Một công ty quân đội Việt Nam bị nêu danh buôn gỗ lậu từ Lào về Việt Nam để rồi bán ra cho các đơn vị khác làm sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu.
Quân đội VN độc quyền khai thác gỗ lậu từ Lào?
Thông tin này được đưa ra trong báo cáo của tổ chức phi chính phủ có tên Cơ quan Điều tra Môi trường, EIA, trụ sở chính tại Anh Quốc, công bố hôm nay ( 28/7/2011). Báo cáo mang tên ‘Crossroads: the Illicit Timber Trade Between Laos and Vietnam’ , tạm dịch ‘ Việc buôn bán gỗ lậu giữa Lào và Việt Nam qua biên giới’.Ông Julian Newman, Giám đốc chiến dịch của EIA, cho biết những thông tin được đưa ra trong báo cáo thu thập được qua ba chuyến điều tra thực địa trong thời điểm từ tháng 10 năm 2010 cho đến tháng 5 năm 2011.
Báo cáo cho thấy rõ lệnh cấm xuất khẩu gỗ thô, chưa qua chế biến của Lào bị xem thường, vi phạm trên
diện rộng nhằm cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam, Trung Quốc và Thái Lan.
Tuy nhiên, theo điều tra của EIA thì một trong những đơn vị khai thác gỗ lớn nhất tại Lào là một công ty thuộc quân đội Việt Nam. Đó là Công ty Hợp tác Kinh tế, COECCO, thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam.
Tuy nhiên, theo điều tra của EIA thì một trong những đơn vị khai thác gỗ lớn nhất tại Lào là một công ty thuộc quân đội Việt Nam. Đó là Công ty Hợp tác Kinh tế, COECCO, thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam.Người của EIA, giả dạng là dân buôn gỗ đi đến những nhà máy sản xuất đồ gỗ và hải cảng của Việt Nam cho đến vùng biên giới với Lào và xa hơn nữa, trong chiến dịch điều tra năm 2010- 201. Qua đó EIA phát hiện ra đuờng dây tham nhũng và tình trạng luật pháp không được thực thi đầy đủ trong lĩnh vực buôn bán gỗ lậu giữa Việt Nam và Lào.
Vào tháng 10 năm ngóai, các điều tra viên của EIA lần đầu phát hiện tên COECCO trong chuyến đến cảng Qui Nhơn. Tại đó, EIA thu thập tài liệu về những đống gỗ tròn lớn đóng dấu xanh và có hiệu vàng mang tên COECCO.
Chính một công nhân làm việc tại cảng Qui Nhơn thừa nhận với điều tra viên của EIA là 95% gỗ tròn tại đó từ Lào về và hầu hết thuộc quân đội Việt Nam, đặc biệt của Quân khu bốn.Giám đốc chiến dịch EIA, ông Julian Newman, nói về điều này:
EIA cho biết người của tổ chức đã đến tại trụ sở của COECCO ở thành phố Vinh hồi tháng 5 năm nay, và biết được công ty này đã họat động trong ngành buôn bán và đốn gỗ tại Lào hơn 20 năm rồi. Hầu như phần lớn gỗ tròn của COECCO là từ những khu rừng nằm trong diện bị phá để xây dựng thủy điện. Rất ít các công ty được phép tiến hành họat động đó tại các khu giải tỏa như thế.
Chính một công nhân làm việc tại cảng Qui Nhơn thừa nhận với điều tra viên của EIA là 95% gỗ tròn tại đó từ Lào về và hầu hết thuộc quân đội Việt Nam, đặc biệt của Quân khu bốn.
Lọai gỗ tròn có những dấu tương tự cũng được nhận thấy tại một bãi gỗ khổng lồ nằm ở khu vực biên giới giữa hai cửa khẩu của Lào và Việt Nam là cửa khẩu Bờ Y tại tỉnh Kontum, Việt Nam. EIA có thể khẳng định số gỗ đó lấy từ một công trình xây dựng đập thủy điện gần vị trí đó phía bên đất Lào.