Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 13 tháng 3, 2013

Tin ngày 14/3/2013 - cập nhật

  • Trung Quốc đuổi tàu cá Việt Nam ra khỏi Hoàng Sa (RFI) - Bản tin của Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc (CRI) hôm nay 13/03/2013 dẫn nguồn tin của Tân Hoa Xã cho biết các tàu hải giám của nước này đã đuổi hai tàu đánh cá của Việt Nam đang hoạt động trong vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa vì bị cho là xâm phạm lãnh hải của Trung Quốc.
  • Việt Nam bị phê phán về tệ nạn buôn lậu sừng tê giác (RFI) - Hai ngày trước lúc Hội nghị Công ước cấm buôn bán các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng (CITES) - họp ở Bangkok - bế mạc, vào hôm qua, 12/03/2013, Việt Nam đã bị cộng đồng quốc tế phê phán đích danh là thiếu cố gắng trong cuộc chiến chống tệ nạn buôn lậu sừng tê giác trên thế giới.
  • Tuyết rơi dày bất thường làm tê liệt vùng tây bắc Pháp (RFI) - Trước khi bước vào mùa xuân có chục ngày, một đợt tuyết rơi dày chưa từng có từ hơn bốn chục năm qua đã đổ xuống các tỉnh miền tây bắc nước Pháp làm ngưng trệ nhiều hoạt động giao thông trong ngày hôm qua 12/03/2013.
  • Chiến đấu cơ Bắc Triều Tiên xuất hiện với số lượng kỷ lục (RFI) - AFP dẫn lại nguồn tin của báo chí Hàn Quốc hôm nay 13/03/2013 cho biết trong những ngày qua các chiến đấu cơ Bắc Triều Tiên xuất kích với số lượng lớn chưa từng thấy. Có thể đây là động thái phản ứng của miền Bắc trước các cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Hàn Quốc.
  • Nhật Bản muốn tăng cường quan hệ với ASEAN (RFI) - Là một nước đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, hôm nay 13/3/2013, Nhật Bản kêu gọi các nước Đông Nam Á hãy đoàn kết cùng Tokyo để xây dựng một chính sách an ninh khu vực cứng rắn hơn nhằm đối phó với Bắc Kinh.
  • Vatican có tân Giáo hoàng (VOA) - Khói trắng đã bốc lên từ một ống khói nhỏ trên Nhà nguyện Sistine ở Vatican, cho thấy các Hồng Y Công Giáo La Mã đã chọn được tân Giáo Hoàng.
  • Công ty quốc phòng Nga vào Nha Trang (BBC) - Công ty cổ phần NPO Avrora chuyên hệ thống điều khiển tự động và chỉ huy tác chiến của tàu chiến và tàu ngầm mở văn phòng ở Nha Trang.
  • Ngải Vị Vị ra đĩa nhạc rock (BBC) - Nghệ sỹ bất đồng chính kiến Trung Quốc cho biết sắp ra một đĩa nhạc đầu tay mang hơi hướng heavy metal.
  • Nghệ An có bí thư tỉnh ủy mới (BBC) - Phó Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Hồ Đức Phớc được bầu làm bí thư, thay ông Phan Đình Trạc đã lên Ban Nội chính Trung ương.
  • Tân Giáo hoàng và Việt Nam (BBC) - Người đứng đầu chương trình tiếng Việt của đài Vatican nói quan hệ Việt Nam - Tòa Thánh 'phụ thuộc chủ yếu vào Hà Nội'.
  • Trung Quốc thèm khát vùng Tam giác Vàng (BaoMoi) - Khi thế giới tập trung và các hành động của Trung Quốc tại Biển Đông, gã khổng lồ châu Á này đang thực thi một loại quyền lực khác dọc bờ sông Mekong.
  • Ngày 14.3.1988, hai lăm năm nhìn lại (BaoMoi) - Tháng 3.1988, 64 chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam ngã xuống trong sóng biển Đông đã tạo nên một giá trị lịch sử to lớn.
  • Vang vọng Gạc Ma (BaoMoi) - Các cựu binh Trường Sa bồi hồi quây quần bên nhau. Anh hùng Nguyễn Văn Lanh vòng qua nắm tay các cựu binh, xúc động thốt lên: “Cách đây 25 năm, chúng ta cũng từng làm nên những “vòng tròn bất tử” như thế này”...
  • Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Hội nghị cấp cao ACMECS 5 (BaoMoi) - TTXVN - Ngày 13-3, tại Thủ đô Viêng Chăn của Lào diễn ra Hội nghị cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ay-ây-a-oa-đi - Chao Phray-a - Mê Công lần thứ 5 (ACMECS 5) do Thủ tướng Chính phủ nước CHDCND Lào Thoong-xỉnh Thăm-ma-vông chủ trì. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự hội nghị.
  • Tàu hạt nhân Mỹ ở Hàn, Trung Quốc mua Su-35 (BaoMoi) - Mỹ để chiến hạm vũ khí hạt nhân ở lại Hàn Quốc: Sau khi kết thúc cuộc tập chung quy mô lớn với Hàn Quốc, Mỹ sẽ bố trí chiến hạm trang bị vũ khí hạt nhân ở lại vùng biển Hàn Quốc thêm một thời gian. Đây được coi là biện pháp bảo đảm “ô hạt nhân” cho Hàn Quốc trong trường hợp bất ngờ bị Triều Tiên tấn công. Dự kiến, cuộc tập trận chung sẽ kết thúc ngày 30/4 tới.
  • Tàu tiếp tế TQ xâm phạm Trường Sa, Mỹ từ chối Hàn (BaoMoi) - (Phunutoday) - Nhật muốn tăng cường hợp tác quốc phòng với ASEAN, chiến đấu cơ Triều Tiên ồ ạt xuất kích, TQ đưa trái phép tàu tiếp tế xuống Trường Sa, hội thảo Biển Đông diễn ra tại Mỹ... là tin tức thời sự chính ngày 13/3.
  • Cần có một con đường mang tên: Đảo Gạc Ma (BaoMoi) - Trong số 64 chiến sỹ hải quân hi sinh trong trận hải chiến đẫm máu trước quân Trung Quốc xâm lược ngày 14/3/1988 đã có 9 người là con dân TP Đà Nẵng. Thành phố này đã có 2 con đường Hoàng Sa và Trường Sa, thì Gạc Ma cũng là một địa danh cần có để khắc sâu vào lịch sử bảo vệ chủ quyền của dân tộc.
  • Nhật Bản kêu gọi thắt chặt quan hệ quốc phòng với ASEAN (BaoMoi) - Hôm nay (13/3), Nhật Bản đã lên tiếng kêu gọi tăng cường hơn nữa quan hệ an ninh với các quốc gia Đông Nam Á, một động thái cho thấy Tokyo đang muốn thúc đẩy tình đồng minh ngay tại thời điểm gia tăng căng thẳng tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc.
  • Hội thảo Biển Đông tại Mỹ, Tổng thống Obama lên tiếng (BaoMoi) - (Quốc phòng) - Từ ngày 13 tới 15/3, tại Mỹ sẽ diễn ra Hội thảo về tranh chấp ở Biển Đông, với nhiều chuyên gia quốc tế tham dự. Tổng thống Barack Obama kêu gọi các bên liên quan trong tranh chấp Biển Đông cần “tuân thủ luật pháp và chuẩn mực quốc tế nhằm giải quyết xung đột trong hòa bình và tôn trọng”.
  • Trung Quốc ngang nhiên điều tàu tiếp tế vào Trường Sa (BaoMoi) - Theo Tân Hoa xã đưa tin ngày 13/3, Hạm đội Nam Hải đã đưa loạt tàu tiếp tế vào hoạt động trái phép tại Trường Sa nhằm cung cấp hậu cần cho lực lượng binh sĩ hiện đang đồn trú phi pháp tại khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam.
  • Nhật phản đối Trung Quốc khảo sát đảo tranh chấp (BaoMoi) - Ngày 13/3, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga khẳng định sẽ không thể chấp nhận được nếu Cơ quan Thông tin Địa lý Bản đồ Quốc gia Trung Quốc tìm cách khảo sát quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông như một tờ báo của Trung Quốc đưa tin trước đó.
  • Trung Quốc định khảo sát đảo tranh chấp với Nhật (BaoMoi) - Phó Giám đốc cơ quan lập bản đồ Trung Quốc Li Pengde hôm qua tuyên bố tại Bắc Kinh rằng Trung Quốc sẽ gửi một nhóm tới khảo sát quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông vào 'thời điểm thích hợp'.
  • Nhật Bản kêu gọi ASEAN tăng cường quan hệ quốc phòng (BaoMoi) - Hãng tin AFP cho biết lời kêu gọi được Nhật Bản đưa ra tại hội nghị cấp thứ trưởng quốc phòng giữa Nhật Bản với ASEAN tại Tokyo. Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Akinori Eto nói: "Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có nhiều vụ việc liên quan tới an ninh và quốc phòng... trong đó có cả các vụ tranh chấp lãnh thổ trên biển Biển Đông”.
  • Trung Quốc đưa trái phép tàu tiếp tế xuống Trường Sa (BaoMoi) - (TNO) Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc vừa đưa vào sử dụng tàu tiếp tế nhỏ kiểu mới để cung cấp hậu cần cho binh sĩ của nước này đồn trú trái phép tại bãi đá Su Bi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
  • Nhật Bản phản đối Trung Quốc khảo sát Senkaku (BaoMoi) - Theo Kyodo, ngày 13/3, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga khẳng định sẽ không thể chấp nhận được nếu Cơ quan thông tin địa lý Bản đồ Quốc gia Trung Quốc tìm cách khảo sát quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông như một tờ báo của Trung Quốc đưa tin trước đó.
  • Nhật Bản hai năm tái thiết sau thảm họa: Mọi thứ vẫn ngổn ngang (BaoMoi) - PN - Trong thời điểm phải quan tâm đến biến động khó lường về tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc và Hàn Quốc ở vùng biển Hoa Đông, cũng như lời đe dọa của CHDCND Triều Tiên về một cuộc chiến toàn diện với láng giềng Hàn Quốc, nước Nhật đã kỷ niệm hai năm ngày xảy ra thảm họa động đất và sóng thần (11/3/2011) với tâm trạng ngổn ngang.
Bản tin tiếng Anh


  • Changan's big push overseas (Washington Post) - Changan is coming out with its response in the form of the Raeton, a mid-end, four-door sedan that will sell for 180,000 yuan in the United States and Europe .
  • Official says China won't take part in currency wars (Washington Post) - China won't engage in any "currency wars" by depreciating the value of the yuan through monetary easing policies to shore up the economy, as some major economies have done, said a former deputy central bank governor on Tuesday.
  • CEO optimistic about solar-power outlook (Washington Post) - China's troubled solar-panel manufacturing industry should see light at the end of the tunnel as early as this year, the CEO of a major panel manufacturer said.
  • Servicing a need for comfortable accommodation (Washington Post) - Serviced apartments are gaining popularity in China as international companies grow their operations. Also, more wealthy Chinese professionals are showing an interest in the market.
  • Reforms moving with the times (Washington Post) - As China's new leadership prepares to take charge, the nation has embraced the opportunity to deepen administrative reform by transferring power from the government to market forces and public opinion, via a restructuring plan announced by the State Council on Sunday.
  • Ambitious roadmap for city's south (Washington Post) - After the Beijing government decided to boost the development of the capital's southern sections in 2010, the area has turned into a bustling center of commerce and high-tech and educational institutes.
  • Halt urged to rising luxury goods prices (Washington Post) - A senior tourism official has urged the government to introduce price controls on imported luxury goods, which he said have reached unreasonable levels.
  • Minister optimistic on 2013 trade prospects (Washington Post) - China's exports kept gaining momentum in February amid increasing global demand, while the trade outlook for the whole year is "cautiously optimistic".
  • Mother's milk (Washington Post) - With many Chinese families having only one child, parents give their babies the best they can afford, especially when it comes to milk and food.
  • Playing with fate (Washington Post) - Liu Zhenyuntakes a gamble with the story of a woman who fakes her divorce and rattles a political system with the repercussions.Morals vs Money
  • China should remain on high alert for inflation (Washington Post) - China's central bank governor Zhou Xiaochuan said Wednesday that China should remain on high alert for inflation and the bank will take measures, including monetary policy adjustments, to stabilize prices.
  • Growth with Guizhou flair (Washington Post) - Poverty-stricken Guizhou province will push its own style of industrialization and urbanization.
  • Xi urges armed forces loyalty, discipline (Washington Post) - Xi Jinping, general secretary of the Communist Party of China (CPC) Central Committee, on Monday urged the country's armed forces to be "absolutely loyal" to the Party, sharpen fighting capacity and abide by disciplines.
  • Navy commandos conduct anti-piracy drill (Washington Post) - Naval commandoes from China’s 14th escort fleet board a launch boat to conduct a combat rescue exercise on March 10 in the Arabian Sea.
  • China calls for cyber rules (Washington Post) - Foreign Minister has rejected accusations that the Chinese government and military are behind cyber attacks on Western websites, calling for "rules and cooperation", instead of a cyber "war".
  • Controversial penalty in review (Washington Post) - Government agencies have been tasked with looking into the reform of laojiao, the process of re-education through labor, and the findings may soon be released.

Dân và Đảng ở Việt Nam sợ lẫn nhau?

VN thôi phạt xe không chính chủ nhưng muốn bắn vào chủ phương tiện nếu cần
Bình về quan hệ giữa dân và chính quyền, kiến trúc sư chính của Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ Thomas Jefferson viết:
"Khi dân sợ nhà nước ắt sinh bạo chúa, khi nhà nước sợ dân tất có tự do."
Nhìn vào xã hội Việt Nam ngày nay, vế đầu của câu nói này có vẻ đúng hơn so với vế sau.
Nhưng cũng đã có những dấu hiệu cho thấy sự bất tuân của người dân đã ngày càng tăng về cả số lượng và cường độ trong khi chính quyền thể hiện sự sợ hãi, và ở góc độ nào đó sự phục thiện.

Nông dân chở mít ở Đắk Lắk
Nông dân chở mít ở Đắk Lắk
Động thái gần đây nhất về sự lùi bước của chính quyền trước phản ứng của người dân là việc Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng Bấm tạm rút lại một thông tư về phạt xe không chính chủ hôm 11/3.
Quyết định của Bộ Giao thông đưa việc phạt xe không chính chủ vào quy định xử phạt hành chính trong giao thông cuối năm ngoái đã gây ra làn sóng phản đối với cả một video tự chế trên YouTube kèm theo lời lẽ đả phá ông Thăng mà nay đã được gần nửa triệu người xem.
Hôm 6/3, trong một quyết định có ý nghĩa quan trọng hơn nhiều lần, người đứng đầu ngành lập pháp Nguyễn Sinh Hùng Bấm tuyên bố kéo dài thời hạn đóng góp ý kiến cho sửa đổi Hiến Pháp tới hết tháng Chín thay vì khóa sổ vào 31/3.
Trước đó thành phố Hà Nội thậm chí còn tuyên bố sẽ Bấm kết thúc lấy ý kiến vào ngày 7/3.
Trong đợt góp ý kiến sửa đổi Hiến Pháp lần này, hàng ngàn công dân đã đi theo khẩu hiệu "điều duy nhất cần sợ chính là nỗi sợ" và kêu gọi bỏ Điều 4 nói về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Họ nói rằng Việt Nam đã có hàng ngàn năm lịch sử và sự tồn tại nhất thời của một chính đảng, cũng như các triều đại phong kiến trước đây, không phải là điều bất biến để có thể đưa vào Hiến Pháp.
Có người còn so sánh chính quyền hiện nay với chính quyền phong kiến khi gọi họ là triều đình "nhà Sản".

Cảnh sát giao thông
Công an Việt Nam muốn được quyền bắn người tham gia giao thông khi họ bị đe dọa
Công an lùi bước

Quyết định kéo dài thời gian lấy ý kiến của người dân được ông Nguyễn Sinh Hùng công bố sau khi chính ông công khai chỉ trích một số ý kiến đóng góp mà ông nói là không trái luật nhưng "không đúng quy định".
Nhưng cũng ông Hùng chính là người góp phần mang lại sự xuống thang của Bộ Công an hồi cuối tháng Hai.
Ông Nguyễn Sinh Hùng phản đối việc bỏ hộ khẩu của người ra nước ngoài và vào tù
Hôm 28/2, bộ đầy quyền lực đã phải Bấm rút lại đề xuất xóa đăng ký thường trú của người đi nước ngoài trên hai năm và đi tù.
Ngoài sự phản đối của người dân, ông Hùng cũng lên tiếng trong vai trò người đứng đầu cơ quan đại diện lớn nhất của người dân:
"Cớ gì tôi đi nước ngoài mà ông ở nhà xóa tên tôi, đến quốc tịch mà tôi còn được giữ nữa là?"
"Tự do gì mà tôi vừa ra khỏi nhà đi nước ngoài một cái thì ông bảo ông xóa tên tôi trong sổ? Cái sổ của ông rất to, ông chỉ cần chú thích trong đó là tôi đi vắng, chứ làm gì phải xóa?”
Là người đã có hàng loạt các chuyến công du tới các nước trên thế giới, ông Hùng có lẽ cũng hiểu hộ khẩu là khái niệm chỉ tồn tại ở một số nhỏ các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam và Trung Quốc, nước được xem là đã đẻ ra hộ khẩu từ trước Công Nguyên.
Đây có thể xem là một dạng phân biệt đối xử dựa trên nơi cư trú và quyền "tự do cư trú" được quy định trong Hiến Pháp đã không đồng nghĩa với việc được đối xử bình đẳng tại mọi nơi cư trú.
Lùi một tiến hai?
Nhưng sau khi xuống nước về hộ khẩu, phiền toái vốn có thể được giải quyết bằng tục lót tay, Bộ Công an lại đưa ra đề nghị gây tranh cãi hơn.
Đó là quyền được nổ súng vào dân trong một số trường hợp mà các Bấm luật sư đã ngay lập tức coi là trái Pháp lệnh và cả Hiến Pháp.
Đòi hỏi được quyền bắn vào người điều khiển phương tiện giao thông nếu cảnh sát nghĩ rằng họ có thể "gây hậu quả nghiêm trọng" đang hứng chịu cơn thịnh nộ của nhiều người dân.
Nhà báo Huy Đức viết trên Facebook: "Trong khi người dân đang cần được bảo vệ trước sự lạm quyền của người thi hành công vụ, đặc biệt là công an thì Bộ lại đề nghị cho CA dùng súng bắn dân chống người thi hành công vụ."
Ông Huy Đức cũng nói cần có thống kê về chuyện số dân bị công an đánh và bị chết cùng với số công an bị dân đánh tử vong để có thể đưa ra gợi ý thay đổi pháp luật.
Đề nghị của Bộ Công an cho thấy cách nhìn của họ về sự cần thiết phải xử lý những người mà họ nghĩ rằng sẽ phạm tội thay vì những tội phạm.
Cách nghĩ này ở những nước cộng sản đã khiến người ta nghĩ ra những chuyện tiếu lâm như chuyện một cô gái bị ông trưởng thôn bắt vì có dụng cụ nấu rượu lậu liền hô to "hiếp dâm".
Bị trưởng thôn phản đối, cô gái nói nếu cô bị quy vào tội nấu rượu chỉ vì có dụng cụ nấu rượu thì trưởng thôn đã sẵn có "dụng cụ hiếp dâm".
Tâm lý cần chấn chỉnh tư duy và suy nghĩ bên cạnh hành vi ở Việt Nam cũng thể hiện qua vụ trang điểm tin Ba Sàm bị tấn công.
Cũng như các vụ đánh sập trang bauxite Việt Nam trước đây, công an gần như chắc chắn sẽ không vào cuộc để tìm ra thủ phạm của các vụ tấn công mạng.
Những người cầm quyền ở Việt Nam không nói ra nhưng họ muốn các công dân hiện đại phục tùng họ như những thần dân của những thế kỷ trước.
Nhiều người trong giới lãnh đạo không thể chấp nhận quan điểm mà một nhà bất đồng chính kiến của Việt Nam dẫn rằng chính quyền "như tã lót" và cần phải thay thường xuyên để đảm bảo sự sạch sẽ.
Đa số các đối tác chiến lược của Việt Nam trong đó có Anh Quốc đã coi việc "chống" nhà nước là quyền của người dân và thậm chí trang bị cho họ vũ khí để làm như vậy qua việc cho phép tự do lập đảng, tự do biểu tình và tự do xuất bản.
Trong thời hiện đại ở Việt Nam, câu nói của Thomas Jefferson có thể được bổ sung bằng:
"Khi dân sợ Đảng, ắt sinh bạo chúa, khi Đảng sợ dân, tất có tự do."
Nguyễn Hùng

Bùi Tín - ‘Người cha các dân tộc’ thành con yêu tinh

Tháng 3 năm nay là kỷ niệm lần thứ  60 cái chết của một nhân vật lịch sử Joseph Stalin, người từng cai trị Liên Bang Xô Viết suốt 30 năm (1922-1953) bằng một chế độ độc tài Cộng sản  cá nhân sắt máu.
Con người này có  nhiều chức tước: Tổng Bí thư đảng CS Liên Xô, Lãnh tụ đệ Tam Quốc tế CS sau khi Lenin mất năm 1924, Tổng Chỉ huy, Tư lệnh tối cao, Đại Nguyên soái Liên bang Xô viết…Ở thời kỳ cực thịnh, Stalin được suy tôn là “Lãnh tụ vĩ đại của các dân tộc” và “Người Cha của các Dân tộc”. Riêng đảng CS Pháp gọi ông một cách thân thiết đặc biệt là “Le Petit Père Aimé de tous les peoples” (Người Cha thân thương của mọi dân tộc).   
Năm nay, báo chí châu Âu và thế giới nhắc khá nhiều đến nhân vật lịch sử này với một số phát hiện mới. Cuốn sách được chú ý nhất là tác phẩm tiếng Pháp Le canapé du Diable (Chiếc ghế trường kỷ của Quỷ sứ), hay còn có tiêu đề phụ Les 5 jours d’agonie de  J. Staline (5 ngày hấp hối của J. Stalin) của nhà báo Thierry Lentz, do tuần báo Express xuất bản.
                                                                                                                           
Sáng tác này nằm chung trong bộ sách lớn mang tít chung là Les derniers jours des dictateurs (Những ngày cuối cùng của những tên độc tài), viết về những cái chết của Mussolini, Mao Trạch Đông, Francisco Franco, Tito, Nicolae Ceaucescu, Mobutu Sese Seko, Saddam Hussein và Muammar Gaddafi.
Phát hiện mới khẳng định Stalin chết là chính do tính nghi kỵ bệnh hoạn ở cuối đời, vì đã gây án oan không biết cơ man nào mà kể trong các đợt thanh trừng lớn diễn ra suốt thời kỳ cầm quyền. của ông ta.
Trước Thế chiến thứ II, Stalin mở cuộc Đại thanh trừng năm 1937, bắn bỏ 70.000 sỹ quan trung, cao cấp quân đội cũ và bỏ tù 20.000 người khác chỉ vì bệnh đa nghi dai dẳng, sợ họ làm phản khi chiến tranh xảy ra. Thời gian sau, ông đã đặt bút ký tên duyệt án xử bắn thêm 44.000 người nữa. Tháng 3/940 ông ký duyệt xử bắn hơn 20 ngàn sỹ quan Ba Lan trong rừng Katyn, gần Smolensk.
Do Stalin chủ quan, tin tưởng phát xít Đức sẽ không tiến công Liên Xô trước vì bị ràng buộc bởi hiệp ước Xô - Đức tháng 8/1939, nên khi chiến tranh nổ ra tháng 6/1941, quân đội Liên Xô bị bất ngờ, ngay trong những tháng đầu đã tổn thất hơn 1 triệu quân, mất gần 1 triệu km vuông lãnh thổ. Đầu tháng 12/1941 quân Đức chỉ còn cách thủ đô Moscow có 22 km.
Chưa kể hàng chục triệu người chết do thanh trừng, đói kém, di dân cưỡng bức thời Lenin (1917 - 1924), riêng thời Stalin (1924 - 1953), số người chết do nhiều đợt thanh trừng, khủng bố, chết đói do tập thể hóa nông nghiệp và di dân Do Thái đến Uzbekistan và Kazakhstan, tổng số lên đến hơn 20 triệu sinh mạng.
“Năm ngày hấp hối của Stalin” được kể lại như sau: Tối thứ Bảy 28/2/1953, cả Bộ Chính trị khoảng 20 người như thường lệ họp tại nhà nghỉ riêng của Stalin ở Kountsévo, cách điện Kremlin chừng nửa giờ xe ô tô. Sau một bữa ăn, uống rượu mạnh, xem phim, mọi người ra về.
Stalin ở lại một mình trong ngôi nhà, thường mệt mỏi, mặc luôn bộ cánh y phục nằm trên ghế sofa để chợp mắt, không vào phòng ngủ. Hôm ấy buổi họp khá căng. Mọi người cảm thấy Béria sắp bị sa thải đến nơi, tiếp theo là Molotov, mà bà vợ vừa bị Stalin giao cho mật vụ tra hỏi một số vấn đề. Sau 2 tay này sẽ có thể đến Khrushchev. Vụ án “áo choàng trắng” - các bác sỹ bị nghi có âm mưu ám sát Stalin, đang gay gắt.
Mấy tháng nay nghiêm lệnh của Stalin là không được đánh thức ông trong giấc ngủ, khi có chuông gọi mới được vào phòng ông. Cả ngày Chủ nhật 1/3 không ai biết có gì đã xảy ra, vì không nghe chuông gọi. Dạo này ông hay lên cơn đau khớp, nhức đầu, cáu gắt, mọi ngưòi càng sợ. Đến tận 22 giờ, chuyến công văn mật và khẩn từ điện Kremlin xuống, Đội trưởng cảnh vệ và người quản gia được mời đến, mở cửa ra, thấy Stalin nằm trên sàn nhà, bất tỉnh, vẫn thở nhẹ nhưng không nói được.
Họ điện khắp nơi để tin cho Béria nhưng ông này đi vắng, một giờ sau lệnh của Béria mới tới:  “Để nguyên, không được làm gì, chờ!”. Khoảng 3 giờ sáng thứ Hai 2/3, Béria cùng Malenkov đến, nhìn qua, Béria chỉ thị: “Không được tiết lộ gì ra ngoài, để ông ấy yên ngủ”. Một giờ sau Béria chỉ thị cho Bộ trưởng Y tế Tratiakov, ông này cử ngay toán chuyên gia do Giáo sư Bác sỹ Loukomski dẫn đầu đến khám nghiệm, với sự có mặt của 4 nhà lãnh đạo Molotov, Mikoyan,  Kaganovitch và Vorochilov, với nhận xét: huyết áp tụt thấp, liệt bên phải, xuất huyết não trái nặng, phía trái co giật. Như vậy hơn 20 giờ sau khi xảy ra tai biến, bệnh nhân mới được khám, nhưng không có phương án chữa trị nào ngoài chỉ thị: để bệnh nhân nằm nghỉ nơi thoáng, yên tĩnh.
Suốt cả ngày thứ Ba 3/3 Bộ Chính trị họp để bàn về sự kế thừa Staline bởi bộ ba tập thể Malenkov, Kaganovitch và Bulganin, do Malenkov làm Tổng Bí thư. Ngày thứ Tư 4/3 ra thông báo về bệnh tình đáng lo ngaị của Stalin, ngày thứ Năm 5/3, bệnh nhân nôn ra máu, khó thở, trụy tim và tắt thở vào lúc 9 giờ 50 phút ,thọ 75 tuổi.
Ngày 9/3 ở Moscow làm lễ an táng trọng thể Stalin với 5 triệu người đi viếng, do chen chúc có hằng trăm người bị thương. Thi hài Staline được đặt trong Lăng Lenin và Stalin trên Quảng trường Đỏ. Tháng 2/1956, gần 3 năm sau, tại Đại hội XX đảng CS Liên Xô, tệ sùng bái cá nhân Stalin bị lên án. Tháng 10/1961, thi hài Stalin được chôn ở chân tường điện Kremlin. Nhiều tượng của Staline bị phá đổ, gần đây là cả bức tượng hiếm có còn lại ở quê hương Gruzia của ông đã bị phá sập.
Ở Pháp, nơi vốn có đảng CS mạnh, từng nổi tiếng là “đảng của những người bị bắn” (le parti des fusillés) do đảng viên CS tham gia đông đảo các đội du kích chống phát xít Đức, phối hợp với Hồng quân Liên Xô, ảnh hưởng Stalin rất lớn. “Người Cha thân thương của mọi dân tộc” là danh hiệu phổ biến nhất của ông. Gia đình Cộng sản nào cũng có ảnh Đại Nguyên soái Josseph Stalin ở nơi trang trọng nhất. Có nơi ngày Noel , “Ông già Stalin” thay cho “Ông già Noel” tặng quà cho các em bé.
Nay thì hết, không còn gì nữa. Qua những trang sách, những bức ảnh, những cuốn phim,  Stalin hiện nguyên hình là kẻ sát nhân hàng loạt, do động cơ quyền uy, danh vọng cá nhân. Trong cuốn sách nói trên, tác giả gọi ông là “Sa hoàng Đỏ, “chiếc ghế trường kỷ của Quỷ sứ”. Sách cho thiếu nhi Pháp còn vẽ ông như con “Đại Yêu tinh” (le Grand Ogre) ăn thịt người…
Có nhà bình luận cho rằng ác giả ác báo, cuộc hấp hối đau đớn uất hận tột cùng của tên phạm tội diệt chủng chống nhân loại, kéo dài suốt 5 ngày đêm mà không nói được nên lời, là sự cảnh cáo mọi nhà độc tài CS coi nhân dân như cỏ rác, muốn đầy ải, bỏ tù, giết hại ai là tùy tiện thực hiện, do có quyền lực tự cho là tuyệt đối trong tay.
Ai bảo Bộ Chính trị CS Việt Nam hiện nay không mang tinh thần khủng bố và thanh trừng kiểu Stalin, coi bất cứ công dân, đảng viên, sỹ quan, viên chức, nhà báo, sinh viên  nào không phục tùng mình là kẻ thù cần tiêu diệt, cho vào tù hay đuổi việc, dù cho đó chỉ là những em sinh viên như Nguyễn Phương Uyên, Nguyễn Hoàng Vi, Đỗ Thị Minh Hạnh, hay như nhà báo Nguyễn Đắc Kiên mới đây nhất…

Bùi Tín
13.03.2013

* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Chân dung tân Giáo hoàng Francis

Tân Giáo hoàng Francis xuất hiện trên ban công của Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, ngày 13/3/2013.
Tân Giáo hoàng Francis xuất hiện trên ban công của Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, ngày 13/3/2013.
Hồng y Jorge Mario Bergoglio, vị giáo hoàng thứ 266 của Giáo hội Công giáo sinh tại Buenos Aires, Argentina, năm 1936.
Ngài là con một di dân đến từ Ý và thân phụ Ngài là công nhân đường sắt.
Tân giáo chủ của 1,2 tỉ người Công giáo thế giới lấy tước hiệu Francis I và là người gốc châu Mỹ Latinh đầu tiên giữ ngôi vị này.
Châu Mỹ Latinh là nơi có nhiều tín đồ Công giáo, trong đó người Công giáo tại Brazil và Mexico chiếm đa số.
Đức Giáo Hoàng Francis học khoa học xã hội tại Santiago, Chile, và vào năm 1960 tốt nghiệp ngành triết tại trường đại học Công giáo Buenos Aires.
Ngài thụ phong linh mục năm 1969, và thuộc dòng Tên. Trước khi làm hồng y vào năm 2001, Ngài là Tổng giám mục của Buenos Aires từ năm 1998.
Ngài được biết đến là một người có lối sống giản dị, khiêm nhường, bảo thủ về mặt giáo luật và có quyết tâm về công bằng xã hội.
Ngài nói với đám đông ở Vatican City vào đêm thứ Tư rằng: “Nhiệm vụ của mật nghị hồng y là chỉ định giáo hoàng và có vẻ các hồng y anh em của tôi đã chọn một trong những người từ phương xa, và tôi đã đứng đây."
Tốc độ của sự lựa chọn được xem là khá nhanh, chỉ dài hơn một chút so với cuộc bầu chọn Đức Giáo Hoàng Bênêđictô năm 2005, điều này cho thấy các vị hồng y mật nghị đã nhanh chóng kết hợp sau lưng một ứng viên, dù có những tin tức nói rằng có nhiều bất đồng nơi các hồng y.
(VOA)

Thanh niên không thể là đàn cừu

Tiếp theo các bài báo trên Quân đội nhân dân và Tạp chí Cộng sản là phong trào tuyên truyền trong giới sinh viên về những điểm thiết yếu trong dự thảo Hiến pháp năm 92 do kiến nghị 72 nhắm tới. Mặc Lâm ghi nhận những diễn biến mới nhất của nhà nước nhằm nhắm tới lực lượng thanh niên trên phương tiện truyền thông đại chúng.
Sai lầm của bộ máy tuyên truyền
Phát sóng trên VTV1 vào tối Thứ Sáu tuần qua trong chương trình hội thảo góp ý sửa đổi Hiến pháp của sinh viên trường Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, khán giả quan tâm theo dõi đã chứng kiến một chương trình chính trị một chiều, không khác chút nào so với những bài bản tuyên truyền từ nhiều chục năm qua bất kể công nghệ internet đã biến mọi thông tin trở thành thức ăn hàng ngày của thanh niên Việt Nam ngày nay.
Những thông tin tới từ nhiều nguồn trên internet dù muốn hay không cũng tự động thâm nhập vào bộ nhớ của hầu hết thanh niên đang ngồi trên ghế nhà trường. Bên cạnh những điều cần nghiên cứu trong chương trình giáo dục, sinh viên tự động ghi nhận những tin tức chính trị từ mạng xã hội facebook, twitter hay các trang blog và ít nhiều họ cũng biết những gì đang xảy ra trên mặt bằng chính trị của đất nước.
Mặc dù thời gian học tập không cho phép đa số sinh viên tham gia vào những sinh hoạt chính trị tự nguyện, ngoài luồng nhưng nói rằng họ đứng bên ngoài các diễn biến chính trị là hoàn toàn chủ quan. Cuộc hội thảo trong chương trình trên VTV1 vừa qua đã lập lại sai lầm này như đã từng sai lầm trong bộ máy tuyên truyền của nhà nước.
Theo sự phân tích của ông Huỳnh Kim Báu, Chủ tịch Hội trí thức thành phố Hồ Chí Minh, người xem toàn bộ chương trình cho biết cuộc hội thảo đã được định hướng và đạo diễn: vài sinh viên lên phát biểu với nội dung không thể thay đổi điều 4 Hiến pháp vì Đảng Cộng sản đã có công cầm quyền, dẫn dắt nên cả dân tộc mới có ngày hôm nay. Rồi không thừa nhận quyền sở hữu đất đai, không tam quyền phân lập và chống lại điều mà chương trình gọi là “phi chính trị hóa quân đội”. Nhận xét của ông Huỳnh Kim Báu về các lập luận sinh viên đưa ra:
“Chuyện công lao quá khứ với hiện tại là hai phạm trù khác nhau. Anh có thể có công với quá khứ nhưng bây giờ có tội với tương lai. Không thể xét đoán công với tội mà cả dân tộc này chịu sự cai trị của Đảng suốt đời như vậy. Trong khi đó dân tộc, đất nước có trước Đảng. Trước khi là một Đảng viên thì là người Việt Nam đã, cái đó là điều hiển nhiên cho nên không thể lấy lập luận đó để bảo vệ.”

svlhn-305.jpg
Sinh viên Trường đại học Luật Hà Nội góp ý cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp hôm 28/02/2013.
Photo courtesy of TTO
Sự thật bị che dấu
Trong thời gian gần đây, Đảng ngày càng lộ rõ những yếu kém, khuyết điểm trầm trọng về kinh tế cũng như các chính sách và sự lộng quyền không thể kiểm soát. Về đối ngoại Đảng đã gây bất bình đến gần như uất ức đối với những hy sinh to lớn của những người đã nằm xuống trong trận chiến biên giới phía bắc với Trung Quốc. Ông Huỳnh Kim Báu chia sẻ những điều vừa mới xảy ra như một sự thật mà Đảng đang che dấu:
“Tôi lấy một ví dụ điển hình là Trung Quốc vừa rồi vào ngày kỷ niệm 17 tháng 2. Hàng vạn người hy sinh trong cuộc chiến tranh như thế, cuộc chiến do những người Cộng sản cầm quyền phát động rồi chính bây giờ cũng những người Cộng sản phủ nhận cuộc chiến tranh đó. Tàn nhẫn hơn nữa là đàn áp người yêu nước. Ngày 17 tháng Hai vừa qua những ai đi tưởng nhớ anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh đó, ở Hà Nội thì bị đàn áp, miền Nam thì tháo hết mấy cái băng rôn có viết chữ “Đời đời nhớ ơn anh hùng liệt sĩ” nội bằng chứng nhỏ đó thôi thì các bạn đủ suy nghĩ rằng Đảng Cộng sản còn xứng đáng hay không. Đấy là chưa kể sự thối nát, độc tài và đi ngược lại xu hướng của thế giới hiện nay, là một chế độ chũ nghĩa xã hội.”
Những người tham gia trên chương trình này là ai và liệu họ có đủ công bằng trong tư tưởng khi phát biểu không? Một người trẻ có rất nhiều trăn trở về tình hình đất nước là Nguyễn Hoàng Vi cho biết kinh nghiệm của cô về những đối tượng được mang ra tuyên truyền trong sinh viên như sau:
“Theo tôi nghĩ vấn đề sinh viên lên truyền hình phát biểu những lời như vậy đa số chắc chắn các bạn ấy phải là những người đoàn viên. Họ đã được nhồi sọ về tư tưởng Hồ Chí Minh và sự lãnh đạo độc nhất của Đảng từ nhỏ tới lớn cho nên các bạn sinh viên lên phát biểu như thế là bình thường. Tuy nhiên các phát biểu như thế không hề đại diện tất cả giới sinh viên bây giờ được. Ngay sự kiểm duyệt của các nhà đài của Cộng sản thì các bạn sinh viên không thề nào dám nói những điều họ nghĩ mà phải theo chỉ đạo của người nào đó đạo diễn chứ không thể nào tự ý được.”
Mang một vấn đề có hai mặt ra công khai trước dân chúng là một việc làm liều lĩnh của chính quyền. Đối với hệ thống, họ biết rõ lãnh vực tranh luận này rất nhạy cảm và nếu không khéo sẽ có tác dụng ngược rất nguy hiểm. Sinh viên là lực lượng khó tẩy não nhất trong thời đại ngày nay. Thứ nhất họ có quá nhiều thông tin, rõ ràng nhiều hơn những người trách nhiệm phụ trách tuyên truyền. Thứ hai, ngày càng ít người cảm thấy sợ hãi khi công khai phát biểu quan điểm của mình trước hành động sai trái của chính quyền. Thứ ba họ có mối liên lạc chặt chẽ và nhanh chóng với nhau nên nếu có gì xảy ra cho một người thì toàn cộng đồng được báo động và lúc ấy vấn đề sẽ trở nên khác hẳn.
Đem một đề tài thiếu thuyết phục ra nói trước sinh viên chứng tỏ nhà nước không còn cách chọn lựa nào khác. Những sinh viên phát biểu lại bị phát hiện là con ông cháu cha nên càng thất bại hơn. Ông Huỳnh Kim Báu chia sẻ:
“Tôi tin tưởng tương lai vận mệnh đất nước ở thế hệ trẻ. Bằng chứng là hôm nay đã gần 7.000 chữ ký trong kiến nghị 72 và mới vừa rồi là “Lời tuyên bố của Công dân tự do” và những người hưởng ứng đa số là sinh viên và tuổi trẻ. Tôi cho rằng những phát biểu này chẳng qua là những con vẹt đây là sự dàn dựng của chính quyền thôi. Chỉ theo lời đạo diễn thôi chứ không phải tụi nó đâu. Mặt mày của mấy thằng này tôi quan sát rất kỹ chắc là con của đám quan lại là chính. Tướng của họ có vẻ sang trọng giàu có lắm.
Tất nhiên sẽ có những số người như thế, nhưng số đó rất lạc lõng. Nếu như người Việt Nam trong những thế hệ trước đây có những tư tưởng bệnh hoạn như vậy thì nước Việt không có như ngày hôm nay.”
Hy vọng của ông Huỳnh Kim Báu không phải là lãng mạn trong tình hình hiện nay. Mặc dù chính quyền vẫn tỏ ra cứng rắn đối với những đóng góp tâm huyết đi ngược lại lợi ích của Đảng cầm quyền. Tuy sinh viên là giới tỏ ra im lặng trong nhiều trường hợp nhưng nếu cho rằng họ vô cảm trước vận mệnh quốc gia, đất nước là kết luận thiếu dẫn chứng lịch sử.
Hùng tâm tráng chí của thanh niên sẽ trỗi dậy khi giới hạn của nó bị phá vỡ. Nếu nhà nước vẫn tiếp tục đánh giá họ là một bầy cừu hiền lành thì cũng là điều bình thường như họ từng đánh giá sự hiền lành của người nông dân chân đất.

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-03-07 

Phản động lại tung chiêu ngụy tạo chữ ký ủng hộ “Kiến nghị 72″

Sau khi báo ĐĐK đăng tải bài viết “Sự thật đằng sau bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp trên một số trang mạng: sự nguỵ tạo có chủ đích”. Vạch trần bộ mặt giả dối của một số thế lực phản động trong việc ngụy tạo các chữ ký mạo danh ủng hộ những người soạn thảo Kiến nghị 72 (kiến nghị sửa đổi hiến pháp của 72 nhân sĩ, trí thức). Thì ngay lập tức “chủ nhân” đứng sau hành động này liền “xù lông nhím”, đưa ra đòn đáp trả bằng cái gọi là “Cáo bạch của trang Bauxite VN”.
Sự thật đã rõ mười mươi, nhưng thấy “trò mèo” của mình bị lật tẩy, nên trang này cố tình lấp liếm bằng cách ngụy biện rằng “họ đang bị những trang báo chính thống tấn công bằng cách chia rẽ, và vì để bảo vệ những người đã ký tên ủng hộ “bản kiến nghị 72” nên họ phải giấu địa chỉ và tên thật của những người ký tên”. Đúng là “cái lưỡi không xương, trăm đường lắt léo”, mấy cái kiểu lấp liếm kiểu này có khi chỉ gạt được mấy đứa trẻ lên ba thôi. Mà cũng không chắc vì trẻ con giờ thông minh lắm, nó mà nhìn thấy một lần rồi, khéo đưa lần hai nó lại nói: “định lừa cháu à? không được đâu “sói” ạ!” .
Thực tế, với tốc độ phát triển chóng mặt của công nghệ thông tin hiện nay, thì chỉ với một vài thao tác nhỏ trên internet bất cứ ai cũng có thể tạo ra được nhiều nickname khác nhau. Vậy thì căn cứ nào để khẳng định những số liệu về danh sách người ủng hộ “kiến nghị 72” là thật khi mà nhiều cái tên trong đó chỉ là chung chung, không có địa chỉ cụ thể, hoặc đã tự nhận là giả, mà ở đời những thứ đã là ảo, là giả thì số lượng nhiều đến đâu cũng chẳng có nghĩa lý gì cả.
Thế mới nói, ba cái trò giả mạo chữ ký ủng hộ các hoạt động chống phá chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước của một số trang mạng lề trái hiện nay chỉ là một chiêu bài “cũ rích” để lòe thiên hạ thôi.
Lại nhớ câu chuyện Nguyễn Phương Uyên (SV Trường ĐH Công nghệ Thực phẩm TP.HCM, bị cơ quan an ninh bắt giữ điều tra về hành vi tuyên truyền chống đối Nhà nước VN) và danh sách 109 sinh viên của trường đồng ký đơn gửi Chủ tịch nước đòi trả tự do cho Uyên. Thế nhưng khi chính quyền vào cuộc điều tra thì sự thật là không hề tìm thấy mã số thẻ của những sinh viên có tên trong danh sách trên, chính bản thân những sinh có tên trong danh sách cũng tỏ ra vô cùng bức xúc trước việc kẻ khác mạo danh tên mình để làm bậy.
Những thủ đoạn trên của một số phần tử thiếu thiện chí với Việt Nam thực chất là trò “thừa nước đục thả câu” để hòng tiếp tục lừa bịp, lôi kéo những người nhẹ dạ, cả tin mà thôi.
Bạn đọc Phú Vinh
(Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả)
(Website Nguyễn Tấn Dũng)

Ký Kiến nghị 72 ở Hà tĩnh: Phần lớn là danh sách giả mạo

Ông Từ Văn Diện
Sinh viên, nông dân Hà Tĩnh được nêu trong Bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992 trên một số trang mạng xã hội: Phần lớn là danh sách giả mạo
 Hà Tĩnh là quê hương của cách mạng, nơi sản sinh ra những người con kiên cường, anh hùng, bất khuất, giỏi giang. Truyền thống ấy đã được lịch sử ghi nhận và in sâu trong tiềm thức của nhân dân cả nước. Một số đối tượng đã lợi dụng đặc điểm này của Hà Tĩnh để phục vụ mục đích riêng của mình, điều đó thể hiện ở một số trang mạng xã hội đề tên sinh viên, nông dân Hà Tĩnh trong bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992. Ông Từ Văn Diện, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch MTTQ tỉnh, Phó trưởng ban chỉ đạo tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 và Luật Đất đai (sửa đổi) tỉnh Hà Tĩnh đã khẳng định với Đại Đoàn Kết:
Việc một số trang mạng xã hội đưa bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, đòi đa nguyên đa đảng, đòi tam quyền phân lập, đòi phi chính trị hóa quân đội Việt Nam…trong đó có một số sinh viên, nông dân Hà Tĩnh ký tên là hoàn toàn không có cơ sở và không đúng thực tế. Các ban công tác Mặt trận ở khu dân từ thôn, làng, xã, huyện, thị trấn là những nơi gần dân nhất, gắn bó với dân nhất. Và theo sự phản ánh từ các ban công tác Mặt trận, không có điều này xảy ra trên địa bàn của họ. Đa số người dân Hà Tĩnh đều đồng tình với Điều 4 mà Dự thảo Hiến pháp 1992 đã nêu. Vì hơn ai hết, người dân Hà Tĩnh đều hiểu rằng, nhờ sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam mà chúng ta mới được như ngày hôm nay.
Trong bản kiến nghị đó có một số nhân sĩ, trí thức có địa chỉ, tên tuổi, đơn vị công tác rõ ràng là đúng, còn phần lớn trong danh sách hầu như là giả mạo. Nếu chỉ nêu tên chung chung thì chúng ta có thể đưa ra được hàng trăm, thậm chí là hàng vạn cái tên không có gì là khó. Tôi khẳng định rằng, ở Hà Tĩnh không có hiện tượng như các trang mạng xã hội đã nêu. Điều đó đã làm ảnh hưởng đến quyền của nhiều người dân, làm giảm uy tín của nhân sĩ, trí thức tiêu biểu vì muốn xây dựng một bản Hiến pháp của nhân dân, vì nhân dân.
PV: Ông có thể cho biết việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 ở Hà Tĩnh và Luật Đất đai (sửa đổi) hiện nay đã và đang diễn ra như thế nào?
- Ngay sau khi nhận được Chỉ thị của Bộ Chính trị và Nghị quyết 38 của Quốc hội về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 và Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã thành lập Ban chỉ đạo với 18 thành viên. Ban chỉ đạo đã tổ chức triển khai việc lấy ý kiến nhân dân một cách đồng bộ từ tỉnh đến huyện, xã và cơ sở. MTTQ đã hướng dẫn, đôn đốc các tổ chức thành viên tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia góp ý một cách dân chủ, huy động trí tuệ của toàn dân nhằm xây dựng một bản Hiến pháp tốt nhất, phù hợp với yêu cầu của đất nước trong giai đoạn hiện nay và tương lai.
Việc lấy ý kiến nhân dân góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã trở thành một đợt sinh hoạt chính trị pháp lý sâu rộng, được các tầng lớp nhân dân tham gia góp ý hết sức tích cực.
Qua tổng hợp sơ bộ hiện nay đã có 98% các tổ chức, đơn vị, địa phương cơ sở trên địa bàn toàn tỉnh tổ chức các hội nghị, hội thảo, diễn đàn cho nhân dân góp ý. Hà Tĩnh có gần 1,3 triệu dân nhưng đã có tới 75 vạn ý kiến góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, trong đó có rất nhiều ý kiến tâm huyết, thiết thực. Các ý kiến của nhân dân phần lớn đều đồng tình rằng cần phải sửa đổi Hiến pháp để phù hợp với tình hình đất nước hiện nay. Đồng thời có đề nghị sửa đổi, bổ sung một số Điều, Chương của Dự thảo Hiến pháp. Trong đó có một số ý kiến đề nghị bổ sung vào Điều 4, Đảng phải có trách nhiệm trước nhân dân về quá trình lãnh đạo của mình.
Vai trò của MTTQ tỉnh Hà Tĩnh thể hiện như thế nào trong "đợt sinh hoạt chính trị pháp lý” lần này, thưa ông?
- MTTQ là nơi tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân, vì vậy, MTTQ chính là trụ cột của đợt sinh hoạt chính trị quan trọng lần này. Việc Chủ tịch MTTQ tỉnh làm Phó trưởng ban chỉ đạo đã chứng tỏ MTTQ chịu trách nhiệm một mảng lớn, bao quát trong các tổ chức chính trị - xã hội. MTTQ các cấp đã đứng ra tổ chức các hội nghị, hội thảo để lấy ý kiến góp ý trực tiếp từ các hội viên, đoàn viên, nhân sĩ, trí thức, người lao động…Mặt khác, MTTQ tỉnh đã thành lập một tổ giúp việc, tổ này chịu trách nhiệm thu thập ý kiến của bà con nhân dân bằng văn bản.
Chúng tôi cũng đã hướng dẫn các tổ chức thành viên, nhất là các tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn cấp dưới tổ chức cho đoàn viên, hội viên ở chi đoàn, chi hội cơ sở, đôn đốc ban công tác Mặt trận ở các khu dân cư tổ chức cho nhân dân tham gia góp ý của mình vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, đảm bảo Hiến pháp sẽ đến được với mỗi người dân.
Trân trọng cảm ơn ông!
Hạnh Nguyên thực hiện
(Đại Đoàn Kết)

Đâu là sự thật sau 25 năm Trung Quốc chiếm một phần Trường Sa

Ngày 14/3/1988, quân đội Trung Quốc đã sử dụng hỏa lực mạnh (đại bác 150 ly) tấn công Hải quân Việt Nam giết chết 64 lính công binh của ta (chỉ được trang bị vũ khí nhẹ), chiếm một phần rất trọng yếu của quần đảo Trường Sa. Không dừng lại ở đó, những đảo mà Trung Quốc đã chiếm được chúng không ngừng xây dựng thành các cứ điểm quân sự mạnh trên biển, chia cắt chiến lược quần đảo Trường Sa, khiến việc cơ động ứng cứu giữa các đảo do Việt Nam chiếm giữ trở nên rất khó khăn. Về chiến lược lâu dài, TQ đã sử dụng những đảo chiếm được làm bàn đạp tăng cường quân sự trên toàn biển Đông, uy hiếp nghiêm trọng toàn bộ lãnh hải, không phận và bờ biển nước ta từ Móng Cái tới tận Cà Mâu, phục vụ kế hoạch của TQ lấy biển Đông áp chế toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.

Trường Sa trước ngày nổ súng
Xung quanh sự kiện 14/3/1988, có nhiều câu chuyện được báo đài nhà nước đưa ra. Nhiều chi tiết, huyền thoại được công bố. Tuy nhiên, người ta thấy có nhiều điểm mâu thuẫn trong các câu chuyện và tình tiết này. Dân thì chỉ “vừa nghe nhạc hiệu, vừa đoán chương trình”.
Hải quân TQ nổ súng chiếm một phần quần đảo Trường Sa ngày 14/3/1988, sát hại 64 chiến sỹ Việt Nam. Tư liệu của phía TQ:


Sự thật là Trung Quốc đã công khai dã tâm dùng quân sự chiếm toàn bộ biển Đông cùng phần còn lại trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam, từng bước biến VN thành 1 tỉnh của TQ. Càng ngày, chủ quyền của Việt Nam càng bị uy hiếp nghiêm trọng. Lần đầu tiên trong lịch sử vài trăm năm, Việt Nam phải đối đầu với thách thức lớn như vậy từ phía TQ.
Sự thật nữa là tư duy chiến lược của các nhà lãnh đạo (trong đó có lãnh đạo quân đội VN) là rất kém. Sự mơ hồ, nhập nhằng giữa hệ tư tưởng và chủ quyền quốc gia khiến họ mắc sai lầm trong đánh giá chiến lược về nguy cơ từ phía kẻ thù. Do đó, khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội là rất thấp trong sự kiện 14/3/1988, không nhìn thấy được mức độ nguy hiểm, manh động và dã tâm lâu dài của TQ. Điều này dẫn tới sự đổ máu không đáng xảy ra cho binh lính ta cũng như dẫn tới việc mất những đảo có vị trí trọng yếu về tay Trung Quốc. Để từ đây, TQ tha hồ tác oai tác quái trên Biển Đông và đe dọa toàn bộ bờ biển Việt Nam. Thế phòng thủ chiến lược quốc gia của Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Kết hợp với quân sự, TQ liên tục dùng tư tưởng, ngoại giao, kinh tế dụ dỗ, mua chuộc một cách tinh vi các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam, làm mất phương hướng, dẫn đến tê liệt ý chí phòng thủ của Việt Nam. Chúng còn dùng ảnh hưởng trên trường quốc tế để từng bước cô lập ta trên các diễn đàn … Một sự thật nữa là từ chỗ không có chỗ đứng nào ở quần đảo Trường Sa, sau 25 năm, TQ đã có những cứ điểm mạnh về quân sự tại quần đảo này. Cán cân chiến lược tại Trường Sa và Biển Đông đang ngày càng thay đổi theo hướng có lợi cho TQ và bất lợi cho Việt Nam.
(Cầu Nhật tân)

Bảo Giang - Khi gió nổi lên

quat gio
Hình minh họa
“Thuyền ra khơi lưới cá, không cần mang theo nhiều cái lưới mành, nhưng cần cái lưới vừa khổ và bền, chắc”.
Nay thì cả nước đang đối diện với Làn Gío Mới.  Làn gió của Công Lý, Sự Thật và Nhân Quyền. Một làn gío cực tốt lành, bảo đảm đem đến cho mọi người an vui thay nước mắt, hạnh phúc thay sầu khổ. An bình thay bạo tàn, áp bức. Yêu thương thay thế cho hận thù. Bao dung, tha thứ cho những lầm lỗi… Tuy thế, việc đón nhận làn Gío Mới này lại không đồng nhất. Trái lại có khuynh hướng đối chiều nhau.
1.      Nhóm thứ nhất.
Bao gồm một số thành phần thủ cựu, có tính vô văn hóa ở trong đảng CS.  Họ luôn chống lại nhân dân. Chống lại Công Lý, Sự Thật và quyền con người. Chống lại sự hiểu biết, tiến bộ của trí tuệ và nhân bản. Nhóm này chủ trương bám trụ quyền lực bằng bạo lực, gian dối. Chấp nhận làm nô lệ cho chủ nghĩa bành trướng Trung cộng để có quyền lợi thay vì về với cội nguồn dân tộc Việt. Phương châm hành động của nhóm là phi nhân bản, phi lương tri và phi đạo nghĩa con người.
2.      Nhóm thứ hai.
Dân chúng Việt Nam và một bộ phận không nhỏ (theo ước tính của NPT) nghĩa là lớn, mà lớn là phải hơn một nửa, hoặc có thể lên tới 2 phần ba trong tổng số các đoàn đảng viên cộng sản đã từ bỏ chủ nghĩa gian dối, phi nhân của cộng sản, hoặc, đang âm thầm trở về với cội nguồn văn hóa và nhân bản dân tộc nhưng chưa tỏ bày công khai vì những lý do cá nhân hay gia đình. Tuy  nhiên, cái lý thuyết của Tam Vô không còn làm chủ thể bản thân của họ. Họ đã sẵn sàng về với nhân dân khi có cơ hội.
A.     Thái độ của nhóm một.
Quyết đào đường, đắp mô ngăn chặn Làn Gío Mới bằng mọi gía, kể cả bạo lực để củng cố chế độ. Họ ảo tưởng trong danh vọng và quyền lực, không đi theo sát với những cao trào dân chủ và tiến bộ trên thế giới.
Thật ra đối sách này không lạ, hơn thế, mọi ngưòi đã nhìn thấy từ trước. Bởi vì, một là thiếu văn hóa, kém hẳn về đạo lý nhân bản. Hai là ăn càn nói bậy, làm liều đã quen thói, họ không thể có một  đối sách nào khá hơn như thế được. Đại diện cho nhóm này đã ồn ào phát biểu trong những ngày qua là Nguyễn phú Trọng (NPT): “ngăn chặn những hành vi lợi dụng dân chủ việc lấy ý kiến nhân dân để tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước”. Hôm 25/2/2013, tại Vĩnh Phú, chính ông ta lại ra lệnh “Cho nên các đồng chí quan tâm xử lý cái này”. Loại phát biểu vô tư cách với nhân dân như thế đã bị Nguyễn đắc Kiên, một nhà báo vỗ trực diện. Tiếc là NPT, đã không có thể tìm được bất cứ một lời lẽ nào để phản bác lại lý lẽ của Kiên, ngoại trừ khả năng tặng cho Kiên một cái còng số tám hay một vụ đụng xe!
Đến Nguyễn sinh Hùng, cũng không học được bài học này, dù mang hàm chủ tịch quốc hội, cũng ăn càn nói bậy không kém khi Hùng tuyên bố:“ngăn chặn tuyệt đối việc lợi dụng việc lấy ý kiến, góp ý vào dự thảo Hiến pháp để tuyên truyền vận động nhân dân chống lại Đảng. Hỏi thử xem, cái chức vụ Y đang giữ, dù chỉ đóng vai, nhưng nó đại diện cho ai? Nếu đại diện cho dân, tại sao Y lại đặt vấn đề  “ngăn chặn tuyệt đối”  ý kiến của người dân? Đã thế, còn yêu cầu các ban bệ vào cuộc và phải “xử lý”  những ý kiến này? Hùng làm việc cho ai trong tư cách chủ tịch quốc hội? Cho dân mà không biết bảo vệ dân ư? Chẳng lẽ Hùng không hề biết rằng, Dân không phải là đoàn đảng viên, không bao giờ thuộc về hay bị ràng buộc vào một đảng phái nào hay sao? Dân không phải là đảng viên, không bị chi phối, ràng buộc từ đảng phái thì làm gì có chuyện phản đảng? Qủa là thất vọng lớn. Với một trình độ như thế mà có thể làm chủ tịch quốc hội ư? Tôi không tin, có chăng chỉ là một quốc hội chuột! Tuyệt đối không có tư cách đại diện cho nhân dân.
Ở đây, tưởng cũng nên vạch mặt một âm mưu thâm độc của Nguyễn sinh Hùng (NSH) trong việc triển hạn thời gian đóng góp ý kiến đến cuối tháng 9. Đứng trước việc có qúa nhiều người tham gia ý kiến và ký tên ủng hộ cho Lá Thư của HDGMVN, cho kiến nghị của 72 người và cho phong trào Công Dân Tự Do làm rúng động dư luận trong và ngoài nước, gây bất lợi cho con đường độc tôn chủ nghĩa. Nhưng chẳng có ma bùn nào kiến nghị ủng hộ cho việc giữ lại điều 4 trong bản dự thảo, ngoài việc đưa dăm ba cái lưỡi gỗ của thời tiền sử ra vò vẽ dăm ba câu. Bị bất lợi trưóc dư luận, NSH phải đề nghị kéo dài thời gian đóng góp ý kiến đến cuối tháng 9-2013 với mục đích, có thêm thời gian để thúc ép các quận huyện, tỉnh thành, thị xã, các cơ sở, cũng như các đơn vị đến tận phường, xã, tổ dân phố, khu xóm tại nông thôn, mở học tập và buộc người dân phải ký vào những yêu cầu, kiến  nghị làm sẵn là tuyệt đối ủng hộ điều 4 trong bản dự thảo. Việc làm đê tiện này không ngoài mục đích lấy con số, trưng ra chứng cớ cho là “toàn dân” ủng hộ việc giữ điều 4 trong HP. Đề nghị đồng bào tẩy chay loại kiến nghị dơ bẩn này.
Theo trò gian manh của Hùng, người ta có thể đọc trước được bản cáo sẽ được phổ biến, đại loại như sau: “Để góp phần vào viêc xây dựng xã hội chủ nghĩa, và phát huy tinh thần làm chủ tập thể đất nước của toàn dân. Quốc Hội nước  CHXHVNVN đã phát động chương trình toàn dân tham gia đóng góp ý kiến về việc sửa đổi HP. Kết qủa, tính đến trước ngày hết thời hạn, đã có 56 tỉnh thành, thị xã và tất cả các vùng nông thôn trên cả nước sôi nổi gởi những bản ý kiến, kiến nghị về ủy ban dự thảo HP. Vì nhu cầu ổn ịnh và phát triển đất nước, đã có hơn 40 triệu người trong hạn tuổi đi bỏ phiếu đưa kiến nghị và bày tỏ hoàn toàn ủng hộ bản dự thảo HP do Ủy ban dự thảo HP đề ra. Và có gần một triệu người đề nghị hủy bỏ điều số 4 trong bản dự thảo này. Toàn bộ những thỉnh nguyện và kiến nghị của nhân dân đã được UB dự thảo chyển sang văn phòng QH để đưa vào nghị trình làm việc trong phiên họp cuối năm của quốc hội để biểu quyết…”
Sau NS Hùng là những “tài năng” hàm ts, pts, gs, pgs. Đây là lớp người tôi cho là thuộc về thời dã sử, như Hoàng Chí Bảo lập lờ “Đảng với dân là thống nhất, phủ nhận Đảng tức là phủ nhận vai trò của dân. Vì dân mà phải bảo vệ Đảng, phải hiến định điều 4”. Nói theo kiểu Khổng Minh hí Ngô thì xem hình, thấy ông ta đã gìa rồi, có lẽ cũng chẳng mấy hôm nữa là tay bắt chuồn chuồn. Tôi khuyên ông nên ăn nói ý tứ một chút để khả dĩ có tý “đức’ mà để lại cho con, cho cháu như lời người xưa đã dậy. Bởi lẽ, xin hỏi ông, điều nào, ở đâu để làm cơ sở cho ông khẳng định rằng: “đảng với dân là thống nhất”? Có phải từ việc tổ chức họp các tổ dân phố, các cấp phường, thôn như những hung thần, theo lệnh nhà nước, ép dân ký giấy đồng thuận với điều 4, rồi ông cho đó là “thống nhất” chăng? Nếu đúng, thì xin trả lời ngay rằng: chả có ngưòi Việt Nam nào xa lạ với cái trò khỉ này của các ông. Nó không có lấy một tý gía trị xã hội nào hết.
Kế đến, nếu Vì Dân thì phải bảo vệ dân chứ tại sao lại bảo vệ đảng? Hỏi thế, là làm khó ts Bảo chăng? Nó có vượt qúa trí khôn của những TS nhà nước CS không? Thôi, tôi kể câu chuyện sau cho đơn giản nhá. Một con gà được chia ra làm bốn phần: phần đầu cổ. Phần đầu cánh. Phần cẳng chân. Phần thân mình. Vì Dân nên ông đưa ra điều 4 hiến định như sau: Vì nhân dân làm chủ nên Dân được hưởng ba phần chính, gồm: đầu cổ, đầu cánh, cẳng và bàn chân. Đảng là đầy tớ nên chỉ được nhận một phần là cái thân mình con gà mà thôi! Đó có phải là ý nghĩa Dân và đảng là thống nhất hay không? Vì cộng lại là một con gà! Vậy là vì Dân sao? Cái lối suy luận này ông học ở đâu thế? Có phải là người của thời dã sử  chăng?
Rồi hết ông pgs, ts kiêm nhà văn VC Nguyễn Thanh Tú, nguyên Phó tổng biên tập tạp chí Văn Nghệ Quận đội CS, ca cẩm lập lại “Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong Hiến pháp (Điều 4) là hợp lý, hợp tình”.(!?)  mà chả biết thế nào là hợp tình hợp lý? Khi người ta lấy nhau thì cũng hợp tình hợp lý,  đến khi ly dị thì cũng hợp lý hợp tình nốt! Lại tới phiên ông pgs, ts, tổng thư ký Hội Đồng “lí luận” trung ương Nguyễn viết Thông hát bài “ Tính hợp lý của Điều 4 trong Dự thảo Hiến pháp”mới là kinh hãi. Không biết nó hợp lý ở cái chỗ nào? Không biết có phải nó nằm ở trong trường hợp đã được định nghĩa ngay tại VP của HDND/tpHN: “bây giờ kẻ cướp vào nhà chúng tôi, rồi ngang nhiên ở đó, rồi không có giấy tờ gì hết và họ mạnh, chúng tôi không đuổi ra được thì đương nhiên họ chiếm hay sao?(TGM Kiệt). Nếu đúng như thế thì nhân dân Việt Nam xin chào thua ngay. Xin thua những người của thời ăn lông ở lỗ chẳng may lạc bưóc vào thời đại văn minh của chúng tôi! Thua vì chẳng có lý lẽ nào của thời Nhân Quyền có thể nói chuyện với thời dùng búa!
Cũng vì mang tính học của thời dã sử nên NV Thông lại viết:” nhân dân Việt Nam đã thừa nhận đảng cộng sản là đảng duy nhất lãnh đạo, không chấp nhận đa nguyên đa đảng”. Viết và chẳng cần chứng minh nó từ đâu mà có luận cứ này. Có phải từ những miếng giấy cán cộng ép dân ký trong những buổi gọi là học tập về đêm hay không? Hay lớp ngưòi tiền sử thường ăn ốc, nên viết như thế? Đối với xã hội ngày nay, ốc vẫn là món ăn ngon miệng, nhưng không hề có sách vở nào dạy “lý luận” như thế, nên không một ngưòi có học nào dám viết ra như thế cả. Tuy nhiên, ở đây có điều đáng khen là, dù ăn ốc, NV Thông cũng nói được một điều rất chính xác: “các tầng lớp nhân dân Việt Nam nhận thức rõ ràng hơn ai hết, nếu chấp nhận đa nguyên đa đảng, chế độ XHCN sẽ sụp đổ ngay lập tức”. Đó là một Sự Thật hiển nhiên không một ai chối cãi. Có lẽ vì sợ hãi nó đổ, NVT bị hỏng nồi cơm nên phải lý luận cho ra “ngưòi” của ủy ban thuộc UBLLTU để giữ lại cái điều 4 ấy bằng luận cứ: “Vai trò và quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là một sản phẩm tự nhiên, mang tính khách quan của lịch sử đất nước”  chăng?
Đúng đấy, ở điểm này, nó thật sự có vai trò của lịch sử đấy. Nhưng lịch sử nào thì cũng có đoạn kết và thay đổi không ngừng. Tuy nó có thay đổi, nhưng nó không mang tính lừa đảo, xảo trá như những dòng chữ “bỏ điều 4 hiến pháp là việc làm nguy hiểm, bởi nó đe dọa sự tồn vong của dân tộc” của NT Tú.  Và càng không bao giờ có tính cách vĩnh viễn. Để chứng minh điều này, và để xem nó có mang tính lịch sử vĩnh viễn hay không, tôi xin trân trọng kính mới qúy ts, pts, gs, pgs của thời tiền, dã sử như qúy ông NpTrọng, NS Hùng , NT Tú, NV Thông, HC Bảo…. vui lòng tham dự vào một buổi sinh hoạt văn hóa gồm các học sinh vừa tốt nghiệp tiểu học, và một số phụ huynh đang theo học lớp bình dân học vụ của thời đại văn minh, ngõ hầu nhờ đó, qúy vị may ra mà lãnh hội được chút ít vốn liếng văn hóa của thời tiến bộ.
_ Chào các em.
_ Chúng em chào cô ạ.
_ Hôm nay chúng ta học bài lịch sử về Tổ Quốc. Có em nào, vị nào biết Tổ Quốc là gì không?
_ Thưa cô Tổ Quốc là  nơi, như phần đất mình được sinh ra, lớn lên, sinh sống, làm việc, phục vụ và bảo vệ bằng cả con tim và khối óc, có khi là cả xương máu của minh nữa.
_ Gỉỏi lắm, cám ơn em. Thế đảng là gì nào? Các em nhớ đấy, hôm nay có cả các đồng chí lãnh đạo đảng dự lớp học với chúng ta đấy.
_ Thưa cô đảng là một tổ chức, có khi võ trang để đi ăn cướp và giết người. Có khi lại hội nhau để làm chính trị quyền lợi ạ.
_ Tổ Quốc và đảng, cái nào lớn?
_ Thưa cô Tổ Quốc là trên hết, là muôn đời, đảng thì nhỏ bé và mới có mấy chục năm thôi ạ!
_ Cán bộ là gì, có ai biết không?
_ Thưa cô, lần trước không có mấy ông này tham dự, cô bảo: Cán bộ là đầy tớ của nhân dân ạ. Họ là những công cụ giúp dân xây dựng đất nước ạ.
Bất ngờ một tràng vỗ tay nổ vang. Các tiến sỹ của thời tiền sử nở mặt nở mày, đứng thẳng ngưòi dậy mà vỗ tay: Xuất sắc, kiệt xuất sắc. Vượt chỉ tiêu tính đảng, cô giáo phải thưởng nhớn cho em ngay nhá!
_ Thưa cô, em là học sinh ở nông thôn, em thấy đảng, hay cán bộ giống như là…. là trâu, bò, giúp cho người dân trong việc sản xuất ạ?
_ Em nói sao?
_ Thưa cô, trâu, bò thì phụ giúp cho ngưòi dân trong việc đồng áng. Cán bộ, đảng thì giúp cho dân trong việc nước. Cả hai đều là công cụ xây dựng cơ sở và phát triển đất nước. Hơn thế,  cán bộ còn được định nghĩa là đầy tớ của nhân dân, trong khi trâu, bò, không phải là đầy tớ, chỉ là những công cụ vượt thời gian, giúp và hỗ trợ người nông dân trong sản xuất thôi. Những con trâu, con bò kia, khi thì kéo cày khi thì kéo xe, khi thì được nghỉ ngơi là do sự chỉ đạo của người làm chủ. Chả có con nào đòi độc quyền nghỉ ngơi, kéo xe hay kéo cày bao giờ ạ.
_ Bảo nó thôi phát.
_ Thưa ông, em chưa nói hết ạ. Theo em, việc trâu, bò kéo cày, kéo xe là lẽ tự nhiên, mang tính khách quan của lịch sử, nhưng cũng là chủ quan nữa ạ. Tuy nó mang tích cách lịch sử lâu dài hơn đảng ta, nhưng nó vẫn không có tính cách vĩnh viễn. Vì ngày nay nhiều nơi đã thay trâu, bò bằng xe cày, xe kéo, để tăng gia sản xuất. Phần trâu, bò, không tranh dành lấy tính cách lịch sử của mình. Như thế, theo em, dù lịch sử có khách quan hay chủ quan thì cũng thay đổi. Không có lịch sử nào là vĩnh viễn. Trâu, bò hay sự phục vụ của đảng ta, của cán bộ cũng chỉ là một giai đoạn của lịch sử và thay đổi. Con trâu, con bò còn không đòi cho mình quyền ưu đãi mang tính lịch sử vĩnh viễn, chẳng lẽ đảng lại đòi độc quyền giữ điều bốn ư?
Câu chuyện nhỏ thôi, dù là ở hai thời đại khác nhau, nhưng chắc qúy vị cũng có thể hiểu được lý lẽ và tính lịch sử của vấn đề?
Về phía nhân dân thì ra sao?
Họ chủ trương xây dựng một đất nước Độc Lập trong Tự Do, Công Lý và Nhân Quyền.
Với chủ trương này, khi Gió Mới Nổi Lên, tất cả  mọi người đều phấn khởi. Hơn thế, tự vươn mình lên, thoát ra khỏi sự sợ hãi để cùng hoà nhập với Làn Gío Mới. Họ vươn lên, trước hết để cứu mình, cứu nhà, sau là cứu nguy cho Tổ Quốc. Và thái độ của họ từ những ánh mắt là đã sẵn sàng cho một cuộc chuyển mình lớn. Lăn những viên đá cản trên đường đi ra bên lề. Nếu cần, đập vỡ nó tan ra, lót đường mà đi.
Nguồn hưng phấn ấy là có chứng cớ. Trong những ngày qua, dù là lời Tuyên Bố của Công Dân Tự Do, hay Lá Thư  góp ý của HDGMVN. Hoặc gỉa kiến nghị của 72 người gởi cho nhà nước Việt cộng đều đươc người người ủng hộ. Tất cả như quyện vào nhau, tạo thành một cao trào đòi hỏi Nhân Quyền Công Lý cho con người và cho đất nưóc. Đặc biệt, có rất nhiều người ở Hải Ngoại đã ký tên ủng hộ cho những bản văn này. Đây là một  nghĩa cử rất đáng trân trọng. Nhưng, chuyện như thế đã đủ chưa?
Chưa, hẳn nhiên là chưa. Bởi vì nếu chỉ có  bấy nhiêu mà chúng ta tự hoan hô mình và ngưng lại thì tôi cho rằng, chúng ta sẽ phải ngậm ngùi, tiêc nối khi Làn Gío Mới đi qua, mà không thu được thành qủa khả dĩ nào cho đất nước. Trái lại, Dân vẫn  phải lầm lũi bước đi dưới ánh sáng của cái mã tấu trong tay CS dẫn đường. Nước vẫn bên bờ vực của một cuộc nô lệ cho chủ nghĩa bành trướng Bắc Kinh. Phần cá nhân, nhiều vị có tên trong việc thổi lên Làn Gío Nhân Quyền sẽ bị ngạt thở vì những bạo hành từ phía nhà nước. Để tránh cho bản kịch bi đát xảy ra, tôi xin đề nghị một phương án nhỏ bé là:
A.     Ở trong nưóc,
1_ Tất cả cùng vận động để qúy vị đại diện các tôn giáo, đoàn thể, có thể xuống đến các cấp tại địa phương, đều lên tiếng ủng hộ cho các bản văn này (việc vận động cá nhân là khó khăn, được thì càng tốt. Nhưng rất cần các cấp đại diện ký và lên tiếng ủng hộ)
2- Hãy vì đất nước, mở một chiến dịch vận động để góp chung ba bản văn ấy lại thành một tiếng nói duy nhất, làm nền cho những đòi hỏi của ngưòi dân phải được nhà cầm quyền lắng nghe và đáp ứng. Hoặt ít nhất, các vị đại điện cho ba bản văn thư này cùng lên tiếng hỗ trợ cho nhau, cho một đòi hỏi chung được ghi trong tuyên ngôn của các Công Dân Tự Do hay trong nhận dịnh và đề nghị của HDGMVN (vì nội dung hầu như đều giống nhau)
3_ Không nên ra thêm bất cứ một bản văn góp ý nào nữa, Dù bản văn ấy có phát xuất từ tôn giáo này, hay đoàn thể khác. Lý do, dù bản văn mới có mang nhiều chữ nghĩa văn hoa bóng bẩy, hay trình diễn trang trọng hơn thì phần nội dung cũng đã có đến 95 phần trăm nằm trong các bản văn kia rồi. Theo đó, việc có thêm các bản văn mới chỉ làm cho công việc thêm rách mà thôi. Hơn thế, lý lẽ chính của lời đề nghị này là. một con thuyền ra khơi lưới cá, không cần mang theo những tấm lưói mành, Nhưng cần một cái lưới vừa khổ, bền và chắc chắn.
4_ Cách  riêng với người công giáo, xin đề nghị qúy LM và qúy vị lãnh đạo, nên tìm cách giải thích rõ ràng chu đáo cho giáo dân tại địa phương của mình nắm và hiểu rành rẽ những yêu cầu trong lá thư của HDGMVN đã gởi đi. Không nên để tình trạng, giáo dân chẳng biết gì về lá thư ấy. Hơn thế, việc giải thích là rất cần thiết. Bởi lẽ, dù công việc có đạt thành hay không thì họ vẫn tin tưởng tuyệt đối vào Đấng là “ Dường là Chân Lý và là Sự Sống” theo tinh thần của Tin Mừng qua sự hướng dẫn của các Đấng Bản Quyền, là những ngưòi luôn trung thành với đường lối và giáo huấn của giáo hội.
5_ Tuyệt đối không ký vào các tờ kiến nghị ủng hộ điều 4 của nhà nước đưa ra trong các cuộc họp tổ dân phố, hay tại các xứ đạo. Chắc chắn cộng sản sẽ tìm cách thúc đẩy người công gíao, có thể có cả một vài linh mục hay tu sỹ ra thông báo, chống lại ý kiến của HDGMVN và kiến nghị giữ lại điều số 4.  Chúng ta phải cương quyết tẩy chay và vạch mặt những loại văn thư kiểu này ra trước công luận. Ở đây, chúng ta cần khẳng định rằng, đây không phải là một cuộc chạy đua lấy chữ ký để ăn thua, thách đố. Nhưng là cuộc chạy đua để đem lại phúc lợi cho đất nước và cho con người.
B.     Ở hải ngoại.
Lẽ dĩ nhiên, cái bản gọi là hiếp pháp của nhà nước CS có đổi hay không đổi, không có ảnh hưởng trực tiếp nào đến đến với những ngưòi Việt sinh sống tại hải ngoại. Bởi vì, chúng ta không phải sống dưới sự áp chế của nó. Tuy nhiên, vì Nhân Quyền cho đồng bào ở trong nước, vì nền Độc Lập, Tự Do cho Đất nước Việt Nam, tôi nghĩ là chúng ta nên vận động một cách tích cực, mở rộng và toàn diện hơn.
1_  Trước hết, không phải chỉ kêu gọi mọi cá nhân ký tên riêng rẽ. Nhưng xin đề nghị tất cả các hội đoàn, đoàn thể, cộng đồng người Việt ở khắp nơi. Tất cả các nhà thờ, chùa chiền, nơi thờ phượng của người Việt Nam tại hải ngoại đều đồng loạt lên tiếng và khuyến khích đạo hữu của mình tích cực ký tên và ủng hộ cho những văn bản chính đáng của đồng bào mình ở trong nước (nếu cần, có thể in thành nhiều bản để những người không quen xử dụng internet cùng ký tên). Hơn thế, còn có thể vận động bằng hữu là các các nhân, hay các cơ quan chính phủ, đoàn thể tại điạ phương cùng lên tiếng ủng hộ và theo dõi việc này nữa. Nếu tất cả chúng ta cùng làm công việc này, Làn Gío Tự Do Nhân Quyền tại Việt Nam không dễ bị nhà cầm quyền cộng sản vùi dập. Trái lại, Làn Gió Mới ấy có nhiều cơ may đem lại nguồn sống  mới cho đồng bào của chúng ta.
_Việc chúng ta tích cực ký tên ủng hộ những văn bản này là một thông điệp đến những ngưòi cộng sản. Kêu gọi họ cùng đứng dậy làm cuộc cách mạng mềm với toàn thể dân tộc. Bỡi lẽ, thứ nhất, cuộc cách mạng này vận động cho chế độ cộng sản chết một cách êm thắm, để không làm tổn hại đến xương máu của bất cứ ai. Để cộng sản cũng tránh được những tội nghiệp chướng với đồng bào và với đất nước. Thứ hai, bản thân họ vẫn đưọc tôn trọng và sống an bình trong vòng tay yêu thương và bao dung của dân tộc. Không một cá nhân nào sẽ bị loại trừ ra khỏi cuộc sinh hoạt của đất nước. Và ở đó, mọi người  đều được đối xử như nhau và được hưởng những quyền lợi xứng đáng với công sức của mình trong việc phục vụ xã hội và đất nước.
_ Cách riêng, đề nghị các cơ quan truyền thông tư nhân như các đài phát thanh, truyền hình, qúy báo giấy phát hành trong tuần, tất cả các trang mạng, hãy đồng loạt vận động đồng bào tích cực tham gia vào việc ký tên ủng hộ cho các bản văn đòi hỏi nhân quyền tại quê nhà. Việc thông báo không chỉ làm một lần, nhưng cân nhắc đi nhắc lại nhiều lần để tất cả mọi người đều nắm vững được những đòi hỏi  tích cực ấy.
Cùng làm như thế là chúng ta làm cho luồng Gió Nhân Quyền nổi lên, vững mạnh. Đó cũng chính là ý chí, là tâm nguyện của toàn dân. Là nghĩa cử của một cuộc cách mạng mềm. Một cuộc cách mạng thay đổi toàn diện cơ cấu của xã hội trong êm thắm. Một cuộc cách mạng, không đòi thêm máu xương của đồng bào. Một cuộc cách mạng mang trọn ý nghĩa đồng bào trong cội nguồn văn hóa của Việt Nam, mà chúng ta hãnh diện được mang trên vai, trong người.
Đó cũng là y nghĩa đích thực cuả một cuộc cách mạng để đưa đất nước và dân tộc bước vào một kỷ nguyên mới. Kỷ nguyên của Độc Lập của Tự Do. Ở  đó mọi ngưòi dân đều đưọc đối xử bình đẳng trong tất cả mọi lãnh vực, từ xây dựng đời sống riêng, đến việc góp sức xây dựng cuộc sống chung. Ở đó, mọi ngưòi được chào đón trong yêu thương, bao dung. Ở đó, niềm tin tôn giáo và đạo hạnh, luân lý của xã hội được nâng cao và bảo vệ. Ở đó, tương lai đất nước, không phải chỉ là lo cơm no áo ấm cho mọi ngưòi, mọi nhà, nhưng còn là việc chấm dứt cuộc khủng hoảng đạo đức đang lan tràn trong của xã hội. Để ở đó, phải là một xã hội an bình và đạo hạnh, bảo đảm quyền sinh của mọi người. Ở đó là một nơi, mà mọi ngưòi đều thiết tha và hãnh diện trong tiếng nói Quê Hương Việt Nam tôi đó.
© Bảo Giang
© Đàn Chim Việt 

Đêm 13/3: Chúng tổi thả Hoa đăng tưởng vọng anh linh Liệt sĩ Gạc ma

Ngày hôm nay, cách đây 25 năm trước, Trung Cộng tấn công Trường Sa. 64 chiến sĩ Hải quân Quân Đội NHÂN DÂN Việt Nam đã hy sinh tại đảo Gạc Ma, quần đảo Trường Sa. Hôm nay, chúng tôi đã làm lễ Tưởng niệm anh linh 64 chiến sĩ đã bỏ mình vì nước. 
 
Chúng tôi rời Hà Nội lúc 14h15 thẳng đường 5 đến Hải Phòng.  Trước đó, chúng tôi đã liên lạc và đón được Bà Trần Thị Ngọ, là mẹ của Liệt sĩ Bùi Bá Kiên (có con traiđi cùng), và anh Nguyễn Thanh Huân (cùng đi có cô con gái), là em trai của Liệt sĩ Nguyễn Thanh Hải. 
Bà Trần Thị Ngọ, mẹ của Liệt sĩ Bùi Bá Kiên và em trai anh Bùi Bá Kiên
Bloggger Nguyễn Tường Thụy phát biểu trong lễ tưởng niệm tại hội trường
Anh em chúng tôi tặng Bà Trần Thị Ngọ một chút quà nhỏ, 1 cặp cốc No U và DVD Hải chiến Trường Sa
Cô cháu gái của Liệt sĩ Nguyễn Thanh Hải (áo trắng) thay mặt gia đình nhận quà tặng của chúng tôi.
Ghi chép câu chuyện của hai gia đình Liệt sĩ
Hỏi chuyện bà Trần Thị Ngọ, mẹ của Liệt sĩ Bùi Bá Kiên
Hỏi chuyện anh Nguyễn Thanh Huân - em trai Liệt sĩ Nguyễn Thanh Hải
Chụp ảnh cùng bà Trần Thị Ngọ
Tất cả đều đứng lên mặc niệm tưởng nhớ 64 Liệt sĩ chết trận Hải chiến Trường Sa 25 năm trước.
Mọi người cùng cúi đầu tưởng niệm trong khi Nguyễn Xuân Diện đọc bài "Văn tế Chiến sĩ Gạc Ma" của tác giả Trang Hạnh (Khoa tim mạch BV Đa Khoa Bắc Ninh)
Sau lễ tưởng niệm và trao quà ở Hội trường, chúng tôi đi ra biển, lên tàu ra khơi để thả hoa đăng, cúng tế 64 Liệt sĩ, với đầy đủ: Hoa, Hương, Đèn nến, tiền vàng, tiền dương, thuốc lá, trà... 
Mẹ Liệt sĩ Bùi Bá Kiên cầm hoa đăng cầu nguyện cho con trai
Anh Nguyễn Thanh Huân thắp nến tưởng nhớ anh trai là LS Nguyễn Thanh Hải
Tất cả đều quỳ xuống sàn tàu và niệm Phật, cầu siêu cho các Liệt sĩ
 
 
Anh Vinh Sơn thực hành cầu nguyện anh linh Liệt sĩ theo nghi thức Công giáo
Buổi lễ tưởng niệm kết thúc khi chỉ còn 15 phút là đã đến 0h ngày 14.3.2013
*Bài tường thuật chi tiết đang hoàn thiện, sẽ công bố vào chiều ngày 14.3.2013.