Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 10 tháng 9, 2014

Đi vay để tiêu sớm

Chung quanh việc ông Nguyễn Bá Thanh đi chữa bệnh ở Mỹ

Mấy ngày gần đây, ở thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam rộ lên tin đồn cựu bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh bị ám sát ở Hà Nội, đã chết và chờ mang xác về Đà Nẵng, rồi có tin lại nói ông Nguyễn Bá Thanh bị ung thư máu, đã chết ở một bệnh viện, cuối cùng, con trai ông Nguyễn Bá Thanh là Nguyễn Bá Cảnh phải đứng ra xác minh thông tin với các báo trong nước là ông Nguyễn Bá Thanh vẫn còn sống, hiện đang chữa bệnh ở Mỹ. Sau đó có tiếp thông tin ông Thanh bị nhiễm xạ và ca ghép tủy của ông tại bệnh viện này đả thành công. Mọi đồn đoán về ông vẫn không ngừng.

Kị binh xuất sắc trong giới lãnh đạo Cộng sản

Một người dân Đà Nẵng tên Thủy, chia sẻ:“Thông tín là ổng bị ung thư máu, ung thư tủy rồi qua Mỹ để lọc tủy, rồi sau đó về nằm nghỉ ở bệnh viện ung bướu Đà Nẵng, nghe nói là vợ ổng có cổ phần trong bệnh viện ung bướu Đà Nẵng.”

Theo bà Thủy, sở dĩ bà cũng như người thân trong gia đình bà quan tâm đến sự sống chết của ông Nguyễn Bá Thanh nhiều đến vậy là vì hai lý do, bà rất quí trọng ông, xem ông là một lãnh đạo thành phố Đà Nẵng có một không hai; Nguyễn Bá Thanh trong mắt bà vẫn còn một tương lai chính trị rực rỡ phía trước.

Giải thích thêm, bà Thủy nói rằng có thể ông Thanh, cũng như bao lãnh đạo Cộng sản khác, không thể nào không vấp phải những lỗi lầm trong quá trình làm việc và đương nhiện ông cũng dùng thủ đoạn để đấu đá phe nhóm với nhau. Đó là chuyện phải có của một người làm lãnh đạo trong thời đại Cộng sản xã hội chủ nghĩa, một thời đại mà người ta thăng tiến bằng con đường thủ đoạn và tiền bạc nhiều hơn là tài năng và đức độ.
Có thể nói là thành phố Đà Nẵng thời Nguyễn Bá Thanh chưa làm chủ tịch chỉ là thành phố của một phức hợp mùi xứ biển đặc trưng như cá khô, cá kho dưa cải, mực nướng. Thế rồi khi ông Thanh lám chủ tịch, thành phố này chính thức lột xác, trở thành một hòn ngọc miền Trung
Nhưng, với Nguyễn Bá Thanh, ông một thân một ngựa thân chinh ra trận vừa chiến đấu bằng tài năng, đức độ để xây dựng thành phố Đà Nẵng từ một thành phố cấp thị trấn với hai con đường chính là Hùng Vương và Phan Châu Trinh sầm uất, còn lại, mọi con đường khác chỉ lèo tèo vài mái nhà ngói cũ kĩ, vài mái nhà tôn vách ván và những khu bến than, ổ chuột, buổi trưa nghe toàn mùi cá kho dưa cải. Có thể nói là thành phố Đà Nẵng thời Nguyễn Bá Thanh chưa làm chủ tịch chỉ là thành phố của một phức hợp mùi xứ biển đặc trưng như cá khô, cá kho dưa cải, mực nướng. Thế rồi khi ông Thanh lám chủ tịch, thành phố này chính thức lột xác, trở thành một hòn ngọc miền Trung, không thể nói khác hơn.

Ngày 28.4, ông Nguyễn Bá Thanh có buổi tiếp xúc cử tri hai quận Thanh Khê và Ngũ Hành Sơn, trên cương vị phó đoàn đại biểu Quốc hội TP.Đà Nẵng để chuẩn bị cho kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII.
Ngày 28.4, ông Nguyễn Bá Thanh có buổi tiếp xúc cử tri hai quận Thanh Khê và Ngũ Hành Sơn, trên cương vị phó đoàn đại biểu Quốc hội TP.Đà Nẵng để chuẩn bị cho kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII.

Và bà Thủy nói rằng khi thành phố Đà Nẵng trở nên lấp lánh, sang trọng và phồn thịnh cũng là lúc mọi thế lực chọc gậy bánh xe chĩa mũi vào ông Thanh, ông lại phải vừa chiến đấu với các thế lực này, vừa xây dựng thành phố. Bà Thủy nói rằng, trong mắt bà, Nguyễn Bá Thanh là một kị binh xuất sắc nhất trong lịch sử xây dựng thành phố của giới lãnh đạo Cộng sản.
 
Nếu Việt Nam là một Đà Nẵng

Một bác sĩ tên Nghị, chia sẻ với chúng tôi: “Cũng nghe ngóng cũng đồn lên đồn xuống gì đó, nghe nói là bị tụy hay tủy gì đó nhưng anh em bác sĩ ở Đà Nẵng thì nói là trình độ ở Việt Nam thì bất lực rồi, giai đoạn cuối rồi nên phải qua bên kia. Mấy anh em, bà con của ông Thanh ở Hòa Vang, quê ông Thanh rất sốc, khóc lóc… Nhưng không biết sau đó chỉ thị thế nào mà ông Cảnh trả lời trên các báo.. sau đó mọi sự im lặng, một sự im lặng rất đáng sợ, chỉ biết là đã tiến triển tốt, rồi ông Thanh có điện thoại về làm việc ở Hà Nội, nhưng mà cơ sở nào chữa ở Mỹ thì cũng không cho biết rõ.”

Theo ông Nghị, trước khi quyết định sang Mỹ chữa bệnh, ông Thanh đã đến bệnh viện C Đà Nẵng để khám bệnh và tại đây, các bác sĩ đã đưa ra kết luận là ông bị nhiễm xạ và cần phải ghép tủy. Và sau đó không lâu, ông Thanh quyết định sang Mỹ chữa bệnh, tại bệnh viện… cũng đưa ra kết qủa chẩn đoán trùng khớp với chẩn đoán của bệnh viện C Đà Nẵng.Và hiện tại, ông Thanh đã phẫu thuật ghép tủy, ca phẫu thuật của ông diễn ra thành công tốt đẹp.
Vấn đề là ông ta tham nhũng một đồng nhưng lại làm ra được mười đồng, thậm chí được hàng trăm đồng. Điều này đã giúp thành phố Đà Nẵng từ một cảng thị nghèo nàn, lạc hậu và xấu xí bỗng chốc vươn mình, trở thành con rồng miền Trung. Và đó là đặc điểm rất riêng của Nguyễn Bá Thanh
Với một người làm bác sĩ lâu năm như ông Nghị, việc ông Thanh ghép tủy thành công là một thông tin đáng vui, bởi không riêng gì ông mà hầu hết người dân Đà Nẵng cũng như người dân Quảng Nam đều quan tâm đến sức khỏe ông Nguyễn Bá Thanh. Sở dĩ người dân quan tâm đến ông Thanh nhiều như vậy không phải vì ông Thanh hoàn toàn tốt và cũng không hẳn vì ông Thanh là một lãnh đạo thanh liêm, chỉ biết nghĩ đến nhân dân mà là vì ngoài Nguyễn Bá Thanh, khó tìm đâu ra một lãnh đạo có bản lĩnh, dám nói dám làm và đầy cá tính, giàu tình người như Nguyễn Bá Thanh.

Một người dân Quảng Nam, tên Hải, tâm sự: “Mình thấy chung chung thì dàn cán bộ cao cấp của Việt Nam thì Nguyễn Bá Thanh có cái gì đó ngang tàng. Còn với người dân Đà Nẵng thì Nguyễn Bá Thanh rất uy tín.”

Theo ông Hải, một lãnh đạo Cộng sản không thể tìm đâu ra một người không tham nhũng, tham ô, hối lộ, ông nghĩ rằng Nguyễn Bá Thanh cũng không ngoại trừ, thậm chí có thể Nguyễn Bá Thanh còn tham nhũng nặng tay hơn những lãnh đạo khác. Vấn đề là ông ta tham nhũng một đồng nhưng lại làm ra được mười đồng, thậm chí được hàng trăm đồng. Điều này đã giúp thành phố Đà Nẵng từ một cảng thị nghèo nàn, lạc hậu và xấu xí bỗng chốc vươn mình, trở thành con rồng miền Trung. Và đó là đặc điểm rất riêng của Nguyễn Bá Thanh so với mọi lãnh đạo khác ở Việt Nam.

Ông Hải nói rằng dù không ưa gì ông Thanh cho mấy nhưng ông vẫn cầu mong Nguyễn Bá Thanh sớm bình phục, trở về nước và tiếp tục đấu tranh, chiến đấu cho sự nghiệp chính trị của mình. Dù tình hình hiện tại, thế lực của ông Thanh ở Hà Nội gần như không có gì, nhưng điều làm ông Hải tin tưởng Nguyễn Bá Thanh sẽ làm nên việc lớn chính ở cá tính của ông cũng như sự mến mộ của đa số nhân dân dành cho ông.

Nếu Nguyễn Bá Thanh lên làm Thủ tướng chính phủ hoặc Chủ tịch nước hoặc Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, ông Hải tin rằng Việt Nam sẽ có một sự thay đổi đáng kể về mọi mặt, và đương nhiên không ngoại trừ vấn đề nhân quyền, đa nguyên. Nhưng ông Hải cũng buồn bã nói rằng đó chỉ là niềm tin rất mơ hồ và đầy tính chủ quan của ông, mọi việc khó mà đoán trước được.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
(RFA) 

-Góc nhìn sinh viên về phân hóa giàu nghèo ở Việt Nam hiện nay

Danluan

Phóng viên Dân Luận thực hiện
Dân Luận – Phân hóa giàu nghèo (PHGN) là một hiện tượng xã hội phản ánh quá trình phân chia xã hội thành các nhóm xã hội có điều kiện kinh tế và chất lượng sống khác biệt nhau; là sự phân tầng xã hội chủ yếu về mặt kinh tế, thể hiện sự chênh lệch giữa các nhóm này về tài sản, thu nhập, mức sống. Và tại Việt Nam trong những năm gần đây, sự PHGN đang tăng nhanh và thể hiện rõ rệt trong đời sống của người dân mà bất kỳ ai cũng có thể cảm thấy được.
phanhoa.jpgPhóng viên Dân Luận có dịp ngồi trao đổi trò chuyện cùng một số bạn sinh viên của trường Đại Học Kiến trúc tại TP. HCM. Và sự PHGN trong xã hội Việt Nam hiện tại được các bạn cảm nhận chia sẻ qua góc nhìn riêng của mình – một góc nhìn của thế hệ sinh viên trẻ.
Người bạn trẻ mà chúng tôi muốn thực hiện cuộc nói chuyện là Nguyễn Đoàn Thành, Sinh viên năm 3 của trường ĐH Kiến Trúc TP.HCM.

PV Dân Luận: Chào bạn, dưới góc nhìn của một sinh viên, một thế hệ trẻ. Bạn có thể cho chúng tôi biết bạn suy nghĩ như thế nào về hiện trạng phân hóa giàu nghèo trong xã hội Việt Nam hiện tại?
Nguyễn Đoàn Thành: Phân hóa giàu nghèo là chuyện rất bình thường, ở mỗi xã hội sẽ có sự phân hóa giàu nghèo khác nhau. Nhiều người nói, ở Mỹ cũng giống như Việt Nam, 1% dân số nắm giữ 90% tổng tài sản của xã hội nhưng 99% dân số còn lại chỉ nắm giữ 10% tổng số tài sản còn lại của xã hội. Nhưng, sự khác biết ở đây là 99% dân số của Mỹ sẽ nhỏ hơn Việt Nam và 10% tổng số tài sản của Mỹ sẽ lớn hơn Việt Nam. Cho nên, ở Việt Nam sự phân hóa giàu nghèo tạo nên 1 sự khác biệt rõ rệt, những người nghèo, người già, người thất nghiệp hoàn toàn không có 1 trợ cấp xã hội nào. Điển hình mà ai cũng thấy rõ là hằng ngày báo chí, truyền hình đăng những tin về những người nghèo không có tiền chữa bệnh cho con, hay những mảnh đời phải bán thân để đi học, trong khi đó nhiều bạn trẻ tiêu tốn vài triệu bạc chỉ trong một đêm tại những quá bar, club hay những cuộc chơi thâu đêm.
Nhưng ở một góc độ nào đó tôi cực kì căm ghét sự phân hóa xã hội này, những nhà lãnh đạo chỉ biết bòn rút tài sản của dân mà “đắp” đầy túi, mặc cho dân đang khổ sở, mặc cho con số nợ công ngày càng tăng, mặc cho mỗi người dân hằng ngày phải gánh lấy những đồng tiều thuế qua từng món hàng mà họ mua, mặc cho hàng ngàn, hàng trăm phận người “trôi nổi” theo số phận.
PV Dân Luận: Hiện tượng phân hóa giàu nghèo có rõ rệt hay không trong giới sinh viên của bạn?
Nguyễn Đoàn Thành: Trong giới sinh viên hiện tượng phân hóa giàu nghèo cũng thể hiện rất rõ rệt, có thể thấy rõ ràng nhất là ở việc chơi theo nhóm. Những sinh viên có gia cảnh khá giả sẽ chơi chung với gia cảnh khá giả, đi chơi trong bar, club, đi ăn KFC, uống café quán này quán nọ. Còn những sinh viên có gia cảnh khó khăn hơn thì thường đi chung với nhau ăn hủ tiếu gõ, uống café lề đường. Đó là chưa kể đến chuyện phân biệt đối xử giữa những sinh viên giàu và nghèo, chưa kể đến việc học tập giữa sinh viên giàu và nghèo. Thông thường những sinh viên có tiền sẽ mướn những sinh viên khó khăn hơn đi thi hộ, đi điểm danh hộ, và đôi khi là học hộ. Mà có một số trường còn thành lập ra cả một hội sinh viên chuyên đi điểm danh hộ và có tiền thù lao hẳn hoi.
PV Dân Luận: Sự phân hóa giàu nghèo trong giới sinh viên có ảnh hưởng đến tương lai của một sinh viên khi ra trường?
Nguyễn Đoàn Thành: Sự phân hóa giàu nghèo trong giới sinh viên theo em sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sau này khi sinh viên ra trường. Những sinh viên có gia cảnh khá giả có xu hướng hưởng thụ nhiều hơn, từ đó sinh ra sự chủ quan, lười nhác trong học tập mà hậu quả là một lớp sinh viên thiếu kiến thức, khập khiễn về các kĩ năng trong công việc và kĩ năng sống, có xu hướng làm “tầm gửi” sống bám vào cái nhãn mác “con ông cháu cha” hoặc chỉ đợi ra trường và lo tiền vào một công ty nào đó. Ngược lại, sinh viên có hoàn cảnh thiếu thốn sẽ phải bỏ nhiều thời gian vào các công việc bán thơi gian, công việc dạy kèm, dạy thêm, từ đó phần nào cũng không quan tâm đúng mức vào việc học của họ. Tất cả những điều đó tạo thành môt lớp thế hệ trình độ, kĩ năng về nghiệp vụ khá yếu, và khi ra trường, đi xin việc làm sẽ bị đánh giá rất nhiều. Ví dụ: Những sinh viên có tiền, có quen biết sẽ dễ xin việc hơn, những sinh viên không có tiền, không quen biết sẽ khó xin việc dù trình độ và nghiệp vụ có ở mức tốt. Tất nhiên không đề cập đến những sinh viên có điều kiện học tập và có mức độ quan tâm việc học cao, trình độ và chuyên môn của họ tốt sẽ được rất nhiều công ty săn đón. Do đó, là môt sinh viên em nghĩ sự phân hóa giàu nghèo trong sinh viên phần nào cũng ảnh hưởng rất lớn sau khi ra trường đi làm.
PV Dân Luận: Theo bạn thì sự phân hóa giàu nghèo này nhìn chung là do đâu? Và điều nào là quan trọng để giảm nghèo?
Nguyễn Đoàn Thành: Theo em nghĩ sự phân hóa giàu nghèo này có 3 lí do:
Thứ nhất, do ý thức của sinh viên và người dân về đồng tiền, giá trị đồng tiền, giá trị cuộc sống v.v… Từ đó họ có những thái độ, những cách hành xử chưa đúng.
Thứ hai, do nền giáo dục chưa thực sự hướng học sinh, sinh viên theo một hướng tích cực về nhân cách mà chỉ chăm lo cho mặc kiến thức của học sinh, sinh viên, từ đó đào tao ra một lớp người khập khiễn về kiến thức mà lại thoái hóa về đạo đức.
Thứ ba, do công tác quản lí, quan chức, chỉ lo bòn rút của dân, tham ô, hối lộ, rút ruột công trình v.v… mà chẳng chăm lo cho đời sống nhân dân, đời sống an sinh xã hội của người dân ngày càng đi xuống. Và những người giàu có dạng này không chia sẽ an sinh cho người nghèo để giảm bớt sự phân hóa mà trái lại họ càng làm kinh tế thêm suy giảm.
Cái quan trọng và cái sâu xa vẫn là ý thức con người, vẫn là phải cải thiện miếng ăn, manh áo, và ý thức người dân thì dần dần lớp người đi sau sẽ thay thế dần lớp người đi trước và Việt Nam sẽ có bước chuyển mình từ từ để thoát nghèo. Và người dân phải biết cách hợp sức cùng nhau tố cáo, tiêu diệt những quan chức tham ô, những tập đoàn trục lợi và những thành phần sâu mọt làm nghèo đất nước, làm cho người dân phải gánh nợ công. Vì những thành phần đó đã phá tiêu tan tiền thuế của người dân tích góp lại, lẽ ra tiền đó phải được trích ra để lo cho người dân nghèo, tạo công ăn việc làm cho họ có thu nhập ổn định giúp giảm thiểu phân hóa giàu nghèo trong xã hội.
PV Dân Luận: Bạn có thể kể ra những thành phần nào phá hoại tiền thuế của người dân, làm cho kinh tế suy kiệt và làm người dân phải gánh nợ công?
Nguyễn Đoàn Thành: Theo em được biết thì có những vụ tham nhũng nổi cộm như: PMU18, VINASHIN, VINALINES được nhắc đến rất nhiều trên báo chí. Và còn nhiều vụ chìm nỗi nữa em không nhắc đến trong cuộc trò chuyện này. Anh chị cứ tra google thì nó sẽ ra nhiều lắm (Cười)
PV Dân Luận: Cám ơn bạn, rất vui và cảm ơn bạn đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi hôm nay. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe và có kết quả cao trong học tập.

-Đi vay để tiêu sớm

Vũ Hoàng & Nguyễn-Xuân Nghĩa, RFA


000_Hkg644364.jpg
Ảnh minh họa chụp tại một trung tâm chứng khoán ở Hà Nội trước đây.  AFP PHOTO
Cuối tháng qua, giới chức Hà Nội cho biết Việt Nam sẽ phát hành trái phiếu quốc tế trị giá khoảng một tỷ Mỹ kim để đảo nợ. Điều ấy nghĩa là gì, Diễn đàn Kinh tế xin tìm hiểu qua phần trao đổi với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa do Vũ Hoàng thực hiện sau đây…

Cái giá của tờ giấy nợ


Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, hôm Thứ Năm tuần trước giới hữu trách của Hà Nội cho biét rằng Chính quyền Việt Nam có thể phát hành khoảng một tỷ đô la trái phiếu trên các thị trường quốc tế để đảo nợ. Chúng tôi xin đề nghị là kỳ này ông giải thích cho thính giả của chúng ta hiểu rõ nội dung, mục đích và hậu quả của việc đó, trong bối cảnh của tình trạng nợ xấu đang gây nhiều quan ngại cho Việt Nam.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi xin đề nghị là ta sẽ đi từng bước để hiểu ra nội dung của quyết định này khởi đi từ một nguyên lý căn bản mà người ta hay quên và mình sẽ nhắc lại mãi. Nguyên lý rất đơn giản ấy là “Đi Vay Là Để Tiêu Trước Khi Có Tiền”. Ta sẽ lấy vài thí dụ dễ hiểu sau đây.
Nội dung của quyết định này khởi đi từ một nguyên lý căn bản mà người ta hay quên và mình sẽ nhắc lại mãi. Nguyên lý rất đơn giản ấy là “Đi Vay Là Để Tiêu Trước Khi Có Tiền”.
-Nguyễn-Xuân Nghĩa
Tôi có một vạn bạc để chi dùng mà muốn mua sản phẩm trị giá một triệu thì, thay vì tiết kiệm từng phần để tích lũy thành một triệu tôi lại đi vay. Đi vay có nghĩa là tiêu thụ sớm hơn tiết kiệm. Khi đó, tôi phải tính ra giá trị kinh tế của việc tiêu dùng ấy xem là về sau mình trả nợ thế nào. Thí dụ như để mua cái xe, cái nhà, hay để đầu tư vào hãng xưởng, v.v…
Khi muốn đi vay, tôi có thể lập hồ sơ xin vay tiền ở ngân hàng và nhận sẽ trả tiền lãi cùng từng phần vốn tùy theo khả năng kiếm ra tiền của mình. Tôi cũng có thể đi vay bằng cách ký một tờ giấy nợ, gọi là trái phiếu, trên đó có cam kết là trả một phân lời giả dụ như 6%, và sẽ trả hết vốn trong một hạn kỳ nhất định. Ta gọi trường hợp thứ hai này là “phát hành trái phiếu”. Người cho vay cầm lấy tờ giấy nợ ấy và tin là sẽ được trả định kỳ 6% của khoản tiền cho vay và đến kỳ hạn thì sẽ lấy lại phần vốn. Nếu trước hạn kỳ mà người chủ nợ cần tiền thì có thể bán tờ giấy nợ ấy cho ai khác và người mua sẽ là chủ nợ mới, được trả tiền lời và vốn khi đáo hạn. Việc phát hành và mua bán giấy nợ ấy được thực hiện trên thị trường trái phiếu.
Vũ Hoàng: Trong thí dụ này, có lẽ ông nhấn mạnh đến hai điều. Thứ nhất, đi vay là để tiêu dùng sớm hơn tiết kiệm và thứ hai là khi đi vay thì phải tính ra giá trị kinh tế của việc tiêu dùng sớm này, xem là về sau mình sẽ trả nợ thế nào. Có phải như vậy không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa rằng đúng như vậy. Hàng ngày, chúng ta đều có thể đi vay như thế khi thanh toán một khoản tiêu thụ sớm với thẻ tín dụng, lặng lẽ chịu lãi rồi trả lại từng phần vốn. Hàng tháng hay hàng năm, một doanh nghiệp cũng có thể đi vay như vậy ở các ngân hàng, khi đó, ngân hàng chủ nợ sẽ cùng với khách nợ thẩm định khả năng thanh toán trước khi chấp nhận cho vay. Vì Việt Nam và Trung Quốc đang điêu đứng do núi nợ xấu của ngân hàng thì ai cũng có thể nghĩ đến cách vay bằng trái phiếu. Khi phát hành trái phiếu thì chính người đi vay phải tính rất kỹ việc trả nợ vì khách nợ thật ra không biết là mình đi vay để làm gì, họ chỉ tin vào giá trị của tờ giấy nợ. Và giá trị ấy trực tiếp chi phối phân lời sẽ nhận, thí dụ như nếu thiếu tin tưởng thì họ đòi phân lời cao hơn. Vì thế, cái giá của tờ giấy nợ biến chuyển ngược với phân lời.
000_Hkg851268-400.jpg
Ảnh minh họa chụp tại Hà Nội trước đây. AFP PHOTO.
Vũ Hoàng: Chúng ta bắt đầu đi vào phần chuyên môn rắc rối của câu chuyện. Trường hợp ở đây là chính nhà nước là khách nợ, tức là chủ thể phải tính toán sự lợi hại của việc đi vay. Khi Việt Nam tính toán việc phát hành một đợi trái phiếu nữa để đảo nợ thì đấy có nghĩa là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Năm 2005, Việt Nam đã lần đầu phát hành công trái, tức là trái phiếu của công quyền, để huy động 750 triệu đô la trên thị trường tài chính New York. Tờ giấy nợ ấy ghi là vay trong hạn kỳ 10 năm với phân lời là 7,125%. Mục tiêu của việc đi vay 750 triệu là cho tập đoàn đóng tầu Vinashin của nhà nước có tiền đầu tư hầu kiếm ra lời để sẽ trả nợ. Nhà nước Việt Nam không ngờ tập đoàn ấy mắc nợ đến bốn tỷ đô la và vì quản lý tồi, bị tham nhũng đục khoét nên đã vỡ nợ. Tức là Việt Nam vay tiền để nuôi tham nhũng rồi phải è cổ trả nợ.
Lần phát hành trái phiếu quốc tế thứ nhì là năm 2010 trên thị trường Singapore để huy động một tỷ đô la qua tờ công trái có hạn kỳ 10 năm và phân lời là 6,75%. Khi lưu hành trên thị trường thì phân lời lại cao hơn, lên tới 6,95% là do mức khả tín hay đáng tin thấp hơn. Lần đó, Việt Nam đi vay cho các tập đoàn kinh tế quốc doanh, như Điện Lực hay PetroViệt Nam.
Xin nói thêm rằng các ông đảng viên cán bộ của nhà nước Hà Nội chẳng thể lớ ngớ đứng tại ngã tư của New York hay Singapore với một xấp giấy nợ rao bán cho thiên hạ để đem về bạc tỷ. Họ cần dịch vụ tư vấn chuyên môn của các tổ chức tài chính quốc tế có khả năng và uy tín làm trung gian, cho nên phải trả hoa hồng và lệ phí cho dịch vụ đi vay này. Các khoản phí tổn đó, như hoa hồng, lệ phí và phân lời, đều do công quỹ đài thọ, nghĩa là tiền của người dân đóng thuế.

Đắp nợ với phân lời rẻ hơn

Vũ Hoàng: Bây giờ ta nói đến chuyện đảo nợ. Thưa ông, điều ấy có nghĩa là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Ta không quên hai lần phát hành công trái ấy đều là giấy nợ dài hạn, có hạn kỳ 10 năm. Tức là Việt Nam vẫn đang phải trả tiền lời cho hai khoản nợ đó mà những con số li ti nhỏ nhặt sau dấu phẩy cũng vẫn là bạc triệu bạc tỷ ở nhà. Bây giờ nếu phát hành giấy nợ mới với phân lời thấp hơn thì tiền vay vào sẽ dùng để thanh toán nợ cũ sắp đáo hạn, nghĩa là thu hồi lại các trái phiếu đã phát hành trước đây. Mục tiêu cùa việc đi vay là đắp nợ với phân lời rẻ hơn.
Vũ Hoàng: Thưa ông, vì sao Việt Nam cho là phân lời sẽ rẻ hơn? Hỏi cách khác, tại sao lại vay nợ mới vào lúc này?
Nếu phát hành giấy nợ mới với phân lời thấp hơn thì tiền vay vào sẽ dùng để thanh toán nợ cũ sắp đáo hạn, nghĩa là thu hồi lại các trái phiếu đã phát hành trước đây.
-Nguyễn-Xuân Nghĩa
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Dĩ nhiên là các giới chức Việt Nam chưa thể cho biết chi tiết và thật ra cũng chửa biết kết quả sẽ ra sao, nhưng ta nên mường tượng ra những yếu tố quyết định sau đây.
Các ngân hàng trung gian làm dịch vụ phát hành cho Việt Nam có thể dạm bán trên thị trường tài chính, như tại New York, một số giấy nợ theo các điều kiện sơ khởi về hạn kỳ và phân lời. Thế rồi tùy theo sự đáp ứng của thị trường, tức là của các nhà đầu tư tài chính sẽ là chủ nợ khi nhận mua trái phiếu của Việt Nam, mà người ta sẽ ngã ngũ về giá cả như qua thể thức đấu thầu.
Vũ Hoàng: Khi ấy, thị trường tính toán như thế nào để ngã ngũ về giá cả?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trước hết, so với tình hình tài chính toàn cầu của dăm năm về trước thì hiện nay, lãi suất dài hạn trên các thị trường quốc tế đều thấp hơn sau những đợt bơm tiền kích thích kinh tế kể từ 2009-2010. Tức là nói chung phân lời đi vay trên thế giới đã giảm.
Thứ hai, Việt Nam càng hy vọng đi vay rẻ hơn nhờ sự thẩm định của các công ty lượng giá trái phiếu như Fitch hay Moody’s Investors Service. Họ thấy tình hình vĩ mô có cải tiến, lạm phát đã lui, xuất khẩu của Việt Nam có tăng nên dự trữ ngoại tệ có vẻ dồi dào hơn, và rủi ro thấp hơn. Vì vậy, Moody’s nâng cấp trái phiếu của Việt Nam lên một bậc hay Fitch đã xếp loại Việt Nam từ hạng “ổn định” lên “tích cực”. Nói chung thì trái phiếu của Việt Nam vẫn còn bốn cấp nữa mới lên tới đẳng trật “đầu tư” nhưng so với mấy năm trước thì tình hình đã khá hơn, nhờ vậy mà nếu có đi vay thì cũng trả giá rẻ hơn.
Ngẫm lại thì khi các công ty lượng giá hạ thấp mức độ khả tín, nhà nước Việt Nam cứ cãi là bị họ đánh giá sai, chứ thật ra cách thẩm định của quốc tế có chi phối sự tính toán của thị trường, rồi nhà nước Việt Nam mới nương theo đó mà tính đến việc phát hành trái phiếu để trả các khoản nợ đáo hạn trước đây đã vay với tiền lời quá cao vì rủi ro quá lớn.
Vũ Hoàng: Nói đến rủi ro, thưa ông, đâu là rủi ro cho Việt Nam khi đi vay ngoại tệ như vậy?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Nhìn từ ngoài vào trong, từ khung cảnh toàn cầu đến hoàn cảnh riêng của Việt Nam thì đây là những điều ta nên chú ý.
Trước hết, khung cảnh toàn cầu có nhiếu bất trắc và thay đổi khi Hoa Kỳ thu hồi dần biện pháp bơm tiền và vuốt nhọn chính sách tiền tệ như đã thông báo từ năm ngoái. Cụ thể là lãi suất tại Mỹ có thể tăng và gây bất ổn lớn. Thứ hai là núi nợ của Trung Quốc có thể sụp đổ như thiên hạ đã báo động. Thứ ba là các vụ khủng hoảng về an ninh như tại Ukraine hay Trung Đông. Biến động ấy có thể làm lãi suất thăng giáng khá bất ngờ và đột ngột trong những năm tới.
Vũ Hoàng: Quả thật là tình hình thế giới đang có nhiều bất ổn và điều ấy cũng tác động vào gánh nặng tài chính của Việt Nam. Thế còn những rủi ro bên trong Việt Nam, đâu là những điều mà người ta nên theo dõi?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Quả là nhìn vào bên trong, Việt Nam cũng có thể bị nhiều loại rủi ro.
Thứ nhất là rủi ro chính trị ở bên một xứ Trung Quốc có nhiếu ý đồ đen tối như ta đã thấy từ vụ dàn khoan Hải dương và các cuộc biểu tình bạo động hồi Tháng Năm. Bất ổn đó chi phối sự câ nhắc của giới đầu tư quốc tế, thí dụ như khi họ tháo chạy khỏi thị trường Việt Nam và coi rẻ giấy nợ của Việt Nam.
Thứ hai là loại rủi ro tín dụng nếu nhà nước mất khả năng thanh toán, dù rằng có in bạc hay tăng thuế để trả nợ. Nhiều quốc gia đã từng bị như vậy làm công khố phiếu trở thành giấy lộn và phân lời tăng vọt lên trời.
Thứ ba, quan trọng nhất ở đây vì Việt Nam đi vay ngoại tệ là rủi ro về ngoại hối. Vay bằng đô la thì phải trả bằng đô la. Khi đi vay thì một đô la trị giá hai vạn, khi phải trả lại phải mất hai vạn rưởi mới mua được một đô la thì ngoài chuyện phân lời đắt đỏ hơn, Việt Nam còn đỏ mắt để có ngoại tệ trả nợ. Sau cùng, nếu quản lý kém thì Việt Nam còn có thể bị lại nạn lạm phát trên hai số, làm đồng tiền các mất giá và gánh nợ lại càng nặng nề hơn trước. Trong một kỳ sau, có lẽ ta sẽ tìm hiểu về chuyện vỡ nợ của một quốc gia giàu tài nguyên mà quản lý quá tồi tệ là Argentina khiến xứ này bị đuổi ra khỏi thị trường tài chính quốc tế trong nhiều năm liền. Câu kết luận ở đây vẫn là đi vay tức là tiêu sớm, cho nên phải cân nhắc khi tiêu tiền để kinh tế khỏi tiêu vong!
Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc trao đổi này.

Hoa Kỳ sẽ đưa quân tiêu diệt 'Nhà Nước Hồi Giáo' ISIS

WASHINGTON (AP) - Đảo ngược lại đường lối trước kia, Tổng Thống Obama quyết định đưa quân lực Hoa Kỳ can dự vào chiến trường Trung Đông một lần nữa với mục đích tiêu diệt tổ chức loạn quân Hồi Giáo ISIS

Tổng Thống Obama đọc bài diễn văn thu hình, ngắn gọn, chỉ dài khoảng 15 phút, tại phòng Cross Hall trong tòa Bạch Ốc tối Thứ Tư, 10 tháng 9, ngay trước kỷ niệm vụ khủng bố 9/11 của al-Qaeda, để loan báo mở chiến dịch cuống khủng bố ISIS ở Iraq và Syria. (Hinhe: AP/Saul Loeb).

Trong bài diễn văn truyền hình đến dân chúng toàn quốc, trùng vào thời điểm kỷ niệm 13 năm vụ 9/11, Tổng Thống Obama xuất hiện bằng một vẻ mặt nghiêm nghị, trình bày lý do cần thiết và phác họa chiến lược để tiêu diệt tổ chức khủng bố “Nhà Nước Hồi Giáo” ISIS.

Không lực sẽ được sử dụng yểm trợ lực lượng bạn đánh vào các mục tiêu ở Iraq và Syria, trong cuộc chiến liên tục để làm suy yếu nhóm chiến binh Hồi Giáo quá khích ở bất cứ nơi đâu còn khủng bố ISIL, theo lời Tổng Thống. Ðồng thời Hoa Kỳ sẽ võ trang và huấn luyện cho quân đội Iraq và quân nổi dậy ở Syria.

Cho đến nay cuộc oanh kích không quân có giới hạn mở ra từ một tháng trước, máy bay Hoa Kỳ mới chỉ nhắm đánh các đơn vị chiến binh ISIS trên lãnh thổ Iraq theo yêu cầu của chính phủ nước này. Tối Thứ Tư tổng thống công bố mở mặt trận mới ở Trung Ðông, lần đầu tiên cho phép oanh tạc qua lãnh thổ Syria nhằm đánh bật gốc rễ nhóm khủng bố đã bành trướng hoạt động trên cả hai quốc gia.

Người ta nhớ rằng trong bài diễn văn đọc đúng ngày này một năm trước, 10 tháng 9, 2013, Tổng Thống Obama loan báo hủy bỏ quyết định xin Quốc Hội cho phép tấn công Syria vì chính quyền nước này dùng vũ khí hóa học. Ba năm trước ông cũng đã chấm dứt hoàn toàn cuộc chiến tranh kéo dài 7 năm tại Iraq mà khi tranh cử nhiệm kỳ đầu ông đã gọi là “một cuộc chiến tranh ngu ngốc.” Ngày nay ông lại phải đưa đất nước vào một cuộc chiến chưa biết trong bao lâu và vì sao đây không phải là cuộc 'chiến ngu ngốc.'

Giải thích việc mở mặt trận mới, Tổng Thống Obama lập luận rằng ISIS đã trở thành sự đe cả về an ninh và lợi ích của Hoa Kỳ. Ông nói, “Chúng ta sẽ săn đuổi khủng bố đe dọa quốc gia chúng ta tại bất cứ đâu chúng hiện diện. Nguyên tắc căn bản của chính quyền tôi là: Nếu đe dọa nước Mỹ, họ sẽ không tìm được nơi ẩn náu an toàn.”

Tổng thống loan báo đã cho triển khai thêm gần 500 lính Mỹ tới Iraq để hỗ trợ lực lượng an ninh đang bị vây hãm của nước này, đưa tổng số quân Mỹ gởi đến đây trong mùa Hè lên trên 1,000. Ông đề nghị Quốc Hội chấp thuận cho thi hành chương trình huấn luyện và vũ trang quân nổi dậy ở Syria đang chiến đấu chống cả hai địch thủ là chính quyền tổng thống Bashar al-Assad và chiến binh Hồi Giáo ISIS.

Minh định bản chất cuộc chiến tranh, tổng thống nhấn mạnh rằng ông không đưa quân đội tác chiến Mỹ trở lại Trung Ðông. Mặc dù vậy, nhìn nhận rằng, “Mỗi lần chúng ta phải dùng biện pháp quân sự không thể tránh khỏi rủi ro, đặc biệt là cho nam nữ quân nhân thi hành những sứ mạng ấy.”

Ông nói, “Tôi muốn dân chúng Mỹ hiểu là nỗ lực này khác với chiến tranh Iraq và Afghanistan, không có quân đội tác chiến Mỹ chiến đấu trên lãnh thổ ngoại quốc.”
  (Người Việt)

Ghiền Facebook, và những chuyện cười ra nước mắt

WESTMINSTER, Calif (NV) – Với hơn 830 triệu người dùng đăng nhập (log in), tạo ra hàng trăm triệu 'statuses' và 4.5 tỷ 'Likes' mỗi ngày,  ảnh hưởng của Facebook là điều không thể chối cãi.

Hơn 600 triệu người dùng Facebook ở tuổi từ 15 đến 35 liên tục post lên mạng hình ảnh và thông báo mình đang làm gì với ai ở đâu. (Hình minh họa: Pew Research Center)

Kể từ khi ra đời năm 2004, Facebook tiếp tục phát triển với một tốc độ kinh ngạc, kết nối hàng triệu người khắp nơi. Hiện với hơn 1.23 tỷ người mở tài khoản (account) tính đến cuối năm 2013, Facebook là trang mạng xã hội lớn nhất thế giới.

Một nghiên cứu của Pew Research Center cho biết khoảng 62% người có thói quen vào Facebook mỗi ngày thường xuyên post hình và tường trình trên trang Facebook cá nhân là mình đang làm gì ở đâu, với ai. Thêm vào đó, biết bao nhiêu trang Facebook của các thương mại hiện cũng đang tích cực quảng cáo dịch vụ và sản phẩm của mình.

Thật khó mà tránh được sự xâm lăng của Facebook. Vẫn theo Pew Research Center, hiện 7.5 triệu nút “Like” của Facebook nằm trên khắp các trang mạng khác.

Như vậy Facebook gây ảnh hưởng lớn thì hẳn rồi, nhưng trang mạng khổng lồ này đang tạo một ảnh hưởng tốt hay xấu? Câu trả lời còn tùy kinh nghiệm riêng của mỗi người. 

Niềm vui và nỗi thất vọng

Em Dũng Q. Nguyễn, 19 tuổi, nhà ở Torrance, là một người ái mộ Facebook, cho biết dù đã có Facebook account từ mấy năm nay, nhưng em chỉ dùng nó để liên lạc với bạn bè cùng trường, và phải đến khi chuẩn bị vào đại học ở University of  Washington ở Seattle năm đầu tiên, em mới thấy sự lợi ích thực sự của trang mạng xã hội khổng lồ này.

Dũng kể: “Em post thử một vài status để tìm bạn cùng là sinh viên năm thứ nhất, ai ngờ nhờ đó tìm được mấy người bạn cùng từ vùng Nam Cali, mừng quá!”

Dũng cũng cho biết nhờ những comments và chat qua lại với mấy bạn mới trong mấy tháng hè, mà cảm thấy an tâm khi biết mình ít ra cũng đã từng “giao tiếp” với một số sinh viên mới ở đây, dù chỉ trong thế giới ảo.

“Cả những sinh viên năm thứ hai, thứ ba cũng sốt sắng trả lời những thắc mắc của em nữa.” Dũng khoe.

Ông Duy M. Trần, nhà ở Huntington Beach, nói ông rất “mê” chức năng nhóm (group) của Facebook, cho biết ông có một nhóm bạn cuối tuần chơi đá banh với nhau.

“Nhờ Facebook, cả nhóm liên lạc với nhau rất dễ dàng, muốn rủ nhau đi giờ nào, chỉ cần viết status, rồi nhấn một cái là cả bọn được thông báo. Tuyệt vời!”

Còn bà Thục Trần, dân cư Costa Mesa chia sẻ "niềm vui không thể tả" là nhờ Facebook mà bà tìm lại được một người bạn thân từ thuở còn học chung với nhau suốt 7 năm ở trường nữ trung học Gia Long.

"Sau 75 tụi tôi mất liên lạc, tìm hoài không được, đứa này nghĩ thầm rằng chắc đứa kia vượt biên chết rồi. Tình cờ gặp nhau trên Facebook, thật mừng hết lớn. Biết Hồng Nhung (bạn của bà) nó ở mãi bên Đan Mạch, tôi nhất định đòi ông xã cho đi thăm bạn một chuyến cho thỏa lòng." Bà tâm sự.

Nhưng không phải ai cũng có những kinh nghiệm tốt với Facebook.

Với bà Hạnh Lê (tên đã được đổi theo yêu cầu) thì thế giới Facebook những ngày này là một thế giới “buồn và thất vọng.”

“Khi chị Phương, một người bạn gái rất thân, gửi tôi một text message riêng, yêu cầu hãy “unfriend” ông xã của chị ấy, thì tôi biết là Facebook vô tình đã tạo vấn đề.” Bà Hạnh tâm sự, rồi kể: "Vợ chồng Phương và tôi cùng ở trong một nhóm bạn đọc và phê bình sách. Ông xã của Phương chăm đọc sách hơn, và hay post những phê bình sách, mà tôi thì chăm “Like” status của mọi người, hễ cứ ai post gì thì cũng "Like” tuốt."

"Ai ngờ đâu vì những cái "Like" này mà tôi gặp rắc rối!' Bà Hạnh  cho biết đến khi gặp bạn gái để hỏi tại sao ra nông nỗi, thì được nghe người bạn tả oán:

“Tao nghi ông xã tao ổng không những nghiền... Facebook mà còn... mê mày. Ông dạo này tối tối cứ ăn cơm xong là chạy tuốt vào phòng làm việc, post status lên rồi ngồi chờ. Việc nhà không thèm để mắt đến. Tao để ý thấy đến khi nào thấy mày “Like” rồi thì ổng mới yên tâm. Rồi khi được “Like” rồi thì lại miệt mài ngồi comment thêm nữa, đúng là con nghiện. Thôi mày thương tao thì unfriend ổng giùm, để giúp cho ổng chữa bệnh.”

"Thật là cười ra nước mắt!"  Bà Hạnh nói, rồi cho biết suy nghĩ mãi, chẳng biết unfriend thì phải giải thích với chồng bạn làm sao bây giờ, bà đành quyết định tạm "đóng cửa cái tài khoản Facebook đang gặp nạn" đó.

Bệnh nghiền Facebook

Nghiền Facebook là một hiện tượng có thật. Tiến Sĩ Larry D. Rosen, giáo sư tâm lý học tại California State University, Dominguez Hills nói:

“Mặc dù trung bình một người Mỹ mỗi ngày dùng Facebook khoảng 40 phút, những người nghiền nặng vào đây (Facebook) ít nhất là một lần mỗi 15 phút, hoặc nếu thiếu Facebook, thì thấy người bần thần khó chịu. Thói quen này tạo ra nhiều hệ quả tiêu cực.”

Người nghiền Facebook, trừ khi bị người nhà kêu ca, khó có thể tự mình đóng trang mạng xã hội này lại. (Hình minh họa: Pew Research Center)

Tiến Sĩ Rosen cho rằng những người quá nghiền Facebook bị đẩy vào một thế giới ảo, và ngày càng xa rời cuộc sống thực sự của họ, khiến việc làm bị sao nhãng, và những mối quan hệ thực trở nên hời hợt, lỏng lẻo.

Với giới trẻ, những là những em ở tuổi teen, việc dành quá nhiều thời gian cho Facebook, vẫn theo Tiến Sĩ Rosen, có thể ít nhiều khiến các em phát triển khuynh hướng “nghĩ đến cái tôi” nhiều quá, nhất là những em “lúc nào cũng bận rộn sharing với thế giới mình đang làm gì, với ai, ở đâu.”

“Ngoài việc mất quá nhiều thì giờ cho Facebook, không còn thì giờ để học hay làm bài tập, trẻ con bị nghiền Facebook lâu dần có thể có những dấu hiệu rối loạn tâm lý khác, trong đó có việc thích chỉ trích xã hội và đôi khi cường điệu thái quá.” Ông Rosen nói.

Làm sao để biết mình hay người thân bị bệnh nghiền Facebook?

Ký giả Michael Poh, một blogger chuyên phân tích về các mạng xã hội, liệt kê và phân tích những dấu hiệu tiêu biểu của con bệnh, chẳng hạn:

Share lung tung: Ở vào thời điểm mà nhiều cư dân mạng quan tâm về vấn việc bảo vệ đời sống riêng tư, việc người nghiền Facebook tự nguyện chia sẻ những bí mật sâu thẳm nhất về đời sống của họ với hàng trăm có khi hàng ngàn người là hiện tượng khá ngạc nhiên. Có lẽ những người này nghiền được quần chúng ái mộ hay công nhận, ký giả Poh nhận xét.

Liên tục vào Facebook: Thói quen này thông dụng hơn với những người mà công việc đòi hỏi họ suốt ngày phải ngồi trước máy vi tính. Họ thường xuyên mở nhiều màn ảnh trên máy, và cứ mỗi vài phút lại vào Facebook để xem có ai cập nhật tin tức gì hay comments gì mới không, để nhất nút “Like”, “share” hay comment lại.

Quá quan tâm về trang của mình: Nhiều người nghiền cứ lâu lâu phải moi óc tìm xem có gì là lạ, ngộ nghĩnh, buồn cười, hay độc đáo để post lên trang Facebook, tag bạn bè vào cho họ xem, và khi đã post lên rồi, thì hồi hộp đợi chờ xem đã có được mấy người vào “Like”, hay để lại comment. Khi đã có người comment rồi thì lập tức comment lại, và họ cứ đắm đuối trong cái vòng luẩn quẩn này, không thoát ra được.

Ào ạt Add Friend: Nhiều người lúc nào cũng tìm cách Add Friend như chạy đua xem ai có nhiều Facebook friends nhất, như thể những “friends” mà họ chưa bao giờ gặp hay sẽ chẳng bao giờ gặp ở ngoài đời là những tấm huy chương treo trên tường nhà của họ.

Sao nhãng tình thân thực sự: Khi bị nghiền lâu, con bệnh vô hình chung đánh đổi những tình thân thực ngoài đời với bạn bè trong thế giới ảo, và trở thành thoải mái hơn với những tin nhắn, hình ảnh, comment và “like” của người khác thay vì giao tiếp và chuyện trò với bạn bè thật, và đây là lúc mà phẩm chất đời sống của họ bắt đầu trên đà đi xuống, theo Tiến Sĩ Rosen.

Làm sao để chữa bệnh?

Với những ai muốn chữa bệnh nghiền Facebook, ký giả Michael Poh chỉ nhắn gửi hai chữ ngắn gọn “chừng mực.”

Còn Tiến Sĩ Larry D. Rosen thì đưa ra những đề nghị kỹ hơn như tắt internet khi không cần, không cài Facebook app vào điện thoại di động, đi chơi thể thao, tham gia nhiều hoạt động ngoài trời với bạn bè, người thân, và nhất là luôn nhắc nhở chính mình câu “thuốc bổ và thuốc độc chỉ khác nhau ở cái liều.”
Hà Giang
(Người Việt) 

Thông báo số 6/Hội NBĐLVN về khai trừ ông Ngô Nhật Đăng



Sau khi xảy ra vụ việc tại FB VNTB do ông Ngô Nhật Đăng điều hành, nhiều hội viên đã yêu cầu ban lãnh đạo Hội phải rút kinh nghiệm, có thái độ và xử lý ngay vấn đề này đối với ông Đăng.

Ban lãnh đạo Hội đã tổ chức họp rút kinh nghiệm đối với từng cá nhân, đồng thời tham khảo dư luận và các góp ý. Khẳng định của đa số trong BLĐ Hội là vụ việc này không mang tính tranh giành quyền lực, quyền lợi hay mâu thuẫn cá nhân, mà bắt nguồn từ ý thức và hành động làm việc trái với nguyên tắc và Điều lệ Hội của ông Ngô Nhật Đăng, gây ảnh hưởng tiêu cực nặng nề đến uy tín Hội, gây chia rẽ và làm suy yếu Hội, gây khó khăn cho việc bảo đảm yêu cầu cao nhất trong bối cảnh hiện nay là sự an toàn của tổ chức Hội và các hội viên, dẫn đến việc Ban lãnh đạo Hội bắt buộc phải ban hành Thông báo số 5 (http://www.ijavn.org/2014/09/thong-bao-so-5-cua-hoi-nha-bao-oc-lap.html).

Trên cơ sở đó, việc xử lý những vấn đề nội bộ liên quan đến FB VNTB và ông Ngô Nhật Đăng không xuất phát từ những tranh chấp nào đó và do vậy không phải theo chiều hướng “hòa giải” như một số dư luận, mà phải bảo đảm tính khách quan và nghiêm minh cần thiết của một hội đoàn dân sự độc lập mới ra đời, ai vi phạm đều phải chịu trách nhiệm về vi phạm của mình.

Việc xem xét, xử lý đối với ông Ngô Nhật Đăng là cấp bách nhằm ngăn chặn tác nhân gây mất đoàn kết nội bộ trong Hội.

1. Trách nhiệm của Ban lãnh đạo Hội:

- Trách nhiệm của Chủ tịch Phạm Chí Dũng:

Nhà báo Phạm Chí Dũng nhận khuyết điểm trước BLĐ Hội và các hội viên về việc ngay từ đầu lập Hội đã chọn không đúng người là ông Ngô Nhật Đăng (do LM Lê Ngọc Thanh giới thiệu). Trong thời gian qua, đây là việc rất tế nhị đối với chủ tịch hội vì LM Thanh được phân công phụ trách trực tiếp FB VNTB và là người giữ quyền quản trị của FB này.

Liên quan đến FB VNTB, chủ tịch hội đã không đủ sức thuyết phục ông Đăng trả lại FB này cho Hội. Hậu quả là ông Đăng đã chiếm dụng FB của Hội và lợi dụng danh nghĩa Hội để thông tin trái Điều lệ Hội.

Hiện nay, BLĐ Hội đang khắc phục bằng việc xúc tiến xây dựng một FB mới cho Hội.

- Trách nhiệm của Phó chủ tịch T/T Lê Ngọc Thanh:

Với tư cách là người được phân công phụ trách trực tiếp FB VNTB, LM Thanh chịu trách nhiệm về những sai phạm của ông Ngô Nhật Đăng. Trách nhiệm này cần được rút kinh nghiệm sâu sắc.

2. Vi phạm và đề nghị hình thức xem xét, xử lý đối với ông Ngô Nhật Đăng:

* Các vi phạm:

Từ ngày thành lập Hội đến nay, ông Ngô Nhật Đăng đã có những vi phạm cụ thể sau:

- Tự ý bỏ “Quy chế phản hồi” trên FB VNTB do chủ tịch hội biên soạn và gửi lên.

- Hoàn toàn không tuân thủ Quy chế biên tập bài đã được thống nhất đa số trong cuộc họp BLĐ Hội.

- Lấy danh nghĩa VNTB để thông báo công khai: "Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam có 2 trang báo mạng song hành tồn tại, không có cái nào là chính, cái nào là phụ và càng không có đâu là cơ quan ngôn luận, đâu không phải là cơ quan ngôn luận của Hội". Nội dung này là trái với điều lệ Hội và trái với những nội dung BLĐ đã thống nhất.

- Sau khi lãnh đạo Hội cố gắng thuyết phục về thái độ và nguyên tắc làm việc, ông Đăng vẫn không tuân thủ nguyên tắc nội dung đưa lên trang FB VNTB phải thông qua BLĐ Hội.

- Lần thứ hai liên tiếp, ông Đăng lấy danh nghĩa VNTB ra thông báo phủ nhận vai trò “cơ quan ngôn luận của Hội” của trang web VNTB.

- Tự ý lập ban biên tập cho FB VNTB mà không có ý kiến của tập thể BLĐ Hội.

- Mặc dù đã được chủ tịch Hội thuyết phục chuyển FB VNTB cho một người khác điều hành, hoặc trả FB này về cho Hội, ông Đăng vẫn không tuân thủ.

- Sau khi BLĐ Hội có Thông báo số 5 về FB VNTB, ông Đăng phản ứng bằng một số thông tin không đúng sự thật về chủ tịch Hội. Hành động gần đây nhất của ông Đăng là lấy một số ý kiến trong hộp thư trao đổi nội bộ của các hội viên để đăng công khai lên FB VNTB (ý kiến anh Huỳnh Ngọc Chênh, chị Phương Anh, anh Phạm Chí Dũng…). Hành động này là vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc bảo mật thư tín cá nhân và trái với đạo lý người làm báo và viết báo.

* Xử lý trách nhiệm:

Với nhiều vi phạm cụ thể đã nêu, Ủy viên Ngô Nhật Đăng đã vi phạm nghiêm trọng Điều lệ Hội NBĐLVN, gây ảnh hưởng tiêu cực nặng nề đến uy tín Hội, dẫn đến tình trạng chia rẽ và khiến suy yếu Hội, gây khó khăn cho việc bảo đảm yêu cầu cao nhất trong bối cảnh hiện nay là sự an toàn của tổ chức Hội và các hội viên. Những vi phạm này thuộc về quy định “Hội viên có thể bị khai trừ vì vi phạm kỷ luật hay có hành động ngược lại tiêu chí của Hội”.

Trên cơ sở cụ thể đó, ngày 8.9.2014, BLĐ Hội quyết định nêu 3 hình thức xem xét và xử lý đối với ông Ngô Nhật Đăng:

Hình thức 1. Giữ nguyên chức vụ ủy viên và tư cách hội viên.

Hình thức 2. Miễn nhiệm chức vụ ủy viên nhưng vẫn giữ tư cách hội viên.

Hình thức 3. Bị khai trừ khỏi Hội.


Tổ chức lấy biểu quyết:

BLĐ Hội đã tổ chức lấy ý kiến của tất cả hội viên về 3 hình thức xem xét và xử lý đối với ông Ngô Nhật Đăng qua email.

Sau khi tổng hợp các ý kiến, Tổ kiểm phiếu trình kết quả kiểm phiếu cho BLĐ Hội để quyết định, dựa trên cơ sở đa số ý kiến của hội viên đối với 1 trong 3 hình thức đề nghị (hình thức nào được tán thành nhiều nhất sẽ quyết định theo hình thức đó).

Kết quả kiểm phiếu và quyết định cuối cùng sẽ được BLĐ Hội công khai cho toàn thể hội viên. Quyết định cuối cùng cũng được thông báo trên trang web VNTB.

Thời hạn cuối nhận ý kiến biểu quyết của hội viên: ngày 10.9.2014.

Kết quả biểu quyết:

Kết quả tổng hợp ý kiến biểu quyết của hội viên như sau:

Số phiếu gửi: 51

Hình thức 1. Giữ nguyên chức vụ ủy viên và tư cách hội viên: 2/51 phiếu

Hình thức 2. Miễn nhiệm chức vụ ủy viên nhưng vẫn giữ tư cách hội viên: 18/51 phiếu

Hình thức 3. Bị khai trừ khỏi Hội: 19/51 phiếu

(12 phiếu “không có ý kiến).

Trên cơ sở kết quả biểu quyết của hội viên, Hội Nhà báo độc lập Việt Nam quyết định:

Khai trừ ông Ngô Nhật Đăng khỏi Hội NBĐLVN.


  • Nhìn về phía trước!

Kết quả xử lý có tính đồng thuận, công khai và nghiêm minh của tập thể hội viên đối với ông Ngô Nhật Đăng cũng là dấu chấm hết dành cho các luồng thông tin sai sự thật và đầy ác ý nhắm vào Hội NBĐLVN trong thời gian qua.

Ban lãnh đạo Hội sẽ gấp rút chấn chỉnh hoạt động của Hội liên quan đến Tuyên bố, Điều lệ, quy chế làm việc của BLĐ, quy chế tài chính, kiện toàn nhân sự các ban chuyên môn, phát triển trang web VNTB và khơi dậy khả năng sáng tạo và đóng góp của các hội viên.

Vượt qua những thử thách đầu tiên cả ngoài lẫn trong, hội viên Hội NBĐLVN không có lý do gì để không kiên nhẫn tiếp tục tranh đấu cho quyền tự do báo chí và các quyền căn bản khác của người dân - nhưng sẽ thực chất và hiệu quả hơn.


Ngày 11 tháng 9 năm 2014

Thay mặt Ban lãnh đạo Hội Nhà báo độc lập Việt Nam

Chủ tịch
Nhà báo Phạm Chí Dũng
(Việt nam Thời báo)

Bốn tầng nấc của người dân chủ VN

Bốn tầng nấc của người dân chủ VN

Nhân bài viết vừa qua của Liên Sơn 'Bấm mộng mị dân chủ' trên website Việt Nam Thời Báo của Hội Nhà Báo Độc Lập đã gây ra nhiều tranh luận thú vị, tôi xin có đôi lời đóng góp như một góc nhìn về chính trị Việt Nam.

Tạm gọi theo cách của tôi và một phần dư luận hiện nay là góc nhìn về “phe dân chủ”, “quần chúng”, “phe cải cách” cùng “phe bảo thủ” trong Đảng CS Việt Nam.
Phe nào như thế nào thì cũng ảnh hưởng đến vận mệnh đất nước, dù ít dù nhiều, một góc nhìn đa chiều sẽ làm sáng tỏ một số vấn đề về lý luận, để qua đó quần chúng có thể có nhiều thông tin hơn về bức tranh chính trị của đất nước
Viết cho phe dân chủ

Người dân chủ là người dùng các chuẩn mực dân chủ pháp trị trong lý luận để từ đó thực hiện các hành vi từ bất đồng chính kiến, phê phán, rồi tranh đấu với đảng cầm quyền độc tài. Do đó luôn cần sự ủng hộ, gắn kết với quần chúng và các người dân chủ khác. Đó chính là cơ sở cho việc hình thành phong trào, rồi lên cao hơn là tổ chức hội đoàn đến đảng đối lập rồi khi thành công, là chính quyền dân chủ.

Do đó trước khi nói đến chính quyền dân chủ, phải hình thành được một tư duy và lề lối sống và sinh hoạt dân chủ với nhau, và với chính quần chúng, người cùng ý thức như mình. Không thể có một tổ chức dân chủ nào có thể vững bền khi lập ra tổ chức tranh đấu dân chủ nhưng người trong đó là những người độc tài trong tư duy và hành xử nội bộ, và không có một thỏa ước, một nội qui sinh hoạt dân chủ thực thụ đựợc áp dụng và được sự đồng tình của toàn tổ chức một cách nghiêm chỉnh.
Những người như ông Võ Văn Kiệt là thuộc phe cải cách

Từ nguyên tắc này cũng có thể nói cuộc tranh đấu cho dân chủ của những cá nhân và tổ chức “chưa dân chủ” thật sự như thế cũng khó hay không thể dẫn đến một chế độ và một chính quyền thực sự dân chủ.

Từ nhận định có tính nguyên tắc đó, đi đến nhìn nhận của một số người viết như Liên Sơn vừa qua khi bàn về “mộng mị dân chủ”, trong đó đánh giá, theo tôi, vừa bi quan, vừa không chính xác đầy đủ, làm quần chúng hiểu sai về phong trào dân chủ, không thể hiện sự đánh giá toàn cảnh bức tranh dân chủ đa sắc màu hiện nay.

Cần thấy rõ là người dân chủ hiện diện khắp nơi, trong quần chúng, đến cả trong đảng cầm quyền, ở mọi giai tầng xã hội, không chỉ gói gọn trong phạm trù được Liên Sơn đề cập là những cái tên A, B nào đó để rồi nghĩ rằng đó là đa số người dân chủ. Không chỉ gói gọn trong cộng đồng “có tên tuổi” hiện nay mà là có khắp nơi với hành động tranh đấu đa dạng khác nhau.

Từ một cậu học sinh lập ra video blog đưa lên mạng internet phê phán sự bảo thủ, độc tài của thể chế qua việc áp đặt tư duy giáo dục, cho đến một đảng viên đảng cộng sản ở nghị trường quốc hội không bấm nút thông qua Hiến Pháp 2013, đó chính là những người có tư duy và hành động dân chủ.

Nhiều người như thế thì đó chính là nền tảng của phong trào dân chủ. Do đó, khi đánh giá về dân chủ, phải nhìn chung các mặt này, để từ đó có thể hi vọng và lạc quan.

Theo tôi, bốn tầng nấc của người dân chủ là người bộc lộ chính kiến, người bất đồng chính kiến, người tranh đấu, và chính khách đối lập. Tất cả những quần chúng nếu có xu hướng tranh đấu đều sẽ đi qua một hay toàn bộ bốn bước này, tùy theo nội lực và khát vọng của họ, và bước chân nào cũng cần được tôn trọng, vì họ dám đi. Còn trong quá trình đi, có va vấp, té ngã thì là chuyện bình thường vì có đi và có vấp ngã là quy luật.

Có nhiều tổ chức đoàn thể tự ra đời ở Việt Nam trong 10 năm qua

Chúng ta không cần bàn về các danh hiệu do quần chúng vì tấm lòng nhiệt tình mà trao tặng cho người tranh đấu, chỉ nên bàn là khi có sự tôn vinh của quần chúng rồi, người đón nhận danh hiệu nên phải làm thế nào để xứng đáng với tấm lòng của công chúng hơn. Người được tôn vinh cần một sự góp ý và tiếp thu góp ý chân thành khi cần, là một lề lối dân chủ cần có.
Sáu mảng tác động chính trị Việt Nam
  1. Bảo thủ cầm quyền
  2. Cải cách cầm quyền
  3. Quần chúng tranh đấu
  4. Áp lực quốc tế và quốc nội
  5. Quần chúng phổ thông
  6. Nghiên cứu gắn kết
Tôi quan sát phong trào dân chủ hơn 10 năm nay, có nhiều tổ chức đoàn thể thành lập trong nước rồi sau đó tàn lụi đi, ngoài sự đàn áp của nhà cầm quyền, còn là do chính lối sinh hoạt nội bộ chưa đến “tầm” như khi họ tuyên bố lúc mới ra đời. Các thành viên chỉ chú trọng gắn kết trên quan điểm chính trị, chưa có sự đồng thuận hoạt động trên một thỏa ước tập thể để từ đó mọi người đều phải hành xử theo như một tấm gương dân chủ.

Chú trọng đưa ra các tuyên bố nhiều hơn thực hiện điều lệ sinh hoạt nội bộ nhằm xây dựng con người dân chủ; chú trọng mở rộng ra ngoài nhiều hơn gắn bó chiều sâu bên trong; chú trọng cạnh tranh giữa những người tranh đấu trong tổ chức hơn là chú trọng mục tiêu tranh đấu của toàn tổ chức với đối thủ độc tài. Đó là những điều nên tránh
Gắn kết và chia rẽ

Một vấn đề khác cần chú ý là hiện tình đất nước hiện nay đã hình thành nên sáu mảng chính trị có tác động vào thế cuộc chính trị ở Việt Nam. Tôi tạm gọi là mảng bảo thủ cầm quyền, mảng cải cách cầm quyền, mảng quần chúng đứng ra tranh đấu, mảng áp lực lên đảng cầm quyền, từ bên ngoài của quốc tế và từ bên trong của sự nâng cao đời sống và dân trí (mảng quần chúng phổ thông), và mảng nghiên cứu gắn kết các yếu tố trên để hình thành một phong trào dân chủ có chất lượng và hoạt động phối hợp hiệu quả.

Cái còn thiếu của phong trào dân chủ hiện nay chính là mảng hoạt động gắn kết: yếu tố cuối cùng. Hầu như rất ít người làm công tác gắn kết này, trong khi lẽ ra cần sự gắn kết của ba mảng sau, để qua đó tận dụng những khe hở của hai mảng đầu, nhằm hình thành cho được đối trọng đủ mạnh với đảng cầm quyền, tức mảng thứ ba, mảng quần chúng đứng ra tranh đấu.
"Nếu cần ủng hộ thì ủng hộ nhóm thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong việc đưa Việt Nam “thoát Trung-thân Mỹ” vì nó có lợi cho đất nước trong hiện nay, việc khác tính sau"

Cũng hay xảy ra việc những nhóm có chiến thuật tranh đấu khác nhau thường hay chỉ trích lẫn nhau dù nằm trong cùng một mảng. Thực ra nếu đặt các khác biệt đó ở tầm nhìn rộng lớn, thì phải tìm cách phối hợp, gắn kết các nhóm khác nhau này lại trong cùng một mảng, vì những công việc của các nhóm đó chính là bổ sung cho nhau.

Thiếu phối hợp sẽ xung khắc, có gắn kết sẽ thành sức mạnh tổng hợp. Ví dụ nếu coi những người tranh đấu đi quốc tế vận động các tổ chức nhân quyền, chính khách quốc tế ủng hộ na ná như nhóm “ngoại vận”, thì những người còn nằm trong đảng nhưng có xu hướng dân chủ và hành động ủng hộ cải cách tiến bộ phải được coi như nhóm “địch vận”, có cùng mục tiêu. Do đó cần kết hợp, chia sẽ thông tin và đối thoại với nhau để công việc các bên có hiệu quả cộng hưởng, hơn là chỉ trích “làm như tôi mới đúng, làm như các ông đó là yếu, là chưa đủ dũng khí”.

Có người nói cái dở của người Việt là hay chia rẽ. Nhận xét thế là chỉ nhìn một chiều, cần có cái nhìn rộng hơn khi đưa nó vào nhận xét về phong trào dân chủ. Trong tình hình tranh tối tranh sáng, địch ta lẫn lộn, an ninh đông hơn dân chủ thì sự chia rẽ (vì riêng rẽ) có khi là cần thiết để giữ ngọn lửa dân chủ, không bị “chết chùm”.

Cái quan trọng trước khi phong trào dân chủ chiến thắng chính là phải giữ ngọn lửa dân chủ qua các thời kỳ đàn áp khác nhau của đảng cầm quyền chứ không phải có bao nhiêu cây đuốc thì dùng cho hết lửa. Việc cá lớn cá bé cùng chui vào một cái rổ trong khi đảng cầm quyền còn mạnh thì chỉ làm cái ao hết cá, các con cá chưa vào rổ vì còn riêng rẽ với đàn cá kia chính là những người giữ lửa. Do đó cái cần chú ý là chia rẽ vì cần riêng rẽ (để giữ lửa) khác với nghĩ rằng thấy chưa hội tụ thì cho đó là chia rẽ do…mâu thuẫn.

Người dân chủ hay dùng nền dân chủ kiểu Mỹ làm chuẩn mực. Học hỏi dân chủ pháp trị theo Mỹ là tốt, nhưng nếu học thì đừng học nửa vời. Cái hạn chế của người tranh đấu là khi đã đặt một ai vào vị trí lãnh đạo dân chủ thì sau đó ra sức bảo vệ kể cả khi người đó sai lầm. Mỹ không có chuyện đó, dân bầu tổng thống là một chuyện, nhưng khi tổng thống làm bậy thì cũng bị phê phán thậm chí bãi chức.
"Tôi cám ơn những ai trong đảng cầm quyền đã đồng ý cho internet vào Việt Nam một cách phổ thông để tôi có điều kiện và thông tin để tranh đấu cho dân chủ nhiều hơn"

Người dân chủ nên học điều này, để khỏi sa vào cái tư duy từ lãnh đạo cho lên thành lãnh tụ, rồi trở thành một hội-đảng bao che bảo vệ nhau bất chấp đúng sai. Cuối cùng thành ra…giống như đảng cộng sản và các lãnh đạo cộng sản (chỉ thích nghe khen và bài bác việc chê bai). Việc ủng hộ ai và phê phán ai trong từng giai đoạn, thời kỳ là chuyện bình thường nếu khen chê có lý luận thực tế và logic, và cần xem nó là việc phải làm, chứ không phải lúc khen thì nói là “nịnh”, lúc chê lại bảo là “âm mưu đánh phá”.
Phe cải cách và phe bảo thủ

Có người nói ở Việt Nam chỉ có phe lợi ích và phe bảo thủ, chưa có cái gì gọi là phe cải cách. Theo tôi điều này không đúng trong thực tế. Tôi Nguyễn An Dân, một công dân sống trong thể chế độc tài lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam, tôi cám ơn những ai trong đảng cầm quyền đã đồng ý cho internet vào Việt Nam một cách phổ thông. Để từ đó tôi có điều kiện và thông tin để tranh đấu cho dân chủ nhiều hơn.

Cùng là thể chế tư duy cộng sản toàn trị, nhưng dân Việt Nam cũng khá hơn Bắc Triều Tiên…do đó nếu nói trong đảng cầm quyền chưa có phe cải cách thì vừa thiếu thực tế, vừa non kém và lạc hậu. Toàn Đảng có thể không cần cải cách thì vẫn là “phe lợi ích” được, ví dụ như gia đình họ Kim ở Bắc Triều Tiên. Do đó tình hình dân chúng dễ thở hơn hiện nay chính là sự tổng hòa từ các yếu tố : sự nới rộng bên trong của phe cải cách, hiệu quả của áp lực quốc tế bên ngoài, sự tranh đấu của quần chúng. Cắt bỏ đi một bộ phận nào đó, là sai lầm về lý luận tranh đấu, và về nhận định thực tiễn, dẫn đến sai lầm và yếu kém về chiến lược và chiến thuật tranh đấu.

Nhưng cũng có người ngộ nhận rằng tôi kêu gọi ủng hộ phe cải cách nghĩa là ủng hộ phe của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nghĩ như vậy là chưa thấu đáo hết ý nghĩa của cụm từ phe cải cách. Trước khi bàn về phe cải cách, cần làm rõ phe bảo thủ là gì?

Hiện trạng đất nước thì nhiều bệnh, nhưng tựu trung từ ba cái chính: đó là thiết chế đảng và chế độ theo mô hình chính quyền mất dân chủ, theo đuổi một tư tưởng Mác Lê phi thực tế, và đưa đất nước sa vào một quan hệ lệ thuộc với một láng giềng độc tài có dã tâm xâm lược nguy hiểm là Trung Cộng. Tôi gọi ba vấn đề này là tư duy bảo thủ, và bất kỳ ai trong đảng cầm quyền muốn giữ nó thì là phe bảo thủ, và bất kỳ ai muốn phá vỡ nó, chính là phe cải cách. Phe cải cách có từ khi đảng ra đời, chứ không phải bây giờ mới có.
"Đất nước thì nhiều bệnh, nhưng tựu trung từ ba cái chính. Đó là thiết chế đảng và chế độ theo mô hình chính quyền mất dân chủ, theo đuổi một tư tưởng Mác Lê phi thực tế, và đưa đất nước sa vào một quan hệ lệ thuộc với một láng giềng độc tài có dã tâm xâm lược nguy hiểm là Trung Cộng."
Chẳng qua dần dần quyền lực của phe này mạnh lên, cộng với sự bùng nổ về thông tin, nên công chúng biết đến họ nhiều hơn. Như nhóm Xét lại chống đảng trong quá khứ, hay như ông Trần Xuân Bách, ông Võ Văn Kiệt...chính là người của phe cải cách chứ gì nữa. Còn họ cải cách thế nào là một phạm trù khác.

Trong bài viết trước, nhiều người lý giải tôi nói “Hội Nhà Báo Độc Lập nên tranh thủ sự ủng hộ của phe cải cách” nghĩa là tôi “khuyên” Hội này ủng hộ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là một đánh giá sai về lý luận do họ không đọc kỹ các tư duy của tôi. Ông Nguyễn Tấn Dũng không phải là tiêu biểu của phe cải cách, và các hoạt động của ông Dũng chỉ tiêu biểu cho một thời kỳ thân Mỹ của nhóm chính phủ. Nếu cần ủng hộ thì ủng hộ nhóm thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong việc đưa Việt Nam “thoát Trung-thân Mỹ” vì nó có lợi cho đất nước trong hiện nay, việc khác tính sau.

Thành ra nói chưa có phe cải cách này trong đảng là thiếu cái nhìn hiện thực khách quan. Nếu không phải những đảng viên có tư duy cải cách cùng ký lá thư 61 vị vừa qua, thì chúng ta gọi họ là gì, gọi là “phe lợi ích” chăng ? Hoàn toàn không ổn. Do đó, người tranh đấu cần tranh thủ sự ủng hộ của phe cải cách nghĩa là hướng đến sự liên kết với các đảng viên có tư duy cải cách, chứ không phải ca tụng ông A, ông B nào đó khi mọi thứ còn đang mù mờ cài răng lược.

Nếu ông Nguyễn Tấn Dũng có mở rộng dân chủ, thì ông ta chỉ là một thành viên (có quyền lực nhiều) của phe cải cách, chứ không đại diện cho phe cải cách, ông Dũng về hưu thì vẫn còn phe cải cách. Đây là cái cần minh định để sáng tỏ về lý luận.
Nguyễn An Dân  
Gửi đến BBC
Bài thể hiện quan điểm riêng của tác giả Nguyễn An Dân từ TP Hồ Chí Minh.
(BBC)

Đỗ Đăng Liêu - Làm sao bảo vệ nổi Chủ nghĩa Mác Lê?

Báo Quân Đội Nhân Dân mới đây đăng bài viết của Đại Tá, Thạc Sĩ Nguyễn Đức Thắng, với tựa đề: Chủ nghĩa Mác - Lê-nin cần tiếp tục được bảo vệ và phát triển. Tác giả nhắc lại sự sụp đổ của chủ nghiã cộng sản tại ngay cái nôi của nó là nước Nga, nhưng lập tức đổ hết lý do cho "chủ nghĩa đế quốc" và "các thế lực thù địch". Ông viết:
"Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đã nhân cơ hội đó ra sức tuyên truyền đề cao xã hội tư bản, hô hào rời bỏ CNXH và đi theo con đường TBCN. Chúng ra sức xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lê-nin và CNXH, thậm chí còn định ra cả thời gian sụp đổ chế độ XHCN ở những nước còn lại, trong đó có Việt Nam. Trong hàng ngũ những người cộng sản và nhân dân, thực tế có một số người đã nhiễm phải những luận điệu tuyên truyền hết sức tinh vi, hiểm độc của các thế lực thù địch, từ đó nảy sinh t¬ư tưởng bi quan, dao động, bàng quan, thậm chí đánh mất niềm tin vào chủ nghĩa Mác - Lê-nin và CNXH. Trước tình hình đó, những người cộng sản chân chính cần phải bình tĩnh, tăng cường đoàn kết thống nhất ý chí và hành động để bảo vệ các giá trị đích thực của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và toàn bộ thành quả của cuộc cách mạng XHCN".

Và tác giả bồi thêm vào lời khẳng định bất cần lý lẽ đó bằng hàng loạt các khẳng định khác cũng ngang tàng không kém, chẳng hạn như: "… không thể mượn cớ sự sụp đổ mô hình CNXH cụ thể ở một quốc gia nào đó để bài bác và phủ định chủ nghĩa Mác - Lê-nin và CNXH". Cả thế giới cộng sản theo cùng một mô hình nhà nước Liên Xô và đã sập gần như toàn bộ, chỉ còn 4 nước đang ráo riết chạy theo kinh tế tư bản (hay kinh tế thị trường mà Mác lên án từ ngày đầu là loại "kinh tế tư bản bóc lột") để sống còn thì tác giả không hề hay biết?

Còn nhiều khẳng định bất cần trí óc của cả người đọc lẫn chính người viết, như: "…trong hơn 80 năm qua, đặc biệt những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới đất nước trong gần 30 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, càng củng cố vững chắc niềm tin, niềm tự hào của mỗi đảng viên, cán bộ và nhân dân vào chủ nghĩa Mác - Lê-nin, vào con đường đi lên CNXH mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn."

Tựu trung, cả bài viết chỉ biết chép lại những câu mang tính kinh điển mà mọi người đã quá ngấy, đã biết quá rõ từ lâu là vô tích sự, và biết là chúng bị tùy nghi bẻ xuôi lẫn bẻ ngược theo nhu cầu của Đảng trong từng giai đoạn. Do đó, chính bài viết đó đã không bảo vệ được chủ nghĩa Mác Lê cho ra hồn chứ chưa nói gì đến động viên người khác làm chuyện đó, và lại càng không có chút hy vọng gì về "phát triển" nó cả.

Nhưng có lẽ chẳng ai chê bai gì khả năng của tác giả Nguyễn Đức Thắng vì ông bị giao một việc quá khó. Làm sao mà bảo vệ nổi chủ nghĩa Mác Lê trong thực tế ngày nay?!

Làm sao bảo vệ nổi khi thực tế đã chứng minh điều hoàn toàn ngược lại. Trên tổng số gần 100 quốc gia tự nhận là theo Chủ Nghiã Xã Hội, khởi đi từ cái nôi là nước Nga, ngày hôm nay chỉ còn có 5 nước vẫn cố bám víu (hoặc còn giả dạng bám víu) vô vọng vào CNXH là Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cu Ba và Bắc Hàn. Tình trạng 5 quốc gia này, từ chính trị, đến văn hoá xã hội, nếu không ngày một tồi tệ, lạc hậu thì cũng cực kỳ bất ổn và khủng hoảng. Nói chung là trong tình trạng chết dần hoặc có thể bùng vỡ bất cứ lúc nào. Trong khi đó, tất cả các nước thoát độc tài cộng sản để chuyển sang thể chế dân chủ đều bừng sống lại về mọi mặt, như những người bị bóp cổ lâu ngày nay được thở lại dưỡng khí trong lành.

Làm sao bảo vệ nổi khi nước cộng sản nào càng rời xa mô hình kinh tế XHCN và chạy theo kinh tế tư bản thì càng rời xa vực thẳm. Chính Trung Cộng đã vất mô hình kinh tế XHCN để chạy theo "kinh tế thị trường với đặc tính Trung Quốc" từ năm 1976, và CSVN bắt chước từ năm 1986. Cái mà tác giả gọi là "thành tựu của 30 năm đổi mới" chính là kết quả của việc ném kinh tế XHCN lại để bỏ chạy đó.

Làm sao bảo vệ nổi khi hiện nay, các lãnh đạo ở tầng cao nhất đều không biết tiến lên CNXH là đi đâu và làm gì. Chính Tổng Bí Thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đã công khai bộc bạch: “Đến hết thế kỷ này (tức 86 năm nữa) không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa". Những chính sách gọi là xây dựng XHCN triệt để tại các nước đàn anh tiên tiến chứ không chỉ riêng tại Việt Nam, đều dẫn đến chết đói, lệ thuộc ngoại bang, tụt hậu, băng hoại xã hội, và sụp đổ hoàn toàn như các nước Đông Âu và Liên Xô.

Làm sao bảo vệ nổi khi ĐCSVN, từ lời nói đến việc làm, nhất nhất không còn chút gì là các đặc tính của xã hội XHCN. Các hứa hẹn nền tảng như "Tài sản và phương tiện sản xuất là thuộc về toàn dân" hoàn toàn biến mất trong nền kinh tế tư bản hoang dã hiện nay. Tất cả phục vụ cho nhu cầu vơ vét của tầng lớp "tư bản đỏ" vừa xuất hiện ở mọi cấp. Các quan chức với số tài sản lên đến hàng chục tỉ mỹ kim không còn là chuyện lạ nữa, dù họ trên danh nghĩa đã "hiến dâng cả đời cho cách mạng" và không làm gì riêng ngoài đồng lương cán bộ. Cũng vậy, loại hứa hẹn nền tảng như "Giai cấp công nhân, đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội" đã nhường chỗ cho một nhà nước tiếp tay các chủ hãng ngoại quốc trấn áp các cuộc tranh đấu đòi quyền lợi chính đáng của công nhân; và một nhà nước xua công an cưỡng chế đất đai của nông dân để giao lại cho giai cấp tư bản đỏ.

Làm sao bảo vệ nổi khi chế độ XHCN hiện nay còn phong kiến gấp trăm lần chế độ mà nó đả phá và thay thế. Thật vậy, đất nước Việt Nam ngày nay có "vua tập thể" hay "tập thể vua", với cả trăm hoàng tộc. Mỗi hoàng tộc có khu vực địa lý, khu vực kinh tế, khu vực quyền hành riêng và theo thể thức "cha truyền con nối". Thế hệ thái tử đảng bắt đầu ngồi vào các ghế nắm quyền và nắm tiền từ độ tuổi 20.

Làm sao bảo vệ nổi khi mà chính tập thể đảng viên đều đã quá chán ngán cái chủ nghiã mà đa số đã không hiểu là gì khi gia nhập; đã hy sinh cả tính mạng, cả cuộc đời của mấy thế hệ vì chủ nghiã đó chỉ để thấy đất nước liên tục nghèo đói, tụt hậu so với láng giềng; và nhất là đã nhận ra chủ nghĩa này luôn sản sinh ra những kẻ cầm quyền cực ác, cực gian trá, và cực đạo đức giả suốt từ Lênin, đến Stalin, đến Mao, đến ông cháu họ Kim bên Triều Tiên, đến Pol Pot xứ Miên, đến tất cả các thế hệ lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam. Hệ thống CNXH đã biến tất cả những người dù rất tốt khi gia nhập trở thành những người càng lên cao càng giả dối, tàn ác, và càng mất tính người.

Làm sao bảo vệ nổi khi những quan chức lớn ngã bệnh đều chạy qua các nước tư bản chữa bệnh chứ không dám chữa tại các nước XHCN. Lý do không chỉ vì các nước đó có nền y khoa hơn xa các nước XHCN mà còn vì họ thực sự có y đức. Cũng vậy, làm sao bảo vệ nổi khi chính những người đang viết bài kêu gọi bảo vệ Mác Lê và cả cấp trên của họ đều đang cố gắng gửi con cái đi nước ngoài để được hấp thụ nền giáo dục đặc sắc của các nước "tư bản đang giẫy chết" , và còn dặn dò con ráng tìm cách ở lại để làm đầu cầu chuyển tiền của bố mẹ ra nước ngoài.

* * *
Ngày mà dân tộc ta công khai và hoàn toàn tẩy bỏ được chủ nghĩa Mác Lê ra khỏi mọi mặt xã hội, chắc chắn sẽ có nhiều người mừng lắm. Trong số đó, thế nào cũng có cả ông Nguyễn Đức Thắng.
  Đỗ Đăng Liêu 
  (Dân luận)

Đừng ngại mất phiếu, mất ghế

Người quản lý nếu thấy đúng thì phải dám dấn tới, với lộ trình được xây dựng kỹ càng. Cũng không được ngại mất lòng, không được ngại mất phiếu, không được ngại mất ghế.
LTS: Nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu Chính Viễn thông Mai Liêm Trực được coi là người tiên phong trong việc đưa mạng Internet vào Việt Nam, cũng là người đã quyết tâm xóa bỏ độc quyền, mở cửa ngành Bưu chính Viễn thông (BCVT) từ cách đây gần 20 năm. Bao năm qua, câu hỏi khiến ông suy tư nhiều nhất vẫn là tại sao BCVT làm được, mà các ngành độc quyền khác không làm được?
Tuần Việt Nam xin tiếp tục giới thiệu câu chuyện của ông, trong  chuyên đề "Làm thế nào để phá  vỡ thế độc quyền, mở rộng đường cho kinh tế phát triển".
 Xóa độc quyền, việc không thể khác
Có nhiều người, đặc biệt đứng đầu các bộ, ngành độc quyền luôn miệng nói rằng thị trường viễn thông, xăng dầu, điện lực… là những lĩnh vực nhạy cảm, nên cần có thời gian để xóa bỏ độc quyền.

Chúng ta đã tiến hành cổ phần hóa 20 năm nay rồi mà mọi việc vẫn bộn bề. Và nếu nói là nhạy cảm, thì còn gì nhạy cảm hơn thị trường gạo? Nhưng sự thật thị trường gạo đã tự vận hành rất tốt đó thôi. Thế mà chúng ta thì lại mất quá mất thời gian với việc thảo luận tào lao. Trong khi việc đáng làm thì không làm.

Mỗi ngành độc quyền tự nhiên có một đặc thù riêng, Ngành BCVT có đặc thù về an ninh thông tin. Ngành điện lực có đặc thù về cơ sở vật chất rất nặng, vốn đầu tư rất lớn… Nên quá trình mở cửa thị trường không nhất thiết phải giống nhau, không nhất thiết phải cùng một lộ trình cùng một thời điểm.

Nhưng tôi cho rằng tất cả đều phải giống nhau ở một điểm: Xóa bỏ độc quyền là việc không thể khác, không thể tránh khỏi, và càng làm sớm càng tốt, càng để lâu càng có hại, với mọi lĩnh vực, dù là nhạy cảm như BCVT, điện lực hay xăng dầu.

Việc xóa bỏ độc quyền càng để lâu, càng bị chi phối bởi các nhóm lợi ích xuất hiện. Việc xóa bỏ độc quyền thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào ý chí dứt khoát của Nhà nước, vào quyết tâm đến cùng của người đứng đầu.

Minh bạch, không mưu cầu lợi ích cá nhân

Tôi nhớ sau khi chúng ta ký thành công Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, bàn chuyện tiếp tục quá trình đàm phán WTO, trong cuộc họp  Chính phủ do PTT Vũ Khoan chủ trì, có người nói ra khó khăn này nọ, tôi đã nói: Lãnh đạo có coi đây là một quyết tâm chính trị chiến lược không? Nếu có thì bàn, còn nếu không thì thôi.

Nếu quyết tâm thì phải gạt hết khó khăn đi, còn nếu đưa ra thảo luận để hy vọng thỏa mãn hết mọi người thì không bao giờ làm được. Có những cái có thể bàn. Nhưng có những cái phải quyết, ngay cả khi có tới 30-40% phản đối. Cứ nói khó thì bao giờ mới làm được. Nếu cứ ngồi hù dọa nhau, lo sợ đổi mới, cản trở đổi mới thì đất nước không thể phát triển được. Mà tôi buồn vì bây giờ chúng ta vẫn giữ kiểu suy nghĩ đó.

Nhưng tôi cho không có khó khăn nào mà không thể giải quyết được, không có khó khăn nào có thể cản trở được xu thế và yêu cầu chính đáng của nền kinh tế trừ chính việc những nhà lãnh đạo các tập đoàn, các DNNN đang tìm mọi cách trì hoãn nó lại.

Việt Nam trước đây theo mô hình XHCN Xô viết, phủ định kinh tế thị trường, kế hoạch hóa tập trung. Khi đất nước đi đến khủng hoảng, chúng ta đã nhận ra mô hình đó không được, phải đưa kinh tế thị trường vào.

Nhưng để tránh cú sốc cho xã hội, chúng ta mới xây dựng kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, sau này có thêm “theo định hướng XHCN”. Thật ra nền kinh tế nào chẳng có sự quản lý của Nhà nước. Nên cách nói trên có tác dụng làm yên lòng xã hội, để họ không nghĩ rằng Nhà nước hoàn toàn buông tay, thả nổi nền kinh tế. Nhưng không may, có những người lại bám vào cái đuôi đó, cho đó là cái cớ để không mở cửa khi tìm mọi cách siết chặt sự tự do cho kinh tế thị trường phát triển.
độc quyền, DNNN, cổ phần hóa, đổi mới, VNPT
Ảnh: ndh.vn
Bây giờ nói kinh tế nhà nước là chủ đạo, tôi cho đó vẫn lại là cái cớ cho một số người bám vào. Lúc đầu chúng ta nói DN nhà nước là chủ đạo. Về sau DNNN thua lỗ quá nhiều, chúng ta lại dùng từ kinh tế nhà nước. Nhưng bản chất vẫn là DNNN làm kinh tế. Bản chất vẫn là những người đứng đầu DNNN tìm cách trì hoãn quá trình cổ phần hóa bằng mọi cách như đã diễn ra trong suốt 20 năm qua.

Vì thế cần lắm những người đứng đầu dám hi sinh lợi ích của DN, hi sinh lợi ích của một nhóm người để nghĩ đến lợi ích của nhân dân, đất nước. Tôi từng rất tâm đắc với câu nói của Bộ trưởng Vương Đình Huệ: “Nhà nước không dọa DN, nhưng các  DN đừng dọa Nhà nước. Phải vì lợi ích của 80 triệu dân chứ không phải lợi ích của mấy DN”. Chỉ tiếc là sau câu nói đó, tôi chưa thấy những sự hành động cần thiết.

Khi tiến hành xóa bỏ độc quyền viễn thông, có lãnh đạo cấp trên chỉ trích rất gay gắt. Tôi biết ở cương vị đó, nếu không làm, có thể yên thân mình. Nếu không làm tôi biết mình sẽ tránh được không ít khó chịu. Nhưng không dám làm, nghĩa là có lỗi với đất nước.

Người quản lý nếu thấy đúng thì phải dám dấn tới, với lộ trình được xây dựng kỹ càng. Cũng không được ngại mất lòng, không được ngại mất phiếu, không được ngại mất ghế. Quan trọng là những việc này là vị lợi ích của dân, không phải là lợi ích nhóm, lợi ích riêng tư nào cả. Quan trọng là những người đứng đầu ngành phải rõ ràng, minh bạch, không mưu cầu lợi ích cá nhân trong đó.
(Còn nữa)
Tô Lan Hương ghi
(Tuần Việt Nam)

Phê bình GĐ Sở ‘bổ nhiệm hàng loạt’


Ông Nguyễn Thành Rum đã nghỉ hưu

Cựu Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. HCM bị phê bình vì bổ nhiệm hàng loạt cán bộ trước lúc nghỉ hưu.

Ông Nguyễn Thành Rum, nguyên Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nhận kết quả xử lý kỷ luật công chức từ UBND TP. HCM.

Hình thức kỷ luật với ông là phê bình rút kinh nghiệm.

Trước đó, truyền thông trong nước đưa tin ông Rum, trong vòng hai tuần trước khi nghỉ hưu, đã ký hàng loạt quyết định bổ nhiệm, đề bạt cán bộ tại nhà tập luyện thể thao Phú Thọ và Trung tâm huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao thành phố.

Sự việc diễn ra hồi tháng Ba năm nay.

TP. HCM đã yêu cầu thu hồi, hủy bỏ 20 quyết định, văn bản liên quan việc bổ nhiệm này.

Trong quyết định mới nhất, Trưởng phòng tổ chức cán bộ Sở Văn hóa, Phan Văn Lắm, cũng bị khiển trách.

Truyền thông trong nước năm nay cũng nói về một vụ tương tự từng gây xôn xao ở Việt Nam liên quan Tổng Thanh tra chính phủ Trần Văn Truyền.
Ông Truyền, trước khi nghỉ hưu năm 2011, đã ký một loạt quyết định bổ nhiệm cán bộ tại đơn vị này.
(BBC)

Mại dâm là một nghề?

Thực tế, nhiều người chọn mại dâm làm nghề để kiếm sống Ảnh: TÂN TIẾN
Từ lâu, xã hội xem bán phấn buôn hương là một nghề nhưng hành vi này bị luật pháp ngăn cấm; bị cấm nhưng mại dâm vẫn… tồn tại!
Dự án Luật Đầu tư (sửa đổi) vừa được cơ quan soạn thảo là Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách cho ý kiến. Đáng chú ý, “mại dâm” đã được dự luật xếp vào danh mục các ngành nghề bị cấm kinh doanh. Xung quanh vấn đề này, nhiều ý kiến cho rằng xã hội đã nhìn nhận đây là một nghề tồn tại trong đời sống thì có nên chấp nhận hoạt động này được công khai để quản lý tốt hơn?
Nên xếp vào loại kinh doanh có điều kiện
PGS-TS Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Điều tra Dư luận xã hội - Viện Xã hội học, cho biết hiện nay có quan điểm kiên quyết tẩy trừ mại dâm, đặt mại dâm ra ngoài vòng pháp luật nhằm giữ gìn trật tự xã hội. Nếu xem mại dâm là một nghề ngay thời điểm này thì sẽ vấp phải sự phản đối hoặc “nhẹ nhàng” hơn là những ý kiến đòi hỏi phải có trường đào tạo, phải có nơi chăm sóc, bảo vệ… người hành nghề mại dâm. Tuy nhiên, cũng theo ông Bình, những ý kiến phản đối đã không tính đến thực tế đang tồn tại một thị trường tình dục. Đối tượng tham gia thị trường tình dục này có loại hình bán dâm. Mặt khác, bán dâm thường được nói là một nghề cổ xưa, tồn tại trong suốt chiều dài lịch sử loài người dù ở bất cứ nơi nào, không phụ thuộc vào sự phát triển hay kém phát triển của xã hội. “Tạm thời, chúng ta chưa thể thừa nhận mại dâm là một nghề như ở Úc, Hà Lan, Đức… thì chúng ta có thể chọn cách quản lý mại dâm kiểu như Trung Quốc, Thái Lan là chấp nhận hoạt động này và quản lý rất chặt, làm cho mại dâm không phá hỏng nền tảng đạo đức xã hội, không đe dọa thể chất và tinh thần của xã hội, không làm lây lan, truyền dịch bệnh qua đường tình dục” - ông Bình nhấn mạnh.
Chuyên gia kinh tế - TS Lê Đăng Doanh cho rằng dự án Luật Đầu tư (sửa đổi) quy định “cấm kinh doanh mại dâm” thì mặc nhiên đã xem mại dâm là một nghề. “Và đã thừa nhận có nghề này trong xã hội rồi thì việc cấm có khả thi không? Có chắc là cấm được hoàn toàn không?” - TS Doanh đặt vấn đề. “Tôi cho rằng nên xếp mại dâm vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện khi mà chúng ta đã hợp pháp hóa casino, gá bạc. Còn thời điểm nào cho phép hoạt động công khai chỉ là vấn đề thời gian vì sự thật ngành nghề này, theo cơ quan chức năng, là có nhiều người tham gia cả bên “mua” và “bán”. Thậm chí, có không ít đối tượng trục lợi, làm giàu từ đó. Đáng ngại hơn là chừng nào chưa hợp pháp hóa thì những người hành nghề mại dâm còn không được bảo vệ và chăm sóc sức khỏe, dẫn đến nguy hại cho xã hội” - ông Doanh nói thêm.
Làm luật cần tính “đường dài”
TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương (CIEM), cho biết việc dự án Luật Đầu tư (sửa đổi) đưa mại dâm vào trong danh mục 11 ngành nghề cấm kinh doanh không có nghĩa là thừa nhận kinh doanh mại dâm như một nghề. “Pháp luật Việt Nam chưa bao giờ coi mại dâm là một ngành nghề và vẫn cấm kinh doanh mại dâm ở nhiều luật khác. Trước đây, Luật Doanh nghiệp cấm kinh doanh mại dâm, nay chuyển vào Luật Đầu tư cho hợp lý hơn” - ông Cung nói.
TS Trần Thế Quân, Cục phó Cục Pháp chế và Cải cách hành chính tư pháp - Bộ Công an, cũng cho rằng đây là chuyện “câu chữ”. “Chuyện này tương tự tội danh “đánh bạc trái phép” được quy định trong Bộ Luật Hình sự, tới đây sẽ phải thay đổi nếu chúng ta cho phép người Việt chơi casino. Mại dâm bị cấm nhưng quy định trong luật nào cho phù hợp thì phải bàn” - ông Quân nói.
Trong khi đó, ông Trần Ngọc Vinh, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hải Phòng, cho biết trong phiên thảo luận vừa qua về dự án Luật Đầu tư (sửa đổi), cá nhân ông cũng đã bày tỏ băn khoăn về điều này. “Nếu đưa vào Luật Đầu tư (sửa đổi) sẽ dễ dẫn tới cách hiểu đây là lần đầu tiên nhà nước coi mại dâm là một nghề. Trong khi đó, định nghĩa về nghề phải khác, tức là phải có đầu tư, kinh doanh, sản xuất chứ không thể có khái niệm kinh doanh, sản xuất xác thịt được. Mại dâm thì nằm trong số các tệ nạn xã hội và đã có quy định ở những chỗ khác như Pháp lệnh Phòng chống mại dâm, Bộ Luật Hình sự rồi cơ mà! Luật Đầu tư chỉ điều chỉnh quan hệ về kinh doanh, sản xuất thôi” - ông Vinh nói.
TS Lê Đăng Doanh nói việc đưa mại dâm vào ngành nghề cấm kinh doanh trong dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) có thể được hiểu là Quốc hội đã tính tới chuyện sắp đến Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn, có thể có bước phát triển mới nên “lo xa” và đưa vào quy định trong luật.
Không cấm tiệt được thì phải quản

Theo PGS-TS Trịnh Hòa Bình, nhà nước và xã hội cần nhìn nhận mại dâm là một thành tố tất yếu của du lịch xanh mặc dù không một quốc gia văn minh nào trên thế giới lại không tuyên bố tẩy trừ “sex tour”, không chủ trương kiếm lợi trên hoạt động này nhưng vẫn xem đây là một nguồn lợi. “Không có cơ sở “tiêu diệt” được mại dâm thì hãy nên quản lý nó” - ông Bình nêu ý kiến.
Đỗ Du - Tô Hà - Bảo Trân
(Người lao động

Việt Nam xoay trục – Để Hà Nội không còn lo lắng và gần Washington hơn

Chiến lược quốc tế của Việt Nam đang chuyển dịch một cách kịch tính. Trong nhiều năm qua, Việt Nam hy vọng rằng họ có thể đối phó được động lực nắm quyền bá chủ khu vực của Trung Quốc bằng cách thể hiện nhượng bộ Bắc Kinh đúng mức. Vì mục đích đó, các quan chức tại Hà Nội đã cố gắng nuôi dưỡng nhiều mối quan hệ với các đối tác Trung Quốc, đồng thời theo đuổi quan hệ hữu nghị với tất cả các nước, đặc biệt là các nước láng giềng ASEAN, nhưng không liên minh với nước nào cả.
 
Japan Asia Disputed Islands

Tuy nhiên, chiến lược đó đã đảo ngược trong những tháng gần đây. Đầu tháng Năm, Trung Quốc đã triển khai một giàn khoan dầu trị giá 1 tỷ USD cùng với hơn 100 tàu tới địa điểm chỉ cách bờ biển miền Trung Việt Nam 130 hải lý, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ). Hà Nội phản ứng với 30 lần tiếp xúc ngoại giao với Bắc Kinh nhưng đều bị Trung Quốc bác bỏ, thậm chí từ chối tiếp Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Khi Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì đến Hà Nội vào ngày 18, không phải là để ngỏ lời xin lỗi, mà là để trách mắng Việt Nam vì các hành vi của mình – tức là, vì có các phản kháng đối với giàn khoan dầu và vì các cuộc biểu tình chống Trung Quốc vượt ngoài tầm kiểm soát. Các phương tiện truyền thông Trung Quốc miêu tả ông Dương mang đến Việt Nam một cơ hội “tự kiềm chế bản thân trước khi quá muộn”.

Việc TQ triển khai giàn khoan nước sâu không phải là một bất ngờ. Ít nhất là từ năm 2009, Bắc Kinh đã nhắm tới việc đạt được quyền bá chủ ở biển Đông trên thực tế, và khu vực dầu khí ngoài khơi của Việt Nam đã trở thành một mục tiêu chính. Bắc Kinh đã đe doạ hai công ty đa quốc gia khai thác dầu BP và ConocoPhillips, đều có đầu tư lớn vào Trung Quốc, từ bỏ những khu chuyển nhượng khai thác trong vùng biển Việt Nam vào năm 2009 và 2012. Trong năm 2011, các tàu Trung Quốc quấy rối hai tàu khảo sát thuộc công ty dầu khí PetroVietnam. Trong năm 2012, Tập đoàn Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) mời các công ty nước ngoài đấu thầu quyền thăm dò 9 lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt nam.

Vào cuối tháng 7, cả Việt Nam tràn ngập các tin đồn rằng Bộ Chính trị đã bỏ phiếu 9-5 ủng hộ “việc đứng lên chống lại Trung Quốc.” Cũng có tin nói rằng một phiên họp bất thường của Ban Chấp hành Trung ương Đảng sẽ tiến hành xem xét và xác nhận chủ trương mới của Bộ Chính trị. Những tin đồn có thể chỉ đơn thuần là phản ánh sự mơ tưởng của công chúng mong muốn chống lại Trung Quốc. Bắc Kinh và Hà Nội trên hình thức vẫn là bạn; Lê Hồng Anh, người từng đứng đầu công an và thuộc phe quyết thân Trung Quốc, đã được chào đón đúng nghi thức ở Bắc Kinh vào giữa tháng 8 và chắc chắn bị cảnh báo không được có những động thái không thân thiện. Dù vậy, có nhiều cơ may Việt Nam sẽ sớm chấp nhận tiến hai bước thay đổi trò chơi.

Thứ nhất, có khả năng Việt Nam sẽ thách thức Trung Quốc ở tòa án quốc tế, nhằm có được một phán quyết tuyên bố khẳng định “chủ quyền lịch sử” của Bắc Kinh trên gần như toàn bộ biển Đông là bất hợp pháp và chiến thuật của họ là không được phép. Hà Nội ban đầu đã từng xem xét thực hiện một động thái như vậy năm ngoái, khi Philippines mời Việt Nam cùng tham gia với họ vụ kiện Trung Quốc tại Tòa án Luật Biển của Liên Hợp Quốc. Lúc đó Hà Nội quyết định không tham gia. Nhưng vào ngày 14 tháng 5, hai tuần sau khi Bắc Kinh đặt giàn khoan ngoài khơi, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói với hãng tin điện tử rằng Chính phủ của ông đang nhắm tới hành động pháp lý. Vào cuối tháng 7, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức một cuộc họp các chuyên gia có nổi tiếng, theo yêu cầu của Chính phủ để khuyến nghị các chiến lược pháp lý.

Thứ hai, có khả năng Việt Nam sẽ hun đúc một mối quan hệ ngoại giao và quân sự thân mật hơn với Hoa Kỳ – không phải là một liên minh chính thức mà là một quan hệ đối tác dựa trên lợi ích chung trong việc ngăn chặn bá quyền Trung Quốc ở biển Đông. Phạm Bình Minh, trong tư cách bộ trưởng ngoại giao và là một trong bốn phó thủ tướng của Việt Nam, giữ vai trò trung tâm trong vấn đề nầy. Vài ngày sau khi Trung Quốc triển khai giàn khoan dầu, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry mời ông Minh đến thăm Washington: chuyến đi sẽ diễn ra vào cuối tháng 9.

Trước chuyến đi của ông Minh, Evan Medieros, viên chức điều hành các vấn đề châu Á thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, đã có một chuyến đi thầm lặng tới Hà Nội vào cuối tháng 7. Theo sau Medieros là thượng nghị sĩ Mỹ John McCain và Sheldon Whitehouse, và hai tuần sau đó là Tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Bộ Tham mưu Liên quân Hoa Kỳ, có chuyến thăm bốn ngày được truyền thông Việt Nam tường thuật tận tình. Cả ông McCain lẫn Dempsey đều đưa ra nhiều gợi ý rằng Washington sẵn lòng nới lỏng lệnh cấm chuyển giao vũ khí gây sát thương cho quân đội Việt Nam. Cả hai ông đều đề cập đến sự cần thiết phải tăng cường “nhận thức về lĩnh vực hàng hải” của Việt Nam

Một số nhà quan sát cho rằng, bằng việc tự tách mình ra khỏi Bắc Kinh về mặt chính trị, Việt Nam có thể kích động một cuộc chiến tranh kinh tế với Trung Quốc mà VN không thể có đủ sức chống trả. Nhưng nỗi sợ hãi này là thổi phồng. Việt Nam xuất khẩu than, dầu, gỗ và các sản phẩm nông nghiệp sang Trung Quốc và nhập khẩu máy móc thiết bị và hàng tiêu dùng giá rẻ; phần này của mối quan hệ thương mại song phương không chỉ là tương đối cân bằng mà cả hai nước cũng có thể dễ dàng tìm thấy các thị trường khác cho những thứ đó. Nếu có vấn đề thì nó nằm ở các phụ tùng điên tử, dệt may, dây kéo, nút, và các phu liệu giày dép từ Trung Quốc được đưa đến Việt Nam để lắp ráp và tái xuất: mặc dù những món nhập khẩu này tạo ra một thâm hụt rất lớn cho Hà Nội, nhiều hơn phần bù đắp bởi doanh số bán hàng may mặc thành phẩm và các thiết bị kỹ thuật số của Việt Nam sang châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kỳ và các nơi khác trên thế giới. Có thể mất một hoặc hai năm để thiết lập lại các chuỗi giá trị này, nếu Trung Quốc giận dữ đến mức cắt đứt chúng.

Nhưng ở đây một lần nữa, nước Mỹ dường như cấp cho một hình thức bảo vệ tiềm năng. Đó là hiệp định thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), cuộc đàm phán mà Việt Nam đã tham gia từ năm 2009. Việt Nam là nước kém phát triển nhất trong số 12 đối tác đàm phán TPP và rất có thể xuất khẩu của nước này sẽ nhảy vọt lên một phần ba nếu hiệp ước có hiệu lực. Các quy định dự kiến trong hiệp định sẽ giành đặc quyền cho hàng may mặc được làm ra hoàn toàn tại các nước thành viên TPP. Do đó, các công ty của Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam đang xây dựng năng lực cho đầu vào nguồn cho hàng may mặc và giày dép làm tại Việt Nam.

Hà Nội muốn Mỹ đồng ý dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí gây sát thương, một bước mà Washington có ra điều kiện trên việc Hà Nội cải thiện cách đối xử với những người bất đồng chính kiến. Đối với cả hai chính phủ, đó là một vấn đề nguyên tắc. Có một khoảng cách lớn giữa việc Hoa Kỳ kiên quyết đòi hỏi chế độ Việt Nam phải tôn trọng các quyền chính trị cơ bản và việc các nhà lãnh đạo Cộng sản Việt Nam tin rằng nương nhẹ việc kích động cho dân chủ đặt ra một mối đe dọa hiện hữu với hệ thống của họ.

Về vấn đề các quyền tự do chính trị này , Hà Nội hoặc Washington hay cả hai phải thỏa hiệp nếu họ muốn tiến lên phía trước, nhưng cả hai nước đều không có nhiều chỗ để linh động. Nhiều thành viên Quốc hội Mỹ sẽ cảnh giác việc ôm lấy Hà Nội, ngay cả khi họ thừa nhận rằng ngăn chặn trước việc TQ thành bá quyền khu vực là mối quan tâm của cả hai nước. Về phần mình, tầm nhìn của Bộ Chính trị về trật tự chính trị đã giới hạn khả năng thỏa hiệp về quyền con người. Tuy nhiên, nếu Hà Nội không thể cam kết để mở ra không gian cho việc tham gia chính trị, hay Washington không thể có một cái nhìn dài hơn, các mối quan hệ chiến lược thảo luận từ lâu sẽ vẫn nằm ngoài tầm với.

Đó là một quyết định khó khăn đối với chính quyền Obama. Ở biển Đông, Bắc Kinh không còn “trỗi dậy một cách hòa bình” nữa – mà họ đã trở thành kẻ bắt nạt láng giềng. Việt Nam, dù nền chính trị cũng khó ưa, lại là nước duy nhất ở Đông Nam Á vừa có khả năng và, nếu khuyến khích đúng cách, vừa sẵn sàng chống lại tham vọng Trung Quốc.
Tác giả: David Brown - Foreign Affair
Người dịch: Huỳnh Phan
09-09-2014