TIN LÃNH THỔ
- Biên giới biển không thể phân định bằng quyền lực baomoi
- Việt – Trung nhất trí kiểm soát tình hình Biển Đông baomoi
- Đột phá nuôi tôm baomoi
- Vì sao đưa tranh chấp Biển Đông ra tòa án quốc tế là lựa chọn tốt nhất với Philippines? baomoi
- Điểm yếu lịch sử của ‘đường lưỡi bò’ trên Biển Đông baomoi
- Hơn 3.300 người tham gia Giải Marathon quốc tế Đà Nẵng 2013 baomoi
- Gỡ bỏ bản đồ ghi sai chủ quyền Hoàng Sa baomoi
- Hoạt động đối ngoại tháng 8: Thiết thực xây dựng lòng tin chiến lược baomoi
- Trung Quốc phát triển sức mạnh QS chiếm thế thượng phong cường quốc baomoi
- VĐV Việt Nam đoạt giải nhất baomoi
- Quân đội Nhật tăng cường hợp tác giữa Nhóm âu phục và Nhóm đồng phục giaoduc
- Nga, Mỹ phát triển chiến đấu cơ thế hệ 6 giữ ưu thế trước Trung Quốc giaoduc
- Tàu ngầm hạt nhân 096 TQ chỉ để thử nghiệm, không thể đe dọa được Mỹ giaoduc
- Vì sao Trung Quốc thay đổi thái độ khi tham gia các triển lãm vũ khí? giaoduc
- Toàn bộ báo cáo mới giải mật của tình báo Mỹ về vụ tấn công ở Syria giaoduc
- Báo Nga tiết lộ thông tin về các tập đoàn chế tạo máy bay Trung Quốc giaoduc
- Tàu khu trục 052D sẽ trở thành trung tâm của biên đội tàu sân bay TQ? giaoduc
- Nhật Bản tăng quân để “đông tiến”, “nam tiến” nhằm vào Trung Quốc giaoduc
- Mỹ điều tàu chiến thứ 6 đến Địa Trung Hải giaoduc
- Thổ Nhĩ Kỳ xoay 6 hệ thống tên lửa đánh chặn Patriot về phía Syria giaoduc
TIN XÃ HỘI
- ‘Tín dụng đen’ và trách nhiệm của ngân hàng vinacorp
- 8 tháng đầu năm khối ngoại mua ròng 3.194,27 tỷ đồng vinacorp
- Giá nhà mặt phố TP HCM lao dốc không phanh vinacorp
- Giá vàng tháng 9: Lịch sử có lặp lại? vinacorp
- Nhiều hãng bán lẻ Vương quốc Anh có thể ‘sập tiệm’ vinacorp
- Nhìn lại thị trường tiền tệ tháng 8 và 8 tháng đầu năm vinacorp
- Nở rộ mua bán dự án ‘bất động’ vinacorp
- SCIC với nguy cơ ‘lệch pha’ trên TTCK vinacorp
- Tạo sân chơi mới cho cổ phiếu ‘xuống cấp’ vinacorp
- Đổi mới hay là… chết vinacorp
- 200 thương hiệu được trao giải Sao vàng đất Việt 2013 phapluattp
- Việt – Trung: Sớm sử dụng hiệu quả các cơ chế đường dây nóng nld
- Du lịch ế ẩm nld
- Khuyến mãi đậm, sức mua tăng nld
- Nhập ngũ không mất cơ hội học hành nld
- Yên bình “địa ngục trần gian” nld
- Rừng mất, nước cạn nld
- Khánh thành công trình BOT đầu tiên của tỉnh Phú Yên nld
- Thuyền chở xăng cháy nổ, 2 người thương vong nld
- “Bóng ma” những công trình tiền tỉ nld
- Xe khách đối đầu xe tải, 3 người nguy kịch nld
- Để “nước non Việt Nam ta vững bền…” dantri
- QUỐC TẾ: WTO/OMC : Từ tự do mậu dịch đến sen đầm thương mại rfi
- HOA KỲ: Âm mưu thâm nhập vào các cơ quan tình báo Mỹ ? rfi
- QUỐC TẾ: Syria : Liên đoàn Ả Rập kêu gọi Liên Hiệp Quốc chu toàn nhiệm vụ rfi
- PHÁP – MỸ: Syria : Hollande sụp bẫy Obama rfi
- KINH TẾ THẾ GIỚI : Nhóm BRICS sẽ họp riêng về đề án quỹ dự trữ ngoại tệ chung rfi
- Nạn “chặt chém” ở bến xe Miền Đông rfa
- QUỐC TẾ : Syria : Nga tuyên bố không tin vào ‘chứng cớ’ của Tây phương rfi
- XÃ HỘI: Thái Lan bị tố cáo bóc lột người nhập cư trái phép rfi
- Đảng sẽ đưa đất nước về đâu? rfa
- Thủ tướng Chính phủ hội kiến Thủ tướng Campuchia tienphong
- Nghị định 72 bắt đầu có hiệu lực tại Việt Nam voa
- Việt Nam đặc xá hàng ngàn tù nhân dịp 2/9 bbc
- Hòa thượng Thích Quảng Độ từ nhiệm bbc
- Nhân “sự xúc phạm” mang tên Gareth Bale laodong
- Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ từ chức rfa
- VIỆT NAM: HT Thích Quảng Độ từ chức lãnh đạo GH Phật giáo VN Thống nhất rfi
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến Nam Ninh tienphong
- Vẫn tùy tiện trong việc bắt, giam rfa
- QUỐC TẾ: Damas kêu gọi Liên Hiệp Quốc ‘ngăn chận tấn công’ rfi
- Blogger Anh Ba Saigon được trả tự do voa
- Người dân ‘ùn ùn’ kéo về thủ đô tienphong
- Thủ đô sau lễ Quốc Khánh, đường cao tốc cũng tắc tienphong
- QUAN HỆ LIÊN TRIỀU: Đàm phán về Kaesong nối lại, Seoul tặng Bình Nhưỡng hơn 6 triệu đô la rfi
- Các nước Đông Nam Á tìm cách trấn áp bình luận trên các mạng xã hội voa
- CSGT giúp cháu bé đi chơi Quốc khánh bị lạc về nhà tienphong
- Chuyện trao tặng cờ ở Trường Sa tienphong
- Người kéo cờ trong ngày Độc Lập tienphong
- Lịch sử hơn 600 năm của tiền giấy Việt Nam tienphong
TIN KINH TẾ
- Ai giám sát nợ công? vinacorp
- Giá vàng tháng 9: Lịch sử có lặp lại? vinacorp
- Lãi suất bình quân liên ngân hàng bằng VND tăng vinacorp
- Nghề ngân hàng đang dần hạ nhiệt vinacorp
- Ngày 29/8, NHNN bơm ròng 101 tỷ đồng trên OMO vinacorp
- Ngân hàng thắt chặt khâu thẩm định vinacorp
- Nhìn lại thị trường tiền tệ tháng 8 và 8 tháng đầu năm vinacorp
- Tuần cuối tháng 8, NHNN hút về 1.910 tỷ đồng vinacorp
- Vàng đang đi đâu? vinacorp
- Đại gia tán gia bại sản vì… tín dụng đen vinacorp
- Tháng 9, xe máy đua nhau giảm giá mạnh phapluattp
- Xuất khẩu nông sản tuột dốc nld.
- Mũi tên nhằm nhiều đích baomoi
- Vốn ODA: Minh bạch cần được luật hóa baomoi
- Cộng đồng kinh tế ASEAN – Cơ hội và thách thức ? cafef
- Cộng đồng kinh tế ASEAN – Cơ hội và thách thức ? baomoi
- Mỹ hoãn việc tấn công Syria: Đồng “bạc xanh” lên giá cafef
- Đại gia Việt chính thức đổi tên thị trấn ở Hoa Kỳ cafef
- Thành lập thành phố Châu Đốc trực thuộc tỉnh An Giang cafef
- Từ thông tin QLRR phát hiện trên 90 vụ vi phạm baomoi
- SGT: Xin gia hạn nộp BCTC Công ty mẹ và hợp nhất soát xét 6 tháng 2013 cafef
- SGT: Xin gia hạn nộp BCTC Công ty mẹ và hợp nhất soát xét 6 tháng 2013 baomoi
- TP. Hồ Chí Minh: Khẳng định vai trò kinh tế tư nhân baomoi
- TP.HCM: Gần 900 DN tham gia tháng khuyến mãi baomoi
- Kế toán, kinh doanh chiếm ưu thế baomoi
- Kinh tế khó khăn, người Mỹ vẫn đua mua trang sức cafef
- Kinh tế khó khăn, người Mỹ vẫn đua mua trang sức baomoi
- GMD: Người có liên quan chậm báo cáo kết quả giao dịch cafef
- GDP Trung Quốc 2012 giảm 38 tỉ tệ baomoi
- FDG: Xin gia hạn CBTT BCTC soát xét 6 tháng đầu năm 2013 cafef
- Chiến lược sản xuất ô tô gặp khó cafef
- Lịch sử hơn 600 năm của tiền giấy Việt Nam phapluattp
- Công ty chứng khoán nhận định thị trường ngày 3/9 cafef
- “Chính phủ luôn đồng hành cùng doanh nhân trẻ” vneconomy
- Nghỉ lễ, xếp hàng tranh nhau mua…gà quay, bánh mì nld.
- Đi tây để làm về nông nghiệp: Học nhiều, áp dụng ít danviet
- Trắng tay với bất động sản, về trồng rau kiếm bạc tỷ danviet
- Lo giữ thương hiệu nước mắm Phú Quốc danviet
- Xuất khẩu gạo trước nguy cơ lỗ nặng phapluattp
- Sức mua lễ 2-9 tại siêu thị tăng mạnh phapluattp
- Xăng dầu nhập khẩu giảm mạnh: Dấu hiệu nền kinh tế chưa khỏe? phapluattp
- Tọa đàm doanh nhân trẻ Việt Nam – 20 năm đi lên phapluattp
- Găm xăng dầu sẽ bị phạt 100 triệu đồng tienphong
- Giá gas tăng 12.000 đồng/bình tienphong
- Nhiều thách thức tăng trưởng cuối năm tienphong
- Bắt tay chia thị phần bị phạt 70 triệu đồng tienphong
- Nên dứt DNNN khỏi các bộ nld.
- Chứng khoán: Khối ngoại bán mạnh nld.
- Tăng tốc các dự án nhiệt điện nld.
- “Kinh tế Việt Nam còn khó ít nhất hai năm nữa” vneconomy
TIN GIÁO DỤC
- Quy định “kỳ quặc” về đồng phục học sinh 24h
- Cạnh tranh gay gắt xét tuyển bổ sung 24h
- Giáo viên vừa thừa vừa thiếu 24h
- Bàn về câu chuyện “đầu tư khổng lồ – giá trị nghi ngờ”?! giaoduc
- Phản hồi sau bài viết: Lễ tốt nghiệp hay lễ thất nghiệp? giaoduc
- Đuổi HS mặc sai đồng phục: Đã báo trước 24h
- Nỗi niềm đầu năm học 24h
- Đằng sau vụ đồng phục HS giá cả tạ thóc 24h
- Một xã, hai thủ khoa 24h
- Tăng học phí: Khó chống lạm thu 24h
- Nữ thủ khoa xinh xắn rửa bát thuê kiếm tiền nhập học giaoduc
- Cuộc sống mới của gia đình thủ khoa ĐH Y Hà Nội Nguyễn Hữu Tiến giaoduc
- GS Phạm Minh Hạc nói về những quyết sách giáo dục làm đổi mới một thời giaoduc
- GS Ngô Bảo Châu: Thi không đảm bảo nghiêm túc thì nên bỏ giaoduc
- Trực tuyến “Du học Singapore – cơ hội và chi phí” 24h
- Malaysia: Hiệu trưởng quảng cáo “thần dược” 24h
- Nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT: Rất tai hại nếu giáo dục bị thương mại hóa giaoduc
- Tịch thu, cắt dép của học trò nghèo giaoduc
- “Thiết kế lại cấu trúc hệ thống giáo dục phổ thông để học thực chất” giaoduc
- Bộ GD&ĐT đã có chỉ đạo không được dạy trước lớp 1 cho trẻ giaoduc
TIN ĐỜI SỐNG
- Quy định “kỳ quặc” về đồng phục học sinh 24h
- Trộm ngất tại hiện trường! phapluattp
- Chuyên đi trộm của các sư phapluattp
- Tưởng ngon ăn! phapluattp
- Đường sắt trên cao ở Hà Nội: 2 phút/chuyến 24h
- Vũ trường to của Cty làm quảng cáo, Hợp tác xã kinh doanh nhà hàng danviet
- Bao dung nld
- Cháy tàu chứa xăng, 1 người tử vong 24h
- Cảnh sát đột kích 2 vũ trường lớn nhất TPHCM 24h
- Tàu phát nổ ngay khi khởi động, một người rơi xuống sông mất tích danviet
- Tại sao Mỹ, phương Tây quyết lật đổ TT Syria? 24h
- Tổng thống Putin: Việt Nam giành uy tín cao trên trường quốc tế danviet
- Ngôi nhà Bác Hồ từng sống 19 ngày “bão táp” 24h
- Tắm biển ngày lễ, học sinh lớp 3 bị sóng biển nhấn chìm phapluattp
- Vụ gia đình bị đốt khi đang ngủ: Bắt giữ 2 nghi can nld
- Bắt tên trộm tuổi 15 phapluattp
- Chuyên gia nói gì về tàu ngầm Trường Sa? 24h
- Khởi tố kẻ tung clip “nóng” lên mạng 24h
- Chủ đi vắng, “bà hỏa” thiêu rụi nhà 24h
- Đi chơi 2/9, bé gái 3 tuổi lạc giữa Thủ đô 24h
- Cháy sát chợ Bình Tây, hàng trăm tiểu thương nháo nhào phapluattp
- Giải cứu thành công một thiếu nữ bị lừa bán qua biên giới phapluattp
- Ai Cập xử ông Morsi vì “kích động giết người” 24h
- Phát hiện hai cháu bé tử vong trên nương sắn phapluattp
- Bộ ba chuyên cướp giật của nữ sinh sa lưới baomoi
- Khởi tố đối tượng gây tai nạn rồi bỏ chạy baomoi
- Nâng cao chất lượng PCCC baomoi
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội đàm với Thủ tướng Lý Khắc Cường và hội kiến Thủ tướng Hun Sen baomoi
- Hơn 51.800 lượt người vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh dịp Quốc khánh baomoi
- Lãnh đạo CATP Đà Nẵng tiếp và hội đàm Đoàn đại biểu sở CS TP Daegu – Hàn Quốc baomoi
- Tôn vinh 200 thương hiệu đoạt giải thưởng Sao Vàng Đất Việt năm 2013 baomoi
- Điện mừng kỷ niệm lần thứ 68 Quốc khánh nước ta baomoi
- Hàng ngàn người đội mưa vào lăng viếng Bác danviet
- Choáng ngợp cảnh hàng nghìn người dân Sài Gòn xuống phố ngắm pháo hoa baomoi
- Ô tô hất người văng 20 mét, đâm nát xe con 24h
- Bị dập lá lách sau khi làm việc với CA 24h
- Cháy cửa hàng xăng dầu, nghi bị cướp baomoi
- Xe khách hất người đi xe đạp văng 20 mét rồi đâm nát đuôi xe con danviet
- Nữ TNXP ga Núi Gôi dũng cảm ngày ấy, bây giờ baomoi
- Video: Gareth Bale tới Madrid vào rạng sáng 2-9 baomoi
- Mưa to diện rộng sắp tấn công miền Bắc danviet
- Truyền thông Ai Cập đưa tin về Tết Độc lập của Việt Nam baomoi
- Tưng bừng pháo hoa mừng Quốc khánh baomoi
- Lễ cưới tập thể của 100 đôi bạn trẻ baomoi
- “Bà hỏa” hỏi thăm kho kẹo dừa baomoi
- Đồng bào Mông Mộc Châu vui đón Tết Độc lập 2.9 laodong
- Khốn khổ vì mùi thịt nướng! baomoi
- Ô tô khách tông nát xe tải, 3 người thương nặng baomoi
- Trộm ngất tại hiện trường! baomoi
- Chuyên đi trộm của các sư baomoi
TIN CÔNG NGHỆ
- Cậu học trò chế tạo robot baomoi
- Gameplay Wolfenstein: The New Order nóng quá mức cho phép baomoi
- Zombie HQ – Game bắn súng xuất sắc trên Windows Phones baomoi
- Abaddon – lựa chọn mới cho vị trí support trong DOTA 2? baomoi
- Loạt CPU chơi game đáng mua nhất tháng 9/2013 (Phần 2) baomoi
- Hình ảnh thực tế iPhone 5C đã đóng hộp chờ ngày bán ra baomoi
- Huyền thoại Mega Man tái sinh baomoi
- Choáng với sự thần thánh của khẩu “lục bạc” baomoi
- Những game online đáng chú ý trong tháng 09 (phần 2) baomoi
- Triễn lãm công nghệ IFA cùng những dấu mốc mang tính bước ngoặt baomoi
TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ
- Cây cầu trượt nguy hiểm nhất thế giới dantri
- Khách sạn đóng cửa và mất hơn 200 tỉ vì “cãi nhau” với truyền thông dantri
- Tây Ban Nha “khủng hoảng” nợ, lễ hội cà chua phải thu phí dantri
- Arsenal mua Oezil với mức phí kỷ lục zing
- Thứ ba của bạn (3/9) zing
- Hộp đựng iPhone 5C trong suốt giống iPod Touch zing
- Pháo hoa tuyệt đẹp đêm Quốc khánh ở Sài Gòn zing
- Cửa ngõ Sài Gòn tắc đường hàng giờ zing
- Chùm ảnh Gareth Bale ra mắt Real Madrid zing
- Bale: ‘Tại đây Ronaldo là sếp’ zing
- G-Dragon ‘đen thui’ trong MV đánh dấu sự trở lại zing
- Những mốt quần ôm sát gây ‘nhức mắt’ của Hà Hồ zing
- Liam hỏi ý anh trai sau tiết mục gây sốc của Miley zing
- Trang phục kiệm vải của Lady Gaga được khen là nghệ thuật dantri
- Diệu Huyền quyến rũ sắc xanh baomoi
- Thùy Dung đẹp hơn sau 5 năm đăng quang baomoi
- Chuyện ít biết về số phận bi tráng của Quốc ca Việt Nam dantri
- Quang Hà làm liveshow kỷ niệm 10 năm ca hát baomoi
- Kiêu sa Armani Privé dantri
- Bóng hồng xuống phố xem pháo hoa baomoi
- Phối đồ thu cá tính và sang trọng như street style phái đẹp châu Âu baomoi
- 8 bộ váy thảm đỏ tuyệt đẹp của Nicole Kidman baomoi
- Những sao Hàn nổi tiếng nhất nhờ truyền hình thực tế baomoi
- Siêu mẫu cát-xê cao nhất châu Âu những năm 50 baomoi
- Miranda Kerr – nàng thiên nga trắng lộng lẫy baomoi
- Thẫn thờ vì ảnh không photoshop của Seohyun (SNSD) baomoi
- Chuyện chưa kể về Steve McCurry baomoi
- Pakistan và những cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp baomoi
- “Bố Yang” khen “Bar Bar Bar” là hit hay nhất nửa đầu 2013 baomoi
- Justin Timberlake đính chính bình luận ‘N Sync giỏi hơn 1D baomoi
- Fan ủng hộ Lindsay Lohan “bùng” dự Liên hoan phim Venice baomoi
- Giống Tiểu Long Nữ, Lý Mạc Sầu cũng nhái “mốt” tóc… Na Tra baomoi
- Tháng 9 mở màn bằng tuần phim không thể đặc sắc hơn baomoi
- Lác mắt với muôn kiểu thời trang trên tàu điện ngầm baomoi
- SHINee lộ lỗ chân lông to và lốm đốm sẹo mụn baomoi
- Kênh truyền hình Phú Yên chính thức phát sóng baomoi
- Mai Khôi lên xe hoa dantri
- Kỳ thú khách sạn “thiên đường” trong lòng núi dantri
- Quả địa cầu 500 tuổi- món đồ cổ bí ẩn và quý hiếm bậc nhất thế giới dantri
- Đông Nhi sang Nhật thể hiện tài năng dantri
- Thành viên nhóm nhạc N’Sync cầu hôn bạn trai dantri
- Bức thư tình trăm tuổi cài trong khe cửa cung điện hoàng gia Tây Ban Nha dantri
- Miley Cyrus lần đầu chia sẻ về màn biểu diễn phản cảm dantri
- Hoa kiều tại Canada đăng quang hoa hậu Hồng Kông 2013 dantri
- Katy Perry hé lộ ngày phát hành MV mới dantri
- Siu Black thăng hoa trên sân khấu sau scandal nợ nần dantri
- Siêu mẫu Mỹ kết hôn cùng chồng tỷ phú dantri
- Thí sinh Đồ rê mí hát dân ca làm say lòng khán giả dantri
- Thú vị những cách thức đón Quốc khánh trên thế giới dantri
- Đêm trước Tết Độc lập của người Mông: Đêm của tình yêu… dantri
TIN THẾ GIỚI
- Bên bờ vực chiến tranh, chứng khoán Syria vẫn tăng gấp 4 lần VN-Index vinacorp
- Chứng khoán Đông Nam Á lao dốc vì Syria vinacorp
- Cứu đồng rupia, NHTW Indonesia nâng lãi suất lên 7% vinacorp
- Kinh tế Mỹ tăng mạnh hơn dự báo trong quý II vinacorp
- Nhiều hãng bán lẻ Vương quốc Anh có thể ‘sập tiệm’ vinacorp
- Nhiều ngân hàng Trung Quốc tăng nợ xấu vinacorp
- Rupee mất giá kỷ lục, phe đối lập Ấn Độ kêu gọi chính phủ từ chức vinacorp
- Trung Quốc dùng tiền đầu tư mua chuộc châu Á? vinacorp
- Tân Tổng giám đốc WTO chính thức nhậm chức vinacorp
- Đằng sau thương vụ thâu tóm tờ Washington Post vinacorp
- Tổng thống Mỹ “có quyền hành động” nld
- Ông Morsi sẽ bị đưa ra xét xử nld
- Đại gia Hồng Kông túng bấn nld
- Nghi vấn Anh xuất hóa chất sang Syria nld
- Cứu người bị cá sấu vây khốn 2 tuần nld
- Brazil triệu tập đại sứ Mỹ về chuyện gián điệp voa
- Aung San Suu Kyi có thể ‘thay đổi toàn diện’ Myanmar? baomoi
- Biên giới biển không thể phân định bằng quyền lực baomoi
- Nga muốn đưa người sang trình bày với Quốc hội Mỹ về tình hình Syria voa
- Nga không tin bằng chứng của Mỹ về Syria nld
- Bên trong ‘lò luyện’ điệp viên Triều Tiên baomoi
- Tổng thống Obama vận động ông McCain tấn công Syria nld
- Chuyến bay thương mại ngắn nhất thế giới baomoi
- Sự thật về vũ khí hóa học giết người hàng loạt baomoi
- Hòa bình và Giải Nobel Hòa bình baomoi
- Nhà báo phỏng vấn cựu Tổng thống Nixon từ trần voa
- Mexico bắt tên trùm “cô gái xấu xí” nld
- Dự án phát triển cơ sở hạ tầng mới của Ðài Loan ở Biển Đông voa
- 40 xe tải Mỹ bị Taliban đốt cháy ngùn ngụt baomoi
- Mỹ sẽ mất ít nhất 1 tuần nữa để quyết định tấn công Syria baomoi
- Obama vận động đánh Syria baomoi
- 3 phiến quân Taliban bị hạ sát trong vụ tấn công căn cứ Mỹ voa
- Tổng thống Mỹ “có quyền hành động” baomoi
- Ông Mandela trải qua đêm đầu tiên tại tư gia voa
- Chính phủ Nhật bàn cách xử lý vụ khủng hoảng tại nhà máy Fukushima voa
- Trung Quốc ‘sờ gáy’ tập đoàn dầu khí bbc
- Yahoo Trung Quốc chính thức đóng cửa bbc
- Ủy ban liên Triều họp lần đầu tiên về việc mở lại Kaesong voa
- Các phần tử chủ chiến tấn công căn cứ Mỹ tại Afghanistan voa
- Bé trai 1 tuổi bị bắn trúng đầu trên xe nôi nld
- Các nước Đông Nam Á tìm cách trấn áp bình luận trên các mạng xã hội voa
- Ai Cập xử ông Morsi tội “kích động giết người” nld
- TQ ‘ra điều kiện cho Tổng thống Aquino’ bbc
- Đối lập Campuchia tiến hành biểu tình bbc
- Canh bạc của Obama ở Syria bbc
- Venezuela thừa nhận kinh tế khó khăn bbc
- Tin vắn Quốc tế tienphong
- Cựu tổng thống Ai Cập Morsi sắp ra tòa bbc
- ‘Có bằng chứng là Syria sử dụng sarin’ bbc
- Tại sao Mỹ, phương Tây quyết lật đổ tổng thống Syria? tienphong
Thân phận vợ của một tù cải tạo
(theo Thanh Minh)
1. DUYÊN PHẬN
Tôi sanh năm 1929 tại huyện Bãi Xàu, tỉnh Sóc Trăng, Miền Nam Việt Nam.
Ba tôi làm công chức tại Ty Bưu Điện của
huyện lị Bãi Xàu. Thuở đó, dân ta quen gọi chức vụ của ba tôi là “thầy
thông Nhà dây thép”. Ba má tôi sanh được sáu đứa con. Tôi là gái thứ
hai, nhưng dân Miền nam quen gọi là “thứ ba”. Tôi theo học Trường Sơ học
Bãi Xàu. Thời kì đó, nước Việt Nam còn là thuộc địa của Pháp và hầu hết
các môn học đều giảng dạy bằng tiếng Pháp.
Năm 1941, sau khi đậu bằng Sơ học
(Certificat d’études primaires), tôi đi Sài Gòn dự thi vào “Collège des
jeunes filles indigènes”. Về sau trường nầy được đổi tên là Trường Trung
học Gia Long. Thời may, tôi thi đậu. Thêm một điều may nữa là sau đó ba
tôi được điều động lên làm việc tại Sở Bưu điện Sài Gòn. Thế là, cả gia
đình chúng tôi dọn lên cư trú tại thành phố Sài Gòn.
Lúc tôi 16 tuổi, một bước ngoặt đau buồn
ập đến cuộc đời của tôi. Ba tôi qua đời vì bịnh lao phổi. Trước khi nhắm
mắt, ba tôi xin người chị ruột của ba tôi, mà tôi gọi là cô Sáu, đem
tôi về nuôi, để có thể tiếp tục việc học hành, lý do là gia đình chúng
tôi rất nghèo. Số là, cô tôi có một người con trai duy nhứt, lúc đó là
chủ một hãng kem đánh răng lớn ở Sài Gòn. Đó là Hãng kem Perlon, đối
diện chợ An Đông, đường An Dương Vương, quận 5, Sài Gòn. Ông Huỳnh Văn
Xin, Tổng Giám đốc hãng, chính là anh họ của tôi. Người miền Nam gọi là
“anh cô cậu”, tức là tôi gọi má của anh Xin là “cô”, và anh Xin gọi ba
tôi là “cậu”.
Tôi xin nghỉ học và vô làm việc trong văn
phòng hãng Perlon. Tôi vừa là nhân viên của hãng, vừa là thân quyến của
chủ hãng, cho nên được mọi công nhân trong hãng nể vì. Tôi phụ trách
giữ sổ sách xuất nhập kho nguyên liệu và sản phẩm hoàn thành.
Một thời gian sau, hãng tuyển một nhân
viên mới với nhiệm vụ là kế toán trưởng (chef comptable). Anh nầy tên là
Thạch, 21 tuổi, lớn hơn tôi 5 tuổi, có dáng dấp như một thư sinh, tánh
tình hiền lành, khép kín. Chúng tôi làm chung gần ba năm. Sau đó, chúng
tôi đã kết hôn, với sự đồng ý của hai bên gia đình đàng trai và đàng
gái.
Theo quan niệm duy tâm, qua câu nói “hữu
duyên thiên lý năng tương ngộ”, có phải chăng, anh Thạch và tôi đã có
duyên nợ từ kiếp trước ? Tôi chỉ biết là, trước kia tôi vốn là một cô
gái đồng quê, ở một tỉnh lẻ hẻo lánh, khỉ ho cò gáy. Nếu tôi không có
“số” di cư lên Sài Gòn hoa lệ, thì làm sao mà tôi gặp được anh Thạch,
một cư dân của Sài Gòn, chưa hề bước chân đến tỉnh lẻ, quê hương của tôi
?
Sau ngày kết hôn, tôi về làm dâu nhà anh
Thạch, ở Tân Định, quận 1, Sài Gòn. Một thời gian sau, chúng tôi ra
riêng, thuê lại một tiệm tạp hóa có hiệu là “Vũ Lai”, đường Paul Blanchy
(nay là đường Hai Bà Trưng) đối diện chợ Tân Định, thành phố Sài Gòn.
Nhờ thuận vợ thuận chồng và chí thú làm ăn, đầu năm 1952, chúng tôi tậu
được một căn phố tại đường Lê Quang Định, gần chợ Bà Chiểu, Gia Định.
Nhờ có điều kiện thuận lợi, tôi đem hai đứa em của tôi, một gái và một
trai, về ở chung, nuôi chúng nó ăn học. Lúc đó, ba chị em chúng tôi đều
mồ côi, cả cha lẫn mẹ.
Lúc đầu chúng tôi buôn bán nhỏ, chỉ mong
kiếm sống, độ nhựt qua ngày. Về sau nhờ tích lũy vốn liếng và phát triển
cơ sở, chúng tôi nhập cảng dây đàn Argentine từ nước Pháp, phân phối
độc quyền trên lãnh thổ Đông Pháp (Indochine française), gồm cả ba nước
Việt Nam, Cao Miên và Lào.
Đang làm ăn trôi chảy, tháng 12 năm 1952,
chồng tôi được lịnh động viên vào Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức, khóa
2. Chúng tôi đành phải chấm dứt việc kinh doanh, đóng cửa tiệm tạp hóa
và ngưng nhập cảng dây đàn. Sau 22 năm phục vụ trong quân đội, năm 1974
đến tuổi hưu, chồng tôi được giải ngũ, với cấp bực Trung tá Trừ bị. Theo
qui chế của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa thời đó, nếu là trung tá, tuổi
trên 49, mà chưa thăng cấp đại tá, đương nhiên phải giải ngũ. Tiện dịp,
hãng kem Perlon của anh tôi đang cần nhân viên, chồng tôi trở lại làm
việc tại hãng này. Làm được khoảng một năm thì xảy ra biến cố 30-4-1975.
2. LÀM ĐƠN XIN Ở TÙ
Lúc ấy, tuy chồng tôi là thường dân 100%,
nhưng gốc là nhà binh chánh hiệu. Cho nên chồng tôi rất lo âu. Cuối
tháng 5 năm 1975, Việt Cộng ra thông cáo kêu gọi “sĩ quan ngụy” phải đi
“trình diện đăng ký”. Ngày 11-6-1975, báo Sài Gòn Giải Phóng số 31 đăng
thông cáo, qui định tất cả “sĩ quan ngụy” phải trình diện đi “học tập
cải tạo”. Bảng “Hướng dẫn cho sĩ quan đi học tập trung” đăng trên báo,
nguyên văn như sau :
“Mỗi người đến địa điểm học tập cải tạo phải mang theo :
- 1 tháng ăn bằng tiền, mỗi ngày : 300đ x 30ngày = 9.000 đồng.
- 1 ngày 0,7kg gạo, mỗi kí lô bằng : 220đ x 21 ký = 4.600 đồng.
Tổng cộng bằng = 13,610 đồng.
- Ngày tập trung đầu tiên, từng người phải mang theo thực phẩm khô để ăn ngày hôm đó, ngày thứ hai nhà thầu phục vụ cơm nước.”
Hầu hết mọi người đều tin là chỉ phải đi
“học” 30 ngày mà thôi và đinh ninh, khi “mãn khóa” sẽ được trở về làm ăn
với tư cách là một “công dân chân chính”, theo lời hứa của tập đoàn
Việt Cộng gian xảo và tráo trở.
Chồng tôi đưa đơn lên Ban giám đốc Hãng
kem Perlon, xin tạm nghỉ việc một tháng, để đi “học tập cải tạo” theo
lịnh của cộng sản Việt Nam.
Kết quả thảm thương là phần đông sĩ quan
quân đội Miền Nam đều bị sập vào cái bẩy do bọn mafia Việt Cộng đã dụng ý
ngụy trang với lời lẽ đường mật, gọi là “chính sách khoan hồng”, để tóm
gọn những người mà trong thâm tâm họ xem như là kẻ thù không đội trời
chung của chúng.
3. GIẢI NGŨ RỒI VẪN BỊ ĐI TÙ
Sau ngày chồng tôi đi trình diện “đi học”
tại trường Trung học Don Bosco, quận Gò Vấp, Gia Định được khoảng hai
tuần thì nhựt báo Sài Gòn Giải Phóng đăng thông cáo bổ túc, cho biết
những sĩ quan chế độ cũ, nếu đã giải ngũ trước ngày 30-4-1975 thì được
miễn trình diện đi “học tập cải tạo” mà chỉ đi “học tập tại chỗ” trong
vòng một tuần (?) mà thôi.
Tôi mừng quá, đến trường Don Bosco, Gò
Vấp, xin gặp chồng tôi, nói anh ấy cầm tờ báo, đến văn phòng thủ trưởng,
xin được trở về nhà, để theo khóa học tại địa phương. Tôi có đem theo
tờ “chứng chỉ giải ngũ” của chồng tôi để làm bằng chứng là chồng tôi đã
giải ngũ ngày 31-3-1974, tức là trước ngày 30-4-1975 trên một năm.
Tên cán bộ cầm tờ báo vào trình thủ
trưởng của y. Một chập sau, anh ta trở ra, phán một câu xanh rờn : “Lãnh
đạo nói, trình diện học tập là tốt, lỡ đi rồi thì nên đi luôn, cho
thông suốt chính sách nhà nước. Trước sau gì cũng sẽ được ra trại mà”.
Tôi nghe nói, bủn rủn tay chân. Hy vọng chồng được tha cho về nhà bổng
chốc tan tành như mây khói.
4. KHÔNG MẤT NHÀ NHỜ TẤM LÒNG NHÂN ÁI
Trong thời gian chồng tôi ở tù, ở nhà hai
mẹ con tôi sống thui thủi. Con của chúng tôi lúc đó được 11 tuổi. Nhà
ba từng lầu, rộng thênh thang khiến tôi cảm thấy cô đơn và lo sợ đủ
chuyện.
Đứa em trai kế của tôi, tên Huỳnh Tương
Đương, đại úy binh chủng Thiết Giáp cũng đã đi tù “cải tạo” như chồng
tôi. Gia đình cậu em nầy gồm hai vợ chồng và tám đứa con, trong suốt
thời gian tại ngũ, vì chưa có tiền tậu nhà riêng, nên phải cư trú tại
các trại gia binh. Sau ngày 30-4-1975, họa vô đơn chí, vợ của Đương bị
bạo bịnh và qua đời. Vì không có nhà cửa cố định, nên tám đứa con sống
lây lất tại một gian nhà cất dựng tạm bợ trên lề đường tại Đồng Ông cộ,
quận Bình Thạnh, Gia Định.
Nghĩ tình ruột thịt, tôi đem tám đứa
cháu, gọi tôi bằng cô, mồ côi mẹ trong lúc cha thì đi tù, về cho tá túc
tại nhà tôi. Tôi nào có biết trước được là, về sau tôi gặp một điều may
hiếm có trên đời. Điều may đó là : Trong chiến dịch Việt Cộng “cướp” nhà
của những nhà tư sản miền Nam, tôi đã thoát nạn trong đường tơ kẻ tóc.
Bọn cán bộ địa phương đến đo diện tích tất cả nhà tư nhân “ngụy” trong
phường khóm. Luật lệ của chúng là: Nếu diện tích lớn hơn tiêu chuẩn ấn
định so với số người trong “hộ khẩu” (tờ khai gia đình) thì Việt Cộng sẽ
áp dụng hai biện pháp như sau : Một là Việt Cộng sẽ ghép cho cán bộ
cộng sản vào ở chung nhà với mình. Hai là, chúng sẽ tịch thu nhà của
mình và cấp cho một căn nhà khác nhỏ hơn. Hú hồn ! Nhờ số người trong
nhà tôi tăng từ hai lên mười người, cho nên nhà tôi không bị Việt Cộng
tịch thu.
5. KHÔNG MẤT NHÀ NHỜ KHÔNG PHẢI LÀ TƯ SẢN
Nhà tôi ở mặt tiền đường Lê Quang Định,
Gia Định. Vào thời điểm 30-4-1975, chúng tôi đang khai thác một tiệm tạp
hóa ngay tại nhà. Sau ngày Miền Nam lọt vào tay Cộng Sản, thị trường
thương mãi tại Sài Gòn bị tê liệt. Sài Gòn có một bộ mặt tiêu điều,
quang cảnh gây cảm giác hoang tàn, trông giống như một thành phố “chết”.
Các cơ sở thương mãi của tư doanh (nhà xuất nhập cảng, ngân hàng, nhà
hàng, khách sạn, rạp hát, tiệm buôn…) đóng cửa im lìm. Vì ảnh hưởng dây
chuyền, các tiểu thương như chúng tôi cũng bị vạ lây. Hàng mua vô không
có, lấy gì để bán? Mỗi ngày mở cửa hàng suốt ngày ngồi “ngáp ruồi” sao?
Tôi đến phường xin trả môn bài, để đóng
cửa tiệm một cách chánh thức, hợp lệ và hợp pháp. Phường không chấp
thuận nhưng không nêu lý do và bảo phải tiếp tục mở cửa tiệm buôn bán
bình thường. Sao kỳ vậy ? Quyết định vô lý nầy khiến tôi thắc mắc, không
hiểu nổi thâm ý của cộng sản. Tôi nghĩ, thông thường, việc xin môn bài
buôn bán là chuyện khó, vì phải có một số điều kiện. Trái lại, việc nghỉ
bán, đóng cửa tiệm là quyền của thương gia.
Tuy cán bộ phường không chấp nhận trả môn
bài, tôi nhứt quyết dẹp tiệm. Qua ngày hôm sau, tôi đóng cửa tiệm. Về
hàng hóa còn tồn động, tôi dự trử để xài lần hồi. Cả tủ kệ dùng để chưng
hàng hóa, một phần đem cho bà con lối xóm, một phần đem vô nhà kho cho
khuất mắt bọn cán bộ phường. Phía trước thì trang trí lại, có xa lông
tiếp khách, có bàn ăn. Độ một tháng sau, Cộng sản phát động chiến dịch
“đánh tư sản”. Các tiệm buôn lớn nhỏ đều bị liệt kê vào danh sách “tư
sản mại bản”. Chủ nhân và cả gia đình được lịnh phải ra đi và nạp nhà
lại cho phường “quản lý”. Ai không chấp hành lịnh sẽ bị bắt giam như kẻ
tù tội. Trong lúc đó, nhà của chúng tôi được xem như nhà ở, không thuộc
diện tự sản, nên không hề hấn gì.
Cũng cần nói thêm, dưới chế độ cộng sản,
tất cả các hình thức hoạt động kinh tế và thương mãi đều do Nhà nước
điều khiển và quản trị. Đó là chánh sách “kinh tế chỉ huy” của cộng sản.
Nói cách khác, các nhà tư sản hoạt động trong nền “kinh tế thị trường”
(tức là thị trường tự do của các nước tư bản) là kẻ thù mà cộng sản phải
tiêu diệt.
Tại khu phố chúng tôi gần chợ Bà Chiểu,
vài đại thương gia có tiếng tăm là nạn nhân của chiến dịch “đánh tư
sản”. Toàn bộ gia đình của những nhà tư sản đều bị trục xuất ra khỏi
nhà:
1. Ông Tám Yến, chủ nhân một tiệm cầm đồ (vàng, nữ trang).
2. Ông Lê Văn năm, chủ tiệm Mỹ Hương, bán loại thực phẩm cao cấp.3. Ông bà chủ tiệm MIMI, hành nghề uốn tóc.
Tại thành phố Sài Gòn, hầu hết các nhà tỉ phú đều bị “cướp” tài sản và họ phải bỏ chạy ra hải ngoại. Xin kể vài vị tiểu biểu:
1. Ông Huỳnh Văn Xin, giám đốc hãng kem Perlon.
2. Ông Nguyễn Tấn Đời, giám đốc Tín Nghĩa Ngân hàng.3. Ông Nguyễn Hùng Trương, chủ nhà sách và nhà xuất bản Khai Trí.
Lúc đó, tôi mới vỡ lẽ, hiểu rõ lý do mà trước kia đơn xin trả môn bài của tôi không được cộng sản chấp thuận.
6. BÁN ĐỒ GIA DỤNG ĐỂ SANH TỒN
Lúc còn trẻ, tôi thường nghe ông bà
khuyên bảo: “ở không hoài, ăn mãi thì núi cũng lỡ”. Từ ngày Việt Cộng
cướp Miền Nam, tôi thấp thỏm lo âu. Chồng tôi đã đi tù còn tôi thì không
có nghề ngỗng gì hết. Buôn bán thì bị cấm đoán, bây giờ phải làm gì để
sống đây ? Cũng như hầu hết bà con lối xóm, tôi đành bóp bụng, đem đồ
đạc trong nhà, thứ gì bán được, lần hồi bán đi, để kiếm chén cơm. Chén
bát, son chảo, lò ga, tủ lạnh, đồng hồ đeo tay, đồ nữ trang… từ từ đội
nón ra đi. Vừa bán vừa cảm thấy xót xa, đau đớn, thương tiếc mấy thứ tư
trang mà trước kia mình đã nưng niu, giữ gìn với một tình cảm yêu quý.
7. LUẬT RỪNG
Năm 1955, lúc làm ăn buôn bán, chúng tôi
có sắm một chiếc xe hơi cũ, kiểu du lịch (từ ngữ Miền Bắc gọi là xe con)
hiệu Volkswagen, để làm phương tiện đi chuyển và chở hàng hóa. Nhờ nhà
rộng rãi, gồm ba căn phố, chúng tôi dành riêng phần diện tích phía trước
của một căn, làm ga-ra, cất chiếc xe vào nhà.
Thời kì đó, nước ta còn nghèo, rất ít
người sắm xe hơi, cho nên những ông chủ địa ốc, xây cất nhà cho thuê,
không hề dự trù diện tích riêng cho xe hơi (parking).
Sau ngày 30-4-1975, công an khu vực của
phường đi kiểm tra từng nhà để làm hộ khẩu (sổ gia đình), thấy vài ba
người ở xóm tôi có để xe hơi trong nhà. Bọn chúng phán ngay một chỉ thị
trong “bộ luật rừng” của chúng : “Nhân dân hiện nay, nhiều người không
có nhà ở, thế mà “chị” lại để xe trong nhà. Tất cả xe ô tô của tư nhân
phải đem lên phường giao lại cho nhà nước quản lý. Kỳ hạn vài hôm, cá
nhân nào không thi hành, phường sẽ cho người đến tịch thu”.
Bà con lối xóm có xe hơi phản ứng mỗi
người một cách để đối phó với “luật rừng” của cộng sản. Có hai vị chủ xe
tình nguyện xin vào làm việc tại phường với nhiệm vụ là tài xế cho hợp
tác xã và cho phường mượn luôn chiếc xe của mình. Phường thấy có lợi nên
ưng thuận. Một vị khác đem xe gời thân quyến đã đi theo “cách mạng”
(tức cộng sản) giữ giùm. Một vị có sáng kiến rất độc đáo. Ông ấy đội xe
lên, tháo gỡ bốn bánh xe và luôn cả bình điện, đem đi gởi nhà bà con ở
nơi khác. Cán Bộ đến khám nhà, thấy xe không sử dụng được, đành phải bỏ
đi. Riêng tôi, phận đàn bà thua kém, không biết ứng phó cách nào cho
thích đáng, đành phải nhờ người giới thiệu, đem bán rẻ cho một anh cán
bộ. Thà không có xe đi mà có một ít tiền xài, chớ dại gì đem giao cho
phường quản lý, kể như mất toi luôn.
8. ĐAN MÂY TRE TẠI NHÀ
Trong chánh sách cai trị của Việt Cộng,
họ luôn luôn chủ trương thể thức sản xuất tập thể. Tất cả người dân làm
bất cứ ngành nghề lớn nhỏ gì cũng phải vào nghiệp đoàn. Mục tiêu của họ
là kiểm soát lợi tức (từ cộng sản gọi là thu nhập) của từng người dân. ở
nông thôn, làm vườn, làm ruộng phải vào tập thể. ở thành thị, làm nghề
hớt tóc, chạy xe ôm cũng phải vào nghiệp đoàn. Cộng sản muốn nắm hầu bao
của mọi người. Nói nôm na là, cộng sản không muốn cho người dân giàu
lên để trở thành nhà tư bản. Đây là chánh sách bần cùng hóa nhân dân của
cộng sản Việt Nam. Dân càng nghèo thì cộng sản càng dễ dàng xỏ mũi và
sai khiến.
Với chủ trương sản xuất tập thể nói trên,
phường tại địa phương tôi thành lập một “tổ hợp sản xuất mây tre” và
bắt buộc tất cả vợ của sĩ quan bị bắt đi tù phải gia nhập vào tổ hợp
nầy. Trong xóm, tôi là người tương đối khá giả, có nhà rộng rãi mà ít
người ở, cho nên phường cho cán bộ đến gặp tôi, nói là “tạm mượn mặt
bằng” để cho chị em người dân thấp cổ bé miệng, khó mà từ chối. Với lại,
mình giúp cho phường mượn địa điểm, biết đâu chừng sau nầy, mình có cần
việc gì, họ có thể dễ dãi với mình chăng. Do đó, bất đắc dĩ, tôi phải
ưng thuận.
Sau đó, phường lo tất cả mọi việc, cho
người đi mua mây tre tại các vùng quê như là Bà Điểm, Hóc Môn, đem về dự
trử tại nhà tôi, cho cán bộ chuyên nghiệp đến huấn luyện chị em trong
tổ hợp cách thức đan giỏ. Phường cũng tự lo đem đi bán hàng hóa sản xuất
được. Cuối cùng, họ đem tiền phân phát trả công cho chị em, tùy theo số
lượng sản xuất của từng người. Họ ban phát bao nhiêu thì nhận bấy
nhiêu, chứ không ai dám hỏi tình hình chi thu ra sao. Tôi nghĩ, đây là
một sự bốc lột sức lao động tinh vi của chế độ cộng sản.
9. ÁP LỰC ĐI VÙNG KINH TẾ MỚI
Một thời gian sau, có lịnh bắt buộc “dân
ngụy” đi các “vùng kinh tế mới”. Tức là đi khai phá các vùng đất hoang
vu trở thành đất đai sử dụng được vào sản xuất để phát triển đất nước.
Đây là một mánh khóe của Việt Cộng để diệt tư sản. Một mũi tên nhắm vào
hai mục tiêu. Một là đuổi “ngụy” ra khỏi thành phố để tịch thu nhà cửa,
hai là để đày đọa và bần cùng hóa dân Miền Nam, mà Việt Cộng cho là kẻ
thù truyền kiếp của bọn chúng.
Công an khu vực đến từng nhà khuyến dụ:
“Vợ sĩ quan nào có chồng đã đi “cải tạo” nay nếu tự nguyện đi “kinh tế
mới” thì “cách mạng” sẽ thả chồng về. Tôi liều mạng trả lời: “Thả chồng
tôi về thì tôi sẽ đi liền. Tôi ốm yếu như vầy, đang ở với thằng con 11
tuổi, nay đi “kinh tế mới” làm được việc gì để sống đây?” Kết quả là số
đông trong phường không hưởng ứng lời kêu gọi của cán bộ. Thấy sự việc
rỉ tai khó thuyết phục, phường ra thông báo, bắt buộc tất cả vợ sĩ quan
“ngụy” phải lên phường họp để “đăng ký” đi vùng kinh tế mới. Vợ sĩ quan,
ai cũng ngán và sợ cộng sản, nên tất cả đều đi họp rồi tùy cơ ứng biến,
chớ không ai dám ở nhà.
Tại phòng họp, tên đại úy công an chủ tọa
trình bài mục đích “tốt đẹp” của vùng kinh tế mới và yêu cầu, gần như
bắt buộc, mọi người phải lên bàn chủ tọa, ký tên vào mẫu giấy để sẵn
trên bàn là đồng ý đi “kinh tế mới” thì nhà nước sẽ cứu xét thả chồng về
ngay. Tên công an nhấn mạnh thêm: “Nhà nước nói gì, nhân dân phải thi
hành, không được trả giá”. Ý muốn nói là nhân dân không được đặt điều
kiện. Một số vợ sĩ quan nghe nói ngọt, cả tin vào lời đường mật của Việt
Cộng, lần lượt đi lên bàn của tên chủ tọa, ký tên đồng ý đi.
Riêng tôi, không hiểu sao tôi dám liều
lĩnh, rủ vài chị bạn cùng xóm, chẳng những không lên ký tên mà còn lặng
lẽ bỏ ra về. Mấy tên công an, gác cửa phòng họp, chận lại và hỏi : “Mấy
chị ký tên chưa mà ra về vậy ?”.
Tôi dứt khoát trả lời : “Thả chồng tôi về
tới nhà thì tôi sẽ đi ngay”. Tôi vừa nói vừa kéo tay mấy chị bạn rảo
bước đi nhanh. Bọn công an giữ trật tự nhìn chúng tôi, không phản ứng.
Tôi nghĩ bụng, nếu mình cứng cỏi thì họ để yên, bằng không nếu mình yếu
thế thì họ sẽ lấn tới.
Kết cuộc, một số đông gia đình đi kinh tế
mới, sống lầm than nhiều năm tháng mà người chồng gia trưởng vẫn biệt
tăm biệt tích. Trong lúc đó, nhà của mình bị Việt Cộng tịch thu và cấp
cho cán bộ đến cư trú. Đây là một cú lừa ngoạn mục mà Việt Cộng đã thành
công “vượt chỉ tiêu”, sau khi đã tóm gọn hầu hết sĩ quan “ngụy” vào cái
rọ cải tạo.
10. EM TÔI Ở PHÁP
Khi mới đi tù, chồng tôi bị giam tại trại
Long Giao, tỉnh Long Khánh. Nửa năm sau, được chuyển về trại Tân Hiệp
(cũng gọi là Suối Máu), tỉnh Biên Hòa. Sau đó, được chuyển ra Bắc Việt,
lần lượt giam tại hai trại Hoàng Liên Sơn và Vĩnh Phú.
Ngày vô tù thì có, trái lại ngày mãn tù
thì mù tịt. Trong những tháng năm chồng tôi ở tù, tinh thần tôi suy sụp
trầm trọng, ngày đêm chỉ biết vái van, cầu Trời, khẩn Phật cho chồng tôi
sớm được ra tù.
Trong lúc tinh thần sa sút, tôi được thơ
của cậu em trai, Huỳnh Sĩ Nguyên, định cư tại Pháp từ năm 1976, đang giữ
chức vụ Chánh văn phòng của Tổng trưởng Thông tin trong chánh phủ Pháp.
Em tôi khuyên tôi nên gởi giấy tờ hộ tịch của tôi và đứa con, để làm
thủ tục bảo lãnh qua Pháp. Cậu em lý luận : “Anh Ba (tức chồng tôi) ở tù
cộng sản, mình đâu có biết ngày nào được thả, với lại chị làm sao sống
nổi với tụi cộng sản được ! Tụi nó toàn xài luật rừng”. Tôi viết thơ hồi
âm, từ chối ngay, không chút lưỡng lự. Tôi nghĩ, chồng mình đang bị
hoạn nạn, mình nỡ lòng nào mưu tìm sự sung sướng cho riêng mình.
11. MỘT MỐI TÌNH ĐƠN PHƯƠNG
Năm 1979, lúc chồng tôi ở tù được bốn
năm, một hôm, anh Thành, một người bạn học ngày xưa cùng trường tiểu học
ở Sóc Trăng, đến nhà tôi cho biết một tin, làm tôi hết sức sững sờ. Số
là, hồi tôi còn ở tuổi học trò ở quê nhà, có anh bạn học cùng lớp, tên
Nhẫn, đã thầm yêu tôi nhưng chỉ giữ kín trong lòng. Sau biến cố năm
1945, Nhẫn đi theo kháng chiến chống Pháp, nay mang quân hàm Thiếu tá
Việt Cộng và đang phục vụ tại Sóc Trăng. Nay, sau trên 30 năm mất liên
lạc, Nhẫn đã nhờ Thành, đang cư trú tại Sài Gòn, thăm dò xem tình trạng
gia cảnh của tôi để thực hiện mối tình đơn phương năm xưa mà Nhẫn vẫn
còn ôm ấp trong lòng.
Hôm đó, sau khi nghe Thành trình bày mục
đích của cuộc gặp gỡ, không chút lưỡng lự, tôi trả lời ngay: “Thành về
nói lại với Nhẫn là anh ấy nên kiếm vợ, làm ăn với người ta. Còn tôi thì
nay đã có chồng con. Chồng tôi đang ngồi tù tận ngoài Bắc và tôi đang
chuẩn bị đi thăm nuôi đây. Tối với Nhẫn chẳng có duyên nợ gì hết, xin
đừng trông mong hảo huyền nữa”.
Trong thâm tâm, tôi đã có một ý nghĩ dứt
khoát. Vợ chồng tôi đã ăn ở với nhau ba chục năm nay, tình nghĩa thắm
thiết. Vừa rồi, em ruột tôi tự nguyện bảo lãnh tôi đi Pháp, tôi đã từ
chối. Nay, làm sao tôi có thể chia tay với một người chồng đã từng sóng
chung rất đầm ấm để đi lấy chồng khác. Theo truyền thống gia giáo từ
ngàn xưa, con gái Việt phải chính chuyên, một lòng chung thủy, một chồng
một vợ mà thôi.
12. SUÝT BỊ LƯỜNG GẠT
Sau khi chồng tôi được chuyển ra các trại
giam ở Bắc Việt khoảng bốn năm, một hôm có một phụ nữ miền Bắc đến nhà
tôi, tự giới thiệu y là một cán bộ đang phục vụ tại trại cải tạo Vĩnh
Phú, nơi chồng tôi đang “học tập”. Y nói tiếp là, chồng tôi nhờ y thị,
nếu có đi công tác vào thành phố Hồ Chí Minh thì giúp giùm đến nhà tôi,
bảo tôi gởi ra anh ấy một cái đồng hồ đeo tay, một vài bộ quần áo ấm, và
chút ít tiền, tùy theo khả năng. Y nói thêm, nếu có sẵn thì tốt, bằng
không thì cho biết hôm nào có, cô ta sẽ trở lại nhận để đem ra Bắc giao
lại cho chồng tôi.
Tôi nghĩ, đúng cô ta là cán bộ phục vụ
tại trại mà chồng tôi đang bị giam cho nên mới biết rõ tên họ và địa chỉ
của chồng tôi ở Sài Gòn. Tuy nhiên, tôi vẫn bán tín bán nghi. Có thật
chồng tôi có nhờ vả cô ta điều mà cô trình bày không? Điểm nầy đáng nghi
ngờ. Rất may, tôi chợt nhớ lại, xưa kia, trong thời gian chồng tôi vào
quân đội, phục vụ ở xa nhà, chồng tôi thường dặn dò: “Nếu anh có cần gì
thì anh viết thơ đàng hoàng. Em phải cẩn thận, xem tuồng chữ và chữ ký.
Để đề phòng những người lạm dụng lòng tin, làm những việc không tốt”.
Nhờ vậy, tôi từ chối khéo: “Chồng tôi có viết cho tôi một lá thơ nào
không?” Cô cán bộ sừng sộ, nói như gây gổ: “Chị không tin tôi là cán bộ
tại trại mà anh ấy đang học tập sao?” Tôi điềm đạm đáp: “Tôi tin cô,
nhưng tôi cần có vài giòng chữ của chồng tôi để làm bằng cớ”.
Cô cán bộ phân bua om sòm, lối xóm ra xem
rất đông. Tôi vẫn giữ lập trường, im lặng, không trả lời. Một chập sau,
cô ta bẻn lẻn bỏ đi.
Về sau, được biết lối xóm ở phường tôi,
có vài người, có con đi “cải tạo” ở Bắc, đã bị cán bộ đến nhà lừa đảo,
tương tợ như cô cán bộ đến gặp tôi.
13. ĐI THĂM NUÔI
Cuối năm 1979, trong lúc chồng tôi đang
bị giam tại trại Vĩnh Phú, Bắc Việt, tôi “được phép làm đơn” xin thăm
nuôi. Làm đơn xin thăm nuôi, phải chờ có thông báo, không phải lúc nào
muốn nộp đơn là được chấp nhận. Ngày nhận được giấy phép cho đi thăm
nuôi, tôi quá đổi vui mừng. Nhưng vừa mừng lại vừa lo. Lúc đó, trong nhà
đâu còn tiền. Mấy năm vừa qua, tôi đã bán sạch bách tất cả của nổi, tức
là đồ đạc và tư trang trong nhà để sống tới nay. May quá, chúng tôi một
ít của chìm. tức là chúng tôi đang là sở hữu chủ ba căn phố. Tôi đành
bấm vụng, bán bớt một căn cho người hàng xóm, để có tiền đi thăm nuôi.
Tôi đi với đứa con trai và rủ hai chị bạn
lối xóm cùng đi. Hai chị nầy có chồng ở tù cùng một trại với chồng tôi.
Đi xe lửa xuyên Việt từ Sài Gòn ra Hà Nội mất hết ba ngày hai đêm. Xe
lửa chật như nêm, tôi phải ngủ ngồi trên chiếc băng gổ, còn thằng con
thì trải bạ, nằm ngủ trên sàn xe. Con tôi, năm đó 15 tuổi, mua vé loại
giảm giá cho trẻ em. Khi lên xe, tên công an giữ an ninh, thấy vóc dáng
con tôi cao lớn, hỏi con tôi mấy tuổi. Tôi nói, nó 15 tuổi. Tên nầy nghĩ
rằng, tôi khai gian tuổi để mua vé giá rẻ dành cho trẻ em. Anh ta sừng
sộ, bảo trình “chứng minh nhân dân” để kiểm chứng.
Đến Hà Nội lúc chiều tối, chúng tôi thuê
phòng trọ, ngủ một đêm. Sáng hôm sau, tôi đi chợ mua bánh chưng và trái
cây tươi, để phụ thêm thực phẩm đem từ Sài Gòn như sữa hộp, cá chà bông,
mấm ruốc xào, muối đậu phộng…
Lạ nước lạ cái, không biết chợ búa ở đâu,
chúng tôi gọi xe xích lô chở đi. Chú xa phu chở tôi và đứa con, nói một
hơi, làm cho tôi ngạc nhiên. Anh ấy nói: “Tôi thấy mấy bà, biết ngay là
người Sài Gòn ra đây để thăm mấy ông đi “cải tạo”. ở trong đó, sao mấy
ông dở quá? Tụi nầy ở Bắc trông mong mấy ông ấy ra giải phóng Bắc Việt.
Thế mà nay có chuyện ngược đời. Thương hại cho mấy ông ấy!” Tôi làm
thinh, không biết trả lời thế nào đây.
Chồng tôi bị giam ở trại Vĩnh Phú/K5, ở
mạn Bắc Hà Nội. Nghe nói, đi bộ từ Hà Nội đến trại phải mất một ngày
trời. Năm đó, tôi 50 tuổi, già yếu nhưng luôn tâm niệm là phải cố gắng.
Tôi thuê xe ba gác, chở cái rương sắt đựng thức ăn, quần áo, thuốc men.
Anh phu xe đi trước, tôi và thằng con lẻo đẻo theo sau. Đến trại thì
trời đã xế chiều. Chúng tôi được phép ngủ đêm lại tại một gian nhà tranh
dành riêng cho khách thăm nuôi.
Sáng hôm sau, chúng tôi được hướng dẫn
đến phòng thăm nuôi. Tôi trình giấy phép. Cán bộ cầm giấy tờ lên văn
phòng. Một chập sau trở lại, cho biết là, chồng tôi đã chuyển đi K1 gần
một tháng rồi. Lúc tôi làm đơn xin đi thăm thì chồng tôi còn ở K5. Tôi
bàng hoàng, choáng váng, đứng không vững, như muốn té quÿ xuống đất. Cán
bộ cho biết, trại K1, nơi chồng tôi đang bị giam, ở cách trại K5 khoảng
10 cây số.
Tôi lại phải thuê xe ba gác, cùng với
thàng con lội bộ thêm nửa ngày, đến xế chiều mới tới K1. Lại ngủ thêm
một đêm thứ hai tại nhà khách lạnh lẽo. Sáng hôm sau, chúng tôi được
hướng dẫn đến phòng thăm nuôi. Tại đây đã có mặt vài anh cán bộ. Nhờ
chiều hôm trước, khi vừa đến trại, tôi đã có trình giấy phép thăm nuôi,
nên sáng hôm đó, chồng tôi được miễn xuất trại đi lao động và được hướng
dẫn đến phòng thăm nuôi để gặp chúng tôi.
Trong phòng, có một bàn gỗ dài cỡ ba
thước và 2 cái băng dài. Anh cán bộ ra dấu, bảo tôi và đứa con ngồi một
bên và chồng tôi ngồi đối diện. Có nghĩa là hai vợ chồng không được ngồi
cạnh nhau. Còn anh cán bộ thì ngồi bên phía chồng tôi để theo dõi cuộc
nói chuyện.
Chúng tôi biết ý, chỉ hỏi thăm về sức
khỏe, chỉ nói chuyện liên quan đến gia đình mà thôi. Đâu dám nói chuyện
gì khác, rủi bị cán bộ đuổi về sớm thì mang họa. Tôi giao cho chồng tôi
cái rương sắt nhỏ, đựng đủ thứ thức ăn và đồ dùng. Tôi dặn chồng tôi, có
cần gì thì viết thơ cho biết.
Sau gần năm năm đi tù, chồng tôi thay đổi
quá nhiều. Thân hình ốm nhom, nước da đen đúa, mặt mày bơ thờ. Trông
tội nghiệp quá. Tự nhiên nước mắt tôi trào ra, tôi vội lấy khăn lau. Tôi
cố cắn răng, cầm cho khỏi hóc nấc lên. Trời ơi ! Sao tôi bị đày đọa, bị
bắt phải chịu cảnh sống khốn khổ quá vậy ?
Nói chuyện sơ sơ, khoảng nửa giờ thì tên
cán bộ nói đã hết giờ qui định rồi. Tôi nói lới chia tay mà nước mắt ràn
rụa. Tôi cảm thấy đau nhói trong tim, muốn la lên kêu Trời cho đỡ đau
khổ.
Trên đường về Hà Nội, chúng tôi sử dụng
nhiều phương tiện di chuyển : đi bộ, đi thuyền và đi xe lửa. Đến Hà Nội,
chúng tôi thuê phòng trọ ngủ đêm. Sáng hôm sau, đi xe lửa xuyên Việt về
Sài Gòn.
14. SUÝT BỊ LƯỜNG GẠT LẦN THỨ HAI
Thăm chồng về được vài tháng, một hôm có
một thanh niên đến nhà tôi, cũng tự xưng là cán bộ tại trại Vĩnh Phú.
Cũng giống như cô cán bộ đến nhà tôi lần trước, anh ta nói, chồng tôi
nhờ anh ấy, trong dịp đi công tác vào Nam, đến nhắn bảo tôi tiếp tế thực
phẩm, quần áo và tiền bạc.
Tôi biết ngay là anh cán bộ này nói dối.
Là vì, trong chuyến thăm chồng tôi vừa rồi, tôi đã tiếp tế đầy đủ những
thứ mà anh ta vừa mới nói. Tuy nhiên, với bản chất ôn hòa, tôi không
muốn tranh cãi với người dưng nước lã làm chi. Có thể, cả đời mình, chỉ
gặp họ một lần mà thôi. Tôi từ chối khéo : “Cảm ơn anh rất nhiều, đã
chịu khó đến nhà tôi. Nhưng tôi sắp sửa đi thăm nuôi chồng tôi cho nên
không dám làm phiền anh”. Thế là tôi đã thoát nạn lần thứ nhì. Nếu dễ
tin thì đã bị lường gạt.
15. NGÀY TRỞ VỀ
Buổi tối, ngày 30-4-1980, tôi và đứa con
đang ngồi ăn cơm, thì chồng tôi bước vô nhà. Trông chồng tôi gầy ốm, đen
đúa, quần áo lếch thếch, lưng đeo ba lô. Đâu còn phong độ của thời huy
hoàng ngày xưa. Tôi sững sờ, đánh rơi đủa chén, líu lưỡi, không nói nên
lời.
Chồng tôi cho biết, anh ấy đã được trả tự
do vài ngày trước đây. Ra trại Vĩnh Phú, anh ấy về Hà Nội, ngủ ngoài
trời một đêm tại sân ga xe lửa. Ngay khi tới Hà Nội, anh ấy đã đến bưu
điện, gởi điện tín báo tin mừng, một ngày trước lên xe lửa về Nam. Xe
chạy từ Hà Nội vô Sài Gòn mất thêm hai ngày nữa. Thế mà, điện tín lại đi
chậm hơn xe lửa. Do đó, sự xuất hiện của chồng tôi đã đem lại cho tôi
một sự mừng rỡ, một hạnh phúc bất ngờ, tưởng chỉ có trong giấc mơ mà
thôi.
Tôi đề nghị hai đứa ra phố ăn cơm tiệm để
mừng ngày thoát cảnh tù đày. Chồng tôi nói : “Thôi ! Ăn cơm tù nhiều
năm quen rồi, bây giờ có ăn cơm nguội cũng sướng như tiên rồi”. Đúng là
bị méo mó nghề nghiệp ở tù.
Lúc ấy, tiếng nhạc cassette nhà bên cạnh vọng sang văng vẳng :
Em vẫn chờ khi nào anh về,Dù cho bao năm bao tháng lê thê.
Xuân tới, hè sang rồi thu lạnh lùng
Vẫn bền lòng một nỗi nhớ nhung.