Cán bộ thành chủ điền, bóc lột nông dân
-Nguồn:Gia đình của ông Trinh trên mảnh đất thuê. (Hình: Báo Tiền Phong)-Cán bộ thành chủ điền, bóc lột nông dân
KIÊN GIANG (NV) - Thêm
một câu chuyện khó tin mà có thật: cán bộ nhà nước thành chủ điền, còn
nhà nông biến thành tá điền bị chủ nông bóc lột thậm tệ tại huyện Hòn
Ðất, tỉnh Kiên Giang.
Nạn
nhân là ông Lê Quang Trinh 70 tuổi, cư dân xã Vĩnh Lợi, huyện Lấp Vò
cho biết đã trở thành trắng tay vì toàn bộ sản nghiệp về tay một cán bộ.
Theo
báo Tiền Phong, ông Lê Quang Trinh cùng với vợ và năm người con, trai
lẫn gái chưa kể dâu, rể, cháu nội-ngoại đã vay tiền ngân hàng để thuê 15
ha đất của ông Phạm Văn Khang, cán bộ phòng Công Thương huyện Hòn Ðất.
Tiền
vay ngân hàng không đủ, gia đình ông Trinh phải cầm cố tất cả những sản
nghiệp cuối cùng của dòng họ để thuê thửa đất nói trên trong vòng 3
năm.
Trong
hợp đồng ký kết giữa đôi bên, gia đình ông Trinh đồng ý nộp cho ông
Khang mỗi năm khoảng 40 triệu đồng, tương đương 2,000 đô tiền thuê đất.
Hợp đồng này còn ghi rằng, sau 3 năm, giá thuê đất sẽ tự động tăng gấp
đôi nếu gia đình ông Trinh còn muốn tiếp tục thuê.
Ông
Trinh tâm sự: “Trong vòng hai năm đầu, gia đình tôi làm việc đến chai
sần chân tay để đào gốc tràm, phát lau sậy, san lấp đất biến thành ruộng
rồi xẻ mương rửa phèn.”
Ông
Trinh cũng cho biết, gia đình ông không trồng được lúa trong hai năm
đầu. May sau đến năm thứ ba, cả nhà ông mới bắt đầu thu hoạch được những
hạt lúa đầu tiên.
Ðúng
lúc đó, ông Khang nâng giá cho thuê đất lên từ 40 lên 65 triệu đồng cho
năm thứ tư. Chỉ mười hai tháng sau, ông cán bộ chủ điền “thế hệ mới”
lại nâng giá cho thuê đất - tính theo mẫu chứ không “khoán” gọn, lên 7
triệu đồng một ha, tức 105 triệu đồng, tương đương 5,000 đô một năm.
Ông Trinh đã dùng mọi lý lẽ, hết lời năn nỉ ông Khang khoan vội nâng giá đất nhưng không thành công.
Báo Tiền Phong còn cho biết, vì quá lo buồn, ông Trinh gặp nạn phải cứu cấp tại bệnh viện Chợ Rẫy.
Ông
Trinh còn cho biết đã khóc lóc, thở than, xin được thuê đất theo giá
hợp đồng không được, trong khi gia đình ông còn nợ hơn 25,000 đô tiền
vay ngân hàng và tiền mua thóc giống. Chính quyền xã cố gắng hòa giải
cũng không thành vì ông Khang quyết định thu hồi đất và kiện gia đình
ông Trinh ra tòa.
Báo
Tiền Phong còn cho biết thêm, trước đây chính quyền huyện Hòn Ðất giải
thể các lâm trường làm ăn thua lỗ rồi lấy đất chia cho cán bộ, trong đó
có ông Khang.
Theo
dư luận, từ sau năm 1975, hầu hết cán bộ Việt Cộng ở miền Nam đều được
chia ruộng đất rất lớn, được coi là “chiến lợi phẩm” sau chiến tranh.
Trong khi đó, nhiều gia đình nông dân đông con thiếu ruộng để làm, phải
thuê lại đất của cán bộ để sinh nhai.
Một cuộc “đổi đời” đã làm khốn khó biết bao gia đình nông dân lâu đời, trong đó có gia đình ông Trinh như kể trên. (PL)
Vợ chồng ông Trinh và con cháu trên khu đất thuê. Ảnh: Sáu Nghệ.
TP
- Gia đình ông Lê Quang Trinh ở ấp Vĩnh Lợi, xã Vĩnh Thạnh (Lấp Vò,
Đồng Tháp), cầm cố tài sản và vay ngân hàng để khai phá mấy chục héc-ta
đất thuê của cán bộ huyện Hòn Đất (Kiên Giang), mong đổi đời nhưng nay
có nguy cơ trắng tay.
Ông
Trinh tin tưởng sẽ được thuê đất lâu dài nên mạnh dạn cầm cố tài sản ở
Đồng Tháp, vay ngân hàng để đầu tư. Ông kể, gia đình ông phải bỏ nhiều
công sức đào gốc tràm, phát lau sậy, san lấp lung bàu cho thành mặt
ruộng; rồi xẻ mương rửa phèn nhưng hai năm đầu “không thu được hột lúa
nào, nhắc lại là khóc”. Năm thứ ba trở đi mới có thu hoạch.Gia đình ông
Lê Quang Trinh, gồm hai vợ chồng hơn 70 tuổi, 5 người con trai và gái,
cùng dâu rể và 6 cháu nội ngoại đang ở trên đất thuê, khu vực kênh KH9,
xã Nam Thái Sơn (Hòn Đất, Kiên Giang). Họ có mặt nơi đây theo “Hợp đồng
thuê đất” ngày 20-8-2007, thuê 15 ha của ông Phạm Văn Khang, cán bộ
Phòng Công thương huyện Hòn Đất. Thời gian thuê 3 năm, giá mỗi năm từ
22,5 đến 37,5 triệu đồng. Điều khoản cam kết chung, “sau khi hết thời
hạn trong hợp đồng thì bên A sẽ tiếp tục cho bên B thuê tiếp” với giá
cho thuê tăng khoảng gấp đôi.
Hết
3 năm, ông Khang nâng giá cho thuê và ông Trinh đã nộp cho ông Khang 65
triệu đồng tiền thuê của năm thứ 4. Sang năm thứ 5, ông Trinh kể, ông
Khang nâng giá cho thuê lên đến 700.000 đồng/công, ông Trinh xin giảm
không được. Ông Trinh lại bị tai nạn giao thông “giập não thái dương
phải, gãy 1/3 xương đòn” phải nằm Bệnh viện Chợ Rẫy hơn tháng.
Đơn
kêu cứu của ông Trinh viết: “Vợ chồng tôi khóc lóc than thở, xin được
thuê giá theo hợp đồng nhưng không được chấp nhận. Xã hòa giải không
thành vì ông Khang quyết lấy đất và kiện ra tòa án huyện để đòi lại
đất”. Ông Trinh cho biết, đang nợ ngân hàng và đại lý vật tư nông nghiệp
hơn 500 triệu đồng, tài sản ở quê cầm cố, “bây giờ bị lấy lại đất thuê
là hết đường sống”.
Chánh
án TAND huyện Hòn Đất Trần Việt Quốc trực tiếp thụ lý vụ kiện, cho biết
theo hồ sơ khởi kiện của ông Khang, khu đất của 3 người, mỗi người 4
ha. Ngoài ông Khang còn có ông Phan Vân Vũ là Phó phòng TN-MT và ông
Nguyễn Văn Đoàn, cán bộ Phòng GT-VT huyện Hòn Đất.
Theo
ông Khang, đất đứng tên ông Đoàn cũng là của ông, vì ông đã mua nhưng
thủ tục sang tên sổ đỏ chưa hoàn tất. Còn ông Vũ là anh rể của ông
Khang, có 4 ha và ông Vũ nói, mua của người khác, làm sổ đỏ “khoảng năm
2008”, sau khi ký hợp đồng cho thuê.
Nhưng
Phó chánh văn phòng UBND huyện Hòn Đất phụ trách tiếp công dân Nguyễn
Thanh Tuấn nói, đất của ông Vũ được cấp khi là GĐ Ban quản lý rừng phòng
hộ. Các cán bộ được cấp đất không ở xã Nam Thái Sơn. Ông Vũ cho biết,
nhà ông ở thị trấn Hòn Đất và không chỉ có đất ở xã Nam Thái Sơn mà còn
có ở nơi khác.
Theo
đơn khởi kiện, đất các ông chỉ 12 ha nhưng hợp đồng cho ông Trinh thuê
15 ha. Ông Khang giải thích, do có đất dự kiến làm tuyến dân cư mà chưa
triển khai nên các ông lấy cho thuê luôn. Phó chánh văn phòng Tuấn thừa
nhận, quản lý đất ở huyện còn nhiều thiếu sót.
Trước
đây, Hòn Đất có 3 nông trường, lâm trường làm ăn không hiệu quả, bị
giải thể và đất được chia cho cá nhân, trong đó có nhiều cán bộ. Một cán
bộ Phòng NN-PTNT huyện Hòn Đất cho biết, khu đất cho ông Trinh thuê,
chưa đào gốc tràm 120 triệu đồng/ha, đã trồng được lúa 200 triệu
đồng/ha.
Văn
phòng Chính phủ đã có công văn gửi UBND tỉnh Kiên Giang xem xét việc
“gia đình ông Trinh đã đầu tư nhiều tiền và công sức cho khu đất” nhưng
không được ông Khang cho thuê “đúng cam kết hợp đồng đã ký làm gia đình
ông gặp nhiều khó khăn”. Lãnh đạo huyện Hòn Đất cho biết, đã yêu cầu các
cán bộ có đất cho ông Trinh thuê làm tiếp.
Tuy
nhiên, dư luận người dân địa phương bất bình hơn ở chỗ, đất giải thể
các lâm trường lại giao cho cán bộ và những cán bộ này không trực tiếp
canh tác mà đem cho nông dân thuê. Một lá đơn của 18 hộ dân viết: “Đông
đảo bà con nông dân nghèo đề nghị Đảng và Nhà nước chia đất cho nông dân
nghèo chúng tôi để làm ăn sinh sống chứ đi làm thuê làm mướn hoài cực
khổ quá trời”.
Sáu Nghệ
-Một số người giàu nhanh nhờ chính sách đất đai
TP
- Nguyên Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Nguyễn Ngọc Trìu cho
rằng, chính sách đất đai đang giúp làm giàu một số người, làm nghèo nông
dân.
Toàn bộ diện tích 6,75 mẫu cánh đồng Soi đã được phủ màu xanh của cây lúa.Ảnh: Hà Nội mới – Kích động vi phạm đất đai (Đất Việt)
Chính quyền huyện Phú Xuyên sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng phân loại,
củng cố hồ sơ, làm rõ các đối tượng kích động một số người dân vi phạm
pháp luật.
Trong các ngày từ 20 - 21/2, chính quyền huyện Phú Xuyên, Hà Nội đã tổ
chức đối thoại với người dân hai thôn Lưu Thượng và Tư Sản, xã Phú Túc
về vụ việc vi phạm pháp luật về đất đai trên địa bàn xã Phú Túc.
Sự việc bắt đầu từ ngày 29/12/2011, UBND xã Phú Túc nhận được đơn của
một số người dân thôn Tư Sản, đề nghị xin lại số diện tích cánh đồng
Soi. Nhưng đơn không đủ căn cứ, không có người đứng đầu đơn. Ngày
11/2/2012, UBND xã mời những công dân mang đơn đến nộp để làm việc, xác
định rõ nội dung đề nghị xin lại số diện tích 6,75 mẫu đất canh tác khu
vực cánh đồng Soi, với lý do nguồn gốc đất là do "cha ông để lại". Tuy
nhiên, theo UBND xã Phú Túc, việc "đòi" lại 6,75 mẫu đất này là không có
căn cứ pháp lý và không đúng với quy định tại Luật Đất đai năm 2003.
Tuy nhiên, khoảng 5h30 sáng 19/2, hơn 100 người dân thôn Tư Sản đã xuống
cánh đồng thôn Lưu Thượng cấy lúa trái phép. Vừa đưa người xuống cấy, ở
trên bờ, người dân thôn Tư Sản vừa phân công lực lượng canh gác nhằm
bảo đảm cho mọi việc được diễn ra theo chủ định. Trước sự việc trên,
hàng trăm người dân thôn Lưu Thượng đã đến trụ sở UBND xã Phú Túc kiến
nghị giải quyết, khẩn trương ngăn chặn. Tuy nhiên, một số công dân thôn
Tư Sản vẫn cố tình cấy trái phép và đến 17h ngày 19/2 đã cấy hết diện
tích 6,75 mẫu.
Sáng 20/2, tổ công tác của huyện Phú Xuyên đã đối thoại với hàng trăm
người dân thôn Lưu Thượng và đến ngày 21/2, đối thoại với các hộ dân
thôn Tư Sản. Huyện Phú Xuyên xác định đây là vụ việc vi phạm pháp luật,
sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng phân loại, củng cố hồ sơ, làm rõ các
đối tượng kích động một số người dân vi phạm pháp luật. Đồng thời tập
trung tuyên truyền, vận động để người dân hiểu và chấp hành các quy định
của pháp luật, yêu cầu họ tự tháo dỡ, trả lại ruộng cho 36 hộ dân thôn
Lưu Thượng.
Tuyết Trịnh
- Ủy ban Kiểm tra T.Ư vào cuộc vụ xúi giục kiện cáo (TP).- Nổ trước nhà phó giám đốc Sở Ngoại vụ Điện Biên (PLTP).Clip:Hiện trường vụ nổ trước nhà PGĐ Sở Ngoại vụ Điện Biên bee-- Bắt nghi can 2 lần ném mìn vào nhà người khác (TN).
Casino: Nỗi lo từ vấn nạn sân golf (VEF 21-2-12)
- Còn tình trạng khen quá nhiều, khen tràn lan (TT).-- Vụ bí thư phường bị tố là thương binh giả: Kết luận khó hiểu của Sở LĐTB&XH Hà Tĩnh (ĐV).
-
Lâm Đồng: Xác định danh tính 4 cán bộ huyện đánh bạc (Bee).
TRẦN KHẢI: Tiên Lãng và Nhóm Lợi Ích
-Nguồn:Một khu đầm ở Tiên Lãng, Hải Phòng
Tiên Lãng và Nhóm Lợi Ích
TRẦN KHẢI
Cưỡng
chế đất tại Việt Nam, trong đó kể cả tình hình cưỡng chế đất mới đây
tại Tiên Lãng nơi anh Đoàn Văn Vương chống lại công an, là để phục vụ
cho nhóm lợi ích kinh doanh nào? Bởi vì, tuy chính sách chính phủ nêu ra
luôn luôn là cưỡng chế đất là để phục vụ kinh doanh địa phương, câu hỏi
kế tiếp cần nêu ra đó là những kinh doanh nào, phục vụ quyền lợi cho
nhóm tư bản đỏ nào?
Có
phải cưỡng chế đất ruộng, khai phá đất rừng... có lợi cho các nhóm
kinh doanh sân golf, nhóm kinh doanh bất động sản, hay nhóm tư bản kinh
doanh ngân hàng chuyên về cho vay như trường hợp cô Nguyễn Thanh Phượng,
người con gái duy nhất của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và mới đây lên nắm
chức chủ tịch 4 đại công ty tài chánh?
Những
gì nhìn thấy trong cách giaỉ quyết hồ sơ Tiên Lãng đã cho chúng ta thấy
có sự tranh chấp nội bộ trong các cấp cao nhất của nhà nước CSVN.
Mười
ngày sau khi ông Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố cách giảỉ quyết sự việc ở
Tiên Lãng, Hải Phòng, lại xảy ra một chuyện bất ngờ: ông Nguyễn Văn
Thành, Bí Thư TP.Hải Phòng, trong một Hội nghị trước mấy trăm đảng viên
lão thành CSVN, ông Bí Thư phát biểu nguyên văn:
"Báo
chí nói sai, ghép ảnh chỗ khác vào chứ đâu có chuyện xe ủi nhà ông
Vươn, không ca ngợi công an - bộ đội, có biểu hiện bôi nhọ, có bậc lão
thành nói không chuẩn. Ông Vươn xây nhà không trong quy hoạch, trốn nợ
thuế, không có tý công tích gì. Trong khi đó Tiên Lãng tạo mọi thuận lợi
cho anh Vươn. Đã gây dư luận phủ nhận công lao quá khứ của huyện Tiên
Lãng, nhân dân cả nước chỉ tập trung vào vụ việc này để ngưng trệ sản
xuất!"
Nói
chuyện xây nhà ngoài quy hoạch mà qua mặt được công an, để lên được 2
tầng lầu? Thêm nữa, xã Vinh Quang do em ruột ông Chủ tịch huyện Lê Văn
Hiền là Lê Thanh Liêm quản lý, nên từ xà tới huyện tất là biết rõ. Không
lót tiền thì đừng hòng mà xây.
Nhưng
tại sao lại cưỡng chế trong khi chưa hết hạn sử dụng đất? Nhóm lợi ích
nào thèm khát mảnh đất này để cho các quan chức xã, huyện mời cả giám
đốc công an tỉnh về đứng đầu liên quân công an, bộ đội, và chó gồm cả
trăm người, thuê xe ủi mỗi giờ 500.000 đồng trong liên tục 3 giờ để ủi
sập căn nhà của hai gia đình anh em họ Đoàn?
Chắc chắn là họ có gốc trong trung ương Đảng, bởi vì Thành Ủy là đương nhiên có chức ủy viên bộ chính trị trung ương.
Bản tin BBC ghi nhận một hiện tượng lý thú:
“Một
số bài có ý chỉ trích Thành ủy Hải Phòng đã được đăng trên báo chí
chính thống, nhưng đến hôm nay không còn thấy trên mạng của các báo này.
VietNamNet
có bài “Bí thư Hải Phòng thông tin trái kết luận của Thủ tướng”, đăng
lại từ trang danviet.vn, nhưng khi độc giả bấm vào dòng địa chỉ, đã
không còn thấy nội dung.
Có điều là tại trang gốc Bấm danviet.vn (Báo điện tử Nông thôn Ngày nay), bài này vẫn đọc được bình thường.
Nội
dung bài viết xoay quanh việc một số đảng viên lão thành viết thư kiến
nghị cáo buộc Bí thư Thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thành có những tuyên
bố "trái với kết luận của Thủ tướng về việc cưỡng chế thu hồi đất tại
huyện Tiên Lãng".
Báo
điện tử Bấm Giáo Dục Việt Nam cũng đăng tin này, nhưng nay độc giả chỉ
bắt gặp dòng báo lỗi "The page cannot be found" khi truy cập...”(hết
trích)
Như
thế, Thành Ủy Hải Phòng dám kình với Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, và ai
đỡ đầu cho Thành Ủy này? Hay có phảỉ, Thành Ủy Hải Phòng và ông Dũng là
thuộc 2 nhóm lợi ích khác nhau, một nhóm chuyên vơ vét đất trên khắp
nước để tìm dự án cho các tay tư bản xây cất và một bên là thuộc nhóm
lợi ích về ngần hàng tài chánh, nơi chuyên cho vay kiếm lợi nhuận mà con
gái ông Dũng là quyền lực mới, nắm tới 4 công ty tài chánh? Bởi vì,
không thể hình dung được một ông Thành Ủy Hải Phòng dám kình với ông Thủ
Tướng trong chế độ toàn trị này.
Bản
tin BBC cho biết, bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái duy nhất của Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng, vừa trở thành chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân
hàng thương mại cổ phần Bản Việt (Viet Capital Bank) theo thông tin vừa
được ngân hàng này công bố hôm 19/2.
BBC
viết: “Trên trang web chính thức của ngân hàng, ở mục 'Cơ cấu tổ chức',
tên bà Phượng được đặt ở vị trí chủ tịch Hội đồng quản trị của ngân
hàng. Như vậy là chỉ sau hơn ba tháng kể từ khi bà Phượng bước chân vào
Hội đồng quản trị của ngân hàng Bản Việt, bà đã trở thành lãnh đạo cao
nhất của ngân hàng hiện có số vốn điều lệ là 3.000 tỷ đồng này. Người
tiền nhiệm ở vị trí chủ tịch, ông Đỗ Duy Hưng, hiện giữ vị trí tổng giám
đốc ngân hàng. Như vậy với cương vị mới này, người phụ nữ vừa qua tuổi
30 đã nắm giữ vị trí cao nhất ở cả bốn công ty trong các lĩnh vực ngân
hàng, bất động sản, chứng khoán và đầu tư tài chính - tất cả đều mang
thương hiệu Bản Việt (Viet Capital)...”(hết trích)
Bản
tin còn cho biết, “anh trai bà, ông Nguyễn Thanh Nghị, 36 tuổi, có bằng
tiến sỹ ở Mỹ. Ông Nghị được bầu làm ủy viên trung ương Đảng dự khuyết
và được cha bổ nhiệm làm thứ trưởng Bộ Xây dựng vào cuối năm ngoái. Em
út của bà, ông Nguyễn Minh Triết, theo học kỹ thuật hàng không ở Đại học
Queen Mary ở Anh. Sau khi về nước, ông Triết đang làm cán bộ Đoàn thanh
niên cộng sản Hồ Chí Minh. Phu quân của bà Phượng cũng là một nhân vật
tiếng tăm trong giới tài chính Việt Nam: ông Nguyễn Bảo Hoàng, tổng giám
đốc IDG Ventures Việt Nam - một quỹ chuyên đầu tư vào lĩnh vực công
nghệ thông tin - kể từ năm 2003. Hai vợ chồng ông bà kết hôn vào năm
2008.”
Trang
web Viet-Studies ngày 19-3-2009 kể về lai lịch dòng tộc này
(http://viet-studies.info/kinhte/GiaDinhPhoMa_ChangeChangeBlog.htm), dựa
theo Change change's blog, cho biết kinh doanh của dòng họ thực ra còn
liên hệ tới Tổng Cục 2, nghĩa là tình báo. Trích:
“Indochina
Telecom được thành lập dưới danh nghĩa của Tổng cục II Bộ Quốc Phòng
nhưng nguồn vốn và chi phối thực tế từ ông sui của anh 3 Thủ Tướng - ông
Nguyễn Bang (cha của Nguyễn Bảo Hoàng hay Henry) và con rễ của ông ấy
(Thomas O'Cornor, tức anh rễ của Hoàng), có sự tham gia của ông Đỗ Trung
Tá - nguyên Bộ trưởng Bộ BCVT. Ngoài ưu tiên được dành mã số đẹp, công
ty viễn thông này còn có một đặc tính khác lạ hơn so với các công ty di
động khác hiện nay, đó là nó sẽ phải bỏ ra hàng trăm triệu Đô-La để đầu
tư nhà trạm phát sóng, máy móc thiết bị đắt tiền tốn kém, mà tất cả các
công ty di động của Tập Đoàn Bưu chính Viễn Thông VNPT bao gồm
Vinaphone, Mobifone và một phần của Viettel Mobile sẽ phải “phát sóng
thay” cho nó. Mà nó cũng chẳng phải bỏ tiền ra mua các sóng này, thay
vào đó nó chơi rất “cha” bằng cách khi nào nó bán được dịch vụ, tức là
khách hàng 099 mà có gọi và phát sinh doanh thu thì nó ăn chia phần trăm
lại cho các công ty di động này. Đúng là một hợp trong trong mơ cũng
không thể có được. Chẳng phải bỏ tiền ra đầu tư ban đầu tốn kém, cũng
chẳng phải chịu rủi ro nếu mua sóng theo dung lượng nào đó mà chưa biết
bán tới đó hay không. Ấy vậy mà một công ty di dộng có mã đẹp như thế
chỉ cần vài chục triệu Đô-La Mỹ là hoạt động được rồi. Dự kiến là siêu
lợi nhuận vì di động bình thường (phải đầu tư lớn) đã lời rất nhiều, còn
cái này thì chẳng phải đầu tư gì đáng kể....” (hết trích)
Như thế, nhóm lợi ích này đã không chỉ bám chặt kinh doanh ngân hàng, mà có bắt rễ trong kinh doanh viễn thông.
Bài viết trên còn tiết lộ về ông Nguyễn Bang, ông xui của ông Dũng:
“Nguyễn
Bang khi mới sang VN móc nối được với Đỗ Trung Tá và mua chuộc tay quan
tham này cho một kế hoạch mà nhiều người tin là được toan tính từ đó
đến nay. VITC do con rễ của ông Bang là Thomas O'Cornor thành lập, đang
buôn linh tinh đủ thứ từ xử lý môi trường, PVC, xuất khẩu ở VN thì đột
ngột nhảy vào lĩnh vực viễn thông và có ngay hợp đồng với công ty Viễn
thông Quốc tế VTI (trực thuộc VNPT) để chuyển lưu lượng điện thoại từ
nước ngoài về VN với trị giá cả triệu Đô-La Mỹ một tháng. Điều kỳ lạ là
nếu như các công ty khác làm ăn tương tự với VTI (như AT&T, France
Telecom, …) đều phải thanh toán trước thì VITC luôn được thanh toán sau
với trị giá có thời điểm lên đến gần 50 triệu Đô. Việc làm ăn này bắt
đầu từ 2002 và lúc đó Henry đang làm Giám đốc kinh doanh cho VITC, anh
rễ Thomas làm Tổng Giám Đốc, ông bố Nguyễn Bang làm Chủ Tịch. Ai cũng
thắc mắc tại sao những tay Việt kiều này lại có thể chiếm dụng một số
lượng vốn hàng chục triệu Đô thường xuyên và lâu dài như vậy. Có một số
quan chức VNPT muốn đưa vấn đề này ra nhưng đều thất bại vì lúc đó ông
Đỗ Trung Tá đã trở thành Bộ Trưởng Bộ BCVT từ cái ghế Chủ Tịch HĐQT
VNPT.
Số
vốn chiếm dụng này gia đình Nguyễn Bang dùng đầu tư vào chứng khoán,
bất động sản và mở một nhà hàng tên Vine ở số 1 Xuân Diệu. Đến tháng
3/2008 VITC tuyên bố đóng cửa VPĐD tại VN với số nợ VTI lúc đó lên tới
23 triệu Đô-La Mỹ, và giải tán toàn bộ nhân viên đang làm việc ở đây.
Tuy nhiên sau đó, theo đề nghị của ông Tá và lãnh đạo VTI nên VITC duy
trì một văn phòng giả, lẳng lặng chuyển hết máy móc về số 1 Xuân Diệu,
cho thiết bị chạy không tải, không có lưu lượng để qua mắt các nhà chức
trách để duy trì cái hợp đồng với VTI nhằm chiếm dụng 23 triệu lâu
dài....”(hết trích)
Kinh
doanh ngân hàng tại VN nếu không có quyền lực, sẽ có thể thua lỗ, nhưng
nếu có quyền lực quan chức hỗ trợ, luôn luôn là có lời.
Một
bản tin vào tháng 7-2011 từ báo Dân Trí, nhan đề “Doanh Nghiệp Cầu Cứu
Tín Dụng Đen...” cho thấy kinh doanh nhiều ngành thê thảm vì bị xiết
với lãi suất vay lên tới 108% mỗi năm... Giơi kinh doanh Việt Nam báo
nguy về hiện tượng ngân hàng xiết tín dụng, và các doanh nghiệp kẹt vốn
phải đi vay với lãi suất cao -- có khi tới 108%/năm. Hiện tượng có thể
làm nhiều doanh nghiệp vỡ nợ, và cơ nguy “lạm phát dẫn tới thêm lạm
phát,” theo lời các doanh nghiệp.
Bản tin báo Dân Trí nêu lên một hiện tượng đe dọa kinh doanh tại VN:
“Tạo
công ăn việc làm cho nhiều lao động, các hợp đồng xuất khẩu lớn, làm ăn
có lãi nhưng không vay nổi một nghìn của ngân hàng , giám đốc một công
ty phải chấp nhận vay nóng “chợ đen” với lãi suất 9%/tháng (108%/năm).”
Bản
tin nóí, thông tin trên đưa ra khi đại diện Hội Doanh nhân trẻ ở các
tỉnh thành khắp cả nước đã gặp mặt tại Hội thảo giải pháp ổn định kinh
tế vĩ mô và hướng đi cho doanh nghiệp trong suy giảm kinh tế vừa diễn ra
tại TP Sài Gòn do Hội doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức.
Báo Dân Trí kể:
“Chứng
minh hùng hồn tác động việc ngân hàng siết chặt vốn cho vay, ông Trần
Xuân Mai, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Nam Định cho hay, công ty ông sản
xuất về thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, tạo công ăn việc làm cho rất nhiều
người nhưng không vay nổi 1 nghìn đồng của ngân hàng, gõ cửa đến đâu
người ta cũng nói không có tiền.
“Trước
một hợp đồng xuất khẩu hàng triệu USD đã ký kết nhưng thiếu vốn, buộc
chúng tôi phải chấp nhận bám vào tín dụng đen với lãi suất 9%/tháng”,
ông Mai nói.”
Lời
báo nguy khác được đưa lên từ một doanh nhân trẻ tỉnh Kon Tum, “bà
Nguyễn Thị Huệ Lý nhấn mạnh tình trạng doanh nghiệp thiếu tiền đầu tư,
buộc phải vay tín dụng đen để cầm cự nếu không sớm được giải quyết sẽ
hết sức nguy hiểm đến nền kinh tế khi doanh nghiệp vị vỡ hàng loạt.”
Hay
như đại biểu của Đắc Lắc bày tỏ lo ngại việc siết chặt tiền tệ là để
giảm lạm phát thế nhưng khi thiếu tiền sẽ dẫn đến việc thiếu hàng thì e
rằng lạm phát sẽ nối tiếp lạm phát.
Bản tin nói về gánh nặng lãi suất:
“...Trước
tình trạng một số doanh nghiệp “mở mắt ra là lãi đổ lên đầu” và chỉ chờ
để… chết, ông Huỳnh Công Thích (Bạc Liêu) phân tích theo quy định lãi
suất chênh lệch cho vay của ngân hàng chỉ 0,3% so với lãi suất huy động
thì lãi suất cho vay cao nhất chỉ 17 - 18%, nhưng thực tế doanh nghiệp
phải vay vốn với lãi rất nặng”...”
Trong khi đó, các nhóm lợi ích luôn luôn chơi đằng trên, vì nhờ quan chức mà làm gì cũng có lợi nhuận khủng.
Báo
Tầm Nhìn (tamnhin.net) trong bài viết hôm Thứ tư, 01/2/2012, nhan đề
“Nhận dạng các “nhóm lợi ích” về đất đai” đã báo động, trích từ BBC như
sau:
“Một
chuyên gia về chiến lược phát triển của Việt Nam cho rằng một số “nhóm
lợi ích” về đất đai đang gây các tác động nghiêm trọng về các mặt kinh
tế, xã hội, môi trường đối với nông nghiệp và nông thôn trong nước.
Tiến
sỹ Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách
Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn (IPSARD) thuộc Bộ Nông nghiệp khẳng
định các nhóm đặc quyền đặc lợi này đang lợi dụng các dự án, chương
trình và ưu tiên đầu tư để làm giàu mà không đem lại hiệu quả công cộng.
Nói
với BBC ngày 31/1/2012, Tiến sỹ Đặng Kim Sơn nhận dạng hai nhóm đặc
quyền đang làm cho việc sử dụng đất đai ở Việt Nam trở nên kém hiệu quả:
"Thứ
nhất, đó là các nhóm xây dựng các dự án, chương trình, khu vực ưu tiên
đầu tư, mà họ lợi dụng ưu tiên đó vào các mục đích không đem lại hiệu
quả công cộng. Chẳng hạn như là mang tiếng làm dự án sản xuất, thật ra
lại làm dự án chia lô bán nền. Mang tiếng làm dự án vui chơi công cộng,
thực ra lại là những khu đầu tư để đầu cơ đất”.
"Loại
thứ hai là các cơ quan, đơn vị, địa phương được giao đất, tiếng là đất
công, đất của nhà nước, nhưng một đơn vị, một cá nhân, một tập thể khi
được giao, sử dụng nó để cho thuê, đầu tư, thậm chí sử dụng vào mục đích
đem lại lợi ích cho nhóm, đơn vị, bộ phận hay địa phương đó."
Ông
Sơn nói các đối tượng đặc lợi, đặc quyền hay nhóm lợi ích này “không
đóng góp vào cái chi tiêu chung cho đất nước, không nộp thuế lại cho
toàn dân”.
Xử lý thế nào?
Vụ
tranh chấp đất đầu năm 2012 giữa chính quyền huyện Tiên Lãng, Hải Phòng
đặt ra nhiều câu hỏi về luật pháp, “nhóm lợi ích” và hành xử giữa chính
quyền với dân chúng...”(hết trích)
Như
thế, khi Thành Ủy Hải Phòng ra mặt công khai kình với Thủ Tướng Nguyễn
Tấn Dũng, có nghĩa là 2 nhóm lợi ích có vẻ như kình nhau...
Nhưng có phải trước giờ các nhóm lợi ích đang thỏa thuận chia phần cho nhau để băm xẻ tài nguyên đất nước hay không?
Và thực tế là công khai cướp đất, cướp ruộng, vơ vét đất rừng của cả nước để làm tài sản riêng...
-Tự do báo chí :
(bs bình): Tiếp tục bàn chuyện có hay không lệnh từ Ban Tuyên giáo
hạn chế đăng tin về Tiên Lãng liên quan cáo buộc của các vị lão thành
Hải Phòng với bí thư thành ủy Nguyễn Văn Thành. Bữa kia, sau khi có phát
hiện của Ba Sàm về hai bài trên VNN biến mất đều liên quan tới ông bí
thư Hải Phòng, được BBC hỏi thì “Tổng biên tập VietNamNet, ông Bùi Sỹ Hoa, không xác nhận thông tin, mà chỉ cho biết ông sẽ tìm hiểu.” Vậy ta thử coi kết quả “tìm hiểu”của ông Hoa sau đó ra sao nha.
Chưa hết! Bài “‘Trưởng thôn Khoai Lang’ kể chuyện tác nghiệp Tiên Lãng” trên TVN sáng qua, tới tối nó cũng biến khỏi trang chủ TVN.
BS đã hỏi người có trách nhiệm trong làng báo thì không nghe có chỉ
thị hạn chế nào từ Ban Tuyên giáo. Vậy thì ông Bùi Sĩ Hoa đang… “tự
kiểm duyệt” vì quá thận trọng? Hay là phải đặt dấu hỏi, cái gì đằng sau
chuyến thăm của các vị khách từ đất Cảng tới VNN hôm mùng 4/2 vừa rồi?
-
Chủ tịch và phó chủ tịch huyện Tiên Lãng bị cách chức -Đài Á Châu Tự Do
Hai
viên chức này là những người đã chỉ đạo việc thu hồi, cưỡng chế đất
trái phép đối với gia dình ông Đoàn Văn Vươn. Một số quan chức khác của
huyện cũng bị kỷ luật cảnh cáo. Bản tin do báo chí Việt Nam phổ biến
trên mạng còn cho biết Thường Vụ Thành
...
Kỷ luật tập thể, cá nhân liên quan đến vụ cưỡng chế thu hồi đất ...
Nhân Dân
Đề nghị cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch huyện Tiên Lãng
Dân Trí
- Phản ứng “lạc điệu” của chính quyền Tiên Lãng – (RFA). – Đề nghị cách chức dàn lãnh đạo chủ chốt huyện Tiên Lãng (NĐT). - Chủ tịch Tiên Lãng ‘bị cách chức’ – (BBC). – Cảnh cáo tập thể Ban Thường vụ và Bí thư Huyện uỷ Tiên Lãng(LĐ). – Cần thay đổi tội danh (NNVN). – Những bất cập trong quy định bồi thường bằng đất (ĐĐK).
-
- Kiến nghị mới nhất từ Luật sư của Đoàn Văn Vươn (Infonet). Chiều
qua, ngày 20/02/2012, Luật sư Nguyễn Việt Hùng, Trưởng văn phòng Luật
sư Kinh Đô – Đoàn Luật sư TP.Hà Nội, Luật sư bào chữa cho hai bị can
Đoàn Văn vươn và Đoàn Văn Quý đã có bản kiến nghị gửi các cơ quan chức
năng.
- Video:
Ông Vũ Văn Kết khai: ‘Chúng tôi được chính quyền thuê phá nhà ông Vươn’ (VNE/ TrongveoTV).
-Vụ Tiên Lãng: Đại biểu dân cử sao ít lên tiếng?-Tuổi Trẻ
TT
- Mặc dù Thủ tướng đã có kết luận về việc vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng,
nhưng đó mới chỉ là hành động của người đứng đầu Chính phủ. Từ phía các
đại biểu dân cử, lẽ ra có thể làm hoặc lên tiếng nhiều hơn. Điều tối
thiểu một đại biểu Quốc hội hay đại biểu
...
Vụ Tiên Lãng buộc Việt Nam phải nhanh chóng sửa đổi Luật đất đai
RFI
Tháng 6/2012, trình Chính phủ dự thảo Luật Đất đai sửa đổi
Thanh Tra
'Vụ Tiên Lãng là bài học lớn về tư duy pháp luật đất đai'
VNExpress
-Tướng Thước kiến nghị Thủ tướng về Tiên Lãng giám sátXem bài này trên TuanVietNam
- Hôm nay, UBND Tiên Lãng thu hồi các quyết định sai luật (VTC). - “Bí thư Hải Phòng thông tin trái kết luận của Thủ tướng vụ ông Vươn”(GDVN). - Một số lão thành kiến nghị ‘xử nghiêm’ lãnh đạo Hải Phòng (ĐV). – Phỏng vấn ông Nguyễn Đình Lộc: ‘Vụ Tiên Lãng là bài học lớn về tư duy pháp luật đất đai’ (VNE). - Luật sư của ông Đoàn Văn Vươn thừa nhận có nhiều phức tạp (GDVN).- Nên chăng thành lập “tổ Hải Phòng”? (DT). - Tiến hành kiểm điểm tập thể, cá nhân trong huyện Tiên Lãng (ĐĐK). - Sao không thấy ai từ chức? (TP).
-"Bí thư Hải Phòng thông tin trái kết luận của Thủ tướng về vụ Vươn" Báo Người Cao Tuổi
...Bí thư Hải Phòng thông tin trái kết luận của Thủ tướng vnn
Nói lại với tướng Cương về giám sát quyền lực Đảng
vnn
"Dưới làm thì trên cũng phải kiểm tra"
BBC Tiếng Việt
-Một số cán bộ lão thành phản ứng với phát biểu của Bí thư Hải Phòng Dân Trí
Ba
cán bộ lão thành đề nghị Trung ương xử lý nghiêm vụ Tiên Lãng, không
chỉ xử lý ở cấp xã, huyện mà cần xử lý nghiêm cả ở cấp thành phố, nhất
là đối với người đứng đầu. Sáng 17-2, tại CLB Bạch Đằng, Bí thư Thành ủy
Hải Phòng Nguyễn Văn Thành đã nói
...
Cứ nghiêm minh mà xét !
Thanh Tra
Một số lão thành kiến nghị 'xử nghiêm' lãnh đạo Hải Phòng
Báo Đất Việt
"Bí thư Hải Phòng thông tin trái kết luận của Thủ tướng về vụ Vươn"
Báo Người Cao Tuổi
BI HÀI NHÀ Ở TẠM CỦA GIA ĐÌNH ĐOÀN VĂN VƯƠN--Phản ứng của các bô lão Hải Phòng trước phát biểu của Bí thư Nguyễn Văn Thành tại CLb Bạch Đằng -TIN NÓNG: CHÚNG NÓ PHÁ NÁT LỀU Ở TẠM VÀ BÀN THỜ TẠI NỀN NHÀ ANH VƯƠN-- Dân đòi “cách chức” Bí thư Hải Phòng – (BBC). – . - Dại dột vu khống báo chí? – (Cu Làng Cát). - Tự diệt thân khi lừa các bô lão. - Bí thư Hải Phòng thông tin trái kết luận của Thủ tướng (Dân Việt). - Một số cán bộ lão thành phản ứng với phát biểu của bí thư Thành ủy (PLTP). - Bí thư Hải Phòng thông tin trái kết luận của Thủ tướng (VNN). - Cựu quận trưởng công an Hồng Bàng-Bí thư thành ủy Hải Phòng bị kiến nghị ‘xử nghiêm’ (ĐV).-- Lê Hồng Hiệp: Vụ Tiên Lãng và vấn đề “pháp luật qua điện thoại” – (BBC). --- Nguyễn Ngọc Già – Chị Thương và chị Hiền cần cẩn trọng trước cái bẫy & một cuộc thanh trừng ??? – (Dân Luận). – Tiên Lãng, những diễn tiến không thể tiên liệu – (RFA). –Khởi tố vụ án phá nhà ông Vươn, ông Quý -Tuổi trẻ, 8/2/1012), “Lực
lượng chức năng đã đề nghị chị Nguyễn Thị Thương, Nguyễn Thị Hiền (vợ
của anh Vươn và anh Quý) tạm thời tháo dỡ ngôi lều tạm nhằm phục vụ quá
trình kiểm tra, khám nghiệm hiện trường” (Thành ủy Hải Phòng và 3 ngày nóng bỏng trong vụ cưỡng chế ở Hải Phòng - Giáo dục VN, 10/2/2012). - Vợ ông Vươn chưa đồng ý nhận nơi ở tạm (TN). - Về vụ cưỡng chế đất đai ở Tiên Lãng – Bà Thương không đồng ý chỗ ở mới (SGGP). – Vợ con ông Vươn từ chối nhà ở tạm của huyện (TP).--- Hành vi xem thường pháp luật (CATP, 8/12/2011) – Cát Hải, Hải Phòng: Hành vi xem thường pháp luật (Kỳ 2). -- Hà Sĩ Phu: Hãi hùng “sở hữu toàn dân”! (bauxitevn). – TS Phạm Sĩ Liêm:Phải đánh giá hết hậu quả trước khi sửa đổi Luật Đất đai (ĐĐK).
Nhà báo: Chúng tôi có tài năng... "quăng bom" vnn-
-
UBND TP. Hải Phòng đã cho phép cưỡng chế tại Tiên Lãng -(Dân
Việt) - Chúng tôi đã tìm hiểu và phát hiện ra một văn bản kết luận của
Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng, trong đó đồng ý với đề nghị của UBND huyện
Tiên Lãng trong việc cưỡng chế, thu hồi đất của ông Vươn.
--Bao giờ Tòa án Nhân dân Tối cao mới kiểm điểm? Đông A
Theo báo Tuổi trẻ, Tòa án Nhân dân Tối cao sẽ xem xét vụ kiện của ông Lê Đình Thảo.
Mặc dù phó Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao cho biết "Hiện nay chưa thể
nói vụ án này đúng hay sai bởi lẽ mỗi vụ việc có những nội dung, tình
tiết khác nhau, chưa thể nói vụ ông Thảo giống như vụ ông Đoàn Văn
Vươn", nhưng công luận khó có thể tin vào Tòa án Nhân dân Tối cao được
nữa, bởi vì Tòa án Nhân dân Tối cao đã hai lần bác kháng nghị của Viện
Kiểm sát Nhân dân Tối cao về vụ kiện của ông Lê Đình Thảo, đồng thời
Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao hiện nay cũng là Chánh án Tòa án Nhân
dân Tối cao đã hai lần bác kháng nghị của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối
cao.
Mặt khác, với cách hành xử như vậy Tòa án Nhân dân Tối cao không thể
buộc Tòa án Nhân dân TP Hải Phòng kỷ luật các thẩm phán đã xét xử vụ
kiện của ông Đoàn Văn Vươn, bởi vì trước đây họ xử vụ ông Lê Đình Thảo
thì Tòa án Nhân dân Tối cao đã kết luận họ xử đúng, còn bây giờ đối với
vụ kiện của ông Đoàn Văn Vươn làm sao có thể nói họ xử sai? Công luận
nhìn vào đủ thấy bản chất vụ kiện của ông Lê Đình Thảo và Đoàn Văn Vươn
là giống nhau. Điểm khác nhau về bản chất chỉ ở tiếng súng hoa cải, còn
những chi tiết như hòa giải, đình chỉ phiên phúc thẩm chỉ là vấn đề kỹ
thuật. Nếu Tòa án Nhân dân Tối cao cho rằng hai vụ kiện khác nhau về bản
chất thì hãy chỉ ra trước công luận bản chất khác nhau của chúng như
thế nào!
Tôi cho rằng vụ việc ở Tiên Lãng không thể tiến hành xét xử được nếu Tòa
án Nhân dân Tối cao và Chánh án của Tòa, ông Trương Hòa Bình, không
kiểm điểm trách nhiệm của mình trong vụ kiện của ông Lê Đình Thảo. Chỉ
có bắt đầu kiểm điểm từ cấp cao nhất, cấp Tòa án Nhân dân Tối cao, thì
các cấp tòa án thấp hơn mới có có thể nghiêm túc kiểm điểm được. Làm sao
cấp dưới có thể kiểm điểm nghiêm túc được khi chính cấp trên hôm qua
bảo đúng, hôm nay bảo sai? Chỉnh đốn Đảng là gì nếu không phải chính là
chỉnh đốn từ cấp cao nhất xuống? Nếu Tòa án Nhân dân Tối cao và Chánh án
của Tòa không kiểm điểm trách nhiệm của mình thì nghị quyết TW 4 vừa
rồi nên vứt vào sọt rác, đừng mị dân làm gì nữa.
-Vietnam's high court sides with fish farmer HANOI
(AP) - Vietnam's high court has reversed rulings approving the
attempted eviction of a fish farmer whose armed standoff with police
galvanised the nation and earned him widespread sympathy
-Trước ông Vươn, Tiên Lãng đã 2 lần cưỡng chế
Sự kinh tởm của Tòa án Nhân dân Tối cao Đông A
Theo báo Pháp luật TPHCM,
Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao đã ra kháng nghị tái thẩm hai phiên
tòa xét xử vụ thu hồi đất của ông Đoàn Văn Vươn. Thế nhưng, cách đây 4
năm, năm 2008, cũng một vụ việc tương tự như vụ của ông Đoàn Văn Vươn,
Tòa án Nhân dân Tối cao và hội đồng giám đốc thẩm đã hai lần bác kháng
nghị của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao. Chánh án Tòa án Nhân dân tối
cao hôm nay cũng là Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao 4 năm trước, ông
Trương Hòa Bình, xuất thân từ ngành công an. Về cơ bản, cùng một vụ việc
bản chất như nhau, nhưng Tòa án Nhân dân Tối cao đã hành xử khác nhau.
Sự khác nhau ở đây chỉ là một đằng có tiếng súng hoa cải, và một đằng
theo đuổi khiếu kiện để rồi chết trong uất ức. Tòa án Nhân dân Tối cao
còn lật mặt như trở bàn tay như vậy thì thử hỏi người dân ở đất nước này
còn có hy vọng gì vào nền tư pháp Việt Nam?
Tôi chợt nhớ tới bài thơ của Đỗ Tuân Hạc, thời nhà Đường, nhân đọc
những thành tích của Tòa án Nhân dân Tối cao
Năm ngoái ta đi khắp huyện này
Tiếng oan dậy đất, oán lòa mây
Nay quan được thưởng dây tua đỏ
Chính máu dân lành nhuộm đỏ dây
(không nhớ người dịch)
-
Kiến nghị khởi tố vụ án vi phạm các quy định về quản lý đất đai
Tuổi Trẻ
TT
- Ngày 14-2, Liên chi hội nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng
đã có đơn kiến nghị gửi Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Hải Phòng
về việc ban hành quyết định điều tra khởi tố vụ án hình sự vi phạm các
quy định quản lý về đất đai tại huyện
...
Điều tra vụ cưỡng chế 70ha đầm khác ở Tiên Lãng
Báo Đất Việt
CATP Hải Phòng triển khai kế hoạch của TP về “vụ việc tại Tiên Lãng”
cand.com
Kiến nghị khởi tố bổ sung vụ cưỡng chế đất
Tiền Phong Online
- Thủ tướng Việt Nam đổ lỗi cho chính quyền địa phương trong vụ xung đột đất đai ở Tiên Lãng (TC Phía Trước). Dịch từ bài: Vietnam PM blames local authority in land clash case (Reuters). – Hải Phòng khẩn trương và nghiêm túc thực hiện Kết luận của Thủ tướng Chính phủ(QĐND). – Vụ Tiên Lãng: Tòa án HP xét kỷ luật 2 thẩm phán (Bee). - Nóng trong ngày: ‘Trảm’ tiếp cán bộ vụ cưỡng chế (VNN). – ‘Ðình chỉ công tác’ hay ‘ném đá ao bèo’? – (NV).
- Chuyện đất đai, đến lúc cũng phải nhìn thẳng vào sự thật (TVN). – Phỏng vấn cựu “nghị sĩ” Nguyễn Minh Thuyết: Vụ Tiên Lãng sẽ là “ngòi nổ xã hội” nếu… (NĐT). - Vụ Tiên Lãng: Người phá nhà ông Vươn phạm tội hủy hoại tài sản nếu… (GDVN).
- “Tiên Lãng chỉ là phần nổi nhỏ của tảng băng chìm” (TVN). - Mở đất từ bãi bồi lấn biển – Kỳ 1: Cha, con và “cuộc chiến” lấn biển… (TT).- Chính quyền sai nhưng ông Vươn vẫn phạm tội (PLTP). - Tiên Lãng và chuyện những người đi lấn biển: Kỳ 1: Vừa có lời đã thấy trát đòi lại đất (SGTT). – Mồ hôi mà đổ xuống đầm…(TTVH). – Thấy gì và cần làm gì sau vụ “Tiên Lãng” ? (Tầm nhìn).
- Vụ cưỡng chế Tiên Lãng: Phóng viên đã cải trang như thế nào?(GDVN).- Di tích đồng Nọc Nạn (Tầm nhìn)..Tướng Thước: "Tại sao ông Thoại, ông Ca có trong đội ngũ này"? (GD 14-2-12)
Vụ cưỡng chế: Không nên sắp xếp cán bộ theo kiểu “dây mơ rễ má"
(GD 14-2-12) -- "Nói về vai trò của Đại biểu Quốc hội của Hải Phòng, ông Trung cho rằng khá mờ nhạt. Theo ông Trung, Thủ tướng bận rất nhiều công việc đã đành.." Ơ kìa! Thế tại sao ông lại nhận làm Đại biểu?- Vụ Tiên Lãng và bài học phát huy dân chủ (ĐV).
-Công an vào cuộc điều tra một vụ cưỡng chế khác ở Tiên Lãng
-Di tích đồng Nọc Nạn
-
Vụ cưỡng chế Tiên Lãng: Phóng viên đã cải trang như thế nào?
-
“Không nên sắp xếp cán bộ kiểu “dây mơ, rễ má"...
-
Vai trò nào của báo chí khi mạng xã hội đưa tin trước (ICTPress).-
Tiên Lãng - nơi Luật đất đai bị “bóp méo”
TT - Phóng viên Tuổi Trẻ mở
rộng tìm hiểu ở các xã ven biển khác của huyện Tiên Lãng (Hải Phòng).
Người dân những nơi này đã cung cấp thêm những quyết định giao đất nuôi
trồng thủy sản với đủ kiểu thời hạn quy định khác nhau. Chuyện giao đất
cho các hộ ...
-Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh (ĐV
3-2-12) -- Bác bổng ngồi bật dậy, hỏi: "Tại sao chúng mày không giải
quyết vụ Tiên Lãng cho xong, vào đây làm gì?" "Tao thì đã chết rồi, anh
Vươn còn đấy, nhà cửa ruộng vườn bị cướp mất, gia đình tứ tán, sao không
tạ lỗi, trả lại ruộng vườn cho người ta?" "Cái bọn chính quyền huyện,
tỉnh ấy, chúng là con cái nhà ai, sao lại để chúng huỷ hoại uy tín Đảng
ta?" Nói xong, Bác nằm xuống, ngoảnh mặt không nhìn "phái đoàn". Rồi
hai hàng lệ rơi ra từ mắt Bác.
Vụ chống cưỡng chế ở Tiên Lãng: 'Chúng tôi được chính quyền thuê phá nhà ông Vươn' (VnEx 8-2-12)Tường trình của người lái máy xúc phá nhà trên đất ông Vươn (DV 8-2-12) -- Người dân Tiên Lãng chưa thỏa mãn với mức kỷ luật cán bộ (VnEx 8-2-12) -- GS.Đặng Hùng Võ không đồng ý kết luận Thành ủy Hải Phòng (ĐV 8-2-12)--Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh: “Quân đội phải bảo vệ dân, giúp dân… chứ không phải đi tham gia cưỡng chế” (SGTT 8-2-12)
- Kiến nghị “gỡ rối”, đẩy nhanh tiến độ cấp sổ đỏ (LĐ). – Ap dụng luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: Tăng cường quản lý nhà nước về đất đai (ĐĐK). – Huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội: Đất giãn dân phải trả cho dân (Petrotimes).- Cuộc chiến đất đai ở Trung Quốc: Nông dân bị ép “lên lầu” (TN). --