Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2014

TẠI SAO CÓ NHỮNG BÀI BÁO TỰ BÔI Y HỌC NƯỚC NHÀ? - Điều quan trọng nhất về giáo dục – Einstein

TẠI SAO CÓ NHỮNG BÀI BÁO TỰ BÔI Y HỌC NƯỚC NHÀ?

Hôm nay tôi đọc bài báo Hóa trị - Không có gì đáng sợ trên trang báo điện tử Vietnamnet, mà thấy buồn. Buồn vì nhà báo viết vì thương mại, mà viết một bài viết không hiểu biết về chuyên môn, lại tự đi bôi nhọ ngành Y nước mình. Buồn vì cơ chế chính trị đã làm ngành Y của Việt Nam thực chất là tốt hơn mọi quốc gia trong khu vực Đông Nam Á về mặt chuyên môn - theo hiểu biết của tôi, một người đã lăn lộn trong nghề bằng chuyên môn thực sự hơn 30 năm qua. Buồn vì sự hiểu biết của dân mình về chuyên môn Y khoa nước Việt không được đúng chỉ vì hệ thống truyền thông của đảng chỉ nhìn phần nhiều ở góc tối, mà không nhìn ở góc sáng, không nhìn ở cái gốc, mà chỉ nhìn ở cái ngọn của vấn đề.
Tất cả những nỗi buồn trên bắt đầu từ nguyên nhân cơ chế chính trị nước ta gây ra, mà hậu quả để lại rất nhiều hệ lụy. 
Hệ lụy thứ nhất và to lớn nhất làm nên tất cả các hệ lụy khác là do cơ chế chính trị làm ra. Cái sai lầm đầu tiên là phân tuyến điều trị tuyến trung ương, tuyến địa phương, tuyến cơ sở, và việc đầu tư về chuyên môn cũng như trang thiết bị y tế không đồng bộ. Cũng cơ chế chính trị quy định mức lương quy định cho ngành Y tế quá thấp, không đủ để nuôi sống ngay cả chính bản thân người thầy thuốc, không thể nói đến nuôi con cái và gia đình.
Hệ lụy thứ hai kéo theo từ hệ lụy thứ nhất làm ra là người bệnh không tin tưởng ở các tuyến địa phương và cơ sở, dẫn đến quá tải ở tuyến trung ương, mà tuyến cơ sở có nơi thì không có bệnh nhân.
Hệ lụy thứ ba kéo theo từ cái hệ lụy thứ nhất và thứ hai - quá tải bệnh viện và đồng lương rẻ mạt - trong khi làm việc như trâu cày, ngựa kéo là, tha hóa một số lớn các thầy thuốc ở các tuyến bệnh viện có điều kiện để kiếm ăn bằng phong bì của người bệnh, còn cơ quan hành chánh của ngành Y tế nước ta thì kiếm phong bì khi đi kiểm tra, cấp phép Y Dược
Hệ lụy thứ ba này còn góp chủ yếu làm đội giá thành của thuốc điều trị cho bệnh nhân khi xin visa nhập thuốc cũng phải có tình trạng lót tay, thầy thuốc thì lấy hoa hồng các công ty dược khi kê toa, mà dân trong ngành ai cũng biết, nhưng ai cũng vì chén cơm manh áo, nên không ai dám nói ra, không ai dám khiếu kiện. Nó trở thành luật bất thành văn. Rất có nhiều chuyện để nói về những bất cập do chính trị gây ra ở hệ lụy này. Ví dụ, trong khi cũng thì loại thuốc ấy, chất lượng ấy nhưng chỉ cấp visa có 1 năm, năm sau nhập nữa phải xin lại phép.
Hệ lụy thứ tư cũng do cơ chế chính trị quy định đảng lãnh đạo, nên hầu hết những thế hệ lãnh đạo ngành Y tế trong 68 năm qua của miền Bắc, và 38 năm qua ở miền Nam là những người hồng hơn chuyên. Chữ chuyên ở đây là quản lý bệnh viện như quản lý một xã hội. Môi trường bệnh viện là môi trường phục vụ cho con người ở tất cả các giai tầng trong xã hội. 
Thế giới có riêng một ngành đào tạo về quản lý bệnh viện, để đào tạo ra những người có nghề chuyên về quản lý bệnh viện, mà không phải bác sỹ là người quản lý. Trong khi ở ta, lấy bác sỹ chuyên môn đôn lên làm quản lý sau khi xét duyệt lý lịch tốt với đảng cầm quyền, và qua một vài khóa học cao cấp, trung cấp chính trị, sau đó bồi dưỡng về quản lý bệnh viện rất sơ sài, trong một cơ chế tạo điều kiện tha hóa mà ông thủ tướng vừa phát biểu trong thông điệp đầu năm 2014, là phải cải cách và hoàn thiện thể chế.
Hệ lụy thứ năm là, vì có chuyện cơ chế lỏng lẻo, nên thực phẩm chức năng cũng được gọi là thuốc được các đại diện bán hàng đa cấp móc nối với bác sỹ tha hóa kê toa tràn lan. Với cái gọi là nhà thuốc chất lượng cao theo chuẩn quốc tế cũng chỉ là một giải pháp tình huống, cuối cùng nó lại tạo điều kiện cho cán bộ tha hóa cấp phép khống hàng trăm nhà thuốc GPP ở Thành phố Hồ Chí Minh, mà báo chí nêu ra, cũng không ít các quan chức trong sạch vì đấu tranh với tham nhũng việc này mà phải thuyên chuyển công tác, dân trong ngành ai cũng rõ.
Nhưng dù có bị đội giá thuốc do các bất cập cơ chế chính trị gây ra, thì giá thuốc và giá điều trị của người bệnh Việt Nam hiện nay vẫn là rẻ hàng đầu thế giới. Vì tiền dịch vụ chăm sóc sức khỏe quá rẻ mạt, và đồng lương nhân viên y tế không xứng để chăm sóc bệnh cho con người, mà chỉ xứng để chăm sóc một con vật! Gần đây, báo chí lên tiếng tăng giá viện phí là quá sức với người bệnh Việt Nam là đúng, nhưng chỉ đúng một nửa. Vì câu chuyện có 100 con gà, nhưng 1% người Việt ăn 99%, còn 99% người còn lại chỉ ăn 1 con. Tầng lớp 1% vẫn dư tiền đi Singapore hay Thái Lan để đốt tiền ngu hơn là tiền khôn. Vì với số tiền đó, ở Việt Nam đâu thiếu nơi điều trị tốt hơn và dịch vụ không thua Singapore?. Đây là sự mất cân bằng thu nhập cá nhân, khoảng cách giàu nghèo gia tăng, bất công ngày càng quá lớn do cơ chế chính trị gây ra, không phải lỗi của ngành y tế.
Tất cả những cái hệ lụy trên làm mất uy tín ngành Y Việt Nam cũng từ cơ chế chính trị không có đối lập, kiểm tra, giám sát. Từ đó dân cứ nghĩ y khoa Việt Nam tệ hại hơn khu vực. Nhưng là một người làm trong ngành y bằng chuyên môn thực sự mà, không vì kinh doanh hay vì phong bì từ khi còn làm trong nhà nước, đến cách đây 12 năm ra làm tư nhân, tôi xin khẳng định y khoa Việt Nam về chuyên môn hơn các nước trong khu vực. Mọi cái xấu không phải do chuyên môn, mà do chính trị gây ra. Đơn cử về phẫu thuật nội soi ổ bụng, thì Pháp làm đầu tiên năm 1987 do bác sỹ Philipe Mouret ở Lyon cắt túi mật qua nội soi ổ bụng, Hoa Kỳ thực hiện đầu tiên năm 1989, thì tại Việt Nam ngày 23/9/1992 đã thành công cho bệnh nhân đầu tiên do PGS TS Nguyễn Tấn Cường thực hiện tại khoa Ngoại Tổng Quát Bệnh Viện Chợ Rẫy, từ kỹ thuật mang về của  Hoa Kỳ.
Từ điều trên đây cho thấy y học Việt Nam luôn cập nhật kịp thời, nhưng cơ chế chính trị đã kiềm hãm cho nghiên cứu y học nước nhà không thể tiến nhanh, vì người nghiên cứu còng lưng ra nghiên cứu, báo cáo chỉ để được cái danh hảo, còn tiền nghiên cứu rót từ trung ương xuống cơ sở nó biến đi đâu, mà hầu như không hoặc một phần rất nhỏ đến tay người thực sự nghiên cứu, số tiền này không đủ để mua cà phê uống thức đêm làm số liệu, chưa nói đến chuyện có sống để mà nghiên cứu. Việc này, tôi, người viết bài này đã từng "hưởng" cái "ân huệ" này trong nhiều năm. Cuối cùng, có còn ai tha thiết đến nghiên cứu và làm việc. Nên phải bỏ ra khỏi nhà nước mà tự kiếm sống cho riêng mình. Vì suy cho cùng, xã hội muốn tốt, thì từng thành viên trong xã hội phải là người tốt. Lấy đâu có người tốt, khi cái ăn không lo đủ?
Cuối cùng là, dù làm y khoa ở đâu cũng vậy, bệnh nhân là thầy của thầy thuốc, không có bệnh nhân làm sao thầy thuốc giỏi được, ngoại trừ mớ lý thuyết suông? Làm sao Singapore có chuyên môn tốt hơn Việt Nam về y khoa được khi họ không có bệnh nhân? Các quốc gia trong khu vực hơn y tế Việt Nam ở dịch vụ chăm sóc sức khỏe chứ không bằng về chuyên môn được. Họ hơn dịch vụ chăm sóc sức khỏe vì họ ít bệnh, họ không quá tải, lương họ cao dư sống để chuyên tâm cho hành nghề và nghiên cứu. Báo chí nếu có viết thì cũng nên hiểu biết, và đừng quá vì thương mại mà tự bôi nhọ và xổ toẹt những gì mọi cố gắng của dân và các người làm nghề y nước Việt như bài báo mà tôi đọc trên đây.
Kết thúc bài viết này, tôi xin kết thúc một điều chủ yếu là, không chỉ có ngành Y Việt Nam bị chê bai, dè bỉu là xấu, mất lòng tin người dân, mà hầu hết tất cả các ngành từ kinh tế, đến văn hóa, giáo dục, v.v... đều nhục như khi cán bộ đi công cán nước ngoài bị khinh rẻ mà ông thủ tướng đã nói vừa qua, có một nguyên nhân cốt lõi là nền chính trị độc quyền cai trị, không có đối lập thực sự để sửa sai trước khi các nghị quyết, nghị định, công văn, thông tư, thông cáo được phát ra.
Những hệ lụy ngành y mà tôi viết trên đây cũng chỉ là nhắc lại một phần rất nhỏ của 7 bài viết: Ngành Y Việt Nam cần thay đổi gì?, mà tôi đã viết 4 năm trước, vì một mong muốn cho y học nước nhà có thể tự hào với thế giới. Nhưng nó chưa được quan tâm đúng với cái nó cần có, chỉ vì chế độ chính trị Việt Nam đã tạo ra những cái rễ tư hữu và quyền lực đi đôi với lợi ích cá nhân những người có quyền quyết định tốt cho nước nhà. Giờ để mọi cái tốt trở lại, cần phải có một cuộc siêu phẫu bằng chính trị chứ không phải chỉ là đại phẫu, và cần phải mất ít nhất 30 năm, nếu thực tâm chuyển đổi. Nếu nửa vời như 28 năm qua, e rằng mất nước và có thể đi đến diệt vong.

Đừng chê bai đạo đức và chuyên môn của ngành y Việt Nam, vì nếu muốn biết đạo đức và chuyên môn ngành y Việt Nam tốt hay xấu, thì hãy cho các bác sỹ và nhân viên y tế các quốc gia đến làm việc ở các bệnh viện quá tải của Việt Nam, với điều kiện "ưu đãi" của chế độ chính sách do chính trị Việt Nam tạo ra hiện nay chỉ cần 6 tháng, thì đạo đức và chuyên của họ có còn không?

Công bằng là điều xa xỉ?

Trẻ em là một tờ giấy trắng, mọi sự cố gắng vẽ lên những nét mực đẹp đẽ và đều đặn càng làm nâng cao giá trị và có khi đó là cả một nghệ thuật, tuy nhiên sự vô tình đánh rơi hoặc cố tình để lại những vết mực không cần thiết đều là tội lỗi.
Vào một sáng đầu năm, tôi đưa con đến trường tiểu học ở quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ. Vào đến cổng trường là 7g02. Khi nhìn thấy hai bạn cờ đỏ (chắc khoảng lớp 3, lớp 4) đứng ghi tên những em đi trễ, con tôi bỗng rơi nước mắt: Hôm nay con bị ghi tên vì đi trễ rồi cha ơi! Tôi dỗ dành con: Sáng mai con phải thức sớm hơn để không bị ghi tên nữa, đây là lần đầu, cô giáo con sẽ nhắc nhở và tha thứ cho con. Không hiểu sao, con tôi vẫn tỏ ra ngùng ngoằng khó chịu.
Đưa con lên lớp, tôi quay xuống, đã 7g10, vẫn còn không ít phụ huynh tất tả dẫn con vào trường. Có một chị phụ huynh lại chỗ hai em cờ đỏ đang đứng ghi tên và yêu cầu xoá tên con mình. Nể người lớn, hai em vui vẻ nhận lời. Còn những phụ huynh chỉ đưa con đến cổng, các em tự vào thì bị hai em cờ đỏ ghi tên và hỏi với vẻ nghiêm trang: Bạn cho hỏi tên gì? Học lớp nào? (đối với những em mặc áo khoác bên ngoài không thấy tên, lớp). Các em tự nguyện vạch áo ra cho hai em cờ đỏ ghi tên, mặt ra vẻ sợ sệt. Sau đó tôi còn thấy hai em ngồi xuống và thoả thuận xóa tên một số bạn quen biết...
Khi được người lớn năn nỉ bỏ qua, hai em đã hình thành một tư duy là bản thân mình có quyền nào đó, có thể ban phát quyền đó cho người quen, người thân của mình. Tư duy xin cho đã gieo vào đầu các em từ khi còn rất bé. Tại sao nhà trường khi đưa ra những quy định cho đội cờ đỏ, không ai giám sát cách hành xử của các em để nhắc nhở và uốn nắn?
Ra về, trong đầu tôi cứ nuối tiếc: Tại sao mình không lại xin cho con mình nhỉ? Bởi thực tế như vậy thì làm gì có công bằng? Nếu bạn là tôi, bạn nghĩ thế nào, bạn sẽ ứng xử ra sao?
Vũ Phụng (Cần Thơ)

Điều quan trọng nhất về giáo dục – Einstein, Lý Lan (lược dịch)

Albert Einstein là một khoa học gia và triết gia của thế kỷ 20. Trong thế kỷ đó tên ông đồng nghĩa với thiên tài. Sinh thời ông cũng từng là giáo sư đại học, thể hiện mối quan tâm đến việc giáo dục thế hệ trẻ qua nhiều bài viết và diễn văn. Trong quyển Ideas and Opinions, Ý tưởng và Quan điểm, tập hợp những suy nghĩ của Albert Einstein về nhiều khía cạnh cuộc sống từ khoa học, xã hội, chính trị đến văn học, nghệ thuật, có một phần về giáo dục. Đương nhiên thế giới chúng ta đang sống đã chuyển sang thế kỷ 21 với vô vàn thay đổi nhanh chóng trong mọi mặt đời sống xã hội, mà nói đến giáo dục là nói đến tương lai tính bằng thập kỷ – mười mấy hai ba bốn chục năm nữa. Có thể có người coi quan điểm giáo dục cách nay sáu bảy chục năm đã lỗi thời. Nhưng vì tôi đồng quan điểm với Einstein nên tôi xin trích dẫn ý kiến của ông.
Động cơ quan trọng nhất đối với lao động trong nhà trường và trong cuộc đời là niềm vui trong công việc, niềm vui trong kết quả của lao động đó, và hiểu biết về giá trị của kết quả đó đối với cộng đồng. Tôi nhận ra nhiệm vụ quan trọng nhất được nhà trường giao phó khi đánh thức và củng cố sức mạnh tâm lý của một chàng trai trẻ. Chỉ riêng một nền tảng tâm lý như thế đủ dẫn tới niềm khao khát hân hoan đối với của cải cao quí nhất của con người, là tri thức và kỹ năng bậc nghệ sĩ”.
Einstein đã phát biểu như trên nhân lễ kỷ niệm 300 năm giáo dục đại học tổ chức ở Albany, New York, ngày 15 tháng 10, 1936, trong một bài diễn văn có tiêu đề “On Education”, bàn về giáo dục. Trong phần mở đầu, rồi lập lại ở phần kết, ông khiêm tốn coi mình là người không hẳn có chuyên môn về sư phạm, mà chỉ có kinh nghiệm riêng và niềm tin cá nhân, với tư cách một người học và một người dạy. Ông nói nếu là vấn đề khoa học thì người không chuyên môn và thiếu căn cứ chỉ nên im lặng. “Tuy nhiên, với những việc liên quan đến con người thiết thực thì khác. Ở đây hiểu biết về chân lý mà thôi thì không đủ; ngược lại hiểu biết này phải được liên tục làm mới lại bằng sự cố gắng không ngừng, nếu không kiến thức sẽ mất đi. Giống như một bức tượng cẩm thạch đứng trong sa mạc và luôn bị nguy cơ vùi lấp trong gió cát. Những bàn tay chăm chút phải luôn hoạt động để giữ cho bức tượng tiếp tục tồn tại trong ánh thái dương. Tôi xin góp tay vào công việc đó”.
Khi mời Einstein phát biểu người ta không đặt cho ông vấn đề đại học nên chú trọng ngành tài chính ngân hàng hay khoa học kỹ thuật, nhưng hẳn là người ta trông mong ông có ý kiến về việc đào tạo thế hệ tương lai cái gì và như thế nào. Sau khi dành 5/6 trang nói về ý nghĩa và tinh thần của một nền giáo dục có giá trị, Einstein nói: “Tôi đã nói đầy đủ về việc thanh niên nên, theo quan điểm của tôi, được giáo dục trong tinh thần như thế nào. Nhưng tôi chưa nói gì về việc lựa chọn ngành học, hay phương pháp dạy học. Nên chú trọng ngôn ngữ hay giáo dục kỹ thuật trong khoa học?
Câu trả lời của tôi là: Tất cả những điều đó đều có tầm quan trọng bậc hai. Nếu một thanh niên rèn luyện cơ bắp và thể lực dẻo dai bằng thể dục và đi bộ, thì sau này anh ta thích hợp với mọi lao động chân tay. Điều này cũng tương tự như rèn luyện trí tuệ và thể dục tinh thần và thủ thuật. Cho nên định nghĩa của bậc thông thái về giáo dục không sai: “Giáo dục là cái còn lại, nếu người ta lỡ quên hết mọi thứ đã học ở trường.” Vì lý do này tôi không hào hứng đứng hẳn về một phe nào trong cuộc tranh chấp giữa những người chủ trương một nền giáo dục lịch sử triết học cổ điển hay một nền giáo dục trọng tâm là khoa học tự nhiên.
Mặt khác, tôi muốn phản đối ý kiến cho rằng trường học cần dạy trực tiếp kiến thức chuyên môn và những thành tựu mà người ta có thể sử dụng trực tiếp trong đời sống. Nhu cầu cuộc sống nhiêu khê đến nỗi sự huấn luyện chuyên môn trong nhà trường không có vẻ khả thi. Ngoài ra, hơn thế, tôi thấy rất khó chịu khi đối xử với một cá nhân như một công cụ vô hồn. Nhà trường nên luôn đặt mục tiêu là thanh niên tốt nghiệp với một nhân cách hài hòa, chứ không chỉ là một chuyên gia. Quan điểm này của tôi cũng áp dụng cho cả những trường kỹ thuật, nơi sinh viên chuyên chú theo đuổi một nghề chuyên môn nhất định.
Điều quan trọng bậc nhất là phát triển khả năng tư duy và phán đoán độc lập, chứ không phải có được kiến thức chuyên môn. Nếu một người am hiểu tường tận nền tảng môn học của mình và học được cách suy nghĩ và làm việc độc lập, anh ta chắc chắn tìm ra con đường cho mình, và hơn nữa sẽ có thể điều chỉnh bản thân mình cho thích nghi với sự tiến bộ và những thay đổi, tốt hơn hẳn so với những người được đào tạo chuyên môn với kiến thức cụ thể chi tiết”.
Mười sáu năm sau, trong bài Nền giáo dục cho tư duy độc lập đăng trên New York Times số 5 tháng 10, 1952, Einstein lại viết:
“Đào tạo một người một ngành chuyên môn thì không đủ. Được đào tạo như vậy người đó có thể trở thành một cái máy hữu dụng chứ không phải một nhân cách phát triển hài hòa. Điều thiết yếu là sinh viên đạt được hiểu biết và cảm nhận sinh động các giá trị. Anh ta phải có một nhận thức sâu sắc về những điều đẹp và tử tế. Nếu không, anh ta – với kiến thức chuyên môn – sẽ gần giống với một con chó được huấn luyện giỏi hơn là một con người phát triển hài hòa. Sinh viên phải học để hiểu những động lực sống của nhân loại, những ảo tưởng và những khổ đau của họ để có được mối quan hệ đúng với từng cá thể đồng loại và với cộng đồng nhân loại.
Những điều cao quí này được truyền giao cho thế hệ trẻ thông qua tiếp xúc trực tiếp với người dạy – hoặc chí ít cũng là chủ yếu – chứ không phải thông qua sách vỡ. Chính điều này tạo lập và bảo tồn văn hóa một cách căn cơ. Tôi nghĩ đến điều này khi khuyến cáo “nhân văn” là ngành học quan trọng, chứ không phải kiến thức chuyên môn khô khan trong các môn sử và triết.
Quá nhấn mạnh vào hệ thống cạnh tranh và chuyên môn hóa chưa thuần thục ở mức độ hữu dụng tức thì, bao gồm cả kiến thức chuyên môn hóa, giết chết tâm hồn mà toàn bộ đời sống văn hóa phụ thuộc vào.
Một điều cũng rất quan trọng đối với một nền giáo dục có giá trị đó là phát triển tư duy phê phán độc lập ở những người trẻ, một sự phát triển bị tác hại lớn do chồng chất lên sinh viên quá nhiều kiến thức và môn học quá khác biệt (hệ thống điểm). Quá tải tất yếu dẫn tới nông cạn. Dạy học nên là một hoạt động mà điều được truyền giao được tiếp nhận như món quà quí giá chứ không phải như một bổn phận nhọc nhằn”.
Đó là bài viết cuối cùng của Einstein đề cập đến giáo dục. Ông mất 3 năm sau đó. Có thể coi đây là di ngôn giáo dục của ông.
Lý Lan trích dịch từ quyển Ideas and Opinions, NXB The Modern Library, New York, 1994.
Nguồn: https://danluan.org/tin-tuc/20131226/ly-lan-dieu-quan-trong-nhat-ve-giao-duc


Nhân tiện chúng tôi xin trích dẫn thêm những câu nói nổi tiếng về giáo dục của Albert Einstein:
– “Trí tưởng tượng quan trọng hơn cả kiến thức”, (“Imagination is more important than knowledge”).
– “Nghệ thuật tối thượng của người thầy là đánh thức niềm vui trong sự diễn đạt và tri thức sáng tạo”, (“It is the supreme art of the teacher to awaken joy in creative expression and knowledge”).
– “Nhà trường phải luôn luôn tạo cho học trò một cá tính cân đối chứ không nên biến chúng thành một nhà chuyên môn”.
Một bài luận – bình giảng câu nói của Einstein, “Tưởng tượng quan trọng hơn kiến thức.”
Einstein là nhà vật lý danh tiếng vào thế kỷ 20. Ông còn là người vận động cho hòa bình, chống lại vũ khí nguyên tử và đẩy mạnh giáo dục. Một trong những câu nói để đời của ông là “Tưởng tượng quan trọng hơn kiến thức.” Ta sẽ từ từ mổ xẻ câu nói này, để xem đâu là quan trọng hay không quan trọng, và hy vọng đưa ra một bài học thiết thực cho các bạn học sinh thời nay.
Tưởng là liên tưởng, tượng là hình tượng, tưởng tượng là liên tưởng đến hình ảnh nào đó làm ta vui thích hoặc dẫn đến hành động tốt. Quan trọng có nghĩa là nặng ký, là cần thiết cho đời sống, không có thì chưa đủ. Còn kiến thức là những điều học hỏi được, trên ghế nhà trường hay ngoài trường đời. Như vậy, tưởng tượng là đi ra, là phong phú; kiến thức là thu vào, là giới hạn. Chính Einstein đã nói, tưởng tượng quan trọng hơn kiến thức, vì nhờ tưởng tượng mà ta có thể bay bổng lên trời (without limit).
Rất nhiều người đồng ý với câu nói này của Einstein. Chúng ta có thể thiếu học, thất học, nhưng chúng ta không thể sống mà không có tưởng tượng. Khi xa nhà, thường thường người ta liên tưởng đến cha mẹ, vợ chồng, con cái. Nhờ đó, họ có đủ nghị lực để sống còn. Tưởng tượng cho ta hy vọng là thế. Tôn giáo cũng cho người ta hy vọng, dựa theo những điều có thể tưởng tượng được. Không ai biết được đời sau thế nào, nhưng hy vọng làm cho họ sống tốt hơn và phục vụ đắc lực hơn. Tưởng tượng là nhìn thấy trước. Vì thế, tưởng tượng cho ta niềm tin, tin vào sức mạnh của bàn tay, tin vào năng lực của ý chí. Niềm tin cho ta sự kiên trì để tiến đến thành công, to believe is to achieve. Tưởng tượng quan trọng vì đã để lại biết bao những tác phẩm văn chương quý giá, cũng như biết bao những khám phá khoa học lớn lao. Không chừng, nhờ tưởng tượng mà Einstein đã tìm ra được thuyết Tương đối chăng?
Tuy câu nói của Einstein là vậy, nhưng tưởng tượng cũng có phần tiêu cực của nó. Thí dụ, ta nghĩ là cuộc tranh chấp không thể nào hòa giải, hay một tội nhân không thể nào được cải hóa, hay cái tôi phải được ưu đãi hơn mọi người. Ta gọi đó là những ảo tưởng. Một tưởng tượng tiêu cực khác là bệnh không tưởng. Có nghĩa là, cứ tưởng tượng mà không bao giờ đưa đến hành động. Muốn yêu mà không bao giờ tỏ lộ, không bao giờ đối xử tốt với người yêu. Muốn trở thành nhà thơ, họa sĩ, mà không bao giờ bắt đầu. Rồi có một thứ tưởng tượng khác, có thể gọi là ác tưởng. Tức là, nghĩ ra những cách để chiếm đoạt, đầu độc, hoặc làm hại người khác.
Tóm lại, tưởng tượng là tốt đẹp, là quan trọng hơn kiến thức, nếu, hoặc khi tưởng tượng đó là một đức tính, một sự tích cực, nhưng nếu tưởng tượng là một tật xấu, một mưu đồ, thì sự tưởng tượng đó thật đáng kinh tởm.
Như vậy, các bạn học sinh, các bạn cần có tưởng tượng, nhưng phải tưởng tượng thế nào? Thưa, phải tưởng tượng tích cực và hướng thiện. Hãy tự hỏi, tưởng tượng này có làm bạn vui thích và người khác vui thích không? Tưởng tượng này có đưa bạn đến hành động tốt đẹp và cụ thể không? Nếu có, thì bạn nên ấp ủ điều bạn đang tưởng tượng, hãy tiếp tục mơ mộng đi, vì đó chính là đôi cánh đưa bạn vào một chân trời mới lạ hay một cảnh giới vô biên.

Nghiên cứu: Không gian xanh làm người ta hạnh phúc hơn


Trở lại với thiên nhiên là điều tốt cho sức khỏe tâm thần của bạn, theo cuộc khảo cứu mới. Những người ủng hộ công viên đô thị lại có thêm một lý do nữa để quảng bá cho giá trị của không gian xanh.

Gần 80 phần trăm dân số tại các quốc gia có thu nhập cao và trung bình sống trong các thành phố, nơi bệnh trầm cảm là một mối lo ngại lớn về y tế công cộng. Các công viên, các vườn cây, và các không gian thiên nhiên không phải lúc nào cũng kề cận.

Một số cuộc khảo cứu gợi ý rằng có một liên hệ giữa không gian xanh và hạnh phúc, nhưng các nhà khảo cứu chưa thiết lập được mối liên hệ nhân quả. Vì vậy, ông Mathew P. White và các đồng nghiệp thuộc University of Exeter đã quyết định tìm hiểu mối quan hệ đó.

Các nhà khảo cứu đã so sánh sức khỏe tâm thần của hàng trăm người Anh, những người đã dời nhà đi từ một khu ít cây cối của thành phố tới một khu xanh hơn, với những người di chuyển theo chiều hướng ngược lại.

Theo dõi các dữ liệu trong khoảng thời gian 5 năm, các nhà kháo cứu tìm thấy rằng những người chuyển tới khu vực xanh hơn thì hạnh phúc hơn - và duy trì được niềm hạnh phúc- sau khi họ chuyển nhà . Theo một báo cáo trong trong tạp chí Environmental Science & Technology, các nhà khảo cứu kết luận, “các chính sách môi trường gia tăng không gian xanh có thể đem lại lợi ích về y tế công cộng lâu bền.”

Thứ Sáu, 10-01-2014 - Cách mạng không có nghĩa là dân chủ

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
2- Tưởng niệm 40 năm hải chiến Hoàng Sa (RFA). – Thách thức cho Việt Nam ở Hoàng Sa. =>
- Bùi Tín: 40 năm trận Hoàng Sa Oanh Liệt (Blog VOA).  – “Lính” khí tượng ở Song Tử Tây (SGGP).  – Đưa Hoàng Sa đến với sinh viên, học sinh (VNN).  – Triển lãm lưu động “Quần đảo Hoàng Sa – Chủ quyền của Việt Nam” (CP).
- Phỏng vấn GS Ngô Vĩnh Long: ‘Để dân kỷ niệm cuộc chiến 1979′ (BBC). “Tôi nghĩ đối với việc Trung Quốc xâm chiếm và tàn phá các tỉnh biên giới phía Bắc thì khó có thể tổ chức rầm rộ vì nhiều lý do. Nhưng ít ra nhân dân các tỉnh bị tàn phá và thân quyến của các người đã hy sinh cũng nên được tự do tổ chức các cuộc tưởng niệm để giúp những nỗi niềm uất ức được siêu thoát”. – Hay hơn “Bên Thắng Cuộc” (Uyên Nguyên).

- Đã có hơn 73 triệu đồng đóng góp vào quỹ Nhịp Cầu Hoàng Sa trong 24 giờ đầu tiên (Boxitvn).
- Bảo đảm an ninh quốc gia, giữ vững chủ quyền biển đảo trong mọi tình huống (ND).
- Trung Quốc áp đặt “vùng cấm tầu cá” ở Biển Đông : Hà Nội phản ứng dè dặt (RFI).
- TQ tăng cường khống chế Biển Đông (BBC).  – Hội nghề cá Việt Nam phản đối quyết định của Trung Quốc ở Biển Đông (VOA).
- Trung Quốc bắt tàu cá nước ngoài phải xin phép khi vào Biển Đông (RFI).  Biển Đông : Bước leo thang mới của Trung Quốc nhắm vào Việt Nam và Philippines ? (RFI). – Đài Loan, Philippines bác yêu cầu xin phép của TQ, sẵn sàng dùng QĐ (GDVN).
- Trung Quốc: Ông Abe đưa Nhật Bản vào con đường ‘rất nguy hiểm’ (VOA).  – Nhật đề nghị đối thoại giải quyết bất đồng ở Hoa Đông (TTXVN). – Nhật Bản muốn đăng ký 280 hòn đảo là tài sản quốc gia (RFI). – Quan hệ đối tác chiến lược đặc biệt Pháp -Nhật (RFI).
- Tàu sân bay Trung Quốc kém xa Mỹ (NLĐ).  – Các đồng minh châu Á của Mỹ lo ngại Trung Quốc (PLTP).
- Bạn trẻ và những hoạt động xã hội dân sự (DLB).
- Đoàn Vương Thanh: Cách cưỡng chế đất ở Văn Giang năm ngoái đang được lặp lại (Quê Choa). – Một ách hai tròng! (VLB).  – Dân oan Hà nam đi bộ lên Hà nội khiếu kiện đất đai (TT/ Lê Hiền Đức). – Việt Nam hôm nay, ngày 09.01.2014 (DCCT).  – Hàng Quốc Cấm (Blog RFA).

- Công đoàn Đoàn kết Ba Lan và Lech Walesa – Bài học đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo cho phong trào đấu tranh dân chủ Việt Nam (DLB).
- Họ đã tự loại mình khỏi đội ngũ (ND/DĐXHDS). “Một người nào đó bị khai trừ khỏi Ðảng sẽ thấy xấu hổ với gia đình, bạn bè, người quen, không “vạch áo cho người xem lưng” và thường phải giấu giếm. Nên điều tôi chú ý là tại sao một số người xin ra khỏi Ðảng lại khoe việc này trên internet như một “thành tích”?”.
- Rà soát, tránh để luật xung đột với Hiến pháp (PL&XH).
- Thủ tướng: Đã nói, hãy làm (Jonathan London/DĐXHDS). BT bình luận: “Và, rất đơn giản cho vấn đề “nói và làm”,  việc đầu tiên, vừa thiết thực vừa thiết thân, trong tầm tay ông là ra lệnh làm rõ ngay kẻ nào đã bắt 2 báo Thanh niên và VietnamNet gỡ bỏ 2 bài báo đưa ý kiến của ông khi làm việc với Hội Khoa học lịch sử, cùng với lệnh tìm ra kẻ cấm các báo đưa tin rõ danh tính tướng Ngọ trên báo giấy, mà chúng tôi đã nêu trong bài trước.”
- Ai không làm được, thay ngay! (NLĐ).  – Doanh nghiệp đã có công cụ “soi” công chức lạm quyền (ĐT).

- Phỏng vấn TS Nguyễn Quang A: ‘Sự thối nát không thể tưởng tượng nổi’ ở Việt Nam (BBC/DĐXHDS).
- Nguyễn Anh Tuấn – Trịnh Hữu Long – Phạm Đoan Trang: Ý ĐỒ XẤU CỦA NGUYỄN NHƯ PHONG (Đoan Trang). “Đó là chiêu viện dẫn quyền lực (appeal to authority):Việc ông Ngọ vẫn được Chủ tịch nước phong cấp hàm Thượng tướng là minh chứng rõ nhất cho việc ông không ăn hối lộ của Dương Chí Dũng’.” – Facebooker Tin Không Lề: “Lập luận như thế cũng có nghĩa là: Những ông tướng công an nào chưa được Chủ tịch nước phong cấp hàm Thượng tướng là những ông chuyên ăn hối lộ à?
- AI TIẾT LỘ BÍ MẬT ĐIỀU TRA CHO NGUYỄN NHƯ PHONG? (Mõ Làng). TBT Nguyễn Như Phong viết trên Petro Times: “Trước phiên tòa khoảng 7 ngày, người viết bài này đã gọi điện cho ông Phạm Quý Ngọ hỏi về khả năng Dương Chí Dũng sẽ khai ra tình tiết 500.000 đô la trước Tòa. Ông bình thản nói rằng: ‘Kệ nó. Nó muốn khai gì thì khai. Sẽ có nơi điều tra làm rõ‘.”
- Bộ công an chối tội cho thứ trưởng Phạm Quý Ngọ (Người Việt). – Đồng chí Hoàng Kông Tư xuất quân bịt hũ mắm Dương Chí Dũng (DLB). – Những ngày đáng lo ngại năm 2014 (Người Buôn Gió). “Lời khai của Dương Chí Dũng để lộ ra tướng Phạm Quý Ngọ báo tin, nhận tiền. Tướng Phạm Quý Ngọ có tội hay không còn phải điều tra, điều tra có lộ ra gì nữa không là điều còn phải chờ đợi. Thế nhưng mới chỉ lời đề nghị khởi tố vụ án. Ít nhất đã có hai người mất bình tĩnh để lộ mình. Người thứ nhất là ông trung tướng Hoàng Công Tư , người thứ hai là nhà báo đại tá Nguyễn Như Phong.  Có thể một vài bản tin thời sự tối nữa, Trần Bình Minh sẽ vào cuộc“.
- LS Trương Sỏi: Khó mà dễ, dễ mà khó (Quê Choa).
- Kẻ trộm và người đuổi bắt trộm (Quê Choa). “Không có ‘tam quyền phân lập’, đồng nghĩa với việc không có người giám sát kẻ trộm và người bắt trộm, trong khi kẻ trộm và người bắt trộm tuy hai mà một (chỉ ở vị trí xã hội khác nhau mà thôi). Do đó những vụ việc phức tạp kiểu này sẽ dẫn đến… hòa cả làng!” – Viết báo theo phong cách Harry Porter (Nguyễn Hoa Lư).


- Một ý tưởng “hư cấu” nhân vụ án Huỳnh Thị Huyền Như (Đào Hiếu). – Đại án Huyền Như lừa đảo: Nhiều câu hỏi dành cho Vietinbank chưa có câu trả lời (TN).  – VỤ ÁN “SIÊU LỪA” HUỲNH THỊ HUYỀN NHƯ: Trách nhiệm VietinBank ở đâu? (NLĐ).  – Gửi tiền vào ngân hàng như gửi… tiệm cầm đồ (PNTP).
- Trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ án “bầu Kiên” (NLĐ).
- Ban Nội chính giám sát điều tra vụ tham nhũng phức tạp (VNN).  – Năm 2014: Sẽ thanh tra những lĩnh vực nhạy cảm, dễ xảy ra tham nhũng (VOV).  – Ban Nội chính Trung ương sẽ khảo sát tình hình tham nhũng tại các NH (VTV).
- Truyền thông độc lập tại Việt Nam, những khó khăn trên con đường hoạt động (DLB).


2<- Ẩu đả lớn tại nhà máy Samsung Thái Nguyên (RFA). – Bạo loạn ở nhà máy Samsung Thái Nguyên (RFI).  – Xô xát ở nhà máy Samsung Thái Nguyên, 11 người nhập viện (VNE).
- Xô xát ở nhà máy Samsung Thái Nguyên (BBC).  – Video: Công nhân Thái Nguyên đụng độ cảnh sát.  – Xô xát, 13 người nhập viện (NLĐ).  – Phút hỗn chiến ở nhà máy Samsung (Zing).  – Không có người chết trong vụ xô xát tại dự án nhà máy Samsung (TBKTSG).  – Khởi tố điều tra vụ gây rối, huỷ hoại tài sản tại nhà máy Samsung (NLĐ).   – ‘Sẽ xử lý nghiêm vụ gây rối tại nhà máy Samsung ở Thái Nguyên’ (VOA).
- Bạo loạn tại nhà máy Samsung Thái nguyên ! (Lê Dũng). – Xung đột dữ dội tại Thái Nguyên, hàng ngàn công nhân tấn công bảo vệ và công an (DLB).

- Cáo buộc công an ‘say xỉn bắn người’ (BBC).
- Anh sẽ có tân Đại sứ tại Việt Nam (BBC).
- Bạo động ở Campuchia ảnh hưởng gì đến người Việt? (RFA). – Rối loạn chính trị Campuchia không có dấu hiệu thuyên giảm (VOA).  – Chuyện gì đang xảy ra ở Campuchia? (VOA).
- Dennis Rodman xin lỗi về nhận xét đối với người Mỹ bị giam ở Bắc Triều Tiên (VOA).  – Rodman xin lỗi vì bình luận ở Bắc Hàn (BBC).  – Bắc Triều Tiên bác đề nghị tái tục các cuộc sum họp gia đình (VOA).
- Thái Lan : Cuộc đọ sức lại tiếp tục (RFI). – 300 dân biểu Thái ‘sẽ bị truy tố’ (BBC).  – Ai bơm tiền cho biểu tình ở Thái Lan? (PLTP).

Cơm khách (TP).

--------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
KINH TẾ
- Ngân Hàng Thế Giới khuyến cáo Việt Nam ổn định tài chính công (RFA).
- Phỏng vấn PGS,TS Ngô Trí Long: Tăng trưởng kinh tế và lạm phát 2014: Áp lực ! (DĐDN).
- CEO ngân hàng lo nợ xấu tăng gấp đôi (ĐT).
2- Năm 2014: Doanh nghiệp phải tự cứu mình (CT).
Hy vọng về bước đột phá trong chính sách tài khóa (TBKTSG).
- Bồi thường đất thu hồi theo vị trí (NLĐ).  – Lo “bóng ma” phân lô hộ lẻ. =>
- Nhiều kẽ hở trong hải quan điện tử (TBKTSG).
- Bài học quản lý dự án BOT từ cầu Phú Mỹ (TBKTSG).
- Thanh tra chuyển nhượng vốn ở Phở 24, bệnh viện Hoàn Mỹ (TBKTSG).
- Ngành gạo Việt Nam: “Chưa dám” cạnh tranh về chất (TQ).  – Xuất khẩu gạo: Một năm khó khăn (NLĐ).  – Đắc tội với nông dân.
- Luật phá sản và kinh nghiệm từ thế giới (TQ).
- Đầu tư của Trung Quốc ở Mỹ tăng gấp đôi trong năm 2013 (VOA).
- Nhà mạng Trung Quốc cấm giao dịch bằng đồng Bitcoin (TTXVN).
- Tỷ phú Trung Quốc vẫn muốn mua báo Mỹ (BBC).
- Malaysia sắp cắt giảm các trợ cấp quan trọng để cân bằng ngân sách (VOA).
- Kinh tế Đông Nam Á 2014 (RFA).


- Năm Ngựa Xổng Chuồng (Nguyễn Xuân Nghĩa).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- “Cò” chốn tâm linh (SGGP).
- YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU – KỲ 107 (Nhật Tuấn).
- Hoàng Tuấn Công: Ai làm hỏng ” Di sản tục ngữ”? (Quê Choa).
- Vấn đề “sách phong” trong quan hệ bang giao giữa các triều đại Việt Nam và Trung Quốc (NCLS).
- Tửu quán trên internet (Nguyễn Hoa Lư).  – Triết lý gỗ lũa
- Chuyện những người sống tử tế vì nhau (Dân Luận).
- Phạm Duy, ‘The Shootist’ (Người Việt).
- Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 12: Chủ đề “Từ Điện Biên đến Trường Sa” (SGGP).
images482562_5a- Có không chuyện đại án Dương Chí Dũng được đưa vào Táo quân 2014? (iHay).
<- Sách văn học cho thiếu nhi: Quá thiếu, quá hiếm (SGGP).
- Rạp chiếu dành riêng cho phim hoạt hình đầu tiên ở Việt Nam (ND).
- Báo Văn nghệ in sách “tăng gia” (ND).
- Đạo diễn Trương Nghệ Mưu bị phạt 1,24 triệu USD vì nhiều con (TN).
- Gốc rễ tự do (GNLT).


- Trương Tửu tự bạch [3] (Hữu Nguyên).
- CHÚ TIỂU SAY HOA   -   LỜI TỎ TÌNH MÙA XUÂN   –    TRÚNG SỐ (Tương Tri).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Bộ Giáo dục xin ý kiến về 2 phương án thi tốt nghiệp THPT (Zing).  – 10 ngày nữa ‘khóa sổ” hiến kế đổi mới thi tốt nghiệp (VNN).  – Bộ GD-ĐT đưa ra hạn cuối góp ý 2 phương án thi tốt nghiệp THPT (ANTĐ).
- Đại học ngoài công lập phản đối trình đề án tuyển sinh (TTXVN).  – Kiến nghị sáp nhập thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học (Zing).  – Kiến nghị bỏ thi tuyển sinh ĐH, CĐ từ năm 2014 (VTC).  – Tiếp tục kiến nghị bỏ kỳ thi đại học (KP).  – Lại kiến nghị bỏ thi tuyển sinh đại học (TN).
- Nhìn lại các ngành sau một năm – Kỳ 8: Cơ sở vật chất và đạo đức nghề giáo đang tỷ lệ nghịch? (PL&XH).
cong-dong-mang- Quyết xử nạn “đạo” luận án (NLĐ).
- TP.HCM tuyển khoảng 300.000 học sinh đầu cấp (PNTP).
- Xây dựng xã hội học tập ở Hòa Bình (ND).
- Thú vị đề thi đưa “ngôn ngữ teen” vào bài (ĐS&PL). =>
- Giáo dục giới tính cho học sinh – Phải xem là môn khoa học (SGGP).
- Điều quan trọng nhất về giáo dục – Einstein, Lý Lan (lược dịch) (Học thế nào).
- Nghiên cứu: Không gian xanh làm người ta hạnh phúc hơn (VOA).
- TẠI SAO CÓ NHỮNG BÀI BÁO TỰ BÔI Y HỌC NƯỚC NHÀ? (Hồ Hải).


XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Việc nhiều lương y, bác sĩ phải hoạt động “chui” (PLTP).  – Bao giờ hết lạm dụng xét nghiệm? (PNTP).
- Bé sơ sinh 1 ngày tuổi ở Sài Gòn bị bắt cóc (Zing).  – Bé sơ sinh bị kiến cắn đỏ, bỏ trong thùng mì (DV).
- Bắt đối tượng Trung Quốc mang pháo nổ vào Việt Nam (TTXVN).
- Vụ cụ già ăn xin sử dụng iPhone: Vì sao công an kiểm tra hành chính? (TN).
- Đào móng nhà, phát hiện hàng chục quả đạn pháo (VOV).
- Không khởi tố vụ thảm sát 2 vợ chồng già tại Trương Định (DV).
- Dịch vụ trông giữ xe: Khai thác tràn lan, quản lý hời hợt (PL&XH).
2- Kinh doanh vận tải trá hình – Bài 1: Xe khách lộng hành nội thị (SGGP).  – Kinh doanh vận tải trá hình – Bài 2: Khó xử hay làm lơ?   – Náo loạn tại sân bay Tân Sơn Nhất (PNTP).
<- Nhà máy “đầu độc” người dân (NLĐ).  – Bọt lạ màu trắng tràn ra mặt đường (TN).
- Rộ nạn sư giả ở Úc (NLĐ).
- Nổ chết người ở nhà máy Mitsubishi Nhật (BBC).
- Mùa đông khắc nghiệt ở Hoa Kỳ (BBC).  – Mỹ: Thời tiết sắp trở lại bình thường sau những ngày giá rét (VOA).
- “Mưa” dơi chết gây cảnh tượng kinh hoàng ở Australia (TTXVN).
- 2013 : Gần 100 triệu người Trung Quốc đi du lịch nước ngoài  (RFI).
- Trung Quốc lập mục tiêu không khí sạch (VOA).
- Công nhân xây dựng Mozambique đình công phản đối chủ Trung Quốc (RFI).


QUỐC TẾ
- Syria : Lực lượng thân Al Qaeda bị đánh bật khỏi Alep (RFI). – Tổng thống Nga-Iran điện đàm về hồ sơ hạt nhân và Syria (TTXVN).  – Syria: Đánh bom xe kinh hoàng, 18 người thiệt mạng.  – Phiến quân tấn công kho vũ khí hóa học của Syria (Tin tức).  – Các phe đối lập Syria nhóm họp trước thềm Geneva 2.
- Israel không kích trả đũa tấn công từ Dải Gaza (Tin tức).
- Thủ tướng Iraq kêu gọi chiến binh Hồi giáo đầu hàng (VOA).
2- Lãnh đạo khu vực thảo luận về khủng hoảng tại Cộng hòa Trung Phi (VOA).
- Tham nhũng, cựu Tổng thống Pakistan ra tòa (RFI).
- Nam Sudan sẵn sàng ký thỏa thuận ngưng bắn (VOA).  – Dân di tản khỏi thành phố dầu ở Nam Sudan (BBC). =>
- Mỹ sẽ ‘sớm xử nhà ngoại giao Ấn Độ’ (BBC).
- Các nhà lập pháp Mỹ cam kết tiếp tục cuộc chiến chống nghèo đói (VOA).
- 2014, sự hồi sinh của ngành ngoại giao Nga (RFI).
- Nga: Nhiều người chết bí hiểm gần Sochi (NLĐ).  – “Góa phụ đen” tái xuất.
- Thủ tướng Úc biện hộ chính sách tị nạn (BBC).
- Tòa án Pháp bác bỏ kháng cáo về cấm đội khăn che mặt (VOA).
- Dân biểu Mỹ can tội sở hữu cocaine lên tiếng xin lỗi (VOA).
- Ân xá Quốc tế lên án Malaysia vi phạm các quyền tự do (RFI).
- Ba Lan kêu gọi tẩy chay siêu thị Tesco của Anh (RFI).


Hòa giải? (ĐĐK).

* Video: + Bản tin video sáng 09-01-2014; + Thế giới trong tuần 08.01.2014; + Liệu Mứt Tết có an toàn?; + Ông Dương Chí Dũng ‘khai tên của Thứ trưởng Bộ Công an’; + Trung Quốc không cho tàu cá nước ngoài hoạt động ở phần lớn Biển Đông;

* VTV: + Chào buổi sáng – 09/01/2014;  + Điểm báo – 09/01/2014;  + Cuộc sống thường ngày – 09/01/2014;  + Tài chính tiêu dùng – 09/01/2014;  + Tài chính kinh doanh sáng – 09/01/2014;  + Tài chính kinh doanh trưa – 09/01/2014;  + Tài chính kinh doanh tối – 09/01/2014;  + Thế giới trong ngày – 09/01/2014;  + Thời sự 12h – 09/01/2014;  + Bản tin 17h – 09/01/2014;  + Thời sự 19h – 09/01/2014.

-Cách mạng không có nghĩa là dân chủ

Phiatruoc

Phạm Nguyên Trường dịch
André Glucksmann, Liberation
Cách mạng làm cho tất cả mọi người đều bị bất ngờ. Bên trên hỏang lọan, còn bên dưới thì đấu tranh với nỗi sợ hãi của mình từng giây từng phút một, trong khi đó những người quan sát bên ngòai – các chuyên gia, các chính phủ, khán giả truyền hình và chính tôi – thì cảm thấy có lỗi vì không thể tiên đóan được những điều không thể tiên đoán. Đấy là nguyên nhân của tình trạng bát nháo đang diễn ra ở Pháp: phe hữu bẽ mặt và tìm cách buộc tội phe tả, còn phe tả thì cố gắng tránh giải thích nguyên nhân của việc trong một thời gian dài Ben Ali và đảng của ông ta cũng như Mubarak và đảng của ông ta vẫn là thành viên của Quốc tế xã hội chủ nghĩa. Ben Ali bị xóa tên vào ngày 18 tháng 1, nghĩa là ba ngày sau khi ông ta đã bỏ trốn. Còn Mubarak thì người ta đã hành động nhanh nhạy hơn: 31 tháng 1. Không ai dám hành động. Kể cả giới báo chí đang nhắm mắt trước tất cả các sự kiện lẫn phe hữu đang muốn thân thiện với Đảng nước Nga thống nhất đầy sức mạnh của Putin và nịnh nọt Đảng cộng sản Trung Quốc. Và thay vì hỏi về nguyên nhân của tình cảm nồng ấm với các nhà độc tài, ta phải lên án “sự im lặng của giới trí thức”.
Đáng suy nghĩ không phải là lao lên phía trước nhằm đuổi kịp và vượt sự kiện mà chính nó đã làm ta hụt hơi rồi. Xin hãy tạm quên trong chốc lát sự ngưỡng mộ lòng dũng cảm có thể vượt qua được nỗi sợ hãi của những con người đang tụ tập thành những đám đông và xem xét một cách cẩn thận những sự kiện bất ngờ, đã xóa bỏ tất cả các định kiến của chúng ta. Định kiến thứ nhất: sau khi sự phân cực có tính lịch sử của hai khối sẽ là cuộc xung đột “của các nền văn minh”. Định kiến thứ hai: thay thế cho chiến tranh lạnh sẽ là nền kinh tế duy lí hòa bình, đặt dấu chấm hết cho lịch sử đẫm máu. “Trường hợp ngoại lệ” trong thế giới Arab chứng tỏ cho người ta thấy một cách rõ ràng sai lầm của những lí thuyết bên trên: những sự kiện vừa xảy ra đã giáng một đòn chí mạng vào cái gọi là sự đoàn kết của các khối sắc tộc và tôn giáo, thí dụ như “thế giới Arab” và “thế giới Hồi giáo”. Và chúng ta đã khẳng định bao nhiêu thời gian rằng còn xung đột giữa Palestin và Israel thì tự do và dân chủ sẽ chẳng có ý nghĩa gì đối với người Arab? Từ đầu tháng 1 ở Magrib cũng nhưng trên toàn vùng Cận Đông có vẻ như người ta đã không còn chịu đựng số phận cũ nữa. Dù sao mặc lòng, xin hãy hoan nghênh đổi thay “với sự cảm thông bên cạnh lòng nhiệt tình”, như Kant đã nói về cách mạng Pháp, nhưng chúng ta sẽ không đồng ý nếu nó cứ dao động mãi.
Quả bom tưởng tượng
Quá trình toàn cầu hóa bắt đầu cuộc diễu hành trên khắp hành tinh cách đây 30 năm không chỉ giới hạn trong lĩnh vực kinh tế và tài chính. Nó truyền con vi khuẩn tự do vốn không biết biên giới là gì đi khắp nơi, con vi khuẩn này đã từng giành chiến thắng (xin hãy nhớ lại các cuộc cách mạng nhung), nhưng đôi khi nó cũng gặp phải sự kháng cự dữ dội của bộ máy chính trị-quân sự (ở quảng trường Thiên An Môn vào năm 1989 hay ở Iran vào năm 2009). Thanh niên mang tinh thần toàn cầu hóa sẵn sàng bảo vệ quan điểm của mình bằng lời nói (thường là trên không gian mạng) và hành động (thậm chí hi sinh, nếu cần). Loạt đạn ở Tunisia đã làm rung chuyển bức tường của pháo đài Ai Cập. Một cái gì đó tương tự như quả bom nguyên tử đã làm rung chuyển nền tảng của ách nô dịch có từ thời thượng cổ, nhưng hóa ra trên thực tế lại mềm yếu và như thế nghĩa là dễ bị phá hủy.
Tôi không thể nói thành lời niềm vui sướng khi chứng kiến sự cáo chung của thời đại của những ông trùm cộng sản ở Đông Âu, của Salazar, của Franko và Saddam Hussein. Thế thì tại sao tôi lại cảm thấy cay đắng khi Ben Ali chạy trốn hay sự từ chức, mà tôi hi vọng là sẽ sớm xảy ra, của Mubarak? Họ hãy tự trách mình vì đã bị dân chúng tống khứ mà không hề luyến tiếc. Tương lai bất định, bạn đọc hẳn còn nhớ rằng thay cho Shah [vua Iran – ND) là Homeini. Kết quả là gì? Liệu tôi có nên trách móc ông vua của các vị vua đó rằng ông ta đã không làm đổ đủ máu trong cuộc xung đột cuối cùng hay là đã làm đổ quá nhiều máu trong những năm trước đó?
Sự nổi dậy của phong trào quần chúng lật đổ chế độ độc tài được gọi là cách mạng. Bất kì nền dân chủ vĩ đạo nào ở phương Tây cũng đều có nguồn gốc đẫm máu, trước hết đấy là nước Pháp thời Saint-Just: “Hòan cảnh chỉ trở thành đơn giản đối với những kẻ lùi bước trước nấm mồ mà thôi”. Cái chết của chàng trai Haled Said, [người bị cảnh sát ở thành phố Aleksandria đánh đến chết] không làm cho dân chúng sợ hãi, mà ngược lại, đã trở thành cú hích cho những hành động mới. Mạng Facebook và Twitter đã trở thành một kiểu samizdat, còn một nhóm nhỏ những người sử dụng internet thì trở thành những người giương cao ngọn cờ của phong trào đối lập. Ngọn lửa, được sinh ra từ lòng nhiệt tình của những người sẵn sàng hi sinh (thí dụ như Mohhamed Buazizi ở Sidi Buzide), thiêu đốt những chế độ độc tài đang được chuyển qua không-thời gian của chúng ta. Trong thế kỉ thứ V trước Tây lịch kỉ nguyên, ở thành phó Athens, thành phố của các triết gia, người dân đã tưởng nhớ với lòng kinh trọng những người đã từng ra tay giết chết hai kẻ độc tài là Garmody và Aristogitone.
Ngây thơ
Tự do là hiện tượng đầy mâu thuẫn, trong đó có “vực sâu thăm thẳm và bầu trời cao lồng lộng” (Shelling). Hãy để cho châu Âu nói với chúng ta rằng cách mạng có thể dẫn đến bất kì cái gì, có thể dẫn đến nền cộng hòa và hạnh phúc cho tất cả mọi người, mà cũng có thể dẫn đến khủng bố, chiến tranh và xâm lược. Trong khi ở Cairo chính quyền không còn đứng vững thì ở Teheran người ta tổ chức kỉ niệm lần thứ 32 cuộc cách mạng với festival của những giá treo cổ và những vụ tra tấn dã man. Ai Cập không phải là Iran thời Homeini (Lạy chúa tôi!), không phải nước Nga thời Lenin hay nước Đức thời cách mạng xã hội chủ nghĩa dân tộc. Nó sẽ trở thành cái mà giới trẻ khao khát tự do và giao lưu, tổ chức Huynh đệ Hồi giáo, quân đội bất hòa và thiếu tự tin cũng như những người giàu và người nghèo với mức sống cách nhau một trời một vực, biến nó thành.
Xin hãy tự suy nghĩ: 40% dân chúng Ai Cập đói ăn, 30% mù chữ. Dĩ nhiên tất cả những chuyện này sẽ làm cho việc thiết lập nền dân chủ trở thành khó khăn, nhưng không phải là bất khả thì vì nếu không thì người dân Paris đã không thể chiếm được ngục Bastilli. Xin đưa thêm vào đây sự kiện là 82% (số liệu năm 2010) người Hồi giáo Ai Cập ủng hộ áp dụng luật Sharia và ném đá cho đến chết những người vợ ngọai tình, 77% coi việc chặt tay kẻ cắp là bình thường, 84% ủng hộ án tử hình đối với những người bỏ đạo. Những kết quả như thế rõ ràng là đã xóa sạch các dự đóan quá lạc quan và ngây thơ.
Pháp phải cần tới gần hai thế kỉ mới có thể đi hết đọan đường từ cuộc cách mạng thứ nhất đến khi thiết lập được chế độ dân chủ và nhà nước cộng hòa thế tục. Liệu Nga và Trung Quốc có thể tiến nhanh hơn … hay là nói chung có đạt được mục tiêu này. Ngay cả Mĩ, họ thành thực tin rằng đã giải quyết được trong vòng mười năm, trên thực tế họ đã lầm lẫn lớn: họ đã phải trả giá bằng cuộc nội chiến khủng khiếp, bằng cuộc đấu tranh giai cấp và cuộc chiến vì quyền công dân – tức là hai thế kỉ hận thù.
Cách mạng và tự do không nhất định phải có nghĩa là dân chủ, tôn trọng quyền của thiểu số, bình đẳng giới và quan hệ hửu hảo với các dân tộc khác. Tất cả đều phải đấu tranh mới có được. Cần phải hoan nghênh các cuộc cách mạng ở Arab, vì chúng đặt dấu chấm hết cho sự nhẫn chục của nhiều dân tộc khác. Nhưng chúng ta không được ngủ quên trên những lời ngợi ca: ai cũng thấy hiểm nguy và de dọa vẫn còn hiện diện khắp nơi. Chỉ cần nhớ lại lịch sử của chính mình: tưởng lai vẫn là thứ không thể nói trước được.

2208. Thông báo số 3 của các hộ kinh doanh chợ Túc Duyên – Thái Nguyên

Ngày 09/01/2013
1. Ngày 25/12/2013, Thanh tra tỉnh Thái Nguyên đã mời bà Long – một trong số những hộ kinh doanh tại chợ Túc Duyên – tp Thái Nguyên và một số đại diện các hộ kinh doanh trong chợ Túc Duyên đến để làm việc vào thời gian 13h30 ngày 02/01/2014. Bà Long và các hộ dân đã liên hệ với VPLS Trần Vũ Hải thông báo về động thái này của các cơ quan chức năng và yêu cầu VPLS cử Luật sư cùng tham gia trong buổi làm việc này.

 1
2. Ngày 31/12/2013, đại diện Công ty CP Triệu Đại Dương (TĐD) đã đưa giấy mời tới nhiều hộ kinh doanh tại chợ Túc Duyên – tp Thái Nguyên tới buổi họp về việc di dời, giải phóng mặt bằng tiếp tục thi công dự án chợ Túc Duyên. Công ty TĐD đe dọa đối với những hộ không di dời để trả lại mặt bằng cho TĐD thì sẽ bị cưỡng chế di dời. Như vậy công ty này tự coi mình là chính quyền, có quyền cưỡng chế. 
2
3
4
 3. Ngày 02/01/2014, theo đề nghị của bà con kinh doanh tại chợ Túc Duyên – tp Thái Nguyên, VPLS Trần Vũ Hải đã cử Luật sư Nguyễn Tiến Dũng tới dự buổi làm việc tại Thanh tra tỉnh Thái Nguyên. Đúng 13h30, bà Long và đại diện các hộ kinh doanh trong chợ Túc Duyên cùng Luật sư đã có mặt tại trụ sở Thanh tra tỉnh Thái Nguyên theo giấy mời. Tiếp đại diện các hộ kinh doanh và Luật sư có ông Phạm Bình Định – Chánh Thanh tra tỉnh Thái Nguyên; bà Vũ Thị Nguyệt – trưởng phòng nghiệp vụ 2; ông Lý Ngọc Tuấn – thanh tra viên phòng nghiệp vụ 2; ông Bùi Xuân Sinh – thanh tra viên phòng nghiệp vụ 2. Nhìn chung, các cán bộ thanh tra đón tiếp các hộ dân và Luật sư chu đáo. Ông Phạm Bình Định – Chánh Thanh tra tỉnh Thái Nguyên tỏ ý thông cảm và đồng thuận với các hộ kinh doanh chợ Túc Duyên, thông cảm với những bức xúc của bà con trước những sai phạm của TĐD. Ông Định cũng cho bà con biết ông hiểu khá rõ vụ việc, chỉ ra những sai phạm của TĐD và Sở Xây dựng tỉnh Thái nguyên trong việc cấp giấy phép xây dựng chợ Túc duyên không đúng theo quy chuẩn được quy định trong việc xây dựng chợ đầu mối. Ông Định cũng hướng dẫn bà con cách làm việc với các cơ quan chức năng có trách nhiệm giải quyết vụ việc liên quan đến chợ Túc Duyên. Đồng thời, ông Định cũng chia sẻ với bà con những thẩm quyền của Thanh tra tỉnh và trách nhiệm của Thanh tra tỉnh trong công tác tham mưu và có ý kiến với UBND tỉnh trong những vụ việc tương tự. Tiếp tục làm việc với bà con, bà Vũ Thị Nguyệt – trưởng phòng nghiệp vụ 2 – thanh tra tỉnh đã nghe bà con trình bày và đưa ra các giải pháp hướng dẫn bà con để giải quyết vụ việc. Đồng thời làm rõ các nội dung trong đơn tố cáo của bà con, chỉ ra các nội dung tố cáo cũ, đã và đang giải quyết, tiếp nhận các tố cáo mới, tiếp nhận những hồ sơ, tài liệu, chứng cứ của bà con cung cấp cho cơ quan Thanh tra. (Xem ảnh chụp biên bản làm việc và biên bản bàn giao tài liệu).
5
6
7
8
9
Kết thúc buổi làm việc, các cán bộ Thanh tra tỉnh hứa sẽ làm hết trách nhiệm của cơ quan Thanh tra tỉnh để giúp đỡ bà con trong vụ việc liên quan đến chợ Túc Duyên – tp Thái Nguyên. 4. Ngày 06/01/2014, Công ty TĐD ra thông báo số 02/CV-TĐD yêu cầu 120 hộ phải tháo dỡ. Công ty này tuyên bố sẽ tháo dỡ từ 8h00 ngày 10/01/2014 đến 16h00 ngày 12/01/2014
10
11
5. Ngày 09/01/2014, hàng chục hộ kinh doanh cùng bà Lê Hiền Đức, Luật sư Trần Vũ Hải đã phải lên Thanh tra Chính phủ tại Ngô Thì Nhậm, Hà Đông để trình bày tố cáo công ty TĐD và các cấp chính quyền bao che cho TĐD làm trái pháp luật. Ông Điệp – Vụ trưởng của Thanh tra Chính phủ đã tiếp, liên lạc với lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên. Theo thông tin chúng tôi được biết, lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên đảm bảo ngày 10/01/2014 sẽ không để công ty TĐD tự ý phá dỡ. Mặc dù vậy, các hộ dân vẫn rất cảnh giác, cảnh báo nếu chính quyền làm lơ cho TĐD gây hại cho các hộ kinh doanh, tình hình sẽ rất phức tạp. Đặc biệt, đã có nhiều đối tượng lạ đã đi quanh chợ đe dọa bà con vào sáng 09/01/2014. Các hộ sẽ quyết tâm giữ vững chợ.
12
13
14
15
16
17
6. Sau đây là nội dung đơn tố cáo của các hộ dân cùng bà Nguyễn Thị Hương – Vợ ông Bùi Duy Minh – chủ đầu tư của chợ Túc Duyên cũ gửi Thanh tra Chính phủ:

ĐƠN TỐ CÁO

Kính gửi: Thanh tra Chính phủ
Chúng tôi đại diện gần 400 hộ kinh doanh tại chợ Túc Duyên, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên và bà Nguyễn Thị Hương – Vợ ông Bùi Duy Minh – chủ đầu tư cũ của chợ Túc Duyên xin tố cáo những việc làm trái của bà Trần Thị Trúc, công ty cổ phần Triệu Đại Dương cùng một số cán bộ của tỉnh Thái Nguyên và thành phố Thái Nguyên liên quan đến chợ Túc Duyên như sau:
1. Bà Trần Thị Trúc và công ty cổ phần Triệu Đại Dương với sự tiếp tay của một số cán bộ đã chiếm đoạt vốn đầu tư của gia đình ông Bùi Duy Minh, bà Nguyễn Thị Hương thay mặt ông Minh đã tố cáo việc này đến rất nhiều cơ quan của tỉnh Thái Nguyên nhưng chưa có cơ quan nào giải quyết.
2. Hàng trăm hộ kinh doanh chúng tôi đã bỏ vốn, mỗi hộ hàng chục triệu đông nhưng công ty cổ phần Triệu Đại Dương chỉ ghi biên lai 6 triệu đồng. Ngoài ra, mỗi hộ còn phải bỏ ra thêm hàng triệu đồng cho những chi phí khác để có gian hàng, chợ bán hàng như hiện nay. Số tiền công ty cổ phần Triệu Đại Dương đầu tư vào chợ Túc Duyên không đáng kể nhưng hàng tháng công ty này đã thu đủ loại phí, không có hóa đơn, không rõ ràng, gây bức xúc cho các hộ kinh doanh. Và hiện nay họ đang có kế hoạch phá chợ
3. Chúng tôi đã có đơn tố cáo, khiếu nại đến các cơ quan, ban ngành của tỉnh Thái Nguyên nhưng chưa được giải quyết triệt để. Trong quá trình đấu tranh, một số người đã bị bắt vô cớ. Trong khi công ty cổ phần Triệu Đại Dương mặc dù có nhiều sai phạm nhưng không được xử lý, công ty này tiếp tục đe dọa, ngăn cản chúng tôi kinh doanh.
4. Công ty cổ phần Triệu Đại Dương đã ra thông báo ngày 10/01/2014 với nội dung sẽ phá hầu hết các gian hàng của chúng tôi, khiến chúng tôi càng uất ức, nhiều hộ có thể không kiềm chế được, không loại trừ việc rất phức tạp sẽ xảy ra.
5. Để tránh việc công ty cổ phần Triệu Đại Dương tự cho mình là cơ quan nhà nước, tự cưỡng chế phá chợ, đuổi chúng tôi ra khỏi chợ trong ngày 10/01/2014, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, chúng tôi kính đề nghị Thanh tra Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Thái Nguyên không cho phép công ty cổ phần Triệu Đại Dương tự ý phá chợ
6. Chúng tôi đề nghị Thanh tra Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Thái Nguyên phải tổ chức đối thoại công khai với các hộ kinh doanh với sự tham gia của Luật sư, đại diện Thanh tra Chính phủ, các cơ quan báo chí để làm rõ các vấn đề sau:
a. Việc công ty cổ phần Triệu Đại Dương chưa bồi hoàn cho gia đình ông Bùi Duy Minh là đúng hay sai? việc chuyển giao chợ giữa hai công ty này có đúng pháp luật không? tại sao địa phương ưu ái cho công ty cổ phần Triệu Đại Dương?
b. Tại sao công ty cổ phần Triệu Đại Dương có một loạt sai phạm chưa được xử lý? Lãnh đạo địa phương có bao che cho công ty cổ phần Triệu Đại Dương không?
c. Công ty cổ phần Triệu Đại Dương phải thỏa thuận xong với gia đình ông Bùi Duy Minh và các hộ kinh doanh về đền bù, bồi thường về giải quyết chỗ kinh doanh tạm thời, và kinh doanh chính thức thì mới được phá dỡ chợ, việc góp vốn xây dựng chợ, nội quy chợ phải đúng quy định của pháp luật thì công ty cổ phần Triệu Đại Dương mới được làm các việc tiếp theo. Nếu công ty cổ phần Triệu Đại Dương không đủ năng lực tài chính, không giải quyết các mâu thuẫn hiện nay, không thỏa thuận được với chủ đầu tư cũ (gia đình ông Bùi Duy Minh) và các hộ kinh doanh thì địa phương phải loại bỏ tư cách đầu tư với công ty cổ phần Triệu Đại Dương và tìm chủ đầu tư mới. Chúng tôi sẵn sàng góp vốn, tìm chủ đầu tư mới đáp ứng đủ các điều kiện để xây chợ Túc Duyên theo đúng quy định
7. Hiện nay chúng tôi đang phục vụ khách hàng dịp Tết nguyên đán nên có rất nhiều hàng hóa của bạn hàng và của chúng tôi trong các gian hàng. Nếu ngày mai (10/01/2014), công ty cổ phần Triệu Đại Dương phá chợ, chúng tôi sẽ gặp thiệt hại rất lớn, nhiều người đã tuyên bố sẽ quyết chiến với Triệu Đại Dương, có thể dẫn đến xô xát, bạo lực. Sáng nay công ty cổ phần Triệu Đại Dương đã cho nhiều phần tử lạ (nghi là xã hội đen) đi khắp chợ dọa bà con chúng tôi. Tình hình rất nghiêm trọng. Vì vậy, chúng tôi khẩn thiết đề nghị Thanh tra Chính phủ can thiệp ngay, không để công ty cổ phần Triệu Đại Dương làm càn, trái pháp luật với sự bao che của một số quan chức địa phương

Hà Nội, ngày 09/01/2014
Những người tố cáo
                          (đã ký tên)

2209. Tiếp tục truy bức Nhà Xuất bản Hội Nhà Văn (*)

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập tự do hạnh phúc

Kính gửi:  Ông Bộ trưởng Văn hóa Thông tin
          Ông Cục trưởng Cục Xuất bản
     Ông Chủ tịch Hội Nhà Văn
                              Ông Giám đốc Nhà Xuất bản Hội Nhà Văn
Ngày 7 tháng 01 năm 2014 Nhà Xuất bản Hội Nhà Văn cử ông Nguyễn Văn Sơn, cán bộ biên tập, chính thức yêu cầu tôi cộng sự với Nhà Xuất bản thu hồi toàn bộ số tập thơ “Những mẩu quặng dọc đường” đã ấn hành để cắt bỏ toàn bộ phần “Những lời bình” (Từ trang 149 đến trang191) theo chỉ thị của công văn số 4755/CXB-QLXB do ông Phạm Quốc Chính cục phó Cục Xuất bản ký.
Sau khi nghe tôi trả lời việc đó không thể nào làm được nữa vì một số khá lớn đã được biếu tặng hoặc bán trong nước và ngoài nước (một số người ở nước ngoài gửi email đăt mua và tôi đã gửi sách cho họ), ông Sơn khẩn khoản đề nghị nộp cho ông ấy 10 cuốn có cắt bỏ phần “Những lời bình” để Nhà Xuất bản đem nộp lên cấp trên.
Tôi phản đối, vì cho rằng như vậy là đối phó một cách hình thức, làm mất phẩm giá con người.
Đáng phàn nàn ở chỗ: ai? tổ chức nào? mệnh lệnh nào? đã đẩy Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn đến chỗ bí và phải nghĩ cách đối phó tiêu cực như vậy?
Đề nghị cần có hội nghị giữa Bộ Văn hóa Thông tin, Cục Xuất bản, Hội Nhà Văn và Nhà Xuất bản Hội Nhà Văn để kiểm điểm rút kinh nghiệm vụ việc này.
Cần làm sáng tỏ những vấn đề sau:
1) Ai gây ra sai sót trong vụ này? Sai ở chỗ nào?
2)    Vụ này đã gây nên những tác hại gì?
3)    Cần xử lý ra sao?
Theo chúng tôi, có thể trả lời câu hỏi 1 là: Nhà Xuất bản Hội Nhà văn không sai. Sai bắt đầu từ công văn số 4755/CXB-QLXB của Cục Xuất bản. Công văn này sai ở chỗ:
a – Đưa ra những cật vấn rất ngớ ngẩn (nếu không muốn nói là ngu xuẩn) như tôi đã nêu trong bài viết “Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn bị sách nhiễu vì ấn hành thơ Nguyễn Thanh Giang”.
b – Ra mệnh lệnh mà không ai có thể thực hiện được, như tôi đã trả lời ông Sơn trên đây.
Trả lời câu hỏi 2: Vụ này đã gây hậu quả khá tai hại. Làm cho dư luận trong nước và quốc tế có thêm bằng chứng cụ thể để đánh giá xấu đối với Đảng, Nhà nước ta. Cho rằng ta ngăn cấm tự do ngôn luận, đàn áp tự do xuất bản một cách trắng trợn và trâng tráo.
Trả lời câu hỏi 3: Cần tìm ra những ai, hoặc là xuất phát từ nhận thức quá kém cỏi, hoặc do thù hằn cá nhân, đã gây nên vụ việc bôi xấu Đảng, Nhà nước này. Cần xử lý thích đáng để làm gường, đồng thời loại bỏ ngay những người đó khỏi bộ máy lãnh đạo để ngăn ngừa khả năng gây những tai họa khác.
Cần xin lỗi và bồi thường danh dự cho Nhà Xuất bản Hội Nhà Văn và các tác giả đã viết bình luận đăng trong cuốn “Những mẩu quặng dọc đường”.
Thư này cũng được gửi đến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ủy viên Bộ Chính trị Đinh Thế Huynh, Ủy ban Văn hóa & Giáo dục của Quốc hội để biết và cùng có trách nhiệm xem xét.
                                                               Hà Nội ngày 7 tháng 01 năm 2014
                                                                         Nguyễn Thanh Giang
                                                       Số nhà 6 – Tập thể Địa Vật lý Máy bay
                                                              Trung Văn – Từ Liêm – Hà Nội
                                                                  Điện thoại: (04) 35 534 370
                                                                        Mobi: 0984 724 165

******

Trích tập thơ “Những mẩu quặng dọc đường”


ĐÊM NGỦ Ở ĐƯỜNG LÂM (*)
Chiều đọc tin ngư phủ mình bị giết
Ước Biển Đông vút cọc nhọn Bạch Đằng
Đêm nghe vọng tiếng tù và hối thúc
Thấy Ngô Quyền lẫm liệt vung gươm
(*) Quê Ngô Quyền

VỀ CHUYỆN CÁI LƯỠI BÒ (*)

Tôi không muốn gọi đấy là cái lưỡi bò
Những chú bò nhuộm vàng chân đê
Những chú bò giúp tôi xung trận
Giả làm Đinh Tiên Hoàng
Lẽ nào, nếu cần ?
Tôi phải cắt lưỡi nó !
Những chú bò sẽ húc vào sườn họ
Liếm rách toang mặt họ
Nếu họ đi qua ải Chi Lăng
Những chú bò sẽ hóa thành ngựa Gióng
Phun lửa vào tầu ngầm, tầu chiến
Nếu họ nghênh ngang kéo đến Trường Sa
Tôi không muốn gọi đấy là cái lưỡi bò
Đấy là cái lưỡi của con rắn độc
Ngo ngoe dọa người
Nhân dân tôi sẽ cắt lưỡi nó
Bẻ răng nó
Vắt lấy nọc
Tọng vào mồm đứa nào chiếm Hoàng Sa
                                                    Hà Nội 22-9-2009
             
( * ) Có người gọi đường lãnh hải Trung Quốc vẽ thò xuống phía nam như cái lưỡi bò liếm cả vào lãnh hải Việt Nam

NHỚ TẾ HANH
Ông có về lại vườn xưa hái quả
Thăm con sông từng tắm mát đời ta
Chú còng gió giương càng chào biển cả
Những mảnh hồn làng phấp phới tận Hoàng Sa
12 tháng 12 năm 2010

NHỚ HỮU LOAN
Vẫn thấy ông thồ đá qua những đồi sim
Lầm lũi xám những chiều hoang biền biệt
Kẽo kẹt bên trời dáng ông lẫm liệt
Săc tím đời ông bầm dập những con tim
20 tháng 3 năm 2010

ĐÊM CHÂU THỔ
Đất châu thổ phù sa ai bồi đắp
Thuở Âu Cơ bùn lấm đến bây giờ
Để trăng cứ trong như bát ngát
Để đồng vàng thơm hương vị hoang sơ

Rồi sớm tinh mơ bầy chim kéo đến
Khi tay liềm động rơi giọt sương đêm
Chim bay lên, hạt vàng vương trong cánh
Hạnh phúc theo đi trang trải trăm miền

Mà ầu ơ, tiếng ầu ơ man mác
Cứ lim dim heo hắt mấy canh đèn
Xa xăm lắm những vì sao thao thức
Nghe trẻ học vần từ đất Văn Lang.

TÂM TƯ CHIỀU
“Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non”
Mây đã bạc đầu
chiều đã rêu phong
Thầm thĩ mãi tiếng rì rầm suối nhỏ
Thao thức mãi tiếng ào ào thác đổ
Trán đá phơi trắng cả hoàng hôn

Gió quét, sương pha, mưa rỉ rả mòn
Trăng đã soãi một bình nguyên yên ả
Buồn lởm chởm lại xô lên triền đá
Ngổn ngang trời
nắng lóa
núi xanh tuôn.
NGUYỄN THANH GIANG