Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 2 tháng 4, 2014

Buông lỏng quản lý - Y tá chích nhầm thuốc cho trẻ sơ sinh, bạn tin không?

'Làm gì để cải cách Quốc hội?'

Quốc hội Việt Nam
Việt Nam cần phân rõ quan hệ quyền lực giữa Đảng và Quốc hội, theo nhà phân tích.
Việt Nam cần cho người dân tranh cử tự do vào Quốc hội và minh định quan hệ giữa Đảng và Quốc hội, theo ý kiến giới quan sát.
Hiện nay, Việt Nam vẫn áp dụng phương thức 'đảng cử, dân bầu' và Đảng Cộng sản kiểm soát chặt chẽ thành phần ứng cử vào Quốc hội, điều này cần được ưu tiên cải cách, theo luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội.
Trao đổi với BBC hôm 01/4/2014 từ Sài Gòn, ông Thuận nói:

"Ưu tiên để cho Quốc hội được tiên tiến, cần mở rộng đầu vào, tức là những người muốn ứng cử vào Quốc hội, những người muốn trở thành Đại biểu Quốc hội, phải thông qua một cuộc ứng cử tự do và tranh cử tự do theo phương thức như các nước tiên tiến...

"Nên chăng Việt Nam có bước đi, Quốc hội nên có tỷ lệ từ 5-10% là những người... đi vào Quốc hội bằng con đường uy tín, năng lực thực sự của mình, chứ không phải bằng con đường cơ cấu, thì như vậy 5% là 25 người, 10% là 50 người..."

Mới đây TS Nguyễn Sĩ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nêu quan điểm khi tiếp xúc cử tri, cho rằng Việt Nam nên áp dụng mô hình Quốc hội Lưỡng viện.

Bình luận về điều này, luật sư Thuận nói:

Mở bằng chương trình nghe nhìn khác

"Việc nêu ra mô hình Lưỡng viện của Quốc hội Việt Nam cũng được đặt ra cách đây khá lâu, (khi làm) Hiến pháp Việt Nam 1992 cũng nhiều ý kiến nêu ra là Việt Nam nên chăng có lưỡng viện, có Thượng viện và có Hạ viện,

"Có người nói thẳng rằng cơ cấu Thượng viện gồm các vị lão thành, cụ thể người ta muốn đặt vấn đề là các cụ ở trong Đảng, các vị ở trong Bộ Chính trị, rồi các vị lão thành cách mạng thì nên cơ cấu vào ở Thượng viện."
'Theo kiểu Thái Lan'

Theo luật sư Thuận, về mặt bước đi, bước đầu có thể dùng phương thức cử các thành viên Nghị viện, và ông giải thích lý do:

"Cũng có thể như kiểu ở Thái Lan, một kiểu như thế, nghĩa là để cho người ta yên tâm rằng Việt Nam không có một đột xuất, diễn biến gì, còn Hạ Viện bầu theo cơ cấu tổng số cử tri, chứ không phải bầu theo đơn vị hành chính như bây giờ, thì vấn đề đó tôi cho không phải mới vì khi làm Hiến pháp 1992, người ta đã đặt vấn đề đó ra.

"Tôi cho rằng mô hình đó là một mô hình cũng đáng nghiên cứu, nhưng cũng rất tiếc rằng Hiến pháp (sửa đổi) 2013 chưa có một hé (mở) gì để nói về vấn đề đó."

Cũng hôm thứ Ba, cựu Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết nói với BBC, muốn cải cách Quốc hội Việt Nam, ưu tiên phải là làm sao cho cơ quan quyền lực này có được 'thực quyền'.

Giáo sư Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên & nhi đồng của Quốc hội nói:

"Theo tôi, ưu tiên hàng đầu là phải làm sao để cho Quốc hội Việt Nam có thực quyền, tức là thực hiện được đầy đủ chức năng của mình, và các đại biểu ở đó được quyền quyết định tất cả các vấn đề của đất nước theo ý kiến của cử tri của mình, cũng như theo ý kiến cá nhân của mình trên cơ sở sàng lọc ý kiến của cử tri."
"Theo tôi, ưu tiên hàng đầu là phải làm sao để cho Quốc hội Việt Nam có thực quyền, tức là thực hiện được đầy đủ chức năng của mình, và các đại biểu ở đó được quyền quyết định tất cả các vấn đề của đất nước theo ý kiến của cử tri của mình, cũng như theo ý kiến cá nhân của mình trên cơ sở sàng lọc ý kiến của cử tri" - GS Nguyễn Minh Thuyết
Bình luận về ý kiến của Tiến sỹ Nguyễn Sĩ Dũng về mô hình Lưỡng viện cho Quốc hội Việt Nam, Giáo sư Thuyết nói:

"Có lẽ trong số những người hiện còn đang làm việc tại Quốc hội thì ông Nguyễn Sĩ Dũng là người nói đầu tiên ý tưởng này, tôi cho rằng việc tổ chức Quốc hội theo Lưỡng viện cũng có điểm tốt, đó là khắc phục được tính địa phương của các Đại biểu...

"Nhưng vấn đề lớn hiện nay là làm sao các Đại biểu của mình (Việt Nam) thể hiện được chính kiến của mình, rồi Quốc hội quyết được các vấn đề một cách độc lập."

Theo ông Thuyết, để giải quyết được vấn đề này, một tiền đề cần phải được giải quyết trước, đó là phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Quốc hội.

Ông giải thích: "Bởi vì như hiện nay, có rất nhiều việc đã được quyết định ở Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam rồi, thế thì ra đến Quốc hội mà bảo bàn lại thì rất khó, bởi vì đại đa số Đại biểu Quốc hội Việt Nam là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, thì cũng rất khó làm trái với Nghị quyết của Trung ương của mình.

"Thế thì tôi cho là phải nghiên cứu làm thế nào đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng CSVN đối với Quốc hội, và nếu chúng ta (Việt Nam) tổ chức Lưỡng viện, thì tôi nghĩ là nên tổ chức lưỡng viện theo hướng như thế."

Theo Giáo sư Thuyết, do Trung ương Đảng Cộng sản là một thực quyền ở Việt Nam với Điều 4 của Hiến pháp quy định Đảng Cộng sản là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội, nên đưa cơ cấu quyền lực này vào mô hình Lưỡng viện.

Ông đặt vấn đề: "Phải chăng nên tổ chức Trung ương như một Viện riêng, ta có thể gọi là Thượng viện hay Hạ viện, tùy, nhưng nó là Viện riêng, thế còn Quốc hội là một Viện riêng, mà thường ta có thể nói Đại biểu của dân thì là Hạ viện.

"Thế thì Hiến pháp phải quy định Thượng viện có quyền quyết những vấn đề gì mà không cần đến Hạ viện, Hạ viện có quyền quyết những vấn đề gì không cần đến Thượng viện, và có những vấn đề gì phải hai Viện cùng quyết, với tỷ lệ số phiếu thế nào đó. Tôi cho rằng, nếu tổ chức được như thế thì tốt."
'Đảng đang bối rối?'
"Trong mọi giải pháp chính trị, phải có sự đồng thuận giữa các phe thì mới tìm ra được một giải pháp để đi lên, chứ nếu như bất kỳ một giải pháp nào còn có mâu thuẫn, còn có xung đột thì đấy không phải là giải pháp đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng hiện nay" - Blogger Nguyễn Lân Thắng
Hôm 01/4, từ Hà Nội, kỹ sư Nguyễn Lân Thắng, một thành viên của Mạng lưới Blogger Việt Nam cũng nêu quan điểm với BBC về ưu tiên cải cách ở Việt Nam.

Ông Thắng nói: "Tôi nghĩ rằng việc đầu tiên để thúc đẩy tiến trình cải cách đất nước thì việc quan trọng nhất là cải cách thể chế chính trị, mà thể chế chính trị ở đây bao hàm hoạt động của chính phủ, của các đảng phái và của Quốc hội.

"Thế và những cải cách về cơ cấu và cách thức hoạt động phải dựa trên một sự cân bằng quyền lực của rất nhiều những nhóm khác nhau, những lực lượng khác nhau."

Theo quan sát của kỹ sư Nguyễn Lân Thắng, Đảng Cộng sản Việt Nam hiện cũng đang quan tâm tới đổi mới, cải tổ, tuy nhiên còn gặp một số vướng mắc mà ông gọi là 'bối rối'.

Blogger nói tiếp: "Trong thời gian gần đây có rất nhiều tín hiệu... có vẻ như là nhà nước cũng muốn cải cách đấy, có lẽ là họ cũng đang bối rối, họ không biết từ đâu,

"Thực sự là sự chuyển đổi từ một cơ cấu quyền lực đóng, khi chuyển sang cơ cấu quyền lực mở giữa nhiều bên, nhiều phe phái khác nhau, mà lại công khai chuyện này, thì sẽ rất là khó."

Về mô hình Lưỡng viện cho Quốc hội ở Việt Nam, kỹ sư Lân Thắng nói:

"Tôi nghĩ rằng cái đó là một hướng cũng rất là hay, thế nhưng đây là một vấn đề mà có lẽ còn cần sự trao đổi, sự chia sẻ của nhiều lực lượng xã hội khác, không chỉ là Quốc hội muốn là như vậy, về bản thân người dân, rồi các phe nhóm quyền lực thực sự mà họ đang nắm quyền lực ở đất nước, họ nghĩ thế nào và họ có hợp tác với cái đó không."

"Trong mọi giải pháp chính trị, phải có sự đồng thuận giữa các phe thì mới tìm ra được một giải pháp để đi lên, chứ nếu như bất kỳ một giải pháp nào còn có mâu thuẫn, còn có xung đột thì đấy không phải là giải pháp đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng hiện nay," blogger nói với BBC.

Buông lỏng quản lý

“Chả biết cơ quan chức năng quản lý thế nào”, là lời than của một công nhân dự án Formosa (Vũng Áng, Hà Tĩnh) về tình trạng lao động Trung Quốc làm việc trong khu công nghiệp này với “công việc lắp giàn giáo, uốn cốt pha, bốc vác, đào hố như chúng tôi mà hưởng lương gấp 3 – 4 lần”.
>> ‘Kỹ sư’ Trung Quốc trộn hồ ở công trường
>> Gần một nửa số lao động Trung Quốc chưa được cấp phép
>> Lao động Trung Quốc lại làm “chui”
 http://maynenkhitrucvit.info/images/images_new/Khoi-cong-nha-may-gang-thep-FORMOSA-HA-TINH-2013-03-11-08-55-50.jpg
“Quản lý thế nào” là câu chuyện không chỉ anh công nhân Formosa bức xúc mà là câu hỏi rất nhiều ĐBQH đặt ra khi chất vấn tại diễn đàn QH hồi tháng 10.2012. Người ta không hiểu tại sao trong bối cảnh VN đang thừa lao động, hằng năm phải xuất khẩu một lượng lao động khá lớn ra nước ngoài làm việc mà vẫn chưa giải quyết được nạn thất nghiệp, thì ngay tại những địa phương vốn thừa lao động trầm trọng nhất lại sẵn sàng chấp thuận tỷ lệ lớn lao động phổ thông nước ngoài, đặc biệt là lao động Trung Quốc. Khi đó, Bộ LĐ-TB-XH và các ngành chức năng đã hứa giải quyết dứt điểm tình trạng này; và rằng tháng 5.2013, khi bộ luật Lao động mới có hiệu lực sẽ giúp kiểm soát tình trạng lao động phổ thông nước ngoài không phép. Nhưng đến nay tình trạng không những không được giải quyết mà còn diễn biến phức tạp hơn.
Phát biểu của ông Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH Bình Thuận trên Thanh Niên ngày 1.4, dường như bộc lộ hết sự bất lực của quản lý nhà nước trong lĩnh vực này: “Có khi cơ quan chức năng đến nơi không có ai tiếp, hoặc công trường đóng cửa không cho vào” và theo ông này đây chính là nguyên nhân của tình trạng lao động “chui” trên công trường thủy điện Vĩnh Tân 2 (?). Quản lý chuyên ngành thì nói vậy, còn chính quyền cơ sở thì trả lời rằng “họ (nhà thầu – NV) rất ít khi quan hệ làm việc với xã… Nhiều khi họ đến làm việc không có phiên dịch thì chúng tôi biết gì mà làm việc” (?).
Trách nhiệm của quản lý nhà nước là phải bảo đảm sự tuân thủ pháp luật trong mọi trường hợp. Nhưng việc các cơ quan chức năng viện dẫn các khó khăn “khách quan” để lý giải cho sự bất lực của quản lý đối với lao động nước ngoài là điều rất khó chấp nhận. Hiện tại luật pháp không thiếu các quy định để kiểm soát số lượng và chất lượng lao động nước ngoài, chỉ có điều những quy định này dường như không được thực hiện nghiêm túc trên thực tế, bởi tính kém hiệu năng của các cơ quan thực thi. Câu chuyện các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia… đang ứng xử với lao động VN làm việc bất hợp pháp ở nước họ phải được coi là kinh nghiệm trong trường hợp này. Khi bị phát hiện, không chỉ lao động bị trục xuất chắc chắn mà chủ sử dụng lao động bất hợp pháp đó có thể bị phạt đến sạt nghiệp hoặc truy cứu hình sự nếu số lượng lớn.
Chính phủ đang phải chi nhiều tiền, làm nhiều cách để giải quyết tình trạng thất nghiệp. Sẽ là rất bất công với người lao động trong nước khi các cơ quan chức năng buông lỏng quản lý lao động nước ngoài do vô tình hoặc cố ý. Không có câu chuyện trách nhiệm chung chung mà trách nhiệm quản lý nhà nước ngành, quản lý địa bàn phải gắn với những trách nhiệm pháp lý rất cụ thể cho những người không hoàn thành nhiệm vụ.
Đồng Nhân

Mẹ Nấm - Y tá chích nhầm thuốc cho trẻ sơ sinh, bạn tin không?

Bản tin đầu tiên tôi đọc trong ngày Cá tháng Tư là bản tin “Y tá đã tiêm nhầm thuốc cho ba trẻ sơ sinh”, liên quan đến vụ việc 3 trẻ tử vong sau khi tiêm vaccine viêm gan B tại bệnh viện Hướng Hoá (tỉnh Quảng Trị) vào hồi tháng 7/2013.

Vậy là sau hơn 7 tháng trời, “cơ quan điều tra Việt Nam – một trong những cơ quan giỏi nhất thế giới, phá án rất nhanh” (2) đã khởi tố và bắt tạm giam nữ y tá Nguyễn Thị Thuận. Trước hết cần nhắc lại nguyên nhân tử vong đầu tiên của cả ba cháu bé được đưa ra là “Sốc phản vệ”.

Và trong những diễn biến tiếp theo đó, ngày 25/10/2013 một số báo đưa tin nguyên nhân tử vong của 3 trẻ sơ sinh sau khi tiêm vắc xin viêm gan B ngày 20/7/2013 tại BV Đa khoa Hướng Hóa (Quảng Trị) là trong quá trình tiêm phòng bị cúp điện nên đã “lấy nhầm thuốc gây co bóp tử cung tiêm cho 3 cháu bé.


Điều này được làm rõ khi cơ quan chức năng lấy thuốc còn lại trong xilanh đã tiêm cho các cháu và kiểm tra”. (3) Bản tin trên báo Người Lao Động viết: Về thông tin 3 trẻ tử vong do bị tiêm nhầm thuốc Oxytocin (thuốc có chức năng gây co hồi tử cung), thượng tá Lê Quang Công nói:

“Báo lấy thông tin riêng từ đâu không rõ, chúng tôi không biết. Nếu rõ ràng là như thế thì chúng tôi đã khởi tố bị can, bắt giam bị can ngay chứ không phải kéo dài điều tra như thế này nữa”. Trước đó, vào ngày 10-10, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Trị đã khởi tố vụ án này để điều tra với tội danh “Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính”.

Cùng ngày, ông Nguyễn Văn Thiện, Phó Giám đốc Bệnh viện (BV) Đa khoa Hướng Hóa, cho biết đến nay vẫn chưa nhận được bất kỳ thông tin gì liên quan tới vụ 3 trẻ tử vong từ cơ quan điều tra. Về khả năng 3 trẻ tử vong do nhân viên y tế lấy nhầm thuốc Oxytocin, ông Thiện cho rằng:

“Đúng là sáng hôm đó (20-7-2013) mất điện, trời có mưa giông nhưng không thể có chuyện nhân viên y tế lấy nhầm thuốc do trời tối. Tại BV chúng tôi, vắc-xin ngừa viêm gan B cho trẻ được bảo quản trong tủ lạnh còn thuốc Oxytocin được bảo quản bình thường chứ không bỏ trong tủ lạnh, để cách xa nhau. Hai loại thuốc này có hình dạng khác nhau và đều do y tá Nguyễn Thị Thuận lấy ra tiêm cho các cháu”. (4)

Nữ y tá Nguyễn Thị Thuận đã trở lại làm việc sau khi bị đình chỉ công tác tới 6 tháng để phục vụ điều tra mà công an không đưa ra được bằng chứng để khởi tố, nay đã bị bắt giam vì “thay vì tiêm văcxin thì đã tiêm nhầm một thuốc khác cho ba trẻ sơ sinh, gây tử vong. Loại thuốc này có yếu tố độc và chất gây mê.” “Tại nhà của y tá Thuận, cơ quan công an cũng đã thực hiện lệnh khám xét nhà và thu giữ nhiều tài sản, 2 sổ tiết kiệm của bà Thuận.” (5)

Câu hỏi đặt ra: “ Nếu tiêm y tá tiêm nhầm thuốc tại sao phải đợi đến hơn 7 tháng trời cơ quan điều tra giỏi nhất thế giới mới đưa ra kết luận một cách dè dặt và kín tiếng sau tuyên bố kết luận tử vong vì “sốc phản vệ” đầu tiên?”

Chúng ta vẫn bàn nhiều về y đức, chúng ta phẫn nộ và sục sôi mỗi ngày với các bản tin sức khoẻ cộng đồng và chúng ta im lặng với kết luận điều tra trên?? Điều đó nghĩa là gì? Nghĩa là chúng ta mặc nhiên chấp nhận sự vô lý hiển nhiên mà không phản kháng. Nghĩa là chúng ta chấp nhận việc tiếp tục sử dụng những loại vaccine chết người cho thế hệ tương lai.

Y đức nằm ở đâu nếu những đồng nghiệp của nữ y tá Nguyễn Thị Thuận im lặng phó mặc số phận của chị sau hơn 7 tháng điều tra mà không đưa ra được bằng chứng?

Cộng đồng mạng xã hội Facebook sục sôi sau khi đòi bộ trưởng bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phải từ chức sau hàng loạt bê bối của ngành Y bị phanh phui liệu có tin vào kết luận điều tra của cơ quan công an hay không?

Và cả những bạn đã bị cơ quan công an mời lên làm việc vì đã tham gia ký tên vào thư yêu cầu Bộ trưởng Bộ Y tế từ chức đến giờ đã có câu trả lời chính thức cho câu hỏi “Liệu có hay không việc người đứng đầu ngành Y sẽ chịu trách nhiệm về những bê bối?”

Đổ tội cho nữ y tá Nguyễn Thị Thuận liệu có gỡ được sai phạm của Bộ Y tế hay không? Họ đang bảo vệ cái gì, nếu không phải là lợi ích của nhóm lợi ích liên quan đến việc nhập vaccine và thuốc? Mẹ Nấm
Việt Nam 01/04/2014
 ------------------
Chú Thích:
(1) http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/600931/y-ta-da-tiem-nham-thuoc-cho-ba... (2) http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/co-quan-dieu-tra-viet-nam-thuoc-han...
(3) http://m.songkhoe.vn/ba-tre-tu-vong-sau-tiem-vacxin-vi-sao-bat-y-ta_961-...
(4) http://nld.com.vn/suc-khoe/3-tre-tu-vong-sau-tiem-chung-do-tiem-nham-thu...
(5) http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/599959/ba-be-so-sinh-chet-sau-khi-tiem-vac-xin-bat-giam-y-ta.html

Nổ súng giải vây đoàn cưỡng chế đất rừng

Chiều 1.4, ông Trần Đình Tùng, Chủ tịch UBND H.Núi Thành (Quảng Nam), cho biết đã chỉ đạo lực lượng công an huyện vào cuộc điều tra vụ hàng trăm người dân thôn Thạch Kiều (xã Tam Xuân 2) bao vây tổ cưỡng chế vi phạm rừng dẫn đến vụ nổ súng vào ngày 27.3.
 Cưỡng chế
Hàng trăm người dân bao vây và xô xát với lực lượng chức năng vào ngày 27.3 – Ảnh: C.T.V
Sáng 27.3, tổ công tác xử lý lấn chiếm đất rừng gồm 13 cán bộ công an xã, huyện cùng hàng chục kiểm lâm, nhân viên của Xí nghiệp lâm nghiệp Quảng Nam (đơn vị chủ rừng) vào khu vực tiểu khu 592 (thuộc núi Đập) để cưỡng chế, dọn dẹp cây trồng trái phép trên diện tích 17,4 ha, thì vấp phải sự phản đối quyết liệt từ hàng trăm người dân.
Theo ông Trần Thanh Xuân, Phó chủ tịch UBND xã Tam Xuân 2 (tổ trưởng tổ công tác), người dân đã mang theo gậy gộc, dao rựa tụ tập để ngăn cản không cho công nhân vào phát dọn, nhiều người lớn tiếng la hét rồi dùng đá ném vào đoàn xử lý. Trước tình hình căng thẳng, công an huyện phải rút súng bắn chỉ thiên để giải vây. Đến trưa cùng ngày, sau nhiều lần thuyết phục, giải thích, người dân mới chịu để xe của tổ công tác rời hiện trường.
Hoàng Sơn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét