Người dân đang ngộp thở
Một trong sáu nông dân ở xã Xuân
Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên bị 20 người mặc thường phục ập đến
tấn công hôm 12-07-2012.
Những cái chết tức tưởi
Sau những cái chết: bà Bùi Thị Nhung (chết tại vườn hoa Mai Xuân
Thưởng), người đàn ông cháy đen [1] (tự thiêu tại Lâm Đồng), bà Đặng Thị
Kim Liêng (mẹ cô Tạ Phong Tần, tự thiêu tại Bạc Liêu), Phạm Thành Sơn
(tự thiêu tại Đà Nẵng), bà Bương [2] (tự thiêu tại Phú Yên), cái chết
của Đặng Ngọc Viết không còn làm dân chúng quá bàng hoàng mà thay vào đó
là sự xót thương, cảm phục chen lẫn phẫn uất và nguyền rủa giới cầm
quyền Việt Nam. Những lời lẽ này đầy “óc ách” trên các diễn đàn, nó vẽ
nên hình ảnh “thất khiếu” [3] của người dân nghèo đổ tràn “huyết-lệ”,
chất ngất “nộ khí xung thiên”! Cái chết của Viết bi thảm hơn cả “Chí
Phèo”, bởi anh bỏ lại 2 đứa con nhỏ dại!
Chưa có số thống kê về những cái chết tức tưởi do nhà cầm quyền Việt
Nam gián tiếp hay trực tiếp gây ra, nhưng có lẽ có nhiều con số không ở
phía sau các chữ số khác.
Đặng Ngọc Viết chắc chắn sẽ không tự xử như đã hành xử, cũng như
nhiều cái chết oan uổng khác đã không xảy ra, nếu như có những tổ chức
“xã hội dân sự” làm điểm tựa trong hành trình đi đòi công lý và quyền
lợi chính đáng.
Hãy nghe bà Lê Thị Ngọc Đa – người bị kết án 3 năm rưỡi tù giam theo
điều 258 Bộ Luật Hình sự Việt Nam “lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm
lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích của tổ chức công dân” vừa được trả tự
do trước hạn một năm – nói [4]:
“Hồi trước tôi đi theo lý tưởng cộng sản là sau này không còn có
kẻ giàu người nghèo, không có ai bóc lột ai. Vì lý tưởng đó mà tôi thích
tôi đi theo”.
Bà Ngọc Đa vì lời phỉnh dụ của cộng sản đã “đi theo đảng”, sau đó vì thương tật quá nhiều nên bà được cho “giải ngũ”.
Người phụ nữ chân chất và thiệt thà chỉ muốn trở về sống cuộc đời
bình thường như những người nông dân khác tại Long An, nhưng… bà tiếp
tục bị lừa đảo:
“…đến năm 96, Cơ quan Trung ương hội Nông dân Việt Nam có bán cho
tôi 4 héc ta đất với giá lúc đó 8 chỉ vàng. Nhưng bán rồi mà lừa đảo
không giao đất cho tôi. Tôi là thương binh nghèo khổ, phải đi mót từng
bông lúa mới sắm được 4 chỉ vàng, còn bao nhiêu tôi phải đi hỏi vay
nhưng cơ quan lừa đảo tôi, tôi tức quá đi kiện từ năm 96. Đến năm 2007,
họ nói tôi mua bán trái phép, chủ tịch tỉnh Long An ra quyết định thu
hồi đất đó; nhưng tôi không đồng ý với lý do không phải một mình tôi mua
mà có 45 héc ta được mua, thế mà chỉ thu hồi có 4 héc ta của tôi còn
của những người khác không thu”.
Nhà tù mở khóa tống bà Ngọc Đa ra khỏi trại giam với điều kiện:
“…cán bộ trại giam buộc bà phải cam kết là khi ra khỏi tù không
được đi biểu tình khiếu kiện nữa. Bà chấp nhận ký. Tuy nhiên theo bà nay
cần phải lên tiếng với thế giới dù phải chịu những hình phạt tiếp nữa
từ nhà cầm quyền Việt Nam”.
Bà tiếp tục cho RFA biết:
“…Tôi theo cộng sản từ năm 9 tuổi đến
năm 26 tuổi mới được giải quyết về sống với gia đình. Lúc đó bản thân
tôi rất cần sự sống vì tôi còn trẻ thế mà vẫn vì nước, vì dân chiến đấu;
bây giờ tôi già rồi tôi đâu cần sự sống nữa”, vì thế
“nếu họ có
còng tôi, hành hạ tôi cỡ nào thì tôi càng tự hào vì tôi làm đúng nghĩa.
Việt Nam hiện nay hội nhập quốc tế, nên tôi muốn lên tiếng để quốc tế có
sự can thiệp với Việt Nam để nhân dân chúng tôi bớt khổ”.
Lý do bà Ngọc Đa đi tù vì bà ý thức được:
“Tôi có ý định thành lập
một hội đoàn Thân Hữu Tương Trợ Việt Nam, tức theo tôi nghĩ làm gì cũng
phải có tổ chức để có người lãnh đạo như thế mới có kết quả; chứ để rời
rạc không thể làm được. Làm gì cũng phải có đoàn kết, đoàn kết là sức
mạnh; nên từ chỗ đó tôi mới thành lập hội”.
Một người bỏ cả đời đi theo cộng sản như bà Ngọc Đa để bị lừa đảo,
cướp đoạt tất cả, từ danh dự cho đến tài sản thì cỡ như người đàn ông
bất hạnh và bế tắc như Đặng Ngọc Viết còn có được tiếng nói nào để giới
cầm quyền phản động hiện nay lắng nghe?
Hành động táng tận lương tâm
Người dân đứng bên ngoài Tòa án Hải Phòng để kêu oan cho nông dân Đoàn Văn Vươn hôm 02/4/2013.
Nhiều người bảo, giới cầm quyền Việt nam, sau những phát súng bông
cải của anh em Đoàn văn Vươn, vẫn chưa “biết sợ”. Khốn nỗi, họ có “biết”
cái gì đâu mà “sợ”?! Bằng chứng từ Vietnamnet[5]:
“Việc đánh đến chết những kẻ ăn trộm chó ngày càng tăng ở các địa
phương, việc người dân tự trang bị vũ khí vào tận công sở tấn công cán
bộ… khiến Phó Chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn phải thốt lên: “Làm sao lại đến
mức độ đó
chứ?”
Câu hỏi thốt ra từ miệng của “đầy tớ trung thành” nghe thật ngơ ngác
đến ngớ ngẩn! Ông Sơn phải trả câu hỏi đó cho chúng tôi – nhân dân Việt
Nam – mới đúng đạo lý của một người-làm-thuê (!)
Nào đã hết, Nguyễn Thị Doan – Phó chủ tịch nước đưa ra ý kiến ngây ngô [6] không kém Huỳnh Ngọc Sơn:
“Đạo đức xuống cấp ở mọi lĩnh vực, y đức, giáo dục, tư pháp, hành pháp đều có cả, nguyên nhân vì sao đã đến lúc cần tìm ra”.
Thú thật, tôi không thể nào không hét lên: ông Huỳnh Ngọc Sơn, bà
Nguyễn Thị Doan! Các người từ trên trời rơi xuống hay từ dưới đất chui
lên để đặt những câu hỏi lơ ngơ và vô lương tri đến thế?!
Nguyên nhân vì sao ư, bà Doan?
Sao đến mức độ đó à, ông Sơn?
Chẳng lẽ các ông, các bà quên câu chuyện ông Dương Trung Quốc thiếu
điều chỉ còn nước đến thẳng bục và nắm cổ Nguyễn Tấn Dũng lôi xuống ư?
Chẳng lẽ các ông, các bà không biết Nguyễn Phú Trọng gọi thế lực côn
đồ là “thanh kiếm và lá chắn” để bảo vệ các ông, các bà ăn no ngủ kỹ à?
Chẳng lẽ các ông, các bà không thấy bộ mặt phì nộn của Đỗ Hữu Ca nhơn
nhơn leo lên hội trường hỉ hả nhận “lon” thiếu tướng, sau khi đã xua
công an bắn thẳng vào dân sao?
Chảng lẽ các ông, các bà quên Nguyễn Sinh Hùng bảo kỷ luật hết thì lấy ai làm việc?
Còn hàng ngàn phát biểu dốt nát, hành vi vô giáo dục của các ông, các
bà đối với nhân dân mà dẫn ra thì biết bao nhiêu cho đủ đây?!
“Nguyên nhân” từ đó đó! “Mức độ” cũng từ đó đó!
Giới cầm quyền Việt Nam, ngoài việc ăn rồi làm gì?!
Vụ Trung tâm thương mại lớn nhất tỉnh Hải Dương cháy tan hoang làm cho hơn
Trung tâm thương mại Hải Dương, thành phố Hải Dương bị cháy lớn hôm 15 tháng 9 năm 2013.
500 tiểu thương lâm vào cảnh đường cùng, đang bị chỉ trích kịch liệt
về thói vô trách nhiệm của giới công an phòng cháy chữa cháy. Nhìn những
người ngất lịm, khóc hết nước mắt khi bị mất của chỉ sau một đêm, thật
không hiểu nổi tại sao người dân côi cút cần phải đóng thuế nuôi một
“đám báo cô” như thế làm gì nữa?!
Báo Vietnamnet đăng tin [9]: Cơn lũ sáng ngày 17/9, hậu quả từ việc
xả đập thủy điện đã biến Eađrăng vốn là một thị trấn sung túc trở nên
xác xơ.
Điều đau đớn từ vụ xả đập này, chính người dân cho biết: “…chính
quyền và ban quản lý đập thủy điện đã không dự báo được tình huống để
thông báo kịp thời cho dân”.
Không chỉ là vô trách nhiệm, mà phải lên án giới cầm quyền Đắc Lắc
thật “táng tận lương tâm” khi nghe cụ già rưng rưng: “Nếu chúng tôi được
thông báo sớm hơn thì hậu quả không đến mức như thế này. 8g ngày 17/9
thủy điện bắt đầu mở tất cả các cửa xả nhưng mãi đến 9g30 chúng tôi mới
nghe được thông báo. Vì vậy ở khu chúng tôi không ai kịp di dời tài
sản…” – cụ nói như khóc.”
Ăn rồi làm… bậy.
“Tuyên bố 258″ bay tới Liên Hiệp Quốc và nhiều quốc gia khác của nhóm
bạn, trong đó có cô Nguyễn Hoàng Vy. Hậu quả cô Vy nhận lãnh [10] không
chỉ bị cấm một cách vô pháp khi cùng bạn hữu mở quán café sách mà ngay
cả con trai cô mới lên 8 cũng bị lôi vào cuộc “làm phản động” từ những
đức trẻ trong xóm bị xúi giục (!).
Vụ giáo dân Mỹ Yên – Nghệ An đang bị lừa đảo và đàn áp, việc ép cung
Đinh Nguyên Kha nhận “tội khủng bố”, án tù tàn độc 15 năm và 5 năm quản
chế áp lên cho ông Ngô Hào, như bàn tay thô bạo của các “đồng chí” đang
hất đổ bàn làm việc Trương Tấn Sang sau chuyến đi Hoa Kỳ.
Trong vụ giáo dân Mỹ Yên bị lừa đảo và gài bẫy để trở thành những
người “quá khích”, “chống người thi hành công vụ”, phần lỗi lớn nhất là
từ phía cầm quyền Nghệ An cùng sự tiếp tay của những trang báo “nhà
nước” đang tổng công kích giới Công giáo mà người hứng chịu nhiều nhất
là Ngài Nguyễn Thái Hợp.
Giáo dân thiệt thà đã bị lừa vì mảnh giấy “cam kết” thả người của
viên chủ tịch xã! Đây là lỗ hổng kiến thức pháp luật quá lớn của người
dân nói chung và giáo dân xứ Mỹ Yên nói riêng. Có lẽ chỉ vì “con dấu đo
đỏ” đã làm người dân đặt niềm tin vào nó mà không để ý đến bản chất chế
độ (!) Vả lại, một viên chủ tịch xã làm gì có quyền mà “cam” với “kết”
về việc bắt giam hay thả người đối với một công dân!
Thiết nghĩ, các giáo xứ, sau này, trong những buổi giảng đạo, nên
dành chút thời gian phổ cập dần dần những phần cơ bản nhất cho giáo dân
về “Luật hình sự”, “Luật tố tụng hình sự”, “Luật dân sự”, “Luật tố tụng
dân sự”, “Luật khiếu nại, tố cáo” để giúp giáo dân tự trang bị kiến thức
cần thiết, cô đọng, dễ nhớ mà ứng phó với những trường hợp bắt cóc,
chèn ép sao cho tránh được những thủ đoạn đê hèn của giới công an. Dù
biết, nói chuyện “luật pháp” với chính thể này là vô nghĩa, nhưng đó là
điều vẫn cần phải làm trong tôn chỉ “đấu tranh bất bạo động” ngày nay.
Quốc tế sẽ tín nhiệm Việt Nam với tư cách ứng cử viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc?
Ông Nguyễn Đình Lương vừa tiết lộ [11] trong cuộc trả lời phỏng vấn báo VNN:
“Tại vòng đàm phán cuối cùng, trong buổi gặp riêng hai trưởng
đoàn, tôi bảo ông JOE Damond – Trưởng đoàn đàm phán Hoa Kỳ: ta cứ ghi
vào BTA “phía Hoa Kỳ sẽ xem xét dành GSP cho Việt Nam” còn khi nào xem
xét, được hay không ta sẽ bàn sau. Ông Damond thấy đề xuất hợp lý, đồng ý
ghi vào.
Về nước tôi không dám khoe thành tích đó vì tôi hiểu đó chỉ là một
cụm từ “làm đẹp” BTA cho “cả nhà đều vui” nhưng có người lại báo cáo
rằng vòng đàm phán này ta đã giành thắng lợi, ta đã kiên trì đấu tranh
đã bắt Mỹ dành cho ta GSP!”
Những lời của viên chức cao cấp Nguyễn Đình Lương đã tố cáo căn bệnh
“hứa đại”, “hứa ẩu”, “hứa liều” để được tiếng “thành công” của những bộ
não “kinh tế thị trường định hướng XHCN”! May là ông Lương còn biết xấu
hổ nên “không dám khoe”, nhưng cái đầu đất nào đó lại bị bệnh hoang
tưởng nên mới xảy ra cớ sự hiện nay: GSP vẫn bị Mỹ bỏ lại đó, chẳng phát
huy được tác dụng gì cả từ BTA. Nội dung đáng hổ thẹn này còn chỉ ra
những thiếu hụt trầm trọng kiến thức luật pháp, ngoại giao, thông lệ và
kinh doanh quốc tế của những bộ óc quanh năm chỉ biết “ăn rồi phá”!
Nhà cầm quyền Việt Nam vẫn giữ ý định ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2014 – 2016.
Thật mỉa mai, khi RFA thông tin [12]: “Hai tổ chức Ủy ban Bảo vệ
Quyền Làm người Việt Nam và Hành động Chung cho Nhân quyền chiều 17/9,
đã tố cáo trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ở Geneve, về tình
trạng chính quyền Việt Nam đàn áp chống lại tự do ngôn luận và ngược đãi
tù nhân lương tâm”.
Sau BTA, WTO, nay TPP đang là thèm muốn của giới cầm quyền Việt Nam –
những kẻ với lòng tham vô độ nhưng lười nhác và tráo trở. TPP đòi hỏi
phải gắn với “nhân quyền”, cụ thể là quyền lập hội. “Hiệu quả” từ BTA,
WTO không tạo ra được chút gì tốt đẹp hơn ngoài việc những thân phận dân
đen ngày càng bị mất đất, đàn áp và tống giam, bất công ngày một dâng
cao, thất nghiệp và làm “nghèo hóa” thêm nhiều tầng lớp nhân dân.
Ngoài những cái chết thương tâm, hình ảnh bi thảm của người Việt Nam
hiện nay không khác gì “bức tranh quyền con người” với đôi tay bị trói
thúc ké, hai chân bị xiềng xích cùng miếng băng keo dán chặt trên miệng,
bị ném sóng soài trên “sàn nhà tù”, nó có đủ đánh động lương tri nhân
loại ? Thế giới chẳng lẽ tiếp tục phớt lờ trước hình ảnh tồi tệ này?
Chính phủ Hoa Kỳ chẳng lẽ tiếp tay cho cộng sản Việt Nam như đã từng
gật gù để ký vào BTA như ông Nguyễn Đình Lương cho biết? Chính phủ Hoa
Kỳ không được phép đối xử với người dân Việt Nam như thế. Cần ràng buộc
và dứt khoát vấn đề TPP phải gắn liền với nhân quyền. Làm được điều này
coi như nước Mỹ chuộc lỗi từ quá khứ BTA, WTO đối với dân Việt Nam, bởi
chính quyền này chưa bao giờ do người dân tự nguyện và tự do bầu ra. Đó
là sự thật, toàn thế giới đều biết. Chính phủ văn minh không thể bang
giao tốt đẹp với những kẻ tước đoạt quyền làm chủ của dân và bịt miệng
dân tộc đó.
Giờ đây, miếng keo dán đó đang rơi ra do nỗ lực “cử động miệng” liên
tục và người dân Việt Nam đang la lên, đang thét lên để mọi người cùng
biết chúng tôi đang chịu đựng một cách vô lý.
Người Việt Nam đang nỗ lực để gượng đứng lên, tìm một điểm tựa nhưng
chỉ gặp “bức tường trơn trượt” mang tên “luật pháp”, “bức tường” có khi
nhão nhoẹt sình lầy, bất chấp chúng tôi đã hỗ trợ nhau dùng mọi cách
nhưng vẫn bị trôi tuột, không thể níu lấy “công lý” bằng đôi tay và đôi
chân vẫn chưa thoát khỏi xích xiềng! Có ai, có tổ chức nào giúp chúng
tôi cách để cởi trói, sau đó chúng tôi biết phải làm gì tiếp theo để tự
thân vận động phá bỏ xiềng xích, thoát đời nô lệ. Hãy giúp chúng tôi
trước khi quá muộn!
Người Việt Nam hiểu rằng: Chuyện Việt Nam phải do người Việt Nam giải
quyết, nhưng chắc chắn chúng tôi cần một điểm tựa – Công Lý. Điều này
chưa có ở Việt Nam hiện nay(!).
Theo RFA
Không lấy tiền chỗ này chỗ kia, lấy gì mà chơi?
Nói về thực trạng một số cán bộ tham nhũng, Chủ tịch Quốc hội
đặt nghi vấn: “Không lấy tiền chỗ này chỗ kia, lấy gì mà chơi? Chức vụ
này chức vụ kia, lấy gì mà chạy?”
Sáng 18/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2013.
Theo báo cáo, trong 8 tháng năm 2013 Bộ Công an đã thụ lý, điều tra
20 vụ án, 109 bị can, trong đó khởi tố mới 11 vụ, 65 bị can; kết luận
điều tra 08 vụ, 51 bị can; đình chỉ điều tra 01 vụ, chuyển cơ quan An
ninh điều tra 01 bị can thuộc vụ Vinalines; hiện đang điều tra 10 vụ, 55
bị can. Thiệt hại khoảng hơn 4.638 tỷ đồng và 2.900 lượng vàng. Đã thu
hồi trên 6 tỷ đồng, tài sản kê biên 01 thiết bị lặn Tinro2 và 108.000 m2
đất.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã thụ lý kiểm sát điều tra 31 vụ/149
bị can; đã giải quyết 07 vụ/28 bị can; đang giải quyết 24 vụ/121 bị can.
Báo cáo cũng nêu rõ, các bộ, ngành, địa phương đã tiến hành 5.466
cuộc kiểm tra việc thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn, qua đó
phát hiện 210 vụ việc vi phạm, xử lý kỷ luật 134 người. Tổng giá trị các
vi phạm về chế độ, định mức, tiêu chuẩn được kiến nghị thu hồi và bồi
thường hơn 78,5 tỷ đồng, đã được thu hồi 37,3 tỷ đồng.
Làm rõ việc chỉ đạo, cản trở phòng chống tham nhũng
Đánh giá thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp
Quốc hội Nguyễn Văn Hiện nhận xét, bên cạnh những kết quả đã đạt được,
công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng vẫn còn hạn chế. Tình
hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp, chưa có dấu hiệu giảm.
Nhiều biện pháp phòng ngừa tham nhũng thực hiện còn hình thức, hiệu
quả thấp; việc hoàn thiện thể chế chậm và vẫn còn bất cập, công tác phát
hiện tham nhũng còn yếu, chưa tương xứng với tình hình tham nhũng đang
xảy ra, việc xử lý hành vi tham nhũng có biểu hiện nương nhẹ, vẫn còn
tình trạng lạm dụng để xử lý kỷ luật hành chính, không khởi tố vụ án,
đình chỉ vụ án, bị can có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng: Cần phải nhận định, đánh
giá công tác phòng chống tham nhũng có chuyển biến hơn không, phức tạp
như thế nào? Cần phải dự báo được tình hình tham nhũng, và việc phát
hiện đã phản ánh đúng tình hình thực tế hay chưa?
Nói về những thiếu sót trong báo cáo của Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội
Nguyễn Sinh Hùng cho rằng: Chưa thấy nói đến vấn đề điều tra công luận
thế giới đánh giá tham nhũng của ta như thế nào? Thế giới đánh giá tụt
bậc hay lên bậc? Chưa thấy nói rõ lực lượng đấu tranh phòng chống tham
nhũng có bỏ sót, có bao che, có tham nhũng trong đấu tranh phòng chống
tham nhũng hay không? Các lực lượng liên quan đã làm hết sức, hết trách
nhiệm chưa?
“Trong những vụ án tham nhũng, tòa án xử có đúng không? Xử lòng vòng
hay như thế nào? Đánh giá không rõ ràng gì cả, dư luận trong nước thế
nào không nói, trách nhiệm cơ quan cũng không nói.” – Ông Nguyễn Sinh
Hùng nói.
Nhân dân
mất lòng tin vì có những vụ việc qua chỉ đạo thì làm cho nó xẹp xuống.
Cần làm rõ có tình trạng chỉ đạo cản trở không? Đề nghị làm rõ việc can
thiệp vào quá trình của cơ quan điều tra.
Ông Ksor Phước
Nói về vai trò của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng,
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhận xét: Vẫn chưa thấy có vai trò gì
cả, chẳng thấy làm gì cả, chẳng có ai chỉ đạo. Thế này mà đưa ra toàn
dân thì rất nguy hiểm. Sẽ báo cáo ra Quốc hội như thế nào? Có ra nghị
quyết được hay không?
Về thực trạng một số cán bộ tham nhũng, Chủ tịch Quốc hội đặt nghi
vấn: “Không lấy tiền chỗ này chỗ kia lấy gì mà chơi? Chức vụ này chức vụ
kia lấy gì mà chạy?”
Chủ nhiệm Hội đồng Dân tộc Quốc hội Ksor Phước cũng đặt vấn đề: Số
thông tin liên quan đến tham nhũng trong năm các cơ quan pháp luật nhận
được bao nhiêu và xử lý như thế nào? Làm có tới nơi tới chốn không?
Những vụ án nghiêm trọng thuộc Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống
tham nhũng quản lý đã có bao nhiêu vụ án có ý kiến bằng miệng, bằng văn
thư của các đồng chí lãnh đạo các cấp?
“Nhân dân mất lòng tin vì có những vụ việc qua chỉ đạo thì làm cho nó
xẹp xuống. Cần làm rõ có tình trạng chỉ đạo cản trở không? Đề nghị làm
rõ việc can thiệp vào quá trình của cơ quan điều tra.” – Ông Ksor Phước
nhấn mạnh.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý đánh giá: Đây
là báo cáo của Chính phủ, với tư cách là những người thực hiện, chịu
trách nhiệm trước quốc hội. Đề nghị đánh giá rõ hơn tình hình, số liệu,
xử lý, kiến nghị về tham nhũng.
“Dư luận thì nhiều nhưng phát hiện xử lý thì ít. Không có con số nào
cụ thể cả. Tham nhũng phổ biến, nghiêm trọng nhưng phát hiện ít, thu hồi
tiền ít, đất đai lại càng ít. Phát hiện 14.000 vụ nhưng chuyển cho hình
sự chỉ 36 vụ, còn lại là xử lý hành chính hết.” – Ông Lý nói.
Sai phạm 2-3 tỉ đồng chỉ xử phạt hành chính
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Nguyễn Văn Hiện nhận xét, xử án
tham nhũng chưa thực sự khách quan. Những vụ không đáng đình chỉ vẫn
đình chỉ. Thậm chí sai phạm tới 2-3 tỉ đồng vẫn đình chỉ, trong khi đối
với người dân chỉ sai phạm 2-3 triệu đồng thì đi tù như chơi. Trong quá
trình xử án treo liệu có tiêu cực hay không? Cần phải có điều tra xã hội
học, đánh giá sự hài lòng của nhân dân về vấn đề này.
Ông Ksor Phước đánh giá thêm: Có nhiều vụ án nghiêm trọng kéo dài,
đến 2-3 năm vẫn chưa đưa ra xử được. Việc này làm giảm lòng tin của nhân
dân, cán bộ đảng viên. Cần nêu ra được lý do làm sao chưa thể xử được.
Vì sao cứ im lặng? Trong khi nhân dân thì băn khoăn, không biết đúng sai
như thế nào?
“Ngay cả cán bộ Trung ương như chúng tôi cũng thấy băn khoăn rồi. Dân
phạm tội 2 triệu đồng thì bắt đi tù, cán bộ sai phạm mấy tỷ thì xử án
treo. Đó là dấu hiệu nghi vấn cao về tham nhũng.
Tôi được biết, một số doanh nghiệp còn lên Bộ KH&ĐT chạy dự án.
Cán bộ ở các tỉnh Tây Nguyên và Tây Bắc mua nhà tiền tỷ ở TP.HCM và Hà
Nội thì rất nhiều, sau này về nghỉ hưu sẽ ở. Cần đánh thẳng, đó là những
con cá lớn.
Vụ Dương Chí Dũng, nghe nói thông tin rất nhiều đến vấn đề xử lý cán
bộ, nhưng xử lý đến đâu? Xử lý đến đâu thì không biết, cứ âm thầm lặng
lẽ, khiến người ta hoài nghi.
Cần phải đôn đốc những người đứng đầu. Tập trung vào những địa bàn
trọng điểm. Nơi nào có nhiều tiền, nhiều quyền lực nhất thì có nguy cơ
tham nhũng nhiều nhất.” – Ông Ksor Phước thẳng thắn.
THEO VTC
Ai có tên trong 195 người Việt siêu giàu
Con số mới công bố về số
lượng gần 200 người Việt siêu giàu cùng với khối tài sản lên tới 20 tỷ
USD đã khiến nhiều người bất ngờ. Vậy ai là những người có túi tiền trên
30 triệu USD để được đứng trong danh sách này?.
Những người lộ diện trên sàn chứng khoán
Danh sách các thành viên “Câu lạc bộ siêu giàu” mới được một công ty
tư vấn và một ngân nước ngoài công bố cho rằng, số người Việt gia nhập
câu lạc bộ siêu giàu (có từ 30 triệu USD trở lên) hiện đã lên tới 195
người, với tổng giá trị tài sản 20 tỷ USD, tăng khá nhiều so với 170
người và 19 tỷ USD một năm trước đó.
Trong khi số lượng người siêu giàu tại những nền kinh tế lớn mới nổi
hàng đầu thế giới như Trung Quốc và Brazil đang sụt giảm, số người siêu
giàu tại nước Đông Nam Á, nhất là tại Thái Lan và Việt Nam đang tăng khá
mạnh.
Báo cáo không đưa ra danh sách và cách thức thu thập thông tin để
đánh giá nhưng có thể các tổ chức nói trên thực hiện đánh giá của mình
dựa trên các thông tin thu thập được trên TTCK, từ các ngân hàng và có
thể từ chính báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, doanh nhân.
Soi từ TTCK có thể thấy, với hơn 700 đơn vị niêm yết trên hai sàn
chứng khoán, giới đầu tư biết đến hàng trăm cổ đông có tài sản quy từ cổ
phiếu trị giá từ 2 triệu USD trở lên. Trong đó, nếu xét theo tiêu chí
“siêu giàu” không dưới khoảng 20 người.
Đứng đầu trong danh sách này là ông Phạm Nhật Vượng, ông chủ tập đoàn
Vingroup (VIC) – người có tài sản tính theo cổ phiếu VIC lên tới gần
18.000 tỷ đồng và theo xếp hạng của Forbes là tỷ phú USD đầu tiên của
Việt Nam, vượt xa người đứng thứ 2 là ông Đoàn Nguyên Đức (HAG), một
doanh nhân đang có gần 6.200 tỷ đồng.
Ngoài ông Vượng và ông Đức, TTCK còn biết đến 8 người đang sở hữu cổ
phiếu có giá trị từ 1.000 tỷ đồng trở lên là: ông Trần Đình Long (cổ
phiếu HPG), bà Phạm Thu Hương (VIC), bà Phạm Thúy Hằng (VIC), bà Nguyễn
Hoàng Yến (MSN), ông Lê Phước Vũ (HSG), ông Hồ Hùng Anh (MSN), ông Hà
Văn Thắm (OGC), bà Vũ Thị Hiền (HPG).
Những người có tài sản quy từ cổ phiếu trị giá từ 630 tỷ đồng (tương
đương khoảng 30 triệu USD) trở lên tới dưới 1.000 tỷ đồng bao gồm: ông
Trần Phát Minh (STB), Trầm Trọng Ngân (STB), Nguyễn Văn Đạt (PDR), Đặng
Thành Tâm (ITA, KBC, SGT, NVB), Trần Kim Thành (KDC), Dương Ngọc Minh
(HVG), Trương Gia Bình (FPT), Trần Lệ Nguyên (KDC), Trần Thị Thu Diệp
(HPG).
Nhưng nếu chỉ tính số tài sản thông qua cổ phiếu trên sàn thì lượng
người siêu giàu vẫn còn ít. Mới bằng khoảng 10% so với con số đưa ra.
Vậy phần lớn số lượng những người siêu giàu còn lại là những ai?
Phần chìm của tảng băng
Nền kinh tế Việt Nam trong vài năm gần đây gặp khá nhiều khó khăn
nhưng sự tăng trưởng gần 15% về số người siêu giàu khiến nhiều người bất
ngờ.
Tuy nhiên, TTCK đang ngày càng phát triển, số DN lên sàn đông hơn,
các thông tin về những ông chủ lớn cũng công khai hơn. Nhiều doanh
nghiệp, doanh nhân cũng đã không còn quá e dè về việc phải công bố mức
độ giàu có của mình… Đây có lẽ là một phần nguyên nhân khiến số lượng
những đại gia giàu có lộ diện ngày càng nhiều hơn. Hàng loạt các danh
sách thống kê người giàu như: người giàu… liên tục được công bố với số
người ngày càng nhiều hơn.
Nếu vậy, thì số người giàu và số lượng người siêu giàu ở mức gần 200
người theo báo cáo nói trên có lẽ không còn quá ngạc nhiên. Và trên thực
tế, trong vài năm gần đây, người dân cũng đã quá quen thuộc với rất
nhiều đại gia, thiếu gia, tiểu thư… không thuộc bảng xếp hạng giàu có
nào nhưng cũng sở hữu những chiếc siêu xe, nhà cửa… lên tới vài triệu
USD.
Mức độ giàu có và số lượng người siêu giàu gấp 10 lần so với số lượng
người mà tài sản của họ được cân đo đóng đếm, quy đổi thành tiền rõ
ràng, mình bạch có lẽ cũng không khiến người dân nghi ngờ nhiều lắm về
độ chính xác.
Thực tế cho thấy, trong nhiều năm gần đây, một bộ phận doanh nhân cho
dù chưa niêm yết cổ phiếu trên các sàn chứng khoán nhưng được đánh giá
rất giàu, thậm chí giàu hơn những người có mặt trong danh sách những
người giàu nhất trên TTCK.
Bà Nguyễn Thị Nga – lãnh đạo cao nhất của tập đoàn BRG, chủ tịch
HĐQT Ngân hàng SeABank; ông Vũ Văn Tiền – chủ tịch Tập đoàn Geleximco có
dự án BĐS trải khắp khu vực miền Bắc và hàng loạt các dự án khủng khác
như xi măng, bột giấy, nhiệt điện, khách sạn, trung tâm thương mại, ngân
hàng… Hay như “Chúa đảo” Đào Hồng Tuyển, chủ dự án Tuần Châu với cả
trăm công trình giải trí và biệt thự, bến du thuyền lớn nhất thế giới…
được đồn đại có tài sản lên tới 2 tỷ USD.
Bên cạnh những gương mặt có lượng tài sản được đánh giá là rất khủng
nói trên, giới đầu tư còn biết tới rất nhiều doanh nhân có thể lọt vào
danh sách những người siêu giàu khác.
Có thể kể đến hàng loạt tên tuổi doanh nhân lớn như: ông Võ Quốc
Thắng (ông chủ Đồng Tâm – DTG); ông Mai Hữu Tín (sở hữu vài chục DN và
là phó chủ tịch ngân hàng Kiên Long); đại gia đất Thái Bình, ông chủ
Bitexco, Vũ Quang Hội; ông Đặng Khắc Vỹ (cùng vợ đang nắm giữ 18,6% cổ
phần của VIB Bank); Đỗ Minh Phú (DOJI); Đỗ Văn Bình (Sudico, chủ tịch
CTCP Đại Dương)…
Bên cạnh đó là hoàng loạt cái tên rất nổi trên truyền thông như:
Huỳnh Uy Dũng (KCN Sóng Thần 1,2,3); Lê Ân (đại gia khoe tài sản trên
2.000 tỷ đồng); Lê Thanh Thản (đại gia BĐS, chủ hệ thống khách sạn tư
nhân lớn nhất Việt Nam); Lê Văn Kiểm (chủ sân golf Long Thành và gia
đình ông là một trong những nhà đầu tư tư nhân Việt Nam lớn nhất tại
Lào); Nguyễn Đức Thụy (bầu Thụy); vợ chồng bà Nguyễn Thị Mai Thanh
(REE); bà Thái Hương (NH Bắc Á, TH True Milk); Trần Quý Thanh (ông chủ
Dr Thanh, Tân Hiệp Phát)…
Điểm qua cũng thấy, dường như hầu hết người siêu giàu đều chưa xuất
hiện chính thức qua sàn chứng khoán. Với 195 người Việt siêu giàu có tài
sản lên tới 20 tỷ USD, cao hơn nhiều so với mức khoảng 2,2 tỷ USD (hơn
47.000 tỷ đồng) của 19 người giàu nhất trên TTCK. Điều đó có nghĩa là
còn gần 18 tỷ USD (hoặc hơn) của các doanh nhân giàu có khác, chưa kể
những người chưa thống kê được. Đó chính là phần chìm của tảng băng
trong nền kinh tế Việt Nam.
Theo VEF
Nắm đằng lưỡi
Sự vận hành của thị trường xăng dầu
nước ta có nguy cơ khó thoát khỏi vòng luẩn quẩn khi những thông tin hé
lộ từ dự thảo nghị định mới về kinh doanh xăng dầu cho thấy tình trạng
“bình mới rượu cũ”. Trong đó, đáng nói là việc để doanh nghiệp tự quyết
giá xăng dầu.
Thực ra, việc cho phép doanh nghiệp được
tự quyết định giá xăng dầu trong phạm vi 0%-5% có sự giám sát của cơ
quan quản lý nhà nước trong dự thảo nghị định đang được xây dựng cũng
không mới bởi Nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu hiện tại cũng đã để
doanh nghiệp được từ quyết giá xăng dầu trong khoảng 0%-7%.
Bởi thế, một đại diện doanh nghiệp xăng
dầu cho rằng quy định trong dự thảo nghị định mới thực ra chỉ là điều
chỉnh tỉ lệ tự quyết giá xăng dầu của doanh nghiệp, còn bản chất không
thay đổi nhiều. Chính vì bản chất không thay đổi nên vị đại diện doanh
nghiệp nói trên cho rằng nên để doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu
nhằm trả giá xăng dầu về đúng thị trường.
Như vậy, cũng như khi xây dựng Nghị định
84, để kinh doanh xăng dầu được vận hành đúng cơ chế thị trường một lần
nữa lại được lấy ra để làm “bùa hộ mệnh” cho dự thảo nghị định mới về
kinh doanh mặt hàng nhiên liệu sống còn đối với đời sống và sản xuất
này.
Đúng là hướng tới nền kinh tế thị trường
thì các mặt hàng cần và nên được kinh doanh theo cơ chế thị trường, thậm
chí không loại trừ cả những mặt hàng và lĩnh vực thiết yếu như xăng dầu
hay điện… Song chỉ có điều là khi muốn xăng dầu được vận hành theo cơ
chế thị trường thì vị đại diện doanh nghiệp và cả cơ quan quản lý nhà
nước lại “quên” rằng xăng dầu hiện nay vẫn trong tình trạng độc quyền
nặng và giá mặt hàng này vẫn chưa được minh bạch theo đòi hỏi chính đáng
của người tiêu dùng.
Liệu thị trường xăng dầu có thực sự vận
hành được theo cơ chế thị trường hay không khi mà một doanh nghiệp như
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) hiện đang thống lĩnh vững chắc
thị trường với việc nắm giữ ít nhất 50% thị phần xăng dầu cả nước?
Cho dù dự thảo nghị định mới có quy định cơ
quan chức năng giám sát việc tự quyết giá xăng dầu của doanh nghiệp
nhưng thực tế thực thi Nghị định 84 cho thấy cơ quan quản lý đa phần là
chiều theo yêu cầu tăng giá của doanh nghiệp và hiếm khi yêu cầu doanh
nghiệp giảm giá. Thế nên mới có tình trạng giá xăng dầu trong nước “mắc
bệnh” lên nhanh (khi giá thế giới lên) và xuống chậm (khi giá thế giới
xuống).
Bởi thế, khi còn tình trạng độc quyền và
thiếu công khai, minh bạch mà trao quyền tự quyết định giá xăng dầu cho
doanh nghiệp thì có khác nào đưa phần chuôi cho họ nắm, còn phần lưỡi
thì chìa về phía người tiêu dùng và cả nền sản xuất.
Theo NLĐ
Hai tầng mỉa mai
Ông Nguyễn Đình Lương, Nguyên trưởng đoàn đàm phán hiệp định
thương mại Việt Nam – Mỹ vừa trả lời phỏng vấn tờ VietnamNet về TPP rất
hay, thực tế và tỉnh táo. Đặc biệt khi nói về lợi ích từ TPP, ông Lương
nhấn mạnh khung pháp lý TPP sẽ là khuôn mẫu cho việc vận hành kinh tế
Việt Nam, ví dụ việc bảo vệ quyền lợi công nhân.
Ông nói: “… ta phải cam kết trao cho người lao động Việt Nam “quyền
lập hội”. Công nhân, người lao động tự tụ tập với nhau, tự lập hội để
“nói chuyện” với giới chủ, để “cưu mang” nhau lúc khó khăn.
“Quyền lập hội là một trong những quyền “tạo hóa ban” cho những người
có sức lao động, đi lao động để tự vệ. Đó là một trong những chuẩn mực
quy định của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) mà Việt Nam là một thành
viên. Đó cũng là một quy phạm phổ quát trong đời sống xã hội văn minh.
“Trong cuộc đàm phán BTA với Hoa Kỳ trước đây, Việt Nam kiên trì đòi
phía Hoa Kỳ dành cho phía Việt Nam Quy chế ưu đãi phổ cập (GSP) (áp dụng
thuế bằng 0 đối với mấy ngàn mặt hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ chủ yếu là
hàng thủ công nghiệp, mây tre, cói ngô…)
“Phía Hoa Kỳ kiên quyết không chấp nhận vì Luật GSP của Hoa Kỳ đòi đòi hỏi một số yêu cầu cao trong đó có quyền lập hội.
…
“Nghe nói sau này, qua nhiều năm đàm phán, đến nay Hoa Kỳ vẫn chưa
chấp nhận cho hàng Việt Nam được hưởng GSP vì Việt Nam chưa có điều kiện
để thực thi quyền lập hội.
“Kỳ này, muốn vào TPP, Việt Nam không thể tránh khỏi điều khoản này.
Theo tôi, phía Hoa Kỳ và các nước khác có nhân nhượng thì cũng chỉ ở mức
cho một thời hạn bảo lưu vài ba năm để Việt Nam xử lý những vấn đề
thuộc cơ chế trong nước.
“Chấp nhận “Quyền lập hội” cho người lao động thì công đoàn Việt Nam
sẽ phải đổi mới cả về chức năng nhiệm vụ, cả về phương thức hoạt động,
và sau đó có thể là các đoàn thể quần chúng khác cũng sẽ noi gương”.
Đây đúng là một khía cạnh quan trọng với nhiều tác động chưa lường
hết được. Nhưng điều mỉa mai là Việt Nam phải trông chờ vào một hiệp
định ký với các nước tư bản để các nước tư bản này gây sức ép buộc Việt
Nam phải bảo vệ công nhân của mình, không để giới chủ bóc lột quá đáng!
Điều mỉa mai là phát biểu của ông Lương gián tiếp thừa nhận Công đoàn
hiện nay không giúp người công nhân tự bảo vệ mà họ cần một loại hình
công đoàn khác dưới sự thúc giục thành lập của các nước được coi là tư
bản!
Vấn đề là các giới chủ có vốn đầu tư nước ngoài có thật sự muốn thúc
đẩy chuyện này hay họ đang hài lòng với hệ thống công đoàn hiện tại của
Việt Nam? Cái đó mới chính là hai tầng mỉa mai.
THEO FB NGUYỄN VẠN PHÚ