Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

Tin ngày 27/3/2013

TIN LÃNH THỔ

TIN TRÊN BLOG


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

Một Lớp Trẻ Hai Cuộc Đời

Vietbao
Tác giả : Vi Anh
Hai tin trong tuần đáng suy nghĩ về ảnh hưởng của chánh quyền đối với lớp trẻ Việt Nam là tương lai của đất nước.
Tin truyền hình VHN- TV ngày 21 tháng Ba năm 2013, “Học sinh gốc Việt vô địch Spelling Bee”. Em James Phạm, một trẻ em Mỹ gốc Việt 12 tuổi, học sinh lớp 6  trường Patton, đoạt giải quán quân kỳ thi đánh vần năm thứ 26 do Học Khu Garden Grove tổ chức. Garden Grove là một thành phố người Việt ở đông nhứt Quận Cam ở tiểu bang Cali, trung tâm của Little Saigon, nơi người Việt thân thương gọi là thủ đô tinh thần của người Việt hải ngoại.
Thật là một niềm vui dân Việt. Trong hội trường của Trung Tâm Edgar, trước mặt của Luật Sư Nguyễn Quốc Lân, phó chủ tịch học khu chủ toạ, và hơn 100 phụ huynh, thầy cô và hiệu trưởng Mỹ, Việt, Hoa, Hàn hiện diện chứng kiến, Ông Alan Trudell, phát ngôn viên của Học Khu Garden Grove, tuyên dương thành quả của  Em James Phạm: “Em James Phạm đánh vần đúng chữ ‘adolescence,’ chữ quyết định ngôi vị vô địch đánh vần, dẫn đầu tổng số 10,500 thí sinh từ lớp 4 đến lớp 6 của học khu tham dự kể từ phần vòng loại tại các trường của Học Khu Garden Grove.”
Như đã biết đây là một cuộc thi gay cấn đòi hỏi vận dụng trí nhớ nhanh, nghe, phát âm, viết chánh tả chuẩn xác, đánh vần đúng thời lượng phát, phải thắng 46 thí sinh khác đại diện của mỗi trường. Khi nghe giám khảo đọc một chữ, thí sinh phải đọc và viết trên bảng cá nhân. Em nào đánh vần và viết sai sẽ bị loại ngay.
Sau các vòng loại còn James Phạm, 12 tuổi, trường Patton, và Silayan Camson, 11 tuổi, trường Stanley. Cả hai đều là học sinh lớp 6. Cuộc tranh tài tay đôi này vô cùng căng thẳng. Những chữ chánh tả khó như “raspberry, delicatessen và xylophone” người Mỹ Trắng có khi nói nghe ào ào, nhưng khi viết hay đánh vẩn còn phải suy nghĩ, ráng nhớ. Nhưng hai em đều đánh vần đúng, nhanh. Đến chữ thứ 47, chữ ‘adolescence thì James Phạm đoạt chức vô địch như phát ngôn viên tường trình thành tích ở trên.
Phân thưởng khiêm tốn nhưng rất quí báu về tinh thần: một bằng tưởng lục cho cá nhân và một cúp luân lưu để trưng bày tại trường, cho tất cả học sinh trong năm tới trầm trồ khen ngợi.
Tin thứ hai là tin của BBC tiếng Việt  ngày 21 tháng 3 năm 2013 liên quan đến cuộc du khảo của một kỹ sư chuyên về tin học của công ty Tin Học cả thế giới đều biết là Google tìm hiểu về kiến thức tin học của trẻ em học sinh VN, với tựa đề “Học sinh VN làm kỹ sư Google ‘ấn tượng’.”
Tin phân tích của BBC viết Neil Fraser, kỹ sư phần mềm của Google rất cảm kích về khả năng của học sinh VN, sau khi du khảo một số trường học để quan sát trình độ tin học của học sinh từ lớp 2 đến lớp 11 tại Việt Nam. Nhận định của Ông viết trên trang blog cá nhân của kỹ sư này: khả năng của học sinh VN giỏi hơn học sinh Mỹ.
Nhưng về bối cảnh học đường VN, kỹ sư Neil Fraser nhận thấy “Cơ sở vật chất để đào tạo cho ngành tin học ở Việt Nam vẫn còn rất thiếu thốn”. Ông khen trẻ em VN thông minh và thương trẻ em VN, Ông chia xẻ thiếu thốn của trường học, đến đổi  kỹ sư “Neil dùng phần lớn thời gian ở Việt Nam để viết phần mềm tặng cho trường học”. Ông thấy “Tất cả mọi thứ đều phải nén vào đĩa CD, vì nhà trường không đủ tiền để lắp đặt Internet có đường truyền tốt.” “Vì không đủ ngân sách, trường chỉ có thể thuê một giáo viên tin học. Tôi hỏi họ, lương giáo viên là bao nhiêu. Và họ trả lời là 100 đôla một tháng. “Vậy là tôi chạy ra ATM rút tiền, và tặng họ một giáo viên mới cho một năm nữa.” theo lời Ông trần thuật.
Hai tin này cho thấy giá trị của tự do, dân chủ và của chánh quyền của dân, vì dân, do dân quan trọng thế nào trong việc phát triễn của lớp trẻ. Lớp trẻ người Việt đang tiểu học ở Việt Nam và ở Hoa kỳ về tâm sinh lý đâu có khác nhau bao nhiêu, cùng nguồn gốc chủng tộc, cùng thành phần cha mẹ, ông bà Việt. Chỉ có cái khác nhau là môi trường chánh trị, giáo dục,  xã hội, khác biệt đó làm những người trẻ đồng trang lứa này khác nhau.
Kể ra lớp trẻ Mỹ gốc Việt gặp khó khăn về ngôn ngữ là phạm trù chánh, đầu và quan trọng trong việc thăng tiến hơn bạn đồng trang lứa của mình ở VN. Ở Hoa kỳ, tiếng Anh theo kiểu Mỹ (American English) là chuyển ngữ trong giáo dục, hành chánh, luật pháp, khoa học kỹ thuật và tiếp nhân xử thế chánh yếu ngoài xã hội. Thế mà nhờ nền giáo dục được chánh quyền đầu tư nhiều và nhờ tự do, dân chủ mà một em bé Việt có thề xuất sắc trong việc đọc, viết, nghe, nói chuẩn xác đúng tiếng Anh Mỹ như em học trò James Phạm nói ở trên.
Mở rộng tầm nhìn ra sẽ thấy nhờ giá trị tự do, dân chủ, và chánh quyền của dân, mà tập thể người Việt định cư thăng tiến cần lao đồng tiến xã hội ở Mỹ nhiều và cao hơn đồng bào ở nước nhà VN nhiều. Người Mỹ gốc Việt đa số là dân tỵ nạn CS, mất tất cả, tài sản vật chất và tinh thần, văn bằng, thâm niên, qua Mỹ với hai bàn tay trắng. Nhưng chỉ hơn 30 năm, người Việt trở thành một cộng đồng sắc tộc Việt tỉ lệ người có nhà, đậu đại học, kinh doanh vừa và nhỏ cao, tham chính qua đường dân cử, công cử, thi cử trong đủ mọi ngành quân, dân, cán chính của Hoa kỳ.
Trong khi đó lớp trẻ ở VN học với chuyển ngữ tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ dễ dàng, đầu óc cũng ham học, thông minh như bạn Việt ở Mỹ. Nhưng nhà cầm quyền thiếu đầu tư trong giáo dục nên không phát triễn được như bạn bè bên Mỹ. Dưới cái nhìn của một nhà giáo thương yêu tuổi trẻ (có thương lớp trẻ mới chọn nghề sư phạm được), không biết bao nhiêu Socrate, Einstein, Edison, Molìère, Beethoven đã mai một vì VN thiếu lớp, thiếu trường, thiếu thầy, thiếu sách giáo khoa, thiếu học cụ, thiếu cập nhựt hoá chương trình theo đà tiến của thế giới.
Đến đổi một kỹ sư ngoại quốc như Kỹ sư Neil phải “dùng phần lớn thời gian ở Việt Nam để viết phần mềm tặng cho trường học” và phải “chạy ra ATM rút tiền, và tặng cho một giáo viên mới cho một năm nữa.”
Thiết nghĩ những giới chức đang nắm chánh quyền VN dù là đảng viên, cán bộ CS cũng là người gốc Việt cũng nên tự vấn lương tâm, coi mình đã làm tròn trách nhiệm đối với lờp trẻ VN chưa. Mỗi năm cho 13.000 con cháu của đảng viên, cán bộ và những người ăn theo mới giàu đi du học Mỹ chưa đủ. Con số tỷ lệ quá nhỏ đối với hơn 90 triệu dân VN mà phân nửa là thành phần sanh sau Chiến tranh VN.
Muốn làm tròn trách nhiệm với lớp trẻ, tương lai của VN, không có gì khó, không cần phải bắt ai hy sinh ai cả. Chỉ cần cắt giảm những chi phí xa hoa, tiệc tùng, công xa, tuyên truyền khoa trương vô ích trên truyền thông đại chúng bên Nhà Nước và Đảng. Lấy số tiến đó đưa qua ngân sách của Giáo Dục để mở thêm trường lớp, thư viện, mướn thêm thầy (nếu cần mướn giáo sư ngoại quốc vào thỉnh giảng), thêm phụ cấp cho giáo chức đi tu nghiêp, hiện đại hoá phòng thí nghiệm, chương trình giáo dục là xong ngay.
Mỹ không có bà con dòng họ gì với VN, chỉ vì tình đồng loại mà còn chia xẻ kinh nghiệm với VN, muốn đất nước giàu mạnh, dân chúng văn mình, con đường giáo duc là con đường tắt, ngắn, nhưng phát triễn vững chắc nhứt – nên Mỹ trong chưa đầy một thập niên đã tăng số chiếu khán du học Mỹ cho VN lên 400%.
Thì tại sao nhà cầm quyền VN không đầu tư vào giáo dục, một đầu tư không phải một vốn bốn lời, mà “lời cả trăm năm” của cuộc đời một người được giáo dục.

Bắc Hàn Thê Thảm

Vietbao
Tác giả : Trần Khải
Lính cũng đói thê thảm. Thế là trốn sang Trung Quốc ào ạt. Đó là tình hình gần đây, nhiều chiến binh Bắc Hàn rủ nhau trốn sang Trung Quốc.
Thông tấn Yonhap cho biết có 12 chiến binh Bắc Hàn có vũ trang đã đào tỵ sang tỉnh Jilin ở bên kia biên giới TQ đầu tháng này, nhưng đã bị lính TQ bắt và giải giao về lại Bắc Hàn.
Hồi cuối tháng trước, 2 lính Bắc Hàn đã nổ súng và giết chết viên sĩ quan chỉ huy  của họ và trốn sang tỉnh Jilin, làm cho các chuyên gia phân tích suy đoán là đã có gì dị thường xảy ra trong các đơn vị quân đội đồn trú dọc biên giới TQ.
Nhóm 12 chiến binh Bắc Hàn đóng ở một đồn biên giới đã trốn sang đất TQ làm 2 nhóm, nhưng giải giao lại cho  nhà cầm quyền Bắc Hàn sau khi bị lính TQ bắt, theo một nguồn tin ngoạị giao ở Bắc Kinh hôm Thứ Năm.
Một nguồn tin khác ở thành phố Yanji của TQ, gần biên giới Bắc Hàn, nói rằng có 2 chiến binh Bắc Hàn khác đã bắn chết viên sĩ quan chỉ huy của họ và vượt biên giới để vào thị trấn Changbai, tỉnh Jilin, làm cho các chiến binh Trung Quốc gần đó phảỉ báo động, vây bắt.
Tình hình đaò ngũ tập thể có thể vì thiếu ăn. Viện trợ quốc tế gửi vào Bắc Hàn đã giảm nhiều kể từ khi nước này bắn một phi đạn hồi tháng 4-2012, làm thiếu ăn cho cả lính lẫn dân. Với thực phẩm tập trung cho các viên chức và binh đội ở thủ đô Bình Nhưỡng và các đơn vị trú đóng gần biêng iới Nam Hàn, lính ở biên giới gần TQ ăn tập trung vào bắp và khoai mà họ tự trồng.
Một nguồn tin cho biết rằng với mùa xuân tới và lương thực tồn kho giảm vì mùa màng gay gắt, đang có nhiều lính Bắc Hàn đaò ngũ hơn.
Trong khi đó, TQ cũng tập trung giảỉ giao về Bắc Hàn những thường dân đào tỵ.
Yonhap nói có 8 người Bắc Hàn đào tỵ bị an ninh TQ bắt ở Yanji đầu tháng này đã bị đưa vào trại tạm giam cho người đào tỵ ở Tumen và tất cả đã bị giao về Bắc Hàn, theo nguồn tin này. Trong nhóm đó có 5 trẻ em, một số trong đó được cho biết là họ bị bắt khi đang xin ăn trên lãnh thổ TQ.
Đặc biệt có một trong 2 công dân Nam Hàn bị bắt cùng với các người Bắc Hàn đào tỵ đã được bàn giao cho chính phủ Nam Hàn để trục xuất về Seoul hôm Thứ Tư. Họ là những người trước đó đaò tỵ từ Bắc Hàn và gần đây trở vào TQ để giúp gia đình họ thoát khỏi Bắc Hàn.
Cũng cần phải nên lên hiện tượng: Trẻ em lưu lạc là một hoàn cảnh đau lòng ở bên kia biên giới Bắc Hàn, phía lãnh thổ Trung Quốc, nơi nhiều chục ngàn phụ nữ Bắc Hàn đã vượt biên vào lưu tán.
Nhật báo Chosun Ilbo ở Nam Hàn kể rằng có khoảng 40,000 trẻ em, con của các bà mẹ Bắc Hàn, bị “bỏ rơi ở Trung Quốc.” Báo này nói, như thế là hàng chục ngàn trẻ em con của các bà mẹ Bắc Hàn không được bảo vệ gì ở TQ.
Một bản phúc trình của Ủy Hội Nhân Quyền Quốc Gia (National Human Rights Commission) thuộc chính phủ Nam Hàn dựa vào những cuộc phỏng vấn những người Bắc Hàn đảo tỵ lưu lạc hay đang sống ở 14 khu vực tại các tỉnh Liaoning, Jilin, Heilongjiang và Shandong thuộc TQ hồi năm ngoái, nói rằng ước đoán hiện đang có từ 20,000 tới 30,000 trẻ em dưới 19 tuổi sinh tại Trung Quốc bởi các bà mẹ Bắc Hàn. Thống kê này cũng dựa vào ước tính của các hội bất vụ lợi NGO của người Nam Hàn và các nhà nghiên cứu tại đại học Hoa Kỳ Johns Hopkins University.
Trong khi đó, bản tin VOA hôm 21-3-2013 cho biết Liên Hiệp Quốc đã lập một ủy ban để điều tra những vụ vi phạm nhân quyền tại Bắc Hàn và nói rằng một số vi phạm có thể lên đến mức “tội phạm chống nhân loại.”
Bản tin VOA nói rằng Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã thống nhất thông qua một nghị quyết hôm thứ Năm, gi cho ủy ban điều tra những vụ vi phạm nhân quyền “có hệ thống, sâu rộng và nghiêm trọng” tại Bắc Hàn.
Nghị quyết cũng lên án những vụ tra tấn và những trại lao động dành cho tù chính trị tại Bắc Hàn. Liên hiệp châu Âu và Nhật Bản đưa ra nghị quyết, được Hoa Kỳ ủng hộ.
Các tổ chức nhân quyền từ lâu đã kêu gọi những nỗ lực quốc tế nhằm chấm dứt những vi phạm nhân quyền tại Bắc Hàn, được xem như tệ hại nhất trên thế giới.
Tổ chức theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch cho biết cuộc điều tra của Liên Hiệp Quốc sẽ giúp phơi bày “nhiều thập niên vi phạm” của chính phủ Bắc Hàn.
Dĩ nhiên, các giới chức Bắc Hàn đã phủ nhận những cáo buộc là họ có vi phạm nhân quyền.
Thực tế cần ghi nhận: Những người vượt tuyến Bắc Hàn hiện nay, cũng như những người vượt tuyến từ Bắc Việt vào Nam thời xưa, là bằng chứng sinh động nhất về một xã hội bưng bít, ngộp thở của các thiên đường xã hội chủ nghĩa vậy.
Và ước mơ của đại đa số những người dân này chỉ muốn làm sao vào được các nước “tư bản đang giãy chết.”

Bài viết đáng chú ý

Đưa tin Trung Quốc leo thang tội ác cũng phải được lệnh?

Trưa 20-3, tàu tuần tra Trung Quốc số 786 rượt đuổi, bắn cháy tàu cá QNg 96382 TS của ngư dân đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đang đánh bắt tại ngư trường truyền thống là vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam. Vượt hàng trăm hải lý, ngày 22-3, tàu cá trên, do ngư dân Bùi Văn Phải làm thuyền trưởng, với bằng chứng cabin tàu cháy tan hoang, mới về đến cầu cảng Lý Sơn.
9h17 phút sáng 24-3, Báo Tiền Phong onlines đưa tin (kèm ảnh) vụ việc hết sức nghiêm trọng trên. Vài giờ sau, bỗng bản tin onlines biến mất, không một lời giải thích(!).

Tàu cá QNg 96382 TS của ngư dân đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi)
Công luận đành suy đoán 2 khả năng:
1. Tiền Phong nhanh nhảu đoảng, đưa tin không chính xác. Bóc tin không giải thích, thiếu tôn trọng bạn đọc.
2. Đưa tin đúng, nhưng bị lệnh bóc.
Phần lớn nghiêng về khả năng thứ nhất, vì chẳng lẽ đưa tin tố cáo giặc Tàu leo thang tội ác cũng phải được trên cho lệnh?
Rốt cuộc, tối 25-3, ít phút sau khi VTV1 đưa tin Người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN lên tiếng về sự việc trên (nội dung như Tiền Phong đã loan tin), hàng loạt tờ báo nhất loạt đưa lại trên onlines và sáng 26-3 - lục tục trên các báo in. Ngay tối 25-3, Tiền Phong onlines post trở lại bản tin đã đưa. Rõ rồi nhé, không có chuyện Tiền Phong bộp chộp đưa tin không chính xác. Thật buồn, cái điều “chẳng lẽ” lại là sự thật!
Sự việc trên càng làm công luận cho rằng báo chí phương Tây nói hơn 700 trăm tờ báo VN chỉ có một Tổng Biên tập, không phải là cường điệu.
Cổ vũ lòng yêu nước, nâng cao cảnh giác chống ngoại xâm, tố cáo tội ác leo thang mới của giặc Trung Quốc bành trướng; thông tin nhanh, nhạy, chính xác… là nhiệm và yêu cầu đối với báo chí mà không cơ quan nào, cá nhân nào có thể phủ nhận, bác bỏ. Rõ ràng, cung cách chỉ đạo, điều hành báo chí như trên chẳng giúp gì cho tình hình biển Đông bớt căng thẳng, chẳng giúp nhân dân thêm cảnh giác. Nó chỉ làm báo chí nhà nước mất nốt chút uy tín nhỏ nhoi còn sót lại trong lòng công chúng và bạn đọc, Nhà nước thêm mất uy tín với Nhân dân; và giặc Tàu được thể càng hung dữ.
Xin nhớ cho, đây không phải lần đầu tiên báo chí nhà nước lâm tình huống dở khóc dở cười tương tự. Vụ đưa tin nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt qua đời, vụ giặc Tàu lại cắt cáp tàu ta thăm dò dầu khí, vụ bắt Bầu Kiên… chẳng lẽ không cho Ban Tuyên giáo trung ương bài học nào sao? Có cần thiết phải “phanh gấp” đối với những thông tin báo chí dạng như thế? Được gì và mất gì? Thậm chí tai hại đến mức nào, khi hành xử “vụng về” và “ngớ ngẩn” đến vậy?
Thử hình dung, giả sử một ngày nào đó, biết tin quân Trung Quốc bất ngờ xâm nhập một vùng nào đó trên đất nước ta, báo chí có tránh khỏi “lập cập” không?
Võ Văn Tạo

Sự thiếu kiên nhẫn ở Việt Nam

Dân Luận: Xin giới thiệu tới độc giả Dân Luận đánh giá của giáo sư Jonathan London về những biến động chính trị gần đây ở Việt Nam. Chúng tôi đồng ý với quan điểm của giáo sư rằng nên đánh giá kết quả của những biến động này không phải ở chỗ bản Hiến Pháp cuối cùng sẽ được thay đổi ra sao, mà ở chỗ nó đã tạo được sự quan tâm của dư luận như thế nào. Việc nhiều công dân thuộc nhiều tầng lớp đã dũng cảm cất tiếng nói công khai phản đối hệ thống chính trị độc đoán, tham nhũng và thiếu trách nhiệm giải trình cho thấy người dân đã không còn kiên nhẫn được nữa. Những chữ ký khởi đầu này sẽ là động lực để nhiều người hơn nữa hết sợ hãi và "bước ra khỏi hầm trú ẩn của mình" (@Huy Đức).

Hình minh họa
Chắc chắn rằng chủ đích ban đầu của nhà cầm quyền không phải là để đón nhận một cơn mưa rào những lời chỉ trích về hệ thống chính trị một cách tự do của người dân. Nhưng chiến dịch khởi động bởi Đảng CSVN nhằm tăng cường tính chính danh của mình thông qua việc tham khảo ý kiến công chúng về việc sửa đổi hiến pháp đã hóa thành một đợt tổng tấn công chưa từng có vào nguyên tắc cai trị độc đảng. Trong 2 tuần vừa qua, hàng ngàn người Việt Nam đã thẳng thắn nói không với thể chế độc đảng. Điều đáng chú ý là cơn bùng nổ chính trị này có nền tảng rộng khắp và bao gồm nhiều nhân vật có mối quan hệ lâu dài với hệ thống chính quyền và Đảng CSVN. Trong 90 năm tồn tại của mình, Đảng CSVN chưa từng đối mặt với thử thách nào lớn như ngày hôm nay.
Cơn bão ngày hôm nay có nguồn gốc từ cuối năm ngoái, khi mà các lãnh đạo quốc gia, bị suy yếu bởi nhiều tiếng nói bất tín nhiệm từ dân chúng, đã tuyên bố lấy ý kiến của công chúng trong 3 tháng về việc sửa đổi bản hiến pháp năm 1992. Ban đầu, chiến dịch này được chào đón bằng sự im lặng, thể hiện suy nghĩ thất vọng của người Việt Nam trước những vị lãnh đạo hiện tại của quốc gia, những người đã bị tê liệt bởi nhiều nguyên nhân như chủ nghĩa bè phái, tham nhũng, không có trình độ và bảo thủ. Điều này, cộng với cách mà nhà cầm quyền trừng phạt những tiếng nói bất đồng chính kiến chính trị, đã làm nhiều người suy đoán rằng, sẽ chẳng có gì mới mẻ trong cuộc lấy ý kiến lần này, sẽ chẳng có những thách thức chính trị công khai nào. Nhưng điều mới mẻ đã diễn ra. Chỉ trong vòng cuối tháng trước, người Việt Nam ở nhiều tầng lớp khác nhau đã tìm thấy tiếng nói chính trị của mình, và đã sử dụng web, đài phát thanh, và truyền đơn để tạo nên một cơn bão tự do ngôn luận chưa từng có trong lịch sử cận đại. Họ đã truyền cảm hứng cho nhau. Và họ đã xuất hiện một cách công khai.
Chuyện đó xảy ra như thế nào? Câu chuyện xuất phát từ một bản kiến nghị do một nhóm nhỏ các trí thức có quan hệ lâu dài và mật thiết với chính quyền và Đảng CSVN. ‘Kiến nghị 72’, bản kiến nghị được đặt tên bằng con số người ký đầu tiên, yêu cầu bãi bỏ điều 4 trong Hiến pháp, trong đó quy định sự lãnh đạo toàn diện của Đảng CSVN, và trực tiếp phản đối nguyên tắc cai trị độc đảng, và quân đội phải trung thành với một đảng chính trị. Trong những điểm đáng chú ý khác, bản kiến nghị cũng đòi hỏi quy định quyền sở hữu và một nền pháp trị rõ ràng hơn, và xóa bỏ lời nói đầu của Hiến Pháp, trong đó ca ngợi sự tồn tại của Đảng CSVN là hợ lý và không thể thiếu. Quan trọng hơn, bản kiến nghị này đã gây xúc động trong quần chúng, và nhanh chóng thu hút được hàng trăm chữ ký từ nhiều tầng lớp nhân dân Việt Nam, cả trong và ngoài nước.
Trong khi các trí thức và những người ủng hộ họ làm cho nước trong nồi sôi sùng sục, thì chính một nhà báo trẻ và ít được biết đến trước đó lại làm nắp nồi bật tung ra. Ở đây chúng ta nói đến hành động dũng cảm của một celebrity chính trị mới nổi, Nguyễn Đắc Kiên, một nhà báo cho tờ Gia Đình và Xã Hội. Sau khi nghe xong buổi phát hình trong đó Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói rằng cuộc thảo luận sửa đổi hiến pháp đã bộc lộ ra những suy thoái về đạo đức và tư tưởng, Kiên đã đưa lên mạng lời phê phán trực tiếp Tổng bí thư và kêu gọi chấm dứt chế độ độc đảng. Bài viết này đã phát tán với tốc độ khủng khiếp. Kiên mất chỗ làm việc của mình. Anh gần như nắm chắc trong tay một sự trừng phạt nào đó. Nhưng anh cũng trở thành anh hùng. Và việc anh trở nên nổi tiếng được theo sau bằng một Lời kêu gọi trực tuyến đòi thành lập quốc hội lập hiến, và lời kêu gọi này cũng đã thu hút được sự ủng hộ của người Việt từ khắp mọi miền đất nước và trên thế giới. Điều đáng chú ý là rất nhiều người ký lời kêu gọi đã nêu rõ tên, nghề nghiệp và địa chỉ nhà riêng.
Nhiều người nghi ngờ và cho rằng những sự kiện gần đây ở Việt Nam cuối cùng cũng chẳng đưa tới một sửa đổi Hiến Pháp nào đáng kể. Thế nhưng quá trình thay đổi chính trị ở Việt Nam, cũng như ở bất kỳ một quốc gia độc tài nào khác, là rất khó tiên đoán trước, bởi vì những người sống trong xã hội đó che dấu cảm xúc thật sự của mình. Điều đáng nói của những sự kiện gần đây không phải ở chỗ nó sẽ dẫn đến những cải cách ngay lập tức, điều mà rất khó có thể xảy ra, mà ở chỗ nó đã tác động như thế nào tới phong cảnh chính trị ở đất nước này. Liệu những sự kiện này có phải là tín hiệu cho sự xuất hiện của một phong trào lớn, có nền tảng rộng, đòi hỏi cải cách chính trị, mà sẽ thu hút nhiều tầng lớp xã hội Việt Nam từ bên ngoài cũng như từ bên trong Đảng? Thời gian sẽ cho chúng ta biết. Trong mấy ngày vừa qua, Đảng CSVN và chính quyền đã liên tiếp tung ra những đòn để hạ uy tín của những người ký tên, biến họ thành những thành phần thù địch. Trong lúc đó, chúng ta không thể nói trước được điều gì.
Người dân Việt Nam mong ước một chính quyền có năng lực, có trách nhiệm. Ấy thế nhưng trong lịch sử chưa từng có một phong trào theo hướng này được khởi phát từ trên xuống. Mặc dù khó có thể tiên đoán được tình hình, cá nhân tôi thấy rằng Việt Nam đã bước vào một giai đoạn mới của lịch sử chính trị của mình, nhờ có sự tham gia đông đảo và đa dạng của những công dân mới tìm thấy tiếng nói của mình. Người Việt Nam là những người yêu nước. Họ khắc khoải tìm kiếm con đường để tạo ra một chính quyền hiệu quả và có trách nhiệm hơn, trong bối cảnh những lãnh đạo thiếu tầm nhìn và tham lam đang khiến họ ngày càng trở nên thiếu kiên nhẫn với tình trạng hiện thời.
Jonathan London - New Mandala

Nguyễn Công Huân lược dịch
* Jonathan London là giáo sư tại Khoa Nghiên Cứu Châu Á và Quốc Tế, và là thành viên của Trung Tâm Nghiên Cứu Đông Nam Á tại trường Đại Học Hồng Kông.
(Dân luận)

Nguyễn Trọng Vĩnh - Lực lượng vũ trang phải trung thành với Tổ quốc

Cũng như một ông gì trước đây, mới rồi, để bảo vệ cho Điều 70 trong Dự thảo Hiến pháp sử đổi, ông Tô Lâm nói: “Đảng Cộng sản lập ra và rèn luyện các lược lượng vũ trang, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nói lực lượng vũ trang phải trung thành với Đảng Cộng sản, vậy Điều 70 ghi Lực lượng vũ trang phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam là đúng”.
Vậy hãy thử đưa thực tế ra để xem ông Tô Lâm nói đúng hay sai:
Sau khi về nước, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc lập ra Mặt trận “Việt Nam độc lập đồng minh” gọi tắt là “Việt Minh” và trong khu rừng Trần Hưng Đạo ở Cao Bằng, chính Người lập ra Đội Võ trang tuyên truyền giải phóng quân gồm 34 người và giao cho đồng chí Văn (tức Võ Nguyên Giáp) chỉ huy, Người không nhân danh Đảng Cộng sản, Người cũng chưa lấy tên Hồ Chí Minh, nhân dân gọi Người là “ông Ké”.
Lúc ấy ít người nói đến Đảng Cộng sản Đông Dương, nhân dân thường chỉ biết “Việt Minh”, tán thành chương trình “Việt Minh”, theo “Việt Minh”, ra nhập tổ chức “Việt Minh”…

QĐND phải trung thành với Hiến pháp
Sau Cách mạng Tháng 8, thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, có chính phủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. Trong cuộc đấu tranh với bọn “Việt Nam Cách mạng đồng minh hội” và bọn “Quốc dân đảng” theo Tàu dựa vào bọn tướng Tàu Lư Hán, Tiêu Văn định lật đổ chính phủ Hồ Chí Minh thì hàng ngày hàng chục vạn dân Hà Nội và các tỉnh xung quanh rầm rập biểu tình, hô vang “Ủng hộ Việt Minh”, “Ủng hộ Chính phủ Hồ Chí Minh”, do đó mà giữ được chính quyền.
Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa phát triển từ 34 chiến sĩ “Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân” thành quân đội quốc gia để bảo vệ nước, bảo vệ chính quyền. Thời gian đầu gọi là Vệ quốc quân (chứ không gọi là Vệ Đảng quân), cho nên mới có bài hát: “Đoàn Vệ quốc quân một lần ra đi, chiến đấu vì nhân dân không hẹn ngày về…” Đội quân Nam tiến giúp đồng bào miền Nam đánh Pháp vẫn mang tên “Vệ quốc quân”. Năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói Trung với nước, hiếu với dân nên trên báo chí và trong các văn kiện sau này ghi “Quân đội ta từ nhân dân mà ra, trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Tháng Giêng năm 1946, vì sách lược, Bác Hồ đã tuyên bố giải tán Đảng Cộng sản (thực tế là rút vào bí mật). Như vậy, trên công khai với dân và với quốc tế là không có Đảng Cộng sản, thế thì làm gì có chuyện Hồ Chủ tịch khi nói chuyện công khai với lớp học sĩ quan, Người lại nói Quân đội phải trung với Đảng Cộng sản? Tôi đọc Tuyển tập Hồ Chí Minh xuất bản lần thứ nhất không thấy trang nào ghi Hồ Chủ tịch nói câu ấy. Trong Tuyển tập xuất bản lần thứ 2 năm 2000 có thể người ta đã sửa thế nào đó.
Nói Đảng lãnh đạo các lực lượng vũ trang thì đúng. Đảng lãnh đạo toàn dân chứ không riêng gì đối với lực lượng vũ trang. Đảng lãnh đạo, nhưng lực lượng vũ trang vẫn là của nước, trong đó có Đảng, lực lượng vũ trang bảo vệ được nước thì cũng bảo vệ được cả Đảng, việc gì Đảng phải giành lấy cho riêng mình, “bắt phải trung thành tuyệt đối với Đảng”? Đảng lãnh đạo là nói chung, nhưng phải có binh sĩ là con em nhân dân hết lòng yêu nước, hăng hái chiến đấu, có những tướng lĩnh trí dũng và vị Tổng tư lệnh đức độ, tài ba kiệt xuất trực tiếp rèn luyện và chỉ huy thì mới chiến thắng.
Ông Tô Lâm còn lý luận bừa rằng “Ở các nước có nhiều Đảng thì Đảng nào cầm quyền quân đội phải theo Đảng ấy”. Không đúng! Hãy lấy nước Mỹ và nước Pháp làm ví dụ:
Ở Mỹ, dù người của Đảng Cộng hòa hay Đảng Dân chủ trúng cử Tổng thống, thì quân đội vẫn là quân đội của nước Mỹ, không phải của Đảng nào. Tổng thống được dân bầu ra là người của dân, Tổng thống của dân, của nước Mỹ, nắm quyền điều khiển quân đội nhân danh nước Mỹ không nhân danh Đảng Cộng hòa hay Đảng Dân chủ. Không phải khi ông Bush làm Tổng thống thì quân đội theo Đảng Cộng hòa, khi ông Obama làm Tổng thống thì quân đội theo Đảng Dân chủ, ở Mỹ còn tùy thuộc Quốc hội nữa.
Ở Pháp cũng vậy, người của Đảng nào nắm quyền thì quân đội vẫn là quân đội của nước Pháp. Bất cứ ứng cử viên của Đảng nào được đa số cử tri bầu làm Tổng thống, có nghĩa là nhân dân Pháp giao cho thay mặt nhân dân điều hành công việc của nước Pháp cũng như điều khiển quân đội. Quân đội tuân theo mệnh lệnh của Tổng thống là tuân theo người thay mặt cho nhân dân Pháp và nhà nước Pháp, trung thành với nước Pháp, chứ không phải khi ông Sarkozy làm Tổng thống thì quân đội theo Đảng UMP, hoặc ông Hollande làm Tổng thống thì quân đội Pháp theo và trung thành với Đảng Xã hội.
Suốt từ năm 1946, mọi lời nói, mọi việc làm của Bác Hồ đều là Trung với nước, hiếu với dân, từ cái ca tráng men uống nước phát cho bộ đội cũng in chứ Trung với nước, hiếu với dân. Lá cờ nhỏ mà Bác Hồ tặng cho trường Võ bị lục quân Trần Quốc Tuấn khi Bác đến thăm cũng ghi Trung với nước, hiếu với dân. Trong bức thư Người gửi cho thanh niên ngày 2/9/1965 dòng thứ 20 Người cũng dặn: “Phải luôn luôn nâng cao chí khí cách mạng, trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.
Trong Hiến pháp 1980, tại Chương IV Điều 51 ghi “Các lực lượng vũ trang nhân dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân…”.
Trong Hiến pháp 1992, tại Chương IV Điều 45 vẫn còn ghi “Các lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân…”.
Nay dư thảo sử đổi Hiến pháp lại thêm điều 70 ghi “Các lực lượng vũ trang phải trung thành với Đảng Cộng sản…”, gạt Tổ quốc ra một bên hay đứng trên Tổ quốc, như vậy là có động cơ gì, ý đồ gì?
Lại nói về Đảng lãnh đạo
Từ thành công trong cuộc Cách mạng Tháng 8, thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cho đến cuộc chiến đẩy lùi 60 vạn quân Trung Quốc xâm lược, không ai có thể phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam và Đảng Cộng sản. Không những không phủ nhận mà nhân dân rất tôn trọng và tự giác tuân theo theo sự lãnh đạo của Đảng mà chả cần có “Điều 4 Điều 3 nào”. Vì sao được như vậy? Vì mục đích duy nhất của Đảng là phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, Đảng không có lợi ích riêng tư nào khác. Tổ chức Đảng trong sạch, có Đảng viên hư hỏng chỉ là số rất rất ít. Đảng có phạm sai lầm thì công khai kiểm điển trước dân, xin lỗi dân, thành tâm tích cực sửa chữa, người phụ trách chính từ chức.
Nếu bây giờ Đảng kiên quyết loại trừ hết những Đảng viên thoái hóa biến chất ra khỏi Đảng, khôi phục tính chất cộng sản chân chính của Đảng, kiên quyết bài trừ tham nhũng, xóa bỏ lợi ích nhóm, thực hiện dân chủ, trở lại gắn bó với dân, trọng dụng nhân tài thứ thiệt, phát huy tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, hết lòng phục vụ đất nước thì nhân dân lại tôn phục, tự nguyện theo sự lãnh đạo của Đảng, chả cần đến Điều 4.
Nếu không thay đổi, tham nhũng cứ phát triển, nhiều đảng viên thoái hóa biến chất hư hỏng về đạo đức lối sống, vẫn nắm các chức quyền, Đảng suy thoái, kinh tế quốc doanh thua lỗ, thất thoát lớn tiền của của nhà nước, kinh tế sa sút nghiên trọng dẫn đến nước nghèo, dân khổ thì dù cứ khăng khăng áp đặt “Điều 4” “Hiến hóa” quyền của Đảng, Đảng vẫn mất lòng tin của dân.
Lại còn tình trạng chuyên quyền độc đoán, nhiều cấm, nhiều tăng, đối với những người có ý kiến quan điểm khác với lãnh đạo, phản biện những chủ trương chính sách sai, đề nghị những ý kiến thành tâm xây dựng… thì chụp cho là suy thoái, phản động, chống Đảng, chống nhà nước, bị địch kích động, mua chuộc…, dân oan đi khiếu kiện cũng coi là chống đối, gây mất trật tự, phải xử lý.
Hành xử như trên chỉ gây bất bình, phẫn uất trong nhân dân, dồn đẩy người ta đến chân tường thì tình hình sẽ thế nào??
Ngày 243/2013
Nguyễn Trọng Vĩnh
Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh gửi đến Đại tá Bùi Văn Bồng
(Blog Bùi Văn Bồng)

Trung Quốc không xác nhận đã bắn vào tàu cá Việt Nam

Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi
Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi (REUTERS)

Một ngày sau khi bộ Ngoại giao Việt Nam lên án việc tàu Trung Quốc bắn cháy một tàu cá Việt Nam, ngày 26/03/2013, Bắc Kinh trả lời rằng đó là hành động « chính đáng » bảo vệ chủ quyền của họ trên Biển Đông nhưng từ chối xác nhận việc nổ súng vào tàu Việt Nam.

Theo AFP, được hỏi về vụ tàu Trung Quốc bắn cháy một tàu cá của Việt Nam, phát ngôn viên Ngoại giao Trung Quốc, Hồng Lỗi tuyên bố rằng « Việc có biện pháp chống lại tàu cá Việt Nam xâm nhập trái phép lãnh hải Trung Quốc là điều cần thiết và chính đáng ».

Bị phóng viên dồn hỏi về trường hợp chiếc tàu cá mang số hiệu QNg 96382 TS của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi bị bắn cháy ca bin hôm 20/03/2013, phát ngôn viên Hồng Lỗi từ chối xác nhận việc tàu Trung Quốc đã nổ súng vào tàu cá Việt Nam, nhưng lại đưa ra nhận định «chiếc tàu cá Việt Nam không hề bị thiệt hại gì ».

Trong khi đó hôm nay, trên trang mạng báo Tiền Phong đăng bài phóng sự với nhiều hình ảnh ca bin chiếc tàu của ngư dân Quảng Ngãi bị cháy rụi cùng với lời kể chi tiết của thuyền trưởng Bùi Văn Phải và các ngư dân về việc bị tàu Trung Quốc mang số hiệu 786 đuổi bắn khi họ đang đánh bắt cá trong khu vực đảo Lin Côn thuộc quần đảo Hoàng Sa.

Đây không phải là lần đầu tiên, các tàu của ngư dân Việt Nam đang hoạt động trong ngư trường truyền thống xung quanh khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bị các tàu của Trung Quốc tấn công. Vài năm gần đây đã có cả trăm trường hợp tàu cá Việt Nam bị phía Trung Quốc bắt giữ tịch thu ngư cụ, đòi tiền chuộc.
Anh Vũ (RFI)

Trung Quốc tuyên bố vụ bắn tàu cá Việt là 'chính đáng và cần thiết'!

Báo chí Trung Quốc và hãng tin quốc tế ngày 26/3 dẫn lời Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này, ông Hồng Lỗi, trắng trợn tuyên bố việc bắn tàu cá Việt Nam là ‘chính đáng và cần thiết’.
Truyền thông Trung Quốc và các hãng tin quốc tế dẫn lời Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi thừa nhận vụ tàu cá Việt Nam bị hư hại, nhưng tuyên bố đây là hành động nhằm ‘dạy cho các ngư dẫn phải tránh xa’ vùng biển thuộc chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam, nhưng ông này cho rằng thuộc chủ quyền Trung Quốc.
Bất chấp thực tế về việc tàu cá Việt bị bắn cháy khi đang đánh bắt cá trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, ông Hồng Lỗi tuyên bố: “Hành động đáp trả của Trung Quốc đối với các tàu cá Việt đánh bắt bất hợp pháp là hợp lý và cần thiết”.

Tàu cá Việt bị tàu Trung Quốc bắn tan hoang trên vùng biển của Việt Nam, nhưng ông Hồng Lỗi vẫn lớn tiếng cho rằng đây là hành động 'chính đáng và cần thiết'?. Ảnh: Nguyễn Thành.

Không chỉ vậy, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn lớn tiếng: “Chúng tôi hi vọng phía việt nam sẽ có những bước đi cần thiết trong việc giáo dục và quản lý ngư dân nhằm chấm dứt những hành động bất hợp pháp như vậy (đánh bắt cá trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam – P.V)”.
Trái ngược những gì Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố ngày 26/3, trước đó 2 ngày, báo Tiền Phong đã có bài phản ánh sự thật không thể chối cãi về việc tàu cá QNg 96382 của ngư dân Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc bắn cháy nóc cabin tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Điều đáng nói, tàu cá Việt Nam vẫn bị tấn công dù đã cố chứng tỏ rằng không có hành động chống trả, không có vũ khí ngay trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. “Chúng tôi ngồi trước mũi tàu để tàu Trung Quốc thấy rõ mình không có hành động chống trả, không có vũ khí. Khi tàu áp sát khoảng 20m thì tàu Trung Quốc nổ liền 4 - 5 phát súng vào cabin, ca bin bốc cháy dữ dội”, chủ tàu Bùi Văn Phải kể với phóng viên Tiền Phong.
Ngày 25/3, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị cũng cho biết:
“Ngày 20/3/2013, tàu cá mang số hiệu QNg 96382 TS của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi trong lúc đang hoạt động nghề cá bình thường tại ngư trường truyền thống thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã bị tàu Trung Quốc truy đuổi và nổ súng bắn cháy cabin.
Đây là vụ việc hết sức nghiêm trọng, vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đe dọa tính mạng và gây thiệt hại tài sản của ngư dân Việt Nam.
Hành động này đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Việt Nam kiên quyết phản đối, yêu cầu phía Trung Quốc điều tra, xử lý nghiêm hành động sai trái và vô nhân đạo nói trên, bồi thường thiệt hại cho ngư dân Việt Nam".
Cùng ngày, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại Sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối việc làm nói trên của phía Trung Quốc.
(Tiền phong)

Việt Nam nên làm gì để bảo vệ ngư dân?

Dư luận trong nước tiếp tục phẫn uất trước việc tàu cá của ngư dân Việt Nam đánh bắt tại khu vực vùng biển Hoàng Sa, bị tàu Trung Quốc xua đuổi, cướp bóc và bắn cháy. Cơ quan chức năng đang làm gì để bảo vệ ngư dân Việt trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam?
Cơ quan chức năng lên tiếng
Lên tiếng mới nhất của chính quyền Việt Nam đối với việc Trung Quốc sử dụng các tàu bắn vào tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam được đưa ra vào ngày 25 tháng 3.
Cũng tương tự như những lần lên tiếng trước đây, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lương Thanh Nghị nói tại Hà Nội rằng hành động truy đuổi và nổ súng bắn cháy ca bin tàu chiếc tàu QNg 96382TS của ngư dân Việt Nam đang hoạt động nghề cá bình thường tại ngư trường truyền thống thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, trái với tinh thần Tuyên bố Ứng xử của các bên tại Biển Đông, DOC.

0-d70a6-305.jpg
Tàu cá VN bị truy đuổi và bị tàu TQ bắn cháy hôm 20 tháng 3.
Vào ngày 26 tháng 3, văn phòng Trung ương Hội Nghề Cá Việt Nam chính thức gửi công văn đến cho Văn phòng chính phủ, Bộ Nông nghiệp - PTNT, Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại Trung ương kiến nghị bảo đảm an toàn cho hoạt động sản xuất của ngư dân.
Ông Trần Cao Mưu, tổng thư ký của Hội này xác nhận về việc làm đó như sau:
“Nhận được báo cáo từ ngư dân, chúng tôi có văn bản gửi cho các cơ quan chức năng Nhà nước đề nghị có tiếng nói để hỗ trợ ngư dân; cũng đề nghị bình thường như vậy thôi, chứ chưa có gì cả.”
Lý do phải có công văn của Hội như vừa nêu được ông Trần Cao Mưu cho biết vì những hoạt động lấn át của Trung Quốc ngày càng tăng cao:
“Họ ngày càng có những hành động  nâng cao sự lấn át của họ, ví dụ như không chỉ xua đuổi tàu chuyền của ngư dân Việt Nam, không những bắt bớ và cướp bóc tài sản khi mà ngư dân Việt Nam khai thác trên vùng biển chủ quyền, cao hơn nữa bây giờ người ta đã dùng vũ lực tức dùng súng để bắn vào tàu thuyền, đốt cháy cả tàu thuyền chẳng hạn. Đó là những hành động có hệ thống, và  là những hành động ngày càng được nâng cao; vì vậy phía Việt Nam cũng cần phải có thái độ và trách nhiệm để bảo vệ được ngư dân; đặc biệt tính mạng và tài sản của ngư dân khai thác trên vùng biển chủ quyền được an toàn hơn. Chứ nếu cứ để tình trạng này xảy ra nữa thì ngư dân Việt Nam sẽ rất khó khăn.”
Biện pháp chưa hiệu quả
Không phải đến lúc này, ngư dân Việt Nam đi đánh bắt hải sản tại những ngư trường truyền thống lâu nay trên vùng biển của Việt Nam bị tàu Trung Quốc sách nhiễu và thậm chí bắn chết ngư dân, như vụ ở Vịnh Bắc Bộ hồi năm 2005 đối với các ngư dân Thanh Hóa.
Gần đây tình hình mỗi lúc trở nên thường xuyên hơn. Tuy nhiên các biện pháp từ phía chính quyền Việt Nam chưa được hiệu quả, trong lúc phía Trung Quốc càng ngày càng cho thấy rõ chủ mưu của họ trong việc khống chế toàn bộ Biển Đông.
Tau-ca-VN-bi-ban-chay-Cabin_2bb33-250.jpg
Tàu cá VN bị truy đuổi và bị tàu TQ bắn cháy hôm 20 tháng 3. Courtesy nld.
Ngay sau khi Việt Nam lên tiếng tố cáo việc Trung Quốc sử dụng vũ lực đối với ngư dân Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Hồng Lỗi lên tiếng tại Bắc Kinh việc hành động của phía Trung Quốc là hợp pháp và cần thiết chống lại việc ngư dân Việt Nam đi vào vùng biển của Trung Quốc.
Hồi đầu năm nhiều người, nhất là ngư dân tỏ ra vui mừng khi Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn lên tiếng nói lực lượng kiểm ngư Việt Nam được thành lập để bảo vệ cho ngư dân đi đánh bắt tại khu vực Biển Đông. Thế nhưng đã qua gần ba tháng, lực lượng này vẫn chưa thể ra đời như xác nhận của ông tổng thư ký Hội Nghề cá Việt Nam như sau:
“(Cười) Nói chung đã có quyết định thành lập lực lượng kiểm ngư rồi. Nhưng nói chung đến thời điểm này mọi thứ đang chuẩn bị, chứ chưa triển khai thực hiện. Tổ chức này chưa ra mắt. Chắc cũng phải có những lực lượng để cùng với ngư dân bảo vệ quyền lợi cũng như chủ quyền của đất nước ở vùng biển cho tương xứng với khả năng của mình. Hai nữa phải tập trung nâng cao năng lực của những đơn vị được giao trách nhiệm bảo vệ vùng biển, bảo vệ ngư dân. Bây giờ đang cố gắng thực hiện việc đó, nhưng thời gian chắc cũng phải có thời gian. Như lực lượng kiểm ngư đã có quyết định thành lập rồi nhưng đến thời gian này vẫn chưa được đầy đủ lắm. Nghĩa là đến bây giờ vẫn chưa đi vào hoạt động. Đó là khó khăn hiện nay.”
Tau-ca-VN-bi-ban-chay-Cabin_2bb33-250.jpg
Tàu cá VN bị truy đuổi và bị tàu TQ bắn cháy hôm 20 tháng 3. Courtesy nld.
Ngư dân thiệt thòi
Hầu như mọi người đều thấy rõ thế yếu của ngư dân Việt trên những chiếc tàu cá bằng gỗ mong manh so với những đội tàu ngư chính, hải giám hiện đại của phía Trung Quốc, ngày càng xuất hiện nhiều tại khu vực Biển Đông.
Tuy nhiên đối với những ngư dân Việt Nam để có được chiếc tàu để đi đánh bắt ở biển khơi là một cố gắng vượt bực. Nhiều người cả đời cũng chưa thể có đủ số tiền để làm chủ một chiếc tàu như thế.
Một ngư dân tại Đà Nẵng, sau nhiều năm đi khơi cùng với các chủ tàu khác, nay về sắm được một chiếc thuyền nhỏ và chỉ đi đánh bắt gần bờ trong ngày mà thôi. Người này cho biết trước đây mỗi khi đang đánh bắt tại khu vực Hoàng Sa mà thấy tàu của Trung Quốc thì tự động tàu của ngư dân Việt Nam phải tìm đường chạy trốn dù rằng đó là ngư trường truyền thống của Việt Nam và là nơi có nguồn cá dồi dào:
“Cái chỗ đó họ cũng ít ra. Đi làm nhưng cũng né khu vực mà ‘họ’ đi qua đi lại,họ sợ.”
Trong những năm gần đây, cứ vào mùa từ giữa tháng 5 cho đến đầu tháng 8, phía Trung Quốc lấy lý do bảo vệ nguồn lợi hải sản đơn phương ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trong khu vực Biển Đông. Mới hồi năm ngoái, Trung Quốc công khai lên tiếng cho phép các tàu chấp pháp của nước này thi hành nhiệm vụ đối với tàu nước ngoài trong khu vực mà họ cho là vi phạm vùng biển của Trung Quốc. Ví dụ cụ thể nhất là họ đã ra tay đối với tàu QNg 96382TS của ngư dân Bùi Văn Phải, người của đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi vào ngày 20 tháng 3 vừa qua.
Có nhiều ngư dân sau khi bị phía Trung Quốc bắt nộp tiền phạt, họ trở nên dường như trắng tay. Tuy nhiên, làm nghề đánh bắt cá là nghề truyền thống từ bao đời qua, họ không còn con đường nào khác khi đất chật, người đông và cơ quan chức năng cũng chưa có những biện pháp hữu hiệu nào giúp đỡ họ trong cuộc mưu sinh; nhưng ra khơi để rồi lại bị xua đuổi, tước đoạt hết mọi tài sản; thậm chí phải đổi cả sinh mạng thì đó là một giá quá cao mà ngư dân tại nhiều vùng biển Việt Nam đang phải đối diện.

Gia Minh, biên tập viên RFA
2013-03-26

Không được lên án, thóa mạ các ý kiến trái chiều

(Tường thuật góp ý Hiến pháp của CLB Truyền thống kháng chiến – Khối Thanh niên, TP HCM)
Ngày 6.3, tại Bảo tàng cách mạng TP.HCM, Khối Thanh niên thuộc Câu lạc bộ Truyền thống kháng chiến đã tổ chức góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Trong phần chương trình, hội nghị đã nghe ông Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội giới thiệu tóm tắt Kiến nghị 7 điểmcủa Nhóm 72 trí thức: Quyền lập hiến phải thuộc về toàn dân, không thể thuộc về bất kỳ một tổ chức hay cơ quan nào; Lời nói đầu không phải là chỗ để tuyên dương công trạng của bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào; sửa Dự thảo theo đúng tinh thần của Tuyên ngôn về Quyền Con người năm 1948 và các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia; sở hữu tư nhân, tập thể, cộng đồng về đất đai cùng tồn tại với sở hữu nhà nước; các cơ quan nhà nước phải tuân thủ Hiến pháp và luật; thành lập Tòa án Hiến pháp với chức năng phán quyết; lực lượng vũ trang trung thành với Tổ quốc và nhân dân, không trung thành với bất kỳ tổ chức nào (yêu cầu bỏ quy định lực lượng vũ trang phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam); phải có trưng cầu dân ý để phúc quyết Hiến pháp; và cuối cùng là gia hạn thời gian lấy ý kiến của nhân dân đến hết năm 2013.
Đường lối của Đảng phải minh bạch
Nếu mở đầu cho chương trình là bản góp ý của ông Nguyễn Văn Thuyền, nguyên Thường vụ Thành ủy, Chủ nhiệm CLB Kháng chiến TP.HCM, (do tuổi cao không tham dự, được đọc lại tại hội nghị) với tinh thần chủ yếu là sự cần thiết của điều 4 trong Hiến pháp, cùng câu hỏi gay gắt “ai là kẻ mưu toan dẹp bỏ điều 4”, thì ngay sau đó là các ý kiến đầy tâm huyết thể hiện xu hướng ngược lại.
Đặt vấn đề nên hay không nên có điều 4, luật sư Nguyễn Đăng Liêm, nguyên Hiệu trưởng Đại học Gia Định cho rằng: Hiến pháp không thể tự định trước cái quyền Đảng Cộng sản “là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” được. Hiến pháp “khẳng định ý chí của nhân dân” thì trước hết Đảng phải được nhân dân trao quyền lãnh đạo. Nhưng vấn đề là nhân dân có trao quyền đó hay không? Trong khí hoạt động của Đảng thời gian qua không đảm bảo công khai, minh bạch; nhiều đường lối, chính sách và thực hiện chính sách không của dân, vì dân đã dẫn đến sai lầm, yếu kém, tiêu cực và đặc biệt là tham nhũng trầm trọng.
Tình trạng đó có nguyên nhân là người dân không được thực sự làm chủ, hoặc hơn thế là quyền làm chủ của nhân dân bị vi phạm. Vì vậy, Điều 6 viết: “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước” là không thể. Bởi Quốc hội, Hội đồng nhân dân cũng chỉ là “cánh tay nối dài của Đảng”. Đó là chưa kể nhiều những văn bản dưới luật được thực thi đã vi phạm Hiến pháp. Với tổ chức để người dân “thực hiện quyền dân chủ trực tiếp đại diện” như thế thì làm sao “giám sát” được Đảng và lấy gì để “buộc” Đảng phải “chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình”? (Điều 4, Khoản 2).

Khối Thanh niên thuộc Câu lạc bộ Truyền thống kháng chiến đã tổ chức góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992
85 triệu dân đang ngồi trên con tàu lao dốc không phanh
Tán thành với quan điểm của ông Nguyễn Đăng Liêm, ông Lê Công Giàu, nguyên Phó bí thư Thành đoàn TP.HCM, đã đưa ra một lập luận đầy tính nhân văn. Theo ông, những tổ chức là “cánh tay nối dài của Đảng” thì không thể phản biện được Đảng. Trước đây, Bác Hồ đã đề ra hai Đảng Xã hội và Dân chủ; tất nhiên là hai đảng này không cạnh tranh nổi với Đảng Cộng sản, nhưng ít nhất cũng là tổ chức phản biện trong Quốc hội đối với đường lối của Đảng Cộng sản. Hiện về danh nghĩa chúng ta có hệ thống kiểm soát quyền lực, nhưng trên thực tế hệ thống kiểm soát này không thể kiểm soát được. Có thể ví đây là một cái thắng (phanh) lúc ăn lúc không, thậm chí có lúc chạy tuột luôn. Thử hỏi, các đồng chí ngồi trên xe máy không có thắng, liệu có dám chạy không? Vậy mà hiện nay con tàu ViệtNamvới tám mươi sáu triệu dân phải ngồi trên một hệ thống thắng không ăn, đang tuột dốc với tốc độ cao, cực kỳ nguy hiểm. Thắng không ăn đồng nghĩa với hệ thống kiểm soát quyền lực bị vô hiệu, đã dẫn đến hư hỏng không thể sửa được. Hãy thử nhìn ra các nước, chỉ với 30 năm họ đã là một nước công nghiệp hóa, dân chủ, tự do. Còn Việt Nam ta kể từ khi có Đảng đã hơn 80 năm, có chính quyền gần 70 năm và giải phóng cũng gần 40 năm mà vẫn lạc hậu. Điều đó có nghĩa là đường lối của Đảng không còn phù hợp nữa, phải thay đổi.
“Nói Đảng nhưng thực chất là các vị trong Bộ Chính trị và một trăm bảy mươi mấy vị ủy viên Trung ương lãnh đạo đất nước và quyết định thể chế chính trị. Vậy bây giờ mấy vị này phải đề ra giải pháp đường lối đưa đất nước đi lên. Nếu không được là có tội với dân tộc. Nếu không được thì phải chấp nhận đa đảng”. Ông Lê Công Giàu nói.
 “Phải dứt khoát bỏ tất cả các cụm từ xã hội chủ nghĩa”
Đó là một trong hai quan điểm khẳng định “dứt khoát” của ông Hồ Hiếu, nguyên cựu tù Côn Đảo, nguyên Chánh văn phòng Ban Dân vận Mặt trận, TP.HCM. Thứ nhất, tên nước không thể kèm theo ý thích của một số người theo chủ nghĩa này, không theo chủ nghĩa kia; hay là theo cái đạo này, bỏ cái đạo khác. Đó là chưa kể xã hội chủ nghĩa là chưa có thật, rất xa với và không biết bao giờ sẽ có. Đặt tên nước là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa là người cộng sản đã lạm quyền. Đề nghị lấy lại tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, cái tên do Bác Hồ khai sinh.
Tên gọi “xã hội chủ nghĩa” như cái vòng kim cô. Vì cái vòng kim cô xã hội chủ nghĩa duy ý chí này nên nhà đất sai không sửa, giáo dục kém không sửa; rồi kéo theo hàng loạt chính sách không hoàn chỉnh mang tên xã hội chủ nghĩa: pháp chế xã hội chủ nghĩa, Nhà nước xã hội chủ nghĩa, nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, y tế xã hội chủ nghĩa, kinh tế… đã thị trường lại còn định hướng xã hội chủ nghĩa… Cái chữ “xã hội chủ nghĩa” đó chia rẽ dân tộc trong nước và nước ngoài, chia rẽ cộng đồng thế giới. Thứ hai, theo, ông Hồ Hiếu là “dứt khoát phải xóa hẳn đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Toàn dân là ai? Ai tên là “toàn dân”. Nhà nước quản lý mà trên là Đảng lãnh đạo thì đất đai là của Đảng, của Nhà nước mất rồi. Nhà nước quản lý nghĩa là muốn thu hồi là thu hồi, muốn cưỡng đoạt, định giá là cưỡng đoạt, định giá. Và như vậy thì vẫn xảy ra tình trạng như thời gian vừa qua, chính sách về ruộng đất và thực thi chính sách này không minh bạch, dẫn đến khiếu kiện đất đai kéo dài không dứt…
Đảng nên bình tĩnh và xem lại mình
Ông Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng phản ánh một thực trạng bức xúc, đó là tình hình đất nước đang rất khó khăn với bao âu lo, nhưng Đảng và dân mỗi người lo một cách khác nhau. Đảng lo giữ gìn thể chế, sự tồn vong của chế độ; dân lo đời sống khó khăn, kinh tế sa sút, tham nhũng trầm trọng… Dân và Đảng không gặp nhau, không còn đâu là ý Đảng, lòng dân. Ông Ngãi đề xuất: “Hiện, đang có góp ý Hiến pháp của 72 trí thức (gọi tắt là Kiến nghị 72 – đã có hơn 9.000 người ký tên) với Kiến nghị 7 điểm đúng đắn. Vì vậy, Đảng nên gặp gỡ để bàn bạc trao đổi, sửa Hiến pháp theo tinh thần của các kiến nghị nêu trên nhằm phát huy dân chủ và hoà hợp dân tộc là những đòi hỏi hết sức bức xúc của nhân dân trong giai đoạn trước mắt, cũng như cho sự phát triển bền vững lâu dài của đất nước”.
Từ ý nghĩa này, ông Võ Văn Thôn, nguyên Chủ tịch UBND  Q3, Giám đốc Sở Tư pháp đề xuất, góp ý Hiến pháp là việc hệ trọng, Đảng nên hết sự bình tĩnh, lắng nghe. Đã có chủ trương đúng đắn “góp ý không có vùng cấm”, vậy đề nghị Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội, cũng như báo chí, đài truyền hình của Đảng không nên lên án, đả kích những góp ý trái chiều.
Hội nghị cũng thu được nhiều ý kiến sắc bén qua các nội dung: Công chức nhà nước ở các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp… đều ăn lương do dân đóng góp. Bộ máy Nhà nước của dân phải phục vụ nhân dân, đương nhiên phải phi chính trị hóa, kể cả công an, quân đội. Phải có tòa án bảo vệ Hiến pháp, ngay đến Hiến pháp 92 cũng có những cái hay, cái đúng nhưng thường bị các nghị định, nghị quyết sai vô hiệu hoặc đi ngược lại với Hiến pháp. Lập hiến (xây dựng, ban hành hay sửa đổi hiến pháp) là quyền của nhân dân, nhưng với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 này thì vẫn là do Đảng lập, Đảng soạn. Vì vậy phải viết lại Hiến pháp…
Hội nghị sôi nổi trong suốt bốn tiếng đồng hồ. Ngay cả bên lề, cũng có những ý kiến xác đáng, ấy là: Góp ý hiến pháp không được báo đài phản ánh trung thực. Một buổi như hôm nay chẳng hạn, chỉ có hai ý kiến đồng ý điều 4, chín ý kiến đề nghị bỏ điều 4, nhưng lại sẽ tường thuật “Hầu hết ý kiến khẳng định cần có điều 4 trong Hiến pháp”!
Hồ Đức Yên
(BVN)

Cuộc chiến "sửa đổi hiến pháp"

Vốn coi hiến pháp là để "thể chế hóa đường lối lãnh đạo" nên cứ mỗi lần chuyển "giai đoạn cách mạng" đảng cộng sản Việt Nam lại sửa đổi hiến pháp cũ thành hiến pháp mới với lý do để "phù hợp với tình hình nhiệm vụ". Vì vậy kể từ khi giành được chính quyền tới nay họ đã có tới 4 hiến pháp.
Giành được chính quyền vào tháng 8/1945 vì cần tập hợp nhân tài, vật lực cho cuộc kháng chiến chống Pháp và muốn thế giới công nhân chính thể mới nên hiến pháp 1946 mang dáng dấp của một hiến pháp dân chủ tiến bộ ra đời.
Kháng chiến chống Pháp thắng lợi, giành quyền kiểm soát miền Bắc theo hiệp định Giơ ne vơ, được các nước trong phe XHCN công nhận, bắt đầu xây dựng CNXH ở miền Bắc và tiến đánh miền Nam thì hiến pháp 1946 "không phù hợp" nữa được thay thế bằng hiến pháp 1959.
Tháng 4/1975 thôn tính xong miền Nam thống nhất đất nước. Vừa kiêu căng tuyên bố "đất nước vĩnh viễn sạch bóng quân xâm lược" thì cuộc chiến ở biên giới Tây Nam diễn ra và 4 năm sau Việt Nam bị chính người đồng chí "môi hở răng lạnh" phản bội bằng hành động gây ra cuộc chiến tranh đẫm máu ở biên giới phía Bắc. Trong tình thế đó Đảng cộng sản Việt Nam đã liên kết toàn diện, tuyệt đối với Liên Xô thách thức Trung Quốc. Gọi là sửa đổi của hiến pháp 1959 nhưng thực chất hiến pháp 1980 là sao chép hiến pháp của Liên Xô trong đó điều 4 quy định đảng cộng sản là lực lượng lãnh đạo xã hội vốn là điều 6 của hiến pháp này. Đặc biệt trong lời nói đầu còn ghi rõ kẻ thù là bọn bá quyền Trung Quốc.
Những năm cuối của thập kỷ 80 thế kỷ trước, trong bối cảnh nền kinh tế suy sụp do chịu hậu quả của các chủ trương, chính sách sai lầm, của mô hình kinh tế quan liêu bao cấp. Nhà nước cộng sản buộc phải quay lại với kinh tế thị trường mà họ tự nhận là "cải cách, đổi mới". Cùng thời gian, các chế độ cộng sản ở Liên Xô, Đông Âu lần lượt tan rã. Lâm vào cảnh "thân cô thế cô" sợ bị sụp đổ cộng sản Việt Nam một mặt không dám cải cách chính trị mặt khác tìm chỗ dựa dẫm bằng cách xin "bình thường hóa" với Trung Quốc. Họ đã xin được nhưng là sau một hội nghị "đầu hàng nhục nhã" tại Thành Đô và hàng loạt các hiệp ước dâng đất, nhượng biển. Hiến pháp 1992 ra đời đánh dấu thời kỳ " đổi mới nửa vời". Về kinh tế áp dụng "mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN". Về chính trị ngày càng lún sâu vào độc tài qua việc bóp nghẹt hạn chế các quyền tự do dân chủ. Về ngoại giao bình thường hóa quan hệ hữu nghị với khẩu hiệu "hữu nghị 4 tốt, 16 chữ vàng" nhưng thực chất là ngày càng lệ thuộc dần trở thành tay sai, chư hầu của Trung Quốc.
Trước và sau đại hội đảng lần thứ 11, chính sách "đổi mới nửa vời", mô hình "kinh tế thị trường định hướng XHCN", quan hệ "ngoại giao nô bộc" với Trung Quốc, một bộ phận không nhỏ đảng viên là lãnh đạo các cấp trở nên tha hóa biến chất tham gia vào hầu hết các vụ tham nhũng lớn nhỏ,..., ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã khiến cho tình hình mọi mặt của Việt Nam ngày càng trở nên tồi tệ. Uy tín bị giảm sút nghiêm trọng, làn sóng đấu tranh đòi tự do, dân chủ, công bằng, chống Trung Quốc xâm lược ngày một dâng cao đe dọa trực tiếp vai trò lãnh đạo. Đảng cộng sản Việt Nam đứng trước nguy cơ tan rã, sụp đổ. Để kéo dài thời gian tồn tại, một mặt họ mị dân bằng "nghị quyết 4 chỉnh đốn đảng" hòng vớt vát chút uy tín còn sót lại, một mặt bám chặt và ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc, mặt khác là tăng cường đàn áp những người tranh đấu. Và để phù hợp với những "tình hình và nhiệm vụ mới" đó "dự thảo sửa đổi bổ sung hiến pháp 1992" tương lai sẽ là "hiến pháp 2013" ra đời.
Khác với trước vốn "yên ả diễn ra trong bốn bức tường của hội trường quốc hội" giờ đây đã có nhiều đòi hỏi "phải trả lại cho dân quyền phúc quyết hiến pháp" nên lần sửa đổi này được tiến hành "rùm beng" hơn. Trước tiên là nghị quyết "sửa đổi bổ sung hiến pháp 1992 và thành lập ủy ban dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992" thông qua ngày 6/8/2011. Sau hơn một năm, 23/11/2012 là nghị quyết số 38 về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi bổ sung hiến pháp 1992. Ngày 28/12/2012 tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành chỉ thị số 22-CT/TW của bộ chính trị về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992. Ngày 2/1/2013 "Dự thảo sửa đổi, bổ sung hiến pháp 1992" được chính thức công bố.
"Hiến pháp dự thảo" có 11 chương 124 điều gồm các điều giữ nguyên, bớt đi, gộp lại của hiến pháp 1992. Có thể thấy trong số điều giữ nguyên có những điều mà đảng cộng sản đã "kiên quyết, khăng khăng, bằng mọi giá" giữ từ hiến pháp này tới hiến pháp khác vì bỏ là "tự sát", là mất đặc quyền đặc lợi như điều 4, điều quy định "đất đai sở hữu của toàn dân do nhà nước quản lý". Đây cũng chính là những điều mà nhiều người am hiểu luật pháp, thấy rõ nguyên nhân sâu xa của các xung đột về đất đai giữa nhà nước với nhân dân đã liên tục đấu tranh đòi xóa bỏ từ nhiều năm gần đây. Bởi vậy sau khi "dự thảo sửa đổi bổ sung hiến pháp 1992" được công bố, 72 người đã có ngay bản kiến nghị về sửa đổi hiến pháp gồm 7 điểm trong đó có những điều trực tiếp, gián tiếp yêu cầu xóa bỏ những điều trên. Những điều nói về quyền tự do con người, tự do công dân hầu như vẫn được giữ nguyên hoặc sửa đổi chút ít đã bị "kiến nghị 72" vạch trần ý đồ "chưa phù hợp với các quy định chuẩn mực quốc tế về quyền con người... có quá nhiều nghĩa vụ một cách tùy tiện... trong dự thảo các lý do về quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, ổn định chính trị, việc đưa cụm từ "theo quy định của pháp luật",... nhằm hạn chế những quyền đó sẽ mở đường cho việc nhân danh hiến pháp để vi phạm quyền con người, đàn áp các công dân thực thi quyền tự do như đã diễn ra trong thực tế những năm qua ở nước ta". Điều 2 của hiến pháp dự thảo được thêm vào "Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp" chứng tỏ đảng vẫn muốn nắm giữ cả 3 quyền, vẫn chủ trương "không tam quyền phân lập". Đặc biệt điều 45 của hiến pháp 1992 quy định "Các lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân..." trong dự thảo được sửa đổi bổ sung thành điều 70 của hiến pháp dự thảo "Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với đảng cộng sản Việt Nam..." cho thấy nỗi lo lắng cho sự sụp đổ tan rã của đảng cộng sản Việt Nam đã lên tới tột độ. Việc sửa đổi điều này trong hiến pháp dự thảo chứng tỏ trong tương lai họ không ngại ngần tiến hành một" 'Thiên An Môn mới" ở Việt Nam.
Như vậy "Dự thảo sửa đổi bổ sung hiến pháp 1992" rất phù hợp với "giai đoạn cách mạng mới" của đảng cộng sản Việt Nam. Tất nhiên cũng như những "dự thảo cương lĩnh chính trị của đại hội đảng" họ chỉ muốn sửa đổi một chút ít về câu chữ, đôi điều vụn vặt không quan trọng. Và ý đồ này đã được thực hiện rất nghiêm túc, công phu, bài bản.
Một ban soạn thảo gồm 30 người trong đó có 8 là ủy viên BCT còn lại đều là UV trung ương và người đứng đầu các tổ chức "chân rết" của đảng. Có hẳn nghị quyết 38/2012/QH13 để hướng dẫn toàn dân góp ý với yêu cầu "Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan thông tấn, báo chí trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia đóng góp ý kiến và phản ánh trung thực, kịp thời ý kiến của nhân dân; không để các đối tượng xấu, thế lực thù địch lợi dụng chống phá, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Bảo đảm sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo chặt chẽ của các cấp chính quyền, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992". Nghị quyết còn quy định một thời gian "chớp nhoáng" là hai tháng để hoàn thành việc góp ý sửa đổi nhưng bị phản đối đã phải lui lại tới cuối năm 2013.
Cảm thấy chưa yên tâm ngay sau khi các nghị quyết, chỉ thị ban hành ông Trọng đã không ngần ngại dọa dẫm: giao nhiệm vụ cho lực lượng công an và quân đội phải "ngăn chặn những hành vi lợi dụng dân chủ việc lấy ý kiến nhân dân để tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước", "chỉ đạo chặt chẽ công tác bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội; phối hợp với các cơ quan tổ chức hữu quan kịp thời đấu tranh, ngăn chặn những hành vi lợi dụng dân chủ việc lấy ý kiến nhân dân để tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước ta".
"Tiền hô hậu ủng" hàng loạt các nhà "chính luận" trên các phương tiện thông tin "lề đảng" thi nhau "múa gậy vườn hoang" để biểu diễn các bài "minh chứng cho sự hiện diện của điều 4", "giải thích tại sao quân đội phải tuyệt đối trung thành với đảng", "đồng nhất dân với đảng", "ca ngợi tính ưu việt của việc phối hợp giữa 3 quyền, chỉ ra phiếm khuyết của tam quyền phân lập".
Có tác giả trên báo ANTĐ (hình như là công an) còn có "sáng kiến" dùng "máu thịt" để đồng nhất dân với đảng: "Về khoản 2 của Điều 4, nên thay thế từ: “mật thiết” trong cụm từ “Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân…”, thành từ “máu thịt” – “Đảng gắn bó máu thịt với nhân dân…”. Từ “máu thịt” thể hiện mức độ gắn bó cao hơn, không thể tách rời và thể hiện tinh thần gắn bó thống nhất, bền lâu".
Và sau khi kiến nghị 72 gồm 7 điểm ra đời, thì ngày 26/2 ông Trọng "không nhịn được" đã đích thân lên VTV1 đe nẹt: "Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa! … Tham gia khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể … thì đó là cái gì?”. Nhưng thật không may, lời của ông lại làm bùng phát phong trào ký tên vào "Tuyên bố của các công dân tự do" cũng là một phong trào tẩy chay hiến pháp dự thảo.
Song song với tuyên truyền, việc tổ chức lấy ý kiến của nhân dân cho bản hiến pháp dự thảo ở nhiều nơi cũng có những điểm tương tự như trò hề bầu cử quốc hội các khóa đã từng diễn ra. Chẳng hạn gợi ý dân ghi đồng ý vào phiếu lấy ý kiến, đe dọa những người không đồng ý bằng cách bắt ghi rõ họ tên địa chỉ để theo dõi (ở TPHCM). Tổ trưởng dân phố tuyên truyền ép dân ký đồng ý vào phiếu góp ý (ở Bình Dương). BCH công đoàn gửi email cho công đoàn viên quy định nếu ai không gửi góp ý coi như đồng ý với dự thảo (ở công đoàn quận 12 TPHCM)...
Cách đây vài ngày ông Nguyễn Đình Lộc nguyên bộ trưởng bộ tư pháp người được coi là đã khởi xướng, soạn thảo, ký tên vào "kiến nghị 72" đã xuất hiện trên VTV1 để trả lời phỏng vấn của phóng viên về cuộc góp ý sửa đổi hiến pháp và nói về bản "kiến nghị 72". Ông đã khen ngợi "đợt lấy ý kiến nhân dân lần này “rộng rãi”, “có những địa phương gửi đến từng hộ”, “công phu”, mặc dù “còn có thể làm tốt hơn nữa, nhưng được như thế là đáng mừng rồi”, tuy “thật ra cũng có những vấn đề cần phải rút kinh nghiệm” và phủ nhận đã tham gia viết bản kiến nghị trên. Xung quanh sự kiện này đã có nhiều nhận định, đánh giá về ông nhưng với nhà nước cộng sản chỉ có một mục đích duy nhất là dùng hình ảnh của ông để hạn chế tác dụng của những góp ý mà họ không muốn tiếp thu nhất là "kiến nghị 72".
Đến thời điểm này, gần 3 tháng kể từ ngày toàn dân góp ý cho "dự thảo sửa đổi bổ sung hiến pháp 1992". Ngoài nhà báo Nguyễn Đắc Kiên bị sa thải vì phát biểu "phạm thượng" tới tổng bí thư, chưa phát hiện ra một công dân nào bị đánh chết trong đồn công an, bị bắt bớ, trù dập, sách nhiễu liên quan tới chuyện sửa hiến pháp. Nhưng căn cứ vào tần suất ngày càng tăng của nội dung này trên các phương tiện truyền thông của "lề đảng", "lề dân", số lượng người ký tên vào bản "kiến nghị 72", "tuyên bố của các công dân tự do" đã lên tới hàng vạn có thể coi "sửa hiến pháp" như một cuộc chiến. Giữa đảng nhà nước kiên quyết và bằng mọi giá để việc góp ý sửa đổi hiến pháp 2013 theo đúng dự kiến với những người đòi sửa những điều ngoài dự kiến. Tiêu biểu là "kiến nghị 72" cùng số người đã ký tên vào kiến nghị, ký tên vào "tuyên bố của các công dân tự do". Cuộc chiến nảy sinh do hai bên có cách hiểu hiến pháp trái ngược nhau. Đây là cuộc chiến ngôn luận nhưng một bên ngoài việc tự tung tự tác trên hệ thống truyền thông "lề đảng" khổng lồ, còn sẵn sàng đưa cả quân đội, công an vào cuộc, thậm chí "hy sinh" cả uy tín của lãnh đạo (như việc ông Trọng phát biểu trên VTV1 ngày 25/2/2013) để đạt được mục đích. Chẳng cần phải chờ tới 9/2013 thời hạn cuối cùng của góp ý, sau đó quốc hội sẽ tập hợp, cho ra đời hiến pháp 2013 mà ngay từ bây giờ có thể khẳng định đảng đã đạt được mục đích, giành được "thắng lợi" trong cuộc chiến trên. Nhưng nó chưa kết thúc vì những người "thua trận" vẫn tiếp tục thức tỉnh dân tộc, danh sách ký tên vào "kiến nghị 72" vào "tuyên bố của các công dân tự do" vẫn tiếp tục nối dài... Tới đủ để bắt đầu cho cuộc chiến lật đổ chế độ độc tài, thay hiến pháp 2013 bằng một hiến pháp mới theo đúng nghĩa.
Trần Hoàng Lan
(DLB)

Hacker Trung Quốc đánh cắp dữ liệu VN

Đại tá Trần Văn Hòa, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an), vừa trở thành đối tượng tấn công có chủ ý của hacker Trung Quốc.Đây là thông tin được chính đại tá Trần Văn Hòa công bố tại Hội thảo về an toàn thông tin Security World 2013 được tổ chức hôm qua (26.3) tại Hà Nội.
Hacker Trung Quốc đánh cắp dữ liệu VN
Nguồn gốc tấn công vào email của lãnh đạo Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao được xác định đến từ Trung Quốc - Nguồn: Đại tá Trần Văn Hòa

Giải mã một email lạ
Cụ thể vào ngày 5.3, ông Hòa có nhận được một thư điện tử gửi đích danh “TS Trần Văn Hòa, C15, BCA” từ địa chỉ email mang tên của một cán bộ thuộc Bộ Khoa học - Công nghệ. Email có chữ ký với đầy đủ thông tin, số điện thoại di động của người gửi, kèm theo một tập văn bản đính kèm là công văn mang tên “CV xin xác nhận LLKH-CN.doc”.



Rất nhiều cán bộ, công chức giữ vị trí chủ chốt ở các bộ, ngành của VN đã bị hacker tấn công đánh cắp dữ liệu. Chúng ta đã mất cắp rất nhiều dữ liệu mà không biết

Đại tá Trần Văn Hòa, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an)

Nhận thấy email này có một số điểm nghi vấn, đại tá Hòa liên lạc lại với người gửi thì được biết email này thực ra đã bị đánh cắp password từ lâu và hiện chủ sở hữu đã mất quyền sử dụng. Người gửi email cũng không hề quen biết đại tá Hòa.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, cơ quan chuyên môn đã xác định được email này được đưa lên máy chủ của Yahoo từ một máy tính nối mạng có địa chỉ IP 118.145.2.250 tại Bắc Kinh (Trung Quốc), thông qua một công ty cung cấp dịch vụ internet có tên Beijing Hua Si Wei Tai Ke Technology Co.Limited.

Lấy file văn bản đính kèm đi giải mã, cơ quan cảnh sát phát hiện đây là một vi rút backdoor có chức năng gửi truy vấn tới máy chủ ctymailinh.vicp.cc có địa chỉ IP là 182.242.233.53 (thuộc Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc, thông qua nhà cung cấp dịch vụ Chinanet Yunnan Province Network) và tải các phần mềm từ máy chủ này về. Nếu như không bị phát hiện và ngăn chặn, vi rút này sẽ bắt đầu quá trình âm thầm đánh cắp dữ liệu mà nạn nhân không hề biết.
Hình thức phát tán vi rút của hacker vào máy của nạn nhân rất tinh vi và được ngụy trang rất tỉ mỉ để làm cho nạn nhân sập bẫy. Sau khi cài đặt thành công “cửa hậu” (backdoor), vi rút này không hề phá hoại máy tính của người sử dụng mà chỉ nằm im đó để đưa dữ liệu đến những địa chỉ đã định trước, đại tá Hòa cho biết.
Đối tượng là những người có chức vụ
Cũng theo đại tá Hòa, một vụ việc tương tự với mục đích tấn công vào những người có chức vụ trong các cơ quan nhà nước với mục tiêu lấy trộm dữ liệu từ toàn bộ hệ thống cũng đã được Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao phát hiện.
Điểm khác biệt của vụ việc này là sau khi lừa người nhận “cài đặt” vi rút qua email, vi rút này sẽ tiếp tục cài đặt bốn spyware với các chức năng khác nhau trong đó có một keylogger (ghi lại các thao tác trên bàn phím của nạn nhân), lấy thông tin gửi cho www.expressvn.org đăng ký tại Trung Quốc. Spyware thứ hai sẽ lấy thông tin gửi về www.fushing.org, đăng ký tại Đài Loan và www.dinhk.net đăng ký tại Trung Quốc. Vi rút thứ ba sẽ đảm nhận nhiệm vụ đánh cắp mật khẩu của email lưu vào ổ C.
Vi rút cuối cùng sẽ làm nhiệm vụ thu thập dữ liệu gửi  lên HOST www.zdungk.comwww.phung123.com. Hai địa chỉ này đều được đăng ký tại Trung Quốc dưới tên một người là Yang Fei, email là chienld78@yahoo.com, có địa chỉ tại Bắc Kinh. Đây là các địa chỉ được cơ quan chức năng xác định là thường xuyên gửi đi các email với mục đích đánh cắp thông tin của nhiều cán bộ, lãnh đạo thuộc các cơ quan nhà nước của VN.



Mỹ tuyên án công dân Trung Quốc đánh cắp bí mật quân sự
Hôm qua, tòa án bang New York, Mỹ tuyên án 70 tháng tù giam đối với một công dân Trung Quốc vì tội tuồn bí mật quân sự của Mỹ về nước. Theo Reuters, bị cáo họ Lưu, 49 tuổi, bị khép vào 9 tội danh, trong đó có vi phạm luật Kiểm soát xuất khẩu vũ khí và khai man. Trước khi bị bắt, Lưu làm việc tại Công ty L-3 Communications (Mỹ) từ tháng 3.2009 - 11.2010. Các công tố viên cho biết bị cáo đã đánh cắp hàng ngàn tập tin máy tính chứa chi tiết về các hệ thống dẫn đường của tên lửa, rốc két và máy bay không người lái, đồng thời giới thiệu chúng tại 2 cuộc hội thảo ở Trung Quốc.

Trùng Quang

Đại tá Hòa cũng cho biết cơ quan công an từng phát hiện rất nhiều dữ liệu quan trọng và nhạy cảm của các bộ, ban, ngành của VN đã từng được nhóm tin tặc nổi tiếng Anonymous đưa công khai lên mạng internet. Điều đáng nói là các dữ liệu này không phải do Anonymous khai thác từ VN mà do nhóm này lấy từ một máy chủ đặt tại Bắc Kinh. Theo ông Hòa, rất nhiều cán bộ, công chức giữ vị trí chủ chốt ở các bộ, ngành của VN đã bị hacker tấn công đánh cắp dữ liệu. “Chúng ta đã mất cắp rất nhiều dữ liệu mà không biết”, đại tá Hòa nói.

Cẩn trọng mã độc

Theo ông Ngô Việt Khôi, Giám đốc Hãng bảo mật TrendMicro tại thị trường VN và Campuchia, hình thức tấn công có chủ đích đến những đối tượng cụ thể với mục tiêu đánh cắp thông tin, dữ liệu ngày càng gia tăng. Và thông thường đứng sau các vụ tấn công này là một quốc gia hoặc một chính phủ nào đó. Trước quá trình tấn công, hacker nghiên cứu rất rõ hệ thống máy tính của nạn nhân và sẽ thiết kế những vi rút theo kiểu may đo cho từng đối tượng cụ thể.
Bên cạnh đó, hacker cũng sẽ lợi dụng những điểm yếu mang tính “con người” của nạn nhân. Ví dụ để đánh cắp dữ liệu từ máy tính của một lãnh đạo bộ, ngành nào đó mà vị này không “online”, hacker có thể tấn công gián tiếp vào máy của thư ký hay trợ lý bằng cách gửi các đường link có chứa mã độc qua các mạng xã hội, các diễn đàn mà thư ký của lãnh đạo này tham gia. Các vi rút này sau đó sẽ tự động dùng gửi email từ địa chỉ của thư ký đến lãnh đạo và qua đó cài đặt malware lên máy của nạn nhân. Nhiều malware như vậy sẽ giúp hacker “vẽ” ra được hệ thống máy tính của cơ quan nạn nhân và đẩy các thông tin cần thu thập ra ngoài. Điều nguy hiểm là hầu hết các mã độc được cài đặt theo cách tấn công này đều qua mặt các phần mềm diệt vi rút, bảo mật hiện đang có trên thị trường. Cũng theo ông Khôi, thống kê cho thấy trong số các mã độc được gửi qua email thì 70% được ẩn trong các file văn bản hoặc bảng tính khiến nạn nhân không nghi ngờ.
Theo ông Nguyễn Minh Đức, Giám đốc Bộ phận An ninh mạng Bkav, các kịch bản thường thấy mà các phần mềm gián điệp tấn công vào các đối tượng xác định gồm: chèn spyware vào các website tải phần mềm, đánh cắp tài khoản email để gửi “file tài liệu” và giả mạo email. Các phần mềm gián điệp này sẽ ghi lại hoạt động của bàn phím, chụp lén màn hình hoặc quay video, ghi âm trộm thông qua webcam và thu thập, đánh cắp bất kỳ file nào.
Ông Đức cho rằng, hiện tại có bao nhiêu máy tính/máy chủ bị cài đặt mã độc, bao nhiêu dữ liệu bị đánh cắp, thay đổi là điều chưa thể xác định được. Và nguy hiểm hơn thông qua các mã độc này vào thời điểm nào đó rất có khả năng sẽ được kích hoạt lệnh phá hủy ổ cứng gây ra những thiệt hại nghiêm trọng.

Nguy cơ mất an toàn thông tin rất cao
Theo thống kê của Công ty an ninh mạng Bkav, trong năm 2012 có tới 2.203 website của các cơ quan, doanh nghiệp tại VN bị tấn công, chủ yếu thông qua các lỗ hổng trên hệ thống mạng. So với 2011 con số này hầu như không giảm. Bên cạnh đó, theo báo cáo của Hiệp hội An toàn thông tin VN (VNISA) năm 2012, VN tuy nằm trong nhóm 5 nước đứng đầu thế giới về người dùng internet nhưng xếp thứ 15 về lượng phát tán mã độc, thứ 10 về tin rác, thứ 15 về zombie (máy tính bị mất kiểm soát). Trong số 100 website thuộc chính phủ có đến 78% có thể bị tấn công toàn diện. Năm 2012 cũng đã xuất hiện nhiều biến thể vi rút ăn cắp tài khoản ngân hàng trực tuyến, các kết nối ngầm và các mã độc chuyên dùng để đánh cắp thông tin có chủ đích.
Trường Sơn
(Thanh niên)

An ninh Ba Lan bắt vụ rửa tiền liên quan tới Trung Quốc, Việt Nam

Cục An ninh Nội bộ Ba Lan (ABW) vừa phá một băng rửa tiền liên quan tới việc chuyển tiền về Trung Quốc và Việt Nam. Ngày hôm qua họ đã bắt giữ 4 người liên quan tới việc chuyển khoản 150 triệu Zua-ty (tương đương gần 50 triệu USD) vào một tài khoản của Trung Quốc.
Đầu mối của vụ việc được cơ quan Thanh tra Tài Chính cung cấp. Các chuyên gia ở đây đã dò ra nơi mà đại lý (tài chính) này thường thực hiện các vụ chuyển tiền. Ngày hôm qua, các nhà điều tra đã sục sạo 21 địa điểm ở Warszawa trong đó có Wólka Kosowska. Trong vụ tìm kiếm này họ đã thu giữ khoảng 2 triệu Zua-ty.
Theo các nhà điều tra những vụ chuyển (rửa) tiền này liên quan tới các doanh nghiệp Trung Quốc và Việt Nam buôn bán trong khu Wólka Kosowska, nơi luôn có số lượng giao dịch tiền mặt lớn và nằm ngoài sự kiểm soát của các cơ quan thuế vụ.
Những người bị bắt có thể bị án tới 10 năm tù giam cùng khoản tiền phạt lên tới 5 triệu Zua- ty.
Một cảnh làm việc ở Wólka Kosowska. Ảnh mang tính minh họa, nguồn Internet
Một cảnh làm việc ở Wólka Kosowska. Ảnh mang tính minh họa, nguồn Internet
Theo đánh giá của EU hồi năm ngoái, Ba Lan là quốc gia còn lỏng lẻo trong việc kiểm soát tài chính, thuế má và nơi thường diễn ra các vụ chuyển rửa tiền. Hai năm trước, cảnh sát quốc tế đã phối hợp và phá vỡ một đường dây lớn, bắt giữ nhiều người trong đó có một người Việt Nam ở Ucraina mà báo chí mô tả là ‘ông trùm’ chuyển tiền lậu.
Trong vụ việc này, nhiều công ty ở Wólka Kosowska của người Việt Nam bị lục soát, thu giữ máy tính, sổ sách nhằm phục vụ cho công tác điều tra. Bản báo cáo sau đó nói, có khoảng 1500 công ty Việt Nam đăng ký kinh doanh trong khu vực Wólka và chỉ một nửa trong số đó khai thuế.
Trong quá khứ, đã có nhiều vụ chuyển tiền lậu bị bắt giữ, nhưng do nhu cầu tự nhiên, sau đó các đường dây khác lại hình thành và thế chỗ vào.
© Đàn Chim Việt

Tin mới nhất về ông Trần Huỳnh Duy Thức


Một chuyến thăm Thức: “Những tuyên truyền hiện nay của truyền thông nhà nước có giá trị tích cực”
Sáng Chủ Nhật ngày 24/03/2013 tôi và gia đình đi thăm Thức định kỳ mỗi tháng. Có một tin vui là Thức đã không còn bị biệt giam. Họ quay rào một khu sân rộng khoảng 100 m2 trước 3 căn phòng nhỏ liền kề nhau, cũng trong khu cách ly mà Thức vẫn ở lâu nay. Họ mở cửa từ 6h sáng đến 11h trưa và 2h đến 5h chiều. Trong khu sân nhỏ này giờ có 6 tù nhân chính trị là Thức, Hùng, Tuấn, Cường, Việt Khang và Giang. Mỗi phòng có 2 người. Thức ở chung với Việt Khang tại căn phòng trước đó Thức vẫn ở biệt giam một mình. Vào giờ họ mở cửa, các anh em ra ngoài chơi chung với nhau, có lò than để nấu ăn, và đang dọn dẹp xà bần để có đất trồng rau ở cái sân 100m2 đó.
Thức kể rằng họ qui định không được cờ bạc nên không cho đánh cờ tướng vì bị liệt vào cờ bạc. Tuy nhiên mấy anh em đã tự vẽ cờ và chơi với nhau. Họ thấy nhưng đã không cấm cản.
Do được ra ngoài nên nhìn Thức hồng hào hơn sau 8 tháng biệt giam. Tôi nghĩ kết quả này có phần đóng góp quan trọng của việc anh Long đã công bố rộng rãi tình trạng ngược đãi đối với Thức.
Hôm nay Thức nói chuyện rất vui. Khi tôi hỏi có xem báo, TV về sửa đổi hiến pháp không, Thức nói mấy anh em ở đây rất chú ý đến các tin tức này nên theo dõi kỹ trên báo Nhân dân và thời sự VTV 19h. Dù tin tức không đầy đủ như bên ngoài nhưng mọi người cũng đoán được những điểm nóng là Nguyễn Đắc Kiên, Nguyễn Đình Lộc và bản hiến pháp của giới trí thức. Thức có nói một điều tôi thấy rất có ý nghĩa:
“Những tuyên truyền hiện nay của truyền thông nhà nước có giá trị tích cực. Nó làm cho hầu hết nhân dân biết về những điều lâu nay họ không biết như Điều 4 Hiến pháp, tam quyền phân lập, quân đội phải trung thành bảo vệ đảng hay bảo vệ nhân dân... Một khi người dân biết thì sẽ dần quan tâm và bớt đi sự thờ ơ.”
Thức cho rằng lâu nay những việc hệ trọng đó số đông người dân không được biết đến. Nhưng việc tuyên truyền lần này sẽ thay đổi sâu rộng tình trạng đó. Rồi Thức kết luận: “Nhận thức của nhân dân sẽ hướng dần đến lẽ phải như một quy luật. Ai xem thường nhân dân, nghĩ dân không hiểu biết nên muốn nói gì cũng được thì chắc chắn sẽ phải trả giá đắt không lâu nữa.”

Trần Văn Huỳnh
(Facebook Trần Huỳnh Duy Thức)

Hiệu Minh - Nuốt lời

Nuốt lời. Ảnh: internet
Hình minh họa
Nhớ hồi ở viện Tin học năm 1992, xảy ra vụ bầu bán viện trưởng đầy bi kịch. Mình quen một vị tiến sỹ toán lúc đó đang là một ứng viên nặng ký cho chức viện trưởng viện Toán.
Anh ấy có nói với mình, nếu có “mệnh hệ” ở viện Tin học, anh ấy sẽ cho “nương nhờ” bên viện Toán vì anh cũng cần kỹ sư tin học giúp lập trình mô phỏng các bài toán hóc búa.
Khi bầu bán đã xong, mình thấy ở viện Tin học chẳng hay ho gì, nhớ đến lời hứa kia. Sang gặp, anh cười gượng “Cậu thông cảm, bây giờ mình có những cái khó khi ngồi ở ghế viện trưởng viện Toán”. Tổng Cua hiểu ngay sự nuốt lời và nghĩ không thể nào tha thứ cho anh.
Sau này ra đời, mình hiểu chuyện nuốt lời xảy ra khắp nơi, từ đông sang tây, từ xa xưa đến bây giờ, từ tư bản sang XHCN, đâu cũng có.
Lấy ví dụ ở tầm quốc tế. Nói đâu xa, ngày 21-3 vừa qua, trong cuộc điện đàm với TBT Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố Bắc Kinh sẽ tiếp tục cùng với Việt Nam tăng cường trao đổi và hợp tác song phương trong nhiều lĩnh vực.
Ông TC Bình nói, sự phát triển lành mạnh và ổn định của mối quan hệ Việt-Trung đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát huy CNXH tại hai nước cộng sản anh em cũng như có tầm quan trọng lớn đối với nền hòa bình và sự phát triển chung của khu vực và thế giới.
Đáp lời, TBT Trọng nhắc lại rằng, Việt Nam xem trọng tình hữu nghị truyền thống với Trung Quốc.
Trên điện thoại họ cam kết như thế nhưng trong thực tế thì sao.
Vào thời điểm hai vị cấp cao điện đàm, hứa hẹn thì tàu cá mang số hiệu QNg 96382 TS của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi đánh cá tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã bị tàu Trung Quốc truy đuổi và nổ súng bắn cháy cabin.
Bộ Ngoại giao VN đã phải lên tiếng “Đây là vụ việc hết sức nghiêm trọng, vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đe dọa tính mạng và gây thiệt hại tài sản của ngư dân Việt Nam.”
Nuốt lời ở tầm quốc gia, hãy xem vụ cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa lên VTV  phân bua.
Hồi đầu tháng 2-2013, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị sửa đổi Hiến pháp cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội. Nghe nói có những ý nói cần bỏ điều 4 trong HP.
Nhưng ngày 22-3, ông Lộc lại bác bỏ vai trò đại diện của mình, nói rằng tư cách trưởng đoàn chỉ được trao cho ông vào phút chót vì “tín nhiệm”, “Phải nói rằng… nói là trưởng đoàn thì có vẻ như to lắm, nhưng thật ra thì đến đấy mới được lên trưởng đoàn, đến lúc trao thì mới được lên trưởng đoàn”, “”Còn trước đó thì thật ra những cái bản ấy tôi không tham gia. Tôi không tham gia.” v.v và v.v.
Cho dù đó là lý do gì chăng nữa, dù ai đó hay gì gì khác đứng sau vụ này, thì đối với 15 trí thức đi theo ông Nguyễn Đình Lộc hôm đó, nghe những gì trên VTV vừa qua, thì đó là sự nuốt lời không hơn không kém.
Tự nhiên thấy thông cảm với vị tiến sỹ toán nọ, bởi dễ nhất trong đời là…nuốt lời.

25-03-2013
Hiệu Minh
(Blog Hiệu Minh)

Luật sư yêu cầu trai giam cung cấp kính mắt cho Nguyễn Phương Uyên (Chuacuuthe)

Độc hành cho nhân quyền Việt Nam   -VRNs (25.03.2013) – Melbourne, Au – Tôi tên là Trương Quốc Việt, 31 tuổi, một công dân Việt Nam hiện đang tạm trú tại Melbourne, Victoria. Chương trình “Độc Hành cho nhân quyền Việt Nam”  là tên của chuyến đi độc hành 25 ngày xuyên qua các thành phố và thị trấn chính của các tiểu bang Victoria, New South Wales, Queensland và ACT của nước Úc mà tôi sẽ thực hiện vào ngày 1 tháng 4 năm 2013 nhằm gây sự chú ý và quan tâm  của quần chúng Úc về tình trạng vi phạm nhân quyền ngày càng trầm trọng tại quê hương của tôi, đồng thời kêu gọi mọi người dân Úc mà tôi gặp dọc theo lộ trình ký vào một bản kiến nghị yêu cầu chính phủ Úc Đại Lợi ngưng chương trình Viện Trợ Phát Triển của Úc cho chế độ đàn áp nhân quyền cộng sản Việt Nam.
Chính tôi đã là một nạn nhân  của sự oan ức và chà đạp nhân quyền của nhà nước Việt Nam vào năm 2009. Nhà và đất của gia đình tôi đã bị nhà nước và công an giựt sập, phá nát một cách phi pháp và riêng tôi đã bị công an bắt,  đánh đập và bỏ tù với tội danh “chống người thi hành công vụ”.

ĐBQH Phan Xuân Dũng bị điên khi đề nghị đi khiếu kiện phải đặt tiền cọc? (Chuacuuthe)

Chưa tốt nghiệp THPT vẫn làm sếp ở NHNN (TP) -

Kinh tế

DN xăng trong nước lãi lớn vì giá xăng thế giới giảm (CafeF)   —–Việt Nam – Nền công nghiệp tuốc-nơ-vít (CafeF)
Chuyện chiếc tuốc-nơ-vít Việt Nam (VnEc) -“Công nghiệp điện tử Việt Nam là công nghiệp tuốc-nơ-vít bởi các doanh nghiệp trong nước chỉ có thể vặn ốc và thêm vài mũi hàn là hết”…
Cần hiểu rõ thông tin ‘mua lại nợ xấu bằng 100% giá trị sổ sách’ (CafeF)    ——HSBC: NHNN thành lập công ty VAMC và giảm lãi suất sẽ chỉ mang lại hiệu quả về mặt tâm lý (CafeF)
“Niềm tin của nhiều doanh nghiệp đang mất dần” (VnEc)
Giá phân bón đã bị thao túng như thế nào? (CafeF)     ——Usilk City: Chủ đầu tư “bàn giao” lời xin lỗi thay bằng căn hộ   (CafeF)
VCB sau kiểm toán: Kinh doanh chứng khoán đầu tư từ lỗ thành lãi 208 tỷ đồng   (CafeF)
GDP quý I năm 2013 chỉ tăng 4,89%   (CafeF)    —-Đừng để doanh nghiệp phải bán mình với giá rẻ mạt!   (CafeF)
ĐHCĐ Vinaconex 2: Nguy cơ mất trắng ở Xi măng Cẩm Phả, Yên Bình và Vật tư ngành nước (CafeF) -Năm 2013, Vinaconex 2 dự kiến phải trả lãi vay khoảng 27,5 tỷ, trong khi kế hoạch lợi nhuận sau …
Xuất khẩu cá tra sang Mỹ có thể chững lại sau quyết định của DOC (CafeF)    ——-Nhiều nông dân ở Phú Yên đang khốn đốn vì cây mía (CafeF)    ——Đường rớt giá vẫn phải bán tháo (CafeF)
Vietcombank: Thu nhập bình quân của nhân viên giảm 9% so với năm 2011 (CafeF)     —–Ấn Độ có thể tiếp tục soán “ngôi vương” về xuất khẩu gạo (CafeF)
Trung Quốc: Chi 10 nghìn tỷ USD cho nhập khẩu (CafeF)

LHQ lập tòa trọng tài để xử vụ Philippines kiện Trung Quốc

Cảnh sát Philippines đứng sau biểu ngữ của người biểu tình bên ngoài lãnh sự quán Trung Quốc ở khu tài chính của Makati.

Liên hiệp quốc mới đây đã bổ nhiệm một vị thẩm phán thứ nhì cho tòa án trọng tài sẽ xét xử đơn kiện của Philippines chống lại Trung Quốc trong vụ tranh chấp Biển Đông, là vùng biển có những yêu sách chủ quyền chồng chéo nhau giữa Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Malaysia và Brunei.

Theo tờ Philippine Daily Inquirer, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez hôm thứ hai nói rằng Chánh án Tòa án Trọng tài Quốc tế về Luật Biển (ITLOS), Thẩm phán Shunji Yanai, người Nhật, đã bổ nhiệm Thẩm phán Stanislaw Pawlak, người Ba Lan, hồi tuần trước.

Ông Pawlak sẽ cùng với Thẩm phán Rudiegr Wolfrum, người Đức, và 3 thẩm phán đang chờ được bổ nhiệm, xét xử đơn kiện mà Philippines đệ nạp hồi đầu năm nay.

Theo Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển, khi một bên trong vụ kiện không chịu tham gia phiên tòa trọng tài, Chánh án Tòa án Trọng tài Luật Biển có quyền bổ nhiệm các thành viên của tòa án.

Trung Quốc đã từ bỏ quyền chỉ định người đại diện cho họ tại tòa này khi Bắc Kinh chính thức bác bỏ vụ kiện.

Hôm 21 tháng 1 chính phủ ở Manila đã khởi động tiến trình trọng tài dựa theo Công ước Quốc tế về Luật Biển nhằm ngăn không cho Trung Quốc thực thi yêu sách đường chín đoạn đứt khúc, thường được gọi là đường lưỡi bò, bao gồm hầu như toàn bộ khu vực Biển Đông.

Bắc Kinh phản đối vụ kiện của Philippines vì nhất mực cho rằng vụ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông nên được giải quyết thông qua các cuộc đàm phán song phương.

Nguồn: Philippine Daily Inquirer, Malaya Business Insight
VOA

Ý nghĩa vụ kiện tranh chấp biển Tây Philippines

Trung Quốc bác bỏ vụ kiện
Sau khi Trung Quốc bác bỏ vụ kiện do Philippines đưa ra trước Tòa Án Trọng Tài của Liên Hiệp Quốc (UN Arbitral Tribunal) nhằm giải quyết tranh chấp trên biển Tây Philippines, mà Bắc Kinh khẳng định là biển Nam Trung Hoa, tòa đã chỉ định một vị thẩm phán người Ba Lan đại diện cho Bắc Kinh để tiến tới thành lập một Hội Đồng Trọng Tài xét xử gồm gồm năm vị.
Sự việc mang ý nghĩa gì khi Trung Quốc luôn phủ nhận mọi nỗ lực phân xử theo luật pháp quốc tế và tiếp tục hành xử theo kiểu nước lớn có toàn quyền tất yếu trên hầu hết vùng biển tranh chấp?
Hôm thứ Hai vừa qua, phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Philippines, ông Raul Hernandez, cho biết vì Trung Quốc bác bỏ vụ kiện mà Philippines đưa ra trước Tòa Án Trọng Tài của Liên Hiệp Quốc hồi tháng Giêng năm nay, vì thế vị chánh án Tòa Án Quốc Tế Về Luật Biển là ông Shunji Yanai đã chỉ định một thẩm phán người Ba Lan, ông Stanislaw Pawlak, làm đại diện cho phía Trung Quốc.
Thẩm phán Stanislaw Pawlak là người thứ hai được chỉ định vào Hội Đồng Trọng Tài. Vị thứ nhất, ông Rudy Wolfrum người Đức, cựu chánh án Tòa Án Quốc Tế Về Luật Biển, được chọn làm đại diện cho phía Philippines sau khi Manila lập thủ tục kiện tụng ngày 22 tháng Giêng để chứng minh lập trường “đường lưỡi bò chín khúc” của Trung Quốc là bất hợp pháp. Bước tới, thêm ba vị sẽ được chánh án Shunji Yanai chỉ định cho đủ thành phần năm người trong Hội Đồng Trọng Tài để xem xét vụ kiện.

tay-philippines-305.jpg
Các nhà lập pháp Philippines cùng các cư dân địa phương giăng biểu ngữ đảo "Biển Tây Philippines", một đảo thuộc Trường Sa, ngày 20 tháng 7 năm 2011.
Theo phát ngôn nhân Raul Hernadez của Bộ Ngoại Giao Philippines, đưa vụ việc ra cho Tòa Án Trọng Tài xem xét là một hình thức giải quyết tranh chấp trong đường lối hòa bình và bền vững theo luật pháp quốc tế.
Tưởng cần biết Tòa Án Trọng Tài được thành lập theo phụ lục VII của UNCLOS tức Công Ước Quốc Tế Về Luật Biển. Vai trò và quyền lực của Tòa Án Trọng Tài đối với vấn đề tranh chấp trên biển Nam Trung Hoa, tức biển Đông, mà Trung Quốc dành hầu hết chủ quyền, được thạc sĩ Hoàng Việt thuộc Đại Học Luật thành phố Hồ Chí Minh giải thích:
“Theo các qui định của Công Ước Quốc Tế Về Luật Biển 1982, Phụ Lục VII phần 15 gồm có hai mục. Mục 1 liệt kê các biện pháp để giải quyết tranh chấp. Nếu những điều trong mục 1 không giải quyết được thì chuyển sang mục 2, là có thể đưa ra tòa mà không cần sự đồng ý của bên kia.
Philippines kiện Trung Quốc ra tòa có được hay không? Câu trả lời là được. Và trong trường hợp Trung Quốc không đồng ý ra tòa thì Philippines có đưa ra tòa hay không? Câu trả lời là có.”
Tuy nhiên ngày 19 tháng 2 Trung Quốc chính thức lên tiếng bác bỏ vụ kiện mà Philippines đệ nạp lên Tòa Án Trọng Tài, nói rằng một mặt sự biên soạn về tuyên bố chủ quyền của Philippines là sai lầm và không thực tế, mặt khác Trung Quốc có đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý để chứng minh chủ quyền của mình trên toàn vùng biển Đông, và do đó Bắc Kinh từ chối việc cử đại diện tới tòa.
Theo giáo sư Vorasak Mahatanobol thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Trung Quốc tại đại học Chulalongkorn của Thái Lan, không chấp nhận giải quyết tranh chấp trên biển trong cấp độ quốc tế là lập trường bất biến của Trung Quốc bao lâu nay:
“Từ mươi mười lăm năm qua tính đến lúc này, thông điệp dứt khoát của Trung Quốc vẫn là giải quyết song phương với từng nước, trong lúc một vài quốc gia liên quan muốn cùng ngồi lại để thảo luận với Bắc Kinh, nhưng triển vọng một cuộc thương lượng đa phương với Trung Quốc là điều không thể thực hiện được.
Trung Quốc từng rút kinh nghiệm trong quá khứ rằng cứ giữ lập trường cứng rắn đó thì chẳng một thế lực nào có thể động chạm đến họ. Huống hồ ngày nay tự coi mình là một nước thuộc hàng siêu cường, giáo sư Vorasak Mahatanobol nói tiếp, Trung Quốc sẽ không bao giờ và sẽ rất khó bày tỏ bất cứ một sự nhân nhượng nào trong bất cứ nỗ lực giải quyết nào trái với lập trường của họ.”

001_GR308262-250.jpg
Bản đồ hình lưỡi bò do TQ tự công bố nhằm chiếm trọn biền Đông. AFP photo.
Thẩm quyền thuộc Tòa án quốc tế
Trở lại Tòa Án Trọng Tài của Liên Hiệp Quốc trong vụ phân xử tranh chấp lãnh hải giữa Philippines với Trung Quốc dựa căn bản trên Công Ước Quốc Tế Về Luật Biển, sau khi năm thành viên trong Hội Đồng Trọng Tài được xác định rồi thì các vị này sẽ lắng nghe lập luận của hai phía hầu tiến tới những quyết định phải lẽ.
Trong trường hợp Trung Quốc, đã từ chối cử đại diện, và sẽ không chấp thuận phán quyết của Tòa Án Trọng Tài thì sao. Câu hỏi được thạc sĩ luật Hoàng Việt giải thích:
“Vì Trung Quốc đã từ chối không tham gia phiên tòa cho nên bây giờ thuộc thẩm quyền của chánh án Tòa Án Quốc Tế Về Luật Biển và ông đã chỉ định một đại diện cho phía Trung Quốc. Cho nên việc Trung Quốc bác bỏ hay không bác bỏ người đại diện, trong trường hợp này là chánh án Tòa Quốc Tế Về Luật Biển được chỉ định mà không đợi Trung Quốc đồng ý hay không đồng ý, và như vậy phiên tòa khi Hội Đồng Trọng Tài được thành lập vẫn diễn ra bình thường, không cần sự đồng ý hay không đồng ý của Trung Quốc.”
Trong vòng hai năm trở lại đây, Philippines và Việt Nam nhiều lần lên tiếng phản đối những hành động quá khích của Trung Quốc trong việc khẳng định chủ quyền của họ trên biển Đông, được coi là giàu trử lượng dầu khí và tài nguyên thiên nhiên.
Và trong khi đợi sự phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Liên Hiệp Quốc về vụ Philippines kiện Trung Quốc, một câu hỏi khác là nếu giả như sự phân xử đó gây bất lợi cho Trung Quốc và họ không tuân thủ? Trích dẫn câu trả lời mới đây của luật sư Paul Reichler, chuyên gia Công Pháp Quốc Tế về lãnh vực chủ quyền quốc gia, trưởng nhóm tư vấn pháp lý cho chính phủ Philippines trong vụ kiện Trung Quốc, thạc sĩ Hoàng Việt phân tích:
“Ông Reichler trả lời trên một số đài báo quốc tế thì có nhiều học giả cũng đưa ra ý kiến rằng phán quyết này chỉ mang tính chất một giải pháp về tinh thần. Cá nhân tôi đồng ý khi ông Reichler cho rằng nó không chỉ đơn giản như vậy. Trước mắt phán quyết của toà như thế nào thì chưa thể biết được, nhưng trong trường hợp giả định nếu mà phán quyết gây bất lợi cho Trung Quốc và Trung Quốc phớt lờ thì sao?
Đương nhiên điểm yếu của luật quốc tế là không có một cơ chế ràng buộc bắt phải tuân thủ. Nhưng rõ ràng nhìn ra thì Trung Quốc lúc nào cũng nói chung sống hoà bình, sử dụng những biện pháp hòa bình. Nhưng một khi ra toà và tòa phán quyết bất lợi cho Trung Quốc và Trung Quốc không thèm thi hành không thèm để ý thì cộng đồng quốc tế sẽ hiểu và sẽ có thái độ một cách rõ ràng.
Philippines đã nghiên cứu kỹ chuyện này cũng như luật sư Reichler đã đánh giá yếu tố này. Trung Quốc vẫn có thể đe dọa những quốc gia khác bằng sức mạnh của mình nhưng về lâu về dài cái sức mạnh cái hấp dẫn của luật pháp, đăc biệt đối với các nưóc phương Tây, luật pháp chính là công lý. Quay mặt với công lý thì đương nhiên sẽ phải trả cái giá không nhỏ.”
Việt Nam sẽ rút tỉa được nhiều điều qua việc Philippines đưa Trung Quốc ra Toà Án Trọng Tài, thạc sĩ Hoàng Việt nhận định:
“Đương nhiên giai đoạn này vẫn là giai đoạn nghe ngóng tình hình, nhưng Việt Nam sẽ học được bài học là luật pháp trong tranh chấp biển Đông cũng còn nhiều hướng đi khác nhau.
Phải nói rằng quan điểm chính thức của Việt Nam đã được đưa ra, cái gì liên quan tới song phương thì giải quyết song phương, đa phương thì giải quyết đa phương. Mà ngay cả song phương cũng không có nghĩa là chỉ hai bên và không thể đưa ra tòa được. Ở đây muốn noí trực tiếp tham gia thì sẽ phải trực tiếp giải quyết. Trong trường hợp này là trực tiếp thương lượng hai bên nhưng cũng có thể thương lượng bằng cách hai bên cùng nhau ra tòa chứ không chỉ là thương lượng cho hai bên tự giải quyết.”
Thương lượng thì Việt Nam có buộc được Trung Quốc vào vòng tuân thủ luật pháp không là điều thạc sĩ Hoàng Việt cho rằng khó bởi một nước mạnh như Hoa Kỳ với những khuyến cáo mạnh mẽ về an ninh và ổn định trên biển Đông mà Trung Quốc vẫn bất chấp, như vụ bắn tàu cá Việt Nam ở Hoàng Sa mới rồi, thì phương chi Việt Nam có thể một mình đương đầu nỗi.
Tóm lại, trong tranh chấp với Trung Quốc trên biển Đông, thạc sĩ Hoàng Việt kết luận, Việt Nam cần thêm nhiều yếu tố quan trọng như áp lực từ cộng đồng thế giới, khả năng can thiệp bao nhiêu của Hoa Kỳ vào khu vực hòng buộc Trung Quốc phải hành xử như một cường quốc có trách nhiệm trong việc tuân thủ luật pháp quốc tế.

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2013-03-26 

Chuyên gia Trung Quốc dùng gậy sắt đánh công nhân Việt Nam

Chiều 26.3, Trung tá Bùi Văn Chương - Trưởng Công an xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, Long An xác nhận có vụ việc một chuyên gia người Trung Quốc dùng tuýp sắt đánh công nhân.
Trao đổi với Dân Việt, Thượng tá Hồ Văn Phước - Trưởng công an huyện Đức Hòa khẳng định: Cơ quan công an đang củng cố hồ sơ, làm rõ vụ việc, xem xét thương tích của các công nhân và xử lý theo pháp luật.

Công nhân tố cáo vụ việc.
Trước đó, nhiều công nhân Công ty TNHH nhựa Ngũ Kim ZhanYi, 100% vốn đầu tư của Trung Quốc (chuyên sản xuất nguyên liệu, thiết bị ngành nhựa, sản xuất linh kiện, đóng tại đường số 3, KCN Tân Đức, Đức Hòa Hạ, Đức Hòa, Long An) đã đến trụ sở UBND xã Đức Hòa Hạ tố cáo vụ việc họ bị một chuyên gia người Trung Quốc đuổi đánh khi họ đình công.
Theo trình bày của công nhân, khoảng 8 giờ sáng cùng ngày, hơn 100 công nhân ngừng việc để đòi quyền lợi. Cụ thể, công nhân phản đối chế độ bảo hiểm của công ty không minh bạch; mỗi ngày công nhân phải tăng ca đến 12 giờ; thậm chí, công nhân ăn trưa và ăn chiều cũng bị tính mỗi bữa 30 phút trừ thằng vào lương.
Ông giám đốc người Trung Quốc mỗi tháng chỉ xuất hiện một lần ở công ty sau đó đi đâu không rõ. Do chế độ làm việc quá hà khắc nên từ đầu năm đến nay công nhân đã 3 lần đình công. Lần này, công nhân yêu cầu được gặp ông Chang Kunfa – Giám đốc công ty để nói rõ việc họ bị các quản lý áp bức. Trong lúc công nhân ngồi chờ trước cổng thì một ca trưởng người Trung Quốc tên Thuận bước ra chửi bới rồi dùng tuýp sắt xông vào đánh nhóm công nhân.
Thấy ông này quá hung hăng, một vệ sĩ trực cổng tên Thành lao tới can ngăn thì bị ông này phang tuýt sắt vào đầu làm bị thương vùng mắt. Tiếp đó, ông quật gậy tới tấp làm 4 công nhân khác bị thương.
Trưa 26.3, phóng viên liên hệ xin gặp vệ sĩ tên Thành cũng như lãnh đạo công ty để có thêm thông tin nhưng không được vào với lý do: “đây là chuyện nội bộ của công ty, không có gì để cung cấp”.
Hữu Danh
(Dân Việt)

Cộng Sản Việt Nam Bắt Đầu Lệ Thuộc Vào Cộng Sản Trung Quốc Từ Bao Giờ?



Nhân Chuyện Đòi Sửa Đổi Hiến Pháp: Đọc Lại Tập Tài Liệu Liên Hệ Tới Các Cố Vấn Tầu Ở Việt Nam Trong Chiến Tranh Đông Dương Lần Thứ Nhất (1946 – 1954)
Cộng Sản Việt Nam Bắt Đầu Lệ Thuộc Vào Cộng Sản Trung Quốc Từ Bao Giờ?
Đây là những bài viết của “một số lão đồng chí đã từng cộng tác trong Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc tại Việt Nam đầu những năm 50 của thế kỷ 20” theo lời của Nhóm biên tập của tập tài liệu có nhan đề Ghi Chép Thực Về Việc Đoàn Cố Vấn Quân Sự Trung Quốc Viện Trợ Việt Nam Chống Pháp (Hồi ký của những người trong cuộc) do Nhà Xuất Bản Lịch Sử Đảng Cộng Sản Trung Quốc ấn hành ở Bắc Kinh năm 2002, bản dịch tiếng Việt của Trần Hữu Nghĩa và Dương Danh Dy với Dương Danh Dy cũng là người hiệu đinh. Bản dich này không ghi nơi xuất bản cũng như tên nhà xuất bản với lý do được viết là tài liệu lưu hành nội bộvà được gửi từ trong nước ra hải ngoại qua thư điện tử. Cũng vậy, ghi là nội bộ nhưng sách cũng không được ghi rõ là nội bộ của cơ quan nào. Dương Danh Dy là một nhà nghiên cứu được nhiều người tin cậy. Ông đã từng giữ chức Bí thư thứ nhất tại Đại Sứ Quán Việt Nam ở Bắc Kính và Tổng Lành Sư ở Quảng Châu, Trung Quốc.
Tập tài liệu này dày 280 trang qua thư điện tử và gấp đôi tức 560 trang theo khổ sách in nhỏ, gồm tổng cộng 10 bài, thêm hai trang “Lời Cuốí Sách”. Tất cả đều ít nhiều được phổ biến trên một vài trang mạng ơ Hải Ngoại nhưng không thường trực. Tác giả đầu tiên là La Quý Ba, ngưòi được Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc bí mật cử sang Việt Nam đầu năm 1950 làm đại diện liên lạc giữa Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc và Trung Ương Đảng Cộng Sản Đông Dương, sau này là Đại Sứ đầu tiên của Cộng Sản Trung Quốc ở Việt Nam. Bài này ngắn và có tinh cách tổng quát, được viết để tưởng nhớ Mao Trạch Đông. Tác giả thứ hai là Trương Quảng Hoa. Ông  này xuất thân làm công tác ở văn phòng cố vấn quân sự của Đoàn, lo về thống kê nên nắm vững tình hình giao nhận vật tư để báo cáo cho lãnh đạo của Đoàn. Trương Quảng Hoa có cả thảy bốn bài, đồng thời giữ vai trò sửa chữa và hiệu đính, kể cả sửa chữa và hiệu đính cho phần “Đại Sử Ký” tức phần niên biểu các sự kiện chính ở cuối sách trong đó có bài viết tổng quát và một bài viết về vai trò có tính cách quyết định của tướng Trần Canh trong trận Đông Khê – Thất Khê. Chủ trương của Trần Canh cũng như của các cố vấn Tầu đối nghịch với chủ trương ban đầu của các chỉ huy trưởng Việt Minh, trong đó có các Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 102 Nguyễn Hữu An và Trung Đoàn 88 Thái Dũng. Người có bài thứ ba là Vu Hoá Thuần, víết về Vi Quốc Thanh trong cả hai trận Đông Bắc và Điện Biên Phủ, một vai trò cũng quyết định giống như vai trò của Trần Canh trong chiến dịch Đông Bắc. Vương Nghiên Tuyền nguyên ở trong ban tham mưu của Tướng Trần Canh và là cố vấn cho Đại Đoàn 308 trong thời chiến tranh chống Pháp, năm 1956 lại trở sang Vịêt nam làm tổ trưởng Tổ Chuyên Gia Quân Sự cho đến năm 1957. Ông này có hai bài dài và coi như nòng cốt của tập sách. Tiếp theo là các bài của Độc Kim Ba và của Như Phụng Nhất mà tiểu sử không được ghi dù là gián tiếp. Cuối cùng là một niên biểu liệt kê theo ngày tháng tiến trình hoạt động của Đoàn Cố Vấn Trung Quốc từ ngày được thành lập, từ tháng Giêng và tháng Hai năm 1950 cho đến trung tuần tháng Ba năm 1956.
Nói tới Chiến Tranh Pháp – Việt Minh (1946 – 1954) không ai là không biết tầm quan trong của viện trợ của Cộng Sản Trung Quốc cho Cộng Sản Việt Nam kể từ sau khi Đảng Cộng Sản Trung Quốc chiếm được toàn thể Trung Hoa Lục Địa, hay chậm hơn và đúng hơn chút nữa là từ trung tuần tháng 8 năm 1950, khi hai đoàn cố vấn quân sự, một do Vi Quốc Thanh và Đặng Dật Phàm cầm đầu từ Quảng Tây và một do Trần Canh hướng dẫn từ Vân Nam đến bộ chỉ huy tiền phương của Việt Minh ở Quảng Uyên, Cao Bằng và được Võ Nguyên Giáp và Trần Đăng Ninh đón tiếp và thuyết trình. Đây là thời điểm then chốt. Nó mở đàu cho một giai đoạn mới trong lịch sử Chiến Tranh Đông Dương Lần Thứ Nhất, trong đó viện trợ của Trung Quốc đóng vai trò quyết định. Sau thời điểm này quân đội của Tướng Giáp không còn phải “chiến đấu trong vòng vây”, không còn chỉ đánh du kích nữa mà đã chuyển sang vận động chiến rồi sau đó là công kiên chiến để đánh bại địch quân của họ, theo sách lược của Mao Trạch Đông và kinh nghiệm của Quân Đội Nhân Dân Trung Quốc.  Hồi ký của các nhà lãnh đạo Việt Minh trong đó có Tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng Tư Lệnh Quân Đội, có Đặng Văn Việt,Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 174, con Hùm Xám của Đường Số 4, đều nói tới nguồn viện trợ duy nhất và thiết yếu này nhưng nói tương đối ít. Những chiến thắng của Việt Minh từ các trận Đông Khê và Cao Bằng trong chiến dich Việt Bắc tới trận Điện Biên Phủ theo các chỉ huy người Việt này là do sự hoạch đinh chiến lược và chiến đấu của chính người Việt. Các cố vấn Trung Quốc trong tập Ghi Chép Thực kể trên đã gần như nói ngược lại. Không những thế họ còn viết nhiều hơn nữa, không riêng về quân sự như cung cấp dư dả súng ống, đạn dược, quân trang, quân dụng, soạn thảo tài liệu huấn luyện, tái tổ chức lại quân đội với chủ trương đặt nặng vai trò của chinh trị trong quân đội, thành lập và võ trang những đại đơn vị mới như các Đại Đoàn 316, 320, 325, 351  và một trung đoàn công binh bên cạnh các đại đoàn 304, 308, 312 và một số trung đoàn đã có từ trước, mà còn giúp Việt Minh giải quyết những khó khăn về kinh tế, tài chánh, đặc biệt là về tiền tệ, lương thực để Việt Minh từ thế gần như thụ động, bị bao vây trên nhiều mặt trận, sang chủ động làm chủ chiến trường. Các cố vấn Tàu còn cho biết họ đã soạn thảo các chiến lược và trực tiếp tham gia chiến trận cùng với quân đội của Tướng Giáp từ đó đã giúp cho Cộng Sản Việt Nam toàn thắng.
Một cách tóm tắt, khi đọc tài liệu này ta có thể ghi nhận được những sự kiện sau đây:
Thứ nhất: Viện trợ của Trung Quốc cho Cộng Sản Việt Nam là do Cộng Sản Việt Nam yêu cầu qua văn thư của Hồ Chí Minh và Trung Ương Đảng Cộng Sản Đông Dương gửi Mao Trạch Đông và Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Sự kiện này đã xảy ra tiếp theo hai chuyến đi bí mật của Hồ Chí Minh sang Bắc Kinh vào đầu tháng Giêng năm 1950 và vào mùa đông năm 1951. Lần đi thứ nhất, khi Hồ Chí Minh đến Bắc Kinh thì Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai đã đi Moscow để ký Hiệp Ước Tương Trợ Đồng Minh Hữu Nghị Trung – Xô từ trước nên họ Hồ chỉ được Lưu Thiếu Kỳ đón tiếp rồi sau đó được Lưu Thiếu Kỳ thu xếp để sang Moscow. Câu hỏi được đặt ra là trước khi đi Mao và Lưu có biết là Hồ sẽ sang Bắc Kinh hay không? Câu hỏi được đặt ra nhưng câu trả lời phần nhiều là có. Nếu vậy tại sao hai người lại không đợi Hồ Chí Minh sang Bắc Kinh để rồi cùng đi? Câu trả lời phần nào có thể được thấy nếu người ta theo dõi những gì đã xảy ra sau đó. Thứ nhất là trong buổi tiệc do Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng Cộng Sản Liên Xô tổ chức để khoản đãi Hồ Chí Minh khi họ Hồ mới tới Moscow tối ngày 6 tháng Hai năm 1950, Staline đã không đến dự và Staline chỉ tiếp ông này nhiều ngày sau đó và tiếp ở phòng làm việc của mình với sự có mặt của nhiều ngưới khác trong đó có cả Vương Gia Tường là đại sứ Trung Quốc ở Liên Xô. Thứ hai là trong buổi tiếp tân chiêu đãi trọng thể dành cho Mao Trạch Đông, Châu Ân Lai và toàn thể các đoàn viên phái đoàn Trung Quốc, Hồ Chí Minh cũng được mời, có thể là không chinh thức vì chuyến đi của ông là bí mật. Lợi dụng cơ hội này và khi Staline rất vui, Hồ Chí Minh đã ngỏ ý xin được ký một hiệp ước tương tự như hiệp ước Trung – Xô Mao Trạch Đông đã ký với Staline trước đó. Staline đã từ chối. Trương Quảng Hoa đã kể lại cuộc đối thoại giữa hai người như sau:
Staline rất vui, trong bữa tiệc luôn luôn trò chuyện với khách. Hồ Chí Minh nắm lấy thời cơ này cười hỏi Staline: “Đồng chí còn có chỉ thị gì nữa đối với công tác của Việt Nam chúng tôi không?” Staline cười: “Tôi làm sao có thể chỉ thị cho đồng chí, đồng chí là Chủ tịch nước, quan còn to hơn tôi mà!””
“Hồ Chí Minh lại nói: “Các đồng chí đã ký hiệp ước với Trung Quốc, nhân tôi ở đây, chúng tôi cũng muốn ký một hiệp ước!” Staline nói: “Thế người ta hỏi đồng chí từ đâu ra? Chúng tôi giải thích như thế nào?””
“Hồ chí Minh nói: “Điều đó rất dễ, đồng chí cho chiếc máy bay chở tôi lượn một vòng trên trời, sau đó cho người ra sân bay đón tôi, đưa một tin trên báo, không được sao?”
Staline cười lớn nói: “Đó là quá sức tưởng tượng đặc bịêt của người phương Đông các anh” (trang 21).
Họ Trương ghi tiếp là “Rất nhiều người dự tiệc cũng đều  cười vang lên”.”Chi tíết này chứng tỏ cuộc đối thoại giữa Hồ Chí Minh và Staline là công khai trước mặt mọi người. Nhưng xét toàn bộ người ta thấy Staline tỏ ra rất lạnh nhạt, không tôn trọng Hồ Chí Minh, đã mỉa mai khi trả lời những câu hỏi nghiêm chỉnh và quan trọng của họ Hồ. Không những thế Staline còn đem những đề nghị của Hồ ra làm trò cười cho những người có mặt trong buổi chiêu đãi  và thẳng thừng từ chối những lời yêu cầu của họ Hồ, trong đó có đề nghị ký một hiệp định là điều ông này rất mong muốn. Tại sao vây? Theo Trương Quảng Hoa Staline lo lắng Hồ Chí Minh là người theo chủ nghĩa dân tôc, là Ti Tô thứ hai. Nhưng đọc kỹ chi tiết hơn, người ta thấy hai điều. Một là Staline có chủ trương muốn Hồ Chí Minh đẩy sớm hơn và mạnh hơn cách mạng xã hội và kinh tế thay vì chỉ lo đánh Pháp để sớm tiến tới chủ nghĩa vô sản và hai là Staline đã cùng Mao Trạch Đông, và ngay cả trước đó không lâu, Lưu Thiếu Kỳ trong một chuyến đi bí mật sang Nga, đã từng thảo luận và đồng ý với nhau về vai trò viện trợ cho Cộng Sản Việt Nam của Trung Quốc rồi. Đây là lý do chính và Hồ Chi Minh khi được các lãnh đạo Cộng Sản Trung Quốc thu xếp cho sang Nga chỉ là để nghe một chuyện đã được sắp xếp rồi.  Riêng về cá nhân Hồ Chí Minh, xuyên qua cuộc đối thoại này, người ta thấy phần nào bản chất thực tế, kiên nhẫn, chịu đựng, quyền biến đến độ lì lợm, sẵn sàng dùng những biện pháp lừa dối như ông đã thường làm ở Việt Nam của ông. Cuối cùng thì chuyến đi Liên Xô của Hồ Chí Minh hoàn toàn thất bại, không giành được gì từ phía Liên Xô, không được Staline coi trọng như Mao Trạch Đông để từ đây Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam phải nghe và hoàn toàn trông cậy vào viện trợ của Trung Quốc. Vận mệnh của Đảng Cộng Sản Việt Nam nói riêng và vận mệnh của dân tộc Việt Nam cũng như lãnh thổ Việt Nam nói chung, có thể đã bị quyết định ngay từ chuyến đi của Hồ Chí Minh này. Nói như vậy là vì khi làm cố vấn bắt buộc chuyên gia Trung Quốc phải nghiên cứu địa hình, địa diện, các cao điểm chiến thuật, chiến lược, trục lộ giao thông cùng các tiềm năng khác có thể khai thác… bằng chính tai mắt và khối óc của mình, chưa kể khi họ vạch và làm đường và khi khí giới, quân trang quân dụng được  vượt qua biên giới, chở sang cho Việt Minh. Các cao điểm chiến lược, các cột mốc biên giới hẳn khó lọt qua con mắt của các chuyên gia quân sự Trung Quốc ngay từ thời điểm này để chuyển về cho Trung Ương Đảng của họ, không cần phải đợi tới bốn chục năm sau.
Về chủ trương giữ bí mật cho những chuyến đi của Hồ Chí Minh và sau này là về Đoàn Cố Vấn Trung Cộng cũng là điều người ta cần chú ý. Phía nào thực sự chủ trương giữ bí mật và tại sao phải giữ bí mật? Câu hỏi cần phải đươc đặt ra, cũng như Hồ Chí Minh có hứa hẹn gì với Mao Trạch Đông và các nhà lãnh đạo khác của Trung Quốc để đánh đổi lấy viện trợ của Trung Quốc không? Cũng vậy có thật viện trợ này là không hoàn trả và hoàn toàn vô vị lợi dựa trên nghĩa vụ quốc tế giữa các đảng cộng sản hay không hay ngược lại, có liên hệ gì tới sự nhượng bộ của Cộng Sản Vịêt Nam đối với Cộng Sản Trung Quốc sau này không? Về điều này người đọc nên để ý tới sự gợi ý của Staline là Trung Quốc giúp cho Vịêt Nam một con gà thì Việt Nam có thể trả lại cho Trung Quốc một trái trứng. Con gà là quân sự, là kinh tế, tài chinh, là lương thực, là tiền tệ, con trái trứng là cái gì? Cũng vậy, sự giữ bí mật này có liên hệ gì tới cách giải thích sự thỏa hiệp với Pháp của Hồ Chí Minh hồi năm 1946 trước đó, đại khái là thà ngửi c… thằng Tây ít năm còn hơn là làm nô lệ thằng Tầu thêm một ngàn năm nữa hay những gì họ Hồ và Đảng Cộng Sản đã lên án phía Việt Quốc, Việt Cách mấy năm trước đó? Hay giữ bí mật theo yêu cầu của Nga và của Tầu hay tất cả? Người viết sẽ trở lại vấn đề này trong một bài khác. Cũng cần phải để ý tới sự kiện là thời điểm của cuộc viếng thăm là đầu năm 1950, lúc Liên Xô sau thế chiến thứ hai chưa đủ mạnh và Cộng Sản Trung Quốc chỉ mới lên cầm quyền ớ Trung Hoa Luc Địa không được bao lâu. Cả hai lúc đó đều không muốn gây chuyện trực tiếp với Pháp và gián tiếp với Hoa Kỳ.
Thứ hai:  Viện trợ cho Việt Nam không phải chỉ vì nhu cầu của Vịêt Nam mà cả Trung Cộng vì Trung Cộng cũng có nhu cầu đánh đuổi quân Pháp nhằm bảo đảm biên giới phía Nam của mình chống lại tàn dư của Trung Hoa Quốc Dân Đảng. Điều này cũng được các tác giả nói tới. Chiến dịch Đông Bắc và sau này đánh Tây Bắc và sang Lào thay vì đồng bằng sông Hồng mà các cố vấn Trung Quốc đã bắt ép các nhà chỉ huy quân sự Việt Minh phải chấp nhận cũng nhằm mục tiêu này.   
Thứ ba:  Có một sự khác biệt về chủ trương chiến lược và chiến thuật giữa các cố vấn  Trung Quốc và các tướng tá Việt Minh và phía Việt Minh bị bó buộc phải nghe theo trong đó có mục tiêu tấn công như đánh để tiêu diệt địch hay đánh để chiếm các cứ điểm hay các thị trấn? địa điểm tấn công, đánh nơi nào trước, Cao Bằng hay Đông Khê, đồng bằng sông Hồng hay Lai Châu, Tây Bắc và Lào? đánh nhưng vẫn phải lưu tâm tới hoàn cảnh của các chiến sĩ anh em, đồng bào của mình hay đánh để thắng với bất cư giá nào? Cuối cùng các cố vấn Trung Cộng khi không thuyết phục các tướng tá Việt Minh đuợc đã luôn luôn báo cáo về cho Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc và Mao Trạch Đông để Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc liên lạc với Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam và Hồ Chí Minh và cuối cùng các cố vấn Trung Quốc đã luôn luôn thắng thế. Chủ trương của họ đã được Hồ Chí Minh và Trung Ương Đảng Cộng Sản Việtt Nam chấp nhận, đồng thời may mắn cho họ, kết quả đã là chiến thắng.  Đọc các bài víết này người ta có cảm tưởng là các chiến thắng của Việt Minh từ Đông Bắc đến Điện Biên Phủ hoàn toàn là do công lao của các cố vấn Trung Quốc, từ đầu đến cuối, từ hoạch đinh chiến lược, lựa chọn địa điểm dể đánh đến trực tiếp tham gia theo dõi, chỉ huy trận đánh và trực tiếp can thiệp ngay khi cần. Các tướng tá Việt Nam đều là thiếu kinh nghịêm, nhút nhát, không dám chấp nhận gian khổ. Chẳng hạn như trong chiến dịch Việt Bắc, Trần Canh và Vi Quốc Thanh đã nghiên cứu tỉ mỉ phòng tuyến Quốc Lộ 4 của Pháp để đưa ra đề nghị đánh Đông Khê trước thay vì Cao Bằng. Đề nghị này đã được Hồ Chí Minh lúc đó lên thị sát mặt trận, trực tiếp phê chuẩn thay vì qua Tổng Tư Lệnh Võ Nguyên Giáp. Họ Hồ còn chỉ thị thêm rằng: “Chiến dich này chỉ được thắng, không được thua!”,  đúng như chủ trương của Trần Canh. Lý do là vì Hồ đã quen bíết Trần Canh từ lâu trước đó, từ năm 1925 – 1926, đã yêu cầu Mao Trạch Đông cử Trần Canh sang giúp và tin cậy ở Trần Canh đồng thời biết rõ nhu cầu Trung Viện.  Chỉ được thắng, không được thua hay thắng bằng bất cứ giá nào, bất kể sự hy sinh của binh sĩ là chủ trương của Trần Canh, khác với chủ trương của Võ Nguyên Giáp và của Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 174 Đặng Văn Việt.  Trong trận Đông Khê khi vị Trung Đoàn Trưởng này vì bộ đội của mình bị thương vong quá nhiều định rút lui, Vi Quốc Thanh đã điện thoại cho cố vấn Trương Chí Thiện của trung đoàn này, thúc đẩy vị chỉ huy của trung đoàn này, điều chinh bố trí và đánh tiếp. Giữa Trần Canh và Võ Nguyễn Giáp tối ngày 4 tháng 10 năm 1950 cũng đã tranh cãi nặng nề qua điện thoại khi quân Việt Minh tấn công chiếm núi Cốc Xá sau ba ngày liên tiếp và bị thiệt hại nặng, Bộ Chỉ Huy Tiền Phương Việt Minh ra lệnh cho bộ đội tạm ngưng tấn công để nghỉ ngơi chỉnh đốn. Tranh cãi nặng qua điện thoại đến độ Trần Canh có lúc đã nói to: “Nếu trận này không đánh nữa thì tôi xin cuốn gói chuồn.” và nói tiếp: “Vào  giờ phút then chốt này, bộ chỉ huy mà dao động thì chôn vùi thời cơ rất tốt để chiến dịch thắng lợi”, đồng thời dập mạnh điện thoại xuống. Nhưng rồi sau đó Trần Canh đã liên lạc thẳng với Hồ Chí minh và Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Kết quả là Hồ Chí Minh đã ra lệnh cho bộ đội tiếp tục, còn Mao Trạch Đông thì khuyến cáo phải nhanh chóng tiêu diệt địch cho dù thương vong quá lớn cũng không nên quá lo, không nên dao động (trang 41). Những chi tiết này ít ra Tướng Giáp và Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 174 là những nhân chứng còn sống có thẩm quyền xác hay phủ nhận, đồng thời cũng có quyền giữ im lặng.
Thứ Tư:  Trong việc giúp Việt Minh huấn luyện và tổ chức lại quân đội, các cố vấn Trung Cộng còn giúp và rất có thể đã áp lực các nhà lãnh đạo của đảng này  thực hiện một cuộc chỉnh huấn với chữ dùng trong tài liệu là chỉnh quân chính trị. Công tác này đã được các cố vấn Trung Cộng lưu ý từ ngay những ngày đầu, nhưng mãi đến mùa hè và mùa thu năm 1953 mới trở thành qui mô toàn diện. Nó nằm trong chủ trương cách mạng căn bản của Mao Trạch Đông và luôn cả của Staline qua khuyến cáo của Staline khi Staline tiếp Hồ Ghí Minh hồi đầu năm 1950, với những dấu hiệu đầu tiên đã lộ rõ qua những nhận xét của các cố vấn Trung Quốc về các cấp chỉ huy của bộ đội Việt Minh khi họ thấy những vị chỉ huy này có trình độ học vấn cao, ghi chú nhanh,học giỏi, nhưng nặng đầu óc tư sản, nhút nhát, sợ gian khổ, sợ khó khăn, không có tầm nhìn chiến lược…” trong khi các binh sĩ cấp dưới ít học và không được thăng thưởng. Những ngôn từ như tố khổ, giác ngộ giai cấp… đã được Vu Hóa Thầm nhắc tới trong bài viết của tác giả này (trang 63). Chiến dịch chỉnh huấnquân sự, chính trị qui mô này đã được phối hợp với phong trào cải cách ruộng đất lúc này đang được tiến hành ở các cứ địa của Việt Minh ở Việt Bắc. Những sĩ quan xuất thân là các sinh viên, học sinh, những thành phần trí thức, quan lại, tư sản đã tham gia Vệ Quốc Đoàn từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến do Việt Minh lãnh đạo thuần túy chỉ vì yêu nước, không còn được phục vụ như xưa nữa. Ngay danh xưng Vệ Quốc Đoàn cũng bị thay thế. Một giai đoạn trong cuộc chiến tranh chống Pháp của Việt Minh đã đi qua, kèm theo với tất cả những gì đẹp đẽ nhất và lãng mạn nhất của nó. Trung Đoàn Trưởng Đặng Văn Việt, Con Hùm Xám Của Đường Số 4, thay vì trở thành tướng vì đã đánh bại không phải một mà hai đại tá của quân Pháp theo tiêu chuẩn của Hồ Chí Minh khi ông này phong cấp đại tướng cho Võ Nguyên Giáp, đã bị gửi qua Trung Quốc làm tân khóa sinh của một trường sĩ quan. Cũng may là họ Đặng hãy còn tốt phước do cha mẹ ông bà để lại, được để cho sống sót.
Trong sinh hoạt văn học nghệ thuật phải chăng vì danh xưng Vệ Quốc Đoàn không còn dược dùng nữa, những bài hát tràn ngập lòng yêu nước đại loại như:
Đoàn Vệ Quốc Quân một lần ra đi
Nào có mong chi đâu ngày trở về.
Ra đi, ta đi bảo tồn sông núi.
Ra đi, ra đi thề chết chớ lui..                                                     

Phan Huỳnh Điểu
Đoàn Vệ Quốc Quân
hay những bài thơ đẹp và vui tươi  như:

Đoàn Vệ Quốc áo đen
Vượt qua sườn Tam Đảo
Sau những ngày dông bão.
Việt Bắc giặc lui rồi
Lũ tàn quân xơ xác
Chiến sĩ ta reo cười
Chim rừng vang tiếng hát.
Các anh như bầy chim,
Nẻo rừng sâu bay tới.
Huyện Tam Dương im lìm
Bỗng dưng vào đại hội.

Tác giả không rõ
và:
Đêm Liên Hoan! Kìa trông: đêm liên hoan
Đầu người nhấp nhô như sóng bể ngang tàng
Ta muốn thét như vỡ tung lồng ngực
Vì say sưa tình thân thiết Vệ Quốc Đoàn

Hoàng Cầm
Đêm Liên Hoan 
sau những năm này không còn được ai sáng tác nữa hay có sáng tác cũng chẳng bao giờ được phổ biến. Tất cả chỉ còn là một hoài vọng để cho những người lính già lâu lâu ngồi nhớ lại kể cho nhau nghe hay viết cho nhau đọc. Chỉ tiếc rằng cái đẹp vừa hào hùng vừa lãng mạn của thời trai trẻ mà chính họ cũng như thời thế đã tạo được cho họ đã không toàn vẹn như cái đẹp của người lính già thuở Bình Mông ngày trước:
Bạch đầu quân sĩ tại
Vãng vãng thuyết Nguyên Phong
Lính già phơ tóc bạc,
Kể chuyện thủa Nguyên Phong

Trần Nhân Tông
Xuân Nhật Yết Chiêu Lăng
Ngô Tất Tố dịch
Lý do rất đơn giản: Vệ quốc sao được khi người ta chủ trương tin tưởng và tranh đấu cho một mục tiêu, đó là
Dựng một ngày mai tình thương rắc gieo
Phá tan biên cương loài người sống thân yêu.

Việt Lang
Đoàn Quân Đi
Tiếc thay tất cả chỉ nằm trong mơ ước của những trai trẻ đương thời như tác giả đã tiểu tư sản thơ mộng hóa trong bốn câu kết của bài ca
Đoàn quân đi giữa sóng biên cương xuân về mùa thắm
Tôi thấy những nàng khan hồng lệ thắm
Hẹn ngày mai chiến thắng chớ quên đường về làng xưa
Em vẫn mong chờ tới ngày ấy đôi ta cùng mơ.
Trên đây chỉ là một vài nhận xét mà người đọc tài liệu này đọc  và nhận ra được. Hy vọng những tài liệu này cũng như những tài liệu tương tự sẽ được phổ biến rộng rãi hơn và được nhiều người đọc hơn, nhất là những người được các tác giả của những hồi ký này bằng cách này hay bằng cách khác nói tới, hầu có thể đóng góp thêm sự thực về một giai đoạn cực kỳ khó khăn và cực kỳ phức tạp và tế nhị nhưng không phải là không có những nét đẹp riêng của lịch sử Việt Nam trước khi mọi sự trở thành đen tối như người ta thấy sau này vì dù sao đây mới chỉ là tiếng nói của một phía. Điều đáng tiếc là cho đến nay hầu như tất cả đều im lặng, một sự im lặng đáng sợ.
TS Phạm Cao Dương

Nguyễn Văn Thinh - Đề nghị dừng việc lấy “Phiếu xin ý kiến” về Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp

Kính gửi:
  1. Bộ chính trị đảng CSVN 
  2. Quốc hội nước CHXHCN .VN.
Hiện nay,nhiều nơi đang thi nhau đi lấy phiếu “ đồng ý”  hay “không đồng ý ”  với dự thảo sửa đổi hiến pháp do Ban dự thảo sửa đổi hiến pháp của Quốc hội đưa ra. Thưc sự,nếu ông cán bộ khu phố đem giấy đến nhà dân,bảo dân ghi vào ô “tùy ý” ,thì một ngàn hộ may ra mới có một vài hộ dũng cảm ghi trái ý muốn của đảng ,còn chắc đa số cũng buộc ghi “đồng ý” mà thôi. Bỡi lâu nay đang tồn tại sự trả thù đối với những người có ý kiến trái với đảng , chính vì thế mà chẳng ai dám nói sự thật. Dân lạ gì việc nếu trả lời trái ý thì sẽ bị ghi vào sổ đen và sẽ bị “xử trí” theo lời dạy của cấp trên.  
   
Với việc đi thu thập “phiếu xin ý kiến” theo kiểu hiện nay rồi báo cáo lên trên 99,9 phần trăm dân “đồng ý” rồi lĩnh thưởng đạt thành tích vân vân là một hình thức lãng phí quá lớn. Con số 99,9 thậm chí một phần trăm đi nữa ,chỉ là con số ảo,con số đi lấy thành tích,còn sự thật  lòng dân nó như mảng băng chìm hiện nay ,rất cần  con mắt sáng suốt của lãnh đạo cấp cao.

Vấn đề mọi nội dung của hiến pháp rất cần sự thống nhất cao của toàn dân ,nhưng với hoàn cảnh hiện nay,không thể đi “xin ý kiến” theo kiểu này.

Bản dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992 như công bố đầy rẫy những chỗ cần chỉnh lý mà nhiều người,nhất là nhiều giáo sư tiến sĩ ,trí thức ,luật sư,nhà văn ,nhà báo…và nhiều nhà cựu lãnh đạo cao cấp đã góp ý là rất chuẩn xác , cần bổ sung,sửa đổi . Vấn đề cốt lõi hiện tại là cần có những cái đầu có tầm nhìn xa trông rộng thấu hiểu thời đại và có cái tâm vì dân để hoàn chỉnh lại .Lợi ích lâu dài của đầt nước và của nhân dân theo kịp thời đại là vĩnh cửu. Nếu vì lợi ích trước mắt của cá nhân và phe cánh mà không tiếp thu chỉnh sửa thì nhất định sẽ bị nhân dân phản đối và tình hình sẽ khó yên ổn  
.
Ý kiền của TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu khi đến thăm Tổng cục chính trị quân đội nhân dân VN ngày 27 /3 vừa qua,khẳng định vai trò của “quân đội ta là quân đội của nhân dân và vì nhân dân” , là đã  chỉnh sửa đối với nội dung ghi trong bản dự thảo hiến pháp 1992.Nếu không có sự thẳng thắn góp ý của dư luận,liệu có sự phát biểu chỉnh sửa của ông Trọng như vậy ?

 Một hiến pháp do dân vì dân ,theo kịp với nền văn minh của thế giới ,trong đó bảo đảm lợi ích hợp lý của mọi thành phần do khả năng mà có,nhất định nhân dân sẽ hồ hởi thông qua không cần có nhiều ý kiến phản đối ,đồng thời còn biết ơn những người lãnh đạo.

Bình định ngày 26-3-2013                                                                                    

Nhà báo Nguyễn Văn Thinh
(Blog Phạm Viết Đào) 

Vụ Đoàn Văn Vươn: Mẹ già 85 tuổi kêu cứu

Bà Trần Thị Mạp, 85 tuổi, mẹ của Đoàn Văn Vươn
Người mẹ tuổi gần đất xa trời của Đoàn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng đã viết thư gửi Toàn thề mọi công dân Việt nam, những người yêu công lý – sự thật- hòa bình, Toàn thể giáo dân, các tín hữu và các chức sắc trong Giáo hội Công giáo Việt Nam và những người có lương tâm trong hệ thống công quyền để kêu cứu cho Đoàn Văn Vươn sắp bị đưa ra tòa xét xử vì tội “Giết người” và “Chống người thi hành công vụ”.
Bức thư nêu rõ: “- Việc đưa các con, cháu tôi ra Tòa xét xử về tội “Giết người” và “Chống người thi hành công vụ” là việc làm vô đạo đức, vô lương tâm và hoàn toàn đi ngược lại Hiến pháp và Pháp luật hiện hành. Việc này nhằm thực hiện âm mưu hợp pháp hóa các tội ác mà những người trong hệ thống công quyền Tiên Lãng, Hải Phòng đã gây ra”.

                                                        THƯ KÊU CỨU


(Nữ Vương Công Lý) 

Toàn văn Cáo trạng Vụ án Đoàn Văn Vươn

Ngày 18/3/2013 Tòa án nhân dân Thành phố Hải Phòng đã ra Quyết định số 407/2013/HSST- QĐ đưa vụ án Đoàn Văn Vươn ra xét xử công khai.
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử thì bốn người trong gia đình ông Đoàn Văn Vươn gồm ông Vươn, ông Đoàn Văn Quý, ông Đoàn Văn Sịnh, ông Đoàn Văn Vệ bị Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng truy tố về “tội giết người” theo Điểm d, khoản 1, Điều 93 Bộ luật Hình sự. Xét xử công khai từ ngày 2/4 - 5/4/2013, tại Toàn án nhân dân thành phố Hải Phòng.
Còn bà Phạm Thị Báu, bà Nguyễn Thị Thương bị Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng truy tố về tội “chống người thi hành công vụ” theo điểm d, khoản 2, Điều 257 Bộ luật Hình sự. Xét xử công khai từ ngày 8/4 - 10/4/2013, tại Toàn án nhân dân thành phố Hải Phòng.
Tòa án Nhân dân TP Hải Phòng: Đường Lê Hồng Phong, phường Đằng Lâm, quận Hải An, Tp Hải Phòng. (Gần Siêu thị Big C).
Dưới đây là toàn văn CÁO TRẠNG của Viện Kiểm sát Nhân dân TP Hải Phòng, do Phó Viện trưởng ký thay Viện trưởng, ngày 04 tháng 01 năm 2013, gồm 13 trang. 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

(Blog Tễu)

Đào Tuấn - Gà vặt lông, con nào chả giống con nào

Sungte 
Một bức ảnh chụp tấm biển hiệu một cửa hàng ở Bát Tràng, quảng cáo rằng “Chuyên bán đĩa mài sừng tê giác”. Đĩa xếp kín kho. Mua bán công khai. Và chú thích bức ảnh, thật là đáng tự hào “Việt Nam là quốc gia trên thế giới mà đĩa mài sừng tê giác được sản xuất hàng loạt”
Dân Mỹ, trong hẳn hoi một liên minh, đã kiện ra tòa Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) vì đã cho phép sử dụng một loại thuốc trừ sâu có thể gây hại cho…ong. Vâng, không hề có sự nhầm lẫn. Vụ kiện này là để bảo vệ ong, một loài côn trùng có cánh vẫn hay đốt trẻ con và khi ngâm với rượu sẽ cho một thức uống hơi bị phê cho các thần ẩm thực xứ ta.
Bạn sẽ mỉm cười và nghĩ ngay đến thú vui tao nhã là “đi kiện” của dân Mỹ với những câu chuyện hài hước về “lương tâm của các vị luật sư”.
Nhưng sau nụ cười, hẳn sẽ là sự ngậm ngùi.
Mấy hôm trước, câu chuyện gà lậu từ Trung Quốc vừa được một quan chức Bộ Nông nghiệp tái khẳng định. “Thông tin hai tuần nay cho thấy, số gia cầm nhập lậu lại tăng lên đặc biệt là con giống”, ông Nguyễn Đức Trọng, Cục phó Cục Chăn nuôi phát biểu. “Cách đây vài phút tôi nhận được tin tỉnh Cao Bằng, 6 chợ có số gà thịt và gà giống lậu khá nhiều, bán công khai. Họ thịt sẵn bên Trung Quốc, đưa xe khách giường nằm vận chuyển vào Việt Nam. Chợ Hà Vỹ, đều đều mỗi ngày 5 – 6 tấn vận chuyển bằng xe “Su cóc” (xe ô tô 7 chỗ), chở về thôn, xóm rồi đưa vào chợ”.
Chợ Hà Vỹ, cái tên rất quen, từng được nói tới trước Quốc hội. Đó là phiên họp  ngày 14-11-2012, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã nhắc đến cái tên Hà Vỹ, địa điểm ông đã thân hành thị sát để phát hiện một thực tế là “lực lượng bảo vệ chỉ đủ chốt ¼ số cổng”.
“Lệnh vua” đã có. Chế tài, “phạt đến cả trăm triệu đồng” không thiếu. Quyết tâm có thừa khi hẳn hoi chính quyền Thủ đô ký hết cái liên tịch ngăn chặn này đến cái liên tịch gà sạch độc quyền kia. Và sau đó, 5-6 tấn gà lậu vẫn- báo chí dùng từ “nghênh ngang”- hoành hành ngay dưới chân tháp Rùa, giữa mùa dịch cúm.
Mà, thưa những con ong Mỹ, không phải chỉ có gà lậu “nghênh ngang” ở Việt Nam đâu. Cá tầm nữa. Đang chiếm lĩnh 80-90% thị trường thủ đô trong sự “thừa nhận” của Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Phạm Anh Tuấn thừa nhận, “Bộ Nông nghiệp cũng chưa có biện pháp gì khả thi hơn để tháo gỡ. Vì, ngành nông nghiệp không phụ trách chính về lĩnh vực ngăn chặn hàng lậu, muốn giải quyết dứt điểm cần sự vào cuộc của nhiều ngành chức năng”.
Thêm một ý kinh điển nữa “cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị”.
Một con gà, một con cá mà ngày ngày nhân dân cho vào mồm có bao nhiêu bộ “lo”?
5 bộ
Có mấy bộ chịu trách nhiệm?
0 bộ
Vì đó là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Vì đó là trách nhiệm của người dân khi không chịu xem Bộ Y tế hướng dẫn phân biệt gà, không chịu là “người tiêu dùng thông thái”.
Mới hôm qua, một tờ báo, nước ngoài tất nhiên, vừa cho chúng ta xem một bức ảnh chụp tấm biển hiệu một cửa hàng ở Bát Tràng, quảng cáo rằng “Chuyên bán đĩa mài sừng tê giác”. Đĩa xếp kín kho. Mua bán công khai. Và chú thích bức ảnh, thật là đáng tự hào “Việt Nam là quốc gia trên thế giới mà đĩa mài sừng tê giác được sản xuất hàng loạt”. Mở ngoặc cái là quốc gia nhiều tê giác nhất thế giới Nam Phi cũng từng thừa nhận tài thiện xạ của người Việt.
Ở Việt Nam, 138 triệu đồng là giá của một lạng sừng tê. Nhưng ngay cả trường hợp nó là đồ xịn, trong sự phân biệt với tình trạng 80% là đổ giả, thì thực ra nó cũng có “giá trị cao” ngang sừng trâu, sừng bò. Người ta phải bỏ ra số tiền khủng để thỏa mãn cơn khát sừng tê, vì trong thâm tâm, ai cũng tin sừng tê có tác dụng chữa trị ung thư.
Trong khi đó thì những người Việt, trong một quốc gia có tỷ lệ ung thu cao nhất thế giới hàng ngày buộc phải tự bảo vệ trước nào gà, nào cá, nào táo, nào bim bim, nào thú nhúm và cả…áo ngực “lạ”.
Mà gà, hay cá thì cứ qua biên giới, cứ vặt lông thì con nào cũng giống con nào.
Cũng còn may là những con lợn trên sông Hoàng Phố còn cách rất xa biên giới Việt- Trung.
Đào Tuấn
(Blog Đào Tuấn)

Vương Trí Nhàn - Hư hỏng lặn sâu vào trong cách nghĩ

Khi tôi hỏi nhà văn Tô Hoài “so với con người thời xưa thì con người thời nay có xấu hơn?”, ông không ngần ngại trả lời “chẳng những xấu hơn mà người nay lại hay có lắm lý lẽ biện hộ cho sự hư hỏng của mình” .
Tôi đã tìm cách nối dài gợi ý của Tô Hoài bằng bài viết sau, chủ yếu nhân mạnh chính xã hội thời nay đã trang bị cho con người đủ thứ lý sự để họ có thể yên tâm trượt dài trong sự hư hỏng, do đó bệnh trạng lại càng vô phương cứu chữa.
Người làm sao ta làm vậy
Người làm bậy ta làm theo
Tôi muốn nhắc lại câu tục ngữ mới ấy để lưu ý rằng sự tiêu diệt tinh thần tự chủ cá nhân và cách sống bầy đàn mà xã hội tạo ra cũng chính là môi trường rất tốt để cái mầm mống triết lý hư hỏng này phát triển, và lan ra như một nạn dịch.
Từ câu chuyện nhỏ về mấy thứ rau quả có thể gây ngộ độc...
Trong số những gánh hàng rong bán quanh Hà Nội thì hàng rau vốn có từ lâu dời nhất. Từ sau 1954 lại thêm những chiếc xe đạp đằng sau thồ hai sọt bự chở rau quả cũng len lỏi khắp mọi phố sá, tự chúng đã thành một nét riêng của Hà Nội, làm chứng cho sự có mặt của những người nông dân ở một thành phố có nhiều dây mơ rễ má với nông thôn.
Bước vào thời bung ra làm ăn, tự nhiên có chuyện một số hàng rau quả bị phun thuốc sâu quá mức cho phép, ăn vào có thể ngộ độc, nhiều người đâm ngại. Chẳng biết mua cái ăn ở đâu khác, và ham rẻ, người ta vẫn mua, nhưng mang về phải ngâm nước hoặc gọt vỏ mới dám ăn.
Giá kể chuyện xảy ra ở các nước có nền kinh tế phát triển, người ta sẽ có cách đối phó là kiểm tra hàng rồi mới cho mang bán. Nhưng ở ta, cái chuyện khoa học rắc rối ấy, ai mà dám nghĩ tới.
Cũng chưa ai xác định rằng đây có phải là một thứ tội trạng không và nếu bắt được quả tang người bán thứ hàng độc hại ấy thì sẽ xử ra sao. Rút cục mọi người chỉ đành nhắm mắt cho qua.
Nguời gọi là có trình độ lý luận hơn thì nhấn mạnh:
- Căn bản là phải đẩy mạnh công tác giáo dục ý thức tự giác cho nhân dân để bảo vệ sức khoẻ chung!
Kể ra cách đặt vấn đề như vậy, cũng đã bắt đầu lần ra đầu mối của mọi hiện tượng gọi là tiêu cực. Tuy nhiên, ở đây tôi muốn đi xa hơn một chút.
... tới những cách lý sự mang màu sắc dân gian
Để sang một bên cái chuyện người dân khi phun thuốc sâu quá độ cho phép vào rau quả không biết là nó có thể gây ra độc hại.
Cách biện hộ như vậy quá xa thực tế. Xưa nay, nông thôn ta vẫn có lối thông tin khá tuỳ tiện mà cũng khá hiệu nghiệm, đó là những lời đồn đại.
Nữa là bây giờ, báo đài (radio) sẵn hơn, ti-vi nhiều hơn, hẳn là nhiều người cũng đã biết rõ hậu quả việc họ đã làm.
Thế nhưng tại sao họ cứ tiếp tục?
Có thể dự đoán là nếu nghe có lời bàn ra tán vào, người ta sẽ chỉ tặc lưỡi:
- Ôi giời! Đau bụng một lúc rồi khỏi. Với lại dân thành phố bây giờ tiền nhiều, lại sẵn thuốc Pháp, thuốc Mỹ, đau mấy rồi họ cũng khỏi.
Tạm gọi đấy là một ý nghĩ giản đơn, nông nổi. Song theo tôi tính, sở dĩ những giản đơn nông nổi ấy nảy sinh, vì ở tận bề sâu, cái ý nghĩ người ta để bụng phải là:
- Mình thì khổ quá, đã vất vả quá. Còn những người ấy thì sung sướng như giời như bể!
Và để đi tới chỗ tự cho phép mình làm liều mà không cần áy náy, có cái điều người ta không nói ra, nhưng chắc chắn đã nghĩ:
- Người khổ có quyền làm bất cứ việc gì miễn là thoát ra khỏi cảnh khổ.
Khi hành động, suy cho cùng, con người ta ít hay nhiều, gián tiếp hay trực tiếp, đều đã bộc lộ một triết lý về hành động.
Và không vì triết lý đó còn mang đậm tư duy dân gian, còn ở dạng tự phát (và chắc chắn là không thành hệ thống), mà chúng ta không thử gọi rõ nó ra như thế.
Liên hệ việc người nông dân bán cả thứ rau quả có thể gây ngộ độc với vô vàn việc gọi là tiêu cực trước mắt (học sinh quay cóp bài; người qua đường liều lĩnh vượt xe ở những quãng đang có đèn đỏ; kẻ buôn lậu tàng trữ thứ thuốc tiêm chích vốn một lãi trăm lãi ngàn; các nhân viên nhà nước lợi dụng chức quyền để tham nhũng v.v..), tôi tưởng có thể nói nhiều người đang gặp nhau ở ý nghĩ: thời buổi này, chẳng còn gì để phân biệt là lợi với hại, là việc bị pháp luật nghiêm cấm với việc được phép; cũng chẳng nên nói rằng việc này hợp, còn việc kia trái đạo lý.
Trong việc mưu cầu lợi ích cá nhân - ở một số người, nó được xem như sự định hướng duy nhất, như động cơ chi phối mọi hành động - con người ta chỉ còn một “triết lý” đơn giản: “Chỉ có những việc chưa làm được, chứ không có việc không được làm “. Một “triết lý” tuỳ tiện về nguyên tắc, có thể mở đường cho mọi tội lỗi, cố nhiên.
Căn nguyên văn hóa
Theo cách hiểu thông thường mà đa số chúng ta chia sẻ, văn hoá chẳng qua chỉ là những gì thuộc về sinh hoạt tinh thần chủ yếu là các loại văn chương, phim ảnh, các loại hình sân khấu hội họa… các phương tiện tuyên truyền cờ đèn kèn trống cùng các hoạt động vui chơi giải trí.
Nhưng văn hoá theo nghĩa sâu sắc của nó thì bao trùm mọi lĩnh vực sinh hoạt trong đó có những lĩnh vực cao xa hơn nhiều. Nó liên quan đến cách sống cách tồn tại của cả cộng đồng, nó là những ý tưởng toát ra từ cả những chuyện cụ thể như ăn mặc, sinh hoạt, hội hè... cho đến những chuyện trừu tượng như quan niệm về nhân sinh và vũ trụ; cách hiểu về mối quan hệ giữa thế giới đang sống và thế giới bên kia, về thời gian,về lịch sử v.v...
Theo nghĩa ấy mà xét, một triết lý sống ở dạng tự phát, đại loại “chỉ có những việc chưa làm được, chứ không có những việc không được làm” cho thấy một cách hiểu về quyền hành động của mỗi con người, và mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, do đó, nó cũng thuộc về những tầng văn hoá được hình thành và di truyền một cách vô thức (ở đây là văn hoá chung sống).
Bền vững và ổn định trong thời gian, nó nằm sâu trong tâm linh để chi phối mọi hành động của cá nhân.
Nói cách khác, những biểu hiện tản mạn rời rạc hàng ngày sẽ không thể biến đổi tận gốc chừng nào người ta chưa nhận chân ra những căn nguyên văn hoá đứng đằng sau và có đối sách thích hợp.
Liệu có rơi vào suy diễn quá xa, khi thử nêu nhận xét như trên? Tôi hiểu, khi phân tích những rắc rối trong làm ăn buôn bán hay thực thi pháp luật trên phạm vi toàn xã hội, người ta thường không dành cho các nhân tố lịch sử - văn hoá một vai trò nào đó. Khi bàn về công cuộc phát triển, nhiều người tin chắc như đinh đóng cột rằng “So với nước người, ta có thể còn non kém về kinh tế chứ nhất định không có chuyện người dân ta chưa trưởng thành về văn hoá “, lại càng không ai muốn tin rằng trong những năm gần đây, cái nền móng văn hoá ở mỗi người bình thường lại đang bị xói mòn và biến dạng.
Tóm lại văn hoá không được nhìn nhận như một cái gì đứng sau tất cả, lại càng không mấy ai quan niệm rằng ở đó có thể tích tụ cả những độc tố, thường xuyên gây tác hại.
Trong khi ấy, những diễn biến của đời sống trước mắt có lẽ đang yêu cầu một cách nghĩ khác.
Nếu không tìm cho ra những căn nguyên văn hoá đứng sau những hiện tượng tiêu cực đang là những ung nhọt nhức nhối trên cơ thể cả xã hội, thì cuộc đấu tranh ở đây sẽ chẳng khác là bao so với chuyện chặt đầu tên giặc Phạm Nhan ngày xưa: cứ đầu này bị chặt, đầu khác lại mọc.
Vương Trí Nhàn
Đã in Nhân nào quả ấy 2004 dưới nhan đề "Đáng sợ nhất là những cách nghĩ tưởng như rất có lý"

Công an bảo vệ nhân chứng vụ "anh hùng khai man thành tích"

Ngày 25/3, các cựu chiến binh đứng tên trong đơn khiếu nại vụ “Anh hùng khai man thành tích” cho biết, Công an tỉnh TT-Huế đã đến gặp, trao đổi về việc người lạ dọa “xử” những người tố cáo.

Các cựu chiến binh bị người lạ đe dọa đã được Công an tỉnh TT-Huế lưu tâm, bảo vệ
Các cựu chiến binh bị người lạ đe dọa đã được Công an tỉnh TT-Huế lưu tâm, bảo vệ
Đoàn do Đại tá Phạm Văn Đức, Phó Giám đốc Công an tỉnh kiêm Thủ trưởng cơ quan điều tra, dẫn đầu, đã đến gặp ông Hoàng Văn Phận (nguyên Trung đội trưởng Công binh, Đội trưởng Lực lượng vũ trang Phong Điền) vào ngày 24/3. Tại đây, đoàn đã nghe các ý kiến của ông Phận về việc ông bị người lạ đe dọa (ông Phận là người bị đe dọa nhiều nhất). Đại tá Đức cho biết, phía công an đang điều tra những đối tượng đe dọa các cựu chiến binh. Đại tá Đức cũng cung cấp số điện thoại cá nhân của mình để ông Phận chủ động liên lạc, báo tin nếu gặp vấn đề bất trắc.
Trước đó, như Dân trí đã thông tin, các cựu chiến binh đứng tên trong lá đơn tố cáo anh hùng Hồ Xuân Mãn khai man thành tích cho biết nhiều lần bị người lạ đe dọa, đòi “xử”.

Đại Dương
(Dân trí) 
 

Sài Gòn 'mất đà', 'hụt hơi'?

Những bức xúc của thế hệ ban đầu thúc đẩy đổi mới, thì tới thế hệ sau không còn mãnh liệt như trước nữa. Người ta cảm thấy có thể đi chậm lại, có thể bớt tính đột phá, mà tình hình vẫn ổn. 
LTS: Tuanvietnam xin tiếp tục cuộc trao đổi về TP HCM, sau mấy chục năm đổi mới, về thu hút đầu tư nước ngoài, lần này là ông Lương Văn Lý của DNL Partners, người đã từng là Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ (1994-2001), Phó Giám đốc Sở Kế Hoạch - Đầu tư (2001-2007).

Sợ mất quyền kiểm soát?

Xin hỏi ông lý do vì sao những năm đầu đổi mới đầu tư nước ngoài dồn vào TP HCM, nhưng càng về sau thành phố này không giữ được vị trí trung tâm trong thu hút đầu tư nữa?

Có 3 nguyên nhân. Tôi dựa vào các trao đổi với các nhà đầu tư nước ngoài rồi rút ra.

Thứ nhất là tâm lý, các nhà đầu tư vào mình đa số từ các nước tư bản, nhắc đến Việt Nam thì nghĩ đến miền Nam, và TP HCM là nơi phồn hoa nhất và năng động nhất.

Thứ hai là TP HCM là nơi có điều kiện làm ăn thuận lợi nhất, nhất là đầu những năm '90, đầu tư nước ngoài rộ lên. Đây là nơi có cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt nhất và nguồn nhân lực dồi dào từ nhiều nơi. Nơi đây có tư duy phù hợp với kinh tế thị trường và đào tạo tốt hơn.

Thứ ba là dù sao đổi mới bắt đầu từ TP HCM, và trong quá trình đổi mới nơi này mang tính tiên phong.

Tức là theo ý ông, đổi mới gắn với tầm nhìn và ý chí của lãnh đạo?

Cái nếp suy nghĩ đã có một đà năng động đã tiếp tục vận hành và lôi cuốn những người có tư duy do dự nhất. Những con người đã khởi xướng đổi mới từng làm việc ở đây thì chắc hẳn nơi này có một nguồn đào tạo và hình thành lãnh đạo theo một cách nào đấy.

Thực sự ra phải nói cho đến Đại hội 7 (1991), không khí đổi mới rất nô nức và mọi người đến TP HCM lần đầu tiên cảm thấy đổi mới hiện diện trong từng ngày và từng bước đi.

Nhưng chỉ mấy năm sau thôi, người ta cảm nhận có gì đó cản bước họ, quá trình đổi mới chậm lại, và thể hiện rõ đến khoảng năm 2000.

Ông lý giải chuyện đó thế nào? Họ bắt đầu cảm thấy dè dặt vì đổi mới quá nhanh?

Trước khi trả lời câu hỏi của anh, tôi muốn đề cập đến chuyện này trước. Khi một cái gì đó mới bắt đầu thì nó mới háo hức và sôi động, và, lẽ ra, công cuộc đổi mới sau giai đoạn hồ hởi đó thì phải đi vào chiều sâu, phải được tiếp tục bằng các cải cách theo chiều sâu.

Khi phát sinh cải cách chiều sâu, nhà đầu tư nước ngoài mong đợi TP HCM sẽ tiếp tục tiên phong trong cải cách, nhưng họ không thấy. TP HCM ngày càng nhiều nhà đầu tư vào, nhưng ngày càng nhiều người thất vọng.

Theo ông, cải cách chiều sâu bao gồm những gì?

Một vấn đề rất hiển nhiên, ai cũng nhìn thấy, là thủ tục hành chính, thậm chí còn phải tiến đến mức cải tổ bộ máy nữa. Nhưng nhìn lại, người ta thấy thủ tục vẫn tiếp tục nặng nề, so với một số tỉnh lân cận, như Đồng Nai, Bình Dương, hay Vũng Tầu, thì chậm hơn hẳn. Ở những tỉnh đó, người ta thấy rõ ràng bộ máy chính quyền thân thiện hơn.
 
Nói tóm lại, đó là một sự mất đà, thậm chí hụt hơi, trong quá trình đổi mới.

Bây giờ quay lại câu hỏi của anh, thực sự tôi có cảm giác ở đây cũng dính đến con người. Tôi phục vụ đến ít ra 3 thế hệ lãnh đạo, và nhận thấy rằng dường như những bức xúc của thế hệ ban đầu như cụ Nguyễn Văn Linh, cụ Mai Chí Thọ, hay cụ Võ Văn Kiệt, khiến họ phải quyết định đổi mới, thì tới thế hệ sau không còn mãnh liệt như trước nữa. Tức là người ta cảm thấy có thể đi chậm lại, có thể bớt tính đột phá, mà tình hình vẫn ổn.

Thứ hai là những năm cuối '90 bước đầu sang 2000, cùng với những cố gắng ra đời và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, thì sự kiểm soát của Trung ương chặt chẽ hơn, nhiều luật hơn và phép tắc hơn và định hình khung rõ ràng hơn. Trong khi đó, đổi mới thì đòi hỏi phải thay đổi, thậm chí phải "leo rào" nhiều hơn, thành ra có nhiều sự ngại ngùng.

Tôi có cảm giác đến một lúc nào đó người ta sẽ sợ mất quyền kiểm soát.

Thành phố sợ, hay Trung ương sợ?

Tôi chỉ nói ở cấp độ thành phố thôi. Cái này cũng phần nào đó lý giải được rằng những người lãnh đạo không hiểu kinh tế thị trường.

Khi Đại hội 6 (1986) nói về kinh tế thị trường theo định hướng XHCN thì thế giới rất mù mờ về Việt Nam. Đổi mới mà cho kinh tế thị trường phát triển và nới lỏng sự kiểm soát của nhà nước thì người ta rất ngại.

Chúng ta phải rạch ròi hai khái niệm: Nếu năm 1986 mà không đổi mới thì chết, và chúng ta đã đổi mới, nhưng khi sau này thấy đổi mới quá sẽ mất sự kiểm soát thì người ta ngần ngại.

Nói tóm lại, nỗi lo sợ lớn nhất là mất quyền kiểm soát đã cản trở mọi thứ. Tôi xin kể một ví dụ khá điển hình hồi đó.

Đầu những năm '90 có sự kiện rất đáng chú ý là cả Coca Cola và Pepsi Cola vào Việt Nam. Trong khi Coca Cola đi những bước thận trọng, qua người Việt, thì Pepsi Cola làm rất mạnh. Họ phát động một chương trình quảng bá rất mạnh với hàng loạt poster nhấn mạnh khái niệm "Thế hệ mới". Điều đó khiến cho hàng loạt ông giật mình.

Thậm chí, có vị trước đây là người ủng hộ đổi mới của Nguyễn Văn Linh rất mạnh, tức là có tư duy đổi mới, lại cảm thấy lo ngại rằng dường như Pepsi Cola đang phát động điều gì đó với giới trẻ, ngoài mục đích kinh doanh thuần túy. Và thế là trong Pepsi Cola mới xuất hiện ông Phạm Phú Ngọc Trai.

À, tức là mình phải đưa người vào để quản lý?

Đúng rồi. Tự dưng lúc đó người ta cảm thấy sợ vì những chuyện không vào đâu, và đó là một trong những yếu tố làm khựng lại đà đổi mới.
 
Ông Lương Văn Lý của DNL Partners

Hạt sạn lớn 
Nhiều người nói mình không hiểu Mỹ. Ông nghĩ sao?
 
Đúng. Mình có những người bắt đầu tìm hiểu Mỹ như ông Nguyễn Cơ Thạch, hoặc ông Lê Mai, thì người rút sớm, người mất sớm, thế nên mình không hiểu Mỹ và lớn hơn là không hiểu nền kinh tế thị trường nó vận hành thế nào. Như ví dụ mà tôi vừa nêu, chuyện công ty quảng cáo để hướng tới khách hàng trẻ là chuyện thường ngày ở huyện.

Khi thực hiện đổi mới thì bắt buộc phải nói về kinh tế trước. Vậy khi nói về kinh tế thị trường mà người ta không hề quan tâm đến nó. Mãi về sau này, tự nó vận hành thì các vị phải chạy theo. Theo mình đó là sự thiếu sót, tầm nhìn của người đổi mới không đủ để bao quát, mới chăm chú chuyện chính trị.

Cụ Nguyễn Cơ Thạch đọc sách của Samuelson về kinh tế tư bản nên đi đâu cũng nói câu chuyện lựa chọn giữa sản xuất bơ và súng. Ông là nhân vật hiếm hoi chịu khó tìm hiểu về Mỹ, về kinh tế thị trường, và bắt đầu quan tâm tìm hiểu về Mỹ, đặc biệt là chính trị nội bộ của Mỹ.

Trong khi đó, khi Việt Nam bắt đầu quan tâm đến Mỹ, là mình quan tâm làm sao Mỹ bỏ cấm vận, nên thông qua chính trị, thông qua các đoàn thể quần chúng, qua cả các chính phủ có quan hệ với mình ở phương Tây, để "ép" Mỹ bỏ cấm vận. Người ta xem việc bỏ cấm vận làm một thành quả về mặt chính trị, chứ hệ quả kinh tế thế nào thì người ta ít nghĩ.

À, tôi biết, lúc đó vì ông ở trong trung tâm của nỗ lực bình thường hóa quan hệ. Giống như vừa rồi, mình đặt vấn đề với Mỹ: rút lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương, có người lại cho rằng quan hệ bình thường thì phải dỡ bỏ cấm vận, chứ chưa chắc Việt Nam có nhu cầu mua?
 
(Cười) Bối cảnh có khác. Thỉnh thoảng muốn làm hoà hay tăng thêm sức ép thì tung chiêu kinh tế thương mại, phục vụ cho mục tiêu chính trị, chứ không phục mục đích phát triển quan hệ kinh tế. Điều đó vẫn là một hạt sạn lớn làm cho cỗ máy quan hệ giữa Việt Nam với thế giới bị hóc.

Quay lại cái khủng hoảng tài chính Châu Á (1997-1998) tác động gì đến TP. Hồ Chí Minh?
 
(Lúc đó phó Giám đốc Sở Ngoại vụ) Tôi đã phát biểu rất nhiều, chủ yếu trong các cuộc họp nội bộ, rằng khủng hoảng '97-'98 không có tác động tới Việt Nam, vì thực tế là Việt Nam thậm chí chưa đưa một ngón chân vào kinh tế khu vực.

Thực sự, nếu có ảnh hưởng cũng chỉ là với khu vực đầu tư nước ngoài. Chẳng hạn như Hàn Quốc.

Nhưng khủng hoảng chưa đụng chạm đến tiềm lực cơ bản của thành phố. Trái lại có những thuận lợi từ Thái Lan chao đảo, thì lẽ ra phải có những động thái để chiếm lĩnh lấy những khoảng trống đó.

Chẳng hạn, tôi luôn nói là phải nhanh chóng cải tổ đổi mới ở những lĩnh vực then chốt như du lịch, đơn giản hoá thủ tục nhập cảnh, và đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Tiền không có nhiều, nhưng phải tập trung để đón đầu.

Có điều, họ tiếp thu, nhưng không thực hiện gì cả. Và thế là đến năm 2000, sự mất đà đã thấy rõ, nhất là với thu hút đầu tư nước ngoài.

Huỳnh Phan

(Tuần VN) 

Việt Hoàng - “Sự cố Nguyễn Đình Lộc” và sự ngộ nhận của chúng ta?

Việc ông Nguyễn Đình Lộc, cựu Bộ trưởng Tư pháp, một trong 72 vị nhân sĩ trí thức ký tên vào Bản kiến nghị sửa đổi Hiếp pháp 1992 và ông là người dẫn đầu đoàn người đại diện cho nhóm 72 nhân sĩ đến trụ sở Quốc hội để trao bản kiến nghị, rồi cũng chính ông đã xuất hiện trong chương trình thời sự của VTV1 ngày 23/3/2013 với lời phát biểu liên quan đến kiến nghị sửa đổi hiến pháp của nhóm 72 nhân sĩ.
Lời phát biểu của ông Nguyễn Đình Lộc trên VTV1 đã làm nhiều người thất vọng tuy nhiên cũng đã có người lên tiếng bênh vực, thông cảm với ông. Những lời khen chê đã có đầy đủ trên mạng, thiển nghĩ không cần nhắc lại ở đây. Những trường hợp tương tự như “sự cố Nguyễn Đình Lộc” xảy ra không phải là lần đầu và chắc cũng không phải là lần cuối. Chúng ta cần nhìn nhận sự việc một cách nghiêm túc và sâu sắc để rồi khỏi phải thất vọng và khỏi mất thì giờ tranh cãi những việc, đáng ra, đã rõ ràng từ lâu.
Những lời phát biểu của ông Nguyễn Đình Lộc trên VTV1, theo tôi, là hoàn toàn sự thật. Nó đúng với những gì ông Lộc nghĩ và nó cũng đúng với những gì đã xảy ra vì rằng nó không thể xảy ra khác đi được. Việc ông Lộc “đến đấy mới được lên trưởng đoàn”, việc ông “không tham gia viết Bản kiến nghị” nhưng chỉ vì ông là “cựu bộ trưởng Tư pháp” nên “các đồng chí, các bạn ấy tín nhiệm giao việc trao thôi” còn thì “trước đó (ông) không trao đổi kỹ” và “cái dự thảo mà gọi là Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013 thì tôi hoàn toàn không tham gia”…Sau này khi trả lời đài RFA Tiếng Việt, ông Nguyễn Đình Lộc nói thêm rằng: “Cái việc hôm ấy đã làm xong rồi thì rút hay không rút làm gì nữa? Chỉ làm bằng ấy thôi chứ có làm thêm điều gì đâu? Chuyện gì mà ân hận nhỉ? Quốc hội kêu gọi nhân dân đóng góp ý kiến thì chúng tôi góp ý kiến thôi có gì đâu mà ân hận? Tiếp thu hay không thì đó là việc của ban soạn thảo, đem trình Quốc hội thì Quốc hội quyết chứ”. Nói tóm lại trong hai lần trả lời phỏng vấn trên VTV1 và RFA thì chính kiến của ông Nguyễn Đình Lộc về Bản kiến nghị sửa đổi Hiến Pháp 1992 của nhóm 72 nhân sĩ là nhất quán và rất  rõ ràng.
Ông Lộc sai ở chổ nào? Theo tôi thì ông Lộc làm đúng với những gì ông suy nghĩ. Ông chỉ cố gắng làmmột công dân tốt. Việc ông tham gia ký vào bản Kiến nghị 72 chỉ phản ánh thái độ chính trị của ông, chính kiến của ông với mong muốn là chính quyền lắng nghe và thay đổi, chấm hết. Còn việc chính quyền có lắng nghe hay không, ông không biết và có lẽ cũng không hy vọng gì. Ông “Chỉ làm bằng ấy thôi chứ có làm thêm điều gì đâu?… Tiếp thu hay không thì đó là việc của ban soạn thảo”. Những người thất vọng về ông là những người đã đặt quá nhiều kỳ vọng vào ông và bản kiến nghị 72. Họ đã đòi hỏi ở ông những điều mà ông không có, không thể cho họ được. Sự ngộ nhận lớn nhất ở đây là việc một người nào đó (dù nổi tiếng) nói lên chính kiến (hoặc bày tỏ thái độ chính trị) hoàn toàn khác với những người làm chính trị, vì vậy không nên quá đặt kỳ vọng vào họ. Hoạt động chính trị là công việc của các tổ chức chính trị có danh xưng rõ ràng và công khai. Làm chính trị là công việc thường xuyên và chuyên nghiệp của những chính trị gia, là những người dấn thân mạnh mẽ, dứt khoát và có lập trường rõ ràng với tham vọng vận động quần chúng để thay đổi xã hội. Đặc điểm để nhận ra một tổ chức chính trị đó là: có một tư tưởng chính trị nghiêm túc; một vị lãnh đạo có hiểu biết, lương thiện và bao dung; một đội ngũ nòng cốt gắn bó và đoàn kết; có những hoạt động thường xuyên, có sự phân công, tổ chức và lãnh đạo rõ ràng; có sự kế thừa…(Xin xem thêmbài “Thành lập một đảng chính trị dễ hay khó?).
Nhóm 72 nhân sĩ ký tên vào bản kiến nghị sửa đổi hiến pháp không phải là một tổ chức chính trị nên không có những đặc điểm như trên vì vậy không thể tránh khỏi chuyện “tiền hậu bất nhất”, lủng củng và thiếu sót. Ngay cả bản dự thảo Hiến pháp mà nhóm này đưa ra cũng còn nhiều khiếm khuyết do không được bàn thảo kỹ lưỡng từ trước (ngay cả ông Lộc cũng không được tham gia).
Việc 72 nhân sĩ đưa ra bản kiến nghị sửa đổi hiến pháp có ý nghĩa tích cực là nâng cao nhận thức chính trị cho dân chúng, tạo ra một chủ đề thảo luận sôi nổi khiến người dân quan tâm đến chính trị nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu nhóm kiến nghị 72 có ý định thành lập một tổ chức chính trị chẳng hạn thì nên có những bước đi lẫn sự chuẩn bị tư tưởng và nhân sự cần thiết để các hoạt động của mình được chính danh và hiệu quả còn nếu chỉ muốn nói lên những quan điểm, chính kiến về chính trị của nhóm thì thiết nghĩ cũng nên công bố rõ ràng cho mọi người khỏi ngộ nhận. Hãy ra tuyên bố như Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ rằng “Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất không làm chính trị mà chỉ bày tỏ quan điểm chính trị của mình”.
Điều quan trọng hơn cả là dư luận và người dân Việt Nam cần có một cái nhìn sâu sắc hơn về chính trị. Không nên lấy các chức danh hay học hàm học vị của một người nổi tiếng nào đó để làm tín chỉ cho các hoạt động chính trị của họ. Không nên chạy theo những vụ việc ồn ào mang tính nhất thời nhưng thiếu chiều sâu. Hãy dành sự quan tâm của mình cho những tổ chức chính trị đứng đắn, có uy tín và đã được kiểm chứng bởi thời gian. “Làm chính trị” cũng là một công việc vì vậy phải có kiến thức và sự hiểu biết. Một người công nhân cũng phải mất vài ba năm để học nghề, muốn trở thành một bác sĩ phải học mất 7 năm … Điều này thì ai cũng biết và đồng ý, ai cũng cho là bình thường trong khi đó thì dư luận lại cực kỳ dễ dãi với những người hoạt động chính trị trong khi người đó chưa hề học làm chính trị bao giờ? Một cựu tù nhân chính trị nổi tiếng là anh Huỳnh Việt Lang có lần nói rằng bài học lớn nhất mà anh rút ra được sau thời gian ở tù là “muốn làm chính trị thì phải học để làm chính trị”. Vậy muốn “học chính trị” thì học ở đâu? Câu trả lời cũng rất đơn giản: Học trong môi trường của các tổ chức chính trị. Vấn đề này xin hẹn độc giả vào một dịp khác.
Dân chủ cho Việt Nam là mục tiêu và ước nguyện của mọi người dân Việt Nam cộng với xu thế dân chủ tất yếu của thời đại thì những sự cố như “sự cố Nguyễn Đình Lộc” chỉ là những ổ gà nho nhỏ trên con đường ngày càng rộng lớn và cỗ xe dân chủ vẫn tiến ngày càng nhanh về cái đích cuối cùng. Không một ai, không một thế lực nào có thể ngăn cản được hành trình tiến về đích tự do và dân chủ đó.
Việt Hoàng
(Thông luận)
 

Bộ trưởng Quốc phòng đâu rồi?

 
Nước VN là một quốc gia có đường biên giới núi liền núi sông liền sông với anh bạn vàng xấu tính! Từ xưa đến nay chủ nghĩa Đại hán lúc nào cũng trong dòng máu người Tàu và các cuộc xâm lấn nước Việt cũng không phải là ít...
Cha ông ta ngoài việc dựng nước còn phải lo đối phó với bọn bành trướng qua các thời kỳ xa xưa cũng như hiện tại từ đó nổi lên rất nhiều anh hùng trong lịch sử như Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng,  Bà Lê Chân, họ đã chiến đấu quên cả thân mình như Trưng Trắc Trưng Nhị khi bại trận quyết trầm mình xuống giòng Hát giang chứ không để rơi vào tay quân thù!
Nhưng lịch sử cũng ghi nhận Lê Chiêu Thống và Trần Ích Tắc là hai kẻ hàng giặc mong vinh thân phì gia! Và nước Trung hoa vĩ đại cũng không phải là bất khả xâm phạm!
Năm 1075-1076 dưới thời nhà Tống, tướng quân Lý Thường Kiệt thuộc triều nhà Lý của Việt Nam đã đem 10 vạn quân, tương đương 100 ngàn binh sỹ đánh chiếm ba châu nhà Tống là Ung châu, Khiêm châu và Liêm châu, chiếm giữ và đốt sạch các kho tàng của quân địch sau đó rút quân về làm cho nhà viết sử Ngô Thì Sỹ phải ca ngợi ông như sau: "Bày trận đường đường, kéo cờ chính chính, mười vạn thẳng sâu vào đất khách, phá quân ba châu như chẻ trúc, lúc tới còn không ai dám địch, lúc rút quân còn không ai dám đuổi, dụng binh như thế, chẳng phải nước ta chưa từng có bao giờ..." (Việt sử tiêu án).
Những bài học tiền nhân dạy bảo làm cho tên hàng xóm dè chừng! Nhưng chủ nghĩa bá quyền luôn âm ỉ trong lòng giới lãnh đạo TQ, tiếp tục hăng máu dương đông kích tây, hung hăng với VN, chạm trán với Phi và vuốt râu hùm Nhật Bản.
Mới đây nhất hai tàu chiến của họ đã bắn chiếc tàu cá của ngư dân Bùi Văn Phải, Quảng Ngải điều này thể hiện sự độc quyền trong khai thác và biển Đông mặc nhiên là của họ nâng căng thẳng lên tầm cao mới!
Người đáng bị lên án trước tiên là bọn chính quyền địa phương, dù biết ngư trường không an toàn vẫn xúi ngư dân ra khơi bám biển! và khi họ bị bắt, đòi tiền chuộc, thì tất cả đều im hơi lặng tiếng phủi tay vô trách nhiệm!
Có cái chính phủ nào tồi như vậy?
Thà rằng họ tuyên bố cho người dân được biết sự thật là biển của Việt Nam đã bị chiếm bởi bọn láng giềng 4 tốt và khuyến cáo người dân đổi nghề, đừng nên ra khơi hoặc chỉ nên đánh bắt gần bờ dù biết rằng những nơi đó sản lượng đánh bắt không được nhiều!
Với đội ngũ lãnh đạo khiếp nhược của nhà cầm quyền Việt Nam họ chỉ cất tiếng la yếu ớt qua người phát ngôn bộ ngoại giao Lương Thanh Nghị bắt đầu bằng chúng tôi cực lực phản đối cho có lệ rồi mạnh ai nấy về nhà... ngủ!
Dưới thời thủ tướng 3D về quốc phòng cũng có những nâng cấp đáng kể khi mua phi đội máy bay SU30MK2 12 chiếc của Nga với giá thành gần 1 tỷ đôla và hạm đội tàu ngầm lớp Kilo 6 chiếc với giá gần 2 tỷ đôla. Đó là chưa nói đến phí mướn chuyên viên bảo trì, gửi binh lính đi học cũng trên dưới 3 tỷ đôla!
Đối với Việt Nam đó là một số tiền lớn, số tiền đó nếu không đầu tư vào quốc phòng thì có thể xây được nhiều cây cầu, trường học vùng sâu vùng xa cho các em đi học, nhiều trạm xá bệnh viện cho người nghèo! Vậy thì tại sao những chiến đấu cơ không cất cánh bảo vệ ngư dân, tàu ngầm, chiến hạm hay khoe khoang trên báo chính thống sao không có mặt?
Nếu nhà cầm quyền mua vũ khí chỉ để neo đậu khi anh bạn cộng sản láng giềng có chiến tranh thì hiện diện với tư cách chư hầu thì nên tự bỏ tiền túi của giới lãnh đạo và 3 triệu đảng viên chi trả! Người dân muốn trông thấy cụ thể những khí tài quân sự góp phần răn đe, bảo đảm an ninh hàng hải, ngư trường chứ không phải bị bọn giặc cướp trên biển truy bức như hiện nay!
Còn ông bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh thì nên từ chức nếu còn liêm sỉ! Người dân muốn trông thấy đội ngũ lãnh đạo dám chịu trách nhiệm, dám hy sinh cho nhân dân chứ không phải như ông phỗng trong chùa đến tháng lãnh lương và ăn hại đái nát trên đầu dân tộc Việt!

(Vietinfo.eu) 

Lại một con sâu muốn chui vào xây tổ trong Danh sách Kiến nghị 72

Bạn đọc yêu quý!

BVN vốn là một trang mạng thiện nguyện, do ba trí thức chung sức lập nên, cập nhật bài vở hàng ngày, nhằm mục tiêu góp tiếng nói bốn phương, phản biện xã hội và xây dựng đất nước, để cùng bảo nhau thức tỉnh về quyền làm người, làm chủ, góp phần nâng cao quan trí, tiến tới một xã hội công dân lành mạnh và một nhà nước pháp quyền đúng nghĩa, bên trong đẩy lùi khó khăn suy thoái, bên ngoài nhịp  bước theo đà tiến của thế giới văn minh, chung tay với các nước láng giềng giữ vững toàn vẹn lãnh thổ lãnh hải thiêng liêng mà Tạo hóa ban cho đại gia đình dân tộc Việt Nam.

Đó chính là lý do khiến cho nhiều Kiến nghị đã được đăng tải trên trang mạng kể từ ngày ra đời đến nay, và lần nào cũng thu thập được hàng ngàn chữ ký. Riêng Kiến nghị 7 điểm về Hiến pháp 1992 lần này thì con số hưởng ứng cả trong và ngoài nước đều vượt trội, tính đến đợt 28 đã có 11688 người – một con số không thể coi thường, đã khiến ai đấy nhìn vào giật thột. Vì thế, không lấy làm lạ khi có những kẻ nặc danh tìm cách tuồn vào những danh sách “ma” để đánh lừa người biên tập, hòng làm giảm uy tín của bản Kiến nghị mà số lượng người ghi danh cứ tăng vọt lên mỗi ngày, chẳng hạn trường hợp nickname Bần Cố Nông mà chúng tôi đã có phản bác cũng như rút kinh nghiệm trong nội bộ, nhằm rà soát, "canh giữ cổng ngõ" chặt chẽ hơn.
ban
E.mail ấy danh nghĩa những người dân ở thị trấn Mỏ Cày, Bến Tre gửi đến
Vừa rồi, chúng tôi đã phát hiện một e-mail lấy danh nghĩa những người dân ở thị trấn Mỏ Cày, Bến Tre gửi đến chúng tôi một danh sách 44 người với những lời lẽ giáo đầu rất mùi mẫn. Xin mời bà con cùng đọc nguyên văn:
Chúng tôi là những người dân ở Thị trấn Mỏ Cày, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre xin gửi danh sách chúng tôi vận động được trong tổ dân phố do Thầy Nguyễn Hải Quang trực tiếp đi vận động và nhờ em Nguyễn Duy An đánh máy chuyển đi.
  1. Phạm Đình Thủy Nguyên, buôn bán
  2. Phạm Đình Đức Nguyên, buôn bán
  3. Hồ Minh Nhuận, giáo viên
  4. Nguyễn Sỹ Phan, thợ sắt
  5. Hoàng Lê Phong Phú, thợ uốn tóc
  6. Trần Thị Nam Phương, thợ uốn tóc
  7. Nguyễn Hải Quang, giáo viên
  8. Đào Việt Sâm, công nhân
  9. Lê Văn Sỹ Tâm, công nhân
  10. Trần Văn Thạch, hưu trí
  11. Nguyễn Quốc Thái Hòa, sinh viên
  12. Trần Thị Thiên Thanh, sinh viên
  13. Đoàn Tấn Nhé, làm ruộng
  14. Lê Vĩnh Thăng, học sinh
  15. Lưu Trần Văn Ổi, làm ruộng
  16. Đào Tấn Thi, làm ruộng
  17. Đặng Văn Bỉ, buôn bán nhỏ
  18. Nguyễn Nhật Thuyết, tài xế
  19. Phùng Huy Trò, tài xế
  20. Phạm Thị An Toàn, nhà giáo
  21. Huỳnh Thị Cái, nội trợ
  22. Phạm Minh Trọng, làm ruộng
  23. Trần Thi Kim Ngay, nội trợ
  24. Nguyễn Đình Minh Trung, sinh viên
  25. Ngô Văn Út Thôi, thợ hồ
  26. Vũ Anh Tuấn, thầu xây dựng
  27. Hoàng Thị Xít, làm ruộng
  28. Hoàng Thị Tụy, làm ruộng
  29. Thân Đình Bô, buôn bán nhỏ
  30. Lưu Khả Văn, hưu trí
  31. Đặng Hữu Sỹ, công nhân
  32. Trần Văn Vân, công nhân
  33. Huỳnh Nhân, công nhân
  34. Nguyễn Thị Viện, công nhân
  35. Hoàng Sỹ Các, hưu trí
  36. Nguyễn Hữu Vinh, buôn bán
  37. Nguyễn Hữu Cho, tài xế
  38. Tô Thị Ái Vỹ , nhân viên nhà hàng
  39. Ngô Ngân Nữa, bảo vệ
  40. Nguyễn Khắc Xuân, bảo vệ
  41. Đào Tấn Vố, cựu chiến binh
  42. Nguyễn Đỗ Yên, cưu chiến binh
  43. Huỳnh Duy Một, cựu chiến binh
  44. Nguyễn Phúc Yên, cựu chiến binh
Thoạt nhìn vào số lượng người ký có xuất thân là nông dân, công nhân, sinh viên, học sinh, người buôn bán nhỏ, bảo vệ, cựu chiến binh... trong phần liệt kê trên đây, ai mà chẳng lấy làm cảm động! Nhưng hãy thử đọc ngược lên số 44 tên người – kết quả của việc “đi vận động” của một “thầy Nguyễn Hải Quang” nào đó – ta sẽ đọc ra ngay dòng chữ: “Một Vố Nữa Cho Các Nhân Sỹ Bô Xít...” (đọc cách quãng bỏ một tên lấy một tên).
Vậy là thưa ông/bà Bần Cố Nông, lần này thì chúng tôi đã không thật dạ tin người đến mức để ông/bà bôi bẩn bản Danh sách kiến nghị mà người dân trông mong. Còn như vế cuối câu nhắn ngầm của ông bà, được nói với một giọng không bao giờ có trên trang của chúng tôi, thì đành xin chuyển để ông/bà nhận lại: “Thôi Ngay Cái Trò Bỉ Ổi Nhé”.
Bạn đọc yêu quý!
Như chúng tôi đã từng nói trong một lời tuyên bố ngắn mở đầu bản Danh sách đợt 26 (http://www.boxitvn.net/bai/45725): không thể xem những trò đánh lận con đen kiểu này là “hành vi dân chủ” được. Sự khác biệt ý kiến, quan điểm về sửa đổi Hiến pháp 1992 chỉ có thể làm sáng tỏ bằng tranh luận công khai, đàng hoàng, được toàn dân chứng giám, đó mới là dân chủ. Còn nấp trong bóng tối để phá cho kỳ được ý nguyện người dân bày tỏ bằng chữ ký thì chỉ có thể đồng nghĩa với ném đá giấu tay, mà ai là những kẻ ném đá giấu tay, bạn đọc luận ra khắc biết.
Chúng tôi cũng xin được bộc bạch là lực lượng biên tập, kiểm soát bài vở của trang Bauxite Việt Nam rất mỏng, trình độ kỹ thuật lại có hạn, chỉ có niềm tin vào sự tốt đẹp trong nhân dân là không giới hạn. Bởi thế, rút thêm kinh nghiệm, từ nay, để tránh bớt những sai sót chết người gây ra bởi những ai ai đấy hơn đứt chúng tôi về số lượng và sự ranh ma quỷ quái, xin bạn đọc nếu có gửi danh sách tập thể đến cho bản Kiến nghị 72, cố gắng noi gương bà con ở Hà Tĩnh, Nghệ An, Hưng Yên và nhiều nơi khác, gửi cho chúng tôi bản danh sách có chữ ký trực tiếp.
Và từ nay bạn nào cho phép chúng tôi, khi cần, công khai tất cả thông tin về mình (địa chỉ cụ thể, cơ quan làm việc) thì khi đăng ký đồng ý với Kiến nghị, xin cho chúng tôi biết.
Cám ơn quý bạn.
Bauxite Việt Nam
(BVN)

Gặp người dùng thiền định mở luân xa chữa bệnh cho 6 vạn người

Gặp người dùng thiền định mở luân xa chữa bệnh cho 6 vạn người
Bà Hồ Thị Thu
Hồ Thị Thu (58 tuổi, người ở thôn Hội Vân, xã Cát Hiệp, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) mỗi ngày dùng đến gần chục tiếng đồng hồ để ngồi thiền. Bà ngồi bất động, muỗi đốt no bụng máu rồi lặng lẽ bay đi hay rụng xuống xung quanh, bà cũng kệ. Cháy nhà chết người xung quanh, bà cũng kệ.
Bà bảo, sách viết, người Ấn Độ nói, kẻ nào mỗi ngày ngồi thiền dăm ba tiếng đã được xem như cái gì đó giống như “Phật sống” rồi. Bà có thể ngồi im như tượng cả ngày, các luân xa (huyệt đạo) khai mở, bà đang tự chữa bệnh cho mình và tính đến nay đã chữa bệnh cho hơn 6 vạn người trong xã hội. Cái phương pháp chữa bệnh đó đã được thế giới biết đến không ít. Bà chỉ nặng lòng hơn, chỉ quyết liệt và đắm say hơn để quên thân xác mình, quên tất tật mọi thứ của đời mình, mà hiến dâng vì hạnh phúc cho những người cùng bệnh, cùng khổ.

Người ta khỏi bệnh, thấy lối trị bệnh ấy sao mà “màu nhiệm” đến khó tin, người nọ mách người kia. Lúc nào cũng có hàng trăm người đến nhà bà xin được học thiền trị bệnh, có hàng đoàn người nô nức đến chắp tay bà tạ ơn cứu mạng, bà chỉ mỉm cười nói một câu hài hước bằng tiếng xứ Phù Cát vô cùng khó nghe…

Rồi bà lặng lẽ cầm danh sách những bệnh nhân mới đến, đôn đáo đi tìm công an Cát Hiệp để đăng ký tạm trú. Chứ hễ kê sót trường hợp nào là người ta đến xử phạt nặng lắm. Năm ngoái (vì bệnh nhân đến lúc nửa đêm, không kịp khai báo), chồng bà là ông Võ Ngọc Anh đã phải bán một lứa lợn lấy tiền nộp phạt.

Bà Thu hiện là Phó Chủ tịch Hội Tâm năng dưỡng sinh tỉnh Đắc Lắc, bà đi khắp cả nước trị bệnh cứu người miễn phí.

Thuê xe ôtô 45 chỗ, cả làng vào suối nước nóng xin học thiền

Bà Thu bảo (và người viết bài này cũng là người đã 4 năm theo môn phái thiền chữa bệnh của bà, từng đi theo bà mở lớp chiêu sinh, nên biết rất rõ) bà đã từ cõi chết trở về với căn bệnh ung thư phổi, đã di căn sang gan, đã suy tim, suy thận mạn, bệnh viện trả về để chờ mai táng từ cách đây hơn 20 năm. Thế nên, sau khi được tiếp cận với môn học trong 21 tháng 14 ngày liên tục tại tỉnh Bình Dương, thấy mình được sống, đã sống khỏe suốt 23 năm qua (!) - bà đã coi như mình nợ phương pháp chữa bệnh “thần kỳ” này một kiếp sống.

Cô Hồ Thị Thu sắc sảo, tảo tần bán gạo nước lẻ tẻ kiếm ăn lần hồi ở xã Cát Hiệp cát trắng như tuyết năm xưa xem như đã chết. Người đàn bà ngồi im như tượng Hồ Thị Thu bây giờ, tóc bạc rồi, thỉnh thoảng lại thổ ra một bụm máu tươi do bệnh ung thư phổi chưa bao giờ khỏi hẳn – đã có một kiếp sống khác. Bà là một tín đồ của môn học kia. Thầy đã trao cho bà sự sống, bà xuống núi và đi khắp nhân gian trao truyền bí quyết cứu rỗi đồng loại đó, bà sẽ tình nguyện làm điều này cho đến hơi thở cuối cùng.

Tính đến nay, hơn 6 vạn người trên khắp cả nước, từ Bắc chí Nam, lên Tây Nguyên, dọc miền Trung đã tìm đến bà Thu để học thiền. Bà từng mở lớp với nhiều… tổng biên tập báo; lớp ở Quảng Nam thì toàn… công an. Lớp ở Đắc Lắc, Bình Định thì đủ thành phần, trong đó lãnh đạo tỉnh cũng kha khá. Người viết bài này, trong lúc bệnh trọng, khó tin là mình có thể tiếp tục sống sót, đã theo một lớp bà Thu dạy khai mở huyệt đạo rồi ngồi thiền ở huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ, đến nay bệnh đã cơ bản được khống chế.

Đông đảo người ngồi thiền và học thiền tại nhà bà Thu.

Lúc đầu, ở thị trấn Đông Phú và xã Sai Nga trong huyện Cẩm Khê có vài người bệnh nặng, thuốc tây thuốc ta bó tay, họ nghe đồn có “cô Thu” ở Phù Cát chữa bệnh mà chả dùng thuốc thang gì, không thu đồng nào của người học, không nhận tiền cảm ơn của người khỏi bệnh. “Chỉ việc ngồi im như tượng là xong” - một người tặc lưỡi nói vẻ hài hước. Thế là không còn đâu bấu víu, không còn gì để hy vọng, họ có bệnh thì… vái bừa đi.

Họ bắt xe khách vào Phù Cát. Giữa suối nước nóng Hội Vân nóng 85 độ C. Ngâm gà xuống một lúc là chín, thả trứng sống nhúng xuống là ăn ngon lành, họ được dạy ngồi thiền. Thiền trong vườn điều xanh ngát, trong khi chồng và con cô Thu vẫn loanh quanh xách bình thuốc sâu đi chăm sóc hoa màu, vẫn nuôi gà lợn như bất cứ nông hộ nào khác. Họ tự bỏ tiền ra nuôi sống cái dạ dày mình, mỗi tháng đóng vài nghìn đồng tiền cho người cháu của bà Thu trả cho cán bộ quản lý điện nước khi người ta đến thu. Tuyệt nhiên không mất gì nữa. Và nhiều người đã khỏi bệnh.

Bà con choáng váng. Có nguyên lãnh đạo huyện Cẩm Khê, người nhà đương kim lãnh đạo huyện, hiệu trưởng nhà trường, giáo viên, cán bộ các ban ngành cùng tham gia học thiền. Dần dà đông quá, bà con thuê cả những chiếc xe khách 45 chỗ đi trọn gói vào xã Cát Hiệp tìm “cô Thu” nhờ “dang tay độ thế”. Số người học đông quá, tính kỹ ra, mỗi người phải mất tiền triệu, vài triệu, thậm chí cả chục triệu nếu đi máy bay và ở nhà nghỉ.

Bà Thu ngẫm thấy thương, thấy quyến luyến, và bà nghĩ, tại sao mình không đi tàu bay ra ngoài Hà Nội, bắt xe khách lên Cẩm Khê dạy cho bà con? Một chuyến đi của “cô” sẽ giúp cho bà con mình đỡ tốn hàng trăm, đến năm sáu trăm triệu đồng.

Khắp cả Việt Nam, cứ thấy ai lấy một xu của người học, thì kẻ đó không phải đệ tử của “cô Thu”

Khi bà Thu có mặt, tôi cũng là vị khách duy nhất lặn lội từ thủ đô theo học. Lúc ấy phần vì túng quẫn với sự bế tắc của bệnh tật: Hở van tim, hay ngất vặt, dạ dày bị phù nề xung huyết, uống thuốc nhiều sinh ra sỏi thận với các cơn đau thận cấp phải đi cấp cứu, đấy là chưa kể bệnh trào ngược cực kỳ khó chịu, kèm theo các hệ lụy liên tục gây mất tiếng nói, đau rát cổ xuyên ngày đêm, vai cổ gáy lúc nào cũng đau như bị tra tấn. Đôi lúc người đơ ra như tượng, đau đến mức đã ngồi thì ngồi im và không tự nằm xuống được; đã nằm thì nằm im không tự ngồi lên được. Thuốc tây và các đơn kê bừa bãi của bác sĩ làm bệnh của tôi ngày càng nặng, bệnh nọ bị hậu quả của thuốc tây làm cho xọ sang bệnh kia, đặc biệt là triệu chứng trầm cảm, liên tục muốn tự tử hoặc giết người mỗi khi phẫn uất.

Bấy giờ, tôi nghĩ một cách hoài nghi: Học cũng chẳng mất gì, biết đâu “phúc chủ lộc thầy” nó lại khỏi bệnh. Hoặc ngồi im như tượng, thoát khỏi tục lụy trần gian một thời gian, có khi bớt stress, tự cơ thể mình hàn gắn vết thương cho mình. Hoặc giả dụ bà Thu có phù phép ma tà vô lý quá, thì cũng được… cái phóng sự đích đáng!

Bờ sông Hồng hun hút gió, những rặng xoan chín mọng thơm ngòn ngọt rụng quả xuống lối quê rồi quả xoan ủng lên men hoài nhớ... Sương lơ mơ phủ dọc con đê sông Hồng, cái rét của năm 2008 ấy như cắt da cắt thịt. Bàn tọa và đùi người học thiền cứng như đá vì máu tụ, vì lạnh cóng của cái nền nhà kho hợp tác xã ẩm thấp. Hàng trăm người tụ tập xem cô Thu, cô dẫn theo một số môn đệ đã qua học “cấp 3” (cấp cao) trong môn học để phụ giúp cô truyền dạy, mở huyệt đạo cho học viên mới. Nam có, nữ có, già có, trẻ có, tất cả đều mang phong cách của nhà Phật.

Lặng lẽ và nhân từ, không khoa trương, cũng không cố làm ra vẻ giản dị. Người tụ tập đông đến mức, trước đó, những người tổ chức đón “cô Thu” ra Cẩm Khê đã phải báo cáo, xin phép chính quyền bằng văn bản và được sự đồng ý cẩn thận. Chúng tôi nghe giảng, bà Thu nói suốt từ sáng đến trưa, từ trưa đến tối, từ tối đến khuya. Lý do là người theo học quá đông, thay vì mở một lớp như dự kiến, bà phải mở ba lớp sáng, chiều, tối.

Khóa học kéo dài một tuần, vừa lý thuyết, vừa thực hành ngồi thiền cùng bà Thu; rồi bà Thu và các “tông đồ” trực tiếp mở luân xa trên đỉnh đầu, trước trán, dọc sống lưng mỗi học viên. Người ta có 7 luân xa, bà Thu chỉ có quyền năng mở 6 luân xa. Bà ngồi thiền chăm chỉ hơn học viên, một là để gương mẫu, hai là hằng ngày hằng giờ bà vẫn phải ngồi như tượng để tự cứu mình khỏi đủ thứ bệnh nan y khác.

Chúng tôi học suốt một tuần, bà Thu giảng say sưa, nói như thổ huyết ra, nói trong nước mắt về những trải nghiệm chết lâm sàng của mình; rằng tôi là hồng nhan bạc mệnh thế đó, rồi tôi đi học thiền trong… nghi ngờ, được chăng hay chớ. Thế rồi tôi thoát án tử hình ung thư, cả làng cả nước đến xem tôi, họ tưởng tôi là hồn ma hiện về. Bà khuyên các học viên cần có tâm thế rũ bỏ, hỉ xả, từ bi, tha thứ, bớt tham sân si đi. Tất cả bệnh tật từ cái việc con người ta ham hố, không thanh thản, không cho đầu óc mình được nghỉ ngơi mà ra.

Lúc ngồi thiền, cần tập trung “quán tưởng”, từ bỏ hết mọi lo toan thường nhật, hãy nghĩ đến môn học, nghĩ đến tấm gương “ông tổ môn học”: Tiến sĩ y khoa Đasira Narada - một con người thành đạt và thông tuệ, người gốc ở Sri Lanka, người từ bỏ quyền quý tột đỉnh để vào hang núi, vào mênh mông sa mạc tuyết trắng ngồi thiền suốt 18 năm, tìm cách mở luân xa cho mình và bí quyết (chìa khóa, tần số) khai mở giúp người khác. Nghĩ đến một lối sống thanh thản, vị tha, hiến dâng cho cộng đồng, bà Thu đặc biệt không bao giờ chấp nhận lấy tiền, hay quà gì của bất cứ ai. Bà bỏ tiền ra thuê nhà nghỉ rẻ tiền ở phố huyện để dạy thiền, “tiết kiệm vài trăm triệu cho bà con” khỏi phải đi hơn nghìn cây số vào Phù Cát theo học.

Nhiều bô lão (hầu hết người học thiền là người già) đem rau cỏ thịt thà đến, bà Thu từ chối, “con nhận của cô, thì chẳng lẽ không nhận của người khác? Coi như hôm nay con đã nhận của cô, từ mai cô đừng mang cho con nữa nhé”. “Thôi, con trả rau và cá cho bà, chỉ xin bà cho con cái rổ nhựa này, con vẫn đi mua rau, nhưng chưa kịp mua rổ. Thịt cá thì con ăn chay trường, thiết gì cái đó, các cụ cầm về giúp con”.

Bà Thu tuyên bố ở tất cả các lớp học: Tôi dạy thiền giúp đời, cũng là để giúp tôi thực hiện lời tâm nguyện với thầy tôi, với môn học đã cứu sống tôi. Cả nước này, có nhiều cơ sở do đồng môn, hoặc học trò của tôi đang dạy. Nhưng có một cách để kiểm tra xem người ta có phải là người của môn phái tôi, học trò tôi hay không, hỏi rằng họ có thu tiền của học viên hay không! “Cô Thu” và môn đệ của cô, thề với trời đất, nói sai thì trời tru đất diệt, không bao giờ tôi lấy tiền/quà của người bệnh, của học trò, dưới bất cứ hình thức nào. Chúng tôi làm việc vì cái tâm, vì lòng biết ơn môn học. Nó rất khoa học, không có gì dị đoan, tà đạo hay thần bí cả.
(Lao Động)

Ban Nội chính TƯ: Khởi động tổng tấn công tham nhũng

Ban Nội chính Trung ương được giao nhiệm vụ chủ trì trong xây dựng kế hoạch cụ thể... Tổng tấn công tham nhũng
Phiên họp thứ 2, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng diễn ra ngày 26/3/2013 đã thống nhất kế hoạch khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử những vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp được dư luận xã hội quan tâm bắt đầu từ quý 2/2013.
Theo đó, Ban Nội chính Trung ương được giao nhiệm vụ chủ trì trong xây dựng kế hoạch cụ thể. Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Ngô Văn Dụ, Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh, Chánh án Toàn án Nhân dân tối cao Trương Hòa Bình, Viện trưởng Viện kiểm soát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình cùng chỉ đạo thực hiện.
Một nội dung quan trọng khác của phiên họp lần thứ hai là thảo luận về Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Chủ trì phiên họp lần thứ hai, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, nêu rõ: Việc xây dựng Dự thảo quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo cần căn cứ vào các văn bản và Điều lệ của Đảng, luật pháp, các quy định của Luật phòng, chống tham nhũng mới sửa đổi, bổ sung và các văn bản pháp luật khác có liên quan để tránh sơ hở; quan trọng nhất là xác định phạm vi hoạt động, quan hệ với các cơ quan liên quan, chú trọng cả phòng và chống, cả phòng, chống tham nhũng và phòng chống lãng phí theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI).

Tổng tấn công tham nhũng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại hội nghị ngày 26/3/2013.
“Tinh thần chung là phát huy tối đa vai trò của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trong điều kiện mới, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo Quyết định số 163 của Bộ Chính trị. Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong việc chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng trên phạm vi cả nước; không làm thay, không cản trở hoạt động bình thường mà sử dụng, phát huy tối đa vai trò của các cơ quan chuyên môn. Nội dung quy chế cần được xây dựng sát với hoạt động của Ban chỉ đạo, quy định rõ phạm vi công việc của Ban chỉ đạo, Thường trực Ban chỉ đạo, Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo”, Tổng Bí thư nói.
Các ý kiến tại phiên họp này đều thống nhất cho rằng: Trong thời gian tới, cần quán triệt sâu sắc và thực hiện hiệu quả hơn chủ trương, giải pháp phòng, chống tham nhũng, lãng phí được xác định trong Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng và Kết luận Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X), chú trọng cả phòng và chống; cả phòng, chống tham nhũng và phòng, chống lãng phí với tinh thần kiên quyết, kiên trì, liên tục, đúng pháp luật.
Để sớm khắc phục những hạn chế, yếu kém, tạo chuyển biến trong công tác này; Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã đề cập đến hàng loạt nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như tiếp tục hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội để phòng, chống tham nhũng. Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện nghiêm cơ chế, chính sách về công tác tổ chức, cán bộ để phòng, chống tham nhũng, lãng phí...
Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, nếu phát hiện có dấu hiệu tiêu cực, tham nhũng, Ban Chỉ đạo có quyền yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan, tổ chức và người có quyền kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra làm rõ; hoặc chỉ đạo, phối hợp các cơ quan kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử đối với các vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.
Trong trường hợp cần thiết, Ban Chỉ đạo trực tiếp chỉ đạo về chủ trương xử lý đối với một số vụ việc, vụ án cụ thể hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền phúc tra hoặc giải quyết lại nhằm bảo đảm việc xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
Dự kiến, trong phiên họp lần thứ 3 của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng diễn ra vào tháng 6 tới, Ban chỉ đạo sẽ thảo luận, đánh giá tình hình phòng, chống tham nhũng 6 tháng đầu năm 2013, triển khai nhiệm vụ công tác phòng, chống tham nhũng quý 3/2013 và báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến một số vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp.
(VnEconomy)
 

Có phải công an chỉ đạo côn đồ đánh dân?

Vụ việc ông Nguyễn Đình Hà, nông dân ở Dương Nội bị đánh hội đồng làm dấy lên thắc mắc trong dư luận có phải công an phối hợp với côn đồ sách nhiễu người dân bằng vũ lực?
congan-duongnoi1-305.jpg
Một số hung khí được để lại hiện trường sau khi công an phường Dương Nội bắt Anh Nguyễn Đình Hà hôm 22-03-2013
Đánh người rồi ghép tội
Như đài chúng tôi đưa tin vụ việc ông Nguyễn Đình Hà, 47 tuổi, ở phường Dương Nội, quận Hà Đông bị đánh hội đồng vào chiều hôm 22/3 gây bức xúc cho người dân. Dư luận không biết nguyên nhân nào mà cả lực lượng công an, dân phòng cùng với côn đồ lại dùng vũ lực với ông Hà khi người nông dân này bị tấn công và bị ghép vào tội “chống người thi hành công vụ”?
Bà Vân, một nông dân có mặt tại hiện trường nơi xảy ra vụ việc cho đài ACTD biết trong khi những nông dân tranh luận rằng dự án đang thi công là của nhà nước hay của nhà đầu tư thì họ bị xô ra để công việc thi công được tiếp tục trên mảnh đất của họ mà họ không được bồi thường thỏa đáng. Bà Vân cho biết trong lúc ông Hà đang còn đứng khi bị người ta đuổi ra thì bất thình lình ông Hà bị công an, dân phòng cùng côn đồ xúm vào đánh. Khi bị đánh, ông Hà vung tay lên và bị cho là “chống người thi hành công vụ”. Bà Vân kể lại:
“Lúc bấy giờ là có 2 anh công an và 1 người mặc áo dân vệ và 1 thằng mặc áo dân thường nhưng là đầu gấu ạ. Tất cả gồm dân vệ, dân phòng, công an và đầu gấu đông đảo. Mới đầu cũng không biết đầu gấu đâu nhưng sang khu bên kia mới lôi dao và kiếm ra thì mới biết là đầu gấu. Mới đầu chỉ tưởng là người làm thuê ở đấy. Chúng nó điều hành nhau. 2 thằng công an và 1 thằng đầu gấu xông vào túm anh ấy, dùng đầu gối gạ vào mạt anh ấy. Cứ xô xát người nọ kéo người kia ra thì lúc bấy giờ mặt, chân tay với bụng anh Hà bị tím đen lại. Giằng co nhau rồi chúng nó túm khênh anh lên nhưng không phải túm không mà còn bóp cổ và tay anh ấy”.
Ông Nguyễn Đình Hà cho biết khi bị khiêng lên xe, ông tiếp tục bị nhiều người xúm vào đánh và khi về đến đồn công an phường Dương Nội thì ông Hà lại bị Chủ tịch Ủy ban Nhân dân túm vai giật xuống cùng bị ông này thúc đầu gối vào bụng. Đồng thời, 1 công an khác xuất hiện, dùng dùi cui vụt liên tiếp vào khắp người. Sau khi ông Hà được chở lên đồn công an quận Hà Đông thì mới không bị đánh nữa. Tuy nhiên, trong thời gian bị bắt giữ từ chiều 22/3 cho đến khi được thả ra vào tối 24/3 ông Hà còn phải chịu cảnh nhịn đói vì lo sợ. Ông Hà nói:
“Tôi phải nhịn ăn từ trưa ngày hôm trước đến gần trưa ngày hôm sau tôi mới được ăn một ít thôi ạ. Người ta không phải là không cho ăn. Có 1 anh khi dẫn tôi từ phường lên đấy (đồn công an quận Hà Đông) có mua cho bánh mì, mua cho sữa và thứ khác nữa nhưng tôi rất là sợ vì nhỡ đâu không biết người ta cho thuốc gì vào người ta thủ tiêu mình. Hoặc mình ăn vào lỡ bị bệnh mất trí chẳng hạn nên tôi sợ không dám ăn”.

duongnoi-bidanh1-250.jpg
Anh Nguyễn Đình Hà, cư dân phường Dương Nội khi vừa được công an phường thả về chiều 23-03-2013.
Người dân có an lòng?
Ông Nguyễn Đình Hà được công an quận Hà Đông chấp thuận cho đi giám định sức khỏe sau khi bà con ở Dương Nội đến yêu cầu thả người và gia đình yêu cầu cho ông Hà được kiểm tra sức khỏe. Cùng ngày 24/3 sau khi ông Hà về đến nhà, công an quận Hà Đông mặc thường phục mang bao thư 2 triệu đồng đến hỗ trợ thuốc men. Có phải ông Nguyễn Đình Hà và người dân Dương Nội được an lòng, không còn lo lắng qua hành động của công an quận Hà Đông hay không? Nạn nhân Nguyễn Đình Hà chia sẻ:
“Nói đúng ra là người dân thì bây giờ ruộng đất thì mất rồi, công ăn việc làm thì không có mà chúng tôi không chuyển đổi được nghề nghiệp. Bây giờ thì rất nhiều nỗi lo. Tôi chỉ sợ nhất sau sự việc này, khi tôi đưa đơn lên cơ quan A, cơ quan B của trung ương hay của thành phố, tôi sợ nhất là giới chính quyền ở cấp quận hay cấp phường người ta sẽ trả thù tôi. Bây giờ mấy đứa con tôi còn nhỏ ăn học mà gia đình kinh tế thì không có. Lỡ người ta trả thù tôi mà không may tôi mất đi thì ai nuôi dạy các con tôi?”
Không chỉ gia đình ông Nguyễn Đình Hà và bà con Dương Nội có nỗi lo sợ bị trả thù khi gửi đơn khiếu nại mà sau vụ việc đã xảy ra, người dân nơi đây còn một nỗi sợ hãi lớn hơn là không biết khi nào tai họa bị công an và côn đồ ở địa phương dùng vũ lực đối với mình? Cả nạn nhân Nguyễn Đình Hà, người dân Dương Nội và công luận chờ đợi cơ quan công quyền có trách nhiệm giải trình công khai cho thắc mắc “có phải công an và côn đồ cùng hợp tác để sách nhiễu người dân?”

Hòa Ái, phóng viên RFA
2013-03-26 

Sinh viên Đinh Nguyên Kha bị trích xuất lên bộ công an để điều tra “tình tiết mới”

Đinh Nguyên Kha
Sài Gòn – Chiều hôm qua, 26/3/2013, mẹ của sinh viên yêu nước Đinh Nguyên Kha là bà Nguyễn Thị Kim Liên đã đến văn phòng Công Lý & Hòa Bình cho biết, con trai bà là Đinh Nguyên Kha sinh viên của trường Đại Học Kinh Tế Công Nghiệp Long An đã bị công an cộng sản Việt Nam bắt giam mấy tháng nay tại Long An mà ai cũng biết là can tội dám yêu nước và hiện tại đang bị bộ công an trích xuất khỏi trại tạm giam Long An đem về Bộ công an ở Sài Gòn để điều tra tình tiết mới.
Điều đáng nói là việc trích xuất Kha ra khỏi trại tạm giam ở Long An để đem về Sài Gòn của công an cộng sản Việt Nam hoàn toàn “âm thầm”, không hề cho gia đình và luật sư đại diện biết ngay cả khi luật sư đến làm việc với Kha về bản cáo trạng cũng như người thân trong gia đình đến thăm nuôi thì được công an trại tạm giam cho biết Kha đã bị chuyển đi nơi khác và không cho biết bị chuyển đi đâu.
Mẹ của Kha là bà Liên hỏi: “Các ông đưa con tôi đi đâu?”, thì công an trại tạm giam nói không biết. Khi bà hỏi riết: “Các ông giữ người và đã đưa con tôi đi đâu mà bảo không biết là sao?” thì công an nói là về dưới công an tỉnh Long An gặp ông Huỳnh Văn Nhựt mà hỏi. Khi bà Liên cùng với luật sư đến công an tỉnh Long An thì công an ở nơi đây không tiếp bà và cả luật sư cũng không được tiếp. Sau đó bà cùng với luật sư lên Tòa án nhân dân tỉnh Long An để hỏi về Quyết định đưa vụ án ra xét xử vì đã có bản cáo trạng rồi thì thư ký tòa án cho biết là công an trên Sài Gòn xuống và trích xuất Kha khỏi trại tạm giam Long An và đem về Sài Gòn để khởi tố tội trạng mới nên Tòa án Long An chưa thể định ngày xét xử những tội danh như bản cáo trạng đã nêu trong thời gian qua. Khi bà Liên hỏi là công an đã đem Kha đi giam ở đâu để bà còn đi thăm nuôi thì cô thư ký tòa án không dám trả lời mà cứ chạy đi chạy lại để xin ý kiến cấp trên và không chịu nói. Sau đó bà Liên gặp thẩm phán là bà Kim Dung và trình bày là bà cần biết công an đã đem Kha đi giam ở đâu để bà thăm nuôi vì đây là chuyện minh bạch, thì bà thẩm phán đã can thiệp và cuối cùng bà Liên được trao cho mảnh giấy màu vàng có ghi “Trại tạm giam B34 – Cục An ninh điều tra – Tổng cục an ninh II – Bộ Công an”.
Được biết sau suốt 5 tháng điều tra sinh viên Đinh Nguyên Kha và sinh viên Nguyễn Phương Uyên thì Viện Kiểm sát tỉnh Long An đã ra bản cáo trạng. Trong bản cáo trạng này tội danh “khủng bố” đã được khép lại và chỉ còn tội danh “tuyên truyền chống phá nhà nước XHCNVN: làm ra, tàng trữ, phát tán tài liệu mang nội dung chống phá nhà nước do sự giật dây của một người tên Thành hiện đang ở hải ngoại”, còn nội dung chống giặc Tàu xâm phạm vùng biển và đánh phá ngư dân Việt Nam thì không thấy đề cập trong bản cáo trạng.
Bà Liên cho biết thêm là thời gian gần đây công an đã triệu tập anh Đinh Nhật Uy là anh trai của Đinh Nguyên Kha lên đồn công an chất vấn suốt 9 ngày ròng rã và trong những ngày ấy bà đã đi theo con trai mình lên đồn công an tỉnh Long An. Tuy nhiên, công an không cho bà vào phòng làm việc nên bà đành phải ở bên ngoài đồn công an. Theo lời Uy kể thì công an đã rất bực dọc khi nhìn thấy bà Liên xuất hiện bên ngoài mỗi ngày và viên công an này đã nói
“tao sẽ triệu tập mày lên đây 1 tháng để xem mẹ mày có theo nổi không”.
Mẹ của sinh viên Đinh Nguyên Kha trước cửa VP. CL-HB DCCT Sài Gòn
Bà Nguyễn Thị Kim Liên đang trình bày việc Đinh Nguyên Kha bị công an đưa từ Long An lên Sài Gòn
Trước đó, công an tỉnh Long An, do ông Huỳnh Văn Nhựt dẫn đầu đã tiến hành khám xét nhà của Đinh Nhật Uy và lấy đi của Uy một máy in đã qua sử dụng, đến nay vẫn chưa trả lại. Đây là lần khám xét nhà thứ hai kể từ khi công an bắt giam sinh viên Đinh Nguyên Kha hồi tháng 10/2012.
Chiều hôm qua, trước khi đến Văn phòng Công lý-Hòa bình tại Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn để tường trình sự việc và cũng để xin các linh mục và giáo dân ở đây cầu nguyện cho 2 con trai Đinh Nguyên Kha và Đinh Nhật Uy trong thánh lễ tĩnh tâm ngày thứ hai của Giới trẻ và thánh lễ 20g Chúa Nhật 31/3, bà Liên đã đến trại tạm giam bộ công an ở số 237 Trần Hưng Đạo để gửi đồ thăm nuôi cho Kha nhưng viên công an ở đây trả lời cho bà sau 1 tiếng ngồi chờ rằng “cấp trên đã đi vắng. Ngày mai bà quay lại.”. Vì thế, 8g sáng nay bà Liên sẽ quay lại gửi đồ thăm nuôi con bà.
Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi vụ việc để thông tin đến quý độc giả.
Anton Lê
(VRNs)

Doanh nghiệp BĐS Hà Nội gửi thư ngỏ chất vấn TS Alan Phan

Doanh nghiệp BĐS Hà Nội gửi thư ngỏ chất vấn TS Alan PhanTheo nguồn tin mới nhất của PV Lao Động, chiều tối ngày 26.3, CLB BĐS Hà Nội đã dự thảo Thư ngỏ gửi TS Alan Phan - nguyên Chủ tịch Quỹ Đầu Tư Viasa .
Bức thư ngỏ thể hiện quan điểm không đồng tình với bài viết “Nên để thị trường BĐS rơi tự do” của ông này và gửi tới ông Alan Phan một loạt câu hỏi chất vấn. Sau đây là một vài nội dung chính của dự thảo:

- Hiện nay, các DN BĐS thường chỉ có từ một đến vài chục phần trăm vốn tự có, phần còn lại là vay ngân hàng (mà ai cũng biết NH là trung gian, kinh doanh từ nguồn tiền gửi của nhân dân). Vậy nếu các DN BĐS phá sản, thực chất, ai sẽ là người mất tiền?

- Ở rất nhiều dự án, người dân đã đóng một phần tiền, thậm chí là rất nhiều tiền,  nếu phá sản chủ đầu tư không tiếp tục xây và không thể giao nhà cho họ, cũng không có khả năng hoàn trả tiền; vậy ai sẽ là người mất tiền?

- Ông cho rằng, DN BĐS “chết”, nhà băng “chết”, chứng khoán tụt giảm... cũng không sao, miễn là Chính phủ bảo đảm người dân sẽ không mất tiền. Vậy, xin ông cho biết giải pháp mà Chính phủ cần phải làm để bảo đảm người dân sẽ không mất tiền nếu tình trạng nêu trên xảy ra?

- Ông đã nhận định rằng, để thị trường rơi tự do, giá nhà có thể giảm thêm 30-50% nữa. Vậy theo ông, khi giảm đến mức đó mới là “giá trị thực” (bằng mức đầu tư của DN) hay đã thấp hơn? Theo đánh giá của ông, giá BĐS tại Việt Nam hiện đang ở mức nào? Và ông căn cứ vào cơ cấu giá như thế nào để đưa ra nhận định đó? Cơ sở nào để ông đưa ra nhận định: Không cần giải cứu, địa ốc sẽ đi lên sau 4-5 năm?...    
(Lao Động)