rập lan tỏa khắp nơi. Việt Nam chúng ta cũng là một thành viên của Liên Hiệp Quốc nên sẽ không thể nói là ở ngoài cuộc chơi, gần đây có chuyến viếng thăm của trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ thì chuyện nhân quyền, dân chủ của Việt Nam luôn được đề cập đến. Còn trong nước nhiều cuộc biểu tình, các nhân sĩ, sinh viên, thanh niên và ngay cả trong nội bộ của đảng cầm quyền cũng có nhiều dấu hiệu cho thấy phong trào đấu tranh cho tự do, dân chủ của đất nước đang vào mùa xuân
Vũ Nhật Khuê: Nghĩa là có nhiều hi vọng trong một tương lai gần?
Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn: Chưa bao giờ mà phong trào đấu tranh cho tự do dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam có nhiều vận may như hiện nay. Dù chuyện bắt bớ của nhà cầm quyền độc tài gia tăng nhưng đó cũng chính là chất men kích thích sự đột biến trong đấu tranh
Vũ Nhật Khuê: Một dự đoán gần cho tương lai Việt Nam?
Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn: Sẽ có nhiều tiếng súng như anh Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng
Vũ Nhật Khuê: Vị thế của Việt Nam trên thế giới?
Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn: Cái đau thương của dân tộc là các nhà lãnh đạo của Việt Nam xưa nay luôn coi mình như là một quân cờ trong tay của các cường quốc. Vì sợ ảnh hưởng Phương Tây nên nhà cầm quyền Việt Nam sẽ ngã về phía Trung Cộng
Vũ Nhật Khuê: Phong trào dân chủ ở Việt nam như vậy lệ thuộc vào phong trào dân chủ của Trung Quốc?
Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn: Không. Việt Nam sẽ đi trước Trung Quốc
Vũ Nhật Khuê: Một câu hỏi riêng tư, nếu anh không muốn trả lời cũng được: Anh có theo một đảng phái chính trị nào không?
Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn: Tôi đã nói nhiều lần về chuyện này rồi. Tôi không thuộc một đảng phái nào. Dù biết rằng mỗi chính đảng có đường lối, tôn chỉ, đường hướng phụng vụ dân tộc cách khác nhau. Tôi chỉ coi mình là một nhà văn tự do, không tham gia đảng phái cho ngòi bút của mình nó khách quan hơn
Vũ Nhật Khuê: Anh có theo một tôn giáo nào không?
Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn: Tôi theo Phật và tin vào luật Nhân Quả. Tôi tin rằng ở hiền gặp lành và ở ác sẽ gặp ác
Vũ Nhật Khuê: Anh có sợ khi trò chuyện với Dân Làm Báo? Luôn tiện cho hỏi anh cái này là phía an ninh của tỉnh Quảng Nam cho hay là anh rất… dữ dằn khi làm việc và “luôn mắng chửi” họ. Anh thấy lời cáo buộc này có đúng không ạ?
Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn: Tôi không sợ trả lời phỏng vấn của Dân Làm Báo hay bất cứ cơ quan truyền thông nào. Còn phía an ninh tỉnh Quảng Nam cho là tôi hay mắng chửi khi làm việc với họ thì thưa anh khi làm việc với họ thì tôi cương quyết và cứng rắn. Tôi ăn nói chừng mực và làm chủ ngôn từ của mình khi nói hay viết
Vũ Nhật Khuê: Cám ơn nhà văn, anh có muốn nhắn gởi gì vời độc giả của Dân Làm Báo nhập dịp đầu Xuân Nhâm Thìn 2012 không ạ?
Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn: Qua diễn đàn thực sự của nhân dân này. Tôi kính chúc quý độc giả xa gần lời chúc bình an và may mắn. Với Dân Làm Báo thì tôi có nhiều kỷ niệm. Sự lên tiếng của Dân Làm Báo dành cho gia đình tôi, cho nhiều nhà hoạt động đấu tranh cho tự do, dân chủ ở Việt Nam đã làm cho chúng tôi thấy ấm lòng và tin tưởng vào con đường mình đã chọn lựa và dấn thân. Hi vọng rằng có nhiều bạn đọc sẽ đứng vào hàng ngũ của Dân Báo. Tôi có đứa cháu nó cũng muốn cộng tác và viết bài cho Dân Làm Báo
Vũ Nhật Khuê: Xin cám ơn nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn, thay mặt cho các bạn đọc, Danlambao xin kính chúc anh và gia đình luôn bình an, hạnh phúc và sớm hưởng được mùa xuân tự do của dân tộc.
Vũ Nhật Khuê
danlambaovn.blogspot.com
- Dường như đất trời cũng thấu cảm lòng người. Những ngày đầu xuân vừa qua ở Tam Kỳ mưa suốt nên rất buồn bã. Các cháu có đi thăm viếng bạn bè. Tôi thì không đi đâu, một số bạn đọc theo dõi tin tức trên internet có đến nhà thăm viếng tôi. Tôi coi đây là những nguồn cỗ vũ, đồng cảm lớn lao dành cho gia đình chúng tôi - Hiện nay thi các cháu đã đi học trở lại rồi
Vũ Nhật Khuê: Thế bà cụ có khỏe không và chuyện buôn bán của chị Hồng và chị Hường dịp tết vừa qua như thế nào rồi ạ?
Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn: Cám ơn bạn, mẹ tôi cũng bình thường, năm nay cụ gần 90 tuổi rồi. Như bao người mẹ Việt Nam khác, mẹ tôi cả một đời vất vả. Từ năm 1992 tôi đi tù thì mẹ tôi đã khổ nhiều lắm rồi. Năm 2011 vừa qua thì cha con chúng tôi lại gặp sóng gió thì mẹ các em, các anh và các cháu của tôi ai cũng bị vạ lây
Cám ơn anh, có nhắc đến 2 em gái của tôi. Vì nhà tôi gần chợ, các em tôi thường buôn bán và những dịp tết chủ yếu là những món cho dân miền biển ăn tết. Nhưng năm nay rất ế ẩm, có lẽ người đi biển không được mùa nên chuyện mua bán của các cô em tôi cũng bị ảnh hưởng. Không như mọi năm trước, năm nay bà con quê tôi ăn tết rất buồn vì bị thất mùa, kinh tế xuống
Vũ Nhật Khuê: Thưa nhà văn, gần đây trên các diễn đàn chúng tôi thấy ngoài cháu Thục Vy, Trọng Hiếu viết đôi bài. Nhưng còn anh thì chúng tôi thấy không có bài nào. Thưa nhà văn, anh có bị áp lực hay trở ngại gì không?
Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn: Áp lực dù có thì cũng không thay đổi ý định cầm bút của tôi, nhưng trở ngại thì có. Các phương tiện máy móc của tôi bị nhà cầm quyền tịch thu. Hễ tôi đi đến dịch vụ internet nào là có 4-5 người mặc thường phục vào áp lực tiệm internet đó yêu cầu không cho tôi thuê máy. Một vài cơ quan truyền thông ở Hải ngoại có liên lạc yêu cầu tôi viết về cuộc sống 10 năm trong tù của tôi. Tôi có nhận lời nhưng chưa viết xong cho họ
Vũ Nhật Khuê: Tết thì đã qua, nhưng mùa xuân vẫn còn. Thưa nhà văn là người cầm bút cổ vũ cho phong trào dân chủ và tự do ở Việt Nam, anh có cái nhìn nào cho triễn vọng của mùa xuân dân tộc?
Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn: Tôi thích câu hỏi này. Trên bình diện quốc tế dư âm của Mùa Xuân Ả rập lan tỏa khắp nơi. Việt Nam chúng ta cũng là một thành viên của Liên Hiệp Quốc nên sẽ không thể nói là ở ngoài cuộc chơi, gần đây có chuyến viếng thăm của trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ thì chuyện nhân quyền, dân chủ của Việt Nam luôn được đề cập đến. Còn trong nước nhiều cuộc biểu tình, các nhân sĩ, sinh viên, thanh niên và ngay cả trong nội bộ của đảng cầm quyền cũng có nhiều dấu hiệu cho thấy phong trào đấu tranh cho tự do, dân chủ của đất nước đang vào mùa xuân
Vũ Nhật Khuê: Nghĩa là có nhiều hi vọng trong một tương lai gần?
Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn: Chưa bao giờ mà phong trào đấu tranh cho tự do dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam có nhiều vận may như hiện nay. Dù chuyện bắt bớ của nhà cầm quyền độc tài gia tăng nhưng đó cũng chính là chất men kích thích sự đột biến trong đấu tranh
Vũ Nhật Khuê: Một dự đoán gần cho tương lai Việt Nam?
Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn: Sẽ có nhiều tiếng súng như anh Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng
Vũ Nhật Khuê: Vị thế của Việt Nam trên thế giới?
Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn: Cái đau thương của dân tộc là các nhà lãnh đạo của Việt Nam xưa nay luôn coi mình như là một quân cờ trong tay của các cường quốc. Vì sợ ảnh hưởng Phương Tây nên nhà cầm quyền Việt Nam sẽ ngã về phía Trung Cộng
Vũ Nhật Khuê: Phong trào dân chủ ở Việt nam như vậy lệ thuộc vào phong trào dân chủ của Trung Quốc?
Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn: Không. Việt Nam sẽ đi trước Trung Quốc
Vũ Nhật Khuê: Một câu hỏi riêng tư, nếu anh không muốn trả lời cũng được: Anh có theo một đảng phái chính trị nào không?
Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn: Tôi đã nói nhiều lần về chuyện này rồi. Tôi không thuộc một đảng phái nào. Dù biết rằng mỗi chính đảng có đường lối, tôn chỉ, đường hướng phụng vụ dân tộc cách khác nhau. Tôi chỉ coi mình là một nhà văn tự do, không tham gia đảng phái cho ngòi bút của mình nó khách quan hơn
Vũ Nhật Khuê: Anh có theo một tôn giáo nào không?
Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn: Tôi theo Phật và tin vào luật Nhân Quả. Tôi tin rằng ở hiền gặp lành và ở ác sẽ gặp ác
Vũ Nhật Khuê: Anh có sợ khi trò chuyện với Dân Làm Báo? Luôn tiện cho hỏi anh cái này là phía an ninh của tỉnh Quảng Nam cho hay là anh rất… dữ dằn khi làm việc và “luôn mắng chửi” họ. Anh thấy lời cáo buộc này có đúng không ạ?
Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn: Tôi không sợ trả lời phỏng vấn của Dân Làm Báo hay bất cứ cơ quan truyền thông nào. Còn phía an ninh tỉnh Quảng Nam cho là tôi hay mắng chửi khi làm việc với họ thì thưa anh khi làm việc với họ thì tôi cương quyết và cứng rắn. Tôi ăn nói chừng mực và làm chủ ngôn từ của mình khi nói hay viết
Vũ Nhật Khuê: Cám ơn nhà văn, anh có muốn nhắn gởi gì vời độc giả của Dân Làm Báo nhập dịp đầu Xuân Nhâm Thìn 2012 không ạ?
Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn: Qua diễn đàn thực sự của nhân dân này. Tôi kính chúc quý độc giả xa gần lời chúc bình an và may mắn. Với Dân Làm Báo thì tôi có nhiều kỷ niệm. Sự lên tiếng của Dân Làm Báo dành cho gia đình tôi, cho nhiều nhà hoạt động đấu tranh cho tự do, dân chủ ở Việt Nam đã làm cho chúng tôi thấy ấm lòng và tin tưởng vào con đường mình đã chọn lựa và dấn thân. Hi vọng rằng có nhiều bạn đọc sẽ đứng vào hàng ngũ của Dân Báo. Tôi có đứa cháu nó cũng muốn cộng tác và viết bài cho Dân Làm Báo
Vũ Nhật Khuê: Xin cám ơn nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn, thay mặt cho các bạn đọc, Danlambao xin kính chúc anh và gia đình luôn bình an, hạnh phúc và sớm hưởng được mùa xuân tự do của dân tộc.
Vũ Nhật Khuê
danlambaovn.blogspot.com