- Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước: từ nhận thức đến hành động (Lê Anh Hùng) – Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định phê duyệt đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011 – 2015” mà nội dung của nó hẳn sẽ khiến nhiều người không khỏi thất vọng.
- Những lời tiên tri của các đấng thiêng liêng ở Việt-Nam (VAOL) – Kính chào các quý vị, anh chị em đồng bào, Tôi gửi kèm theo đây những trang lời tiên tri đã biểu lộ được khoảng cả trăm năm nay của các đấng thiêng liêng ở Việt-Nam, trích từ sách “Tận-Thế và Hội Long-Hoa” của Vương…
- Truyền thông Trung Quốc cảnh báo Bắc Kinh nên lắng nghe người dân (TTXVA) – Hai ngày sau khi chính quyền phải hủy bỏ một dự án gây ô nhiễm ở Khải Đông (Qidong), phía đông Trung Quốc, do có sự phản đối mạnh mẽ của người dân, hôm nay, 30/07/2012, Nhân dân nhật báo,…
- Đểu đến thế là cùng: Vào nhà có người treo cổ khen sợi dây thừng (JB. Nguyen Huu Vinh) – Mới mấy hôm trước, nghe tin Khối ASEAN không thể ra được tuyên bố chung sau cuộc họp cấp Bộ trưởng. Đây là sự kiện không có tiền lệ trong lịch sử 45 năm của khối này mà nguyên nhân là đàn em Campuchia đã bỏ rơi đàn anh nhỏ bé yếu ớt Việt Nam để ôm chân anh bạn…
- Giật mình với thu nhập của dân Warsaw (Đàn Chim Việt) – Dân Warsaw giầu có hơn cả người Anh và chẳng kém gì người Đức. Thu nhập bình quân trên đầu người của dân Warsaw là 40.511 UDS/ năm 2011.
- Những người không yêu nước mình (Nguyễn Thế Thịnh) – Hôm qua, tôi nhận được lời nhắc từ những người làm tư tưởng vốn ở chỗ quen biết, rằng, cái “phố Tàu” ở Hà Tĩnh là các công ty Trung Quốc đầu tư vào VN, không nên xoi mói, bới lông tìm vết theo kiểu bài Hoa (Vì sáng qua báo tôi – Thanh Niên – có đăng bài “Phố Tàu” ở Hà Tĩnh).
- Tại sao độc tài thích côn đồ? (Lê Phan) – Hơn thế, côn đồ không thích mặc đồng phục, một việc cũng tiện cho nhà nước có thể chối không nhận những bạo động mà đám này tạo nên.
- Thư ngỏ gửi Lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam về điều 4 Hiến Pháp (Phạm văn Điệp) – Ví dụ , một ngày đẹp trời nào đó, sau khi đối chiếu với nhu cầu thực tiễn, Đảng không còn tin tưởng vào chủ nghìa Cộng sản bởi mọi đảng viên đã giàu sụ và thành tầng lớp đại gia chủ, lúc đó Đảng thay đổi lý luận cho phù hợp và không còn theo chủ nghĩa Mác-Lênin nữa.
- Thông báo tìm việc của một cựu Đảng Viên (Tạ Phong Tần) – Trong thế giới phẳng ngày nay, dân trí ngày càng nâng cao, người dân ngày càng có yêu cầu về dân chủ cao hơn, tôi tin rằng nếu không làm công chức Nhà nước thì tôi vẫn có thể sống và làm việc đàng hoàng bằng khả năng của mình.
- Nhà mình bị rao bán (Nguyễn Tường Thụy) – Lạ nhỉ? Hay là ai đó muốn tống quách mình đi khỏi địa phương này? Rồi cứ băn khoăn mãi, làm sao họ biết chính xác diện tích nhà mình bao nhiêu mét vuông, y hệt con số trong bản đồ địa chính đang lưu trong ủy ban xã? Thế mới kinh.
- Khái niệm mới: ÔNG ĂN CẮP (Bùi Hằng) – Phải chăng, chúng ta đang sống trong thời buổi mà tất cả giá trị đạo đức xã hội bị ĐẢO LỘN, kẻ nào ăn cắp càng nhiều, hại dân, hại nước để lại hậu quả càng lớn và nghiêm trọng thì được ưu ái gọi là ÔNG, là BÀ?
- Đơn đề nghị khai trừ đảng viên Nguyễn Chí Đức (Nguyễn Tường Thụy) – Riêng ông Nguyễn Chí Đức, sau khi bị Đảng khai trừ, quần chúng chúng tôi sẽ hân hoan đón nhận.
- Đi lại để mưu sinh, không phải để… “hy sinh”! (KPVN) - “Nguyên nhân quan trọng trong nhiều nguyên nhân dẫn đến những cái chết trên là ngành giao thông vận tải đã phạm sai lầm nghiêm trọng khi cho phép tồn tại kiểu nhà dân và đường giao thông nhanh liền một khối.”
- Gửi anh làm rất to đang ở “bộ phận không nhỏ” (Nguyễn Thông) – “Thế thì tại sao bây giờ anh vẫn còn mải mê vơ vét tiền bạc, hại dân hại nước? Chắc chắn không phải vì thiếu tiền, mà chỉ vì bệnh tham lam đã thành mạn tính. Vơ vét quen rồi, lâu không giành được gì, chắc cũng khó chịu như thằng nghiện thiếu thuốc, đúng không anh? Không những vậy, anh lại còn dạy con thói háo danh, cố dùng quyền thế ép tổ chức cho nó làm ông nọ bà kia dù nó bất tài, thiếu đức”.
- Hãy gọi ông ta là thủ lĩnh (Xuân VN) – Thời nay đã khác xưa, ĐCSVN tồn tại được bởi vào Đảng là cơ hội để kiếm chác, vị trí trong Đảng càng cao thì kiếm chác càng cao. Không ai phủ nhận được sự thật đang diễn ra hiển nhiên này.
- Luật công chức, luật bóng chuyền và luật rừng (Đào Tuấn) – “Bởi câu chuyện ‘luật bóng chuyền’ ở Quảng Bình rõ ràng mang đặc điểm của ‘luật rừng’, khi kẻ mạnh, trong trường hợp này là người có quyền tuyển dụng, được đề ra luật và tự mình thực thi bằng quyền của người tuyển dụng. Luật do kẻ mạnh sinh ra để bảo vệ hoặc thỏa mãn kẻ mạnh. Đó chính là luật rừng”.
- Độ an toàn của sản phẩm do tập đoàn Hoa Vi Trung Quốc sản xuất bị nghi ngờ (RFI) – Tại hội nghị chống tin tặc Def Con tại Las Vegas Hoa Kỳ ngày hôm qua, các chuyên gia tin học quốc tế đã nêu bật điểm yếu của các thiết bị chuyển tiếp kết nối internet của tập đoàn viễn thông Trung Quốc Hoa Vi (Huawei), một công ty vẫn bị các nước Phương Tây nghi ngại.
- Nga : 89 lao động Việt Nam bị bỏ đói và giam giữ tại 1 xưởng may (RFI) – 89 lao động Việt Nam làm việc tại xưởng may Vinastar, nằm ở ngoại ô Matxcơva, do bà Trần Thị Kim Dung làm giám đốc, hiện đang bị chủ giam giữ và tịch thu mọi đồ nhu yếu phẩm từ ngày 26/07/2012. Bất chấp nhiều phản đối, người phụ trách xưởng may Vinastar cho bảo vệ ngăn cản không để cho các công nhân tiếp xúc với bên ngoài.
- Cuộc đọ sức lịch sử giữa Apple và Samsung (RFI) – Kể từ ngày 30/07/2012 hai tập đoàn hàng đầu của ngành công nghệ viễn thông là Apple và Samsung chạm trán với nhau trước tòa …
- Gián điệp mạng Trung Quốc «làm nghiêng ngửa» phương Tây (RFI) – Phương Tây không chỉ lo ngại về sự lớn mạnh kinh tế của Trung Quốc, mà còn mất ăn mất ngủ về « cái tài của các hacker mạng » của nước này. Nhật báo cánh Tả Libération hôm nay đặc biệt dành bài phân tích chủ đề nhạy cảm này với dòng tựa gây chú ý : « Châu Âu nằm dưới sự theo dõi của tin tặc Trung Hoa ».
- 200.000 người di tản khỏi Alep, tránh pháo kích của quân đội Syria (RFI) – Quân đội tiếp tục oanh tạc thành phố Alep ở miền bắc. Hàng trăm ngàn người di tản tìm đường vượt biên sang Thổ Nhĩ Kỳ.
- Mẹ của blogger nổi tiếng Tạ Phong Tần qua đời vì tự thiêu (RFI) – Bản tin của AFP đề ngày 30/07/2012 cho biết bà Đặng Thị Kim Liêng, thân mẫu của nhà viết blog Tạ Phong Tần đã qua đời sau khi châm lửa tự thiêu trước trụ sở chính quyền thành phố Bạc Liêu. Tin trên rơi xuống vào lúc bà Tạ Phong Tần sắp phải ra tòa vì tội « tuyên truyền chống nhà nước » vào ngày 07/08.
- Nhiều doanh nghiệp nước ngoài dời Trung Quốc do chi phí sản xuất tăng cao (RFI) – Trong nhiều năm qua, nhân công giá rẻ vốn là một thế mạnh của nền kinh tế Trung Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực ngoại thương. Thế nhưng, trong thời gian gần đây, mức lương của nhân công tại Trung Quốc tăng nhanh, đe dọa khả năng canh trạnh. Do vậy, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã hoặc đang có kế hoạch di chuyển các cơ sở sản xuất sang các nước khác trong khu vực, hoặc « hồi hương ».
- Olympic 2012 : Đội bơi Pháp giành 2 danh hiệu vô địch (RFI) – Hôm qua 29/07/2012 là một ngày được mùa của thể thao Pháp tại Thế vận hội Olympic Luân Đôn, chỉ riêng một buổi tối đoàn Pháp đã giành 2 danh hiệu vô địch trên đường đua xanh một cho Camille Muffat ở cự ly 400 m tự do nữ, một cho đồng đội nam ở môn bơi tiếp sức 4×100 m.
- Đặc phái viên LHQ đến Miến Điện tìm hiểu tình hình nhân quyền (RFI) – Theo AFP, vài ngày sau khi Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tỏ ý quan ngại Naypyidaw trấn áp những người thiểu số Hồi giáo, hôm qua 29/07/2012 …
- Rumani : Trưng cầu dân ý phế truất tổng thống thất bại (RFI) – Theo con số chính thức được cơ quan bầu cử trung ương Rumani công bố hôm nay, 30/07/2012, tỷ lệ cử tri tham gia cuộc trưng cầu dân ý về việc phế truất tổng thống …
- Luật về internet mới của Nga bắt đầu có hiệu lực (RFI) – Ngày 30/07/2012, luật sửa đổi về Internet của Nga, đang gây nhiều tranh cãi, bắt đầu có hiệu lực. Ngày 11/07/2012, Hạ viện đã thông qua bộ luật sửa nói trên. Nhiều nhà quan sát lo ngại là thông tin trên mạng sẽ bị kiểm duyệt.
- Nghi phạm vụ nổ súng ở bang Colorado chính thức bị truy tố (RFI) – James Holmes bị nghi là tác giả vụ nổ súng tại rạp xi-nê ở Aurora – tiểu bang Colorado, trình diện tòa án lần thứ nhì và sẽ chính thức bị buộc tội làm 12 người chết và 58 người bị thương. Holmes có khả năng bị tử hình.
- Cam Bốt : Tòa án xét xử tội ác Khmer đỏ chỉ định thẩm phán mới (RFI) – Hôm nay, 30/07/2012, tòa án xét xử tội ác diệt chủng của các cựu lãnh đạo Khmer đỏ đã thông báo việc chỉ định một thẩm phán quốc tế, chịu trách nhiệm điều tra các hồ sơ vốn gây tranh cãi trong thời gian qua.
- Hồng Kông: Biểu tình phản đối Bắc Kinh áp đặt môn giáo dục “yêu nước” (RFI) – Theo ban tổ chức, đã có tới 90 000 người tham gia cuộc xuống đường hôm qua (29/07/2012) phản đối kế hoạch đưa những bài học về tinh thần yêu nước Trung Quốc vào chương trình giáo khoa. Dư luận Hồng Kông tố cáo Bắc Kinh muốn tuyên truyền và « nhồi sọ » trẻ em.
- Truyền thông Trung Quốc cảnh báo Bắc Kinh nên lắng nghe người dân (RFI) – Hai ngày sau khi chính quyền phải hủy bỏ một dự án gây ô nhiễm ở Khải Đông (Qidong), phía đông Trung Quốc, do có sự phản đối mạnh mẽ của người dân, hôm nay, 30/07/2012, Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo giới lãnh đạo là nên chú ý lắng nghe các mối quan tâm của người dân.
- Lãnh đạo Bắc Hàn sắp thăm Việt Nam (BBC) – Truyền thông Bắc Hàn nói Chủ tịch Quốc hội nước này, ông Kim Yong-nam, sắp có chuyến thăm Việt Nam và Lào.
- Có tin mẹ bà Tạ Phong Tần ‘tự thiêu’ (BBC) – Gia đình bà Tạ Phong Tần nói thân mẫu bà Tần đã qua đời sau khi ‘nổi lửa tự thiêu’ ở Bạc Liêu.
- Ấn Độ bị mất điện toàn miền Bắc (BBC) – Tới 300 triệu dân ở nhiều tiểu bang và cả thủ đô Dehli của Ấn Độ bị ảnh hưởng nặng vì mất điện rộng khắp.
- TQ hủy xây đường ống vì biểu tình (BBC) – TQ nói việc xây dựng đường ống nước thải tại Khải Đông đã bị hủy bỏ sau khi xảy ra biểu tình.
- Chủ tịch VN hội đàm với tổng thống Nga (BBC) – Chủ tịch Trương Tấn Sang hội đàm với Tổng thống Vladimir Putin ở Sochi.
- Giá cổ phiếu FB giảm mức kỉ lục (BBC) – Giá cổ phiếu Facebook giảm xuống mức mới vì dư luận lo lắng về báo cáo tài chính.
- Chùa Hương Sen Mời Vu Lan: Biết Ơn Ba Mẹ Nhiều Đời (VietBao) – Sau đây là Thư Mời Tham Dự Đại Lễ Vu Lan 2012 của Chùa Hương Sen.
- 10 Nơi Nhà Bán Mau Nhất: Có 5 Thành Phố California (VietBao) – Nhiều khu vực đang bán nhà nhanh hơn vùng còn lại tại Hoa Kỳ, và nhanh hơn mức độ của một năm trước.
- Mỹ: Giá Nhà Tới Đáy Bắt Đầu Tăng Lại (VietBao) – Giá nhà Hoa Kỳ đã tới tận đáy, và đang tăng từ từ trở lại, theo 2 chỉ số khảo sát về giá nhà cho biết.
- Khoa Học: Hy Vọng Sẽ Chữa Được Bệnh Mù (VietBao) – BERKELEY, CA – Ba con chuột mù: hãy trông kìa chúng nó chạy!
Giai cấp chính trị mới của Trung Quốc: người dân
Nhân viên cứu hộ và người dân đứng cạnh chiếc xe
bị mắc kẹt đang được kéo khỏi một đường phố bị ngập nước bên dưới cầu
vượt Quảng Cừ Môn trong cơn mưa to ở Bắc Kinh ngày 21 tháng Bảy, 2012.
(Joe Chan / Courtesy Reuters)
Elizabeth C. Economy
-
Quyền lực đã bắt đầu đến tay người dân
Trung Quốc (TQ). Khi các quan chức chóp bu của TQ đang hội họp tại Bắc
Đới Hà để đúc kết việc lựa chọn ban lãnh đạo mới cho đất nước, đầu óc họ
còn bị ám ảnh bởi một giai cấp chính trị khác ngày càng có sức mạnh –
đó là người dân TQ. Từ Bắc Kinh đến Giang Tô đến Quảng Đông, công dân TQ
đang vận động để tiếng nói của họ được lắng nghe trên Internet và hành
động của họ được cảm nhận trên đường phố. Chẳng
hạn trong vụ ngập nước khủng khiếp tại Bắc Kinh vào cuối tuần qua. Cho
đến thời điểm này, theo ước tính của chính quyền địa phương, vụ ngập
nước này đã gây ra 1,88 tỉ đôla thiệt hại, khiến 65.000 cư dân phải sơ
tán và 77 người thiệt mạng. Chính quyền địa phương rõ ràng thiếu chuẩn
bị: hệ thống báo động trước không hoạt động; tin tức cho biết nhân viên
cảnh sát bận viết giấy phạt cho các xe cộ bị bỏ lại trên đường hơn là
giúp đỡ người dân đang cần cứu hộ; và công nhân tại các trạm thu lộ phí
vẫn tiếp tục thu tiền khi dân chúng hốt hoảng cố thoát con nước đang
dâng cao. Sự chỉ trích của người dân đối với cách thức chính phủ đối phó
cuộc khủng hoảng này vẫn tiếp diễn không khoan nhượng, và ngay cả tờ
Hoàn cầu Thời báo của Nhà nước cũng nói rằng uy tín của chính phủ bị
thiệt hại vì đã đáp ứng yếu ớt trước sự mong đợi của dân chúng.
Nhưng trong những biểu hiện đáng lưu tâm, sự thụ động
của chính phủ đã trở thành một câu chuyện phụ. Người dân Bắc Kinh không
ngóng cổ chờ mong các quan chức làm theo lẽ phải. Như tờ Thời báo Kỹ
thuật số Trung Quốc (China Digital Times) mô tả, diễn đàn xã hội Weibo
đã trở nên sinh động vì những lời đề nghị giúp đỡ như: “Tôi ở gần Cổng
Đông đền Thiên Đàn. Nếu bà con nào gần đó cần nghỉ
ngơi, xin mời đến nhà tôi…”; “Văn phòng tôi ở Tả Gia Trang A2 Vườn Hữu
nghị Bắc Kinh 1-6H. Chúng tôi có nước, chút thức ăn, TV, máy vi tính,
wifi, giường, ghế xôfa, bộ bài Tam Quốc Sát và vòi tắm nóng! Tất cả miễn
phí!…” Hàng trăm người đã lái xe đến sân bay Thủ đô Bắc Kinh để ra sức
giúp đỡ trên 80 ngàn hành khách bị mắc kẹt tại đó.
Đi về phía Nam duyên hải TQ, một dạng thức khác của
quyền lực người dân đã bắt đầu xuất hiện, một thế hệ mới những nhà hoạt
động chính trị đang thành hình. Tại huyện Khải Đông, tỉnh Giang Tô,
những lo ngại về y tế cộng đồng đã thúc đẩy hàng ngàn học sinh trung học
và các thành phần khác tổ chức biểu tình để ngăn chặn việc xây cất một
nhà máy xử lý nước cống mới. Nhờ Internet, học sinh đã tìm được sự khích
lệ từ cuộc biểu tình vào tháng Sáu tại huyện Thập Phương, tỉnh Tứ
Xuyên, nơi hàng ngàn người (kể cả học sinh trung học) đã chặn đứng kế
hoạch xây một nhà máy hợp chất đồng-molybden. Với cuộc biểu tình tại
huyện Khải Đông được dự trù diễn ra vào thứ Bảy này [28-7], các quan
chức địa phương đang làm việc ngoài giờ để chặn đứng cuộc xuống đường,
thậm chí còn kêu gọi các giáo viên đang nghỉ hè phải trở về để buộc học
sinh phải ở nhà.
Đi thêm về phía Nam, tại huyện Phật Sơn, tỉnh Quảng
Đông, nông dân TQ một lần nữa đã xuống đường trong một nỗ lực kiếm tìm
công lý, chống lại tệ tham nhũng của quan chức địa phương và nạn cưỡng
chiếm đất đai bất hợp pháp. Ở đây cũng thế, Internet tỏ ra là một yếu tố
quyết định: người dân địa phương phát hiện trước tiên các vụ bán đất
bất hợp pháp nhờ đọc các website chính phủ.
Quan chức TQ đang tìm phương cách hữu hiệu nhất để
lèo lái một hiện tượng ngày càng phổ biến là quyền lực của người dân
đang được thể hiện qua Internet. Chắc chắn là, các quan chức đang ra sức
vận dụng công nghệ thông tin này để gửi thông điệp của chính mình đến
người dân. Nhiều quan chức và văn phòng chính phủ có tài khoản (account)
trên mạng Weibo mà họ có thể sử dụng để liên lạc trực tiếp với cử tri
của mình: trong một huyện của tỉnh Chiết Giang, một bài kiểm tra về khả
năng viết (writing test) trên mạng xã hội Weibo hiện nay được đưa vào kỳ
thi thăng thưởng cho các viên chức địa phương. Và, mặc dù các cơ quan
kiểm duyệt của Đảng đã phản ứng mạnh tay đối với các chỉ trích liên quan
việc thành phố Bắc Kinh đối phó nạn ngập lụt vừa qua, người phát ngôn
của thành phố Bắc Kinh, bà Vương Huệ, đã dùng tài khoản cá nhân để trả
lời những lo lắng của người dân một cách tương đối cởi mở và trực tiếp.
Bà gọi những bất bình của người dân là “rất bình thường” và nhìn nhận
rằng chính phủ còn nhiều thiếu sót.
Một số quan chức trong ban lãnh đạo Đảng cũng nhìn
nhận rằng thách thức mà họ đang gặp phải trong việc xây dựng một guồng
máy quản trị quốc gia hữu hiệu không phải chỉ là đưa ra các thông điệp
hay ho. Tại một cuộc họp các bí thư thành uỷ mới đây, ông Lý Nguyên
Triều, người trông coi việc bổ nhiệm các quan chức, trong địa vị là
người đứng đầu Ban Tổ chức Đảng và có khả năng vào Ủy ban Thường vụ Bộ
Chính trị, đã nói rất mạnh về nhu cầu là các bí thư đảng bộ địa phương
phải “hiểu và tuân theo ý dân”. Ngoài ra, ông còn nhấn mạnh các quan
chức phải hiểu rằng trên cơ bản họ chỉ là “đầy tớ của dân” và rằng sự
thoả mãn của người dân là cái thước cơ bản nhất để đo công tác của các
quan chức.
Thông điệp của Lý Nguyên Triều là điều được đưa ra
nhiều lần trong những năm gần đây, nhưng rõ ràng là ít có hiệu quả.
Nhưng, hình như những tác nhân chính trị mới của đất nước – người dân
Trung Quốc – đã nghe qua thông điệp của họ Lý và càng muốn lên mạng
xuống đường để cho các quan chức địa phương biết rằng họ không thể quên
nó.
E. C. E.
Elizabeth C. Economy là nhà nghiên cứu thâm niên
thuộc Chương trình C.V. Starr và là giám đốc Ban Nghiên cứu châu Á tại
trung tâm nghiên cứu chính sách Council on Foreign Relations tại Hoa Kỳ.
Nguồn: Council on Foreign Relations, 26 tháng Bảy 2012
Trần Ngọc Cư dịch
Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN.
Người dân có phải là “Giai cấp khác” ?
Bùi Văn Bồng
-
Trang BVN (Bauxite Việt Nam) mới đăng bài “Giai cấp chính trị mới: người dân” của tác giả Elizabeth C. Economy (nhà nghiên cứu thâm niên thuộc Chương trình C.V. Starr và là giám đốc Ban Nghiên cứu châu Á tại trung tâm nghiên cứu chính sách Council on Foreign Relations tại Hoa Kỳ), bản dịch của Trần Ngọc Cư.
Bài viết mở đầu bằng câu: “Quyền lực đã
bắt đầu đến tay người dân Trung Quốc (TQ). Khi các quan chức chóp bu của
TQ đang hội họp tại thành phố biển Beidaihe để đúc kết việc lựa chọn
Ban lãnh đạo mới cho đất nước, đầu óc họ còn bị ám ảnh bởi một giai cấp
chính trị khác ngày càng có sức mạnh – đó là người dân TQ”.
Thông tin như bài báo đã chỉ thẳng vào
thực chất hiện trạng chế độ Cộng sản kiểu Trung Quốc. Với một chế độ
chính trị mang danh đi theo Chủ nghĩa Mác-Lê-nin, ngụy trang bằng xã hội
theo đường lối dân chủ, mà nay xảy ra hiện trạng như vậy thì thật là
trớ trêu. Vậy là, cho đến nay, cho dù tự khoa trương, tự hô hoán đến cỡ
nào, thì xã hội của TQ đã mất dân chủ từ lâu rồi, không còn mang bản
chất mà họ đã dựng lên để lòe thiên hạ.
Đảng CS là của giai cấp công nhân và nhân
dân lao động, mà nay lại coi “người dân là giai cấp chính trị mới”
(?!), chứng tỏ giới cầm quyền của Đảng CS TQ hiện nay thuộc giai cấp
khác, biểu hiện ngày càng rõ là giai cấp tư sản đặc quyền đặc lợi, các
nhà “tư sản đỏ”. Họ chỉ lo vun vén cho lợi ích cá nhân và phe cánh,
không quan tâm gì đến người dân, mặc cho tình trạng nguy hại xảy đến với
hàng vạn người dân như trường hợp mới xảy ra gần đây trong “vụ ngập
nước đã gây thiệt hại 1,88 tỉ đôla , khiến 65.000 cư dân phải sơ tán và
77 người thiệt mạng”. Trong khi đó “nhân viên cảnh sát bận viết giấy
phạt cho các xe cộ bị bỏ lại trên đường hơn là giúp đỡ người dân đang
cần cứu hộ; và công nhân tại các trạm thu lộ phí vẫn tiếp tục thu tiền
khi dân chúng hốt hoảng cố thoát con nước đang dâng cao”.
Nông dân Việt Nam đấu tranh đòi có đất canh tác
Từ Bắc Kinh đến Giang Tô , Quảng Đông,
công dân TQ đang vận động để tiếng nói của họ được lắng nghe trên
Internet và hành động của họ được cảm nhận từ thực tế hoàn cảnh của dân
chúng. Cả tờ Hoàn cầu Thời báo, được coi là báo “lề phải” của Nhà nước
cũng nói rằng uy tín của chính phủ bị suy giảm rất nhiều vì đã thiếu
quan tâm đến nỗi thống khổ trong thiên tai của người dân. Người dân Bắc
Kinh trong cơn nguy biến cứ phải ngóng dài cổ chờ mong các quan chức
hành động cứu khổ cứu nạn.
Bài báo cũng không quên biểu dương một số
tấm gương, có cả quan chức địa phương mở trang Web và tung lên mạng
những thông báo nhằm tiếp cận và sẵn sàng giúp đỡ người dân; nêu lên
những thực trạng buộc người dân phải thể hiện các biện pháp, cách thức
đấu tranh dân chủ trước khi diễn ra Đại hội lần thứ 18 của Đảng Cộng sản
TQ. Ví dụ: “Tại huyện Phật Sơn (Foshan), tỉnh Quảng Đông, nông dân TQ
một lần nữa đã xuống đường trong một nỗ lực kiếm tìm công lý, chống lại
tệ tham nhũng của quan chức địa phương và nạn cưỡng chiếm đất đai bất
hợp pháp. Ở đây cũng thế, Internet tỏ ra là một yếu tố quyết định: Người
dân địa phương phát hiện trước tiên các vụ bán đất bất hợp pháp nhờ đọc
các cổng thông tin điện tử… Quan chức TQ đang tìm phương cách hữu hiệu
nhất để lèo lái một hiện tượng ngày càng phổ biến là quyền lực của người
dân đang được tự phát thể hiện đa dạng và rộng rãi qua Internet.
Ôi, đọc bài thấy thực trạng xã hội TQ sao
giống ta quá, nhất là sau khi Đảng ta có nghị quyết TW 4 đánh giá thực
trạng, và ai cũng thấy rõ thực trạng xã hội ở nước ta cũng “y chang” như
vậy. Thực trạng xã hội Trung Quốc cũng mất dân chủ trầm trọng, cũng
cưỡng chế thu hồi đất, mua bán đất bất hợp pháp, cũng tham nhũng tràn
lan, cũng xuất hiện những nhu cầu để tiếng nói trung thực, thẳng thắn
của người dân được tự do qua mạng Internet…
Tại một cuộc họp các bí thư thành phố ở
Trung Quốc mới đây, ông Lý Nguyên Triều (Li Yuanchao), người đứng đầu
Ban Tổ chức Đảng, trông coi việc bổ nhiệm các quan chức và có khả năng
vào Ủy ban Thường vụ Bộ chính trị, đã nói rất mạnh về nhu cầu là các Bí
thư đảng bộ địa phương phải “hiểu và tuân theo ý dân”. Ngoài ra, ông còn
nhấn mạnh các quan chức phải hiểu rằng về cơ bản họ chỉ là “đầy tớ của
dân” và rằng sự thoả mãn của người dân là cái thước cơ bản nhất để đo
hiệu quả công tác của các quan chức. Sao mà ông Lý Nguyên Triều phát
biểu giống như ông Nguyễn Bá Thanh ở Đà Nẵng quá vậy?
Các quan chức ở TQ đang ra sức vận dụng
công nghệ thông tin mạng Internet để gửi thông điệp của chính mình đến
người dân. Bà Vương Huệ (Wang Hui), người phát ngôn của thành phố Bắc
Kinh, đã đưa ý kiến lên trang mạng của cá nhân của mình để trả lời những
lo lắng của người dân một cách tương đối cởi mở và trực tiếp. Bà đánh
giá về sự thể hiện những bất bình của người dân là “rất bình thường” và
cũng thẳng thắn nhìn nhận rằng chính phủ còn nhiều thiếu sót.
Cán bộ ta đã có ai làm được như thế chưa?
Trong khi đó, biết bao nhiêu chuyện xảy ra ngay giữa “Thủ đô văn hiến”
vi phạm quyền dân chủ tạo ra những bất bình trong nhân dân và sự phản
ứng của công luận thì chính quyền Hà Nội không những “bình chân như vại”
mà còn phát ngôn bừa bãi qui tội cho người dân yêu nước là nghe theo
xúi giục của các “thế lực thù địch”.
Nông dân Việt Nam đấu tranh đòi có đất canh tác
Nông dân Việt Nam đấu tranh đòi có đất canh tác
Cán bộ địa phương ở Trung Quốc còn giỏi
vi tính, quan tâm đến mạng, tiếp cận với mạng và coi Internet là kênh
trực tuyến tiếp xúc với dân. Còn ở ta lại đi tìm cách cản trở việc truy
cập trên mạng, thanh tra mạng, dọa nạt mạng, coi cư dân mạng như kẻ thù,
hơi một chút là áp đặt có sự xúi giục, bọn cơ hội, liên quan đến sự
chống phá, mắc mưu các “thế lực thù địch”. Xin hỏi các vị lãnh đạo, quản
lý, điều hành, thực hiện chính sách “an sinh” đời sống của xã hội thế
nào mà để sinh ra lắm kẻ thù đến thế?
Cái khác ta, hơn ta còn ở chỗ có nhiều
quan chức và văn phòng chính phủ có tài khoản (account) trên Weibo mà họ
có thể sử dụng để liên lạc trực tiếp với cử tri của mình: Trong một
huyện của tỉnh Triết Giang (Zhejiang), một bài kiểm tra về khả năng viết
(writing test) trên mạng xã hội Weibo hiện nay được đưa vào kỳ thi có
thưởng cho các viên chức địa phương. Và, mặc dù các cơ quan kiểm duyệt
của Đảng đã phản ứng mạnh tay đối với các chỉ trích liên quan nhằm “giữ
vững uy tín Đảng CS TQ”, nhưng có không ít trang mạng của người dân (nhà
báo tự do) đã nói thẳng ra rằng: “Có uy tín đâu mà giữ? Lo đi giữ cái
không có à!”.
Còn ngược lại ở ta thì các cán bộ, đảng
viên dù có chính kiến, dù quan điểm đúng, muốn lo gì đó cho dân, thương
dân, muốn đối thoại thoải mái, chân tình với người dân; nhưng khi nem
nép nhìn, xin ý kiến, dò ý qua sắc mặt, phản ứng của cấp trên rồi thì im
như thóc, không kể hiện tượng nhảy theo vào hùa nịnh nọt, nói và làm
trái lòng mình, thậm chí còn lợi dụng “đục nước béo cò” để tâng công,
mong có cơ hội vơ lợi về cho cá nhân. Thật là hổ thẹn! Hơn thế nữa, hiện
nay đất nước ta đang khó khăn về kinh tế, tài chính, lại gặp nhiều bất
ổn, nguy cơ không còn bình yên, đang bị đe dọa về chủ quyền biển đảo,
mất độc lập dân tộc, kẻ thù trực tiếp trước mắt, kẻ thù còn lẻn vào cư
ngụ ngay trong “nhà” mình mà cứ hô hoán “thế lực thù địch” tận đâu đâu,
thì đó không phải là “diễn biến hòa bình” thì gọi là gì(?!).
Một bài viết về Đảng Cộng sản Trung Quốc
lột tả vấn đề xã hội, phơi bày một chế độ chính trị-xã hội như vậy, cho
thấy Đảng Cộng sản Trung Quốc theo Chủ nghĩa Mác-Lê-nin chỉ là thứ giả
hiệu này từ thời Mao Trạch Đông, lừa mị nhân dân, dối trá thiên hạ.
Trong khi đó, bản chất về quan điểm tư tưởng, đạo đức, lối sống của nhà
cầm quyền Bắc Kinh lại bộc sự mang đậm chất tư bản, thậm chí độc quyền,
quân chủ chuyên chế chẳng khác nào thời đế chế độc tài Tần Thủy Hoàng
hay các chế độ phong kiến trung ương tập quyền Tống, Minh, Thanh tiếp
đó.
Khi có quan hệ với Trung Quốc, Đảng Cộng sản Việt Nam cần khẳng định được tính đúng đắn và ưu việt của một Đảng Cộng sản chân chính như luận thuyết và bản chất vốn có của nó, không nên nghe sự xúc xiểm, xúi giục và ngon ngọt dụ dỗ, lừa đảo để bị phụ thuộc. Độc lập và tự chủ dân tộc phải được thể hiện sự độc lập về đường lối, chủ trương, chính sách và cả cơ cầu nhân sự, phải căn cứ vào sự thực thi nó để thể hiện là chính Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, nếu không chỉ thì “y chang”, một thứ “bản sao’ của Tàu, là thứ vỏ bọc bên ngoài để lừa mị thiên hạ như kiểu Đảng CS Trung Quốc.
Khi có quan hệ với Trung Quốc, Đảng Cộng sản Việt Nam cần khẳng định được tính đúng đắn và ưu việt của một Đảng Cộng sản chân chính như luận thuyết và bản chất vốn có của nó, không nên nghe sự xúc xiểm, xúi giục và ngon ngọt dụ dỗ, lừa đảo để bị phụ thuộc. Độc lập và tự chủ dân tộc phải được thể hiện sự độc lập về đường lối, chủ trương, chính sách và cả cơ cầu nhân sự, phải căn cứ vào sự thực thi nó để thể hiện là chính Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, nếu không chỉ thì “y chang”, một thứ “bản sao’ của Tàu, là thứ vỏ bọc bên ngoài để lừa mị thiên hạ như kiểu Đảng CS Trung Quốc.
Cho nên, trong bối cảnh này, cái gì giống
với Trung Quốc mà có hại, mất uy tín cho Đảng, bị nhân dân tỏ ra muốn
đối trận thành “giai cấp khác” như “Cộng sản kiểu Tàu” thì nên hết sức
tránh. Các quyết sách để khẳng định nền độc lập dân tộc, chủ quyền, toàn
vẹn lãnh thổ và biển đảo của Tổ quốc, bảo vệ ý chí “không có gì quí hơn
độc lập tự do” như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói, rất cần phải có bản
lĩnh thực thi kiên quyết. Cần mạnh dạn cắt bỏ những tệ nạn xấu xa triền
miên mang tính hệ thống như tham nhũng, xà xẻo của công, chạy theo lợi
ích bè nhóm… đang tồn tại trong Đảng, đưa ra những chủ trương và chính
sách có lợi cho dân, thực thi quyền dân chủ, đem lại văn minh, công
bằng, lành mạnh cho xã hội. Toàn dân đang mong đợi việc thực hiện Nghị
quyết TW 4 khẩn trương và có chất lượng, có hiệu quả thực tế trong đời
sóng xã hội. Trong lúc này, Đảng phải vững tay chèo lái con thuyền cách
mạng Việt Nam, tự chủ phát huy nội lực, thực hiện cho kỳ được nền dân
chủ XHCN, tập hợp và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, không
nên để xảy ra sự phân tuyến, coi nhân dân là “giai cấp khác” như Đảng
cộng sản kiểu Trung Quốc. Có như vậy mới thể hiện Đảng ta thực sự chưa
biến chất, chưa mất gôc, phải thực sự là một tổ chức chính trị một lòng
một dạ với mục đích tối thượng là phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân,
xây dựng và lãnh đạo một chính quyền “do dân, vì dân và của dân” .
Trông người mà thấy ngao ngán, và cũng
nhiều trăn trở khi ngẫm đến ta. Phải có bản lĩnh dám nhìn thẳng vào
những gì mà nhân dân chưa hài lòng với sự lãnh đạo của Đảng, chưa vững
tin ở vai trò quản lý và điều hành xã hội của Nhà nước và Chính phủ
trong hoàn cảnh có rất nhiều khó khăn và thử thách gay gắt hiện nay.
Theo: Blog Bùi Văn Bồng
Người Việt vẫn duy trì thói quen Khôn Nhà Dại Chợ ?
Trần Đăng Khoa
-
Nhà thơ Trần Đăng Khoa đặt vấn đề: “Còn nhớ những năm 1997-1998, thương lái Trung Quốc sang ta mua mèo với giá cao, thế là vì cái “giá cao” ấy, mèo gần như tuyệt diệt, nông dân phía Bắc phải chịu đại dịch chuột hoành hành, khiến cả mùa màng xiêu điêu. Rồi những năm 2002-2003, thương lái Trung Quốc cũng lại sang mua móng trâu với giá cao. Cũng chẳng biết họ mua móng trâu làm quái quỷ gì mà mua với giá cao thế. Ở thời điểm ấy, cả chú trâu to lớn vật vã như thế mới có 5 triệu bạc mà chỉ riêng một cái móng trâu cũng đã gần một triệu bạc rồi. Thế là bà con lột móng trâu đem bán. Kết cục là trâu bò chết hàng loạt, ảnh hưởng nặng đến sức kéo của bà con nông dân nghèo phía Bắc. Để tiêu diệt cả con trâu, họ chỉ chi khoản tiền bằng đúng một chiếc móng. Thế thì chiếc móng trâu mà thương lái Trung Quốc thu gom là đắt hay rẻ đây?”
-
Nhà thơ Trần Đăng Khoa đặt vấn đề: “Còn nhớ những năm 1997-1998, thương lái Trung Quốc sang ta mua mèo với giá cao, thế là vì cái “giá cao” ấy, mèo gần như tuyệt diệt, nông dân phía Bắc phải chịu đại dịch chuột hoành hành, khiến cả mùa màng xiêu điêu. Rồi những năm 2002-2003, thương lái Trung Quốc cũng lại sang mua móng trâu với giá cao. Cũng chẳng biết họ mua móng trâu làm quái quỷ gì mà mua với giá cao thế. Ở thời điểm ấy, cả chú trâu to lớn vật vã như thế mới có 5 triệu bạc mà chỉ riêng một cái móng trâu cũng đã gần một triệu bạc rồi. Thế là bà con lột móng trâu đem bán. Kết cục là trâu bò chết hàng loạt, ảnh hưởng nặng đến sức kéo của bà con nông dân nghèo phía Bắc. Để tiêu diệt cả con trâu, họ chỉ chi khoản tiền bằng đúng một chiếc móng. Thế thì chiếc móng trâu mà thương lái Trung Quốc thu gom là đắt hay rẻ đây?”
Mấy ngày gần đây, trong những chuyện
phiếm bên quán nước vỉa hè, hay trên các hãng truyền thông, đều xôn xao
những chuyện không lấy gì làm đẹp trong phòng khám, phòng điều trị tư
nhân có thày thuốc Trung Quốc. Điều đáng sợ hơn là đã xảy ra cả chuyện
chết người. Nạn nhân là một phụ nữ chẳng có bệnh tật gì nghiêm trọng.
Một cái chết vu vơ. Chết chỉ vì bị xốc khi truyền nước. Đó là một sơ
xuất rất tối thiểu mà ngay cả một trạm xá cấp xã, cấp phường cũng khó
vấp phải. Chúng ta không nghi ngờ nền y học Trung Quốc, đặc biệt là Đông
y. Tuy nhiên, những thầy thuốc giỏi, những bác sĩ chuyên gia đích thực
của họ đâu có sang ta để hành nghề. Việt Nam không phải là lựa chọn của
họ. Làm việc trong mấy phòng khám tư nhân ở ta, có khi chỉ là mấy ông
lang băm bán thuốc dạo, hay vài cậu sinh viên non choẹt vừa mới ra
trường. Tay nghề không. Thực tiễn không. Kinh nghiệm không. Thế thì
tránh sao được chuyện rủi ro, kể cả những cái chết bi thảm, những cái
chết vu vơ rất không đáng có.
Điều chúng ta quan tâm, là tại sao những
phòng khám tư nhân, với cái giá điều trị ngất ngưởng ở …trên giời mà vẫn
có bao nhiêu người nghèo sẵn sàng dồn cơ nghiệp và cả tính mạng của
mình vào đấy, để rồi cuối cùng chuốc lấy sự phiền toái, bùng nhùng, cả
những cái chết vô cùng thảm khốc? Tất nhiên, ai rồi cũng sẽ chết vì
bệnh. Nhưng những bệnh nhân đáng thương ấy không phải chết vì bệnh tật,
mà vì bệnh …sùng ngoại. Cái gì của nước ngoài cũng tốt, cũng sang. Đến
cả hàng hóa, vật dụng, hàng xách tay, hàng…ngoài luồng cũng đều …tốt cả.
Còn những gì của ta cũng đều rẻ rúng, “hâm đơ”. Hãm. Từ hàng hóa, vật
dụng, đến cả …con người. Các Hoa hậu, ca sĩ của ta, chỉ cần có chút nhan
sắc, tiếng tăm, phần lớn cũng sắm…chồng ngoại. Thế thì trách gì mấy bác
nông dân chân lấm, tay bùn cả tin, dễ bị lừa mị, thế nên chỉ nhức đầu,
sổ mũi, hay cắt trĩ, truyền nước…, toàn những bệnh đơn giản, cũng muốn
kén bàn tay của bác sĩ ngoại, dù sự kén chọn ấy có phải trả cái giá ngất
nghểu ở xứ …cung giăng thì cũng “cứ chơi”. Không đủ tiền thì bán đất
cát, nhà cửa. Tính mạng còn chả tiếc thì tiếc gì mấy chuc …triệu bọ.
(Xin lưu ý giá cắt trĩ ở phòng khám tư có thầy thuốc Trung Quốc là 20
triệu đồng).
Thật hẩm hiu cho nền y học “nội địa”.
Trong khi chúng ta có rất nhiều thày thuốc giỏi, như Giáo sư Tôn Thất
Tùng, Giáo sư Tôn Thất Bách, Giáo sư Nguyễn Trọng Nhân, Giáo sư Nguyễn
Lân Việt, Lương y Bành Khừu, Bác sĩ Nguyễn Tài Thu, bác sĩ trẻ Nguyễn
Lân Hiếu. Bác sĩ Hiếu là con trai Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân
Dũng và Thày thuốc Nhân dân, Đại tá hàm Tướng Nguyễn Kim Nữ Hiếu, Phó
Viện trưởng Viện 108 Quân đội. Hiện nay, bác sĩ Lân Hiếu mổ tim thuộc
hạng cự phách. Một học giả nước ngoài bảo tôi: “Về y học, chúng tôi chỉ
hơn các anh máy móc và điều kiện làm việc thôi. Còn tài năng, kinh
nghiệm, và đặc biệt là bàn tay khéo léo, chuẩn xác trong kỹ nghệ mổ xẻ,
các bác sĩ của các anh thật đáng kính nể!”.
Thế thì tại sao lại dẫn đến thảm cảnh ấy?
Sùng ngoại. Cả tin. Đa nghi ư? “Người
Việt vốn dĩ có tinh thần cảnh giác cao độ. Kinh nghiệm từ những năm
chiến tranh với cái giá quá đắt phải trả đã cho họ đức tính ấy”. Giáo sư
J. Berke, một nhà Việt Nam học người Đức đã từng có nhận xét về chúng
ta như vậy. Ông đã bảy lần sang thăm Việt Nam. Để khám phá Việt Nam,
theo ông, chỉ cần có một công cụ, đó là chiếc xe đạp. Mà xe đạp ở xứ này
rất sẵn. Chỉ bỏ ra hơn chục dolla là đã có cả một chiếc xe đạp rồi. Đi
xe đạp Việt Nam rất hay bị xịt lốp. Nhưng không sao. Xe xịt ở bất cứ chỗ
nào thì cứ tạt vào rệ đường. Thế là lập tức ở đó sẽ có ngay một ông thợ
bơm vá xe đạp. Mà những ông thợ này rất đặc biệt. Họ không phải người
bình thường. Họ là những anh hùng trong những năm chiến tranh. Đó là
pho sử sống của cả một thời đại. Nhưng tốt nhất là cứ để họ tự nói.
Người Việt sởi lởi lắm. Họ chẳng giũ được cái gì ở trong bụng. Nhưng mà
đừng hỏi. Nếu cứ thật thà hỏi, hoặc tỏ ý quan tâm, lập lức họ sẽ nghi
ngay mình là một tên gián điệp quốc tế. Với người Việt, tội ác tày trời
là tội làm gián điệp. Cứ vu cho cái tội làm gián điệp là mọi việc xử lý
rất dễ. Dân Việt nhạy cảm lắm. Cảnh giác lắm, căm gián điệp lắm, nên
nhìn đâu cũng thấy địch!
Nhận xét của J. Berke như một chuyện đùa.
Nhưng không phải không có những điều khiến ta phải nghĩ ngợi. Một cây
bút có tiếng chịu khó tìm tòi, vừa có tác phẩm mới, với giọng điệu hơi
lạ, dù chỉ đơn thuần là một cách làm mới mình, để mình không giống với
người khác. Vậy mà ông bạn tôi cứ truy hỏi: Cái cậu tác giả ấy là người
thế nào? Nó ăn phải bả của địch hay do địch cài cắm?. Tôi bảo: Chả có
địch nào chui được vào hàng ngũ của những người từng vào sinh ra tử. Mà
cơ quan ấy cũng là mảnh đất lành. Một môi trường trong veo làm sao có
chỗ cho cái ác nảy nở. Nếu cậu không tin, cậu cứ cử về đấy vài ba thằng
gián điệp. Tớ bảo đảm với cậu chỉ sau mấy tháng, chúng sẽ thành lao động
“tiên tiến” hay cá nhân “bốn tốt”!.
Ông bạn tôi bắt đầu cảnh giác. Rồi anh nghi ngờ cả tôi. “Không khéo thằng cha này cũng bị địch tiêm nhiễm rồi cũng nên”.
Bà con mình thế đấy. Có thể cảnh giác,
nghi ngờ với cả con cái, anh em ruột thịt trong nhà, nhưng lại nhẹ dạ cả
tin với thiên hạ. Mà ai nói gì cũng tin. Các cụ bảo đó là bệnh “Khôn
nhà dại chợ”.
Còn nhớ những năm 1997-1998, thương lái
Trung Quốc sang ta mua mèo với giá cao, thế là vì cái “giá cao” ấy, mèo
gần như tuyệt diệt, nông dân phía Bắc phải chịu đại dịch chuột hoành
hành, khiến cả mùa màng xiêu điêu. Rồi những năm 2002-2003, thương lái
Trung Quốc cũng lại sang mua móng trâu với giá cao. Cũng chẳng biết họ
mua móng trâu làm quái quỷ gì mà mua với giá cao thế. Ở thời điểm ấy, cả
chú trâu to lớn vật vã như thế mới có 5 triệu bạc mà chỉ riêng một cái
móng trâu cũng đã gần một triệu bạc rồi. Thế là bà con lột móng trâu đem
bán. Kết cục là trâu bò chết hàng loạt, ảnh hưởng nặng đến sức kéo của
bà con nông dân nghèo phía Bắc. Để tiêu diệt cả con trâu, họ chỉ chi
khoản tiền bằng đúng một chiếc móng. Thế thì chiếc móng trâu mà thương
lái Trung Quốc thu gom là đắt hay rẻ đây?
Chưa hết. Hãy nhớ lại chuyện thu gom ốc
bươu vàng, rồi thu gom đỉa của thương lái Trung Quốc mấy năm vừa qua,
chúng ta cũng đã phải trả một cái giá đắt đến mức như thế nào? Từ các
tỉnh phía Bắc, phong trào thu mua đỉa đã lan đến Thành phố Hồ Chí Minh
và các tỉnh phía Nam. Nhiều người dân Hóc Môn còn đứng ra thu gom đỉa từ
khắp các vùng lân cận. Thấy lợi, dễ làm mà giá cao, nhiều hộ dân Tây
Ninh còn nuôi đỉa ngay trong ao nhà mình hồ để mang bán cho thương lái
Trung Quốc. Ngoài việc “sản xuất” đỉa, “sản xuất” ốc bươu vàng, họ còn
đi thu mua của các hộ quanh vùng. Thương lái Trung Quốc mua gì, họ thu
gom thứ ấy. Thương lái đặt với số lượng cực lớn rồi đột ngột “mất tích”
như phép thần thông của Tôn Hành Giả. Mà đỉa với ốc bươu vàng sinh sản
rất nhanh. Trời mưa, đỉa theo nước ùa cả vào nhà dân. Không phải chỉ trẻ
con mà người lớn cũng sợ khiếp vía. Theo các nhà Động vật học, “đỉa là
loài rất nguy hiểm, do dễ sinh sôi nảy nở trong mọi điều kiện. Đặc biệt,
ở những vùng đồng ruộng chiêm trũng. Trong khi đó, để tiêu diệt một con
đỉa lại rất khó khăn, ngay cả việc đốt cháy, nếu không cháy hết còn sót
lại một vài tế bào, gặp điều kiện thuận lợi cũng có thể phát triển
thành một con đỉa bình thường. Đặc biệt, khi người dân đua nhau nuôi đỉa
thì không thể kiểm soát được, đỉa tràn ra môi trường, trở thành hiểm
họa, giống như hiểm họa ốc bươu vàng, chuột hải ly, rùa tai đỏ những năm
trước đây”.
Thật quái quỷ!
Và rồi còn ghê rợn hơn nữa là việc thu
gom chè bẩn cũng lại của Thương lái Trung Quốc trong khu vực các tỉnh
phía Bắc. Chỉ tính riêng ở Văn Chấn, Yên Bái, có thể nói, người người
sản xuất chè. Nhà nhà sản xuất chè. Mỗi hộ gia đình chỉ bỏ ra 4 triệu
đồng mua 2 máy vò chè và sàng chè, là đã thành một xưởng sản xuất chè
tại gia. Chỉ sau 1 tuần sản xuất chè bẩn, họ đã thu hồi toàn bộ vốn. Còn
sau thì lãi. Ở Hàm Yên, Tuyên Quang, còn có chuyện sản xuất chè bằng
cách trộn phân lân hoặc nước bùn đất vào búp chè tươi già, qua công đoạn
vò, phơi, được loại chè khô vừa nặng, vừa dẻo, cánh chè xoăn và xanh.
Có một điều rất lạ, chè bẩn làm ra bao nhiêu cũng được thương lái Trung
Quốc thu gom hết. Họ còn mua với giá cao. Thương lái Trung Quốc còn đến
tận nhà hướng dẫn làm chè bẩn rồi bao tiêu trọn gói. Chè bẩn được đóng
bao, đóng gói chở đi kìn kìn. Họ mua chè bẩn với số lượng lớn như thế về
để làm gì thì chỉ có trời mới biết.
Khi Trung Quốc đăng cai Đại hội Olympic, trước con mắt của bạn bè quốc tế, họ mời ông Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang sang cùng chứng kiến cảnh họ đốt chè, với lý do chè Việt bẩn không đảm bảo an toàn thực phẩm. Vậy thì còn có quốc gia nào giám ký kết, đặt mua. Vậy là chỉ sau 6 tháng, toàn bộ ngành chè liêu xiêu và hàng loạt doanh nghiệp gắn với chè đã bị phá sản.
Khi Trung Quốc đăng cai Đại hội Olympic, trước con mắt của bạn bè quốc tế, họ mời ông Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang sang cùng chứng kiến cảnh họ đốt chè, với lý do chè Việt bẩn không đảm bảo an toàn thực phẩm. Vậy thì còn có quốc gia nào giám ký kết, đặt mua. Vậy là chỉ sau 6 tháng, toàn bộ ngành chè liêu xiêu và hàng loạt doanh nghiệp gắn với chè đã bị phá sản.
Năm 2007, Tập đoàn Bưu chính viễn thông
của chúng ta cũng thiệt hại hàng chục triệu USD khi bị cắt trộm 11 km
cáp quang. Nhiều người cứ thắc mắc, không hiểu kẻ cắp cắt trộm cáp quang
để làm gì, bởi cái thứ này không thể bán phế liệu được. Sau đó, khi
Công an Bà Rịa – Vũng Tàu bắt được “cáp tặc” Nguyễn Thị Bích Phượng, từ
lời khai của thị, mọi người mới tá hỏa: Hóa ra thị tổ chức cắt cáp để
bán cho thương lái Trung Quốc. Thị cũng không hiểu thương lái Trung Quốc
mua hàng đống cáp quang vụn của thị để làm cái quái quỷ gì?
Cũng may, thương lái Trung Quốc chỉ gom thu chè bản, cáp quang, đỉa ốc, móng trâu…Họ mà thu gom hài cốt thì không khéo khối người đào cả mồ mả, ông bà tổ tiên đem bán rồi.
Thật đáng sợ.
Bây giờ thì tất cả đã rõ.
Bà con ta quá nêu cao cảnh giác, toàn cảnh giác nghi ngờ những người ruột thịt trong nhà, rồi ứng xử rất hà khắc, nhưng lại ngờ nghệch, cả tin với người ngoài thiên hạ, cũng vì những lợi ích cỏn con trước mắt, nên bị mấy anh nghịch tặc phá hoại nó lừa. Và lừa rất manh mún, tiểu nhân, nhưng lại rất bài bản, có hệ thống với mọi tính toán kỹ lướng, và rồi hậu quả để lại cho chúng ta thì lại vô cùng nặng nề và không hề manh mún một chút nào.
Cũng may, thương lái Trung Quốc chỉ gom thu chè bản, cáp quang, đỉa ốc, móng trâu…Họ mà thu gom hài cốt thì không khéo khối người đào cả mồ mả, ông bà tổ tiên đem bán rồi.
Thật đáng sợ.
Bây giờ thì tất cả đã rõ.
Bà con ta quá nêu cao cảnh giác, toàn cảnh giác nghi ngờ những người ruột thịt trong nhà, rồi ứng xử rất hà khắc, nhưng lại ngờ nghệch, cả tin với người ngoài thiên hạ, cũng vì những lợi ích cỏn con trước mắt, nên bị mấy anh nghịch tặc phá hoại nó lừa. Và lừa rất manh mún, tiểu nhân, nhưng lại rất bài bản, có hệ thống với mọi tính toán kỹ lướng, và rồi hậu quả để lại cho chúng ta thì lại vô cùng nặng nề và không hề manh mún một chút nào.
Ôi! Người anh em Trung Quốc, “môi hở răng
lạnh”, người luôn nêu cao “mười sáu chữ vàng” mà lại hiện hình rúm ró
như thế được sao? Tôi nói điều này cũng vì rất yêu đất nước anh em Trung
Quốc. Đất nước của Lý Bạch, Đỗ Phủ, Tào Tuyết Cần, Lỗ Tấn… cùng với nền
văn hóa vĩ đại mà tôi hằng ngưỡng mộ từ thuở ấu thơ! Chính vì yêu Đất
nước Trung Quốc, nên càng thấy đau đớn, khi những kẻ giả danh Trung
Quốc, đã bôi bẩn đất nước đất nước anh em vĩ đại mà chứng ta hằng biết
ơn này, nhất là mấy anh Hải tặc đã bịa ra cái đường lưỡi bò, cướp Hoàng
Sa, rồi còn hòng thôn tính luôn Trường Sa và cả Biển Đông ngút ngát kia.
Trung Quốc là một quốc gia giầu có, hùng mạnh. Sự bật dậy của người anh
em thân thiết trong những năm gần đây làm chúng ta mừng vui và hạnh
phúc vô cùng. Thế kỷ 21 mà chúng ta đang sống đây sẽ là thế kỷ Trung
Quốc.
Hàng hóa Trung Quốc, từ đồ tiêu dùng vụn
vặt cho đến những mặt hàng cao cấp nhất cũng đã phủ khắp thế giới. Chẳng
cần đến Trường Sa, Hoàng Sa và cả Biển Đông, Trung Quốc cũng vẫn là một
quốc gia hùng mạnh vào bậc nhất thế giới, vậy thì việc gì phải vơ váo
những thứ không phải của mình. Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam. Đó
không phải người Việt tự tuyên bố, mà chủ quyền đó đã được chính người
Pháp và bạn bè Quốc tế khách quan, xác định từ mấy trăm năm trước. Trong
bản đồ địa giới, hải giới của Trung Quốc, từ đời Nhà Thanh và trước nữa
cho đến năm 1904 cũng không có Hoàng Sa, Trường Sa và cái đường lưỡi bò
ma quỷ. Đấy là những bằng cứ hùng hồn, phủ nhận những trò tháu cáy của
những kẻ tiểu nhân, rất không hảo hán. Việc làm đó chẳng biết có thu
được lợi lộc gì không, vì trong thời đại ngày nay, cũng không dễ làm
được những điều khuất tất ngang ngược, bất chấp đạo lý, nhưng trước mắt,
họ đã tự cô lặp mình trước cộng đồng quốc tế, đặc biệt là với các nước
trong khu vực, cùng thở chung một bầu khí quyển Biển Đông. Và nói như
các cụ ta xưa, thì đó cũng chỉ là chuyện : “Khôn nhà dại chợ!”
Theo: Blog Lê Thiếu Nhơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét