Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 25 tháng 6, 2012

Vụ Dương Chí Dũng: Trương Tấn Sang quy tội Nguyễn Tấn Dũng

Chủ tịch nước Việt Nam ông Trương Tấn Sang trực tiếp quy tội cho Bộ Trưởng Giao Thông Vận Tải Ðinh La Thăng và gián tiếp quy tội cho Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng trong vụ bổ nhiệm Dương Chí Dũng vào chức vụ cục trưởng Cục Hàng Hải.
Ông Trương Tấn Sang (phải) và ông Nguyễn Tấn Dũng tại đại hội lần thứ 11 của đảng CSVN. Ðang có những đồn đoán về ‘cuộc chiến ngầm’ giữa hai ông. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)
Dương Chí Dũng, 55 tuổi, hiện đang bị truy nã quốc tế về tội “cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế gây thiệt hại nghiêm trọng”. Khi công an xét nhà và chỗ làm việc ngày 18 tháng 5, 2012 thì ông này đã bỏ trốn. Một số bài viết nêu ra nhiều sai trái của ông này từ việc mua hàng loạt các tàu cũ, ụ nổi quá quy định, đến đầu tư cảng biển dẫn đến thiệt hại cho ngân sách nhà nước hàng ngàn tỉ đồng.
Khi tới Sài Gòn “tiếp xúc với cử tri”, ông Trương Tấn Sang được báo Tuổi Trẻ hỏi về việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng là “quy trình bổ nhiệm có vấn đề hay vấn đề nằm ở chỗ chọn không đúng cán bộ?”
Ông Sang cho rằng “Không thể đổ cho quy trình làm công tác cán bộ được. Quy trình được xây dựng là để lựa chọn những con người có đức, có tài, không phải để chọn những con người hư hỏng. Không thể nói là làm đúng quy trình, nhưng con người được bổ nhiệm đã hư rồi thì còn nói đúng quy trình gì nữa?”
Dịp này ông Sang nói “Tôi cho rằng trường hợp này là đánh giá không đúng con người. Trước khi bổ nhiệm phải biết rõ con người dự định chọn là tốt hay xấu. Một người đã hư rồi nhưng bảo không hư, đã hỏng rồi nhưng còn lý giải gì nữa, chắc chắn cử tri sẽ không đồng tình.”
Bộ Trưởng GTVT Ðinh La Thăng (giữa) chúc mừng ông Dương Chí Dũng (ngoài cùng bên phải) khi nhận chức cục trưởng Cục Hàng Hải. (Hình: Cục Hàng Hải)
Không những vậy, ông chủ tịch nước còn đặt nghi vấn “Ở đây cũng cần xem thấu đáo có phải do không biết các sai phạm trước đó hay do bao che nhau.”
Ngày 6 tháng 2, 2012 sau khi đã có văn bản “quyết định” của ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng cho ông Dương Chí Dũng “thôi giữ chức chủ tịch hội đồng thành viên Tổng Công Ty Hàng Hải Việt Nam (Vinalines)”, ông Bộ Trưởng Ðinh La Thăng cũng ký một “quyết định” khác cử ông Dương Chí Dũng làm cục trưởng Cục Hàng Hải.
Trước nhiều nghi vấn bổ nhiệm “có vấn đề” cả ông Ðinh La Thăng cũng như ông bộ trưởng chủ nhiệm văn phòng chính phủ Vũ Ðức Ðam (thay mặt ông thủ tướng) thanh minh rằng việc “điều” ông Dương Chí Dũng từ tổng công ty Vinalines đang lỗ chỏng chơ về làm cục trưởng Cục Hàng Hải là “đúng quy trình” bổ nhiệm cán bộ.
Tại cuộc họp báo thường lệ sau phiên họp chính phủ ngày 27 tháng 5 năm 2012, ông Vũ Ðức Ðam nói “việc Bộ Giao Thông Vận Tải bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng làm cục trưởng Cục Hàng Hải là đúng thẩm quyền, đúng trình tự thủ tục theo các quy định về cán bộ của đảng và nhà nước”. Báo điện tử VietNamNet tường thuật. “Thời điểm Bộ Giao Thông Vận Tải có văn bản đề nghị bổ nhiệm ông Dũng làm cục trưởng Cục Hàng Hải là tháng 12 năm 2011. Bộ Nội Vụ, cơ quan thẩm tra đề nghị này, ra văn bản thẩm định vào tháng 1 năm 2012”, ông Ðam nói. “Tất cả đều trước thời điểm thanh tra có dự thảo kết luận vào tháng 2 năm 2012. Trong tất cả các hồ sơ cho đến thời điểm báo cáo lên đều chưa có thông tin về các sai phạm của ông Dũng”.
Giải thích như vậy rồi ông Ðam nói thêm: “Không có quy định nào nói rằng một doanh nghiệp đang trong quá trình thanh tra thì không được bổ nhiệm, thuyên chuyển cán bộ, bởi theo luật, thanh tra không chỉ để phát hiện các sơ hở để phòng ngừa, mà còn để phát hiện các yếu tố tích cực, thanh tra là công việc hàng năm.”

Văn bản “quyết định” thuyên chuyển ông Dương Chí Dũng ngày 6 tháng 2, 2012
của ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. (Hình: datafile.chinhphu.vn)
Sau đó, khi điều trần ở Quốc Hội ngày 14 tháng 6 năm 2012, ông Bộ Trưởng Ðinh La Thăng vẫn cả quyết việc ông bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng là “đúng thẩm quyền, không trái các quy định của luật thanh tra”. Có chăng, ông này chỉ nhận “nóng vội khi bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng”.
Tuy nhiên, trước đó hai tuần lễ, ông Thăng ngày 31 tháng 5 năm 2012 nói với báo chí rằng “…Tập thể Vinalines khi đó có thể nói là mất đoàn kết cần thay một vị trí chủ chốt. Do đó, việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng làm cục trưởng Cục Hàng Hải nhằm cứu Vinalines, giải quyết mâu thuẫn, đẩy mạnh chiến lược biển và quá trình tái cơ cấu tập đoàn…”
Trong dịp này, ông Thăng tiết lộ nhiều chuyện lình xình xảy ra tại Vinalines nên “Từ tháng 9 năm 2011, ban cán sự đảng bộ giao thông có chủ trương phải đưa ông Dũng ra khỏi vị trí Chủ Tịch Vinalines càng sớm càng tốt. Sau hơn một tháng động viên thì ông Dũng mới đồng ý. Tuy nhiên, thời gian thực hiện quy trình thủ tục, bổ nhiệm quá lâu, từ tháng 10 năm 2011 (xin chủ trương) đến tháng 2 năm 2012 (có quyết định) là gần 5 tháng..”
Các tập đoàn, tổng công ty lớn nằm dưới sự điều động trực tiếp của chính phủ. Những chuyện nội bộ của chúng thế nào, chắc chắn ông thủ tướng phải biết để ra lệnh.
Một điều khó hiểu là ngày 25 tháng 5 năm 2012, sau khi ông Dương Chí Dũng bỏ trốn và bị truy nã, nhiều tai tiếng của Vinalines bị bới móc trên mặt báo, “Bộ trưởng chủ nhiệm văn phòng chính phủ Vũ Ðức Ðam ký văn bản truyền đạt ý kiến của thủ tướng yêu cầu Bộ Giao Thông Vận Tải, Bộ Nội Vụ báo cáo việc đề xuất thay đổi nhân sự và thực hiện quy trình bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng làm cục trưởng Cục Hàng Hải trong khi thanh tra chính phủ đang thanh tra việc chấp hành pháp luật trong công tác quản lý, sử dụng vốn và tài sản tại Tổng Công Ty Hàng Hải (Vinalines). Báo cáo gửi thủ tướng trước ngày 31 tháng 5.”
Báo điện tử VNExpress tường thuật tin này ngày 30 tháng 5 năm 2012 làm ra vẻ ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng vô can trong việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng ở Cục Hàng Hải dù ông ta có cho “thôi chức” ở Vinalines.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn của tờ Tuổi Trẻ, ông Trương Tấn Sang nói “Trong quá trình kiểm điểm theo tinh thần của nghị quyết trung ương 4 tới đây chắc chắn những trường hợp như thế sẽ được làm rõ”.
Làm rõ như thế nào, để làm gì, chưa ai hình dung ra. Sau vụ tập đoàn đóng tàu Vinashin đổ bể tùm lum, ông Nguyễn Tấn Dũng là người chịu trách nhiệm cao nhất trong vụ việc, chỉ ra trước Quốc Hội nói qua loa mấy câu “nhận trách nhiệm” là xong.
Trong bài phân tích nhân vụ đổ bể của Vinalines gửi cho BBC ngày 23 tháng 5 năm 2012, ông Carl Thayer, chuyên viên các vấn đề Việt Nam của Học Viện Quốc Phòng Hoàng Gia Úc cho rằng “chỉ dấu rằng đang có mâu thuẫn lớn trong nội bộ đảng về các chính sách và các cá nhân… Việt Nam hẳn đang bấn loạn vì các bê bối nhiều tỉ đô la liên quan đến các tập đoàn khổng lồ của nhà nước là Vinashin và Vinalines.”
“Hai bê bối này nó liên hệ trực tiếp tới trọng tâm chính trị Việt Nam hiện nay vì chúng dính líu tới mạng lưới ngầm của quyền lực kinh tế và chính trị. Nói cách khác, Vinashin và Vinalines không chỉ dính líu tới các chủ tịch, giám đốc, nhân viên của hai tập đoàn, mà các ông bầu chính trị đằng sau họ.”
Và rằng, “các tập đoàn này đã được tung hoành mà không cần minh bạch và thiếu giám sát có hiệu quả… Rõ ràng phong cách lãnh đạo tùy hứng của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, vốn khiến cho quyền lực tập trung ngày càng nhiều vào tay thủ tướng, đã khiến đảng và các cơ quan của đảng bị giảm quyền lực để có thể giám sát và kiểm soát hiệu quả. Mạng lưới sâu rộng của thủ tướng vừa là cầu thủ vừa là trọng tài trong nền kinh tế Việt Nam.” (T.N.)

Lượm tin ngày 26/6/2012

http://www.youtube.com/watch?v=imOChxkWlnI&feature=player_embedded

http://www.youtube.com/watch?v=fGyW2xngaNI&feature=player_embedded\

Chính trị – Xã hội

Toàn bộ tàu Trung Quốc đã được lệnh rời khỏi Scaborough (RFA)   —-Tàu Trung Quốc ‘rời vùng tranh chấp’ (BBC)   —Đâm tàu ở bãi cạn Scarborough (VOA)  —Trung Quốc đề nghị ASEAN độc lập trước thách thức toàn cầu(VOA)   —TQ tiếp tục chỉ trích Luật Biển VN (BBC)
Vịnh Bắc Việt: Vài điều nói thêm (Trương nhân Tuấn)   —Máy bay không người lái TQ chặn được tàu sân bay Mỹ? (VNN).  —Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc và Biển Đông (Diplomat/NCBĐ)   —-Giữa đất và biển: Liệu châu Á có bị chia đôi? (TVN)   — Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương và toan tính toán Mỹ?  (Tamnhin)
-Báo Trung Quốc dùng game kích động bá quyền (TN)  —-Chủ quyền quốc gia là không thể nhân nhượng (TN)    đúng thế,không thẻ nhân nhượng và bán Nước của Tổ tiên đã tốn bao xương máu công sức gây dựng và gìn giữ hàng mấy ngàn năm-Nhưng đây là nói,làm kìa,cứ mọp và đấu võ mồm lớt lớt với “kẻ thù truyền kiếp” thì nhất định sẽ mất nước,không sớm thì muộn thôi- Chừng nào những Người Việt nam chống Trung cộng xâm lược Tổ quốc VN còn ở trong tù hay ở ngoài mà còn bị “khó dễ” thì có nói gì cũng không tác dụng!!! làm cho Người Dân “tê liệt ” quen đi thì khi bị ngoại bang xâm lấn sẽ có hậu quả khó lường: bỏ chạy hay đầu hàng!!?- Vì không có sự nuôi dưỡng thật sự hào khí của Dân tộc,làm gì mà liên quan tới “chính trị” đều sợ vãi đái,do đó là điều “kỵ húy”!!!? Dân ta hình như đã quen dần như thế!!!!!
“Con đường VN” dưới mắt các bloggers (RFA)  —Việt Nam bắt giữ một nhà hoạt động Nam Hàn (RFA)
Trẻ em ăn xin: vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn (RFA)  —Tập đoàn Ý đầu tư thăm dò 2 lô dầu khí ở Việt Nam (VOA)

Khỏe re như bò kéo xe (Nguyễn hưng Quốc -VOA) -Gần đây, anh tôi về Việt Nam, lại gặp dì. Con cái dì đã lớn, và may mắn, có một đứa làm ăn tương đối khá, dì không còn đói nữa. Nhưng vẫn nghèo. Và già yếu. Bàn chân tật nguyền vẫn lê lẹt quẹt trên đường, lúc nào cũng dính đầy bụi đất. Dì vẫn say sưa với chuyện bói toán, vẫn đoán hậu vận người này kẻ khác, vẫn thích nói chuyện tiếu lâm. Và vẫn cười hê hê.   Hỏi về đời sống của dì, dì vẫn đáp: “Khỏe re như bò kéo xe!”

Hãy chu cấp cho nàng vì nàng đẹp (phần 5) (Trần vinh Dự-VOA) -

Đám Đông Thầm Lặng (1) (Trịnh Hội -VOA)

Từ chủ trang trại điển hình phải trở về tay trắng -Mai Quốc Ấn (Bài và ảnh) – Boxitvn -  SGTT.VN – Doanh nhân ấy có biệt danh là Tiềm “điên” với tên thật là Nguyễn Văn Tiềm, người dám đi vay hàng trăm triệu đồng vào năm 1998 chặn dòng một con suối ở sông Ông, Ninh Thuận tự mình làm thuỷ điện. Từ sức người, ông biến một vùng cằn cỗi mà chính dân địa phương còn thừa nhận là “chó ăn đá, gà ăn sỏi” thành xưởng sản xuất nước đá, khu du lịch sinh thái theo mô hình trang trại nổi tiếng khắp nơi.

Hóa nghèo sau khi giao đất  -Đào Lê – Đoàn Quý -Trở lại “điệp khúc tạm cư”  -Boxitvn- LTS: Không chỉ có 70 hộ dân ở quận 8 TP HCM đã phải tám năm tạm cư sau khi nhường đất cho dự án khu thương mại Bình Điền. Không chỉ có 32 hộ dân tại khu nhà 97 Kha Vạn Cân, quận Thủ Đức chỉ nhận được những lời hứa suông về việc giao nhà tái định cư… Theo ghi nhận của phóng viên báo Sài Gòn Tiếp Thị, điệp khúc “giải toả – tạm cư” đang lặp lại tại TP HCM. Phía sau không ít những công trình, những dự án đã và đang mọc lên, nhiều hộ dân đang phải chịu cảnh sống tạm trong những căn nhà tạm dột nát, tồi tàn mà không biết ngày nào mới được an cư.   -SGTT



Luật Biển là cơ sở pháp lý để bảo vệ biển, đảo (PL)  —NHỮNG TẤM LÒNG RA VỚI LÝ SƠN (Maithanhhai)  —Tiền Giang: Thành lập tổ hợp tác khai thác thủy sản ở biển Đông (SGGP)
CÁN BỘ CỦA VTV TỐ CÁO VÀ KHIẾU NẠI VTV (Lê hiền Đức)  —KẾU CỨU CỦA DÂN OAN  (Lê hiền Đức)  —PHƯỜNG ĐÔNG KHÊ HẢI PHÒNG – CƯỚP ĐẤT, PHÁ NHÀ LIỆT SĨ (Lê hiền Đức)
Ai Cập bên bờ nội chiến » (Trần bình Nam-DDanchimviet)
Tôn giáo và thể thao » (Nguyễn văn Khanh-Đanchimviet)
Nhàn đàm về trò nhân cách hoá người đã cắm cờ trên Dinh độc lập ngày 30/04/1975 (Danluan)
Hồng Nhung – Chúng ta nói về dân chủ và quyền con người (Danluan)

MỆNH LỆNH CỦA NHÂN DÂN (Thùy Linh-Buudoanblog)

Khi Chủ tịch nước cũng kêu buồn (Đào Tuấn)

KHAI TRÍ, CHẤN KHÍ ĐỂ ĐÒI LẠI QUYỀN LÀM NGƯỜI. (Huynhngocchenh)

Khởi động lại dự án Tượng đài Mẹ VN anh hùng ở Quảng Nam (NLĐ)
Vụ nhà báo Hoàng Hùng: Nhiều người không thể vô can (NLĐ) -Cấp sơ thẩm có bỏ lọt tội phạm hay không? Nếu có thì bỏ lọt ai, về hành vi gì? Cần xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm vì bỏ lọt tội phạm >>>>Vụ ông Tâm kiện bà Liễu đòi nợ: Hai lần hòa giải không thành
Không thể không biết(NLĐ)  —Ngừng hoạt động nhà máy gây ô nhiễm(NLĐ)
Vất vả làm thêm (NLĐ) -Để đủ lực chăm lo cho gia đình, nhiều công nhân phải vắt sức kiếm tiền bằng cách tăng ca liên tục và làm cùng lúc hai, ba công việc
Chủ tịch nước muốn cử tri nói thẳng ‘dù mất lòng’ (VNN)  —Những lời hứa đáng kỳ vọng của bộ trưởng (VNN)  —Bộ trưởng Ngoại giao nói về luật Biển (VNN)   —Nhân ngày Giỗ ông Sáu Dân: Nghĩ về chữ ‘dân’ (TVN)   —-’Đá’ trách nhiệm sau khi rừng bị tàn phá (VNN)
Làm rõ những vấn đề cử tri bức xúc  TT – Ngày 25-6, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có buổi tiếp xúc cử tri quận 1 và 3 (TP.HCM) về các vấn đề thất thoát, lỗ lã của một số đơn vị kinh tế nhà nước và một số vụ việc liên quan đến công tác bổ nhiệm cán bộ.
—Những cái chết bất đắc kỳ tử của ‘đại gia’ Việt (VEF)    —“Treo” hàng trăm ngàn giấy chứng nhận nhà đất  (TN) -Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo phải hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở (GCN) trong năm 2012 nhưng theo kế hoạch, TP.HCM sẽ còn “treo” gần 130.000 GCN.
Ngư dân đang phải lang thang tìm cá (TN) -Phải tự tìm ngư trường dựa vào kinh nghiệm khiến hiệu quả đánh bắt của ngư dân thấp và dẫn đến nhiều hệ lụy về lâu dài.  —-Liên Hiệp Quốc hoan nghênh các bộ luật mới của Việt Nam (TN)
Sẽ tưởng niệm người chết do tai nạn giao thông (TT)   —-Tỷ lệ tử vong do virus cúm A/H1N1 cao gấp 15 lần (TTXVN)  —-Mỹ phê chuẩn thỏa thuận bán vệ tinh cho Việt Nam (TTXVN)

Kinh tế

Việt Nam thâm hụt 685 triệu đô la(RFA)   —-TP.HCM: Nghịch lý giao dịch đất nền (VEF)  —Phí trước bạ ‘khủng’: DN khóc, khách vẫn cười(VEF)
Hết lạm phát đến giảm phát: DN liên tiếp dính đòn(VEF)  —Chậm tiến độ, công trình thi nhau đội giá Lãi suất liên ngân hàng tăng bất thường (VNN)
Vốn rẻ bắt đầu chảy (VNN) – 5 tháng đầu năm 2012 một lượng lớn ngoại tệ được giữ trong các tầng lớp kinh doanh đã được chuyển đổi sang tiền đồng và từ đó hỗ trợ cho việc huy động vốn bằng tiền đồng tăng lên
Công ty Quốc Cường Gia Lai xin vay thêm 1.000 tỷ đồng(VNN)     —Lãi suất liên ngân hàng tăng bất thường(VNN)
Bơm tiền gần 300.000 tỷ, vẫn như ‘gió vào nhà trống’? (Bạn đọc VNN)
Sự thật về lãi vay thấp (TN) -NH TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) vừa đưa ra mức lãi suất (LS) cho vay tiền đồng chỉ 7%/năm. Thực hư mức lãi vay thấp hơn cả trần huy động này như thế nào là điều nhiều người quan tâm.
Lợi lớn (TN) -Liên tục những ngày qua, nhiều ngân hàng (NH) đưa ra mức lãi vay sát trần huy động 9%. Nhìn qua thì có vẻ như, việc “ứ thanh khoản” khiến NH phải chấp nhận cho vay vốn rẻ nhưng thực chất, họ vẫn có lợi lớn.
NH Nhà nước yêu cầu hạn chế huy động vàng  (TT)   –Cục thuế Hà Nội thu hồi được 1.412 tỷ đồng nợ thuế (TTXVN)
Các nền kinh tế châu Á trước nguy cơ suy giảm mới  (TTXVN)  —FDI giảm sút, nhìn từ những lĩnh vực “đặc thù” (VnEc)  —Ngân hàng Nhà nước sẽ “thay cương” lãi suất?(VnEc)  —Nhập khẩu ôtô tháng 6, dừng ở đây thôi(VnEc)

Nghịch lý xuất khẩu tôm (Tamnhin)   —CPI tháng 6 giảm 0,26%, lần đầu ở mức âm sau 38 tháng (Tamnhin)

Có phải vì “lòng tham” nên nợ xấu vẫn tăng ? (Tamnhin.net)

Văn hóa – Giáo dục

Nghi án “lộ đề” Đường lên đỉnh Olympia (NLĐ)   —Đào tạo trực tuyến: Thách thức mới cho giáo dục Mỹ (VEF)
Học mầm non ở Pháp (VNN) -Chuyên gia giáo dục Nguyễn Khánh Trung đang có con trai học ở một trường mầm non tại Pháp. Dưới đây là bài viết anh chia sẻ về cách dạy dỗ của cô giáo mầm non ở Pháp qua buổi họp phụ huynh.
Ôn thi hiệu quả trong thời gian ngắn  (TN) -Còn hơn 10 ngày nữa, TS bắt đầu thi ĐH, CĐ. Trong khoảng thời gian còn lại này, TS phải biết ôn tập và nghỉ ngơi đúng cách để tự tin bước vào kỳ thi.
Vay vốn đi học… theo phong trào  TT – Khoảng 1,7 tỉ đồng đã được Quỹ hỗ trợ công nhân TP.HCM (WSF) cho 560 công nhân làm việc tại TP.HCM vay không lãi suất để đi học.

Thế giới

Thượng đỉnh Rio+20 (RFA)   —Hạn hán ở Hồ Bắc(RFA)  –Nghi can chủ mưu khủng bố Mumbai 2008 bị bắt(RFA)  —-Thổ Nhĩ Kỳ phản ứng mạnh về vụ máy bay quân sự bị Syria bắn rơi(VOA)  –Phản ứng của quốc tế về kết quả bầu cử tổng thống ở Ai Cập(VOA)
Ông Morsi muốn thắt chặt quan hệ Ai Cập-Iran(VOA)  –Người Mỹ phản đối luật cải tổ y tế nhưng ưa thích các qui định của luật này(VOA)
Các thành phố thông minh nhất Hoa Kỳ (VOA)  —Hoa Kỳ thị uy ngoài Hoàng Hải : Răn đe Bình Nhưỡng, trấn an Seoul (RFI)
Bốn tàu quét mìn Mỹ tới vùng Vịnh (NLĐ)  —Mỹ nâng cấp chiến đấu cơ cho Đài Loan (NLĐO)  —“Syria bắn máy bay thứ hai của Thổ Nhĩ Kỳ” (NLĐ)
Tàu Hồng Kông bị nghi liên quan vụ chìm tàu Philippines (VNN)   —-Cô gái khiến các lãnh đạo thế giới nín thinh (VNN) -Năm 1992, cô bé Severn Suzuki, đã trở nên nổi tiếng vì là “cô gái khiến cả thế giới nín lặng trong 6 phút”.
Thế giới 24h: Trung Quốc rung chuyển – Động đất nghiêm trọng làm hơn 100 người thương vong tại Vân Nam, Trung Quốc; Bộ Ngoại giao Philippines xác nhận tàu Trung Quốc đã rời khu vực tranh chấp… là những tin nóng trong ngày.
Thổ Nhĩ Kỳ có thuyết phục NATO đánh Syria?(TN)

VH-XH-MT

Bạo hành, một bé trai bị đánh chết (NLĐ)   —-9 tháng tù cho hưởng án treo đối với trung úy dùng nhục hình (NLĐ)  —-Chém người chỉ vì tiếng nẹt pô xeNLĐ)   —Vợ nhậu quậy, chồng xiết cổ đến chếtNLĐ)   —Té lầu 2, thanh niên tử vong trước nhàNLĐ)
Giới trẻ Sài Gòn mê xăm chỗ ‘kín’ (VNN)  —Học sinh lớp 6 đòi… tạt a xít “tình địch”(VNN)  —Choáng với phí ‘bao nuôi’ chân dài của đại gia(VNN)
Truy bắt phó giám đốc đào hoa (TN)   —Lừa đối tác chiếm đoạt 40 tỉ đồng(TN)  —-Quay trộm phụ nữ ở New York(TN)  —Phá đường dây đưa người sang Úc trái phép(TN)   —Tổ chức đưa người đi nước ngoài trái phép (TT)
Trộm cắp lộng hành (TN) -Thời gian gần đây, trên địa bàn Bình Dương xảy ra hàng chục vụ trộm cắp táo bạo, gây thiệt hại cho người dân và doanh nghiệp.
Vụ thắng máy đánh bạc: có đòi được 55 triệu USD? (TT)   —“Cò” Hoa lừa “vay ké” hơn 29 tỉ đồng  (TT)

THỐNG TẤN XÃ VIỆT NAM

XUNG QUANH CHIẾN LƯỢC TRỞ LẠI CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG CỦA MỸ

Tài liệu Tham khảo đặc biệt
Thứ năm, ngày 21/6/2012
TTXVN (Niu Yoóc 19/6)
Phản ánh ý đồ và kết quả chuyến công du 8 ngày tới các nước châu Á của Bộ trưởng Quốc phòng và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ đầu tháng 6/2012, “Tạp chí Âu-Á” ngày 13/6 cho biết, ngày 30/5 hai quan chức đứng đầu bộ máy quân sự toàn cầu của Mỹ này đã đến thăm sở chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ tại Haoai, sau đó thực hiện chuyến công du tới nhiều nước châu Á – Thái Bình Dương và chính thức thông báo kế hoạch di chuyển lực lượng và các trang bị quân sự đến các nước trong khu vực.

Ngày 2/6, Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Martin Dempsey đã có mặt tại Xinhgapo để tham dự Đối thoại Shangri-La hàng năm-nơi họ gặp gỡ các đối tác quốc phòng của 26 nước châu Á – Thái Bình Dương. Tiếp đó, Bộ trưởng Quốc phòng Panetta đến thăm Việt Nam và Ấn Độ – hai đối tác quân sự châu Á mới và quan trọng nhất trong giai đoạn sau Chiến tranh Lạnh, còn Tướng Demsey đến thăm Philippin và Thái Lan – hai đồng minh quân sự truyền thống của Mỹ.
Trong thời gian ở Xinhgapo, Bộ trưởng Quốc phòng Panetta thông báo Oasinhtơn sẽ tăng cường sức mạnh hải quân ở Thái Bình Dương gồm các tàu sân bay, tàu tuần dương, tàu khu trục, tàu chiến ven bờ và tàu ngầm từ mức 50% hiện nay lên 60%, đồng thời củng cố và phát triển các liên minh quân sự với tất cả các nước khắp khu vực, đặc biệt với các nước ở Đông Nam Á hiện đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trên Biển Đông. Bộ trưởng Quốc phòng Panetta nhấn mạnh việc tăng cường hợp tác quân sự giữa Mỹ với 6 nước châu Á – Thái Bình Dương mà Mỹ đã ký các hiệp ước phòng thủ trong thời gian Chiến tranh Lạnh và hiện chống lại Trung Quốc gồm: Ôxtrâylia, Nhật Bản, Niu Dilân, Philippin, Hàn Quốc và Thái Lan, đồng thời mở rộng và làm sâu sắc hơn các mối quan hệ đối tác hiện có với các nước như Xinhgapo, Inđônêxia, Malaixia và Ấn Độ. Ngoài ra, Bộ trưởng Panetta cũng cho biết Mỹ sẽ thúc đẩy các mối quan hệ quân sự với Mianma. Sau khi rời Xinhgapo, Bộ trưởng Panetta đến thăm một tàu chiến Mỹ đang sửa chữa tại vịnh Cam Ranh của Việt Nam-một năm sau khi Mỹ và Việt Nam ký bản ghi nhớ nhằm thúc đẩy hợp tác quân sự trên 5 lĩnh vực và 2 năm sau khi tàu khu trục trang bị tên lửa có điều khiển USS John S. McCain đến thăm cảng Đà Nẵng để tham gia cuộc tập trận chung với hải quân Việt Nam trên Biển Đông. Bộ trưởng Panetta là quan chức cấp cao đầu tiên của Mỹ đến thăm căn cử quân sự trước đây của Mỹ, kể từ khi kết thúc cuộc Chiến tranh Việt Nam.
Cùng ngày 2/6, Bộ trưởng Quốc phòng Xinhgapo Ng Eng Hen khẳng định với ông Panetta rằng Chính phủ Xinhgapo sẵn sàng cho phép 4 tàu tác chiến ven bờ của Mỹ đến thăm các căn cứ hải quân ở nước này theo đúng cam kết trong Thỏa thuận Khung Chiến lược được hai nước ký năm 2005. Hai Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Xinhgapo cũng cam kết thực hiện hơn nữa thỏa thuận và tăng cường quy mô của các cuộc diễn tập quân sự, chẳng hạn tăng thêm lực lượng hải quân vào thành phần của các cuộc diễn tập “Commando Sling” hàng năm. Ông Panetta và đối tác Xinhgapo còn thảo luận việc sử dụng Cơ sở Huấn luyện thành phố Murai cho các cuộc diễn tập song phương bao gồm các lực lượng lính thuỷ đánh bộ Mỹ và lực ương vũ trang Xinhgapo bắt đầu vào năm tới. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta tuyên bố Mỹ sẽ khuyến khích mối quan hệ đối tác với tất cả các nước trong khu vực, kể cả Mianma. Cho đến khi Mỹ lôi kéo Mianma thành công trong năm 2011, nước này là một trong số đồng minh lệ thuộc của Trung Quốc ở châu Á. Đề cập đến vấn đề luân chuyển các tàu chiến Mỹ tại Xinhgapo, Tướng Dempsey cho biết các tàu tác chiến ven bờ sẽ bắt đầu triển khai luân chuyển đến Xinhgapo trong thời gian tới và đây là một ví dụ thể hiện sự can dự quân sự ngày càng tăng của quân đội Mỹ nhằm thực hiện “Chiến lược trở lại châu Á – Thái Bình Dương” của Tổng thống Obama.
Trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đang củng cố mối quan hệ đối tác chiến lược quan trọng với đối thủ của Trung Quốc ở bờ biển phía Tây của Biển Đông, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Demsey cũng đang hành động tương tự tại Philíppin-quốc gia hiện đang đối đầu trực diện với Trung Quốc trên Biển Đông. Sau hai tuần tàu ngầm tấn công hạt nhân USS Caroline của Mỹ hiện diện tại căn cứ hải quân cũ của Mỹ ở vịnh Subic, Tướng Dempsey đến thăm sở chỉ huy Lực lượng Tác chiến Đặc biệt của quân đội Philíppin trên đảo Mindanao-nơi Mỹ đang triển khai 600 binh sĩ chuyên tham gia các chiến dịch chống nổi dậy với quân đội Philíppin. Sau đó tướng Dempsey đã hội đàm với đối tác Philíppin Tướng Jessie Dellosa ở thủ đô Manila. Ngày 5/6, báo “Ngôi Sao Philíppin” trích nguyên văn tuyên bố của Thứ trưởng Quốc phòng Philíppin Honorio Azcueta sau khi hội đàm với Tướng Dempsey: “Các binh sĩ, tàu chiến và tàu sân bay của Mỹ có thể sẽ tiếp tục được phép sử dụng các căn cứ không quân và hải quân ở Subic thuộc Zambales và Clark thuộc Pampanga”. Thứ trưởng Quốc phòng Azcueta khẳng định đó là những gì Philíppin mong muốn và hai nước sẽ tăng cường diễn tập quân sự chung cũng như nâng cao khả năng phối họp tác chiến giữa quân đội hai nước. Cũng như căn cứ hải quân trước đây tại vịnh Cam Ranh của Việt Nam, căn cứ hải quân Subic và sân bay của căn cứ này được Mỹ sử dụng để phục vụ các chiến dịch quân sự lớn trong Chiến tranh Việt Nam.
Sau khi rời Philippin, Tướng Dempsey đến thăm Thái Lan để hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng và các tư lệnh lục quân, không quân và hải quân của quân đội Thái Lan. Trong số các vấn đề được bàn thảo trong chuyến thăm, Tướng Dempsey đã đạt được ý đồ sử dụng căn cứ U- Tapao cho các hoạt động của quân đội Mỹ trên danh nghĩa phục vụ mục đích nhân đạo, nhưng thực chất sân bay này sẽ được Mỹ sử dụng cho các chiến dịch quân sự lớn trong tương lai. Trước đây Mỹ đã từng sử dụng căn cứ không quân U-Tapao để phục vụ cuộc chiến tranh Việt Nam và hiện đang được sử dụng cho các cuộc diễn tập quân sự chung Mỹ-Thái Lan mang tên “Hổ Mang Vàng”-cuộc diễn tập quân sự đa quốc gia lớn nhất do Mỹ chủ trì ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Cuộc diễn tập “Hổ Mang Vàng”-2012 có sự tham dự của quân đội của một số nước khác như: Inđônêxia, Nhật Bản, Malaixia, Xinhgapo và Hàn Quốc. Tướng Dempsey cũng thông báo quân đội Mỹ và Thái Lan đang xem xét và chuẩn bị thiết lập một trung tâm tại Thái Lan nhằm giúp đỡ nhân đạo và khắc phục thiên tai. Đây có thể được coi là một nỗ lực song phương của Mỹ và Thái Lan và ngay từ đầu trung tâm có thể có một số nước khác tham gia.
Sau chuyến công du châu Á – Thái Bình Dương 8 ngày của Bộ trưởng Quốc phòng Panetta, cơ quan báo chí của Lầu Năm Góc khẳng định chuyến thăm của Bộ trưởng Panetta là nhằm thúc đẩy chính sách đối ngoại “trở lại châu Á” mới của Tổng thống Barack Obama, trong đó ông Panetta nêu bật 2 chủ đề chính trong chuyến công du: thứ nhất, Oasinhtơn sẽ chú trọng chính sách lớn hơn đến châu Á – Thái Bình Dương, so với châu Âu và Trung Đông; thứ hai, Mỹ có ý định đẩy mạnh các hoạt động quân sự trong khu vực, kể cả tăng cường các cuộc diễn tập quân sự chung hơn nữa với nhiều nước, trong đó có Ôxtrâylia, Philíppin, Xinhgapo và Thái Lan và cung cấp nhiều trang thiết bị quân sự, trong đó ít nhất 40 tàu chiến mới cho các nước khu vực này. Rõ ràng, bằng cách thiết lập các mối quan hệ đối tác quân sự với 10 nước thành viên ASEAN, Mỹ đang xây dựng cơ sở để thiết lập một tổ chức châu Á tương tự NATO. Mỹ đã sử dụng NATO để bao vây, ngăn chặn và cuối cùng đối đầu với Nga, do đó Mỹ có ý định sử dụng liên minh mới để đạt được mục tiêu tương tự đối với Trung Quốc.
***
TTXVN (Băngcốc 16/6)
Nhân chuyến thăm Thái Lan của Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey, Tổng biên tập tờ “Dân tộc” Suthichai Yoon đã có cuộc phỏng vấn ông này vấn đề nhạy cảm là mối quan tâm của Mỹ đối với căn cứ quân sự U-tapao và sự cân bằng quyền lực tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:
Suthichai: Ông đã thông báo ông sẽ bố trí lại hải quân Mỹ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Tới năm 2020 ông sẽ bố trí 60% tàu chiến Mỹ tại khu vực này. Ông có lo ngại Trung Quốc không?
Dempsey: Không, chúng tôi đang tái cân bằng. Với ý nghĩa này, chúng tôi đang thực hiện ba vấn đề: tập trung chú ý hơn tới châu Á – Thái Bình Dương. Bởi vì trong cuộc chiến tranh 10 năm tại Irắc và Ápganixtan, chúng tôi đã tập trung mối quan tâm về phía đó. Giờ đây, chúng tôi sẽ chú ý nhiều hơn tới lợi ích lâu dài của mình tại Thái Bình Dương và các đồng minh của chúng tôi ở đó. Như ông đã biết, Thái Lan là đồng minh lâu nhất của chúng tôi trong khu vực này, với khoảng 180 năm quan hệ. Do vậy, lợi ích của chúng tôi là can dự nhiều hơn và có chất lượng hơn. Tất cả những trang thiết bị tốt nhất của chúng tôi như tàu chiến tốt nhất, tàu sân bay tốt nhất, đều sẽ đưa vào Thái Bình Dương. Là một sinh viên lịch sử và kinh tế, tôi gợi ý rằng cường quốc kinh tế thế giới, cường quốc quân sự thế giới và các vấn đề liên quan tới dân số nên quan tâm tới khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Chúng tôi muốn đảm bảo rằng chúng tôi sẽ giải quyết các thách thức trong tương lai, sẽ tiếp tục chú ý tới những thách thức mới nảy sinh từ ngày hôm nay.
Suthichai: Nhưng Trung Quốc có thể sẽ cho rằng điều đó gây nguy hại cho nước này.
Dempsey: Tôi đã có những cuộc nói chuyện với các đối tác Trung Quốc, với các học giả Trung Quốc, với nhiều người trong khu vực. Vấn đề đó thường xuyên được đặt ra. Câu trả lời của tôi rất rõ là việc tái cân bằng Thái Bình Dương không có ý nghĩa là kiềm chế Trung Quốc. Tôi muốn gợi ý rằng chúng ta không nên đặt ra các điều kiện cho những nhận thức và tính toán sai lầm. Tôi sẽ đưa ra một ví dụ. Tôi đang ở Thái Lan, với các đối tác Thái Lan của tôi; tất cả chúng ta đều có mối quan hệ với Trung Quốc, nhưng chúng là các mối quan hệ khác nhau. Chúng tôi đang hoạt động ở một khoảng cách xa, trong khi ông đang ở bên cạnh. Tôi khuyến khích mọi người hợp tác song phương và đa phương để đạt được sự hiểu biết rõ hơn. Chúng ta có quá nhiều lợi ích chung – cứu trợ thảm họa và nhân đạo, chống chủ nghĩa khủng bố và chống vi phạm bản quyền. Đây là những vấn đề cần hợp tác.
Suthichai: Nhưng vấn đề thời điểm là rất đáng quan tâm. Trung Quốc đang có nhiều vấn đề với các láng giềng của họ tại Biển Đông và Hải quân Mỹ cũng đang tiến lại gần hơn. Oasinhtơn từng cảnh báo Trung Quốc không nên tạo ra vấn đề với các láng giềng, do vậy, sự hiện diện của Mỹ có thể cân bằng sức mạnh của Trung Quốc.
Dempsey: Hãy để tôi đưa ra một vài ví dụ về Biển Đông. Tôi mới trở về từ Philíppin. Trước tiên, vấn đề này không mới. Nó là vấn đề của 80 năm trước, nhưng tại sao ngày nay nó lại trở nên quan trọng. Đó là vì công nghệ đã khai thác được dưới biển sâu và thềm lục địa. Thứ hai, chúng tôi nói về Biển Đông là rất rõ ràng – đó là chúng tôi có lợi ích rõ ràng trong việc duy trì quyền đi lại và tự do hàng hải, và chúng tôi khuyến khích tất cả các nước thực hiện trong khuôn khổ Công ước Liên họp quốc về luật biển và các luật pháp quốc tế khác. Chúng tôi không muốn can dự vào các tranh chấp lãnh thổ. Cuối cùng, điều quan trọng chúng tôi muốn nói với tất cả các bên là chúng tôi tin chắc rằng vấn đề này không thể giải quyết thông qua đối đầu mà nên thông qua các diễn đàn quốc tế.
Suthichai: Nhưng sự có mặt của các ông tại đây có thể ngăn cản được Trung Quốc không thực hiện những hành động của họ.
Dempsey: Nhưng đó không phải là mục tiêu của chúng tôi ở đây. Điều mà chúng tôi muốn làm là khôi phục quan hệ với các đồng minh hiện nay của chúng tôi. Như ông đã biết, Thái Lan và Philíppin là những đồng minh của chúng tôi tại Đông Nam Á. Chúng tôi đang thiết lập các quan hệ mới khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đi thăm Việt Nam và Ấn Độ. Chúng tôi muốn hiểu rõ đối tác của chúng tôi muốn có mối quan hệ như thế nào với chúng tôi. Giờ đây, chúng tôi có thời gian và khả năng tái đầu tư vào Thái Bình Dương. Về chính trị, chúng ta phải xác định tình thế hiện nay nghiêng về chúng ta và thuộc về các đối tác của chúng ta.
Suthichai: Ông có lo ngại về sự trỗi dậy của Trung Quốc và những dấu hiệu rõ ràng gần đây về việc mở rộng quân sự của nước này không?
Dempsey: Nói chung tôi không có mối quan ngại nào về sự trỗi dậy của Trung Quốc bởi vì tôi nghĩ họ có sức mạnh kinh tế, họ có nguồn nhân lực dồi dào và đang cố gắng làm hết sức của mình. Còn liệu điều này có dẫn tới đối đầu quân sự hay không, thì câu trả lời là hoàn toàn không. Trên thực tế, việc tái đầu tư của chúng tôi vào Thái Bình Dương là chỉ nhằm tránh đối đầu quân sự thôi.
Suthichai: Ông không lo ngại về việc Trung Quốc tăng ngân sách quân sự chứ?
Dempsey: Một câu hỏi hay, là một sinh viên lịch sử, tôi cho rằng sức mạnh quốc gia luôn được dành cho sức mạnh ngoại giao, sức mạnh kinh tế và sức mạnh quân sự. Trong lịch sử các dân tộc, họ đầu tư vào ba lĩnh vực này. Tôi không ngạc nhiên trước việc Trung Quốc đầu tư vào sức mạnh quân sự, nhưng tôi không nghĩ nó được dùng để ngăn cản chúng tôi, giống như cách chúng tôi đầu tư không nhằm để ngăn chặn những người khác.
Suthichai: Đã bao giờ ông hỏi các đối tác Trung Quốc rằng tại sao họ lại tăng ngân sách quân sự chưa?
Dempsey: Chưa, chúng tôi không hỏi những câu hỏi cụ thể như vậy. Thỉnh thoảng chúng tôi nói chuyện với nhau về chiến lược, về việc chúng ta sẽ như thế nào trong năm 2020. Chúng tôi biết hiện nay chúng tôi đang ở đâu. Chúng tôi biết những thách thức hiện nay, nhưng chúng ta mong muốn điều gì vào năm 2020? Tôi cho rằng chúng ta có thể tìm ra lợi ích chung và sẽ trở nên rõ ràng hơn với từng bên. Chúng tôi đang cố gắng tránh những nhận thức và tính toán sai lầm.
Suthichai: Trung Quốc vừa hạ thủy chiếc tàu sân bay đầu tiên của họ. Nó quan trọng như thế nào trong lĩnh vực hải quân?
Dempsey: Tàu sân bay là một biểu tượng sức mạnh quốc gia. Điều mà các quốc gia làm khi họ có nguồn lực và khả năng là thể hiện sức mạnh trong một số trường họp. Nó là sự thể hiện khả năng của quốc gia. Đối với nước Mỹ, chúng tôi phải mất khoảng 50 năm để hiểu hết việc làm thế nào để sử dụng các tàu sân bay, luân chuyển chúng như thế nào, làm thế nào để tổ chức các hoạt động của nó. Tàu sân bay không chỉ đơn giản là một công cụ của chiến tranh. Gần đây, chúng tôi có cơ hội giúp đỡ Nhật Bản sau thảm họa sóng thần, và tại Haiti sau động đất ở đó. Chúng tôi cử tàu sân bay tới bởi chúng có khả năng tạo ra năng lượng, cung cấp nguồn lực ngoài việc cứu trợ thảm họa và trợ giúp nhân đạo. Do vậy, nếu Trung Quốc đầu tư vào công nghệ tàu sân bay, thì rõ ràng họ biết sử dụng tàu sân bay trong nhiều vai trò. Nó là công cụ có thể sử dụng được nhiều cách.
Suthichai: Phải mất bao nhiêu năm Trung Quốc mới đuổi kịp được Mỹ?
Dempsey: Câu hỏi này nên dành cho các học giả. Thực sự, tôi không dám chắc tôi biết câu trả lời, nhưng tôi biết rằng khả năng của Mỹ là không nhằm vào bất kỳ một quốc gia cụ thể nào. Chúng tôi biết lợi ích của nước Mỹ cũng là lợi ích toàn cầu và vì thế chúng tôi xây dựng lực lượng phải có khả năng duy trì và củng cố những lợi ích đó chống lại bất kỳ ai có thể gây thách thức với nó. Chúng tôi không xây dựng khả năng của chúng tôi nhằm vào Trung Quốc, nếu ông hỏi như vậy. Nhưng chúng tôi luôn mong muốn là một đội quân tốt nhất trên thế giới này.
Suthichai: Nhưng khi ông nhìn lại sau xem ai là người đứng thứ hai và ông thấy Trung Quốc đang bắt kịp một cách nhanh chóng, ông phải tính toán xem chừng nào Trung Quốc sẽ tới sát cạnh chứ?
Dempsey: Trung Quốc đang đầu tư tập trung vào công nghệ. Họ không đầu tư mở rộng như chúng tôi. Mỗi chúng tôi có thể tính toán điều gì có nghĩa trong tương lai. Một lần nữa, tôi là người ủng hộ việc can dự. Tôi ủng hộ việc có mặt tại đây. Tôi là một người ủng hộ các mối quan hệ song phương và đa phương.
Suthichai: Ông đã bao giờ hỏi Thái Lan về việc sử dụng căn cứ U-tapao cho các mục đích quân sự chưa?
Dempsey: Chưa, chưa từng bao giờ. Chúng tôi có thể có mục tiêu đó. Chúng tôi đang thảo luận về nó. Hãy để tôi giải thích: U-tapao đã từng hỗ trợ chúng tôi một vài lần. Chúng tôi có một lịch sử khá dài với U-tapao.
Suthichai: Đúng, tôi đã nhiều lần viết về U-tapao trong Chiến tranh Việt Nam, nhìn thấy B52 cất cánh và hạ cánh ở đó.
Dempsey: Nhưng giờ đây chúng tôi sẽ không làm như vậy. Chúng tôi sẽ tổ chức diễn tập như tập trận Hổ mang vàng. U-tapao đang ngày càng trở nên quan trọng như một trung tâm hậu cần cho hoạt động diễn tập đó. Về kết quả của tập trận Hổ mang vàng, Tướng Tanasak Patimapragorn, Tư lệnh tối cao của Thái Lan, và tôi đã thảo luận về khả năng ở một số điểm nếu chúng tôi có thể nhất trí về việc sử dụng U-tapao. Nó sẽ trở thành trung tâm hoạt động cứu trợ thảm họa và trợ giúp nhân đạo. Nó là một địa điểm lý tưởng cho điều đó. Nếu chúng tôi quyết định về việc hợp tác đó, nếu có thể đặt ra thời gian biểu và từng gian đoạn, chúng tôi sẽ tiến tới thực hiện. Nhưng trước khi làm điều đó, chúng ta sẽ phải thăm dò các khả năng.
Suthichai: Liệu cuối cùng nó có được sử dụng là căn cứ hải quan, giống như Clark ở Philíppin và vịnh Cam Ranh tại Việt Nam hay không? Nhìn vào bản đồ, với U-tapao, Clark và Cam Ranh, đó sẽ là một chiến lược tam giác hoàn hảo cho Hải quân Mỹ. Ông không nghĩ như thế chứ?
Dempsey: Tôi có nghĩ như vậy không à? U-tapao sẽ không phải là một căn cứ hải quân. Tôi có thể đảm bảo với ông như vậy. Tôi không mang theo lá cờ nước Mỹ trong người và vạch ra nơi nào chúng tôi muốn tới. Hoàn toàn không phải như vậy. Chúng tôi trở lại Thái Lan với 179 năm quan hệ tốt đẹp ở phía sau. Chúng tôi không muốn mối quan hệ đó bị ngừng trệ. Điều gì tiếp sau việc cung cấp cứu trợ thảm họa và trợ giúp nhân đạo. Nó có thể là một điểm, nơi các tàu chiến của chúng tôi luân chuyển với các tàu đa chức năng tại Xinhgapo. Các tàu chiến của chúng tôi có thể đóng tại Xinhgapo và quản lý khu vực bên ngoài Xinhgapo và một điểm dừng có thể là U-tapao và một có thể là Băngcốc. Đó là quyết định mà chúng tôi muốn thảo luận và đồng thời chúng tôi cũng sẽ tạo cơ hội để đối tác của chúng tôi lựa chọn.
Suthichai: Có thông tin rằng NASA cũng muốn sử dụng U-tapao cho các mục đích khoa học. Làm thế nào để điều đó và hoạt động hải quân kết hợp được với nhau?
Dempsey: NASA hoàn toàn không liên quan gì với Bộ Quốc phòng. Tôi đã đọc một câu chuyện tương tự, tôi đã làm bài tập và đặt câu hỏi tại sao NASA lại quan tâm tới U-tapao như một địa điểm tiềm năng. Đó là bởi vì nó có một số khả năng lôgíc cụ thể. Nó có thể làm tốt hơn công việc trợ giúp dự báo các sự kiện thiên nhiên và diễn biến thời tiết. Nó không phải là một phần của NASA, nhưng tôi có thể nói với ông tại sao họ có thể muốn chỗ đó. Nhưng nó hoàn toàn không nằm trong bất kỳ một cuộc thảo luận nào về quân sự.
***
TTXVN (Oasinhtơn 20/6)
Tạp chí Người đưa tin Ngoại giao (Diplomatic Courier) ngày 14/6 đăng bài viết của tác giả Paul Nash về nguy cơ Chiến tranh Lạnh mới giữa Mỹ với Trung Quốc. Sau đây là nội dung bài viết:
Năm 1964, Albert Ravenholt viết cho tờ Tin tức hàng ngày Chicago rằng “Tàu ngầm của Trung Quốc cộng sản có thể là một mối đe dọa lớn đối với tàu của Mỹ”, khi ông đề cập đến mối đe dọa dưới biển của Mao đối với các lực lượng hải quân Mỹ trên Biển Đông, ngoài khơi bờ biển của Việt Nam. Các tàu ngầm do Nga cung cấp đóng trên đảo Hải Nam và trên Vịnh Bắc Bộ. Vào thời điểm đó, Trung Quốc ước tính có khoảng từ 30 đến 40 tàu đang hoạt động, là hạm đội lớn thứ tư sau Liên Xô, Mỹ và Anh.
Gần 48 năm trôi qua, đã có nhiều thay đổi và sẽ tiếp tục có nhiều thay đổi trên cùng một quỹ đạo. Khi Ravenholt, phóng viên tại Thượng Hải vào những năm 1940 trong chiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai, qua đời ở tuổi 90 hồi năm 2010, Trung Quốc vẫn là cộng sản, mặc dù sắc thái ý thức hệ được cho là đã biến thành dân tộc chủ nghĩa sau ba thập kỷ gia tăng thịnh vượng.
Trung Quốc đã hiện đại hóa quân sự của mình song song với tăng trưởng kinh tê. Trung Quốc cam kết chi tiêu quân sự lớn, nỗ lực để bắt kịp với sức mạnh công nghệ của phương Tây bằng cách chế tạo vũ khí tiên tiến được dẫn đường chính xác, vũ khí chống vệ tinh và khả năng chiến tranh mạng. Năm ngoái, Trung Quốc trình làng máy bay chiến đấu J-20, dự kiên sẽ đi vào hoạt động trong giai đoạn 2017-2019. Trung Quốc cũng thiết lập một hệ thống tên lửa chống hạm trên đất liền để hạn chế khả năng đi lại tự do của các quốc gia khác trong vùng biển khu vực, bao gồm cả các vùng biển xung quanh các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đang tranh chấp, mà Trung Quốc ước tính có thể có trữ lượng lớn thứ tư thế giới về dầu và khí tự nhiên.
Ngoài việc tăng cường số lượng tàu ngầm diesel lên hơn 50 chiếc, Trung Quốc đã có bốn hoặc năm tàu ngầm hạt nhân lớp Tân, có trang bị tên lửa đạn đạo. Và, trong năm 2007, Trung Quốc đã hoàn thành xây dựng 1 căn cứ ngầm hiện đại trên đảo Hải Nam, cho phép các tàu của họ dễ dàng ra vào eo biển Malắcca, Biển Đông và Ấn Độ Dương, tuyến đường vận chuyển quan trọng cho phần lớn thương mại của thế giới và cung cấp dầu cho Trung Quốc từ Vịnh Pécxích. Mục tiêu lâu dài của Bắc Kinh là nhằm thiết lập một lực lượng hải quân biển khơi đầy đủ, trong vài thập kỷ nữa, cho phép họ có sức mạnh vượt ra ngoài vùng biển khu vực, cả về phía Tây và về phía Đông.
Để gia tăng khả năng triển khai sức mạnh của mình, Trung Quốc đã thành lập một hạm đội nhỏ “ít nhất ba” tàu sân bay. Năm 1998 sau khi Liên Xô tan rã, Trung Quốc mua một tàu sân bay ngừng hoạt động từ Ucraina được chế tạo đặc biệt cho chiến tranh chống tàu ngầm. Tàu Varyag ban đầu được dùng làm khách sạn và casino nổi ngoài khơi Macao, nhưng năm ngoái Hải quân của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN) đã công bố rằng con tàu đã được tân trang lại để “nghiên cứu khoa học, thử nghiệm và huấn luyện”. Nói cách khác, rất có thể nó được sử dụng nghiên cứu chế tạo một tàu sân bay trong tương lai. Tàu dự kiến sẽ vận hành vào trong năm nay mang theo 30 máy bay chiến đấu J-15, máy bay trực thăng và một thủy thủ đoàn 2.000 người.
Sau khi phát triển với tốc độ trung bình hàng năm hơn 10% kể từ những năm 1990, chi tiêu quân sự của Trung Quốc hiện đã sẵn sàng để vượt xa châu Âu lần đầu tiên trong nhiều thế kỷ.
Theo đánh giá về cân bằng sức mạnh quân sự toàn cầu của Viện Quốc tế Nghiên cứu Chiến lược (IISS), có trụ sở tại Luân Đôn được công bố gần đây, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc đã tăng lên một cách mạnh mẽ nếu không muốn nói là đáng báo động, kể từ khi diễn ra các cuộc khủng hoảng tài chính 2008, trong khi ngân sách của Mỹ và châu Âu đi xuống. Viện này cho rằng chi tiêu của Trung Quốc vượt qua mức tổng cộng của các nước châu Âu lớn nhất trong NATO vào năm 2015, khiến nhiều người kêu gọi liên minh này phải hành động với sáng kiến “phòng thủ thông minh” của mình. Sáng kiến phòng thủ thông minh” do Tổng thư ký Anders Fogh Rasmussen đề xuất, có nghĩa là các thành viên trong NATO sẽ tổng họp và chia sẻ khả năng cho nhau để hiệp lực trong bối cảnh hạn chế về mặt tài chính.
Chi phí quân sự của Bắc Kinh đến nay là lớn nhất trong khu vực nếu không tính Ôxtrâylia và Niu Dilân. Đại hội đại biểu Nhân dân Toàn quốc cơ quan phê duyệt đề xuất ngân sách, gần đây công bố rằng chi tiêu quốc phòng chính thức của quốc gia – hiện chỉ đứng thứ hai sau Mỹ về con số tuyệt đối mặc dù vẫn còn cách xa về bình quân đầu người – sẽ tăng 11,2% trong năm nay, lên 670 tỷ nhân dân tệ (khoảng 106 tỷ USD). Cho dù nhỏ hơn so với mức 12,7% được phân bổ trong năm 2011, song nó có thể không hẳn là chi tiêu thực tế. Một số nhà phân tích cho rằng nó có thể nhiều gấp đôi bởi số liệu chính thức không bao gồm chi tiêu cho vũ khí hạt nhân và chương trình không gian.
Trung Quốc, một cách có thể hiểu được, rất lo lắng về việc bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ. Ký ức về cuộc xâm lược của châu Âu thế kỷ XIX và Nhật Bản ở thế kỷ XX đã nâng cao ý thức về sự dễ bị tổn thương trước các liên minh quân sự hiện đại, hình thành bởi các nước và vùng lãnh thổ láng giềng, chẳng hạn như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và Mỹ. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã tiến hành các cuộc tập trận quy mô lớn nhằm cải thiện khả năng phòng thủ ven biển, huy động nhanh và khả năng linh hoạt trong chỉ huy và kiểm soát. Các cuộc tập trận này rõ ràng nhằm vào sự hiện diện của Mỹ dưới nước, trên mặt biển và trên không.
Nhưng thử nghiệm của Trung Quốc với khả năng triển khai lực lượng tầm xa cho thấy những ý nghĩa về sự thay đổi trên biển. Nó vượt khỏi phạm vi nỗ lực để đạt được các khả năng cần thiết nhằm thiết lập một vành đai phòng thủ quanh các lãnh hải của mình.
Nhằm xoa dịu các mối quan ngại quốc tế, quân đội Trung Quốc đã đẩy mạnh chiến dịch ngoại giao quân sự để cải thiện mối quan hệ song phương và đa phương trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương và xuống thang trong các tranh chấp lãnh thổ. Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc cũng đã tham gia Sáng kiến an ninh toàn cầu, chẳng hạn như các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc và họp tác với NATO chống cướp biển ngoài khơi vùng Sừng châu Phi. Tìm hiểu cách để làm việc với nhau chặt chẽ và minh bạch hơn là một chủ đề chính của cuộc thảo luận giữa các nhà lãnh đạo của quân đội Trung Quốc và các đại biểu thuộc tổ chức Các nhân viên quân sự quốc tế (IMS) khi họ gặp nhau tại Bắc Kinh vào tháng Hai. NATO, trong nỗ lực tăng cường đối thoại với quân đội Trung Quốc, đang nỗ lực để phát huy kết quả từ các cuộc gặp cấp cao thường xuyên mà họ thực hiện một cách lặng lẽ với Trung Quốc hai lần mỗi năm, cũng như mở rộng các kênh liên lạc đã thành lập thông qua đại sứ của Bắc Kinh tại Bỉ.
Phản ứng trước việc Trung Quốc tăng cường khả năng hải quân, Lầu Năm Góc, hiện đang đối mặt với việc cắt giảm 485 tỷ USD trong 10 năm tới, đã bắt đầu một cuộc “xoay trục” ưu tiên chiến lược của mình. Đô đốc Sam Locklear, chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương (PACOM), sau khi dẫn đầu lực lượng hải quân Mỹ ở châu Âu và điều phối hoạt động của NATO ở Libi, đã được giao nhiệm vụ chuyển đổi PACOM thành lực lượng tiên phong của chiến lược quốc phòng mới của Mỹ. Nhìn ở phạm vi rộng, điều này có nghĩa là củng cố sự hiện diện của Mỹ ở Thái Bình Dương để kiềm chế Trung Quốc. Về mặt ngoại giao, Bộ Ngoại giao Mỹ đã tái khẳng định cam kết an ninh của mình đối với các quốc gia khác nhau trong khu vực và củng cố quan hệ với các đồng minh lâu đời như Nhật Bản, Philíppin và Ôxtrâylia. Mỹ cũng làm sâu sắc thêm quan hệ với các quốc gia ASEAN. Chính PACOM đã đàm phán các thỏa thuận an ninh song phương với Việt Nam, Xinhgapo, Thái Lan, Campuchia và Philíppin. Trong khi một số nhà phân tích chính sách cho rằng một mối quan hệ đối tác NATO-ASEAN trong tương lai là quan trọng đối với sự ổn định trong khu vực, nhiều người khác cảm thấy rằng PACOM đã đủ lớn và không gặp các trở ngại của một bộ máy quan liêu đa quốc gia để thành công trong việc đảm bảo lợi ích chiến lược của Mỹ ở Thái Bình Dương.
Theo quan điểm của Trung Quốc, sự tiếp tục tồn tại của NATO kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, lý do chính để nó tồn tại và mở rộng phạm vi hoạt động ra ngoài Bắc Đại Tây Dương đã cho thấy màu sắc thật sự của nó. Nhận thức chung ở Trung Quốc là NATO chủ yếu là một phương tiện cho sự bá chủ toàn cầu và thống trị quân sự của Mỹ. Bắc Kinh đặc biệt lo ngại về vai trò của NATO trong việc lật đổ chế độ không mong muốn ở Ápganixtan và Libi. Họ xem đây là một tiền lệ nguy hiểm cho khả năng hỗ trợ Đài Loan, nếu hòn đảo “nổi loạn” này tuyên bố độc lập chính trị với Trung Quốc đại lục; hoặc, một ngày nào đó ép buộc chuyển đổi chính trị ở Trung Quốc nếu chế độ hiện nay quyết thách thức quyền tự do tuyệt đối của Mỹ.
Tuy nhiên, Trung Quốc cũng thừa nhận mong muốn bình thường hóa và làm sâu sắc thêm quan hệ với NATO nếu nó đáp ứng mục tiêu “trỗi dậy hòa bình” và hội nhập hài hòa hệ thống toàn cầu như tuyên bố. Trung Quốc vẫn sẵn sàng chấp nhận một cách tiếp cận đa phương và “tôn trọng” với các vấn đề quan tâm chung, đặc biệt là những vấn đề mà từ đó Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể giành được vốn liếng chính trị quốc tế, chẳng hạn như các mối đe dọa an ninh phi truyền thống như chống cướp biển, khủng bố và phổ biến vũ khí.
Khi sự quyết đoán của PLAN gia tăng trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, thu hút sự chú ý của Mỹ khỏi vùng Đại Tây Dương, thì chương trình của Bắc Kinh về ảnh hưởng kinh tế và chính trị gián tiếp đối với châu Âu cũng được đẩy mạnh bằng việc gia tăng thương mại và đầu tư.
Sự thiếu rõ ràng về ý định chiến lược của Trung Quốc đã được thảo luận chi tiết trong chuyến thăm của Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Mỹ hồi tháng Hai. Ông Tập, người có quan hệ gần gũi với quân đội Trung Quốc hơn so với Hồ cẩm Đào và dự kiến sẽ thay thế ông Hồ làm chủ tịch nước vào cuối năm nay, cam kết sẽ thúc đẩy việc khôi phục và mở rộng đối thoại quân sự Trung-Mỹ. Các cuộc Tham vấn Quốc phòng hàng năm giữa các quan chức cấp cao dân sự, quân sự Trung Quốc và Mỹ, đã bị gián đoạn trong những năm gần đây do việc Mỹ tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan. Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng hiện đại hóa và mở rộng quân sự của Trung Quốc là hoàn toàn có tính chất phòng thủ, tốc độ nhanh chóng của nó chỉ đơn giản là phản ánh sự cần thiết phải có lực lượng ở mức độ tương xứng với sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia, dân số lớn và vị thế quốc tế tăng cao.
Người ta hy vọng rằng một cuộc đối thoại thiện chí sẽ mang lại sự rõ ràng hơn. Trung Quốc có thể chủ yếu nỗ lực để bảo vệ lãnh thổ của mình và bảo vệ tuyến đường biển vận chuyển năng lượng và tài nguyên khác từ Trung Đông và châu Phi. Hoặc Trung Quốc có thái độ cứng rắn hơn với các tuyên bố về kinh tế và lãnh thổ đối với toàn bộ Biển Đông. Trung Quốc có thể phát triển khả năng của mình để hỗ trợ các nhiệm vụ đa quốc gia nhằm thúc đẩy hòa bình và ổn định trên thế giới và khu vực. Hoặc, như một số nhà quan sát nhận định, có thế muốn làm suy yếu NATO và mang lại một sự cân bằng quyền lực ba bên mới, một trạng thái cân bằng chiến lược có lợi cho việc kiểm soát rủi ro toàn cầu đối với việc mở rộng danh mục đầu tư kinh tế ở châu Phi và các nơi khác.
Trong mọi trường hợp, có một điều đã trở nên rõ ràng hơn – là sự quyết đoán đang gia tăng của Trung Quốc và nhiệm vụ khẳng định mình của PACOM trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang tạo ra sân choi cho một cuộc Chiến tranh Lạnh mới có thể diễn ra./.

CÁN BỘ CỦA VTV TỐ CÁO VÀ KHIẾU NẠI VTV

  Một số cán bộ, cựu cán bộ công nhân viên thuộc VTV gửi hồ sơ tố cáo, khiếu nại về vụ việc tham nhũng, sai phạm tiêu cực tại dự án Đài truyền hình Việt nam, nhờ chủ blog đăng tải để công luận được rõ.
  Vụ việc kéo dài đã lâu nhưng giải quyết thấu đáo, các công dân vẫn đang tiếp tục gửi đơn từ, hồ sơ khiếu nại, tố cáo đến nhiều nơi để yêu cầu được giải quyết.































Lượm tin ngày 26/6/2012

  • Bà Aung San Suu Kyi bị anh trai kiện đòi nhà (Nguoi viet) – Lãnh tụ đối lập Myanmar, bà Aung San Suu Kyi, sẽ đưa đơn kháng án một phán quyết của tòa theo đó cho phép người anh có quốc tịch Mỹ của bà được quyền làm chủ nửa căn nhà hai tầng bên bờ hồ mà bà đã ở từ gần 25 năm nay.
  • Tiếng Việt (dtk) – Hy vọng rằng những cách viết không đúng ngữ pháp tiếng Việt như câu: “Ông Kofi Annan sốc vì vụ thảm sát Houla (Syria)”, sẽ bị đào thải trong tương lai.
  • “Cả 4 thằng đều kinh” (Nguyễn Văn Khanh) - Mọi người gật đầu đồng ý với nhận xét của anh Dũng. EURO 2012 mới đi được nửa đoạn đường mà đã có những chuyện quá bất ngờ xảy ra trên sân cỏ….
  • Mệnh lệnh của nhân dân (Thùy Linh) – Nơi đào tạo con người thì tranh cãi năm này qua năm khác, qua mấy mùa Quốc hội mà vấn nạn “đồi Ngô” vẫn tái diễn, ngàng càng trầm trọng hơn. Vậy con người được giáo dục từ môi trường đó sẽ ra chất lượng và sản phẩm gì?
  • Luận về tình yêu đất nước (Hồ Hải) - Nhưng trong tình huống của một đất nước lắm đau thương và nhục nhằn như nước Việt, thiết nghĩ, tình yêu Đất nước cũng cần phải luận bàn một cách rạch ròi, để thấy đâu là yêu nước chân chính, và đâu là tình yêu Đất nước bị lợi dụng.
  • Trách nhiệm với LỜI HỨA (Bùi Văn Bồng) – Thái độ cầu thị của các vị lãnh đạo được cần được thể hiện rõ nhất là: Trách nhiệm với  những lời đã hứa trước nghị trường, trước quốc dân đồng bào!
  • Đối thoại về báo lá cải (Nguyễn Thế Thịnh) – 20h ngày 22.6, VTV Huế (phát sóng khu vực Bình Trị Thiên) tổ chức đối thoại trực tiếp vầ vấn đề lá cải hóa ở một số báo mạng VN (thực ra thì nói đến cả báo in)
  •  Sóc Trăng: 3 cán bộ đánh cờ bạc tỷ sắp hầu tòa  (SGGP) –  Theo TAND tỉnh Sóc Trăng, dự kiến ngày 9 và 10-7 tới, sẽ xét xử sơ thẩm vụ án hình sự liên quan đến việc một số cán bộ tỉnh Sóc Trăng đánh cờ tướng ăn thua mỗi ván hàng tỷ đồng.
  • Cộng đồng quốc tế chúc mừng tổng thống Ai Cập mới đắc cử (RFI) – Các quốc gia Tây phương và các thủ đô Ả Rạp chúc mừng tổng thống đầu tiên của Ai Cập thời hậu Mubarak. Sau khi kết quả chính thức được công bố cuối ngày hôm qua 24/06/2012, tổng thống mới đắc cử, Mohamed Morsi tuyên bố sẽ cải thiện quan hệ với chính quyền hồi giáo Iran và “xét lại” hòa ước với Israel.
  • Việt Nam bắt giữ một người Hàn Quốc trợ giúp dân tỵ nạn Bắc Triều Tiên (RFI) – Bộ Ngoại giao của Seoul cho biết một nhà hoạt động thiện nguyện Hàn Quốc đang bị Hà Nội bắt giữ. Nhân vật này họ Yoo, bị tình báo Việt Nam tạm giữ tại một khách sạn ở TPHCM từ ngày thứ tư tuần trước 20/06. Hiện chưa rõ ông Yoo bị buộc tội gì nhưng được biết ông chuyên giúp đỡ người Bắc Triều Tiên vượt biên.
  • Ngân sách nhà nước Pháp cần tiết kiệm thêm từ 7 đến 10 tỷ euro (RFI) – Bộ trưởng Tài chính Pierre Moscovici cho biết đó là khoản tiết kiệm mà Paris cần thực hiện để hoàn thành mục tiêu giảm bội chi ngân sách nhà nước trong tài khóa 2012 xuống còn 4,5 % GDP. Nước Pháp cần tiết kiệm thêm từ 7 đến 10 tỷ euro vì các dự báo kinh tế cho thấy tăng trưởng trong năm nay thấp hơn dự kiến.
  • Trung Quốc kêu gọi ASEAN hãy giữ lập trường độc lập (RFI) – Phải chăng Trung Quốc đã phải dịu giọng trước việc các nước ASEAN, do lo ngại về thái độ hung hăng của Bắc Kinh, đã tìm cách nhích lại gần Hoa Kỳ hơn. Báo trên mạng Thái Lan The Nation, hôm nay 25/06/2012, đã đăng bài phỏng vấn thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc bà Phó Doanh (Fu Ying) nói về vai trò của ASEAN, quan hệ giữa khối này và Trung Quốc.
  • Bầu cử Tổng thống Mỹ : Obama không nắm chắc phần thắng (RFI) – Những cuộc thăm dò ý kiến gần đây đưa ra kết quả trái ngược nhau về điểm tín nhiệm của Barack Obama và đối thủ Mitt Romney. Cách nay hai tuần lễ, tỷ lệ hai ông ngang ngửa nhau 45% và 44%. Không đầy 10 ngày sau, chủ nhân Nhà Trắng vượt lên bỏ đối thủ Cộng hòa đến 13 điểm.
  • Cuộc họp các nhà tài trợ và Hy Lạp bị dời lại (RFI) – Cuộc họp giữa các nhà tài trợ là Liên Hiệp Châu Âu, Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế và Hy Lạp được dự trù vào hôm nay 25/06/2012 tại Athènes đã bị dời lại. Với lý do bộ trưởng Tài chính Hy Lạp đang phải nhập viện. Thủ tướng và bộ trưởng Tài chính Hy Lạp cùng vắng mặt tại thượng đỉnh châu Âu – Bruxelles.
  • Hoa Kỳ thị uy ngoài Hoàng Hải : Răn đe Bình Nhưỡng, trấn an Seoul (RFI) – « Hải quân Mỹ phô trương uy lực trên Hoàng Hải » : Dưới hàng tựa trên đây ở trang quốc tế, Le Figaro hôm nay đã phân tích thêm về dụng tâm của Hoa Kỳ khi cử một hạm đội hùng hậu tham gia cuộc tập trận chung với Hàn Quốc ngoài khơi bán đảo Triều Tiên từ ngày 23/06 đến 25/06/2012. Mục tiêu không ngoài việc răn đe Bình Nhưỡng, đồng thời trấn an Seoul.
  • Miến Điện và Bangladesh chuẩn bị họp bàn về vấn đề người Rohingya (RFI) – Đại sứ Bangladesh tại Miến Điện thông báo cuộc họp song phương được dự trù diễn ra từ ngày 15/07 đến 17/07/2012. Mục tiêu đề ra nhằm giải quyết tình trạng của người Rohingya và căng thẳng tôn giáo đang dấy lên tại bang Rakhine, miền tây Miến Điện sát biên giới Bangladesh.
  • Bình Nhưỡng lên án Seoul dùng cờ Bắc Triều Tiên làm mục tiêu tập trận (RFI) – Báo chí Bắc Triều Tiên lên án việc Hàn Quốc dùng cờ Bắc Triều Tiên làm mục tiêu tập trận với Mỹ tại Pocheon hôm 22/06/2012. Để trả đũa, Bình Nhưỡng đe dọa tăng cường khả năng phòng thủ hạt nhân. Theo Bình Nhưỡng, dùng cờ Bắc Triều Tiên làm mục tiêu tập trận là một hành động “khiêu khích nghiêm trọng”.
  • Đội tuyển Ý vào bán kết bằng đá penalty (RFI) – Tối qua 24/06/2012 trên sân Kiev, đội tuyển Ý đã giành được chiếc vé vào bán kết trước đội Anh trong một trận đấu kéo dài hơn 120 phút, phải phân thắng bại bằng loạt đá luân lưu penalty định mệnh. Đúng như dự đoán, trận tứ kết cuối cùng của Euro 2012 giữa Anh và Ý đã diễn ra căng thẳng đến phút chót đầy hồi hộp và lo lắng của cổ động viên hai đội.
  • Trung Quốc: Sản Xuất Co Cụm qua 8 Tháng Liên Tục (VietBao)Lĩnh vực sản xuất Trung Quốc co cụm trong tháng 6-2012, tức là 8 tháng liên tục co cụm, với đơn hàng xuất cảng và giá dao động cho thấy mức yếu kém nhất kể từ đầu năm 2009, theo một bản thăm dò trong lĩnh vực tư doanh cho thấy.
  • Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Dứt khoát phải thành công! (SGGP) – “Đa số cử tri yêu cầu cần sớm làm trong sạch bộ máy chính quyền các cấp và tổ chức Đảng, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu trước những vấn đề hệ trọng quốc gia. Trung ương Đảng sẽ họp kiểm điểm theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (NQTƯ 4) trong năm nay.”
  • Phải làm tốt cả công tác dân vận và “quan vận” (DV) – “Báo cáo tại hội nghị cũng cho biết, thời gian qua xảy ra một số cuộc khiếu kiện đông người, vượt cấp, chủ yếu liên quan đến thu hồi, giải phóng mặt bằng nhưng chưa được các cấp chính quyền xem xét, giải quyết thỏa đáng… Cụ thể là một số vụ việc như ở huyện Tiên Lãng (TP.Hải Phòng), Văn Giang (Hưng Yên), Duy Tiên (Hà Nam), Vụ Bản (Nam Định)… đã tác động không tốt tới dư luận xã hội.”
  • Từ khi anh nổi tiếng / Tai tiếng(Nguyễn Tường Thụy) – “Từ khi tiếng nổi, thân chìm/ Danh ruồi bâu kín, dây bìm bìm leo/ Con lo sợ, vợ mè nheo/ Đi đâu cũng có kẻ theo canh chừng/ Bạn thân chẳng dám chơi cùng/ Còn em ân hận: giá đừng quen nhau”.
  • Chốt lại chuyện thích bị lừa hay cố ý lừa (Nguyễn Thông) – “Được cái bộ lọc chính thống ở xứ mình khá chặt, thằng nào khen, dù khen đểu, là chúng ông chấp nhận ngay; còn vị nào, dù có đứng đắn uy tín chăng nữa, nhưng đụng đến dân chủ, nhân quyền với giọng điệu phê phán là ông huy động báo chí, truyền thông chửi xơi xơi vào mặt”.

Tản mạn về một nhà báo Việt Nam kỳ cựu

Nguyễn Thanh Giang (danlambao) Dường như lời cảnh báo xót xa của cựu ủy viên Bộ Chính trị ĐCSVN, Bộ trưởng Ngoại giao nước CHXHCNVN Nguyễn Cơ Thạch: “Thế là một cuộc Bắc thuộc mới rất nguy hiểm đã bắt đầu!” cứ còn hắt mãi lên tiếng thở dài ẩn ức trong lòng nhà báo Bùi Tín. Nhiều năm trước, đã hơn một lần tôi được đọc những dòng viết của Bùi Tín về sự kiện này. Gần đây thấy lại càng như gióng lên liên hồi cái điệp khúc trăn trở, hãi hùng đó:

“Công nương” Tô Linh Hương rời ghế: Quyết định khôn ngoan của ông Tô Huy Rứa

“Công nương” Tô Linh Hương từ giã chiếc ghế chủ tịch HDQT Vinaconex: Một quyết định tỉnh táo, khôn ngoan của ông Tô Huy Rứa! 
Hai Xe Ôm (Blog Phạm Viết Đào) - Khi đưa “công nương” Tô Linh Hương, con gái của Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa lên chiếc ghế Chủ tịch HĐQT VINACONEX, một trong những “Tập đoàn 15 tên” doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo Nghị định 101, (một mô hình tổ chức không nằm trong khuôn khổ Hiến pháp 1992, Luật Văn bản quy phạm pháp luật và Luật Tổ chức chính phủ… như đã phân tích trên phamvietdao.net ) có lẽ là một quyết định nóng vội, thiếu chín chắn về mặt chính trị nên chỉ sau 2 tháng quyết định này đã bị hủy bỏ…

Người thứ 496

Quốc hội đã thông qua Luật Biển với tỉ số phiếu 495/496. Người thứ 496 ấy là ai ?
Tú Sụn (Diễn Đàn) - Đảng ta đã có “chiến lược biển”, nay nước ta lại có Luật biển. Ai chẳng mừng, mặc dầu chưa biết bản lai diện mạo của nó ra sao. Chỉ biết, ngay điều 1, đạo luật vừa được Quốc hội thông qua đã khẳng định chủ quyền Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Thế cũng là đủ mừng rồi.

Chấp nhận đau đớn để chống tham nhũng thành công

TT – Với phong cách gần gũi, cởi mở, bao giờ Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng sẵn lòng dành cho báo chí những cuộc trò chuyện thẳng thắn trước nhiều vấn đề “nóng” của đất nước, được đông đảo cử tri quan tâm.

Hào khí Việt Nam – Đáp lời Sông Núi!

David Thiên Ngọc (Danlambao)“…Để ủng hộ tinh thần Luật Biển Việt Nam và ngăn cản làn sóng bá quyền phương bắc, nhân dân ta thiết tưởng ngay lúc này đồng lòng cùng nhau xuống đường thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh thể hiện lòng yêu nước mà hơn một năm qua đã tạm thời lắng dịu. Hiến pháp và pháp luật VN đã qui định và bảo vệ mọi quyền của công dân tự do ngôn luận, hội họp, biểu tình trong hoà bình trật tự…”

Dầu đã sôi, coi chừng… bỏng lửa

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) – Qua các hệ thống truyền thông “đa kênh” tuần qua, Việt Nam và Tàu Cộng (TQ) lại xào qua sới lại cái công hàm “bi hài” Phạm Văn Đồng thì tình hình tranh chấp biển đảo cục bộ “song phương” Việt Nam và Tàu Cộng trên Biển Đông như chảo dầu trên bếp lửa, nhiệt độ tăng lên khiến nó như đang sủi tăm, áng chừng muốn sôi lụp bụp.

Nịnh và chịu nịnh

Sông Tiền (Danlambao) - Từ cái miệng méo xệch, nhưng rất có duyên, ông Tư Ánh (Trần Bạch Đằng) nhả ra những câu để đời. Ông lột tả xã hội lừa đảo, gian dối “…Đừng rớ nó rã, vì tất cả là giả”. Trước cảnh ton hót nịnh bợ, ông mô tả hành vi một người: “Hai tay xoa tít, cái đít cong vòng, một báo cáo anh, hai báo cáo anh…”.v.v…
Bài viết nầy, tôi ngoáy sâu vào chủ đề “NỊNH”. Tôi sẽ viết theo cách tự đặt tự giải đề.

Ông Bùi Tín – Người đi giữa hai lằn ranh

Ông Bút (Danlambao) - Nhà tôi có 3 anh em trai, cha mẹ chúng tôi trước khi đi làm thường chia phiên cho con cái vừa học bài vừa túc trực bên ông nội, ông cần gọi phải có mặt, để ông sai khiến vì ông bị mù. Công việc xoàng thôi, như nấu nước pha trà, chế ra ly mời khách, mài mực xạ viết (1) chữ Nho. Ông tôi bị mù nhưng nhà thường có khách, khách đến xin liễn, đối hoặc đàm đạo về Phật, Khổng, Mạnh,… Bàn chuyện thời cuộc và các cụ cũng thường kể chuyện quê hương, giai đoạn bị Cộng Sản chiếm đóng 1945 – 1954.