Tin thứ Bảy, 22-06-2013
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT- Báo chí với biển đảo, với Trường Sa (VH). – TPHCM hỗ trợ xây thư viện nơi biển đảo (SGGP). – Phở Hà Nội giữa Trường Sa (Tin tức). – Chuyện những ngư dân săn cá ngừ trên “cánh đồng” Trường Sa (DV).
- Việt Nam, Trung Quốc ra Tuyên bố chung (VNE).”… khẳng định sẽ tuân theo các nhận thức chung quan trọng mà Lãnh đạo hai nước đã đạt được trong những năm qua về phát triển quan hệ hữu nghị Việt-Trung, tiếp tục kiên trì phương châm ‘láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai‘ và tinh thần ‘láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt‘, không ngừng tăng cường tin cậy chiến lược…”.
Bác nào vẫn còn tin “anh Ba”, “anh Tư”, “anh Năm”… “anh Mười”, thì hãy xem lại. Thôi nhé, bà con nào còn mơ mộng “ông này khác, ông kia khác, ông này không theo Tàu, ông kia…” thì hãy chấm dứt hy vọng đó đi, để dành sức lực mà lo cho bản thân và lo cho dân. Đã cùng một hệ thống thì chẳng có ông nào khác ông nào đâu. Họ phải làm những gì mà các đồng chí của họ đã hứa hẹn, ký kết từ thời xa xưa, không thể làm khác được.
- Mời coi tiếp cuối bài: 1857. VIỆT NAM KHÁC VỚI PHI VÀ NHẬT, NẾU TRUNG -VIỆT KIỂM SOÁT ĐƯỢC VA CHẠM TRÊN BIỂN THÌ NAM HẢI[i] SẼ RẤT KHÓ LÒNG BỊ LÀM RỐI (military.china.com).
- Thông điệp Biển Đông trong chuyến thăm của Chủ tịch nước (VNN). – Không làm phức tạp tranh chấp biển Đông (NLĐ). - COC và UNCLOS không có trong Tuyên bố chung Việt-Trung (RFI). “Trong toàn bộ những phần đề cập đến các vấn đề trên biển trong bản Tuyên bố chung, không hề có một từ ngữ nào nhắc đến yêu cầu tôn trọng ‘luật pháp quốc tế’ hay Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982”. – Việt-Trung đề ra 13 trọng tâm hợp tác chiến lược (VNN).
- Chủ tịch Trương Tấn Sang thỏa thuận gì với TQ? (RFA). “Việt Nam cũng nhận được 2 khoản tín dụng ưu đãi từ phía Trung Quốc, khoản thứ nhất trị giá 320 triệu nhân dân tệ cho dự án hệ thống thông tin đường sắt và khoản thứ hai trị giá 45 triệu USD liên quan tới dự án nhà máy Đạm than Ninh Bình“.
- Viết nhân chuyến thăm Trung Quốc của CTN Trương Tấn Sang: Đây là Giang Sơn gấm vóc của 91 triệu đồng bào! (Đặng Huy Văn). – Nhân dân Việt nam – tứ bề thọ địch (Xuân VN). “Giăc Cướp: Nội ứng, ngoại hợp. Trên Bờ: Nông dân bị Công An và CSCĐ tấn công 18/6/2013 Ngoài Khơi: Ngư dân bị Tàu Trung Quốc, ý lộn ‘tàu lạ’ tấn công 18/6/2013“.
- Buổi gặp mặt giữa Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang với các nhân sĩ hữu nghị Trung Quốc diễn ra tại Bắc Kinh (CRI).
- Hội thảo “Đoàn kết ASEAN và những thách thức tại Biển Đông” (RFA). “Tiến sĩ Võ Xuân Vinh, trưởng ban Nghiên cứu Chính trị và Quan hệ Quốc tế, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam cũng trình bày lại những hoạt động bị cho là quyết liệt của Trung Quốc. Ông cho rằng chính sách nhất quán của Trung Quốc là dần dần độc chiếm Biển Đông”.
- Việt – Trung hy vọng cải thiện quan hệ (BBC). “Thủ tướng Lý Khắc Cường cũng nhắc lại ‘Trung Quốc và Việt Nam hoàn toàn có thể đưa những điểm chung và điểm bất đồng lên bàn đàm phán, tránh đơn phương áp dụng hành động làm leo thang và quốc tế hoá vấn đề Nam Hải’.” – Video: Chủ tịch nước gặp gỡ bạn bè Trung Quốc (VTV). (nhìn 1 loạt hoạt động của ông này ở Khựa thì biết là xong ... nó rồi!)
- Lần đầu tiên, lãnh đạo Quân đội Việt Nam thăm Lầu Năm Góc (RFI). – Tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam lần đầu thăm Lầu Năm Góc (Zing). – Vietnam’s Chief of Defense Makes First Visit to Pentagon (Bloomberg). - Ông Đỗ Bá Tỵ thăm Bộ Quốc phòng Mỹ (BBC). “Ngoài các vấn đề khu vực [châu Á-Thái Bình Dương], hai ông Dempsey và Đỗ Bá Tỵ còn thảo luận về chính sách chuyển dịch trọng tâm về khu vực của chính quyền Obama”.
- Bốn mươi năm sau khi bị bỏ tù tàn bạo, John McCain đưa các lãnh đạo quân đội Việt Nam thăm Capitol: John McCain gives tour of Capitol to Vietnamese army leaders forty years after his brutal imprisonment (Daily Mail). – Anh Gấu Phạm – Cảm giác như một Đại Tướng (Dân Luận).
- Mỹ hứa hạ nhiệt tranh chấp lãnh thổ biển Đông (PN Today). – Ưu tiên của tân trợ lý Ngoại trưởng Mỹ : Căng thẳng biển đảo châu Á (RFI). “Tân trợ lý Ngoại trưởng Mỹ cam kết sẽ lưu ý Bắc Kinh là Trung Quốc chỉ có thể phát triển, nếu như châu Á trở thành một vùng pháp quyền, một vùng có trật tự và một vùng tôn trọng các nước láng giềng, chứ không phải là một nơi mà cưỡng chế và đe dọa ngự trị”.
- Mỹ-Philippines diễn tập hải quân ở Biển Đông (VOA). – Philippines gửi binh sĩ mới tới khu vực tranh chấp ở Biển Đông (VOA). “Toán thủy quân lục chiến mới của Philippines thay thế các binh sĩ tại Bãi cạn Thomas Thứ Hai, nơi các tàu của Trung Quốc đã đến hồi tháng trước”. – Philippines chặn tàu Trung Quốc (VnM). TT Aquino : “Hiếu chiến không chảy trong huyết quản của chúng tôi nhưng chúng tôi sẽ không lùi bước trước bất kỳ thách thức nào“.
- Trung Quốc muốn lập vùng cấm quanh “Điếu Ngư” (TTXVN).
- Nhà bất đồng chính kiến Cù Huy Hà Vũ chấm dứt tuyệt thực (VOA). – Tù nhân bất đồng chính kiến Cù Huy Hà Vũ chấm dứt tuyệt thực (VOA). - Cù Huy Hà Vũ ngưng tuyệt thực (RFI). – Ông Cù Huy Hà Vũ ‘ngừng tuyệt thực’ (BBC). – TS Cù Huy Hà Vũ yếu mệt sau 25 ngày tuyệt thực (RFA). “Anh ấy thực sự rất mệt đến nỗi khi tôi vào thì ông cán bộ trực tiếp trông nom anh Cù Huy Hà Vũ là ông Trần Thanh Vân trước khi cho tôi vào thì ông có nói với tôi là hôm nay chắc là anh Vũ sẽ mệt hơn đấy vì hôm qua anh ấy rất mệt. Vì thế yêu cầu khi chị thăm ấy thì không được nói những gì có thể kích động anh ấy. Ý nguời ta muốn nói tôi đừng nhắc tới các chương trình truyền hình đã được đưa lên nói xấu anh ấy“.
Một số độc giả đã bàn tới chuyện cần phải kiện ANTV, VTV và một số báo. Đặc biệt, nếu ông Cù Huy Hà Vũ chính thức khởi kiện thì đây sẽ lại là một “trận chiến” tiếp theo với ông, mang lại rất nhiều thuận lợi cho ông trong hiện tại cũng như tương lai. Còn với tất cả các độc giả đã ít nhiều bị đầu độc bằng những thông tin bịa đặt, bóp méo, che đậy của một số báo đài, sẽ được bảo vệ quyền lợi qua vụ kiện này, giới truyền thông nhà nước cũng từ đó mà tử tế hơn lên.
- Nhân ngày 21/6: Anh Bắc Son có muốn truy tìm kẻ làm báo láo để lừa dối lương dân hay không? (Gocomay). – Chính trị Việt Nam: Xảo thuật tín nhiệm (Economist/ DTD).
- Kỷ niệm ngày Báo chí Cách mạng, Việt Nam vẫn giam giữ các blogger (VOA). “Chính phủ Việt Nam dường như sốt sắng ăn mừng vai trò của truyền thông trong các cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Nhưng chính phủ không mấy khoan dung đối với các tiếng nói độc lập và đã bắt giữ nhiều người trong một cuộc đàn áp mới đây”.
- Bản đệ trình Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về Việt Nam của các tổ chức Văn bút Quốc tế, Văn bút Anh, Article 19 và Access (Article 19/ DTD). – ‘Đàn áp và tự phê bình ở Việt Nam’ (BBC). “Đàn áp thì khốc liệt; tự phê bình thì nhẹ nhàng”.
- Nhân ngày 21/6, viết về một nhà báo không nói láo bị đảng bắt mặc áo tù (DLB). – Vụ Đinh Đức Lập, báo Đại Đoàn Kết: Thư gởi quý đồng nghiệp nhân ngày 21-6-2013 (Hữu Nguyên). “Trong cuôc đời đôi khi chúng ta buộc phải lựa chọn khi đứng trước nhiều tình huống đầy mâu thuẫn: vừa muốn an toàn cho bản thân, vừa lại muốn bảo vệ lẽ phải. Do vậy mà để có thể nói lên tiếng nói của lẽ phải đôi khi chúng ta cũng phải chấp nhận những tình huống mất an toàn cho bản thân mình. Nếu không chấp nhận như vậy thì lẽ ra chúng ta nên chọn con đường khác, không phải là những nhà báo“.
- Nhà báo ở đâu? (TT). – Khi báo giới “cả tin”! (ND). – Khi nhà báo bị… việt vị (DV). – KỶ NIỆM MỘT THỜI VIẾT BÁO (Hồ Hải). Có một chi tiết ông Hồ Hải và nhiều bạn đọc nhầm: lý do tờ Tia Sáng online bị đóng cửa hồi năm 2009 không phải vì bài viết “Giáo dục, xin cho tôi nói thẳng” của GS. Hoàng Tụy có điều gì “phạm húy” hay “nhạy cảm”, mà vì khi đó tòa soạn Tia Sáng đã bật chức năng bình luận tự do, không qua kiểm duyệt, khiến cho nhiều bình luận “nhạy cảm” được hiển thị trên website này, trong đó có những bình luận bên dưới bài viết của GS. Hoàng Tụy.
- BỊT MIỆNG DÂN LÀ HẠ SÁCH (Bùi Văn Bồng). – Hướng dẫn sử dụng: Đào hầm để thoát chặn facebook (TTXVA).
- ‘Song ngữ’ của báo chí nhà nước (BBC). “Năm 2012 chỉ có ý nghĩa như một cuộc ‘khởi nghĩa hụt’ của báo chí lề phải. Cho đến gần giữa năm đó, có vẻ như tâm trạng lo ngại về việc ‘quyền lực thứ tư’ lộng hành đã xâm chiếm tất cả các cơ quan trong nội bộ. Cũng từ thời điểm ấy, một chiến dịch mang tên ‘Tuyên giáo’ đã được quán triệt đến từng tờ báo”.
- Cần cảnh giác với những trang web mạo danh lãnh đạo cấp cao (Trần Hùng). “Có 1 điều rất lạ khiến tôi băn khoăn: Hình như tất cả những trang web mạo danh lãnh đạo này dường như do 1 tổ chức mờ ám nào đó điều khiển. Khi có 1 trang ăn cắp bài ở đây (tức là sử dụng mà không ghi nguồn) thì lập tức tất cả các trang kia cũng ăn cắp luôn! Nội dung ý như nhau, kể cả những cái sai (như ví dụ về ông PVD) cũng như nhau! Tôi chả hiểu cái tổ chức mờ ám đó lập ra các trang web mạo danh lãnh đạo đó để làm gì?”
- Có tin từ Facebook của bác sĩ Hồ Hải tung ra, nghi vấn blogger Phạm Viết Đào là người tham gia trang QLB, với lý do rất đơn giản là sau khi ông PVĐ bị bắt, mấy ngày liền không thấy trang này đăng bài. Nhưng QLB đã có bài đây: Kết quả bỏ phiếu của QLB bên cạnh Quốc Hội (QLB). - Lấy phiếu tín nhiệm theo 3 hay 2 mức, chờ UBTVQH quyết (ANTĐ). – Rút kinh nghiệm sau lấy phiếu tín nhiệm (VNN). – Lấy phiếu tín nhiệm: “Quốc hội đã công tâm” (VnEco). – “Tăng nhiều độ rủi ro với quan chức từ việc lấy phiếu tín nhiệm” (DT). – Quốc hội đánh giá thế nào về phiên chất vấn thành viên Chính phủ? (VnEco). – Chủ nhiệm VPQH: Tôi thấy mình cần phải cố gắng hơn! (DV). =>
- Sáu việc lớn của kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII (TP). – Quốc hội họp phiên bế mạc, kết thúc kỳ họp thứ 5 (TTXVN). – Nhật ký nghị trường: Phóng viên Quốc hội (VnEco).
- Đức Thành: Nên thửa giày cho chân (Boxitvn). “Thông tin có đến 292/348 đại biểu Quốc hội đề nghị lùi thời hạn thông qua luật đất đai sửa đổi vào kỳ họp tháng 10 tới, khiến cho một bộ phận cử tri cả nước thấy phấn khởi …”- Luật Đất đai: Không thể “cầm đèn chạy trước ô tô”! (DV). – Chưa thông qua Luật Đất đai vì còn nhiều ý kiến (VnM). – Oxfam hoan nghênh việc chưa thông qua Luật Đất đai (GĐ). – Kéo dài thời hạn sử dụng đất nông nghiệp (NLĐ).
- HẺM BUÔN CHUYỆN (KỲ 95): Đa nguyên thì cấm…đa dâm thì mừng… (Nhật Tuấn).
- Người được tổng biên tập báo Đại Đoàn kết Đinh Đức Lập trao Cúp tự hào thương hiệu Việt năm 2011 sa lưới pháp luật (TTXVA).
- Bao giờ em sẽ dẫn con về thăm nhà? (pro&contra). “Em đến nước Đức như một dãy số không dàn hàng ngang. Không gia đình. Không nghề nghiệp. Không bằng cấp. Không học vấn. Không ngoại ngữ. Không một xu dính túi. Tất nhiên là không hộ chiếu, không thị thực nhập cảnh. Không cả nhan sắc… Tôi đoán em cũng đã trả hết tiền vé hai trăm triệu cho chuyến vượt biên bất hợp pháp vào Đức. Tất cả như một câu chuyện thành đạt ngoài sức tưởng tượng. Em có quyền tự hào. Có lẽ em cũng may mắn“.
- Mỹ tiếp tục quan ngại về nạn buôn người tại Việt Nam (RFI). – Pháp câu lưu 4 người Việt trên đường qua Anh (RFI). “Các nhóm tội phạm có tổ chức Việt Nam và Trung Quốc đã dính líu đến nạn cưỡng bức trẻ em Việt Nam lao động ở các trại trồng cần sa ở Anh, nơi họ có thể bị những món nợ lên đến 32.000 đô la mỗi người”. – Nạn nhân buôn người VN trắng án ở Anh (BBC).
<= “Liệt sĩ” Phan Hữu Được sau 40 năm lưu lạc. – “Liệt sĩ” lưu lạc ly kỳ 40 năm: Ngày về tay trắng (DT).
- KHÔNG BẰNG CON CHÓ HAY SAO ? (TNM).
- AI LO GIỮ RỪNG ? (Sơn Thi Thư). “Nhà quan càng ngày ngày to/ Chơi toàn gỗ quý… ai lo giữ rừng ?”
- Xét xử 3 cựu sĩ quan công an Tiền Giang: Tranh luận nảy lửa (TN).
- VẬN ĐỘNG HÀNH LANG Ở MỸ: Thói quen chính trị được thể chế hóa (ĐBND).
- Tăng cường quan hệ hữu nghị Việt Nam-Cuba (CP). – Xã hội công dân Cuba đòi tham gia việc nước (RFI). “Nhà văn Arturo Arango đòi hỏi cần ‘phải mở rộng không gian, để cho người dân được thực sự kiểm soát nhà nước chứ không phải chỉ qua những cuộc tham vấn ngụy trá’.”
- Trung – Triều bàn về tái khởi động đàm phán hạt nhân (VNE).
- Bài học Miến Điện: Cách mạng để thoát ác Tàu (Dân Nam).
- Giải Báo chí Quốc gia vinh danh tác phẩm phản bác “đường lưỡi bò” (Infonet). – Trưng bày bản đồ Hoàng Sa – Trường Sa tại sân bay quốc tế Đà Nẵng (PLTP).
- Trung Quốc ngang nhiên xuất bản sách kỷ niệm 1 năm thành lập “Tam Sa” (PT). Gốc không còn, chỉ còn đăng ở báo mới.
- Các cường quốc “thách thức” nhau ở Biển Đông? (VnM). – ‘Bẻ gãy’ tập kích đường không ở Biển Đông (TP).
- Tàu Trung Quốc bị cảnh sát biển Philippines khống chế (SM). – Trung Quốc “nhân đạo” cho Philippines tiếp tế ra Bãi Cỏ Mây?! (GDVN). – Tàu Trung Quốc xâm nhập, bảo vệ bờ biển Philippines hành động (VnM).
- Trung Quốc muốn lập vùng cấm gần Senkaku (SM). – Trung Quốc đòi lập vùng cấm quanh Senkaku/Điếu Ngư (PNT). – Trung Quốc muốn Nhật lập “vùng cấm” quanh đảo tranh chấp (NLĐ).
- BẾ MẠC KỲ HỌP THỨ 5 QUỐC HỘI KHÓA XIII: Xây dựng bản Hiến pháp thể hiện ý chí của nhân dân (PLTP). - “Các đại biểu đã làm tốt nhiệm vụ của mình” (TP). – Trăn trở từ kỳ họp Quốc hội “lịch sử” (PLTP). – Phiếu tín nhiệm phản ánh đúng sự tín nhiệm của đại biểu Quốc hội (GDVN).
- Hoãn Luật đất đai: Sự thận trọng của Quốc hội (TVN). – “Có đủ văn bản hướng dẫn sẽ thông qua Luật Đất đai sửa đổi” (Infonet). – Đảm bảo đời sống người bị thu hồi đất (PLTP).
- Thủ tướng: Báo chí cần phê phán mạnh mẽ tệ quan liêu, tham nhũng (DV). - Số phận bài báo “triệu người vui, triệu người buồn”… (PLTP). – Cần đình bản ấn phẩm báo chí vi phạm luật (PT).
- Chủ tịch thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo: Kiên quyết loại trừ cán bộ vô cảm (TP). – Chỉ có thi thố mới chọn được tài năng (DT).
- Triều Tiên: “Thái độ của Mỹ gây chiến tranh bất cứ lúc nào” (Infonet). – Triều Tiên kêu gọi dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của LHQ (VOV).
KINH TẾ- Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng là 4,65% (CP).
- CPI tại Hà Nội và Tp.HCM đồng loạt tăng trở lại (VnEco).
- Âm thầm cạnh tranh lãi suất (ĐT).
- Giá vàng giảm, tăng khó lường (TBKTSG). – Lại kéo nhau đi mua vàng (NLĐ). – Khối lượng vàng trúng thầu vượt 33 tấn (VnEco). – Giá vàng “ngã ngựa”, giới đầu tư bi quan cao độ (VnEco).
- Cần cân nhắc kỹ thời điểm tăng giá điện (ĐBND).
- Thấy gì qua vụ kiện chống bán phá giá của doanh nghiệp thép Việt Nam? (ĐBND).
- Petrolimex bị xâm phạm thương hiệu (NLĐ).
- Lo mất thương hiệu cá ngừ Việt Nam (NLĐ). – Chưa thể kết luận làm tổn hại nguồn lợi thủy sản (TT).
- Đồng Tháp đề nghị không thu mua lúa đồng loạt (VOV).
- Trắng tay vì bắp… không trái (NLĐ).
- Người nuôi yến lo bị thiệt hại (NLĐ).
- Nga-Trung ký thỏa thuận 270 tỷ đô la cung cấp dầu lửa (RFI).
- Tây Ban Nha sắp thoát khỏi khủng hoảng kinh tế ? (RFI).
- Indonesia tăng giá xăng dầu 44%
- Thị trường chứng khoán thế giới hồi phục sau 2 ngày tuột dốc (VOA).
- Cẩn trọng với vàng (TN). – Doanh nghiệp vàng than khổ (PLVN).
- Chứng khoán lên điểm, DN đua nhau bỏ sàn (VEF). - TTCK Việt Nam, cơ hội đầu tư tốt khó lặp lại (ĐTCK). - TTCK Việt Nam có tăng nóng? (ĐTCK). – “Bão” thay sếp, “trảm tướng” công ty chứng khoán (Infonet).
- Tập đoàn Than mạnh tay cắt giảm lương nhân viên (VnEco/DV).
- Chật vật lo lương tối thiểu (TP).
- Sản xuất mũ bảo hiểm đang bị thả lỏng (PLTP).
VĂN HÓA-THỂ THAO- Ước gì còn một Lưu Quang Vũ? (ND).
- PHẠM KIM – Khi tôi chết xin mang tôi ra biển: là một giấc mơ? (Du Tử Lê).
- DUY DŨNG VỚI HỘI AN – Viết về Hội An (Trần Kỳ Trung). – Video: Hội An sẵn sàng cho Festival di sản Quảng Nam lần thứ 5 (VTV).
- Hương vanilla trên đất Việt (Alan Phan).
- Di sản và những mất mát… (ND). – Nhiều kỷ lục ở khu nhà Việt cổ (TN).
<- Hà Nội, trở lực từ những nếp cũ (ND).
- Thu hẹp khoảng cách hưởng thụ văn hóa (TP).
- Thời nào rồi mà còn lồng tiếng cho phim (VNN).
- Thanh Bùi: Trở về để bắt đầu (NLĐ).
- Từ chuyện của Angela Phương Trinh: Nghĩ về sự mặc định đám đông (ANTG).
- Amor, Amor : Muôn thuở rumba, chữ thập tình ca (RFI). “Tuy đã tròn 70 tuổi, nhưng khúc nhạc này viết theo thể điệu khiêu vũ rumba, cho tới nay, vẫn không có vết nhăn thời gian”. – Những minh họa từ Dante đến Dan Brown (ĐBND).
- HLV Nguyễn Tuấn Anh chỉ bị cảnh cáo và cách chức (DT). – HLV “gạ tình” Trương Thanh Hằng đã bị xử lý thích đáng! (TN). – “Cảnh cáo và cách chức HLV Tuấn là quá nặng rồi” (VNN).
- Đội Arsernal vẫn tới VN sau sự cố video (BBC). – Arsenal đến Việt Nam khoe sao “khủng” (NLĐ). – 9.000 vé trận giao hữu với Arsenal bán qua đường công văn (VOV).
- Bị thương nặng vì xô đẩy xem Beckham (BBC).
- Miami Heat vô địch NBA lần thứ hai liên tiếp (VOA).
- Festival Di sản Quảng Nam 2013: Cuộc hội ngộ của các di sản (LĐ). – Tổng giám đốc UNESCO: ‘Đừng là nạn nhân của…thành công về di sản’ (TTVH).
- Niềm vui của GS-TS Trần Văn Khê (TTVH).
- Trưng bày hơn 1.000 cổ vật văn hóa Đông Sơn – Sa Huỳnh – Óc Eo (DT). – ‘Gốm Thiệp’ có gì lạ? (TP).
- Có số phận hay không? (PT).
- Sách lậu vẫn lộng hành (SGGP).
- Xem kịch Đêm định mệnh (SGGP).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC- Tâm thư của Bộ trưởng Luận chỉ xếp sau Bộ trưởng Thăng (PN Today).
- TPHCM: Đề văn lớp 10 có bị lộ? (TT). – Thi lớp 10 tại TP HCM: Khó đạt điểm cao (NLĐ). – Đề văn tuyển sinh lớp 10 TP.HCM: Thời sự và đậm tính giáo dục (TN).
- TPHCM: 307 HS vắng mặt trong ngày thi đầu (24h).
- 437 tỉ đồng giúp học sinh nói được tiếng Anh (TT).
- Sinh viên Việt cần những kỹ năng gì để thành công? (VNN).
- Nhiều tỉnh nói không với bằng tại chức có phạm luật? (Kênh tuyển sinh).
- Chính quy còn đang thất nghiệp dài… (VNN). =>
- Tặng bằng khen cho học sinh cứu 5 em bị đuối nước (NLĐ). – Trao giải “Bạn đồng hành quanh tôi” cho cậu học sinh cứu người đuối nước (TT). – Bài học sông nước (NLĐ).
- Tự vẫn vì không đạt học sinh giỏi và nỗi oan của gia đình khi lá thư tuyệt mệnh mất tích (LĐ).
- Huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng: Giáo viên vùng bãi ngang “mỏi cổ” chờ phụ cấp (QĐND).
- Đề văn tuyển sinh lớp 10 TP.HCM: Thời sự và đậm tính giáo dục (TN). – Tuyển sinh lớp 10 tại TP.HCM: Thí sinh xúc động với đề thi văn (PLTP). – Tuyển sinh lớp 10 ở TPHCM: Đề thi môn Văn lạ, giàu cảm xúc (SGGP).
- Khi con hiếu thắng (TT).
- Lan tỏa điều tốt (TN).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG- Đời thương thuyền trên chợ nổi Cái Răng (RFA). “Phần lớn những người trôi sông lạc chợ trên các dòng sông miền Tây đều có hoàn cảnh na ná giống anh, nghĩa là con cái không được học hành, sống rày đây mai đó, không có nhà cửa ổn định và làm được ngày nào ăn ngày đó, tài sản duy nhất là chiếc ghe…”
- Khoai tây nghi nhiễm độc vẫn ngập chợ (GĐ).
- TPHCM: Đau đầu với “công ty”… hớt tóc thanh nữ (DT).
- Bé trai sơ sinh tắt thở trong bao ny lông cột chặt (NLĐ).
- Trò bịp máy mát xa trị bá bệnh (NLĐ).
- Dời KCN cứu sông Đồng Nai (NLĐ).
- Giải cứu thú rừng (NLĐ).
- Kiểm tra việc dân ồ ạt vào phá rừng, chiếm đất tại Nghệ An (CP).
- Phát hiện loài thực vật mới ở Khánh Hòa (TN).
- Trường hợp nhiễm cúm H6N1 đầu tiên trên thế giới (TTXVN).
<- Sập tòa nhà ở Ấn Độ, 10 người thiệt mạng (VOA). – Ấn Độ: 14.000 người mất tích do mưa lũ (NLĐ).
- Trung Quốc: Cứu bé gái rớt từ tầng năm xuống (BBC).
- Úc: 7 tuổi ‘lái xe đưa người say về nhà’ (BBC).
- Cha con Lionel Messi bị khởi tố vì trốn thuế (RFI).
- FBI phá vỡ đường dây mại dâm xuyên tiểu bang (AP/ DCVOline).
- Philippines tiêu hủy hơn 5 tấn ngà voi (VOA). – Manila nghiền nát 5 tấn ngà voi để xây tượng đài kỷ niệm voi bị thảm sát (RFI).
- Khói mù bao phủ Indonesia, Singapore (VOA). – Ô nhiễm mức báo động ở Singapore (BBC). “Chỉ số ô nhiễm PSI lên tới 401 vào giữa trưa thứ Sáu 21/6 (11:00 giờ sáng giờ Hà Nội) – cao chưa từng thấy trong lịch sử thành phố”. – Indonesia triển khai máy bay chữa cháy giữa lúc khói mù lan rộng (VOA). – Ô nhiễm kỷ lục ở Singapore, Indonesia làm mưa (RFI). – Tường trình từ Singapore: Sống giữa bụi mù (TT). – Indonesia sẽ dùng mưa nhân tạo dập đám cháy gây khói độc (VOV).
- Lũ lụt tràn ngập khu vực phía tây Canada (VOA).
- Dời khu công nghiệp Biên Hòa 1 cứu 20 triệu dân (Infonet).
- 2 tên trộm chó có súng bị hơn 500 người dân truy đuổi đánh chết (VNE/GDVN). – Trộm chó ngày càng táo tợn: Xử nghiêm, dân mới giảm bức xúc (TT).
- Chuyện buồn bên dòng Nậm Chon (TVN).
- Sinh vật lạ tanh ngòm làm dân Cà Mau sợ hãi (ĐV/DV).
QUỐC TẾ- Nga chỉ trích việc cấp vũ khí cho phe đối lập Syria (TTXVN). – Quân nổi dậy Syria tuyên bố nhận được vũ khí hạng nặng (Tin nóng). – Bi hài: Phe nổi dậy Syria loạn vì tranh chấp vũ khí (VnM). – Syria: Khốc liệt mặt trận không tiếng súng (ANTG). - Những khuôn mặt trẻ em trong trại tị nạn (Kênh 14). – Ngoại trưởng Mỹ đến Doha bàn về vấn đề Syria (VOA).
- Biểu tình lớn tiếp diễn ở Brazil (BBC). - 1 triệu người Brazil xuống đường (NLĐ). – Một triệu dân biểu tình gây áp lực lên chính quyền Brazil (RFI). – Biểu tình tại Brazil biến thành bạo loạn (ND). – Nội các Brazil họp khẩn bàn cách đối phó với biểu tình (VOA). – Tuổi trẻ bất bình phi đảng phái (BBC). Photo: RFI/ REUTERS /Pedro Vilela. =>
- Hoa Kỳ thương lượng với taliban để tránh nội chiến tái diễn ở Afghanistan (RFI). – Mỹ quyết tâm xúc tiến đàm phán với Taliban (VOA). “Hoa Kỳ vẫn muốn xúc tiến các cuộc đàm phán bởi vì ‘đó là con đường tốt nhất dẫn tới một giải pháp chính trị và hòa giải chính trị’.”
- Hàng nghìn người tuần hành ủng hộ Tổng thống Ai Cập (Tin tức). – Tình hình Ai Cập diễn biến phức tạp (ND).
- Ngoại trưởng Mỹ tìm cách tăng cường quan hệ với Ấn Độ (VOA).
- Mỹ tăng gấp đôi khoản quyên góp cho Cao ủy Tị nạn LHQ (VOA).
- Ông Obama đề cử cựu quan chức thời TT Bush làm Giám đốc FBI (VOA).
- Đánh bom đền thờ Hồi giáo ở Pakistan, 10 người thiệt mạng (VOA).
- Aung San Suu Kyi phản đối đề nghị cấm lấy người khác tôn giáo (RFI).
- Tây Ban Nha bắt 8 nghi can al-Qaida (VOA).
- Chính phủ Philippines nối hòa đàm với phiến quân (TTXVN).
- Sukhoi 35 biểu diễn ngoạn mục tại hội chợ hàng không Bourget (RFI).
- Phe nổi dậy Syria nhận vũ khí mới (TN). – Nga chỉ trích việc cấp vũ khí cho phe đối lập Syria (LĐ). – “Bóng ma” vũ khí hóa học (DV). – Press TV: Phiến quân Syria tạo bằng chứng giả để kiếm thêm vũ khí (GDVN). – CIA huấn luyện phiến quân Syria dùng vũ khí Nga chống lại quân Assad (GDVN). – Syria: Phe nổi dậy tự loạn vì vũ khí mới (VnM).
- Nghị sĩ thú vị nhất chính trường Mỹ (VNN).
* RFA: + Sáng 21-06-2013; + Tối 21-06-2013* RFI: 21-06-2013
* VTV: + Chào buổi sáng – 21/06/2013; + Tài chính kinh doanh sáng – 21/06/2013; + Tài chính kinh doanh trưa – 21/06/2013; + Tài chính tiêu dùng – 21/06/2013; + Điểm hẹn văn hóa – 21/06/2013; + Nhịp đập 360 độ Thể thao – 21/06/2013; + 360 độ thể thao – 21/06/2013; + Thể thao 24/7 – 21/06/2013; + 7 ngày công nghệ – 21/06/2013; + Cuộc sống thường ngày – 21/06/2013; + Khoảnh khắc thường ngày – 21/06/2013; + Thời tiết du lịch – 21/06/2013; + Thời sự 12h – 21/06/2013; + Thời sự 19h – 21/06/2013.
1853. XUNG QUANH VIỆC NGA BÁN TÊN LỬA S-300 CHO CHÍNH PHỦ XYRI
Thứ Hai, ngày 17/6/2013
TTXVN (Niu Yoóc 14/6)
Ngày 31/5, tổ chức “The Heritage Foundation” của Mỹ công bố bài viết của tác giả Ariel Cohen, nhà nghiên cứu cao cấp các vấn đề về Nga, khu vực Á-Âu và chính sách năng lượng quốc tế thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại Douglas và Sarah Allison của tổ chức này, trong đó cho biết Chính phủ Nga đã bán tên lửa S-300 cho Xyri nhằm thay đổi cán cân sức mạnh ở phía Đông Địa Trung Hải theo hướng có lợi cho chế độ của Tổng thống Xyri Bashar al-Assad và có thể gây khó khăn rất lớn cho bất cứ chiến dịch quân sự nào nhằm chống lại các lực lượng của Tổng thống Assad trong tương lai.
Theo Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov, việc cung cấp các tên lửa S-300 cho Xyri nhằm ngăn chặn hành động can thiệp trên không của nước ngoài hoặc áp đặt một khu vực cấm bay dưới danh nghĩa nhằm chấm dứt cuộc nội chiến đẫm máu giữa các phe phái tại Xyri. Khi các kế hoạch cung cấp tên lửa của Mátxcơva được thực hiện, các hệ thống vũ khí hiện đại của Lực lượng Vũ trang Nga có thể tấn công và tiêu diệt các tàu chiến của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở cự ly cách xa bờ biển Xyri khoảng 300 km và bắn rơi các loại máy bay trong phạm vi bán kính tới 200 km, kể cả trên không phận của Thổ Nhĩ Kỳ, Ixraen, Irắc, Gioócđani và Địa Trung Hải. Loại tên lửa hiện đại này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tất cả mọi chiến dịch quân sự hoặc cửu trợ nhân đạo do Mỹ hoặc NATO lãnh đạo, kể cả các khu vực cấm bay, các khu vực an toàn, các tuyến đường tiêp tê hoặc các kế hoạch cứu trợ neười tị nạn Xyri ở các nước láng giềng. Tướng Lục quân Martin Dempsev. Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ cho biết: “Chúng tôi không có lựa chọn để ngăn chặn việc cung cấp các loại vũ khí, trang thiết bị quân sự cho Xyri”. Nhưng trên thực tế, Chính phủ Mỹ đã chuản bị sẵn sàng một số lựa chọn để đối phó với Nga.
Đồng minh cuối cùng
Quan điểm thân Xyri của Chính phủ Nga không có gì ngạc nhiên. Tổng thống Nga Vladimir Putin quyết định theo đuổi quan điểm kiên quyết ủng hộ chế độ Xyri, bởi vì Chính quyền Assad là đồng minh Arập cuối cùng của Mátxcơva từ kỷ nguyên của các chế độ xã hội chủ nghĩa và dân tộc chủ nghĩa được Liên Xô ủng hộ. Các chế độ này bao gồm Ai Cập (đến năm 1972); Irắc của Saddam Hussein; Libi của Muammar Gaddafi; Angiêri; Xyri và Yêmen. Xyri là đồng minh lâu dài của Mátxcơva. Liên Xô từng giúp đỡ Đamát trong quá trình chuẩn bị cuộc chiến tranh chống Ixraen năm 1967 và cuộc Chiến tranh Libăng lần đầu tiên xảy ra năm 1982. Liên Xô đã bán cho Xyri một sổ vũ khí thế hệ hiện đại, kể cả các máy bay chiến đấu. Năm 2005, Mátxcơva đã xóa khoản nợ trị giá 10 tỷ USD trong tổng số 13 tỷ USD mà Đamát vay từ thời Liên Xô và tiếp tục bán các loại vũ khí mới cho Xyri và hầu hết số tiền mua vũ khí mới của Đamát đều do Iran tài trợ. Nhưng sau đó Xyri lần lượt cung cấp các hệ thống vũ khí hiện đại như tên lửa chống tăng Kornet cho Hezbollah – một tổ chức bị Mỹ liệt vào danh sách khủng bố và hiện đang chiến đấu bên cạnh các lực lượng của Tổng thống Assad chống lại các lực lượng nổi dậy người Xyri. Cho đến nay, Mátxcơva vẫn không tăng sức ép đối với chế độ Assad để ngăn chặn tình trạng đổ máu, bất chấp mọi đề nghị của Mỹ và các nước phương Tây. Do từ lâu vẫn mơ ước hiện diện hải quân thường trực ở Địa Trung Hải, Nga cũng rất chú ý đến giá trị chiến lưọc của căn cứ hải quân nhỏ bé của họ ở Tartus – thành phố cảng lớn thứ hai của Xyri nằm trên bờ biển Địa Trung Hải. Hạm đội Biển Đen cũng có một số tàu chiến neo đậu tại thành phố cảng lớn Latakiya của Xyri. Tháng 1/2013, lực lượng từ tất cả các hạm đội của Nga đã tập trung ở phía Đông Địa Trung Hải để khẳng định rằng Nga đã quay trở lại trò chơi chiến lược ở khu vực Cận Đông. Iran, một học trò khác của Nga, là đồng minh chiến lược chủ yếu của Xyri. Nga nhận thấy cuộc chiến Xyri cũng liên quan đến Thổ Nhĩ Kỳ, Cata và Arập Xêút (tất cả các nước này ủng hộ lực lượng nổi dậy chủ yếu là người Sunni tại Xyri) nhằm làm suy yếu Iran – vấn đề mà Nga không muốn xảy ra.
Chương trình toàn cầu của Mátxcova
Chính sách ủng hộ Assad của Nga cũng mang tính toàn cầu. Chính phủ Nga đã nhiều lần tuyên bố rằng Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc phải kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng vũ lực và Nga bác bỏ bất cứ thay đổi nào về chế độ do Mỹ và châu Âu lãnh đạo, bao gồm cả sự thay đổi chế độ ở Irắc và Libi. Mátxcơva yêu cầu tất cả các cường quốc không được phép can thiệp vào các cuộc xung đột nội bộ, vì lo sợ trong một số trường hợp, bản thân Nga có thể trở thành mục tiêu của hành động can thiệp như vậy. Hơn nữa, Mátxcơva coi Mùa Xuân Arập là một cuộc cách mạng Hồi giáo được Mỹ tiếp tay và kích động bằng các công cụ, kể cả các mạng xã hội như Twitter và Facebook. Các chuyên gia và các nhà ngoại giao Nga khẳng định Mùa Xuân Arập bị chi phối bởi những kẻ cực đoan hiện cũng đang có mối quan hệ sâu sắc với cuộc nổi dậy của người Hồi giáo gốc Nga ớ khu vực Bắc Cápcadơ và đang truyền bá giáo lý khắp đất nước Nga. Mátxcơva sợ rằng cuộc xung đột Xyri có thể phát triển và lan đến các nước láng giềng thuộc Liên Xô và Bắc Cápcadơ.
Thất bại chính sách
Mặc dù vẫn bảo đảm sự tồn tại của chế độ Assad, nhưng chính sách của Cremli đang thể hiện độ tin cậy của Mátxcơva như một đồng minh và do đó làm kéo dài cuộc xung đột cũng như đau khổ tại Xyri, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các mối quan hệ của Nga với phương Tây và thế giới Arập người Sunni. Nga thường xuyên ngăn chặn các nỗ lực do Mỹ lãnh đạo để tìm kiếm một giải pháp ngoại giao cho cuộc nội chiến Xyri. Mátxcơva đã nhiều lần phủ quyết các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và từ chối đảm bảo an ninh hoặc tị nạn chính trị cho ông Assad. Mặc dù mối quan hệ Nga-Ixraen đã cải thiện trong 20 năm qua, nhưng kế hoạch cung cấp tên lửa hiện đại của Nga cho chế độ Xyri sẽ làm suy yếu sức mạnh quân sự của Ixraen, từ đó buộc Ixraen phải áp dụng các biện pháp chống lại bất cứ việc chuyển giao các loại vũ khí nào của Xyri cho Hezbollah để ngăn chặn những hậu quả nghiêm trọng.
Hành động của Mỹ
Việc Nga ủng hộ chế độ Assad, kể cả cung cấp các tên lửa hiện đại, đang phá hoại sự lãnh đạo của Mỹ tại Trung Đông, cho phép những kẻ có quan điểm cực đoan nam vai trò lãnh đạo trong cuộc nổi dậy của người Xyri và làm giam các áp lực quốc tế đối với Iran – hiện đang nỗ lực đạt được khả năng vũ khí hạt nhân. Do đó, sắp tới Mỹ và các nước đồng minh sẽ áp dụng một sô biện pháp để ép buộc và lôi kéo Nga tìm kiếm giải pháp cho cuộc nội chiến Xyri. Cụ thể Mỹ và các nước đồng minh sẽ:
- Tạo điều kiện cho việc tổ chức hội nghị hòa bình sắp tới tại Giơnevơ nhằm bãi bỏ các nguồn cung cấp tên lửa cho Đamát.
- Phát triển một chế độ cấm vận chống các công ty và các ngân hàng của Nga liên quan đến việc cung cấp các loại vũ khí và các loại công nghệ lưỡng dụng cho Iran và Xyri. Các tổ chức và công ty của Nga sẽ bị Mỹ cấm vận gồm: tập đoàn xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport; nhà sản xuất tên lửa “Central Special Construction Bureau Progress”; công ty sản xuất máy bay Sukhoi; Cục Vũ khí Tula; nhà sản xuất tên lửa Tula; Cục Chế tạo Thiết bị Đặc biệt; Viện Vật lý và Công nghệ Mátxcơva; ngân hàng Vneshekonombank và ngân hàng Vneshtorgbank. Bộ Tài chính Mỹ sẽ hợp tác với các đồng minh châu Âu buộc Nga phải ngừng các vụ mua bán vũ khí đang gây bất ổn và khó khăn trong khu vực nói chung và đặc biệt là Xyri nói riêng.
- Khuyến khích Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, một đồng minh NATO và cũng là đối tác thương mại quan trọng của Nga, từ bỏ các dự án xây dựng 4 lò phản ứng hạt nhân theo kế hoạch của các công ty của nhà nước Nga ở Thổ Nhĩ Kỳ. Thổ Nhĩ Kỳ rất tức giận với việc Nga bảo vệ chế độ Assad và gần đây bắt buộc một máy bay của Xyri chuyên chở các bộ phận rađa từ Nga đến Xyri phải hạ cánh. Ancara đã cho phép người Hồi giáo Sunni gốc Nga từ khu vực Cápcadơ đến Xyri để chống lại chế độ Assad qua lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ. Tất nhiên, thuyết phục Thổ Nhĩ Kỳ xây dựng các lò phản ứng hạt nhân từ các nguồn cung cấp của châu Âu hoặc Mỹ là nhiệm vụ không dễ thực hiện.
- Tăng cường hiện diện của hải quân NATO ở phía Đông Địa Trung Hải để sẵn sàng đối phó với lực lượng tàu chiến của hải quân Nga thường trực ở Địa Trung Hải.
- Phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa thống nhất và các hệ thống cảm biến giữa Hạm đội 6 của Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và Ixraen để có khả năng bảo vệ các lực lượng Mỹ cũng như các quốc gia đó khỏi các cuộc tấn công tên lửa đất đối đất của Xyri và Hezbollah.
- Chia sẻ thông tin với các nước đồng minh về chiến tranh điện tử nhằm đạt được khả năng phòng thủ chống lại các loại tên lửa S-300 và P-800 của Nga.
Tóm lại, việc cung cấp các tên lửa hiện đại cho chế độ Assad là hoàn toàn không nhất quán với mong muốn được tuyên bố của Mátxcơva là sẽ trở thành một đối tác mang tính xây dựng trong việc tìm kiếm một giải pháp lâu dài cho cuộc khủng hoảng Xyri. Chính quyền Obama sẽ tìm cách ngăn chặn Nga cung cấp thêm các tên lửa Yakhont và S-300 cho chế độ Assad. Nga và Iran sẽ không được phép giành thắng lợi chiến lược trước Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ bằng cách tiếp tục làm chỗ dựa cho chế độ Assad. Chính quyền Obama sẽ khuyến khích Mátxcơva hợp tác với Mỹ và các nước khác để tìm kiếm một giải pháp chuyển tiếp cho Xyri, từ đó có thể xóa bỏ chế độ Assad đồng thời tiếp tục loại bỏ những kẻ Hồi giáo cực đoan ra khỏi chính quyền mới tại Xyri./.
1854. EU VÀ NGUY CƠ XẢY RA CHIẾN TRANH Ở XYRI
Thứ Hai, ngày 17/6/2013
TTXVN (Niu Yoóc 12/6)
Tạp chí “Al-Alam As-Siasiya” (Chính trị thế giới) vừa có bài viết nói về việc Liên minh châu Âu đang ráo riết chuẩn bị cho một cuộc can thiệp trực tiếp vào Xyri, nội dung như sau:
Theo một bài báo vừa đăng trên tờ Guardian của Anh, Liên minh châu Âu (EU) đã tài trợ trực tiếp cho bọn khủng bố Hồi giáo dòng Sunni được Mỹ ủng hộ và chiến đấu ở Xyri chống chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad. Các nhóm này đang cướp bóc dầu lửa tại một số nơi của Đông Xyri, nơi mà họ đang kiểm soát và bán lại cho các nước châu Âu với giá đáng ngờ. Theo báo này, quyết định của EU dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Xyri đã khiến quân phiến loạn đổ xô vào kiểm soát các giếng dầu và các đường ống dẫn dầu tại các vùng chúng kiểm soát để có tiền mua vũ khí, và việc làm này của EU cũng đã giúp củng cố ảnh hưởng của các nhóm thánh chiến đối với các nguồn tài nguyên của đất nước, vẫn theo tờ báo trên, những nhóm được hưởng lợi chính từ việc EU hủy bỏ sự trừng phạt là Mặt trận al-Nusra, thành viên của mạng lưới al-Qaeda và một số nhóm Hồi giáo cực đoan nhỏ lẻ khác, đang kiểm soát phần lớn các giếng dầu tại tỉnh Deir Ezzor. Quyết định của EU nối lại việc buôn bán dầu lửa với al-Nusra đã bóc trần thực chất chủ trương can thiệp của EU vào Xyri, để lật độ chế độ hiện hành của Tổng thống Bashar al- Assad không phải vì “tính chất áp bức của chế độ này”, mà vì những lợi ích kinh tế của EU. Trên thực tế, họ đang xây dựng và ủng hộ các lực lượng phiến loạn phá hoại đất nước để hướng tới mục tiêu cuối cùng của họ. Các sự kiện này cùng chứng tỏ rằng cái gọi là “cuộc chiến tranh chống khủng bố”, lời khẳng định rằng Mỹ và EU chống mạng lưới al-Qaeda, từng được sử dụng để biện minh cho cuộc xâm lược Irắc và Ápganixtan, là một lời nói dối. Họ đang cung cấp vũ khí và tài trợ cho các nhóm khủng bố liên quan đến mạng lưới al- Qaeda, lực lượng đã phạm những tội ác khủng khiếp chống nhân dân Xyri, và gián tiếp cung cấp tài nguyên cho Mỹ và EU. Tạp chí Spiegel Online của Đức mới đây đã làm một phóng sự về cách thức mà người Hồi giáo đã cung cấp cho các thị trường thế giới bằng dầu lửa của Xyri với giá thấp hơn nhiều giá trị thực. Từ tháng 2, nhóm phiến loạn Livva al-Islam đã kiểm soát giếng dầu al-Thaura ở tỉnh ar-Raqqah và mỗi ngày bán 10 chuyến hàng gồm các xe tải chở dầu với giá 13 USD/thùng trong khi trên thị trường thế giới một thùng dầu giá 100 USD. Các chiến binh của al-Nusra bán tất cả những gì rơi vào tay họ, từ lúa mì đến các cổ vật, cả thiết bị công nghiệp, dụng cụ khoan, xe hơi, linh kiện lắp ráp và dầu thô. Để bảo đảm an ninh dầu lửa, bọn khủng bố sát hại bất cứ ai ngáng đường chúng. Chẳng hạn, các chiến binh của al-Nusra đã san bằng ngôi làng al-Musareb gần Deir Ezzor, siết chết 50 nsười dân sau một guộc tranh chấp với các thành viên các bộ tộc địa phương về một địa điểm chứa dầu. Các nước thuộc EU và Mỹ dựa vào sự ủng hộ của các nhóm khủng bố trong khuôn khổ chiến lược của họ để kiểm soát các nguồn năng lượng lớn ở khu vực Trung Đông và Trung Á. Những lợi ích cơ bản này là động lực cho các cuộc chiến tranh được tiến hành chống Ápganixtan, Irắc và Libi cũng như những sự chuẩn bị đang diễn ra cho một cuộc chiến tranh chống Iran theo dòng Shiite, mà chế độ Assad có liên quan chặt chẽ. Cũng như Xyri, Iran lâu nay đã nằm trong “danh sách đen” của Mỹ do bị Mỹ và các đồng minh ở châu Âu và khu vực Trung Đông coi là một trong những trở ngại chính đối với sự kiểm soát thương mại dầu lửa tại vùng vịnh Pécxích và trên toàn thế giới nói chung. Sự ủng hộ của nước ngoài dành cho các lực lượng Hồi giáo thân phương Tây ngày càng mạnh mẽ kèm theo những mối đe dọa mới từ Mỹ và các đồng minh châu Âu để lật đổ chế độ Assad và đẩy mạnh những bước chuẩn bị cho một cuộc can thiệp quân sự trực tiếp.
Trong một cuộc họp báo với Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Reccep Tayyip Erdogan mới đây tại Oasinhtơn, Tổng thống Barack Obama đã hứa sẽ gây sức ép tối đa với chế độ Assad và làm việc với phe đối lập Xyri. Theo Obama, trước sau gì Assad cũng sẽ phải ra đi. Người đứng đầu CIA, John Brennan, đã gặp Thủ tướng Ixraen Benjamin Netanyahu, Bộ trưởng Quốc phòng Moshe Ya’alon, Tham mưu trưởng quân đội Ixraen Benny Gantz và người đứng đầu Cục tình báo trung ương Ixraen (Mossad) Tamir Pardo để thảo luận về tình hình Xyri và khả năng mở một cuộc can thiệp quân sự trực tiếp vào đây. Trong một cuộc họp mới đây của nội các Ixraen, Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã dọa tiến hành những cuộc không kích mới chống Xyri và nói rằng Ixraen sẽ hành động với quyết tâm “rất cao” để bảo đảm những lợi ích tối cao của Nhà nước Ixraen và ngăn chặn việc chuyển giao vũ khí tinh vi hiện đại cho phong trào Hezbollah ở Libăng và cho các phần tử khủng bố khác trong khu vực. Cách đây chưa lâu, Ixraen đã công khai ném bom xuống thủ đô Đamát của Xyri với lý do để ngăn chặn vũ khí được chuyển cho phong trào Hezbollah. Lực lượng Hezbollah theo dòng Hồi giáo Shiite thân Iran ở Libăng là một đồng minh thân cận của Xyri và Iran, Hezbollah cũng bị coi là một trong những trở ngại chính cho sự chi phối quân sự của Ixraen ở khu vực Trung Đông.
Tuy nhiên, bất chấp tất cả, mới đây, Tổng thống Xyri Bashar al-Assad khi trả lời phỏng vấn tờ Clarin và một số phương tiện truyền thông Áchentina, đã thề sẽ cầm quyền đến cùng và tố cáo Ixraen và các cường quốc nước ngoài khác ủng hộ phe đối lập Hồi giáo để chống lại ông. Ông phủ nhận việc chính phủ ông đã sử dụng vũ khí hóa học và không nghi ngờ khả năng phương Tây có thể tiến hành một cuộc can thiệp vào Xyri bằng cách dựa vào những lời tố cáo dối trá về việc Xyri sử dụng vũ khí hóa học. Theo ông, phương Tây thường xuyên nói dối và bịa ra những bằng chứng để phát động các cuộc chiến tranh, đó là “thói quen” của họ. Ông Assad nói rõ rằng ông là người bảo đảm những lợi ích của Mỹ tốt hơn và đáng tin cậy hơn so với mạng lưới al- Qaeda trong khu vực.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Anh William Hague đã không giấu giếm những kế hoạch của châu Âu trang bị vũ khí cho quân phiến loạn như là một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột Xyri. Ông lấy cớ về việc Xyri sử dụng vũ khí hóa học để thúc đẩy việc trang bị vũ khí cho quân phiến loạn Xyri và mở đường cho một cuộc can thiệp quân sự trực tiếp, ông đồng tình với tuyên bố của Tổng thống Mỹ Barack Obama, coi việc sử dụng vũ khí hóa học ở Xyri là một “giới hạn đỏ” hoặc một “sự thay đổi dữ kiện” châm ngòi cho một cuộc chiến tranh của phương Tây chống Xyri của Bashar al-Assad. Trên thực tế, EU đã ủng hộ phe đối lập Xyri ngay từ đầu, hợp tác chặt chẽ với Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và các nước vùng Vịnh để trang bị tối đa vũ khí cho các chiến binh của phe đối lập Hồi giáo ở Xyri và thiết lập những hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Patriot gần biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Xyri. Và mới đây, như trên đã nói, EU đã hủy bỏ những sự trừng phạt về dầu lửa chống Xyri để góp phần tài trợ cho phe đối lập Xyri. Sau các cuộc chiến tranh chống Ápganixtan, Irắc và Libi, đã bị một số nước châu Âu chỉ trích, các cường quốc châu Âu đã đứng đằng sau chiến lược hiếu chiến của Mỹ để cướp bóc nguồn tài nguyên thiên nhiên to lớn ở Trung Đông và Trung Á. Cũng như Mỹ, các cường quốc châu Âu coi chế độ Assad với sự thống trị của người Alawite ở Xyri và đồng minh chính của Xyri trong khu vực là Iran theo dòng Shiite, là trở ngại chính trong việc bảo đảm những lợi ích của mình. Đức đã tìm cách tập hợp các phần tử ly khai của Xyri để hậu thuẫn cho một chính sách hiếu chiến hơn chống Xyri. Theo một bài báo đăng trên tờ Der Spiegel của Đức xuất bản mới đây, Béclin đã quyết định lại cung cấp thuốc men và áo chống đạn cho Quân đội Xyri tự do.
Trong bối cảnh đang có những nguy cơ mở rộng tình trạng bất ổn sang Libăng, Irắc, và Thổ Nhĩ Kỳ, đều là láng giềng của Xyri, các cường quốc phương Tây đang tăng cường khả năng can thiệp vào Xyri và toàn khu vực Trung Đông. Một số chính khách Mỹ khi tham dự Diễn đàn kinh tế thế giới ở Gioócđani vừa qua, đã công khai lên tiếng dọa tiến hành một cuộc chiến tranh giống như đã được tiến hành ở Libi để lật đổ chế độ hiện hành ở Xyri. Theo các nhân vật trên, việc đưa tên lửa tới đây có thể là “bước đi đầu tiên” tiến tới việc thiết lập một vùng cấm bay để cho phép phe đối lập tìm ra một cơ hội tự tổ chức và thay đổi diễn biến của cuộc xung đột như từng xảy ra ở Libi. Cùng với các nước vùng Vịnh như Arập Xêút, Cata và các Tiểu vương quốc Arập thống nhất, Vương quốc Gioócđani là một trong những đồng minh chiến lược của Mỹ trong một cuộc tấn công đang được trù tính tại khu vực này. Một nhà lãnh đạo quan trọng của Gioócđani thân cận với Vua Abdullah xác nhận rằng Gioócđani đã cho phép máy bay do thám không ngưòi lái của Ixraen bay qua không phận Gioócđani để giám sát Xyri, thậm chí nếu cần, Gioócđani sẽ cho phép Ixraen sử dụng không phận của Gioócđani đê tấn công Xyri.
Không chỉ tăng cường quan hệ với Gioócđani để chuẩn bị cho một cuộc can thiệp vào Xyri, Ixraen đã không ngừng tìm kiếm sự hậu thuẫn của EU, và họ đã không uổng công. Sự hợp tác công khai giữa EU và các tập đoàn quốc phòng của Ixraen không hề được tiết lộ trên các phương tiện thông tin đại chúng châu Âu. Ai cũng biết, trong các cuộc tấn công của Ixraen vào dải Gada của người Palextin, Ixraen đã sử dụng triệt để các loại vũ khí do các công ty châu Âu cung cấp. Trước kia, chỉ 24 giờ sau 22 ngày diễn ra cuộc tấn công của Ixraen vào dải Gada hồi năm 2009, những người đứng đầu chính phủ của 6 nước châu Âu, trong đó có Anh, Pháp và Italia, đã tới Ixraen để tham dự một bữa tiệc do Thủ tướng Ixraen khi đó là Ehud Olmert, tổ chức. Ngoài ra, EU còn là đối tác thương mại chính của Ixraen với tổng kim ngạch khoảng 30 tỷ euro mỗi năm, cao hơn 10 lần so với viện trợ của Mỹ cung cấp cho Ixraen.
Riêng về buôn bán vũ khí, 18 trong số 27 nước thành viên EU có quan hệ với Ixraen, song chủ yếu vẫn là Italia, Pháp, Đức và Anh. Trong đó Pháp xuất khẩu 521 triệu euro vũ khí cho Ixraen tính từ năm 2003 đến 2008, và Đức từ năm 1996 đến 2000 đã bán được cho bạn hàng này 580 triệu euro vũ khí, chủ yếu là vũ khí thông thường. Anh cũng xuất khẩu số lượng đáng kể thiết bị quân sự cho Ixraen. Năm 2009, sau khi Ixraen phá hủy dải Gada, nhà cầm quyền Anh đã có được giầy phép xuất khẩu cho Ixraen các thiết bị chiến tranh điện tử, rađa cho tàu ngầm. Tính trung bình, mỗi năm Anh đã xuất khẩu lượng vũ khí trị giá từ 12 triệu đến 36 triệu euro sang Ixraen.
Tóm lại, dường như phương Tây, trong đó có Ixraen, đang làm tất cả từ giúp huấn luyện quân, tập trận, triển khai binh sĩ, đến mua bán vũ khí, v.v nhằm chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh trực tiếp chống Xyri, cho dù hầu như tất cả đều hiểu ràng hậu quả của cuộc chiến ấy sẽ rất khó lường, nhưng vì nhiều lý do khác nhau, họ vẫn ráo riết chuẩn bị, chỉ chờ lệnh khai hỏa, mà chắc chắn rằng nếu có, sẽ phát ra từ Oasinhtơn.
* * *
TTXVN (Pretoria 14/6)Theo mạng “Tin Trung Đông’’ ngày 30/5, Ngoại trưởng các nước Liên minh châu Âu (EU) đã gặp nhau vào ngày 27/5/2013 để thảo luận về việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với phe đối lập ở Xyri. Ngoài ra, hội nghị lần này cũng tập trung thảo luận về việc ủng hộ Hội nghị quốc tế Giơnevơ 2 về vấn đề Xyri (dự kiến tổ chức trong tháng 6/2013 nhằm tìm ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng Xyrỉ). Tuy nhiên, do sự bất đồng sâu sắc giữa các bên lợi ích trong cuộc khủng hoảng Xyri mà Ngoại trưởng EU đã không đạt được thỏa thuận về việc gia hạn lệnh cấm vận vũ khí đối với phiến quân Xyri sau quá trình thảo luận căng thẳng kéo dài. Do vậy, trên thực tế lệnh cấm vận vẫn được duy trì cho đến khi hết hiệu lực sau ngày 1/6. Sau đó,việc trang bị vũ khí cho phe nổi dậy tùy thuộc vào quyết định riêng của mỗi nước thành viên EU. Tuy nhiên, mọi biện pháp trừng phạt khác đối với chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad sau ngày 1/6 vẫn được duy trì. Mục đích đằng sau hành động này của EU là gì? Điều gì đã gây nên sự khác biệt sâu sắc giữa nội bộ thành viên EU? Và đây là quyết định chiến lược được EU thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tế hay chỉ là một quyết định trong khuôn khổ hành chính nhằm duy trì sự thống nhất giữa các nước thành viên?
EU và khủng hoảng Xyri
Khi khủng hoảng Xyri bát đầu nổ ra, Eli từng trông chờ vào những kinh nghiệm của mình trước đó khi tham chiến ở Libi và dường như thành viên trong khối đều thống nhất. Nếu thành công, EU có thể kiểm soát tình hình Xyri trong khuôn khổ chính sách đối ngoại, an ninh chung trên cơ sở tuyên bố tôn trọng nguyên tắc quan hệ quốc tế. Cùng với đó, EU đã áp dụng các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt, cứng rắn đối với Chính quyền Assad trên tất cả lĩnh vực chính trị, ngoại giao, tài chính, hậu cần, tình báo nhằm cung cấp cho lực lượng nổi dậy Xyri những ủng hộ cần thiết. Một số nước thành viên EU, đặc biệt là Anh, Pháp thậm chí còn đi xa hơn là ủng hộ dù trực tiếp hay gián tiếp cung cấp các loại vũ khí hạng nhẹ cho lực lượng nổi dậy. Chính phe nổi dậy đã sử dụng nguồn tài chính được Arập Xêút, Cata tài trợ để mua vũ khí. Tuy nhiên, các nước thành viên EU đã bất đồng về cách tốt nhất để hỗ trợ cho phiến quân Xyri và điều này là nguyên nhân chính gây mâu thuẫn, chia rẽ về việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với lực lượng nổi dậy Xyri. Pháp, Anh (nhận được sự đồng tình của Italia và Tây Ban Nha) đã nỗ lực trong thời gian dài để tìm cách dỡ bỏ lệnh cấm vận. Số này cho rằng dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sẽ làm gia tăng trọng lượng, sức mạnh cho phe đối lập trong đàm phán với Tổng thống Bashar al-Assad. Biện pháp này cũng sẽ buộc Assad phải thực hiện các nỗ lực ở cấp độ quốc tế nghiêm túc hơn để khôi phục hòa bình cho Xyri, khuyến khích Assad tham gia Hội nghị Giơnevơ 2. Anh, Pháp tin rằng biện pháp này cũng sẽ gửi đi một thông điệp rõ ràng đến Nga và một số cường quốc khác đối lập quan điểm với phương Tây về vấn đề Xyri. Qua đó nhắn nhủ họ rằng nếu không chấm dứt ủng hộ Chính quyền Assad thì phương Tây sẽ tiến hành các biện pháp đối phó. Trước đó Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Rvabkov đã kịch liệt chỉ trích quyết định của EU cho phép các quốc gia thành viên trong liên minh cung cấp vũ khí cho các tay súng nổi dậy ở Xyri, cho rằng hành động trên sẽ “trực tiếp hủy hoại những triển vọng triệu tập hội nghị quốc tế vì hòa bình ớ Xyri” Cuối cùng, trên phương diện hành động thực tế, việc bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí cho phe nổi dậy Xyri sẽ dọn đường cho Anh, Pháp hành động phù hợp với lợi ích của họ, làm tình hình Xyri thêm phần phức tạp trong tương lai. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại không một nước nào trong 27 nước thành viên có kế hoạch chuyển vũ khí cho lực lượng đối lập Xyri trước ngày 1/8 mà dự kiến sẽ chỉ hành động sau Hội nghị hòa bình do Nga và Mỹ đề xuất.
Ngược lại, một số nước thành viên EU như Áo, Thụy Điển, Phần Lan và Cộng hòa Séc đã phản đối quyết liệt việc đổ thêm vũ khí vào cuộc xung đột, vốn đã làm hơn 80 nghìn người thiệt mạng. Các nước này lo ngại vũ khí chống máy bay, chống tăng được cung cấp cho lực lượng đối lập có thể rơi vào tay của các phần tử Hồi giáo cực đoan như Mặt trận Al-Nursa. Sự mâu thuẫn này khiến EU không đạt đồng thuận trong quyết định sẽ trang bị loại vũ khí nào cho phe nhóm nổi dậy nào ở Xyri. Nhóm phản đối dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí cho rằng những nước có quan điểm ngược lại chẳng có gì đảm bảo được số vũ khí đó được chính phe nổi dậy Xyri sử dụng và không xảy ra rủi ro rơi vào tay những kẻ khủng bố. Những bảo đảm này chưa bao giờ được Anh, Pháp khẳng định. Bên cạnh đó, phe phản đối khẳng định lực lượng nổi dậy Xyri thiếu sự chỉ huy tập trung, thống nhất và từng bị cáo buộc có nhiều vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền. Một lý do quan trọng khác được các nước phản đối đưa ra chính là kể từ khi thành lập đến nay và sẽ tiếp tục trong tương lai, EU là cộng đồng hòa bình của các quốc gia, bất kỳ hành động nào của EU nhằm quân sự hóa tình hình Xyri chắc chắn sẽ ngăn chặn mọi khả năng đạt được giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng này. Ngoại trưởng Áo Michael Spindelegger tuyên bố “EU nên thực hiện theo đúng tôn chỉ, mục đích hoạt động của mình…bởi vì EU là một tổ chức hòa bình chứ không phải là chiến tranh”.
Do vậy, việc EU bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với lực lượng nổi dậy tại Xyri trong Hội nghị Ngoại trưởng ngày 27/5 thực sự là kết quả của sự bất lực giữa các nước thành viên trong việc đạt được đồng thuận về vấn đề này, thể hiện sự rạn nứt trong nội bộ EU hơn là dấu hiệu cho việc các quốc gia thành viên của khối đã giải quyết được những khác biệt. Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại EU Catherine Ashton từng tuyên bố việc EU không ra được quyết định gia hạn lệnh cấm vận vũ khí đối với phe nổi dậy Xyri có nghĩa từng nước thành viên căn cứ vào lợi ích quốc gia của riêng mình để đưa ra quyết định trang bị hay không trang bị vũ khí cho các phần tử chống đối ở Xyri. Tất nhiên việc thừa nhận quyền của từng quốc gia thành viên EU để đưa ra quyết định của riêng họ có thể hợp pháp hóa những nỗ lực của Anh, Pháp và một số nước EU trong mong muốn trang bị vũ khí cho phe nổi dậy. Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu chứng tỏ sự thiếu đồng thuận của EU về chính sách an ninh, đối ngoại trong việc giúp đỡ các nước thành viên giải quyết cuộc khủng hoảng một cách thống nhất. Điều này cũng cho thấy EU đã thất bại trong việc thu hẹp khoảng cách tồn tại giữa các nước thành viên.
Kết luận
Với sự gia tăng xung đột vũ trang tại Xyri thì các biện pháp do các nước thành viên EU thực hiện đối với cuộc khủng hoảng này đã dần rời ra khỏi mục đích hoạt động cứu trợ ban đầu của liên minh. EU không còn tìm cách chấm dứt khủng hoảng thông qua các biện pháp hòa bình mà ngược lại còn hướng đến âm mưu lật đổ chế độ Xyri hiện tại. Việc EU dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với lực lượng nổi dậy tại Xyri cũng nhằm thực hiện âm mưu này. Không nghi ngờ gì nữa mục đích chính đằng sau quyết định trên của EU là để hợp pháp hóa hành động can thiệp của các nước thành viên trong liên minh đối với Xyri trong khi ám chỉ rằng Chính quyền Tổng thống Bashar al- Assad đã mất tính hợp pháp. EU đang cố gắng tạo nên sự cân bằng quyền lực mới trước thực tế rõ ràng trong những ngày gần đây là Chính quyền Assad đang dành thế chủ động trên thực địa. Mặt khác, thất bại của EU trong việc đạt được quyết định đồng thuận về gia hạn các biện pháp trừng phạt đối với lực lượng nổi dậy Xyri và việc lệnh cấm vận tự động hết hiệu lực trong số các biện pháp trừng phạt này cho thấy dấu hiệu thiếu sự thống nhất giữa các nước thành viên EU đối với chính sách đối ngoại, an ninh chung của liên minh, đặc biệt đối với chính sách quốc phòng và an ninh của EU. Không quá khi nói rằng bất kỳ biện pháp nào do EU thực hiện để trang bị vũ khí cho lực lượng nổi dậy sẽ chỉ làm gia tăng thêm khoảng cách giữa các nước thành viên và cũng đồng thời chứng tỏ sự thiếu hiệu quả trong chính sách đối ngoại, an ninh chung của tổ chức này. Do vậy, thay vì là bước đi chiến lược để đáp ứng yêu cầu của thực tế, quyết định của EU chỉ là biện pháp quan liêu nhằm mục đích bảo vệ sự thống nhất của các nước thành viên, tạo ra cơ hội mới, trao tính hợp pháp cho việc thực hiện các biện pháp can thiệp quân sự vào Xyri trong tương lai.
Cũng theo mạng “Tin Trung Đông”, khi các lệnh trừng phạt do Liên minh châu Âu (EU) áp đặt lên Xyri (trong đó có lệnh cấm trang bị vũ khí cho chính phủ và phe nổi dậy Xyri) chính thức kết thúc, các nước thành viên EU phải đưa ra quyết định mới. Bất chấp sức ép lớn từ Pháp, Anh, các thành viên khác của EU vẫn phản đối và cấm trang bị vũ khí cho phe nổi dậy. Trước đó, tại Hội nghị thượng đỉnh của khối diễn ra tại Brúcxen (Bỉ), các nhà lãnh đạo châu Âu cũng không đạt được thỏa thuận về việc thu hồi lệnh cấm trang bị vũ khí cho phe nôi dậy tại Xyri.
Sự khác biệt về quan điểm giữa các nhà lãnh đạo EU là do họ đã đúc rút được bài học kinh nghiệm từ cuộc chiến Libi hai năm trước đây khi EU đã thất bại trong khuôn khổ Chính sách An ninh và Phòng thủ chung (CSDP), trước đây thường gọi là Chính sách An ninh và Phòng thủ châu Âu – ESDP. Đây là lần đầu tiên EU tham gia đơn phương vào cuộc xung đột Libi và sau đó là trong khuôn khổ Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Thậm chí, ngay trong khuôn khổ của NATO, nhiều nước thành viên EU đã hạn chế sự tham gia của mình vào cuộc khủng hoảng Libi đến mức tối thiểu và NATO đã phải đối mặt với sự thiếu hụt nghiêm trọng về lực lượng và trang thiết bị trong suốt cuộc xung đột. Điều đáng nói ở đây là cuộc chiến Libi chỉ diễn ra trên quy mô nhỏ và chi phí EU dành cho cuộc chiến này rất thấp do có sự tham gia của Mỹ. Do vậy, sau cuộc chiến tại Libi, nhiều nhá phân tích cho rằng CSDP đã thực sự chết và EU không đủ khả năng cũng như thiếu quyết tâm để đạt được mục tiêu trong chính sách đó.
Không có tiến triển trong quy tụ lực lượng quốc phòng và an ninh theo Hiệp ước Lixbon
Theo Hiệp ước Lixbon, chính sách an ninh và đối ngoại chung của EU nên đưa ra một cơ sở phảp lý rõ ràng cho Cơ quan tình báo phòng thủ châu Âu và đồng thòi tìm kiếm các nguồn tài trợ cho mọi hoạt động liên quan đến chính sách an ninh và phòng thủ chung. Tuy nhiên, EU không đủ khả năng đạt được tiến triển trong lĩnh vực an ninh và phòng thủ mặc dù có kết luận của Hiệp ước Lixbon. Trong khi đó, những cuộc khủng hoảng khu vực như Xyri và Libi đã chứng tỏ rằng so với các lĩnh chính trị khác của châu Âu, chính sách an ninh và phòng thủ của EU dễ bị tổn thương cao do nhiều sự khác biệt giữa các nước thành viên.
Sự thiếu đoàn kết giữa các nước thành viên EU về chính sách an ninh và quốc phòng chung của khối, đặc biệt liên quan đến an ninh và quốc phòng, có rất nhiều lý do. Một trong số đó là sự giảm tải ngân sách quốc phòng của khối do khủng hoảng tài chính, thiếu trang thiết bị quân sự, thiếu hoạt động tập trận chung, không hợp tác đầy đủ giữa các nước thành viên trong lĩnh vực vũ khí, thiếu quan hệ hợp tác hiệu quả giữa NATO và EU, sự phản đối mạnh mẽ của nsười dân châu Âu đối với việc sử dụng sức mạnh quân sự để giải quyết khủng hoảng và sự thống trị của các chiến lược khác nhau lên các nước thành viên EU.
Trong hoàn cảnh hiện tại và do những nguyên nhân trên thì hai yếu tố có tác động tiêu cực nghiêm trọng nhất đến chính sách an ninh và quốc phòng chung của EU là sự thống trị của các chiến lược khác nhau, và sự cắt giảm mạnh mẽ ngân sách quốc phòng trong các nước thành viên. Thực tế, sự khác biệt về chiến lược giữa các thành viên EU đă làm gia tăng sâu sắc hơn khoảng cách hiện tại về CSDP. Bên cạnh đó, sự hiểu biết khác nhau về mối đe dọa cũng là một yếu tố làm gia tăng khoảng cách giữa các nước thành viên EU. Trong khi nhiều nước Đông Âu coi Nga là mối đe dọa an ninh nghiêm trọng nhất thì các nước Nam Âu lại cho rằng tình trạng quá tải người nhập cư mới là mối đe dọa nghiêm trọng nhất đến an ninh của họ. Ngược lại, hầu hết các nước Bắc Âu và Tây Âu lại không cảm thấy bất kỳ mối đe dọa nào.
Cuộc khủng hoảng tài chính đang lan tràn tại châu Âu cũng làm giảm thiểu sự hợp tác và phối hợp giữa các nước thành viên EU đối với việc thực hiện cải cách quân sự. Kết quả của cuộc khủng hoảng này là sáng kiến đề xuất về tổng hợp và chia sẻ của NATO đã không thành công. Như một hệ quả của cuộc khủng hoảng kinh tế, ngân sách quốc phòng và an ninh cúa các nước nhỏ ở châu Âu đã cam kết đóng góp cho EU là hơn 20%, các nước trung bình là 10-15%, trong khi chỉ 5% là từ các cường quốc châu Âu. Ngoài ra, các nước thành viên của EU, có vai trò đặc biệt lớn như Đức, Pháp, Anh đã không tin tưởng những nước khác khi nói đến vấn đề an ninh, quốc phòng và không sẵn sàng tham gia hợp tác quân sự với các nước khác do toan tính của những nước này về lợi ích của riêng mình. Sự thất bại trong việc sáp nhập hai công ty sản xuất vũ khí của châu Âu là Tập đoàn Hàng không Vũ trụ Quốc phòng châu Âu (EADS) và Công ty vũ khí BAE Systems của Anh để biến khối này thành một lực lượng hùng mạnh, là một minh chứng điển hình cho thực tế này.
Kết luận
Từ cuộc khủng hoảng Libi, chính sách ưu tiên của Mỹ và việc thực thi chính sách ngoại giao đã được chuyển đổi: trách nhiệm đối với các vấn đề an ninh châu Âu được chuyến sang cho khối này và đã chuyển việc thực thi vai trò dẫn đầu trong các cuộc khủng hoảng nổ ra ở Bắc Phi và Trung Đông sang cho EU. Cách hành động tương tự cũng được Oasinhtơn thực hiện đối với khủng hoảng Xyri và Mỹ dường như đang nhất quán thực thi chính sách đó. Cho đến giờ, các nước châu Âu vẫn chưa đủ khả năng vượt qua khoảng cách tồn tại giữa chính họ về các vấn đề quân sự và càng trở nên độc lập, tự chủ hơn trong vấn đề này mà không cần đến sự ủng hộ và lãnh đạo của Mỹ cũng như thực hiện ngoài khuôn khổ của NATO. Trong suốt thời gian sau Chiến tranh Lạnh, chúng ta đã chứng kiến việc EU thực thi các nhiệm vụ quân sự không có cơ chế tập thể mà hoàn toàn độc lập và thậm chí ngay cả chính sách an ninh và quốc phòng chung của EU cũng không đủ khả năng làm thay đổi tình hình này.
Việc cắt giảm ngân sách của châu Âu và các nguồn lực tài chính, thiếu chiến dịch hành động, thiếu khuôn khổ chính trị vững chắc và các điểm yếu khác của tổ chức mà EU ngày càng trở nên phụ thuộc vào NATO. Do đó, việc triển khai lực lượng đến các nước khác ngoài khuôn khổ của NATO để thực hiện các chiến dịch quân sự trên quy mô lớn trở nên rất khó khăn và hầu như là không thể ngay cả đối với các cường quốc thành viên có tiềm lực quân sự hùng hậu trong khối như Pháp, Anh.
Một số nước EU cho rằng việc trang bị vũ khí cho lực lượng nổi dậy tại Xyri chỉ nên được thực hiện sau khi chính quyền Tổng thống Assad sụp đổ. Theo EU, các nước phương Tây cần phải đưa ra quyết định thông minh đối với việc vũ trang cho lực lượng nổi dậy. Libi là một minh chứng điển hình chứng tỏ rằng giải giáp vũ khí của phiến quân khi chấm dứt cuộc chiến là rất khó khăn bởi vì khi lực lượng nổi dậy giành được quyền lực thì vai trò và ảnh hưởng của số này tại đất nước cũng đồng thời gia tăng.
Vì những lý do trên, nhiều khả năng các nước thành viên EU sê không đạt được thỏa thuận về việc trang bị vũ khí hạng nặng cho lực lượng nổi dậy tại Xyri. Cuối cùng, cần phải nhấn mạnh rằng việc thiếu hiểu biết đúng đắn về các mối đe dọa hiện tại hoặc cảm giác về mối đe dọa chung, sự khác biệt về chiến lược, thiếu nguồn lực cần thiết, thiếu tin tưởng và việc ngày càng phụ thuộc vào NATO như là cơ chế chính để quản lý những lo ngại về quyền lực cứng của EU, trên thực tế đã ngăn không cho CSDP vượt khỏi giới hạn là sáng kiến đầy tham vọng trên lý thuyết. Do đó, các nước thành viên EU hiện đang bị chia rẽ về vấn đề giải quyết cuộc khủng hoảng tại Xyri bằng cách nào và sẽ tiếp tục phải làm gì với những cuộc khủng hoảng có khả năng xảy ra trong lương lai./.
1857. VIỆT NAM KHÁC VỚI PHI VÀ NHẬT, NẾU TRUNG -VIỆT KIỂM SOÁT ĐƯỢC VA CHẠM TRÊN BIỂN THÌ NAM HẢI[i] SẼ RẤT KHÓ LÒNG BỊ LÀM RỐI
Mạng quân sự Trung Quốc
21.6.2013Người dịch: XYZ
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đi thăm Trung Quốc đã trở thành cơ hội quan trọng khơi thông vấn đề Nam Hải cùng mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược giữa hai nước ở tầng cấp cao. Thông cáo báo chí về cuộc gặp giữa Chủ tịch Tập Cận Bình với Trương Tấn Sang cho thấy, lãnh đạo hai nước đã đi đến một vài sự đồng thuận, khả năng Trung Quốc và Việt Nam giải quyết tranh chấp lãnh thổ được một cách hòa bình là có thật.
Trung Quốc hiện đang có va chạm trên biển với cả Việt Nam, Philippines và Nhật Bản, phạm vi lãnh thổ liên quan tới tranh chấp Trung-Việt trong đó là lớn nhất, tổng cộng có 29 hòn đảo cùng vùng biển có liên quan. Mà trong số 3 nước này, Việt Nam lại là nước tốt nhất để cùng với Trung Quốc mở ra cơ sở đàm phán chính trị. Nếu như Trung-Việt có thể làm giảm bớt và cuối cùng kiểm soát được cường độ và phạm vi va chạm trên biển, nhằm hình thành nên một xu thế không thể nghịch chuyển về việc giải quyết vấn đề một cách hòa bình, thì Philippines sẽ rất khó lòng làm rối Nam Hải thêm được nữa, tình hình tranh chấp trên biển xung quanh Trung Quốc sẽ xuất hiện một cục diện mới.
Trở ngại lớn nhất cho việc giải quyết tranh chấp trên biển một cách hòa bình giữa Trung Quốc và Việt Nam là sự khác biệt tương đối xa trong nhận thức về chủ quyền lãnh thổ, cả hai nước đều khó lòng đưa ra sự nhượng bộ thực chất. Song điều kiện có lợi cũng vẫn có một cách rõ ràng, Trung Quốc và Việt Nam là hai nước xã hội chủ nghĩa lớn nhất trên thế giới ở cạnh nhau, đang đối mặt với cùng một nhiệm vụ mở cửa cải cách, phát triển kinh tế nhà nước. Những nan đề và rủi ro chính trị chủ yếu của Trung Quốc và Việt Nam cũng hết sức giống nhau, nhu cầu về sự chặt chẽ trong quan hệ thương mại, về sự hợp tác chiến lược, đặc biệt là nhu cầu phải dựa dẫm vào Trung Quốc về mặt chính trị của Việt Nam, lâu nay vẫn lớn hơn sức mạnh phân cắt mối quan hệ hai nước trong tranh chấp lãnh thổ.
Việt Nam mấy năm qua đã bộc lộ động hướng “lôi kéo Mỹ kiềm chế Trung Quốc”, song chiến lược này của Việt Nam không thể đi được xa giống như Philippines và Nhật Bản. Việt Nam đối với Mỹ chỉ có thể là mối quan hệ lợi dụng lẫn nhau, Việt Nam không dám và cũng không có cách gì lao vào vòng tay của Mỹ được một cách hoàn toàn.
Trung Quốc và Việt Nam vừa phát sinh xung đột trên biển, lại vừa từng có chiến tranh biên giới, những ký ức này đều tác động đến sự suy xét của Việt Nam về hơn thiệt trong chính sách đối với Trung Quốc. Mấy năm qua, Việt Nam không hề có sự đối lập ngoại giao toàn diện với Trung Quốc giống như Philippines, mà luôn kiên trì “hữu hảo với Trung Quốc”, những nguyên nhân nằm trong đó là hết sức phong phú và cũng ổn định.
Thái độ của Trung Quốc đối với Việt Nam trong những năm này là luôn tìm kiếm một sự cân bằng giữa vị thế có lợi trong tranh chấp lãnh thổ với việc duy trì hòa bình với xung quanh, chính sách cân bằng như vậy chắc hẳn sẽ phải duy trì lâu dài. Môi trường quốc tế của Trung Quốc đã khác xa với thập kỷ 70-80 thế kỷ trước, chúng ta lớn mạnh hơn, song môi trường tâm lý quốc tế phải đối mặt cũng trở nên mong manh hơn. Năng lực kỹ thuật kiềm chế kẻ tranh chấp lãnh thổ mạnh lên rất nhiều, song những rủi ro chính trị quốc tế mà chúng ta phải đối mặt vì thế cũng trở nên chưa từng có.
Nhìn chung, cả Trung Quốc và Việt Nam đều có nguyện vọng và nhu cầu kiểm soát những va chạm trên biển giữa hai bên, cải thiện bầu không khí quan hệ giữa hai nước, gia tăng sự hợp tác thực sự. Mặc dù độ khó trong việc làm tốt sự tương tác như vậy giữa hai nước là rất cao, song nguyện vọng chiến lược nói trên trước tiên cần trân trọng lẫn nhau, làm mạnh lẫn nhau đã rất là quan trọng. Những thử nghiệm và nỗ lực như vậy là rất có giá đối với cả hai nước Trung-Việt.
Hãy nhìn giữa Trung Quốc và Ấn Độ, diện tích tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước là rất lớn, Ấn Độ lại là cộng đồng thông đồng bén giọt trong truyền thông về tình cảm dân tộc, song sự kiểm soát va chạm của Trung Quốc và Ấn Độ tương đối thành công. Giữa Trung Quốc và Việt Nam lẽ ra đã có đủ điều kiện tốt hơn trong việc dùng đàm phán hòa bình để thay thế cho va chạm trên biển.
Người Trung Quốc trước tiên phải biết giữ sự tự tin về việc chúng ta có quyền chủ động trong xử lý tranh chấp Nam Hải, ngoài ra, chúng ta nhất thiết phải làm rõ xem rút cuộc chúng ta muốn gì xung quanh vấn đề Nam Hải, nó có quan hệ như thế nào với Chiến lược quốc gia tổng thể của Trung Quốc, đồng thời cần làm rõ sự sắp xếp chiến lược các mục tiêu và nguyện vọng của mình, hơn nữa cần vạch rõ được đường đáy mà chúng ta sẽ phá vỡ sự sắp xếp này và dùng việc leo thang một vấn đề làm nổi rõ mục tiêu của quốc gia.
Vấn đề xung quanh Trung Quốc cực kỳ phức tạp, đó chính là vì sự can thiệp tới tấp của các nước lớn như Mỹ… Xét về quan hệ Trung-Việt, điều quan trọng nhất của Trung Quốc là giữ cho mình hoàn toàn tỉnh táo, đồng thời vận dụng sức ảnh hưởng của mình để thúc đẩy sự tỉnh táo cho Việt Nam. Nam Hải là thực lực của Trung Quốc, đồng thời cũng là đất dụng võ cho trí tuệ ngoại giao của Trung Quốc, chỉ có phối hợp sử dụng cả hai, thì Trung Quốc mới có thể trở thành “kẻ chiến thắng” ở Nam Hải và trong biến cục phức tạp của lực lượng toàn cầu.
Nguồn: Mạng quân sự Trung Quốc
Bản tiếng Việt © BS2013
[i] Tức Biển Đông.
Trung Quốc xuất bản sách về “Tam Sa”
(Petrotimes) – Trung Quốc vừa xuất bản một cuốn sách giới thiệu toàn cảnh cái gọi là “thành phố Tam Sa” nhân dịp kỷ niệm năm đầu tiên thành lập đơn vị hành chính phi pháp này.
>> Trung Quốc ngang ngược đưa Hoàng Sa vào tem thư
>> Trung Quốc tăng cường 'Cam Tuyền đảo' cho 'thành phố Tam Sa'
>> Tour du lịch 'trá hình' của Trung Quốc ra Hoàng Sa: 'Tuyển' khách như tuyển... lính thủy đánh bộ
Trung Quốc đã tổ chức lễ thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ngày 24/7
Theo Tân Hoa xã, cuốn sách do Nhà xuất bản nhân dân Trung Quốc xuất bản, có nội dung giới thiệu lịch sử, tài nguyên thiên nhiên và vai trò của “Tam Sa” trong việc bảo vệ cái gọi là “chủ quyền” của Trung Quốc.
Cuốn sách này do ông Lý Quốc Cường, Phó chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu Lịch sử biên giới Trung Quốc thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc làm chủ biên.
Trong cuốn sách phi pháp trên còn in 5 bản đồ chi tiết minh họa các khu vực mà Trung Quốc tự “nhét” vào địa giới của cái gọi là “thành phố Tam Sa”, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Ngày 21/6 năm ngoái, Bộ Dân chính Trung Quốc đã ban hành quyết định phi pháp thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa", với trụ sở chính đặt ở đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, nhằm quản lý gần như toàn bộ Biển Đông, trong đó bao gồm cả 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.
Lời Tác Giả: Chính quyền Bắc kinh đang ngày càng ngang ngược xâm phạm Biển Đông, đặc biệt với yêu sách “Đường lưỡi bò” thì ngư dân Việt Nam sẽ không còn ngư trường để đánh bắt cá. Hàng ngày chúng dùng tàu lớn bắt giữ, bắn giết người và phá hủy thuyền đánh cá của ngư dân ta mà không được các nhà lãnh đạo Việt Nam lên tiếng bảo vệ. Trong khi đó, chúng lại ngang nhiên đưa hàng trăm tàu thuyền đánh bắt cá trên vùng biển của Việt Nam mà không bị cảnh sát biển Việt Nam ngăn chặn. Chúng lại còn đơn phương tuyên bố thành lập thành phố Tam Sa trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Thế mà ngày 1/10/2012 chúng đã tổ chức mừng quốc khánh Trung Quốc tại Hoàng Sa của Việt Nam mà các vị lãnh đạo đảng và nhà nước ta cũng gửi điện chúc mừng..
Giăc Cướp: Nội ứng, ngoại hợp
Trên Bờ: Nông dân bị Công An và CSCĐ tấn công 18/6/2013
Ngoài Khơi: Ngư dân bị Tàu Trung Quốc, ý lộn "tàu lạ" tấn công 18/6/2013
***
Cưỡng Chế đất - Lực lượng cảnh sát cơ động đổ bộ vào khu đất trịnh nguyễn chiều ngày 18-6-2013
https://www.youtube.com/ watch?v=PR87mOG09gE
Dân Oan VN - bà con chống CA cưỡng chế đất tại Xã Từ Sơn, Bắc Ninh 20-6-2013
https://www.youtube.com/ watch?v=Fds6bCP4Uwk
Cận cảnh chiều nay tại Trịnh Nguyễn - Dân oan liệt sỹ chống tham quan cưỡng chế, cướp đất
https://www.youtube.com/ watch?v=ZZar83Vf4xg
Gia đình dân oan thương binh liệt sỹ Trịnh Nguyễn cầu trời phật cứu giúp chống quan tham cướp đất
https://www.youtube.com/ watch?v=KaBVqdAGJKY
Dân Oan Việt Nam - Bà con dân oan Trịnh Nguyễn cầu trời phật phù hộ chống bọn tham quan
https://www.youtube.com/ watch?v=ftiZ6VlPl1w
Dân Oan VN - bà con chống CA cưỡng chế đất tại Xã Từ Sơn, Bắc Ninh 18-6-2013
https://www.youtube.com/ watch?v=oreBXaoaYI0
Dân Oan VN - bà con chống CA cưỡng chế đất tại Xã Từ Sơn, Bắc Ninh 18-6-2013
https://www.youtube.com/ watch?v=bmj0BvClJ34
Dân Oan Việt Nam - người dân có bằng tổ quốc ghi công phản đối chính quyền làm sai pháp luật
https://www.youtube.com/ watch?v=MAVMcrBGCOo
============================== ======
Ngư dân Việt Nam lại bị “tàu lạ” tấn công gần Côn Đảo
Ngày 18/6, 8 ngư dân Bình Định trên chiếc tàu cá BĐ 31138 TS đã được cứu vớt sau khi bị một tàu lạ đâm chìm khi đang hoạt động trên ngư trường Việt Nam.
Theo thông tin từ Đài Thông tin duyên hải Việt Nam, vào lúc 22 giờ ngày 17/6, tàu cá mang số hiệu BĐ
31138 TS khi đang hoạt động nghề cá trên vùng biển tại tọa độ 08-31N 106-10E, cách Côn Đảo khoảng
24 hải lý về phía Nam - Tây Nam đã bị một tàu lạ đâm chìm, khiến 8 ngư dân trên tàu lúc đó văng xuống biển.
Đến 10 giờ 35 phút ngày hôm nay (18/6), theo tin từ Đài Thông tin duyên hải Đà Nẵng đưa lúc 16 giờ, số ngư dân này đã được tàu BĐ 30806 TS cứu vớt thành công.
Tính mạng của ngư dân Việt Nam bị tàu lạ đe dọa khi đang hoạt động nghề cá trên ngư trường truyền thống
đang có xu hướng gia tăng nghiêm trọng. Đây là vụ thứ 2 được ghi nhận trong tháng này. Trước đó, rạng
sáng ngày 1/6, tại khu vực cách đảo Mê khoảng 2 hải lý, đã có 1 ngư dân Thanh Hóa tử nạn khi bị một tàu
lạ, không rõ số hiệu đâm cực mạnh, khiến tàu cá bị chìm ngay lập tức. Cho đến nay, vẫn chưa rõ nguồn gốc, mã hiệu con tàu lạ gây án tại khu vực đảo Mê.
http://www.baomoi.com/ Ngu-dan-Viet-Nam-lai-bi-tau-la- tan-cong-gan-Con-Dao/144/ 11276357.epi
NKyN (Cái bài dùng tàu không số hiệu không cờ quạt đi đâm trộm của Khựa thì chả ai Lạ, LẠ ở chỗ là Hải quân, cảnh sát biển.... sao không phát hiện ra mà để nó đi vào lãnh hải chủ quyền đâm ngư dân mình thì MỚI THẬT LẠ)
[2] Theo: “Mao Trach Đông ngàn năm công tội”, ấn hành bằng tiếng Việt, Hà Nội 2009, từ 1958 đến 1962 trong thời kì đại nhảy vọt và toàn dân làm gang thép, do bỏ bê nông nghiệp nên TQ có khoảng 30 triệu người dân chết đói. Còn trong đại cách mạng Văn Hóa 1966-1976, đã có khoảng 27 triệu cán bộ các cấp và trí thức vô tội bị bức tử hoặc ốm chết trong các “trại cải tạo”, trong đó có cả chủ tich nước TQ Lưu Thiếu Kỳ. Có lẽ đó cũng là tương lai của trí thức và các nhà lãnh đạo Việt Nam khi các vị đang tâm dâng nước ta cho Trung cộng.
>> Trung Quốc tăng cường 'Cam Tuyền đảo' cho 'thành phố Tam Sa'
>> Tour du lịch 'trá hình' của Trung Quốc ra Hoàng Sa: 'Tuyển' khách như tuyển... lính thủy đánh bộ
Trung Quốc đã tổ chức lễ thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ngày 24/7
Theo Tân Hoa xã, cuốn sách do Nhà xuất bản nhân dân Trung Quốc xuất bản, có nội dung giới thiệu lịch sử, tài nguyên thiên nhiên và vai trò của “Tam Sa” trong việc bảo vệ cái gọi là “chủ quyền” của Trung Quốc.
Cuốn sách này do ông Lý Quốc Cường, Phó chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu Lịch sử biên giới Trung Quốc thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc làm chủ biên.
Trong cuốn sách phi pháp trên còn in 5 bản đồ chi tiết minh họa các khu vực mà Trung Quốc tự “nhét” vào địa giới của cái gọi là “thành phố Tam Sa”, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Ngày 21/6 năm ngoái, Bộ Dân chính Trung Quốc đã ban hành quyết định phi pháp thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa", với trụ sở chính đặt ở đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, nhằm quản lý gần như toàn bộ Biển Đông, trong đó bao gồm cả 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.
Minh Châu
ĐÂY LÀ GIANG SƠN GẤM VÓC CỦA 91 TRIỆU ĐỒNG BÀO!
Lời Tác Giả: Chính quyền Bắc kinh đang ngày càng ngang ngược xâm phạm Biển Đông, đặc biệt với yêu sách “Đường lưỡi bò” thì ngư dân Việt Nam sẽ không còn ngư trường để đánh bắt cá. Hàng ngày chúng dùng tàu lớn bắt giữ, bắn giết người và phá hủy thuyền đánh cá của ngư dân ta mà không được các nhà lãnh đạo Việt Nam lên tiếng bảo vệ. Trong khi đó, chúng lại ngang nhiên đưa hàng trăm tàu thuyền đánh bắt cá trên vùng biển của Việt Nam mà không bị cảnh sát biển Việt Nam ngăn chặn. Chúng lại còn đơn phương tuyên bố thành lập thành phố Tam Sa trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Thế mà ngày 1/10/2012 chúng đã tổ chức mừng quốc khánh Trung Quốc tại Hoàng Sa của Việt Nam mà các vị lãnh đạo đảng và nhà nước ta cũng gửi điện chúc mừng..
Trên đất liền, nhà nước ta lại
cho thương lái Trung Quốc tự do sang đầu tư nuôi đỉa, mua rễ tiêu, nuôi cá
lồng...để tàn phá nền kinh tế của ta. Đặc biệt, hai năm trở lại đây chúng đã
mua đỉa với giá rất cao để về “làm thuốc” là một âm mưu cực kỳ thâm độc nhằm
khuyến khích nông dân ta nuôi đỉa làm hủy hoại môi trường Việt Nam như trước
đây đã từng nuôi chuột, nuôi ốc bươu vàng, rùa tai đỏ...
Nhân chuyến thăm Trung Quốc của
chủ tịch nước Trương Tấn Sang kể từ ngày 19 đến 21/6/2013 để nhằm cũng cố thêm “tình
hữu nghị đồng chí láng giềng 4 tốt và 16 chữ vàng” giữa ĐCS và chính phủ hai
nước Việt - Trung, tôi xin trân trọng gửi tới quí vị độc giả một bài viết về
chú AQ của Lỗ Tấn tiên sinh và những âm mưu thâm độc của bè lũ con hoang, cháu
nhặt của “AQ chính chuyện”[1] đã và đang tìm mọi cách mua chuộc các nhà
lãnh đạo Việt Nam để biến nước ta thành một tỉnh của chúng như thời Bắc Thuộc.
Nhân dân Việt nam - tứ bề thọ địch.
Nhân dân Trịnh Nguyễn Bắc Ninh đang biểu tình chống cướp đất.
Giăc Cướp: Nội ứng, ngoại hợp
Trên Bờ: Nông dân bị Công An và CSCĐ tấn công 18/6/2013
Ngoài Khơi: Ngư dân bị Tàu Trung Quốc, ý lộn "tàu lạ" tấn công 18/6/2013
***
Cưỡng Chế đất - Lực lượng cảnh sát cơ động đổ bộ vào khu đất trịnh nguyễn chiều ngày 18-6-2013
https://www.youtube.com/
Dân Oan VN - bà con chống CA cưỡng chế đất tại Xã Từ Sơn, Bắc Ninh 20-6-2013
https://www.youtube.com/
Cận cảnh chiều nay tại Trịnh Nguyễn - Dân oan liệt sỹ chống tham quan cưỡng chế, cướp đất
https://www.youtube.com/
Gia đình dân oan thương binh liệt sỹ Trịnh Nguyễn cầu trời phật cứu giúp chống quan tham cướp đất
https://www.youtube.com/
Dân Oan Việt Nam - Bà con dân oan Trịnh Nguyễn cầu trời phật phù hộ chống bọn tham quan
https://www.youtube.com/
Dân Oan VN - bà con chống CA cưỡng chế đất tại Xã Từ Sơn, Bắc Ninh 18-6-2013
https://www.youtube.com/
Dân Oan VN - bà con chống CA cưỡng chế đất tại Xã Từ Sơn, Bắc Ninh 18-6-2013
https://www.youtube.com/
Dân Oan Việt Nam - người dân có bằng tổ quốc ghi công phản đối chính quyền làm sai pháp luật
https://www.youtube.com/
==============================
Ngư dân Việt Nam lại bị “tàu lạ” tấn công gần Côn Đảo
Ngày 18/6, 8 ngư dân Bình Định trên chiếc tàu cá BĐ 31138 TS đã được cứu vớt sau khi bị một tàu lạ đâm chìm khi đang hoạt động trên ngư trường Việt Nam.
Theo thông tin từ Đài Thông tin duyên hải Việt Nam, vào lúc 22 giờ ngày 17/6, tàu cá mang số hiệu BĐ
31138 TS khi đang hoạt động nghề cá trên vùng biển tại tọa độ 08-31N 106-10E, cách Côn Đảo khoảng
24 hải lý về phía Nam - Tây Nam đã bị một tàu lạ đâm chìm, khiến 8 ngư dân trên tàu lúc đó văng xuống biển.
Đến 10 giờ 35 phút ngày hôm nay (18/6), theo tin từ Đài Thông tin duyên hải Đà Nẵng đưa lúc 16 giờ, số ngư dân này đã được tàu BĐ 30806 TS cứu vớt thành công.
Tính mạng của ngư dân Việt Nam bị tàu lạ đe dọa khi đang hoạt động nghề cá trên ngư trường truyền thống
đang có xu hướng gia tăng nghiêm trọng. Đây là vụ thứ 2 được ghi nhận trong tháng này. Trước đó, rạng
sáng ngày 1/6, tại khu vực cách đảo Mê khoảng 2 hải lý, đã có 1 ngư dân Thanh Hóa tử nạn khi bị một tàu
lạ, không rõ số hiệu đâm cực mạnh, khiến tàu cá bị chìm ngay lập tức. Cho đến nay, vẫn chưa rõ nguồn gốc, mã hiệu con tàu lạ gây án tại khu vực đảo Mê.
http://www.baomoi.com/
NKyN (Cái bài dùng tàu không số hiệu không cờ quạt đi đâm trộm của Khựa thì chả ai Lạ, LẠ ở chỗ là Hải quân, cảnh sát biển.... sao không phát hiện ra mà để nó đi vào lãnh hải chủ quyền đâm ngư dân mình thì MỚI THẬT LẠ)
Đây là Giang Sơn gấm vóc của 91 triệu đồng bào!
(Viết nhân chuyến thăm
Trung Quốc của CTN Trương Tấn Sang)
Ngày chú vừa ra đời
Lỗ Tiên Sinh đã lấy số tử vi cho chú:
“Tuổi Sửu, mạng con trâu”
“Vừa độc địa, vừa ngu lại vừa ngông”
Có nhân tài không dựa, lại dựa vào lũ cố nông
Vừa dốt nát truyền đời lại lưu manh trộm cắp
Thế mới có chuyện đi cướp của nhà giàu về
Chia nhau chè chén hết
Được vài năm phấn khởi reo hò
Lại đói rách như không!
Cuối thập niên Năm Mươi
Chú làm “gang thép phong trào”
Từ sắt vụn, xoong chảo, nồi niêu...
Chú đều cho vào “lò gang” hết
Cây rừng, bàn ghế, giường nằm...
Đều biến thành nguồn nhiên liệu “lò cao”
Nông dân bỏ ruộng đi làm gang
Theo lời hiệu triệu của A Mao
Tưởng “đại nhảy vọt” vài năm
Là sẽ trở thành cường quốc thép
Hỡi ôi! Thép đâu? Gang đâu?
Không hiểu trời xanh kia có biết?
Chỉ thấy hơn 30 triệu nông dân
Chết đói thật thương đau!
Thập niên Sáu-Bảy Mươi,
Chú lập mưu xui nhà láng giềng “diệt hổ”
Để chú tiến hành cuộc “Đại cách mạng Văn Hóa”
Nhằm thanh trừng nội bộ
Ôi đau thương oan khuất khắp phố thị, làng quê!
27 triệu cán bộ, trí thức...“đi cải tạo” chẳng quay về[2]
Hàng trăm triệu lương dân trải mười năm
Phải chịu cảnh đọa đầy, máu đổ!
Mặc đất nước thê lương
Kệ dân tình khốn khổ!
Nay mấy đứa con hoang nhà chú
Cũng đã trưởng thành dần
Chẳng biết lai giòng giống nhà ai
Mà đại thâm trầm độc địa!
Do đã bị đói khổ mấy ngàn đời
Nên “lý tưởng” của chúng bây giờ là “đỉa”
Lừa nhà láng giềng nuôi cho
Rồi mang về hút máu của lương dân
Hút máu lân bang, hút máu bạn bè...
Hút máu người thân!
Máu trên đất liền hút hết rồi
Chúng lại hút ra ngoài biển
Biển mình hết máu rồi
Chúng lại mưu mô hút máu biển lân bang
Mấy thằng con chú lại vừa mua
“Ngáo ộp hạm” nghênh ngang
Đòi chiếm luôn biển đảo nước láng giềng
Đang khoan dầu, đánh cá
Lại trò bắt nạt cu D. thuở xưa thôi
Có gì đâu là lạ!
Tưởng chú đã là loại cao thủ cuồng ngông
Nhưng chúng còn ngông hơn cả chú ngày xưa!
Nông dân nước chú tại các vùng quê còn đói dài
Mà chúng lại vung tiền nuôi một lũ tội đồ các nước
Nay tuy mấy đứa con chú đầu trò đã có lộc rồi
Nhưng vì ác quá nên hãy còn bạc phước
Hỏi số bạn bè của chú trước đây
Giờ chúng còn giữ lại được ai?
64 năm tội ác chất chồng
Bóp chết cả tương lai!
Nay mai dân tình bị đọa đày
Sẽ vùng đứng lên trong cả nước
Ác như mấy thằng đó
Hỏi có đất trời nào dung thứ được?
Hỡi cả dân tộc Trung Hoa con cháu của AQ!
Hãy giết hết bè lũ bạo tàn, độc đảng hại dân đi!
Than ôi!
Bè lũ Lê Chiêu Thống vì tham lam chức quyền
Nên đã bị bố con chú đánh lừa từ kiếp trước!
Nhưng nhất định con cháu của chúng tôi
Sẽ không cho bọn Việt gian ngồi đó được lâu đâu!
Đây là Giang Sơn gấm vóc của 91 triệu đồng bào!
Hoàng Sa bố con chú đã cưỡng chiếm năm 1974
Chúng tôi nhất định sẽ đòi bằng được!
Cờ bố con chú nhuộn đỏ máu người
Khiến anh em chém giết nhau tàn khốc!
Chúng tôi quyết sẽ dìm nó xuống Biển Đông
Để cứu Dân Tộc thương đau!
Theo truyền thống Việt Nam tự ngàn xưa
Chúng tôi thề sẽ vùng đứng lên
Diệt hết lũ thân Mao!
Hà Nội, 20/6/2013
Ts. Đặng Huy Văn
GHI CHÚ:
[1] “AQ chính chuyện” là một tác
phẩm nổi tiếng của đại văn hào Lỗ Tấn (1881-1936). Sau khi tác phẩm được công
bố, đã có rất nhiều nhà tư sản Trung Hoa thời đó đâm đơn kiện Lỗ Tấn vì “đã cố
tình bôi nhọ họ”. Đó là một tác phẩm có tính hiện thực phê phán khái quát hóa
rất cao các đặc tính của người Trung Hoa: luôn tự cao tự đại, lúc nào cũng lấy
thắng lợi tinh thần làm niềm an ủi, thường bắt nạt kẻ yếu hơn mình nhưng lại
hèn hạ quị lụy trước những kẻ có sức mạnh và giàu có hơn mình. Các lãnh tụ TQ
từ 1949 đến nay hoàn toàn mang các đặc tính của AQ mà tiêu biểu nhất là Mao
Trạch Đông.
[2] Theo: “Mao Trach Đông ngàn năm công tội”, ấn hành bằng tiếng Việt, Hà Nội 2009, từ 1958 đến 1962 trong thời kì đại nhảy vọt và toàn dân làm gang thép, do bỏ bê nông nghiệp nên TQ có khoảng 30 triệu người dân chết đói. Còn trong đại cách mạng Văn Hóa 1966-1976, đã có khoảng 27 triệu cán bộ các cấp và trí thức vô tội bị bức tử hoặc ốm chết trong các “trại cải tạo”, trong đó có cả chủ tich nước TQ Lưu Thiếu Kỳ. Có lẽ đó cũng là tương lai của trí thức và các nhà lãnh đạo Việt Nam khi các vị đang tâm dâng nước ta cho Trung cộng.