- Triển lãm bản đồ, tư liệu về Hoàng Sa, Trường Sa: “Trung Quốc phải công nhận sự thật lịch sử ” (DV). – Trường Sa – Những thông điệp lịch sử (ĐĐK).
- Tuyên bố ‘Senkaku là của Nhật’, McCain bị dọa ‘cấm cửa’ vào Trung Quốc (Soha). – Mỹ sẽ bảo vệ Nhật trước sự tấn công của Trung Quốc (Infonet). – Mỹ xoa dịu Trung Quốc trong vấn đề Senkaku/Điếu Ngư (VOV).
- TỘI NÀY AI SẼ XỬ ÔNG? (Đặng Huy Văn).
- Nói một lần này thôi (Phạm Thanh Nghiên).
- Hiến pháp sau ngày dân bị khóa miệng (DLB). – Nguyễn Văn Bông – Luật Hiến pháp và Chính trị học (4) (pro&contra).
- Khi người bệnh sám hối (ĐĐK).
- Đất là sở hữu toàn dân: Tất cả đất đai là sở hữu của ĐCSVN (Chúa cứu thế).
- Đưa đất nước…lên giường (Hiệu Minh).
- Đề án kiểm soát thu nhập quan chức: Chi tiêu từ 200 triệu phải qua ngân hàng? (TP).
- Vụ tham ô tài sản tại Bệnh viện Nội Tiết T.Ư: Thanh tra Bộ Y tế bảo không sai, công an vẫn khởi tố (TP). – Bất xứng (TTVH).
- Phiếm: Ăn nói cẩn thận (LĐ).
- Phá 6ha rừng cấm để xây thủy điện 5MW (TT). – Đăk Lăk: Làm thủy điện trong VQG: Chủ rừng chống chọi trong đơn độc (DV).
- Sính ngoại? (ĐĐK).
- Xét xử vụ xây khu dân cư trái phép ở An Giang: “Làm quan cả họ được nhờ” (TT).
- TẠI SAO TƯ DUY SÁNG TẠO KHÔNG THỂ PHÁT TRIỂN Ở TRUNG QUỐC? (FB Mạnh Kim).
- Phiên toà xử Bạc Hy Lai sẽ Phớt Lời các Tội Ác Cáo buộc đến Chế Độ Trung Cộng (ĐKN). - Phiên tòa xử Bạc Hy Lai: Tuồng hề hay phép thử nghiêm túc cho cải cách của Trung Cộng? (Phạm Vũ Lửa Hạ). – Con trai cả ông Bạc Hy Lai lên tiếng bảo vệ cha (VOV). – “Bất thường và lệ thường” trong phiên tòa xử Bạc Hy Lai (PNTP). – Bạc Hy Lai và đôi bàn tay bắt chéo tại tòa – Dấy lên nhiều đồn đoán (DV). – Bạc Hy Lai có đúng là “vàng không sợ lửa”? (LĐ). – Nhân Dân nhật báo TQ: Tội ác của Bạc Hy Lai không thể chối cãi! (GDVN).
Campuchia kêu gọi ASEAN thắt chặt quan hệ với Trung Quốc -(VOA) —Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đi thăm một số nước Đông Nam Á -(VOA) —-Hãy cẩn thận với Không quân Trung Quốc (ĐV)Hậu quả của “Tư duy ngược” -(RFA) -Ông Lê Phú Khải, tuy là một phóng viên kỳ cựu của Đài truyền hình Trung Ương nhưng không bao giờ gia nhập Đảng Cộng sản mặc dù cả gia đình ông hầu hết là Đảng viên thâm niên. Lý do nào dẫn đến việc ông từ chối gia nhập Đảng?
NGO xây thêm nhà tạm lánh cho nạn nhân buôn người – (RFA) -Pacific Links Vòng Tay Thái Bình là tổ chức NGO của Hoa Kỳ, vào Việt Nam từ năm 2003, nỗi bật qua chương trình ADAPT với hai cơ sở hỗ trợ và giúp đỡ nạn nhân buôn người tại An Giang giáp giới Kampuchia và Lào Cai giáp giới Trung Quốc.
TTXVN tiếp Đoàn đại biểu Hội Nhà báo Hàn Quốc (Tintuc)
Phá rừng nghiêm trọng tại Phú Yên -(RFA) — Phá nát rừng phòng hộ (NLĐ) -“Rừng ở phía Đắk Lắk bị phá từ nhiều năm trước, giờ đã trồng rừng sản xuất gần với lõi rừng phòng hộ Sông Hinh. Vì thế, lâm tặc lợi dụng vào đó để mở đường khai thác gỗ rừng trồng, rồi vào rừng phòng hộ để khai thác trái phép, mình không theo dõi kịp” – ông Định phân bua. —Lạm thu tái diễn, trẻ 1 tuổi cũng không thoát (NV)
Không có luật cấm quay phim chụp ảnh công an -(RFA) —-Báo lề phải ‘ném đá tập thể’ văn bản của công an (NV)
Việt Nam ‘quản’ cả nhắn tin, đàm thoại qua Internet (NV) -Nhà cầm quyền Việt Nam sẽ sớm có “chính sách quản lý” các ứng dụng hỗ trợ liên lạc miễn phí qua mạng Internet. —-Tự do ngôn luận và khuôn khổ luật pháp -(Tintuc)
Khi dân Sài Gòn chịu chơi -Thiện Tùng - (Boxitvn)
BÁO QĐND “ĐÓI ĂN VỤNG, TÚNG LÀM LIỀU”? -Thanh Tùng – (Boxitvn)
Các nước đang phát triển có nên du nhập thể chế pháp quyền của phương Tây không? – Niall Ferguson – Đỗ Kim Thêm dịch-(Boxitvn)
Đôi điều với tác giả của “Đôi điều với tác giả …” (các phần còn lại) -Vũ Thị Phương Anh Phần 2 – (Boxitvn) >>>Đôi điều với tác giả của “Đôi điều với tác giả ……
Bài học Ai Cập - ( Nguyễn hưng Quốc -VOA)
Hoa Kỳ tuột tay tại Ai Cập (Nguoiviet)Cú lừa ngoạn mục- trường hợp LS Lê Công Định » -
Nghĩa vụ, trách nhiệm và tính cách của người lãnh đạo đất nước (ĐCV)
Khủng hoảng tên lửa Cuba và những điều chưa biết – Kỳ 1: Từ sự kiện Vịnh Con lợn- (Tintuc)
Người Buôn Gió – Phải chăng đất cho những đấu tranh dân chủ đã chật chội? -(Danluan)
Thông tin về trẻ em: Cần lắm đạo đức người làm báo! -(Danluan)
Hoàng Triết – “Tôi không ủng hộ đảng của bạn, nhưng tôi sẵn sàng chết để bảo vệ quyền thành lập đảng đó” -(Danluan)
Paulo Thành Nguyễn – Blogger Nguyễn Văn Dũng bị công an bắt cóc ở Hà Nội đã một ngày chưa có tin tức -(Danluan)
Khuất Đẩu – Đã đến lúc, dù không đúng lúc, ông tôi chết! -(Danluan)
Phạm Tuấn Anh – Học và đọc -(Danluan)
CẦN TRANH LUẬN CÔNG KHAI VỀ VIỆC CÓ ĐƯỢC LẬP ĐẢNG KHÔNG? -(Tễu)
HẺM BUÔN CHUYỆN ( KỲ 110) : Trả lại tao búa với li… -(Nhật Tuấn)
Phải nêu cao tinh thần cảnh giác khi tắm tiên? -(Đào Tuấn)
1986. Màn tung hứng vụng về (QĐND/ Basam)
1985. Ngu lâu, dốt bền (Võ văn Tạo/ Basam)
1984. Vai trò lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam là một tất yếu khách quan (Nhandan /Basam)
Phỏng vấn Carlyle A.Thayer: Đánh giá chuyến đi của Chủ tịch Trương Tấn Sang đến Hoa Kỳ – 3 (Defend the Defenders)
Tôi là một bà già nhiều chuyện? (Phương Bích)
KHI VIỆT CỘNG BỊ DỒN VÀO ĐƯỜNG CÙNG THƯỜNG DÙNG THỦ ĐOẠN LÙI MỘT TIẾN HAI -(TNM)
BẾ TẮC HOÀN BẾ TẮC ! -(TNM)
- “Quốc tế hóa” thị trường nợ xấu (DĐDN). – ‘Cần giảm một số điều khoản mua nợ xấu’ (VNE). – VAMC “tắc” vì điều kiện mua nợ khắt khe (ĐT).
- 500.000 căn hộ chung cư vẫn chờ…sổ đỏ (ĐT). – Bán đất khống, lấy tiền thật (LĐ).
- Vinacomin lại đề xuất tăng giá bán than (VTV/VOV).
- Nông dân bỏ ruộng: Chính sách xa thực tiễn? (HQ). – Dự án chết yểu, nông dân mắc nợ (SGGP).
- Bát nháo thị trường gạo nội địa (NNVN).
- Kinh doanh, sản xuất phân bón giả diễn biến phức tạp (DV). – Giật mình phân DAP Trung Quốc! (NNVN).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Mang bảo tàng đến với mọi nhà (LĐ).
- ĐỂ TA ĐI CẤY ĐI CÀY NUÔI… THƠ (Văn Công Hùng).
- Trước nhu cầu lớn này, tôi chỉ biết học hỏi ý chí của loài Kiến (Trần Mỹ Giống).
- HÀ NỘI TIẾU LÂM TRUYỀN KỲ (KÌ 152: CHỮA ĐƯỢC BỆNH CÒI XƯƠNG) (Trần Mỹ Giống).
- VĨNH BIỆT TÁC GIẢ “CON VOI” (Nguyễn Trọng Tạo).
- Kiếm danh bất chấp luật (SGGP). – TỪ KẾ TƯỜNG-Ao thả nhái (Cái phây của bà Tưng) (NLG).
- Dustin Nguyễn hạnh phúc khi Lửa Phật sẽ ra rạp tại Mỹ và Canada (TN). – Ngô Thanh Vân: Ở đời không nên đi sai luật (NNVN).
- Quang Liêm dừng bước (TN).
- Bi hài chuyện bóng đá (LĐ). – Vở tuồng bóng đá Việt (Đào Tuấn).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Ngổn ngang ngày đầu con đi học (SK&ĐS).
- Nỗi niềm “thu đúng, thu thêm”… (SGGP). – Chống lạm thu đầu năm học mới (TT). – Hà Nội: Không khuyến khích các trường thay đổi mẫu đồng phục (DT).
- Căng thẳng chỗ trọ đầu năm học mới (VOH).
- Xét tuyển nguyện vọng bổ sung ĐH-CĐ 2013: Tín hiệu vui ở nhóm ngành nông – lâm- ngư (DV).
- Học sinh có phép… phân thân (DV).
- Hiệu trưởng trường THCS đánh bạc (TN).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Bệnh viện đấu lý căng thẳng với gia đình sản phụ tử vong (VNN/Infonet).
- Cuộc thiên di vĩ đại của người Thái đen: Đường lên Mường Trời (NNVN).
QUỐC TẾ
- Nga, Mỹ họp bàn tại La Hay về vũ khí hóa học tại Syria (VOV). – Mỹ ‘bật đèn xanh’ cho Syria sử dụng vũ khí hóa học? (LĐ). – Phương Tây sẽ can thiệp vào Syria theo kịch bản nào? (VNN). – Syria cực lực bác bỏ cáo buộc tấn công hóa học khiến 1.400 người chết (LĐ). – Mỹ chưa thể kết luận về cáo buộc vũ khí hóa học ở Syria (VOV).
Pháp: Thế giới phải hành động nếu Syria sử dụng vũ khí hóa học -(VOA)
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đi thăm một số nước Đông Nam Á -(VOA) —-Trung Quốc tố giác Hoa Kỳ tăng cường hoạt động do thám (VOA)
Đảng Wikileaks gặp rắc rối trong kế hoạch tranh cử -(RFA) —LHQ lên án Úc ngược đãi thuyền nhân-(RFA)
Tòa án Thái kết án hai người Iran do chủ mưu một vụ nổ bom-(RFA) —Miến: Đặc phái viên LHQ Quintana không bị tấn công-(RFA)
Phe đối lập Campuchia dự tính biểu tình vào thứ hai tuần tới -(VOA)
Nam Hàn có thể mua chiến đấu cơ của Boeing (NV)
Bạc Hy Lai phủ nhận ngôi biệt thự sang trọng ở Pháp-(RFI) —-Ông Bạc Hy Lai lớn tiếng bác bỏ tội nhận hối lộ -(RFA) —Bạc Hy Lai: Sản phẩm của Cách mạng Văn hóa TQ -(VOA) —-Bạc Hy Lai ra ký hiệu lạ ở ‘phiên tòa thế kỷ’ (ĐV)
Nga xem 22 tổ chức NGO là “đại lý của nước ngoài” -(VOA) —Wikileaks : người tù Manning muốn trở thành phụ nữ -(RFI) —Trung Quốc : Xây chùa trên nóc nhà cao tầng -(RFI)Phân tích cúm gia cầm ở TQ phát hiện thêm mối nguy của virut -(VOA)
Nguyễn Văn Bông – Luật Hiến pháp và Chính trị học (4)
CHƯƠNG III: NGUYÊN TẮC DÂN CHỦ
Mục I: KHÁI NIỆM CHÍNH ĐÁNG
Đoạn 1: HỢP PHÁP VÀ CHÍNH ĐÁNG
Đoạn 2: NGUYÊN TẮC DÂN CHỦ: NGUYÊNTẮC CHÍNH ĐÁNG TRONG XÃ HỘI CẬN ĐẠI
Khi chúng ta đề cập đến vấn đề quốc gia –
dù theo quan niệm các nhà xã hội học hay luật gia hay là cũng như chúng
ta đã biết – dù là một chính quyền được định chế hóa, sự kiện mà chúng
ta phải lưu ý và đã lưu ý là sự phân chia giữa nhà cầm quyền và quần
chúng bị trị vì quốc gia – nghĩa là chính quyền – có độc quyền sử dụng
lực lượng vật chất (cảnh bị và quân sự).
Đó là thực tại. Tuy nhiên nhận xét như
thế không có nghĩa là quan niệm rằng cuộc sinh hoạt chính trị trong quốc
gia chỉ dựa trên sự cưỡng bách. Không có một sự cưỡng bách nào, một sự
đàn áp nào có thể tồn tại mãi vì đó đã là một hiện tượng tạm thời và đặc
biệt.
Nếu quyền lực của quốc gia luôn luôn đi đôi với cưỡng bách, quyền lực quốc gia không phải chỉ dựa trên sự cưỡng bách. Vì quyền lực quốc gia là một quyền lực pháp lý.
Quyền lực pháp lý có nghĩa là quần chúng
phục tùng quyền lực ấy không phải vì sợ sệt mà chính vì có cảm tưởng
rằng quyền lực ấy cần phải được vâng lời. Nói một cách khác, cuộc sinh
hoạt thường xuyên trong một quốc gia được bảo đảm – không phải vì quân
đội hay cảnh sát đứng đầy đường – mà trái lại vì công dân nhận thức rằng
uy quyền quốc gia cần phải được tôn trọng vì đó là uy quyền chính đáng.
Khái niệm chính đáng là một khái niệm
tối quan trọng vì nó là căn bản của mối đồng tâm chính trị. Để hiểu rõ,
cần phải phân biệt thế nào là chính đáng, thế nào là hợp pháp.
Đoạn 1: HỢP PHÁP VÀ CHÍNH ĐÁNG
A. Hợp pháp
Hợp pháp tức là phù hợp với luật pháp,
tức là không trái với cái trật tự hiện hữu. Một hành vi, một hiện tượng
hợp pháp là một hành vi hay hiện tượng xảy ra một cách thường xuyên
trong khung cảnh và trật tự hiện hữu.
Thật vậy, khi chúng ta nhìn vào hệ thống
pháp luật của bất cứ một quốc gia nào, chúng ta nhận thấy rằng hệ thống
đó là một hệ thống có đẳng cấp. Mọi quy tắc cần phải phù hợp
và tôn trọng quy tắc trên. Các đạo luật phải phù hợp với Hiến pháp. Các
hành vi pháp lý của nhà cầm quyền hành pháp không thể trái ngược với
luật lệ hiện hành. Tóm lại, hiệu lực của mọi quy tắc tùy thuộc ở sự
tương đồng với quy tắc cao hơn. Hợp pháp chung qui là sự bất tương phản
giữa những quy tắc trong khung cảnh của trật tự hiện hữu.
B. Chính đáng
Danh từ chính đáng gợi lên một ý niệm
cái gì không trái với lẽ phải. Chính đáng - không phải là phù hợp với
luật lệ, phù hợp với trật tự hiện hữu – mà là phù hợp với một nguyên tắc
căn bản được xem là căn nguyên của chính quyền. Một hành vi hợp pháp là
một hành vi ấn định đúng theo những điều kiện dự liệu bởi một qui tắc
cao hơn. Một hành vi chính đáng là một hành vi đúng với lẽ phải, phù hợp
với sự tư tưởng, sự nhận thức rằng đó là lẽ phải, đó là nguyên tắc của
cuộc sống chung.
Đoạn 2: NGUYÊN TẮC DÂN CHỦ: NGUYÊN TẮC CHÍNH ĐÁNG TRONG XÃ HỘI CẬN ĐẠI
Những nhận xét đó cho chúng ta thấy rằng nguyên tắc chính đáng là
nền tảng của chính quyền trong một xã hội nhất định. Nguyên tắc chính
đáng là căn nguyên của mối đồng tâm chính trị. Một chính quyền chính
đáng – không hẳn là một chính quyền bảo đảm quyền lợi chung – một chính
quyền tốt, mà là một chính quyền mà đại đa số quần chúng cho là chính
đáng.
Nguyên tắc chính đáng – chung qui là một hệ thống tin tưởng của đa số quần chúng trong một giai đoạn nhất định tin tưởng rằng chính quyền nào đó phù hợp với lẽ phải, với sự sống chung.
Và vì là một lòng tin – nghĩa là cái gì
thiêng liêng, sâu xa, mật thiết với tâm tình, cho nên nội dung của sự
tin tưởng đó đổi thay tùy theo thời gian và không gian, nghĩa là trong
giai đoạn lịch sử và trong một cộng đồng chính trị. Trong một quốc gia
nhất định, ở một khoảng thời gian nhất định, đại đa số công dân có một ý
niệm khá rõ rệt về tính cách chính đáng của một chính quyền, nghĩa là
họ quan niệm rằng một chính quyền phải như thế này, thế này mới được ủng
hộ và vâng lời một cách thành thật và tự nhiên.
Nhìn lại lịch sử, chúng ta thấy rằng,
cho đến thế kỷ thứ 18, có thể nói rằng trên toàn cả thế giới, nguyên tắc
chính đáng đương thời là Nguyên tắc quân chủ.
Người ta – thời ấy – tin rằng người nắm chính quyền phải là một vị vua, và theo thứ tự phải là hoàng tử mới nối ngôi.
Trong một xã hội tân tiến ngày nay,
trong xã hội cận đại, nguyên tắc quân chủ không còn là nguyên tắc chính
đáng nữa. Ngày nay, quần chúng trong hầu hết các nước trên thế giới
không còn tin tưởng rằng: “Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa thì
quét lá đa”.
Ngày nay nguyên tắc chính đáng là nguyên
tắc dân chủ. Như thế có nghĩa là nền tảng của chính quyền do sự đồng ý
của công dân. Và sự đồng ý này cần phải được lập đi lập lại. Nghĩa là
công dân đồng ý giao phó cho một nhóm người lãnh đạo không phải một cách
vĩnh viễn. Trái lại, trong một định kỳ nào đó, sự đồng ý đó có thể bị
rút lại để giao phó cho một nhóm khác.
Dù sao xin nhắc lại nguyên tắc dân chủ
là nguyên tắc chính đáng trong xã hội cận đại. Và nguyên tắc dân chủ nằm
trên sự đồng ý của công dân. Đó là một sự tin tưởng. Chúng ta có thể
cho rằng nguyên tắc ấy là sai, cũng như chúng ta có thể nói rằng tin
tưởng như thế là đúng. Nhưng đó chỉ là phê bình về giá trị. Sự phê bình
không cho phép chúng ta quên rằng sự tin tưởng ở nguyên tắc dân chủ ấy
có vì đó là một sự kiện xã hội mà chúng ta không thể phủ nhận.
Để chứng minh sự hiện hữu của sự kiện xã
hội này, chúng ta có thể nói rằng trên thế giới ngày nay có thể có
những xã hội không dân chủ, những quốc gia không có tính cách dân chủ,
nhưng không có một xã hội nào, một quốc gia nào mà ở đấy nhà lãnh đạo
không dựa vào nguyên tắc dân chủ.
Từ Tổng thống Johnson ở Mỹ đến ông Kosygin ở Nga[i], xuyên qua De Gaulle, Mao Trạch Đông cũng như Sukarno[ii], Sihanouk, v.v…, ai cũng cho rằng ta đây là dân chủ số một.
Đấy sự tin tưởng ở nguyên tắc dân chủ hết sức lan rộng và mỗi người vịn vào đó để mà chống địch thủ của mình.
Chẳng những trên bình diện quốc tế mà
còn ngay trong nội bộ của mỗi quốc gia. Đối lập chống chính quyền, chính
đảng này cùng chính đảng khác, giai cấp đấu tranh đều dựa vào nguyên
tắc dân chủ.
Mục II: KHÁI NIỆM DÂN CHỦ
Đoạn 1: ĐỊNH NGHĨA
Đoạn 2: CHỦ QUYỀN
Như chúng ta đã nói, nguyên tắc dân chủ
được xem là chính đáng trong xã hội ngày nay. Không có ai dám hô hào
rằng mình không dân chủ. Xứ nào cũng tự gán cho danh từ dân chủ và khối
nào cũng nhận rằng mình là dân chủ chân chính và các nước thuộc khối
khác là dân chủ giả hiệu.
Nhưng thế nào là dân chủ? Đâu là nội
dung của khái niệm dân chủ? Hẳn các bạn cũng ý thức rằng câu trả lời
không phải dễ dàng. Dù thế, cũng phải trả lời vì ý niệm dân chủ tối quan
trọng trong cuộc sinh hoạt chính trị ngày nay. Lẽ dĩ nhiên, chúng ta
không thể đi sâu vì các bạn chưa nắm vững nhiều khái niệm liên hệ. Chúng
ta sẽ còn dịp để nhận định một cách rõ rệt danh từ dân chủ. Ở đây chỉ
là một cái nhìn tổng quát của khái niệm dân chủ.
Đoạn 1: ĐỊNH NGHĨA
A. Có rất nhiều định nghĩa, giải thích hoặc phân tách từ dân chủ:
- Chế độ dân chủ là chế độ trong đó có các người cầm quyền đều do dân bầu lên. Ở chỗ nào có những cuộc bầu cử tự do và thành thật tức là ở chỗ đó có dân chủ.
- Dân chủ là một chính phủ của dân, do dân và vì dân.
- Dân chủ trước hết là tự do.
- Dân chủ chính trị là một chế độ trong
ấy sự điều khiển việc nước được đặt dưới sự kiểm soát của dư luận quần
chúng, thể hiện bởi đa số công dân trong nước.
B. Đó là một vài định nghĩa tiêu biểu về danh từ dân chủ. Mỗi định nghĩa nhấn mạnh ở một khía cạnh quan trọng, đều có lý của nó.
Nếu chúng ta xem qua những chủ thuyết về
dân chủ và nhìn lại sự diễn tiến của xã hội suốt gần 2 thế kỷ nay, đặc
điểm mà chúng ta cần lưu ý, đặc điểm có thể gọi là tinh túy của dân chủ,
là khái niệm dân chủ bao gồm hai yếu tố vừa bổ sung vừa mâu thuẫn. Hai yếu tố ấy là tham gia và kháng cự. Thật vậy, nói đến dân chủ là liên tưởng đến sự đồng ý cùng sự tham gia
của đa số công dân vào chính quyền. Dân chủ, ở đây, tức là sự đồng hóa
tối đa của nhà cầm quyền và dân chúng. Nhưng đồng thời, dân chủ là kháng cự chống chính quyền.
Đấy là hai yếu tố tham gia và kháng cự, hai yếu tố vừa bổ sung vừa mâu
thuẫn của ý niệm dân chủ. Và hai yếu tố quan trọng của khẩu hiệu dân chủ
được chứng minh không những bởi lịch sử mà còn cả trên phương diện lý
luận nữa.
- Thật vậy, xét theo lịch sử, khi phong trào dân chủ chớm nở, dân chủ được quan niệm là một dụng cụ, một thứ khí giới để chống lại chuyên chế, áp bức, cường quyền. Dân chủ có nghĩa là giải phóng con người, đem lại tự do công bằng cho toàn dân. Đó là trạng thái kháng cự của danh từ dân chủ. Đồng thời và lần lần ý niệm dân chủ tiến xa hơn: không những kháng cự chống bạo quyền mà còn tranh đấu để giành lại chính quyền cho nhân dân. Quyền bầu cử càng ngày càng được lan rộng và lần lần đi đến phổ thông đầu phiếu. Những cơ quan không được bầu cử lần lần mất cả quyền hành để nhường chỗ lại cho cơ quan do dân chúng bầu lên. Hậu quả của các sự kiện này là một sự tham gia tích cực càng ngày càng tăng, tham gia của công dân vào việc hành xử chính quyền.
- Đứng trên phương diện hợp lý mà suy xét, chúng ta cũng nhận thấy sự trùng hợp giữa tham gia và kháng cự. Thật vậy, sự đồng ý của dân chúng chỉ có giá trị khi nào sự đồng ý đó được biểu hiện một cách tự do. Cho rằng chính phủ có lòng dân, cho rằng đảng này được dân bầu để nắm chính quyền, quả quyết như thế chỉ có giá trị trong một khung cảnh tự do không áp lực.
Mà nói đến tham gia và kháng cự nghĩa là đề cập đến một nguyên tắc căn bản của nền dân chủ: nguyên tắc tự do chính trị.
Tự do chính trị có nghĩa là toàn dân ấn định tự do đường lối chính trị
của quốc gia, là mỗi công dân tự do tham gia vào cuộc sinh hoạt chính
trị. Dân chủ đòi hỏi rằng mỗi công dân có quyền tham gia – một cách đồng
đều nhau – để lấy quyết định liên hệ đến vận mệnh của quốc gia.
Tự do chính trị bao hàm yếu tố tự trị về chính trị của
công dân. Tự trị đối với Nhà nước, với chính quyền. Nhà nước – trong
chính thể dân chủ – có bổn phận để cho tất cả các ý kiến chính trị thành
hình, phát biểu, tuyên bố và ảnh hưởng đến dư luận. Chính quyền không
thể ngăn cản một chính kiến nào, một chương trình nào, chính quyền không
thể có độc quyền về chính kiến hay đường lối chính trị quốc gia.
Tóm lại, chế độ dân chủ dành một khung
cảnh đấu tranh công khai và tự do cho tất cả chính kiến, đấu tranh để
chiếm đoạt chính quyền. Tự do chính trị là linh hồn của chế độ dân chủ.
Hơn nữa khi đề cập đến nguyên tắc tự do
chính trị cần phải thấu triệt phạm vi giá trị khổng lồ của tự do này.
Thật vậy, ý thức chính trị – nghĩa là ý tưởng, lòng tin, cảm tình –
không phải có tính cách biệt lập, tách rời trạng thái lương tâm của con
người. Trái lại nó tiềm tàng và liên hệ mật thiết với nhân sinh quan và
vũ trụ quan của con người. Bởi thế, tự do chính trị không thể tách rời tự do tín ngưỡng và một cách tổng quát tự do tinh thần. Chế độ dân chủ từ khước Nhà nước – độc quyền sử dụng, chi phối cuộc sống tinh thần của công dân.
Đoạn 2: CHỦ QUYỀN
Đề cập đến chủ quyền tức là đề
cập đến hai vấn đề tối quan trọng liên quan đến hai khía cạnh của thuyết
chủ quyền, đó là vấn đề nguồn gốc của chủ quyền và vấn đề ai nắm chủ
quyền.
A. VẤN ĐỀ NGUỒN GỐC CHỦ QUYỀN
Trái với các thuyết thần quyền quan niệm rằng chủ quyền bắt nguồn từ Thượng đế, chủ nghĩa dân chủ giải quyết vấn đề nguồn gốc chủ quyền bằng giả thuyết Dân ước.
Theo giả thuyết này, chủ quyền là kết quả của một khế ước mà mọi người
quyết định từ bỏ trạng thái thiên nhiên để thành lập xã hội. Hai tác giả
trứ danh: người Anh John Locke trong quyển Essai sur le gouvernement civil[iii] và người Pháp J.J. Rousseau trong quyển Du Contrat Social đã phổ biến ý tưởng quan trọng này.
1. Con người trong trạng thái thiên nhiên
Trạng thái thiên nhiên là trạng thái của loài người trước khi thành lập xã hội. Theo Locke,
trạng thái thiên nhiên là trạng thái của tự do và bình đẳng. Con người
hoàn toàn sống sung sướng – trong trạng thái này. Tuy nhiên, con người –
dù sung sướng – vẫn chưa được hoàn toàn. Con người vì dục vọng, vì
quyền lợi có thể thiên vị trong việc xét đoán những vấn đề liên hệ đến
mình hay gia đình mình. Sự thiếu công bình này có thể là đe dọa trực
tiếp cho tự do và bình đẳng thiên nhiên của loài người. Vì thế cần có
luật lệ rõ ràng mà mọi người công nhận; cần có uy quyền để phán xét phân
minh. Và nhu cầu này dẫn đến việc từ bỏ trạng thái thiên nhiên để thành
lập xã hội.
Theo Rousseau, con người, trong
trạng thái thiên nhiên, sống riêng nhau và ít liên lạc với nhau. Vì con
người bẩm tính vốn tốt, vì tính vị kỷ không có cơ hội xuất hiện, trong
trạng thái thiên nhiên không có thù oán nhau, xung đột nhau. Mọi người
sống một đời sống giản dị, đơn sơ, bình đẳng và hưởng tất cả quyền thiên
nhiên của mình. Tuy nhiên vì nhu cầu của sự sống, con người lần lần
liên kết lại với nhau và trong những mối tương quan ấy xẩy ra những xung
đột, giết chóc lẫn nhau. Tính tốt của con người tự nhiên mất lần và
nhường chỗ cho độc ác.
Để chấm dứt sự xâu xé đau khổ này,
Rousseau chủ trương tổ chức lại xã hội và trong quyển “xã hội khế ước”
ông tìm cách giải thích vì sao con người từ bỏ trạng thái thiên nhiên và
cố gắng tìm một nền tảng hợp lý cho xã hội loài người.
2. Dân ước
Theo Locke, vì muốn sung sướng hơn; con người thành lập xã hội. Và sự thành lập này do một sự đồng thuận của con người.
Dữ kiện căn bản này nói lên sự kiện tối quan trọng: đó là sự đồng ý của
dân chúng trong việc thiết lập chính quyền. Dân ước của Locke có những
đặc điểm sau đây:
a. Khi thành lập khế ước, dân chúng tự nhường lại
cho xã hội hai loại quyền hành mà họ nắm giữ trong trạng thái thiên
nhiên. Quyền thứ nhất là quyền làm điều gì mà người ta xét là nên làm để
bảo vệ tính mạng của mình và kẻ khác. Quyền thứ hai là quyền trừng phạt
kẻ vi phạm luật lệ thiên nhiên. Hai quyền này – tức là quyền hành pháp
và quyền lập pháp – con người nhường lại cho xã hội để đặt dưới sự điều
khiển của luật pháp.
b. Dù sống chung nhau trong xã hội, con
người vẫn còn giữ lại một số đặc quyền. Sự kiện mà con người nhường
quyền lập pháp cho xã hội không có nghĩa là con người phải bị sự chi
phối chuyên chế của xã hội mà trái lại, những quyền thiên nhiên của con
người vẫn tồn tại – sau khi có khế ước – tồn tại để hạn chế quyền xã hội
và bảo đảm tự do của con người. Vì cứu cánh của xã hội là bảo tồn sinh
mạng, tự do và tài sản của con người, quyền lập pháp của xã hội không
thể vượt hẳn mức cần dùng của công ích. Quyền lực xã hội không thể có
tính cách tuyệt đối, chuyên chế đối với sinh mạng, tự do và tài sản của
công dân.
c. Đặc điểm trên cho ta thấy rằng dù có
khế ước, dân chúng vẫn nắm quyền tối cao trong xã hội. Họ chỉ ủy nhiệm
quyền lực tối cần cho xã hội chứ không thần phục xã hội. Dân chúng vẫn
giữ quyền quyết định tối hậu nếu cần. Và trong trường hợp chính quyền
trở nên chuyên chế, dân có quyền nổi loạn, quyền mà Locke đặt tên là Quyền kêu gọi đến Trời.
Rousseau cũng giải thích rằng
sự kiện mà con người từ bỏ tình trạng thiên nhiên để thành lập xã hội là
do nơi sự thỏa thuận của con người. Ông phủ nhận võ lực là nền tảng của
xã hội, vì võ lực có tính cách cưỡng bách và tạm thời. Ông cũng phủ
nhận thuyết thần quyền quan niệm rằng quyền lực xã hội bắt nguồn từ
Thượng đế nghĩa là Trời phú cho một người hay một triều đại nào đó uy
quyền có thể bắt kẻ khác phục tùng. Bởi vậy nguồn gốc của xã hội loài
người là khế ước. Và khế ước này có một điều khoản như sau:
“Mọi người chúng ta mang góp làm
thành của chung tất cả cá nhân và khả năng của mình, đặt nó dưới sự điều
khiển tối cao của ý chí chung, và tất cả chúng ta họp lại thành một tập
thể để chấp nhận sự tham gia‘ của mỗi nhân viên là một phần tử bất khả
phân của ‘tập thể đó.”
Như vậy, theo bản khế ước xã hội, chủ quyền sẽ giao cho một vị chủ tế: đó là ý chí chung.
Danh từ ý chí chung của Rousseau có một ý nghĩa đặc biệt. Ông quan niệm
rằng khi toàn dân họp lại để quyết định, thì ý chí của họ là ý chí
chung và quyết định của họ chắc chắn là hợp với quyền lợi chung. Đây là
định lý căn bản của tư tưởng Rousseau và chính định lý này thể hiện khái
niệm dân chủ chống lại quan niệm thời trước cho rằng quyền lợi của nhà
Vua trùng hợp với quyền lợi của quốc gia và ý chí của vua là ý chí của
quốc gia.
Tóm lại, điều cần lưu ý là chủ nghĩa dân chủ giải thích nguồn gốc của chủ quyền bằng giả thuyết dân ước, cho chủ quyền một nguồn gốc cá nhân và khế ước.
B. AI NẮM CHỦ QUYỀN
Nguyên tắc chính đáng trong xã hội ngày
nay: nguyên tắc dân chủ. Mà dân chủ tức là dân chúng tham gia chính
quyền. Dân chủ tức là chủ quyền thuộc về toàn dân. Nhưng chủ quyền
thường thường được quan niệm ra sao? Và hậu quả của các quan niệm ấy như
thế nào? Hai vấn đề mà chúng ta lần lượt trình bày.
a. THUYẾT CHỦ QUYỀN NHÂN DÂN VÀ THUYẾT CHỦ QUYỀN QUỐC DÂN
1. Thuyết chủ quyền nhân dân
Khi mà chúng ta nói rằng chủ quyền thuộc
về toàn dân, ý nghĩa đầu tiên là chủ quyền của nhân dân; nghĩa là người
nắm chủ quyền trong nước là nhân dân. Nhân dân ở đây được định nghĩa là
tất cả các công dân, trong nước trong một thời gian nhất định. Nhân dân
là tất cả đàn ông, đàn bà, già trẻ, có thể nhận ra được, có thể đếm đầu
được, những cá nhân cụ thể, riêng biệt. Nếu trong một quốc gia có 1.000
công dân, thì mỗi công dân có một phần 1.000 (1/1000) chủ quyền. Mỗi
công dân nắm giữ một phần nhỏ chủ quyền.
2. Thuyết chủ quyền quốc dân
Nếu trong thuyết chủ quyền nhân dân,
người nắm chủ quyền là nhân dân, là những công dân cụ thể, thì trong
thuyết chủ quyền quốc dân, người nắm chủ quyền là quốc dân, nghĩa là
quốc gia dân tộc. Quốc dân gợi lên ý niệm một thực thể trừu tượng, khác
và riêng biệt hẳn với cá nhân trong hiện tại, mà luôn cả trong quá khứ
và tương lai. Vì là một thực thể trừu tượng, vì là một pháp nhân riêng
biệt, quốc dân là một, chủ quyền thuộc về quốc dân không thể phân tán
được.
b. HẬU QUẢ CỦA HAI THUYẾT CHỦ QUYỀN
Trên phương diện hoàn toàn lý thuyết,
chọn lựa một trong hai thuyết chủ quyền là một điều tối quan trọng vì
mỗi chủ thuyết phản ảnh những quan niệm riêng biệt về việc áp dụng dân
chủ. Thật vậy, quyết định rằng chủ quyền thuộc về quốc dân hay nhân dân
sẽ đưa đến 3 hậu quả riêng biệt sau đây:
1. Bản tính của tuyển cử
Vấn đề đặt ra là tuyển cử là một công quyền, một quyền của công dân hay là một nhiệm vụ?
Nếu chúng ta chấp nhận nguyên tắc chủ
quyền về nhân dân, thì mỗi công dân – vì là một phần tử của nhân dân –
phải có quyền bầu cử. Bầu cử là một quyền của mỗi công dân, vì mỗi công
dân nắm lấy một phần chủ quyền. Vì quyền này không thể phủ nhận được.
Nếu chúng ta chấp nhận nguyên tắc chủ
quyền thuộc về quốc dân, thì hậu quả liên hệ đến bản tính của tuyển cử
hoàn toàn trái ngược.
Chủ quyền thuộc về quốc dân. Mà quốc
dân, như chúng ta đã biết, là một thực thể trừu tượng khác hẳn với nhân
dân trong nước. Mỗi công dân không phải là một phần tử của quốc dân. Vì
thế khi công dân đi bầu cử, họ thi hành một nhiệm vụ mà tác giả của chủ
quyền – quốc dân – giao phó chứ không phải sử dụng một quyền riêng của
mình. Tóm lại, thuyết chủ quyền nhân dân đưa đến thuyết bầu cử một
quyền; thuyết chủ quyền quốc dân đưa đến thuyết bầu cử một nhiệm vụ. Đi
xa hơn nữa, vì tuyển cử là một quyền của mỗi công dân, cuộc đầu phiếu
phải là một đầu phiếu phổ thông và tùy ý. Trái lại khi thi hành một nhiệm vụ được quốc dân giao phó, cuộc đầu phiếu giới hạn và bắt buộc.
Tóm lại:
- Chủ quyền nhân dân – quyền tuyển cử: phổ thông tùy ý
- Chủ quyền quốc dân – nhiệm vụ tuyển cử: giới hạn bắt buộc.
2. Tính chất của nền dân chủ
Chấp nhận thuyết chủ quyền nhân dân tức
là quả quyết rằng tất cả các công dân, những con người cụ thể trong một
quốc gia nhất định có chủ quyền và sử dụng chủ quyền. Bởi thế cho nên,
lý tưởng là chính các công dân tự quyết định lấy các vấn đề liên hệ đến
quốc gia. Nhưng thực tế thì không thể như thế được. Bầu đại diện là một
điều cần thiết. Nhưng là một điều bất đắc dĩ. Công dân không thể nào
luôn luôn chăm lo việc nước. Vì thế mà thuyết chủ quyền nhân dân chủ
trương rằng để giảm bớt vai trò của đại diện – một điều bất đắc dĩ, vì
đáng lý chính các công dân phải định đoạt lấy mỗi khi cần và nếu có thể
được nên tham khảo ý dân một cách trực tiếp. Thuyết chủ quyền nhân dân
chủ trương áp dụng càng nhiều càng hay những phương pháp thực hiện ý chí
nhân dân ví dụ như trưng cầu dân ý.
Trái lại trong thuyết chủ quyền quốc
dân, quốc dân – vì là một thực thể trừu tượng – chỉ có thể phát biểu qua
sự trung gian của đại diện. Quốc dân là người có chủ quyền, nhưng không
thể sử dụng trực tiếp mà phải ủy thác quyền đó cho những người đại
diện. Những người đại diện này – nghị sĩ hay dân biểu – nói lên tiếng
nói của quốc gia, chính họ và tự họ biểu hiện ý chí quốc gia vì các công
dân không phải là quốc gia mà cũng không phải là đại diện của quốc gia.
Vì thế, thuyết chủ quyền quốc dân quan niệm việc bầu cử đại diện là một
sự cần thiết thực tiễn, chứ không phải một điều bất đắc dĩ.
Tóm lại, thuyết chủ quyền nhân dân chủ
trương một chế độ dân chủ bán trực trị, thuyết chủ quyền quốc dân chủ
trương chế độ dân chủ đại nghị.
3. Vai trò của đại diện
Hoàn toàn khác hẳn trong thuyết chủ
quyền nhân dân hay chủ quyền quốc dân. Trong thuyết chủ quyền nhân dân
người ta quan niệm rằng sự ủy nhiệm quyền lực có tính cách đặc biệt và hạn chế. Đặc biệt có
nghĩa là các vị đại diện có sức mạnh biểu hiện ý chí của công dân; một
số công dân nhất định tức là cử tri của đơn vị mình. Họ là phát ngôn
viên của cử tri của họ. Hạn chế có nghĩa là vị đại diện bắt
buộc phải thực hiện những gì đã cam kết với nhân dân khi ra tranh cử. Ví
dụ khi biểu quyết ở Quốc hội, các vị đại diện phải biểu quyết theo
chiều hướng mà họ đã tuyên bố với cử tri. Tóm lại, vị đại diện chịu mệnh
lệnh của cử tri. Tính cách đặc biệt và hạn chế của việc ủy nhiệm cho
chúng ta thấy rằng thuyết chủ quyền nhân dân quan niệm rằng giữa đại
diện và cử tri có một khế ước rõ rệt, theo đó, vị đại diện phải thi hành những cam kết được ấn định đối với cử tri.
Trái lại, trong thuyết chủ quyền quốc
dân, người ta quan niệm rằng không có một sự liên lạc gì giữa công dân
và đại diện. Tại sao? Vì đại diện là đại diện của quốc dân, một thực thể
trừu tượng, một pháp nhân riêng biệt khác hẳn công dân. Dân biểu hay
nghị sĩ là đại diện của toàn thể quốc dân chứ không phải của một nhóm cử
tri, của một tỉnh hay một đơn vị nào. Và toàn thể đại diện biểu dương
cho ý chí của dân tộc, của quốc dân. Thuyết chủ quyền quốc dân chủ
trương rằng giữa đại diện và nhân dân không có một khế ước nào mà đại
diện bắt buộc phải thi hành và chịu mệnh lệnh. Đại diện một khi được bầu
cử, đại diện cho toàn dân và tự do phát biểu ý kiến trong Quốc hội. Sự
ủy quyền có tính cách tổng quát nhưng không phải đặc biệt và hạn chế như
trong thuyết chủ quyền nhân dân. Tóm lại:
- Độc lập về nguyên tắc của đại diện đối với cử tri
- Không có liên lạc pháp lý giữa một dân biểu và đơn vị bầu cử của vị đó.
C. NHẬN XÉT VỀ HAI LÝ THUYẾT TRÊN
Hai lý thuyết – chủ quyền nhân dân và
chủ quyền quốc dân – mà chúng ta vừa phân tích nội dung cùng hậu quả
liên hệ, lẽ dĩ nhiên không một lý thuyết nào phản ảnh thực tại chính
trị, vì đó chỉ là lý thuyết có một lịch sử của nó và có một tác dụng
nhất thời.
Thuyết chủ quyền quốc dân – chẳng hạn –
thuộc về huyền học, cho rằng có một pháp nhân riêng biệt, một con người
trừu tượng gọi là quốc dân là tác giả của chủ quyền hoàn toàn là một
chuyện hoang đường, giả định. Tuy nhiên thuyết chủ quyền quốc dân có một
tác dụng liên hệ đến lịch sử chính trị Pháp Quốc. Các nhà Cách mạng
Pháp năm 1789, thuộc về giai cấp trung lưu – đã đề xướng thuyết này một
mặt nhằm mục tiêu loại hẳn nhà vua khỏi chính quyền, cho rằng quốc dân
là tác giả của chủ quyền thì đương nhiên đạp đổ chế độ quân chủ. Mặt
khác, khi đề xướng thuyết này giai cấp trung lưu đương thời nhằm chiếm
độc quyền chính trị. Thật vậy, cho rằng quốc dân chỉ có thể biểu lộ ý
chí qua sự trung gian của đại diện giai cấp trung lưu chắc chắn rằng đại
diện ấy chỉ là người của họ vì chỉ có họ mới đủ khả năng về vật chất
cũng như tinh thần để đề cử người đại diện.
Thuyết chủ quyền nhân dân cũng không lấy
gì thực tế cho lắm. Thuyết này quên rằng văn minh trong xã hội cận đại
phải dựa trên nguyên tắc phân chia nhiệm vụ. Không thể nào mà công dân
trong một quốc gia thực sự và trực tiếp tự mình cai trị lấy mình. Không
thể nào có giữa công dân và đại diện cái khế ước nào đó với những chỉ
thị rõ rệt vì một lẽ giản dị là một chương trình ứng cử luôn luôn bao
gồm những đường lối đại cương, còn việc quyết định phải luôn luôn đáp
ứng với nhu cầu thiết thực và thay đổi mỗi ngày. Hơn nữa, nếu bất cứ cái
gì cũng chờ về hỏi chỉ thị của cử tri thì không bao giờ chính quyền có
thể làm việc được.
Còn về việc bản tính của tuyển cử –
tuyển cử là một quyền hay một nhiệm vụ – đầu phiếu phổ thông, hạn chế,
tùy ý hay bắt buộc, thực tại chính trị cho chúng ta biết rằng chế độ phổ
thông đầu phiếu đã trở thành một qui luật dĩ nhiên, quá thông thường,
dù cho chúng ta áp dụng chủ quyền nhân dân hay quốc dân. Đầu phiếu hạn
chế đã trở thành quá lạc hậu.
Tóm lại, sự khác biệt giữa chủ quyền nhân dân và quốc dân có tính cách hoàn toàn lý thuyết[iv] và chỉ có giá trị trên phương diện lý luận.
Vấn đề dân chủ là một vấn đề phức tạp.
Tất cả vấn đề là đặt một hệ thống theo đó, toàn thể công dân có thể chịu
một giải pháp nhất định – và một khi giải pháp được chọn xong – giao
cho những cơ quan chính quyền thực hiện giải pháp đó.
Dân chủ không liên hệ gì đến con người
trừu tượng, thần bí mà người ta gọi là quốc dân trong lúc đó chính những
công dân cụ thể mới là thực tế và phải chú ý. Dân chủ cũng không có
nghĩa là dân chúng bất cứ lúc nào và trong trường hợp nào, phải định
hoạt lấy số mệnh của mình theo ý mình.
Chúng ta cần luôn luôn ý thức điều tối quan trọng này.
Mục III: ĐẠI CƯƠNG VỀ CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ
Đoạn 1: ĐỊNH NGHĨA VỀ CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ
Đoạn 2: PHÂN LOẠI CÁC CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ
Đoạn 3 : CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ VÀ KHÔNG DÂN CHỦ
Đoạn 4 : NHỮNG HÌNH THỨC DÂN CHỦ
Khái niệm chế độ chính trị có một nội
dung rất là phong phú và vượt hẳn khuôn khổ của một hệ thống có hiến
tính. Một hệ thống có hiến tính – tức là hệ thống bao gồm các qui luật
về tổ chức chính quyền. Các qui luật này đành rằng là những nguyên tắc
tối quan trọng cho cuộc sinh hoạt nhưng không phải luôn luôn có tính
cách quyết định.
Đoạn 1: ĐỊNH NGHĨA VỀ CHẾ ĐỘ CHÍNH-TRỊ
Thế nào là một chế độ chính trị? Chúng ta sẽ lần lượt trình bày định chế và chế độ chính trị.
A. ĐỊNH CHẾ CHÍNH TRỊ
Bất cứ một quốc gia nào cũng có một số
định chế. Các định chế này – thường được gọi là “bộ máy chính quyền” –
có tác dụng bảo đảm việc thống trị quốc gia, việc hành xử các công tác
chính yếu trong quốc gia, là định chế chính trị. Danh từ định chế chính trị bao
gồm một số cá nhân hay hội đồng được giao phó nhiệm vụ điều khiển, cá
nhân hay hội đồng được chọn lựa và phải hành động theo những quy tắc ấn
định và hợp thành một hệ thống liên tục và lâu dài. Cũng được xem là
định chế chính trị, một số quy tắc về thể thức ấn định cách chiếm và
hành xử chính quyền. Các định chế chính trị hoàn toàn khác biệt từ xứ
này qua xứ khác và ngay trong một quốc gia tùy theo giai đoạn lịch sử.
B. CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ
Nói đến chế độ chính trị là
nghĩ ngay đến bản chất, sự phối hợp cùng mối tương quan của những định
chế chính trị, đến những nguyên tắc tinh thần chi phối và hướng dẫn các
định chế ấy, đến khung cảnh tổng quát trong ấy các định chế được điều
hành.
Theo nghĩa rộng, chế độ chính trị quy
định sự phân biệt và mối tương quan giữa quyền thống trị và kẻ bị trị.
Theo nghĩa hẹp, chế độ chính trị tức là cơ cấu chính quyền của một quốc
gia.
Dù sao, nghiên cứu một chế độ chính trị tức là khảo sát một tổ chức và một sự chuyển động.
Khảo sát một tổ chức là nghiên cứu những định chế được phối hợp như thế
nào, thẩm quyền cùng thể thức hành động của các định chế ấy ra sao.
Khảo sát một sự chuyển động tức là xem xét bước tiến của các định chế
chính trị, thực tế của cuộc sinh hoạt chính trị cùng chiều hướng tiến
triển của chế độ.
Một chế độ chính trị, ngoài hệ thống
pháp lý, còn bao gồm nhiều yếu tố khác nữa, ví dụ như sự thực hành chính
trị, những tư tưởng hay tin tưởng chính trị, cũng như những cơ cấu
chính trị cụ thể (chế độ chính đảng, hay đoàn thể áp lực)
Chế độ chính trị có tính cách tập họp.
Người ta có thể nói rằng trong một chế độ chính trị, lẫn lộn cùng nhau,
cùng nhau điều hòa những giá trị, những cơ cấu và những kỹ thuật pháp
lý.
a. Giá trị: một hệ thống giá trị: quan
niệm về con người về vũ trụ dù rằng không hoàn hảo, có tính cách tương
phản, hệ thống giá trị luôn luôn là nền tảng của một chế độ chính trị.
b. Cơ cấu: những gì còn lại, ở một hoàn
cảnh xã hội, trong một quốc gia nhất định, trong khoảng thời gian nhất
định. Cơ cấu lịch sử, địa dư, tôn-giáo, tinh thần,…
c. Kỹ thuật pháp lý: quy tắc pháp luật và nhất là một Hiến pháp quy định nguyên tắc căn bản về tổ chức chính quyền quốc gia.
Định nghĩa chế độ chính trị ở đây sâu và rộng.
Đoạn 2: PHÂN LOẠI CÁC CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ
Làm thế nào để phân loại các chế độ
chính trị? Người ta có thể đứng trên nhiều phương diện để sắp xếp các
chế độ chính trị. Tuy nhiên, trước hết cần phải ý thức một điều căn bản
sau đây :
Một cộng đồng chính trị, một quốc gia
không thể nào tồn tại được nếu không có uy quyền hay quyền lực của những
nhà lãnh đạo. Trong lúc đó, công dân trong một quốc gia, trái lại, mong
mỏi hay đòi hỏi một tự do tối đa. Chế độ chính trị, chung qui chính là
những giải pháp cho một vấn đề căn bản, vấn đề ấy là sự đối lập giữa uy
quyền và tự do. Lịch sử chính trị nhân loại phản ảnh một phần lớn mối
tương tranh này. Tùy theo mức độ ý thức chính trị của công dân, tùy theo
giai đoạn lịch sử, các chế độ chính trị hoặc nghiêng về uy quyền, hoặc
nghiêng về tự do.
Một khi đã ý thức tư tưởng tổng quát
này, chúng ta có thể dựa vào hai tiêu chuẩn phân loại các chế độ chính
trị: hình thức, thực chất.
A. TIÊU CHUẨN HÌNH THỨC
Ở đây chúng ta dựa vào khung cảnh tổng
quát, trong ấy các định chế chính trị được tổ chức và điều hành. Đứng
trên quan điểm này, chế độ chính trị có thể phân ra: chế độ quân chủ, chế độ thiểu số, chế độ cộng hòa.
Có chế độ quân chủ khi nào trong một quốc gia nhất định, quyền lực tối
cao được giao phó cho một nhân vật chỉ định bởi những nguyên tắc thừa kế
(quốc vương, đế vương). Chế độ thiểu số tức là chế độ trong ấy một thiểu số, một thành phần xã hội thu hẹp nắm trọn quyền lãnh đạo. Còn chế độ cộng hòa, chúng ta có thể định nghĩa một cách đơn giản: chế độ cộng hòa có trong quốc gia nào không có vị quốc vương.
B. TIÊU CHUẨN THỰC CHẤT
Tiêu chuẩn thực chất, tức là những
nguyên tắc điều hành hướng dẫn cuộc sinh hoạt chính trị của chế độ. Ở
đây chúng ta có thể phân biệt: chế độ pháp trị và chế độ chuyên chế; chế
độ tự do và chế độ quyền uy; chế độ thực tế và chế độ có căn bản pháp
lý.
1. Chế độ pháp trị và chế độ chuyên chế
Các chế độ chính trị được xem là chế độ pháp trị hay chế độ chuyên chế tùy
thuộc hành động của nhà cầm quyền có bị giới hạn hay không trong khuôn
khổ của luật pháp. Luật pháp là ý chí chung của toàn dân và chi phối –
không phải chỉ có kẻ bị trị – luôn cả nhà cầm quyền: đó là
nguyên tắc căn bản. Khi mà chính quyền định đoạt về tính mạng cùng tài
sản của công dân, khi mà chính quyền có thể bắt bớ, giam cầm không xét
xử, hoặc lên án khổ sai bằng những quyết định hành chính lờ mờ, khi mà
luật lệ được biểu quyết bởi những nghị viên bù nhìn, hoặc bị đe dọa, thì
chế độ chính trị không còn là chế độ pháp trị mà trái lại trở thành chế
độ công an, mật vụ, nghĩa là một chế độ hoàn toàn chuyên chế.
2. Chế độ tự do và chế độ quyền uy
Một chế độ chính trị được xem là tự do khi
mà nhà cầm quyền do chính công dân chọn lựa một cách tự do và một số tự
do căn bản được nhìn nhận và bảo đảm thực sự cho công dân đối với chính
quyền. Trái lại, trong chế độ quyền uy, công việc chỉ định nhà
lãnh đạo một phần lớn không do ý chí của toàn dân và trong khi hành xử,
chính quyền, nhà lãnh đạo được hưởng một tự do khá quan trọng.
Sự phân biệt này khá tế nhị, và có thể so sánh với các chế độ trên. Một chế độ quyền uy đồng thời có thể là một chế độ pháp trị, nghĩa
là chính quyền vẫn được hành xử trong khung cảnh luật pháp và không vi
phạm trắng trợn đến tự do căn bản cá nhân của công dân. Trái lại, một chế độ tự do có thể tạm thời trở thành quyền uy nhưng không chuyên chế, với những tình trạng khẩn cấp, giới nghiêm và quyền ban hành sắc luật của hành pháp v.v…
Các chế độ tự do thường được phát sinh
sau cuộc cách mạng chống chế độ quân chủ chuyên chế, chế độ quyền uy
thường nối tiếp chế độ tự do sau những cuộc thất bại quân sự, khủng
hoảng chính trị, kinh tế trầm trọng.
3. Chế độ thực tế và chế độ pháp lý
Chế độ thực tế là chế độ chính trị xuất
hiện sau một biến cố chính trị và chưa được dân chúng thừa nhận bởi
những cuộc tuyển cử hay trưng cầu dân ý. Chế độ thực tế trở thành chế độ
pháp lý sau khi đã chứng tỏ uy quyền và được công dân tín nhiệm. Chế độ
pháp lý thường khởi sự bằng chế độ thực tế sau khi một chế độ pháp lý
trước bị sụp đổ. Tuy nhiên không phải bất cứ chế độ thực tế nào cũng trở
thành chế độ pháp lý. Nhiều chế độ thực tế chỉ có tánh cách tạm thời và
phải nhường chỗ cho chế độ khác. Có thể chế độ pháp lý tiếp nối một chế
độ pháp lý trước sau khi chính quyền được chuyển lại một cách bình
thường và theo thể thức ấn định bởi Hiến pháp.
Trong chế độ thực tế, cơ cấu chính quyền
không được hoàn hảo bằng các chế độ pháp lý. Và tùy theo khuynh hướng
của các biến cố chính trị, các chế độ thực tế có thể là chế độ tự do hay
chế độ quyền uy sau khi chế độ trước bị sụp đổ.
Đoạn 3: CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ VÀ KHÔNG DÂN CHỦ
A. Ngày nay như chúng ta đã biết, nguyên
tắc dân chủ được tuyên bố khắp nơi và không một nước nào phủ nhận
nguyên tắc dân chủ. Để có một ý niệm về những chế độ không dân chủ,
chúng ta sẽ dò lại lịch sử. Và lịch sử chứng minh rằng đã có những chế
độ, chẳng những không dân chủ mà còn tự hào là dân chủ.
* Loại thứ nhất của chế độ không dân chủ, chúng ta tìm thấy nơi chính thể quân chủ chuyên chế ngày xưa.
Là một chính thể trong ấy căn nguyên của chủ quyền ở chính bản thân của
nhà vua hoặc nơi gia tộc vì tất cả quyền lợi đều tập trung trong tay
họ.
* Loại thứ hai: chế độ thiểu số:
chế độ dành chủ quyền cùng việc hành xử chủ quyền cho một loại công dân
nào đó: Ví dụ như công dân sinh trưởng trong gia đình quí tộc hoặc công
dân đủ sức đóng góp ít nhiều tiền bạc. Tóm lại loại công dân hội đủ các
điều kiện về sinh sản hoặc tiền bạc.
B. Có những chế độ tự hào rằng dân chủ nhưng thật ra không dân chủ chút nào: đó là những chế độ mà người ta gọi là độc tài. Chế độ độc tài có 3 đặc điểm :
* Trong chế độ độc tài, tất cả quyền
hành đều tập trung vào tay một người hay một nhóm người dưới quyền điều
khiển của một người.
* Nguồn gốc của chế độ độc tài có thể là
một sự đồng ý của nhân dân. Sự đồng ý này hoặc đạt được trong những
điều kiện thường xuyên hoặc bị cướp lấy, nghĩa là trong những điều kiện
mờ ám (như gian-lận bầu cử). Nhưng dù có sự đồng ý thật sự của nhân dân,
đặc điểm của chế độ độc tài là tổ chức thế nào để cho sự đồng ý đó
không thể bị rút lại (Trường hợp Ngô Đình Diệm).
* Nhà độc tài sớm muộn gì cũng đi đến
việc đàn áp, thủ tiêu đối lập, hạn chế tự do công cộng và có những biện
pháp hành động có tính cách đàn áp.
Chế độ độc tài là một chế độ chính trị
đã có từ nghìn xưa, nhất là ở thời thượng cổ. César ở Âu Châu, Tần Thủy
Hoàng ở Á Đông là những nhân vật điển hình. Gần đây một hình thức mới
của chế độ độc tài đã được áp dụng xuyên qua những chế độ phát-xít ở Đức
Quốc, ở Ý Đại Lợi và Mác-xít ở Nga-Sô. Đặc điểm của những hình thức mới
đấy là đảng cùng mật vụ và tuyên truyền chiếm một địa vị tối quan trọng
trong cuộc sinh hoạt chính trị.
Thường thường chế độ độc tài kiểu mới
này tự hô hào chế độ mình có tính cách dân chủ và dân chủ hơn các chế độ
dân chủ khác. Nhưng nhìn kỹ đó chỉ là tuyên truyền và dân chủ giả hiệu
vì:
- Sự đồng ý của nhân dân luôn luôn bị cướp giật
- Chính quyền tổ chức khôn khéo để tránh tất cả mọi kiểm soát của quốc dân và đại diện.
- Và nhất là, một khi mà chủ mà mời khách vào rồi, khách ngồi ỳ ở đó và không đuổi ra được.
Trong chế độ dân chủ, cuộc đấu tranh
chính trị được diễn ra một cách công khai và tự do. Người ta có thể quả
quyết rằng, chỉ trong chế độ dân chủ mới có cuộc sinh hoạt chính trị: Thường thường có ít nhất là hai đảng nếu không nhiều hơn. Chế độ dân chủ thường được mệnh danh là chế độ đa nguyên.
Cuộc đấu tranh chính trị có tính cách công khai và những phương tiện
(tự do phát biểu, tự do ngôn luận v.v…) hậu thuẫn của sự tranh đấu
thường được bảo đảm.
Trái lại, trong chế độ độc tài, không có
cuộc đấu tranh chính trị. Và nếu có, thì sự đấu tranh chỉ có hình thức
phe nhóm chống nhau để được lòng tin của nhà độc tài. Không có vấn đề
phủ nhận chế độ, chính sách hay chính nhà độc tài.
C. NHẬN XÉT VỀ CỘNG HÒA VÀ DÂN CHỦ
Một chế độ được xem là dân chủ là một
chế độ trong ấy, trên phương diện pháp lý cũng như trong thực tế, chủ
quyền thuộc về toàn dân. Một chế độ được gọi là cộng hòa là một chế độ
trong ấy không một nhà cầm quyền nào được chỉ định theo nguyên tắc thừa
kế. Chế độ cộng hòa chống lại chính thể quân chủ thế tập.
Một chế độ dân chủ – trên phương diện
luận lý – đương nhiên là một chế độ cộng hòa. Vì dân chủ là dân nắm chủ
quyền và tham gia vào việc điều hành guồng máy quốc gia. Tuy nhiên thực
tại chính trị cũng cho chúng ta biết rằng có những xứ dân chủ và đồng
thời là những chính thể quân chủ. Ví dụ Anh Quốc, Thụy Điển, Hòa Lan,
Nhật Bản v.v… Sự thật không có gì mâu thuẫn. Các vị vua chúa này không
còn một thực quyền gì cả và chỉ đóng vai trò tượng trưng, chỉ là biểu
hiện quốc gia. Cơ quan được thiết lập theo nguyên tắc thừa kế đó không
nắm chính quyền thật sự và vì thế không ảnh hưởng gì đến việc điều hành
dân chủ.
Dù sao cộng hòa và dân chủ là hai danh từ hoàn toàn độc lập. Những chế độ dân chủ đồng thời là những chính thể cộng hòa có thể nói là đa số.
Nhưng có những chính thể quân chủ –
nghĩa là không cộng hòa – không dân chủ. Trái lại có những chính thể
cộng hòa dân chủ và chính thể cộng hòa không dân chủ (độc tài).
Đoạn 4: NHỮNG HÌNH THỨC DÂN CHỦ
Ở đây chúng ta đứng trong một chế độ dân
chủ mà quan sát. Nếu ý tưởng chỉ đạo của dân chủ là sự tham gia của dân
chúng vào chính quyền, ý tưởng ấy có thể thực hiện bởi hình thức khác
nhau và trên phương diện hoàn toàn lý thuyết, chúng ta có thể phân biệt 3
loại: dân chủ trực trị, dân chủ đại nghị, bán trực trị.
A. DÂN CHỦ TRỰC TRỊ
Chế độ dân chủ trực trị, nghĩa là chế độ dân trực tiếp cai trị, là chế độ trong ấy, nhân dân vừa nắm chủ quyền vừa hành xử chủ
quyền. Nói một cách khác, nhân dân điều khiển thẳng việc nước. Như vậy,
theo đúng tinh thần của dân chủ trực trị, không có sự phân biệt giữa
nhà cầm quyền và người dân phải vâng phục. Vì chính dân là nhà cầm
quyền.
Chế độ dân chủ trực trị là một chế độ
dân chủ toàn diện, chế độ lý tưởng và như thế mới là dân chủ thực sự.
Chính mình tự quyết định trên nguyên tắc, bao giờ cũng hay hơn là ủy
thác cho kẻ khác quyết định thay mình. Vì ủy quyền thường thường là hủy
bỏ quyền vậy.
Tuy nhiên trong mọi lãnh vực, lý tưởng
bao giờ cũng khó mà đạt trên thế gian này. Nhất nhất chuyện gì – dù cho
nhỏ đến đâu – có liên hệ đến tổ chức và điều hành chính quyền – cũng
phải họp lại tất cả công dân để lấy quyết định, đó là một việc khó mà
thực hiện được.
Dân chủ trực trị có thể thực hiện trong
những nước rất nhỏ, khi số công dân rất ít. Ví dụ ở thời thượng cổ, Hy
Lạp đã áp dụng một phần nào dân chủ trực trị, khi mà tại Athènes, hằng
ngày công dân tự do hội họp, thảo luận và quyết định việc công. Ví dụ
như ngày nay, trong một vài Tổng ở Thụy Sỹ, không có hội nghị dân cử.
Thỉnh thoảng công dân họp lại để lấy những quyết định trọng đại căn bản
liên hệ đến Tổng mình.
Dù sao, đó chỉ là kỳ vật của lịch sử.
Chế độ dân chủ trực trị – dù là lý tưởng nhưng không thực tế và không
phù hợp với xã hội văn minh đông đúc ngày nay.
B. DÂN CHỦ ĐẠI NGHỊ
Trong chế độ dân chủ đại nghị, thì trái
lại, nhân dân nắm chủ quyền, nhưng không hành xử trực tiếp chủ quyền mà
ủy thác chủ quyền cho những người đại diện quyết định thay mình. Vai trò
của nhân dân – trong chế độ đại nghị – chỉ còn là bầu các vị đại diện
ấy theo một định kỳ nhất-định. Ngoài ra, không tham dự trực tiếp vào
quốc gia đại sự. Về việc nước sẽ do những người đại diện quốc dân điều
khiển, người ta thấy rõ có một sự phân biệt giữa nhà cầm quyền – tức là
những người được ủy thác chủ quyền – và những người bị trị.
C. DÂN CHỦ BÁN TRỰC TRỊ
Là một chế độ chiết trung, dung hòa hai
hình thức trực trị và đại nghị. Trong chế độ dân chủ bán trực trị vừa có
cơ quan đại diện mà vừa có những quyết định do chính nhân dân tự lấy.
Nói một cách khác, thường thường việc điều khiển guồng máy quốc gia do
cơ quan đại diện dân cử đảm nhiệm và chính những cơ quan này toàn quyền
quyết định. Nhưng thỉnh thoảng, trong vài trường hợp đặc biệt, một vài
quyết định quan trọng lại được giao phó lại cho nhân dân. Nhân dân tham
dự trực tiếp một phần nào vào quốc sự. Trong lúc với nền dân chủ đại
nghị ý chí của đại diện được xem là ý chí của quốc dân không thể chối
cãi được, với nền dân chủ bán trực trị, nhân dân có dịp phủ nhận ý chí
của đại diện mình, vì ở đây, công dân không phải chỉ biết bầu và đôi khi
lại quyết định nữa. Và sự tham gia trực tiếp này được thể hiện qua
những phương pháp sau đây:
a. Trưng cầu dân ý
Tức là thỉnh cầu ý dân. Tùy theo quan
niệm của mỗi xứ phương pháp trưng cầu dân ý được áp dụng trong nhiều
trường hợp khác nhau, với tính cách và điều kiện khác nhau.
- Trước nhất, trưng cầu dân ý có thể được áp dụng cho việc lập hiến (khi thiết lập Hiến pháp) cho việc lập pháp hay cho một cải cách chánh trị quan trọng nào.
- Điểm thứ hai: Trưng cầu dân ý có thể có tính cách tùy ý hay bắt buộc. Về một vấn đề nào đó, có thể ấn định rằng phải có sự trưng cầu dân ý hoặc có thể ấn định rằng việc đem ra trưng cầu dân ý tùy thuộc ở một cơ quan nào đó (hành pháp hay lập pháp).
- Điểm thứ ba: trưng cầu dân ý có thể có tính cách trực tiếp hay gián tiếp. Trực tiếp tức là vấn đề được đưa ngay ra hỏi ý dân chứ không phải qua một cơ quan nào. Gián tiếp tức là trước khi trưng cầu dân ý, vấn đề đó phải được một cơ quan quyết định trước.
Đó là tính cách cùng điều kiện khác nhau
về việc áp dụng trưng cầu dân ý. Phương pháp trưng cầu dân ý là một
phương pháp quan trọng trong việc thực thi dân chủ. Tuy nhiên để có thể
áp dụng phương pháp có hữu hiệu, chúng ta cần lưu ý hai điểm chính sau
đây:
- Trưng cầu dân ý biểu lộ sự tham gia trực tiếp của công dân vào những quyết định quan trọng của quốc gia. Ở đây, chính nhân dân là tác giả thật sự của một quyết định, vì một sự cải cách hay một đạo luật chỉ có hiệu lực và đem ra thi hành khi nào nhân dân biểu quyết chấp thuận.
- Trưng cầu dân ý chỉ có giá trị và đồng thời là một phương pháp dân chủ khi nào những kẻ sử dụng không làm sai lạc ý nghĩa. Chúng ta có thể nói rằng có hai điều kiện cần phải có để cho trưng cầu dân ý giữ được tính chất dân chủ của nó:
- Vấn đề đặt ra cho dân chúng phải là một vấn đề nội dung, chứ không nên là một vấn đề con người. Nhân dân được thỉnh ý về một vấn đề như thế này, với những nguyên tắc và hậu quả như vậy. Một vấn đề có thể hết sức khó khăn, rõ ràng.
- Quyền đem một vấn đề trưng cầu dân ý không nên là một độc quyền của một cơ quan chính trị. Hoặc trưng cầu dân ý có tính cách bó buộc, đương nhiên phải có, chiểu theo Hiến pháp, hoặc trong trường hợp tùy ý, nên giao cho vài cơ quan công quyền, chứ đừng có độc quyền. Trưng cầu dân ý sẽ là một khí cụ sắc bén của cơ quan nào có độc quyền sử dụng vì cơ quan này có thể đặt vấn đề nào mà họ thích và lúc nào họ muốn. Và kinh nghiệm cho biết rằng quần chúng luôn luôn trả lời chấp nhận nếu người ta hỏi ý kiến họ về một vấn đề hay và trong lúc thuận tiện
b. Quyền đề nghị của nhân dân
Ở đây nhân dân đóng vai trò chủ động.
Chính nhân dân có sáng kiến sửa đổi một đạo luật hay vài điều khoản của
Hiến pháp. Sáng kiến này thường được trình bày dưới hình thức một kiến
nghị, hội đủ một số tối thiểu chữ ký. Kiến nghị này được chuyển đạt đến
chính quyền – ví dụ Quốc hội – bắt buộc phải thảo luận và biểu quyết về
dự án luật đề nghị trong bản kiến nghị ấy. Với quyền đề nghị này nhân
dân hay nói đúng hơn một số công dân – có thể, hoặc chuyển đến chính
quyền một dự án luật rõ rệt hoặc chỉ ấn định vài nguyên tắc chỉ đạo,
những nguyện vọng của mình hầu chính quyền lưu ý giải quyết hay cải
cách. Ở đây, như chúng ta đã nói – công dân đóng vai trò chủ động. Chính
họ có sáng kiến, họ đi trước chính quyền và hướng hoạt động của chính
quyền theo nguyện vọng của mình.
c. Quyền bác bỏ của nhân dân
Ở đây nhân dân không có sáng kiến, nhưng
giành lại cái quyền không bằng lòng. Quyền phủ quyết tức là quyền phản
đối. Thể thức quyền phản đối là như thế này: Trong đạo luật, một số công
dân có quyền yêu cầu đem đạo luật ấy ra hỏi ý kiến dân. Nếu đa số công
dân phản đối thì đạo luật ấy đương nhiên bị bãi bỏ. Trái lại, nếu trong
thời hạn ấn định đó, nhân dân không đòi sử dụng quyền phủ quyết, thì đạo
luật ấy đương nhiên có hiệu lực rồi được xem như đã được dân chúng chấp
thuận, vì im lặng tức là tán thành.
d. Quyền bãi chức hay giải tán của nhân dân
Với quyền này, công dân có thể bãi chức
đại diện của mình hay giải tán một hội đồng trước nhiệm kỳ. Một kiến
nghị gồm một số chữ ký được ấn định đòi bãi chức một vị đại diện hoặc
giải tán một cơ quan mà họ bất tín nhiệm. Rồi công dân họp lại, biểu
quyết. Nếu đa số chấp thuận, vị đại diện hay cơ quan liên hệ sẽ bị bãi
chức hay giải tán.
Thụy Sỹ và Hoa Kỳ là hai quốc gia áp dụng nhiều nhất về dân chủ bán trực trị.
Trưng cầu dân ý, quyền đề nghị của nhân
dân, quyền phủ quyết và quyền bãi chức hay giải tán của nhân dân đó là
những phương pháp thực hiện nền dân chủ bán trực trị.
(Hết thiên thứ nhất Những khái niệm và nguyên tắc căn bản trong phần thứ nhất Lý thuyết đại cương)
(Còn tiếp)
Nguồn: Nguyễn Văn Bông, Luật Hiến pháp và Chính trị học. In lần thứ hai. Sài Gòn 1969. Bản điện tử do pro&contra thực hiện.
[i] Alexei Kosygin (1904-1980): Nhà lãnh đạo Xô-viết, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô 1964-1980 (p&c)
[ii] Nguyên văn viết theo cách đương thời: Soekarno (p&c)
[iii] Nhan đề nguyên gốc Anh ngữ: Two Treatises of Governement (p&c)
[iv] Nguyên văn: “hoàn lý thuyết” (p&c)
Phiên toà xử Bạc Hy Lai sẽ Phớt Lời các Tội Ác Cáo buộc đến Chế Độ Trung Cộng
Phiên tòa đã được chờ đợi từ lâu của Bạc Hy Lai, cựu thành viên Bộ Chính trị Trung Quốc, người đã dính cú trượt ngã chính trị ngoạn mục vào năm ngoái, sẽ được tổ chức vào ngày 22 Tháng 08, theo báo các cáo chính thức mới nhất. Nhưng những tội ác mà Bạc bị buộc tội là -”hối lộ, tham nhũng và lạm dụng quyền lực”, chỉ là một phần trong những tội ác ông ta đã gây ra, theo các báo cáo chính thức và từ các nhà phân tích chính trị.
Mổ cắp nội tạng, buôn bán xác chết, và một âm mưu đảo chính là một vài trong những hoạt động khác Bạc bị cáo buộc, nhưng chúng sẽ không bị đưa ra trong một phiên toà được dàn dựng cẩn thận như thế này.
Các tuyên bố chính thức từ năm ngoái đã buộc tội Bạc Hy Lai với sáu tội danh, nhiều hơn ba tội so với bản cáo trạng hiện nay. Cuộc điều tra chính thức đã được phê duyệt bởi Bộ Chính Trị thuộc Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, một phần các kết quả đã được công bố vào Tháng 08 năm 2012, nói rằng Bạc đã “vi phạm tổ chức và kỷ luật nhân sự,” duy trì các mối quan hệ tình dục không phù hợp với phụ nữ, và bị nghi ngờ có sự tham gia vào “các tội ác khác.”
“Các phiên tòa xét xử nội bộ như thế này đôi khi sẽ động chạm đến Đảng và các bí mật quốc gia, có một số điều mà họ chắc chắn không thể công bố công khai”, theo Gao Yu, một nhà báo cao cấp và nhà bình luận ở Trung Quốc, trong một cuộc phỏng vấn với Đài Tân Đường Nhân ( New Tang Dynasty Television). “Những nội dung mà được đưa ra trong phiên tòa mở, ba lời buộc tội, là những thứ mà ông ta đã thừa nhận và thú nhận.”
Trong các tội danh không được đưa ra trong phiên tòa – đó là sự cố gắng đảo chính mà Báo Đại Kỷ Nguyên đã được biết từ các nguồn nội bộ trong Trung Quốc, các báo cáo về nó cũng đã được thực hiện bởi các phương tiện truyền thông tiếng Trung ở nước ngoài. Bạc Hy Lai được cho là đã âm mưu đảo chính cùng với cựu chiến trùm An Ninh Chu Vĩnh Khang, và một số Đảng viên cao cấp khác.
Tờ Washington Free Beacon đã dẫn lời một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết, cựu cánh tay phải của Bạc Hy Lai, Vương Lập Quân, “người sở hữu trong tay những thông tin vô giá về cuộc đấu tranh quyền lực hiện nay tại Trung Quốc, và những cố gắng của những người bảo thủ như Chu Vĩnh Khang và Bạc Hy Lai nhằm phá vỡ sự kế vị suôn sẻ của Tập Cận Bình.” Trong tháng 2 năm 2012 Vương đã cố gắng đào ngũ vào Lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô, nơi mà ông ta đã được hỏi cung trong vòng hơn 24 giờ dưới sự giám sát của Mỹ.
Các hoạt động của Bạc Hy Lai, theo tuyên bố chính thức từ Tân Hoa Xã cho biết, “đã làm thiệt hại to lớn cho uy tín của Đảng và đất nước, và tạo ra một tác động vô cùng xấu xa bên trong và bên ngoài Trung Quốc, gây thiệt hại lớn cho sự nghiệp của Đảng và Nhân dân.”
Những hành động “hèn hạ” của Bạc Hy Lai phần lớn là không được thừa nhận hoặc không xuất hiện trong bất kỳ tuyên bố chính thức nào.
Ví dụ, Bạc Hy Lai đã từng là Bí Thư Tỉnh Liêu Ninh, vùng đông bắc Trung Quốc, và trước đó là thị trưởng thành phố Đại Liên, một thành phố lớn thứ hai của tỉnh Liêu Ninh, ở một thời điểm khi nạn mổ cắp nội tạng các tù nhân lương tâm, đặc biệt là những học viên Pháp Luân Công, được cho là đã diễn ra với quy mô lớn trong khu vực đó. Ông ta cũng bị cáo buộc đứng sau đỡ đầu cho một số nhà máy bảo quản nội tạng và bộ phận cơ thể, những nhà máy này bơm các xác chết vào các mẫu nhựa và sau đó đặt chúng lên trưng bày, đã có thể hoạt động và được cho phép bởi các cơ quan từ Sở Công An Đại Liên.
Bạc Hy Lai là một chính trị gia nổi tiếng với sự bảo trợ của Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo của ĐCSTQ, người vào năm 1999 đã phát động một chiến dịch bạo lực chống lại Pháp Luân Công, một nhóm hơn 70 triệu học viên khí công, đó là một hình thức tu luyện truyền thống về rèn luyện đạo đức của người Trung Quốc.
Jiang Weiping, một nhà báo Trung Quốc đã đăng tin nhiều về Bạc khi ông ta còn là thị trưởng Đại Liên và sau đó đã bị ngồi tù tám năm với tội danh tiết lộ bí mật nhà nước và kích động lật đổ, cho biết trong một cuộc phỏng vấn Bạc đã được Giang Trạch Dân yêu cầu rằng ông ta phải “thể hiện được sự thẳng tay nhất đối với việc giải quyết Pháp Luân Công … nó sẽ là vốn liếng chính trị của anh. ” Câu chuyện liên quan đến Jiang Weiping này được thông qua một người trung gian.
Bạc Hy Lai đã giám sát việc mở rộng các trại lao động tại Liêu Ninh, và vào năm 2004 đã trở thành một tỉnh có số học viên Pháp Luân Công chết nhiều nhất tại Trung Quốc. Tỉnh Liêu Ninh cũng là nơi tiên phong về số phương thức tra tấn tàn bạo nhất, có cả tra tấn tình dục, và sau đó các phương thức tra tấn này được ban hành đến các trại lao động khác.
Theo Ethan Gutmann, một tác giả đang viết một cuốn sách về cuộc đàn áp Pháp Luân Công, Bạc Hy Lai đã góp một phần quan trọng trong chính sách khủng bố khi ông ta ở Liêu Ninh và Đại Liên.
Gutmann viết: “Khi Bạc Hy Lai lên làm tỉnh trưởng của tỉnh Liêu Ninh, ông ta đã ra lệnh cho một sự mở rộng các cơ sở giam giữ ở tất cả các nơi, đặc biệt là tại các địa điểm như Cẩm Châu, Đại Liên, và bây giờ là trại lao động nổi tiếng Mã Tam Gia gần Thẩm Dương.
“Người Duy Ngô Nhĩ, một số nhánh Kitô giáo như Eastern Lightning, và người Tây Tạng có thể bị nhắm mục tiêu cho việc thu hoạch nội tạng, nhưng các nhân chứng liên tục báo cáo rằng Liêu Ninh đã trở nên tai tiếng như là một trung tâm lớn cho những người ’vô danh’ trẻ Pháp Luân Công, những người đã từ chối nêu tên và thông tin của mình, để tránh cho gia đình họ gặp rắc rối “.
Bạc Hy Lai vào năm 1999 đã trao một huy chương và một giấy chứng nhận giải thưởng cho Gunther von Hagens, một công ty chuyên kinh doanh trên việc nhựa hoá các cơ quan nội tạng – mà có nguồn gốc không xác định- cho dù các chủ thể đồng ý, hay không đồng ý thì việc này cũng bị tiến hành trên các tử tù hoặc các tù nhân lương tâm, – đã là một vấn đề tranh cãi.
Vương Lập Quân, người liên kết với Bạc Hy Lai ở tỉnh Liêu Ninh, đã đích thân tham gia vào việc khai thác của các cơ quan nội tạng. Trong một bài phát biểu thẳng thắn đã bị xóa sau khi Epoch Times báo cáo về nó, Vương khoe khoang về việc đã thực hiện “hàng ngàn” ca cấy ghép “tại chỗ”, một quá trình mà ông ta nói là “kinh động hồn vía.” Các chuyên gia tư vấn cho biết hầu hết các nạn nhân đều có thể là tù nhân lương tâm, bị lâm vào trong các hoàn cảnh gây ra từ các chỉ thị của Vương.
Zhang Jian, một nhà bình luận độc lập về các vấn đề hiện nay ở Trung Quốc, nói với truyền hình NTD rằng nó sẽ là “không thể nào” đối với những cáo buộc mổ cắp nội tạng và buôn bán xác chết được đưa ra để chống lại Bạc Hy Lai trong tòa án công khai, bởi vì nó cũng sẽ là một bản cáo trạng to lớn cho chính chế độ.
Điều đó cũng hướng tới để giải thích sự giảm nhẹ hình phạt mà Bạc Hy Lai dự kiến sẽ nhận được: chỉ 15 năm tù, theo BBC Tiếng Trung và các phương tiện truyền thông khác của Trung Quốc ở nước ngoài. Đã có một sự thỏa hiệp giữa bên của Bạc Hy Lai với các nhà chức trách, Zhang nói. Nếu ông ta bị kết án tử hình, các bí mật của Đảng có thể sẽ bị tiết lộ ra nước ngoài bởi các phe cánh của Bạc.
“Bạc Hy Lai có rất, rất nhiều bí mật mà người ngoài không biết”, Zhang nói. “Và rất nhiều những bí mật là gót chân Asin của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Đồng chí Nguyễn Sinh Hùng chuẩn bị cho cuộc tiếm ngôi “Tổng bí thư” bằng cách xây “nhà thờ họ” ở cả 3 miền bắc-trung-nam!!! (Phần 7)
Một năm trôi qua, dư luận quần chúng nhân dân chưa hết ồn
ào, bàn tán chuyện bà chủ sữa bò Thái Hương “bỏ ra 150 tỷ” để “xây” nhà thờ tổ cho dòng họ Nguyễn Sinh … tại Nghệ An để “trả công” các ưu ái
của ngài Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho sự nghiệp của Thái
Hương. Thì nay, trong lúc kinh tế khó khăn, từ TWĐ đến Chính phủ tập
trung mọi nguồn lực để lo cho nhân dân thì “đồng chí” Chủ tịch Quốc hội
Nguyễn Sinh Hùng (ngoài việc đánh võ mồm ở diễn đàn Quốc hội) lại phung
phí “tung tiền tấn” làm thêm 2 “nhà thờ họ” một ở Hà Nội và một ở Tp.
HCM. Có vẻ như một “nhà thờ tổ” ở miền Trung chưa đủ sức “đẩy” đồng chí
Nguyễn Sinh Hùng lên ghế “Tổng bí thư” (như đồng chí hằng mong ước và
liên tục khấn vái) nên “đồng chí” Nguyễn Sinh Hùng quyết phải làm cho đủ
3 nhà thờ họ ở cả 3 miền để mong được cả nước (bắc-trung-nam) ủng hộ
chăng ???
Khuôn viên hoành tráng của nhà thờ tổ họ Nguyễn Sinh tại Nghệ An |
- Phần 6:Làm rõ thêm chân dung Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đại Dương (Phần 6)
- Phần 5: Chân dung Hoàng Văn Chánh - Đại ca “xã hội đen”, tác giả “kịch bản” và là kẻ trực tiếp “điều phối” âm mưu thâu tóm Ngân hàng Bảo Việt
- Phần 4: Lộ diện tay Mafia tài chính cộm cán thứ 2 đứng trong bóng tối điều khiển cuộc thâu tóm Ngân hàng Bảo Việt
- Phần 3: Lộ diện Nhóm Mafia tài chính đứng trong bóng tối điều khiển cuộc thâu tóm Ngân hàng Bảo Việt
- Phần 2: Những kẻ tiếp tay cho âm mưu thâu tóm Ngân hàng Bảo Việt
- Phần 1: Đang có âm mưu thâu tóm Ngân hàng Bảo Việt của giới Mafia Tài chính Hà Nội
Đầu năm 2013, sau khi được các chuyên gia tư vấn, ngài
Chủ tịch Quốc hội đã tìm được mảnh đất có phong thủy cực tốt ngay trung
tâm Thủ đô (Khu NO4-X giáp phố Nghĩa Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội)
và quyết định xây tiếp “nhà thờ họ” tại đây. Việc xây công trình “nhà
không ra nhà, chùa không ra chùa” giữa khu dân cư đã gây bức xúc dư luận
và quần chúng nhân dân, thậm chí tháng 3/2013, UBND phường Dịch Vọng
Hậu đã ban hành quyết định số 17/QĐ-CTUBND về việc cưỡng chế phá dỡ công
trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị của ông Nguyễn Sinh Hùng nhưng
chẳng biết thế nào mà gần nửa năm trôi qua, mọi việc vẫn “u như kỹ”,
công trình vẫn "trơ gan cùng tuế nguyệt”, thách thức dư luận và chính
quyền sở tại?!
Công trình nhà thờ họ “Nguyễn Sinh…” đang xây dựng trái phép, thách thức chính quyền địa phương và dư luận Hà Nội; Nguồn: danoan2012 |
Chuyện nào đã kết thúc, vẫn chưa thỏa mãn, trong một lần
họp kín tại căn cứ Đông Anh, Nguyễn Sinh Hùng được đàn em “đại ca xã
hội” Hoàng Văn Chánh, đàn em tỷ phú 5 ngàn tỷ Hà Văn Thắm và cô em ruột
giàu nhất Tp.HCM Nguyễn Hồng Phương khuyên nên tiếp tục mở rộng địa bàn
tâm linh vào phía nam để nắm trọn phong thủy cả 3 miền, thế là trọng địa
phía nam được giao cho cô em gái Nguyễn Hồng Phương (Chủ tịch SSG) và
đất Sài thành là nơi được chọn để tọa lạc cơ sở 2 của “nhà thờ họ” tại đường số 8, Khu dân cư An Khánh, Quận Thủ Đức, TP HCM.
Phối cảnh 3D của nhà thờ họ Nguyễn Sinh… tại Thủ Đức - Nguồn: TA102 ARCHITECTURE |
Như vậy đã rõ, đương kim Chủ tịch Quốc
hội Nguyễn Sinh Hùng ngoài việc đang mạnh tay chăm sóc các sân sau tài
chính và thu gom thật nhiều tiền từ nhóm này, ông còn tiếp bước chân của
Hồ Đức Việt, Phạm Quang Nghị để “lấn sân” qua thị trường tâm linh suốt
từ bắc vào nam phục vụ mưu đồ triệt hạ các đối thủ, lăm le leo lên ghế
Tổng Bí thư tại Hội nghị Trung ương 8 vào tháng 10 sắp đến?
Bài tiếp theo chúng tôi sẽ tung các chứng cứ rõ ràng nhất về âm mưu chiếm đoạt Ngân hàng Bảo Việt về túi riêng của ngài chủ tịch Quốc hội thông qua đàn em Hà Văn Thắm.
Bài tiếp theo chúng tôi sẽ tung các chứng cứ rõ ràng nhất về âm mưu chiếm đoạt Ngân hàng Bảo Việt về túi riêng của ngài chủ tịch Quốc hội thông qua đàn em Hà Văn Thắm.
Những người Khốn khổ của Bảo Việt Bank
Nguồn: Bạn đọc