Bổ sung, hồi 12h20′ – Đáng buồn cho một đài truyền hình quốc gia – VTV, một tai nạn thảm khốc như vậy (thậm chí như ở các nước là có thể phải tuyên bố quốc tang), ở nơi xa xôi hiểm trở, thông tin rất khó khăn, vậy mà bản tin thời sự 12h trưa nay, họ vẫn điềm nhiên đưa đủ các tin “cúng cụ”, những là ông nọ bà kia được thưởng huy chương, huy hiệu … Tới 12h15′ mới đưa tin tai nạn, có hình ảnh tận hiện trường, nhưng lại hoàn toàn không cung cấp chút nào danh tính những người bị nạn để người thân của họ ở xa còn có điều kiện tới chăm sóc, làm ma chay …
Đầu chương trình, thoáng nhìn trên màn hình thấy một đoàn người lũ lượt mang vòng hoa, tưởng là viếng 34 linh hồn dân đen mới chết vì tai nạn, nhưng không phải … họ viếng 1 người chết cách đây … 43 năm.
TIN NÓNG! 9h15′ – Có khoảng 7-8 tên xã hội đen núp bóng “thương binh” bao vây Viện Hán Nôm, xông vào tận Thư viện đe dọa TS Nguyễn Xuân Diện và CBCNV ở đây. Dưới đây là hình ảnh bên ngoài Viện do cụ Hiền Đức vừa gửi tới:
.
10h – Tin từ CTV và cán bộ Viện Hán Nôm: đã gọi công an phường, Cảnh sát 113 từ hơn 1 giờ đồng hồ trước, nhưng vẫn chưa đến (có lý do là đi họp). Hiện các bạn bè TS Diện tập trung ở ngoài, chưa được vào. Đám côn đồ vào phòng TS Diện, yêu cầu ông đóng trang blog, giao nộp máy tính, … Chúng còn làm trò tụt quần ăn vạ ngay trong Viện.
11h25’ – Đã liên lạc được với TS Nguyễn Xuân Diện, ông cho biết: đám côn đồ yêu cầu gỡ bỏ nội dung bức Thư gửi Thủ tướng Nhật về điện hạt nhân (lạ há?). TS Diện đã chấp nhận. Cho tới khi đám này ra về vẫn chưa có công an tới.
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
<- Góp đá xây Trường Sa đã sống cùng Trường Sa (TT). – VN thí điểm lập dân quân biển (BBC). – Trần Đăng Khoa: Ở Trường Sa, nhớ một vị Tư lệnh biển (Trần Nhương). – Tàu dịch vụ hậu cần ở Hoàng Sa (BBC). – Phim về André Menras được chiếu trong và ngoài nước (TN). - Đoàn kết vươn khơi, bám biển (LĐ).
- Việt Nam tìm cách đối phó với lệnh cấm đánh cá của Trung Quốc tại Biển Đông (RFI). – Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc có thực sự hiệu quả? (RFA).
- Người biểu tình Philippines sẽ bơi thuyền ra bãi cạn Scarborough (Thanh Niên). – Sáu người Philippines sẽ ra bãi đá Scarborough để phản đối Trung Quốc (RFI). – Philippines tận dụng hiệp ước hợp tác với Mỹ để bảo vệ đất nước (RFI). - Tranh chấp Trung-Phi tại bãi cạn Scarborough (Trương Nhân Tuấn). - Biển Đông: Thêm động thái căng thẳng, tướng TQ dự báo 30% đụng độ(GDVN). - Manila: “Cùng hưởng lợi, nhưng không được xâm lấn” (TT). - Tàu Philippine thách thức lệnh cấm của Trung Quốc (VnMedia). - Trung Quốc muốn giải quyết tranh chấp với Philippines bằng ngoại giao (VOV).
- Điểm báo Trung Quốc nói về vấn đề tranh chấp lãnh hải ngày 17/5 (GDVN). – Các căn cứ quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông (Huy Minh). – Chín con rồng khuấy động Biển Đông (Financial Times). – Trung Quốc ồ ạt đưa phương tiện ‘khủng’ ra Biển Đông (VNE). - Bắc Kinh tăng cường tàu hải giám (TN). - Trung Quốc kêu gọi chính sách ngoại giao nhất quán từ Philippines: China calls for consistent diplomacy from Philippines (Xinhua). - Chiến thuật đặc biệt của Trung Quốc ở Biển Đông (VnMedia). - Phá thế cờ hiểm Trung Quốc đang giăng trên biển Đông (PnToday). - Hội nghị ASEAN – Mỹ: Giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại (SGGP).
- Chính sách của Mỹ ở biển Đông là gì? What is the US strategy in the South China Sea? (Coshocton Tribune). – Tàu ngầm nguyên tử Mỹ soi bóng gần Scarborough (RFA). - Trung Quốc dùng Thi Lang thổi bay Mỹ khỏi biển Đông? (PnToday). - Nhật sẽ giao tàu tuần tra cho Philippines (PLTP). – Giải pháp nào cho bãi cạn Scarborough (RFA). – Nhiều quan chức tình báo Mỹ đến Đại học Thanh Hoa Trung Quốc (GDVN).
- Bắc Triều Tiên bắt ngư dân Trung Quốc, đòi tiền chuộc (VOA). – Đến lượt ngư dân Trung Quốc bị người Bắc Triều Tiên bắt cóc (RFI). Chỉ còn Việt Nam là chưa nghe nói có bắt được không. Đến hai cái tàu hút bùn xâm phạm, bắt gần hai tháng rồi mà im … ỉm luôn. - Hàng loạt tàu Trung Quốc bị Triều Tiên bắt giữ (VnMedia).
- Nam Triều Tiên, Mỹ, Nhật Bản họp về vấn đề Bắc Triều Tiên (VOA). – Seoul đình chỉ việc ký kết thoả thuận hợp tác quân sự với Tokyo (RFI). – Các cuộc họp cao cấp Mỹ-ASEAN sắp diễn ra tại Philippines (VOA). - Mỹ- Hàn Quốc- Nhật Bản thảo luận về vấn đề Triều Tiên (VOV). - Triều Tiên tiếp tục xây lò phản ứng (TN).
- Tranh cãi quanh việc phóng vệ tinh Vinasat-2 (Tin khó tin). “Ông Chú Văn Cuội, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mặt Trăng, tuyên bố: ‘Mặt Trăng có đầy đủ bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với toàn bộ không gian quanh Trái đất. Vụ phóng tên lửa Cây-đa 1 lên quỹ đạo do chúng tôi thực hiện đã được ghi chép từ hàng trăm năm trước’. Theo Cuội, trong trường hợp Việt Nam cương quyết lấy quỹ đạo, ông muốn mức giá đền bù cao hơn 43.425 đồng/mét vuông mà Công ty Việt Hưng đã đền cho bà con Hưng Yên”.
- Phạm Đình Trọng: Chia sẻ cùng người dân Văn Giang mất đất – (viet-studies).- Quan trọng! Nhiều oan ức nếu không gia hạn thời hiệu khởi kiện đất đai? (PLVN). “Nhiều oan ức” nhưng lại lợi cho … nhiều quan chức. Mời tham khảo: Cảnh báo hạn cuối 30/6/2012 để khởi kiện về đất đai (LS Trần Vũ Hải/25-04-2012).
- Lê Cao, chuyên gia pháp luật, Công ty Luật hợp danh FDVN: Em Có Bác, vì Em Có Đất (Thư viện Pháp luật). “Quyền sở hữu đất đai ở Việt Nam được quy định một cách kỳ lạ và duy nhất, không đâu có thể có. Một cái quyền trong ý nghĩ, chứ hoàn toàn không có thật (Karl Heinrich Marx thì vẫn tin rằng, phải có thật rồi mới có ý nghĩ), và đó là cái quyền đáng để bàn lại, thay đổi chứ không phải, cần nghĩ mưu, tính kế thu hồi đất của dân sao cho tinh vi, tránh chuyện ồn ào”.
BTV: “Bác đã đi rồi sao bác ơi?/ Dân đen đang đợi bác trở về/ Bởi dân không đất làm sao sống?/ Chúng cướp thật rồi, chẳng phải chơi!” Độc giả Nguyễn Hữu Quý tặng thêm 4 câu: “Chúng cướp lâu rồi ở nơi nơi/ Từ Nam chí Bắc hận ngút trời/ Mấy năm học tập theo gương Bác/ Chẳng hiểu làm sao, hỡi Bác ơi!” KTS Trần Thanh Vân: “Thơ sao buồn thế Hữu quý ơi./ Tiên Lãng, Văn Giang, mất hết rồi./ Lại thêm Vụ Bản…. và đâu nữa?/Đành đến Ba Đình cấy lúa thôi“. Chín Đờn Cò: “Nghe tiếng Dân kêu, Bác phản hồi/ Đừng than đừng trách nữa, Dân ơi/ Chủ nghĩa xã hôi, là phải vậy/ Thiên đường đã chọn, chớ nhiều lời!” Cục Đất: “Các bạn tôi ơi chớ phí lời/ Vàng son quá khứ đã tả tơi/ Giữ mình thanh thản, giàu sức khỏe/ Chung một thay thêm giúp cho đời“.
- Huỳnh Văn Úc: Ruộng đất này là của chúng mình (Trần Nhương). “Ruộng đất này là của chúng mình/ Sau trận càn đất ta đã hồi sinh/ Cùng chung tay chúng ta trồng cây trái/ Đầy hương thơm nắng tô màu tươi mới/ Đồng đất này-Là của chúng ta”.
<- Ai là ai ??? (Lê Hiền Đức). “Ngày 09/5/2012, tại xã Liên Minh huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định đã xảy ra một vụ cưỡng chế quy mô nhỏ hơn Văn Giang, nhưng tàn bạo không kém… Rất nhiều người bị đánh tàn bạo, bất kể là thanh niên hay bà già, phụ nữ… ”.
- Lạm quyền (Lê Hiền Đức).
- Bữa 13/5, trong bình luận quanh việc báo chí đưa tin vụ Ecopark và 2 nhà báo VOV bị đánh, BS có nói nhiều về tờ Petro Times, rằng họ đã không hề nhắc tới chuyện này, ngoài một bài duy nhất “Để hiểu đúng vụ thu hồi đất ở Văn Giang” thì rõ là đứng về phía chính quyền Hưng Yên. Thế nhưng, liền trong 2 ngày 15, 16/5, đã có 2 bài đáng xem: + Làm gì để bảo vệ nhà báo? và + Cưỡng chế là hạ sách! Vui!
- Nhà báo – Hãy tự trọng! (NB&CL). Nhưng mới là “tự trọng” với sốc, sến, sex, chưa nhắc tới … “sợ sệt!“. Và chưa có cả cái quan trọng này (mới điểm chiều qua): XEM XONG, NÔN LUÔN… (Mạnh Quân/ Mai Thanh Hải). Đừng “nôn” vì người ta đang “ăn” ngon nhờ múa bút. – Cho nên Phải đào tạo sâu hơn về văn hóa cho các nhà báo! Chỉ có điều không biết trong đó có văn hóa … “nâng bi” không ta, hả đồng chí Bùi Sĩ Hoa VNN, “bí danh” Bùi Nam Sơn, Lê Thị (?) ? - Về mức độ thái quá trong thông tin tội ác (SGTT). Có lẽ vì lo lắng vậy nên “trên” mới chỉ thị hạn chế thông tin về Văn Giang-Ecopark?
- THÔI THÌ TÔI NÓI! – (Phương Bích).
- Đảng nói đất ‘là nguồn sống của dân’ nhưng do đảng quản lý (BBC). – “Thu hồi đất phải có sự ủng hộ của đa số người dân” (PLTP).
- Thanh Hóa: Dân thất nghiệp vì dự án nghìn tỷ (DV).
- Hoàng Lại Giang: Không có gì quý hơn lòng yêu nước (Ba Sàm). “Một chính quyền nhân dân phải đồng hành cùng nhân dân trong cuộc chiến giữ nước này, chứ không bao giờ xúc phạm đến nhân dân, thậm chí coi nhân dân là tội đồ để dùng xã hội đen trừng trị!“. – GẶP BÙI HẰNG Ở SÀI GÒN (Huỳnh Ngọc Chênh).
- Bùi Ngọc Sơn: Hiến pháp Việt Nam trong cách nhìn của một học giả phương Tây (Tia Sáng). - PGS-TS Phạm Duy Nghĩa: Chống vi hiến, cần có thiết chế bảo hiến (LĐ). - Tin dân mọi việc sẽ thành công (TVN).
- Thư phản ánh của một đảng viên Hải Phòng (Nguyễn Tường Thụy). “Đấu tranh trực diện thì bị trả thù. Nặc danh thì cho qua, không hợp lệ“. – Bá Tân: Vua cũng không bằng tiền (Nguyễn Thông). “Bọn tham nhũng thời nay luôn gắn bó máu thịt với dự án… Chạy dự án. Xin dự án. Cho dự án. Cái gì cũng có thể nâng cấp thành dự án. Kể cả vua cũng bị biến thành dự án. Đúng là thời loạn”.
- Ông Trương Hòa Bình: Tôi phải mất 1 tỷ mới ngồi cái ghế này!? (Nguyễn Tường Thụy). Vô lý! Vì … rẻ quá. Hề hề! Giá đó thì ghế … trưởng công an phường chưa chắc lo được. TS Hồ Bá Thâm thảo luận cùng nguyên Chủ tịch HĐND TP.HCM Phạm Phương Thảo về cơ chế chất vấn trong Đảng = >
- Kami: Hội nghị TƯ 5 Khóa XI: Lại dẫm chân tại chỗ (RFA’s blog). – Bóp phanh – (Người Buôn Gió). “Ông giáo làng bóp quả phanh tham nhũng nữa, nhưng ít ai để ý vì vụ sở hữu đất che mất. Đó là ông giáo làm quả đưa trọn cái bộ máy chống tham nhũng mà như ông nói là kém hiệu quả về cho Bộ Chính Trị tiếp quản”. – Rõ khỉ (Đông Ngàn). “Sớm nay lướt mạng thấy bác Trọng báo tin sốt rẻo: Lập Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng thuộc Bộ Chính trị, tự nhiên lại nhớ chuyện hai lão đổi nhà này. Rõ khỉ!” – LỜI NGUYÊN THỦ (Sơn Thi Thư). Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Không phải kỷ luật được nhiều cán bộ là chống tham nhũng thành công” (VnMedia).
- Cử tri TP.HCM kiến nghị giám sát chặt việc kê khai tài sản (PLTP). – Chống tham nhũng: Chỉ kiểm soát nội bộ sẽ khó thành công (PLTP).
- Phổ biến nội dung góp ý kiểm điểm Bộ Chính trị, Ban Bí thư (Chính phủ). Blogger Gốc Sậy bình luận: “Nhà cháu đọc mãi chả thấy NÓI RÕ: Ai được góp ý. Hình như chỉ là những vị dự hội nghị, tức là các nguyên Ủy viên Trung ương Đảng các khóa?” Xman: “Bác thích thì cứ góp ý, quan trọng là có nghe hay không thôi”. Trung Mèo: “Thì cũng giống như Đại biểu quốc hội gặp cử tri mà toàn thấy là đại cử tri hay các cử tri được Đảng, chính quyền chọn”. BTV: Thím Doan đã bảo dân chủ Việt Nam cao gấp vạn lần dân chủ tư sản, thì nó phải khác chứ, các bác cứ đòi hỏi nó giống như dân chủ của bọn “giẫy chết” thì làm sao được? - Phổ biến nội dung góp ý kiểm điểm Bộ Chính trị, Ban Bí thư (VNN). - Kỳ họp thứ 3 Quốc hội: Sẽ đề xuất bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh lãnh đạo nhà nước, chính phủ(TN). - Bỏ phiếu tín nhiệm: Cần được ‘bật đèn xanh’ (VNN).
- Sẽ thông qua nhiều dự luật, nghị quyết quan trọng (LĐ). - Thông qua 13 dự án luật (VnMedia).
- Độc chiêu! 31-5, hết hạn góp ý kiểm điểm Bộ Chính trị, Ban Bí thư (PLTP). Ông Vũ Đức Khiển: ”… tại cuộc họp, nhiều ý kiến cho rằng thời hạn 31-5 là quá gấp, chỉ còn hai tuần, người góp ý vốn xa rời chính trường đã lâu, khó kịp tìm hiểu thông tin để có góp ý chính xác. Mặt khác, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là việc hệ trọng, không nên làm vội vàng. Trước mắt, nên để nguyên năm 2012 tập trung vào góp ý kiểm điểm cho Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư trước, sau đó mới kiểm điểm các tổ chức đảng cấp dưới.” Hic! Nghe theo cách làm của ông thì … còn đâu người nữa mà lãnh đạo đất nước.
- Diệp Văn Sơn: Hành chính cai trị hay hành chính phục vụ? (TVN). Bổ sung, hồi 10h40′, một độc giả phản hồi cho biết bài này đã bị gỡ bỏ trên trang gốc TVN. Nhưng … đây rồi! (đổi sang VNN).
- Tối qua thấy TV đưa tin này, khấp khởi mừng! Đưa đầy đủ nội dung các vụ việc khiếu nại, tố cáo lên Cổng TTĐT Chính phủ (CP). Vậy là những vụ động trời như Tiên Lãng, Văn Giang, … sẽ có đầy đủ thông tin trên cái cổng đó, bà con đỡ mất công “trèo tường” vô các trang mạng tự do, đỡ bị nhiễm độc tư tưởng.
- CHỈ TIÊU PHẠT (Faxuca). “- Nếu tăng phạt mà giao thông thông suốt hơn, tai nạn giao thông giảm thì cũng có thể chấp nhận được. Đằng này phạt càng nhiều vi phạm càng nhiều, tai nạn càng nhiều là cớ làm sao chứ! – Nói để chú biết, phạt càng nặng, người dân càng tìm cách ‘cưa đôi, cưa ba’ với cảnh sát. Hậu quả cảnh sát cũng hư, mà dân cũng hỏng. Ùn tắc vẫn hoàn ùn tắc, tai nạn càng thêm tai nạn…”
- Chính phủ chưa trình Quốc hội đề án thu phí giao thông (Bee). – Mở đầu “Năm An toàn giao thông”, chỉ … Hơn 3.000 người chết thảm vì tai nạn giao thông trong 4 tháng (VOV), giảm cỡ ngàn mạng so với cùng kỳ mấy năm trước là thành tích lớn rồi. Nhưng … nếu có chuyện “để ngoài sổ sách”, “làm đẹp số liệu” thì cũng lo tang tế, chôn cất cho đàng hoàng vào, nha!
- Hà Nội cấp tập sửa cầu hư: Mặt cầu … hóa dẻo (GĐXH). Sáng nay VTV 1 còn cho biết người ta cho là cầu do Liên Xô xây, mà lâu nay lại nhờ công nghệ Anh quốc không xong, chắc lại phải qua tìm cái thây ma “Liên Xô”?
Một nền công nghiệp, công nghệ mà tới độ bao năm rồi cái mặt cầu không sửa nổi (chưa kể những Cầu Văn Thánh, cầu Đuống. Không kể cầu … tiêu), mà mơ Nhà máy điện hạt nhân hả trời?
- Đại biểu Quốc hội Hoàng Yến sẽ bị xem xét bãi nhiệm (VNE). – Buộc phải bãi nhiệm đối với đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến (DT). – LS Ngô Ngọc Trai – Quyền miễn trừ của đại biểu Quốc hội (Dân Luận).
- Vận động hiến tặng hiện vật về đồng chí Phạm Hùng (PLTP). Phải hỏi xin ngay đồng chí Trần Thị Trung Chiến, cả “hiện vật”, “di vật”, “tang vật”, các loại “vật”… Hề hề!
- Bình Thuận: Hàng loạt thiết bị y tế tiền tỉ… bỏ kho (PLTP).
- Vụ khai thác quặng thiếc trái phép ở Đà Lạt: Xử lý thiếu kiên quyết (TN). - ‘Thiếc tặc’ đào địa đạo dưới thung lũng Tình Yêu (TP).
- Vụ bộ cho lấy cát, quận 9 kêu trời: “Đã gây bất bình trong dư luận xã hội” (PLTP).
- Yêu cầu làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm vụ 3 cây sưa bị đốn (LĐ). - Làm rõ trách nhiệm vụ đốn hạ gỗ huê ở Quảng Bình (TN). - Yêu cầu làm rõ kiểm lâm “tiếp tay” cho lâm tặc đốn hạ cây sưa (PLTP).
- Vụ anh Ngô Thanh Kiều chết ở đồn công an: Công an xin lỗi gia đình nạn nhân (PLTP). - Công an xin lỗi gia đình nghi can tử vong (TN). - Bắt quả tang quản giáo quan hệ với người nhà phạm nhân (VOV), nên chuyển công tác sang làm bảo vệ trại giam, mà không sợ lại chuyển qua quan hệ với … phạm nhân?
- Sai một ly trong tố tụng hình sự, oan cả… số phận (PLVN).
- Cty giày Sunjade Thanh Hoá: Quản lý dùng giày đánh thâm mặt nữ công nhân đang mang thai (Infonet).
- “Nhà ở” thì chỉ được ở, cấm… ngủ (DV). “Bởi là ‘nhà ở’ nên chỉ được ở thôi, không được chui vô đó ngủ, ngủ là sai mục đích. Không được ngủ thì tất nhiên các hành vi khác như ăn, uống, vệ sinh, giặt rửa, âu yếm… đều phải cấm tuốt”.
- Trịnh Hữu Long: Gần 30 nghìn tổ chức có tiềm năng trở thành doanh nghiệp xã hội (Tia Sáng).
- Vì sao Google bỏ tính năng dẫn đường ở Việt Nam? (ITC News). – Google Maps làm khó Việt Nam hay chỉ là lỗi kỹ thuật? (GenK).
<- 122. Sự chuyển tiếp từ Đại Nam Đồng văn nhật báo qua Nam Việt quan báo & Đại Nam Đăng cổ tùng báo (Xưa&Nay/ Việt sử ký). BTV: Nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh viết về báo chí Việt Nam thời xưa, thuở dân ta còn dưới ách nô lệ của thực dân phong kiến, nhưng Việt Nam đã có những tờ báo tư nhân, còn bây giờ thì, ‘Không cho phép báo chí tư nhân’. Rõ là một bước tiến…lùi!
- Chủ tịch nước viếng nguyên Chỉ huy trưởng biệt động Sài Gòn (TN). - Chủ tịch nước viếng “Tướng biệt động Sài Gòn” Tư Chu (PLTP).
- Chuyện cảnh sát Nam Phi bắt giữ một người Việt Nam liên quan đến sừng tê giác: Nhục quốc (Cu Làng Cát). Còn đây nữa: Xử người Việt trồng cần sa ở Ireland (BBC).
- Campuchia dùng vũ lực đập tan ý muốn ly khai (RFA). “Sự việc dẫn đến tồi tệ sau khi có khoảng hơn 1.000 gia đình người dân khiếu nại đòi chính quyền địa phương giải quyết vụ tranh chấp đất đai với một công ty Kastin của Nga nhưng lại bị chính phủ cáo buộc đòi lập khu vực tự trị”.
- Giả dối và kích động thù hằn – Một khía cạnh của truyền thông Trung Quốc (ĐKN).
- Trần Quang Thành xin cấp hộ chiếu (BBC). – Trung Quốc: Ông Trần Quang Thành hy vọng có hộ chiếu trong 2 tuần tới (RFI). – Ông Trần Quang Thành sẽ có hộ chiếu trong vòng 2 tuần tới (VOA). – Vụ Trần Quang Thành: Trung Quốc muốn chứng tỏ làm chủ tình hình (RFI).
- Đảng viên lão thành đề nghị cách chức ông Chu Vĩnh Khang? (PLTP). – 16 Retired Chinese Communist Party Officials Call for 2 Top Leaders to Step Down (NYT). – Nội dung bức thư của các đảng viên lão thành gửi Trung ương Đảng và ông Hồ Cẩm Đào (Business Insider). – ‘Ông hoàng an ninh’ Chu Vĩnh Khang (BBC). – Chu Vĩnh Khang “nối gót” Bạc Hy Lai (Thanh Niên). – Nguyên Bộ trưởng Công an Trung Quốc mất quyền lực (NLĐ). – Đảng viên Trung Quốc kêu gọi cách chức Ủy viên Bộ Chính trị (Đất Việt). - Đến lượt đồng minh Bạc Hi Lai ngã ngựa? (TT). – Trùng Khánh và Chiết Giang – Tả và Hữu (RFA/ Dainamax).
- Biểu ngữ Pháp Luân Công sinh sôi nảy nở ở Trung Quốc (ĐKN).
- Trung Quốc cho phép xuất khẩu thêm đất hiếm (RFI).
14h00′:
- Bảo vệ biển giữa trùng khơi (Biên phòng). - Lần đầu tiên triển lãm ảnh cho bộ đội Trường Sa (ĐV). Những lá thư nhà bằng ảnh gửi Trường Sa (Tin tức). - Thế Hiển với ca khúc mới về Trường Sa (CATP).
- Đất nước philipines anh hùng chống bành trướng Trung Quốc xuống phía Nam (ĐCV). – Tổng thống Philippines kêu gọi những người phản đối hủy bỏ kế hoạch ra bãi cạn tranh chấp vào thứ sáu để phản đối TQ: Philippines stops protest trip to disputed shoal (AFP). - Ngư dân Trung Quốc và… hải quân nhân dân (Asia Times, BBC/SGTT). - Philippines tiến thoái lưỡng nan trong đối đầu với Trung Quốc (SGTT). - Philippines ngừng chuyến thăm đảo tranh chấp của người biểu tình (DT). - Philippines sẽ khai thác khí trên biển Đông
- Đại Tá Bùi Văn Bồng: HOÀNG NHAM – “ĐỘT PHÁ KHẨU” CỦA TRUNG QUỐC TRÊN BIỂN ĐÔNG? (Người Lót Gạch). - Hai sai lầm lớn của Trung Quốc trong xử lý vụ Scarborough (NCBĐ).
- Bình Nhưỡng nhúng tay vào vụ bắt ngư dân TQ? (NLĐ). - Bắc Triều Tiên: Bắt tàu cá Trung Quốc là do xâm phạm lãnh hải (GDVN).
- Nhật phát hiện tàu chiến Trung Quốc thử nghiệm UAV (TN). - Căng thẳng Nhật – Trung về Đại hội Duy Ngô Nhĩ thế giới (SGTT).
- Tụt quần tại cơ quan NN, tấn công blogger giữa ban ngày (Phair Zios).- TS Nguyễn Xuân Diện bị bao vây ở Thư viện Hán-Nôm Hà Nội (RFA). - TIN THÊM VỀ VỤ TẤN CÔNG TS NGUYỄN XUÂN DIỆN TẠI VIỆN HẠN NÔM (Phạm Viết Đào). “Không
nhẽ các nhà đầu tư Nhật lo sợ các bài báo trên blog của Nguyễn Xuân
Diện gây áp lực làm mất cơ hội làm ăn của họ xây dựng nhà máy điện hạt
nhân ở Việt Nam nên đã nhờ mấy vị thương bình này dằn mặt hộ? Hay các vị
thương binh này hy vọng: Có dự án này họ sẽ có cơ hội kiếm việc làm,
nếu hỏng thì ảnh hưởng đến họ và gia đình họ hay đây chẳng qua chỉ là
cái cớ ‘giết gà dọa khỉ’…”
- Tự do Internet toàn cầu (RFA).
- Bùi Hằng nhiễm HIV trong trại? (ĐCV).
- TS Cù Huy Hà Vũ được Front Line Defenders đề cử giải thưởng năm 2012: Human rights defenders from Malawi, Cuba, Sryia, Egypt and Vietnam shortlisted for 2012 Front Line Defenders Award (FLD). Đây là danh sách 5 người từ 5 nước khác nhau được FLD đề cử giải thưởng năm nay: Cuba: Ivonne Mallezo Galano; Malawi: Rafiq Hazat; Vietnam: Dr Cu Huy Ha Vu; Egypt: Mona Seif; Syria: Ms Razan Ghazzawi.
- Nhật ký 2012 ( IV) – TIẾP TỤC CÂU CHUYỆN VỀ LƯU MANH VÀ TRÍ THỨC (Vương Trí Nhà).
- Chiếc bánh đất đai (Trương Duy Nhất).
- Xây dựng một chế độ đền bù đất đai hợp lý: Bài 1: Tạo thế bình đẳng giữa các bên trong thương lượng (SGTT). - Tuyệt đối không dùng vũ khí để cưỡng chế đất (TTXVN/VNN).
- HOAN NGHÊNH MỘT CHỦ TRƯƠNG ĐÚNG CỦA THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG (Phạm Viết Đào).
- Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá XIII: Giữ chỉ tiêu tăng trưởng, bàn thêm về thuế, đất đai (SGTT).
- Bắt nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines (TN). - Khám xét nơi ở một số nguyên lãnh đạo Vinalines (TP).
- Lỗ Trí Thâm – Nhân sinh nhật Cụ Hồ Chí Minh 19.05 (Dân Luận).
- Google Maps lại hỗ trợ tính năng chỉ đường tại Việt Nam (DT). - Google Maps chạy lại tính năng dẫn đường tại VN (TN).
- Hoa Kỳ ngưng các trừng phạt kinh tế đối với Miến Điện (VOA). - Hoa Kỳ nới lỏng trừng phạt Miến Điện (BBC).
KINH TẾ- Quốc hội xem xét đề án tái cơ cấu nền kinh tế (LĐ).
- Chính phủ lý giải nguyên nhân doanh nghiệp gặp khó (VnEconomy). - Đúng thuốc, đúng liều (TN). - Kinh tế VN rơi vào giảm phát: Doanh nghiệp tắc thở vì hàng tồn kho (TN).
- Ủy ban Tài chính – Ngân sách không tán thành đề xuất miễn thuế (PLTP). - Phải tạo thuận lợi trong việc giãn thuế VAT (TT). - TP.HCM kiến nghị giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp (TT). - Chỉ gia hạn thuế VAT hàng nội địa (TT).
- Vay công chức để cải cách lương? (VNN). - Nhiều phương án cải cách lương (TN). - Không sống được bằng lương nên… nhận “quà” (LĐ).
- Phỏng vấn TS. Phạm Đỗ Chí: Đừng huy động vàng! (DĐKTVN). “Vài lời bàn về tính khả thi của đề án huy động vàng của 1 kinh tế gia người Việt. Đọc kỹ tôi càng thấy rõ rằng nên đổi tên đề án đó thành đề án ‘Cướp vàng’ mới hợp lý và nghe lọt lỗ tai”. - Giá vàng biến động mạnh (VNE). - Giá vàng tăng qua mức 41 triệu đồng/lượng (TN).
- Xăng dầu lãi lớn: Neo giá cao, chi hoa hồng lớn (VEF).
- VietinBank quyết bán 15-20% vốn điều lệ cho đối tác nước ngoài (Bee). - Ngân hàng ACB bị Moody’s hạ điểm tín nhiệm (DT).
- Đua xây cao ốc thời khủng hoảng (VNE). =>
- Có thể mở rộng diện mua nhà thu nhập thấp (VNE).
- Nông dân lại yêu cầu Bianfishco phá sản (TN).
- Bị ép giá, nông dân vẫn chỉ biết trồng khoai (VEF).
- Tạm ngưng xuất khẩu 5 loại rau tươi sang EU (TT).
- “Bơm” hàng Việt cho hệ thống bán lẻ (TT).
- Trung Nguyên mất thương hiệu ‘cà phê Chồn’ tại Mỹ (VOV).
- Ngành điều thiếu 300.000 tấn nguyên liệu (PLTP).
- Nông dân tiếp tục đòi nợ Công ty Bình An (PLTP). – Công ty Bình An: Nông dân lại yêu cầu mở thủ tục phá sản (TT).
- Chuyện của Tàu (Alan Phan).
- VN, Lào, Thái Lan phát huy hợp tác dọc Hành lang kinh tế Đông-Tây (VOA).
- Cạnh tranh không lành mạnh ngày càng tăng (TT).
- Tham vọng của những “ông lớn” và cuộc chơi khắc nghiệt (Dân Trí).
-“Choáng” với kết quả IPO của Facebook (VnEconomy).
- Facebook định giá cổ phiếu 38USD, cao nhất theo khung giá mới (PCWorld).
- Trung tâm tài chính New York: Thành công nhờ DN nhỏ (BBC/VEF).
- Đến lượt kinh tế Mỹ “dìm” Phố Wall chìm nghỉm (VnEconomy).
14h00′:
- Vẫn chưa thể gỡ bỏ được trần lãi suất huy động! (TTXVN). - Lãi suất huy động tiếp tục bị phá rào (SGTT).
- Hướng dẫn doanh nghiệp kê khai thuế giá trị gia tăng (Chinhphu.vn). - Tiếp tục kiến nghị giảm 30% thuế thu nhập DN (DV).
- Lo ngại phá sản: DN ô tô xin giảm thuế, phí (VEF). - Tồn kho của VAMA cao gấp 2 - 3 lần so bình thường (SGTT).
- Vàng tăng 500.000 đồng/lượng (TT).
- Có than mới đủ điện (TT).
- Dân sập bẫy của… lái cua ngoại (CAND).
- Thủ tướng Anh thúc đẩy châu Âu giải quyết khủng hoảng nợ (VOA). - Ảnh hưởng sẽ ra sao nếu Hy Lạp rời khối euro (VOA). - Hi Lạp bị hạ mức tín nhiệm tín dụng (TT). - Châu Á “sốt nặng” khi Hy Lạp “liệt giường” (SGTT).
VĂN HÓA-THỂ THAO- Trúc Diệp Thanh: Các di bản đời Tây Sơn ở Lương Xá không nói về Đô đốc Long (Trần Nhương).
- Khai mạc Lễ hội Làng Sen 2012 (PLTP).
<- Huỳnh Thúc Kháng: Nhà học giả phải có một cái quê hương (TCPT). “Nếu học giả mà không có quê hương, không biết quê hương mình là đâu, thì vô luận những kẻ không thành nghiệp, đã thành một người du thực không nhà, mà đến kẻ học thành, kiến văn tài xảo, không kém gì người ta, tột phẩm cũng tới địa vị làm mướn là hết…”
- VỀ MỘT THỜI…HÀNỘI (KỲ 38) (Nhật Tuấn).
- Nhà thơ Đỗ Trọng Khơi: Thư nhờ bác Trannhuong.com đăng giúp (Trần Nhương). Liên quan đến bài: Chủ tịch Hội văn nghệ Thái Bình bị khởi tố (Lê Thiếu Nhơn).
- Lê Xuân Quang: NGUYÊN HỒNG : “…Uống rượu giả vờ say”! (Trần Nhương).
- Mã A Lềnh: Làm bạn với ĐỨC HẬU (Lê Thiếu Nhơn).
- NGUYỄN KHOA ĐĂNG Nắng Quái Chiều Hôm – Kỳ 2 (Lê Thiếu Nhơn).
- Nhà văn Đắc Trung: “Dư âm” và nỗi lòng tác giả (Trần Nhương).
- Đặng Hà My: CHẴN LẺ NỐT SON (Nguyễn Trọng Tạo).
- Đỗ Ngọc Yên: Cảm thức thời gian trong thơ DƯƠNG KIỀU MINH (Lê Thiếu Nhơn).
- Cao Tiến Lê: Địa Tầng Đứt Gẫy có tạo ra đổ vỡ nhân tình? (Lê Thiếu Nhơn).
- Phạm Xuân Trường: Thuyền nghiêng hay lòng người mắc cạn (Trần Nhương).
- HOÀNG NGỌC HIẾN: ĐỌC VĂN HỌC VIỆT NAM HẢI NGOẠI (sơ thảo) (Nguyễn Trọng Tạo).
- Nguyễn Anh Duy: XUNG QUANH CHUYỆN ĐI MỸ CỦA NHÀ THƠ BÙI MINH QUỐC – (Phạm Viết Đào).
- Chàng trai Mỹ gốc Việt đánh cược sinh mạng vì Việt Nam (ANTĐ).
- Chuyện ít biết về cuộc hội ngộ kỳ lạ dưới bóng cây Thiên Quang Ni Tự (chùa Phúc Lâm).
- Vũ Duy Chu: Hà Nội tiếu lâm truyền kì (kì 54) (Trần Nhương). “Người ta quy định tháng 5, tháng 11 hàng năm những người lĩnh lương hưu phải lên phường nơi cư trú ký vào danh sách lĩnh lương. Không ký là cán bộ phường chuyển trả tiền lương ấy về bộ phận chuyên trách trên quận, vì cán bộ tưởng người được lĩnh lương đã… chết”.
- Japan Ariya: Lễ hội Rija Nưgar an lành, linh ứng và tiễn năm cũ về trời nhẹ bẫng (Inrasara).
- Cổ Loa: Một đô thị quan trọng thời cổ đại (Bee).
- Cách khâm liệm độc đáo của hài cốt Phia Vài (Bee).
- SUGANUMA CỦA NHẬT BẢN-NGÔI LÀNG ĐẸP NHƯ TRANH (Phạm Viết Đào). =>
- Cơn gió lạ ‘Dành cho tháng Sáu’ (TP).
- Dần dà sửng sốt: Một điểm gặp giữa thơ Việt Nam và Mỹ (Tia Sáng).
- CON GÁI BILL GATTES: NGƯỜI GIÀU NHẤT HÀNH TINH, CHÀNG NÀO CÓ GAN THEO MÀ ” CƯA “ – (Phạm Viết Đào).
- Miến Điện lần đầu tiên tổ chức Gay Pride (RFI).
- Khai mạc Liên hoan phim Cannes (VOA). – De rouille et d’os, một tuyệt tác ngay những ngày đầu liên hoan Cannes 2012 (RFI).
14h00′:
- Bí ẩn 4 pho tượng lạ ở Cà Mau (TN).
- NHÀ VĂN CHUYÊN VIẾT KÝ (Văn Công Hùng).
- CHUYỆN TÌNH…TRÂN THIỀM (Hiệu Minh).
- Ở Việt Nam làm nghề nào sướng nhất? (TTVH).
- Chấn chỉnh hoạt động tổ chức biểu diễn: Giải pháp hữu hiệu nhất là đình chỉ biểu diễn! (VH). - Mặc hở hang thì đề nghị cho đi lao động công ích (VNN).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC- Thủ khoa Đại học nói gì về trường Thực nghiệm? (GDVN). – Phía sau cánh cổng đổ (RFA). – Ở cấp tiểu học, chỉ cần cho con vào trường bình thường (DT). – Nhà trường, cái chợ (Đào Tuấn). - Đánh giá mô hình Thực nghiệm: Vẫn phải thận trọng! (VTC).
- Nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục:“Nền giáo dục Đại học còn nhiều tật quá” (GDVN).
- Dạy thêm phải xin phép hiệu trưởng (TP). - Cấm triệt để dạy thêm bậc tiểu học (TN).
- Hàng loạt sai phạm tại ĐH Y Hải Phòng (TT). - Nhiều sai phạm trong liên kết đào tạo (TN). - Giả chữ ký Bộ trưởng Giáo dục, tuyển sinh sai quy định (VNE).
- Căng thẳng cho thí sinh thi ngành giáo dục tiểu học (TN).
- Tổng hợp ban đầu số học sinh đăng ký 3 nguyện vọng vào lớp 10 (PLTP). - Đăng ký dự thi vào lớp 10 tại TP.HCM: Tỷ lệ “chọi” các trường tốp đầu tăng (TN).
- Xin chào đại học (VNE).
- Những mầm non vượt khó (TT).
- Tin nóng: Nam sinh lớp 9 đột tử; Thần đồng 10 tuổi đã tốt nghiệp cấp 3 (GDVN).
<= Ông Dương Văn Toán – Chánh Thanh tra Sở GD&ĐT Hưng Yên: Có thể sẽ thu lại bằng của Hiệu trưởng Đào Thị Lan Anh. Ảnh: Xuân Trung. – Vụ hiệu trưởng mầm non bị “tố” khai man: Có thể thu hồi bằng cấp (GDVN).
- Nữ sinh vào phòng “là thầy đóng cửa” (Bee).
- 10 nước có hệ thống giáo dục Đại học tốt nhất thế giới (GDVN).
- “Bệnh lạ” ở Quảng Ngãi: thêm bằng chứng cho giả thuyết dioxin (Nguyễn Văn Tuấn). - Bệnh lạ ở Quảng Ngãi: WHO chưa được mời vào cuộc (PLTP).
- Quạt hơi nước, con dao hai lưỡi (Bee).
- Đi gặp “thầy bói” RFI của ĐH Hồng Bàng (PLTP).
- Luật khoa học và công nghệ (sửa đổi): Cần bảo vệ tự do học thuật và tự chủ tài chính (Tia Sáng).
- 3 người bạn quen có một người bị huyết áp (VnMedia).
- Vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam giảm (TT).
- Công nghệ giúp các bệnh nhân bị liệt điều khiển cánh tay robot (VOA).
14h00′:
- Cháu gái GS. Hồ Ngọc Đại: “Học trường Thực nghiệm, ước thành Giáo sư” (GDVN). - Lỗi do… cánh cổng trường Thực nghiệm quá yếu! (DV).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG- “Xẻ thịt” rừng gỗ tếch La Ngà (LĐ).
- Tai nạn cháy xe báo động tại Việt Nam do xăng kém chất lượng (VOA). – Xăng không vô can trong các vụ cháy xe (VNE). – Sở Khoa học công nghệ TPHCM: Cháy xe – Xăng là nguyên nhân chính (VTV). – Xăng dỏm: đổ 1 lần cũng nguy cơ cháy xe (TT). - Xăng không đảm bảo chất lượng là nguyên nhân chính gây cháy xe (Chinhphu.vn). - Xăng A83 bị phù phép ? (TN). - Số vụ cháy xe sẽ còn tiếp tục tăng (ĐV).
- Việt Nam đạt mục tiêu giảm 75% số ca tử vong ở thai phụ (VOA).
- TP HCM: 5 trẻ ngộ độc do ăn nhộng ve sầu nhiễm nấm (VOV).
- TP.HCM hỗ trợ “hiệp sĩ” Nguyễn Văn Minh Tiến mua nhà (PLTP).
- Nữ sinh bóp cổ bạn đến chết rồi dìm xuống ao (Infonet/ DV). – Nữ sinh dìm chết bạn: Bất ngờ kết quả khám nghiệm tử thi (PhunuToday). – Tin nóng: Vụ nữ sinh bị dìm chết là kết cục của cuộc tình đồng tính? (GDVN). =>
- Một phụ nữ lao vào đoàn tàu tự tử? (Bee).
- Xe “mù” chở “khủng” tung hoành giữa phố (TT).
- 80 tuổi lết đi xin nước nấu cơm cho chồng (Bee).
- Xí muội Thái chứa chất gây ung thư (TN). - Phát hiện xí muội có chứa chất gây ung thư (TT).
- Voi mamut mini từng tồn tại ở đảo Crete (Nature/ Tia Sáng).
- Bí ẩn lời nguyền “ám” gia tộc Kennedy (TP). – Gia tộc Kennedy và lời nguyền chưa thể hoá giải? (Dân Trí). - Một thành viên dòng họ Kennedy “tự sát” (TN).
14h00′:
- Khi xe khách được kéo lên bờ, hầu hết nạn nhân đã tắt thở (VNE). - Tai nạn kinh hoàng ở Đắk Lắk: Số tử vong tăng lên 37 người (NLĐ). - Đêm kinh hoàng trên quốc lộ 14 (VNN). - 8 giờ cứu nạn xe khách rơi xuống sông (VNE). - Chùm ảnh vụ tai nạn thảm khốc 36 người chết (ĐV).
- Vụ bé gái gây cháy: Máy RFI đo được “hào quang”? (NLĐ). - Chủ tịch HĐKH nghiên cứu “cô bé gây cháy” là ai? (Bee).
- Đầu cá lóc nổi chữ Hán: Kỳ bí hay thêu dệt? (DV). - Nườm nượp lên chùa xem cá lóc có “chữ lạ” trên đầu (DT).
QUỐC TẾ- Mỹ: Kế hoạch tấn công Iran đã sẵn sàng (DT). - ‘Mỹ sẵn sàng tấn công Iran nếu cần’ (VNE). - Mỹ sẵn sàng kế hoạch tấn công quân sự Iran (LĐ). - NH Nhật phong tỏa tài khoản của chính quyền Iran (TTXVN).
- Nhóm hoạt động chính dọa rút khỏi Hội đồng Quốc gia Syria (VOA). – TT Syria: Tình trạng bất ổn là do những kẻ đánh thuê nước ngoài (VOA).
- Mây đen kinh tế châu Âu bao trùm Hội nghị thượng đỉnh G8 (ĐV). - Bà Merkel đối mặt với sự cô lập của eurozone tại hội nghị G8 (Gafin).
- Pháp công bố nội các mới (BBC). – Quyết định biểu tượng của tân chính phủ Pháp: Tự giảm 30% lương (RFI). – Tân chính phủ Pháp tôn trọng nguyên tắc bình đẳng nam nữ và đa dạng (RFI).
<- Tân nội các Hy Lạp tuyên thệ nhậm chức (VOA). – Hy Lạp : thành lập chính phủ tạm thời chuẩn bị cho bầu lại Quốc hội (RFI). – Sau Hy Lạp, là cả châu Âu (RFI).
- Nga cảnh báo chiến tranh toàn diện (TP).
- Tổng Thống Pakistan sẽ dự Hội nghị Thượng đỉnh NATO ở Chicago (VOA). - Pakistan: Máy bay quân sự đâm nhau giữa trời (TTVH).
- Lực lượng nổi dậy sắc tộc Kachin tại Miến Điện cầu cứu Liên Hiệp Quốc (RFI).
- Obama bổ nhiệm đại sứ Mỹ đầu tiên tại Miến Điện từ hơn 20 năm qua (AFP/ Thụy My). - Mỹ đã chỉ định đại sứ ở Myanmar sau hơn 20 năm (DT).
- Hoãn phiên xử Mladic tại La Haye (VOA).
- 7 người chết vì bom tự sát ở Afghanistan (VOA).
- Phiến quân Kurd giết hại 3 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ (VOA). - Mỹ “giúp” Thổ Nhĩ Kỳ không kích nhầm người Kurd (TTXVN).
- Mexico cầu cứu Mỹ trong cuộc chiến chống ma túy (VTC).
14h00′:
- Thanh sát viên Liên Hiệp Quốc gặp nhiều khó khăn ở Syria (VOA). - Nhóm đối lập Syria lung lay vì bất đồng nội bộ (VOA).- Syria: Quả bom đang chờ nổ (CAND).
- Kế hoạch tấn công Iran của Mỹ đã sẵn sàng (TT). - Đại sứ Mỹ tại Israel: Giải pháp quân sự đối với Iran ‘sẵn sàng’ nếu cần (VOA). - Iran dọa kiện Google (VNN).
- Sri Lanka trả tự do cho cựu Tham mưu trưởng quân đội (VOA). - Sri Lanka đồng ý trả tự do cho cựu Tham mưu trưởng (TTXVN).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 17/05/2012; + Tài chính kinh doanh sáng – 17/05/2012; + Cuộc sống thường ngày – 17/05/2012; + Thời sự 19h – 17/05/2012.Financial Times
Chín con rồng khuấy động Biển Đông
Tác giả: David PillingNgười dịch: Thủy Trúc
Ngày 16-5-2012
“Quá nhiều rồng, quá ồn ào”. Đó là lời một học giả Trung Quốc nói về những xích mích liên miên trên Biển Đông, nơi các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đang động chạm với các yêu sách đối kháng của một số nước Đông Nam Á.
Vụ cãi cọ gần đây nhất là với Philippines. Tháng trước, một tàu hải quân Philippines đã cố tìm cách bắt vài tàu Trung Quốc mà theo Philippines là đang đánh bắt cá bất hợp pháp gần một quần đảo tranh chấp. Nhóm đảo này không thể không được biết tới, với hai tên khác nhau: bãi cạn Scarborough theo cách gọi của Philippines, và Hoàng Nham đảo theo cách gọi của Trung Quốc. Tàu hải giám Trung Quốc đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường để ngăn chặn, không cho Philippines bắt giữ ai.
Vụ đụng độ trên biển này dẫn tới xa cách về ngoại giao trên bộ. Tuần trước, sau khi các bài xã luận đầy phẫn nộ trên một số tờ báo của Trung Quốc đòi hải quân của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) phải dạy cho Philippines một bài học, thì thậm chí đã có suy đoán rằng Trung Quốc đang chuẩn bị chiến tranh. Bắc Kinh có vẻ như đã rút khỏi cái miệng vực chiến tranh đó. Nhưng Trung Quốc lại làm tổn thương Philippines theo những cách khác. Họ đã để cho những tàu chở chuối chất đống hàng trên bờ cảng biển của họ, đe dọa sinh kế của 200.000 nông dân Philippines. Và các hãng du lịch Trung Quốc thì hủy tua đi Philippines, lấy cớ là để đảm bảo an toàn cho du khách.
Sự bất lực của Manila – không thể bảo vệ cái mà họ coi là quyền chủ quyền rõ ràng của mình – được bộc lộ một cách cay đắng. Năm ngoái, tổng thống Benigno “Noynoy” Aquino đã thừa nhận, khá duyên dáng, rằng nếu nghĩ lực lượng vũ trang thiếu thốn đủ thứ của Philippines muốn đương đầu với Trung Quốc thì cũng giống như nghĩ một vận động viên quyền Anh phải cố gắng thi đấu trong một cái thùng. Vấn đề đối với Philippines, cũng như với Việt Nam – một quốc gia khác chọc giận Bắc Kinh trong câu chuyện Biển Đông – là Bắc Kinh ra yêu sách đòi gần như toàn bộ vùng biển chiến lược. Để đánh dấu vùng biển này, họ tạo ra bản đồ “đường chín đoạn” tai tiếng, trông như một cái lưỡi khổng lồ thè ra, liếm vào bờ biển của các nước láng giềng. Trong mấy năm qua, số các vụ việc xảy ra trên biển đã gia tăng, cho thấy Bắc Kinh đang trở nên liều lĩnh hơn. Năm 2009, tàu Trung Quốc vây một tàu khảo sát của Mỹ, gây ra một trận chiến về ngoại giao với Washington. Năm ngoái, tàu hải giám Trung Quốc va chạm với tàu khảo sát của cả Philippines lẫn Việt Nam. Đối với một số nước, việc Trung Quốc khăng khăng bảo vệ các yêu sách chủ quyền (thái quá) của họ là bằng chứng cho thấy họ đang triển khai một thứ tương tự học thuyết Monroe trong cái ao nhà của họ.
Aaron L. Friedberg, Trường Ngoại giao và các vấn đề quốc tế Woodrow Wilson thuộc ĐH Princeton, trong cuốn sách viết về cái mà ông gọi là “giao tranh Trung-Mỹ giành quyền làm chủ châu Á”, nói rằng Trung Quốc có ba trục chính sách đối ngoại: “tránh đối đầu”, “xây dựng sức mạnh tổng hợp của quốc gia” và “gia tăng tiến bộ”. Việc Bắc Kinh tích lũy dự phòng rất giống với hành động “gia tăng tiến bộ”.
Đó có lẽ là mục tiêu dài hạn của Bắc Kinh. Còn hiện tại, theo một báo cáo tuyệt vời của Tập đoàn Quản lý Khủng hoảng Quốc tế, một cơ quan giải quyết xung đột, đóng tại Brussels, thì thực tế có thể hỗn loạn hơn và nguy hiểm hơn. Điều ấy là bởi vì, sự sinh sôi số lượng các cơ quan – chứ không phải bản thân chính phủ Trung Quốc – có thể đang giãn rộng biên độ chính sách của Trung Quốc. Có chín con rồng đang làm “dậy sóng biển”. Đó là Cơ quan Thực thi Luật Hải quan, Bộ Tư lệnh Thi hành Luật Nghề cá, Cơ quan Quản lý An toàn Hàng hải, Cơ quan Hải giám Trung Quốc, v.v.
“Trò chơi đa cấp đang diễn ra” – Michael Wesley, giám đốc điều hành Viện Chính sách Quốc tế Lowy (một viện chiến lược đóng tại Sydney), nói. Ông cho rằng các cơ quan chồng chéo nhau này có động cơ để duy trì căng thẳng trên Biển Đông, nhằm mục đích thu hút tiền ngân sách.
“Mẹo của trò chơi này là tận dụng việc thi hành luật pháp để ra mặt trong cuộc tranh chấp có quy mô lớn hơn, đó là tranh chấp chủ quyền” – Stephanie Kleine-Ahlbrandt, một trong các tác giả của báo cáo ICG, cho biết.
Bà cảnh báo, cuộc “chạy đua vũ trang” do các cơ quan quản lý biển này tiến hành thậm chí còn nguy hiểm hơn chạy đua vũ trang thật, bởi vì tàu của họ có thể được huy động dễ dàng hơn và họ có những quy định rất mù mờ về việc tham gia.
Ông Wesley thì nói, mục tiêu dài hạn của Trung Quốc là thoát ra khỏi Biển Đông để bước vào một không gian rộng lớn hơn – Thái Bình Dương. Bà Kleine-Ahlbrandt e ngại, đó chỉ còn là vấn đề thời gian, rồi Trung Quốc sẽ làm chủ ngư trường đang tranh chấp, hoặc họ sẽ đi đến việc tấn công tàu Philippines. Khi Đặng Tiểu Bình bảo Bắc Kinh phải che bớt ánh sáng đi, rõ ràng ông không nói tới những con mắt sáng rực của chín con rồng ở Trung Quốc.
Nguồn: Financial Times
Bản tiếng Việt © BS 2012
Không có gì quý hơn lòng yêu nước
Nhà văn Hoàng Lại Giang *16-05-2012
LÒNG YÊU NƯỚC LÀ BẢN CHẤT CỐT LÕI ĐỂ TỒN TẠI CỦA MỌI DÂN TỘC
LÒNG YÊU NƯỚC của nhân dân Việt Nam hôm nay là kết quả của một quá trình hình thành Đất và Nước đầy cam go, còn mất trong trường kỳ lịch sử. Và vì vậy LÒNG YÊU NƯỚC mang đậm giá trị của văn hóa người Việt, nhân hậu, vị tha, nhưng cũng rất kiên cường, bất khuất, nhất là khi Tổ quốc lâm nguy thì sự xả thân là nét đặc thù của dân tộc. Đấy cũng chính là nhân cách, là bản lĩnh của người Việt trước lịch sử hình thành dân tộc và phát triển đất nước. Vào thời điểm còn mất ấy, người Việt không có lựa chọn thứ hai, chỉ có sự đồng thuận. Ai đi ngược lại thì đấy là kẻ bán nước.
Chính văn hóa ấy, nhân cách ấy, bản lĩnh ấy đã giúp chúng ta không bị đồng hóa trước một gã khổng lồ phương Bắc gian manh, xảo quyệt và tham lam vô độ. Và ngay thời hiện đại với học thuyết Mác-Lê, vô sản toàn thế giới liên hiệp lại, đồng chí, anh em, môi răng… nhưng thời gian đã hé lộ tâm địa gian manh của con cháu đại Hán: Dùng học thuyết Mác –Lê khống chế ta, hết mình giúp dân tộc ta lao vào đầu sóng ngọn gió của ba dòng thác cách mạng, làm anh lính tiên phong trên chiến trường chống đế quốc để chúng đi đêm với đế quốc!
Hãy nhìn lại lịch sử: Năm 1973, khi Hiệp định Paris được ký, và quân đội Mỹ rút khỏi Việt Nam. Năm 1974 người Trung Hoa đã thực hiện kế hoạch chiếm Hoàng Sa của ta! Gần 70 chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng hy sinh dưới họng súng của người đồng chí môi răng của những người cộng sản miền Bắc! Và cuộc chiến chiếm một số đảo Trường Sa giết hại 64 chiến sĩ cách mạng… ở thời điểm chủ nghĩa xã hội chuẩn bị sụp đổ hoàn toàn – 1988.
Nguyên nhân sâu xa của sự sụp đổ này là nhận thức học thuyết Marx nặng cảm tính mà bỏ qua những bất cập, những mâu thuẫn giữa lý luận với thực tiễn! Điều đơn giản là Marx chưa bao giờ chỉ ra phương thức sản xuất của chủ nghĩa cộng sản là gì. Nhưng người Tàu thì nhanh chóng xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc! Dân thì thấy khôi hài nhưng những nhà lãnh đạo VN lúc bấy giờ thì lại coi đó là cái phao cứu mạng. Cuộc họp ở Thành Đô vẫn còn được giấu kỹ, nhưng những nhà ngoại giao thời ấy qua những hồi ký đã cho thấy những trang buồn trong lịch sử giữ nước oai hùng của dân tộc. Duy có điều chính LÒNG YÊU NƯỚC đã giúp người Việt Nam sẵn sàng dấn thân cho nền độc lập tự chủ của dân tộc mình. Nền độc lập của ta có được hôm nay bắt đầu từ đây chứ không phải từ một lý tưởng, một học thuyết cao xa nào cả.
Nhìn về phương Bắc, hãy còn đó Nội Mông, Tây Tạng , Tân Cương… những khu tự trị của đại Hán vốn là những quốc gia từng có cương vực, lãnh thổ, tiếng nói riêng, văn hóa khác biệt… Còn chúng ta, Giao Chỉ, Nam Việt, Đại Việt và hôm nay là Việt Nam vẫn là một quốc gia, dù chậm nhưng vẫn đang trên đường hội nhập. Sức mạnh thần kỳ nào giúp chúng ta không bị đồng hóa, không thành khu tự trị của đại Hán? Xin thưa: Đấy là LÒNG YÊU NƯỚC!
Một dân tộc mang trong mình dòng máu yêu nước cháy bỏng, thì đấy chính là sức mạnh mềm vô địch. Sức mạnh ấy đôi khi cô sắc lại trước sức mạnh của kẻ xâm lăng truyền thống phương Bắc, hay sức mạnh hiện đại của phương Tây, nhưng chưa bao giờ kẻ thù dập tắt được. Nó âm ỉ như lửa trong đống trấu, trong mồi rơm, chờ cơ hội là bùng lên để giành lại Đất và Nước. Có Đất và có Nước thì sẽ có Độc lập, Tự do. Suy cho cùng, LÒNG YÊU NƯỚC là cái gốc của một dân tộc. LÒNG YÊU NƯỚC của dân tộc ta là giá trị tinh thần tuyệt đối được kế thừa từ đời này qua đời khác trong trường kỳ lịch sử chống ngoại xâm.
KHÔNG ĐƯỢC ĐỒNG NHẤT YÊU NƯỚC VỚI YÊU THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ
Không ai yêu nước Sở bằng Khuất Nguyên. Nhưng cuối cùng nước Sở đã mất vào tay Tần và nhà thơ yêu nước nồng nàn ấy đã phải ôm đá nhảy xuống sông Mịch La. Nguyên nhân mất nước Sở thì có nhiều, nhưng nguyên nhân sâu xa chính là LÒNG YÊU NƯỚC Sở của Sở Hoài vương đã đặt dưới lòng yêu ngu muội đối với Trịnh Tụ.
Ở ta, hôm nay vẫn còn không ít người quy tội cho triều đình nhà Nguyễn bán nước. Đấy là sự quy chụp mang tính áp đặt chủ quan, thiếu cơ sở khoa học. Các vua triều Nguyễn từ Minh Mệnh đến Thiệu Trị, Tự Đức đều là những người yêu nước. Đất nước do tiền nhân họ gây dựng, sao họ lại không yêu, không giữ? Nhưng điều quan trọng là họ đặt ý thức hệ lên trên quyền lợi của Đất-Nước. Điều đó không cho phép họ dám có cái nhìn như Minh Trị Thiên hoàng. Sợ canh tân vì canh tân không bảo đảm sự vững chắc cho ngai vàng.
Trung quân ái quốc, Yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội… Mọi sự đồng nhất những giá trị khác nhau đều mang lợi ích nhóm hoặc phe phái đều để lại hệ lụy!
Đấy chính là bài học vô giá cho hôm nay. Thể chế chính trị trong lịch sử chưa bao giờ trường tồn cùng Đất Nước và Dân Tộc. Thể chế chính trị mang giá trị nhất thời trong từng giai đoạn cụ thể, nó phát triển cùng với thời gian mà tư duy con người đạt tới. Chế độ nô lệ cuối cùng rồi cũng đi vào dĩ vãng đầy tối tăm của nó. Thay thế nó là chế độ phong kiến. Khi chế độ phong kiến đang cực thịnh cũng là lúc chế độ tư bản lộ diện.
Lịch sử phát triển loài người đơn giản là vậy. Không có thể chế chính trị nào là vĩnh cửu. Chỉ có Đất và Nước mà linh hồn của nó là LÒNG YÊU NƯỚC là trường tồn cùng năm tháng.
Học tập Hồ Chí Minh không thể không thấy sức mạnh về LÒNG YÊU NƯỚC của nhân dân, càng không thể chà đạp lên LÒNG YÊU NƯỚC khi nhân dân thấy vận nước chênh vênh, thấy biển đảo đã bị con cháu nhà đại Hán dùng vũ lực đánh chiếm, thấy nhân dân mình bị kẻ thù dân tộc bắt bớ đánh đập tra tấn, giam cầm, thu giữ tàu thuyền, đòi tiền chuộ, chỉ vì họ đánh cá trên vùng biển đảo của cha ông họ để lại.
Tôi thật sự xúc động khi nhìn thấy cụ Nguyễn Đình Đầu, suốt đời cặm cuội trong các tàng thư để cho công trình về bản đồ ViệtNamchính xác nhất ở từng hòn đảo nhỏ như những gì tiền nhân để lại. Ở tuổi ngoài 90 vẫn gắng gượng từng bước chân trong đoàn biểu tình chống Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, và cạnh cụ là nhà thơ suốt đời gầy gò, khắc khổ: Đỗ Trung Quân, rồi nữa, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học: Tương Lai. Ông đang bị bạo bệnh! Nhìn mái tóc ông sau lần xạ trị, nhìn gương mặt hốc hác nặng ưu tư của ông xuất hiện trong đoàn biểu tình đả đảo Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam! Tự nhiên tôi thấy mắt mình nóng ran và lệ đã trào…
Ôi LÒNG YÊU NƯỚC của những trí thức chân chính đẹp quá, như một tấm gương cho những thế hệ nối tiếp. Và cạnh ông lại một tấm gương nữa: nhà thơ bách bệnh Nguyễn Duy. Không ngày nào ông không đến bệnh viện… để kéo dài cuộc sống có trách nhiệm của mình. Rồi hình ảnh nhà văn tuổi ngoài 80 bên cạnh một GS tuổi ngoài thất thập mắc chứng rối loạn tiền đình cả chục năm nay, đầu vẫn ngẩng cao, mắt vẫn long lanh sáng. Sau các ông là những thế hệ nối tiếp…
Chính LÒNG YÊU NƯỚC đã quy tụ ngay cả những con người như thế vào cuộc đấu tranh không khoan nhượng với kẻ thù chiếm biển đảo của mình! Có một cái gì đó lâng lâng trong tôi. Và tôi kịp nhận ra đó chính là niềm tự hào về dân tộc tôi…
Nhưng, niềm tự hào ấy chưa kịp ngấm trong tôi thì… tôi phải cúi đầu xuống nuốt nỗi đau, nỗi nhục đến tận cùng xương tủy! Những đoàn biểu tình đã bị chặn lại! Vì ai? Lịch sử rồi sẽ hỏi tội !!!
Thú thật ở tuổi cổ lai hi này tôi chưa bao giờ thấy một chính quyền nào mượn tên Nhân Dân mà lại dùng 5 thanh niên, kẻ nắm tay, kẻ nắm chân, còn tên thứ năm thì giơ chân đạp vào mặt người biểu tình đòi lại biển đảo đã bị kẻ thù mang danh đồng chí chiếm giữ và tự cho đó là của mình, “không thể tranh cãi”!
Rồi vụ cưỡng bắt chị Minh Hằng vào trại phục hồi nhân phẩm chỉ vì tội yêu nước, phản đối Trung Quốc chiếm Hoàng Sa,Trường Sa Việt Nam! Tôi chỉ nghe bà Trưng cỡi voi đánh Tô Định, tôi chưa thấy bà Định cầm quân đánh Mỹ, nên không tưởng tượng được vẻ căm giận của họ như thế nào, hôm nay tôi thấy được nét căm hận trên gương mặt phừng phừng của chị Bùi Hằng trong cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc ngang nhiên chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của ta, bất chấp sự đe dọa của cường quyền. Đẹp quá hình ảnh người phụ nữ Việt Nam. Tôi hy vọng mai kia sách giáo khoa sẽ có những bài văn, bài thơ hay về hình ảnh người phụ nữ này cho các thế hệ con em ta học.
Và đây nữa, một vị tướng mượn danh Nhân dân VN lại đi hứa với kẻ thù sẽ không để những cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược tiếp diễn? Nếu đúng vậy thì tôi xin hỏi ông là tướng của Việt Nam hay tướng của Trung quốc vậy? Là tướng, ông phải nung nấu trong tim mình nỗi nhục mất Hoàng Sa năm 1974, một số đảo Trường Sa năm 1988… từ vũ lực của người đồng chí môi răng của ông chứ! Thấy nhục để giành lại cho bằng được, đấy chính là trách nhiệm của ông và quân đội dưới quyền ông. Chừng nào Tổ quốc chưa toàn vẹn, chừng ấy ông và quân đội mang tên Nhân Dân sẽ còn mang nợ với Nhân Dân, còn mang tội với Nhân Dân. Lẽ nào ông không nhận ra điều đơn giản ấy, mà lại hứa với kẻ thù sẽ trấn áp những cuộc biểu tình thể hiện LÒNG YÊU NƯỚC của Nhân Dân mình?!
Học tập Hồ Chí Minh sao không biết trân trọng, gìn giữ, nuôi dưỡng LÒNG YÊU NƯỚC trong nhân dân lại đang tâm chà đạp nó theo cách man rợ của thời trung cổ? Ai đã nói câu này: “…mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy (tinh thần yêu nước) lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn… nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Chính Hồ Chí Minh đã nói như thế. Có phải ông đang cảnh cáo những ai nhẫn tâm dùng quyền lực chà xát, dập cho tắt hẳn LÒNG YÊU NƯỚC của nhân dân đã được nuôi dưỡng qua nghìn năm đô hộ giặc Tàu?
Mai đây, dù kẻ đạp vào mặt người thanh niên yêu nước biểu tình kia có ra tòa lãnh án chung thân đi nữa,
Mai kia chị Minh Hằng dù có được minh oan sau khi phải thả ra vô điều kiện đi chăng nữa,
Mai kia vị tướng nọ dù có uốn lưỡi hàng trăm lần đi nữa,
Thì cái nhục hôm nay cũng không có cách gì rửa sạch được! Những hành động man rợ, vô học này, những nhành động của kẻ bán nước này sẽ là một vết nhơ, một vết nhục của một thời mà hai từ Nhân Dân được lợi dụng triệt để nhất.
Sự đánh tráo khái niệm: Yêu nước và Bán nước có phải bắt đầu từ đây?
Lẽ nào! Lẽ nào một dân tộc từng có nghìn năm văn hiến đang biến dạng từ thể chế chính trị mang học thuyết Mác – Lê để trở thành tội đồ của lịch sử?
Lẽ nào một chính quyền coi những người yêu nước là kẻ thù, là đối trọng cần phải dùng bạo lực trấn áp bằng mọi giá? Và trước kẻ thù cướp biển đảo, Tổ quốc lại khom lưng cúi đầu vâng dạ như những tên nô lệ?
QUỐC HỘI PHẢI RA LUẬT TRỪNG TRỊ NHỮNG KẺ CHÀ ĐẠP LÒNG YÊU NƯỚC!
Không gì quí hơn LÒNG YÊU NƯỚC, nó phải được trân trọng như những thứ của quý. Bổn phận những nhà cầm quyền chân chính là phải tìm cách trưng nó ra chứ không phải dìm nó trong bạo lực! Bổn phận những nhà cầm quyền chân chính là đưa những kẻ đang tâm đạp vào mặt người biểu tình yêu nước kia ra tòa, đưa những kẻ bắt nhốt chị Bùi Hằng vào trại phục hồi nhân phẩm ra trước vành móng ngựa, đưa vị tướng nọ ra hỏi tội vì sao lại đồng mưu với kẻ thù cướp biển đảo của Tổ quốc ta! Chính quyền Nhân Dân không thể dung tha hay cho chìm xuồng những kẻ đã ngang nhiên chà đạp LÒNG YÊU NƯỚC truyền thống của Nhân Dân như vậy được!
Ai cũng hiểu cuộc tranh chấp ở Biển Đông đang lộ diện một chân tướng mà người Việt Nam nào cũng nhận ra từ năm 1972, từ việc dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, từ cuộc chiến với Pon Pot, Yengxari, từ bài học Đặng Tiểu Bình “dạy” cho Việt Nam năm 1979. Chính những cuộc chiến nối dài ấy đã tiếp thêm hồng cầu cho trái tim tưởng nguội lạnh của người ViệtNamsau 30 năm khói lửa.
Và cũng chính từ đây người Việt Namdễ dàng nhận ra người yêu nước và kẻ bán nước! Lão Tử nói: trong họa có phúc. Phúc vì chúng ta sớm nhận ra sự lừa dối, gian manh của kẻ thù truyền kiếp, sớm nhận ra đám tay chân của kẻ thù của chúng ta đang tâm chà đạp LÒNG YÊU NƯỚC của nhân dân theo kiểu thời trung cổ!
Một chính quyền nhân dân phải đồng hành cùng nhân dân trong cuộc chiến giữ nước này, chứ không bao giờ xúc phạm đến nhân dân, thậm chí coi nhân dân là tội đồ để dùng xã hội đen trừng trị!
Đất nước đang đứng trước những thử thách còn mất. Chính quyền của nhân dân mau chóng trở về với nhân dân, lấy nhân dân làm điểm tựa, cương quyết xử lý nghiêm minh những tên đồ tể hãm hại những người yêu nước nếu không muốn đứng chung trận tuyến với kẻ thù của nhân dân!
Trong tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh viết : “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi , và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Trong mọi thứ tự do, thì tự do yêu nước là cao đẹp nhất. Một chính quyền của dân không thể dung tha những bọn chà đạp nhân dân yêu nước như thế mà không bị pháp luật trừng trị.
Cũng chính Hồ Chí Minh viết trong “Chính phủ là công bộc của dân”: “Ủy ban nhân dân là ủy ban có nhiệm vụ thực hiện tự do dân chủ cho dân chúng. Nó phải hành động đúng tinh thần tự do dân chủ đó”(HCM Toàn tập – Tập 4).
Xin những nhà lãnh đạo thuộc lớp con cháu cụ đừng lấy những lời dạy chân tình của cụ làm thứ trang sức cho chiếc ghế quyền lực của mình, càng không được tếu táo, đùa cợt trước những lời dạy ấy.
H.L.G.
Sự chuyển tiếp từ Đại Nam Đồng văn nhật báo qua Nam Việt quan báo & Đại Nam Đăng cổ tùng báo
TRAO ĐỔI
Sự chuyển tiếp từ Đại Nam Đồng văn nhật báo qua
Nam Việt quan báo & Đại Nam Đăng cổ tùng báo
Số 403 (05-2012)Cao Tự Thanh
Tính từ tờ Gia Định báo của chính quyền thuộc địa Pháp xuất bản ở Nam kỳ năm 1865, báo chí Việt Nam đến nay đã có gần 150 năm phát triển. Nhưng vì lý do thư tịch mất mát, tài liệu thiếu thốn nên mặc dù đã có nhiều công trình tìm hiểu, những ghi nhận về báo chí Việt Nam mà đặc biệt là trong thời gian trước Chiến tranh thế giới thứ nhất hiện nay vẫn còn nhiều sai sót. Tình hình này cũng trình hiện ở một số công trình viết về ba tờ Đại Nam Đồng văn nhật báo, Nam Việt quan báo và Đại Nam Đăng cổ tùng báo, nhưng hiện đã có một số tư liệu cho phép đính chính những sai sót nói trên.
1. Về Đại Nam Đồng văn nhật báo.
Từ điển Bách khoa Việt Nam tập 1 của Trung tâm biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam cho biết Đại Nam Đồng văn nhật báo ra số đầu tiên năm 1893, Huỳnh Văn Tòng cho biết tờ báo này tồn tại từ 1892 đến 1907(1), Nguyễn Thành cho biết nó được xuất bản từ 1892(2), nhóm Đỗ Quang Hưng căn cứ vào số 171 ra ngày 27- 1-1895 tính ngược lên đã cho rằng tờ Đại NamĐồng văn nhật báo có thể ra đời vào năm 1891, tức năm Thành Thái thứ 3(3). Trong Đại Nam thực lục chính biên Đệ lục kỷ Phụ biên, các sử thần Quốc sử quán triều Nguyễn ghi nhận rõ ràng hơn “Năm Tân Mão, Thành Thái thứ 3 (1891 Tây lịch)… Tháng 8… Đặt Đại Nam Đồng văn nhật báo (ở Hà Nội), chuẩn cho Bố chánh Lục Nam Dương Lâm lấy hàm Tham biện Nha Kinh lược quản lãnh. Trước là năm Đồng Khánh thứ 1 đã đặt Nam công báo, về sau vì nhiều việc nên đình bãi không thi hành. Đến lúc ấy Toàn quyền đại thần De Lan-essan bàn nên đặt lại, phàm những công văn tư lục ở kinh có quan hệ đến chính thể và những việc có quan hệ tới dân tình, thương chính ở Bắc Kỳ đều nhất nhất in lên báo, mỗi tháng bốn kỳ, phát giao cho các bộ nha ở kinh và các phủ tỉnh ở ngoài xem” (điều 0278)(4). Nhưng có lẽ vì thời gian nhận phát công văn-thông báo tin tức thời bấy giờ bị kéo dài nên sự kiện nói trên được ghi nhận chậm hơn so với thực tế ít nhất 5 ngày và bị kể vào tháng sau: tờ Đại Nam Đồng văn nhật báo số đầu tiên được xuất bản ở Hà Nội ngày 26 tháng 7 năm Tân Mão, Thành Thái thứ 3, tức ngày 30 – 8- 1891 (ảnh 1), có khổ báo 21×28,5cm.
Theo Huỳnh Văn Tòng, tờ báo này phát triển được “là nhờ ông giám đốc Francois Henri Schneider, một người thân cận của vị Toàn quyền Lanessan”, và quả thật trong rất nhiều số trang bìa của tờ báo đều có một cáo bạch của Nhà in Schneider ở phố Hàng Bông, Hà Nội. Mặc dù tờ báo không có thông tin nào về tòa soạn, các bài báo được in cũng đều không ghi tên tác giả, nhưng vai trò quan trọng của Schneider ở đây cũng chỉ có thể là về mặt in ấn và phát hành chứ không thể về mặt nội dung và nghiệp vụ. Đại Nam thực lục chính biên Đệ lục kỷ Phụ biên và tờ Đại Nam Đồng văn nhật báo có một số ghi nhận về nhân sự của tờ báo từ Dương Lâm, Phan Văn Tâm, Vũ Phạm Hàm thời gian 1891 – 1893 tới Kiều Oánh Mậu, Phan Văn Đại năm 1904 và cả một viên Trú biện người Pháp là Xương Ông nhưng không hề nhắc tới Schneider. Cần lưu ý rằng Toàn quyền Đông Dương De Lanessan đã chấm dứt nhiệm kỳ từ ngày 29- 12- 1894, nên từ đó trở đi nếu muốn cũng chỉ có thể giúp đỡ Schneider một cách gián tiếp. Cũng không hẳn tờ báo phát triển được chỉ nhờ vào năng lực kinh doanh của Schneider: Đại Nam thực lục chính biên Đệ lục kỷ Phụ biên cho biết vào tháng 2 năm Quý Mão, Thành Thái thứ 15 (1903) triều đình nhà Nguyễn có lệnh mua báo phát cho các cơ quan trong kinh ngoài tỉnh và hỗ trợ tiền mua báo cho các làng xã ở Trung kỳ (điều 1170), hoàn toàn ăn khớp với việc tờ báo lên giá từ số 579 ra ngày 25- 1- 1903 (từ 4 xu lên 16 xu/tờ, mua trọn năm là 8 đồng, có lẽ tính tròn 50 số/năm). Nhưng quả thật Schneider đã rút tỉa được nhiều lợi nhuận từ tờ báo này: trong rất nhiều năm nó duy trì số lượng từ 1 tới 2 trang quảng cáo và thông tin thương mại trên tổng số 8 trang báo. Đây là một trong những lý do dẫn tới cái kết thúc kỳ lạ của tờ báo và gây ra nhầm lẫn trong nhiều công trình nghiên cứu lịch sử báo chí Việt Nam trước nay.
2. Về Nam Việt quan báo.
Ngoài nhóm Đỗ Quang Hưng nhắc tới nhưng gọi tên là Việt Nam quan báo(5)
và không nói gì tới quan hệ giữa nó với tờ Đại Nam Đồng văn nhật báo,
ít thấy công trình tìm hiểu lịch sử báo chí nào đề cập tới tờ báo này.
Thật ra nhìn từ phía quan phương, đây mới đúng là hậu thân của tờ Đại Nam Đồng văn nhật báo trước đó. Trong số đầu tiên, trang bìa tờ báo có hai dòng chữ Pháp đề tên báo là Journal Officiel en Caractères (Công báo chữ Hán) và số báo cùng ngày tháng Dương lịch “Dimanche, 6 Janvier 1907”, kế là bốn chữ Hán Nam Việt quan báo
viết dọc rồi tới dòng ngày tháng Âm lịch viết từ phải qua trái “Thành
Thái thập bát niên thập nhất nguyệt nhị thập nhị nhật” (ngày 22 tháng 11
năm Thành Thái thứ 18) (ảnh 2). Ngoài Mục lục, trên bìa có lời cáo bạch
nói “Bản báo nguyệt hữu tứ kỳ, mỗi lễ bái nhật ấn phát nhất thứ, báo tư
đồng niên trị Tây tiền nhất quan (Bản báo mỗi tháng ra bốn kỳ, mỗi ngày
Chủ nhật phát hành một lần, giá báo trọn năm là một quan tiền Tây), tức
cũng ra ngày Chủ nhật hàng tuần như Đại Nam Đồng văn nhật báo,
nhưng có giá bán rất “cạnh tranh”. Lời Báo chương hiểu bố ở trang đầu
nhiều số còn cho biết thêm “Liệt tỉnh chi các xã thôn câu tuân niêm tại
đình sở dĩ tiện quan khán. Giới kỳ hà xã thôn vị thừa cấp phát, kỳ dịch
đẳng hướng Công sứ tòa trình lĩnh” (Các xã thôn ở các tỉnh đều phải tuân
lệnh niêm yết ở đình để tiện xem đọc. Đến kỳ mà xã thôn nào chưa được
cấp phát thì lý dịch cứ tới tòa Công sứ khai trình nhận lãnh), tức tờ
báo được phát không cho các làng xã ít nhất ở Bắc kỳ. Báo có khổ
19×26,5cm, số trang và bố cục trang bìa cũng tương tự Đại Nam Đồng văn nhật báo.
Đặc biệt, số 2 có đăng bài Báo chương cải hiệu nói rõ Nam Việt quan báo tiếp nối Đại Nam Đồng văn nhật báo với tư cách là công báo của phía quan phương “Bản báo chương nguyên hiệu Đại Nam Đồng văn nhật báo,
tựu trung đăng báo giả đa thị quốc gia chính lệnh, dân sinh lợi tệ,
hiến điển hoàng hoàng, phi như như tư báo giả lệ. Tư thừa lệnh cải vi
Nam Việt quan báo dĩ chương định thức” (Bản báo vốn tên là Đại Nam Đồng
văn nhật báo, tựu trung bài vở đăng tải phần nhiều là chính lệnh của
quốc gia, điều lợi tệ của dân sinh, hiến lệnh pháp điển rõ ràng, không
phải như lệ báo tư nhân. Nay thừa lệnh đổi tên là Nam Việt quan báo để
làm rõ khuôn phép đã định). Sau số 69 ra ngày 10- 5- 1908, từ ngày
17-5-1908 tờ báo này được đổi tên thành Nam Việt công báo và in thêm chữ Quốc ngữ tương tự Đại Nam Đăng cổ tùng báo, tên báo chữ Pháp trên bìa cũng được đổi là Journal Officiel en Car-actères et en quoc-ngu. Số sau cùng hiện được biết tới của Nam Việt công báo là số 284 ra ngày 23- 12- 1913.Bài Báo lâu xuân sắc trong số 15 ra ngày 21-4-1907 cho biết ngày 9- 4-1907 Thống sứ Bắc kỳ ra nghị định chuẩn lấy Phán sự hạng ba Vũ Ngọc Oánh thay thế Tham biện sung Đốc biện Nam Việt quan báo Nguyễn Đình Quỳ sung vào phái bộ qua Pháp, theo đó có thể nghĩ đây là hai viên Đốc biện đầu tiên của tờ Nam Việt quan báo.
Phần quảng cáo trên Nam Việt quan báo chỉ thấy xuất hiện trong hai số đầu, rất nhiều số tiếp theo đều không có quảng cáo.
3. Về Đại Nam Đăng cổ tùng báo.
Huỳnh Văn Tòng cho biết tờ báo này bắt đầu được xuất bản từ năm 1907 và không nói gì tới quan hệ giữa nó với tờ Đại Nam Đồng văn nhật báo. Nguyễn Thành thì cho biết đây là hậu thân của Đại Nam Đồng văn nhật báo, năm 1907 đổi tên thành Đại Nam Đăng cổ tùng báo, số đầu đánh số 793 (tiếp theo số 792 của Đại Nam Đồng văn nhật báo) ra ngày 28-3-1907, số cuối cùng là số 826 ra ngày 14-11-1907. Nhưng nhìn từ phía quan phương thì sau số 781 ra ngày 30-12-1906, Đại Nam Đồng văn nhật báo đã đổi tên thành Nam Việt quan báo với số 1 ra ngày 6-1-1907. Đại Nam Đăng cổ tùng báo thật ra là một tờ báo tư nhân, và tuy chưa đầy đủ hay rõ ràng, những tư liệu hiện có cũng cho thấy đây là một câu chuyện khá nhiêu khê.
Theo lẽ thường mà suy, nếu thực sự được xuất bản thì 11 số từ 782 đến 792 của Đại Nam Đồng văn nhật báo vẫn phải ra vào ngày Chủ nhật (tức các ngày 6, 13, 20, 27 tháng 1, các ngày 3, 10, 17, 24 tháng 2 và các ngày 3, 10, 17 tháng 3 năm 1907), nhưng Đại Nam Đăng cổ tùng báo đề số 793 không ra vào ngày chủ nhật 24-3 mà vào ngày thứ năm 28-3-1907 (Jeudi 28 Mars 1907 tức ngày 15 tháng 2 năm Thành Thái thứ 19). Bìa báo vẫn đề Đại Nam Đồng văn nhật báo thêm bốn chữ Đăng cổ tùng báo nhưng bên trong đề là Đại Nam Đăng cổ tùng báo, có hạ giá nhiều so với trước, tuy gồm 16 trang nhưng chỉ đề giá bán 10 xu/tờ (ảnh 3), giá báo trọn năm là 4 đồng. Trong số này có bài Nhời ông F. H. Schneider, là Chủ nhật báo, dịch ra bằng chữ Quốc ngữ, nội dung có một số chi tiết rất đáng chú ý (so với bản dịch ra chữ Hán thì bản dịch ra chữ Quốc ngữ này có nhiều sai biệt, ở đây chỉ nêu những điểm tương đồng và có điều chỉnh về chính tả):
“…Từ đấy thế sự đã đổi, và chính phủ nước Đại Pháp cũng đã biết rằng dân An Nam đã qua thuở âm a rồi, cho nên bây giờ cho phép đặt ra báo quán tự do.
Vậy cái Đại Nam Đồng văn nhật báo cũng phải theo thời. Trước kia là quan báo, nay xin cải ra làm một trường nhật báo thực tự do, đem trình cùng các quý khách, từ phương Bắc đến phương Nam cõi Đông Dương.
Kỳ thủy tôi đã định bỏ hẳn chữ Nho đi, chỉ làm bằng chữ Quốc ngữ thôi, vì chữ Nho quả là một cái hàng rào hiểm chắn ngang đường văn minh (…). Trước tôi nghĩ thế, song lại nghĩ rằng ở Bắc kỳ với Trung kỳ còn ít người biết chữ Quốc ngữ lắm, rồi tất cũng biết cả, chắc cũng không lâu, vả việc học chữ Quốc ngữ, bản báo sẽ dùng hết chước để cho dân đều biết.
Như vậy cho nên trong nhật báo còn nhiều bài ta dùng cả hai thứ chữ: chữ Nho và chữ Quốc ngữ.
Tôi phải chiều ý người như thế, vì quả bụng tôi chỉ cốt cầu một điều, là: nước Đại Pháp tôi đã sang bảo hộ nước Nam, thì tôi muốn hết lòng làm cho người An Nam hiểu biết rằng nước Đại Pháp tôi từ xưa hay hết sức gắng bao nhiêu, mà bây giờ vẫn gắng bao nhiêu, để cho dân nước Nam học lấy sách thực là sách dạy cho dân biết tự do, là sách dạy chính trị để người ta biết bình đẳng, là sách dạy thuật xã hội để người ta biết đồng bào.
…Vì thế cho nên tôi mới đặt ra hai cái nhật báo, cùng theo đuổi một đích: một cái bằng chữ Lang Sa để nhủ lòng người Lang Sa, tên là Tri-bune Indo – Chinoise, một cái bằng chữ Quốc ngữ và chữ Nho để nói với người bản quốc tên là Đại Nam Đồng văn nhật báo.
Hai trương báo khác tên nhau, nhưng cũng một tên nhỏ là Đăng cổ tùng báo, ý cũng dựa chữ Tribune”.
Đối với việc tìm hiểu sự chuyển tiếp từ Đại Nam Đồng văn nhật báo qua Đại Nam Đăng cổ tùng báo, bài viết nói trên của Schneider đáng kể là một đầu mối quan trọng. Có thể nghĩ rằng việc tờ Đại Nam Đồng văn nhật báo trở thành công cụ kinh doanh của một chủ nhà in người Pháp đã khiến nhiều quan chức người Pháp cũng như Nam triều bực bội, nhưng vì những lý do tế nhị nào đó nên họ đã phải cắn răng bỏ luôn cái tên gọi vốn có mà ra tờ Nam Việt quan báo bắt đầu từ số 1 ngày 6-1-1907. Dĩ nhiên họ cũng không quên bài bác Schneider với câu “… Hiến lệnh pháp điển rỡ ràng, không phải như lệ báo tư nhân”, thậm chí còn phát không cho các làng xã đồng thời hạ giá báo xuống tới mức gần như cho không. Cho nên với tờ Đại Nam Đăng cổ tùng báo đầu năm 1907, Schneider đã trở thành người thừa kế nếu không phải chính đáng thì cũng là chính thức cái “thương hiệu” Đại Nam Đồng văn nhật báo. Và ngoài những lời lẽ ca ngợi Tự do, Bình đẳng, Bác ái như một cách trả đũa báo chí quan phương, để dễ bán báo ông ta cũng tìm cách chứng tỏ báo tư nhân “thoáng” hơn báo nhà nước. Giữa những biến động chính trị lúc vua Thành Thái bị phế truất năm 1907, Đại Nam Đăng cổ tùng báo đã liên tiếp đăng tải một số thư từ, bài viết có nội dung “nhạy cảm” và nhất là giống như không tán thành việc đàn áp những người yêu nước Việt Nam(6).
Khác với ghi nhận của một số công trình nghiên cứu về lịch sử báo chí Việt Nam trước nay, những tư liệu nói trên cho thấy sau năm 1906, trong ý nghĩa là một tờ công báo, Đại Nam Đồng văn nhật báo đã chuyển thành Nam Việt quan báo, còn với tư cách là một tờ báo chữ Hán, nó đã phát triển thành Đại Nam Đăng cổ tùng báo gồm cả chữ Hán lẫn chữ Quốc ngữ. Cái kết thúc kỳ lạ ấy quả là một hiện tượng cần được tìm hiểu rõ hơn, sâu hơn từ nhiều góc độ, trên nhiều phương diện, vì như người ta đã thấy, sau cùng cả hai hậu thân của nó đều phải đình bản khoảng trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, khi hiện trạng thuộc địa và tình hình thế giới khiến chính quyền thuộc địa Pháp trở nên nhất quán trên một đường hướng cứng rắn hơn trong chính sách truyền thông ở Việt Nam. Dĩ nhiên, nếu một tư liệu góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề thì có khi chính nó cũng mang một số vấn đề cần được làm sáng tỏ. Chẳng hạn “phó bản” tiếng Pháp của tờ Đại Nam Đăng cổ tùng báo với tên gọi Tribune Indo – Chinoise mà Schneider nói tới đã thật sự được xuất bản chưa, được bao nhiêu số? Hy vọng những câu hỏi chung quanh sự chuyển tiếp từ Đại Nam Đồng văn nhật báo qua Nam Việt quan báo và Đại Nam Đăng cổ tùng báo sẽ được trả lời chính xác và mau chóng nơi các công trình nghiên cứu lịch sử báo chí Việt Nam trong tương lai.
CHÚ THÍCH:
(1) Huỳnh Văn Tòng, Báo chí Việt Nam từ khởi thủy đến 1945, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 2000, tr.86, 433.
(2) Nguyễn Thành, Từ điển thư tịch báo chí Việt Nam, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2001, tr.172 – 173.
(3) Đỗ Quang Hưng, Nguyễn Thành, Dương Trung Quốc, Lịch sử báo chí Việt Nam 1865 – 1945, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000, tr.40.
(4) Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục chính biên đệ lục kỷ phụ biên, Cao Tự Thanh dịch và giới thiệu, Nxb. Văn hóa Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 2001.
(5) Đỗ Quang Hưng, Nguyễn Thành, Dương Trung Quốc, Lịch sử báo chí Việt Nam 1865 – 1945, Sđd, tr.47. Ngoài ra giáo trình Lịch sử báo chí Việt Nam của Phạm Đình Lân ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội năm 2008 cũng có nhắc tới Việt Nam quan báo, nhưng có lẽ chỉ là chép theo nhóm Đỗ Quang Hưng.
(6) Xem thêm ĐạiNamthực lục chính biên đệ lục kỷ phụ biên, Sđd, Phụ lục 12.