Lê Nguyễn Hương Trà - Điều 258
Một buổi sáng, tui nhận được giấy của phòng A.25 mời lên B.34 của Bộ
Công An (237 Nguyễn Văn Cừ, Quận 1). Tới đây, ngoài hai an ninh chuyên
trách báo chí - xuất bản - thông tin còn có thêm hai anh bên phòng điều
tra hình sự C45B. Làm việc và cãi cọ một chặp, rồi một người lôi trong
cặp ra quyển sách dày cộm, lật lật chỉ tay vô nói tui vi phạm điều này
và kêu đọc đi!
"Điều 258. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích
của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân: Người nào
lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn
giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm
lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì
bị phạt cảnhcáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu
tháng đến ba năm. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù
từ hai năm đến bảy năm".
Không khí lúc đó rất căng thẳng, nhưng tự dưng bị... vzô duyên tui
cười hì hì nói: “Ui anh ơi… điều này có thể bắt tù dễ dàng hàng trăm
người!". Ai dè làm việc tới tối thì bị giữ hổng được về thiệt. Ở lại tới
3 tháng, biệt giam. Đó là thời điểm gần cuối 2010, đến nay đã thêm
nhiều blogger bị bắt vì điều 258.
Sáng nay 19.3, tòa án Nhân dân TP. Hà Nội vừa tuyên án nhà văn,
blogger Phạm Viết Đào 15 tháng tù. Cách đây vài tuần, tòa án Nhân dân
TP. Đà Nẵng cũng tuyên án nhà báo Trương Duy Nhất 2 năm tù giam trong
một phiên xử ngắn ngủi. Mới tuần trước, tòa án Nhân dân Tuyên Quang
tuyên Hoàng Văn Sang - người H'Mông, 18 tháng tù. Ông bị bắt với một số
người khác sau khi cùng một đoàn người H' Mông các tỉnh biên giới Tuyên
Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Cao Bằng xuống Hà Nội kêu cứu vì bị chính
quyền địa phương đàn áp việc thay đổi tập tục, thói quen sinh hoạt cũ.
Ba trường hợp xét xử mới nhất này, đều phạm tội "Lợi dụng các quyền tự
do dân chủ".
Sau khi nghe kết quả phiên xử nhà văn Phạm Viết Đào xong, tui gọi cho
một bạn luật sư: "Nè, anh là người hành nghề luật, thử phân tích nghe
về 258 coi!"
Ảnh kêu đang bận trong tòa, rồi tối mail cho vầy:
"258 rất rõ ràng, cụ thể nhưng khó hiểu thậm chí là không thể
hiểu. Bởi để xác định được như thế nào là lợi dụng, là xâm phạm thì chỉ
có thể định tính mà không thể định lượng. Mà định tính chắc chắn ảnh
hưởng bởi cảm tính. Vì lẽ đó, khá nhiều trường hợp thời gian qua, khi
không áp được vào tội danh nào thì sẽ 258 tất tật.
Tội phạm này muốn cấu thành phải có 2 hành vi là “Lợi dụng quyền
tự do ngôn luận, báo chí, tín ngưỡng….” và sử dụng để “xâm phạm lợi ích
Nhà nước, nhà nước, công dân…” thì mới được xem là đủ. Chính vì sự định
tính nêu trên mà khi truy cứu trách nhiệm hình sự, các cơ quan tố tụng
chỉ căn cứ vào nhận định, đánh giá riêng của mình cùng với một số nghiệp
vụ để quy buộc, áp đặt và định hướng để đối tượng bị xử lý phải chấp
nhận đã có hành vi như quy định của điều luật. Từ đó xét xử và tuyên
phạt.
Cho đến nay, giới làm luật cũng chưa hề có bất kỳ hướng dẫn dưới
Luật nào từ các cơ quan có thẩm quyền về xác định, giải thích hay cụ thể
hóa hành vi của tội danh này."
Điều 258 quả ám ảnh cho bất kỳ một công dân Việt Nam nào, nhất là
những blogger phản biện chính trị - xã hội, và những người đang có những
hoạt động đòi công bằng, nhân quyền trên lãnh thổ đã gần 40 năm hòa
bình, thống nhất. Điều 258 đặt trong một thể chế luôn vỗ ngực tụng xưng
tự do, dân chủ thì các giá trị đó thực chất chỉ là những chiếc bánh vẽ!
Lê Nguyễn Hương Trà
(Blog Cô Gái Đồ Long )
Thất bại thảm hại của lực lượng phản gián Việt Nam trước bọn gián … đất Trung Quốc
Đọc cái tựa kiểu … ngu ngu vậy, chắc
không ít độc giả thấy lạ rồi bật cười. Nhưng đừng cười, vì đó là khởi
đầu để bàn về một câu chuyện nghiêm chỉnh và đụng tới những vấn đề hết
sức lớn lao.
Đã trở thành “tập quán” ở đất nước Việt Nam cộng sản này, là mặc dù cứ mỗi kỳ họp Quốc hội là lại hút dân quan tâm vào những màn “chất vấn” các bộ trưởng, thế nhưng có những “lãnh địa” hầu như không được đụng tới, nó thuộc về 3 ông: bộ trưởng Quốc phòng, bộ trưởng Công an và bộ trưởng Ngoại giao. Phải chăng đó là những lĩnh vực cao siêu, chỉ các “đầy tớ” của nhân dân mới hiểu, còn các “ông bà chủ” ngu si thì không được can dự? Không phải chỉ ở diễn đàn Quốc hội, mà cả mục “Dân hỏi, bộ trưởng trả lời” cũng có lối tương tự.
Nếu như ông bộ trưởng Công an được chấn vấn thoải mái như với bà bộ trưởng Y tế, thì rất có thể có ngày người dân sẽ quan tâm và đặt dấu hỏi: tại sao bọn gián đất và bọn nuôi gián đất Trung Quốc lại thoải mái hoạt động ở VN như vậy? Lực lượng phản gián của VN đâu cả rồi?
Câu hỏi có thể làm cho bọn đầy tớ cười vào mặt các ông bà chủ. Nhưng chớ cười, vì nó rất “biện chứng” đấy. Vì khi người dân có đủ thông tin, hiểu biết qua các cuộc chất vấn, “bộ trưởng trả lời”, họ sẽ biết rằng lực lượng công an có 2 loại: cảnh sát và an ninh. “Cảnh sát” thì ai cũng biết, phải làm rất nhiều việc. Còn “An ninh” thì làm gì, tại sao chẳng thấy ở các nước khác họ không có lực lượng này, mà ở ta thì nó chiếm tới nửa quân số của ngành công an?
Xin thưa là một trong các nhiệm vụ của nó là đi tìm bắt bọn … gián đất. Thế mà cũng không làm được, lại cứ lùng sục bắt các ông bà chủ nào mà dám to mồm “phản biện” với đảng, kiểu như Phạm Viết Đào, Trương Duy Nhất vừa rồi.
Đừng cười dân là không biết “phản gián” là chống gián điệp! Nhưng xin thưa là bọn gián điệp ở xứ vô cùng lạc hậu và đang ngày càng lạc hậu này, thì chúng nó không hoạt động kiểu như trong phim ảnh Hollywood đâu, mà nó hoạt động kiểu rất VN, TQ, tức là từ những câu chuyện … từ gián đất, đỉa, chuột, móng trâu, thảo quả, lá khoai lang … cho tới thuốc chuột (chuột ăn vào mắn đẻ và … động đực đáo để. Ha ha!), áo ngực phụ nữ và kẹo trẻ em nhiễm độc v.v..
Thế là, câu chuyện đã chuyển qua một “vấn đề hết sức lớn lao”, như nói ở trên rồi. Đó là tư tưởng chủ đạo và chiến lược đào tạo, đối tượng đấu tranh của lực lượng an ninh – phản gián VN xem ra đã … lạc, từ hàng chục năm nay.
Phải chăng họ chỉ lo tập trung vào những thứ cao siêu như bên Tây, bên Mỹ, hoặc tập trung vào các đối tượng trong đám các ông bà chủ chuyên to mồm “phản biện” như Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, thậm chí cả các ông bà chủ lang thang phật phờ ngoài vườn hoa Mai Xuân Thưởng?
Trong khi đó, thì bọn gián đất, bọn nuôi gián đất, nghe rất tầm thường, thì họ chả màng (lâu nay có thấy phát hiện thằng gián điệp TQ, thằng gian thương TQ nào phá hoại kinh tế VN mà bị bắt, đem ra xử đâu?). (*) Còn nếu muốn “nâng cao lập trường quan điểm” nữa, thì phải huỵch toẹt ra là bọn gián đất đó lại được đảng của họ dạy rằng đấy là “bạn vàng 4 tốt” của mình, hãy nâng niu, nuôi dưỡng nó cẩn thận. Đương nhiên lực lượng “còn đảng còn mình” dù muốn hay không (tức là quá biết lũ gián đó làm hại chính gia đình, người thân của mình), cũng phải tuân theo răm rắp. Đám phản gián VN mà cứ vớ vẩn loay hoay đi, tìm đi chống gián đất TQ, không khéo còn bị kỷ luật, đến cả ông Bộ trưởng cũng mất chức như chơi ấy chứ!
Thế thì bảo phản gián VN thất bại trước gián đất TQ là đúng quá chứ còn gì nữa!?
Đọc đến đây thì chắc nhiều độc giả không thể còn cười được, mà tức, muốn chửi … “Đ. mẹ chúng mày, phản gián mà hèn hơn con gián!” Thế là đúng với câu ngạn ngữ hiện đại: “Hèn với giặc, ác với dân“.
Định kết thúc bài viết ở đây, nhưng lại nghĩ không khéo dễ bị cho là phản động, chỉ nói xấu chế độ, thế là phải viết thêm vài dòng cho nó có khoản “ca ngợi chế độ”.
Đó là có chút tín hiệu mừng, là hình như cuộc thị sát, chỉ đạo mấy ngày qua của ngài Tổng bí thư tại mấy tỉnh miền Trung có một phần mục tiêu giúp “giảm tải” cho lực lượng an ninh-phản gián VN, để tập trung vào … lũ gián? Lại đừng cười vội! Bởi vì trong chuyến này, ngài tập trung vào chỉ đạo công tác đối thoại với dân, rất quan trọng để chuẩn bị cho Hội nghị TƯ tới. Nơi đầu tiên thực hiện là Đà Nẵng, ngay trước ngày ngài đến đã có cuộc tiếp xúc chưa từng thấy, cả một ban bệ từ trung ương cho tới Chủ tịch, Phó chủ tịch thành phố “đối thoại” với mấy hộ dân khiếu kiện. Rồi như màn “kẻ tung người hứng”, ngay hôm sau, ngài TBT đã khen ngợi hoạt động này, sau khi loan báo tin Bộ chính trị quyết định không kỷ luật Đà Nẵng. Ở Quãng Ngãi cũng bắt đầu “chiến dịch” kiểu này … Như vậy, hy vọng dân khiếu kiện sẽ bớt, sẽ tin yêu đảng hơn. Thế là lực lượng an ninh-phản gián đỡ việc, để tập trung vào đấu tranh với bọn gián đất TQ.
-Đã trở thành “tập quán” ở đất nước Việt Nam cộng sản này, là mặc dù cứ mỗi kỳ họp Quốc hội là lại hút dân quan tâm vào những màn “chất vấn” các bộ trưởng, thế nhưng có những “lãnh địa” hầu như không được đụng tới, nó thuộc về 3 ông: bộ trưởng Quốc phòng, bộ trưởng Công an và bộ trưởng Ngoại giao. Phải chăng đó là những lĩnh vực cao siêu, chỉ các “đầy tớ” của nhân dân mới hiểu, còn các “ông bà chủ” ngu si thì không được can dự? Không phải chỉ ở diễn đàn Quốc hội, mà cả mục “Dân hỏi, bộ trưởng trả lời” cũng có lối tương tự.
Nếu như ông bộ trưởng Công an được chấn vấn thoải mái như với bà bộ trưởng Y tế, thì rất có thể có ngày người dân sẽ quan tâm và đặt dấu hỏi: tại sao bọn gián đất và bọn nuôi gián đất Trung Quốc lại thoải mái hoạt động ở VN như vậy? Lực lượng phản gián của VN đâu cả rồi?
Câu hỏi có thể làm cho bọn đầy tớ cười vào mặt các ông bà chủ. Nhưng chớ cười, vì nó rất “biện chứng” đấy. Vì khi người dân có đủ thông tin, hiểu biết qua các cuộc chất vấn, “bộ trưởng trả lời”, họ sẽ biết rằng lực lượng công an có 2 loại: cảnh sát và an ninh. “Cảnh sát” thì ai cũng biết, phải làm rất nhiều việc. Còn “An ninh” thì làm gì, tại sao chẳng thấy ở các nước khác họ không có lực lượng này, mà ở ta thì nó chiếm tới nửa quân số của ngành công an?
Xin thưa là một trong các nhiệm vụ của nó là đi tìm bắt bọn … gián đất. Thế mà cũng không làm được, lại cứ lùng sục bắt các ông bà chủ nào mà dám to mồm “phản biện” với đảng, kiểu như Phạm Viết Đào, Trương Duy Nhất vừa rồi.
Đừng cười dân là không biết “phản gián” là chống gián điệp! Nhưng xin thưa là bọn gián điệp ở xứ vô cùng lạc hậu và đang ngày càng lạc hậu này, thì chúng nó không hoạt động kiểu như trong phim ảnh Hollywood đâu, mà nó hoạt động kiểu rất VN, TQ, tức là từ những câu chuyện … từ gián đất, đỉa, chuột, móng trâu, thảo quả, lá khoai lang … cho tới thuốc chuột (chuột ăn vào mắn đẻ và … động đực đáo để. Ha ha!), áo ngực phụ nữ và kẹo trẻ em nhiễm độc v.v..
Thế là, câu chuyện đã chuyển qua một “vấn đề hết sức lớn lao”, như nói ở trên rồi. Đó là tư tưởng chủ đạo và chiến lược đào tạo, đối tượng đấu tranh của lực lượng an ninh – phản gián VN xem ra đã … lạc, từ hàng chục năm nay.
Phải chăng họ chỉ lo tập trung vào những thứ cao siêu như bên Tây, bên Mỹ, hoặc tập trung vào các đối tượng trong đám các ông bà chủ chuyên to mồm “phản biện” như Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, thậm chí cả các ông bà chủ lang thang phật phờ ngoài vườn hoa Mai Xuân Thưởng?
Trong khi đó, thì bọn gián đất, bọn nuôi gián đất, nghe rất tầm thường, thì họ chả màng (lâu nay có thấy phát hiện thằng gián điệp TQ, thằng gian thương TQ nào phá hoại kinh tế VN mà bị bắt, đem ra xử đâu?). (*) Còn nếu muốn “nâng cao lập trường quan điểm” nữa, thì phải huỵch toẹt ra là bọn gián đất đó lại được đảng của họ dạy rằng đấy là “bạn vàng 4 tốt” của mình, hãy nâng niu, nuôi dưỡng nó cẩn thận. Đương nhiên lực lượng “còn đảng còn mình” dù muốn hay không (tức là quá biết lũ gián đó làm hại chính gia đình, người thân của mình), cũng phải tuân theo răm rắp. Đám phản gián VN mà cứ vớ vẩn loay hoay đi, tìm đi chống gián đất TQ, không khéo còn bị kỷ luật, đến cả ông Bộ trưởng cũng mất chức như chơi ấy chứ!
Thế thì bảo phản gián VN thất bại trước gián đất TQ là đúng quá chứ còn gì nữa!?
Đọc đến đây thì chắc nhiều độc giả không thể còn cười được, mà tức, muốn chửi … “Đ. mẹ chúng mày, phản gián mà hèn hơn con gián!” Thế là đúng với câu ngạn ngữ hiện đại: “Hèn với giặc, ác với dân“.
Định kết thúc bài viết ở đây, nhưng lại nghĩ không khéo dễ bị cho là phản động, chỉ nói xấu chế độ, thế là phải viết thêm vài dòng cho nó có khoản “ca ngợi chế độ”.
Đó là có chút tín hiệu mừng, là hình như cuộc thị sát, chỉ đạo mấy ngày qua của ngài Tổng bí thư tại mấy tỉnh miền Trung có một phần mục tiêu giúp “giảm tải” cho lực lượng an ninh-phản gián VN, để tập trung vào … lũ gián? Lại đừng cười vội! Bởi vì trong chuyến này, ngài tập trung vào chỉ đạo công tác đối thoại với dân, rất quan trọng để chuẩn bị cho Hội nghị TƯ tới. Nơi đầu tiên thực hiện là Đà Nẵng, ngay trước ngày ngài đến đã có cuộc tiếp xúc chưa từng thấy, cả một ban bệ từ trung ương cho tới Chủ tịch, Phó chủ tịch thành phố “đối thoại” với mấy hộ dân khiếu kiện. Rồi như màn “kẻ tung người hứng”, ngay hôm sau, ngài TBT đã khen ngợi hoạt động này, sau khi loan báo tin Bộ chính trị quyết định không kỷ luật Đà Nẵng. Ở Quãng Ngãi cũng bắt đầu “chiến dịch” kiểu này … Như vậy, hy vọng dân khiếu kiện sẽ bớt, sẽ tin yêu đảng hơn. Thế là lực lượng an ninh-phản gián đỡ việc, để tập trung vào đấu tranh với bọn gián đất TQ.
* Xem thêm: Có 3 loại gián nguy hiểm của Trung Quốc: Gián điệp, nội gián và gián đất.
-
Vef.vn/VietnamNet
Tác giả: BÀI, ẢNH: BẢO HÂN
Bài đã được xuất bản.: 20/03/2014 05:00 GMT+7
Người Trung Quốc sang Việt Nam lập trại nuôi gián
Sang Việt Nam ăn ngủ 24/24h tại trại nuôi gián, người Trung
Quốc còn chấp nhận làm không công để dạy và hướng dẫn nông dân Việt kỹ
thuật nuôi gián đất.
Ăn ngủ ở trại gián
Tại cơ sở nuôi gián đất của ông Nguyễn Đình Nguyên (xã Quảng Phú, Lương Tài, Bắc Ninh) lúc nào cũng có từ 3-4 người chuyên ở trại nuôi gián đất để chăm sóc, theo dõi. Trong đó, một người tên Giang Triệu Vinh luôn túc trực ở trại để hướng dẫn kỹ thuật.
Ông Nguyên cho biết, “Sau khi được bà Lương ở huyện Gia Bình (Bắc Ninh) đi làm việc ở Đài Loan (Trung Quốc) giới thiệu về mô hình nuôi gián đất, tôi sang Trung Quốc để tìm hiểu, học kinh nghiệm và tìm kiếm đầu ra. Thấy người ta giới thiệu nuôi gián dễ, cho thu nhập cao nên tôi nhờ người Trung Quốc lấy hơn 1 tạ trứng gián về cho ấp nở nuôi thử. Với 1kg trứng gián cho nở 16.000 gián đất con”.
Ông Nguyên còn chia sẻ, ngoài việc mua trứng gián giống từ Trung Quốc về thì còn có ba người Trung Quốc sang giúp nuôi gián. Hiện tại cơ sở của tôi chỉ còn ông Giang Triệu Vinh ở lại để hỗ trợ.
Theo ông Nguyên, ông Giang Triệu Vinh sang đây từ những ngày đầu để mở trại gián đất và ở lại trại 24/24h. Thậm chí ông Vinh còn ăn ngủ trên chuồng nuôi gián đất cả mấy tháng nay, chấp nhận làm không có lương. Mọi tài liệu kỹ thuật liên quan đến tiếng Trung Quốc đều do ông Vinh dịch và hướng dẫn gia đình ông làm theo.
Ăn ngủ ở trại gián
Tại cơ sở nuôi gián đất của ông Nguyễn Đình Nguyên (xã Quảng Phú, Lương Tài, Bắc Ninh) lúc nào cũng có từ 3-4 người chuyên ở trại nuôi gián đất để chăm sóc, theo dõi. Trong đó, một người tên Giang Triệu Vinh luôn túc trực ở trại để hướng dẫn kỹ thuật.
Ông Nguyên cho biết, “Sau khi được bà Lương ở huyện Gia Bình (Bắc Ninh) đi làm việc ở Đài Loan (Trung Quốc) giới thiệu về mô hình nuôi gián đất, tôi sang Trung Quốc để tìm hiểu, học kinh nghiệm và tìm kiếm đầu ra. Thấy người ta giới thiệu nuôi gián dễ, cho thu nhập cao nên tôi nhờ người Trung Quốc lấy hơn 1 tạ trứng gián về cho ấp nở nuôi thử. Với 1kg trứng gián cho nở 16.000 gián đất con”.
Ông Nguyên còn chia sẻ, ngoài việc mua trứng gián giống từ Trung Quốc về thì còn có ba người Trung Quốc sang giúp nuôi gián. Hiện tại cơ sở của tôi chỉ còn ông Giang Triệu Vinh ở lại để hỗ trợ.
Theo ông Nguyên, ông Giang Triệu Vinh sang đây từ những ngày đầu để mở trại gián đất và ở lại trại 24/24h. Thậm chí ông Vinh còn ăn ngủ trên chuồng nuôi gián đất cả mấy tháng nay, chấp nhận làm không có lương. Mọi tài liệu kỹ thuật liên quan đến tiếng Trung Quốc đều do ông Vinh dịch và hướng dẫn gia đình ông làm theo.
Giới thiệu về nuôi gián đất, ông Vinh có hẳn một bộ đĩa VCD về quy trình và kỹ thuật nuôi gián đất. Tuy nhiên, khi hỏi về công dụng cũng như tác hại của con gián đất, ông Vinh chỉ nói: “Gián đất ở bên Trung Quốc người ta nuôi nhiều, phơi đầy sân như Việt Nam phơi lúa, có công dụng chữa nhiều loại bệnh khác nhau”.
Còn chữa được những bệnh gì và công dụng ra sao ông Vinh chỉ nói “Tôi
già rồi, trí nhớ kém, không thể nhớ được lâu, các cô chú có thể tìm
hiểu tài liệu nói về gián đất trên các trang web, bên Trung Quốc dùng
gián đất để làm thuốc chữa bệnh nhiều lắm”.
Chưa cấm lệnh cấm, dân vẫn cứ nuôi
Ông Nguyên cho biết, khu nuôi rộng 200m2, chuồng nuôi được làm bằng thép và tôn chắc chắn. Tháng 8/2013, ông có nhập trứng gián từ Trung Quốc về cho ấp nở. Hiện nay gián đã được 3 tháng tuổi, dự kiến đến khoảng trung tuần tháng 8 sẽ cho thu hoạch.
Ông Nguyên ước tính, gián đất xuất bán sang Trung Quốc hiện giờ có giá 175.000 đồng/kg. Nếu thành công, ông thu được khoảng 30 – 40 tấn gián thành phẩm khô. Trừ hết chi phí đầu tư, ông Nguyên có thể lãi được khoảng 10 tấn gián, tương đương với 1,75 tỷ đồng.
Chưa cấm lệnh cấm, dân vẫn cứ nuôi
Ông Nguyên cho biết, khu nuôi rộng 200m2, chuồng nuôi được làm bằng thép và tôn chắc chắn. Tháng 8/2013, ông có nhập trứng gián từ Trung Quốc về cho ấp nở. Hiện nay gián đã được 3 tháng tuổi, dự kiến đến khoảng trung tuần tháng 8 sẽ cho thu hoạch.
Ông Nguyên ước tính, gián đất xuất bán sang Trung Quốc hiện giờ có giá 175.000 đồng/kg. Nếu thành công, ông thu được khoảng 30 – 40 tấn gián thành phẩm khô. Trừ hết chi phí đầu tư, ông Nguyên có thể lãi được khoảng 10 tấn gián, tương đương với 1,75 tỷ đồng.
“Thương lái Trung Quốc nói có bao nhiêu cũng mua hết. Khi nào gián
đất bán được họ sẽ sang tận nơi thu mua chứ tôi không phải đem đi bán.
Hiện nay, họ vẫn chủ động liên hệ với gia đình để hỏi thăm tình hình
chăn nuôi gián và còn ngỏ lời muốn sang thăm”, ông Nguyên chia sẻ.
Khi đề cập đến việc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản cấm nuôi gián đất, ông Nguyên cho hay, hiện nay gia đình chưa nhận được một văn bản nào về quyết định cấm nuôi gián của chính quyền địa phương. Chỉ thấy thời gian trước có một đoàn cơ quan chức năng về lấy mẫu gián đất đi nghiên cứu, xét nghiệm nhưng đến giờ không thấy quay lại thông báo kết quả và tác như trên phương tiện truyền thông nói.
“Tôi thấy mô hình nuôi gián đất ở bên Trung Quốc khá phổ biến, giúp nông dân làm giàu thì tôi học hỏi đem về Việt Nam nuôi thử. Nếu chính quyền cấm thì buộc chúng tôi phải đem gián đi thiêu hủy, chấp hành đúng chủ trương. Còn khi gia đình chưa nhận được quyết định cấm nuôi thì vẫn cứ tiếp thục nuôi. Khi nào cấm thì dừng”, ông Nguyên nói.
Ông Trịnh Văn Thăng, Phó chủ tịch UBND xã Quảng Phú cho biết, xã đã biết về mô hình nuôi gián đất của gia đình ông Nguyễn Đình Nguyên được một thời gian nhưng tác hại của con gián đất như thế nào thì mới được biết qua các phương tiện thông tin đại chúng. Khi nào nhận được chỉ đạo từ cấp trên, chính quyền xã sẽ tiến hành xử lý theo hướng dẫn.
Khi đề cập đến việc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản cấm nuôi gián đất, ông Nguyên cho hay, hiện nay gia đình chưa nhận được một văn bản nào về quyết định cấm nuôi gián của chính quyền địa phương. Chỉ thấy thời gian trước có một đoàn cơ quan chức năng về lấy mẫu gián đất đi nghiên cứu, xét nghiệm nhưng đến giờ không thấy quay lại thông báo kết quả và tác như trên phương tiện truyền thông nói.
“Tôi thấy mô hình nuôi gián đất ở bên Trung Quốc khá phổ biến, giúp nông dân làm giàu thì tôi học hỏi đem về Việt Nam nuôi thử. Nếu chính quyền cấm thì buộc chúng tôi phải đem gián đi thiêu hủy, chấp hành đúng chủ trương. Còn khi gia đình chưa nhận được quyết định cấm nuôi thì vẫn cứ tiếp thục nuôi. Khi nào cấm thì dừng”, ông Nguyên nói.
Ông Trịnh Văn Thăng, Phó chủ tịch UBND xã Quảng Phú cho biết, xã đã biết về mô hình nuôi gián đất của gia đình ông Nguyễn Đình Nguyên được một thời gian nhưng tác hại của con gián đất như thế nào thì mới được biết qua các phương tiện thông tin đại chúng. Khi nào nhận được chỉ đạo từ cấp trên, chính quyền xã sẽ tiến hành xử lý theo hướng dẫn.
Sẽ thiêu hủy toàn bộ số gián đất của các hộ nuôiÔng Nguyễn Hữu Trượng – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Ninh cho biết, Sở mới nhận được văn bản chỉ đạo của Bộ vào ngày 18/3, trước đó vào chiều 17/3, ông Vũ Hữu Tám – Thứ trưởng Bộ NNPTNT đã gọi điện thoại chỉ đạo. Sau đó Sở đã có văn bản trình UBND đề nghị UBND chỉ đạo thiêu hủy toàn bộ số gián đất hiện đang nuôi ở các hộ.Ông Vũ Thái Ninh – Trưởng phòng Chăn nuôi (Sở NNPTNT Bắc Ninh) còn cho biết, sáng ngày 18/3,UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo UBND 2 huyện Gia Bình, Lương Tài và các sở ngành liên quan thực hiện việc thiêu hủy số gián đất đang nuôi, trứng gián và giá để nuôi gián đất. Thời hạn thiêu hủy phải xong trước ngày 21/3. Toàn bộ thiệt hại về mặt kinh tế các hộ nuôi phải tự chấp nhận vì đây là quy định của nhà nước, khi nhập những loại vật nuôi mới người dân đã không xin phép các cơ quan chức năng nhà nước, kiểm dịch hải quan… |
(Chép Sử Việt)
Việt Nam không thể đạt mục tiêu trở thành một nước công nghiệp hóa vào năm 2020
Việt Nam trong văn kiện
của Đại hội IX (2001) cho rằng “đến
năm 2020 nước ta cơ bản trở thành
một nước công nghiệp theo hướng
hiện đại”. Bài này cho rằng
với bất cứ định nghĩa hay tiêu
chí nào về một nước được
gọi là “công nghiệp hóa”, Việt Nam đang trên đường thụt
lùi, chứ không phải tiến tới mục
đích này.
Trước khi đi vào bàn thêm về công nghiệp hóa, số liệu thống kê về cả GDP và lao động phát xuất từ công nghiệp chế biến cho thấy Việt Nam đạt được đỉnh điểm vào năm 2002-2003, chiếm trên 20% GDP và từ đó cứ tụt dốc dần. Mới đây (vào năm 2012) tỷ lệ đóng góp của công nghiệp chế biến chỉ còn 17% GDP. Nếu tính theo lao động, tỷ lệ đóng góp của công nghiệp chế biến vào lao động đạt hơn 20% vào năm 2011 cũng tụt dốc thê thảm xuống 14% vào năm 2012, mất 6%, khoảng 3.3 triệu việc làm.
Trước khi đi vào bàn thêm về công nghiệp hóa, số liệu thống kê về cả GDP và lao động phát xuất từ công nghiệp chế biến cho thấy Việt Nam đạt được đỉnh điểm vào năm 2002-2003, chiếm trên 20% GDP và từ đó cứ tụt dốc dần. Mới đây (vào năm 2012) tỷ lệ đóng góp của công nghiệp chế biến chỉ còn 17% GDP. Nếu tính theo lao động, tỷ lệ đóng góp của công nghiệp chế biến vào lao động đạt hơn 20% vào năm 2011 cũng tụt dốc thê thảm xuống 14% vào năm 2012, mất 6%, khoảng 3.3 triệu việc làm.
Tỷ
lệ GDP theo hoạt động kinh tế, 1995-2012
|
1995
|
2005
|
2006
|
2007
|
2008
|
2009
|
2010
|
2011
|
2012
|
2009
|
2010
|
2011
|
2012
|
Nông nghiệp
|
0.27
|
0.19
|
0.19
|
0.19
|
0.20
|
0.19
|
0.19
|
0.20
|
0.20
|
0.19
|
0.19
|
0.20
|
0.20
|
Khai khoáng
|
0.05
|
0.10
|
0.09
|
0.09
|
0.09
|
0.09
|
0.10
|
0.10
|
0.12
|
0.09
|
0.10
|
0.10
|
0.12
|
Công nghiệp chế biến
|
0.15
|
0.19
|
0.19
|
0.19
|
0.19
|
0.18
|
0.18
|
0.18
|
0.17
|
0.18
|
0.18
|
0.18
|
0.17
|
Điện nước
|
0.02
|
0.04
|
0.04
|
0.04
|
0.04
|
0.04
|
0.04
|
0.04
|
0.04
|
0.04
|
0.04
|
0.04
|
0.04
|
Xây dựng
|
0.07
|
0.06
|
0.06
|
0.06
|
0.06
|
0.06
|
0.06
|
0.06
|
0.06
|
0.06
|
0.06
|
0.06
|
0.06
|
Thương nghiệp
|
0.16
|
0.12
|
0.12
|
0.12
|
0.13
|
0.13
|
0.13
|
0.13
|
0.13
|
0.13
|
0.13
|
0.13
|
0.13
|
Vận tải thông tin
|
0.04
|
0.04
|
0.04
|
0.04
|
0.04
|
0.04
|
0.04
|
0.04
|
0.04
|
0.04
|
0.04
|
0.04
|
0.04
|
Ngân hàng, tài chính
|
0.02
|
0.05
|
0.05
|
0.05
|
0.05
|
0.06
|
0.06
|
0.05
|
0.05
|
0.06
|
0.06
|
0.05
|
0.05
|
Hành chính, giáo dục y tế, văn hóa
|
0.10
|
0.09
|
0.09
|
0.09
|
0.08
|
0.08
|
0.08
|
0.08
|
0.08
|
0.08
|
0.08
|
0.08
|
0.08
|
Dịch vụ khác
|
0.12
|
0.12
|
0.12
|
0.12
|
0.12
|
0.12
|
0.12
|
0.12
|
0.11
|
0.12
|
0.12
|
0.12
|
0.11
|
Tỷ
lệ đóng góp của công nghiệp
chế biến vào kinh tế theo lao động
và GDP Việt Nam
Nguồn: Key Indicators for Asia and the Pacific 2013, Asian Development Bank (ADB),
đây là số liệu Tổng Cục Thống Kê Việt Nam cung cấp cho ADB.
Chúng ta cần hiểu
tỷ lệ đóng góp vào GDP của
công nghiệp chế biến như thế nào?
Theo Vũ
Thành Tự An, Tổ chức Phát
triển Công nghiệp của Liên hiệp
quốc (UNIDO) nói chung căn cứ vào ba
tiêu chí, bao gồm giá trị gia tăng
hàng công nghiệp chế tạo (MVA) trên
đầu người, tỷ trọng xuất khẩu
hàng công nghiệp chế tạo, và tỷ
trọng ngành công nghiệp chế tạo
trong GDP để phân các nước thành
5 nhóm: công nghiệp hóa, công nghiệp
hóa mới thế hệ thứ nhất (NICs),
công nghiệp hóa mới thế hệ thứ
hai, đang phát triển, và chậm phát
triển. Theo cách phân loại này, ở
châu Á, chỉ có Đài Loan, Hàn
Quốc, Ấn Độ, Singapore, và Hồng
Kông thuộc nhóm NICs.
Thiệt ra theo tôi nghĩ các tiêu chí trên của UNIDO không giúp gì cho việc đánh giá trình độ công nghiệp hóa của một nền kinh tế vì sự xuất hiện của tính gia công công nghiệp trong nền kinh tế thế giới hiện nay. Tính gia công có thể định nghĩa cho trường hợp trong đó việc sản xuất một món hàng công nghiệp dựa vào phía bên đối tác nước ngoài cung cấp linh kiện hay nguyên vật liệu (có thể cả tư bản) và tự tiêu thụ sản phẩm.
Trước đây, khi nền kinh tế còn chưa mang tính gia công, các nhà kinh tế khi nghiên cứu quá trình phát triển để xếp hạng một nước vào loại nước công nghiệp hóa phát triển, họ chỉ dùng một tiêu chí rất đơn giản: đó là tỷ lệ đóng góp của công nghiệp chế biến vào GDP. Lý do cũng đơn giản vì ai cũng công nhận các nền kinh tế như Mỹ, Đức hay Nhật là các nền kinh tế tiên tiến và họ đều đạt hay vượt tỷ lệ đóng góp vào GDP của công nghiệp chế biến trên 30% vào những năm 1970 trước khi giảm dần để chuyển sang nền kinh tế dịch vụ. Như ở Mỹ, vào năm 2012, công nghiệp chế biến chỉ còn chiếm 12% GDP, trong khi đó dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ giáo dục, y tế, tài chính và thiết kế kỹ thuật ngày càng tăng. Ở Đức và Nhật, có thể nói vẫn còn nằm trong hệ thống công nghiệp cũ (hoặc có khả năng bảo vệ chúng), có tỷ lệ công nghiệp chế biến vẫn còn cao, ở mức 24% và 19%.
Tiêu chí dùng để đánh giá như trên không còn thích hợp bởi sự phát triển mạnh của công nghiệp gia công kể từ khoảng đầu những năm 1980. Với công nghiệp gia công, nước chủ nhà không cần có thời gian lâu dài đầu tư nhiều, nhất là về giáo dục và khoa học nhằm đạt được trình độ kỹ thuật đủ khả năng phát minh, thiết kế hoặc áp dụng công nghệ mới, họ chỉ cần mở cửa thu hút đầu tư của tư bản nước ngoài, để tư bản nước ngoài làm mọi chuyện liên quan đến đầu óc từ thiết kế tìm thị trường, còn bản thân chỉ cần cung ứng lao động cơ bắp rẻ tiền. Chính vì vậy, tỷ lệ đóng góp của công nghiệp gia công này vào GDP dù có cao ở nhiều nước châu Á thì cũng không thể xếp chúng vào nhóm các nước công nghệ tiên tiến. Hơn nữa, phần GDP thu được phải chia lại cho tư bản nước ngoài cũng rất là lớn. Ở Việt Nam, tỷ lệ chi trả ra nước ngoài này tính dựa theo số liệu của ADB vào năm 2011 ít nhất lên đến 4.3% GDP. Đây là tỷ lệ chi trả ra nước ngoài, chưa kể phần chia chưa được chuyển ra nước ngoài. Nếu trừ đi phần chuyển ra nước ngoài này đi thì công nghiệp chế biến ở Việt Nam có lẽ chỉ đóng góp khoảng 13% vào GDP vào năm 2012, và của Mã Lai chẳng hạn cũng chỉ còn 20%. Trung Quốc là trường hợp đặc biệt vì dù có trừ đi phần phải chi trả ra nước ngoài thì tỷ lệ đóng góp của công nghiệp chế biến của TQ cũng vẫn rất lớn, đạt mức trên 30% là mức tiêu chí áp dụng cho các nước khác trước đây. Số liệu của TQ cũng còn ở dạng khó tin cậy vì họ chỉ mới đưa thông tin về công nghiệp chế biến vài năm gần đây (lúc có lúc không). Liệu TQ có thể xếp vào nước đã được công nghiệp hóa không hãy còn là dấu hỏi. Chắc chắn cần nghiên cứu sâu hơn để đưa ra định nghĩa phù hợp về “công nghiệp hóa” cho tình hình kinh tế mở cửa của thế giới hiện nay. Ở đây, tiêu chí về GDP trên đầu người, hay GDP từ công nghiệp trên đầu người tính theo USD mà UNIDO nói tới có thể định vị chỗ đứng của TQ.
Tuy nhiên, ngay với tiêu chí định nghĩa dễ dãi về công nghiệp hóa, Việt Nam cũng đang tụt hậu dần so với các nước láng giềng khác như đã nói ở trên.
Tỷ lệ công nghiệp chế biến trrong GDP của một số nước Châu Á
Thiệt ra theo tôi nghĩ các tiêu chí trên của UNIDO không giúp gì cho việc đánh giá trình độ công nghiệp hóa của một nền kinh tế vì sự xuất hiện của tính gia công công nghiệp trong nền kinh tế thế giới hiện nay. Tính gia công có thể định nghĩa cho trường hợp trong đó việc sản xuất một món hàng công nghiệp dựa vào phía bên đối tác nước ngoài cung cấp linh kiện hay nguyên vật liệu (có thể cả tư bản) và tự tiêu thụ sản phẩm.
Trước đây, khi nền kinh tế còn chưa mang tính gia công, các nhà kinh tế khi nghiên cứu quá trình phát triển để xếp hạng một nước vào loại nước công nghiệp hóa phát triển, họ chỉ dùng một tiêu chí rất đơn giản: đó là tỷ lệ đóng góp của công nghiệp chế biến vào GDP. Lý do cũng đơn giản vì ai cũng công nhận các nền kinh tế như Mỹ, Đức hay Nhật là các nền kinh tế tiên tiến và họ đều đạt hay vượt tỷ lệ đóng góp vào GDP của công nghiệp chế biến trên 30% vào những năm 1970 trước khi giảm dần để chuyển sang nền kinh tế dịch vụ. Như ở Mỹ, vào năm 2012, công nghiệp chế biến chỉ còn chiếm 12% GDP, trong khi đó dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ giáo dục, y tế, tài chính và thiết kế kỹ thuật ngày càng tăng. Ở Đức và Nhật, có thể nói vẫn còn nằm trong hệ thống công nghiệp cũ (hoặc có khả năng bảo vệ chúng), có tỷ lệ công nghiệp chế biến vẫn còn cao, ở mức 24% và 19%.
Tiêu chí dùng để đánh giá như trên không còn thích hợp bởi sự phát triển mạnh của công nghiệp gia công kể từ khoảng đầu những năm 1980. Với công nghiệp gia công, nước chủ nhà không cần có thời gian lâu dài đầu tư nhiều, nhất là về giáo dục và khoa học nhằm đạt được trình độ kỹ thuật đủ khả năng phát minh, thiết kế hoặc áp dụng công nghệ mới, họ chỉ cần mở cửa thu hút đầu tư của tư bản nước ngoài, để tư bản nước ngoài làm mọi chuyện liên quan đến đầu óc từ thiết kế tìm thị trường, còn bản thân chỉ cần cung ứng lao động cơ bắp rẻ tiền. Chính vì vậy, tỷ lệ đóng góp của công nghiệp gia công này vào GDP dù có cao ở nhiều nước châu Á thì cũng không thể xếp chúng vào nhóm các nước công nghệ tiên tiến. Hơn nữa, phần GDP thu được phải chia lại cho tư bản nước ngoài cũng rất là lớn. Ở Việt Nam, tỷ lệ chi trả ra nước ngoài này tính dựa theo số liệu của ADB vào năm 2011 ít nhất lên đến 4.3% GDP. Đây là tỷ lệ chi trả ra nước ngoài, chưa kể phần chia chưa được chuyển ra nước ngoài. Nếu trừ đi phần chuyển ra nước ngoài này đi thì công nghiệp chế biến ở Việt Nam có lẽ chỉ đóng góp khoảng 13% vào GDP vào năm 2012, và của Mã Lai chẳng hạn cũng chỉ còn 20%. Trung Quốc là trường hợp đặc biệt vì dù có trừ đi phần phải chi trả ra nước ngoài thì tỷ lệ đóng góp của công nghiệp chế biến của TQ cũng vẫn rất lớn, đạt mức trên 30% là mức tiêu chí áp dụng cho các nước khác trước đây. Số liệu của TQ cũng còn ở dạng khó tin cậy vì họ chỉ mới đưa thông tin về công nghiệp chế biến vài năm gần đây (lúc có lúc không). Liệu TQ có thể xếp vào nước đã được công nghiệp hóa không hãy còn là dấu hỏi. Chắc chắn cần nghiên cứu sâu hơn để đưa ra định nghĩa phù hợp về “công nghiệp hóa” cho tình hình kinh tế mở cửa của thế giới hiện nay. Ở đây, tiêu chí về GDP trên đầu người, hay GDP từ công nghiệp trên đầu người tính theo USD mà UNIDO nói tới có thể định vị chỗ đứng của TQ.
Tuy nhiên, ngay với tiêu chí định nghĩa dễ dãi về công nghiệp hóa, Việt Nam cũng đang tụt hậu dần so với các nước láng giềng khác như đã nói ở trên.
Tỷ lệ công nghiệp chế biến trrong GDP của một số nước Châu Á
|
1995
|
2005
|
2012
|
Mã Lai
|
0.264
|
0.275
|
0.243
|
Indonesia
|
0.241
|
0.274
|
0.239
|
Philippines
|
0.230
|
0.241
|
0.205
|
Thailand
|
0.265
|
0.299
|
0.297
|
Đài Loan
|
0.249
|
0.266
|
0.240
|
Singapore
|
0.235
|
0.256
|
0.194
|
Nam Hàn
|
0.241
|
0.247
|
0.280
|
Trung Quốc
|
|
0.330
|
|
Nhật
|
0.215
|
0.199
|
0.187
|
Cambodia
|
0.091
|
0.178
|
0.151
|
Việt Nam
|
0.150
|
0.188
|
0.174
|
Nguồn:
Asian Development Bank (như trên), riêng TQ là
từ UN
Không chỉ tập
trung vào công nghiệp gia công, điều
khó tránh khỏi trong giai đoạn thiếu
vốn, Việt Nam cũng lại tập trung tiền
của vào phát triển vào khai khoáng
(tăng từ 5% năm 1995 lên 12% GDP năm 2012)
và các hoạt động ngân hàng
tài chính (từ 2% lên 5% GDP cùng
thời gian trên) - xem bảng Tỷ
lệ GDP theo hoạt động kinh tế. Đó là chưa kể
tăng trưởng đáng kể của khu
vực dịch vụ buôn bán bất động
sản (không kể nhà tự có tự
ở) lên tới 2% GDP. Còn việc đẩy
tiền vào các hoạt động của
Vinashines hay Bauxit, v.v. rõ ràng là đổ
tiền vào ống cống. Rõ ràng là những khu vực phát triển không phải
là khu vực nhằm nâng cao khả năng
phát triển công nghệ mà chỉ
nhằm thu vén lợi ích trước mắt
của phe nhóm lãnh đạo. Vấn đề
của phát triển là làm chủ được
công nghệ của một hoạt động
sản xuất nào đó (từ thiết
kế sản phẩm đến thiết kế qui
trình sản xuất) để cạnh tranh với
nước ngoài chứ không phải là
gia công.
Vũ Quang Việt
3/18/2014
(Diễn đàn)
Xâm chiếm Crimea: Nga sẽ trả giá như thế nào?
MOSCOW
– Mặc dù các bãi biển đẹp và lâu đài lộng lẫy đã giúp Crimea trở thành
trung tâm nghỉ dưỡng nổi tiếng từ thời Liên Xô nhưng bán đảo tại Biển
Đen này từ lâu đã là nơi tràn ngập tệ nạn tham nhũng. Điện Kremlin đã
bắt đầu tính toán chính xác những chi phí cần thiết để hỗ trợ nền kinh
tế hỗn loạn tại đây sau khi xâm chiếm khu vực này từ Ukraina bằng lý do
‘trưng cầu dân ý’.
Dưới đây là những điều mà Crimea hiện đang cần cũng như những thách thức kinh tế mà Nga phải đối mặt sau khi sát nhập khu vực này vào Liên bang.
Dưới đây là những điều mà Crimea hiện đang cần cũng như những thách thức kinh tế mà Nga phải đối mặt sau khi sát nhập khu vực này vào Liên bang.
Một tấm áp phích tuyên truyền tại thành phố Sevastopol ở Crimea vào ngày 18 tháng Ba mô tả khu vực màu đỏ với hình chữ vạn cùng với dây thép gai tượng trưng cho ‘phát xít’ và một bên với các màu sắc lá cờ Nga. Ảnh L.A. Times |
Kỳ vọng lớn
Trước khi cuộc trưng cầu dân ý diễn ra ở Crimea, nhiều cử tri đã được tuyên truyền rằng ‘cỏ ở phía Nga xanh hơn rất nhiều’.
Tổng thống Vladimir Putin có thể đã thổi bùng những luận điệu như vậy trong các cuộc biểu tình chống chính phủ Ukraina trước khi Nga xâm lược Crimea. Ông nêu ra các thông điệp đồng cảm rằng nền kinh tế Crimea nằm dưới sự quản lý yếu kém của “một nhóm người gian xảo”. Và ông đã tán dương sự thành công tương đối của nền kinh tế Nga bằng cách đưa ra các số liệu về lương hưu và tiền lương ở cả hai nước nhằm tranh luận rằng người dân sống tốt hơn ở Nga.
Hôm thứ Hai, một ngày sau khi cuộc trưng cầu dân ý diễn ra, Thủ tướng Crimea Sergei Aksyonov đã viết trên tài khoản Twitter của ông rằng Moscow đã viện trợ 15 tỷ rúp (khoảng 400 triệu USD) và nói số tiền này đã giúp tăng gấp đôi ngân sách của Crimea chỉ trong một đêm.
“Đây là một nền tảng lý tưởng cho những rủi ro … và để thực hiện những phép lạ kinh tế”, thanh tra doanh nghiệp người Nga Boris Titov cho biết.
“Không tốt hơn Palestine”
Nhưng khi giấc mơ chiếm đóng Crimea của Nga đang dần trở thành hiện thực thì cũng là lúc Moscow cố gắng tính toán các chi phí phải trả khi sát nhập vùng này. Theo lời Bộ trưởng Bộ Phát triển Khu vực Nga Igor Slyunyayev thì hiện trạng kinh tế tại đây “trông không tốt hơn so với Palestine” chút nào.
Khi còn thuộc quyền kiểm soát của Ukraina thì ngân sách hàng năm của Crimea được Kiev hỗ trợ mỗi năm lên đến 500 triệu USD, tức khoảng 40 phần trăm. Nga dự kiến sẽ tiếp tục cung cấp số tiền tương đương hoặc nhiều hơn nữa để nâng cao mức sống trong vùng lãnh thổ mới xâm chiếm.
Mức sống ở Crimea hiện khác xa so với Nga. GDP bình quân đầu người ở Nga – nơi có hơn một trăm tỷ phú – là khoảng 14,000 USD mỗi năm trong khi ở Crimea chỉ đạt khoảng 5,000 USD mỗi năm.
Nhân khẩu học là một trong những trở ngại lớn nhất hiện nay. Hơn 500.000 người – tức khoảng một phần tư dân số – là những người đã về hưu. So với Ukraina, tiền lương hưu tại Nga hiện nay nhiều hơn gấp đôi, và theo cựu bộ trưởng thuế của Nga Alexander Pochinok ước tính thì chỉ riêng lương hưu ở Crimea có thể lên đến 70 tỷ rúp (1,9 tỷ USD) mỗi năm.
Nhiều cư dân Crimea kiếm sống bằng các dịch vụ du lịch, mặc dù nhiều nguồn tiền kiếm được từ ngành này rất khó để chính phủ đánh thuế. Khoảng 70 phần trăm khách du lịch trong những năm gần đây đến từ Ukraina, phần lớn bởi vì chỉ có đường bộ và đường sắt là cơ sở hạ tầng có thể kết nối bán đảo này và đại lục Ukraina. Ngành công nghiệp du lịch có khả năng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề vào mùa hè này khi người Ukraina tiếp tục xa lánh Crimea. Chính quyền Nga cam kết sẽ giảm các chi phí đi lại nhằm thúc đẩy ngành du lịch tại khu vực này trong những ngày sắp tới.
Phụ thuộc vào Ukraina
Crimea hiện phụ thuộc rất nhiều vào Ukraina để tiếp cận các nguồn năng lượng và nguồn nước. Khoảng 80 phần trăm nguồn điện của khu vực này được cung cấp qua eo đất nhỏ giữa Crimea và Ukraina. Thống đốc vùng Krasnodar nằm phía nam nước Nga – khu vực chỉ cách Crimea một vùng nước được gọi là eo biển Kerch – cam kết sẽ cung cấp điện cho bán đảo này bằng cách xây dựng các hệ thống ngầm dưới nước. Các quan chức khác nói Crimea có thể cần phải xây dựng các nhà máy điện để cung cấp cho cư dân tại đây – một dự án có thể lên đến gần 1,7 tỷ USD.
Nga cũng hứa hẹn sẽ tăng cường cơ sở hạ tầng trong khu vực này. Moscow và Kiev đã bàn về việc xây dựng một cây cầu bắc qua eo biển Kerch từ hơn một thập kỷ nay nhưng dự án đã nhiều lần bị đình trệ. Trong những tuần gần đây, các quan chức Nga đã háo hức thúc dục tái thành lập dự án này, điều mà các chuyên gia cho rằng phải mất thêm nhiều năm nữa và sẽ tiêu tốn ít nhất 50 tỷ rúp (1,4 tỷ USD). Họ cũng đang thảo luận việc xây dựng một tuyến đường sắt và đường hầm để thông qua eo biển Kerch.
Ngay cả khi chính phủ Crimea đe dọa sẽ quốc hữu hóa các tài sản thuộc chính phủ Ukraina nhưng Kiev vẫn không tắt nguồn cung cấp nước và năng lượng dành do bán đảo này.
“(Chính phủ Kiev) mong muốn được xem là họ đáp trả vụ việc hợp lý và vừa phải trong cuộc khủng hoảng này và họ không muốn người Nga tiếp tục viện cớ để can thiệp sâu hơn nữa”, Timothy Ash, một phân tích gia thuộc Ngân hàng Standard cho biết. “Sự nguy hiểm của việc này là Nga có thể sẽ viện cớ để can thiệp vào các vùng xung quanh Crimea nhằm bảo đảm nguồn nước và điện để cung cấp cho bản đảo này”.
Thay đổi nhỏ đối với Nga
Ngay cả khi tất cả chi phí cho các dự án lên đến hàng tỷ đô la thì việc này vẫn không mang lại nhiều sự thay đổi đối với chính phủ Nga.
“Đối với ngân sách của Nga thì đây không phải là một vấn đề lớn”, Nataliya Orlova – trưởng ban kinh tế tại Ngân hàng Alfa cho biết.
“Thậm chí nếu phải chi tiêu 5 tỷ 10 tỷ USD thì đây cũng không phải là số tiền đáng kể có thể làm thay đổi mọi thứ”.
Hiện nay Nga đã có tổng cộng hơn 170 tỷ USD cất giấu trong hai quỹ khác nhau tính đến cuối tháng Hai. Họ đã từng khai thác vào số tiền này để cố gắng chống đỡ cho Tổng thống Ukraina Viktor Yanukovych, người đã bị lật đổ và chạy trốn sang Nga hồi tháng trước.
Tham nhũng
Orlova cho rằng việc sáp nhập Crimea trong thực tế có thể là điều tích cực đối với nền kinh tế của Nga trong thời gian ngắn hạn, bởi việc này có thể thúc đẩy đầu tư và thị trường tiêu dùng tại Crimea.
Nhưng Crimea từ lâu đã được biết đến như một trung tâm tổ chức tội phạm và chính phủ Kiev cũng rất miễn cưỡng để can thiệp vào khu vực tự trị này. Điều này có nghĩa rằng nền văn hóa tham nhũng tại Crimea đã được mặc nhiên cho phép hoành hành mạnh mẽ từ khi Liên Xô sụp đổ.
Trước khi cuộc trưng cầu dân ý diễn ra ở Crimea, nhiều cử tri đã được tuyên truyền rằng ‘cỏ ở phía Nga xanh hơn rất nhiều’.
Tổng thống Vladimir Putin có thể đã thổi bùng những luận điệu như vậy trong các cuộc biểu tình chống chính phủ Ukraina trước khi Nga xâm lược Crimea. Ông nêu ra các thông điệp đồng cảm rằng nền kinh tế Crimea nằm dưới sự quản lý yếu kém của “một nhóm người gian xảo”. Và ông đã tán dương sự thành công tương đối của nền kinh tế Nga bằng cách đưa ra các số liệu về lương hưu và tiền lương ở cả hai nước nhằm tranh luận rằng người dân sống tốt hơn ở Nga.
Hôm thứ Hai, một ngày sau khi cuộc trưng cầu dân ý diễn ra, Thủ tướng Crimea Sergei Aksyonov đã viết trên tài khoản Twitter của ông rằng Moscow đã viện trợ 15 tỷ rúp (khoảng 400 triệu USD) và nói số tiền này đã giúp tăng gấp đôi ngân sách của Crimea chỉ trong một đêm.
“Đây là một nền tảng lý tưởng cho những rủi ro … và để thực hiện những phép lạ kinh tế”, thanh tra doanh nghiệp người Nga Boris Titov cho biết.
“Không tốt hơn Palestine”
Nhưng khi giấc mơ chiếm đóng Crimea của Nga đang dần trở thành hiện thực thì cũng là lúc Moscow cố gắng tính toán các chi phí phải trả khi sát nhập vùng này. Theo lời Bộ trưởng Bộ Phát triển Khu vực Nga Igor Slyunyayev thì hiện trạng kinh tế tại đây “trông không tốt hơn so với Palestine” chút nào.
Khi còn thuộc quyền kiểm soát của Ukraina thì ngân sách hàng năm của Crimea được Kiev hỗ trợ mỗi năm lên đến 500 triệu USD, tức khoảng 40 phần trăm. Nga dự kiến sẽ tiếp tục cung cấp số tiền tương đương hoặc nhiều hơn nữa để nâng cao mức sống trong vùng lãnh thổ mới xâm chiếm.
Mức sống ở Crimea hiện khác xa so với Nga. GDP bình quân đầu người ở Nga – nơi có hơn một trăm tỷ phú – là khoảng 14,000 USD mỗi năm trong khi ở Crimea chỉ đạt khoảng 5,000 USD mỗi năm.
Nhân khẩu học là một trong những trở ngại lớn nhất hiện nay. Hơn 500.000 người – tức khoảng một phần tư dân số – là những người đã về hưu. So với Ukraina, tiền lương hưu tại Nga hiện nay nhiều hơn gấp đôi, và theo cựu bộ trưởng thuế của Nga Alexander Pochinok ước tính thì chỉ riêng lương hưu ở Crimea có thể lên đến 70 tỷ rúp (1,9 tỷ USD) mỗi năm.
Nhiều cư dân Crimea kiếm sống bằng các dịch vụ du lịch, mặc dù nhiều nguồn tiền kiếm được từ ngành này rất khó để chính phủ đánh thuế. Khoảng 70 phần trăm khách du lịch trong những năm gần đây đến từ Ukraina, phần lớn bởi vì chỉ có đường bộ và đường sắt là cơ sở hạ tầng có thể kết nối bán đảo này và đại lục Ukraina. Ngành công nghiệp du lịch có khả năng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề vào mùa hè này khi người Ukraina tiếp tục xa lánh Crimea. Chính quyền Nga cam kết sẽ giảm các chi phí đi lại nhằm thúc đẩy ngành du lịch tại khu vực này trong những ngày sắp tới.
Phụ thuộc vào Ukraina
Crimea hiện phụ thuộc rất nhiều vào Ukraina để tiếp cận các nguồn năng lượng và nguồn nước. Khoảng 80 phần trăm nguồn điện của khu vực này được cung cấp qua eo đất nhỏ giữa Crimea và Ukraina. Thống đốc vùng Krasnodar nằm phía nam nước Nga – khu vực chỉ cách Crimea một vùng nước được gọi là eo biển Kerch – cam kết sẽ cung cấp điện cho bán đảo này bằng cách xây dựng các hệ thống ngầm dưới nước. Các quan chức khác nói Crimea có thể cần phải xây dựng các nhà máy điện để cung cấp cho cư dân tại đây – một dự án có thể lên đến gần 1,7 tỷ USD.
Nga cũng hứa hẹn sẽ tăng cường cơ sở hạ tầng trong khu vực này. Moscow và Kiev đã bàn về việc xây dựng một cây cầu bắc qua eo biển Kerch từ hơn một thập kỷ nay nhưng dự án đã nhiều lần bị đình trệ. Trong những tuần gần đây, các quan chức Nga đã háo hức thúc dục tái thành lập dự án này, điều mà các chuyên gia cho rằng phải mất thêm nhiều năm nữa và sẽ tiêu tốn ít nhất 50 tỷ rúp (1,4 tỷ USD). Họ cũng đang thảo luận việc xây dựng một tuyến đường sắt và đường hầm để thông qua eo biển Kerch.
Ngay cả khi chính phủ Crimea đe dọa sẽ quốc hữu hóa các tài sản thuộc chính phủ Ukraina nhưng Kiev vẫn không tắt nguồn cung cấp nước và năng lượng dành do bán đảo này.
“(Chính phủ Kiev) mong muốn được xem là họ đáp trả vụ việc hợp lý và vừa phải trong cuộc khủng hoảng này và họ không muốn người Nga tiếp tục viện cớ để can thiệp sâu hơn nữa”, Timothy Ash, một phân tích gia thuộc Ngân hàng Standard cho biết. “Sự nguy hiểm của việc này là Nga có thể sẽ viện cớ để can thiệp vào các vùng xung quanh Crimea nhằm bảo đảm nguồn nước và điện để cung cấp cho bản đảo này”.
Thay đổi nhỏ đối với Nga
Ngay cả khi tất cả chi phí cho các dự án lên đến hàng tỷ đô la thì việc này vẫn không mang lại nhiều sự thay đổi đối với chính phủ Nga.
“Đối với ngân sách của Nga thì đây không phải là một vấn đề lớn”, Nataliya Orlova – trưởng ban kinh tế tại Ngân hàng Alfa cho biết.
“Thậm chí nếu phải chi tiêu 5 tỷ 10 tỷ USD thì đây cũng không phải là số tiền đáng kể có thể làm thay đổi mọi thứ”.
Hiện nay Nga đã có tổng cộng hơn 170 tỷ USD cất giấu trong hai quỹ khác nhau tính đến cuối tháng Hai. Họ đã từng khai thác vào số tiền này để cố gắng chống đỡ cho Tổng thống Ukraina Viktor Yanukovych, người đã bị lật đổ và chạy trốn sang Nga hồi tháng trước.
Tham nhũng
Orlova cho rằng việc sáp nhập Crimea trong thực tế có thể là điều tích cực đối với nền kinh tế của Nga trong thời gian ngắn hạn, bởi việc này có thể thúc đẩy đầu tư và thị trường tiêu dùng tại Crimea.
Nhưng Crimea từ lâu đã được biết đến như một trung tâm tổ chức tội phạm và chính phủ Kiev cũng rất miễn cưỡng để can thiệp vào khu vực tự trị này. Điều này có nghĩa rằng nền văn hóa tham nhũng tại Crimea đã được mặc nhiên cho phép hoành hành mạnh mẽ từ khi Liên Xô sụp đổ.
Đặng Khương chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Theo The Washington Post/AP
© 2014 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC
Hoàng Đức Doanh - Gửi hai anh Viết Đào và Duy Nhất
Gửi hai anh Viết Đào và Duy Nhất
Mấy lời gửi hai anh
Nhà Văn và nhà Báo
Bị quan Tòa tuyên cáo
Hai anh đều tù giam.
Đời thực lắm gian nan
Hai anh cùng nói thật
Thành thử các anh mất
Những tháng ngày tự do.
Chuyện ấy không đáng lo
Chắc hai anh biết trước
Không dễ gì có được
Sự hãnh diện hôm nay.
Rồi sau đây mỗi ngày
Trong tù tuy rằng khổ
Các anh không biết sợ
Gian khổ không hề chi.
Hai anh làm những gì
Cho người đời khâm phục
Không có gì buồn bực
Hai anh đều thản nhiên.
Cứ tưởng hai anh phiền
Tôi tin là không có
Các anh đã nói rõ
Vì Dân, dám chấp tù.
Một ngày bằng thiên thu
Các anh không hoài niệm
Mừng là đang tiết kiệm
Xương, máu của đồng bào.
Tù nghĩa lý gì đâu
Mừng là đang làm lợi
Giúp nhân dân tiến tới
Còn gì mãn nguyện hơn ?
Ngày 20 /3/2014
© Hoàng Đức Doanh
***
Mỗi đông tác của kẻ độc tài là một nhân mạng
Thường thì mặt khó đăm đăm
Đột nhiên tủm tỉm cả trăm nụ cười.
Lúc thì nét mặt rạng ngời
Nói năng hùng biện, dáng người như say.
Trước dân lời lẽ đều hay
Đột nhiên tín hiệu bằng tay thay lời.
Xung quanh là mấy con người
Suốt ngày vâng dạ, suốt đời thủy chung.
Trầm ngâm dở thói anh hùng
Kéo tay ngang cổ, thâm cung lệnh này.
Thủ tiêu là phải làm ngay
Lệnh không ghi giấy, lệnh tay độc quyền
Nhanh, lẹ, bí mật, đã khuyên
Kẻo thiên hạ biết là phiền uy danh
Trải dài năm tháng đấu tranh
Thủ tiêu phép xử ma ranh Độc tài.
(Mọi chế độ độc tài đều ăn thịt con nó)
Ngày 20 /3/2014
© Hoàng Đức Doanh