Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

Bài đáng chú ý: Thư ngỏ phản đối trao bằng Tiến sỹ danh dự

Han Times - Trung Quốc xuất bản sách Tam Sa, Việt Nam không một tấm bản đồ

Tam Sa (三 沙) là cách mà người Trung Quốc gọi hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Theo cách gọi này hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa được phân thành Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa.
Hoàng Sa đã bị người Trung Quốc cưỡng chiếm trái phép từ năm 1974; Trường Sa sau trận hải chiến 1988, Trung Quốc chiếm đóng và mở rộng chiếm đóng một số đảo. Đến ngày 14/7/2012, Trung Quốc tổ chức buổi lễ thành lập thành phố Tam Sa, trực thuộc tỉnh Hải Nam. Bản thân nhiều vị giáo sư và tướng lĩnh Trung Quốc kêu gọi phát động chiến tranh để "giải phóng Tam Sa" khỏi sự chiếm đóng trái phép của một số quốc gia trong khu vực.
Theo tin tức do các trang mạng Việt Nam đưa lại thì cuốn sách này có 5 bản đồ mô tả chi tiết thành phố và quần đảo mà Trung Quốc tự gán thành Tam Sa. 
Trang sina và trang Xinhua cho biết thêm: Cuốn Trung Quốc Tam Sa Thị của tác giả Lý Quốc Cường (李国强), một học giả là chuyên gia nghiên cứu Biển Nam Trung Hoa (tức biển Đông). Ông là Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu địa lý, Học viên Khoa học xã hội Trung Quốc. Cuốn sách "Trung Quốc Tam Sa thị" do NXB Nhân Dân Trung Quốc ấn hành, giá bán 34.000 tệ. Thời gian xuất bản: tháng 6/2013.
Nội dung cuốn Trung Quốc Tam Sa thị gồm: Đơn vị hành chính, lịch sử, Tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hóa, tên đảo, tranh chấp chủ quyền cùng với các bản đồ mô tả cái mà phía Trung Quốc gọi là thành phố Tam Sa.

Trang web riêng của thành phố Tam Sa cũng đã được xây dựng tại địa chỉ: http://www.unanhai.com/
Trong khi đó giới chuyên gia, học giả của Việt Nam chưa thể nào cho ra đời một cuốn sách tương ứng hay một bách khoa thư về hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam. Phần lớn các nghiên cứu đều nhỏ lẻ thậm chí mang tính chất cá nhân, tình cảm cá nhân nhiều hơn là một công trình khoa học phục vụ công chúng mang tầm quốc gia.
Blogger Trần Hùng đã phải kêu lên rằng: Trung Quốc đã xuất bản sách Tam Sa dày cộp, Việt Nam không một tấm bản đồ. Tại sao? Blogger này cho biết: "Không biết bao nhiêu lần mình lên Google Search để tìm bản đồ biển Đông, quần đảo Hoàng Sa, Trường sa. Hoàn toàn không thấy bản đồ nào của Việt Nam, hầu hết là các sơ đồ lười bò của Trung Quốc. Việt Nam có chăng là một số sơ đồ manh mún chắc ghép, rải rác trên các web blog do nỗ lực của cá nhân tạo nên.
Về danh chính chỉ có bản đồ hành chính nước CHXHCNVN (tổng thể). chấm hết!
Truyền thông ra rả về chủ quyền quốc gia, giáo dục về lòng yêu nước thì trước hết phải là mắt thấy rồi mới đến tai nghe, nó ở đâu...? 
Góp đá cho Trường Sa, đã có mấy người biết cái chấm của nó ra sao trên Biển Đông?
Han Times

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: Quản lý chặt chẽ thông tin lấy phiếu tín nhiệm

Về việc lấy phiếu tín nhiệm các cấp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lưu ý cần quản lý chặt chẽ thông tin liên quan đến việc lấy phiếu tín nhiệm; ngăn ngừa việc phát tán thông tin không đúng quy định.
Trong bức thư gửi Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; xã, phường, thị trấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lưu ý về việc lấy phiếu tín nhiệm cần được tổ chức chặt chẽ, theo đúng nội dung, trình tự, thủ tục
Chủ tịch Quốc hội đề nghị quán triệt sâu sắc, đầy đủ để từng đại biểu Hội đồng nhân dân nắm chắc mục đích, yêu cầu, nội dung, trình tự, thủ tục lấy phiếu tín nhiệm được quy định tại Nghị quyết của Quốc hội và Hướng dẫn của Ủy ban thường vụ Quốc hội; bảo đảm để đại biểu nhận thức sâu sắc trách nhiệm thay mặt nhân dân địa phương thực hiện quyền giám sát, đánh giá tín nhiệm đối với các vị được Hội đồng nhân dân bầu một cách thật dân chủ, khách quan, thận trọng, công tâm và chính xác;
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.
Thư hai, hướng dẫn, yêu cầu các vị được lấy phiếu tín nhiệm chuẩn bị báo cáo về kết quả hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao và phẩm chất, đạo đức, lối sống để gửi đến từng đại biểu Hội đồng nhân dân kịp thời; đồng thời trả lời đầy đủ, nghiêm túc các vấn đề mà đại biểu Hội đồng nhân dân nêu ra;
Thứ ba, tổ chức để Hội đồng nhân dân thảo luận, đánh giá khách quan, toàn diện các báo cáo của Ủy ban nhân dân và các cơ quan hữu quan về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, tư pháp. Đồng thời, tổ chức để Hội đồng nhân dân thảo luận, đánh giá kết quả hoạt động của Hội đồng nhân dân, các ban của Hội đồng nhân dân và kết quả thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân trước khi lấy phiếu tín nhiệm;
Thứ tư, việc lấy phiếu tín nhiệm cần được tổ chức chặt chẽ, theo đúng nội dung, trình tự, thủ tục các bước tiến hành tại hội nghị toàn thể cũng như tại buổi họp tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, bảo đảm để các đại biểu Hội đồng nhân dân có đủ thời gian cân nhắc, suy nghĩ thận trọng trước khi ghi phiếu đánh giá tín nhiệm đối với người được lấy phiếu tín nhiệm.
Quản lý chặt chẽ thông tin liên quan đến việc lấy phiếu tín nhiệm; ngăn ngừa việc phát tán thông tin không đúng quy định, có thể tác động trực tiếp đến kết quả lấy phiếu tín nhiệm.
Ban kiểm phiếu phải làm việc công tâm, chính xác, có trách nhiệm; kết quả lấy phiếu tín nhiệm được công bố công khai, đầy đủ, chính xác, kịp thời để công luận, cử tri và nhân dân địa phương theo dõi, giám sát.
Cuối thư, Chủ tịch Quốc hội lưu ý việc lấy phiếu tín nhiệm là rất hệ trọng và có ý nghĩa trong thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về đổi mới hoạt động của các cơ quan dân cử; được nhân dân mong đợi, tin tưởng.
(Tiền phong)

Thủ tướng: Vào Đảng không phải để lên chức

(ôi, đúng là THẦN GIÓ, bái phục)

Thủ tướng mong các trí thức trẻ làm Phó Chủ tịch các xã nghèo phấn đấu trở thành đảng viên: "Vào Đảng không phải để lên chức mà để thực hiện lý tưởng cao đẹp, xây dựng đất nước".
Ở xã phải nói được, làm được
Về dự hội nghị sơ kết dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ ĐH tăng cường về làm Phó Chủ tịch xã thuộc 63 huyện nghèo hôm nay (26/6) tại Hà Nội là 580 bạn trẻ, tuổi đời 23-32.
Chia sẻ về 1 năm làm việc, các trí thức trẻ đều thống nhất tinh thần "làm mà nghĩ đến tiền thì không làm được".
Phó CT sinh năm 1989 của xã Trung Đồng, Tân Uyên, Lai Châu, Trương Thị Trang, phụ trách văn hóa xã hội phải đối mặt với thách thức "người Mông nói tiếng Việt còn chưa sõi, làm sao hát được"; trong khi Đặng Phúc Long, sinh năm 1986, tốt nghiệp ĐH Văn hóa lại được giao phụ trách kinh tế, nông nghiệp của xã Phình Hồ, Trạm Tấu, Yên Bái.
Về các xã nghèo là biết chắc khó khăn, nhưng nhiều trí thức trẻ đã cố gắng để lại dấu ấn riêng.
Lê Tiên Tiến, Phó CT xã Hóa Phúc, Đakrông, Quảng Trị đã cùng dân trồng 10ha cao su; đề án phát triển du lịch cộng đồng của Nguyễn Thị Huyền, Phó CT xã Xuân Cầm, Thường Xuân, Thanh Hóa được huyện cấp kinh phí 20 tỷ đồng; Nguyễn Thành Phong, Phó CT xã Tuấn Đạo, Sơn Động, Bắc Giang hướng dẫn dân trồng khoai tây đạt giá trị 44,5 triệu đồng/ha..
Sau một năm cùng ăn, cùng ngủ, cùng làm việc với dân, các trí thức trẻ rút ra nhiều kinh nghiệm.
Trương Thị Trang khẳng định phải thường xuyên xuống thôn để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của bà con, học hỏi từ những cán bộ xã nhiều kinh nghiệm và từ chính người dân.
Đặng Phúc Long thì nhấn mạnh: "Muốn làm việc ở xã phải tạo được niềm tin ở tất cả cơ quan, đơn vị và người dân, trên cơ sở tôn trọng, khiêm tốn, thật thà, cầu thị, ham học hỏi, không được phép nói dối, dám nghĩ, dám làm, nói được làm được".
Từ thực tiễn công tác, họ kiến nghị đến lãnh đạo trung ương và tỉnh, huyện những vấn đề rất cụ thể như đầu tư làm đường giao thông, kéo điện thắp sáng, xây dựng tủ sách cho thanh niên...
Bên cạnh nguyện vọng được đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng quản lý và kiến thức về lĩnh vực được phân công, các Phó CT xã trẻ cũng tự đặt ra nhiệm vụ cho bản thân.
"Tôi sẽ tích cực, chủ động học tiếng đồng bào Hre và phong tục tập quán địa phương", Nguyễn Anh Khoa, sinh năm 1985, Phó CT xã Ba Điền, Ba Tơ, Quảng Ngãi, cho biết.
Thủ tướng, trí thức trẻ, phó chủ tịch xã, bộ nội vụ
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Phải khiêm tốn, lắng nghe, tôn trọng và thương dân
Có năng lực bổ nhiệm luôn
Ông Cứ A Dạng, Bí thư Đảng ủy xã Chiềng Muôn, Mường La, Sơn La, chia sẻ "từng là Phó CT xã nên biết lấy được niềm tin của dân là rất khó". Do đó, sự hoài nghi của chính quyền và nhân dân địa phương đối với các trí thức trẻ là không tránh khỏi.
Ông Giàng A Tính, Bí thư huyện ủy Sìn Hồ, Lai Châu cho biết huyện đã tham gia nhiều dự án đưa trí thức trẻ, sinh viên về cơ sở, song chưa thấy những chuyển biến thực sự.
"Thế nên với các Phó CT xã thuộc dự án này, có sự kỳ vọng và đòi hỏi lớn", ông Tính nói. "Nhưng họ đã bước đầu làm được, giúp địa phương nhận ra lâu nay có những việc đáng nhẽ làm được mà chưa làm".
Thừa nhận một số trí thức trẻ còn mờ nhạt, ngại va chạm, ông Tính cho rằng "thời gian mới một năm, họ cũng chưa được quyết định những việc lớn".
Bí thư Sìn Hồ nêu lên vấn đề mà cả các trí thức trẻ và chính quyền địa phương đều băn khoăn: Có cần chờ hết 5 năm dự án mới xem xét, hay những người làm tốt có thể được cất nhắc trước thời hạn?
Như đại diện UBND tỉnh Cao Bằng nói: "Về xã là làm thật, không phải làm thử, không thể chờ đợi 5 năm mà phải đánh giá ngay bây giờ, nếu phát hiện người có năng lực sẽ bổ nhiệm vào vị trí thích hợp ở huyện và tỉnh, để sau 5 năm thì họ già mất".
Chưa thành công cũng không nản chí
Lắng nghe các trí thức trẻ và các lãnh đạo huyện, tỉnh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tâm sự có những kinh nghiệm tốt mà ông có được là từ thời gian làm ở cơ sở.
Thủ tướng nhấn mạnh mục đích của dự án 600 Phó CT xã: Tăng cường nguồn nhân lực trẻ có trình độ ĐH về các xã khó khăn thuộc các huyện nghèo, để cùng cấp ủy, chính quyền, mặt trận và nhân dân nỗ lực phát triển kinh tế xã hội, xây dựng nông thôn mới, xóa đói thoát nghèo.
"Các bạn là những người có trình độ, ưu tú, có lòng nhiệt tình, tinh thần tình nguyện", Thủ tướng nói.
Thứ hai là "tạo đất dụng võ", môi trường, điều kiện để trí thức trẻ khẳng định mình, cống hiến và trưởng thành. "Xã là một môi trường thực tiễn toàn diện để rèn luyện, là 'trường đời' về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng chính quyền...", Thủ tướng nhận định.
"Qua đó đào tạo cho Đảng và Nhà nước những cán bộ tốt, đồng thời hoàn thiện cơ chế, chính sách về luân chuyển, tạo nguồn cán bộ".
Thủ tướng đề nghị các trí thức trẻ "chịu khó, nắm sâu và chắc nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương để đề xuất và thực hiện nhiệm vụ, đồng thời nghiên cứu chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực được phân công".
"Phải khiêm tốn, lắng nghe, tôn trọng và thương dân, gắn bó với chính quyền và nhân dân, đề xuất những việc cụ thể, thiết thực", Thủ tướng khuyên. "Phấn đấu vượt qua khó khăn, có ý chí lớn nhưng hoàn thành tốt từng việc nhỏ, từng nhiệm vụ cụ thể để có niềm tin, uy tín với dân, chưa thành công cũng không nản chí".
Thủ tướng cũng mong các trí thức trẻ phấn đấu trở thành đảng viên: "Vào Đảng không phải để lên quan, lên chức mà để thực hiện lý tưởng cao đẹp, đóng góp xây dựng đất nước".
Thủ tướng nhắc Bộ Nội vụ hoàn thiện chế độ, chính sách cho đối tượng này. "Phó CT xã là biên chế nhà nước, không phải là bổ sung", Thủ tướng nói. "Là cán bộ nhà nước thì không cần chờ đợi hay ràng buộc thời gian, tùy người, tùy yêu cầu, chưa đến 5 năm vẫn có thể được bổ nhiệm cao hơn".
Chung Hoàng - Ảnh: Lê Anh Dũng
(VNN)

Thái Lan cấp bằng Tiến sĩ danh dự cho Tổng Bí thư đảng CSVN

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận bằng tiến sỹ danh dự của Thái Lan
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận bằng tiến sỹ danh dự của Thái Lan
Source Nguyenphutrong.net
Một điểm trong chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng sang Thái Lan từ ngày 25 đến 27 tháng 6 này cũng khiến một số người quan tâm có ý kiến. Đó là việc phân khoa Khoa học Chính trị, Đại học Thammasat của Thái Lan trong ngày 26 tháng 6 trao cho ông Trọng bằng tiến sĩ danh dự.
Những ý kiến xoay quanh vấn đề đó ra sao?
Quyết định ‘không dễ dàng’
Hoạt động trao bằng danh dự của các trường đại học cho những nhân vật có tiếng, những chính khách nổi bật… lâu nay vẫn thường diễn ra như một sinh hoạt bình thường. Nếu các đại học nhận thấy những vị đó xứng đáng qua những hoạt động thực tế liên quan đến ngành học của nhà trường mà họ đang giảng dạy thì họ trao bằng. Và khi có được những nhân vật như thế trong danh sách các tiến sĩ danh dự của nhà trường, thì uy tín của họ cũng phần nào được tăng thêm.
Trong trường hợp ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam được phân khoa Khoa học Chính trị của Đại học Thammasat trao bằng vào sáng ngày 26 tháng 6 vừa qua, trong thực tế đã không phải diễn ra thông suốt như bình thường đối với nhiều vị khác.
Ông Virot Ali, trợ lý trưởng khoa Khoa học Chính trị của Đại học Thammasat, cho biết chuyện trao bằng tiến sĩ danh dự cho ông Nguyễn Phú Trọng trước hết xuất phát từ đề nghị của Bộ Ngoại giao Thái Lan cho ban giám đốc của nhà trường. Nhà trường chuyển xuống cho khoa Khoa học Chính trị.
Ông này trình bày lại khoa của ông phải có một cuộc họp kéo dài cả tiếng đồng hồ để phân tích những lý do trao bằng tiến sĩ danh dự cho tổng bí thư một đảng cộng sản hiện đang có những vấn đề mà chính những vị giáo sư trong khoa này cũng biết như chuyện vừa có một số blogger bị bắt ở Việt Nam.
Tuy nhiên theo như ông này thì do lâu quá mãi đến cả hai thập niên nay mới có một vị tổng bí thư của đảng cộng sản Việt Nam sang thăm Thái Lan. Thứ đến xét về quá trình hoạt động của ông Nguyễn Phú Trọng thì ông xuất thân từ một nhà  khoa bảng, viết báo… và dần dần lên đến chức vụ hiện nay.
Trong thời gian ông này làm tổng bí thư thì Việt Nam cũng có một số chính sách kết nối và hội nhập với những quốc gia khác trong khối ASEAN nên các giáo sư tham dự cuộc họp cũng đồng ý đi đến quyết định chấp nhận đề nghị mà Bộ Ngoại giao Thái Lan nêu ra với trường trong chiều hướng như thế.
Tuy nhiên theo ông Virot Ali thì qua việc trao bằng tiến sĩ danh dự của khoa Khoa học Chính trị cho ông Nguyễn Phú Trọng cũng có nghĩa là khoa này sẽ tiếp tục theo dõi những hoạt động liên quan của bản thân người được trao bằng.
Thư ngỏ phản đối
Cái khó vừa nêu không chỉ dừng lại khi bàn bạc để đi đến quyết định, mà sau khi quyết định được công khai và ngày trao bằng sắp đến, vào ngày 24 tháng 6 vừa qua xuất hiện một thư ngỏ trên mạng và đứng đầu danh sách nơi được nhắn đến là Đại học Thammasat. Và danh sách tổng cộng 50 đơn vị gồm các đại học khác cũng như các cơ quan truyền thông và tổ chức tại Thái Lan.
Bức thư ngỏ được ký bởi ba tổ chức là Trang mạng Dân Làm Báo, trang mạng Dân Luận và Vietnamvoice.org với kêu gọi cần phải xét lại quyết định trao bằng tiến sĩ danh dự cho ông Nguyễn Phú Trọng.
Những lý do được nêu ra trong bức thư nói rõ Đảng Cộng sản mà ông Nguyễn Phú Trọng hiện là tổng bí thư từ khi thành lập hồi năm 1930 đến nay luôn theo đuổi chủ nghĩa cộng sản và sử dụng chiến thuật bạo lực để đạt được quyền lực. Sau năm 1975, đảng cộng sản Việt Nam có những biện pháp tàn bạo đối với những người thuộc chế độ cũ ở miền nam, đàn áp đối lập chính trị. Thư nhắc lại đánh giá của những tổ chức theo dõi nhân quyền trên thế giới luôn xếp Việt Nam hiện nay vào nhóm những quốc gia bị đàn áp nhất trên thế giới.
Bản thân ông Nguyễn Phú Trọng gần đây từng lên án những người đòi hỏi phải có đa nguyên chính trị tại Việt Nam; và cụ thể những tiếng nói đối lập đang bị trấn áp mạnh mẽ bằng biện pháp giam tù.
Thư ngỏ cho rằng ông Nguyễn Phú Trọng là một chính trị gia bị xem có những lời nói và hành động đi ngược lại với quyền con người và các giá trị dân chủ.
Việc trao bằng tiến sĩ danh dự cho một con người như thế theo thư ngỏ là làm giảm sút uy tín của Đại học Thammasat.
Trò chơi chính trị
Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học- Xã hội Việt Nam, có ý kiến về việc Đại học Thammasat của Thái Lan trao bằng tiến sỹ danh dự cho ông Nguyễn Phú Trọng như sau:
Tôi thấy rằng trong thời đại này, đôi lúc người ta có thể khai thác bất cứ cái gì cho mục đích chính trị. Do vậy việc trao bằng danh dự, tiến sỹ danh dự, giáo sư danh dự cho người này, người kia theo tôi nghĩ không có mấy giá trị về mặt cái mà gọi là danh dự đó. Đôi lúc lại trở thành buồn cười. Trong chuyện này, người ta xôn xao; nhưng tôi không quan tâm lắm. Đây chỉ là thủ thuật ngoại giao; mà đã là thủ thuật ngoại giao thì người ta có thể làm tất cả những gì có thể làm được.
Còn người nhận bằng đó mà cũng vênh váo cho rằng mình thuộc loại học thức, học giả ..thì sẽ rơi vào sự lố bịch thôi.
Vấn đề thực lực và bằng cấp tại Việt Nam lâu nay đã được chứng minh. Nhiều trường hợp mua bằng, chạy chức bị phanh phui; tuy vậy còn biết bao nhiêu người đang sở hữu mảnh bằng, dù có đóng dấu chứng thực đấy; nhưng chắc chắn chuyên môn như ghi trong bằng không hề có.
(RFA)

Thư ngỏ về việc đại học Thái Lan trao bằng Tiến sĩ danh dự cho ông Nguyễn Phú Trọng

Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đón tiếp Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Bangkok ngày 25/6/2013.
Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đón tiếp Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Bangkok ngày 25/6/2013. (REUTERS/Chaiwat Subprasom)

Một số nhà hoạt động ở khu vực và quốc tế đã ký tên vào một bức thư ngỏ phản đối việc Đại học Thammasat của Thái Lan, hôm nay 26/06/2013, trao bằng Tiến sĩ danh dự cho tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, hiện đang viếng thăm Thái Lan.

Trong bức thư ngỏ đề ngày 24/06, gởi Phân Khoa Khoa học Chính trị, Đại học Thammasat, cũng như gởi cho các trường đại học khác của Thái Lan và các tổ chức, cơ quan báo chí của Thái Lan, đại diện của các trang mạng của người Việt, của các tổ chức nhân quyền khu vực và quốc tế, như trang mạng Danlambao, tổ chức Các nhà Bảo vệ Nhân quyền của Philippines, hội Finnish Asiatic Society của Phần Lan... bày tỏ mối quan ngại của họ về việc Phân viện Khoa học Chính trị, Đại học Thammasat hôm nay trao bằng tiến sĩ cho ông Nguyễn Phú Trọng và yêu cầu xét lại quyết định này.

Lý do là vì, theo bức thư ngỏ, Đảng Cộng sản Việt Nam dưới sự lãnh đạo của ông Nguyễn Phú Trọng đã « trì hoãn mọi cải cách chính trị và gia tăng đàn áp mỗi khi cảm thấy có những khát vọng về dân chủ và tự do của người dân trong thời đại toàn cầu hóa ».

Bức thư ngỏ nhắc lại tuyên bố của ông Nguyễn Phú Trọng trong một cuộc họp vào tháng 2 vừa qua, lên án những người đòi đa nguyên đa đảng, đòi phi chính trị hóa quân đội, tham gia biểu tình, khiến kiện là « suy thoái đạo đức ».

Kể từ sau tuyên bố đó của tổng bí thư đảng, chính quyền Việt Nam đag gia tăng đàn áp những nhà đấu tranh dân chủ, như vụ xử hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha vào tháng 5 về tội « tuyên truyền chống Nhà nước », hay vụ xử luật sư Lê Quốc Quân vào ngày 09/07 tới.

Bức thư ngỏ đặt câu hỏi, làm sao một người như ông Nguyễn Phú Trọng có thể được tôn vinh bởi một trong những trường đại học lâu đời nhất ở Thái Lan, một trường « vẫn giáo dục và cổ vũ sinh viên sống theo triết lý của giá trị dân chủ và công bằng xã hộì » ?

Những người ký tên vào thư ngỏ quan ngại rằng việc Đại học Thammasat trao bằng Tiến sĩ danh dự cho ông Nguyễn Phú Trọng có thể bị hiểu lầm là ủng hộ cho những kẻ cầm quyền độc tài và chuyên đàn áp.
Thanh Phương (RFI)

 Tín hiệu gì khi tăng cường bắt bớ?

Sau Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, Đinh Nhật Uy, mới nhất là Từ Anh Tú vừa bị bắt giữ vào sáng ngày 25/6/2013. Nguyên nhân nào, tội danh gì khiến Từ Anh Tú bị bắt vẫn chưa biết rõ. Tuy nhiên cho đến chiều cùng ngày, Từ Anh Tú đã được trả tự do [1]. Điều này cũng không có gì đảm bảo những cuộc quấy nhiễu anh cũng như các blogger khác không tiếp tục trong tương lai với chi tiết mà RFA cho hay việc bắt giữ Tú có thể liên quan đến cuốn sách "Bên Thắng Cuộc" - một tác phẩm gây tiếng vang và tranh cãi lớn suốt nhiều tháng trước đây.

Huy Đức - tác giả bộ sách 2 phần nói trên - đã chia tay nước Mỹ để trở về Việt Nam sau khi hoàn tất khóa học tại Harvard.

Điều khó hiểu, bất kỳ ai muốn đọc "Bên Thắng Cuộc" cũng có thể tải về hay đọc trực tiếp miễn phí đầy trên mạng, cớ gì cần phải bắt giữ Từ Anh Tú nhiều giờ đồng hồ?

Em gái Tú - cô Từ Thị Minh Thu cho rằng anh trai mình giữ khoảng 20 quyển sách. Nếu đó là sách in, có lẽ điều mà giới cầm quyền quan tâm: làm sao và ở đâu Tú có những quyển sách đó? Có phải một lần nữa, nhà cầm quyền tự tố cáo trước dư luận sự kiểm duyệt vô cùng khắt nghiệt nhằm bưng bít lịch sử suốt 38 năm qua mà nhà báo Huy Đức đã vỡ hoang mảnh đất khô cằn đó, nhằm cung cấp cho bạn đọc một số sự thật bị che dấu suốt nhiều năm liền? Người Cộng sản hay tạo sự việc theo họ mong muốn nhằm "nhóng" phản ứng từ dư luận, trước khi bắt tay vào thực hiện chính thức. Không riêng gì lãnh vực chính trị, trên khía cạnh kinh tế, luật pháp, họ có những chủ trương, chính sách hay gọi là "thí điểm", ví dụ phạt cũng có "phạt thí điểm"(!)

Kế hoạch "bắn" tin

Khác với không khí hơi e dè trước đây, khi giới blogger bị ruồng bố 5 năm về trước, thời gian sau này việc bắt giữ luôn được truyền tin nhanh nhất với sự khẩn trương và đi kèm phẫn nộ cũng như pha chút hài hước hơn là sợ sệt. Dường như ai cũng chuẩn bị tinh thần để bước vào nhà tù vì biết rõ những gì mình viết về hiện trạng xã hội Việt Nam, không bao giờ giới cầm quyền Việt Nam lắng nghe và dung thứ, bất chấp viết có viện dẫn và căn cứ đi chăng nữa.

Trước khi Từ Anh Tú bị bắt một ngày, trên trang cá nhân, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo cho hay [2]: một người tháp tùng trong chuyến đi đến Bắc Kinh của ông Trương Tấn Sang - Chủ tịch nước, đã báo cho ông Tạo về "danh sách 20 bloggers có thể bị bắt". Thông tin này không được xem là chuyện mua vui hay hù dọa và dĩ nhiên, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo không có ý định cợt nhã với một loại tin như thế. Người tháp tùng trong chuyến đi của ông Sang không thể là kẻ "vô danh tiểu tốt".

Không ai biết thêm chi tiết về danh sách được cho là cực kỳ bí mật này cũng như danh sách đó đã tính đến 4 người nói trên chưa. Tuy nhiên, điều đáng lưu tâm hơn con số "20", đó là thông điệp gì, ý nghĩa nào mà giới cầm quyền Việt Nam muốn chuyển đến người dân trong nước và thế giới qua việc tiết lộ này? "Tin dữ" được "bắn" ra từ Trung Quốc, nơi mà ông Trương Tấn Sang đang viếng thăm chính thức và hội đàm cùng với người tương nhiệm Tập Cận Bình.

Không thể nói việc tiết lộ của ai đó thông qua nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo là sự buột miệng, bởi những việc nhạy cảm và quan trọng như thế không thể có sự sơ sảy, thay vào đó, nó nên được xem là giới cầm quyền cấp cao Việt Nam đã có kế hoạch và cân nhắc kỹ lưỡng khi "bắn" tin như thế.

Ngày nay, kế sách "man thiên quá hải" hay "vô trung sinh hữu" vẫn còn được những người tâm đắc với "độc thủ chi diệu" sử dụng, nó xuất hiện đầy trong các bộ phim võ hiệp kỳ tình Trung Hoa phát nhan nhản trên tivi hàng ngày.

Đầy trì trệ, lạc hậu nhưng vẫn đắc dụng khi người ta không thể nghĩ ra những mưu chước cao hơn.

Cũng nên ngạc nhiên một chút, khi ông Nguyễn Trọng Tạo được chọn làm nơi "phát tán" thay vì một vài cái tên khác có lập trường không phải dạng "phản biện trung thành" theo khái niệm mà nhà văn Phạm Thị Hoài sử dụng.

Giả sử biết được danh tánh người tung tin "danh sách 20 bloggers có thể bị bắt giữ", lúc đó có thể kết tội ông (bà) này vi phạm vào Luật Hình sự theo điều 88 mục 1 khoản b? Điều này nói rằng:

"Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân" thì có thể bị án tù từ ba đến mười hai năm, trong trường hợp đặc biệt có thể lên đến hai mươi năm.

Người đoạt giải Netizen 2013 - Huỳnh Ngọc Chênh cho biết ông và một số bằng hữu cũng có thể là những người tiếp nối vào tù mà ông gọi vui là "nhập kho" [3].

Xã hội Việt Nam hiện nay tồn tại nhiều giai cấp, nhiều thành phần và nhiều xu hướng quan điểm chính trị khác nhau. Do đó, khó thể đánh đồng việc bắt một vài blogger này với một vài blogger khác, dù cho họ cùng được xem là bị vi phạm quyền tự do ngôn luận. Đó cũng là sự khác biệt cần phân tách rõ giữa Đinh Nhật Uy với Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào. Phân tách ở đây, không phải nhằm coi nhẹ Đinh Nhật Uy hay phân hóa chia rẽ giới blogger với nhau mà để nhìn thấu vào bản chất câu chuyện, dù hình thức, tội danh bắt giữ có thể giống nhau.

Nhà thơ Nguyễn Duy đã nói: "Nghĩ cho cùng trong mỗi cuộc chiến tranh/Phe nào thắng thì nhân dân đều bại”, câu nói mà Huy Đức tâm đắc đưa vào tác phẩm đầu tay của anh. Do đó, mỗi blogger khi viết về lĩnh vực chính trị - xã hội cũng nên gắn kết quyền tự do ngôn luận của mình với phục vụ lợi ích nhân dân. Làm được điều này sẽ có ý nghĩa hơn và mỗi blogger trở thành từng điểm tựa nhỏ trong một liên kết lớn, vững chãi cho người dân, thay vì không tỏ rõ mục tiêu của mình.

Những "tấm bùa" vẻ như làm một cuộc "trấn yểm" cho "tâm thân an lạc" để tập trung viết như: "không bao giờ là blog phản động", "bàn chuyện văn chương thế sự" hay bày tỏ tôn kính chế độ, yêu nhân vật Hồ Chí Minh v.v... dường như không tỏ ra có mấy tác dụng hay có thể thuyết phục được giới an ninh về sự trong sáng mà chủ blog muốn bày tỏ, nó có vẻ không hiệu quả với những cặp mắt cú vọ cùng những cái đầu sói.

Tính cho đến nay, "kỷ lục văn minh" nhất mà nhà cầm quyền Việt Nam dành cho giới blogger là việc đình chỉ điều tra, cũng như trang báo Tuổi Trẻ đã buộc phải đăng lời xin lỗi chính thức blogger Phạm Chí Dũng theo yêu cầu của ông.

Không ai không biết tất cả các trang báo tại Việt Nam hiện nay đều chịu sự điều khiển của "Đảng", cho nên "nhất cử nhất động" việc làm của hầu hết các trang báo đều có bàn tay giới cấp cao chỉ huy và sai khiến.

Công cũng cần biết thủ

Trước đó ít lâu, nhà văn Dương Thu Hương trong một buổi nói chuyện dài hơn một tiếng rưỡi đồng hồ với đài Chân Trời Mới [4], cho biết: một trong những "tuyệt chiêu" mà bà sử dụng để buộc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải trả tự do cho bà: đích thân bà, trong lúc bị bắt giữ, đã thông báo với họ một số bí mật quan trọng trong giới cấp cao mà bà tự âm thầm điều tra và nắm giữ, sau đó chuyển an toàn qua Mỹ và một số quốc gia khác, nếu bà bị chết vì bất kỳ hình thức nào thì những bí mật đó sẽ ngay lập tức được công bố rộng rãi trên toàn thế giới, cộng thêm khoản viện trợ khá lớn của chính phủ Pháp và phu nhân Tổng Thống Pháp lúc bây giờ can thiệp với phía Việt Nam.

Có thể hiện nay không có nhiều blogger đủ khả năng và điều kiện, bản lĩnh để làm như nhà văn Dương Thu Hương từng làm, tuy nhiên, "Công cũng cần biết thủ" phải chăng là điều nhà văn Dương Thu Hương muốn chia sẻ qua câu chuyện của bà? Ngón đòn "hồi mã thương" mà giới blogger luôn biết cần có để phản đòn khi đến lúc nhằm bảo toàn bản thân, có lẽ là bài học thiết thực? "Hồi mã thương", lợi hại ở chỗ muốn sử dụng nó hiệu quả, người "chiến binh" phải biết chuyển bại thành thắng, điều không dành cho những ai ngạo mạn và kiêu căng khi đã chọn nghiệp viết.

Trong cuộc tiếp xúc cử tri mới đây, ông Trương Tấn Sang nói [5]:

"...nếu không tỉnh táo sẽ thấy xã hội ta đen như mực, không có ông nào tốt, tuy nhiên đại đa số bà con đều tỉnh táo. Một dân tộc anh hùng không lẽ để một vài ngọn gió từ các trang mạng làm lung lay”.

Không biết thông tin "danh sách 20 bloggers có thể bị bắt" từ người tháp tùng trong chuyến đi Bắc Kinh có được ông Trương Tấn Sang biết đến hay không, nhưng cũng cần đặt câu hỏi: "các trang mạng làm lung lay" ai, nếu có? Những ai có đủ uy thế và nguồn tin đáng tin cậy để làm cái việc "lung lay"? Thông điệp mà người tháp tùng ông Chủ Tịch nước báo cho nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo có nên xếp vào việc "làm lung lay" chế độ? Nếu người tháp tùng đó được chỉ ra như là lợi dụng chuyến đi để từ bên ngoài "bắn tin" dội về trong nước gây hoang mang thì ông Sang có đủ "tỉnh táo" để đưa người đó ra vành móng ngựa trả lời trước pháp luật?

Một cuộc đấu cờ, đôi khi, các đối thủ cần một trận hòa để tiếp tục cho những ván kế tiếp. Người chơi cờ chuyên nghiệp, không nhất thiết phải luôn thủ thắng. Khi các bên biết thỏa hiệp để ván cờ được công nhận hòa lại là điều cần, tựa như một khoảng lặng nghỉ ngơi, dưỡng sức. Một ván cờ hòa cũng là ván cờ biết thí những con cờ, dù đắc lực nhưng cần thiết mà đôi bên đều ưng thuận loại bỏ. Chỉ tiếc cho những thân phận "cờ người".

Cho đến nay một nữ blogger nổi tiếng và cả tai tiếng cũng như nhiều lần bày tỏ giễu cợt Quốc hội, xem thường nhân vật Hồ Chí Minh cùng những bài viết khiêu khích, xúc phạm người khác vẫn ung dung tự tại bàn luận về "chính khách", sau khi dứt nghiệp "ăn lương nhà nước".

Những cuộc bắt bớ gần đây vẫn chưa rõ lắm tín hiệu từ giới cầm quyền Việt Nam chuyển đến dư luận. Như một bộ phim kiếm hiệp Tàu, thông thường các nút thắt và nhân vật chính xuất hiện không phải từ những màn dạo đầu. Tung hỏa mù làm chệch hướng hay lái suy đoán dư luận cũng là một trong các thủ đoạn chính trị người ta hay dùng trong chính trường. Việt Nam ngày càng tỏ ra thiếu những chính trị gia khôn ngoan và cao cờ trong việc tung sự kiện đắt giá để dẫn dắt và giành giật lợi thế từ dư luận, chí ít, qua vụ tuyêt thực của TS. Cù Huy Hà Vũ, giới cầm quyền đã nhận "ép phê" ngược. Một số blogger có vẻ trở thành "vật tế thần" cho các cuộc đấu đá và mặc cả trong mâm tiệc chia phần quyền lực.

Sói sẽ bị chê cười khi con mồi của nó chỉ toàn là "cóc ếch nhái". Bởi điều đó làm cho sói mất vẻ hung tợn và đáng sợ, thay vào đó, nó bộc lộ hình ảnh già nua cùng tài săn bắt thui chột. Một hình ảnh bất lực làm lụi tàn ngay cả tính đe dọa trong nội bộ bầy đàn của nó, khi chính những "bạn săn mồi" xâu xé vài "con cóc", dù già hay non. Hình ảnh này càng làm bệ rạc tính uy nghi của loài săn mồi bầy đàn được cho là nguy hiểm nhất.

Hãy đón chờ thêm những động thái bắt người phía trước như lời báo động của viên tháp tùng trong chuyến đi của Chủ Tịch nước, biết đâu một vài con mồi xứng đáng hơn là mấy con "cóc ếch nhái" trước khi nhận định tiếp tục. Tuy vậy, luận điểm của ông Phạm Chí Dũng nên được đồng tình [6]:

"Không khí chính trường trong nửa cuối năm 2013 được hứa hẹn sẽ không quá thâm trầm. Thậm chí là ngược lại".

Nguyễn Ngọc Già

________________
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/anoth-blogg-arrest-06252013072414.html[1]

http://nhathonguyentrongtao.wordpress.com/2013/06/24/gui-thu-tuong-ba-dung/[2]

http://huynhngocchenh.blogspot.nl/2013/06/cung-nhau-ta-i-nhap-kho.html [3]

http://www.youtube.com/watch?v=O4oElG3oBrc&noredirect=1 [4]

http://infonet.vn/Thoi-su/Chu-tich-nuoc-Khong-le-de-vai-ngon-gio-tu-cac-trang-mang-lam-lung-lay/91606.info[5]

http://12bennuoc.blogspot.de/2013/06/nha-bao-pham-chi-dung-du-cam-chinh.html[6]

Nguyễn Ngọc Già
2013-06-26

Quảng Ninh Rinh Tiền Chùa?

Chùa Cái Bầu - Quảng ninh
Tỉnh Quảng Ninh là nơi danh thắng, nhiều di tích lịch sử Phật Giáo nhà Trần, nhà Lý. Do vậy, số lượng Phật Tử tới thăm lễ và dâng cúng đối với nhà chùa ở tỉnh Quảng Ninh nhiều hơn một số tỉnh lân cận.
Phước đức là khi dân chúng cư ngụ quanh một dang lam thắng cảnh, vì nhờ một vài ngôi chùa cổ mà tự nhiên du lịch phát triển. Ngay cả người chèo đò, người bán nước trà đá, người khiêng hành lý.... cũng có tiền rủng rỉnh. Đó là điều dễ hiểu.
Nhưng dễ hiểu thêm nữa: các quan cán bộ suy nghĩ rằng tại sao tiền chùa lại để cho các sư hay ban hộ tự quản lý và sử dụng? Tại sao tiền chùa lại không có đồng nào rơi vào túi cán bộ? Và đã nói là tiền chùa, tại sao các quan không có quyền sử dụng?
Đó là lý do, các quan mới nghĩ kế để thộp cổ con gà đẻ trứng vàng: các quan Quảng Ninh muốn rinh thùng tiền công đức.
Trang web của Chùa Phúc Lâm có bài viết của Phật tử Quần Anh nói rõ: “Quảng Ninh: Lộ diện chân tướng chủ thể muốn 'ôm' tài sản của các cơ sở tôn giáo.” Bài này kể rằng:
“Báo VietNamNet sáng nay (25-6-2013) đưa tin chính quyền Quảng Ninh đã tiên phong ra "văn bản dự thảo quy định về việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn thu tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo". Trong đó quy định việc thành lập ban quản lý tại các cơ sở tín ngưỡng tôn giáo, với "trưởng ban là đại diện chính quyền địa phương, phó ban là người phụ trách cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo và các ủy viên.
Văn bản dự thảo này đã lộ ra cho biết chân tướng chủ thể quản lý tiền công đức (tài sản) của các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo là các quan chức chính quyền, còn chức sắc, nhà tu hành đứng đầu các cơ sở tôn giáo là bù nhìn, là người làm thuê, làm mướn cho các quan chức ấy.
Tuy nhiên, văn bản dự thảo này, theo VietNamNet, đã vấp phải sự phản ứng quyết liệt của tăng, ni, phật tử Quảng Ninh, và đại diện chính quyền đã "thừa nhận sai sót và xin lỗi về những từ ngữ thiếu phù hợp trong bản dự thảo", cũng như "thừa nhận việc chưa nghiên cứu kĩ về Phật giáo cho phù hợp trước khi đề ra bản dự thảo."
Sự kiện này cho thấy cái gọi là dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý tiền công đức, được núp dưới chiếc vỏ bọc "THÔNG TƯ LIÊN TỊCH Hướng dẫn việc thực hiện nếp sống văn minh tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo" do Bộ VH-TT-DL phối hợp với Bộ Nội vụ soạn thảo" sắp sửa ra đời, không ngoài mục đích tạo khung hành lang pháp lý để các quan chức chính quyền nhảy vào 'ôm' tài sản của các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, và thao túng nội bộ tôn giáo.
Vấn đề đặt ra là thông tư này hầu như nhấn mạnh đến việc quản lý/ nắm giữ/ôm tiền công đức (tài sản) các cơ sở tín ngưỡng của cộng đồng dân cư và của các cơ sở Phật giáo, vậy còn của các tôn giáo khác như: Thiên Chúa giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo, Hồi giáo v.v thì sao? Các quan chức chính quyền có đến các giáo xứ, giáo họ, Tòa Giám mục, đền Hồi giáo, nhà thờ Cao Đài v.v lập ban quản lý/ nắm giữ tiền công đức (tài sản) của họ không?  Các tôn giáo này chẳng nhẽ không sống và hoạt động bằng tiền công đức do các tín đồ hiến tặng/ tiến cúng? Tại sao chỉ có cơ sở tín ngưỡng dân gian và cơ sở Phật giáo là các quan chức chính quyền muốn đến 'ôm" tiền công đức? Hay 'tiền chùa' thì dễ 'quản' hơn?
Một nghịch lý là chùa chiền do các công ty tư nhân lập nên và làm chủ đầu tư đang có xu hướng phổ biến hiện nay nhằm kinh doanh thì chủ thể quản lý tiền công đức của các ngôi chùa này là ai? Công ty tư nhân hay quan chức chính quyền? sao không thấy nói đến?
Nếu tiền công đức của các ngôi chùa này là do công ty tư nhân quản lý thì tại sao các chùa thuộc hệ thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam do sư trụ trì lao tâm nhọc trí cộng với uy tín cá nhân vận động tín đồ đóng góp xây dựng nên thì các quan chức chính quyền lại muốn nhảy bổ vào quản lý/ nắm giữ/ ôm tài sản của các cơ sở tôn giáo này?
Từ một hiện tượng sai trái của trưởng ban quản lý di tích lịch sử văn hóa đền Hoàng Mười (xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) - một cơ sở tín ngưỡng dân gian - do chính quyền lập nên, người ta đã và đang cố ý tạo công luận đánh đồng khái niệm giữa cơ sở tín ngưỡng - vốn do cộng đồng dân cư địa phương quản lý, và cơ sở tôn giáo - vốn do giáo hội và chức sắc, nhà tu hành quản lý, được pháp luật bảo hộ, để từ đó tạo cơ sở pháp lý cho các quan chức chính quyền chiếm đoạt quyền quản lý các cơ sở tôn giáo của các chức sắc, nhà tu hành của các tôn giáo một cách hợp pháp, biến cơ sở tôn giáo thành cơ sở thu tiền của nhà nước, tạo cơ hội cho các 'con sâu' tham nhũng dễ bề đục khoét tài sản tôn giáo.
Trước đây, với quan niệm 'tôn giáo là liều thuốc phiện', là mê tín dị đoan, ra tay đập phá không thương tiếc nhiều di sản văn hóa Phật giáo của tổ tiên. Ngày nay, với cơ chế thị trường, lòng tham nổi dậy, năm nào cũng rậm rật muốn thò bàn tay lông lá của thế tục vào 'ôm, giữ' tài sản tôn giáo vốn trang nghiêm thanh tịnh, có nguồn gốc từ các tín đồ làm ăn lương thiện hiến cúng. Thật là vô lý ngoài sự tưởng tượng.”
Trang web Chùa Phúc Lâm cũng thêm nhiều chi tiết khác về chiến dịch mới của các quan Quảng Ninh này.
Tại sao thế? Tại sao các quan Tỉnh  Quảng Ninh không vào chùa ngồi giữ thùng tiền công đức luôn nhỉ? Bởi vì ngồi ở trụ sở tỉnh, ở văn phòng tỉnh... còn phải lo sợ các ban bộ -- như Ban nội chính, hay Ban phòng chống tham nhũng  -- sờ gáy. Mới biết là tuyệt chiêu: rinh tiền chùa, trong khi khỏi cần ăn chay, tụng kinh, tu hành, giữ giới... gì cả.
Thôi thì, các quan tỉnh  Quảng Ninh baỳ mưu rinh thùng tiền công đức để khỏi bị ai sờ gáy nhỉ? Vì có ban nào đếm được chính xác tròng thùng công đức nổi đâu?
Mới biết, bày mưu cho nước giaù dân mạnh thì chưa thấy, nhưng bày mưu rinh tiền chùa thì Quảng Ninh đệ nhất vậy.
(Việt báo)

Nguyễn Vạn Phú - Về thái độ coi thường dân của ông Vũ Đình Ánh [*]

1040295_681838911842859_961185030_o.jpg
Ảnh minh họa: Nhật Ký Yêu Nước
Khi nghe ông Vũ Đình Ánh phát biểu cách đây hơn một tháng, rằng “Phải hỏi đó là dân nào?” nếu có ai đó nói với ông “không người dân nào muốn chênh lệch giá vàng cao”, lúc đó tôi nghĩ ông này đã có thái độ như thế thì không nên tranh cãi làm gì.
Bởi bất kỳ ai khi nói đến người dân đều phải có sự tôn trọng như nhau, không thể có chuyện phân biệt họ là người nghèo hay người giàu, là người buôn vàng, đầu cơ vàng hay người không có một phân vàng giắt túi. Khi đang nói về chuyện nói lên ý kiến của mình, vì sao lại có thể phân biệt đối xử ai xứng đáng là dân, ai chỉ là dân hạng hai mà chỉ dựa vào nghề nghiệp hay xuất thân của họ. Ý kiến của từng cá nhân mới là điều quan trọng, là điều cần phân tích đúng sai, chứ không phải là cái nhãn dân buôn mà chúng ta dán cho họ.
Nay cũng ông Vũ Đình Ánh phát biểu với báo chí: “Không thể đòi hỏi công khai, minh bạch về vàng”, với câu nói đầy đủ là “NHNN là cơ quan quản lý Nhà nước nên tùy theo cách quản lý của họ. Họ thích công khai thì công khai, minh bạch thì minh bạch, đấy là chuyện của họ”.
Có thể có người đồng ý với nội dung phát biểu này, có người không đồng ý. Chuyện đó không thành vấn đề.
Vấn đề ở đây là NHNN đề nghị với Chính phủ miễn kiểm tra, miễn khai báo thủ tục Hải quan khi nhập khẩu vàng của NHNN. NHNN hoàn toàn có thể nhập vàng, làm thủ tục đầy đủ với Hải quan và yêu cầu họ không thông tin công khai số lượng nhập trong một khoản thời gian nào đó. Việc bảo mật đâu nhất thiết phải đi kèm với đặc quyền nhập mà không qua thủ tục Hải quan đâu. Ông Ánh không nắm được chỗ này nên nói theo cách chúng ta là dân đen, NHNN ưa thì công khai, không ưa thì thôi, quyền gì chúng ta can thiệp? Thật là một thái độ coi thường người dân rất nhất quán từ phát biểu đầu đến phát biểu sau.
Trong bài trả lời phỏng vấn này, ông Ánh cũng nói: “Người dân phản ứng là bởi vì họ không hiểu về bản chất của vàng là cái gì, và bản chất vàng ở Việt Nam là cái gì”. Nói là người dân không hiểu gì nhưng ông Ánh phán như thế này: “Việc đánh đổi giữa đồng đô la sang vàng và từ vàng sang đô la Mỹ chỉ là làm thay đổi kết cấu của dự trữ ngoại hối của NHNN thôi chứ không hề làm mất đi một đồng đô la nào, vì đồng đô la ấy đã được quy sang vàng”. Ông Ánh quên là NHNN đang bán vàng lấy tiền đồng về chứ đâu phải bán vàng lấy đô-la? Đô-la hay vàng trong dự trữ ngoại hối mà chuyển thành tiền đồng thì đâu còn là dự trữ ngoại hối nữa, khổ quá.
Nhân tiện nói luôn, việc NHNN ký thỏa thuận hợp tác truyền thông với một số tờ báo đã có tác dụng ban đầu: nhiều chuyên gia và người nghiên cứu kinh tế nói với tôi họ không đọc bài liên quan đến NHNN trên các báo này nữa. Đơn giản vậy thôi.

Ông Chủ tịch lý giải về công văn “lưu ý” quê quán của nhiều quan chức cao cấp

- Ông Bùi Danh Liên - Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội nói: “Lúc tôi ký thì không để ý do căng thẳng và nhiều việc quá vì xử lý nhiều đơn từ các tỉnh gửi về”…
Ông Bùi Danh Liên - Chủ tịch Hiệp hội vận tải TP. Hà Nội (Ảnh: Tuấn Nam)
Tuy nhiên, điều khiến mọi người chú ý ở chỗ, cuối công văn có một nội dung được in nghiêng: “Ngoài ra cũng cần phải lưu ý đến các mối quan hệ: Thái Bình là quê của 1 Phó Thủ tướng, 1 Bộ trưởng, 2 Thứ trưởng Công an, Nam Định là quê của 1 Phó Thủ tướng, 3 Bộ trưởng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung Ương, Phó Ban Kinh tế Trung ương…” để TP. Hà Nội “cân nhắc một cách cẩn trọng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng".
Trước một nội dung tưởng chừng như không ăn nhập gì với nội dung công văn và được đánh giá là “lạ đời”, chiều 25/6, chúng tôi đã có cuộc trao đổi trực tiếp với ông Bùi Danh Liên – Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội – người đã ký công văn này.
Ông Liên nói: “Đầu tiên tôi thảo công văn rồi đi vắng và sau đó người soạn thảo đưa thêm đoạn thông tin ấy vào. Sau đó tôi phát hiện ra và sửa lại ngay”.
Ông Liên vừa nói vừa giơ lên cho chúng tôi thấy một công văn khác là công văn số 18B/2013/HH-CV ngày 17/6/2013 với nội dung tương tự như công văn công văn số 18/2013/HH-CV ngày 10/6/2013 nhưng không có đoạn nội dung lưu ý như trước.
Sau khi phát hiện ra vấn đề trong công văn số 18/2013/HH-CV, ông Bùi Danh Liên đã làm công văn số số 18B/2013/HH-CV để thay thế (Ảnh: Tuấn Nam)
Sau khi phát hiện ra vấn đề trong công văn số 18/2013/HH-CV, ông Bùi Danh Liên đã làm công văn số số 18B/2013/HH-CV để thay thế (Ảnh: Tuấn Nam)
Công văn số 18B/2013/HH-CV ngày 17/6/2013 ghi rõ: “Đề nghị hoãn việc điều chuyển phương tiện nhằm giảm tải bến xe Mỹ Đình” “(xin huỷ công văn số 18B/2013/HH-CV thay bằng công văn này. Xin cáo lỗi”.
Ông Liên cũng cho hay sau khi gửi công văn số 18/2013/HH-CV được mấy hôm, ông đã phát hiện ra sai sót trước khi các báo đăng thông tin và sau đó đã có công văn mới thay thế công văn cũ.
“Lúc tôi ký thì không để ý do căng thẳng và nhiều việc quá do xử lý nhiều đơn từ các tỉnh gửi về. Họ gọi điện về cho tôi suốt vì không đồng ý với Sở GTVT TP. Hà Nội trong vấn đề bến xe Mỹ Đình”, ông Liên chia sẻ.
Và công văn số 18/2013/HH-CV ngày 17/6/2013 không có nội dung lưu ý như công văn trước (Ảnh: Tuấn Nam)
Và công văn số 18/2013/HH-CV ngày 17/6/2013 không có nội dung lưu ý như công văn trước (Ảnh: Tuấn Nam)
“Ý của tôi là hoàn toàn ủng hộ việc bố trí xe để giảm tải bến xe Mỹ Đình nhưng phải có lộ trình. Việc báo chí đưa thông tin về bến xe Mỹ Đình đã giải quyết được tình trạng bến xe dù và khiến bến xe ngăn nắp hơn, hạn chế được thái độ tiêu cực của nhân viên bến xe ”, ông Liên cho hay.
Khi được hỏi về khoảng thời gian 8 ngày giữa 2 công văn số 18 và 18A, ông Liên cho hay: “Chưa có vị lãnh đạo nào được nhắc đến trong nội dung lưu ý có ý kiến về công văn này. Hiệp hội là tổ chức của quần chúng, cái gì đúng thì các cơ quan chức năng tiếp thu, còn cái gì không đúng thì thôi. Cho đến thời điểm này, công Thường vụ Thành uỷ và UBND TP. Hà Nội cũng chưa có ý kiến gì về việc này”.
“Trong việc này tôi không có chủ ý gì cả”, ông Bùi Danh Liên khẳng định.

Xăng dầu: Cuộc chơi vẫn của các 'ông lớn'

Trước ngày 30/6, Bộ Công Thương phải trình Chính phủ dự thảo sửa đổi Nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu. Hiện, dự thảo lần 4 đã được công bố, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng, với kiểu điều hành hiện nay, dù có sửa đổi Nghị định 84, giá xăng dầu cũng khó minh bạch. Bởi đó là cuộc chơi của các “ông lớn’.
Người tiêu dùng đang bị doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu “dắt mũi”. Ảnh: Hồng Vĩnh

Người tiêu dùng đang bị doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu “dắt mũi”. Ảnh: Hồng Vĩnh.
.Không cân sức
Bộ Công Thương vừa công bố Dự thảo lần thứ 4 sửa đổi Nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu. Dự thảo chốt phương án thời gian giữa 2 lần điều chỉnh giá liên tiếp tối thiểu là 10 ngày với trường hợp tăng giá.
Cụ thể, khi các yếu tố cấu thành biến động làm giá cơ sở giảm trong phạm vi 6% so với giá bán lẻ hiện hành, doanh nghiệp (DN) đầu mối phải giảm giá bán lẻ tương ứng.
Nếu các yếu tố cấu thành giá cơ sở giảm trên 6% so với giá bán lẻ, sau khi áp dụng các giải pháp thuế nhập khẩu, quỹ bình ổn; DN đầu mối được tiếp tục giảm giá bán lẻ, không hạn chế khoảng cách giữa 2 lần giảm và số lần giảm giá.
Với điều chỉnh tăng, trường hợp giá cơ sở (được tính bình quân 30 ngày) tăng trong phạm vi 5% so với giá bán lẻ hiện hành, DN đầu mối được quyền chủ động tăng giá bán lẻ tương ứng giá cơ sở. Trường hợp giá cơ sở tăng trên 5-8% so với giá bán lẻ, đầu mối gửi văn bản đăng ký đến liên Bộ Tài chính - Công Thương trước thời gian điều chỉnh 2 ngày làm việc; nếu quá hạn không có trả lời sẽ được tự động tăng giá.
Trường hợp giá cơ sở tăng trên 8% hoặc việc tăng giá ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội và đời sống nhân dân, nhà nước công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá.
Tuy nhiên, DN đầu mối sẽ báo cáo lên liên bộ, nếu quá 5 ngày làm việc không được phản hồi cũng sẽ được quyền chủ động điều chỉnh tăng giá bán lẻ (tương đương giá cơ sở).
Bình luận về phương án giá nói trên, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, dù có quy định chi tiết, giá xăng dầu cũng rất khó minh bạch vì hiện chưa có thị trường cạnh tranh.
Theo bà Lan, hơn 50% thị phần thuộc về một DN đầu mối là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), phần còn lại chủ yếu thuộc về 3 DN đầu mối khác và số đông DN còn lại chỉ chiếm một phần rất nhỏ.
Do đó, nếu Bộ Công Thương có tiếp tục cấp phép thêm cho các DN khác tham gia, thị trường xăng dầu Việt Nam cũng rất khó thay đổi. Rõ ràng cuộc chiến không cân sức giữa DN mới và DN cũ.
Đại diện một DN kinh doanh xăng dầu đầu mối phía Bắc cho biết, bản thân ông không lo có thêm đối thủ cạnh tranh. Vì thị phần xăng dầu hiện nay cơ bản đã bị các ông lớn choán hết.
Liên bộ bỏ rơi người tiêu dùng?
Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, xăng dầu không thể có giá thị trường khi chưa có cạnh tranh thực sự. Bà Lan cho rằng, nói phương án giá do liên Bộ Tài chính - Công Thương ban hành, nhưng thực chất là các DN tự quyết định. DN to nhất hoặc vài DN to nhất quyết định cuộc chơi và tất cả các DN còn lại phải đi theo
 “Lãnh đạo Bộ Tài chính từng hứa là sẽ đảm bảo thực hiện minh bạch giá xăng dầu. Nhưng sau bao nhiêu tiếng kêu, bao nhiêu sức ép từ xã hội, bao nhiêu phàn nàn từ các chuyên gia, đến nay giá xăng dầu vẫn chưa minh bạch”.  
Chuyên gia kinh tế
Phạm Chi Lan
Thực tế Việt Nam chưa có thị trường xăng dầu cạnh tranh nên không thể nói là sẽ có giá cạnh tranh. Trong trường hợp này, sự tham gia của cơ quan quản lý nhà nước là rất cần thiết. “Trong thời gian qua, liên Bộ Tài chính - Công Thương lại chưa làm đúng chức trách của mình. Thành ra họ không bảo vệ được lợi ích cho người tiêu dùng mà vẫn phụ thuộc vào một vài DN”, bà Lan nói.
Một vài chuyên gia kinh tế khi nhìn nhận vấn đề này cũng thống nhất: Cách điều hành hiện nay vô hình trung, liên Bộ Tài chính- Công Thương tạo điều kiện để các DN hành xử theo cách “coi trọng lợi ích DN hơn lợi ích của nền kinh tế”.
Lẽ ra, vai trò của nhà nước trước hết phải giám sát hoạt động của các DN, đặc biệt giám sát về khung giá. Cơ quan quản lý phải giám sát xem giá cả hình thành trên cơ sở nào, giá DN đưa ra liệu đã hợp lý chưa.
Phải nắm rõ khi giá xăng dầu thế giới tăng, tác động đến giá trong nước thế nào để có quyết định tăng giá hợp lý. Nhưng bây giờ, do chưa nắm được khung giá, nghe theo DN nên giá thế giới tăng mấy phần trăm là cho phép tăng theo. Trong khi thực tế chưa hẳn đã đúng như thế.
Theo bà Phạm Chi Lan, trên thế giới, khi giá tăng, thường phản ứng đầu tiên của DN là tìm cách tiết kiệm để giảm giá thành xuống. Bởi vì họ biết rằng, nếu tăng giá sẽ làm mất khách hàng. “Ở Việt Nam, giá thế giới tăng bao nhiêu, DN trong nước được tăng bấy nhiêu, thậm chí còn tăng nhanh hơn. Nhưng khi giá thế giới giảm, DN lại không chịu giảm theo”, bà Lan nói.
Về Quỹ bình ổn xăng dầu, theo bà Lan, ý tưởng ban đầu khi thành lập là tốt, nhưng cuối cùng, quỹ do người tiêu dùng bỏ tiền ra nhưng lại không được bảo vệ.
Đồng quan điểm, một chuyên gia kinh tế (xin giấu tên) cho biết, Quỹ Bình ổn giá xăng dầu do người tiêu dùng bỏ tiền ra. Có điều lạ là liên Bộ Tài chính-Công Thương thường giấu biệt không cho người tiêu dùng biết cách thức sử dụng thế nào.
“Liên bộ Tài chính-Công Thương theo DN nên làm cho xã hội cảm thấy cơ quan quản lý có điều hành chỉ bảo vệ DN xăng dầu, chứ không phải người tiêu dùng”, vị chuyên gia nói.
 Phong Cầm
( Theo Tienphong )

Nguyên Phó GĐ Công an Hải Phòng bị khởi tố thêm tội danh

Cơ quan điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can Dương Tự Trọng, nguyên Phó giám đốc Công an TP Hải Phòng về tội danh “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” 
Ông Dương Tự Trọng

Ông Dương Tự Trọng.
.Theo thông tin ban đầu, mặc dù biết Đồng Xuân Phong, nguyên cán bộ Cục Hải quan Hải Phòng bị Công an TP HCM truy nã về hành vi buôn lậu, song trong thời gian giữ chức vụ tại công an TP Hải Phòng, ông Dương Tự Trọng không những không tổ chức truy bắt Phong mà còn liên hệ, “chỉ đạo” Phong tổ chức cho Dương Chí Dũng, nguyên Cục trưởng cục Hàng hải Việt Nam trốn ra nước ngoài nhằm “né” tội trong vụ án xảy ra tại Vinalines.
Ngoài ra, cơ quan chức năng còn cáo buộc, ông Dương Tự Trọng đã lợi dụng chức vụ để yêu cầu cấp dưới cấp 2 CMND ghi thông tin giả, có gắn ảnh ông Trọng vào để phục vụ mục đích cá nhân. Được biết, một trong hai CMND giả trên được ông Trọng sử dụng để đăng ký khai sinh tên cha cho 2 người con của một phụ nữ trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Trước đó, Bộ Công an đã khởi tố, bắt giam ông Dương Tự Trọng, Đồng Xuân Phong, cùng 6 người khác để điều tra về hành vi tổ chức cho anh trai ông Trọng là Dương Chí Dũng trốn ra nước ngoài.
Tại thời điểm ông Dương Chí Dũng bỏ trốn, đại tá Dương Tự Trọng giữ chức Phó giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP Hải Phòng.
Sau đó vài tháng, lãnh đạo Bộ Công an quyết định điều động đại tá Dương Tự Trọng lên Hà Nội làm Cục phó Cảnh sát Quản lý hành chính về TTXH. Việc khởi tố đại tá Trọng sẽ giúp cơ quan điều tra làm sáng tỏ một số nghi vấn liên quan đến một số cán bộ tham gia tổ chức cho ông Dũng bỏ trốn.
> Bi kịch gia đình mang tên Dương Chí Dũng 
> Phó GĐ Công an Hải Phòng bị kỷ luật là em rể Dương Chí Dũng
Ông Dương Tự Trọng chính là em trai ruột ông Dương Chí Dũng và là con trai thứ hai trong một gia đình có 5 người con. Ông Trọng quê Hải Dương, sinh ra và lớn lên ở TP Hải Phòng trong một gia đình có truyền thống cách mạng, nhiều người là cán bộ ngành công an.
Sau khi tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội, ông Dương Tự Trọng gia nhập lực lượng công an và công tác, cống hiến tại công an TP Hải Phòng, khởi đầu từ một cán bộ công an phường ở quận Lê Chân.
Người dân đất Cảng không xa lạ gì với cái tên Dương Tự Trọng, bởi ông nổi tiếng là một cán bộ cảnh sát hình sự giỏi nghề. Thời gian làm Trưởng phòng Cảnh sát Hình sự rồi sau đó là Phó giám đốc Công an Hải Phòng, ông Trọng từng trực tiếp chỉ đạo nhiều chuyên án lớn, triệt phá các băng ổ nhóm giang hồ cộm cán đất Cảng.
Đại tá Dương Tự Trọng còn được nhiều người biết đến không phải tư cách là một sĩ quan công an mà là một người đam mê nghệ thuật. Ông Trọng thường sáng tác thơ, nhạc và đã được đăng tải trên một số báo, tạp chí.

        L.D
( Theo Tienphong )

Bất ngờ về nguyên nhân GĐ Đài PT-TH Thái Bình bị tạm đình chỉ công tác

“Nguyên nhân đồng chí Vũ Anh Thao Giám đốc Đài PT-TH tỉnh bị đình chỉ công tác do hôm đó Đài PT-TH tỉnh tổ chức liên hoan mừng giải báo chí quốc gia, đồng chí Thao là đồng tác giả cá tác phẩm được giải nên đồng chí Thao bỏ phiên họp của Ban chỉ huy Phòng chống lụt tỉnh và phân công đồng chí phó đi thay dẫn đến công tác tuyên truyền thông tin cơn bão số 2 vừa qua hạn chế” – bà Cao Thị Hải Phó chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình cho biết.
Liên quan đến thông tin mới đây về việc Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình ký Quyết định số 1297/QĐ-UBND về việc tạm đình chỉ công tác đối với ông Vũ Anh Thao, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Phát thanh-Truyền hình (Đài PT-TH) tỉnh Thái Bình để làm rõ những vi phạm trong việc thông tin chống bão lụt.
Theo QĐ1297 ông Vũ Anh Thao sẽ bị tạm đình chỉ là 15 ngày, kể từ 17 giờ ngày 23/6. Cùng ngày Chủ tịch UBND T.Thái Bình cũng ký Quyết định số 1298/QĐ-UBND, giao cho ông Vũ Văn Nghiêm Phó giám đốc Đài PT-TH Thái Bình nhận nhận trách nhiệm Ủy viên ban Phòng chống lụt bão tỉnh quyền Giám đốc Đài PT-TH tỉnh Thái Bình trong thời gian ông Vũ Anh Thao đang bị tạm đình chỉ công tác

Bà Cao Thị Hải, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình 
Chiều ngày 25/6, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam bà Cao Thị Hải - Phó chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình cho biết, ông Vũ Anh Thao là Tỉnh ủy viên, Ủy viên trong ban Phòng chống lụt bão của tỉnh nhưng công tác tuyên truyền về cơn bão số 2 vừa qua hạn chế, khiến người dân không nắm được thông tin cơn bão dẫn đến chủ quan cho rằng bão không về Thái Bình. 
“Sau khi đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh nghe ý kiến người dân phản ánh lên việc không thấy Đài PT-TH tỉnh đưa thông tin về cơn bão số 2 nên không nắm được thông tin cơn bão dẫn đến chủ quan cho rằng bão không về Thái Bình. Trong khi đó tỉnh đã có chỉ đạo rõ ràng” – Bà Cao Thị Hải cho biết.
Cũng theo bà Hải theo ý kiến của lãnh đạo tỉnh chỉ đạo Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh Thái Bình phải họp gấp triển khai các phương án phòng chống bão cũng như công tác tuyên truyền cho người dân. Tuy nhiên khi Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh tổ chức họp ông Vũ Anh Thao lại không đi và cử cấp phó là ông Vũ Văn Nghiêm (Phó giám đốc Đài PT-TH tỉnh) đi thay. 
Về nguyên nhân khiến ông Vũ Anh Thao không đi họp triển khai nhiệm vụ phòng chống bão bà Hải cho biết: “Đồng chí Thao không giải thích gì nhưng hôm đó đồng chí mải tiếp khách vui vẻ liên hoan giải báo chí quốc gia mà Đài PT-TH tỉnh được 3 giải, nên không giải thích gì”.

Ông Vũ Anh Thao
Cũng theo bà Hải ngay khi có quyết định đình chỉ với ông Vũ Anh Thao, tỉnh Thái Bình đã chỉ đạo thanh tra tỉnh vào xem xét lại nội dung các tin bài những ngày đó. “Thanh tra sẽ xem xét chương trình của Đài PT-TH tỉnh khi đó như thế nào nếu không có vấn đề gì tức là tuy không tăng thời lượng nhưng vẫn đảm bảo thời lượng tin bài bình thường thì sẽ xem xét thu lại quyết định tạm đình chỉ” – Bà Hải cho biết thêm.
Được biết, trước đó, trong Quyết định thành lập Ban chỉ huy Phòng chống luạt bão tỉnh Thái Bình ngày 13/2/2013, ông Vũ Anh Thao, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Đài PT-TH được giao trách nhiệm Ủy viên, thuộc Tiểu ban Tiền phương, trực tiếp phụ trách công tác thông tin, tuyên truyền.
Đến ngày 5/4, UBND tỉnh tục ban hành Chỉ thị số 05/CT-UBND về tăng cường công tác phòng chống bão lụt, giao cho Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Đài PT-TH “đảm bảo mạng thông tin thường xuyên và kịp thời về diển biến mưa, lũ, bão…chống tư tưởng chủ quan, lơ là, mất cảnh giác với lũ, bão, thiên tai”.
   Hoàng Lực
( Theo Giaoduc )

Lê Đức Dục - Chẳng nước nào thắng nổi mình đâu

Thằng nhóc con nhà mình mới đọc dăm trang sách sử đã bày đặt tranh luận với mình về chuyện ...đánh nhau, ví như nó bảo vũ khí mình có hơn Mỹ, hơn Nga không?Đánh nhau có hơn Tàu không, mình bảo nó điều quan trọng là yếu tố con người chứ không phải vũ khí khí tài. Nó vẫn ngoan cố cho là phải giàu, phải mạnh, mua tàu to , đúc súng lớn mới đánh thắng được! Rõ là đồ trẻ con, trứng đòi hơn vịt!

 Mình viết bài này để dạy nó sáng mắt ra: Yếu tố con người mới quan trọng và có tính quyết định!Hôm nay bắt nó chép bài này đúng 50 lần , học thuộc lòng để không bao giờ bị diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch từ các trang mạng lung lạc!
Ngày xưa mình chỉ vài ông tướng
Mà đánh tan bao đế quốc to
Pháp chạy về Tây, Mỹ về Mỹ
Tàu Khựa khiếp vía không dám ho

Nay mình có đến non ngàn tướng
(Là tướng, tất nhiên, giỏi đánh nhau)
Tướng nhiều chắc chắn mình sẽ thắng
Chẳng nước nào hơn được nước mình đâu!

Cũng thế, đừng lo về phát triển
Thời gian ngắn thôi, ta sẽ giàu
Tiến sĩ nước mình nhiều như thế
Sẽ giúp dân mình tiến lên mau…

Đừng quá bi quan hay buồn bã
Quan trọng bậc nhất là con người
Mà đất nước mình toàn người giỏi
Tướng và tiến sĩ nhiều quá trời!

Vì thế : hãy tin vào đất nước!
(Lạc quan nước mình cũng đứng đầu)
Đừng tin luận điệu quân phản động
Chả nước nào hơn được nước mình đâu!

 ( Quechoa )

Ran ran những lời kêu cứu

Có lẽ không có ngày nào trên mặt báo chính thống không có những tít bài có dòng chữ “kêu cứu”. Những tiếng kêu cứu đó vang lên thật lớn, thật mênh mông. Đó là những tiếng kêu cất lên từ những cánh rừng nguyên sinh ở Tây Nguyên, ở Hồ Ba bể, ở hầu khắp các địa phương có rừng vì lâm tặc tàn phá, khai thác gỗ trái phép được sự đồng loã của không ít kiểm lâm và chính quyền địa phương, rồi nạn cháy rừng do quản lý kém, do người dân thiếu ý thức thiêu trụi, vì những tin đồn về trầm hương. Rồi những dòng sông, những qủa đồi, những cánh đồng đang từng ngày bị tàn phá đến tang thương vì nạn cát tặc, sa khoáng tặc, vàng tặc…

Những tiếng kêu cứu vọng lên thẳm sâu từ những dòng sông trên khắp mọi miền đất nước từ sông Hồng – Sông mẹ, đến sông Sài Gòn, sông Thị Vải, sông Cửu Long, sông Đáy, sông Hương, sông Chu, sông Mã… có thể nói gần hết mọi con sông trên đất nước ta đang dần dần bị bức tử, bị ô nhiễm đến nặng nề bởi nước thải công nghiệp,bởi sự lấn chiếm. Làng tôi có may mắn nằm giữa hai dòng sông một thủa xanh trong, hiền hoà, mát lạnh phù xa Đó là sông Hồng (còn gọi là sông Cái) và sông Nhuệ(còn gọi là sông Đào, do người Pháp đào từ cuối thế kỉ 19 để tạo sự điều hoà cho mực nứơc sông Cái mỗi mùa nứơc cường). Hơn hai chục năm trước dân làng Chèm tôi đều gánh nứơc từ hai con sông ấy về.Nhà nghèo thì để lắng đọng phù xa, nhà giầu thì đánh phèn trong để dùng cho sinh hoạt. Nhưng vài năm trở lại đây cả hai dòng sông này đều ngày càng bị băng hoại. Dân đôi bờ hai sông đều không dám ăn, uống,tắm giặt. Đến bè rau muống trên sông Nhuệ cũng bị đầu độc bởi nứơc con sông nổi tiếng trong xanh một thời nay đen kịt, bốc mùi xú uế…. Rồi những hồ ao làng một thời tắm mát tuổi thơ cũng đang kêu cứu bởi đang chết dần chết mòn vì các dự án công nghiệp, vì sự đô thị hóa. Ngay cả những hồ nổi tiếng một thời thơ mộng ở khắp nơi từ hồ Ba bể, hồ Xuân Hương, hồ Thác Bà, hồ La két …và hàng loạt hồ ở ngay giữa Thủ đô Hà nội cũng đang cất lên tiếng kêu cứu vì bị ô nhiễm, bị thu hẹp. Các nhà chuyên môn và ngay cả mỗi ngưòi dân Hà nội luôn luôn giật mình vì Hồ Tây một thắng cảnh, một lá phổi, một huyệt đạo mang tầm quốc gia mà luôn luộn bị đặt trước những thảm hoạ bị tiêu diệt, bị ô nhiễm, bị băm nát bởi những dự án ăn xổi vì sự thiếu hiểu biết và cả vì những tà tâm. Ngày ngày đêm đêm, Hồ tây hứng chịu hàng vài trăm tấn chất thải từ các nhà hàng nổi. Tôi còn nhớ khi chính quyền ta tiếp quản thủ đô, Hà Nội còn hơn 2000 ha hồ ao, nay con số này chỉ còn vẻn vẹn chưa đầy 700 ha . Hàng loạt hồ biến mất bị xâm chiếm, bị rác hoá trong đó có cả những hồ nổi tiếng như hồ Văn Chương . Vậy mà các nhà lãnh đạo Thủ đô vẫn còn cao giọng tự hào “về một thủ đô xanh, sạch, đẹp”.

Tiếng kêu cứu vọng lên từ những di sản cha ông để lại đang mất dần mất mòn hoặc bị biến dạng, thóai hoá bởi những dự án trùng tu của đám người thiếu chuyên môn mà chỉ thấy lợi nhuận sau mỗi dự án. Thành Nhà Mạc nơi Tuyên quang cổ kính là vậy nay trở thành hình hài của một lò vôi . Chùa Trăm Gian ở Thủ đô bị tân trang theo kiểu trọc phu sửa nhà .Tượng Phật tại chùa một cột (chùa Diên hưu)nổi tiếng không nhưng trong nứơc mà còn trên thế giới (công viên Thâm Quyến có mô hình chùa Một cột. Tổ chức kiến trúc châu Á năm 2012 vinh danh là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo) là biểu tượng cho Hà Nội nghìn năm đội nón, khoác áo mưa chờ sửa chữa mặc dù vị sư trụ trì chùa này đã gửi đơn kêu cứu năm năm nay. Những lăng tẩm, đền đài thành quách ở kinh thành Huế đang mất dần hoặc biến thái, rồi thành Hội An với Chùa Cầu nổi tiếng cũng ngày một bị hoang phế, hiện đại hoá, bị ô nhiễm.

Tiếng kêu cứu của những cô gái, những bé gái bé trai miền đông, miền Tây Nam bộ, các cùng núi xa xôi và ngay cả thôn quê, thành phố bị gả bán sang xứ ngưòi để rồi bị cưỡng bức tình dục bị đánh đập, bức tử và lấy nội tạng. Cứ bình quân vài ba tháng, lại dội lên tin một người con gái Việt lấy chồng Hàn Quốc vừa bị chồng sát hại, vừa tự tử … Rồi mọi sự lại chìm đi trong mọi tiếng kêu cứu khác.

Và gần nhất, thiết thực nhất với mỗi ngưòi dân là tiếng kêu cứu về sự an toàn cho mỗi miếng ăn thường ngày cho mỗi con người chúng ta. Ra chợ không có thứ thực phẩm, rau quả nào đủ độ an toàn. Giá đỗ món ăn cổ truyền ưa thích của người Việt được cho nẩy mầm bằng hoá chất mà ngưòi làm ra nó không dám ăn. Rau muống cũng bị thúc ép tăng trưởng bằng hoá chất. Đến củ gừng cũng bị người Trung Quốc trồng bằng chất kích thích gây ung thư rồi theo đường buôn lậu tuồn vào nứơc ta đang ngàn ngạt ngoài chợ. Vậy món nứơc phở đặc sản Việt lấy gừng là gia vị chính liệu có còn đảm bảo an toàn. Lợn, gà, vịt thực phẩm muôn đời của ngưòi Việt thì được nuôi bằng thức ăn tăng trọng, biến đổi den, nạc hoá … Con cá, con tôm đánh từ biển khơi về bị ướp hoá chất độc hại, kẹo bánh bị nhuộm, bị chế biến bằng phẩm, hoá chất công nghiệp. Đi ăn hàng thì lo vì thịt thiu thối được chế biến bằng bột ngọt, gia vị Trung Quốc gây ung thư …. Sự bất an của ngưòi dân vì sự mất an toàn thực phẩm đã biến thành tiếng kêu cứu khi các thứ bệnh hiểm nghèo như ung thư, béo phì ở trẻ con, bệnh lạ gia tăng với tỉ lệ lớn trong hơn thập kỉ nay và làm nặng trĩu các bệnh viện ung thư, bệnh viện trẻ con. Thành con bệnh rồi vẫn tiếp tục kêu cứu khi sự mất y đức của quá đông đảo các vị thầy thuốc khi chăm xóc, chữa chạy cho bênh nhân bằng phong bì, bằng giá thuốc thông đồng … Ngày 27 /9/2012 gần 2000 công nhân thị xã Dĩ An (Bình dương) phải đưa đi cấp cứu vì bị ngộ độc thực phẩm. Đó là chưa kể gần đây nhất một bệnh viện ở Tuỳ Hoà – Phú Yên còn tàn nhẫn tiêm vắc xin quá hạn cho trẻ. Đây chỉ là một vụ nổi còn bao nhiêu bữa ăn bán trú của học sinh bé bỏng của chúng ta cũng đang chứa tiềm ẩn sự ngộ độc khủng khiếp này khi đồng tiền cùng lương tâm con ngưòi ngày càng mất giá.

Và thêm nữa tiếng kêu cứu từ học đường ở mọi cấp. Cháu bé lớp một còng lưng vì sách học thêm. Phụ huynh thắt bụng vì quá nhiều thứ tiền đóng cho nhà trường ..Vậy mà nên giáo dục của ta chỉ thu được những thành thích giáo dục trên giấy còn trí tuệ, độ thông minh, học vấn của học sinh, sinh viên nứơc ta đang tụt lùi, lạc hậu so với sự tiến bộ về học vấn trên thế giới.Dân số nứoc ta gần 90 triệu dân mà có tới 24000 Tiến sĩ, 9000 giáo sư vậy mà trong năm 2011 không có nổi một phát minh khoa học đáng giá được đăng kí tại Mỹ, trong khi Đài Loan chỉ có 23 triệu dân đăng kí 8781 đề tài khoa học, Singapo 4,8 triệu dân đăng kí 647 đề tài. Chùng ta có hàng vài trăm trường đại học các loại, nhưng đáng buồn thay không có trường nào lọt vào 500 trường đại học danh giá, qui chuẩn của thế giới… Trí tuệ, hệ số IQ Việt nam phải chăng cũng đang cất lời kêu cứu.

Tôi tin bài viết của tôi về tiếng kêu cứu chưa đủ và chưa hết, nhưng quả là đau lòng về sự thụt lùi nhiều mặt của đất nứơc trong thời gian gần đây. Nguyên nhân nào đã gây ra tình trạng đáng buồn này? Vì luật pháp không được tôn trọng ? Vì sự chạy theo thành tích mà quên đi sự thật cần cải tạo? Vì một nền giáo dục quá nhiều khiếm khuyết và lệch lạc trong việc xây dựng con ngưòi sao ? Hay vì tham nhũng, vì phát triển nóng ăn xổi ở trong kinh tế ? Vì sự sai lầm trong việc chọn ra chiến lựơc để đất nứoc phát triển cho dân giầu nước mạnh ? Vì sự yếu kém trong hệ thống quản lý đất nước? Vì..vì gì nữa thì chúng ta nên thấy một hiện thực đau xót về tình trạng suy thoái về kinh tế của mỗi gia đình, vì sức khoẻ giống nòi của ngưòi Việt ta.

Phó giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Ngọc Tân Vụ trưởng Vụ dân số - Kế hoạch hoá gia đình, Tổng cục Dân số cho biết “Chất lương dân số ngày càng có vấn đề”. Nhiều cặp vợ chồng khoẻ mạnh mà lâm vào tình trạng vô sinh. Bệnh viện Phụ sản TW thực hiện điều tra trên 5000 sản phụ thì phát hiện có đến 3475 thai phụ (chiếm tỷ lệ 69%) có chỉ số dương tính nghi bất thường, trong đó 1800 ca bất thường đã phát hiện 159 thai nhi nhiễm sắc thể gồm 39,62% mắc hội chứng Down(63 trường hợp). 30 trường hợp mắc hội chứng Adwanrd (tỉ lệ 18,86%). 25 trường hợp đột biến cấu trúc (tỉ lệ 16%) và hội chứng Turner... Bệnh viên Từ Dũ siêu âm 5400 thai phụ đã phát hiện bất thường lớn về cấu trúc thai nhi cần xử lý với 1200 trường hợp. Còn 4201 trường hợp thì phải theo dõi điều trị sau khi sinh …Tổ chức Y tế thế giới (Who) khẳng định 80% bệnh tậtcủa con ngưòi, sự biến thái đáng sợ của thai nhi, nòi giống bắt đầu từ nguồn nứoc, vệ sinh môi trường và sự an toàn thực phẩm … Nòi giống, tương lai ngưòi Việt nam ta quả là đang đứng trước thử thách ghê gớm.

Thực trạng của những nghịch lý đáng sợ và những lời kêu cứu động trời đang vang vọng khắp Việt nam ta liệu được giải quyết thế nào nếu không bằng những hành động thiết thực và công tâm.
Nguyễn Hiếu 

Trả lại quyền lợi cho dân

130 dự án vừa được TP.HCM quyết định xóa “treo”. Con số này chưa phải là nhiều so với hàng ngàn dự án “treo”, khu quy hoạch “treo” tồn tại bao nhiêu năm qua ở TP.HCM nhưng cũng phần nào làm cho người dân thở phào nhẹ nhõm vì quyền lợi của họ sẽ được phục hồi.
Hàng chục dự án khác đang được TP ra tối hậu thư và sẽ tiếp tục thu hồi cuối năm nay nếu không triển khai. Điều này thể hiện sự quyết tâm của TP nhằm đảm bảo quyền lợi của người dân.
http://images1.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/147/642147.jpg
Khu vực tổ dân phố 17 thuộc P.2, Q.6 (TP.HCM) đã được xóa dự án "treo" - Ảnh: Hoàng Thạch Vân
Hình ảnh nhiều thế hệ trong gia đình phải sống trong những căn nhà lợp tôn ẩm thấp, vá víu, ngập nước, hôi hám, không được cơi nới hay xây dựng mới không còn là chuyện hiếm tại các dự án “treo”. Đất có kêu bán rẻ cũng không có người mua, thế chấp ngân hàng không dám nhận, sản xuất, trồng trọt bị ngưng trệ, đình đốn… Đi cũng dở, ở cũng không xong, họ phải ở mà như tạm bợ trong chính căn nhà của mình. Không ít công trình xây dựng không phép mọc lên từ các khu quy hoạch “treo” xuất phát từ những bức xúc này của người dân.
Khó có thể thống kê hết những hệ lụy, thiệt hại từ quy hoạch “treo”, dự án “treo” gây ra cho người dân và đôi lúc họ ví như tai họa đổ ập xuống mảnh đất của người dân mà họ đã sống bao đời.
Theo quy định, chủ đầu tư được giao đất quá 12 tháng không triển khai dự án hoặc triển khai chậm so với tiến độ 24 tháng sẽ bị thu hồi đất. Thế nhưng vẫn có nhiều dự án chủ đầu tư được giao đất hơn 10 năm qua đến nay vẫn chưa triển khai và đã được cơ quan chức năng gia hạn nhiều lần. Đã có ý kiến nói rằng đến nay TP mới quyết định thu hồi những dự án như vậy là quá chậm, nhưng chậm còn hơn không!
Xóa dự án “treo”, tức quyền lợi của người dân trong vùng quy hoạch sẽ được phục hồi: được cấp giấy chủ quyền nhà đất, chuyển nhượng, tách thửa, cấp phép xây dựng, được bồi thường theo giá mới khi có chủ đầu tư khác triển khai dự án… Nhưng thực tế cho thấy từ xóa “treo” đến chuyện phục hồi quyền lợi của người dân là quá trình không đơn giản. Một dự án 15ha tại phường Tân Hưng, quận 7 sau nhiều năm quy hoạch xây dựng cảng không khả thi đến năm 2007 TP quyết định xóa “treo”. Dân chưa hết mừng thì lập tức khu đất này được quy hoạch làm khu dân cư - thương mại - trường học. Dự án này kéo dài đến giữa năm 2012 mới chịu dừng khi có yêu cầu của UBND TP. Lúc này người dân mới thật sự thoát “treo”.
Hiện nay chuyện dự án chồng dự án, quy hoạch chồng quy hoạch không phải là hiếm. Xóa quy hoạch này, cơ quan chức năng lại thay bằng quy hoạch khác, với mong muốn giữ đất. Chuyện cân đong đo đếm, đặt lợi ích của người dân lên hàng đầu không phải lúc nào cũng được các cơ quan chức năng quan tâm khi đặt bút vẽ quy hoạch, nên quyền lợi của người dân khó được phục hồi.
Chính vì vậy, người dân đang đòi hỏi việc xử lý hậu dự án “treo”: phải được xây nhà, cấp giấy chủ quyền nhà đất, chuyển nhượng, tách thửa, được bồi thường theo giá mới khi có chủ đầu tư khác triển khai dự án… đúng theo quy định - như cam kết của lãnh đạo các sở ngành.
Đồng thời người dân cũng mong muốn TP tiếp tục mạnh tay hơn nữa trong việc rà soát, thu hồi quyết định giao đất đối với hàng trăm dự án “treo” còn lại; HĐND TP.HCM phải chặt chẽ để quyền lợi của người dân thật sự được đảm bảo sau khi đã xóa quy hoạch treo.
(Tuổi trẻ)

Công chức lộng ngôn hay dốt ngữ pháp?

Sau khi nói trống không 3 lần “Làm cái gì?” mà không thấy có ai trả lời, cô nhân viên trẻ măng ở cửa dịch vụ một dấu của UBND xã Mỹ Đình (Hà Nội) mới nhướng mắt hỏi một bác già: “Giấy tờ này của ai?”. Bác già nói: “Tôi chờ mãi tới giờ mới được nghe cô nói một câu đúng ngữ pháp”.

a

Người dân đến xin giải quyết thủ tục hành chính (ảnh minh họa)
Bác tôi vừa đi ra UBND xã Mỹ Đình (huyện Từ Liêm, Hà Nội) về, sáng đó ông đến làm thủ tục để chuyển bảo hiểm y tế từ bệnh viện A. về viện B. để mỗi lần đi khám gần hơn cho tiện. Ra khỏi nhà chưa đến 1 tiếng, ông đã quay về với tâm trạng bực dọc và cáu kỉnh.
Hỏi ông có chuyện gì, ông kể lại: “Bác bực mình quá cháu ạ, lâu rồi mới đến cơ quan nhà nước, chứng kiến nhiều chuyện chướng tai gai mắt nên không chịu được. Thế này mà những người phải thường xuyên đi làm thủ tục giấy tờ liên quan đến cơ quan nhà nước hoặc phải rèn tính tình cho mình nhũn ra như con chi chi, hoặc phải có thần kinh thép mới chịu nổi”.
Và rồi ông tường thuật câu chuyện mà ông vừa phải chứng kiến sáng đó cho tôi nghe. Ở cửa dịch vụ thủ tục “ một cửa một dấu”, chỉ có một cô nhân viên trẻ măng ngồi, xung quanh là các ông già bà cả lố nhố, người trẻ hơn thì đến xin dấu má, làm thủ tục khai sinh cho trẻ con... Đông người mà chỉ có “một cửa một dấu” nên phải xếp hàng chờ đợi là đúng rồi, thế nên những người đến ủy ban sáng đó không ai bảo ai, đều phải khép nép ngồi chờ đến lượt mình.
Xếp trước ông bác tôi, có một bác già cỡ tuổi 75-80, tức là tầm tuổi ông nội ông ngoại của cô nhân viên trẻ măng kia, đến lượt giải quyết giấy tờ của ông, cô nhân viên gọi xách mé “Nguyễn Văn A.”. Ông già tiến đến gần bàn, cô nhân viên không buồn nhìn lên hỏi: “Làm cái gì?” Bác già không đáp. Cô lại tiếp tục lặp lại câu hỏi: “Làm cái gì?” thêm 2 lần nữa, bác già vẫn không đáp. Cuối cùng cô gái chuyển câu hỏi: “Giấy tờ này của ai?”. Bác già nói: “Của tôi”. Cô nhân viên sửng cồ: “Của ông mà tại sao nãy giờ tôi hỏi làm cái gì ông không trả lời?”. Bác già thủng thẳng nói: “Tôi chờ mãi tới giờ mới được nghe cô nói một câu đúng ngữ pháp”.
Cô nhân viên hình như bây giờ đã bắt đầu biết ngượng, cắm cúi làm thủ tục cho xong. Nhưng bác già vẫn chưa muốn kết thúc câu chuyện ở đó. Ông quay ra đám đông đang ngồi chờ làm thủ tục nói rất to: “Tôi bằng này tuổi rồi, nghề nghiệp giúp tôi đi nhiều nước rồi nhưng tôi chưa thấy có nước nào tồi tệ như nước mình. Từ khi có cái nước Việt Nam đến nay, hình như người ta quên mất việc phải giáo dục những điều sơ đẳng nhất công chức, viên chức. Tại sao một người không biết nói một câu cho đúng và đủ ngữ pháp mà cũng được ngồi ở vị trí tiếp dân này?
Nếu là ở nước ngoài, tôi chỉ cần báo chuyện này với ông thị trưởng, thì cô nhân viên hôm nay sẽ bị cúp một ngày lương vì không hoàn thành nhiệm vụ, thậm chí bị sa thải. Nên nhớ các nhân viên công chính là những người dân chúng tôi bỏ tiền ra thuê để ngồi ở vị trí này mà giải quyết thủ tục hành chính, không phải là cha mẹ dân mà xách nhiễu chúng tôi”.
Rất đông người ngồi chờ ở ủy ban xã hôm ấy đã lên tiếng ủng hộ bác già, họ gật gù “Ông này nói đúng thế!”, nhưng cũng có người bĩu môi: “Ông già lẩm cẩm ơi, muốn được thế thì ông đi nước ngoài mà sống nhé”.
Kết thúc bài phát biểu oai dũng, bác già chống ba toong ra về. Bác tôi chứng kiến xong câu chuyện cũng chán chường bỏ ra về theo mặc dù thủ tục của ông chưa làm xong. Bác bảo: “Bác chán quá cháu ạ! Ở ngay giữa thủ đô, giữa những con người có học thức và có tuổi tác mà còn bị khinh khi xách mé thế này, thì ở những nơi khác, dân trí thấp hơn, người dân thấp cổ bé họng hơn, tình hình còn tệ đến đâu. Thôi thà rằng phải đi khám bệnh xa một tý cũng được, chứ bác không thể ra ủy ban xã để chạm mặt cái lũ công chức người Việt mới nứt mắt ra mà đã quên tiếng Việt, không nói nổi một câu cho đúng ngữ pháp và ngữ cảnh”.
Tôi nghe xong câu chuyện của bác tôi, cũng bần thần hết cả người. Vừa thương cảm lại vừa xót xa cay đắng. Một cô nhân viên ở ủy ban nhân dân xã thôi, nhưng cũng là hình ảnh điển hình cho hàng triệu nhân viên ở các cơ quan công quyền mà người dân có thể gặp ở bất cứ đâu, xấc láo, hỗn hào, bắt ne bắt nẹt dân với khuôn mặt vênh vác, thi hành công vụ mà như người bố thí cho kẻ hành khất.
Họ là sản phẩm của cái lò đào tạo nào? Họ từ đâu mà ra? Khi nào thì họ mới ý thức được rằng mình được nhận lương từ tiền thuế của dân để phục vụ nhân dân chứ không phải là ông trời bà trời ăn trên ngồi chốc và bố thí cho dân những con dấu và chữ ký của họ?
Đám công chức ấy, lạ một nỗi là khi tiếp dân, giải quyết thủ tục cho dân thì quên sạch cách nói một câu thế nào cho có đủ chủ ngữ vị ngữ, vậy nhưng có thể lom khom ngồi vắt óc  hàng giờ cho đủ những lời hay ý đẹp để nịnh hót bề trên hoặc học thuộc lòng trích dẫn những câu dài hàng sải tay từ các chỉ thị nghị quyết. Không hiểu lò đào tạo nào tạo ra được những nhân viên “đa diện” như vậy?
Tôi chợt nhớ đến trong một bản tin mới đọc gần đây, Bộ Nội vụ cho biết, trong đợt thi nâng ngạch từ chuyên viên chính lên chuyên viên cao cấp của các bộ, ngành có khoảng 30% thí sinh không đạt yêu cầu, trong đó, số lượng trượt phần nhiều rơi vào các lãnh đạo cơ quan. Chắc chắn trong đề thi nâng ngạch chuyên viên ấy không có môn ngữ pháp Tiếng Việt, chứ giá kể người ta mà đưa cái môn oái oăm ấy vào, chỉ hỏi vài câu đơn giản thôi, kiểu như: “Khi tiếp dân, công chức phải nói thế nào mới đúng ngữ pháp” thì tôi tin rằng số lượng công chức bị trượt không phải là 30% mà có khi gần hết số người đi thi ấy chứ.
   Mi An
( Theo Phunutoday )

Thực hư về cái gọi là 'trùng tang'

Trùng tang là một hiện tượng mà từ trước tới nay vẫn luôn được thêu dệt một cách huyền bí, mang màu sắc tâm linh rõ rệt và thể hiện “quyền lực” siêu nhiên không giới hạn của con người ngay cả khi đã… chết. Vậy “trùng tang” có thật hay không và nên hiểu nó như thế nào trên cả hai phương diện khoa học duy tâm và duy vật?
Những cái chết “liên trận kỳ hồi”
Cách đây hơn một năm, nhiều tờ báo đưa tin về trường hợp “trùng tang” ở quận Tây Hồ, Hà Nội rất đáng sợ. Đó là một gia đình trong một ngày xảy ra 2 cái chết của bố chồng và nàng dâu cách nhau chưa đến 5 tiếng đồng hồ. Điều đáng nói là người con dâu đang khỏe mạnh bình thường, vẫn còn đang tất bật chuẩn bị “hậu sự” cho bố chồng thì bỗng nhiên đột tử vì cảm. Để tránh không chôn cất cùng một giờ, hơn nữa, chưa được “giờ đẹp” nên người bố “hạ huyệt” trước, sau đó người con dâu mới được khâm liệm và hạ huyệt sau.
Khỏi phải nói gia tộc đó hoảng sợ đến mức nào, nhất là người con trai cả đồng thời cũng là chồng của người vợ quá cố. Anh rất lo lắng cho đứa con trai độc nhất 15 tuổi và cả bản thân mình. Vì người ta bảo nhà anh bị “trùng tang”. Từ trước tới nay anh có biết “trùng tang” là gì đâu, hơn nữa, những chuyện như vậy chẳng khi nào anh quan tâm do không biết thực hư thế nào. Nhưng khi trong gia đình mình cùng lúc 2 cái chết của bố và vợ thì anh hoảng hồn thực sự, đến nỗi ai bảo gì anh làm nấy để gọi là tránh chuyện tương tự xảy ra.

Chùa Hàm Long ở Bắc Ninh, được cho là nơi nhốt "trùng" lớn nhất Việt Nam
Như gia đình trên đây, thì một gia đình ở ngay phố Ngọc Hà, quận Ba Đình cũng xảy ra những cái chết tương tự. Chỉ khác là gia đình này, trong vòng 3 năm, 2 người con trai duy nhất trong gia đình đều “đi” theo bố và “đi” một cách “bất đắc kỳ tử”. Người bố sau một thời gian bị bệnh nan y thì qua đời khi ở tuổi “thất thập cổ lai hy”. Nỗi đau của những người trong gia đình chưa qua thì chỉ sau cái lễ 100 ngày của ông ít hôm, lại đến con trai trưởng của ông mất. Cái chết của anh ở tuổi “vẫn còn đang xoan” không chỉ khiến cho người ta thương tiếc mà còn làm cho câu chuyện về “trùng tang” được tin nhiều hơn và thêu dệt nhiều hơn.
Đêm hôm trước, anh vẫn còn ngồi quán nước và nói chuyện oang oang về thế sự, không một chút biểu hiện của người đau ốm, bệnh tật. Thế mà sớm hôm sau, khi vợ gọi anh dậy để đỡ chị dọn hàng bán đồ ăn sáng như mọi khi, anh đã mãi ngủ không bao giờ dậy. Liên tiếp 2 cái chết xảy ra trong vòng hơn 3 tháng, tưởng như gia đình anh không thể gắng gượng được.
Vậy mà chưa hết, 2 năm sau, người con trai út đang phơi phới tuổi xuân bỗng dưng một chiều đi làm về kêu mệt, vào giường nằm rồi mất lúc nào cũng không ai biết. Cả gia đình nhộn nhạo, hoảng loạn. Không ai có thể giải thích được nguyên nhân vì sao chỉ trong thời gian ngắn mà cả 3 người đàn ông trong nhà đều ra đi ngoài lý do duy nhất: “Trùng tang”. Và trùng tang như thế được gọi là “trùng tang liên táng”.
Ngày “kiếp sát”
Vậy trùng tang là gì?
Thực ra, từ trước tới nay, chưa bao giờ có một định nghĩa chính thống về “trùng tang” mà chỉ dựa trên hiện tượng rồi đúc kết thành quan niệm. Ngay cả, Phật pháp cũng không định nghĩa về hiện tượng này, mặc dù đây là “hồn cốt” của thế giới tâm linh. Theo cách hiểu dân gian “trùng tang” là trường hợp người chết “phạm” phải năm hoặc tháng hoặc giờ xấu do đó linh hồn không siêu thoát nên cứ quanh quẩn trong nhà trở thành “trùng” (có khái niệm cho rằng là “âm binh”) rồi lần lượt “bắt” theo từng người thân trong dòng tộc.
Nhưng phải trong 3 năm liền xảy ra liên tiếp những cái chết của những người trong cùng dòng tộc mới coi là “trùng tang”. Còn nếu không thì không phải. Có rất nhiều người nhầm lẫn điều này nên thấy trong gia tộc có nhiều người mất nhưng không phải trong 3 năm liên tiếp vẫn nhận là bị “trùng tang”.
Cách tính “trùng tang” theo “Phật pháp bách vấn” thì như thế này: Đối với những người tuổi thân, tý, thìn nếu mất vào một trong bất kể ngày hoặc tháng, năm, giờ tỵ thì coi là bị mất vào ngày trùng tang, còn được gọi là ngày “kiếp sát”. Tức là những tuổi đó “kỵ tỵ”. Mà đã ‘kỵ tỵ” thì những người tuổi thân, tý, thìn càng không được an táng vào ngày tỵ. Tương tự cách tính ấy, tuổi dần, tuất, ngọ kỵ hợi; tuổi tỵ, dậu, sửu kỵ dần; Hợi, mão, mùi kỵ thân.
Còn cách tính ngày trùng là chẳng hạn, ngày dần, tháng dần, năm dần, hay ngày thân, tháng thân, năm thân… cũng được gọi là ngày “trùng”. Ngày “trùng” này không tính riêng cho một tuổi nào mà bất kỳ người tuổi nào mất vào ngày “trùng” cũng “kỵ”.
Sách “Tam giáo chính hội” còn nói đến cách tính “trùng tang” cổ xưa là phải tính theo niên, nguyệt, nhật, thời (năm, tháng, ngày, giờ) thì mới biết người quá cố có “trùng tang” hay không. Theo cách tính đó thì những người mất ở tuổi (âm lịch): 10, 13, 16, 19, 22, (cứ cộng thêm 3) thì sẽ bị “trùng tang”. Hoặc những người tuổi tý, ngọ, mão, dậu nếu mất vào một trong các năm tuổi ấy, cũng coi là “trùng tang”…
“Lực siêu nhiên” hay tình cờ?
Tuy nhiên, việc “trùng tang” có thật hay không hay chỉ là sự ngẫu nhiên tình cờ?
Mặc dù là thế giới tâm linh đầy huyền bí và cũng có hẳn cách tính ngày “trùng tang” nhưng Phật giáo lại quan niệm về “trùng tang” như thế này: Sống chết là chuyện thường niên, do nghiệp lực của tự thân mỗi người chi phối. Sống và chết chỉ là hai hiện tượng trong tiến trình luân hồi bất tận. Nghiệp tuy có chung và riêng song nghiệp riêng vẫn giữ vai trò chủ động, quyết định, có tính cách độc lập, không ai có thể thay thế cho ai. Vì thế Phật giáo không có quan niệm về ngày trùng tang, trùng nhật và hoàn toàn phủ nhận việc ngày giờ mất cũng như chôn cất của một người mà có thể ảnh hưởng đến sự sống chết của người khác…”.
Trên cơ sở khoa học, GS.VS Đào Vọng Đức, PGS.TS Hà Vĩnh Tân, những nhà vật lý thuộc Hội Vật lý Việt Nam cũng đã bỏ nhiều thời gian nghiên cứu về vấn đề này đã lý giải theo cách của mình.
Mà cách lý giải ấy rất giống với những kiến giải của cố GS Nguyễn Hoàng Phương - nhà vật lý học nổi tiếng - từng giải thích hiện tượng “trùng tang” theo lý thuyết sóng điện từ và trường năng lượng: “Trong mối quan hệ giữa người chết bị “trùng tang” và người bị “trùng bắt” không có sự tiếp xúc xác thịt trực tiếp nên tất yếu phải có phần sóng vô hình của đôi bên tham gia vào. Đó có thể là một hiện tượng cộng hưởng sóng mang tính chất huyết thống, dòng họ. Do tần số khác nhau nhiều nên theo lý thuyết về nhạc, loại cộng hưởng này mang tên cộng hưởng Harmonic (tần số này là bội số của tần số kia). Đó là cơ chế cộng hưởng Harmonic hình thái huyết thống”.
Còn TS Đỗ Kiên Cường, một người rất am hiểu về những khả năng tiềm ẩn của con người, về những cái gọi là “thế lực siêu nhiên”… đồng thời là tác giả của rất nhiều bài viết lý giải về vấn đề này dưới góc độ khoa học cho rằng: “Trùng tang” đơn giản chỉ là sự trùng hợp mang tính ngẫu nhiên. Trong đó, bản chất của sự trùng hợp là luật số lớn trong lý thuyết xác suất và thống kê. Định luật này đơn giản có thể hiểu là: “Với một mẫu xét đủ lớn, bất kỳ hiện tượng kỳ lạ nào cũng có thể xảy ra”.
Như vậy, với những cách giải thích trên đây, mặc dù chưa có cách giải thích nào có thể chứng minh theo kiểu “tai nghe mắt thấy” nhưng rõ ràng “trùng tang” chỉ là một quan niệm “siêu thực”, xuất phát và tồn tại trong tín ngưỡng, thế giới tâm linh của con người. Và khi đã tồn tại trong tín ngưỡng dân gian, thế giới tâm linh của con người thì nhận định như nhà văn hóa Trần Lâm Biền “cần gì phải biết đúng - sai; thực - hư mà cứ để nó như vậy. Duy chỉ có điều không được khoác lên nó, thêu dệt xung quanh nó màu sắc mê tín dị đoan”.
Còn cách “hóa giải” trùng tang như Phật giáo khuyên: “Vì là tập tục đã ăn sâu vào tâm thức mọi người nên trong tinh thần phương tiên, nhà chùa vẫn khuyên các Phật tử không an táng thân quyến vào những ngày trùng, nhằm giúp họ an tâm để chu toàn tang lễ đồng thời nỗ lực cầu nguyện, khai thị, làm phúc hồi hướng cho hương linh. Đây mới là những điều cần làm để “âm dương lưỡng lợi” theo quan điểm của Phật giáo”.
Còn để “trấn an” tinh thần của những người còn sống, dân gian có cách “giải” trùng tang là: dùng các vị thần sa, chu sa, sương luật, địa liền… cho vào một cái túi rồi đặt trong quan tài người chết. Hoặc có thể dùng bộ linh phù để gối đầu người đã khuất, dán lên ngực, hoặc lót dưới quan tài… Bộ linh phù này được biết ở chùa Hàm Long, Bắc Ninh có bộ ván in khắc phù giải đã có mấy trăm năm nay. Người dân có thể đến đây nhờ các sư thầy tư vấn mà không nên lập đàn tế lễ tốn kém, gây hoang mang cho người còn sống…
   Nguyễn Anh
( Theo Petrotimes )

Trần Kinh Nghị - Đôi điều tai nghe mắt thấy trên đất Lào

Rừng Lào còn rất nhiều gỗ quý
Đã nhiều lần muốn đi cho biết nước Lào, nhưng đến giờ tôi mới thực hiện được khi đã ở tuổi thất thập...Kể ra là quá muôn, nhưng còn hơn không! Điều thú vị là chuyến đi toàn bằng đường bộ, nên được ngắm ngía cái vùng "đất rộng người thưa" của nước bạn láng giềng đặc biệt. Thời gian ở trên đất Lào thực sự chỉ 5 ngày là quá ngắn để nói về đất nước và con người..., có lẽ chỉ đủ để ghi lại một vài cảm nhận dưới đây.
 

Đất nước xanh, sạch, đẹp

Đi đâu cũng thấy rừng và màu xanh cây cỏ, thích nhất là vùng đất mầu mỡ bạt ngàn  từ Bắc xuống Nam dọc sông Mêkông. Bất giác mình liên tưởng đến đất nước Việt Nam- nơi mà đi đâu cũng thấy toàn người là người với núi đồi trọc lóc loang lổ và nhiều vùng đất ngập trong bụi bậm và rác phế thải...

 Có một điều đáng tiếc là, đến "đất nước triệu voi" nhưng lại chưa được thấy một con voi nào. Thay vào đó mình thấy rất nhiều ô tô các loai, không chỉ tại các thành phố và thị trấn mà tận các vùng nông thôn cũng thấy nông dân dùng xe ô tô đi làm đồng...trông  giống cảnh một số vùng nông thôn Châu Âu vậy! Nhà cửa bên đường cũng khá khang trang sạch đẹp ở đó người dân sống hiền hòa, thảnh thơi, không nhộn nhạo, bon chen...như ở Việt Nam. Có lẽ Lào là một trong những thiên đường còn sót lại giành cho những ai muốn sống một cuộc sống gần gũi với thiên nhiên.

Người Việt nên sang Lào học kinh nghiệm điều hành xe bus
Hôm đi qua biên giới Thái lan lúc đầu mình rất ngại phải đi bằng xe bus của Lào đoạn từ Vientian đến Cầu Hữu nghị I. Nhưng khi đi mới biết đó là một tuyến xe bus hoàn hảo đến bất ngờ. Có thể nói, không chỉ xe mà cả tài xế và phong cách phục vụ đều đạt chuẩn châu Âu. Xe rất sạch, máy chạy êm, có điều hòa mát rượi, mọi trang thiết bị đều hợp thời và an toàn, cửa xe đóng mở hoàn toàn tự động rất thuận tiện cho hành khách khi lên xuống. Thật không ngờ người Lào rất có ý thức giữ trật tự, vệ sinh và nhường nhịn lẫn nhau khi đi xe, tuyệt đối không có cảnh chen lấn ồn ào và nạn cướp giật  như xe bus ở Việt Nam. 

Cả chiếc xe đồ sộ với hơn 50 ghế ngồi và khách thường xuyên lên xuống tại các bến, nhưng chỉ có một người lái xe kiêm bán vé, thu tiền đồng thời nhận và trả hành lý cho khách nếu có hàng gửi kèm. Có lẽ đây là điều chưa từng thấy với ngành xe bus ở Việt Nam thì phải(?). Thiết nghĩ người Việt không cần đi đâu xa mất thời gian và tốn kém, hãy sang Vientian mà học người Lào vận hành xe bus!
       
Người Việt ra nước ngoài tử tế hơn trong nước?
Có lẽ "đất lành chim đậu" nên nhiều người Việt đã và đang sang định cư tại Lào, không chỉ ở thành thị mà tại nhiều vùng nông thôn. Trong chặn đi, chúng tôi đã dừng xe ăn trưa tại một quán ăn ven đường ở vùng Trung Lào cách cửa khẩu Cầu Treo độ 200 km. Quán ăn này của một gia đình người Nghệ An mới sang sinh sống được vài năm. Nếu không có mấy giòng chữ Việt trước quán chắc chúng tôi không thể biết họ là người Việt, vì trông họ rất giống người Lào

Anh chủ quán cho biết, từ khi sang đây gia đình anh được chính quyền và nhân dân địa phương chào đón và tạo mọi điều kiện thuận lợi để sinh sống và làm ăn. Việc đăng ký cư trú vô cùng đơn giản và thuận tiện. Các quan chức chính quyền địa phương không hề có hiện tượng gây khó dễ hoặc vòi vĩnh tiền bạc... và anh này đã không quên so sánh: "...như thường thấy khi còn ở bên Việt Nam". Từ ngày bắt đầu mở cửa hàng được hơn một năm nay nhưng anh  chỉ phải nộp thuế kinh doanh một lần với số tiền không đáng kể, ngoài ra chưa hề mất một thứ tiền thuế hay lệ phí gì khác. Nghĩa là mọi việc thật thuận tiện đối với họ tại nơi "đất khách quê người" chỉ cách xa quê mình vài trăm km! Đó không phải một vài trường hợp đơn lẽ mà là tình hình chung phổ biến đối với người Việt đang sinh sống tại Vientian và các nơi khác ở Lào. Trong chặng đường về, khi đi qua Pắc xế chúng tôi cũng đã chọn một cửa hàng ăn của người Việt khác mặc dù có người cảnh báo "Cửa hàng này bán đắt lắm!".

 Đó là một cửa hàng mà người chủ là hậu duệ của của một gia đình từ Nam Định di cư vào Nam hồi 1954 rồi sang Lào định cư. Bản thân ông chủ quán được sinh ra tại Lào nhưng nói tiếng Việt rất sõi, vì cả nhà vẫn sử dụng tiếng Việt với nhau và vợ chồng ông cùng con cháu hàng năm vẫn trở về thăm quê tận Nam Định.  Ông tự hào khoe tấm ảnh to treo trên tường có đông đủ các thành viên gia đình, trong đó có người đang định cư tại Mỹ, Úc...; riêng cặp vợ chồng anh con trai thứ vẫn ở lại Pắc xế để kế nghiệp cửa hàng ăn của bố mẹ. Bữa ăn tại cửa hàng này đúng là có đắt hơn so với mặt bằng giá ở Lào. Nhưng đó là môt cửa hàng khá chuyên nghiệp.

Qua những cuộc gặp gỡ trò chuyện với một số người Việt tại Lào, tôi lại nhớ đến những cộng đồng người Việt bên Đan Mạch và Châu Âu hay Châu Phi và nhiều nơi khác trên thế giới mà tôi đã từng quen biết và nhận thấy một đặc điểm chung là hầu hết người Việt khi ra nước ngoài đều có cuộc sống tốt và thành đạt hơn khi ở trong nước đồng thời họ cũng luôn gìn giữa tình yêu quê quê hương sâu đậm. Nói cách khác người Việt khi ra nước ngoài thường trở nên tử tế hơn so với trong nước. Vẫn biết "mọi sự so sách đều khập khiểng", nhưng đây là một cảm nhận được chia sẻ bởi rất nhiều người, từ kiều bào đến lưu học sinh và cả những người chưa một lần ra nước ngoài. Lý do tại sao thì vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Nhưng đó là một sự thật.

Đường Trung Quốc tốt hơn đường Việt Nam
Một tuyến đường ở ngoại ô Vientian
 Khi còn ở trong nước tôi cứ nghĩ đường sá ở Lào chắc phải kém hơn ở Việt Nam. Nhưng từ khi bước chân qua Lào ý nghĩ có đã nhanh chóng thay đổi.  Những con đường mà xe chúng tôi đi qua nói chung đều khá phẳng, thậm chí phẳng hơn cả đường Láng-Hòa Lạc, và rất ít ổ gà, trừ một vài đoạn đang thi công sửa chữa. Có một nhược điểm tương tự với Việt Nam là hệ thống biển hiệu chỉ đường thường thiếu rành mạch, khó nhận biết từ xa, khiến người tham gia giao thông khó định hướng khi ngồi trên xe, nên thỉnh thoảng phải dừng xe để hỏi đường cho chắc ăn. Tuy nhiên, nhìn chung, với một đất nước có địa hình rừng núi, dân cư thưa thớt như Lào thì việc quản lý và duy tu bảo dưỡng một hệ thống đường bộ thuận tiện như vậy là rất đáng khích lệ. Riêng tuyến đường 13 nối Bắc và Nam Lào phải nói là một trong những tuyến đường đẹp của Đông Nam Á nhờ địa thế chạy dọc sông Mê công và chạy qua cao nguyên Poloven rộng lớn. Những tuyến đường dẫn đến các cửa khẩu với Việt Nam cũng đang được cải thiện ngày một ngày hai, nhất là từ khi có thỏa thuận thông xe đường bộ giữa hai nước, những tuyến đường này ngày càng trở nên đông nhộn nhịp hơn. Điều này rất thiết thực cho việc thúc đẩy quan hệ thương mại và du lịch, đặc biệt tạo điều kiện để nhân dân Lào có thể đến với bờ biển Việt Nam và thưởng ngoạn những thứ mà Lào không có.

Tuy nhiên có một hiện tượng đáng buồn và đáng xấu hỗ liên quan đến chất lượng các con đường mà người Việt Nam đã giúp xây dựng trên đất Lào cũng như trên đất Cămphuchia. Trong chuyến đi này chúng tôi  nhiều lần nghe người dân Lào bông đùa với hai từ "đường Việt Nam", "đường Trung Quốc" để phân biệt những đoạn đường xấu và tốt trên đất nước của họ. Vậy đấy, khi chưa có ai khác để so sánh thì chất lượng những con đường do Việt Nam xây dựng tốt/xấu bạn Lào không mấy để ý. Nhưng  từ khi người Trung Quốc mở rông ảnh hưởng xuống Lào và Campuchia thì những yếu điểm của công nghệ làm đường Việt Nam vốn không chỉ cẩu thả mà còn bị "ăn bớt" đã bắt đầu bộc lộ. Mong rằng các nhà quản lý Việt Nam  hãy coi đây là bài học cuối cùng đối với họ. Dân gian nói: "Ăn trước trả sau, đau hơn hoạn" quả không sai. Cách làm đường như thế không chỉ ảnh hưởng xấu đối với giao thông mà chính là sự lãng phí vốn đầu tư không thể tha thứ, và giờ đây còn ảnh hưởng xấu đến uy tín của đất nước.

Thay cho lời kết
Một gia đình người Lào đi nghĩ cuối tuần tắm biển Quảng Bình
Không biết có được mọi người chia sẻ không, nhưng với tôi, nước Lào là một kho báu, cả theo nghĩa đen và bóng, và giữ một vị trí địa chiến lược cực kỳ xung yếu đối với Việt Nam, nhất là trong bối cảnh tăng cường bành trướng của siêu cường Trung Quốc. Ngược lại, người Lào cũng rất cần dựa vào Việt Nam, đặc biệt là nhu cầu như một cửa ngõ thông ra Biển Đông và thế giới. Cụm từ "quan hệ đặc biệt" là hoàn toàn chính xác đối với hai quốc gia dân tộc này.  Và phải chăng đã đến lúc để  hai nước "cụ thể hóa" mối quan hệ đặc biệt này theo hai hướng chính là "lên rừng và ra biển" như vốn đã có trong truyền thuyết Âu Cơ-Lạc Long Quân mà tôi thiển nghĩ  không phải chỉ của người Việt Nam mà của người Bách Việt xưa, trong đó có cả các dân tộc Lào ?
Trần Kinh Nghị
(Blog Trần Kinh Nghị)

Bí ẩn quanh vụ bê bối tình báo lớn nhất lịch sử Mỹ

Những ngày gần đây, cái tên Edward Snowden - cựu nhân viên cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) được nhắc đến thường xuyên trên các mặt báo. Snowden chính là người đã tiết lộ những bê bối nghe lén tuyệt mật của cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA).
Các chuyên viên về an ninh Mỹ nói rằng có lẽ cần phải chờ một khoảng thời gian nữa mới đánh giá hết tác động khủng khiếp của vụ việc.
Hậu quả khôn lường
Những tiết lộ về các kỹ thuật mà NSA dùng để theo dõi các cú điện thoại và những lần truy cập Internet của những người bị nghi là khủng bố đã khiến cho các chuyên viên an ninh như Steve Bucci thuộc tổ chức Heritage lo ngại. Ông này nói: "Hiện thời, các phần tử khủng bố biết chúng ta đang theo dõi và dự đoán các hành động của chúng. Chuyện đó gây nguy hại cho các hoạt động chống khủng bố". Ông Bucci nói các nhóm khủng bố sẽ thay đổi cách truyền đạt thông tin sau vụ tiết lộ này và Mỹ "không thể tiên đoán những gì chúng sẽ làm".
Cơ quan mật vụ Mỹ đã so sánh "vụ Snowden" với vụ đào tẩu của các nhân viên mật mã NSA là William Martin và Mitchell Bernon năm 1960. Họ đã tiết lộ nhiều phần mềm gián điệp Mỹ. Cho đến nay, NSA coi vụ này là thất bại nặng nề nhất trong lịch sử cơ quan mật vụ. Vụ Snowden có thể còn vượt qua vụ Martin và Mitchell. Thật vậy, những tiết lộ của Snowden về chương trình nghe trộm PRISM đã gây ra những tranh cãi rộng khắp thế giới. Người thì ủng hộ quyết định công khai của Snowden, người thì phản đối hành động thiếu suy nghĩ đó của anh.
Những người chỉ trích nói rằng, chương trình này đe dọa tới việc bảo vệ quyền riêng tư và vượt khỏi giới hạn của những luật lệ của Mỹ về hoạt động tình báo nhằm ngăn chặn những vụ tấn công khủng bố. Tuy nhiên, NSA cũng có lý của họ. Nếu từ bỏ chương trình theo dõi thì sự an toàn của người dân Mỹ sẽ bị đe dọa bởi các thành phần khủng bố và các nhóm hồi giáo cực đoan như vụ việc nổ bom Boston diễn ra cách đây hai tháng.
Dù nhiều tranh cãi nổi lên, nhưng rõ ràng, Snowden đang vi phạm nghiêm trọng vào quy định bảo mật thông tin của NSA, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chính quyền Mỹ.
Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện, bà Diane Feinstein nói rằng, Snowden đã phạm tội "mưu phản" và phải bị truy tố. Bên cạnh những tranh cãi và truy bắt "kẻ phản quốc" Snowden, nhà báo Glenn Greenwald của báo Guardian, người viết bài về chương trình PRISM theo thông tin từ Snowden lại bất ngờ tuyên bố: Tôi vẫn còn nhiều tài liệu quan trọng khác để công bố và còn có hàng chục câu chuyện nữa từ khối tài liệu do Snowden cung cấp. Chúng tôi sẽ đăng tải cho đến đề tài cuối cùng".
Thêm tiết lộ động trời
Chính phủ Mỹ tấn công mạng nhắm vào các nhà mạng di động Trung Quốc để thu thập dữ liệu từ hàng triệu tin nhắn điện thoại, theo tiết lộ của Edward Snowden trên tờ South China Morning ngày 22/6.
Snowden cung cấp thông tin cho tờ The Guardian (Anh), tiết lộ Cục An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) đã thu giữ một lượng lớn dữ liệu điện thoại và internet trong một chương trình của NSA có tên PRISM.
"NSA tiến hành các đợt tấn công mạng nhắm vào nhà mạng điện thoại di động Trung Quốc để trộm dữ liệu tin nhắn", South China Morning ngày 22/6 dẫn lời Snowden.
Các số liệu từ chính phủ Trung Quốc cho biết trong năm 2012, người dân Trung Quốc trao đổi với nhau gần 900 triệu tin nhắn điện thoại.
Các điệp viên Mỹ cũng đã tấn công mạng hệ thống máy tính của đại học danh tiếng Thanh Hoa ở Bắc Kinh hồi tháng 1 và công ty mạng cáp quang khu vực Thái Bình Dương Pacnet hồi năm 2009, South China Morning ngày 22/6 dẫn lời Snowden.
Snowden tiết lộ rằng đại học Thanh Hoa là mục tiêu tấn công mạng của chính phủ Mỹ, vì đây là nơi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào từng học tập.
Theo Snowden, đại học Thanh Hoa còn là điểm kết nối sáu trục đường truyền internet chính của Trung Quốc, nơi mà NSA có thể thu thập hàng triệu dữ liệu từ người dân Trung Quốc.
Công ty Pacnet, có trụ sở ở Hong Kong và Singapore, sở hữu 46.000 km đường dây cáp quang internet và có mặt tại 13 quốc gia.

Sau vụ "phạm luật nghiêm trọng" này, người ta muốn biết "kẻ phản quốc" Edward Snowden là ai? NSA là tổ chức gì và làm thế nào mà một nhà thầu tư nhân như Booz Allen lại được quyền tiếp cận bí mật của Cơ quan An ninh Quốc gia?
Những điều ít biết về Edward Snowden
Snowden, 29 tuổi, tiết lộ tài liệu mật vì anh ta cho rằng quyền hạn giám sát của chính phủ Mỹ đã trở "quá đáng" đến mức anh cảm thấy bắt buộc phải tố cáo.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Guardian, Edward Snowden nói: "Công chúng cần phải quyết định xem các chương trình và chính sách (theo dõi công dân) này đúng hay sai".
Edward Snowden có được kỹ năng máy tính xuất sắc tại một trường cao đẳng cộng đồng. Anh tham gia lực lượng quân dự bị năm 2004, nhưng chỉ tại ngũ có 4 tháng sau khi bị gãy cả hai chân. Công việc đầu tiên mà anh làm cho NSA trên cương vị nhân viên bảo vệ, trước khi làm công việc liên quan đến công nghệ thông tin cho Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) tại Geneva, Thụy Sĩ ,vào năm 2007.
Edward Snowden rời CIA vào năm 2009 để làm việc cho các nhà thầu tư nhân, trong đó có công ty máy tính Mỹ Dell và công ty tư vấn Booz Allen Hamilton. Trong khi làm việc cho Booz Allen, Snowden đã làm việc cho chi nhánh của NSA tại Nhật Bản và sau đó ở Hawaii.
Chương trình nghe trộm PRISM
Cơ quan An ninh Quốc gia NSA, có trụ sở ở Fort Meade, Maryland - là một cơ quan tình báo thu thập thông tin trực thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ. Trong nhiều năm qua, chính phủ Mỹ hiếm khi thừa nhận sự tồn tại NSA và ngân sách của nó vẫn còn là điều bí mật. Về cơ bản, NSA nghe lén tất cả các thông tin liên lạc nước ngoài và mã hóa tất cả các thông tin liên lạc của chính phủ Mỹ.
Sau các cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9/2001, Tổng thống George W. Bush đã ký một sắc lệnh bí mật cho phép NSA tiến hành giám sát điện thoại và Internet ở nước Mỹ.
Khi chương trình PRISM bị tiết lộ vào năm 2005, chính quyền Mỹ đã lên tiếng bảo vệ nó là cần thiết để phát hiện giao tiếp giữa những phần tử khủng bố tiềm tàng. Chương trình có từ thời Tổng thống George W. Bush (Bush con) này đã tiếp nối dưới thời Tổng thống Barack Obama.
PRISM là tên mã của một chương trình giám sát những người sử dụng điện thoại và Internet trên phạm vi rộng của NSA, một chương trình bị Edward Snowden tiết lộ. Một số "gã khổng lồ công nghệ cao" của Mỹ như Apple, Facebook, Google và Microsoft… có liên quan đến chương trình này.
Tung tích của Edward Snowden, người đang bị Mỹ truy lùng gắt gao, đang là một câu hỏi lớn khi có tin anh này đã rời khỏi Nga.
Hành tung bí ẩn
Hôm qua, chính quyền Mỹ cảnh báo các nước không nên cho phép Edward Snowden, nhập cảnh hoặc mượn đường bay di chuyển đến nơi trú ẩn. Trong thời gian qua, Snowden ẩn náu tại Hong Kong để tránh sự truy lùng của Mỹ sau khi bị khởi tố tội gián điệp, ăn cắp dữ liệu chính phủ và chuyển tài liệu mật cho người không có thẩm quyền. Vẫn đang thương thảo với Hồng Kông về việc dẫn độ, đến sáng qua, giới chức Mỹ "ngã ngửa" khi biết Snowden đã đáp máy bay sang thủ đô Matxcơva của Nga, theo Reuters. Một số nguồn tin cho biết mục tiêu của Snowden là đến Ecuador xin tị nạn, có quá cảnh qua Cuba và Venezuela.
Theo AFP, trong ngày 24/6, hàng chục phóng viên tập trung tại sân bay Sheremetyevo ở Moscow và chờ sẵn ngay cửa một máy bay sang Cuba thuộc hãng Aeroflot. Tuy nhiên, cho đến khi máy bay này cất cánh vẫn không hề thấy bóng dáng Snowden. Có vẻ như người này lại tiếp tục có một màn đào thoát ngoạn mục khi Interfax dẫn nguồn tin an ninh cho biết Snowden đã bí mật rời khỏi Nga vào chiều 24/6 nhưng không phải bằng chuyến bay nói trên. Cùng ngày, Ngoại trưởng Ecuador Ricardo Patino cho biết nước này đang xem xét yêu cầu tị nạn của Snowden.
Những diễn biến trên khiến Mỹ hết sức giận dữ và có nguy cơ làm xấu thêm quan hệ giữa nước này với Nga và Trung Quốc. AFP dẫn lời Ngoại trưởng John Kerry cáo buộc Snowden là "kẻ phản quốc" và cảnh báo "sẽ có hậu quả ảnh hưởng quan hệ với Trung Quốc và Nga". Trong khi đó, chính quyền Hồng Kông tuyên bố họ để Snowden rời khỏi vì yêu cầu đòi người của Mỹ "không đáp ứng được các yêu cầu pháp lý của Hong Kong". Trung Quốc thì tránh né mọi cáo buộc cho rằng nước này đã dàn xếp sự ra đi của Snowden.
AFP dẫn lời một số chuyên gia Nga và Hong Kong thì cho rằng sự xuất hiện của Snowden là "mỏ vàng từ trên trời rơi xuống" đối với giới tình báo Bắc Kinh và Matxcơva. "Tôi tin rằng Snowden đã được khai thác tối đa về các thông tin mật của Mỹ trước khi rời Hong Kong", chuyên gia Johnny Lau nói, còn một cựu quan chức an ninh Nga nhận định: "Chắc chắn Snowden và các nhân viên tình báo Nga đã có một đêm không ngủ ở Matxcơva".
Cũng theo giới quan sát, việc để Snowden ra đi sau khi đã lấy được thông tin là bước đi khôn ngoan của Nga và Trung Quốc khi vừa không phải vướng vào cuộc chiến pháp lý - ngoại giao dai dẳng với Mỹ vừa không khiến dư luận trong nước bực bội.
Nguồn: gafin

Edward Snowden vẫn ở tại sân bay Matxcơva

Sân bay Sheremetyevo Matxcơva, nơi được cho là cựu nhân viên mật Mỹ Edward Snowden quá cảnh từ ngày 23/6/2013.
Sân bay Sheremetyevo Matxcơva, nơi được cho là cựu nhân viên mật Mỹ Edward Snowden quá cảnh từ ngày 23/6/2013. (REUTERS/Tatyana Makeyeva)

Nhân vật tiết lộ tin tình báo Mỹ Edward Snowden vẫn còn lưu trú tại một sân bay Mátxcơva vào hôm nay, 26/06/2013. Nơi đến sắp tới của ông vẫn còn là một ẩn số, trong bối cảnh chính Tổng thống Nga Vladimir Putin lên tiếng bác bỏ yêu của Hoa Kỳ, muốn Mátxcơva cho Washington dẫn độ ông Snowden về Mỹ để bị xét xử với tội danh « gián điệp ».

Trong phát biểu đầu tiên về vụ Snowden, ông Putin vào hôm qua đã chính thức xác nhận là cựu kỹ thuật viên tình báo này quả là đã từ Hồng Kông bay đến Mátxcơva vào hôm thứ hai 24/06. Tuy nhiên, nhân vật này chưa bao giờ ra khỏi khu vực quá cảnh của sân bay.

Nhân một cuộc họp báo Phần Lan, Tổng thống Nga xác định là ông Snowden đã « đến nơi trong tư cách một hành khách quá cảnh... (và) đã không vượt qua biên giới vào Nga ». Ông Putin còn khẳng định là việc ông Snowden quá cảnh Mátxcơva là điều « hoàn toàn bất ngờ ». Tuy nhiên đối với lãnh đạo Nga, thì ông Snowden « nên sớm chọn nơi đến chung cuộc, vì đó là điều tốt cho cả ông ấy và chúng tôi ».

Xin nhắc lại là sau khi đến Hồng Kông để từ đó tiết lộ các kế hoạch dọ thám bí mật mà cơ quan tình báo Mỹ NSA đã thực hiện, ông Snowden đã bị Hoa Kỳ truy tố về tội gián điệp và ban hành lênh truy nã. Ông đã quyết định rời Hồng Kông, đến Mátxcơva, nơi mà ông được cho là sẽ đón máy bay đi Cuba.

Tuy nhiên, ông không hề có mặt trên chuyến bay Mátxcơva-La Habana, và Tổng thống Nga vào hôm qua đã cho hiểu rằng hướng đi tới đây của ông Snowden vẫn chưa được biết tới. Một trong những khó khăn nẩy sinh là việc hộ chiếu Mỹ của ông đã bị Chính quyền Hoa Kỳ hủy bỏ. Thế nhưng tổ chức WikiLeaks vốn luôn luôn giúp đỡ ông trong suốt thời gian qua, đã khẳng định rằng ông đã rời Hong Kong với một tài liệu của người tị nạn chính trị do Ecuador cung cấp.

Trong những ngày qua, khả năng ông Snowden xin tỵ nạn chính trị ở Ecuador đã thường xuyên được nêu lên. Bên cạnh đó, một nước Nam Mỹ khác là Venezuela cũng tỏ ý sẵn sàng xem xét đơn xin tỵ nạn của ông Snowden nếu được yêu cầu.
Cho dù vậy, Wikileaks vẫn không tránh khỏi lo ngại về khả năng Edward Snowden bị kẹt lâu dài tại Nga do việc hộ chiếu của ông đã bị hủy bỏ, trong lúc Washington gây sức ép trên các nước có khả năng tiếp nhận.
Trọng Nghĩa (RFI)

Nguyễn Thông - Ngày 21 tháng 6, chợt nhớ cụ Huỳnh

Theo những gì tôi đã được dạy dỗ hồi đi học, cụ Huỳnh Thúc Kháng là cây đại thụ, một nhân cách lớn, nổi tiếng về tài năng, đức độ và lòng yêu nước trong đời sống xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ 20. Cụ Huỳnh Thúc Kháng (1876-1947), tự Giới Sanh, hiệu Mính Viên (vườn chè) đôi khi được viết thành Minh Viên, là một chí sĩ yêu nước nổi tiếng. Cụ từng giữ chức Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kỳ thời thuộc Pháp, Bộ trưởng Nội vụ, quyền Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa. Cụ Huỳnh quê làng Thạnh Bình, tổng Tiên Giang Thượng, huyện Tân Phước, phủ Tam Kỳ (nay thuộc xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước), tỉnh Quảng Nam. Năm 1900, đậu Giải nguyên kỳ thi Hương năm Canh Tý 1900, được xưng tụng là một trong Thập Ngũ Phụng Tề Phi của xứ Quảng xưa. Năm Giáp Thìn 1904, cụ đỗ Hội nguyên Hoàng giáp (tức Tiến sĩ thủ khoa).
Cùng với các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Trần Quý Cáp, cụ Huỳnh tham gia lãnh đạo phong trào Duy Tân; bị thực dân Pháp bắt năm 1908, đày ra Côn Đảo suốt 13 năm, mãi năm 1919 mới được trả tự do. Năm 1926, cụ đắc cử dân biểu rồi được cử làm Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kỳ. Trong 3 năm hoạt động trên cương vị này, cụ cương quyết tranh đấu chốn nghị trường, sau đó nhân việc chống lại Khâm sứ Pháp, cụ từ chức. Năm 1927, cụ Huỳnh sáng lập tờ báo Tiếng Dân - xuất bản tại Huế, bị đình bản năm 1943. Ngày 21.4.1947 cụ bệnh nặng và mất tại H.Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. Cụ Hồ (chủ tịch nước) có thư chia buồn cảm động, đánh giá rằng “Cụ Huỳnh là người học hành rất rộng, chí khí rất bền, đạo đức rất cao. Vì lòng yêu nước mà cụ trước đây bị bọn thực dân làm tội, đày ra Côn Đảo. Mười mấy năm trường gian nan cực khổ, nhưng lòng son dạ sắt, yêu nước thương nòi của cụ chẳng những không sờn, mà lại thêm cương quyết. Cụ Huỳnh là người giàu sang không làm xiêu lòng, nghèo khó không làm nản chí, oai vũ không làm sờn gan. Cả đời cụ Huỳnh không cần danh vị, không cần lợi lộc, không thèm làm giàu. Cả đời cụ Huỳnh chỉ phấn đầu cho dân được tự do, nước được độc lập”.
http://vov.vn/Uploaded/laithin/2013_04_15/huynh-thuc-khang-1.jpg
Cụ Huỳnh Thúc Kháng
Trong lịch sử báo chí xứ ta, cụ Huỳnh Thúc Kháng không phải người mở đường tự do ngôn luận bằng báo chí nhưng chỉ với những bài trên báo Tiếng Dân suốt 16 năm tồn tại, nhà báo Huỳnh Thúc Kháng đã để lại dấu ấn khó phai mờ. Điều dễ nhận ra nhất là ở bản lĩnh của người làm báo trong cụ. Lời mở đầu của Tiếng Dân số 1 được xem như bản tuyên ngôn về tự do ngôn luận, về cái đích vươn tới của người lĩnh trọng trách cầm bút. Cụ viết "nếu không có quyền nói tất cả những điều mình muốn nói, thì ít ra cũng giữ cái quyền không nói những điều người ta ép buộc nói”. Đó là quyền tự do không ai được phép cấm đoán, nhưng không phải người cầm bút nào cũng xác định được như thế. Cũng trên Tiếng Dân ra ngày 1.5.1929, nhà báo Huỳnh Thúc Kháng tiếp tục khẳng định “Tôi là nhà cách mạng công khai, tôi đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc Việt Nam một cách công khai. Vì đất nước Việt Nam có biên cương và lãnh thổ công khai trên bản đồ thế giới. Cho nên, tôi cũng công khai nói lên tiếng nói của người Việt Nam yêu chuộng hòa bình, độc lập, tự do và tự chủ. Do đó, tôi thách đố mọi trừng phạt và hiểm nguy đến với cá nhân tôi”.
Đó là khí phách của người làm báo chân chính, nói như cụ Hồ, là của người cầm đuốc soi đường cho quốc dân đi. Khí phách ấy chỉ có ở những bậc trượng phu, dám coi tấm thân ngàn vàng của mình nhẹ như cái lông hồng, xem khinh mọi lợi danh, vượt trên những ràng buộc đời thường, thách đố mọi sự trừng phạt. Tất cả chỉ dồn cho mục đích cao đẹp: nói lên tiếng nói chân thực, vạch trần sự giả dối, tham lam, hủ lậu, hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Cụ ra đi đã 66 năm. Nhớ đến ký giả Huỳnh Thúc Kháng, càng băn khoăn về đội ngũ những người làm báo đông đảo hiện thời. Đành rằng làm báo giờ đây đã khác trước, đã được xem là một nghề, như một cách mưu sinh (ai chẳng phải lo cơm áo gạo tiền, cho mình và cha mẹ, vợ con), nhưng viết gì, viết sao cho đừng thẹn với đời với người, không phải ai cũng có niềm trăn trở. Than ôi, chỉ cần làm được một phần của cụ Huỳnh Thúc Kháng là đã thỏa mãn lắm rồi.
20.6.2013
Nguyễn Thông

Chọn xong thẩm phán cuối cùng xử vụ Philippines kiện Trung Quốc

Toà án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) của Liên hợp quốc (LHQ) đã chọn xong thẩm phán cuối cùng tham gia ủy ban đặc trách xem xét đơn kiện của Philippines về "đường lưỡi bò" của Trung Quốc.
Chánh án ITLOS Shunji Yanai đã chỉ định cựu thẩm phán người Ghana của ITLOS Thomas Mensah làm thành viên thứ năm của tòa trọng tài nói trên. 
Ngày 25.6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez cho biết ITLOS đã thông báo với luật sư Francis Jardeleza - người đứng đầu nhóm luật sư đại diện cho Philippines trong vụ kiện, về việc chỉ định vị thẩm phán cuối cùng này

Chánh án ITLOS Shunji Yanai, người đã chỉ định thẩm phán cuối cùng trong tổ trọng tài. Ảnh: ITLOS
.Trong thư đề ngày 21.6, tòa án LHQ đã thông báo cho chính quyền Manila biết quyết định chọn thẩm phán Thomas Mensah  để bổ sung vào số 5 thành viên thuộc tòa án trọng tài này.
Ông Mensah, nguyên là thẩm phán của ITLOS từ năm 1996 - 2005, được đề cử thay thẩm phán Chris Pinto, người Sri Lanka. Ông Pinto đã xin rút tên ra khỏi ủy ban trọng tài hồi tháng 5 vừa qua với lý do vợ ông là người Philippines, có thể sẽ khiến Bắc Kinh cảm thấy không đảm bảo những yếu tố công bằng và minh bạch trong quá trình xét xử.
Hiện tại, công tác chọn thẩm phán đã hoàn tất, với thành phần gồm các ông: Jean-Pierre Cot người Pháp, Alfred Soons người Hà Lan, Thomas Mensah người Gana, cùng với thẩm phán Đức Rudiger Wolfrum, được Philippines chọn làm đại diện cho Manila, và thẩm phán Ba Lan Stanislaw Pawlak đã được Chánh án ITLOS cử thay mặt Trung Quốc, sau khi Bắc Kinh từ chối tham gia vụ kiện.
Với việc chọn xong các thẩm phán, các cuộc điều trần trong khuôn khổ vụ kiện nay có thể bắt đầu, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc.
Philippines đã đâm đơn kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế vào ngày 22.1 nhằm buộc Trung Quốc ngừng xâm phạm khu vực mà Philippines tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông cũng như vô hiệu hóa “đường lưỡi bò” của Bắc Kinh. Trung Quốc đã từ chối ra tòa nhưng phiên tòa vẫn được xúc tiến mà không cần sự có mặt của nước này.
Cho đến nay, có nhiều nước đã lên tiếng ủng hộ vụ kiện này của Philippines, trong đó có Mỹ, Nhật Bản và Liên minh châu Âu... Tại các hội thảo quốc tế về Biển Đông, hầu hết các học giả đều không thừa nhận tính pháp lý của đường lưỡi bò mà Trung Quốc đưa ra, tuy nhiên, bất chấp mọi lý lẽ và luật pháp quốc tế, Trung Quốc vẫn khăng khăng giữ nguyên lập trường phi lý của mình.
 "  Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ ngày 25.6 cũng đã nhất trí thông qua dự thảo “nghị quyết hỗ trợ giải quyết hoà bình các vấn đề biển ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương”. Nghị quyết nêu các sự kiện như việc chiến hạm Trung Quốc chĩa rađa điều khiển hỏa lực nhằm vào tàu của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản hồi tháng 1.2013 và việc Bắc Kinh liên tục phô diễn sức mạnh quân sự trên các vùng biển quanh quần đảo Senkaku. Nghị quyết khẳng định: “Mỹ lên án hành động sử dụng sức mạnh quân sự và khả năng răn đe hòng thay đổi hiện trạng "

  Hạ Anh
( Danviet )
 

Top 20, sự dọa dẫm không làm ai sợ


Blogger Từ Anh Tú cầm trên tay quyết định buộc thôi học vĩnh viễn
Source danlaamba

Một danh sách đuợc cho là rò rỉ từ trong phái đoàn chủ tịch nuớc Trương Tấn Sang cho biết có 20 blogger, facebooker có thể sẽ bị bắt trong những ngày sắp tới đã khiến cộng đồng mạng bàn tán sôi nổi.

Sau khi hai blogger Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào bị bắt các trang mạng xã hội Việt Nam chừng như bị cuốn vào dòng xoáy của các vụ bắt bớ có màu sắc thanh toán nội bộ và tính hăm dọa lộ ra rất rõ.

Muốn làm vừa lòng Trung Quốc

Vụ bắt giữ Đinh Nhật Uy tiếp theo Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha một lần nữa khiến dư luận lại càng đoan chắc rằng Trung Quốc đứng phía sau thúc giục nhà cầm quyền Việt Nam dọn sạch sẽ những gì mà họ cho là chống họ trước khi ông Trương Tấn Sang lên đường sang Bắc Kinh nói chuyện về các chính sách giao hảo giữa hai nước.

Trang blog của nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo mới đây có bài viết thố lộ rằng một nguồn từ Bắc Kinh cho biết 20 blogger, người chơi facebook có thể sẽ bị bắt trong những ngày sắp tới.

Từ tiết lộ này, người ta tin rằng danh sách top 20 nếu có cũng là món quà mà Việt Nam nhã ý cho Bắc Kinh thấy sự cam đoan của Hà Nội giữ vững những điều đã hứa. Tuy nhiên món quà này theo nhận xét của nhiều người chỉ là món quà ảo, hay thực ra là “rung cây nhát khỉ” bởi trong hoàn cảnh hiện nay cuộc vây bắt cùng lúc 20 người như thế là khó thể thực hiện nếu không muốn nói là liều lĩnh. Blogger Huỳnh Ngọc Chênh là một trong số những người có ý kiến như thế:

Tôi rất tin anh Nguyễn Trọng Tạo ảnh là người đàng hoàng, có uy tín ảnh không thể nói sai nhưng người điện về cho ảnh thì có thể họ nói sai. Có thể người nào đó muốn mượn anh Tạo để tung ra thông tin uy hiếp mọi người. Bởi vì danh sách tới 20 thì nó không thể có, không tưởng, làm sao mà bắt tới 20 người trong lúc này được. Cũng có khi là danh sách theo dõi, nếu vậy thì để cảnh báo để ngăn chặn thì có thể hơn nhưng nói danh sách để bắt thì tôi không tin.

(Tứ trái và trên xuống) Blogger Từ Anh Tú, Trương Duy Nhất,  Phạm Viết Đào,  Phuơng Uyên, Đinh Nguyên Kha và Đinh Nhật Uy
(Từ trái và trên xuống) Blogger Từ Anh Tú, Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha và Đinh Nhật Uy . File photos


Sáng ngày 25 tháng Sáu, anh sinh viên Từ Anh Tú là người bị “nhập kho” đầu tiên sau khi tin tức về danh sách Top 20 lộ ra ngoài. Thực ra công an không bắt giam anh mà chỉ mời anh để tìm hiểu về những cuốn sách “Bên thắng cuộc” mà anh đem theo khi làm việc. Từ Anh Tú nói với chúng tôi:

Hôm nay tầm 9 giờ rưỡi cháu đang làm việc ở công ty thì có chừng 15 tới 20 công an họ ập vào họ hỏi một số vấn đề về quyển sách “Bên thắng cuộc”. Sau đó thì họ thu giữ quyển sách và đưa cháu về công an làm việc. Họ điều tra để xác minh “Bên thắng cuộc” do đâu mà có thì cháu nói là nhặt được giữa đường.

Họ chủ yếu hỏi vấn đề đấu tranh dân chủ đa nguyên của cháu, Họ cũng hỏi cháu ủng hộ hay phản đối mối quan hệ của cháu với một số nhân vật bị bắt truớc đây. Sau đó họ hỏi nội dung cuốn sách thì cháu cũng chỉ nói chung chung là cuốn sách viết về một giai đoạn lịch sử Việt Nam.

Nếu để hỏi những câu hỏi đơn giản như thế thì đâu cần phải huy động một lúc 15 tới 20 công an mà chỉ một công an khu vực cũng đủ đề làm công việc này. Công an phô trương lực luợng không cần thiết như thế phần nào chứng minh sự dọa dẫm của nhà nước trước những con người khó bẻ cong như Từ Anh Tú là chính và việc bắt giữ anh không phải là giải pháp tối ưu.

Không thể bịt miệng hơn 80 triệu dân

Một ngày sôi động cũng chấm dứt khi Từ Anh Tú được thả. Người ta nhắn tin cho nhau qua facebook về những câu chuyện bên lề của việc anh bị bắt. Hình như facebook đang thực hiện chức năng lớn nhất của nó là truyền đi những thông tin với cấp số nhân đến tất cả thành viên của nó. Sức mạnh thông tin này phải chăng là điều mà nhà nước đang lo dối phó nhất hiện nay?

Họa sĩ Ngô Nhật Đăng, một thành viên của trang mạng xã hội này cho biết cảm nghĩ của ông về lợi ích của facebook:

Theo tôi nghĩ mỗi một thế hệ điều quan trọng nhất là tiếng nói của họ. Phản ảnh thời họ đang sống bằng suy nghĩ của họ và đo là nhu cầu tối thiểu rất cần thiết của con người. Qua những ý kíến của các bạn trẻ về tình hình chính trị đất nuớc và cuộc sống cũng như mọi thứ xảy ra chung quanh trên facebook thì phần lớn nó có giá trị rất tích cực.

Tuy nhiên blogger Huỳnh Ngọc Chênh cẩn thận hơn đối với facebook. Ông cho rằng với số lượng người tham gia to lớn như hiện nay thì không nên kỳ vọng quá nhìêu vào một tập thể hỗn tạp như thế, thay vào đó ông chia sẻ cảm nghĩ của mình về các blogger mà ông cho là đứng đắn:

Facebook thì tôi không dám có ý kiến bởi nó lớn rộng nó mênh mông lắm và những người lên facebook thường nói cho thỏa lòng. Họ ít trách nhiệm về những điều họ nói. Còn blog thì tôi tin rằng những blogger đứng đắn tại Việt Nam đã có những đóng góp tích cực cho đất nước. Họ phản biện đường lối kinh tế của nhà nước, các quan điểm của Đảng nhất là đường lối ngoại giao đối với Trung Quốc hay vấn đề tham nhũng.

Trong nuớc thì đàn áp bắt bớ nhân dân và cướp đất. Ngoài biển thì Trung Quốc nó bắn giết ngư dân mà mình cứ lặng yên như vậy thì lương tâm mình không cho phép.
-Từ Anh Tú

Người ta chỉ trích, kích bác, phản biện để chỉ ra để sửa sai. Tôi nghĩ những bài viết trên các blog uy tín rất tốt và nếu nhà nuớc chịu khó đọc thì sẽ giúp nhà nước hiểu được nguyện vọng người dân để điều chỉnh đuờng lối phương pháp, biết được những cách chống tham nhũng. Cũng qua đó có thề làm áp lực với Trung Quốc về vấn đề đối ngoại Trường Sa, Hoàng Sa của Biển Đông.

Từ Anh Tú có kinh nghiệm thế nào trong buổi sáng ngày 25 tháng Sáu khi nhà nuớc trưng dụng đến gần 20 công an để bắt anh, một sinh viên không thể chạy trốn khỏi thành phố Hà Nội? Trong lúc lấy lời khai người thanh niên bé nhỏ ấy đã thuyết phục công an thay vì chờ công an thuyết phục anh:

Cháu tâm sự thật lòng với họ là nhìn thấy đất nước thối nát như vậy. Trong nuớc thì đàn áp bắt bớ nhân dân và cướp đất. Ngoài biển thì Trung Quốc nó bắn giết ngư dân mà mình cứ lặng yên như vậy thì lương tâm mình không cho phép.

Cháu nghĩ rằng mình cứ nói thật những suy nghĩ của mình và không cần dấu diếm điều gì. Ngay hôm nay khi làm việc với công an cháu cũng nói thẳng rằng cháu ủng hộ một chê độ dân chủ đa nguyên và phản đối chế độ độc tài này. Cháu nói thẳng điều ấy trước mặt những nguời công an.

Câu chuyện của người sinh viên bị đuổi học vì chống Trung Quốc cho thấy công an đã bất lực trước sức mạnh của một trái tim yêu nuớc. Họ không thể thuyết phục được anh đã đành nhưng lập luận của anh đủ sức làm cho nhiều công an viên dù cứng lòng cách mấy cũng phải nghĩ lại. Họ không đủ can đảm kết tội đồng bào mình khi không có một bằng chứng nào cho thấy sự phản động hay muốn lật đổ chính phủ của những người như Từ Anh Tú.

Danh sách Top 20 từ Bắc Kinh nếu có thật cũng chỉ là sự bế tắc của những người làm chính sách an ninh. Họ không nghĩ được cách nào khác để đối phó với hai mươi con người ấy. Người viết blog, kẻ chơi facebook có thể bị bắt nhưng sau khi bắt họ thì nhà nước hỏi câu gì để khỏi bị họ vặn lại trong các trại giam?
(RFA)

Facebook, nỗi sợ của đảng cộng sản Việt Nam

Việt Nam sẽ ngăn chận mạng xã hội Facebook là điều mà giới chơi facebook quan tâm nhất hiện nay. Liệu lo ngại này có trờ thành sự thật?

1b1f4abe6920e0a58dc7cb39e2688de1-305.jpg
Sau khi vượt tường lửa mới có thể truy cập trang facebook tiếng Việt tại Việt Nam.
Screen capture
Ảnh hưởng an ninh quốc gia?
Cộng đồng mạng đang chuyền nhau một công văn của cơ quan công quyền Việt Nam về việc ngăn chặn Facebook. Trước đây ít lâu, một nhân viên của Viettel, công ty cung cấp dịch vụ Internet lớn tại Việt Nam có cho thông tín viên An Nhiên của chúng tôi biết rằng:
“Hiện giờ, đối với trang mạng facebook đang có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia nên cơ quan có chức năng đã chặn…”
Hưởng ứng mộp cách nhiệt tình với những tin này, một nhà báo lề phải là Đỗ Doãn Hoàng tuyên bố rằng, muốn trở thành nhà báo tử tế thì phải bỏ Facebook đi.
Từ khi trang mạng Facebook ra đời đã có nhiều lời đồn đoán rằng nó bị nhà cầm quyền Việt Nam ngăn chặn, tới mức có lần cựu chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết phải đối diện với một câu hỏi của truyền thông nước ngoài rằng tại Việt Nam Facebook có bị chặn hay không. Trên thực tế việc truy cập Facebook trong nước thường xuyên gặp khó khăn.
Ông Triết, cũng như nhiều nhà chính trị Việt nam đương đại, đã không trả lời câu hỏi đó một cách trực tiếp. Công luận không lạ gì cách trả lời không trực tiếp của các nhà lãnh đạo Việt Nam, cũng như những chuyện kiểm duyệt, ngăn cấm không bao giờ được công khai.
Thế nào là ảnh hưởng đến an ninh quốc gia?
Những facebooker có thể làm gì để có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc gia?
Có hai điều mà các chế độ toàn trị rất sợ khi thống trị xã hội. Thứ nhất là thông tin mà đảng cầm quyền muốn giấu bị tiết lộ ra ngoài. Thứ hai là sự tập hợp lại của các công dân mà họ cai trị. Và đó chính là an ninh quốc gia của họ.
Về điều thứ nhất, dưới sự che dấu thông tin của đảng cộng sản, những tin đồn, những câu chuyện khôi hài chế giễu chế độ, từ lâu vẫn tồn tại, trước khi Facebook ra đời, và thậm chí trước cả Internet. Nhưng trong một cơ cấu cai trị với những tế bào cơ bản là chi bộ đảng bám rễ đến tận làng xã, đảng cộng sản hoàn toàn có thể kiểm soát những tin đồn ấy. Nay với Facebook, nó vượt tầm kiểm soát của đảng, đến từng cá nhân riêng lẻ với tốc độ ánh sáng.
Nhưng tin đồn, ngay cả khi nó là sự thật mà chỉ tồn tại trên màn hình máy tính, hay qua cửa miệng người dân, thì cũng chẳng gây được tác hại gì. Tin đồn ấy chỉ có nghĩa khi được nghe và hiểu bởi một tập hợp con người. Và đó chính là nỗi sợ thứ hai của đảng cộng sản, và có lẽ là nỗi sợ lớn nhất.

IMG_6778-250.jpg
Công văn Tập đoàn Bưu chính Viễn thông chỉ đạo các công ty trực thuộc tại các tỉnh phải chặn truy cập trang Facebook.
Những người tù tiềm năng
Từ khi nắm chính quyền đến nay, đảng cộng sản đã dẹp tan hết các nhóm chính trị hay nghề nghiệp mang tính dân sự mà họ không thể kiểm soát. Nhóm Nhân văn giai phẩm ở miền Bắc trước kia và nhóm Câu lạc bộ những người kháng chiến cũ ở miền Nam là những tập hợp như vậy. Tương tự, các hội nghề nghiệp cũng được đảng cộng sản chăm sóc kỹ càng, và trên thực tế không có một hiệp hội thực sự nào ở Việt Nam. Điều đó được minh chứng qua nỗi gian truân của Luật Lập Hội, cho đến ngày hôm nay cũng chưa được ra đời.
Sự thành lập các hiệp hội, tập hợp những con người giống nhau, cùng chia sẻ những giá trị chung, chính là nền tảng của xã hội dân sự hiện đại. Xã hội dân sự ấy góp phần thúc đẩy một tiến trình đối thoại hài hòa trong xã hội, cân bằng quyền lực với giai tầng cầm quyền cũng như giới tài phiệt mà bây giờ được định hình là nhóm lợi ích.
Luật lập hội vẫn chưa bao giờ đuợc thông qua tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, và hơn thế nữa, bất cứ một cuộc tập hợp nào từ năm người trở lên đều phải xin phép nơi công cộng, một điều luật làm cho mọi công dân Việt Nam có thể trở thành những người tù tiềm năng.
Nay Facebook, ngoài khả năng truyền tin như ánh sáng của nó, lại thúc đẩy sự tập hợp. Các tập hợp hơn năm người nơi công cộng không được phép, nhưng Facebook lại tạo điều kiện thành lập những tập hợp hàng trăm, hàng ngàn người.
Nhà văn Mỹ gốc Việt Andrew Lâm, có nhận xét về sự giành lại không gian công của giới văn nghệ sĩ Việt Nam như sau:
“Có một không gian công cộng trên mạng. Bên ngoài thì là của nhà cầm quyền, nhưng trên Internet thì người ta có thể nói thật cái gì người ta nghĩ.”
Từ sự chiếm lĩnh lại không gian công cộng, không gian bày tỏ ý kiến, cho đến sự thành lập các nhóm dân sự là không bao xa. Và đảng cộng sản chắc sẽ không thích thú điều đó.
Năm 2013 đã chứng kiến Nhóm kiến nghị 72 của các nhân sĩ trí thức ra đời với sự trợ giúp của internet. Sự đòi hỏi thẳng thắn của nhóm này về việc bãi bỏ Điều Bốn trong Hiến pháp, qui định đảng cộng sản là đảng duy nhất cầm quyền, đã làm cho nó mang hình ảnh, bản chất đúng nghĩa của một nhóm dân sự, đó là cân bằng quyền lực, đấu tranh quyền lực với giới cầm quyền.
Hỗ trợ cho việc lan truyền ý tưởng của nhóm 72 chính là Facebook. Sau đó, một loạt các nhóm khác cũng được hình thành trên sự kết nối mênh mông và hiệu quả của Facebook, một trong những nhóm đó là Nhóm các công dân tự do, cũng đòi viết lại Hiến Pháp.
Nếu không có Facebook thì vẫn có những trung tâm phát tán tư tưởng, ý kiến trái chiều với đảng cộng sản, đó là các trang mạng, các blog vô cùng đa dạng trong cuộc sống hiện đại. Nhưng Facebook lại tạo điều kiện cho các trung tâm ấy kết nối, trao đổi. Trước đây thì chỉ có người quan tâm đến các trang mạng, các blog mới theo dõi những ý tưởng của chúng rồi truyền bá cho nhau. Nay sự kết nối của Facebook cũng có thể khiến kẻ bàng quan cũng phải chú ý, đánh thức những quan điểm tiềm ẩn trong con người họ, và từ đó họ tự nguyện đi đến chia sẻ với những người đồng điệu, đồng lý tưởng với mình trong xã hội dân sự. Cứ như thế mà những nhóm độc lập trên Facebook được hình thành và phát triển.
Và biết đâu những nhóm ấy sẽ xuất hiện một lúc nào đấy trên dường phố. Lúc đó, nỗi ám ảnh của đảng cộng sản sẽ thành hiện thực.
Nếu chỉ có internet, mà khả năng tiếp cận của số đông dân chúng là không cao, nó sẽ không làm đảng cộng sản lo ngại. Nhưng đứa con lanh lợi của internet là Facebook thì lại thúc đẩy sự tiếp cận, và điều quan trọng là nó làm cho người ta tập hơp lại, hình thành xã hội công dân.
Đã có hai blogger bị bắt trong thời gian gần đây, vì lý do này hay lý do khác mà người ta tha hồ đồn đoán. Rồi lại có cả tin đồn rằng một danh sách 20 người khác sẽ bị bắt. Nhưng có vẻ như theo quan điểm của đảng cộng sản thì cũng phải cầm tù luôn cả kẻ đồng lõa của các blogger là Facebook.

Kính Hòa, phóng viên RFA
2013-06-26

Ông Kevin Rudd trở lại làm thủ tướng Australia


Cựu thủ tướng Kevin Rudd vừa giành chiến thắng trước bà Julia Gillard trong cuộc bỏ phiếu lãnh đạo, và có thể coi là thủ tướng mới của Australia.
Hôm nay 26/5, cựu thủ tướng Kevin Rudd đã chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu nội bộ với số phiếu 57-45, qua đó giành lại vị trí lãnh đạo đảng Lao động Australia (ALP) - vị trí mà ông đã để mất vào tay thủ tướng Julia Gillard trong cuộc bỏ phiếu tương tự 3 năm trước, phát ngôn viên đảng APL cho biết.
Với chiến thắng này, ông Rudd trên thực tế có thể coi là thủ tướng mới của Australia và có thể tuyên thệ nhậm chức chỉ trong vòng vài giờ, nếu Toàn quyền Australia Quentin Bryce chấp nhận coi ông là nhà lahx đạo mới của Australia. Quentin Bryce là toàn quyền đại diện cho Nữ hoàng Elizabeth II ở Australia.
Trong khi đó, sau thất bại trên, thủ tướng Australia Julia Gillard cũng tuyên bố tuyên bố từ chức sau khi nội bộ ALP quyết định loại bỏ bà khỏi vị trí lãnh đạo đảng.
Cựu thủ tướng Kevin Rudd vừa giành chiến thắng ngoạn mục trước bà Julia Gillard để trở thành thủ tướng mới của Australia.

Cựu thủ tướng Kevin Rudd vừa giành chiến thắng ngoạn mục trước bà Julia Gillard để trở thành thủ tướng mới của Australia.
Năm 2007, ông Rudd đắc cử vị trí thủ tướng Australia những sau đó bị mất chức vào tay bà Gillard năm 2010 sau một cuộc bỏ phiếu về vị trí lãnh đạo của APL tương tự. 
Ngay sau chiến thắng ngoạn mục trên, ông Rudd cho biết lần trở lại văn phòng này của ông mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cá nhân ông và Australia. Ông tuyên bố sẽ loại bỏ các chính sách chính trị tiêu cực đã và đang kìm hãm Australia trong nhiều năm qua ngay khi chính thức trở thành thủ tướng Australia.
  Nguồn CNN ( Danviet )

Nguyễn Quang Lập - Một lần dũng cảm


Trước mình đang ngồi uống bia tươi ở Lion, bia ở đấy ngon, cái view thoáng, nửa vỉa hè nửa sân nhà, rất thích. Kẹt nỗi hay bị gặp người quen nên dàn dần mình cũng bỏ. 
Một buổi chiều năm ngoái mình ngồi một mình nhấp li bia đợi bạn. Một ông bệ vệ xách cặp từ trong nhà đi ra, sau lưng có hai ba ông trợ lý hay đàn em chi đó cung cúc đi theo. Mình không để ý lắm, ở đâu chẳng có mấy ông bệ vệ, ở Sài Gòn thì nhiều như quân Nguyên.
 Ông này đã đi qua  chợt quay lại chỗ mình chia tay lịch sự, nói chào Nguyễn Quang Lập, khỏe không. Mình bắt tay, nói tôi khỏe, cảm ơn anh và cố vắt óc ra cố nhớ xem người này là ai nhưng chịu. Mãi khi về nhà, nhìn lên ti vi thấy có ông mặt sẹo đang nói gì đấy, thốt nhiên mình nhớ ra thằng Chinh. Đúng là thằng Chinh, nó cũng có cái sẹo vắt ngang cằm, cái sẹo đó do mình gây ra….
Chuyện thế này.
Những năm sáu mươi ở miền Bắc có thứ kì thị rất tức cười, đó là kì thị tầng lớp ăn sổ gạo. Dân phi nông nghiệp được Nhà nước phát cho sổ gạo, một người mỗi tháng được 13 kg đến 15 kg. Dân nông nghiệp ghét đám ăn sổ gạo lắm, họ cho đó là đám vô tích sự chuyên ăn bám lúa gạo của nông dân. Chỉ là  số ít thôi, đa số dân nông nghiệp không có mặc cảm này. Nhưng phàm ai đã ghét thì ghét cay đắng, ghét và khinh rẻ như người da trắng khinh ghét dân da đen vậy.
Từ ngày nhà mình sơ tán lên làng Đông, ai ai cũng yêu thương đùm bọc, trừ vợ chồng ông mẹt Lưu. Họ không bao giờ nhìn sửa mặt ba mạ mình, sáng sáng vác cày đi, tối tối dắt trâu về họ đều đi qua ngõ nhà mình. Ông chồng khạc một cái nhổ toẹt bãi nước bọt, nói đ.mạ dân tư sản, ngồi mát ăn bát vàng, sướng hè sướng hè. Bà vợ vén quần đứng đái xói hàng rào, nói dân sổ gạo sướng chi sướng lạ, sướng rồi còn mò lên đây mần chi hè. Họ muốn nó gì thì nói, ba mạ mình như điếc chẳng ai nói gì.
Ba mình nói đừng trách họ, chẳng qua họ không hiểu. Ông đe con cái trong nhà không được đôi co hay làm bất  kì việc gì với họ. Mình tuân theo nhưng trong bụng không phục.  Mình mới chục tuổi đầu, bị chửi đồ chó đồ mèo không tức, hễ bị chửi đồ ăn sổ gạo là tức điên lên, cảm giác bị làm nhục bị khinh rẻ trào lên nghẹn cổ. Rất nhiều khi mình tính vác đá ném vào mặt ông mẹt Lưu. May mình nhịn được không thì rầy rà to, thế nào mình cũng bị ba cho ăn đòn, ba mạ mình thế nào cũng bị làng cho ăn đòn,  người ta nghi ba mạ mình xui con trả thù.
Thằng Chinh là con ông mẹt Lưu, học  lớp bốn cùng trường với mình, nó học 4a mình học 4c. Thằng này không lếu láo, ít khi gây sự với đứa nào. Riêng mình thì khác, nó khinh mình ra mặt, có cơ hội là nó gây mình liền, chỉ vì mình là dân ăn sổ gạo. Chuyện gì nó cũng kiếm cớ gây sự. Đi học muộn nó bảo dân sổ gạo sướng rứa mần chi mà đi trễ? Đi học sớm nó bảo dân sổ gạo còn lo chi nữa mà đi sớm? Khi không có cớ gì nó cũng đi ngang qua nhổ toẹt bãi nước bọt trước mặt mình. Hơn chục lần mình xông vào nó, tức cái lần nào cũng có người can ngăn.
Ba mình biết chuyện, ông cho mình chuyển trường rồi chuyển nhà ra xóm Bàu ở. Từ đó nhà mình thoát nạn vợ chồng ông mẹt Lưu, mình thoát nạn thằng Chinh, nhẹ cả người. Được ít lâu lại gặp thằng Chinh ở Cồn Rưới. Lũ trẻ chăn bò mấy thôn quanh đấy đều tụ tập về Cồn Rưới. Mình không phải chăn bò cũng mò ra đấy chơi, không chơi với đám chăn bò chẳng biết chơi với ai nữa.
 Trước đây thằng Chinh không bao giờ có mặt ở Cồn Rưới, từ ngày ba nó tậu thêm  một con bò đực nó mới gia nhập hội chăn bò. Vừa thấy mặt mình nó đã vênh mặt lên gây sự, nói dân sổ gạo biết cứt chi mà đòi ra đây chơi hè. Mình không chấp, chả đôi co với nó làm gì, cứ lặng lẽ chơi. Từ  học hành tới chơi bời thằng Chinh không thể khinh mình được. Chơi vụ ( con quay), đánh khăng, ù muỗi, kéo co … không trò nào mình chơi tồi. Riêng trò đánh du kích trên lưng bò thì mình chịu. Thằng Chinh mừng quá, có cớ để nó khinh.
Chưa thấy ở đâu chơi trò này, nó na ná trò đua tài trên lưng ngựa của hiệp sĩ của xứ tây, chả hiểu sao con nít làng Đông lại mê. Trò này rất hấp dẫn nhưng  khá  nguy hiểm. Cũng chia ra phe, tất cả ngồi trên lưng bò, ai nấy đội nơm rạ phủ kín mình và cho bò phi về phía nhau. Khi gặp nhau phải lập tức “bắn” ngay, tức gọi tên đối phương thật nhanh thật chính xác.  Ai “bắn” trước và “bắn”, trúng kẻ đó thắng. Muốn đánh lừa được đối phương phải đổi bò và nơm rạ cho nhau. Trong  những đám bụi bốc mù mịt, các đấu thủ vừa cho bò chạy thật nhanh vừa nhảy qua lưng bò của nhau hoặc ném đổi nơm rạ cho nhau.
Muốn đổi bò và nơm rạ mà không bị phát hiện cũng phải giỏi đánh lừa. Hai đứa cùng phe cưỡi bò chay trước, vừa chạy vừa đổi bò và nơm rạ, sau đó chúng lùi lại để cho hai đứa khác cưỡi bò vượt lên. Hai đứa này vừa đổi bò và nơm rạ vừa che cho hai đứa lùi lại để chúng đổi bò và nơm rạ một lần nữa. Chúng có thể đổi thật hoặc vờ như đổi để đánh lừa đối phương tùy theo tình huống diễn ra khi đó.
 Cái khó là trong khi diễn trò đổi bò và đổi nơm rạ mình phải quan sát thật nhanh và kĩ trò đổi bò và nơm rạ của đối phương, nếu không mình chẳng biết tụi nó đổi bò và nơm rạ khi nào, dễ “bắn” tầm bậy. Đứa nào nhảy sang lưng bò không thạo, chỉ chăm chú việc nhảy bò mà không để ý đến đối phương nhảy bò ra sao, thể nào cũng bị thua.
 Mình mê trò chơi này kinh khủng nhưng tụi nó không cho chơi. Cưỡi bò không khó nhưng cho bò “ phi nước đại” thì không dễ, lơ mơ ngã gãy giò không phải chuyện đùa. Khó hơn nữa là việc nhảy bò. Vừa thúc cho bò chạy thật nhanh vừa tung mình nhảy sang  lưng bò khác, đấy là việc của hiệp sĩ. Thế mà con nít làng Đông đứa nào cũng làm được, trừ mình.
 Mình không phải dân chăn bò. Muốn cưỡi bò đánh trận phải tập, mình đã tập nhảy bò khi bò đứng im được rồi nhưng đến đoạn nhảy bò trong khi bò chạy thì chịu, không dám. Bò chạy chậm mấy cũng không dám.  Mình đành phải làm khán giả đứng xem chúng nó chơi. Thấy mình không dám chơi, thằng Chinh đắc ý lắm, tha hồ khạc nhổ trước mặt mình.
Nó cho bò rượt qua mặt mình, khạc một cái nhổ toẹt một cái, nói răng không chơi Lập ơi, sợ à. Lại cho bò vòng trở lại, khạc một cái nhổ một cái, nói nhát gan rứa thì về bồng em, đứng chi đây hả thằng tê! Không nhịn được nữa mình nhảy vào phe thằng Diệp đòi chơi. Thằng Diệp mừng lắm, nó nhường bò nhà nó cho mình, đi kiếm con khác. Bò nhà thằng Diệp khôn ngoan nhanh nhẹn nhất hội, được cưỡi bò thằng Diệp mình cũng yên tâm.
Mình và thằng Diệp song đôi xông lên. Pha đổi nơm rạ khá dễ dàng, đến lượt nhảy bò mình hết sức căng thẳng. Thằng Diệp cho bò chạy gần sát bò mình, nói nhảy đi nhảy đi. Mình dợm nhảy hai ba lần đều không dám. Thằng Diệp sốt ruột lại dục, nói nhảy đi nhảy đi. Thằng Diệp càng dục mình càng cuống, đành chịu. Vừa lúc bò phe thằng Chinh xông tới, nó “ bắn” mình chết tươi, thằng Lập chết nha. Vừa xông trận đã bị loại, xấu hổ chết được.
Thằng Chinh phỡn chí hét toáng lên, nói a ha ha… thằng ăn sổ gạo không dám nhảy bò thằng ăn sổ gạo sợ chết! Lại cười toáng lên, nói a ha ha… thằng ăn sổ gạo quá hèn… thằng ăn sổ gạo hèn quá bay ơi. Mình rú lên một tiếng tưởng rách họng, nói a thằng chó đẻ, mi nói ai hèn và thúc bò đuổi theo thằng Chinh. Nó không sợ vừa thúc bò chạy vừa vênh mặt lên cười cười, thằng ăn gạo tê, có giỏi thì sang đây. Mình nhảy phốc một phát sang lưng bò thằng Chinh, ôm cổ nó cho văng khỏi lưng bò.
Thât không ngờ mình có cú nhảy tuyệt vời đến vậy. Cú nhảy vừa chiếm lĩnh được lưng bò vừa tóng cổ đối phương rơi xuống đất. Trong đám chăn bò Cồn Rưới chỉ có thằng Diệp là nhảy được, ngoài ra chẳng đứa nào dám. Mình cũng chỉ nhảy được một lần ấy thôi, nhng lần sau có cho kẹo cũng không dám, hi hi.
Thằng Chinh ngã lộn nhào, cằm đập vào hòn đá nhỏ, rách một múi dài, từ đó nó có biệt danh thằng sẹo bò lộn, gọi riết thành thằng bò lộn. Xấu hổ vì cái biệt danh ấy thằng Chinh bỏ đám chăn bò Cồn Rưới, từ đó không bao giờ bén mảng.  Mình cũng không gặp lại nó, mãi đến bốn chục năm sau tại nhà hàng Lion. Cũng nghĩ chỉ tình cờ gặp nhau lần đó thôi, ai dè chủ nhật tuần vừa rồi lại gặp nó.
Có bạn từ Hà Nội vô, hú mình tới nhà hàng Hoa Lư. Đang đi lại lơ ngơ trong nhà hàng tìm bạn, chợt có người vỗ vai thật mạnh, nói à ha quả đất tròn quay Lập hè. Ngoái lại té ra  thằng Chinh. Nó lôi mình tới bàn nhậu của nó giới thiệu mình với đám đàn em, rồi ngoảnh mặt hỏi như thầy giáo hỏi học trò, nói vừa nãy tôi nói chuyện đến đâu rồi. Một gã đàn em nói dạ… anh năm nói đến đoạn đấu tranh chống bao cấp. Nó gật gù, nói đúng đúng. Tôi biết đấu tranh chống bao cấp gần nửa thế kỉ trước, từ năm 12 tuổi tôi đã có ý thức dẹp bỏ bao cấp. Ai không tin cứ hỏi ông nhà văn này. Thằng Chinh vỗ vai mình đánh bốp, nói có phải không nhà văn?
 Mình chỉ biết cười trừ, chả lẽ lại bảo đ. mẹ mày thằng lưu manh!
( Quechoa Blog ) 

Lên án vụ giết dã man bốn người TQ

(cái gì cũng có nguyên nhân của nó thôi...)


Người dân Papua New Guinea tại Port Moresby - hình minh họa

Thủ tướng Papua New Guinea hôm 25/6 đã lên án vụ đâm chết bốn công dân Trung Quốc là “vụ tấn công hèn hạ, tàn bạo”, theo báo chí khu vực.

Chính quyền Trung Quốc cũng nhanh chóng lên án vụ việc và yêu cầu quan chức nước sở tại nhanh chóng tìm ra thủ phạm vụ việc xảy ra tại một cửa hàng của người Trung Quốc hôm đầu tuần tại Port Moresby, thủ đô của đảo quốc vùng Nam Thái Bình Dương.

Ba người đàn ông, một phụ nữ bị giết khi cửa hàng của họ vào gần nửa đêm hôm thứ Hai bị kẻ lạ đột nhập bằng cửa sau, cưỡng chế và đâm chết họ bằng dao.

Truyền thông đưa tin đây là một vụ chém giết 'dã man', vì thủ phạm dùng dao chặt đầu một nạn nhân và chặt xác những người kia ra từng mảnh.

Đem ra trước công lý

Thủ tướng Papua New Guinea, Peter O'Neil nói chính phủ của ông “đảm bảo với chính phủ Trung Quốc và thân nhân những nạn nhân rằng cảnh sát sẽ làm tất cả để bắt những thủ phạm, đem ra trước công lý”.

Cảnh sát nước này vẫn tiếp tục điều tra vụ việc và đã thẩm vấn các nhân viên làm trong cửa hàng.

Từ Bắc Kinh, bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc yêu cầu “Papua New Guinea có hành động nhanh chóng, mạnh mẽ để đảm bảo an toàn cho tính mạng và tài sản của công dân Trung Quốc”.

Theo báo chí Đông Nam Á, đảo Papua New Guinea đã có di dân Trung Quốc đến ở từ thế kỷ 19 nhưng làn sóng nhập cư mới nhất của người Trung Quốc, gồm cả người đến trái phép, từ thập niên 1980 đã gây ra phản ứng từ dân bản địa.


Thủ tướng Peter O'Neil lên án vụ chém giết bốn công dân Trung Quốc

Trong năm 2009, có hai người bị chết trong đợt tuần hành phản đối người Trung Quốc tại Port Moresby.

Khi đó, các nhóm cướp đã hôi của tại những cửa hàng người Trung Quốc sở hữu ở thủ đô Port Moresby và thành phố duyên hải Lae trong khi có sự thù nghịch đối với người Trung Quốc nhập cư ở những nơi tỷ lệ thất nghiệp trong dân bản địa lên tới 80%.

Hai đảo Nam Thái Bình Dương khác là Solomon và Tonga cũng có biểu tình phản đối dân làm ăn Trung Quốc năm 2006.

Không chỉ có tiểu thương Trung Quốc sang vùng Nam Thái Bình Dương mà các công ty lớn của nước này cũng đang có mặt.

Hồi 2009, Sinopec, công ty dầu hỏa và khí đốt lớn thứ hai Trung Quốc đã bảo đảm được nguồn cung cấp khí đốt từ Papua New Guinea trong một hợp đồng kéo dài 20 năm.

Papua New Guinea gần đây tăng hình phạt gồm cả việc phục hồi án tử hình vì làn sóng bạo lực, nhất là các vụ tấn công phụ nữ tăng lên mấy năm qua.
(BBC)

Dự luật nhập cư Mỹ tạo thuận lợi cho những người có chuyên môn cao

Người gốc Mỹ Latin biểu tình kêu gọi thông qua dự luật cải tổ di trú, trước Nhà Quốc hội Mỹ, Washington,  10/04/2013.
Người gốc Mỹ Latin biểu tình kêu gọi thông qua dự luật cải tổ di trú, trước Nhà Quốc hội Mỹ, Washington, 10/04/2013. (REUTERS/Larry Downing)

Dự thảo luật nhập cư Hoa Kỳ, có ảnh hưởng lớn đến số phận của hơn 11 triệu người nhập cư không có giấy tờ hợp pháp, đến việc đoàn tụ gia đình cũng như việc nhập cư của những người có tay nghề cao vào nước Mỹ, là chủ đề rất được quan tâm. Ngày thứ Hai, 24/06/2013 vừa qua, dự luật này đã vượt qua một trở ngại rất lớn, liên quan đến các thỏa hiệp tại Thượng Viện xung quanh vấn đề bảo vệ đường biên giới với Mehico.

Tuy nhiên, để có thể trở thành hiện thực, các nhà lập pháp Mỹ còn phải vượt qua nhiều trở lực lớn khác. Để hiểu về dự luật này và đặc biệt là những ảnh hưởng của nó đến cộng đồng người gốc Việt, cũng như những người Việt có ý định định cư lâu dài tại Hoa Kỳ, RFI Việt ngữ đặt câu hỏi với nhà báo Hà Ngọc Cư (Houston).

Nhà báo Hà Ngọc Cư : "Đối với người Việt Nam có hai điều khoản tôi nghĩ rất là quan tâm. Bây giờ cái khuynh hướng của Quốc hội Hoa Kỳ là chuyển từ visa định cư, dành cho đoàn tụ gia đình, sang dành cho những người có kỹ thuật cao, chuyên môn cao, để vào làm việc tại Mỹ. Do đó, trong điều khoản cải tổ của dự luật di trú, có hai điều có ảnh hưởng đến chúng ta. Thứ nhất là sẽ bỏ diện anh chị em có quyền bảo lãnh cho nhau. Thứ hai nữa là sẽ bỏ quyền bảo lãnh cho người con có gia đình, 30 tuổi trở lên. Hiện thời, trong dự luật của Thượng viện có hai điều khoản đó, nhưng không biết khi sang đến Hạ viện, có thêm bớt hay không.

Điều thứ hai, người trong nước để ý là dành cho những người không có chuyên môn cao để làm việc như bồi bàn, làm vườn, hay đi dọn dẹp trong các building. Số đó, người ta dự định một năm cho vào khoảng 200.000 người, nhưng sang đến Hạ viện không biết có tồn tại được hay không…

Bây giờ, luật này nếu qua được Thượng viện, tới được Hạ viện, thì cũng còn nhiều sóng gió lắm...

Dự luật này có hy vọng hơn hai dự luật 2006, bởi vì nó do nhóm tám người, gọi là « Gang of 8 », gồm 4 thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa và bốn của đảng Dân chủ. Tám người này phải vận động những người trong đảng của họ để dự luật thành công…. Thành hay bại phải đợi đến tháng 9 mới biết được…

Đối với đa số không riêng gì người Việt Nam, người Mễ Tây Cơ, người Ấn Độ, họ không ưng dự luật này… Diện anh chị em, cũng như diện có con gia đình 30 tuổi trở lên, nó không đáng bao nhiêu cả, chỉ có vài chục ngàn trên cả thế giới. Bỏ hai cái điều khoản như vậy, theo ý kiến của đa số cơ quan bảo vệ quyền di dân trong diện đoàn tụ gia đình : Tại sao phải dung dưỡng những người bất hợp pháp vào Mỹ, mà lại đưa ra cái hình phạt đối với những người vào Mỹ một cách hợp pháp ? Tại sao những người tuân hành luật pháp thì bị trừng phạt, trong khi những người bất tuân luật pháp lại được nâng đỡ ? Cho nên số cơ quan này đang vận động để bỏ hai điều khoản đó đi.
 
… Cái điều tôi muốn bổ sung thêm là như thế này. Trong dự luật về cải tổ di trú, có những điều khoản mà tôi nghĩ người Việt Nam lưu ý. Thứ nhất là nước Mỹ sẽ cho những người có chuyên môn cao, đặc biệt là ngành bác sĩ… Cũng như trong vấn đề định cư theo đoàn tụ gia đình, họ sẽ có những thang điểm, cũng là con độc thân của những người có quốc tịch chẳng hạn, nếu anh có chuyên môn cao, thì anh được thêm bao nhiêu %, rồi anh có khả năng Anh ngữ khá, thì sẽ được bao nhiêu %... Những người có những điểm đó sẽ được ưu tiên hơn là những người không có hai trình độ đó….". 
Trọng Thành (RFI)
 

Chủ tịch nước Việt Nam sắp thăm Indonesia

Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn San, trong lễ kỷ niệm 40 năm ký hiệp định Paris 1973-2013.
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn San, trong lễ kỷ niệm 40 năm ký hiệp định Paris 1973-2013. (REUTERS/Kham)

Sau Trung Quốc, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang sẽ công du Indonesia trong hai ngày kể từ ngày mai 27/06/2013. Mục tiêu được loan báo của chuyến thăm cấp nhà nước này là củng cố quan hệ giữa hai bên, đặc biệt trong lãnh vực kinh tế.

Trong một cuộc họp báo hôm 24/06, đại sứ Việt Nam tại Jakarta Nguyễn Xuân Thủy đã nhấn mạnh : Đây là chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang qua Indonesia để nâng quan hệ song phương lên cấp đối tác chiến lược.

Nền tảng của mối quan hệ đối tác chiến lược này đã được xây dựng vào tháng 9/2011, khi hai nước cùng thỏa thuận thúc đẩy quan hệ hướng tới đối tác chiến lược nhân chuyến công du Indonesia của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng. Trong chuyến thăm của ông Sang, hai bên sẽ nâng quan hệ lên mức đối tác chiến lược.

Theo chương trình dự kiến, ngay ngày mai, sau cuộc hội đàm với đồng nhiệm Indonsesia Susilo Bambang Yudhoyono, hai nguyên thủ quốc gia sẽ chứng kiến lễ ký kết một loạt thỏa thuận hợp tác trên các lĩnh vực như dẫn độ và trợ giúp tư pháp, năng lượng, tài chính…

Trọng tâm kinh tế của chuyến công du được thể hiện qua việc trong phái đoàn của ông Trương Tấn Sang có đại diện của khoảng 20 doanh nghiệp Việt Nam, cùng đến Jakarta để tham gia một cuộc tọa đàm với đồng nghiệp Indonesia.

Theo phía Việt Nam, trao đổi thương mại với Indonesia đã tăng lên mức 4,86 tỷ đô la trong năm 2012. Chỉ tiêu từng được ấn định là đạt mức 5 tỷ đô la vào năm 2015 do đó nằm trong tầm tay của hai bên. Indonesia chủ yếu nhập khẩu gạo, sắt thép, hàng dệt may và giày dép từ Việt Nam, và bán ngược lại các mặt hàng gỗ, giấy, điện tử và hóa chất.
Đã từng là đối thủ cạnh tranh với Việt Nam trong lãnh vực cà phê, sắp tới đây, Indonesia có khả năng bắt kịp, thậm chí qua mặt Việt Nam trong việc sản xuất cá basa xuất khẩu.

Indonesia đang có kế hoạch chuyển một phần con sông Batanghari chạy qua tỉnh miền Trung Jambi làm trại nuôi cá basa. Theo các chuyên gia cho biết, nếu Indonesia tận dụng được nguồn lực của mình, nước này hoàn toàn có thể vượt qua Việt Nam trong lãnh vực sản xuất cá basa trong tương lai gần.
Trọng Nghĩa (RFI)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét