Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 18 tháng 4, 2012

LƯỢM TIN TỨC NGÀY 19/4/2012

http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=1bs37R81xAc

  • Vụ tặng ôtô tiền tỉ cho Bộ Giao thông vận tải: Doanh nghiệp tặng xe đã trúng thầu dự án giao thông (Tuoi tre) – Liên quan tới việc Công ty cổ phần xây lắp dầu khí Thái Bình Dương (PVC-TBD) tặng ôtô trị giá 2,6 tỉ đồng cho Bộ Giao thông vận tải, ngày 17-4 đại diện Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) cho biết: nghị định 137 (năm 2006) của Chính phủ quy định việc phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước có nêu rõ bộ trưởng Bộ Tài chính có quyền xác lập sở hữu nhà nước khi các tổ chức, cá nhân tặng, cho tài sản.
  • Tỷ phú đứng sau cổ đông lớn nhất của FPT (VnExpress) – Richard Chandler – người đứng đầu tập đoàn sở hữu Orchid Fund có số tài sản trị giá 4,6 tỷ USD và là người giàu thứ 4 tại Singapore. Quỹ đầu tư Orchid Fund hiện là cổ đông lớn nhất của Tập đoàn FPT.
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Phải thiết lập bộ tiêu chí rõ ràng (ĐĐK) – Ông Nguyễn Đình Cung (Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương), Chủ biên soạn thảo Đề án khẳng định với Đại Đoàn Kết vào chiều 17-4: Quan trọng nhất là chúng ta xác định được vấn đề phải làm gì, và làm như thế nào?
  • Ghi chép cuộc gặp giữa lãnh đạo Tp Hà Nội ngày 27.8.2011 (Nguyễn Xuân Diện) – Như chư vị đã tường, vào ngày 27.8.2011, Lãnh đạo TP Hà Nội đã có cuộc gặp với một số nhân sĩ trí thức đã ký tên vào bản Kiến nghị (Về việc phản đối Thông báo trái pháp luật của UBNDTP Hà Nội cấm thực hiện Quyền biểu tình theo Hiến pháp).  Phía chính quyền Hà Nội
  • “Xin lỗi và cảm ơn”, thật sao? (Trần Thị Kim Lệ) – Mỗi lần Nhã Nam đưa ra một thông báo về số phận cuốn sách “Bản đồ và Vùng đất”, thì cùng ngày đó Cao Việt Dũng lại đưa ra một lời cảm ơn và xin lỗi. Thông báo tạm ngừng phát hành, thì anh ta cảm ơn và xin lỗi lơ mơ.
  • Luật sư của Điếu Cày yêu cầu phải để các tổ chức liên hệ đối chứng tại tòa (CTM) – Theo sau tin sẽ xử 3 thành viên CLBNBTD, gồm Nguyễn Văn Hải (Blogger Điếu Cày), Tạ Phong Tần (Blogger Sự Thật và Công Lý) và luật sư Phan Thanh Hải (Blogger AnhbaSG), diễn ra vào ngày 17-4-2012 bị hủy bỏ và chưa có ngày ra tòa mới, Luật sư Hà Huy Sơn , người sẽ đứng ra bào chữa cho blogger Điếu Cày tại tòa, đã gởi bức thư sau đây đến tòa án VN.
  • Tháng Tư “Tái Ông thất mã” (Phong Trần) – “…Có anh ngày hôm truớc chửi những người về Việt Nam thăm thân nhân thì ngày hôm sau đem tiền về hùn vốn với các đại gia đỏ…”
  • Nếu có ‘đại động đất’ Tokyo, 9 ngàn người sẽ chết (AFP) – Hơn 9,600 người có thể thiệt mạng với gần 150,000 người bị thương trong trường hợp xảy ra một trận “đại động đất” ở Tokyo và cũng sẽ san bằng nhiều khu vực trong thủ đô Nhật, theo một cuộc nghiên cứu của chính phủ được công bố hôm Thứ Tư.
  • Hàng chục người bị bắt trong vụ Bạc Hy Lai (Nguoi viet) – Trung Quốc bắt giữ hàng chục người bị coi là có dính líu đến vụ Bạc Hy Lai, vào lúc mà đảng Cộng Sản cam đoan sẽ “điều tra ông thật tường tận” và vai trò của vợ ông về cái chết của một thương gia người Anh tên Neil Heywood.
  • Kính chào tướng quân! (Hồ Cương Quyết) – Vậy chúng còn gì để làm? Để bám nhằng nhẵng vào những lập trường không thể công khai hóa được, chúng chỉ còn sự lựa chọn xấu hổ là hành động đen, là dùi cui, là giam giữ, là quản chế. Nói cho gọn, chúng chỉ còn một chọn lựa là sự hèn hạ và sự bạo hành.
  • Bà Hoàng Yến ‘tự thấy không còn là đảng viên’ (VnExpress) – “Có thể tôi đã không khai đúng mình từng là đảng viên, nhưng tôi lựa chọn như vậy vì muốn trung thực với bản thân”. BTV: Quá mâu thuẫn trong từng lời nói. Trung thực bằng cách khai không đúng?
  • “Không thể chấp nhận một đại biểu thiếu trung thực”(Dân Trí) – “Không thể tự bỏ Đảng, không khai báo mà vẫn khẳng định mình trung thực. Nhân dân làm sao chấp nhận một đại biểu như vậy” – Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Nương “bác” lý lẽ của đại biểu Hoàng Yến về việc không khai lý lịch đã từng là Đảng viên.
  • Tốt nhất là không mất lòng ai (Trần Nhương) – “Các cơ quan liên quan vẫn đang làm, có lẽ bà nghị này phải dừng ‘hót’ từ kì họp sắp tới ông ạ. Nhưng khôi hài ở chỗ cái án phạt vẫn treo lơ lửng trên đầu 2 tờ báo nọ!”
  • Trần Huy Thuận: THÌ RA NGƯỜI DÂN MÌNH CŨNG “CAO GIÁ” LẮM ĐẤY CHỨ?  (Nguyễn Trọng Tạo) – Đang chuyện ĐBQH Hoàng Yến lại nhảy sang chuyện “người dân cao giá”? Cột: – Thì vẫn chuyện ĐBQH Hoàng Yến đấy chứ. Cái vị trí người dân mình có cao giá, thì bà Hoàng Yến mới sẵn sàng bỏ Đảng, để được bầu làm đại diện cho dân mình chứ? Đúng chửa?!.
  • Bác Tổng Trọng đang “tự diễn biến từ bên trên”? (Goccomay) –Cái thứ CNXH viễn vông mà xứ Cu đã và đang mắc kẹt. Nay bác lại nỡ xui tiếp nhận cái “kinh tế thị trường định hướng XHCN” vô tiền khoáng hậu nhằm kìm hãm thằng em dại “đồng sàng” đang khốn khó tột cùng này chăng?
  • Vượn luận (Sơn Thi Thư) – “Vượn già: Vì ‘một bộ phận không nhỏ’ bọn đầu đàn nhà vượn chúng ta đã suy thoái đạo đức, lối sống và lý tưởng làm người, gây nên các ‘lâm nạn’ như tham nhũng, cửa quyền, ăn chơi, sa đọa… cháu ạ !”
  • Public Speaking – Nói chuyện trước công chúng (Hiệu Minh) – “Tôi nhớ lần nghe Bill Clinton nói chuyện tại ĐH Quốc gia Hà nội (11-2000) rất ấn tượng. Thay vì nói về sự thù địch trong quá khứ, ông nhắc đến sự thân thiện giữa hai dân tộc có từ 200 năm trước, khi Jefferson chọn giống lúa từ Việt Nam. Và năm 1945, người Việt chúng ta lại trích dẫn Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ do Jefferson viết. Một sự liên kết cực kỳ thú vị”.
  • Khổ thân thằng mõ (Trần Nhương) – “Mày ra gô cổ con mẹ Đốp lại cho tao; Vì tội gì ạ?; Tao bảo gô cổ nó lại thì mày cứ thế mà làm. Cứ gán cho nó cái tội làm mất trật tự nơi công cộng. Mà này! Trước hết mày hãy giật cái nón nó đội trên đầu, thế nào nó cũng giằng lại. Mà giằng cái nón là thêm cái tội chống người thi hành công vụ”
  • Ủng hộ người tị nạn Bắc TT : Ca sĩ Boney M. sẽ biểu diễn tại Seoul (RFI) – Một nữ ca sĩ của nhóm nhạc Boney M. nổi tiếng trong thập niên 70 hôm nay 18/04/2012 đã tham gia một cuộc biểu tình ủng hộ người tị nạn Bắc Triều Tiên trước đại sứ quán Trung Quốc ở Seoul, đòi hỏi Bắc Kinh không gởi trả họ về nước. Bà cũng dành một phần lợi tức của buổi trình diễn sắp tới để đóng góp cho những người tị nạn.
  • Trung Quốc lại triệu mời đại diện ngoại giao Philippines để phản đối (RFI) – Hôm nay, 18/04/2012, Trung Quốc lại triệu mời một đại diện ngoại giao cao cấp của Philippines tại Bắc Kinh lên bộ Ngoại giao phản đối vụ việc, được cho là tàu cá Trung Quốc bị Manila “quấy rối” khi hoạt động ở vùng bãi đá Scarborough tranh chấp giữa hai bên ở Biển Đông. Đây là lần thứ hai mà đại diện sứ quán Philippines tại Bắc Kinh bị triệu mời về vụ này.
  • Syria cam kết với Trung Quốc sẽ tuân thủ kế hoạch Kofi Annan (RFI) – Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay 18/04/2012 cho biết : Ngoại trưởng Syria, Wallid al Mouallem đã cam kết rằng Damas sẽ tuân thủ các yêu cầu trong kế hoạch hòa bình do đặc sứ Liên Hiệp Quốc Kofi Annan đề ra, nhất là lệnh ngừng bắn của lực lượng quân đội. Lời hứa được đưa ra nhân chuyến ghé thăm Bắc Kinh của lãnh đạo ngoại giao Syria.
  • Syria cam kết với Trung Quốc sẽ tuân thủ kế hoạch Kofi Annan (RFI) – Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay 18/04/2012 cho biết : Ngoại trưởng Syria, Wallid al Mouallem đã cam kết rằng Damas sẽ tuân thủ các yêu cầu trong kế hoạch hòa bình do đặc sứ Liên Hiệp Quốc Kofi Annan đề ra, nhất là lệnh ngừng bắn của lực lượng quân đội. Lời hứa được đưa ra nhân chuyến ghé thăm Bắc Kinh của lãnh đạo ngoại giao Syria.
  • Hàn Quốc : Triển vọng trở thành cường quốc hạt nhân (RFI) – Liên quan đến châu Á, trang kinh tế nhật báo Libération có bài « Công nghiệp hạt nhân : Seoul tỏa sáng », đề cập đến sự phát triển tiềm lực hạt nhân dân sự của Hàn Quốc. Quốc gia châu Á này đang có tham vọng trở thành một trong ba nước đi đầu trong lĩnh vực công nghệ hạt nhân.
  • Trung Quốc ngưng cưỡng bức hồi hương người tỵ nạn Bắc TT (RFI) – Theo tờ báo Nhật Bản Yomiuri Shimbun hôm nay, 18/04/2012, Trung Quốc đã đình chỉ chính sách cưỡng bức hồi hương người tỵ nạn Bắc Triều Tiên. Động thái này, theo tờ báo, biểu thị thái độ bất bình của Bắc Kinh trước việc họ không được Bình Nhưỡng thông báo trước về vụ phóng tên lửa.
  • IMF dự báo năm nước phát triển của ASEAN tăng trưởng cao năm nay (RFI) – Theo báo cáo về triển vọng kinh tế thế giới của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF,) được công bố ngày 17/04/2012, ASEAN -5 sẽ đạt mức tăng trưởng cao trong năm nay và năm tới. Năm nước thuộc nhóm phát triển trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, gồm Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines và Việt Nam, được dự báo có tỉ lệ tăng trưởng năm nay là 5,4%, và sang năm lên 6,2%, so với năm ngoái chỉ có 4,5%.
  • Bị Hội đồng Bảo an lên án, Bắc TT dọa trả đũa Hoa Kỳ (RFI) – Bị Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc ra tuyên bố lên án về vụ phóng tên lửa, dù thất bại, Bình Nhưỡng hôm nay 18/04/2012 đã trút cơn giận dữ lên đầu Hoa Kỳ. Bộ Ngoại giao Bắc Triều Tiên đã cực lực phản đối việc Mỹ đình chỉ kế hoạch viện trợ lương thực và đe dọa sẽ có biện pháp trả đũa.
  • Bắc TT dọa trả đũa Hoa Kỳ sau khi bị Hội Đồng Bảo An lên án (RFI) – Bị Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc ra tuyên bố lên án về vụ phóng tên lửa, dù thất bại, Bình Nhưỡng hôm nay 18/04/2012 đã trút cơn giận dữ lên đầu Hoa Kỳ. Bộ Ngoại giao Bắc Triều Tiên đã cực lực phản đối việc Mỹ đình chỉ kế hoạch viện trợ lương thực và đe dọa sẽ có biện pháp trả đũa.
  • Nga thành lập đơn vị chuyên điều tra về tội phạm cảnh sát (RFI) – Ủy ban Điều tra Nga, một định chế độc lập với Bộ Nội vụ, hôm nay 18/04/2012 loan báo việc thành lập một đơn vị đặc biệt chuyên điều tra về các tội phạm do cảnh sát gây ra. Theo AFP, cảnh sát Nga hiện là trung tâm của nhiều xì-căng-đan, nhất là các vụ tra tấn.
  • Tám cựu lãnh đạo Vinashin kháng án (RFI) – Cựu Tổng giám đốc và bảy cựu lãnh đạo Tập đoàn Kinh tế Vinashin, tập đoàn tàu thủy hiện đang gánh món nợ khổng lồ làm ảnh hưởng trầm trọng đến tình hình tài chính Việt Nam, đã nộp đơn kháng cáo. Hãng tin AFP dẫn nguồn tin từ báo chí trong nước hôm nay 18/04/2012 cho biết như trên.
  • IMF xen vào tranh cử tổng thống Pháp (RFI) – Hôm qua, 17/04/2012, như thông lệ mỗi sáu tháng, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã công bố dự báo kinh tế, trong đó có phần liên quan đến các quốc gia châu Âu. Về nước Pháp, các dự báo của IMFđều bi quan hơn những gì từng được hai ứng cử viên chủ chốt trong cuộc bầu cử tổng thống tại Pháp đưa ra, đặc biệt là chỉ tiêu về tăng trưởng và giảm thâm hụt ngân sách.
  • Bà Aung San Suu Kyi dành chuyến xuất ngoại đầu tiên cho Na Uy (RFI) – Theo nguồn tin từ Bộ ngoại giao Na Uy hôm nay 18/04/2012, lãnh tụ đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi sẽ đến thăm Oslo vào tháng 6 sắp đến. Đây sẽ là chuyến xuất ngoại đầu tiên của bà Sau hơn hai thập niên bị tập đoàn quân sự Miến Điện tước mất tự do.
  • Dầu khí Bắc cực : Trọng tâm chuyến đi châu Âu của Ôn Gia Bảo (RFI) – Theo hãng tin Pháp AFP hôm nay, Bắc cực và trữ lượng dầu khí to lớn tại đây chính là mục tiêu chủ yếu trong chuyến công du châu Âu của thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo từ ngày 20 đến 27/04/2012. Ông Ôn Gia Bảo sẽ viếng thăm Iceland, Thụy Điển, Ba Lan, và cuối cùng tại Đức ông sẽ đến tham quan hội chợ công nghiệp Hannover.
  • Hoa Kỳ kêu gọi trả tự do cho các blogger Việt Nam bị truy tố (RFI) – Ngày 15/04/2012 vừa qua, tư pháp Việt Nam loan báo quyết định truy tố ba nhà viết blog Phan Thanh Hải, Nguyễn Văn Hải và Tạ Phong Tần về tội tham gia “Câu lạc bộ nhà báo tự do”, một trang blog chính trị thành lập vào tháng Chín năm 2007. Ba người bị buộc vào tội danh rất nặng là “tuyên truyền chống Nhà nước”, có thể bị phạt đến 20 năm tù. Hôm qua, bộ Ngoại giao Mỹ đã chính thức yêu cầu chính quyền Việt Nam trả tự do cho ba người này.
  • Đạo luật Giáo dục Đại học tại Hungary bị chỉ trích mạnh mẽ (RFI) – Kể từ khi chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội 2010, Liên minh cầm quyền cánh hữu – đứng đầu là đảng FIDESZ của Thủ tướng Orbán Viktor – đã đề xướng và cho thông qua hàng loạt đạo luật gây phản đối, phẫn nộ gay gắt trong và ngoài nước, trong đó có Đạo luật Giáo dục Đại học đang bị cư dân Hungary, đặc biệt là giới sinh viên, học sinh chỉ trích mạnh mẽ.
  • Tàu Trung Quốc thăm TP Hồ Chí Minh (BBC) – Tàu Trịnh Hòa của Hải quân Trung Quốc sẽ thăm thành phố Hồ Chí Minh từ 23-25 tháng Tư, theo Đại sứ quán TQ ở Việt Nam.
  • 100 ngày trước Olympic London (VOA) – Chỉ còn 100 ngày nữa là tới lễ khai mạc Olympic Mùa Hè, và tiếp theo là 16 ngày tranh tài thể thao đầy cam go nhưng cũng nhiều thích thú
  • Tỉ phú Warren Buffett bị ung thư (VOA) – Ông Buffett là một trong 20 người giàu nhất thế giới theo như trang mạng Forbes.com và Thông tấn xã về doanh thương Bloomberg
  • Các cựu giới chức Vinashin kháng cáo (VOA) – 8 cựu giới chức hàng đầu của Vinashin làm đơn kháng cáo đối với các bản án tù dài hạn trong vụ bê bối gây tổn hại điểm tín nhiệm của VN
  • Việt Nam hiện đại hóa nông nghiệp (RFA) – Việt Nam sẽ phát triển một lĩnh vực canh tác hiện đại và bền vững để đảm bảo đảm an ninh lương thực, tăng thu nhập cho nông dân, và đáp ứng nhu cầu trong nước và quốc tế.
  • Nợ nần của Bianfishco sẽ được thanh toán? (RFA) – Công ty Mua bán nợ và Tài sản tồn đọng của doanh nghiệp DATC, thuộc Bộ Tài Chính đang thảo luận các biện pháp nhằm giải quyết vụ nợ nần của công ty thủy sản Bình An – Bianfishco.
  • Tám trong số 9 bị cáo trong vụ Vinashin làm đơn kháng cáo (RFA) – Cựu chủ tịch Vinashin, ông Phạm Thanh Bình vừa nộp đơn kháng cáo yêu cầu giảm mức hình phạt 20 năm về tội “cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” mà tòa đã tuyên cách đây hai tuần.
  • <a Chuyến đi nước ngoài đầu tiên của bà Aung San Suu Kyi (RFA) – Sau nhiều năm trời bị giam cầm và quản thúc, nhân vật biểu tượng cho cuộc tranh đấu đòi tự do và dân chủ của Miến Điện là Bà Aung San Suu Kyi sẽ thực hiện chuyến thăm nước ngoài đầu tiên vào tháng Sáu tới đây.
  • Làm Một Nẻo, Nói Một Đàng (VietBao)Trong bài nói tại Trường Đảng Cao cấp Nico Lopez ở Cuba của ông Nguyễn Phú Trọng có đoạn phản ánh đúng sự thực:
  • VN Đi Dây Quân Sự Mỹ-Hoa (VietBao)Việt Nam đang tìm cách kết thân cả với quân lực Hoa Kỳ và Trung Quốc, theo các thông tin từ VOA và BBC.

 

Việt Nam dần đi đến một chủ nghĩa tư bản cờ bạc

Karl D John
-
Đánh (bài) hay không, đó là câu hỏi trị giá nhiều tỷ đô la mà Đảng Cộng sản cầm quyền hiện đang cân nhắc. Tình thế khó khăn của việc mở sòng cờ bác xoay quanh về việc một nhà nước trên danh nghĩa là cộng sản, vẫn đang khai triển những lời hùng biện mang tính cách mạng lại có thể công khai nắm lấy một khái niệm của tư bản chủ nghĩa tự do buông thả.
Từ lâu, các nhà cai trị Việt Nam từng đấu tranh với khái niệm sòng bạc. Những người bảo thủ trong đảng đã tuyên bố việc hợp thức hóa cờ bạc sẽ mở ra rất nhiều rắc rối không thể đoán dược của các tệ nạn xã hội, một điều mà cuộc cách mạng cộng sản từng tuyên bố là sẽ tiêu diệt. Các quan chức ôn hòa hơn lại vạch ra các lợi ích tài chính tiềm năng của ngành du lịch và các khoản thu thuế.
Một bước đột phá trong cuộc đấu tranh về ý thức hệ này đã đến vào năm 2008 khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong gần nửa nhiệm kỳ đầu tiên tại chức vụ của mình đã chấp thuận thông qua một khu giải trí phức hợp Hồ Tràm strip, kiểu sòng bạc Las Vegas trị giá 4,2 tỷ USD, dưới bảng hiệu của Metro-Goldwyn-Mayer, hiện đang được xây dựng, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh vào khoảng 80 dặm (128,7 km).
Kể từ đó, năm khu du lịch nghỉ mát có sòng bạc khác đã được cấp phép trên cả nước. Thật thú vị, có bốn khu được đặt tại vùng phía bắc bảo thủ hơn của đất nước. Hai trong số đó nằm trong khu vực sát cửa khẩu biên giới Việt Nam-Trung Quốc, một vị trí chiến lược để thu lợi nhuận từ những tay cờ bạc điên dại người Trung Quốc. Tập đoàn Genting của Malaysia là một đối tác trong các cơ sở loại này ở Lào Cai và một công ty Hồng Kông là một đối tác tại cơ sở ở Móng Cái.
Nhập vào danh sách mới nhất là một khu nghỉ mát được Hoa Kỳ hậu thuẫn ở khu vực giữa đất nước tại Đà Nẵng, hoạt động dưới cùng một hợp đồng quản lý của cơ sở phía bắc Móng Cái. Hai lần một tuần, những người đánh bạc Trung Quốc bay đến bằng các chuyến bay thuê bao từ Côn Minh, Quảng Tây và Hồng Kông. Trớ trêu thay, họ đáp xuống trên cùng đường băng mà máy bay ném bom B-52 từng xử dụng để ném bom Hà Nội trong thời chiến tranh chống Mỹ.
Trong từ vựng chính thức, các sòng bạc không tồn tại ở Việt Nam. Tuy nhiên, các từ ngữ “trung tâm giải trí” với “trò chơi có thưởng” dành cho khách người nước ngoài cho phép sòng bạc được tồn tại đúng với giấy phép. Điều này thường có nghĩa là một căn phòng dành riêng cho một số loại cờ bạc giới hạn, bao gồm cả Roulette, Baccarat, Blackjack, Tai xỉu và cả máy kéo tiền. Bên cạnh các cơ sở được xây dựng có mục đích này, một số khách sạn còn được phép để có một căn phòng chứa máy kéo tiền và các trò chơi điện tử.
Trung tâm đầu tiên của những loại giải trí có sòng bài này, được thành lập bởi Stanley Ho, nhà chiến lược gia cờ bạc người Macau, nằm ở Đồ Sơn, ngoại ô thành phố Hải Phòng, khoảng hai giờ đồng hồ từ Hà Nội. Có lẽ, “thí nghiệm” này đã được đặt ở một vị trí gần, đủ để các cán bộ hàng đầu của Đảng ghé thăm cho các mục đích giám sát.
Tất cả các hoạt động cờ bạc tại Việt Nam được hình thành dưới một thỏa thuận liên doanh. Cơ sở Hoàng Gia Quốc tế sở hữu và điều hành bởi một nhóm các nhà đầu tư Đài Loan tại Vịnh Hạ Long đã phát triển các mô hình dạng “cân bằng hóa” (ví dụ như họ đã công khai niêm yết trên Sàn Giao dịch chứng khoán Việt Nam) các hoạt động của mình trong tháng 7 năm 2007.
Giống như Trung Quốc, Việt Nam không cho phép công dân của mình được đánh bạc trong nước. – Các nhà cái buộc phải chấp nhận một loại toệc tùng liên hoan có sòng bạc, nơi những người đánh bạc được đưa tới một khu vực có cờ bạc được hợp pháp hóa sẵn. Họ đặt phòng trong các sòng bạc tại khách sạn bằng chi phí của công ty tổ chức liên hoan để đổi lấy sự giảm giá nguồn doanh thu của người đánh bài từ sòng bạc.
Người có thể thay đổi luật chơi
Những tin đồn tràn lan cho rằng dự thảo Nghị định về cờ bạc sẽ sớm được đặt trước thủ tướng. Các nhà đầu tư nước ngoài đang cân nhắc những cơ hội có thể mở sòng bạc ở Việt Nam đã bày tỏ hy vọng rằng người dân địa phương sẽ được cho phép để đánh bạc. Tuy nhiên, đảng và các nhà quan sát chính phủ, tin rằng một động thái như thế tối thiểu cũng phải cần đến 10 năm nữa.
Thành công của Macau và Singapore trong việc moi được các khoản doanh thu lớn từ một số ít khách du lịch đến thông qua mục tiêu có hiệu quả của những người mê cờ bạc sẽ khuyến khích các quan chức Việt Nam duy trì lệnh cấm người dân địa phương đáng bạc. Đồng thời, người ta thường chấp nhận rằng các sòng bạc sẽ gia tăng đáng kể doanh thu về du lịch và thuế tại một thời gian có lo lắng về tài chính.
“Quý vị chỉ cần có nhìn vào Singapore và Macau như những ví dụ điển hình. Singapore đã tăng lượng du lịch lên 20%, Macau hiện đạt doanh thu (cờ bạc) nhiều gấp năm lần so với Las Vegas. Trong các nước khác như Campuchia và Việt Nam. Tất cả mọi người đang tìm cách thu hút du lịch bằng cờ bạc và nếu không có, quý vị sẽ thua thiệt trong cuộc đua”, ông Ben Lee giám đốc đối tác Management & Consulting Ltd cho biết.
Tuy nhiên,người nước ngoài quan tâm đến tiềm năng đánh bài của Việt Nam đang gia tăng. Gần đây, ông trùm cờ bạc Sheldon Adelson của Las Vegas Sands đã viếng thăm đất nước và đề nghị xây dựng 2 khu nghỉ mát phức hợp với tổng vốn đầu tư 6 tỷ USD. Yêu cầu quan trọng của ông cho khu phức hợp, trong đó sẽ bao gồm khách sạn, nhà hàng, trung tâm triển lãm, trung tâm vận chuyển, spa, nhà hát và viện bảo tàng, là chúng sẽ được đặt tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Các khu giải trí phức hợp này tính đi theo tấm gương của những phát triển tương tự ở Malaysia và Singapore. Khu nghỉ mát phức hợp được công nhận đầu tiên đã bung lên trong đầu những năm 1980 khi Genting phát triển một sòng bạc ở Malaysia với một loạt các cơ sở giải trí và vui chơi . Khu nghỉ mát World Sentosa của Singapore và Marina Bay Sand bắt đầu hoạt động vào năm 2010 và đã kiếm được hơn khu sòng bài Las Vegas.
Gần đây, bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nói rằng một số nhà đầu tư nước ngoài đang tìm kiếm một chính sách mới, cho phép người dân địa phương được vào sòng đánh bạc, nhưng điều này chưa được bàn đến. “Các sòng bạc có thể giúp thu hút thêm khách du lịch nước ngoài và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhưng phải được quản lý tốt để người dân địa phương không thể tham gia vào cuộc đỏ đen”, gần đây ông cho biết.
Các khu vực chơi game khác dường như đã được mang ra đàm phán. Có những dấu hiệu rằng chính phủ sẽ sớm hợp thức hoá các loại cá độ thể thao để hạn chế những thiệt hại xã hội gây ra bởi các tập đoàn cờ bạc bí mật.
Gần đây, bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ đã viếng thăm Singapore để nghiên cứu hoạt động cá cược thể thao ở đó. Khi trở về, ông cho biết Việt Nam có thể học hỏi từ ví dụ của Singapore trong việc thiết lập một khuôn khổ pháp lý và tổ chức quy mô lớn loại hoạt động cá cược.
Một số người đã giải thích ý kiến của ông như một tín hiệu của giới lãnh đạo hàng đầu hướng tới một cách tiếp cận khoan dung hơn để chơi bài bạc. Theo quy định pháp luật hiện hành, chỉ thủ tướng Dũng mới có thẩm quyền phê duyệt giấy phép cho mở sòng bạc mới. Việc xác nhận ở thêm một nhiệm kỳ năm năm và với việc đất nước đang phải đối mặt với những căng thẳng mới về kinh tế, đó là một canh bạc mà nhiều nhà đầu tư nước ngoài nghĩ rằng ông nên tham dự.
Nguồn: Asia Times
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ

 

Thế lực thù địch nào đứng sau các dự án đầu tư nhằm vào đất của nông dân?

Phúc Lộc Thọ
-
… Tại sao các cơ quan chức năng của Đảng và Nhà nước không đưa vào tầm ngắm, nghiên cứu xem những kẻ đứng sau các dự án đầu tư nhắm vào đất của bà con nông dân để soi xét động cơ, mục đích và hệ quả của chính sách, biện pháp này xem có đúng là nguy hại gấp vạn lần những thế lực thù địch siêu hình, tưởng tượng khác… Chính những kẻ ban hành và thực thi chính sách cướp đất của nông dân mới là thế lực thù địch hữu hình của nông dân, của chế độ nhưng lại đang được tiếp tay, dung túng, bảo kê của chính quyền của một số nơi, một số cấp…
Theo số liệu của Thanh tra Chính phủ tổng kết trong nhiều năm: 70% số vụ khiếu nại dân sự mà cơ quan này phải đứng ra giải quyết liên quan tới đất đai; Cụ thể hơn liên quan tới các dự án công nghiệp, dự án kinh doanh dịch vụ liên quan tới việc thu hồi đất canh tác, đất thổ cư của nông dân… Cụ thể hơn: do người nông dân bị thu hồi đất, tuy có được đền bù theo chính sách nhưng sự đền bù đó không thể bù đắp được thiệt hại của người nông dân vì đất là tư liệu sản xuất truyền đời của người nông dân, không có nó người nông dân không biết dựa vào đâu để kiếm sống; chưa kể viện đền bù này lại được triển khai không minh bạch, không công bằng thậm chí còn bị xà xẻo, hà lãm…
Người Trung Quốc có câu: Phi nông bất ổn; 60% dân số sống ở nông thôn, thử hình dung khi một bộ phận không nhỏ người nông dân bị cướp mất nhà cửa ruộng vườn, tất yếu họ sẽ mang theo cả một núi hận thủ đối với chế độ vì đất đai, vườn tược, nhà cửa của họ mà họ đang thừa hưởng bị tước đoạt. Khi người nông dân bị đẩy ra khỏi ruộng vườn và thường được đền bù theo giá tượng trưng, sau đó cũng chính mảnh đất đó vào tay các doanh nghiệp, nhà đầu tư nên nhiều khu đất đã được mua đi bán lại với giá cao gấp nhiều lần so với số tiền đã trả cho người nông dân… Trước tình cảnh đó làm sao người nông dân không cay đắng?! Cách đây mấy năm, dự án khu đô thị Ciputra ở Nhật Tân Tây Hồ Hà Nội được triển khai; nhiều người đều biết; đây là một khu trồng đào nổi tiếng của Hà Nội, gắn với một làng nghề tồn tại hàng thế kỷ nay… Thế nhưng khi Hà Nội ban hành chính sách biến khu này thành khu đô thị mới, lập tức hàng ngàn nông dân ở đây bị trắng tay trong phút chốc…
Theo thông tin mà người viết bài này biết: mỗi mét vuông đất ở Nhật Tân nếu có cây đào trên đó được đền bù 350.000 đ, vì là đất nông nghiệp; thế nhưng khi thu hồi đất, Hà Nội quay sang cho đấu giá và giá đất của khu đô thị này lên tới 50 triệu đồng/m2… Điều trớ trêu cuộc đấu thầu này đã có những đề thầu khiến cho chính những chủ nhân của khu đất đó muốn quay trở lại tham gia đấu thầu cũng bị loại ngay…
Đọc thêm: Khu đô thị “khủng” nhất Việt Nam
Mấy ngày gần đây theo dư luận trên mạng đang nổi lên vụ bà con nông dân Văn Giang Hưng Yên đang vùng lên đấu tranh với một dự án đầu tư khu du lịch sinh thái ở đây; mọi người đều biết Văn Giang là nơi có nghề trong quất, ươm giống cây cảnh nổi tiếng cung cấp cho thị trường Hà Nội, do vậy sự vùng lên của người nông dân ở đây xuất phát từ miếng cơm manh áo của họ…
Một câu hỏi: tại sao các nhà đầu tư và các cơ quan chức năng lại cứ ngắm vào Văn Giang, ngắm vào vùng đất “bờ xôi ruộng mật“ này để mà tranh cướp với bà con nông dân? Tại sao không tìm những vùng đất trống đồi trọc nơi thưa thớt dân cư đang còn rất nhiều xung quan Hà Nội mà khoảng cách tới trung tâm Hà Nội bằng hoặc thậm thì còn gần hơn Văn Giang ? Nếu đi theo trục đường năm, dọc đường đã sắp đầy các dự an khu công nghiệp được xây lên từ các mảnh ruộng thượng đẳng điền hàng ngàn năm nay ? Trong khi đó chỉ cách đường năm khoảng dăm bảy cây chúng ta dễ dàng nhìn thấy nhưng khu gò đồi hoang hóa hoặc được trồng những loại cây không có nhiều giá trị thương phẩm, dân cư lại thưa thớt.
Tôi đã nghiên cứu chính sách thu hồi đất để phát triển các dự án công nghiệp của Romania, Nhà nước Romania rất hạn chế lấy đất nông nghiệp của nông dân để phát triển các khu nông nghiệp mà thường tìm đến những nơi nói theo kiểu Việt Nam “chó ăn đá gà ăn sỏi”… Nhà nước đầu tư làm đường, điện, nước tới đó, còn đất thì cho không hoặc thuê với giá tượng trưng. Thời Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã có quyết định cấm lấy đất nông nghiệp để xây dựng các dự án công nghiệp, dịch vụ nhưng quyết định này đã bị lãng quên? Mới đây thấy Thủ tướng cũng đã ban hành lại quyết định có nội dung tương tự nhưng có vẻ như ban hành để làm cảnh, để làm đồ trang trí; còn bà con nông dân tiếp tục bị rơi vào tình cảnh “chó cắn giẻ rách“, đất đai vườn tược bị cướp… Vậy thì có thể coi những tác giả đứng đằng sau các dự án thất nhân tâm này có khác gì các thế lực thù địch vì họ đang đẩy số đông người dân xung đột với chính quyền, quyết tử với chính quyền, đẩy xã hội vào tình trạng bất ổn toàn diện cả chính trị, kinh tế, xã hội và môi trường…
Khi xưa, do mất cảnh giác nên Thục An Dương Vương đã nhận Trọng Thủy, con trai Triệu Đà làm con rể để mong thiết lập quan hệ hòa hiếu với các thế lực diều hâu phương bắc. Kết cục là bí mật quân sự nỏ thần bị bại lộ nên Thục An Dương Vương phải bỏ trốn vào Nghệ An; Tại đây Thần Kim Quy đã nổi lên chỉ vào mặt Thục An Dương Vương mà trách: Giặc ngồi sau lưng mà nhà ngươi không biết ?!
Không có văn kiện quan trọng nào của Đảng mà nhà nước không đề cập tới các thế lực thù địch đang tìm cách chống phá sự nghiệp xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chống lại Đảng và nhà nước? Tại sao các vị không đưa vào tầm ngắm nghiên cứu xem những kẻ đứng sau các dự án đầu tư nhắm vào đất của bà con nông dân để soi xem động cơ, mục đích và hệ quả của chính sách, biện pháp này xem có đúng là nguy hại gấp vạn lần những thế lực thù địch siêu hình, tưởng tượng khác… Chính những kẻ ban hành và thực thi chính sách cướp đất của nông dân mới là thế lực thù địch hữu hình của nông dân, của chế độ nhưng lại đang được tiếp tay, dung túng, bảo kê của chính quyền của một số nơi, một số cấp… Chính những kẻ này nấp dưới chiêu bài dự án đầu tư theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân, chia rẽ Đảng, Nhà nước với nông dân?!
P.L.T.
Theo: Blog Phạm Viết Đào.

 

Nhân đọc cuốn sách về cuộc chiến 1946-1954, tài liệu của Trung Quốc


Cố vấn Trung Quốc và Hồ Chí Minh
Nguyễn Văn Lục
-
Đây là một tài liệu rất quan trọng do những cố vấn Trung Quốc viết ra như một thứ Hồi Ký của những người trong cuộc. Một tài liệu chính thức của đảng Cộng sản Trung Quốc Bắc Kinh, xuất bản vào năm 2002.
Nhưng phải đợi đến năm 2009 mới được các ông Trần Hữu Nghĩa và Dương Danh Dy dịch và hiệu đính và phát tán trên mạng Internet. Mặc dầu đề bên ngoài là “Tài liệu nội bộ”. Đã hẳn, phải có lệnh trên nên tài liệu mới được tung ra ngoài như vậy? Nhà báo Trần Giao Thủy cũng đặt nghi vấn về vấn đề này. Ông Dương Danh Di là một viên chức ngoại giao kỳ cựu làm ở tòa đại sứ Việt Nam dân chủ cộng hòa trong vai trò bí thư thứ nhất. Ông có đủ thế giá khi dịch bản tài liệu này torn mức độ khách quan và trung thực.
Tập Hồi Ký này đã được cơ sở Truyền Thông in và xuất bản, tại Montréal, Canada. Công việc làm của cơ sở Truyền Thông từ trước đến nay với rất nhiều chủ đề như Toàn Cầu Hóa, Hà Nội dâng đất, dâng biển, Thảm sát Mậu Thân, Hồi ức và suy nghĩ của cán bộ xây dựng Xã Hội chủ nghĩa và tập sách tài liệu quý giá này thật đáng trân trọng. Người chủ trương cơ sở Truyền Thông này hễ ai đã có dịp đọc tờ Truyền Thông đều biết mà bởi bản tính khiêm tốn nên tôi không tiện nói tên ra đây.
Nhà báo Trần Giao Thủy đã có công sưu tầm chừng 200 hình ảnh tài liệu với rất nhiều chú giải, minh họa giúp người đọc dễ hiểu hơn. Và ông đã đưa ra một lời kết luận gợi những điểm nhìn khác, từ nhiều phía trong một thái độ chuẩn mực và thận trọng trí thức, không truy chụp, không kết án vu vơ. Ông viết: “Chắc chắn không ai hiểu người-anh-em-đồng chí cộng sản Việt Nam. Cuốn Bạch thư Sự Thật về quan hệ Việt Nam Trung Quốc trong 30 năm qua, do nhà xuất bản Sự Thật ấn hành tháng 10 năm 1979, tại Hà Nội là bằng cớ không thể tranh cãi.
Đã thế, tại sao đảng cộng sản Việt Nam để mãi đến 2009 mới cho phép dịch Hồi ký sang tiếng Việt để “ lưu hành nội bộ”?
Đọc ký sự do cả hai bên ghi lại chuyện xảy ra 55 năm trước giữa những người-anh-em-đồng chí có “ Mẫu mực sáng ngời của chủ nghĩa Quốc tế vô sản” không dễ. Người đọc cần phải có thái độ thận trọng dè dặt như, hay hơn cả khi đọc sách Annam chí lược của Lê Tắc.
Âu đây cũng là một bài học lịch sử quý giá cho tất cả mọi người Việt quan tâm đến vận mệnh dân tộc “ {Trích dẫn sách trên, Trần Giao Thủy trang 16}
Đây là một công trình làm việc rất có ý nghĩa, nhằm đưa ra những tài liệu chính thức về phía Trung Quốc cho thấy vai trò của Trung Quốc trong chiến thắng Điện Biên Phủ không thể bị gạt ra một bên.
Việc công khai hóa tài liệu.
C.I. A Mỹ đã công khai hóa nhiều tài liệu trong những ngày gần đây. Thật ra, ngay từ năm 1971, nhà thơ Diễm Châu, một thành viên chính của tờ báo Trình Bày đã dịch và phổ biển đều đều “ Hồ sơ mật của lầu năm góc về chiến tranh Việt Nam kể từ số báo Trình Bày 26 trở đi{Theo nguyên văn đã được công bố trên Nữu Ước thời báo}
Vì vậy, việc công khai hóa tài liệu chính thức của Trung Quốc đã đến lúc cần được đánh giá và nhìn nhận đúng mức. Mặc dầu họ đã im lặng không lên tiếng gì trong suốt mấy chục năm qua. Trong khi đó, phía Việt Nam cộng sản, hồ sơ lưu trữ vẫn dấu kín, nhưng mặt khác lại tuyên truyền một cách quá lộ liễu về chiến thắng Điện Biên Phủ cũng như cá nhân đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Phía người Pháp, kẻ bại trận cũng đã công khai hóa các hồ sơ lưu trữ cho công chúng biết như chúng tôi sẽ xử dụng trong bài viết này. Chẳng hạn trong cuộc Hội Thảo ở Paris, 2004, bác sỹ J.J Arzalier đã đưa ra một bản thống kê đầy đủ về số binh lính Pháp chết và bị thương đồng thời chỉ rõ số số binh lính bị bắt làm tù binh mà số phận họ không biết ra sao? Con số tù binh Pháp ấy lên đến gần 10 ngàn người. Người Pháp muốn Việt Nam bạch hóa số phận những tù binh này. Tác giả Jean Pierre Bernier còn quyết liệt hơn lên tiếng tố giác về số phận tù binh Pháp đã bị bắt, bị bỏ đói, uống nước ao, bệnh tật, không thuốc men, bị cầm tù, bị tra tấn mà chết dần mòn.
Sự tố cáo này là có tthật khi một số tù binh Pháp được thả ra đã là những nhân chứng kể lại
Hà Nội đã không chính thức lên tiếng về số phận những tù binh Pháp chết trong chiến tranh. Họ im lặng.
Vì vậy, cuộc chiến tranh này còn rất nhiều ẩn số mà chúng tôi mong đợi Hà Nội tháo khoán công khai. Hàng ngàn tài liệu cần được giải mật. Nhưng khó mà hy vọng Hà Nội giải mật vì làm như thế là tự tố cáo chính mình. Ý nghĩa cuộc chiến tranh được tuyên truyền đánh bóng trong bấy lâu nay sẽ mất hết.
Im lặng và bảo mật là điều mà Hà Nội phải làm trong lúc này. Nhưng họ sẽ bảo mật được bao lâu ? Khi đến lượt Liên Xô tung ra những tài liệu về phía họ
Ở đây chỉ xin nêu ra một bằng chứng cần được giải mật. Đó là những lá thư của ông Hồ Chí Minh viết cho Tổng Thống Mỹ Truman trước đây. Chúng ta đều biết, cơ quan OSS, cơ quan phản gián của Mỹ, tiền thân của C.I.A có liên lạc với nhóm Việt Minh và thả dù võ khí cũng như huấn luyện các bộ đội Cộng Sản.Truyện đó ai ai cũng biết. Nhưng nội dung những lá thư gửi cho TT Truman đã hẳn không có gì phải dấu thì dấu làm gì? Xin ghi lại tài liệu CIA nói về vấn đề này như sau: “Thế nhưng, chính quyền Truman lại cũng hất hủi những lời kêu gọi của Hồ Chí Minh. Vào tháng tám và tháng chín 1945, bản thuật ký kể lại, trong lúc các lực lượng của Hồ Chí Minh kiểm soát Hà Nội, ông đã gửi tới tổng thống Truman một lời thỉnh nguyện qua Văn phòng Dịch vụ chiến thuật OSS, cơ quan đi trước CIA, yêu cầu chấp thuận cho Việt Nam một quy chế như Phi Luật Tân trong một giai đoạn giám hộ trong khi chờ đợi độc lập. Từ tháng 10-1945 cho tới tháng hai năm sau, bản thuật ký tiếp, Hồ Chí Minh đã viết ít nhất là 8 lá thư cho TT Truman hoặc cho Bộ Trưởng ngoại giao, chính thức kêu gọi Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc can thiệp chống lại thực dân Pháp” {Trích Hồ sơ mật của lầu năm góc, tập san Trình Bày, trang 52}.
Giả dụ TT Truman chấp thuận cho Việt Nam một quy chế bảo hộ như đã từng làm ở Phi Luật Tân thì tương lai chế độ thuộc địa của người Pháp sẽ ra sao? Và rồi tương lai chính trị của đảng cộng sản Việt Nam sẽ như thế nào?
Đã đến lúc còn hàng ngàn, hàng ngàn tài liệu khác cần được giải mật giữa Việt Nam và Pháp, Trung Hoa và Liên Xô. Chính quyền Hà Nội không thể dấu kín mãi được.
Stanley Karnov, một tác giả thường ngả về phía cộng sản đã phải thú nhận rằng khi làm film tài liệu Viet Nam, A Television History, ông có yêu cầu được phỏng vấn ba người, nhưng bị từ chối. Đó là các ông Robert Mac Namara, Lê Đức Thọ và Nguyễn Văn Thiệu.
Nhưng khó khăn nhất vẫn là các tài liệu phía cộng sản miền Bắc đã không cách nào có thể tiếp cận, tra cứu, ông viết:“ But above, the military, political, social, economic, and human dimensions of the conflict were too big for any single individual to encompass as the struglle unfolded. In particular, it was extremely difficult to report on the communist side during the war, since captured documents, propaganda, and interrogations of prisoners or defectors furnished only part of the story. I believe that North Vietnamse and Viet Cộng leaders made a serious error in denying access to the Western news media” {Trích Viet Nam. A historỵ.The first Complete Account of Viet Nam at war, Stanley Karnow, trang 706}.
Vì các tài liệu miền Bắc còn giấu kín nên tôi thiết nghĩ rằng phần lớn các tác giả người Pháp viết về Điện Biên Phủ đều thiếu xót, vì không được cung cấp đầy đủ tài liệu từ nhiều phía như Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam. Những tác giả như Paul Mus, Jean Chesneaux,Jean Lacouture, Claude de Groulat, Joseph Buttinger, Philippe Devillers, Jean Sainteny, đại tướng Paul Ely, Joseph Laniel, đại tướng Henri Navarre, Bảo Đại ngay cả Bernard Fall nữa. Nhất là trường họp Jean Lacouture, sách của ông nay phải nói là không có chút giá trị lịch sử gì để đọc nữa.
Cùng lắm, họ chỉ biết và viết được nửa sự thật.
Vì thế, tôi rất khó chịu khi phải đọc lại những gì Paul Mus, Jean Lacouturẹ Jean Chesneaux, Claude de Groulat hay Jean Sainteny viết. Họ viết thiếu tư liệu, viết vì cảm tình riêng với Hồ Chí Minh. Họ bị lừa do cái khéo léo đóng kịch của Hồ Chí Minh. Họ đánh lừa chúng ta một lần nữa một cách dại khờ.
Trong số ấy không thiếu những người cầm bút trên trở thành đạo quân đánh mướn không công cho cộng sản. {Chữ dùng của tác giả Minh Võ trong Hồ Chí Minh, nhận định tổng hợp, trang 279}
Phần lớn sách họ viết đều nghèo nàn về tài liệu chưa được giải mật. Bao lâu Hà Nội không tháo khoán ra những tài liệu mật, việc viết về cuộc chiến tranh Việt Pháp không thể hoàn hảo được.
Lịch sử cuộc chiến tranh ấy vẫn có phần khuyết sử.
Cho nên, tài liệu ghi chép về viện trợ quân sự của Trung Quốc vẫn là những dữ kiện lịch sử góp phần làm rõ nét bộ mặt thật của cuộc chiến tranh 1946-1954. Những chiêu bài giải phóng dân tộc tự nó không còn ý nghĩa gì nữa.
Đọc tài liệu về phía Trung Quốc, chúng ta cảm thấy chúng ta bị lừa.
Đó là cảm giác trung thực nhất sau khi đọc tài liệu này.
Cảm tưởng của một số người sau khi đọc tài liệu của Trung Quốc.
Tôi được đọc tài liệu này cũng đã lâu do một sử gia “nghiệp dư” gửi cho. Nghiệp dư mà xem ra còn hơn nhiều tiến sĩ nghiệp thật.
Cảm tưởng đến với tôi một cách thuyết phục đây là tài liệu thật.
Cảm tưởng thứ hai là những cố vấn Trung Quốc viết với một thái độ khách quan, chân thành, không có giọng điệu thù oán Việt Nam, không tuyên truyền .. Người nào đã đọc đều cảm nhận được một phần sự trung thực ấy. Tôi đã bị cuốn hút vào trong những ghi chép ấy mà không lúc nào trong đầu gợi lên ý tưởng thực hay giả. Nhiều sự kiện được nhắc lại nhiều lần vì do nhiều tác giả viết ra, nhưng vẫn có tính nhất quán trong nội dung. Không có cảnh ông nói gà bà nói vịt.
Sự thực được viết ra một cách tự nhiên mà không cần biện giải.
Cái biến cố làm thay đổi cục diện thế giới lúc bấy giờ là Mao Trạch Đông loại đượcTrưởng Giới Thạch và thống lĩnh nước Tầu. Nam Kinh bị mất. Wouhan mất ngày 16-5, một tháng sau đến lượt Changhai vào ngày 27-5-1949. Trưởng Giới Thạch chạy xuống Trùng Khánh rồi Chengtou, rồi cứ thế đến Kouanchou, đảo Hải Nam rồi cuối cùng chạy sang Đài Loan ngày 9-12-1949.
Nhưng ngay từ đầu tháng 10-1949, tại quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh trước hàng triệu người, Mao Trạch Đông tuyên bố: dân tộc Trung Hoa đã đứng dậy.. Từ nay, sẽ không còn ai sẽ có thể khinh miệt chúng ta nữa.
Bắc Kinh nay được chọn làm thủ đô của nước Trung Hoa vào tháng 9-1945.
Khi tuyên bố như trên, lúc này Mao Trạch Đông mới 54 tuổi và sự nghiệp của ông mới thực sự bắt đầu.{Xem thêm Le déluge du matin, Han suyn, từ trang 533-535}
Trước những biến chuyển chính trị quan trọng đang xảy ra ở Trung Hoa, Bảo Đại là người cảm thấy bất an vì cuộc chiến tranh ở Việt Nam sẽ thay đổi, một khi Mao Trạch Đông lãnh đạo nước Trung Hoa.
Cũng vậy, trước những đe dọa tương lai từ phương Bắc, người Pháp vội vã trao trả độc lập cho chính phủ Quốc Gia –một nền độc lập tạm thời và khập khễnh được coi là giải pháp Bảo Đại- {solution Bao Đại} vào ngày 8-3-1949 thông qua Hiệp Định Élysées.
Không có biến cố tháng 10-1949, Thiên An Môn, chắc chắn cục diện chiến tranh Đông Dương đã không kết thúc một cách bi thảm như thế. Chính quyền cộng sản cũng như dư luận thế giới phải thẳng thắn nhìn nhận sự thật này
Sự can thiệp của Trung Quốc vào Việt Nam sau khi đã thống nhất Trung Hoa là điều có thực, không chối cãi được và là một mối đe dọa khiến Mỹ nghĩ tới những biện pháp phải đối đầu trực diện với Trung Quốc.
Pháp và Mỹ đều sợ Trung Hoa chứ không phải cộng sản Bắc Việt.
Xin ghi lại đây trích tài liệu Ngũ Giác Đài : “ Chiếu theo hoàn cảnh khẩn yếu đương thời và tùy thuộc vào sự ước lượng kết quả các chiến dịch đã khai diễn theo các tiểu đoạn a và b ở trên, chuẩn bị sẵn sàng có những hành động thêm nữa chống lại Trung Hoa cộng sản để giảm thiểu khả năng tiến hành chiến tranh của Trung Cộng như:
· Hủy diệt thêm những mục tiêu quân sự chọn lọc. Liên hệ với những mục tiêu mới này, một hành động như vậy đòi hỏi một cuộc tấn công bằng nguyên tử mở rộng, nhưng hết sức chọn lọc cộng thêm với những cuộc tấn công sử dụng các hệ thống vũ khí khác.
· Phong tỏa bờ biển Trung Hoa. Việc này có thể khởi công dần dà từ ngoài khơi.
· Chiếm giữ hoặc vô hiệu hóa đảo Hải Nam.
· Hoạt động chống lại Hoa lục bằng các lực lượng Trung Hoa Quốc Gia {Trích Trình Bày, Diễm Châu, số 29. trang 58, tháng 10/1971}
Cho nên, sách vở tài liêu phía cộng sản thường cố tình dấu diếm truyện này, đặc biệt là các tác phẩm của đại tướng Võ Nguyên Giáp. Phải chăng đã đến lúc điều này cần được viết lại, viết đầy đủ, viết trung thực.
Tôi cũng đã hỏi một số người đã đọc qua tập tài liệu này thì không một người nào nghi ngờ về tính xác thực của nội dung các bản ghi chép này. Nhiều người đọc xong cảm thấy bị sốc, vì từ trước tới nay bị tuyên truyền, che đậy. Nhiều người cảm thấy nhục và cho thấy cấp lãnh đạo cộng sản còn thua cả một Lê Chiêu Thống. Có người đi xa hơn hiểu ra tại sao có truyện “ dạy cho Việt Nam một bài học”.
Riêng nhà báo Trần Giao Thủy, người biên tập và chú giải tập sách này thì trả lời dứt khoát: Tài liệu là thật. Và ông cũng đã khẳng định điều này trong phần chú giải cuốn sách .
Nói chung, mọi người đã có dịp đọc tập tài liệu này đều thấy được một phần tính xác thực của tập tài liệu. Mặc dầu cũng thừa biết rằng, Trung Quốc cũng dùng những phần sử liệu này trong việc tuyên truyền nhằm hạ uy tín của Việt Nam trong trận Điện Biên Phủ. Như nhà báo Trần Giao Thủy cho biết, đây chỉ là một phần tài liệu mà thôi. Trong đó, phần tài liệu của tướng Trần Canh nay cũng được “tháo khoán” cho ra luôn. Trong đó Trần Canh đánh giá con người tướng Võ Nguyên Giáp chẳng ra gì. Võ Nguyên Giáp là người “quay quắt, không chính trực và không lương thiện lắm” {Slippery and not very upright and honest}. Theo Trần Canh, có lần Giáp phàn nàn với Trần Canh về những phê bình của Lá Quý Ba về Giáp, nhưng khi Lã Quý Ba có mặt thì Giáp lại luôn luôn tỏ vẻ chân tình và nồng nhiệt. Trần Canh viết : “Khuyết điểm lớn nhất của người cộng sản Việt Nam là lo ngại, người khác biết được chỗ yếu của mình. Họ không có tinh thần tự phê của người Bôn Sơ Vích” {Trích Truyền Thông, Trần Giao Thủy trang 15}.
Đừng quên, giữa đám đông, có lần Lê Duẩn gọi tướng Võ Nguyên Giáp là tướng hèn.
Tôi chỉ có thể nói rằng họ biết nhau quá mà. Khi mà Hồ Chí Minh khẩn khoản cho bằng được phải có Trần Canh bên cạnh ông thì vị tất đã là sự thật. Đôi khi chỉ là mánh khóe lấy lòng Trung Quốc mà thôi. Cuối cùng thì đại tướng Võ Nguyên Giáp là người phải lãnh thẹo vì cái khéo léo của Hồ Chí Minh.
Phần tôi khi đọc xong tập tài liệu, ý kiến và cảm tưởng của tôi không khác chi lắm với ý kiến của các vị nêu trên . Nhưng tôi nghĩ răng :
· Tập tài liêu đã có thể có trước khi những xng đột giữa hai nước .
· Ngay cả sau chiến tranh 1979, phía Việt Nam đã đưa ra cuốn Bạch Thư mà lời lẽ như tố cáo, chửi bới như kẻ thù đối với kẻ thù. Tập sách vẫn chưa được đưa ra .
· Trong suốt những năm từ 1954 cho đến 1975, ta say men chiến thắng, ta tự đề cao, ta tự công kênh nhau biến hai cuộc chiến thành những huyền thoại anh hùng cách mang, không một chữ nhắc đến ho, không một lời mời ngoại giao trong những ngày lề lớn ấy. Tập tài liệu vẫn được giữ kín.
· Lời lẽ văn từ trong tập tài liệu rất là ôn nhù, tình nghĩa. Không một lời chê trách phê phán trực tiếp ông Hồ hay Võ Nguyên Giáp vô ơn bạc nghĩa.
· Những dữ kiện, những con số được đưa ra đều chừng mực, chính xác, khách quan, không có tác dụng tuyên truyền một phía. Những kế sách đều có họp bàn, có dân chủ, có tôn trọng chủ nhà trước khi quyết định đánh hay tấn công địch.
· Tập tài liệu cũng chỉ cho thấy mối giao hảo giữa các lãnh đạo như Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Chu Ân Lai, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp thật là đầm ấm trong trong cái tình huynh đệ quốc tế vô sản, giúp nhau vô điều kiện. Chỉ trừ trường hợp Võ Nguyên Giáp có những mối bất đồng về chiến lược hay chiến thuật với các cố vấn như Trần Canh, Lã Quý Ba vv…
· Tinh tnần trách nhiệm của các cố vấn rất là cao, sự hiểu biết kinh nghiệm chiến đấu, kỹ thuật hay tổ chức quân đội so ra vượt xa các cấp chỉ huy Việt Nam nhiều.
· Nhưng điều tôi cho là quan trọng nhất là khi đọc xong tập tài liệu, tôi cảm thức và chia xẻ được những điều họ viết và độ xác thực là rõ ràng, không ác ý, không bôi bác khinh chê.
· Tôi và một số bạn đọc không phải là những người dễ tính, ngây thơ đến độ không phân biệt đượcchân giả. Họ không thể qua mặt chúng ta dễ dàng nếu thực sự họ không viết chân thực.
· Cuối cùng thì tôi đã bị tập tài liệu thuyết phục để viết ra những dòng này.
Phải chăng đó chính là sự thành công của tập tài liệu này do cơ sở Truyền Thông xuất bản và nhà báo Trần Giao Thủy biên tập, chú giải một cách trách nhiệm, công bằng mà không thiếu nghiêm nghị.
Xin nhận cho một lời khen này.
Truyền thống của sự giả dối.
Tựa đề này tôi lấy từ một chương trong cuốn sách Sortir du socialisme {Lối thoát ra khỏi chủ nghĩa xã hội} của Guy Sorman, ở trang 49. Trong chương này, tác giả chứng minh rằng ở bên Nga, từ thời Staline đã có thói quen thổi phồng hoặc che đậy một số sự thật. Tỉ dụ, kinh tế gia Nicolas Chmelev đã cho thấy những con số thống kê ở Nga Sô đã được thổi phồng lên 10 lần sự thật. Chẳng hạn sản xuất kỹ nghệ tăng 9& mỗi năm, nông nghiệp tăng 10%/năm. Nhưng thực sự, họ không bao giờ cho biết 9%, 10% của cái gì? Trước chiến tranh thứ hai, Staline đã thanh trừng những kẻ thù của chế độ cộng sản cộng thêm với nạn đói kém đã làm hàng chục triệu người dân Nga chết. Để lấp đầy khỏang trống số nạn nhân đã chết, Staline đã thổi phồng tổng dân số Nga đã tăng hơn 30 triệu để che dấu tội ác của ông ta.
Và để thực hiện được những điều dối trá ấy, Staline dùng các tổ chức intelligentsia trong việc cài người, đe dọa, khủng bố, bắt tù đầy, tra tấn, hướng dẫn dư luận, tuyên truyền ngụy tạo đi đến một thứ chủ nghĩa Lê nin, chủ nghĩa Staline như m.i người đều biết.
Staline rất sợ sự thật, vì thế để phòng hờ, ông ra lệnh thủ tiêu những kẻ nào nói lên sự thật hoặc khai trừ những nhà thống kê.
Vì thế đến thời Gorbachev mới nói đến perestroika.
Người cộng sản là như thế. Cộng sản Nga dối trá như thế nào, cộng sản Việt Nam là một bản photopie gốc.
Vậy thì chúng ta sẽ nghĩ gì khi đọc một tài liệu về cuộc chiến 1946-1954 “Ghi chép thực về đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp” Hồi ký của những người trong cuộc ghi chép. Nhưng như tôi vừa trình bày ở trên, tài liệu do cộng sản Trung Quốc xuất bản có đủ độ khả tín, khả năng thuyết phục cao về những sự việc họ nêu ra không ? Và nếu giả dụ tài liệu này chứa đựng nhiều sự thực thì phải chăng phía cộng sản Hà Nội đã cố tình che đậy, nói dối?
Theo ông Bùi Tín, một nhà báo chuyên nghiệp, trong kỳ Hội Thảo tại Paris, 2004 đã cho biết: “Tôi từng một thời gian là người phát ngôn chính thức của QDND. Tôi cũng làm báo quân sự trong chiến tranh. Hồi ấy, chúng tôi được lệnh giữ kín tổn thất của ta và nhân lên tổn thất của đối phương. Ví dụ theop công bố trên báo QDND thì chúng tôi đã hạ đến gần 7000 máy bay Mỹ, nhưng thật ra số đó là 3600 . Số lính Mỹ chết và bị thương ở miền Nam đăng trên báo cộng lại thì lên đến 500 ngàn, mà thật ra số chết là 51 ngàn. {Thật ra con số chính thức là 58.000 người}. “{Trích Hội Thảo Paris về 50 năm Điện Biên Phủ, PV Jeanne Mai, Paris 23-11-2003}.
Sự dối trá này hiểu được trong thời chiến, nhưng bây giờ thì dối trá để làm gì?
Vì thế, đọc bất cứ cuốn sách nào do đại tướng Võ Nguyên Giáp viết, ông cố tình tránh né những con số chính xác về những tổn thất của binh đội Bắc Việt. Thường ông chỉ dùng những chữ rất tổng quát, không định lượng như bên ta tổn thất nhẹ, hoặc trong trận này, binh đội ta bị thiệt hại nặng. Nặng hay nhẹ ở đây không nói lên được điều gì.
Đó là một cách che đậy vụng về tương đương với dối trá. Và thiếu nhân bản, thiếu tình đồng đội.
Trong khi đó, nếu địch thua thì ta chỉ rõ bằng con số rất chi ly và đầy đủ. Chẳng hạn trong chiến dịch Việt Bắc, 22-12-1947, địch thua đau và để lại: 3300 quân Pháp chết tại trận, hàng trăm tên ra hàng, 18 máy bay bị bắn rơi, 33 ca nô và 16 tàu chiến bị bắn chìm, 255 xe cơ giới bị phá hủy. Ta thu 8000 súng đủ loại.
Còn chiến dịch Hòa Bình, 1951, thời của tướng De Lattre de Tassigny. Sau 3 tháng, ta đã diệt được 22.000 binh sĩ địch {Gấp 5 lần số binh sĩ Pháp chết tại trận Điên Biên Phủ}, phá hủy 213 xe các lọai, 23 canô, 13 máy bay, 9 đầu máy xe lửa, thu 6.948 súng đủ loại, 116 tấn đạn, 129 máy vô tuyến điên.
Trận trước, ta chỉ giết được hơn 3000 quân địch, nhưng ta tịch thu được 8000 khẩu súng. Nhưng trong trận này, ta tiêu diệt hơn 22.000 quân địch, chỉ tịch thu được 6948 khẩu ? Phải chăng chúng dấu đi trước khi chết ? Chắc lại cần đến phép tính của Bùi Tín để trừ hao đi là vừa.
Tôi xin mạn phép không đề rõ xuất xứ tài liệu lấy ở đâu, vì lấy ở đâu cũng thế thôi. Cùng lắm cứ cho là tôi phịa ra cũng được. Mà chắc là phịa vì làm sao tin được những con số như thế. Tôi hy sinh danh dự để giữ thế giá cho đảng.
Tôi cũng xin trích dần một tài liệu khác, rất uy tín do lãnh dạo viết : “Trong tết mậu thân, chủ yếu từ đêm 30 tháng 1 đến cuối tháng 2, năm 1968, ta đã diệt và làm tan rã từng mảng lớn quân ngụy, diệt 147.000 tên, có 43.000 tên Mỹ”
{Trích Thư vào Nam, Lê Duẩn, trang 42}.
Trích bắt đầu từ dòng thứ 15 cho dến dòng thứ 19. Sách dẫn trên.
Cũng vậy, trong dịp Hội Thảo ở Paris, kỷ niệm 50 năm Điện Biên Phủ vào tháng 12/2004, ông Ngô Đăng Trí, viện khoa học xã hội đã chính thức đưa ra con số bộ đội vừa bị thương và vừa bị chết là 10 ngàn người. Nếu tính tỉ lệ trung bình cứ một chết, ba bị thương thì số bộ đội chết là 2500 người, còn lại 7500 người bị thương ? Những con số ấy đưa đến những nghi ngờ có gian trá bên trong. Và muốn biết được một con số gần sát thực hơn, người ta phải đi những con đường vòng, nhặt nhạnh trong các bài hồi ký, các phỏng vấn để tới một kết quả sát thực tế hơn. Tôi đọc một bài ký cho thấy có 4, 5 nghĩa trang chôn tử sĩ tại các đồi như nghĩa trang đồi Him Lam, đồi Độc Lập, Đồi A1 vv..Chỉ riêng nghĩa trang đồi Độc Lập đã có tới 2000 mộ liệt sĩ. Ấy là chưa kể theo như lời ông Trương Hữu Thêm kể: “ khi đi thăm đồi A1, công nhân xây dựng vô tình đào trúng mấy chục bộ hài cốt bộ đội Việt Nam đang ngồi trong tư thế ngắm bắn. Dưới lòng đất Điện Biên Phủ nay hẳn còn nhiều bộ hài cốt như thế.{Trích bài ký của ông Dương Thuấn trên Talawas, 2004}.
Điều đó cho thấy rằng, chiến trận xong, họ không có thì giờ và công sức thu dọn chiến trường. Hằng mấy chục xác chết trong giao thông hào không thể không trông thấy. Và còn hằng trăm, hàng ngàn xác chết như thế nữa? Có thể xác chết đã sình thối.
Họ mặc kệ để cho thiên nhiên cho mưa nắng làm công việc kết thúc cuối cùng thay cho họ.
Tôi cũng đưa ra thêm bằng cớ cho thấy bộ đội cộng sản chết nhiều vô số kể, chết như rạ, nhưng vẫn bị che đậy dối trá. Trong bài viết Prisonnier des Francais à Dien Bien Phu, đăng trong tờ Le Monde, ngày 22/4/2004, tướng Nguyễn Chương bị Pháp bắt làm tù binh đã thuật lại trận đánh vào cứ điểm Elianne II như sau: “ Vous rendez-vous compte, poursuit-il, que pendant les derniers jours de la bataille, nous avons perdu tant d’hommes pour prendre la seule position Eliane II…Pas moins de 22 attaques et contre-attaque pour quelques mètres de terrain; pour l’emporter, il a fallu creuser un tunnel sous la position francaise et y fait exploser une tonne d’explosifs. “ Le cimetìère militaire qui se trouve aujourdh’ui au pied de la colline avec huit cents de nos morts à Eliane II, dit Chuong “. Ông nói tiếp, các ông biết đấy trong những ngày cuối cùng của trận đánh, chúng tôi đã mất bao nhiêu là người để có thế chỉ chiếm được cứ điểm Eliane II… Không ít 22 lần tấn công và phản tấn công để tranh dành nhau từng thước đất, để thắng được, chúng tôi đã phải đào một địa đạo chạy ngầm dưới vị trí đóng quân của người Pháp và cho nổ hàng tấn thuốc nổ. Nghĩa trang quân đội bây giờ nằm dưới chân đồi là nơi 800 người chúng tôi đã để xác lại, Chương đã nói như thế.
Có thể tướng Chương đã quên không nhắc đến chiến thuật đào hàng trăm kilô mét giao thông hào và nhất là địa đạo ăn thông vào thẳng trại lính Pháp là chiến thuật do ai mách bảo và đã được thể nghiệm ở chiến trường nào trước đó?
Nhắc lại những trận đánh khủng khiếp này, tướng Chương ứa nước mắt và không bao giờ muốn nhắc lại nữa. Nó quá khủng khiếp đối với con người. Tôi tự hỏi, có bao giờ tướng Võ Nguyên Giáp nghĩ đến số phận những người lính dưới quyền ông ?
Không, sách nào của ông viết cũng bàng bạc ám ảnh chiến thắng. Phải thắng, thắng bằng bất cứ giá nào, bât kể sự hy sinh vô bơ bến của binh đội cộng sản
Ông càng được vinh danh với đủ thứ tên gọi có thể, tôi càng thấm thía được giá phải trả của những người lính.
Một điều mà tôi cảm thức sâu xa được khi đọc những cuốn sách do tướng Võ Nguyên Giáp viết là ông có thể là một vị tướng tài. Nhưng là một tướng sát thủ lạnh tanh mà mỗi chiến thắng làm bằng xương máu người khác.
Chỉ cần nhắc lại trong chiến dịch đồng bằng sông Hồng tháng 01-1951, đặc biệt trận đánh Vĩnh Phúc Yên ở cách Hà Nội 37 dặm. Tiếp theo là những trận Mao Khê rồi Phủ Lý, Ninh Bình. Trận đánh ở Vĩnh Phúc Yên tưởng kết thúc trong chiến thắng sau những hy sinh lớn lao về tổn thất sinh mạng, không ngờ tướng De Lattre de Tassigny đã cho dội bom napalm làm cho hàng ngàn cán binh cộng sản đang tập trung ở đấy bị thảm sát trở thành những cây đuốc sống tìm chỗ ẩn náu.
Cảnh trận đánh này phải quay thành film mới thấy hết được sự bạo tàn của chiến tranh. Đó là bữa Barbecue cuối cùng của vị tướng tài danh nước Pháp trước khi chết .
Chiến dịch sông Hồng là một thất bại nặng nề riêng của tướng Giáp về chiến lược. Vậy mà trong Hồi ký: Điện Biên Phủ, điểm hẹn lịch sử, xuất bản năm 2000 ông đã viết gì?
Theo tài liệu của Ngũ Giác Đài có ghi lại như sau về số phận những người bộ đội đã chết trong hai cuộc chiến tranh vừa qua là: “Trong phần lớn 20 năm qua, một cách trực tiếp hay do ủy quyền. Hoa Kỳ đã lao vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương. Bốn mươi lăm ngàn người Mỳ đã chết trong cuộc giao tranh, 95.000 người thuộc các quốc tịch khác nhau trong đạo quân thuộc địa Pháp cũ. Và không ai rõ là có bao nhiêu người Đông Dương thiệt mạng nữa . Số phỏng đoán là từ một tới hai triệu ngươi.{Trích Hồ sơ mật của lầu năm góc, tạp chí Trình Bày, trang 35}
Đã chết rồi mà cũng chưa xong, xác chết còn bị xử dụng như võ khí tuyên truyền cho chiến thắng ấy.
Nhiều lúc tôi tự hỏi chết thêm một người hay bớt đi một người thì có thay đổi gì về ý nghĩa cuộc chiến? Vậy mà họ vẫn phải nói dối.
Nhưng còn có những điều dối trá, lừa bịp người chết lẫn người sống một cách trắng trợn hơn nữa. Sau chiến trận Điện Biên Phủ, nhiều xác chết đã rữa mục không được thu dọn, chôn cất hẳn hoi như trường hợp người ta đào được mấy chục xác chết bộ đội chết trong vị trí chiến đấu. Nhưng sau này để vinh danh họ- những bộ đội đã chết thảm khốc- họ thiết lập nghĩa trang quân đội với những ngôi mộ với bia mộ, ghi tên tuổi đàng hoàng. Chỉ có điều đó là những ngôi mộ không có xác chết. Có nhiều chỗ, họ dựng cả một khu mộ liệt sĩ, xây cất lăng tẩm, có nến hương, có khấn vái .. Nhưng bên trong lòng mộ rỗng tuếch. Tại sao không đơn giản dựng một tấm bia kỷ niệm ? Tại sao phải đánh lừa như thế?
Sự Thực về viện trợ quân sự của Trung Quốc cho Việt Nam chống Pháp
Nếu chúng ta chịu khó xếp 6,7 tác phẩm của tướng Võ Nguyên Giáp một bên, bên kia tài liệu về phía Trung Quốc. Đọc và so sánh. Chúng ta sẽ biết sự thực nằm về phía nào?
© Nguyễn Văn Lục
© Đàn Chim Việt

 

Từ chuyện chiếc xe 2,6 tỷ của Bộ trưởng Thăng


Trương Duy Nhất
-
Ngồi ghế Bộ trưởng không phải ai bưng cho cái gì cũng nhận. Chính khách hàng Bộ trưởng khác “thằng” giám đốc doanh nghiệp và Bí thư đoàn ở điểm này.
Từ một vụ tai nạn, xe ông Đinh La Thăng bị đâm bẹp dúm một góc cửa hông trái, mới lộ ra chuyện đây là chiếc xe “quà biếu”.
Ngay sau khi ông Thăng trúng chức Bộ trưởng Giao thông- vận tải, một doanh nghiệp thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia (nơi trước đó ông Thăng làm Chủ tịch HĐQT) đã hào hiệp tặng Bộ trưởng Thăng một chiếc xe hiệu Toyota Land Cruiser V8 trị giá 2,6 tỷ đồng. Gọi là tặng Bộ Giao thông-vận tải, nhưng thực chất là tặng ông Thăng, bởi chiếc xe này được sử dụng làm xe riêng phục vụ Bộ trưởng.
Ngoài chiếc Land Cruiser V8 đặc biệt này, Công đoàn dầu khí Việt Nam cũng tặng… Bộ Giao thông- vận tải một chiếc xe khác trị giá 1,1 tỷ đồng.
Thực chất việc tặng xe này là gì? Tiền tặng xe lấy từ đâu hay cũng từ nguồn ngân sách? Đây là điều khúc mắc cần được làm rõ. Đặc biệt hơn khi doanh nghiệp tặng xe Bộ trưởng lại là đơn vị trúng thầu một dự án lớn do một Tổng công ty lớn thuộc Bộ Giao thông-vận tải làm chủ đầu tư (nguồn: báo Tuổi Trẻ).
Nếu dính dáng đến dự án thầu, hoặc nếu nguồn tiền từ ngân sách thì phải khởi tố điều tra. Chiếc Land Cruiser V8 2,6 tỷ của Bộ trưởng Thăng thì chưa rõ nguồn tiền nào, nhưng chiếc xe (đã qua sử dụng) trị giá 1,1 tỷ của Công đoàn dầu khí Việt Nam tặng Bộ Giao thông thì chắc chắn là tài sản của nhà nước. Tài sản nhà nước thì không thể tùy hứng đem tặng cho vô tội vạ như thế được. Động cơ, mục đích gì núp sau chuyện tặng cho này?
Cứ giả như nguồn tiền tặng cho kia là trong sáng, minh bạch thì cũng nên từ chối. Ngồi ghế Bộ trưởng càng cần phải ý thức rõ chuyện này. Không phải ai bưng cho cái gì cũng nhận. Chính khách hàng Bộ trưởng khác “thằng” giám đốc doanh nghiệp và Bí thư đoàn ở điểm này.
Hoặc cứ cho đó là tình thế “nhạy cảm” khó từ chối, thì ông Bộ trưởng cũng không nên ngồi lên chiếc xe đó. Tiêu chuẩn Bộ trưởng chính phủ ban hành không được phép dùng xe loại này. Hay đây là “sáng kiến” lách qui định để dùng xe vượt khung của Bộ trưởng Thăng?
Được biết, chuyện các quan chức hàng Bộ trưởng, Thứ trưởng, trung ương ủy viên, Bí thư, Chủ tịch tỉnh thành sử dụng xe vượt khung là khá phổ biến, cho dù quốc hội, chính phủ và Bộ Tài chính đã nhiều lần nhắc nhở. Sự thiếu gương mẫu, bất chấp qui định, sử dụng xe công vượt định mức đã tiêu tốn một khoản ngân sách khổng lồ. Trong khi đáng ra, nguồn tiền này phải được dè xẻn để chi dùng cho các mục tiêu phát triển và an sinh.
Từ chuyện chiếc xe quà tặng vượt khung 2,6 tỷ của Bộ trưởng Thăng, tôi nghĩ quốc hội và chính phủ cần tỏ ra nghiêm khắc và quyết tâm hơn trong việc kiểm soát lượng xe công dùng cho quan chức. Nếu làm một cuộc kiểm tra nghiêm túc toàn bộ quan chức chính phủ, trung ương ủy viên, Bộ trưởng, Thứ trưởng, Bí thư, Chủ tịch tỉnh thành… số xe xịn vượt khung không phải ít. Phải xem đây cũng là loại xe gian. Phải tịch thu hết, bán hết, không chừa một ai.
Thậm chí, nếu thật nghiêm khắc, bất kỳ ai dù chức vụ nào, kiểm tra phát hiện đi xe vượt qui định phải bị kỷ luật, kỷ luật nghiêm, kỷ luật nặng.
Ở nhiều quốc gia dân chủ và phát triển, nếu Bộ trưởng bị phát hiện dùng xe công sai qui định như vậy, họ xấu hổ đến mức phải từ chức ngay, chứ không đợi đến lúc phải buộc kỷ luật cách chức.
Theo: Blog TDN

 

Chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông


M. Taylor Fravel
-
Trì hoãn là chiến lược mà Trung Quốc đã sử dụng đối với Biển Đông từ giữa những năm 90 đến nay. Bài viết sẽ đi sâu phân tích vì sao Trung Quốc lại sử dụng chiến lược này và một số kết quả mà Trung Quốc đạt được cũng như tác động như thế nào đối với khu vực
Bài viết phân tích cách ứng xử của Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông thông qua lăng kính chiến lược của Trung Quốc quản lý các tuyên bố chủ quyền. Từ giữa những năm 1990, Trung Quốc đã theo đuổi chính sách trì hoãn giải pháp cho tranh chấp. Mục tiêu của chiến lược này là củng cố các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, đặc biệt là các tuyên bố về chủ quyền các vùng biển hay quyền tài phán đối với các vùng nước này, và răn đe các nước khác củng cố tuyên bố chủ quyền của họ mà gây tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc, bao gồm các dự án phát triển nguồn tài nguyên mà Trung Quốc không được tham gia. Kể từ giữa những năm 2000, mức độ các nỗ lực của Trung Quốc nhằm củng cố các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc và răn đe các bên tuyên bố chủ quyền khác đã tăng lên thông qua các biện pháp về ngoại giao, hành chính và quân sự. Mặc dù chiến lược của Trung Quốc là tìm cách củng cố các tuyên bố chủ quyền của mình, nhưng Trung Quốc cũng đe dọa các quốc gia yếu hơn trong tranh chấp và theo đó Trung Quốc đang làm bất ổn định khu vực. Kết quả là, chiến lược trì hoãn bao gồm các nỗ lực ngăn cản leo thang căng thẳng tuy nhiên trong khi đó Trung Quốc vẫn tiếp tục tìm cách củng cố chủ quyền của mình.
Trong những năm gần đây, không một tranh chấp vùng biển nào gây ra sự chú ý nhiều hơn tranh chấp về đảo, đá ngầm và các vùng nước tại Biển Đông. Tranh chấp bao gồm các tuyên bố chồng chéo của sáu chính phủ đối với chủ quyền lãnh thổ và các quyền chủ quyền các vùng biển, bao gồm các tuyến đường biển chính kết nối từ Đông Nam Á với Đông Bắc Á, bao gồm các khu vực đánh bắt cá rộng lớn và có thể chứa đựng lượng dự trữ dầu và khí ga lớn. Trong tranh chấp Biển Đông không một quốc gia nào gây ra sự chú ý nhiều hơn nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) do tuyên bố chủ quyền một vùng rộng lớn, trong quá khứ đã sử dụng vũ lực để đánh chiếm các đảo và vùng nước và năng lực hải quân ngày càng mạnh lên.
Bài viết này phân tích cách ứng xử của Trung Quốc trong tranh chấp tại Biển Đông thông qua lăng kính chiến lược của Trung Quốc quản lý các tuyên bố chủ quyền. Từ giữa những năm 1990, Trung Quốc đã theo đuổi chính sách trì hoãn giải pháp cho tranh chấp. Mục tiêu của chiến lược này là củng cố các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, đặc biệt là các tuyên bố về chủ quyền các vùng biển hay quyền tài phán đối với các vùng biển này, và răn đe các nước khác củng cố tuyên bố chủ quyền của họ gây tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc, bao gồm các dự án phát triển nguồn tài nguyên mà Trung Quốc không được tham gia. Kể từ giữa những năm 2000, mức độ các nỗ lực của Trung Quốc nhằm củng cố các tuyên bố chủ quyền và răn đe các nước khác đã tăng nhanh thông qua các biện pháp ngoại giao, hành chính và quân sự. Mặc dù chiến lược của Trung Quốc là nhằm củng cố các tuyên bố chủ quyền của mình nhưng Trung Quốc cũng tìm cách đe dọa các nước yếu hơn trong tranh chấp và như vậy đã đang tạo ra sự bất ổn tại khu vực. Đây à kết quả là chiến lược trì hoãn bao gồm các nỗ lực ngăn chặn leo thang căng thẳng giữa các bên tuyên bố chủ quyền.
Bài viết được trình bày như sau. Các tuyên bố chủ quyền và lợi ích của Trung Quốc tại Biển Đông, mà xác định các mục tiêu và bối cảnh cho chiến lược của Trung Quốc, được phân tích trong phần tiếp theo. Tiếp theo, bài viết miêu tả việc sử dụng chiến lược trì hoãn từ những năm 1949 và hai giai đoạn Trung Quốc sử dụng vũ lực là vào năm 1974 tại Nhóm đảo Lưỡi liềm (Cresent Group) tại quần đảo Hoàng Sa và vào năm 1988 đối với dải đá ngầm Johnson (Johnson Reef) tại quần đảo Trường Sa. Hai phần tiếp theo này phân tích các hợp phần quân sự, hành chính và ngoại giao trong chiến lược trì hoãn của Trung Quốc và các nỗ lực quản lý căng thẳng kể từ mùa hè năm 2011. Cuối cùng, bài viết phân tích các tác động đối với hợp tác và xung đột trong tranh chấp.
Các tuyên bố chủ quyền và Lợi ích tại Biển Đông của Trung Quốc
Đối với Biển Đông, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền lãnh thổ đối với hai nhóm đảo và các quyền chủ quyền các vùng biển đối với các vùng nước liên quan. Cơ sở hiện nay cho tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc là bài phát biểu của Thủ tướng Chu Ân Lai vào tháng 8 năm 1951 trong các cuộc đàm phán ký hòa ước của Đồng minh với Nhật Bản. Trong bài phát biểu này, Chu Ân Lai đã tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa[1]. Tháng 9 năm 1958, Trung Quốc tái khẳng định tuyên bố chủ quyền đối với các đảo này khi Trung Quốc khẳng định quyền chủ quyền đối với các vùng nước trong thời gian khủng hoản Kim Môn. Tuyên bố năm 1958 đánh dấu lần đầu tiên Trung Quốc gắn tuyên bố chủ quyền lãnh thổ với đòi hỏi quyền chủ quyền các vùng biển, trong trường hợp này, quyền chủ quyền với các vùng lãnh hải. Từ giữa những năm 1970 cho đến nay, các phát biểu chính thức của chính phủ đã được sử dụng chủ yếu là cùng một ngôn ngữ để thể hiện tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc. Tuyên bố thường được diễn đạt: “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Trường Sa (hay là các đảo ở Biển Đông) và các vùng nước liền kề.”
Khi thể chế luật pháp quốc tế về vùng biển đã phát triển, Trung Quốc bắt đầu pháp điển hóa các tuyên bố chủ quyền của mình đối với các quyền chủ quyền các vùng biển thông qua việc đưa ra nội luật của mình.  Các luật này hòa hợp hệ thống pháp luật của Trung Quốc với các yêu cầu của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS). Năm 1992, Quốc hội (NPC) thông qua Luật về Lãnh Hải Vùng Tiếp giáp của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, trong đó tái khẳng định nội dung của tuyên bố 1958 nhưng ngôn ngữ thì cụ thể hơn. Tiếp sau luật này, Trung Quốc thông qua đường cơ sở cho các vùng nước của mình vào năm 1966. Năm 1998, Quốc hội Trung Quốc thông qua luật về Vùng Đặc quyền kinh tế và Thềm lục địa của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, trong đó Trung Quốc tuyên bố thêm quyền các vùng biển nhiều hơn  được ghi trong luật năm 1992.[2] Luật vùng đặc quyền kinh tế không đề cập đến quần đảo Hoàng Sa hay Trường Sa, nhưng khi kết hợp với luật lãnh hải năm 1992, nó cung cấp cơ sở cho tuyên bố các quyền chủ quyền các vùng biển tại Biển Đông. Tháng 4 năm 2011, Trung Quốc  xác nhận việc diễn dịch luật này trong công hàm gửi đến Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Giới hạn thềm lục địa (CLCS) nói rằng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa hoàn toàn “có quyền” tạo ra vùng lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa[3].
Phạm vi của các tuyên bố của Trung Quốc là các quyền chủ quyền chủ quyền các vùng biển hay quyền tài phán, tuy nhiên, vẫn còn nhiều mập mờ. Trước tiên, nhiều trong số các vùng đất Trung Quốc tuyên bố chủ quyền không đáp ứng được yêu cầu là đảo theo như điều 121(3) của UNCLOS và theo đó không thể tạo ra vùng đặc quyền kinh tế. Trung Quốc có lẽ có thể tuyên bố phần lớn các đảo của Quần đảo Trường Sa cũng như là đảo Phú Lâm của Hoàng Sa và đảo Ba Bình (hiện đang bị Đài Loan chiếm đóng)[4]. Các tuyên bố chủ quyền như vậy, tuy nhiên, chỉ cho thấy thái độ mở rộng tối đa với lãnh thổ, trong khi UNCLOS yêu cầu các quốc gia giải quyết tranh chấp khi các tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn.
Điều mập mờ thứ hai liên quan đến câu hỏi chủ quyền lịch sử mà Trung Quốc có thể tuyên bố tại Biển Đông. Điều 14 của luật vùng đặc quyền kinh tế năm 1998 của Trung Quốc  quy định “luật biển sẽ không ảnh hưởng đến các quyền lịch sử mà Cộng hòa Nhân đân Trung hoa có”. Mặc dù một số nhà nghiên cứu chính sách đã gợi ý rằng Biển Đông là vùng nước lịch sử, luật năm 1998 không xác định nội dung hay phạm vi của chủ quyền lịch sử này[5]. Hơn thế nữa, không có luật nào của Trung Quốc miêu tả những cái quyền này có thể bao gồm[6].
“Đường chín đoạn” xuất hiện trên các bản đồ chính thức của Trung Quốc trong khu vực tạo ra sự mơ hồ thứ ba. Đường chín đoạn này ban đầu được vẽ vào những năm 1930, bắt đầu xuất hiện trên bản đồ chính thức của Cộng hòa Trung Hoa (ROC) năm 1947 và đã xuất hiện trên các bản đồ của PRC kể từ năm 1949. Cả ROC và PRC đều đã không từng định nghĩa dạng tuyên bố chủ quyền nào đường chín đoạn này thể hiện. Đến ngày nay, đường chín đoạn vẫn không được xác định. Ví dụ, mặc dù Trung Quốc đã bao gồm một bản đồ đường chín đoạn trong công hàm gửi CLCS vào tháng 5 năm 2009, Trung Quốc chưa bao giờ định nghĩa đường này hay tuyên bố các chủ quyền lịch sử mà một số học giả đã thảo luận là đường chín đoạn ám chỉ[7].
Nếu các tuyên bố chính thức và luật của Trung Quốc được xác định giá trị, thì chỉ có một cách giải thích về đường này có thể được: đường miêu tả tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc với các đảo và các vùng khác nằm trong đường này, có thể kể tên như là quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Khi Trung Quốc công bố đường cơ sở vào nằm 1996, Trung Quốc vẽ đường cơ sở xung quanh quần đảo Hoàng Sa nhưng không vẽ tại quần đảo Trường Sa. Đạo luật này cho thấy Trung Quốc có ý định sẽ tiếp tục tuyên bố chủ quyền của mình đối với các quyền các vùng biển (chứ không phải là chủ quyền với các đảo) tại Biển Đông thông qua UNCLOS, theo như cam kết của Qichen năm 1995[8]. Nếu như đường chín đoạn đại diện cho bất cứ điều gì khác với tuyên bố chủ quyền cho các đảo kèm theo từ đó Trung Quốc tuyên bố các quyền vùng biển, sau đó Trung Quốc sẽ không cần thiết phải tuyên bố các vùng lãnh hải vào năm 1958 hay vẽ đường cơ sở xung quanh quần đảo Hoàng Sa đã nằm trong đường chín đoạn. Như Daniel Dzurek đã quan sát, việc phân định đường cơ sở xung quanh Hoàng Sa là “không nhất quán về mặt lô gic” với tuyên bố chủ quyền các vùng nước hay các cách giải thích khác của đường chín đoạn này[9].
Sự không sẵn lòng hay không có khả năng của chính quyền Trung Quốc trong việc định nghĩa đường chín đoạn, tuy nhiên, tạo ra khoảng trống cho nhiều các diễn viên đề xuất các cách diễn dịch cạnh tranh khác nhau về đường này[10]. Cục quản lý Đánh bắt cá Khu vực Biển Đông (SSRFAB), ví dụ, miêu tả các hoạt động của mình là nhằm bảo vệ các ngư dân Trung Quốc khi họ hoạt động trong “đường biên giới truyền thống”[11]. Báo chính thức của Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA), tờ Jiefangjun Bao, đôi khi đề cập đến “đường biên giới lãnh hải truyền thống” tại Biển Đông[12]. Từ những năm 1980, có nhiều các diễn viên liên quan đến vùng biển như Hải quân Giải phóng Nhân dân (PLAN) và Lực lượng Hải giám thuộc Cơ quan quản lý Biển, đều cử tầu đến bãi đá Johnson, một vùng đá chìm dưới nước được cho như là vùng đầu phía Nam tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại biển Đông. Trên thực tế, các quốc gia theo như UNLCOS không thể tuyên bố chủ quyền đối với các vùng chìm dưới không gắn kết với đất liền. Tuy nhiên, tính biểu tượng của hành động này là nhất quán với cách diễn dịch rộng về “đường chín đoạn”.
Trung Quốc theo đuổi nhiều lợi ích thông qua các tuyên bố đối với chủ quyền lãnh thổ và quyền chủ quyền các vùng biển tại Biển Đông. Như chỉ huy trưởng của PLAN Đô đốc Liu Huaqing (Lưu Hoa Thanh) đã nhận xét, “bất cứ ai kiểm soát quần đảo Trường Sa sẽ thu được lợi ích to lớn về kinh tế và quân sự”[13]. Về mặt kinh tế, tài phán đối với các vùng nước này sẽ cho phép Trung Quốc quyền tiếp cận đối với các nguồn tài nguyên biển trên Biển Đông, đặc biệt là nguồn khí hydrocarbons và cá. Các nguồn số liệu từ Trung Quốc cho biết có khoảng 105 tỉ thùng dự trữ khí hydrocarbon quanh khu vực quần đảo Trường Sa. Trong khi đó Biển Đông đóng góp một số lượng lớn lượng cá đánh bắt hàng năm của Trung Quốc[14].  Phần lớn thương mại của Trung Quốc cũng được đưa qua vùng biển này, bao gồm 80% nhập khẩu dầu của Trung Quốc[15]. Về mặt quân sự, Biển Đông tạo nên vùng biển đệm cho các tỉnh phía Nam Trung Quốc và sẽ là sân chơi quyết định cho các hoạt động trong một cuộc xung đột về vấn đề Đài Loan với Mỹ. Bất cứ nỗ lực nào nhằm phong tỏa Trung Quốc trong thời chiến cũng sẽ xảy ra tại các vùng nước này.
Liệu cách Trung Quốc gọi Biển Đông là “lợi ích cốt lõi” có tương ứng với Tây Tạng hay Đài Loan hay không đã thu hút nhiều sự chú ý vào năm 2010. Tờ New York Times báo cáo vào tháng 4 năm 2010 rằng Trung Quốc đã miêu tả Biển Đông như là “lợi ích cốt lõi”[16] . Mặc dù vấn đề này đã được thảo luận nhiều trong các cuộc họp riêng giữa các quan chức của Mỹ và Trung Quốc, không một nhà lãnh đạo cao cấp nào của Trung Quốc đã từng công khai nói rằng Biển Đông là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, không giống như Tây Tạng hay Đài Loan[17]. Ngoại lệ duy nhất dường như là xuất hiện một bài báo tiếng Anh đăng trên Hãng tin Tân hoa xã vào tháng 8 năm 2011[18]. Bài viết miêu tả chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo tại Biển Đông và các vùng nước lãnh hải như là “một phần lợi ích cốt lõi của Trung Quốc”, nhưng không phải là chỉ riêng bản thân Biển Đông.
Liệu các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc có chỗ cho đàm phán? Theo quan điểm của tác giả thì câu trả lời là có. Khi Trung Quốc công bố các đường cơ sở vào năm 1996, Trung Quốc không vẽ đường cơ sở xung quanh bất cứ đảo nào của quần đảo Trường Sa. Trung Quốc cũng không vẽ đường cơ sở xung quanh các vùng tranh chấp, bao gồm Đảo Điếu Ngư và Đài Loan. Điều này cho thấy sự công nhận tranh chấp và khả năng Trung Quốc có thể thỏa hiệp trong một số bối cảnh trong tương lai. Trung Quốc, do đó, “không trói tay” hay “đốt cầu” bằng cách công bố các đường cơ sở xung quanh các vùng hay khu vực đàm phán có thể cần đàm phán. Nói chung, Trung Quốc cũng đã thỏa hiệp trong các tranh chấp lãnh thổ khác và trong phân định biên giới vùng biển với Việt Nam tại Vịnh Bắc Bộ.
Đọc toàn bộ bản dịch tại đây
M. Taylor Fravel
Thái Giang (dịch)
Quang Hưng (hiệu đính)
Bản gốc tiếng Anh “China’s Strategy in the South China Sea” đăng trên Contemporary Southeast Asia, Vol. 33, No. 3 (2011).

[1] Zhou Enlai Waijiao Wenxuan (Zhou Enlai’s Selected Works on Diplomacy) (Beijing: Zhongyang wenxian chubanshe, 1990), p.40.
[2] Bản sao của các tài liệu này, xem Guojia haiyangju zhengce fagui bangongshi (State Oceanographic Adiministration Office ò Policy, Law, and Regulation), ed., Zhonghua Renmin Gongheguo Haiyang Fagui Xuanbian (Tuyển tập luật biển và các quy định của PRC) (Beijing: Haiyang chubanshe, 2001), pp.1-14.
[3] Công hàm của Trung Quốc gửi Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, ngày 14/4/2011, (http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submission_files/vnm37_09/chn_2001_re_phl_e.pdf)
[4] These are Taiping (Taiwan), Thitu (Philippines), West  York (Philippines), Spratly (Vietnam) and   Northeast Cay  (Philippines).
[5] For  an  examination  of  these  Chinese  views,  see  Peter  Dutton,  “Through  a Chinese  Lens”,   Proceedings 136,  no.  4  (April 2010):  24–29.
[6] Based   on  a  full-text  search  of  <www.lawinfochina.com> database.
[7] Zou Keyuan, “The  Sino-Vietnamese Agreement on Maritime Boundary Delimitation in  the   Gulf  of  Tonkin”,  Ocean  Development and   International Law  36,  no.  1 (2005):  74.
[8] “Qian  Qichen explains China’s   ‘clear-cut’ position  on  Spratlys  issue,” Xinhua
News   Agency,   1  August 1995.
[9] Daniel Dzurek, “The  People’s Republic of China Straight Baseline Claims”, IBRU Boundary and   Security Bulletin 4,  no.  2  (Summer 1996):  85.
[10] In  a  recent   book,  one   prominent  Chinese analyst  describes  four   different interpretations of the line, including maritime sovereignty, historic waters, historic rights, and  sovereignty over  land features. See  Wu  Shicun, Nansha Zhengduan de  Qiyuan  yu  Fazhan [The  Origins and   Development of  the  Spratlys  Dispute] (Beijing:  Zhongguo jingji  chubanshe, 2010),  pp.   32–39.
[11] “Malaixiya wuli zhuakou wo yi GangAo  liudong yuchuan [Malaysia’s unjustifiable seizure of  a  fishing boat   from   Hong  Kong  and   Macau]”, Nongyebu Nanhaiqu yuzhengju, 30  August  2006,  <http://www.nhyzchina.gov.cn/Html/2006_08_30/2_1459_2006_08_30_1916.html>.
[12] “Haijun diqipi  huhang   biandui  jiaru   zuguo  chuantong  haijiang  xian   [The Navy’s  Seventh Escort  Task  Force  Enters  the  Motherland’s Traditional  Maritime Boundary]”, Jiefangjun  Bao,  3  May  2011,  p.  4
[13] Liu  Huaqing, Liu  Huaqing Huiyilu [Liu  Huaqing’s Memoirs]  (Beijing:  Jiefangjun chubanshe,  2004),  p.  538.
[14] Bernard  D.  Cole,   The   Great  Wall   At   Sea:  China’s  Navy   in  the  Twenty-First Century, 2nd   ed.  (Annapolis: Naval   Institute Press,   2010),  p.  49.
[15] Michael  Lelyveld,  “Mideast  oil  drives  China  disputes”,  Radio  Free   Asia,18  July  2011.
[16] Edward  Wong,   “Chinese military seeks   to  extend its  naval  power”, New   York
Times, 24  April 2010.
[17] Michael D. Swaine, “China’s Assertive Behavior—Part One:  On  ‘Core  Interests’”,China   Leadership  Monitor, no.  34  (Winter 2011).
[18] “China-Philippines  cooperation  depends  on  proper  settlement  of  maritime disputes”,  Xinhua News   Agency,   31  August 2011.
Theo: NCBĐ.

 

Giải pháp nào cho Biển Đông – phần 5



Đảo Thitu, thuộc quần đảo Trường Sa đang tranh chấp nằm ở ngoài khơi bờ biển phía tây Philippines vào ngày 20 tháng 7 năm 2011.
Mặc Lâm
-
Họ luôn luôn cố tình khiêu khích vũ trang để cho Việt Nam nổ súng để họ lấy đó làm cái cớ để tiến công Việt Nam nhằm đánh chiếm thêm một số hải đảo của Việt Nam. – Ô. Đinh Kim Phúc
Chuyên đề Biển Đông kỳ này chúng tôi đặt câu hỏi về những dữ kiện lịch sử của đảo Scaborough và Bãi Cỏ Rong nằm trong quần đảo Trường sa của Việt Nam nơi đang có tranh chấp căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc.
Khách mời hôm nay là nhà nghiên cứu Biển Đông – Đinh Kim Phúc sẽ có những giải thích về lịch sử của những đảo này cũng như thái độ của Việt Nam từ trước tới nay.
VN mềm mỏng – TQ lấn tới
Mặc Lâm: Xin cám ơn nhà nghiên cứu Biển Đông – Đinh Kinh Phúc. Thưa ông trong nhiều năm qua Việt Nam luôn bị Trung Quốc khống chế, chèn ép về mọi mặt trong hồ sơ Biển Đông nhưng chính phủ VN không thể làm khác hơn vì thế và lực của Việt Nam rất nhỏ so với Trung Quốc. Theo ông thì có cách nào có thể xem là tương đối vẹn toàn để đối phó với vấn đề này hay không?
Họ luôn luôn cố tình khiêu khích vũ trang để cho Việt Nam nổ súng để họ lấy đó làm cái cớ để tiến công Việt Nam nhằm đánh chiếm thêm một số hải đảo của Việt Nam.
Ô. Đinh Kim Phúc
Ông Đinh Kim Phúc: Theo tôi, đây là một câu hỏi rất khó. Trước nhứt phải nói rằng vào năm 1956 Trung Quốc chiếm một phần của quần đảo Hoàng Sa và đến năm 1974 thì chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Cho đến ngày hôm nay họ đương nhiên coi là sự đã rồi, coi như là vùng đất của họ và không bao giờ họ đồng ý đưa vào chương trình nghị sự để mà đàm phán, giải quyết những vấn đề tranh chấp. Chúng ta biết rằng quần đảo Hoàng Sa là ngư trường truyền thống hàng trăm năm của ngư dân Miền Trung Việt Nam, nhưng bây giờ cứ mỗi lần ra biển, mỗi lần đi đánh bắt ở mảnh đất ông cha của mình thì bị Trung Quốc chận bắt, o ép, đánh đập và bắt đòi tiền chuộc. Những hành động của nhà nước Trung Quốc chẳng khác nào những tên hải tặc của thế kỷ 21. Vấn đề đó đã gây một dư luận hết sức bức xúc cho nhân dân Việt Nam, cũng như là nối thống khổ của ngư dân Miền Trung hiện nay.
Giải quyết bằng cách nào? Đây là một vấn đề rất khó đặt ra trong thời điểm hiện nay. Chúng ta biết rằng chính phủ Việt Nam nhiều lần tuyên bố giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, vẫn giữ tình hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc, nhưng càng mềm mỏng bao nhiêu, càng nhún nhường bao nhiêu, càng tuân thủ luật pháp quốc tế bao nhiêu, thì Trung Quốc lại càng lấn tới gây ra những điểm nóng trên Biển Đông, và nhất là vấn đề bắt bớ ngư dân đòi tiền chuộc. Nếu như không có giải pháp thỏa đáng được đặt ra mà ngư dân sợ đến tánh mạng của mình, sợ đến nồi cơm của mình, lén lút nộp tiển chuộc, thì chẳng khác nào thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc trên vùng quần đảo Hoàng Sa.
Mặc Lâm: Tuy nhiên, mới đây một phái đoàn quân sự cao cấp của Việt Nam đã sang Bắc kinh để bàn thảo việc hợp tác giữa hai nước. Trong tình hình hiện nay liệu cái được gọi là tình hữu nghị này có thể khiến Trung Quốc hài lòng và tỏ ra thiện chí với Việt Nam hơn hay không khi mà 21 ngư dân Việt Nam vẫn còn bị họ giam giữ, thưa ông?
Ông Đinh Kim Phúc: Không thể đặt tình hữu nghị lên trên chủ quyền quốc gia. Đứng trước một cường quốc mạnh như Trung Quốc, một đất nước có hơn 2.000 tỷ đô la dự trữ, một đất nước chi phí quân sự hàng năm gấp mấy lần thu nhập quốc dân của Việt Nam, và họ luôn luôn cố tình khiêu khích vũ trang để cho Việt Nam nổ súng để họ lấy đó làm cái cớ để tiến công Việt Nam nhằm đánh chiếm thêm một số hải đảo của Việt Nam, đây là một bài toán rất là gian nan! Nếu không có những biện pháp ổn thỏa để giải quyết thì chúng ta sẽ sập bẫy của Trung Quốc và sẽ mất thêm lãnh thổ.
machine-gun-training-250.jpg
Hải quân Việt Nam huấn luyện tác xạ đại liên 12 ly 7 trên đảo Phan Vinh, Trường Sa, 13 tháng 6 năm 2011. AFP photo.
Một vấn đề đặt ra, theo tôi nghĩ một mặt kiên trì giải quyết bằng biện pháp hòa bình bằng các đường lối ngoại giao, nhưng cũng cần phải có một tiếng nói thống nhứt trong nội bộ các nước ASEAN. Trong những chỉ thị, những áp đặt vô lý của Trung Quốc ở Biển Đông như là lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm, rồi truy bắt ngư dân của Việt Nam, của Philippines, của Malaysia, vân vân, thì chúng ta phải có tiếng nói thống nhứt.
Thứ hai nữa, nếu ai trách rằng nhà nước Việt Nam quá mềm mỏng đối với vấn đề đối phó với Trung Quốc trong việc ngư dân bị bắt bớ thì tôi nghĩ rằng ở tình trạng này Việt Nam đang bị vướng mắc bởi giữ vững lập trường hòa bình, ổn định và phát triền. Trong mối quan hệ kinh tế hàng năm giữa Việt Nam và Trung Quốc là 25 tỷ đô la thì khó có thể kiếm một thị trường nào đó để bù đắp vào thị trường này.
Tránh lệ thuộc kinh tế?
Mặc Lâm: Trong thực tế này thì Việt Nam phải làm gì để thoát ra dần dần hiện trạng lệ thuộc về kinh tế đối với Trung Quốc?
Việt Nam càng mềm mỏng bao nhiêu, thì Trung Quốc lại càng lấn tới gây ra những điểm nóng trên Biển Đông.
Ô. Đinh Kim Phúc
Ông Đinh Kim Phúc: Vấn đề đặt ra là các nhà kinh tế Việt Nam, các nhà hoạch định chính sách Việt Nam phải tìm ra những thị trường mới để bù đắp thị trường Trung Quốc, thì tiếng nói của nhà nước Việt Nam tôi nghĩ rằng sẽ mạnh dạn hơn và sẽ cứng rắn hơn. Bài toán giải quyết việc Trung Quốc đánh đập, bắt bớ, tống tiền ngự dân Việt Nam, tuy là bài toán của nhà nước nhưng tất cả mọi người đều phải có một tiếng nói chung và phải chỉ ra được một phương pháp cụ thể để giúp cho nhà nước vượt qua được cái khó khăn này, chứ không chỉ là phê phán.
Ngay cả thời kỳ xung đột vũ trang giữa Việt Nam và Trung Quốc trong cuối những năm 70 của thế kỷ trước chúng ta thấy rằng có những vấn đề cũng hết sức khó xử giữa một nước nhỏ bên cạnh một nước lớn. Do đó dù giữ quan hệ láng giềng hữu nghị đối với Trung Quốc nhưng chính phủ Việt Nam cần phải cứng rắn hơn nữa, nhưng tránh khiêu khích vũ trang, vì nếu khiêu khích vũ trang thì sẽ sập bẫy Trung Quốc.
Mặc Lâm: Trong vài ngày vừa qua Trung Quốc và Philippines đã căng thẳng với nhau trước vấn đề mà Phi gọi là Trung Quốc đã xâm phạm đảo Scaborough trong quần đảo Trường Sa. Theo ông thì những đòi hỏi của Phi có hợp lý hay không?
Ông Đinh Kim Phúc: Vấn đề xung đột giữa Trung Quốc và Philippines trong tuần qua trong việc tranh chấp khu vực bãi cạn Scaborough nó đã đẩy vấn đề tranh chấp Biển Đông lên một bước mới có khả năng xảy ra xung đột vũ trang nếu như hai bên không kiềm chế.
000_Hkg4960679-250.jpg
Bộ ngoại giao Phillipines cho phổ biến ảnh tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển đặc quyền kinh tế gần đảo chính Palawan của nước này hôm 24 tháng 5 năm 2011. AFP PHOTO.
Có một vấn đề được đặt ra là vì sao khu vực này thuộc về quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Việt Nam lại không lên tiếng trong vấn đề tranh chấp. Trước khi trả lời câu hỏi này thì tôi có thể khẳng định rằng toàn bộ khu vực đang tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc thì nó thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Cần phải nhắc lại rằng trong hiệp ước hòa bình giữa Mỹ và Tây Ban Nha ký tại Paris ngày 10-12-1898 thì Tây Ban Nha giao lại phần lãnh thổ của Philippines cho Mỹ quản lý thì không bao gồm khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trong điều 3 của hiệp định hòa bình 1898 ghi rất rõ khu vực gọi là lãnh thổ Philippines mà Tây Ban Nha giao lại cho Mỹ không bao gồm quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Một sự kiện thứ hai nữa là trong hiệp ước phòng thủ giữa Mỹ và Philippines ký vào tháng 5-1984 thì không gian phòng thủ cũng không bao gồm quân đảo Trường Sa của Việt Nam. Điều này đã thấy rõ là Philippines hoàn toàn không có chủ quyền ở trên quấn đảoTrường Sa của Việt Nam. Nhưng trong thời gian vừa qua thì tôi nghĩ rằng chính phủ Việt Nam đã nhiều lần khẳng định Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam. Lời tuyên bố cả gói như thế tôi thấy là tạm đủ, vì trong các cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền thì cần phải có lúc nhân nhượng, có lúc tranh thủ để tập trung đấu tranh chống lại tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc . Còn trong nội bộ các nước ASEAN thì vẫn giữ nguyên tắc không gây căng thẳng và đàm phán bằng phương pháp hòa bình.
Mặc Lâm: Thái độ của nhà nước Việt Nam cho tới nay vẫn hoàn toàn im lặng, không hề lên tiếng về chủ quyền tại Bãi cỏ rong mặc dù luôn khẳng định Trường Sa là của Việt Nam. Liệu với sự im lặng này thì Việt Nam có tự gạt mình ra khỏi cuộc tranh chấp hay không ạ?
Ông Đinh Kim Phúc: Đây là một vấn đề mà giới học giả nghiên cứu Biển Đông cũng đang đặt ra. Tuyên bố chủ quyền dù có giành được hay không thì vấn đề liên tục tuyên bố chủ quyền nó vẫn có giá trị pháp lý trong vấn đề đấu tranh ở các hội nghị quốc tế hoặc trong các tòa án quốc tế. Nhưng đấy là điều mà ngay cả bản thân tôi cũng rất là ngạc nhiên, vì trong thời gian vừa qua, ngay thậm chí khi Philippines và Trung Quốc căng thẳng trên vùng đảo Bãi Cỏ Rong thì chính phủ Việt Nam cũng không lên tiếng chủ quyền ở khu vực này. Tôi không biết có một sự thỏa thuận nào đó giữa Việt Nam và các quốc gia ASEAN nói chung, hay giữa Việt Nam và Philippines hay không, nhưng đây cũng là câu hỏi mà tôi đang đặt ra. Không biết là Việt Nam có từ bỏ chủ quyền của mình trên vùng Bãi Cỏ Rong, hoặc vùng bãi đá ngầm Scaborough hay không?
Mặc Lâm: Một lẫn nữa, xin cảm ơn nhà nghiên cứu Biển Đông – Đinh Kim Phúc đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn ngày hôm nay.
Theo:  RFA

 

Bạc Hy Lai bị thanh trừng?


Michael Bristow
BBC News, Bắc Kinh
-
Trung Quốc đã rất mau lẹ giải thích việc một chính trị gia hàng đầu của họ bị thất sủng đơn giản là một vụ vi phạm pháp luật.
Ông Bạc Hy Lai bị cách chức ra khỏi Bộ Chính trị Đảng Cộng sản vì liên hệ của ông tới một vụ án ngờ là giết người đối với doanh nhân người Anh, Neil Heywood. Một loạt xã luận chính thức nói cuộc điều tra về ông Bạc là một ví dụ của Đảng Cộng sản nhằm “bảo vệ nền pháp quyền”.

Những bài này bác bỏ ý tưởng rằng việc ông Bạc thất sủng có bất cứ liên hệ gì với các bất đồng chính trị ở cấp trung ương.
Tuy nhiên, một số chuyên gia tin rằng giải thích này là quá đơn giản đối với việc ông Bạc bị cách chức vào thời điểm mà Đảng chuẩn bị thay đổi lãnh đạo một lần trong một thập niên vào cuối năm nay.
“Đây là một vụ chính trị hơn là một vụ phạm pháp,” Giáo sư Steve Tsang, Giám đốc Viện Chính sách Trung Quốc tại Đại học Nottingham của Anh cho biết.
‘Dùng luật làm công cụ’
Một bài xã luận trên Nhân dân Nhật báo ra ngay sau khi có thông báo ông Bạc bị mất ghế Bộ chính trị đã đưa ra phiên bản của Đảng về các sự kiện.
Bài báo nói vụ việc chứng tỏ sự tôn trọng sự thật và hệ thống pháp luật. “Không có công dân nào được đặc quyền trước pháp luật,” bài báo nói.
“Thông điệp của Trung Quốc rằng vụ Bạc Hy Lai đơn thuần chỉ là một vụ phạm pháp đã bỏ qua một trong những điểm quan trọng – ông vẫn chưa bị kết án vì bất cứ tội phạm nào.”
Phóng viên BBC Michael Bristow
Một báo khác, tờ Hoàn cầu Thời báo, nói vụ này đánh dấu một giai đoạn mới của trong sự dân chủ hóa ở Trung Quốc.
“Trung Quốc đã kết thúc kỷ nguyên che dấu các bệnh tật vì sợ phải chữa bệnh”, một bài xã luận trên tờ báo mà Đảng kiểm soát này viết.
Tuy nhiên, ý tưởng cho rằng vụ án Bạc Hy Lai có thể diễn ra mà không được sự chấp thuận chính trị là hiểu sai vai trò của hệ thống tư pháp ở Trung Quốc.
Đó là, lần đầu tiên, một công cụ được Đảng sử dụng để theo đuổi các chính sách của mình – cho thấy nó được thừa nhận công khai bởi các quan chức cấp cao.
Một báo cáo về hệ thống pháp luật của Trung Quốc được đưa ra tại phiên họp Quốc hội hàng năm năm nay ở Bắc Kinh đã nêu ví dụ về quan điểm này.
Báo cáo nói nhiệm vụ quan trọng nhất của những người làm công tác pháp luật là “đoàn kết xung quanh việc thực hiện các chính sách của Đảng và nhà nước và thực hiện các công tác pháp luật theo hướng các chủ trương lớn”.
Các cựu chính trị gia Trung Quốc
Giới quan sát nói nhiều đấu đá chính trị ở cấp trung cao đã từng xảy ra ở TQ
Không có gì nhiều về truy tố một vụ việc dựa trên các bằng chứng.
“Bất cứ ai đang nắm quyền đều phải bảo đảm rằng bộ máy tư pháp phải được đặt dưới sự kiểm soát của phe thống trị”, ông Willy Lam, thuộc Đại học Trung Quốc của Hong Kong nói.
“Khi đó sẽ dễ dàng dùng luật để tấn công các đối thủ của họ”.
Điều này đã từng xảy ra.
Cựu thị trưởng Bắc Kinh Trần Hy Đồng và cựu bí thư thành ủy Thượng Hải Trần Lương Vũ đều đã bị khép vào tội tham nhũng.
Nhưng trong cả hai trường hợp đó, đấu đá chính trị được cho là đã góp phần như lý do đằng sau các vụ trượt dốc của họ.
‘Lãnh đạo thiếu đồng thuận’
Có lẽ điều quan trọng hơn tất cả, thông điệp của Trung Quốc rằng vụ Bạc Hy Lai đơn thuần chỉ là một vụ phạm pháp đã bỏ qua một trong những điểm quan trọng – ông vẫn chưa bị kết án vì bất cứ tội phạm nào.
Tới nay các cơ quan có thẩm quyền chỉ nói rằng ông đã dính vào các “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng” liên quan nghi án giết ông Heywood.
Trong những trường hợp này rất khó thấy được việc sụp đổ của ông Bạc Hy Lai chỉ là một vụ phạm pháp.
Đảng cũng đã tích cực bác bỏ ý kiến cho rằng vụ việc có liên hệ với bất đồng ở cấp cao nhất của Đảng Cộng sản.
“Không có gì liên quan tới cái gọi là sự đấu đá chính trị cả” một bài báo của hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã nói.
Giải thích này bị các nhà phân tích bác bỏ.
Nếu các bên thực sự thống nhất, tại sao lại tiếp tục nhấn mạnh điểm này?
Giáo sư Hướng Tùng Tô, từ Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, nói các lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc không thích chỉ trích nhau công khai để tạo ấn tượng đoàn kết.
Lãnh đạo Trung Quốc
Giới phân tích nói trong lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc không có sự đồng thuận
Nhưng ông nói thêm: “Họ có các cuộc đấu tranh và tranh chấp, và có các quan điểm rất khác nhau. Họ không có sự đồng thuận.”
Thế giới đã nhìn thấy các vụ tranh chấp khi Đảng chuẩn bị cho Đại hội lần thứ 18 vào cuối năm nay, nơi sẽ lựa chọn thế hệ lãnh đạo tiếp theo của Đảng.
Bạc Hy Lai là một chính trị gia lôi cuốn và nổi tiếng mà nhiều người đã kỳ vọng sẽ thăng chức tại Đại hội này.
Ông dường như là nạn nhân một cuộc đấu đá nội bộ giữa các phe phái trên con đường tới Đại hội.
Ông đã làm gì, ông liên quan ra sao cái chết của Neil Heywood và tại sao ông bị sa thải vẫn là những câu hỏi chưa có lời đáp.
Và với sự độc quyền của Đảng với sự thật, như Giáo sư Tsang nói, toàn bộ câu chuyện có thể phải chờ thêm thời gian nữa mới xuất hiện – nếu còn có dịp đó.
Tuy nhiên, Willy Lam hiểu rõ vụ này nói lên điều gì về chính trị Trung Quốc.
Ông nói: “Điều này gợi lại kiểu cách đâm sau lưng ngày xưa dưới thời Mao Trạch Đông.”

 

Nỗi khổ nông dân: lúa nhiều nhưng giá thấp



Nông dân Đồng Bằng Sông Cửu Long trong mùa thâu hoạch
Nam Nguyên
-
…đa số không thể lãi 30%, còn những người đi thuê đất để làm thì bị lỗ nặng luôn, hầu như không ai có lãi. Một số huyện cũng có những điểm mua tạm trữ nói là theo chương trình của CP nhưng mà chở tới đó chỉ bán được 4.400đ-4.500đ/kg, nói là mua giá tốt cho nông dân trên 5.000đ/kg nhưng thực tế thì không có – Người trồng lúa
Nông dân đồng bằng sông Cửu Long lo âu vì còn nhiều lúa mà giá thấp khó bán, dù Hiệp hội Lương thực Việt Nam loan báo tình trạng xuất khẩu gạo được cải thiện.
Kế hoạch mua tạm trữ của VFA có thực sự giúp nông dân
Đông xuân theo lẽ thường là vụ lúa trông đợi của nông dân đồng bằng sông Cửu Long, lý do là năng suất cao và thời tiết thuận lợi do thu hoạch trong mùa khô. Thế nhưng đông xuân 2011-2012, lúa vẫn được mùa năng suất rất cao nhưng giá cả lại tệ hại đến mức độ nông dân không thể có lãi dù chỉ ở mức 30% giá thành. Bản thân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngay từ những năm 2009-2010 luôn chủ trương nông dân phải có lãi từ 40% trở lên.
Trong khi đó, kế hoạch mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo tương đương 2 triệu tấn lúa của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) bị chuyên gia và báo chí cho là, không giúp vực dậy giá lúa và người hưởng lợi chương trình này không phải là nông dân.
Lúa còn cũng khá nhiều, một số người vì giá thấp quá trữ lại nhà đến nay vẫn không bán được. Giá có lên một chút nhưng vẫn còn thấp lắm, hiện nay không có thương lái đi mua, nếu có ai mua thì giá thấp lắm.
Nông dân, Kiên Giang
Một người trồng lúa ở Kiên Giang nói với chúng tôi là cho đến ngày 17/4 lúa vẫn còn nhiều vì giá không như trông đợi và thương lái cũng hạn chế mua:
“Lúa còn cũng khá nhiều, một số người vì giá thấp quá trữ lại nhà đến nay vẫn không bán được. Giá có lên một chút nhưng vẫn còn thấp lắm, hiện nay không có thương lái đi mua, nếu có ai mua thì giá thấp lắm. Giá
Cánh đồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long. RFA
Cánh đồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long. RFA
hôm nay lúa khô 50404 thì được 5.000/kg, bây giờ còn lúa khô vì là trữ lại, lúa hạt dài được 5.300đ-5.400đ tính ra cũng còn quá thấp. Có một số người nợ nần, thì bán một phần để chi trả ngân hàng, tiền nhân công, những người khác thì vựa lại, nhưng tình hình giá thì không tăng mấy.”
Báo Dân Việt điện tử ngày 12/4 trích lời TS Lê Văn Bảnh Viện trưởng Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long nói rằng, vụ lúa đông xuân trong vùng thu hoạch hơn 11 triệu tấn lúa, trừ khối lượng người dân để lại để ăn và làm giống thì sẽ còn ít nhất 7-8 triệu tấn lúa hàng hóa dành cho xuất khẩu. Theo lời TS Bảnh vụ mua tạm trữ đặt ra mục tiêu mua 1 triệu tấn gạo, tương đương 2 triệu tấn lúa. Như thế, khối lượng lúa tồn trong nhà dân ở đồng bằng sông Cửu Long là rất lớn khoảng 5-6 triệu tấn, tương đương 3-4 triệu tấn gạo. Điều này khác biệt với công bố của VFA là sau khi mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo, đồng bằng sông Cửu Long chỉ tồn đọng 1,5 triệu tấn gạo tương đương 3 triệu tấn lúa hàng hóa. TS Bảnh nói như thế với hy vọng doanh nghiệp sau kế hoạch tạm trữ vẫn tiếp tục mua lúa cho nông dân.
…vụ mua tạm trữ đặt ra mục tiêu mua 1 triệu tấn gạo, tương đương 2 triệu tấn lúa. Như thế, khối lượng lúa tồn trong nhà dân ở đồng bằng sông Cửu Long là rất lớn khoảng 5-6 triệu tấn, tương đương 3-4 triệu tấn gạo. Điều này khác biệt với công bố của VFA
TS Lê Văn Bảnh
Đối với sự kiện lúa tồn đọng lớn, nông dân cần thận trọng phơi sấy trước khi trữ lại chờ giá tốt hơn, TS Lê Văn Bảnh giải thích với chúng tôi:
“Nếu phơi sấy cho đảm bảo độ ẩm dưới 14% thì có thể tồn trữ trên 6 tháng, nếu 16% thì chỉ giữ được từ 3 tháng tới 6 tháng thôi. Do vậy bà con nông dân nên phơi sấy đúng độ ẩm, nếu không có bồ chứa thì cũng nên có giải pháp để chất vào kho được đảm bảo. Nếu mùa mưa tới chưa giải quyết được nó hút ẩm, lúa hồi ẩm sẽ bị hư hỏng. Một mặt là như vậy, mặt thứ hai tôi nghĩ rằng sắp tới đây sau khi mua hết 1 triệu tấn gạo tạm trữ mà nếu còn trong dân nhiều, thì tôi nghĩ rằng nhà nước sẽ có giải pháp tiếp theo.”
Lúa thâu hoạch được nông dân chở về. AFP
Lúa thâu hoạch được nông dân chở về. AFP
Nông dân tha hồ làm gạo VFA tha hồ làm giá
Vào khi chương trình mua gạo tạm trữ vụ đông xuân đồng bằng sông Cửu Long kết thúc vào giữa tháng 4, nông dân cũng nghe báo đài cho biết là VFA đã ký được hợp đồng xuất khẩu 3,6 triệu tấn gạo và khuynh hướng thị trường tốt dần lên. Sự kiện này khác với những dự báo u ám mà từ đó chính phủ phải trợ cấp toàn bộ lãi suất vốn vay ngân hàng cho doanh nghiệp thành viên VFA thực hiện mua gạo tạm trữ. Người nông dân đồng bằng sông Cửu Long phát biểu:
Hiệp hội xuất khẩu với giá cao từ gạo mua tạm trữ giá thấp được hưởng lợi nhuận nhiều. Thời điểm người ta mua là giá thấp, tới khi giá xuất khẩu cao họ bán ra, nông dân vào vụ đông ken thương lái ép giá, đường nào nông dân cũng chết cũng khó thở. Mình làm ra lúa nhưng giá bán không do mình quyết định
       Nông dân ĐBSCL

“Thông tin trong tháng tư này hình như xuất khẩu gạo tốt giá gạo cũng tốt nhưng mà sao thực tế nghịch lý giá lúa mua quá thấp. Khi giá xuất khẩu tốt doanh nghiệp bán lượng gạo đã mua tạm trữ từ trước trong khi nông dân lúa ế vẫn còn nhiều và thương lái mặc tình ép giá. Hiệp hội xuất khẩu với giá cao từ gạo mua tạm trữ giá thấp được hưởng lợi nhuận nhiều. Thời điểm người ta mua là giá thấp, tới khi giá xuất khẩu cao họ bán ra, nông dân vào vụ đông ken thương lái ép giá, đường nào nông dân cũng chết cũng khó thở. Mình làm ra lúa nhưng giá bán không do mình quyết định.”
Thiếu sân phơi nông dân đôi khi phải phơi luá trên đường lộ. RFA
Thiếu sân phơi nông dân đôi khi phải phơi luá trên đường lộ. RFA
Theo lời TS Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long nói với báo chí, căn cứ trên sự tính toán của Bộ Tài chính, Hiệp hội Lương thực Việt Nam đưa ra mức giá gạo tương đương giá lúa tối thiểu không dưới 5.000đ/kg, bảo đảm nông dân có lãi 30% trở lên. Thực chất doanh nghiệp mua gạo nhập tại kho của mình tức là mua gạo qua thương lái, còn nông dân bán lúa tươi ngay tại ruộng cho thương lái, cho nên mức lãi của nông dân rất thấp không như chủ trương của chính phủ.
Người trồng lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long nói lên câu chuyện của mình qua đợt mua tạm trữ vừa qua của VFA và mức lãi kỳ vọng 30% so với giá thành.
…đa số không thể lãi 30%, còn những người đi thuê đất để làm thì bị lỗ nặng luôn, hầu như không ai có lãi. Một số huyện cũng có những điểm mua tạm trữ nói là theo chương trình của CP nhưng mà chở tới đó chỉ bán được 4.400đ-4.500đ/kg, nói là mua giá tốt cho nông dân trên 5.000đ/kg nhưng thực tế thì không có
Người trồng lúa
“Một số ít những người có cánh đồng tương đối lớn, năng suất khá cao thì có thể được. Theo tôi tính kỹ, đa số không thể lãi 30%, còn những người đi thuê đất để làm thì bị lỗ nặng luôn, hầu như không ai có lãi. Một số huyện cũng có những điểm mua tạm trữ nói là theo chương trình của chính phủ nhưng mà chở tới đó chỉ bán được 4.400đ-4.500đ/kg, nói là mua giá tốt cho nông dân trên 5.000đ/kg nhưng thực tế thì không có.”

Hiện nay, ở đồng bằng sông Cửu Long vụ lúa đông xuân cơ bản đã thu họach xong, dù một số nơi vẫn trong những ngày gặt cuối cùng. Những nơi làm hè thu sớm thì cây lúa đã được hơn 1 tháng. Thông thường người nông dân lấy phần thu nhập cao của vụ đông xuân để bù đắp mức lãi ít của vụ hè thu hầu trang trải cuộc sống. Tuy vậy năm nay người trồng lúa lại nhen nhúm hy vọng ngược lại, khi mà họ nghe theo khuyến cáo của VFA giã từ giống lúa ngang 50404 và tập trung cho lúa hạt dài chất lượng cao trong vụ hè thu sắp tới.
Theo: RFA

 

Vấn Đề Trung Quốc Của Thế Giới và Của Việt Nam


Nguyễn Xuân Nghĩa
-
(LTS: Bài này thuyết trình tại Hội Thảo Chính Trị: Định Hướng Đấu Tranh Cho Việt Nam Tự Do ngày Chủ Nhật 15-4-2012 tại Westminster, Califrornia.)
Giới thiệu về Kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa:
Trước 1975
- Chủ tịch Tổng hội sinh viên Paris trong thời gian Hòa đàm Paris
- Chuyên viên  kinh tế Quỹ Phát triển (tương đương cấp Thứ trưởng trước năm 1975
Sau 1975
- Viết báo và bình luận kinh tế cho hầu hết các Đài quốc tế VOA, RFA, RFI…)

Đáp lời mời của Ban Tổ Chức, chúng tôi xin trước hết có vài cảm nghĩ chủ quan của mình.
Biến cố Tháng Tư 1975 làm thay đổi vận mệnh quốc gia, trong đó, bản thân chúng ta chỉ là mảnh vụn rất nhỏ. Nhưng cũng từ đó, chúng ta đều phải suy nghĩ về đất nước và không chỉ tưởng niệm hoặc luyến tiếc mỗi năm vào dịp Tháng Tư. Chúng ta suy nghĩ về quá khứ với câu hỏi “Tại sao?” – và về tương lai với câu hỏi “Sẽ Ra Sao?”
Không tham gia bất cứ một tổ chức đấu tranh chính trị nào, bản thân chúng tôi kính trọng những người đấu tranh dù có khi không hoàn toàn đồng ý về mọi chuyện. Và càng kính trọng những người đấu tranh vì lý tưởng hơn là vì mơ tưởng sẽ có một vai trò chính trị nào đó trong tương lai.
Cũng vì vậy mà chúng tôi có mặt trên diễn đàn này, như một người nghiên cứu về kinh tế và quan tâm đến Trung Quốc từ nhiều giác độ khác nhau.
Bài tiểu luận rất tóm gọn của chúng tôi sẽ có bốn phần và rất ít con số khô khan, chỉ với ước mong là gợi ý suy tư về chuyện quốc gia và quốc tế.
Trước hết là về bối cảnh chung: “Vì sao Trung Quốc là vấn đề?” Kế tiếp mới là “Vấn đề Trung Quốc của thế giới, và “Vấn đề Trung Quốc của Việt Nam”. Sau cùng là phần kết luận, “Vấn đề Trung Quốc của chúng ta” -  với vài câu hỏi… nhức đầu.
Chúng tôi xin đầu tiên nói về bối cảnh.
Vì Sao Trung Quốc là Vấn Đề?
Quốc gia nào cũng có những giai đoạn thăng trầm trong lịch sử của từng dân tộc. Trong thế giới gọi là “toàn cầu hóa” ngày nay, hầu hết các quốc gia đều cũng có quan hệ với nhau, về ngoại giao, kinh tế hay an ninh.
Trung Quốc là trường hợp cá biệt vì nhiều di sản của quá khứ.
Sau nhiều thế kỷ là đại cường Á châu và thế giới, Trung Quốc đã trải gần hai thế kỷ lụn bại vì nội loạn từ bên trong và ngoại xâm từ bên ngoài. Những biến cố kéo dài như vậy có ảnh hưởng đến tâm lý của dân tộc, chính yếu là Hán tộc. Vừa tự tôn vừa tự ti có thể là một phản ứng tiêu biểu. Khinh thường mà cũng nghi ngờ và e sợ thiên hạ là cách nói dễ hiểu hơn.
Sau nửa thế kỷ nội loạn triền miên, Trung Quốc chỉ giải quyết xong vấn đề ngoại xâm từ hậu bán thế kỷ 20, vào năm 1949, rồi mất 30 năm điên khùng với bài toán dựng nước. Điên khùng vì sự hoang tưởng của Mao. Cho đến năm 1979, xứ này mới tìm được lối ra nhờ Đặng Tiểu Bình.
Từ đó, trong 30 năm liền, xứ này đã tạm yên với chiến lược tăng trưởng khi mở cửa giao lưu kinh tế với thế giới. Tăng trưởng bằng mọi giá là một cách nói dễ hiểu.
Nhờ dân số đông nhất địa cầu và lại là nước đi sau có thể học được kiến thức và kinh nghiệm các nước đi trước, xứ này sớm thành cường quốc kinh tế. Một quốc gia có trọng lượng kinh tế thứ nhì thế giới. Nhưng người dân thì vẫn thuộc loại “Ba Bê”, nghèo như các nước Belarus, Belize hay Bolivia, nếu tính bằng lợi tức đầu người.
Đấy là một mâu thuẫn tâm lý đáng chú ý.
Vì yếu tố lịch sử – và đôi khi văn hóa – Trung Quốc cho rằng thế giới có tội về những tai họa của họ từ thời suy sụp của nhà Mãn Thanh. Và rằng từ nay sự thể sẽ khác. Vì vậy, trong quan hệ với các quốc gia, lãnh đạo xứ này không hề có một chút mặc cảm khi làm những điều mà thế giới không còn chấp nhận nữa. Lãnh đạo Trung Quốc có đầy đủ kiến thức của thế kỷ 21, nhưng hành xử với thủ đoạn trung cổ, theo những nấc thang giá trị đã lỗi thời, mà họ vẫn coi là chính đáng.
Vì vậy, chúng ta mới có vấn đề Trung Quốc.
Về ngoại giao, Trung Quốc là thành viên thường trực và có quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, và cũng tham dự vào hầu hết mọi tổ chức chuyên môn quốc tế. Có quan hệ với gần 200 quốc gia lớn nhỏ trên thế giới, Trung Quốc không hành xử như cường quốc có trách nhiệm về sự yên bình của địa cầu. Khi cần trục lợi thì ngoại giao chỉ là một phương tiện, và đạo lý quốc tế là một chướng ngại mà họ tự cho là có quyền phủ nhận.
Về kinh tế, xứ này cũng có chủ trương lý tài và thực dụng trong mục tiêu tối thượng là trục lợi. Tức là sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn để giành phần hơn, kể cả ăn cắp, ăn cướp, bằng luật lệ hoặc qua tình báo, tham nhũng, mua chuộc. Chủ trương phát triển nền tư bản nhà nước cho phép lãnh đạo xứ này sử dụng các doanh nghiệp nhà nước trong tinh thần chiến đấu để ăn cướp. Chúng ta có cả trăm trường hợp minh diễn chuyện này.
Về môi trường, Trung Quốc là một trung tâm gây ô nhiễm toàn cầu mà… bất chấp. Họ không tham gia vào nỗ lực chung của cả thế giới để bảo vệ môi trường sinh sống của nhân loại và bên trong cũng chẳng kiểm soát việc bảo vệ môi sinh vì coi đó là một trở ngại cho tăng trưởng. Tăng trưởng bằng mọi giá là một chủ trương, cái giá ấy, ai sẽ trả, bao giờ trả thì không đáng kể.
Cũng về môi trường, chuyện đáng nói hơn cả là sau khi tấn công Tây Tạng năm 1950 rồi hoàn toàn kiểm soát xứ này từ năm 1959, Trung Quốc đang làm chủ Cao nguyên Tây Tạng và phần lớn của rặng Hy Mã Lạp Sơn đầy băng tuyết. Đây là đỉnh cao nhất thế giới, và một đệ tam cực sau Nam-Bắc cực, trung tâm phát nguyên những con sông lớn nhất Á Châu. Đây cũng là một “tháp nước” của toàn cầu, nơi cung cấp nước ngọt qua mạng lưới sông ngòi nuôi sống hơn một tỷ người dân Á Châu.
Khi kiểm soát Hy Mã Lạp Sơn và Cao nguyên Tây Tạng, Trung Quốc làm chủ nguồn nước của hầu hết các nước Á Châu vây quanh. Và họ điều tiết nguồn nước đó cho mình mà bất kể đến quyền lợi hay sinh mệnh người dân xứ khác, dù là Pakistan, Kyrgyzstan, Ấn Độ, Bangladesh, hay Miến Điện, Thái Lan và ba nước Đông Dương Việt, Miên, Lào. Năm nước sau cùng này đều có thể sống hay chết vì sông Mekong và lưu vực của dòng sông là nơi sinh hoạt của 60 triệu dân.
Trong khi ấy, Cao nguyên Tây Tạng cũng là nơi hủy thải phế vật uranium của kỹ nghệ hạch tâm, theo tiêu chuẩn mất an toàn đặc biệt của Trung Quốc.
Kết hợp ngần ấy chuyện ngoại giao, kinh tế và môi sinh, Trung Quốc còn là vấn đề khi hợp tác, mua chuộc và khuynh đảo các chế độc độc tài và hung đồ của thế giới, miễn là đảm bảo được quyền lợi của mình. Mọi chế độ độc tài còn rơi rớt lại trên thế giới đều là thân chủ của Trung Quốc và được Bắc Kinh bao che, bảo vệ, từ Bắc Hàn đến Việt Nam, từ Sudan tới Iran, Syria…
Sau cùng, về an ninh và quân sự, Trung Quốc tự cho mình quyền bảo vệ luồng giao lưu buôn bán, lần đầu tiên trong lịch sử được mở ra thế giới bên ngoài. Nhưng bảo vệ theo màu sắc Trung Hoa thời cổ. Không chỉ chiếm đóng các lân bang để xây dựng vùng trái độn quân sự như đã từng làm từ thời xưa, Trung Quốc muốn mở rộng vùng trái độn ấy ra bên ngoài, và ra biển.
Từ 20 năm trước, lãnh đạo xứ này đã chuẩn bị việc kiểm soát vùng biển cận duyên hay xanh lục làm vùng trái độn quân sự. Ngày nay, với phương tiện kinh tế dồi dào hơn, Trung Quốc có tham vọng sớm thành cường quốc hải dương với khả năng kiểm soát vùng biển viễn duyên là biển xanh dương. Trong phạm vi đó, cái lưỡi bò chúng ta nghe nói đến chỉ là phần trái độn cận duyên, ở ngoài Đông hải. Trong một tương lai không xa, Trung Quốc sẽ đòi kiểm soát luồng giao lưu từ Bán đảo Á Rập qua Ấn Độ dương nối liền với miền Tây Thái bình dương.
Khi thế giới có một đại cường mới xuất hiện thì quan hệ giữa các nước có thể đảo lộn. Khi đại cường lại là một Trung Quốc có đầy mặc cảm và lối hành xử ngang ngược mà lãnh đạo và người dân lại coi là chính đáng, thế giới sẽ khó yên lành.
Sau phần bối cảnh, chúng ta bước qua phần vấn đề.
Vấn đề Trung Quốc của Thế giới…
Quốc gia nào cũng có thể có những tranh chấp về lãnh thổ với các lân bang.
Trung Quốc là quốc gia có tranh chấp với hầu hết mọi lân bang, cả chục nước, từ Nga qua Ấn Độ đến các nước Đông Nam Á lên tới Nhật Bản… Khi có tranh chấp, quốc gia nào cũng có thể yêu cầu quốc tế tham gia giải quyết hoặc tôn trọng phán quyết của quốc tế. Lãnh đạo Trung Quốc lại không chấp nhận việc thương thảo đa phương trên một diễn đàn quốc tế mà tìm giải pháp song phương với từng nước, theo kiểu cố hữu là vừa dọa vừa dụ vừa mua chuộc hoặc khuynh đảo. Đấy là một vấn đề của thế giới.
Chuyện cái lưỡi bò hoặc khu đặc quyền kinh tế hay Luật biển của Liên hiệp quốc chỉ là mặt nổi của các vấn đề ngoại giao hay pháp lý với Bắc Kinh. Nếu tiến lên khu vực tiếp cận Hy Mã Lạp Sơn và những vùng tranh chấp giữa Pakistan và Ấn Độ tại Kashmir, hoặc giữa Ấn Độ với Trung Quốc chung quanh xứ Nepal, Bhutan cho tới biên giới Miến Điện, người ta còn thấy ra nhiều mối nguy tiềm ẩn từ Trung Quốc, kể cả xung đột giữa hai nước có võ khí hạch tâm là Pakistan và Ấn Độ.
Với phương tiện quân sự lớn lao chưa từng thấy trong lịch sử xứ này, Trung Quốc có thể đổi trị sang loạn ở nhiều nước trên thế giới.
Dĩ nhiên, lãnh đạo Trung Quốc không muốn trực diện gây chiến với các lân bang, nhưng tiến hành chiến tranh theo kiểu khác. Đó là khuynh đảo để gây bất ổn và dùng chính mối nguy bất ổn đó để bắt bí hoặc mua chuộc các nước mà khỏi phải dụng binh. Khi cứ nói đến tương quan lực lượng quân sự giữa Trung Quốc với các nước, dường như người ta chỉ thấy một mặt nổi của vấn đề.
Mặt chìm rất khó nhìn ra và ngăn ngừa là khả năng gây loạn cho xứ khác, để chi phối quan hệ giữa các nước khác với nhau, theo lối có lợi cho Bắc Kinh.
Từ an ninh bước qua chính trị và kinh tế, Trung Quốc là vấn đề cho thế giới khi đưa ra một mô thức xử trí khác, xin gọi là “Đồng thuận Bắc Kinh”.
Sau khi chi phối cả thế giới trong nhiều thế kỷ, các nước Tây phương, chủ yếu là Hoa Kỳ và Âu Châu, đã rút tỉa kinh nghiệm chính chiến, thay đổi và tiến tới một giải pháp hòa bình và ổn định hơn. Đó là phát triển kinh tế tự do với sự lãnh đạo chính trị dân chủ trong một xã hội cởi mở mà không ai có độc quyền chân lý. Các định chế quốc tế đều được xây dựng theo ba giá trị tinh thần đó, là tự do, dân chủ và cởi mở để hướng dẫn quy tắc hành xử giữa các nước với nhau.
Trung Quốc phát minh ra giải pháp khác: kinh tế thị trường với vai trò chủ đạo của khu vực nhà nước, dưới sự cai trị của một chế độ độc đảng, và chân lý duy nhất được hiện hữu là của đảng độc quyền. Đó là tóm lược về khái niệm “Đồng thuận Bắc Kinh”, mà đa số dư luận chỉ nhìn vào mặt nổi là sức can thiệp chủ động của nhà nước trong kinh tế để đạt tốc độ tăng trưởng cao.
Khi áp dụng khái niệm này trong quan hệ quốc tế, với bộ máy tuyên truyền cùng các dự án đầu tư lẫn thủ thuật hối lộ và khuynh đảo, Trung Quốc đảo lộn luật chơi của thế giới. Phong trào phát huy dân chủ gặp chướng ngại, bị đẩy lui, các chế độ độc tài được bảo vệ, và quốc gia nào cũng muốn đi theo con đường tắt của Trung Quốc là bành trướng khu vực nhà nước vào kinh tế, thu hẹp quy luật thị trường, thoái lui về chế độ bao cấp và bảo hộ mậu dịch….
Trong hoàn cảnh suy trầm kinh tế toàn cầu từ bốn năm nay, giải pháp ngược ngạo của Bắc Kinh bỗng trở thành hấp dẫn cho nhiều người, nhất là các lãnh tụ độc tài, và trong khi Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng, mâu thuẫn giữa các nước với nhau càng dễ xảy ra. Nghĩa là Bắc Kinh càng có cơ hội trục lợi.
Vì vậy, các quốc gia dân chủ đều gặp vấn đề với Trung Quốc, không về kinh tế hay ngoại thương thì về ngoại giao và an ninh. Và càng ở gần xứ này thì càng vất vả. Trong khi vòng đai độc tài không thu hẹp lại mà còn mở rộng thêm nhờ sự hà hơi tiếp sức của Trung Quốc.
Trong cuộc đua giữa thiện và ác, trị và loạn, hòa bình và xung đột, dân chủ và độc tài, minh bạch  và mờ án, Trung Quốc trở thành một trung tâm phát huy cái ác.
Nhưng với khẩu hiệu là không xen lấn vào nội bộ xứ khác. Và với thực tế là đối tác kinh tế của rất nhiều quốc gia.
Các nước Âu, Á, Phi, Mỹ gì đều có thể là bạn hàng của doanh nghiệp Trung Quốc, mà bên trong mỗi doanh nghiệp lại có các chi bộ đảng với nhiệm vụ tình báo, báo cáo, kiều vận và gian lận theo đúng chủ trương của đảng. Ngược lại, doanh nghiệp nào, công hay tư, của Trung Quốc cũng đều có quan hệ với hệ thống quốc doanh và vì vậy kế toán sổ sách gì cũng đều là “bí mật quốc gia” nên không được phép phổ biến.
Kết cuộc là từ an ninh, môi sinh đến ngoại giao, kinh tế hay đầu tư, Trung Quốc trở thành vấn đề của thiên hạ mà vì quyền lợi nhất thời, lẫn sự vận động tiền bạc của Bắc Kinh vào hệ thống truyền thông của thế giới, nhiều người không muốn nói ra. Hoặc còn cố tình gây ra ấn tượng sai lạc về Trung Quốc.
Thực tế thì cuộc đua giữa thiện và ác, giữa minh và ám, đang thể hiện ở một tầng rất cao là nhận thức. Trung Quốc tác động vào nhận thức của thiên hạ về chính mình – “một quốc gia mới phát triển sau nhiều thế kỷ là nạn nhân” – và về các nước dân chủ được coi là đối thủ, hay thủ phạm của nhiều tội ác trong lịch sử!
Đó là “thuật quỷ biển” trong kho tàng mưu lược của văn hoá chính trị Trung Hoa.
Chúng ta bước qua một đề mục gần hơn, ở phần ba.
Vấn đề Trung Quốc của Việt Nam
Nói về lịch sử mà ai cũng nhớ, sau khi chiếm đóng Tân Cương năm 1949, khống chế Tây Tạng năm 1950, và bị chặn tại bán đảo Triều Tiên năm 1953, Trung Quốc đã nghĩ tới Việt Nam như một vùng trái độn quân sự cần thiết. Trong thế thủ thì bảo vệ cõi Trung Nguyên và trong thế công thì bành trướng ảnh hưởng xuống vùng Đông Nam Á và ra tới biển nóng ở miền Nam.
May thay, lúc đó họ lại có đảng Cộng sản Việt Nam và giấc mơ tiến hành cách mạng vô sản trên cả nước của Hồ Chí Minh.
Đấy là một trong nhiều nguyên nhân của cuộc tương tàn, với sự tiếp sức của Liên Xô khi tiến hành Chiến tranh lạnh năm 1948 và chủ yếu của Trung Quốc ngay từ những ngày đầu của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa do Mao sáng lập năm 1949. Nối tiếp nhiệm vụ của Hồ Chí Minh từ khi là cán bộ của Đệ tam Quốc tế được gửi về hoạt động tại Đông Nam Á từ năm 1924, xa xưa, đảng Cộng sản Việt Nam tự nhận là mũi xung kích của khối Cộng sản xuống Đông Nam Á, mà việc gọi là giải phóng miền Nam chỉ là một tất yếu.
Nhưng ngoài lý do ý thức hệ dại dột, có một chuyện mà đôi khi chúng ta ít chú ý là về địa dư hình thể, Trung Quốc là một “hải đảo” bị cô lập.
Xứ này bị vây hãm từ cả bốn hướng. Giữa các sa mạc, thảo nguyên hoang vu cùng núi rừng hiểm trở tại ba hướng Nam, Tây và Bắc với biển Thái bình tại hướng Đông, Trung Quốc chỉ có một đường bành trướng trên đất liền. Đó là miền Bắc nước Việt Nam. Lần cuối mà họ thử nghiệm giải pháp đó là vào năm 1979 khi Hà Nội chủ quan tưởng rằng mình đã đánh cho Mỹ cút lại còn vừa ký Thỏa ước Hợp tác và An ninh với Liên Xô vào năm 1978!
Sau đó, Cộng sản Việt Nam có một giai đoạn được gọi là “độc lập” là 10 năm chiếm đóng Kampchia và cứng đầu với Bắc Kinh. Nhưng bị xuất huyết cũng vì sự chiếm đóng ấy, song song cùng việc phá sản vì xây dựng chủ nghĩa xã hội theo đúng tư tưởng xã hội chủ nghĩa.
Khi bức tường Bá Linh sụp đổ sau vụ khủng hoảng và tàn sát Thiên an môn năm 1989, mọi sự đều đảo lộn.
Liên Xô bắt đầu tan rã, Trung Quốc e sợ nội loạn nên tập trung kiểm soát hệ thống chính trị bên trên cơ chế kinh tế thị trường. Và lãnh đạo Hà Nội như kẻ mồ côi bị mất quan thầy. Vì vậy, việc cứu đảng là một ưu tiên sinh tử từ năm 1991.
Hà Nội trở lại thần phục Trung Quốc, chấm dứt 10 năm độc lập dưới bóng rợp Liên Xô và thực tế tiến hành “đổi mới”, nhưng theo mẫu mực Bắc Kinh. Trung Quốc trở lại xu hướng bành trướng cố hữu mà khỏi tốn quân tốn tiền và vẫn đạt kết quả như ý: miền Bắc Việt Nam trở thành vùng trái độn quân sự.
Khi Bắc Kinh mở rộng vùng trái độn ấy ra biển, Đông hải của Việt Nam trở thành ao nhà của Trung Quốc. Biển Việt Nam chỉ là biển Hoa Nam. Lãnh đạo Hà Nội ý thức được việc đó nhưng chấp nhận để bảo vệ quyền lực đảng, nhân đó bảo vệ được quyền lợi của các đảng viên cao cấp.
Nếu có nói rằng họ bán nước để cứu đảng thì không sai.
Hậu quả là mọi vấn đề Trung Quốc của thế giới như đã trình bày ở trên đều đã xuất hiện tại Việt Nam, từ an ninh, ngoại giao qua môi sinh kinh tế, hay ngoại thương.
Ở mặt nổi mà ai cũng thấy dù không được nói ra là nạn lạm thác lâm sản, buôn lậu qua biên giới và hủy hoại môi trường, là tình trạng cạn kiệt của đồng bằng Cửu Long và hiện tượng nước biển ngập mặn cả đồng bằng. Trong khi ấy khu vực chiến lược như cột xương sống của quốc gia là Cao nguyên Trung phần đã rơi vào quỹ đạo Trung Quốc với các dự án bauxite quái quỷ….
Nhưng biểu hiện nghiêm trọng hơn vậy là lập trường của Hà Nội lại rất thân Trung Quốc trong các hồ sơ nóng của thế giới. Hoặc việc Hà Nội tránh nêu vấn đề về Hoàng Sa hay Trường Sa trên diễn đàn quốc tế theo kiểu đa phương mà tìm giải pháp song phương theo quan hệ chủ tớ. Vì vậy mới giấu biến không cho dân chúng được biết về những gì đã thỏa thuận với Bắc Kinh. Và cũng vì vậy, Hà Nội kiểm soát dư luận, cấm đoán việc người dân công khai phản đối sự xâm lược ngang ngược của Trung Quốc và nói nước đôi về vấn đề chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng sa và Trường Sa.
Từ mấy năm qua, người Việt chúng ta đã nói rất nhiều đến vấn đề Trung Quốc của Việt Nam, bài tiểu luận này sẽ không nói thêm. Chúng tôi xin giành thời giờ cho phần cuối, một cách tóm lược với vài câu hỏi không vui.
Vấn đề Trung Quốc của Chúng ta
Đất nước và dân tộc Việt Nam đang gặp vấn đề với Trung Quốc, có thể là nguy ngập hơn vì vị trí lân bang, nhưng cũng không khác nhiều quốc gia Á Châu ở chung quanh. Do đó, vấn đề Trung Quốc của Việt Nam nằm trong khuôn khổ các vấn đề chung của thế giới với Trung Quốc.
Khi nhìn như vậy, Việt Nam thật sự không đơn độc và phải một mình đương cự với Trung Quốc.
Nhưng, khác với trường hợp của các quốc gia kia, vấn đề Trung Quốc của Việt Nam nằm trong tầng lớp lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam. Vấn đề Trung Quốc của Việt Nam nằm tại Hà Nội, là Hà Nội. Đấy là cái khó của dân tộc, một dân tộc dày dạn kinh nghiệm đối phó với Trung Quốc và có thừa ý chí đấu tranh giành độc lập.
Vấn đề Trung Quốc của Việt Nam nằm tại Hà Nội vì đảng Cộng sản đã giải giới người dân, tước đoạt võ khí truyền thống và mãnh liệt nhất của dân tộc là ý chí chống lại tình trạng Hán hóa.
Hà Nội tiến hành chính sách ngu dân qua kiểm soát báo chí và tư tưởng, đưa mọi người vào phản ứng lý tài, phát huy bản năng kinh tế của loại sinh vật hạ đẳng là vặt mũi bỏ mồm và triệt hạ mọi tiềm lực quật khởi. Lãnh đạo Hà Nội hành xử như những quan Tiết độ sứ của Thiên triều Bắc Kinh trong thời Bắc thuộc, thậm chí như những quan Thái thú trời trực trị. Họ đang làm xã hội băng hoại và đẩy người dân vào kiếp nô lệ cho một thiểu số đại gia phe phẩy ở trên.
Muốn giải quyết vấn đề Trung Quốc, người Việt Nam phải giải quyết cái nhân khiến sức dân không được huy động vào nhu cầu bảo vệ nền độc lập, đó là đảng Cộng sản. Ưu tiên của Việt Nam vì vậy là phải tháo gỡ cách ách độ hộ của Trung Quốc do Bộ Chính trị của đảng Cộng sản Việt Nam đã tròng lên cổ người dân. Tức là giải quyết đảng Cộng sản Việt Nam.
Với các quốc gia khác, Việt Nam phải là thành viên của một nỗ lực đa phương nhằm giải quyết vấn đề Trung Quốc của thế giới. Khi cùng chung một mục tiêu, người ta có thể nói đến chuyện hợp tác, một cách bình đẳng vì lợi ích chung. Vì vậy, vấn đề Trung Quốc của thế giới phải do thế giới giải quyết và Việt Nam sẵn sàng tham gia như một thành viên. Nhưng không là mũi xung kích hay tiền đồn chống Trung Quốc của thế giới.
Chuyện ấy dẫn chúng ta về Hoa Kỳ, dù sao cũng là quốc gia đang buôn bán nhiều nhất với Trung Quốc.
Nhiều người đã quên các bài học bi đát của quá khứ với Hoa Kỳ mà đặt sai vấn đề là nên đứng bên cạnh Hoa Kỳ hay Trung Quốc. Hoặc trong quan hệ song phương Mỹ-Hoa, Việt Nam nên ngả về đâu? Hay là nên khôn ngoan giữ vị trí trung lập?
Thực tế nó phức tạp hơn những gì xảy ra trong chiến tranh lạnh giữa hai khối cộng sản và tự do.
Thực tế là Trung Quốc có vấn đề với Hoa Kỳ, có vấn đề với Nhật Bản, có vấn đề với Ấn Độ, với các nước Đông Nam Á, thậm chí với cả Úc Đại Lợi. Trong một mạng lưới quan hệ song phương chằng chịt đó, như Hoa-Mỹ, Hoa-Nhật, Hoa-Ấn, v.v… Việt Nam đứng ở đâu? Tất nhiên là đứng với người dân, ở vị trí độc lập, chứ không đơn giản là trung lập. Làm sao trung lập trong một quan hệ đa phương?
Việt Nam sẵn sàng hợp tác với thế giới để giải quyết vấn đề Trung Quốc trong những nỗ lực đa phương của quốc tế. Nhưng trước hết phải giải quyết vấn đề Trung Quốc của Việt Nam, hiện nằm tại Hà Nội. Khi nào người dân Việt ở trong và ngoài nước làm cho thế giới hiểu ra sự thể đó – rằng mối nguy của Trung Quốc chính là Hà Nội và Hà Nội mới là vấn đề chứ không là giải pháp – chúng ta đã tiến được một bước khá xa trên chặng đường bảo vệ nền độc lập quốc gia.
Vì vậy, đấu tranh cho dân chủ và cho độc lập là hai mặt không thể tách rời của một sự thể sinh tử cho quốc gia.
Cho đến nay, hình như ta mới chỉ chú ý đến một mặt, là trình trạng thiếu dân chủ hoặc nạn chà đạp nhân quyền tại Việt Nam. Sự thật phũ phàng là các quốc gia trên thế giới, kể cả Hoa Kỳ, đều có thể đang làm ăn với nhiều chế độ độc tài. Với chính quyền các nước này, nhiều khi lời kêu gọi dân chủ của chúng ta lại là sự phiền nhiễu, là chướng ngại cho hợp tác kinh tế và phát triển kinh doanh.
Nếu ta nêu lên hàng loạt vấn đề về môi sinh, nạn hủy hoại nguồn nước, tình trạng cạnh tranh bất chính hoặc nguy cơ lũng đoạn xã hội xuất phát từ Trung Quốc, ngoài sự bành trướng ngang ngược đã trở thành hiển nhiên, thì vì quyền lợi của họ hơn là dân chủ của Việt Nam, các nước có thể quan tâm nhiều hơn đến lập trường của chúng ta.
Muốn như vậy, ngay từ ý thức thì chúng ta nên là giải pháp hơn là một vấn đề cho các nước. Câu hỏi nêu lên ở đây là mình đã tự chuẩn bị như vậy hay chưa?
Sau cùng, Trung Quốc thật ra không mạnh như nhiều người thường nghĩ và còn gặp nguy cơ khủng hoảng, thậm chí tan rã, vì chiến lược phát triển của họ không bền vững, cân đối và có đầy bất công. Khi nước Tầu có loạn như đã từng thấy nhiều lần trong lịch sử, Hà Nội tất sẽ không thể yên.
Khi đó, Việt Nam sẽ ra sao? Khi đó, chúng ta đứng ở đâu? Mà chúng ta là ai?
Nguyễn Xuân Nghĩa
Theo: Vietbao

 

Con Hổ khủng khiếp


Dustin Roasa
-
Việt Nam có thể giống như một câu chuyện thành công, nhưng với sự tan băng gần đây của Miến Điện, đất nước này hiện là quốc gia đàn áp nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Gần bốn thập kỷ sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam, người cựu thù của Mỹ từng được toàn cầu nhìn thấy như một câu chuyện về sự thành công. Đất nước này tự hào có một nền kinh tế đang bùng nổ, một lớp trung lưu ngày càng tăng và các ngành công nghiệp du lịch, sản xuất phát triển mạnh. Nhưng khi các cải cách chính trị chuyển đổi Miến Điện, Việt Nam đang trong nguy cơ trở thành một điều gì khác hơn thế: một quốc gia đàn áp nhất trong khu vực Đông Nam Á. Tuần này, các công tố viên tại một tòa án ở thành phố Hồ Chí Minh cáo buộc ba blogger Việt Nam về tội “tiến hành tuyên truyền chống nhà nước” sự kiện mới nhất trong một loạt các vụ bắt giữ được hình thành nhằm bịt miệng một phong trào đối lập ngày càng gia tăng.
Khi Miến Điện được tự do hóa, Việt Nam tiếp tục đàn áp bất đồng chính kiến. Từ 13 Tháng 1, khi chính quyền quân sự Miến Điện thả tự do cho hành hàng trăm tù nhân chính trị trong một lệnh ân xá lớn, các lực lượng an ninh Việt Nam đã bắt giữ ít nhất 15 nhà bất đồng chính kiến chính trị và bị kết án 11 người khác vào tù. Với chiến thắng tươi nguyên của Aung San Suu Kyi từ cuộc bầu cử và sẵn sàng cho một vị trí trong quốc hội, những nhân vật đối lập nổi bật nhất của Việt Nam lại đang mòn mỏi trong tù, bị quản thúc tại gia hoặc trong các trại cải tạo (vâng, những trại cải tạo ấy vẫn còn được sử dụng). Và khi Miến Điện thị thực visa cho phóng viên nước ngoài, nới lỏng rọ mõm trên báo chí trong nước, Việt Nam lại tiếp tục kiểm soát chặt chẽ các nhà báo nước ngoài và địa phương, ngăn chặn Facebook và các trang mạng “nhạy cảm” khác, khiến tổ chức Phóng viên Không Biên giới vừa xếp đất nước này vào hạng chót trong Chỉ số về Tự Do Báo chí của mình trong số các nước Đông Nam Á trong năm 2011-2012. Qua so sánh, Việt Nam chỉ đứng trên Trung Quốc hai bậc, xếp hạng thứ 172 trong số tổng cộng 179 nước.
Ông Phil Roberson, Phó giám đốc Châu Á của Human Rights Watch nói “Việt Nam đang bắt đầu nhận ra rằng bằng cách tiếp tục đàn áp các quyền công dân, họ càng mở ra những so sánh không thiện cảm với Miến Điện như một kẻ quấy nhiễu nhân quyền tồi tệ nhất trong khối ASEAN”.
Đàn áp chính trị chẳng phải mới mẻ gì ở Việt Nam. Kể từ sự sụp đổ của Sài Gòn năm 1975, Đảng Cộng sản đã cai trị với một bàn tay sắt. Tuy nhiên, những năm tháng cô lập trong thời Chiến tranh Lạnh và sự thiếu vắng của một phe đối lập có tổ chức ở trong nước – chưa kể đến cảm giác tội lỗi từ sau chiến tranh của phương Tây và sự kéo dài thông cảm về ý thức hệ cho Hà Nội trong các thành phần tả khuynh – khiến đã ít có sự chú ý đến thành tích bi thảm về nhân quyền của đất nước này. Khi chính phủ đã mở cửa nền kinh tế trong những năm 1990, các nhà đầu tư nước ngoài và người nước ngoài bắt đầu đổ vào và kể từ đó sự chú ý của quốc tế đã chủ yếu tập trung vào phép lạ kinh tế của Việt Nam. Đất nước đã đi từ một trong những nước nghèo nhất trên thế giới vào giữa những năm 1980 với thu nhập bình quân đầu người dưới 100 USD, trở thành một Con hổ châu Á với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và thu nhập bình quân đầu người là 1.130 USD vào cuối năm 2010. Đối với thế giới bên ngoài, vốn thường đưa tin về những cải cách kinh tế của chính phủ, đất nước này trông như chắc chắn sẽ đi vào con đường tự do hóa sau thời Chiến tranh Lạnh, một lộ trình từng được nhiều quốc gia trong khối Liên Xô cũ lựa chọn. Họ đã không làm tổn thương đến hình ảnh của chính phủ khi hàng triệu người nước ngoài được đến tham quan và sinh sống tại Việt Nam, phần lớn không bị trở ngại bởi các hạn chế về ngôn luận và hội họp như một thực tế hàng ngày đối với mọi người Việt Nam.
Mặc dù với mặt ngoài của sự tự do hóa này, giới lãnh đạo trụ cột hiện nay của Đảng Cộng sản vẫn là những nhà chính trị bảo thủ như mọi lãnh đạo khác của đất nước kể từ khi thống nhất. Dẫn đầu bởi một thiểu số cán bộ bao gồm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Trương Tấn Sang, nhóm quyền lực bên trong này đã đàn áp tàn nhẫn lên Khối 8406, một phong trào dân chủ trong nước theo kiểu Hiến chương 77 của Tiệp Khắc. Được thành lập vào năm 2006, nhóm đã thu hút hàng ngàn người công khai ủng hộ – và con số ủng hộ lặng lẽ còn nhiều hơn thế – trước khi bị chính phủ chặt đầu, bằng cách ném hàng chục hàng chục nhà tổ chức vào trong tù. Ngoài ra, nhà chức trách còn đã nhắm mục tiêu vào các nhà lãnh đạo tôn giáo, kể cả tu sĩ Phật giáo và các linh mục Công Giáo, vì đã cổ vũ cho sự khoan dung hơn trong các sinh hoạt tôn giáo, và trong những năm gần đây, họ cũng đã sách nhiễu và bỏ tù những người Việt nam yêu nước từng kêu gọi đất nước chống lại Trung Quốc. Tuy nhiên, bất chấp những rủi ro, các nhà hoạt động Việt Nam vẫn tiếp tục lên tiếng về đa nguyên chính trị, tham nhũng và tự do ngôn luận – để rồi phải kết thúc trong nhà tù hoặc trở thành người tị nạn chính trị.
Cuộc tan băng ở Miến Điện có thể chứng minh là món quà lớn nhất của họ. Những thay đổi ở đó nên thách thức suy nghĩ thiển cận về Việt Nam trong cộng đồng quốc tế và mang vấn đề nhân quyền trở lên hàng đầu. Không ít nhà lãnh đạo Việt Nam lo ngại điều này xảy ra, theo các nhà quan sát lâu năm của đất nước cho biết. “Giới lãnh đạo theo dõi chặt chẽ những phát triển ở Miến Điện và lo ngại”, ông Nguyễn Mạnh Hùng, một chuyên gia về chính sách đối ngoại của Việt Nam tại Đại học George Mason cho biết. “Trong quá khứ, Việt Nam đã sử dụng vai trò của mình trong ASEAN để thúc đẩy Miến Điện thay đổi. Nhưng bây giờ, Miến Điện đang di chuyển nhanh hơn so với Việt Nam.” Các lãnh đạo tại Hà Nội đã tính sai: Trước đây, mối quan tâm về nhân quyền ở Miến Điện đã làm nặng nề tính hợp pháp quốc tế của ASEAN, vì vậy Việt Nam và những nước khác kín đáo yêu cầu chính quyền quân sự ở đó phải uốn nắn. Tuy nhiên những gì họ không hề mặc cả đến, là một cuộc xoay chuyển 180 độ, đem lại một kết quả cải cách quyết liệt. Với việc Miến Điện ngày càng xa với bản chất một nhà nước cảnh sát trị, Hà Nội sợ hãi một sự xem xét mà mình không mong muốn. Nếu Miến Điện cải thiện về nhân quyền và được khen thưởng, Việt Nam sẽ cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn tương tự “, ông Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam tại Học viện Lực lượng Quốc phòng Úc cho biết. Các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng sợ mất vai trò trung gian hòa giải quan trọng của ASEAN giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc của mình. “Việt Nam đang lo lắng rằng Miến Điện sẽ trở thành một người tình đáng yêu của khối ASEAN”, Thayer nói.
Những lo sợ này mang lại cho những người quan tâm về nhân quyền tại Việt Nam điều từng bị thiếu hụt trong những năm gần đây: tác động đòn bẩy. Từ lâu, đảng Cộng sản đã gặt hái được những phần thưởng thường được cung cấp cho những chế độ độc tài cô lập như một ưu đãi để thay đổi – trở thành Thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới, cải thiện quan hệ ngoại giao, và các thỏa thuận thương mại ưu đãi – mà không đòi hỏi đến những nhượng bộ quan trọng về nhân quyền như nhũng thủ tục cần thiết. Nhưng khi Việt Nam lo lắng về việc bị bỏ lại phía sau ở Đông Nam Á, các chính phỷ Hoa Kỳ và Âu Châu, vốn từng bày tỏ quan tâm về cải cách chính trị tại Việt Nam, nên tận dụng lợi thế và áp dụng các áp lực nhất quán và cứng rắn từng thiếu vắng trong quá khứ.
Khi các nhà lãnh đạo Việt Nam lo ngại nhiều hơn về ý định của Trung Quốc trong khu vực, đặc biệt trong các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên các hòn đảo giàu tài nguyên tại Biển Đông, họ đã bắt đầu các cuộc thảo luận với chính quyền Obama về hợp tác quân sự. Đây là một cơ hội tự nhiên để tạo áp lực lên Việt Nam về nhân quyền, và cho đến nay các quan chức Mỹ đã tuyên bố những điều đúng đắn “Có một số hệ thống vũ khí nhất định mà người Việt Nam thích mua hoặc nhận được từ chúng tôi, và chúng tôi cũng muốn chuyển giao các vũ khí này cho họ. Nhưng điều này sẽ không xảy ra trừ khi họ cải thiện thành tich nhân quyền của mình”. Thượng nghị sĩ Joe Lieberman đã tuyên bố như thế sau chuyến thăm thăm Hà Nội với Thượng nghị sĩ John McCain trong tháng Giêng. Các nhà lãnh đạo Việt Nam đang phải đối mặt với áp lực từ người dân của mình đứng lên chống lại kẻ thù lịch sử Trung Quốc, và sự hỗ trợ của quân đội Mỹ sẽ giúp hải quân Việt Nam trở thành một đối thủ đáng tin cậy hơn trong vùng Biển Đông.
Nhưng nếu như Miến Điện từng cho thấy được điều gì, thì đó chính là nhờ sự chú ý của quốc tế từ các nhóm hoạt động tranh đấu, các nhà báo và các nhóm nhân quyền đã cầm giữ trách nhiệm của những chính phủ phương Tây một cách cần thiết trong việc phải thực hiện các loại hứa hẹn về quyền con người. Miến Điện sẽ không có nhận được phần thưởng quá sớm nếu không đi kèm cải cách và nếu lời náo động quốc tế không quá lớn như thế. Ngoài ra, bà Aung San Suu Kyi đã từng tuyên bố nhiều lần – cũng như có vô số những người bất đồng chính kiến khác trên thế giới – về quyền lực đạo đức đã ban tặng cho chính nghĩa của họ bằng sự hỗ trợ từ công chúng quốc tế.
Khó khăn của phong trào dân chủ Việt Nam là ở chỗ nó đã không chiếm được sức tưởng tượng của quốc tế như Miến Điện, Tây Tạng và Trung Quốc – mặc dù các thành viên của họ ủng hộ các quan điểm tương tự và đã hy sinh cá nhân mình một cách ngang bằng. “Chúng tôi không có đưọc một nhà lãnh đạo nào từng giành được giải Nobel Hòa bình như Đức Đạt Lai Lạt Ma và bà Aung San Suu Kyi. Đây là những tiếng nói có ảnh hưởng quốc tế”, ông Nguyễn Quân, một bác sĩ người Mỹ gốc Việt có em trai, Nguyễn Đan Quế, một nhà hoạt động nổi tiếng từng trải qua hơn 30 năm bị tù giam và quản thúc tại gia cho biết. Nguyễn Quân đại diện cho phong trào này ở nước ngoài trong các cuộc họp với các chính phủ nước ngoài, một nhiệm vụ thường nặng nề và kiên nhẫn. “Chúng tôi phải làm việc rất cực khổ để được mọi người chú ý. Mọi người vẫn không muốn nói về Việt Nam bởi vì cuộc chiến tranh. Nhưng càng nói, chúng tôi càng phơi bày sự lạm dụng của chính phủ Việt Nam”, ông nói. Hai nghị sĩ Hoa Kỳ đã đề cử Nguyễn Đan Quế cho giải Nobel Hòa bình năm nay.
Miến Điện cũng đã cho thấy rằng việc dự đoán chế độ sẽ thay đổi khi nào và ra sao là một trò chơi ngu ngốc. Nhưng nếu như lịch sử hiện đại từng có bất kỳ hướng dẫn nào, thì nhân dân Việt Nam đã từng cho thấy rằng họ hoàn toàn có khả năng đứng dậy trước sự đàn áp. Chính phủ hiện nay đã được nhắc nhở về điều này trong các sự kiện chưa từng có đã xảy ra trong tháng Giêng. Tại thành phố ngoài ven biển phía Bắc của Hải Phòng, một nông dân nuôi cá đã dẫn đầu một cuộc khởi nghĩa vũ trang chống lại chính quyền địa phương đến tịch thu đất của mình sau khi hợp đồng thuê của ông mãn hạn (tu nhân không được phép sở hữu đất đai ở Việt Nam). Ông trở thành một vị anh hùng dân tộc, và trong một đợt xoay chuyển ấn tượng, chính quyền trung ương và báo chí do nhà nhà nước kiểm soát, ban đầu thì chỉ trích người nông dân, sau đó đã bảo vệ ông. Năm tới, các hợpp dồng thuê đất tương tự sẽ mãn hạn như đã định trong cả nước, có khả năng ảnh hưởng đến hàng ngàn dân làng nghèo khó. “Đây là một quả bom hẹn giờ”, ông Thayer cho biết.
Cho đến nay, Đảng Cộng sản đã từng lão luyện trong việc điều hướng các quả bom thời gian ấy – và dàn dựng nên câu chuyện kể đương đại của Việt Nam thành một trong những thành công về kinh tế và ổn định chính trị. Nhưng với những thay đổi trui rèn bằng xoay chuyển của Miến Điện, và cuộc đàn áp song song của Đảng Cộng sản Việt Nam lên những người chỉ trích, đã đến lúc để vấn đề nhân quyền phải chiếm lĩnh giai đoạn quan yếu trong các giao dịch của phương Tây với Việt Nam. Phong trào ủng hộ dân chủ của quốc gia này – tả tơi nhưng kiên cường qua nhiều năm tháng bị khủng bố – tuyên bố rằng họ đã sẵn sàng để kể câu chuyện của mình ra trước với thế giới. Nguyễn Quân, người tiếp xúc thường xuyên với người em bất đồng chính kiến Nguyễn Đan Quế, nhắc lại một cuộc trò chuyện mà gần đây hai người từng trao đồi với nhau, “Anh ấy nói với tôi rằng bây giờ mọi thứ đã khác, người dân không còn sợ hãi như 10 năm trước đây nữa. Ngày càng có nhiều người trẻ tuổi đang tham dự” ông nói. “Họ càng bắt người chừng nào, phong trào càng lớn mạnh hơn”.
Nguồn: Foreign Policy
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ.

 

Lý do hủy thăm Brazil của TBT Trọng

Ông Nguyễn Phú Trọng về tới sân bay Nội Bài sau khi hủy thăm Brazil
Báo chí Việt Nam chỉ nói về ‘thành công của chuyến thăm Cuba’
-
“Đã có những thay đổi bất ngờ trong kế hoạch của bà Rousseff và một số cuộc gặp đã bị hoãn, trong đó có cuộc gặp Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày hôm đó.” – Bộ Ngoại giao Brazil
Bộ Ngoại giao Brazil giải thích Tổng thống nước này không gặp mặt Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam hôm 13/4 vì ‘lịch trình không cho phép’.
Hôm thứ Sáu 13/4, thay vì từ Cuba tới Brazil thăm chính thức theo kế hoạch loan báo từ trước, ông Nguyễn Phú Trọng đã bay thẳng về Việt Nam. Trước đó, các kênh chính thức của Việt Nam thông báo ông Trọng sẽ thăm hữu nghị Brazil “theo lời mời của Tổng thống Dilma Rousseff” từ 13/4-15/4.
Thông tấn xã Việt Nam nói nguyên nhân hủy chuyến thăm vào phút chót là ‘do khó khăn đột xuất của phía Brazil’ nhưng không nói rõ đây là khó khăn gì.
BBC Tiếng Việt đã liên lạc với Bộ Ngoại giao Brazil và vừa nhận được công văn giải thích lý do.
Công văn viết: “Tổng thống Brazil, Dilma Rousseff, đã phải thay đổi lịch trình của mình cho ngày 13/4 để lên đường trong cùng ngày tới Cartagena, Colombia, nơi bà tham dự Hội nghị Thượng đỉnh châu Mỹ”.
“Đã có những thay đổi bất ngờ trong kế hoạch của bà Rousseff và một số cuộc gặp đã bị hoãn, trong đó có cuộc gặp Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày hôm đó.”
Bộ Ngoại giao ở Brasilia dùng từ ‘hoãn’ thay vì ‘hủy’, nhưng theo nguyên tắc lễ nghi nếu như người đứng tên mời không có mặt thì chuyến đi không thể nào thực hiện được.
Đại diện Đảng Cộng sản Brazil cũng nói với BBC rằng họ được giải thích rằng vì bà tổng thống không thể tiếp ông Nguyễn Phú Trọng, nên chuyến đi của ông đã bị hủy chỉ vài ngày trước khi nó diễn ra.
Đảng này cho hay chính họ cũng bất ngờ trước thông tin trên. Mới hôm 11/4, nhân chuyến thăm của ông Trọng, phía Brazil đã tổ chức lễ khai trương Hội Hữu nghị Brazil-Việt Nam (Abraviet) với mục đích thúc đẩy quan hệ hai bên.
Mất uy tín?
Các chuyến đi của quan chức hàng đầu các quốc gia, nhất là các vị trí như thủ tướng, chủ tịch nước hay ở các nước cộng sản là tổng bí thư Đảng Cộng sản, đều phải được chuẩn bị trước một thời gian dài.
“Đã có những thay đổi bất ngờ trong kế hoạch của bà Rousseff và một số cuộc gặp đã bị hoãn, trong đó có cuộc gặp Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày hôm đó.”
Bộ Ngoại giao Brazil
Giới bình luận cho đây là cử chỉ có thể gây ảnh hưởng quan hệ nghiêm trọng dù vì bất cứ lý do nào.
Một cán bộ ngoại giao Việt Nam giấu tên nói với BBC rằng một số nước xem ông Trọng như nguyên thủ quốc gia của Việt Nam nhưng cũng có những nước không mặn mà lắm với tổng bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hiện dư luận trong nước đang có nhiều đồn đoán xem ‘lý do thực sự’ của việc hủy chuyến thăm này là gì.
Cũng có ý kiến sự cố ngoại giao này còn ảnh hưởng tới uy tín của ông tổng bí thư, chỉ một năm sau khi ông nhậm chức.
Báo chí trong nước không hề đề cập gì thêm tới việc thăm Brazil mà chỉ tập trung ca ngợi ‘thành công của chuyến thăm Cuba’ của ông Nguyễn Phú Trọng, nơi ông có bài thuyết giảng về chủ nghĩa xã hội tại Trường đảng cao cấp Nico Lopez.
Thông thường, các nước khi đối diện các sự cố liên quan thể diện quôc gia sớm muộn đều có cử chỉ phản đối, thậm chí ‘trả đũa’.
Không rõ phía Đảng Cộng sản Việt Nam có phản ứng như thế nào.
Chính phủ Việt Nam luôn nói “Việt Nam coi Brazil là đối tác toàn diện, bình đẳng và cùng có lợi”, có nhiều điểm tương đồng.
Bản thân bà Tổng thống Dilma Rousseff xuất thân cánh tả.
Việt Nam và Brazil thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1989. Thương mại song phương giữa hai bên những năm gần đây tăng nhanh từ 100 triệu đôla năm 2005 lên hơn 900 triệu đôla năm 2010 và trên 1,4 tỷ đôla vào năm ngoái.

 

Ai là dân chủ cuội ?

Thiên Hải
-
(TTHN) – Trên trang TTHN số này cũng đông như quân Nguyên, kể cả ông hay thích làm thơ con Cóc :D
Trên không gian mạng có 1 “đội quân chụp mũ” chuyên làm công việc chụp mũ “dân chủ cuội”, “chống cộng cuội” cho những người đối lập với chính quyền VC cả trong nước lẫn hải ngoại, đặc điểm thường thấy ở những thành phần “chuyên gia” chụp mũ này là họ chửi rủa Hồ Chí Minh và VC dữ dội làm ra vẻ như căm thù lắm, hết lời ca tụng chính thể VNCH nhưng đồng thời họ đánh phá luôn cả những người đối lập với VC, ở trong nước thì tất cả những nhà đấu tranh dân chủ đều bị “đội quân chụp mũ” cáo buộc là “dân chủ cuội” hết kể cả những nhà đấu tranh kiên cường bất khuất như LM Nguyễn Văn Lý, HT Thích Quảng Độ, bác sĩ Nguyễn Đan Quế, luật sư Lê Thị Công Nhân … không chừa 1 ai, còn ở hải ngoại thì tất cả các nhân sĩ, tổ chức chống cộng đều bị chụp mũ là “tay sai VC”, “chống cộng cuội”, tuy nhiên những kẻ chụp mũ không đưa ra được 1 bằng chứng thuyết phục nào mà chỉ toàn ăn ốc nói mò, suy diễn bậy bạ nếu không nói là điên khùng.
Trước hết nói về chuyện “dân chủ cuội” trong nước, chúng ta thử nghĩ xem chẳng lẽ chính quyền CS bị điên hay sao mà lại dựng lên hàng ngàn nhà “dân chủ cuội” để tố cáo tội lỗi của họ, ngay cả những người đấu tranh kiên cường bất khuất như cha Lý, thầy Quảng Độ, BS. Quế, LS. LTCN … mà cũng là “dân chủ cuội” thì còn ai không “cuội” đây, hình ảnh cha Lý bị bịt miệng trước tòa đã tố cáo sự độc tài, bạo ngược của vc trước dư luận quốc tế chẳng lẽ cũng là “màn kịch” sao ? Ở hải ngoại tuy cũng có 1 số thành phần tay sai VC nhưng bọn người này chỉ làm những việc có lợi cho CS là bôi nhọ, nói xấu cộng đồng, cò mồi “hòa hợp hòa giải” còn với những vị nhân sĩ và tổ chức chống vc quyết liệt không khoan nhượng như nhà văn Phan Nhật Nam, giáo sư Nguyễn Xuân Vinh, trung tâm Asia, đài SBTN … thì làm sao có thể là tay sai vc được, nếu như ngay cả những người này cũng là “tay sai vc” vậy thì hóa ra là ở hải ngoại” ra ngõ gặp vc”, “đi đâu cũng có vc” vậy thì tại sao VC không bao giờ dám treo cờ đỏ sao vàng ở hải ngoại, tại sao chiến dịch ký tên vào Thỉnh nguyện thư mới đây lại đạt thành công lớn với gần 150000 chữ ký như vậy .
Mới nhìn vào thì tưởng đâu “đội quân chụp mũ” này là chống cộng nhưng nếu để ý kỹ thì thấy là họ quảng cáo, thổi phồng cho VC đấy, bởi vì nếu tất cả những người đối lập với CS đều là “dân chủ cuội”, “chống cộng cuội” vậy thì hóa ra là đâu có ai chống cộng đâu, ai cũng làm “tay sai VC” hết vậy thì VC “được lòng dân” quá rồi, ai chống cộng là “chống lại nhân dân” như vc đã tuyên truyền, nếu những độc giả ít kinh nghiệm đọc những bài viết của “đội quân chụp mũ” này sẽ trở nên hoang mang, chán nản không còn tin vào công cuộc đấu tranh dân chủ nữa.
Từ đây ta có thể thấy “đội quân chụp mũ” không phải là chống cộng gì cả mà chính là những tên tay sai VC núp sau cái vỏ bọc chống cộng để đánh phá những người đối lập với VC, điều đáng nói là trong “đội quân chụp mũ” này chỉ có 1 vài nhân vật là người thật còn lại hầu hết chỉ là những cái nick không rõ thân phận . Việc để cho những tên tay sai khoác áo chống cộng để đánh phá người đối lập là kế sách nham hiểm của VC vì 1 mũi tên trúng 2 đích vừa làm mất uy tín của những người đấu tranh vừa bêu xấu hình ảnh của người chống cộng và quân nhân VNCH (bởi vì hầu hết những thành phần chụp mũ này đều tự xưng mình là “cựu quân nhân VNCH”).

 

Làm gì trước khi kết kim?

DĐKT
-
Đầu tiên hãy thu hồi hết công nợ mà bạn có thể thu hồi được tại Việt Nam rồi mua vàng hoặc USD, tránh giữ các tài sản cố định như bất động sản vì chúng đang xuống giá rất nhanh. Khi mua vàng và USD, tránh chỉ mua vàng hoặc chỉ mua USD mà hay mua theo công thức ½ vàng ½ USD để tránh rủi ro giá USD giảm. Nên nhớ, không bao giờ bỏ trứng cùng 1 giỏ. Ngoài ra, mua cả vàng và USD cũng có những tiện lợi cho việc cất giấu, mua bán, mang theo sau này… 
Ngày 25-05-2012, nghị định 24 với nội dung kết kim (cấm sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán) sẽ đi vào hiệu lực. Với tình hình hết sức cấp bách hiện nay thì chúng tôi cũng chỉ nhắc lại những gì chúng tôi từng nói với độc giả mà thôi
Đó là phải BẢO TOÀN VỐN. Trước bối cảnh các tài sản hợp pháp bằng vàng và USD của bạn đang không được an toàn nữa thì đây là bước đi thông minh, bước trước 1 bước trước chiến dịch tịch thu tài sản toàn quốc lần thứ 3 của ĐCSVN (Dự đoán kinh tế, 27/11/2011).
Đầu tiên hãy thu hồi hết công nợ mà bạn có thể thu hồi được tại Việt Nam rồi mua vàng hoặc USD, tránh giữ các tài sản cố định như bất động sản vì chúng đang xuống giá rất nhanh. Khi mua vàng và USD, tránh chỉ mua vàng hoặc chỉ mua USD mà hay mua theo công thức ½ vàng ½ USD để tránh rủi ro giá USD giảm. Nên nhớ, không bao giờ bỏ trứng cùng 1 giỏ. Ngoài ra, mua cả vàng và USD cũng có những tiện lợi cho việc cất giấu, mua bán, mang theo sau này.
Trong tình hình hiện nay, nơi an toàn nhất cho tài sản hợp pháp của người Việt Nam lại là ở nước ngoài. Các bạn có thể tới Singapore hoặc Hong Kong, dùng hộ chiếu để mở 1 tài khoản ngân hàng ngoại quốc cho phép bạn gửi đô la Mỹ vào. Đặc biệt ở Hong Kong còn có dịch vụ cất trữ vàng cá nhân với chi phí rẻ. Do là các trung tâm tài chính toàn cầu nên các dịch vụ ngân hàng, tài chính ở hai nơi đó hết sức đa dạng. Đó là thượng sách.
Trung sách là tạm gửi số tiền USD bạn có vào 1 ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Các ngân hàng này ít ra không hoạt động ma giáo, làm giả sổ sách, ghi lỗ thành lời để chia nhau như đa số các ngân hàng Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, các Ngân hàng này vẫn có thể bị kết hối (hiện nay chưa chính thức kết hối, mới chỉ kết kim) nhưng đó chỉ là khi quốc gia gần sập, trước đó sẽ có “triệu chứng”, khi đó các bạn chạy rút ra ngay vẫn kịp.
Hạ sách là tự chôn giấu cất giữ vàng và USD tại Việt Nam vì có thể bị phát hiện và tịch thu. Tuy nhiên đây cũng là 1 cách nếu như các cách trên không hiệu quả. Có một vài lời khuyên với các bạn tự chôn giấu như sau:
- Vàng thì bạn có thể giấu kỹ trong nhà hoặc chắc ăn hơn thì đặt vàng trong hộp inox chôn dưới đất mấy thước, trên đặt chuồng gà, hòn non bộ để ngụy trang.
- USD cũng vậy, khi chôn nhớ hàn kín hộp, hút chân không để chống ẩm mốc.
Lưu ý: Một số ngân hàng quốc tế như HSBC CÓ THỂ cho phép bạn mở tài khoản đặt tại nước sở tại của họ. Để có thêm thông tin thì hãy liên hệ trực tiếp với họ.
Danh sách các ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam:

 

Be bét cổ phiếu các Doanh nghiệp của đại gia


Mạnh Hà
-
Nổi danh, quan hệ rộng và tiềm lực tài chính rất mạnh các đại gia luôn sở hữu rất nhiều DN trong tay. Tuy nhiên, điều đó cũng không giúp doanh nghiệp của nhiều đại gia thoát khỏi tình trạng báo động đỏ. Ranh giới giữa sự giàu có và nợ nần, thua lỗ là khá mong manh, nguy cơ sụp đổ, tất nhiên không loại trừ bất cứ một ai.
Đại gia gặp khó
Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM vừa cho biết, từ ngày 13/4 sẽ đưa vào diện cảnh báo một thêm một loạt các doanh nghiệp niêm yết, trong đó có CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn – Saigon Tel (SGT) của ông chủ nổi tiếng Đặng Thành Tâm và Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai (QCG) của gia đình đại gia trẻ tuổi Nguyễn Quốc Cường (Cường đô-la).
SGT bị đưa vào diện cảnh báo do lỗ gần 114 tỷ đồng trong năm 2011. Trong khi đó, QCG lỗ gần 40 tỷ đồng.
Trường hợp SGT – Thành viên của Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn của ông Đặng Thành Tâm làm cho biết lãi suất năm 2011 luôn duy trì ở mức rất cao làm cho chi phí tăng gần gấp 3 lần so với năm liền trước. Tình hình khủng hoảng chung của nền kinh tế khiến nhiều khách hàng tiềm năng của SGT tạm thời trì hoãn kế hoạch kinh doanh làm cho doanh thu về hoạt động cho thuê đất, bán và cho thuê nhà xưởng bị sụt giảm. Đây là những mảng hoạt động mang lại tỷ suất lợi nhuận cao nhất cho công ty.
Mức lỗ trong năm 2011 của SGT trên thực tế là rất lớn, cao hơn tổng lợi nhuận của doanh nghiệp này trong hai năm liền trước là 2010 và 2009. Nó khiến cho VCSH của SGT sụt giảm xuống còn 659 tỷ đồng, so với vốn điều lệ 740 tỷ đồng.
Không những thế, khó khăn của SGT khá “ổn định” trong cả năm 2011 khi mà doanh nghiệp này lỗ trong cả 4 quý. Riêng trong quý IV/2011, doanh thu thuần của SGT chỉ đạt 3,6 tỷ đồng, bằng 16% so mức 22 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước và lỗ hơn 40 tỷ đồng.
Chưa biết đại hội cổ đông SGT sẽ thông qua kế hoạch cơ cấu lại tài sản, giảm mạnh dư nợ tín dụng (để giảm chi phí lãi vay) và đẩy mạnh cho thuê đất và nhà xưởng như thế nào, nhưng một điều thấy rõ là giới đầu tư không mấy mặn mà với cổ phiếu của doanh nghiệp được chi phối bởi một trong những người giàu nhất Việt Nam này.
SGT bị đưa vào diện cảnh báo do lỗ gần 114 tỷ đồng trong năm 2011
Giao dịch cổ phiếu SGT hiếm khi đạt được trên 20.000 đơn vị/ngày trong nhiều tuần gần đây cho dù tổng cổ phiếu lưu hành lên tới trên 74 triệu đơn vị. Giá SGT hiện cũng chỉ bằng khoảng hơn 50% so với giá trị sổ sách và gần như không tăng trong hai phiên vừa qua khi mà TTCK bùng nổ sau động thái hạ lãi suất và nới lỏng tín dụng bất động sản.
Một cổ phiếu gây thất vọng khác của ông Đặng Thành Tâm là Khoáng sản Sài Gòn-Quy Nhơn (SQC). Cổ phiếu này gần như không có giao dịch kể từ đầu năm 2010 tới nay. Giá vẫn giữ được ở mức rất cao, trên 80.000 đồng/cp nhưng dường như không thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư nào.
Trong trường hợp QCG của Quốc Cường Gia Lai, tình hình có vẻ khả quan hơn khi mà doanh nghiệp này đang là đối tượng được hưởng lợi chính trong đợt nới lỏng chính sách tiền tệ lần này của NHNN. Mặc dù vậy, việc phục hồi trong ngắn hạn không hề dễ dàng. QCG hiện vẫn có nợ ngắn hạn và tổng nợ rất cao. Lãi suất cho vay hiện vẫn chưa giảm được bao nhiêu, trong khi thị trường bất động sản chưa có tín hiệu sôi động trở lại.
Riêng trong quý IV/2011, QCG lỗ hơn 100 tỷ đồng. Quý III lỗ hơn 26 tỷ đồng. Theo giải trình của QCG, năm 2011 doanh nghiệp thua lỗ là do hoạt động kinh doanh của công ty dựa vào hoạt động kinh doanh bất động sản. Tuy nhiên, kinh tế khó khăn đã khiến doanh nghiệp không tiêu thụ được sản phẩm làm ảnh hưởng đến doanh thu, trong khi đó vẫn phải trả lãi vay ngân hàng nên chi phí tài chính cao làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh trong kỳ. Chỉ tính riêng chi phí lãi vay, năm 2011 QCG phải bỏ ra tới 160 tỷ đồng, so với gần 27 tỷ đồng năm 2010.
Đại gia to, vay vốn nhiều?
Một điểm có thể nhìn thấy khá rõ ràng trong các bản báo cáo tài chính của các doanh nghiệp thua lỗ trong năm vừa qua là đa số các đơn vị này bị ảnh hưởng nặng nề bởi việc thị trường bất động sản đóng băng, chứng khoán giảm giá và lãi suất ngân hàng ở mức cao.
Không chỉ có SGT và QCG, danh sách các công ty bị cảnh báo, kiểm soát và tạm ngừng giao dịch trên hai sàn chứng khoán Việt Nam cho tới thời điểm này đã lên tới khoảng 60 đơn vị.
Lý do chính giải thích cho thua lỗ trong năm vừa qua của đa số các doanh nghiệp là do chi phí lãi vay tăng mạnh. Tất nhiên, đây là lý giải tương đối hợp lý bởi doanh nghiệp nào làm ăn kinh doanh trong năm vừa qua cũng phải chứng kiến cảnh bị ngân hàng áp lãi suất tăng vọt (20-25%).
Trên thực tế, tại Việt Nam hầu hết các doanh nghiệp muốn phát triển, đặc biệt những doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực cần nhiều vốn như bất động sản, xây dựng… đều phải vay vốn ngân hàng rất nhiều. Nhiều đối tượng vay vốn gấp vài ba lần, thậm chí cả chục lần so với VCSH.
Mặc dù vậy, điều đáng nói là không chỉ có những doanh nghiệp vừa và nhỏ, những doanh nghiệp ít kinh nghiệm làm ăn gặp khó khăn, thua lỗ mà ngay cả những doanh nghiệp của những ông chủ lừng danh cũng bị mắc kẹt với bài toán phát triển nóng, vay vốn nhiều. Doanh nghiệp càng lớn thì các khoản vay càng khổng lồ, và một khi gặp trục trặc ở đầu ra thì nguy cơ thua lỗ là hiển hiện, chưa nói tới có thể phá sản dù đang nằm trên đống tài sản khổng lồ.
Với trường hợp đại gia Diệu Hiền của Thủy sản Bianfisco, công ty này vốn nổi tiếng trong lĩnh vực thủy sản xuất khẩu, nuôi hàng ngàn công nhân, làm ăn phát đạt cả chục năm qua. Nhưng khá bất ngờ, doanh nghiệp này đã nhanh chóng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán chỉ… sau một đám cưới, với tổng các khoản nợ lên tới gần 1.600 tỷ đồng.
Tài sản có thể rất nhiều, với nhà máy sản xuất thủy sản hoành tráng, nhà và bất động sản mà ngay cả những đại gia máu mặt khác cũng phải mơ ước, nhưng giờ đây doanh nghiệp đã phải tuyên bố tạm thời đóng cửa.
Về nguyên nhân sâu xa, trong một báo cáo gần đây, tổ kiểm tra nợ Bianfishco khẳng định công ty của bà Hiền đã sử dụng vốn không hiệu quả. Việc đầu tư dàn trải, đầu tư không đúng trọng tâm và phát triển nóng vội theo quy mô và số lượng rất có thể sẽ dẫn đến mất cân đối về tài chính.
Nguy cơ thua lỗ, nợ nần và phá sản có thể xảy ra với bất cứ doanh nghiệp nào từ nhỏ tới lớn nếu vấn đề quản trị doanh nghiệp không được thực hiện nghiêm túc.
TTCK đang hồi phục khá mạnh mẽ nhờ vĩ mô đang dần ổn định và hàng loạt các biện pháp giải cứu doanh nghiệp nói chung và bất động sản nói riêng. TTCK cũng ăn theo và nhiều khả năng sẽ không có quá nhiều doanh nghiệp phải chết trên đống tài sản.
Mặc dù vậy, cũng cần nhìn nhận lại sự nguy hiểm của việc coi thường việc quản trị doanh nghiệp. Kinh doanh điều quan trọng hơn cả có lẽ là sự an toàn, liên quan tới sự sống còn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có ổn định và sống qua được bão tố thì mới hy vọng phát triển. Đáng tiếc là điều này dường như đang không được thực sự coi trọng, ngay cả ở những doanh nghiệp mà vốn chủ yếu thuộc về một ông chủ lớn.
.

 

Phải chăng Trung Quốc đang dịu giọng?


Lễ khai mạc các cuộc tập trận quân sự chung Mỹ-Philippines tại trại Aguinaldo, Manila
Quỳnh Chi
-
Sự việc và đã thay đổi trong hai năm gần đây. Trung Quốc đã dịu giọng hơn và ứng xử theo lối ngoại giao hơn. – Đô đốc Joseph Prueher
Những căng thẳng tại Biển Đông đặc biệt là giữa Trung Quốc với các nước nằm trong vùng tranh chấp gây ra quan ngại rằng tình hình sẽ ngày càng trở nên căng thẳng. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia Hoa Kỳ, Trung Quốc đang có phần dịu giọng. Có lẽ đây là một góc nhìn mới và cần được nêu ra nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quát hơn về sự kiện.

Tỏ thiện chí ngoại giao
Hồi tháng Ba, tạp chí Các vấn đề đối ngoại Foreign Affairs cho đăng tải bài viết “Tất cả đều yên lặng ở Biển Nam Trung Hoa” của ông M. Taylor Fravel, một chuyên gia về Trung Quốc và Đông Á hiện đang công tác tại viện Công nghệ Massachusetts, nói về thái độ của Trung Quốc trong thời gian gần đây tại Biển Đông. Đại ý, bài viết nói rằng Trung Quốc đang dịu giọng hơn tại thủy lộ quan trọng đang bị tranh chấp phức tạp này. Lý do được ông Taylor đưa ra là vì Trung Quốc muốn khôi phục hình ảnh của nước này và nhằm ngăn Hoa Kỳ có cớ để can dự sâu hơn vào khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Xem ra ông Taylor không phải là người duy nhất có nhận định đó. Tuần trước, tại Diễn đàn An ninh Toàn cầu năm 2012, do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế CSIS có trụ sở tại Hoa Kỳ, tổ chức, một số chuyên gia, cựu giới chức Hoa Kỳ cũng đưa ra lời nhận định tương tự.
Là một trong các nhân vật được mời nói chuyện tại phần hội thảo về Biển Đông, Đô đốc Joseph Prueher, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc cho rằng những vụ đụng độ tại Biển Đông mà ông gọi là biển Nam Trung Hoa trong những năm trở lại đây có lẽ làm người ta nghĩ rằng căng thẳng sẽ leo thang ở khu vực nhưng theo ông, tình hình đã khác đi, ít ra trong hai năm trở lại đây:
“Sự việc và đã thay đổi trong hai năm gần đây. Trung Quốc đã dịu giọng hơn và ứng xử theo lối ngoại giao hơn. Tôi nghĩ là họ đã nhận ra rằng họ đã hung hăng quá nhiều ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Và nước này ngày càng cho thấy sự hung hãn cũng được kiểm soát”.
Dẫn chứng cho nhận định của mình, Đô đốc Joseph Prueher cho rằng những cuộc thăm viếng dày đặc hơn giữa Trung Quốc – Việt Nam; giữa Trung Quốc – Philippines; và giữa Trung Quốc và một số nước trong khu vực gần đây cho thấy Bắc Kinh đang tỏ thái độ ngoại giao hơn.
Năm ngoái, Việt Nam và Trung Quốc đã có ít nhất hai cuộc tiếp xúc quan trọng được cho là nhằm giải quyết những bất đồng giữa hai nước, trong đó nêu ra rằng “vấn đề Biển Đông sẽ được giải quyết trong hòa bình”. Một tháng sau đó, tại diễn đàn Đông Á, Trung Quốc cùng các nước ASEAN bàn về việc thực hiện Tuyên bố ứng xử trên biển giữa các bên. Mặc dù bản hướng dẫn thực hiện DOC không đáp ứng lòng mong đợi của nhiều nước có tranh tranh chấp, đặc biệt là Philippines và các chuyên gia Việt Nam vì không có tính ràng buộc pháp lý; tuy nhiên, đối với các chuyên gia Hoa Kỳ, dù là một động thái ngoại giao nhỏ của Trung Quốc cũng được khuyến khích.
Sự việc và đã thay đổi trong hai năm gần đây. Trung Quốc đã dịu giọng hơn và ứng xử theo lối ngoại giao hơn.
Đô đốc Joseph Prueher
Theo bài viết của ông Taylor Fravel, thời gian gần đây, tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của ĐCS Trung Quốc bắt đầu nói tầm quan trọng của sự hợp tác; và chính phủ Trung Quốc cũng đầu tư tổ chức hội thảo về biển như buổi Hội thảo về Tự do hàng hải ở Biển Đông.
Khi hình ảnh Trung Quốc ngày càng xấu đi giữ các nước láng giềng, khi Hoa Kỳ quyết tâm trở lại Châu Á và ngày càng thắt chặt quan hệ với các đồng minh và đối tác – cụ thể là tăng cường hợp tác quốc phòng, quân sự với Úc, Phillipines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam… thì các chuyên gia nhận định rằng Bắc Kinh bắt đầu dịu giọng để đi một chiến thuật khác. Đô đốc Joseph Prueher cho rằng Trung Quốc có chiến thuật riêng của họ:
“Trung Quốc có một chiến thuật để quan hệ với các nước khác, bao gồm các nước quyền lực và các nước láng giềng”.
Theo bài viết “Tất cả đều yên lặng ở Biển Nam Trung Hoa” của tác giả M. Taylor Fravel, Trung Quốc muốn khôi phục “hình ảnh của một láng giềng thân thiện và muốn làm suy yếu vai trò lớn hơn của Mỹ trong các bất đồng và khu vực”.
Chiến thuật của Trung Quốc
000_Hkg7169718-250.jpg
Phó Đô đốc hải quân Philippines Alexander Pama trưng hình ảnh hai chiếc tàu hải giám Trung Quốc chặn tàu chiến Philippines trong một cuộc họp báo tại Manila ngày 11/4/2012. AFP
Cựu đại sứ Carla Hills, cũng là một chuyên gia về quan hệ Hoa Kỳ – Trung Quốc, cũng nhận định trong buổi hội thảo về Biển Đông rằng “có lẽ Trung Quốc đã học được những bài học từ những việc làm trước” và theo bà:
“Có nhiều vấn đề mà Trung Quốc cần phải giải quyết trong nước. Và quan hệ với các nước láng giềng cũng rất quan trọng nên họ phải hết sức cẩn thận”.
Vấn đề trong nước mà bà Carla đề cập là việc nội an bất ổn của Bắc Kinh bao gồm từ vấn đề Tây Tạng, khoảng cách giàu nghèo, đến xung đột giữa nông dân và chính phủ… Và cấp bách nhất là Đại hội Đảng lần thứ 18 sắp diễn ra. Theo Đô đốc Joseph Prueher, đây là thời gian Trung Quốc cần củng cố quyền lực và muốn ổn định quốc gia.
Nhận định về khả năng dịu giọng của Trung Quốc có lẽ mang tính thuyết phục hơn khi các chuyên gia đưa ra việc Trung Quốc không muốn các nước láng giềng ngày càng tiến về phía Hoa Kỳ. Nhưng những dấu chỉ tích cực trên đây mà một số cựu giới chức Hoa Kỳ nhìn thấy chưa hẳn thỏa mãn hết những thắc mắc về hành động hung hăng của Bắc Kinh.
Điển hình là tại buổi hội thảo về Tự do Hàng hải trên Biển Đông trong Diễn đàn An ninh Toàn cầu 2012 vừa qua, nhiều câu hỏi đã được đặt ra trong đó là cuộc đụng độ giữa tàu Bắc Kinh và tàu hải giám Manila vào ngày 8 tháng 4 tại bãi đá ngầm Scarborough mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham. Sự việc được đánh giá là chưa hết căng thẳng khi phía Philippines hôm chiều thứ Bảy thông báo tàu hải giám Trung Quốc trở lại sau khi rút đi, trong khi một máy  bay Bắc Kinh cũng bay sát một tàu tuần duyên của Manila đóng trong vùng. Hành động này của Trung Quốc rất khó khuyết phục cho tất cả mọi người rằng Bắc Kinh đang dịu giọng. Tuy nhiên, theo cựu đại sứ Carla Hills thì điểm tích cực là vụ đụng độ không phải là vấn đề giữa quân đội với quân đội:
“Cần phải biết rằng Trung Quốc dùng tàu dân dụng để giải quyết cuộc đụng độ này. Quân đội giải phóng Trung Quốc không được sử dụng trong việc giải quyết các tranh chấp và lần này cũng vậy. Đây không phải là vấn đề giữa quân đội các nước với nhau mà là vấn đề ngư chính”.
Cuộc đụng độ hiện tại chưa có dấu hiệu cho thấy sẽ làm tình huống xấu đi nhưng vẫn chưa cho thấy nó sẽ lắng xuống. Đặc biệt, trong lúc Hoa Kỳ và Philippines đang thực hiện cuộc tập trận “Vai kề vai” thì vụ đụng độ này có thể mang một ý nghĩa mạnh hơn bình thường.
Có nhiều vấn đề mà Trung Quốc cần phải giải quyết trong nước. Và quan hệ với các nước láng giềng cũng rất quan trọng nên họ phải hết sức cẩn thận.
Cựu đại sứ Carla Hills
Cũng tại phần hội thảo về Biển Đông nằm trong Diễn đàn An ninh Toàn cầu 2012, ông Maurice “Hank” Greenberg, chuyên gia kinh tế Hoa Kỳ tại Trung Quốc cho biết cần nhận thấy sự thay đổi của Trung Quốc:
“Tôi không nghĩ là Trung Quốc muốn có một cuộc xung đột lộ liễu. Đó không phải là lợi ích quốc gia của họ. Tôi tin là ngoại giao mềm mỏng là cách thức lâu dài”.
Bà Carla còn nói thêm rằng “Đó không có nghĩa là vấn đề đã được giải quyết nhưng nó có nghĩa là có căn bản để thương thuyết”.
Liệu Trung Quốc có dịu giọng hay không hay liệu đây là một chính sách lâu dài của Trung Quốc, còn là một câu hỏi lớn với nhiều dè dặt. Điển hình, mặc dù cho rằng Trung Quốc dịu giọng và đây không chỉ là chiến thuật hòa hoãn, nhưng tác giả Taylor Fravel cũng thận trọng khi nhấn mạnh ở tựa đề bài viết rằng Trung Quốc hành xử tốt đẹp “ở thời điểm hiện tại”, ám chỉ một sự không chắc chắn nước này sẽ hành xử thế nào trong tương lai. Và trước khi những dấu chỉ tích cực có thể được rõ ràng hơn, cách tốt nhất là tất cả các bên đều thận trọng, đặc biệt là Việt Nam, một nước có tranh chấp chủ quyền chồng lấn nhiều nhất đối với Trung Quốc.
Theo:  RFA

 

Đảng CS Trung Quốc rung chuyển từ Trùng Khánh


Ông Bạc Hy Lai và vợ, bà Cốc Khai LaiÔng Bạc Hy Lai và vợ, bà Cốc Khai Lai
Bùi Tín
-
Đảng cộng sảnTrung Quốc đang trải qua rung chuyển dữ dội từ cuộc khủng hỏang Trùng Khánh. Nội bộ đảng đang bị xáo trộn do một nhân vật đang lên bỗng nhiên bị ngã ngựa. Đó là ông Bạc Hy Lai, bí thư Thành ủy Trùng Khánh, ủy viên bộ chính trị đầy thế lực gồm 25 người, vừa bị khai trừ khỏi Ban chấp hành trung ương, khai trừ khỏi Bộ chính trị, sau khi mất chức Bí thư thành ủy Trùng Khánh vào tháng trước.
Coi như cuộc đời chính trị của ông đã chấm dứt. Tổn thất về chính trị và về uy tín của ông còn nặng hơn, bà Cốc Khai Lai vợ ông bị tạm giam vì dính líu đến vụ ám sát một nhà kinh doanh Anh quốc mang tên Neil Heywood, bị giết trong một khách sạn ở Trùng Khánh tháng 11-2011, ngay sau đó xác bị hỏa thiêu để phi tang. Có tin từ nội bộ đảng CS Trung Quốc là con trai ông Bạc Qua Qua từng du học ở Anh quốc, hiện du học ở đại học Harvard – Hoa Kỳ cũng liên quan đến vụ án này; thậm chí bản thân ông cũng bị nghi vấn có dính đến nữa.
Báo Pháp gọi sự kiện này đối với đảng CS Trung Quốc là một cuộc động đất, ngay khi đảng đang khẩn trương chuẩn bị Đại hội đảng lần thứ XVIII vào tháng 10 cuối năm nay.
Các Đại hội các đảng Cộng sản thường có 2 phần quan trọng, một là những thay đổi nhân sự, ai xuống, ai lên, nhất là thay đổi trong bộ chính trị gồm 25 người, đặc biệt nữa là thay đổi trong Thường vụ Bộ chính trị gồm 9 người; hai là về đường lối chính trị có thay đổi hay có sự điều chỉnh nào không.
Về nhân sự, đã gần như chắc chắn ông Tập Cận Bình sẽ thay ông Hồ Cẩm Đào trên cương bị Tổng bí thư đảng CS, Chủ tịch nước kiêm Bí thư đảng ủy quân sự trung ương, chắc chắn ông Lý Khắc Cường thay ông Ôn Gia Bảo làm Thủ tướng. Cũng hầu như chắc chắn 3 ông Du Chính Thanh – Bí thư thành ủy Thượng Hải, Trương Đức Giang – phó thủ tướng và Lưu Vân Sơn – Trưởng ban Tuyên truyền trung ương – hiện đã là ủy viên bộ chính trị, sẽ được đưa vào Ban thường vụ. Chỉ còn 4 người mới sẽ vào Ban thường vụ, họ là những ai?
Những ứng viên vào chức vụ đó trước đây là Vương Kỳ Sơn – phó thủ tướng, Lý Nguyên Triều – trưởng ban Tổ chức trung ương, Bạc Hy Lai – bí thư thành ủy Trùng Khánh và Uông Dương – bí thư tỉnh ủy Quảng Đông. Nay Bạc Hy Lai đã ngã ngựa, ai sẽ được chọn thay vào đó.
Trong bộ chính trị đảng CS Trung Quốc có người cho rằng có người theo khuynh hướng tả và có người theo khuynh hướng hữu. Hiện có nhận định cho rằng Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường thuộc phái trung, ở giữa, còn Bạc Hy Lai cầm đầu phái tả và Uông Dương cầm đầu phái hữu.
Bạc Hy Lai là con trai của Bạc Nhất Ba, một nhân vật cựu trào thuộc loại sáng lập đảng CS, một trong 8 ngôi sáo sáng nhất của đảng – Bát Tú – thời lập quốc. Bạc Nhất Ba vừa nổi tiếng về quản lý kinh tế, vừa có vai trò lãnh đạo quân sự đặc sắc, bên cạnh các nguyên soái Chu Đức và Diệp Kiếm Anh, có uy tín trong cả vùng lớnTây Nam như Vân Nam, Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Tây Tạng.
Bạc Hy Lai được coi là tiêu biểu cho phái «thái tử đảng», con ông cháu cha, cách mạng vô sản nòi, kế thừa xứng đáng thế hệ lập quốc. Bạc nổi tiếng về chủ trương kế thừa mặt ưu của Mao, cả của Cách mạng văn hóa, hát nhạc đỏ, cờ đỏ, kích động hồng binh mới. Để tạo thanh thế Bạc tạo nên «cao trào đỏ» diệt xã hội đen, dùng công an, quân đội, đoàn thanh niên CS truy lùng bọn anh chị cướp đường, buôn lậu, cờ bạc, gái điếm, lập nên nhiều tòa án binh, tòa án nhân dân, tạo nên bề nổi xã hội thái bình, yên vui, trong sạch nhằm làm một mô hình gương mẫu cho toàn quốc.
Đối lập với mô hình của Bạc là mô hình của Uông Dương được thực hiện ở Quảng Đông theo kiểu mở rộng dân chủ, thượng tôn luật pháp, công bằng xã hội, tiêu biểu nhất là sự kiện xã Ô Khảm tỉnh Quảng Đông.
Tháng 9-2011 ở đây nổ ra một cuộc đấu tranh quyết liệt chống bọn cường hào mới, khi một nông dân mất đất chết trong khi bị giam giữ. Chính quyền xã, quận, thành phố Lộc Phong đều đứng về phía bọn cường hào mới, đàn áp cuộc đấu tranh, làm nổ ra sự giận dữ của quần chúng. Bí thư tỉnh ủy Quảng Châu là Uông Dương đến tận nơi giải quyết vụ án chính trị này. Sau 2 tháng vụ án được giải quyết trong sự cởi mở của chính quyền và sự hoan nghênh của quần chúng, nhóm cường hào mới bị trừng trị theo luật, nông dân bị cướp đất được trả lại tài sản.
Qua bầu cử tự do, một số nông dân lương thiện trước đây bị tù do tộỉ «chống người thi hành công vụ», «gây mất trật tự xã hội» được dân bầu ra nắm chính quyền từ xã lên quận và cả trong hội đồng nhân dân tỉnh. Ô Khảm chỉ cách Hồng Kông 120 km. Gương dân chủ ở cơ sở lan rộng khắp vùng duyên hải, nơi ảnh hưởng của Hồng Kông và Đài Loan ngày càng sâu đậm. Uông Dương rất có khả năng lên chức khi xu hướng này thắng thế.
Xu hướng dân chủ hóa cơ sở cũng được thủ tướng hiện tại Ôn Gia Bảo cổ vũ, khi ông tỏ ý cần xem xét lại vụ Thiên An Môn năm 1989, và gần đây ông chủ trương nên trả tự do cho số thành viên Pháp Luân Công đang bị giam giữ.
Sau cơn động đất ở Trung Khánh, lãnh đạo đảng CS Trung Quốc sẽ theo hướng nào? cởi mở hơn hay chặt chẽ hơn ? đây đang là câu hỏi lớn nhất hiện nay, khi Đại hội 18 đang tới gần. Mô hình Bạc Hy Lai bị lộ ra là tả khuynh giả, liên minh với xã hội đen, còn tệ, xấu hơn bọn xã hội đen.
Vụ án Trùng Khánh đang có cơ mở rộng. Với những tin tức cực kỳ giật gân, chấn động. Theo tin báo Anh, Pháp, trong thời gian 30 giờ đồng hồ ở trong Tòa lãnh sự Anh Quốc ở Thành Đô – Tứ Xuyên xin lánh nạn, trùm an ninh Vương Lập Quân, một thời là cận thần số 1 của ông Bạc Hy Lai, đã khai không biết bao nhiêu là điều cơ mật. Được biết Vương còn mang theo khá nhiều văn kiện, tài liệu, ảnh, tang chứng có thể làm lung lay chế độ độc đảng ở Trung Quốc.
Có tin cho rằng bà Cốc Khai Lai đã là người yêu, người tình của nhà kinh doanh Neil Heywood, 2 người đã hú hí rồi hùn hạp với nhau trong rất nhiều chuyến làm ăn bất chính, phạm pháp, và khi bị lộ, ông Bạc Hy Lai biết chuyện, bà Cốc Lai Lai rắp tâm thủ tiêu bạn tình và bạn kinh doanh bằng cách dử cho ông này uống rượu mạnh có pha chất Potassium Cyanide.
Cũng có nghi vấn là cậu cả con ông Bạc Hy Lai và bà Cốc Lai Lai là Bạc Qua Qua khi học ở Anh và ở Hoa Kỳ cũng ở trong đường dây kinh doanh phạm pháp. Những khoản tiền cực lớn đã được mang ra nước ngoài, gửi tại Thụy Sỹ dưới tên, bí danh của Bạc Qua Qua. Và chính Bạc Hy Lai cũng biết và tham gia ít nhiều vào vụ án.
Vẫn chưa hết. Ông Neil Heywood còn cho biết vài vụ động trời nữa. Đó là về ông Zhou Yong Kang (Chu Vĩnh Khang) ủy viên thường vụ Bộ chính trị, phụ trách các vấn đề luật pháp và chính trị của đảng, cũng là một con sâu tham nhũng cỡ bự, nắm qua gia đình và cận thần của ông ta hầu như toàn bộ ngành công nghiệp dầu, là người giầu nhất trong bộ chính trị và trong số tỷ phú đô la.
Còn vợ của thủ tướng Ôn Gia Bảo là Jia Qing Lin là hoàng hậu của ngành mua bán bất động sản và ngành đá quý, kể cả kim cương. Tin cũng cho biết nhà kinh doanh tỷ phú Li Yun nổi tiếng là một bộ hạ trung thành với gia dình họ Bạc
Do lo sợ tin tức như trên loan truyền trên internet, ngành an ninh đã đóng cửa bịt chặt 42 web, hàng trăm Blog trong 2 tuần lễ vừa qua, và các tin có những chữ : Trùng Khánh, Bạc Hy Lai, Cốc Lai Lai, Neil, Li Yun…đều bị xóa sạch khi xuất hiện trên các mạng.
Một tin chấn động không kém là Quân Giải phóng Nhân dân Trung quốc đang bị chấn động chưa từng có bởi cơn đống đất ở Trùng Khánh.
Các Bloggers dân chủ trong và ngoài nước đã không quên khi loan các tin trên kêu gọi quân đội trung thành với dân, bênh vực che chở dân, đứng về phía nhân dân chống lại chế độ độc đoán đàn áp và tham nhũng.
Do đó đài và báo chính thức của Bắc Kinh không ngớt đăng lời kêu gọi của các Chính ủy quân khu, quân đoàn… hãy cảnh giác với những tin đồn trong và ngoài nước, không bị ảnh hưởng bởi những tin «không xác thực» …Đó là lời kêu gọi của chính ủy Pan Yong trong bộ tư lệnh Quân khu Tứ Xuyên, của chính ủy Li Xilou trong bộ tư lệnh Quân khu thủ đô Bắc Kinh. Đặc biệt Chủ nhiệm chính trị Yin Fang Long trong bộ tư lệnh Quân đoàn pháo binh II là đơn vị phóng tên lửa và vệ tinh đã ra lời kêu gọi dài đăng trang trọng trên Nhân dân Nhật báo Bắc Kinh. Quân đội Trung Quốc càng thêm xôn xao vì tại sao tướng Zhang Hai Yang là chính ủy Quân đoàn pháo binh II này lại không ký mà để cho chủ nhiệm chính trị là cấp dưới ký thay. Trên các blog cá nhân đưa ra lời giải thích là chính ủy Zhang Hai Yang đã bị mất chức do là người thân của ông Bạc Hy Lai. Lại thêm một tin động trời.
Cuộc rung chuyển dây chuyền tử Trùng Khánh đan lan rộng, ngày càng dữ dội, đe doạ thế ổn định của Trung Quốc trong một thời gian dài trước và sau Đại hội XVIII vào mùa thu tới.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

 

Định hướng đấu tranh cho Việt Nam

TS. Mai Thanh Truyết
-
(LTS: Bài nói chuyện tại Oakland, San Jose ngày 31/3/2012, Sacramento ngày 1/4/2012, và Westminster ngày 15/4/2012)
Giới thiệu về Tiến sĩ Mai Thanh Truyết:
Chức vụ ở Việt Nam trước năm 1975
- Giảng sư (Associate-Professor), Trưởng ban Hóa học, Đại học Sư phạm Sài Gòn, Việt Nam.
- Giám đốc Học vụ, Viện Đại học Cao Đài, Tây Ninh, Việt Nam.
Chức vụ ở Hoa Kỳ
- Nghiên cứu cho Chương trình thuộc Viện Y tế Quốc gia (NIH) của Đại Học Y Khoa Minnesota.
- Giảng dạy Hóa học Đại cương tại King College, Fresno, CA.
- Giám đốcPhòng thí nghiệm và Giám đốc Xử lý Phế thải, Chemical Waste Management, Kettleman City, CA.
- Giám đốc nhà máy xử lý nước thải (Leachate Treatment Plant), SCS/BKK, West Covina, CA. Về hưu 9/2011.
Hiện tại
- Giám đốc Kỹ thuật, EnvironmenD Consultant Services, LA.
Công tác Hội đoàn
- Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị  Hội Khoa học & Kỹ thuật Vịệt Nam tại Hoa kỳ (VAST).
- Đệ nhứt Phó Chủ tịch Đại Việt.
Sách đã xuất bản
1- Câu chuyện Da Cam/Dioxin Việt Nam (2008).
2- Từ Bauxite đến Uranium (2009) (đồng tác giả Trần Minh Xuân, Phan Văn Song).
3- Thư cho con 14 (2010) (đồng tác giả Trần Minh Xuân).
4- Thư cho con 15 (2010) (đồng tác giả Trần Minh Xuân).
5- Những vấn đề môi trường Việt Nam (2010)
6- Thư cho con 16, 17 (2011) (đồng tác giả Trần Minh Xuân)
7- Thư cho con 18 (2012) (đồng tác giả Trần Minh Xuân)
8- Tâm tình người con Việt (2012)…)
Thưa Quý vị,
Từ đầu thập niên 2000, câu chuyện Trung Cộng Hán hóa Việt Nam đã được nhiều nhà nghiên cứu VN và thế giới phân tích và đặt vấn đề cùng truy tìm một sinh lộ cho Việt Nam.
Năm 2008, Ts Phan Văn Song, GS Trần Minh Xuân và cá nhân tôi có xuất bản cuốn sách tựa đề “Từ Bauxite đến Uranium: Tiến trình Hán hóa của Trung Cộng” trong đó nhiều góc độ khác nhau đã được phân tích như chính trị, quân sự, tình báo, kinh tế, xã hội, vấn đề người thiểu số v.v… Tất cả hội tụ vào một điểm duy nhứt là Trung Cộng đang trên đường tiến chiếm Việt Nam, nếu không muốn nói là đô hộ Việt Nam, dưới nhiều hình thức như kinh tế, chính trị, xã hội, và lãnh thổ, thực hiện đường lối do Mao Trạch Đông chủ xướng ngay sau khi chiếm toàn thể nội địa của Trung Hoa vào năm 1949, đặc biệt là sau khi Hồ Chí Minh sang Tàu cầu viện năm 1950. Chính Mao Trạch Đông đã lợi dụng sự non trẻ của Hội Quốc Liên, tiền thân của Liên Hiệp Quốc, để chiếm đóng và sáp nhập East Turkistan thành tỉnh Tân Cương năm 1949, và Tây Tạng năm 1959. Tiếp theo sau là chính sách đồng hóa bằng cách di dân người Hán vào hai vùng trên và lần lần áp đặt cơ sở hành chành, quản trị xã hội. Tất cả đều do người Hán điều hành. Và cho đến hôm nay, dân bản xứ Tây Tạng và Tân Cương trở thành một dân tộc thiểu số trên chính quê hương mình.
Trở về quá khứ, trong cuộc chiến Việt Nam cả giai đoạn chống Pháp đến năm 1954, và “chống Mỹ” đến năm 1975, Bắc Việt nhận viện trợ quân sự và nhân sự và chiến cụ của Tàu nhiều hơn Liên Sô thời đó. Nhưng khi thống nhứt đất nước, Việt Nam lại bỏ rơi Tàu theo Nga. Chính vì vậy mới có cuốc chiến 1979 do Đặng Tiểu Bình dạy cho bài học.
Ngay sau khi Liên Sô sụp đổ năm 1991, CS Bắc Việt mới quay về thuần phục TC.
Kể từ đó, trước mặt TC, đảng CSVN cam tâm ký hai hiệp ước nhượng đất và nhượng biển cho Trung Cộng. Thứ nhất là “Hiệp ước về biên giới trên đất liền giữa Việt Nam – Trung Cộng” ngày 30-12-1999 (mất ải Nam Quan và thác Bản Giốc), và thứ hai là “Hiệp ước phân định lãnh hải” ngày 25-12-2000 (mất khoảng 10,000 Km2 mặt biển vùng Vịnh Bắc Việt).
Câu chuyện Tam Sa gồm Hoàng Sa và một số đảo Trường Sa cũng chỉ là kết luận “tất yếu” của tiến trình dâng đất và dâng biển cho TC mà thôi.
Qua những sự kiện vừa liệt kê trên đây, chúng ta thấy rõ ràng ÂM MƯU THÔN TÍNH Việt Nam của TC cũng như lý tính thuần phục của đảng CS Việt Nam hiện tại.
Thưa Quý vị,
Trong phần nói chuyện hôm nay, xin đề cập tới vài suy suy nghĩ trong công cuộc đấu tranh cho tương lai Việt Nam.
Vấn đề khai thác Bauxite tại Nhân Cơ (Đắc Nông) và Tân Rai (Bảo Lộc): Hiện tại, theo hình ảnh quan sát được, nhà máy Tân Rai đang chạy những mẻ thử nghiệm để khai thác Alumina, nhưng vì chưa hoàn chỉnh, chưa có hồ chứa phế thải, cho nên bùn đỏ đã chảy vào vùng chung quanh và người dân đã khiếu nại vì hoa màu bị thiệt hại từ nhiều tháng qua. Mặc dù, dự kiến sẽ khai thác 237.000 tấn Alumina cuối năm 2011, nhưng việc khai thác phải dừng lại sau vài mẻ thử nghiệm và vì chưa có hồ chứa bùn đỏ, chất phế thải nầy đã làm nhiễm độc trên 200 hecta đất nông nghiệp và nông dân đang kiện thưa để được bồi thường. Và công trình đang bị ngưng trệ vì lý do “mưa”. Hiện có trên 5.000 công nhân TC và gia đình tại nơi đây.
Còn nhà máy Nhân Cơ hoàn toàn chưa xây dựng, ngoại trừ những khu gia cư xây cất trong vòng bán kính 10 cây số, tập trung hơn 10.000 công nhân(?). Tỉnh Đắc Nông, với dự án Nhân Cơ và 5 dự án khác trong tỉnh, chắc chắn trong một tương lai không xa sẽ là một thành phố Tàu.
Nói về việc khai thác Bauxite hiện tại ở Việt Nam, TC nhằm vào nhiều mục tiêu khác nhau:
- Như nhiều lần khai triển trên các cuộc hội luận và trên các diễn đàn, chúng tôi luôn đề cập tới sự hiện diện của Uranium trên vùng cao nguyên Trung phần Việt Nam, và TC khai thác Bauxite chỉ là Diện và Điểm chính là việc nhắm tới các chất phóng xạ Uranium cần cho nhu cầu quốc phòng của họ. Hóa chất nầy hiện diện trong lòng đất khoảng 200.000 tấn O3U8 (oxid uranium) trong vùng cao nguyên Bolloven đã được Hội đồng Năng lượng ước tính với nồng độ là 0.06%.
- Thứ hai, việc khai thác Bauxite kéo theo nhiều lệ thuộc của Việt Nam về tài chánh qua các dự án có liên quan đến việc khai thác như nguồn vốn cho việc xây dựng đường xe lửa vận chuyển oxid nhôm thô từ Nhân Cơ (cùng 5 địa điểm khác ở tỉnh Đắc Nông) và Tân Rai, việc xây dựng hai nhà máy điện nguyên tử ở Ninh Thuận, xây dựng các nhà máy điện địa phương và chi phí khai thác bauxite thô…
- TC nhằm kiểm soát tất cả nguồn vốn chi thu cùng quản lý việc khai thác qua việc thu nhận hoàn toàn công nhân và ban quản đốc đều là người Hoa. Và thành phẩm chỉ được bán cho TC, để từ đây TC có thể làm áp lực Việt Nam trong vấn đề kềm và ép giá, cũng như cấm đoán Việt Nam bán nguyên liệu oxid nhôm ra các quốc gia khác;
- Việc kiểm soát kinh tế và xã hội Việt Nam là một điều hiển nhiên khi hàng vạn nhân công TC hiện diện trên một vùng dân cư thưa thớt ở các nơi khai thác;
- Về mặt môi trường, mặc dù hiện nay tại Tân Rai, TC chỉ làm một vài mẻ thử nghiệm, nhưng ô nhiễm bùn đỏ và nạn rò rỉ hóa chất đã làm hơn 200 hecta ruộng rẫy bị tàn phá nơi xã Lộc Thắng, cũng như nước mặt đã bị nhiễm bùn đỏ, trong đó một số hóa chất trong bùn đỏ như sút và sắt cùng các vi lượng hóa chất hữu cơ đã xuất hiện trên nguồn sông La Ngà và vùng Trị An.
- Sâu xa hơn nữa, việc khai thác nầy che mắt thế giới qua việc TC cho nhân viên tình báo chiến lược, chuyển vận khí cụ thăm dò và kiểm soát vùng biển đông và miền Đông Nam Á. Đây mới là thế chiến lược của TC.
- Và sau cùng, âm mưu chiếm đóng tiệm tiến Việt Nam qua việc cố gắng chia đôi Nam và Bắc Việt Nam bằng cách chiếm đóng cao nguyên Trung phần Việt Nam bằng nhân sự, bằng những cuộc hôn nhân dị chủng. Để rồi, từ đó khi họ đạt được mục tiêu và dân số, TC có thể vịn vào lý do “công dân bản địa” để đòi “tự trị”. Và Việt Nam sẽ bị tách làm đôi không có một tiếng súng nào cả và thế giới không có lý do can thiệp cho sự chiếm đóng nầy của Trung Công. Và TC đã thành công trong việc tách làm đôi Việt Nam.
Tại miền Bắc hiện nay, TC đã kiểm soát 9 tỉnh địa đầu với tên đường xá hoàn toàn bằng tiếng Hán. Hầu hết các khu công nghiệp ở các thành phố lớn ở miền Bắc hiện nay là những khu “tự trị” của họ, trong đó công an, quân đội CS không được quyền léo lánh tới, ngay cả những khi có án mạng hay xung đột giữa công nhân Việt và Hoa.
Như vậy, chúng ta phải làm gì trước những dự kiến đã xảy ra như trên?
Đây là câu hỏi và mỗi chúng ta có bổn phận để tìm một hướng thoát cho quê cha đất tổ!
Trước những viễn kiến có thể xảy ra cho Việt Nam, người Việt hải ngoại và quốc nội cần phải tập trung toàn lực để giải tỏa và định hướng đấu tranh cho thật rõ ràng.
Ngày hôm nay, không còn là thời điểm chúng ta cần phải đi tìm chỗ dựa từ ngoại bang nữa!.
Đã đến lúc chúng ta phải đứng trên hai chân của mình.
Sau đây là một vài giải pháp khơi mào cho mọi sự động não của toàn dân, hy vọng từ đó chúng ta sẽ cùng nhau tiếp tục truy tìm một sinh lộ mới cho Việt Nam.
Về phía Trung Cộng, có những mặt chính trị, quân sự, kinh tế và xã hội đang xảy ra trong điều kiện không thuận lợi cho nước nầy, từ đó chúng ta có thể vận dụng để làm suy yếu hay triệt tiêu được sức mạnh “Hán hóa” của Trung Cộng. Đó là:
Về Kinh tế: Tiếp tay vận động cuộc tẩy chay đi du lịch “ngắm cảnh” TC và tẩy chay hàng hóa do TC sản xuất dưới bất cứ hình thức nào, từ thực phẩm, thuốc men, vật dụng dùng trong nhà, quần áo, sản phẩm làm đẹp cho phụ nữ… Nhóm Chống Tàu DViệt Cộng đã có nhiều cố gắng trong việc chuyển tải những thông tin cho bà con ở hải ngoại và quốc nội. Xin bà con hãy cùng tiếp tay đẩy mạnh chiến dịch nầy,
Về chính trị:
- Hãy cùng phối hợp và hợp tác với chính phủ lưu vong Tây Tạng do một tiến sĩ trẻ, giáo sư Đại học Harvard, không liên quan gì đến nạn quốc phá gia vong ở Tây Tạng vì năm 1959, khi mất Tây Tạng, ông chưa sinh ra. Đó là Thủ tướng Lobsang Sangay, sinh năm 1968.
- Mô hình giải pháp Việt Nam qua việc tìm lại tính cách pháp nhân của Việt Nam Cộng Hòa cũng cần được lưu ý, vì qua thỏa hiệp quốc tế ngày 2 tháng 3 năm 1973 được ký kết do 9 quốc gia (Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung cộng, Ấn Độ, Hungary, Canada và Nam Dương) cùng 3 thành phần Việt Nam là Bắc Việt, Chánh phủ lâm thời miền Nam VN, và Việt Nam Cộng Hòa… trong đó cam kết 3 thành phần sau phải thi hành hiệp định Paris 27/1/1973. Và Bắc Việt đã vi phạm hoàn toàn dù hiện nay là kẻ đang làm “chủ” Việt Nam.
- Ngoài ra, cũng không quên liên lạc, theo dõi diễn tiến của các phong trào đấu tranh dân chủ và nhân quyền của những người như Lưu Hiểu Ba (Nobel Hòa bình 2010), Hồ Giai, Ngải Vị Vị cùng Hiến Chương 08 qua Bản Tuyên Ngôn đầu tiên gồm 350 chữ ký của các nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng nhằm mục đích thúc đẩy cải cách chánh trị và dân chủ cho Trung Hoa. Người Tây Tạng trực diện tranh đấu cho độc lập Tây Tạng tại tỉnh Tứ Xuyên (có 5% dân số Tây Tạng), cũng như người Hồi Hột tranh đấu cho Tân Cương ở tỉnh Vân Nam (có 10% dân số trên 46 triệu người dân trong tỉnh). Cũng không quên nhắc đến phong trào Pháp Luân Công ở cùng khắp mọi nơi trong nước Tàu tranh đấu cho tự do tôn giáo và bất công xã hội.
- Các phong trào trên chính là những ngòi nổ cho việc biến Trung Cộng trở thành “Đông Châu Liệt Quốc”. Và một khi TC bị xé tan thành nhiều mảnh, VC sẽ không còn “hậu phương” lớn làm điểm tựa, dĩ nhiên ngày tàn của chế độ sẽ không còn xa sau đó.
Tất cả các phối hợp đấu tranh trên nhằm mục đích đẩy mạnh sự xáo trộn xã hội, kinh tế của TC; từ đó tiến trình mang lại tự do, dân chủ và nhân quyền của TC sẽ được rút ngắn, vì sẽ không còn một quốc gia Trung Quốc Vĩ đại nữa.
Về Xã hội: Người Việt quốc nội và hải ngoại còn có khả năng kết hợp với các NGO trong lãnh vực môi sinh như Oxfam ở Hong Kong và Hà Nội, một cơ quan phi chánh phủ quốc tế tranh đấu cho sự nghèo đói, bất công xã hội, và môi trường để cùng nói lên tiếng nói chung nhằm đánh động dư luận và lương tâm thế giới.
Về phía Việt Nam: Qua các nhận xét ở phần trên, quả thật chúng ta đã nhận diện được và thấy rất rõ ảnh hưởng về chính trị, kinh tế, thậm chí về văn hóa của TC ở miền Bắc và đang tiệm tiến dần dần về miền Nam.
Sự hiện diện của Trung Cộng ở Cao nguyên Trung phần hiện tại càng là một chứng minh xác quyết cho công cuộc tiến chiếm luôn miền Nam hay, ít ra, cũng có thể là một âm mưu chia cắt Bắc Nam thành hai vùng khác nhau, trong đó Cao nguyên Trung phần sẽ nằm trong dự tính là một vùng tự trị theo tinh thần của chính sách “dân tộc bản địa” theo Nghị quyết Liên hiệp quốc “Rights of Indigenous Peoples” ngày 29/6/2006.
Thưa Quý vị,
Từ cung cách suy luận trên, TC sẽ biến Việt Nam thành hai vùng tự trị kinh tế khác nhau, trong đó hình thức kinh tế tập trung chỉ huy và lệ thuộc ảnh hưởng chánh trị TC dành cho miền Bắc. Và miền Nam, TC còn dè chứng sức đề kháng của dân miền Nam, do đó chưa thể mạnh tay vì còn có sự “dòm ngó” của thế giới bên ngoài.
Chia được Việt Nam rồi, vấn đề tiến chiếm trọn miền Nam cũng chỉ là vấn đề thời gian mà thôi.
Câu hỏi được đặt ra là, nếu mô hình nầy là một tiến trình Hán hóa của Trung Cộng có nhiều xác suất có thể xảy ra, chúng ta, những người Việt còn lưu tâm đến tiền đồ dân tộc phải làm gì?
Chuyện mất miền Bắc hiện nay là một thực tế, bây giờ chỉ lo phần cho miền Nam. Do đó, vài đề nghị dưới đây xin được đan cử để khơi mào cho cuộc thảo luận ngày hôm nay.
Những người Việt yêu nước, yêu dân tộc còn lại sẽ cố đẩy mạnh khí thế miền Nam và tạo sức mạnh ngoại giao với cộng đồng thế giới như:
- Liên kết cùng khối ASEAN để cùng hợp lực tạo sức mạnh liên hoàn tranh đấu với TC trong vấn đề biển Đông, trong đó Miến Điện (Myanmar là một nhân tố mới nhứt vừa thoát khỏi ảnh hưởng của TC và đang tạo dựng tiến trình dân chủ cho đất nước).
- Liên kết với Ấn Độ trong việc đẩy mạng giao thương kinh tế và phát triển cùng phối hợp quốc phòng song phương;
- Liên kết với các quốc gia có ảnh hưởng trong vùng như Nhật, Đại Hàn, Úc, Tân Tây Lan và Hoa Kỳ để nhằm ổn định các tranh chấp trên biển Đông. (Chúng tôi không nói đến Đài Loan, vì, nên nhớ, người Tàu dù ở chiến tuyến nào cũng là người Tàu, và tinh thần “Đại Hán” đã ăn sâu vào não trạng của họ, dù ở bất cứ phương trời nào).
Làm được những thế liên kết trên, miền Nam còn lại sẽ là một miếng xương khó nuốt cho TC, miền Nam một khi có kinh tế tự do và người dân sống trong một vùng có pháp quyền sẽ giúp miền Nam trở thành độc lập và cường thịnh.
Thưa Quý vị,
Đất và Nước cũng là biểu hiện của Tổ Quốc, Non Sông. Đất cũng là đất, là nơi sinh sống của cả dân tộc. Nước cũng là nước, là suối nguồn dinh dưỡng dân tộc.
Trong hơn 20 năm qua, tôi chỉ nói về Đất và Nước của xứ tôi, xứ Việt Nam đang còn đắm chìm dưới ách cai trị của “ngoại bang” tuy có cùng tiếng nói. Đất tôi đang bị dày xéo vì những quyết định “vô cảm và vô hồn”, vì những công cuộc xây cất các khu “giải trí” cho du khách quốc tế để thu lợi, vì những công trình vô bổ mang lại lợi ích cho một thiểu số cầm quyền.
Đất đang bị đem rao bán cho ngoại bang!
Đất đang bị tận dụng tàn khốc, bị lạm dụng phân bón, thuốc trừ sâu rầy, hóa chất diệt trừ nấm mốc v.v… để khai thác và sản xuất nhằm thu nhập ngoại tệ nặng để củng cố quyền lực chứ không nhằm mang lại phúc lợi cho người dân. Đất không được nghỉ ngơi cho nên Đất phải khô cằn.
Cần phải để Đất nghỉ ngơi!
Còn Nước thì sao?
“Nước” đang bị ngoại bang làm vẩn đục!
Nước cũng chịu cùng chung số phận với Đất. Nước đang bị tận dụng và bị ô nhiễm đến nỗi thiên nhiên không còn khả năng tái tạo lại nguồn nước trong lành.
Nước mặt, nước ngầm đều bị ô nhiễm nặng. Nguồn nước ở các sông ngòi vùng đồng bằng sông Cửu Long không còn được dùng trong việc ăn uống nấu nướng như ngày xưa nữa, ảnh hưởng lên hơn 20 triệu người dân chất phác Nam kỳ lục tỉnh.
Hủy hoại Đất!
Ô nhiễm Nước!
Đó là một tội ác không những đối với dân tộc Việt Nam, mà còn đối với nhân loại toàn cầu. Đã đến lúc, cần phải tiếp tục cảnh báo cho thế giới biết về sự tàn phá Đất và Nước của một chế độ phi nhân diễn ra trên đất nước Việt Nam từ cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 nầy.
Thưa Quý vị,
Xin nói ngay rằng những lời sau đây không phải là lời nhắn gửi hay trao đổi với người CS Việt Nam mà chính là một vài suy nghĩ về họ trong cung cách điều hành toàn thể đất nước hơn 36 năm qua.
Nhớ lại, trong những buổi hoàng hôn trước ngày 30/4/1975, tâm trạng một thanh niên trẻ,  mang bầu nhiệt quyết hầu mong đóng góp một chút gì cho quê hương, đang bị dằng co bởi ý tưởng ĐI hay Ở.
Sau cùng quyết định ở lại đã chiến thắng, xóa đi nỗi khắc khoải của nội tâm vì một suy nghĩ rất “lãng mạn” rằng:”Cho dù CS Bắc Việt có chiếm miền Nam đi nữa, mình cũng có thể đối thoại được với họ, vì cùng chung chủng tộc và cùng một ngôn ngữ”. Nhưng tôi đã lầm, cũng như nhiều người đã lầm, vì họ và tôi không nói cùng một tiếng nói mặc dù cùng phát âm ngôn ngữ Việt. Trước bế tắc của cuộc sống và tương lai con cái, phải đành liều chết vượt biên mà thôi.
Không còn một giải pháp nào khác.
Trong suốt hơn 20 năm thực sự dấn thân vào con đường tranh đấu dù dưới danh nghĩa cá nhân hay thành viên của Hội khoa học & Kỹ thuật Việt Nam (VAST) hay dưới danh nghĩa Đại Việt, qua 6 cuốn sách viết riêng hay viết chung với các bạn như GS Trần Minh Xuân, TS Phan Văn Song, tôi đã phơi trải trong đó, nỗi lòng của người con Việt, nói lên những vấn nạn môi trường do sự phát triển không ứng hợp với chiều hướng toàn cầu hóa và bảo vệ môi trường cùng những chính sách y tế, giáo dục hoàn toàn đi ngược lại trào lưu tiến bộ của văn minh thế giới.
Từ đó, đưa đến tệ trạng là Đất và Nước ngày hôm nay đang đứng bên bờ vực thẳm về phát triển, chưa nói đến vấn nạn làm “nô lệ” cho Trung cộng qua các thỏa hiệp ngầm giữa hai đảng cộng sản Việt và Trung. Hiện nay, trên thực tế và dưới sự quản lý của đảng cộng sản Bắc Việt, Việt Nam vô hình chung đã là một tỉnh phía Nam của Trung Cộng từ lâu rồi!
Ngày hôm nay, nhân danh cá nhân của một người con Việt, nếu còn lại một chút nhứt điểm lương tâm, những người CS Bắc Việt hãy trở về với dân tộc đúng nghĩa thật sự.
Tài sản và quyền lực chỉ là phù du!
Hãy can đảm vứt bỏ VÔ MINH trong tâm khảm để trở về với dân tộc đúng nghĩa.
Một khi nhắm mắt và ngừng hơi thở, tất cả sẽ trở về cát bụi mà thôi!
Trong trường hợp Việt Nam, tiếc thay, những oan nghiệt trong quá khứ đã đến từ một chủng tộc khác dòng, khác giống; còn nỗi oan nghiệt dân tộc phải chịu ngày hôm nay phát xuất từ một chủng tộc đồng nhứt, nói cùng một ngôn ngữ Việt tộc.
Đã cùng là một Việt tộc mà cung cách hành xử còn tệ hại hơn thời thuộc địa, tệ hại hơn thời Bắc thuộc thuở xa xưa.
Đó chính là nỗi oan khiên nghiệt ngã của Đất Nước.
Nỗi oan khiên nầy biết đến bao giờ mới được xóa đi?
TS Yoshiharu Tsuboi, người Nhựt đã trình luận án tiến sĩ năm 1982 tại Paris với đề tài: “Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa 1847-1885” trong đó ông đưa ra một suy nghĩ tương đối mới khi nhận định về nguyên nhân mất nước về tay người Pháp không phải vì vua Tự Đức bế quan tỏa cảng, mà chính vì vua, quan, và dân bị phân liệt thời bấy giờ, do đó, không thể nào tạo được sự kết đoàn để chống giặc được.
Và ngày nay, trong một tuyên bố gần đây về hiểm họa Hán hóa, ông đã đưa ra nhận định là: “Cần phải tạo ra thật nhiều con người biết sống trong sạch. Chính họ là sức mạnh cho đất nước Việt Nam”.
“Trong” trong TÂM và “Sạch” trong HÀNH ĐỘNG.
Làm được hai điều nầy, chắc chắn Việt Nam sẽ thoát khỏi cơn hồng thủy phương Bắc trong tương lai.

Xin Quý vị cùng góp ý.
Cám ơn Quý vị đã lắng nghe.

Mai Thanh Truyết

 

Trung Quốc có chịu nổi Kim Jong-un?


On The Net
-
Tức giận trước sự “ngang bướng” của Triều Tiên, Trung Quốc không chỉ “huờ” theo Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc lên án đồng minh mà báo giới nước này còn không tiếc lời cảnh cáo chính quyền mới tại Bình Nhưỡng.
“Cá không ăn muối…”
Phương Tây nghĩ rằng với tư cách là nhà viện trợ lương thực, năng lượng chủ yếu của Triều Tiên, Bắc Kinh có thể buộc Bình Nhưỡng ngừng kế hoạch phóng tên lửa. Tổng thống Mỹ Obama và các đồng nhiệm phương Tây nhiều lần kêu gọi Trung Quốc sử dụng ảnh hưởng, ngăn cản Triều Tiên.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, bất chấp những lời “kêu gào”, Bình Nhưỡng không những không chịu dừng phóng tên lửa mà còn có dấu hiệu thử bom hạt nhân.
Bất chấp lời can ngăn của Trung Quốc, Triều Tiên vẫn phóng tên lửa.
Một nguồn tin thân cận với giới chức cấp cao Trung Quốc và một nhà ngoại giao phương Tây đều khẳng định, Bắc Kinh giờ có ít ảnh hưởng đối với Bình Nhưỡng và hầu như không thể ngăn cản vụ phóng tên lửa.
“Trung Quốc đã gây sức ép yêu cầu Triều Tiên hủy bỏ vụ phóng vì không muốn Mỹ có cái cớ quay lại châu Á. Hơn nữa, Bắc Kinh và Thượng Hải đều nằm trong tầm bắn của các tên lửa đạn đạo Triều Tiên. Tuy nhiên, mọi lời kêu gọi đều bị bác bỏ”, Reuters dẫn nguồn tin từ Trung Quốc cho hay.
Theo giới phân tích, cái khó nhất đối với Trung Quốc trong hồ sơ hạt nhân của Triều Tiên là nước này luôn bị đẩy vào thế bị động, buộc phải cuốn theo cuộc chơi đầy rủi ro và bất ngờ do chính đối tác chiến lược “sớm nắng, chiều mưa” đạo diễn.
Điều này từng diễn ra trong cuộc khủng hoảng hạt nhân đầu tiên của Triều Tiên cách đây ba năm và nay, một lần nữa lại được thể hiện rất rõ trong vụ phóng vệ tinh Kwangmyongsong -3 bằng tên lửa đẩy Unha-3 của Bình Nhưỡng.
“… cá ươn?”
Tuy nhiên, không như những lần trước, phản ứng của Trung Quốc trước vụ phóng tên lửa mới đây nhất của Triều Tiên có phần cứng rắn hơn nhiều.
Trong một động thái hiếm có, Bắc Kinh hôm qua nhất trí cùng các thành viên của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc lên án mạnh mẽ Bình Nhưỡng.
Đáng ngạc nhiên hơn, tờ Global Times của Trung Quốc hôm nay có những lời lẽ rất gay gắt về thái độ khinh suất gần đây của chính quyền Triều Tiên.
Báo này khẳng định, Bắc Kinh có một quan điểm rất rõ ràng khi ủng hộ Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc ra tuyên bố lên án Bình Nhưỡng.
“Đây là lần đầu tiên Trung Quốc có thái độ cứng rắn với Triều Tiên kể từ khi chính quyền mới lên nắm quyền tại Bình Nhưỡng. Một số nhà phân tích cho rằng, đây là cái giá mà Triều Tiên phải trả do không nghe lời can ngăn của Trung Quốc trước vụ phóng tên lửa”, Global Times nhấn mạnh.
Global Times cảnh báo chính quyền mới của Triều Tiên.
Theo Global Times, quan điểm cứng rắn này của Bắc Kinh là hết sức cần thiết bởi lãnh đạo trẻ của Triều Tiên vẫn trong quá trình hình thành ý niệm cũng như quan điểm về Trung Quốc.
“Vai trò của Bắc Kinh trong việc đảm bảo cho sự ổn định của Bình Nhưỡng trong quá trình chuyển giao quyền lực là rất tích cực. Tuy nhiên, Trung Quốc không cần thiết cứ phải cưng nựng tân lãnh đạo Kim Jong-un. Bắc Kinh ủng hộ sự ổn định trên bán đảo Triều Tiên cũng như sự ổn định của Bình Nhưỡng song Triều Tiên không phải đối tác duy nhất trong các mối quan hệ ngoại giao của Trung Quốc. Bắc Kinh còn rất nhiều lợi ích khác cần cân nhắc. Nếu Bình Nhưỡng cũng tôn trọng mối quan hệ song phương thì quốc gia này nên có những hành động nhằm gia tăng lợi ích chung chứ không phải chỉ biết gây thêm căng thăng”, tờ báo Trung Quốc quả quyết.
Global Times cũng cho hay, dư luận đang phổ biến một quan điểm cho rằng, chính sách Triều Tiên của Trung Quốc đang bị Bình Nhưỡng “dắt mũi”. Bắc Kinh suốt ngày phải lo chạy theo giải quyết những hậu quả mà Bình Nhưỡng gây ra và đôn đáo bảo vệ đồng minh này trước cộng đồng quốc tế bởi đối với Trung Quốc, Triều Tiên vẫn có giá trị như một chướng ngại vật cản trở liên minh Mỹ – Hàn.
“Nếu hai miền Triều Tiên thống nhất, Trung Quốc e ngại quân đội Mỹ sẽ tiến sát hơn đến biên giới của họ. Đó chính là thế khó của Trung Quốc. Triều Tiên rất khó khống chế. Bắc Kinh không còn cách nào khác ngoài tiếp tục viện trợ lương thực và năng lượng cho họ. Ngưng dòng viện trợ có thể dẫn đến cuộc di cư rầm rộ từ Triều Tiên sang và gây bất ổn khu vực Đông Bắc Trung Quốc”, nhà bình luận chính trị của Hàn Quốc Shim Jae Hoon từng nhận định.
Tuy nhiên, Global Times khẳng định: “Triều Tiên không nên ảo tưởng với lối suy đoán này của giới phân tích nước ngoài. Bình Nhưỡng cần đối xử với Bắc Kinh như một người bạn thực sự như cách cư xử mà lâu nay Trung Quốc dành cho Triều Tiên. Nếu cứ gây khó dễ cho chính sách Triều Tiên của Trung Quốc thì Bình Nhưỡng sẽ phải trả giá”.
Theo tờ báo, mối quan hệ thân thiết giữa Trung Quốc và Triều Tiên hiển nhiên góp phần duy trì lợi thế chiến lược của Bắc Kinh tại Đông Bắc Á. Tuy nhiên, Bắc Kinh chắc chắn sẽ không thay đổi quan điểm không phổ biến vũ khí hạt nhân của mình chỉ vì để có được sự thuận hòa với Bình Nhưỡng. Có thể thấy, mối quan hệ giữa Trung Quốc với một số nước láng giềng thay đổi khá nhiều trong những năm qua song quan điểm chủ đạo của Bắc Kinh vẫn trước sau như một.
Global Times nhấn mạnh thêm: “Sự thịnh vượng và hùng mạnh của Trung Quốc đóng vai trò quyết định với sự ổn định của Triều Tiên. Bình Nhưỡng cần nhận thức rõ vấn đề này. Quốc gia này có thể dốc toàn bộ sức lực để có được vũ khí hạt nhân cũng như tên lửa chiến lược nhằm mục đích như Bình Nhưỡng tuyên bố là đảm bảo an ninh nhưng Triều Tiên cần nhớ một điều rằng, nhân tố Trung Quốc mới là tối quan trọng trong nỗ lực bảo vệ nền độc lập của nước này”.
Theo Global Times, người dân Trung Quốc tôn trọng ông Kim Jong-un và cầu chúc cho Bình Nhưỡng có thể sớm tìm ra con đường phù hợp để đi tới sự phát triển và thịnh vượng. Bắc Kinh cũng mong rằng, nhà lãnh đạo trẻ sẽ tôn trọng quan điểm của Trung Quốc để hai bên cùng chia sẻ lợi ích lâu dài.
“Chúng tôi hy vọng Triều Tiên có thể rút ra bài học xác đáng sau vụ phóng tên lửa bất thành này và không lặp lại những hành động gây khó chịu như trong quá khứ, để rồi tự tay phá hủy tấm chân tình mà chính quyền cũng như nhân dân Trung Quốc dành cho Triều Tiên”, Global Times kết luận.
Có thể thấy trong vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, Trung Quốc từ đầu đến cuối luôn là nhà điều đình, luôn có những nỗ lực ngoại giao rất lớn trong việc kết nối các cuộc đàm phán 6 bên cũng như đàm phán song phương Mỹ – Triều. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là những kết quả mà Trung Quốc nhận được thường tỷ lệ nghịch với những nỗ lực mà nước này bỏ ra. Do vậy, “cơn thịnh nộ” của Bắc Kinh hoàn toàn dễ hiểu.
Theo giới phân tích, trước một tình hình bán đảo Triều Tiên còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất định, khó lường, Trung Quốc cần thể hiện rõ hơn quan điểm của mình trong việc Triều Tiên có thể làm gì, không thể làm gì để từ đó tìm ra giải pháp toàn diện cho sự ổn định và an ninh ở khu vực Đông Bắc Á trên tinh thần tôn trọng độc lập, chủ quyền và quyền phát triển hòa bình của mỗi quốc gia.
Theo: Đất Việt

 

VN gấp rút đào tạo thủy thủ tàu ngầm


Việt Nam đang gấp rút đào tạo lực lượng tàu ngầm
BBC
-
Chuyến thăm học viên tàu ngầm trước khi họ đi du học của Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh, cho thấy nỗ lực của Việt Nam nhằm huấn luyện lực lượng mới này.
Báo Quân đội Nhân dân cho hay ông Thanh đã “đến thăm, động viên các sỹ quan, thủy thủ lực lượng tàu ngầm đi đào tạo nước ngoài, tại Trung tâm huấn luyện 125 (Học viện Kỹ thuật quân sự)” vào chiều thứ Hai 16/4.

Tuy không nói rõ địa điểm các học viên sẽ du học, nhưng bài báo nói 100% học viên đạt yêu cầu môn học tiếng Nga.
Mới đây, một trang mạng nhiều người truy cập ở Trung Quốc cũng vừa đăng thông tin về nhóm học viên Việt Nam, được cho là đang học vận hành tàu ngầm Học viên Hải quân Nga, có lẽ ở thành phố St Petersburg.
Với việc Việt Nam đặt mua sáu tàu ngầm hạng Kilo từ Nga, giao hàng loạt đầu vào năm 2014, việc quân đội Việt Nam tăng cường đào tạo lực lượng vận hành tàu ngầm cũng là điều dễ hiểu.
Báo Quân đội Nhân dân nói “các học viên của lực lượng tàu ngầm đều thấy được niềm vinh dự và tự hào khi được tuyển chọn vào công tác ở một binh chủng đặc biệt, hiện đại”.
Lực lượng tàu ngầm được chọn lọc với các đòi hỏi cao và chính sách đãi ngộ cũng hơn hẳn các binh chủng thường.
Thủ tướng Chính phủ gần đây đã ban hành chế độ chính sách cho lực lượng đặc biệt này với nhiều ưu đãi về lương, phụ cấp, nhà ở, tuổi phục vụ.
Mức lương mới cho sỹ quan tàu ngầm được nói là 35 triệu đồng/tháng đối với mức trung úy và 55 triệu đồng đối với mức đại tá, theo báo Việt Nam.
Chính quyền TP. Hồ Chí Minh nhân dịp này cũng tặng 500 triệu đồng cho lực lượng tàu ngầm đi đào tạo ở nước ngoài.
Chủ trương hiện đại hóa
Ông Phùng Quang Thanh được dẫn lời căn dặn các học viên:
“Ngay từ lúc ban đầu phải xác định tốt quyết tâm, phải tận dụng mọi thuận lợi để học tập, nắm chắc cấu tạo, tính năng, tác dụng … làm chủ vũ khí, trang bị, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ được giao.”
Nhóm học viên hải quân Việt NamTrung Quốc từng đưa tin về các học viên tàu ngầm Việt Nam đang được đào tạo ở Nga
Tướng Thanh cũng nói rằng tàu ngầm là “một trong nhiều nội dung của chủ trương hiện đại hóa quân đội” của Việt Nam.
Ông khẳng định quân đội Việt Nam chỉ sử dụng loại vũ khí đặc biệt này “vào mục đích bảo vệ Tổ quốc”, tức tự vệ.
Không rõ con số học viên tàu ngầm sẽ đi du học lần này là bao nhiêu.
Hiện Việt Nam mới chỉ có một đơn vị tàu ngầm là đoàn M96 hải quân ra đời 14 năm trước và hiện đóng ở Cam Ranh.
Mãi tới năm 1997 Việt Nam mới bắt đầu tiếp nhận chiếc tàu ngầm đầu tiên từ một “nước bạn.”
Giới quan sát quân sự cho rằng tới nay Việt Nam cũng mới có một cơ số tàu ngầm loại mini mà Bắc Hàn cung cấp.
Tuy nhiên trong chuyến thăm Nga tháng 12/2009, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã ký hợp đồng mua sáu tàu ngầm hạng Kilo, với phí tổn gần 2 tỷ đôla.
Ngoài tàu ngầm và khóa huấn luyện cho thủy thủ đoàn, hợp đồng còn bao gồm việc xây mới cơ sở trên bờ để phục vụ tàu.
Nhà máy đóng tàu Admiralteiskiye Verfi tại St Petersburg sẽ thực hiện hợp đồng, với mục tiêu mỗi năm giao hàng cho Việt Nam một chiếc.
Tàu ngầm hạng Kilo, dùng cả dầu diesel và điện năng, được cho là loại tàu ngầm ít tiếng ồn nhất thế giới. Tàu ngầm dạng này có thể dùng để chống tàu ngầm, cũng như tàu chiến thông thường, kể cả trong vùng biển tương đối nông.
Tàu loại Kilo trang bị hệ thống hỏa tiễn Club-S rất hiện đại.
Được biết hiện Trung Quốc có 12 tàu dạng này.