Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 8 tháng 9, 2011

NHÀ TÙ VÀ HÀNG HÓA TẠI TRUNG QUỐC

NHÀ TÙ VÀ HÀNG HÓA TẠI TRUNG QUỐC

Wang Bin.


Nếu không bị kết án tử hình, tù nhân sống sót trong trại tạm giam sẽ bị gửi đến các nhà tù để thi hành bản án và làm nô lệ lao động. Họ mang theo các căn bệnh truyền nhiễm và bệnh tình dục đến các nhà tù, trong khi họ làm ra các sản phẩm giá rẻ với một số lượng lớn. Một số lượng sản phẩm lớn đến kinh ngạc được làm ở Trung Hoa là được sản xuất trong những nhà tù và trại cải tạo lao động.

Trong những năm 2000 và 2001, Phòng cảnh sát Bắc Kinh thuộc Phân cục bảo an quốc gia Trung Hoa đã bắt một lượng lớn người trí thức tu tập Pháp Luân Công, bao gồm các giáo sư của các trường đại học. Họ bị tra tấn cho đến khi họ chấp nhận “cải tạo”. Điều này đã được Đảng cộng sản Trung Hoa công bố trên toàn thế giới rằng đó chỉ là một biện pháp nhẹ nhàng như “làn gió và mưa phùn ngày xuân”.

Tôi là một trong số đó. Tôi đã bị nhốt trong một phòng giam mờ tối dành cho tù nhân bị kết án tử hình với khoảng 30 tù nhân khác đang chờ hành quyết. Căn phòng chỉ khoảng 30m vuông. 
Lần đầu tiên khi tôi bị đưa vào căn phòng này, tôi có thể ngửi thấy mùi của đủ loại phân, nước tiểu, thịt thối, mốc và các thứ khác. Sau một vài tháng, tôi không thể ngửi được mùi gì nữa. Tôi đã quen với cái mùi vốn ngập tràn nơi ấy.

Ở đó yên tĩnh đến mức người ta có thể nghe được tiếng lá rơi. Mọi người tận dụng sự yên tĩnh để ngẫm nghĩ về quá khứ của mình. Ngày qua ngày, với nhiều người, là sống trong chờ đợi thời khắc hành quyết cận kề. Những cái cửa Phòng giam có hai cửa, một trước một sau. Cánh cửa trước là cánh cửa bằng sắt rất dày và một hàng rào sắt. Cửa sau cũng là cửa sắt dày và to như cửa trước. Cửa trước là nơi các tù nhân bị hộ tống vào và cũng là nơi bị kéo đi hành quyết. Mười cảnh sát có vũ trang đứng gác ngoài cửa ngăn không cho tù nhân chạy chốn. Mỗi khi cửa mở cũng đồng nghĩa sẽ có một ai đó sắp chết.

“Mở nhà lao!” một tiếng hét lớn của cảnh sát đứng trên đầu. Nó phá vỡ dòng suy nghĩ của tôi và sự yên tĩnh của căn phòng. Những tù nhân lôi thôi, xám xịt bắt đầu hiện lên tia hy vọng trên khuôn mặt họ. Từng người một, các tù nhân bước ra theo cửa sau. Họ cúi đầu lễ phép tỏ thái độ hàm ơn với cảnh sát. Rồi họ nhanh chóng bận rộn kiếm một nơi có nhiều ánh nắng.
Tôi đã bị sốc trước những gì nhìn thấy vào lần đầu tiên được ra khỏi phòng giam. Điều đầu tiên các tù nhân làm là trút bỏ quần áo. Những vảy nến, ghẻ lở và các vết lở loét trên cơ thể họ bị phơi bày đầy đủ.

Thực ra, điều ấy cũng không đáng ngạc nhiên lắm. Sống sót và Lao động Nếu không bị kết án tử hình, tù nhân sống sót trong trại tạm giam sẽ bị gửi đến các nhà tù để thi hành bản án và làm nô lệ lao động. Họ mang theo các căn bệnh truyền nhiễm và bệnh tình dục đến các nhà tù, trong khi họ làm ra các sản phẩm giá rẻ với một số lượng lớn. Một số lượng sản phẩm lớn đến kinh ngạc được làm ở Trung Hoa là được sản xuất trong những nhà tù và trại cải tạo lao động.

Vào tháng 5 năm 2002, tôi bị đẩy đến Phòng Hồi hương tội phạm Bắc Kinh với nhiều học viên Pháp Luân Công khác. Chúng tôi được chuyển sang nhà tù địa phương để chịu nốt bản án. Qua nếm trải này, tôi đã thực sự kinh nghiệm được thế nào là lao động cưỡng bức trong tù.
Chúng tôi đã phải lao động không ngừng nghỉ. Công việc hàng ngày kéo dài từ 15 đến 16 tiếng. Nếu ai đó không hoàn tất công việc được giao, anh ta sẽ bị trừng phạt bằng cách phải “hát cho đến sáng”, tức là anh ta phải tiếp tục làm việc và không được ngủ. Căn phòng chật ních người, và tù nhân không có thời gian để vệ sinh cá nhân. Họ đếm từng ngày với những bệnh tật trở nên tồi tệ ngày này qua ngày khác.

Tôi bị bắt chỉ vì tập Pháp Luân Công. Tôi không hề phạm tội. Do vậy, tôi tự coi bản thân mình như một “phóng viên” được gửi tới đây để nghiêm túc quan sát những gì diễn ra quanh tôi. Tôi nuôi nấng hy vọng rằng một ngày nào đó những chứng kiến của bản thân mình sẽ được đưa ra công chúng để mọi người có thể hiểu rõ hơn những gì đang diễn ra trong trại cải tạo và nhà tù Trung Hoa hôm nay.

Từ đồ giáng sinh cho đến đồ lót Chúng tôi được giao đủ việc: đóng gói đồ lót phụ nữ, sao chép băng đĩa nhạc và hình, dán nhãn bao bì sản phẩm các loại, gấp sách, đóng sách, làm thuyền đồ chơi, làm các đồ chơi giáng sinh và nhiều thứ để xuất khẩu khác nữa. Tôi đã tham gia tất cả các lao động chân tay ấy và hiểu rõ từng công đoạn cũng như quy trình tại đó.

Vào một mùa hè nóng bức, quản lý nhà tù bắt chúng tôi đóng gói đồ lót cho hãng Gracewell. Trời rất nóng nhưng các tù nhân đã lâu không được tắm rửa. Họ gãi khắp người trong khi phải lao động chân tay. Một số tù nhân luôn tay gãi chỗ kín. Và khi họ lôi tay ra, tôi thấy có cả vết máu trên móng tay của họ. Tôi không rõ rằng các quý bà có thật sự xinh đẹp (graceful) khi mặc đồ lót này hay không.

Một dịp khác, tù nhân phải đóng gói món đồ ăn mang tên “Orchid Beans” cho một hãng tư nhân nhỏ nào đó. Món snack này làm từ đậu tằm. Họ chở hàng xe tải đậu tằm tới nhà tù. Tại đây đậu tằm được ngâm trong các thùng nước lớn cho đến khi nó nở ra. Nhiều lúc tù nhân đổ cả nước lẫn nước tiểu vào thùng ngâm đậu. Sau khi đậu đã nở, tù nhân sẽ bóc đậu bằng một bộ dao chuyên dụng, sao cho cho hạt đậu được bóc vỏ theo cách để lại một “vòng vàng” quanh hạt đậu trông thật ngon mắt. Nhưng thực ra nó rất bẩn. Công đoạn cuối cùng là bỏ đậu tằm vào rổ.

Mỗi tù nhân được giao tối thiểu 10,000 hạt đậu tằm trong một ngày. Khi hối hả làm cho xong, thì những thứ như rỉ mũi, nước dãi của tù nhân cũng lẫn cả vào đậu. Các hạt đậu đã qua xử lý ấy được cho vào túi, chuyển tới kho chứa, rồi được rang lên. Sau khi rang, đậu tằm trông vàng ươm, được đóng vào bao bì đẹp mắt và bán cho khách hàng. 
Đậu tằm là một món hàng bán chạy và đem lại lợi nhuận lớn cho hãng kinh doanh. Tôi thấy ở Mỹ quốc này, nhiều người xài món đậu tằm nhập khẩu từ Trung Hoa, và tôi tự hỏi không biết họ có đang ăn món đậu tằm xuất xưởng từ nhà tù nơi mình từng ở hay không.

Năm nào cũng vậy, rất nhiều đồ giáng sinh được xuất khẩu từ Trung Hoa sang các nước tây phương. Có lần chúng tôi phải làm bóng đèn. Hàng ngày tù nhân phải nối dây đồng và quấn chặt ở xe tăng đồ chơi theo một mẫu hình cố định và nối bóng đèn vào đó. Tay của họ thường là rớm máu. Cũng không cần phải nói, có nhiều bệnh truyền nhiễm tình dục mà tù nhân mang theo cũng đã dính lên bóng đèn và đồ chơi.

Một lần khác chúng tôi phải xâu các hạt cườm thành chuỗi để làm đồ nữ trang. Các tù nhân dùng kim và dây để luồn qua các hạt cườm đủ loại màu sắc, rồi sau đó kết nút dây lại. Các chuỗi hạt trông thật sặc sỡ đẹp mắt. Nhưng tôi mong rằng các quý bà không đeo chúng trên cổ và các cháu bé không đút chúng vào miệng.

Trải nghiệm của tôi tại trại lao động ở Trung Quốc , Cô Chen Ying đã bị giam cầm ba lần chỉ vì tập Pháp Luân Công. Cô đã bị nhốt trong trại lao động cưỡng bức khoảng một năm khi mà cô thăm gia đình tại Trung Hoa. Cai tù cưỡng bức tiêm những thứ thuốc độc hại vào thân thể, tác hại lên phần thần kinh nửa bên trái thân thể của cô, gây chứng co giật. Hiện nay cô Chen sống tại Pháp.

Tôi bị cầm tù từ tháng 11-2000 đến tháng 11-2001 vì không chịu từ bỏ tập Pháp Luân Công. Trong thời gian đó, tôi bị cưỡng bức lao động khổ sai tại Nhà tù Tuanhe và trại lao động cưỡng bức Xin’an tại Bắc Kinh.

Những sản phẩm Tại Nhà tù Tuanhe ở Bắc Kinh Đóng gói một số lượng rất lớn đũa (loại dùng một lần rồi bỏ). Hầu hết là để xuất khẩu, rồi được dùng trong các nhà hàng, khách sạn. Làm gói quà tặng “Florence Gift Packages” Tại trại lao động Xin’an ở Bắc Kinh Đóng gói một số lượng rất lớn đũa (loại dùng một lần rồi bỏ). Hầu hết là để xuất khẩu, rồi được dùng trong các nhà hàng, khách sạn.

Đan áo len. Đan khăn len (xuất khẩu sang Châu Âu). Bộ đồ nệm thêu móc để kê tách trà. Thêu mũcho một hãng tại Qinghe, Bắc Kinh. Thêu đệm ngồi. Nhặt sạch các thứ vương trên áo len trước khi xuất xưởng. Làm rất nhiều dép lót đi trong nhà. Công việc chủ yếu là dán đế dép. Giới chức coi tù đòi hỏi chất lượng cao. Lúc đó là lúc nóng nhất vào mùa hè. Nhiều học viên Pháp Luân Công và tôi ở trong các phòng giam nhỏ bé chật chội sặc mùi keo dán đến ngạt thở. Mỗi bận phải sản xuất là chúng tôi bị bắt làm đến nửa đêm hoặc 1 giờ sáng.

Làm thú nhồi bông: thỏ, gấu, cá heo, chim cánh cụt… Công đoạn chủ yếu là nhồi các thứ vào trong, khâu kín lại, dán mắt dán miệng cho con thú nhồi…

Điều kiện vệ sinh tại trại lao động 

(1) Nhà tù Tuanhe, Bắc Kinh Tôi bị nhốt cùng với hơn mười học viên Pháp Luân Công khác trong một phòng giam khoảng hơn 10 mét vuông. Chỉ có tám chiếc giường nhỏ trong phòng, vì vậy một số phải ngủ dưới sàn. Chúng tôi làm tất cả mọi việc trong một gian phòng ấy: lao động, ăn, uống và đi vệ sinh. Do vậy có rất nhiều ruồi muỗi. Chúng tôi chỉ được phép ăn vào một số thời gian đã định. Phải tiết kiệm nước từng chút một vì rất thiếu nước. Cai tù không bao giờ cho phép chúng tôi rửa tay trước khi ăn. Sau khi ăn, chúng tôi phải quay lại lao động ngay.

Hai ngày một lần, chúng tôi được dành ra 5 phút để làm vệ sinh cá nhân. Hết 5 phút, cai tù bắt chúng tôi phải dừng ngay để quay về phòng giam, và không được mang theo nước. Ai không hoàn tất công việc được giao sẽ bị cấm vệ sinh cá nhân. Do vậy, mọi người phải làm cho xong. Chúng tôi phải dậy từ sớm và làm đến khuya, không còn thời gian rửa ráy. Có định ra một số thời điểm cố định để dùng toa-lét, nhưng ngay cả như vậy, cũng phải xin phép cai tù rồi mới được đi. Mỗi lần như vậy được phép trong 2 phút. Vì thế, nhiều người không kịp đi nặng xong đã hết giờ. Chúng tôi chỉ được phép ngủ vào một thời gian nhất định. Nếu chưa đến giờ thì không được ngủ, chỉ có thể co ro lại nghỉ.

Ban đêm, lính gác vẫn luôn canh chừng, và chúng tôi được cấp một cái bô để dùng vào đêm. Lính gác luôn coi xét cả khi chúng tôi ngủ. Chúng tôi chỉ được phép ngủ rất ít, và bắt buộc lao động ngay từ khi mới mở mắt tỉnh dậy. Tay của tôi bị nửt nẻ, rớm máu và rộp nhiều chỗ vì phải lao động cực nhọc nhiều giờ mỗi ngày làm đũa. Tôi thường phải làm tới nửa đêm. Chúng tôi không được ngủ khi chưa làm xong việc. Chúng tôi bị bắt ép làm 16 giờ đồng hồ mỗi ngày.

Điều kiện vệ sinh cực kỳ thấp kém. Mặc dù trên bao bì của đũa ghi rằng sản phẩm đã được tẩy trùng, có thể dùng ngay xong rồi bỏ, nhưng thực ra toàn bộ quá trình sản xuất cực kỳ dơ dáy. Chúng tôi không hề được rửa tay và những chiếc đũa được đóng gói ngay trên sàn.

Nhà tù Tuanhe chỉ biết có tiền lời mà không xét gì tới yêu cầu vệ sinh của người tiêu dùng, và họ đã làm điều xấu này một cách ngang nhiên. Rất nhiều nhà hàng, khách sạn tại Bắc Kinh vẫn đang sử dụng loại đũa này. Thậm chí đũa của Trung Hoa còn được xuất khẩu đi khắp nơi trên thế giới, nhất là Nam Hàn-Nhật bản-Việt Nam- Taiwan-Singapore.

Nữ học viên Pháp Luân Công bị bắt làm các việc nặng nhọc. Chúng tôi bị bắt phải mang vác những thùng và bao hàng nặng cỡ 50 kg. Phải khuân vác chúng lên xe và xuống xe. Chúng tôi bị bắt phải đào lỗ, trồng cây và chuyên chở phân bón. Cảnh sát cai ngục tuỳ tiện sử dụng nhân công tù nhân phục vụ để kiếm tiền bất chính. Chúng tôi bị bắt buộc lao động nhiều giờ mỗi ngày, nhưng không bao giờ nhận được một xu tiền công.

(2) Trại cải tạo Xin’an ở Bắc Kinh Lao động khổ sai thực chất đã khiến cả thể xác và tinh thần chúng tôi bị giam cầm. Cảnh sát ngăn cản không cho chúng tôi ngủ ngoài giờ được phép. Còn khi có việc thì chúng tôi phải làm ngày làm đêm để thoả mãn số lượng, chất lượng sản phẩm trong thời gian ngắn nhất. Tất cả công việc trong trại cải tạo đều là lao động căng thẳng.

Các học viên Pháp Luân Công phải làm việc đến nửa đêm trong ánh sáng mờ tối. Ai cũng phải hoàn thành công việc của mình. Nếu không xong phần việc được giao, thì không được ngủ, mà phải thức để làm cho xong. Một lần chúng tôi phải làm đồ khuyến mại cho hãng Netslé, đó là những tấm thêu và đan. Để thoả mãn thời hạn giao hàng, chúng tôi bị bắt phải làm ngay cả khi đi vệ sinh cho tới hai giờ sáng. Đôi lúc phải làm thâu đêm cho tới sáng.

 Họ không cho chúng tôi thời gian dù chỉ để suy nghĩ một cách cẩn thận mọi việc. Họ dùng lao động liên miên làm một phương pháp kiềm chế tư tưởng của tù nhân. Không còn thời gian suy xét, không còn thời gian để trao đổi với nhau.

Cảnh sát dùng những tội phạm nghiện hút để “chuyển hoá” và theo dõi các học viên Pháp Luân Công. Họ muốn chúng tôi biến thành những cỗ máy chỉ biết làm việc. Mùa hè khi tới những hôm trời nóng, có một số tù nhân không chịu nổi nên đã ngất đi. Nhiều học viên Pháp Luân Công đã phát bệnh như bệnh tim do làm việc quá sức. Thân thể bị biến dạng.

Nặc danh nói...
TQ không làm thế này thì lấy đâu chi phí mà nuôi tù nhân , trong khi tù nhân càng ngày càng nhiều hơn. Hàng xuất qua VN cũng thường từ đây mà ra , trong nước họ không ăn hàng này.

Tin thứ Sáu, 09-09-2011

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Vòng Tròn Bất Tử — một cuộc hội ngộ thất bại – (Tiền Vệ).
- UBND tỉnh Khánh Hòa vừa phê duyệt: Xây dựng Trường Sa thành đô thị dịch vụ du lịch (DV).  Hic! Quan tâm Trường Sa vậy, không biết bên Ủy ban có biết “Mẹ Nấm” là ai, người đang có bài HOÀNG SA – GẠC MA : Bao giờ thôi đau??  Nhưng để trả lời cho câu hỏi liệu họ có biết, xin mời đọc lại Vì sao Blogger Mẹ Nấm được trả tự do (Ng. Trọng Tạo). Còn chiều nay BS sẽ khởi đăng từng phần bản dịch cuốn sách của hai tác giả Pháp, nhan đề “Sống với người Việt“, trong đó có nói về Mẹ Nấm, Người Buôn Gió và Đoan Trang và vụ bị bắt giữ “bí ẩn” của họ.
- Việt Nam và Trung Quốc đồng ý tăng cường đối thoại về Biển Đông – (RFI). – Việt-Trung gia tốc đàm phán về Biển Đông  (VOA). – Vietnam, China to try to hasten talks on sea dispute (Reuters). – Trung Quốc bành trướng ảnh hưởng ở Nam Thái Bình Dương : Úc lo ngại – (RFI). - Câu hỏi hóc búa về biển Đông: The South China Sea Conundrum (FPIF).
- Bài trên website Bộ Ngoại giao TQ: Ủy ban Chỉ đạo Hợp tác Song phương Việt – Trung lần thứ năm, tổ chức tại Hà Nội The Fifth Meeting of the Guiding Committee for China-Vietnam Bilateral Cooperation Held in Hanoi. Nguyễn Thiện Nhân – vẫn là 4 tốt theo nguyên tắc chỉ đạo của 16 chữ: “good neighbors, good friends, good comrades and good partners under the guiding principle of long-term stability, forward looking, good-neighborly friendship and comprehensive cooperation.”
- Cho nên báo Nhật mới có bài nói về TQ dụ các nước láng giềng: China turns up the heat (Japan Times). “Xinhua added that Beijing was willing to shelve differences and jointly explore with Japan for oil, natural gas and other resources in the waters and seabed surrounding the islands, ‘on condition that Tokyo recognized China’s complete sovereignty over the archipelago.” Tân Hoa Xã nói thêm rằng Bắc Kinh sẵn sàng gác sự khác biệt và cùng khai thác với Nhật Bản về dầu khí và các nguồn tài nguyên khác trên biển và đáy biển xung quanh các hòn đảo, ‘với điều kiện Tokyo công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với đảo [Senkaku].’
If Beijing can induce Vietnam and the Philippines to accept its terms for managing their offshore conflict, it will then be easier to negotiate similar deals with the two more southerly claimants in the South China Sea, Malaysia and Brunei, as well as with Indonesia.” Nếu Bắc Kinh có thể khiến Việt Nam và Philippines chấp nhận các điều khoản của họ để quản lý xung đột ngoài khơi, thì Trung Quốc sẽ đàm phán các thỏa thuận tương tự với hai nước tranh chấp chủ quyền khác là Malaysia và Brunei dễ dàng hơn…
- Hà Sỹ Phu: CHUYỆN ĐÓN SỨ TÀU XƯA – (Phạm Viết Đào). – Bài tương tự – Nhân ngày tiếp sứ giả phương Bắc: Chính trường rụng một lá nho (Đào Hiếu). Còn đây là chuyện đón sứ Tàu ngày nay: THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG VÀ ỦY VIÊN QUỐC VỤ VIỆN – (Phạm Viết Đào).
- Tin này đã điểm mấy tháng trước trên báo tiếng Trung, có thể có nhiều người chưa biết, giờ điểm lại: Chiến dịch thủ tiêu các cột mốc biên giới VIỆT TRUNG (Tuổi trẻ Yêu nước).
- Được tin nhà của TS Nguyễn Văn Khải, tức Khải Ozon, người đứng tên trong ĐƠN KHỞI KIỆN Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội, bị cắt mạng internet. Bác Khải có gửi 2 câu đối của bác Thụy Anh là bạn của bác Khải ở Hà Tĩnh để tham dự cuộc thi do BLOGGER GỐC SẬY  khởi xướng: Ở Việt nam công an gây bất an/ Không quỳ gối trước kẻ quỳ gối.
- Nhân câu đối trên, mời bà con xem lại video đã điểm: Chính quyền dẹp chợ bằng cách phun nước thải vào người dân (Danbaotv/ Youtube). Và Công an TP Hà Nội: Cắm chốt xử phạt sát quán nhậu (PLTP).  – Đá và người (Nguyễn Thông).
- NGUYỄN QUANG THẠCH: KHÔNG AI CÓ THỂ NGĂN CẢN KHÁT VỌNG CỦA TÔI – (Nguyễn Xuân Diện).
- GS Vũ Cao Đàm: Vài dòng tản mạn với Nhà giáo Hà Văn Thịnh (boxit).Bác Thịnh ơi! Tôi buồn lắm Bác ạ. Mảnh đất thấm máu của các thế hệ đã ngã xuống để bảo vệ đang bị bọn cộng sản Đại Hán dày xéo. Mọi giá trị mà cha ông chúng ta đã đổ mồ hôi nước mắt để vun đắp đang bị đảo lộn hết cả mất rồi!- Hãy học tập và làm theo bác Trương Tấn Sang! – (Lê Dũng).
- Độc giả Thomas Phan mới có chuyến dã ngoại tại Lý Sơn, đã có chùm ảnh rất đẹp. Còn blog Cu làng cát thì có những tấm ảnh về khu Rừng cổ bên bờ biển Đông.
- Lộ trình sửa đổi Hiến pháp – (BBC). “Có một số ý kiến từ trong nước đề nghị đây là dịp để sửa đổi Điều 4 Hiến pháp vốn gây nhiều tranh luận. Một trong những ý kiến vừa xuất hiện trên mạng internet, ông Nguyễn Huy Canh, cho rằng nên sửa Hiến pháp để tiến tới việc ‘hiện thực hoá quyền lực của Đảng thông qua bầu cử của nhân dân’.”  – Làm sao để hoàn thiện xã hội? – (RFA).
- Bàn giao 59 người Trung Quốc lừa qua mạng cho Interpol (PLTP). Hic! Chắc là Đới Bỉnh Quốc phải thuê thêm phi cơ nữa đưa về?  – Nhưng coi thêm đây để may ra biết thêm thực chất vụ việc xảy ra trúng dịp họ Đới qua đàm phán có phải là cái tát hay món quà cho “bạn vàng”: Một tổ chức tội phạm lọt lưới, và 9 tháng tù cho một cái tát! (Công dân).
- Trần Huy Thuận: ĐỪNG TƯỞNG CÁC CỤ XƯA NÓI CÂU GÌ CŨNG ĐÚNG – (Nguyễn Trọng Tạo). “Quyền đến như ngài bộ trưởng Võ Hồng Phúc mà ngay khi còn đang chức, ông cũng tuyên bố trước Quốc hội rằng  “Chỉ là đười ươi giữ ống”! huống hồ hai cái thằng phó thường dân mình!
- Trại lao động cưỡng bức ở Việt Nam: Vietnam’s Forced Labor Camps (Asia Sentinel). Bài liên quan đến tin đã điểm hôm qua: HRW kêu gọi đóng cửa các trung tâm cai nghiện ở Việt Nam  (VOA). HRW tố cáo trung tâm cai nghiện ma túy cưỡng bức các học viên – (RFA). – VN ‘bóc lột người cai nghiện như tù’ – (BBC). – Việt Nam bị tố cáo tra tấn, cưỡng bức lao động trong các trại cai nghiện – (RFI).
- Xung quanh vụ lao động Việt Nam bỏ trốn tại Hàn Quốc: Sẽ đóng cửa thị trường Hàn Quốc với lao động Việt Nam (TT).
- Liên quan đến tin đã đưa hồi 3 tuần trước, nhóm người này buôn lậu gần 2.000 con chó, một số chó đó đang trên đường vào Việt Nam: Thái Lan bắt người Việt vì buôn lậu chó – (BBC). Thai police arrest 2 for smuggling dogs to Vietnam (AP).
- Một người Việt bị Thái Lan tuyên án 2 năm tù về tội làm gián điệp (VOA).
- Bí thư thành phố Đà Nẵng đích thân gặp dân khu vực giải tỏa tại Hòa Liên  – (RFA).
<- Cán bộ đại sứ quán Việt Nam đã tạm thời rời Libya (TTXVN). Sao chờ tới giờ này mới “tạm thời rời”? Hay phải chờ anh bạn láng giềng?
- Đồng chí Võ Chí Công từ trần (CP). Thiếu câu thọ bao nhiêu tuổi, nhưng tính ra là 99. Nhân quốc tang, treo cờ rủ 2 ngày, mời đọc bài của BS: Quốc tang – Luật và Lệ. – Chuyện về ông Võ Chí Công qua lời của con gái nuôi (Bee). – Bụi Trong Nắng của Võ Thanh Nga – (Viet-studies).
- Óa … Quá khôn!  Chính phủ yêu cầu làm rõ nguyên nhân lạm phát trước khi Quốc hội và Nhân dân yêu cầu làm rõ thủ phạm? Ha ha!  (VNEconomy). BS  méc luôn nha: do tình hình thế giới biến động và do tâm lý dân chúng thôi. – Lạm phát CỰC KHỦNG sẽ chôn vùi nền kinh tế Việt Nam (Dự đoán KTVN).
- Hà Tĩnh: Dân “tố” chủ tịch huyện bao che doanh nghiệp? (TNh).
- Miễn nhiệm phó giám đốc ngân hàng dùng bằng giả  (TT).
- Đâu xứng là nhân dân (boxit). “Điều thứ ba là suy nghĩ hộ cho các nhà lãnh đạo Việt Nam đã kêu gọi cùng Trung Hoa xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chúng ta hãy xem những nước bạn bè của Bắc Kinh và được Bắc Kinh hậu thuẫn là những nước nào?”

- Châu Âu chỉ trích Trung Quốc không cấp nhập cảnh cho đại diện một tổ chức bảo vệ nhân quyền – (RFI). – Chính quyền Trung Quốc vất vả đối phó với sự bùng nổ thông tin qua các blog – (RFI). – Trung Quốc tìm cách ngăn tin vắn trên mạng  – (BBC). – Đạt Lai Lạt Ma mong muốn Bắc Kinh xóa bỏ kiểm duyệt – (RFI). – Bức hình kinh khủng quá! NHÀ TÙ VÀ HÀNG HÓA TẠI TRUNG QUỐC – (Phạm Viết Đào).
- Trung Quốc: Chủ tịch vi hành – (BBC).
- Wikileaks : Trung Quốc muốn đổi chác với Mỹ về hồ sơ vũ khí Đài Loan – (RFI). – Siêu cường tất yếu – (Foreign Affair/ Boxit)
- Vụ ăn nhậu trên “du thuyền”: Lấy lời khai 2 cán bộ VKS (NLĐ). – Lãnh đạo VKS Cần Giuộc ‘rượu bia xa hoa, bê tha‘ (VnE).
- TRẦN VŨ LONG: ĐỂ NHỚ MẸ VÀ MỘT THỜI KHỐN KHÓ – (Nguyễn Xuân Diện).
- Phan Hồng Giang: Không có giá trị nào cao hơn sự sống – (KH&ĐS/ Viet-studies).
- CHÚC MỪNG ANHBASAM 4 TUỔI (Trần Nhương).
KINH TẾ
- TS Trần Đình Thiên: “Áp lực tái cấu trúc nền kinh tế đang rất lớn” (Bee).
<=- IMF khuyên Việt Nam đừng hạ lãi suất quá sớm  (VOA). Bài tiếng Anh: IMF Advises Vietnam Against Cutting Interest Rates ‘Prematurely’ (Bloomberg).
- Tăng trưởng trong âu lo (TBKTSG).
- Siết lãi suất: Ngân hàng nhỏ nghẹt thở (PLTP).
- Tập đoàn dầu khí Anh muốn vào VN  (VNN).
- Cảng vụ Vũng Tàu ưu ái “tàu nhà”? (PLTP).
- Thanh tra Vinalines sau tuyên bố lỗ (DT).
- Ngoại trưởng Pháp trấn an Châu Á về tình hình kinh tế Châu Âu – (RFI).
- Tổng thống Obama sẽ đọc bài phát biểu quan trọng về kinh tế (VOA). – Tổng thống Mỹ thông báo kế hoạch hàng trăm tỷ đô la tạo việc làm – (RFI). – Các ứng cử viên TT của Đảng Cộng Hòa tranh luận vấn đề việc làm (VOA).
- Tập đoàn Panasonic mở rộng sản xuất tại Việt Nam  – (RFI).
- Google được gia hạn hoạt động tại Trung Quốc  – (RFI). =>
- OECD: Tình hình kinh tế trì trệ sẽ tiếp diễn (VOA).
- HSBC sẽ cắt giảm 3000 nhân viên – (BBC).
- Bảng tỷ phú TQ thêm gần 100 người – (BBC).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Tin do TTX Vỉa Hè nhận được từ Cộng tác viên về vụ “thất thoát” 42 tỉ tại Cục Điện Ảnh vì bị tên kế toán quèn Phạm Thanh Hải lừa (?): Chiều 5/9/ , 2 vị  Lại Văn Sinh và Lê Ngọc Minh đã được mời lên Bộ Văn-Thể-Du để nghe Lãnh đạo Bộ trực tiếp phổ biến quyết định thôi giữ chức Cục trưởng và Cục phó Cục Điện ảnh. Rồi tuồng như để “giữ thể diện” cho 2 nghệ sĩ “lớn”(chức), lãnh đạo Bộ yêu cầu 2 vị viết đơn xin từ chức, khỏi mang tiếng bị cách chức. Nhưng tới lúc này Bộ mới nhận được đơn của ông Minh.
- Cặp vợ chồng Việt Nam muốn phá kỷ lục thế giới về hôn nhân lâu bền  (VOA).
- J. Fossenbell: VĂN CHƯƠNG VIỆT CHO TÔI NIỀM HY VỌNG – (Nguyễn Trọng Tạo).
- NGƯỜI ĐÀN BÀ MẤT NGỦ – (Nguyễn Trọng Tạo).
<=- Ngày sân khấu lần thứ 2: Sân khấu… buồn! (TT).
- Đạo diễn Lê Quý Dương thăm Viện dưỡng lão nghệ sĩ (TTVH).
- Giải thưởng Sách hay: khắt khe làm nên danh giá (TT).
- NGƯỜI BÁN MẶT NẠ (Quê Choa).
- Tọa đàm Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa (TT).
- Bầu Kiên: “7 đội rủ tôi bỏ V-League” (NLĐ).  – Bóng đá tử tế không được bảo vệ (PLTP).  – AVG cung cấp bản quyền truyền hình miễn phí V-League mùa giải 2012 (ĐĐK).
- James Cameron sẽ làm phim về Mao Trạch Đông (TTXVN).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Luật giáo dục đại học: Cần thiết nhưng chớ vội vàng (TT).   – Cập rập giảm tải .
- Sai phạm nghiêm trọng về tuyển sinh ở Trường ĐH Hoa Sen (NLĐ).
- TIN BUỒN: NHÀ GIÁO CAO VŨ TRÂN ĐỘT NGỘT QUA ĐỜI – (Nguyễn Xuân Diện).
- Về nhà giáo Cao Vũ Trân Kiếp người phận văn (Nguyễn Thông).
- Hai chị em sinh đôi vào đại học từ hàng bánh mì của mẹ (DT).
- Chấn hưng giáo dục: Cách nào? (NBCL). =>
- Sự lạ: Đồng chí Đinh Thế Huynh dự Lễ khai giảng năm học mới của Trường Đại học Y Hà Nội (ĐCSVN). “Quan đảng” cũng dự khai giảng, mà lại là trường Y mới ngộ chớ.
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Người Việt nghĩ gì về sự kiện “9/11″  – (RFA).
- VN: 1 trong 3 nước vi phạm bản quyền phần mềm cao nhất thế giới  (VOA).
- Ngã biển sống, ngã sông lại chìm – (BBC).
- Có bệnh thì vái tứ phương (Quê Choa).
- Gần 100 trẻ VN chết vì bệnh tay chân miệng – (BBC).
- Nhếch nhác trước cổng bệnh viện (SGGP). Chỉ nhếch nhác trước cổng thôi, bên trong không còn nhếch nhác?
- Phá một vụ vận chuyển trái phép tê tê với số lượng lớn (HNM).
- Tuyết hoa bì tửu : Loại bia có nhiều người uống nhất thế giới – (RFI).
- Hạn chế xe cá nhân: cần 5-10 năm (PLTP).
<=- GAME BẠO LỰC VÀ NHỮNG ĐẠI BI KỊCH: Game offline tung hoành (NLĐ).
- Hòa giải không thành, kỹ sư Lê Văn Tạch sẽ khởi kiện (TT).
- Xôn xao tin gạo gây vô sinh (NLĐ).
- Trung Quốc đóng cửa gần 1.200 website bán hàng giả (TTXVN).
- Tổng thư ký LHQ: Tình trạng biến đổi khí hậu là ‘có thật’  (VOA).
QUỐC TẾ
- Gaddafi ‘không bỏ trốn sang Niger’ – (BBC). – Ông Gadhafi bác bỏ tin đã bỏ chạy sang Niger (VOA). – Mouammar Kadhafi lại lên tiếng khẳng định vẫn ở Libya  – (RFI).
- Syria phạm ‘tội ác chống nhân loại’ – (BBC). – LHQ: Syria liên tiếp phớt lờ kêu gọi chấm dứt bạo lực (VOA).
- Cảnh sát Đức bắt các nghi can khủng bố ở Berlin (VOA).
- Cảnh sát Pakistan bắt giữ hơn 100 người sau các vụ đánh bom tự sát (VOA).
- Cảnh sát Ấn Độ bắt 3 người trong cuộc điều tra vụ đánh bom tòa án  (VOA).=>
- Đội khúc côn cầu của Nga tử nạn – (BBC). – 36 tuyển thủ đội khúc côn cầu lừng danh Nga Locomotiv bị tử nạn máy bay – (RFI). – Ông Medvedev yêu cầu các hãng hàng không Nga cải tổ sau tai nạn (VOA).
- Tân Thủ tướng Nhật Bản cảm tạ công nhân nhà máy Fukushima (VOA).
- Vụ 9/11: Người thoát chết từ tòa Tháp Đôi – (BBC). – Hoa Kỳ Sau Vụ 9/11 – Phần Hai – (SBS).
- Mối đe dọa chiến tranh mạng  (ANTĐ).
- Peru cho dân quyền tham vấn về đất – (BBC).
- 1 nhà khoa học vũ trụ của Mỹ nhận tội gián điệp (TTXVN).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 08/09/2011; + Tài chính kinh doanh sáng – 08/09/2011; + Tài chính kinh doanh trưa – 08/09/2011; + Cuộc sống thường ngày – 08/09/2011; + Thời sự 19h – 08/09/2011.
* RFA: + Sáng 08-09-2011
Tối 08-09-2011
* RFI: 08-09-2011

TRUNG QUỐC: XUẤT HIỆN DẤU HIỆU MANH NHA CỦA CÁCH MẠNG

Trang web của tờ Liên hợp Buổi sáng (Xinhgapo) ngày 28/6 đăng bài của Giáo sư Trịnh Vĩnh Niên, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Á, Đại học Quốc gia Xinhgapo bàn về khả năng Trung Quốc đang bắt đầu có dấu hiệu tiến dần từ cải cách đến cách mạng. Dưới đây là nội dung bài viết:

Hiện trạng cải cách của Trung Quốc đã bộc lộ một số đặc điểm rõ ràng. Thứ nhất, cải cách trên các phương diện thiếu động lực. Cải cách kinh tế vào những năm 1990 đã tìm được bước đột phá, xác lập được chế độ thị trường cơ bản, nhưng vấn đề làm thế nào có thể tiếp tục đi sâu? Trong 10 năm qua, cải cách xã hội đã đạt được một số tiến triển, nhưng còn rất xa mới có thể thoả mãn nhu cầu thay đổi của xã hội, vậy làm thế nào để tìm ra bước đột phá? Cải cách chính trị từ Đại hội 17 đã xác lập được phương hướng “dân chủ trong đảng dẫn dắt dân chủ trong nhân dân”, việc thí nghiệm dân chủ trong đảng và dân chủ trong nhân dân cũng đã được tiến hành, nhưng vẫn chưa trở thành nỗ lực của hệ thống, vậy làm thế nào để thúc đẩy? Thứ hai, cải cách không có trọng điểm. Nhu cầu cải cách trên các phương diện đang tăng rất nhanh, nhưng không biết cái gì làm trước, cái gì làm sau, đứng trước áp lực trên các phương diện cũng không biết bắt tay từ đâu. Thứ ba, cho dù là đảng cầm quyền hay xã hội đều thiếu nhận thức chung cơ bản nhất và ở mức độ thấp nhất về cải cách.
Tại sao lại xuất hiện cục diện này? Mọi người đều đổ cho cốt lõi của vấn đề, tức là trở lực đến từ các tập đoàn đã đạt được lợi ích. Tương lai cải cách bắt đầu từ đâu? Cải cách của Trung Quốc đang nằm ở bước ngoặt. Trong thời khắc then chốt này, cần phải tiến hành tổng kết về quy luật thông thường của cải cách ở Trung Quốc. Nói một cách đơn giản, khi tiến trình cải cách ngừng lại, tiến trình cách mạng sẽ bắt đầu. Nếu xem xét ở góc độ tiến trình phát triển của các tập đoàn lợi ích, một khi các tập đoàn lợi ích chủ đạo tiến trình chính trị hoặc chính quyền hiện nay không thể khắc phục được trở lực đến từ các tập đoàn lợi ích để tiếp tục thúc đẩy cải cách, nhân tố cách mạng bắt đầu được tích luỹ.
Cho dù là lịch sử hay hiện thực, chúng đều mách bảo con người chân lý rằng chính trị phải tiến cùng thời đại, cải cách không phải là cái gì đó có cũng được, không có cũng chẳng sao, mà là việc làm thường xuyên của chính trị. Chính trị là một hoạt động không ngừng nghỉ, phải đi từ cải cách này đến cải cách khác, không ngừng đổi mới bản thân, như vậy mới có thể phát triển bền vững. Điều này đúng với tất cả mọi chính thể. Trong xã hội dân chủ phương Tây, các động thái chính trị được thực hiện dựa trên sự thay đổi luân phiên mang tính chu kỳ của các chính đảng. Nhưng cho dù là trong chính thể dân chủ thì cải cách cũng thường xuyên không hiệu quả vì gặp phải trở lực đến từ các tập đoàn đã đạt đựơc lợi ích và chính quyền cũng sẽ rơi vào khó khăn. Nhà kinh tế học Mỹ Mancur Olson từng có cái nhìn hết sức bi quan về sự phát triển của nền kinh tế bị khống chế bởi các tập đoàn lợi ích. Olson cho rằng cùng với sự hình thành của các tập đoàn đã đạt được lợi ích, cạnh tranh sẽ bị hạn chế, sự phát triển của kinh tế sẽ thiếu động lực, tình trạng lạm phát do đình đốn xuất hiện. Olson không cho rằng chính trị dân chủ có thể khắc phục được trở lực đến từ các tập đoàn lợi ích đã đạt được này mà chỉ có chiến tranh, xung đột xã hội lớn mới có thể thay đổi được cục diện về lợi ích. Quả thực, ở một mức độ rất lớn, chính trị dân chủ là vũ khí hữu hiệu nhất được các tập đoàn đã đạt được lợi ích thiết kế ra nhằm bảo vệ lợi ích của mình. Dù Olson chủ yếu đề cập tới phương diện kinh tế, nhưng kỳ thực, chính trị cũng giống như vậy.

“Cởi mở” để ứng phó với các tập đoàn lợi ích

Trung Quốc không có chính trị đa đảng, nên sẽ phải đối mặt với những khó khắn lớn hơn trên phương diện khắc phục trở lực đến từ các tập đoàn lợi ích. Bản thân việc một đảng nắm quyền trong thời kỳ dài sẽ rất dễ hình thành các tập đoàn lợi ích. Muốn ngăn không cho các tập đoàn lợi ích lớn mạnh, phòng chống chúng tác động đến nghị trình chính sách của nhà nước, phương thức hữu hiệu nhất là duy trì sự cởi mở của chính đảng. Chính đảng càng cởi mở, khả năng tập đoàn lợi ích lớn mạnh càng thấp. Tại Trung Quốc, việc sử dụng “cởi mở” để ứng phó với các tập đoàn lợi ích, trên thực tế, đã được bắt đầu thực hiện từ trước cải cách mở cửa. Ở thời Mao Trạch Đông, đảng cầm quyền chủ yếu dựa vào phong trào quần chúng xã hội để ngăn chặn và làm tan rã các tập đoàn lợi ích. Mao Trạch Đông tiến hành đấu tranh giai cấp, thực hiện “đại dân chủ”, dùng giai cấp này để đối phó với giai cấp khác, chủ thể của chính quyền không ngừng thay đổi. Có thể nói, ở thời kỳ đó, ngoài bản thân Mao Trạch Đông, không có một giai cấp hoặc một tầng lớp nào có thể chủ đạo chính trị Trung Quốc. Cách làm như vậy đã gây ra kết quả hết sức tiêu cực, chủ yếu là gây cản trở ngại cho việc xây dựng chế độ. Luôn ở trong các phong trào trong thời gian dài, nên Trung Quốc đã coi nhẹ việc xây dựng các chế độ nhà nước cơ bản, trong đó có pháp chế. Đương nhiên, các tập đoàn lợi ích thời đó rất đơn giản, chính trị và hình thái ý thức vẫn là chủ thể của xã hội, kinh tế xã hội thì ở trong tình trạng phát triển thấp thời gian dài.
Các tập đoàn lợi ích của Trung Quốc hiện nay là sản phẩm của cải cách mở cửa. Nếu thời đại Mao Trạch Đông là xã hội mà trong đó hình thái ý thức đóng vai trò chủ đạo thì thời đại phát triển sau cải cách mở cửa lại là xã hội mà trong đó lợi ích đóng vai trò chủ đạo. Sự chuyển đổi từ hình thái ý thức sang lợi ích là một quá trình không dễ dàng, nhưng cũng là một quá trình rất thành công. Nếu không có một xã hội Trung Quốc theo đuổi lợi ích (vật chất) trên các phương diện, rất khó có thể tưởng tượng ra việc Trung Quốc có thể thực hiện sự chuyển đổi nhanh chóng và thành công đến vậy.
Về tổng thể, trong giai đoạn từ cuối thập niên 1970 tới những năm giữa và cuối thập niên 1980, kinh tế Trung Quốc tương đối cởi mở. Khi các tập đoàn lợi ích, gồm cả công nhân và nông dân đều gặt hái được lợi ích từ cải cách. Xung đột giữa các tập đoàn lợi ích với nhau và xung đột giữa các tập đoàn lợi ích với xã hội do đó không rõ ràng. Mãi tới thời kỳ cuối thập niên 1980, khi cải cách gặp khó khăn, xung đột giữa các tập đoàn lợi ích với nhau, đặc biệt là xung đột giữa các tập đoàn lợi ích chính trị với nhau bắt đầu bộc lộ, cuối cùng là dẫn tới sự kiện Thiên An Môn năm 1989 và cải cách bị ngừng lại.
Đầu những năm 1990, sự kiện Liên Xô, Đông Âu sụp đổ đã thúc đẩy Trung Quốc tiến hành cải cách ở quy mô lớn hơn. Năm 1992, sau khi Đặng Tiểu Bình đi khảo sát ở phía Nam, đảng cầm quyền đã phát động một làn sóng mở cửa và trao quyền mới có quy mô lớn hơn, hình thành cục diện phân phối lại lợi ích với quy mô lớn. Giai cấp lãnh đạo truyền thống như giai cấp công nhân bắt đầu bị đẩy ra bên lề, tầng lớp mới nổi như doanh nghiệp dân doanh lớn mạnh nhanh chóng. Đứng trước cục diện mới, đảng cầm quyền bắt đầu điều chỉnh nền tảng thống trị của mình, thông qua sửa đổi hiến pháp và đề ra các bộ luật mới nhằm bảo vệ quyền sở hữu tư nhân, hơn nữa còn cho phép các nhà doanh nghiệp dân doanh tham gia quá trình chính trị, mở rộng một cách hữu hiệu nền tảng xã hội của chính quyền.
Từ đầu thế kỷ 21 tới nay, đảng cầm quyền bắt đầu điều chỉnh chính sách cải cách. Dưới sự dẫn dắt của “quan niệm phát triển khoa học” và học thuyết chính sách “xã hội hài hoà”, đảng cầm quyền hi vọng sẽ cân bằng được quan hệ giữa tầng lớp mới nổi và tầng lớp xã hội truyền thống, chủ yếu là nhằm vào căn chỉnh cục diện nghiêng về tầng lớp mới nổi một cách phiến diện ở giai đoạn đầu mà coi trọng không đúng mức lợi ích của tầng lớp xã hội truyền thống, nỗ lực thực hiện công bằng xã hội. Đương nhiên, cách làm như vậy cũng phù hợp với lợi ích của tầng lớp mới nổi. Bởi trong bối cảnh thiếu sự công bằng chính nghĩa xã hội, các vấn đề xã hội khó có thể tiếp tục và chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới lợi ích của tầng lớp mới nổi.

Doanh nghiệp nhà nước và công chức trở thành tập đoàn lợi ích mới

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu năm 2008 là một bước ngoặt. Nhằm ứng phó với khủng hoảng, nhà nước (Chính phủ Trung Quốc) đã tung ra chương trình tài chính tiền tệ rất lớn. Nguồn lực tài chính khổng lồ từ chương trình đó đều được rót cho bản thân nhà nước, tức là các ngành quốc hữu. Thực tế này đã dẫn tới sự bành trướng mạnh mẽ của tập đoàn lợi ích. Sự bành trướng mạnh mẽ của các ngành quốc hữu ngay lập tức đã phá vỡ trạng thái tương đối cân bằng trước đây giữa ngành quốc hữu và ngành dân doanh, các doanh nghiệp quốc hữu giành lấy vị trí chủ đạo tuyệt đối, nhanh chóng chiếm lĩnh không gian của các doanh nghiệp dân doanh. Sau những năm giữa và cuối của thập niên 1990, các doanh nghiệp dân doanh có được không gian phát triển rất lớn, nhưng hiện nay thời kỳ tốt đẹp ấy không còn và họ bắt đầu đi tìm lối thoát mới như thông qua phương thức di dân để rút khỏi xã hội Trung Quốc.
Nghiêm trọng hơn là sự bành trướng của ngành quốc hữu cũng không mang lại cái gì đó tốt đẹp cho tầng lớp xã hội truyền thống. Dưới nền kinh tế kế hoạch truyền thống, ngành quốc hữu là nền tảng chế độ của giai cấp công nhân. Nhưng hiện nay ngành quốc hữu đã có tính chất khác, các doanh nghiệp quốc hữu rất khó có thể nói là của nhà nước mà phần nhiều đã thuộc về người quản lý doanh nghiệp nhà nước hoặc người đại diện của nhà nước. Trên thực tế, doanh nghiệp quốc hữu đã trở thành căn nguyên của các hiện tượng như bất công xã hội, khoảng cách giàu nghèo nới rộng…
Bản thân hệ thống công chức cũng trở thành tập đoàn lợi ích. Sau cải cách mở cửa, dù đã đưa ra mục tiêu cải cách là xây dựng “chính quyền nhỏ, xã hội lớn” và mỗi lần cải cách cũng muốn tinh giản cơ cấu chính quyền và số lượng công chức, nhưng thực tế diễn ra lại ngược với mong muốn. Hệ thống công chức ngày càng lớn, xã hội ngày một nhỏ đi. Trong bối cảnh phân quyền, các tầng nấc chính quyền ngày càng nhiều, ngày càng phức tạp. Ví dụ: cấp địa khu trước đây chỉ là cơ quan hành chính thì nay đã trở thành thực thể, là một cấp chính quyền. Đồng thời, cũng đã xuất hiện các thành phố kế hoạch kinh tế độc lập (thành phố được coi là một đơn vị trong kế hoạch của nhà nước, có quyền hạn quản lý kinh tế ngang cấp tỉnh như Đại Liên, Thanh Đảo, Ninh Ba, Hạ Môn, Thâm Quyến). Đây không chỉ là biểu tượng cho sự phình to về cơ cấu công chức, mà hơn thế còn gây ra cản trở trong quan hệ giữa trung ương và xã hội.
Sự phình to vô hạn của cơ cấu công chức đương nhiên thu hẹp không gian xã hội. Cùng với việc nguồn tài chính tập trung vào cơ cấu công chức, tình trạng nước giàu dân nghèo đã không thể tránh được. Nghiêm trọng hơn là việc cơ cấu công chức đang cho thấy sự không ăn khớp nghiêm trọng với xã hội, các cơ cấu công chức như một thành luỹ không có sự liên hệ hữu cơ với nhân dân. Hơn nữa, hệ thống công chức bắt đầu diễn biến thành hệ thống độc lập, hưởng thụ những gì tốt đẹp của thị trường và có thể không phải chịu đựng những gì xấu xa của thị trường. Việc này được thể hiện qua sự không ngừng xuất hiện những hệ thống cung cấp đặc biệt về bảo đảm xã hội, y tế điều trị, nhà ở và thực phẩm (cho công chức) trong xã hội. Một sự thật tàn khốc là cải cách của Trung Quốc thường đi từ trên xuống dưới, vì thế trong bối cảnh hệ thống công chức đang không ăn khớp nghiêm trọng với xã hội, không cảm nhận được nỗi khổ của nhân dân, lẽ nào động lực của cải cách lại có thể xuất hiện?
Đồng thời việc phình to của các tập đoàn lợi ích, khả năng giới lãnh đạo đảng cầm quyền khắc phục trở ngại đến từ các tập đoàn lợi ích cũng ngày càng bị hạn chế và sẽ giảm mạnh. Do nhu cầu dân chủ trong đảng, giới lãnh đạo thực hiện tập thể lãnh đạo và không ngừng mở rộng quy mô của giới lãnh đạo (ví dụ: Thường vụ Bộ Chính trị từ 5 người của những năm 1980 tăng lên 9 người hiện nay). Mức độ dân chủ trong đảng được tăng cường đồng nghĩa với trạng thái phân tán quyền lực ở phần chóp bu. Do quyền lực không còn được tập trung, sự thực thi của quyền lực tự nhiên không còn hữu hiệu. Thêm vào đó, do phân quyền cho xã hội, nên các tổ chức xã hội không thể phát triển. Đồng thời, xã hội cũng không có một cơ chế hữu hiệu để có thể ảnh hưởng tới quá trình chính trị, cho nên xã hội vừa không thể ủng hội giới lãnh đạo về chủ trương cải cách, cũng không thể nào kiểm soát được các lợi ích đã đạt được.

Tiến trình cách mạng lặng lẽ bắt đầu

Kết quả là làm công cuộc cải cách của Trung Quốc rơi vào trạng thái đã đề cập ở phần đầu của bài viết. Rất nhiều dấu hiệu cho thấy khi cải cách không thể tiếp tục, tiến trình cách mạng sẽ lặng lẽ bắt đầu. Người ta có thể cảm nhận được sự tồn tại của các nhân tố cách mạng ở Trung Quốc trển tất cả các phương diện.
Trước tiên, các tập đoàn lợi ích có thể ảnh hưởng tới chính sách cải cách. Thông thường, họ có thể tối đa hoá các chính sách có lợi cho lợi ích của họ và giảm đến mức thấp nhất các chính sách không có lợi cho lợi ích của họ. Các tập đoàn lợi ích có thể bao vây nghị trình cải cách của các nhà lãnh đạo bất cứ lúc nào. Nếu có một quan niệm cải cách nào đó không phù hợp với lợi ích của họ, họ liền “đánh hội đồng” với tất cả các thủ đoạn. Do đó, việc có người cho rằng các tập đoàn lợi ích đã “thao túng” nghị trình cải cách của Trung Quốc là muốn nói việc các tập đoàn lợi ích có thể đề ra chính sách và giới lãnh đạo cùng chính quyền chỉ là “công cụ” giúp họ vẽ ra chính sách.
Người dân đã mất đi niềm tin cơ bản vào hệ thống công chức, chính quyền và nhân dân bắt đầu rơi vào trạng thái đối lập. Phong trào chống đối trong xã hội không ngừng diễn ra. Do cải cách lâm vào khó khăn, chính quyền rất khó sử dụng phương thức cải cách để hoá giải sự đối lập giữa chính quyền và người dân, cho nên các ngành hữu quan bắt đầu dùng biện pháp cưỡng chế để thống trị và kiểm soát xã hội, ví dụ như hành động “duy trì ổn định”. Nghiêm trọng hơn là trong quá trình kiểm soát xã hội với cường độ cao, công cụ bạo lực vốn do nhà nước độc quyền bắt đầu được tư hữu hoá. Quyền lực công “thuê ngoài” của một số chính quyền địa phương đã dẫn tới sự sản sinh của một số hành vi mới như “giam giữ trái pháp luật”. Một số doanh nghiệp bất động sản đã hung hãn đánh người, thậm chí là giết người trong quá trình giải phóng mặt bằng. Kết quả là làm sâu sắc hơn sự đối lập giữa nhà nước và xã hội, giữa chính quyền và nhân dân.
Cần phải chỉ ra rằng, trong bất cứ một xã hội nào, phong trào đối kháng xã hội là bình thường và không phải tất cả sự đối kháng xã hội nào cũng dẫn tới cách mạng. Nhưng đối kháng xã hội mang ý thức chính trị cuối cùng cũng sẽ dẫn tới cách mạng. Trong rất nhiều năm, các sự kiện mang tính tập thể hoặc các phong trào chống đối xảy ra ở Trung Quốc đều là nhằm lợi ích kinh tế cụ thể. Nhưng ngày nay, trong xã hội Trung Quốc, các hình thái ý thức ồ ạt trỗi dậy và đồng thời với sự phân hoá về hình thái ý thức trong xã hội, ý thức chính trị cũng đựơc rót vào các tập thể xã hội. Người dân có thể lựa chọn trong rất nhiều hình thái ý thức xã hội khác nhau, phát triển ra các loại ý thức chính trị khác nhau. Hình thái ý thức là kim chỉ nam của hành động, sự tồn tại của các loại hình thái ý thức khác nhau đương nhiên sẽ gây ra hâu quả chính trị.
Trong bối cảnh như vậy, các tập đoàn lợi ích cũng bắt đầu cảm nhận được sự mất an toàn. Ngoài việc thực hiện kiểm soát với cường độ cao, họ còn muốn luận chứng về tính hợp pháp, hợp lý của mình về mặt tư tưởng. Họ bắt đầu tìm kiếm lực lượng ủng hộ trong các trào lưu tư tưởng. Nhưng những tư tưởng này cho dù là sản sinh ở Trung Quốc hay du nhập từ nước ngoài, đối với họ, chỉ mang tính chất của một loại công cụ. Về tổng thể, các tập đoàn lợi ích đang trong trạng thái vô ý thức tập thể. Họ không muốn cải cách, sợ cải cách, sợ sẽ mất cái gì đó trong cải cách. Họ chỉ biết không thể làm gì mà không biết nên làm gì. Một số phần tử cực đoan thậm chí còn bắt đầu “ma quỷ hoá” cải cách.
Rất rõ ràng, khi mục tiêu cuối cùng của các tập đoàn lợi ích là bảo vệ lợi ích của mình và làm cho nó trở nên vĩnh cửu hoá, họ hoàn toàn không còn năng lực để vượt qua lợi ích bản thân. Khi họ không thể vượt qua lợi ích bản thân, sự cởi mở về chính trị chắc chắn sẽ mất đi. Trong khi đó, sự khép kín của thể chế chắc chắn sẽ dẫn tới sự nảy sinh và phát triển của các nhân tố cách mạng. Nguyên nhân rất đơn giản, khi không thể tiến hành cải cách từ nội bộ, cải cách bên ngoài sẽ trở thành lựa chọn.
Kinh nghiệm mách bảo chúng ta rằng đây đều là hiện tượng manh nha của tiến trình cách mạng, nhưng tiến trình cách mạng được tiến hành như thế nào thì vẫn còn phải xem xem việc tồn tại hay không công cuộc cải cách hữu hiệu. Nếu trong thời kỳ đầu của tiến trình cải cách mà cải cách được thực thi một cách hữu hiệu, tiến trình cách mạng sẽ dừng lại. Trong trường hợp ngược lại, tiến trình cách mạng sẽ tiếp tục tới khi bùng nổ thực sự. Xem xét lịch sử, người ta thấy khi cách mạng sắp bùng nổ, giai cấp thống trị sẽ còn tiến hành một cuộc cải cách lớn, nhưng đáng tiếc là khi đó đã muộn. Thời Mãn Thanh là một minh chứng điển hình. Khi Hoàng đế Quang Tự muốn tiến hành cải cách, Từ Hi Thái hậu và các thế lực bảo thủ đã giết hại các nhà cải cách. Nhưng sau này khi tình hình thúc ép, vì sự sinh tồn, Từ Hi Thái hậu thực sự muốn tiến hành cải cách, thậm chí là với mức độ và cường độ lớn hơn cả mong muốn của Hoàng đế Quang Tự. Tuy nhiên, xu thế chung đã qua đi, cách mạng đã trở thành động lực chính, bất cứ công cuộc cải cách nào cũng khó có thể vãn hồi được thế cuộc nữa.
Vậy thì cách mạng sẽ có kết quả như thế nào? Trong trạng thái lý tưởng, cách mạng là hành động sống mái, là trò chơi được mất ngang nhau. Nhưng cách mạng cũng thường dẫn tới kết cục cùng huỷ diệt. Cho dù trong bất cứ tình huống nào, hi sinh nhiều nhất là đại đa số người dân trong xã hội, đặc biệt là lợi ích của tầng lớp trung, hạ lưu. Mỗi lần cách mạng, giới tinh hoa xã hội cũng bị hy sinh, nhưng so với đại đa số của xã hội, sự hi sinh này không thấm tháp gì. Xem xét ở góc độ chính trị, trong môi trường chính trị của Trung Quốc, kết quả của cách mạng rất có thể chính là một sự thay đổi không có bất cứ ý nghĩa mang tính thực chất nào. Sự thay đổi thực sự của xã hội Trung Quốc nằm ở sự cải cách dần dần. Cải cách vì thế phù hợp với lợi ích của các bên, vừa phù hợp lợi ích của quần chúng xã hội, vừa phù hợp lợi ích của các tập đoàn lợi ích.
Cho dù cách mạng trong nhiều tình huống đều cáo chung bằng bi kịch, nhưng trong bối cảnh các tập đoàn lợi ích vô ý thức, bi kịch này lại là điều bình thường của lịch sử. Nếu không phải như vậy thì rất khó giải thích sự tuần hoàn của cách mạng trong lịch sử.
Rất rõ ràng, đối với Trung Quốc hiện nay, cải cách tuyệt đối không phải là cái gì đó có cũng được, không có cũng chẳng sao, mà cải cách là cần thiết.