Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 13 tháng 8, 2014

Nhân quốc hội bàn chuyện nâng tuổi hưu, chạnh lòng thương thủ tướng

Tuấn Khanh - Phụ nữ Việt Nam tệ lắm không?

9-317164-1368216163_500x0

Trong không gian tâm tình ngập ngụa phong cách tabloid của báo chí Việt Nam, mới đây khi độc giả còn chưa kịp hết ngỡ ngàng về bài viết căn dặn đàn ông khôn ngoan đừng bao giờ lấy vợ Bắc, thì lại thấy bài viết khác xuất hiện, nói rằng đừng bao giờ lấy chọn gái Nam vì chuẩn “3N”, mà quan trọng là trong đó có chữ “ngu”.

 Chẳng phải lần đầu tiên “tiêu chuẩn” của vùng miền được bày ra, tạo nên những cuộc tranh cãi trên báo chí Việt Nam, bao gồm cả những ngôn ngữ và ý kiến hạ thấp nhau, nhưng với đợt bài viết lần này, nó không những chỉ ra sự dốt nát và tồi tệ của người viết, tổng biên tập tờ báo… mà còn chỉ ra phần nội thương không bao giờ được chữa lành trong lòng dân tộc Việt, dù có cờ trống hô vang bao nhiêu đi nữa về việc thống nhất địa lý, nay đã gần 40 năm.

 Gọi là nội thương, vì trong những câu chuyện tưởng chừng như là lời nhận định riêng tư, chia sẻ, thì nó lại ẩn giấu không biết bao nhiêu là điều nhầy nhụa của lòng kỳ thị, chán ghét lẫn nhau. Sự phân biệt Bắc Nam trước đây có thể chỉ là những nhận định mang tính dân gian, nhưng nhờ vào những bài viết như vậy, mới bật ra được một thực tế rằng sự kỳ thị đó vẫn nằm trong đầu của nhiều người, kể cả những người có quyền cho đăng hay không những bài viết như vậy. Một thực tế bật ra về chuyện dân tộc Việt có những lớp người như đang miễn cưỡng phải chung sống với nhau, dựa trên lý do có quá nhiều sự khác biệt, ghét bỏ nhau về văn hoá, chính trị, đời sống… trong suốt mấy mươi năm chia cắt vì chiến tranh, chia cắt về quan điểm, mà mãi chưa quen được vì sự chung đụng trong thời thống nhất và phát triển đầy bất cập .

 Nhưng hãy tạm thời gác lại câu chuyện nội thương cho một bài viết khác, ở đây, chúng ta hãy nói về người phụ nữ Việt Nam trong chế độ xã hội chủ nghĩa.

 Một anh bạn làm báo lâu năm ở Miền Nam, khi đọc bài viết này, đã tức giận gửi thư cho toà soạn phát hành bài viết này, rằng nếu không rút xuống và xin lỗi, anh sẽ gửi đơn kiện vì phỉ báng phụ nữ miền Nam. Cũng giống như trước đó, một bạn nữ người Hà Nội cũng làm trong nghề báo, khi đọc được những dòng mỉa mai phụ nữ Bắc, đã viết trên facebook “chắc phải bỏ nghề thôi, báo chí bây giờ thật thối nát kinh tởm”. Nhưng cần nhìn kỹ hơn, báo chí thối nát cũng chỉ là một phần. Thối nát đến từ âm mưu thoả hiệp cho xuất hiện những ý tưởng ngu xuẩn đó, cũng như thối nát nằm sẳn trong đầu của giới lãnh đạo truyền thông, mà chắc chắn là những người tự gọi là đàn ông.

 Những người phụ nữ miền Bắc lặng lẽ đọc từng câu chỉ trích cay nghiệt về mình, và rồi tới những người phụ nữ miền Nam sửng sờ thấy mình bị xô về phía tệ hại nhất. Họ bị từng nhát dao của nền báo chí vinh quang xã hội chủ nghĩa lách vào từng đường gân, thớ thịt, cắt móc và trưng bày như những món hàng định giá để được chọn. Trong những bài sớ tâu lên vua chúa Trung Quốc ngày xưa, giới quan lại phục vụ cho sự hưởng thụ của triều đình vẫn phân loại phụ nữ ở Giang Nam, Tô Châu… với những đặc tính khác nhau cho dễ chọn lựa. Chỉ vài bài viết của nền báo chí xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện đại hôm nay, với cách phân loại phụ nữ cho nhu cầu của mình, Việt Nam hôm nay sao nghe không khác gì một triều đại phong kiến đang thối nát mục rữa, và phụ nữ bị xếp vào một đẳng cấp hèn mọn.

 Chúng ta đừng bao giờ ngạc nhiên khi lâu nay, các đoạn video bắt được phụ nữ bán dâm, công an chỉ làm nhục và phô bày họ, còn giới mua dâm là đàn ông – thì luôn phải được dè dặt tính toán là có nên công khai tên họ hay không. Trở lại câu chuyện năm 2011, làm chấn động khắp nơi về ông hiệu trưởng trường THPT Việt Lâm Sầm Đức Xương ở Hà Giang, sau khi bị phát hiện là cưỡng dâm, mở đường dây bán dâm phục vụ cho quan chức từ học sinh nữ của trường mình quản lý, thì chỉ có các nữ sinh là luôn khốn đốn trong vòng vây chính quyền.

 Phụ nữ Việt Nam tệ lắm không? Và từ lúc nào, họ trở nên bé mọn và dễ dàng bị chà đạp như vậy trong xã hội hiện tại, lại được ca ngợi là một xã hội đáng sống nhất? Những câu chuyện cũ được nhắc lại, chỉ để giới thiệu những điều sỉ nhục dễ dàng đến với phụ nữ Việt hôm nay, là một tiến trình, chứ không là vô tình. Nó xé rách những vỏ bọc màu mè và sáo rỗng về quyền con người và giá trị phụ nữ Việt trong cuộc sống này, vẫn được tuyên truyền vào từng đợt lễ lạc hay thậm tuyên như những trò hề.

 Trong một chuyến bay từ Đài Loan về Việt Nam, tôi vô tình ngồi gần các cô gái miền Tây đi lấy chồng xứ người. Khi hỏi thăm về gia cảnh, tôi được biết một sự thật khác so với những gì báo chí hay nói. Hầu hết những người phụ nữ trẻ này chọn lấy người chồng ở rất xa vì muốn giúp điều gì đó cho gia đình, và tự mình muốn thoát khỏi cuộc sống không lối thoát ở thôn quê. Khi hỏi về vấn nạn bị chồng Đài Loan đánh đập, một cô gái đã cười hồn nhiên nói “Không phải ai cũng bị như vậy, báo chí nói quá. Nhưng nếu như có bị đánh ở Đài Loan, tụi em còn được báo chí xứ đó lên tiếng giùm, chứ ở Việt Nam, lấy một ông chồng say xỉn rồi bị đánh chết cũng không ai lo cho mình”. Dĩ nhiên đây là một trong nhiều cách để giải thích cho chuyện phụ nữ miền Tây Nam Bộ Việt Nam ồ ạt lấy chồng ngoại quốc sau 1975, kể từ thời Nhà nước xã hội chủ nghĩa nắm quyền, nhưng không thể ngu ngốc và hoang tưởng như một vị tiến sĩ xã hội học, đảng viên CSVN, từng nhận định rằng do ít ý thức về đức hạnh mà phụ nữ Nam Bộ thường hay lấy chồng ngoại.

 Sau sự kiện các bài viết đầy tính kỳ thị, và xúc phạm người phụ nữ Việt vào giữa tháng 8/2014, nhiều nơi đã rút bài đăng lại xuống, do sự phản ứng của độc giả. Nhưng đó không là một tín hiệu hoàn toàn tốt. Cội rễ của sự thối nát truyền thông vẫn đâu đó, lùi bước chỉ là một cách đối phó. Rồi đây chúng ta sẽ lại bắt gặp những đề tài như vậy nay mai. Xin đừng tức giận mà hãy đếm, vì đó là những tiếng chuông cuối cùng, báo hiệu sự cáo chung của nền báo chí lá cải xã hội chủ nghĩa, vốn được dung dưỡng bấy lâu nay.
Tuấn Khanh
(Blog Tuấn Khanh)

Cáo buộc chống lại Putin

Cáo buộc của  Nhà Trắng về việc bắn rơi máy bay MH17 không chỉ dựa vào những tấm ảnh của vệ tinh do thám và những cuộc điện đàm bị ghi lại – mà còn dựa vào bằng chứng trên Twitter và YouTube nữa.
MH17

Trong lời bình luận ngắn được đưa ra tại Nhà Trắng sáng thứ hai vừa qua, Tổng thống Barack Obama nhấn mạnh rằng ông có bằng chứng chứng tỏ rằng chính phủ của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã trang bị và huấn luyện cho những kẻ li khai thân Nga chịu trách nhiệm về vụ bắn rơi chiếc máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia và cần phải buộc những kẻ bạo loạn cho tiếp cận với khu vực máy bay rơi trong khu vực bị chiến tranh tàn phá ở miền Đông Ukraine.

Trong khi đưa ra cáo buộc chống lại Moskva, Obama và những thành viên chủ chốt của lực lượng an ninh quốc gia Mĩ đã dựa vào bằng chứng của tình báo. Các quan chức nói rằng một trong số những chứng cứ buộc tội quan trọng nhất chống lại những kẻ li khai là những tấm ảnh do các vệ tinh tình báo của Mĩ chụp được cho thấy có đám khói bốc lên từ khu vực do lực lượng li khai kiểm soát, cũng là nơi mà tên lửa được bắn lên. Hãng Reuters nói rằng nhóm vệ tinh nhận diện của Không quân Mĩ, chuyên theo dõi bằng tia hồng ngoại những vụ phóng tên lửa đạn đạo và nổ hạt nhân, cũng ghi được vụ bắn tên lửa này. Những vệ tinh này đã được sử dụng trong cuộc chiến tranh Vùng Vịnh năm 1990-1991 nhằm khám phá những vụ phóng tên lửa Scud từ Iraq và để cảnh báo cho người dân ở Israel và Saudi Arabia về những vụ tấn công sắp xảy ra.

Nhưng các quan chức còn xây dựng cáo buộc của họ nhằm chống lại Putin trên cơ sở rất nhiều bằng chứng – ngày càng gia tăng – được đưa lên các mạng xã hội, trong đó có những bài viết của những người lãnh đạo lực lượng li khai, những bức ảnh về vị trí của các dàn phóng tên lửa và những đoạn băng video trên YouTube ghi lại những cuộc trò chuyện của những người có thể đã bắn rơi chiếc máy bay MH17. Sự sốt sắng của Washington trong việc sử dụng Twitter và mạng xã hội Nga, tương tự như Facebook, nhằm củng cố bằng chứng nhằm chống lại Putin là thời khắc đáng chú ý trong lịch sử của các mạng xã hội, cùng với tình báo bí mật, các mạng này đã trở thành nguồn thông tin quan trọng cho các nhà lãnh đạo trên thế giới.

Xuất hiện trên chương trình Chủ Nhật Tuần Này (This Week on Sunday), ngày 20 tháng 7, trên đài ABC, Bộ trưởng ngoại giao John Kerry trích dẫn đoạn văn của một lãnh đạo lực lượng nổi như là một trong những bằng chứng quan trọng nhất trong việc chống lại những kẻ li khai và những người bảo trợ họ ở nước Nga. “Chúng tôi biết sự kiện là những kẻ li khai đã khoe khoang trên các mạng xã hội về việc bắn rơi ngay sau đó”, ông ta nói, và sau đó còn nói thêm rằng những kẻ phản loạn đã gỡ bỏ tin này sau khi biết rằng máy bay dân dụng bị bắn hạ.

Kerry trích dẫn Igor Strelkov, lãnh đạo của lực lượng li khai, người đã viết trên VKontakte, một mạng xã hội của Nga, rằng lực lượng của ông ta đã bắn hạ một máy bay phản lực vận tải của Ukraine ngay tại khu vực mà chiếc MH17 bị rơi. Sau khi xuất hiện tin tức nói rằng máy bay dân sự bị rơi, ông ta dã xóa bỏ đoạn thông báo này. Ngày 17 tháng 7 không có báo cáo nào về việc máy bay vận tải của Ukraine bị rơi. Strelkov đã cung cấp bằng chứng thuyết phục đầu tiên về việc những kẻ li khai đã vô tình bắn rơi một máy bay dân dụng, giết chết 298 người, và rằng họ cố tình che dấu sự dính líu của mình.

Ngay sau khi máy bay bị bắn hạ, các mạng xã hội đã tìm đến các quan chức và những người có vai trò trong dư luận xã hội, những người đang tìm cách kết nối những sự kiện máy bay MH17 bị bắn rơi khi nào và bắn rơi như thế nào. Mấy giờ sau khi máy bay rơi, SBU, cơ quan an ninh Ukriane, đã đưa lên mạng YouTube một loạt cuộc điện đàm giữa những người được mô tả là những kẻ li khai thân Nga và những người bảo trợ người Nga của họ. Các dân quân xác nhận rằng đã bắn rơi một máy bay phản lực dân sự. “Một trăm phần trăm là máy bay chở khách”, một dân quân được coi là “Thiếu tá” nói, và nhận xét thêm là không có vũ khí ở chỗ máy bay rơi. “Hoàn toàn không có gì. Toàn đồ dân dụng, dụng cụ y tế, khăn tắm, giấy vệ sinh”.

Dư luận công khai chống lại những kẻ li khai bắt đầu gia tăng nhanh chóng. Hôm thứ sau, tức là một ngày sau khi máy bay bị rơi, SBU công bố trên YouTube một đoạn băng ghi lại những cuộc điện đàm giữa quân li khai ở miền đông. Trong những cuộc điện đàm này, các dân quân đã thảo luận về việc khởi hành và di chuyển của tên lửa phòng không Buk vào khu vực miền đông của đất nước. Hệ thống tên lửa Buk là hệ thống tên lửa tầm trung, đã được cải tiến, có thể bắn hạ máy bay ở độ cao 33.000 feet (khoảng 10 km- ND), cũng là độ cao của chiếc MH17 trước khi bị bắn rơi.

Những bản báo cáo khác từ các thường dân Ukraine cũng như các nhà báo trên mạng xã hội nói rằng tên lửa Buk đã có mặt ở khu vực máy bay bị bắn rơi. Chính phủ Ukraine và các quan chức Mĩ cũng chộp lấy những tin này, và đưa vào các tuyên bố công khai của mình những báo cáo nói về sự có mặt của tên lửa ở vùng Đông Ukraine. Một đoạn video do Bộ nội vụ Ukraine tung ra cho thấy cái được cho là hệ thống tên lửa Buk đang được vận chuyển về phía biên giới với Nga. Hệ thống này thiếu một tên lửa, đấy là dấu hiệu chứng tỏ rằng một tên lửa đã được phóng đi.

Quân li khai khẳng định rằng họ không có khả năng bắn hạ máy bay ở độ cao như thế, nhưng mấy tuần trước đó thông báo báo chí chính thức của Cộng hòa Nhân dân Donetsk khoe – đoạn văn trên Twitter cũng đã bị xóa – rằng họ sắp sở hữu tên lửa Buk.

Sau vụ rơi máy bay, các nhà quan sát đã đổ xô đến khu vực tai nạn và tung lên hàng chục bức ảnh về xác máy bay, những bức ảnh này được các chuyên gia pháp y và các nhà điều tra hiện trường tai nạn nghiên cứu kĩ lưỡng. Nhiều thi thể nằm rải rác giữa những đám cỏ dại cũng chứa những bằng chứng chứng tỏ rằng máy bay đã bị tên lửa bắn rơi. Trong một bức ảnh, một phần của thân máy bay bị thủng bởi mảnh đạn. Những bức ảnh khác chụp từ vị trí tai nạn cũng cho thấy bằng chứng rằng kim loại bị xé rách là do mảnh đạn gây ra.

Theo các nhà lãnh đạo Mĩ, Ukraine và các nước châu Âu khác, có nhiều bằng chứng mà bất kì người có mạng máy tính nối mạng Internet nào cũng có thể xem đều chỉ về phía những kẻ li khai và những người chống lưng cho họ ở Moskva. Tất cả các quan chức này đầu tiếp cận với các nguồn tin tình báo, họ còn sử dụng những nguồn tin này nhằm củng cố sự khả tín của những bài viết trên Twitter và băng video trên YouTube.

Theo tuyên bố chính thức được tòa đại sứ Mĩ tại Kiev công bố hôm chủ nhật thì các cơ quan tình báo Mĩ đã so sánh giọng nói của các lãnh đạo quân li khai trong đoạn băng được đưa lên YouTube với “những đoạn băng ghi được của những kẻ li khai đã biết” trước đây. Bản tuyên bố này còn nói rằng các nhà phân tích đã so sánh đoạn video trên mạng xã hội ghi lại bệ phóng tên lửa SA-11 đang được đưa khỏi Ukraine về Nga. “Đoạn video này cho thấy rằng ít nhất hệ thống này đã thiếu một tên lửa, ám chỉ rằng nó đã tiến hành một lần phóng”.

Đây không phải là lần đầu tiên các cơ quan tình báo Mĩ phát hiện được thiết bị quân sự của Nga ở Ukraine. Sau khi máy bay bị bắn rơi, Mĩ nói rằng họ đã theo dõi quá trình tập kết vũ khí ở Nga suốt tháng vừa qua. Bản tuyên bố cũng nói rằng chưa đến một tuần trước vụ tấn công “Nga đã đưa một đoàn hộ tống với khoảng 150 xe cộ, trong đó có xe tăng, xe bọc thép, pháo binh và bệ phóng tên lửa cho lực lượng li khai”. “Chúng tôi có thông tin cho thấy Nga đang huấn luyện các chiến binh li khai tại một bãi tập ở đông nam nước Nga, trong đó có cả luyện tập trên hệ thống phòng không”.

Bản tuyên bố không dẫn nguồn tin tình báo. Nhưng sau khi Nga xâm chiếm Crimea vào tháng 2, Mĩ đã hướng nhiều vệ tinh chụp ảnh về miền đông Ukraine, những vệ tinh này đã giúp theo dõi quá trình tập kết lực lượng của Nga dọc biên giới. Cơ quan tình báo này đã thúc giục các quan chức đưa ra cảnh báo váo tháng 3 rằng cuộc xâm lăng của Nga vào miền đông Ukraine có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Sauk khi máy bay MH17 của Malaysia bị bắn rơi các quan chức đã đưa ra nhiều bằng chứng từ không ảnh của vệ tinh nhằm củng cố vụ cáo buộc của họ rằng Nga phải chịu trách nhiệm về vụ bắn hạ máy bay.

Dù những bức ảnh của tình báo và phân tích giọng nói có gây được ấn tượng đến đâu thì chính các phương tiện truyền thông xã hội đã giúp tố cáo công khai Nga và điều đó đã khuyến khích các nhà lãnh đạo trên thế giới kêu gọi một cuộc điều tra kỹ lưỡng vụ bắn hạ máy bay và xem xét việc áp đặt biện pháp trừng phạt mới đối với Moskva. Với khối lượng và tính đặc thù của những thông tin tình báo công khai hiện có, có khả năng là bằng chứng chống lại Putin sẽ đúng và thuyết phục ngay cả khi không phải tất cả các nguồn tin tình báo thường thấy của nhà nước không được trưng ra. Phạm Nguyên Trường dịch
Hane Harris & Elias Groll, Foreign Policy
Trích từ blog Phạm Nguyên Trường
(TC Phía trước)

Người Việt công khai đánh bạc: Hoan hỉ và hệ lụy

Đề xuất cho người Việt trên 21 tuổi được vào chơi casino được các nhà đầu tư hoan hỉ đón nhận, trong khi nhiều người tiếp tục lo ngại hệ lụy xấu nếu không kiểm soát tốt.
 
Tiền tấn sắp đến rồi?

Đề xuất mới đây của Bộ Tài chính được xem là thay đổi quan trọng với kinh doanh casino tại VN vì trước đó có hay không cho người Việt vào casino đang vấn đề tranh cãi.

Với các ông chủ sòng bạc, nếu đề xuất này hiện thực sẽ thu hút đầu tư và phát triển du lịch một cách nhanh chóng. Theo lập luận quen thuộc của các ông chủ này, dường như hàng tỷ đô la sẽ nhanh chóng đến với VN.

Theo tính toán của nhiều nhà đầu tư, nếu điều kiện về casino được nới lỏng, VN có thể trở thành một trung tâm casino khu vực, với tiềm năng doanh thu 3 tỷ USD mỗi năm. Con số này tương đương một nửa doanh thu casino Singapore 2013.

Có vẻ casino ở Singapore đang là mẫu hình đưa ra cổ vũ cho VN. Casino chính thức được hoạt động 3 năm ở Singapore, với tổng vốn đầu tư khoảng 9 tỷ USD, góp phần thu hút du khách đến tăng mạnh tới 50%, từ 10-11 triệu - lên17 triệu/năm. Nhưng điều mà ai cũng biết, hàng chục năm trước đó, chính sách của ông Lý Quang Diệu là nói không với casino.
casino, người-Việt, chơi-bạc, kinh-doanh, sòng-bạc, xã-hội, hệ-lụy.Vân-Đồn, Phú-Quốc, Hồ-Tràm, cờ-bạc, sòng-bài, Lasvegas- Sand, Ma-cao, Đặc-khu-kinh-tế, trò-chơi-có-thưởng

        Đề xuất cho người Việt trên 21 tuổi được vào chơi casino được các nhà đầu tư hoan hỉ đón nhận

 
Ông Colin Pine, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Dự Án Hồ Tràm, tỏ ra rất phấn khởi khi biết rằng Chính phủ sẽ sớm có khung pháp lý rõ ràng dành cho casino.

"Chúng tôi rất khó hoạch định phát triển và kinh doanh hiệu quả khi mà khung pháp lý dành cho casino chưa được ban hành chính thức. Nếu qui định với một ngành nghề không rõ ràng, sẽ rất khó cho các nhà đầu tư đưa ra các quyết định chiến lược. Đặc biệt là đối với nhà đầu tư bỏ hàng trăm triệu, thậm chí là hàng tỷ USD", ông Colin Pine nói.

Vị tổng giám đốc này tỏ ra rất trông đợi vào nguồn tiền từ dân đánh bạc trong nước. Bởi theo ông này, các casino Việt Nam khó lòng cạnh tranh được với casino trong khu vực nếu cấm người Việt vào chơi.

Ông nói: "Việc quyết định có cho phép công dân Việt Nam tham gia chơi tại casino hay không là một câu hỏi chính đáng cần được các cấp chính quyền xem xét. Thực tế có rất nhiều người VN đánh bạc tại các casino ở Cam-pu-chia, Singapore hay Ma Cao, mang lại nguồn doanh thu về thuế đáng kể cho các quốc gia này, chứ không phải Việt Nam".

Ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch Lienvietpostbank, cho rằng, nếu cho người Việt Nam vào casino sẽ kích được một lực cầu rất lớn, tthúc đẩy VN trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các công ty điều hành sòng bạc lớn của thế giới như Las Vegas Sands, Genting Bhd, Nagacorp và Penn National Gaming...

"Những tập đoàn này đã lặng lẽ sự quan tâm tới thị trường VN nếu người Việt được phép vào casino. Ở Singapore, nguồn thu từ loại hình kinh doanh này chiếm 3 - 5% GDP. Nếu VN thành công có thể góp 5% GDP và thu hút 30 - 50 nghìn lao động

Đánh giá đề xuất mới là một tín hiệu mở về chính sách nhưng ông Hà Tôn Vinh, một chuyên gia tư vấn casino, nhấn mạnh, về nguyên tắc, có thể sẽ cho người Việt Nam vào chơi. Tuy nhiên, cho như thế nào và khi nào cho thì vẫn chưa biết. Sau 6 năm với rất nhiều bản dự thảo ra đời, dự thảo Nghị định vẫn chưa tiến triển là bao.

Đã tính hết hệ lụy?

Ông Hà Tôn Vinh đưa ra con số ước tính, Việt Nam đang mất khoảng 800 triệu USD tiền thuế mỗi năm từ những người Việt sang Campuchia chơi bạc.

Trong khi đó, nhiều ý kiến cho rằng, trên thực tế hiện nay vẫn chưa cấm được triệt để việc đánh bạc dưới các hình thức và quy mô khác nhau. Nhiều người Việt có tiền vẫn sang đánh bạc tại Campuchia, Macau, Singapore để thỏa cơn ghiền. Vì vậy, đã đến lúc nên cho phép người Việt Nam chơi casino.
casino, người-Việt, chơi-bạc, kinh-doanh, sòng-bạc, xã-hội, hệ-lụy.Vân-Đồn, Phú-Quốc, Hồ-Tràm, cờ-bạc, sòng-bài, Lasvegas- Sand, Ma-cao, Đặc-khu-kinh-tế, trò-chơi-có-thưởng

        Trong khi đó, nhiều người tiếp tục lo ngại hệ lụy xấu nếu không kiểm soát tốt casino ở Việt Nam


 
Rất trông đợi việc nới lỏng các quy định, VN có thể trở thành một trung tâm casino. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia vẫn cảnh báo đây là một lĩnh vực kinh doanh hết sức phức tạp, rất khó ngăn được những hệ quả xấu nếu không quản lý tốt.

Ông Nguyễn Mại, nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban đầu tư nước ngoài, từng nói "không" với casino: "Casino là cờ bạc gây rất nhiều hệ luỵ xấu. Ngay cả tại Singapore, một quốc gia đã mở cửa 2 sòng bài lớn thì hiện nay, cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề xã hội sau đó".

Thậm chí, tại cuộc họp của UBTV Quốc hội tháng 4, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Ksor Phước đã nói: "Việc cho người Việt vào chơi cần cân nhắc kỹ lưỡng. Khi chưa chắc chắn thì không nên vội vàng". Thậm chí, theo ông Phước, mở cửa cho người Việt vào chơi casino, "cũng không béo bở gì đâu, không khéo mất nhiều hơn được".

Theo chuyên gia Lê Đăng Doanh, đây là một lĩnh vực kinh doanh hết sức phức tạp, mặc dù có lợi nhuận. Ngay cả các nước phát triển, như Singapore có kinh nghiệm và rất chặt chẽ trong quản lý casino nhưng vẫn khó ngăn được những hệ quả xấu đối với xã hội. Việt Nam phải đưa ra quy định hết sức chặt chẽ, nhất là phải đảm bảo được sự giám sát của cơ quan quản lý đối với hoạt động kinh doanh nhạy cảm này.

"Vấn đề bây giờ là phải có các quy định cụ thể để tránh những tệ nạn hay những hiện tượng xã hội đau lòng xảy ra, như vay mượn, nhảy lậu, phá sản, gia đình tan nát. Trước không chính thức hoá việc này, các hiện tượng trên cũng đã xảy ra. Ngoài ra, cần phải xem xét đánh thuế ra sao để tránh lợi nhuận siêu ngạch chảy vào túi 1 số doanh nghiệp", TS Doanh khuyến nghị.

Một số đề xuất hạn chế được nhiều người đề cập là nên thu vé vào cửa thật cao. Ở Singapore khách nội địa phải nộp 100 USD, Việt Nam có thể định mức vé 500 USD. Giá vé vào cửa như vậy cũng không hề đắt so với chi phí một người Việt bỏ ra để bay sang nước ngoài đánh bạc và nó sẽ hạn chế được rất nhiều người Việt vào casino.

Trước các lo ngại này, ông Colin cho hay, thực tế đã chứng minh hình thức an toàn nhất và hiệu quả nhất là mô hình casino đặt trong các khu nghỉ dưỡng phức hợp lớn nằm bên ngoài các trung tâm đô thị lớn và hoạt động trong một khuôn khổ pháp lý rõ ràng. Các quốc gia có casino đều có cách để đảm bảo việc đánh bạc tại đây không tạo ra các vấn nạn xã hội khó quản lý. Điều quan trọng nhất là phải có một khung pháp lý chặt chẽ, luôn được tuân thủ nghiêm chỉnh tại bất kì điểm kinh doanh nào

"Singapore thu phí đối với người bản địa khi vào chơi casino để người thu nhập thấp không dành quá nhiều thời gian đánh bạc. Quốc gia này cũng có cơ chế khi một người chơi bạc có quá nhiều vấn đề thì sẽ không thể vào casino chơi nữa", ông Colin cho biết.

Theo chuyên gia xã hội học Trịnh Hòa Bình, cho phép người Việt chơi thì chắc chắn sẽ có nhiều người kéo vào các casino. Vì vậy, quan trọng nhất là tạo hành lang pháp lý và tổ chức hoạt động sao cho hiệu quả, hạn chế các hệ lụy và tác động xấu. Nếu quản lý lỏng lẻo thì tệ nạn sẽ gia tăng.

"Việc này nên làm từ từ, có thể ban đầu chỉ cho phép người Việt vào 1 casino thôi, sau đó rút kinh nghiệm, hoàn thiện các quy định và cơ chế quản lý mới tiếp tục mở rộng", ông Bình nói.

Chắc chắn, đề xuất mới này sẽ còn gây ra nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, kể cả khi Nghị định kinh doanh casino được ban hàng thì việc người Việt vào chơi casino vẫn chưa thể trở thành hiện thực ngay. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã giao Bộ Tài chính tiến hành thí điểm tại casino Vân Đồn để rút bài học kinh nghiệm trước khi chính thức cho phép.
Phạm Huyền - Trần Thủy
      ( VNN )

Người Buôn Gió - Nhân quốc hội bàn chuyện nâng tuổi hưu, chạnh lòng thương thủ tướng

Người Buôn Gió
Hôm nay quốc hội nước CHXHCN VN bàn về chuyện nâng tuổi hưu cho cán bộ công nhân viên chức, người lao động.

http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/192238/rut-phuong-an-nang-tuoi-huu.html

Trang báo Quân đội Nhân dân có bài viết của tác giả Nguyễn Bá Dương.

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/chong-dien-bien-hoa-binh/ve-cai-goi-la-cuoc-cach-mang-ly-luan/316289.html

Bài viết có đoạn kết như sau.

'' Hiểu cho đúng sự thật, tôn trọng sự thật thì phải thừa nhận rằng, chủ nghĩa Mác - Lê-nin là học thuyết duy nhất từ trước đến nay bàn về mục tiêu, con đường, điều kiện, lực lượng và phương pháp giải phóng triệt để xã hội, giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng con người khỏi áp bức bóc lột, bất công, tha hóa, đói nghèo dưới mọi hình thức''

Bài viết này có nêu ưu điểm của học thuyết Mác-Lê Nin là giải phóng con người khỏi bóc lột, bất công.

Vậy câu hỏi rằng liệu trong chế độ chúng ta ngày nay, có ai bị bóc lột lao động một cách bất công hay không ?. Người lao động chính thức nào có hợp đồng lao động với một tổ chức mà bị ngược đãi, không được hưởng chế độ hưu trí như trong độ tuổi mà quốc hội đang bàn.?

Một thông tư liên tịch có từ năm 1986 tính quy đổi thời gian công tác theo hệ số có quy định. Một người tham gia quân  trong những năm chiến tranh thập kỷ 60 đến 70 thì được tính một năm tham gia chiến tranh bằng một năm rưỡi công tác bình thường. Thông tư này đến nay vẫn còn giá trị quy đổi hệ số năm công tác.

 http://thuvienphapluat.vn/archive/Thong-tu-lien-tich/Thong-tu-lien-tich-08-TT-LB-giai-thich-huong-dan-Nghi-dinh-236-HDBT-che-do-chinh-sach-Thuong-binh-va-Xa-hoi-vb41384t24.aspx

Ông Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng nước CHXHCNVN hiện nay có 20 năm tham gia quân đội, từ năm 1961 đến năm 1981. Nếu chiểu theo hệ số quy đổi thì ông có 15 năm tham gia cuộc chiến mà thông tư trên quy định. 15 năm đó quy đổi thẹo hệ số thì ông Dũng có hơn 20 năm công tác. Công với 5 năm không nằm trong diện quy đổi thì ông Dũng đã có 25 năm công tác.

 Tính tiếp từ năm 1981 đến năm 2014 lúc quốc hội đang bàn về tuổi hưu, thì ông Dũng có thêm 33 năm công tác.

Tổng thời gian đến giờ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người mang trên mình mang nhiều viết thương do chiến tranh, ông đã phải gánh vác 58 năm công tác phục vụ cho Đảng Cộng Sản Việt Nam. Nếu nhiệm kỳ tới đây kết thúc, ông về hưu. Thì tổng cộng thời gian ông Nguyễn Tấn Dũng đã phải phục vụ Đảng 60 năm một cách chính thức. Chưa kể khi về hưu ông tham gia sinh hoạt như các cán bộ đảng viên khác.

Cách đây hai năm, ông Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định trước quốc hội ông phục vụ ĐCS VN đã hơn 50 năm trên nhiều vị trí khác nhau. và vì ĐCS chỉ định ông làm, ông phải tiếp tục đảm nhận không thể thoái thác.

https://www.youtube.com/watch?v=0_DMX0jDhks

Bây giờ mới hỏi nhà lý luận tài ba Nguyễn Bá Dương của báo Quân Đội Nhân Dân, chủ nghĩa Mác Lê Nin mà ĐCSVN đang theo đuổi có thực sự giải phóng con người khỏi sự bóc lột bất công hay không.?

Đường đường một ông thủ tướng trên mình mang vết thương chiến tranh, mà ĐCSVN chỉ định ông phải gánh vác, lao động từng ấy năm để phục vụ Đảng.   Tính đến nay là 53 năm ròng rã, nếu quy đổi là 58 năm. Nếu nhiệm kỳ tới hết hạn là 60 năm.

Thưa ông Nguyễn Bá Dương, vậy ông Nguyễn Tấn Dũng có nằm trong những '' con người '' cần được giải phóng khỏi những bóc lột , bất công mà ĐCSVN với đường lối chủ nghĩa Mác Lê đã nói hay không.?

Tuổi thọ trung bình của một người Việt Nam là 72 năm, thế mà ĐCSVN nỡ nào bắt một con người phải cống hiến đến 60 năm lao động miệt mài, trên những vị trí lúc thì nguy hiểm tính mạng, lúc thì nặng nề suy nghĩ. Toàn những việc trọng trách , nặng nề.

 Cách sử dụng lao động như vậy của ĐCSVN có gọi là bóc lột, áp bức hay gọi là giải phóng con người khỏi bóc lột, áp bức.?

Mong các ông lý luận gia của báo quân đội nhân dân trả lời giúp trường hợp này.

Thứ nhất tại sao ĐCSVN chỉ định ( bắt buộc ? cưỡng ép?) một người thương binh phải lao động gần 60 năm?

Thứ hai, tại sao ĐCSVN sử dụng lao động vào chiến tranh khi mới 12 tuổi?

Thứ ba, nếu ĐCSVN không những chẳng giải phóng được cho cán bộ của mình, thì làm thế nào mà giải phóng được bóc lột, bất công cho người lao động, quần chúng nhân dân đang được đảng kêu gọi đặt niềm tin để lãnh đạo đất nước?

Nếu đảng CSVN là một tổ chức bất hợp pháp,sử dụng lao đông chui, cán bộ đảng viên của ĐCS không nằm trong diện ăn lương hưu từ ngân sách nhà nước CHXHCNVN  thì tất nhiên không cần phải trả lời câu hỏi.

 Cuối cùng xin gửi lời cảm thông sâu sắc đến thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về sự chịu đựng kiên trì, gánh vác trách nhiệm nặng nề mà ĐCS chỉ định, không một lời ca thán. Nhân đây cũng mong thủ tướng mạnh khoẻ và tiện thể chỉ đạo minh oan cho những người đấu tranh cho quyền con người đang bị nhà nước Việt Nam giam giữ. Xin thủ tướng đồng cảm với họ, vì xét theo tuổi lao động thì chính thủ tướng cũng đang bị xâm phạm quyền con người.
Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn Gió)

Trung Quốc đối mặt Việt Nam: Cuộc xung đột lớn trên Biển Đông

Việc Trung Quốc quyết định rút dàn khoan hiện đại ra khỏi khu vực đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 dặm của Việt Nam mới đây vì cảnh giác sau gần bốn tháng xô sát dữ dội trên biển giữa các lực lượng hải quân Trung Quốc và Việt Nam, vốn gây nên cuộc khủng hoảng ngoại giao lớn nhất giữa hai nước cộng sản kể từ cuối cuộc Chiến tranh Lạnh, đã được các quốc gia láng giềng và cộng đồng quốc tế rộng lớn hơn thận trọng hoan ngênh.
Trong suốt mấy tháng trời khủng hoảng vì Trung Quốc đơn phương triển khai dàn khoan Hải Yến 981 trị giá 1 tỷ bạc vào vùng biển tranh chấp với Việt Nam này, các quan chức ở Hà Nội phải đối mặt với một tình thế khó xử có tính sống còn: Một mặt, lo sợ sâu sắc với nhiệt tình ái quốc bùng nổ trên đường phố Hà Nội và khắp đất nước, dẫn đến bạo loạn tàn phá các nhà máy nước ngoài và cuộc di tản của hàng ngàn công dân Trung Quốc, một khác, phải đối mặt với viễn cảnh của một thách thức hải lực có tính tàn phá vì những hạm đội trang bị tốt hơn của các lực lượng bán quân sự Trung Quốc bảo vệ giàn khoan dầu.
Vẫn hoảng kinh bởi quyết định phá hoại các cuộc đàm phán song phương trước đây nhằm làm giảm căng thẳng cuộc tranh chấp ở biển Đông của Trung Quốc, chính phủ Việt Nam đã đặc biệt không yên tâm với việc Trung Quốc công bố kế hoạch rút giàn khoan dầu vào giữa tháng Tám. Như đại sứ Việt Nam ở Manila, Trương Triều Dương, gần đây đã nói với tôi, "các hoạt động của Trung Quốc vi phạm những thỏa thuận cấp cao của hai nước về việc không xâm lược và không làm phức tạp tình hình ở Biển Đông."
Người ta có thể nhận thấy một cảm giác bị phản bội trong nhiều nhà ngoại giao Việt Nam, những người từng không mệt mỏi tìm cách ngăn chặn cuộc đối đầu vũ trang, làm sâu sắc thêm những căng thẳng lãnh thổ với nước láng giềng hùng mạnh của mình. Việc triển khai giàn khoan dầu phần lớn đã được nhìn như một động tác có tính cơ hội để tăng cường tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc và xoa dịu các nhóm lợi ích dân tộc ở trong nước.
Có những mối lo ngại thật sự rằng Trung Quốc sẽ tính đến một sự hiện diện thường trực ở những khu vực tranh chấp, củng cố đòi hỏi của mình bằng cách gửi thêm các giàn khoan dầu đi kèm với một đội bảo vệ dày đặc của tàu hải quân và Cảnh sát biển Trung Quốc. Nói cho cùng, trong những thập niên cuối của Chiến tranh Lạnh, Trung Quốc đã từng tỏ ra không chút do dự trong việc cưỡng chế trục xuất các lực lượng (Nam) Việt Nam ra khỏi chuỗi đảo Hoàng Sa và, sau đó là các lực lượng Việt Nam (thống nhất) ra khỏi vị trí chiến lược trong chuỗi quần đảo Trường Sa.
Căn cứ vào sức mạnh bất cân xứng ngày càng lớn giữa hai nước láng giềng trong những thập kỷ gần đây, Hà Nội lo lắng tự hỏi liệu có thể cản ngăn những hành động khiêu khích hơn của Trung Quốc. Đồng thời, Chính phủ Việt Nam đã quan tâm đến tính hợp pháp chính trị ở trong nước, đặc biệt là trong bối cảnh suy thoái kinh tế. Cũng có những mối quan tâm với triển vọng của một làn sóng mới những cuộc biểu tình chống Trung Quốc vốn có thể làm suy giảm hấp dẫn của Việt Nam, nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là giới doanh nhân Trung Quốc quan tâm đến chi phí lao động phải chăng và vị trí thuận lợi của đất nước.
Chắc chắn, quyết định rút giàn khoan dầu một tháng trước thời hạn của Trung Quốc khiến các chính phủ và các chuyên gia trong khu vực bối rối. Để giải thích thủ đoạn mới nhất của Trung Quốc, các nhà phân tích đã đề cập đến một số yếu tố thúc đẩy, từ mối đe dọa của việc duy trì khai thác hydrocarbon phức tạp giữa một mùa mưa bão trong khu vực đến các suy diễn về một món hời ngoại giao có thể đã đạt được giữa Hà Nội và Bắc Kinh. Nhưng lời giải thích tốt hơn chính là Trung Quốc đã (một lần nữa) có được cuộc tái kiểm tra tình hình lãnh thổ của mình để trở lại chiến lược sử dụng các biện pháp lâu nay của mình tạm thời làm giảm nhẹ căng thẳng để cải thiện áp lực quốc tế trong khu vực.
Đà dịch chuyển
Trong tác phẩm uy tín của mình, On China, Henry Kissinger đã thông minh nắm bắt được văn hóa chiến lược của Trung Quốc qua việc nhấn mạnh tầm quan trọng của các khái niệm như đà chiến lược và cân bằng sức mạnh trong các tính toán về chính sách đối ngoại của Bắc Kinh. Trung Quốc, như bất cứ diễn viên hiện thực khôn ngoan nào, dù đánh giá cao các sức mạnh cứng trong việc theo đuổi lợi ích quốc gia, nhưng các biến số tâm lý và nhận thức của đà dịch chuyển trong cấu hình quyền lực quốc tế cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành tư duy của các nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Trung Quốc có thể có giá trị như một diễn viên bản xứ mạnh nhất ở châu Á, nhưng các nhà lãnh đạo của họ cũng biết rằng mình khó có thể đảm bảo được sự thành công trong cuộc tranh dành vai trò lãnh đạo trong khu vực. Nếu các nhà lãnh đạo Trung Quốc tìm cách thay thế Hoa Kỳ như một sức mạnh ưu việt ở châu Á, Bắc Kinh cũng không thể kham nổi việc hành động như một quyền lực hung hăng, nhất quyết thúc đẩy lợi ích của mình bằng chi phí của các quốc gia nhỏ hơn trong khu vực. Các tranh chấp đang diễn ra ở Tây Thái Bình Dương, đặc biệt là ở Biển Đông, đang phá hoại đáng kể hình ảnh của Trung Quốc trong các nước láng giềng và trong thế giới rộng lớn hơn.
Ví dụ, một cuộc khảo sát mới do Trung tâm nghiên cứu Pew cho thấy, đa số trong tám quốc gia châu Á đã báo động về hành vi gia tăng những tranh cãi lãnh thổ với các quốc gia yêu sách đối thủ của Trung Quốc trong vùng biển Nam và Đông Trung Hoa. Một số nước láng giềng đã bị hoảng kinh và cảm thấy ngày càng dễ bị tổn thương với năng lực hải quân và tính quyết đoán về lãnh thổ của Trung Quốc. Tại Philippines, quốc gia được xem như cầu thủ yếu nhất trong số các thành phần đang tranh chấp ở biển Nam Trung Quốc, 93 phần trăm số người được hỏi đã nói rằng họ đã "rất quan tâm" tới các tranh chấp đang diễn ra, tiếp theo là Nhật Bản (85 phần trăm) và Việt Nam (84 phần trăm). Những nước không tranh chấp, như Hàn Quốc, vốn phụ thuộc rất nặng nề vào hành lang di chuyển các sản phẩm dầu khí nhập khẩu qua vùng biển tranh chấp, cũng cho thấy một cảm giác cảnh giác sâu sắc, với 83 phần trăm số người được hỏi bày tỏ suy nghĩ tương tự. Ngay cả ở Trung Quốc, cầu thủ chiếm ưu thế trong các tranh chấp, hơn 60 phần trăm số dân được hỏi đã bày tỏ sự lo ngại về triển vọng của một cuộc xung đột vũ trang về các tính chất tranh chấp.
Đáng lo ngại, ác cảm đối với Trung Quốc đã trở nên chủ đạo: Các công dân Philippines, Việt Nam và Nhật Bản xem Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh quốc gia của họ, làm phức tạp thêm triển vọng của bất kỳ thỏa hiệp ngoại giao có ý nghĩa nào trong tương lai gần. Trong khi đó, mối quan tâm trong khu vực về sự quyết đoán trong các tranh chấp lãnh thổ của Trung quốc đã tạo điều kiện cho việc phục hồi đáng chú ý hình ảnh toàn cầu của Hoa Kỳ, đặc biệt là ở châu Á, bất chấp những lo ngại về cam kết và khả năng tài chính của chính quyền Obama để đẩy lùi cường quốc đang lên như Trung Quốc nhằm bảo vệ các đồng minh của mình đang bị bao vây. Không nghi ngờ gì, Mỹ tiếp tục được xếp hạng rất cao, trong một số quốc gia châu Á.
Tất cả các lựa chọn đều có thể mặc cả được
Trong những tuần gần đây, các chuyên gia như Alexander Vuving và Zachary Abuza đã lịch sự tranh cãi rằng việc Trung Quốc rút giàn khoan dầu trước hạn định có thể do một thoả thuận có chủ ý đằng sau hậu trường ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc. Để (tạm thời) đổi lấy sự buông tha của Trung Quốc trong khu vực này, họ cung cấp khả năng rằng Việt Nam được cho là đã đồng ý xét lại việc tăng cường các quan hệ chiến lược với Hoa Kỳ và từ bỏ kế hoạch trước đó là đưa cuộc tranh trấp ở biển Đông ra một đệ tam nhân để phân xử - vốn sẽ củng cố thêm vụ khiếu kiện của Philippines ở The Hague.
Căn cứ vào cuộc nói chuyện của tôi với các quan chức Việt Nam, rõ ràng rằng Hà Nội đã không nhận ra bất kỳ dấu hiệu thỏa hiệp thực sự nào về phía Trung Quốc. Và cũng không ngạc nhiên, họ cương quyết phủ nhận việc đã có bất kỳ mặc cả nào với Trung Quốc như lập luận của Vuving và Abuza. Vì Trung Quốc có thời gian và một lần nữa đã chứng tỏ xu hướng đơn phương xây dựng các bằng chứng của mình ở Biển Đông, Việt Nam không thể làm gì khác hơn là giữ tất cả các lựa chọn trên bàn thương lượng, đặc biệt là những lựa chọn có liên quan đến sự cần thiết phải tăng cường quan hệ quốc phòng với các cường quốc bên ngoài như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và Nga. Đối với kế hoạch của Việt Nam để nộp đơn khiếu nại pháp lý chống lại Trung Quốc, người ta có thể cho rằng Hà Nội có lý để thúc đẩy mối đe dọa về trọng tài pháp lý và cẩn thận quan sát nhằm rút ra bài học từ kết quả vụ khiếu kiện chjống lại Trung Quốc của Philippines đang diễn ra. (Chưa kể đến việc tốn kém thời gian phức tạp cho việc tạo dựng một trường hợp khiếu kiện và lựa chọn các cơ quan trọng tài thích hợp để xét xử những tuyên bố và hành động của Trung Quốc.)
Trong khi chính sách ngoại giao chia nhỏ và dọa dẫm nhẹ của Trung Quốc ở Biển Đông đã được chứng minh là khá thành công, người ta phải xem xét đến thực tế rằng Bắc Kinh không phải hoàn toàn không nhạy cảm với các chi phí về ngoại giao từ các cách giải quyết tình hình lãnh thổ của mình. Bên cạnh những khó khăn về hậu cần trong việc duy trì hoạt động bán quân sự và quân sự rộng lớn trên vùng biển tranh chấp, nhà chức trách Trung Quốc cũng đang lo lắng với các phát triển chiến lược đồng bộ giữa các quốc gia yêu sách đối thủ trong khu vực Biển Đông, cụ thể là Việt Nam, Philippines và Malaysia, vốn đã nồng nhiệt chào đón một dấu chân chiến lược sâu sắc hơn của Mỹ trong khu vực.
Trong thực tế, ngay cả Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), dưới sự chủ trì của Myanmar, một đồng minh lịch sử của Trung Quốc, cũng đã nhiều lần bày tỏ sự "lo ngại nghiêm trọng" của mình đối với các tranh chấp đang diễn ra ở Biển Đông. Trong Hội nghị Bộ trưởng ASEAN vừa kết thúc (AMM), các nước thành viên rõ ràng ủng hộ một giải pháp giải quyết tranh chấp dựa trên nguyên tắc, hoàn thiện một luật có tính ràng buộc ứng xử (CoC) và chấm dứt những hành động đơn phương của các bên tranh chấp. Tất cả các tuyên bố này là một lời chỉ trích các hành động khiêu khích của Trung Quốc, khuyến khích các cầu thủ khác trở nên mạnh dạn và chiến lược như Ấn Độ, để làm sâu sắc thêm dấu chân của họ ở Đông Nam Á. Ấn Độ đã không chỉ tăng cường đầu tư dầu khí trong vùng biển tranh chấp với công ty quốc doanh ONGC Videsh (OVL) đạt được các hợp đồng thăm dò dầu mới (mà không phải đấu thầu) trong những tháng gần đây, mà còn trở nên mạnh dạn hơn trong việc bảo vệ lợi ích của mình ở khu vực biển miền Nam Trung Quốc và chỉ trích các hành động của Trung Quốc.
Đáng lo ngại hơn cho Trung Quốc là hành động của họ cũng đã khuyến khích Nhật Bản tái tạo lại tầm nhìn chiến lược, củng cố khả năng phòng thủ của mình và mạnh mẽ quyến rũ các sức mạnh ở Đông Nam Á và Thái Bình Dương, như Úc và Ấn Độ để đưa ra ra các dự án hợp tác quốc phòng. Bất chấp những nỗ lực của Trung Quốc trong việc tận dụng ảnh hưởng ngoại giao đối với quốc gia ngỗ nghịch như Bắc Hàn và cung cấp các thỏa thuận thương mại đầu tư quy mô lớn để quyến rũ đồng minh của Mỹ như Nam Hàn và Úc, có những dấu hiệu ngày càng tăng rằng các đối tác trong khu vực của Mỹ đều xác định sẽ tự bảo vệ mình chống lại Trung Quốc.
Trở lại vào giữa năm 2011, như cách giải thích ngắn gọn của Taylor Fravel, Bắc Kinh đã tìm cách làm giảm mối căng thẳng với các nước láng giềng qua việc đột nhiên quan tâm nhiều hơn đến cuộc tìm kiếm một giải pháp dựa trên nguyên tắc cho các tranh chấp ở Biển Đông. Điều này được đi kèm với cam kết song phương cấp cao với các quốc gia yêu sách khác, chẳng hạn như Việt Nam. Trong nhiều cách, đó là một biện pháp hiệu chỉnh để làm dịu nỗi lo lắng của các nước láng giềng và đối phó với sức thu hút của chính sách tái cân bằng của chính quyền Obama đối với khu vực. Khi Trung Quốc phải đối mặt với áp lực gia tăng bên ngoài và một vị trí chiến lược trong khu vực xấu đi, đất nước này đang xem xét một thủ đoạn tương tự, được thể hiện qua việc sớm rút giàn khoan dầu ra khỏi khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nhưng vẫn còn phải xem liệu Trung Quốc sẵn lòng giảm thiểu quy mô lãnh thổ của mình đến mức nào. Phần lớn sẽ phụ thuộc vào các thủ đoạn chống trả của các quốc gia yêu sách đối thủ khác, cũng như ở mức độ và tính chất cam kết của Mỹ đối với khu vực.

14 Tháng 8 2014
Richard Javad Heydarian/The National Interest
Lê Quốc Tuấn chuyển Việt Ngữ
(FB. Tuan Le)

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI