Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

Tin thứ Sáu, 06-09-2013

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Mai Thái Lĩnh: Sự thật về Thác Bản Giốc: ai là người nhận thức sai lầm? (Boxitvn).
1Khai giảng năm học mới ở Trường Sa (TP).  - Hướng về Trường Sa thân yêu (PNTP). =>
Mạng lưới radar canh giữ Tổ quốc, biển đảo Việt Nam (ĐV).
Philippines triệu hồi đại sứ tại Trung Quốc (RFI).   - Philippines bắt giữ ngư dân Đài Loan. - Trung Quốc- Philippines bùng phát tranh chấp ở Scarborough (TQ).  - Philippines phản đối Trung Quốc xây dựng trái phép ở Scarborough (KT).  - Biển Đông: Trung Quốc tố ngược Philippines (VnM).    - Philippines triệu đại sứ từ Trung Quốc về tham vấn (TTXVN).
- LS Vũ Đức Khanh: Tìm kiếm hòa bình trên Biển Đông (Asia SentinelTCPT). - Châu Á : Mỹ chuyển trục – ASEAN bị Trung Quốc chia rẽ (RFI). - Trung Quốc tự thoát xác nhằm điều khiển cuộc chơi Biển Đông (ĐV). - Campuchia coi Trung Quốc như anh (VOA).
Những Câu Hỏi Đau Đầu vì những chữ Tàu trên giấy bạc VN (Alan Phan).

GM. Nguyễn Thái Hợp lên tiếng vụ Mỹ Yên (RFA). Nghe âm thanh.  - Giáo dân Mỹ Yên vẫn bàng hoàng sau vụ đàn áp.  - Đòi thả người bị bắt trái phép, giáo dân Mỹ Yên, Nghệ An bị đàn áp (RFI). - Công an ‘xô xát’ với giáo dân ở Nghệ An (BBC). Phỏng vấn Giám mục Giáo phận Vinh Phaolô Nguyễn Thái Hợp: ‘Chính quyền không thả người như cam kết’ .  - Thông tin trái ngược nhau về vụ xô xát tại giáo xứ Mỹ Yên(VOA).
- Đêm trắng với Mỹ Yên (GP Vinh). - FB Sự thật XHCN ”Báo động Khẩn Khẩn: Nguồn tin vừa cho chúng tôi biết công an Thuê XHĐ hôm qua là 500 nghìn/ngày và vì ít người tham gia nên họ tăng lên hôm nay là 700 nghìn/ngày. Tin này được từ đàn em Bảo Đại Bàng vì họ đang tìm tới các tổ chức du đãng trong vùng. Xin bà con hãy cẩn trọng. Phen này đồng bào ta lại một phen đổ máu nữa rồi, xin mọi người hiệp tâm cầu nguyện cho đồng bào ở Nghệ An“. - MỘT CUỘC PHẪN UẤT MỚI (TNM).
Thành Vinh Thế Sự (Người Buôn Gió). “Nếu như giáo dân Vinh sẵn dùng lợi thế nhà và giáo xứ mình là chiến trường. Tạo một cuộc đấu tranh ôn hòa đòi hỏi công lý hòa bình, khắp giáo phận trải dài hàng trăm cây số chiều dài cũng như chiều ngang. Từ tháng này sang tháng khác. Liệu quân khu 4, cảnh sát có đặt được trong tình trạng báo động, di chuyển quân liên tục từ địa bàn này sang địa bàn khác. Xe thiết giáp, xe chuyển quân khiên giáp súng ống chạy dọc ngang tỉnh ngày này sang tháng khác… “
Tín đồ PGHH chùa Huê Viên Tự bị ngăn cản thờ Phật (RFA).  - Tòa án Phú Yên lập kế hoạch bắt giam Thượng tọa Thích Thiện Minh và Hòa thượng Thích Nhật Ban (DLB).
2<- Luật sư yêu cầu thả ông Lê Quốc Quân (BBC). - Hoãn xử Lê Quốc Quân đã quá hạn? (Người Buôn Gió). “Tiêu diệt ý chí của Lê Quốc Quân ư? Nằm mơ, ai chứ thằng đó nó còn hứng làm thơ luôn trong những ngày ở trong cảnh tù đầy. Mà cái bọn đã làm thơ được trong tù thì các bạn biết đấy, thằng nào càng tù càng bất khuất hơn, càng có thời gian ủ mưu, tính kế hơn. Cái thằng không làm được thơ, còn biết cách cóp pi của người khác để nhận là mình đã làm thơ trong tù. Thì những thằng làm được thơ thật khỏi phải nói là nó thế nào?
Mời Ký Tên Cứu Bloggers (Việt báo). – Mời bà con vào đây ký tên: RWB CALLS FOR THE RELEASE OF 35 JAILED VIETNAMESE BLOGGERS (RSF).
Gia đình Đinh Nguyên Kha kêu cứu (DCCT).
Việt Nam đang vội vã tiêu diệt Cà phê ‘Cộng’ – Hoá ra họ sợ cả chính họ! (QLB).   - Thơ Huỳnh Văn Úc: CÀ PHÊ CỘNG (Nguyễn Tường Thụy).
Công dân Sài gòn tiếp tục tố cáo quan chức (Lê Hiền Đức).
Kĩ năng mềm – kĩ năng người ? (Nguyễn Hiệp). “Ngày nay, việc sử dụng bạo lực để áp đặt quan điểm cá nhân đang ngày càng trở nên lố bịch và bế tắc. Công nghệ thông tin và bối cảnh xã hội đang cho chúng ta nhiều thuận lợi hơn bao giờ hết để bắt đầu lên tiếng và lắng nghe nhau. Chẳng bao lâu nữa, ngụy biện và chửi bới sẽ lạc lõng, lỗi thời. Mai này, chúng sẽ chỉ tồn tại trong kí ức của chúng ta như những phút ngọng nghịu đầu đời của một cộng đồng Việt Nam đang tập nói“.  - Thơ: Cách sinh tồn duy nhất là tự nguyền rủa mình (Da màu).  - Một mình với bóng tối.
3- Nguyễn Hưng Quốc: Sự minh bạch và dân chủ (Blog VOA). “Một chế độ chính trị, dù ẩn nấp dưới bất cứ danh xưng hay danh nghĩa gì, lúc nào cũng tìm cách giấu giếm mọi thông tin và cấm đoán mọi sự kiểm tra của dân chúng, đặc biệt của giới truyền thông, chắc chắn là một chế độ độc tài”.
GS Huệ Chi thôi quản trị trang Bauxite (BBC).  – Phỏng vấn GS Huệ Chi: Trang Bauxite khơi dậy phong trào dân sự (BBC). =>
MỘT KIỂU LÀM BÁO ĐÁNH LẬN CON ĐEN CỦA BÁO CAND (FB Ngọc Thu).
- Nguyễn Minh Cần: Chuyện dài ra đảng và đa đảng ]1] (ĐCV).

Nguyễn Văn Bông – Luật Hiến pháp và Chính trị học (9) (pro&contra).
- TBT Nguyễn Phú Trọng làm việc với Thường vụ Quân ủy TW: Xây dựng cán bộ quân đội ngang tầm yêu cầu mới (TT).
Phó Thủ tướng làm chủ tịch MTTQ (BBC).  - Lần đầu tiên sau rất nhiều năm một đương kim ủy viên Bộ Chính trị mới ngồi vào ghế Chủ tịch Mặt trận (Hữu Nguyên). Có thông tin cho hay ngài tân Chủ tịch MTTQ đang nhắm người cho vị trí TBT Đại đoàn kết.  Có phải Đinh Đức Lập cũng đã “đánh hơi” được thông tin đó nên “Ngay buổi trưa nay, nhiều cơ quan báo chí chính thống đã đưa thông tin đậm nét về sự kiện này. Thế nhưng, riêng báo Đại Đoàn Kết (cơ quan trung ương của MTTQVN) thì cho tới giờ này vẫn chưa có dòng chữ nào.”
MẶT TRẬN LÀ GA CUỐI CỦA ĐƯỜNG QUAN LỘ? (Mai Thanh Hải).
- Nguyễn Vạn Phú: Bất ngờ từ ngân sách nhà nước (TBKTSG).
Có dấu hiệu bỏ lọt nhưng không tìm thấy tham nhũng ở đâu?  (PNT). – Xin xỏ Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về phòng chống tham nhũng (CAĐN). Mạn phép sửa cái tựa chút cho đúng thực tế hơn. Xứ tham nhũng bậc nhất thế giới này có “kinh nghiệm” gì mà chia sẻ, “sẻ” tệ nạn thêm cho người ta ư? Đi xin kinh nghiệm thì đúng hơn.
- Đào Tuấn: Ông Bá Thanh cần mở rộng ‘tầm ngắm’? (VNN).
Đình chỉ chức vụ lãnh đạo ‘lương khủng’ (BBC).  - Vụ sếp lương khủng: Không thu hồi lương người lao động (VNN).  - Vụ “lương khủng”: “Sẽ không thu hồi một đồng lương nào của người lao động” (LĐ).
- Phạm Chí Dũng: Hoàng Anh Gia Lai tháo chạy: “Minsky” cho chính giới Việt Nam? (Boxitvn).
-  Vụ chôn thuốc trừ sâu: Nicotex Thanh Thái từng đốt thuốc trừ sâu tại xã Cẩm Vân từ năm 2011 (LĐ).
4<- Sai phạm của công chứng viên Việt Nam khiến thế giới ngạc nhiên (TQ).  – Video: Bộ trưởng Bộ Tư pháp giải trình về hoạt động công chứng, chứng thực (VTV).
- Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội: Khó thực hiện theo đề xuất tăng lương của Tổng Liên đoàn Lao động (PNTP).  - Lương tối thiểu phải bảo đảm mức sống tối thiểu! (NLĐ).
Ba bộ đồng tình… phạt xe không chính chủ! (NLĐ).
Muốn chạy xe buýt, chi 80-100 triệu đồng! (NLĐ).
- Gia Lai: Hơn 1,7 tỷ đồng đền bù vụ vỡ đập Ia Kêl 2 (PNTP).
Vụ “quan tài diễu phố”: gia đình bị hại yêu cầu điều tra bổ sung (TT).  - Vụ “quan tài diễu phố”: Bị cáo tố bị ép cung (VOV).  - Các bị cáo khai gì tại phiên tòa xét xử vụ “Quan tài diễu phố” (PL&XH). - Ngày đầu xử vụ “quan tài diễu phố”: Bị cáo khai loanh quanh (DV).  - Đêm gây tội của nhóm côn đồ vụ ‘quan tài diễu phố’ (VNE).
Dùng nhục hình, hai CSĐT đối mặt với lao lý (KT).
Người Việt nghĩ gì về các vụ bắt giữ đồng hương ở Nga? (VOA).
Về thủy điện Đồng Nai 6 và ĐN 6A: “Nhóm lợi ích” hãy stop và đừng lừa gạt dân nữa! (Boxitvn).
Xích Tử – Thêm những nghi vấn về Hồ Chí Minh (Dân luận).
Tổng thống Obama cam kết hoàn tất hiệp định TPP trong năm nay (VOA).
Bài trừ nạn buôn người: Hành động trực tiếp đối nghịch với nâng cao nhận thức (DTD).
5‘Quan cười’ TQ lãnh án tù 14 năm (BBC).  - - ‘Đại ca Đồng hồ’ Dương Ðạt Tài bị tuyên án 14 năm tù (VOA). - Trung Quốc : Quan chức thích đồng hồ sang trọng lãnh 14 năm tù (RFI).  Tham quan Trung Quốc xài hàng hiệu lĩnh 14 năm tù (TTXVN).  =>
Nhà của Biên đạo múa đoàn Shen Yun bị trộm, tình nghi do Trung Cộng làm (ĐKN).
Cam Bốt: Công nhân ngành dệt may biểu tình (RFI). - HRW: Chính phủ Campuchia gây trì hoãn phiên tòa xử Khmer Đỏ (VOA).
Chuyển dịch quyền lực: Tái xác định vị trí của Úc trong Thế kỷ Châu Á (NCQT).
Thương lượng sự Thay đổi Cơ bản: Hiểu và Mở rộng các Bài học của các cuộc Đàm phán Bàn Tròn Ba Lan (Kỳ 4) (Boxitvn).

- Vi phạm về an toàn giao thông ở Lạng Sơn: Có sai sót nhưng không “bảo kê” (TP). - Đường vừa làm xong đã ngập(PLTP).
KINH TẾ
Bộ trưởng Bộ KHĐT: “Môi trường đầu tư của Việt Nam còn rất nhiều yếu kém” (CafeF).  - Việt Nam cần nghe những lời thẳng thắn (TT) chứ đừng nghe nó tán láo kiểu này:  -  Việt Nam có “cú đảo ngược chính sách ngoạn mục” (ĐT). - Còn nhiều rào cản với nhà đầu tư Nhật (TBKTSG).
Bà Phạm Chi Lan: SCIC kinh doanh kém còn đòi tăng vốn (ĐV).
Mức sống tối thiểu của NLĐ khu vực doanh nghiệp: Không thể tích lũy! (LĐ).
Doanh nghiệp TP.HCM ngừng hoạt động, phá sản tăng gần 10% (TT).
Sếp ngân hàng thời đổi ‘ghế’ vòng quanh (VNN).
Đấu thầu vàng miếng mà 6.000 tỉ đồng “rót túi” Ngân hàng NN rồi đi đâu? (Tầm nhìn).
Không chuyển 2 cảng Nha Trang, Cam Ranh cho tỉnh quản lý (TT).
GS.TSKH Nguyễn Mại: Tôi không tin có dự án casino 7,5 tỷ USD ở Vân Đồn  (GDVN).
6<- “Nhắm mắt” buôn nông sản Trung Quốc vì lãi khủng (NLĐ).
Sản xuất manh mún, thiệt nông dân (NLĐ).
Nhà nước sẽ kiểm soát doanh nghiệp xuất khẩu gạo (TT).
VASEP phản đối quyết định sơ bộ của DOC (VOV).
Thứ trưởng TT&TT: Việt Nam sẽ không cấm OTT (TBKTSG).
Kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng trong tháng 7, 8 (VOA).
TQ sẽ tăng phi cơ dân dụng gấp ba lần (BBC).
- Châu Âu : Chính phủ Trung Quốc can thiệp quá sâu trong kinh tế (RFI).  - G20 Saint Petersburg : BRICS muốn được lắng nghe.

VĂN HÓA-THỂ THAO
Kêu gọi giúp đở trùng tu thánh đường Chăm Bani Palei Katuh (Gulpataom).
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Những khoảng trống cần bù lấp (VH).  - CÁ RÔ ĐỒNG LỘI NƯỚC MẮM (Diễn đàn).
Nhà văn NHẬT TIẾN : HÀNH TRÌNH CHỮ NGHĨA (KỲ 17) (Nhật Tuấn).  - TẢN MẠN 40 NĂM ĂN, UỐNG VÀ SỐNG (Hồ Hải).
Giá trị của dòng văn học lấy bối cảnh nước ngoài (SK&ĐS).
- Nguyễn Hoàng Đức: NHÀ VĂN CÓ KHÁC NHÀ THƠ ?! (Bà Đầm Xòe).
7Phim tài liệu: Nhà yêu nước Phan Bội Châu – Tập 1: Dấn thân (VTV).
Thanh Tịnh – Thơ và đời (GD&TĐ).
Dương Thụ: “Hát nghe nổi da gà thì đâu chỉ là kỹ thuật” (PNTP). =>
Angela Phương Trinh và bi kịch “tài năng nhí” (NLĐ).  - Sao Việt làm gì khi lâm vào “bước đường cùng”? (PL&XH).
Việt- Hàn hợp tác làm phim truyền hình (TQ).
- Video: Điểm hẹn văn hóa – 05/09/2013 (VTV).
Pháp : Hỏi ý dân về những danh nhân sẽ đưa vào điện Pantheon (RFI).
Mùa thu (Boris Pasternak) (Lilia).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- DẠY HỌC SINH GIAN DỐI NGAY TRONG NGÀY KHAI GIẢNG (Huỳnh Ngọc Chênh).  - Cà phê sáng: Hôm nay, ngày khai giảng (Đọc báo).   - Hà Tĩnh: Ngày khai trường, giáo viên nhiều hơn học sinh (NĐT).
Phát triển giáo dục chất lượng cao (NLĐ).  - 22 triệu học sinh, sinh viên bước vào năm học mới (CP).  - Náo nức khai trường, vui lẫn lo (ND).  - Đón chào năm học mới nơi địa đầu Tổ Quốc (CP).  - Học trò vùng cao nhảy bao bố trong lễ khai giảng (Zing).  - Hình ảnh hiếm gặp mùa khai trường (VNN).
Có nên đổi ngày khai giảng? (VNN).  - Niềm vui và nỗi ám ảnh ngày khai trường (VNN).  - Nước mắt ngày đầu đi học (NLĐ). - Khai giảng đồ cũ của trường định may đồng phục chú rể (ĐV).
8<- Phỏng vấn TS Giáp Văn Dương: ‘Con người tự do’ đích đến của giáo dục (VNN). Không biết hai chữ “tự do” có làm “cơ quan chức năng” sợ như với Cà phê Cộng không, mà trang GiapSchool.org vẫn rất khó vào?
Dạy gì cho một đứa trẻ? (TT).
Giáo dục vùng cao Quảng Ngãi vượt khó (CP).
Điều lệ mầm non nhận trẻ 3 tháng: Khó! (KP/Eva).
TP.HCM: không thu tiền cơ sở vật chất và tiền vệ sinh (TT).
Nhật nghe tiếng nói của người máy trong không gian lần đầu tiên (VOA).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Lào Cai: Lở núi ở bãi vàng chôn vùi hàng chục người (TTXVN).  - Sạt lở tại Lào Cai làm 14 người chết và mất tích (RFA).  - 18 người chết, mất tích vì mưa lũ (TT). - Tang thương Bản Khoang (GD&TĐ).  - Hiện trường lũ quét cả khu tập thể 11 người chết (VNN). - Chùm ảnh: Vào tâm điểm vùng lũ xã Bản Khoang (LĐ).  - Bộ trưởng Giáo dục lên vùng lũ quét (VNN).  - Hai người chết do bị lũ suối cuốn trôi ở tỉnh Lạng Sơn (TTXVN).  
Vụ ‘mẹ con sản phụ chết bất thường’: Gia đình sản phụ được đền… 350 triệu đồng (TN).  - “Cò” lộng hành ở BV Ung Bướu – Kỳ 1: Trắng trợn vào BV “bắt khách” (PNTP).  - Bệnh viện Thanh Nhàn: Nhập nhèm trong sử dụng thuốc (KT).
NHỚ BẾN SẮN, NGHĨ VỀ Y ĐỨC HÔM NAY! (Bùi Văn Bồng).
9
- Dự thảo luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Vợ sinh, chồng được nghỉ đến 7 ngày (TN).
Một góc nhìn về cơm 2000 đồng (BBC).  - 15 năm “cõng cháo” tình thương (VH).
Vụ việc Chùa Sải, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội: Sư Thích Đàm Chung thừa nhận có hành hung cụ Trần Thị Tấm, vợ liệt sĩ (NCT). =>
Nổ bóng bay ngày khai giảng, 3 người bị bỏng nặng (TTXVN).  - Phó GĐ Trung tâm khuyến nông chết trong tư thế treo cổ (TT).
“Thần chết” chực chờ trong bồn đựng dầu cá (NLĐ).
Cô giáo nhốt chồng suýt chết: Lời trái ngược! (ĐV). - LOẠN: dùng dao đâm người xối xả giữa trung tâm saigon (Tân Châu).
“Làng ung thư” và nỗi lo chưa có lời giải (PNTP).
Phát hiện thú vị về “suối cá thần” thứ ba thiêng nhất xứ Thanh (LĐ).
Bama: Vùng đất trường thọ (ĐKN).
Anh: hàng trăm xe đụng nhau, 70 người bị thương (TT).  - Vụ đâm xe kỷ lục 130 chiếc ở Anh (BBC).
4 nghi can bị bắt giam trong vụ cưỡng hiếp nữ ký giả Ấn Ðộ (VOA).

- VỤ TRẺ MẦM NON CHẾT TRONG HỐ GA: Trường rào chắn hố ga, bồi thường cho gia đình cháu bé (PLTP).
QUỐC TẾ 
Quân đội Mỹ đề ra các mục tiêu tấn công Syria (VOA).  - Ða số người Mỹ không muốn can dự vào Syria.   -  Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ ủng hộ đề nghị tấn công Syria (RFI).  - Thủ tướng Pháp : Đánh Syria để tạo điều kiện cho một giải pháp chính trị. –  Syria: Vatican giải thích lý do Đức Giáo hoàng từ chối can thiệp quân sự.  - Hàn Quốc : Bình Nhưỡng có liên hệ với Damas về vũ khí hóa học. - Syria phủ bóng G20, Obama đối mặt Putin trong không khí chiến tranh lạnh
34 nước ủng hộ Mỹ tấn công Syria (NLĐ).  - Tướng quân đội Iran tuyên bố hỗ trợ Syria tới cùng (TTXVN).  - Các nước lân cận Syria nghĩ gì về viễn cảnh Mỹ đánh Syria?(TN).  - Đưa 3 công dân Việt Nam ở Syria về nước. - Nga khẳng định :Thảm họa hạt nhân có thể xảy ra nếu Mỹ tấn công Syria’ (Tầm nhìn). - Ba kịch bản cho Syria sau cuộc tấn công của Hoa Kỳ (Kichbu).
G20 bất đồng về khủng hoảng tại Syria (BBC).  - Cách “khai màn” G20 đầy bất ngờ của Putin (VNN).  - Lãnh đạo Mỹ-Trung thảo luận về Syria tại G20 (VOA). - Khủng hoảng Syria ‘bao trùm’ Hội nghị thượng đỉnh G20.  -Bóng đen chiến tranh làm lu mờ vấn đề kinh tế tại G-20 (PNTP). - Thượng đỉnh G20 khai mạc tại Nga (RFI). - OBAMA QUYẾT BẺ GẪY Ý CHÍ CỦA PUTIN TRƯỚC CUỘC TẤN CÔNG VŨ BÃO VÀO SYRIA (TNM).
Bộ trưởng Nội vụ Ai Cập thoát chết trong một vụ mưu sát (VOA).  - Ai Cập lên án vụ ám sát Bộ trưởng Nội vụ (VOV).
10<- Ông McCain ‘chơi game’ khi họp Quốc hội (BBC). Ban Tuyên giáo đâu rồi, kỷ luật tờ Washington Post ngay! - Những cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội Mỹ sẽ khó khăn (TQ).
Án tù cho lính đặc nhiệm giết tù nhân (BBC). - Indonesia bỏ tù 8 sĩ quan ưu tú giết tù nhân (NLĐ).
Một nghị sĩ Hàn Quốc bị cáo buộc phản quốc (NLĐ).
Kenya có thể rút khỏi Tòa án Hình sự Quốc tế (VOA).
Tại sao thuyền nhân liều mạng tới Úc? (BBC).
Thay đổi Quốc vụ khanh : Vatican ‘sang trang’ (RFI).

* RFA: + Sáng 5-9-2013; + Tối 5-9-2013
* RFI: 
* VTV:  + Chào buổi sáng – 05/09/2013;  + Cuộc sống thường ngày – 05/09/2013;  + Khoảnh khắc thường ngày – 05/09/2013;  + Tài chính kinh doanh sáng – 05/09/2013;  + Tài chính kinh doanh trưa – 05/09/2013;  + Tài chính kinh doanh tối – 04/09/2013;  + Tài chính tiêu dùng – 05/09/2013;   + Danh ngôn và cuộc sống – 05/09/2013;  + Thể thao 24/7 – 05/09/2013;  + 360 độ thể thao – 05/09/2013;   + Thời sự 12h – 05/09/2013;  + Thời sự 19h – 05/09/2013.

- HỒI ÂM MỘT BỨC TÂM THƯ

BẰNG PHONG ĐẶNG VĂN ÂU
Quận Cam, thành phố Westminster, tiểu bang California, Hoa Kỳ,
Thứ Tư, ngày 4 tháng 9 năm 12013
Người bạn trẻ Trung Nghĩa thân thương,
Nếu không có bác Hà Sĩ Phu email gửi cho cái link dẫn đến trang mạng ABS * thì tôi đã mang tội thất lễ vì làm ngơ trước tấm lòng người bạn trẻ viết thư tâm tình cho mình. Email của bác Hà Sĩ Phu đến, rơi vào ngày lễ Lao Động Hoa Kỳ có nhiều ngày nghỉ, nên tôi khá bận rộn thù tiếp bạn bè ở xa về thăm. Vì vậy, tới hôm nay tôi mới có thời giờ viết thư hồi âm, mong bạn thứ lỗi.
Dù bạn nói: “Tôi đáng tuổi con cháu ông và là người không có được “may mắn” chứng kiến những biến cố lớn của lịch sử dân tộc. Tôi đang ở trong nước cũng không có cái “may mắn” thứ hai giống như ông tức là muốn nói gì thì nói, muốn viết gì thì viết, tôi cũng không cậy mình cao tuổi mà coi thường người trẻ tuổi, vì thảo luận vấn đề đất nước cần có sự bình đẳng như nhau và tương kính. Bạn than bạn không có hai cái “may mắn”: (1) sinh sau đẻ muộn nên không được chứng kiến những biến cố lịch sử dân tộc và (2) ở trong một đất nước mất tự do để muốn nói gì thì nói, muốn viết gì thì viết. Tôi xin góp ý với bạn:
(1)Sinh sau đẻ muộn chẳng có gì là không may mắn, vì lịch sử (chính sử, chứ không phải ngụy sử chuyên môn bóp méo sự thật như cộng sản thường làm) sẽ giúp ta có sự hiểu biết quá khứ. (2) Điều bất hạnh (tệ hại hơn cả không may mắn) cho bạn là phải sống trong một đất nước bị cai trị bởi một phường ăn cắp, bất lương từ trên xuống dưới, nói một đường làm một nẻo và man rợ.
Đồng ý với bạn rằng ở xứ sở tự do, người ta muốn nói gì thì nói; viết gì thì viết. Nhưng người có trách nhiệm và nhân cách thì phải xưng danh tánh mình đàng hoàng; chứ không dùng một cái “nick” để chửi bới người khác. Không đặt điều dối trá để chụp mũ người khác. Đó là lý do tại sao tôi luôn luôn ký bút hiệu Bằng Phong đi kèm với tên Đặng văn Âu do cha mẹ đặt (vì có người khác cũng dùng bút hiệu Bằng Phong) để độc giả biết rằng Bằng Phong này là Đặng văn Âu. Tuy từng bị bọn vô lại dùng “nick” chửi bới thô tục, nhưng tôi không bận tâm, vì hạng người vô nhân cách đó chẳng thể nào làm được điều gì lợi hoặc hại công cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ của chúng ta. Tôi rất cảm phục tính chính danh của những tác giả trong nước dám ghi rõ tên thật, địa chỉ nhà, số điện thoại như các ông Tô Hải, Phạm Đình Trọng, Nguyễn Thanh Giang, Nguyễn Thượng Long, Phạm Quế Dương, Hà Sĩ Phu…
Nếu bạn đã đọc bài viết của tôi có nhan đề “Tâm thư gửi những người bạn trẻ trong nước” đăng trên trang mạng danchimviet.info thì bạn sẽ hiểu rằng tại sao tôi chưa từng quen biết với anh chàng Trung Nghĩa nào đó mà tôi lại dùng chữ thân thương với bạn. Trong bài viết nêu trên, tôi không những bày tỏ niềm xót xa cho các bạn trẻ đấu tranh trong nước mà tôi lại vô cùng kính phục sự dũng cảm của họ. Trước kia, những chiến binh trẻ của Việt Nam Cộng Hòa xông pha nơi chốn đầu tên mũi đạn để diệt Cộng đã là can đảm, nhưng không thể sánh với các người bạn trẻ tranh đấu trong nước hôm nay, vì ngoài bản thân các bạn trẻ ấy bị đánh đập, tù đày, mà cha mẹ anh em họ cũng chịu chung số phận.
Bạn viết: Tôi phải nói rất trung thực rằng, tôi đọc tất cả những bài viết của ông, có những bài tôi đọc hai lần, ba lần; có những bài tôi đọc trong một ngày để rồi nhiều ngày sau đó lại lần giở ra và đọc lại; câu chữ rực lửa, đầy nhiệt huyết, nó cho người đọc cái cảm giác nóng hừng hực những chiến trường như  Quảng Trị những ngày đỏ lửa…”. Tôi cám ơn bạn và nhận thấy bạn cũng là người trẻ đang quan tâm đến số phận giống nòi nên mới bỏ thì giờ đọc tất cả những bài viết của tôi, không phải chỉ đọc qua loa, mà còn đọc đi đọc lại hai ba lần và nghiền ngẫm từng câu chữ. Điều đó làm tôi vui và tin tưởng ở thế hệ tương lai, vì họ chia sẻ với mình sự thao thức trăn trở, chứ không vô cảm, thờ ơ. Đó là lý do tôi mở đầu: “Người bạn trẻ Trung Nghĩa thân thương”.
Trong bức thư hồi âm này, tôi sẽ tâm tình với bạn, chứ không tranh luận. Tôi sinh cùng năm Canh Thìn (1940) với bác Hà Sĩ Phu, tính theo âm lịch là 74 tuổi. Ở tuổi này đáng lý là nên quên hết mọi chuyện thế sự để an nhiên tự tại, nô đùa với con cháu hay đi du lịch để tự thưởng mình sau những tháng năm dài lao lực trong cuộc mưu sinh. Tôi chẳng dại dột đến mức không hiểu được sự phiền lụy khi lao thân mình vào chốn gió tanh mưa máu. Nhưng vì  tự xét mình còn là CON NGƯỜI thì phải lên tiếng chống lại bọn hủy hoại quyền CON NGƯỜI.
Tháng 7 năm 2011, tôi về Việt Nam dự buổi lễ chôn cất tro cốt anh tôi tại nghĩa trang gia đình, thì bị hai anh Công An Văn Hóa (viết tắt: CAVH) “ách” lại tại phi trường Nội Bài để cật vấn. Trên bàn là những bài viết của tôi họ in ra từ các trang mạng, dày ngót 400 trang. Họ nói rằng vì tôi là người ở nước ngoài, không am hiểu tình hình thực tế, nên viết những điều tiêu cực về Tổ Quốc. Nếu ở trong nước mà viết như tôi đã viết thì Nhà Nước đã bỏ tù tôi từ lâu rồi. Tôi đáp: “Vâng, hai anh cứ nói ra những gì tôi viết sai thì tôi sẽ tự kiểm điểm. Tôi là người trí thức (lần đầu tiên trong đời tôi tự nhận mình là người trí thức; thực ra tôi chỉ là Người Lính mà thôi), thiết nghĩ tôi có nghĩa vụ lên tiếng chống lại sự bất công sai trái. Tôi nay đã tuyên thệ làm công dân Hoa Kỳ. Tôi chẳng mảy may nuôi tham vọng kiếm một địa vị gì trong nước để tranh giành với đảng của hai anh. Nhưng trong huyết quản của tôi còn luân lưu dòng máu Việt thì cái nghĩa vụ của người trí thức đối với giống nòi càng nặng hơn. Những người ngoại quốc chẳng có máu mủ gì với dân mình mà họ còn lập ra hội “Y Sĩ Không Biên Giới”, hội “Nhà Báo Không Biên Giới” để bênh vực quyền làm người cho ta, vì họ là Người; chứ không phải là thú vật. Bộ hai anh không nhớ lời Marx dạy rằng chỉ có loài vật mới quay lưng lại trước sự bất hạnh của đồng loại sao?”. Họ hỏi tôi: “Tại sao anh tham gia vào đảng Đại Việt?”. Tôi đáp ngay, không suy nghĩ: “Tại vì tôi chống Cộng và tôi vâng theo lời dạy của Lê-Nin. Hai anh có biết Lê-Nin dạy gì không?”. Hai anh Công An tỏ ra sững sờ trước câu hỏi đột ngột của tôi, tôi liền tiếp: “Nếu hai anh là tôi thì hai anh cũng phải chống Cộng như tôi thôi. Này nhé! Tôi có hai ông bác, một ông làm Thượng Thư, một ông làm Tham Tri trong triều Nhà Nguyễn, được Cụ Hồ mời tham gia vào chính phủ Liên Hiệp. Một ông làm Bộ trưởng, một ông làm Chủ tịch Mặt trận Liên Việt Liên Khu Tư. Hai bác tôi chắc chắn phải là hai ông quan có uy tín với dân lắm thì mới được Cụ Hồ mời chứ! Thế mà đến năm 1953, cả hai bác tôi đều bị đấu tố cho tới chết một cách nhục nhã. Giá như hai bác tôi là tham quan ô lại, hà hiếp dân lành thì bị đấu tố cũng đáng đời. Không! Hai bác tôi là hai vị quan cực kỳ thanh liêm, công chính. Nếu tôi không chống Cộng thì tôi không phải là Con Người, mang tội bất hiếu với hai bác. Còn Lê-Nin dạy rằng trong đấu tranh phải có: “Tổ Chức! Tổ Chức! Tổ Chức! Không có Tổ Chức là không có gì cả!” Do đó tôi phải lựa một tổ chức chống Cộng để tham gia”. Nghe tôi nói vậy, hai anh Công An có vẻ trầm ngâm. Tôi nói  tiếp: “Hai anh à! Chẳng qua chúng ta bất hạnh bị sinh ra trong cái thời buổi chủ nghĩa cộng sản chia cắt tình tự dân tộc, nên bây giờ hai anh và tôi đều là anh em một nhà mà trở thành hai kẻ ở hai phía đối nghịch nhau. Giả như tôi ở Miền Bắc, tôi cũng sẽ là cán bộ cộng sản như hai anh hoặc giả như hai anh ở Miền Nam thì cũng phải cầm súng chống lại Miền Bắc như tôi. Những gì tôi viết mà các anh in ra để trên bàn là chỉ nhằm mục đích nói hộ cho những người như các anh muốn nói mà không nói  được. Các anh có biết không? Tôi thương các anh lắm! Vì các anh đều là nạn nhân của chế độ, phải làm việc theo lệnh trên vì nghèo. Mà các ông trên của các anh đều giàu sụ, có biệt thự lớn, tiền hàng triệu đô-la trong ngân hàng ở ngoại quốc và con cái đều học ở các nước tự do. Khi hữu sự là họ “tếch”, còn các anh và con cái các anh phải hứng chịu sự căm ghét của quần chúng nhân dân”. Hai anh CAVH thật hiền hòa và thật dễ thương, giữ im lặng khá lâu trước những gì tôi nói. Do đó, sự trao đổi giữa hai anh CAVH và tôi khá “thân mật”. Nhìn đồng hồ thấy buổi làm việc đã kéo dài 90 phút, tôi nói: “Thôi! Các anh hãy để cho tôi ra về, vì tôi sợ rằng mấy người cháu tôi đứng chờ ngoài cửa không thấy tôi ra, tưởng tôi trễ chuyến bay mà bỏ về thì nguy lắm. Các cháu của tôi đều là đồng chí các anh đấy!”.  Rút cục họ đồng ý “thả” tôi ra về.
Ba ngày sau, vẫn hai anh CAVH ấy đến tận khách sạn để “làm việc” với tôi thêm gần 4 giờ đồng hồ nữa. Nội dung chẳng có gì khác hơn lần họ “ách” tôi ở phi trường. Tôi cần có thời giờ để hàn huyên với bà con đã suốt hơn 60 năm chưa gặp, mà phải “làm việc” một cách vớ vẩn như thế này thì sốt ruột quá, bèn nói: “Tôi chỉ là người viết lăng nhăng đưa lên mạng cho thiên hạ đọc chơi; làm sao ảnh hưởng đến quyền lực của Đảng các anh được? Tôi thấy có nhiều Việt kiều cầm cờ vàng ba sọc đỏ đi biểu tình trước tòa Lãnh sự của các anh ở Houston, rồi họ thường  du lịch Việt Nam như đi chợ, nhưng họ có bị các anh làm khó dễ gì đâu?”. Người CAVH đáp: “Chúng tôi không quan tâm những loại người biểu tình đó. Chính những bài viết xuyên tạc của anh đầu độc tư tưởng giới trẻ trong nước là rất có hại!” Nghe câu trả lời đó, tôi cảm thấy thầm vui trong lòng, vì ít nhất mình cũng khiến cho đảng cộng sản bận tâm.
Cuối cùng, trước khi chấm dứt buổi làm việc, họ hỏi tôi nhận xét thế nào về đất nước. Tôi đáp: “Tôi mới về nước được ba ngày, hoàn toàn dành thời giờ trò chuyện với bà con họ hàng, không có dịp thăm dân cho biết sự tình, nên chẳng thể nào có nhận xét chính xác được.”. Hai anh CAVH vẫn yêu cầu tôi phải nói lên cảm nghĩ. Tôi nói: “Được rồi! Nếu hai anh ép tôi phải nói, thì tôi sẽ nói sự thật; chứ tôi không thể nói dối, mong hai anh không phật lòng”. Họ đồng ý. Tôi nói: “Tôi nhận thấy có hai điều khiến cho Đảng của các anh bị mất uy tín với thế giới văn minh. Vấn đề thứ nhất là sự vô kỷ luật trong việc giao thông xe cộ. Ở ngả tư, bất kể đèn xanh hay đèn đỏ, người ta đều phóng xe chạy băng băng; bất kể đường một chiều họ vẫn ào ào lái xe chạy ngược xuôi, mặc dầu Cảnh sát mặc sắc phục đứng tụm năm tụm ba ở góc đường. Hai anh có biết vì sao người dân vô kỷ luật như thế không?”. Chẳng cần đợi họ trả lời, tôi tiếp: Tại vì thượng bất chính thì hạ tắc loạn. Còn vấn đề thứ hai là vệ sinh. Tôi thấy những người bán hàng rong sau khi rửa xong bát đũa hay bó rau thì bưng thau nước bẩn tạt ra mặt đường. Người dân không coi vệ sinh công cộng là thiết yếu cho đời sống lành mạnh thì dân cả nước đều bị ô nhiễm mà chết vì mang bệnh thôi”. Hai anh CAVH đồng loạt đáp: “Chúng tôi đã có biện pháp chấn chỉnh hai vấn đề đó rồi; chứ không phải là không quan tâm”. Tôi nói: “Các anh đã cầm quyền từ năm 1954 đến nay là năm 2011, tức là 57 năm, mà các anh chấn chỉnh hai việc nhỏ đó chưa xong à? Hãy thử trao chính quyền cho tôi xem, tôi bảo đảm trong vòng 3 tháng là tôi làm xong ngay!”.
Chẳng phải tôi cường điệu hay nổ hoảng. Với một lực lượng Công An hùng hậu như họ có trong tay, thay vì dùng Công An để xách nhiễu lương dân, tôi sẽ bắt chước cách thức cai trị của Lý Quang Diệu đã áp dụng ở Tân Gia Ba là tất cả đều vào khuôn vào nếp tức khắc. Để tỏ sự thân tình, tôi mời hai anh CAVH ngày mai đến khách sạn để dự buổi họp mặt Đại Gia đình Họ Đặng chúng tôi. Hai anh nhã nhặn từ chối. Tôi hiểu họ chưa có phép của cấp trên thì không thể nào tự động nhận lời. Điều làm tôi vui nhất là trước khi giã từ, họ thân mật bắt tay tôi và nói: “Phải công nhận sau hai buổi trao đổi với bác Âu, chúng tôi nhận thấy bác là người yêu nước. Chúng tôi chúc bác Âu có những ngày vui ở quê nhà”. Trước họ gọi tôi bằng anh, sau gọi bằng bác, thú thật rằng trong lòng tôi lúc bấy giờ rất vui và muốn dúi vào tay mỗi anh một tờ giấy trăm đô-la, nhưng sợ họ viện cớ quật ngược lại mình nên đành thôi. Chẳng thể nào biết phản ứng người cộng sản.  Tôi tự hứa rằng nếu một mai không còn chế độ cộng sản, tôi sẽ về nước tìm gặp hai anh đó để đãi một chầu nhậu cho thỏa lòng quý mến.
Người bạn trẻ Trung Nghĩa thân thương,
Bạn đề cập chủ nghĩa Cộng sản, chủ nghĩa Tư bản và thuyết tương đối, rồi đặt câu hỏi: “Thưa ông, ông có cho rằng Chủ Nghĩa Tư Bản hoàn toàn ưu việt không? Cũng giống như Chủ nghĩa cộng sản hoàn toàn xấu xa không? Nếu câu trả lời chỉ là “có” tức là chúng ta đang phạm phải chủ nghĩa duy ý chí.Tôi không tin bạn cố tình “thuyết giảng” tôi về chủ nghĩa, nên tôi xin kể cho bạn nghe câu chuyện này: Hồi Miền Nam chưa bị cộng sản xâm lăng, vào khoảng năm 1973 thì phải (?), có vài anh sinh viên của hai ông thầy dạy triết là Nguyễn văn Trung và Lý Chánh Trung bàn bạc với nhau như thế này: “Miền Bắc có ý thức hệ (tức là chủ nghĩa) cộng sản, thì Miền Nam cần phải có phải có một chủ nghĩa để chống lại”. Ý họ muốn nói chủ nghĩa xã hội nhân bản như các nước Bắc Âu mà hai ông thầy họ từng đề cập trên báo chí. Tôi nói: “Tuy tôi học ban Toán, không học môn Triết như các bạn, nhưng tôi nghĩ như thế này: Phàm nói đến chủ nghĩa là phải nói đến vũ trụ quan, nhân sinh quan. Chẳng hạn, chủ nghĩa cộng sản quan niệm vô thần (không tin có Thượng Đế) và con người mà có mặt trên trái đất này là do sự tiến hóa của loài khỉ. Một khi họ đã khẳng định như vậy thì họ sẽ không chấp nhận vũ trụ quan, nhân sinh quan của chủ nghĩa khác được. Mỗi chủ nghĩa đều có vũ trụ quan và nhân sinh quan riêng, giống như mỗi tôn giáo đều có tín ngưỡng riêng vậy. Một người không thể vừa tin vào Đức Phật, vừa tin vào Đức Chúa Trời, bởi vì như thế là mâu thuẫn. Do đó, một đảng dựa vào một chủ nghĩa để cai trị thì chắc chắn sẽ đưa quốc gia đến chuyên chế độc tài. Người ta dịch chữ “Capitalism” là chủ nghĩa Tư bản để đối lại với chủ nghĩa cộng sản (Communism) cho tiện vì hai thế lực đó đang quyết liệt xung đột nhau. Nhưng Tư bản không phải là chủ nghĩa. Vì sao các bạn biết không? Bởi vì Tư bản không đề ra một vũ trụ quan, nhân sinh quan nào cả. Tư bản chỉ là một chủ thuyết (doctrine) bảo vệ quyền tư hữu, khác với chủ nghĩa (ism) cộng sản là một loại tôn giáo (tà giáo), nên không thể so sánh với nhau được. Chủ thuyết là chiến lược hay chính sách đối ngoại. Giống như chủ thuyết Domino của người Mỹ. Họ giúp Miền Nam là vì họ nghĩ rằng nếu Miền Nam bị nhuộm đỏ, thì sẽ kéo theo các nước trong vùng Đông Nam Á đều bị nhuộm đỏ. Nhắc lại, Tư bản không phải là chủ nghĩa, cho nên ở các nước Tư bản ở Âu châu vẫn cho phép đảng cộng sản hoạt động. Nhưng ở các nước cộng sản thì đừng có hòng có đảng khác tồn tại. Miền Bắc có đảng Dân chủ do ông Hoàng Minh Chính làm thủ lãnh và đảng Xã Hội do ông Nguyễn Xiển làm thủ lãnh, hai đảng đó chỉ là những chậu bông giấy do Hồ Chí Minh lập ra để trưng bày làm cảnh cho có vẻ đa nguyên đa đảng mà thôi. Hai ông Hoàng Minh Chính và Nguyễn Xiển đều là đảng viên đảng cộng sản. Nước Mỹ đứng đầu phe Tư bản, chủ trương ‘Separation of Church and State’ là nhằm mục đích không cho phép đưa vũ trụ quan, nhân sinh quan của một tôn giáo vào chính quyền để tránh sự chuyên chính là vì thế”.
Nghe tôi trình bày xong, mấy ông học trò của hai ông thầy dạy triết Nguyễn văn Trung và Lý Chánh Trung không còn đặt vấn đề Miền Nam phải có một ý thức hệ (chủ nghĩa) để chống lại ý thức hệ cộng sản nữa. Mấy ông bạn của tôi học ban triết phần lớn đều có tính khật khùng giống như triết gia Phạm Công Thiện, đọc rất nhiều sách ngoại văn vì thông thạo  ngoại ngữ, nhưng giống như những con mọt sách, sống lãng đãng ở trên mây và tự tạo cho họ có ngoại hình lập dị. Họ không hề biết đến Miền Nam đang trực diện với một kẻ thù có nhiều tiểu xảo, thủ đoạn tuyên truyền láo khoét.
Vào khoảng năm 1988 (?), nhà văn Vũ Thư Hiên – tác giả cuốn Đêm Giữa Ban Ngày – người mà tôi rất ái mộ, đến thành phố Houston, tiểu bang Texas, được nhà báo Dương Phục phỏng vấn trên đài phát thanh, phát biểu như sau: “Tôi chống độc tài, nhưng tôi không chống cộng sản!” Lúc bấy giờ tôi nghĩ rằng nhà văn Vũ Thư Hiên còn một số bạn bè ở Hà Nội đang là đảng viên cộng sản nhưng không ưa chế độ, nên phải nói như thế để kéo bạn mình về phía mình. Tôi không nghĩ nhà văn Vũ Thư Hiên không phân biệt được sự khác nhau giữa chính thể độc tài và chuyên chính. Chính thể độc tài như Đài Loan dưới thời Tưởng Giới Thạch, như Hàn Quốc dưới thời Phác Chính Hy, như Tân Gia Ba dưới thời Lý Quang Diệu chỉ ngăn cấm một số quyền công dân, nhưng không triệt hạ tôn giáo, không lùa các đoàn thể hay trí thức vào cái gọi là Mặt trận Tổ Quốc, vẫn có xã hội dân sự. Họ độc tài để đưa dân chúng vào kỷ luật, vào khuôn phép để dần dần tiến tới dân chủ. Chuyên chính vô sản là độc tài toàn diện, tất cả đều phải nằm dưới sự chỉ đạo của một đảng gồm những đầu nậu vừa ngu dốt vừa hãnh tiến một cách lố bịch.
Người bạn trẻ Trung Nghĩa thân thương,
Nói chuyện nhân sinh quan, vũ trụ quan mãi nhức đầu quá! Tôi xin kể một câu chuyện có tính cách vui vui để thay đổi không khí và để bạn có chút hiểu biết lịch sử mà ở vào thời điểm bạn có thể chưa sinh ra. Một hôm tôi được giao cho thi hành phi vụ bay ra Lộc Ninh để rước phái đoàn Việt Cộng về Tân Sơn Nhất họp trong Ủy Ban Quân Sự hai bên (Một bên là Việt Nam Cộng Hòa và một bên là Chính phủ Lâm thời Miền Nam Việt Nam). Bến đậu phi cơ nằm cạnh trụ sở Phi đoàn của tôi. Vừa bước xuống máy bay, thấy một hàng xe Vespa, Lambretta, Honda và vài chiếc xe hơi đậu san sát, viên thủ trưởng (có lẽ là Chính ủy?) nói: “Trình diễn khéo nhỉ!” Có lẽ anh ta nghĩ rằng chúng tôi bày cảnh xe đậu tăm tắp là để khoe sự giàu sang của Miền Nam, nên thốt lên như thế, tôi liền hỏi ngay: “Anh vừa nói cái gì thế? Anh là cái thá gì mà bảo chúng tôi phải trình diễn?”. Anh Việt Cộng chẳng phải tay vừa, đốp chát lại ngay: “Các anh đi lính cho Mỹ, các anh là tay sai của Mỹ, sự giàu sang của các anh là phồn vinh giả tạo; còn chúng tôi là những người yêu nước!”. (Đúng là miệng lưỡi Việt Cộng, nói như con vẹt). Nghe mấy chữ tay sai của Mỹ là tôi không còn giữ thái độ nhã nhặn nữa. Tôi nói: “Được rồi! Anh bảo chúng tôi là tay sai của Mỹ thì hãy nghe đây: Đả đảo Đế quốc Mỹ! Đả đảo Đế quốc Mỹ! Còn anh có dám hô to: Đả đảo Đế quốc Liên Xô! Đế quốc Trung Cộng như tôi không?”. Anh Việt Cộng không ngờ gặp phải một anh lính Ngụy phản ứng lanh lẹ và dữ dội như vậy, đứng thừ mặt mo ra đến tội nghiệp. Tôi tiếp tục dồn đối thủ: “Đả đảo Nguyễn văn Thiệu, đả đảo Nguyễn Cao Kỳ”, rồi hỏi: “Liệu anh có dám hô đả đảo Hồ Chí Minh, đả đảo Lê Duẩn không để xem bên nào thật sự có tự do?”. Anh Việt Cộng đành quay mặt đi với cử chỉ giống như là không thèm nói chuyện viên sĩ quan … ba đá!
Thuật lại câu chuyện này để bạn Trung Nghĩa thấy rằng Việt Cộng cậy có cây súng trong tay  thì chỉ giỏi ức hiếp dân lành thôi; chứ trí óc vẫn là những thứ đần độn, bả đậu! Cho nên, chúng nó dù ở cấp lãnh đạo, nhưng thường tuyên bố những câu rất ngu xuẩn. Giống như Nguyễn Minh Triết sang Cuba nói chuyện một bên canh thức, một bên ngủ. Hoặc tên Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mới đây bảo rằng những người trong đảng đòi bỏ Điều 4 Hiến Pháp, đòi đa nguyên đa đảng là suy thoái đạo đức và lối sống, trong khi cái tập đoàn mệnh danh lãnh đạo đều là những thằng ăn cắp công quỹ và bán nước! Đạo đức còn suy thoái hơn ai hết!
Nhân nhắc đến chuyện này, tôi nhớ đến người anh hùng Nguyễn Đức Kiên đã dõng dạc mắng vào mặt anh Trọng Lú bằng một bài viết khí phách quá sức. Trong khi đó các vị gọi là “lão thành cách mạng” luôn tự hào mình là kẻ quyết tử để dân tộc quyết sinh thì im thin thít, thật hèn!
Là phi công vận tải, tôi thường có dịp chở tù binh Việt Cộng và Phiến Cộng. Việt Cộng là những anh lính ở Miền Nam; Phiến Cộng là những anh lính phát xuất từ Miền Bắc. Tôi thường hỏi họ tại sao các em còn nhỏ, không chịu đi học đi hành, mà lại ôm súng đánh nhau làm chi cho khổ. Anh tù binh Việt Cộng trả lời: “Chúng em ở nhà quê mất an ninh, bị họ bắt lính thì phải theo, nếu không theo thì cả nhà bị giết. Nếu bị bên quốc gia bắt thì còn sống, còn được nuôi ăn”. Anh tù binh Phiến Cộng thì trả lời: “Chúng em tình nguyện đi B (tức là vào chiến trường Miền Nam) để ở nhà đỡ một miệng ăn và có quần áo lính để mặc”. Tình cảnh các em trong “Bộ Đội Cụ Hồ” quả là tội nghiệp. Tôi rất thương những tù binh Việt Cộng lẫn Phiến Cộng vì họ bị cưỡng bức cầm súng đánh Miền Nam, nên tôi thường cho họ điếu thuốc, viên kẹo để bày tỏ tình thương gà cùng một mẹ. Dù tôi có hành động nhân ái công khai đối với kẻ thù nhưng chưa bao giờ bị thượng cấp khiển trách hay kỷ luật cả.
Năm 1954, các thế lực quốc tế cắt Việt Nam ra thành hai nước: Nước Nam Việt và nước Bắc Việt, có quốc hiệu riêng, có quốc kỳ riêng, có Hiến pháp riêng, lấy sông Bến Hải làm ranh giới: Nước Bắc Việt theo chủ nghĩa cộng sản thờ Stalin và Mao Trạch Đông; Nước Nam Việt chẳng có chủ nghĩa gì, chỉ thờ Phật, thờ Chúa và thờ Ông Bà. Mỹ giúp nước Nam Việt ổn định tình hình chính trị nát bét do tàn dư Thực dân Pháp để lại, nhằm ngăn chặn làn sóng Đỏ. Mỹ không phải là Thực dân như Pháp và họ cũng chẳng thương gì dân tộc Việt Nam. Họ chỉ dùng nước Nam Việt như một tiền đồn án ngữ sự xâm lăng của thế giới cộng sản. Nước Nam Việt không có gì trong tay, đành phải nhờ vào sức mạnh của Mỹ, chứ không phải là tay sai, là lính đánh thuê như sự tuyên truyền xảo trá của Việt Cộng. Nếu không có Mỹ thì nước Nam Việt sẽ không có tiền để trả lương lính, lương công chức và không có vũ khí để chống lại nước Bắc Việt được phe gọi là “Xã Hội Chủ Nghĩa” cung cấp đầy đủ trong suốt 20 năm. Ý đồ của Miền Bắc thôn tính Miền Nam có từ ngày chữ ký Hiệp định Đình Chiến Genève chưa ráo mực. Họ chôn giấu vũ khí, cán bộ được lệnh nằm vùng, chui sâu trèo cao vào cơ quan quốc gia. Lê Duẩn giả bộ xuống tàu thủy tập kết ra Bắc, nhưng bí mật quay trở lại để tổ chức hạ tầng cơ sở.
Ông Ngô Đình Diệm được vua Bảo Đại khẩn thiết yêu cầu đảm nhiệm chức Thủ tướng, thành lập chính phủ chống lại cộng sản Miền Bắc. Cán bộ quân sự, hành chánh đều do Thực dân Pháp để lại, lý tưởng quốc gia chưa kịp được hun đúc mạnh mẽ, nhưng chính quyền Miền Nam đã đạt được một số thành tựu đáng kể: Định cư cho gần một triệu người Miền Bắc bỏ chạy khỏi cộng sản; tái thiết những vùng bị cộng sản chiếm trước năm 1954; xây nhiều trường học; cải tổ nền giáo dục Quốc Học khai phóng … Năm 1960, Bộ Chính trị cộng sản Hà Nội ra nghị quyết thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam để xâm lăng nước Nam Việt. Đó là sự thật lịch sử không thể chối cãi.
Cùng một lúc nước Nam Việt phải đương cự hai kẻ thù: Bọn xâm lăng Miền Bắc và bọn nằm vùng làm nội tuyến cho giặc. Trong chiến tranh, nội tuyến là nguy hiểm nhất. Thời Đệ Nhị Thế Chiến, Nhật Bản tấn công Hoa Kỳ. Mặc dù là một nước dân chủ, nhưng chính quyền Mỹ đều lùa tất cả những công dân Mỹ gốc Nhật vào trại tập trung, không cần biết những công dân đó thân Mỹ hay thân Nhật. Như tôi từng viết: Năm 1945, những thanh niên nam nữ tham gia Mặt trận Việt Minh với mục đích đánh đuổi Thực dân Pháp là yêu nước, vì họ không biết Việt Minh là tổ chức cộng sản trá hình. Đến khi biết thì rút chân ra không được. Nhưng sau năm 1954, Việt Minh đã lộ rõ bộ mặt dã man trong chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất. Gần một triệu dân Miền Bắc bỏ nhà cửa, tài sản tìm đường vào Nam lánh nạn cộng sản là một bằng chứng rõ ràng. Cho nên, những trí thức, sinh viên, học sinh được Miền Nam nuôi dưỡng, được hưởng tự do (tương đối) mà chạy theo cộng sản là những tên nội tuyến cực kỳ nguy hiểm. Tiếc rằng Miền Nam đã không làm như Hoa Kỳ trong thời Đệ Nhị Thế Chiến để lùa tất cả bọn nội tuyến ấy vào trại tập trung! Tôi kính trọng đối thủ cầm súng đánh nhau trên chiến trường, nhưng tôi khinh bọn học sinh, sinh viên, trí thức, bọn đội lốt tu hành được Miền Nam cho hưởng các quyền tự do, nhưng nhúng tay vào tội ác nhằm giật sập một nền dân chủ còn phôi thai để dâng cho một chế độ độc tài bạo ngược ở Miền Bắc. Phong trào đòi hòa bình bằng mọi giá không lên án quân xâm lăng mà chỉ quyết liệt đòi người lính tự vệ Miền Nam phải buông súng là một phong trào của bọn lưu manh; chứ chẳng trí thức cái quái gì cả! Miền Nam sụp đổ là do bọn nằm vùng làm nội tuyết cho giặc.
Người bạn trẻ Trung Nghĩa thân thương,
Bạn viết: Ông Bằng Phong có thể nói viết ra sao cũng được; ông có thể kể tội ác của Đảng CS với dân tộc này dầy vài quyển tập; nó có một chỗ đứng riêng của nó. Thế nhưng một người như ông Lê Hiếu Đằng, đã từng chiến đấu để xây dựng nên chế độ CS mà quay lại “tính sổ” với chính quyền cộng sản, ký tên vào kiến nghị phán đối nhà cầm quyền, nhất là ông nói trong những ngày nằm bệnh, nói khi sắp chết; sự tấn công trong một “góc hẹp” đó có một vị trí mà cá nhân tôi cho rằng ông Bằng Phong không bao giờ có được.
Vâng, chỗ đứng riêng của cộng sản đã được nhân loại dành cho rồi, là ném nó vào thùng rác lịch sử. Bạn có muốn lôi nó ra cũng không nổi đâu! Mà bạn muốn vực nó dậy thì sẽ bị những người trẻ như cô Nguyễn Phương Uyên nguyền rủa suốt đời! Tội ác của cộng sản đối với nhân loại ra sao, đã được Hội Đồng Âu Châu minh định rõ bằng Nghị quyết 1481, tôi chẳng cần phải mất công kể tội. Thực ra, tôi không phải là người Chống Cộng cực đoan, quá khích hay không khoan nhượng, bởi vì từ Hồ Chí Minh cho đến người cán bộ cấp thấp chưa bao giờ thực sự là người cộng sản như Karl Marx định nghĩa. Hồ Chí Minh giống như Lê-nin, Staline, Mao Trạch Đông lợi dụng chủ nghĩa Marx để thiết lập một Đảng. một Nhà Nước độc tài toàn trị mà thôi. Chủ nghĩa cộng sản thực sự đã chết rồi, vì bọn chóp bu của nó không còn vô sản, mà là những thằng giàu sụ. Tôi không ngu gì để đánh nhau với một xác chết, tôi chỉ là người triệt để chống lại sự lưu manh, xảo trá, lừa đảo, nói một đường làm một nẻo. Người nào mắc phải các căn bệnh vừa nêu là người không có nhân cách, thì tôi chống.
Lê Hiếu Đằng chỉ là anh học trò ngu, trình độ thấp kém và nhân cách tồi bại. Bài viết tính sổ đời mình trong lúc nằm bệnh viện của ông Đằng cho người đọc thấy cái ngu và nhân cách tồi bại của ông ta. Thứ nhất, nhờ đọc mấy cuốn sách khi ốm liệt giường thì ông Đằng mới thấy được sự tàn ác của cộng sản, trong khi cả nước bất kể sống chết ùa ra biển, băng rừng tìm tự do hoặc những cán bộ cộng sản gộc như Nguyễn Hộ, Trần Độ … đã tởm lợm chế độ mà ông Đằng không hay biết, là ngu. Thứ hai, tháng trước ông Đằng viết bài đăng trên mạng boxitevn ca ngợi sự can đảm của nghệ sĩ Kim Chi đã dám công khai tỏ ra khinh bỉ ông Thủ tướng ăn cắp, làm nghèo đất nước, từ chối không thèm nhận bằng ban khen; tháng sau ông Đằng lại viết bài ca ngợi Nguyễn Tấn Dũng trong Hội nghị Shangri-La giống như một nịnh thần. Bài viết phải nhờ Tổng Biên tập trang mạng boxitevn, giáo sư Nguyễn Huệ Chi, nhuận sắc trước khi được đưa lên. Tôi không rõ giáo sư Nguyễn Huệ Chi không nhìn ra cái thiếu nhân cách trước sau bất nhất của Lê Hiếu Đằng hay muốn chơi khăm Lê Hiếu Đằng để cho độc giả được dịp cười chơi. Hành vi sớm đầu tối đánh của ông Đằng sẽ khiến cho không ai dám hợp tác.
Tôi dùng ví dụ bác Hà Sĩ Phu là người cha nhân từ và tôi là người cha nghiêm khắc chỉ là ví dụ có tính biểu kiến, chứ không vô lễ với ai cả. Hơn nữa, tôi không cần giữ lễ với hạng người có nhân cách tồi bại như ông Đằng. Nên nhớ, từ thế kỷ trước, bác Hà Sĩ Phu từng viết cộng sản là loài ký sinh trùng (tức là sán lãi) sống bám vào lòng yêu nước, còn tỏ ra khinh miệt từ Hồ Chí Minh trở xuống nặng nề hơn những gì tôi viết rất nhiều.
Tôi trích lại đoạn kết của bài viết Lê Hiếu Đằng để bạn lấy công tâm mà xét Lê Hiếu Đằng là hạng người như thế nào: “Bài viết này cũng là để trải lòng với bạn bè, đồng đội và những nhân sĩ trí thức, các văn nghệ sĩ, các bạn thanh niên, sinh viên, học sinh mà tôi đã quen hoặc mới quen, để khẳng định một điều: với lòng tự trọng của một công dân một nước có lịch sử hào hùng chúng ta phải hành động. Không nên ngồi tranh luận với nhau về sự đúng, sai khi chọn lựa đứng bên này hay bên kia. Vì thật ra cả một bộ phận loài người trong đó có người VN luôn khát khao một xã hội tốt đẹp hơn, chống lại cái ác, cái xấu, nên đã có thời gian dài nuôi ảo tưởng về ĐCS VN và CNXH. Vấn đề là trước đây chúng ta chưa có đủ điều kiện, dữ liệu để nhận thức một số vấn đề sống còn của đất nước, nhưng hiện nay tình hình trong nước và trên thế giới đã thay đổi, vì vậy chúng ta phải nhận thức lại một số vấn đề trước đây. Nhận thức lại và dấn thân hành động cho cuộc chiến đấu mới. Đừng loay hoay những chuyện đã qua mà làm suy yếu sức mạnh đoàn kết dân tộc. Hãy để con cháu chúng ta làm nhiệm vụ đánh giá lịch sử. Còn chúng ta trước mắt là hành động, hành động và hành động. Điều này tôi nói một lần rồi thôi…”. Là một luật gia, một chức sắc trong cái gọi là Mặt Trật Tổ Quốc, có thật sự Lê Hiếu Đằng không có điều kiện để thấy gần một triệu người Miền Bắc phải trốn chạy vào Nam để tránh họa cộng sản? Chẳng lẽ ông Đằng không hề biết về sự tàn bạo, dã man, vô luân (con tố cha, vợ tố chồng) của cộng sản trong Cải Cách Ruộng Đất? Không hề biết cô ca sĩ phản chiến nổi tiếng Joan Baez và các triết gia Jean Paul Sartre, Bertrand Russell đã phản tỉnh và ký một bản cáo trạng lên án cộng sản từ năm 1976, sau khi họ chứng kiến nạn thuyền nhân bị chết đuối ngoài biển?
Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh ca ngợi cộng sản thời kỳ trước năm 75, tôi cho là dối trá. Chẳng lẽ ông ta không biết những nhà trí thức có công trong kháng chiến đã bị ông Hồ đày đọa ra sao? Ông Vĩnh bào chữa sau Cải Cách Ruộng Đất, Hồ Chí Minh đã sai Võ Nguyên Giáp đứng ra xin lỗi nhân dân, Trường Chinh đã từ chức mà nghĩ rằng mình đủ lý lẽ để biện minh tội ác của Hồ sao? Một người có lương tri, có nhân cách sau khi phạm tội giết oan hàng vạn người thì phải từ chức, chứ sao lại sai người khác đứng ra xin lỗi giùm mình? Tôi viết một bức thư chỉ ra tội lỗi của Hồ Chí Minh để cho Tướng Vĩnh tự xét lại và nhờ giáo sư Nguyễn Huệ Chi chuyển đến Tướng Vĩnh (được giáo sư Nguyễn Huệ Chi trả lời đã chuyển rồi), chẳng lẽ ông Tướng không nhận được để đọc? Sau đó ông Vĩnh còn viết những bài viết ca tụng Hồ Chí Minh mạnh mẽ hơn. Điều đó cho tôi hiểu rằng ông khinh người viết thư cho mình, không thèm trả lời. Nếu ông Vĩnh còn cầm quyền thì ông ta cũng khinh dân như bọn cầm quyền hiện nay khinh dân thôi. Còn về phần ông Lê Hiếu Đằng không dám trả lại thẻ đảng như Đại tá Phạm Quế Dương trả lại thẻ đảng khi thấy đảng đối xử bất xứng với Tướng Trần Độ trong dịp tang lễ, chờ tới nay mới tính sổ, chẳng qua vì đảng không trọng dụng, cho chức cho quyền, chứ chẳng phản tỉnh gì hết!
Tôi ủng hộ luật sư Cù Huy Hà Vũ và những luật sư khác như Nguyễn văn Đài, Lê thị Công Nhân, Trần đình Triển… về nhân cách đáng kính của họ. Nhưng tôi không thể ủng hộ “luật gia” Lê Hiếu Đằng. vì tôi khinh cái nhân cách của ông ta. Đừng ai bảo tôi mang tâm bệnh của thời chiến tranh vì thù ghét Lê Hiếu Đằng làm nội tuyến cho giặc. Tôi chỉ là người viết độc lập, viết theo lương tri, chống lại cái ác, cái dối trá, cái thiếu nhân cách và bênh vực những người bị đàn áp, bị bỏ tù, bị tra tấn… Tôi không phải là người làm chính trị để thương lượng hay thỏa hiệp với ai cả. Mong bạn Trung Nghĩa hiểu như vậy!
Thân ái chào bạn Trung Nghĩa.
Bằng Phong Đặng văn Âu.

- Thư hồi đáp Hồi âm của bác Bằng Phong Đặng Văn Âu viết ngày 04/09/2013

Trung Nghĩa
Thưa bác Bằng Phong Đặng Văn Âu
Xin phép được xưng hô một cách thân mật như thế vì cháu rất xúc động với lá thư hồi âm rất dài của bác. Qua đó (theo cảm nhận cá nhân) có vẻ như bác đã ngầm công nhận rằng cả bác và cả cháu đều là những người quan tâm tới đất nước, vẫn đau đáu về những vật vã của người dân ở quê mình và khao khát đến cháy lòng về sự thay đổi cho dân tộc Việt Nam thông qua cách gọi “Người bạn trẻ Trung Nghĩa thân thương” thật trìu mến. Cảm ơn bác đã tin những lời cháu viết, không đặt cháu vào vị trí của kẻ “thù địch”, đã dùng những lời lẽ hết sức ân cần để viết thư hồi âm cho một kẻ chỉ đáng tuổi con cháu mình, dù rằng bức thư này đến với bác qua trang mạng xã hội và không được xưng hô một cách chính danh.
Bài bác viết, cháu đã đọc, nhiều lần. Vẫn đầy nhiệt huyết, đầy tâm trạng, đầy bức xúc…..Nhưng một lần nữa cháu xin được hầu chuyện với bác.
Có lẽ, nếu chúng ta phải rơi vào tư thế là đang tranh luận thì tâm trạng sẽ rất khác so với khi chúng ta tâm sự. Vậy thì, bác hãy thả lỏng cảm xúc, lấy lại sự tĩnh tâm để nghe cháu thưa chuyện. Hãy xem như đây là những lời gan ruột của một người con, một người cháu trong gia đình, thưa bác Âu rằng như thế có được không?
Cháu có một chút băn khoăn và tự hỏi: hình như bác Âu đọc chưa kỹ thư của cháu viết? Nếu sai xin bác thứ lỗi vì cháu thấy có nhiều chỗ bác hiểu chưa đúng lắm. Cháu xin nêu một ví dụ thôi nhé.
“Ông Bằng Phong có thể nói viết ra sao cũng được; ông có thể kể tội ác của Đảng CS với dân tộc này dầy vài quyển tập; nó có một chỗ đứng riêng của nó
Bác trích dẫn câu này, rồi tô đậm dòng chữ nó có một chỗ đứng riêng của nó. Sau đó bác lại nói rằng: Vâng, chỗ đứng riêng của cộng sản đã được nhân loại dành cho rồi, là ném nó vào thùng rác lịch sử. Bạn có muốn lôi nó ra cũng không nổi đâu.
Ý của cháu là Chỗ đứng này là chỗ đứng cho những bài viết của bác, chứ đâu phải chỗ đứng của cộng sản; thưa, có phải vậy không?
Có lẽ cũng chính vì đọc chưa kỹ nên bác cũng đã bỏ qua rất nhiều lời gan ruột, thậm chí gần như năn nỉ rằng “bác Bằng Phong ơi, cháu qúy bác lắm đấy nhưng bác làm như thế thật không lợi tí nào….”.
Cháu xin chỉ ra hai điều (xin lỗi bác nhé) mà cá nhân cháu cho là sai/thiên kiến của bác khi bác đánh giá về ông Luật sư Lê Hiếu Đằng:

Thứ nhất:Trích: ”Lê Hiếu Đằng chỉ là anh học trò ngu, trình độ thấp kém và nhân cách tồi bại. Bài viết tính sổ đời mình trong lúc nằm bệnh viện của ông Đằng cho người đọc thấy cái ngu và nhân cách tồi bại của ông ta”.
Đây là lời xúc phạm, thoá mạ quá nặng nề. Có lẽ bác cho rằng Thứ nhất, nhờ đọc mấy cuốn sách khi ốm liệt giường thì ông Đằng mới thấy được sự tàn ác của cộng sản”. Tại sao chỉ tới khi nằm ốm rồi đọc mấy cuốn sách thì luật sư Lê Hiếu Đằng mới thấy cái sai, cái tàn ác của cộng sản mà trước đó rất lâu những tâm sự của ông, nhóm bạn bè cùng thời đấu tranh như ông như Hồ Ngọc Nhuận, Hạ Đình Nguyên,…đã đã lên tiếng rồi đó chứ bác Âu? Ông Lê Hiếu Đằng là một trong những người xuống đường đầu tiên biểu tình chống Trung Quốc gây hấn, là những người dẫn đầu đoàn biểu tình suốt từ 2011, 2012, 2013 (dù ông bị sách nhiễu, bắt cóc). Luật sư Lê Hiếu Đằng cũng là người ký tên phản đối dự án Bauxit Tây Nguyên từ năm 2011, đấu tranh cho sự tự do của Ls Cù Huy Hà Vũ, ký tên trong việc phản đối Điện Hạt Nhân ở Ninh Thuận, yêu cầu trả tự do cho Phương Uyên, là một trong những người ký tên đầu tiên trong kiến nghị sửa đổi hiến pháp 1992,… Cháu tự hỏi: Sao Bác Âu lại thiếu xót đến thế? Để rồi, từ cái thiếu xót này bác đã buông ra những lời mạt sát thật nặng nề khó nghe. Tại sao vậy hả bác?
Thứ hai: “Thứ hai, tháng trước ông Đằng viết bài đăng trên mạng boxitevn ca ngợi sự can đảm của nghệ sĩ Kim Chi đã dám công khai tỏ ra khinh bỉ ông Thủ tướng ăn cắp, làm nghèo đất nước, từ chối không thèm nhận bằng ban khen; tháng sau ông Đằng lại viết bài ca ngợi Nguyễn Tấn Dũng trong Hội nghị Shangri-La giống như một nịnh thần”.
Cháu hơi buồn, có lẽ phải dùng một chữ là thất vọng về lý do mà bác nêu ra. Nói không quá lời, bác Âu đã phạm vào chủ nghĩa duy ý chí mất rồi.
Thuyết duy vật biện chứng có một nguyên tắc: tất cả mọi sự vật hiện tượng đều có hai mặt đó là tính thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Con người là một cá thể hay một thực thể phức tạp, cũng vận hành không ngoài quy luật này. Đơn giản như: cháu chỉ muốn làm công việc thật nhẹ nhàng, hay chỉ muốn ngồi chơi, nghe nhạc nhưng cháu vẫn cứ muốn có tiền lương cao bác ạ. Đó là sự mâu thuẫn và cháu phải đấu tranh rằng đó là điều không thể nên cháu phải làm việc cật lực nếu muốn có thu nhập cao.
Vì vậy cái gì tốt mình khen, cái gì sai trái mình chê; có công thì thưởng có tội thì phạt. Một kẻ ăn cắp đâu hẳn đã xấu toàn bộ, mọi tích cách của anh ta đều đáng vứt đi, nhất là nếu vì bần cùng, vì muốn có tiền chữa bệnh cho cha mẹ mà anh ta phạm tội, chúng ta còn phải xem xét tới cái tình bên cạnh cái lý nữa kia.
Muốn đánh giá một con người không thể dựa vào cảm tính, không thể “yêu nhau củ Ấu cũng tròn” bác Âu nhỉ?
Ông thủ tướng mắc nhiều sai lầm, thậm chí là có tội với nhân dân, pháp luật không xét xử thì lịch sử dân tộc này cũng không thể bỏ qua. Thế nhưng bác nghĩ sao nếu những lời phát biểu của ông ta ở một hội nghị khu vực như thế, ông ta đã nói hợp với lòng dân? Tiếng nói đó không còn là của cá nhân ông ta nữa mà nó còn đại diện cho dân tộc này, tại sao bác Âu lại chỉ nhìn vấn đề trong phạm vi hạn hẹp đến thế?
Dù có “ghét” ông thủ tướng đến tận xương tủy, nếu nghĩ rộng ra, việc cổ vũ cho những phát ngôn mạnh mẽ và đúng đắn của ông Dũng tại Shangri-la là có lợi cho đất nước VN, sẽ động viên những người lãnh đạo khác có quan điểm rõ ràng trong mối quan hệ với Trung Quốc, xin thưa có phải thế không bác?
Như cháu đã nói, đây là một cuộc nói chuyện “trong nhà” giữa hai bác cháu mình.  Cháu tin và rất tin tấm lòng của bác đối với dân tộc này. Thế nhưng để biết đâu là bạn, đâu là thù, chúng ta không chỉ xem xét dựa vào hành động mà còn phải biết mục tiêu của họ. Và liệu sự sám hối, ăn năn và muốn “tính sổ với đảng Cộng Sản” của một người sắp chết như luật sư Lê Hiếu Đằng thì theo bác Âu có đáng tin cậy không?
Bác Âu có quá chủ quan để phát biểu rằng những người trẻ như chúng cháu sẽ không tin luật sư Lê Hiếu Đằng hay “thiếu nhân cách trước sau bất nhất của Lê Hiếu Đằng hay muốn chơi khăm Lê Hiếu Đằng để cho độc giả được dịp cười chơi” ? Xin thưa, cháu và bạn bè của cháu, rất nhiều cái tên mà bác đã kể ra, rất tin tấm lòng và hành động của luật sư Lê Hiếu Đằng.  Cháu đã khóc đấy khi lần đầu tiên đọc bài viết “suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh”, khóc rất nhiều bác Âu ạ.
Nhận thức là một quá trình đòi hỏi phải có thời gian; tuy nhiên nhận thức với tuổi tác đôi khi lại không phải là một hàm số tỉ lệ thuận. Bác nghĩ sao về nhạc sỹ Phạm Tuyên con của nhà văn hóa, trí thức lỗi lạc của dân tộc Phạm Quỳnh đã bị cộng sản giết chết một cách tàn bạo và đẩy xác xuống mương rồi lấp đất lại? Nhạc sỹ Phạm Tuyên có biết, có chứng kiến cha mình bị giết không? Xin thưa là biết rất rõ, thế nhưng Phạm Tuyên đã làm gì, viết bài ca cách mạng, ca ngợi ông Hồ ra sao? Vì vậy, những người vẫn còn thức tỉnh, dù đã muộn cũng đã là một điều đáng mừng và diễm phúc cho dân tộc lắm rồi.
Cháu có hai câu hỏi muốn được bác suy nghĩ, chỉ suy nghĩ thôi xin đừng trả lời.
1. Bác tôn trọng những người như bác Hà Sỹ Phu, một người cương trực, thông thái, sớm nhìn ra bản chất của chế độ cộng sản hay như Gs Huệ Chi, hết lòng vì sự lên tiếng của trí thức, muốn khai thông dân trí; vậy tại sao nhưng người này lại rất ủng hộ luật sư Lê Hiếu Đằng? Bác có tin rằng tiến sỹ Hà Sỹ Phu hay Gs Huệ Chi bị lừa do thiếu sáng suốt hay muốn nịnh bợ ai đó nhằm “đánh bóng tên tuổi” mà ủng hộ luật sư Lê Hiếu Đằng hay không? Qua đó để thấy rằng hình như bác Âu lại có một cách nhìn nhận “không giống ai” mất rồi.
2. Bác có nhận xét gì về sự kiện, sau bài “suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh” của luật sư Lê Hiếu Đằng tung ra, cả một giàn nhà báo, ký giả, giáo sư Marx-Lê/tư tưởng văn hóa/tuyên giáo, …thậm chí họ dùng cả những Việt kiều giả dạng để phản bác, đánh phá bài viết của bác Lê Hiếu Đằng? Nếu bác Âu cũng không nhìn ra được sức lan toả và giá trị chiến đấu trong một “góc hẹp quá chật trội” ấy, có lẽ nào bác Âu đã thua cả con mắt chính trị của người cộng sản rồi sao! Cháu không tin như thế đâu.
Trong một cuộc chiến đấu, sẽ cần nhiều người ở những vị trí khác nhau, cháu xin lỗi khi phải nói cái điều này một lần nữa với một người đã là lính như bác Âu đấy; để thấy nếu chỉ có anh tiền tuyến, xung phong lên chiến đầu thì ai lo hậu phương?
Cháu thích một câu ngạn ngữ: “được đằng chân rồi lân đằng đầu”, nó giống như môt câu nói nổi tiếng của Archimedes “hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nhắc bổng cả trái đất lên”. Những bước đi đầu tiên để đặt nền móng cho một cái gì đó luôn là khó khăn và gian khổ nhất. Tại sao trong một trận chiến luôn luôn có một mũi tấn công gọi là mở đường máu mà người ta gọi những người lính này là đội cảm tử? Bác nghĩ sao khi chính những người cộng sản như bác Đằng sẽ thoái đảng CS rồi tách đảng và thành lập đảng Xã Hội dân chủ? Liệu nhà cầm quyền cộng sản hiện nay có dám đàn áp, cầm tù thay thủ tiêu họ không? Nếu sự tàn ác đến tận cùng như thế thì chính nhân dân sẽ được chứng kiến bản chất ghê tởm của cộng sản, nó sẽ làm làn sóng thoái đảng lan rộng. Và rồi cái gì đến nó sẽ đến.
Có lẽ “nên nói ít mà hiểu nhiều” bác Âu nhỉ? Sự gan dạ anh hùng đôi khi cần thiết lắm, nhưng nếu sử dụng không đúng chỗ, như cháu đã nói là triệt để/rõ ràng đến tận cùng ấy, đôi khi là kém khôn ngoan thậm chí là ngu xuẩn nữa kia. Chắc bác Âu còn nhớ về chiến lược và sách lược của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn trong chiến đấu với quân Nguyên, lấy yếu thắng mạnh, nhu thắng cương? Và cái quan trọng nhất là bảo toàn lực lượng, phải biết né tránh thế giặc ban đầu mạnh như vũ bão để tiêu diệt cái thế tàn hơi yếu sức và tư tưởng lung lạc về sau.
Cháu quý bác Hà Sỹ Phu, bác Huệ Chi, bác Đặng Văn Việt, bác Lê Hiếu Đằng…  và tất nhiên rồi cháu cũng rất quý mến những ai yêu nước thương nòi như bác Đặng Văn Âu, dù nói thật là cháu còn một chút lăn tăn về cách lên tiếng của bác.
Bác có biết tại sao những người lính VNCH thua trận không? Vì sự rối loạn hàng ngũ, thiếu đồng bộ và thiếu đoàn kết của nhau đấy. Nó giống như một đàn kiến tha mồi, chúng đều muốn mang thức ăn về tổ nhưng mỗi con cong đít đẩy mỗi hướng.
Cháu không mong được bác hồi âm, chỉ mong bác hãy dành thời gian nói chuyện với các bác trí thức mà bác kính trọng, trên một tinh thần cởi mở và giải bày. Cháu tin, bác Âu sẽ có những bài viết khác, những bài viết cũng nóng bỏng đầy cảm xúc nhưng mũi tấn công của bác sẽ dành cho kẻ ác, kẻ làm nghèo đất nước làm khổ nhân dân Việt Nam kia. Sự lên tiếng của bác sẽ hoà cùng những người yêu nước đang ở tại quê hương, để chúng ta tận dụng được sự “cộng hưởng“ quý giá đó.
Nhất định là thế. Và chúng cháu tin nhất định lịch sử dân tộc mình sẽ phải sang trang.
Kính chúc bác thật nhiều sức khỏe, minh mẫn và sáng suốt.
T.N.


Sự thật về Thác Bản Giốc: ai là người nhận thức sai lầm?

Mai Thái Lĩnh

Ngày 3-9-2013 vừa qua, báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã đăng bài “Sự thật về Thác Bản Giốc và nhận thức sai lầm về chủ quyền lịch sử”[1], thực ra là một bài phỏng vấn ông Tiến sĩ Trần Công Trục (nguyên Trưởng ban Biên giới chính phủ, người trực tiếp tham gia đàm phán hoạch định biên giới Việt Nam – Trung Quốc nói chung, khu vực Thác Bản Giốc nói riêng) do phóng viên Hồng Thủy thực hiện. Vì bài phỏng vấn nhằm vào cá nhân tôi và bài viết của tôi nhan đề “Sự thật về Thác Bản Giốc”[2], tôi thấy cần phải làm rõ một số điểm được nêu trong bài phỏng vấn, nhằm tránh sự hiểu lầm cho người đọc.
1) Bài phỏng vấn được mở đầu như sau: “Thời gian gần đây một số hãng truyền thông phương Tây và các trang mạng xã hội đăng tải bài viết “Sự thật về Thác Bản Giốc” của ông Mai Thái Lĩnh, trong đó có những nhận định và quy chụp hết sức chủ quan khi cho rằng Việt Nam đã bán đất cho Trung Quốc khiến dư luận có nhiều ý kiến khác nhau, trong đó nhiều người vẫn cảm thấy mơ hồ khi nhắc tới địa danh này”.
Ngay từ lời giới thiệu này, Tòa soạn báo Giáo dục Việt Nam đã tỏ ra không sòng phẳng và thể hiện sự “quy chụp”.
Trước hết, nói “thời gian gần đây” là không đúng sự thật. Bài viết của tôi hoàn thành xong đã gửi đăng trên một số trang mạng vào thượng tuần tháng 2 năm 2012 (trên trang Bauxite Vietnam là vào hai ngày 10 và 11-2-2012). Ngoài ra còn có nhiều trang mạng khác đã đăng lại, nhưng chậm nhất cũng chỉ trong tháng 3 năm 2012, như vậy là đã một năm rưỡi.
Khi rút ngắn thời gian một năm rưỡi bằng cụm từ “thời gian gần đây”, cả tòa soạn báo lẫn phóng viên Hồng Thủy đã cùng với ông Trần Công Trục tìm cách gán ghép bài viết của tôi với một sự kiện nóng hổi mới xảy ra gần đây. Đó là việc ông Sam Rainsy – lãnh đạo đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia, đang tố cáo phía Việt Nam lấy đất của Kampuchea. Đây là một dụng ý không tử tế nhằm đánh lạc hướng dư luận. Bởi vì bất cứ ai đọc kỹ các bài viết của tôi đều thấy rõ giữa quan niệm của tôi và quan niệm của ông Sam Rainsy, không có gì giống nhau. Điểm căn bản là ở chỗ: ông Sam Rainsy là một nhà chính trị, đứng đầu một đảng chính trị ở nước láng giềng, muốn lấy lòng cử tri nên kích động tinh thần dân tộc hẹp hòi, còn tôi tuy luôn luôn bàn đến chính trị, nhưng lại không liên quan đến một đảng chính trị nào, vì thế không có động cơ phe phái. Hơn thế nữa, tôi cũng không liên quan gì đến cái mà ông Tiến sĩ Trần Công Trục gọi là “quan niệm về chủ quyền lịch sử”, nghĩa là “ngày xưa cha ông ta ở đâu thì đất đó là của Việt Nam”. Hãy đọc kỹ các bài viết của tôi về vấn đề biên giới Việt-Trung. Bất cứ bài nào cũng chỉ nhằm để bảo vệ “đường biên giới lịch sử” đã tồn tại từ khi có các công ước Pháp-Thanh vào cuối thế kỷ 19. Mà đường biên giới lịch sử này thì chính các tiền bối của ông Tiến sĩ Trần Công Trục trong Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như trong ngành ngoại giao cũng đã từng coi là căn cứ quan trọng nhất trong các cuộc đàm phán với phía Trung Quốc.
Tôi xin phép trích dẫn một đoạn văn trong cuốn “bị vong lục” (memorandum) do Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố vào năm 1979 để làm rõ vấn đề:
Lập trường của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được nêu rõ trong Công hàm ngày 2 tháng 3 năm 1979 gửi Bộ Ngoại giao Trung Quốc: những người cầm quyền Trung Quốc đã gây chiến tranh xâm lược Việt Nam thì họ phải vĩnh viễn chấm dứt xâm lược; phải rút ngay, rút hết, rút không điều kiện quân đội của họ về phía bên kia đường biên giới do lịch sử để lại như hai bên đã thoả thuận; triệt để tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Ngày 6 tháng 3 năm 1979, phía Việt Nam đã tuyên bố:
Nếu Trung Quốc thật sự rút toàn bộ quân của họ khỏi lãnh thổ Việt Nam như họ đã tuyên bố, thì sau khi quân Trung Quốc rút hết về bên kia đường biên giới lịch sử đã được hai bên thoả thuận tôn trọng, phía Việt Nam sẵn sàng đàm phán ngay với phía Trung Quốc ở cấp Thứ trưởng Bộ Ngoại giao về việc khôi phục quan hệ bình thường giữa hai nước. Địa điểm và thời gian sẽ do hai bên thoả thuận. 
Nếu những người cầm quyền Trung Quốc tiếp tục chính sách xâm lược chống Việt Nam thì quân và dân Việt Nam sẽ dùng quyền tự vệ thiêng liêng, kiên quyết chiến đấu chống xâm lược để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hoà bình ở Đông Nam Á và trên thế giới. 
Nhân dân Việt Nam quyết tiếp tục làm hết sức mình gìn giữ tình hữu nghị truyền thống với nhân dân Trung Quốc. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam kiên quyết đòi nhà cầm quyền Trung Quốc: 
[1] Vĩnh viễn chấm dứt xâm lược, phải rút ngay, rút không điều kiện quân đội của họ về nước; chấm dứt mọi hành động tội ác đối với nhân dân Việt Nam; triệt để tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; tôn trọng đường biên giới do lịch sử để lại như hai bên đã thoả thuận; phải chấm dứt ngay việc dời cột mốc biên giới và những hành động khác nhằm thay đổi đường biên giới đó. 
[2] Cùng phía Việt Nam sớm mở cuộc thương lượng nêu trong Công hàm ngày 15 tháng 3 năm 1979 của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhằm đem lại hoà bình và ổn định ở vùng biên giới giữa hai nước, khôi phục quan hệ bình thường giữa hai nước.[3]
“Đường biên giới lịch sử” mà văn bản này nói đến chính là đường biên giới được hoạch định bởi các công ước Pháp-Thanh ký hồi cuối thế kỷ 19.
2) Ngay trong lời giới thiệu bài phỏng vấn cũng như trong câu hỏi của phóng viên, câu trả lời của ông Tiến sĩ Trần Công Trục, đều có những sự xuyên tạc đầy ác ý nhằm kích động người đọc nghĩ xấu về tôi. Xin dẫn chứng một số ví dụ sau:
- PV: Quay lại câu chuyện tài liệu “Sự thật thác Bản Giốc” của ông Mai Thái Lĩnh đưa ra các tài liệu lịch sử, chứng cứ lịch sử để khẳng định rằng toàn bộ ngọn thác này thuộc chủ quyền của Việt Nam và quy kết các nhà đàm phán, lãnh đạo Việt Nam đã nhân nhượng vô nguyên tắc, bán đất cho TQ. […]”
- Câu chuyện về Sam Rainsy và một số nhóm chính trị đối lập tại Campuchia viện dẫn những quan điểm sai trái về chủ quyền lịch sử, bằng chứng lịch sử để đưa ra những tuyên bố vô lý về vấn đề chủ quyền, gây rối loạn xã hội Campuchia, chia rẽ quan hệ Campuchia – Việt Nam. Điều này không khác gì hiện nay trong dư luận đang sử dụng yếu tố lịch sử để lật lại vấn đề đàm phán biên giới giữa Việt Nam với Trung Quốc và tung tin các nhà đàm phán Việt Nam, lãnh đạo Việt Nam bán đất cho Trung Quốc. (Trích lời ông Trần Công Trục).
Đây là điều bịa đặt nhằm mục đích kích động dư luận. Trong toàn bộ bài viết của tôi, tuyệt nhiên  không có chỗ nào nói “lãnh đạo Việt Nam bán đất cho Trung Quốc.” Chỉ có một đoạn như sau liên quan đến chữ “bán”: “Ở chỗ này, nếu nói chúng ta bán đất thì hoàn toàn vô lý. Pháp lý lẫn thực tiễn đều không cho phép chúng ta giữ chủ quyền trên toàn bộ thác Bản Giốc.” Nhưng câu này không phải là lời của tôi, mà chỉ là câu trích dẫn lời nói của ông Lê Công Phụng – nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao.
3) Ông Trần Công Trục nói: “Công ước Pháp – Thanh 1887 và Công ước Pháp – Thanh bổ sung 1895 cùng các văn kiện, bản đồ hoạch định cắm mốc kèm theo được công ước trên xác nhận và quy định mới được xem xét là có giá trị khi đưa ra đàm phán các khu vực có tranh chấp về chủ quyền. Tất cả các tài liệu, chứng cứ lịch sử như bản đồ, thư tịch, sách giáo khoa, bưu ảnh, ghi chép cá nhân nằm ngoài phạm vi của 2 bản Công ước trên đều không được chấp nhận, kể cả là ta hay TQ.
Đúng là một số tài liệu tôi nêu ra chỉ là tài liệu dùng để tham khảo, không phải là căn cứ pháp lý. Nhưng nêu những tài liệu đó là điều cần thiết để chứng minh một sự thật: ít nhất là từ khi nhà Thanh và người Pháp ký các công ước về biên giới vào cuối thế kỷ 19 cho đến khi có hiệp định 1999, toàn bộ Thác Bản Giốc vẫn thuộc về nước ta.
Mặc dù ông Trục khoe rằng “đã đọc kỹ bài viết này của ông Mai Thái Lĩnh”, trong thực tế ông đã không đọc kỹ bài viết đó. Vì vậy ông đã không nhận ra “những bằng chứng lịch sử có giá trị pháp lý”. Trong phần kết luận, tôi đã viết như sau:
“Trước hết, về căn cứ pháp lý để chứng minh chủ quyền của nước ta đối với Thác Bản Giốc, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng có trong tay ít nhất là 4 hồ sơ: [1] Tài liệu về việc Trung Quốc “sửa bản đồ” vào năm 1955-56 để âm mưu chiếm cồn Pò Thoong và một phần Thác Bản Giốc, [2] Tài liệu về việc xây dựng trạm thủy văn trên cồn Pò Thoong vào thập niên 1960, [3] Tài liệu về việc Trung Quốc lấn chiếm cồn Pò Thoong vào năm 1976 và [4] Hai tờ bản đồ Trùng Khánh số hiệu 6354-IV do Quân đội Nhân dân Việt Nam in vào những năm 1976 và 1980.”
Và tôi đã đặt câu hỏi: “… tại sao các nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng đã bỏ qua, không sử dụng những tài liệu này trong đàm phán?”.
Nếu ông Trục không coi đây là những bằng chứng lịch sử có giá trị pháp lý thì ông phải nói rõ lý do, chứ không nên lờ đi, vì các bằng chứng này có liên quan đến chính quyền mà ông Trục phục vụ, và cả Đảng Cộng sản Việt Nam – mà ông Trục là một thành viên.
4) Ông Trần Công Trục luôn mồm rao giảng về sự khác nhau giữa một bên là “chủ quyền lịch sử, bằng chứng lịch sử, quan điểm lịch sử” và bên kia là “các chứng lý lịch sử có giá trị pháp lý trong việc giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh thổ theo luật pháp quốc tế”. Tự coi mình là người am hiểu và nắm vững vấn đề hơn người khác, ông luôn mồm chê bai người khác là “nhầm lẫn”, là “nhận thức hạn chế”, v.v. và v.v.
Vì vậy, tôi thấy cần nhấn mạnh đến “những chứng cứ lịch sử có giá trị pháp lý” trích từ cuốn Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc xuất bản năm 1979, mục II (Tình hình Trung Quốc lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam từ năm 1954 đến nay), nói về việc “nhà cầm quyền Trung Quốc đã lần lượt lấn chiếm hết khu vực này đến khu vực khác của Việt Nam, từ khu vực nhỏ hẹp đến khu vực to lớn, từ khu vực quan trọng về quân sự đến khu vực quan trọng về kinh tế”:
[3] Đơn phương xây dựng các công trình ở biên giới lấn sang đất Việt Nam.
Trên đoạn biên giới đất liền cũng như ở các đoạn biên giới đi theo sông suối, tại nhiều nơi, phía Trung Quốc đã tự tiện mở rộng xây dựng các công trình để từng bước xâm lấn đất. 
Tại khu vực mốc 53 (xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng) trên sông Quy Thuận có thác Bản Giốc, từ lâu là của Việt Nam và chính quyền Bắc Kinh cũng đã công nhận sự thật đó. Ngày 20 tháng 2 năm 1970 phía Trung Quốc đã huy động trên 2.000 người kể cả lực lượng vũ trang lập thành hàng rào bố phòng dày đặc bao quanh toàn bộ khu vực thác Bản Giốc thuộc lãnh thổ Việt Nam, cho công nhân cấp tốc xây dựng một đập kiên cố bằng bê tông cốt sắt ngang qua nhánh sông biên giới, làm việc đã rồi, xâm phạm lãnh thổ Việt Nam trên sông và ở cồn Pò Thoong, và ngang nhiên nhận cồn này là của Trung Quốc.” (tr. 11-12)
[7] Lợi dụng việc vẽ bản đồ giúp Việt Nam để chuyển dịch đường biên giới.
Năm 1955-1956, Việt Nam đã nhờ Trung Quốc in lại bản đồ nước Việt Nam tỷ lệ 1/100.000. Lợi dụng lòng tin của Việt Nam, họ đã sửa ký hiệu một số đoạn đường biên giới dịch về phía Việt Nam, biến vùng đất của Việt Nam thành đất Trung Quốc. Thí dụ họ đã sửa ký hiệu ở khu vực thác Bản Giốc (mốc 53) thuộc tỉnh Cao Bằng, nơi họ định chiếm một phần thác Bản Giốc của Việt Nam và cồn Pò Thoong.” (trang 14)
Đề nghị ông Tiến sĩ Trần Công Trục cho biết: những hồ sơ nêu trên có phải là “những chứng cứ lịch sử có giá trị pháp lý” hay không?
Riêng tôi thì tin rằng khi viết những dòng chữ này trong bản “bị vong lục” năm 1979, Bộ Ngoại giao do cố Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch[4] lãnh đạo đã có sẵn những chứng cứ pháp lý cụ thể kèm theo. Nếu ông Trần Công Trục thật sự có “tinh thần tôn trọng sự thật khách quan, bảo vệ lợi ích chính đáng của quốc gia, dân tộc và có lợi cho việc gìn giữ hòa bình, ổn định và phát triển đất nước”  thì ông nên đề nghị ông đương kim Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh mở kho lưu trữ để công bố các hồ sơ nêu trên cho toàn dân biết. Trong các hồ sơ đó, dĩ nhiên có cả những bản đồ chi tiết về cột mốc 53, về cồn Pò Thoong, v.v… – nhất là chứng cứ về việc Trung Quốc đã sửa bản đồ tỷ lệ 1/100.000 như thế nào nhằm “chiếm một phần thác Bản Giốc của Việt Nam và cồn Pò Thoong”
Cũng cần nhấn mạnh đến ý kiến của ông Tiến sĩ Trần Công Trục cho rằng chỉ có “các văn kiện, bản đồ hoạch định cắm mốc kèm theo” hai công ước Pháp-Thanh và được hai công ước ấy “xác nhận và quy định”  mới được xem xét là có giá trị khi đưa ra đàm phán, còn tất cả các chứng cứ khác (kể cả bản đồ) “nằm ngoài phạm vi của 2 bản Công ước trên” đều không được chấp nhận. Theo tôi, một khi đã chấp nhận điều kiện này, ông Trục và những người tham gia đàm phán về phía Việt Nam đã rơi vào bẫy của phía Trung Quốc.
Vì sao? Vào cuối thế kỷ 19, khi ký kết các công ước giữa Pháp và nhà Thanh, trình độ kỹ thuật chưa cho phép người ta vẽ bản đồ với độ chính xác cao, nhất là chưa có tọa độ địa lý. Vì vậy nếu chỉ dựa vào những bản vẽ ấy, không thể xác định được chính xác các cột mốc biên giới. Chính phía Trung Quốc cũng biết rõ như thế cho nên họ mới tìm cách “sửa bản đồ”, “dời cột mốc”, và sau khi đã ký được hiệp định 1999, hoàn thành việc cắm mốc, họ đã vội vàng dỡ bỏ mọi cột mốc lịch sử để “phi tang”, xóa dấu tích nhằm che giấu những việc làm ám muội của họ.
Vì thế, cần phải căn cứ vào các tài liệu – nhất là bản đồ của thời Pháp thuộc, để xác định đường biên giới Pháp-Thanh đã được thể hiện rõ ràng trên thực tế. Cho đến nay, các nhà ngoại giao tham gia đàm phán (kể cả ông Trần Công Trục) đều cố tình lờ đi hai tài liệu quan trọng: bản đồ gốc tỷ lệ 1/100.000 (tức là bản đồ do người Pháp in trước năm 1954) và bản đồ in lại đã bị Trung Quốc sửa chữa. Chính sự mờ ám đó khiến cho nhân dân hoài nghi vào “lòng yêu nước”, “tính trung thực” của những người tham gia đàm phán hiệp định biên giới Việt-Trung, chứ không phải là do những bài viết của tôi và các nhà nghiên cứu khác.
Điều mà các bài viết của tôi nhắm tới chính là “đường biên giới do lịch sử để lại” mà bản “bị vong lục” năm 1979 đã nhiều lần nhắc tới. Đường biên giới lịch sử ấy chính là đường biên giới do các công ước Pháp-Thanh quy định vào cuối thế kỷ 19. Đường biên giới lịch sử ấy có thật sự được tôn trọng hay không? Hiệp định biên giới trên bộ năm 1999 có bảo đảm được “đường biên giới lịch sử” ấy hay không? Đó mới thật sự là điều những người Việt Nam yêu nước băn khoăn, lo nghĩ.
Vì vậy, không thể đánh lận con đen, quy tôi vào quan niệm “chủ quyền lịch sử” theo kiểu của Tòa soạn báo Giáo dục Việt Nam và ông Tiến sĩ Trần Công Trục. Tôi đâu có đòi lại đất Quảng Tây hay Quảng Đông mà bảo tôi “nhận thức sai lầm về chủ quyền lịch sử”?
Cuối cùng, tôi đọc được câu sau đây trên trang mạng Giáo dục Việt Nam – cơ quan ngôn luận của “Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng ngoài công lập”: “Mọi ý kiến nhận xét, phản biện về các nội dung trong bài viết trên tinh thần tôn trọng sự thật khách quan, bảo vệ lợi ích chính đáng của quốc gia, dân tộc và có lợi cho việc gìn giữ hòa bình, ổn định và phát triển đất nước, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam sẵn sàng đăng tải. Tiến sĩ Trần Công Trục sẵn sàng trao đổi để làm rõ những thắc mắc, nghi vấn xung quanh vấn đề này.”
Dựa trên tinh thần đó, tôi chính thức đề nghị báo điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải bài viết này cùng với toàn văn bài viết “Sự thật về Thác Bản Giốc” bên cạnh bài trả lời phỏng vấn của ông Trần Công Trục để độc giả tiện so sánh, đánh giá, phản biện.
Đà Lạt ngày 5-9-2013
M. T. L.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN



[1] “Sự thật về Thác Bản Giốc” và nhận thức sai lầm về chủ quyền lịch sử, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Thứ ba 3-9-2013:
http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Su-that-ve-Thac-Ban-Gioc-va-nhan-thuc-sai-lam-ve-chu-quyen-lich-su/315145.gd
[3] Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, Nxb Sự Thật, Hà Nội 1979, trang 34-36. Những đoạn gạch dưới là do tôi nhấn mạnh (MTL).
[4] Theo Wikipedia bản tiếng Việt, ông Nguyễn Cơ Thạch (tên thật là Phạm Văn Cương) là thân sinh của ông Phạm Bình Minh – Bộ trưởng Ngoại giao hiện nay.