Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2012

Tin Chủ Nhật, 23-09-2012

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
<- Hãy xem, cùng dự cái hội chợ ở Nam Ninh, thủ tướng VN thì “nín thinh”, còn Phó TT Malaysia kêu gọi Trung Quốc đẩy nhanh thực hiện DOC (SGGP/ TTXVN) “…đàm phán đa phương chứ không phải thông qua sử dụng hay đe dọa sử dụng sức mạnh quân sự.” Hay nói cho sòng phẳng hơn, thì ông Thủ nhà ta cũng có đề cập tới DOC, cũng nói tới việc “tuân thủ nghiêm túc”, nhưng là cả “hai bên”, tức là chẳng khác gì mặc nhiên công nhận là VN đã hành xử trên Biển Đông y chang những hành động xâm lấn, cướp bóc trắng trợn của TQ.
Cũng cần lưu ý, theo thông tin trên báo, thì trong 10 nước ASEAN tham dự hội chợ, dường như chỉ có 3 nước cử người đứng đầu, là VN, Lào và Myanmar.
Ngoài ra, cũng cần phải bàn ngoài lề một chút về nghi thức ngoại giao. Lâu nay, những màn ôm ấp của các bác nhà ta với “bạn vàng” Trung Hoa, hầu như chỉ có mấy bác tổng, siêu đẳng là bác Tổng Nông. Thế nhưng, bác ta cũng còn biết giữ ý, cuộc nào nó cho ôm quan đầu lĩnh thì bác mới ôm mấy thằng quan bé ở dưới. Còn cuộc của bác Thủ bữa rồi, tay Tập nó không cho ôm, bác lại ôm hai thằng quan tỉnh lẻ người Choang, vậy là còn tình tứ hơn cả bác Tổng Nông vẫn làm. Nói ra cái này để hoặc là ngành ngoại giao cần “rút kinh nghiệm”, hoặc ngược lại, các cán bộ đảng viên cần nhìn vô đó mà cư xử với “bạn” … cho phải phép, chớ có hỗn với nó. Còn dân ta thì coi chừng, chớ có hy vọng biểu tình nếu như một ngày nào đó lộ ra tin bọn cướp biển đó lại bắt bớ, đánh đập ngư dân mình ngoài biển.
- Và đây! Chính báo chí VN đã không thể kìm chế được trước hành động lá mặt lá trái của “bạn 16 chữ vàng” mà ông Thủ nhà ta vừa ôm ấp (bài đã điểm tối qua, không thể không điểm lại)Trung Quốc lại hoành hành ở biển Việt Nam (VNMedia). Sau khi Phó Chủ tịch Tập Cận Bình vừa lớn tiếng tuyên bố muốn giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông thì Trung Quốc lại có một loạt các hoạt động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.
Quá hồi hộp chờ coi trên Tuổi trẻ Chủ nhật bữa nay, nhà báo “sọc dưa” Danh Đức, tác giả bài Bà Clinton đã thất bại ra sao tại Bắc Kinh? mới CN trước, sẽ lại có bài viết mới nhan đề “Ông Dũng đã thất bại ra sao tại … Nam Ninh?“. Hy vọng có bài đó bởi theo Danh Đức lập luận, trúng ngay chuyến thăm của bà Clinton, Bắc Kinh đã đưa ra vài động thái như làm mất mặt bả, vậy thì coi bả đã “thất bại”. Giờ thì cái “mất mặt” này của ông Thủ nhà ta nó còn lớn gấp trăm ngàn lần của bà Clinton , hà cớ gì không có một bài cho nó oách, hở ông Danh Đức? Mần một cú rồi đập niêu cơm luôn, nhưng rửa được cái nhục cả nửa đời người làm thứ báo minh họa. Hề hề!
Phải đăng lại ngay bài viết dũng cảm đáng kinh ngạc này, cũng là đề phòng dù bữa nay chủ nhật, nhưng mấy anh Bắc Son, Thế Kỷ cũng rất mẫn cán rà soát trên BS, lại a-lô bắt VNMedia gỡ bài ngay, thì uổng quá. Cũng may, mà có thể là … khôn, cả bài không một chữ nhắc tới thủ tướng VN, đỡ ê mặt!
Dù sao thì cũng cứ phải đưa 2 tin kinh tế liên quan lên đây cho nó vui cửa vui nhà: - Diễn đàn Hợp tác doanh nghiệp Việt-Trung (DĐDN). - Việt Nam và Trung Quốc đồng tổ chức CISMEF 2012 (HNM).
Nhưng vẫn chưa hết chuyện để bàn. Đó là nếu bài báo trên không bị rút xuống thì có lẽ đã có “đèn xanh” được bật. Tại sao và ai “bật” thì không khó để đoán ra.
Thêm lời nho nhỏ gửi tới bà con biểu tình, rằng cú đạp mặt Chí Đức so với cú này chỉ là … “bé như con kiến”; bà con càng mới cảm thông sự hy sinh-nhịn nhục mà các nhà chính trị của ta phải chịu đựng với thằng “bạn vàng” nó ghê gớm tới đâu. Dân ta mới bị chút xíu là đã la làng oai oái rồi!

- Hòa giải biển đảo qua tòa quốc tế? (BBC). Ông Michael Dukakis: “Đưa ra tòa án quốc tế hay hơn là dùng cách đe dọa tấn công nhau, hay biểu tình”. =>
- Trung Quốc dịu giọng với ASEAN trên vấn đề Biển Đông (RFI).   – Thực hiện không dễ như nhận thức (LĐ).
- Diễu võ dương oai (NLĐ).  – Hoàn Cầu: Thủ tướng Nhật Bản đang đùa với lửa (GDVN).  – Người Nhật biểu tình trước sứ quán Trung Quốc (GDVN).  – Báo Nhật tố cáo Trung Quốc thuê ngư dân biểu dương lực lượng ảo (RFI).  – Thế hệ thanh niên Trung Quốc bị tẩy não (Foreign Policy).  – Người Nhật phản đối Trung Quốc đòi chủ quyền nhóm đảo ở Biển Đông Trung Hoa (VOA).
- Trung Quốc – Philippines bàn chuyện biển Đông (NLĐ). – Phái viên Philippines đến Trung Quốc (TN).  - Đại sứ Philippines đột quỵ tại Trung Quốc về nước (TTXVN).
Chuyện chế tạo xuồng CQ-01 “Cá mập” (TP). “Phương tiện hiện đang được nhiều đơn vị bộ đội đóng quân trên các đảo thuộc biển Đông …”
- Thêm 3 tổ chức nhân quyền lên tiếng về phiên xử 3 blogger Việt Nam (RFI).  – Vì sao Nguyễn Tiến Trung bị bắt làm nhân chứng trong phiên xử anh Điếu Cày? (DLB).  – Luật sư Ngô Ngọc Trai kiến nghị: Mọi người dân đều được quyền tham dự phiên tòa công khai (VRNs/ Dân Luận). “Pháp luật quy định việc xét xử của tòa án là công khai, mọi người dân đều được quyền tham dự phiên tòa, trừ những trường hợp xử kín. Quy định là thế nhưng bấy lâu nay người dân khi muốn tham dự phiên tòa luôn bị những người bảo vệ cổng tòa án, công an tư pháp ngăn cản”.
- Đền Thánh Antôn linh địa Trại Gáo: Đêm hướng về các thanh niên Kitô giáo bị bắt (J.B. Nguyễn Hữu Vinh).
- Nguyễn Ngọc Già – Trao đổi với Huỳnh Thục Vy (Dân Luận).  – Gió Lang Thang – Viết sau những tấm giấy mời (Dân Luận).
- ĐƯỢC LÀM VUA THUA LÀM GIẶC (Phạm Viết Đào). “Hay chuyến thăm Trung Quốc của ông Nguyễn Tấn Dũng cho thấy: giới chóp bu Hà Nội vẫn tìm cách hòa hoàn với Trung Quốc, chuyến đi này là tín hiệu cho thấy ông Nguyễn Tấn Dũng chưa ‘bị thịt’ trong kỳ chỉnh đốn Đảng kỳ này do bàn tay can thiệp của Trung Quốc; vuốt mặt phải nể mũi ?’  – ĐI ĐÊM PHẢN QUỐC (Sơn Thi Thư).
<- Bao giờ có hai người Việt Nam nhận Giải thưởng Trần Nhân Tông? (Hữu Nguyên).  – Bọ Lập đề xuất giải Trần Nhân Tông cho người Việt (Quê Choa). “Bây giờ chỉ cần ngồi rung đùi chờ một ngày đẹp trời TT Nguyễn Tấn Dũng ôm chầm lấy blogger Quan làm báo, nói anh hiểu sai chú mày.  Nếu ngày xưa anh nghe chú mày thì đâu đến nỗi như bây giờ…Khi đó mình lập tức điện cho GS Thomas Pat­ter­son, chủ tịch giải thưởng quốc tế Trần Nhân Tông, để đăng kí ứng cử viên của giải. Bảo đảm ăn giải chăm phần chăm”.
- Quốc Hội đã nhận đơn ông Đặng Thành Tâm (BBC).
- Tin tức trái chiều là do thông tin không minh bạch (RFA). TS Nguyễn Quang A: “Tôi chỉ có thể nói một điều là do sự minh bạch về thông tin tại Việt Nam không được tốt. Vì tính minh bạch của xã hội không được tốt cho nên mảnh đất màu mỡ cho những tin đồn có đất sống“.
-  Sự sao chép Chaebol tai hại (BBC).Những tập đoàn Nhà nước đã và đang là gánh nặng lên nền kinh tế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiềm năng phát triển của Việt Nam“.
- “Sếp” ngân hàng “rủ nhau” từ nhiệm: Bình thường và bất thường (PetroTimes).
Nhóm lợi ích và luật “lobby” (TP).
- Nhận diện đại gia (SGTT). – Nữ đại gia Diệu Hiền: ‘Tôi không bán danh ba đồng…’ (TP).
- Việt Nam Tuần Qua (RFA). “Ngư dân Cà Mau bị bắt; Dân Bắc Trà My tiếp tục lo sợ động đất; Lãnh đạo ngân hàng ACB thay đổi; Phó thủ tướng Đức gốc Việt thăm Việt Nam; Nữ bất đồng chính kiến Phạm Thanh Nghiên mãn hạn tù”.
- GS Đặng Hùng Võ: Không “bôi trơn” không có đất đâu! (Kiến thức).  - Hà Tĩnh: Xã “chia chác” tiền đền bù đất nông nghiệp của dân (ANTĐ).    – Cái nước mình nó thế (Quê Choa). “Dân cứ than cứ kêu, quan cứ không thèm nghe. Cái nước mình nó thế. Quan chẳng dại nghe dân kêu than, nghe dân kêu than chắc chắn sẽ đứng ngồi không yên, còn thời gian đâu đi chơi golf, đi đánh tennis, đi đánh bạc 1 tỉ đồng ván? Ở đâu cũng vậy, hễ đụng sự là các quan đều nhất loạt nói chưa được biết, chưa được rõ, chưa nghe báo cáo. Khi bị dồn đến chân tường quan mới liến thoắng nói sẽ kiểm tra, sẽ điều tra, sẽ làm rõ, sẽ xử lý…”
- Phỏng vấn nhà phê bình văn học Lại Nguyên Ân: ‘Đổi bút danh để được in ấn trong nước’? (BBC).
- Buôn lậu lao động Việt: Tàn nhẫn và nghiệt ngã (DLB).
- Tin về việc Xử lý PV đưa tin bố chồng “dính” con dâu (KP) nhưng có lẽ lại phải “xử lý” thông tin lần nữa khi tự nhiên nêu chuyện “xử lý gì đối với cá nhân ông Trần” mà không nói rõ ổng đã sai phạm cái gì. Nếu ai chưa đọc các tin bài từ đầu vụ này chắc phải đoán thôi, có lẽ ổng đã bịa chuyện cho nhà báo viết bài. – Vũ điệu sexy 10 – Kịch nhiều hồi của Chu Mộng Long (Chu Mộng Long).
- Kết luận của Phó Thủ tướng về đập thủy điện Sông Tranh 2 (CP).
- Vụ hai phóng viên bị côn đồ dọa giết: Công an tỉnh Đồng Nai vào cuộc (TN).
- Hà Nội: Vẫn xây bãi đỗ xe trong công viên Thống Nhất (Tin tức).
-  Café sáng với nhà văn Trang Hạ: Khi cảnh sát giao thông là… “đặc sản”! (Đẹp).  – Huy Cương – Chuyện lạ về cảnh sát giao thông Việt nam biết lịch sự với người dân! - (Dân Luận).
Nhà khoa học chờ tiền, tiền chờ nhà khoa học (TT).
- Thuế đẻ kia mới thật lạ lùng (LĐ/ DT). “Nếu không chăm sóc người phụ nữ khi sinh đẻ đầy đủ và chu đáo như các nước văn minh, thì cũng đừng đưa ra các quy định để cắt bớt sữa của những đứa trẻ sơ sinh”.
- LIỆT SĨ CẤP… HUYỆN (Văn Công Hùng).
- Tây Tạng đang cháy – Trung Quốc chiếm đóng Tây Tạng bất hợp pháp (TSW). =>
- IAEA kêu gọi Bắc Triều Tiên chấm dứt hạt nhân (RFI).  – Triều Tiên lại dọa đánh Hàn Quốc (TN).
- Một ký giả Cuba bị giam vì tội “xúc phạm lãnh đạo” (RFI).
- Aung San Suu Kyi nhận giải Công dân toàn cầu (RFI).
- UNESCO yêu cầu điều tra về vụ sát hại nhà báo Philippines và Campuchia (VOA).
KINH TẾ
- “Bóng ma” lạm phát quay lại (NLĐ).
Xử lý nợ xấu: Hành động ngay để tạo niềm tin (Vef).
- Doanh nghiệp Việt: Thiếu sáng tạo, thừa hoang phí? (CAND).
“Phận yểu” của tiền xu Việt Nam (VTV).
Giá vàng dự báo tiếp tục tăng vào tuần tới (Gafin).
Giải quyết tình trạng “Con đặc sản tắc đầu ra” thế nào? (DV).
Cần hệ thống chuyên trách chống chuyển giá (DĐDN).

<- THỊ TRƯỜNG NHÀ ĐẤT: Mọc như nấm, chết như rạ(NLĐ).  - Xoay xở để tồn tại (DNSG).
- Kotex bị thu hồi ở nước ngoài nhưng vẫn tràn lan ở Việt Nam (NĐT).
- Lời cảm tạ cho những niềm vui… (Alan Phan).
Chưa Tết Trung thu, bánh đã “đại hạ giá” (TN).
Mỹ khuyến cáo các DN chế biến nông sản VN (TN). - Đìu hiu chợ nông sản Đà Lạt.
- Ra ngõ gặp hàng Trung Quốc(PNTP).
Khó xảy ra chiến tranh kinh tế Trung – Nhật (SGGP).
Myanmar có tiềm năng để trở thành một ngôi sao châu Á (DNSG).
Triều Tiên cho phép doanh nghiệp thanh toán bằng tiền mặt (DT).
VĂN HÓA-THỂ THAO
Kết thúc Hội chợ sách Quốc tế: Không “ế” như lo ngại (TTVH).
- GẶP TRĂNG VÀ HỒN TRONG THƠ HÀN MẶC TỬ (Nguyễn Trọng Tạo).   – Nhân kỷ niệm 80 năm ngày sinh Hàn Mạc Tử: THƠ BÙI KIM ANH & VĂN THINH (Nguyễn Trọng Tạo).
- MIỀN…”CỤP” LẠC (KỲ 37) (Nhật Tuấn).
-  Món nộm văn hóa Việt hiện nay dưới con mắt Đỗ Minh Tuấn (Đọc tiểu thuyết Thần Thánh Và Bươm Bướm) (VHNA).
SƠN TÙNG – SEN XANH MỘT ĐÓA(Tễu). Mời xem: THEO CON ĐƯỜNG BÁC HỒ và Hồ Chí Minh của Sơn Tùng, được BS lần đầu tiên đưa lên mạng từ năm  2009.  - Thư giãn cuối tuần: NGUỒN GỐC CÁC TỪ BUỒI – CẶC – DÁI – NÕ.   - Vũ Xuân Tửu: CHUYỆN VÃN TRÊN ĐƯỜNG LÊN LŨNG CÚ.
- Tu bổ di tích: Sẽ lấy ý kiến đóng góp của nhân dân  (ĐĐK).
- Tiền bản quyền nhạc số: Bao giờ “ông lớn” cư xử đúng? (PNTP).
- Ông Lê Ngọc Cường, nguyên Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn: Đừng nghĩ “quản” bằng chứng chỉ đã là chắc ăn (ĐĐK).
- Cần có cái nhìn dài hạn để bảo tồn Vịnh Hạ Long (Tin tức).
- Tập quán săn bắt của người La Hủ ở Mường Tè (TCPT). =>
- Chàng trai bại liệt vẽ tranh, viết thơ bằng miệng (ANTĐ).
- Muốn thành ‘sao’ trước hết phải thành người! (Petrotimes).
- THƯ GIÃN TRƯỚC GIỜ LUẬN KIẾM (Huỳnh Ngọc Chênh).
- Paris trong nhãn quan của Hollywood (RFI).
- Các album nhạc Pháp ra mắt đầu mùa thu (RFI).
- Ðua chạy thang bộ lên đỉnh nhà chọc trời Landmark 72 ở Hà Nội (VOA).
- Giải vô địch thể hình châu Á 2012: Phạm Văn Mách lần thứ 7 vô địch châu lục (TT).
- Giải bóng đá nữ vô địch Đông Nam Á 2012: Thắng Myanmar trong trận chung kết, Việt Nam lên ngôi vô địch (DT).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Nói không biết ngượng “Việt Nam coi trọng giáo dục vì sự phát triển bền vững”(Hai Lúa).   - Cái nước mình nó thế (PNHCM).
- “XƯƠNG RỒNG” CÓ ĐƯỢC QUYỀN “NỞ HOA” – Gửi ngài PGs.Ts Nông Văn Hải và PGs.Ts Trương Nam Hải (Hai Lúa).
- 210. GAĐT MÔN VĂN: TỪ PHONG ĐỘ ĐẾN ĐẲNG CẤP (Lê Đức Thịnh).
Học từ tên đường (PLTP).
Ngoại ngữ của giáo sư (PLTP). - Giáo sư, Phó giáo sư phải giao tiếp được bằng tiếng Anh (TTVN).
Tài liệu của độc giả “tố” TS Lê Thẩm Dương đạo văn (GDVN).
- Ngỡ ngàng các khoản lạm thu (NLĐ).
<- Mò mẫm tìm sách chuẩn (NB&CL).
- Nhiều trường “vét” thí sinh đến hết tháng 11 (GD&TĐ).  – Rút kinh nghiệm vụ tuyển ngang Thủ khoa Lê Đức Duẩn (VietQ).
- Tiếng gọi từ ngôi trường ĐH ở vùng đất cố đô (GD&TĐ).
Nàng Trinh – cô học trò đặc biệt của tộc người B’râu (DT).
Cẩn thận với bảng xếp hạng ĐH Mỹ (PLTP).
- Thiếu cơ sở để khẳng định điện từ trường ảnh hưởng đến sức khỏe con người (VOH).
- Facebook ngưng chức năng ‘tag’ hình (BBC).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Thuốc “dỏm”: Uống rồi đành chịu! (NLĐ).
Lồng đèn nhựa Trung Quốc có chất gây ung thư (TT).
Danh sách đen của lương tâm (Vef).
Nước sinh hoạt bị ô nhiễm (VNN).
- Quảng Nam: 36 đối tượng cai nghiện bỏ trốn đã được đưa về trại (PNTP).
- “Hiệp sĩ” Minh Tiến một ngày 2 lần bắt cướp (TT).
- Người đi đường thờ ơ, nạn nhân TNGT tử vong (VNN). =>
- Lấy chồng sớm làm gì! (NLĐ).
- Tháo gỡ những bất cập trong việc xây dựng lưới điện hạ áp nông thôn (XD nông thôn mới – VTV).
- Cuộc sống của người dân ở Vương quốc vàng Ma Nu (TTXVN).
- Đắk Lắk đầu tư 60 tỷ đồng quản lý, bảo tồn đàn voi (TTXVN). (vấn đề không phải là tiền mà là giải pháp bảo vệ như thế nào)
QUỐC TẾ
- Pakistan phản đối phim bài Hồi giáo (BBC). – Ngày chết chóc ở Pakistan (NLĐ).  – Bangladesh: Biểu tình về vụ cuốn phim bài Hồi giáo (VOA).  – Người biểu tình đụng độ với dân quân ở Libya: 2 người chết (VOA).   - Dân Benghazi chạm súng với phe Hồi Giáo cực đoan: 4 người chết (RFI).   - Pháp huy động cảnh sát ngăn ngừa Hồi giáo cực đoan biểu tình bạo động (RFI).
- Phe nổi dậy Syria dời trung tâm chỉ huy từ Thổ Nhĩ Kỳ về nước  (VOA).  – Triều Tiên muốn bay tới Syria qua không phận Iraq (TT).  – Phe đối lập Syria thông báo bắn hạ 1 máy bay quân đội (VOV).
<- Iran thừa nhận khả năng chiến tranh với Israel (TTXVN).  – Thượng nghị sĩ Mỹ tố cáo Iran tấn công ngân hàng Mỹ trên mạng  (VOA).  – Thượng viện Mỹ thông qua nghị quyết về Iran (VOA).  - Mỹ cấm 20 quan chức Iran dự cuộc họp của Đại Hội Đồng LHQ (VOV)
- TT Obama hối thúc quốc hội hành động để vực dậy nền kinh tế  (VOA).  – Thượng viện Mỹ biểu quyết để tránh việc chính phủ phải đóng cửa (VOA).
- Mỹ: Thu nhập năm 2011 của ứng cử viên Romney là 13,7 triệu đô la (VOA). BTV: Liệu lãnh đạo ở những nước “dân chủ gấp trăm lần” như ở xứ ta có dám công khai thu nhập của mình không?
- Bầu cử Quốc hội Belarus : Không có đối lập (RFI).   – Phe đối lập lưu vong chỉ trích cuộc bầu cử Quốc hội Belarus (RFI).
- Máy bay không người lái của Mỹ giết chết 3 người ở Pakistan (VOA).
- Miền Nam Thái Lan bị đánh bom : 6 người chết, 40 người bị thương (RFI).
- Liên Hiệp Quốc: Cắt giảm tài trợ đe dọa kế hoạch Phát triển Thiên niên kỷ  (VOA).
- Pháp-Đức kỷ niệm 50 năm hòa giải sau Thế chiến thứ hai (RFI).
- Cựu Tổng thống Mubarak chưa bao giờ bị đột quỵ (TTXVN).
- Quan hệ 2 ông Putin – Medvedev rạn nứt? (NLĐ).
- Chuyên gia sẽ điều tra cái chết của Tổng thống Arafat (VOV).
- Ecuador xem xét việc đưa ông Assange của WikiLeaks tới Thụy Điển  (VOA).
- Nhà thờ Úc thừa nhận ‘lạm dụng tình dục’ (BBC).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 22/09/2012;  + Cà phê sáng cuối tuần – 22/09/2012;  + Trang địa phương – 22/09/2012;  + Xây dựng nông thôn mới – 22/09/2012;  + Tài chính kinh doanh tối – 22/09/2012.

1265. Thế hệ thanh niên Trung Quốc bị tẩy não

Foreign Policy


Tác giả: Qi Ge
Người dịch: Đan Thanh
21-9-2012
Những cuộc biểu tình chống Nhật Bản chẳng đòi lại được đảo cho chúng ta, mà chỉ làm rõ một điều: Người dân là con rối của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
THƯỢNG HẢI – Từ thập niên 1970, tôi đã được biết rằng nhân dân Trung Quốc là nhân dân tự do và dân chủ nhất thế giới. Mỗi năm tôi đi học tiểu học ở Thượng Hải, các thầy cô giáo đều nhắc đi nhắc lại điều này trong giờ đạo đức và chính trị. Sách giáo khoa – giả vờ giả vịt ngây thơ – hỏi chúng tôi rằng liệu tự do và dân chủ ở các nước tư bản có thật là cái mà họ tự nhận không? Sau đó là có đủ kiểu logic và các ví dụ không hề nêu nguồn trích dẫn, nhưng do tôi luôn luôn ngồi đếm thầm trong những giờ học đó, thay vì tập trung nghe giảng, cho nên việc chính quyền làm về căn bản là vô ích đối với tôi. Ở trường trung học và lên đại học, tôi khó bị tẩy não một cách kỳ lạ.
Nhưng ngay cả như thế, thì trong những năm đại học, tôi vẫn ghét Nhật Bản. Tôi cảm thấy người Nhật đã giết hại quá nhiều đồng bào tôi, đa số nạn nhân đều là dân thường, và cuối cùng Nhật đầu hàng thì vẫn là chưa đủ. Chỉ sau khi học tiếng Nhật và đọc thêm các tài liệu lịch sử, tôi mới dần hiểu ra bộ mặt thật của lịch sử: Khi quân đội Nhật xâm lược Trung Quốc vào năm 1931, Mao Trạch Đông – hồi ấy vẫn còn là du kích – đã quay đầu tháo chạy. Tưởng Giới Thạch – vị tống thống trên danh nghĩa của Trung Hoa lúc đó đã trụ lại để chiến đấu trong thành phố Trùng Khánh thời chiến, còn Đảng Cộng sản của Mao trốn lên phía bắc để lập căn cứ chống Nhật ở tỉnh Thiểm Tây (Shaanxi), Cam Túc (Gansu), và Ninh Hạ (Ningxia), nơi chẳng có một lính Nhật nào.
Thanh niên ngày nay lại lặp lại những chuyện tôi đã trải qua hồi mới lớn, nhưng, không như thế hệ tôi – những người mà lòng căm ghét Nhật Bản chỉ dừng ở mức độ lời nói – thế hệ này đã xuống đường biểu tình.
Mặc dù hiến pháp Trung Hoa cho phép dân biểu tình, nhưng chính quyền vẫn cấm biểu tình trong những trường hợp đặc biệt. Bất cứ ai biết sử Trung Quốc đều hiểu rằng khi luật Trung Quốc quy định một điều gì đó thì có thể là nó có ý nói ngược lại. Ví dụ, luật Trung Quốc bảo rằng mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, nhưng trên thực tế, Hồ Cẩm Đào và các đồng chí của ông ta bình đẳng hơn tất cả những người khác.
Vì vậy, thanh niên Trung Quốc ngày nay nên cảm ơn chính quyền Nhật Bản, bởi vì nếu Nhật Bản chưa mua quần đảo Điếu Ngư, thì chính quyền Trung Quốc sẽ chẳng mở mạng một chút nào để cho phép họ xuống đường như tuần trước. Những người biểu tình hò hét các khẩu hiệu đơn điệu, nhàm chán, chẳng hạn như đòi Nhật Bản cút khỏi quần đảo Điếu Ngư; công an mặc thường phục trà trộn với người biểu tình, trao đổi với nhau một cách hết sức căng thẳng qua tai nghe. Người biểu tình thậm chí còn vác ảnh Mao Trạch Đông – đã chết từ năm 1976, và tôi thì ước giá như ông ta chết sớm hơn thế.
Nhiều người biểu tình trẻ tuổi tỏ ra cực kỳ phấn khích. Hàng thập kỷ qua, các chương trình tivi về cuộc kháng chiến chống Nhật 1931-1945 bóp méo mọi sự thật lịch sử và biến người Nhật thành một sắc dân ngu đần, hung hãn, tàn bạo, một giống gián cần bị tiêu diệt. Thật buồn cười là, các diễn viên Trung Quốc vào vai ác quỷ Nhật Bản đều chỉ nói tiếng Trung Quốc, khúm núm một cách trơ trẽn, mọi cử chỉ của họ chẳng khác gì các quan chức tham nhũng có mặt trên khắp đất nước Trung Hoa ngày nay.
Giờ đây, chính quyền Trung Quốc cảm thấy chỉ bôi nhọ kẻ thù qua tivi thì chưa đủ, và đã đến lúc cho phép thanh niên biểu tình – một cơ hội mà thanh niên rất hoan nghênh, bởi vì như thế là thông qua các hành động yêu nước của mình, họ có thể chứng tỏ là họ có giá trị trên cái cõi đời này. Nhiều người trong số họ bình thường có địa vị rất khiêm tốn, thu nhập thấp, lê lết vật lộn sống ở các thành phố đắt đỏ. Họ không mua nổi nhà, không có gia đình, không nuôi được con, không chăm sóc nổi bố mẹ, và chẳng ai quan tâm chú ý đến họ. Nhưng giờ đây, những con rối bị chà đạp đó cuối cùng đã có thể nhảy vào trung tâm của sân khấu chính trị, thế nên họ rất sẵn sàng để cho người ta giật dây họ.
Tuy nhiên, nền giáo dục tẩy não của chính quyền Trung Quốc tinh vi hơn thế nhiều. Để một chế độ đỏ có thể tồn tại lâu đến thế, để theo kịp với phương Tây về sự thừa thãi của chủ nghĩa tư bản, họ cần phải vượt trội so với mô hình Xô Viết thô bạo. Và chắc chắn là, sau những vụ đập phá, đốt phá, cỗ máy tuyên truyền sẽ tung ra khẩu hiệu “yêu nước có lý trí”: Vẫn là những định-hướng-theo-đảng cũ kỹ đó, nhưng bây giờ là một thời đại khác rồi và đảng cần kín đáo hơn, có nghĩa là họ phải nhấn mạnh cái từ đang là mốt thời thượng: “có lý trí”. Đảng Cộng sản và Bộ Tuyên truyền của họ luôn luôn theo kịp thời đại.
Trong cái xã hội toàn trị một cách tinh vi này, “yêu nước có lý trí” nghĩa là phải tôn trọng các quy tắc mà chế độ toàn trị đề ra. Kiểu lý trí đó, và kiểu yêu nước đó, cũng sẽ tương tự như của Joseph Goebbels mà thôi. Tuy nhiên, những thanh niên yêu nước bị tẩy não ở Trung Hoa lục địa không hiểu điều đó. Người Hong Kong – những người biểu tình phản đối “nền giáo dục yêu nước” do chính quyền lục địa áp đặt lên họ – mới thật hiểu biểu tình: Không giống như ở lục địa, các cuộc biểu tình ở Hong Kong thực sự là tự phát và không được sự hậu thuẫn của chính phủ. Thảo nào mà các hãng tin sở tại không hề đưa tin về chúng.
Thật lạ, trên các blog, một số lượng đáng ngạc nhiên các trí thức nổi tiếng Trung Hoa lại nhiệt liệt ủng hộ khẩu hiệu yêu nước có lý trí. Lúc đầu, tôi thấy như thế là hỏng rồi, nhưng về sau tôi hiểu ra: Khi họ ngồi học các giờ đạo đức ở trường tiểu học, hẳn họ đã không có cái thú như tôi là đếm đến những số thật lớn.
Nguồn: Foreign Policy
Bản tiếng Việt © BS2012

1266. Tây Tạng đang cháy – Trung Quốc chiếm đóng Tây Tạng bất hợp pháp

Top Secret Writers
Tác giả: WC
Người Dịch: Dương Lệ Chi
18-09-2012
Năm 1949, Hồng quân Trung Quốc đã tiến vào Tây Tạng với một nhiệm vụ. Bây giờ, hơn sáu mươi năm sau, nhiệm vụ đó vẫn chưa hoàn tất.
Mặc dù những người Cộng sản chiếm được đất, nhưng họ đã không thắng được lòng dân. Quân đội kiểm soát mảnh đất Tây Tạng, nhưng áp bức đã không thể dập tắt mong muốn độc lập và tự do tôn giáo của người Tây Tạng.
Người dân Tây Tạng đã chiến đấu một cách anh dũng để duy trì sự tự do và toàn vẹn  của họ với tất cả hy vọng giành lại độc lập gần như đã bị mất. Như thế giới nhìn thấy, Tây Tạng đang cháy.
“Về mặt pháp lý, cho đến nay Tây Tạng vẫn còn như tình trạng của một nhà nước. Nhưng Tây Tạng là một nhà nước độc lập nằm dưới sự chiếm đóng bất hợp pháp. Cả sự xâm lược quân sự của Trung Quốc lẫn sự chiếm đóng tiếp tục của Quân đội Trung Quốc (PLA)đã chuyển giao chủ quyền của Tây Tạng cho Trung Quốc. [1]”
Gần 61 năm trước, quân đội Cộng sản Trung Quốc xâm chiếm Tây Tạng, được cai trị như một quốc gia có chủ quyền vào thời điểm đó [2] Quân đội Trung Quốc vào lấy mất đất đai, tự do và tín ngưỡng của người dân Tây Tạng. Sự chiếm đóng bất hợp pháp này vẫn còn tiếp tục cho đến ngày nay.
Trong khi các nhà sư Phật giáo tự thiêu để phản đối các hành động bạo lực ghê tởm và gây hấn mà họ phải trải qua, các nước còn lại trên thế giới quan sát nhưng không để ý tới, và chính phủ các nước vẫn im hơi lặng tiếng [3]. Đất nước, văn hóa và người dân Tây Tạng đang bị tàn sát khi chúng ta không can dự và nhìn xem nó xảy ra.
Lịch sử Tây Tạng
Nhiều tài liệu cho rằng, Tây Tạng là một đất nước [có lịch sử] gần 2.000 năm [4]. Trong suốt thời gian đó, Tây Tạng bị ảnh hưởng nước ngoài vào các thế kỷ 13 và thế kỷ 18 [5]. Bất chấp thực tế này, Tây Tạng đã được tự do và được công nhận tự do.
Mặc dù Tây Tạng không có quan hệ chính thức với nhà Minh, Trung Quốc (1386-1644), nhưng họ đã có quan hệ chặt chẽ với đế chế Mãn Châu sau đó. Trong thời gian này, Đạt Lai Lạt Ma đồng ý trở thành lãnh đạo tinh thần của Hoàng đế Mãn Châu. Tuy nhiên, sự kiện này không có nghĩa là Tây Tạng đã từ bỏ nền độc lập của mình [6].
Ngay cả khi quay ngược lại thời gian năm 1913, nền độc lập của Tây Tạng đã được nhiều nước công nhận với các tuyên bố trong khu vực [7], trong đó có Vương quốc Anh.
Tuy nhiên, người Trung Quốc bác bỏ các tuyên bố tự do của Tây Tạng. Về phần mình, Trung Quốc chỉ ra lịch sử truyền miệng hoặc các bản đồ cổ, vẽ hàng trăm năm trước. Trung Quốc không công nhận chủ quyền bằng vũ lực, do đó họ không thể đòi quyền sở hữu đối với Tây Tạng do sự chiếm đóng đất đai của họ.
Trong trường hợp này, họ chỉ dựa vào các tuyên bố trước đây cả thế kỷ [8].
Năm 1949, Hồng quân Trung Quốc tiến vào Tây Tạng, tuyên bố là chủ sở hữu vùng đất này. Năm 1951, Trung Quốc áp đặt hiệp ước 17 điểm bất bình đẳng lên Tây Tạng, qua đó chinh phục người dân Tây Tạng bằng sự cai trị của Trung Quốc. Đến năm 1959, người dân Tây Tạng đã trở nên mệt mỏi với sự chiếm đóng bất hợp pháp này và nổi dậy. Cuộc nổi dậy đã dẫn đến kết quả 87.000 người Tây Tạng bị giết.
Sau sự kiện này, Đức Đạt Lai Lạt Ma trốn sang Ấn Độ, nơi ông lãnh đạo chính phủ lưu vong. Năm 1963, Đức Đạt Lai Lạt Ma ban hành hiến pháp cho nước Tây Tạng độc lập [9].
Tuy nhiên, Bắc Kinh đã từ chối thừa nhận nền độc lập của Tây Tạng và đã tàn bạo trong việc khẳng định quyền kiểm soát ‘đất nước’.
Trung Quốc đàn áp Tây Tạng
Trung Quốc tuyên bố họ đã giải phóng người dân Tây Tạng, nhưng người dân Tây Tạng nhìn vấn đề này hoàn toàn khác. Người dân Tây Tạng lo sợ bị mất đất đai, văn hóa và cách sống của mình.
Như một người Tây Tạng tên là Tawu Jamphel Yeshi, 27 tuổi, phản đối sự cai trị của Trung Quốc, đã viết những dòng sau đây trước khi tự thiêu:
“Chúng tôi (người Tây Tạng) yêu cầu được tự do thực hành tôn giáo và văn hóa của chúng tôi. Chúng tôi đòi quyền tự do sử dụng ngôn ngữ của chúng tôi. Chúng tôi đòi có được quyền bình đẳng như những người dân sống ở các nơi khác trên thế giới. Dân thế giới, xin hãy ủng hộ Tây Tạng. Tây Tạng thuộc về người Tây Tạng [10]“.
Mọi thứ trở nên quá tồi tệ đối với người Tây Tạng khi đang viết bài này, không dưới 54 người Tây Tạng đã tự thiêu để mọi người chú ý đến hoàn cảnh khó khăn của họ. Mặc dù Đức Đạt Lai Lạt Ma không đồng ý với hành động này [11], sự phản kháng vẫn tiếp tục.
Nhu cầu của người Tây Tạng đã thay đổi. Trong những năm qua, nhiều nước đã hỗ trợ một Tây Tạng độc lập. Tuy nhiên, với sự trỗi dậy của Trung Quốc, những nước cam kết hỗ trợ này càng ít hơn.
Thất bại trong việc hỗ trợ người dân Tây Tạng đau khổ, đã dẫn đến sự gia tăng đàn áp của Cộng sản trong khu vực và sự xung đột cho người Tây Tạng. Khi áp lực quốc tế lên Trung Quốc giảm bớt, người dân Tây Tạng buộc phải chiến đấu cho các quyền tự do cơ bản mà tất cả mọi người phải được được hưởng.
Tự Do Tôn Giáo
Dân Tây Tạng muốn có tự do tôn giáo, đây là một vấn đề đối với người vô thần Trung Quốc.
Mặc dù tự do tôn giáo được Hiến pháp Trung Quốc bảo vệ, nhưng “tự do thực hành tôn giáo” thì không. Điều này có nghĩa là hiến pháp Trung Quốc chỉ bảo đảm quyền tự do “sinh hoạt tôn giáo bình thường”.
Đảng cộng sản đã lấy mất rất nhiều quyền tự do qua điều mà họ tuyên bố là “bình thường”. Chẳng hạn như, đạo Phật công nhận Đức Đạt Lai Lạt Ma và uy thế của ngài, thì bị cấm. Thật vậy, các Phật tử Tây Tạng thậm chí không được phép sở hữu hình ảnh của Đức Đạt Lai Lạt Ma, cũng như không được giữ tài liệu liên quan đến những lời giáo huấn của ngài [12].
Ở Trung Quốc, “tự do tôn giáo” có nghĩa là một người được tự do thực hành tôn giáo theo cách Đảng Cộng sản ra lệnh.
Không chỉ Đảng Cộng sản vô thần, mà họ còn kiểm soát tất cả các tôn giáo bằng một bàn tay sắt. Vấn đề gần đây nhất là chính phủ Trung Quốc đã đàn áp tất cả các tôn giáo chính ở Trung Quốc, và xem tôn giáo là mối đe dọa đối với địa vị thống trị của Cộng sản.
Người Tây Tạng nói riêng, là một cái gai đối với họ. Đa phần bắt nguồn từ thực tế là Đức Đạt Lai Lạt Ma đã bỏ trốn. Việc ngài tiếp tục đối thoại với phương Tây được xem như là ly khai với Trung Quốc và là một cách phá hoại Trung Quốc.
Việc này ngày càng trầm trọng hơn do tình yêu thương và sự tôn kính mà người Tây Tạng ngày nay dành cho Đức Đạt Lai Lạt Ma. Hậu quả là, Trung Quốc đàn áp hơn bao giờ hết. Đàn áp đã trở nên quá khốc liệt và tàn bạo mà Bắc Kinh không muốn thế giới nhận ra mọi thứ trở nên tồi tệ như thế nào.
Để giữ bí mật này trong chăn, người nước ngoài không thể nào có được visa vào Tây Tạng. Để làm cho vấn đề tồi tệ hơn, Tây Tạng bị ‘đóng cửa vô thời hạn’ đối với người nước ngoài [13]. Dường như chính phủ Trung Quốc sẽ làm bất cứ điều gì để che đậy những gì đang thực sự xảy ra ở Tây Tạng.
Người Tây Tạng cũng tranh đấu do không thể dung nạp cộng sản, với mục đích sống một cuộc sống bình thường, nhưng không thể. Ngoài việc bắt buộc người Tây Tạng để tố cáo Đức Đạt Lai Lạt Ma, người dân còn phải trải qua sự “giáo dục lòng yêu nước”, và họ phải tuân theo đạo Phật kiểu Cộng sản.
Người dân Tây Tạng cho rằng những phương pháp này và các chính sách khác – như việc bắt buộc loại bỏ bất kỳ, cũng như tất cả mọi hình ảnh của Đức Đạt Lai Lạt Ma – là hết sức vô lý. Họ cũng chỉ ra việc thi hành nặng tay mà cộng sản đã áp đặt lên họ. Một ví dụ trong số đó là rất nhiều điểm kiểm tra của chính phủ mà người Tây Tạng phải đi qua trong khi đi lại.
Những người dân sống trên mảnh đất này cũng giống như sống ở một trong những nhà tù cao nhất trên trái đất. Hầu hết cho rằng các chính sách đàn áp vẫn tiếp tục. Các tu sĩ Tây Tạng vẫn đang bị bắt giữ và “cải tạo”.
Họ bị đánh đập và buộc phải tố cáo Đức Đạt Lai Lạt Ma [14].
Tuần tới, tôi sẽ bàn sâu thêm về một số “giải pháp” bi kịch mà Trung Quốc đã khám phá ra cho “vấn đề” Tây Tạng.
Tài liệu tham khảo & hình ảnh:
[1][4][8][9] DhamraKara.net
[2] như trên
[3] RFA.org
[5] như trên
[6] Những người bạn của Tây Tạng
[7] Phayul.com
[10] Sify.com
[11] NY Daily News
[12] Buddhist Channel
[13] Telegraph
[14] Global Post
[15] Sify
Nguồn: Top Secret Writers
Bản tiếng Việt © BS2012

1267. Báo VN đưa tin: “TQ lại hoành hành ở biển VN” ngay giữa lúc Thủ tướng VN đang công du TQ

VN Media

Cập nhật lúc 18h18″ , ngày 22/09/2012


Sau khi Phó Chủ tịch Tập Cận Bình vừa lớn tiếng tuyên bố muốn giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông thì Trung Quốc lại có một loạt các hoạt động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Tờ Tân Hoa xã – cơ quan ngôn luận của nhà nước Trung Quốc, hôm qua (21/9) đưa tin, nước này đang tăng cường thúc đẩy các hoạt động đầu tư, phát triển ở cái gọi là “thành phố Tam Sa”.
Trung Quốc hồi tháng 7 đã ngang nhiên thành lập cái gọi là thành phố “Tam Sa” với phạm vi quản lý hơn 200 đảo nhỏ, bãi cát và bãi đá ngầm ở 3 quần đảo lớn ở Biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Đây là một trong những động thái gây sóng gió lớn nhất ở Biển Đông trong thời gian qua của Trung Quốc. Khi căng thẳng chưa kịp lắng xuống thì những ngày gần đây, Trung Quốc lại cấp tập thực hiện một loạt động thái khiêu khích ở hai quần đảo của Việt Nam.
Cục Quản lý Thương mại và Công nghiệp của tỉnh Hải Nam, Trung Quốc, vừa mới đây cho biết, trong tháng 8 và tháng 9, cơ quan này đã lần lượt cấp phép cho một công ty xây dựng và một công ty du lịch hoạt động ở cái gọi là “thành phố Tam Sa”.
Ông Wen Zheng, một quan chức cấp cao chịu trách nhiệm về hoạt động cấp phép cho các doanh nghiệp hoạt động ở Hải Nam, hôm qua trắng trợn tuyên bố, tỉnh Hải Nam đã nhận được rất nhiều đơn xin thành lập doanh nghiệp ở Tam Sa và sẽ đẩy nhanh tốc độ cấp phép cho các doanh nghiệp đăng ký hoạt động ở đây để thu hút thêm đầu tư.
Trong khi đó, “chính quyền ở cái gọi là thành phố Tam Sa” cho biết, họ đang xúc tiến một kế hoạch phát triển bao gồm các dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng, giao thông và bảo vệ sinh thái. Theo đó, “giới chính quyền ở Tam Sa” đã lên kế hoạch cho 31 dự án lớn với số tiền cần đầu tư lên tới 13,3 Nhân dân tệ (2,1 tỉ USD), trong đó có dự án mở tuyến du lịch bất hợp phép đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trước dịp Quốc khánh Trung Quốc – 1/10 tới.
Ngoài ra, “giới chức của cái gọi là Tam Sa” cũng tuyên bố sẽ tăng cường khai thác nguồn cá và dầu khí ở khu vực lãnh hải quanh đó. Một quan chức địa phương ngang nhiên cho biết, họ có thể huy động thêm ít nhất 1.450 tàu cá đến để phát triển các ngư trường ở Biển Đông.
Những hoạt động trên của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tất cả những diễn biến mới nhất này diễn ra trong bối cảnh Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa lên tiếng trấn an các nhà lãnh đạo Đông Nam Á rằng, Bắc Kinh chỉ muốn duy trì mối quan hệ hoà bình với các nước trong khu vực.
Phát biểu tại lễ khai mạc một Hội chợ triển lãm ASEAN – Trung Quốc đang diễn ra ở thành phố Nam Ninh, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Phó Chủ tịch Tập Cận Bình hôm qua cho biết, sự thịnh vượng của Trung Quốc chỉ có thể được bảo đảm bằng mối quan hệ hữu hảo với các nước láng giềng. Ông Tập Cận Bình còn nói thêm rằng: “Trải qua rất nhiều thăng trầm thời hiện đại, chúng tôi nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của sự phát triển và giá trị của hoà bình”.
Tuy nhiên, ngay sau những lời nói tốt đẹp trên, Trung Quốc lại có những hành động đi ngược lại với lời nói của mình.
Trước đó, việc Trung Quốc lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” cũng đã vấp phải sự chỉ trích dữ dội không chỉ của Việt Nam mà của cả dư luận quốc tế và người dân ở chính đất nước Trung Quốc.
Hồi tháng 8, giới chức Mỹ từng lên tiếng chỉ trích, việc Trung Quốc thiết lập cái gọi là thành phố Tam Sa đã đi ngược lại những nỗ lực hợp tác ngoại giao nhằm giải quyết các bất đồng, và có nguy cơ làm tăng căng thẳng trong khu vực.
Trước đó, hồi tháng 6, biên tập viên Chu Phương của tờ Tân Hoa xã từng nói, “thiết lập ‘thành phố Tam Sa’ là trò cười quốc tế. Ông này đã mạnh mẽ yêu cầu hủy bỏ ngay việc làm này.
Kiệt Linh – (tổng hợp)

Tin ngày 23/9/2012

  • Bầu cử Quốc hội Belarus : Không có đối lập (RFI) - Bầu cử Quốc hội Belarus ngày mai là chủ đề được nhiều báo Pháp quan tâm. Về chủ đề này, Le Monde có bài tường trình : « Nhà cầm quyền Belarus tổ chức một cuộc bầu cử quốc hội không có đối lập, không có tranh luận ». Để rảnh tay hành động, Minsk từ chối cấp visa cho hai quan sát viên quốc tế của OSCE.
  • Một ký giả Cuba bị giam vì tội "xúc phạm lãnh đạo" (RFI) - Hiệp Hội Báo Chí Liên Châu Mỹ IAPA (Inter-American Press Association) kêu gọi chính quyền LaHabana trả tự do tức khắc cho một phóng viên Cuba, Calixto Martinez Arias bị bắt hôm chủ nhật 16/09/2012 gần kho hàng của phi trường La Habana. Phóng viên độc lập này có nguy cơ bị ba năm tù với tội danh « xúc phạm lãnh đạo ».
  • Paris trong nhãn quan của Hollywood (RFI) - Đó là chủ đề của cuộc triễn lãm tại Tòa đô chính Paris từ ngày 18/09/12 đến ngày 15/12/2012. Thành phố Paris tráng lệ đã được làng nghệ thuật thứ Bảy của Hoa Kỳ vinh danh qua hơn 800 bộ phim. Duyên cớ nào khiến điện ảnh của Mỹ chú ý nhiều đến Paris như thế ?
  • Pháp-Đức kỷ niệm 50 năm hòa giải sau Thế chiến thứ hai (RFI) - Trong khuôn khổ kỷ niệm 50 năm hiệp ước Elysée (22/01/1963) đánh dấu sự hàn gắn chính thức giữa Đức và Pháp sau Thế chiến thứ hai, thủ tướng Đức Angela Merkel đã tiếp tổng thống Pháp François Hollande tại Ludwigsburg, lâu đài xây theo kiến trúc Baroque lớn nhất nước Đức.
  • Aung San Suu Kyi nhận giải Công dân toàn cầu (RFI) - Hôm qua 21/09/2012 là ngày bà Aung San Suu Kyi thăm trụ sở Liên Hiệp Quốc và nhận giải thưởng cao quý vinh danh công lao của những anh hùng, tranh đấu cho tự do dân chủ của quê hương mình. Trong buổi dạ tiệc tại New York, bà Aung San Suu Kyi đã nhận giải Global Citizen Award, Công dân Toàn cầu 2012.
  • Báo Nhật tố cáo Trung Quốc thuê ngư dân biểu dương lực lượng ảo (RFI) - Vào trưa nay 22/09/2012 tại Tokyo, khoảng 800 người Nhật tham gia cuộc biểu tình đầu tiên lên án chế độ Trung Quốc là « phát xít ». Đoàn biểu tình khẳng định « không bao giờ nhượng bộ trước đe dọa quân sự của Bắc Kinh ». Trong khi đó thì tại Trung Quốc, phong trào xuống đường đã giảm đi từ 19/09/2012. 
  • Phe đối lập lưu vong chỉ trích cuộc bầu cử Quốc hội Belarus (RFI) - Ngày mai, 23/09/2012, cử tri Belarus sẽ tham gia bầu cử Quốc hội. Thế nhưng, các nhà đối lập Belarus lưu vong tại Litva và Ba Lan hôm qua đã chỉ trích cuộc bầu cử này, xem đây chỉ là một việc « làm mất thời giờ ». Còn ở trong nước, hai đảng đối lập chủ yếu đã kêu gọi tẩy chay cuộc bầu cử ngày mai.
  • Dân Benghazi chạm súng với phe Hồi Giáo cực đoan: 4 người chết (RFI) - Hôm qua 21/9/2012, tại Benghazi, thành phố lớn thứ hai của Libya, hàng ngàn người Libya đã xuống đường biểu tình và tấn công một số địa điểm do các nhóm Hồi Giáo cực đoan chiếm đóng trong thành phố, khiến một vài nhóm này phải rút lui. Chính quyền Libya lên tiếng kêu gọi tránh để đất nước rơi vào hỗn loạn.
  • IAEA kêu gọi Bắc Triều Tiên chấm dứt hạt nhân (RFI) - Hôm qua, 21/9/2012, Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (International Atomic Energy Agency - IAEA) đã ra nghị quyết yêu cầu Bắc Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân quân sự. Nghị quyết này được thông qua trong khuôn khổ hội nghị toàn thể IAEA bao gồm 155 nước thành viên.
  • Miền Nam Thái Lan bị đánh bom : 6 người chết, 40 người bị thương (RFI) - Hôm qua 21/9/2012, một vụ tấn công bằng xe hơi có cài bom đã diễn ra trong một khu chợ ở miền nam Thái Lan, làm 6 người thiệt mạng và 40 người bị thương, trong đó có 19 người bị thương nặng. Vụ nổ xảy ra trong một khu chợ sầm uất ở tỉnh Pattani, trong bối cảnh quân đội hoàng gia Thái Lan và một vài phần tử thuộc phe nổi dậy đang thương thuyết.
  • Trung Quốc dịu giọng với ASEAN trên vấn đề Biển Đông (RFI) - Sau nhiều tháng căng thẳng trên vấn đề chủ quyền Biển Đông, Trung Quốc nay có vẻ dịu giọng, với tuyên bố vào ngày hôm qua, 21/09/2012, của phó chủ tịch Tập Cận Bình rằng Bắc Kinh chỉ muốn có quan hệ tốt với các nước Đông Nam Á.
  • Thêm 3 tổ chức nhân quyền lên tiếng về phiên xử 3 blogger Việt Nam (RFI) - Ngày thứ Hai tới, 24/09/2012, ba blogger Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), Phan Thanh Hải (Anhbasaigon) và Tạ Phong Tần sẽ bị đem ra xét xử tại Sài Gòn với tội danh “ truyên truyền chống Nhà nước”. Hôm qua, thêm ba tổ chức nhân quyền quốc tế bày tỏ mối quan ngại về phiên tòa này.
  • Bà Suu Kyi sẽ gặp Tổng thư ký LHQ tại New York (VOA) - Bà Suu Kyi đã gây ấn tượng đặc biệt khi nói rằng TT Thein Sein, một cựu lãnh đạo quân đội, xứng đáng được ghi công một phần về những thay đổi tích cực ở Miến Ðiện
  • Tạm không tích nước Sông Tranh 2 (BBC) - Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo chưa tích nước lại hồ chứa công trình Thủy điện Sông Tranh 2 vì lo ngại an toàn sau các trận động đất.
  • Sự sao chép Chaebol tai hại (BBC) - Phải chăng thất bại của doanh nghiệp Nhà nước là hậu quả của sự sao chép thiếu hiểu biết từ mô hình Chaebol của Nam Hàn?
  • Cộng đồng nổi giận với giải thích của Bệnh viện Nhi (VnExpress) - Cách giải thích việc cấm quán cơm từ thiện 5.000 đồng của đại diện bệnh viện Nhi bị cộng đồng đánh giá là "né tránh", "kém cỏi", "vụng chèo khéo chống"... Nhiều người đề nghị lãnh đạo bệnh viện làm rõ việc này.
  • Con rể tàn ác và lòng bao dung của bố vợ (VnExpress) - Ông Dinh bảo không thể quên cảm giác "đất như lún xuống" khi cảnh sát thông báo xác phụ nữ bị vứt ở sườn đê nghi là con gái rượu của ông mất tích 3 ngày qua.
  • Thú đua xe mô hình của dân chơi Hà Nội (VnExpress) - Ôtô mô hình giúp người chơi thoả mãn đam mê tốc độ với những pha biểu diễn ngoạn mục chỉ thấy trên phim ảnh. Thót tim, nín thở chờ đợi những pha tiếp đất thành công.
  • 'Không tích nước, đập Sông Tranh 2 vẫn nguy hiểm' (VnExpress) - Dù Chính phủ chưa cho phép Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tích nước hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 sau khi xử lý sự cố thấm, nhưng nhiều chuyên gia vẫn lo ngại mất an toàn công trình trong mùa mưa lũ năm nay.
  • Những đứa trẻ bị cha mẹ bỏ rơi (VnExpress) - Vừa lọt lòng, bé gái Kiều Bình An đã bị người thân mang đến bỏ trước cổng chùa Bồ Đề (Long Biên, Hà Nội) cùng thông báo, cháu bị nhiễm HIV. Hay bé Hà Anh liệt nửa người từ lúc mới sinh nên cũng bị bỏ rơi...
  • Thêm một đại gia thủy sản ngập trong nợ nần (VnExpress) - Số nợ thống kê ban đầu tại một đơn vị thành viên Công ty cổ phần Chế biến thực phẩm Phương Nam ít nhất là 200 tỷ đồng. Các chủ nợ, đối tác đã mất tin tưởng vào khả năng thanh toán của doanh nghiệp này.
  • Lòng tốt đã giết chết cuộc đời tôi (VnExpress) - Tổng cộng số tiền tôi và gia đình đứng ra vay mượn giùm cô ấy là 1,2 tỷ đồng. Thời gian đầu, cô ấy đưa tiền cho tôi để trả lãi cho mọi người khá đầy đủ. Nhưng tới tháng thứ 3 thì mọi chuyện không suôn sẻ nữa, tiền lãi hàng tháng cứ trả chậm dần, chậm dần rồi ngưng hẳn.
  • Gái mại dâm 'phải mặc kín đáo' (VnExpress) - Các cô gái mại dâm ở thành phố Ghent, Bỉ vừa được lệnh phải ăn mặc kín đáo và không được phô diễn những hành động khiêu khích để mời gọi khách hàng.
  • Tổng thống Hàn Quốc đồng ý điều tra con trai (VnExpress) - Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak hôm qua đồng ý cho tiến hành cuộc điều tra độc lập về những cáo buộc rằng có gian lận trong các hợp đồng mua bán đất mà con trai ông tham gia.
  • Vốn 4 tỷ USD mới được đầu tư casino (VnExpress) - Ngoài quy định mức vốn tối thiểu 4 tỷ USD, chủ đầu tư phải có ít nhất 10 năm kinh nghiệm tổ chức và quản lý mới được cấp phép dự án. Casino là hoạt động kinh doanh hạn chế và chỉ dành người nước ngoài và Việt kiều.
  • 'Kinh tế Việt Nam còn xấu đến hết năm 2013' (VnExpress) - Các chuyên gia tài chính tỏ ra bi quan khi nhận định về sự chuyển động của nền kinh tế vào cuối năm nay. Thậm chí nhiều quan điểm cho rằng tình hình có thể xấu đến hết năm 2013.
  • Tân Chủ tịch 34 tuổi của Ngân hàng ACB (VnExpress) - 30 tuổi, Trần Hùng Huy đã là thành viên HĐQT trước những đồn đoán được "trải thảm đỏ". 4 năm sau, đúng lúc Ngân hàng Á Châu gặp sóng gió, Huy nhận chức chủ tịch với tâm thế bước ra khỏi chiếc bóng lớn của cha mình.
  • Chelsea bay bổng trên thiên đường (VnExpress) - Chiến công vô địch Champions League của Chelsea, trận chung kết giữa họ với Bayern, đàm phán Arsenal – Van Persie… là những nội dung được tờ Goal thể hiện trong qua các hình biếm họa.
  • Con số ấn tượng ở chung kết Champions League (VnExpress) - Nhiều ý kiến cho rằng chức vô địch của Chelsea hoàn toàn do định mệnh sắp đặt. Nhưng, con số thống kê phần nào cho thấy họ chiến thắng vì thi đấu hiệu quả hơn Bayern Munich.
  • Terry bị châm chọc vì 'sự trơ trẽn' (VnExpress) - Không được chơi trong trận chung kết Champions League vừa qua, nhưng trung vệ của Chelsea vẫn mặc quần áo thi đấu trong lễ nhận Cup. Hình ảnh này lập tức trở thành chủ đề cho các cây bút biếm họa.
  • Messi đoạt giải Cầu thủ hay nhất Liga (VnExpress) - Với gần 49% số phiếu bình chọn của độc giả, tiền đạo người Argentina giành giải thưởng do trang bóng đá Goal.com tổ chức trong mùa giải 2011-2012.
  • Thí sinh Hoa khôi sinh viên Hà Nội khoe sắc (VnExpress) - Sáng 22/9, hơn 100 nữ sinh đến từ các đại học, cao đẳng và học viện ở Hà Nội đã cùng tranh tài kiến thức và trình diễn khi tham gia cuộc thi iMiss Thăng Long.
  • Siêu thị, quán karaoke trong công viên thủ đô (VnExpress) - Điểm vui chơi của người dân Hà Nội bị 'xẻ thịt" cho thuê làm bãi trông rửa xe, sân bóng đá, sân tenis, siêu thị, quán karaoke, trung tâm tiệc cưới... Còn hạ tầng phục vụ nhân dân thì bị bỏ hoang, han gỉ nhiều năm qua.
  • Kỷ vật liệt sĩ Việt lưu lạc 46 năm ở Mỹ (VnExpress) - Năm 1966, một lính thủy quân lục chiến Mỹ nhặt được cuốn sổ ghi chép, tấm ảnh hai cô gái, vài tờ tiền, chứng minh nhân dân trên ngực chiến sĩ Quân giải phóng hy sinh. Khi xuất ngũ, người lính này đã mang các kỷ vật về nước.
  • Cầu sập, cả trăm học sinh TP HCM phải 'lụy' đò (VnExpress) - Ba ngày qua, cây cầu duy nhất nối 2 ấp ở xã Bình Khánh (TP HCM) bị sà lan đâm sập khiến người dân và học sinh đi lại hết sức khó khăn. Cả trăm học sinh và người dân ngày ngày phải đi đò qua sông.
  • Lốp ôtô tự bơm (VnExpress) - Không sử dụng bơm hay động cơ điện từ bên ngoài, hệ thống duy trì áp suất lốp của Goodyear Air Maintenance Technology (AMT) sẽ tự động bổ sung khí, tăng áp suất lốp đạt đến tiêu chuẩn khi xe chuyển động.
  • Cần số 'kiểu' siêu xe (VnExpress) - Thiết bị chuyển số cũng là nơi thể hiện sự sáng tạo và đẳng cấp trên những mẫu xe tính năng cao.
  • Hàng trăm cảnh sát vây bắt băng xiết nợ (VnExpress) - Chiều 21/9, hàng trăm cảnh sát đã phong tỏa phố Lê Hoàn - sầm uất nhất thành phố Thanh Hóa, khám xét và bắt giữ 2 nhóm giang hồ chuyên cho vay nặng lãi, xiết nợ.
  • Cướp tiệm vàng táo tợn giữa ban ngày (VnExpress) - "Do bị cáo cá độ bóng đá, không biết xoay đâu ra tiền trả nợ nên đi cướp tiệm vàng Khải Hoàn", Bình đứng co ro trước vành móng ngựa trả lời chủ tọa phiên tòa.
  • Diệp Lâm Anh đọ sexy với Andrea (VnExpress) - Hai người đẹp cùng mặc trang phục khoe khéo vòng một cùng lưng trần khi tham dự sự kiện thời trang tối 21/9 ở Hà Nội.
  • Cuộc chiến giữa ba chúa sơn lâm (VnExpress) - Một chúa sơn lâm thể hiện sức mạnh và khả năng chiến đấu khi hai con sư tử đực khác muốn chiếm lãnh thổ và những "cô vợ" của nó.
  • Tàu ngầm tự chế lặn sâu 50 mét (VnExpress) - Chiếc tàu ngầm mini tự chế có thể lặn sâu tới 50 m của Vasily Chikur, một nhà sáng chế tự học người Ukraina vừa giành kỷ lục quốc gia.
  • 'Oai hùm' của con kiến (VnExpress) - Hoạt động liên tục và phàm ăn, những đàn kiến lê dương châu Phi sẵn sàng tấn công mọi con vật mà chúng gặp. Những kẻ săn mồi như rắn và bọ cạp đều tìm cách thoát thân khi thấy chúng.
  • Hệ điều hành Windows 8 đã hoàn thiện (VnExpress) - Ngày 1/8, Microsoft công bố hệ điều hành đang được thử nghiệm bởi nhiều người nhất trong lịch sử đã chính thức chuyển sang giai đoạn RTM (Release to Manufacturing), tức đã hoàn chỉnh để đưa vào sản xuất.
  • 10 máy ảnh du lịch bán chạy mùa hè (VnExpress) - Thị trường camera du lịch đang "ấm" lại sau thời gian đầu năm bán chậm. Bên cạnh một số sản phẩm cũ, năm nay máy ảnh của Canon, Samsung và một số model từ Sony, Nikon "hút" khách.
  • Tình cảm hậu phương (VnExpress) - Phái đoàn chị em hậu phương đi thăm các thương bệnh binh ở quân y viện. Khi đến bên giường bệnh, cô gái xinh đẹp nhất trong đoàn ân cần hỏi: "Nhiệm vụ của anh là gì vậy?"
  • Sang ngay (VnExpress) - Có tiếng gõ cửa, chủ nhà chạy ra mở thì thấy đứa trẻ nhà hàng xóm đang đứng đợi. Ông hỏi:
  • Tiềm năng và thực tế (VnExpress) - Khi được thầy giao bài tập "Em hãy cho ví dụ minh họa về tiềm năng và thực tế", Jimmy về nhà hỏi bố.
  • Khó tuyển người trả lương 5-8 triệu đồng (VnExpress) - Thật lạ lùng khi thông tin tuyển dụng đăng rõ ràng trên website công ty, nhưng lễ tân một ngày phải trả lời không biết bao nhiêu cuộc gọi đến hỏi kiểu: “Chị tuyển người à? Bao giờ hết hạn? Yêu cầu như thế nào...?”.
  • Cha hệ 10 năm đủ sức dạy con hệ 12 năm (VnExpress) - Tôi học hệ giáo dục 10 năm nhưng vẫn thừa sức làm gia sư cho các con tôi theo chương trình 12 năm. Các cháu luôn đạt học sinh giỏi ở trường. Như vậy, thời gian đào tạo dài lâu không phải yếu tố quyết định chất lượng giáo dục.
  • Nhiều cha mẹ hiểu sai về tiêu chảy ở trẻ sơ sinh (VnExpress) - Đi hết phân su mà trẻ vẫn đi ngoài ngày 4-5 lần khiến nhiều bà mẹ cho rằng con bị rối loạn tiêu hóa, thậm chí là tiêu chảy. Tuy nhiên, theo bác sĩ thì trong nhiều trường hợp đây chỉ là sinh lý bình thường ở trẻ bú mẹ.
  • 7 quan niệm sai lầm khiến bạn khó thụ thai (VnExpress) - Sách báo nhắc nhở nhiều về vấn đề vô sinh, song nhiều người không nhận ra điều đó. Chẳng hạn một nghiên cứu ở New Zealand cho thấy 74% phụ nữ đến khám hiếm muộn tại bệnh viện thiếu những hiểu biết cần thiết.
  • Tự làm đèn lồng, 'pháo hoa' cho bé dịp Trung thu (VnExpress) - Vài ngày nay buổi trưa ở cơ quan, thay vì chui vào một góc ngủ như đồng nghiệp, chị Phương (32 tuổi, Kim Mã, Hà Nội) lại lôi túi đồ nghề ra hì hụi khâu vá. Ai cũng ngạc nghiên khi biết chị đang tự làm đồ chơi Trung thu cho con.
  • Mùa mưa nhớ món cá bống kho (VnExpress) - Xa quê đã hơn hai mươi năm, tôi vẫn còn nhớ như in cái cảm giác khoái khẩu, đậm đà béo ngậy khi được ăn món cá bống kho khô ở Huế. Đó là món ăn mà từ đứa trẻ mới lớn đến người già đều ưa thích.
  • Chuyện 'cổ tích' mới dành tặng bé (VnExpress) - Một tối mẹ đang làm dụng cụ dạy học, bé lân la tìm hiểu và tròn mắt trước những kiến thức về 54 dân tộc Việt Nam được mẹ kể. Cơn buồn ngủ của bé bay biến. Bé đã học được gì mà hay thế nhỉ? Các bạn cùng nghe nhé!
Bản tin tiếng Anh
  • Winds of change blowing through Yiwu (Washington Post) - For Yiwu, China's low-cost manufacturing hub, the all-round "chill" from Europe has led to the bleak export landscape and tepid demand from overseas markets.
  • Foreign realty developers target China (Washington Post) - A growing number of overseas real estate projects are trying to attract Chinese investors, as global economic woes soften their own domestic real estate markets.
  • Secrets of a successful PE firm (Washington Post) - China Science and Merchants Capital Management attracts attention of the whole Chinese venture capital and PE market with its portfolio of winning deals.
  • Vice-premier: (Washington Post) - China does not seek a trade surplus as the nation is not only a large exporter, but also a significant importer, Vice-Premier Wang Qishan said.
  • Textile margins wear thin (Washington Post) - Domestic textile and garment manufacturers are facing tough times due to declining overseas demand, sharpening domestic competition and rising labor costs.
  • Antique cameras revived (Washington Post) - A woman takes photos for a young couple with an antique camera in Suzhou, Jiangsu province on Sept 17, 2012. The camera's history dates back to the 1970s and 1980s. Antique cameras have become popular in recent years among photographers and collectors, with many of them costing a fortune.
  • Gourmet New York-style pizza slices (Washington Post) - Hong Kong residents have always been fond of pizzas, and now they have renewed that love affair, with pizza-by-the-slice stores popping up everywhere.
  • Rebel yell (Washington Post) - As David O'Dell admits, Chinese punk rock would have developed with or without him. However, its story would not be complete without his contribution.
  • Comfort Zone (Washington Post) - As night falls, the colors of the Middle Kingdom's capital briefly fade into the dark. Then a different set of colors emerges, as if Beijing has changed into other, more fashionable clothes.
  • 30 years of Music - how it changed (Washington Post) - Fan Yue, now a 40-year-old music teacher in a Zhejiang province high school, still remembers how her heart panged when she first heard Teresa Teng as a 7-year-old in 1979.
  • Full circle (Washington Post) - Mid-Autumn Festival is celebrated on the 15th day of the eighth month in the Chinese calendar, around the time of the autumn equinox. This year it falls on Sunday, Sept 30.
  • Crane whisperer (Washington Post) - After seven years of infertility, the hooded cranes (Grus monacha) at Beijing Zoo are finally able to carry on their family line, with assistance from Zhao Xisen.
  • Dentist's delight (Washington Post) - More and more Chinese are willing to pay for a brilliant set of teeth, but a better system of dental health is needed for the man-in-the-street.
  • In photos: Farming Olympics shows a crop of talent (Washington Post) - The 7th National Farmers Games opened in Nanyang, Henan province on Sept 17. Apart from traditional events like athletics, basketball, table tennis, and swimming, there are also less familiar activities like lion and dragon dancing. Most of the sports items in the 7-day sporting gala are meant to showcase farmers' special characteristics, focusing more on their lifestyle and work.
  • 'Connectivity' is the word (Washington Post) - Beijing on Friday pledged to advance China-ASEAN connectivity and FTA development in a bid to lift trade, while reiterating that China will not seek dominance.
  • Xi on diplomacy with neighboring countries (Washington Post) - Chinese Vice-President Xi Jinping said on Friday that the growth of China-ASEAN relations shows China's diplomacy has lived up to the principle of building amity and partnership with neighbors.
  • Wen pushes for EU treaty (Washington Post) - China and the EU significantly boosted business ties by agreeing to start talks on an investment treaty as Premier Wen attended the summit.
  • Enforcing law with stares and silence (Washington Post) - A line of urban management officers, known as chengguan, stare in silence at illegal vegetable sellers in Wuhan, Central China's Hubei province, Sept 19, 2012.
  • Wen in Brussels for China-EU summit (Washington Post) - Chinese Premier Wen Jiabao arrived in Brussels on Wednesday to attend the 15th China-EU summit and pay an official visit to Belgium.
  • Beijing stresses peaceful solution (Washington Post) - China told Japan and the US on Tuesday that it hopes the Diaoyu Islands issue can be resolved peacefully but Beijing reserves the right to "take further action".
  • 81st invasion anniversary remembered across China (Washington Post) - On Sept 18, 1931, Japanese troops blew up a section of the railway under its control near Shenyang, then accused Chinese troops of sabotage as a pretext for war. They bombarded the barracks of Chinese troops near Shenyang the same evening, thus starting a large-scale armed invasion of northeast China.

Được làm Vua, thua làm giặc


Lịch sử tranh bá đồ vương ở xứ ta đã không hiếm phen đẩy xô đây các đẫu lĩnh vào cái tình thế " được làm vua, thua làm giặc "; để tranh đoạt tham vọng quyền lực đã tìm cách cầu cứu, liên kết với ngoại bang trong đó có cả việc xin viện binh,quân đội nước ngoài như các trường hợp:Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống; Gia Long,Hoàng Văn Hoan...Vì sao lại dẫn tới nông nổi này, chúng ta hãy cùng lược sử lại hoàn cảnh,bối cảnh ra đời những đầu lĩnh nãy ?

1/ Trần Íc Tắc

Đại Việt Sử ký Toàn thư (ĐVSKTT) có viết Ích Tắc là con thứ của Thượng hoàng [Trần Thái Tông], thông minh hiếu học, thông hiểu lịch sử, lục nghệ, văn chương nhất đời. Dù nghề vặt như đá cầu, đánh cờ, không nghề gì không thông thạo; từng mở học đường ở bên hữu phủ đệ, tập hợp văn sĩ bốn phương cho học tập, cấp cho ăn mặc, đào tạo thành tài như bọn Mạc Đĩnh Chi ở Bàng Hà, Bùi Phóng ở Hồng Châu v.v . . . gồm 20 người, đều được dùng cho đời...Đến 15 tuổi, thông minh hơn người, làu thông kinh sử và các thuật, vẫn còn có ý tranh đoạt ngôi trưởng đích. Ích Tắc đã từng gửi thư riêng cho khách buôn ở Vân Đồn xin quân Nguyên xuống nam. Đến nay [1285], người Nguyên vào cướp, Ích Tắc xin hàng để mong được làm vua. .

Khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Việt Nam lần thứ hai (1285), ngày 15 tháng 3, Ích Tắc đem cả gia đình đi hàng giặc, được đưa về Trung Quốc và được Hốt Tất Liệt, vua nhà Nguyên, phong làm An Nam Quốc vương và chờ ngày đưa trở về nước. Sau khi quân Nguyên Mông đại bại, Trần Ích Tắc ở lại Ngạc Châu (nay thuộc tỉnh Hồ Bắc)[1], giữ chức quan Hồ Quảng bình chương chính sự, gia phong tới Ngân Thanh vinh lộc đại phu rồi Kim tử quang lộc đại phu, nghi đồng tam tư và chết ở Trung Quốc mùa hè năm Thiên Lịch thứ 2 (1329) đời Nguyên Văn Tông, thọ 76 tuổi. Năm Chí Thuận thứ nhất (1330) được nhà Nguyên truy tặng tước Trung Ý vương[1].

Vì sự phản bội này mà sau này nhà Trần đã loại Ích Tắc ra khỏi tông thất, cho đổi tên thành Ả Trần (妸陳). Việc này cũng được ghi lại trong ĐVSKTT: [1289], tháng 5, sau khi đánh thắng quân Nguyên lần thứ ba, bắt được cả một hòm biểu xin hàng. Thượng hoàng [Trần Thánh Tông] sai đốt hết đi để yên lòng những kẻ phản trắc. Chỉ có kẻ nào đầu hàng trước đây, thì dẫu bản thân ở triều đình giặc, cũng kết án vắng mặt, xử tội đi đày hoặc tử hình, tịch thu điền sản, sung công, tước bỏ quốc tính. Ích Tắc là chỗ tình thân cốt nhục, tuy trị tội cũng thế, nhưng không nỡ đổi họ xóa tên, chỉ gọi là Ả Trần, có ý chê hắn hèn nhát như đàn bà vậy. Vì thế, những ghi chép đương thời đều gọi là Ả Trần.... ( WikiPedia ) 

2. Lê Chiêu Thống

Lê Mẫn Đế (chữ Hán: 黎昭統, 1765 – 1793), tên thật là Lê Duy Khiêm (黎維Khiem of Le Duy Khiem.JPG), khi lên ngôi lại đổi tên là Lê Duy Kỳ (黎維祁)[1], là vị vua thứ 16 và là cuối cùng của nhà Lê trung hưng, thực ở ngôi từ cuối tháng 7 âm lịch[2] năm 1786 tới đầu tháng giêng năm 1789. Chiêu Thống đã sang cầu viện nhà Thanh đem quân sang đánh Quang Trung với hy vọng trở lại ngai vàng. Việc làm đó của ông bị một số nhà sử học trong nước sau này chỉ trích dữ dội, coi đó là hành vi "bán nước", "cõng rắn cắn gà nhà". ( WikiPedia )

3. Vua Gia Long

Vua Gia Long (chữ Hán嘉隆; 8 tháng 2 năm 17623 tháng 2 năm 1820) là vị Hoàng đế đã thành lập nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ông tên thật là Nguyễn Phúc Ánh (阮福暎 hoặc 阮福映; thường được gọi tắt là Nguyễn Ánh), trị vì từ năm 1802 đến khi qua đời năm 1820.

Là cháu của vị chúa Nguyễn cuối cùng ở Đàng Trong, sau khi gần như toàn bộ gia tộc bị quân Tây Sơn bắt giết năm 1777, Nguyễn Ánh phải trốn chạy và bắt đầu cuộc chiến 25 năm với Tây Sơn để khôi phục lại cơ nghiệp của dòng tộc. Sau nhiều thất bại lớn và phải cầu viện sự giúp đỡ của Xiêm LaPháp, ông giữ vững được Nam Hà và đến năm 1802 thì đánh bại quân Tây Sơn, lên ngôi hoàng đế, thống nhất Việt Nam sau nhiều thế kỷ nội chiến.

Triều đại của ông được đánh dấu bằng việc chính thức sử dụng quốc hiệu Việt Nam với cương thổ rộng lớn nhất cho đến thời đó, kéo dài từ biên giới với Trung Quốc tới vịnh Thái Lan; thay thế các cải cách có xu hướng tự do của triều Tây Sơn bằng nền giáo dục và điều hành xã hội theo Nho giáo khắc nghiệt hơn; định đô tại Phú Xuân. Ngoài ra, ông còn là người mở đường cho các ảnh hưởng của người Pháp ở Việt Nam qua việc mời họ giúp xây dựng các thành trì lớn, huấn luyện quân đội và khoan thứ cho việc truyền đạo Cơ đốc. Dưới triều đại của ông, Việt Nam trở thành một thế lực quân sự hùng mạnh ở Đông Dương, cùng Xiêm La phân chia ảnh hưởng đối với Chân Lạp.
( WikiPedia )
4. Hoàng Văn Hoan
Hoàng Văn Hoan sinh trong một gia đình nhà nho nghèo ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

Ông học tiểu học tại quê nhà, sau đó tham gia hoạt động cách mạng lúc 19 tuổi.

Năm 1926, ông dự lớp huấn luyện chính trị do Hồ Chí Minh chủ trì tại Quảng Châu.

Năm 1928, ông hoạt động cách mạngThái Lan, gia nhập Đảng Cộng sản Xiêm (1930) và năm 1934 được cử làm Ủy viên Trung ương lâm thời của Đảng Cộng sản Xiêm (gọi tắt là Xiêm ủy).

Năm 1936, tham gia lập Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội (bấy giờ gọi tắt là Đồng Minh Hội) ở Nam Kinh.

Năm 1941, ông được phái đi Long Châu lập Biện sự xứ của Đồng Minh Hội ở Long Châu, rồi lại về Tịnh Tây, cùng Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Lê Thiết Hùng, Cao Hồng Lĩnh và một số người trong nước ra công khai hoạt động với danh nghĩa Việt Minh, mới được thành lập trong nước.

Tháng 5 năm 1941 về Pác Bó tham gia Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ tám và được chỉ định làm Ủy viên Tổng bộ Việt Minh.

Đầu năm 1945, tại hội nghị toàn quốc của Đảng ở Tân Trào (Tuyên Quang), ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bí thư Khu giải phóng Việt Bắc. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông làm thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Chính trị viên Vệ quốc quân toàn quốc.

Năm 1946, được cử làm Bí thư Khu ủy, Đại biểu Chính phủ Trung ương và Chủ nhiệm Việt Minh tại Liên khu 4. Theo Sắc lệnh SL53 ngày 24 tháng 4 năm 1946, ông thay Hoàng Đạo Thúy làm Cục trưởng Cục Chính trị cho tới cuối năm đó.

Từ năm 1950 đến năm 1957 làm Đại sứ đầu tiên của Việt Nam tại Trung Quốc kiêm Đại sứ tại Triều TiênMông Cổ.

Năm 1951 ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và từ năm 1956 đến năm 1976 là Ủy viên Bộ chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tại kỳ họp thứ tám Quốc hội khóa I (1958) được bầu làm Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đồng thời làm Chủ nhiệm Ủy ban dự thảo Pháp luật Quốc hội. Ông làm Phó Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội cho đến năm 1979.

Năm 1961, ông làm Bí thư Thành ủy Hà Nội một thời gian ngắn, rồi giữ chức Trưởng Ban liên lạc đối ngoại Trung ương Đảng, Trưởng Ban pháp chế Trung ương Đảng, đồng thời phụ trách chỉ đạo Ban CP 38 về công tác Lào, Miên...

Năm 1979, trong một chuyến đi sang Đông Đức chữa bệnh, ông đã bỏ trốn tại sân bay Karachi (Pakistan) ngày 11 tháng 6 năm 1979 rồi sang Trung Quốc. Tại Bắc Kinh, ông tố cáo chính quyền Việt Nam đã đối xử với người Việt gốc Hoa còn "tệ hơn cả cách Hitler đối xử với người Do Thái" [1]. Sau sự kiện bỏ trốn, ông bị Việt Nam kết án tử hình vắng mặt và trở thành biểu tượng của sự phản bội, đài báo Việt Nam so sánh ông với Lê Chiêu Thống.[2] Đó là thời điểm quan hệ Việt Nam - Trung Quốc căng thẳng và chiến tranh biên giới Việt-Trung vừa xảy ra hồi đầu năm.
Năm 1988, ông xuất bản hồi ký Giọt nước giữa biển cả

Hoàng Văn Hoan mất tại Bắc Kinh năm 1991, Trung Quốc tổ chức lễ tang cấp nhà nước dành cho ông, thi hài được chôn tại nghĩa trang Bát Bảo Sơn, nơi chôn cất của các quan chức cao cấp của Trung Quốc.[2] ( WikiPedia )

Gần đây một phần hài cốt của ông đã được chuyển về quê hương tại Việt Nam.[3])

Trong 5 trường hợp bị đẩy vào tình thế " được làm vua,thua làm giặc" trên thì chỉ có một vị thành công,trở thành vua đó là Gia Long, còn 3 trường hợp khác đều đã an phận giặc...Đây là một đề tài lớn Tiên Sinh tôi xin nhường lời cho các sử gia phân tích xem ai có khả năng và trong hoàn cảnh nào có thể thành vua và ai rồi giặc vẫn sẽ lòi mặt giặc...

Triều Nguyễn do Gia Long sáng lập là một triều đại công cũng lắm mà tội cũng không nhỏ: để đất nước bị rơi vào ách đô hộ của thức dân Pháp hơn 80 năm; Vậy thì đây là tội hay công ? Quả thực để phân định không dễ: Bị thực dân Pháp đô hộ Việt Nam được gì mất gì, cái nào lớn hơn cái nào ?

Một đặc điểm trong lịch sử nước nhà tất cả những ai tìm cách liên kết,liên minh với Trung Hoa sớm muộn đều đã thất bại; Gia Long sỡ dĩ thành công một mặt do bởi Triều Tây Sơn đã nhanh chóng suy vong sau cái chết đột tử của Quang Trung do bị Càn Long đầu độc như một vài ý kiến đã nêu, nhưng cái thành công chủ yếu của Gia Long là do biết dựa vào một thế lực ngoại bang đang hãnh tiến ( đế quốc Pháp), đang lên, thế lực thực dân;và triều đại này cũng đã bị nhấn chìm sau đó bởi làn sóng thực dân này...

Cuộc đi thăm chớp nhoáng Trung Quốc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với cái bắt tay đầy hãnh diện với một người đang hãnh tiến Trung Hoa Tập Cận Bình trong tình huống nước sôi lửa bỏng trong cuộc đấu nội bộ cung đình nước Việt thời hiện đại do sự phát động cuộc chỉnh Đảng do TBT Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khởi xướng; Liệu đây có là dấu hiệu về một tình huống lịch sử mới như các trường hợp " được làm vua,thia làm giặc " như đã diễn ra trong lịch sử hay là dấu hiệu của sự hòa hoãn,sự thỏa hiệp, buộc phải chùng tay do bởi sự nhúng tay quá sâu vào chính trường nước Việt của Trung Quốc ?

Vậy ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ  là Trần Ích Tắc,Lê Chiêu Thống,Gia Long hay Hoàng Văn Hoan ? Kết cục như thế nào chắc chúng ta còn phải chờ xem?

Hay chuyến thăm Trung Quốc của ông Nguyễn Tấn Dũng cho thấy: giới chóp bu Hà Nội vẫn tìm cách hòa hoàn với Trung Quốc, chuyến đi này là tín hiệu cho thấy ông Nguyễn Tấn Dũng chưa "bị thịt" trong kỳ chỉnh đốn Đảng kỳ này do bàn tay can thiệp của Trung Quốc;vuốt mặt phải nể mũi ???

Phạm Tiên Sinh.

(Blog PVĐ)