Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2011

Thứ trưởng bộ quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh: Chúng ta có lý thì không sợ gì cả

Tuổi trẻ
Thứ Sáu, 28/10/2011, 10:00 (GMT+7)

Thứ trưởng bộ quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh:

Chúng ta có lý thì không sợ gì cả

TT – Trả lời phỏng vấn của Tuổi Trẻ sáng 27-10, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định: “Chúng ta quan hệ với mọi quốc gia, đặc biệt là các nước lớn – Việt Nam đang phát triển, có nhu cầu quan hệ với các nước lớn là tất yếu”. 
“Giữa nước ta với các nước khác không bỗng dưng có sự tin cậy mà phải làm việc rất nhiều để xây dựng nó, và khi đã có sự tin cậy rồi thì không có nghĩa là nó tồn tại mãi mà các bên phải luôn tăng cường lòng tin bằng những hành động thực tế”. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng – trung tướng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh như vậy trong cuộc trả lời phỏng vấn của Tuổi Trẻ sáng 27-10. Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh nói:
- Với vị thế nước ta hiện nay, nhiều quốc gia khu vực cũng như trên thế giới, trong đó có nhiều nước lớn muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam. Từ hợp tác ở một vài lĩnh vực cụ thể đi đến hợp tác toàn diện và từ hợp tác toàn diện phát triển thành hợp tác chiến lược. Bản thân nước ta cũng mong muốn hợp tác với các nước trên thế giới với tư tưởng lớn “Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”. Chúng ta tăng cường quan hệ với các nước để xây dựng đất nước mình, đồng thời đóng góp cho hòa bình, ổn định ở khu vực và thế giới.
“Muốn tuân thủ đúng luật pháp quốc tế, chúng ta phải tạo ra được cách hiểu giống nhau, cách luận giải giống nhau về luật pháp, chứ không thể nào mỗi nước lại luận giải theo cách của mình, có lợi cho mình. Trong cộng đồng quốc tế phải làm sao để có cách luận giải và hành xử thống nhất dựa trên cách hiểu chung đó”Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh
Vấn đề đặt ra là khi đã đi đến hợp tác toàn diện và cao hơn nữa trong quan hệ quốc tế thì độ tin cậy là điều quan trọng hàng đầu – quan hệ quốc phòng là một trong những trụ cột để xây dựng độ tin cậy này. Vì vậy, nội dung lớn nhất trong quan hệ quốc phòng giữa nước ta với các nước là tăng cường sự tin cậy. Lòng tin ấy cần phải xây dựng và củng cố từ ít trở nên nhiều, từ chỗ mang tính chất tượng trưng đi đến hợp tác trên thực tế. Và chúng ta cũng tạo cho bạn bè quốc tế lòng tin đối với Việt Nam, một đất nước chăm lo cho lợi ích của đất nước mình, đồng thời luôn tôn trọng lợi ích của quốc gia khác.* Cụ thể độ tin cậy được thể hiện như thế nào trong chủ đề liên quan đến biển Đông, thưa thứ trưởng?
- Đối với những khác biệt, tranh chấp trong vấn đề biển Đông thì độ tin cậy là yếu tố quyết định để giải quyết nhằm đem lại lợi ích chính đáng và bình đẳng cho các bên. Thứ nhất và trước hết, độ tin cậy phải dựa trên cơ sở lợi ích. Chúng ta đương nhiên phải bảo vệ lợi ích chính đáng của đất nước mình nhưng cũng phải nhìn nhận lợi ích của các nước khác thì mới tạo ra độ tin cậy lẫn nhau. Thứ hai, cách hành xử phải tuân thủ luật pháp quốc tế. Hệ thống luật pháp quốc tế không thể lúc nào cũng đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, nhưng đó là cái khung, là tiêu chí chung để chúng ta tuân thủ. Nếu một nước nào hành xử hoặc phát ngôn không coi trọng luật pháp quốc tế thì nước ấy không thể tin cậy. Thứ ba, phải công khai minh bạch. Ở đây không có nghĩa là chỉ nói để cho người ta thấy cái hay, cái tốt của mình, mà công khai minh bạch để tạo ra độ tin cậy. Nếu ai đó có vấn đề gì thì mới phải giấu, còn khi chúng ta đúng, chúng ta có lý thì không sợ gì cả.
Trong ba yếu tố trên, không thể thiếu bất cứ yếu tố nào. Độ tin cậy cũng không thể tự nhiên có hoặc luôn đầy đủ, mà nó phải là kết quả của sự phấn đấu phát triển từng bước. Cần sự hợp tác, sự góp sức và cần cả sự đấu tranh của các bên. Giữa nước ta với các nước khác không bỗng dưng có sự tin cậy mà phải làm việc rất nhiều để xây dựng nó, và khi đã có sự tin cậy rồi thì không có nghĩa là nó tồn tại mãi mà các bên phải luôn tăng cường lòng tin bằng những hành động thực tế.
* Vừa qua có những dư luận khác nhau về cách ứng xử của Việt Nam đối với vấn đề biển Đông. Cụ thể là có dư luận quốc tế nói rằng Việt Nam đang muốn lôi kéo một bên thứ ba vào để làm đối trọng với nước khác. Ngược lại cũng có dư luận đặt vấn đề Việt Nam đang muốn “đi đêm” với một nước khác. Ông nghĩ sao?
- Đó là những suy nghĩ khi người ta không có cái nhìn toàn diện và tổng thể, đặc biệt là thiếu cái nhìn mang tính hệ thống về chính sách đối ngoại của chúng ta. Ví dụ cùng một lúc chúng ta triển khai mối quan hệ với nhiều nước và những nước này có thể có vấn đề nào đó va chạm lợi ích với nhau. Thế nhưng xuất phát từ tính độc lập tự chủ trong chính sách đối ngoại, chúng ta quan hệ với các nước xuất phát từ lợi ích của đất nước, là quyết tâm của chính chúng ta, không lệ thuộc vào bất cứ nước nào và cũng không ngại quan hệ ấy ảnh hưởng đến mối quan hệ khác.
Vì sao như vậy? Vì trong tất cả các mối quan hệ chúng ta đều có nguyên tắc, đó là quan hệ của ta với nước nào đó không phương hại đến lợi ích của nước thứ ba. Đây là nguyên tắc rất cơ bản và quan trọng. Vì vậy trong đối thoại với các nước, không bao giờ chúng ta đem chuyện nước này để nói xấu với một nước khác. Nếu anh không tốt, ứng xử không đàng hoàng thì tôi sẽ nói với anh chứ tôi sẽ không đem vấn đề đó đi nói với người khác. Và nếu chúng ta chỉ đi theo một hướng thì không thể có vị thế đất nước và độc lập tự chủ như hiện nay. Chúng ta quan hệ với mọi quốc gia, đặc biệt là các nước lớn – Việt Nam đang phát triển, có nhu cầu quan hệ với các nước lớn là tất yếu.

“Việt Nam có thái độ rất trách nhiệm”

* Trong khuôn khổ chuyến thăm Trung Quốc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa qua, hai bên đã ký kết Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc. Riêng lĩnh vực quốc phòng sẽ có các bước góp phần triển khai thỏa thuận này ra sao, thưa thứ trưởng?
- Nhìn bề ngoài chúng ta thấy thỏa thuận này là một thành công trong quan hệ giữa Việt Nam – Trung Quốc. Có thể thấy ngay là nó đã làm dịu đi tình hình, bớt đi những căng thẳng do những khác biệt và va chạm diễn ra trên biển Đông. Thỏa thuận này cũng khẳng định lại một lần nữa quyết tâm của hai bên về việc xử lý vấn đề biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế. Chúng ta cũng khẳng định tính độc lập tự chủ và thái độ trách nhiệm của Việt Nam khi nói rằng mọi vấn đề sẽ được xử lý trên cơ sở luật pháp quốc tế, cụ thể là Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển năm 1982, phải tôn trọng lợi ích của các nước trong khu vực mà cụ thể là thực hiện tốt DOC (Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên biển Đông) và phải công khai minh bạch.
Với những người hiểu sâu vấn đề hơn, nhất là với những người làm công tác quốc phòng, thì có thể nói đây là một thành công lớn. Ở chỗ là chúng ta đã khẳng định với nhau một con đường hai bên đều hưởng ứng, đó là xử lý vấn đề bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế… Chúng ta không nên nhìn ở tiểu tiết mà nhìn vào những vấn đề đại cục, bao quát đã đạt được.
Trên cơ sở thỏa thuận, hai bên tiếp tục tăng cường hợp tác quốc phòng, cụ thể là giao lưu quốc phòng các cấp, từ bộ trưởng cho đến các quân binh chủng, tăng cường hợp tác đào tạo, hợp tác hải quân… giữa hai nước. Chúng ta cũng tìm và trao đổi những giải pháp để xử lý từng bước vấn đề trên biển, trên cơ sở luật pháp quốc tế và được hai bên cùng chấp nhận. Tôi nhấn mạnh: luật pháp quốc tế và được hai bên cùng chấp nhận. Nếu chỉ có luật pháp quốc tế, nhưng một bên không chấp nhận thì cũng không được, ngược lại chúng ta tự thỏa thuận với nhau cũng không được mà phải tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế. Đặc biệt là hai bên phải thực hiện nghiêm cam kết không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Chúng ta cần thực hiện rất gương mẫu và nghiêm chỉnh thỏa thuận này và chúng ta cũng yêu cầu Trung Quốc như vậy.
* Tại Hội nghị bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN hẹp diễn ra mới đây, có ý kiến nào nêu vấn đề liên quan đến nội dung trong thỏa thuận nêu trên không, thưa ông?
- Trong hội nghị, tất cả các đoàn đều bày tỏ mong muốn hiểu rõ hơn về Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, vì thỏa thuận này có liên quan đến lợi ích của họ – những nước có tuyên bố chủ quyền trên biển Đông, các nước trong khu vực, ngoài ra là những nước có lợi ích liên quan đến biển Đông. Tôi đã thông báo với các trưởng đoàn ASEAN những tinh thần cơ bản của bản thỏa thuận gắn với những vấn đề quốc phòng. Tất cả trưởng đoàn đều phát biểu đánh giá cao thỏa thuận này, họ thấy rằng Việt Nam rất có trách nhiệm với lợi ích của họ, với lợi ích của khu vực. Việt Nam không chỉ vì lợi ích của mình để thỏa thuận, bởi tinh thần DOC được tôn trọng, luật pháp quốc tế được đảm bảo, xử lý vấn đề bằng các biện pháp hòa bình, và đây chính là lợi ích chung của các nước.

Những lời nói gây hấn sẽ bị lên án

* Ông có thể thông tin thêm về hai nội dung cụ thể liên quan quốc phòng Việt Nam – Trung Quốc, đó là việc thiết lập đường dây nóng giữa bộ trưởng quốc phòng hai nước và thí điểm tuần tra chung trên biên giới đất liền vào thời điểm thích hợp?
- Hai nội dung này nằm trong thỏa thuận của hai bộ quốc phòng từ trước, đang được triển khai và được nhắc lại trong tuyên bố chung giữa hai bên. Việc thiết lập đường dây nóng về mặt kỹ thuật đang làm, nhưng quan trọng nhất là ý nghĩa mang tính biểu tượng, bởi vì như vậy hai bộ trưởng quốc phòng có thể trao đổi thông tin trực tiếp với nhau bất cứ lúc nào. Đây là một việc hết sức quan trọng để cùng gìn giữ hòa bình, xây dựng tinh thần hợp tác.
Việt Nam và Trung Quốc đã có tuần tra chung trên biển, tàu hải quân thăm lẫn nhau… Trên bộ thì chúng ta đã xây dựng được một đường biên giới hòa bình, hữu nghị và phát triển, như vậy bên cạnh tác dụng thực tế là giữ an ninh, bảo vệ giao lưu hòa bình trên biên giới, việc tuần tra chung trên bộ cũng mang tính biểu tượng rất quan trọng – đó là hai bên quyết tâm cùng nhau tôn trọng đường biên giới đã phân định.
* Ở trên ông có nhắc đến nguyên tắc không sử dụng vũ lực và không đe dọa sử dụng vũ lực. Tuy nhiên, thực tế ở Trung Quốc có một số cơ quan truyền thông đăng tải một số ý kiến không theo nguyên tắc này, thậm chí là đe dọa dùng vũ lực đối với Việt Nam và Philippines. Ông muốn nói gì với những ý kiến như vậy?
- Trước hết tôi không cho đó là những ý kiến mang tính chất chính thống và không đánh giá nghiêm trọng lắm về những phát biểu như vậy. Với một đất nước to lớn và dân số đông như Trung Quốc thì ý kiến khác nhau là bình thường. Tuy nhiên ý kiến chính thống thì đã được thể hiện trong tuyên bố chung giữa lãnh đạo cấp cao hai bên.
Tôi tin rằng những ý kiến mang tính chất gây hấn trên một số phương tiện truyền thông như vậy sẽ ít dần đi, trước hết bằng biện pháp của hai đảng, hai nhà nước không để cho những ý kiến đó xuất hiện trên những tờ báo chính thống. Nhưng từ từ theo thời gian, khi chúng ta đã xây dựng được lòng tin, chúng ta đã tìm được con đường để giải quyết từng bước những khác biệt như vấn đề tranh chấp trên biển Đông thì bản thân người dân Trung Quốc, cả những người đang nói theo kiểu cách hung hăng như vậy sẽ phải thấy rằng họ không nên nói như vậy vì sẽ không được ai ủng hộ, không ai đọc và nếu có đọc thì người đọc sẽ lên án. Không phải chỉ chúng ta mà chính người đọc Trung Quốc sẽ lên án họ.
* Xin được hỏi thẳng: thứ trưởng có nghe và có biết về một số dư luận liên quan đến chuyến công tác của ông tại Trung Quốc vừa qua (tham dự diễn đàn thảo luận an ninh quốc phòng giữa bộ quốc phòng hai nước Việt Nam – Trung Quốc) khi ông nói: “Việt Nam không có ý định quốc tế hóa các vấn đề giữa Việt Nam và Trung Quốc vì chính lợi ích của Việt Nam” và việc ông “thông báo về chủ trương xử lý việc tụ tập đông người ở Việt Nam với tinh thần không để sự việc tái diễn”?
- Trước hết nói về chuyện tụ tập đông người. Những điều tôi nói nằm trong chỉ thị của Chính phủ về việc này. Ngay lần tụ tập đông người đầu tiên, khi tôi đang ở Singapore tham dự Đối thoại Shangri La lần 10 (tháng 6-2011), tôi đã nói ý kiến cá nhân là không nên, vì điều đó không giải quyết được vấn đề. Tôi nghĩ những người tham gia tụ tập, trong đó có các bạn trẻ, đều là những người yêu nước. Tuy nhiên, chúng ta không thiếu gì cách để biểu thị thái độ của mình, và chúng ta không thiếu gì dũng khí để biểu thị khi cần thiết. Việc đó (tụ tập đông người) không đem lại kết quả gì cả. Và đến lúc việc đó ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị không chỉ đối ngoại mà cả đối nội, thì tôi cho rằng cần chấm dứt.
Về việc Việt Nam không có chủ trương quốc tế hóa những vấn đề giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đây là thông tin chính xác. Những vấn đề giữa Việt Nam và Trung Quốc thì rõ ràng phải giải quyết với Trung Quốc, chúng ta không thể và cũng không cần nhờ ai giải quyết. Ở đây phải quay trở lại những nguyên tắc cơ bản, đó là trước hết phải tuân thủ luật pháp quốc tế, công khai minh bạch. Câu nói của tôi bị cắt giữa chừng. Tôi đã nói nguyên văn là: “Không quốc tế hóa những vấn đề giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nhưng dù vấn đề giữa hai nước với nhau thì vẫn phải tuân thủ luật pháp quốc tế và công khai minh bạch. Đối với những vấn đề trên bình diện quốc tế như an ninh, an toàn hàng hải… thì phải giải quyết trên bình diện quốc tế, những vấn đề của nhiều hơn hai nước mà người ta gọi là đa phương thì phải giải quyết đa phương…”.

“Tin tưởng nhưng chưa thể yên tâm”

* Trong thời gian hơn hai tháng vừa qua, ông đã có nhiều chuyến công du hoặc tháp tùng lãnh đạo Nhà nước hoặc dẫn đầu đoàn đại biểu quân sự Việt Nam tham gia các hoạt động đối ngoại quốc phòng. Đâu là chuyến đi để lại cho ông ấn tượng tốt nhất?
- Nói chung tất cả chuyến đi đều có kết quả mà tôi thấy hài lòng, kể cả đi Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Cuba… Lý do rất cơ bản là qua đó thấy thế nước của chúng ta đang lên, lòng tin của các nước đối với Việt Nam đang lên. Họ vừa có thiện cảm với Việt Nam, đồng thời cũng thấy quan hệ với Việt Nam thì họ có lợi. Tuy nhiên, nếu để nói chuyến đi nào để lại tình cảm sâu đậm, ấn tượng về sự thủy chung trong quan hệ quốc tế thì phải nói đến chuyến đi Ấn Độ mà tôi được tháp tùng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Một điều rất dễ thấy ở Ấn Độ là từ người lãnh đạo cao nhất cho đến người dân bình thường đều có thiện cảm với Việt Nam và họ cũng rất hiểu Việt Nam. Tại Ấn Độ, bộ trưởng quốc phòng Ấn Độ với trang phục truyền thống giản dị, chân tình đã đến chào Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và khẳng định với Chủ tịch nước là quân đội hai nước sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác hơn nữa trong thời gian tới.
* Trong cuộc hội đàm với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, thủ tướng Ấn Độ đã nói “chúng tôi cho rằng điều quan trọng là phải đảm bảo an toàn và an ninh của các tuyến đường biển quan trọng”. Về phía Hoa Kỳ cũng nhiều lần khẳng định “có lợi ích quốc gia” trong tự do hàng hải… Chúng ta đón nhận các tuyên bố đó như thế nào?
- Khi những nước lớn tuyên bố họ có lợi ích quốc gia ở khu vực biển Đông thì Việt Nam tôn trọng. Thứ nhất, vì căn cứ vào Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển năm 1982, trong vùng biển quốc tế họ được tự do đi lại, được quyền làm những điều mà luật pháp quốc tế cho phép… Thứ hai, với điều kiện những tuyên bố đó đi kèm với cách hành xử hòa bình và xây dựng, tôn trọng lợi ích của Việt Nam và các nước trong khu vực.
* Đến nay, so với mấy tháng trước đây, sau nhiều hoạt động ngoại giao của lãnh đạo các cấp thì tình hình trên biển Đông đã dịu hơn. Có phải sự tin tưởng đã có bước tiến?
- Đúng thế! Chúng ta tin tưởng vì đã đạt được những thỏa thuận rất cơ bản với Trung Quốc, với các nước lớn khác cũng như các nước trong khu vực để giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. Tin tưởng thì có nhưng chưa thể yên tâm, vì muốn biến niềm tin đó thành hiện thực thì chúng ta phải phấn đấu, phải cố gắng hết sức, tất cả các nước phải có thiện chí và nỗ lực chung. Trong xu thế chung của thế giới hiện nay, có đủ cơ sở để tin rằng nếu chúng ta kiên trì, giữ được độc lập tự chủ, giữ được đường lối đối ngoại hòa bình, đa phương hóa, đa dạng hóa thì sẽ đi đến đích.
* Xin cảm ơn thứ trưởng.
ĐÀ TRANG – VÕ VĂN THÀNH thực hiện
Hoa Kỳ đánh giá rất cao thỏa thuận giữa Việt Nam và Trung QuốcBộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ nhân chuyến thăm chính thức Indonesia đã có cuộc gặp với trưởng đoàn 10 nước ASEAN bên lề Hội nghị bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN hẹp diễn ra từ ngày 22 đến 24-10-2011. Đây là sáng kiến của nước chủ nhà và nó cũng tương tự như cuộc gặp giữa bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN với Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt bên lề Hội nghị bộ trưởng quốc phòng ASEAN 5 tại Jakarta tháng 5-2011.Ông Leon Panetta nêu rõ đánh giá của Hoa Kỳ về vai trò của châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Đông Nam Á, thời gian tới, nhấn mạnh đây là khu vực trọng điểm về chiến lược. Bộ trưởng quốc phòng Mỹ cũng nhấn mạnh dù có khó khăn về kinh tế nhưng Hoa Kỳ sẽ hiện diện lâu dài ở khu vực này để đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển.Sau cuộc gặp với các bộ trưởng quốc phòng ASEAN, ông Leon Panetta có trao đổi ngắn với tôi. Ông ấy nói rằng vừa qua Hoa Kỳ đánh giá rất cao thỏa thuận đạt được giữa Việt Nam và Trung Quốc nhân chuyến thăm Trung Quốc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đặc biệt là những nội dung về tuân thủ luật pháp quốc tế. Đồng thời ông cũng nói rằng Hoa Kỳ ủng hộ và mong muốn những thỏa thuận đó biến thành hiện thực. Ông nhấn mạnh thỏa thuận này sẽ đem lại lợi ích cho Việt Nam, Trung Quốc cũng như các nước trong khu vực chỉ khi nào có sự đảm bảo tuân thủ luật pháp quốc tế.Tôi hỏi bộ trưởng quốc phòng Mỹ: một nước lớn như Hoa Kỳ vì sao lại chưa ký Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển năm 1982? Ông Leon Panetta cho biết Tổng thống Obama ủng hộ việc ký văn bản này, tuy nhiên nền chính trị Hoa Kỳ còn có nhiều quy định liên quan khác. Vừa rồi thượng nghị sĩ John Kerry đã đề nghị thông qua việc ký văn bản đó ở thượng viện và sau đó đưa ra hạ viện. Theo như ông Leon Panetta nói thì vấn đề chỉ còn là thời gian.


Tin thứ Sáu, 28-10-2011

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
<- Các Nhà báo RA TRƯỜNG SA  —  (Mai Thanh Hải). - 200 đại biểu nữ TP.HCM cùng góp đá xây Trường Sa (TT). – Đồng thuận bảo vệ an ninh biển (NLĐ).  – Ngư dân phải được đối xử trên biển với tinh thần nhân đạo (PLTP). – Bộ sưu tập lớn về Hoàng Sa – Trường Sa (TN). – Yêu sách mâu thuẫn ở Biển Đông: những hiểm họa khôn lường (Quỹ NCBĐ). – Bốn giai đoạn chính trong quan hệ Việt-Trung (Phía trước/The Diplomat). – Tài liệu Wikileaks: Võ Viết Thanh – cựu Chủ tịch UBND TP.HCM, bàn về Trung Quốc (TTXVA).
- BTV: Video về họp báo chung giữa ông Trương Tấn Sang và ông Aquino Biển Đông và Biển Tây “Philippine” (VTV/ MrVinh20) mà anh BS đã đề cập hôm qua rằng, khi ông Aquino nói tới Biển Đông thì đưa ra cả hai tên theo cách gọi riêng của hai nước, nhưng ông Trương Tấn Sang thì không, chỉ gọi Biển Đông, không kèm theo “Biển Tây Philippines”.
- Tăng cường hợp tác hữu nghị, toàn diện Việt Nam – Philippines (VOV). – Việt Nam nghiên cứu đề xuất thăm dò, khai thác dầu khí tại Philippines (TN/TTXVN). – Việt Nam ủng hộ đề xuất về ‘khu vực hòa bình trên biển Đông’   – (VOA). – Việt Nam-Philippines ra Tuyên bố chung (PLTP/CP).   – Bộ Ngoại giao Philippines đã đánh trúng Trung Quốc về tuyên bố “đại bác”: DFA hits China over ‘cannons’ statement‎ (ABS CBN). – Trung Quốc sắp hết kiên nhẫn với Philíppin về vấn đề Biển Đông? (NCBĐ).  – Philippines phản ứng mạnh trước đe dọa của báo chí Trung Quốc  –  (RFI). Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh ngày 8/7/11 – >
- Mỹ phát hiện dầu khí ngoài khơi Việt Nam làm tăng căng thẳng với TQ   – (VOA). – Exxon Mobil tìm thấy mỏ dầu mới ở thềm lục địa Việt Nam, Bắc Kinh sẽ phản ứng ?  –  (RFI). – Ngoại giao thương mại và đối đầu Mỹ – Trung tại Biển Đông (TQ). – Anh quan ngại về tình hình biển Đông (TN). – Không tên lửa ở biển Đông (PLTP).
- Tìm hiểu tranh chấp giữa Malaisie và Singapour về chủ quyền các đảo (2)  —  (Trương Nhân Tuấn). Mời coi lại Phần 1
- Không chịu trách nhiệm   —  (Nguyễn Thế Thịnh). “Nói về đường HCM trên biển, người ta cũng chỉ nói đến cái hay, cái giỏi, tuyệt nhiên không ai đề cập đến giai đoạn năm 1972, hàng loạt tàu không số không bao giờ đi đến đích, cũng không bao giờ trở về. Đến mức, các chiến sĩ trên tàu không số nổi đóa lên, bắn cháy, nhận chìm nhiều tàu ‘nước bạn’. Đó là thời kỳ Trung Quốc ‘lộ hàng’ Mỹ. Chuyện xẩy ra 40 năm rồi mà ta cũng không dám nhắc lại, kể cũng buồn”. Về bản chất, đó là sự vô ơn với những người đã hy sinh xương máu!
- Thủ tướng VN sắp thăm Nhật Bản  –  (BBC). – VN sẽ ký thỏa thuận hạt nhân với Nhật  –  (BBC). – Phó Thủ tướng VN Nguyễn Xuân Phúc – Việt Nam gắn với kế hoạch giới thiệu công nghệ hạt nhân của Nhật Bản: Vietnam to stick with plan to introduce Japanese nuclear technology: deputy PM (Mainichi Daily News).
- Đơn khởi kiện ĐPT và TH của nhóm nhân sĩ trí thức bị trả lại – (RFA).
Bàn tiếp chuyện biểu tình yêu nước: động lực nào cho người biểu tình – dấu hỏi lớn với chính quyền, nhưng lại muốn trả lời bằng đổ tội cho “các thế lực thù địch” xúi giục là tiện trấn áp nhất, không cần biết có cả chục lý do. Thứ dễ thấy, phổ biến, thứ chỉ cá biệt hoặc không tiện nói. 1-Lòng yêu nước. Ai chẳng có, nhưng mức độ, cách thể hiện khác nhau. Không làm được gì hơn, thì biểu tình. Đơn giản vậy, nhưng kẻ thúi miệng lại dèm pha, bới móc. 2-Không tin chính quyền. Điều quá rõ, quá nhiều dẫn chứng suốt hơn nửa thế kỷ qua. Nghi thỏa hiệp, “đi đêm” với “bạn vàng”, che đậy v.v.. Vậy nhà nước làm sai, không làm nổi,  thì dân làm, bằng đủ cách trong đó có biểu tình.  3-Đánh động dư luận. Khi báo chí bị quản chặt, thông tin liên quan chủ quyền bị bưng bít, thậm chí xuyên tạc (như vụ Đài PTTH-HN), người dân tìm phương tiện loan tin, chỉ còn có biểu tình. Loan tin không đơn giản chỉ để cho nhiều người biết, mà còn như thứ vũ khí tự vệ-để chính những người biểu tình yêu nước bớt cô độc, bị cô lập và vu vạ. (Còn tiếp).
-  Tuổi trẻ bữa nay có bài phỏng vấn quan trọng Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh, chiếm nguyên trang 2 và một phần trang 3, có đề cập chuyện biểu tình: Chúng ta có lý thì không sợ gì cả. (xem trong post sau)

- Ra sách Đại Vệ Chí Dị    —   (Người buôn gió). “Hôm nay mới biết là mình là tác giả của môt cuốn sách, nhưng không phải ở quê hương mình. Mà ở tận bên kia bờ Thái Bình Dương. Và mình biêt tin do đọc trên mạng”. BTV: Thiệt tình, Lái Gió là tác giả của quyển sách mà cũng không biết nó được xuất bản khi nào, cho tới khi thấy lời giới thiệu trên mạng! Vậy là những người chịu trách nhiệm xuất bản không xin phép tác giả?
- Học viên Pháp Luân Công ở Việt Nam kêu cứu   – (VOA). – Hình ảnh linh mục, tu sĩ và giáo dân Giáo xứ Thái Hà ra UBND quận Đống Đa nộp đơn yêu cầu trả lại Tu viện DCCT Hà Nội  —  (Chuacuuthe).  – Giáo dân Thái Hà xuống đường yêu cầu nhà cầm quyền trả lại Tu viện  —  (NVCL).  – DCCT Hà Nội lắp bảng đèn điện tử yêu cầu nhà cầm quyền trả lại Tu viện  —  (Chuacuuthe).
- IBAHRI yêu cầu VN điều tra độc lập về vụ LS Huỳnh Văn Đông bị khai trừ   – (VOA). “Ông Sternford Moyo, đồng Chủ tịch của IBAHRI, cho biết Viện đặc biệt quan ngại rằng luật sư Đông đang bị nhắm mục tiêu vì các hoạt động hợp pháp của ông trong vai trò luật sư. Ông Moyo nói chiến dịch đàn áp gần đây nhắm vào các luật sư nhân quyền và các nhà hoạt động tại Việt Nam là một xu hướng rất đáng quan tâm, khiến quốc tế quan ngại về tính độc lập của ngành tư pháp ở Việt Nam”.
- Cám ơn đại tá – (DLB). BTV: Không phải đại tá Gaddafi, mà là đại tá, TS Nguyễn Văn Quang, nói về hai từ “Nhân dân” trong bài Đừng nhầm lẫn từ “nhân dân” trong hiến pháp trên báo QĐND. Còn đây là câu chuyện cũng liên quan đến nhân dân, bị bọn “đày tớ” đánh và “chuyển hộ khẩu sang thế giới bên kia”, ông Trịnh Xuân Tùng, con gái ông, cô Trịnh Kim Tiến ‘Tiếp tục tìm công lý cho cha’  –  (BBC).
- Thủ tướng yêu cầu cung cấp thông tin chính thống (TTXVN). Không hiểu đằng sau từ “chính thống” nó là “sự thật” hay … “như thật”, “tưởng thật”?
- Kê khai tài sản không trung thực có thể bị giáng chức (PLTP).
- Phỏng vấn Bộ trưởng Đinh La Thăng: Làm nửa vời, sao hết tắc đường! (NLĐ).  - Báo Công lý dạy đời: Đừng bàn ngang!   - TNGT đã ở mức tình trạng khẩn cấp (PLTP).  – An toàn, ùn tắc giao thông đã ở “tình trạng khẩn cấp” (VnEconomy). – Cần ủng hộ những bộ trưởng dám làm! (PLTP).  – Chuyện chơi Golf thành chuyện lớn?  —  (Nguyễn Vĩnh). – Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng: Nếu có thông tin ai tiêu cực, tôi đuổi ngay! (SGGP). BTV: Còn ai có thông tin tui tiêu cực, tui xin từ…từ… nhận khuyết điểm!
- Chỉ đạo kiểm điểm một kiểm tra viên VKSND (PLTP).  – Cán bộ VKSND Nha Trang có chồng buôn ma túy, chứa mại dâm (NLĐ).
- Phê bình về Dự thảo Luật Tố cáo  –  (BBC).
- Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ sắp thăm Việt Nam  – (VOA).
- Đảng chỉ đạo quản lý vệ sinh thực phẩm  –  (BBC). BTV: Đúng là đảng lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối mà!
- Nhân rộng mô hình phòng, chống bạo lực gia đình (Tin tức). BTV: Chủ đề này mà tác giả chỉ viết được 3 đoạn, khoảng 240 chữ, nội dung mang tính chất tuyên truyền, đọc xong cũng không biết mô hình đó là mô hình gì, có hình thù ra sao, thực hiện như thế nào…Thiệt là phí tiền thuế của dân để trả nhuận bút!
- HỒ SƠ CỦA PHÍA BÊN KIA VỀ MẠNG LƯỚI TÌNH BÁO CỦA VŨ NGỌC NHÃ, PHẠM XUÂN ẨN VÀ PHẠM NGỌC THẢO – (Phạm Viết Đào). – Minh Võ: Đau lòng gỗ – (DCVOnline).
- Cựu TBT Nông Đức Mạnh cưới vợ trẻ (Vietinfo). Hic! “Trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã tường”. Chuyện “yêu” thì chắc chắn rồi, nhưng “cưới” hay chưa thì mới là tin đồn. Nội dung bài viết cũng có những chi tiết không được chính xác, hơi “dìm hàng” cô dâu quá (“4 lần lên xe hoa”. Thực ra 2 lần là lên xe … với “đại gia” thì đúng hơn). Có lẽ vì vậy mà lối viết cố tình tếu táo cho bà con hiểu là tin “vỉa hè”. BS sẽ có bình loạn về vụ nầy, nhưng sẽ không sa vào chuyện riêng tư gia đình, tình yêu sét đánh ngây … ngô trong sáng, mà chỉ bàn về đạo lý và chính trị.
Nhân đây, xin gởi tặng đôi tân lang và tân giai nhân địa chỉ một trang blog do “các thế lực … kình địch” mở ra để bêu riếu, hay “hâm mộ” BS theo lời của 1 blogger. Vô đó, chàng nàng sẽ được đáp ứng cả xúc cảm chính trị cho một cựu “chính khách” với các tin tức Biển Đông, Quốc hội … lẫn khoái cảm tình dục với đủ thứ “đồ chơi”, chiêu thức ngoạn mục kiểu “Mách nhỏ nhà Nông”…. Ha ha! Cũng nhân nói về “các thế lực kình địch”, xin giới thiệu một trang cũng khá, giao diện thuận tiện: NGƯỜI BÁN BÁO, trong đó có riêng mục Trang của ABS.
- Nguyễn Hưng Quốc – Về vụ bé Duyệt Duyệt bị cán chết ở TQ: Ðạo đức và chủng tộc  – (VOA’s blog)  –  Một xã hội bệnh hoạn. – Trung Quốc sục sôi bàn đạo đức sau vụ bé Yue Yue  (VietSOH).
- Trung Quốc: Biểu tình tại Thượng Hải do giá nhà đất giảm mạnh  –  (RFI). - Hàng trăm người Trung Quốc nổi loạn vì vấn đề thuế  – (VOA).
- Hoa Kỳ: Ông Castro cần phải ra đi   – (VOA). Trong khi đó thì, Tàu Hải quân Trung Quốc thăm Cuba (GDVN).  – Cuba-Trung Quốc tăng cường hợp tác quốc phòng (TTXVN).
<= Gia đình của Manoubia Bou Azizi: Cái chết của ông đã châm ngòi cho cuộc nổi dậy thành công ở Tunisia. – Châu Âu vinh danh Mùa Xuân Ảrập  –  (BBC). – Giải Sakharov được trao cho năm nhà hoạt động Mùa Xuân Ả Rập  –  (RFI). Đó là anh Mohamed Bouazizi 27 tuổi (đã chết), của nước Tunisia, cô Asamaa Mahfouz, 26 tuổi, người Ai Cập, ông Ahmed al-Zubair Ahmed al-Sanusi, 78 tuổi, người Libya, cô Razan Zeitouneh, 34 tuổi, luật sư nhân quyền người Syria, và họa sĩ biếm họa Ali Farzat, 60 tuổi, người Syria. Ngoài 5 người kể trên, còn có nhiều khác người đã đóng góp cho sự thành công của Mùa Xuân Ả Rập, như anh Wael Ghonim, 30 tuổi, đã dùng bàn phím đánh bại nhà độc tài Hosni Mubarak ở Ai Cập.
13h30′:
- Tình hữu nghị Việt Nam – Philippines làm Trung Quốc tức giận: Philippine-Vietnam amity upsets China (Philstar). BTV: Dường như tác giả lộn Hoàng Sa với Trường Sa? “With China’s escalation of conflict, Vietnam conducted last June live-fire naval exercises in the Paracels”. Tạm dịch: Do sự leo thang xung đột của Trung Quốc, Việt Nam tiến hành tập trận có bắn đạn thật ở Hoàng Sa. Thật ra VN tập trận có bắn đạn thật ngày 13-6 vừa qua ở ngoài khơi Hòn Ông, cách tỉnh Quảng Nam khoảng 40 km. Và câu này nữa: “Sang signed last month with India a “strategic partnership” jointly to explore the Paracels.”
- Lại đe dọa sự bình yên trên Biển Đông (ĐĐK). Bài của nhà báo Hữu Nguyên viết về Hoàn Cầu Thời báo dọa đánh Việt Nam và các nước trong khu vực. Đây là bài gốc: Lại đe dọa sự bình yên trên Biển Đông (Blog Hữu Nguyên).
- Du khách ‘đừng ngây thơ khi đến VN’  – (BBC). Ông Jean-Francois Julliard, Tổng Thư ký RSF nói: “Chúng tôi không kêu gọi tẩy chay các địa điểm này nhưng muốn các du khách biết được những gì đang bị che đậy. Chúng tôi đã chọn ba nước là thiên đường cho khách du lịch nhưng là địa ngục cho các nhà báo: Mexico, Việt Nam và Thái Lan”.
- Dân đụng độ cảnh sát ở miền đông TQ  – (BBC). “Trang mạng chính thức của tỉnh Triết Giang nói khoảng 600 người liên quan vụ việc, mở đầu hôm thứ Tư và tiếp tục sang ngày thứ Năm.  Trang web cho hay khoảng 100 người xông vào các tòa nhà chính quyền ở Hồ Châu, ném đá, phá đèn đường và đập vỡ kính xe”. – Trung Quốc: Bạo động bùng nổ vì thuế  – (VOA).
KINH TẾ
- Bài dịch từ báo The Economist: Kỳ 1- Các thị trường mới nổi phải làm gì để trở nên giàu có. Kỳ 2: Bị dồn vào chân tường (TVN).
- Kinh tế 2012: Khó hơn cho doanh nghiệp (SGTT).
- Đầu tư công kéo nợ công tăng (PLTP).
- Cần lộ trình cho việc sáp nhập ngân hàng (NLĐ).
- Chuyện giàu nghèo – chưa có lối ra  —  (Nguyễn Vạn Phú)
- Trồng cây biến đổi gen trên diện rộng tại Việt Nam : Nên hay không?  –  (RFI).
- Các nước khu vực đồng euro thông qua kế hoạch chống khủng hoảng  –  (RFI). – Kế hoạch chống khủng hoảng thành bại tùy thuộc vào nỗ lực của Ý và Tây Ban Nha  –  (RFI).- EU lạc quan về việc xử lý nợ  –  (BBC). – Thế giới thở phào sau khi châu Âu đạt thỏa thuận chống khủng hoảng  –  (RFI). – Thị trường thế giới phản ứng tích cực trước kế hoạch cắt giảm nợ của EU – (VOA).  – Trung Quốc hoan nghênh kết quả hội nghị thượng đỉnh EU – (VOA).
- Kinh tế Mỹ tăng tốc  – (VOA). Chỉ số Down Jones Industrial hôm nay tăng gần 3% =>
13h30′:
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Về THƯ NGỎ CỦA NGUYỄN SĨ ĐẠI GỬI TRẦN MẠNH HẢO VÀ TRƯƠNG DUY NHẤT, tranh cãi về thơ của ông Trần Gia Thái: Tâm thần bấn loạn – (BoxitVN).
- VŨ BÌNH LỤC: NGUYỄN TRÃI NHỮNG NGÀY VẠN DẶM ĐẤT KHÁCH BÔN BA (Lê Thiếu Nhơn).
- Độc giả méc cái blog Lão Khoa, tưởng của bên ngành y, chuyên tư vấn cho các bô lão, hóa ra của lão … thần đồng thơ Trần Đăng Khoa:   LẠI CHUYỆN TRANG PHỤC.  – XUÂN DIỆU – TRẦN ĐĂNG KHOA: MỐI DUYÊN THI CA TRÒN ĐẦY VÀ NGỌT NƯỚC (Văn chương +).
-  TƯỞNG NHỚ MỘT VỊ QUAN TRÍ THỨC: ĐỌC MỘT SỐ BÀI THƠ CỦA NGUYỄN PHI KHANH (Văn chương +).  Nhân nhắc lại cha của Nguyễn Trãi, tự nhiên BS nghĩ sao cha con cụ có hoàn cảnh khá giống những tin đồn về nguồn gốc gia đình cha con cụ Nguyễn Sinh Sắc mà bữa qua có đề cập và một tài liệu được cho là của cố GS Trần Quốc Vượng lưu hành ở Mỹ từ lâu.
- Ngày Di sản Việt Nam 2011 (VOV).
- Thăm bảo tàng vũ khí cổ đầu tiên tại VN (PLTP).
<- Diễn hài được mùa (NLĐ).
- Nhà văn Sorj Chalandon đoạt giải thưởng lớn của Viện hàn lâm Pháp  –  (RFI).
- Bùi Tín: Chung kết Rugby 2011: New Zealand thắng Pháp sát nút 8-7  –   (VOA’s blog). “Trong đội Pháp có cầu thủ Thierry Trinh Duc là người Pháp gốc Việt”.
13h30′:
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: ‘Chính phủ không có chủ trương phân biệt bằng cấp dân lập’ (VNE).
- Khó tuyển giảng viên (NLĐ).
- Mệt vì thao giảng, dự giờ (NLĐ).
- Cô Thơ  —  (Nguyễn Thông).
- Sẽ giao cho các trường ĐH “tốp đầu” tự tổ chức tuyển sinh (DT).
- Tuyển công chức Nam Định: Trọng bằng cấp nhưng cần… (GDVN).
- Giáo viên mầm non hợp đồng được hưởng lương ngân sách (PLTP).
- Kon Tum cấm dạy thêm, học thêm ở tiểu học (PLTP).
- Tám tuổi làm giám đốc! (PLTP). “bé Đỗ Nguyễn Hoàng Nhi, HS lớp 3C Trường Tiểu học Giồng Ông Tố, đã thành lập Công ty TNHH Buôn bán Tập vở, xô vòng, giấy tô màu chuyên kinh doanh buôn bán các mặt hàng như tập vở, giấy tô màu, kẹp tóc, các loại vòng tay, nơ buộc tóc… cho HS trong trường này”.
- CẦN HIỂU ĐÚNG THỰC PHẨM CHỨC NĂNG VÀ NƯỚC UỐNG COLLAGEN?  —  (BS Hồ Hải).
- Khó đòi lại “Tên miền triệu đô” bị lấy cắp (SGTT).
- Hồi ký Steve Jobs (1): Steve cũng như ta, là lá la  –  Hồi ký Steve Jobs (2): Cây táo nhà bác Steve (Blog CamLy).
13h30′:
- Những thạc sĩ có “mũ” nhưng đầu rỗng – phỏng vấn PGS.TS Đặng Quốc Bảo, cựu Hiệu trưởng trường Cán bộ quản lý giáo dục nay là Học viện Quản lý giáo dục (VNN).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Unicef báo động tình trạng nhiều trẻ em Việt Nam bị chết đuối vì lũ lụt   –  (RFI).
- Người dân TP.HCM lại “bơi” giữa phố (TQ).  – Các tỉnh khu vực miền Nam ứng phó với triều cường(VOV). – TP.HCM: triều cường bất thường giao thông ùn tắc – (RFA).
- Video – Bộ Y tế tiếp tục khẳng định: Chân tay miệng chưa là dịch bệnh (MrVinh20/ VTC). – TS Nguyễn Văn Khải: “Tôi xin đi tù nếu không chữa được bệnh chân tay miệng” (GDVN).

- Hu hu… Đau quá! Tối qua bác blogger Da vàng email: “Hôm qua anh có nhắc đến việc nuôi đỉa ở Hóc Môn, TPHCM. Trong đó có nói là ‘xuất qua biên giới‘. Nhưng đọc trên bản tin của VTV thì đích thị là xuất sang Trung Quốc”: TP HCM: Đỉa sống trong khu dân cư…“Gần đây, tại Việt Nam xuất hiện phong trào thu gom đỉa để bán sang Trung Quốc”. Vậy hóa ra BS thành kẻ bịa chuyện nói xấu VTV1? Mời bà con ngó ngay trên video, để nghĩ coi VTV1 chủ động ra hai phiên bản (chữ và hình) cho một bài báo, khác nhau chỉ một cụm từ (“Trung Quốc”/ ”biên giới”) hay là vì nghe BS la làng, họ vội sửa ngay sau vài giờ?
- Cập nhật thông tin bạn đọc ủng hộ gạo đến đồng bào Rục – (Cu Làng Cát).
- Coi chừng “nhờ” những bài với những cái tựa kiểu Lời khai rợn tóc gáy của kẻ giết bà bầu 8 tháng (ANTĐ) mà có thêm nhiều vụ án “rợn tóc gáy”.
- Bị tát vào mặt, một học sinh tử vong? (TT).
- Video: Tắc trách trong việc sang sửa đường (MrVinh20/ VTC). – Các cây cầu “tử thần” (NLĐ).
- Bùng nổ dân số toàn cầu nhìn từ Bắc Kinh (TTVH).  – Thế giới chạm ngưỡng 7 tỉ người và cơ hội vàng với VN
- Quy hoạch chồng chéo, 90ha rừng sắp chìm dưới lòng hồ thủy điện: Yêu cầu 4 bên rà soát lại hồ sơ đo đạc (DT).
- Khẩn thiết cứu voi! (NLĐ).
- Nước lụt tràn vào thủ đô Bangkok của Thái Lan  – (VOA). – Thái Lan: Nước lũ bắt đầu vào trung tâm Bangkok, người dân ồ ạt tản cư   –  (RFI). – Tường trình lũ của PV Tuổi Trẻ tại Thái Lan (TT).  – Nước ở đâu đang đổ vào Bangkok?
- Số người chết vì động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục gia tăng  – (VOA). – Hơn 530 người chết trong vụ động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ  – (VOA).
13h30′:
QUỐC TẾ
- NHỮNG NGÀY CUỐI ĐỜI CỦA GADDAFI: Xác chết trong kho lạnh thực phẩm (NLĐ).  – Truyền hình Arab phát sóng video tang lễ Gaddafi (LĐ/Telegraph).  – NTC: Những kẻ sát hại Gaddafi sẽ bị đưa ra xét xử (TTXVN). – NTC quyết truy tố những người giết ông Gadhafi – (VOA). – LHQ thông qua nghị quyết chấm dứt vùng cấm bay tại Libya (ĐV). – Hội đồng Bảo An LHQ biểu quyết kết thúc sứ mạng của NATO tại Libya – (VOA). – Libya kêu gọi Nato đừng đi  –  (BBC). – Các đồng minh tìm cách hỗ trợ Libya trong thời kỳ quá độ  –  (RFI). – Những đe dọa tiềm ẩn ở Libya (VOV). – Libya và luật Hồi giáo : Sẽ cho phép đa thê và cấm ly dị ? (Thụy My). – Lybia: mô hình cho Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương? (Blog Đoàn Hưng Quốc).
- Mỹ truy tố công dân Singapore bán cơ phận cho Iran – (NV). “Các cơ phận thu nhận làn sóng radio chế tạo ở Mỹ đã được chuyển bất hợp pháp sang Iran rồi sau đó dùng trong các quả bom tự chế, gài bên lề đường, nhắm vào quân đội đồng minh ở Iraq, theo Bộ Tư Pháp Mỹ khi công bố cáo trạng hôm Thứ Ba”. – 5 người: 4 người Singapore và 1 người Iran đã bị cáo buộc buôn lậu các thiết bị vào Iran để chế tạo bom ở Iraq: U.S. charges 5 for devices sent to Iran, used in bombs (Reuters). – US Parts Smuggled to Iran for Iraq Bombs, Charges Say‎ (NYT).
- Bà Clinton bênh vực chính sách Mỹ tại Pakistan và Afghanistan   – (VOA).
- Taliban tấn công căn cứ quân sự Afghanistan (VOV/Reuters).
- Kenya loan tin đụng độ với al-Shabab tại Somalia   – (VOA).
- 18 người thiệt mạng trong những vụ đánh bom ở Baghdad   – (VOA).
- 26 người thiệt mạng vì bạo động ở Syria   – (VOA).
<- Mùa xuân Ả Rập đưa Hồi giáo vào chính trường   –  (RFI). – Tunisia: Chính phủ sắp tới sẽ gặp nhiều khó khăn về kinh tế   – (VOA).
- Ai Cập trả tự do cho công dân Mỹ gốc Israel bị bắt giữ vì tội gián điệp   – (VOA). – Ai Cập và Israel trao đổi tù nhân   – (VOA).
- Một tòa nhà chính phủ Trung Quốc ở Tây Tạng bị đánh bom – (RFI).
- Ông Chavez gọi bác sĩ chẩn đoán ông còn 2 năm để sống là kẻ nói dối  – (VOA).
- Mỹ, Nam Triều Tiên vạch đường lối cho bước sắp tới với Bắc Triều Tiên  – (VOA). – Truyền hình Nam Triều Tiên quảng bá việc tái thống nhất với giới trẻ   – (VOA).
- Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khẳng định cam kết bảo vệ Nam Triều Tiên  – (VOA). – Panetta Affirms Commitment to South Korea’s Defense (VOA English).
- Luật sư không đảng phái trở thành tân thị trưởng Seoul (NLĐ/China Post).
- Cận cảnh những vụ ẩu đả của nghị sỹ trên thế giới (TTXVN).
- Philippines bác tin đồn đảo chính (PLTP/THX, Manila Bulletin).
- Argentina kết án ‘Tử thần Tóc Vàng’ –  (BBC).
- Chuyện người con gái Hồng Binh Nhật –  (BBC).
13h30′:
* VTV1: + Chào buổi sáng – 27/10/2011;  + Tài chính kinh doanh sáng – 27/10/2011;  + Cuộc sống thường ngày – 27/10/2011;  + Thời sự 19h – 27/10/2011.

* RFA: + Sáng 27-10-2011
Tối 27-10-2011
* RFI: 27-10-2011