Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 25 tháng 8, 2014

Nếu Việt Nam rơi vào kịch bản nhiều ngân hàng cùng lúc sụp đổ?

Hồ Thu Hồng - Con hỏi mẹ trả lời

 Giai Xinh: Chính trị, hình thức này hay hình thức khác, luật pháp thừa nhận hay đút lót lén lút, nói cho cùng  thì ở đâu mà chẳng dùng tiền để mua chức mua quyền hả mẹ.
 
Beo: Khác rất xa con ạ. Khi xã hội văn minh đến độ luật pháp thừa nhận việc anh phải dùng tiền để thuyết phục mọi người, anh có khả năng lãnh đạo họ, thì chính trị  đã tiến đến bước, trở thành thứ  giải-trí-cao-cấp.

Tiên quyết, cá nhân đó (hay rộng hơn là một đảng phái đó ) phải có  hoài bão, ước vọng lớn là  thay đổi, xây dựng xã hội tốt đẹp hơn hiện tại. Và họ dùng tiền (của họ) như một phương tiện để trình bày năng lực thật của mình trước cộng đồng, thuyết phục cộng đồng đồng ý cho họ biến hoài bão ước mơ thành hiện thực.

Chính trị xã hội mình đang ở cấp rất thấp: chức quyền như món hàng kinh doanh. Họ bỏ tiền mua quyền lực thì tiên quyết sau khi có chức tước, họ phải tính chuyện thu về lợi nhuận. Vậy nên, xã hội phát triển theo quán tính tự phát là chủ yếu thay vì có một cái đầu thông tuệ (và cả lãng mãn nữa) dẫn dắt.

Bằng chứng cho nhận định xã hội phát triển theo quán tính tự phát là các  quyết sách của chính phủ đưa ra, hầu hết-nhấn mạnh là hầu hết, đều mang tính cấp thời, vá víu.

Thấp hơn nữa, chạy theo chiều lòng dư luận.
Một nhóm dân bọc trẻ con vào bao nilon vượt suối đi học. Báo chí, nhân danh công luận, ầm ào lên án. Ông bộ trưởng  ra lệnh xây cây cầu cấp tốc. Cơ man các ban bệ cấp dưới, các thể loại kĩ sư tiến sĩ cầu cống công trình nhắm mắt thi hành.

Tại sao lại nói nhắm mắt thi hành. Là bởi trong kì hạn cấp tốc ấy, chỉ có một cách duy nhất thi công bất cần khảo sát địa chất lẫn thiết kế. Nói tục tý nó giống như vừa tè vừa tụt quần.

Nhãn tiền, 2 tháng sau, sắc dân ấy lại chui bọc qua suối. Và rồi con chờ nhé. Báo chí lại lên án. Ông bộ trưởng lại trảm thằng sở, thằng sở lại trảm thằng xây.

Ví dụ nhỏ nhưng cực kì tiêu biểu về cách hành xử lúng túng, về tầm nhìn thấp và thiếu chính kiến của chính quyền hiện tại với sự vận động xã hội chung.

Mẹ nhớ WC Mexico 86. Cả nước Argentina phản đối đến mức thoá mạ HLV Bilardo. Ông ấy im lặng chịu đựng và dứt khoát không thay đổi.

Năm ấy, cup vàng về Argentina và mẹ nghĩ rằng, Bilardo không chỉ khai sinh ra một triết-lí cho môn thể thao vua mà ông ấy còn là biểu tượng cho tư chất một nhà chính trị hiện đại.

Khi người ta tiếm quyền bằng tiền thì dĩ nhiên, đòi hỏi tư chất (chưa nói tới năng lực trình độ ) là điều xa xỉ.
Và khi người ta tiếm quyền bằng tiền bất chấp tư chất năng lực trình độ, thì ông cũng như thằng, trên bảo dưới không nghe, là những điều đương nhiên phải đến.

Ut ít: Mẹ ơi có phải đạo Hồi nó dã man bạo lực hơn các đạo khác không mẹ. Con thấy vụ giết nhà báo Mỹ khủng khiếp quá.
 
Không phải con ạ. Có thời gian mẹ sẽ nói kĩ cho con về một trong ba đạo giáo lớn nhất thế giới này. Nhánh cực đoan (tập trung ở Trung đông) thì họ cũng chỉ có những quy định  nghiệt ngã (nếu nhìn nhận bằng văn hoá Au-Mỹ) nhằm giữ con người thánh thiện và trong sạch (nếu đánh giá bằng thang bậc văn hoá của chính họ ).
Sự dã man bạo lực là của những con người cụ thể, làm chính trị núp sau lưng đạo giáo mà thôi.
 
                                   Hình mang tính minh hoạ không có nghĩa chỉ minh hoạ.
Hồ Thu Hồng
(Blog Beo}

Nếu Việt Nam rơi vào kịch bản nhiều ngân hàng cùng lúc sụp đổ?

Dù không muốn bi thảm hóa tình hình, nhưng bức tranh xám ngoét đang phơi bày tông màu ngày càng đen đúa khó có thể khiến chúng ta nghĩ về một tương lai nào khác hơn ngoài bi kịch dành cho khối ngân hàng Việt Nam.

“G 1+8"
Chỉ ít ngày sau vụ việc cơ quan kiểm toán nhà nước “bất ngờ” công bố hàng loạt số liệu cực kỳ bất ổn về tình trạng tài chính của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (Agribank), đến lượt số ngân hàng được xem là xương sống của đế chế tín dụng Việt Nam lộ hình báo cáo tài chính quý 2, 2014.
Bức tranh “ngồi mát ăn bát vàng” của những năm trước ngay lập tức được phủ lên một lớp màu cực thô kệch: có đến 8 ngân hàng rơi vào cơn mơ nợ xấu tăng chóng mặt: Vietinbank, Vietcombank, ACB, MB, Sacombank, Eximbank, BIDV và SHB, với tổng nợ xấu tăng gần 13.400 tỷ đồng trong 6 tháng.
Những ngân hàng trên lại đều nằm trong top 12 tổ chức tín dụng được coi là “điểm sáng” mà giới quan chức Ngân Hàng Nhà Nước thường tự hào trong các báo cáo thành tích luôn tô vẽ giáo điều và phủ mị.
Dẫn đầu về nợ có khả năng mất vốn ở thời điểm này lại chính là Vietcombank với 4.765 tỷ đồng, tăng 70% so với cách đây 6 tháng và chiếm hơn một nửa tổng nợ xấu. Vietcombank cũng là ngân hàng được xem là “phát ngôn viên” cho những chính sách tiền tệ - tín dụng của Ngân hàng nhà nước.
Tiếp đến là Vietinbank - ngân hàng dính chặt với vụ án Huỳnh Thị Huyền Như làm thất thoát đến 4.000 tỷ đồng - với 3.172 tỷ đồng nợ có khả năng mất vốn, tăng 40% so với đầu năm. Tổng nợ xấu của ngân hàng này tăng 2,5 lần, từ 3.770 tỷ đồng cuối 2013 lên hơn 9.500 tỷ đồng hiện tại. Còn ACB - cũng là một “khổ chủ” trong vụ án trên - có tỷ lệ nợ xấu 3,6%; nợ có khả năng mất vốn chiếm gần 60% tổng nợ xấu và tăng 23% sau 6 tháng đầu năm.
Các ngân hàng khác như Eximbank ghi nhận gần 62% nợ xấu là có khả năng mất vốn với con số tuyệt đối gần 1.460 tỷ đồng; MB có tỷ lệ nợ xấu tăng 0,6% lên 3%; và ngân hàng SHB dẫn đầu với tỷ lệ 8,2% tăng 72,4% so 2013...
Ngay cả BIDV - ngân hàng thuộc loại “thái tử đỏ” và thường được Ngân Hàng Nhà Nước dành cho nhiều ưu ái và đặc quyền - dù có tỷ lệ nợ xấu tương đương năm 2013 nhưng nợ nhóm 5 lại tăng hơn 62% so 2013.
Bi kịch đang lộ diện ở chỗ không chỉ một Agribank, mà hầu hết các ngân hàng lớn nhất Việt Nam đều nằm trong tình thế nợ xấu quá tải và còn có thể chẳng có điểm dừng, nếu tình trạng thu hồi nợ từ các doanh nghiệp, trong đó có đến 70% hoặc hơn là nợ cho vay bất động sản, vẫn gần như vô phương hiện thời.
Ðến trung tuần tháng 8, 2014, có thể một cái tên mới đã hình thành: “G 1+8,” gồm quán quân Agribank và 8 ngân hàng khác mà nợ xấu bủa vây sẽ khiến các “thành viên” quá khó để ứng cứu lẫn nhau.
“Chết chùm”
Tỷ lệ nợ xấu được báo cáo bởi các ngân hàng thương mại thuộc nhóm “1+8” trên, dù có vượt quá ngưỡng 3%, vẫn chưa thể mô tả thực chất cơn ác mộng của chúng.
Ðiều đơn giản là nếu các ngân hàng phải cơ cấu lại nợ theo Quyết Ðịnh 780 của Ngân Hàng Nhà Nước thì con số sẽ phình to hơn nhiều.
Quyết Ðịnh 780 ra đời vào tháng 4, 2012 mà đã “giúp” các ngân hàng và doanh nghiệp bất động sản vừa hoãn nợ vừa đảo nợ. Tuy thế thời gian thoi đưa với lãi mẹ đẻ lãi con. Nếu tại thời điểm ban hành văn bản 780, số nợ “tái cơ cấu” là khoảng 250.000 tỷ đồng, thì đến đầu năm 2014 cần cộng thêm hơn 20.000 tỷ đồng nữa.
Theo ước tính của Ngân Hàng Nhà Nước, tỷ lệ nợ xấu sau cơ cấu có thể chiếm khoảng 9,71% tổng dư nợ chứ không phải chỉ khoảng 4% như báo cáo hiện thời. Ðó cũng là lời “dạo đầu” mới xảy ra gần đây, có triệu chứng một lần nữa trốn tránh trách nhiệm của Thống Ðốc Nguyễn Văn Bình.
Thế nhưng vào tháng 3, 2014, hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody's đã ước tính tỷ lệ nợ xấu của giới ngân hàng Việt Nam lên đến 13%.
Một triệu chứng khác mà có thể dẫn đến cơn sang chấn bất thường là riêng tại TP. Hồ Chí Minh: nợ có khả năng mất vốn cũng đang là mối lo của các ngân hàng khi chiếm tới 70,5% trong tổng nợ xấu của các nhà băng trên địa bàn trong 6 tháng đầu năm. Cần chú ý rằng đây là một trong số hiếm hoi lần mà chính quyền TP.HCM đủ can đảm công bố một tỷ lệ nợ xấu mà có thể tạm gọi là “minh bạch.”
Cơ cấu nợ xấu của các ngân hàng cũng vì thế có sự dịch chuyển mạnh. Nợ xấu không tĩnh mà động với xu hướng từ nhóm 3 dịch chuyển càng ngày càng gần nhóm 5 - nợ có khả năng mất vốn.
Sự kiện này cũng đủ cho thấy tình trạng nợ xấu đang nan giải đến mức nào đối với ngành ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Ðã đến lúc giới ngân hàng nhìn ra hình bóng cú “chết chùm” quá khó để tránh thoát.
Lâm sàng bất động sản
Không có lửa tất chẳng có khói. Phần lớn ngân hàng thương mại đều liên quan đến một cơn ác mộng thực sự chỉ muốn quên: nợ cho vay và nợ xấu bất động sản.
2011 bắt đầu phát sinh nợ xấu, nhưng nhiều ngân hàng vẫn cố giấu diếm. Ðến năm 2012, bắt đầu lộ ra dấu vết một số ngân hàng là “mẹ đỡ đầu” cho các dự án bất động sản, liên quan đến hàng loạt đại gia tiếng tăm như Hoàng Anh Gia Lai, Quốc Cường Gia Lai, Phát Ðạt, Vinaconex... Tình cảnh két sắt chỉ còn vài tỷ đồng của Quốc Cường Gia Lai vào năm đó là một thực tồn ghê gớm về hiểm họa “chết trên đống tài sản” của các đại gia.
Ðại gia “chết” tất dẫn đến ngân hàng cho vay vốn sẽ “băng hà.” Từ nhiều năm qua, các ngân hàng đã bơm vốn theo lối “đầu tư ồ ạt cho đến lúc sụp đổ,” khá tương đồng với hình ảnh giới doanh nhân nhà đất Trung Hoa. Hậu quả là hàng trăm ngàn căn hộ cao cấp ở ba miền Bắc-Trung-Nam cho tới nay vẫn nằm chết dí mà không có nổi vài phần trăm tiêu thụ, bất chấp làn sóng PR nhiệt tình đến mức đáng nghi ngờ của những hãng tư vấn bất động sản quốc tế đồng lợi ích tại Việt Nam như CBRE, Savills...
Lượng phân khúc căn hộ cao cấp và trung cấp lại chiếm đến hơn 80% tổng lượng căn hộ do các doanh nghiệp tung ra thị trường. Tỷ lệ này cho thấy nợ và nợ xấu bất động sản - ngân hàng nguy hiểm đến thế nào một khi người tiêu dùng vẫn kiên tâm giữ chặt tiền trong hầu bao.
Khi quá nhiều “thượng đế” còn cho rằng giá căn hộ sẽ còn xuống nữa, ngân hàng chủ nợ và doanh nghiệp con nợ phải quay sang cắng đắng và cấu xé lẫn nhau. Vào đầu quý 3, 2014, các số liệu về nợ xấu từ giới ngân hàng bất chợt “minh bạch” hơn hẳn vài năm trước.
Nhưng như dân gian truyền tụng, khi ngân hàng phải kêu thét lên thì đó chính là thời điểm mà hiệu ứng Minsky - các món cho vay đến hạn không thể thanh toán được - có thể ập tới bất kỳ lúc nào.
“Chẳng làm gì cả”
Bất kỳ lúc nào cũng có thể bùng nổ sự sụp đổ của một ngân hàng đầu tiên ôm nợ xấu bất động sản mà không thể bán lại cho bất kỳ ai. Xét về những triệu chứng sang chấn, ngân hàng đầu tiên có thể rơi vào tâm địa chấn mang tên Agribank, nếu tổ chức tín dụng này không được Ngân Hàng Nhà Nước và các ngân hàng “bạn” cấp cứu kịp thời.
Thế nhưng ngay cả như một chuyên gia tài chính thuộc khuynh hướng “phản biện trung thành” cũng phải cho rằng ngân hàng Việt Nam trong nhiều năm qua đã chỉ di chuyển theo lộ trình từ phòng cấp cứu sang khoa điều trị, còn giờ đây lại đưa trở về phòng cấp cứu.
Bi kịch có thể xảy ra là không chỉ một Agribank, mà có thể hàng loạt ngân hàng lớn rơi vào tình trạng nợ xấu vượt mặt. Cũng không giống như kịch bản của Hoa Kỳ chỉ tập trung cứu chữa chủ yếu cho một Lehman Brothers, giới điều hành tín dụng và tiền tệ Việt Nam rất có thể sẽ phải đối mặt với kịch bản có ít nhất từ 3-5 ngân hàng lớn cùng rơi vào tâm thế hôn mê, khiến cho phương án ứng cứu lẫn nhau trở nên khá vô nghĩa.
Gần đây, ông Bùi Kiến Thành - một chuyên gia ngân hàng có thực tâm, còn nói thẳng là Ngân Hàng Nhà Nước đã vô tâm đến mức “chẳng làm gì cả” đối với sự nghiệp “tái cấu trúc ngành ngân hàng.” Tức sau làn sóng sáp nhập một số ngân hàng “ngon ăn” vào năm 2012, cho tới nay vẫn còn nguyên trạng nhóm ngân hàng yếu kém mà không một ngân hàng “cá mập” nào thèm ngó ngàng.
Không thể sáp nhập ngân hàng yếu vào ngân hàng mạnh, cũng không có nổi một thái độ cưu mang từ những kẻ mà ích kỷ đã trở thành một đặc tính cố hữu, sẽ rất khó để chính phủ và Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam cấp cứu, dù bằng biện pháp bơm máu - in tiền ồ ạt, nếu một loạt ngân hàng cả lớn lẫn nhỏ cùng lúc rơi vào đổ bể theo hiệu ứng “Minsky tập thể.”
Phạm Chí Dũng
(Người Việt)

Đảng phải sửa lỗi thì dân mới tin

(SỬA KIỂU GÌ NHỈ?????? XEM BÀI SAU BÀI NÀY)

TT - Là người nhận bản di chúc được công bố lần đầu tại tang lễ Bác Hồ, ông Triệu Vũ chia sẻ những trăn trở về những điều chưa làm được theo di chúc của Người. 
 
Ông Triệu Vũ - Ảnh: M.Hương

Ông Triệu Vũ - nguyên trưởng khoa lịch sử Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị khu vực II - người giữ cẩn thận di chúc suốt 45 năm). Ông Vũ nói:

- Lâu nay, người ta chỉ chú ý đến bản di chúc công bố tại lễ tang chính thức. Riêng tôi chú ý đến bản di chúc viết năm 1968.

Bản này Bác nói là “viết thêm một vài điều không đi vào chi tiết”, nhưng thật ra Bác chỉ rõ có những việc làm phải tức thời ngay nhưng cũng có những việc kéo dài nhiều năm sau, thậm chí tới bây giờ mà vẫn chưa làm xong. Đậm nét nhất, còn ngổn ngang nhất là chuyện xây dựng Đảng, xây dựng con người, đào tạo cán bộ...

Sa sút lòng tin

Bây giờ, chuyện bức xúc lớn nhất của toàn Đảng, toàn dân quan tâm là chuyện lòng tin.

Tôi thấy 20 năm gần đây, lòng tin trong dân bắt đầu bị sa sút do có nhiều chuyện làm chưa tốt. Nghe nghị quyết thì thấy xuôi, thấy sáng, thấy tin tưởng lắm nhưng rồi tới khi làm lại méo mó. Ví như nói xóa nghèo, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, xóa mãi, làm mãi mấy chục năm rồi mà thấy nghèo vẫn còn nhiều, có nơi còn đến vài ba chục phần trăm. Số giàu chiếm tỉ lệ nhỏ thì tài sản ngày một lớn.

Nói chống tham nhũng mấy chục năm nay mà càng chống lại càng thấy nhiều. Cứ khui ra lại thấy dính đến cán bộ, đảng viên - cả số đương chức lẫn số đã về hưu. Một vụ tham nhũng thì nhùng nhằng bao nhiêu năm. Kéo lâu vậy là vì dính dấp nhiều quá, bứt dây động rừng.

Công bằng mà nói, có nhiều cái mình làm được: kinh tế tăng trưởng, đời sống thay đổi, cơ sở hạ tầng khá hơn, vị thế đất nước tăng. Nhưng lòng của người dân chưa an, chưa phấn chấn, chưa hào hứng vì còn chứng kiến nhiều cái ngang trái, thậm chí nghịch lý, phi lý, trái đạo lý mà vẫn tồn tại. Chính cái đó làm cho người ta mất lòng tin.

Từ ngày về hưu, tôi làm bí thư chi bộ ở khu phố, có điều kiện gần gũi nhiều với người dân, tôi biết chuyện chạy trường, chạy việc, chạy hộ khẩu, chạy chức... là chuyện thường.

Tôi cũng đến các cơ quan hành chính nhà nước, thấy bộ phận tiếp dân còn hạch sách, quan liêu, xa dân lắm. Thấy ai có chức thì họ khép nép lịch sự, còn gặp người dân, nhất là người có vẻ không có trình độ thì quát nạt, hạch sách coi thường - điều này Bác gọi là những “quan cách mạng”.

Sửa được thì dân tin

Muốn cứu, muốn giữ, phải củng cố lại lòng tin, trong Đảng, trong quần chúng thì bản thân Đảng, các cấp lãnh đạo phải khắc phục, sửa cho được cái yếu kém, khuyết điểm của mình. Sửa được thì dân tin.

Kinh nghiệm từ thời cải cách ruộng đất, ta cũng sai lầm nghiêm trọng. Lúc đó Bác Hồ đã xin lỗi, nhận khuyết điểm trước trung ương, trung ương thì tự phê bình, tổng bí thư Trường Chinh từ chức, nhiều cán bộ bị kỷ luật, bị khai trừ Đảng.

Sau đó, Đảng quyết liệt sửa sai, nên người dân tin trở lại. Dân có tin, kháng chiến chống Mỹ mới có ngày thắng lợi. Truyền thống dân tộc là không cố chấp, không bảo thủ. Lòng dân rất chân thành. Cái quan trọng là đừng để kéo dài những tệ nạn, những khuyết tật.

Trong lá thư “Gửi đồng bào tỉnh Nghệ An” ngày 17-9-1945, Bác có viết một câu mà tôi thấm thía: “Thắng đế quốc và phong kiến là tương đối dễ. Thắng bần cùng và lạc hậu còn khó hơn nhiều”.

Đế quốc có mạnh, ta mất mấy mươi năm kháng chiến trường kỳ, hi sinh xương máu rồi cũng thắng. Cái nghèo nàn có thể vươn lên được, nhưng còn cái lạc hậu, bảo thủ, trì trệ thì chống khó lắm. Trong di chúc, Bác nói muốn thắng trong “cuộc chiến đấu khổng lồ” này thì phải khơi lại lòng tin, huy động sức của toàn dân, toàn dân vào cuộc.

Tôi giảng những bài học về Bác Hồ, lúc cao trào, thầy khóc mà trò cũng khóc. Mấy mươi năm rồi, lòng tin của dân với Bác, với tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vẫn nguyên vẹn - đó là sức mạnh tập hợp lòng dân.

Tôi nhìn thấy một lần nữa sức mạnh tập hợp đó trong đám tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Lại ao ước giá như bây giờ có được những cán bộ mà nói một tiếng, dân tin và nghe theo từ tận đáy lòng.
MAI HƯƠNG ghi
(Tuổi trẻ)

Tường thuật trực tiếp phiên tòa xét xử Bùi Hằng và 2 đồng sự

* Cập nhật lúc 11h40

+ Theo nguồn tin từ JB Nguyễn Hữu Vinh thì:

11h30: Luật sư vừa mới rời khỏi tòa án.

Thông tin cho biết, bố và mẹ của nạn nhân Nguyễn Văn Minh đã bị ngất xỉu tại Tòa án, xe cấp cứu được đưa vào tòa.

11h33: Luật sư Trần Thu Nam từ phiên tòa cho biết:

Tại Phiên tòa, các nạn nhân (bị cáo) mặc dù sức khỏe rất kém, nhưng tinh thần rất tốt. Tất cả các nhân chứng có lợi cho bị cáo đều không được triệu tập đúng quy định của pháp luật, thậm chí một số còn bị bắt và đưa đi đâu đó. Do vậy các Luật sư đã yêu cầu hoãn phiên tòa. Thế nhưng cái gọi là Tòa án này đã không chấp nhận. Điều này không có gì lạ với những phiên tòa bỏ túi ở Việt Nam!

Tiình trạng trong phiền tòa khá căng thẳng, những gì bất lợi nhất cho các bị cáo đã được vận dụng triệt để.
luat_su.jpg

Từ trái sang: các luật sư Hà Huy Sơn, Đoàn Thái Duyên Hải, Trần Thu Nam, Nguyễn Văn Miếng
Nguồn ảnh: Luật sư Nguyễn Văn Miếng.
 
VRNs (26.08.2014) - Đồng Tháp – Sài Gòn -Lúc 11:10: Cô Quỳnh Anh, bà Tân, cô Tú – em gái Blogger Tạ Phong Tân, ông Huỳnh Anh Tú “tám chuyện” bên ngoài tòa án.
10647588_780673105317367_1380151784_n
10622172_780673135317364_2002807529_n

Hai an viên nữ theo dõi cuộc nói chuyện của mọi người.

Lúc 10: 55: Tại công an Phường Mỹ Phú, Blogger Lê Hoàng từ Hà Nội vào Đồng Tháp tham dự phiên tòa, khẳng định: “Minh Khang giảng giải về quyền con người cho [công an nghe] thì có một nhóm cơ động khoảng 15 người vặn chéo tay, lấy còng số 8 còng tay Minh Khang và đưa đi không rõ.

Có khoảng 30 người gồm PGHH và những người yêu mến bà Bùi Hằng bị đưa về đây. Tinh thần mọi người rất tốt.

Công an lôi kéo Blogger Hoàng Vi đang mang thai hơn 8 tháng, những người khác bị xốc nách, lôi lên xe đem về công an phường Mỹ Phú.”


* Cập nhật lúc 10h55:
+ Hình ảnh nhóm 10 người của nhà báo Nguyễn Tường Thụy trước khi tham dự phiên tòa:
cong_an_2_0.jpg
cong_an_1_0.jpg

---------------
* Cập nhật lúc 10h50: + Nhà hoạt động nhân quyền Trần Thị Nga yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam chấm dứt việc bắt người tùy tiện!
* Cập nhật lúc 10h45:
+ Nhà hoạt động nhân quyền Minh Khang bị Cơ động đánh, chích điện và dùng còng khóa lại, mang đi nơi khác. Anh bị bắt khi rao giảng về Quyền con người cho đám đông công an.
Nguồn: Gió Lang Thang

minh_khang.jpg


Ảnh: Vết thương trên cổ Minh Khang sau khi bị hành hung
------------------ * Cập nhật lúc 10h40:
Hình ảnh Trịnh Bá Phương và Nguyễn Tường Thụy trong đồn công an Mỹ Phú.
trinh_ba_phuong.jpg

trinh_ba_phuong_2.jpg

---------------
* Cập nhật lúc 10h30: + Theo anh Nguyễn Lân Thắng thì:
Chứng kiến anh em bạn bè bị bắt đau xót lắm... Peter Lam Bui bị bắt đi trên xe nay đầu tiên miệng vẫn nở nụ cười khinh mạn, Hoàng Vi bụng mang dạ chửa bị một bầy an ninh nữ dí vào quán cafe... 30 người bị bắt gần hết... Số còn lại đuôi bám theo rất sát...
bat_nguoi.jpg

Ảnh: công an bắt người lên xe.
* Cập nhật lúc 10h20
+ Cô Võ Ánh Tuyết (vợ chưa cưới của TNLT Huỳnh Anh Trí)thông báo như sau:
"Chúng tôi có giấy triệu tập đến tòa làm nhân chứng mà bị công an đàn áp như thế này đây...
Công an và Mặt Trận Tổ Quốc Tỉnh Đồng Tháp Trần Thanh Kiệt ra lệnh đưa chúng tôi về nhà ở An Giang. Họ bỏ chúng tôi tại bến đò Voi Lửa, cách nhà khoảng 2km. Chúng tôi bị đánh đập và khiêng thảy. Chúng khiêng chúng tôi lên xe chẳng khác nào khiêng một con vật đem giết không bằng! Trong số chúng tôi có một người bị hạ canxi, tay chân đều co quéo lại ko đi được mà công an để cho chúng tôi ra về như thế này đây!"
pghh_1.jpg

pghh_2.jpg

---------
* Cập nhật lúc 10h10:

+ Anh Võ Văn Bảo đã thoát được vòng vây, anh thông báo là ông Võ Văn Bửu cùng với 2 người khác là Tô Văn MãnhTrương Kim Long bị công an bắt giữ. Cả 3 đều là các tín đồ PGHH. Hai trong số họ là nhân chứng của vụ án Lấp Vò.
---------

* Cập nhật lúc 10h00

+ Một nhóm hơn 10 người đi chung với nhà báo Nguyễn Nguyễn Tường Thụy cũng đã bị bắt giữvà đưa về CAP Mỹ Phú: 0673.852291. Số người này gồm:

1) Trịnh Bá Phương (Dân oan Dương Nội)
2) Cô Hạnh Liberty (No-U FC)
3) Khởi Hoàng
4) Nguyễn Ngọc Lụa (Con TNLT Nguyễn Văn Lía)
5) Dương Thị Lâm (Sài Gòn)
6) Thúy Phượng (Sài Gòn)
7) Mai Tiến Sơn (Hà Nội)
8) Mai Dũng (N0-U FC)
9) Lê Dũng Vova (No-U FC)
10) Trần Bang (No-U SG),
11) Bánh Chưng Phạm (Hà Nội)

Nguồn: Bùi Thị Nhung
----------------
+ Một nguồn tin khác từ anh Nguyễn Bắc Truyển:

+ Công an đã đánh đập một số tín đồ PGHH là cô Hạnh bị ngất xỉu. Thầy Năm Liêm bị đánh vào đầu. Hiện nay xe công an đang chở mọi người hướng về An Giang. Hàng chục xe gắn máy của các tín đồ PGHH bị thu giữ mà không có biên bản nào.
+ Các tín đồ PGHH là nhân chứng đều bị ngăn cản không vào được phiên tòa.
VRNs (26.08.2014) - Đồng Tháp – Sài Gòn -Lúc 10: 04: Các luật sư trong phiên xử yêu cầu phải triệu tập các nhân chứng là tín đồ PGHH đi cùng với bà Bùi Thị Minh Hằng và hai người cùng bị bắt. Nếu không triệu tập họ, thì đề nhgị hoãn phiên tòa.

Bà Dương Thị Tân khẳng định với VRNs: “Công an xác nhận anh Thịnh là nhân chứng của vụ án, nên đã đưa anh Thịnh quay lại với nhóm, lấy chứng minh nhân dân, để đi vào bên trong tòa án cách đây 5 phút.”

Được biết, ông Tô Văn Mãnh, ông Võ Văn Bửu và ông Trương Kim Long đã rời khỏi đồn công an và đang trên đường trở về nhà, không tham dự phiên tòa nữa.

Lúc 09: 35: Blogger Dũng Mai từ Hà Nội vào Đồng Tháp tham dự phiên tòa và đang có mặt gần khu vực tòa án cho biết: “Toàn an ninh không. Đang chuẩn bị hốt người.”
10646858_273518396177658_3849446524893902041_n

Lúc 09: 27: Từ Đức Trọng, Ngài Chánh trị sự Hứa Phi cho biết, “ông Trương Văn Kim ( SĐT 0165 733 9821) và bà Ôn Thị Mùi từ Đức Trọng đi Đồng Tháp để dự phiên tòa đã bị Trung úy công an Nguyễn Chí Thanh, số hiệu 397328, chặn xe và câu lưu tại Di Linh.”

Lúc 09: 18: Ông Nguyễn Bắc Truyển cho biết, ba nhân chứng đến với phiên tòa nhưng bị công an chặn và bắt dọc đường là ông Tô Văn Mãnh, ông Võ Văn Bửu và ông Trương Kim Long. Họ cũng là tín đồ PGHH.

Cập nhật tình hình của Huỳnh Phương Ngọc, những người canh rất hung hăng, Ngọc vừa xuống thì họ tấp vô chặn mình. Đưa phone lên thì họ nhảy vào, Ngọc cùng mọi người chạy lên phòng lại vì sợ họ dùng dùi cui đánh và bắt đi.

Facebook Trúc Nguyễn bình luận, Sau phiên tòa này, các nạn nhân bị công an phá rối, ngăn chặn, cướp giật… nên gửi chung 1 lá đơn đến các tổ chức quốc tế, sứ quán các nước và Liên Hiệp Quốc để tố cáo.

Lúc 09: 13: Cô Quỳnh Anh quả quyết ông Phạm Nhật Thịnh một trong những nhân chứng không được vào tòa án đã bị công an mời về phường làm việc: “Anh Thịnh bị công an phường 1, Tp. Cao Lãnh mời về đồn công an. Người mời anh Thịnh về là Thượng úy Đoàn Quốc Trung, mang số hiệu 432080. Công an nói là mời ông Thịnh về làm việc với lý do xác nhận ông Thịnh không nhận được giấy triệu tập. Sau đó, họ sẽ trả lại người cho tôi, nếu không trả người chúng tôi sẽ đi đòi người.”

Blogger Phạm Thanh Nghiên bình luận: “Đây có thể chỉ là đòn “xé lẻ để đánh” của côn an cộng sản mà thôi.”

* Cập nhật: 9h40
+ Theo nguồn tin từ Bùi Thị Nhung thì anh Võ Văn Bảo (FB Thanh An Lê) bị công an bắt giữ và đưa về công an Phường 1, Cao Lãnh. Được biết anh là con của TNLT Dương Thị Tròn và cựu TNLT Võ Văn Bửu. Anh cũng là một trong những nhân chứng của vụ án Lấp Vò.
thanh_an_le.jpg


Ảnh: Nhà hoạt động Võ Văn Bảo

 
* Cập nhật: 9h20

+ Theo nguồn tin từ FB Nguyễn Bắc Truyển cho biết anh Phạm Nhật Thịnh, cộng tác viên của Văn phòng Công Lý-Hòa Bình cũng đã bị bắt giữ. Anh Thịnh là nhân chứng trong vụ án Lấp Vò.

Chị Dương Thị Tân và anh Huỳnh Anh Tú cho biết:"Thượng úy công an Đoàn Quốc Trung, cấp số hiệu là 432080, phuờng 1, TP Cao Lãnh cách đây khoảng 15 phút đã “mời” anh Phạm Nhật Thịnh lên đồn để "xác nhận rằng từ truớc tới nay chưa nhận giấy mời". A Thịnh là một “nhân chứng” trong vụ án này. Đây có thể chỉ là đòn “xé lẻ để đánh” của công an Việt Nam mà thôi.

pham_nhat_thinh.jpg


Ảnh: Anh Phạm Nhật Thịnh-nhân chứng trong vụ án Lấp Vò.
-----------------
* Cập nhật: 9h15
+ Theo tin từ Gió Lang Thang thì có 2 người bị bắt trước đó tại quán càe Bốn Mùa, gần tòa án là:

1) Nguyễn Công Khoa
2) Nguyễn Võ Xuân Thùy
Họ bị bắt vào CAP1,Cao Lãnh. CA Phường 1: 0673.385.2954
---------------
* Cập nhật: 9h00

+ Thêm 2 người bị bắt giữ tại Cao Lãnh, Đồng Tháp:

1) Nguyễn Tường Thụy
2) Huỳnh Công Thuận
nguyen_tuong_thuy.jpg
Được biết hai người này đều là hội viên của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam.

VRNs (26.08.2014) - Đồng Tháp – Sài Gòn -Lúc 09: 03: Thành Công nói: “hơn 40 anh em bị bắt. Mẹ của anh Trần Văn Minh đã khóc vì đến tham dự phiên tòa của con nhưng bị tụi nó đuổi ra. Vì khóc quá nên tay chân bị co rút lại.”

Bà Dương Thị Tân, phu nhân Blogger Điếu Cày, đang có mặt tại khu vực tòa án và đi cùng với cô Quỳnh Anh, khẳng định: “Một người tên là Nguyễn Công Khoa bị bắt và đưa đi về đâu không biết. Ông sếp chỉ huy ở đây nói với tôi rằng, ở đây thì được, tiến gần hơn sẽ chết. Họ nói, chúng tôi đứng đây phải trật tự, yên lặng, không thôi sẽ bị đuổi. Chúng tôi cách tòa nửa cây số. Xung quanh rất đông công an.”

Ký giả Trương Minh Đức bị bắt và bị tịch thu tư trang. Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh và Nguyễn Võ XuânThùy cũng bị bắt.

Ông Nguyễn Đức Phước một trong những nhân chứng được triệu tập đến tòa nhưng không được vào trong tòa mà còn bị hành hung, đánh đập và chở đi về đâu không rõ.

Lúc 08:47: Hình hai trong số ba luật sư bào chữa cho các dân oan trong vụ án đang xét xử là Ls. Nguyễn Văn Miếng (Sài Gòn) và Ls. Trần Thu Nam (Hà Nội).
 140826007

Lúc 08:39: Bà Nguyễn Thị Kim Liên cho biết Đinh Nhật Uy vừa mới bị bắt khi đang quay phim, công an đã cướp luôn máy quay phim. Trước đó, ba bạn trẻ Nguyễn Văn Thông, Nguyễn Văn Hùng và Nguyễn Văn Kỳ bị bắt về đồn công an xã Tân Bình,Châu Thành, Đồng Tháp, số điện thạoi: 0673.386.6185. Đinh Nhật Uy là tù nhân Facebook đầu tiên của Việt Nam và thế giới theo điều 258 BLHS VN.

Lúc 08:31: Ông Lưu Gia Lạc đang có mặt ở Đồng Tháp, gần nơi đang diễn ra phiên xử nhận xét về tình hình căng thẳng của an ninh và những người khách đến Đồng Tháp: “An ninh Đồng Tháp hay an ninh bộ sẵn sàng vây bắt ngay cả những người khách lạ mặt đến uống cafe ở những quán cafe ngay trung tâm cái thành phố không đáng được gọi là thành phố này.

Anh em đến nơi diễn ra phiên tòa ” công khai ” tại đây thì bị chặn lại, nhìn vào phía trước cổng thấy nhốn nháo, dùi cui vung lên, cảnh sát cơ động chạy tàn tàn trên đường phố đến nỗi người dân địa phương nói họ tưởng là mấy hôm nay diễn tập.

Đã đến Cao Lãnh thì việc có thể bị bắt bớ chẳng vì một lý do nào chính đáng đã nằm trong suy nghĩ của mỗi người thì bắt hay không bắt không còn là vấn đề quan trọng nữa.

Dẫu thế tôi vẫn không thích thằng nào sờ vào người tôi vì tôi muốn tận mắt nhìn rõ mọi điều, mọi sự để kể cho mọi người nghe và nhất là những người dân chưa biết nhiều thế nào là tự do dân chủ, công bằng và bác ái”.

Lúc 07: 55: Cô Quỳnh Anh báo cho VRNs: “Hiện nay, tôi vẫn không được vào phiên tòa do không có giấy mời. Họ yêu cầu đi nơi khác nhưng không đi, bởi vì những đứa con và đứa cháu 13 tháng tuổi đang đứng bên ngoài nghe nghóng tin bà tin mẹ, trời thì đang mưa. Tôi vẫn đang đứng gần khu vực tòa án.”

Mời Quý vị nghe cô Quỳnh Anh kể lại:

00:00
00:00


Lúc 07: 45: Bà Diễm Thúy, vợ ông Văn Minh và bà Đỗ Thị Thùy Trang, một trong những nhân chứng đã được vào bên trong tòa án.

Lúc 07: 30: Tuấn Võ từ Hà Nội và Đồng Tháp tham dự phiên tòa kể: “Mình bị cướp điện thoại khi mới chụp được 2 cái ảnh. Công an rất đông, tuyến đầu là dân phòng và công an xã, bảo vệ dân phố. Chỗ góc đường 22 Trương Định khoảng 60 người CA. Nhiều người PGHH bị đánh, phụ nữ cũng bị đánh, công an vụt dùi cui rất dã man.”

Bắc Truyển Nguyễn nói thêm: “Tất cả các tín đồ PGHH đến tham dự phiên tòa bị bắt đưa lên xe đi đâu không biết, có cả các nhân chứng được tòa án triệu tập đến phiên tòa.”

10624918_307919792720679_3749817594626237680_n

Theo Gió Lang Thang cho biết: “Tại 22 Trương Định, đã tập trung một rất đông bà con PGHH. Họ nhất quyết không chịu giải tán. Một số anh em đến đó bị chặn, đánh đập và cướp đồ đạc. Cụ thể, anh Đỗ Văn Tuấn cướp điện thoại, đánh khi đang đứng chụp hình. Anh Nguyễn Văn Thạnh và Trịnh Xuân Thủy vừa bước xuống đã bị tấn công. Anh Trịnh Xuân Thủy bị cướp máy ảnh. Ba bạn trẻ Nguyễn Văn Thông, Nguyễn Văn Hùng và Nguyễn Văn Kỳ bị bắt về CA xã Tân Bình, Châu Thành, Đồng Tháp.”

Ông Hải, Dân oan Khánh Hòa cho biết: “Hiện tại ông đang ngồi ở cổng Tòa Án xung quanh vắng bóng công an chỉ có côn đồ bao vây quanh Tòa. Gần cổng Tòa anh thấy nhiều tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đang tập trung. Bây giờ cổng tòa mới bắt đầu mở.”

Lúc 07:20 Công an đang gtriển khai khắp đường phố để ngăn dân đến phiên tòa.
140826002
140826003
140826004
140826005
 140826006

Lúc 7: 00: Cô Quỳnh Anh, con gái bà Bùi Hằng cho hay: “Tôi vừa gặp Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Đồng Tháp. Họ hy vọng sẽ có một phiên tòa tốt.”

Thúy Nga cho biết: “ông Trương Minh Hưởng đại diện Hội Dân Oan Hà Nam cùng ông Lê Hồng Phong đêm qua ngủ tại nha nghỉ ở TP Cao Lãnh, Đồng Tháp, vào lúc 5 giờ 20 công an ấp đến phá cửa phòng bắt đưa đưa lên xe thùng đưa về công an phường Mỹ Phương, TP Cao Lãnh, Đồng Tháp khống chế không cho 2 anh đến tham dự phiên tòa công khai.”

Lúc 06:25: Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo (PGHH) đã đến khu vực quanh Tòa án tỉnh Đồng Tháp. Công an bắt đầu đuổi không cho tập trung. Mọi người chưa phản ứng mạnh, nhưng không dễ dàng rời các vệ đường, vì đó không phải là nơi cấm công dân đứng.
140826001

 Vào lúc 07:30 sáng nay, phiên tòa xét xử dân oan Bùi Thị MInh Hằng, tín đồ PGHH Nguyễn Văn Minh và blogger Nguyễn Thị Thúy Quỳnh sẽ diễn ra tại thành phố Cao Lãnh.

VRNs xin điểm lại một vài thông tin trước lúc phiên tòa bắt đầu.

Cô Đỗ Thị Minh Hạnh, nhà hoạt động cho công nhân thuộc tổ chức Lao Động Việt, cựu tù nhân quyền công nhân chia sẻ: “Chị Minh Hằng cùng anh Văn Minh và chị Thúy Quỳnh thân mến. Còn vài giờ nữa là phiên tòa diễn ra, mọi người khắp nơi trên toàn thế giới đang hướng về các anh chị. Mong nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tỏ ra hiểu biết và trả tư do cho các anh chị. Chị Hằng ơi, em mong chị về, bức thư chị gửi cho em vẫn còn đó, là kỷ niệm em không bao giờ quên. Em yêu kính chị, ngườ chị kiên cường của em.”

5:00 – Bà Thúy, vợ ông Văn Minh, đang có mặt ở khu vực tòa án cho biết: “Vừa tới [gần khu vực] toà án thì đã bị mời ra. Hiện chỉ còn cách vài trăm mét nữa. Chỉ những ai có giấy triệu tập mơi được qua hàng rào an ninh. Công an, an ninh giờ đang dày đặc mặc dù lúc này chỉ mới 5 giờ sáng. Tòa án công khai của CSVN là thế. Công an rất đông, con kiến chui vào không lọt, ngõ nào hẻm nào cũng đều có công an canh gác.”
* Cập nhật: 8h55

+ Thêm 2 người bị bắt giữ khi đến gần phiên tòa:

1) Khúc Thừa Sơn
2) Long

+ Thêm một người bị bắt giữ là anh Nguyễn Công Thủ - anh là con của cựu TNLT Nguyễn Thanh Phong và Nguyễn Ngọc Hà.


nguyen_cong_thu.jpg


Ảnh: Nguyễn Công Thủ trong một cuộc biểu tình chống TQ trước đó.

----------------

* Cập nhật: 9h30 26/8

Theo tin báo từ nhà thơ Đỗ Trung Quân:

- Nhà báo độc lập Huỳnh Ngọc Chênh cũng đã bị bắt.
-----------------

* Cập nhật: Hình ảnh phía ngoài phiên tòa:

toa_an.jpg

Ảnh: Rất đông các lực lượng tập trung trước tòa án
cong_an_2.jpg


Ảnh: Mọi lối dẫn vào phiên tòa đều có công an chốt trực.

* Cập nhật 8h20 26/8/2014

+ Quang cảnh bên ngoài toà:

Đường Lê Quý Đôn bị một lực lượng đông đảo chặn kín trong một phiên toà công khai!
Nguồn: Lã Việt Dũng

* Cập nhật 8h15 26/8/2014

+ Có thêm 2 người bị công an bắt và đưa đi:
1) Trương Minh Đức
2) Đinh Nhật Uy

Tất cả họ đều bị tấn công dã man và bị giật máy ảnh. Ký giả Trương Minh Đức còn bị còng tay.
_______________
* Cập nhật: 8h00 26/8/2014

Công an bắt 3 người khi cố đến gần phiên tòa, họ bị bắt và đưa về CA xã Tân Bình,Châu Thành, Đồng Tháp. Số Điện thoại CA xã Tân Bình: 0673.386.6185. 3 người gồm:

1) Nguyễn Văn Thông
2) Nguyễn Văn Hùng
3) Nguyễn Văn Kỳ

* Cập nhật: 7h20:
Bà con tín đồ PGHH tập trung tại số 22 Trương Định bị đánh đập và đưa lên 2 chiếc xe 16 chỗ rồi đưa đi đâu không rõ

bat_bo.jpg


Ảnh: các tín đồ PGHH đang tập trung tại 22 Trương Định.

pghh.jpg

Ảnh: Phía xa tín đồ PGHH đang bị bắt bớ
______________

* Cập nhật: 7h15 26/8/2014

CAO LÃNH MỘT NGÀY KHÔNG BÌNH YÊN. - FB LS Trần Thu Nam

Từ sáng đến gần chiều trời nắng gắt, đến chiều tối trời chuyển mát làm mọi người thấy dễ chịu. Ngồi cafe 1 mình tranh thủ xem lại hồ sơ, chuẩn bị cho phiên toà sáng mai thì bị gián đoạn suy nghĩ bởi những tà áo dài trắng của các học sinh nữ tan trường. Hình ảnh giản dị với mái tóc đen kết hợp với áo dài trắng toát lên vẻ đẹp của con gái Việt. Khác hẳn với hình ảnh các cô gái tóc đủ mầu chen nhau chỉ để nhìn thấy một diễn viên Hàn quốc ở SG hôm qua. Gần tối trời bắt đầu mưa, nhưng không khí bắt đầu có vẻ nóng, các thông tin liên tiếp về người đến dự phiên toà ngày mai bị bắt giữ. Công an bắt đầu xuất hiện khắp mọi nơi, kiểm tra từng phòng của khách sạn. Tuy nhiên phòng của các LS ko hiểu sao ko bị kiểm tra. Sáng mai phiên toà sớm mà sao khó ngủ quá. Suy nghĩ nhiều về vụ án, về tâm huyết nghề nghiệp, cảm giác có chung nỗi đau với thân chủ. Mỗi vụ án, mỗi phiên toà như một trận chiến, một trận chiến không cân sức. Thầy tôi luôn dậy chúng tôi rằng "Lẽ phải là lẽ sống", nhưng ko bít bao giờ lẽ phải mới được bảo vệ, tìm đc giá trị đích thực của nó. Tôi yêu đất nước này, nhưng sao tôi thấy buồn quá.

Thôi đi ngủ để mai dậy sớm, già rồi nên hay nghĩ vẩn vơ. G9

tran_thu_nam.jpg

Ảnh: Luật sư Miếng và Luật sư Nam chuẩn bị vào tòa.
______________
04h00 sáng 26/8/2014: Dù không vào được Đồng Tháp, anh chị em Hà Nội vẫn hướng về trong đó.
1780852_10201597869943562_1922147209725781281_n.jpg

Ảnh chụp tối 25/8/2014 tại Hồ Tây (Nguồn: FB Tuyen Chí Nguyen)

* Cập nhật: 23 giờ 30 ngày 25/8/2014

+ Công an và an ninh đã vào khách sạn Sông Trà, đường Nguyễn Huệ, Cao Lãnh kiểm tra vả thu giữ giấy tờ của hai vợ chồng Quỳnh AnhVăn Trung.

Theo như Quỳnh Anh đánh giá thì khả năng công an giữ giấy tờ của chị và chồng chị để hai người không có giấy tờ để vào tham dự phiên tòa sáng mai.

Video: Công an kiểm tra hành chính Quỳnh Anh và Văn Trung

* Cập nhật: 23 giờ ngày 25/8/2014

+ 3 nhà hoạt động khác bị công an kiểm tra giấy tờ và nhốt trong phòng của nhà nghỉ Chi Chi, phường 6, thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp. Những người này gồm:

1) Nguyễn Thị Nhung (mẹ Phương Uyên)
2) Lê Hoàng (Hà Nội)
3) Chị Nguyệt (FB Timsim Tran - Sài Gòn)

cong_an_cau_luu.jpg

+ Nhóm của Huỳnh Phương Ngọc hiện giờ bị nhốt ở Khách sạn Bình Minh gồm có:

1) Huỳnh Phương Ngọc
2) Nguyễn Thị Ánh Ngân (Vợ Hiếu) cùng con nhỏ 7 tháng tuổi.
3) Huỳnh Trong Hiếu bị nhốt ở tầng trên của khách sạn.

cong_an.jpg

Ảnh: Lực lượng công an vây hãm phía trước khách sạn của Huỳnh Phương Ngọc.

+ Một nhóm khác gồm 2 nhà hoạt động: Huỳnh Thục VyTrần Thị Hài bị nhốt ở khách sạn Bảo Thế số 123 Nguyễn Trãi, tp Cao Lãnh, Đồng Tháp.

Tổng cộng hiện giờ có ít nhất 5 người bị bắt giữ và 8 người bị giam lỏng trong khách sạn.
_______________

*Tin cập nhật lúc 21 giờ 25/8/2014:

5 nhà hoạt động bị bắt giữ và 5 nhà hoạt động khác bị vây hãm trong khách sạn.

+ Nhóm thứ nhất gồm:

1) Hoàng Văn Dũng
2) Trương Văn Dũng
3) Bùi Tiến Hưng
4) Nguyễn Nữ Phương Dung
5) Mai Phương Thảo

hoang_dung_truong_dung.jpg
Những người này bị bắt tại Khách sạn Phương Thảo, Khu Dân Cư Hòa Khánh, Phường 2, Sa Đéc. Đang bị giữ tại CAP 2, Sa Đéc, Đồng Tháp.

Địa chỉ Công An Phường 2:

Quốc Lộ 80 Khóm 3 Phường 2 Thị Xã Sa Đéc, Đồng Tháp, Việt Nam

Số điện thoại: +84 67 3861 713

+ Nhóm 2 gồm những người thuộc Hội Phụ nữ Nhân quyền:

1) Huỳnh Thục Vy,
2) Huỳnh Trọng Hiếu
3) Nguyễn Thị Ánh Ngân và em bé 7 tháng.
4) Huỳnh Phương Ngọc
5) Trần Thị Hài

Những người này bị công an khóa trái cửa không cho ra khỏi phòng. Khách sạn mà nhóm này đang ở là KS Bình Minh 147 Hùng Vương Phường 2 Thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp. Đặc biệt phòng khách sạn không có nước và thức ăn, trong khi đó có một em bé 7 tháng tuổi trong phòng và bà Trần Thị Hài đã lớn tuổi.

Nguồn: Gió Lang Thang, Huỳnh Phương Ngọc...

cong_an_1.jpg

Ảnh: Công an vây hãm phía bên ngoài của nhóm thứ 2.

Dân Luận tổng hợp. 
(Dân luận)

Vụ “Bùi Hằng”: Sẽ là “phiên tòa tốt”?

Theo tường thuật của Truyền thông chúa cứu thế, cô Quỳnh Anh, con gái bà Bùi Hằng cho hay: “Tôi vừa gặp Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Đồng Tháp. Họ hy vọng sẽ có một phiên tòa tốt”.
 
“Nâng lên một tầm cao mới”

Ngay trước phiên tòa xử phúc thẩm nữ sinh áo trắng Phương Uyên cách đây đúng một năm - tháng 8/2013 - người của Tổng lãnh sự Hoa Kỳ cũng có mặt ở Long An, nhưng rất kín đáo. Sau đó, kết quả phiên phúc thẩm này đã làm giới dân chủ lao vào lòng nhau trong nước mắt: dù án sơ thẩm đến 6 năm, Phương Uyên vẫn được trả tự do ngay tại tòa.

Khi đó nhiều người đã rất ngạc nhiên vì thái độ “khoan hồng” chưa có tiền lệ như thế của Nhà nước Việt Nam. Chỉ sau đó, những thông tin không chính thức mới cho biết Phương Uyên nằm trong “top 5” của phía Mỹ, nghĩa là lọt vào danh sách 5 người mà Washington yêu cầu Việt Nam “trả tự do tức khắc và vô điều kiện”.

Còn lần này, sự hiện diện của phía Hoa Kỳ còn được “nâng lên một tầm cao mới”: cấp đại sứ quán.

“Nâng lên một tầm cao mới” cũng là cụm từ mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Trương Tấn Sang rất thường dùng đến trong đối ngoại với các quốc gia “đối tác toàn diện”, đặc biệt là Hoa Kỳ.

 Cơ hội còn lại…

Mặc dù vấn đề của những người bị chính quyền Việt Nam đưa ra xét xử có thể chỉ là một khúc mắc nhỏ nhoi trên tiến trình hòa nhập nhân quyền thế giới và tham dự vào bàn tiệc TPP, nhưng trong cách nhìn thực tế của người Mỹ, không thể làm việc lớn nếu không bắt đầu từ những việc nhỏ.

Phiên tòa xử Bùi Hằng và những người bạn của chị dường như tái hiện lại hình ảnh của Phương Uyên. Nếu sự kiện Phương Uyên diễn ra hầu như sau chuyến đi Mỹ của ông Trương Tấn Sang thì vụ xử Bùi Hằng cũng xảy ra tròn một tháng sau chuyến công du Hoa Kỳ của ông Phạm Quang Nghị - Ủy viên Bộ chính trị.

Thậm chí vụ xử Bùi Hằng còn “nhạy cảm” hơn khi liên quan đến cả Phật giáo Hòa Hảo mà quốc tế đang ngày càng quan tâm đến tình trạng tôn giáo này bị trấn áp, đàn áp. Một cuộc làm việc của Báo cáo viên đặc biệt Liên hiệp quốc về tự do tôn giáo tại Việt Nam - ông Heiner Bielefeldt - đã cho thấy nhiều chuyện còn chướng tai gai mắt. Kết quả sau 11 ngày tận mắt chứng kiến ngay cả bản thân cũng bị giám sát chặt chẽ bởi cơ quan an ninh Việt Nam đã khiến ông Heiner Bielefeldt phải tổ chức một cuộc họp báo, công bố về “những sai phạm nghiêm trọng” của nhà cầm quyền Việt Nam đối với điều được nhà nước này gọi là “tự do tôn giáo” khi ngăn chặn rất lộ liễu và thô bạo nhiều chứng nhân mà ông muốn gặp.

Ngày quốc khánh 2/9 đang đến rất gần. Không chỉ đối với nhóm Bùi Hằng, giới đấu tranh dân chủ và nhiều người dân quan tâm đến tiến bộ xã hội cũng đang trông chờ một động thái mới của nhà cầm quyền liên quan đến công tác “đặc xá”. Hàng loạt cái tên như Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Lê Quốc Quân, Nguyễn Văn Lý, Việt Khang, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương… một lần nữa được nêu ra, nhưng lần này có vẻ gần gũi hơn với gia đình họ. Ai cũng biết sự kiện Đỗ Thị Minh Hạnh được trả tự do vô điều kiện vào tháng 7/2014 đã đột biến một cách kỳ diệu như thế nào.

Chắc hẳn những ngày tới đây sẽ là mang ý nghĩa như cơ hội còn lại của nhà cầm quyền Việt Nam trên con đường dẫn tới TPP và vũ khí sát thương. Thời gian dành cho họ chỉ còn rất ít…
 
Phạm Chí Dũng
Tác giả gửi Quê Choa Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả
(Quê Choa)

Bài học từ Hàn Quốc - Vươn lên từ đổ nát

Tới cuối thập kỷ 60, xã hội Hàn Quốc đã thay đổi tới tận gốc rễ bởi sự bất đồng về tư tưởng và đói nghèo. GDP bình quân đầu người thời bấy giờ chỉ có 85USD/năm. Phần lớn người dân thậm chí không đủ ăn. Kinh tế Hàn Quốc thời đó chủ yếu vẫn dựa vào nông nghiệp, trong khi khắp đất nước, lũ lụt và hạn hán liên tiếp hoành hành. Xã hội Hàn Quốc được nhận xét là một xã hội "thờ ơ, hỗn độn và vô vọng".

Sau trận lụt năm 1969, người dân phải tu sửa lại nhà cửa và đường sá mà không có sự trợ giúp của Chính phủ. Đến năm 1970, 80% người dân nông thôn vẫn phải sống trong nhà mái lá và 80% không có điện thắp sáng mà vẫn phải dùng đèn dầu. Mối lo lớn nhất của Chính phủ là làm sao thoát khỏi đói nghèo. Điều này làm Tổng thống Park suy nghĩ rất nhiều, làm sao tìm ra cách để giúp phát triển các vùng nông thôn. Park nhận ra rằng viện trợ của Chính phủ cũng là vô nghĩa nếu người dân không nghĩ cách tự giúp chính mình. Hơn thế nữa, khuyến khích người dân tự hợp tác và giúp đỡ nhau là điểm mấu chốt để phát triển nông thôn. 

Những ý tưởng này chính là nền tảng của Saemaul Undong.

Thực ra lúc đầu Saemaul Undong không phải là một dự án lớn. Sau ba năm đưa vào thực tế, Chính phủ nhận thấy nếu không có nỗ lực của người dân, Saemaul Undong sẽ thất bại. Saemaul Undong không đơn thuần là một kế hoạch hành động mà còn là cả một cuộc cải tổ về ý thức dựa trên tinh thần. Về cơ bản, mục tiêu của Saemaul Undong là xây dựng một quốc gia thống nhất, hoà bình và kỷ cương cho tất cả mọi người. Để hiện thực hóa mục tiêu đó, chính phủ Hàn Quốc đã đề cao ba phẩm chất mấu chốt trong phong trào Saemaul Undong: cần cù, tự lực và hợp tác.

- Cần cù mang lại tính chân thật, không cho phép sự giả tạo và thói kiêu căng ngạo mạn.
- Tính tự lực giúp cho con người biết tự lực cánh sinh, nếu không sẽ phải chịu thiệt thòi "trâu chậm uống nước đục". Ai cũng có thể làm chủ được số phận của mình một khi họ hoàn toàn độc lập, không phải nhờ cậy đến bất kỳ sự giúp đỡ nào từ bên ngoài.
- Hợp tác phải dựa trên mong muốn phát triển chung cả cộng đồng, và sự phát triển đó có được là nhờ nỗ lực tập thể "một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao".

Có thể thấy, ba nguyên tắc rường cột của Saemaul Undong cũng chính là hạt nhân của công cuộc xây dựng một xã hội tiên tiến và một quốc gia thịnh vượng. Sự thịnh vượng ở đây không chỉ bó hẹp ở ý nghĩa vật chất, nó còn bao hàm cả ý nghĩa tinh thần, không chỉ cho thế hệ hôm nay mà còn cho cả con cháu mai sau. Và mục tiêu của Saemaul Undong là xây dựng nền tảng cho một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mỗi gia đình, làng xã góp phần vào sự tiến bộ chung của cả quốc gia.

Đã hơn 40 năm kể từ khi khẩu hiệu đó thôi thúc người dân Hàn quốc tiến đến thành công. Từ một đất nước mà GNP đầu người chưa đầy 100USD/năm trở thành một quốc gia với GNP đầu người ở mức 10.000USD/năm, điều thần kỳ này đã được hiện thực hóa bằng bàn tay và khối óc người của người dân Hàn quốc. Saemaul Undong đã trở thành nền tảng cho sự thịnh vượng và ghi dấu ấn như một dấu son, một bước ngoặt lịch sử trên con đường phát triển của Hàn Quốc.
Theo: Lịch sử hiện đại: Chiến tranh và cách mạng
(Người Việt Trẻ)

Liên minh với ai để chống xâm lược?

Người Buôn Gió - Từ Dịch Thuỷ đến Tiền Giang

Hơn 200 năm trước Công Nguyên, Tần Thuỷ Hoàng đã dựng lên một triều đài độc tài lớn nhất Trung Hoa. Nỗi sợ hãi về hình ảnh uy nghi quyền lực như thượng đế của Tần Doanh Chính làm khiếp đảm cả thiên hạ Trung Hoa mênh mông.  Bằng quyền lực tuyệt đối của mình, Tần Thuỷ Hoàng đã bắt dân chúng phải lập nên một dãy tường thành vạn lý, khiến bao người mất mạng vì đói rét, bệnh tật, kiệt sức khi xây thành. Thế nhưng toàn bộ Trung Hoa không có một sự phản kháng nào đáng kể.
 Kinh Kha người nước Vệ, đã nhận trọng trách ám sát Tần Thuỷ Hoàng. Trong lúc Tần Thuỷ Hoàng đang ở đỉnh cao của quyền lực tối thượng.
Kinh Kha khi qua sông Dịch Thuỷ để hướng về Hàm Dương thực hiện sứ mệnh tiêu diệt tên bạo chúa độc tài.  Để Kinh Kha có thể tiếp cận được Tần Thuỷ Hoàng những người thực hiên , giúp đỡ đã phải mất nhiều của cải, và cả tính mạng như Phàn Ô Kỳ, tự cắt đầu để Kinh Kha dâng vua Tần. Có dịp gặp để ra tay.
Tần Thủy Hoàng
Kinh Kha ra tay không thành công, bị giết ở giữa cung điện Tần Vương.
Đời sau người ta nhắc đến Kinh Kha , không luận sự đạt được mục đích ban đầu. Thiên hạ ngàn đời nhớ đến Kinh Kha, bởi dám làm một việc như thế.
Thực ra Kinh Kha chẳng những biết mình sẽ chết, mà Kinh Kha còn biết được mình sẽ không hoàn thành được công việc. Thế nhưng Kinh Kha vẫn đi, vẫn để bao người tâm huyết, xương máu bỏ ra để mình đi thực hiện công việc đó.
Bởi vì một điều mà ít ai nói đến.Là lúc đó hình ảnh Tần Thuỷ Hoàng chói loị quyền uy, như thánh thần, thượng đế. Thế mà có người tính chuyện giết chết. Giết chết như một tên ác nhân bình thường, đó là giết bằng dao găm.
Câu chuyện hành thích của Kinh Kha đã dấy lên trong nhân dân ý nghĩ, rằng Tần Thuỷ Hoàng không phải là thánh, là thượng đế. Mà chỉ là độc tài, khát máu, man rợ có quyền lực trong tay. Hắn chẳng phải con trời, hay thần thánh gì cả. Từ đó bắt đầu có những sự nổi dậy liên miên của người dân, nhà Tần bị diệt vong không lâu sau đó. Thậm chí ngay trong nội bộ triều đình sự coi thường vương triều nhà Tần cũng lộ trắng trợn qua việc Triệu Cao, Lý Tư lộng hành.
Đó chính là điều mà Kinh Kha mong đợi, chứ không phải là việc ông giết được Tần Thuỷ Hoàng. Ông mong đợi  nhát dao của mình đâm vào cái áo của Tần Thuỷ Hoàng,  đó là đâm vào hình ảnh chế độ độc tài hùng mạnh, đâm vào một hình tượng tưởng như thánh thần trên trời rơi xuống, đâm vào sự ngộ nhận của nhân dân, sự sợ hãi của nhân dân Trung Hoa dưới thời Tần Thuỷ Hoàng. Để rồi những cuộc khởi nghĩa được phát động, để cho chính những quan lại nhà Tần cũng coi thường Tần Vương, cho đó cũng là con người, có thể lấn át quyền lực như thường.
Nhát dao của Kinh Kha chính là nhát dao đâm vào hình tượng của một chế độ. Thân xác của Tần Doanh Chính còn sống, nhưng hình tượng về bậc đế vương uy quyền khiến thiên hạ khiếp sợ bắt đầu chết từ đó.
Câu chuyện về Kinh Kha gắn với dòng sông Dịch Thuỷ, hình ảnh người tráng sĩ ra đi và để lại cho đời sau một huyền thoại bất tử.
 Hơn 2000 năm sau ở Việt Nam, từng tốp người vượt cả ngàn cây số để chờ dịp băng qua dòng Tiền Giang hướng về phía phiên toà xét xử người công chính mà chế độ cầm quyền mở ra vào sáng ngày 26 tháng 8 năm 2014. Họ đến được dòng Tiền Giang cũng đầy khó khăn, nguy hiểm. Ngay từ nhà họ, đã phải bằng mọi cách mưu trí, tốn kém ..bằng mọi giá họ đến được đất Cao Lãnh vào lúc phiên toà bắt đầu.
 Nhiều người trong số họ đã bị bắt ở đất Cao Lãnh, khi mà phiên toà chưa mở.
Phải chăng nhà cầm quyền nghĩ rằng chặn được người đến dự phiên toà là thành công.?
Không, thực ra những người đi đến phiên toà, cũng đã lường được việc sẽ bị chặn khi đến nơi.Hoặc bị bắt giữ khi đến nơi. Họ không trông mong sẽ có mặt trước phiên toà, để hô khẩu hiêụ bênh vực người công chính bị nhà cầm quyền Đồng Tháp vu oan bắt tội. Họ quá hiểu sự thủ đoạn của nhà cầm quyền này thế nào.
 Nhưng họ vẫn đi, bằng mọi cách họ đi hết khả năng của mình, đến khi bị chặn bắt. Đó mới là sự thành công mong đợi. Người dân sẽ thấy hành động phản đối phiên toà rất quyết liệt đến cùng của nhiều người đó. Đấy cũng là nhát dao đâm vào hình ảnh chế độ này. Nếu phiên toà là tượng trưng cho quyền lực của chế độ , thì hành động những người bị bắt giữ vì kiên quyết đến phản đối phiên toà . Chính là nhát dao chém vào mặt uy tín của chế độ này một cách công khai.
 Thử nghĩ xem, nếu họ không bị chặn từ nhà, răn đe, kiểm soát. Họ ung dung đi vào đến phiên toà, đứng bên ngoài giơ băng rôn. Bị cô lập hai đầu đường vì đủ loại cảnh sắt ngăn đường. Như thế thì có ấn tượng bằng họ bị doạ dẫm, bị ngăn chặn từ nhà, bị săn duổi suốt quãng đường đi...nhưng họ vẫn quyết tâm đi.
 Hôm nay những người qua được dòng Tiền Giang nhưng không đạt được mục tiêu ban đầu là dự phiên toà. Nhưng họ đã đạt được một thứ lớn lao hơn rất nhiều. Đó là họ để lại hình ảnh kiên quyết, quả cảm đến cùng trong việc phản đối sự bất công trên đất nước này, do chế độ tưởng là hùng mạnh này tạo ra. Ý nghĩa mấu chốt của hành động lịch sử không phải lúc nào cũng nằm trong dự tính ban đầu. Nó không cần thiết phải đạp đổ toà thành nào đó ngay lập tức, mà nó có ý nghĩa là tạo ra cho dân chúng thấy những toà thành xây nên bằng sự xảo trá, bạo quyền sẽ có một người và nhiều người, nhiều người nữa cùng muốn đạp đổ.
 Nếu cho hình ảnh Kinh Kha là phản kháng chế độ bằng việc qua sông Dịch Thuỷ năm xưa, dẫn đến những cuộc phản kháng lớn sau này. Bạn sẽ thấy hình ảnh những người dân Việt từ ngàn cây số đến Đồng Tháp và băng qua sông Tiền Giang là dấu hiệu cho thấy lòng người dân Việt đã thế nào với thể chế này.
 Thế nên chúng ta không hề thất vọng vì những người bị bắt và họ không có mặt phiên toà. Chúng ta đâu cần họ có mặt hai tiếng ở phiên toà xử úp sọt đó, để hô hào trong vòng kiểm soát của công an. Cái chúng ta cần là ý chí kiên cường của họ, trên quãng đường gian nan mà họ đã băng qua. Và chúng ta , những người quan sát đã nhận được điều mà chúng ta mong.
 Với những ý chí như họ thể hiện, hẳn chúng ta sẽ vui mừng khi đứng cùng họ, trong nhiều việc sau này nữa.
Nếu những người đi đến phiên toà này, họ bị ngăn chặn, bị doạ nạt ở nhà, họ nghĩ ở nhà thế này, đến nơi cũng thế.  Sẽ chả có gì được viết ra, chả ai nhận thấy điều gì ở họ. Cũng như Kinh Kha biết không hạ sát được vua Tần, chưa giết đươc vua Tần đã tốn kém xương máu mànghĩ  không đi, có lẽ u mê của người dân lầm tưởng chế độ Tần Thuỷ Hoàng là thánh thần, bất khả xâm phạm sẽ còn rất lâu.
 Những người bị bắt giữ, ngăn chặn đến phiên toà , việc các bạn bây giờ là ghi nhớ các sự kiện của mình, vì đó là câu chuyện của lịch sử không dễ gì có được suốt 70 năm qua trên đất nước này. Chỉ ghi nhớ và kể cho mọi người thôi, các bạn đã không những hoàn thành tốt sự ủng hộ với ba người bị xét xử, mà còn với sự thức tỉnh của nhân dân nữa.
Người Buôn Gió
(FB Người Buôn Gió)

Liên minh với ai để chống xâm lược?

000_Hkg6745333(1).jpg
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (thứ 2 từ trái) và Ủy viên Bộ Chính trị ĐCSVN Lê Hồng Anh (thứ hai từ phải) tại Hà Nội hôm 22/12/2011
Ủy viên Bộ chính trị, Thường trực Ban Bí thư đảng cộng sản Việt Nam, ông Lê Hồng Anh sẽ sang thăm Trung Quốc từ ngày 26 đến 27 tháng 8.

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, chuyến đi lần này của ông Lê Hồng Anh, người đồng thời cũng là đặc phái viên của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, là nhằm trao đổi với lãnh đạo Trung Quốc về các biện pháp làm dịu tình hình, không để tái diễn các vụ việc căng thẳng vừa qua.

Việt Hà phỏng vấn giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, người đã có những bài viết về quan hệ Việt Nam Trung Quốc. Trước hết nhận xét về chuyến đi sắp tới của ông Lê Hồng Anh giữa lúc quan hệ Việt Nam Trung Quốc còn đang căng thẳng sau vụ Trung Quốc đặt giàn khoan dầu vào vùng nước tranh chấp gần quần đảo Hoàng Sa từ tháng 5 đến tháng 7 vừa qua, Giáo sư Tương Lai cho biết:

Tôi nghĩ như thế này, dù có căng thẳng như thế hay căng thẳng hơn đi chăng nữa, thì cái việc hai bên đối phương gặp nhau là chuyện bình thường và cần thiết. Vấn đề là gặp để làm gì. Mỗi bên đều có yêu cầu của chính mình. Ông Lê Hồng Anh đi, theo báo chí Việt Nam tuyên bố không chỉ là với tư cách ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, mà ông còn được sự ủy nhiệm của ông Tổng Bí Thư. Như vậy là ông đại diện cho Tổng Bí Thư để trao đổi. Nó có cái nét hơi khác. Như vậy tức là vấn đề có ý nghĩa quan trọng một chút, chứ không phải chỉ là Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị và Thường trực Ban Bí Thư, mà còn đại diện cho Tổng Bí Thư….

Ở đây dư luận Việt Nam theo dõi muốn hỏi đây là cái gì. Nếu như đây là đi để trao đổi với Trung Quốc để rồi thực hiện chuyện thôi chúng ta mạn đàm song phương thế này và Việt Nam không kiện Trung Quốc nữa. Nếu như vậy thì rất tai hại. Như vậy thì lại rơi vào bẫy của Trung Quốc.

Vấn đề Việt Nam hiện nay như vừa rồi nhiều người, trong đó có ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban biên giới viết một bài. Ông viết muốn không xảy ra chiến tranh thì phải kiện Trung Quốc. Có nghĩa là muốn để Trung Quốc không hung hăng, diễu võ dương oai ngoài biển Đông thì phải kiện Trung Quốc, nghĩa là đưa vấn đề Việt Nam thành vấn đề quốc tế, tức là phải quốc tế hóa vấn đề Việt Nam, và đấu tranh bằng pháp lý để dựa vào sức mạnh của công luận trên thế giới và pháp lý để ngăn chặn âm mưu của Trung Quốc.

Đây là điều rất quan trọng và chính vì Trung Quốc sợ điều đó nên Trung Quốc đã có nhiều động thái vừa qua. Nếu kỳ này ông Lê Hồng Anh đại diện cho ông Tổng Bí thư sang mà lại rơi vào bẫy của Trung Quốc để rồi thôi bây giờ chúng ta hữu nghị, chúng tôi đã rút giàn khoan 981 rồi, bây giờ không phải kiện Trung Quốc nữa, thì cái này lại rơi vào đúng cái bẫy mà lâu nay những người thấy rõ âm mưu của Trung Quốc rất e ngại. Còn cái đám muốn dựa vào Trung Quốc để bảo vệ cái ghế quyền lực của mình thì rất khoái cái chuyện này.

Vì thế điều quan trọng là việc đi trao đổi là tất yếu, bao giờ cũng thế, không thể nói cái chuyện đi hay không đi để bình luận, nhưng nội dung chuyến đi ấy nhằm mục tiêu gì, quan điểm cần giữ sẽ là điều gì, và sau khi đi trao đổi về thì nó giúp gì cho đường lối của Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và độc lập dân tộc mà không rơi vào bẫy của Trung Quốc.
6abb8292-c150-4947-8f92-85cdac375e6c-400.jpg
Tướng Martin E. Dempsey tại Bộ Quốc phòng Việt Nam trong chuyến thăm Hà Nội vào ngày 14 tháng 8 năm 2014. AFP photo
Việt Hà: Thưa ông, đáng nhẽ ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam sắp có cuộc họp quan trọng liên quan vấn đề này nhưng mà chúng ta chờ mãi mà chưa thấy cuộc họp này. Vậy theo giáo sư thì chuyến thăm này có liên quan gì đến cuộc họp đó không?

Gs. Tương Lai: Đúng là chúng tôi theo dõi cái hội nghị của Ban chấp hành Trung ương và chính vì nghĩ rằng có hội nghị đó sắp họp nên chúng tôi mới có thư ngỏ gửi Ban chấp hành Trung ương và các đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam ngày 28 tháng 7 vừa rồi. Mục tiêu của thư đó là gì. Mục tiêu của thư đó là kêu gọi ban chấp hành Trung ương phải cảnh giác trước các thủ đoạn của Trung Quốc, tìm mọi cách để gây nên một cái mơ hồ trong nhận thức để tiếp tục chính sách nhu nhược, bị Trung Quốc càng ngày càng lấn tới và không dám kiện Trung Quốc ra công lý quốc tế.

Bây giờ đây hội nghị mãi chưa họp thì không biết chuyến đi của Lê Hồng Anh có liên quan tới vấn đề sắp tới mà như chúng tôi biết trước đây là nội dung của Ban chấp hành Trung ương là để bàn về vấn đề biển Đông và kiện Trung Quốc. Nếu như bây giờ lại có giàn xếp để tiếp tục như đường lối đu dây kiểu cũ và sẽ lại rơi vào bẫy của Trung Quốc thì như thế rất nguy hiểm. Chúng tôi cho rằng ban chấp hành Trung ương cũng có nhiều người hiểu quá rõ âm mưu đó của Trung Quốc mà họ phải nâng cao cảnh giác theo dõi thử xem ông Ủy viên Bộ chính trị này đi có thể hiện được ý chí toàn dân không, và có một lần nữa mắc bẫy của Trung Quốc không. Cảnh giác đó là tuyệt đối cần thiết vào lúc này.

Bất cứ ai đã là người Việt Nam đứng trước kẻ thù xâm lược phải gắn kết nhau lại, loại bỏ bất đồng, tập trung vào mục tiêu chống xâm lược, để gắn thành một khối đoàn kết để chống họa xâm lược, chống Trung Quốc, không rơi vào thủ đoạn lừa bịp của Trung Quốc khi bộ mặt xâm lược của Trung Quốc đã phơi bầy trước toàn thế giới.

Việt Hà: Các phân tích gia quốc tế khi nói về quan hệ Việt Nam Trung Quốc và quan hệ Việt Mỹ thì nói có sự chia rẽ trong đảng giữa một bên muốn ngả về Trung Quốc và một bên ngả về Mỹ. Liên quan đến về vụ này, thì dường như bên ngả về Mỹ thắng thế hơn, ông có nhận xét thế nào?

Gs. Tương Lai: Tôi không nghĩ bên nào ngả bên nào là hay cả. Vấn đề Việt Nam trước hết phải phát huy sức mạnh nội lực của toàn dân. Kinh nghiệm đấu tranh của lịch sử Việt Nam cho thấy là lúc nào ý chí của toàn dân tộc được phát động thì lúc bấy giờ nó sẽ trở thành một sức mạnh to lớn. Cái việc quan trọng nhất bây giờ đây là đảng Cộng sản Việt Nam làm thế nào đó để khởi động được tinh thần yêu nước và ý chí độc lập, tinh thần dân tộc, đấy là điểm nhạy cảm nhất trong tâm thế Việt Nam.

Và vì vậy lúc này đây khi có sự ủng hộ của quốc tế, giờ phút này đây, ông Chủ tịch EU đang có mặt ở Hà Nội, trước đó thì ông tướng  Demsey của Mỹ rồi hai Thượng Nghị sĩ John McCain và Whitehouse, trước đó nữa ông Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và những quyết nghị của Thượng viện Mỹ… rồi tuyên bố của Thủ tướng Anh, tuyên bố đặc biệt là của Thủ tướng Nhật và thái độ của các nước ASEAN vừa rồi cũng rất rõ. Khác với lần họp ở Phnompenh, lần này hội nghị ASEAN đã biểu tỏ một thái độ mạnh mẽ hơn đối với vấn đề biển Đông và với thái độ ngang ngược của  Trung Quốc.

Vào lúc này đây, khi dư luận quốc tế đã mạnh lên như thế và thuận lợi cho Việt Nam như thế thì Việt Nam phải tranh thủ thuận lợi đó để mà cô lập kẻ hiếu chiến. Cho nên quan điểm cho rằng Việt Nam không liên minh để làm hại, chống lại một nước thứ ba đó là một quan điểm lỗi thời rồi. Ăn cướp nó vào đến sân mình, hàng xóm muốn giúp đỡ thì lại nói "không, không" chỉ để tôi đánh nhau với thằng kẻ cướp thôi. Không thể nói đó là sự khôn ngoan mà chỉ có thể nói đó là sự ngu xuẩn… nhưng có muốn đánh cướp được thì trước hết là người ở trong nhà phải ai có gậy cầm gậy, ai có dao cầm dao, có một quyết tâm đánh cướp đã. Còn trong nhà còn lục đục với nhau về quyền lợi thì làm sao mà đánh cướp được.

Khi trong nhà nhất trí rồi thì việc tranh thủ lực lượng bên ngoài để làm hậu thuẫn thì đấy là việc tuyệt đối cần thiết. Vào lúc này đây, liên minh với ai để chống lại kẻ thù xâm lược đó là vấn đề sống còn của đất nước vào lúc này. Và những người bình thường nhất thì họ cũng biết rằng bây giờ đây cần liên minh với lực lượng nào chống lại lực lượng nào. Họ biết cả. Đơn giản khi đảng cầm quyền biết dựa vào ý chí của dân, khởi động sức mạnh của dân thì lúc bấy giờ mới có được sự giúp đỡ bên ngoài và sự giúp đỡ bên ngoài ấy mới có hiệu lực.

Việt Hà: Xin cảm ơn giáo sư. 
Việt Hà
(RFA)

Nguyễn Khắc Mai - Đổi mới vòng hai: Theo dân theo nước

Con số 12 là số thiêng, là vòng quay một giáp.  Số 12 là tận cùng một chu kỳ, mà cũng là mở đầu một chu kỳ mới. Đai hội 12 của đảng Cộng sản VN cũng có ý nghĩa như thế. Nó nên là sự chấm dứt một chu kỳ cũ,cái “bỉ, lận” (xấu) đã tột cùng,cái hanh thông, vận hội mới đã xuất hiện. Có quyết tâm đi cùng với Việt, nghĩa là vượt lên, siêu việt, tiến vào một thời kỳ mới để chấn hưng Đất Nước trong TK XXI, hay để bị nhân dân đào thải. Đó là vấn đề đang đặt ra cho đảng CSVN ở Đại Hội này.

Nếu thật tâm, vì dân, vì nước hẳn những người cộng sản cũng dễ dàng nhận ra rằng khi Dân tộc trao vào tay lãnh đạo của đảng, thì dân tộc ta đang sánh vai với các nước lân bang trong khu vực, nên mới có cái mơ ước sánh vai với năm châu. Ngày nay, mọi người có chút hiểu biết đều nhận ra rằng, càng đổi mới theo tư tưởng và mô hình xô viết, càng toàn trị, đất nước càng tụt hậu ngày càng xa hơn so với những nước mà trước đây, ta cùng họ xếp ngang một trình độ. Giờ đây không thể sánh vai, mà thật sự chỉ còn là sánh vế.  Có bốn sự thật cần có tư duy mới, không ngụy luận, dám tìm nguyên nhân từ những vấn đề cốt lõi, đi đến tận cùng kỳ lý, không dừng lại bề ngoài để tự ru mình và ru người khác, may ra mới tỉnh mộng, mới thấy được đâu là lẽ đúng sai.

1. Ngót cả thế kỷ vẫn duy trì một mô hình thể chế chính trị mà càng cải cách càng “hành dân”, thủ tục càng rườm rà, nhiều điều phi lý.  Một mô hình mà hệ tư duy là duy vật máy móc, lý tưởng và mục tiêu là ảo tưởng, duy ý chí, tinh thần là sao chép vọng ngoại, triết lý đầy những mâu thuẫn lô gich…Còn về thân xác vật chất, tức nguồn nhân lực, là nhân cách con người thì đầy những lỗ hổng trí tuệ và phẩm chất đạo đức.  Một thiết chế chính trị không làm nền được cho phát triển bền vững, không biết tiếp nhận năng lượng mới của nhân loại, không đủ sức nhạy cảm để tim ra nguyên nhân của lạc hậu trì trệ, không nâng được trên vai trách nhiệm của mình để tôn vinh nhân dân, tạo điều kiện cho nhân dân phát triển trí sáng tạo, thậm chí cũng không làm theo tư duy của Hồ Chí Minh “làm cho dân dùng được quyên dân chủ, hưởng được quyền dân chủ, dám nói, dám làm”.  Nghe theo luận điểm của Lê nin một cách mù quáng, chuyên chính vô sản là bà đỡ của chế độ mới, ĐCSVN, thực sự làm luôn “bà đẻ”.  Nên do tiên thiên bất túc mà sinh quái thai, dị tật, có muốn cải tạo, hoàn thiện cũng không thể được! Có một câu hỏi vừa khôi hài vừa cay đắng là cớ sao những nhà cầm quyền đi nước ngoài vẫn van xin thiên hạ công nhận cho VN cơ chế thị trường đầy đủ lại không xin nhân dân, không tạo mọi điều để cho nhân dân tự mình làm ra kinh tế thị trường thật sự và đầy đủ.  Nguyên một cái quyền sở hữu, trong đó có sở hữu đất đai, vốn là một trong những điều kiện cơ bản của kinh tế thị trường cũng đánh tráo khái niệm để tước mất cái cơ sở quan trọng để có thị trường.  Một thể chế chính trị đã xây dựng nên những quan hệ xã hội ở mọi lĩnh vực đầy khuyết tật, lạc hậu, phản tiến hóa, đã làm cho đất nước ngày một tụt hậu xa so với khu vực, đang hủy hoại môi trường, làm băng hoại xã hội, con người… không thể không cải cách, chấn hưng, làm lại.

Có một điều thật là kỳ quái. Đó là con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội. (1)  Chính C. Mác và Ăng Ghen vào cuối đời đã phủ định nó. (2) Lê nin đã phục dựng trên cơ sở xuyên tạc lý thuyết của Mác, tổ chức Đảng Cộng sản Liên xô, xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình Xô viết, cuối cùng đã phá sản vào năm 1991. Ở Việt Nam khi càng hô khẩu hiệu tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH, thì đất nước ngày càng kiệt quệ, bi đát. Đổi mới, rồi chỉ coi là định hướng. (3) Nay thì chính Tổng bí thư của đảng đã phải thú nhận “trăm năm nữa biết có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay không.” Cần chú ý hai chữ hoàn thiện. Hoàn nghĩa là đầy đủ, hoàn chỉnh, tròn đầy, đối lập với hoàn là què quặc, phiến diện, thiếu sót, nữa vời, chẵng đâu vào đâu. Còn thiện là tốt đẹp, giỏi giang, lành mạnh, đối lập là xấu xa, tàn ác, không thiện. Như thế là cái ã hội chủ nghĩa ở VN hôm nay là không thể hoàn thiện, nó chỉ là cái méo mó, cái nữa vời, què quặc, nó bất thiện nghĩa là ác, không tốt đẹp gì. Điều kỳ quái là đã nói ra như thế, mà vẫn cứ ép cái Quốc Hội thông qua một Hiến pháp, ghi rõ là Hiến pháp tiến lên chủ nghĩa xã hội!

2. Ngót 50 năm không xây dựng cho dân tộc một nền kinh tế tự chủ, tự cường với những điều kiện ban đầu rất thuận lợi.  Ngót nửa thế kỷ vẫn không xong cơ sở hạ tầng, vẫn cứ còn loay hoay với sửa đổi luật pháp, một hệ thống luật pháp làm nền cho đất nước phát triển như thiên hạ đã làm được, hiện thời xã hội ta cũng chưa có.  Chúng ta duy trì mãi những quan niệm kinh tế vừa lạc hậu vừa phản tiến hóa.  Ra sức duy trì một nền kinh tế yếu kém, chi phí cao, mà năng suất, hiệu quả thấp, luôn trong cảnh gia công, lệ thuộc… Không phải vì năng lực quản lý yếu kém, mà chính là vì không lấy dân làm gốc, mà thật sự là lấy một lý thuyết lạc hậu để duy trì phe đảng, nhóm lợi ích.  Phải biết xấu hổ, khi Hàn Quốc, một thời trình độ như ta, họ chỉ trong vòng non nửa thế kỷ đã bỏ xa ta đến hàng chục lần.  Lỗi không phải ở dân, mà ở đảng cầm quyền đã duy trì quá lâu một mô hình kinh tế lầm lỗi.  Ngay cả khi Tổng bí thư Trường Chinh tuyên bố đổi mới tư duy kinh tế thì cũng chỉ là nửa vời. Giờ đây cả hai giai cấp Công, Nông là số đông của dân tộc, mà đảng Cộng Sản coi là nền tảng của mình…đều có cuộc sống rất thảm thương. Nói như C. Mác lúc cuối đời, thì họ “…Sau một hồi tự do, hưng phấn cách mạng, làm công dân của một nhà nước kiểu mới,liền tỉnh ngộ ra, thấy mình chỉ là nô lệ, là con rối, là con mồi của những tham vọng mới” (Dẫn theo Marx Sa Vie Et Son Oeuvre của Jean Eleinstein). Đây là dự báo hoàn toàn chính xác của Mác về thân phận công nông trong các chế độ cọng sản sau khi đã làm “cách mạng” thành công. Việt Nam cũng không là ngoại lệ.

3. Nửa thế kỷ là thời gian của ba thế hệ, nhưng VN chúng ta cũng không có nổi một đội ngũ cán bộ, công chức đúng nghĩa, đúng tầm.  Họ đang là một số đông phình to vượt cả yêu cầu, tham nhũng phổ biến (cái gì cũng ăn), ngồi chơi xơi nước, hành dân là chính.  Về nguyên tắc, họ phải trở thành nhóm tinh hoa của xã hội, có trí, có tâm, có đức (cái đức lớn của họ là phục vụ nhân dân, phụng sự đất nước, chứ không phải ngu trung hoặc trở nên hèn mọn giá áo túi cơm), có lối sống văn hóa, lành mạnh… đủ sức cầm trịch, áp đặt một cuộc chơi mới nhằm chấn hưng và phát triển dân tộc trong thế kỷ mới.  Họ đang là tội nhân, là nạn nhân.  Lỗi lầm chính là ở đường lối của đảng cầm quyền đã biến họ thành lực lượng tiêu cực, có sức phá hoại, cài số lùi nghiêm trọng.

4. Xã hội ta bề ngoài có chút phát triển.  Nhưng bên trong đầy ung nhọt nguy hiểm.  Nhin ở bất cứ lĩnh vực nào cũng thấy có rối loạn cục bộ (trouble partielle).  Chính những rối loạn cục bộ đó đã dẫn đến trạng thái khủng hoảng toàn thể, như đã chứng kiến.  Có thể mượn cách nói của Mác: sự hình thành nhân cách cá nhân, là tiền đề, là cơ sở để hình thành nhân cách mới của dân tộc.  Ông Trọng có lần nói phải bứt phá về lý luận.  Đúng thế.  Phải bứt phá để thoát vượt khỏi trạng thái triền miên và phổ biến cảnh tượng rối loạn cục bộ khắp nơi như hiện nay.

Lãnh đạo nghĩa là dẫn dắt chứ không phải ăn trên ngồi trốc, làm quan phát tài.  Lỗi lầm lớn cũng chính là làm biến dạng nhân cách con người và nhân cách dân tộc.

Lãnh đạo thì phải ưu tiên về tính chiến lược vĩ mô, và khi đã thấy xuất hiện vô vàn những rối loạn cục bộ thì vấn đề là phải tìm cho ra gốc rễ của hiện tượng.  Đây là lúc cần suy tính nhiều nước cờ chứ không thể chỉ tính nước cờ trước mắt.  Nhà chuyên gia tầm cỡ quốc tế về “Chiến lược điều hành” là Lloyd Bruce (Anh quốc) khẳng định: “Nếu không hiểu minh triết và biết dùng minh triết, các nhà lãnh đạo sẽ trả giá đắt cho sự vô minh của mình”.  Hãy xóa bỏ u mê lầm lỗi, quẳng đao đi thì thành Phật.  Minh triết Việt, phối hợp với kiến thức và kinh nghiệm tốt đẹp của nhân loại tiên tiến sẽ là dấu chỉ tin cậy để chỉ ra con đường phục hưng dân tộc trong thế kỷ mới.  Tôi viết những dòng này để tặng những người còn có lương tri trong ĐCSVN, nhân Hội nghị TW8. Nay cho in lại để kính gởi BCH TW, Chính phủ và Quốc Hội, đồng thời xin gởi đến bốn anh: Sang, Trọng, Hùng, Dũng và toàn thể đảng viên, đoàn viên thanh niên để góp vào sự chuẩn bị ĐH 12. /.
Nguyễn Khắc Mai
Tác giả gửi cho viet-studies ngày 24-8-14
(Viet-studies)

Sẽ thu hồi các danh hiệu của trùm xã hội đen Minh "Sâm"?

Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội cho rằng, nếu Minh Sâm giành được các danh hiệu, giải thưởng nhờ hoạt động phạm pháp thì cần phải thu hồi.

Trước khi bị Bộ Công an bắt giữ, Nguyễn Ngọc Minh (tức Minh Sâm) cùng với doanh nghiệp của mình đã nhận được nhiều danh hiệu, giấy khen của các cấp, các ngành mặc dù có nhiều hoạt động trái pháp luật.

Câu hỏi đặt ra, liệu những danh hiệu, giải thưởng đó có thực sự xứng đáng hay không? Khi băng nhóm của Minh Sâm bị triệt phá thì những danh hiệu, giải thưởng này có bị xem xét thu hồi hoặc hủy bỏ hay không?

Liên quan đến vấn đề này, PV VTC News đã có cuộc trao đổi với ông Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội. 

Sẽ thu hồi các danh hiệu của trùm xã hội đen Minh "Sâm"? - Ảnh 1
Trùm xã hội đen Minh Sâm và khối tài sản khủng có được nhờ hoạt động phi pháp.

Ông Thảo cho rằng, nếu phát hiện trùm xã hội đen Minh Sâm đã đạt được các giải thưởng, danh hiệu nhờ các hoạt động trái pháp luật thì các cơ quan chức năng cần phải xem xét thu hồi.

"Nếu vi phạm pháp luật để có được các danh hiệu, giải thưởng thì việc thu hồi là rõ ràng. Ngay cả các danh hiệu như Hoa hậu hay Anh hùng lao động... đã được trao nhưng khi phát hiện đối tượng được trao vi phạm thì cũng bị thu hồi.

Tuy nhiên, cũng cần phải xem xét cụ thể. Đối với các danh hiệu được trao khi người ta chưa hoặc không liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật thì những danh hiệu đó là hợp lý, không thể thu hồi," ông Thảo nói.

Trong khi đó, trao đổi với PV VTC News, một lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh xác nhận rằng, trước khi bị bắt, Minh Sâm cùng doanh nghiệp của y đã nhận được nhiều danh hiệu, giải thưởng, giấy khen từ cấp trung ương tới địa phương.

Theo vị lãnh đạo này, sở dĩ Minh Sâm được khen ngợi nhiều là bởi vì các cơ quan chức năng chỉ biết ông trùm này có nhiều đóng góp tốt cho xã hội.

"Từ chính quyền cấp xã đều có báo cáo tốt về doanh nghiệp này. Những việc làm ăn ngầm của họ thì không ai biết. Chỉ có nghiệp vụ của công an mới phát hiện được. Việc Bộ Công an bắt giữ nhóm đối tượng này cũng được giữ bí mật, tỉnh không được biết," lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh cho hay.

Về việc có xem xét thu hồi các danh hiệu của Minh Sâm hay không, vị lãnh đạo nói trên cho biết: "Điều này phải đợi tới khi có kết quả điều tra của cơ quan công an mới có thể nói đến được. Hiện các đối tượng đang bị cơ quan công an tạm giữ 4 tháng để điều tra".

Như đã đưa tin, Nguyễn Ngọc Minh (tức Minh Sâm) thành lập Công ty TNHH Đại An vào năm 2000. Từ đó tới nay, công ty này lớn mạnh nhanh chóng. Minh Sâm trở thành một trùm gỗ nổi tiếng tại Bắc Ninh.

Nhờ công việc kinh doanh "ăn nên làm ra", Công ty Đại An luôn đi đầu trong các hoạt động từ thiện nhân đạo như bỏ cả tỷ đồng mỗi năm để thực hiện công tác an sinh xã hội.

Cũng chính vì vậy mà Minh Sâm cùng công ty của mình đã nhận được rất nhiều danh hiệu, các bằng khen, giấy khen từ các cấp, các ngành.

Nhưng tới khi Minh Sâm cùng đồng bọn bị Bộ Công an bắt giữ, người ta mới nhận ra rằng, "doanh nhân" này chưa bao giờ từ bỏ bản chất của một tên giang hồ khét tiếng.

Thực tế, Công ty Đại An phất lên nhanh chóng là nhờ Minh Sâm đã sử dụng thế lực ngầm để thâu tóm địa bàn, hoạt động bảo kê, cưỡng đoạt tài sản...

Theo đó, các hộ kinh doanh tại chợ gỗ Phù Khê phải nộp phí bảo kê cho Minh Sâm. Nhiều lái buôn về đây mua bán, vận chuyển lâm sản đều bị nhóm tay chân của Minh Sâm chèn ép, bắt “làm luật”… Ngoài ra, Minh Sâm cũng dùng thế lực xã hội đen để ép các tiểu thương trong khu vực phải sử dụng các dịch vụ vận chuyển của chúng.
(VTC Nesw)

Nguyễn Thành Năng - “Đốt cờ Việt Nam” - đâu là tính trung thực của nền báo chí?


(VNTB) - Trong mấy ngày vừa qua, một số tờ báo ở VN đưa tin và bài về chuyến thăm VN của Chủ tịch quốc hội Heng Samrin của Cambodia. Tôi không dám mạn bàn đến nội dung ông Heng Samrin nói gì, thỏa thuận gì với Hà Nội. Chuyện quốc sự và ngoại giao giữa 2 nước từng là những-người-anh-em-đỏ chắc cũng xoay quanh mấy đề tài kinh tế, Việt kiều, đặc biệt họ bàn bạc và đề cập đến việc các người biểu tình Cambodia đốt cờ VN. Việc đốt cờ của một quốc gia hay vùng lãnh thổ là điều hệ trọng trong quan hệ giữa các quốc gia.

Tuy nhiên điều đáng nói và đáng quan tâm là nội dung đưa tin của các báo lề phải, rằng:
"Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Quốc hội, Chính phủ có các biện pháp phù hợp để ngăn chặn, không để hành động biểu tình chống Việt Nam và đốt cờ Việt Nam tái diễn"

…nào là "Chủ tịch Quốc hội Campuchia đồng tình với đề nghị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ có biện pháp ngăn chặn không để biểu tình chống Việt Nam; không để tái diễn biểu tình bài Việt, và đốt cờ Việt Nam"

…nào là "Báo điện tử Chính phủ Việt Nam ngày 18/8 nói Chủ tịch Quốc hội Campuchia cho biết cá nhân ông và Quốc hội Campuchia hết sức bất bình về hành động trên, đồng thời Campuchia đã có các biện pháp mạnh mẽ để xử lý những hành vi và đối tượng đốt quốc kỳ Việt Nam, đồng thời hứa hẹn sẽ cố gắng hết sức, bằng luật pháp để từng bước hạn chế tối đa, ngăn chặn những hành động bạo lực và những hành vi tương tự tái diễn.

Báo điện tử Chính phủ Việt Nam còn trích lời Chủ tịch Quốc hội Campuchia Heng Samrin cho rằng đây là hành động của một nhóm đối tượng quá khích, bị kích động bởi một số phần tử không hiểu biết về lịch sử hai nước và mong Chính phủ và nhân dân Việt Nam thông cảm…". Vân vân và vân vân…

Thế rồi ông Heng Samrin về nước thì ông Chheang Vun, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại, Hợp tác quốc tế, Thông tin và Truyền thông Cambodia trả lời báo chí tại sân bay Quốc tế Phnom Penh (cùng tháp tùng Chủ tịch Quốc hội Campuchia Heng Samrin thăm VN) lại bác bỏ gần như hoàn toàn nội dung do các báo lề phải của VN đưa tin. Vậy ông Chheang Vun đã nói gì ?

1/ Ông Chheang Vun đã bác bỏ mọi thông tin đăng tải trên các trang báo của Việt Nam liên quan các tổ chức Khmer Kampuchia Krom và người dân Campuchia biểu tình chống Việt Nam tuần qua.

2/ Ông khẳng định Chủ tịch Quốc hội Heng Samrin chỉ lấy làm tiếc về hành động biểu tình đốt cờ Việt Nam nhưng Campuchia không được gọi người biểu tình là nhóm đối tượng quá khích, bị kích động bởi một số phần tử không hiểu biết về lịch sử hai nước. Theo ông, ông Heng Samrin cũng không hề có hứa với Việt Nam sẽ xử lý người đốt cờ Việt Nam hay có biện pháp ngăn chặn

3/ Ông Chheang Vun cho biết: “Đối với những thông tin phát đi rằng chính phủ Campuchia sẽ có biện pháp xử lý người biểu tình, nói người biểu tình không hiểu biết về lịch sử và Campuchia mong chính phủ Việt Nam và nhân dân Việt Nam hết sức thông cảm, tôi dám đảm bảo rằng Chủ tịch Quốc hội hoàn toàn không nói như vậy, tôi bác bỏ những tin tức trên.

4/ Và đặc biệt ông Chheang Vun còn phát biểu "Campuchia là một nước dân chủ, pháp quyền, đa nguyên đa đảng. Chuyện biểu tình đốt cờ là chuyện bình thường. Nó không thể hiện quan điểm của chính phủ. Campuchia không thể cấm người dân biểu tình, không có biện pháp xử lý… Chính phủ chỉ nói với Việt Nam không chấp nhận biểu tình bạo lực và lấy làm tiếc.”

Vậy đó, người ta nói một đường, báo chí lề phải nói một nẻo. Đọc lại những tin phản bác nói trên từ Cambodia mà thấy buồn cho những tờ báo quốc doanh, thấy thật tội nghiệp cho họ. Họ viết và và họ làm một điều dựng đứng mà không biết ngượng và trên hết không có liêm sỉ! Và ai, cơ quan nào duyệt những tin của những tờ báo này trước khi đăng??? Câu trả lời dành cho độc giả.

Qua câu chuyện này, người viết muốn nói đến một tính cách, nhân cách của người cầm bút của người viết báo, đó là phải TRUNG THỰC, không được bóp méo! Không thể đưa đến người đọc bằng những nội dung đơm đặt và dựng chuyện như vậy giữa một thế giới mà thông tin tràn ngập mọi ngõ ngách.

Mặt khác người làm báo (người viết và cả người duyệt) của các báo lề phải cần phải nhớ rằng nếu đưa tin không chính xác thì sẽ làm rắc rối về chính trị và ngoại giao giữa hai nước VN và Cambodia. Nhưng trên hết, những nội dung mà các báo lề phải đưa tin sẽ làm trò cười cho thiên hạ.

Biết đến bao giờ tính TRUNG THỰC mới có ở các tờ báo nói trên??? Chắc còn lâu và lâu lắm!

Và đâu là sự đích thực của nền báo chí cách mạng VN như người ta hay giương cao?!
Nguyễn Thành Năng
(Việt Nam Thời Báo)