-Bắc Triều Tiên còn đủ sức làm những gì khác?
Andrzej Bober – Lê Diễn Đức dịch từ Newsweek
Thế giới sẽ chờ đợi màn kịch gì ở "Tướng Nhỏ" Jong Un?
Cái
chết của Kim Jong Il không hề có bất ngờ nào đối với các chuyên gia về
Triều Tiên. Tôi đã viết và nói về điều này, giống như những người khác
trong vài năm qua.
Về
tình trạng sức khỏe của Kim đã được lưu hành trong các bản báo cáo, tất
cả dự đoán cái chết sẽ tới chậm nhất vào năm 2013 dựa trên bệnh án của
nhà lãnh đạo Công hoà Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Triều Tiên và sự kéo dài
quá mức của nó. Các câu hỏi chỉ tăng lên xung quanh việc kế nhiệm và
tình hình nội bộ sau cái chết của "lãnh tụ yêu quý".
Người kế nhiệm là ai?
Từ
ngày 8 Tháng Một năm 2009 người ta đã được biết rằng con trai út của
Kim - Jong Un, được trang điểm thành người lãnh đạo tương lai của đất
nước. Và nó được xác nhận thêm bằng việc bổ nhiệm "Pak Choa", như cách
nói của bạn bè ngồi chung ghế học với Jong Un ở Thụy Sĩ, chức Phó Chủ
tịch Ủy ban Quân sự trung ương, vào Ủy ban Trung ương của Đảng lao Động
Triều Tiên (PPK), và cuối cùng cuối năm 2010 Tháng Chín, Jong Un được
gắn hàm tướng 4 sao, cho dù Jong Un không có bất kỳ kinh nghiệm hoặc qua
đào tạo nào trong quân đội.
Công
chúng vẫn biết về Jong Un tương đối ít, nhưng thông tin đáng chú ý được
tiết lộ là năng khiếu lãnh đạo rất giống với cha mình. Tính năng này
chắc chắn sẽ giúp anh ta trong cuộc đấu tranh nội bộ khó khăn và mở
đường nắm toàn bộ quyền lực, dù cuộc đấu tranh sẽ không dễ dàng. Mặc dù
khi cha vẫn còn sống, người kế thừa tương lai đã chọn những người đáng
tin cậy đặt vào các vị trí trong cấu trúc của đảng và quân đội, nhưng
vẫn không chắc chắn rằng quá trình tiếp nhận quyền lực sẽ diễn ra trôi
chảy.
Sự cạnh tranh quyền lực
Nói
về sự kế thừa, những tên gọi khác nhau được đưa ra: Un, Jang Song-taek
(chú dượng của Un), Kim Kyong-hui (dì của Un), cũng như từ phía giới
quân sự: Ri Yong-ho, Kim Yong-chun, Kim Myong-guk, trong đảng: Kim
Ki-nam, và những người khác. Trong khi đó, hoàn toàn bị đẩy ra ngoài lề
là con trai cả của Kim Jong Il - Kim Jong Nam và một em trai cùng cha
khác mẹ của nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên đã chết, Kim Pyong Il (sinh
ngày 10/8/1954).
Vợ
chồng Jang Song-taek và Kim Kyong-hui được xem là hai người đang có
quyền lực gần gũi nhất với Tướng Nhỏ Jong Un - Ảnh chụp tháng 1/2011 -
KCNA
Hầu
như ít ai nhớ rằng 3 năm trước đó là Nam được Bắc Kinh hỗ trợ trên con
đường giành quyền lực, mặc dù ông bị cáo buộc tội đi Disneyland bằng hộ
chiếu giả. Vì lý do này, người ta đã cố gắng loại bỏ Nam và mệnh lệnh
này được cho là của Un. Cuộc đảo chính đã bị tình báo Trung Quốc cản
trở, còn Nam thì đã tự chế, không chỉ trong ngôn ngữ công khai chỉ trích
sự kế nhiệm, mà còn từ bỏ các nỗ lực thừa kế. Nhưng điều này không thay
đổi tình hình mà vẫn có những toan tính trong cuộc chơi, nếu như Un gặp
phải những trở ngại lớn hơn.
Kim
Pyong Il đảm nhiệm cương vị ngoại giao (đại sứ - hình bên) tại Ba Lan
trong 14 năm, thường nói một cách quả quyết về nhà lãnh đạo của Bắc
Triều Tiên trong mắt của các nhà lãnh đạo và dư luận quốc tế. Ông là
người có trình độ, thích nói, bình tĩnh, rất có khả năng và tạo được sự
tin cậy với tất cả - đây chính là tính năng một nhà lãnh đạo thực sự.
Mặc dù cơ hội nắm quyền của ông hôm nay không vượt quá 1%, tôi nghĩ rằng
Kim Pyong Il chứ không ai khác, sẽ có thể đưa những cải cách khó khăn
và thay đổi trong đất nước của ông. Chắc chắn điều này sẽ nhận được sự
hỗ trợ quốc tế cần thiết, còn vốn hiểu biết và kinh nghiệm chính trị ông
đã không bao giờ thiếu.
Bình Nhưỡng thực sự trông như thế nào?
Được
một số tự do nào đó trong việc đi lại ở Bình Nhưỡng và lang thang hơn
một tháng không bị người bám theo trên các đường phố của thủ đô của Bắc
Triều Tiên, tôi đã có cơ hội quan sát vài phản ứng và thể hiện lại trong
các phim tư liệu, trong các cuốn sách, phóng sự, phúc trình với những
người đối thoại của tôi. Điều này thậm chí cho phép đưa ra thiết rằng,
sau 8 năm nghiên cứu và đặt ra cho mình những câu hỏi, tôi có thể tự tin
rằng mình đọc đúng được các phản ứng của công dân trong chế độ Bắc
Triều Tiên. Và nếu vậy, tôi không ngạc nhiên về những giọt nước mắt và
có những khoảnh khắc tôi tin điều đó. Đối với nhiều người đây thật sự là
nước mắt cá sấu, trưng diễn, cho thế giới bên ngoài, ở những người khác
là biểu hiện mối lo lắng chân thành về tương lai, không bao nhiêu của
đất nước, mà của riêng họ. Với cái chết nhiều người được hưởng lợi,
nhiều người khác thì mất mát.
Người
Bắc Triều Tiên vẫn nhớ những gì đã xảy ra sau cái chết của Kim Il Sung
vào năm 1994, khi ngay sau đó đã xảy ra làn sóng của nạn đói lấy đi thậm
chí từ 1 đến 3 triệu sinh mạng trong một đất nước 23 triệu người. Cho
dù thảm kịch này không phải là hậu quả từ cái chết của Chúa Trời, cái
tên mà người ta đã gọi Kim Il Sung, ngay cả điều kiện kinh tế của đất
nước ngày một suy yếu đi, công dân của CHDCND Triều Tiên vẫn không nhìn
thấy. Đối với họ, người chết đã từng cho họ ăn, mặc, cho họ niềm tin vào
ngày kế tiếp và với cái chết của ông, mọi thứ đột nhiên trở nên khan
hiếm. Người qua đời là người đã bảo vệ đất nước chống lại cuộc tấn công
từ bên ngoài, ngăn chặn chiến tranh, chống lại trộm cướp và chống lại
bọn "Yankees" (Mỹ) đã "trừng phạt CHDCND Triều Tiên, buộc phải đầu hàng
và làm nô lệ".
Giờ
đây cái chết tiếp theo của khối óc vĩ đại - tác giả của Songun, Kim
Jong Il, và sợ hãi về sự tái diễn làn sóng đói của thời kỳ 1995-1998.
Những người thực tế và những người Triều Tiên được thông tin hơn biết
rằng đói không phải gây ra bởi Chúa Trời, nhưng họ chỉ là thiểu số. Un
sẽ tập trung vào việc tiếp nhận toàn bộ quyền lực, theo bước chân của
cha mình, mặc dù quyền lực từ thế hệ này sang thế hệ khác của Kim ngày
càng ít hơn. Đồng thời vấn đề được chú trọng sẽ là chính trị và quân sự,
chứ không phải kinh tế. Khi nền kinh tế khó khăn, những công dân bình
thường phải chịu đau khổ - trong trường hợp của Bắc Triều Tiên, sử đau
khổ này được thể hiện qua hình thức cực đoan - đói. Và vì thế, người Bắc
Triều Tiên khóc thương vì sự mất mát lãnh tụ bao nhiêu, thì cũng vì lo
sợ cho tương lại và nguồn sống của mình bấy nhiêu.
Hàn Quốc không chắc chắn
Hàn
Quốc được chuẩn bị cho mọi biến thể của sự phát triển ở Bắc Triều Tiên.
Tất cả những người trả lời phỏng vấn của tôi tại Seoul trong vài lần
tôi lưu trú ở đó và các cuộc nói chuyện với một số chuyên gia, đều nhấn
mạnh rằng miền Nam đã lên kế hoạch dự phòng với những khả năng khác nhau
và các phương pháp lựa chọn sử dụng chúng. Nếu sự kế nhiệm kết thúc
thất bại và bạo loạn bị đàn áp đẫm máu, hoặc nếu xảy ra thiên tai lớn có
thể gây ra chết chóc vì đói của hàng ngàn người Triều Tiên, hoặc là
Bình Nhưỡng mất kiểm soát về kho vũ khí hạt nhân, lúc bấy giờ Seoul sẽ
không chờ đợi một cách thụ động.
Miền
Nam đã lo lắng nắm chặt nắm đấm khi nhìn thấy người Trung Quốc đang từ
từ nắm lấy nền kinh tế của CHDCND Triều Tiên. Mặc dù ít ai nói về sự
thống nhất của Triều Tiên, tiến trình này chỉ là vấn đề thời gian và khi
có các điều kiện quốc tế thích hợp. Không ai nói về việc mở cửa biên
giới, nhưng hình thức liên minh, liên hiệp, hợp tác kinh tế, cũng như
các khả năng tuỳ chọn khác đang được thảo luận và phân tích bởi cả hai
bên có ít nhất trong bốn thập kỷ qua. Kịch bản một cuộc chiến mà quốc
gia này nuốt chửng quốc gia kia đều bị cả hai bên từ bỏ đã lâu. Và nếu
có một biến thể thực hiện bằng sức mạnh, hành động này sẽ được khuyến
cáo bởi áp lực ngoại giao và những thay đổi trong cấu trúc nội bộ của
CHDCND Triều Tiên nhằm tránh tổn thất lớn và bất ổn hiện trạng trong khu
vực. Nếu Un là một chính trị gia thiếu sáng suốt, chắc chắn sẽ có những
người "phó" có tiềm năng sẽ lật đổ ông với sự hỗ trợ của Bắc Kinh. Bởi
vì miền Bắc đối với Trung Quốc chỉ là chiếc đàn tranh yếu ớt trong dàn
hợp xướng của lợi ích quốc tế. Do đó hiện nay Un phải tập trung tất cả
chú ý vào sự bảo đảm môi trường gần gũi nhất quanh mình và củng cố quyền
lực.
Cái gì tiếp theo?
Người
Bắc Triều Tiên có đủ khả năng thực hiện một cuộc nổi dậy và nhà cầm
quyền biết rõ điều này. Bình Nhưỡng, đặc biệt là sau sự kiện ở Libya, đã
mua sắm các thiết bị thích hợp để trấn áp bạo động, đào tạo lực lượng
can thiệp nhanh và tăng cường bảo vệ những dinh thự của họ Kim. Xác nhận
về một cuộc nổi loạn không thể hoàn toàn loại trừ biến cố đã diễn ra
tại CHDCND Triều Tiên trong vòng loại World Cup với Iran Tháng 3 năm
2005 sau khi thua 0-2, trên sân đã bùng nổ một trận mưa đá, chai lọ, và
với khó khăn binh lính không vũ trang sau vài giờ mới làm chủ được tình
hình tại sân vận động. Cho đến ngày nay, vẫn còn là một bí ẩn rằng, đây
là phản ứng tự phát hay là lấy cảm hứng từ trên xuống. Nếu đúng, điều
này minh họa tiềm năng và sức mạnh thịnh nộ của công dân trong chế độ.
Tuy
nhiên, cho đến nay, không có cơ hội để lặp lại cho cuộc nổi loạn nội bộ
theo mô hình của Mùa Xuân Các Quốc gia Ả Rập. Đây là một dân tộc vĩ đại
và có lòng tự hào, nhưng được tổ chức rất nghiêm ngặt. Không ai quyết
định nổi loạn trong tương lai gần, bởi vì sẽ đồng nghĩa với cái chết
ngay lập tức, và trong khi trách nhiệm mang tính tập thể, những người có
âm mưu không chỉ mạo hiểm với cuộc sống của mình mà cả những người thân
thuộc. Nhà chức trách biết điều này.
Cứ
10 người Bắc Triều Tiên thì có một người cộng tác với bộ máy an ninh
nội bộ, có nhiệm vụ viết báo cáo ít nhất một lần trong tuần, cứ 50 người
thì một người thường xuyên được an ninh trả tiền lương. Các hành vi
sinh hoạt, và thậm chí cả suy nghĩ bị theo dõi bởi những người bảo vệ
(trong các khu chung cư), các cô dạy trẻ và giáo viên (trong các trường
học), và cuối cùng là sự kiểm soát toàn năng của bộ máy kiểm soát.
Ở
nơi làm việc được tổ chức theo các nhóm 5 người và một lần mỗi tuần
từng người phải viết báo cáo chi tiết về công việc, hành vi của mình và
của các đồng nghiệp trong nhóm. Các báo cáo được đọc lên và mang ra so
sánh, nếu không chính xác hoặc có ý giấu giếm, sẽ bị kỳ thị và trừng
phạt. Ở các cơ quan chính thức, quân sự hoặc thanh tra, sự nổi loạn
không có chỗ, bởi vì trong những tổ chức này nhân viên thường xuyên bị
thay đổi, tiếp theo là hàng loạt các vị trí được hoán vị, xào xáo lại.
Ngoài ra, việc tố cáo được thưởng và khen ngợi, sự im lặng và thụ động
(thậm chí vô thức) được xem là mất cảnh giác, thường đồng nghĩa với tội
phản quốc, một tội danh nặng – thông thường bị đưa vào các trại gọi là
"kwan li so", nơi mà các công dân được giáo dục thông qua lao động.
Trên
đất nước này đã không có lực lượng đối lập nào, lực lượng tình báo phía
ngoài cũng rất khó có thể xâm nhập dễ dàng như những nơi khác trên thế
giới. Có dấu vết tồn tại đối lập vào tháng năm 2005 với hình thức của
cái gọi là Đoàn Thanh niên Tự do ở tỉnh Hamgyong, mà chỉ gồm những người
muốn bán bộ phim miêu tả các hình thức nổi loạn của CHDCND Triều Tiên
với Nhật Bản.
Sự độc lập
Kim
Il Sung đã đưa ra cho Bắc Triều Tiên ý tưởng Juche, xác định chủ quyền
của đất nước và độc lập thông qua: hoàn toàn độc lập về chính trị, tự
trang bị hệ tư tưởng riêng, độc lập kinh tế và tự bảo vệ đất nước. Còn
với trí tuệ của mình, Kim Jong Il cống hiến cho dân chúng ý tưởng
Songun, làm cho quân đội trở thành người bảo đảm duy nhất chủ quyền và
độc lập của Bắc Triều Tiên. Thật thú vị, không biết nhân dân Bắc Triều
Tiên sẽ nhận được cái gì từ Tướng Nhỏ, như người ta nói về Un? Những cải
cách chăng? Rất khó xảy ra, ít nhất là trong giai đoạn đầu tiên của các
chính phủ dưới thời Un.
Trong
khi đó, đất nước đang đắm mình trong tang lễ sau khi Lãnh tụ Kinh Yêu
ra đi, mà bằng chứng không thiếu trên các phương tiện truyền thông. Un
tiếp quản một bộ máy cũ và cho phép những con sói trẻ lên nắm quyền lực.
Các chuyên gia đang cố gắng dự báo, và thế giới bên ngoài thì đang theo
dõi với sự bực tức ngày càng tăng. Các tấm màn một lần nữa được kéo lên
và bắt đầu một vở mới, có lẽ là hành động máu mê cuối cùng của cuộc
trình diễn đã kéo dài hơn sáu thập niên. Nhưng tôi nghi ngờ rằng tất cả
sẽ kéo theo những tràng vỗ tay tưởng thuởng.
Bản Việt ngữ © 2011 Lê Diễn Đức - RFA Blog
--------------------------------------------------------
* Tác
giả của bài viết là Andrzej Bober, chuyên gia về hai nước Triều Tiên
và quan hệ giữa hai nước, thành viên của The Association for Korean
Studies in Europe, Korea Forum, hiện ông đang ở năm thứ 4 của tiến trình
thực hiện luận án tiến sĩ tại Khoa Nghiên cứu Đông Á thuộc Ngành Chính
trị và Nghiên cứu Quốc tế tại Lodz University, Ba Lan.
- Trung Quốc bác tin đã gửi quân tới Triều Tiên (GDVN).
-
- Khi tiếng khóc chính là lời tố cáo – (Dân làm báo). – Lễ quốc tang Kim Jong Il — (RFI). Ảnh: Tang lễ bi tráng của Kim Jong-il (BBC). – Kim Jong Il : Quyền lực thép trong một đất nước tàn tạ — (RFI). – Bình Nhưỡng thanh trừng những người có thể trở thành đối lập — (RFI). – Cái chết của ông Kim Jong Il liệu có tốt cho quân sự Mỹ? (NCBĐ). – Snow and tears mark funeral for North Korean leader (Reuters). – Chim bồ câu thương tiếc ông Kim đã được huấn luyện?! – (Cu làng cát). TRIỀU TIÊN – CAO LY — (BS Huy). – QUỐC GIA VÀ SỰ ĐAU KHỔ CỦA NGƯỜI DÂN — (Kha Trà Phương).
- Chuyến du lịch dưới sự giám sát tại Bắc Triều Tiên (Thụy My RFI).- Quốc tang Kim Jong-il bắt đầu — (BBC). – Lễ tang ông Kim Jong Il trong tuyết giá (TT). – Cận cảnh lễ tang nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Il (Bee). –Kim Jung Un bật khóc bên thi hài cha (Bee). – Video: Người dân Triều Tiên viếng Chủ tịch Kim Jong Il (Bee). – Người Triều Tiên tiễn biệt Chủ tịch Kim trong mưa tuyết (VNE). – Vì sao Bắc Hàn tôn sùng lãnh tụ? — (BBC). - Kim Jong-il: lãnh tụ kính yêu hay bạo chúa? — (BBC). – Tại Sao Độc Tài Sống Được? — (Việt báo). – Ẩn số Kim Jong Un — (RFI). – CHDCND Triều Tiên tiễn đưa ông Kim Jong Il (TT). – Người Triều Tiên đội mưa tuyết tiễn biệt Chủ tịch Kim Jong-il (DT). – Lễ tang Chủ tịch Kim Jong-il kết thúc với 21 phát súng tiễn biệt (DT). – 10 nhân vật quyền lực trong chính quyền Triều Tiên (Bee). –Trung Quốc bác tin điều quân đội sang Triều Tiên (TN). – Duy nhất đại sứ TQ được tham dự tang lễ Kim Jong Il (GDVN/Yonhap). – Nói Bắc Triều Tiên là cái gì thì rất khó — (Cu làng cát/Triệu Xuân).