Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 2 tháng 6, 2011

Bong bóng bất động sản có vỡ không?

Bong bóng bất động sản có vỡ không?

(VEF.VN) - Gần hai mươi năm qua, đường biểu diễn thị giá BĐS của Việt Nam đã liên tục diễn biến theo cách đỉnh sau cao hơn đỉnh trước qua mỗi chu kỳ sốt nóng. Bong bóng BĐS vì thế cũng đã thành hình thành khối.
LTS: Gần đây dư luận xôn xao và e ngại liệu thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam đã hình thành "bong bóng" hay chưa, và khi nào thì quả bóng này sẽ nổ? Các chuyên gia cũng đã mổ xẻ vấn đề này, đa số đều cho rằng trong một vài năm tới, chưa có chuyện thị trường vỡ mà chỉ có thể là quả bóng xì hơi cho bớt căng.
VEF.VN trân trọng giới thiệu bài viết của TS. Phạm Chí Dũng với cái nhìn toàn cảnh về thị trường này cũng như sự hình thành, khả năng "nổ" của bong bóng BĐS. Mọi ý kiến tranh luận xin gửi về: vef@vietnamnet.vn hoặc phần thảo luận phía dưới.
Quá trình tích lũy của bong bóng BĐS
Từ tháng 4/2011 đến nay, một hiện tượng khá lạ là xuất hiện ngày càng nhiều những bài viết trên mặt báo chí cảnh báo về tình trạng bong bóng bất động sản (BĐS) ở Việt Nam. Tần suất thông tin như vậy chỉ có thể so sánh với thời kỳ "đen tối" của thị trường BĐS vào năm 2008 và đầu năm 2009. Nhưng trong thời gian con sóng lớn tăng giá đất nền diễn ra ở Hà Nội từ giữa năm 2009 đến đầu năm 2011 với mặt bằng giá được đẩy lên gấp gần ba lần, khá ngạc nhiên là những thông tin cảnh báo thẳng thừng về bong bóng BĐS lại khá ít ỏi.
Thực ra vấn đề bong bóng BĐS không phải là chủ đề mới mẻ gì. Cứ vào mỗi đợt sốt đất, vấn đề này lại được nêu ra. Chỉ có điều nếu xem xét kỹ, thường thì chủ đề này chỉ được nêu ra vào cuối sóng, nghĩa là khi mọi việc đã được giới đầu cơ gần như hoàn tất.
Trong 4 con sóng lớn của thị trường BĐS trong gần hai mươi năm trở lại đây (con sóng thứ tư thuộc về thị trường BĐS Hà Nội và Đà Nẵng mà chưa lan đến khu vực phía Nam), có lẽ vấn đề bong bóng BĐS chỉ được đề cập khá nhiều sau đợt sóng lớn thứ hai diễn biến từ năm 2000 đến năm 2001.
Trong suốt gần 5 năm sau đó, từ năm 2002 đến 2006, người ta đã không chứng kiến một sự sụt giảm mạnh về mặt bằng giá nhà đất, nhưng thay vào đó là tình trạng đóng băng của đa số các phân khúc, đặc biệt là phân khúc đất nền.
Khi đó, loại phân khúc căn hộ cao cấp chưa hình thành nhiều về số lượng nên trong lĩnh vực học thuật BĐS cũng chưa có khái niệm hoàn chỉnh về sự đóng băng của căn hộ cao cấp. Nhưng đến thời kỳ đóng băng thị trường từ đầu năm 2008 đến gần giữa năm 2009, người ta mới chứng kiến sự sụt giảm khá mạnh - trung bình đến 40% - giá đất nền và căn hộ cao cấp. Mức sụt giảm đó đã cho thấy trong những điều kiện xấu về kinh tế (như xảy ra khủng hoảng kinh tế), thị trường BĐS thường lộ rõ nhất cái phần ảo của nó, và hệ quả tương xứng của mất mát kinh tế là cái ảo phải trở về gần sát giá trị thực của nó.
Liệu thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam đã hình thành "bong bóng" hay chưa, và khi nào thì quả bóng này sẽ nổ? (Ảnh: DDDN)
Tuy nhiên, những người dân ít tiền chờ đợi mặt bằng giá BĐS giảm mạnh hơn nữa đã phải thất vọng. Ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng, giá BĐS ở một số khu vực trước đó đã tăng quá nóng giảm mạnh nhất cũng chỉ đến 50-60% giá đỉnh sốt của nó chứ không mất đến 70-80% giá trị như cổ phiếu chứng khoán. Điều đó cũng cho thấy trong điều kiện nền kinh tế vận hành bình thường, cho dù mặt bằng giá nhà đất có tăng gấp 4-5 lần thì mức độ sụt giảm của nó cũng chỉ ở khoảng 20-30% là đã kích thích nguồn tiền tiêu dùng và đầu cơ.
Gần hai mươi năm qua, đường biểu diễn thị giá BĐS của Việt Nam đã liên tục diễn biến theo cách đỉnh sau cao hơn đỉnh trước qua mỗi chu kỳ sốt nóng. Bong bóng BĐS vì thế cũng đã thành hình thành khối.
BĐS Trung Quốc và BĐS Hà Nội
Có một mối liên quan nhất định giữa vận động của thị trường BĐS Việt Nam với thị trường BĐS Trung Quốc, cũng như tình trạng bong bóng BĐS của hai thị trường này.
Cũng như Việt Nam, BĐS Trung Quốc đã có những bước tăng trưởng quá mạnh mẽ từ năm 2005 đến nay. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, một chi tiết đáng chú ý là thị trường BĐS Trung Quốc phục hồi vào quý II/2009, cùng thời gian với thị trường BĐS Hà Nội. Kể từ đó, giá nhà đất liên tục tăng trên 70 thành phố của quốc gia này. Tuy nhiên vào thời gian đó tại Trung Quốc duy trì chính sách lãi suất thấp nên nguồn tiền đổ vào BĐS rất lớn.
Hơn nữa, hiện tượng dòng tiền nóng từ bên ngoài đổ vào Trung Quốc để kích thị trường chứng khoán và thị trường BĐS đã được ghi nhận. Vì thế, sự luân chuyển dòng tiền giữa hai thị trường chứng khoán và thị trường BĐS ở Trung Quốc diễn ra nhịp nhàng trrong sự điều phối của các nhóm đầu cơ. Vào tháng 8/2009, khi thị trường chứng khoán đã tạo đỉnh sau cú tăng ngoạn mục gấp hai lần từ đáy khủng hoảng, thị trường BĐS Trung Quốc càng có cớ để tăng mạnh và kéo dài suốt đến cuối năm 2010.
So với thời điểm năm 2007, mặt bằng giá nhà bình quân ở Trung Quốc đã tăng 140%, riêng tại Bắc Kinh tăng đến 800%. Đó là một tỷ lệ tăng trưởng vượt quá xa mức thu nhập thực tế của giới có thu nhập trung bình tại đất nước này khiến cả thế giới phải quan tâm. Dựa trên những tác động đáng kể mà kinh tế Trung Quốc có thể tạo ra cho các thị trường quốc tế, "tiến sĩ tận thế" Roubini cũng đã cảnh báo về bong bóng BĐS Trung Quốc đang phình lớn và có thể nổ tung bất cứ lúc nào.
Lời cảnh báo của ông, cũng như nhiều cảnh báo của các tổ chức tài chính lớn của thế giới như Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng thế giới được đưa ra từ giữa năm 2010, thậm chí có tổ chức còn dự báo đến cuối năm 2010 Trung Quốc sẽ vỡ bong bóng BĐS. Thế nhưng điều lạ lùng là mãi cho đến giờ cái bong bóng ấy vẫn chưa nổ, mặt bằng giá nhà đất chỉ giảm ở mức độ vừa phải và vẫn có sức mua vào.
Vào đầu năm 2011, đã xuất hiện những thông tin nhận định mới hơn và có tính cách điều chỉnh đối với thị trường BĐS Trung Quốc. Theo đó, năm 2011 thị trường BĐS quốc gia này có thể giảm 30% giá trị đỉnh của nó (nhưng vẫn chưa phải là vỡ bong bóng). Cho đến tháng tháng 5/2011, sau khi kiểm nghiệm tốc độ đi xuống chậm chạp của mặt bằng giá BĐS của Trung Quốc, một số chuyên gia quốc tế lại thừa nhận chỉ số BĐS của nước này có thể chỉ giảm 10% trong năm 2011.
Bong bóng BĐS đang hình thành tại Hà Nội?
Trong năm 2009, thị trường BĐS Hà Nội phục hồi trong thế khó khăn hơn nhiều so với bối cảnh cùng thời gian ở Trung Quốc. Cho tới quý IV/2009, mặt bằng lãi suất ở Việt Nam vẫn khá cao, trong khi nguồn cung tín dụng BĐS gần như bằng không. Tuy vậy, thị trường BĐS Hà Nội vẫn làm được điều mà thị trường nhà đất Trung Quốc làm: mặt bằng giá đất nền tăng từ 2,5-3 lần.
Với đợt tăng này, thị trường BĐS Hà Nội đã hoàn thành đợt tăng trưởng lớn thứ tư trong gần hai mươi năm nay (tính từ thời điểm năm 1993 khi diễn ra cơn sốt BĐS đầu tiên sau thời mở cửa).
Vấn đề đặt ra là sau gần hai mươi năm, liệu thị trường BĐS Hà Nội có đang đứng trước một nguy cơ bong bóng. Hoặc xét theo quy luật vận động tự nhiên, liệu thị trường này có đang phải đối mặt với một chu kỳ điều chỉnh giảm bình thường? Những khả năng này phụ thuộc vào nhiều yếu tố chứ không phải tự thân thị trường BĐS hay nền kinh tế Việt Nam có thể tự quyết định được.
Theo một số chuyên gia, bong bóng BĐS chỉ bị vỡ khi nó hội tụ đủ các yếu tố về thu nhập của người dân, tốc độ tăng trưởng kinh tế, chính sách tiền tệ trên nền tảng bất động sản quá sớm, và bất động sản phải là nền tảng của hệ thống tín dụng.
Trong các yếu tố hội tụ này, có lẽ điều quan trọng hơn là giá trị BĐS phải là một cấu thành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nếu giá trị này chiếm tỷ trọng lớn trong hệ thống tài chính quốc dân, việc bong bóng BĐS vỡ sẽ ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển kinh tế, giống như hiện trạng và những nguy cơ mà chính phủ Trung Quốc luôn cảnh báo khi xem xét đến sự phát triển quá nóng thị trường BĐS của họ.
Hiện nay, số nợ vay BĐS ở nước ta là 235.000 tỷ đồng, trong đó riêng địa bàn TP.HCM đã chiếm đến phân nửa con số này, trong khi Hà Nội chỉ đại diện khoảng 20%. Số nợ vay này tuy khá nhiều nhưng vẫn chưa được xem là gây tác động mạnh đến huyết mạch tài chính quốc gia.
Do đó, có một luồng suy luận cho rằng dù thị trường BĐS đang hình thành bong bóng và có khả năng vỡ, nền kinh tế quốc dân vẫn chẳng bị ảnh hưởng gì mấy. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng nghiêm trọng sẽ đến với nhiều ngân hàng, trong đó đa phần là ngân hàng thương mại cổ phần, những địa chỉ đã từ lâu có mối quan hệ "môi hở răng lạnh" với các doanh nghiệp BĐS, hoặc như có chuyên gia nhận xét thì những ngân hàng này trong suốt thời gian khó khăn qua đã nuôi các doanh nghiệp BĐS, giúp cho những doanh nghiệp này thu xếp được những khoản nợ đã tới kỳ đáo hạn với ngân hàng, gia hạn các hợp đồng vay đến 3-4 lần và nuôi dưỡng kỳ vọng vào khả năng thanh toán được nợ của doanh nghiệp.
(Còn nữa)
Kỳ II: Số phận bong bóng BĐS phụ thuộc giới tài phiệt

"THẰNG NÀO ĐÁNH TAO, TAO SẼ..."

"THẰNG NÀO ĐÁNH TAO, TAO SẼ..."

Mai Thanh Hải Blog - Một cách nhìn tổng quát về thái độ của một số quốc gia trên thế giới trước nguy cơ xảy ra xung đột, chiến tranh. Không nặng nề, không đi sâu phân tích - bình luận, bài viết vui nhưng cũng rất sâu sắc. Bài viết đăng trên Blog của Nhà báo Thu Hồng
-------------------------------------







"THẰNG NÀO ĐÁNH TAO, TAO SẼ..."


1. MỸ: "Tao muốn đánh thằng nào, là tao đánh thằng đó. Ngoài ra, tao bao tiền súng!" 

2. NATO: "Mỹ đánh thằng nào, tao đánh thằng đó!".

3. NGA:  "Thằng nào bật tao, tao cắt dầu lửa!".

4. ISRAEL: "thằng nào ngấm ngầm muốn đánh tao, tao đánh thằng đó!".

5. NHẬT: "thằng nào đánh tao, tao sẽ bảo Mỹ đánh thằng đó. Nếu chúng mày không ngừng tấn công, tao cho Maria Ozawa nghỉ việc!".

6. TRUNG QUỐC: "Thằng nào gần tao, tao đánh thằng đó!".

7. ĐÀI LOAN: "Thằng nào đòi đánh tao, tao bảo báo chí chửi thằng đó!".

8. NAM HÀN: "Thằng nào định đánh tao, tao tập trận với thằng Mỹ!".

9. BẮC HÀN: "Thằng nào làm tao bực, tao sẽ đánh thằng Nam Hàn!".

10. Berlusconi (ITALIA): "Thằng nào oánh tao, tao... ngủ với vợ thằng đó!".

11. SINGAPORE : "Thằng nào đánh tao? ĐM! Chắc không thằng nào rảnh loz mà đi đánh tao!".

12. IRAQ : "Thằng nào đánh tao thì cứ đánh cho đã, chừng nào mệt thì tự động về!".

13. ARAP SAUDI : "Thằng nào đánh tao, tao mua thằng đó!"

14. Billaden: "Thằng nào đánh tao, tao khủng bố thằng Mỹ!".

15. Liên Hiệp Quốc: "Tao dán cái mác... vùng cấm bay lên thằng nào, chúng mày úp sọt thằng đấy cho tao!".

16. CUBA : "Thằng nào oánh tao, tao cho Việt Nam một mình canh giữ thế giới!".

17. VIỆT NAM:  "Chỗ nào có oánh nhau, tao bày tỏ quan ngại sâu sắc. Còn thằng nào oánh tao, tao tuyên bố chủ quyền, tao cắt điện luân phiên, sau đó tao... cực lực lên án!".

Kinh tế VN ‘đã chạm đáy bất ổn’

Kinh tế VN ‘đã chạm đáy bất ổn’

Lạm phát tại Việt Nam tăng ở mức gần 20% trong tháng Năm và vẫn đang tăng.
Kinh tế gia trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam bình luận rằng Việt Nam đã vượt qua được giai đoạn tồi tệ nhất của sự bất ổn vĩ mô, phóng viên Ben Bland của Financial Times đưa tin trênBấm blog ngày 02/06.
Tuy nhiên Kinh tế gia Trưởng Deepak Mishra từ Ngân hàng Thế giới có văn phòng tại Hà Nội cũng lưu ý lạm phát tại Việt Nam đã tăng tới mức 20% và vẫn còn tăng, nhập siêu vẫn tăng, và bắt đầu có một số dấu hiệu về thực trạng khó khăn trong thanh toán tại khu vực bất động sản.
Ngân hàng Thế giới nhận định đã có sự phục hồi niềm tin thông qua điều được mô tả là việc thực hiện thành công các biện pháp giải quyết khủng hoảng.
Các biện pháp này bao gồm chính sách thắt chặt tài chính và tiền tệ cũng như chống đôla hóa nền kinh tế theo Nghị quyết 11.
Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là liệu chính phủ Việt Nam có khả năng thực hiện triệt các biện pháp nhằm bình ổn kinh tế hay không.
Ông Mishra cũng cảnh báo còn quá sớm để ăn mừng thắng lợi trong cuộc chiến chống bất ổn vĩ mô.
Một số nhà đầu tư đã nói với Financial Times rằng một khi có các ghế bộ trưởng mới (dự kiến cuối tháng Bảy đầu tháng Tám) thì họ trông đợi những vị này sẽ đưa ra hành động cho một loạt các vấn đề quan trọng từ việc cải thiện thị trường chứng khoán có tính thanh khoản kém hay nợ xấu của tập đoàn nhà nước bên bờ phá sản Bấm Vinashin.
Hôm 22/05 phóng viên Ben Bland có bài blog nhận định điều nhà báo này gọi là Bấm Cuộc chiến 'giả tạo' trong nền kinh tế Việt Nam.
Bài viết vào lúc đó phản ánh về các quan ngại đối với thực trạng chính phủ Việt Nam thường ban hành các nghị định mà hiệu quả thực hiện các nghị định là kém.
Bài viết này cho thấy sự lo lắng của giới đầu tư cho đến khi họ thấy bằng chứng rõ ràng hơn về việc chính phủ thực hiện triệt để và có kết quả đối với Nghị quyết 11 nhằm bình ổn kinh tế.
Vào tuần cuối cùng của tháng Năm thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến sự sụt điểm mạnh do có việc Bấm bán cổ phiếu ra ồ ạt từ giới đầu tư trong đó có các nhà đầu tư nước ngoài, với VN Index có lúc xuống ngưỡng 380 điểm.
Tuy nhiên hiện chỉ số VN Index đã tăng trở lại trong khoảng một tuần qua.
Nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam có tổng giá trị vốn hóa trên thị trường chưa tới một phần ba GDP, được coi là còn nhỏ và chưa được xem là "nhiệt kế" của nền kinh tế.

Kế hoạch bá chủ về kinh tế của Trung Quốc

Kế hoạch bá chủ về kinh tế của Trung Quốc

Giới lãnh đạo Trung Quốc đã tiết lộ một chiến lược nhằm dẫn đầu thế giới trong 7 ngành công nghiệp quan trọng nhất.
Trong vài tháng qua, Bắc Kinh đã tiết lộ một số kế hoạch cho thấy tầm nhìn cho tương lai kinh tế của Trung Quốc. Bản Kế hoạch 5 năm lần thứ 12, thông qua hồi tháng Ba, và bản kế hoạch tiếp theo được Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (DNRC) công bố cuối tháng trước cho thấy một chiến lược quốc gia có thể khiến các tập đoàn đa quốc gia phải cảnh giác và chuẩn bị sẵn sàng đối phó với sự cạnh tranh vũ bão này.
Kế hoạch chi tiết về kinh tế tập trung vào bảy "ngành công nghiệp đang nổi mang tính chiến lược" mà Bắc Kinh muốn chế ngự trên quy mô toàn cầu. Đó là năng lượng thay thế, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin thế hệ mới, sản xuất trang thiết bị đầu cuối, vật liệu tân tiến, xe ô tô sạch và các công nghệ năng lượng mới. Các công ty toàn cầu cạnh tranh mọi mặt hàng, từ thủy điện đến công nghệ màn hình phẳng, sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh hơn của Trung Quốc. Và đối với những quốc gia như Nhật Bản và Hàn Quốc, luôn hy vọng các công ty trong nước mình đi đầu trong các ngành công nghiệp này, thì các kế hoạch mới của Trung Quốc có thể khiến họ phải đưa ra những sửa đổi cần thiết về chính sách hỗ trợ cho các tập đoàn.
Theo các bản kế hoạch trên, để hỗ trợ các ngành công nghiệp chiến lược, Bắc Kinh dự định đưa ra các chính sách tài chính, thuê khóa và tiền tệ mềm dẻo, đồng thời "định hướng các công ty sáp nhập hoặc mua lại tăng cường tập trung sản xuất công nghiệp. Kế hoạch này bao gồm khoảng 1.500 tỷ USD chi tiêu công (chiếm gần 5% GDP) mỗi năm nhằm tăng phần đóng góp của các ngành công nghiệp chiến lược vào tăng trưởng của Trung Quốc từ mức dưới 5% hiện nay lên 15% vào năm 2020. Nói cách khác, Trung Quốc có kế hoạch tăng gấp ba lần vai trò của các ngành công nghệ cao này trong nền kinh tế. Đến năm 2020, Standart Chartered hy vọng, nền kinh tế Trung Quốc sẽ đạt 25.000 tỷ USD. Ở mức này, Trung Quốc dự định 3.750 tỷ USD, tương đương GDP hàng năm của Đức, sẽ do các ngành công nghiệp chiến lược đóng góp.
Ảnh: David Gray/ Reuters
Đa số thành phàn tăng trưởng sẽ được thiết kế để đáp ứng nhu cầu trong nước ngày càng tăng, nhưng Trung Quốc sẽ không thể tiêu thụ tất cả những gì mình sản xuất ra. Như vậy xuất khẩu công nghệ cao sẽ chắc chắn trở thành một thành phần quan trọng trong các kế hoạch của họ. Ví dụ, sản xuất xe hơi của Trung Quốc dự kiến tăng gấp ba lần, đạt 40 triệu chiếc/năm từ năm 2020. Trong khi đó, chính phủ hiện nay đang hạn chế số giấy phép sở hữu xe mới nhằm giải quyết vấn đề giao thông quốc gia. Trung Quốc sẽ cần các thị trường nước ngoài để tiêu thụ lượng sản phẩm dư thừa của mình.
Các công ty đa quốc gia và các chính phủ nước ngoài không nên nghĩ rằng kế hoạch này là không thể thực hiện được, vì Trung Quốc có một kỷ lục đạt các mục tiêu kinh tế của mình. Theo các con số của Chính phủ Trung Quốc, Bắc Kinh đã đạt hoặc vượt hơn 80% các mục tiêu đề ra trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 11, thậm chí vượt mục tiêu tăng trưởng GDP 7,5% và giảm các chất thải gây hiệu ứng nhà kính như sulfur dioxide...
5 năm trước, Bắc Kinh cũng thông báo Kế hoạch Quốc gia trung và dài hạn về Phát triển Khoa học và Công nghệ (MLP), đặt ra một chiến lược quốc gia nhằm tăng trưởng kinh tế dựa trên các ngành công nghiệp khoa học và công nghệ. Kể từ đó, lĩnh vực năng lượng mặt trời được chính quyền trung ương trợ cấp mạnh đã nổi lên vị trí đi đầu thế giới về sản xuất tấm quang điện, chiếm tới hơn 40% thị phần toàn cầu.
Trung Quốc có cơ sở để thực hiện nhanh chóng kế hoạch của mình: một thiện chí chính trị vững vàng với các chính sách phối hợp từ trung ương, một hệ thống pháp lý và tài chính có lợi cho các sáng kiến kinh tế của chính phủ, và các nguồn lực tài chính vô cùng phong phú. Thêm vào đó, quyền sở hữu trí tuệ không được giám sát chặt đã giúp các ngành công nghiệp Trung Quốc tránh được những chi phí tốn kém cho nghiên cứu và phát triển. Theo Phòng Thương mại Mỹ, nhiều công ty đa quốc gia gọi MLP của Trung Quốc là "bản kế hoạch chi tiết cho việc ăn trộm công nghệ trên quy mô lớn mà thế giới chưa từng biết đến".
Nền kinh tế và các kế hoạch của Trung Quốc cũng phải đối mặt với những thách thức lớn: sự bố trí nguồn lực không hiệu quả, lương tăng, thiếu năng lượng, lạm phát và tình trạng quan liêu nặng nề - chẳng hạn có ít nhất 10 cơ quan khác nhau cùng giám sát thực thi các sáng kiến năng lượng. Bên cạnh đó, quá trình chuyển giao chính trị vào năm 2012 tới đây có thể dẫn tới việc thực thi chính sách không đều khi các ứng cử viên tranh giành quyền lực. Tuy nhiên, kinh tế giảm tốc sẽ khiến Bắc Kinh thúc đẩy xuất khẩu mạnh hơn.
Các kế hoạch kinh tế này không hẳn đặt dấu chấm hết cho lĩnh vực sản xuất công nghệ cao ở các nước bị cạnh tranh. Chất lượng sản phẩm là mối quan tâm lớn ở Trung Quốc. Chẳng hạn, nước này mới đây đã giảm tốc độ cho phép tối đa trên đường sắt cao tốc để đảm bảo an toàn. Một tai nạn trong hệ thống đường sắt được tán dương của Trung Quốc sẽ làm phức tạp thêm các nỗ lực của họ nhằm xuất khẩu cơ sở hạ tầng này ra các thị trường nước ngoài.
Tuy nhiên, trước đó, Trung Quốc đã an toàn vượt qua nhiều vấn đề. Ba năm trước, dù rất nhiều nước bị nhiễm độc trong thuốc pha loãng máu heparin của Trung Quốc, nhưng xuất khẩu dược phẩm của nước này vẫn bật nảy tốt. Trung Quốc giờ sản xuất hơn 70% lượng penicillin và 50% lượng aspirin bán trên toàn thế giới.
Nếu các công ty toàn cầu phải cạnh tranh với Trung Quốc trong các lĩnh vực chiến lược này, họ sẽ phải nỗ lực rất nhiều để sản xuất các sản phẩm đáng tin cậy, tiếp tục cải tiến, và duy trì bảo vệ các công nghệ độc quyền. Vì bất chấp lời kêu gọi "cải tiến bản địa", Trung Quốc sản xuất một số sản phẩm mới - như phim hay mạch công nghệ cao - và vẫn dựa vào xuất khẩu và công nghệ nước ngoài. Chính việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ không chặt chẽ và mục tiêu tập trung vào sao chép của Trung Quốc đang triệt tiêu các ý tưởng sáng tạo, khiến các công ty trong nước thường bị tụt lùi vài bước.
Trong khi đó, các chính phủ nước ngoài sẽ cần đưa ra các chính sách hỗ trợ mới cho các công ty trong nước, như Washington đã làm hồi tháng Giêng, khi cho General Electric vay 437 triệu USD để đảm bảo vị trí đầu tàu bán hàng ở Pakistan. Họ cũng nên hỗ trợ quỹ nghiên cứu và phát triển và tiếp tục khuyến khích sự phối hợp giữa giới học viện, chính phủ và doanh nghiệp. Các kế hoạch của Trung Quốc không chỉ là một lời kêu gọi tập hợp các ngành công nghiệp trong nước hướng ra nước ngoài. Đây là một lời cảnh báo đối với các công ty đa quốc gia. Trung Quốc không dừng lại ở những chiếc T-shirt hay những tấm năng lượng mặt trời. Thế giới cần phải sẵn sàng.
Châu Giang

Thái Bình Dương dậy sóng và cuộc đối đầu Mỹ-Trung

Thái Bình Dương dậy sóng và cuộc đối đầu Mỹ-Trung

Mạnh Kim

Reuters / Google Map
Reuters / Google Map
Có thể hiểu như thế nào về tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton rằng “chúng tôi đã trở lại” (tại Bangkok ngày 21-7-2010) và tiếp đó là khẳng định Mỹ có “quyền lợi quốc gia” tại Biển Đông cũng như việc “Hoa Kỳ ủng hộ Tuyên bố ứng xử về Biển Đông của ASEAN-Trung Quốc 2002” (tại Hà Nội ngày 23-7-2010)? Còn gì nữa, nếu đó không là thái độ tiếp cận mới của Mỹ tại châu Á đối với chính sách bành trướng của Trung Quốc? Hung hăng coi thiên hạ tại Biển Đông chẳng ra cái đinh gì, Trung Quốc khiến Mỹ bắt đầu thấy ngứa mắt và bắt đầu đối đầu trực diện hơn với Bắc Kinh sau một thập niên gần như vắng bóng ở châu Á-Thái Bình Dương…
Xin cho thôi một chữ “hòa hài”!
Một tuần sau khi tại Hà Nội Hillary Clinton tuyên bố “gây hấn” đầy tính “tấn công trực tiếp Trung Quốc” với “mục đích quốc tế hóa” vấn đề Biển Đông, người phát ngôn Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA), đại tá Cảnh Nhạn Sanh, đã giận dữ tái khẳng định rằng Trung Quốc có “chủ quyền không thể tranh cãi” tại Biển Đông với diện tích 3.367.000 km2, cùng “đầy đủ tài liệu lịch sử và pháp lý hỗ trợ”, và rằng Mỹ đừng có mà lý này cớ nọ “can thiệp nội bộ” Đông Nam Á, cũng như đừng có dựng đứng chuyện Trung Quốc muốn thao túng Biển Đông để mà kích động gây chia rẽ tình đoàn kết các nước láng giềng. Nói cách khác, Mỹ khôn hồn đừng dây vào các cuộc tranh chấp pháp lý về chủ quyền biển đảo khu vực Biển Đông với Trung Quốc, kẻo mang họa chứ chẳng đùa. Mỹ không thấy PLA lớn mạnh từng ngày hay sao? Mỹ thiển cận đến mức cứ nghĩ hải quân Trung Quốc của thế kỷ 21, dù vẫn chưa tự đóng nổi một hàng không mẫu hạm để có dịp so với những chiếc mẫu hạm của Nhật thời thập niên 1930, vẫn còn chèo thuyền chiến ra trận như thời Tam Quốc hay sao? Mỹ ấu trĩ ngộ nhận rằng Trung Quốc không đủ sức chế tạo chiến đấu cơ tàng hình (dù động cơ máy bay phải mua của Nga) à? Thế thì nghe này…
Trong 8 năm tính đến 2002, Trung Quốc đã mua 12 tàu ngầm Kilo của Nga đồng thời liên tiếp nâng cấp thiết kế để dàn tàu ngầm hải quân PLA có khả năng chiến đấu xa bờ cũng như mang đầu đạn hạt nhân. Hải quân PLA hiện có 66 tàu ngầm, nhiều nhất thế giới, chỉ sau Mỹ; và đến năm 2030, theo Tổ chức Kokoda (cơ quan nghiên cứu độc lập của Úc), Trung Quốc có thể có đến 85-100 tàu ngầm (so với 71 hiện nay của Mỹ). Năm 2007, một tên lửa đạn đạo phóng từ Trung tâm không gian Tây Xương (Tứ Xuyên) đã làm nổ tung một vệ tinh thời tiết như ngọn pháo hoa hân hoan chào đón một cột mốc thăng thiên của kỹ thuật quân sự Trung Quốc. Và theo Trung tâm đánh giá ngân sách và chiến lược (một viện nghiên cứu Mỹ), hỏa lực Trung Quốc hoàn toàn có thể đe dọa các căn cứ quân sự Mỹ tại châu Á. Quân đoàn hai pháo binh (“Đệ nhị pháo binh bộ đội”), nơi kiểm soát các đơn vị tên lửa chiến lược Trung Quốc, có thể dạy cho Mỹ một bài học đích đáng bằng khả năng dập tơi tả toàn bộ hệ thống phòng không, đường băng cũng như dàn máy bay chiến đấu và tàu chiến của Mỹ tại khu vực. Nhật đang nằm gọn trong tầm bắn tên lửa Trung Quốc và không lâu sau nữa sẽ là Guam. Còn về năng lực hải chiến? Hệ thống tên lửa hành trình chống tàu ngầm của hải quân PLA bây giờ đã đủ khả năng đe dọa hàng không mẫu hạm Mỹ, có thể bắn hạ mẫu hạm địch từ khoảng cách 1.600km (dù cho đến nay trên thế giới chưa có kỹ thuật quân sự tiên tiến nào được biết có thể làm được điều này)… (1). Tất cả thành tích trên có được nhờ sự quan tâm đúng mực của Đảng và Nhà nước Trung Quốc, với hầu bao cho ngân sách quốc phòng tăng dần (tăng 12,7% năm 2011, lên 601 tỉ tệ, tức 91,5 tỉ USD – Tân Hoa Xã 4-3-2011).
Năm 2009, một báo cáo của RAND (Research ANDevelopment – tổ chức nghiên cứu độc lập uy tín nhất nhì Mỹ) cho biết, vào trước năm 2020, Mỹ sẽ không còn có thể bảo vệ nổi Đài Loan nếu Trung Quốc tấn công (chết chửa!). Nghiên cứu viết rằng, Trung Quốc, thời điểm đó, hoàn toàn có thể đánh gục Mỹ trong một cuộc chiến tại eo biển Đài Loan, ngay cả khi Mỹ có chiến đấu cơ F-22, hai hàng không mẫu hạm và vẫn có thể được viện binh từ căn cứ không quân Kadena (Okinawa) ào ạt đến ứng cứu! Trung Quốc có lợi điểm là chỉ cách Đài Loan 160km trong khi nguồn cung cấp hỏa lực Mỹ cách xa họ đến nửa vòng Trái đất… Tóm lại, Trung Quốc bây giờ không chỉ là cường quốc kinh tế (hạng hai thế giới chứ ít gì!) mà còn là siêu cường về quân sự, với những khả năng và tiềm lực không thể ngờ có thể gây khiếp đảm kể cả đối với “đế quốc Mỹ”. Và như vậy, nếu muốn rắn, Trung Quốc sẵn sàng chơi rắn và đến lúc đó đừng trách là không báo trước! Dù thế, Trung Quốc, trong chính sách ngoại giao thế kỷ 21, luôn thể hiện họ là một quốc gia luôn chủ trương “hòa hài thế giới” (和谐世界 – thế giới thuận hòa), lấy tiêu chí tinh thần hòa khí với bàn tay giang rộng “tứ hải giai huynh đệ” làm đường lối chủ đạo, xuyên suốt và nhất quán, như được thể hiện trong nhiều diễn văn đó đây của giới lãnh đạo Bắc Kinh. Chỉ kẻ hạ lưu mới cần đến nắm đấm. Trung Quốc thì chẳng cần! Và Trung Quốc cũng không vì sự lớn mạnh “vượt trội” mà ngạo mạn nói rằng mình có thể đối đầu Mỹ về quân sự – như phát biểu đầy nhún nhường của Tổng tham mưu trưởng PLA Trần Bỉnh Đức trong chuyến công du Mỹ trung tuần tháng 5-2011.
Thế nhưng chú Sam vẫn trở lại…
Vấn đề ở chỗ, thái độ “ngôn hành bất nhất” khiến mức độ khả tín của Trung Quốc đối với giới ngoại giao thế giới đã và tiếp tục bị đặt dấu hỏi. Người ta nghi ngờ. Người ta lo ngại. Và người ta hành động. Chưa bao giờ mà khu vực châu Á-Thái Bình Dương trở nên sôi sùng sục cuộc chiến chạy đua vũ trang bằng lúc này, với cường độ mạnh nhất kể từ sau Chiến tranh lạnh, trong nỗ lực cân bằng quyền lực quân sự. Súng ống bắt đầu khua động. Với Mỹ, họ đã thay đổi quan điểm 180o, bằng một chính sách tiếp cận mới đối với châu Á-Thái Bình Dương, trái với tuyên bố ban đầu khi mới nhậm chức tổng thống của Barack Obama rằng, Mỹ tôn trọng quyền “tự xử” của các nước châu Á và không can thiệp các cuộc tranh chấp chủ quyền. Mỹ bắt đầu thiết kế chương trình cho “phiên bản châu Á kiểu Obama”, như một cách khẳng định lại lời nhắc nhở của cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu tại cuộc hội đàm Nhà trắng cuối năm 2009, rằng: “Nếu không đặt chân vào Thái Bình Dương, các anh không thể được xem là lãnh đạo thế giới” (2). Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ James Steinberg bắt đầu lên tiếng: “Chúng tôi đã thật sự nhận thấy điều này – vai trò chúng tôi tại Đông Á – sẽ là tối quan trọng đối với tương lai chúng tôi”. Vậy là chuyến kinh lý đầu tiên của Hillary Clinton với tư cách ngoại trưởng là đến Đông Nam Á. Sự trở lại của Mỹ có thể thấy rất rõ ở sân khấu ngoại giao. Tại cuộc họp thượng đỉnh ASEAN (ngày 7 và 8-5-2011) ở Jakarta, Mỹ đã lần đầu tiên cho “chào sân” vị đại sứ ASEAN Hoa Kỳ đầu tiên, David Lee Carden (Tổng thống Obama thành lập Văn phòng đại sứ ASEAN Hoa Kỳ vào tháng 11-2010). Trước đó, sau cuộc họp giữa Ngoại trưởng Hillary Clinton với đồng cấp các nước hạ Mekong (Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam) tổ chức tại Phuket ngày 23-7-2009, Washington cũng giúp thành lập Sáng kiến hạ Mekong – động thái mà báo chí Trung Quốc diễn giải là một phương án tiếp cận của Mỹ nhằm mục đích can thiệp sâu nội bộ khu vực để Đông Nam Á giảm bớt ảnh hưởng Trung Quốc…
Viết trên Wall Street Journal (3), Daniel Blumenthal (nguyên viên chức Phòng an ninh quốc tế thuộc Bộ quốc phòng Mỹ) nói thẳng rằng Trung Quốc không hề chơi đúng luật đối với vấn đề Biển Đông, bằng thái độ “bắt nạt” nước nhỏ, và “Washington đang đặt dấu chấm hết cho chiến lược chia cắt-chinh phục của Trung Quốc tại Đông Nam Á”; khi “Mỹ không thể nói Trung Quốc hành xử có trách nhiệm khi để những vụ quấy nhiễu Việt Nam xảy ra mà không lên tiếng”. Rõ ràng, chuyển động phản ngược với tinh thần “hòa hài thế giới” của Trung Quốc đã, một phần, gián tiếp mở cửa đưa Mỹ trở lại khu vực, sau một thập niên chính sách ngoại giao bỏ ngỏ châu Á của George W. Bush bởi chiến lược sai lầm trong việc nhận dạng bạn-thù trong cuộc chiến chống khủng bố. Nước Mỹ của Obama bắt đầu nói nhiều đến vai trò Trung Quốc hơn, có khi chẳng bằng ngôn ngữ đẩy đưa mà huỵch toẹt hẳn, rằng Trung Quốc đã là cường quốc thì cần phải hành xử cho ra tư cách đàng hoàng, rằng vấn đề Biển Đông cần phải được giải quyết trên tinh thần đàm phán chứ không phải đe nẹt, rằng Mỹ cực lực phản đối sử dụng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực tại Biển Đông – như tuyên bố của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 31-5-2011 trước câu trả lời của phóng viên TTXVN tại Mỹ về sự kiện tàu hải giám Trung Quốc đột nhập hải phận Việt Nam và làm “nhiệm vụ” cắt cáp tàu Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam.
Song song hiện diện ngoại giao, Mỹ cũng bắt đầu tăng cường quân sự tại Thái Bình Dương. Các cuộc tập trận giữa Mỹ với Hàn Quốc, Nhật, Malaysia… rộn rịp tiến hành vài năm gần đây (có khi vài tháng một vụ) hẳn nhiên không phải là những cuộc lau chùi để súng ống khỏi han gỉ. Vài cuộc tập trận còn được bắn đạn thật để anh em binh sĩ lên tinh thần! Dấu hiệu tăng cường khả năng tác chiến của lực lượng Hạm đội 7 Hoa Kỳ ngày một đậm đặc. Tướng tư lệnh trưởng Hạm đội 7 Scott Van Buskirk thậm chí có lúc đã “tế nhị” gửi một “tin nhắn” đến Bắc Kinh qua “tổng đài” (hãng tin) AP, khi “tiết lộ” kế hoạch trang bị dàn máy bay không người lái chuyên dụng cho mẫu hạm hoạt động ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương (4). Cần biết, Hạm đội 7, với “siêu hàng không mẫu hạm” (super carrier) USS George Washington (từng cập gần cảng Đà Nẵng và đón phái đoàn viên chức Việt Nam tham quan tháng 8-2010), là hạm đội mạnh nhất hải quân Mỹ. Luôn đi cùng USS George Washington là khoảng 60 tàu chiến, 80 chiến đấu cơ và lực lượng thủy thủ-binh sĩ chừng 4.000 người…
PLA đã đủ mạnh để quét sạch Mỹ khỏi Biển Đông?
“Với chiến thuật hải quân đang thay đổi, chúng ta sẽ đi từ việc bảo vệ bờ biển (“duyên hải phòng ngự”) chuyển sang bảo vệ vùng biển xa (“viễn dương phòng ngự”)” – tướng Trương Hoa Thần, hạm đội phó hạm đội Đông Hải, nói với Tân Hoa Xã vào năm 2010 (5). Tháng 4-2010, hạm đội Đông Hải – binh đoàn hải quân chịu trách nhiệm bảo vệ “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc tại Biển Đông – đã tổ chức tập trận rầm rộ, với tổng cộng 10 tàu chiến và tàu ngầm trong đó có khu trục hạm được trang bị tên lửa Sovremenny. Đông Hải đã làm dậy sóng Biển Đông với màn tập trận trên diện rộng từ khu vực Nam Trung Quốc đến quần đảo Okinawa và eo Miyako rồi ra ngoài khơi quần đảo Okinotori (điểm cực Nam của Nhật). Cuộc diễu võ của hạm đội Đông Hải là một sự cụ thể hóa chiến lược ba bước của hải quân PLA, như được nêu trong Sách trắng 2008 (“Trung Quốc quốc phòng bạch bì thư”). Đó là: 1/ Phát triển lực lượng hải quân hiện đại có khả năng hoạt động trong phạm vi chuỗi đảo thứ nhất (第一岛链, đệ nhất đảo liên), tức dãy đảo kéo dài từ bán đảo Triều Tiên, quần đảo Kuril (Nga), Nhật đến Đài Loan rồi Philippines; 2/ Phát triển lực lượng hải quân ở tầm khu vực có thể hoạt động vượt khỏi chuỗi đảo thứ nhất để vào hải phận “đệ nhị đảo liên” gồm Guam, Indonesia và Úc; và bước 3 là phát triển lực lượng hải quân rộng khắp toàn cầu vào giữa thế kỷ 21.
Tuy nhiên, cái gọi là bức tường “đệ nhất đảo liên” của Trung Quốc, theo cách nói của James Holmes và Toshi Yoshihara thuộc Đại học chiến tranh hải quân Hoa Kỳ, thật ra chẳng khác gì một “Vạn Lý Trường Thành lộn ngược”, bởi chuỗi dài các nước đồng minh Mỹ trong khu vực (Nhật, Hàn Quốc, Úc, Philippines…) đã trở thành một thứ tháp canh giám sát và khi cần có thể chặn đứng ngõ vào Thái Bình Dương của Trung Quốc (6). Và một trong những điểm canh chắc chắn nhất của Mỹ không thể không đề cập là Đài Loan, như tướng Mỹ Douglas MacArthur từng nhận định: “Đài Loan là một hàng không mẫu hạm không thể bị đánh chìm”. Ngoài ra, “chốt biên phòng” cực kỳ quan trọng đối với Mỹ còn là Guam, nơi cách Bắc Triều Tiên bốn giờ bay và cách Đài Loan hai ngày hải hành. Căn cứ không quân Andersen của Mỹ tại Guam hiện là đồn tiền trạm chỉ huy quan trọng bậc nhất đối với tất cả chiến dịch động binh của Mỹ tại bất kỳ nơi nào thế giới. Với 100.000 quả bom và tên lửa cùng kho xăng 249,8 triệu lít nhiên liệu phản lực, Guam là trạm tiếp nhiên liệu chiến lược lớn nhất của không quân Mỹ. Những hàng dài vận tải cơ C-17 Globemaster và chiến đấu cơ F/A-18 Hornet luôn đậu kín các đường băng Guam. Guam cũng là nơi đồn trú của hạm đội tàu ngầm Mỹ và đang được mở rộng để thành một căn cứ hải quân. Tính toàn cầu, Mỹ hiện có hơn 1.000 căn cứ quân sự đặt tại hơn 46 quốc gia, từ châu Âu, châu Phi đến châu Á (7), từ đất liền đến biển xa…
Giới tình báo quân sự Trung Quốc hẳn còn biết nhiều hơn về sức mạnh quân sự Hoa Kỳ so với những gì báo chí biết được (8). Việc có thể hạ gục Mỹ hay không, ít nhất ở thời điểm này, trong bất kỳ cuộc chiến qui ước nào, từ hải chiến, không chiến đến địa chiến, họ hẳn hiểu rõ hơn ai hết, nếu không kể các “chiến lược gia” diều hâu quá khích mắc phải chứng hoang tưởng đặc biệt trầm trọng!
M. K.
Chú thích:
(1) A special report on China’s place in the world, The Economist (2-12-2010)
(2) U.S. is reaching out to East Asia’s powerful nations, John Pomfret, Washington Post (7-11-2009)
(3) The U.S. Stands Up to China’s Bullying, Daniel Blumenthal, Wall Street Journal (27-7-2010)
(4) US Navy drones: Coming to a carrier near China?, Eric Talmadge, AP (16-5-2011)
(5) PLAN East Sea Fleet Moves Beyond First Island Chain, Russell Hsiao, China Brief (29-4-2010)
(6) The Geography of Chinese Power, Robert Kaplan, Foreign Affairs (May/June 2010)
(7) Bring War Dollars Home by Closing Down Bases, Christine Ahn và Sukjong Hong, Foreign Policy In Focus (31-3-2011)
(8) Để biết thêm về nội lực thật sự của quân đội Trung Quốc, xin xem lại hồ sơ thực lực sức mạnh quân sự Trung Quốc dài 5 kỳ, khởi đăng trên Năng Lượng Mới từ ngày 21-3-2011; hoặc xem website Anh Ba Sam hay Dan Luan.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

Học giả Mỹ: TQ Cộng Sản là mối đe dọa lớn nhất cho hòa bình thế giới kể từ thời Đức Quốc Xã

Học giả Mỹ: TQ Cộng Sản là mối đe dọa lớn nhất cho hòa bình thế giới kể từ thời Đức Quốc Xã

Giữa lúc những hành động được xem là hung hãn của Trung Quốc ở Biển Đông hồi gần đây làm cho nhiều người, đặc biệt là người Việt Nam, cảm thấy hoài nghi về tuyên bố trỗi dậy trong hòa bình hay “hòa bình quật khởi” của chính phủ ở Bắc Kinh, hai học giả ở Mỹ đang chuẩn bị ra mắt cuốn sách nói về điều mà họ cho là mối đe dọa lớn nhất đối với hòa bình thế giới kể từ thời Đức quốc xã. Trong cuốn sách “Death by China” (deathbychina.com), phát hành vào đầu tháng sáu, Tiến sĩ Peter Navarro của Đại học California ở Irvine và chuyên gia về Trung Quốc Greg Autry cho rằng những nhà cai trị tàn bạo ở Trung Nam Hải đang đe dọa tới kế sinh nhai của người dân ở các nước phát triển, gây nguy hại cho sức khỏe và tính mạng của vô số người trên khắp thế giới, kể cả những người dân bình thường ở Trung Quốc. Mời quí vị nghe Duy Ái trình bày thêm chi tiết trong tiết mục Nhìn Về Á Châu sau đây.
Hình: http://deathbychina.com/

Chia sẻ

Tin liên hệ

Ðường dẫn liên hệ

“Hòa bình, thịnh vượng, và sức khỏe của thế giới đang đối mặt với mối đe dọa lớn nhất kể từ thời Đức quốc xã: (đó là) một đảng Cộng Sản Trung Quốc hùng mạnh, giàu có, thối nát và trở nên táo bạo hơn vì chủ nghĩa dân tộc cực đoan mỗi ngày một tăng.”
Những nhà cai trị tàn bạo của Trung Quốc đang đe dọa tới sinh kế của người dân ở các nước phát triển qua việc thao túng chỉ tệ, áp dụng các chính sách mậu dịch ngang ngược, và sản xuất những sản phẩm tiêu thụ độc hại, gây chết người. Đó là nhận định của Tiến sĩ Peter Navarro, giáo sư ngành kinh thương của Đại học California ở Irvine (University of California Irvine), và viên phụ khảo của ông là Thạc sĩ Greg Autry. Trong cuốn sách sắp được ra mắt vào ngày 7 tháng 6, hai tác giả của cuốn “Death by China” -- mà chúng tôi tạm dịch là “Chết Dưới Tay Trung Quốc”, cho rằng “hòa bình, thịnh vượng, và sức khỏe của thế giới đang đối mặt với mối đe dọa lớn nhất kể từ thời Đức quốc xã: (đó là) một đảng Cộng Sản Trung Quốc hùng mạnh, giàu có, thối nát và trở nên táo bạo hơn vì chủ nghĩa dân tộc cực đoan mỗi ngày một tăng.”

Trong cuộc phỏng vấn mới đây dành cho đài VOA, Thạc sĩ Autry nói rằng ông và ông Navarro chỉ trình bày sự thật và không hề có ý định bài xích Trung Quốc hay không muốn cho Trung Quốc được trở thành một quốc gia giàu mạnh. Ông nói thêm như sau:

"Chúng tôi muốn thấy một nước tôn trọng các qui phạm của thế giới văn minh và các qui phạm của mậu dịch tự do. Chúng tôi không thấy như vậy. Chúng tôi chỉ thấy một chủng loại mới của chủ nghĩa quốc gia xã hội mang đặc tính Trung Quốc. Và chúng tôi xem đó là một mối đe dọa cho cộng đồng toàn cầu."

Cùng với nhiều kinh tế gia khác và các nhà lập pháp ở Mỹ, ông Autry tố cáo rằng Trung Quốc thao túng tỉ giá đồng nhân dân tệ để hàng hóa Trung Quốc chiếm ưu thế cạnh tranh bất công trên thị trường thế giới, xuất khẩu các loại sản phẩm thiếu an toàn – kể cả các loại thực phẩm và đồ chơi trẻ em, và thực hiện nhiều quyết định khác có hại cho cộng đồng quốc tế.

Ông Autry cho rằng Trung Quốc đang mưu toan hủy hoại các công nghiệp ở Mỹ bằng nhiều cách thức khác nhau.

Ông nói: "Họ đang thận trọng nhắm tới các công nghiệp chiến lược và tìm mọi cách để các công nghiệp đó được phát triển ở Trung Quốc, gây phương hại cho các công nghiệp đó ở Mỹ qua một mạng lưới của những chương trình trợ cấp xuất khẩu trái phép, thao túng chỉ tệ, làm hàng giả hàng nhái, đánh cắp tài sản trí thức; bằng cách để cho môi trường bị hủy hoại ở Trung Quốc và ở những nước mà Trung Quốc tiến hành các hoạt động kinh doanh; bằng cách giữ cho các tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe lao động ở mức rất thấp để không ai có thể cạnh tranh, và bằng cách tạo ra mọi loại rào cản để ngăn không cho doanh nghiệp Mỹ tiến vào thị trường Trung Quốc."

Thạc sĩ Autry cho rằng các chính sách kinh tế và thương mại của Trung Quốc chẳng những đe dọa tới các nước khác mà còn gây thiệt hại trực tiếp cho chính người dân nước họ. Ông giải thích thêm như sau:

"Trung Quốc đang tạo ra một áp lực lạm phát vô cùng lớn trong nền kinh tế của chính họ qua việc thao túng tỉ giá. Khi làm như vậy họ làm giảm 40% sức mua của người lao động Trung Quốc đối với các loại hàng hóa nhập khẩu và những loại nông khoáng sản được mua bán trên thị trường quốc tế. Đó chính là lý do tại sao tài xế xe tải đình công ở Thượng Hải và công nhân ở Thẩm Quyến biểu tình đòi tăng lương để có thể có đủ tiền mua rau."
Ông Bchung Tsering, Phó Chủ tịch của một tổ chức tranh đấu ở Mỹ có tên là Chiến dịch Quốc tế cho Tây Tạng, tán đồng các nhận định trong cuốn “Chết Dưới Tay Trung Quốc.” Trang web quảng cáo cho cuốn sách này trích lời ông Tsering nói rằng "Trung Quốc dường như không sẵn sàng để trở thành một thành viên có trách nhiệm trong đại gia đình các nước trên thế giới." Ông nói thêm rằng “việc cộng đồng quốc tế không xem xét tới thực tế này không những sẽ là một việc bất lợi cho các nước khác mà còn bất lợi nhiều hơn cho người Trung Quốc, người Tây Tạng và những người khác đang phải đối mặt với hậu quả của tình trạng này trong cuộc sống hàng ngày.”

Ông Autry, đồng tác giả cuốn “Death by China”, cho rằng giới lãnh đạo ở Trung Nam Hải tạo ra một xã hội kim tiền trong đó đạo đức bị suy đồi, người dân phải sống trong sợ hãi, và các quyền dân sự, xã hội và môi trường bị chà đạp. Ông nói thêm như sau:

"Trong quá khứ, khi có những nước khác trải qua những phép lạ kinh tế in hệt như vậy, chẳng hạn như các Mãnh Hổ Á châu, như Hàn quốc, Nhật Bản và các nước khác; chúng ta thấy xuất hiện những cộng đồng dân chủ và những nước chia sẻ những giá trị với chúng ta có thể trở thành những đối tác thương mại có qua có lại với chúng ta. Chúng ta không nhận thấy điều này ở Trung Quốc và vì vậy đó là một điều rất đáng lo ngại."

Ông Autry cho biết điều làm cho ông và ông Navarro lo ngại nhiều hơn nữa là Trung Quốc đang tìm cách xuất khẩu mô thức phát triển này, đe dọa các nước láng giềng, và bóc lột các nước đang phát triển trên khắp thế giới với chủ nghĩa đế quốc mới.

Ông Jon Gallinetti, Thiếu tướng Thủy quân Lục chiến Mỹ hồi hưu, tán thành nhận định của cuốn “Death by China” cho rằng Trung Quốc đang dùng các loại vũ khí kinh tế kết hợp với hoạt động gián điệp, chiến tranh mạng, vũ khí không gian, chiếm độc quyền khai thác và kinh doanh tài nguyên thiên nhiên và đánh cắp công nghệ để giành quyền chế ngự thế giới. Tướng Gallinetti cho rằng trong quá trình này những sức mạnh cơ bản về kinh tế và địa chính trị, vốn là cột trụ của ưu thế quân sự của Hoa Kỳ, đã bị xói mòn một cách có hệ thống trong lúc Trung Quốc ngày càng hung hãn hơn trong những vụ tranh chấp khu vực. Ông nói thêm rằng: “Các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự Tây phương nên đọc cuốn sách này. Ngay bây giờ!”

Ý kiến (92)

Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 Ban Việt ngữ VOA Nếu không vào được VOA hay Facebook, xin hãy vào proxy www.vn1975.info chọn "Đồng ý". Rồi nạp tên đường dẫn vào ô URL trên cùng để vượt tường lửa vào trang muốn vào. (Ví dụ: nếu muốn vào Facebook, nạp: facebook.com vào ô trống kế chữ URL rồi nhấn Enter hay bấm vào "Thực hiện".) Chúng tôi đã sửa chữa các proxy, quý vị đã có thể gửi ý kiến khi vào VOA bằng proxy của VOA.
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 Ban Việt ngữ VOA Xin hãy vào Những câu hỏi thường gặp của VOA http://www.voanews.com/vietnamese/news/83560037.html#n0b để xem cách gõ tiếng Việt có dấu. Hoặc bấm vào http://www.angeltech.us/viet-anywhere/ để gõ tiếng Việt có dấu. Phía bên phải của trang web gõ dấu tiếng Việt có hướng dẫn cách thêm dấu. Ví dụ: nếu muốn gõ chữ "Nước Việt Nam", xin hãy gõ vào ô trắng trong trang web đó: "Nuwowsc Vieejt Nam" (Kiểu Telex) hoặc "Nu7o71c Vie65t Nam" (Kiểu VNI)... Khi xong rồi thì select/chọn hết (nhấn phím Ctrl và phím A, quý vị sẽ thấy dòng chữ được bôi đen) những gì đã viết ở trang đó, rồi copy (nhấn Ctrl và C), sau đó qua lại trang web của VOA, paste (nhấn Ctrl và V) vào ô ý kiến.
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 Uncle Tom (USA) Tôi chỉ là một người tiêu dùng mà cũng kinh sợ trước tham lam của TQ, nên vì không có chọn lựa nên phải mua hàng TQ. Nhưng câu hỏi là tại sao chúng ta để sự tham lam của chúng ta tạo ra sự kiêu căng và tạo ra những hậu quả không lường. Không có sách lược của Mỹ 30 năm trước sẽ không có TQ bây giờ.Chúng ta cần nghiêm khắc hơn với mình và có đối sách.
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 (TO : CSVN - Tàu còn không mau "GET OUT" VIETNAM!?? (Thanks VOA in bài dùm)) CSVN thời còn trong rừng hô hào giặc Mỹ cướp nước, đế quốc, bá đạo ăn cắp tài nguyên, Tư Bản bóc lột... khiến lòng người sôi sục đánh Mỹ.... Nhưng thực tế CSVN từ từ lộ ra bản chất "chụp mũ, ngậm máu phun người, ném đá giấu tay..." hành động dơ bẩn này là do ăn "Trái Cấm của TQ" từ thời HồCM còn nhe răng cười...đó, đất nước chìm trong đắm say ngu dốt, mị Tàu!
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 HỠI NƯỚC MỸ, NƯỚC ANH VÀ NATO, HÃY CỨU NHÂN LOẠI ! Vậy nước Mỹ (Anh, Pháp...) còn chần chừ gì nữa mà không chiêu nạp khẩn cấp đồng minh Việt Nam (chiêu nạp đã, yêu cầu VN chuyển sang dân chủ đa nguyên sau). Khẩn trương triển khai các căn cứ quân sự ở những nơi cần thiết ở VN Đông Nam Á, việc đó sẽ cứu Việt Nam, cứu các nước ĐNÁ và cứu cả nhân loại. Nếu làm như vậy là một người VN tôi vô cùng biết ơn nước Mỹ và đồng minh.
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 (@@@ Tin: Hoa Kỳ có thể sử dụng biện pháp quân sự nếu bị tấn công trên mạng!) Tôi không phải học giả, nhưng như tôi đã đưa tin không sai trong Các bài Comment trước của tôi, TC bị Hoa Ky trừng phạt khá nặng.. đây lại là thêm 1 khả năng nữa chỉ vô mặt tên thầy của đồ tể CS hiện đại, Lãnh đạo VN nên biết rằng thế giới không có chổ cho độc tài, bạo chúa, tàn bạo, lừa dối.... Thoát ách CS đồng hành cùng TD DC là nhiệm vụ cấp bách!
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 Học giả Việt CSVN cai trị độc tài đàn áp nhân dân VN nhất kể từ thời vua Hùng đến nay!
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 Nguoi Viet Có lẽ đây là một cuón sách có giá trị. Mọi người và đặc biệt là nhân dân TQ nên đọc để hiểu về những nhà lãnh đạo của họ.
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 smartman (usa) I can't wait to get the book, "Death by China".
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 Quốc Huy (USA) "Mưu thâm thì họa Diệt thân" tấm gương bạo chúa Tần Thủy Hoàng còn sờ sờ ra đó. Thây để sình thối mà vẫn không thể chôn, mùi xú uế còn mãi trong lịch sử quyến rũ lũ hậu duệ ó diều Trung Cọng cho đến hôm nay. Cuốn sách trên đã trực tiếp vạch rõ bộ mặt thật của bọn Sô vanh biến thái TC cho thế giới tỏ tường. Cám ơn tiến sĩ Tiến sĩ Peter Navarro.
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 TEO1 (VN) Trung quốc vốn bản tính tham lam thăm căn cố đế ,chúng dã man tàn sát hủy diệt các dân tộc chiếm đất đai,tài sản cho tới hôm nay , dù đã to lớn như vậy chúng vẫn thèm khát lãnh thổ nước khác.Nếu không có sự hiện diện của Hoa kỳ cùng với người Việt tự do đổ máu thì VN đã trở thành TÂY TẠNG,TÂN CƯƠNG LAU RỔI.
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 Hai Lúa (Sg, VN) Giới cầm quyền Trung Quốc, từ xưa đến nay luôn nham hiểm và thâm độc, lúc thua kém thì luồn cúi, vuốt ve, thủ đoạn để được trèo lên, khi lên bằng người ta thì sẵn sàng đạp người khác xuống, đặc biệt sẵn sàng bóc lột người nghèo đến tận xương tủy, cho dù đó là dân mình. Cứ đà này thế giới không thể bình yên với Trung cộng.
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 Lâm Thiên Thu (VN) Ở thế kỷ 21 nầy, mối nguy hiểm lớn nhất đe dọa hòa bình, an ninh và thịnh vượng cho toàn thế giới là Trung Quốc Cọng sản. Vừa có sức mạnh, vừa cực kỳ xảo quyệt, Trung Quốc Cọng sản không từ một thủ đoạn nào nhằm mục tiêu có ngày thống trị toàn thế giới, Nếu các cường quốc, nhất là Hoa Kỳ, không thấy cái nguy cơ đó mà có chiến lược thích nghi thì sẽ là một thảm họa cho nhân loại sau nầy.
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 Hai Lúa (Sg, VN) Giới cầm quyền Trung Quốc, từ xưa đến nay luôn nham hiểm và thâm độc, lúc thua kém thì luồn cúi, vuốt ve, thủ đoạn để được trèo lên, khi lên bằng người ta thì sẵn sàng đạp người khác xuống, đặc biệt sẵn sàng bóc lột người nghèo đến tận xương tủy, cho dù đó là dân mình. Cứ đà này thế giới không thể bình yên với Trung cộng.
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 China (China) Trung quốc đang thử lửa ở vùng biển của Việt Nam để xem 10 nước Đông Nam Á và thế giới phản ứng ra sao. Nếu không có gì, coi như đường lưỡi bó của Trung tự Trung quốc vẽ ra đã có giá trị pháp lý. Sau đó, phạm vi đương lưỡi bò và vùng trời của đường lưỡi bò này cấm tất cả các nước, nhất là Mỹ không được đi qua?
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 Anh Võ (HK) Vì không có cơ hội, chứ bọn Cộng Sản Việt Nam cũng tương tự...
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 Tu Nguyen (USA) Trung quoc,that dung la moi hoa cho the gioi.
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 Nhô (Hoa Kỳ) Chu Du, Khổng Minh...v.v thì đã làm được gì? Chỉ toàn là những mưu lược cho cái lợi trước mắt, không có kế sách lâu dài của một chiến lược đòi hỏi. Khi mưu mô bất thành, Chu Du thổ huyết, Khổng Minh rống lên đổ tại "mệnh trời" ! Trung Quốc chưa từng đánh thắng ai. Hãy nhìn những mưu mô láo cá của Trung Cộng trên mặt trận Biển Đông, sao mà giống mưu mô của các bạn dân chủ của Nhô quá. Giông như đúc. Giống như hai anh em sinh đôi cùng cha khác mẹ!
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 China (China) Trung quốc đang chuẫn bị tấn công Mỹ và Châu âu bằng cách đánh phủ đầu xuống 10 quốc gia ở Đông Nam Á trước đã. Trung quốc muốn chiếm Biển Thái Bình Dương, trước tiên phải hót gọn Biển đông, thanh toán hết các đảo của Nhật, Việt Nam, của Nga, của Hàn quốc và sau đó hót gọn Triều tiên. Đó là bản chất của Trung quốc. Trung quốc là tên khủng táo tợn nhất, có thể nói gấp hàng ngàn lần Bin La den. Trung quốc sẵn sàng tiêu huỷ loài người như vụ Thiên An Môn chứ chưa nói đến người dân của nước khác.
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 Lý Thường Kiệt (Đại Việt) - Tôi nghi Hoa ky đa pham một sai lam chet nguoi là đa đe cho Trung quoc phat trien một cach qua u thoai mai. - Toi la nguoi VN, toi hieu đuoc cai giong Han nay. Khong phai tat cả ho đeu xau, nhung vi no qua đong nen xac xuat co so luong lon nguoi xau là rat cao. - Cai giong nguoi nay đa phần khong theo ton giao nao, vi vay cach hanh xu cua ho cham bam vao vat chat, khong co tinh nguoi. - Toi keu goi toan the gioi thuc tinh voi giong Han nay.
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 Đông Phong (Sài Gòn) Đến hôm nay người Mỹ các ông mới chỉ hoài nghi "Hòa bình quật khởi" của TQ. 30 năm trước,các nhà lãnh đạo VN đã nhìn thấy tâm cang của họ và từ bành trướng Bắc Kinh, bá quyền nước lớn là từ mà các lãnh tụ VN thường dùng. Hôm nay họ kg phải đe dọa kế sinh nhai của VN nữa mà họ dùng sức mạnh của vũ khí hiện đại dành hết,cướp hết cả chì lẫn chài,lẫn cá(từ đúng nghĩa đen),họ hốt hết,kg cho ngư dân VN ra biển nữa. VN nhập siêu kinh khủng của họ....Người Mỹ và Châu Âu nên được tặng mỗi người một cuốn.
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 Eugene, Hoàng (USA) Cuốn sách được giới thiệu đúng lúc, tuyệt vời. Mỹ, Nga, Ấn-Độ, Úc, Nhật, Âu-Châu.... Bằng cách nào phải làm Trung Cộng tan ra từng mảnh.
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 Eugene, Hoàng (USA) Cuốn sách được giới thiệu đúng lúc, tuyệt vời. Mỹ, Nga, Ấn-Độ, Úc, Nhật, Âu-Châu.... Bằng cách nào phải làm Trung Cộng tan ra từng mảnh.
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 Quang Hoàn toàn tán đồng nhận định của Thạc sĩ Autry. Không còn gì rỏ ràng hơn là nhân loại đang đối diện với hiểm họa to lớn từ Tàu Cộng. Ước mong rằng các lãnh đạo thế giới, nhất là Mỹ không vì những món lợi trước mắt và ngắn hạn mà bon Tàu mang lại nhưng hãy vì tương lai của nhân loại mà có hành động cần thiết, cụ thể với bọn quốc xã của thời đại mới.
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 Tau cong duoc nhu ngay hom nay la nho Hoa Ky tao ra. Nay thi gay ong dap lung ong da danh, ma con lam cho cac nuoc khac phai mang hoa. Mong hk phai co trach nhiem,bat con cho dien tc do dem di nhot vo cui sat.cho thien ha duoc nho.
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 Khong nhung la hoa binh the gioi ma truoc mat la su dau kho cua dan TQ. Sau do la moi hiem hoa cho dat nuoc lang gieng. Chi co dam dai kho tham danh loi, dai dot moi tin tuong dan Tau cong nay. Dung vay khong bac Nho(HK) bac Ly tg tien...
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 Nhốc Hoàn toàn chính xác, mà CSTQ còn nguy hiểm hơn Đức Quốc Xã hàng ngàn lần vì cực kỳ gian xảo và sở hữu bom nguyên tử, dùng kỹ thuật cao để làm tội ác. Chỉ nội cái CA TQ giả danh tin tặc len lỏi được vào khắp nơi trên TG là đủ thấy sự nguy hiểm như thế nào, ăn cắp tin Kinh tế, Chính trị, Quân sự.
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 BA TÀU THÁI DÁM HẢI TẶC CƯỚP BIỂN (USA) Nghe nói báo trong nước kêu gọi người dân biểu tình phản đối TQ, con xin mấy cha ,và giám mục, và mục sư vì đất nước . sau này các vị đừng thấy người dân biểu tình chống trung cộng,rồi ví vị tổ chức đời đất này đất kia v.v.gióng như mấy năm trước đòi đất tòa khâm xứ nha,để cho trung cộng hưởng lợi thôi,và đừng để người dân sẽ phẫn nộ đạo chúa của mấy vị.
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 Ulchi (US) Thế chiến III nay được đưa vào không gian ảo. Chiến trường nằm ngay trên mặt phẳng máy vi tính. Cựu chiến sĩ bảo vệ tự do của thế kỷ trước lại là chiến sĩ tài ba,kinh nghiệm và sáng giá nhất hôm nay để chống trả Cộng Sản Trung Quốc,Cộng Sản Việt Nam. Đã từ 2 năm nay,Trung Quốc thành lập lực lượng đặc nhiệm Cyber Blue Team cho không gian ảo để gây rối,khuynh đảo thế giới.Phóng hỏa mù, tuyên truyền có lợi cho Cộng Sản Trung Quôc bằng Việt ngữ rất thông thạo.
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 South China Sea Cuộc Cách Mạng Kỹ Nghệ vào đầu thế kỷ 18 đã tạo điều kiện cho Tay Phương và Nhật trỗi vậy. Nhiều nước Á Châu như Ấn Độ, VN, Lào, Phi, Đại Hàn … và 1 phần Trung Hoa bị Tây Phương và Nhật bién thành thuộc địa. Không riêng gì ỡ Á Châu, hầu hết nhưng vùng khác trên thế giới cung bị chũ nghĩa thực dân cai trị và bốc lột. Sự lấn lướt cũa Phương Tây đối với thế giới đến ngày nay vãn còn. Ngày nay, TQ trỗi dậy mãnh me, Tây Phương cảm thấy bất an là lẽ tất nhiên!
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 Nguyen Tieu La (Duc) Se co nhung cuoc bieu tinh chong Trung Quoc vao chu nhat nay. Báo Financial Times, một tờ báo lớn và có uy tín tại Anh Quốc, vừa có bài bình luận của tác giả David Pilling nói ngay cả chính phủ Việt Nam nay cũng phải lên tiếng tỏ rõ thái độ với nước láng giềng "to lớn và xấu tính". Toan dan Viet Nam trong va ngoai nuoc nen dung len chong bon giac phuong Bac
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 Hoài TP HCM Có lẽ cũng không nên lo lắng lắm. Trong khoảng 5 năm Trung Quốc sẽ tan rã giống như Liên bang Xô Viết.
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 Toi khong ngac nhien gi voi su nhan dinh cua hai vi nay.
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 Hung thieng (Hoa ky) Thật là chán khi muốn góp ý với đài Voa này do hạn chế 500 từ , không ghi nổi 2 ý. Rõ chán.
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 HT (hoa ky) Sách nêu trên không có gì mới. Là công dân Hoa Kỳ tôi đã biết từ lâu Trung quốc sẽ là tai họa cho nước Mỹ trong vòng 10 năm tới. Chỉ tiếc giới lãnh đạo Mỹ biết ít nhiều chậm muộn rồi HT.
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 South China Sea Gần đây, bà Clinton tuyên bố với báo chí nhân cuọc họp với phái đoàn TQ: “1 số ngưới ỡ TQ cho răng Huê Kỳ đang áp dụng chính sách bao vây TQ. 1 số nguoi Mỹ cho rằng sự trỗi vậy cũa TQ đẹ dọa Mỹ. Lập luận như vầy la sai! Tăng trưỡng cũa Mỹ, tăng trưỡng cũa TQ là tốt cho Mỹ, tốt cho TQ vã ca thế giới.
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 VỊ NHAN SINH 1.Từ đẦu chu nghia mac lê , mao trẠch đông khong phai chu nghia congsan ,cung khong phai chu nghia dan toc ma la chu nghia mafia tan bao da man , ep buoc , du do, khung bo , vu khong ,chup mu ,dao duc giẢ giet cưỚp , thanh trỪng , thẢm sát. Khong phẢi tat ca nguoi trung quoc gian ac ma la mỘt sỐ ít nguoi nam quyen luc thaotung , nhom nguoi này thuoc he thong mafia tra hinh qua vo boc chu nghia dan toc,chu nghia yeu nuoc.
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 qua muon Bay gio My~ moi nhin` ra ah` ? .....VN chung toi da thay truoc tu xa xua roi , qua' muon roi ong My oi.
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 South China Sea Ông cựu ngoại trưỡng Kissinger mới cho xuất bẫn 1 cuón sách tựa đề là “On China”. Ông cãnh cáo Mý va TQ phãi có chính sách khôn ngoan. Nếu không, thế giơi sẽ trơ lại thời kỳ chiến tranh lạnh. Sẽ ãnh hương sau xa dến nhiều thế hệ giữa 2 bờ Thái Bình Dương và toàn thế giới!
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 Nuoc My bi hoi giao qua khich Alqaida khung bo,don tai luc vao danh khung bo,ma bo quen con QUAI VAT TAU CONG,con nguy hiem hon Alqaida gap tram ngan lan. Nay cac hoc gia thay duoc canh giac HK. cac nuoc hy vong HK tro lai A CHAU tieu diet con quai vat,khi no chua du nanh,va guoc.
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 Bienxanh (Sacramento .usa) 1 su that duoc neu ra cho khap ca the gioi thay ro ,bo mat that cua TQ la gi. Ngang nguoc ,tham lam , Hiem doc , noi 1 dang ,lam 1 neo .Tu nay co le nhieu quoc gia se de chung TQ khong nhu trong qua khu, Neu 2 tac gia nay den VN ma nghien Cuu ve Thuc Pham va do dung Doc Hai ,Tu TQ nhap lau vao VN thi co le 2 Ong Nay se te xiu ngay tai cho , Boi vi do la 1 su That Qua suc suy tuong cua ho. Hang Nhai , Hang An cap san pham cua TQ da Tran ngap khap ca the gioi.
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 trung quoc xe phai chia nam se bay khi chien tran voi viet nam voi ly do cuop boc dan ngheo khong o viet nam ma o ca trung quoc
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 "TQ Cộng Sản là mối đe dọa lớn nhất cho hòa bình thế giới kể từ thời Đức Quốc Xã". Ở VN đảng CS bắt chước nguyên si kiểu mẫu cai trị tàn ác, bất nhân, bất nghĩa của quan thầy Trung Cộng trấn áp người dân trong nước. Chỉ khác 1 điều: tàu cộng là nước lớn với chủ nghĩa "quốc gia" cực đoan, tự tôn trong khi VN là nước nhỏ, đảng CSVN thì lại vọng ngoại theo tàu, hèn yếu nhu nhược. Quan thầy là 1 tai họa cho thế giới, đảng CSVN chỉ là 1 loại bệnh dịch trong vùng.
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 TEO` (VIETNAM) Trung quốc vốn bản tính tham lam thăm căn cố đế ,chúng dã man tàn sát hủy diệt các dân tộc chiến đất đai,tài sản cho tới hôm nay ,dù đã to lớn như vậy chúng vẫn thèm khát lãnh thổ nước khác.Nếu không có sự hiện diện của Hoa kỳ cùng với người Việt tự do đổ máu thì VN đã trở thành TÂY TẠNG,TÂN CƯƠNG từ 1954 rồi .
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 Cháu ngoan Bác Hổ(dấu hỏi) (VN) Chẳng những các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự Tây phương, mà tất cả những người có lương tri trên toàn TG, nên đọc cuốn này để biết rõ hơn bản chất xấu xa của cs TQ nói riêng và của cs các nước khác nói chung (trong đó có VN) - Đó là: Chỉ vì quyền lợi tham lam, ích kỉ của 1 nhúm lưu manh giả danh trí thức (những kẻ chóp bu trong bộ máy cầm quyền cs), chúng luôn sẵn sàng phá hoại cuộc sông yên lành của cả Nhân loại.
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 Sách này có lẽ không được bày bán ở Hà Nội và Sài Gòn. Việt Kiều có thể đem "chui" về cố hương mà trao tặng cho thân nhân.
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 Việt Nam trong tôi (Việt Nam) Thời Đức quốc xã chỉ săn đuổi và thiêu đốt người Do Thái, còn thời cận đại thì chính giới bành trướng bá quyền Bắc Kinh và vùng khủng bố săn đuổi mọi dân tộc yếu thế khác nhau, vừa thực hiện quyết sách gieo giống đực, là tổ chức ngầm sản xuất ma túy tổng hợp và các sản phẩm khác để đầu độc cả thế giới. Người Hán họ lấy sự khốn khó, khiếp sợ của các dân tộc khác làm niềm vui và vinh danh, cần delete!
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 HitLer,Hussen,Binladen,gadhafi Và Hồ Cẩm đào Là Mối hiểm Hoạ Cho Cả Thế Giới..Bọn chúng Là Phát Xít,Khủng Bố Và Tài Trợ Cho Khủng Bố. Tiêu Diệt Chúng Là Nghĩa Vụ Của Toàn Nhân Loại.. Chúng Ta hãy Hình Dung Một TQ Nếu Mạnh Về QS Như HK Thì TG Sẽ Nguy Như Thế Nào?(TQ Còn Nguy Hiểm Hơn Hitler.Binladen,Gadhafi,Husen Cộng Lại..)
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 Kim (Germany) 1- Điều này thật sự không mới lạ gì, TQ là nước nguy hiểm nhất thế giới, Hitler chỉ dùng thuyết chủng tộc tối ưu germanismus, và giết 6 trieu người do thái. Dùng quân sự để thực hiện mộng bá chủ thế giới. TQ nguy hiểm hơn, dùng kinh tế để chế ngự thế giới, đang thu góp kỷ thuật của Mỹ và tây phương.
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 Kim (Germany) 2- Chính giới tư bản ham lợi nhuận trước mắt sẽ giét nước Mỹ trong vòng 20 năm nữa. các dầu tư kỷ thuật vào TQ từ Airbus cho đến Boing vào TQ là một sự tặng không các kỷ thật hàng không cho chúng, Mỹ đang ngủ, cứ cho rằng tiềm năng quân sự của TQ chưa đáng sợ. Nhưng sự nguy hiểm của TQ không chỉ nằm trong lãnh vực đó, chúng đang đầu độc thế giới, bao vây Mỹ một cách âm thầm bằng kinh tế, chống phá các nước láng gièng...
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 Kim (Germany) 3- Mỹ thì cứ cho rằng không phải chuyện của tui...Sự tin tưởng của các nước nhỏ trông chờ Mỹ giúp can thiệp chống nước lớn ăn hiếp, nếu Mỹ không làm, sư trông đợi đó sẽ trở thành thất vọng và sẽ ngã theo TQ hết, lúc đó có trở tay cũng không kịp.
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 La nguoi viet yeu nuoc,Ai cung mong muon mot nuoc Viet dan chu ,tu do doc lap,va hung manh. Nhung cang ngay thay xa voi. Boi cs doc tai,ap buc.dan chu gia hieu,ban nuoc cho Tau cong, bon chung thuong gia danh chui rua ,nhung nguoi yeu nuoc.Neu khong tin ban cu hoi Nho( HK) Ly tong Tien se ro?
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 dân đần (quinhơn VN) Không phải Mĩ giờ mới biết, mà họ đã biết từ lâu, chỉ đám vẹm nghố trong rừng tin tụi tầu, giờ thì mới lòi cái Hèn qụy lụy dưới chân thằng tầu.Phản động, đầy đọa dân, cái chân tướng giờ thì quá rõ caí mặt trơ trẽn khắp cả thế giới coi thừơng thật buồn cho Việtnam
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 Nguoi Vietnam yeu nuoc . Chung ta hay cam van TQ ! Do dan Tau tham lam , doc ac vatham doc !
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 Chiêu nạp Việt Nam? Ông nội ai dám chiêu nạp tham nhũng bẩn thỉu ?
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 Dùng từ những nhà cai trị tàn bạo quá chính xác, thật là hay.
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 South China Sea 1. “Những nhà cai trị tàn bạo của Trung Quốc đang đe dọa tới sinh kế của người dân ở các nước phát triển” ?—Hãy nghe người Châu Phi nói, hãy nghe ông tỗng thống Nam Phi nối vè TQ và Tây Phương: Speaking at the Cape Town forum, South African President Jacob Zuma said that due to Africa's colonial history, the interaction between African countries and their traditional Western partners is marked by a "colonial kind of approach," but relations with China are totally different.
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 South China Sea 2. Citing China's enormous contribution to Africa's infrastructure construction and self-development capabilities, he said the Africa-China relationship is based on equality and mutual benefit and aimed at common development, presenting a sharp contrast with past Western colonialism, which was motivated by aggression and exploitation.
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 Nguyen Tan Dung (VN) Hay xin phep dich sach nay ra ban tai VN. Pho bien sach nay cang nhieu cang tot. Moi tac gia den VN de dien thuyet.
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 Bai Viet that la qua hay NHUNG DA QUA MUON. KHi nao khg con Dang Cong San China thi the gio nay moi that su duoc an lanh va Hoa Binh. CS LA 1 DAU DON CHO NHAN LOAI. Tat ca CHUNG TA khg mua hay ban bat cu hang hoa cua China. Hay mua hang hoa Made in USA. Chung ta tra Tax cho Chinh Phu De US Army mai mai co suc manh bao ve The Gioi nay. Lich su Cong San thi the gioi da qa ro Tan Ac va vo nhan dao. Chi co nhung nguoi da tung song voi Cong San moi hieu ban chat GIAN MANH VA TAN NHAN CUA NO
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 Sản xuất những sản phẩn độc hại cũng quá đúng và rõ ràng, còn tệ hơn có những thứ mua về xài không được, làm mất tiền của người tiêu dùng.
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 cutiusa Dang CSTQ va CSVN la cung mot su phu ,la anh em mot nha dau co gi khac nhau .cung tan ac, con do, cung la be lu cuop can buon dan ban nuoc nhu nhau dau co gi khac, "DUNG TIN NHUNG GI CONG SAN NOI HAY NHIN NHUNG GI CONG SAN LAM"
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 Hăm doạ bắn giết đánh đập cướp của là sở trường của nhà cầm quyền ác ôn TQ ngày nay.
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 Chủ nghĩa dân tộc cực đoan đưa TQ đến đường cùng khi có chiến tranh giữa TQ và thế giới,hậu quả còn tệ hơn đức quốc xã.
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 South China Sea “thao túng chỉ tệ, áp dụng các chính sách mậu dịch ngang ngược, và sản xuất những sản phẩm tiêu thụ độc hại, gây chết người”? Đồng tiện VN bi phá giá hoài, nhưng cáng cân mậu dịch6 vãn nghiêng hẵn về phía TQ, và cáng cân thương mại cũa TQ và Nhật lại nghiêng về phía Nhật! Còn giữa Mỹ và những nước khác thì cáng cân mậu dịch nghiêng về phía Nhật, TQ và Tây Âu. 1 câu hõi đật ra là: hàng TQ đươc ũa chuộng là vì nó quá độc hại hay là quá tốt? :)
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 (HAIHÀ-USA) Giờ thì Tôi thở phào nhẹ nhỗm vì Người Mỹ có cái nhìn thực tế về Tay Côn Đồ Châu Á Thái Bình Dương ", và cuốn sách này " Death by China/ Red China " là phương tiện để cho Dân Mỹ biết ai là 'Côn đồ''Cướp cạn'?>>" Côn Đồ Châu Á Thái Bình Dương " RED CHINA.
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 Muong Nguyen (USA) Nhận xét of Tiến sĩ Peter Navarro rất chính xác. Hãy nhịn lại lịch sử và chính sách Kinh tế. Ngoại Giao. Quân Sự của TQ đối với TG . Từ Âu Châu, Mỹ Châu, Á Chấu , TRung Á, Phi Châu ,ÚC Châu nhất la các nước gân TQ . Ngay cả trong nước , khu Nội mông .Hầu hết đều có vấn đề rât lơn với chính sách nhà cầm quyền TQ.. Chính sách bá quyền dựa trên chủ nghĩa Hán tộc khuynh đão cả TG và các chủng tộc khác. Không chóng thì chầy trước sau toàn TG sẻ bùng nỗ chống lại TQ
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 Hanh Tennessee (TN, USA) Richard Nixon bắt tay với Mao Trạch Đông, đem tiền bạc và kỹ thuật đổ vào lục địa TC, tạo cơ hội cho Hán Cộng vùng lên khỏi tình trạng lạc hậu, chậm tiến, và ngày nay gây tình trạng đe doạ về quân sự cho Đông Nam Á và mất thăng bằng kinh tế cho Hoa Kỳ. Nixon bắt ép VN Cộng Hoà bằng mọi thủ đoạn phải ký vào Hiệp Định Paris 1973, một hiệp ước gây nhi ều thiệt thòi cho mi ền nam VN. Sau đó cả Mỹ lẫn CS Bắc Viêt đều không tôn trọng hiệp định này, và bắt tay nhau thảm sát VNCH.
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 Khoa Nam (USA) Những người Trung Hoa từ xưa tới nay thật sự không muốn sống trong hòa bình. Họ là một dân tộc hung tàn hiếu chiến .Miệng thì nói đạo nghĩa , nhưng tay thì bóp cổ . Cứ để cho chiến tranh xảy ra , xong rồi thấy họ sẽ được những gì???
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 TQ là mối đe doạ cho cộng đồng toàn cầu quá rõ,nhưng thế giới nhân loại bị đe doạ,hiểm hoạ trước mắt,các nước lớn nhỏ biết tôn trọng nhân phẩn mạng sống của con người,phản ứng như thế nào để chống lại hiển hoạ này? hợp tác với bọn chúng? hay là đồng minh liên minh hợp tác hành động chống lại chủ nghĩa cực đoan mới của TQ,trước khi chúng ra tay tàn sát dã man nhân loại.
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 " Họa Da Vàng " ám chỉ về TQ đã được đề cập từ khi có nhiều người chưa được sinh ra. Con vật hung dữ chỉ mới ló cái đuôi ra thì người ta chưa đập,đợi cho đến lúc nó thòi cái đầu ra 1 cách rõ ràng thì người ta giương súng bóp cò .Đập rắn thì phải đập cho nát đầu.
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 TP (USA) TQ đang kiếm củi 10 năm,Mỹ sẽ đốt trong vòng 1 giờ...hỡi các chú"Chệt láu cá,lưu manh"liệu hồn mà đối ứng với chú"Sam".Thế giới đang chờ xem...khôn hồn thì hãy nhún nhường.Bằng không,thế chiến 3 nổ ra,dân Tàu lại tiếp tục"Kiếp Ve Chai"sầu khổ,trách trời thì cũng qúa muộn!!!!!!!
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 Thời đại văn minh mà cho quân límh đi đánh đập cướp của giết người,còn tệ hơn đức quốc xã,chiến tranh nhưng đâu có ai cho quân lính đi cướp phá của người dân,chỉ có chính quyền TQ thời bình mà hành động như xã hội đen.
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 Vietnam456 Hoa kỳ và Tây Phương cũng vô cùng tự mâu thuẫn với chính mình. Chỉ càn thôi không mua hàng của TQ nữa là cả cái "công trường thế giới" ấy sụp đổ ngay, nguy cơ sẽ chấm dứt. Tuy nhiên, với sự thềm khát cái thị truòng khổng lồ này đem lại lơi nhuận to lớn nên họ không thể nào rứt ra được. Nghiện "Thị Trường và hàng hóa TQ rồi, giống như con nghiện "ma túy", biết có hại mà không rứt ra được. Chỉ đến khi 'chiến tranh thế giớ nổ ra mới bừng tỉnh thì đã qúa muộn màng./. ./.
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 cong tu Long dien (Hoa Ky) De cho viet cong sang mat ra
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 South China Sea Dịch phần trên: Danh từ Nạn Da Vàng(có khi còn gọi là Khũng bố Da Vàng)là danh từ biễu thị sự kỳ thị màu da mà ngươi Tây Phương dùng chĩ người Lao động TQ di cư sang nhưng nước phương Tây từ cuối thế kỹ 19.Danh từ nầy cũng dùng cho người Nhật, những người Đông Á. Người da trắng tin là nhóm di dân nầy sẽ đe dọa tiền lương và mức sống cũa người da trắng". “Death by China” và "Yellow Peril" đều có mục đích giống nhau!
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 binh an . tat ca the gioi nen tay chay do doc hai va dom cua trung quoc .chung ta danh chung tren mat tran kinh te .neu kinh te trung quoc suy yeu . l a thoi co de loai cong san trung quoc . se cuu duoc nen hoa binh thinh vuong cho toan the gioi
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 @Đông Phong Đến hôm nay mà Đông Phong vẫn còn nói một câu dở hơi. 30 năm trước sau khi Việt Cộng bị TQ dạy cho vài "bài học" thì nhiều người mới trắng mắt là TQ nó đểu. Chứ ở miền Nam từ 1954 những khẩu hiệu "VC là tay sai bán nước cho CS Nga,Tàu đã căng khắp các nẻo đường". Nhưng tập đoàn VC không làm tai sai cho TQ thì là tự sát đấy.
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 CÔNG DÂN MỸ (HOA-KỲ) OK, Uncle Tom (USA) .Tôi đồng ý với bạn. Mỹ làm bạn với TQ là " nuôi ong tay áo." Tôi chỉ là một người tiêu dùng mà cũng kinh sợ trước tham lam của TQ, nên vì không có chọn lựa nên phải mua hàng TQ. Nhưng câu hỏi là tại sao chúng ta để sự tham lam của chúng ta tạo ra sự kiêu căng và tạo ra những hậu quả không lường. Không có sách lược của Mỹ 30 năm trước sẽ không có TQ bây giờ.Chúng ta cần nghiêm khắc hơn với mình và có đối sách.
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 South China Sea Tôi có tìm cuốn sách “Death by China” trên Amazon.com. Thực ra sách nầy phát hành ngày 15 tháng 5 và đươc sấp hàng thứ 28,645 cho phân loại sách (Amazon Bestsellers Rank: #28,645 in Books). Còn cuốn sách “On China” cũa cựu ngoại trưỡng Henry Kissinger, 1 người mà TQ coi là bạn, phát hành ngày 15 tháng 5, thì được xếp hạng 49 cho phân loại sách (Amazon Bestsellers Rank: #49 in Books). 28,645 !!!Cuốn sách cũa cô Duy Ái giới thiệu sao thấy thê thãm quá!
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 Người Việt gốc Hoa (USA) Hai học giả Mỷ nầy hình như rất thiếu hiểu biết về lịch sử, và họ có cách nhìn xấu và đầy thù hằn đối với TQ, cách làm của họ với mục đích lả cô lập TQ, chia rẽ TQ với các nước trên thế giới. Nhưng họ sẽ không đat được mục đích và Sự thật của Tương lai sẻ trả lời với họ.
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 @ South China Sea “TQ Cộng Sản là mối đe dọa lớn nhất cho hòa bình thế giới kể từ thời Đức Quốc Xã” -- Nhận định này hoàn toàn phù hợp với ý kiến nhiều người từng phát biểu trên diễn đàn VOA này. Về quy mô tội ác và mức độ coi thường luật pháp quốc tế bọn TC vượt xa Đức quốc xã. TC là bọn mọi rợ và nguy hiểm hơn Hitler nhiều lần.
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 @ South China Sea Trước sau gì thì thế giới cũng sẽ có một mặt trận kiểu Đồng Minh để tiêu diệt TC - một tên đồ tể khát máu của thế kỷ 20-21.
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 @ South China Sea Đúng là thời xưa phương Tây trỗi dậy có bóc lột kìm kẹp các dân tộc chậm tiến trong đó có TQ nhưng sự trỗi dậy của phương Tây còn kèm theo tiến bộ văn hóa, khoa học kỹ thuật phần nào giúp "khai hóa" các nước lạc hậu. Còn TQ cộng sản với trình độ hạn chế nhưng tham vọng và tàn bạo không hạn chế thì sự trội dậy của TQ CS chỉ mang lại lo ngại cho thế giới. Còn Hilary Clinton nói là hoan nghênh sự phát triển của TQ là ý muốn TQ vẫn tiếp tục làm culi sản xuất hàng tiêu dùng cho người Mỹ.
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 Listener 1 Sao không thấy ai hiểu được chiến lược toàn cầu của Mỹ vậy? Nó như thế này: (1) Chia rẽ liên minh Liên Xô-Trung Cộng (1972); (2) Làm cho Liên Xô từ bỏ CNCS; (3) Làm cho kinh tế TQ phát triển để cho dân chúng dần dần thấy được giá trị của TỰ DO; (4) Dùng một TQ hùng mạnh, nhưng đầy đe dọa với thế giới, nhất là các nước láng giềng của TQ (nhưng vẫn dưới cơ Mỹ và có thể khống chế khi cần)
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 Listener 2 để làm ÔNG KẸ nhằm thống nhất thế giới, nhất là Á Châu (Ấn Độ, Nhật, Hàn, Đông Nam Á) dưới quyền lãnh đạo toàn diện của Mỹ; (5) Cuối cùng, làm cho TQ từ bỏ CNCS. Đây là một chiến lược đầy tinh vi, khôn ngoan, hữu hiệu, nhưng hơi phiêu lưu. Mỹ đang áp dụng giai đoạn 4 của chiến lược này.
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 Listener 3 Việt Nam lại chỉ là một con bài trong chiến lược này. Con bài này tốt hay xấu cho chính nó cũng tùy ở Việt Nam. Nếu dại theo TQ, Việt Nam sẽ lãnh đủ hậu quả như TQ. Như tôi đã bình luận trong các bài trước, Mỹ là siêu cường duy nhất và toàn diện có thể lãnh đạo thế giới. Chỉ xin nhắc lại vài lý do cơ bản:
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 Listener 4 Hoa Kỳ là một siêu chính phủ của trái đất này đề thực hiện sứ mệnh lãnh đạo toàn thế giới – một sứ mệnh gần như là “thiên mệnh,” vì thế giới cần một sự lãnh đạo hợp nhất và vững mạnh, một việc mà Liên Hiệp Quốc không thể cung cấp được. Ai chống lại Hoa Kỳ là chống lại cái “thiên mệnh” đó, và sẽ bị diệt vong. Ngày Hoa Kỳ sụp đổ, nếu có, cũng sẽ là ngày tàn của thế giới vì thế giới sẽ hỗn loạn.
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 Listener 5 Trung quốc chưa thể, và cũng không bao giờ có thể, đứng vào vị trí của Hoa Kỳ hiện nay, vì điều đó gỉa định là Hoa Kỳ phải suy sụp, và thế giới sẽ hỗn loạn.
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 Listener 6 Hoa Kỳ là lãnh đạo không phải chỉ vì Hoa Kỳ mạnh nhất về quân sự, kinh tế, khoa học kỹ thuật, mà còn vì Hoa Kỳ có một nền dân chủ trưởng thành, vững mạnh và những lý tưởng tự do, nhân quyền là những ngọn đuốc sáng dẫn đường cho toàn thế giới. Ngoài ra, Hoa Kỳ còn là một Hiệp Chủng Quốc, một quốc gia của mọi sắc tộc trên toàn thế giới, căn nhà chung của nhân loại.
Thứ Năm, 02 tháng 6 2011 ngựa non 36 năm trước Phải chia nước Tàu thành nhiều mãnh như thời Đông châu liệt quốc thì may ra thế giới mới có hòa bình.Lạy trời cho được như vậy để VN đươc bình yên.
Thứ Sáu, 03 tháng 6 2011 cslykhai (vn) le nin de ra hitler hitler de ra mao va ho vi chu nghia xa hoi ba quyen cua lenin chinhi la chu nghia quoc xacua hit ler va sau nay la chu nghia cong san dan toc cua mao ho ,trung cong la hiem hoa phat xit trong the gioi hien dai do kissinger va nixon sai lam ma vo tinh tao thuan loi cho ba quyen trung cong lon manh den muc phat xit hoa ,uoc gi cuon sach nay duoc dich gap ra nhieu thu tieng de tao nen su danh gia dong thuan cua nhan loai ve hiem hoa phat xit tau cong