Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 2 tháng 4, 2014

Ngày 03/4/2014 - TBT Kim Quốc Hoa: “Chúng tôi có đủ chứng cứ ông Truyền sai phạm”

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

TBT Kim Quốc Hoa: “Chúng tôi có đủ chứng cứ ông Truyền sai phạm”

Tổng biên tập Kim Quốc Hoa cho rằng, báo Người Cao Tuổi có đầy đủ căn cứ, tên và số quyết định của số cán bộ ông Trần Văn Truyền bổ nhiệm ồ ạt trước khi nghỉ.
Theo thông tin trên báo Người Cao Tuổi đăng tải vào ngày 28/2/2014, ông Trần Văn Truyền trước khi về hưu đã kí ồ ạt bổ nhiệm hàng loạt cán bộ, rất nhiều người không có quy hoạch, hoặc non kém về năng lực phẩm chất.
Cụ thể: “Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, ông Trần Văn Truyền không còn được tái ứng cử vào Ban Chấp hành Trung ương, biết mình sau kì họp thứ I Quốc hội Khóa XII sẽ rời khỏi “Phủ Khai Phong” ở đất Thăng Long, ông chỉ đạo Vụ Tổ chức Cán bộ (do ông Ngô Văn Cao là Vụ trưởng) cấp tập, dồn dập làm nhân sự một cách ồ ạt. Từ tháng 3/2011 đến ngày 3/8/2011 ông Trần Văn Truyền kí quyết định bổ nhiệm gần 60 cán bộ cấp vụ (và tương đương) tại cơ quan TTCP, chỉ trong 2 ngày (1/8 và 3/8) kí bổ nhiệm 26 người, riêng ngày 3/8/2011 kí bổ nhiệm 22 người”. Tờ Người Cao Tuổi viết.


Những đồn đoán về căn nhà mới xây của ông Trần Văn Truyền còn chưa được làm rõ thì thông tin về việc bổ nhiệm cán bộ ồ ạt của vị này lại gây xôn xao dư luận

Cũng theo thông tin của tờ báo, trong ngày 3/8/2011, ông Trần Văn Truyền đã kí bổ nhiệm 3 hàm Vụ trưởng ở Văn phòng, 3 hàm Phó Vụ trưởng ở Trường Cán bộ Thanh tra, 3 hàm Cục phó ở Cục III, 2 hàm Phó Vụ trưởng, hàm Vụ phó ở Cục I, 2 hàm Vụ trưởng, hàm Vụ phó ở Tạp chí, nhiều Phó Cục trưởng, Phó Vụ trưởng, hàm Vụ trưởng, hàm Phó Vụ trưởng ở các cục, vụ, đơn vị trực thuộc. Các cục, vụ, đơn vị có đủ cấp trưởng, cấp phó rồi thì ông đưa chuyên viên lên cấp “hàm” mà cấp này chưa thấy quy định điều khoảng nào trong Luật Cán bộ, công chức.
“Đáng chú ý là sau khi ông Truyền kí bổ nhiệm nhiều người không có trong quy hoạch, ông thấy “giật mình” liền kí Quyết định số 2100/QĐ-TTCP ngày 3/8/2011 về bổ sung quy hoạch nhằm hợp thức hóa việc làm trái với quy trình, quy chế về công tác cán bộ của chính TTCP. Việc làm trên của ông Truyền là chống lại Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 3/12/2007. Tại Điều 15 Nghị định này quy định cấp cục, vụ, đơn vị thuộc bộ cấp phó không được vượt quá 3 người.
Trong khi đó, sau đợt ông Truyền bổ nhiệm năm 2011, nhiều cục, vụ, đơn vị ở TTCP có từ 4 – 6 cấp phó. Cục I có 7 cấp phó và 1 hàm cấp phó. Có một sự thật là, một số cán bộ ngay sau khi được ông Truyền quyết định bổ nhiệm đã mắc sai lầm, khuyết điểm, bị kỉ luật thậm chí bị đi tù như ở Cục I, Trung tâm Thông tin hay ở Vụ III”, báo Người Cao Tuổi thông tin.


TBT Kim Quốc Hoa

Trước những thông tin được nêu trên, trao đổi với chúng tôi vào chiều ngày 1/3, ông Kim Quốc Hoa cho biết:
“Chúng tôi đã những đưa thông tin việc ông Trần Văn Truyền trước khi nghỉ hưu ký cấp tập, bổ nhiệm hàng loạt cán bộ cấp vụ và tương đương trong số báo cách đây 2 ngày. Việc bổ nhiệm này, trước hết là trái với Nghị định 178/2007 của Chính phủ.
Tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này quy định cấp cục, vụ, đơn vị thuộc bộ cấp phó không được vượt quá 3 người. Và đến thời điểm năm 2010, khi ông Truyền đang làm thì các cục, vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ đã đủ các cấp phó theo quy định.
Nhưng khi không còn được tái ứng cử vào Ban Chấp hành Trung ương, tức là không tiếp tục tái ứng cử vào chức Tổng thanh tra Chính phủ nữa thì do “nhu cầu” nào đó, ông Truyền đã chỉ đạo cho Vụ tổ chức cán bộ dồn dập, nhất là vào tháng 7 và đầu tháng 8/2011, ký bổ nhiệm hàng loạt cán bộ vào chức danh cấp phó và tương đương. Điều này dẫn đến nhiều đơn vị có tới 4 – 7 cấp phó.
Thứ hai, ông Truyền bổ nhiệm rất nhiều người hàm Vụ phó, hàm Cục phó mà theo Luật cán bộ công chức thì bên chính quyền hầu như không có từ “hàm”. Từ việc này đã để lại hậu quả hiện nay là bộ máy của Thanh tra Chính phủ phình ra, cán bộ lãnh đạo thì nhiều. Không những thế, nhiều cán bộ cấp phó còn đùn đẩy, tranh chấp nhau để đi làm các trưởng đoàn thanh tra vụ việc.
Đồng thời, việc bổ nhiệm diễn ra trong bối cảnh, những người này có nhiều người không có trong diện quy hoạch. Khi nhận ra không có trong diện quy hoạch mà vẫn bổ nhiệm thì ngày 3/8/2011 là ngày kết thúc vai trò Tổng thanh tra Chính phủ của ông Truyền tại Quốc hội và ông Huỳnh Phong Tranh đã làm Tổng thanh tra rồi nhưng ông Truyền vẫn ký bổ nhiệm và còn tự tiện kí văn bản bổ sung quy hoạch.
Như trong bài viết chúng tôi đã nói thì những ngày đó, Vụ tổ chức cán bộ phải bò ra làm. Bởi vì phải đi xác minh hồ sơ, về nơi cư trú tại khu dân cư của cán bộ đó để làm thủ tục, sau đó bổ nhiệm. Việc làm của ông Truyền đã tạo ra tâm lý cho nhiều cán bộ Thanh tra Chính phủ phải “chạy” để có tước vị đó, dẫn đến việc lộn xộn. Cũng có nhiều câu hỏi được đặt ra là tại sao ông Truyền lại làm như vậy và không ít người cũng cho rằng, không loại trừ khả năng là do vụ lợi…”
Ông Hoa cũng khẳng định, tất cả những thông tin về việc bổ nhiệm gần 60 cán bộ cấp phó trước khi nghỉ hưu của ông Truyền mà báo Người Cao Tuổi nêu ra đều có căn cứ, thậm chí là có đủ tên và số quyết định cụ thể cho từng người được bổ nhiệm.
“Báo Người Cao Tuổi trong nhiều năm qua đưa ra bất cứ vụ việc nào đều có chứng cứ, bằng chứng chứ không bao giờ đưa thông tin không có cơ sở. Về việc ồ ạt bổ nhiệm các cán bộ của ông Truyền mà chúng tôi thông tin đều căn cứ vào chính các tài liệu mà cơ quan Thanh tra chính phủ quản lý” , ông Hoa nhấn mạnh.
Ông Hoa cũng cho hay, sau khi thông tin được báo đưa ra cho đến nay, tòa soạn vẫn chưa hề nhận được phản hồi của cơ quan Thanh tra Chính phủ cũng như ông Truyền.
“Ngay kể cả, thông tin cách đây hơn một tuần, báo Người Cao Tuổi phản ánh về bất động sản, biệt thự khủng của ông Truyền chúng tôi cũng chưa hề nhận được phản hồi của ông ấy…”, ông Hoa nói.
THEO TRÍ THỨC TRẺ

Thủ tướng nói gì về nghi án nhận hối lộ từ JTC?


“Đối với nghi án hối lộ từ JTC, chúng ta phải hết sức thận trọng, trước hết là phải tin người của mình đã. Pháp luật Việt Nam trước hết phải bảo vệ người Việt Nam. Khi nào bảo vệ hết nổi, tức là sai phạm đã rõ, khi đó sẽ tính đến xử lý nghiêm minh”.
Chỉ đạo nói trên của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng liên quan đến nghi án nhận hối lộ của quan chức ngành đường sắt từ Tập đoàn Tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC), được Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên truyền đạt tại buổi họp báo Chính phủ, chiều tối 1/4.
Bộ trưởng Nên cho biết, những ngày gần đây, công luận nói rất nhiều về nghi án nhận hối lộ từ JTC, tuy nhiên đây mới chỉ là nguồn tin, chưa biết thực hư như thế nào. Mặc dù vậy, Thủ tướng đã chỉ đạo cần kịp thời phối hợp với phía Nhật Bản để xử lý nghiêm, nếu vụ việc có thực.
“Trước thông tin báo chí nêu, đã có hai phó thủ tướng chỉ đạo trực tiếp với các bộ, ngành. Trong cuộc gặp mới đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định với Thủ tướng Nhật Bản: “Chúng ta hãy phối hợp chặt chẽ, điều tra thận trọng, xử lý nghiêm minh. Nếu điều đó là có thật thì phải rút kinh nghiệm liền, để ngăn chặn những gì có thể xảy ra sau này”, Bộ trưởng Nên cho biết.
“Điều đó nói lên quyết tâm của Việt Nam, dù chưa rõ thực hư vụ việc thế nào”, Bộ trưởng Nên nói.
Theo người phát ngôn Chính phủ, hiện các cơ quan chức năng được giao nhiệm vụ của Việt Nam cũng đã vào cuộc. Trước đó, một thứ trưởng của Bộ Giao thông Vận tải đã trực tiếp sang Nhật để nắm thông tin. Chính phủ Nhật cũng đã chỉ đạo các cơ quan vào cuộc điều tra.
Tuy nhiên, theo ông Nên: “Thông tin đến giờ này chưa có gì mới, chưa có động thái gì vì chưa biết kết quả như thế nào. Thủ tướng đã chỉ đạo hết sức thận trọng nhưng cũng phải kiểm tra quyết liệt, có trách nhiệm, đảm bảo theo quy định của pháp luật”.
Ngoài ra, theo Bộ trưởng Nên, đồng vốn ODA vào Việt Nam thường qua hai cách, một là theo cách thông thường, nhưng cũng có những dự án theo phương thức STEP (vốn ưu đãi đặc biệt).
Dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội đang dính nghi án hối lộ được thực hiện theo phương thức STEP, do đó có một quy định đặc biệt là chỉ nhà thầu Nhật mới tham gia được. Nhưng qua tìm hiểu, lúc đầu dự án có nhiều nhà thầu tham gia, nhưng sau đó chỉ còn lại một nhà thầu. Điều này cũng làm mất tính cạnh tranh.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng nhấn mạnh, phải lấy pháp luật của chúng ta để làm quy trình điều tra, làm đúng, làm đủ, thận trọng, khách quan và không được sĩ diện.
“Người đưa hối lộ là người Nhật, rồi nêu thông tin cũng là từ Nhật, nên câu chuyện này rất dài. Hiện vẫn đang trong quá trình điều tra, nhưng chúng ta làm đầy đủ, quyết liệt, rồi sau đó ra cái gì sẽ xử lý tiếp”, Bộ trưởng Nên kết luận.
THEO NGUYỄN TẤN DŨNG

Giáo sư Nguyễn Lân: “TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÃ NHỔ ĐƯỢC HAI CÁI GAI”

Vietstudies

http://dcvonline.net/wp-content/uploads/2014/04/nguyenlan.jpg<<<===  Nguyễn Lân (1906-2003)
Báo NHÂN DÂN
Chủ nhật, ngày 18-5-1958, trang 3

Đấu tranh vạch mặt bọn phá hoại “Nhân văn – Giai phẩm”
NHỮNG NGƯỜI TRÍ THỨC TRUNG THỰC LÊN TIẾNG
Giáo sư Nguyễn Lân: “TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÃ NHỔ ĐƯỢC HAI CÁI GAI”
http://dcvonline.net/wp-content/uploads/2014/04/TDT_TT.jpg
Trường Đại học Sư phạm đã nhổ được hai cái gai của nhà trường. Đó là Trương Tửu và Trần Đức Thảo.
Trần Đức Thảo (1917 – 1993) và Ô. Trương Tửu (1913 – 1999). Nguồn: OntheNet
Trường Đại học sư phạm có nhiệm vụ đào tạo những người giáo viên nhân dân tốt, nắm được những tri thức khoa học tiên tiến và thấm nhuần những phẩm chất cao quý của nền đạo đức xã hội chủ nghĩa, để toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân, toàn tâm toàn ý rèn luyện thế hệ trẻ thành những người thợ tích cực xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Nhưng trong mấy năm vừa qua kết quả của nhà trường đã phần nào không đáp ứng được những yêu cầu của xã hội và tấm lòng kỳ vọng tha thiết của nhân dân: một số sinh viên tốt nghiệp ở trường ra, về địa phương, đã dạy xằng, làm bậy, khiến cho các cấp lãnh đạo bực mình, phụ huynh học sinh chán ghét, và một số học sinh chịu ảnh hưởng xấu xa. Có người khi dạy về Cách mạng tháng Tám đã tuyên bố ở giữa lớp rằng lòng biết ơn của nhân dân đối với Đảng và Hồ Chủ tịch là một công thức (!), có người đã dùng bài “Người khổng lồ không tim” làm một bài giảng văn thay cho những bài thần thoại trong chương trình; có người đã cả gan dám nói với học sinh rằng chế độ ta đã như cái trôn chảo thì bôi đen cũng là vô ích; có người lại còn phát triển tự do cá nhân đến nỗi yêu đương nữ học sinh một cách bừa bãi; còn có người tự cao tự đại đến mức coi khinh tất cả các bạn đồng nghiệp dạy trước mình, thậm chí khi cấp trên cử dạy ở một trường cấp II thì không nhận và nói rằng: “Tôi dạy những người dạy cấp II chứ không dạy học sinh cấp II”…
Thực ra trong số sinh viên tốt nghiệp trường Đại học sư phạm, có những kẻ dạy xằng, làm bậy như thế chỉ là một thiểu số, bên cạnh những người đã tỏ ra cần cù và khiêm tốn trong nghề. Nhưng con sâu bỏ rầu nồi canh, nên đã xảy ra tình trạng đáng buồn là các khu, các ty rất e ngại khi được tin có những sinh viên tốt nghiệp Đại học sư phạm được bổ nhiệm về địa phương mình.
Những kết quả tai hại trên đây do đâu mà có? Phải chăng vì trường Đại học sư phạm đã không làm tròn cái nhiệm vụ quang vinh mà Đảng mà Đảng và Chính phủ đã giao cho? Phải chăng vì sinh viên không chịu tiếp thu sự giáo dục của nhà trường?
Không phải thế: Nhà trường vẫn cố gắng rất nhiều và đã đạt nhiều thành tích trong công tác giáo dưỡng và giáo dục, còn anh em sinh viên thì nói chung rất tích cực, rất chăm chỉ học tập và tu dưỡng.
Sở dĩ có những lệch lạc ở một số sinh viên khoa Văn và khoa Sử là vì họ đã chịu cái ảnh hưởng tàn khốc của Trương Tửu và Trần Đức Thảo.
Trong vài năm vừa qua ở trường Đại học sư phạm có cái hiện tượng “trống đánh xuôi, kèm thổi ngược”:
Nhà trường đòi hỏi các cán bộ giảng dạy trước khi lên lớp phải soạn giáo trình và giáo án; nhưng Tửu và Thảo thì không chịu viết giáo trình, lấy cớ là môn mình phụ trách khó quá chưa thể cho in thành tài liệu được. Sự thực là họ sợ mực đen giấy trắng dễ biểu lộ những tư tưởng phản động của họ. Họ thường tay không lên lớp rồi nói lung tung, không theo một phương pháp sư phạm nào. Vì không có giáo án nên đã có lần Trương Tửu không chuẩn bị, phải nhai lại một bài đã giảng kỳ trước, làm cho sinh viên hết sức công phẫn. Cũng vì không chuẩn bị nên Trần Đức Thảo giảng rất khó hiểu, nhiều sinh viên đã phàn nàn là không hiểu y muốn nói gì. Có người tưởng rằng y dạy khó hiểu là vì y dạy cao quá. Sự thực thì dù nội dung có cao, có sâu đến đâu mà nắm vững phương pháp sư phạm, người ta vẫn có thể giảng một cách dễ hiểu được. Còn như định tâm nói ra những ý phản động lại dùng chủ nghĩa Mác Lê-nin để làm cái bình phong thì tất nhiên phải diễn đạt một cách úp úp, mở mở, nên giảng khó hiểu không phải là lạ lùng gì!
Một yêu cầu quan trọng mà nhà trường đề ra là giáo sư lên lớp phải quan tâm đến việc giáo dục tư tưởng cho sinh viên, phải khiến cho sinh viên thấm nhuần chủ nghĩa xã hội khoa học, dùng chủ nghĩa duy vật biện chứng mà giải thích mọi hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội, đứng trên lập trường Đảng, lập trường của giai cấp vô sản mà nhận định mọi vấn đề. Đó là điều tâm niệm của mọi cán bộ giảng dạy yêu nước, yêu nghề và tự trọng. Nhưng Trương Tửu và Trần Đức Thảo thì ngược lại, chỉ âm mưu dùng cái diễn đàn của trường đại học để đả kích chế độ, đả kích Đảng và xuyên tạc chân lý. Thí dụ: Tửu đã say sưa giảng về Vũ Trọng Phụng để chứng minh rằng Vũ Trọng Phụng sáng suốt hơn Đảng. Còn Thảo thì trong hai năm dạy lịch sử tư tưởng chỉ cố ý dừng lại ở Hê-ghen, không hề giảng đến Mác, Thảo luôn luôn dùng cái “hạt nhân duy lý” để xóa nhòa ranh giới giữa duy vật và duy tâm, xóa nhòa ranh giới giữa ta và địch. Quả là Tửu và Thảo đã dụng tâm làm tan rã lòng tin tưởng của sinh viên vào Đảng, vào chế độ.
Chính vì Trương Tửu và Trần Đức Thảo có manh tâm chống Đảng, chống chế độ nên trong hai năm nay, họ đã gây nên ở trường Đại học sư phạm một không khí nặng nề, khó thở: Họ là giáo sư, là chủ nhiệm khoa, nghĩa là những người có cương vị trong hội đồng lãnh đạo của nhà trường. Nhưng thực ra họ luôn luôn tìm cách biến những buổi họp hội đồng lãnh đạo thành những cuộc cãi vã, thành những dịp để họ công kích ban giám đốc, công kích các đảng viên. Cho nên trong các buổi họp hội đồng lãnh đạo, ít khi người ta đi được đến những kết quả cụ thể về xây dựng chuyên môn, xây dựng tổ chức, mà phần lớn thời gian chỉ là để giải quyết những vấn đề tủn mủn, vụn vặt do họ nêu lên hoặc là để họ gây thêm mâu thuẫn trong nội bộ nhà trường. Có người đã cho rằng Tửu và Thảo luôn luôn dùng cái thủ đoạn “đảo nghị” mà nghị sĩ Pác-nen đã dùng ở nghị viện nước Anh hồi cuối thế kỷ thứ 19, để hội đồng lãnh đạo nhà trường không làm trọn nhiệm vụ mà nhân dân giao phó cho.
Không những Tửu và Thảo chĩa mũi dùi vào các đảng viên mà họ thường mạt sát với những lời sống sượng, thô bạo, họ còn tìm cách dèm pha tất cả những người ngoài Đảng không ăn cánh với họ. Riêng đối với những kẻ nghe theo họ thì họ đề cao, tâng bốc, đòi cho được hưởng quyền lợi nọ kia. Với cái óc bè phái ấy, họ đã phá hoại tinh thần đoàn kết rất cần thiết cho việc xây dựng nhà trường.
Thái độ hung hăng, phá phách của Tửu và Thảo ở trường Đại học sư phạm có phải là do sự bất mãn hay không? Chúng tôi thiết nghĩ họ không có lý do gì bất mãn cả, vì Đảng và Chính phủ đối đãi với họ thật là đã quá hậu.
Nhiều người đã ngạc nhiên không hiểu vì sao Trương Tửu mà có thể là giáo sư đại học được. Không những y có cái quá khứ chẳng hay ho gì, mà ngay đến cái vốn tri thức của y cũng rất là nông cạn, như người ta đã phân tích nhiều lần trên báo chí. Ấy thế mà Tửu vẫn được làm giáo sư trường Đại học sư phạm thì còn bất mãn nỗi gì?
Còn Trần Đức Thảo thì từ khi hòa bình lập lại được cử làm Phó giám đốc trường Đại học Văn khoa rồi làm chủ nhiệm khoa Sử, có quyền điều khiển nhiều giáo sư khác, trong đó có những đảng viên như ông Trần Văn Giàu; Thảo lại được sử dụng một cái quỹ mua sách cho khoa hàng mấy chục triệu đồng, thậm chí đã mua cho khoa Sử một bộ “Địa chất học” giá hai triệu đồng mà cũng không ai ngăn cản được; Thảo lại còn buộc nhà trường phải công nhận những việc rất vô lý, thí dụ như đòi giữ lại ở khoa Sử môn Tâm lý học là một môn ở bất cứ trường Đại học sư phạm nước nào cũng phải đi liền với môn giáo dục học. Ấy thế mà trong mấy năm không ai có thể thay đổi cái tình trạng bất hợp lý đó. Ngoài ra Thảo còn có những đòi hỏi rất nhiều về phương diện vật chất; trong khi anh em cán bộ giảng dạy khác không có nhà ở hoặc phải ở chen chúc bốn năm người trong một phòng nhỏ thì Thảo được ở một cái nhà lầu cao ráo, rộng rãi; thế mà vẫn cứ luôn luôn mè nheo, bắt dọn đi dọn lại, sửa đi sửa lại. Thảo dồn ép đồng chí phụ trách quản trị đến nỗi đồng chí này đã phải thốt ra lời nói rằng: “Đứng trước ông Thảo, tôi như người cố nông đứng trước địa chủ trong thời phong kiến!”. Thảo được chiêu đãi như thế, còn có lý gì bất mãn nữa?
Vấn đề này, chúng tôi vẫn cứ tự đặt ra trước khi học tập hai văn kiện, nhưng không sao giải quyết được..
Phải chờ đến khi đã học tập, anh em các tổ được giác ngộ, yêu cầu Tửu và Thảo phải kiểm thảo, rồi anh em góp thêm nhiều hiện tượng, chúng tôi mới hiểu được rằng Trương Tửu và Trần Đức Thảo không phải chỉ là những người trí thức bất mãn mà rõ ràng là những kẻ có mưu đồ xấu xa về chính trị. Trước những hiện tượng cụ thể anh em nêu lên mà Tửu và Thảo không thể chối cãi được, chúng tôi mới thấy được những tư tưởng phản động có thể hạ phẩm giá con người đến mức độ nào. Một số sự việc đã khiến chúng tôi phải sửng sốt không ngờ những người vẫn mệnh danh là đại trí thức như Tửu và Thảo mà có thể ti tiện, đê hèn như thế.
Quả đợt học tập hai văn kiện là một cơn gió lành mạnh đã thổi bạt được những rác rưởi của chủ nghĩa xét lại, đã lật được mặt nạ một số người trước đây người ta vẫn cho là thượng lưu trí thức, và riêng đối với trường Đại học sư phạm, đã nhổ được hai cái gai gây ra bao nhiêu vướng víu trong việc xây dựng nhà trường.
Gai đã nhổ rồi, không khí trường Đại học sư phạm trở nên khác hẳn: mọi người, mọi thành phần, sau đợt học tập, đã cùng đứng trên một lập trường, cùng thống nhất một ý chí, nên tình đoàn kết càng ngày càng chặt chẽ. Trên cơ sở của mối đoàn kết đó, mọi công tác của nhà trường như tổ chức, giảng dạy, học tập, lao động… đều tiến hành được đều đặn, với một đà phấn khởi chưa từng có.
Từ nay nhà trường như một thân thể đã cắt được cái ung thư trở nên lành mạnh, khỏe khoắn. Nhất định trong một tương lai ngắn, trường Đại học sư phạm của chúng ta sẽ xứng đáng là một trường Đại học xã hội chủ nghĩa, xứng đáng với nhiệm vụ đào tạo những người giáo viên tốt cho nền giáo dục phổ thông đương một ngày một vươn lên mạnh mẽ.
GS Nguyễn Lân 

Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh: Vụ cán bộ và gia đình cán bộ chiếm đoạt trắng trợn tài sản công dân

Nguoicaotuoi

Bà Hồ Thị Lệ, sinh năm 1944, hiện  trú  tại số 5 Lê Văn Tách, phường Linh Tây, quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh liên tục có đơn kêu cứu khẩn cấp gửi đến Tổng Biên tập Báo Người cao tuổi, phản ánh: “Tôi được chồng (ông Hoàng Đôn Thận) ủy quyền khiếu nại đòi đất bị chiếm đoạt và yêu cầu cấp chủ quyền sử dụng 64ha đất tại phường Long Bình, quận 9, TP. Hồ Chí Minh. Mặc dù các cơ quan có thẩm quyền của Trung ương xem xét, kiến nghị, nhưng UBND quận 9 và TP. Hồ Chí Minh vẫn không giải quyết”. Quyền sử dụng đất của gia đình bà Lệ bị chiếm đoạt như thế nào? …
Nguồn gốc đất
Năm 1964, ông Hoàng Đôn Thận (khi đó còn độc thân) mua của bà Phạm Thị Dung 71 ha đất tại xã Long Bình, tổng Long Vĩnh Hạ, tỉnh Gia Định với giá 120.000 đồng, được chứng thư thị phần tại xã Long Bình ngày 30/5/1964, trước bạ tại Gia Định ngày 20/5/1968, đăng kí ngày 27/6/1968. Trên đất này gia đình ông Thận trồng 446.000m2 cây cao su, số diện tích còn lại 259.600m2 trồng bạch đàn (hiện vẫn còn một số cây bạch đàn cổ thụ trên đất). Tháng 5 năm 1974 ông Thận làm giấy giao ước giữ đất với ông Cao Văn Tư để ông Tư trông nom chăm sóc phần đất 71ha, hàng tháng trả tiền trông nom cho ông Tư. Toàn bộ phần đất 71hađược kê khai theo Chỉ thị 299/TTg.
Một phần đất thuộc 64ha có nguồn gốc của gia đình ông Hoàng Đôn Thận đang bị đưa vào quy hoạch mà không đền bù.
Năm 1991, UBND TP. Hồ Chí Minh chấp thuận quy hoạch địa điểm xây dựng Nhà máy Bê – tông thuộc Công ty Khai thác nước sông Sài Gòn, diện tích đất của gia đình ông Thận bị giải tỏa khoảng 7ha. Để được đền bù 7ha đất này, gia đình ông Thận phải làm thủ tục xác nhận chủ quyền đất của mình. Cụ thể: ngày 30/12/1991, UBND phường 15, quận 11 xác nhận ông Hoàng Đôn Thận không thuộc diện cải tạo; ngày 01/4/1992, cơ quan quản lí ruộng đất TP. Hồ Chí Minh có Công văn số 246/CV-TTCP đề nghị Công ty Khai thác nước sông Sài Gòn đền bù 7ha đất; ngày 19/9/1992, Chủ tịch UBND huyện Thủ Đức có công văn 741/CV-UB đề nghị đền bù đất đai, hoa lợi cho gia đình ông Thận; ngày 19/5/1993, Chủ tịch xã Long Bình, quận Thủ Đức xác nhận đất đang khiếu nại thuộc chủ quyền của gia đình ông Thận; ngày 20/10/1993, Ban Vật giá Thành phố có Công văn số 647/VGTP-VB xác định đơn giá đền bù đất cho gia đình ông Thận là 3.200đ/m2. Đến tháng 3/1995, Công ty Khai thác nước sông Sài Gòn chi trả tiền đền bù 7ha đất cho gia đình ông Thậnbằng ủy nhiệm chi qua Ngân hàng Công thương Thành phố.
Như vậy, rõ ràng toàn bộ 71ha đất trên thuộc chủ quyền sử dụng hợp pháp, đủ điều kiện để Nhà nước công nhận chủ quyền sử dụng. Nhưng …
Phớt lờ kiến nghị của cấp trên!
Suốt từ năm 1995 trở lại đây, gia đình ông Thận nhiều lần đi lên đi xuống UBND quận Thủ Đức và sau này là UBND quận 9 đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, phần diện tích còn lại 64ha nhưng đều không được giải quyết. Suốt từ đó đến nay, UBND quận 9 cũng chưa ban hành quyết định giải quyết đơn khiếu nại của gia đình ông Thận. Ròng rã 19 năm (từ năm 1995 tới nay) hai vợ chồng (ông Thận, bà Lệ) đã gửi đơn nhiều nơi như: Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ, Trụ sở Tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước nhưng các nơi này đều có văn bản trả lời đơn đã được chuyển về Thanh tra Chính phủ hoặc chuyển về UBND TP. Hồ Chí Minh.
Một trong những phần đất thuộc 64ha có nguồn gốc của gia đình ông Hoàng Đôn Thận đang bị chiếm dụng làm cơ sở sản xuất.
Ngày 20/5/1998, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Công Tạn kí Quyết định số 496/QĐ-TTg về việc giao đất xây dựng Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc tại phường Long Bình (trong đó có một phần diện tích đất của gia đình ông Thận) nhưng cho tới thời điểm này Dự án này vẫn chưa được triển khai. Và, việc đền bù cho các hộ dân bị ảnh hưởng khi thu hồi đất thực hiện Dự án này đã không được chủ đầu tư đề cập tới.
Bà Lệ trao đổi với phóng viên: “Gia đình tôi quá bức xúc, mệt mỏi vì “dự án treo”, đất không làm được giấy chứng nhận quyền sử dụng, chúng tôi liên tục làm đơn khiếu nại mà chưa được giải quyết dứt điểm theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo. Thậm chí, Trung ương đã xem xét và có văn bản yêu cầu giải quyết đơn của gia đình chúng tôi. Năm 2007, cơ quan Thanh tra Chính phủ đã thành lập Đoàn thanh tra số 2567/QĐ-TTCP về làm việc 4 vụ khiếu nại tại quận 9, trong đó có vụ việc khiếu nại của gia đình tôi. Tại biên bản làm việc với UBND quận 9 ngày 25/2/2008, ông Nghiêm Sỹ Minh, Trưởng đoàn Thanh tra đã có ý kiến:“Việc sử dụng đất của gia định ông Thận là có quá trình sử dụng, ông Thận có kê khai đăng kí nhưng chưa được cấp giấy. Đề nghị UBND quận 9 xem xét về việc bồi thường, hỗ trợ theo đúng quy định pháp luật”. Và, sau đó Thanh tra Chính phủ đã có 2 công văn đề nghị UBND TP. Hồ Chí Minh xem xét, giải quyết theo thẩm quyền, nhưng mọi việc vẫn rơi vào im lặng.”
Và tự tung tự tác để chiếm đoạt!
Đơn kêu cứu, bà Lệ viết: “Ngày 8/1/2008, UBND TP. Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 75/QĐ-UBND về việc thu hồi đất 978.491m2 đất tại phường Long Bình, quận 9 để chỉnh trang và phát triển đô thị. Qua tìm hiểu, gia đình tôi được biết một số hộ dân đã lấn chiếm, làm nhà trên diện tích 18,5ha thuộc phần đất 64ha đang có khiếu nại nói trên (trong đó có nhiều hộ là người thân của lãnh đạo quận 9 đã có tên trong danh sách nhận tiền bồi thường do Ban bồi thường Giải phóng mặt bằng quận 9 lập và chi trả. Trong đó, có trường hợp ông Cao Văn Tư, người mà gia đình tôi kí hợp đồng trông coi khu đất và cũng là người đại diện Hội Nông dân tập thể kí vào biên bản xác nhận khi gia đình tôi đăng kí kê khai theo Chỉ thị 299/CC-TTg, cùng 5 người con và một người cháu có tên trong danh sách nhận đền bù đất của gia đình tôi tới 51 tỉ 707 triệu đồng. Riêng gia đình và người thân của ông Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND quận 9, chiếm giữ đất của gia đình chúng tôi (phía sau 3 biệt thự là hàng chục ngàn m2). Ngoài ra, gia đình ông Thành còn chiếm đất của gia đình chúng tôi để khai thác đất làm lò gạch với diện tích cũng hàng chục ngàn m2. Tại phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư số 86/PABT-HĐBT do Phó Chủ tịnh UBND quận 9, kiêm Chủ tịch HĐBTGPMB Nguyễn Văn Thành kí duyệt thể hiện có nhiều hộ là người thân của ông Thành chưa bao giờ sử dụng đất nhưng cũng có tên để nhận nhiều chục tỉ đồng. Tôi cực lực lên án và phán đối việc làm trái với quy định của pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình tôi. Tôi đã làm đơn ngăn chặn khẩn cấp trực tiếp gửi UBND quận 9, Trung tâm Phát triển quỹ đất TP.Hồ Chí Minh, yêu cầu tạm dừng việc đền bù không đúng đối tượng, nhằm làm giảm thiệt thòi, rủi ro cho gia đình tôi. Là người dân lương thiện, gia đình tôi chỉ muốn bảo vệ thành quả, công sức và tiền bạc mà chúng tôi đã gửi gắm vào đất. Tôi không tin quan điểm của Nhà nước ta thay đổi sau 15 năm, bởi năm 1993, ông Huỳnh Phú Sang, Trưởng Ban quản lí ruộng đất TP Hồ Chí Minh, đại diện cho Nhà nước công nhận đất này là của gia đình tôi, đã đền bù cho tôi khi Công ty khai thác nước sông Sài Gòn lấy làm Dự án Bê – tông dự ứng lực. Tôi thiết tha mong ông Tổng Biên tập hãy bằng uy tín của mình, cùng các cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ nội dung sự việc tôi trình bày trong đơn này để trả lại công bằng cho gia đình tôi.”
Như vậy, có nhiều vấn đề đặt ra: phần đất 64ha có nguồn gốc gia đình ông Thận có quá trình sử dụng, có kê khai đăng kí, nhưng tại sao chưa được Nhà nước công nhận chủ quyền?; quyền sử dụng đất này đã và đang bị “chia 5, xẻ 7” là do ai? Việc đền bù không đúng đối tượng là do ai? Trong khi, điều dễ thấy là tự thân các hộ dân (kể cả người thân của lãnh đạo quận 9) không thể tự ý vào chiếm giữ đất và có tên trong danh sách nhận tiền đền bù, nếu như không có việc tự tung tự tác của một số cán bộ ở quận 9 (kể cả lãnh đạo có thẩm quyền)!
Đây là vụ xâm phạm quyền công dân một cách trắng trợn, Báo Người cao tuổi kiến nghị các cơ quan bảo vệ pháp luật khẩn trương vào cuộc để thanh tra toàn diện vụ việc trên đây. Qua đó, giải quyết, kết luận những vấn đề phản ánh trong nội dung bài viết này theo quy định của Luật Báo Chí.
Dương Bình

Đi tìm cậu Nghị ở thành phố Rạch Giá - Thủ tướng Đức tặng Trung Quốc bản đồ cổ không có Hoàng Sa, Trường Sa

Thủ tướng Đức tặng Trung Quốc bản đồ cổ không có Hoàng Sa, Trường Sa

(Tin Nóng) Trong chuyến thăm Đức vừa qua, ngày 28.3, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tặng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tấm bản đồ Trung Quốc in năm 1735, trên đó biên giới Trung Quốc chỉ tới đảo Hải Nam, theo tạp chí Foreign Policy ngày 1.4.
Thủ tướng Đức và Chủ tịch Trung Quốc xem bản đồ Trung Quốc cổ thế kỷ 18 do Jean-Baptiste Bourguignon d'Anville (Pháp) vẽ, tại Phủ Thủ tướng Đức ở Berlin tối 28.3 - Ảnh: Cơ quan báo chí chính phủ Đức (BPA)
Tấm bản đồ này do nhà bản đồ học người Pháp, ông  Jean-Baptiste Bourguignon d'Anville vẽ, được một nhà xuất bản Đức in năm 1735. Thủ tướng Đức tặng bản đồ cổ này cho Chủ tịch Trung Quốc trong buổi chiêu đãi tối, trong phần trao đổi quà tặng.

Bản đồ của d'Anville dựa trên những khảo sát địa lý của các đoàn truyền giáo Dòng Tên ở Trung Quốc và được xem là "tổng kết hiểu biết của châu Âu về Trung Quốc thế kỷ 18".

Tấm bản đồ này, theo chú thích tiếng Latinh trên đó, chỉ ra một "Trung Quốc đích thực", trong đó khu trung tâm Trung Quốc chủ yếu là người Hán, không có Tây Tạng, Tân Cương, Mông Cổ, hay Mãn Châu. Còn hai đảo Đài Loan và Hải Nam được thể hiện bằng biên giới khác màu với biên giới Trung Quốc đích thực.

Dĩ nhiên là hoàn toàn không có Hoàng Sa, Trường Sa trong tấm bản đồ thế kỷ 18 này.

Báo chí Trung Quốc đã không công bố bản đồ d'Anville, mà lại đưa ra bản đồ khác và nói đó là bản đồ bà Merkel tặng (!). Bản đồ này của nhà bản đồ học người Anh tên John Dower, được nhà xuất bản Henry Teesdale & Co. in ở London năm 1844, trong đó bao gồm Tây Tạng, Tân Cương, Mông Cổ và một phần lớn Siberia.

Tấm bản đồ Trung Quốc cổ, của nhà bản đồ học người Pháp Jean-Baptiste Bourguignon d'Anville vẽ, được một nhà xuất bản Đức in năm 1735 - Ảnh: FP

Tuy nhiên trên các mạng xã hội Trung Quốc lại có thông tin về cả hai bản đồ này. Với bản đồ d'Anville, cư dân mạng Trung Quốc giận dữ với món quà bà Merkel tặng, cho rằng đó là "món quà vụng về", hoặc "Đức chắc có động cơ thầm kín", hay đi xa hơn là cáo buộc bà Merkel muốn hợp pháp hóa các phong trào đòi độc lập của Tây Tạng, Tân Cương v.v.

Còn bản đồ Dower trái lại được đón chào hơn, và có người còn tự hào về lãnh thổ cũng như quyền lực to lớn của đế quốc Trung Hoa trước đây.

Anh Sơn
Các bạn xem ảnh này nhé:
Bức ảnh bà Merkel đang chỉ vào đảo Hải Nam được tờ TIME chú thích là "SO CHINA STOPS HERE?" (Vậy là lãnh thổ Trung Quốc dừng lại ở đây phải không hè?). Ông Tập đứng sau cười ko được mà khóc cũng không được.
Cac bạn nào biết tiếng Anh thì đọc mấy bài tiếng Anh, họ bình hay lắm. Còn phần bình luận bằng tiếng Trung trên newssina mình vừa nghe xong thì tay bình luận viên Thôi Hồng Kiến nói rất cay cú. Hi hi. Đúng là cái tát của bà đầm thép. 
Ông Tập cứ nghĩ xách một hầu bao nặng trĩu đi châu Âu là có thể chiêu dụ được thiên hạ. Ai ngờ bị một vố đau. Các bạn xem mấy tờ báo Mỹ và Úc họ sắp xếp thông tin mới đã: xung quanh bài này là nhiều tin vắn và hình ảnh về vụ Philippines kiện TQ, hình ảnh Đức Đạt Lai Lạt Ma và Tây Tạng, tin tức liên quan đến Tân Cương... Họ xâu chuổi lại với nhau để blaim Trung Quốc. Haha.
Nguồn: FB Anh Sơn

Đi tìm cậu Nghị ở thành phố Rạch Giá

Kính gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và trưởng nam Nguyễn Thanh Nghị
Tôi xin được gọi ngài tân phó Bí thư tỉnh ủy Kiên Giang theo cách gọi của người nhà Thủ tướng là "cậu Nghị" cho thêm phần thân thương. Lần này, chúng tôi đi Rạch Giá chỉ để thăm viếng hai người đặc biệt đang ở xứ này, đó là anh Nguyễn Hữu Cầu, mới ra tù và cậu Nguyễn Thanh Nghị, mới được điều về lãnh đạo tỉnh Kiên Giang. Đến nơi mới biết hai người tôi quí mến này đang ở cách nhau chỉ chừng gần 1 km. Chúng tôi chỉ gặp anh Cầu, còn cậu Nghị thì không, vậy nên có vài lời này nhắn gửi cha con Cậu, hầu cho thêm hiểu nhau và xích lại gần nhau trong tình yêu thương.
http://www.sbtn.tv/sites/default/files/articles/osb1_8.jpg

Chủ nghĩa cộng sản đã thành công ở nhà thủ tướng !
Chiều hôm trước bên anh Cầu, Mục sư Thạch đã bắn tin qua hai viên an ninh, rằng mai chúng tôi sẽ ghé thăm ông Nguyễn Thanh Nghị, phó bí thư tỉnh ủy. Vậy nên chắc đêm qua cha con Thủ tướng bàn định không tiếp chúng tôi. Đáng tiếc cậu Nghị không dám nói thật, mà cho công an chỉ chúng tôi đi lòng vòng, còn người nhà thì đóng chặt cửa lòng. Chúng tôi là khách không được mời, chỉ ra đi vì cớ Cha trên trời sai chúng tôi thăm viếng hai người một già, một trẻ, vì cớ chúng tôi mắc nợ tình yêu thương hai người này. Đầu giờ làm việc buổi sáng 26/3, chúng tôi đã có mặt ở tỉnh ủy Kiên Giang, nằm trên đường Nguyễn Trung Trực. Sau vài lần gọi điện vào trong, viên công an trực cho biết ông Nghị hôm nay không tới cơ quan mà làm việc ở nhà. CA cẩn thận chỉ đường tới nhà riêng Thủ tướng, rằng cách ngã tư Tin Lành chừng 200m, phía trái, đến đó hỏi thì ai cũng biết nhà Thủ tướng, nơi đó có ông Nghị. Tôi dặn người phụ xe bus cho xuống ngã tư Tin Lành, rồi tới thì băng sang đường. Người đầu tiên tôi gặp là một bà cụ đang ngồi nghỉ trên ghế đá ngoài phố. Hỏi thăm bà cụ, quả nhiên cụ rất rành và chỉ căn nhà kế bên trụ sở khu phố kia kìa. Bà cụ còn cho hay cụ không có bà con với Thủ tướng, nhưng dân phố ở đây được nhờ vì phố xanh, sạch và đẹp lại an ninh. Đúng là một người làm Thủ tướng, cả phố được nhờ. Đến nơi, nhà có hai cổng, cổng chính lớn thì đóng kín, còn cổng phụ vẫn mở. Ngước trông tòa rộng dãy dài, chúng tôi bước vào trong sân, tòa nhà chính vẫn mở toang cửa nhưng không một bóng người. Tôi gọi lớn tiếng "Gia đình có ai ở nhà không ?". Lúc lâu không thấy, chúng tôi đành ngồi ghế đá trước sân chờ đợi và ngắm nhìn hàng cau cao vút, đứng nghiêm trang như đội tiêu binh. Nhà dài rộng khang trang, sân vườn đẹp đẽ chỉ kém Thiên đàng có chút xíu, nhưng sao vắng lặng quá chừng. Lúc sau, tôi gọi lần hai rồi chờ đợi, và chờ đợi, rồi gọi lần thứ ba thì có người nhà ra. Một phụ nữ trạc tuổi ông Ba, ngoại hình giống y chang Thủ tướng ra tiếp chúng tôi ngoài sân. Bà cho biết cậu Nghị không ở đây, mà cậu ở nhà chỗ khác. Rồi, bà nói chúng tôi chờ, để bà vào trong làm gì không biết, lúc lâu sau bà ra nói không biết cậu Nghị ở đâu, bà cũng không có số điện thoại của Cậu. Chúng tôi nhờ bà nhận giúp Kinh Thánh để chuyển tặng cho Cậu, thì bà từ chối. Thế là kết thúc chuyến viếng thăm tại sân Thủ tướng. Không gặp cậu Nghị nhưng chúng tôi được biết tỉnh ủy Kiên Giang và nhà riêng cậu Nghị, con trưởng nam của Thủ tướng.
Đành lòng vậy, chúng tôi ra đường, gọi điện đặt vé rồi ngồi chờ xe Phương Trang và ngắm nhìn dinh thự Cậu. À ha, căn nhà to đẹp như vầy mà cậu lại còn có nhà khác nữa, chắc còn to đẹp, đàng hoàng hơn nhà này ? Như vậy thì chủ nghĩa cộng sản đã thành tựu tại nhà cậu Nghị rồi ! Này nhé, xin nhắc lại hai nội dung chính của chủ nghĩa cộng sản Mác-Lê :
1/ Về vật chất, Mác-Lê chủ trương hưởng theo nhu cầu, làm theo năng lực.
2/ Về tinh thần thì triệt tiêu tôn giáo.
Tại nhà cậu Nghị này, đã hiện thực hóa cả hai nội dung trên, thậm chí vượt tiêu chuẩn "hưởng theo nhu cầu" vật chất, vì rõ ràng cậu Nghị dư thừa nhà ở. Về tinh thần cũng đã "thành công", khi mà Chứng Minh Thư của Cậu và ba Cậu đều có dòng : "Tôn giáo : Không".
Hậu sinh khả úy
Tới đây tôi muốn được dốc đổ lòng mình, đặc biệt là với Cậu Nghị, và hy vọng câu danh ngôn của Khổng Tử "Hậu sinh khả úy" sẽ được thành tựu trong nhà Cậu. Dù sao, tôi vẫn hy vọng nơi Cậu.
Nhưng trước khi đi xa hơn, xin được tự giới thiệu, tôi là mục sư Thân Văn Trường, đồng niên và một thời đồng đội với ba cậu. Từ cuối thế kỷ XX đến nay, tôi đã tặng Kinh Thánh và lớn tiếng kêu gọi ba Tổng Bí thư Đảng ta (Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh và Nguyễn Phú Trọng) liều mình bỏ Đảng, theo Đạo. Nguyên văn sứ điệp mà tôi gửi đến cho các Tổng Bí thư là :
HÃY TỪ BỎ CHỦ NGHĨA MÁC - LÊ- NIN VÀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH GIAN ÁC, ĐỂ QUAY LẠI TIN THEO ĐỨC CHÚA JESUS CHRIST. AI ĐI CON ĐƯỜNG MÁC-LÊ- HỒ LÀ TỰ ĐÀO HỐ CHÔN MÌNH !
Tôi cũng kiến nghị chính phủ bỏ môn học chủ nghĩa Mác- Lê- nin và tư tưởng Hồ Chí Minh ra khỏi hệ thống giáo dục Việt Nam, thay vào đó là môn Kinh Thánh. Trước khi ra khỏi tù nhà thương điên, chính phủ còn cho người đề nghị tôi rút lại kiến nghị này, để đổi lại tôi được về nhà. Tôi đã chính thức bác bỏ cuộc trao đổi của chính phủ. Lúc đó ông Phan văn Khải làm thủ tướng, chứ không phải cha Cậu, tôi nghĩ ông Khải vẫn nhớ vụ này, ổng được đi Mỹ là nhờ thả tôi ra.
Và thưa Cậu, hôm nay tôi tìm kiếm Cậu cũng là để tặng Cậu Kinh Thánh và có vài lời khuyên Cậu. Tôi đã nhiều đêm, ngày cầu nguyện cho Cậu, chỉ mong Cậu thành công. Cậu được học bài bản, ở nước Mỹ văn minh chứ không phải như tôi và ba Cậu ăn trong bưng, học trong rừng với củ khoai, củ sắn thay cơm. Nay Cậu bắt đầu sự nghiệp chính trị khi còn rất trẻ, tôi mừng cho Cậu. Hiện nay Việt Nam đang khủng hoảng niềm tin, chúng ta không tin vào chân lý, nhưng tin vào học thuyết hay chủ nghĩa cũng vậy thôi. Sự dối trá đã ngập lụt toàn bộ đất nước hình chữ S này, đến nỗi ba cậu nói yêu nhất là sự thật, ghét nhất là dối trá, nhưng chính ba Cậu lại dự phần áp đặt điều 4 Hiến Pháp 2013, rằng lấy chủ nghĩa Mác- Lê và tư tưởng Hồ chí Minh làm nền tảng. Cậu có biết chủ nghĩa Mác- Lê và tư tưởng Hồ Chí minh là lừa bịp không ? Xin Cậu hãy nhìn sang nước Mỹ, với 44 đời Tổng thống, họ đều đặt tay lên Kinh Thánh tuyên thệ nhậm chức và nước Mỹ rất thành công. Bởi vì họ có nền tảng là chân lý. Ngay cả trên đồng Mỹ kim, người ta còn in hàng chữ : IN GOD WE TRUST. Đây chính là bí quyết thành công và sức mạnh Hoa kỳ, bởi niềm tin chân lý.
Hay Cậu cũng có thể nhìn sang Anh quốc. Ngày nay tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ thông dụng của của thế giới. Người ta nói rằng, Anh và Mỹ khác nhau ở chỗ họ nói cùng một thứ tiếng. Học sinh Việt Nam phải học tiếng Anh, chứ học sinh Anh quốc thì không phải học tiếng Việt. Các sử gia Anh quốc cho rằng, nước Anh sinh ra W. Shakespeare, nhưng Kinh Thánh sinh ra nước Anh. Chính vì quyển Kinh Thánh giá trị như vậy, cho nên tôi đã lặn lội để tìm kiếm Cậu và biếu Cậu, nhưng bất thành. Tuy vậy, tôi không buồn Cậu đâu, vì Cậu có mời tôi đâu ? Chúa Jesus khi nhập thế, Ngài cũng không được ai mời, nhưng vì Ngài yêu nhân thế, và rồi người ta còn xua đuổi, hành hung Ngài, đóng đinh Ngài lên cây Thập tự, thì ngày nay tôi bị mọi người từ khước là việc bình thường. Giáng sinh 2007, tôi đã ghé nhà số 1, Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, Hà Nội để tặng Kinh Thánh cho ba Cậu, nhưng bị công an xua đuổi. Dù vậy, tôi vẫn hi vọng "hậu sinh khả úy". Mong rằng sự nghiệp chính trị của Cậu ở Kiên Giang, chỉ là khởi đầu chứ không phải kết thúc. Chỉ cần Cậu thành thật nhờ cậy chân lý và học đòi khiêm nhường, ắt sẽ thành công. Tại vương quốc Anh, nữ hoàng Victoria trị vì 63 năm trong giai đoạn phát triển công, kỹ nghệ, cũng nhờ Bà có đức tin thành thật và lòng khiêm nhường. Xin Cậu hãy suy ngẫm lời Nữ hoàng phát biểu :
"Tôi trông mong ngày Jesus Christ tái lâm, để tôi được đặt vương miện Anh quốc dưới chân Ngài !".
Quyết định Phó Bí thư tỉnh ủy của Cậu liệu có đáng giá bằng vương miện Anh quốc ?
Ngoài việc tặng Kinh Thánh cho Cậu, nếu gặp Cậu hôm đó, tôi cũng có lời khuyên cho Cậu, như một bước đi chính trị đầu tiên ở quê hương. Xin Cậu hãy khởi đầu công việc mình ở Kiên Giang, bằng việc ghé thăm bác Nguyễn Hữu Cầu, như một món quà úy lạo của chính quyền cho người tù đang được cả thế giới theo dõi. Hôm đó tôi định dẫn đường Cậu qua thăm bác Cầu luôn đó, nhưng không thành. Nay Cậu đi thăm bác cầu vẫn chưa muộn. Cậu làm theo lời khuyên chân thành này, tôi tin là uy tín của cha con Cậu sẽ nên tầm cao mới, cả trong nước và quốc tế. Cậu biết không, có phải một hàng rào vô hình ngăn cản Cậu, làm cho nhà Cậu chỉ cách bệnh viện Bình An, nơi bác Cầu nằm vài trăm mét, nhưng Cậu không thể đến được ? Bởi vì, chiến tranh chỉ thực sự chấm dứt tại Thập tự giá mà thôi. Cậu không có niềm tin chân lý, Cậu không thể đến thăm bác Cầu, dù chỉ vài bước chân. Đây là từng trải cá nhân mà tôi chân thành chia sẻ cùng Cậu.
Dù sao, tôi vẫn hy vọng "hậu sinh khả úy" trong nhà Cậu. Được vậy, thật hồng phước cho nhà họ Nguyễn và Cậu trở nên nguồn phước cho cả dân tộc Việt Nam.
Xin trân trọng cám ơn Cậu và bạn đọc.
Làng Đại Học Thủ Đức, mùa xuân 2014
Mục sư Thân Văn Trường
(Cựu tù nhân lương tâm Việt Nam)
(Thông Luận)

Hoàng Đức Doanh - Đừng nhốt chung một rọ

Đừng nhốt chung một rọ
(Lời ngỏ cùng ông Đặng Ngữ)

Nhà giáo Đõ Thị Thoan
Viết luận văn Thạc sỹ
Đi sâu nghiên cứu kỹ
Nhóm "mở miệng, bên lề".

Người phụ nữ say mê
Chủ tâm lo nghiên cứu
Luận văn và giới thiệu
Một hiện tượng đang là ...

So với thời đã qua
Nhóm Nhân văn Giai phẩm
Nhã Thuyên cùng đà thấm
Tư tưởng đòi tự do .

Tự do không ai cho
Chính lời ông Ngữ viết
Yêu tự do tha thiết
Nên nghiên cứu và bình.

Một việc làm quang minh
Cứ cho là dạy thú
Theo cách nhìn ông Ngữ
Văn nghệ còn long đong.

Khác hẳn Lê Thăng Long
Vừa khùng, vừa ảo tưởng
Huyễn hoặc và tự sướng
Luôn thay đổi đột nhiên.

Đấu tranh đòi Nhân quyền
Lại còn xin vào đảng
Không việc nào xứng đáng
Xứng tên Lincon Le

Nghiên cứu "Kẻ bên lề"
Một đề tài mẫu mực
Cho ta nhiều nhận thức
Thế nào là tự do ?

Tự do không ai cho
Vẫn theo lời ông Ngữ
Nhã Thuyên dùng con chữ
Dạy được thú mới tài !

Ngày 03/4/2014
Hoàng Đức Doanh

© VAOL
Hoàng Đức Doanh
(Cựu chiến binh)

Từ nhỏ đến 19 tuổi đi học, lao động tự do. Năm 20 tuổi (1/1966) đi bộ đội, chiến đấu ở Khe sanh (Quảng trị) 1968 – 1969. Năm 1970 – 1972 chiến đấu ở Xiêng khoảng, Sầm nưa (Lào). Năm 1973 chuyển ngành là cán bộ huyện Thanh liêm - Hà nam đến khi nghỉ hưu. Hiện là một dân oan bị cướp đất  và đang sinh sống tại thành phố Phủ lý tỉnh Hà nam.

Cảnh Sát Đàn Áp Đẫm Máu Hội Cải Cách Tư Pháp khi Đề Xuất Bồi Thường


Hội Cải Cách Tư Pháp ngày 27 tháng Ba đã tổ chức một cuộc họp báo để tố cáo bạo lực của cảnh sát, lên án việc dùng vũ lực để đàn áp và kêu gọi thêm nhiều nạn nhân hơn nữa đứng ra làm chứng. (PV Trần Bách Châu / quay phim )
Hội Cải Cách Tư Pháp ngày 27 tháng Ba đã tổ chức một cuộc họp báo để tố cáo bạo lực của cảnh sát, lên án việc dùng vũ lực để đàn áp và kêu gọi thêm nhiều nạn nhân hơn nữa đứng ra làm chứng. (PV Trần Bách Châu / quay phim )
[ Phóng viên Ngô Mân Châu / Đài Bắc báo cáo】 Đối với việc chiếm giữ Hành Chính Viện của các học sinh sinh viên nhằm phản đối chống lại hiệp nghị thương mại dịch vụ, cảnh sát đã thực hiện một cuộc vây đuổi đẫm máu khiến nhiều dân chúng bị hại trong ngày 27 đã đứng ra bày tỏ, ngay cả chính phủ không thể hành xử thực hiện công quyền, dựa vào điều gì để khiến người dân tin vào hiệp nghị thương mại dịch vụ? Mà hội cải cách tư pháp nhân dân thì lại chuẩn bị đối phó với phía cảnh sát, viện trưởng Hành Chính Viện Giang Nghi Hoa , và thậm chí tổng thống Mã cũng đề xuất việc quốc gia phải bồi thường, kêu gọi thêm nhiều nạn nhân hơn hãy đứng ra, liên hệ với hội cải cách tư pháp để cung cấp thêm các thông tin có liên quan.
Với mắt trái bị thương sinh viên Trần kể, khi cậu đang ngồi biểu tình an hòa ở phía cổng sau của viện hành chính, vẫn còn đang nói với các sinh viên khác rằng ” Nếu như cảnh sát đánh để buộc chúng ta phải rời đi ,thì không nên kháng cự lại “, nhưng ngay sau khi các cảnh sát chống bạo động đến, họ liền yêu cầu những phương tiện truyền thông rời ngay khỏi hiện trường, “không để cho phương tiện truyền thông ghi lại sự kiện chân thực đang diễn ra tại đây ” , ngay sau đó cảnh sát đã tiến hành trấn áp bạo động, yêu cầu tất cả các sinh viên rời khỏi hiện trường. Sau khi lực lượng cảnh sát chống bạo động tiến vào, anh đã bị hơn 10 cảnh sát chống bạo động ra sức dùng ” chân” , “tay” , “gậy” , “tấm khiên chắn ” vây đánh, thậm chí ngay cả khi họ rời đi, vẫn còn bị cảnh sát  kéo anh ngã xuống, cố giẫm đạp thêm vào mắt trái của anh, làm sao họ lại có thể đối xử với người dân của mình như là kẻ thù thế được? Nhà nước sao lại có thể đối xử như thế với những sinh viên trong tay không một tấc sắt  nào, họ chỉ ngồi lặng lẽ hòa bình, điều này thực sự khiến người ta thấy buồn .
Anh Trần cũng cho biết khi anh thấy các phương tiện truyền thông báo cáo rằng cảnh sát đã có hành động trấn áp bạo động, anh ta mới đi vào để xem xét hiện trường, thì nhìn thấy cảnh sát ” mắt đỏ hừng hực sát khí “, không giống như đang thuyết phục các sinh viên rời đi. Anh ta trong quá trình bị cảnh sát đuổi rời khỏi hiện trường, còn bị họ tấn công đấm vào huyệt thái dương, khiến tai của anh bị ù , huyệt thái dương vẫn còn đau cho đến bây giờ, cảnh sát thậm chí còn khiến cho chân của anh lơ lửng khỏi mặt đất, nếu hơi khinh suất một tí, phần đầu chẳng may trực tiếp đâm xuống đất, thì “căn bản chính là giết người. ” Anh nhấn mạnh rằng , trên thực tế , cảnh sát , sinh viên, cùng với những người dân đã lên tiếng ủng hộ đều là nạn nhân, chân chính giết hại nhân dân là chính phủ, đồng thời  kêu gọi chính phủ đừng tiếp tục trợn mắt nói lời dối trá nữa, hãy nhìn thẳng vào với nhu cầu của người dân.
Anh Lý nói thêm, “cảnh sát thực sự cũng rất đê hèn”, trước tiên yêu cầu những người biểu tình trong ôn hòa tháo kính mắt ra và cất điện thoại di động đi, nhưng đợi cho các phương tiện truyền thông khác rời đi mới biết rằng hóa ra muốn mọi người cất điện thoại đi, là để tránh cho việc thu thập chứng cứ của người dân, vì vậy mà tất cả các bằng chứng đều nằm trong tay cảnh sát. Trong quá trình anh bị cảnh sát lôi đi, còn bị cảnh sát chửi rủa như bão táp, thậm chí ” còn cả một đống người lén giẫm đạp tôi . ” Anh cho rằng đã làm một nhà lãnh đạo đất nước, rốt cuộc đến cả công quyền cũng không thể hành xử được tốt, suy cho cùng dựa vào lý do gì mà muốn chúng tôi tin vào hiệp nghị thương mại dịch vụ ?
Ủy viên Vưu Bá Tường thuộc Ban chấp hành Hội Cải Cách Tư Pháp cho biết: các sự kiện vừa qua như hai hai tám, khủng bố trắng và những bi kịch khác, mặc dù sau đó cảnh sát đã đưa ra báo cáo điều tra chính thức, có số lượng người thương vong, người mất tích , nhưng đó đều là những con số đóng băng, “không có tiếng nói của nạn nhân, chân tướng lịch sử sẽ không hoàn chỉnh, không có chân tướng sẽ khiến cho những sai lầm trong lịch sử không ngừng lặp lại. “
Vưu Bá Tường nhấn mạnh rằng: năm 2008 Trần Vân Lâm đến Đài Loan thì liền phát sinh bạo lực giữa cảnh sát đối với người dân của mình, nhưng tòa án cuối cùng lại phán quyết rằng cảnh sát đã theo pháp luật mà hành xử theo đúng quyền hạn. Như vậy sẽ cho phép cảnh sát tiếp tục thực hiện những hành động bạo lực ấy, mặc dù vậy nhưng ông ” vẫn muốn cung cấp cho tòa án một cơ hội để đưa sự thật lưu lại cho các thế hệ tương lai ” và kêu gọi thêm nhiều nạn nhân đứng ra làm chứng.

Tổng thống tốt phải như ông Obama?

http://www.tinmoi.vn/tong-thong-tot-la-phai-nhu-ong%20-Obama-011300149.html
(Tinmoi.vn) Làm thế nào để xác định một nhà lãnh đạo tuyệt vời? Hãy nhìn vào ngôi nhà của người đó.
Tôi cảm thấy mệt mỏi và ngán ngẩm khi nghe nhiều người phàn nàn về Tổng thống Obama. Họ phàn nàn rằng ông quá nhân nhượng, không đủ hiếu chiến cho công việc. So với người tiền nhiệm, Obama xử lý công việc khá là tốt. Người đã làm lãnh đạo trước ông Obama đã tạo ra hai cuộc chiến tranh. Tôi biết vì tôi đã đi lính trong một cuộc chiến tranh đó.
Mối quan tâm lớn nhất của ông Obama là thiết lập một hệ thống y tế tốt hơn. Obama đang tập trung nhiều về sức khỏe của người Mỹ, bởi vì ông thấy sức khoẻ là quan trọng nhất, hơn việc chiến tranh. Tuy nhiên, vẫn có người phàn nàn về Obama. So với một số nhà lãnh đạo khác trên thế giới, những người đã tạo ra các cuộc chiến tranh thế giới; tạo ra cuộc chiến tranh dân sự; bỏ tù những người vô tội; gây ra tội ác diệt chủng nhân loại, theo tôi Obama là một tổng thống thực sự tốt.
ADVERTISEMENT
Thực sự, nếu so sánh bằng cách này, tôi thấy rằng rất nhiều nhà lãnh đạo thế giới tốt. Tôi cũng phát chán những người gọi một số nhà lãnh đạo thế giới là “anh hùng”. Tôi nghĩ rằng, những người đó đã không được học lịch sử rõ ràng, đầy đủ.  Một lần nọ, khi tôi được giao tiếp với một số doanh nhân.  Họ nói với tôi rằng: “Stalin và Lenin là những người anh hùng vĩ đại nhất trên thế giới”.
Và họ đã hỏi tôi: “Các nhà lãnh đạo anh hùng của Canada là ai?” Với thái độ chế nhạo.
Trên thực tế, Canada có rất nhiều anh hùng. Nhưng ít ai trên thế giới biết tên họ vì họ không nổi tiếng. Các làm việc của họ có một chút nhàm chán bởi vì họ không gây ra bất kỳ cuộc chiến tranh nào. Họ không tham nhũng và không giết bất kỳ một ai. Họ là những nhà lãnh đạo tuyệt vời. Vì họ duy trì được hòa bình, độc lập và phát triển cho Đất nước. Tạo cuộc sống tốt đẹp cho nhân dân.
Đối với tôi, khá là đơn giản để xác định một nhà lãnh đạo tuyệt vời hoặc một nhà lãnh đạo tồi. Nếu kết quả về hành động của họ có người phải chết, họ là một nhà lãnh đạo tồi, và họ nên thay đổi cách làm việc của họ. Vấn đề là với hầu hết các nhà lãnh đạo tồi thì họ thường không muốn bỏ công việc của họ. Điều này là do, những người ích kỷ sẽ không quan tâm đến những người khác sẽ ra sao, kể cả những người phải chết vì họ; họ cũng không màng đến. Họ chỉ cần biết làm tất cả mọi thứ có thể để họ đạt được lợi ích cho riêng mình.
Bashar al-Assad là tổng thống của Syria. Người dân Syria không thích ông ta vì ông ấy đã từng giết người trong quá khứ. Bây giờ, sau khi bắt đầu một cuộc nội chiến thì đã có 150.000 người đã chết vì ông không bước xuống chức vụ tổng thống, và làm nền kinh tế Syria có khả năng bị tê liệt trong 50 năm tiếp theo. Ông Bashar có một hồ sơ lãnh đạo rất tồi.
Theo tôi, anh hùng thì sẽ là một người như Gandhi. Phong trào kháng chiến bất bạo động của ông giành được độc lập cho Ấn Độ chống lại Anh. Mặc dù nước Anh đã đưa ông ấy vào tù. Tuy nhiên, điều đó không thể ngăn cản ông ta giành lại tự do và độc lập cho dân tộc. Nelson Mandela đã bị bỏ tù 27 năm. Nhưng trong khoảng thời gian đó, ông vẫn không ngừng xây dựng các chiến lược đấu tranh để giành độc lập cho châu Phi có nguồn gốc ở Nam Phi. Aung San Suu Kyi đã thắng trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm 1990 nhưng bị đặt mình trong “nhà tù” trong 15 năm, vì bà chưa bao giờ được nhậm chức thủ tướng mà thay vào đó phải sống trong cảnh quản thúc tại gia mà chính quyền quân sự áp đặt. Tuy nhiên, bà vẫn kiên trì cho đến năm 2010 bà đã được trả tự do và tiếp tục được tham gia vào chính trị để giúp người dân Myanmar. Với tôi những người này mới chính là anh hùng bởi vì họ bất chấp an toàn cá nhân, họ cố gắng để xây dựng điều có ích cho xã hội.
Trong cuộc xung đột hiện nay giữa Nga và Ukraine, đã có rất nhiều người muốn Mỹ và EU can thiệp quân sự. Tuy nhiên, Obama vẫn cương quyết không can thiệp vào quân sự. Vì ông biết rằng súng có nghĩa là bắn súng, bắn súng có nghĩa là có người chết. Không có súng đồng nghĩa với việc không có ai chết. Tôi thích phong cách lãnh đạo của ông Obama, đó là một phong cách cho thế kỷ 21.
Làm thế nào để xác định một nhà lãnh đạo thế giới tuyệt vời? Hãy nhìn vào ngôi nhà của người ta. Tổng thống Uruguay là tổng thống nghèo nhất thế giới. Tiền lương của ông chỉ là $12.000 trong một năm, và ông đã trích ra 90% tiền đó để làm từ thiện! Ông là nhà lãnh đạo thế giới lớn nhất, một anh hùng thế giới.
Một anh hùng không phải lập được nhiều chiến thắng trong các cuộc chiến tranh hoặc đã giết được bao nhiêu kẻ thù trong các cuộc chiến. Một anh hùng là có bao nhiêu người họ đã không giết, bao nhiêu nước họ không xâm lược mà vẫn tạo nên hoà bình và cuộc sống tốt cho Đất nước. Tóm lại, với tôi, người lãnh đạo anh hùng rất đơn giản là người duy trì được hòa bình, phát triển đời sống xã hội mà không làm tổn hại tới bất cứ ai, quốc gia nào.
Jesse Peterson – Bài gửi riêng cho Tin mới/Người đưa tinNguồn : Tin Mới / Nguoiduatin.vn 

Tham nhũng khủng khiếp tại Trung Quốc

Hà Tường Cát/Người Việt (tổng hợp)
 Thông tấn xã Reuters cuối tuần qua cho hay Trung Quốc vừa tịch thu khối tài sản trị giá gần $15 tỷ (90 tỷ nhân dân tệ) của gia đình và người thân Chu Vĩnh Khang (Zhou Yongkang),  cựu bí thư tỉnh ủy Tứ Xuyên, cựu bộ trưởng công an (2002-2007) và cựu ủy viên thường trực Bộ Chính Trị khóa 17 (2007-2012).

Cảnh sát đứng gác bên ngoài tòa án Hàm Ninh, tỉnh Hồ Bắc, hôm Thứ Hai, khi tòa mở phiên xét xử tỷ phú Lưu Hán. (Hình: STR/AFP/Getty Images)
Hai nguồn tin cho biết các công tố viên và cơ quan chống tham nhũng của đảng phong tỏa các tài khoản ngân hàng với khoản tiền gửi, tổng cộng là 37 tỷ nhân dân tệ. Họ cũng tịch thu cổ phần, trái phiếu trong và ngoài nước, tổng trị giá lên tới 51 tỷ nhân dân tệ, sau khi đột kích các ngôi nhà ở thành phố Bắc Kinh, Thượng Hải và 5 tỉnh khác.

Cơ quan điều tra cũng tịch thu gần 300 căn hộ và biệt thự trị giá khoảng 1.7 tỷ nhân dân tệ, đồ cổ, tranh đương đại,  với giá trị thị trường khoảng 1 tỷ nhân dân tệ,  hơn 60 chiếc xe  và những vật dụng khác bao gồm rượu đắt tiền, vàng, bạc, nhân dân tệ và ngoại tệ.
So với tầm mức của vụ này thì việc thanh trừng Bí Thư Thành Ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai hồi năm ngoái chỉ là hành động trộm cắp vặt.
Trong cuộc điều tra kéo dài từ 4 tháng qua, hơn 300 người thân cận của ông Chu đã bị bắt giam hoặc thẩm vấn.  Những tài sản bị tịch thu hầu hết thuộc về người bị bắt giam,  không đứng tên ông Chu.
Đây không phải là chuyện mới, từ tháng 12 năm ngoái, tờ New York Times dẫn nguồn tin thân cận với giới lãnh đạo Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh đang mở cuộc điều tra Chu Vĩnh Khang. Các báo Huffington Post ở Hoa Kỳ, The Telegraph, The Guardian  và đài BBC ở Anh đều đã loan tin,  nhưng chưa nói ông Chu có bị truy tố không. Tuy nhiên theo nhận định của các quan sát viên lúc đó, khi Tân Hoa Xã và truyền thông Trung Quốc bắt đầu công khai đề cập  tới, thì rõ ràng đó là dấu hiệu chuẩn bị.
Theo một thông lệ mang nhiều  tai tiếng của đảng Cộng Sản, thì các vụ như vậy xảy ra với các cấp lãnh đạo, đương kim hay đã nghỉ việc, mọi chuyện đều được để trôi theo thời gian đi vào quên lãng. Nhưng hiện nay Trung Quốc đang đẩy mạnh phong trào chống tham nhũng như lời hứa hẹn của Chủ tịch Tập Cận Bình từ khi lên  nắm quyền lực. Trong một cuộc họp của ủy ban kỷ luật và kiểm tra hồi đầu năm nay, ông Tập tuyên bố rằng cuộc chiến chống tham nhũng rất khốc liệt và phức tạp, nhưng nó sẽ được giải quyết nhanh bằng “liều thuốc mạnh”.
Giáo sư khoa học chính trị Yan Sun của City University of New York nói rằng còn hơn  tình trạng dân chủ, tham nhũng là nguồn gốc của những bất mãn xã hội đưa tới phong trào Thiên An Môn năm 1989. Theo xếp hạng của Transparency International’s Corruption Perception Index năm 2013, Trung Quốc đứng hàng thứ 80 trong số 178 nước về tệ nạn này.
Phúc trình điều tra của Internatinal Consortium of Investigative Jounalists năm 2014 cho biết hơn một chục gia đình lãnh đạo chính trị và quân sự cao cấp Trung Quốc có liên hệ với các công ty đặt trụ sở tại British Virgin Islands. lãnh thổ hải ngoại thuộc Anh Quốc ở vùng biển Caribbean phía Đông Puerto Rico. Theo phúc trình này, người anh vợ của Tập Cận Bình và con rể của cựu Thủ Tướng Ôn Gia Bảo thuộc trong số những người dùng các cơ quan tài chính hải ngoại để trốn thuế và chuyển tiền.
Cùng với vụ Chu Vĩnh Khang còn đang diễn tiến, hôm Thứ Hai truyền thông Trung Quốc loan tin các công tồ viên  đã truy tố một cựu tướng lãnh vì tham nhũng, lạm dụng ngân sách nhà nước và lạm quyền.  Nguyên phó chủ nhiệm Tổng Cục Hậu Cần, Trung Tướng Cốc Tuấn Sơn (Gu Junshan) là sĩ quan cấp cao nhất bị đưa ra tòa án quân sự kể từ năm 2006 và theo nhận định của các quan sát viên,  gần như chắc chắn sẽ bị tuyên án có tội. BBC cho biết ông bị tước quyền năm 2012 và tiếp tục bị điều tra cho tới nay.
Tài Tân,  một tạp chí chuyên về điều tra, có bài viết về phong cách sống xa hoa của Tướng Cốc Tuấn Sơn, nói rằng ông sở hữu vài ngôi nhà, trong đó có một nhà ở tỉnh Hà Nam phỏng theo phong cách hoàng cung xưa với nhiều tác phẩm nghệ thuật hay tượng bằng vàng.
Các nhật báo New York TimesSouth China Morning Post và  hãng tin Reuters cho biết cấp trên của tướng Cốc là Từ Tài Hậu (Xu Caihou),  cựu Phó Chủ Tịch Quân Ủy Trung Ương , cũng bị bắt giữ và đang trong quá trình điều tra, Từ là tướng lãnh cao cấp hàng thứ nhì và là Ủy Viên Bộ Chính Trị cho tới khi về hưu  năm 2012.  Tướng Cốc đã cung cấp nhiều thông tin cho việc điều tra tướng Từ. Trong một phát biểu nội bộ, Tập Cận Bình cam kết diệt trừ “hiện tượng Cốc Tuấn Sơn”, theo lời tiết lộ của một cựu phụ tá. Sự việc này chứng tỏ Tập quyết chí củng cố quyền lực tại  cơ chế thiết yếu nhất của đảng là quân đội,  có vẻ đã vượt ra ngoài tầm tay lãnh đạo.
Khác với các nhà lãnh đạo tiền nhiệm. khi  tiếp nhận quyền lực từ Hồ Cẩm Đào tháng 11 năm 2012, Tập Cận Bình đồng thời nắm giữ chức vụ Chủ Tịch Đảng và Chủ Tịch Quân Ủy. Lúc đó Tập đã từng phê phán Mikhail Gorbachev là để Liên Xô sụp đổ vì không kiểm soát được quân đội. Kể từ khi Trung Quốc đổi mới theo đường hướng kinh tế thị trường, quân đội là khu vực nảy sinh những hành động tham nhũng lớn nhất do điều kiện nắm giữ được ngành kỹ nghệ quốc phòng.
Cũng trong ngày Thứ Hai, khởi đầu vụ xét xử “tỷ phú mafia” Lưu Hán (Liu Han), một trong 500 người giầu nhất Trung Quốc, bị cáo là cầm đầu một mạng lưới tổ chức tội ác tại miền Tây Trung Quốc. Phiên tòa họp tại Hàm Ninh  tình Hồ Bắc,  có lẽ để tránh khỏi tầm ảnh hưởng rất mạnh của Lưu ở tỉnh Tứ Xuyên, dự đoán sẽ kéo dài nhiều ngày hay nhiều tuần lễ.
Lưu Hán là chủ tịch tập đoàn Hán Long, công ty tư nhân lớn nhất ở tỉnh Tứ Xuyên, sở hữu hàng chục công ty con các ngành hầm mỏ, điện, năng lượng, bất động sản, chứng khoán, tài chánh và có cổ phần trong công ty hầm mỏ Moly Mines thuộc tập đoàn Rio Tinto ở Tây Australia.
Các công tố viên cáo buộc  Lưu Hán đã thu về gần $7 tỷ thông qua các hoạt động kinh doanh phi pháp về tài chính, buôn vũ khí, điều hành sòng bạc cùng các hành động tội phạm tống tiền, bắt giữ và giết người. Lưu có mối quan hệ thân cận với các giới chức hàng đầu ở Tứ Xuyên và Vân Nam.  Lưu Hán 48 tuổi và em trai Lưu Vĩ 34 tuổi cùng 34 đồng phạm khác bị truy tố  15 tội danh.
Ngoài ra Kế Văn Lâm, phó chủ tịch tỉnh Hải Nam cũng bị chính thức điều tra với cáo buộc vi phạm kỷ luật và pháp luật. Theo BBC, hơn 20 viên chức cấp bộ và cấp tỉnh bị điều tra sau Đại Hội Đảng lần thứ 18 và Kế Văn Lâm được coi là có mối liên hệ mật thiết với nhiều người trong số họ.
Truyền hình CNN dẫn lời Lijia Zhang,  nhà văn  và  bình luận gia xã hội ở Bắc Kinh, cho rằng “Tại Trung Quốc, tất cả mọi người đều can tội tham ô”. Bà viết: “Sau khi lên nắm quyền tháng 3 năm ngoái, Chủ Tịch Tập Cận Bình đã phát động một chiến dịch sâu rộng chống tham nhũng, cam kết bắt hết mọi viên chức tham ô, từ cọp cho đến ruồi. Trung Quốc đã từng có những chiến dịch như thế, nổi lên và chìm đi như bão tố mùa hạ.  Lần này chiến dịch mở ra có vẻ mãnh liệt nhất vào lúc tham ô đã tràn lan trên kinh tế thị trường khi các viên chức mua bán quyền lực để thâu đạt lợi lộc tài chính. Nhưng càng đánh giá cao quyết tâm của Chủ Tịch chừng nào,  tôi càng nhận thấy cuộc chiến đấu của ông tựa như mưu toan ‘dập tắt một vụ hỏa hoạn lớn bằng một ly nước’, trong tình trạng tham nhũng đã thấm sâu vào mọi góc cạnh của xã hội chúng ta”.  (HC)