Bao giờ mới bớt băng rôn chăng ngang, chăng dọc?
(Dân Việt) - Một năm có vài đợt kỷ niệm và vài cuộc vận động gì đó thì mỗi cột cõng 2 pano dì dịt chữ. Khẩu hiệu mang nội dung gì thì mọi người đã biết cả, chỉ có điều theo năm tháng, câu chữ cũng dài ra, khó đọc hơn.
Tôi có một lần ngồi làm cái việc điên điên
là theo dõi quãng đường chừng 3km của một quận nội thành thủ đô. Quãng
đường đó cứ 25m có một cột đèn đường. Một năm có vài đợt kỷ niệm và vài
cuộc vận động gì đó thì mỗi cột cõng 2 pano dì dịt chữ, nội dung hoặc
lời trích dẫn, hoặc khẩu hiệu. Khẩu hiệu mang nội dung gì thì mọi người
đã biết cả, chỉ có điều theo năm tháng, câu chữ cũng dài ra, khó đọc
hơn.
Ảnh minh họa
|
Vài
ba trăm/cặp pano khung vải chung lưng vào nhau cỡ 1,2-1,8m rải trên
quãng đường với nội dung lặp lại ấy tính ra cũng suýt soát 700 triệu
đồng (tiền năm 2012) một năm. Đó là chưa kể vài chục cái băng rôn chăng
ngang trên cao, chữ cũng dài với những nội dung quen thuộc. Rồi chi phí
để nuôi đội quân đi treo rồi tháo gỡ.
Ngắm nó
mãi tôi lại nhớ đến câu nói lặp đi lặp lại khá vô nghĩa của nhân vật
Píp ngậm miệng trong một vở kịch từ hồi chiến tranh “Hòn đảo thần vệ
nữ”: “Hết ngày dài lại đến đêm thâu, ta còn đi trên đất Phi châu”.
Vâng,
lễ lạt, vận động là “cơ, đèn, kèn, hoa”, bao giờ cũng thế, bao nhiêu
năm nay cũng thế. Xin nói thêm là hầu như rất ít người quan tâm đến nội
dung khẩu hiệu băng rôn kiểu ấy. Hình như người chỉ thị làm là theo thói
quen, còn người thừa hành thì cứ công thức cũ lặp lại năm này qua tháng
khác. Công việc cứ như là mộng du.
Một đoạn
đường ngắn thôi mà như thế nên khi qua Thái Nguyên hay lên Sơn La thấy
hàng chục cây số kéo dài những pa nô đỏ rợp và chi chít chữ không thể
đọc kịp thì cũng không lấy gì làm lạ. Nói rộng ra, trên khắp các tỉnh
thành cả nước, số pano và băng rôn mỗi năm ăn vào ngân sách bao nhiêu tỷ
đồng mà hiệu quả là gì không rõ. Khi đất nước thay đổi, dân trí khác
xưa mà vẫn kiên trì tuyên truyền kiểu cái loa sắt tây cũ kỹ không những
kém tác dụng mà gây lãng phí biết bao nhiêu.
Một
họa sĩ già có lần kể tôi nghe: Cách đây 40 năm, một vị lãnh đạo trong
tuyên huấn Thành ủy Hà Nội nói với ông, bao giờ nước ta bớt đi những thứ
băng rôn chăng ngang, chăng dọc theo thói quen này thì mới khá lên
được.
Bao giờ người làm tuyên truyền mới nhận ra điều đó? (LB: chúng nó nhận ra từ đời tám hoánh rồi, nhưng ko làm thì "cạp đất" ra mà ăn á => Thống kê cho thấy cái băng cộng sản là lắm khẩu hiệu nhất trên đời, còn hơn cả các lời giáo huấn bên Đạo ý chớ)
Đỗ Đức
Thủ tướng có xử lý trách nhiệm của “tư lệnh” ngành?
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các đại biểu tại hành lang Quốc hội, hôm 11/6. |
Không trực tiếp trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội thứ 5, song Thủ
tướng cũng đã nhận được 5 chất vấn của đại biểu Quốc hội, theo tập hợp
của Vụ Công tác đại biểu tính đến 17h ngày 10/6.
Sốt ruột trước tình trạng hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng, nhập
lậu…. làm ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân đang tràn ngập lãnh thổ và
ngày càng nhiều hơn, đại biểu Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) đặt câu hỏi:
tình trạng này không biết còn kéo dài chồng chất đến bao giờ và đặc biệt
là trách nhiệm của bộ, ngành nào đến đâu?
"Xin Thủ tướng vui lòng cho biết, thời gian qua và sắp tới, Thủ tướng có
giải pháp gì hiệu quả nhất? Có xử lý trách nhiệm của “tư lệnh” lĩnh vực
này không?", bà Khá chất vấn.
Cũng liên quan đến trách nhiệm của các bộ ngành, đại biểu Trương Văn Vở
(Đồng Nai) nhắc lại chỉ đạo của Thủ tướng tại kỳ họp thứ tư của Quốc hội
về thủy điện: “Dự án nào trong quy hoạch nhưng không đảm bảo theo quy
định của pháp luật thì loại bỏ ra khỏi quy hoạch phát triển điện lực
quốc gia giai đoạn 2011 - 2020”.
Nhưng, theo đại biểu, cho đến nay các bộ, ngành liên quan chưa hành động
đúng theo chỉ đạo, thậm chí còn xảy ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm
làm cho cử tri lo lắng, bức xúc trước thực trạng chủ đầu tư vẫn triển
khai lập dự án thủy điện Đồng Nai 6, Đồng Nai 6A và tiếp tục chờ thẩm
định đánh giá tác động của bộ ngành liên quan không tuân thủ theo quy
định của pháp luật.
"Với trách nhiệm thuộc thẩm quyền, đề nghị Thủ tướng cho biết biện pháp
chỉ đạo, giải quyết cụ thể như thế nào để khắc phục tình trạng nêu trên
nhằm đáp ứng lòng mong đợi của cử tri?" là chất vấn đại biểu Vở dành cho
người đứng đầu Chính phủ.
Đại biểu Ly Kiều Vân (Quảng Trị) muốn biết quan điểm của Thủ tướng trước
đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về dự án di dân khẩn cấp ra khỏi vùng
lũ ống, lũ quét thuộc xã Húc Nghì, huyện Đakrong, tỉnh Quảng Trị do
nguồn vốn ngân sách Trung ương đầu tư gần 70 tỷ đồng. Nhưng hơn 3 năm
ngân sách mới bố trí 29 tỷ. Trong khi đó mùa mưa bão đã cận kề và bà con
vùng dự án đang mòn mỏi trông chờ từng ngày dự án hoàn thành trong
những ngôi nhà tạm.
Cũng chất vấn cá nhân Thủ tướng, đại biểu Nguyễn Kim Hồng (Đồng Tháp)
muốn biết giải pháp để khắc phục tình trạng sinh viên không tìm được
việc làm hoặc có thì trái chuyên ngành đào tạo.
"Thủ tướng chia sẻ gì với người nông dân về ước mơ cho con đi học đại
học và tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp?. Bà con nông dân rất mong
Thủ tướng quan tâm vấn đề này như Thủ tướng đã quan tâm chỉ đạo có giải
pháp để cho người nông dân trồng lúa có lãi 30%".
Là người duy nhất chất vấn hai nội dung, bên cạnh vấn đề nêu trên, đại
biểu Nguyễn Thị Khá đề nghị Thủ tướng cho biết các chính sách hỗ trợ
người nghèo, vùng nghèo có đến đúng đối tượng, sự dụng đạt hiệu quả bao
nhiêu phần trăm, có cần rà soát lại lại không?
Theo thông lệ, Thủ tướng chỉ trả lời chất vấn trực tiếp tại kỳ họp cuối
năm của Quốc hội. Vào kỳ họp cuối năm 2012, cho đến trước phiên chất vấn
đầu tiên của Quốc hội, người đứng đầu Chính phủ chỉ nhận được duy nhất
một chất vấn bằng văn bản của một vị đại biểu đoàn Nghệ An.
Tuy nhiên, sau đó ông tiếp tục nhận được phiếu chất vấn, khi một số vị
đại biểu không hài lòng với câu trả lời của một số vị bộ trưởng đăng đàn
trực tiếp.
Ở kỳ họp này, bắt đầu từ chiều nay (12/6), 4 vị bộ trưởng, trưởng ngành
cùng Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ trực tiếp trả lời chất vấn trước
Quốc hội. Song hơn 150 chất vấn bằng văn bản vẫn được gửi đến hầu hết
các thành viên Chính phủ. Dẫn đầu về số lượng là Bộ trưởng Bộ Công
Thương Vũ Huy Hoàng với 19 chất vấn.
(VnEconomy)
Đào Tuấn - Nhật ký nghị trường: Nhiều cái bắt tay trong hành lang
8h sáng, Trung tâm báo chí Quốc hội, hôm nay tràn ngập phóng viên, bỗng
dưng lặng phắc. Đã bắt đầu thời khắc quan trọng nhất của không chỉ một
kỳ họp, một khóa Quốc hội, mà suốt gần 70 năm của lịch sử Quốc hội, khi
kết quả lấy phiếu tín nhiệm bắt đầu được công bố công khai.
8h10 phút, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Hạnh Phúc hắng giọng, sau đó cất lời
xin lỗi các vị ĐBQH. Không «có biến» gì cả, chỉ là do kết quả lấy phiếu
chưa in xong. Ban kiểm phiếu gồm tới 29 vị ở đủ các đoàn. Cả đêm qua, 29
vị trong ban kiểm phiếu có lẽ đã rất vất vả. Dường như sự chính xác
phải được đảm bảo tuyệt đối để không xảy ra những câu chuyện khôi hài
kiểu VFF. Các PV có thẻ B ngay lập tức vào Hội trường khi các vị ĐBQH có
vài phút nghỉ giải lao đầu giờ. Tại Trung tâm báo chí, thẻ sự kiện
(dùng để vào Hội trường phỏng vấn) trở nên khan hiếm kinh khủng.
Bị chậm 33 phút so với giờ họp, mãi đến 8h35 phút sáng, Trưởng ban kiểm
phiếu Đỗ Văn Chiến mới bắt đầu công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm. Có
thể cảm nhận rõ sự hồi hộp từ nghị trường đến Trung tâm báo chí khi ông
Chiến bắt đầu đọc.
Người đầu tiên trong danh sách công bố là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Trong số 491 phiếu hợp lệ, Chủ tịch nước được 330 phiếu tín nhiệm cao,
133 phiếu tín nhiệm và 28 phiếu tín nhiệm thấp. Sau ông, Phó Chủ tịch
nước Nguyễn Thị Doan cũng đạt 263 phiếu tín nhiệm cao.
Sau 2 chức danh này, tới các chức danh của Quốc hội. Chủ tịch QH Nguyễn
Sinh Hùng đạt 328 phiếu tín nhiệm cao. Tới các thành viên Chính phủ. Thủ
tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đạt 210 phiếu tín nhiệm cao. Các Phó
Thủ tướng Hoàng Trung Hải đạt 186 phiếu tín nhiệm cao; Phó Thủ tướng
Nguyễn Thiện Nhân, đạt 196 phiếu. Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đạt 167 và
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đạt 248 phiếu.
Người giành nhiều phiếu tín nhiệm cao nhất là Ủy viên Bộ Chính trị, Phó
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân với 374 phiếu. Trong khi đó, người có số
tín nhiệm thấp cao nhất là Thống đốc Nguyễn Văn Bình với 209 phiếu,
chiếm tỷ lệ 41,97%.
Tuy nhiên, theo quy định tại nghị quyết 35, không chức danh nào quá bán bất tín nhiệm đến mức phải bỏ phiếu.
Tới 9h30, Quốc hội mới giải lao, với rất nhiều cái bắt tay và những ý kiến trao đổi.
Tại Hội trường Quốc hội, bước ra gần cuối, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Trần
Văn Giàu bắt tay ĐBQH Đỗ Văn Đương, ông cười tươi và nói «cảm ơn». Bộ
trưởng Đinh La Thăng đứng giữa sảnh lớn, tay cầm một ly nước cam, đầy
đá, nom ông cao lớn, khỏe khoắn và sẵn sàng bắt tay các vị ĐBQH cũng như
cánh báo chí. Bộ trưởng Bộ GTVT từ chối lịch lãm các câu hỏi của báo
chí bằng một nụ cười và cách nói dân giã quen thuộc. Báo chí đã hoài
công đi tìm Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến và Bộ trưởng Bộ Giáo
dục Phạm Vũ Luận. 2 vị Bộ trưởng chắc có việc bận, không thấy xuất hiện
tại hành lang. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh mỉm cười
rất tươi, nhận lời chúc từ Lao động với kết quả lấy phiếu rất khả quan
đối với một vị Bộ trưởng, ông chỉ nói ngắn gọn là ông cũng tin là mình
sẽ đạt sự tín nhiệm của Quốc hội.
Báo chí ngay lập tức vây quanh ĐBQH Dương Trung Quốc. Có một câu hỏi thú
vị dành cho ông, rằng 2 chức danh Bộ Quốc phòng và ngoại giao đạt số
phiếu tín nhiệm rất cao, dù trong hoàn cảnh Biển Đông không ít phức tạp
và ngư dân vẫn bị tấn công bởi «tàu lạ». Nhà sử học, với sự thẳng thắn
thường thấy nói chắc nịch rằng ông vẫn nghĩ các ĐBQH bỏ phiếu phần nhiều
là do cảm tính chứ thực ra, thông tin đối với một số lĩnh vực để đánh
giá là chưa đủ.
Cũng bị báo chí vây kín, ĐBQH Bùi Thị An nói kết quả có thể sẽ khách quan nếu
chỉ có phiếu tín nhiệm và không tín nhiệm, thay vì 3 mức độ tín nhiệm
như đợt bỏ phiếu này. (chúng nó chả dại làm thế đâu á :D)
Cựu Bộ trưởng Tư pháp, ĐBQH kỳ cựu Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong tư
cách khách mời, nói rằng ông rất phấn khởi. Vì kết quả lấy phiếu giải
tỏa được băn khoăn, trả lời được câu hỏi của không chỉ riêng ông mà của
cử tri và nhân dân cả nước. Đó là việc các vị ĐBQH có tiếng nói của
mình, có trách nhiệm trước cử tri và nhân dân. «Điều này làm tôi phấn
khởi»- ông nói.
Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Trung tướng Trần Văn Độ cũng nói kết
quả là khách quan. Và ông, cũng như các vị ĐBQH khác đã đại diện cho cử
tri cả nước phản ánh nguyện vọng của họ trong các lá phiếu đánh giá.
Trả lời câu hỏi về sự chênh lệch phiếu tín nhiệm giữa khối lập pháp và
hành pháp, Trung tướng Trần Văn Độ nói đó là một «kết quả tất nhiên»,
bởi theo ông, quản lý NN là phức tạp và điều hành có kết quả cụ thể thể
hiện rất rõ, ĐBQH có cơ sở hơn để đánh giá.
Thành viên Chính phủ duy nhất trả lời phỏng vấn báo chí là Bộ trưởng Bộ
Tư pháp Hà Hùng Cường. Với điếu thuốc trên tay, ông nói rất phấn khởi và
trân trọng sự đánh giá của các vị ĐBQH và cũng là của nhân dân đối với
ngành tư pháp cũng như cá nhân ông. Một cách khiêm tốn, Bộ trưởng nhìn
nhận vẫn còn phiếu đánh giá tín nhiệm thấp «mà cũng không ít đâu», ông
cho rằng ngành tư pháp ít va chạm trực tiếp thì đó cũng là điều khiến
ông suy nghĩ. «có nghĩa rằng còn nhiều vấn đề cần phải nhìn nhận, đánh
giá lại. Những gì còn yếu kém thì phải chỉnh sửa. Bộ trưởng Hà Hùng
Cường nói cũng chia sẻ với Thống đốc NHNN cũng như Bộ trưởng Bộ Y tế.
Nhìn chung, kết quả lấy phiếu được các vị ĐBQH, với tư cách người bỏ
phiếu, đánh giá là rất tích cực, Bộ trưởng Tư pháp nói ông ủng hộ việc
lấy phiếu trong Đảng tới đây «tôi nghĩ công khai kết quả như việc lấy
phiếu ở Quốc hội là rất tốt».
Đào Tuấn
((Blog Đào Tuấn)
Đừng tưởng đại biểu Quốc hội không có cách bày tỏ “bất tín nhiệm”
Ở đợt “lấy phiếu tín nhiệm” lần này, Ban Tổ chức chỉ cho các đại biểu
Quốc hội lựa chọn giữa “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm” và “tín nhiệm thấp”.
Hôm qua, mình đã chia sẻ vài suy nghĩ về cách lập phiếu không hợp lý (1).
Bữa nay, ngồi ngắm nghía lại kết quả “lấy phiếu tín nhiệm” (2), mình
phát giác, dẫu Ban Tổ chức không cho, song các đại biểu Quốc hội vẫn có
cách để bày tỏ sự “bất tín nhiệm” của họ với 47 cá nhân, đang đảm nhiệm
những chức vụ quan trọng trong Quốc hội, Nhà nước và Chính phủ.
Tuy có 498 đại biểu Quốc hội tham gia đợt “lấy phiếu tín nhiệm” đầu tiên
nhưng không vị nào trong số 47 vị được đưa ra Quốc hội “lấy phiếu tín
nhiệm”, nhận đủ 498 phiếu.
Nếu cộng tất cả các phiếu, bao gồm cả “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm”, lẫn
“tín nhiệm thấp” của từng vị thì người nhận được nhiều phiếu nhất là ông
Hoàng Tuấn Anh – Bộ trưởng Văn hóa Thể thao Du lịch. Có 494/498 đại
biểu Quốc hội bày tỏ các mức độ tín nhiệm khác nhau đối với ông Anh.
Người nhận được ít phiếu nhất là bà Phạm thị Hải Chuyền – Bộ trưởng Lao
Động Thương binh Xã hội. Chỉ có 392/498 đại biểu Quốc hội bày tỏ các mức
độ tín nhiệm khác nhau, đối với bà Chuyền.
Tại sao đã có “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm” và “tín nhiệm thấp” mà nhiều
đại biểu Quốc hội vẫn không chọn môt trong ba, để bày tỏ mức độ tín
nhiệm của họ, với từng cá nhân trong số 47 vị được đưa ra “lấy phiếu tín
nhiệm”?
Mình tin là vì những đại biểu Quốc hội đó cảm thấy “bất tín nhiệm” đối
với một số vị. Bởi cảm thấy “bất tín nhiệm” mà phiếu lại không có mục
này, thành ra mới có nhiều đại biểu Quốc hội, không chọn bất kỳ mức độ
nào trong cả ba mức độ biểu lộ niềm tin (“tín nhiệm cao”, “tín nhiệm” và
“tín nhiệm thấp”).
Nói cách khác, nếu lấy tổng số đại biểu Quốc hội tham gia “lấy phiếu tín
nhiệm” làm chuẩn (498) thì số phiếu mà từng vị trong số 47 vị được đưa
ra Quốc hội “lấy phiếu tín nhiệm” còn thiếu, chính là lượng phiếu “bất
tín nhiệm” mà đại biểu Quốc hội lẳng lặng “kính biếu” các vị.
Dựa trên các số liệu do Quốc hội công bố, mình lập “Bảng 1” để các bạn
cùng xem số lượng đại biểu Quốc hội không bày tỏ mức độ tín nhiệm của
họ, đối với từng người được đưa ra “lấy phiếu tín nhiệm”.
Từ “Bảng 1”, mình chọn ra 8 vị trong “top 5” – nhóm dẫn đầu về số lượng
phiếu “bất tín nhiệm” để lập “Bảng 2”. Sở dĩ là 8 bởi có một số vị…
“đồng hạng”. Khi lập các bảng này, mình phát giác thêm vài điểm thú vị:
(1) Ông Nguyễn Sinh Hùng và ông Phùng Quang Thanh – hai người nằm trong
“top 5” về “tín nhiệm cao” cũng góp mặt trong “top 5” về “bất tín
nhiệm”. (2) Cả Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng Công an, Tổng Thanh tra
Chính phủ đều nằm trong “top 5” về “bất tín nhiệm”.
BẢNG 1
STT
|
Họ tên/Chức danh
|
Tổng số phiếu đạt được/Tổng số đại biểu
|
Số đại biểu không bày tỏ mức độ tín nhiệm
|
1
|
Trương Tấn Sang – Chủ tịch Nhà nước |
491/498
|
7
|
2
|
Nguyễn Thị Doan – Phó Chủ tịch Nhà nước |
491/498
|
7
|
3
|
Nguyễn Sinh Hùng – Chủ tịch Quốc hội |
432/498
|
66
|
4
|
Uông Chu Lưu – Phó Chủ tịch Quốc hội |
490/498
|
8
|
5
|
Nguyễn Thị Kim Ngân – Phó Chủ tịch Quốc hội |
490/498
|
8
|
6
|
Tòng Thị Phóng – Phó Chủ tịch Quốc hội |
491/498
|
7
|
7
|
Huỳnh Ngọc Sơn – Phó Chủ tịch Quốc hội |
491/498
|
7
|
8
|
Phan Xuân Dũng – Chủ nhiệm UB KHCNMT |
491/498
|
7
|
9
|
Nguyễn Văn Giàu – Chủ nhiệm UB Kinh tế |
492/498
|
6
|
10
|
Trần Văn Hằng – Chủ nhiệm UB Đối ngoại |
491/498
|
7
|
11
|
Phùng Quốc Hiển – Chủ nhiệm UB TCNS |
491/498
|
7
|
12
|
Nguyễn Văn Hiện – Chủ nhiệm UB Tư pháp |
491/498
|
7
|
13
|
Nguyễn Kim Khoa – Chủ nhiệm UB QPAN |
491/498
|
7
|
14
|
Phan Trung Lý – Chủ nhiệm UB Pháp luật |
492/498
|
6
|
15
|
Trương Thị Mai – Chủ nhiệm UB CVĐXH |
492/498
|
6
|
16
|
Nguyễn Thị Nương – Trưởng Ban CTĐB |
492/498
|
6
|
17
|
Nguyễn Hạnh Phúc – Chủ nhiệm VPQH |
492/498
|
6
|
18
|
Ksor Phước – Chủ tịch Hội đồng Dân tộc |
492/498
|
6
|
19
|
Đào Trọng Thi – Chủ nhiệm UB VHGD TTNNĐ |
492/498
|
6
|
20
|
Nguyễn Tấn Dũng – Thủ tướng |
492/498
|
6
|
21
|
Hoàng Trung Hải – Phó Thủ tướng |
492/498
|
6
|
22
|
Nguyễn Thiện Nhân – Phó Thủ tướng |
491/498
|
7
|
23
|
Vũ Văn Ninh – Phó Thủ tướng |
490/498
|
8
|
24
|
Nguyễn Xuân Phúc – Phó Thủ tướng |
490/498
|
8
|
25
|
Hoàng Tuấn Anh – Bộ trưởng VHTTDL |
494/498
|
4
|
26
|
Nguyễn Thái Bình – Bộ trưởng Nội vụ |
491/498
|
7
|
27
|
Nguyễn Văn Bình – Thống đốc NHNN |
491/498
|
7
|
28
|
Phạm Thị Hải Chuyền – Bộ trưởng LĐTBXH |
392/498
|
106
|
29
|
Hà Hùng Cường – Bộ trưởng Tư pháp |
492/498
|
6
|
30
|
Trịnh Đình Dũng – Bộ trưởng Xây dựng |
492/498
|
6
|
31
|
Vũ Đức Đam – Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP |
489/498
|
9
|
32
|
Vũ Huy Hoàng – Bộ trưởng Công thương |
491/498
|
7
|
33
|
Phạm Vũ Luận – Bộ trưởng GDĐT |
492/498
|
6
|
34
|
Phạm Bình Minh – Bộ trưởng Ngoại giao |
482/498
|
16
|
35
|
Cao Đức Phát – Bộ trưởng NNPTNT |
491/498
|
7
|
36
|
Giàng Seo Phử – Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT |
480/498
|
18
|
37
|
Trần Đại Quang – Bộ trưởng Công an |
470/498
|
28
|
38
|
Nguyễn Minh Quang – Bộ trưởng TNMT |
480/498
|
18
|
39
|
Nguyễn Quân – Bộ trưởng KHCN |
479/498
|
19
|
40
|
Nguyễn Bắc Son – Bộ trưởng TTTT |
479/498
|
19
|
41
|
Phùng Quang Thanh – Bộ trưởng Quốc phòng |
480/498
|
18
|
42
|
Đinh La Thăng – Bộ trưởng GTVT |
483/498
|
15
|
43
|
Nguyễn Thị Kim Tiến – Bộ trưởng Y tế |
482/498
|
16
|
44
|
Huỳnh Phong Tranh – Tổng Thanh tra CP |
432/498
|
66
|
45
|
Bùi Quang Vinh – Bộ trưởng KHĐT |
482/498
|
16
|
46
|
Trương Hòa Bình – Chánh án TAND Tối cao |
489/498
|
9
|
47
|
Nguyễn Hòa Bình – Viện trưởng VKS Tối cao |
481/498
|
17
|
STT
|
Họ tên/Chức danh
|
Tổng số phiếu đạt được/Tổng số đại biểu
|
Số đại biểu không bày tỏ mức độ tín nhiệm
|
1
|
Phạm Thị Hải Chuyền – Bộ trưởng LĐTBXH |
392/498
|
106
|
2
|
Nguyễn Sinh Hùng – Chủ tịch Quốc hội |
432/498
|
66
|
3
|
Huỳnh Phong Tranh – Tổng Thanh tra CP |
432/498
|
66
|
4
|
Trần Đại Quang – Bộ trưởng Công an |
470/498
|
28
|
5
|
Nguyễn Quân – Bộ trưởng KHCN |
479/498
|
19
|
6
|
Nguyễn Bắc Son – Bộ trưởng TTTT |
479/498
|
19
|
7
|
Giàng Seo Phử – Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT |
480/498
|
18
|
8
|
Phùng Quang Thanh – Bộ trưởng Quốc phòng |
480/498
|
18
|
Chú thích
(1) Tín nhiệm không thể là “bán tín, bán nghi”
(2) Công bố kết quả bỏ phiếu tín nhiệm 47 lãnh đạo cao cấp
Đồng Phụng Việt
12-06-2013
Bài vừa bi rút xuống: Chung một tiếng lòng
Đúng như sự chấm điểm từ cử tri, những lĩnh vực mà nhân dân thấy còn
nhiều điểm chưa hài lòng nhất, thì tư lệnh của ngành đó, có số lượng lá
phiếu “tín nhiệm thấp” nhiều nhất. Đại biểu, cử tri đã cùng chung một
tiếng nói, chung một tiếng lòng. Cuộc bỏ phiếu kép đầu tiên trong lịch
sử Quốc hội kết thúc khá thành công. Đại biểu, cử tri đã cùng chung
một tiếng nói, chung một tiếng lòng. Cuộc bỏ phiếu kép đầu tiên trong
lịch sử Quốc hội kết thúc khá thành công.
Trong báo cáo tổng hợp kiến nghị của cử tri cả nước do Chủ tịch Ủy ban
Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam trình bày ngay tại phiên khai mạc
Kỳ họp thứ 5, có thấy nổi lên ba lĩnh vực mà nhân dân có nhiều bức xúc
nhất đó là ngân hàng, giáo dục và y tế.
Chẳng hạn, trong lĩnh vực ngân hàng, cử tri cho rằng “tình trạng giá
vàng trong nước chênh lệch quá lớn với giá vàng thế giới hiện nay dẫn
đến sự băn khoăn, thiếu tin tưởng của nhân dân về năng lực của cơ quan
nhà nước hữu quan trong việc quản lý điều hành thị trường vàng”.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, sau đó, đã có bản giải
trình chi tiết gửi đến đại biểu Quốc hội về nội dung này, trong đó nhấn
mạnh đến một loạt nội dung như Ngân hàng Nhà nước can thiệp thị trường
vàng không vì mục tiêu lợi nhuận mà chỉ nhằm điều tiết và quản lý nhà
nước đối với thị trường. Toàn bộ chênh lệch giá vàng trong nước và thế
giới thuộc về ngân sách nhà nước để phục vụ quốc kế dân sinh...
Đồng thời, phát biểu trước Quốc hội trong phiên họp chiều 30/5, Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình nhắc đến một câu nói của Chủ
tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng là “Thống đốc không còn đơn độc” trước
khi đưa ra lời kêu gọi: “Chúng tôi rất cảm động với câu nói đó và đến
nay chúng tôi không còn đơn độc nữa. Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước
đã rất nỗ lực, rất phấn đấu, mong cử tri cả nước tiếp tục động viên và
đồng hành cùng chúng tôi”.
Tuy nhiên, vẫn có tới 209 đại biểu Quốc hội (chiếm tỷ lệ 41,97%) đánh
giá người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước ở mức “tín nhiệm thấp”, đưa Thống
đốc Nguyễn Văn Bình lên đứng đầu danh sách những thành viên Chính phủ
phải nhận nhiều nhất mức đánh giá “tín nhiệm thấp”.
Với lĩnh vực giáo dục, cử tri bức xúc vì “bệnh thành tích trong giáo
dục không giảm, tỷ lệ học sinh khá, giỏi ở các bậc học phổ thông nhiều
nơi rất cao nhưng không phản ánh đúng thực trạng chất lượng của ngành
giáo dục. Hậu quả của việc cho phép mở quá nhiều trường đại học, cao
đẳng thời gian qua đã dẫn đến việc nhiều trường thiếu các điều kiện cơ
bản cả về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và năng lực quản trị nên
chất lượng đào tạo thấp, số lượng tuyển sinh ngày càng giảm sút, lãng
phí nguồn lực đầu tư của xã hội”...
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận trở thành thành viên
Chính phủ thứ hai, đứng sau Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về số lượng
phiếu “tín nhiệm thấp”, khi có 177 đại biểu Quốc hội “chấm điểm” ông
Luận ở mức này, đưa tỷ lệ “tín nhiệm thấp” của ông Luận lên 35,54%.
Tương tự, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhận về 146 phiếu đánh
giá “tín nhiệm thấp”, chiếm tỷ lệ 29,32%...
Bình luận về kết quả lấy phiếu tín nhiệm này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn
Sinh Hùng cho hay, đây là lần đầu tiên Quốc hội tiến hành quy trình này
nên không tránh khỏi thiếu sót. Tuy nhiên kết quả chung phản ánh được
tình hình kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, tư pháp của đất nước.
Có đủ 3 loại phiếu tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp. Nhìn
chung, cách đánh giá của đại biểu Quốc hội là khách quan. Quốc hội đã
hoàn thành trọng trách nhân dân cả nước giao về đánh gia tín nhiệm bước
đầu. Đây sẽ là cơ sở để các lần sau rút kinh nghiệm khi tiến hành quy
trình này ở các cấp hội đồng nhân dân.
Nói thêm về các lĩnh vực nóng như ngân hàng, giáo dục, y tế..., theo
Chủ tịch Quốc hội, đây đều là những lĩnh vực mà Quốc hội đòi hỏi trách
nhiệm cao hơn. Ông động viên: “Phiếu tín nhiệm cao của Quốc hội vừa là
sự động viên khích lệ đối với cá nhân người trong diện được lấy phiếu,
vừa là sự đánh giá kết quả điều hành phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước đạt được thời gian qua. Còn phiếu tín nhiệm thấp là sự nhắc nhở
nghiêm túc đối với người được lấy phiếu để có thể hoàn thành tốt hơn
nhiệm vụ được giao”.
Sau khi công bố kết quả kiểm phiếu, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết
xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ các chức vụ do
Quốc hội phê chuẩn hoặc bầu. Theo đó, tổng số đại biểu Quốc hội tham
gia biểu quyết là 477 người, đạt 95,78% tổng số đại biểu Quốc hội.
Trong đó, số đại biểu Quốc hội tán thành với kết quả lấy phiếu tín
nhiệm là 471 đại biểu, chiếm 94,58%. Số không tán thành là 4 đại biểu,
số không biểu quyết là 2 đại biểu.
Chủ tịch Quốc hội nói: “Không việc nào được 10 điểm cả nhưng tôi tin
tưởng việc thông qua Nghị quyết xác nhận này với tỷ lệ phiếu rất cao,
tức là chúng ta đã khẳng định được kết quả trong lần lấy phiếu tín
nhiệm này”.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Có nên xin giảm án trong một vụ án chính trị không?
Tôi xin trích nguyên văn bản tin tường thuật phiên tòa phúc thẩm, tức
phiên tòa kháng án mà báo chí, truyền thông, xã hội mạng trong nước cũng
như ngoài nước gọi là một vụ án chính trị lớn nhất từ trước đến nay tại
Nghệ An, miền trung Việt Nam mới đây:
“Sáng nay 8 thanh niên Công giáo và Tin Lành đã bước ra phiên tòa phúc
thẩm trong một vụ án chính trị lớn nhất từ trước đến nay tại Nghệ An.
Dưới cơn mưa nặng hạt, hàng trăm người dân từ khắp nơi đã đổ về khu vực
Tòa án tỉnh Nghệ An để ủng hộ tinh thần cho những thanh niên yêu nước.
Mặc dù được thông báo đây là phiên tòa công khai, nhưng trước ngày xử,
Công an Nghệ An đã huy động lực lượng nhằm uy hiếp, sách nhiễu người dân
đến tham dự phiên tòa. Có tin nói để chuẩn bị cho cuộc đối đầu với nhân
dân diễn ra sáng nay, nhà cầm quyền Nghệ An đã huy động một lực lượng ô
hợp gồm dân phòng, côn đồ, công an... với số lượng lên đến 1600 người.
Các bị can thuộc nhóm 14 thanh niên Công giáo Dòng Chúa Cứu Thế bị tuyên
án từ 3 đến 13 năm tù hồi đầu năm về tội danh hoạt động nhằm lật đổ chế
độ theo điều 79 bộ Luật hình sự, vì các hoạt động bao gồm viết blog,
bày tỏ quan điểm chỉ trích nhà nước, cổ xúy dân chủ, nhân quyền, đa
đảng, tham gia và kêu gọi phản kháng ôn hòa.
Một số người trong nhóm bị cáo buộc đã dự khóa huấn luyện đấu tranh bất
bạo động của đảng Việt Tân ở hải ngoại. Tám người kháng cáo tại tòa hôm
nay gồm Hồ Đức Hòa, Paulus Lê Sơn, Nguyễn Văn Duyệt, Hồ Văn Oanh, Nguyễn
Đình Cương, Nguyễn Xuân Anh, Thái Văn Dung và Trần Minh Nhật. Ngay sau
phiên xử, luật sư Hà Huy Sơn, đại diện pháp lý cho Lê Sơn, Oanh, Đình
Cương, và Minh Nhật, cho biết kết quả có 4 người được sửa án, 4 người bị
giữ nguyên án. Lê Sơn giảm từ 13 năm tù, 5 năm quản chế còn 4 năm tù, 4
năm quản chế; Nguyễn Văn Duyệt giảm từ 4 năm tù còn 3 năm rưỡi tù, 4
năm quản chế; Nguyễn Xuân Anh giảm từ 3 năm tù còn 2 năm tù, không quản
chế. Hồ Văn Oanh giảm từ 3 năm tù còn 2 năm rưỡi tù, không quản chế.
Bốn người bị y án gồm Hồ Đức Hòa 13 năm tù, 5 năm quản chế, Nguyễn Đình
Cương 4 năm tù, 3 năm quản chế, Trần Minh Nhật 4 năm tù, 3 năm quản chế,
và Thái Văn Dung 4 năm tù, 3 năm quản chế. Paulus Lê Sơn được giảm án
từ 13 năm tù, 5 năm quản chế còn 4 năm tù và 4 năm quản chế. Paulus Lê
Sơn được giảm án từ 13 năm tù, 5 năm quản chế còn 4 năm tù và 4 năm quản
chế. Như vậy mức án được giảm cao nhất hôm nay là 9 năm tù của Lê Sơn.
Luật sư Sơn cho biết đối với anh Lê Sơn được giảm án vì anh này thừa
nhận tham gia đảng Việt Tân. Còn các trường hợp được giảm án khác thì
nhà nước cho rằng họ đã hợp tác với tòa và nói họ đều không có mục đích
chống chế độ. Luật sư biện hộ đã đề nghị với tòa là các thân chủ của ông
vô tội, nhưng bản án vẫn được tuyên dù có những tiến bộ hơn so với
trước. Tuy nhiên vẫn như trước đây, quan điểm của Hội đồng xét xử vẫn
cho rằng đòi hỏi đa nguyên đa đảng là một tội, rằng tổ chức Việt Tân là
tổ chức phản động, rằng các hành vi đấu tranh bất bạo động vẫn là một
tội. Có điều đáng chú ý so với phiên sơ thẩm là người ta không nhắc tới
các hành vi phản đối Trung Cộng xâm lược là một tội nữa. Tin từ bên
trong phiên tòa cho biết mỗi gia đình nạn nhân chỉ được 3 người thân
tham gia, còn lại hầu hết là công an. Tinh thần các anh em bình thường,
riêng Paulus Lê Sơn bị xúc động khi biết tin mẹ bị mất nên xuống tinh
thần. Trong phiên tòa hoàn toàn không cóphóng viên ngoại quốc mà chỉ có
các phóng viên của nhà nước.”
Bỏ ngoài những sơ khoáng của biên tập viên thực hiện bản tin, chúng ta
thấy một điểm nổi bật trong nội dung. Đó là một số trong số những thanh
niên kháng cáo được giảm án vì lý do “nhận tội” hay vì “cộng tác với
tòa và đều nói họ không có mục đích chống chế độ”.
Trước hết chúng ta cần hiểu những thuật ngữ mà tòa án Việt Nam hiện nay
thường dùng để có thể thấy hết những trò khốn nạn nhất của một hệ thống
luật pháp trong một chế độ độc tài mà quyền hành pháp, tư pháp và lập
pháp chỉ là một. Ở một nước như Hoa Kỳ, do về nguyên tắc không thể có
can phạm chính trị nên nhận tội ở trong các vụ án thường tội như giết
người, trộm cắp, lừa đảo, hiếp dâm, buôn bán ma túy, tổ chức nhập cư
lậu... được coi là một kiểu cộng tác với cơ quan điều tra một cách thành
thật để đổi lại sẽ được đặc ân giảm nhẹ tội phạm. Chẳng hạn như chúng
ta thường thấy báo chí Mỹ tường thuật là nghi can X đã nhận tội để tránh
bị kết án tử hình.
Nhưng ở một nước độc tài Cộng sản như Việt Nam, trong những vụ án chính
trị tức là những vụ án mà nghi can bị cáo buộc chống hay âm mưu lật đổ
chế độ, hoặc do khác biệt chính kiến với đảng cầm quyền, việc kháng cáo
mà Việt Nam gọi là phúc thẩm đã được coi là một điều không nên làm rồi,
huống chi lại xin giảm án hay cộng tác với tòa. Tại sao? Thông thường
những vụ án chính trị như chống độc tài, đòi hỏi dân quyền, nhân quyền,
đòi dân chủ, tự do, đa nguyên, những nghi can nào đó bị kết án và sau đó
lại chống án với hy vọng bản án được duyệt xét lại tự nó đã hàm ý cho
thấy rằng “phải là những người vẫn còn tin tưởng vào hệ thống tòa án
không độc lập của đất nước ấy thì mới kháng cáo, chứ nếu không tin thì
người ta chẳng kháng cáo làm gì cho mất công”. Những ai từng sống ở Miền
Nam Việt Nam dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa của Tổng Thống Ngô Đình Diệm
tất cũng nghe nói đến vụ án của một bóng dáng lớn trong nhóm Tự Lực Văn
Đoàn: Nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam. Ông đã dùng thuốc độc tự tử
một ngày trước ngày bị đưa ra xử trước tòa án vì không chấp nhận chế độ
Diệm mà ông cho là độc tài và tính không độc lập của hệ thống tòa án của
chế độ này. Bằng cái chết của mình, nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam
đã gởi một thông điệp hết sức mạnh mẽ đối với chế độ Ngô Đình Diệm và
dân chúng miền Nam Việt Nam.
Không thể đem vụ án xử 14 thanh niên Công giáo và Tin Lành tại Nghệ An
so sánh với một vụ án hết sức đặc biệt đối với nền Cộng Hòa còn non trẻ
tại miền Nam Việt Nam trong những năm đầu của thập niên 1960. Nhưng
điều dễ thấy nhất là trong số 14 thanh niên nói trên tại Nghệ An chỉ có 8
người kháng án phúc thẩm và 5 người không kháng án. Ở Việt Nam ngày
nay, dưới chế độ độc tài toàn trị, việc không kháng án trong vụ án chính
trị có thể biểu lộ những phản ứng sau đây của 5 tù nhân chính trị:
(1) trước hết có thể do họ không tin vào sự công minh của hệ thống pháp
luật không độc lập trong đó án quyết đã được định trước do sức ép chính
trị từ đảng và chính phủ.
(2) những ghi can không kháng án nhân dịp này muốn gởi đi một thông điệp
có ý nghĩa sâu xa hơn: nếu đã không tin vào hệ thống pháp luật không
độc lập và thường bị áp lực thì không nên đưa nội vụ ra tòa phúc thẩm
vì việc đó chỉ có lợi cho cường quyền.
Tuy nhiên, khi đã chấp nhận đưa vụ án ra tòa phúc thẩm của Việt Nam,
những người đã bị kết án sơ thẩm lại phải đối phó với các công tố viên.
Họ có thể áp lực để các nghi phạm phải nhận tội và xin khoan hồng. Khi
nhận tội rồi, các công tố viên tiếp tục thẩm vấn xem còn những ai cộng
tác với các nghi phạm để bắt nốt. Sau khi “cộng tác” xong rồi, họ bắt
các nghi phạm phải viết đơn xin khoan hồng. Đơn xin khoan hồng này sẽ là
bản án tử hình cho sinh mạng chính trị của các can phạm chính trị.
Trước ngày ra tòa sơ thẩm, một trong những người bị kết án rất nặng 13
năm tù là Paulus Lê Sơn được dư luận cộng đồng mạng trong nước và ngoài
nước mô tả như những khuôn mặt trẻ hàng đầu của nhóm với những bài viết
có mục đích đánh bóng một cách hơi quá đáng và hơi sớm đối với anh. Có
thể là chính thâm tâm Lê Sơn cũng không muốn đón nhận những lời lẽ như
thế, nhưng làm sao được vì đây là vụ án chính trị được những người ủng
hộ phong trào dân chủ Việt Nam ở trong và ngoài nước hậu thuẫn tận tình.
Đó là chưa kể đến các cuộc vận động của các tổ chức như Phóng viên
Không Biên Giới và Human Rights Watch.
Một điểm đáng chú ý khác trong vụ này, đó là trong khi Paulus Lê Sơn
được giảm đến 9 năm tù thì người được coi như phó của anh là Hồ Đức Hòa
vẫn bị y án 13 năm tù và 5 năm quản chế, những người khác chỉ được giảm
từ nửa năm đến 1 năm rưỡi. Chỉ với cách tuyên phán như thế này, tòa Nghệ
An đã đặt một trái mìn có sức tàn phá sự đoàn kết của các cộng đoàn
công giáo trong khu vực này bằng cách bơm vào nhóm 14 thanh niên công
giáo và tin lành sự nghi kỵ và chỉ trích nhau về hậu quả của việc nhận
tội trong một vụ án chính trị trong khi biết bao nhiêu con mắt đổ dồn về
phía mình.
Hoàn cảnh và bối cảnh cay nghiệt của vụ án 14 thanh niên Công giáo và
Tin Lành khiến cho tôi nhớ lại một bài viết của người Tổng Thư Ký tuần
báo Time viết về nhà tranh đấu chống chủ nghĩa Aparttheid ở Nam Phi,
luật sư Nelson Mandela nhân dịp sinh nhất lần thứ 90 của ông, trong đó
nhà báo này đã viết rằng mới quan tâm trong suốt đời Mandela là giữ vững
tinh thần đoàn kết của dân tộc Nam Phi trong cuộc tranh đấu rất khó
khăn và lâu dài. Cái mấu chốt giữ sự đoàn kết ấy chính là hình ảnh một
Mandela không khoan nhượng trước đối thủ và luôn luôn giữ hình ảnh mình
là người coi nặng quyền lợi cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt
chủng tộc Apartheid và quyền lợi riêng tư của chính mình cũng như gia
đình.
Trong cuốn hồi ký về cuộc đời tranh đấu của mình, Nelson Mandela từng
nhìn nhận rằng những “áp lực về tình cảm, tình trạng bị cô lập, những
thói quen khó bỏ trong đời thường và những quyết định có tính cách tranh
đấu chính trị là những thử thách luôn luôn xẩy ra trong đời tù kéo dài
27 năm của ông”. Mandela nhấn mạnh: “Sự lựa chọn rất khó khăn nhưng phải
lựa chọn dứt khoát”.
Viết về vụ án 14 thanh niên nói trên tại Nghệ An, tôi vẫn chủ trương
rằng cần nhìn những anh em trẻ đó và ủng hộ họ bằng trái tim của mình
chứ không phải là những bài viết tâng bốc quá đáng. Tuổi còn trẻ, vấp
ngã trong tranh đấu là chuyện bình thường. Điều quan trọng là phải biết
gượng dậy, làm lại với một ý chí mới, đầu óc sáng suốt hơn, kiên trì hơn
và tránh những vết xe đổ.
Vũ Ánh
(Sống Magazine)
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Riêng lạm phát, mức giá tăng khoảng xấp xỉ 50%
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã đăng đàn
sáng qua khi Quốc hội thảo luận những vấn đề liên quan đến việc sử dụng
vốn trái phiếu chính phủ. Ông đặt ra đề bài “tại sao số trường, lớp và
phòng công vụ không đạt kế hoạch vì tổng kinh phí không tăng, nhưng chi
phí thực tế tăng” và sau đó lần lượt giải thích.
Theo Phó Thủ tướng, chỉ ngay sau 6 tháng đã có một số khó khăn xuất hiện. Giá cả, được xây dựng vào năm 2008, nhưng do lạm phát xuất hiện và chỉ sau 6 tháng đã khiến các địa phương đều yêu cầu thực là tăng định mức để đảm bảo số trường, lớp học. “Chúng tôi báo cáo Thủ tướng thống nhất là phần giá trị trái phiếu không được tăng vì Quốc hội đã duyệt, nên phải gói trong đó, vậy thì thực sự nhu cầu phải tăng chi phí do lạm phát thì phải giảm số trường đi, chứ không thể tăng kinh phí để đủ số trường”- ông nói.
Bộ Xây dựng trước đó đã có thiết kế trường cho các khu vực, nhưng theo Phó Thủ tướng, thực tế cho thấy nền móng của trường, lớp học không thể thiết kế chung cho cả nước, bởi “vùng đồng bằng thì khác, vùng miền núi thì khác”. Giải pháp bấy giờ là thiết kế phải có yêu cầu điều chỉnh thì thống nhất giao cho địa phương cùng sở giáo dục-đào tạo tham mưu giải quyết thiết kế.
Về chi phí xây dựng trường, lớp học, vật tư đưa lên miền núi thì giá cả khác miền xuôi, đưa ra đảo cũng khác miền xuôi. Chính phủ cũng xác định trở lại là chi phí xây dựng là do địa phương quyết định thực hiện giám sát cơ sở.
Về câu hỏi hiệu quả, trước số phòng học đạt được 65% trong điều kiện là tổng kinh phí không tăng, Phó Thủ tướng nói: Dự kiến ban đầu là 24 nghìn tỉ, nhưng thực tế qua 4 năm thì tổng chi là 30.894 tỉ, trong đó ngân sách trung ương chi đảm bảo 100% và ngân sách địa phương rất nhiều tỉnh đã cố gắng huy động thêm cho ngân sách địa phương chi kế hoạch đạt 180%. Chính nhờ địa phương huy động tăng thêm nên tổng kinh phí của dự án này vượt yêu cầu ban đầu là 24%, nhờ đó đạt được 65% như đã báo cáo. Còn nếu các địa phương chỉ chi theo kế hoạch là trên 7.700 tỉ thì tỉ lệ đạt còn thấp hơn.
Phó Thủ tướng thông báo đã xây dựng thêm 93.000 phòng học, góp phần cho 3 triệu học sinh, nhất là những vùng khó khăn có được phòng, lớp học mới đảm bảo việc học tập được tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng và giảm bỏ học.
Nguồn đầu tư từ vốn trái phiếu chính phủ cũng đã giúp xây dựng được 22.997 phòng ở giáo viên, góp phần cải thiện điều kiện sống cho 88.000 giáo viên ở vùng khó khăn. Phó Thủ tướng nhấn mạnh 2 chỉ số này rất quan trọng, thể hiện tính đúng đắn chương trình của Chính phủ.
Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cũng thẳng thắn nói đến vấn đề sai phạm, chi không đúng. Nhắc lại quy mô của dự án “liên quan đến khoảng 20.000 dự án trường, lớp học, nhà công vụ”, Phó Thủ tướng nói ông rất mừng khi đợt thanh tra suốt năm 2012 về vấn đề kiên cố hóa trường, lớp học trên địa bàn 10 tỉnh, thành và hàng trăm dự án, kết quả cho thấy tỉ lệ chi chưa đúng quy định nhà nước của các địa phương đã thẩm tra chiếm gần 1,7% trên tổng chi phí. “Theo tôi, mỗi lần chi sai là đã băn khoăn suy nghĩ, tỉ lệ như vậy chứng tỏ Chính phủ, các địa phương chỉ đạo khá chặt chẽ”- ông nói.
Về vấn đề ký túc xá sinh viên, số liệu khảo sát thực tế năm 2007 chỉ có 22% sinh viên ở ký túc xá. Nhưng sau 4 năm triển khai với 46 dự án, đã tạo chỗ ở mới cho 330.000 sinh viên. Theo Phó Thủ tướng, dự án ký túc xá đã hoàn thành vượt mức kế hoạch, tổng số tiền không tăng, nhưng số chỗ tăng được 10%.
Những kết quả này đạt được- theo Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân- trong bối cảnh “Nếu lấy giá năm 2012 so với 2008 thì chỉ riêng lạm phát, mức giá tăng xấp xỉ 50%”.
Phó Thủ tướng cho biết, về phương hướng sắp tới, Chính phủ sẽ tiếp tục triển khai chương trình kiên cố hóa trường, lớp học, nhà công vụ cho giai đoạn 2016 trở đi trên cơ sở rút ra những bài học để nội dung làm tốt hơn.