Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 3 tháng 8, 2011

Mỹ đối phó với sự mở rộng biển của Trung Quốc

Dù các tham vọng biển của Trung Quốc không hẳn đặt ra mối đe dọa lớn cho Mỹ, nhưng tình hình này đòi hỏi một sự đối phó rất đặc biệt: hoạch định chính sách thận trọng và tỉnh táo. Xung đột Mỹ - Trung trên biển không phải là kết cục không tránh khỏi, nhưng các yêu sách xung đột nhau và các cách hiểu pháp lý khác nhau, cùng với thiếu sự minh bạch chính thức về các năng lực và mục đích của Trung Quốc, tất cả ngày càng làm gia tăng nguy cơ tính toán nhầm.
>> Kỳ 1: Nước Mỹ trước tham vọng biển của Trung Quốc
>> Kỳ 2: PLAN và những định hướng tương lai của Trung Quốc
Điều quan trọng là thừa nhận rằng Trung Quốc sẽ là một cường quốc hải quân. Nhìn vào tầm quan trọng của các đại dương trên thế giới đối với việc duy trì phát triển kinh tế của nước này và vai trò nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, giới lãnh đạo Trung Quốc chắc chắn coi biển là quan trọng đối với sự sống còn của quốc gia cũng như cách để duy trì quyền lực. Phản đối sự phát triển của Trung Quốc về điểm này sẽ là vô ích và trái ngược. Vì vậy, Mỹ nên chấp nhận Trung Quốc là một cường quốc biển với các lợi ích biển đáng kể. Trong một số trường hợp, như các nỗ lực chống cướp biển ở ngoài khơi Somalia hay áp đặt giới hạn đánh bắt, các lợi ích có thể đồng quy và tạo cơ hội cho hợp tác Trung - Mỹ.
Tuy nhiên, thừa nhận các lợi ích của Trung Quốc không có nghĩa là nhượng bộ trước các đòi hỏi của nước này; có nhiều lĩnh vực mà đồng thuận với chính sách biển của Trung Quốc sẽ dẫn tới việc đi ngược lại lợi ích của Mỹ. Ví dụ, các lợi ích của Mỹ và Trung Quốc khác xa nhau liên quan đến cái mà Trung Quốc gọi là "các vùng biển gần". Trung Quốc muốn chế ngự các vùng nước nằm trong chuỗi đảo thứ nhất, mà họ coi là lãnh thổ của mình. Vì vậy họ tìm cách ép buộc các quốc gia khác hạn chế hoặc từ bỏ các yêu sách của mình (như Việt Nam và Philippines) và các hoạt động (ví dụ gây phiền nhiễu cho các hoạt động của hải quân và không quân Mỹ tại nơi mà Trung Quốc đòi là thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của mình).
Đặc biệt, Bắc Kinh đã sử dụng cách hiểu riêng về Công ước của LHQ về Luật Biển để lập luận rằng các tàu của hải quân Mỹ và tàu hộ tống nên hạn chế các hoạt động của mình tại EEZ của Trung Quốc. Đầu hàng các chiến thuật như vậy không nằm trong lợi ích quốc gia của Mỹ. Các buổi thảo luận tại quốc hội Mỹ về Luật về Ứng xử trên biển đều nên thảo luận triệt để về các cách hiểu của Trung Quốc cũng như các nỗ lực của nước này trong việc sử dụng chiến tranh pháp lý để thông qua luật pháp quốc tế đạt được cái mà họ không thể có được bằng sức ép.
Về điểm này, ngay cả khi Mỹ thừa nhận các lợi ích biển của Trung Quốc, Mỹ cũng cần bảo vệ các lợi ích biển của mình. Sự bảo vệ này sẽ đòi hỏi hành động tại một số khu vực khác nhau trong chính sách quốc phòng của Mỹ.
Trước tiên, Mỹ cần duy trì một lực lượng biển mạnh. Hải quân và lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ là những người bảo vệ tối thượng cho các lợi ích biển của Mỹ trên thế giới. Khác với PLA-N, lực lượng hải quân Mỹ cần hoạt động xa bờ, điều này làm gia tăng sự hao mòn và hư hỏng của các tàu và mất nhiều thời gian đi từ các cảng nhà tới các khu vực tuần tra. Vì vậy, Mỹ phải duy trì một lực lượng hải quân hùng mạnh tại khu vực châu Á- Thái Bình Dương, cũng như ở Ấn Độ Dương, nếu muốn ngăn chặn và răn đe các đối thủ tiềm tàng và hỗ trợ cho các lợi ích quốc gia.
Điều này, đến lượt nó, có nghĩa là việc giảm quy mô của lực lượng Hải quân và Lính thủy đánh bộ và các tốc độ tác chiến của họ sẽ có một tác động không cân xứng không chỉ về các khả năng tác chiến hiện tại trong khu vực, mà cả cách nhìn nhận về cam kết và uy tín của Mỹ. Hải quân và Lính thủy đánh bộ có thể cần phải gia tăng các nguồn lực. Mỹ không thể chịu đựng được cảnh hải quân của mình suy yếu.
Ảnh minh họa: defensetech.org
Đồng thời, việc huấn luyện phải được củng cố, và trong một số trường hợp phải được làm sống lại. Khi chiến tranh Lạnh kết thúc, một số nhiệm vụ - trong đó có các cuộc tấn công chống hạm và chiến tranh chống tàu ngầm - không còn được coi trọng; một số năng lực như khả năng huy động các tên lửa hành trình chống hạm từ tàu ngầm cũng đã bị lãng quên. Các nhiệm vụ và năng lực này có thể sẽ trở nên quan trọng một lần nữa nếu Hải quân Trung Quốc đặt ra thách thức biển xanh đầu tiên kể từ cuối những năm 1980. Để có lại sự thành thạo về những mặt này sẽ cần không chỉ thay đổi ưu tiên mà còn phải gia tăng tài trợ cho huấn luyện và các hoạt động và bảo trì.
Sự nổi lên của lực lượng Hải quân Trung Quốc cũng có nghĩa là Hải quân Mỹ phải tăng cường các nỗ lực nghiên cứu và phát triển. Hiện nay, không có tàu nổi hay tàu ngầm mới nào đang nằm trong khâu thiết kế - một tình huống chưa từng thấy có thể là khiến Hải quân Mỹ phải đối phó với thách thức của Trung Quốc bằng những chiến binh lỗi thời hoặc đã hỏng hóc, trước một PLA-N với ngày càng nhiều năng lực tân tiến. Để tránh một kịch bản như vậy, Quốc hội Mỹ nên quy định phát triển một kế hoạch nghiên cứu và phát triển biển toàn diện, khai thác những tiến bộ trong những công nghệ như các phương tiện bay không người lái, tàu lặn không người lái và các hệ thống không gian.
Quân đội Mỹ cùng tác chiến, vì vậy phải thận trọng chú ý tới các chiến dịch của Không quân và Lục quân tại khu vực châu Á Thái Bình Dương. Trước các năng lực của PLANAF và các hệ thống Không quân của PLA đang được hiện đại hóa - trong đó có phổ biến các hệ thống SAM tân tiến như S-400 và HQ-9 - Lực lượng Không quân Thái Bình Dương của Mỹ không thể để bị rớt lại đằng sau về chương trình hiện đại hóa của mình.
Các máy bay có thể quan sát ở tầm thấp và các phương tiện bay không người lái (UAVs) đặc biệt quan trọng, cũng như các năng lực chiến tranh điện tử. Quốc hội nên cân nhắc có thêm các máy bay chiến đấu điện tử E/A-18 Growler và các hệ thống UAV tân tiến để tạo điều kiện cho các chiến dịch trên không. Tương tự, các lực lượng đặc nhiệm và lực lượng trong không gian có thể đóng một vai trò răn đe và hiện diện. Mỹ cũng nên tìm cách mở rộng các hoạt động phối hợp vốn đang vững mạnh về các lĩnh vực này với các lực lượng quân đội đồng minh và của một số quốc gia châu Á.
Tất cả các yếu tố này đều nên được sử dụng không chỉ đề duy trì mà còn củng cố mạng lưới đồng minh và quan hệ của Mỹ tại khu vực Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương - một khu vực mà Mỹ được hoan nghênh nhiều hơn Trung Quốc. Khác với Trung Quốc, Mỹ không có tranh chấp lãnh thổ nào đáng kể với các nước trong khu vực này. Tương tự, Mỹ cung cấp an ninh trên biển cho các tuyến đường biển toàn cầu, mà các nước trong khu vực cũng được hưởng lợi - trong đó có cả Trung Quốc dù họ có thừa nhận hay không - cũng như chính Mỹ được lợi. Vì vậy, các nước châu Á coi Mỹ là một người cung cấp "những cái tốt chung" quan trọng và cũng là một yếu tố đối trọng chính với sức mạnh đang nổi lên của Trung Quốc.
Sự tham gia tích cực tại các cuộc họp và hội thảo trong khu vực đã nhấn mạnh vai trò hàng đầu và sự hiện diện của Mỹ. Đồng thời củng cố quan hệ của Mỹ với khu vực. Đặc biệt, các thỏa thuận thương mại tự do với các nước Đông Á và khối ASEAN, cũng như chương trình Đối tác xuyên Thái Bình Dương, sẽ củng cố các mối liên hệ kinh tế của Mỹ trên toàn Thái Bình Dương.
Ngược lại, việc Mỹ rút các lực lượng hải quân từ Tây Thái Bình Dương đến đảo Guam không sẽ được xem là một giải pháp cắt giảm chi phí hay một cách để giảm nhẹ xung đột, mà là một sự nhượng bộ trên thực tế phần Tây Thái Bình Dương cho sự bá chủ của Trung Quốc. Tầm quan trọng của việc duy trì sự hiện diện trong khu vực nên là một yếu tố trong mọi cuộc thảo luận về việc di chuyển căn cứ của Mỹ ở Okinawa (Nhật Bản).
Việc bảo vệ các lợi ích trên biển cũng không phải mối quan tâm duy nhất của quân đội. Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ phối hợp với nhiều tổ chức thực thi pháp luật trên biển trong khu vực. Vì vậy, lực lượng này đặc biệt quen với sự cần thiết và mối quan tâm của các quốc gia biển nhỏ hơn trong khu vực. Sự thân quen này là một phần chính trong sức mạnh mềm của Mỹ, và sức mạnh mềm ấy có thể củng cố nhiều cho các chiến dịch quân sự của Mỹ.
Kết luận
Trước sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và kèm theo đó là sự phụ thuộc vào biển, nước này khó tránh được việc sẽ hiện diện nhiều hơn trên các đại dương. Và kết quả là sự hiện diện của Hải quân Trung Quốc sẽ được tăng lên một cách tự nhiên.
Dù vậy, việc này không có nghĩa là Trung Quốc sẽ thực sự là thách thức đối với vai trò bá chủ của Mỹ. Một số phát triển về quân sự của Trung Quốc như các năng lực chống can thiệp/bao vây, cho thấy một đánh giá ít lạc quan về các chiến dịch trên biển đang ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Vì vậy, lợi ích của Mỹ là theo đuổi một chính sách nhất quán về sức mạnh biển - một chính sách nhắc nhở Trung Quốc rằng dù Mỹ có thể chấp nhận là một cường quốc biển thân thiện, nhưng Mỹ cũng sẽ là một đối thủ biển không thể đánh bại./.
Dean Cheng is Research Fellow in Chinese Political and Security Affairs in the Asian Studies Center at The Heritage Foundation.

"3 KHÂU ĐỘT PHÁ CỦA THỦ TƯỚNG" HAY CHUYỆN: LÀM 2 NHIỆM KỲ, KHÔNG KIẾM ĐƯỢC NGƯỜI BIẾT VIẾT DIỄN VĂN?


TTg Nguyễn Tấn Dũng và "người giúp việc" mới: Tân PTTg Nguyễn Xuân Phúc - một người Quảng Nam may mắn

Huy Đức - Không thể nghi ngờ khả năng sắp đặt nhân sự để thâu tóm quyền lực của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng, nhìn hai trang báo đăng bài “nhậm chức” dày đặc chữ, mới thấy, ông làm Thủ tướng tới nhiệm kỳ thứ hai, mà cũng không kiếm được người viết diễn văn, biết cách phân biệt sự khác nhau trong ngôn ngữ, của một chuyên viên cấp Vụ với ngôn ngữ của một chính trị gia ở hàng Nguyên thủ... 

 Định xếp trang báo lại coi như nó chẳng liên can gì tới mình, nhưng anh bạn café cùng bàn thở dài, “sợ đến cuối nhiệm kỳ, tô phở tăng giá lên mấy trăm”! Nhớ cái Tết 2006, mấy tháng trước khi ông nhậm chức, tô phở 15.000 đồng đã bị báo chí la làng. Bây giờ tô phở cùng loại đã là 50.000 đồng. Khi ông lên, ký thịt gà loại thả vườn cũng chỉ mới 28.000 đồng, ký heo nạc mới 38.000 đồng… Như tôi đã từng phân tích, do những chính sách về tài chính, ngân hàng của ông mà khủng khoảng kinh tế của Việt Nam xảy ra từ tháng 3-2008 trong khi, khủng hoảng kinh tế toàn cầu nếu có ảnh hưởng cũng chỉ có thể lan tới Việt Nam sớm nhất là tháng 12-2008.

 Đầu năm 1998, sau cuộc phỏng vấn một nhà lãnh đạo, biết ông đang vui, tôi hỏi: “Anh vừa đi Yên Tử về có thấy những cục đá xung quanh chùa Đồng đầy những tên tuổi của Trần Văn Chắt, Nguyễn Thị Tèo…?”. Thấy ông chưa thực sự hiểu câu hỏi của mình, tôi tiếp: “Những kẻ, cho dù thuộc hàng chăn trâu cắt cỏ như Chắt, như Tèo, khi đã leo lên tới đỉnh thì cũng cố đánh dấu cái nơi mình đã đặt chân lên. Cái mà một bậc nguyên thủ quốc gia mưu cầu phải là lưu danh chứ không phải là tiền bạc”. Tất nhiên, để được lịch sử ghi nhận công lao thì khó hơn chia phần trăm và nhận bao thơ.

 Trong cái chính thể do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, Nguyễn Tấn Dũng là vị Thủ tướng có nhiều quyền lực nhất. Thời ông Phạm Văn Đồng, danh sách nội các thường chỉ được bên ông Lê Đức Thọ chuyển sang không lâu trước khi ông đọc trước Quốc hội. Ông Đồng là người trọng chữ nghĩa, nên ông thường yêu cầu bên ông Thọ cho ông thời gian để sửa những câu trong tờ trình bị viết sai chính tả, ngữ pháp. Ông Đồng thừa nhận ông Võ Văn Kiệt là vị Thủ tướng làm được nhiều việc nhất.

 Thời ông Kiệt, tuy không có “tam quyền phân lập” nhưng lại có “tam nhân phân quyền”. Ông Kiệt cũng chịu chế ước rất nhiều bởi những người đồng nhiệm như Lê Đức Anh, Đỗ Mười. Khi ông Kiệt đang đẩy nhanh tiến độ công trình đường điện 500 kv, tư lệnh công trình của ông, Bộ trưởng Năng lượng Vũ Ngọc Hải, bị xử tù 3 năm. Năm 1995, ông Kiệt viết thư yêu cầu cải cách chính trị, liền sau đó, ông Nguyễn Trung, trợ lý của ông, người chấp bút “thư gửi Bộ Chính trị” đã bị áp lực tới mức phải ra đi, còn ông Hà Sỹ Phu, người tàng trữ một bản sao bức thư, thì bị bắt.

 Trong tình hình ấy, Chính phủ ông Kiệt vẫn hoàn thành một khối lượng lớn công việc, xây dựng được những bộ luật làm nền tảng pháp lý cho nền kinh tế thị trường vận hành. Và, đặc biệt, dù bị cản trở rất nhiều, vẫn đưa Việt Nam gia nhập ASEAN, thiết lập quan hệ với EU và với những quốc gia một thời bị coi là kẻ thù như Đại Hàn, như Mỹ… Người kế vị ông, ông Phan Văn Khải nói: “Về bản lĩnh chính trị, tôi không thể nào so sánh với đồng chí Võ Văn Kiệt”.

 Khi ông Phan Văn Khải làm Thủ tướng, người ta sốt ruột bởi nhịp độ cải cách chậm đi so với người tiền nhiệm. Nhưng, như ông Kiệt nhận xét: “Thủ tướng Phan Văn Khải là một nhà kinh tế hàng đầu của đất nước”. Ông Khải không có những tuyên bố làm nức lòng dân bởi ông không phải là một nhà chính trị. Nhưng nhờ là một nhà kỹ trị, ngay từ khi làm phó cho ông Kiệt, ông Khải đã tham gia hình thành chính sách như một kiến trúc sư.

 Gần như toàn bộ các thiết chế pháp lý mà nền kinh tế đang vận hành đều được hình thành dưới thời ông Kiệt và được tiếp tục hoàn thiện hơn dưới thời ông Khải. Đặc biệt, Chính phủ ông Khải đã có công rất lớn khi ban hành Luật Doanh nghiệp đồng thời bãi bỏ hàng trăm loại giấy phép mẹ, giấy phép con. Chính quyền của Thủ tướng Phan Văn Khải cũng hoàn thành những vòng đàm phán gay go nhất trong tiến trình Việt Nam gia nhập WTO, để lại cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một nền kinh tế đang tăng trưởng trên 8%, lạm phát chỉ hơn 6% và một Việt Nam có vị thế khá cao trên trường quốc tế.

 Thật khó để gạch ra vài đầu dòng để nói về đóng góp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong nhiệm kỳ đầu nhất là về mặt chính sách. Nhưng, khác với những người tiền nhiệm của mình, Nguyễn Tấn Dũng đang có cả một nhiệm kỳ trước mắt. Đây có thể là cơ hội cuối cùng và cũng có thể là cơ hội bắt đầu để ông tiếp tục nắm quyền với vai trò Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Nước.

 Chính trị là “nghệ thuật của những điều có thể”. Có rất nhiều điều chúng ta muốn làm cho đất nước nhưng chúng ta không có quyền. Có rất nhiều điều có thể ông Dũng cũng muốn làm, nhưng thế và lực cũng không cho phép. Với năng lực của cá nhân Thủ tướng và đội ngũ cố vấn hiện thời, Chính phủ chưa nên ban hành chính sách gì mới. Việc đầu tiên, trong phạm vi quyền Hiến định của mình, Chính phủ nên sắp xếp lại các cơ quan Chính phủ theo hướng tách bạch chức năng hành pháp chính trị và hành chính công vụ.

 Năm 2006, Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, trong một trạng thái tinh thần lãng mạn, đã lập ra một nhóm nghiên cứu giúp ông Nguyễn Thiện Nhân cải cách giáo dục. Khi đó, tôi đề nghị, ông Nhân thay vì đưa ra chính sách, trước hết phải sắp xếp lại bộ máy của Bộ Giáo dục theo hướng: lập các vụ, chỉ tham mưu chính sách cho bộ trưởng; lập các cục, chỉ thi hành hành chính công vụ. Không thể đòi hỏi các vụ của ông giảm bớt các thủ tục và thôi can thiệp vào công việc của các nhà trường khi chính họ là người hưởng lợi từ việc duy trì những thủ tục không cần thiết ấy. Nhưng, thay vì thao tác như một bộ trưởng ông Nhân đã làm phong trào “hai không” như một cán bộ đoàn.Khi đã tách bạch hai chức năng này thì chỉ rất ít bộ còn các cục vì chức năng hành chính công vụ sẽ được giao cho địa phương. Bộ trưởng chỉ làm vai trò chủ yếu là hành pháp chính trị. Mỗi bộ có thể sẽ có một ông thứ trưởng chuyên nghiệp, một nhà kỹ trị đúng nghĩa, trông coi phần hành chánh công vụ thuộc ngành mình và chỉ ra tay khi có một cấp nào đó hiểu sai chính sách và chỉ hướng dẫn lại để các địa phương hiểu đúng về thủ tục và chính sách.
Tách bạch như vậy, Chính phủ chỉ còn quan tâm tới việc hình thành những hành lang pháp lý sao cho người dân dễ thở, kinh tế phát triển: sáp nhập Thủ đô thì không nghĩ đến các dự án đất đai của đàn em; bãi bỏ thi cử thì không sợ mất khoản phần trăm từ việc in ấn đề thi… Những người chạy chức bộ trưởng sẽ không dám bỏ tiền triệu ra vì mai mốt không thể bán giấy phép mà thu hồi vốn. Và, Hà Nội đất chật sẽ không còn tấp nập xe cộ vào những khi lễ, tết vì chẳng ai còn có nhu cầu biếu quà.

 Việc thứ hai, nhân sửa đổi Hiến pháp, nên áp dụng chế độ đa sở hữu đối với đất đai. Đây là một vấn đề mà khi soạn thảo Hiến pháp 1992, Chính phủ Võ Văn Kiệt đã muốn làm nhưng điều kiện chính trị chưa chín muồi như bây giờ. Chế độ đất đai thuộc sở hữu toàn dân chỉ mới được đưa vào Hiến pháp 1980 trong một hoàn cảnh mà ngay chính những người soạn thảo cũng không hiểu hết hệ lụy của nó.

Khi trình dự thảo hiến pháp 1980, Chủ tịch Ủy Ban sửa đổi Hiến pháp Trường Chinh đề nghị áp dụng 5 hình thức sở hữu đối với đất đai. Nhưng, khi họp Trung ương, Tổng Bí thư Lê Duẩn có một bài phát biểu riêng về việc lấy tư tưởng “làm chủ tập thể” làm trung tâm. Sau khi phân tích “đạo lý của việc áp dụng phương thức sở hữu toàn dân đối với đất đai”, ông Lê Duẩn cho rằng tinh thần của Hiến pháp 1980 phải dựa trên ba yếu tố: làm chủ tập thể, chuyên chính vô sản và sở hữu toàn dân. Cả chuyên chính vô sản và làm chủ tập thể đã gãy và cái kiềng ba chân ấy chỉ còn cái chân sở hữu toàn dân cà nhắc.

 Không chỉ lỗi thời về mặt lý luận, việc không tách bạch các hình thức sở hữu đất công, đất tư đã dẫn đến sự lúng túng trong việc ban hành các chính sách liên quan đến thuế và thu tiền sử dụng đất. Việc các chính quyền địa phương bị thao túng bởi các doanh nghiệp, tiếp tay cho họ cướp đất, đang là mầm mống của những vụ gây bất ổn về chính trị. Có lẽ chính quyền cũng nên biết xấu hổ khi người dân ở các vùng đất chống Mỹ như Bến Tre, Long An… giờ đây khi bị mất đất thay vì cậy đến chính quyền mà họ đã đổ máu để lập nên đã phải khăn gói đến cầu xin trợ giúp trước các cơ quan ngoại giao của Mỹ.

Có một việc mà cả Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải đều chưa làm được là cải cách khu vực kinh tế nhà nước, tiến tới dẹp bỏ kinh tế quốc doanh. Nhu cầu để quốc doanh “chết” xuất hiện từ cuối năm 1989 khi Chính phủ Đỗ Mười chống lạm phát thành công bằng cách áp dụng lãi suất tín dụng theo nguyên tắc kinh tế thị trường và buộc các doanh nghiệp phải tự hạch toán kinh doanh. Chính sách này đã làm cho nền kinh tế mạnh lên nhưng đồng thời đã đặt các doanh nghiệp quốc doanh trước nguy cơ phá sản. Ông Mười bị Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh phê phán đã định quay lại chính sách bao cấp nhưng, trước sự can gián của những nhà cố vấn dũng cảm như Đào Xuân Sâm, Trần Đức Nguyên, Lê Đức Thúy, Nguyễn Văn Nam… ông đã chỉ lùi một bước: ném cái phao tín dụng để cứu quốc doanh. Kinh tế quốc doanh vì thế đã tiếp tục được bú bầu sữa từ độc quyền khai thác tài nguyên, độc quyền các thương quyền, đến được ưu đãi hơn về tín dụng.

 Việt Nam, xét về bản chất, không còn là một quốc gia cộng sản mà chỉ là quốc gia độc đảng. Trong thâm sâu, những người đồng nhiệm của ông Dũng không còn coi ý thức hệ là kim chỉ nam cho dù độc đảng vẫn là lẽ sinh tồn của họ. Nếu ông Dũng đòi xét lại định hướng xã hội chủ nghĩa, ông cũng sẽ bị tiêu diệt. Các đối thủ của ông sẽ chống ông không vì niềm tin mà vì đấy là công cụ tấn công mà không ai dám cãi. Nhưng, với tư cách Thủ tướng, ông Dũng có thể thuyết phục các đồng chí của mình: Giữ định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng thay vì lấy quốc doanh là chủ đạo thì phải chọn hiệu quả của nền kinh tế làm chủ đạo.

 Năm 2005, năm trước khi ông Nguyễn Tấn Dũng cầm quyền, khu vực quốc doanh tuy nắm 54,9% tổng số vốn sản xuất kinh doanh, 51% giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn nhưng chỉ tạo ra 38,8% doanh thu; Trong khi khu vực tư nhân chỉ chiếm 25% vốn sản xuất kinh doanh, 20,6% giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chánh dài hạn nhưng đã tạo ra mức doanh thu chiếm 39,5%.

Thế nhưng, năm 2006, thành phần kinh doanh kém hiệu quả này vẫn được ưu tiên, doanh nghiệp nhà nước vẫn nắm giữ 75% tài sản cố định quốc gia, 20% vốn đầu tư xã hội, gần 50% vốn đầu tư của nhà nước và 60% tín dụng ngân hàng trong nước và 70% vốn vay từ nước ngoài. Ngay từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu chấp nhận kinh tế nhiều thành phần, chưa bao giờ khu vực kinh tế quốc doanh được coi là một khu vực kinh doanh hiệu quả. Không thể có cái gọi là chủ nghĩa xã hội như đức tin của một số người, nếu những anh nắm nhiều nhất tài nguyên và vốn liếng quốc gia lại làm ra tiền ít nhất.

 Tất nhiên, nếu ông Dũng muốn, việc thực hiện những điều tối thiểu này cũng không phải dễ dàng. Một nội các mà một số thành viên của nó đã phải chi phí rất nhiều để ngồi vào, không thể sẵn sàng chia tay với quyền cấp từng tờ giấy phép.

Nhưng, cũng như “Trần Văn Chắt, Nguyễn Thị Tèo”, đã lên tới đó thì đừng nghĩ tới mục tiêu kiếm chác. Thủ tướng cũng cần có sự ủng hộ của các thành viên trong gia đình. Đối với một dòng họ có một người ngồi trên ghế Thủ tướng tới hai nhiệm kỳ thì điều đáng tự hào là những gì người đó đã làm chứ không phải là lượng đất đai, cổ phiếu mà các thành viên trong gia đình nắm được.

 Viết đến đây thì nhận được tin Tòa y án đối với Cù Huy Hà Vũ. Như vậy, không chỉ những người giúp việc viết diễn văn, các cố vấn chiến lược của Thủ tướng cũng vẫn mang những tư duy cũ. Tiểu khí vẫn bị đánh thức. Thay vì, sau những nỗ lực sinh tử để thâu tóm quyền hành, bậc anh hùng phải bắt đầu nhiệm kỳ bằng cách mở lòng đại xá. Hy vọng, sau khi Quốc hội phê chuẩn nội các, Thủ tướng sẽ có những người giúp việc hiểu được vai trò lịch sử của ông hơn.

Huy Đức

Nguồn: Quê Choa Blog

MÊ SƯ

1/

- Anh ơi! Em mượn bao diêm!.

- Mô Phật!. Thí chủ vui lòng giữ Giới. Tôi là Hòa Thượng!.

- Em xin lỗi!. Vậy gọi anh là Hòa Thượng gì?.

- Gọi Thầy!.

- Thầy gì?.

- Chị hỏi Pháp Danh của tôi à?.

- Vầng!.

- Thích Thanh Định!.

- Tên hay lắm!. Dưng em hỏi tên anh khi chưa ở chùa cơ!.

- Thầy!.

- Ồ em quên!. Tên thầy khi chưa ở chùa?.

- Tôi hồi nhỏ tên Ngọc!.

- Thầy Ngọc!. Tên đẹp, người đẹp!. Em thích!.

- Cửa chùa chị nên xưng tôi. Nếu ít tuổi xưng con. Không xưng em!.

- Em cứ em đấy!.

- Con!.

- Em nhớn rồi! Thầy nhé!.

- Chị thắp hương đi!. Đừng cắm hương lên xôi!.

- Thầy nhìn thế!. Em cắm hương lên tay em đây này!.

2/

- Thầy ơi!. Chào thầy!.

- Vầng!. Chào chị!.

- Em mượn cái khay!.

3/

- Thầy ơi!. Chào thầy!.

- Vầng!. Chào chị!.

- Thứ Bẩy, sao thầy không xuống phố chơi?.

- Xuất gia không nghỉ thứ Bẩy!

- Không buồn?.

- Không!. Tu hành vui trong Giới!.

- Em chả hiểu!. Tu thì không được lấy vợ có phải không?.

- Phải!.

- Dưng vẫn được yêu?.

- Không!.

- Vô lý!. Thầy yêu Phật chứ? Yêu Giời chứ?..

- Cái đó khác!.

- Em ước người yêu em bảo em là "Em là Giời Phật của anh"!. Ui! Thật đắm say!.

- Báng bổ quá!.

- Hì hì! Ước thôi mà!. Giả dụ thầy chưa tu, chưa người yêu. Thầy yêu em không?.

- Không!.

- Tại sao?.

- Tại chị quá đẹp!.

- Ui! Thầy bảo gì?.

- Tại chị quá đẹp!.

- Quá đẹp, lại không yêu? Nói dối hả? Hay nịnh?.

- Mô Phật!. Thí chủ vui lòng giữ Giới!.

- Em ước cắn phát môi thầy!..
4/

- Thầy ơi! Chào thầy!.

- Vầng!. Chào chị!.

- Á à!. Thầy để tóc nhá!.

- Tuần rồi chưa kịp cạo chị ạ!.

- Chứ không phải thầy thích em?.

- Ồ không!. Không đời nào!.

- Thầy chả cần để tóc. Đóng quả quần Lì vai, quả áo Cá sấu. Đầu trọc phong trần càng quyến rũ... Ui! Em mê thầy túi bụi!..

5/

- A lố! Mi Mi à?.

- Chị đây!. Gì, con kia?.

- Này! Chị có giai mới!.

- Khoe mãi. Sốt ruột. Đẹp giai không?.

- Đẹp đau đớn luôn. Mày thấy không ghen, chị làm con mày!.

- Giầu không?.

- Chả quan trọng!.

- Ơ! Con dở hơi. Giầu không quan trọng thì gì quan trọng? Làm đâu?.

- Mày không đoán nổi đâu!.

- Đẹp giai, nghèo!. Nghệ phỏng?.

- Không. Đặc biệt hơn nhiều!.

- Sinh viên?.

- Ơ! Con dở hơi. Đéo ai yêu nhãi ranh!.

- Chịu!.

- Thầy chùa!.

- Gì? Sư á?.

- Sư!. Hòa Thượng!.

- Mày không dở hơi?. Đồ chó. Mày khùng rồi!.

- Mày chưa gặp. Miễn bàn!.

- Con khùng!. Mày yêu nó bỏ nó. Nó yểm bùa cho mày sống như chết!.

- Thật?.

- Chị chán mày lắm!.
6/

- Thầy ơi?.
-................

- Lễ sớm thế?
-..................
- Sớm mới vắng. Thầy!.

- Gì?.

- Thầy ôm em đi!.

- Không!.

- Hèn!...

KẾT CHUYỆN:

Hòa Thượng liếc cổng Chùa, ghì siết cô gái: "Hèn?. Làm vợ bé anh, nhá?".

Cô gái dẩu mồm tròn mắt: "Vợ bé sư?".

Hòa Thượng tủm tỉm, rút trong áo tấm thẻ đỏ chót: "Bộ Công an, Cục A41, Đinh Xuân Ngọc, Đại úy".

Nguồn: Tuân Phẹt

Một người Nhật Bản nhận xét việc Công An đạp mặt người Biểu tình : Ngoại hạng vô liêm


Bạn thân cũng là khách hàng của tôi, một doanh nhân người Nhật gần chục năm qua lại làm ăn có văn phòng đại diện ở Việt Nam – Sau một hồi chiêm ngưỡng ba tấm ảnh trên laptop:
1) Một công an chìm đang bóp cổ một người biểu tình và vác đi như vác một con vật đang dãy dụa vì ngạt thở, sau nhà thờ Đức Bà Sàigòn .
2) Bốn nhân viên an ninh khống chế tứ chi một người biểu tình nằm ngửa để hứng những cú đạp mang dép thẳng vào mặt như “Thiết cước đả diện nhân” bên cửa một chiếc xe bus ở Hà Nội.
3) Bốn công an, bốn góc xách tứ chi như “ Tứ Mã hội Phanh Thây” một người biểu tình bên đường ray xe lửa.
Tôi hỏi : Anh nghĩ sao ?
Suy tư khá lâu trước 3 tấm ảnh, bất giác anh hỏi ngược lại tôi: Bóng đá nước Anh có giải đấu gì nổi tiếng ấy nhỉ ?
Tôi chưng hửng: giải “ngoại hạng” ?!.
Búng ngón tay cái chóc, chỉ vào hình ảnh anh nói: Chính xác, rất chính xác, đích thực là Premier unscrupulous (vô liêm sỉ ngoại hạng). Bởi tôi có đọc tin tức trên tờ Asahi ShimBun, lý do của những người VN biểu tình này là phản đối Trung Quốc gây hấn trên vùng biển VN, một lý do đơn thuần của lòng yêu nước, nhân viên công lực không hướng dẫn đến những quảng trường công cộng để người dân tỏ bày chính kiến của mình như thông lệ tập quán của các nước tự do dân chủ, đã là thiếu trách nhiệm lại ngăn chặn bắt bớ không đúng luật là vô liêm sỉ, xử dụng bạo lực mất nhân tính như thế này là “ngoại hạng” của vô liêm sỉ rồi, không còn từ ngữ nào thích hợp hơn, nếu là tại quê hương tôi lập tức nó sẽ trở thành “big problems” (sự việc lớn) về nhân quyền đủ để thủ tướng và nội các phải cúi đầu xin lỗi nhân dân về lau nhà cho vợ.
Tuy nhiên – Anh cười ý nhị nhìn tôi nói tiếp: Bạn có thấy điều gì theo sau những tấm ảnh ấy? rất quan trọng mà không biết nhà cầm quyền Việt Nam có lường được hết không ? Những hình ảnh này tôi nghĩ giờ đây thông qua internet nó đã lan tỏa toàn cầu và nhiều người đã thấy những nhân viên an ninh VN đang thừa hành “Công Vụ” rất đáng phẫn nộ, tất nhiên phải có lệnh từ nhà cầm quyền – Đàn áp thô bạo nhân dân mình đang bày tỏ lòng yêu nước được chứng minh trên các biểu ngữ và quốc kỳ, nó làm cho chỉ số nhân cách của tập đoàn nhân sự cầm quyền VN hiện nay xuống rất thấp – Nói bạn đừng buồn – Nó còn thấp hơn những quốc gia nhược tiểu chậm phát triển nhất hiện nay trên thế giới !
Bạn hiểu được không ? những cái đạp sống sượng với đồng loại không hề thù hằn với mình đang bị khóa chặt tay chân, tuồng chỉ có ở súc vật hay loại người hạ đẳng trong giáo dục mới hành xử như thế — Tôi không biết người dân VN bạn quan niệm ra sao – Nhưng tôi biết chắc cộng đồng thế giới (trừ Trung Quốc) sẽ cùng nhận xét với tôi : Những cái đạp ấy đang “ĐẠP THẲNG VÀO MẶT NHÀ CẦM QUYỀN VIỆT NAM ” chứ không ai khác !! .
Trách nhiệm lớn nhất của mọi cá nhân trong cộng đồng quốc gia là hun đúc lòng yêu nước, nó quyết định sự tồn vong của một dân tộc. Đàn áp tiêu diệt hay làm chai cứng phản xạ này của người Việt Nam bên cạnh một Trung Quốc khát vọng bành trướng lãnh thổ và chủng tộc là “tự sát”.
Y phục tươm tất, biểu ngữ rõ ràng, quốc kỳ trên tay, ôn hòa trật tự, chọn ngày chủ nhật – Đây là điều mong ước của rất nhiều chính phủ trên thế giới trông đợi ở người dân mình khi muốn biểu tình tỏ rõ những chính kiến trong xã hội vốn dĩ phải năng động để theo kịp xu thế ! Đó là cái quyền của các chủ nhân đất nước, những người trực tiếp như những tế bào từng giờ từng phút nuôi sống bộ não trái tim và cơ thể quốc gia. Đàn áp thô bạo người dân đang lo lắng lên tiếng phản đối sự xâm lấn lãnh thổ bờ cõi là hành động phi lý, vô đạo đức. Chỉ có những kẻ thiểu năng trí tuệ mới xử tệ với chính cơ thể mình – có thể bạn phiền lòng – khi tôi nói những lời không tế nhị như thế, mong bạn thông cảm, bởi tôi là người nên “hỷ nộ ái ố” nó phải trung thực với những hình ảnh “ lương tâm biết nói” này !! .
Tôi cười buồn: là người VN tôi còn phẫn nộ hơn anh, tôi còn nghĩ xa hơn nữa…
Anh đưa tay ngắt lời: Tôi hiểu những lời anh sắp nói, họ sợ nhân dân nổi loạn lật đổ chế độ CSVN đúng không ? Nhưng như thế thì thật tệ hại xấu hổ quá đi thôi cho một đảng phái, không quang minh chính trực lại dùng bạo lực để duy trì chế độ cai trị nhân dân như thế thì Việt Nam đâu khác gì một nông trại chăn nuôi Dê Cừu khổng lồ…
Tôi lại ngắt lời anh : Gần giống như vậy, hơn tám mươi triệu dê cừu được chăn dắt bởi đàn chó săn vĩ đại ba triệu con với hơn chục con đầu đàn thuần chủng chỉ huy…
Anh vỗ vai tôi cười lớn tiếng: Nhật Bản chúng tôi vẫn đang có đảng Cộng Sản đó thôi, nhưng không giống CSVN. CS Nhật không hề có mối liên hệ ràng buộc nào với CS Trung Quốc và Liên Sô (trước kia). Như các đảng phái bình thường khác trên chính trường, CS Nhật cũng đặt lợi ích quốc gia lên trên chủ nghĩa đảng phái vậy mà hiện nay họ cũng chỉ là vết chàm nhỏ bé trên cơ thể Nhật, họ bị dân Nhật tẩy chay đào thải bỏ nằm đó hiu hắt bên lề xã hội tự do dân chủ, bởi Độc tài chính trị với chúng tôi đồng nghĩa là vô liêm sỉ, chính người dân mới có toàn quyền lên tiếng chọn lựa hướng đi cho dân tộc thông qua nghị viện dân chủ, đảng phái chỉ là người thừa hành phát quang, thông thoáng cho lối đi nhanh hơn chứ không là nhóm người toa rập nhân danh đảng phái làm chủ nhân ông – Chắc bạn cũng thường thấy trên chính trường Nhật Bản, vị trí lãnh đạo đôi khi ngắn như tuổi thọ của đóa anh đào, bởi một sai sót nhỏ tự thân vị chính khách vì lòng tự trọng phải biết từ nhiệm trong danh dự chứ không muốn là người vô liêm sỉ – Còn “ Ngoại Hạng Vô Liêm Sỉ” như nói ở trên nó trở thành ngoại lệ trong phạm trù đạo đức để xếp vào bãn năng của súc vật thì chúng ta đâu còn gì để nói thêm!
@Blog anle

Câu chuyện ‘đổi gác’ ở Việt Nam


Dàn lãnh đạo chủ chốt với các ông Sang, Dũng, Trọng, Hùng  ra mắt Quốc hội
Nội các mới của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gồm bốn Phó Thủ tướng và 22 Bộ trưởng vừa được Quốc hội Việt Nam thông qua.

Nhà báo Roger Mitton, một người từng làm việc nhiều năm ở Việt Nam, hồi đầu tuần có bài phân tích đăng trên tờ Phnom Penh Post nói rằng việc Chính phủ mới ra mắt chắc chắn đang mang lại hy vọng về một sự tiến bộ mới, nhất là trong bối cảnh có nhiều sai lầm về quản lý kinh tế trong thời gian qua.
Ông Mitton nhận định rằng các thay đổi lần này sẽ tăng ảnh hưởng của phe mà ông gọi là “bảo thủ” trong Đảng Cộng sản Việt Nam và các thành phần cải cách cấp tiến sẽ bị yếu thế.
“Về cơ bản, điều này có nghĩa là cải cách hệ thống chính trị và kinh tế vốn đang trì trệ của Việt Nam sẽ không xảy ra trong 5 năm tới.”
“Điều thứ hai, tích cực hơn, là cuộc tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Việt Nam và Trung Quốc có cơ may sẽ được giải quyết.”
Nhà báo Roger Mitton giải thích điều này là vì phe thủ cựu thân cận với ‘các đồng chí Trung Quốc’ hơn là phe cải cách, bởi vậy có cơ hội đạt thỏa thuận nào đó, cho dù chỉ tạm thời.
Điều thứ ba, theo ông Mitton, một sự thật hiển hiện là sẽ không có thêm tự do dân chủ trong nền báo chí bị kiểm soát chặt chẽ ở Việt Nam.

Các gương mặt lãnh đạo

Nhà báo kỳ cựu này xem xét hai nhân vật lãnh đạo cao nhất ở Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh.
“Ông Trọng, người có mái tóc bạc và gương mặt hiền từ, là nhân vật lãnh đạo được chấp nhận một cách thỏa hiệp, giống như người công nhân đói bụng đành ăn cháo trắng.”
“Ấm bụng thật đấy, nhưng chưa chắc đã ngon.”
Ông Lê Hồng Anh là cựu Bộ trưởng Công an, mà nhiệm kỳ được đánh dấu bằng các hoạt động theo dõi kiểm soát chặt chẽ người dân, với hàng chục nhà hoạt động bị bỏ tù.
Dưới hai ông nói trên, trong hàng ngũ Đảng, là Chủ tịch Trương Tấn Sang, 62 tuổi, và Thủ tướng tái đắc cử Nguyễn Tấn Dũng, 61.
“Ông Sang không ưa ông Dũng,” nhà báo Roger Mitton nhận xét, “nhất là khi ông Dũng tái đắc cử sau khi đã có nhiệm kỳ đầu nhiều sai lầm như thế”.
Ông Mitton còn thẳng thắn nhận định rằng việc ông Dũng duy trì chức vụ có lẽ là chi tiết đáng thất vọng nhất trong việc bổ nhiệm nội các mới.
Đối lại, ông Trương Tấn Sang, theo nhà báo này, là một lãnh đạo có kinh nghiệm đã tiến thân lên vị trí hàng đầu cho dù bị vướng vào vụ bê bối liên quan thế giới ngầm khi ông làm Bí thư Thành ủy Hồ Chí Minh.
Nhiều nhà phân tích từng kỳ vọng rằng ông sẽ thành Thủ tướng và ông Dũng sẽ bị đẩy sang làm Chủ tịch nước, vị trí không có thực quyền, thế nhưng điều này đã không xảy ra.
Theo ông Roger Mitton, hai gương mặt mới đáng chú ý và có nhiều triển vọng là tân Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, 55 tuổi, và tân Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, 52 tuổi.
Ông Phúc được nhiều người đánh giá là trong sạch, có khả năng và có cơ hội trở thành Thủ tướng một ngày trong tương lai.
Ông Phạm Bình Minh không chỉ có lợi thế tuổi trẻ, mà còn có gốc gác gia đình thuận lợi vì ông là con trai cố Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch, người từng lãnh đạo ngành ngoại giao Việt Nam hơn một thập niên.
“Nếu may mắn thì người con trai có tài ăn nói và thông minh của ông Thạch sẽ tại vị còn nhiều năm hơn thế.”

Chính sách kinh tế không đổi

Trong lĩnh vực kinh tế-tài chính, các nhà báo nước ngoài dựng lên một bức tranh xấu tốt lẫn lộn.
Nhà báo Roger Mitton nhận định rằng tân Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ, 54 tuổi, là nhân vật có tài năng và trong sạch, được biết tới vì khả năng xử lý các vấn đề hóc búa về tài chính.
Tân Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ có bằng tiến sĩ về kế toán, kiểm toán và ngân sách nhà nước ở Slovakia, theo hãng tin Anh Reuters.
Hãng Reuters cũng trích lời Alan Phạm, kinh tế trưởng tại công ty môi giới chứng khoán Vina Securities, nói: “Với việc Tổng kiểm toán nhà nước Vương Đình Huệ lên làm Bộ trưởng tài chính, Thủ tướng Dũng muốn mọi người thấy rằng ông muốn tiếp tục kiểm soát các doanh nghiệp Nhà nước để tránh xảy ra một vụ sụp đổ như Vinashin”.
Nhà báo Roger Mitton trong bài báo của mình đã viết: “Đáng tiếc là ông Nguyễn Văn Bình, 55 tuổi, tân Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, lại không được như vậy.”
Theo nhiều nguồn tin, ông Bình thân cận với cựu Thống đốc Lê Đức Thúy, người đang bị báo nước ngoài cáo buộc tham nhũng.
Tân Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình là người có sự nghiệp gắn liền với Ngân hàng Trung ương. Ông được đào tạo ở Nga và là một trong năm Phó Thống đốc kể từ năm 2008, phụ trách quan hệ đối ngoại. Ông Bình cũng từng làm việc với ông Dũng thời kỳ ông Dũng là Thống đốc Ngân hàng nhà nước trong giai đoạn khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1998.
Nhà báo Mitton nói đang có quan ngại rằng các chính sách tài chính của Việt Nam sẽ tiếp tục quay vòng trong các xáo trộn của đồng tiền mất giá, hạn chế tín dụng và mua bán ngoại tệ.
Trong khi đó, một nhà ngoại giao ở Hà Nội nói với hãng Reuters với điều kiện giấu tên rằng ông “không thấy bất cứ thay đổi đột ngột nào trong chính sách kinh tế cả.”
Matt Hildebrandt, nhà kinh tế của JP Morgan Chase ở Singapore, nói ông hy vọng nội các mới sẽ đem đến những chính sách kinh tế rõ ràng và nhất quán hơn giúp dẫn đến ổn định kinh tế trung hạn, điều mà các nhà hoạch định chính sách kinh tế Việt Nam đã không làm được kể từ năm 2007.
@bbc

Tin thứ Năm, 04-08-2011

Tin đang được cập nhật đến 8h30 sáng…
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
* ĐẶC BIỆT VỀ VỤ XỬ CHHV:
- Thông cáo báo chí của Tổ chức Thế giới Chống tra tấn (OMCT) và Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) về vụ án Cù Huy Hà Vũ: Viet Nam: Human rights defender Cu Huy Ha Vu’s sentence upheld in appeal (OMCT). “The charges brought against Mr. Ha Vu are utterly politically motivated and are based on deeply flawed legislations that are routinely used to silence legitimate and peaceful critics. In particular, Article 88 has repeatedly been denounced by the United Nations Human Rights Committee as incompatible with international law and in violation of the rights to freedoms of opinion and expression and the right to participate in public affairs.” Tạm dịch: Các cáo buộc chống lại ông Hà Vũ là hoàn toàn vì động cơ chính trị và được dựa trên luật pháp sai lầm nghiêm trọng, thường được sử dụng để bịt miệng các nhà phê bình ôn hòa và chính đáng. Đặc biệt, điều 88 đã nhiều lần bị Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc lên án là không phù hợp với luật pháp quốc tế và vi phạm các quyền tự do bày tỏ ý kiến và quyền tham gia trong các vấn đề công cộng.

- Nguyễn Quang A: Dự xử án công khai bất thành (Quê choa) Thật lạ kỳ! Nhà nước bảo xử công khai. Người ta đến, không cho vào lại vu cho họ tụ tập đông người và đòi xử lý. Đúng là lộn đầu đuôi. Cứ thế này thì có đến mùng thất mới có xã hội văn minh”….  “Người ta tưởng rắn với dân thì dân sợ. Nhưng ngẫm kỹ thì không thể hiểu nổi vì sao họ lại sợ đến mức lú lẫn như vậy. Lịch sử sẽ phán xét”.
- Gieo mầm (Nguyễn Tường Thụy) “Có thể việc khoác vào cổ Cù Huy Hà Vũ một bản án nặng nề là để răn đe. Tuy nhiên tôi nghĩ đấy không phải là cách làm hay và có hiệu quả. Tôi tin sẽ có thêm những Cù Huy Hà Vũ khác. Tôi cũng tin đội ngũ những người đấu tranh vì công lý, vì một nhà nước pháp quyền sẽ ngày càng đông đảo hơn, nhất là qua sự kiện kết án Cù Huy Hà Vũ”.
- “HÒN ĐÁ NÉM XUỐNG AO BÈO”????(*)  —  (Mẹ Nấm) “Không là hòn đá ném xuống ao bèo, mà sự hy sinh tự do cá nhân mình của Cù Huy Hà Vũ, cùng những nỗ lực gánh vác gia đình phi thường của chị Dương Hà, cùng sự đoàn kết của đại gia đình Cù Huy (4), là những tảng đá góc tường vững chắc cho xã hội Việt Nam trong tương lai”.
- VỀ CUỘC BIỂU TÌNH NGÀY CHỦ NHẬT 07.08.2011 (Nguyễn Xuân Diện).  – Báo thanh niên ngày 03/8/2011 nói gì? (Nguyễn Hữu Quý) “Nhìn tấm ảnh giám đốc công an Hà Nội – ông Nguyễn Đức Nhanh, đăng kèm theo dòng chữ “Không chủ trương trấn áp người biểu tình yêu nước”; Như vậy, đây là một điều kiện đảm bảo của ông Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh đối với những người biểu tình yêu nước phản đối Trung cộng gây hấn ngoài Biển Đông nói riêng và biểu tình yêu nước nói chung trong thời gian tới”.   – Thấy gì qua phát biểu của tướng Nguyễn Đức Nhanh? Lợi thế cho những người biểu tình chống Trung Quốc (Lê Nguyên Hồng).
- Những bông hồng Việt trong các cuộc biểu tình chống Trung Quốc  —  (RFA).
- Hậu biểu tình & chuyện áo xiêm ràng buộc lấy nhau (Gocomay).  – Người dân thúc mặt vào giày người công vụ  —   (Nguyễn Thế Thịnh).
- BREAKING NEWS  —  (Thanh Chung) “Chẳng có thông tin đáng để ngạc nhiên (Trừ những ai còn đang mê ngủ). Nhưng đổ vỡ (break) niềm tin thì có”.
- Tàu Trung Quốc khảo sát ở biển Đông (PLTP).
- Ngô Minh Trí: Hải chiến – Từ lịch sử đến hiện đại: Tàu to, súng lớn vẫn thua (TN).
- Luận án TS tại Nhật lật tẩy dã tâm của TQ tại Biển Đông – luận án tiến sỹ của anh Nguyễn Hữu Quyết – hiện đang là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Học viện Nghiên cứu Quốc gia về Chính sách (Nhật Bản)(DGVN).
- Có phải thời cơ để Việt Nam thoát khỏi hiểm họa Trung cộng đã đến? (Nguyễn Hữu Quý).
- Những điều chưa biết về sức mạnh quân sự của Trung Quốc  —  (RFA).
- Nguyễn Hưng Quốc: Chẳng lẽ lần này Trung Quốc lại nói thật?  —  (VOA’s blog) “Đọc bản tin của Tân Hoa Xã, vì lòng yêu nước cũng như vì tự ái dân tộc, chúng ta dễ có khuynh hướng cho đó là những lời nói láo. Như họ đã từng nói láo bao nhiêu lần rồi. Nhưng vấn đề là: nếu Trung Quốc nói láo thì tại sao chính quyền Việt Nam lại không hề cải chính?”.
- Michael J. Green – Trung hoa là kẻ xâm lược? (Kì 2) (Phạm Nguyên Trường).
- Lần đầu tiên, Việt Nam có máy bay tuần tra biển  —  (RFI).
- Đe dọa! Một số nước sẽ phải trả giá vì đánh giá sai chủ quyền của Trung Quốc: Some countries will pay for misjudging China’s sovereignty (People’s Daily). Mặc dù đe dọa “các nước” nhưng nội dung bài này chỉ nhắm vào Philippines không thôi. Hú hồn! Trung Quốc: báo đảng cảnh cáo Philippines: China: Party Newspaper Warns the Philippines (Post Gazette).- China’s Communist newspaper warns PHL on Spratlys claim (GMA News). – Philippines focused on Drilling plans in South China Sea: Disputes made the frightening situation (DBN).
- Nhật Bản cảnh báo các chính sách hàng hải của Bắc Kinh: Japan warns of Beijing’s maritime policies(UPI). Sách trắng quốc phòng của Nhật ra hàng năm, dài gần 600 trang, nói Nhật lo ngại tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt là tranh chấp trên quần đảo Trường Sa, sẽ ảnh hưởng đến hòa bình và an ninh khu vực và trên toàn cầu.
- Nhật cảnh báo sự gia tăng sức mạnh hải quân của Trung Quốc, thiếu minh bạch: Japan warns of China’s growing naval power, lack of transparency (China Post). – Keep an eagle eye on China’s military buildup (Daily Yomiuri).
- Chạy đua tìm dầu làm nóng các tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông: Race for oil heats up territorial disputes in the South China Sea (CSM). – Kế hoạch khai thác dầu gia tăng rủi ro tranh chấp trên biển: Drilling Plans Raise Stakes in Disputed Seas (WSJ). – The big worry about China on the energy patch (Foreign Policy). – China-run oil firm to drill in local seas? (Business World). Tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc: China’s territorial ambition (Korea Times).
- PLA DAY: REFLECTIONS ON THE EVOLUTION OF THE CHINESE NAVY (SLD). “Beyond the goal of being able to secure Beijing’s control over adjacent regions by force if required to do so, the PLA will increasingly seek to enhance its ability to project military power at considerable distances from the Chinese mainland.” Tạm dịch: Ngoài mục tiêu có thể bảo đảm sự kiểm soát của Bắc Kinh trên các vùng miền lân cận bằng vũ lực, nếu cần phải như vậy, Hải quân Trung Quốc sẽ ngày càng tìm cách tăng cường khả năng phô trương sức mạnh quân sự ở các khoảng cách đáng kể, từ Trung Quốc đại lục.
- Trung Quốc khai thác Ấn Độ dương, Ấn Độ lo lắng: China to explore Indian Ocean, India worried (Rediff).
- Mỹ đối phó với sự mở rộng biển của Trung Quốc (TVN/Haritage Foundation). – US vs China Undersea (The Diplomat).- U.S. reputation suffers in Asia (Japan Times).
<= ASEAN Kicks the South China Sea Dispute down the Road (Council on Foreign Relations).
- Japanese ambassador to China hopes for detailed probe into deadly rail accident (Mainichi Daily News).
- Hic! Chỉ tốn thêm một ít nước bọt! Thủ tướng nguyện ‘làm công bộc của dân‘ (VNE). “Chúng tôi nguyện sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, thường xuyên học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thực sự cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, thực sự là công bộc của dân, việc gì có lợi cho dân thì phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước“. Bà con ráng ghi nhớ!
- Tân thủ tướng Việt Nam hứa “làm công bộc của dân”  —  (RFA) “Ngay sau khi ông Nguyễn Tấn Dũng được chính thức đưa vào chức vụ thủ tướng nhiệm kỳ hai, một số nhà quan sát quốc tế cho rằng ông này sẽ mạnh tay hơn với những thành phần đối kháng, đòi hỏi cải cách chính trị và dân chủ tại Việt Nam”.  – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng củng cố thế lực qua việc thành lập chính phủ mới  —  (RFI).
- Thủ tướng vừa nguyện sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luậtthì cấp dưới của thủ tướng làm như thế này đây: “Nguyễn Xuân Diện-Blog thông báo: Trang Nguyễn Xuân Diện- Blog, chỉ có địa chỉ ở http://xuandienhannom.blogspot.com đã bị một số nhà cung cấp dịch vụ internet chặn từ 10h sáng ngày 3 tháng 8 năm 2011. Cụ thể, các thuê bao Viettel không truy cập được. Các dịch vụ khác vẫn có thể truy cập bình thường. Trân trọng đề nghị các vị nếu vẫn muốn vào đọc trang này, xin chuyển sang thuê bao Vinaphone để việc truy cập được thường xuyên, dễ dàng mà không bị chặn. Kính báo!”
-Và còn đây nữa: Phấn đấu ký số 61 (nhật ký nhảy cóc) (Nhát sĩ Tô Hải) “Tối 1/8 đúng ngày kỷ niệm 80 năm ngày sinh của Đảng “cộng sản kiểu lạ Trung Quở mèo đen, mèo trắng, mèo nào cũng được”, trước ngày “xử” vụ Hà Vũ một ngày, nghe nói không ít người, hoặc bị cắt “cái ấy” như tớ, hoặc blog bị hắc, hoặc an ninh mời hoặc đến tận nơi “hỏi thăm”, dạy dỗ lòng yêu nước… Tớ chỉ bị cắt có cái ấy còn là may!”.
- Xin hãy bắt đầu bằng những điều bình thường  —  (Tuanddk) “Các vị Bộ trưởng! xin hãy bắt đầu đơn giản bằng việc giải quyết những nỗi bức xúc bình thường của dân chúng. Giá cả quá cao; Điểm 0 môn Sử chẳng hạn. Xin các vị hãy bắt đầu bằng những điều bình thường khi đặt những điều bất thường đúng vị trí của nó”.
- ”Đổi gác” ở Hà Nội, nhưng không phải để “canh giữ hòa bình thế giới“: Changing of the guard in Hanoi a mixed blessing (Phnom Penh Post). – Chính phủ mới ở VN đối mặt với bốn thử thách: New Vietnamese government to face four major challenges (Tân Hoa xã). Trong khi chuyên gia Phạm Chi Lan mấy hôm trước có bài 5 thách thức đặt ra với Chính phủ mới (VNE)
- Tóm tắt tiểu sử các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ (chinhphu.vn).
- Phạm Duy Nghĩa: Con đường công lý chông gai (Giáp Văn).  – Bảy định hướng lớn sửa đổi Hiến pháp 1992 (PLTP).
- ‘Mâu thuẫn’ trong giải thích của công an Hà Nội  —  (BBC).
- Hai công an vô tư vi phạm luật giao thông (TT).  – Vụ một cảnh sát cơ động tấn công cảnh sát giao thông: Đề nghị tước danh hiệu CAND với trung úy Phúc.
- Hàng loạt vụ tấn công trên mạng lớn nhất chưa từng có, đã bị phát hiện: Biggest-Ever Series of Cyber Attacks Uncovered; UN Hit (Reuters). Tóm lược: Các chuyên gia bảo mật McAfee đã phát hiện ra hàng loạt vụ tấn công trên mạng lớn nhất từ trước tới nay, liên quan đến sự xâm nhập vào các mạng lưới của 72 tổ chức, gồm Liên Hiệp quốc, chính phủ các nước và các công ty trên toàn thế giới.
McAfee tin rằng có một nước đứng đằng sau các cuộc tấn công, nhưng từ chối nêu tên nước này, mặc dù một chuyên gia bảo mật đã được thông báo về vụ tấn công nói rằng, các chứng cứ đều dẫn tới Trung Quốc. Các nạn nhân bị tấn công gồm: chính phủ Mỹ, Đài Loan, Ấn Độ, Nam Hàn, Việt Nam, Canada, ASEAN, Ủy ban Olympic Quốc tế, Cơ quan chống Doping Thế giới và hàng loạt các công ty, từ các nhà thầu quốc phòng cho đến các doanh nghiệp về công nghệ cao. Liên Hiệp quốc cũng đã bị các tin tặc đột nhập vào hệ thống máy tính của Ban thư ký LHQ ở Geneva hồi năm 2008, trốn ở đó gần hai năm, và lặng lẽ lọc kỹ đống hồ sơ để tìm các dữ liệu bí mật.
- Thỉnh nguyện thư công dân của thân phụ anh Trần Huỳnh Duy Thức (Danlambao). “Tôi đã nghiên cứu và thấy rõ rằng Hiến pháp cho phép và bảo vệ quyền của bất kỳ công dân nào cũng được đưa ra các ý kiến của mình đối với các vấn đề của đất nước, trong đó có những lĩnh vực thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiến pháp. Hiến pháp không giao cho bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào được độc quyền trong việc đưa ra ý kiến thay đổi hay điều chỉnh Hiến pháp cả. Và không có một điều luật nào của BLHS qui định rằng những mong muốn nhằm thay đổi các lĩnh vực thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiến pháp là xâm phạm đến khách thể mà điều luật đó hướng đến bảo vệ cả.” Hiến pháp quy định là 1 chuyện, nhưng thực hiện lại là chuyện khác, ông à.
- Công an Sài Gòn tiếp tục mở chiến dịch bắt cóc sinh viên Giáo phận Vinh  —  (Chuacuuthe).  – Phóng viên Công giáo Paulus Lê Văn Sơn bị bắt cóc  —   (Chuacuuthe).  – Thông báo về việc công an Việt Nam bắt giữ người yêu nước (DLB).
- Tòa Philippines triệu tập 122 ngư dân Việt Nam (TN).
- Loay hoay với quá khứ bạo lực (TVN/Global Post).
KINH TẾ
- Việt Nam kém hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế: Vietnam loses appeal to foreign investment amid economic woes (The Christian Science Monitor).
- Sản xuất hàng dỏm tại TQ (2): Lời cuối của tác giả (Anh Vũ).
- Nợ chính phủ tại châu Á ‘khá ổn’  —  (BBC).
- Trung Quốc vẫn còn nhiều lo ngại về nợ công của Mỹ  —  (RFI).
- Thị trường chứng khoán thế giới tuột dốc do lo ngại về kinh tế Mỹ và Châu Âu  —  (RFI).=>
- Nợ “khủng” của EVN có làm tăng giá điện? (DT).
- Tổng cục Quản lý Đất đai có đề xuất ‘hớ’? (VEF).
- Khó hiểu (TN) “Những con số đi ngược lại với thực trạng nền kinh tế, mâu thuẫn với chủ trương, chính sách… khiến dư luận cảm thấy lạ lẫm, khó hiểu, thậm chí hoang mang”.
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Mười điều cần làm khi viếng thăm TP HCM: The Top 10 Things to Do While Visiting Ho Chi Minh City (IBTraveler).
- Ghi chú của Thomas Cargill về Việt Nam : Thomas Cargill: Notes on Vietnam’s (RGJ).
- Vì sao bảo tàng thiếu sức sống? (TS).  – Bảo tàng khoa học từ Đông sang Tây.
- Phát hiện 2 bình gốm Chăm cổ thế kỷ VII-VIII (SGTT).
- Truyện tranh thiếu nhi dùng từ ngữ giang hồ! (TT).
- VIẾT TIẾP BÀI “SCTV RAO BÁN SÁCH TRANH CHẤP BẢN QUYỀN”: Tắc trách từ liên kết xuất bản (NLĐ).
- Oscar danh dự cho Oprah Winfrey  —  (BBC).
- Bùi Công Duy: Giá trị thật không ở giải thưởng! (VNN).
- Khi khán giả thiếu tôn trọng nghệ sĩ (TT).
- Nhạt nhẽo Việt hóa phim Hàn (TN).
- Mẹ hay tượng đài? (RFA’s blog).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Bộ trưởng bộ GD&DT: “Tin học chẳng hạn, theo tôi đó là môn học chẳng có gì thú vị” (Blog KH Máy tính). Hic!

- Chúng ta học môn Sử thế nào (Lý Toét).
<=- Cảnh giác “môi giới… không việc làm”! (PLTP).
- Một cô giáo được phục hồi quyền lợi sau 14 năm bị bắt oan (TN).
- Mỹ: Tìm thấy mảnh vỡ tàu con thoi nổ 8 năm trước (NLĐ/Daily Mail).
- Phỏng vấn ông Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: Giảm tải năm học mới (TN).
- Nguyên Ngọc: Không thể lẫn lộn lịch sử với chính trị (VNN).  – Sử ta và… sử Tàu (TVN).  – Học sinh Việt Nam quá kém môn sử. Vì đâu?  —  (RFA). Phỏng vấn Trung tướng Nguyễn Quốc Thước và Trung tướng Lê Hữu Đức: “Quên lịch sử là quên dân tộc và mất nước” (GDVN).
- Làm mất bài thi, trường buộc học viên thi lại (TT).
- Các trường ĐH tư đề nghị bỏ điểm sàn (PLTP).
- Tên gọi đại học và chức danh: một vài nhầm lẫn (Nguyễn Văn Tuấn) “Những ai quen với cách tổ chức đại học ở các nước tiên tiến sẽ ngạc nhiên khi biết Đại học Quốc gia có nhiều “đại học con” như ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Bách khoa, v.v. Nói là “đại học con”, nhưng trường nào cũng đều có qui lớn chẳng thua kém gì, thậm chí còn lớn hơn, các đại học ở nước ngoài”.
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Feature: Vietnam’s most delightful beaches (I Want Sun).
- Đê biển vừa gia cố 36 tỉ đồng bị sóng đánh tan hoang (PLTP).
- Bùng nổ lao động di cư (NLĐ).
- ĐẤT NƯỚC NÀY LÚC NÀO CŨNG LÀ NHỮNG CUỘC CHIẾN… (Mai Thanh Hải/Tuân Phẹt) “So với thời chiến, thời bình bây giờ chết còn nhiều hơn. Ngày cũng gần Đại đội toi vì giao thông hay đâm chém vô cớ, chứ ít gì!”.
- “Phù phép” trái cây (TTCT).
- Bác sĩ hiếp dâm bệnh nhân 11 tuổi tại phòng khám (GDVN).
QUỐC TẾ
- Thân nhân thủ lĩnh phe nổi dậy Libya bị ám sát yêu cầu thực thi công lý  —  (VOA).=>
- Hội đồng Bảo an LHQ vẫn bị chia rẽ về hồ sơ Syria  —  (RFI).
- Cairo chờ đợi vụ xử Mubarak  —  (RFI).   – Mubarak không nhận tội   —  (BBC).  – Chân dung nhà cựu lãnh đạo gây nhiều tranh cãi của Ai Cập  —  (VOA).
- Tokyo thông qua luật đền bù thiệt hại nạn nhân thảm hoạ Fukushima  —  (RFI).
- Liên hợp quốc lên án các vụ đàn áp của Syria (DVT/AP).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 03/08/2011; + Cuộc sống thường ngày – 03/08/2011; + Thời sự 19h – 03/08/2011.