- Kính gửi: Đồng Chí Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng, Quân đội Nhân Dân Việt Nam
Kính thưa đồng chí,
Trong cuốn phim số 6 “Con đường Bí Ẩn“
nói về nhà tình báo chiến lược ông Ba Quốc phát lúc 17giờ 30 ngày 24
tháng 11-2010, trung tướng xuất hiện trên màn ảnh nhỏ nói đại ý: “Nhờ
tin tình báo chiến lược mà bệnh viên Bạch Mai biết được sẽ bị oanh kích.
Người bệnh và bác sĩ nhân viên Bạch Mai tránh được thương vong“. Điều
đó thưa Trung tướng sai – rất sai. Chúng ta hãy lật lại Hồ sơ kết quả
trận ném bom của B52 vào hai địa điểm – khu phố Khâm Thiên và bệnh viện
Bạch Mai.
Trận ném bom khu phố Khâm Thiên lúc 22 g 45 phút ngày 26-12-1072 làm chết 527 người trong đó có 91 phụ nữ 40 cụ già, 55 trẻ em.
Kết thúc đợt rải bom lần thứ tư ngày 22
-12-1972 của không quân Mỹ vào bệnh viện Bạch Mai, ta hãy nghe Giám đốc
bệnh viện Giáo sư Bác sĩ Đỗ Doãn Đại kể lại: ”Lúc đầu đơn vị cứu hộ
không cho y, bác sĩ chúng tôi vào cứu bệnh nhân trong hầm ra, vì sợ hầm
sập. Nhưng không vào sao được, khi hàng trăm người còn mắc kẹt trong đó.
Là thày thuốc phải đặt nhiệm vụ cứu người lên hàng đầu…“
Đế quốc Mỹ dùng B52 đánh phá Hà Nội từ
ngày 18-12-1972 đến 30-12-1972 là nằm trong chiến dịch Linebacker 2.
Linebacker 2 là chiến dịch kế thừa Linebacker 1 dùng máy bay B52 đánh
phá miền Bắc VN, từ tháng 5 đến tháng 10-1972.
Tôi – Trần Kỳ sĩ quan hoa tiêu dẫn đường
(navigater) của bộ đội Không quân (KQ) trực ban trong sở chỉ huy KQ thấy
rất rõ kết quả, hiệu xuất của các cơ quan tình báo chiến lược. Những
ngày máy bay địch đánh phá Hà Nội, buổi sáng hàng ngày trong giờ giao
ban đã tháy thông báo trên bản tin: số lượng, kiểu loại, hướng tiến
nhập, mục tiêu đánh phá, sân bay cất cánh của máy bay Mỹ… thậm chí cả
người chỉ huy phi vụ, chính xác tới 60%. Thông tin đó tạo thế cho KQ và
bộ đội Phòng không chủ động đành địch.
Song, lạ thay, trong chiến dịch
Linebacker 2, một chiến dịch của KQ Mỹ dùng B52 đánh vào căn cứ địa,
trung tâm của cuộc chiến đấu, trái tim của cả nước, mà không hề thấy một
tin tình báo nào báo cho các cơ quan chiến lược cũng như chiến dịch của
ta biết!!
Người ra tín hiệu cho biết Tổ quốc lâm
nguy và các đơn vị tác chiến phòng không vào cấp 1 chiến đấu với B52
chính là thượng sĩ trắc thủ Ra-da Nghiêm Đình Tích. Thượng sĩ Nghiêm
Đình Tích ra hai khẩu lệnh kiên quyết, dứt khoát “cứu nguy dân tộc“ –
B52! tiếp đó B52 vào đánh Hà Nội! Và, người chỉ huy trận đánh trong sở
chỉ huy Quân chủng, bắn rơi B52 đầu tiên trên bầu trời Hà Nội lại chính
là Phó tư lệnh Quân chủng Phòng Không – Không quân Nguyễn Quang Bích!
Cũng rất may, trong trận đánh đầu tiên,
tiểu đoàn tên lửa 59 đóng quân tại Uy Nỗ đã bắn rơi tại chỗ (Phủ Lỗ) một
máy bay B52. Bất ngờ đến mức Tổng hành dinh không tin. Cho tới khi Phó
trung đoàn trưởng trung đoàn tên lửa bắn rơi B52 đem chiếc nhãn hiệu B52
D lên trình Tổng hành dinh, và khi Phó Tổng Tham mưu trưởng Đại tá
Phùng Thế Tài lên tận nơi thị sát, tiểu đoàn tên lửa 59 mới được công
nhận.
Vấn đề trong chiến dịch Linebacker 2 quân
ta có bị bất ngờ hay không còn nhiều tranh cãi. Song, ngoài nhiệm vụ
động viên, tuyên truyền phục vụ cho chiến đấu đến nay ta phải nhìn thẳng
vào sự thật bằng con mắt khoa học quân sự. Người viết hoàn toàn có thể
chứng minh và đáp ứng yêu cầu làm rõ vấn đề trên.
Ta hãy quay lại định đề – Bệnh viên Bạch Mai, khu phố Khâm Thiên có phải mục tiêu oanh kích của B52 không?
Oanh tạc cơ khi nhận nhiệm vụ của cấp
trên đã phải tính toán tỷ mỷ, chu đáo từng phần tử trên đường bay, mục
tiêu oanh kích, căn cứ vào số liệu của cơ quan Khí tượng cung cấp. Những
dữ liệu đó được phân tích qua máy tính. Các thông số đó được thông qua
cấp chỉ huy, thông qua các các chủ nhiệm chuyên ngành và được kiểm tra
chéo. Các phần tử đó được lắp trên máy tính, máy ném bom trên máy bay.
Hoa tiêu trên máy bay oanh tạc ngồi ngay
trên mũi máy bay trước máy tính, màn hiện sóng và có vị trí quan sát
bằng mắt rất rộng. Người hoa tiêu làm nhiệm vụ dấn đường trong quá trình
bay, tiến nhập mục tiêu và ấn nút ném bom. Trước khi máy bay tiến vào
mục tiêu ở cự ly nào đó,cơ quan khí tượng lần nữa cung cấp các số liệu
cuối cùng cho người hoa tiêu: lượng mây, loại mây, hướng gió, tốc độ
gió, khí áp, trọng trường mục tiêu… Người hoa tiêu chỉnh lại lần cuối.
Tiếp cận mục tiêu tới cự ly tính toán sẵn, người Hoa tiêu cố định độ
cao, tốc độ và ấn nút ném bom!
Bom sẽ từ máy bay nhả ra theo đường
pa-ra-bon, Tùy theo trọng lượng của bom, quả bom theo hình vòng cung rơi
trúng mục tiêu. Trên máy bay B52 còn 4-6 kỹ sư điện tử hỗ trợ cho Hoa
tiêu hoàn thành nhiệm vụ. Vì vậy, B52 là loại oanh tạc cơ ném bom rất
chuẩn xác.
Song, máy móc dù hiện đại đến đâu cũng
không thoát khỏi bàn tay, khối óc con người B52 khi ném bom Hà Nội với
độ cao 10.000 m, tốc độ 900 km/giờ cùng lúc tên lửa, pháo cao xạ, KQ bắn
lên trời với mật độ khủng khiếp, tên hoa tiêu dẫn đường chắc chắn không
còn đủ bình tĩnh nhìn phàn tử thất chính xác, ấn nút. Tên hoa tiêu chỉ
cần ấn nút nhanh, chậm một phần 10 giây, độ tản xạ của bom sẽ rơi chệch
mục tiêu hàng km!
Mục tiêu của B52 ngày đó đâu có phải bệnh
viện Bạch mai, khu phố Khâm Thiên! Mà ai cũng biết, đó là sở chỉ huy
của Quân chủng Phòng Không – Không Quân (khu vực sân bay Bạch Mai).
Trung tướng là người đứng dưới một người,
đưng trên muôn quân, là nhân vật hành động và trí óc tầm cỡ chiến lược.
Nói, làm việc trước mọi người cần chuẩn xác, tính thuyết phục cao. Đó
là danh dự cho quân đội cho đất nước. Là người lính già đầu bạc kể
chuyện Nguyên Phong, đanh Pháp, đánh Mỹ 50 – 60 năm về trược xin trân
trọng mạnh dạn trao đổi với Trung tướng những suy nghĩ nông cạn. Mong
được sự chỉ giáo của Trung tướng.
Trần Kỳ
Địa chỉ: Ngõ 295, Khu Tập thể Hàng Không
Số nhà 3 / ngách 9 Thụy Khuê, Bưởi, Tây Hồ, Hà Nội.