- Triển lãm chủ quyền biên giới và biển đảo Việt Nam (TTXVN). – TRÁI TIM TRƯỜNG SA! – (Võ Ngọc Thọ). - Ra đảo Lý Sơn trông về Hoàng Sa (VNE). – Đưa 3 liệt sỹ Trường Sa về quê nhà(ANTĐ). Ngày trở về của Hùng “Trường Sa” (TT). - ĐAU NHỨC NHỐI, DI VẬT TRƯỜNG SA… (Mai Thanh Hải). – Đóng tàu lớn để vươn khơi: Hiện đại hóa tàu cá (NLĐ). – Thêm hơn 50 triệu đồng tiếp sức ngư dân (NLĐ). - Ngư dân là chiến sĩ (DT). - Dân quân tự vệ bắn hạ mục tiêu trên biển Đông (PN Today). - Thăm chồng trên đảo Sinh Tồn (QĐND). Vợ chồng Huy – Mỹ lúc chia tay tại chân cầu cảng đảo Sinh Tồn = >
- Ý kiến xung quanh loạt bài “Bi hài áp chuyện vong tìm mộ” “: Tướng Thước: “Đó là tội lỗi với những anh linh đã hi sinh vì Tổ quốc” (GDVN).
- Bài phân tích của GS Carl Thayer về chuyện biểu tình ở VN: Việt Nam: Biểu tình trong quá khứ và hiện tại (Thayer Consultancy). - 42 công dân đề nghị tổ chức cuộc biểu tình tuần hành phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc – (BoxitVN). Hì hì! Các bác trí thức Hà Nội/Trung ương chạy sau rồi! (hay là … “chạy đâu hết cả rồi?!”) À! … Chắc các bác vừa bận tổ chức đám Giỗ cho Ban Nghiên cứu Chính phủ, rồi còn sửa soạn tổ chức Giỗ cho Viện Nghiên cứu phát triển IDS vào giữa tháng 9 tới nữa chớ? Mần lớn lớn chút nha các bác. Cần thì ra thêm tuyên bố là thực ra IDS chỉ mới chết … lâm sàng sau vụ tuẫn tiết thôi, chưa ngỏm hẳn đâu. Nhớ đưa vô vài dòng cự nự “cơ quan chức năng” quấy rối bác Quang A cựu viện trưởng nữa, nha. Bổ sung, 11h10′, độc giả K.N. méc tin này: Dùng đối ngoại nhân dân khẳng định chủ quyền (TT) và bình: “Các vị trí thức ở SG vừa kiến nghị thì mặt trận tổ quốc TPHCM cũng ‘hành động’ liền”. Riêng BS thấy tiếc cho Tuổi trẻ là một vấn đề hay như vậy, trong lúc này, vậy mà chỉ đưa được vài dòng. Đến chi tiết là những ai đưa ra ý kiến đó, cách diễn giải ra sao, … cũng không được biết. Trong khi cái khái niệm thì lâu nay rất mơ hồ, nặng về “hô khẩu hiệu”, thực tế thì tệ hại, chỉ thấy thứ “ngoại giao nhân dân” núp dưới bóng của “đầy tớ nhân dân” thôi. Hu hu!
- Chấp nhận để mất biển đảo – (Xuân VN). “Nhưng ngay tại thời điểm mà các cuộc biểu tình phản đối TQ diễn ra tại Việt Nam, một cuộc tri ân Trung Quốc được cấp cao nhất của CSVN tổ chức quy mô, hoành tráng chính là nhằm đưa thông điệp tới những người Việt Nam yêu nước hiểu rằng – mọi việc đã được an bài, đừng có dại mà thiệt thân”. - JB Nguyễn Hữu Vinh: Đểu đến thế là cùng: Vào nhà có người treo cổ khen sợi dây thừng – (NVCL). - Tổ cha đứa nào nói… (Hoanglangtu).
- KẾ THỨ 37: MẮM TÔM+DẦU NHỚT – (Thùy Linh). “… tất cả đài TH, các báo Hà Nội Mới, Kinh tế Đô Thị, Người Cao tuổi, Cựu chiến binh…còn vào cuộc bôi nhọ người biểu tình chống Trung Quốc, bấp chấp đe doạ từ Trung Quốc, thì trách gì những người đàn ông xích lô, ba gác, phu hồ…uống bia cỏ ven đường rồi vạch quần đái bậy trước thiên hạ, mà cao giọng kêu Hà Nội như một cái chợ xấu xí? Mấy người tham gia biểu tình bị kẻ ‘giấu mặt’ khủng bố bằng mắm tôm dầu nhớt lén lút quăng vào nhà lúc ban đêm thì đòi gì người Hà Nội phải cư xử có văn hóa?” – Nhà mình bị rao bán (Nguyễn Tường Thụy). – Khái niệm mới: ÔNG ĂN CẮP – (Bùi Hằng).
<- Đơn đề nghị khai trừ đảng viên Nguyễn Chí Đức (Nguyễn Tường Thụy). – CHÚC MỪNG SINH NHẬT TENTRA TRÒN 2 TUỔI – (Phương Bích). “Và bố sẽ tự hào kể tiếp về những người bạn hào hùng và lãng mạn đã dũng cảm cùng bố xuống đường kêu gọi Hòa bình và Công lý cho đất nước. Bố tin rằng con trai bố cũng sẽ có những người bạn tuyệt vời như thế trên đường đời của con. ‘Bố đã làm gì khi Tổ quốc lâm nguy???’ Không phải người bố nào cũng tự hào trả lời được câu hỏi này con ạ!!!”
- Cần có bản dịch luật Biển Việt Nam (TN). - Khai mạc triển lãm “Chủ quyền biên giới, biển đảo Việt Nam” (ND). - Phú Yên đề nghị có chính sách đối với ngư dân khi tham gia bảo vệ chủ quyền trên biển (QĐND).
- Liệu Biển Đông có bùng nổ xung đột? (TVN). – Bắc Kinh đi quá giới hạn: Beijing Crosses a Line (WSJ). - Trung Quốc toan tính quân sự gì ở Biển Đông? (DT). – TQ gây hấn xây căn hộ cho thuê ở “Tam Sa” (TT). – Trung Quốc sẽ xây trái phép 83 phòng trọ giá rẻ trên quần đảo Hoàng Sa (GDVN). – Trung Quốc ngang nhiên xây nhà cho thuê ở Tam Sa (TQ). – Chính sách ngoại giao pháo hạm của Trung Quốc (PLTP). – Tình hình Biển Đông và chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi của người Trung Quốc (GDVN). - Chưa quá muộn để Trung Quốc rút lui (ANTĐ).
- Ngoại trưởng Indonesia cứu nguy cho ASEAN (VOA). - Thế giới 24h: Nhật thêm tàu cho Philippines (VNN). - Nhật Bản đóng tàu tuần tra cho Philippines (TN). - Philippines tiếp tục cứng rắn ở Biển Đông (VnMedia).
- Phỏng vấn GS Ngô Vĩnh Long: Trung Quốc quân sự hóa Tam Sa : Cơ hội để ‘vạch tội’ Bắc Kinh tại Biển Đông – (RFI). “…và đây là cơ hội rất tốt để Việt Nam đưa vấn đề Trung Quốc đã chiếm đóng Hoàng Sa và một số đảo ở Trường Sa bằng vũ lực, đưa ra kiện trước Liên Hiệp Quốc, trước các toà án quốc tế cũng như tòa án dư luận quốc tế… đẩy Trung Quốc vào thế bị động…Cho nên việc Trung Quốc tăng cường vấn đề quân sự, tuy đáng ngại nhưng là một chuyện thật ra rất tốt cho Việt Nam. Người Việt Nam không thể làm được, nhưng chính phủ Việt Nam có thể làm và phải làm việc này… - Dựa vào COC để kiện Trung Quốc (NLĐ).
- Đường lưỡi bò ở đâu ra? – Kỳ 1:Manh nha xâm chiếm Hoàng Sa – Trường Sa (TT/PLTP).
- Trung Quốc bối rối trước tấm bản đồ cổ (TN). - Cận cảnh bản đồ TQ thời nhà Thanh không có Hoàng Sa – Trường Sa (CafeF).
- Trung Quốc lấn tới để che giấu lủng củng nội bộ (PLTP). - Tàu sân bay Trung Quốc có lần chạy thử lâu nhất (TTXVN). - Tàu Hải tuần 01 (VnMedia). - Trung Quốc phong tướng cho 6 sỹ quan cấp cao (DT).
- Tiến thoái lưỡng nan của Hoa Kỳ về phản ứng ở Biển Đông (AP/ TCPT). - Cờ ngoài, bài trong (TN).
- Sách Trắng Quốc phòng Nhật Bản: “Trung Quốc uy hiếp thế giới…” (DV). - Nhật quảng cáo quần đảo tranh chấp với Trung Quốc trên báo Mỹ (Infonet).
- Trung Quốc – Ấn Độ chạy đua vũ trang trên “mái nhà thế giới” (Infonet). - Ấn Độ muốn triển khai tên lửa hành trình siêu âm Brahmos ở Arunachal (GDVN).
- Không dùng vũ lực giải quyết tranh chấp lãnh thổ (VNN). – Việt Nam cân nhắc việc tham gia Liên minh hải quan với Nga (VOA). 5 kết quả nổi bật trong chuyến thăm LB Nga của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (CP).
- Mẹ blogger Tạ Phong Tần tự thiêu – (RFA). – Mẹ chị Tạ Phong Tần tự thiêu tại khu hành chánh ở Bạc Liêu – (DLB). – Bà Đặng Thị Kim Liêng, mẹ chị Tạ Phong Tần đã qua đời lúc 15:35 pm (Chuacuuthe). – Mẹ blogger Tạ Phong Tần đã qua đời sau khi tự thiêu (VOA). – Mẹ của blogger nổi tiếng Tạ Phong Tần qua đời vì tự thiêu – (RFI). – Mẹ của một blogger Việt Nam chết vì tự thiêu: Vietnam blogger’s mother ‘dies in self-immolation’(AFP). - Imprisoned blogger’s mother sets herself on fire (ABC NEWS). Bà Đặng Thị Kim Liêng (giữa), thân mẫu của nhà viết blog Tạ Phong Tần = >
- Mẹ nhà báo Tạ Phong Tần đã chết do tự thiêu – (RFA). “Chính
xác là cái sự đe dọa của người ta ghê gớm qua, căng thẳng quá. Cách đây
độ khoảng một tuần bà có gọi cho tôi, nói người ta dọa người ta sẽ đưa
ra đảo, cho cả nhà đi tù và người ta sẽ lấy nhà. Mà người dân quê cả đời
lam lũ, chỉ có cái nhà nhỏ để ở, bây giờ người ta rất sợ cho nên bà bị
căng thẳng”.
- Tin tức mới nhất liên quan đến trường hợp Mẹ blogger Tạ Phong Tần – (RFA). – Thông tin tiếp sau cái chết của bà Đặng Thị Kim Liêng (Lê Quốc Quân FB/ Mai Xuân Dũng). - Lương tâm thúc giục (Trịnh Kim Tiến). – MẸ CÔ TẠ PHONG TẦN TỰ THIÊU VÀ NHỮNG ĐIỀU NGƯỜI TRONG CUỘC MUỐN NÓI – (Bùi Hằng).
- HRW: Mẹ blogger Tạ Phong Tần tự thiêu là bi kịch của cả nước (AFP/ Thụy My). – HRW nói về vụ thân mẫu Tạ Phong Tần – (BBC). “Điều
chính là bà Tạ Phong Tần đáng ra không phải ra tòa. Bà không làm gì
trái với những tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế mà Việt Nam đã phê chuẩn.
Viết blog, thực hiện quyền tự do biểu đạt, nói ra quan điểm của mình…
tất cả những điều này phải được bảo vệ thay vì trấn áp”.
- Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố phúc trình tự do tôn giáo 2011 (RFA). - Thông cáo báo chí: Yêu cầu nhà cầm quyền thả ngay 17 thanh niên Công giáo và Tin lành (Chuacuuthe).- Việt kiều Pháp về làm từ thiện bị công an hăm dọa (RFA).
- Blog Nguyễn Hưng Quốc: Tại sao viết về chính trị? (VOA).
- Nhà văn Kim Lân: Được cầm bút lại sẽ viết về sự “hèn” của mình (NĐT).
- Trần Đăng Khoa: Người Việt vẫn duy trì thói quen Khôn Nhà Dại Chợ? (Lê Thiếu Nhơn). “Cũng may, thương lái Trung Quốc chỉ gom thu chè bản, cáp quang, đỉa ốc, móng trâu… Họ mà thu gom hài cốt thì không khéo khối người đào cả mồ mả, ông bà tổ tiên đem bán rồi. Thật đáng sợ. Bây giờ thì tất cả đã rõ. Bà con ta quá nêu cao cảnh giác, toàn cảnh giác nghi ngờ những người ruột thịt trong nhà, rồi ứng xử rất hà khắc, nhưng lại ngờ nghệch, cả tin với người ngoài thiên hạ, cũng vì những lợi ích cỏn con trước mắt, nên bị mấy anh nghịch tặc phá hoại nó lừa”.
- VNG bác bỏ tin đồn “bị Trung Quốc thâu tóm” (NLĐ). - Độ an toàn của sản phẩm do tập đoàn Hoa Vi Trung Quốc sản xuất bị nghi ngờ – (RFI).
- Kiểm tra phố “lạ” ở Bình Dương (TN).
- Một góc nhìn chủ quan và phiến diện ! (ND). Nói về bài: Sự kỳ diệu của Việt Nam chấm dứt (F).
- VN nhờ Ấn Độ trả tiền giải phóng mặt bằng – (BBC). – Việt Nam tìm kiếm khoản hỗ trợ tài chính trị giá 100 triệu đôla từ Ấn Ðộ (VOA).
- Sỹ Văn: Gửi anh làm rất to đang ở “bộ phận không nhỏ” – (Nguyễn Thông). “Thế thì tại sao bây giờ anh vẫn còn mải mê vơ vét tiền bạc, hại dân hại nước? Chắc chắn không phải vì thiếu tiền, mà chỉ vì bệnh tham lam đã thành mạn tính. Vơ vét quen rồi, lâu không giành được gì, chắc cũng khó chịu như thằng nghiện thiếu thuốc, đúng không anh? Không những vậy, anh lại còn dạy con thói háo danh, cố dùng quyền thế ép tổ chức cho nó làm ông nọ bà kia dù nó bất tài, thiếu đức”. – Hãy gọi ông ta là thủ lĩnh – (Xuân VN).
- NGƯỜI DÂN CÓ PHẢI LÀ “GIAI CẤP KHÁC”? – (Bùi Văn Bồng). “Độc lập và tự chủ dân tộc phải được thể hiện sự độc lập về đường lối, chủ trương, chính sách và cả cơ cầu nhân sự, phải căn cứ vào sự thực thi nó để thể hiện là chính Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, nếu không chỉ thì ‘y chang’, một thứ ‘bản sao’ của Tàu, là thứ vỏ bọc bên ngoài để lừa mị thiên hạ như kiểu Đảng CS Trung Quốc”.
- NHÀ XUẤT BẢN ĐHSP TP. HỒ CHÍ MINH: NHỮNG VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH – (Tâm sự Y giáo).
- Luật công chức, luật bóng chuyền và luật rừng (Đào Tuấn). “Bởi câu chuyện ‘luật bóng chuyền’ ở Quảng Bình rõ ràng mang đặc điểm của ‘luật rừng’, khi kẻ mạnh, trong trường hợp này là người có quyền tuyển dụng, được đề ra luật và tự mình thực thi bằng quyền của người tuyển dụng. Luật do kẻ mạnh sinh ra để bảo vệ hoặc thỏa mãn kẻ mạnh. Đó chính là luật rừng”.
- NHIỀU ĐIỂM MỚI TRONG DỰ THẢO LUẬT ĐẤT ĐAI SỬA ĐỔI: Đất mặt tiền phải giao qua đấu giá (PLTP). - Cần bãi bỏ cơ chế “kép” trong thu hồi đất.
- Cảng Lạch Huyện: Tài nguyên đổ biển và hệ lụy trăm năm (VTC).
<- Chuyên gia Pháp cảnh báo Đà Lạt “đánh mất nét riêng biệt“ (Bee).
- Thi hành án hình sự: Ngổn ngang vướng mắc (PLTP). - Thi hành án chưa “đủ sức” giữ chân cán bộ (PLVN).
- HẺM…”BUÔN” CHUYỆN (KỲ 6) – (Nhật Tuấn).
- Nga : 89 lao động Việt Nam bị bỏ đói và giam giữ tại 1 xưởng may bất hợp pháp – (RFI).
- Tổ chức giao thông đánh đố dân (PLTP). - Đi lại để mưu sinh, không phải để… “hy sinh”! (KP). “Nguyên nhân quan trọng trong nhiều nguyên nhân dẫn đến những cái chết trên là ngành giao thông vận tải đã phạm sai lầm nghiêm trọng khi cho phép tồn tại kiểu nhà dân và đường giao thông nhanh liền một khối.” Anh Đinh La Thăng sẽ lo ba chuyện nhỏ như con thỏ này.
- Nhà tái định cư: Xây nhà “quên” luôn… nhà vệ sinh (DV).
- Cục trưởng lộng quyền (TN). - Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh Kiên Giang có nhiều sai phạm (SGGP).
- “Báo cáo của Hạt Kiểm lâm huyện M’Đrắk không trung thực” (PLTP).
- Khởi tố vụ án 4 cán bộ ngành GTVT tỉnh Hà Tĩnh đánh bạc (SGGP). - Hà Tĩnh: Khởi tố vụ Phó GĐ Sở GTVT cùng các thuộc cấp đánh bạc (GDVN).
- Lấn đất, đánh người, một đại biểu HĐND bị bãi nhiệm (NLĐ). - Bãi nhiệm đại biểu HĐND xã chiếm đất, đánh dân (PLTP).
- Một phó giám đốc sở gây tai nạn chết người (TN).
- Trọng Tấn, Anh Thơ bị kỷ luật cảnh cáo (LĐ). - Trọng Tấn, Anh Thơ sẽ kiến nghị nếu bị cấm diễn (VTC). - Vụ Anh Thơ – Trọng Tấn: Nhạc viện hạ lệnh đuổi phóng viên? (GDVN). - Anh Thơ – Trọng Tấn: Hi vọng được nương tay (TT). - Vụ Trọng Tấn và Anh Thơ: Cảnh cáo đã hợp lý? (VOV). - Ca sĩ Anh Thơ: Quyết định cảnh cáo- nhà trường đã làm theo đúng Luật Công chức (VOV).
- Vụ PV báo Dân Trí bị chém: Không để lọt tội phạm trong vụ 3 thanh niên đi ăn cưới bị chém (DT).
- Phía sau người anh hùng – Bài 2: Nỗi oan nghiệt của người ở lại (PLTP). – CHIẾN BINH THÀNH CỔ (Phọt Phẹt).
- Nhật Bản: cuộc cách mạng hoa tú cầu – (BoxitVN). – Người Nhật Bản chống hạt nhân, thành lập Đảng Xanh – (DLB). - 50 năm điện nguyên tử của Đức (TS).
- Cam Bốt : Tòa án xét xử tội ác Khmer đỏ chỉ định thẩm phán mới – (RFI). – Tòa xử Khmer Đỏ lần thứ ba có thẩm phán mới (TT). – Một tối ở Phnom Penh (Hiệu Minh). - Campuchia luôn coi Việt Nam là “anh em ruột thịt” (VOV).
- Qidong – bài học bất chấp ý dân ở Trung Quốc (PNTP). – Báo chí Trung Quốc: Chính quyền và nhân dân cần tìm tiếng nói chung (ANTĐ). – Truyền thông Trung Quốc cảnh báo Bắc Kinh nên lắng nghe người dân – (RFI). “Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo giới lãnh đạo là nên chú ý lắng nghe các mối quan tâm của người dân”. – Trung Quốc đã học được gì từ sự sụp đổ của Liên Xô (Diplomat/ BoxitVN). - Hồng Kông: Biểu tình phản đối Bắc Kinh áp đặt môn giáo dục “yêu nước” – (RFI). - Trung Quốc-Hàn Quốc tăng cường hợp tác quân sự (TTXVN). - Đối thoại chiến lược quốc phòng Trung-Hàn (VOV). - Gián điệp mạng Trung Quốc «làm nghiêng ngửa» phương Tây – (RFI). Josh Mayeux, nhân viên an ninh mạng làm việc cho trung tâm an ninh mạng tại căn cứ không quân Peterson, Colorado, 20/07/2010. = >
- Lãnh đạo Bắc Hàn sắp thăm Việt Nam – (BBC). – Lãnh đạo cấp cao Bắc Triều Tiên thăm Việt Nam, Lào (VOA). – Bắc Triều Tiên bác bỏ tin đang tiến hành cải cách (VOA). – Cái a-lô di động ở Bắc Hàn – (NCTG/ Nguyễn Vĩnh).
- Phỏng vấn Đặc sứ Hoa Kỳ về chính sách với Bắc Triều Tiên (VOA).
- Miến Điện bác bỏ chỉ trích về cách đáp ứng trong vụ bạo loạn ở Rakhine (VOA). - Đặc phái viên LHQ đến Miến Điện tìm hiểu tình hình nhân quyền – (RFI).
- Rumani : Trưng cầu dân ý phế truất tổng thống thất bại – (RFI). – Tổng thống Romania vượt qua cuộc biểu quyết luận tội (VOA). – Cử tri không đi bầu, tổng thống Romania thoát (PLTP).
- Ái dà dà: Con trai Thủ tướng Nga quyết định theo nghiệp cha nhưng còn thua xa … ở xứ ta (TTXVN) vì mới là “nộp đơn xin học vào trường Đại học Tổng hợp quốc gia Moscow”. - Luật về internet mới của Nga bắt đầu có hiệu lực – (RFI). – Xử ban nhạc punk Pussy Riot tại Nga – (BBC). – 3 nữ ca sĩ nhạc rock chống ông Putin ra tòa tại Moscow (VOA).
KINH TẾ
- Từ người hùng đến kẻ khùng1 – (BoxitVN). BTV: Bài này đã điểm mấy tháng trước ở đây, nhưng thấy cái tựa lạ nên điểm lại cho bà con nào chưa đọc.
- Đặng Lê Nguyên Vũ: Tìm lối ra cho nền kinh tế Việt Nam (TS/DT).
- Phỏng vấn TS Vũ Thành Tự Anh: Hệ lụy từ sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng (Đầu tư). - Bao giờ lãi suất hạ tiếp?(VEF). - Sắp chỉnh “khung” cho nợ ngân hàng (VnEco).
- ‘Ông lớn’ ngân hàng đi rao bán căn hộ (VNE). Bổ sung, một độc giả phản hồi: “Đúng vậy, sáng nay ra VP giao dịch của Vietcombank rút ít tiền thấy tờ rơi quảng cáo mời mua căn hộ ở Ecopark (Văn Giang, Hưng Yên) đầy nhóc, bất cứ một bàn giao dịch nào cũng có một ô đựng các tờ rơi này. Chính sách hấp dẫn thật, có thể vay đến 80% giá trị căn hộ, lãi suất 8%/năm. Mặc dù thông tin trong bài báo nói rằng đó là sự hợp tác 2 bên cùng có lợi nhưng theo tôi thì có khả năng Vietcombank đã cho cty Việt Hưng vay khá nhiều để xây dựng nên Ecopark mà bây giờ khó bán quá nên họ cũng phải đích thân cùng với Việt Hưng chung sức quảng cáo bán căn hộ đặng mà có cơ hội thu tiền đã cho vay thôi”. - Bất động sản tràn vào… siêu thị (ĐV). - Các doanh nghiệp BĐS Hà Nội: Nợ hàng nghìn tỷ đồng tiền đất (Khampha.vn). - Khó tin những kiểu “hành hạ” thượng đế ở Làng Việt kiều châu Âu (GDVN). - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thái Hòa “giải trình” món nợ nghìn tỷ.
- Khập khiễng (Bút Lông). BTV: Nhà của blogger Bút Lông vẫn tối thui như cuộc đời chị Dậu, bà con nhớ highlight mới đọc được. – Tái cơ cấu EVN: Trong, ngoài ngành đều khó (Đầu tư).
- Quảng Ninh: Phá bỏ nhà máy có vốn đầu tư 10 triệu USD (DV).
- Khách Việt vào casino bằng cửa nào? (TN).
<- Lãi đậm, vẫn lo (NLĐ). - Vào chợ mỗi ngày TTCK 31-7-2012 (VF). - Chứng khoán truyền kỳ (ĐTCK).
- Tăng lên 9 triệu khởi điểm chịu thuế thu nhập cá nhân (VEF). - Thu nhập trên 9 triệu mới phải đóng thuế TNCN (VTC).
- Thua lỗ đậm, kinh doanh nhỏ tháo chạy (VEF).
- “Giá xăng có thể tăng từ 600-1.000 đồng/lít” (VnEco).
- Siêu thị bán nhãn hàng riêng: Rối quá hóa ngán (VEF).
- Buổi xế bóng của nước mắm Phú Quốc: Bài 1: Sóng gió ở làng nghề (SGTT). - “Chạy nước rút” tranh suất xuất khẩu gạo (PLTP). - ĐBSCL: Khoai lang tím Nhật tăng giá mạnh (TBKTSG).
- Bộ TT&TT trưng cầu ý kiến về ‘Chuyển mạng giữ nguyên số’ (Infonet).
- Những “trò ma” hư trương thanh thế của Muaban24 (DT).
- Móc áo bằng thép Việt Nam vào Mỹ bị áp thuế lên tới 188% (VOV).
- Giá khí tự nhiên bất ngờ nhảy vọt lên cao nhất 7 tháng (VnEco).
- Cuộc đọ sức lịch sử giữa Apple và Samsung – (RFI).
- Nhiều doanh nghiệp nước ngoài dời [rời] Trung Quốc do chi phí sản xuất tăng cao – (RFI).
- GM chia tay giám đốc marketing toàn cầu (DT).
- Vấn nạn rửa tiền ở các ngân hàng châu Âu (VEF). - HSBC chi 700 triệu USD tiền phạt (TN).
- Mỹ, Đức tin cải cách trong khu vực đồng Euro sẽ thành công (VOA).
- Thiếu xung lực, Phố Wall chạy quanh (VnEco).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Lung linh Đền thờ Anh hùng Liệt sĩ Đông Nam Bộ (Thanh Tra).
- Dụ Cần Vương: Đỉnh cao của truyền thống yêu nước (Bee).
- Nhà văn Hoàng Quốc Hải và câu chuyện về triều đại Hồ Quý Ly (CAND).
- Người Chăm vui Tết Ramưwan (DV).
- Lê Văn Sẩm: TIẾNG LÓNG SÀI GÒN XƯA (Nguyễn Trọng Tạo).
- Điện ảnh Sài Gòn một thuở – Kỳ 7: Đạo diễn đào hoa (TN).
- Cũ… như liên hoan sân khấu (TT). – Sau liên hoan, kịch có đổi chất? (NLĐ). – Được gì sau liên hoan (ĐV). – Xem lại vở kịch “gai góc” đoạt HCV Liên hoan kịch nói toàn quốc (DT). – DV Thanh Vân: Cảnh nóng không có nghĩa là dung tục (PNTP).
- Công khai danh mục bài hát đã cấp phép (TT).
- Cao trào vòng giấu mặt (TN).
- Sự trưởng thành của người trẻ (TT).
- Phim hoạt hình: Làm xong đắp chiếu vì quan liêu (VNN).- Hoạt hình Việt bế tắc đầu ra! (Petrotimes).
- VÁY NGẮN CHÂN DÀI – (Văn Công Hùng).
- Biến tấu và biến thái (Trần Nhương).
NHÀ VĂN NGUYÊN NGỌC… XIẾC TRONG NHÀ RÔNG (Nguyễn Trọng Tạo) - Nguyễn Đức Tùng: THĂM TRUNG HOA.
- Bức xúc cảnh hai cô gái cưỡi cổ Rùa Văn Miếu (Bee). = >
- ỨNG XỬ VỚI NGƯỜI KHÓ CHỊU (Tâm Sáng).
- VĂN CẦM HẢI: HOÀI NIỆM TỪ VƯỜN BỘI TRÂN GALERY – Trích ghi chép của PHAN XUÂN SINH: CHUYẾN VỀ QUÊ NHÀ (Nguyễn Trọng Tạo).
- Nguyễn Đức Huệ: ĐỖ KHA gọi thuyền gọi biển (Lê Thiếu Nhơn).
- Esperanto, cầu nối của tình hữu nghị (ND).
- Ngày thứ ba ganh đua Olympics – (BBC). – Olympic London 2012 – Ngày thứ 3 – (RFA). – Vận động viên Ryan Lochte nhắm đến huy chương vàng thứ hai (VOA). – Olympic 2012 : Đội bơi Pháp giành 2 danh hiệu vô địch – (RFI). – Môn bóng nước tại Olympics 2012 – (BBC). - Triều Tiên đã giành 2 huy chương vàng tại Olympics (Infonet). – Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền (Xôi Thịt). – Bên lề Olympic London 2012: Chính trị và thể thao – (Người Việt).
VTV1-Thời sự sáng nay vừa đưa hình ảnh ông Thủ tướng Anh David Cameron tới coi thi đấu Olympic bằng tàu điện ngầm, chỉ có 2 tay vệ sĩ đi kèm. Lại nghĩ tới anh Thăng đi xe bus ở HN và mong có ngày thủ tướng VN đi xe điện trên cao.
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- 201 trường có điểm: ĐH Bách Khoa Hà Nội có 305 bài thi bị điểm 0 (GDVN). – PHỎNG VẤN ÔNG BÌNH THƯỜNG VỀ MÔN SỬ – (Sơn Thi Thư). “… sự thật thì bị che đi, đưa những chuyện không có thật vào lịch sử mà lại đòi hỏi học sinh yêu Sử, giỏi Sử thì quả là bất bình thường !” - Nhiều trường công bố điểm chuẩn dự kiến (TN). - Điểm chuẩn dự kiến của các trường (TT). - Đại học nào hạ điểm chuẩn so với 2011? (VTC). - Nhiều trường hạ điểm chuẩn (NLĐ).
- Chộn rộn xét tuyển bổ sung (TT).
- Lớp đào tạo viết văn (TN).
- Dạy lịch sử qua mô hình (TN).
- Học thi thời @: Choáng với tài liệu ôn thi Văn cực đỉnh trên facebook (GDVN).
- Chiếc xe đạp tàn tạ của thủ khoa Đại học Dược (Bee).
- Buộc học sinh “nhà ở nơi khác” chuyển trường (TT). - Khổ vì đồng phục (TN).
- Du học sinh Việt nhận bằng khen của tổng thống Mỹ (GDVN).
- Hơn 130 giáo viên và học sinh dự Gặp gỡ toán học 2012 (SGTT).
- Vắt giò tìm chỗ bán trú cho con (PLTP).
- Một trường ĐH Anh bị đình chỉ tuyển sinh viên nước ngoài (TN).
<- Ảnh vũ trụ ngoạn mục từ ống kính nghiệp dư! (NLĐ). - “Cổng địa ngục” kỳ bí tại Trung Á (KP). - 40 năm cờ Mỹ vẫn tung bay trên Mặt trăng . - Mặt Trăng lớn nhất của Sao Hỏa “đè bẹp“ một thành phố (Bee).
- Thủy tinh, vật liệu xây dựng công nghệ cao (TS).
- 20 năm nữa chúng ta sẽ ăn gì? (Infonet).
- “Cầm nhần [nhầm]” nghiên cứu, nhà khoa học bị sa thải (ĐV).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Dị nhân kê đơn thuốc qua lời kể (Bee). - Người nhà sản phụ tử vong đập phá bệnh viện (PLTP).
- Khai giảng lớp văn hóa Hàn Quốc cho cô dâu Việt (SGGP).
- Tổng kiểm tra xử lý phương tiện đi sai giờ, vào phố cấm (VTC).
- Cháy cửa hàng BBQ Chicken trên phố Lò Đúc, Hà Nội (VOV).
- Trường gà đua nhau sát phạt: Rủng rỉnh tiền xâu (NLĐ) - Kinh hoàng vụ hiếp chị, giết em (NLĐ). - Nạn nhân 8 tuổi kể tội kẻ cuồng dâm (VNE). . - Hai anh em “trùm” ma túy được mệnh danh “đại gia Tây Bắc” (NĐT). - “Công nghệ” biến chó cỏ thành “chó hổ” cực hiếm .
- 40 triệu m3 bùn đổ xuống biển Cát Bà sẽ như dã tràng xe cát (ĐV). - Tập trung thẩm tra thiệt hại vụ Sonadezi xả bẩn (PLTP).
- Các KCN đang hủy hoại môi trường (NLĐ).
- Điện Biên: Lở đất do mưa lũ, 5 người thương vong (TTXVN). - “Cưa chân” cầu Mỹ Thuận (NLĐ).
- Lũ, sạt lở truy đuổi dân (TT).
- Độc đáo đảo cò ở Hưng Yên (TN).
- Vụ vận chuyển xác hổ: Xử lý xác và xương hổ (TN).
- Hội nghị bệnh AIDS 2012 (VOA).
- Bệnh nhân Uganda bỏ chạy vì virus chết người (Khampha.vn). - TT Uganda kêu gọi dân hạn chế tiếp xúc về thể chất sau vụ bộc phát vi rút Ebola (VOA). - Uganda bùng phát virus Ebola, ít nhất 14 người tử vong (VOV).
- Cháy tàu hỏa tại Ấn Độ, 47 người chết (TN).
QUỐC TẾ
- Một nhà ngoại giao cao cấp của Syria đào tị (VOA). - Mỹ: chế độ Syria “gần đến hồi kết”? (TT). - Quân đội Syria tái chiếm một phần Aleppo (TN). - Ban Ki-moon: “Quân Syria tấn công phái đoàn LHQ” (TTXVN). - Giao tranh vẫn tiếp diễn tại thành phố lớn nhất Syria (VOA). - Thổ Nhĩ Kỳ triển khai quân gần biên giới Syria (NLĐ). – 200.000 người di tản khỏi Alep, tránh pháo kích của quân đội Syria – (RFI). – Phóng viên của kênh Al Jazeera bị thương ở Aleppo (TTXVN). – Mưu đồ biến Aleppo thành “Benghazi thứ hai” tan thành mây khói (ĐV). – Các vụ tấn công ở Aleppo có thể biểu hiện sự cáo chung của chính phủ Syria (VOA). – Panetta: ‘Assad tự đóng đinh vào áo quan’ – (BBC).
- Iran giáng trả mạnh nếu Thổ Nhĩ Kỳ tấn công Syria (TTXVN).
- Iran bị buộc tội tấn công nhà ngoại giao Israel ở Ấn Độ (TTXVN).
- Ông Romney: Mỹ có bổn phận ngăn chặn chương trình vũ hí hạt nhân Iran (VOA). - Ông Romney kết thúc chuyến công du nước ngoài tại Ba Lan (VOA).
- Ngoại trưởng Mỹ: Thế giới đang trông chờ Ai Cập lập chính phủ nhiều thành phần (VOA).
- Lục quân Mỹ ‘hiện đại hóa’ phi công trực thăng (VN Defence).
- Báo cáo nêu nghi vấn về chi tiêu của quỹ tài trợ tái thiết Afghanistan (VOA).
- Nga nhắm tới đích hiện đại hóa hải quân vào 2020 (TTXVN).
- Ấn Độ bị mất điện toàn miền Bắc – (BBC). – Hơn 300 triệu người bị mất điện tại Ấn Ðộ (VOA).
- Nghi can cuồng sát tại Colorado bị buộc tội sát nhân, âm mưu giết người (VOA). - Nghi can vụ thảm sát ở Colorado chuẩn bị ra tòa (VOA). – Nghi phạm vụ nổ súng ở bang Colorado chính thức bị truy tố – (RFI).
- Hậu trường tài chính tranh cử tổng thống Mỹ (VNN).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 30/07/2012; + Tài chính kinh doanh sáng – 30/07/2012; + Cuộc sống thường ngày – 30/07/2012; + Thời sự 19h – 30/07/2012.
1175. Việt Nam: Biểu tình trong quá khứ và hiện tại
Việt Nam: Biểu tình trong quá khứ và hiện tại
Tác giả: Carlyle A. ThayerNgười dịch: Dương Lệ Chi
26-07-2012
Hỏi: Các cuộc biểu tình ở Việt Nam hồi thập niên 1990 thì rất hiếm. Vì sao biểu tình trở nên thường xuyên hơn trong thập niên qua?
Đáp: Tôi sẽ phân loại các cuộc biểu tình về các vấn đề trong nước như chuyện đất đai và việc đối xử của các quan chức địa phương với các cuộc biểu tình liên quan đến chính trị. Các cuộc biểu tình liên quan đến đất đai là một thực tế về đời sống ở Việt Nam kéo dài từ cuối thập niên 1980. Nông dân đã tổ chức biểu tình ở các quận, huyện ở địa phương của họ và/ hoặc đã tụ họp bên ngoài các văn phòng Quốc hội ở thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1997, có một cuộc biểu tình lớn của nông dân ở tỉnh Thái Bình với hơn 10.000 người. Các cuộc biểu tình liên quan đến chính trị là kết quả của kỷ nguyên điện thoại di động và internet. Đó là sản phẩm của toàn cầu hóa, nơi các cuộc biểu tình ở các nước khác, hay các cuộc biểu tình ở Việt Nam được truyền thông nước ngoài đưa tin mà nhiều người ở Việt Nam biết đến. Công nghệ mới giúp cho mọi người biết được các cuộc biểu tình. Một cuộc biểu tình này sẽ khích lệ một cuộc biểu tình khác. Hai yếu tố khác tạo điều kiện thuận lợi cho việc biểu tình công khai là sự phát triển kinh tế của Việt Nam và việc người dân đi ra nước ngoài, gồm cả mục đích giáo dục. Người dân được giáo dục tốt hơn và có khả năng dành thời gian vào các hoạt động chính trị.
Hỏi: Có thông tin Hà Nội đã trả tiền cho sinh viên, học sinh tham gia một cuộc biểu tình phản đối Mỹ trong cuộc chiến Iraq năm 2003. So sánh với các cuộc biểu tình chống Trung Quốc lần đầu tiên hồi năm 2007, [ông] nghĩ gì về điều này?
Đáp: Tôi không có thông tin về việc trả tiền cho các cuộc biểu tình hồi năm 2003. Phải chăng là trả cho những người bị tổn thất thu nhập?
Cuộc biểu tình chống Trung Quốc lần đầu tiên hồi tháng 12 năm 2007 là tự phát. Sinh viên và thanh niên sử dụng điện thoại di động và tin nhắn để kết nối với nhau. Cuộc chiến Iraq thì xa xôi và không liên quan trực tiếp đến Việt Nam. Năm 2007, vấn đề là Trung Quốc thông báo rằng họ nâng cấp chính quyền và tạo ra Tam Sa là đơn vị hành chính chịu trách nhiệm đối với quần đảo Hoàng Sa, bãi Macclesfield (ND: TQ gọi là Trung Sa) và quần đảo Trường Sa. Những người biểu tình cảm thấy tức giận trước sự sỉ nhục của Trung Quốc đối với chủ quyền quốc gia.
Hỏi: Ông nghĩ sao về việc chính phủ Việt Nam cho phép các cuộc biểu tình chống Trung Quốc mới đây nhất, nhưng lại đàn áp các cuộc biểu tình gần đây của những người Công giáo và những người tham gia đòi đất?
Đáp: Chế độ cộng sản tịch thu đất đai của người Công giáo trong thập niên 1950 và tịch thu một lần nữa sau khi thống nhất đất nước. Chính phủ đã hạn chế bất kỳ sự xem xét nào về các quyết định này, gồm cả việc bồi thường. Những năm gần đây, chính phủ lập luận rằng họ cung cấp đất công cho tôn giáo để thay thế. Những cuộc biểu tình của người Công giáo về mặt chính trị đã tấn công trực tiếp vào tính hợp pháp của chế độ độc đảng ở Việt Nam. Các vấn đề về đất đai cũng tấn công vào những mối quan hệ quyền lực chính trị và kinh tế của các quan chức địa phương. Sự trung thành của cộng đồng Công giáo luôn bị đặt dấu hỏi. Các nhà hoạt động về quyền sử dụng đất đai cố gắng quy tụ những nông dân bị thiệt hại và thành lập các hiệp hội mà chế độ xem là bất hợp pháp và là một thách thức đối với các tổ chức quần chúng của chế độ.
Các cuộc biểu tình chống Trung Quốc không liên quan đến bất kỳ thách thức nào về mặt kinh tế. Phần lớn các cuộc biểu tình là yêu nước, thể hiện chủ nghĩa dân tộc. Nó phản ánh quan điểm rộng rãi của giới thượng lưu, nhưng các cuộc biểu tình thể hiện sự thách thức đối với chủ nghĩa dân tộc là một trong những vấn đề cơ bản về tính hợp pháp của chế độ. Các cuộc biểu tình chống Trung Quốc là một bản cáo trạng về sự thất bại của chính quyền trung ương đối phó với Trung Quốc, các cuộc biểu tình này được xem như là một thách thức. Nhiều người biểu tình ở Hà Nội đến từ các gia đình có ảnh hưởng.
Hỏi: Các học giả nói chính trị ở Việt Nam là do người ta tin rằng những người cầm quyền có đạo đức cao hơn người thường và do đó họ đáng tin cậy. Ông nghĩ điều này ảnh hưởng đến các phản ứng chính thức đối với các cuộc biểu tình như thế nào?
Đáp: Văn hóa chính trị ở Việt Nam gồm có các giá trị Khổng giáo còn sót lại. Các quan chức chính phủ được cho là phải duy trì các chuẩn mực đạo đức cao và phục vụ tập thể chứ không phải phục vụ [lợi ích] cá nhân. Đây là trường hợp lý tưởng đã bị hủy hoại bởi các nhận thức về tham nhũng sâu rộng của các quan chức chính phủ. Tôi có thể nói rằng không có mối liên hệ giữa việc công chúng đánh giá các quan chức chính phủ như thế nào với việc các quan chức chính phủ tự đánh giá mình như thế nào. Các quan chức chính phủ nói chung có quan điểm tự phục vụ lợi ích bản thân họ. Ví dụ, các nhà cải cách chính trị bên trong hệ thống thường chia sẻ quan điểm tương tự với những người bên ngoài hệ thống, nhưng ít có khả năng là hai nhóm sẽ hình thành một liên minh. Những người bên trong hệ thống kinh sợ những người ngoài hệ thống vì sự táo bạo của chủ trương cải cách chính trị. Cải cách chính trị là đặc quyền của giới cao cấp – những người được sinh ra từ giới quý tộc – không phải những người từ bên ngoài. Họ được xem như là theo đuổi lợi ích cá nhân và riêng tư.
Hỏi: Vì sao ông nghĩ rằng chính phủ tiếp tục cho phép biểu tình chống Trung Quốc trong năm nay?
Đáp: Các hành động của Trung Quốc trong năm nay đã vượt quá giới hạn cho phép. Điều này thích hợp để chính phủ cho phép thể hiện công khai tình cảm chống Trung Quốc – ở mức độ nào đó. Tháng sáu năm ngoái, Trung Quốc và Việt Nam đạt thỏa thuận “chỉ đạo công luận”. Điều này có nghĩa là ngăn chặn các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam. Có sự ủng hộ rộng rãi và trong giới thượng lưu gia tăng sự ủng hộ công chúng về các cuộc biểu tình.
Hỏi: Đánh giá trước đó của ông đã viết rằng, một lý do đàn áp các blogger là chính sách ngoại giao với cả Trung Quốc và Mỹ. Có bất kỳ lý do nào khác để cân nhắc?
Đáp: Chính trị trong nước và các mối quan hệ quốc tế thì liên quan chặt chẽ với nhau. Nhưng khi bạn tách khỏi vấn đề chính trị để đi vào biểu tình, có những người bảo thủ trong đảng và bên công an xem bất kỳ biểu hiện nào về việc biểu tình có tổ chức là sự lật đổ. Nó thường bị gán cho diễn biến hòa bình. Nhưng nó cũng liên quan tới mức độ thất vọng về chính phủ; bất chấp sự cố gắng hết sức để đe doạ và dẹp bỏ các cuộc biểu tình, họ vẫn tiếp tục. Tóm lại, biểu tình được xem như là một thách thức đối với quyền hành của các quan chức chính phủ. Các quan chức chính phủ muốn kiểm soát. Họ nhạy cảm với sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu, sự sụp đổ của Liên Xô, các cuộc cách mạng màu và Mùa Xuân Ả Rập.
Nguồn: “Việt Nam: biểu tình trong quá khứ và hiện tại”, Carlyle A. Thayer. Thayer Consultancy Background Brief, ngày 26 tháng 7 năm 2012.
Bản tiếng Việt © BS2012
1140. Sự kỳ diệu của Việt Nam chấm dứt
Sự kỳ diệu của Việt Nam chấm dứt
Đã là quá đủ cho câu chuyện thành công tiếp theo ở châu ÁTác giả: Geoffrey Cain
Người dịch: Đan Thanh
11-7-2012
Thành phố Hồ Chí Minh – Tại cái nơi đã từng là một trong những thị trường đang nổi lên sôi động nhất châu Á, Nguyen Van Nguyen chỉ nhìn thấy phía trước là bầu trời ảm đạm. Kể từ năm 2008, công ty của ông ở thủ phủ kinh tế miền nam Việt Nam đã trải qua hai lần lạm phát rất đột ngột, đạt đỉnh vào tháng 8-2011 ở mức 23% – là mức lạm phát cao nhất châu Á vào thời điểm đó. Giờ đây, đề tự bảo hiểm trước rủi ro giá cả, ông chỉ nhận những đơn đặt hàng nhỏ từ nước ngoài cho nhà máy của mình – Bình Minh – nhà máy sản xuất mành trúc ở TP.HCM, từng một thời thịnh vượng. Ông bảo rằng khách hàng ở Australia, châu Âu, và Mỹ đều đã giảm bớt số đơn đặt hàng, sau khi nhu cầu toàn cầu suy thoái. Chi phí sản xuất trong ngành đã tăng xấp xỉ 30%, trong khi khách hàng chỉ còn sẵn sàng trả thêm chừng 10% nữa – theo ông Dang Quoc Hung, phó chủ tịch Hiệp hội Thủ công Mỹ nghệ và Đồ Gỗ ở TP.HCM. Ông Nguyen cũng thuê ít công nhân hơn cho mùa cao điểm là những tháng hè, và giảm lương của họ từ 200 USD xuống còn khoảng 120 USD/tháng. “Chúng tôi chỉ có thể làm chầm chậm thôi, mọi việc bây giờ khó khăn lắm” – ông than vãn như vậy hồi cuối tháng 6.
Đảng Cộng sản Việt Nam muốn các nhà đầu tư nhìn nhận những trường hợp như của ông Nguyên chỉ đơn giản là tác động tức thời ở địa phương của suy thoái kinh tế toàn cầu, chứ không phải là một sự suy yếu đi của cả hệ thống. Trong hai thập niên kể từ khi Đảng thiết lập cải cách kinh tế vào năm 1986, tăng trưởng GDP hàng năm đạt mức trung bình ấn tượng 7,1%. Quả thật, bốn năm về trước, Việt Nam có vẻ như là câu chuyện thành công tiếp theo ở châu Á. Trước khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007, các nhà lãnh đạo của đất nước này cam kết sẽ còn làm tốt hơn, đẩy nhanh tốc độ một tiến trình khổng lồ – tái cơ cấu và tư hữu hóa các doanh nghiệp nhà nước làm ăn tốn kém của họ – tiến trình này được gọi tránh đi là “cổ phần hóa”. Quỹ Tiền tệ Quốc tế hồi năm 2007 dự đoán rằng, một trong các kết quả của việc gia nhập WTO là nhập khẩu rẻ hơn, có thể kìm giữ lạm phát, và cải cách cơ cấu có thể san bằng sân chơi giữa các đối thủ cạnh tranh nước ngoài và sở tại. Nhưng tại chuyến thăm của bà Hillary Clinton tới Hà Nội vào đầu tuần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bị buộc phải rơi vào thế phòng vệ, phải hứa hẹn các điều kiện ưu đãi cho giới đầu tư nước ngoài, khi ông cố gắng duy trì “phép màu Việt Nam”.
Trong thập niên vừa qua, tiền công lao động tăng lên ở Trung Quốc đưa đến kết quả là những ngày họ đóng vai trò “công xưởng của thế giới” không còn bao lâu. Một Việt Nam ổn định, với lực lượng lao động trẻ tuổi và rẻ tiền, cơ sở hạ tầng tiện lợi, dường như là sự lựa chọn hợp logic tiếp sau Trung Quốc. Đầu tư nước ngoài tràn vào trong suốt những năm giữa thập niên 2000, với vốn ròng tăng hơn ba lần, đạt 9,6 tỷ USD vào năm 2008 so với hai năm trước đó. Việt Nam là “con hổ châu Á tiếp theo đang thành hình”, Goldman Sachs bảo vậy. Ông Edmund Malesky, một nhà kinh tế chính trị ở ĐH California, San Diego và chuyên sâu nghiên cứu về Việt Nam, nói: “Các nhà đầu tư nước ngoài không quan tâm đến năng lực điều hành của chính phủ hay là chính sách. Họ chỉ bị thu hút bởi động lực là tiền công lao động rẻ”.
Nhưng rồi té ra phớt lờ chính trị lại là một sơ suất tốn kém. Rất ít doanh nhân dự đoán được tình hình Việt Nam năm 2012: một đất nước phải vật lộn với đồng nội tệ yếu, lạm phát, quan liêu, chủ nghĩa tư bản thân hữu dẫn đến lãng phí hàng tỷ USD, và là đất nước có một chính phủ ra các quyết định như xây cảng, xây đường ở những nơi rất kỳ cục mà hầu như không có giá trị kinh tế.
Mọi thứ bắt đầu đi xuống khi Việt Nam khởi động một chương trình mở rộng tín dụng nội địa, trị giá 100 tỷ USD, từ năm 2007 tới năm 2010. Do cuộc khủng hoảng kinh tế 2008, chương trình càng được tăng tốc. Thay vì hướng đến các doanh nghiệp tư nhân, chính phủ lại chuyển các quỹ tới tay những doanh nghiệp nhà nước có mối quan hệ về chính trị. Các đơn vị đó sử dụng vốn này để bành trướng mạnh mẽ vào những lĩnh vực ngoài ngành nghề chuyên môn của họ, tạo ra nhu cầu ngày càng tăng về nguồn lực và dẫn đến lạm phát. Sẵn lắm tiền mặt, họ đã có thể loại bỏ những đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn nhưng lại hiệu quả hơn. Hãng đóng tàu quốc doanh khổng lồ Vinashin, nơi tuyển dụng khoảng 60.000 công nhân và cai quản 28 xưởng đóng tàu, chia thành gần 300 đơn vị, gồm cả cơ sở sản xuất xe máy, khách sạn. Trước đó họ đã nhận được thêm 1 tỷ USD từ các nhà đầu tư quốc tế, trong năm 2007. Giới chức lãnh đạo hy vọng nó sẽ là lực kéo tăng trưởng kinh tế, giống như các tập đoàn (công-lô-mê-rát) nửa công nửa tư nhân của Hàn Quốc.
Nhưng, vào năm 2010, Vinashin bị phát hiện là đã làm giả chứng từ tài chính, và tập đoàn gần như sụp đổ vì khoản nợ trị giá 4,4 tỷ USD, cả với chủ nợ trong nước lẫn quốc tế. Con số này tương đương gần 5% GDP. Cuối cùng Vinashin vỡ nợ một khoản 400 triệu USD của Credit Suisse. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – người hậu thuẫn cho Vinashin bởi đó là dự án ưa thích của ông, dự án trung tâm của nền kinh tế do nhà nước điều hành – buộc phải xin lỗi Quốc hội trong một phiên tự phê bình rất đau đớn. Các đối thủ của Dũng, khi tìm cách bảo vệ lợi ích riêng của công ty mình và chỗ đứng chính trị của mình, đã tìm ra con dê tế thần: Tháng 3, chính quyền kết án 8 nhân viên điều hành. Nhưng thay vì đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa nhiều hứa hẹn mà chậm chạp thê thảm, được khởi động suốt từ những năm 1990, thì chính quyền giấu nhẹm mọi sự thất bại của họ.
Chính phủ bắt đầukiểm soát thiệt hại, từ chối bảo trợ cho khoản 400 triệu USD vay từ Credit Suisse trong khi Vinashin vẫn không chịu cởi mở thông tin với giới chủ nợ châu Âu. Phản ứng trước khủng hoảng, Moody hạ điểm tín dụng chủ quyền của Việt Nam một điểm, từ B1 xuống Ba3, đánh dấu “rủi ro tín dụng cao” dưới điểm về đầu tư.
Theo một số biên tập viên ở vài tờ báo quốc doanh, được phỏng vấn năm 2011, thì các vụ sụp đổ tương tự Vinashin khác cũng đã xảy ra, nhưng mạng lưới mánh mung bí mật cho phép họ che giấu sổ sách chứng từ thua lỗ trong nhiều năm. Vào tháng 5-2012, một cuộc điều tra của chính phủ cho thấy tập đoàn đóng tàu quốc doanh Vinalines đã vỡ nợ đối với 4 khoản nợ, trị giá 1,1 tỷ USD, và nợ lũy tiến 2,1 tỷ USD, gấp hơn bốn lần tài sản của họ. Kể từ tháng 2, đã có 4 nhân viên điều hành bị bắt vì quản lý yếu kém nguồn lực nhà nước; trong khi đó thì chính quyền đang truy nã vị cựu chủ tịch của hãng này (đã bỏ trốn).
Giới đầu tư ngoại quốc, đối diện với chi phí lao động và nguyên vật liệu tăng cao, bắt đầu lo sợ rằng Việt Nam đang mất đi lợi thế giá thấp. Bốn nhà đầu tư nước ngoài than phiền trong các cuộc phỏng vấn diễn ra hai năm qua, rằng các doanh nghiệp quốc doanh đã lạm dụng địa vị “người gác cổng trong nghề” có mối liên hệ mật thiết tới chính phủ. “Họ là ung nhọt” – môt luật sư kinh doanh người Mỹ ở TP.HCM nói. “Chẳng ai muốn dây dưa với đám ấy”.
Trong khi giới chức Việt Nam đang cố gắng đảm bảo với các nhà đầu tư rằng thời điểm tồi tệ nhất đã qua, thì một báo cáo kiểm toán nhà nước phát hành hồi đầu tháng 7 tiết lộ rằng ít nhất 30 doanh nghiệp nhà nước lớn khác cũng đang mắc những gánh nợ rất đáng lo ngại. Vấn đề sâu xa hơn nữa là ở Việt Nam, không giống như ở Trung Quốc, giới tinh hoa trong Đảng Cộng sản không ảo tưởng gì về chuyện chia lợi lộc với tư nhân, đặc biệt là doanh nhân nước ngoài. Ở Trung Quốc, nhìn chung đảng giữ tính cạnh tranh của thị trường bằng cách bảo vệ doanh nghiệp tư nhân, cải thiện chất lượng điều hành của chính phủ, tư nhân hóa khoảng 90.000 doanh nghiệp trị giá hơn 1,4 nghìn tỷ USD từ năm 1998 đến năm 2005, và gần đây là tiến hành thanh trừng các tay mao ít mới như Bí thư Tỉnh ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai. Giới lãnh đạo Việt Nam thì vẫn chưa xác định được phải sửa chữa, điều chỉnh nền kinh tế của mình như thế nào mà không phải từ bỏ một số hình thức kiểm soát về chính trị nào đó – một bước mà họ không muốn tiến hành.
Thay vì làm sạch đống mạng nhện giữa các doanh nghiệp nhà nước với những chính trị gia bảo hộ cho chúng, thì các tay chơi quyền lực lại tổ chức nhiều chiến dịch chống lại tầng lớp doanh nhân mới giàu (nouveau riche) kiêm đại biểu quốc hội. Hồi cuối tháng 5, Quốc hội bỏ phiếu với tỷ lệ 96% thuận để bãi nhiệm bà Đặng Thị Hoàng Yến – một trong chỉ một số rất ít trùm kinh doanh có chân trong cơ quan lập pháp mà không phải đảng viên – vì tội khai man lý lịch.
Thật ra tội đúng của bà Yến là: liên tục kêu gọi đối xử bình đẳng với doanh nghiệp tư nhân, vốn dĩ chiếm gần nửa nền kinh tế. “Dọn sạch cả căn nhà thì quá nhiều so với khả năng xử lý của hệ thống” – ông David Brown, một nhà cựu ngoại giao của Mỹ tại Hà Nội, nhận xét.
Tới tháng 6, việc chính phủ thắt chặt tín dụng góp phần hạ lạm phát từ 23% tháng 8 năm ngoái xuống còn 6,9%. Chủ sở hữu các nhà máy nhỏ như nhà máy của ông Nguyên, than thở rằng vấn đề bây giờ là làn sóng tín dụng dễ dãi đã làm tăng nguy cơ khủng hoảng ngân hàng. Sa hai vụ sụp đổ doanh nghiệp nhà nước rất nặng nề, chính phủ đã đi đến lúc thừa nhận rằng hệ thống tài chính có vấn đề gì đó sai căn bản. Giám đốc Ngân hàng trung ương của Việt Nam, ông Nguyễn Văn Bình, có nói hồi đầu tháng 6 rằng khoảng 10% nợ của các ngân hàng Việt Nam là nợ xấu. Thay vì cải cách nền kinh tế, chính phủ đang đề xuất nhiều thứ cũng tương tự như cũ: Một kế hoạch là thành lập cơ quan quản lý tài sản quốc gia, với 4,8 tỷ USD để thanh toán nợ. Nhưng điều đó có nghĩa là lập ra một cơ quan hành chính quan liêu mới, nằm kẹt trong mạng lưới bảo trợ giữa các thành viên cao cấp trong đảng, ngân hàng và doanh nghiệp.
Các nhà đầu tư cũng đã than phiền về gánh nặng quá lớn do nạn quan liêu gây ra, và nhiều nhà đầu tư giờ đây bắt đầu nghĩ đến việc chuyển sang Indonesa, Bangladesh và Myanmar – Denny Cowger, một luật sư làm cho Duane Morris, công ty luật của Mỹ có văn phòng ở Hà Nội và TPHCM, nói. Trong Báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, năm 2011 và 2012, Việt Nam tụt sáu bậc xuống vị trí 65, do luật lệ phiền toái, lạm phát, thâm hụt ngân sách, và cơ sở hạ tầng không tốt (báo cáo đánh giá cao Việt Nam do có thị trường lao động tương đối hiệu quả và có “tiềm năng đổi mới sáng tạo”).
Trong khi đó, khy vực nhà nước tiếp tục ngốn tới 40% GDP. “Vấn đề chính yếu là Việt Nam phải tiến hành một số cải cách kinh tế về căn bản trong nước, để duy trì được tính cạnh tranh” – ông Carl Thayer, giáo sư danh dự tại ĐH New South Wales, nói. “Có nhiều khả năng là giới lãnh đạo Việt Nam sẽ sử dụng cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu như lời biện hộ cho những thứ tương tự”.
Nguồn: Foreign Policy
Bản tiếng Việt © BS2012
VÁY NGẮN CHÂN DÀI
Vậy nên đồng cảm với cái này thầy Ngô Hoài Anh gửi cho mình. Ông này mới mổ ra một bát tô sỏi thận, vẫn tếu táo với mình khi mình bảo kiểm tra xem có... sót cái panh nào trong bụng không. Ông bảo đã rất cẩn thận mời một kíp mổ khác mổ ra kiểm tra thì thấy không sót cái gì trong bụng. Chưa tin, vợ ông lại mời một kíp nữa mổ ra giám sát kíp kiểm tra này. Còn con gái thì thuê lao công tỉ mẩn đếm từng cái gạc cục bông sợi chỉ xem có thiếu không. Nếu thiếu dứt khoát nó nằm trong bụng, hê hê...
Mình nói thật, hôm nay nghe 2 tin rất khiếp, 1 là nhà giám đốc công an Khánh Hòa bị ném mìn và 2 là 1 thằng hết cỡ khốn nạn giết 1 cháu bé 4 tuổi để hiếp cháu bé 8 tuổi... nên kinh, thôi post cái này cho lành...
--------------
VÁY NGẮN VÀ CHÂN DÀI
Nếu
bạn lỡ làm rách váy của một cô gái, chuyện gì sẽ xảy ra...
Tokyo
- Nhật bản
Tại Khu phố Ginza đông nườm nượp, một anh chàng Nhật đang
vội rảo bước chẳng
may dẫm chân vào
làm rách toạc
chiếc váy dài
của một cô
gái Nhật.
Anh ta chưa kịp nói lời xin lỗi thì cô gái đã cúi rạp người nói: “Xin
lỗi đã làm phiền anh, chỉ vì chất lượng chiếc váy này tồi quá”.
New York - Mỹ
Trên Quảng trường Times tấp nập người đi lại, một anh chàng Mỹ vô tình động vào làm toạc chiếc váy của một cô gái Mỹ,
chàng này chưa kịp mở mồm thanh minh thì cô gái đã rút ngay một tấm danh thiếp
và nói: “Đây là số phone luật sư của tôi, ông ta sẽ tìm anh để bàn
về việc quấy rối tình dục này, anh cứ chuẩn bị đi, chúng ta sẽ gặp nhau tại toà
án...”.
Nói xong ghi lại số phone của anh chàng kia rồi ngẩng cao đầu bước đi.
Paris – Pháp
Trên Quảng trường Khải hoàn môn nổi tiếng
tại Thủ đô Pari hoa lệ,
trong lúc vượt qua một đám đông, một chàng lãng tử Pháp không may làm toạc váy của một cô nàng Pháp. Chàng chưa kịp nói gì thì cô nàng đã
cười tủm tỉm, sau đó ghé vào tai chàng trai nói: “Nếu anh không
ngại, thì tặng em một bông hồng để xin lỗi đi...”. Sau khi mua một bông hồng tặng nàng,
chàng bèn mời nàng đến một khách sạn lãng mạn để cùng nghiên cứu vấn đề ẩn sau
làn váy ngắn.
London – Anh
Tại Quảng trường Church bên dòng sông Thames êm đềm, một chàng trai Anh vô
tình làm
toạc chiếc mini skirt của một cô
gái Anh.
Anh chàng này chưa kịp thanh minh thì cô gái đã vội vàng dùng tờ báo đang cầm
che đi chỗ rách, mặt đỏ dừ nói: “Thưa ông, ông có thể đưa tôi về nhà
được không? Nhà tôi ở phía trước, gần thôi...”. Anh chàng này bèn cởi áo quấn lại cho cô
gái rồi vẫy một xe taxi, đưa cô gái về nhà an toàn để thay một chiếc váy mới.
Sydney -
Australia
Tại tiền sảnh nhà hát Opera Sydney, một anh thanh niên Australia lỡ làm rách váy ngắn của một cô gái đồng
hương. Anh chàng rối rít chưa kịp xin lỗi hay làm gì thì cô gái Australia nói: “Cảm ơn anh, hôm nay
trời nóng quá nhỉ!”.
Trùng Khánh -
Trung Quốc
Trước Tượng đài Giải phóng quân tại Trùng Khánh, một anh chàng Tàu khựa chẳng
may làm rách toạc chiếc váy ngắn của một cô gái Trung Quốc. Anh này chưa kịp mở miệng xin lỗi thì đã nghe tát bốp một
cái bên tai. Cô gái tay túm chặt lấy cổ anh chàng, mồm rít lên: “Mày
to gan nhỉ, dám đậu phụ dai à? Đi gặp 110 cùng tao ngay...”.
Hà Nội - Việt
Nam
Tại con đường ven bờ Hồ Tây, một chàng thư sinh Hà Nội chẳng may động vào làm toạc chiếc váy
ngắn của một em
gái Hà Thành.
Chàng này chưa kịp xua tay xin lỗi thì đã thấy quần của mình bị rách tơi tả
(nhưng may mắn là vẫn còn quần sịp).