Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

Tin thứ Năm, 27-06-2013

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Tàu chiến Việt Nam thăm Trung Quốc (BBC). “Trong lịch trình chuyến thăm Trung Quốc của hai tàu hộ vệ tên lửa Việt Nam có hoạt động chào xã giao Ủy ban Nhân dân Trạm Giang và đại bản doanh Hạm đội Nam Hải”. - TQ điều chiến hạm nào tuần tra cùng Gepard Việt Nam? (KT).  - “Bò rừng” của Trung Quốc dễ dàng bị dìm xuống đáy biển (ANTĐ).
Thúc đẩy cam kết tự do hàng hải (NLĐ).
Mỹ, Ấn “ngáng đường” Trung Quốc ở Biển Đông? (VnM). - Nhật Bản và Philippines tăng hợp tác về quốc phòng (TTXVN).

Chủ tịch nước Việt Nam sắp thăm Indonesia (RFI). “Đây là chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang qua Indonesia để nâng quan hệ song phương lên cấp đối tác chiến lược”.
Việt – Thái nhất trí đối tác chiến lược (BBC). - Việt Nam nâng quan hệ với Indonesia, Thái Lan lên ‘đối tác chiến lược’ (VOA). - Tuyên bố chung hai nước Việt Nam và Thái Lan (TTXVN).  – VIỆT NAM – THÁI LAN: Tăng cường sự tin cậy (NLĐ).
TBT Trọng thăm và nhận bằng ở Thái Lan (BBC). - Đại học Thái trao bằng cho TBT Việt Nam (BBC). “Tấm bằng Danh dự mà Đại học Tổng hợp Thammasat trao cho tôi hôm nay không chỉ là vinh dự dành cho cá nhân tôi mà còn là biểu tượng sinh động của mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác láng giềng tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam và Thái Lan”. - Thái Lan cấp bằng Tiến sĩ danh dự cho Tổng Bí thư đảng CSVN (RFA). “Việc trao bằng tiến sĩ danh dự cho một con người như thế theo thư ngỏ là làm giảm sút uy tín của Đại học Thammasat”.
Thư ngỏ về việc đại học Thái Lan trao bằng Tiến sĩ danh dự cho ông Nguyễn Phú Trọng (RFI). - Thư ngỏ phản đối việc trao bằng tiến sĩ danh dự cho ông Nguyễn Phú Trọng (VOA). “Ðảng cộng sản đã trì hoãn mọi cải cách chính trị và gia tăng đàn áp mỗi khi đảng cảm thấy có những khát vọng về dân chủ và tự do của người dân trong thời đại toàn cầu hóa…”
Chuyển động ngoại giao dồn dập ở Đông Nam Á (Bùi Văn Bồng).
TRUNG QUỐC ĐÁNH CHẶN ‘CHIẾN LƯỢC TRỤC XOAY’ CỦA MỸ (Bùi Văn Bồng).
Cảnh sát biển Việt-Hàn diễn tập chung (BBC).
- Hoa Kỳ: ĐẠO LUẬT NHÂN QUYỀN VIỆT NAM năm 2013 – HR 1897 (Defend the Defenders).
2<-  Top 20, sự dọa dẫm không làm ai sợ (RFA). “Danh sách Top 20 từ Bắc Kinh nếu có thật cũng chỉ là sự bế tắc của những người làm chính sách an ninh. Họ không nghĩ được cách nào khác để đối phó với hai mươi con người ấy. Người viết blog, kẻ chơi facebook có thể bị bắt nhưng sau khi bắt họ thì nhà nước hỏi câu gì để khỏi bị họ vặn lại trong các trại giam?” – Nguyễn Ngọc Già: Tín hiệu gì khi tăng cường bắt bớ? (RFA).
Tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo liên tiếp bị đàn áp (RFA).
Facebook, nỗi sợ của đảng cộng sản Việt Nam (RFA). “Nay Facebook, ngoài khả năng truyền tin như ánh sáng của nó, lại thúc đẩy sự tập hợp. Các tập hợp hơn năm người nơi công cộng không được phép, nhưng Facebook lại tạo điều kiện thành lập những tập hợp hàng trăm, hàng ngàn người”.
-  Bằng chứng VNPT chặn Facebook (FB Nguyễn Lân Thắng). “Theo yêu cầu của cơ quan an ninh, để bảo đảm an toàn an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, ngăn chận các thế lực thù địch và phản động mạng xã hội Facebook, để tuyên truyên chống phá Đảng, nhà nước ta, Tập đoàn VNPT yêu cầu các đơn vị khẩn trương thực hiện ngăn chận truy cập đến trang mạng xã hội Facebook theo danh sách địa chỉ IP, website gửi kèm..” - Một dân tộc anh hùng không lẽ … (Đàn Chim Việt).
Ông Bá Thanh nói về bỏ phiếu tín nhiệm (BBC). “Có người bảo lấy phiếu tín nhiệm là hết nhóm lợi ích, cán bộ sẽ tốt hơn thì chưa chắc. Đừng ca ngợi việc này quá”.
Con rể thủ tướng đầu tư vào truyền thông (BBC).
- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: Quản lý chặt chẽ thông tin lấy phiếu tín nhiệm (TP).
- Nguyễn Hưng Quốc: Trận chiến về quyền lực (VOA’s blog). “… đảng Cộng sản và nhà cầm quyền Việt Nam, một lần nữa, lại thay đổi nội dung khái niệm yêu nước. Yêu nước, với họ, bây giờ chỉ còn ba nội dung chính: Một, tập trung vào sự phát triển kinh tế; hai, giữ gìn sự ổn định chính trị (nghĩa là duy trì bộ máy lãnh đạo tuyệt đối của đảng); và ba, quan trọng nhất, tin tưởng và phó thác toàn bộ vận mệnh đất nước cho đảng!
“Tôi đi hối lộ…” (KT). - Xử vụ tham ô tại Điện lực Biên Hòa: Báo cấp trên, vẫn không thoát tội (PLTP).
Hà Nội kỷ luật hàng loạt công chức (TQ).  - Hà Nội giám sát đạo đức, văn hóa giao tiếp của công chức (TT).
Lãnh đạo tổ chức tiệc cưới không được mời quá 350 khách (TT).  Ngô nghê!
Nhân rộng mô hình dự án 600 phó chủ tịch xã (TN). - Quản lý trật tự đô thị “3 không” (LNĐ).
Uẩn khúc cái chết của người đàn ông được công an “mời“ làm chứng (PLVN). - Tử hình bằng thuốc độc: Vẫn đang chuẩn bị (NLĐ).
Vi phạm hành chính: Vẫn áp dụng luật cũ? (NLĐ).
Kỷ luật một giám đốc trung tâm văn hóa vì… đánh cấp dưới (TN). - Giám đốc BV Răng Hàm Mặt Trung ương TP HCM xin từ chức (NLĐ). - Một cán bộ tỉnh bị “chủ nợ” bủa vây (CAND).
Ngừng lúa vụ ba để phát triển bền vững (RFA). “Tôi hỏi anh nếu nông dân không làm ruộng làm lúa thì biết làm gì đây. Sẵn đất thì phải làm, lời mỏng mỏng vẫn phải làm, làm để sống chứ. Bây giờ chính sách phải làm sao bảo đảm lúa xuất khẩu thu mua của dân với giá như thế nào, chẳng hạn bên Thái Lan người ta tổ chức rất thuận lợi cho nông dân còn mình, ông này ông kia tổ chức ì xèo cuối cùng chả làm được gì hết”.
Gỗ huỳnh đàn và những bài học bằng máu (RFA).
Quảng Ninh Rinh Tiền Chùa? (Việt Báo).
Ngày 21 tháng 6, chợt nhớ cụ Huỳnh (Nguyễn Thông). “Nếu không có quyền nói tất cả những điều mình muốn nói, thì ít ra cũng giữ cái quyền không nói những điều người ta ép buộc nói.”
- NHỮNG ĐIỀU NÊN GHI NHỚ TRONG CUỘC ĐỜI (Phương Bích).
Người Trung Quốc nghĩ gì về Trung Quốc (Phan Ba). “Trên thực tế thì tình hình đất nước của chúng tôi còn tồi tệ hơn là phần lớn người dân nghĩ. Xã hội của chúng tôi lâm trọng bệnh và không có bất cứ hy vọng nào để khỏe mạnh trở lại. Nó đang đứng trước sự sụp đổ”.
- Trung Quốc: Qantas điều tra cáo buộc ‘bóc lột tù’ (BBC). “Ông Cancian nói các tù nhân được trả 8 nhân dân tệ (1,3 đô la Mỹ) một tháng, và phải làm việc hơn 70 giờ một tuần”.
3Trung Quốc : Nổi loạn ở Tân Cương, 27 người chết  - RFI xài chữ “nổi loạn” nghe như nói thay cho nhà cầm quyền TQ. Còn VOV của VN tối qua thì không có được lối đó - Đụng độ ở Tân Cương (Trung Quốc), 27 người chết, nhưng có vẻ như muốn “làm nhẹ” vấn đề hơn khi xài chữ “đụng độ”. BBC - Bạo động ở Tân Cương: 27 người chết và VOA –  Bạo động bùng nổ tại Tân Cương, 27 người thiệt mạng gọi là “bạo động” nghe chừng ổn hơn cả. Lực lượng an ninh Trung Quốc đứng gác trên một đường phố ở Kashgar thuộc khu vực Tân Cương =>
- Phỏng vấn ông Nguyễn Xuân Nghĩa: Đầu tư vào hạ tầng nào? (RFA). “Xây dựng cầu đường, cống rãnh, hệ thống hủy thải phế vật, v.v… là đầu tư vào hạ tầng vật chất thì Trung Quốc làm quá nhiều nên mới có biểu hiệu của tăng trưởng mà thật ra lại dư dôi. Nhưng hạ tầng cơ sở tinh thần hay tư bản xã hội như luật lệ, quyền tư hữu, như giáo dục, kể cả công dân giáo dục hay quy ước sử dụng hạ tầng vật chất thì bị xao lãng… Do đó, tăng trưởng của Trung Quốc chỉ có lượng mà thiếu phẩm. Việt Nam cũng bị nguy cơ này”.
Phát hiện hoạt động mới tại bãi thử nguyên tử của Bắc Triều Tiên (RFI).
Châu Á : Trung tâm xuất khẩu vũ khí trong tương lai ? (RFI). “Các nước nhập khẩu hôm nay sẽ dần dần có trọng lượng hơn, chiếm vị trí quan trọng hơn trong danh sách các quốc gia xuất khẩu, Châu Âu và ngay cả Hoa Kỳ sẽ không giữ đươc chỗ đứng hiện tại”.
Mông Cổ bầu lại tổng thống trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng mạnh (RFI). “Tổng thống mãn nhiệm Elbegdorj, 50 tuổi, ứng cử viên của Đảng Dân chủ cầm quyền, được đến 54% người tín nhiệm. Nguyên là một nhà báo, ông Elbegdorj là một trong những người lãnh đạo của cuộc cách mạng hòa bình vào năm 1992 đã kết liễu 70 năm cai trị của một chế độ thân Liên Xô”.

- PHÓ TỔNG THANH TRA CHÍNH PHỦ NGUYỄN ĐỨC HẠNH: Đà Nẵng phải thực hiện kết luận thanh tra (PLTP). Chết cha!
KINH TẾ
Tăng trưởng kinh tế – Từ 6 tháng nhìn đến cả năm (CP).
Mua, bán nợ xấu theo giá thị trường là chuyện không tưởng? (VOV).
Lo ngại xuất lậu quặng sắt ồ ạt (TBKTSG).
Có thể dùng nhà xã hội thế chấp vay ngân hàng (VnEco).
Ổn định thị trường vàng do phương thức quản lý mới (ĐBND).  - Hơn một nửa tổ chức tín dụng đã tất toán xong trạng thái vàng (Gafin). - Vẫn nên nghe ngóng dù vàng giảm giá ‘không phanh’? (TQ).  - Giá vàng thấp nhất trong 2 năm (TBKTSG).  - Méo mặt vì vàng rớt giá (NLĐ). - Ngày 27/6, chào thầu 40.000 lượng vàng (VnEco).  - Đằng sau cú ‘bổ nhào’ của thị trường vàng thế giới (VNE). - Tiêu tán tài sản khi vàng giảm, chứng khoán tụt (Vef).
Người nông dân hy sinh quá nhiều cho nền kinh tế (SGTT/ SM).
4<- Đà Lạt xây dựng thương hiệu riêng cho khoai tây (TBKTSG).
Vụ “rửa” cá tầm Trung Quốc: Không có bằng chứng (NLĐ). - Phát hiện vụ vận chuyển hai tấn cá quả nhập lậu (SKĐS).
Giá đường xuất khẩu giảm, tồn kho lớn (TBKTSG).
Hà Nội: Hơn 6.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động (CAND).
Ám ảnh hoãn, hủy chuyến bay (NLĐ).  - Chuyện buồn ở sân bay (TT).
Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP vượt chỉ tiêu (TTXVN).

VĂN HÓA-THỂ THAO
“Toàn cầu hóa” di sản văn hóa phi vật thể: Lợi và hại (PNTP).
- Liên hoan kịch Lưu Quang Vũ: Có tới hai “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (TQ).  - “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”: Lại nhớ hào quang cũ (TTXVN).
Một thầy giáo chuyên nghiệp ‘ĐẠO THƠ’ (Bùi Văn Bồng).
5- PHIM “VIỆT KIỀU” NGÀY CÀNG DỄ DÃI?: Phiêu lưu và mất hút (NLĐ).
- Festival Di sản Quảng Nam lần thứ 5: Dấu lặng ở những làng nghề cổ truyền (PNTP). =>
Nghệ sĩ khốn đốn vì bị bôi nhọ trên Facebook (NLĐ).
Sốc nặng: “Bán dâm” một lần có giá khủng đến 140 triệu (TTVN). Sốc nặng hơn với việc chưa chi mới nghe thông tin từ cơ quan điều tra mà đã trưng ảnh, quy kết người ta bán dâm “giá khủng”.
- Trần Hữu Thục: Ẩn dụ: giữa ý niệm và ý nghĩa (Da màu).
Rock hát tiếng gì? (Nước đến chân/Người nổi tiếng).
Kẻ nổ súng tại LHP Cannes lãnh án 18 tháng tù (NLĐ).

Cuộc thi thơ ĐBSCL lần thứ V: Vì đâu nên nỗi? (SGGP). - LẠI “TRẦN TÌNH” VỀ TÁC PHẨM PHẠM QUY  .- TÁC GIẢ TẬP THƠ “CÚI CHIỀU NHẶT SÓNG” VI PHẠM CUỘC THI THƠ LẪN LUẬT XUẤT BẢN (Văn chương +). “Khi cuộc thi chưa công bố giải chính thức có nghĩa là chưa kết thúc. Còn phát giải ngày nào là tùy ban tổ chức. Rõ ràng việc in sách trong tháng 2.2012 là thời gian chưa kết thúc cuộc thi…. Mặt khác, khi in xong tập thơ lẽ ra theo Luật xuất bản trong vòng 10 ngày phải nộp lưu chiểu cho NXB Hội Nhà văn và Cục Xuất bản thẩm định. Nếu sau 10 ngày Cục Xuất bản không có ý kiến gì thì mới được phát hành. Tôi đã điện hỏi lại nhà văn Trung Trung Đỉnh (Giám đốc NXB Hội Nhà văn) thì cũng được trả lời như thế”.
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Thí điểm sử dụng sách giáo khoa điện tử (TBKTSG).  - Classbook – SGK điện tử đầu tiên của Việt Nam chính thức ra mắt (ANTĐ).  - Không có chuyện chơi game trên sách giáo khoa điện tử Classbook (ictpress).
Ðẩy mạnh hành động quyên góp, chuyển tặng sách giáo khoa cũ (SK&ĐS).
Học vẹt có thể giúp đỗ đại học đến 90%? (LĐ). Đây chính là một trong những minh họa thú vị cho nền giáo dục VN. - Tuyển sinh ‘heo vàng’: Nơi ngộp thở, chỗ hớn hở (VNN).
Hà Nội quy định dạy thêm, học thêm (TQ).  - Trường được dạy thêm, thu tối đa 32.000đ/tiết học (VNN).
- TP Hồ Chí Minh: Nhiều trường tuyển sinh trung cấp chuyên nghiệp lén lút (HNM). Đã có chuyên ngành “trung cấp chuyên nghiệp lén lút“? Hề hề! Hỏng phải, mà là “Nhiều trường lén lút tuyển sinh trung cấp chuyên nghiệp“.
Những chiêu trò quay cóp bài vô cùng tinh vi thời công nghệ cao (Kênh 14).
Việt Nam-Australia ký hợp tác khoa học, công nghệ (TTXVN).
Phi hành gia Trung Quốc trở về Trái đất (BBC). - Trung Quốc kết thúc thành công chuyến du hành vũ trụ dài ngày với phi hành gia (RFI). - Các phi hành gia phi thuyền Thần Châu 10 trở về trái đất (VOA).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Phát hiện nhiều thuốc hàm lượng lạ giá cao bất thường (TT).  – Hà Nội: Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh: Dân lại thêm lo (TP).
- Nghèo vẫn hoàn nghèo: Năm nhà nuôi 1 con bò! (NLĐ).
Hãy vi hành cùng tài xế! (NLĐ).
Công an TP Móng Cái: Khám phá 3 vụ buôn bán người qua biên giới (NAND).
Kinh hoàng vụ đâm hai em bé 11 nhát dao (TN).  - Bị đánh chết ngay tại bệnh viện (LĐ).
Phép mầu: Mẹ sinh con sau 3 tháng bị hôn mê (TN).
NGƯỜI GIỮ LỬA TÌNH YÊU (Bùi Văn Bồng).
‘Phố ẩm thực Việt’ đắt khách (BBC).
Hoa hậu Mỹ Xuân hoang mang trước ngày ra tòa (VNE).  - Hám tiền, người đẹp sa chân (NLĐ).
Đêm mưa, cây sưa 70 năm tuổi bị đốn hạ giữa vườn chùa (ANTĐ).
Hàng chục hecta rừng phòng hộ bị phá trắng (PLTP).  - Xã hội đen chiếm đất, phá rừng (NLĐ).  - Điều tra vụ “hàng loạt cây thông ba lá bị đốn hạ” (ND).
Chủ quán nhậu đồng ý thả động vật quý hiếm về biển (GĐ).
(TP.HCM) Vinh danh 8 đại sứ môi trường trẻ tuổi 2013 tại Việt Nam (HHT).
- Một hành khách quốc tịch Mỹ vận chuyển hơn 3 bánh heroin qua sân bay Tân Sơn Nhất (CAND). - Một công dân Mỹ bị bắt ở Việt Nam vì buôn lậu ma túy (VOA).
Một chủ doanh nghiệp Mỹ bị bắt làm con tin tại Trung Quốc (RFI). - Lên án vụ giết dã man bốn người TQ (BBC).
Các loại ‘ma túy đặc chế’ đề ra những thách thức bất ngờ (VOA).
Tòa án Tối Cao Hoa Kỳ phán quyết ủng hộ quyền người đồng tính (VOA).
Tổng thống Obama công bố nghị trình về biến đổi khí hậu (VOA).
Vụ kiện của Úc chống người Nhật săn cá voi bắt đầu tại tòa án LHQ (VOA).

Sáng nay, hoa hậu môi giới mại dâm Mỹ Xuân ra tòa (TT).  Khà khà! Vậy là từ nay VN có thêm danh hiệu “Hoa hậu môi giới mại dâm“?
QUỐC TẾ
Người Nga rời Syria (NLĐ).  - Chú Tổng thống Syria bán nhà 70 triệu euro (NLĐ). - Số tử vong ở Syria vượt quá 100.000 người (VOA).
Cựu Tổng thống Pakistan Musharraf bị điều tra tội phản bội (VOV). - Kabul và Washington tái khẳng định ý muốn đàm phán với Taliban (RFI). - Mỹ: Không khởi sự được đàm phán với Taliban (VOA).
Tổng thống Ai Cập sẽ nói chuyện với dân (VOA).
Thủ lãnh al-Shabab bị bắt tại miền trung Somalia (VOA).
Nam Phi đã chuẩn bị nơi an nghỉ cho Nelson Mandela (VOV). - Tổng giám mục Cape Town cầu nguyện cho ông Mandela (VOA). - Dân Nam Phi cầu nguyện cho Nelson Mandela (RFI). - Nam Phi kêu gọi cầu nguyện cho ông Mandela (VOA).
Tổng thống Obama bắt đầu chuyến công du Châu Phi (VOA). - Chuyến công du châu Phi tốn kém của tổng thống Obama (RFI). - Tranh giành ảnh hưởng Mỹ-Trung tại châu Phi (RFI). - Cạnh tranh Mỹ-Trung và chuyến công du Châu Phi của Tổng thống Obama (VOA). - Tổng thống Obama lên đường công du Châu Phi (VOA). - Tổng thống Obama bắt đầu chuyến công du Phi Châu tại Senegal (VOA). - Chuyến thăm của TT Obama có thể giúp các doanh nghiệp Châu Phi (VOA).
Thủ tướng Úc Julia Gillard bị lật đổ (TN).  - Nữ thủ tướng Australia chẳng màng những tiếng vỗ tay (VNE). - Bà Julia Gillard mất ghế Thủ tướng Úc (VOA). - Bị bất tín nhiệm trong đảng, Thủ tướng Úc chuẩn bị từ chức (RFI). - Bà Gillard bị lật khỏi chức thủ tướng Úc (BBC). “Ông Rudd đã giành được 57 phiếu trong cuộc thách đố chức lãnh đạo do chính bà Gillard khởi xướng. Bà chỉ nhận được 45 phiếu”.
Tổng thống Nga: Snowden sẽ không bị dẫn độ (VOA). - Edward Snowden vẫn ở tại sân bay Matxcơva (RFI). - Không thấy Snowden xuất hiện tại phi trường Moscow (VOA). - Trung Quốc lợi nhất trong vụ Snowden (TQ).  - Mỹ dịu giọng với Nga về vụ Snowden (NLĐ). - Ecuador: Phải mất nhiều tháng quyết định việc xin tỵ nạn của Snowden (VOA).
Một phần tư người Nga chưa bao giờ nghĩ về tương lai của đất nước (Kichbu).
HOA KỲ, TRUNG HOA VÀ NỖI ÁM ẢNH BÁ QUYỀN (2) (Hồ Hải). Dịch từ bài U.S., China and Thucydides (The National Interest).
Dự luật nhập cư Mỹ tạo thuận lợi cho những người có chuyên môn cao (RFI). - Tăng trưởng kinh tế Mỹ chậm hơn dự báo (VOA).
Ý: Vụ “Rubygate” và những hệ lụy chính trị (RFI).
EU hoãn đàm phán gia nhập của Thổ Nhĩ Kỳ vì vụ đàn áp biểu tình (VOA).
Nga-Ukraine tập trận hải quân ở Đông Bắc Biển Đen (TTXVN).

* RFA: + Sáng 26-6-2013; + Tối 26-6-2013-2013
* RFI: 26-6-2013
* VTV: + Chào buổi sáng – 26/06/2013; + Tài chính kinh doanh sáng – 26/06/2013; + Tài chính kinh doanh trưa – 26/06/2013; + Tài chính tiêu dùng – 26/06/2013; + Nhịp đập 360 độ Thể thao – 26/06/2013; + 360 độ Thể thao – 26/06/2013; + Thể thao 24/7 – 26/06/2013; + 7 ngày công nghệ – 26/06/2013; + Khoảnh khắc thường ngày – 26/06/2013 ; + Cuộc sống thường ngày – 26/06/2013; + Danh ngôn và Cuộc sống – 26/06/2013; +Thời tiết du lịch – 26/06/2013; + Thời sự 12h – 26/06/2013; + Thời sự 19h – 26/06/2013.

1864. ĐẠO LUẬT NHÂN QUYỀN VIỆT NAM năm 2013 – HR 1897

Posted by basamnews on June 27th, 2013
Bản dịch của Huỳnh Thục Vy (Defend the Defenders)
ĐẠO LUẬT NHÂN QUYỀN VIỆT NAM năm 2013 – HR 1897.
Quốc hội Hợp chủng quốc Hoa Kỳ thứ 113
Phiên họp thứ nhất

H. R. 1897: Nhằm thúc đẩy Tự do và Dân chủ ở Việt Nam

Tại Hạ viện Hoa Kỳ
Ngày 8 tháng 5 năm 2013
Ngài SMITH của tiểu bang New Jersey (đại diện cho chính mình, cho ngài ROYCE, ngài WOLF, bà LOFGREN và ngài LOWENTHAL) giới thiệu đạo luật sau đây, đạo luật đã được đệ trình lên Ủy ban Ngoại giao Hạ viện Hoa Kỳ.
DỰ LUẬT

Nhằm thúc đẩy Tự do và Dân chủ tại Việt Nam.

Nếu được thông qua bởi Thượng viện và Hạ viện Hợp chủng quốc Hoa Kỳ trong thời gian Quốc hội nhóm họp,
PHẦN 1. TIỀU ĐỀ NGẮN. BẢNG NỘI DUNG.
(a)    Tiêu đề ngắn – Đạo luật này được gọi là “Đạo luật Nhân quyền Việt Nam năm 2013
(b)   Bảng nội dung – Bảng nội dung của Đạo luật như sau:
Phần 1. Tiêu đề ngắn; Bảng nội dung.
Phần 2. Các dữ kiện và mục đích.
Phần 3. Cấm chỉ gia tăng trợ giúp phi nhân đạo cho Chính quyền Việt Nam.
Phần 4.  Ngành ngoại giao Hoa Kỳ
Phần 5. Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc
Phần 6. Báo cáo hằng năm
PHẦN 2. CÁC DỮ KIỆN VÀ MỤC ĐÍCH
(a)    Những dữ kiện – Quốc hội thu thập được những dữ kiện sau:
(1)   Mối quan hệ giữa Hợp chúng quốc Hoa Kỳ và Cộng hòa XHCN Việt Nam đã phát triển vững chắc từ sau khi Lệnh cấm vận thương mại chấm dứt năm 1994, với mức trao đổi mậu dịch hằng năm giữa hai nước lên đến gần 25 tỷ trong năm 2012.
(2)   Quá trình chuyển đổi của Chính phủ Việt Nam hướng tới nền thương mại và tự do kinh tế hơn đã không song hành với cởi mởi tự do chính trị và những cải thiện thực chất về các Nhân quyền cơ bản cho người dân Việt Nam, bao gồm Tự do tôn giáo, bày tỏ quan điểm, lập hội và hội họp.
(3)   Quốc hội Hoa Kỳ chấp  thuận để Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới vào năm 2006, với niềm tin rằng chính quyền Việt Nam lúc đó đang dần cải thiện hồ sơ Nhân quyền và sẽ tiếp tục như thế.
(4)   Việt Nam vẫn duy trì một Nhà nước độc đảng, nằm dưới sự cầm quyền và kiểm soát của đảng Cộng sản Việt Nam, đảng này vẫn tiếp tục chối bỏ quyền thay đổi chính quyền của người dân.
(5)   Mặc dù trong những năm gần đây, Quốc hội Việt Nam đã đóng vai trò ngày càng tích cực như là một diễn đàn để làm nổi bật những quan ngại ở địa phương, vấn đề tham nhũng, và sự cầm quyền không hiệu quả, Quốc hội vẫn chịu sự chỉ đạo của đảng Cộng sản và đảng Cộng sản vẫn duy trì quyền kiểm soát việc chọn lựa các ứng cử viên Quốc hội trong các cuộc bầu cử quốc gia và địa phương.
(6)   Chính quyền Việt Nam ngăn cấm mọi chất vấn của người dân đối với tính chính đáng của Nhà nước độc đảng, kiềm hãm quyền Tự do bày tỏ quan điểm, báo chí, lập hội và thắt chặt việc tiếp cận internet và các phương tiện viễn thông.
(7)   Từ khi Việt Nam gia nhập WTO vào ngày 11 tháng 1 năm 2007, chính quyền Việt Nam đã tùy tiện bắt bớ và giam giữ nhiều cá nhân vì họ đấu tranh ôn hòa cho Tự do tôn giáo, Dân chủ và Nhân quyền, bao gồm cha Nguyễn Văn Lý, các luật sư Nhân quyền Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Cù Huy Hà Vũ, và Lê Công Định, và các bloggers Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần  Lê Văn Sơn.
(8)   Chính quyền Việt Nam vẫn tiếp tục cầm giữ, bỏ tù, quản thúc tại gia, buộc tội, hoặc nếu không thì ngăn chặn họ không được bày tỏ quan điểm  tôn giáo và chính trị đối lập một cách ôn hòa.
(9)   Chính quyền Việt Nam tiếp tục giam giữ những người lãnh đạo giới công nhân lao động và giới hạn quyền thành lập các tổ chức độc lập.
(10)   Chính quyền Việt Nam tiếp tục giới hạn quyền Tự do tôn giáo, kiềm chế hoạt động của các tổ chức tôn giáo độc lập, và sách nhiễu các tín đồ nào có các hoạt động tôn giáo bị chính quyền coi là mối đe dọa tiềm tàng cho vị trí độc tôn quyền lực của họ.
(11)     Mặc dù những tiến bộ đã được báo cáo trong việc thành lập nhà thờ và việc đăng ký hợp pháp các địa điểm hội họp tôn giáo, chính quyền Việt Nam đã ngăn tất cả các hành động tích cực nhất kể từ khi Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách “quốc gia cần đặc biệt quan tâm” (CPC) vào tháng 11 năm 2006.
(12)    Các hội thánh Tin lành sắc tộc thiểu số không được đăng ký, đặc biệt là những người Thượng ở Cao nguyên Trung phần và Tây Bắc phải chịu những hành động chà đạp khắt nghiệt của chính quyền Việt Nam, bao gồm việc bị cưỡng bách từ bỏ niềm tin, bị bắt giữ, bị sách nhiễu, bị từ chối các chương trình xã hội vốn dĩ cấp cho toàn dân, bị tịch thu và hủy hoại tài sản, bị đánh đập tàn nhẫn và chết theo như báo cáo.
(13)    Nhà cầm quyền đã có những phản ứng bạo lực đối với những buổi thức trắng cầu nguyện và những cuộc biểu tình ôn hòa của giáo dân Công giáo đòi chính quyền trả lại những tài sản của giáo hội đã bị chính quyền tịch thu. Những người biểu tình đã bị sách nhiễu, đánh đập, giam giữ và tài sản của Giáo hội đã bị hủy hoại. Những người Công giáo cũng tiếp tục đối mặt với tình trạng giới hạn trong việc lựa chọn chức sắc, giới hạn việc thành lập các chủng viện và lựa chọn chủng sinh, và nhiều trường hợp cá nhân bị giới hạn quyền đi lại và đăng ký thành lập Nhà thờ.
(14)       Vào tháng 5 năm 2010, làng Cồn Dầu, một giáo xứ ở thành phố Đà Nẵng, đã đối mặt với tình trạng bạo lực leo thang trong một đám tang khi công an cố gắng ngăn cấm một lễ mai táng theo nghi thức tôn giáo ở nghĩa trang của làng; hơn 100 dân làng đã bị thương, 62 người bị bắt giữ, 5 người bị đánh đạp và có ít nhất 3 người chết.
(15)        Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất (UBCV) bị ngược đãi vì chính quyền Việt Nam tiếp tục giới hạn những liên hệ và vận động của chức sắc tăng ni của Giáo hội vì họ từ chối việc hợp nhất với Giáo hội quốc doanh, chính quyền giới hạn việc bày tỏ quan điểm và hội họp, và chính quyền cũng tiếp tục sách nhiễu và đe dọa tăng ni cùng chức sắc trẻ.
(16)         Chính quyền Việt Nam tiếp tục đàn áp những sinh hoạt của các tín đồ tôn giáo khác, gồm Cao Đài và Phật giáo Hòa Hảo, thông qua việc sử dụng các biện pháp giam giữ, bỏ tù và giám sát nghiêm ngặt, những tín đồ này ở trong tình trạng thiếu sự công nhận chính thức hoặc đã chọn cách liên kết với các nhóm tôn giáo khác bị chính quyền chế tài.
(17)       Nhiều người Thượng và những người thuộc các sắc tộc khác vẫn đang chịu những án tù dài hạn vì liên quan đến những cuộc biểu tình ôn hòa năm 2001, 2002, 2004 và 2008. Những người Thượng vẫn tiếp tục đối mặt với việc bị đe dọa, giam giữ, đánh đập, ép buộc bỏ đạo, hủy hoại tài sản, giới hạn hoạt động và chết như trong báo cáo, trong tay các giới chức chính quyền.
(18)        Người H-mông thiểu số ở miền Bắc Việt Nam, Cao nguyên Tây bắc, và Cao nguyên Trung phần của Việt Nam cũng bị kiềm chế, tịch thu tài sản, chà đạp, và ngược đãi bởi chính quyền Việt Nam.
(19)       Chính quyền Việt Nam giới hạn việc bày tỏ quan điểm, hội họp, lập hội của người Khmer Krom, chính quyền đã tịch thu gần như tất cả các chùa chiền Phật giáo Nam tông, kiểm soát tất cả các tổ chức Phật giáo của người Khmer Krom và cấm chỉ hầu hết các cuộc biểu tình phản đối ôn hòa.
(20)     Chính quyền Việt Nam kiểm soát gần như tất cả các phương tiện truyền thông điện tử và báo giấy, bao gồm kiểm soát việc tiếp cận mạng Internet, làm nhiễu sóng của một số đài phát thanh nước ngoài, trong đó có đài Á châu Tự do, và đã giam giữ cũng như bỏ tù những cá nhân đăng tải, xuất bản, gởi hoặc phổ biến các tài liệu liên quan đến Dân chủ.
(21)       Những người bị bắt ở Việt Nam vì hoạt động và gia nhập các tổ chức chính trị – tôn giáo, thường không nhận được thủ tục pháp lý thích hợp vì họ khó có thể tiếp cận với luật sư theo sự lựa chọn của mình, phải trải qua những phiên tòa đóng kín, thường bị giam giữ nhiều năm mà không được xét xử, và bị hành hạ để phải nhận những tội mà họ không phạm hoặc là phải tố cáo những người lãnh đạo tổ chức họ.
(22)       Việt Nam tiếp tục là nước cung cấp hoạt động kinh doanh tình dục và cưỡng bách lao động đối với phụ nữ và các cô gái, cũng là nước xuất khẩu lao động trong đó đàn ông và phụ nữ tham gia một cách hợp pháp vào những hợp đồng lao động quốc tế nhưng sau đó họ phải đối mặt với tình trạng bị ràng buộc bởi nợ nần hoặc cưỡng bách lao động, và là điểm đến của nạn buôn bán trẻ em và tiếp tục xảy ra tình nạn buôn người.
(23)     Có nhiều báo cáo về việc các quan chức Việt Nam và  cấp dưới  của họ tham gia, tạo điều kiện, bỏ qua hoặc đồng lõa  với các hình thức buôn người nghiêm trọng.
(24)      Các chương trình tái định cư người tỵ nạn của Hoa Kỳ, bao gồm Chương trình Tái định cư Nhân đạo (HR), Chương trình ra đi trật tự (ODP), Chương trình Cơ hội tái đinh cư cho người Việt hồi hương, việc tái định cư thông thường dành cho các thuyền nhân từ các trại tỵ nạn khắp Đông Nam Á, Đạo luật đón người Mỹ gốc Á  về Mỹ năm 1988, và Hạng mục tái định cư người tỵ nạn Ưu tiên 1, đã giúp cứu vớt những người dân Việt Nam đã bị ngược đãi vì cộng tác với Hoa Kỳ, hoặc, trong nhiều trường hợp, vì vợ chồng, cha mẹ, người thân của họ có cộng tác, cũng như những người Việt Nam bị ngược đãi vì sắc tộc, tôn giáo, quốc tịch, quan điểm chính trị, hoặc vì là thành viên của các tổ chức xã hội cá biệt.
(25)        Trong khi những chương trình trước đây đã hoàn thành mục đích, một số lớn người tỵ nạn Việt Nam đã bị từ chối hoặc loại bỏ một cách bất công, bao gồm người Mỹ gốc Á, trong vài trường hợp là vì các giới chức Việt Nam – những người có trách nhiệm kiểm soát việc tiếp cận các chương trình này – tham nhũng hoặc thù hận, và trong những trường hợp khác là vì nhân sự phía Hoa Kỳ đã áp đặt những cách giải thích thu hẹp quá mức về tiêu chuẩn của chương trình. Thêm vào đó, chính quyền Việt Nam đã từ chối cấp hộ chiếu cho những người mà phía Hoa Kỳ đã chấp nhận là đủ tiêu chuẩn để nhận được quy chế tỵ nạn.
(26)         Chính quyền Việt Nam, như trong báo cáo, đang giam giữ hàng ngàn người, trong đó có một số người mới 12 tuổi, trong các trung tâm cai nghiện của nhà nước và đối xử với họ như nô lệ lao động.
(27)       Trong năm 2012, hơn 150.000 người đã ký vào một thỉnh nguyện thư kêu gọi chính quyền Hoa Kỳ không mở rộng với mậu dịch với nước Việt Nam cộng sản với cái giá phải trả là tình trạng đàn áp nhân quyền.
(28)        Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua nhiều nghị quyết lên án tình trạng chà đạp nhân quyền ở Việt Nam, cho thấy rằng mặc dù có sự mở rộng quan hệ ngoại giao với chính quyền Việt Nam,  nhưng không nên hiểu điều đó như là sự chấp thuận cho tình trạng vi phạm các nhân quyền căn bản nghiêm trọng và vẫn đang tiếp diễn ở Việt Nam.
(b)   MỤC ĐÍCH- Mục đích của Đạo luật này là nhằm thúc đẩy sự phát triển Tự do và Dân chủ ở Việt Nam.
PHẦN 3. NGĂN CẤM TĂNG THÊM CÁC VIỆN TRỢ PHI NHÂN ĐẠO CHO CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM.
(a)    VIỆN TRỢ -
(1)   TỔNG QUAN – Trừ những trường hợp đã đưa ra ở khoản (b), Chính quyền Liên bang sẽ không đưa ra bất cứ viện trợ phi nhân đạo nào cho chính quyền Việt Nam trong suốt năm tài chính với tổng số vượt quá số lượng viện trợ như thế đã được đưa ra cho năm tài chính 2012, trừ khi:
(A) liên quan đến những giới hạn cho năm tài chính 2014, Tổng thống quyết định và xác nhận với  Quốc Hội rằng, không quá 30 ngày sau ngày ban hành đạo luật này, những quy định từ điểm (A) tới điểm (G)  trong điều (2) phải được đáp ứng trong suốt thời gian 12 tháng  kết thúc vào ngày phê chuẩn; và
(B)  liên quan đến giới hạn cho những năm tài chính tiếp theo, Tổng thống quyết định và xác nhận với Quốc Hội, trong bản báo cáo hằng năm gần nhất được đệ trình lên theo phần 6, rằng những quy định từ điểm (A) đến điểm (G) của điều (2) phải được đáp ứng trong suốt thời gian 12 tháng được tường trình bởi bản báo cáo.
(2)   NHỮNG QUY ĐỊNH– Những quy định trong điều như sau:
(A) Chính quyền Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể trong việc phóng thích tất cả các tù nhân chính trị và tôn giáo, tình trạng quản thúc tại gia, và các hình thức cầm giữ khác.
(B)  Chính quyền Việt Nam đã có những tiến bộ thực chất trong việc -
(i)     Tôn trọng quyền tự do tôn giáo, bao gồm quyền tham gia vào các định chế và sinh hoạt tôn giáo mà không bị cản trở, sách nhiễu, hoặc can thiệp bởi chính quyền, dành cho tất cả các cộng đồng tôn giáo khác nhau của Việt Nam; và
(ii)   Trả lại đất đai và tài sản đã tịch thu của các giáo hội và cộng đồng tôn giáo.
(C)  Chính quyền Việt Nam đã có những tiến bộ thực chất trong việc tôn trọng quyền tự do bày tỏ quan điểm, hội họp và lập hội, bao gồm việc trả tự do cho các nhà báo và blogger độc lập và các nhà hoạt động vì dân chủ và giới lao động.
(D) Chính quyền Việt Nam đã có những tiến bộ thực chất trong việc bãi bỏ hoặc xem xét lại các điều luật hình sự hóa các hoạt động bất đồng chính kiến ôn hòa, truyền thông độc lập, hoạt động tôn giáo không được cấp phép, và các cuộc tập hợp và biểu tình bất bạo động, theo các tiêu chuẩn và công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên tham gia.
(E)  Chính quyền Việt Nam đã đạt được những tiến bộ thực chất trong việc cho phép người dân Việt Nam được tự do tiếp cận với các chương trình tỵ nạn của Hoa Kỳ.
(F)   Chính quyền Việt Nam đã đạt được những tiến bộ thực chất trong việc tôn trọng nhân quyền của những người thuộc các nhóm sắc dân thiểu số.
(G) Không một quan chức chính quyền Việt Nam lẫn các cơ quan và thực thể nào do chính quyền Việt Nam sỡ hữu toàn bộ hoặc một phần được đồng lõa vào những hình thức buôn người nghiêm trọng, hoặc Chính quyền Việt Nam đã tiến hành những bước thích hợp để chấm dứt những sự đồng lõa như thế và buộc các quan chức, cơ quan hoặc thực thể đó phải hoàn toàn chịu trách nhiệm giải trình cho những hành xử của họ.
(b)   NHỮNG NGOẠI LỆ -
(1)   VIỆC TIẾP TỤC CÁC KHOẢN VIỆN TRỢ VÌ QUYỀN LỢI QUỐC GIA HOA KỲ- Không chấp nhận việc Chính quyền Việt Nam không đáp ứng được những quy định ở khoản (a)(2), Tổng thống có thể bãi bỏ việc áp dụng khoản (a) trong năm tài chính nếu -
(A) Tổng thống xác định rằng việc cấp cho chính quyền Việt Nam những khoản viện trợ phi nhân đạo ngày càng gia tăng sẽ thăng tiến mục đích của Đạo luật này hoặc nếu không thì vì quyền lợi quốc gia Hoa Kỳ; và
(B)  Chính quyền Liên bang đưa ra những khoản viện trợ, ở mức độ tương thích với, hoặc vượt quá, bất cứ sự gia tăng viện trợ phi nhân đạo cho Việt Nam, đều hỗ trợ cho việc-
(i)     huấn luyện cho chính quyền Việt Nam về bổn phận tôn trọng các quyền được liệt kê trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị;
(ii) lập chương trình mang tính pháp quyền phi thương mại; và
(iii) áp dụng biện pháp khắc phục tình trạng chính quyền Việt Nam phá sóng của Đài Á châu tự do.
(2)   THỰC HIỆN THẨM QUYỀN KHƯỚC TỪ- Tổng thống có thể thực hiện thẩm quyền này theo điều (1) liên quan đến–
(A) Tất cả những khoản viện trợ phi nhân đạo của Hoa Kỳ cho Việt Nam; hoặc
(B)  Một hoặc nhiều chương trình, dự án, hoặc hoạt động viện trợ như thế.
(c)    CÁC ĐỊNH NGHĨA- Trong phần này:
(1)   VIỆN TRỢ PHI NHÂN ĐẠO – Từ “viện trợ phi nhân đạo” có nghĩa là -
(A) Bất cứ khoản viện trợ nào theo Đạo luật Viện trợ nước ngoài năm 1961 (bao gồm các chương trình theo mục IV, chương 2, phần I của Đạo luật đó, liên quan đến Hợp tác đầu tư tư nhân hải ngoại), ngoại trừ -
(i)   Viện trợ để khắc phục thảm họa, bao gồm bất cứ khoản viện trợ nào theo chương 9, phần I của Đạo luật đó;
(ii)   Viện trợ liên quan đến việc cung cấp lương thực (bao gồm việc quy đổi lương thực thành tiền) hoặc dược phẩm;
(iii)  Viện trợ  để khắc phục vấn đề môi trường ở những khu vực nhiễm Dioxin và những khoản viện trợ liên quan đến hoạt động y tế;
(iv)  Viện trợ để đối phó với các hình thức buôn người nghiêm trọng;
(v)   Viện trợ để đối phó với bệnh dịch;
(vi)  Viện trợ cho người tỵ nạn; và
(vii) Viện trợ để đối phó với bệnh HIV/AIDS, bao gồm bất cứ khoản viện trợ nào theo phần 104A của Đạo luật đó; và
(B)  Việc buôn bán, hoặc cấp vốn trong bất cứ điều kiện nào theo Đạo luật kiểm soát xuất khẩu vũ khí.
(2)   HÌNH THỨC BUÔN NGƯỜI NGHIÊM TRỌNG- Từ “hình thức buôn người nghiêm trọng” có nghĩa là bất cứ hoạt động nào được mô tả trong phần 103(8) của Đạo luật bảo vệ nạn nhân buôn người năm 2000 (Luật công 106-386 (114 Stat. 1470); 22 U.S. C. 7102 (8)).
(d)   THỜI HIỆU- Phần này sẽ có hiệu lực vào ngày ban hành đạo luật này và sẽ áp dụng cho việc cung cấp các khoản viện trợ phi nhân đạo cho chính quyền Việt Nam trong năm tài chính 2014 và những năm tài chính sau đó.
PHẦN 4. NGOẠI GIAO NHÂN DÂN CỦA HOA KỲ.
(a)    VIỆC PHÁT THANH CỦA ĐÀI Á CHÂU TỰ DO VỀ VIỆT NAM – Nhận thức của Quốc hội là Hoa Kỳ sẽ thực hiện những biện pháp khắc phục việc chính quyền Việt Nam phá sóng đài Á châu tự do và Broadcasting Board of Governors [ND: BBG là cơ quan truyền thông độc lập được bảo trợ bởi chính phủ Hoa Kỳ] không nên cắt giảm nhân viên, tài chính, hoặc giờ phát thanh của Ban Việt ngữ của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ và Đài Á châu Tự do, những biện pháp này sẽ được thực hiện hơn là giảm hoạt động của các Ban phát thanh ngoại ngữ khác.
(b)   NHỮNG CHƯƠNG TRÌNH GIAO LƯU VĂN HÓA VÀ GIÁO DỤC CỦA HOA KỲ VỚI VIỆT NAM – Nhận thức của Quốc hội là bất cứ chương trình giao lưu văn hóa và giáo dục nào giữa Hoa Kỳ và Việt Nam nên tích cực thúc đẩy tiến những tiến bộ hướng tới tự do và dân chủ ở Việt Nam bằng cách cung cấp những cơ hội đa dạng cho người dân Việt Nam, từ cơ hội nghề nghiệp cho tới triển vọng được nhìn thấy tự do và dân chủ được thực thi và, cũng bằng cách đảm bảo rằng những công dân Việt Nam, đã biểu hiện cam kết của họ đối với những giá trị này, sẽ được bao gồm trong những chương trình như thế.
(c)    HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LIÊN HỢP QUỐC – Nhận thức của Quốc hội là Ngoại trưởng Hoa Kỳ sẽ phản đối mạnh mẽ, và khuyến khích những thành viên khác của Liên Hợp quốc phản đối, việc ứng cử làm thành viên của Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc trong nhiệm kỳ bắt đầu vào năm 2014.
PHẦN 5. TỰ DO TÔN GIÁO VÀ NẠN BUÔN NGƯỜI.
(a)    Quốc gia cần đặc biệt quan tâm – Nhận thức của Quốc hội là nên đưa VN vào danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm về Tự do tôn giáo theo phần 402(b) của Đạo luật Tự do tôn giáo quốc tế năm 1998 (22 U.S.C. 6442(b)).
(b)   Tiêu chuẩn tối thiểu cho việc loại trừ nạn buôn người – Nhận thức của Quốc hội là Chính quyền Việt Nam không tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn tối thiểu trong việc loại trừ nạn buôn người và không có những nỗ lực nghiêm túc để tuân thủ, và sự xác quyết này sẽ được phản ánh trong bản báo cáo hằng năm trình lên Quốc hội theo quy định của phần 110(b) trong Đạo luật bảo vệ nạn nhân buôn người năm 2000 (22 U.S.C. 7107(b)).
PHẦN 6. BÁO CÁO HẰNG NĂM.
(a)    TỔNG QUAN – Không quá 6 tháng sau ngày ban hành Đạo luật này và mỗi 12 tháng sau đó, Ngoại trưởng Hoa Kỳ sẽ đệ trình lên Quốc hội một bản báo cáo về những việc sau:
(1)   Việc xác định và phê chuẩn của Tổng thống rằng những quy định từ điểm (A) đến điểm (G) của phần 3 (a)(2) đã được đáp ứng, nếu có thể áp dụng.
(2)   Nếu Tổng thống bãi bỏ việc áp dụng phần 3(a) theo phần 3(b) trong suốt thời gian báo cáo -
(A) Việc bãi bỏ dựa trên nền tảng lợi ích quốc gia Hoa Kỳ ;
(B)  Số lượng viện trợ phi nhân đạo được cấp cho chính quyền Việt Nam; và
(C)  Mô tả loại viện trợ và số lượng các khoản viện trợ tương xứng được cấp theo phần 3(b)(1)(B).
(3)   Những nỗ lực của chính phủ Hoa Kỳ nhằm đẩy mạnh việc tiếp cận của người dân Việt Nam đối với các chương trình phát thanh của đài Á châu Tự do.
(4)   Những nỗ lực nhằm đảm bảo rằng các chương trình như thế do chính phủ Hoa Kỳ thực hiện cùng với Việt Nam sẽ thúc đẩy chính sách được đề xuất trong phần 102 của Đạo luật chu cấp về Nhân quyền, người tỵ nạn, và các chính sách nước ngoài khác năm 1996 liên quan đến việc tham gia vào các chương trình giao lưu văn hóa và giáo dục.
(5)   Danh sách  những người được tin là đang ở tù, bị giam cầm, hoặc bị quản thúc tại gia, bị hành hạ, hoặc nếu không, thì bị ngược đãi bởi chính quyền Việt Nam vì họ theo đuổi các Nhân quyền được quốc tế công nhận.  Trong quá trình thu thập  những danh sách như thế, Ngoại trưởng Hoa Kỳ sẽ có những cứu xét thích hợp, bao gồm việc lưu tâm đến sự an toàn và tình trạng an ninh, và phúc lợi của những người được đưa vào danh sách cũng như gia đình họ. Thêm vào đó, Ngoại trưởng sẽ lập một danh sách các cá nhân như thế và gia đình họ, những người này có thể đủ tiêu chuẩn ra đi dưới các chương trình tỵ nạn của Hoa Kỳ.
(6)   Mô tả sự tiến triển của pháp quyền ở Việt Nam, bao gồm -
(A) Nhưng tiến bộ hướng đến việc phát triển các định chế quản trị dân chủ;
(B)  Tiến trình mà các điều luật, quy định, nguyên tắc và các hành vi pháp lý khác của chính quyền Việt Nam phát triển và trở nên có tính ràng buộc ở Việt Nam;
(C)  Mức độ mà các điều luật, quy định, nguyên tắc, các quyết định tư pháp và hành chính, và các hành vi pháp lý khác của Chính quyền Việt Nam được ban hành và có thể tiếp cận đối với công chúng;
(D) Mức độ mà các quyết định tư pháp và hành chính phù hợp với văn bản lý giải dựa trên những điều luật, quy định, nguyên tắc đã được lập thành văn bản và các hành xử pháp lý khác của Chính quyền Việt Nam;
(E)  Mức độ các cá nhân được đối xử công bằng theo luật pháp Việt Nam không phân biệt tư cách công dân, sắc tộc, tôc giáo, quan điểm chính trị, hoặc việc tham gia tổ chức hiện tại hoặc trước đây;
(F)   Mức độ các quyết định tư pháp và hành chính được độc lập khỏi những áp lực chính trị hoặc sự can thiệp của chính quyền và được xem xét lại thông qua các cơ quan có thẩm quyền phúc thẩm; và
(G) Mức độ luật pháp Việt Nam được soạn thảo và thực hiện bằng những phương cách phù hợp nhất quán với các tiêu chuẩn Nhân quyền quốc tế, bao gồm các quyền được liệt kê trong Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị.
(b)   LIÊN HỆ VỚI CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ KHÁC – Trong quá trình chuẩn bị báo cáo theo khoản (a), Ngoại trưởng Hoa Kỳ, bằng những cách thích hợp, sẽ tìm cách liên hệ và giữ liên lạc với các tổ chức phi chính phủ và những nhà đấu tranh cho Nhân quyền (gồm có những người Mỹ gốc Việt và nhà đấu tranh cho Nhân quyền ở Việt Nam), bao gồm việc nhận báo cáo và những thông tin cập nhật từ các tổ chức như thế và đánh giá những bản báo cáo đó. Ngoại trưởng Hoa Kỳ cũng sẽ tìm cách hội ý với Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ trong những phần thích hợp của bản báo cáo.
Nguồn: GPO
Defend the Defenders

1865. LIỆU ẤN ĐỘ CÓ THỂ TRỞ THÀNH MỘT NƯỚC LỚN?

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Hai, ngày 24/6/2013
(Tạp chí The Economistsố 30/3/2013)
Sự thiếu vắng một văn hóa chiến lược của n Độ cản trở tham vọng của nước này trở thành một thế lực trên thế giới.
Không ai nghi ngờ việc Trung Quốc đã gia nhập hàng ngũ các nước lớn: ý tưởng về một G2 với Mỹ được nêu ra, mặc dù vội vã. Ấn Độ thường được nhắc đến cùng với Trung Quốc vì nước này có dân số hơn 1 tỷ người, sự hứa hẹn về kinh tế, giá trị với tư cách là đối tác thương mại và các khả năng quân sự ngày càng phát triển. Tất cả 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đều ủng hộ – tuy miễn cưỡng – tuyên bố của Ấn Độ muốn gia nhập với họ. Nhưng trong khi sự nổi lên của Trung Quốc là một điều đã định sẵn, Ấn Độ vẫn được dư luận rộng rãi coi như một nước gần như cường quốc chưa hẳn có thể hành động cho tương xứng.

Đó là một điều đáng tiếc, vì với tư cách là một nước lớn, Ấn Độ sẽ mang lại được nhiều điều. Mặc dù nghèo hơn và ít năng động về kinh tế hơn Trung Quốc, Ấn Độ có thừa sức mạnh mềm. Nước này cam kết với các thể chế dân chủ, sự cai trị của pháp luật và nhân quyền. Là một nạn nhân của bạo lực thánh chiến, nước này đi đầu trong cuộc chiến chống khủng bố. Nước này có một dân số khổng lồ và tài năng. Nước này có thể không muốn được phương Tây kết nạp nhưng chia sẻ nhiều giá trị phương Tây. Ấn Độ tự tin và giàu có về văn hóa. Nếu Ấn Độ có một ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (mà nước này giành được bằng việc là nước đóng góp thường xuyên nhất cho các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc), thì nước này sẽ không bào chữa và bảo vệ một cách bản năng các chế độ tàn bạo. Không giống Trung Quốc và Nga, nước này hầu như không có bí mật cần che giấu. Với bờ biển rộng lớn và lực lượng hải quân đáng nể trọng của mình (được Hải quân Mỹ, mà nước này thường tổ chức tập trận cùng, đánh giá là đạt tiêu chuẩn của NATO), Ấn Độ có vị trí thuận lợi để đảm bảo an ninh trong một khu vực then chốt của cộng đồng toàn cầu.
ng quốc khiêm nhưòng
Tuy nhiên tiềm năng khổng lồ của Ấn Độ trở thành một lực lượng duy trì sự ổn định và là người giữ vững hệ thống quốc tế dựa trên các nguyên tắc còn lâu mới trở thành hiện thực. Một nguyên nhân lớn là nước này thiếu nền văn hóa để theo đuổi một chính sách an ninh tích cực. Bất chấp một ngân sách quốc phòng đang gia tăng nhanh chóng, dự báo là lớn thứ 4 thế giới vào năm 2020, các chính trị gia và quan chức Ấn Độ hầu như không quan tâm đến chiến lược lớn. Ngành ngoại giao yếu kém một cách lố bịch – 1,2 tỷ người Ấn Độ được đại diện bởi số nhà ngoại giao ngang với Xinhgapo 5 triệu dân. Giới lãnh đạo các lực lượng vũ trang và tổ chức chính trị-hành chính hoạt động ở những thế giới khác. Bộ Quốc phòng thường xuyên thiếu sự tinh thông về quân sự.
Những yếu kém này phần nào phản ánh một khát khao thực tế muốn đặt phát triển kinh tế trong nước làm ưu tiên. Ấn Độ cũng đã khôn ngoan không để các tướng lĩnh tham gia hoạt động chính trị (một bài học đã bị phớt lờ đâu đó ở châu Á, nhất là bởi Pakixtan, với những kết quả thường đầy nguy hiểm). Nhưng tư tưởng Nehru cũng đóng một vai trò. Trong nước, Ấn Độ đã từ bỏ một cách khoan dung kinh tế học Fabian vào những năm 1990 (và thu được thành quả). Nhưng về mặt ngoại giao, 66 năm sau khi người Anh ra đi, nước này vẫn trung thành với những giáo điều hậu độc lập về chủ nghĩa bán hòa bình và “không liên kết”: không thể tin phương Tây.
Truyền thống kiềm chế chiến lược của Ấn Độ theo một số cách thức đã phục vụ tốt cho đất nước này. Hầu như không có điều gì để thể hiện cho một số cuộc chiến tranh có giới hạn với Pakixtan và một cuộc chiến với Trung Quốc, Ấn Độ có xu hướng phản ứng với những khiêu khích bằng sự thận trọng. Nước này có những tranh chấp lãnh thổ lâu đời với cả hai nước láng giềng lớn của mình, nhưng thường tìm cách không kích động họ (mặc dù nước này kiểm duyệt bất kỳ tấm bản đồ nào mô tả chính xác vị trí biên giới, điều mà báo chí nước này phải chịu đựng một cách đáng hổ thẹn). Ấn Độ không đi tìm kiếm rắc rối, và điều đó nói chung có lợi cho nước này.
Ấn Độ không thể thiếu
Nhưng sự thiếu vắng một văn hóa chiến lược cũng có cái giá của nó. Pakixtan nguy hiểm và bất ổn, sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân, bị xé thành từng mảnh bởi bạo lực thánh chiến và dễ tổn thương trước một bộ tư lệnh quân sự bị các sĩ quan cấp thấp cấp tiến đe dọa. Tuy nhiên Ấn Độ không suy tính một cách mạch lạc về cách thức đối phó. Chính phủ hy vọng rằng thương mại gia tăng sẽ cải thiện quan hệ, ngay cả khi quân đội lập kế hoạch cho một cuộc tấn công kiểu chớp nhoáng qua biên giới. Nước này cần phải hành động tích cực hơn trong việc chữa lành sự nhức nhối không dứt về Casơmia và ủng hộ chính phủ dân sự của Pakixtan. Chẳng hạn, ngay lúc này Pakixtan đang trải qua điều sẽ là sự chuyển giao đầu tiên của nước này từ một chính phủ dân sự được bầu lên sang chính phủ tiếp theo. Thủ tướng Ấn Độ, Manmohan Singh, nên ủng hộ tiến trình này bằng cách sắp xếp để tới thăm nhà lãnh đạo mới của Pakixtan.
Trung Quốc, nước ngày càng sẵn sàng và có khả năng triển khai sức mạnh quân sự, kể cả ở Ấn Độ Dương, đặt ra mối đe dọa theo một kiểu khác. Không ai có thể chắc chắn Trung Quốc sẽ sử dụng sức mạnh quân sự và kinh tế của mình như thế nào để đẩy mạnh những lợi ích của riêng mình và, có lẽ, để đặt Ấn Độ vào thế nguy hiểm. Nhưng Ấn Độ, giống như các nước láng giềng lân cận khác của Trung Quốc, có mọi lý do để lo lắng. Nước này đặc biệt dễ bị tổn thương trước bất kỳ sự can thiệp nào vào các nguồn cung cấp năng lượng (Ấn Độ chiếm 17% dân số thế giới nhưng chỉ chiếm 0,8% trữ lượng dầu mỏ và khí đốt đã được biết đến).
Ấn Độ nên bắt đầu định hình số phận của riêng mình và vận mệnh của khu vực mình. Nước này cần phải thực hiện chiến lược nghiêm túc hơn và xây dựng một ngành ngoại giao phù hợp với một cường quốc – ít nhất lớn hơn gấp 3 lần. Nước này cần một Bộ Quốc phòng chuyên nghiệp hơn và một đội ngũ quốc phòng thống nhất có thể làm việc với giới lãnh đạo chính trị của đất nước. Nước này cần phải để các công ty tư nhân và nước ngoài tham gia ngành công nghiệp quốc phòng đang hấp hối do nhà nước điều hành của mình. Và nước nàv cần một lực lượng hải quân được tài trợ tốt có thể vừa trở thành một nhà bảo đảm an ninh hàng hải trên một số tuyến đường biên tấp nập nhất thế giới lẫn thể hiện sự sẵn sàng của Ấn Độ gánh vác những trách nhiệm của một nước lớn.
Tuy vậy, trên hết Ấn Độ cần phải từ bỏ triết lý lỗi thời của nước này là không liên kết. Kể từ thỏa thuận hạt nhân với Mỹ năm 2005, nước này đã phải hướng về phương Tây – nước này có xu hướng bỏ phiếu cho biện pháp của Mỹ tại Liên Hợp Quốc, nước này đã cắt giảm việc mua dầu mỏ của Iran, cộng tác với NATO ở Ápganixtan và phối hợp với phương Tây trong việc đối phó với các vấn đề của khu vực như sự đàn áp ở Xri Lanca và chuyển giao ở Mianma – nhưng đã làm vậy một cách rất bí mật. Việc làm cho sự chuyển đổi của Ấn Độ trở nên công khai hơn, bằng cách tham gia các liên minh an ninh do phương Tây ủng hộ, sẽ tốt cho khu vực, và thế giới. Điều đó sẽ thúc đẩy dân chủ ở châu Á và ràng buộc Trung Quốc vào các tiêu chuẩn quốc tế. Đó có thể không phải là lợi ích ngắn hạn của Ấn Độ, vì nó sẽ mạo hiểm gây nên mối thù địch với Trung Quốc. Nhưng nhìn vượt ra ngoài lợi ích bản thân ngắn hạn là một kiểu việc mà một cường quốc phải làm.
Việc Ấn Độ có thể trở thành một nước lớn không phải nghi ngờ. Câu hỏi thực sự là liệu nước này có muốn hay không.
***
n Độ sẵn sàng trở thành một trong 4 cường quốc quân sự lớn nhất thế giới vào cuối thập kỷ. Nước này cần phi suy nghĩ về ý nghĩa của điều đó.
Không giống nhiều nước châu Á khác – và trái ngược hoàn toàn với nước láng giềng Pakixtan – Ấn Độ chưa bao giờ được các tướng lĩnh điều hành. Những quan chức cấp cao thuộc ngành dân chính đầy quyền lực của thuộc địa Raj phần lớn là người Hindu, trong khi người Hồi giáo có đại diện không tương xứng trong quân đội. Trong quá trình giành độc lập, giới tinh hoa chính trị Ấn Độ, vốn có một xu hướng hòa bình mạnh mẽ, quyết tâm giữ các tướng lĩnh ở vị trí của họ. Trong điều này họ đã thành công một cách vui vẻ.
Nhưng đã có những cái giá phải trả. Một cái giá là Ấn Độ bộc lộ sự thiếu vắng đáng chú ý cái có thể gọi là văn hóa chiến lược. Nước này đã tiến hành một số cuộc chiến tranh có giới hạn – một cuộc chiến với Trung Quốc, mà nước này thất bại, và vài cuộc chiến với Pakixtan, mà phần lớn là chiến thắng, nếu không muốn nói là luôn đáng thuyết phục – và nước này phải đối mặt với một loạt mối đe dọa, bao gồm chủ nghĩa khủng bố thánh chiến và sự nổi dậy dai dẳng của chủ nghĩa Maoít. Tuy nhiên tầng lớp chính trị của nước này hầu như không cho thấy dấu hiệu hiểu biết hay quan tâm đến cách sức mạnh quân sự của đất nước nên được triển khai như thế nào.
Sức mạnh đó đang phát triển nhanh. Trong 5 năm qua Ấn Độ đã trở thành nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới. Một thỏa thuận trị giá không dưới 12 tỷ USD để mua 126 máy bay chiến đấu Rafale từ Pháp đang dần hoàn tất. Ấn Độ có quân nhân tại ngũ nhiều hơn bất kỳ nước châu Á nào khác ngoại trừ Trung Quốc, và ngân sách quốc phòng của nước này đã tăng lên 46,8 tỷ USD. Hiện nay nưóc này là nước chi tiêu quân sự lớn thứ 7 thế giới; IHS Jane’s, một cơ quan tư vấn, cho rằng vào năm 2020 nước này sẽ vượt qua Nhật Bản, Pháp và Anh để vươn lên vị trí thứ 4. Nước này có một kho dự trữ hạt nhân chứa không dưới 80 đầu đạn có thể dễ dàng bổ sung, và các tên lửa đạn đạo có thể mang theo đầu đạn hạt nhân tới bất kỳ điểm nào ở Pakixtan. Nước này gần đây đã thử nghiệm một tên lửa với tầm bắn 5.000 km, sẽ vươn tới phần lớn Trung Quốc.
Phải đối măt với con đường nào?
Ngoài giới báo chí luôn lớn tiếng và các tổ chức tư vấn chiến lược hăng hái của Niu Đêli, Ấn Độ và các nhà lãnh đạo của nước này hầu như không tỏ ra quan tâm đến các vấn đề quân sự hay chiến lược. Những đánh giá quốc phòng chiến lược như đã diễn ra ở Mỹ, Anh và Pháp, được các sĩ quan tại ngũ và các viên chức thông báo nhưng do các chính trị gia chỉ đạo, không được biết đến ở Ấn Độ. Các lực lượng vũ trang coi Bộ Quốc phòng là dốt nát một cách tồi tệ về các vấn đề quân sự, có ít kĩ năng cần thiết để cung cấp hỗ trợ trong các lĩnh vực như hoạt động hậu cần và mua sắm (họ cũng tức giận về sự kiểm soát của bộ này đối với những sự thăng tiến cấp cao). Các công chức chỉ ghé qua bộ này thay vì tạo dựng sự nghiệp tại đó. Bộ Ngoại vụ, vốn nên đóng vai trò quan trọng trong việc thông báo tầm nhìn chiến lược của đất nước, rất yếu kém. Xinhgapo, với dân số 5 triệu người, có ngành ngoại giao với quy mô tương tự như của Ấn Độ. Ngành ngoại giao Trung Quốc lớn hơn gấp 8 lần.
Những mối đe dọa chủ yếu đối với Ấn Độ là rõ ràng: một Pakixtan bất ổn, suy yếu nhưng nguy hiểm; một Trung Quốc huênh hoang và đáng sợ. Một nước tạo ra những cảm giác về sự vượt trội gần như khinh miệt, nước còn lại là sự thấp kém hơn và lòng đố kỵ, về địa vị khu vực của Ấn Độ và những triển vọng tương lai là một “nước lớn”, Trung Quốc có ý nghĩa nhất; nhưng mối quan hệ gây phiền phức với Pakixtan vẫn chi phối tư duy quân sự.
Một nỗ lực gần đây nhằm tăng cường quan hệ giữa hai nước đang có một số thành công. Những căng thẳng dọc “đường kiểm soát” phân chia hai bên trong khi không có một biên giới được thỏa thuận ở Casơmia có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Phức tạp hơn, Trung Quốc và Pakixtan lại thân thiết, và Trung Quốc không ngại khuyến khích người đồng minh dễ chịu của mình trở thành một cái gai trong mắt Ấn Độ. Theo những người Ấn Độ đầy phẫn nộ, Pakixtan cũng sử dụng những kẻ khủng bố thánh chiến để thực hiện một cuộc chiến tranh mượn tay kẻ khác nhằm vào Ấn Độ “dưới chiếc ô hạt nhân của nước này”. Cuộc tấn cống vào Quốc hội Ấn Độ năm 2001 của Jaish-e- Mohammed, một nhóm khủng bố có liên hệ chặt chẽ với cơ quan tình báo của Pakixían, đã đưa hai nước đến bờ vực chiến tranh. Kí ức về cuộc tấn công bất ngờ của lính biệt kích vào Mumbai bởi Lashkar-e-Taiba, một tổ chức khủng bố khác, vẫn còn mới nguyên.
Những khả năng hạt nhân của Pakixtan là một mối lo ngại thường xuyên. Kho đầu đạn của nước này, được phát triển với sự hỗ trợ của Trung Quốc, ít nhất lớn bằng của Ấn Độ và gần như chắc chắn là lớn hơn. Nước này có các tên lửa chủ yếu do Trung Quốc thiết kế có thể vươn tới hầu hết các thành phố của Ấn Độ và, không giống Ấn Độ, nước này không có chính sách “không sử dụng trước”. Quả thực, để bù đắp sự vượt trội ngày càng tăng của các lực lượng thông thường Ấn Độ, nước này đang phát triển các vũ khí hạt nhân cho chiến trường có thể được đặt dưới sự kiểm soát của các chỉ huy chiến trường.
Lớn hơn và giàu có hơn nhiều, Ấn Độ thường chiến thắng Pakixtan. Các kế hoạch của nước này nhằm thực hiện lại điều đó, nếu nước này cảm thấy bị khiêu khích, là đáng lo ngại. Trong phần lớn thập kỷ qua, quân đội đã theo đuổi một học thuyết được biết đến là “Khởi đầu Lạnh” sẽ chứng kiến những cuộc đột kích nhanh chóng bằng xe bọc thép vào Pakixtan với sự hỗ trợ bám sát từ trên không. Ý tưởng là gây thiệt hại cho các lực lượng của Pakixtan mà chỉ thông báo trước 72 giờ, chiếm lấy lãnh thổ đủ nhanh để không phải hứng chịu một sự đáp trả hạt nhân, ở cấp độ chiến thuật, điều này thừa nhận một khả năng chiến tranh vũ trang phối hợp công nghệ cao mà Ấn Độ có thể không có. Ở cấp độ chiến lược, nó giả định rằng Pakixtan sẽ do dự trước khi sử dụng các vũ khí hạt nhân, và khó chịu với truyền thống kiềm chế chiến lược của Ấn Độ. Các quan chức dân sự và các chính trị gia phủ nhận một cách không thuyết phục rằng Khởi đầu Lạnh thậm chí có tồn tại.
Bharat Karnat thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách, một tổ chức tư vấn chiến lược, tin rằng mối nguy hiểm chủ yếu của Pakixtan đối với Ấn Độ với tư cách là một nhà nước thất bại, chứ không phải một kẻ thù quân sự. Ông coi Khởi đầu Lạnh là một “ngõ cụt” phí phạm các nguồn lực quân sự và tài chính vốn nên được sử dụng để ngăn chặn “kẻ bá chủ nguyên thủy”, Trung Quốc. Các nước khác đồng ý. Năm 2009 A. K. Antony, Bộ trưởng Quốc phòng, nói với các lực lượng vũ trang rằng họ nên coi Trung Quốc thay vì Pakixtan là mối đe dọa chính đối với an ninh của Ấn Độ và tự triển khai theo đó. Nhưng không nhiều việc đã diễn ra, Ông Karnad nhận thấy đường lối chiến lược dân sự yếu kém kết hợp với chủ nghĩa bảo thủ bẩm sinh của quân đội ngăn Ấn Độ làm những việc mà nước này cần phải thực hiện.
“Đường kiểm soát thực tế” giữa Trung Quốc và Ấn Độ ở Arunachal Pradesh, nơi Trung Quốc gọi là Nam Tây Tạng, không căng thẳng như ở Casơmia. Các cuộc đối thoại giữa hai nước nhằm giải quyết vấn đề biên giới đã diễn ra trong 10 năm và trải qua 15 vòng. Trong các tuyên bố chính thức, cả hai bên nhấn mạnh rằng tranh chấp không ngăn cản mối quan hệ đối tác nhằm theo đuổi các mục tiêu khác.
Nhưng khó có thể phớt lờ tốc độ đầu tư quân sự ở phía Trung Quốc của đường kiểm soát. Thiếu tướng Gurmeet Kanwal thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến tranh Mặt đất chỉ rõ việc xây dựng các đường ray mới, 58.000 km đường dùng trong mọi thời tiết, 5 căn cứ không quân, các trung tâm tiếp tế và các điêm liên lạc. Theo ông Karnad, Trung Quốc sẽ có thể tấn công bằng sức mạnh và tốc độ nếu họ quyết định chiếm phần lãnh thổ do Ấn Độ kiểm soát mà họ tuyên bố là của mình. Ông cho rằng quân đội Ấn Độ, quen với kế hoạch “phản ứng thụ động” khi đối phó với Trung Quốc, đã tự tước đi của mình những phương tiện để phát động một cuộc phản công.
Không thể sánh được với sức mạnh của Trung Quốc trên đất liền, một lựa chọn thay thế có thể là đáp trả trên biển. Một đòn đáp trả như vậy đã được lưu truyền trong một tài liệu chiến lược bán chính thức gọi là “Không liên kết 2.0”, do một số cựu cố vấn an ninh quốc gia thúc đẩy vào năm 2012 và được cố vấn an ninh đương nhiệm, Shivshankar Menon, ủng hộ. Chẳng hạn, lợi thế hải quân của Ấn Độ có thể cho phép nước này ngăn cản vận chuyển dầu mỏ đến Trung Quốc qua Eo biển Malacca.
Trung Quốc và Ấn Độ đều đang nhanh chóng phát triển hải quân của mình từ các lực lượng phòng thủ bờ biển thành những công cụ có thể triển khai sức mạnh xa hơn ngoài mặt trận; trong thập kỷ này, mỗi nước mong đợi sẽ có 3 nhóm tàu sân bay tác chiến. Một số chiến lược gia Ấn Độ tin rằng khi Trung Quốc mở rộng tầm với của mình ra Ấn Độ Dương để bảo vệ quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hải quân của hai nước có khả năng đụng độ như lục quân của họ.
Trên bin
Hải quân Trung Quốc đang mở rộng với tốc độ rất nhanh mà Ấn Độ không thể sánh kịp – vào năm 2020 nước này được cho là sẽ có 73 tàu chiến lớn và 78 tàu ngầm, 12 trong số đó là tàu hạt nhân – nhưng các thủy thủ của Ấn Độ có trình độ cao. Họ đã vận hành một tàu sân bay kể từ những năm 1960, trong khi Trung Quốc hiện giờ mới chỉ bắt đầu tham gia cuộc chơi. Ấn Độ lo sợ việc Trung Quốc phát triển các cơ sở tại những cảng biển ở Pakixtan, Xri Lanca, Bănglađét và Mianma – cái gọi là “chuỗi ngọc trai” xung quanh đại dương mang tên của Ấn Độ; ông Antony đã gọi thông báo vào tháng 2/2013 rằng một công ty Trung Quốc sẽ điều hành cảng Gwadar của Pakixtan là “một vấn đề đáng lo ngại”. Trung Quốc nhận thấy một mối đe dọa trong các mối quan hệ hải quân đang phát triển của Ấn Độ với Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản và nhất là Mỹ. Ấn Độ hiện tiến hành nhiều cuộc tập trận hải quân với Mỹ hơn bất kỳ nước nào khác.
Hải quân Ấn Độ có kinh nghiệm, lợi thế địa lý và một số người bạn hùng mạnh ở phía mình. Tuy nhiên, lực lượng này vẫn thiếu thốn so với các quân chủng khác của Ấn Độ, với chỉ 19% ngân sách quốc phòng so với 25% của lực lượng không quân và 50% cho lục quân.
Lực lượng không quân cũng nhận được phần lớn nhất của ngân sách vốn-trang bị – gấp đôi số tiền dành cho hải quân. Lực lượng này đang mua các máy bay Rafale từ Pháp và nâng cấp các máy bay chiến đấu cũ hơn, chủ yếu của Nga với các vũ khí và rađa mới. Một liên doanh giữa công ty Hindustan Aeronautics Limited (HAL) và Sukhoi của Nga đang phát triển máy bay chiến đấu tấn công “thế hệ thứ 5” để cạnh tranh với F-35 của Mỹ. Mặc dù vậy, cùng với việc thỏa mãn nhu cầu tốc độ của phi công, lực lượng không quân đang tăng cường chú trọng đến “phương tiện hỗ trợ”. Lực lượng này đang đàm phán mua 6 máy bay tiếp nhiên liệu quân sự Airbus A330 và 5 máy bay cảnh báo sớm và kiểm soát trên không mới. Lực lượng này cũng đã giải quyết các yếu kém trong việc vận tải hàng nặng bằng việc mua 10 máy bay vận tải khổng lồ Boeing C-17, với triển vọng mua thêm nhiều chiếc khác trong thời gian tới, ít rõ ràng hơn là ưu tiên mà lực lượng không quân dành cho các yêu cầu của lục quân về hỗ trợ bám sát từ trên không so với vai trò phòng không truyền thống hơn của nó, đặc biệt là sau khi thua trong một cuộc tranh cãi về việc bên nào sẽ vận hành các máy bay trực thăng chiến đấu.
Với việc lục quân đang luyện tập cho một cuộc tấn công chớp nhoáng nhằm vào Pakixtan và hải quân chuẩn bị đối đầu với chủ nghĩa phiêu lưu biển khơi của Trung Quốc, dễ dàng có ấn tượng rằng mỗi quân chủng đang lên kế hoạch cho cuộc chiến tranh của riêng mình mà không suy nghĩ nhiều về những yêu cầu của hai quân chủng còn lại. Hợp tác trong việc lên kế hoạch, học thuyết và hoạt động tác chiến là nói đãi bôi, nhưng sự “hiệp đồng” này phần lớn mang tính khát vọng. Ấn Độ thiếu một người đứng đầu lực lượng quốc phòng theo kiểu của phần lớn các nước. Chính phủ, luôn nghi ngờ các lực lượng vũ trang, dường như không muốn bất kỳ một lời khuyên nào từ quân đội. Các lãnh đạo quân chủng cùng vậy, khư khư giữ quyền tự trị của riêng họ.
Sự thiếu vắng một văn hóa chiến lược và sự thiếu tin tưởng giữa các bộ do dân sự điều hành với các lực lượng vũ trang đã làm suy yếu hiệu quả của quân đội theo một cách khác – bằng cách góp phần vào một hệ thống mua sắm thậm chí còn hoạt động không đúng chức năng hơn so với của các nước khác. Lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, do Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) chiếm ưu thế, vẫn kẹt trong sự kiểm soát của nhà nước và quá khứ bảo hộ của đất nước này. Theo một cuộc kiểm toán gần đây của Bộ Quốc phòng, chỉ 29% số sản phẩm được DRDO phát triển trong 17 năm qua đã được đưa vào sử dụng cho các lực lượng vũ trang. Tổ chức này là một điển hình của những thất bại đến muộn và đắt giá.
Chi phí của việc phát triển một loại xe tăng hạng nặng, Arjun, vượt quá những ước tính ban đầu 20 lần. Nhưng theo Ajai Shukla, một cựu sĩ quan hiện viết về quốc phòng cho tờ Business Standard, quân đội muốn trung thành với những chiếc T-72 cũ của Nga và T-90 mới hơn, lo sợ rằng Arjun, cũng như việc quá tải, có thể không đáng tin cậy. Chương trình sản xuất một máy bay tấn công hạng nhẹ để thay thế những chiếc Mirage và MIG-21 thuộc thế hệ cũ hơn đã bắt đầu hơn 25 năm trước. Nhưng kết quả của nó, máy bay Tejas, vẫn chưa được đưa vào sử dụng.
Có những dấu hiệu của sự thay đổi chậm chạp. Những dấu hiệu này bao gồm sự quan tâm tới việc cho phép quan hệ đối tác giữa các công ty quốc phòng tư nhân nhỏ nhưng ngày càng phát triển của Ấn Độ và các công ty nước ngoài, điều có thể khuyến khích chuyển giao công nghệ. Nhưng thỏa thuận mua máy bay Rafale đã gặp khó khăn vì, mặc dù Dassault muốn kết hợp với các công ty tư nhân như Tata hay Reliance, chính phủ muốn công ty này làm việc với HAL tẻ nhạt. Dù vậy, ngay cả nếu Dassault có quyền tự do lựa chọn đối tác, thì điều không rõ là ngành công nghiệp Ấn Độ có thể xử lý khối lượng công việc mà hợp đồng này tìm cách dành cho nó.
Richard Bitzinger, từng là nhà phân tích của RAND Corporation, hiện làm việc tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Xinhgapo, tóm tắt vấn đề trong một nghiên cứu gần đây cho Mạng lưới Quan hệ và An ninh Quốc tế có trụ sở ở Zurich. Ông nói nếu Ấn Độ không chấm dứt nuông chiều tổ hợp quân sự-công nghiệp do nhà nước điều hành hiện tại của mình, thì nước này sẽ không bao giờ có thể cung cấp cho các lực lượng vũ trang của mình trang bị hiện đại mà họ đòi hỏi. Nếu không có một nỗ lực cải cách có sự phối hợp, một phần lớn trong số tiền 200 tỷ USD mà Ấn Độ sắp sửa chi cho vũ khí trong 15 năm tới dường như có thể bị lãng phí.
Hổ và đại bàng
Khoản tiền mà nước này sẽ chi ở nước ngoài cũng mang theo những rủi ro. Các thỏa thuận lớn với nước ngoài dẫn đến tham nhũng. Các cuộc điều tra những cáo buộc hối lộ có thể làm chậm việc chuyên trang bị cần gấp trong nhiều năm. “Vụ bê bối” mới nhất theo kiểu này xoay quanh một đơn đặt hàng máy bay trực thăng trị giá 750 triệu USD từ công ty Finmecanica của Italia. Công ty này phủ nhận bất kỳ hành vi sai trái nào, nhưng thỏa thuận đã bị treo.
Anh, Pháp, Ixraen và trên hết là Nga (nước vẫn chiếm hơn một nửa hàng nhập khẩu quân sự của Ấn Độ), dường như sẵn sàng làm những nước hưởng lợi từ sự thả lỏng sắp tới. Mỹ cũng sẽ có được những hợp đồng lớn. Nhưng bất chấp một thỏa thuận hạt nhân dân sự mang tính sáng kiến năm 2005 và quan hệ ấm lên sau đó, Mỹ vẫn được coi là một đối tác ít tin cậy về chính trị hơn ở Niu Đêli. Sự thiếu tin tưởng này bất nguồn một phần từ những sự cấm vận vũ khí trước đây, một phần từ sự gần gũi trước đây của Mỹ với Pakixtan, một phần từ những lo ngại của Ấn Độ về việc làm một đối tác cấp thấp trong một mối quan hệ với siêu cường vượt trội của thế giới.
Thế tiến thoái lưỡng nan về việc gần gũi với Mỹ như thế nào đặc biệt gay gắt khi liên quan đến Trung Quốc. Mỹ và Ấn Độ dường như có chung các mục đích. Không nước nào muốn Ấn Độ Dương trở thành một “vùng hồ” của Trung Quốc. Nhưng Ấn Độ không muốn khiến Trung Quốc nghĩ rằng nước này đang kéo bè với Mỹ. Và nước này lo ngại rằng mối quan hệ phức tạp giữa Mỹ và Trung Quốc, trong khi thường lộn xộn, có tầm quan trọng sống còn đến mức, trong một cuộc khủng hoảng, Mỹ sẽ gạt bỏ Ấn Độ thay vì đối đầu với Trung Quốc. Một mệnh lệnh của hải quân Ấn Độ đóng các nguồn cung cấp dầu mỏ sẽ không thể thực hiện được nếu những người bạn Mỹ của nước này nhất định phản đối nó.
Công cuộc tìm kiếm địa vị phù hợp với sức mạnh kinh tế ngày càng tăng của Ấn Độ vẫn bấp bênh và không chắc chắn. Những vấn đề của nước này với Pakixtan không phải là dạng có thể được giải quyết được bằng quân sự. Ông Karnad lập luận rằng Ấn Độ, từ một lập trường về sức mạnh, nên xây dựng quan hệ tốt hơn với Pakixtan thông qua một số hành động đơn phương, chẳng hạn như cắt giảm quy mô các lực lượng vũ trang tập trung trên sa mạc ở Rajasthan và rút các tên lửa tâm ngăn của nước này. Tướng Ashfaq Parvez Kayani, người đứng đầu quân đội Pakixtan, đã tuyên bố chủ nghĩa khủng bố quốc tế là mối nguy hiểm lớn đối với đất nước ông hơn Ấn Độ. Điều đó cũng có thể mang đến một cơ hội.
Sự tự tin của Trung Quốc vào sức mạnh quân sự mới của nước này làm Ắn Độ khó chịu. Nhưng nếu một Trung Quốc hợm hĩnh trong sự phù hoa của mình đang gây khó chịu, thì một Trung Quốc gặp rắc rối về kinh tế hay rối loạn về chính trị và chạy theo dư luận bài ngoại sẽ tồi tệ hơn. Nhật Bản và Hàn Quốc đã có sự bảo đảm bằng những liên minh chính thức với Mỹ, Ấn Độ không có. Nước này đang xây dựng những mối quan hệ mới với các nước láng giềng phía Đông thông qua hợp tác quân sự và các thỏa thuận thương mại. Nhưng nước này miễn cưỡng thành lập hoặc gia nhập các khuôn khổ an ninh thể chế hùng mạnh hơn.
Thay vì một tư duy chiến lược rõ ràng, Ấn Độ dao động, bị cản trở bởi sự thận trọng và tính trì trệ quan liêu của nước này. Biểu tượng của những nhược điểm này là sự miễn cưỡng của Ấn Độ trong việc cải cách một cơ sở công nghiệp quốc phòng vốn lãng phí một lượng tiền khổng lồ, cung cấp cho các lực lượng vũ trang trang bị dưới tiêu chuẩn và để đất nước phụ thuộc vào người nước ngoài trong việc hiện đại hóa quân đội.
Kể từ khi giành độc lập Ấn Độ đã không phải chịu hậu quả của việc có một văn hóa chiến lược yếu kém. Những tham vọng quân sự nhỏ bé đã giúp cho nước này tránh khỏi hầu hết các tình huống khó xử và thay vào đó cho phép nước này tập trung vào những thứ khác. Nhưng khi Trung Quốc tăng cường sức mạnh, những thiếu sót chiến lược của Ấn Độ đang trở thành một trở ngại. Và chúng là một trở ngại cho những giấc mơ của Ấn Độ trở thành một cường quốc thế kỷ 21 thực sự./