Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 1 tháng 4, 2013

Tin ngày 02/4/2013 - cập nhật Phiên xét xử anh em Đoàn Văn Vươn

10h10: Nóng: Blogger Nguyễn Việt Hưng cho biết "Công an bắt hết bà con họ hàng thân thích của anh Đoàn Văn Vươn đang ở bên ngoài tòa, cho lên xe đưa đi đâu không rõ". (ABS)

 Anh em ông Vươn sẽ bị truy tố ở khung hình phạt cao nhất

Thêm chú thích



Sau khi HĐXX thực hiện các thủ tục xét xử vụ án. Bắt đầu từ 9 giờ 30 phút, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân TP Hải Phòng đã đọc bản cáo trạng truy tố Đoàn Văn Vươn và các đồng phạm về tội “Giết người” và “Chống người thi hành công vụ”.

Phiên tòa được bắt đầu từ 8 giờ sáng nay 02/4, với sự tham dự đưa tin của khoảng 50 cơ quan thông tấn báo chí trong nước và quốc tế. Sau khi HĐXX thực hiện các trình tự xét xử theo quy định, kiểm tra căn cước các bị cáo, bị hại và những người liên quan đến vụ án.
Toàn cảnh phiên xử.

Toàn cảnh phiên xử.

Tại tòa, vị Đại diện VKSNDTP Hải Phòng đã công bố bản Cáo trạng số 10/CT-P1A của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân TP Hải Phòng do ông Bùi Đăng Dung – Phó Viện trưởng VKSNDTP Hải Phòng ký ngày 04/1/2013 đã xác định: Năm 1993, Đoàn Văn Vươn, sinh năm 1963, thường trú tại thôn Thuý Nẻo, xã Bắc Hưng (Tiên Lãng – TP Hải Phòng) được UBND huyện Tiên Lãng giao 21 ha đất bãi bồi ngoài đê biển quốc gia thuộc xã Vinh Quang với thời hạn sử dụng 14 năm kể từ ngày 4/10/1993.

Trong quá trình đắp bờ, ông Vươn đã lấn chiếm ra ngoài diện tích được giao 19,3 ha, UBND huyện Tiên Lãng đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính và tiếp tục giao bổ sung phần đất lấn chiếm này cho ông Vươn để nuôi trồng thuỷ sản, thời hạn sử dụng đến ngày 4/10/2007.

Ngày 7/4/2009, UBND huyện Tiên Lãng ra Quyết định số 461/QĐ-UBND thu hồi diện tích 19,3 ha đất nói trên đã hết thời hạn sử dụng. Do không đồng ý với quyết định thu hồi đất, Đoàn Văn Vươn đã khởi kiện đến Tòa hành chính Tòa án nhân dân TP Hải Phòng.

Vụ án được Tòa án địa phương giải quyết và giữ nguyên Quyết định số 461/QĐ-UBND, ngày 24/11/2011, UBND huyện Tiên Lãng ra Quyết định số 3307/QĐ-UBND về việc cưỡng chế thu hồi đất đối với diện tích 19,3 ha và ban hành kế hoạch tổ chức cưỡng chế. Quyết định thu hồi đất và kế hoạch cưỡng chế được UBND huyện thông báo cho Đoàn Văn Vươn, đồng thời chỉ đạo tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương giải thích, vận động nhưng Đoàn Văn Vươn vẫn không chấp nhận.
Công bố cáo trạng truy tố Đoàn Văn Vươn và đồng phạm
Đại diện VKSNDTP Hải Phòng (ảnh trên) đọc công bố cáo trạng truy tố và các bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm (ảnh dưới).
Sau khi nhận được thông báo của UBND huyện về việc cưỡng chế thu hồi đất đầm, ông Vươn đã nhiều lần cùng anh em trong gia đình gồm Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Thoại, Phạm Thái bàn bạc quyết tâm giữ lại khu đầm bằng mọi cách. Trong quá trình bàn bạc, Vươn nói phải chuyển từ tranh chấp dân sự hành chính sang vụ án hình sự. Trong khi, Quý nói: “bắn chết mẹ chúng nó đi”…

Theo đó, Vươn và Sịnh bàn bạc và thống nhất với mọi người làm hàng rào ngăn lối đi, làm mìn tự tạo chôn trên đường vào, mua xăng để đốt và dùng súng hoa cải bắn vào lực lượng cưỡng chế. Việc bàn bạc diễn ra tại nhà Vươn, nhà Quý và có mặt Nguyễn Thị Thương (vợ Đoàn Văn Vươn) và Phạm Thị Báu (vợ Đoàn Văn Quý).

Thực hiện việc chống đối, Sịnh, Quý, Thoại, Thái, Báu, Thương và một số người trong gia đình cùng nhau làm năm hàng rào ngăn cản trên đường vào khu đầm, trải rơm trên đường đi; chuẩn bị súng, bình ga, vật liệu nổ… nhằm mục đích chống đối lại Đoàn cưỡng chế của UBND huyện Tiên Lãng để giữ đầm bằng mọi giá.

Đến sáng ngày 5/1/2012, khi tổ công tác số 3 của UBND huyện Tiên Lãng tiến hành rà phá vật liệu cháy, vật liệu nổ trên đường dẫn vào khu đầm do Vươn đang quản lý, khi đến sát hàng rào thứ nhất cách nhà Quý khoảng 40m,  Quý đã kích nổ mìn tự tạo làm bình ga tung lên, nhưng do bình ga không phát nổ nên không làm ai bị thương.

Tổ công tác thực hiện trách nhiệm của mình tiếp tục tiến đến hàng rào thứ hai sát với chuồng chăn nuôi cách nhà Quý khoảng 18m, lúc này Quý dùng súng hoa cải bắn phát thứ nhất vào nhóm bên trái chuồng chăn nuôi, thấy có người bị thương, Quý tiếp tục cầm khẩu súng thứ hai bắn vào nhóm bên phải chuồng chăn nuôi làm một số người bị thương.
Bị cáo Đoàn Văn Vươn (ảnh trên); Tang vật vụ án (ảnh dưới) được công bố tại tòa.
Tang vật vụ án (ảnh dưới) được công bố tại tòa.
Ngay lúc đó, Thoại từ trên tầng hai chạy xuống lấy một khẩu súng và mang theo đạn lên tầng hai, còn Quý tiếp tục nạp đạn và bắn phát thứ ba, lúc này Quý cũng nghe thấy tiếng súng nổ từ trên tầng hai. Sau đó Thái và Thoại từ tầng hai cầm súng chạy xuống bảo Quý rời khỏi nhà. Quý chạy ra đổ xăng và rơm đốt nhưng do đêm hôm trước trời mưa, rơm không cháy được thì Quý, Thoại, Thái cầm theo hai khẩu súng xuống thuyền bỏ trốn.

Hậu quả hành vi của Quý, Thái, Thoại sử dụng các công cụ, phương tiện tấn công vào tổ công tác số 3 làm bị thương bảy người gồm: Lê Văn Mải sinh năm 1957, Nguyễn Văn Phong sinh năm 1991, Vũ Anh Tuấn sinh năm 1979, Đào Văn Đức sinh năm 1976, Đỗ Xuân Trường sinh năm 1988, Đào Trọng Dũng sinh năm 1980 và Lê Văn Ghi sinh năm 1968. Sau khi giám định pháp y, kết quả cho thấy, các nạn nhân nói trên đều bị nhiều vết thương và giảm sức lao động, trong đó Lê Văn Ghi bị 16 vết tương, giảm 43% sức lao động; Đỗ Xuân Trường bị 9 vết thương, giảm 35% sức lao động; Lê Văn Mải  bị 8 vết thương, giảm 25% sức lao động.

Sau khi gây án các đối tượng nêu trên đã bỏ trốn, sau đó lần lượt bị Công an TP Hải Phòng bắt giữ.

Sau khi vào cuộc điều tra làm rõ vụ án, Cơ quan điều tra Công an TP Hải Phòng đã thu giữ 01 bình ắc quy; một làn nhựa; 4 vỏ đạn; 2 viên đạn có gắn nến màu đỏ; một đoạn dây điện; ống nhòm; 4 mảnh kim loại; 2 kíp nổ, 2 bình ga…

Khi bắt giữ Vươn, Sịnh, Vệ – CQĐT đã thu giữ thêm 3 điện thoại di động; 1 vỏ tút đạn bằng kim loại và một số giấy tờ khác. Với hành vi của các bị can, Viện kiểm sát nhân dân TP Hải Phòng cho rằng, đã có đủ cơ sở xác định các bị can đã có hành vi đồng phạm tội giết người theo quy định  tại điểm d, khoản 1, Điều 93 Bộ luật hình sự có khung hình phạt tù từ 12 đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Đối với Nguyễn Thị Thương và Phạm Thị Báu, VKS cho rằng, các bị cáo đã tiếp nhận ý chí của Vươn, Quý, Sịnh về việc chống lại người thi hành công vụ và có hành vi trực tiếp tham gia làm hàng rào, trải rơm, mua xăng, mua mũ len để tạo điều kiện cho các bị can khác thực hiện hành vi chống đối những người thi hành công vụ, do vậy có đủ cơ sở xác định các bị can đã có hành vi chống người thi hành công vụ theo quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 257 Bộ luật hình sự có khung hình phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Sau khi kết thúc phần công bố cáo trạng, từ 10 giờ 15 phút, Hội đồng xét xử vụ án “ Giết người” và “ Chống người thi hành công vụ” đã chuyển tiếp sang phần xét hỏi các bị cáo và bị hại liên quan đến vụ án.
BBT sẽ tiếp tục thông tin
(Dân trí)

Bên ngoài tòa: Công an bắt hết bà con họ hàng của ông Đoàn Văn Vươn


KHẨN CẤP - KHẨN CẤP: 
Theo tin từ blog Nguyễn Xuân Diện cho biết: Công an bắt hết bà con họ hàng thân thích của anh Đoàn Văn Vươn đang ở bên ngoài tòa, cho lên xe đưa đi đâu không rõ.
KHẨN CẤP ĐỀ NGHỊ CÁC BLOGGER, CÁC HÃNG THÔNG TẤN QUỐC TẾ LOAN BÁO TIN NÀY BÁM SÁT MỌI DIỄN BIẾN TIẾP THEO....
  • Thượng Hải gia tăng kiểm dịch đề phòng cúm gia cầm H7N9 (RFI) - Hôm nay, 01/04/2013, theo báo chí Trung Quốc, cơ quan y tế thành phố Thượng Hải thông báo gia tăng kiểm dịch, sau khi có hai trường hợp tử vong vì virus cúm gia cầm loại mới H7N9. Cho đến nay, virus H7N9 được coi là không lây được từ người sang người.
  • Bang Arkansas lại bị ô nhiễm do tai nạn đường ống dẫn dầu (RFI) - Một tuần lễ sau vụ xe lửa trật đường rày ở bang Minnesota, đến lượt một đường ống dẫn dầu bị gãy tại bang Arkansas. Chính quyền tiểu bang phải di tản hơn 20 hộ gia đình. Thông tín viên đài RFI từ Washington Raphaël Reynes gửi về bài tường trình.
  • Quấy nhiễu để lấn dần biển đảo : Cuộc chiến hao mòn khôn ngoan của Bắc Kinh (RFI) - Thông tín viên nhật báo cánh tả Libération hôm nay trong bài viết mang tựa đề « Trung Quốc tiến ra biển » đã nhận định, chủ nghĩa bành trướng trên biển của Bắc Kinh làm các nước láng giềng lo ngại, và gia tăng căng thẳng trong khu vực. Theo các chuyên gia, thì cuộc chiến tranh hao mòn để gặm nhấm biển đảo này rất là khôn ngoan.
  • Biển Đông : Phải chăng Trung Quốc ngày càng lấn lướt vì Mỹ "thụ động" ? (RFI) - Trong những ngày qua, không ngày nào không thấy báo chí loan tin về các hoạt động của các tàu Hải quân, Hải tuần, hay Hải giám, Ngư chính của Trung Quốc tại Biển Đông. Những hành động của các đội tàu này càng lúc càng có vẻ coi thường các láng giềng, từ việc bắn cháy ca bin tàu đánh cá Việt Nam gần Hoàng Sa, cho đến việc kéo xuống vùng cực nam Biển Đông thị uy ngay trước một bãi san hô mà Malaysia tuyên bố chủ quyền.
  • Lượng du khách đến Ấn Độ giảm 35% sau các vụ cưỡng hiếp tập thể (RFI) - Sau hàng loạt các vụ cưỡng hiếp gây xôn xao trong dư luận, khối lượng du khách nước ngoài đến tham quan Ấn Độ giảm 35 % trong ba tháng đầu năm. Ấn Độ bị coi là nơi không an toàn đối với du khách. Vào mùa cao điểm của ngành du lịch tại Ấn Độ, nhiều đơn đặt hàng bị hủy bỏ.
  • Ấn Độ bác yêu cầu cấp bằng sáng chế của hãng dược phẩm Novartis (RFI) - Hôm nay, 01/04/2013, theo Reuters, Tòa án tối cao Ấn Độ đã bác bỏ yêu cầu cấp bằng sáng chế của hãng bào chế Thụy Sĩ Novartis đối với dược phẩm Glivec trị ung thư. Quyết định của tư pháp Ấn Độ được nhiều hiệp hội hoan nghênh vì mở đường cho các thuốc giá rẻ đến với người tiêu dùng.
  • Tàu hải giám Trung Quốc lại xâm nhập vào quần đảo Senkaku/Điếu Ngư (RFI) - Hôm nay, 01/04/2013, ba tàu hải giám Trung Quốc lại đi vào khu vực lãnh hải 12 hải lý xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, do Nhật Bản kiểm soát. Lần xâm nhập gần đây nhất của tàu Trung Quốc là vào ngày 06/03. Các tàu hải giám Trung Quốc đã đi vào khu vực lãnh hải của Senkaku vào hồi 13 giờ 30, giờ địa phương (tữc 14 giờ 30 GMT).
  • Doanh nhân Việt Nam tố cáo Trung Quốc lũng đoạn thị trường thép (RFI) - Trong thời gian qua, Tập đoàn Tôn Hoa Sen lớn nhất Việt Nam hiện nay đã bị các đồng nghiệp Malaysia tố cáo bán phá giá vào thị trường nước họ. Trong một bài phỏng vấn được tờ báo trên mạng The Malaysian Reserve công bố vào hôm nay, 01/04/2013, Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen ông Lê Phước Vũ đã bác bỏ các cáo buộc kể trên, đồng thời xác định rằng « thủ phạm lớn nhất » phá giá sắt thép trong vùng Đông Nam Á chính là các nhà sản xuất Trung Quốc.
  • HRW tố cáo cảnh sát Miến Điện bất lực trước bạo động tôn giáo ở Meiklita (RFI) - Tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch trong thông cáo đề ngày 01/04/2013 yêu cầu chính quyền Miến Điện điều tra vì sao nhân viên cảnh sát đã không ngăn chặn bạo động tôn giáo tại Meiktila. Human Rights Watch công bố hình ảnh vệ tinh cho thấy 800 cơ sở hạ tầng và nhiều khu vực trong thành phố Meiklita bị tàn phá trong đợt bạo động từ ngày 20 đến 22/03/2013.
  • Miến Điện : Tự do báo chí có tiến bộ nhưng cản lực còn nhiều (RFI) - Một cuộc cách mạng nhỏ trong làng báo Miến Điện : Kể từ hôm nay, 01/04/2013, 16 nhật báo được phép phát hành, phần lớn trong số này là thuộc tư nhân. Sau cuộc đảo chánh năm 1962, tất cả các tờ báo ra hàng ngày đều bị quốc hữu hóa, và những tờ tồn tại đến giờ này đều là cơ quan phát ngôn của chính quyền.
  • Bốn nhật báo tư nhân Miến Điện đầu tiên được phát hành (RFI) - Sau gần 50 năm, chính quyền Miến Điện mới cho phép các nhật báo tư nhân được phát hành trở lại. 16 tờ báo đã được cấp giấy phép hoạt động và bốn tờ báo đầu tiên ra mắt công chúng đúng vào ngày đầu tiên 01/04/2013 khi chính quyền Naypyidaw cởi trói cho báo chí.
  • Thanh Tâm Tuyền (VOA) - Vào những năm 1958-1961 tôi sống ở Huế. Từ thành phố tới chỗ tôi ở phải 'qua một chiếc cầu, lên một cái dốc'
  • Thế giới trong dịp lễ Phục sinh (BBC) - Các hoạt động mừng lễ Phục sinh của người Công giáo diễn ra trên toàn thế giới, với nhiều lời cầu nguyện hòa bình.
  • San Jose có tượng đài Cuộc chiến VN (BBC) - San Jose, thành phố đông người Việt nhất ở ngoài VN khánh thành tượng đài tưởng nhớ những người Mỹ ngã xuống trong cuộc chiến VN.
  • 'Xử công bằng chính là cứu Đảng' (BBC) - Người nhà ông Đoàn Văn Vươn kêu gọi tòa án 'xử công bằng' với các bị cáo trong vụ án và tin rằng làm như vậy cũng là "cứu Đảng và chế độ".
  • HLV MU Ferguson nói Chelsea 'ăn may' (BBC) - Ông bầu Alex Ferguson nói bàn thắng 'duy nhất' của Chelsea tại Stamford Bridge loại Man Utd 1-0 khỏi tứ kết FA Cup như 'ăn may.'
  • 'Người dân mong thả anh Vươn' (BBC) - Ông Vũ Văn Luân, nông dân nuôi thủy sản ở Tiên Lãng, nói về hy vọng công lý trong phiên tòa xử Đoàn Văn Vươn.
  • 'Chúng tôi sẽ kháng cáo lên tối cao' (BBC) - Người nhà ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý nói đã sẵn sàng cho phiên xử và nếu bị xử sai, bất công, sẽ kháng cáo lên Tòa Tối cao.
  • Cái bóng của Chavez (BBC) - Hugo Chavez phủ bóng lên chính trường Venezuela trước thềm bầu cử.
  • Tàu ngầm Piranha, kẻ giấu mặt đáng sợ trên biển Đông (BaoMoi) - ANTĐ - Với 3 chức năng chủ đạo là: tập kích cụm tàu địch trên biển, đổ bộ đặc công đánh chiếm đảo, phòng thủ bảo vệ đảo, có thể nói Piranha là loại tàu ngầm vô cùng hiệu quả đối với tác chiến trên khu vực biển Đông, là lực lượng tác chiến giấu mặt rất quan trọng trong chiến lược biển đảo của những nước có lực lượng hải quân nhỏ yếu.
  • Trung Quốc sẽ mở sòng bạc trái phép tại Hoàng Sa (BaoMoi) - (GDVN) - Cái gọi là "thành phố Tam Sa" đang lên kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, mở sòng bạc để thu hút khách du lịch ra thăm quan (trái phép) và tạo ra những "thiên đường trốn thuế" cho khách nước ngoài tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
  • Trung Quốc phái lực lượng "cắm chốt" Scarborough (BaoMoi) - (Phunutoday) - Trung Quốc tuyên bố phái lực lượng "cắm chốt" Scarborough, xác nhận rơi máy bay quân sự Su-27; Triều Tiên vừa xây dựng kinh tế, vừa phát triển vũ khí hạt nhân...là tin tức thời sự chính ngày 1/4.
  • Trung Quốc tìm cách phân hóa nội bộ ASEAN trong vụ kiện của Philippines (BaoMoi) - Theo Sankei đưa tin, Trung Quốc đã gây sức ép lên ASEAN nhằm dồn ép Philippines phải rút đơn kiện tranh chấp Biển Đông lên tòa án quốc tế. Hành động này cho thấy Bắc Kinh đang tìm cách trì hoãn tối đa thời gian đưa vấn đề Biển Đông ra ánh sáng quốc tế và càng lý giải rõ hơn về một loạt động thái đe dọa ASEAN qua các cuộc tập trận trong thời gian gần đây.
  • Trung Quốc công khai tăng cường giám sát Senkaku, 'Tam Sa' (BaoMoi) - (Petrotimes) - Ngày 1/4, báo Hải dương của Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc cho biết cục này vừa ban hành “Nhiệm vụ công tác giám sát môi trường biển năm 2013” trong đó nhấn mạnh yêu cầu giám sát môi trường sinh thái biển đối với khu vực đảo Senkaku/ Điếu Ngư và cái gọi là “thành phố Tam Sa”.
  • Tàu Trung Quốc lại đi vào vùng biển gần Senkaku (BaoMoi) - Theo AFP, Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản ngày 1/4 thông báo ba tàu hải giám Trung Quốc đã đi vào vùng lãnh hải xung quanh quần đảo Senkaku ở Biển Hoa Đông hiện do Tokyo quản lý, song Trung Quốc cũng có tuyên bố chủ quyền với tên gọi Điếu Ngư.
  • Trung Quốc công khai tuyên bố phái lực lượng "cắm chốt" Scarborough (BaoMoi) - (GDVN) - Trung Quốc sẽ tăng cường tuần tra thường xuyên ngoài Senkaku, phái lực lượng "cắm chốt" bãi cạn Scarborough (Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát từ Philippines hồi cuối tháng 4 năm ngoái - PV), duy trì hoạt động "tuần tra chấp pháp" trái phép ngoài Biển Đông, Hoa Đông.
  • Gượng dậy vươn ra Hoàng Sa (BaoMoi) - Bao đời nay, ngư dân Quảng Ngãi vẫn kiên cường bám biển Hoàng Sa, dù luôn chịu nhiều phong ba bão táp, tai nạn; bị phía Trung Quốc cướp tài sản, đòi tiền chuộc, phá ngư lưới cụ, bắn cháy tàu… Càng gian nguy, ngư dân càng có thêm động lực để vươn khơi.
  • Việt Nam tiếp tục bàn về Biển Đông tại Úc (BaoMoi) - (Quốc phòng) - Việt Nam vừa tham dự hội thảo về biển Đông tại Úc với chủ đề “Biển Đông và môi trường an ninh khu vực của Úc” với sự tham dự của khoảng 50 học giả, chuyên gia luật, quân sự, an ninh, ngoại giao, nhà bình luận quốc tế ... ngày 28/3 vừa qua.
  • Trung Quốc “mặc cả” ngầm về Scarborough với Philippines (BaoMoi) - ANTĐ - Trung tâm an ninh Mỹ mới (CNAS) có trụ sở tại Washington, D.C (Mỹ) nhận định rằng, các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể đã quyết định tham gia đàm phán “ngầm” với Philippines để thuyết phục nước này rút lại vụ kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế về Luật Biển nhằm phản đối việc Bắc Kinh đòi chủ quyền với gần như toàn bộ Biển Đông. Lý do Bắc Kinh làm thế là để tránh những nguy cơ gây ra từ vụ kiện này.
  • Quân đội Trung Quốc ngày càng hung hăng (BaoMoi) - Hải quân Trung Quốc hôm qua (31/3) lại tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật ở khu vực Tây Thái Bình Dương. Cuộc tập trận này diễn ra chỉ vài ngày sau khi lực lượng này tiến hành một cuộc tập trận đổ bộ sát bờ biển Malaysia và một cuộc tập trận rầm rộ ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Dường như, Hải quân Trung Quốc đang ngày càng trở nên hung hăng và công khai trong việc tranh giành những vùng lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông với các nước láng giềng.
  • Việt Nam cần mềm dẻo chứ không mềm yếu! (BaoMoi) - Trung tướng Nguyễn Quốc Thước - vị tướng dày dạn kinh nghiệm trận mạc và lý luận từ các cuộc chiến chống giặc ngoại xâm - đã có cuộc trò chuyện với phóng viên Lao Động về vấn đề thời sự đang được quan tâm, đó là bảo vệ chủ quyền biển đảo tổ quốc, trong bối cảnh Trung Quốc (TQ) liên tục gia tăng các động thái xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông.
Bản tin tiếng Anh


  • Frugality drive takes its toll on fish, tea (Washington Post) - The nationwide campaign against extravagance - called for by China's leaders - is being felt by producers and sellers of some of the country's best-known, and priciest, fish and tea.
  • Food for thought in the retail business (Washington Post) - Last year, the world's largest convenience store retailer, 7-Eleven, confirmed store closures in Guangzhou, capital city of Guangdong province.
  • WeChat dominance attacked (Washington Post) - Local Internet companies are vigorously seeking opportunities to challenge WeChat, the most-used voice-messaging app in the country.
  • China starts new plan to boost flight numbers (Washington Post) - China's top civil aviation authorities on Sunday began implementing a new program to increase flight number by 8.3 percent during the summer and autumn in the world's fastest growing air market.
  • Detailed property curbs with local features (Washington Post) - A month of heated debate, guesswork and worrying has ultimately come to an end with cities across China confirming details of planned property curbs that have loomed large over the market.
  • Foreign baby formula off shelves (Washington Post) - Retailers in China have withdrawn a foreign brand of infant milk formula from shelves following a media scare over its safety.
  • Shadow banking troubles 'years away' (Washington Post) - A systemic threat to China posed by rapid expansion of shadow-banking activities may be several years away, if it emerges at all, according to Standard & Poor's.
  • Going global helps to feed aspirations (Washington Post) - Ge Junjie doesn't drink milk or alcohol. As vice-president of Bright Food Group Co, Ge often needs to convince people how he manages to run a business that he himself doesn't engage in much during his leisure time.
  • Big three airlines' 2012 earnings dip (Washington Post) - China's three largest airlines attributed the lackluster results in 2012 to the global economic turmoil and high prices of jet fuel last year.
  • Our luxuriously departed (Washington Post) - Paper-made consumer goods replace paper money as top offerings to the dead during Qingming Festival. Shoppers might think they have stumbled upon the deal of the century when they see an iPhone 5 advertised online for only 40 yuan.
  • China maps out blueprint to harness Yellow River (Washington Post) - China will build three more large-scale reservoirs on the troublesome Yellow River, the nation's second-longest river, after authorities gave a green light to a harnessing plan earlier this month.
  • Art and design talent show in SW China (Washington Post) - A student presents makeup skills during a talent show in Nanning, Southwest China’s Guangxi Zhuang autonomous region, March 29, 2013.
  • Beach equestrian festival held in S China (Washington Post) - Competitors play polo during a beach equestrian festival kicked off on Wednesday in Sanya, South China's island province of Hainan, March 28, 2013.
  • Tour with win-win results (Washington Post) - President Xi Jinping arrived in Beijing on Sunday morning after visits to Russia, Tanzania, South Africa and the Republic of Congo.
  • Xi's maiden foreign tour historic, fruitful (Washington Post) - Chinese President Xi Jinping concluded his maiden foreign tour as China's head of state Sunday, which has been widely perceived as historic and fruitful.
  • Chinese fleet heads for training in W Pacific (Washington Post) - A People's Liberation Army (PLA) Navy fleet that has conducted patrols and training missions on the South China Sea for the past 11 days is now heading toward the western Pacific Ocean.
  • Xi stresses China-India co-development (Washington Post) - Chinese President Xi Jinping said here Wednesday that the world needs the common development of China and India and can provide sufficient room for the two neighbors' development.

'Xử công bằng chính là cứu Đảng'

Cầu nguyện cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn
Cầu nguyện công lý và sự thực cho gia đình ông Vươn ở nhà thờ Thái Hà hôm 31/3/2013

Người nhà ông Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý nói họ tin rằng việc tòa án xét xử "công bằng" đối với hai ông và những người thân trong vụ án cũng là một phương cách để "cứu Đảng" và "cứu nhà nước trong "tình hình khó khăn" hiện nay.

Ngay trước phiên tòa dự kiến diễn ra từ ngày mai 02-5/4/2013, bà Phạm Thị Hiền, em dâu ông Đoàn Văn Vươn cho BBC hay gia đình đã "sẵn sàng" từ một năm qua cho vụ xử.

Bà nói sẽ có tám luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo trong gia đình ông Vươn, đồng thời cho hay các luật sư và gia đình đã "thống nhất quan điểm" khẳng định rằng các bị cáo "không có tội" trong vụ phản kháng chống cưỡng chế đất đai ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng hôm 05/1/2012.

Bà Hiền nói gia đình mong muốn và kêu gọi các tổ chức, cá nhân, trong đó có người dân, các tổ chức phi chính phủ, nhân quyền quốc tế, trong và ngoài nước, tiếp tục "lên tiếng bảo vệ những người dân như chúng tôi," điều mà bà cho là cũng để "cứu nhà nước cũng như đảng cộng sản Việt Nam".
"Nếu vụ án của gia đình chúng tôi mà giải quyết một cách thỏa đáng, thì nhà nước Việt Nam sẽ chứng tỏ rằng đất nước Việt Nam là một đất nước văn minh, nhân đạo" - Bà Phạm Thị Hiền
Bà nói việc này "là cứu gia đình chúng tôi và cũng chính là cứu nhà nước Việt Nam cũng như Đảng cộng sản Việt Nam, trong thời khắc khó khăn nhất này, chúng tôi cho là thế."

"Bởi vì nếu vụ án của gia đình chúng tôi mà giải quyết một cách thỏa đáng, thì nhà nước Việt Nam sẽ chứng tỏ rằng đất nước Việt Nam là một đất nước văn minh, nhân đạo và chúng tôi hy vọng Chính quyền Hải Phòng sẽ làm được điều đó."

Ngay sau vụ xử hải anh em ông Vươn và Quý cùng người thân, từ ngày 8-10/4, sẽ diễn ra phiên sơ thẩm xét xử các quan chức huyện Tiên Lãng với cáo buộc "phá hoại tài sản riêng công dân" khi huy động xe ủi ủi đổ ngôi nhà của gia đình ông Vươn được cho là nằm ngoài khu vực bị cưỡng chế.

Khi được hỏi gia đình có phản ứng gì khi vụ xử các quan chức được sắp xếp sau phiên tòa với ông Vươn, ông Quý, mà không phải là đồng thời hay thậm chí là trước, bà Hiền nói:

"Hai vụ án cái nào xử trước, cái nào xử sau, thì đối với gia đình chúng tôi không quan trọng... Bởi vì với điều nào, khoản nào, thì chúng tôi đều nắm chắc là chúng tôi vô tội. Dù rằng chúng tôi được xử trước hay xử sau, chúng tôi đều khẳng định là chúng tôi vô tội."

Bà nói thêm: "Chúng tôi chỉ mong sao xử đúng người, đúng tội thôi và chúng tôi sẽ đi theo con đường ấy nên chúng tôi không quan tâm vụ nào xử trước, hay xử sau."

'Phải xử người ra lệnh'

Bí thư thành ủy Nguyễn Văn Thành
Luật sư đặt vấn đề các lãnh đạo cấp cao của TP Hải Phòng 'đã ra lệnh' phải ra tòa trong vụ án
Tuy nhiên trao đổi với BBC cũng hôm 31/3, luật sư Bấm Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc Hội, nói với BBC ông tin rằng giữa hai vụ xử này có tương quan nhất định:

Ông nói: "Vụ xử đó cũng là một tương quan với vụ Đoàn Văn Vươn... Và vụ đó xử những người thừa hành mệnh lệnh của các ông lãnh đạo thành phố Hải Phòng thôi. Cho nên tại sao lại không xử những ông đó mà lại chỉ xử những người thừa hành?"

Luật sư Thuận cho rằng những người có trách nhiệm ra lệnh cao nhất ở chính quyền Thành phố Hải Phòng chưa bị đưa ra tòa và giải thích:
"Nếu xử ông Đoàn Văn Vươn thật nặng theo tinh thần cáo trạng thì những người kia sẽ bị xử rất nhẹ. Còn nếu Đoàn Văn Vươn mà xử nhẹ, thậm chí là không có tội, thì những người kia sẽ bị xử nặng hơn" - Luật sư Trần Quốc Thuận
"Những người đó theo đúng nghĩa là những người thi hành công vụ, vì họ làm theo lệnh của bên trên. Nhưng không thấy xử những người ra lệnh đó mà chỉ xử những người hành động."

Về bản án mà tòa có thể tuyên với các bị cáo là quan chức, luật sư Thuận nói: "Họ có thể suy rằng những người thi hành công vụ đó vượt quá quy định, hoặc vượt quá lệnh mà họ đã ban ra."

Khi được hỏi về trình tự, tương quan giữa kết quả của hai vụ xử, cựu quan chức Văn phòng Quốc hội nói:

"Nếu xử ông Đoàn Văn Vươn thật nặng theo tinh thần cáo trạng thì những người kia (quan chức Hải Phòng) sẽ bị xử rất nhẹ. Còn nếu Đoàn Văn Vươn mà xử nhẹ, thậm chí là không có tội, thì những người kia sẽ bị xử nặng hơn."

Cuối cùng, ông cho nhận định đây là "vụ án điểm" và có thể đã có "duyệt án", "chỉ đạo" từ cấp cao mà kết quả sẽ không thay đổi nếu có các phiên phúc thẩm.

'Anh hùng nông dân'

Buổi lễ cầu nguyện cho gia đình ông Vươn
Một số nhân sỹ, trí thức tại buổi lễ cầu nguyện cho gia đình ông Vươn hôm Chủ Nhật
Hôm Chủ Nhật, tại nhà thờ Thái Hà thuộc dòng Chúa cứu thế tại Hà Nội, đã diễn ra buổi lễ hiệp thông, thắp nến cầu nguyện cho ông Đoàn Văn Vươn và các bị cáo là người thân trong gia đình của ông.

Tại buổi lễ có các biểu ngữ được trưng lên nói: "Công lý – Sự thật cho Đoàn Văn Vươn,” "Đoàn Văn Vươn không phạm tội giết người”, “Quyền tư hữu về đất đai phải được tôn trọng”.

Trước Thánh lễ, theo tường trình trên một số trang blog, một văn bản của Giám mục Chủ tịch Ủy Ban Công Lý hòa bình và Giám mục Hải Phòng Giuse Vũ Văn Thiên đã được đọc cho những người dự lễ nghe.

Một số thông điệp và tin nhắn trên mạng xã hội trong dịp cuối tuần còn phát đi lời kêu gọi cộng đồng ủng hộ người mà họ cho là "anh hùng nông dân" Đoàn Văn Vươn.

Tại buổi lễ cầu nguyện tối hôm 31/3, ngoài thân mẫu ông Đoàn Văn Vươn, trong số giáo dân và cử tọa tham dự, còn có sự hiện diện của một số trí thức, nhân sỹ như Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nghệ sỹ ưu tú Kim Chi, bác sỹ Phạm Hồng Sơn, bà Lê Hiền Đức, Giáo sư Ngô Đức Thọ, TS. Nguyễn Xuân Diện, blogger Nguyễn Tường Thụy, blogger JB Nguyễn Hữu Vinh, Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, vợ của ông Cù Huy Hà Vũ, và nhiều nhân vật khác.

Quốc Phương
bbcvietnamese.com

Vụ xử Đoàn Văn Vươn bị xem là không có cơ sở pháp lý

Lực lượng vũ trang được chủ tịch huyện Tiên Lãng, Hải Phòng huy động để cưỡng chế khu đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn.
Lực lượng vũ trang được chủ tịch huyện Tiên Lãng, Hải Phòng huy động để cưỡng chế khu đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn. (haiphong.gov.vn)

Ngày mai, 02/04/2013, ông Đoàn Văn Vươn, nhân vật chính trong vụ án cưỡng chế đất tại Tiên Lãng, Hải Phòng, sẽ ra tòa cùng với ba người khác trong gia đình,với tội danh “giết người”, chiếu theo Điều 93 Bộ luật Hình sự Việt Nam. Hai người khác, trong đó có vợ ông Vươn, bà Nguyễn Thị Thương, cũng sẽ bị xử với tội danh "chống người thi hành công vụ". Phiên toà sẽ kéo dài cho đến 05/04.

Chưa biết là tòa sẽ xử như thế nào, nhưng giới luật gia đã tỏ ý không đồng tình với việc gia đình ông Đoàn Văn Vươn bị cáo buộc tội “giết người” và “chống người thi hành công vụ”. Dư luận cả nước đang chờ xem công lý sẽ được thi hành như thế nào qua vụ xử này, bởi vì ông Đoàn Văn Vươn nay đã trở thành một biểu tượng cho sự bất mãn của những nông dân bị cướp đất ở Việt Nam.

Trước hết xin nhắc lại vài nét về vụ Tiên Lãng: Sau khi tòa bác đơn kiện của ông Đoàn Văn Vươn khiếu nại về quyết định của chính quyền huyện Tiên Lãng thu hồi 19,3 hécta đầm, ngày 05/01/2012, chính quyền địa phương này đã huy động một lực lượng hùng hậu, gồm hơn 100 công an, dân phòng và cả bộ đội để thi hành lệnh cưỡng chế, nhưng gia đình ông Đoàn Văn Vươn đã chống trả kịch liệt, dùng mìn tự chế và đạn hoa cải bắn lại lực lượng cưỡng chế, khiến 4 công an và hai bộ đội bị thương.

Công an Hải Phòng sau đó đã khởi tố ông Đoàn Văn Vươn và 5 người khác trong gia đình, với tội danh “giết người, chống người thi hành công vụ”. Nhưng cùng lúc đó, quyết định thu hồi đất của gia đình ông Vươn đã bị hủy bỏ, chủ tịch UBND và Bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang bị đình chỉ chức vụ. Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng Lê Văn Hiền và Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng Nguyễn Văn Khanh, là người trực tiếp chỉ đạo cưỡng chế thu hồi đất, cũng đã bị cách chức. Chính thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong phiên họp ngày 10/02/2012 cũng đã kết luận rằng chính quyền địa phương đã sai hoàn toàn trong vụ Tiên Lãng.

Chính vì vậy mà trong những ngày qua, trong giới luật gia Việt Nam, nhiều người đã lên tiếng phản đối vụ xử ông Đoàn Văn Vươn với tội danh “giết người”, cũng như vụ xử những người thân của ông với tội danh “chống người thi hành công vụ”. Trước hết, mời quý vị nghe ý kiến của luật sư Nguyễn Văn Đài từ Hà Nội, trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ qua điện thoại ngày 29/03 vừa qua.

Quan điểm của LS Nguyễn Văn Đài không khác gì mấy so với quan điểm của nhiều luật sư khác. Trong bài viết đề ngày 28/03, được đăng trên một số trang mạng, LS Hà Huy Sơn đã đưa ra một vài ý kiến bào chữa cho các bị can trong vụ án Đoàn Văn Vươn. LS Hà Huy Sơn phân tích rằng việc cưỡng chế thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãnb là trái pháp luật, cho nên người thực hiện cưỡng chế không phải là người thi hành công vụ.

Cũng theo LS Hà Huy Sơn, việc cưỡng chế gia đình ông Đoàn Văn Vươn không phải là nhiệm vụ quốc phòng, lẽ ra chính quyền Tiên Lãng không được huy động bộ đội để tham gia cưỡng chế. LS Sơn kết luận rằng truy tố anh em ông Đoàn Văn Vươn về tội « giết người » là không có căn cứ pháp lý.

Tờ Sài Gòn Tiếp Thị ngày 09/01 vừa qua cũng đã đăng một bài phỏng vấn luật sư Lê Đức Tiết, phó chủ nhiệm hội đồng tư vấn dân chủ và pháp luật ( Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ) về vụ xử Đoàn Văn Vươn.

LS Tiết nói : « Trong vụ Đoàn Văn Vươn, nếu các cơ quan tư pháp có đủ cơ sở pháp lý để khẳng định lệnh thu hồi đất của chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng là đúng Hiến pháp, đúng luật Đất đai thì mới có thể buộc tội ông Vươn phạm tội chống người thi hành công vụ. Trong khi đó, chính Thủ tướng Chính phủ – người đứng đầu cơ quan hành pháp – cũng từng kết luận rằng quyết định thu hồi đất nói trên là sai. Lệnh cưỡng chế để thi hành quyết định trái luật, do vậy, cũng không thể đúng. Không có quyết định hành chính đúng luật thì không thể có hành vi chống người thi hành công vụ."
 
Luật sư Lê Đức Tiết khẳng định: "Không thể buộc tội ông Vươn chống lại cái không có trong thực tế. Ông Vươn chỉ chống lại hành vi trái luật của viên chức. Đó là quyền phòng vệ chính đáng của công dân mà luật pháp tất cả các nước trên thế giới và ở nước ta đều công nhận. »
Thanh Phương (RFI)

Hàng ngàn người ký tên kêu gọi công lý cho ông Đoàn Văn Vươn

Một ngày trước khi vụ án xét xử gia đình nông dân Đoàn Văn Vươn diễn ra tại Hải Phòng, hàng ngàn người ký tên vào các thỉnh nguyện thư ủng hộ gia đình ông Vươn và kêu gọi công lý trong phiên xử từ ngày 2 đến ngày 10 tháng này.

Sáu thành viên trong gia đình ông Vươn bị truy tố về hai tội danh “Giết người, chống người thi hành công vụ” và “Hủy hoại tài sản, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Vụ án ở Tiên Lãng (Hải Phòng) gây xôn xao dư luận từ đầu năm ngoái khi gia đình ông Vươn dùng võ khí chống lại chính quyền địa phương để bảo vệ đất canh tác trước hàng trăm công an và quân đội có võ trang được điều động đến để cưỡng chế, thu hồi. Vụ việc khiến 6 nhân viên công lực bị thương, 5 quan chức chính quyền bị truy tố về tội “hủy hoại tài sản” và “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, nhà cửa của gia đình ông Vươn bị phá hủy hoàn toàn.
Giáo dân tổ chức thắp nến cầu nguyện cho ông Đoàn Văn Vươn và người thân sớm được phóng thích nhân dịp lễ Phục sinh tại nhà thờ Thái Hà ở Hà Nội, ngày 31/3/2013.
Đây là một bản án điểm. Nó tổng hợp tất cả những mâu thuẫn lâu nay trong luật và hiến pháp (về chính sách đất đai) đối với người nông dân. Nó thể hiện sự tùy tiện trong việc thu hồi đất đai của chính quyền đối với người dân... - Sinh viên Lê Bảo.
Tuyên ngôn Công lý cho Đoàn Văn Vươn do nhóm sinh viên đại học Luật TPHCM khởi xướng hôm 31/3 tới chiều tối ngày 1/4 đã thu hút được trên một ngàn chữ ký cả trong lẫn ngoài nước.

Sinh viên Lê Bảo tại Sài Gòn, một trong những người ký tên đầu tiên, cho biết:

“Đây là một bản án điểm. Nó tổng hợp tất cả những mâu thuẫn lâu nay trong luật và hiến pháp (về chính sách đất đai) đối với người nông dân. Nó thể hiện sự tùy tiện trong việc thu hồi đất đai của chính quyền đối với người dân. Thông qua vụ án này, có thể thấy không chỉ nông dân Hải Phòng mà nông dân cả nước đã có rất nhiều vụ như vậy rồi. Mình mong muốn một phiên tòa công bằng cho ông Vươn cũng như cho tất cả nông dân bị thu hồi đất bất hợp lý và oan ức. Qua đây, mình ký tên ủng hộ (Tuyên ngôn Công lý cho Đoàn Văn Vươn).”

Bản Tuyên ngôn nêu rõ chính quyền huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) đã có nhiều sai phạm, đi ngược lại lợi ích của người dân trong âm mưu dùng võ lực thu hồi bất hợp pháp đất canh tác của gia đình ông Vươn và rằng hành vi chống trả của ông Vươn là quyền tự vệ, bảo vệ tài sản chính đáng.

Bà Nguyễn Thị Thương, vợ ông Đoàn Văn Vươn, đứng trước đống đổ nát của căn nhà bị chính quyền địa phương và các lực lượng vũ trang phá hủy, ngày 4/2/2012.
Bà Nguyễn Thị Thương, vợ ông Đoàn Văn Vươn, đứng trước đống đổ nát của căn nhà bị chính quyền địa phương và các lực lượng vũ trang phá hủy, ngày 4/2/2012.


​​Trong cuộc trao đổi với VOA Việt ngữ tối 27/3, bà Phạm Thị Hiền, em dâu ông Vươn bị truy tố tội “chống người thi hành công vụ” đang được tại ngoại, khẳng định:

“Nếu họ làm đúng luật pháp, chúng tôi khẳng định chúng tôi sẽ thắng kiện 100%. Thế nhưng, sự thật những gì diễn ra trong hơn năm qua, với cách thức họ làm, chúng tôi rất lo lắng không biết cuối cùng người dân chúng tôi có tìm được công lý hay không. Chúng tôi rất trăn trở về điều này. Tuy nhiên, với tất cả tài liệu pháp lý, chúng tôi nghĩ là họ không làm gì được chúng tôi cả. Nhưng để điều đó thành công, có một phần không nhỏ từ tiếng nói của người dân và công luận.”

Bà Hiền cho biết gia đình bà đã có nhiều đơn khiếu nại phản đối cáo trạng còn “sót người lọt tội”, nhưng chưa nhận được phản hồi thỏa đáng từ giới hữu trách:

“Cáo trạng vụ án “hủy hoại tài sản” nói công an đã điều tra xác minh được 19 đối tượng đập, đốt, phá nhà chúng tôi và 2 người lái máy xúc. Vậy mà họ không bị truy tố. Chỉ có 4 người bên chính quyền bị truy tố. Thế nên, chúng tôi rất bức xúc về kết luận điều tra của họ cũng như cáo trạng của Viện Kiểm sát. Chúng tôi sẽ phải tiếp tục đấu tranh tại Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng. Mọi lời kêu gọi cũng như sự ủng hộ của nhân dân cả trong lẫn ngoài nước đến bây giờ hình như họ vẫn để ngoài tai. Chúng tôi sẽ phải cùng mổ xẻ tại phiên tòa. Chúng tôi chỉ yêu cầu các ông, bà làm theo đúng pháp luật, đúng người, đúng tội.”

Nếu họ làm đúng luật pháp, chúng tôi khẳng định chúng tôi sẽ thắng kiện 100%. Thế nhưng, sự thật những gì diễn ra trong hơn năm qua, với cách thức họ làm, chúng tôi rất lo lắng không biết cuối cùng người dân chúng tôi có tìm được công lý hay không... - Bà Phạm Thị Hiền, em dâu ông Ðoàn Văn Vươn.
Về tiến trình thụ lý hồ sơ vụ án, tối ngày 1/4, luật sư Trần Đình Triển, một trong tám luật sư bảo vệ cho gia đình ông Vươn trong cả hai phiên xử tội danh “Giết người, chống người thi hành công vụ” và “Hủy hoại tài sản, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, cho biết:

“Tất cả các luật sư đều có cảm nhận là họ rất tạo điều kiện cho luật sư trong việc nghiên cứu hồ sơ, sao chụp tài liệu. Kể cả việc thông báo về phiên tòa, họ làm cũng rất thận trọng. Họ cử cán bộ đi lên gặp từng luật sư để ký biên nhận. Do đó, tôi đánh giá ban đầu rằng Hội đồng xét xử và Tòa án Nhân dân Hải phòng làm việc có trách nhiệm và đúng pháp luật. Còn phiên xử ra sao thì còn phải đợi sau phiên tòa đã.”

Những người ký tên trong Bản Tuyên ngôn kêu gọi sự quan tâm của công luận cũng như sự công minh của Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng để giải tỏa những khuất tất cho vụ xử được khách quan và công lý được tôn trọng.

Tuyên ngôn có đoạn viết: “Chúng ta hiểu rằng, mỗi chữ ký của chúng ta, sẽ góp phần tạo nên sức mạnh lớn lao của lẽ phải, để làm bừng lên ánh sáng công lý cho Đoàn Văn Vươn.”

Cùng với Tuyên ngôn Công lý cho Đoàn Văn Vươn do nhóm sinh viên luật khởi xướng, các nông dân bị tịch thu đất đai ở Văn Giang, Dương Nội, cũng ra Tuyên bố kêu gọi tòa án Hải Phòng tha bổng cho các thành viên trong gia đình ông Vươn và trừng trị thích đáng những kẻ lạm quyền chà đạp pháp luật, đẩy người nông dân đến bước đường cùng.

Linh mục Matthew Vũ Khởi Phụng ban phước cho mẹ và chị của ông Ðoàn Văn Vươn.
Linh mục Matthew Vũ Khởi Phụng ban phước cho mẹ và chị của ông Ðoàn Văn Vươn.

​​Tuyên bố của những nông dân Văn Giang (Hưng Yên) và Dương Nội (Hà Nội) nói họ có chung hoàn cảnh phải đấu tranh để giữ đất như gia đình ông Đoàn Văn Vươn. Họ kêu gọi đồng bào cả trong lẫn ngoài nước cùng lên tiếng bảo vệ gia đình ông Vươn và khẳng định sự đấu tranh đến cùng, không khoan nhượng của người nông dân trong công cuộc giữ đất.

Hôm 29/3, Ủy ban Công lý và Hòa bình, trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, và Tòa Giám mục Hải Phòng đã gửi văn thư lên Tòa án đề nghị “trả tự do và bồi thường thiệt hại” cho gia đình nông dân Đoàn Văn Vươn.

Cùng ngày, nhóm linh mục Nguyễn Kim Điền với sự hiệp thông của linh mục bất đồng chính kiến Nguyễn Văn Lý đang bị cầm tù phổ biến Tuyên bố kêu gọi mọi người ủng hộ công lý và sự thật trong vụ án Đoàn Văn Vươn.
Trà Mi-VOA

Bùi Tín - Vụ án ‘Cống Rộc’ sẽ thông hay sẽ tắc?

Theo quyết định của chính quyền trong nước, vụ án «Cống Rộc», Tiên Lãng, Hải Phòng, sẽ được xét xử tại trụ sở Tòa án Nhân dân Hải Phòng từ sáng thứ ba 2 tháng 4 đến chiều thứ tư 10 tháng 4, 2013.

Đây là vụ án lớn được dư luận trong nước rất quan tâm theo dõi từ 15 tháng nay, và cũng đựơc dư luận thế giới chờ đợi, để có thể đánh giá và kết luận rằng chính quyền trong nước hiện đi theo con đường nào - con đường dân chủ pháp quyền mà họ vẫn rêu rao, hay theo con đường độc đoán đảng trị mà họ vẫn một mực thực hiện. Đây cũng là một trắc nghiệm lý thú xem nhóm lãnh đạo Cộng sản có thật tâm xây dựng một hiến pháp của dân, do dân, vì dân, hay một hiến pháp do của đảng, vì đảng, và do đảng trong những việc làm của họ.

Thoạt tiên đã có vài dấu hiệu đáng chú ý, tuy chưa phải thật đáng mừng. Đó là việc tòa án Hải Phòng báo tin sẽ xử sơ thẩm vụ án ‘Cống Rộc’ trong 2 đợt, đợt đầu trong 4 ngày, từ ngày 2 đến ngày 5 tháng 4, xử 4 nghi phạm giết người thi hành công vụ là các ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh và Đoàn Văn Vệ; đợt hai trong 3 ngày nữa, từ ngày 8 đến ngày 10 tháng 4, xử 2 bị can Phạm Thị Báu và Nguyễn Thị Thương về tội chống người thi hành công vụ. Mới xuất hiện tên của phó viện trưởng kiểm sát Hải Phòng Bùi Đăng Dung.

Bà Nguyễn Thị Thương, vợ ông Đoàn Văn Vươn, đứng trước đống đổ nát của căn nhà bị chính quyền địa phương và các lực lượng vũ trang phá hủy, ngày 4/2/2012.
Do kéo dài trong 7 ngày, nên có thể không xảy ra chuyện lặp lại các phiên tòa chớp nhoáng, chỉ trong 1 hay 2 buổi, không có phiên tòa bỏ túi - mức án đã định sẵn trong túi áo chủ tọa - không có tranh cãi thật sự, không có nghị án, đối thoại, hỏi và trả lời giữa chủ tọa, bị cáo, luật sư, công tố viên và nhân chứng,

Qyết định về phiên tòa nói rõ đây là phiên tòa công khai, để nhân dân có thể vào dự hoặc đứng quanh tòa án theo dõi qua đài truyền thanh và truyền hình. Mong rằng tòa án sẽ tôn trọng nguyện vọng của người dân, không hạn chế người vào dự hay tụ tập quanh tòa, không cho nhân viên công an chiếm chỗ ngồi, không cho đảng viên hay người được thuê vào dự, như trong 2 vụ xử Linh mục Nguyễn Văn Lý và Luật sư Cù Huy Hà Vũ trước kia.

Một điều đáng chú ý nữa là 6 bị cáo sẽ được 10 luật sư có trình độ và công tâm bảo vệ, các luật sư đã thu thập được khá nhiều chứng cứ vững chắc, nhằm chứng minh rằng cuộc cưỡng chế là sai lầm, phi pháp, rằng việc dùng bộ đội cũng là sai nguyên tắc và phạm luật, rằng việc phá tài sản riêng của công dân ở ngoài khu vững cưỡng chế là sai lầm và phạm pháp, phải bị truy tố và trừng phạt…

Các luật sư cũng nêu rõ tội danh «giết người» cũng không thỏa đáng, vì giết người mà không có ai chết, chỉ vài người bị thương nhẹ, vì bị cáo dùng vũ khí thô sơ tự tạo là để tự vệ, do bị hiếp đáp quá đáng, chỉ nhằm gây tiếng nổ, với đạn hoa cải chỉ để ngăn chặn những hành động phi lý và phi pháp.

Hội đồng xét xử cần tìm hiểu thêm trước khi tuyên án vì sao ông Đoàn Văn Vươn lại được khá đông đảo nhân dân, nông dân, trí thức quý mến – ông chưa từng phạm pháp, còn có công khai phá ao đầm, lấn biển, được coi là anh hùng trong lao động, anh hùng trong lấn biển, khai thác đầm ao, anh hùng trong bảo vệ đất đai đồng ruộng, anh hùng trong bảo vệ công lý, chống trả cường quyền phi pháp.

«Chúng tôi là Đoàn Văn Vươn», là khẩu hiệu phổ biến trên nhiều trang blog.Bốn anh em nhà họ Đoàn bị tạm giam 15 tháng, hơn 450 ngày đêm, là nhiều quá rồi. Nhà cửa riêng của gia đình bị thiêu hủy là quá tàn ác rồi.

Cô Phạm Thị Báu, còn gọi là cô Hiền, vợ ông Đoàn Văn Quý, đã có câu nói xúc động lòng người: «Chúng tôi vui lòng chịu thiệt trong vụ án này để hy vọng từ nay bà con nông dân ta không còn bị thiệt thòi đau khổ vì bị hà hiếp dập vùi nữa». Một câu nói đơn giản, chân thành, đi vào lòng người , đầy tính nhân bản, đối lập hẳn với một số quan chức của Hải Phòng, Tiên Lãng, vừa tham nhũng vừa độc ác, là những thủ phạm thật sự trong vụ án «Cống Rộc» đã được đưa ra ánh sáng công luận từ hơn một năm nay rồi. Tòa án có dám nói đến họ không?

Không phải ngẫu nhiên mà chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phải công nhận rằng vụ cưỡng chế «Cống Rộc» vừa trái pháp luật, vừa trái đạo lý. Còn nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh cũng phải lên tiếng nhận xét rằng việc Hải Phòng dùng quân đội tham gia vụ cưỡng chế «Cống Rộc» là vô nguyên tắc, là tuyệt đối phi pháp.

Ai sẽ là chánh án, chủ tọa Hội đồng xét xử ? Ai sẽ là công tố viên? Những ai sẽ là thẩm phán của phiên tòa 7 ngày xử án tới? Các luật sư sẽ cãi ra sao? Sáu bị can sẽ nói những gì? Báo lề phải và lề trái, các blog tự do tha hồ bàn tán, phỏng vấn, thu lượm dư luận, tranh luận tìm ra lẽ phải và công lý. Bài học rút ra sẽ không ít, sẽ rất sôi nổi, lý thú.

Trên tất cả sẽ là một vụ xử án về bản chất của chính quyền đương đại, của nền tư pháp đương đại, để dư luận trong và ngoài nước có thể kết luận chính quyền này, nền tư pháp này là của dân, do dân, vì dân, hay vẫn cứ là do đảng CS, vì đảng CS và của đảng CS. Vụ án «Cống Rộc» sẽ thông suốt, công bằng, thỏa đáng hay sẽ tắc tỵ?

Mọi sự sẽ rõ ràng minh bạch. Không thể cứ ỡm ờ mãi, nói một đằng làm một nẻo, nói là chính quyền nhân dân, tòa án nhân dân, nhưng khi hành động thì lại là đảng CS ngồi trên đầu dân, dùng tòa án luật pháp để trị tội những công dân ưu tú, lương thiện, được nhân dân quý trọng như những anh hùng của chính mình.

* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Hôm nay xử sơ thẩm 2 vụ án về đất đai ở Tiên Lãng

Lực lượng vũ trang được chủ tịch huyện Tiên Lãng, Hải Phòng huy động để cưỡng chế khu đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn.

Theo Tòa án nhân dân Thành phố Hải Phòng, sáng 2/4, Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng mở phiên tòa sơ thẩm xét xử công khai vụ án “Giết người, chống người thi hành công vụ,” dự kiến xét xử từ ngày 2-5/4.
Tiếp đó, sáng 8/4, Tòa án nhân dân Thành phố Hải Phòng mở phiên tòa sơ thẩm xét xử công khai vụ án “Hủy hoại tài sản công dân, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng,” dự kiến xét xử từ ngày 8-10/4.
Cả hai vụ án đều liên quan đến các hành vi vi phạm pháp luật về sử dụng đất và thu hồi đất tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng (xảy ra ngày 5/1/2012).
Phiên tòa thứ nhất (khai mạc sáng 2/4) do Thẩm phán Phạm Đức Tuyên, Phó Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng làm chủ tọa. Tại phiên tòa sơ thẩm này có sáu bị cáo bị đưa ra xét xử về các tội danh "Giết người," "Chống người thi hành công vụ."
Tham dự phiên tòa có 12 luật sư bào chữa cho các bị cáo và người bị hại. Trong đó, 11 luật sư bào chữa cho các bị cáo và một luật sư bào chữa cho người bị hại.
Phiên tòa thứ hai (khai mạc sáng 8/4) do Thẩm phán Trần Thị Thu Hà, Chánh Tòa Hình sự - Tòa án Nhân dân Thành phố Hải Phòng làm chủ tọa. Tại phiên tòa sơ thẩm này có năm bị cáo bị đưa ra xét xử về các tội danh "Hủy hoại tài sản" và "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng."
Tham dự phiên tòa có tám luật sư bào chữa cho các bị cáo và người bị hại. Trong đó, năm luật sư bào chữa cho các bị cáo và ba luật sư bào chữa cho người bị hại.
Với nguyên tắc khách quan, công minh theo đúng quy định của pháp luật, hai phiên tòa chắc chắn sẽ đáp ứng được sự mong mỏi của người dân về tính nghiêm minh của pháp luật./.
(TTXVN)

Vụ án Đoàn Văn Vươn sẽ được xử theo hướng nào?

Theo kế hoạch thì vào ngày mai, 2 tháng 4 năm 2013, Tòa án Hải Phòng bắt đầu xét xử gia đình ông Đoàn Văn Vươn gồm Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Vệ về tội danh “giết người” vốn quy định mức án cao nhất là 20 năm tù; xét xử bà Nguyễn Thị Thương (vợ ông Đoàn Văn Vươn), bà Phạm Thị Hiền (vợ ông Đoàn Văn Quý) tội danh “chống người thi hành công vụ” có mức án cao nhất là 7 năm tù.

Nha-pha1-250.jpg
Căn nhà của ông gia đình ông Đoàn Văn Vươn bị chính quyền đập phá sau vụ cưỡng chế khu đầm hôm 05/1/2012
"Vừa đá bóng vừa thổi còi"
Trong “biến cố Tiên Lãng”, khi các quan chức Hải Phòng “vừa đá bóng vừa thổi còi” thì công luận có thể hình dung số phận của gia đình Đoàn Văn Vươn ra sao qua phiên toà mà công luận lại nghi ngại có “án bỏ túi”; nếu nói theo lời của cựu Hội thẩm Nhân dân Võ Văn Tạo thuộc Toà án TP Nha Trang, thì “Không cần phải thông minh mới hiểu, lãnh đạo Hải Phòng muốn kết tội anh em ông Vươn thật nặng, hy vọng công luận ‘thông cảm’ cho sai trái của Hải Phòng”.
Nhưng bà Nguyễn Thị Thương, vợ ông Đoàn Văn Vươn, tiếp tục khẳng định:
Đến giờ phút này gia đình chúng tôi vẫn giữ nguyên một quan điểm là không có tội và tất cả hành động chỉ là để bảo vệ tài sản của gia đình mình. Đúng theo như lời bác Hồ nói là giặc đến nhà đàn bà cũng phải đánh, và họ chính là những người đến cướp đất của chúng tôi và việc chống trả của gia đình chúng tôi là rất bình thường. Nếu rơi vào bất kỳ người dân nào thì họ cũng sẽ hành động như vậy.
Qua bài “Âm vang tiếng súng Đoàn Văn Vươn”, blogger Phạm Đình Trọng nhận xét rằng “ Người dân phập phồng lo lắng cho số phận người hùng mở đất Đoàn Văn Vươn trước sự xét xử của pháp luật, nhưng người dân cũng chờ đợi phán quyết của pháp luật, của cơ quan tổ chức cán bộ, của cơ quan kiểm tra đảng đối với những ông quan cai trị dân nhưng ngày càng xa dân, ngày càng đối lập với dân”.
Nếu ngay khi dân oan Đoàn Văn Vươn cùng gia đình lâm nạn, nguyên bí thư đảng uỷ Phạm Văn Doanh tại địa phương của ông Vươn là xã Vinh Quang (huyện Tiên Lãng, Hải Phòng) nêu lên câu hỏi rằng do đâu mà một người thừa bản lĩnh, thừa quyết tâm, nghị lực và niềm tin, thừa cả sự khôn ngoan vì chiến thắng “Thần Biển” như Đoàn Văn Vươn lại vướng vòng lao lý, thì GS Hoàng Xuân Phú, qua bài “Nhân vụ Tiên lãng bàn về công vụ” cũng nêu lên nghi vấn rằng “ Vì sao lại có kết cục bi thảm như vậy ?”. Và GS Hoàng Xuân Phú cảnh báo “ Sẽ còn bi thảm hơn nếu những người cầm quyền không rút ra bài học hợp lý để xử lý đúng vụ này”.
Tha hóa trong quản lý đất đai
Blogger Osin Huy Đức đề cập tới “tiếng vang” của “quả bom Đoàn Văn Vươn”, lưu ý rằng “Vụ nổ không chỉ gây rúng động nhân tâm mà còn giúp nhìn thấy căn nguyên các xung đột về đất đai. Quyền sở hữu nói là của ‘toàn dân’, trên thực tế,
Sau “trái bom Đoàn Văn Vươn”, chúng ta biết, khu đất đầm mà anh có không phải là đất được nhà nước giao mà là đất do gia đình anh phải lấn biển, khai hoang. Suốt 5 năm “trầm mình dưới nước từ mờ sáng tới tận tối khuya”, biết bao lần bị bão biển cuốn phăng để đắp được một bờ kè dài hai cây số, tạo nên bãi bồi màu mỡ và một khu đầm nuôi tôm cá rộng gần 40 hecta. Cũng nơi đây, anh Vươn mất một đứa con gái 8 tuổi vì khi cha mẹ mải làm, con gái của anh đã rơi xuống cống.
Đừng nói chuyện thu hồi, lẽ ra chính quyền Tiên Lãng phải xấu hổ khi ký quyết định giao cho anh Vươn phần đất của chính anh, phần đất mà anh Vươn đã phải gắn bó suốt 20 năm, đã đổ cả mồ hôi và máu. Nếu như, quyền sở hữu về đất đai của người dân được công nhận, thì cách khai hoang, lấn biển của gia đình anh Vươn phải được coi như một hình thức thụ đắc ruộng đất mà từ xa xưa cha ông ta đã áp dụng cho người dân để ngày nay Việt Nam liền một dải từ Lạng Sơn đến Mũi Cà Mau.
Trong bài “Âm vang tiếng súng Đoàn Văn Vươn” vừa nói, blogger Phạm Đình Trọng cũng không quên lưu ý rằng tiếng súng Đoàn Văn Vươn phản kháng quyền lực Nhà nước chỉ là cái ngọn, còn cái gốc chính là luật đất đai đã tước đoạt quyền làm chủ của người nông dân trên mảnh đất của chính họ. Rồi đại tá Phạm Đình Trọng phân tích về “cái gốc” này:
Cái gốc là sự tha hóa, sự xa dân đến mức đối lập lợi ích với dân, sự lợi dụng quyền đại diện Nhà nước quản lý đất đai nhưng ứng xử với đất đai không vì lợi ích Nhà nước, không vì lợi ích toàn dân mà chỉ vì lợi ích của cá nhân và phe nhóm. Sự tha hóa của quan chức đại diện Nhà nước quản lý đất đai đã xuất hiện ở mọi miền đất nước tạo nên dòng người dân mất đất cầm đơn đi khiếu kiện nối dài trong thời gian. Nhưng sự tha hóa của quan chức trong quản lý đất đai như được dung túng. Chưa có nỗi oan khuất mất đất đai của dân nào được giải quyết thỏa đáng, chưa có sự tha hóa nào của quan chức trong quản lý đất đai được nghiêm trị và sự tha hóa cứ lan rộng, kéo dài. Trong xử lý đất đai ở bãi biển xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng có yếu tố của sự tha hóa đó.
Dù Đoàn Văn Vươn không trực tiếp cầm súng hoa cải nhưng, theo blogger Phạm Đình Trọng, Đoàn Văn Vươn là “thủ lĩnh, là linh hồn, là người tiêu biểu cho ý chí lấn biển, mở cõi, mở mang đất sống cho gia đình, cho quê hương và cho đất nước”. Hay nói tổng quát hơn về xã hội VN ngày nay, thì “Tiếng súng Đoàn Văn Vươn là sự bùng nổ của mâu thuẫn đang chứa chất ở nhiều nơi trong xã hội ta hôm nay, mâu thuẫn giữa người nông dân lao động trên mảnh đất mồ hôi xương máu của họ với hệ thống quyền lực nhân danh Nhà nước quản lý mảnh đất đó”.
Khi đề cập đến nhóm “cường hào đỏ” qua vụ Đoàn Văn Vươn, blogger Nguyễn Nghĩa cho rằng ông Vươn tiêu biểu cho thế hệ VN mới “dám nghĩ bằng kiến thức tiên tiến, dám mạo hiểm bằng niềm tin mãnh liệt của bản thân” – đặc điểm của những người thành công nhất thế giới như Bill Gates, Steve Jobs, Michael Dell…
Dồn dân vào bước đường cùng
Qua bài “Nhóm cường hào cộng sản qua vụ Đoàn Văn Vươn, Tiên Lãng, Hải Phòng”, blogger Nguyễn Nghĩa so sánh anh hùng Đoàn Văn Vươn với các "đại gia đỏ" của thời cộng sản hậu tem phiếu này khi các đại gia đều móc ngoặc với chính quyền, đều làm giàu một cách mờ ám, bất chính và không bao giờ dám công khai tài sản. Sau khi chiến thắng thiên nhiên biển cả hùng vĩ, Đoàn Văn Vươn cùng gia đình lại đành thúc thủ trước “cường hào đỏ” mà tác giả Nguyễn Nghĩa cho là “mất tính người” khi anh cùng nhiều người thân lâm vòng lao lý, gia đình tan nát, nhà cửa bị bình địa, đầm thuỷ sản bị niêm phong, cá tôm bị “xã hội đen cấu kết với chính quyền” hôi sạch…Nhưng blogger Nguyễn Nghĩa khẳng định:

image-250.jpg
Ông Đoàn Văn Vươn trong một lần bị hỏi cung tại nơi bị tạm giam
Anh Đoàn Văn Vươn đã hành động đúng… Anh Vươn đã thực hiện quyền thiêng liêng nhất mà bất cứ 1 người nào sinh ra trên quả đất này đều có quyền được hưởng: quyền được sống và mưu cầu hạnh phúc cho mình, quyền được bảo vệ mồ hôi nước mắt mà mình đã đổ ra. Anh Vươn là anh hùng trong lòng tôi.
Qua bài “Nhân vụ Tiên Lãng bàn về công vụ”, GS Hoàng Xuân Phú lưu ý hai tiếng “công vụ” cứ lặp đi lặp lại, “vang lên tiếng chuông dồn dập trong buổi chiều tà, khi cái ác hoành hành nhân danh công vụ để ức hiếp dân lành, khiến tâm hồn bất an, lương tri bứt rứt”; và sau khi giải thích ý nghĩa đích thực của “công vụ”, thì GS Hoàng Xuân Phú nhấn mạnh rằng vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng vi phạm tất cả những tiêu chí liên quan, nên, theo ông, không thể xem là một “công vụ theo nghĩa tử tế”.
Hành động sai trái ấy khiến giới cầm quyền phải chọn lựa, thứ nhất, là nếu coi đó là công vụ thì sẽ phải trả lời nhân dân câu hỏi “Tại sao chính quyền này lại có loại công vụ tệ hại, ức hiếp người dân như vậy?”; thứ hai, nếu không coi đó là một công vụ thì có nghĩa là không thể buộc cho ông Đoàn Văn Vươn cùng người thân tội “giết người” và “chống người thi hành công vụ”, mà thay vì thế, phải “nghiêm trị những kẻ mạo danh công vụ để trục lợi, hại dân và bôi nhọ công vụ”.
GS Hoàng Xuân Phú chắc hẳn không quên nhấn mạnh đến khía cạnh đạo lý trong “biến cố Đoàn Văn Vươn” mà ông cho là còn “cao hơn cả pháp luật, bền hơn cả chế độ” khi “ Đất đã giao cho dân sử dụng bao nhiêu năm nay, dân đã đổ biết bao công sức và tiền của để cải tạo và gây dựng, bây giờ chính quyền thu hồi mà không bồi thường, rồi giao cho cá nhân khác, thì chẳng đạo lý nào chấp nhận được”. Giáo sư Hoàng Xuân Phú kết luận:
Tiếng nổ đã phát ra, không thu lại được nữa. Vấn đề còn lại chỉ là đánh giá và xử lý như thế nào? Nếu cương quyết trừng trị bọn lộng hành, tham nhũng và trả lại công bằng cho người dân, thì mới hy vọng khôi phục được niềm tin của nhân dân và sự bình yên của xã hội. Nếu tiếp tục lấp liếm, xử lý một cách thiên vị cho phía công quyền và dồn tội lên đầu nạn nhân, thì sẽ góp phần đẩy đất nước vào một chu kỳ loạn lạc. Bức xúc dồn nén khắp nơi, có lẽ đã ở mức tới hạn của phản ứng dây chuyền. Tiếng nổ ở Tiên Lãng ngày 5/1/2012 chỉ dừng lại ở vai trò cảnh tỉnh để phục hồi công bằng và luân lý, hay sẽ trở thành tiếng nổ khởi đầu cho loạt nổ lan rộng tiếp theo, điều đó phụ thuộc vào cách xử lý của những người cầm quyền đối với vụ Tiên Lãng.
Nhân dân oan Đoàn Văn Vươn cùng người thân bị đưa ra toà án Hải Phòng về tội gọi là “giết người” và “chống người thi hành công vụ” phát xuất từ một công vụ sai, nhà thơ Trần Mạnh Hải cảm tác bài “Gió Tiên Lãng” với những vần thơ:
lần đầu trong thời cộng sản

một người nông dân

bắn vào chính quyền

đã chiến thắng

Đoàn Văn Vươn

gió Tiên Lãng thổi anh ra khắp nước

lấy mạng sống giữ ruộng vườn

khi chính quyền thành bọn cướp

từ thân phận con lươn

anh nổ súng trước

để được làm con người

đất của dân máu và nước mắt

sao cướp ngày đến cướp mồ hôi?



Đoàn Văn Vươn

anh phải bắn để còn chân lý

chứng tỏ mình còn là người

khi lòng dân biến thành vũ khí

chính quyền sao nhốt được gió trời?

Đoàn Văn Vươn

không ai nhốt được lịch sử

không ai bỏ tù được quê hương

gió Tiên Lãng dựng biển bờm sư tử

gió hoa cà hoa cải gió tình thương…
Thanh Quang, phóng viên RFA
2013-04-01

Doanh nhân Việt Nam tố cáo Trung Quốc lũng đoạn thị trường thép

Nhà máy sản xuất thép của Tập đoàn Hoa Sen (DR)
Nhà máy sản xuất thép của Tập đoàn Hoa Sen (DR)

Trong thời gian qua, Tập đoàn Tôn Hoa Sen lớn nhất Việt Nam hiện nay đã bị các đồng nghiệp Malaysia tố cáo bán phá giá vào thị trường nước họ. Trong một bài phỏng vấn được tờ báo trên mạng The Malaysian Reserve công bố vào hôm nay, 01/04/2013, Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen ông Lê Phước Vũ đã bác bỏ các cáo buộc kể trên, đồng thời xác định rằng « thủ phạm lớn nhất » phá giá sắt thép trong vùng Đông Nam Á chính là các nhà sản xuất Trung Quốc.

Trả lời phỏng vấn của phóng viên tờ báo Malaysia tại Thành phố Hồ Chí Minh, sau khi phủ nhận tất cả các lời tố cáo của các doanh nghiệp Malaysia cho rằng Tập đoàn Tôn Hoa Sen đã bán phá giá sản phẩm của mình vào thị trường Malaysia, ông Lê Phước Vũ cho rằng chính các nhà sản xuất Trung Quốc mới là thủ phạm.

Theo ghi nhận của tờ báo Malaysia, ông Vũ đã nói rằng giới làm thép tại Trung Quốc chỉ cạnh tranh về giá cả chứ không phải về chất lượng và các thủ đoạn bán phá giá các sản phẩm thép của họ rất phổ biến trong khu vực.

Đối với ông Lê Phước Vũ, các sản phẩm thép của Trung Quốc không đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về độ dày của thép.
Riêng về sản phẩm của Tập đoàn Tôn Hoa Sen, ông Lê Phước Vũ khẳng định : « Chúng tôi cung cấp các sản phẩm chất lượng cao với giá cả hợp lý và đó là lý do giúp chúng tôi xâm nhập thành công vào các thị trường xuất khẩu. Chúng tôi tuân thủ chặt chẽ mọi quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)... Do vậy, những cáo buộc của phía Malaysia là không có cơ sở ».

Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen xác nhận là đã nhận được thông báo của Hiệp hội Thép Malaysia vào đầu năm 2013 này, tố cáo tập đoàn ông có hành vi bán phá giá. Ông cho biết sẵn sàng mời các quan chức bộ Thương mại cà Công nghiệp Quốc tế và hiệp hội thép của Malaysia đến Việt Nam để thấy rõ là phía Việt Nam không hề bán phá giá.

Theo đánh giá của tờ báo Malaysia, Tập đoàn Tôn Hoa Sen, trong tài khóa kết thúc hồi tháng 9 năm 2012, đã báo cáo 180 triệu đô la doanh thu, trong đó chỉ có 4% đến từ việc xuất khẩu sang Malaysia. Hoa Sen được xem là tập đoàn xuất khẩu tôn lớn nhất tại khu vực ASEAN, hiện nắm giữ 41% thị phần tại Việt Nam.
Trọng Nghĩa (RFI)

TS. Alan Phan - Những ngày của ô nhiễm…

Tôi quay lại thành phố sau vài ngày nằm dài trên bãi cát…đọc xong cuốn…chơi đùa với vợ con, nhìn những cánh chim hải âu mỗi chiều tà gọi nhau về tổ. Một lễ Phục Sinh an bình trong một tâm hồn “thượng tọa”. Cái nóng của Saigon những ngày giao mùa thật gắt gao và khó chịu. Thêm vào những khói bụi của xe cộ, tiếng ồn ào của mọi thứ gây ra tiếng động…làm mình chợt hỏi…đây có phải là lựa chọn khôn ngoan?
Thêm vào đó, cơn bão vô tình của truyền thông mình gieo qua bài trả lời Hiệp Hội BDS khiến điện thoại và Emails, cũng như các bình luận trên web site Góc Nhìn Alan và các nơi khác trở thành một chuỗi …công việc dài vô tận. Các “thế lực thù địch” của Alan cũng bắt đầu nhẩy ra quậy phá, bôi nhọ…dù sau khi google cuộc đời và sự nghiệp của Alan thì chỉ tìm ra vụ kiện nhau với Sở Chứng Khoán Mỹ (SEC)  mà Alan đã minh bạch báo cáo đầy đủ trong cuốn sách “42 năm làm ăn ở Mỹ và Trung Quốc” cũng như cuốn “Niêm Yết Sàn Mỹ” đều xuất bản 3 năm trước. Khổ cho các bạn này là trong cuộc chọi nhau với người khổng lồ SEC, Alan lại là kẻ thắng trận. Ai cần thêm chi tiết, xin đọc lại bài viết này.
Vài dư luận viên còn cáo buộc Alan là một con kên kên muốn giá nhà xuống để thâu tóm. Chú bé quên mất là Alan, với quốc tịch Mỹ, không có quyền mua nhà đất ở đây. Nhưng để làm vừa lòng các dư luận viên này, Alan xin long trọng hứa là Alan sẽ không bỏ một xu vào BDS Việt trong 10 hay 20 năm tới, ngày nào mà “toàn dân còn sở hữu đất đai”.

Tiến sĩ Alan Phan: “Quả bom” bất động sản sẽ nổ tung
Quay qua cuộc “chất vấn”, “đối thoại”, “tra tấn” mà nhóm BDS đòi tổ chức cho bằng được, Alan đã muốn chào thua các ngài và tịnh khẩu cho qua chuyện; vì Alan được biết “Hiệp Hội” thực ra chỉ là một câu lạc bộ với dưới 100 thành viên không có nhiều hoạt động. Nhưng sau cuộc trao đổi với anh Phạm Đỗ Chí và các bậc trưởng thượng khác, Alan tiếp nhận lời khuyên là đất nước đang cần những cuộc thảo luận rộng mở về các vấn đề…nhức nhối; và việc Alan buông súng nước đầu hàng sẻ làm ô nhiễm xâm phạm đến danh dự của các vị “kẻ sĩ” này.
Thôi cũng đành vậy. Người xưa có nói “hèn vì vợ, chết vì bạn” mà.
Do đó, Alan sẽ sẵn sàng tham dự một cuộc “tranh luận trí thức” theo những quy luật sau:
-        Tổ chức: sẽ do một Viện Đại Học và Hiệp Hội BDS (anh Lê Hoàng Châu làm chủ tịch)
-        Mục tiêu: tạo nhiều góc nhìn đa chiều về vấn nạn BDS với nhiều quan điểm độc lập và thực tiễn. Đề nghị những giải pháp khả thi và có cơ sở.
-        Địa điểm: tại một hội trường của Viện Đại Học
-        Thời gian: một ngày do Ban Tổ Chúc sắp xếp; nhưng sau ngày 26/4 và trước ngày 12/5 vì Alan chỉ có mặt ở Việt Nam vào thời điểm này.
-        Điều phối viên: một giáo sư do Viện Đại Học tuyển chọn
-        Đề tài: do Ban Tổ Chức quyết định
-        Tham dự: khoảng 8 nhân vật có uy tín trong các ngành nghề liên quan đến BDS
Trong 8 nhân vật này, Alan đề nghị Ban Tổ Chức mời các vị sau đây:
Chuyên viên: T/S Phạm Đỗ Chí, L/S Nguyễn Ngọc Bích, T/S Võ Trí Thành, G/S Đặng Hùng Võ, T/S Cao Sỹ Kiêm, T/S Trần Du Lịch…
Ngân Hàng và Quỹ: Ông Don Lâm (Vina Land), ông Trương Văn Phước (Exim Bank), ông Peter Ryder (Indochina Capital), ông Nguyễn Đăng Hưng (SSI), ông Trần Mộng Hùng (ACB)…
Chuyên nghiệp BDS: Ông Đoàn Nguyên Đức (HAGL), ông Nguyễn Xuân Quang (Nam Long), ông Nguyễn Văn Đực (Đất Lành)…
Dĩ nhiên, Ban Tổ Chức sẽ tuyển chọn theo ý mình; nhưng diễn giả phải cần trình độ và kinh nghiệm để đem lợi ích và giá trị đến cho cuộc tranh luận.
Như Alan đã nói ngay từ đầu: không có kẻ thắng người thua trong tranh luận dựa trên trí thức. Không ai độc quyền chân lý. Một cuộc tranh luận cởi mở trên một sân chơi bằng phẳng là đích đến mong đợi của mọi người dân sau những ồn ào hỗn loạn của PR và tâm lý bầy đàn.
Rất mong mùa mưa sớm quay về để làm mát cây xanh và sạch đường phố.
Alan Phan
(Góc nhìn Alan)

Điểm nút

Trong lĩnh vực sân khấu, một vở diễn hấp dẫn thường chứa đựng nhiều kịch tính mà điểm cao trào là khi diễn biến của câu chuyện đưa các nhân vật vào những tình thế mà ở đó họ tự bộc lộ bản chất của mình, điều ít ai ngờ tới hoặc trái ngược với hình ảnh mà họ vẫn (cố) thể hiện trước đó. Điểm cao trào ấy thường được gọi là “điểm nút”.
Được ví như một loại hình sân khấu đặc biệt, các “diễn viên” trên sân khấu chính trị cũng thường đem lại cho khán giả nhiều bất ngờ, dù chẳng mấy khi thú vị, khi những diễn biến nhiều kịch tính trên chính trường đẩy các nhân vật của nó đến những “điểm nút” mà qua đó người ta mới thấy được con người thật của họ.
Hội nghị TW 6 khoá XI (diễn ra từ ngày 1 - 15/10/2012) đã khép lại tấn hài kịch mang tên “chỉnh đốn đảng” với hình ảnh “đ/c X” ung dung cười khẩy trong khi TBT Nguyễn Phú Trọng mếu máo đọc bài diễn văn bế mạc – những hình ảnh “đắt giá” giúp lột tả “phẩm chất” đích thực của 2 nhân vật quan trọng bậc nhất trên sân khấu chính trị ở Việt Nam vài năm gần đây.
Vở tuồng mang tên “Góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992” tuy còn lâu mới kết thúc nhưng xem ra cũng đã để lại cho khán giả nhiều bất ngờ, kèm theo cảm giác bi hài lẫn lộn, khi mà các nhân vật chính, bất kể vô tình hay hữu ý, đã tự “lột truồng” trước mắt bàn dân thiên hạ ở những “điểm nút” của vở diễn. Ngày 25/2/2013, tại buổi làm việc với đảng bộ và chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc, ngài TBT “hồn nhiên” của chúng ta đã phát biểu “chỉ đạo” như sau: “Vừa rồi đã có các luồng ý kiến cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức… Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa! Cho nên các đồng chí quan tâm xử lý cái này.” Còn trong buổi làm việc với Tp Hà Nội ngày 28/2/2013, ngài Chủ tịch Quốc hội kiêm Chủ tịch Uỷ ban Sửa đổi Hiến pháp 1992 thì thẳng tưng thế này: “Tp Hà Nội tổng hợp và ghi nhận nhưng cần đánh giá phân tích nắm bắt tình hình đấu tranh, ngăn chặn tuyệt đối việc lợi dụng việc lấy ý kiến, góp ý vào dự thảo Hiến pháp để tuyên truyền vận động nhân dân chống lại Đảng, chống lại chính quyền.”
Những “lời vàng ý ngọc” trên đây của hai trong số bốn vị “tứ trụ triều đình”, đồng thời cũng là những “phát ngôn nhân” uy tín nhất của hệ thống trong dịp sửa đổi Hiến pháp lần này, không đơn thuần chỉ là sự cố sơ sẩy thông thường; ngược lại, chúng hoàn toàn phù hợp với những diễn biến liên quan khác.
Trong chương trình thời sự VTV 19h ngày 23/3 vừa qua, nhiều người hẳn không khỏi bất ngờ trước việc cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, khi trả lời phỏng vấn của VTV, đã biểu lộ thái độ lúng túng, thiếu nhất quán với hành động liên quan đến Kiến nghị 72 (bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 vị nhân sỹ, trí thức khởi xướng) trước đó của mình, để rồi sau đó người ta mới vỡ lẽ ra rằng bản thân con cái của ông đã bị chính quyền “thăm hỏi rất dữ và cũng rất lo lắng”. Rõ ràng, người ta đã “quan tâm xử lý” và “đấu tranh, ngăn chặn tuyệt đối” ý kiến đầy tâm huyết của những bậc trí thức “ưu thời mẫn thế” như ông Nguyễn Đình Lộc bằng những chiêu thức bỉ ổi nhất.
Việt Nam đang rơi vào cuộc khủng khoảng chính trị - kinh tế - xã hội trầm trọng nhất kể từ giữa thập niên 1980 đến nay và phải đối mặt với những thử thách vô cùng cam go cả trong đối nội lẫn đối ngoại. Chính trường Việt Nam, bởi vậy, chắc chắn còn hứa hẹn nhiều diễn biến phức tạp và đầy kịch tính trong giai đoạn quyết định hiện nay. Và ở những “điểm nút” vẫn đang xuất hiện với tần suất ngày càng cao như trên, các “diễn viên” trên sân khấu chính trị Việt Nam lại càng có nhiều cơ hội để bộc lộ “phẩm chất” đích thực của mình, qua đó cho thấy bản chất của một chế độ vẫn tự xưng là “của dân, do dân và vì dân” cũng như một chính đảng vẫn tự vỗ ngực “là đạo đức, là văn minh”./.
(Blog Lê Anh Hùng)

Nguyễn Xuân Diện - Hải Phòng đêm trước phiên tòa xét xử gia đình anh Đoàn Văn Vươn

21h00 ngày 1.4.2013: Bên ngoài Tòa án Nhân dân Tp Hải Phòng - đường Lê Hồng Phong - Phường Đằng Lâm - Quận Hải An - TP HP. Ảnh: CTV gửi từ Tp Cảng.
Bản tin lúc 20h06' ngày 01/04/2013, báo điện tử Đảng CSVN. Đã nghị án?

21h00 ngày 1.4.2013: Bên ngoài Tòa án Nhân dân Tp Hải Phòng - đường Lê Hồng Phong - Phường Đằng Lâm - Quận Hải An - TP HP. Ảnh: CTV gửi từ Tp Cảng.

Cách đây vài phút, công an đang đập cửa nhà cô Phạm Thanh Nghiên đòi kiểm tra hộ khẩu - tin được P.T. Nghiên loan trên FB.
Được biết, ngay từ những ngày 20 - 22. 3 các khách sạn, nhà nghỉ quanh khu vực Tòa án, đã được các lực lượng an ninh đến viếng thăm, gây áp lực đề nghị hợp tác nhằm kiểm soát lượng người từ các nơi đổ về dự phiên tòa.
Từ ngày 22, an ninh toàn thành phố đã được xiết chặt, các tụ điểm sinh hoạt công cộng bị hạn chế hơn so với ngày thường. 
Tại Tiên Lãng, bộ máy chính quyền địa phương đã gặp gỡ người dân để khuyên không nên đến dự phiên tòa. Nhưng người dân Tiên Lãng nói sẽ thuê xe đến dự phiên tòa. 
Dư luận cho rằng Vụ án Tiên Lãng là một vụ rất lớn vì nó liên quan đến: NÔNG DÂN - BIỂN ĐẢO - CÔNG GIÁO - TRÍ THỨC
NÔNG DÂN: Vì liên quan đến Luật Đất đai, đến Sở hữu, đến Cưỡng chế - Khiếu kiện. đến DÂN OAN
BIỂN ĐẢO: Vì nó quai đê lấn biển, mở mang bờ cõi. Riêng ở Cống Rộc, đoạn đê đó nhà nước chịu, mà Vươn làm được.
CÔNG GIÁO: Vì cả nhà anh Vươn là theo đạo Thiên chúa - cộng đồng có 8 triệu dân ở Việt Nam.
TRÍ THỨC: Vì ngay từ đầu giới trí thức, luật sư, nhân sĩ trong và ngoài nước đã vào cuộc: Viết bài, Lên tiếng, Thảo thư, Quyên góp, Bào chữa, Bênh vực, ra tuyên bố.
Tính chất của vụ việc giống với vụ Nọc Nạng, cách đây 80 năm nên sẽ là một tham chiếu, so sánh để thấy rõ sự minh bạch và thượng tôn pháp luật giữa hai chế độ. Đồng thời, vụ án cũng là thách thức lớn đối với Đảng bộ Hải Phòng nói riêng và TW Đảng CSVN nói chung khi mà Nghị quyết TW về chỉnh đốn đảng đã được dấy lên rầm rộ cách đây ít lâu.
Theo tin rò rỉ trong giới quan chức Hải Phòng từ cách đây khoảng 1 tuần, dự kiến nghị án (án bỏ túi) đối với anh Đoàn Văn Vươn là 07 năm tù, anh Đoàn Văn Quý là 03 năm rưỡi, ông Nguyễn Văn Khanh là 02 năm rưỡi. 

Phiên tòa do Thẩm phán Phạm Đức Tuyên, Phó Chánh án TAND TP Hải Phòng làm chủ tọa.
Phiên tòa do Thẩm phán Phạm Đức Tuyên, Phó Chánh án TAND TP Hải Phòng làm chủ tọa. Sẽ có 12 luật sư tham gia bào chữa tại phiên tòa. Trong đó, 7 luật sư bào chữa theo đề nghị của bị cáo, 1 luật sư bào chữa cho bị hại và 4 luật sư chỉ định. Trong số này có 4 luật sư tham gia bào chữa cho Đoàn Văn Vươn gồm: Luật sư Nguyễn Việt Hùng, Hoàng Mạnh Hùng, Phùng Khắc Lợi (Công ty luât 1-5, Hải Phòng) và Luật sư Nguyễn Hà Luân (Văn phòng luật sư Hưng Đạo Thăng Long, Hà Nội).
ABS: Bản tin lúc 20h06' ngày 01/04/2013, báo điện tử ĐCSVN: Ngày mai (2/4), xét xử vụ án Đoàn Văn Vươn và đồng phạm. Đã có án trước khi phiên tòa sơ thẩm bắt đầu: “Được biết, tiếp đó sáng 8/4, Tòa án nhân dân Thành phố Hải Phòng mở phiên tòa sơ thẩm xét xử công khai vụ án ‘Hủy hoại tài sản công dân, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng’; dự kiến xét xử từ ngày 8-10/4. Phiên tòa (sẽ khai mạc sáng 8/4) do Thẩm phán Trần Thị Thu Hà, Chánh Tòa Hình sự - Tòa án nhân dân Thành phố Hải Phòng làm chủ tọa. Tại phiên tòa sơ thẩm này, có 5 bị cáo bị đưa ra xét xử về các tội danh: Hủy hoại tài sản và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
LS Trần Đình Triển cho biết: Đến 10 h đêm nay, mới có 4 luật sư đến Hải Phòng :Tôi,ls Nguyễn Hồng Bách, ls Đinh Thị Hòa và ls Nguyễn Minh Long; bào chữa cho chị Thương và chị Hiền còn thiếu ls Vũ Văn Lợi . Hai ls (Nguyễn Việt Hùng và Phạm Xuân Nga) bào chữa cho anh Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh và Đoàn Văn Vệ đến giờ này chưa thấy liên lạc với chúng tôi và chúng tôi cũng không liên lạc được.
Bốn anh em chúng tôi ngồi trao đổi với nhau: Cáo trạng truy tố khoản 1-điều 93 BLHS có mức án cao nhất là tử hình thì buộc phải có luật sư bào chữa cho bị cáo. Trường hợp ls Hùng hoặc ls Nga hoặc cả 2 vắng mặt tại phiên Tòa ngày mai thì phiên Tòa phải bị hoãn. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng bố trí ls chỉ định bào chữa cho các bị cáo bị truy tố theo điều 93 thì cũng không hợp pháp, vì: các ls đó không có tên trong Quyết định đưa vụ án ra xét xử và chưa đủ thời gian nghiên cứu hồ sơ vụ án. Đồng thời vụ ”Chống người thi hành công vụ” mà cơ quan ra Quyết định và tổ chức thi hành “công vụ” là UBND huyện Tiên Lãng cũng không được xác định thành phần tham gia tố tụng.
Nếu vắng mặt ls Hùng, ls Nga, UBND huyện Tiên Lãng không được xác định thành phần tham gia tố tụng,... mà Tòa vẫn tiến hành xét xử thì đây sẽ là 1 sự kiện pháp lý gây bức xúc và tranh luận…
22h52: Trước tòa án có 1 xe phá sóng điện thoại và một vài công an đang đứng.

NƠI ĐANG GIAM GIỮ 4 NGƯỜI HỌ ĐOÀN.
Nhà tù Trần Phú, số 125 Nguyễn Đức Cảnh, Gần Chợ Sắt (Ảnh chụp lúc 21h30. Ảnh: N.C. Đ)
Đường bao Nguyễn Văn Linh hiện đang tắc cứng, xe containe xếp hàng dài từ cầu Niệm cho đến tòa án, kéo dài suốt đến cổng. Dọc đường có rất nhiều CA ngồi trên xe máy chốt chặn, trước cửa tòa án lúc 23h50 có 2 xe CSCĐ, 1 xe tải chở quân với khoảng 25 lính, xung quanh có từng nhóm nhỏ 2 lính canh gác,có 1 xe tải chở 1 máy phá sóng. Dọc đường Lạch Tray vẫn có CA chốt chặn tại các nút giao thông gặp rất nhiều xe con biển xanh 16 và 31 đi lại, ngã Tư Quán Mau có 1 chiếc xe 16 chỗ cắm cờ và băng rôn Hội CCB binh đoàn Trường Sơn nằm đỗ góc đường. Đường phố vắng tanh ít người đi lại hơn thường ngày.

Nguyễn Xuân Diện

Ðoàn Văn Vươn và đồng phạm chuẩn bị, chống đối việc cưỡng chế thu hồi đất như thế nào?

(TTHN) - Báo Nhân dân đang làm thay việc của các cơ quan tư pháp, trong điều kiện đảng lãnh đạo toàn diện thì một bài viết như thế này có mục đích gì?
Hôm nay 2-4, Tòa án nhân dân TP Hải Phòng đưa ra xét xử công khai vụ án giết người và chống người thi hành công vụ xảy ra ngày 5-1-2012 tại thôn Chùa Trên, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng. Ðây là vụ việc thu hút sự quan tâm của dư luận hơn một năm qua.
Chuẩn bị hung khí
Theo Cáo trạng số 10/CT-P1A ngày 4-1-2013 của Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) TP Hải Phòng, năm 1993, Ðoàn Văn Vươn, trú tại thôn Thúy Nẻo, xã Bắc Hưng, huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng có đơn và được UBND huyện Tiên Lãng giao 21 ha đất bãi bồi ngoài đê biển quốc gia thuộc xã Vinh Quang với thời hạn sử dụng 14 năm kể từ ngày 4-10-1993. Trong quá trình đắp bờ, Ðoàn Văn Vươn đã lấn chiếm ra ngoài diện tích được giao 19,3 ha, UBND huyện Tiên Lãng đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính và tiếp tục giao bổ sung 19,3 ha cho Ðoàn Văn Vươn để nuôi trồng thủy sản, thời hạn sử dụng đến ngày 4-10-2007. Ngày 7-4-2009, UBND huyện Tiên Lãng ra Quyết định số 461/QÐ-UBND thu hồi diện tích 19,3 ha đất với lý do đã hết thời hạn sử dụng. Vì không đồng ý với quyết định thu hồi đất, Ðoàn Văn Vươn đã khởi kiện đến Tòa án. Tòa án giải quyết và giữ nguyên Quyết định số 461/QÐ-UBND. Ngày 24-11-2011, UBND huyện Tiên Lãng ra Quyết định số 3307/QÐ-UBND về việc cưỡng chế thu hồi đất đối với diện tích 19,3 ha và ban hành kế hoạch tổ chức cưỡng chế. Quyết định thu hồi đất và kế hoạch cưỡng chế được UBND huyện thông báo cho Ðoàn Văn Vươn, đồng thời chỉ đạo tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương giải thích, vận động nhưng Ðoàn Văn Vươn vẫn không chấp hành.
Sau khi nhận được thông báo của UBND huyện về việc cưỡng chế thu hồi đất đầm, Ðoàn Văn Vươn đã nhiều lần cùng với anh em trong gia đình gồm: Ðoàn Văn Quý, Ðoàn Văn Sịnh, Ðoàn Văn Thoại, Phạm Thái bàn bạc quyết tâm giữ lại đầm bằng mọi cách, trong quá trình bàn bạc, Vươn nói: phải chuyển từ tranh chấp dân sự hành chính sang vụ án hình sự. Quý nói: "bắn chết mẹ chúng nó đi", Vươn và Sịnh bàn bạc và thống nhất với mọi người làm hàng rào ngăn lối đi, làm mìn tự tạo chôn trên đường vào, trải rơm đốt, dùng súng hoa cải để bắn vào lực lượng cưỡng chế. Việc bàn bạc thường diễn ra tại nhà Vươn, nhà Quý trong các bữa ăn, có mặt Nguyễn Thị Thương (vợ Ðoàn Văn Vươn) và Phạm Thị Báu (vợ Ðoàn Văn Quý).
Ðể thực hiện việc chống đối, Sịnh, Quý, Thoại, Thái, Báu, Thương và một số người trong gia đình cùng nhau làm năm hàng rào ngăn cản trên đường vào khu đầm, trải rơm trên đường đi. Quý chỉ đạo Báu đi mua 20 lít xăng về để đổ vào rơm, mua ba mũ len trùm đầu cho Quý, Thoại, Thái. Trước đó, tại nhà trông đầm của Ðoàn Văn Vươn chỉ có một khẩu súng bắn đạn hoa cải do Vươn mua từ trước, cho nên Vươn, Quý, Sịnh đã góp tiền đưa cho Ðoàn Văn Vệ 10,5 triệu đồng cùng với một vỏ tút đạn làm mẫu để đi mua súng bắn đạn hoa cải. Nhưng sau đó Vệ không mua được cho nên Vươn và Thoại đã đi mua thêm một khẩu súng bắn đạn hoa cải, thuốc súng và các vật liệu chế tạo đạn hoa cải về đưa cho Quý.
Các đối tượng Vươn, Sịnh, Quý, Thoại, Thái xác định khi sử dụng mìn tự tạo, súng bắn đạn hoa cải chống lại lực lượng cưỡng chế không chỉ gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của những người tham gia cưỡng chế mà còn gây nguy hiểm đến tính mạng và tài sản của gia đình mình, cho nên khi thấy Quý đặt mìn cách nhà khoảng 15 m thì Vươn bảo Quý chôn mìn ra hàng rào thứ hai cách khoảng 40 m để an toàn cho những người trong nhà. Vươn phân công trẻ em, phụ nữ sơ tán và chuyển tài sản có giá trị về nhà Sịnh và Thoại; còn Quý, Thái, Thoại trực tiếp sử dụng súng, mìn, bình ga để chống lại những người tham gia cưỡng chế.
Quyết tâm phạm tội đến cùng
Sáng 5-1-2012, tổ công tác số 3 đi đầu để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và tiến hành rà phá vật liệu cháy, vật liệu nổ trên đường dẫn vào khu đầm do Vươn đang quản lý, khi đến sát hàng rào thứ nhất, cách nhà Quý khoảng 40 m, Quý đã kích nổ mìn tự tạo làm bình ga tung lên, nhưng do bình ga không phát nổ, cho nên không gây thương tích cho đoàn công tác. Tổ công tác thực hiện trách nhiệm của mình tiếp tục tiến đến hàng rào thứ hai sát với chuồng chăn nuôi cách nhà Quý khoảng 18 m, lúc này Quý dùng súng hoa cải bắn phát thứ nhất vào nhóm bên trái chuồng chăn nuôi. Thấy có người bị thương, Quý tiếp tục cầm khẩu súng thứ hai bắn vào nhóm bên phải chuồng chăn nuôi làm một số người bị thương. Ngay lúc đó, Thoại từ trên tầng hai chạy xuống lấy một khẩu súng và mang theo đạn lên tầng hai, còn Quý tiếp tục nạp đạn và bắn phát thứ ba, lúc này Quý cũng nghe thấy tiếng súng nổ từ trên tầng hai. Sau đó Thái và Thoại từ tầng hai cầm súng chạy xuống bảo Quý rời khỏi nhà. Quý chạy ra đổ xăng vào rơm đốt nhưng do đêm hôm trước trời mưa, rơm không cháy được, cho nên Quý, Thoại, Thái cầm theo hai khẩu súng xuống thuyền bỏ trốn. Sau khi sự việc xảy ra, Quý, Thoại, Thái liên lạc bằng điện thoại di động với Sịnh và Báu để nắm tình hình. Ðoàn Văn Vệ đến hiện trường sau khi Quý đã bắn vào lực lượng cưỡng chế, mặc dù bị ngăn cản, nhưng Vệ vẫn vào khu vực cưỡng chế nắm tình hình thì bị lực lượng bảo vệ hiện trường giữ lại và thu trong túi áo của Vệ một vỏ tút đạn mà Quý đã đưa làm mẫu để Vệ đi mua súng trước đó.
Hậu quả hành vi của Quý, Thái, Thoại sử dụng các công cụ, phương tiện tiến công vào tổ công tác số 3 đã làm bị thương bảy người, gồm: Lê Văn Mải, sinh năm 1957; Nguyễn Văn Phong sinh năm 1991; Vũ Anh Tuấn, sinh năm 1979; Ðào Văn Ðức, sinh năm 1976; Ðỗ Xuân Trường, sinh năm 1988; Ðào Trọng Dũng, sinh năm 1980 và Lê Văn Ghi, sinh năm 1968. Kết quả giám định pháp y cho thấy, các nạn nhân nêu trên đều bị nhiều vết thương và giảm sức lao động, trong đó Lê Văn Ghi bị 16 vết thương, giảm 43% sức lao động; Vũ Anh Tuấn bị 23 vết thương, giảm 25% sức lao động; Ðỗ Xuân Trường bị chín vết thương, giảm 35% sức lao động...
Ngày 7-1-2012, Ðoàn Văn Quý đến Công an TP Hải Phòng đầu thú, khai nơi cất giấu hai khẩu súng bắn đạn hoa cải và sau đó Cơ quan điều tra đã thu hồi hai khẩu súng này. Căn cứ lời khai của Ðoàn Văn Quý, căn cứ vào các tài liệu khác, ngày 9-1-2012, Cơ quan CSÐT Công an TP Hải Phòng ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự về hành vi giết người, chống người thi hành công vụ, khởi tố bị can đối với Ðoàn Văn Vươn, Ðoàn Văn Sịnh, Ðoàn Văn Quý, Ðoàn Văn Vệ, Ðoàn Văn Thoại, Phạm Thái về hành vi giết người và khởi tố bị can đối với Phạm Thị Báu, Nguyễn Thị Thương về hành vi chống người thi hành công vụ. Ðồng thời, bắt tạm giam Ðoàn Văn Vươn, Ðoàn Văn Sịnh, Ðoàn Văn Vệ, triệu tập Nguyễn Thị Thương, Phạm Thị Báu đến Cơ quan điều tra để làm rõ vụ việc. Do Ðoàn Văn Thoại và Phạm Thái bỏ trốn sau khi gây án, cho nên Cơ quan công an đã ra quyết định truy nã hai đối tượng này.
Tại Cơ quan điều tra, các bị can đều khai nhận hành vi của mình như nội dung đã nêu trên. Cụ thể là: Ðoàn Văn Vươn là người đứng ra tổ chức bàn bạc việc chống đối lực lượng cưỡng chế, đưa ra kế hoạch làm hàng rào, dùng mìn tự tạo, súng bắn đạn hoa cải, trực tiếp đi mua thêm một khẩu súng bắn đạn hoa cải cùng các vật liệu chế tạo đạn, mìn, mua dây điện, dạy Quý cách làm mìn tự tạo, chỉ đạo việc chống đối. Ðoàn Văn Quý tham gia bàn bạc chống đối một cách tích cực, trực tiếp làm mìn tự tạo, đào hố chôn mìn, mua thêm bình ga, chuẩn bị bao đá, kích nổ mìn tự tạo, dùng súng bắn ba phát đạn hoa cải vào lực lượng cưỡng chế, đổ xăng vào rơm đốt. Ðoàn Văn Sịnh tham gia bàn bạc chống đối, đưa ra ý kiến làm hàng rào, trải rơm, góp tiền mua súng, đạn hoa cải, ở ngoài nắm tình hình thông báo cho Quý, Thoại, Thái. Ðoàn Văn Vệ tham gia với vai trò giúp sức trong việc đi mua súng bắn đạn hoa cải. Phạm Thị Báu trực tiếp làm hàng rào, trải rơm, mua xăng, mua mũ len. Nguyễn Thị Thương trực tiếp làm hàng rào, trải rơm nhằm mục đích chống lại người thi hành công vụ. Trong quá trình điều tra, đến ngày 15-10-2012, bị can Quý từ chối khai báo. Ðến ngày 29-10-2012 bị can Báu khai có thực hiện hành vi nêu trên nhưng không nhận thực hiện hành vi đó với mục đích chống lại người thi hành công vụ. Tuy nhiên, căn cứ lời khai ban đầu của bị can Quý, Báu, lời khai của các đồng phạm, những tài liệu chứng cứ thu thập được, có đủ cơ sở kết luận bị can Ðoàn Văn Quý đã có hành vi tham gia bàn bạc và trực tiếp thực hiện tội phạm; Phạm Thị Báu đã thực hiện hành vi làm hàng rào, trải rơm, mua xăng về để đốt nhằm chống lại những người thi hành công vụ.
Cũng theo Cáo trạng của Viện KSND thành phố Hải Phòng, với các chứng cứ, lời khai của các nhân chứng và tài liệu chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án đủ cơ sở để xác định: Với mục đích chống đối để không phải giao lại đất, chuyển từ vụ việc dân sự hành chính sang vụ án hình sự, Ðoàn Văn Vươn, Ðoàn Văn Quý, Ðoàn Văn Sịnh, Ðoàn Văn Thoại, Ðoàn Văn Vệ, Phạm Thái đã bàn bạc, làm hàng rào, trải rơm, làm mìn tự tạo, chuẩn bị súng bắn đạn hoa cải và đã sử dụng mìn, súng bắn đạn hoa cải bắn vào những người làm nhiệm vụ khiến bảy người đang thi hành công vụ bị thương. Các bị can nhận thức rõ việc sử dụng mìn tự tạo, súng bắn đạn hoa cải là vũ khí, vật liệu nổ gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của người khác, nhưng để đạt được mục đích, các bị can đã cố ý thực hiện hành vi giết những người thi hành công vụ. Ngay từ khi bàn bạc, Ðoàn Văn Quý đã thể hiện mong muốn giết người qua lời nói "bắn chết mẹ chúng nó đi" và được Vươn, Sịnh tán thành, góp tiền mua thêm súng, chuẩn bị kỹ lưỡng việc sử dụng mìn tự tạo, súng để bắn vào bất kỳ người nào thi hành lệnh cưỡng chế. Ý chí quyết tâm thực hiện tội phạm đến cùng, được thể hiện rõ thông qua hành vi kích mìn nổ, nhưng không đạt hiệu quả thì tiếp tục sử dụng súng bắn, thấy có người trong tổ công tác bị trúng đạn vẫn tiếp tục bắn nhiều phát nữa. Hậu quả chết người chưa xảy ra nằm ngoài ý muốn của các bị can. Như vậy, có đủ cơ sở xác định các bị can đã có hành vi phạm tội giết người theo quy định tại Ðiều 93 Bộ luật Hình sự.

Những Quả Bom Đoàn Văn Vươn

Hình minh họa
Sẽ hiếm có phiên tòa nào được nhiều người quan sát như phiên tòa xét xử anh em nhà Đoàn Văn Vươn. Nếu vẫn cố thủ trong pháp chế XHCN thì áp dụng chuyên chính để trấn áp là chuyện không còn phải bàn. Nếu muốn gieo cấy những hạt giống pháp quyền thì mục tiêu của bản án phải là công lý.
Chỉ có tư duy trên nền tảng của sự mặc cảm và sợ hãi mới cho rằng nếu không trừng phạt anh Vươn là buông lơi chuyên chế, là sẽ có nhiều nông dân khác tiếp bước anh Vươn. Hành động của anh Đoàn Văn Vươn, trong sâu xa là một tiếng kêu oan chứ không phải là hành động của một người cùng quẫn. Đành rằng anh có tự "chuẩn bị vũ khí" nhưng trái bom mà anh tự chế không để gây sát thương, nó chỉ để tạo ra tiếng nổ.
Hành vi của anh Vươn có dấu hiệu chống người thi hành công vụ, bởi cho dù những người ấy thi hành một quyết định vô lương thì họ cũng làm việc đó nhân danh nhà nước. Hành vi của anh có dấu hiệu cố ý gây thương tích vì có làm bị thương nhẹ một số nhân viên. Nếu cố ý giết người chắc hẳn anh Vươn không dùng súng hoa cải bắn ở một tầm xa như vậy.
Những phát súng và quả bom Đoàn Văn Vươn chỉ như tiếng trống kêu oan gióng lên trước Tam Pháp ty. Nhờ nó mà chính quyền trung ương nhận ra sự lạm quyền của chính quyền địa phương, nhận ra những bất hợp lý trong Luật Đất đai. Theo khoản 4, điều 8 của Bộ Luật Hình sự, thì hành vi của anh em nhà anh Vươn chưa cấu thành tội phạm (Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác).
Không phải tự nhiên khi bất cứ ai lên tiếng trên các diễn đàn nhân dân đều mong muốn được thấy anh Vươn tự do. Đấy không chỉ là sự cảm thông cá nhân mà còn là cả một nỗi khát khao công lý.
Chính sách đất đai hiện nay đang dồn không biết bao nhiêu người dân vào hoàn cảnh Đoàn Văn Vươn. Công việc của vị thẩm phán xử anh Vươn cũng như một chiến sỹ công binh. Nếu bản án chỉ lo trấn áp thì sẽ dồn những Đoàn Văn Vươn khác vào bước đường cùng, sức công phá của những quả bom ấy sẽ khốc liệt chứ không chỉ gây tiếng nổ. Nếu bản án công bằng với anh Vươn thì những ngòi nổ trong hàng loạt quả bom Đoàn Văn Vươn khác cũng tự nhiên được tháo ra. Bởi những người nông dân mất đất ấy sẽ trì hoãn sự phản ứng của mình để chờ công lý.
Bản án là thông điệp của nhà nước trung ương tới chính quyền địa phương; là sự lựa chọn giữa người dân lương thiện và đám cường hào; là sự xác lập chuẩn mực công vụ: bảo vệ dân chúng hay nhân danh nhà nước để chà đạp lên dân chúng.
Phiên tòa chắc chắn sẽ không kết thúc ngay cả khi bản án đã có hiệu lực. Tên tuổi của Đoàn Văn Vươn rồi sẽ còn vang. Chuyến tàu đi vào lịch sử của anh đủ chỗ để các vị thẩm phán và cả người đứng đầu chế độ quá giang. Vấn đề là họ chọn chỗ đứng trên bia miệng hay ở trong lòng hậu thế.
 Huy Đức

Hai điều lạ trong chỉ 7 ngày

Hình minh họa
Hai điều lạ đã diễn ra trong chỉ 7 ngày. Đầu tiên, giá xăng bất ngờ “đánh úp” người dân khi tăng 1.430 đồng/lít. Nói đánh úp là bởi giá xăng thế giới thì đang giảm. Điều hành xăng dầu kiểu này đúng là lạ.
Thế giới tăng, ta tăng. Thế giới giảm, ta vẫn tăng. Thế giới đứng im, ta… điều chỉnh.
Ngày 28.3, “ta” vẫn tăng. Nhưng đáng để nói nhất phải là nguyên nhân tăng giá xăng là tại buôn lậu. Đại khái theo Bộ Tài chính hiện giá trong nước thấp hơn giá của các nước có chung đường biên giới với Việt Nam từ 2.000- 5.000 đồng/lít dẫn đến tình trạng buôn lậu xăng dầu diễn ra phức tạp. Ta “điều chỉnh” vừa để chống buôn lậu, vừa để ngân sách khỏi bù lỗ. Xem ra, với cách giải thích này, chính nhân dân là người phải chịu trách nhiệm vì tình trạng buôn lậu xăng dầu.
VietNamNet hôm qua giật tít “Cả tạ rau không mua nổi cân thịt”. Những người trồng rau chẳng hạn, đương nhiên sẽ phải đổ mồ hôi nhiều hơn, sẽ phải thọc sâu hơn vào túi khi tần ngần đứng trước hai chữ “điều chỉnh” ngoài cây xăng. Có lẽ, cứ điều hành kiểu “ta” thế này rồi sẽ đến lúc “cả tạ rau không mua nổi lít xăng”. Bởi rau, có lẽ là không thể độc quyền được.
Trong khi đó, thị trường vàng “giựt kinh phong” sau phiên đấu giá ế 24.000 lượng vàng của Ngân hàng Nhà nước. Điều lạ là hơn 2.000 lượng vàng với giá trên trời vẫn có người mua. Mới biết để ai đó khoe khoang rằng “vẫn có mua”, không ít người phải bấm bụng. Điều lạ là lời giải thích chính thức của đại diện Ngân hàng Nhà nước sau đó rằng, họ chỉ “quan tâm đến việc bình ổn thị trường vàng” mà không quan tâm đến “bình ổn giá”.
Lời giải thích này nó cưỡng từ đoạt lý đến nỗi ngay cả các chuyên gia tài chính cũng không thể đưa ra một ví dụ tiền lệ về một thứ hàng hóa mà lại không liên quan đến giá. Cưỡng từ đoạt lý còn là bởi thứ mà người dân quan tâm nhất thì lại chỉ là giá? Có tình hình thị trường nào không bắt đầu và đương nhiên phải bắt đầu từ giá. Có loại bình ổn nào tách rời được yếu tố giá?
2 mặt hàng, 2 hành vi quản lý, 2 mức giá vô lý. Nhưng, lại có một điểm chung.
Khi Ngân hàng Nhà nước vừa tay trái ký các quyết định làm chính sách, độc quyền vàng SJC chẳng hạn, và tay phải thì gõ búa trong một phiên đấu giá vàng. Thì câu chuyện giá vàng trong nước gần với giá vàng thế giới vẫn còn xa lắm.
Còn xăng. Nói đi nói lại mãi vẫn chỉ là câu chuyện độc quyền mà việc “điều chỉnh”, thấy rõ địa chỉ lợi ích dứt khoát không phải là người dân.

Đào Tuấn
(Dân Việt)

Giải pháp nào cho đồng chí X?

Ngày đầu tiên trong nhiệm kỳ đầu tiên của chức vụ thủ tướng, 3 Dũng có được nhiều lợi thế mà trước đây các thủ tướng tiền nhiệm chưa có được: Quĩ dự trữ ngoại tệ gần 24 tỉ Dollars và một nền kinh tế đầy khởi sắc mà nhiều người ví von Việt Nam là một con hổ mới của châu Á. Thế mà chỉ sau hơn một nhiệm kỳ rưỡi, dưới sự lèo lái của 3 Dũng, giờ đây nền kinh tế nước ta thảm hại vô cùng. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi biết được 3 Dũng bị cộng đồng mạng công kích tơi bời hoa lá.
Tôi không phải là một nhà phân tích kinh tế và cũng không phải là một nhà bình luận chính trị, tôi chỉ là một người Việt Nam rất trăn trở với tình hình hiện tại của đất nước, muốn nêu lên một số suy nghĩ của mình và đề nghị một số giải pháp cho 3 Dũng:
1- Công tâm mà nói một mình 3 Dũng không thể nào phá hoại nền kinh tế của nước ta, mà là cả một tập đoàn cán bộ lãnh đạo của cộng sản Việt Nam (csvn). Những cán bộ lãnh đạo các cấp của csvn ngày nay làm việc không phải vì đất nước mà chỉ vì cái túi riêng của gia đình họ mà thôi, họ làm bất cứ việc gì, nếu việc đó bỏ tiền đầy túi, ngay cả những việc làm có thể ảnh hưởng đến an ninh của quốc gia.
2- Trong lãnh vực kinh tế và chính trị tài năng của một cá nhân không thể chỉ dựa vào học vị mà họ đã được đào tạo mà chính là ở bản thân của con người đó. Một ví dụ điển hình nhất là ông Đoàn Nguyên Đức hiện là chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, có người nào ở nước ta có học vị cao về kinh tế mà hoạt đông kinh doanh hiệu quả hơn ông Đức không? Trong thời gian qua, cộng đồng mạng đánh giá 3 Dũng bất tài, nhưng những gì mà 3 Dũng có được trong thế lực hiện tại cũng như tiền tài thì tôi nghĩ rằng 3 Dũng rất có tài, có điều tài năng không sử dụng đúng chỗ (chúng ta nên nhớ cán bộ csvn làm lãnh đạo là để tranh giành quyền lực và kiếm tiền chứ không phải để phục vụ nhân dân).
3- Hiện nay đất nước ta đang đứng trước hiểm họa xâm lược từ Trung Quốc (TQ), đây là một hệ lụy từ những thỏa thuận giữa giới lãnh đạo chóp bu tiền nhiệm của hai đảng cộng sản TQ và VN, đất đai của tổ tiên để lại đã bị cắt xén hơn 20.000 km2, nhưng csvn vẫn bi bô là không mất một tấc đất đất nào (khi Pháp rút khỏi VN năm 1954, thì thác Bản giốc cách đường biên Việt - Trung gần 20km, giờ đây ba phần tư thác Bản giốc nằm trên phần đất của TQ).
4- Những người lãnh đạo của csvn đều nhận biết ngày tàn của csvn sắp đến, nhưng vẫn ra sức chống đỡ chỉ vì quyền lợi của cá nhân mà thôi, Nguyễn Phú Trọng thì quá giáo điều đến mức quá tầm thường khi hăm he người dân bỏ điều 4 hiến pháp, Trương Tấn Sang tuy không giáo điều như NPT, nhưng vẫn mỵ dân hô hào người dân góp ý sửa hiến pháp, NTD không thấy xuất hiện nói về góp ý sửa hiến pháp, ngoài ra NTD còn ghi được một điểm son khi đứng trước quốc hội khẳng định 74 chiến sĩ hải quân VNCH đã anh dũng hy sinh trong trận chiến chống TQ đánh cướp Hoàng Sa năm 1974, đây là một sự kiện mà chưa có lãnh đạo cao cấp nào của csvn nêu công khai trước quốc hội.
5- Mặc dù “nhóm lợi ích” đã góp phần làm kiệt quệ nền kinh tế của nước nhà, nhưng trong giai đoạn hiện nay không nên kiên quyết thanh toán “nhóm lợi ích” này mà nên hướng nhóm này vào sự nghiệp chung là chống TQ xâm lược và xây dựng xã hội tự do, dân chủ cho VN. Nếu TQ cướp nước ta thì chắc chắn quyền lợi của “nhóm lợi ích” này tổn hao rất lớn. Để thực hiện được nhiệm vụ chống TQ xâm lược và xây dựng xã hội tự do, dân chủ chắc chắn phải có sự tham gia tích cực của lực lượng cấp tiến trong quân đội và công an.
6- Hiện nay Nga, Trung Quốc và Hoa Kỳ đang chia nhau những ảnh hưởng chính trị, kinh tế trên toàn cầu. TQ hiện đang xuất hiện tư tưởng Đại Hán. Nếu csvn còn độc tôn lãnh đạo VN thì mất nước là không tránh khỏi. Nga hiện nay thực chất là tên lái buôn vũ khí, nếu có sự lựa chọn giữa VN và TQ đương nhiên Nga sẽ không bỏ một thị trường béo bở là TQ. Hoa kỳ chẳng tốt đẹp gì với VN, ở đâu có quyền lợi cho nước Mỹ thì họ nhảy vào, nhưng chưa bao giờ Hoa kỳ dùng bạo lực để giành lấy những gì không thuộc quyền sở hữu của mình. Vì vậy hợp tác với Hoa Kỳ là có lợi cho Việt Nam nhất.
Để chống TQ xâm lược VN và bước đầu hình thành một xã hội dân chủ ở nước ta mà qua đó người dân ta tránh được nhiều đau thương nhất, lực lượng có khả năng lúc này nhất là 3 Dũng và những người thuộc “nhóm lợi ích”. 3 Dũng và phe của ông ta phải tranh thủ sự ủng hộ của Hoa Kỳ và các nước đồng minh trong khu vực. Những việc mà 3 Dũng cần phải làm:
1- Trả tự do tất cả tù chính trị, đồng thời sử dụng lực lượng hiện tại giữ vững an ninh cho xã hội.
2- Lật tẩy hai con ác chủ bài mà lâu nay csvn che giấu đó là sự thật về ông HCM và nội dung thỏa hiệp giữa cộng sản Việt Nam và cộng sản Trung Quốc tại Thành Đô năm 1990
3- Công khai kêu gọi người dân tẩy chay hàng TQ và chuẩn bị chống TQ xâm lược..
Vì kiến thức có hạn, nhưng vì rất phẫn nỗ trước sự hung hăng, bạo tàn của TQ và rất vô cùng khao khát có được sự tư do, dân chủ cho dân Việt, nên tôi mạnh dạn nêu lên một số ý kiến của mình, nếu có gì sai sót, mong bạn đọc bỏ qua.
Sài Gòn, ngày 01-04-2013
Như Nguyên
(DLB)

Hội chứng ’hứa’... của quan chức và showbiz Việt

Hứa giảm tải bệnh viện, cấm phong bì, hứa giảm ùn tắc và tai nạn giao thông, hứa không cởi... rất nhiều lời hứa của quan chức và sao Việt nhưng tựu chung cũng chỉ là 'hứa thật nhiều, thất hứa thì cũng thật nhiều...".
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến bắt đầu nhiệm kỳ của mình với lời hứa giảm tải bệnh viện và nhắc lại lời hứa ấy rất nhiều lần trong 2 năm qua. Gần đây nhất, Bộ trưởng hứa giảm nhiệt những bệnh viện
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến bắt đầu nhiệm kỳ của mình với lời hứa giảm tải bệnh viện và nhắc lại lời hứa ấy rất nhiều lần trong 2 năm qua. Gần đây nhất, Bộ trưởng hứa giảm nhiệt những bệnh viện "nóng" nhất trong năm 2013.

Thế nhưng, chính bà cũng
Thế nhưng, chính bà cũng "choáng" khi chứng kiến cảnh bệnh nhân "lóp ngóp" bò từ gầm giường ra... chào mình khi bà đến thăm Bệnh viện Ung bướu TP.HCM

Do quá tải, bệnh nhân phải nằm điều trị ngoài hành lang bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TPHCM
Do quá tải, bệnh nhân phải nằm điều trị ngoài hành lang bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TPHCM

Tuyên chiến với nạn phong bì, thậm chí Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu từ giám đốc đến trưởng, phó khoa và nhân viên các cơ sở y tế phải ký cam kết “nói không với phong bì”. Còn người nhà bệnh nhân cũng phải ký cam kết không đưa phong bì cho bác sĩ trước và trong khi điều trị, sau đó lại là vấn đề khác. Bộ trưởng bảo, không thể cấm họ biếu hay cấm bác sĩ nhận quà sau khi đã điều trị bởi đó là
Tuyên chiến với nạn phong bì, thậm chí Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu từ giám đốc đến trưởng, phó khoa và nhân viên các cơ sở y tế phải ký cam kết “nói không với phong bì”. Còn người nhà bệnh nhân cũng phải ký cam kết không đưa phong bì cho bác sĩ trước và trong khi điều trị, sau đó lại là vấn đề khác. Bộ trưởng bảo, không thể cấm họ biếu hay cấm bác sĩ nhận quà sau khi đã điều trị bởi đó là "quà nghĩa tình".

Khi mới nhậm chức, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình hứa: sẽ đưa giá vàng trong nước về sát thế giới, giảm lãi suất, ổn định tỷ giá. Thống đốc cho rằng giá trong nước cao hơn thế giới 400.000 đồng/lượng là bất ổn. Người dân vẫn nhớ lời hứa này bởi họ bức xúc khi vàng liên tục bị làm giá, có lúc cao hơn thế giới để 4 triệu đồng/lượng, trong lúc đó, bất ngờ xuất hiện lời hứa của thống đốc khiến họ như thấy đang nắng hạn mà dự báo sắp mưa rào.
Khi mới nhậm chức, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình hứa: sẽ đưa giá vàng trong nước về sát thế giới, giảm lãi suất, ổn định tỷ giá. Thống đốc cho rằng giá trong nước cao hơn thế giới 400.000 đồng/lượng là bất ổn. Người dân vẫn nhớ lời hứa này bởi họ bức xúc khi vàng liên tục bị làm giá, có lúc cao hơn thế giới để 4 triệu đồng/lượng, trong lúc đó, bất ngờ xuất hiện lời hứa của thống đốc khiến họ như thấy đang nắng hạn mà dự báo sắp mưa rào.

Vậy nhưng đến thời điểm này, sau một loạt cơ chế can thiệp, từ độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu, nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng và đặt ra rào cản kỹ thuật đối với việc kinh doanh, giao dịch vàng miếng, đến nay, tính đến ngày 29/3, giá vàng trong nước vẫn đang đắt hơn vàng thế giới trên 3 triệu đồng/lượng.
Vậy nhưng đến thời điểm này, sau một loạt cơ chế can thiệp, từ độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu, nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng và đặt ra rào cản kỹ thuật đối với việc kinh doanh, giao dịch vàng miếng, đến nay, tính đến ngày 29/3, giá vàng trong nước vẫn đang đắt hơn vàng thế giới trên 3 triệu đồng/lượng.

Thống đốc Nguyễn Văn Bình phát biểu: “Chính phủ cũng mong mỏi giảm lãi suất” và ngày 25/3, Ngân hàng Nhà nước VN đã quyết định hạ lãi suất huy động xuống còn 7,5%/năm để thúc đẩy tín dụng. Trong khi đó, NHNN cho rằng lãi suất cho vay không thể giảm nhanh mà phải có những độ
Thống đốc Nguyễn Văn Bình phát biểu: “Chính phủ cũng mong mỏi giảm lãi suất” và ngày 25/3, Ngân hàng Nhà nước VN đã quyết định hạ lãi suất huy động xuống còn 7,5%/năm để thúc đẩy tín dụng. Trong khi đó, NHNN cho rằng lãi suất cho vay không thể giảm nhanh mà phải có những độ "trễ" nhất định. Vì thế, dù trần lãi suất huy động giảm, các doanh nghiệp vẫn không vui gì bởi việc tiếp cận nguồn vốn vẫn khó khăn và chưa nhìn thấy cơ hội giảm lãi vay.

Bộ trưởng Giao thông vận tải Đinh La Thăng đã hứa là giảm ùn tắc ở hai thành phố lớn nhưng thực trạng không mấy khả quan dù ngành giao thông đã đưa ra một loạt biện pháp như đổi giờ học, giờ làm, thu phí giao thông... Trong ảnh, xe cộ nối đuôi nhau hướng từ sân bay Tân Sơn Nhất ra vòng xoay Lăng Cha Cả, TP.HCM chiều 18/3
Bộ trưởng Giao thông vận tải Đinh La Thăng đã hứa là giảm ùn tắc ở hai thành phố lớn nhưng thực trạng không mấy khả quan dù ngành giao thông đã đưa ra một loạt biện pháp như đổi giờ học, giờ làm, thu phí giao thông... Trong ảnh, xe cộ nối đuôi nhau hướng từ sân bay Tân Sơn Nhất ra vòng xoay Lăng Cha Cả, TP.HCM chiều 18/3

Tương tự, Bộ trưởng Đinh La Thăng hứa giải quyết tai nạn giao thông, mỗi năm phấn đấu giảm 5-10% và cải thiện giao thông trong cả nước, thế nhưng theo chính thông tin do bộ trưởng cung cấp, 2 tháng đầu năm 2013 số vụ tai nạn, đặc biệt số người chết đã tăng lên 17%. Còn tại Hội nghị toàn quốc triển khai Chỉ thị số 18 của Ban Bí thư khoá XI về “Tăng cưòng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông”, Ban Bí thư TƯ cho biết tai nạn giao thông vẫn cao, số vụ nghiêm trọng tăng.
Tương tự, Bộ trưởng Đinh La Thăng hứa giải quyết tai nạn giao thông, mỗi năm phấn đấu giảm 5-10% và cải thiện giao thông trong cả nước, thế nhưng theo chính thông tin do bộ trưởng cung cấp, 2 tháng đầu năm 2013 số vụ tai nạn, đặc biệt số người chết đã tăng lên 17%. Còn tại Hội nghị toàn quốc triển khai Chỉ thị số 18 của Ban Bí thư khoá XI về “Tăng cưòng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông”, Ban Bí thư TƯ cho biết tai nạn giao thông vẫn cao, số vụ nghiêm trọng tăng.

Sau cú sốc giá xăng tăng lên mức kỷ lục 24.580 đồng/lít trong khi giá thế giới đang trong chiều hướng giảm, đại diện các cơ quan quản lý hứa sẽ
Sau cú sốc giá xăng tăng lên mức kỷ lục 24.580 đồng/lít trong khi giá thế giới đang trong chiều hướng giảm, đại diện các cơ quan quản lý hứa sẽ "cố gắng" đảm bảo tính minh bạch về Quỹ bình ổn giá xăng dầu, thế nhưng thực tế Quỹ bình ổn giá còn ít hay nhiều là điều dư luận tuyệt nhiên không bao giờ biết. Dư luận chỉ ngã ngửa khi giá xăng đột ngột tăng với lý do hết quỹ bình ổn. “Trong thời gian tới, Liên bộ sẽ tiến hành công khai để báo chí, nhân dân cùng giám sát, giúp cho việc điều hành xăng dầu được tốt hơn”, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cam kết. Trong ảnh, ngư dân vùng biển Hậu Lộc, Thanh Hóa ùn ùn mang can mua xăng dự trữ vì sợ giá xăng còn tăng.

Mặc dù chỉ thị cấm hở của Bộ VH-TT&DL ban hành từ tháng 4/2012, và nhiều nghệ sĩ cũng đã cam kết không hở hang, nhưng có lẽ đấy là nói cho có, bởi nếu tuân thủ thì quả là thiệt thòi cho nghệ sĩ, như nữ hoàng dance sport từng chia sẻ. Thế nên, mới có chuyện Hồng Quế diện váy ren khoe nhiều khoảng da thịt nhạy cảm trên thảm đỏ gây LHP Quốc tế tại Hà Nội; Hà Anh khoe bàn tọa khi biểu diễn...
Mặc dù chỉ thị cấm hở của Bộ VH-TT&DL ban hành từ tháng 4/2012, và nhiều nghệ sĩ cũng đã cam kết không hở hang, nhưng có lẽ đấy là nói cho có, bởi nếu tuân thủ thì quả là thiệt thòi cho nghệ sĩ, như nữ hoàng dance sport từng chia sẻ. Thế nên, mới có chuyện Hồng Quế diện váy ren khoe nhiều khoảng da thịt nhạy cảm trên thảm đỏ gây LHP Quốc tế tại Hà Nội; Hà Anh khoe bàn tọa khi biểu diễn...

Án phạt 3,5 triệu đồng vì hở ngực khi diễn thời trang và lời hứa không hở còn chưa ráo mực thì Hoàng Yến lại tiếp tục mặc váy kiệm vải, khoe trọn lưng trần và đôi gò bồng đảo. Chuyện nghệ sĩ hở bất chấp lệnh cấm có lẽ cũng giống như lời hứa của các vị bộ trưởng ở trên,
Án phạt 3,5 triệu đồng vì hở ngực khi diễn thời trang và lời hứa không hở còn chưa ráo mực thì Hoàng Yến lại tiếp tục mặc váy kiệm vải, khoe trọn lưng trần và đôi gò bồng đảo. Chuyện nghệ sĩ hở bất chấp lệnh cấm có lẽ cũng là "hứa thật nhiều, thất hứa thì cũng thật nhiều"...
 (Đất Việt) 

Chống DBHB: Hãy trở về để thấy và tin vào sự thật

Lời bình của Osin Huy Đức: Các hội đoàn quốc doanh khác, Đảng chỉ có thể nắm được cán bộ hội như một công cụ thay vì tạo dựng được uy tín trong quần chúng. Cách làm này cũng được áp dụng với người Việt Nam ở nước ngoài. Các cán bộ chuyên trách gần như không thể thâm nhập được vào cộng đồng nên chỉ sử dụng những người không có uy tín với cộng đồng. Bài phỏng vấn trên báo Quân Đội Nhân Dân dưới đây là một ví dụ (Nguyễn Phương Hùng, từng là người thân cận với dân biểu "chống cộng" Trần Thái Văn, là người lập ra Liên Ủy Ban Chống Nghị Quyết 36)

Trong suốt 36 năm trước khi trở về quê hương lần đầu tiên, Tổng biên tập kiêm nhà báo Việt kiều Nguyễn Phương Hùng của trang web hải ngoại kbchn.net thừa nhận, đó là quãng thời gian ông mù tịt thông tin về tình hình đất nước và đã không ít lần tham gia các cuộc biểu tình chống đối Việt Nam ở Mỹ. Nhưng sau lần đầu trở về quê hương, ông đã thay đổi hẳn cách nhìn về Việt Nam. Chia sẻ với phóng viên Báo Quân đội nhân dân, ông Hùng đã tâm sự nhiều câu chuyện trong hành trình “trở về” nguồn cội...
Vượt qua quá khứ nặng nề
- Xin ông cho biết ông đã trở về Việt Nam bao nhiêu lần?
- Lần đầu tiên tôi về nước là vào tháng 9-2011 để dự Hội nghị Người Việt Nam ở nước ngoài lần thứ nhất. Từ đó đến nay, tổng cộng tôi đã trở về 6 lần trong 18 tháng. Lần nào về tôi cũng chụp rất nhiều ảnh, quay những thước phim phóng sự, tư liệu… rồi đưa lên trang web kbchn.net.
- Vậy trước đây cũng như hiện nay, trang web của ông tập trung vào những nội dung gì?
- Từng là một cựu quân nhân dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa nên tôi muốn lập ra một trang web để lưu giữ và ghi lại lịch sử của những người lính dưới chế độ này. Nhưng giờ đây, hai phần ba tin tức của trang web là các tin trong nước, có thể do tôi tự viết hoặc chọn lọc đăng lại của báo chí trong nước.
- Ông có thể cho biết do đâu ông quyết định thay đổi như vậy?
- Ngay lần trở về đầu tiên đã khiến tôi thay đổi suy nghĩ. Tại sao mình mãi ám ảnh, than vãn về quá khứ để cuối cùng cũng chẳng giải quyết được gì, trong khi đất nước Việt Nam đã và đang có rất nhiều sự thay đổi? Thực sự tôi đã bị bất ngờ trước những hình ảnh thực của đất nước sau 36 năm lưu lạc, không như những gì tôi hình dung và tưởng tượng.
Thực tế, suy nghĩ của tôi đã bắt đầu có chuyển biến từ năm 1995, sau khi Tổng thống Mỹ Bin Clin-tơn dỡ bỏ cấm vận chống Việt Nam. Khi đó, tôi đã viết một lá thư cho ông Bin Clin-tơn, trong đó đặt câu hỏi người Mỹ quan niệm thế nào là nhân quyền? Mỹ đã công nhận Việt Nam là nơi có nhân quyền hay sao mà đã giải tỏa cấm vận? Tôi đã nhận được câu trả lời rằng chủ trương của nước Mỹ là họ muốn đặt vấn đề liên kết tất cả các nước trên thế giới. Từ đó, tôi nghĩ rằng như vậy là người Mỹ đã công nhận Việt Nam là một quốc gia trong cộng đồng thế giới. Tôi cũng nghĩ, dỡ bỏ cấm vận sẽ đem lại lợi ích cho chính người Mỹ và nhân dân Việt Nam. Vậy hà cớ gì mình là người Việt Nam lại quá nặng nề với quá khứ và có những hành động đi ngược lại lợi ích dân tộc?
Bên Mỹ, sự thực là vẫn còn một bộ phận nhỏ cộng đồng người Việt mang tâm lý nặng nề về quá khứ, thậm chí có suy nghĩ và hành động cực đoan và dường như với họ rất khó thay đổi. Nhưng tôi vẫn nghĩ, mình đã thay đổi được thì không lý gì họ lại không thể.
- Như vậy, phải chăng qua trang web của mình, ông mong giúp họ thay đổi cách nhìn?
- Tất nhiên là tôi rất mong được như vậy nhưng chưa dám nói hiệu quả tới đâu. Tôi không bình luận theo các chủ ý cá nhân của mình trong các tin, bài hay hình ảnh, clip đưa trên web. Tôi chỉ đưa một cách khách quan, trung thực những hình ảnh đổi mới ở Việt Nam, những hình ảnh đất nước đang trong quá trình xây dựng và phát triển, cùng những thành công của giới trẻ…
Chúng tôi thống kê, kbchn.net có lượng độc giả tại Mỹ nhiều gấp 5 lần trong nước. Điều đó chứng tỏ cộng đồng Việt kiều bên Mỹ cũng rất quan tâm tìm hiểu đất nước.

Nhà báo Nguyễn Phương Hùng. Ảnh: Xuân Phong.
Lời nhắn: “Ai chưa về Việt Nam hãy về một lần cho biết”

- Vậy theo ông, tại sao ở Mỹ vẫn có một bộ phận cộng đồng mang tâm lý chống lại đất nước và có các hành động phá hoại trong nước?
- Từng là người trong cuộc, tôi hiểu rất rõ nội tình chuyện này. Trong bộ phận nhỏ cộng đồng chống đối hiện nay phần lớn là những người đã cao tuổi, không thạo về máy tính hay Internet nên việc cập nhật thông tin về tình hình đất nước hạn chế. Họ đã bị hướng dẫn sai lạc để hiểu lầm về tình hình đất nước. Cộng thêm những tư tưởng cực đoan, lỗi thời nên càng dễ để bị lừa gạt bởi các trò xuyên tạc sự thật mang mục đích chính trị.
Lý do quan trọng nữa là những người này chưa một lần trở lại đất nước nên càng bị “mù lòa” trước sự thật. Như trường hợp của tôi, nếu không có lần về Việt Nam tháng 9-2011, có lẽ tôi sẽ không bao giờ mở mắt thấy được thực tế tình hình đất nước. Khi trở lại Mỹ, nhiều người đã không tin những gì tôi nói, những gì tôi đưa lên trang web. Họ còn cho tôi là ngụy biện để che đậy hoặc biện minh cho hành động mà họ gọi là “phản bội” cộng đồng. Tôi cũng không hiểu tại sao họ lại coi việc tôi quay trở về với cội nguồn dân tộc, với đại đa số đồng bào là sự “phản bội”.
Nhưng rồi dần dần qua những chuyến đi sau này, với sản phẩm là những bức ảnh, thước phim video và bài viết của tôi, đã có nhiều người bắt đầu tin và cũng báo tin cho tôi là họ đã về Việt Nam như lời kêu gọi của tôi: “Ai chưa về Việt Nam hãy về một lần cho biết” trên kênh truyền hình VTV4. Qua Báo Quân đội nhân dân, tôi cũng xin gửi lại lời nhắn nhủ này tới kiều bào ở hải ngoại. Bà con hãy trở về và tự mình tìm câu trả lời, chứ đừng tin vào những lời kể lại đã bị bóp méo nhằm mục đích tuyên truyền sai trái, phản động về đất nước. Cũng có nhiều phản hồi từ độc giả khuyến khích, động viên tôi tiếp tục những gì đang làm trên kbchn.net.
- Có cơ hội đi nhiều nơi ở Việt Nam, ông có suy nghĩ gì khi một số tổ chức phản động lưu vong ở Mỹ luôn đòi hỏi dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam?
- Ở bên kia chúng tôi cũng bị họ tuyên truyền là ở Việt Nam không có tự do tôn giáo, dân chủ và nhân quyền nhằm lôi kéo nhiều người tham gia các hoạt động chống phá trong nước. Tôi thừa nhận mình đã bị ít nhiều tác động. Nhưng đó là chuyện trước đây. Những tuyên truyền về “đàn áp tôn giáo” ở Việt Nam đã hoàn toàn biến mất trong tôi khi về nước, tôi được chứng kiến kiến trúc đồ sộ của Đại Chủng viện (Công giáo) Long Khánh hay chùa Bái Đính ở Ninh Bình được công nhận là lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á. Làm sao có thể tin có đàn áp tôn giáo khi ở nhiều nơi tôi đi qua, rất nhiều chùa chiền, nhà thờ được xây dựng dọc bên đường Quốc lộ 1 từ ngã tư Tam Hiệp đến Long Khánh, với những buổi thánh lễ ngày chủ nhật giáo dân đứng chật thánh đường, người dân tấp nập thăm viếng chùa chiền... Các tôn giáo như Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hòa Hảo, Cao Đài và Hồi giáo tự do phát triển ở Việt Nam. Lễ Phật đản vừa qua tôi cũng có mặt tại Việt Nam nên đã được chứng kiến khắp nơi tưng bừng mừng Đức Thích Ca đản sinh. Ngoài tôn giáo, tín ngưỡng cũng được tự do phát triển, thí dụ hầu đồng đã được phép tái hoạt động.
Tôi đã đi, đã thấy, đã tin và vì đã tin nên tôi phải viết, viết sự thật bằng tiếng nói trung thực của người làm báo. Những hình ảnh đó tôi đã đưa hết lên trang web rồi nhưng tôi cũng không bình luận gì thêm để tự mọi người nhìn vào đó và suy ngẫm xem Việt Nam có tự do tôn giáo hay không.
Tôi khâm phục!
- Ở Mỹ vẫn tồn tại một số tổ chức phản động luôn rêu rao Việt Nam đàn áp nhân quyền. Vậy thực chất hoạt động của các tổ chức này ở bên đó là như thế nào?
- Tôi công khai lên án tất cả những tổ chức chống đối Nhà nước Việt Nam như Chính phủ Việt Nam tự do của ông Nguyễn Hữu Chánh, Việt Nam cộng hòa Foundation của Hồ Văn Sinh, tổ chức Việt Tân… Hay các tổ chức đòi tự do tôn giáo, dân chủ nhân quyền ở Việt Nam của linh mục Nguyễn Hữu Lễ, Ngô Thị Hiển… Và nhất là tổ chức Mạng lưới nhân quyền Việt Nam.
Thực ra, những tổ chức này không gây được ảnh hưởng đáng kể cho cộng đồng bên đó. Như tổ chức Mạng lưới nhân quyền Việt Nam đã tự trao giải nhân quyền cho toàn những người chống phá Nhà nước Việt Nam để được xuất ngoại, do Việt Tân bảo trợ.
Các tổ chức này luôn tìm cách đề nghị Mỹ đưa Việt Nam trở lại danh sách “Các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo” (CPC). Nhưng tôi còn nhớ, có lần chính ông Đại sứ Mỹ trước đây là Mai-cơn Mi-ha-lắc (Michael Michalak) đã nói rằng: “Muốn đặt một quốc gia vào danh sách CPC đòi hỏi nhiều điều kiện. Tôi không thấy chúng ta có lợi ích gì trong việc đưa Việt Nam trở lại danh sách này”.
Tựu trung các hành động phản động đó đều nhằm nuôi tham vọng gây mất ổn định tình hình trong nước, làm suy yếu và lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản…
Hiện nay họ đang tích cực xúi giục người thiếu thiện chí trong nước đòi bỏ Điều 4 trong bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, thậm chí đòi bỏ cả bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
Theo tôi biết, họ sống dựa vào tiền của những thế lực thù địch với Việt Nam, nên cần nói và hành động theo lập trường của các thế lực thù địch đó. Vì vậy họ buộc phải khoét sâu vào các vấn đề như dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo… ở Việt Nam để có việc làm nhằm nhận được tiền.
- Ông suy nghĩ thế nào về những hành động này?
- Họ không chịu hiểu một thực tế rằng, chính Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo đất nước vượt qua thời kỳ khó khăn sau chiến tranh. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước Việt Nam có thể nói đã có được thời gian hòa bình lâu dài và có sự phát triển gần như “lột xác”. Đó chính là nhờ Việt Nam đã giữ được chính trị ổn định, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, đời sống người dân được bảo đảm, vị thế của Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế, được nhiều nước công nhận. Ở Việt Nam, tôi không gặp lực lượng quân đội hay cảnh sát có vũ trang trên đường như ở Mỹ. Điều đó chứng tỏ sự ổn định về an ninh chính trị ở Việt Nam, sự an toàn của người dân được bảo đảm. Như thế chính là thiết thực bảo đảm nhân quyền cho người dân.
Tôi thực sự khâm phục về khả năng điều hành đất nước của Nhà nước Việt Nam trong hơn 3 thập niên qua. Tôi đã nhìn thấy những tòa nhà cao tầng từ những thành phố tôi đi qua như Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Huế, TP Hồ Chí Minh, Long Khánh và Cần Thơ cũng như các thành phố khác của miền Tây Nam Bộ, cùng những khu resort sang trọng ở Đà Nẵng… Tôi chưa có cơ hội đi hết những nơi khác ở Việt Nam, nhưng tôi tin rằng cũng đã có nhiều đổi mới.
- Xin cảm ơn ông!
Mỹ Hạnh - Xuân Phong

Thông báo của Nhóm Soạn thảo và Ký KN 72* về Sửa đổi Hiến pháp

Trong những ngày này, việc tổ chức hội nghị, hội thảo và các hình thức khác thu thập ý kiến của nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (dưới đây gọi tắt là Dự thảo) được công bố theo Nghị quyết của Quốc hội đang diễn ra rộng khắp. Các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin và bình luận đều nhấn mạnh sự tán thành, nhất trí cao đối với Dự thảo.
Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức lấy ý kiến nhân dân tham gia vào việc sửa đổi Hiến pháp yêu cầu “phải được tiến hành rộng rãi, dân chủ, khoa học, công khai”. Tuy nhiên việc tổ chức thực hiện trong thời gian qua có nhiều cách làm ồ ạt nặng tính hình thức và áp đặt, cốt tạo được con số rất lớn những người tán thành Dự thảo, nhất là về những điều cơ bản của thể chế chính trị hiện hành, nhằm chuẩn bị cho Dự thảo được thông qua tại Quốc hội.
Nghị quyết Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) xác định “Đổi mới đồng bộ và phù hợp về kinh tế và chính trị”, “Mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người” là những quan điểm phát triển đất nước. Khi công bố Nghị quyết nêu trên của Quốc hội, đại diện của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 nói rõ “việc góp ý không có vùng cấm, kể cả về Điều 4”. Kiến nghị 72 đề cập đến đổi mới thể chế chính trị trong việc sửa đổi Hiến pháp khác với Dự thảo, sau khi tập hợp được hơn hai nghìn chữ ký, đã được một đoàn đại diện trao trực tiếp cho Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp với đề nghị được công bố nội dung cơ bản trên báo chí để nhiều người biết và tham gia thảo luận. Cách làm minh bạch, đường hoàng, đúng tinh thần Nghị quyết của Quốc hội như vậy, nhưng cho đến nay nội dung của Kiến nghị 72 vẫn không được đề cập trên các phương tiện truyền thông của hệ thống chính trị, lại bị một số vị lãnh đạo và một số bài viết trên báo hàm ý phê phán gay gắt, kết tội là chống đối Đảng cầm quyền và Nhà nước, phá hoại đại đoàn kết dân tộc, thậm chí đòi xử lý.
Chúng tôi thấy cần nói rõ thêm tinh thần của Kiến nghị 72:
Trong bối cảnh quốc tế đầy thách thức, đất nước ta đang lâm vào tình trạng suy yếu, xuống cấp về hầu hết các mặt của đời sống xã hội (không chỉ kinh tế mà cả chính trị, xã hội, văn hóa, đạo đức) và tụt hậu so với nhiều nước xung quanh; chủ quyền quốc gia bị xâm phạm; “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, đảng viên ĐCSVN, trước hết là trong bộ máy cầm quyền, suy thoái, biến chất, tham nhũng tràn lan. Chưa bao giờ lòng tin của dân đối với lãnh đạo ĐCSVN và Nhà nước thấp như ngày nay. Không chỉ dư luận xã hội nói nhiều mà thực trạng nêu trên còn được đề cập trong văn kiện của ĐCSVN, trong phát biểu của một số vị lãnh đạo cao và cán bộ lão thành cách mạng với nhận định tình hình nghiêm trọng tới mức trở thành nguy cơ lớn đối với sự sống còn của ĐCSVN, của chế độ.
Cuộc sống chỉ rõ nguyên nhân gốc rễ dẫn tới tình hình ấy chính là chế độ toàn trị của một đảng trên thực tế đang chi phối toàn bộ quyền lực nhà nước và hệ thống chính trị, đứng trên Nhà nước và pháp luật, vô hiệu hóa nhiều quyền tự do, dân chủ đã được quy định trong Hiến pháp… Vì vậy, đổi mới căn bản thể chế chính trị, chuyển từ toàn trị sang dân chủ, là yêu cầu cấp bách của đất nước, của nhân dân. Việc sửa đổi Hiến pháp lần này là cơ hội tốt để bước đầu đáp ứng yêu cầu ấy, mở đường cho đất nước đổi mới toàn diện, phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia.
Trong bối cảnh hiện nay của đất nước, công cuộc đổi mới thể chế chính trị rất phức tạp, khó khăn; từng bước đi phải vượt qua nhiều trở lực, đặc biệt là phản ứng từ các nhóm lợi ích bất chính có quyền thế. Sự nghiệp rất hệ trọng này phải dựa vào sức mạnh của nhân dân, do nhân dân tiến hành. ĐCSVN đã từng từ bỏ một số quan điểm giáo điều được coi như nguyên lý của chủ nghĩa xã hội để cùng nhân dân tiến hành công cuộc đổi mới về kinh tế, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội những năm trước đây. Ngày nay, ĐCSVN có trách nhiệm lớn đối với quá trình chuyển đổi thể chế chính trị để đi tới thành công một cách ôn hòa, ít tổn thất nhất cho dân tộc.
Dùng bạo lực và những thủ đoạn không chính đáng để duy trì chế độ toàn trị, cưỡng lại ý chí của nhân dân sẽ gây nguy hại lớn cho đất nước, cho dân tộc và cho cả ĐCSVN.
Kiến nghị 72 không có mục đích nào khác hơn là góp phần vào bước khởi đầu đổi mới thể chế chính trị theo tinh thần đó. Một lần nữa, chúng tôi yêu cầu Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và báo chí của hệ thống chính trị công bố Kiến nghị 72 cũng như các ý kiến khác với Dự thảo, chấm dứt cách đưa tin, bình luận một chiều, tạo điều kiện và khuyến khích thảo luận công khai, dân chủ, tranh luận thẳng thắn, nhằm đạt được sự đồng thuận tối đa theo tinh thần đoàn kết và hòa giải dân tộc. Mọi biện pháp áp đặt, mọi cách làm hình thức dù bằng phương tiện nào và bằng thủ đoạn nào, đều không thể đưa tới một Hiến pháp đáp ứng được yêu cầu của đất nước và mong đợi của nhân dân.
Về phần mình, chúng tôi sẵn sàng thảo luận công khai trên mọi diễn đàn trong cả nước, tôn trọng các ý kiến khác, cùng nhau tìm ra cái đúng và cần cho dân, cho nước để đóng góp có hiệu quả vào việc sửa đổi Hiến pháp.
Ngày 2 tháng 04 năm 2013
Nhóm Soạn thảo và Ký KN72* về Sửa đổi Hiến pháp
---------------
Chú thích:
* Kiến nghị ngày 19-01-2013 về sửa đổi Hiến pháp năm 1992 do 72 người ký trực tiếp nên thường được gọi tắt là Kiến nghị 72.
(BVN) 

Phạm Thị Hoài - Một tuyên ngôn ôn hòa, sáng rõ và đàng hoàng

Thêm chú thích
Tuyên ngôn “Công lý cho Đoàn Văn Vươn” do ba sinh viên luật, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh – Nguyễn Trang Nhung, Bùi Quang Viễn (Bùi Chát) và Phạm Lê Vương Các – đồng khởi xướng là một phát ngôn sáng rõ về nội dung, ôn hòa trong lời lẽ và đàng hoàng trong thái độ. Thêm vào đó, cách tổ chức lấy chữ kí trên mạng của Nhóm Khởi xướng đã vượt khỏi hình thức “thủ công” phổ biến trong các phong trào thu thập chữ kí ở Việt Nam hiện nay. Tôi tự hào được ủng hộ bản tuyên ngôn này.
Địa chỉ trang Công lý cho Đoàn Văn Vươn tại đây.
Địa chỉ kí tên vào Tuyên ngôn tại đây.
Xem danh sách người kí tên tại đây.
Tháng 4 1, 2013
Phạm Thị Hoài
___________
Tuyên ngôn: Công lý cho Đoàn Văn Vươn

Xét rằng, trong vụ án Đoàn Văn Vươn, chính quyền huyện Tiên Lãng, Hải Phòng đã có nhiều sai phạm trong việc thực hiện ‘công vụ’, vi phạm nguyên tắc thượng tôn pháp luật và đi ngược lại lợi ích của người dân,

Xét rằng, căn cứ truy tố Đoàn Văn Vươn cùng một số thân nhân về tội giết người thi hành công vụ, theo điểm d, Khoản 1, Điều 93, Bộ luật hình sự, và chống người thi hành công vụ, theo điểm d, Khoản 2, Điều 257, cùng bộ luật, là không thỏa đáng, do căn cứ này vi phạm nguyên tắc về tính hợp pháp của công vụ,

Xét rằng, hành vi chống trả của Đoàn Văn Vươn cùng một số thân nhân, xuất phát từ quyền tự vệ và quyền bảo vệ đối với tài sản của gia đình đã được gây dựng trong nhiều năm, là hệ quả của ‘công vụ’ sai pháp luật,

Xét rằng, phiên xử sơ thẩm của vụ án vào tháng Tư tới đây có thể sẽ không đảm bảo được tính khách quan, bởi cáo trạng không lột tả được bản chất sự việc, không làm rõ những chứng cứ và nguyên tắc xác định sự thật của vụ án, cùng nhiều bất cập khác,

Chúng ta, những người nhận thức rõ về các vấn đề trên, xướng lên bản Tuyên ngôn Công lý cho Đoàn Văn Vươn, nhằm nhắc nhở cơ quan xét xử (Tòa án Nhân dân TP. Hải Phòng), phải thực hiện xét xử công minh, tuân thủ các nguyên tắc xét xử của luật quốc gia và luật quốc tế, cùng các chuẩn mực nghề nghiệp khác. Cụ thể như sau:

Theo Điều 130, Hiến pháp Việt Nam hiện hành, “Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.”

Theo Điều 10, Tuyên ngôn Phổ quát về Nhân quyền, 1948: “Ai cũng có quyền, trên căn bản hoàn toàn bình đẳng, được một toà án độc lập và vô tư xét xử một cách công khai và công bằng để phán xử về những quyền lợi và nghĩa vụ của mình, hay về những tội trạng hình sự mà mình bị cáo buộc.”

Theo Khoản 1, Điều 14, Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự & Chính trị, 1966, mà Việt Nam đã gia nhập và do đó có nghĩa vụ thực hiện: “Mọi người đều bình đẳng trước các toà án và cơ quan tài phán. Mọi người đều có quyền được xét xử công bằng và công khai bởi một toà án có thẩm quyền, độc lập, không thiên vị và được lập ra trên cơ sở pháp luật…”

Tuyên ngôn của chúng ta, những người yêu chuộng lẽ phải, không chỉ nhắc nhở, mà còn khuyến khích cơ quan xét xử hãy can đảm và thực hiện đúng vai trò quan tòa của mình, một cách độc lập và khách quan nhất có thể, trong việc phân định đâu là công lý.

Và vì thế, chúng ta ký tên vào bản tuyên ngôn này.

Chúng ta hiểu rằng, sự hưởng ứng dù chỉ bằng một chữ ký, cũng có thể góp phần đáng kể để tạo nên một danh sách hàng vạn chữ ký nhằm làm mạnh mẽ thêm tinh thần của Đoàn Văn Vươn.

Chúng ta hiểu rằng, sự hưởng ứng dù chỉ bằng một chữ ký, cũng có thể góp phần làm cho bóng tối khiếp sợ, và lùi bước trước sự lan tỏa của ánh sáng.

Chúng ta hiểu rằng, mỗi chữ ký của chúng ta, sẽ góp phần làm lay động những người bàng quan, và từ chỗ bàng quan, họ trở thành những chiến hữu.

Chúng ta hiểu rằng, mỗi chữ ký của chúng ta, sẽ góp phần tạo nên sức mạnh lớn lao của lẽ phải, để làm bừng lên ánh sáng công lý cho Đoàn Văn Vươn.

Đồng ký tên khởi xướng cho tuyên ngôn này:

Nhóm sinh viên Luật, TP. HCM:

1. Nguyễn Trang Nhung, Sinh viên Luật, ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh, lớp 4B Văn bằng 2 Chính quy, niên khóa 2011-2014

Quote yêu thích: “Ngay cả khi bạn không làm chính trị, chính trị sẽ đến với bạn.” (Aung San Suu Kyi)

2. Bùi Quang Viễn, Sinh viên Luật, ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh, lớp 3B Văn bằng 2 Chính quy, niên khóa 2010-2013

Quote yêu thích: “Điều duy nhất giúp cái ác chiến thắng là những người tốt không làm gì cả.” (Edmond Burke)

3. Phạm Lê Vương Các, Sinh viên Luật, ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh, lớp AUF35 Văn bằng 1 Chính quy, niên khóa 2010-2014

Quote yêu thích: “Hạnh phúc trong tầm tay là biết chủ động dấn thân lựa chọn những khó khổ cho mình.” (Phạm Lê Vương Các) 

Sài Gòn, 31/3/2013


Declaration: Justice for Doan Van Vuon
Whereas, in the legal case of Doan Van Vuon (name in Vietnamese: Đoàn Văn Vươn), the local authority of Tien Lang (Tiên Lãng) district, Hai Phong (Hải Phòng) has committed a great many wrongdoings in performing “official duty”, violating the principle of rule of law, acting against the interests of the people;

Whereas, the charge against Doan Van Vuon and his relatives with “murder of persons being on public duties” as stipulated by Point D, Clause 1, Article 93, and “resisting persons in the performance of their official duties” as stipulated by Point D, Clause 2, Article 257, the Penal Code of Vietnam, is wrongful, because this charge violates the requirements of the lawfulness of official duties;

Whereas, the resistance by Doan Van Vuon and his relatives, which is based on his right to self-defense and to protect his family’s long-acquired property, came as a result of the wrongful so-called “official duty”;

Whereas, the magistrate’s court in the coming April may not ensure objectivity, because the indictment has already failed to fully describe the case or to clarify evidence and principles as to verify truth regarding the case, and because of many other shortcomings;

We, those who are fully conscious of the above-mentioned issues, make this Declaration of Justice for Doan Van Vuon, with the purpose of warning the tribunal – the People’s Court of Hai Phong City – to judge rightly and to observe the principles of trial under national and international laws and other codes of conduct.

This goes particularly as follows:

Under Article 30 of the current Vietnamese Constitution, “During trials, judges and people’s assessors are independent and subject only to the law.”

Under Article 10, the 1948 Universal Declaration of Human Rights, “Everyone is entitled in full equality to a fair and public hearing by an independent and impartial tribunal, in the determination of his rights and obligations and of any criminal charge against him.”

Under Clause 1, Article 14, the 1966 International Covenant on Civil and Political Rights, which Vietnam is a signatory and thus is obliged to implement, “All persons shall be equal before the courts and tribunals. (…) Everyone shall be entitled to a fair and public hearing by a competent, independent and impartial tribunal established by law.”

This Declaration of us, who are reason-loving, does not just warn but also encourage the tribunal to be courageous and to rightly implement its function of the judge, in the most possibly independent and objective way, to do justice.

And for these reasons, we sign on this Declaration.

We are aware that the support, even in the form of a signature only, can make substantial contribution to creating a list of thousands of signatures, thus uplifts Doan Van Vuon.

We are aware that the support, even in the form of a signature only, can help intimidate the dark into yielding to the light.

We are aware that each signature of us can help to stir the apathetic, and they will turn from apathy to sympathy to become our friends.

We are aware that each signature of us can contribute to the enormous power of the common sense, thus ignites the light of justice for Doan Van Vuon.

Rớt giá đến 50%, nhà đất ở Việt Nam vẫn ế

Giới kinh doanh địa ốc Việt Nam vẫn đang tiếp tục “mệt cầm canh” vì không có dấu hiệu tan băng thị trường nhà đất, mặc dù nhà cửa đã đua nhau xuống giá đến một nửa. So với năm 2009-2010, giá nhà, đất hiện nay đã giảm tới 50%.
Báo Tuổi Trẻ cho biết, một trong những khu vực mua bán từng gây “sốt” một thời là phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2, Sài Gòn nay trở nên hoang vắng, tiêu điều. Một căn nhà trước đây được xây lên làm “sàn giao dịch bất động sản” của một công ty kinh doanh địa ốc xây dựng nay chỉ còn trơ trọi cái nền.

Các khu xây dựng dang dở nửa chừng, trở thành hoang phế. (Hình: Báo Tuổi Trẻ)
Theo công ty kinh doanh Phú Mỹ, giá nhà đất Thạnh Mỹ Lợi đã giảm 50% so với ba năm trước. Tuy nhiên, nhân viên của công ty này rầu rĩ nói rằng, “Vậy mà chẳng có nhà đầu tư kể cả dân chúng ghé mắt tới coi.”
Một số công ty môi giới địa ốc cho biết, hầu hết chủ đầu tư đang “bán đổ bán tháo” các dự án xây dựng nhà ở tại khu vực Cát Lái, quận 2, với giá chỉ còn khoảng 7-8 triệu đồng tương đương với 400 đôla mỗi mét vuông. Giá này sụt tới 50% so với giá ban đầu được đưa ra hồi 3 năm trước đây. Dù vậy, không ai ngó ngàng đến các dự án nói trên.
Tình trạng này khiến nhiều giới kinh doanh địa ốc từ nhỏ đến lớn lâm vào tình trạng lỗ lã trầm trọng.
Báo Tuổi Trẻ dẫn lời một chủ căn nhà chung cư The Mansiion Bình Chánh cho biết: “Tôi đã mua căn nhà với giá khoảng 12 triệu đồng, tương đương 600 đôla/m2. Ba năm trước, có người trả giá 18 triệu đồng, tương đương 900 đôla/m2 thì tôi chưa muốn bán, chờ giá đất lên thêm. Ðến nay, mấy người hàng xóm nhà bên cạnh ra giá 11 triệu, tương đương 550 đôla/m2 mà chẳng có ‘ma’ nào ngó tới.” Ông này cũng như người hàng xóm đành “bấm bụng” chờ thêm một thời gian nữa, may ra giá nhà đất nhích lên.
Cũng tại quận 2, Sài Gòn, công trình xây dựng khu chung cư Petro Landmark bị dở dang nửa chừng vì chủ đầu tư “buông tay”. Giá nhà từ 22 triệu đồng, tương đương 1,100 đôla/m2 rớt còn 15 triệu đồng, tương đương 750 đôla/m2 nhưng không có người nào muốn mua.
Thị trường nhà đất Hà Nội cũng đóng băng thê thảm không kém trong vòng ba năm trở lại đây. Hàng trăm dự án xây dựng chung cư ở quận Hà Ðông bị bỏ dở, bị bất động mà thiệt hại đổ dồn về phía các chủ nhà, người dân.
Báo Tuổi Trẻ cho biết, chủ đầu tư đã bỏ ngang công trình xây dựng tòa chung cư số 52 Lĩnh Nam vì hết tiền. Rất nhiều người nộp gần đủ tiền mua nhà đã phải chờ hơn một năm vẫn không nhận được nhà theo như giao kèo ký kết.
Vẫn theo báo Tuổi Trẻ, tính tổng cộng gần 6,000 căn nhà xây dựng hoàn chỉnh ở Hà Nội bị “ế” dài vì người dân không có tiền mua mặc dù rất cần nhà để ở.
(Người Việt)