Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 15 tháng 1, 2014

Ngày 16/1/2014 - Đại biểu Quốc hội VN bị tố 'bán nhà ảo' - Muôn mặt mạng xã hội

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

Đại biểu Quốc hội VN bị tố 'bán nhà ảo'

Dự án B5 Cầu Diễn trên mô hình
Dự án B5 Cầu Diễn vẫn chưa có móng sau ba năm thu tiền của khách hàng
Một nữ đại biểu quốc hội Việt Nam bị tố bán những 'căn nhà ảo' và hiện đang trốn chạy khách hàng.
Theo đơn tố cáo BBC nhận được, công ty mà Đại biểu Quốc hội Châu Thị Thu Nga làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị đã nhận hàng trăm tỷ đồng của khách hàng từ vài năm nay với lời hứa sẽ giao cho họ những căn hộ tại công trình mang tên B5 Cầu Diễn vào năm 2015.
Tuy nhiên dự án hiện vẫn chỉ là một bãi đất trống và một số khách hàng cũng tố cáo chủ dự án bán cả những căn nhà ở tầng 20 hoặc cao hơn trong khi B5 Cầu Diễn chỉ có giấy phép xây cao tới 13 tầng.
BBC không thể liên hệ với bà Nga theo số điện thoại di động của bà để hỏi về các cáo buộc này.
Hiện Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư xây dựng nhà đất Housing group của bà Nga bị cho là không thể hoàn trả tiền cho khách hàng theo các điều khoản của hợp đồng trong khi tại công ty đối tác trong liên danh, Công ty MTV Xuất nhập khẩu và Đầu tư xây dựng phát triển Hà Nội, Tổng giám đốc Nguyễn Văn Tuẫn đã bị Bấm bắt tạm giam và khởi tố cách đây hơn ba tháng.
Ông Tuẫn bị buộc tội "cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" khi thu hàng trăm tỷ đồng từ khách hàng và sử dụng không đúng mục đích.
Lời nạn nhân của căn hộ 'ảo'
Một nạn nhân kể cho BBC về chuyện nộp hơn 800 triệu với hy vọng mua được nhà chung cư nhưng giờ không thể đòi lại tiền.
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.
Hàng chục khách hàng đã ký đơn gửi lên Quốc hội và Bộ Công an yêu cầu xử lý cả bà Nga vì có những hành động mà họ gọi là "lừa dối và gây ra cảnh khốn cùng cho nhiều người dân".
Những thông tin về vị Đại biểu này trên Bấm trang của Quốc hội Việt Nam cũng nói bà còn là Phó trưởng ban điều hành mạng các sàn giao dịch bất động sản khu vực miền Bắc, thành viên Tổ chuyên gia liên ngành thuộc Ban chỉ đạo trung ương về chính sách nhà và thị trường Bất động sản, Ủy viên thường vụ Ban chấp hành hiệp hội Bất động sản Việt Nam cũng như Ủy viên Uỷ ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội và một số chức danh khác.

'Trái quy định'

"Về nguyên tắc trong xây dựng họ làm như thế [bán nhà ở các tầng vượt quá mức có trong giấy phép xây dựng] là vi phạm pháp luật bởi vì khi anh có giấy phép xây dựng nào thì anh chỉ có thể thu đến tầng đó thôi."
Ông Nguyễn Hồng Chương
Một trong những khách hàng của Tập đoàn đầu tư xây dựng nhà đất, người nói đã đóng cho công ty hơn 800 triệu đồng và đã hai lần trực tiếp gặp bà Nga nhưng không đòi được tiền, là ông Nguyễn Hồng Chương, năm nay 60 tuổi.
Ông Chương đã có nhà ở Mỹ Đình nhưng muốn mua thêm căn hộ để sau này con cái ở.
Cũng như nhiều người khác, ông Chương nộp tiền cho công ty của bà Nga cách đây khoảng ba năm để nhận lời hứa sẽ có căn hộ trên 90m2 trên tầng 21 ở B5 Cầu Diễn.
Ông Chương nói ông quyết định mua căn hộ vào lúc đang "sốt" bất động sản và phải qua trung gian môi giới mới có thể mua được.
Về sau này các khách hàng mới biết chủ đầu tư chỉ có giấy phép xây dựng các khu nhà cao tối đa 13 tầng và là nhà ở phục vụ tái định cư là chính chứ không phải nhà thương mại.
"Về nguyên tắc trong xây dựng họ làm như thế [bán nhà ở các tầng vượt quá mức có trong giấy phép xây dựng] là vi phạm pháp luật bởi vì khi anh có giấy phép xây dựng nào thì anh chỉ có thể thu đến tầng đó thôi.
"Còn bán như thế nó thuộc về 'những căn hộ ảo', những chuyện mà bán như thế là hoàn toàn trái với quy định."

'Sợ công an'

Ông Chương cũng nói chủ đầu tư mới chỉ làm động tác "khoan lõi", tức khoan ở giữa bãi đất vì trước sau gì họ cũng sẽ phải đào đất làm móng.
Bà Châu Thị Thu Nga
Bà Nga hứa gặp tập thể khách hàng nhưng không bao giờ thực hiện
Tuy nhiên do chưa định hình được cụ thể khu nhà sẽ như thế nào nên thậm chí chưa thể khoan xung quanh.
Ông Chương nói: "Hiện nay đã là năm 2014 rồi và họ đã thu từ 30-40% giá trị của công trình rồi. Thế thì chỉ còn một năm nữa không thể xây được cái tòa nhà, kể cả [chỉ] 13-15 tầng.
"Hiện nay cái cơ bản là chủ đầu tư, cái khoản tiền [mà họ thu của chúng tôi] đó người ta không lý giải được [đã dùng vào việc gì].
"Chúng tôi đã tổ chức họp với chủ đầu tư ở khách sạn Daewoo và yêu cầu đòi lại tiền.
"[Sau] ba lần họp, bản thân vị chủ tịch hội đồng quản trị đấy, là Đại biểu Quốc hội Việt Nam ấy, cam kết từ 14-18 tháng 10 [năm 2013] sẽ tổ chức hội nghị khách hàng vì ba năm rưỡi rồi mà không thi công gì cả nhưng sau đó quá thời hạn cam kết đó họ cũng không gọi điện lại và cũng không tổ chức.
"Cái cơ bản là bây giờ không có tiền mà xây những nhà đó ... bởi vì số tiền đó họ đã dùng vào việc khác rồi."
Ông Chương nói các khách hàng được quyền rút tiền nếu sau một năm chủ đầu tư không triển khai dự án theo hợp đồng ký kết giữa hai bên.
Tuy nhiên hiện nay công ty của bà Nga đã không tiếp xúc với khách hàng trong khi việc khiếu nại và tốc cáo lên Quốc hội và Bộ Công an chưa mang lại kết quả.
Bản thân ông Chương cũng nói công an từng gọi ông lên để tìm hiểu thêm về vụ việc nhưng ông chưa lên vì sợ chính công an cũng "cùng cánh" với chủ đầu tư.
Trong khi đó báo Bấm Thanh Niên từng dẫn lời ông Trần Văn Thành, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư xây dựng nhà đất Housing Group nói mọi "vấn đề" của B5 Cầu Diễn đều xuất phát từ phía đối tác và Housing Group "gần như trở thành nạn nhân vì đang phải gánh vác phần việc bỏ dở của đối tác."
Ông Thành cũng cam kết sẽ tiếp tục dự án và giao nhà cho những người đã đóng tiền cho công ty dù không nói khi nào có thể làm được điều này.

TIN TƯƠNG ỚT

Đầu tiên là tin một công ty truyền thông ở Sài Gòn quyết định thưởng tết cho nhân viên mỗi người một thùng tương ớt.
Thứ nữa là tin tàu ngầm Tilo của ta mới mua được khẳng định chạy êm hơn tàu ngầm Mỹ làm mắt mình cay cay như ăn phải ớt vì cảm động, như nghe tin đồng hồ bán ở phố Hàng Đào tốt hơn đồng hồ Thụy Sĩ.
Tiếp là tin bác Huynh tuyên giáo ra lệnh phải dẹp ngay báo lá cải, mình nghe thế lại thấy như có ớt cay lên.mắt vì thương bác Son bộ trưởng thông tin tháng trước mới hào hứng và rạo rực báo tin vui cho Quốc hội và đồng bào rằng nước ta không có báo lá cải.
Để ủng hộ quyết tâm của bác Huynh, hôm nay em Ngọc vừa được báo Người đưa tin phong quân hàm “HIẾP CU”đã bay từ MỸ về gặp gỡ báo chí và luật sư, khóc bù lu bù loa nói nhà báo vu khống bịa đặt và yêu cầu khởi tố vụ này. Mình lại cảm động, ớt cay lên mắt, sẽ lại có cuộc chiến giữa báo không lá cải đánh báo lá cải
Tin nữa là nhiều nơi trên thế giới cảnh giác với khách du lịch Việt Nam vì lợi dụng du lịch để trốn ở lại. Mình lại cảm động, như ớt vướng mắt, sao người mình ra nước ngoài cứ bị cảnh giác thế nhỉ.
Tin vui mùng nhất là Bộ tài chính yêu cầu không tăng giá xăng dầu để nhân dân yên tâm ăn tết, mình suýt sặc như ăn phải ớt vì đọc tin này thì ý văn học là xăng sắp tăng giá. Hu hu.
+Bác Nguyễn Bá Thanh cứ làm nhà cháu giật thột, chẳng nói chẳng rằng, chẳng phát chẳng biểu không như tính bác, lẳng lặng đi, lặng lặng xuất hiện, cứ nơi đâu đang xử đại án tham nhũng là bất ngờ bác vô, bác vô thì dứt khoát là bất ngờ có tình huống mới, như vụ Dương Chí Dũng chẳng hạn, và bây giờ là vụ Huyền Như ngân hàng, khéo lại có bất ngờ, chứ ngân hàng Vietinbank dễ dàng thoát trách nhiệm vậy sao.
+Tin trên báo Tuổi Trẻ có gì đó là lạ khi đưa tin ông Phạm Trung Cang, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) hiện không có mặt tại Việt Nam dù trước đó ông là bị can, rồi lại không bị can, rồi lại bị can, rồi lại thôi không bị can, rồi lại bị đưa vào nhóm người nghi can, và bây giờ ông đã lang thang chơi nước ngoài mà kiểu này e không về, hay lại xuất hiện một ông anh giúp, nhỉ?
+Còn giáo sự toán học Hoàng Xuân Phú, ông anh yêu quý thân thiết của mình mới trả lời trên Vietnamnet về chế độ đãi ngộ của nhà nước đối với các giáo sư toán, kiểu như viện sĩ như anh Phú mà lương còn thấp hơn sinh viên mới ra trường vài năm, thế mà anh và các đồng nghiệp vẫn rất “ngu” khi lao đầu vào nghiên cứu, và anh nói một câu hồn nhiên như ốc sên khi ví mình như chim rằng: đã làm chim thì chẳng lẽ trả tiền mới hót, nghe đau và xót làm sao.
+Còn 7 hộ gia đình nông dân trồng mía ở huyện Bến Lức tỉnh Long An đã quyết định xin vào tù vì thua lỗ, hết khả năng chi trả.
+Kỳ án trộm dê dù rất bê tha và vi phạm luật tố tụng, dù bị cáo hết nằm lại ngồi hát ngu ngơ, múa máy lung tung lang tang trước tòa nhưng Hội đồng xét xử vẫn xử cho xong với mức án 24 tháng tù giam, thiên hạ kết luận rằng, xử án kiểu như Hội đồng này thì có thể được ví các vị thẩm phán ở đây là những con lợn.
+Lại có vụ cháy kho vải ở thành phố Hồ Chí Minh, và bất cứ vụ cháy nào cũng thế, đều có sự xuất hiện của lực lượng chữa cháy, làm việc rất tích cực, nhưng vụ cháy nào cũng rứa, sau khi cứu hỏa xong thì tất cả đều đã cháy rụi, hụi hụi.
+Tin cuối ngày là cô Ngọc “hiếp cu” ở Hải Dương đang yêu cầu hai nhà báo viết bịa đặt liệt kê danh sách các tài xế tắc xi đã bị cô ấy hiếp để đối chứng. Vụ này ra tòa chắc là vụ án vui nhộn nhất trong năm nhỉ?
————-
Tết sắp tới, dù khó khăn gian khổ bao nhiêu thì hình ảnh vĩ đại nhất của phụ nữ là vào bếp, và để bảo đảm chắc chắn bữa cơm gia đình, họ sẵn sàng làm tất cả những gì có thể, ví dụ như thế này.

 THEO NGUYỄN QUANG VINH


Không tham gia xét hỏi, VKS kết luận Vietinbank vô can



Hành vi chiếm đoạt 5.000 tỷ đồng của Huyền Như đều có liên quan đến Ngân hàng Công thương, hầu hết số tiền chiếm đoạt đều là tiền gửi của khách hàng tại Ngân hàng Công thương, được Huyền Như dùng chứng từ giả rút ra từ chính Ngân hàng Công thương, với các “lỗ hổng” trong hệ thống quản lý tại ngân hàng này.
Cho đến thời điểm này, các cơ quan tố tụng, Ngân hàng Công thương đều cho rằng Huyền Như chiếm đoạt được tiền do lỗi của khách đã gửi tiền vào ngân hàng, nếu khách không gửi vào ngân hàng thì Huyền Như không chiếm đoạt được.
Tại phiên tòa ngày 13/01/2014, trước khi chuyển sang phần tranh luận, nhiều luật sư đã cùng nhau kiến nghị Hội đồng xét xử tiếp tục phần xét hỏi vì hầu hết các câu hỏi về việc xác định trách nhiệm của Ngân hàng Công thương đã không được trả lời.
Dù trước đó thừa nhận Ngân hàng Công thương chưa trả lời hết các câu hỏi của các luật sư, tiếp tục sự ưu ái cho Ngân hàng Công thương là không phải trả lời trực tiếp từng câu hỏi mà trả lời chung bằng một bài phát biểu, Hội đồng xét xử không chấp nhận yêu cầu tiếp tục hỏi của các luật sư.
Đồng thời nêu, Ngân hàng Công thương tiếp tục phải trả lời câu hỏi về trách nhiệm của mình trong phần tranh luận, là phần theo Bộ luật tố tụng hình sự không hề có hỏi và đáp (?).
Viện Kiểm sát kết luận sau khi không tham gia xét hỏi
Không tham gia hỏi bất cứ câu hỏi nào trong phần xét hỏi, còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ, thậm chí còn nhiều nhầm lẫn, khác nhau giữa nội dung xét hỏi và Cáo trạng, kết luận điều tra, đại diện Viện kiểm sát đã trình bày kết luận của mình.
Vấn đề quan trọng nhất, tạo sự tranh cãi nhiều nhất, thu hút sự chú ý của dư luận nhiều nhất, là trách nhiệm của Ngân hàng Công thương, Viện kiểm sát kết luận Ngân hàng Công thương không chịu trách nhiệm gì, vô can.
Qua nội dung Kết luận điều tra, Cáo trạng, ý kiến của Viện kiểm sát tại phiên tòa và các ý kiến của Ngân hàng Công thương, căn cứ để nhận định Ngân hàng Công thương không có trách nhiệm trả tiền cho người gửi tiền là: Huyền Như nhân danh Ngân hàng Công thương để huy động vốn; Huyền Như có ý định chiếm đoạt tiền từ trước; Khách hàng khi gửi tiền đã không làm việc trực tiếp với lãnh đạo Ngân hàng Công thương mà làm việc thông qua Huyền Như.
Khách hàng thỏa thuận với Huyền Như hưởng lãi suất cao, vi phạm quy định về trần lãi suất; Khách hàng không nhận thẻ tiết kiệm, để Huyền Như cầm thẻ tiết kiệm thực hiện hành vi chiếm đoạt; Khách hàng không tự quản lý tài khoản của mình; Ngân hàng Công thương không có trách nhiệm quản lý tiền gửi của khách hàng; Các hợp đồng tiền gửi đã được ký ngoài trụ sở Ngân hàng Công thương; Nguồn gốc của số tiền gửi xuất phát từ hợp đồng ủy thác hoặc cho vay trái pháp luật.
Đại diện kiểm sát tại Tòa cũng nêu hành vi chiếm đoạt của Huyền Như hoàn thành vào thời điểm tiền đã chuyển vào tài khoản của khách hàng tại Ngân hàng Công thương, khi tiền vẫn mang tên khách hàng (?).
Việc Huyền Như dùng chứng từ giả để rút tiềnViện, ký chữ ký giả để vay tiền Ngân hàng Công thương là hành vi thực hiện sau khi chiếm đoạt.
Kết luận của Viện kiểm sát đã không theo kịp diễn biến phiên tòa, trước đó, đại diện Ngân hàng Công thương cũng khẳng định trong vụ án này, Ngân hàng Công thương sẽ chịu trách nhiệm với các khoản tiền gửi theo hợp đồng thật do Ngân hàng Công thương xác lập.
Luật sư Hoàng Đôn Hùng, người có nhiều năm làm công tác pháp chế ngân hàng, người đã theo dõi sát sao phiên tòa, đã có ý kiến về việc này.
Gửi tiền cho Huyền Như hay cho Ngân hàng Công thương
Theo Kết luận điều tra, Cáo trạng và xét hỏi tại tòa, nhiều khoản tiền của khách hàng trong vụ án đã được chuyển vào tài khoản hợp pháp của khách hàng tại Ngân hàng Công thương, qua hệ thống thanh toán của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.Các trường hợp như Ngân hàng Nam Việt (200 tỷ), Ngân hàng Á Châu (718,9 tỷ), Công ty chứng khoán Phương Đông (380 tỷ) …
Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, với tư cách là tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, các ngân hàng phải chịu trách nhiệm nếu không kiểm soát, không đảm bảo các chứng từ giao dịch tài khoản của khách hợp lệ, chính xác. Tất cả ngân hàng trên thế giới đều như vậy, không thể khác.
Khách hàng có ký hợp đồng hợp pháp với Ngân hàng Công thương, do bà Nguyễn Thị Minh Hương và ông Trương Minh Hoàng (Phó giám đốc CN HCM) đại diện, đóng dấu Ngân hàng Công thương. Ngân hàng Công thương bắt buộc phải hạch toán và trên thực tế đã hạch toán tiền gửi này là tiền huy động của ngân hàng.
Nhiều trường hợp Ngân hàng Công thương còn cấp sao kê tài khoản cho khách hàng. Do đó, đây là quan hệ tiền gửi của khách hàng với Ngân hàng Công thương, không thể nêu đây là Huyền Như nhân danh Ngân hàng Công thương đi huy động. Do đó, Ngân hàng Công thương phải trực tiếp có trách nhiệm với khách hàng.
Huyền Như là Quyền Giám đốc phòng giao dịch của Ngân hàng Công thương, việc khách hàng gửi tiền giao dịch với Huyền Như hay với bất cứ nhân viên nào của Ngân hàng Công thương cũng là chuyện bình thường, khách hàng có gặp hay không gặp lãnh đạo Ngân hàng Công thương cũng không làm thay đổi bản chất quan hệ pháp lý giữa khách hàng và Ngân hàng Công thương.
Cũng cần phải xem xét liệu các khách hàng gửi tiền hiện nay tại Ngân hàng Công thương có gặp lãnh đạo ngân hàng hay không, gặp ai, chức danh nào, ngân hàng có thông báo không, nếu không làm việc thông qua nhân viên thì làm sao quan hệ với Ngân hàng Công thương. Ngoài những khoản tiền trong vụ án, các khoản khác Huyền Như mời khách gửi tiền về Ngân hàng Công thương có phải là cá nhân Huyền Như huy động không?
Hợp đồng tiền gửi ký ngoài trụ sở của Vietinbank
Theo quy định pháp luật, địa điểm giao dịch, ký hợp đồng trong hay ngoài trụ sở của pháp nhân không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của giao dịch,hợp đồng. Chính Ngân hàng Công thương cũng có hàng trăm, hàng ngàn hợp đồng, giao dịch được giao kết tại khách sạn (tại các lễ ký kết), tại địa điểm của đối tác, tại nhà của khách hàng, thông qua Intenet…;
Chính Phủ cũng ký các hiệp định, thỏa thuận với nước ngoài ở ngoài lãnh thổ Việt Nam, ngoài trụ sở của Chính Phủ, chẳng lẽ các giao dịch này cũng không có giá trị pháp lý?
Do đó, hợp đồng sau khi được lãnh đạo Ngân hàng Công thương  ký, đóng dấu là hợp pháp. Ký trong hay ngoài trụ sở cũng không làm thay đổi trách nhiệm của Ngân hàng Công thương với khoản tiền gửi của khách hàng đã chuyển vào tài khoản của mình.
Về vệc Huyền Như đã có ý đồ chiếm đoạt tài sản từ trước
Khách hàng gửi tiền không thể biết nhân viên Ngân hàng Công thương có ý đồ chiếm đoạt tiền của khách hàng từ trước hay không. Chính Ngân hàng Công thương phải có trách nhiệm giáo dục nhân viên, quản lý tiền do mình huy động của khách hàng, để bất cứ nhân viên nào dù có ý đồ chiếm đoạt cũng không thực hiện được.
Hàng chục nghìn nhân viên của Ngân hàng Công thương hàng ngày đang giao dịch với khách, làm sao khách hàng có thể biết được họ có ý đồ chiếm đoạt hay không khi giao dịch. Tại sao lại bắt khách phải chịu hậu quả từ việc nhân viên của Ngân hàng Công thương có ý đồ chiếm đoạt.
Khách hàng thỏa thuận với Huyền Như hưởng lãi suất vượt trần
Không người gửi tiền nào từ chối lãi suất cao do ngân hàng chi trả. Trách nhiệm chấp hành quy định về trần lãi suất huy động là của Ngân hàng Công Thương, không phải của người gửi tiền. Nếu có vi phạm thì cần xử lý Ngân hàng Công thương.
Giả sử khách hàng gửi tiền nhận lãi suất vượt trần là sai thì cũng không thể dẫn đến hậu quả là phủ nhận trách nhiệm hoàn trả số tiền gốc, lãi cho người gửi tiền của Ngân hàng Công Thương, không làm thay đổi trách nhiệm của Ngân hàng Công thương với khách hàng trong việc quản lý tiền gửi.
Việc vượt trần lãi suất không phải là nguyên nhân dẫn đến việc Huyền Như có thể chiếm đoạt được tiền gửi tại Ngân hàng Công thương.
Khách hàng gửi tiền không nhận thẻ tiết kiệm
Theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các ngân hàng có thể huy động tiền gửi dưới hình thức tiền gửi thanh toán (có kỳ hạn hoặc không kỳ hạn), tiền gửi tiết kiệm (có kỳ hạn hoặc không kỳ hạn).
Tương ứng với từng loại hình này là các tài khoản khác nhau để hạch toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Với hình thức tiền gửi thanh toán thì ngân hàng không phát hành chứng chỉ, thẻ tiết kiệm cho khách hàng.
Các khoản tiền gửi của Ngân hàng Nam Việt, Ngân hàng Á Châu, Công ty chứng khoán Phương Đông … nêu trên đều là loại hình tiền gửi thanh toán có kỳ hạn. Do đó, việc khách hàng không nhận thẻ tiết kiệm là đúng.
Ngay cả trong trường hợp khách hàng gửi tiền không lấy sổ tiết kiệm thì Ngân hàng Công thương cũng phải chịu trách nhiệm trả tiền vì chính Ngân hàng Công thương căn cứ hợp đồng thế chấp giả tự ý trích tiền gửi của khách để thu nợ mà mình cho vay trái pháp luật, Ngân hàng Công thương có lỗi trong việc quản lý tài khoản, để Huyền Như giả chứng từ.
Về nguồn gốc của số tiền gửi xuất phát từ giao dịch trái pháp luật
Việc ủy thác của Ngân hàng Á Châu cho nhân viên, việc cho vay của Ngân hàng Nam Việt cho nhân viên … cho dù đúng hay sai cũng không phải là nguyên nhân dẫn đến việc Huyền Như chiếm đoạt được tiền gửi của khách hàng tại Ngân hàng Công Thương. Các sai phạm của các cá nhân tại Ngân hàng Á Châu đến nay cũng chưa có kết luận bằng một bản án có hiệu lực pháp luật.
Trách nhiệm quản lý, trách nhiệmtrả tiền của Ngân hàng Công Thương không thay đổi cho dù nguồn gốc tiền gửi là từ việc ủy thác không đúng quy định hay các nguồn gốc bất hợp pháp khác. Không thể vì tiền gửi của khách hàng có nguồn gốc bất hợp pháp mà Ngân hàng Công thương không chịu trách nhiệm quản lý tiền gửi theo quy định, nhân viên Ngân hàng Công thương có thể chiếm đoạt số tiền này.
Nếu lý do từ chối trách nhiệm này là đúng thì Ngân hàng Công thương phải xác minh tất cả nguồn gốc tiền gửi của khách hàng hiện nay, sắp tới để xác định về trách nhiệm quản lý.
Hành vi chiếm đoạt hoàn thành khi nào
Viện kiểm sát nêu Huyền Như hoàn thành hành vi chiếm đoạt tiền khi khách hàng gửi tiền vào tài khoản của khách hàng tại Ngân  hàng Công thương, việc dùng chứng từ giả rút ra sau đó chỉ là thực hiện sau khi chiếm đoạt.
Ý kiến này chưa đúng với quy định pháp luật, vì khi tiền chuyển vào tài khoản của khách hàng tại Ngân hàng Công thương thì các khoản tiền này vẫn đứng tên khách hàng, khách hàng vẫn có quyền hợp pháp với số tiền này theo hợp đồng ký với Ngân hàng Công thương, theo quy định pháp luật về chủ tài khoản.
Huyền Như chưa chiếm đoạt được số tiền này, hậu quả mất tiền chưa xảy ra thì không thể nói là tội phạm đã hoàn thành.
Việc nêu thời điểm hoàn thành việc chiếm đoạt khi tiền vẫn ở trên tài khoản hợp pháp của khách hàng là đã phủ nhận trách nhiệm quản lý tiền gửi của Ngân hàng Công thương, bỏ qua việc giả mạo chữ ký, gian dối của Huyền Như, bỏ qua lỗi của Ngân hàng Công thương.
Lý luận như vậy sẽ tạo ra tiền lệ rất nguy hiểm: hàng chục triệu khách hàng đang gửi tiền tại hệ thống ngân hàng hiện nay có thể đã bị chiếm đoạt tiển khi tiền vẫn đang mang tên mình?
Trách nhiệm quản lý tài khoản của ngân hàng và khách hàng
Chức năng đương nhiên của các ngân hàng là đi vay để cho vay, làm dịch vụ thanh toán. Để làm được điều này, ngân hàng đương nhiên phải giữ chặt tiền của mình vay từ dân chúng, tức người gửi tiền; ngân hàng phải đảm bảo các lệnh thanh toán được lập và thực hiện chính xác, hợp pháp. Sau khi tiền của dân chuyển vào ngân hàng, trở thành tiền của ngân hàng, ngân hàng nợ dân chúng và có trách nhiệm hoàn trả gốc, lãi vô điều kiện.
Mục tiêu của người gửi tiền khi gửi tiền vào ngân hàng nhằm hưởng lãi suất và mong muốn tiền gửi của mình được đảm bảo an toàn.
Với đặc trưng của hoạt động ngân hàng, Nhà nước luôn phải giám sát và đảm bảo trách nhiệm của ngân hàng với người gửi tiền.
Nếu các mục tiêu trên không đạt được, ngân hàng sẽ không còn là ngân hàng nữa.
Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, với tư cách là tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, các ngân hàng phải chịu trách nhiệm nếu không kiểm soát, không đảm bảo các chứng từ giao dịch tài khoản của khách hợp lệ, chính xác. Tất cả ngân hàng trên thế giới đều như vậy, không thể khác.
Khách hàng có trách nhiệm tự hạch toán các chi tiêu của mình trên tài khoản, tự quản lý số dư của mình để chi tiêu, sử dụng các phương tiện thanh toán cho phù hợp (thẻ, séc…), điều này không thể nhầm lẫn với trách nhiệm quản lý các giao dịch rút tiền, chuyển tiền trên tài khoản của ngân hàng.Khách hàng không thể can thiệp vào việc rút tiền, chuyển tiền, nếu ngân hàng không thực hiện.
Ngay kể cả khi khách hàng liên tục xem số dư tài khoản, giao dịch của mình qua các phương tiện như Intenet banking, thì cũng không ngăn được việc Huyền Như dùng chứng từ giả để rút tiền.
Do đó, khi Huyền Như dùng chứng từ giả chuyển tiền, rút tiền trên tài khoản của khách hàng, Ngân hàng Công thương phải chịu trách nhiệm trả tiền cho khách, không thể khác.
Với trường hợp Huyền Như giả chữ ký khách hàng, ký hợp đồng thế chấp giả, lập hồ sơ vay giả để vay tiền Ngân hàng Công thương, sau đó, Ngân hàng Công thương căn cứ hợp đồng thế chấp giả thu nợ cho vay trái pháp luật thì thực chất là Huyền Như chiếm đoạt tiền của Ngân hàng Công thương.
Tiền của khách hàng chỉ bị mất khi Ngân hàng Công thương thu nợ. Ngân hàng Công thương phải trả lại tiền cho khách.
Nguyên nhân dẫn đến việc Huyền Như chiếm đoạt được tiền
Qua các phân tích trên, có thể thấy: Việc hưởng lãi suất cao, việc nguồn gốc tiền gửi không hợp pháp, việc ký hợp đồng ngoài trụ sở, việc khách hàng không quản lý tài khoản, không nhận sổ tiết kiệm … không phải là nguyên nhân để Huyền Như chiếm đoạt được tiền.
Nguyên nhân để Huyền Như chiếm đoạt được tiền là lỗi của Ngân hàng Công thương trong việc quản lý tiền của chính mình, huy động từ khách hàng. Với thủ đoạn như của Huyền Như, với cách thức quản lý như của Ngân hàng Công thương, khi cần chiếm đoạt, Huyền Như chỉ cần làm chứng từ giả để chuyển tiền, rút tiền, vay tiền thì Huyền Như có thể chiếm đoạt tiền của bất cứ ai gửi tiền tại Ngân hàng Công thương, dù cho lãi suất thế nào, ký hợp đồng ở đâu, nguồn gốc ra sao …
Trách nhiệm quản lý tiền của chính mình, thực chất là vay từ dân chúng, trách nhiệm của ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, có lẽ là chuyện không phải tranh cãi với bất cứ ngân hàng nào trên thế giới này, là bản chất đương nhiên của ngân hàng.
Không chỉ trong vụ án này, xác định trách nhiệm của ngân hàng là đòi hỏi của tất cả các khách hàng gửi tiền khác, là câu trả lời để tự xếp hạng môi trường kinh doanh. Dư luận đang trông chờ phán quyết công minh của Tòa.
Khi Huyền Như dùng chứng từ giả chuyển tiền, rút tiền trên tài khoản của khách hàng, Ngân hàng Công thương phải chịu trách nhiệm trả tiền cho khách.

Theo Đất Việt

Muôn mặt mạng xã hội

Với sự dễ dàng cất tiếng, muốn ẩn danh cũng được, nêu rõ danh tính cũng hay, ai nấy đều tưởng sẽ có một không khí tranh luận sôi nổi, thẳng thắn trên các mạng xã hội khi các ý tưởng sẽ có cơ hội cọ xát, trao qua đổi lại và cuối cùng ý tưởng nào thuyết phục nhất sẽ chiến thắng! Không hề – trái ngược với trông đợi của nhiều người, Internet nói chung, các diễn đàn và các mạng xã hội nói riêng là môi trường thuận lợi cho tâm lý đám đông khi con người ta thấy an toàn hơn khi nấp sau đám đông, hùa theo đám đông một cách vô thức. Lúc đó sự tỉnh táo phải nhường bước cho làn sóng bầy đàn, cuốn phăng mọi lý trí lại dễ chao qua đảo về, bất kể chân lý. Dĩ nhiên bức tranh này đúng với đa số chứ không phải đúng với tất cả.

Dân chủ trên mạng? – Đừng hòng!

Lúc Justine Sacco, giám đốc truyền thông của hãng InterActiveCorp gởi một tin nhắn dạng tweet: “Sắp đi châu Phi. Hy vọng tớ không bị dính AIDS. Đùa thôi. Tớ da trắng mà!” rồi lên máy bay, cô ta không ngờ mẩu tin này làm cô mất việc và quan trọng hơn bị “lăng trì” trên cộng đồng mạng. Sự phẫn nộ của dân trên mạng vì câu nói mang tính phân biệt chủng tộc, kỳ thị, ngu ngốc này thật dữ dội, Sacco và người thân của cô bị đe dọa, ngay cả bất kỳ người nào chỉ cần nói, chuyện đâu có gì mà ầm ĩ là bị ném đá tơi bời. Những lời chửi bới kiểu ả này đáng bị tra tấn, bắn bỏ và cho người bị AIDS hiếp đến chết lan rộng suốt cả tuần lễ sau đó. Câu nói của Sacco đáng bị chê trách nhưng cái không khí đòi “xử” của đám đông cũng ghê rợn không kém và ghê rợn hơn, đó là phản ứng thường thấy trên mạng.
Thông thường con đường hình thành nên một tâm lý đám đông sẽ như thế này: thoạt tiên trước một vấn đề gây tranh luận nào đó, sẽ có những ý kiến khác nhau nhưng chủ nhân của ý kiến nguyên thủy sẽ dùng quyền “ngăn chận” (block) hay “hủy kết bạn” (unfriend) những người phản đối. Dần dà quanh anh ta sẽ chỉ còn những người cùng ý kiến nhưng anh ta sẽ lầm tưởng ý kiến của anh ta được mọi người chấp nhận, tán đồng. Ảo tưởng này sẽ ngày càng lớn dần, tạo ra những thái cực – hoặc theo ta, hoặc đi chỗ khác chơi. Tình trạng tạo ra màng lọc “kiểm duyệt” kiểu như thế sẽ không còn chỗ cho những tranh luận tỉnh táo, những trao đổi sòng phẳng nữa. Đám đông tiền hô hậu ủng như thế sẽ tạo ra tâm lý ngại nói khác mọi người vì không ai muốn chuốc vào mình sự phiền toán bị chỉ trích dù trên không gian ảo. Thế là hoặc họ bỏ đi để tụ tập với nhóm mình có nhiều điểm chung hoặc im lặng theo cách đồng thuận ngầm. Ngay cả khi ở trong nhóm có điểm chung, họ cũng dần dà không lên tiếng phản đối những điểm dị biệt còn sót lại để được chấp nhận ở trong nhóm. Hi vọng gì trong một bầu không khí như vậy?
Một trong những đặc điểm của nền giáo dục hiện đại là tập cho con người có thói quen tò mò, quan sát, nhận định đúng sai với đầu óc phê phán. Người có học không bao giờ dễ dãi chấp nhận mọi chuyện được trình ra cho họ mà phải sàng lọc, phán đoán với tư duy độc lập. Đáng tiếc tình hình bầy đàn trên các mạng xã hội làm mai một kỉ năng này đến nỗi con người ngày càng lười suy nghĩ, sẵn sàng ăn thức ăn nấu sẵn theo nghĩa bóng. Họ không thèm kiểm chứng thông tin, không thèm suy nghĩ xem lập luận được đưa ra có lô-gich không, có thuyết phục không. Các câu nhận xét hà dùa ăn theo ngày càng phổ biến.
Có lẽ ai cũng biết văn hóa là những giá trị, thái độ và hành vi giao tiếp được đa số thành viên của một nhóm người cùng chia sẻ và phân định nhóm này với nhóm khác. Con đường hình thành một nét văn hóa mới là con đường chia sẻ những giá trị được chấp nhận rộng rãi. Vì vậy cái đáng lo là hiện tượng bầy đàn trên mạng dần dà sẽ được chấp nhận rộng rãi, trở thành một giá trị văn hóa thì nó sẽ tác động ngược trở lại các thế hệ sau này.
Nhìn từ phía người bị đám đông “lăng trì” trên mạng xã hội, có thể họ đáng bị phê phán, chê trách nhưng chắc chắn không phải tất cả đều đáng bị “xử tử”. Nhưng trong đa phần trường hợp, họ sẽ biến mất, không còn dấu vết. Các tài khoản Facebook, Twitter, blogs… dễ dàng tan vào khoảng trống hư vô – và như thế nó tương đương với án “xử tử hình” một con người ảo.
Nhìn từ góc độ xã hội, tác động của tâm lý đám đông lên ứng xử của tòa án, chính quyền, công luận và báo chí là có thật, rất thật nữa là đằng khác. Đã có những trường hợp án xử nặng hơn vì sức ép từ đám đông trên mạng xã hội; nhân viên bị sa thải; doanh nghiệp phải cho người điều hành từ chức – tất cả để xoa dịu đám đông ảo. Điều lạ là một khi nhân danh công lý, từng cá nhân trong đám đông ảo đó có thể có những hành vi quá khích gấp bội lần hành vi đang bị lên án nhưng không ai xem đó là chuyện quan trọng cả.

Ứng xử thế nào?

Với một bối cảnh như thế, doanh nghiệp nên ứng xử như thế nào một khi tên tuổi họ được nhắc đến trên mạng xã hội? Rất dễ chứng kiến một công ty tên tuổi bỗng một hôm bị một khách hàng không hài lòng chê bai, rồi bạn bè của khách hàng này mỗi người một chi tiết, tất cả hùa vào, tạo một luồng dư luận không hay ho gì về công ty đó.
Thiết nghĩ phản ứng đầu tiên là phân biệt cuộc sống thật và cuộc sống ảo. Câu chuyện đang diễn ra trên mạng xã hội thì nên gói gọn nó trên mạng xã hội, không nên sử dụng báo chí chính thống để phân bua, giải thích làm gì. Doanh nghiệp nên có sẵn sự hiện diện trên mạng xã hội và lúc này là lúc sử dụng sự hiện diện đó. Có thể dùng mạng lưới của chính mình trên mạng xã hội để đối phó, đáp trả các cáo buộc sai lệch nhưng nên giữ thái độ “trên cơ” – có nghĩa không đôi co tiểu tiết, có thông điệp rõ ràng và bám vào thông điệp đó, không nhảy qua tình tiết mới làm rối tung mọi chuyện lên.
Với công ty lớn, nên có nhân viên chuyên trách theo dõi thông tin trên các mạng xã hội lớn. Bởi phản ứng nhanh khi dư luận chưa lan rộng lúc nào cũng có hiệu quả hơn là đối phó khi chuyện đã như đám cháy rừng. Trái với thế giới thật, không nên đe dọa sử dụng luật sư hay luật pháp trên không gian ảo mà nên duy trì một óc khôi hài nhẹ nhàng, thậm chí dùng cách đồng tình để dập tắt những đòn tấn công dồn dập.
Quan trọng nhất là phải hiểu quy mô của vấn đề. Với nhân viên được giao để theo dõi một mảng hoạt động nào đó, anh ta rất dễ nhầm tưởng cả thế giới đang dồn mắt vào câu chuyện liên quan đến công ty của anh. Thực tế, thế giới ảo rộng mênh mông, mọi người có những mối quan tâm rất rộng, bước ra khỏi vòng ảnh hưởng mà công ty đang dính vào, người nhân viên có thể rất ngạc nhiên khi biết hầu như chẳng ai quan tâm. Thế mới gọi là thế giới ảo!
THEO NGUYỄN VẠN PHÚ

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: “Bộ không có bất cứ nguồn ngân sách nào cho thưởng tết!”

 Chia sẻ về vấn đề thưởng tết cho giáo viên, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận đã thẳng thắn: Bộ không có ngân sách về thưởng tết cho giáo viên. Trên phạm vi toàn ngành, không ai được phép dùng ngân sách để thưởng tết. Bộ trưởng Luận cũng thừa nhận, khó có thể nói sâu được về vấn đề này, bởi chính ông không có giải pháp nào khắc phục.
Theo ông Phạm Vũ Luận, việc lo lương, thưởng cho giáo viên tùy vào hoàn cảnh của địa phương. “Trên phạm vi toàn ngành, các nguồn kinh phí đã theo dòng ngân sách, không ai được phép dùng ngân sách để chi thưởng tết. Đây là một thực tế, bản thân tôi cũng không có giải pháp nào” – Bộ trưởng Luận nhấn mạnh.
Ông Luận lý giải thêm, theo quy định, 80% ngân sách nhà nước cấp cho giáo dục để trả lương giáo viên và cán bộ quản lý, 20% ngân sách còn lại sẽ dùng cho các hoạt động giáo dục. Nhưng thực tế, hầu như toàn bộ ngân sách cấp cho nhà trường chỉ đủ chi lương, nhiều nơi chiếm tới 80-90%, thậm chí 95% tổng ngân sách, còn lại chỉ có một khoản phí rất nhỏ để trang trải các học liệu (văn phòng phẩm…).
Một vấn đề nữa mà lâu nay dư luận vẫn quan tâm là lương, phụ cấp nghề nghiệp và các chế độ cho giáo viên miền núi, vùng khó khăn, Bộ trưởng Luận cho hay, vấn đề lương đã được đặt ra từ Nghị quyết Trung ương 2, khóa VIII, tuy nhiên vẫn chưa thay đổi được cục diện vì nhiều lý do khách quan lẫn chủ quan.
Giải quyết tiền lương cho giáo viên thì liên quan đến nhiều người, nhiều ngành khác, không thể giải quyết biệt lập cho ngành giáo dục, trong khi nguồn lực kinh tế của đất nước chưa cho phép. Đối với ngành giáo dục, ngoài lương, ngành đang nỗ lực quan tâm nhiều hơn đến các chế độ, phụ cấp, chế độ làm việc cho giáo viên và các cán bộ quản lý.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết, năm 2014 là năm đầu tiên thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, trong đó vấn đề lương giáo viên sẽ là một trong những vấn đề trọng tâm. Kinh phí để bảo đảm đời sống giáo viên sẽ được đề cập ở đề án tiền lương do UB Cải cách tiền lương cán bộ công chức đang chuẩn bị.
Bậc lương, các loại phụ cấp của giáo viên sẽ được tính toán tại đề án cải cách tiền lương cán bộ công chức trên tinh thần của Nghị quyết 29 và tổng quỹ lương. Lương cho nhà giáo ngoài công lập sẽ do các cơ sở tự chủ, không tính toán ở đề án này.
Theo Lao Động