Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 4 tháng 4, 2015

Ai lợi dụng 'cơn sốt' về Lý Quang Diệu?


Sinh thời, chính cố Thủ tướng Singapore, ông Lý Quang Diệu từng nói những câu như:
"Hãy đậy nắp quan tài lại, rồi quyết định. Khi đó bạn hãy đánh giá tôi. Tôi có thể vẫn làm gì đó ngu ngốc trước khi nắp quan tài của tôi đóng lại; " hay
"…Tôi không nói rằng mọi thứ tôi làm là đúng nhưng mọi thứ tôi làm là vì một mục đích cao đẹp. Chắc tôi cũng đã làm những việc nhơ nhớp, giam giữ dân mà không xét xử…"
Và là một người thực tế, ngay từ lúc còn khỏe mạnh, cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu hình dung trước rằng trong dòng người đổ về viếng ông, trong một rừng những lời ngợi ca công tích của ông như một cha già lập quốc và đem đến sự thịnh vượng cho đất nước cũng là ngày người ta sẽ nghiêm khắc hơn trong phán xét ông.

Những món quà

Thành công của Lý Quang Diệu đã biến thành những “món quà” cho nhiều chính trị gia trên thế giới. Đảo quốc Sư tử đã đem lại ảo tưởng thành công cho những người có hy vọng theo đuổi chính thể độc tài có hơi hướng gia đình trị trong thế giới hiện đại.
Đó là tài năng, kiến thức, danh dự, ý chí sắt đá trong những cố gắng áp dụng nhưng thành tựu theo mô hình dân chủ của các nước phương Tây, đồng thời kiên quyết xóa bỏ những thành phần theo chủ nghĩa cộng sản tại đảo quốc này để đưa Singapore đi lên.
Cũng không thể quên rằng trước khi bước chân ra chính trường, Lý Quang Diệu và con trai ông, ngoài tài năng, đã là những trí thức được đào tạo thực sự tại trường đại học danh tiếng của Anh quốc, đã thấm nhuần những giá trị nhân văn cũng như khoa học kỹ thuật và điều hành thể chế chính trị hiện đại của phương Tây.

Dung dưỡng độc tài

Trung Quốc rất tinh vi lợi dụng thành công của Lý Quang Diệu để đàn áp tự do và nhân quyền
Trung Quốc, Việt Nam đã bày tỏ sự ưa chuộng Lý Quang Diệu bằng một chính sách khả dĩ dung dưỡng nền độc tài. Họ đương nhiên bác bỏ các chuẩn mực phương Tây về dân chủ và kinh tế thị trường tự do, lựa chọn đường lối chủ nghĩa độc đoán có phần cải cách để cai trị.
Điều mà họ đem ra chống đỡ với dư luận là nền dân chủ phải thích ứng với các giá trị Á đông và liên tục đe dọa rằng sẽ sụp đổ nếu họ trở thành một quốc gia có nền dân chủ.
Với hơn 30 lần viếng thăm Trung quốc trong đời Lý Quang Diệu, người ta có thể thấy nhà cầm quyền Trung Quốc đã rất tài giỏi và tinh vi trong việc lựa chọn áp dụng mô hình Lý Quang Diệu cho quản lý xã hội, với chủ nghĩa thực dụng để phát triển kinh tế thương mại, bên cạnh đó lợi dụng ông như một bằng chứng thành công rực rỡ của việc đàn áp tự do và nhân quyền.
Người ta không thể không nhận ra thủ đoạn áp dụng những mặt tối trong mô hình cai trị của Lý Quang Diệu tại Việt Nam hiện nay.
Hiện tượng gia đình trị, thân hữu trị trong các tập đoàn quyền lực Việt Nam ngày càng phổ biến khi các nhà cầm quyền bằng mọi giá đã đưa con cháu thân tín vào những vị trí quyền lực quan trọng, chuẩn bị cho sự “nối ngôi” về sau.

Singapore chuyển đổi

Mặc dù tôn sùng Lý Quang Diệu như một ông thánh, nhưng người Singapore đã nghĩ đến một sự chuyển đổi mô hình cho hợp thời đại, khi những người trẻ tuổi ý thức mạnh mẽ hơn về nhân quyền.
Thủ tướng Lý Hiển Long đã nhận ra nguy cơ đó khi thu nhập bình quân đầu người của Singapore vẫn đang ở top đứng đầu thế giới:
"Chúng ta đang ở ngã rẽ, cần thay đổi. Hiện nay chúng ta đang thành công, phồn vinh, nhưng không phải không tồn tại các vấn đề và đều cần phải giải quyết."
Nhà cầm quyền hiện nay của Singapore đã nhận ra những điều bất cập này và đang gấp rút nghiên cứu cải cách thể chế.
Theo thể chế XHCN, Việt Nam tụt hậu 158 năm so với Singapore
Nhưng nhiều nhà độc tài khác lại chỉ khai thác những hạn chế của mô hình này để làm bùa phép biện minh cho nền chính trị bất công và tàn bạo của họ.
Khi mới lập quốc trong những năm 60 của thế kỷ 20, Thủ tướng Lý Quang Diệu từng nói “hy vọng một lúc nào đó Singapore sẽ phát triển giống như Sài Gòn”.
Nửa thế kỷ sau, do thể chế xã hội chủ nghĩa và 'công tích' kìm hãm phát triển đất nước của những nhà cầm quyền Việt Nam, tổng thu nhập quốc dân (GNI) bình quân đầu người của Việt Nam năm 2013 đã thấp 56 lần so với Singapore (1.400 USD/đầu người Việt Nam, Singapore là 78.744 USD/người).
Thời báo Kinh tế Sài Gòn ngày 14/4/2014 cho biết, theo Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2009, thì thu nhập của Việt Nam đã tụt hậu tới 158 năm so với Singapore và 95 năm so với Thái lan chứ chưa nói đến thời kinh tế suy thoái như hiện nay.
Con đường của Singapore đã đi là con đường ngược lại với lý tưởng và thể chế cộng sản nên đã đem lại những kết quả hoàn toàn đối lập.
Bài thể hiện quan điểm riêng của nhà văn Võ Thị Hảo hiện đang ở Berlin, Đức.

Chỉ biết còn Đảng thì còn mình


11:10 06/02/2015 
http://antg.cand.com.vn/Su-kien-Binh-luan-antg/Chi-biet-con-dang-thi-con-minh-340825/ 

Lục tìm trong vốn từ vựng, chẳng thấy từ nào chuẩn hơn nên xin được mượn chữ của cố Tổng bí thư Lê Duẩn để đặt tên bài viết, ngõ hầu nêu được phần nào nhiệm vụ của lực lượng Công an nhân dân (CAND) qua các thời kỳ.

Gom đầy túi tiền, đại gia ngàn tỷ rút êm cùng vợ con

Nhiều đại gia có mặt trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam đã biến mất với túi tiền đầy ắp.
“Nô nức” rời sàn
Dù kinh doanh hiệu quả hay phải đối mặt với những khoản lỗ khủng, một số doanh nghiệp vẫn chọn cách hủy niêm yết hoặc buộc phải hủy niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán vì những mục đích riêng của mình.
Cuối 2014, đầu 2015 là khoảng thời gian nhiều doanh nghiệp “nô nức” rời sàn. Cổ phiếu ALP của Công ty Cổ phần Đầu tư Alphanam là một trong những cổ phiếu gây được nhiều chú ý nhất khi tự chấm dứt cuộc chơi trên sàn Tp.HCM.
Theo đó, 30/12/2014 là phiên giao dịch cuối cùng của ALP, cổ phiếu lừng lẫy một thời trên thị trường OTC. ALP hủy niêm yết tự nguyện khi liên tục công bố những khoản lỗ lên tới hàng trăm tỷ đồng mỗi năm kể từ 2012.
đại-gia, Nguyễn-Tuấn-Hải, Alphanam, Nguyễn-Ngọc-Mỹ, ái-nữ, nghìn-tỷ, con-gái, ông-chủ
Nguyễn Ngọc Mỹ, con gái Chủ tịch Alphanam
Cổ đông ALP thấu hiểu được nguyên nhân Alphanam liên tục đạt lợi nhuận âm. Đó là Alphanam có xu hướng đầu tư theo Warrant Buffet, rót vốn vào hàng loạt công ty thua lỗ với giá rẻ. Vì vậy, trong báo cáo hợp nhất, Alphanam phải hạch toán những khoản lỗ khủng của công ty con.
Dù thấu hiểu nhưng cổ đông không thông cảm. Chính vì vậy, thị giá của ALP tuột dốc và dừng ở mức 3.400 đồng/CP trong phiên giao dịch cuối cùng. Có thể thấy, thị giá ALP thấp hơn rất nhiều so với mệnh giá (10.000 đồng/CP).
Trong khi đó, MPC của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú rời sàn trong tư thế “ngẩng cao đầu” hơn. MPC hủy niêm yết dù lợi nhuận sau thuế 2014 là con số cao ngất ngưởng 755 tỷ đồng. MPC dừng cuộc chơi vì kế hoạch tăng vốn trên thị trường chứng khoán không thành.
MPC là trường hợp hi hữu rời sàn trong tư thế “ngẩng cao đầu”. Đầu năm 2015, nhiều cổ phiếu khác cũng dừng cuộc chơi trên thị trường chứng khoán nhưng chủ yếu là bị bắt buộc sau chuỗi năm kinh doanh bết bát.
Trong 4 tháng đầu năm 2015, bên cạnh MPC, có tới 6 mã phải dừng cuộc chơi. Đó là VNI (Công ty cổ phần Đầu tư Bất động sản Việt Nam), HSI (Công ty Cổ phần Vật tư tổng hợp và Phân bón Hóa sinh), NHW (Công ty Cổ phần Ngô Han), HLA (Công ty Cổ phần Hữu Liên Á Châu), SBC (Công ty Cổ phần Vận tải và Giao nhận bia Sài Gòn), DBF (Công ty Cổ phần Lương thực Đông Bắc).
Biến mất với túi tiền đầy ắp
Đa số các cổ phiếu bị hủy niêm yết đều có điểm chung là công ty kinh doanh bết bát, các chủ sở hữu không còn nhiều tiền khi thị giá cổ phiếu xuống quá thấp. Tuy nhiên, MPC và ALP là những trường hợp cá biệt.
Dù tạm biệt thị trường chứng khoán ở mức giá rất thấp, chỉ 3.400 đồng/CP nhưng ALP vẫn đủ sức giúp các chủ sở hữu giữ được khối tài sản không hề nhỏ.
Cụ thể, với việc nắm giữ hơn 116 triệu cổ phiếu ALP, ông Nguyễn Tuấn Hải, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Alphanam có khối tài sản trị giá hơn 395 tỷ đồng. Với số tiền này, ông Hải có mặt trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.
Không lọt vào danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam nhưng hai con của ông Hải là Nguyễn Minh Nhật và Nguyễn Ngọc Mỹ cũng là triệu phú khi mỗi người sở hữu lượng cổ phiếu ALP trị giá 32,6 tỷ đồng.
Trong đó, ái nữ 9X Nguyễn Ngọc Mỹ của ông Hải thậm chí còn nổi tiếng hơn bố khi liên tục được báo chí nhắc tới. Cô được tôn vinh là tiểu thư vừa giàu có, giỏi giang và xinh đẹp.
Trong khi đó, MPC rời sàn trong tư thế “ngẩng cao đầu”. Sau khi thông tin MPC hủy niêm yết được công bố chi tiết, MPC giảm giá mạnh, xuống “đáy” 82.000 đồng/CP vào ngày 18/3. Thế nhưng, MPC đã có cú đảo chiều ngoạn mục khi công ty thủy sản Minh Phú công bố sẽ trả cổ tức 50% cho nửa năm 2014. Điều đó có nghĩa, cổ tức cả năm 2014 của công ty là 100%, tỷ lệ rất cao.
Đóng cửa phiên cuối cùng trong ngày 30/3/2015, MPC vọt lên 122.000 đồng/CP, tăng 40.000 đồng/CP, tương ứng gần 50% so với “đáy”. Đà tăng ngoạn mục này giúp tài sản của các cổ đông lớn của MPC cải thiện rất nhiều.
Cụ tới, tính theo thị giá MPC ngày 30/3, giá trị tài sản của bà Chu Thị Bình, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú là 2.132 tỷ đồng. Ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Minh Phú sở hữu khối tài sản lên tới 1.947 tỷ đồng. Cả hai vợ chồng ông Quang, bà Bình đều có mặt trong Top 10 người giàu có nhất sàn chứng khoán Việt Nam.
Không chỉ có vậy, người thân của hai vị đại gia thủy sản này cũng “biến mất” với túi tiền đầy ắp. Lê Thị Dịu Minh, con gái ông Quang đang nắm giữ hơn 3 triệu cổ phiếu MPC với giá trị 385 tỷ đồng. Ông Lê Văn Điệp, em trai ông Quang là triệu phú với 240 tỷ đồng. Ông Chu Văn An, anh bà Bình cũng giàu có với 135 tỷ đồng.
(Theo VTC News)
 http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/230157/gom-day-tui-tien--dai-gia-ngan-ty-rut-em-cung-vo-con.html

Cho quan tham chuộc mạng là khuyến khích tham nhũng

Quy định này tạo điều kiện cho kẻ tham nhũng dùng chính ngay số tiền tham nhũng của dân, của nước để đổi lại mạng sống của mình.
Dự thảo BLHS (sửa đổi) vẫn duy trì hình phạt tử hình cho hai tội tham ô và nhận hối lộ (thuộc nhóm tội tham nhũng). Tuy nhiên, dự luật lại cho phép người bị kết án tử hình đã chủ động khắc phục hậu quả của tội phạm do mình gây ra, tự nguyện giao nộp cho Nhà nước ít nhất 1/2 số tiền, tài sản do phạm tội mà có, hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra xử lý tội phạm hoặc lập công lớn thì có thể được chuyển hình phạt tử hình xuống chung thân.
Đây quả là thông tin rất đáng chú ý. Nhiều người sẽ đặt câu hỏi thế này là thế nào? Kẻ tham nhũng dùng chính ngay số tiền tham nhũng bất chính (mà đáng ra phải được cơ quan điều tra (CQĐT) phát hiện, thu hồi vào ngân sách nhà nước) để đổi lại mạng sống của mình? Thế có khác gì khuyến khích người ta tham nhũng, vì cứ tham nhũng đi chắc gì đã bị phát hiện, nếu phát hiện chắc gì đã bị tòa tuyên án tử hình, nếu có bị tuyên án tử hình thì chắc gì đã phải bị thi hành án!
Từ chế định “thỏa thuận nhận tội” của Mỹ
 Thực ra ý tưởng này không phải là mới mà chỉ là sự tham khảo, tiếp thu chế định “thỏa thuận nhận tội” (plea bargaining) trong pháp luật tố tụng hình sự Mỹ. Theo đó, bị cáo có thể thỏa thuận với tòa án về việc bị cáo sẽ nhận tội nhẹ hơn và sẽ phải chịu hình phạt nhẹ nhất so với truy tố của viện công tố và tòa án sẽ không xét xử bị cáo theo các truy tố nặng hơn đó của viện công tố.
tham nhũng, tử hình, chuộc

Đây là cách tiếp cận đầy tính thực dụng trong đấu tranh chống tội phạm của pháp luật Mỹ. Bởi người ta cho rằng trong trường hợp này các bên đều có lợi: Viện công tố đỡ được gánh nặng chứng minh tội phạm theo truy tố ban đầu của mình mà vẫn hoàn thành nhiệm vụ (vì ít nhất thì tội phạm cũng đã được phát hiện và kẻ phạm tội cũng đã bị trừng phạt); tòa án thì không phải tiếp tục phiên tòa nữa, Nhà nước tiết kiệm được khoản kinh phí cho hoạt động của guồng máy tư pháp; còn bị cáo thì tránh được trách nhiệm hình sự theo tội nặng hơn mà viện công tố đã truy tố lúc đầu.
Thực chất của “thỏa thuận nhận tội” là định lại tội danh theo hướng nhẹ hơn cho bị cáo. Ý tưởng trong dự thảo BLHS sửa đổi cũng theo logic “các bên cùng có lợi” vì CQĐT, VKS về hình thức được xem là hoàn thành nhiệm vụ thu hồi tài sản tham nhũng (trên thực tế Nhà nước sẽ nhận lại được tài sản của mình bị kẻ tham nhũng chiếm đoạt), kẻ phạm tội thì tránh được hình phạt tử hình, chỉ chịu hình phạt tù chung thân.
Trừng trị tham nhũng quan trọng hơn thu hồi tài sản
Bản chất câu chuyện ở đây là thay đổi hình phạt nhẹ hơn cho người bị kết án tử hình trên cơ sở kẻ phạm tội tự nguyện giao nộp lại cho Nhà nước 1/2 số tài sản tham nhũng đã không bị phát hiện và bị thu hồi trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử. Nếu như mục đích chủ yếu trong “thỏa thuận nhận tội” là phá án, phát hiện tội phạm thì ý tưởng trong dự thảo BLHS sửa đổi lại là vấn đề thu hồi tài sản tham nhũng cho Nhà nước.
Mặc dù thu hồi tài sản tham nhũng cũng là vấn đề quan trọng và nan giải trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng nhưng theo tôi, trong bối cảnh hiện nay ở nước ta, vấn đề phát hiện tội phạm tham nhũng, trừng phạt kẻ phạm tội tham nhũng quan trọng hơn vấn đề thu hồi tài sản.
Có thể lấy vụ án tham nhũng của Lã Thị Kim Oanh làm thí dụ: Tài sản tham nhũng hơn 4.000 tỉ đồng nhưng thu hồi không được bao nhiêu. Tuy nhiên, việc phát hiện vụ án tham nhũng và trừng phạt kẻ tham nhũng theo pháp luật đã đáp ứng được yêu cầu bức xúc của xã hội. Mặt khác, nhiệm vụ phát hiện, thu hồi tài sản tham nhũng không dừng lại cùng với việc kết thúc điều tra vụ án hoặc tuyên án. Vào bất kỳ thời điểm nào có thông tin về tài sản tham nhũng thì Nhà nước vẫn có quyền thu hồi tài sản tham nhũng đó.
Làm tăng ý chí của quan tham
Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng cần được nhìn nhận ở cả hai góc độ: mặt tích cực và mặt hạn chế. Hạn chế của ý tưởng này trong dự thảo BLHS sửa đổi là càng làm sâu sắc thêm ý chí phạm tội tham nhũng. Thủ đoạn che giấu tài sản tham nhũng sẽ ngày càng tinh vi hơn bởi lẽ tài sản tham nhũng không bị phát hiện, không bị thu hồi trong quá trình điều tra vụ án tham nhũng sẽ được xem như là phao cứu sinh cho kẻ phạm tội. Còn đối với CQĐT, VKS thì quy định này sẽ làm nhẹ hơn nghĩa vụ của họ về phát hiện và thu hồi tài sản tham nhũng, tăng thêm cơ hội cho các hiện tượng trục lợi, tiêu cực và lạm quyền trong quá trình điều tra, truy tố vụ án. (Các nghiên cứu về “thỏa thuận nhận tội” trong pháp luật tố tụng hình sự Mỹ cũng đưa ra nhận định như vậy).
Ngoài ra, nếu ý tưởng này thành hiện thực thì sẽ phát sinh thêm thủ tục tố tụng xem xét thay đổi hình phạt từ tử hình xuống chung thân.
Một lưu ý nữa trong học tập, áp dụng kinh nghiệm nước ngoài là phải tính đến các điều kiện lịch sử - xã hội, kinh tế, truyền thống văn hóa pháp lý ở mỗi quốc gia… Trong một hội thảo quốc tế về tố tụng hình sự tổ chức ở Hà Nội năm 2012, một học giả Trung Quốc khi giới thiệu về việc tham khảo kinh nghiệm nước ngoài (trong quá trình cải cách pháp luật hình sự - tố tụng hình sự ở nước họ) đã nói: Trung Quốc không tiếp nhận quy định “thỏa thuận nhận tội” vì nó xa lạ với truyền thống văn hóa pháp lý của Trung Quốc.
PGS-TS NGUYỄN THÁI PHÚC, Giám đốc Học viện Tư pháp/ Theo Pháp luật TPHCM
http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/230266/cho-quan-tham-chuoc-mang-la-khuyen-khich-tham-nhung.html