Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 26 tháng 2, 2015

Học luật và làm chính trị

Trương Tự Minh (lược dịch) – Theo cách nghĩ thông thường, đích đến cuối cùng của người học luật là trở thành luật sư. Thế nhưng, những kỹ năng và phương pháp tư duy mà trường luật trang bị cho sinh viên cũng có thể được vận dụng rất tốt cho các nghề nghiệp thuộc lĩnh vực khác, trong đó có chính trị. 
Tổng thống Mỹ Barack Obama học luật tại ĐH Harvard (Mỹ) từ 1988 đến 1991, và là tổng biên tập da đen đầu tiên của tạp chí luật Harvard Law Review danh tiếng ngay từ năm thứ nhất. Ảnh: npr.org
Tổng thống Mỹ Barack Obama học luật tại ĐH Harvard (Mỹ) từ 1988 đến 1991, và là tổng biên tập da đen đầu tiên của tạp chí luật Harvard Law Review danh tiếng ngay từ năm thứ nhất. Ảnh: npr.org
Không cần phải chứng minh thì đa số đều đồng ý rằng trong các ngành nghề, luật sư luôn có mặt ở tốp đầu những lựa chọn nghề nghiệp. Thực tế trên cũng là điều dễ hiểu khi thu nhập của những người hành nghề luật thường xếp trên mức bình quân của xã hội. Thêm vào đó, người luật sư thường được gắn với hình ảnh của sự thành công, học vấn uyên bác và tài ăn nói khéo léo, vì vậy từ trước đến nay các “thầy cãi” vẫn được xếp ở nhóm nghề có địa vị danh giá.
Dẫu vậy, nghề luật sư vẫn có những cái giá của nó. Đổi lại thu nhập hàng tháng đáng mơ ước là thời gian làm quá tải và áp lực rất cao từ công việc. Các luật sư thường không lạ gì với những tối phải đem việc về nhà làm, những cuối tuần không nghỉ hay các buổi gặp khách hàng vào những giờ “trái khoáy”. Theo số liệu từ Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ, một phần ba luật sư nước này làm việc trên 50 tiếng mỗi tuần. Thời gian dành cho công việc chiếm quá nhiều quỹ thời gian trong ngày, sức ép từ những vụ kiện tụng, môi trường cạnh tranh khắc nghiệt cùng nhiều yếu tố khác đã khiến luật sư là một trong những nghề có mức độ áp lực cao nhất. Tình trạng trầm cảm hay thậm chí xu hướng tự tử khá phổ biến ở những người làm nghề luật, và theo một khảo sát từ Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ (American Bar Association), có 44 % luật sư trả lời sẽ không khuyến khích các bạn trẻ chọn theo nghiệp mình.
Đừng lo lắng nếu viễn cảnh ngán ngẩm trên làm bạn phải suy nghĩ lại dự tính theo học trường luật. Bởi ngoài con đường đi vào các hãng luật, vẫn có những lựa chọn nghề nghiệp khác dành cho các cử nhân luật. Những kỹ năng bạn có được trong những năm học luật có thể được vận dụng rất tốt cho một số công việc khác. Nhiều người theo học trường luật vì niềm tin vào sự công bằng và một trách nhiệm cộng đồng mạnh mẽ, và đó cũng là những giá trị thường thấy ở các chính trị gia.
Truyền thống song hành của luật và chính trị
Nhìn ra thế giới, rất dễ nhận thấy không ít chính khách các nước từng tốt nghiệp trường luật hay hành nghề luật sư. Ở Mỹ, trong số 44 vị tổng thống của nước này đã có đến 30 người xuất thân gốc luật học, trong đó nổi bật có thể kể đến Thomas Jefferson, Abraham Lincoln, Richard Nixon hay Gerald Ford. Nếu tổng thống thứ 42 của Mỹ, Bill Clinton, cùng vợ ông là cựu ngoại trưởng Hilary Clinton từng gặp và phải lòng nhau trong những ngày lui tới thư viện ở trường luật Đại học Yale đầu những năm 1970, thì năm 1990, tạp chí Harvard Law Review đánh dấu một cột mốc lịch sử khi Barack Obama – tổng thống đương nhiệm của Hoa Kỳ – trở thành sinh viên da màu đầu tiên giữ chức tổng biên tập sau 104 năm.
Cả vợ chồng nhà Clinton lẫn cựu Thủ tướng Anh Tony Blair đều xuất thân từ những trường luật hạng nhất. Ảnh: nbcwashington.com
Cả vợ chồng nhà Clinton lẫn cựu Thủ tướng Anh Tony Blair đều xuất thân từ trường luật. Ảnh: nbcwashington.com
Ở Anh, cựu thủ tướng Tony Blair từng có 8 năm hành nghề luật sau khi ông tốt nghiệp Đại học Oxford. Số lượng các chính khách có xuất thân luật học ở nhánh lập pháp nước này cũng chiếm một tỷ lệ đáng chú ý. Theo số liệu do Quốc hội Anh công bố vào năm 2010, khoảng 14% thành viên Quốc hội trước khi tham gia nghị trường đã có nhiều năm đến tòa tranh tụng hay tư vấn tại các hãng luật.
Tư duy phản biện và tầm nhìn bao quát
Trên tờ The Guardian, Megan Carrick, một sinh viên luật đang theo học tại Đại học Kent (University of Kent)  ở Anh, cho biết: “Học luật giúp bạn biết cách hệ thống hóa các lập luận, có tư duy phản biện và biết cách đánh giá các chính sách – những kỹ năng đáng giá cho những ai theo nghiệp chính trị.”
Đứng trước một chính sách hay một đạo luật, Megan cho rằng tư duy của người học luật mang đến sự nhạy bén và linh hoạt trong cách hiểu và áp dụng luật vào hoàn cảnh xã hội cụ thể.  Theo cô, đó là yếu tố quan trọng để giúp nhìn ra khả năng cũng như những giới hạn trong chính trị.
Joe Chambers, một sinh viên luật cũng đến từ Đại học Kent, thuộc nhóm những người học luật nhằm chuẩn bị cho một sự nghiệp chính chính trị. Giải thích cho lựa chọn trên, Joe nói ngành mình đang theo học giúp anh có cái nhìn bao quát hơn về bối cảnh chính trị – xã hội đối với một đạo luật, thay vì chỉ chăm bẵm một cách chi li vào nội dung quy định pháp luật.
Đồng ý với quan điểm của Megan, Joe chia sẻ: “Trong quá trình phân tích luật, tôi đã hiểu cách luật được viết, diễn giải và áp dụng như thế nào”. Học luật không chỉ giới hạn trong khuôn khổ của một quy định hay một đạo luật, mà đó còn là việc biết đặt ra những câu hỏi phản biện như vì sao chúng được làm ra và có thể làm gì để các quy định pháp luật được tốt hơn.
Bộ óc khách quan và tài tranh biện
Bên cạnh đó, với tư duy của một người học luật, bạn còn được rèn luyện kỹ năng tiếp cận vấn đề bằng lập luận từ cả hai phía. Để làm rõ hơn cho lợi ích trên, Sam Foulder-Hughes – du học sinh người Đức, hiện đang là sinh viên luật năm nhất Đại học Birmingham – nói: “Khi học luật, bạn cũng sẽ học cách nhìn nhận vấn đề một cách khách quan mà không để quan điểm cá nhân làm ảnh hưởng. Đó là một kỹ năng rất cần thiết, đặc biệt trong lúc này khi sự tức giận và sợ hãi dường như đang chi phối chính sách của những đảng chính trị lớn”.
lky-wife
Nhà sáng lập ra Singapore hiện đại, Lee Kuan Yew (Lý Quang Diệu) và vợ ông, Kwa Geok Choo, đều tốt nghiệp từ trường luật Cambridge (Anh quốc) sau Thế chiến II. Ảnh: mothership.sg
Khi các cử nhân luật bước vào sân chơi chính trị, một lợi thế khác mà họ có được là việc nắm rõ cách thức tổ chức, cơ cấu, quyền hạn cũng như chức năng của quốc hội và chính phủ. Chưa kể những giờ tranh luận trên lớp ở trường luật còn trang bị cho bạn sự tự tin, khả năng trình bày trước công chúng cùng các thủ thuật sắp xếp lập luận sao cho thuyết phục người nghe một cách hiệu quả.
Nên bắt đầu từ đâu?
Làm việc cho các chính khách là một xuất phát điểm khôn ngoan nếu bạn đã xác định theo đuổi sự nghiệp chính trị lâu dài. Ở các nước như Mỹ, Anh, Úc, Nhật, nhiều cử nhân luật chọn làm việc trong bộ phận pháp lý tại văn phòng của các nghị sĩ. Công việc ở bộ phận này bao gồm việc nghiên cứu, tổng hợp luật – chính sách và tư vấn pháp lý hỗ trợ các nghị sĩ. Với những hoạt động trên, rõ ràng một ứng viên tốt nghiệp từ trường luật sẽ giành được lợi thế đáng kể.
Ở Việt Nam, bên cạnh hướng đi là các hãng luật, một số sinh viên sau khi tốt nghiệp trường luật chọn công tác trong lĩnh vực tư pháp thuộc cơ quan nhà nước. Đây cũng là một khởi điểm cho những ai dự tính con đường chính trị.
Từ trước đến nay luật sư luôn là một nghề danh giá. Tuy nhiên, niềm đam mê luật học vẫn mở ra nhiều hướng đi nghề nghiệp đa dạng. Nếu là người tin vào công lý và mong muốn thay đổi để đóng góp cho cộng đồng, xã hội, làm chính trị có thể là một lựa chọn dành cho bạn.
Lược dịch từ bài viết A Law Degree Could Launch Your Career in Politics (The Guardian)

Thứ Năm, 12 tháng 2, 2015

Bộ TT&TT sẽ cứng rắn hơn nếu báo Người cao tuổi gây phức tạp tình hình

Việc Bộ TT&TT thanh tra đột xuất và công bố kết luận thanh tra báo Người cao tuổi theo đúng trình tự, thủ tục. Bộ TT&TT sẽ áp dụng các biện pháp quản lý cứng rắn hơn nếu báo này gây phức tạp tình hình Sáng nay 12/2/2015, Đoàn Thanh tra Bộ TT&TT đã công bố công khai toàn bộ quá trình thanh tra đột xuất báo Người cao tuổi.
Đồng thời khuyến cáo Hội Người cao tuổi Việt Nam về việc thiếu hợp tác với cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí và có dấu hiệu ủng hộ, bao che những việc làm sai trái của báo Người cao tuổi.
Đại diện Đoàn Thanh tra Bộ TT&TT cho biết: Sau khi kết thúc buổi công bố kết luận thanh tra ngày 9/2/2015, Bộ TT&TT nhận được tài liệu gửi qua đường văn thư gồm 3 công văn: Công văn số 37/BTV-HNCT ngày 9/2/2015 của Ban Thường vụ Trung ương Hội Người cao tuổi về việc yêu cầu tạm dừng thông báo kết luận thanh tra báo Người cao tuổi, Công văn số 32/CV-BNCT ngày 4/2/2015 của báo Người cao tuổi về việc kiến nghị thời gian giải trình nội dung thanh tra báo Người cao tuổi, Công văn số 35/CV-BNCT ngày 9/2/2015 của báo Người cao tuổi về việc không dự thông báo kết luận thanh tra (Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son nhận được lúc 10h35, Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn nhận được lúc 11h15).
Toàn cảnh họp báo công bố kết luận thanh tra đột xuất báo Người cao tuổi tại Bộ TT&TT do Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn chủ trì. (Ảnh: B.M)
Đến ngày 10/2/2015, trên số báo 23 (1549) ra ngày Thứ Ba 10/2/2015, báo Người cao tuổi đã cho đăng 3 bài viết gồm: Bài “Nhiều sai phạm nghiêm trọng của Đoàn Thanh tra Bộ TT&TT thanh tra Báo Người cao tuổi” trên trang 10+11; Bài “Chủ tịch Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam Kiến nghị với Bộ trưởng Bộ TT&TT về việc hoạt động của Đoàn Thanh tra và nội dung kết luận thanh tra Báo Người cao tuổi” trên trang 11; Bài “Chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Người cao tuổi khẳng định: Đoàn Thanh tra Bộ TT&TT đã làm trái pháp luật” trên trang 12.
Nội dung 3 bài viết nêu trên có tính quy chụp, sai sự thật, đặc biệt ở các tít bài đều có nội dung mang tính kết luận không thuộc thẩm quyền của báo Người cao tuổi.
Trong ngày 10/2/2015, đã xuất hiện tình trạng tổ chức phát tán báo Người cao tuổi số ra ngày 10/2/2015 tại Hội báo Xuân toàn quốc 2015. Đồng thời, xuất hiện việc đưa liên kết các bài viết liên quan báo Người cao tuổi trên Facebook tại địa chỉ https://www.facebook.com/baonguoicaotuoi, và một số trang mạng, blog cá nhân nhằm lôi kéo sự ủng hộ và bình luận xuyên tạc, suy diễn.
Đại diện Đoàn Thanh tra Bộ TT&TT khẳng định: Việc Bộ TT&TT thanh tra đột xuất và công bố kết luận thanh tra báo Người cao tuổi theo đúng trình tự, thủ tục đã nhận được sự đồng tình, đánh giá cao của dư luận, được nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân ủng hộ.
Trong thời gian dài, báo Người cao tuổi đã đăng nhiều bài viết mang tính áp đặt, quy chụp, tự cho mình quyền phán xét, mặc dù những sai phạm đã được nêu cụ thể trong kết luận thanh tra nhưng báo Người cao tuổi vẫn chưa nhìn nhận sai phạm.
Việc báo Người cao tuổi cố tình không tham dự buổi công bố kết luận thanh tra và đăng nội dung phản ứng trên số báo ra ngày 10/2/2015 thể hiện thái độ thiếu cầu thị, thách thức, coi thường pháp luật.      
Đặc biệt, Hội Người cao tuổi Việt Nam là cơ quan chủ quản của báo Người cao tuổi, theo Điều 12 Luật Báo chí hiện hành thì Hội phải có trách nhiệm chỉ đạo, theo dõi hoạt động của cơ quan báo chí, chịu trách nhiệm trước pháp luật trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình đối với sai phạm của cơ quan báo chí trực thuộc.
Tuy nhiên, Hội Người cao tuổi Việt Nam cũng thiếu hợp tác với cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí và có dấu hiệu ủng hộ, bao che những việc làm sai trái của báo Người cao tuổi.
Đại diện Đoàn Thanh tra Bộ TT&TT cũng nhấn mạnh: "Để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, Bộ TT&TT sẽ tiếp tục tiến hành thực hiện và phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan áp dụng các biện pháp quản lý nhà nước cứng rắn hơn nếu báo Người cao tuổi tiếp tục có những hành động phản ứng tiêu cực, gây phức tạp tình hình".
Bình Minh 
Nguồn:  http://infonet.vn/bo-tttt-se-cung-ran-hon-neu-bao-nguoi-cao-tuoi-gay-phuc-tap-tinh-hinh-post158267.info

Thứ Hai, 9 tháng 2, 2015

Đề nghị cách chức Tổng biên tập báo Người cao tuổi


Sáng nay (9/2), Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ công bố công khai kết luận thanh tra báo Người cao tuổi
Tính thời điểm hiện nay, đại diện Báo Người cao tuổi không có mặt tại buổi họp công bố kết luận thanh tra. Thứ trưởng Trương Minh Tuấn quyết định công bố công khai và họp báo công bố kết luận thanh tra báo Người cao tuổi. Thông tin công khai công bố đến các báo.
Theo tin mới nhất, xử phạt vi phạm đối với báo Người Cao tuổi:
Thu hồi giấy phép Trang thông tin điện tử số 256/GP-TT ĐT cấp ngày 3/12/2010.
Thu hồi tên miền nguoicaotuoi.org.vn.
Thu hồi thẻ nhà báo của ông Kim Quốc Hoa - Tổng biên tập báo Người Cao tuổi.
Đề nghị Hội người cao tuổi cách chức Tổng biên tập báo Người Cao tuổi đối với ông Kim Quốc Hoa theo quy định tại điều 12 Quy chế về bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí.
Chuyển hồ sơ vụ việc sang cơ quan an ninh điều tra xem xét, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật đối với những bài viết có dấu hiệu tội phạm.
Xử phạt vi phạm hành chính đối với báo Người Cao tuổi về các hành vi vi phạm sau:
- Xử phạt đối với hành vi báo điện tử hoạt động không có giấy phép do trực tiếp xuất bản tin bài trên trang  thông tin điện tử tổng hợp nguoicaotuoi.org.vn.
- Xử phạt 1 hành vi thông tin sai sự thật nhưng chưa gây ảnh hưởng nghiêm trọng.
-Xử phạt 3 hành vi thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Xử phạt 2 hành vi cung cấp thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng.
Trước giờ họp báo
- Xử phạt 1 hành vi sai sự thật vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự nhân phẩm của cá nhân trên trang thông tin điện tử tổng hợp nguoicaotuoi.org.vn.
- Xử phạt 1 hành vi cải chính không đúng quy định.
- Xử phạt 1 hành vi sử dụng tên thầy thuốc để quảng cáo thuốc.
- Xử phạt 6 hành vi quảng cáo thực phẩm chức năng dưới dạng bài viết, không phù hợp với xác nhận của cơ quan chức năng.
- Xử phạt 3 hành vi quảng bá thực phẩm chức năng dưới hình thức bài viết của bác sỹ, dược sỹ và nhân viên y tế.
- Xử phạt 2 hành vi quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh.
Ngoài ra, báo Người Cao tuổi đăng các nội dung đơn thư khiếu nại, tố cáo và bình luận suy diễn, thiếu căn cứ dẫn đến thông tin sai sự thật, vi phạm khoản 4, Điều 10, Luật Báo chí.
Báo Người Cao tuổi đăng một số bài viết có nội dung sai sự thật, xuyên tạc, vu khống nhằm xúc phạm danh dự, uy tín của tổ chức và danh dự nhân phẩm của công dân, vi phạm khoản 4, Điều 10, Luật Báo chí.
- Thông tin suy diễn, sai sự thật, vi phạm khoản 4, Điều 10, Luật Báo chí, Luật sử đổi bổ sung một số điều của Luật Báo chí.
- Đăng một số bài viết có dấu hiệu tiết lộ bí mật nhà nước, vi phạm quy định pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
- Đăng một số bài viết có dấu hiệu lợi dụng tự do, dân chủ, xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
Hồng Chuyên
(Infonet)

Chiêu trò nhào nặn thông tin “hậu trường chính trị”

Gần đây, dư luận xôn xao về việc một số trang web, tờ báo hải ngoại tung ra những thông tin “sốc” liên quan tới ông Nguyễn Bá Thanh kèm theo nhiều suy diễn nguy hiểm liên quan tới các cán bộ lãnh đạo cấp cao. Sự thật câu chuyện này rồi đây sẽ được làm rõ nhưng có thể nhận thấy, đây là chiêu trò không mới của những phần tử cơ hội chính trị thường “ném đá giấu tay” thực hiện mấy năm gần đây...
Chiêu trò không mới
Thông thường, trước mỗi kỳ Đại hội hay hội nghị Trung ương Đảng, các kỳ họp Quốc hội, các thế lực thù địch thường tung ra những thông tin hậu trường chính trị nhằm bôi nhọ, hạ thấp uy tín của cán bộ lãnh đạo cấp cao, làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước.
Còn nhớ, giữa năm 2012, khi Đảng ta đang đẩy mạnh thực hiện nghị quyết Trung ương 4 về một số vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay thì dư luận cũng xôn xao việc “xê-ri” các trang “quan làm báo”, “dân làm báo”, “vua làm báo” liên tiếp tung ra các thông tin liên quan tới cán bộ lãnh đạo.
Những thông tin chúng đưa ra liên quan đến nhiều chính sách kinh tế vĩ mô, đến vấn đề ngân hàng, tài chính và nhiều lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước nên đã tạo ra dư luận xã hội tiêu cực, gây hoang mang, lo lắng, suy giảm niềm tin của một bộ phận cán bộ, Đảng viên và nhân dân vào Đảng, Nhà nước.
Sang năm 2013, khi mà các trang “làm báo” đã trở nên nhàm chán thì lại rộ lên một trang mạng khác nói xấu một lãnh đạo cấp cao của Nhà nước. Và từ cuối năm 2014 đến nay, lại xuất hiện trang “Chân dung quyền lực” với câu chuyện hậu trường liên quan tới ông Nguyễn Bá Thanh cùng nhiều suy diễn thâm độc khác…
Với ông Thanh, đây không phải là lần đầu bị tung tin xấu. Trên một trang mạng mạo danh mang tên ông khi ông còn là Bí thư thành ủy Đà Nẵng cũng từng có nhiều thông tin sai sự thật và chính ông đã phải lên tiếng trên báo chí nói rõ sự thật.
                                                                 Ông Nguyễn Bá Thanh.
Điểm lại hoạt động của những trang blog này cho thấy chúng có điểm chung là đều xuyên tạc sự thật, hướng sự công kích vào một vài cán bộ lãnh đạo cấp cao theo kiểu “đồn nhảm”. Kẻ xấu đã lợi dụng, đánh vào tâm lý hiếu kỳ, sự quan tâm của dư luận trước những sự kiện chính trị lớn của đất nước. Chúng luôn dựng lên các cuộc “đấu đá”, các “phe nhóm” trong hệ thống chính trị.
Nếu như năm 2012, mục tiêu chúng hướng tới nhằm vào việc triển khai thực hiện nghị quyết Trung ương 4 của Đảng thì năm 2013, mục tiêu xuyên tạc của chúng nhằm vào việc lần đầu tiên Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm các chức danh lãnh đạo chủ chốt. Và lần này, có thể thấy ngay mục tiêu của chúng nhằm gây chia rẽ nội bộ, chia rẽ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân trong việc chuẩn bị cho Đại hội lần thứ XII của Đảng.
“Bịp bợm, lá cải”
Nhìn lại chiêu trò của những trang web đen này mấy năm qua thì thấy ban đầu chúng cũng tạo ra sức hút bởi đánh vào tâm lý tò mò, “thông tin lạ” nhưng sau khi sự kiện diễn ra, nhìn lại mới thấy hầu hết thông tin chúng đưa ra đều là “bịp bợm”, “lá cải”.
Câu chuyện về trang “Quan làm báo” là một ví dụ.
Một cán bộ an ninh, một nhà báo có kinh nghiệm, có nhiều thông tin từ các cơ quan chức năng liên quan tới lĩnh vực phòng chống phản động đã “bóc mẽ” thủ đoạn, “tiểu xảo” trong đưa tin của “Quan làm báo” cũng như dã tâm của các phần tử phá hoại.
Theo ông, chúng thường nhào nặn thông tin dựa trên những sự kiện cụ thể. Ví dụ: Hôm nay cán bộ A có cuộc họp quan trọng với cấp trên hoặc các cơ quan nào đó. Thông qua những nguồn tin, chúng biết được địa điểm tổ chức cuộc họp, thành phần cuộc họp… rồi từ đó suy diễn.
Chúng thường “mạnh mồm” tung hỏa mù tuyên bố “tài liệu bóc băng ghi âm” nhưng nếu ai tinh ý sẽ nhận ra, chúng đã nhiều lần “hứa” tung băng ghi âm song chưa lần nào làm được việc đó. Chúng cũng lợi dụng một số mâu thuẫn trong nội bộ các cơ quan, doanh nghiệp thêm thắt các thông tin theo hướng suy diễn, kích động khiến cho người đọc tin là thật. Những mâu thuẫn này thường khá rõ ràng trên thực tế và nhiều người có thể thấy được.
Khi đã “bấu” được vào điểm cốt yếu này, chúng suy diễn, kết nối thêm các thông tin “ngoài lề” khiến người đọc đối chiếu vào thực tế thấy mâu thuẫn này là có thật thì sẽ tin và tin luôn cả những thông tin mà chúng cài vào.
Cảnh giác với chiêu trò nhào nặn thông tin “hậu trường chính trị”
Cảnh giác với chiêu trò nhào nặn thông tin “hậu trường chính trị”
                                                                  (Ảnh minh họa)
Người Việt vốn có tâm lý tò mò, kiểu “đám đông”, thấy gì lạ thì phải xem bằng được nên những tin đồn, tin bịa trên internet dễ có đất sống. Những kẻ cơ hội chính trị đã lợi dụng việc cung cấp thông tin chưa kịp thời của các cơ quan chức năng để dẫn dụ người đọc vào thế giới “tin lá cải”.
Xin ví dụ sự việc liên quan tới “bầu Kiên”, chúng tung tin về việc “mua chuộc báo chí”, cho rằng một số tờ báo trong đó có cả Thanh Niên, đã đăng tải các bài viết “nhằm tô son, trát phấn” cho các ông Trầm Bê và bầu Kiên.
Tuy nhiên, sau đó, chính lãnh đạo báo Thanh Niên đã thông báo với bạn đọc rằng, những thông tin đó là hoàn toàn bịa đặt. Tờ Thanh Niên không đăng bất cứ một bài viết nào về các nhân vật được đề cập. Nhiều thông tin khác chúng tung ra như người này, người kia bị công an bắt về sau đều "trật lất” đã khiến cho những trang này dần dần im bặt và thật sự trở thành “lá cải”, không còn được dư luận quan tâm.
Tương tự, với trang mạng bôi xấu một lãnh đạo Nhà nước năm 2013, chúng thêu dệt rất nhiều chuyện xấu xa về đời tư cán bộ này, thậm chí viết bài theo kiểu chửi đổng thiếu văn hoá nhằm hạ thấp uy tín cán bộ trước cuộc lấy phiếu tín nhiệm của Quốc hội. Cùng với đó, loạt bài mà chúng phát tán bịa đặt trắng trợn, “chỉ mặt đặt tên” những “ai làm khánh kiệt đất nước” còn bôi xấu một loạt cán bộ Quốc hội, Chính phủ, các bộ trưởng, trưởng ngành.
Tuy nhiên, "vải thưa không che được mắt thánh", qua hai lần lấy phiếu tín nhiệm, những nhân vật mà chúng muốn hạ bệ vẫn được Quốc hội tín nhiệm rất cao, nhiều người còn có số phiếu cao hơn lần lấy phiếu thứ nhất, chứng tỏ chiêu bài tung tin đồn nhảm của chúng không có tác dụng.
Trở lại với câu chuyện trang Chân dung quyền lực, trước khi tung thông tin về ông Nguyễn Bá Thanh, lợi dụng vụ việc liên quan tới sai phạm ở Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương, kẻ xấu còn thêu dệt nhiều thông tin xấu liên quan tới các cán bộ cấp cao khác ngay trước dịp kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XIII lấy phiếu tín nhiệm.
Song âm mưu này cũng thất bại khi những cán bộ bị bêu xấu trên trang này vẫn có số phiếu tín nhiệm cao hơn cả lần lấy phiếu thứ nhất. Còn lần này, với những thông tin liên quan tới ông Nguyễn Bá Thanh, chúng đã lợi dụng chuyện về tình hình sức khỏe của ông để “thêm mắm thêm muối”, dựng lên câu chuyện "đấu đá nội bộ".
Người đọc hiếu kỳ dễ tin khi việc ông Thanh lâm bệnh từ lâu, vắng mặt tại nhiều sự kiện lớn của Đảng và Nhà nước gần đây là có thật. Nhưng nếu tinh ý, có thể thấy ngay thủ đoạn tô vẽ của chúng khi cũng giống như “Quan làm báo”, thông tin chúng đưa ra nhiều lần đã thể hiện rõ là bịa đặt, sai sự thật, khi chính trên trang này, lúc thì nói ông Thanh đã qua đời bên Mỹ, lúc thì lại bảo bệnh viện "bó tay" và ông Thanh được đưa về nước để "chờ"...
Riêng thông tin về ngày giờ, chuyến bay đưa ông Thanh về nước đã được kiểm chứng là không đúng, nhiều tờ báo trong nước mấy ngày qua đã đăng ý kiến khẳng định thông tin trên trang này là sai sự thật.
(Còn tiếp)
Nguyên Minh (tổng hợp)
(PetroTimes)

Thứ Sáu, 6 tháng 2, 2015

Hải sản bẩn đang đầu độc người Việt như thế nào?

(VietQ.vn) –Hải sản bẩn nhập lậu Trung Quốc, chiêu trò bơm thạch cho tôm, bơm gạch cho cua, tẩy trắng mực ôi,… là sự thật về hải sản tại Việt Nam hiện nay. Sức khỏe người dân Việt rồi sẽ đi về đâu trước sự vô lương tâm của người bán hàng?
Tin tức liên quan:
Tôm được bơm thạch rau câu
"Vỗ béo" tôm bằng hóa chất là nỗi ám ảnh của nhiều bà nội trợ. Theo một người chuyên bỏ mối thủy sản cho các chợ đầu mối ở Hà Nội cho biết: ngay từ giai đoạn con giống, tôm cá đã được “tắm” cơ man các loại hóa chất vượt mức cho phép, từ thức ăn đến thuốc chữa bệnh. Trong quá trình nuôi, chúng tiếp tục được “bồi bổ” bằng thuốc tăng trọng giúp lớn nhanh như thổi. 
Con tôm sau khi được bơm tạp chất có thành phần chủ yếu là bột agar (bột rau câu) và một số hóa chất, tôm sẽ phình to, bóng mướt, tăng trọng hơn. Lúc này người bán sẽ mang ướp nước đá ngay, đợi cho đủ số lượng rồi mới đem đổ mối cho các nơi.
Các chất cấm thường được sử dụng bơm vào tôm là bột rau câu, tinh bột, chất CMC (một chất ổn định dùng trong thực phẩm để kiểm soát độ nhớt của thủy, hải sản). Khi bơm vào tôm, tỷ lệ này chiếm từ 15 - 30% trọng lượng tôm. Cứ 1kg tôm sú, sau khi bơm “no” tạp chất có thể đạt trọng lượng đến tận 1,25kg.
Bơm gạch cho cua
Những con cua biển cũng bị “vật ngửa” ra để bơm gạch giả vào mai cua. Chất liệu làm giả gạch cua giả gồm lòng đỏ trứng vịt, pha bột mỳ, trộn với chất bảo quản có thành phần phoócmôn có thể giữ được một số ngày trong mai mà không chảy, không phân hủy, không biến màu và con cua không chết.
Hải sản bẩn khiến người tiêu dùng lo lắng

Tình trạng hải sản bẩn khiến người tiêu dùng lo lắng khi mua hàng. Ảnh minh họa

Tại Vũng Tàu, những con cua ghẹ yếu, gãy càng, rụng mai, thậm chí đã chết sẽ được bỏ mối cho các hàng rong. Chỉ cần qua bàn tay “chữa trị” tài tình của người bán, đám ghẹ “thương binh”, “ngất xỉu” này sẽ trở nên tươi rói bóng bẩy như chưa hề chết. 
Những con cua, ghẹ chết sẽ được gắn lại càng và chân, sau đó ngâm vào thứ nước là hỗn hợp nước, hàn the và bột ngọt, bột mì có màu đục nhờ nhờ. Trong quá trình ngâm, thỉnh thoảng người chế biến còn cho vào nước một chất phụ gia hóa học đựng trong gói nhỏ nhàu nát không rõ nhãn mác.
Phát hiện hàng tấn thủy hải sản Trung Quốc bẩn 
Đội Cảnh sát môi trường Công an quận Đống Đa, và Đội quản lý thị trường số 13 – Chi cục quản lý thị trường, Hà Hội, đã phát hiện chiếc xe ô tô tải mang BKS 14C-06541 bên trong có nhiều cá và ếch, ba ba... đóng trong các thùng xốp với tổng trọng lượng hơn 3 tấn. Lái xe không xuất trình được bất cứ giấy tờ gì liên quan đến số hàng này. Sau đó, lái xe khai nhận mua số hàng trên từ Móng Cái sau đó xé lẻ hàng đưa lên nhiều xe, vận chuyển về Hà Nội tiêu thụ.
Cơ quan chức năng bắt giữ hải sản bẩn

Cơ quan chức năng đã phát hiện và thu giữ hàng tấn hải sản bẩn. Ảnh minh họa

Trước đó, Đội Cảnh sát môi trường CA quận Đống Đa đã phối hợp cùng Đội QLTT số 13 tiến hành khám xét và bắt giữ tại xe tải 3,5 tấn mang biển kiểm soát 15C-02273 do lái xe Đỗ Văn Sơn trú tại quận Đồ Sơn, TP Hải Phòng chở hơn 2 tấn thực phẩm gồm cá trắm, cá quả và ếch có nguồn gốc từ Trung Quốc đang trên đường về Hà Nội tiêu thụ.
Đây không phải là lần đầu tiên Sơn được thuê chở mặt hàng này về Hà Nội, trước đó Sơn đã nhận chở thuê tôm về giao tại chợ cá đầu mối Thanh Trì. Số hàng gồm cá trắm, cá quả, ếch khoảng trên 2 tấn. Các mặt hàng này trên thị trường HN có giá lên đến gần 200.000đ/kg, nhưng các đầu nậu nhập về chỉ khoảng 60.000đ/kg. Số thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ được các đầu nậu bảo quản bằng cách gây mê để giữ tươi, sau đó bán đến tay người tiêu dùng.
Tẩy trắng mực ôi bằng hóa chất
Công an phường Yên Phụ cùng Công an quận Tây Hồ đã bất ngờ tiến hành kiểm tra xưởng của bà Đỗ Thị Lan tại ngõ 76 đường An Dương. Cảnh sát đã bắt quả tang việc ngâm tẩm, tẩy trắng mực ôi thối tại cơ sở này.
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện hơn 400kg mực ôi đen đang được các công nhân chia nhỏ, đổ tràn lan ra nền xi măng bẩn để chuẩn bị ngâm vào các thùng nhựa đựng hóa chất. Ngoài ra, một số lượng mực lớn đã được tẩy trắng đựng trong các thùng phuy nhựa nổi váng bọt và bốc mùi hôi tanh.
Toàn bộ nhà xưởng đều rất tạm bợ, ngay gần nơi để mực là khu vực nuôi nhốt gia cầm, cống rác. Bà Lan cho hay, số mực trên đã được đưa từ Hải Phòng về Hà Nội rồi được tẩy trắng trước khi đưa đi tiêu thụ.Để “né” lực lượng chức năng, chủ cơ sở này đã thuê khoảng đất trống ngoài ven bãi sông Hồng dựng “xưởng” để chế biến. 
Hải sản bẩn đang đầu độc người Việt mỗi ngày

Hải sản bẩn là kết quả từ sự vô lương tâm của người bán hàng. Ảnh minh họa

Thông thường, Lan mua mực ôi thiu với giá khoảng từ 15-17 nghìn đồng/kg, sau đó dùng các loại dung dịch tự tạo ngâm tẩy trắng tinh bán ra thị trường với giá từ 50-60 nghìn đồng/kg. Mỗi ngày cơ sở này cho ra thị trường khoảng từ 3- 5 tạ mực “thành phẩm”.
Cá quả lậu tiêm thuốc mê
Đại diện Trạm Kiểm soát liên hợp Bến tàu Dân Tiến (Quảng Ninh) cho biết, hầu như tháng nào cũng phát hiện, bắt giữ vài ba vụ vận chuyển hải sản bẩn nhập lậu từ Trung Quốc. Đáng nói, ở hầu hết các lô hàng cá quả Trung Quốc khi bị phát hiện, cá đều trong tình trạng “lờ đờ ngủ đông”. 
Theo lý giải từ một số lái xe, có tình trạng này là do cá được tiêm thuốc mê, giúp cá sống được lâu hơn, khi vận chuyển từ biên giới về đến các tỉnh tiêu thụ không bị chết. Thông tin này khiến hàng triệu người tiêu dùng lo lắng về vấn đề ATTP.
Trước tình trạng thủy hải sản nhập lậu từ Trung Quốc “hoành hành”, Bộ NN&PTNT đã yêu cầu cơ quan chuyên môn kiểm tra. Theo đó, Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản (Bộ NN&PTNT) đã lấy mẫu phân tích một số loại thủy sản nhập lậu. 
Kết quả kiểm nghiệm đã phát hiện 4 mẫu trong đó 1 mẫu cá tầm, 1 mẫu cá trê nhiễm hóa chất cấm Leuco Malachite Green và 2 mẫu cá quả nhiễm kháng sinh cấm AOZ. Đây là 2 loại hóa chất và kháng sinh đã bị cấm sử dụng tại Việt Nam từ năm 2007. Con người nếu ăn nhiều cá nhiễm các chất này sẽ gây nhờn kháng sinh, các bệnh về gan, thận và bệnh nan y nên từ trước năm 2007, thế giới đã cấm và loại chúng ra khỏi danh mục được phép sử dụng.
Thái Hà (Tổng hợp từ ANTĐ, Vietnamnet, Vietnam+, Giáo dục Việt Nam)

Thứ Năm, 5 tháng 2, 2015

‘Ai cũng hưởng lợi’ hay phát ngôn gây sốc của quan chức

Người ta chỉ thấy, trong những  đợt tăng giá điện liên tiếp trước đây từ năm 2010 – 2013, cũng chưa có nhóm khách hàng nào của EVN đã được hưởng lợi cả.
Từ đầu năm 2015 đến nay, dù thời gian khá ngắn, công chúng đã phải “sốc” trước một số phát ngôn của cán bộ, quan chức nhà nước. Trong đó, có lẽ “nóng” nhất là phát biểu “Giá điện điện tăng, mọi người cùng được hưởng lợi” của thứ trưởng kiêm người phát ngôn của Bộ Công thương tại cuộc họp báo ngày 2/2.
Tại cuộc họp báo đó, người phát ngôn Bộ Công thương cho rằng giá điện hiện nay quá thấp, thậm chí, đang được bán dưới giá thành nên nhiều tổ chức, nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào ngành điện tại VN đã rút lui, vì sợ lỗ. Những ngành sản xuất, các nhà đầu tư vào các ngành này như: xi măng, thép, vật liệu xây dựng… lại có lợi nhất vì giá điện thấp.
Cũng theo ông thứ trưởng, một số tổ chức quốc tế như World Bank còn khuyến cáo Việt Nam lên tăng giá điện 40% trong những năm tới. Ông khẳng định: Nếu giá điện bán lẻ tăng, sẽ có nhiều nhà đầu tư hơn vào ngành điện, chi phí hạ, người dân, doanh nghiệp sẽ hưởng mức giá điện cạnh tranh nhất… và như vậy “ai cũng được hưởng lợi”(!).
giá điện, EVN, thủy điện, kiểm toán, thanh tra, doanh nghiệp, người tiêu dùng
                                      Giá điện tăng làm lợi cho những ai? Ảnh minh họa
Ngay khi mới đăng tải trên các báo mạng, phát ngôn trên đã tạo ra không ít bức xúc, có người còn mỉa mai: Lợi thì có lợi nhưng… răng chẳng còn.
Cần thấy rằng, không phải không có những chính sách được ban hành thì tất cả đều có lợi. Nhưng cũng có nhiều chính sách, nhất là về giá cả, khi có hiệu lực thì có người có lợi, có người không. Và chính sách tăng giá điện không bao giờ ở dạng ai cũng có lợi như tuyên bố của vị lãnh đạo nói trên.
Có nhiều đối tượng có lợi ngay khi giá điện tăng, mà trước tiên  là Tập đoàn Điện lực VN (EVN) và các nhà đầu tư doanh nghiệp sản xuất điện hiện nay. Vì khi đó, họ sẽ có lợi nhuận cao hơn hoặc nếu đang thua lỗ thì cũng giảm lỗ. Về phía Nhà nước, Bộ Công thương, Bộ Tài chính… sẽ không phải tính toán hỗ trợ ngành điện. Nhà đầu tư thấy kinh doanh điện có lãi sẽ quan tâm hơn.
Nhưng ngược lại, chắc chắn những người dân, các doanh nghiệp đang mua điện của EVN không thể có lợi. Bởi trước mắt, ngay sau khi tăng giá điện, họ phải trả nhiều tiền hơn cho EVN ở mức độ khác nhau. Nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực xi măng, nước sạch, dệt may, phân bón, kinh doanh khách sạn… sẽ phải trả thêm hàng chục triệu, hàng trăm triệu đồng, thậm chí cả hàng tỉ đồng. Người dân có thể chỉ phải trả thêm vài chục ngàn đồng đến vài trăm ngàn đồng một tháng… Như thế thì gọi là “có lợi” ở đâu?
Có thể ông thứ trưởng cho rằng, tăng giá điện về dài hạn, nếu chính sách giá điện hợp lý, thì thị trường điện sẽ cạnh tranh hơn. Nhưng đó thực ra là một lợi ích “mơ hồ”. Người ta chỉ thấy, trong những  đợt tăng giá điện liên tiếp trước đây từ năm 2010 - 2013 (năm 2014 không tăng giá điện), có năm tăng 2 lần như năm 2012, cũng chưa có nhóm khách hàng nào của EVN đã được hưởng lợi cả.
Không những phải liên tục trả thêm tiền điện do giá tăng, chất lượng cung ứng điện mấy năm qua chưa thấy có dấu hiệu gì được cải thiện. Năng suất lao động ngành điện được coi là quá thấp như thừa nhận của lãnh đạo EVN, tổn thất điện năng còn lớn... Nhưng tất cả những chi phí nuôi bộ máy cao, chi phí tổn thất này, người dân vẫn phải chi trả cho EVN qua tiền điện.
Còn nhận định “giá điện đang thấp hơn giá thành” của người phát ngôn của Bộ Công thương cũng cần phải xem lại có chính xác không và cần số liệu dẫn chứng, có thể qua số liệu của Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ làm rõ.
Thực tế, có một số nhà máy nhiệt điện chạy dầu, chạy khí… có những thời điểm, giá nhiên liệu lên cao, giá bán điện cao hơn giá thành sản xuất. Nhưng hiện nay, khi tỷ trọng nguồn thủy điện trong cơ cấu nguồn phát điện cả nước chiếm gần 40%, thì giá thành không thể thấp hơn giá bán được, vì rất nhiều nhà máy thủy điện chỉ bán điện cho EVN với giá vài trăm đồng/kWh, trong khi giá bán điện trung bình hiện nay của EVN là trên 1.500 đồng/kWh. Hai năm qua, EVN vẫn có lãi: năm 2013, theo số liệu của Kiểm toán Nhà nước, EVN lãi gần 5.000 tỉ đồng. Năm 2014, EVN báo lãi khoảng 300 tỉ đồng. Nếu giá thành thấp hơn giá bán, ngành điện không thể có mức lãi như vậy.
Cho dù, giá điện có thể vẫn phải tăng theo yêu cầu “tiếp cận giá thị trường”, không phải để bù lỗ cho EVN mà cũng phải đảm bảo cho EVN có lãi nhất định để có vốn đầu tư phát triển nguồn, để việc kinh doanh điện có lãi, thu hút các nhà đầu tư ngoài EVN tham gia phát triển nguồn, v.v… Nhưng thông tin về việc điều chỉnh giá điện phải chính xác, minh bạch mới thuyết phục được người dân, doanh nghiệp khác và việc điều chỉnh giá điện thời gian tới, nếu có, cũng dễ được chấp nhận hơn. Còn nói rằng tăng giá điện mà tất cả đều hưởng lợi như thứ trưởng, người phát ngôn Bộ Công thương thì chắc chắn sẽ không thuyết phục được ai!
Trung Ngôn
(Tuần Việt Nam)

Lời nói của một thằng nhóc tì và câu chuyện dài kì về nền giáo dục Việt Nam

Thật không ngờ thằng oắt con nhà hàng xóm mới sang Mĩ du học có hai tháng rưỡi mà đã được “tẩy não" triệt để như thế này, hi hi.... Trong lần hai mẹ con nó chát chít với nhau vừa rồi, có đoạn như sau:
     - Em Mơ hôm nay bị cô giáo mắng.
     - Làm sao mà em bị cô giáo mắng hả mẹ?
     - Em làm bài bị sai.
     - Tại sao cô lại có quyền mắng em khi em làm sai bài hả mẹ? Cô chỉ có quyền mắng em khi em không làm bài thôi chứ. Nhiệm vụ của cô giáo là phải dạy cho em hiểu bài để em từ sau làm bài không bị sai nữa chứ không phải là mắng em.
     - Thế bài kiểm tra vừa rồi của con được bao nhiêu điểm?
     - Con được .... điểm.
     - Thế điểm của các bạn ở lớp con như thế nào?
     - Sao mẹ lại hỏi thế? Mẹ biết điểm của con là đủ rồi, sao lại phải hỏi điểm của các bạn khác làm gì. Các bạn Mĩ luôn bảo với con là mỗi người có thế mạnh riêng, đừng bao giờ so sánh mình với người khác. Điều quan trọng nhất và đáng quan tâm nhất là mình hôm nay có gì khác với ngày hôm qua, có gì tốt hơn, tiến bộ hơn ngày hôm qua. Mẹ nhớ rồi chứ, từ sau mẹ đừng có hỏi như thế nữa đấy nhé.

Nghe mẹ nó kể lại mà mình sung sướng vỗ đùi cười ha hả. Mấy câu đơn giản của một thằng nhóc tì vừa chân ướt chân ráo nghển cổ thò mặt vào nền giáo dục Mĩ, xã hội Mĩ chắc chắn sẽ làm không ít giáo viên và phụ huynh xứ này ngáo ngơ. Mình cứ ước gì các giáo viên Việt Nam được tống đi “tẩy não” hết cho “sạch”, he he.... Ở Việt Nam, trò học mà chưa hiểu thì chắc chắn chỉ do trò ngu dốt chứ quyết không phải do giáo viên dạy không ra gì, hi hi.... Thằng con mình và đa phần các bạn cùng lớp nó có môn giáo viên giảng trên lớp chịu chết không hiểu chút gì, ngồi nghe giảng mà như đập đầu vào tường. Hội phụ huynh phản ánh lại qua cô giáo chủ nhiệm đề nghị giáo viên thay đổi phương pháp cho trò dễ hiểu bài thì cả lớp được nghe giáo viên tuyên bố hùng hồn “Tôi dạy thế đấy, các anh chị cố mà theo”. Nghe thằng con kể lại mà uất nghẹn họng. Ừ thì có ngu mới phải đi học. Tất nhiên con mụ mẹ của thằng con giai mình cũng chẳng ngu dại gì mà đi đối đầu với giáo viên của con nên đành dùng chiêu “giải cứu” con bằng gia sư. Thật nực cười, chỉ sau mấy buổi học với gia sư, mọi thứ tưởng không thể nhằn nổi trên lớp bỗng trở nên sáng tỏ như ban ngày. Bái phục cậu gia sư của con sát đất luôn. 
Giờ thì mình hiểu tại sao bọn Tây nó lại tổng kết ra bài học “Không có học trò dốt, chỉ có giáo viên tồi”. Chính mình, trong một lần đi giang hồ trời Tây vào tháng 10.2004, đã sa chân lỡ bước ngã uỵch vào một cuộc hội thảo quốc tế hầm hố với vài chục nước tham gia (với chủ đề “Kết quả của chương trình PISA và những vấn đề đặt ra cho các nhà Lý luận dạy học chuyên ngành”), và cũng đã từng choáng suýt chết với một nhận định tổng kết khá gây sốc trong hội thảo này: Sở dĩ học sinh học không ra gì vì giáo viên dạy không ra gì. Sở dĩ giáo viên dạy không ra gì vì năng lực giảng dạy của họ không ra gì và sở dĩ năng lực giảng dạy của họ không ra gì do khi còn học ngành sư phạm, họ đã không được trang bị tốt các kiến thức và kĩ năng ở môn Lý luận dạy học chuyên ngành. Tóm lại, nói như Tây thì học sinh không có lỗi gì hết cả, ha ha... Điều này xem ra thật là khó hiểu và không thể chấp nhận được đối với lối suy nghĩ phổ biến của dân Việt, nhất là của giáo viên Việt. Nếu học sinh không hiểu bài thì cầm chắc là do học sinh ngu chứ nhất quyết không phải do giáo viên dạy không ra gì, hi hi... trong khi đó các bác Tây lại cứ khăng khăng bảo đó là do giáo viên. Chẳng hạn như ở Đức, báo chí dám tru tréo ầm ầm, rít lên ò ò chỉ trích “nhà trường làm học sinh ngu đi” sau khi kết quả khảo sát đánh giá của Chương trình PISA năm 2000 cho thấy học sinh Đức đứng ở thứ hạng thấp, dưới mức trung bình chung của OECD). Hoặc như ở Mĩ còn có cái đạo luật rõ hay (No child left behind act), trong đó có điều khoản qui định nếu các học sinh không hiểu bài, giáo viên phải có trách nhiệm phụ đạo (không lấy tiền) đến chừng nào học sinh hiểu bài thì thôi.

Kết quả PISA đã gây nên những tranh cãi về chính trị và vẽ nên hình ảnh về chất lượng giáo dục của hệ thống nhà trường. Đây là ví dụ từ một tờ báo Đức – tờ Die Woche sau khi kết quả PISA 2000 được công bố

Mà cái ông Hồ Ngọc Đại nhà ta xem ra suy nghĩ cũng giống Tây phết. Ông ấy bảo với ông Nông Đức Mạnh (lúc ông Mạnh còn làm TBT) thế này: “Anh Mạnh ạ, giáo dục rất đơn giản. Chỉ có mấy chữ anh với tôi chia nhau. Có 4 chữ: Anh là “Ai cũng được học”. Còn tôi là “Ai cũng học được”. Đi học mà không học được thì đi làm gì? Cho nên, đã đi học thì phải học được và việc đó là việc của nghiệp vụ sư phạm. Nghiệp vụ sư phạm phải xử lý, ai đã đi học thì phải học được.” Đọc mấy câu trên của ông Đại mà thấy sướng. Ở Việt Nam chắc cũng chẳng có mấy ai nghĩ được như ông Đại.
Vui thật, chỉ mấy câu nói trong lúc chát chít của một thằng học trò mới dính chút hơi hám Mĩ mà không hiểu sao làm mình có cảm giác như cái tát (he he...) vào cả cái nền giáo dục nước nhà với hai cái tội lớn: chuyên quyền, độc đoánháo thành tích, háo danh.
Chắc hiếm ở đâu mà giáo viên thiếu kiên nhẫn và ít biết lắng nghe như giáo viên Việt Nam. Không ít giáo viên tự cho mình cái quyền áp đặt quan điểm, suy nghĩ của mình vào học trò. Suốt cả dịp hè vừa rồi mình chỉ lọ mọ làm nhõn có một việc cỏn con (có lẽ mọi người lại cười bảo mình dở hơi đây, he he...), đó là bày cho các giáo viên biết cách nở nụ cười thân thiện, biết cách lắng nghe, biết cách khích lệ, động viên và khen ngợi học trò.
Có ai đó đã “mạnh dạn tổng kết” thành tích lớn nhất của nền giáo dục Việt Nam là đã đào tạo nên những "Tầng lớp trí thức có trí nhớ tốt". Còn mình, mình thấy nền giáo dục Việt Nam đã đạt được hai kì tích cực kì vĩ đại, đó là:
1. Đánh cắp tuổi thơ của trẻ em
Tuổi thơ, sự hồn nhiên của lũ trẻ con xứ này đã bị đánh cắp và thay vào đó là những chuỗi tháng ngày vật vã với hàng đống bài tập và hàng mớ lý thuyết suông rồi cũng không biết dùng để làm gì. Chưa vào lớp một đã phải biết làm tính và đọc thông viết thạo, đi học về hôm nào cũng được cô giáo giao cho một tờ A4 kín bưng những chữ là chữ, với lời dặn dò bên dưới “Đề nghị phụ huynh kèm con đọc trơn tru từ 5 đến 7 lần”, he he... Bố khỉ, nếu đã đọc thông viết thạo rồi thì còn sinh ra lớp một làm cái vẹo gì nữa. Nói trắng phớ ra là các cô giáo lớp một đã nghễu nghện, chễm chệ đứng trên vai phụ huynh và học sinh. Rồi gi gỉ gì gi cái củ tỉ củ tì gì cũng phải học thuộc lòng. Học thuộc lòng từ những khái niệm trong môn Giáo dục công dân cho đến những bài học về món Canh cua và Thịt kho tàu (trong môn Công nghệ lớp 6). Học thuộc lòng nhiều đến nỗi ăn vào máu thịt, bởi thế đến tận nửa thế kỉ tuổi đội trên đầu rồi mà mình đến giờ vẫn còn thuộc làu làu những bài tập đọc từ hồi học Vỡ lòng thời chiến tranh Giôn-xơn, he he...(những bài tập đọc mình thề là chẳng có cái giá trị mẹ gì về văn chương, nghệ thuật). Tuy nhiên, ở thời mình, trẻ con còn được vui chơi tẹt ga, tới bến. Có lẽ chưa bao giờ trẻ con Việt Nam khổ như thời nay, tuy miếng cơm manh áo đã tươm tất hơn rất nhiều. Ngoài cái gánh nặng bài vở (một tiết Sử 45 phút nhồi đến 5 cuộc khởi nghĩa, trong đó có 2 cuộc chính, 3 cuộc phụ, he he...), chúng còn phải oằn mình để gánh cái sự kì vọng, cái sĩ diện, lắm khi rất hão, của nhà trường, của cha mẹ, dòng họ (he he... có lẽ cũng không ngoa khi nói hiếm có dân xứ nào háo danh như cái dân xứ này). Thêm nữa, hàng ngày còn xòe ra trước mặt không biết bao nhiêu thứ cạm bẫy và cám dỗ đầy ma lực bên ngoài xã hội (không đâu trên trái đất này mà ngay trước cổng các trường học dăng dăng hàng dãy những cửa hàng game online như ở Việt Nam. Đến người lớn còn khó thoát khỏi những cám dỗ đó nữa là trẻ con). Có lần, nhìn ông con vật vã với đống bài vở môn Lịch sử, mình trót dại mở miệng bảo sao con không dùng lược đồ tư duy mà học cho nhanh, chưa dứt câu thì ông con đã chồm lên nhả giọng căm hờn “Ôi giời ơi, quên cái Lược đồ tư duy của mẹ đi cho nhanh. Cô Sử lớp con cái gì cũng bắt nhớ tất, từng trận đánh phải nhớ xem ông nào ngồi ở đâu, hô những câu gì, trận đánh diễn ra thế nào, kết thúc trận đánh có bao nhiêu thằng bị thương ở tay phải, bao nhiêu thằng bị thương ở tay trái, bao nhiêu thằng bị thương ở chân phải, bao nhiêu thằng bị thương ở chân trái, bao nhiêu thằng bị thương ở đầu,... Mẹ có nhớ được không hả?”. Nghe ông con hú lên một tràng như vậy mình thộn mặt ra và dịu dọng hỏi “Thế có phải nhớ bao nhiêu thằng bị thương ở CHIM không?”, ha ha...
2. Đào tạo ra những lớp người “tự lừa dối mình và lừa dối lẫn nhau”(*)

Dối trá đã là căn bệnh trầm kha của xã hội này. Thực ra cũng chẳng biết cội nguồn sự dối trá bắt đầu từ đâu, từ xã hội hay từ giáo dục. Trên, dưới đâu đâu ai cũng tự lừa dối mình và lừa dối lẫn nhau bằng những thành tích chiến công được cân đong đo đếm qua những chỉ tiêu, những thành tích, những danh hiệu thi đua rởm rít. Sự hợm hĩnh, háo danh làm con người ta trở nên dối trá (http://www.baomoi.com/Co-dau-tranh-voi-su-gia-doi-duoc-khong/139/8076782.epi). Nực cười nhất là khi ngài tổng tư lệnh giáo dục Nguyễn Thiện Nhân cao hứng hô to “Nói không với tiêu cực trong thi cử” thì không ít trường đang có tỉ lệ đỗ tốt nghiệp 100% bỗng chui tọt xuống không còn phần trăm nào. Bác Nhân ngáo ngơ, xã hội ngơ ngáo, không nhẽ lại đẩy lũ trẻ ra đường làm tệ nạn xã hội nên lại loay hoay tìm cách lùa cả lũ vào chuồng. Mấy năm sau, hoặc giả ngài tổng tư lệnh Nhân do quan lộ đã đủ thênh thang, hoặc giả do ngài mỏi miệng nên hô thều thào, không quyết liệt nữa mà mèo lại hoàn mèo, trường nào trường ấy lại quay về với tỷ lệ đỗ tốt nghiệp cao ngất ngưởng như cũ. Chối nhất là ngay sau đó, người phát ngôn của Bộ Giáo dục nịnh thối, hú lên ông ổng trên báo chí là mấy năm qua giáo dục Việt Nam (ý nói là nhờ nhiệm kì của ngài Nhân) đã khởi sắc, đã đẩy lùi được một bước tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích, hi hi... Đọc mà cười rũ. Học trò cao học của mình khắp nơi kể “kiểu gì cũng phải cho chúng nó (học trò) lên lớp hết, thi đỗ hết, không có cấp trên họ lại khỏ cho lõm đầu ra ấy”, he he.... Quan chức còn khối người ngồi nhầm ghế thì chuyện học trò ngồi nhầm cấp (chứ không chỉ nhầm lớp) xem ra cũng là “chuyện không có gì mà ầm ĩ thế”, hi hi... Mà cũng chẳng hiểu từ bao giờ mà đào tạo bậc cao học ở Việt Nam cho ra lò toàn học trò xuất sắc, luận văn nào cũng chín phẩy bảy, chín phẩy tám, chín phẩy chín,... cứ như cha Lại Văn Sâm ngày xưa chấm chương trình “SV 96” trên truyền hình. Có đồng nghiệp còn rỉ tai bảo mình, chấm nới tay tí nhé chứ bây giờ đứa nào chỉ được 9,5 thì có mà khóc như bố nó chết, hí hí....
Những chuyện kiểu này có mà kể một ngàn lẻ một đêm cũng không hết, he he...
---------------------------
(*) Lời trong bài thơ "Người hát rong của thế kỉ 20" của nhà thơ Anh Ngọc.
N.Thị Phương Hoa
(On The Net)

Thứ Hai, 2 tháng 2, 2015

'Chó sói' Huawei và nguy cơ cho an ninh viễn thông Việt Nam

- Kỳ 5: Chó sói' Huawei đã cắm chân ở Việt Nam như thế nào?

(TNO) Đại diện Huawei khẳng định hai “đại gia” viễn thông hàng đầu của Việt Nam là các “đối tác lớn nhất” của Huawei tại thị trường này.

Từ nhiều năm qua, Huawei đã trở thành nguồn cung cấp chính yếu hạ tầng viễn thông cho hầu hết các nhà mạng tại Việt Nam. Câu hỏi được đặt ra là làm thế nào từ một nhà cung cấp thiết bị vô danh, thậm chí bị nghi ngờ nhiều mặt khi đặt chân vào thị trường mà đến nay Huawei lại chiếm được vị trí này?
'Chó sói' Huawei và nguy cơ cho an ninh viễn thông Việt Nam - Kỳ 5: Chó sói' Huawei đã cắm chân ở Việt Nam như thế nào? - ảnh 1Các chuyên gia lo ngại, việc các công ty viễn thông hàng đầu của Việt Nam sử dụng sản phẩm Huawei sẽ dẫn đến nguy cơ bị giám sát, nghe lén, theo dõi - Ảnh: ZDNet


Để có câu trả lời cần quay ngược lại thời điểm 15 năm trước. Năm 1999, sau ba năm  đặt chân ra ngoài Trung Quốc nhưng chưa có kết quả đáng kể nào, thương hiệu Huawei lần đầu tiên xuất hiện ở thị trường Việt Nam. Trước đó từ 1997 - 1998 Huawei không có điểm sáng nào trên thị trường quốc tế.

Trong cuốn sách “Nhiệm Chính Phi” (tác giả Cung Văn Ba, bản dịch tiếng Việt do Thái Hà Books xuất bản 2010) đã trích lời Lý Kiệt người phụ trách tuyên truyền của Huawei nói về giai đoạn này của Huawei tại Việt Nam như sau : “Giai đoạn lúc bấy giờ thực sự rất cực khổ. Mỗi người phụ trách chạy đi chạy lại vài quốc gia nhưng không có đơn vị nào muốn hợp tác. Lần đầu tiên có hy vọng là năm 1999 khi Việt Nam và Lào chính thức trở thành hai nước hợp tác với Huawei trên trường quốc tế”. Đây cũng là giai đoạn mà trọng tâm khai thác phát triển của Huawei là các nước đang phát triển.

Khi bắt đầu thâm nhập thị trường Việt Nam, mặc dù cực kỳ cố gắng nhưng hầu như Huawei không có được kết quả nào đáng kể. Trong giai đoạn này thị trường thiết bị viễn thông Việt Nam hoàn toàn là sân chơi của các ông lớn như Ericsson, Alcatel, Nokia, Siemens, Motorola...

Đầu những năm 2000 cũng là thời kỳ thị trường viễn thông nằm trong sự độc quyền của VNPT với hai mạng di động Mobifone và Vinaphone. Mặc dù đã có rất nhiều cuộc tiếp xúc làm việc giới thiệu thử nghiệm thiết bị với các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam như có lẽ tiếng xấu về chất lượng “hàng Tàu” khiến các công ty Việt Nam không dám đặt niềm tin vào Huawei, một nhân viên người Việt làm việc cho Huawei trong giai đoạn này cho biết.

Vấp phải nhiều khó khăn nhưng với quyết tâm bằng mọi giá phải đứng được ở thị trường Việt Nam, đội quân Huawei tìm cách đánh đường vòng bằng cách thông qua những dự án mang tính chất “quà tặng thử nghiệm”. Quan điểm của Huawei lúc này là “thị trường Việt Nam chưa biết, chưa có thông tin gì về sản phẩm của Huawei thì chúng tôi sẽ tặng thiết bị để khách hàng tương lai dùng thử”.

Đội ngũ quản lý và nhân viên Huawei ở Việt Nam cũng biết rõ cho dù là “quà tặng” nhưng để các thiết bị Huawei len được vào địa bàn quan trọng như Hà Nội, TP.HCM hay các đô thị lớn cũng rất khó khăn. Thậm chí để “quà tặng” lọt qua các khâu kiểm định chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật để vào được cũng có khả năng mất vài năm.

Chiến lược “dùng nông thôn bao vây thành thị” lại tiếp tục được Huawei áp dụng ở thị trường Việt Nam. Huawei đã tìm cách đưa thiết bị hỗ trợ các dự án viễn thông ở các vùng sâu, vùng xa. Theo tiết lộ của một cán bộ quản lý từng làm việc cho Huawei, việc đưa thiết bị vào các vùng nông thôn dễ hơn, do các thiết bị là quà tặng nên các đối tác Việt Nam cũng “giữ ý” và không yêu cầu kiểm tra tiêu chuẩn chặt chẽ lắm.

Các tổng đài quà tặng đầu tiên của Huawei đã được sử dụng ở cho các mạng cố định tại Cần Thơ, Đồng Tháp...từ năm 2001. Những món quà tặng này sau đó được phát triển dưới hình thức vừa tặng vừa bán. “Tức là Huawei sẽ tặng tổng đài có khả năng phục vụ 500 số, nếu muốn 1.000 số thì khách hàng phải mua thêm”. Nhờ những bước đi khôn khéo này mà những nền tảng ban đầu trong quan hệ giữa Huawei và VNPT đã được thiết lập.

Năm 2002 sau một số thử nghiệm hợp tác qua các dự án ADSL băng thông rộng, Huawei đã có được hợp đồng đầu tiên với Viettel. Cần phải nhắc lại rằng thời điểm này Viettel còn đang là một người chơi mới dò dẫm bước vào thị trường viễn thông chứ không phải Viettel của thời điểm hiện tại. Lúc ấy Viettel có ít tiền, thiết bị của Huawei thì rẻ và về mặt chất lượng cũng có thể tạm chấp nhận được. Thời điểm đó có thể coi là cơ hội của cả Viettel và Huawei nên hai bên đã gặp nhau ở điểm chung này.

Cũng phải nói thêm rằng cơ hội cho sự phát triển của Huawei một phần đến từ chính các đối thủ của nó. Theo giới chuyên môn, các công ty Ericsson, Alcatel, Nokia, Siemens, Motorola dường như đã có một thỏa thuận ngầm trong việc bắt tay giữ giá khiến cho trong suốt mười năm từ 1995-2005 giá thiết bị hạ tầng viễn thông ở Việt Nam hầu như không giảm. Mọi chuyện chỉ bắt đầu rục rịch thay đổi từ 2005 với vai trò của Huawei.

Năm 2004 khi Viettel tấn công vào thị trường di động cũng là lúc Huawei bắt đầu ăn nên làm ra tại Việt Nam. Điều đặc biệt là Huawei đã dành cho Viettel những ưu đãi đặc biệt như điều khoản hợp đồng mua thiết bị trả chậm tới 4 năm theo hình thức tín chấp. Theo tiết lộ của một chuyên gia thuộc Huawei phương án giá mà hãng này cung cấp cho Viettel thời điểm đó thấp hơn 30% so với phương án của Cisco.

Bên cạnh đó mối “lương duyên” giữa Viettel và Huawei còn được kết nối chặt chẽ nhờ sự “mềm dẻo” của Huawei đối với các yêu cầu từ Viettel. “Nếu anh mua thiết bị của một hãng phương Tây thì các khâu hậu mãi đều phải thực hiện theo đúng hợp đồng rất chặt chẽ, thậm chí kể cả anh có sự cố vào những ngày nghỉ mà liên lạc với đối tác chưa chắc họ đã nghe máy để hỗ trợ. Nhưng với Huawei thì việc phục vụ khách hàng được ưu tiên hàng đầu. Viettel cũng như các đối tác khác khi có bất cứ yêu cầu gì dù là ngoài giờ hay các dịp nghỉ lễ tết đều được Huawei đáp ứng. Có thể nói là 24/7 không có chuyện không liên lạc được”, một cán bộ phụ trách của Huawei cho biết.

Cũng trong thời kỳ 2004-2005 cùng với sự phát triển của Viettel sức bật của Huawei tại thị trường VN vượt lên hẳn so với các đối thủ khác. Trong khi Viettel liên tục tạo nên những cú sốc về giảm cước di động làm bùng nổ thị trường di động thì Huawei cũng âm thầm vượt lên trong một cuộc chiến khốc liệt không kém. Sự lớn mạnh của Huawei đồng nghĩa với việc các đại gia sản xuất thiết bị viễn thông từ châu Âu, Hoa Kỳ lần lượt bị đánh bật khỏi VN. Thị trường hạ tầng viễn thông tại VN từng bước trở thành sân chơi riêng của các doanh nghiệp Trung Quốc.

“Chó sói” Huawei tràn ngập

Theo báo cáo của Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam công bố tháng 4.2013,  có tới 6/7 hãng viễn thông ở Việt Nam đang sử dụng thiết bị công nghệ của Huawei và ZTE. Đặc biệt, hiện có hơn 30.000 trạm thu phát sóng (BTS) của các nhà mạng Việt Nam sử dụng thiết bị của hai tập đoàn Trung Quốc này.

Riêng trong năm 2009, đã có hơn 5 triệu thiết bị như USB, modem, router của Huawei và ZTE đã được bán ra trên thị trường Việt Nam. Ông Trịnh Ngọc Minh, Phó chủ tịch Hiệp hội an toàn thông tin (VNISA) từng nhận xét rằng đây là mối lo về an ninh, an toàn cho viễn thông trong nước. Mặc dù không có thông tin chính thức và cụ thể từ các nhà mạng nhưng theo giới chuyên môn phần lớn hệ thống hạ tầng mạng viễn thông của VNPT (bao gồm cả Vinaphone, Mobifone và một số công ty khác), Viettel (gồm cả phần mạng của EVN Telecom trước đây được sát nhập về Viettel) cũng như các mạng nhỏ khác như Gmobile, Vietnamobile đều do Huawei, ZTE... cung cấp.

Theo một chuyên gia đề nghị không nêu tên, là một quốc gia có quan hệ rất nhạy cảm với Trung Quốc việc hạ tầng mạng của Việt Nam phụ thuộc lớn vào các công ty Trung Quốc như Huawei, ZTE đã đặt ra nhiều nguy cơ và thách thức cho Việt Nam. “Mạng viễn thông Việt Nam liệu có bị nghe lén, giám sát, theo dõi hoặc bị đánh sập trong trường hợp xấu? Ngoài mạng viễn thông các hệ thống khác như ngân hàng, hệ thống điện lưới quốc gia vv có nguy cơ bị tấn công hay không?”

Cho đến thời điểm hiện tại, đại diện các nhà mạng tại Việt Nam chưa từng lên tiếng về những vấn đề liên quan đến an ninh hạ tầng viễn thông xuất phát từ vấn đề thiết bị của Huawei. Thanh Niên Online đã liên hệ với Viettel, Mobifone, Vinaphone để tìm hiểu vấn đề liên quan đến Huawei, ZTE...nhưng đều không nhận được thông tin phản hồi.

Trả lời Thanh Niên Online, một chuyên gia nổi tiếng về an ninh mạng người Việt hiện đang làm việc cho Google đã dẫn chiếu một số nghiên cứu từ các đồng nghiệp cho biết các dòng thiết bị của Huawei có rất nhiều lỗ hổng sơ đẳng, rất dễ khai thác. Tuy nhiên các lỗ hổng này chưa hẳn là backdoor mà có thể do Huawei chưa quan tâm đúng mức đến các vấn đề an toàn sản phẩm. Cũng theo chuyên gia này mặc dù chưa có ai phát hiện ra backdoor trong các thiết bị của Huawei nhưng vì chất lượng sản phẩm kém, người ta vẫn không cần phải có backdoor mới hack được các thiết bị Huawei. “Hơn nữa nhìn ở một góc độ nào đó thì mỗi lỗ hổng đều có thể được xem là một backdoor do lập trình viên cố ý tạo ra. Đó là ý kiến của những người ủng hộ giả thuyết Huawei có chứa backdoor của chính phủ Trung Quốc”, chuyên gia cho biết.

Chuyên gia này cũng nhấn mạnh về trung hạn (5-10 năm) Việt Nam cần phải có được đội ngũ chuyên gia kỹ sư lành nghề. “Không có cách gì giải được bài toán an toàn thông tin mà không cần kỹ sư giỏi”. Về dài hạn (10-30 năm) thì Việt Nam cần phải giảm sự lệ thuộc công nghệ vào các nước khác, nhất là đối với các hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt quan trọng. “Bước đầu tiên mà chúng ta có thể làm là tự chủ về phần mềm, rồi sau đó tự chủ về phần cứng”, chuyên gia cho biết.
Nhiều nước “cấm cửa” Huawei

Nhờ chiêu thức giá rẻ và sự hậu thuẫn của chính quyền Trung Quốc,  đến nay Huawei đã hiện diện tại khoảng 140 quốc gia. Những nghi ngờ về việc Huawei có phải là một trong những công cụ phục vụ cho mục tiêu theo dõi và đánh cắp thông tin trên toàn cầu hay không vẫn đang gây nhiều tranh cã

Trong khi hiện diện và được chào đón khắp châu Phi thì tại Ấn Độ, Huawei vấp phải sự tẩy chay mạnh mẽ với cáo buộc là mối đe dọa an ninh và những hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Tháng 3.2012 Úc đã quyết định cấm Huawei tham gia đấu thầu xây dựng mạng băng thông rộng quốc gia (NBN) mới của nước này. Quyết định của Úc được đưa ra dựa trên các nghiên cứu, điều tra và kiến nghị của  Cơ quan Tình báo An ninh Úc (ASIO).

Sự nghi kỵ và cảnh giác lớn nhất dành cho Huawei đến từ Mỹ. Dù là một đại gia với thị phần đáng kể trên toàn cầu nhưng đến nay Huawei  vẫn chưa thể ký được hợp đồng nào với các hãng viễn thông khổng lồ của Mỹ như AT&T, Sprint, T-Mobile hay Verizon. Chính giới Mỹ tin rằng Huawei là công cụ của Bắc Kinh trong cuộc chiến tình báo nhắm tới Hoa Kỳ. Tháng 10.2012 sau một năm điều tra, Ủy ban tình báo Hạ viện Hoa Kỳ cũng công bố báo cáo cho biết, có bằng chứng rằng hai tập đoàn sản xuất thiết bị viễn thông TQ là Huawei và ZTE đang trở thành hiểm họa an ninh đối với Mỹ. Chủ tịch Ủy ban Mike Rogers thậm chí kêu gọi các công ty Mỹ chấm dứt làm ăn với Huawei.

Theo Chủ tịch Mike Rogers, trong suốt gần một năm điều tra, cả Huawei và ZTE đều tỏ thái độ bất hợp tác với Ủy ban Tình báo. Cơ quan này cũng cho biết họ đã nhận được những cáo buộc đáng tin cậy cho thấy Huawei có thể đã phạm tội hối lộ, tham nhũng, phân biệt đối xử và vi phạm bản quyền. Ủy ban tình báo Hạ viện Hoa Kỳ cũng đã yêu cầu Ủy ban về đầu tư nước ngoài tại Hoa Kỳ (CFIUS),  một hội đồng liên bộ phụ trách giám định các vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia liên quan đến các thương vụ đầu tư nước ngoài vào Mỹ do Bộ trưởng tài chính đứng đầu, phải ngăn chặn mọi vụ sáp nhập tại Mỹ liên quan đến Huawei hoặc ZTE.

Trước đó vào 2011, CFIUS từng phản đối việc Huawei mua lại 3leaf, một công ty sản xuất máy chủ bị phá sản, căn cứ trên những quan ngại về an ninh. Huawei sau đó cũng đã phải từ bỏ thương vụ này.

Trong cuộc phỏng vấn hồi 7.2013 với tạp chí Australian Financial Review, Michael Hayden, người từng giữ chức giám đốc Cơ quan an ninh Mỹ (NSA) (1999-2005) và giám đốc Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) (2006-2009) đã thẳng thừng khẳng định chuyện Huawei làm gián điệp cho Bắc Kinh là điều “không phải bàn cãi”. Theo Hayden, TQ đã tiến hành các hoạt động do thám toàn diện với phương Tây và ông này tin chắc rằng Huawei sẽ chia sẻ các thông tin họ có được với chính quyền TQ.

James Lewis, một thành viên của CSIS và là cựu quan chức Bộ Ngoại giao chuyên về các rủi ro công nghệ thương mại, cho rằng các nhận xét của Hayden phản ánh quan điểm của chính phủ Mỹ. "Các quan chức trong các cơ quan tình báo Hoa Kỳ đã từng nói riêng với tôi rằng Huawei là một mối đe dọa an ninh quốc gia", Lewis cho biết.

Năm 2012, Michael Maloof, nguyên chuyên gia phân tích chính sách bảo mật của Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đã cảnh báo chính quyền TQ có thể truy cập trên diện rộng đối với 80% thông tin liên lạc của thế giới. Theo chuyên gia này “năng lực” trên cho phép TQ có khả năng tiến hành hoạt động gián điệp công nghiệp từ xa và thậm chí phá hoại về mặt điện tử các cơ sở hạ tầng trọng yếu ở Hoa Kỳ và các nước công nghiệp khác.
Trường Sơn
>> 'Chó sói' Huawei và nguy cơ cho an ninh viễn thông Việt Nam - Kỳ 4: Sức mạnh của tín dụng “xám”
>> 'Chó sói' Huawei và nguy cơ cho an ninh viễn thông Việt Nam - Kỳ 3: Chính quyền Trung Quốc mở đường như thế nào?
>> 'Chó sói' Huawei và nguy cơ cho an ninh viễn thông Việt Nam - Kỳ 2: Cánh tay nối dài của chính quyền Trung Quốc ?
>> 'Chó sói' Huawei và nguy cơ cho an ninh viễn thông Việt Nam
>> Đài Loan xem tập đoàn Trung Quốc là 'mối đe dọa an ninh'
>> Huawei không ngạc nhiên khi bị NSA theo dõi

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/the-gioi/cho-soi-huawei-va-nguy-co-cho-an-ninh-vien-thong-viet-nam-ky-5-cho-soi-huawei-da-cam-chan-o-viet-nam-nhu-the-nao-530912.html