Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 20 tháng 3, 2014

Tuyên Quang: CA đàn áp khốc liệt cuộc biểu tình của hàng ngàn người H’Mông - Yêu cầu Trung Quốc bồi thường cho ngư dân Việt Nam

Mùa đói Tây Bắc khởi sự

Nhóm phóng viên tường trình từ VN -RFA


Với đồng bào thiểu số Tây Bắc, đặc biệt là ở các tỉnh Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, chuyện đói hằng năm vào mùa giáp hạt đã thành chuyện thường niên, đến hẹn lại lên. Và để đối phó với nạn đói, người đồng bào thiểu số Tây Bắc nghĩ ngay đến chuyện vào rừng hái củ mài hoặc đi lượm rác ở các khu vực du lịch để sống vật vờ qua ngày. Suốt bao nhiêu năm nay, cái vòng lẩn quẩn bươn chải quanh năm trên rẫy, trên ruộng bậc thang để rồi đến tháng hai, tháng ba, lại đói vật vờ.

Đói ăn, thiếu đất canh tác

Bà Bạch, người dân La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, chia sẻ: “Một mùa được một bao lúa. Rồi gắng làm thứ khác rồi mua một cân, hai cân mang về cả nhà ăn. Rồi húp một tý cháo, cả nhà ăn. Sau rồi, không có lúa, không có ruộng làm ăn. Phải đi làm, rồi lại mua một cân, hai cân mang về cả nhà nấu cháo ăn.”
Theo bà Bạch, phần đông đồng bào thiểu số các dân tộc H.Mong, Thái, Dao Đỏ… đều rơi vào nạn đói vì diện tích đất canh tác của họ tuy có nhiều chăng nữa cũng quá cằn cỗi bởi ảnh hưởng của núi đá vôi và nguồn nước không ổn định. Có nhiều gia đình muốn đến vùng đất canh tác phải lội cả ngày dài đường đá tai mèo, đến nơi chặt lá rừng che láng tạm qua đêm để sáng mai làm ruộng. Thế nhưng có khi đến nơi rồi phải quay trở về vì không có mưa, đất quá khô cằn hoặc trời quá lạnh, không thể tỉa hạt lúa xuống đất, lại phải cuốc bộ cả ngày trời để về nhà, đợi trời mưa.
La Pán Tẩn là một trong những xã nghèo nhất của huyện nghèo Mù Cang Chải. Xã có 621 hộ thì 90,7% trong số đó là hộ nghèo, mỗi năm thiếu ăn định kỳ mùa giáp hạt từ 3- 5 tháng. Cái đói, cái nghèo bao vây, hoành hành La Pán Tẩn một phần bắt nguồn từ điều kiện quá khắc nghiệt, phần khác bởi chính sách không thiết thực, qua loa lấy lệ của nhà cầm quyền.
Trồng trọt thì đất bạc màu, chăn nuôi thì dịch bệnh, những người dân La Pán Tẩn đang phải nuôi gà theo kiểu treo lồng trên ngọn cây để chống dịch cúm. Bảy bản nhưng chỉ có 235 hecta ruộng một vụ nên vụ nào tốt thì sản lượng lúa được một tạ rưỡi mỗi sào, nhưng đa phần chỉ được một tạ mỗi sào, thấp bằng 25% so với ruộng miền xuôi. Với 235 hecta ruộng chia cho 621 hộ nên hộ nào nhiều cũng chỉ được vài tạ gạo một năm.

Chung cảnh ngộ với La Pán Tẩn là các xã Mường Khoa và Phúc Khoa, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu, xã Kim Sơn, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Những nơi mà đói tháng ba như một nỗi ám ảnh thường xuyên, dai dẳng đến mức nghe có đoàn cứu trợ về bà con bỏ hết mọi thứ để đi nhận gạo, để ngồi chờ từ sáng tinh mơ, đến chiều tà lại nhuễ nhại mồ hôi gùi gạo về nhà.
Tiêu biểu và cùng cảnh ngộ với nhiều người dân nghèo khác, bà Lò Thị Lọ ở bản Nà Cại là một người đàn bà bị xem như không có tuổi. Một phần vì bà không nhớ mình sinh năm bao nhiêu, phần nữa là vì vẻ hốc hác, khắc khổ trên gương mặt, trên bộ quần áo cũ nát trong một căn nhà rách nát chẳng khác nào cái chòi vịt miền xuôi. Mà hình như không riêng gì căn nhà của bà giống cái chòi vịt, hầu như nhà cửa ở các bản làng nơi đây đều thế.
Một số nơi ở tỉnh Hà Giang, chuyện đói kém cũng tương tự và cho dù người dân có nỗ lực bao nhiêu, đói vẫn cứ đói. Xóm Hạ Sơn có 39 hộ với trên 200 nhân khẩu. Sau nhiều năm về nơi ở mới, đường đã dễ đi hơn, điện đã về làng nhưng cuộc sống của bà con vẫn cứ cơ cực. Sau mười bốn năm mà chưa có hộ nào thoát khỏi cảnh nghèo, thậm chí còn rất nhiều hộ thiếu đói lương thực cần phải trợ cấp.
Bà con về đây cũng được giao đất để khai hoang làm nương, ruộng bậc thang, hộ nào cũng chịu khó nên chẳng mấy chốc đã hoàn thành việc khai hoang, tạo nên những nương, thửa ruộng bậc thang quanh thôn để trồng ngô, lúa. Tuy nhiên, diện tích phân cho bà con được ít quá, đến nay 39 hộ dân với gần trên 200 nhân khẩu chỉ có tổng cộng trên 22 hecta đất sản xuất.
Bà con muốn khai hoang nữa cũng không còn đất bởi đất đồi, rừng quanh thôn đều đã bị quản lý từ trước rồi. Không những thế, 22 hecta đất sản xuất đều là đất bạc màu ven đồi, trước kia là những bãi cỏ may, trồng cây gì cũng còi cọc nhưng điều kiện kinh tế của bà con quá khó khăn nên cây ngô, cây lúa ở đây năm nào cũng có năng suất thấp nhất xã.

Trẻ em đối diện nguy cơ mù chữ

Chuyện có đủ cái ăn, no bụng để đến trường, ngồi trong lớp mà không bị ngáp đói, không bị buồn ngủ đối với trẻ em Tây Bắc nghe ra quá xa vời. Trường La Pán Tẩn có gần 800 học sinh nhưng chỉ có vỏn vẹn 60 em được ở nội trú nhờ nhà trường tận dụng phòng học mà dựng lên. Số còn lại phải trọ học trong những căn lều của người dân địa phương dựng tạm để trông coi thóc lúa khi thu hoạch. Từ bốn đến năm em loay hoay trong một túp lều như thế. Không điện, không nước, không nhà vệ sinh, không có gì cả ngoài sự gian khổ và đói.
Kể từ khi có đề án hỗ trợ của nhà nước, mỗi học sinh được nhận 332 nghìn đồng một tháng. Chia bình quân ngày 2 bữa, mỗi bữa 5.500 đồng cho mỗi học sinh.
Nhưng không hiểu khoản tiền ấy được sử dụng như thế nào mà cô hiệu trưởng nhà trường lại phàn nàn rằng khó khăn lắm, tiếng là nội trú dân nuôi, nhưng mùa giáp hạt hầu hết các gia đình đều không lo nổi gạo để ăn thì lấy gì mà đóng góp, lấy gì nuôi các em! Và các em đói vẫn cứ đói, bữa ăn của các em không có gì ngoài cơm, muối và rau rừng.
Trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở xã Mường Khoa, nơi 100% học sinh nội trú người dân tộc thiểu số, dù đã chuyển đổi theo mô hình hỗ trợ từ tháng 8 năm 2011 nhưng đến nay, hơn 3 năm sau, học sinh vẫn phải ở ghép, chưa có bếp ăn, thiếu thốn mọi bề.
Riêng tiền mua gạo cho học sinh, hiệu trưởng trường đã chỉ ra hàng loạt khó khăn: Vào mùa giáp hạt người dân địa phương hầu như chẳng đóng góp được gì, học sinh đi học nhưng cứ nghĩ đến gia đình đang đói quay đói quắt nên chữ nghĩa cũng chẳng vào được bao nhiêu. Hơn nữa, thiếu ăn, các em đến lớp cứ gật gù, vật vờ, học cả ngày mà hiểu chẳng được bao nhiêu, điều này làm cho nhiều giáo viên đâm ra nản chí, muốn bỏ nghề.
Với đà người lớn luôn thiếu đói, trẻ em thì không có cơ hội đến lớp bởi còn phải lo phụ giúp gia đình kiếm cái ăn, hầu như đời sống vẫn còn đầy bóng tối nguyên thủy, e rằng, Tây Bắc sẽ còn đối diện với cái đói rất dài, mặc dù hiện tại, đang là thế kỷ 21!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

Yêu cầu Trung Quốc bồi thường cho ngư dân Việt Nam

TTXVN

(TTXVN/Vietnam+) lúc : 20/03/14 17:45
Ảnh minh họa. (Nguồn: Đoàn Hữu Trung/TTXVN)
Ảnh minh họa. (Nguồn: Đoàn Hữu Trung/TTXVN)
Theo đại diện của Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao), Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc nghiêm túc điều tra vụ việc nước này ngăn chặn, truy đuổi và gây thiệt hại về tài sản đối với một số tàu cá Việt Nam đánh bắt tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Đại diện của Việt Nam cũng yêu cầu Trung Quốc bồi thường thỏa đáng cho ngư dân Việt và không để tái diễn các vụ việc tương tự.
Trước đó, vào lúc 14 giờ 45 ngày 7/1, tàu cá Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 90055 TS cùng bảy ngư dân đã bị tàu của Trung Quốc số hiệu 1239 truy đuổi và đập phá tài sản.
Tiếp đó, ngày 1/3, tàu cá Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 96074 TS cùng 12 ngư dân bị tàu Ngư Chính 02 của Trung Quốc khống chế, tịch thu một số tài sản.
Sau khi có thông tin xác minh của các cơ quan chức năng Việt Nam, ngày 17/3, đại diện Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối phía Trung Quốc về những vụ việc này.
Công hàm nêu rõ “những hành động trên của các lực lượng chức năng Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, xâm phạm tài sản và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam, đi ngược lại nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước về việc đối xử nhân đạo với ngư dân”./.

Tuyên Quang: CA đàn áp khốc liệt cuộc biểu tình của hàng ngàn người H’Mông


CTV Danlambao – Ngày 20/3/2014, tòa án nhân dân huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) đã mở phiên tòa sơ thẩm hai người H’Mông theo đạo Dương Văn Mình với cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước” theo điều 258 bộ luật hình sự. Phiên tòa kết thúc lúc 17 giờ chiều cùng ngày, ông Lý Văn Dinh (51 tuổi) bị kết án 15 tháng tù giam, ông Dương Văn Tu (47 tuổi) bị kết án 21 tháng tù giam.
Bên ngoài, nhiều cuộc biểu tình lớn với sự tham gia của hàng ngàn người H’Mông đã bị lực lượng côn an đàn áp khốc liệt. Ít nhất 4 người H’Mông bị đánh đập và đưa đi mất tích, hàng chục người khác bị đánh trọng thương, trong đó có cả phụ nữ và người già.
Từ rạng sáng ngày 20/3, hơn 1000 người H’Mông 4 tỉnh miền núi Tây Bắc gồm Cao Bằng, Thái Nguyên, Tuyên Quang và Bắc Cạn đã tập trung tại thôn Ngòi Sen (Xã Yên Lâm, Huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang) để chuẩn bị đến tham dự phiên tòa.
Lúc 06 giờ sáng, bà con mang theo các khẩu hiệu mang nội dung đòi trả tự do cho hai ông Lý Văn Dinh và Dương Văn Tu đồng loạt tuần hành tiến về trụ sở tòa án nhân dân huyện Hàm Yên. Khi bà con đi đến Km số 64 thì CA chặn đường xông đến cướp xé biểu ngữ một cách thô bạo.
Dù bị tấn công xô đẩy, bà con H’Mông vẫn tỏ ra hết sức ôn hòa và nỗ lực vượt qua chốt chặn côn an thành công. Khi đoàn người tuần hành đến Km số 58 (quốc lộ 2) thuộc xã Yên Phú (Hàm Yên, Tuyên Quang) thì bị chặn lại lần 2 bởi lực lượng công an đông đảo hơn.
Dù bị ngăn cản tại nhiều ngả đường, hàng trăm người H’Mông vẫn vượt qua chốt chặn côn an để đến tham dự phiên tòa và đòi trả tự do cho hai ông Lý Văn Dinh và Dương Văn Tu.

Đến khoảng 14h30, lực lượng CA được lệnh đổ quân đàn áp những người H’Mông khi họ đang tập trung một cách ôn hòa trước khu vực tòa án.
Trong cuộc tấn công lần đầu, CA xông đến xịt hơi cay thẳng vào mặt các phụ nữ H’Mông khiến họ ngã xuống bất tỉnh. Nhiều người vội chạy đến ngăn cản thì bị công an đánh đập gây thương tích.
Ngay sau đó, hàng chục cảnh sát cơ động mang theo dùi cui, khiên chắn xông đến mở cuộc tấn công lần hai. Trên 30 người H’Mông bị CA đánh bằng roi điện và gậy gộc đã gục xuống bất tỉnh.
Cô Lý Thị Pènh (sn 1983) bị công an đánh ngất xỉu 
Những người bị CA đánh trọng thương gồm có: Lý Thị Nghi, Đào Thị Chia, Đào Thị Chua, Lý Thị Thua, Lương Thị Hà, Hoàng Thị Sầu, Lý Thị Pènh, một thanh niên tên Chầu… và nhiều người chưa rõ tên.
Ít nhất có 4 người H’Mông đã bị công an bắt lên xe đưa đi đâu không rõ. Được biết, những người này khi bị bắt lên xe vẫn tiếp tục bị đánh đập dã man.
Phiên sơ thẩm kết thúc lúc 17 giờ chiều cùng ngày, hàng chục người H’Mông vẫn nằm la liệt trước sân tòa sau trận đàn áp hết sức tàn bạo của công an.
Video: Nhiều phụ nữ H’Mông bị côn an đánh ngất xỉu bằng roi điện, gậy gộc và hơi cay

10 nhà lãnh đạo độc tài khét tiếng nhất trong lịch sử

Bài “40 triệu” còn lưu ở đây, và Lề trái, còn mất hết rồi-
10-01-2014 17:12:23 – Xem bài gốc
(GenK.vn) – Trong lịch sử đã có rất nhiều nhà lãnh đạo tài ba nhưng vô cùng nghiêm khắc, cũng có không ít người được cho là bạo quyền.
Trong lịch sử đã có rất nhiều nhà lãnh đạo tài ba nhưng vô cùng độc tài, cũng có không ít người được cho là bạo quyền.Các nhà lãnh đạo độc đoán này thường được chào đón nồng nhiệt khi đương nhiệm nhưng theo thời gian họ đã trở thành mục tiêu những cơn thịnh nộ của quần chúng cả nước vì những gì mà họ đã gây ra cho nhân dân.
Người ta vẫn luôn cho rằng những câu chuyện lịch sử luôn nhắc đến và tôn vinh những người chiến thắng chứ không phải nhớ đến những nhân vật phản diện. Ở nhiều khía cạnh thì điều này có vẻ đúng. Tuy vậy, một số nhân vật nổi tiếng nhất trong lịch sử được nhớ đến vì những việc làm tồi tệ và chế độ độc tài mà họ gây dựng trong khi cai trị đất nước. Chúng ta đã biết đến rất nhiều nhà lãnh đạo độc ác, đã thực hiện những việc làm tàn bạo nhất mà nhân loại từng chứng kiến.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ nói về 10 nhà độc tài khét tiếng nhất trong lịch sử và một số hoạt động của họ. (Bài viết sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Wiki và dựa trên đánh giá của trang OPishPosh)1. Adolf Hitler
10 nhà lãnh đạo độc tài khét tiếng nhất trong lịch sử
Adolf Hitler là người gây ra cuộc tàn sát bi thảm nhất trong Thế chiến II. Nhân loại sẽ không bao giờ quên cuộc thảm sát đẫm máu lấy đi hàng triệu mạng người Do Thái của Hitler. Việc làm của ông cũng trực tiếp dẫn đến cuộc chiến tranh bạo lực nhất trong lịch sử thế giới.2. Pol Pot
10 nhà lãnh đạo độc tài khét tiếng nhất trong lịch sử
Pol Pot thường được biết đến với cái tên Saloth Sar. Pot đã tạo ra trại lao động và các trang trại để nhốt người dân nếu họ không thực hiện theo chỉ thị của mình. Trong suốt thời gian đương nhiệm, ông đã ép buộc rất nhiều người dân phải đào mộ chôn cất lượng lớn người. Đó là những người bị chôn sống hoặc bị đánh đến chết để tiết kiệm đạn. Pol Pot bị người Việt Nam lật đổ vào năm 1977, khi dám ngang nhiên đánh phá biên giới Việt Nam. Người ta ước tính rằng một phần tư dân số Campuchia đã bị giết trong thời gian Pot Pot trị vì.3. Joseph Stalin
10 nhà lãnh đạo độc tài khét tiếng nhất trong lịch sử
Một sự thật ít được biết đến về Joseph Stalin đó là ông đã từng là một tên cướp ngân hàng. Chính quyền cộng sản ban hành luật mới chống cướp ngân hàng, đó là lý do Stalin từ chức và đi cướp ngân hàng để chứng minh bộ luật đó không có tác dụng. Trong vụ cướp ngân hàng này, bốn mươi người đã bị sát hại. Stalin đã lãnh đạo Liên Xô trong những năm 1922 đến 1956. Trong thời gian này, ông đã một phần gây ra nạn chết đói của người dân nước mình tại các trại lao động.4. Chủ tịch Mao
10 nhà lãnh đạo độc tài khét tiếng nhất trong lịch sử
Mao Trạch Đông đã lãnh đạo nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cho đến năm 1976. Ông đã dẫn đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc giành chiến thắng trong cuộc nội chiến . Mao Trạch Đông đã được ghi nhận như là người anh hùng của nhân dân Trung Quốc cho tới tận ngày hôm nay. Chủ tịch Mao đã sử dụng một số phương pháp lãnh đạo theo chủ nghĩa Mác và ý tưởng từ Đảng cộng sản Nga. Tuy nhiên, rất nhiều chính sách của ông đã gây ra cái chết của hàng triệu người Trung Quốc.5. Benito Mussolini
10 nhà lãnh đạo độc tài khét tiếng nhất trong lịch sử
Benito Mussolini đã bắt đầu sự nghiệp chính trị từ khi ông trở thành Thủ tướng của Italy vào năm 1922. Ông đã lãnh đạo Italy lên đến đỉnh quyền lực và giành được nhiều đất đai hơn kể từ thời đế chế La Mã. Ông giữ danh hiệu “Ngài Benito Mussolini, đứng đầu Chính phủ và người sáng lập đế quốc”. Khi Mussolini muốn nghỉ hưu, Hitler đe dọa và nói rằng nếu ông không trở về Ý và cố gắng khôi phục chủ nghĩa phát xít, Đức quốc xã sẽ tiêu diệt một số thành phố Ý. Mussolini buộc phải đồng ý. Năm 1945, ông đã bị quân cộng sản nổi dậy giết chết. Xương của ông bị treo lộn ngược ở Milan.6. Vladimir Lenin
10 nhà lãnh đạo độc tài khét tiếng nhất trong lịch sử
Vladimir Lenin luôn tin tưởng vào những ý tưởng bắt nguồn từ chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa cộng sản. Ông xem đó là lực lượng giải phóng. Ông cũng tin tưởng vào phong trào nữ quyền. Lenin đã ra lệnh “khủng bố đỏ” đối với những người phản đối lãnh đạo và nhanh chóng xây dựng các trại lao động. Tỷ lệ tử vong tại các trại lao động rất cao, nơi đây cũng xảy ra hàng loạt vụ hành quyết tại đây.7. General Franco
10 nhà lãnh đạo độc tài khét tiếng nhất trong lịch sử
Franco đã từng là một quân nhân. Tây Ban Nha đã trải qua một cuộc cách mạng và một chế độ độc tài mới dưới thời Francisco Franco trong cuộc chiến tranh Thế giới thứ II khi Hitler tiêu diệt người Do Thái. Ông đã làm bạn với một số người tồi tệ nhất trong nền chính trị châu Âu, nhưng Franco chưa bao giờ tham gia vào Thế chiến II. Ông không hiếu chiến tham gia chống lại các quốc gia đồng minh.8. Fidel Castro
10 nhà lãnh đạo độc tài khét tiếng nhất trong lịch sử
Fidel Castro là một chính trị gia, nhà lãnh đạo cách mạng, và một luật sư Cuba. Ông đã có đóng góp lớn trong cuộc Cách mạng Cuba. Ông đã thách thức Mỹ trong nhiều thập kỷ. Hầu hết người dân Cuba xem Fidel như con quái vật đã phá hủy Cuba. Một số người khác xem ông như một người nhìn xa trông rộng bảo vệ đất nước tránh khỏi chủ nghĩa tư bản. Fidel đã từ chức khi vẫn còn mang tư tưởng chính trị.9. Idi Amin
10 nhà lãnh đạo độc tài khét tiếng nhất trong lịch sử
Idi Amin là một nhà độc tài Uganda, đứng trong hàng ngũ của trung đoàn thuộc địa của Anh và cuối cùng trở thành chỉ huy của toàn bộ quân đội Uganda. Ông nắm quyền kiểm soát một phần nhỏ trung tâm các quốc gia châu Phi và sau đó tự tuyên bố mình là tổng thống. Ông đã gây ra các vụ vi phạm nhân quyền, giết người và cũng là người gửi thư tình cho Nữ hoàng Elizabeth.10. Porfirio Diaz
10 nhà lãnh đạo độc tài khét tiếng nhất trong lịch sử
Jose de la Cruz Porfirio Diaz Mori là một vị tướng Mexico, chính trị gia, nhà độc tài, và Tổng thống cai trị Mexico với một bàn tay sắt bạo lực trong giai đoạn 1876-1911. Trong thời gian cầm quyền ông được coi là Porfiriato. Porfirio Diar đã có những đóng góp tích cực vào sự tiến bộ của nền kinh tế Mexico trong thời gian ông tại nhiệm. Nhưng những lợi ích từ việc ông làm không được nhiều người biết đến. Tuy nhiên có hàng triệu người đã phải lao động như nô lệ trong suốt thời gian đó. Nền kinh tế Mexico đã đi vào suy thoái trong những năm đầu của thế kỷ 20, một số lượng lớn thợ mỏ đã đình công. Đây là khởi đầu cho sự kết thúc của triều đại Porfirio Diaz với tư cách một nhà lãnh đạo.Theo Opish

Phạt báo 40 triệu vì viết ‘sai’ về độc tài

Tượng Mao Trạch Đông
Mao Trạch Đông xuất hiện trong bài ’10 nhà lãnh đạo độc tài khét tiếng nhất’

BBC

Một báo điện tử của Sở Tư pháp Hà Nội đã bị phạt 40 triệu đồng vì bài viết ’10 nhà lãnh đạo độc tài khét tiếng nhất trong lịch sử’.
Trang tin Pháp luật & Xã hội bị cáo buộc đã đăng bài viết hôm 11/1/2014 và bị phạt theo quyết định hôm 20/2/2014.
Tuy nhiên thông tin này chỉ được Bộ Thông tin và Truyền thông công bố trong họp báo thường kỳ hôm 18/3, theo trang tin Bấm Nhà báo & Công luận.
Nhà báo & Công luận dẫn quyết định của Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông nói báo của Sở Tư pháp Hà Nội bị phạt vì “thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng trong bài viết “10 nhà lãnh đạo độc tài khét tiếng nhất trong lịch sử”.
Được biết đây là một bài dịch các thông tin trên mạng internet mà theo đó Mao Trạch Đông, Stalin và Lenin là những nhà độc tài giết người khét tiếng.
Cũng có những danh sách trên internet nêu cả tên Chủ tịch Hồ Chí Minh, người họ nói đã gây ra cái chết của nhiều người qua Cải cách ruộng đất hồi thập niên 1950.
Những người kế tục hiện nay của ông Hồ Chí Minh cũng bị chỉ trích vì cách cai trị độc đoán nhưng không bị liệt vào các danh sách gây chết chóc hàng loạt.
Lenin cũng nằm trong danh sách độc tài sát nhân

‘Sai lạc tư tưởng’

Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông cũng được dẫn lời nói ba báo khác cũng bị xử phạt trong thời gian gần đây.
Báo mạng Người đưa tin bị phạt 36 triệu vì “đăng tin, bài có nội dung không phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam và đăng tải tin, bài có nội dung mê tín, dị đoan”.
Tội về chính trị bị phạt nặng hơn, những 40 triệu. Đó là một thông điệp – ‘viết bậy, copy còn có thể được xử nhẹ nhưng sai lạc về tư tưởng thì không’.
Nhà báo ở Hà Nội
Báo điện tử Đời sống và Pháp luật bị phạt 7,5 triệu đồng vì “tự ý sửa chữa, thay đổi tên, nội dung một bài viết của báo Năng lượng mới trên mạng thông tin điện tử của báo và trích dẫn khi chưa có sự đồng ý của báo Năng lượng mới.”
Trong khi đó trang tin Dân Việt bị phạt bốn triệu đồng vì “đăng nhiều tin, bài có nội dung chưa phù hợp với tôn chỉ, mục đích” và “một số tin, bài sử dụng câu từ phản cảm.”
Bình luận về các mức phạt tiền khác nhau này, một nhà báo ở Hà Nội nói:
“Tội về chính trị bị phạt nặng hơn, những 40 triệu. Đó là một thông điệp – viết bậy, copy còn có thể được xử nhẹ nhưng sai lạc về tư tưởng thì không”.

Ngày 21/3/2014 - Báo Đại Đoàn Kết lý giải chuyện Việt Nam để cho 64 chiến sĩ chiến đấu đơn độc trên đảo Gạc Ma trước bầy sói dữ

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

Báo Đại Đoàn Kết lý giải chuyện Việt Nam để cho 64 chiến sĩ chiến đấu đơn độc trên đảo Gạc Ma trước bầy sói dữ


Trong dịp tưởng nhớ các chiến sĩ hy sinh trên đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam, ngày 14/3/2014, báo Đại Đoàn Kết đã có bài “Một nén tâm nhang”. Tác giả bài viết là Đức Anh – bút danh của Tổng biên tập Đinh Đức Lập.
Ở mục 2 của bài viết, tác giả đã đưa ra câu hỏi: “Sao lại để các anh (64 chiến sĩ) chiến đấu đơn độc giữa biển khơi, trước bầy sói dữ?”. Và tác giả đã lý giải đó là thực hiện mệnh lệnh của cấp trên: “Hết sức bình tĩnh, kiềm chế, tự vệ là chính, không nổ súng trước, nhưng kiên quyết, táo bạo, với phương châm có người có đảo, còn người còn đảo”. Tác giả bình luận: “Tôi nghĩ, đứng trước một âm mưu, một tham vọng chiếm trọn Biển Đông chúng ta đã khôn khéo không sập bẫy khiêu khích của kẻ địch, khi mà lực của chúng ta còn chưa đảm bảo chắc thắng cho việc bảo vệ chủ quyền an toàn cho các đảo trên quần đảo Trường Sa thiêng liêng của Tổ quốc”.
Vậy là có “chủ trương chỉ đạo của cấp trên”  thà thí gần trăm sinh mạng binh lính còn hơn là để bầy sói dữ nổi khùng chiếm trọn biển Đông.
Mà mệnh lệnh cấp trên ở đây là ai nhỉ? Bài báo không nói đến.
Cũng với “ný nuận” là chúng ta không đảm bảo chắc thắng nên không tổ chức chiến đấu bảo vệ Gạc Ma thì lập luận này quá ươn hèn. Tổ tiên ta có bao giờ đợi lớn mạnh hơn kẻ địch mới đứng lên kháng chiến đâu?. Ai mà cũng “ný nuận” kiểu này thì mất nước sớm không chừng.
Đức Dũng
Dưới đây là bài trên báo Đại Đoàn Kết
Bài của tác giả gởi tới blog Hữu Nguyên
 

Hai bộ “vênh” quan điểm về đề xuất thêm hàm tướng

Bộ Công an cho rằng, vị trí Thứ trưởng thường trực cũng rất quan trọng, nên cần được phong hàm đại tướng…
Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang vừa đề nghị tăng thêm một cấp hàm đại tướng đối với thứ trưởng thường trực của cơ quan này.
Tại phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật của Chính phủ, sáng 20/3, trình bày tóm tắt dự thảo Luật Công an nhân dân sửa đổi, Bộ trưởng Trần Đại Quang cho biết, hiện nay, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng mới chỉ có một hàm đại tướng là Bộ trưởng.
Do đó, trong dự thảo lần này, Bộ đề nghị tăng thêm một cấp hàm đại tướng đối với vị trí Thứ trưởng thường trực, Phó bí thư Đảng ủy Công an Trung ương.
Theo Bộ trưởng Quang, đây là vị trí quan trọng, sẽ đảm trách chỉ đạo, giải quyết mọi công việc khi Bộ trưởng đi vắng.
Ngoài ra, Bộ Công an cũng đề xuất tăng cấp hàm từ thiếu tướng lên trung tướng đối với hai chức danh Giám đốc công an Hà Nội và Tp.HCM và một cấp phó ở các tổng cục.
Thảo luận về nội dung này, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh lại không đồng thuận về tăng số lượng cấp tướng như đề xuất của Bộ Công an.
Theo ông Thanh, nếu thực hiện như đề xuất của Bộ Công an sẽ “làm khó” cho bên quân đội, bởi hiện nay Bộ Quốc phòng đang có chủ trương hạn chế phong hàm đối với nhiều chức vụ, phần lớn vẫn giữ nguyên trong dự thảo sửa đổi Luật Sỹ quan quân đội nhân dân. Bởi vậy, nếu để tương quan giữa lực lượng công an và quân đội thì với số lượng cấp tổng cục như hiện nay, cấp hàm trung tướng sẽ quá nhiều.
Trước quan điểm “vênh” nhau giữa hai bộ, Thủ tướng đề nghị lãnh đạo hai bên tiếp tục trao đổi, bàn bạc thêm, trước khi trình Quốc hội phê chuẩn.
Liên quan đến nội dung và tiến độ xây dựng văn bản luật, các nghị định, thông tư hướng dẫn…, Thủ tướng nhắc nhở các bộ, ngành cần phải quyết liệt hơn vì hiện nay hỏi đến bộ nào cũng đều trả lời “đang soạn thảo”.
Người đứng đầu Chính phủ cũng đặc biệt lưu ý tình trạng nợ đọng văn bản nếu không kịp thời xử lý sẽ có xu hướng tăng lên. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, vẫn chưa thể bỏ qua được các văn bản dưới dạng nghị định, thông tư vì luật không thể “ôm” hết và có hướng dẫn chi tiết hết được.
“Trong lĩnh vực ngân hàng có khái niệm nợ xấu cấp độ 5, tức là nợ không đòi được. Xây dựng văn bản cũng vậy, không quyết liệt thì sẽ thành nợ xấu khó đòi”, Thủ tướng nhấn mạnh.
THEO VNECONOMY

Giá ô tô VN ngất ngưởng vì đặc quyền ‘ông lớn’

Với tầng tầng lớp lớp đặc quyền, các “ông lớn” thống lĩnh thị trường ô tô trong thời gian dài và đẩy giá ô tô VN lên hàng cao nhất thế giới.
Xuất phát từ cuối thế kỷ 19, tango là một thể loại âm nhạc và khiêu vũ kết hợp có nguồn gốc từ Argentina và Uruguay, đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Là một điệu nhảy thu hút và gợi tình, nhưng ở VN, mối lương duyên giữa tango và giá cả đôi khi còn bay bổng hơn nhiều.
Giá lên: Ai người hưởng lợi?
Lâu nay, sự lên xuống của giá vẫn là câu chuyện “khó lường”. Cơ quan chủ quản luôn gửi đi những thông điệp để khẳng định tính công khai, minh bạch trong việc điều hành nhưng giá thì vẫn nhảy trên những nốt nhạc xoay tít mù và lượn vòng quanh.
Nếu theo dõi, dễ dàng nhận thấy giá xăng dầu thường giảm trước mỗi kỳ họp QH và tranh thủ thời cơ “tăng bù” ngay sau đó. Dù “quân tử phòng thân” nhưng thật lòng, đây không phải là cách hành xử của người quân tử cho lắm.
Hoặc lợi dụng cơn sốt “running man”, xăng dầu cũng âm thầm tăng giá. Vậy nên cứ như trên mây với running man đi, nhưng hãy mau chóng rớt xuống mặt đường để tham gia giao thông, vì cuộc sống không chỉ có “run” (chạy), mà còn có “ride” (đạp xe), và cả “drive” (lái xe) nữa.
Về ô tô, sau 20 năm với bao nhiêu quyết sách và dự án, “nền công nghiệp ô tô trong nước” vẫn dậm chân bước đều một-hai-một với tỷ lệ nội địa hóa chỉ đạt 2-10%, một mức quá thấp so với kỳ vọng 30-40%. Thật dễ hiểu, với tầng tầng lớp lớp đặc quyền đã và đang được hưởng, các “ông lớn” (chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài – FDI) đã thống lĩnh thị trường ô tô trong một thời gian dài và đẩy giá ô tô VN lên hàng cao nhất thế giới.
Còn vấn đề giá thuốc, khi vụ Zuellig Pharma Vietnam (ZPV) bị phanh phui năm 2005, người ta vẫn không hiểu bằng cách nào ZPV có thể trở thành công ty duy nhất được “trực tiếp phân phối thuốc nhập khẩu”. Rồi từ đó, họ mặc sức đạo diễn giá thuốc, thậm chí có loại tăng tới 60%/năm như vậy. Cứ cho là BQL các KCN và chế xuất HN “kém trình” nên cấp Giấy phép đầu tư sai thẩm quyền, nhưng sao mãi khi sự việc vỡ lỡ, Bộ Y tế mới lên tiếng. Và ngay cả khi không còn sự độc quyền của ZPV, thị trường thuốc VN đến giờ vẫn đang có sự vận hành hết sức khó hiểu.
Trong nhiều năm, chúng ta đã chứng kiến cơn phi nước đại của giá nhà đất, trong khi GDP bình quân vẫn như chú vịt con lạch bạch chạy theo chàng tuấn mã. Sự bất bình thường càng được đẩy lên cao khi Bộ Xây dựng ban hành thông tư 16/2010/TT-BXD. Nhiều ý kiến cho rằng vì hướng dẫn sai luật, Bộ đã giúp thu về cho các chủ đầu tư hàng ngàn tỷ đồng và khiến bùng nổ tranh chấp khi xác định diện tích căn hộ. Bộ thì cho rằng mình không sai, nhưng đầu năm nay vẫn âm thầm ban hành thông tư 03/2014/TT-BXD sau nhiều lần chỉ đạo, đôn đốc của Phó Thủ tướng. Công luận lại đặt câu hỏi: không sai, sao phải sửa?
Nóng bỏng nhất có lẽ là câu chuyện giá sữa đang ngập tràn các mặt báo. Khi bảng giá nhập khẩu và giá bán lẻ trên thị trường được công bố, chúng ta chỉ còn biết chua chát lắc đầu. Dường như có một sự tỷ lệ nghịch giữa giá sữa và chiều cao vì theo thống kê, nam thanh niên VN cao trung bình 1,644 m, thấp hơn nhiều so với Nhật Bản (1,715 m) hay Hàn Quốc (1,739 m). Người VN chỉ cao thêm 1 cm trong mỗi 10 năm, khi ở Thái Lan và Trung Quốc con số này là hơn 2 cm. Để tiếp tục trấn an, các Bộ đang dọa áp giá trần cho sữa, nhưng có khi nào đó cũng chỉ là động thái “rung cây” mà thôi?
Chính sách là công cụ để điều tiết nền kinh tế. Khi các chính sách được thông qua, luôn có những nhóm người bị ảnh hưởng theo hướng hoặc có lợi hoặc bất lợi. Được trao nhiều “đặc ân” cùng với sự “giúp sức” của “trọng tài”, rất dễ dàng để các doanh nghiệp có thể làm chủ cuộc chơi. Nhưng với việc điều hành của các cơ quan chủ quản như hiện nay, người ít hồ nghi nhất cũng không khỏi băn khoăn: trong những trường hợp này, phải chăng, chỉ các doanh nghiệp hưởng lợi?
Ai người bảo vệ?
Giá cả luôn là mối quan tâm hàng đầu, đặc biệt đối với đa phần người dân lao động. Nhưng ngay cả cơ quan nhà nước có thẩm quyền còn tỏ ra “bất lực”, thì dân chúng còn biết trông chờ vào ai?
Việc tăng giá có thể không hề hấn gì đến tầng lớp những người có thu nhập cao, nhưng nó có ảnh hưởng rõ rệt tới đời sống của đại bộ phận dân chúng, đặc biệt là người nghèo. Công bằng mà nói, nghèo không phải là một đặc ân để cần được bảo vệ hơn những người khác trong xã hội. Nhưng rõ ràng, với mức thu nhập thấp và cuộc sống tương đối bấp bênh, họ là những đối tượng đáng được quan tâm, trợ giúp bởi chính sách an sinh và tính nhân văn của một chế độ.
Có chứng kiến những người mẹ đắn đo bên những hộp sữa đắt đỏ của con, những người nghèo phải vay mua nhà từ gói hỗ trợ 30.000 tỷ của Chính phủ mà vẫn bị tính “cơi nới” diện tích, mới thấy hết sự bất nhẫn của những phi đội “làm giá” như thế nào.
Mỗi khi giá tăng, cơ quan chủ quản lại tổ chức họp báo, ghi nhận, giải trình. Cái điệp khúc ấy cứ lặp đi lặp lại như một giáo án quen thuộc và được áp dụng cho mọi hoàn cảnh. Để rồi sau tất cả những ồn ào, chất vấn, thì “đoàn người cứ đi”.
Chúng ta vẫn có Cục quản lý giá (Bộ Tài chính), rồi Cục quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương). Nhưng hiệu quả của các cục này tới đâu?
Chúng ta cũng có Luật giá, nhưng điều trớ trêu nhất là các mặt hàng thuộc diện thực hiện bình ổn giá được quy định trong luật như xăng dầu, thuốc chữa bệnh, sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi… lại là những mặt hàng liên tục… tăng giá.
Trong khi đó, Luật cạnh tranh cũng quy định các hành vi gây hạn chế cạnh tranh bị cấm như: thỏa thuận ấn định giá, phân chia thị trường lạm dụng vị thế độc quyền, vị trí thống lĩnh thị trường (chiếm trên 30% thị phần)… để áp đặt giá mua, bán bất hợp lý. Tuy nhiên, những “liên minh làm giá” này vẫn bình an vô sự.
Giá thì cứ mặc sức nhảy múa trên lưng thu nhập của người dân, còn văn bản pháp luật và cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì cứ thản nhiên “dự khán”.
Nếu ở nhiều quốc gia trên thế giới, lobby chính sách là một hoạt động được pháp luật bảo hộ thì tại VN, chưa công nhận và cũng chưa có thể chế cho vấn đề này. Bộ trưởng Bộ Tư pháp – cơ quan “gác cổng” và “thổi còi” việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật cũng từng bày tỏ: có nghe, xong “chưa dám kết luận”. Nhưng nhìn vào thực tế thì rõ ràng, các “nhóm lợi ích” dường như vẫn đang có tác động rất lớn lên chính sách trong khi hầu như chưa có sự tham gia và ghi nhận tiếng nói của các bên có liên quan khác như các hiệp hội, tổ chức, doanh nghiệp, đại diện người tiêu dùng… để làm lực đối trọng.
Một khi, sự vận động ấy chưa công khai, dân chủ và chưa có sự phản biện công bằng thì chính sách vẫn sẽ bị “mang tiếng” là làm lợi cho kẻ mạnh và việc móc túi người tiêu dùng một cách hợp pháp, về bản chất, liệu có gì khác biệt so với các vụ việc “chôm chỉa” hàng hóa diễn ra gần đây?
THEO VIETNAMNET