Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 12 tháng 7, 2011

List Blog

Danh sách Blog của Tôi

Danh sách Blog của Tôi

Tội “làm hỏng dân”

Tội “làm hỏng dân”

Liên quan đến vấn đề quan hệ Việt - Trung, xin giới thiệu (tiếp) một phần phân tích của Đại tá Quách Hải Lượng, nguyên tùy viên quân sự Việt Nam tại Trung Quốc, trong đó ông Lượng thể hiện sự tách bạch giữa những nhà lãnh đạo có tư tưởng bá quyền và nhân dân Trung Quốc thân thiện, tốt lành. Có lẽ đây cũng là quan điểm của một nhà nghiên cứu ở Việt Nam (tôi xin giấu tên), người từng nói rằng “giải quyết bài toán quan hệ với Trung Quốc khác với giải quyết bài toán quan hệ với nước CHND Trung Hoa và Đảng Cộng sản Trung Quốc”.


* * *


- Theo ông, Trung Quốc đối xử với tất cả các nước trong khu vực đều như với Việt Nam, hay mỗi nước mỗi khác?
- Tôi cho rằng họ đối xử với mỗi nước mỗi khác, rất khác biệt nhau. Với Philippines thì họ hơi chờn, nhất là từ khi Philippines trở thành đồng minh của Mỹ. Với một số nước khác như Myanmar, Indonesia, thì họ mua chuộc. Riêng đối với Việt Nam thì họ coi như đối tượng để bắt nạt, lợi dụng, và cũng không loại trừ khả năng mua chuộc. Trong quan hệ thương mại, ta nhập siêu của Trung Quốc gần đây tới hơn 12 tỷ USD, họ gạ, nếu các đồng chí thiếu ngoại tệ thì thanh toán bằng Nhân dân tệ cũng được. Họ còn gạ Việt Nam làm “một trục hai cánh”, “một hành lang hai vành đai”, thì cũng nhằm thâm nhập kinh tế Việt Nam, đưa Việt Nam vào tiểu vùng kinh tế của Trung Quốc, là Quảng Tây - Vân Nam, hai tỉnh lạc hậu nhất. Việt Nam vào đó thì hai tỉnh kia phát triển, còn mình thì sử dụng những thứ lạc hậu của họ.

Cho nên phải nhìn nhận tất cả những hiểm họa một cách sâu sắc. Cái bề nổi mà chúng ta đang phải đối phó, mà nhiều người sợ hãi, là quân sự. Nhưng thật ra là phải lo ngại tất cả những thứ kia chứ không phải chỉ quân sự.

Cần chú ý là Trung Quốc thường tạo cớ chứ không chờ đợi thời cơ tự đến. Như hồi tháng 2/1979, họ tạo bao nhiêu cớ gây hấn với Việt Nam rồi họ tuyên bố là họ “phản kích tự vệ”, và chỉ sử dụng lính biên phòng. Có ai đi xâm lược mà lại bảo là phản kích tự vệ? Và sự thật là họ điều động quân đội của hơn 30 tỉnh tham gia vào chiến tranh chứ không phải lính biên phòng đâu.


- Ông nghĩ Trung Quốc thi hành chiến lược như vậy thì được lợi gì, bị thiệt hại gì?


- Trong lịch sử, bọn diệt chủng, bọn độc tài phát xít đều bị tiêu diệt cả, chưa một bè lũ độc tài phát xít nào tồn tại được. Lúc đang ngang ngược là lúc họ coi họ mạnh nhất về quân sự. Nhưng chính lúc họ đang mạnh về quân sự lại là lúc họ yếu nhất về chính trị.

Thực sự là Trung Quốc đã làm điều rất không có lợi cho chính Trung Quốc: Thứ nhất là phá tình hữu nghị Trung-Việt. Thứ hai là phá luật pháp quốc tế, làm cho quốc tế lên án. Thứ ba là phá hoại lòng tin. Họ yêu cầu xây dựng lòng tin mà bây giờ họ làm thế thì ai tin họ? ASEAN, Việt Nam, cộng đồng quốc tế không thể tin Trung Quốc được.

Sâu xa hơn nữa, cái rất nguy hiểm là họ làm cho dân tộc hiểu nhầm dân tộc, dân tộc oán thù dân tộc. Một vài người, một tập đoàn, một nhóm người mà oán hận Trung Quốc là chuyện cứ cho là nhỏ đi. Nhưng nếu cả dân tộc này oán hận Trung Quốc thì họ sẽ nghĩ như thế nào về cái lợi trước mắt và lâu dài của họ?


- Tôi để ý thấy những người từng có thời gian du học ở nước Nga, thường rất yêu nước Nga. Không biết du học sinh Việt Nam tại Trung Quốc có sự tương tự? Ông từng du học ở Trung Quốc, ông có tình cảm yêu mến với đất nước và nhân dân Trung Quốc không?

- Tôi mang ơn nhiều ông thày Trung Quốc. Tôi cũng có những người bạn Trung Quốc, từng ăn cơm uống nước với nhau, quý mến nhau. Ngày trước có người sang đây làm việc, ông ấy bảo tôi, rất thật thà: “Này, Lượng này. Tao làm việc ở đây, tao thấy lương tao còn cao hơn lương Hồ Chủ tịch. Tao nghĩ tao phải hạ lương tao xuống thôi”.

Hồi chiến tranh biên giới, ta mở một triển lãm bên Trung Quốc, có người từng viết thế này: “Hiện nay trên biên giới, hai nước đang đánh nhau. Nhưng chúng tôi chỉ hiểu rằng đem con em Trung Quốc đi đánh con em Việt Nam là không đúng”. Họ viết hẳn vào sổ lưu niệm như thế đấy.

Người dân Trung Quốc thật ra rất tốt tính, hiếu khách, nhưng tôi cho là các tập đoàn chính trị của họ đang làm hỏng họ đi. Cái nguy hại là chính quyền bên ấy đã làm hỏng cả một thế hệ thanh niên. Lâu nay họ giáo dục, làm cho thanh niên Trung Quốc hết lớp này tới lớp khác hiểu nhầm và ngộ nhận về lãnh thổ và chủ quyền. Cho nên khi họ hành động rất tàn bạo, đánh đập ngư dân Việt Nam, giết chiến sĩ Việt Nam, thì người dân Trung Quốc vẫn yên chí đó là lòng yêu nước, còn Việt Nam mới là xâm lược. Từ nay trong các cuộc đụng độ, ta sẽ thấy lính Trung Quốc tàn bạo và hung hãn hơn bao giờ hết, mà họ vẫn tin tưởng đấy là vì yêu nước. Cho nên những người lãnh đạo Trung Quốc sẽ phải chịu trách nhiệm rõ ràng: Làm cho dân tộc hiểu nhầm dân tộc là một tội ác đối với nhân loại.


- Bây giờ thì Việt Nam nên ứng xử như thế nào?

- Trước mắt ta phải vạch rõ cái phi nghĩa của Trung Quốc, nêu cái chính nghĩa của ta, tranh thủ sự đồng tình của dư luận quốc tế. Mà nếu họ giở rói gì ở biển gần, ở thế bất hợp pháp, thì quân đội ta phải đánh.

Về dài hạn là đấu tranh pháp lý. Đấu tranh vô hiệu hóa đường lưỡi bò của Trung Quốc đòi hỏi ta phải có tài liệu nhiều nữa, và phải phát biểu nhiều, phải huy động toàn thể nhân dân, cả trong và ngoài nước. Không nên kỳ thị, phân biệt người Việt trong nước với Việt kiều. Vì lâu nay ta cứ coi Việt kiều như là một thế giới khác, cho nên ta không đưa những ý kiến của các nhà khoa học Việt kiều ra, trong khi nhiều điều rất có giá trị. Ta đang yếu thế về truyền thông, về tuyên truyền, về dư luận. Thế cho nên là phải đấu về pháp lý, về lịch sử, về ngôn luận, truyền thông, và ngoại giao, rồi phải làm cho sức mạnh quân sự lên nữa. Đặc biệt lãnh đạo Việt Nam phải cứng cỏi. Dân tộc Trung Quốc, đất nước Trung Quốc lớn, nhưng lãnh đạo của họ với lãnh đạo chúng ta, đâu ai lớn hơn ai? Bác Hồ là lãnh tụ một nước nhỏ mà Bác ngang hàng với lãnh đạo Trung Quốc, với thế giới đó thôi.

Một điểm yếu của lãnh đạo ta bây giờ là không tin ở nhân dân. Tôi làm lãnh đạo, tôi có kinh nghiệm cụ thể: Trong những việc lớn, hãy cứ để cấp dưới tự do phát biểu, sau đó lãnh đạo chỉ cần đưa ra một đôi câu chốt thôi thì giá trị sẽ lên cao ghê gớm. Phải tin tưởng nhân dân, để nhân dân nói, để nhân dân bày tỏ sự phẫn nộ, đến lúc nhà lãnh đạo đứng ra trước dư luận thế giới để phát biểu thì uy tín sẽ khác lắm.

Năm 1995, khi chủ biên một đề tài về giữ ổn định biên giới quốc gia, tôi đã viết rằng “việc giữ ổn định biên giới quốc gia không hoàn toàn tùy thuộc vào các chiến sĩ biên phòng mà chính là phụ thuộc vào Hà Nội”. Người lãnh đạo quan trọng thế đấy.

Cuối cùng tôi muốn nói thế này: Trước hết ta phải để cho thế giới thấy Trung Quốc đã tự bỏ cái mặt nạ của họ, và họ trở thành không chính nghĩa. Việc ta làm tốt nhất hiện nay là để cho chính trị đi trước: Vạch mặt bằng hết cái không chính nghĩa của Trung Quốc, làm thật rõ sự chính nghĩa của Việt Nam. Như thế là tạo lợi thế trên trường ngoại giao quốc tế. Thứ nữa là phải tin vào nhân dân. Ngược lại cũng phải thấy rằng, nhân dân Việt Nam, quân đội Việt Nam với Đảng Cộng sản Việt Nam phải là một. Nhân dân cũng như quân đội hết sức tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Đảng và Nhà nước cũng không bao giờ ngăn cản, cấm đoán và triệt hạ lòng yêu nước của người dân. Tôi tin tưởng như thế.

Chúa Nguyễn 'nắm' thủy binh 'hô mưa gọi gió' (kỳ 5)

Chúa Nguyễn 'nắm' thủy binh 'hô mưa gọi gió' (kỳ 5)
Cập nhật lúc :6:01 AM, 13/07/2011
(ĐVO) Thủy quân dưới thời các chúa Nguyễn (1558 - 1777) đã hoàn toàn làm chủ vùng biển đảo Đàng Trong, đặt nền móng xác lập chủ quyền biển đảo Việt Nam, đặc biệt là chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
>> Quân thủy hùng mạnh và chủ quyền biển đảo triều Lê (kỳ 4)
>> Chỉ tồn tại 7 năm, Thủy quân nhà Hồ vẫn mạnh vượt thời đại (kỳ 3)
>> Sức mạnh thủy quân qua các vương triều Đại Việt (kỳ 2)
>> Sức mạnh Thủy quân Việt 'từ cổ chí kim' (kỳ 1)
Theo sử sách, thủy quân được tổ chức theo thuyền, đội, cơ và dinh. Ngoài lực lượng chính quy, dưới thời các chúa Nguyễn còn tồn tại một số các đội thuyền được tổ chức khá đặc biệt.


Nhiều nguồn tài liệu cho thấy, quần đảo Hoàng Sa ngày nay chính là bãi cát vàng thuộc phủ Quảng Ngãi trước đây, nơi đội Hoàng Sa hằng năm ra khai thác sản vật. Mỗi năm một lần, với khoảng thời gian 6 tháng ở lại trên đảo, đội Hoàng Sa hoạt động công khai và thường xuyên chứng tỏ quần đảo hoàn toàn thuộc quyền quản lý của các chúa Nguyễn. Từ thực tế đó khẳng định, từ thời các chúa Nguyễn quần đảo Hoàng Sa đã thuộc chủ quyền biển đảo nước ta.
Tại các phủ ven biển, chúa Nguyễn đều đặt riêng các đội thuyền chuyên đi thu nguồn lợi từ các đảo về. Trong đó, đội Hoàng Sa ở phủ Quảng Ngãi được xem là lớn nhất, làm nhiệm vụ khai thác và kiểm soát quần đảo Hoàng Sa. Đội Hoàng Sa được biên chế và tổ chức như một thủy đội biệt lập, kiêm quản luôn đội Bắc Hải hoạt động ở vùng đảo Trường Sa.

Chính sử triều Nguyễn ghi rằng, đội Hoàng Sa là một tổ chức khá đặc biệt trong thời kỳ các chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Đó là một tổ chức vừa mang tính dân sự vừa mang tính quân sự, vừa tư nhân vừa Nhà nước; vừa có chức năng kinh tế vừa có chức năng quản lý nhà nước trên một vùng rộng lớn của Biển Đông thời ấy.

Theo TS Nguyễn Nhã, đội Hoàng Sa ra đời sớm nhất từ thời chúa Nguyễn Phúc Lan (1635-1648), hay chắc chắn là từ thời chúa Nguyễn Phúc Tần (1648-1687), bởi chính vào thời này, các thuyền của đội Hoàng Sa mới đi vào cửa Eo (Thuận An) và nộp sản vật tại chính dinh Phú Xuân. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đội Hoàng Sa vẫn tồn tại và hoạt động dưới nhiều triều đại khác nhau.

Tượng đài hải đội Hoàng Sa ở Lý Sơn sừng sững
nhìn ra quần đảo Hoàng Sa.
"Hoạt động của đội Hoàng Sa tới các đảo phía bắc gần phủ Liêm Châu, Hải Nam (Trung Quốc), phía nam tiếp tới Côn Lôn, Hà Tiên. Dù chính đội Hoàng Sa không đủ lực lượng tự mình đi khắp nơi, song lại kiêm quản các đội khác nên phạm vi hoạt động của các đội rất rộng, khắp các đảo trên biển Đông chạy dài ngoài khơi dọc các tỉnh miền Trung, từ phía tây nam đảo Hải Nam xuống tới vùng Trường Sa hiện nay. Đội Hoàng Sa sử dụng một loại thuyền buồm nhẹ và nhanh nên dễ dàng né tránh các đá san hô cũng như dễ dàng cập được vào bờ các đảo san hô như ở Hoàng Sa và cũng thích hợp với hoàn cảnh của dân chài vùng biển Sa Kỳ, Cù lao Ré", TS Nguyễn Nhã cho biết.

Bên cạnh đội Hoàng Sa và Bắc Hải, dưới thời các chúa Nguyễn còn tồn tại một lực lượng các đội thuyền thường xuyên tuần tra trên biển - có nhiệm vụ “đánh bắt cướp biển…phát hiện, đánh đuổi các tàu nước ngoài do thám, can thiệp, đồng thời còn làm nhiệm vụ truyền tin. Chính nhờ lực lượng truyền tin mà năm 1643 chúa Nguyễn Phúc Tần mới có thể kịp thời đem thủy quân đánh đuổi tàu chiến của Hà Lan. Các chúa Nguyễn còn thiết lập Ty tàu, là cơ quan phụ trách việc quan hệ với tàu thuyền nước ngoài… Về thuyền chiến, có rất nhiều loại. Thuyền chiến Đàng Trong thời kì này chủ yếu là thuyền pháo, được trang bị trực tiếp súng pháo trên các thuyền. Mỗi chiến thuyền đều có ít nhất một khẩu pháo ở đằng mũi. Tùy dạng thuyền mà số lượng pháo nhiều ít có khác nhau… Theo nhiều nguồn tài liệu, dưới thời các chúa Nguyễn đã có các xưởng chuyên đúc súng và xưởng đóng thuyền chiến.
Sức mạnh của thủy quân chúa Nguyễn được khẳng định và đánh giá cao qua những trận thủy chiến với tàu Tây phương. Theo sử sách kể lại cũng như theo Nguyễn Phúc tộc thế phả, năm 1644 người Hòa lan theo yêu cầu của Chúa Trịnh mang 3 chiếc tàu chiến bằng đồng rất lớn, trang bị vũ khí tối tân vào của biển Eo (cửa Thuận An - Huế) nhưng có lẽ do của biển cạn nên không vào được, mà đổi hướng tiến vào cửa Hàn (Đà Nẵng) nổ súng uy hiếp quân Nguyễn.

Đây là lần đầu tiên đối đầu với tàu chiến ngoại quốc nên Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan triệu tập triều thần để bàn định. Chúa Thượng gọi một người Hòa Lan đang buôn bán ở đây để hỏi, tên này khoe khoang lực lượng hải quân Hòa Lan “bách chiến bách thắng”, hàm ý đe dọa. Chúa Thượng tự ái, bị tổn thương nên dứt khoát tấn công, ra lệnh thế tử Dũng Lê Hầu Nguyễn Phúc Tần (sau này kế nghiệp cha trở thành Chúa Hiền) chỉnh đốn thủy quân ra cửa Hàn đón đánh, còn mình đích thân trợ chiến tại của Thuận An.

Dũng Lê Hầu điều động 200 chiến thuyền, bốn phía vây hãm 3 chiếc chiến hạm của giặc. Mặc dù đại bác của giặc bắn xối xả nhưng thuyền của nhà Nguyễn nhẹ, cơ động nên vẫn bám sát chiếm hạm của giặc tấn công. Trước sự chiến dấu gan dạ anh dũng, một chiến hạm của giặc không chịu được phải luồn lách chạy thoát ra biển, chiếc thứ hai va vào đá ngầm chìm nghỉm. Chiếc thứ ba ngoan cố chống trả. Dũng Lê Hầu cho quân sĩ len lỏi lên thuyền giặc đánh gãy bánh lái, cột buồm, và tiến đánh xáp lá cà dồn giặc vào thế tuyệt vọng. Biết khó thoát nên tên thuyền trưởng bèn ra lệnh đốt kho thuốc súng trên tàu làm chiến hạm vỡ tan và bốc cháy thiêu rụi toàn bộ binh đội của chúng ở tên tàu. Đây là trận thủy chiến đầu tiên với chiến hạm nước ngoài và là chiến công oanh liệt nhất của thủy quân chúa Nguyễn.

Cuối thế kỷ 16, khi hoành hành cướp phá bờ biển Trung Quốc, Hải tặc Nhật Bản cũng tràn qua cả nước ta. Chúng kéo nhau đến Cửa Việt vào năm 1585. Hoàng Tử Nguyễn Phước Nguyên, con thứ sáu của Chúa Nguyễn Hoàng, đã điều binh đánh chìm hai chiếc tầu Ngọa khấu (giặc lùn Kenki). Đây là sử liệu đầu tiên đề cập đến mối liên hệ giữa Nhật Bản và Đàng Trong. Năm 1599, một chiếc tàu Kenki khác khi hải hành bị mắc cạn tại Cửa biển Thuận An cũng bị một tướng của Chúa Nguyễn Hoàng chận bắt được. Đầy đủ trang cụ bị tịch thu, cả thủy thủ đoàn tàu cướp biển bị bắt.  Hai năm sau, 1601, Chúa Nguyễn Hoàng gửi bức thư ngoại giao chính thức đầu tiên của nước ta đến Tướng Quân Shogun Tokugawa. Hai xứ Việt Nhật bắt đầu lập giao thương đường biển. Thương điếm vùng Hội An được thành lập với nhiều thương nhân ngoại quốc và đặc biệt đông nhất là người Nhật Bản, bắt đầu phát triển mạnh mẽ.

Dù không còn phải dụng binh nhiều sau năm 1802, Thủy quân Nhà Nguyễn vẫn còn rất mạnh. Nước Anh đưa thư xin ngoại giao thông thương ba bốn lần đều bị khước từ. Năm 1803 khi một Hạm đội của họ gồm 7 chiếc tàu tiến từ Biển Đông theo đường sông vào Hà Nội, bị quân ta đốt cháy. Không thấy chính phủ Anh Cát Lợi phản đối. Có lẽ vì Anh Quốc biết rằng mình có lỗi khi xâm nhập hải phận và lãnh thổ Việt Nam một cách bất hợp pháp, nên mọi việc cũng êm. Tài liệu hiếm này được Nhà Quân Sử Phạm Văn Sơn ghi lại trong Việt Sử Toàn Thư, xuất bản năm 1960, trang 591.

Như vậy, dưới thời các chúa Nguyễn, lực lượng thủy binh thực sự là một lực lượng quan trọng trong việc giữ gìn và bảo vệ vùng đất các các chúa cai quản, kiểm soát và làm chủ vùng biển Đàng Trong. Trên nền tảng đó, sau khi thống nhất đất nước, nhà Nguyễn có cơ sở để tiến hành đo đạc, kiểm soát và chính thức xác lập chủ quyền biển đảo Việt Nam, đó là những bằng chứng xác thực về sự tồn tại và khẳng định chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của nước ta trên biển Đông.


Dòng tin bài khác:
>> Việt Nam 'quyến rũ' nhiếp ảnh gia quốc tế
>> Mê ly đặc sản từ 'của quý' động vật
>> 'Xuất ngoại' điệu hát của Lý Thường Kiệt
>> Chuyện xấu hổ của hoàng đế Mạc Kính Chỉ
>> Tư liệu cổ Trung Quốc không hề có biển Nam Trung Hoa
>> Lạc vào thế giới 'vô cực': đố hiểu gì?
>> Huyền bí tháp Chăm giữa rừng xanh Tây Nguyên
>> Chuyện rùng rợn về 'xã trời hành' ở Quảng Bình
Vĩnh Khang

Hành động bành trướng chủ quyền phải chấm dứt!

Hành động bành trướng chủ quyền phải chấm dứt!

Những hành động quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông đang khiến mọi người lo ngại rằng quốc gia này đang tìm kiếm bá quyền trên lưng những người hàng xóm của mình ở Đông Nam Á cũng như trên lưng Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Trung Quốc đang có những hành động nhanh chóng và tuyên bố mơ hồ về chủ quyền trên và quanh Biển Đông. Mỹ có thể giúp giải quyết tình hình bằng cách tham gia Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Tiếp cận và sử dụng những lĩnh vực chung toàn cầu, đặc biệt là trên biển và trên vũ trụ là một yếu tố chủ chốt của sức mạnh quân sự và thương mại Mỹ.
Trong những thời điểm xảy ra chiến tranh, việc kiểm soát những lĩnh vực chung này có thể được thực hiện bằng các biện pháp quân sự.
Trong thời bình, nó được bảo đảm thông qua phản ứng quân sự có giới hạn khi những qui định về việc sử dụng những lợi ích chung bị xâm phạm. Trong một số trường hợp, một biến cố thời bình có thể nhanh chóng dẫn tới việc tái khẳng định sự tự do truyền thống trên biển.
Trong những trường hợp khác, nỗ lực kết hợp hơn, phối hợp giữa ngoại giao với biểu dương lực lượng, có thể là cần thiết để quay trở lại tuân thủ những chuẩn mực quốc tế. Sự kết hợp thứ hai có vẻ là hiệu quả hơn nếu áp dụng với Trung Quốc và Biển Đông.
Như Patrick Cronin và Paul Giarra gần đây đã nói: "Sự khẳng định của Trung Quốc với khu vực đang tăng lên nhanh chóng nhờ sức mạnh nội lực và phương thức triển khai sức mạnh. Những động cơ không mấy thân thiện của Bắc Kinh có vẻ như muốn mọi người chú ý tới việc Trung Quốc đang không tham gia vào Những giá trị chung toàn cầu."
Mô hình tàu sân bay của Trung Quốc.
Mặc dù không phải là một biểu hiện mới, nhưng những hành động quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông đang khiến mọi người lo ngại rằng quốc gia này đang tìm kiếm bá quyền trên lưng những người hàng xóm của mình ở Đông Nam Á cũng như trên lưng Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Thách thức của Trung Quốc với những qui chuẩn quốc tế về luật biển liên quan tới quyền tự do trên biển là một việc không hề đơn giản. Biển Đông, với diện tích gần 650.000 dặm vuông, là nơi có tuyến đường biển đông đúc thứ hai trên thế giới, nối liền với Eo Singapore ở phía nam, và mũi phía bắc Đài Loan ở phía bắc, là nơi tiếp giáp với Trung Quốc, Đài Loan, Philippine, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore, và Việt Nam. Theo báo cáo năm 2006 "gần 50% lượng dầu thô, và 66% lượng khí đốt tự nhiên của thế giới cùng 40% thương mại toàn cầu đi qua vùng biển này.
Quyền tự do đi lại không chỉ là vấn đề quan trọng đối với khu vực. Năng lượng là một vấn đề, vì đáy biển được cho là có chứa dầu và khí, tạo ra quyền về lợi ích kinh tế của các quốc gia ven biển và lợi ích an ninh với lĩnh vực công nghiệp đang khát tài nguyên và năng lượng của Trung Quốc.
Những yếu tố chiến lược và kinh tế ở Biển Đông đã dẫn tới những tranh chấp chủ quyền và việc kiểm soát khoáng sản cũng như các hoạt động ở đó. Là một cường quốc toàn cầu với những lợi ích trong khu vực này, Mỹ phải phối hợp với các bạn bè, đồng minh và đối tác, bao gồm cả Trung Quốc, để bảo vệ quyền của mình theo luật pháp quốc tế.
Vùng biển với những căng thẳng
Với vị thế chiến lược và giá trị tiềm năng của các nguồn năng lượng, Biển Đông đã trở thành một vùng căng thẳng và xung đột cho cả các quốc gia ven biển và cho nước Mỹ. Theo dữ liệu của Hội đồng thông tin năng lượng Mỹ trong giai đoạn 1974-2001 có:
  • 4 cuộc xung đột vũ trang trên biển giữa Trung Quốc và Việt Nam, dẫn tới thương vong của 88 binh sĩ
  • 8 biến cố, kể cả nổ súng giữa các tàu chiến Trung Quốc và tàu chiến Philippines
  • Ba biến cố giữa Việt Nam và Philippines
  • Một biến cố giữa Philippines và Malaysia, và một biến cố giữa Đài Loan và Việt Nam.
Bên cạnh những biến cố này là những va chạm giữa Mỹ và Trung Quốc, bao gồm cả vụ va chạm hồi tháng 4/2001 giữa một máy bay phản lực Trung Quốc và máy bay EP-3E Aries II của Hải quân Mỹ khi máy bay EP-3E đang bay tuần trên Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) khoảng 70 hải lý từ căn cứ tàu ngầm lớn của Trung Quốc trên đảo Hải Nam, phía Tây Bắc đảo Hoàng Sa, dẫn tới việc máy bay phản lực của Trung Quốc bị rơi xuống biển, phi công chết, và máy bay của Mỹ phải hạ cánh khẩn cấp xuống đảo Hải Nam.
Năm 2009, tàu USNS Impeccable (T-AGOS-23) đã bị quấy rối khi đang tiến hành hoạt động cảnh giới ở vùng biển quốc tế, cũng cách hơn 70 hải lý từ đảo Hải Nam.
Những biến cố tương tự liên quan tới tàu USNS Bowditch (T-AGS-62), năm 2001 và 2002 ở vùng Đặc quyền kinh tế của Trung Quốc trên Biển Hoàng Hải.
Điểm chung của hầu hết các cuộc đụng độ, va chạm này là quan niệm của Trung Quốc về an ninh quốc gia và trách nhiệm quốc tế. Bắc Kinh tự coi mình đang cạnh tranh với các quốc gia láng giềng về việc kiểm soát các nguồn năng lượng dưới đáy biển Biển Đông. Với Mỹ, Trung Quốc coi đây là một lực lượng mạnh có thể đe dọa những lợi ích của họ cả khi là một đối thủ đơn lẻ hay khi phối hợp với các quốc gia láng giềng trên Biển Đông.
Những tuyên bố của Trung Quốc đối với những nguồn tài nguyên này dựa một phần vào những tuyên bố lịch sử được phác họa trên một bản đồ trong đó có 9 đường đứt đoạn ám chỉ mức độ nào đó quyền lợi với hầu như toàn bộ vùng biển trong khu vực (một tuyên bố tương tự đã được Đài Loan đưa ra).
Với hoạt động của Hải quân Mỹ, Trung Quốc đã cho rằng Công ước về Luật biển Quốc tế năm 1982 nghiêm cấm hoạt động quân sự của nước ngoài trong vùng Đặc quyền kinh tế của mỗi nước, một nội dung không hề có trong công ước. Trung Quốc đã gia tăng sự bành trướng bằng tuyên bố rằng việc kiểm soát Biển Đông và những nguồn tài nguyên ở đó là lợi ích cốt lõi của quốc gia tương tự như những gì Bắc Kinh tuyên bố với Tây Tạng, Đài Loan và Tân Cương.
Tuy nhiên, tuyên bố của Trung Quốc là rất mơ hồ. Liệu đường đứt đoạn 9 vạch có thể hiện tuyên bố chủ quyền đối với Biển Đông và vùng đáy biển, hay nó chỉ áp dụng với những hòn đảo và vùng biển ở chính những vạch này? Liệu những tuyên bố có thực sự là "lợi ích cốt lõi", hay chúng chỉ là điểm khởi đầu cho việc đàm phán phân chia vùng đáng cá và khai thác nguồn năng lượng trong khu vực?
Những lập luận và hành động của Trung Quốc phản ánh quan điểm khu vực của Bắc Kinh và việc nó sẵn sàng sử dụng sức mạnh quân sự để tranh giành những lợi ích khu vực. Việc này đang thay đổi khi Trung Quốc đang ngày càng phải dựa vào những tuyến đường biển xa để có được những nguyên liệu chiến lược và cực kỳ quan trọng, đặc biệt là năng lượng từ Vịnh Pécxích, khoáng sản từ Châu Phi, và gần đây là những nguồn tài nguyên ở Bắc Cực. An ninh của những tuyến đường biển đang trở thành một phần trong quan điểm chiến lược về thế giới của Bắc Kinh.
Trung Quốc đã tham gia các cuộc tuần tra chống cướp biển trên Vịnh Ađen. Bắc Kinh cũng vận hành một tàu phá băng ở Bắc Cực, đảm trách vai trò quan sát viên trong Hội đồng Bắc Cực, và đã tham gia vào các cuộc đàm phán thương mại với những người dân bản xứ ở Canađa. Có vẻ như người Trung Quốc đang theo đuổi hai chính sách khác nhau và xung khắc nhau: kiểm soát vùng biển khu vực bên ngoài những vùng lãnh hải của họ và việc tự do đi lại trên những vùng biển khu vực và vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia ven biển khác. Những hành động của Trung Quốc nhằm bá quyền khu vực cũng rất mơ hồ. Bắc Kinh đã đảm nhận vai trò quan sát viên trong Hội đồng Bắc Cực đồng thời cũng tìm cách làm giảm vai trò của Mỹ trong mối quan hệ Trung Quốc-ASEAN.
Những vấn đề khu vực và luật quốc tế
Trong khi Mỹ và Trung Quốc đối đầu với nhau về những hoạt động trên biển trong Vùng đặc quyền kinh tế, thì phần còn lại của khu vực phải giải quyết được mê cung của những tuyên bố chồng lấn đối với nguồn tài nguyên trên Biển Đông. Trung Quốc đã nỗ lực mở rộng quyền của mình trên biển và dưới đáy biển, đôi khi bằng lực lượng. Những quốc gia láng giềng nhỏ hơn phải dựa vào những phản đối ngoại giao và phản ứng quân sự có giới hạn và việc sử dụng áp lực quốc tế phù hợp với luật quốc tế và việc ngăn cấm xâm lược.
Tất cả các quốc gia ven biển trong khu vực là thành viên của UNCLOS, vì thế đó là cơ sở pháp lý chung cho việc xác định quyền chủ quyền ở Biển Đông. Dù Mỹ vẫn chưa tham gia công ước, nhưng Oasinhtơn áp dụng tuyên bố của cựu Tổng thống Ronald Reagan năm 1983 trong đó ông nói rằng nước Mỹ áp dụng các điều khoản về hàng hải, Vùng đặc quyền kinh tế, và thềm lục địa trong sự nhân nhượng lẫn nhau với các quốc gia khác. Công ước giải quyết được cả hai vấn đề cốt lõi liên quan tới các hoạt động ở EEZ.
Hàng hải trong EEZ: Các quốc gia ven biển có quyền kiểm soát nguồn hải sản và tài nguyên thiên nhiên trong khi quyền đi lại ở những vùng biển xa vẫn được bảo đảm cho các tàu thuyền và máy bay. Máy bay cảnh giới quân sự cũng được phép hoạt động trên EEZ; việc cảnh giới chỉ bị cấm trong vùng lãnh hải các quốc gia.
Quyền chủ quyền trong EEZ và Thềm lục địa: Công ước thừa nhận những đặc quyền đối với nguồn hải sản và khoáng sản trong EEZ tính từ bờ biển và những đảo có thể sống được (có người sinh sống).
Những đảo không thể sống được (không có người sinh sống) thì không có EEZ, chỉ có vùng biển 12 dặm bao quanh. Những tranh chấp việc kiểm soát các nguồn tài nguyên trên Biển Đông tập trung chủ yếu vào tranh chấp các đảo và quyền chủ quyền trong những vùng EEZ quanh đảo, và tranh chấp về việc liệu chúng chỉ là những vùng đá nhô lên hay là đảo. Những tuyên bố của Trung Quốc và của một số quốc gia khác đôi khi là phi lý nếu xem xét tới yếu tố lịch sử và có thể sống được.
Những quan điểm xung đột nhau của Trung Quốc
Những nỗ lực nhằm mở rộng quyền kiểm soát của Trung Quốc đối với vùng Biển Đông đã vi phạm UNCLOS. Những ví dụ về việc vi phạm của Trung Quốc bao gồm:
  • Tuyên bố rằng các máy bay quân sự không có quyền bay trên các EEZ: việc bay trên EEZ đã được thừa nhận trong công ước, và máy bay cảnh giới quân sự không phải là một ngoại lệ
  • Ngăn chặn các tàu của chính phủ Mỹ khi chúng hoạt động bên ngoài phạm vi 12 hải lý lãnh hải, đáng chú ý là việc ngăn chặn tàu USNS Impeccable và tàu USNS Bowditch vì chúng "đang hoạt động trong vùng Đặc quyền kinh tế của Trung Quốc.
  • Tuyên bố rằng những hòn đảo không có người sinh sống ở Hoàng Sa và Trường Sa đã có thể sống được, vì thế Trung Quốc có thể tuyên bố chúng là những đảo có vùng đặc quyền kinh tế lên tới 200 hải lý, và việc tham gia vào những chiến dịch quân sự để giành quyền kiểm soát các đảo đá từ tay các nước khác trong khu vực.
Lý lẽ biện minh cho những hành động này của Trung Quốc là rất khó chấp nhận, cho dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Ở Biển Đông, thậm chí còn khó chấp nhận hơn.
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Đô đốc Mike Mullen gần đây đã nói rằng: "Những hành động đầu tư mạnh mẽ gần đây của Trung Quốc vào khả năng viễn chinh trên biển và những loại máy bay hiện đại dường như không nằm trong mục tiêu được tuyên bố là phòng thủ đất nước của Bắc Kinh."
Trong khi đó Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates lên án các sĩ quan quân sự hàng đầu Trung Quốc đã không tuân thủ các chính sách mà những nhà lãnh đạo cấp cao của họ đã vạch ra nhằm phát triển những lĩnh vực khác của mối quan hệ Mỹ - Trung Quốc.
Là một quốc gia rộng lớn và ngày càng công nghiệp hóa, Trung Quốc rất quan tâm tới vấn đề tiếp cận các nguồn nguyên liệu chiến lược và thiết yếu, đặc biêt là dầu lửa và khí đốt cũng như các nguồn nguyên liệu cho công nghiệp. Về ngắn hạn, Trung Quốc có thể đưa những mối quan tâm trong khu vực lên là ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, khi quốc gia này lớn mạnh và trở thành một cường quốc kinh tế toàn cầu, nó sẽ nhận ra rằng tự do hàng hải và tự do bay trên khắp thế giới là cần thiết đối với an ninh của mình.
Sự phụ thuộc ngày càng tăng vào những tuyến đường biển để nhập khẩu dầu thô và khoáng sản cũng như việc tiếp cận các thị trường xuất khẩu sẽ thúc đẩy việc chuyển trọng tâm ưu tiên sang sự cơ động toàn cầu thay vì kiểm soát toàn bộ vùng biển trong vùng.
Một lý do chính khiến Trung Quốc ủng hộ UNCLOS là điều khoản "tuyến trung chuyển" theo đó khẳng định việc tự do đi lại của các tàu thương mại và tàu chiến đang ngày càng cần thiết để hộ tống họ qua Eo biểnsingapore và Malacca, Eo Hormuz, và những nút cổ chai khác mà các con tàu nhập khẩu quan trọng của họ phải đi qua.
Vai trò của Mỹ trên Biển Đông
Những quan tâm của Trung Quốc về quyền đối với vùng Biển Đông đã được chỉ rõ trong bản đồ "chín đoạn" vốn bao trọn toàn bộ những vùng biển quốc tế và những vùng thuộc EEZ của các quốc gia khác trong khu vực. Việc đưa ra tuyên bố này, vốn xâm hại nghiệm trọng các tuyên bố chủ quyền của các quốc gia ven biển khác trong khu vực, đã tạo ra tình huống trong đó Mỹ có vai trò cân bằng năng lực hải quân khu vực ngày càng tăng của Trung Quốc.
Trong chuyến thăm Hà Nội năm 2010, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã đề cập tới những tranh chấp và nhấn mạnh sự cần thiết có một giải pháp khu vực. Dù có vẻ như Trung Quốc muốn giải quyết vấn đề này với từng quốc gia riêng rẽ trong khu vực, cách tiếp cận đa phương được các quốc gia nhỏ hơn lựa chọn và nó tốt hơn với việc cân bằng sức mạnh ngày một tăng của Trung Quốc. Ý thức được vấn đề này, Trung Quốc đã phản đối việc Ngoại trưởng Clinton ủng hộ cho cách tiếp cận đa phương. Tuy nhiên, cuối cùng lợi ích của việc phát triển kinh tế và trầm tích dầu lửa và khí đốt trong khu vực phụ thuộc vào một giải pháp khu vực thỏa đáng giữa các quốc gia biển. Mỹ quan tâm tới việc bảo đảm rằng một tiến trình hòa bình dẫn tới một giải pháp thỏa đáng được thực thi.
Mỹ phụ thuộc vào sự ủng hộ của các thành viên ASEAN để duy trì hoạt động hiệu quả trên Biển Đông, vì thế phản ứng của nước này với Trung Quốc phải tôn trọng lợi ích và mối quan tâm của khu vực. Dù Mỹ được nhiều quốc gia thành viên coi là một người bạn, nhưng họ cũng biết rằng có những lúc lợi ích của họ là khác xa những lợi ích của Mỹ. Oasinhtơn không thể coi sự ủng hộ của các quốc gia này là điều hiển nhiên. Nếu làm như vậy có thể làm suy yếu những phản ứng chung trước sự bành trướng của Trung Quốc; nó có thể khiến những sáng kiến biển đa phương khác gặp rủi ro, như Sáng kiến an ninh phổ biến và Nghị quyết chống cướp biển của Hội đồng Bảo an LHQ.
Các quốc gia thành viên ASEAN phải được bảo đảm rằng Mỹ sẽ tạo ra sự cân bằng với cường quốc ngày một mạnh lên đó mà không trở thành một mối đe dọa tới lợi ích của họ. Mỹ có thể chứng minh điều này bằng cách nhấn mạnh rằng hành động của mình sẽ phù hợp với UNCLOS. Chỉ khi những hành động của Mỹ phù hợp với công ước, các quốc gia ASEAN mới cảm thấy yên tâm trong các hoạt động trên biển của Mỹ trong khu vực, và Trung Quốc sẽ biết rằng có những giới hạn ràng buộc các hoạt động của Mỹ trong khu vực.
Trong khi sự niềm tin đối với cam kết của Mỹ theo công ước hiện không được đề cao vì vị thế không phải là thành viên của công ước, việc này có thể vượt qua bằng cách hoàn tất những nỗ lực của chính quyền trước nhằm bảo đảm sự tư vấn và đồng thuận của Thượng viện trong việc tham gia công ước và sau đó đệ trình phê chuẩn công ước này.
Tương lai sẽ như thế nào?
Với cố gắng gia tăng sự kiểm soát và rộng chủ quyền của mình trên Biển Đông bằng cách áp dụng cơ sở pháp lý trong nước với những vùng biển quốc tế, Trung Quốc đã tạo ra xung đột với các quốc gia láng giềng và vi phạm UNCLOS. Những tuyên bố của Trung Quốc không chỉ đơn thuần đe dọa việc đi lại trên Biển Đông. Chúng còn là mối đe dọa đối với những lĩnh vực chung toàn cầu và với luật pháp quốc tế vốn đã được phát triển để bảo vệ quyền lợi của các quốc gia ven biển và những quốc gia ở xa biển trên thế giới.
Những nỗ lực nhằm tranh giành những lợi ích cục bộ của Trung Quốc là rất thiển cận. Bắc Kinh đang phát triển trở thành một cường quốc toàn cầu với những lợi ích của chính mình trong việc tiếp cận và sử dụng những lĩnh vực chung toàn cầu. Trên thực tế sự cân bằng giữa những lợi ích ven biển và mối quan tâm biển xa giờ đây có thể đang trong quá trình hướng tới cái thứ hai. Gail Harris, viết cuốn Nhà ngoại giao rằng: "Những nhà chiến lược Trung Quốc giờ đây cũng tin rằng để bảo vệ sự phát triển kinh tế của mình, họ phải duy trì an ninh những tuyến đường hàng hải, thứ đòi hỏi một lực lượng hải quân đủ mạnh, hoạt động tốt ở không chỉ những vùng biển ven bờ."
Với việc cảnh giới ở EEZ, Trung Quốc có thể trở nên quen với sự giám sát của Mỹ như nước Mỹ đã làm trong thời Chiến tranh Lạnh khi giám sát các "tàu đánh cá" của Liên Xô bên ngoài vùng biển của họ. Nhiều khả năng Trung Quốc sẽ giám sát việc đến và đi của Mỹ và các tàu chiến khác từ những trạm bên ngoài lãnh hải của các quốc gia khác bằng cách sử dụng những hạm đội tàu ngầm hiện đại hoạt động không cần không khí, và rất ít phát ra âm thanh.
Về lâu dài, những lợi ích toàn cầu ngày một tăng của Trung Quốc sẽ dẫn tới việc Bắc Kinh ủng hộ những tự do hàng hải tương tự vốn đã được các quốc gia thương mại toàn cầu khác đấu tranh. Cho tới khi đó, Mỹ phải bảo vệ các quyền tự do hàng hải theo đúng Luật Biển bằng cách tiếp tục chứng minh việc tuân thủ nó. Mỹ đồng thời cũng phải ủng hộ nỗ lực của các quốc gia ven biển nhằm đạt tới sự phân chia công bằng EEZ và thềm lục địa.
Chiến lược rộng hơn của Mỹ với Biển Đông phải theo ba tiêu chí. Thứ nhất, bảo vệ các quyền tự do hàng hải thông qua cả ngoại giao và biểu dương lực lượng. Thứ hai, làm việc với Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc để giúp lực lượng này nhận ra rằng lợi ích lâu dài của Trung Quốc trong việc tự do hàng hải còn quan trọng hơn nhiều đối với an ninh quốc gia của họ so với những nỗ lực ngắn hạn nhằm giành quyền kiểm soát việc đi lại trong EEZ. Thứ ba, thúc đẩy nghị quyết khu vực và những tuyên bố quyền chủ quyền đối với các đảo và tài nguyên dưới đáy biển của Biển Đông dựa trên các điều khoản của UNCLOS.
Để đạt được điều này, Mỹ cũng phải thừa nhận rằng tầm ảnh hưởng khu vực phụ thuộc không chỉ vào sức mạnh mà còn vào việc thực thi đúng đắn, như Giáo sư Barry Posen đã nói:
"Việc kiểm soát những lĩnh vực chung sẽ tạo thêm ảnh hưởng và cho thấy sự hiệu quả hơn so với sức mạnh quân sự, nếu những quốc gia khác được thuyết phục rằng Mỹ quan tâm nhiều tới việc kiềm chế sự hiếu chiến trong khu vực hơn là giành được sự thống trị trong khu vực."
Một điều rất quan trọng là phải ghi nhớ rằng những bạn bè và đồng minh của Mỹ không muốn thấy Mỹ có vai trò toàn quyền trên Biển Đông. Với họ, UNCLOS là rất quan trọng để cân bằng sự can dự của Mỹ cân bằng với các lợi ích khu vực. Nếu Mỹ không chấp nhận những bổn phận và giới hạn của công ước cũng như các quyền của mình, thì vị thế của họ, ngay cả với các đồng minh, sẽ bị giảm sút.
Thay vì việc thừa nhận những điều khoản liên quan tới hàng hải, EEZ, và thềm lục địa của Tổng thống Reagan, uy tín của nước Mỹ như một nước tuân thủ nghiêm nhất luật pháp quốc tế đang bị suy yếu bởi thất bại của Oasinhtơn trong việc tham gia UNCLOS. Việc tham gia sẽ củng cố sự lãnh đạo của Mỹ trên biển, và sẽ giúp bảo vệ lợi ích của các bên trên Biển Đông.
Chính sách của Mỹ là, và nên vẫn, thể hiện và yêu cầu tuân thủ những quyền hàng hải và quyền bay và thúc đẩy giải pháp khu vực cho vấn đề quyền chủ quyền lãnh thổ và tài nguyên được xác định trong UNCLOS. Một yếu tố quan trọng của chiến lược này là cho nước Mỹ tham gia và công ước và tái thiết lập vị thế nhà vô địch trong tuân thủ luật quốc tế trên biển khi chúng ta được tận hưởng những quyền được UNCLOS thừa nhận
Hồng Cường dịch từ Tạp chí Proceedings, số 4/2011

Chỉ lệnh của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông

Chỉ lệnh của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông

Hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc.
Hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc.
-
Tình hình tranh chấp Biển Đông đã đặt các quyết sách cấp cao của Trung Quốc trước cuộc khảo nghiệm mới kể từ khi bước sang thế kỷ 21. Trung tuần tháng 4 vừa qua, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ban hành một số chỉ lệnh liên quan tới “Báo cáo về sự phát triển của sự kiện tranh chấp các đảo ở Biển Đông” do Bộ Tổng Tham mưu Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) đệ trình.
1. Tăng cường công tác trên các phương diện liên quan tới sách lược ngoại giao và chủ trương “chủ quyền thuộc về ta, gác tranh chấp, cùng khai thác” theo nguyên tắc hòa bình hữu hảo, xem xét tới toàn cục của Trung Quốc.
2. Tăng cường, nâng cao công tác tham vấn và hiệp thương nội bộ với các nước liên quan tới tranh chấp, phản đối mưu đồ quốc tế hóa tranh chấp.
http://nghiencuubiendong.vn/images/stories/trungdq/biendong.jpg
3. Tăng cường công tác giáo dục nội bộ về tình hình quốc tế, tranh chấp Biển Đông và lịch sử trong toàn quân, nâng cao ý chí bảo vệ lãnh thổ tổ quốc, các đảo và tài nguyên đất nước.
4. Tăng cường, nâng cao công tác trực ban tại các đảo thuộc chủ quyền cũng như tại vùng biển gần các đảo này, bảo vệ các lợi ích chính đáng của Trung Quốc.
Cũng liên quan tới vấn đề tranh chấp Biển Đông, tạp chí “Tranh Minh” cho biết vào ngày 10/6 vừa qua, Bộ Chính trị Trung ương Trung Quốc còn thông qua quyết nghị thành lập tổ lãnh đạo xử lý sự kiện khủng hoảng Biển Đông, do Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Tập Cận Bình làm tổ trưởng; Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Từ Tài Hậu, Phó Thủ tướng Vương Kỳ Sơn làm tổ phó. Các thành viên tổ lãnh đạo xử lý sự kiện khủng hoảng Biển Đông còn lại gồm có: Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt, Ủy viên Quốc vụ viện Đới Bỉnh Quốc, Tổng Tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) – Tướng Trần Bính Đức, Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần PLA Liêu Tích Long, Phó Tổng Tham mưu trưởng PLA Trương Bí Sinh, Phó Tổng Thư ký Quốc vụ viện Vưu Quyền… Ông Tào Cương Xuyên – nguyên Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng – và ông Trì Hạo Điền, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng, được mời làm cố vấn đặc biệt. Tổ lãnh đạo xử lý sự kiện khủng hoảng Biển Đông nằm dưới quyền phụ trách trực tiếp của Thường vụ Bộ Chính trị, với các chức trách và nhiệm vụ như sau:
1. Nắm chắc diễn biến của tình hình Biển Đông và dự báo trước sự thay đổi cũng như các tình huống bất ngờ.
2. Đưa ra phán đoán về sự phát triển và thay đổi của tình hình Biển Đông, đệ trình phương châm và quyết sách chiến lược.
3. Xử lý quyết sách ngay phút đầu xảy ra sự kiện bất ngờ và thay đổi tình hình quân sự ở khu vực tiền duyên Biển Đông.
4. Xử lý các báo cáo về vấn đề tranh chấp kinh tế, quân sự tại khu vực tiền duyên Biển Đông.
 Theo “Tranh Minh” Hồng Kông số tháng 7/2011
 Mỹ Anh (gt)
Categories: Uncategorized
Be the first to like this post.
  1. abd
    12/07/2011 lúc 10:02 | #1
    Cái lưỡi thè lè bự tổ chảng định liếm biển Đông, Mỹ lấy đèn khò hơ một cái là tụt vào ngay.
    • 12/07/2011 lúc 12:48 | #2
      ‘Lưỡi bò’ là … cái ‘lõ buồi’
      ‘Lè’ ra thiên hạ lại … cười ‘Đãng’ ta !@#
  2. cát tường
    12/07/2011 lúc 10:03 | #3
    Có thể thấy 4 chủ trương của bct đảng cs trung quốc và 4 nhiệm vụ của tổ xử lý tranh chấp biển đông tự nhiên tuyên bố như là tài sản của họ. Không có điều gì là nhân nhượng. Cần thiết là nổ súng và không quốc tế hóa cho thấy Tàu cộng muốn xé lẻ tranh chấp với từng quốc gia tranh chấp và bố thí khi chủ trương gác tranh chấp cùng khai thác..Thực tế Tàu cộng đã tuyên bố đây là ao nhà của họ rồi..VN đã nằm trong kế hoạch này rồi. Nghĩa là đã mất biển đông…
  3. Tram kha
    12/07/2011 lúc 10:18 | #4
    như vậy là không có chỗ nào cho “16 chữ vàng” và “4 tốt” gì đâu. Đừng cố nhắm mắt bịt tai trước sự thật hiển nhiên nầy!
  4. 12/07/2011 lúc 12:29 | #5
    TQ già dái non hột thôi mà, cậm kẹ đôi ba câu cho lũ chuột nhắt hoảng sợ. VN đang tìm kiếm liên minh nhưng hệ thống ” thượng tầng” kiên quyết không chịu từ bỏ quyền lợi – Kể cũng khó !
  5. Rung chuông
    12/07/2011 lúc 12:40 | #6
    …chủ trương “chủ quyền thuộc về ta, gác tranh chấp, cùng khai thác” theo nguyên tắc hòa bình hữu hảo( trích) Thằng LƯU MANH Đại Hán này gian quá trời: Chủ quyền thuộc về ta – THEO ĐƯỜNG LƯỠI BÒ LÀ CỦA TA,gác tranh chấp – DO ĐIỀU KIỆN CHƯA THUẬN LỢI NÊN TA TẠM NHỊN, cùng khai thác – CÙNG THẰNG VIỆT NAM ,PHI,MÃ ĐUA NHAU KHAI THÁC TRONG ĐƯỜNG LƯỠI BÒ (thằng mạnh được, yếu thua-ta có cái giàn khoan cứ kéo ra thôi),theo nguyên tắc hòa bình- SẼ ĐƯỢC TIẾNG LÀ MÌNH THÍCH HÒA BÌNH KHAI THÁC DẦU,THIÊN HẠ PHẢI THẤY CÁI TỐT CỦA MÌNH LÀ MÌNH NHƯỜNG NHỊN NHE(Đ. MẸ THẰNG NÀO KHÔNG THÍCH HÒA BÌNH KIỂU ĐẠI HÁN NÀY LÀ TAO CHƠI NÓ CHẾT MẸ LUÔN ĐỪNG TRÁCH!!!!)
    • 12/07/2011 lúc 12:50 | #7
      ‘Lưỡi bò’ tuy nhỏ mà … ngon
      ‘Lè qua, liếm lại’ … ‘nước’ giòn cả răng !@#
  6. Rung chuông
    12/07/2011 lúc 12:46 | #8
    Tăng cường, nâng cao công tác tham vấn và hiệp thương nội bộ với các nước liên quan tới tranh chấp, phản đối mưu đồ quốc tế hóa tranh chấp.
    (Trích) – Chơi hòa bình song phương thôi các bạn,đừng lo mua vũ khí làm chó gì,ai có gì xài nấy nghe( tớ thì có cái tàu sân bay và dăm ba cái đang đóng,hải giám mấy chục chiếc nhưng khuyên thằng em Việt cứ an tâm ngủ đi đừng lo đua tranh làm gì- tớ sẽ sắp xếp một cách hòa bình ngoài biển cho- dân đen có nhằm nhò gì,thuyền nhỏ bắt cá nhỏ,thuyền lớn bắt cá lớn,ai khoan được cứ khoan ,ai thấy dầu cứ xài,bon chen chi cho mệt???)! Thằng Mẽo không phải chuyện của mi đừng xía vô!
  7. Rung chuông
    12/07/2011 lúc 12:49 | #9
    Tăng cường công tác giáo dục nội bộ về tình hình quốc tế, tranh chấp Biển Đông và lịch sử trong toàn quân, nâng cao ý chí bảo vệ lãnh thổ tổ quốc, các đảo và tài nguyên đất nước(trích) Lo tuyên truyền giáo dục dân cho tốt nghe( không nghe cho nó mấy cái dùi cui là nghe liền ấy mà!),không có biểu tình lộn xộn phá hoại tình đoàn kết,tinh thần “hòa bình kiểu Đại Hán” nhé!
  8. Rung chuông
    12/07/2011 lúc 12:59 | #10
    Tăng cường, nâng cao công tác trực ban tại các đảo thuộc chủ quyền cũng như tại vùng biển gần các đảo này, bảo vệ các lợi ích chính đáng của Trung Quốc.(trích) Cứ luân phiên hôm nay tàu Ngư Chính,ngày mai tàu Hải giám tuần tra bảo vệ HÒA BÌNH quanh quần đảo Hoàng Sa- Trường Sa,bảo đảm an toàn cho ngư dân khai thác yên ổn tại ngư trường này,làm cơ sở mai mốt cho tàu khoan dầu khí ra một cách hòa bình quanh vùng thuộc chủ quyền của ta(TQ) này( nhưng tạm thời cho mấy bạn ngư dân Việt – Phi kiếm miếng cơm ăn( cho nó sông lay lắt thôi!),nhưng không đước quấy rối việc khai thác ngư trường khai thác dầu khí một cách hòa bình tại khu vực này nhe! Mấy bạn Việt cứ an tâm chờ đến khi các bạn đủ tiền sắm tàu Hải giám thì để bọn tớ lo cho ngư dân các bạn giùm!
  9. Rung chuông
    12/07/2011 lúc 13:06 | #11
    …tổ lãnh đạo xử lý sự kiện khủng hoảng Biển Đông, do Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Tập Cận Bình (trích). Nên biết đó là kẻ có khả năng thay họ Hồ ở vị trí cao nhất! Và phải hiểu là vấn đề HÒA BÌNH KIỂU ĐẠI HÁN Ở BIỂN ĐÔNG nó quan trọng cỡ nào,chứ không thể là “rung cây nhát khỉ” vớ vẩn đâu nhe mấy thằng đầu đất!Anh mày thích hòa bình và đòi tất cả phải THÍCH! Không thích là chết mẹ với anh mày liền đó!
  10. Rung chuông
    12/07/2011 lúc 13:18 | #12
    Các thành viên tổ lãnh đạo xử lý sự kiện khủng hoảng Biển Đông còn lại gồm có: Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt, Ủy viên Quốc vụ viện Đới Bỉnh Quốc, Tổng Tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) – Tướng Trần Bính Đức, Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần PLA Liêu Tích Long, Phó Tổng Tham mưu trưởng PLA Trương Bí Sinh, Phó Tổng Thư ký Quốc vụ viện Vưu Quyền… Ông Tào Cương Xuyên – nguyên Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng – và ông Trì Hạo Điền, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng, được mời làm cố vấn đặc biệt(trích) Quân đội TQ(PLA) rất yêu hòa bình nên đã chuẩn bị sẵn sàng để kẻ nào không thích HÒA BÌNH là dạy cho một bài học ngay đó( cỡ năm 1979 trở lên đấy chứ không nhẹ hơn đâu mấy thằng đần!Bố mày không chơi trò con nít “cờ lau tập trận” đâu mà ngồi đó nói “KHÔNG SỢ” mà xong đâu! Mấy thằng dân đen giương cái tờ giấy A4 thì làm cái chó gì??? Có cơm đủ ăn không mà nghĩ đối đầu??? Có mấy thằng gọi là trí ngủ thì làm chó gì???QĐNDVN thì có gì ngoài mấy cái tàu đang đặt hàng nhưng đ. biết lấy tiền đâu mà trả,lính tráng thì lo cái ăn tối ngày,tập luyện mấy? Sĩ quan thì lo làm giàu, no cơm ấm cật đánh đấm khỉ gì???)Nói chung lo bảo vệ HÒA BÌNH KIỂU CỦA TAO ĐI cho chắc cú!
  11. Rung chuông
    12/07/2011 lúc 13:22 | #13
    Nắm chắc diễn biến của tình hình Biển Đông và dự báo trước sự thay đổi cũng như các tình huống bất ngờ.(trích) Thằng nào mà trái ý tàu Ngư Chính,tàu Hải giám phá hoại khai thác ngư trường,dầu khí một cách hòa bình là ăn đạn liền đó! Hôm qua tao tịch thu lưới chứ vài hôm nữa là cho chìm luôn để khỏi la lối mất công!
  12. Rung chuông
    12/07/2011 lúc 13:26 | #14
    Đưa ra phán đoán về sự phát triển và thay đổi của tình hình Biển Đông, đệ trình phương châm và quyết sách chiến lược.(trích)
    Bọn tao luôn theo dõi sát sao hòa bình tại khu vực này và luôn có phương án khác nhau cho mấy kẻ có ý đồ khác với hòa bình của bọn tao đó!Đụng đậy là bắn bỏ! Hòa bình TRƯỚC HỌNG SÚNG đấy chứ không phải trong ca hát đâu mấy thằng ngu!
  13. Rung chuông
    12/07/2011 lúc 13:29 | #15
    Xử lý quyết sách ngay phút đầu xảy ra sự kiện bất ngờ và thay đổi tình hình quân sự ở khu vực tiền duyên Biển Đông.(trích) Bọn tao đã chuẩn bị sẵn Hải Lục Không quân hết rồi,trái ý là đánh liền chứ không như bọn mày giờ mới lo đặt đóng tàu đâu,bọn ngu như lợn!
  14. Rung chuông
    12/07/2011 lúc 13:32 | #16
    Xử lý các báo cáo về vấn đề tranh chấp kinh tế, quân sự tại khu vực tiền duyên Biển Đông(trích)Bọn tao sẽ xử lý mọi vấn đề từ nhỏ tới lớn,động đến một ngư dân của bọn tao đang đánh cá là không xong đâu chứ nói gì việc lớn hơn!
  15. Rung chuông
    12/07/2011 lúc 13:37 | #17
    Biết điều thì hãy dạy cho bọn dân đen hô : HÒA BÌNH ĐẠI HÁN MUÔN NĂM!!!Kiểu như mấy ông tướng lĩnh quân đội Việt nam đã hô theo bọn tao vây!Bọn Tàu tao thích HÒA BÌNH NHƯNG KHÔNG THÍCH NHỮNG THẰNG LÀM KHÁC Ý ! Hãy thuộc điều này: HÒA BÌNH KIỂU LƯỠI BÒ- Đó là kiểu hòa bình mang nhãn mác ĐẠI HÁN! Hãy cố mà hiểu nghe bọn đầu bã đậu kia!
  16. Doanh nhân QN
    12/07/2011 lúc 14:03 | #18
    ĐCS Trung Quốc thè lưỡi bò liếm Biển Đông của VN, ĐCS Việt Nam thè quy hoạch liếm nhà nhân đen. Đúng là kẻ cướp lại gặp bà già vì vậy chúng mới ngôn ngữ để nói chuyên riêng với nhau thôi, không muốn cho ai can thiệp vào đâu.
  17. Huy Hoàng
    12/07/2011 lúc 15:23 | #19
    Lưỡi của thằng Tàu thè ra liếm tới đâu thì hai đĩ già Trọng lú và Dũng ngu lại thi nhau vén váy lên cao hơn nhanh hơn ….
  18. Phút 89
    12/07/2011 lúc 15:46 | #20
    Nguy đây,
    ” Xử lý kiên quyết ngay phút ban đầu” ám chỉ là sẽ sằng sàng tằng ,tằng,tằng….. chíu, chíu chíu…. bùm bùm bùm…..!
    Làm mẹ nó luôn đi kể cũng tốt.
  19. chutusg
    12/07/2011 lúc 19:06 | #21
    Chỉ lệnh này chỉ cần thay chữ Trung Quốc thành Việt Nam thì…giống nhau như đúc! Tài thật.
  20. MEO MUN
    13/07/2011 lúc 00:54 | #22
    Họ tự cho mình có nền văn hóa lâu đời,tinh thần thượng võ,lươn được thể hiện trên phim ảnh.Xong bây mới lộ mặt của một quân tử”tào lao”,với lòng dạ tham lam,nham hiểm,quân tử gì mà đi rình rập cắt cáp,tham lam khi tự mình vẽ ra đường lưỡi bò,nham hiểm ở chỗ vừa đánh trống vừa la làng.