Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 7 tháng 11, 2013

Ngày 08/11/2013 - Tham nhũng: Ai chống ai?

  • Đài Loan - Singapore ký hiệp định thương mại (RFI) - Đài Loan hôm nay 07/11/2013 ký kết hiệp định tự do mậu dịch với Singapore nhằm bỏ thuế hải quan đánh lên hàng hóa từ Đài Bắc xuất sang Singapore, trong nỗ lực giảm bớt lệ thuộc vào Trung Quốc.
  • Hạm đội tàu ngầm Việt Nam (BBC) - Chuyên gia quốc phòng Nga phân tích ý nghĩa của chiếc tàu ngầm hạng Kilo đầu tiên mà Việt Nam nhận bàn giao ngày 7/11.
  • Gaza - thành phố của tôi (BBC) - Một cuộc khảo nghiệm mẫu vật từ thi hài cố tổng thống Palestine cho thấy có thể ông đã bị đầu độc bằng chất phóng xạ.
  • Twitter bị tin tặc tấn công (BBC) - Twitter yết giá 26 đôla một cổ phiếu trước thềm đợt chào cổ phiếu ra công chúng lớn nhất của một công ty công nghệ sau Facebook.
  • ‘Điều tra lại vụ án oan 10 năm’ (BBC) - Dân chủ là yếu tố giúp thúc đẩy nền kinh tế và từ đó giúp tìm lối ra cho một xã hội coi thường luật phát vì nghèo đói lạc hậu?
  • Ý kiến: Trên cả pháp luật? (BBC) - Người dân phẫn nộ vì một bộ phận không nhỏ những người nhân danh pháp luật thực hiện điều sai trái.
  • Y tế (BBC) - Cùng làm trắc nghiệm để nhận biết các triệu chứng của stress và cách đối phó với áp lực cuộc sống.
  • 4 tàu Trung Quốc đi vào lãnh hải Senkaku/Điếu Ngư (BaoMoi) - Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản (JCG) thông báo ngày 7/11, bốn tàu của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Trung Quốc (CCG) đã đi vào lãnh hải Nhật Bản gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông.
  • Việt Nam đề nghị xác minh thông tin Úc nghe lén các nước Châu Á (BaoMoi) - Trả lời câu hỏi “Thái độ của Việt Nam trước thông tin Úc nghe lén nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam”, người phát ngôn Lê Thanh Nghị cho biết: “Việt Nam quan ngại thông tin trên và đang đề nghị xác minh để đảm bảo quan hệ giữa Việt Nam và các bên tiếp tục phát triển”.
  • Những chiến hạm oai dũng trên biển Đông của Hải quân Việt Nam (BaoMoi) - (TNO) Ngoài tàu ngầm Kilo 636 Hà Nội sẽ được Nga bàn giao cho Việt Nam hôm nay (7.11), lực lượng Hải quân Việt Nam đang ngày càng trưởng thành về mọi mặt: từ lực lượng đến khí tài. Cách đây không lâu, Việt Nam đã nhận bàn giao tàu hộ vệ tên lửa Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ.
  • Mỹ sẽ rót tiền xây cảng Oyster để giám sát Trung Quốc ở Trường Sa (BaoMoi) - (GDVN) - Washington đã cam kết tài chính có giới hạn cho dự án xây dựng quân cảng mới tại Oyster trích từ nguồn vốn dự phòng của Lầu Năm Góc. Kế hoạch xây dựng cảng Oyster được thúc đẩy một phần bởi nhu cầu sử dụng cảng đang tăng lên nhanh chóng tại Subic, đặc biệt từ khi các tàu chiến Mỹ lại thả neo tại đây.
  • Đài Loan lại trắng trợn xâm phạm quần đảo Trường Sa của Việt Nam (BaoMoi) - Tin từ báo chí của Đài Loan hôm 5/11 đưa tin, vùng lãnh thổ này sẽ tiến hành xây dựng một cầu tàu mới và nâng cấp một đường băng ở đảo Ba Bình – hòn đảo lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, vào đầu năm tới. Đây là hành động vi phạm trắng trợn thêm nữa chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông của phía Đài Loan sau một loạt những vụ việc vi phạm tương tự trong những năm gần đây.
  • Trung Quốc uy hiếp Nhật bằng 100 tàu hải quân (BaoMoi) - Trung Quốc và Nhật Bản đang làm gia tăng nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang ở biển Hoa Đông khi cả hai cường quốc hàng đầu Châu Á đang “ăn miếng trả miếng nhau” bằng những hành động “dương oai diễu võ” bất thường, chưa từng có.
  • Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm: Nếu trở về thời trẻ tôi sẽ là lính tàu ngầm (BaoMoi) - (GDVN) - Theo Chuẩn Đô đốc, về kinh nghiệm tác chiến, Bộ binh mình có thừa, không quân mình đã có một ít, còn hải quân tác chiến trên biển bao gồm tàu trên mặt nước, tàu ngầm thì bây giờ mình với chỉ có bước đầu do vậy kinh nghiệm còn rất thiếu muốn khắc phục ta phải học tập và tích lũy dần dần.
  • Trung Quốc khó mua được Su-35 của Nga (BaoMoi) - Lộ bí mật nơi lắp Su-35 Nga bán cho Trung Quốc? Hợp đồng cung cấp Su-35 cho TQ có thể bị hoãn Báo Nga: F-22 của Mỹ thua Su-35 Chuyên gia Úc mổ Su-35 của Nga Trung Quốc mua Su-35 phá thế Đông Á và Biển Đông?
  • Việt Nam chính thức 'khai sinh' lực lượng tàu ngầm (BaoMoi) - Lượng tàu ngầm Kilo trên Biển Đông khi Indonesia quyết mua nhiều Báo Trung Quốc thừa nhận tàu ngầm Kilo thua Việt Nam Truyền thông TQ lo sợ Kilo Việt Nam sắp về Biển Đông Khám phá 'thần hộ mệnh' của thủy thủ tàu Kilo Việt Nam Nóng: Tàu ngầm Hà Nội khởi hành về nước chậm vài ngày Nga chuyển giao trung tâm huấn luyện tàu ngầm cho Việt Nam
  • Hàn - Trung - Nhật gần mặt, cách lòng (BaoMoi) - Hôm nay (7/11), các nhà ngoại giao cấp cao của Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc tiến hành các cuộc đàm phán tại Seoul để thảo luận về các vấn đề khu vực và quốc tế. Cuộc hội đàm diễn ra trong bối cảnh căng thẳng ngày càng tăng xung quanh vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên vùng biển Hoa Đông và biển Nhật Bản giữa 3 nước.
  • Phản đối Đài Loan xây cầu tàu mới trên đảo Ba Bình ở Trường Sa (BaoMoi) - Ngày 5/11, Đài Loan (Trung Quốc) thông báo việc xây dựng một cầu tàu mới và tu bổ đường băng trên "đảo Thái Bình," tức đảo Ba Bình của Việt Nam, thuộc quần đảo Trường Sa. Việc làm trái phép này sẽ bắt đầu vào đầu năm 2014 và dự kiến hoàn tất trong 2 năm.

Trần Kinh Nghị--Tham nhũng: Ai chống ai?

NNVN giới thiệu tới bạn đọc bài "Tham nhũng: Ai chống ai?" của tác giả Trần Kinh Nghị. Bài viết cùng chủ đề với loạt bài “Ngân sách nào kham nổi?” mà NNVN đang đăng tải. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả - một cán bộ ngoại giao nghỉ hưu.
Có thể nói, không một công chức Việt Nam nào từng được cầm trong tay một tháng lương đúng với nghĩa của nó. Các thế hệ chiến tranh đã đành, nhưng với các thế hệ sau này mà vẫn thế thì thật phi lý quá (!?). Nhưng đồng thời cũng có một thực tế vô lý hơn thế. Đó là hầu hết công chức Việt Nam đều có mức sống cao hơn so với mặt bằng xã hội. Vì sao vậy?

Lương không đủ sống, tham nhũng trở thành lối sống
Cái lý mà các nhà lãnh đạo vẫn dùng để giải thích vì sao chưa thể cấp đủ lương công chức là "Đất nước ta còn nghèo". Nhưng chẳng lẽ họ không biết rằng nhiều nước khác nghèo hơn mà vẫn trả lương đầy đủ cho công chức của họ? Ngay bản thân Việt Nam thời phong kiến nghèo hơn bây giờ nhiều vẫn trả đủ lương công chức đấy thôi! Thật khó hiểu vì sao cái lý do vô lý đó vẫn tồn tại đến tận bây giờ khi đất nước đã chính thức xếp hạng trung bình thế giới.
Biếm họa chống tham nhũng tại Mỹ (st)
Có thể đó chỉ là một phép tính sai lúc đầu do lối tư duy tiểu nông muốn "rẻ mà tốt"(?) Nhưng kinh nghiệm của hơn 1/2 thế kỉ chẳng lẽ chưa đủ để họ nhận ra rằng cắt xén tiền lương công nhân viên chức là biện pháp hữu hiệu nhất để phá hỏng tận gốc rễ một hệ thống công quyền, đơn giản là vì đội quân công chức “thiếu đói” sẽ tìm mọi cách để “bù đắp” lại phần lương còn thiếu của họ?
Thật ra, tệ nạn tham nhũng đã có mầm mống từ thời bao cấp khi đồng lương của cán bộ công nhân viên chức (tức là toàn bộ những người làm công ăn lương Nhà nước) được trả bằng 2 phần: tiền mặt và hiện vật. Nhưng không phải ai cũng có nhu cầu sử dụng các đồ vật giống nhau nên người ta đem ra đổi chác, nhượng, bán vòng vo. Hình thái “chợ đen” đã ra đời từ đó. Tệ nạn ăn cắp sản phẩm, nguyên vật liệu từ các cơ sở sản xuất tuồn ra chợ đen cũng bắt đầu từ đó. Bệnh "làm láo báo cáo hay" và nhiều thói hư tật xấu cũng bắt đầu từ đó.
Khi những sai lầm trong chính sách giá - lương - tiền bắt đầu từ cuối những năm 1970 đã dẫn đến tình trạng lạm phát phi mã kéo dài. Đó là một thời kỳ chuyển tiếp đầy kịch tính khi tem phiếu bị cắt bỏ chỉ còn lại đồng lương đang mất hết giá trị thực. Tình huống bắt buộc mọi cán bộ công nhân viên phải nhao ra đường kiếm sống. Giáo viên trốn giờ chính khóa để đi dạy thêm; y bác sĩ bán thuốc lậu hoặc vòi tiền bệnh nhân; cảnh sát trở thành “anh hùng núp” tìm người phạt vạ; nhân viên công sở cũng không kém cạnh với nhiều chiêu kiếm tiền, kể cả buôn lậu, thông đồng, câu kết… Nghĩa là toàn bộ hệ thống các cơ quan công sở Nhà nước từ Trung ương xuống địa phương, các đơn vị sản xuất cũng như phi sản xuất, từ dân sự đến các lược lượng vũ trang, đều tập trung lo “cơm áo gạo tiền”.
Cái gọi là "ba lợi ích" (cá nhân - tập thể - Nhà nước) đã ra đời từ đó. Nói là “ba lợi ích” nhưng người ta chỉ nhằm vào lợi ích cá nhân là chính, lấy lợi ích tập thể làm bình phong che chắn để câu kết, thông đồng cùng nhau "rút ruột" từ lợi ích Nhà nước. Nói cách khác, mọi hành vi, tham ô, lãng phí, thậm chí tham nhũng dưới cái tên mĩ miều "tập thể" đều trở nên sạch sẽ, khó phát hiện, phát hiện rồi cũng khó mà xử lý. Khi đem ra kiểm điểm báo cáo, chúng được gọi bằng cái tên chung là "tiêu cực". Ranh giới giữa tiêu cực và thành tích chỉ khác nhau ở cách diễn gải, nào là "góp phần cải thiện đời sống", "tinh thần vượt khó khăn", "lá lành đùm lá rách"... Vậy là êm thấm cả làng.
Hải quan, thuế vụ, công an hoặc bất cứ ngành nào có nguồn thu cho ngân sách đều được phép “trích %” từ nguồn thu để bù vào lương; chính quyền phường xã ăn từ đất; dân hành chính bàn giấy cũng có cách ăn từ công văn, giấy tờ.... Quan nhỏ ăn nhỏ, quan to ăn to! Có lẽ không nước nào trên thế giới lại có quy chế cho phép các cơ quan công quyền được “làm 3 lợi ích”, "làm kinh tế" như Việt Nam. Đó là những quy chế không bình thường và chúng là nguyên nhân gây ra tệ nạn tham nhũng tập thể, một loại hình tham nhũng rất khó chống.
Trong bối cảnh khó khăn của đất nước, “đổi mới” đã ra đời . Nhưng đáng tiếc, không hiểu vì lý do gì, nó vẫn không hề đụng chạm đến chế độ tiền lương không đủ sống .Chỉ khác là khi nguồn của cải vật chất và vốn nước ngoài đổ vào ngày càng nhiều đã tạo ra nhiều cơ hội mới cho tham nhũng lan tràn và ăn sâu bám rễ hơn bất cứ thời kỳ nào. Đây là thời kỳ mà “chùm khế ngọt” bị nhiều bên thi nhau trèo hái hàng ngày. Họ có thể là cán bộ công nhân viên chức, có thể là dân thường, cũng có thể là bên đối tác nước ngoài v,v… Không chỉ những kẻ có chức quyền, mà ngay cả những người lái xe tải hoặc người gác rừng, thủ kho, đầu bếp, v.v… cũng đều có cơ hội. Dĩ nhiên ai có nhiều lợi thế hơn sẽ gặt hái được nhiều hơn. Đó là một thời nhộn nhạo tranh tối tranh sáng vô cùng thuận lợi cho các loại tội phạm từ ăn cắp vặt đến tham nhũng có tổ chức.
Quá trình phân hóa giàu nghèo thực sự đã bắt đầu từ đó. Trong khi đại bộ phận dân chúng và công chức cam chịu và chờ đợi, số còn lại chớp cơ hội và nhanh chóng giàu lên, thậm chí có vốn để đầu tư vào những hoạt động sinh lời đang được Nhà nước khuyến khích. Một số lặng lẽ chuyển sang khu vực tư nhân trong khi số ở lại trở thành “doanh nhân Nhà nước”, và họ tạo thành những thế lực mới trong nền “kinh tế thị trường theo định hướng XHCN” mà trong đó việc câu kết, thông đồng giữa họ với nhau trở nên càng thuận tiện. Các dự án đầu tư, đặc biệt các dự án có vốn nước ngoài và lĩnh vực đất đai - bất động sản là những lựa chọn béo bở nhất.

Tham nhũng tập thể
Tệ nạn tham nhũng ở Việt Nam mang một đặc thù khác với tệ nạn tham nhũng trên thế giới, đó là “tham nhũng tập thể”. Nó vừa là “nguồn sống” của tất cả những người làm công ăn lương Nhà nước, vừa là hậu cứ của các thế lực tham nhũng xuyên quốc gia. Cái gọi là phần “mềm” đã từ lâu là một bộ phận cấu thành tiền lương công chức, và thực chất đó là phần “lậu” đã được hợp thức hóa. Nó quen thuộc đến nỗi không còn ai thấy đó là sai trái. Mới đây một vị phó giám đốc trong 3 dự án bị nhà tài trợ nước ngoài nghi tham nhũng đã thản nhiên biện bạch một cách trơn tuột rằng: “Cán bộ khoa học hiện nay không thể sống bằng lương được, vì thế khi có dự án thì họ phải làm thêm thông qua các hợp đồng này. Bản thân tôi cũng nhận hai khoản, một là lương của viện, một là khoản “bù lương” mà phía nước ngoài đã chấp thuận là 300 đôla/tháng, chứ không phải hai lương như kiểm toán nói” (theo Báo Tuổi trẻ ngày 3/6/2012). Nhưng không chỉ có vậy; một khi đã chấp nhận “bù lương” thì bù bao nhiêu, bù như thế nào chỉ là câu chuyện của sợi cao su co giãn! Đó là lý do tại sao cán bộ công chức thích "làm dự án". 
(Còn nữa)
Trần Kinh Nghị
(NNVN)

Nghi vấn về tuyên bố của Trung Quốc trong vụ Thiên An Môn


Binh sĩ Trung Quốc tuần tra tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, ngày 1/11/2013.

07.11.2013
Các nhà phân tích hiện đặt nghi vấn về tuyên bố của Trung Quốc cho rằng vụ đâm xe gây chết người hồi tuần trước tại Quảng trường Thiên An Môn là sản phẩm của một nhóm ly khai có liên hệ với al-Qaida hiện chiến đấu ở tây bắc Trung Quốc.

Hai du khách thiệt mạng và một số người khác bị thương khi chiếc xe chở 3 người đâm vào hàng rào an ninh và bốc cháy tại quảng trường mang tính biểu tượng ở Bắc Kinh thứ Hai tuần trước.

Trung Quốc gọi vụ này là một cuộc tấn công khủng bố. Bắc Kinh đã đổ lỗi cho Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan (ETIM), một nhóm Hồi giáo được cho là chiến đấu giành độc lập tại tỉnh Tân Cương.

Ông Michael Clarke, một học giả nghiên cứu về vùng Tân Cương tại Đại học Griffith của Australia, nói rằng thật dễ hiểu khi vụ việc bị coi là một hành động khủng bố nếu xét về phương thức gây ra bạo lực được sử dụng.

Nhưng ông nói với đài VOA rằng  hành động thiếu sự tinh vi của những kẻ bị cáo buộc gây ra vụ tấn công khiến người ta phải đặt câu hỏi về tuyên bố của chính phủ về sự liên quan của ETIM.

Trung Quốc đã đổ lỗi cho ETIM về một loạt các cuộc tấn công nhắm vào các mục tiêu của chính phủ ở Tân Cương Trong những năm gần đây.

Nhiều người cho rằng Bắc Kinh đang phóng đại mối đe dọa khủng bố từ Etim để biện minh cho chính sách hà khắc của chính quyền nhắm vào những người thuộc sắc tộc thiểu số Uighur mà một số đã phàn nàn về sự phân biệt đối xử của chính phủ đối với tôn giáo Hồi giáo và văn hóa của họ.

Một số người khác thì cho rằng sự tường thuật của chính phủ về vụ đâm xe ở Bắc Kinh thiếu các chi tiết chính.
(VOA)

Trung Quốc : Giới chuyên gia hoài nghi về cải cách kinh tế

Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình (ảnh chụp ngày 04/09/2013)
Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình (ảnh chụp ngày 04/09/2013) (REUTERS)

Anh Vũ (RFI)

Đảng Cộng sản Trung Quốc từ ngày 9 đến 12/11/ 2013 sẽ họp Hội nghị trung ương 3 với trọng tâm là cải cách kinh tế. Đây là kỳ Hội nghị trung ương được đánh giá có tầm quan trọng nhất, sau 3 thập kỷ phát triển nóng kinh tế, đồng thời cũng được giới quan sát quan tâm theo dõi, dù không đặt nhiều kỳ vọng có những thay đổi căn bản cho mô hình phát triển Trung Quốc.

Sau hai kỳ Hội nghị trung ương để ổn định nhân sự và chuyển giao quyền hành, ban lãnh đạo mới của đảng Cộng sản Trung Quốc mở Hội nghị trung ương 3 đặt trọng tâm cải cách nền kinh tế, sau hơn ba mươi năm phát triển theo đường lối mở cửa của Đặng Tiểu Bình (1978).

Hội nghị chưa diễn ra, nhưng ngay từ lúc này, báo chí chính thức Trung Quốc đã liên tục đăng tải các mục tiêu đề ra trong cuộc họp kéo dài 4 ngày của 376 ủy viên trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc. Tân Hoa Xã khẳng định Hội nghị « là một bước ngoặt, bởi nhiều quyết định triệt để về đường lối kinh tế sẽ được đưa ra ».

Người ta cũng đã mường tượng ra các quyết sách kinh tế lớn đó qua lời các giáo sư lý luận của đảng Cộng sản Trung Quốc được báo chí chính thức này trích dẫn : Về cơ bản, đó là mở rộng thêm phạm vi hành động cho kinh tế thị trường, nhưng không làm suy yếu vai trò của đảng độc quyền. Còn nếu có cải cách chính trị thì mục đích vẫn là « củng cố chứ không phải là làm giảm đi quyền lực của Đảng ». Một cố vấn của chính phủ được tờ China Daily trích dẫn thì nói, Hội nghị trung ương 3 sẽ dọn đường cho sự « phát triển kinh tế bền vững hơn thông qua các cải cách sâu rộng chưa từng có ».

Tuy nhiên dưới con mắt của các chuyên gia kinh tế Trung Quốc thì cũng không có gì quá kỳ vọng vào kỳ Hội nghị trung ương lần này có thể thay đổi được bộ mặt phát triển của Trung Quốc. Bà Yao Wei chuyên gia phân tích kinh tế của ngân hàng Société Général chi nhánh tại Hồng Kông nhận định, « Hội nghị trung ương 3 chắc chắn vẫn khẳng định lại quyết tâm của Bắc Kinh muốn đẩy mạnh phát triển. Nhưng không nên hy vọng gì ngoài một lộ trình cùng với vô số mốc thời gian ».

Cùng chung với quan điểm hoài nghi nói trên, giáo sư ngành tài chính đại học Bắc Kinh Thái Hồng Tân (Cai Hongbin) cũng cho rằng sẽ có một vài đường hướng về các vấn đề như bảo hiểm xã hội, thuế khóa, hay cải cách thị trường tài chính, nhưng không hy vọng Hội nghị sẽ đưa ra những biện pháp mang lại những thay đổi căn bản cho phát triển kinh tế của Trung Quốc.

Theo chuyên gia Thái Hồng Tân, Đảng có lẽ sẽ phải có những quyết định cứu các chính quyền địa phương, hiện đang lâm vào nợ nần chồng chất vì nhiều năm lao vào cuộc đua xây dựng cơ bản vô tổ chức. Ngoài ra, một số chủ đề quan trọng khác mà Hội nghị trung ương sẽ phải bàn đến, đó là tương lai của các tập đoàn khổng lồ của Nhà nước. Từ lâu nay được sự ưu đãi đặc biệt của chính phủ, các ông lớn của nền kinh tế đó vẫn ngạo nghễ đè bẹp các khu vực kinh tế khác của Trung Quốc.
Các chuyên gia kinh tế của phương Tây quan tâm đến Trung Quốc như ôgn Mark Williams và Julian Evans-Pritchard thuộc văn phòng Capital Economics có trụ sở tại Luân Đôn đều có chung một nhận xét : « Mọi cải cách sẽ vấp phải sức kháng cự quyết liệt của những đối tượng có liên quan, và sẽ cực kỳ khó khăn để áp dụng bởi mối liên hệ rất giữa các tập đoàn Nhà nước với chính quyền địa phương và các ngân hàng đã trở nên rất chặt chẽ ».

Sau hơn ba thập kỷ mở cửa phát triển, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế thứ 2 thế giới. Cũng chính trong thành công đó đã làm nảy sinh nhiều vấn đề lớn như ô nhiễm môi trường không kiểm soát nổi, hố sâu ngăn cách giàu nghèo ngày càng tăng, chính sách sở hữu đất đai mâu thuẫn với chủ trương phát triển, xung đột sắc tộc ngày càng trầm trọng… Những vấn đề đó đang hối thúc đảng Cộng sản Trung Quốc phải có những thay đổi về mô hình phát triển kinh tế xã hội.

Đó cũng là lý do vì sao dư luận trong nước cũng như giới quan sát nước ngoài quan tâm nhiều đến Hội nghị trung ương 3 lần này của đảng Cộng sản Trung Quốc, nhưng cũng không mấy kỳ vọng vào một cuộc cải cách sâu rộng thực sự. Theo các nhà phân tích của Bank of America Merrill Lynch, nếu ban lãnh đạo mới có đề ra một chương trình cải cách gọi là đầy đủ thì cũng phải thêm vài năm nữa, « khi mà ban lãnh đạo này đã củng cố vững chắc quyền lực và quy tụ thêm sự ủng hộ » trong Đảng.

Palestine: Ông Arafat bị đầu độc bằng polonium ?

Các chuyên gia trao cho bà Souha Arafat báo cáo kết quả phân tích chất độc
Các chuyên gia trao cho bà Souha Arafat báo cáo kết quả phân tích chất độc (.aljazeera.com)

Thụy My (RFI)

Kênh truyền hình Al-Jazeera của Qatar hôm qua 06/11/2013 công bố một bản sao của hồ sơ y tế cho biết, phân tích các mẫu lấy từ di hài của Yasser Arafat do một phòng thí nghiệm Thụy Sĩ thực hiện, đã củng cố giả thiết cho rằng lãnh tụ Palestine bị đầu độc bằng chất polonium.

Nguyên nhân cái chết của ông Arafat hôm 11/11/2004 trong một bệnh viện quân đội Pháp vẫn chưa được làm sáng tỏ. Nhiều người Palestine nghi ngờ ông bị Israel đầu độc, trong khi Tel Aviv luôn bác bỏ cáo buộc này.

Trong báo cáo đề ngày 5/11, mười bác sĩ hầu hết thuộc Viện Vật lý Phóng xạ Lausanne kết luận : « Các kết quả đã tương đối nghiêng về giả thiết việc tử vong là hậu quả của việc bị đầu độc bằng chất polonium-210. Chúng tôi đã đo lường và thấy rằng sự hiện diện của chất này trong xương và các tế bào cao gấp 20 lần mức bình thường ».

Theo các bác sĩ, sự kiện chúng không được đồng chất phù hợp với việc hấp thụ polonium-210 từ khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên vào tháng 10/2004. Các chuyên gia này cũng nêu ra trường hợp ông Alexandre Litvinenko, một cựu nhân viên tình báo Nga tị nạn tại Luân Đôn và bị ám sát năm 2006 bằng chất phóng xạ trên.

Một nguồn tin Palestine thông thạo xác nhận với AFP « những gì Al-Jazeera nói là đúng », và cho biết thêm theo thỏa thuận ban đầu thì các kết quả phân tích chỉ được công bố sau mười ngày. Theo cơ quan thông tấn chính thức Wafa thì báo cáo của các ê-kíp Nga và Thụy Sĩ đã được trao cho các nhà lãnh đạo Palestine.

Vợ góa của cố Chủ tịch Palestine, bà Souha Arafat khi trả lời Al-Jazeera đã tuyên bố, bà và con gái sẽ đi đến các tòa án khắp thế giới để đòi trừng phạt thủ phạm. Luật sư của bà từ chối đưa ra bình luận về kết luận của các chuyên gia Thụy Sĩ.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Israel, Yigal Palmor mỉa mai, đây lại là chuyện dài nhiều tập của bà Souha chống lại những người thừa kế của ông Arafat, và tái khẳng định Israel « không có liên quan gì » đến cái chết của cố lãnh đạo Palestine.

Khoảng sáu mươi mẫu thử đã được lấy hôm 27/11/2012 từ mộ của ông Yasser Arafat ở Ramallah, tại Cisjourdanie, sau đó giao cho ba ê-kíp điều tra của Pháp, Thụy Sĩ và Nga. Chủ tịch Ủy ban điều tra Palestine thông báo, nếu giả thiết bị đầu độc được xác nhận thì sẽ kiện ra trước Tòa án Hình sự Quốc tế (CPI).

Ông Arafat qua đời năm 75 tuổi, sau khi sang Pháp với sự đồng ý của Israel vốn đã vây hãm suốt hai năm bị tại Mouqataa, trụ sở của chính quyền Palestine ở Ramallah. Ông được đưa vào bệnh viện vì chứng đau bụng tuy không bị sốt. Giả thiết ông bị đầu độc trước đây cũng được lặp lại trong một phim tài liệu của Al-Jazeera tháng 7/2012, nêu ra lượng polonium bất bình thường trên các vật dụng cá nhân của ông Yasser Arafat, được vợ góa của ông giao lại cho kênh truyền hình này.
  • Huawei has eye on 5G (Washington Post) - Chinese telecom equipment vendor Huawei Technologies Co Ltd announced on Wednesday that it will invest at least $600 million in research and development of fifth-generation mobile technology by 2018.
  • Bleat of the hybrid ushers in new era (Washington Post) - Transfer technology is producing a type of sheep that flourishes in the harsh conditions of Qinglong county, Guizhou province, while lifting many local farmers out of poverty.
  • Brazil welcomes China's oil investments (Washington Post) - China is beginning to take a larger stake in Brazil's oil industry, a move that the South American nation welcomes, said Brazilian Ambassador to China Valdemar Carneiro Leao.
  • Fair sees nearly 11% slump in deals (Washington Post) - Overseas demand for Chinese goods has yet to fully recover after a dramatic decline in transactions during the fall session of China's largest trade fair, organizers said on Monday.
  • Reform roadmap (Washington Post) - Ahead of the Communist Party's much awaited plenum that begins on Nov 9, expectations are high that the meeting will provide the future reform agenda for China and clear the decks for sustainable, balanced development. As the 200 members and 170 alternate members of the Party's Central Committee get ready to meet in Beijing to discuss among other things China's economic blueprint, experts agree that reforms will undoubtedly be the main point of discussions.
  • Both ends of the Heihe River struggle for water (Washington Post) - Zhangye has never been so thirsty for water as it is today. Its fall as a trade and military center came after the Ming Dynasty (1368-1644), when Chinese turned to marine navigation for international trade. Its decline as an agricultural-production base and human habitat is happening now with the shortage of water.
  • Taking risks in a firestorm (Washington Post) - Showbiz sensation Andy Lau is well known for his acting and music career, but he is also an ambitious film producer who is willing to take risks, physical and financial.
  • Watching the water (Washington Post) - When Quzhou lawyer Dong Zheng noticed paddy fields turning barren from the illegal dumping of untreated waste water, he knew something had to be done. He has now become a dedicated environmental crusader.
  • Not talking trash (Washington Post) - A garbage collector with a flair for English savors his online celebrity in Beijing and Hangzhou.
  • Growing up with style (Washington Post) - Children's fashion does not only belong to the cute Harper Seven Beckham in Great Britain, or Hong Kong baby celebrities like Lucas and Quintus Tse. Children in Chinese mainland are also dressing to impress with chic styles.
  • On the great divide (Washington Post) - The very name itself conjures up exotic images of veiled belly dancers, whirling dervishes, blue waters and flashes from Indiana Jones and The Raiders of the Lost Ark. In reality, Istanbul is a vibrant city that straddles cultures and continents.
  • Vietnamese street food goes Soho (Washington Post) - Inspired by the street food of Hanoi, chef Peter Franklin has opened Chom Chom Bia Hoi and Eatery in a cozy location on Peel Street in Soho.
  • Envoy seeks path of peace on peninsula (Washington Post) - China's top nuclear envoy continued his shuttle diplomacy on Wednesday with a trip to Pyongyang in the hopes of narrowing the differences among countries for an early resumption of the suspended Six-Party Talks.
  • Govt must enact land reform (Washington Post) - China's agricultural sector is struggling to keep up with the demand for food from its increasingly urbanized population, a situation that experts say could be addressed by government reforms.
  • Govt to focus on better service (Washington Post) - Senior officials are likely to discuss establishing a service-oriented government and giving more rights to the market and society during the Party's plenary session starting on Saturday, analysts say.
  • Separatists spreading terror skills over Net (Washington Post) - The Internet and social media are the main channels and tools for "East Turkistan" separatists to promote their beliefs among young people in the Xinjiang Uygur autonomous region, an expert said.
  • Premier Li seeks point of balance (Washington Post) - Premier Li said China must keep up a reasonable and considerable rate of growth, although it is unrealistic to expect the near double-digit growth rate.
  • Fresh new ideas urged on Taiwan issue (Washington Post) - Around 300 people, including Chinese officials, scholars and advocates worldwide for peaceful reunification of China, put their heads together during a two-day summit brainstorming how to construct a breakthrough in the current Cross-Straits relationship between Beijing and Taipei.
  • China in the changing world (Washington Post) - Good evening! First, on behalf of the Chinese government, I wish to extend a sincere welcome to all the distinguished guests and friends coming from afar. Let me also express warm congratulations on the opening of the 21st Century Council Conference in Beijing.

Bài viết đáng chú ý

"Tôi vô cùng vinh dự đã được "phụ đạo" để hiểu về tướng Giáp"

Lê Đỗ Huy (dịch) - theo Trí Thức Trẻ | 06/11/2013 20:10

(Soha.vn) - "Với một nhà tư tưởng vĩ đại như tướng Giáp, dù thể xác đã không thể giúp ông vượt ngưỡng tuổi 103, trí não ông vào thời khắc từ trần vẫn hoàn toàn mẫn tiệp."

Phần 1: Nhà văn Anh: Chiến lược của tướng Giáp làm "thay đổi thế giới"
Mâu thuẫn của chiến tranh xâm lược
Điểm thứ ba có ý nghĩa then chốt ngay từ đầu kháng chiến. Đại tướng Võ Nguyên Giáp quả quyết với Chủ tịch Hồ Chí Minh rằng, với một lực lượng nhất định quân viễn chinh có mặt ở Việt Nam, rõ ràng Bộ Tổng chỉ huy Pháp đang đối mặt với thế “tiến thoái lưỡng nan”. Quân Pháp sẽ bị dàn mỏng để dồn sức chiếm đóng và bình định các vùng lãnh thổ chiếm đóng, bằng cách thiết lập các vành đai đồn bốt và trại lính ở mọi nơi; hoặc ngược lại, tập trung binh lực thành các quả đấm thép để đánh tan quân chủ lực của tướng Giáp.
Nhà văn Anh Virginia Morris, tác giả sách “History of the Ho Chi Minh Trail: The Road to Freedom” (Bản dịch tiếng Việt của Nhà xuất bản Quân đội nhân dân mang tên “Đường Hồ Chí Minh huyền thoại - Con đường đi tới tự do”), suy luận vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm người chỉ huy tối cao của các lực lượng vũ trang Việt Nam, và đề cập các chiến lược của tướng Giáp, mà theo bà, đã làm “thay đổi thế giới”.
Trên thực tế, quân viễn chinh bị căng ra giữa hai nhiệm vụ này. Nếu không lập ra được một quân đội chiếm đóng cực kỳ đông đảo, đối phương sẽ sa lầy vào hình thái chiến tranh “không chiến tuyến”. Chiến lược này của tướng Giáp được đúc kết thành phương châm: “Biến hậu phương địch thành tiền phương của ta”, cho cả hai cuộc chiến tranh Đông Dương.
Để triển khai hình thái chiến tranh không chiến tuyến, Võ Nguyên Giáp hoạch định những chiến lược quan trọng khác. Như phương châm “đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung”. Mục tiêu của các đại đội độc lập là gây dựng phong trào chiến tranh du kích trên cả nước.
Mỗi đại đội chỉ được phiên chế khoảng 100 người, để có thể đóng quân trong phạm vi một làng - một đơn vị dân cư chỉ đủ sức nuôi quân số như vậy (đồng thời bộ đội còn phải tự túc một phần và làm đồng áng giúp dân). Một quân số lớn hơn dễ làm lộ lực lượng hơn, và có thể trở thành gánh nặng quá sức cho dân làng.
Các đại đội có thể được phái vào sâu sau lưng địch còn có nhiệm vụ: vận động quần chúng (dân vận), bảo vệ “hành lang” trong vùng địch hậu và hoạt động sản xuất của dân, địch vận, tiễu trừ gián điệp, phỉ, và phá bộ máy chính quyền địa phương của đối phương, hoặc biến chúng thành hình thái chính quyền hai mặt - tức là xây dựng Hạ tầng cơ sở cách mạng.
Pháo đài du kích chiến
Một trong những nhiệm vụ trung tâm của các tiểu đoàn độc lập là xây dựng các làng chiến đấu theo phương châm của tướng Giáp: “Mỗi thôn làng là một pháo đài”. Có nghĩa là mỗi làng trở thành một căn cứ du kích của chính dân làng.
Chiến tranh du kích bằng các làng chiến đấu - pháo đài phản bác quan điểm (của phương Tây), cho rằng du kích chỉ thuần túy là cách đánh của một nhóm vũ trang, liên tục vận động tránh địch, và chỉ giao chiến khi gặp thuận lợi. Một làng chiến đấu bao gồm một khu vực tác chiến kết nối bằng các địa đạo, giao thông hào, hầm ngầm, các ụ chiến đấu, các bãi mìn, chông, cạm bẫy. Một đội dân quân địa phương được lập ra để cảnh giới nghiêm ngặt việc ra vào làng của người lạ.
Các làng chiến đấu là nơi trú quân cho các đơn vị chủ lực kẹt trong gọng kìm càn quét lớn của đối phương. Nhờ sử dụng các hầm ngầm và giao thông hào kiên cố xây dựng sẵn, các thứ quân có thể ẩn núp tránh phi pháo của địch, và dù sử dụng một lượng hạn hẹp vũ khí, đạn dược, vẫn ngăn chặn bước tiến của bất cứ mũi tiến công nào.
Đại tướng nghiên cứu bản đồ tuyến vận tải chiến lược của bộ đội Trường Sơn trên đường đi thăm đoàn 559 (tháng 3/1973).
Đại tướng nghiên cứu bản đồ tuyến vận tải chiến lược của bộ đội Trường Sơn trên đường đi thăm đoàn 559 (tháng 3/1973).
Du kích vận động chiến
Phát triển phong trào chiến tranh du kích, các đại đội độc lập có thể tuyển mộ chiến sĩ mới để tạo nên các đơn vị chủ lực mới, hoặc bộ đội địa phương. Về phương pháp luận, khi nhiều thứ quân được xây dựng trên cùng một địa bàn, sẽ dễ áp dụng nhiều cách đánh hơn.
Các đại đội độc lập thường cơ động nhanh, và luôn sẵn sàng đánh những trận nhỏ ở những địa hình thuận lợi, nhất là khi được du kích địa phương hỗ trợ. Khi triển khai các trận đánh lớn, các đại đội độc lập cụm lại thành các đơn vị cỡ tiểu đoàn. Sau trận đánh, họ lại nhanh chóng phân tán thành các đại đội, như cũ.
Các đại đội độc lập này lại tản vào rừng núi, hoặc hòa vào dân, khiến quân Pháp khó có cách bao vây, tiêu diệt cả một tiểu đoàn Việt Minh. Còn có các đơn vị cơ động cấp tiểu đoàn, hoạt động theo phương thức du kích vận động chiến được đặt dưới quyền chỉ huy của Bộ Tổng tư lệnh, và Bộ tư lệnh các quân khu, sử dụng vào các chiến dịch quy mô ngày càng tăng.
Phương thức “đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung” phát huy hiệu quả đến mức tướng Giáp lại áp dụng nó trong Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai, để gây dựng lại phong trào chiến tranh du kích, sau khi cơ sở hạ tầng cách mạng bị triệt phá nặng nề sau các đợt Tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân.
Đây là hiện thân cho mong muốn quân đội cách mạng sẽ “lai vô ảnh, khứ vô tung” trong chỉ thị thành lập quân đội 22 -12 – 1944 của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Còn với phương Tây, là khái niệm kẻ thù không thể xác định.
“Quả đấm thép” Đại đoàn
Ngưỡng cửa những năm 1950 là lúc Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận thấy ông có thể thành lập các đơn vị cỡ sư đoàn. Lực lượng vũ trang Việt Nam hình thành ba thứ quân rõ rệt, trong đó có dân quân, du kích hoạt động ở các làng xã; bộ đội địa phương trực thuộc các bộ chỉ huy quân sự tỉnh, huyện; và bộ đội chủ lực - tiếp cận khái niệm các lực lượng tác chiến quy ước của phương Tây. Tới lúc này, tướng Giáp đã sẵn sàng mở rộng mặt trận cho các chiến dịch tiến công quy mô, để đánh bại quân Pháp.
Binh chủng hợp thành
Tuy các thành tố của chiến tranh toàn dân đều quan trọng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp hiểu rằng chỉ có sức mạnh quân đội tác chiến hiệp đồng mới buộc được quân đội chiến tranh quy ước của đối phương đầu hàng. Vì thế, để giành toàn thắng cho chiến tranh toàn dân, phải tạo dựng được các điều kiện làm suy giảm sức mạnh của quân đội đối phương, cho đến khi cán cân lực lượng ngả dần về phía quân đội chính quy của cách mạng.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm quân chủng Hải quân sau giải phóng miền nam năm 1975
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm quân chủng Hải quân sau giải phóng miền nam năm 1975
Cuộc chiến tranh dần dần mang tính cân sức (cán cân lực lượng trên chiến trường giao động quanh điểm cân bằng), khi cả hai bên đều dùng các phương thức tác chiến quy ước. Đây chính là lúc tướng Giáp tìm cách giáng đòn quyết định chiến trường vào quân đối phương, nhanh chóng giành thắng lợi cuối cùng.
Về phương pháp luận, đòn quyết định chiến trường cần được phối hợp với tầm vóc mới, ngày một trưởng thành của cuộc chiến tranh toàn dân. Trong trường hợp đòn quyết định chiến trường được tiến hành sai hướng và quá sớm, quân đội đối phương còn đủ sức phản công, đánh bại quân đội của phe cách mạng. Còn nếu đòn quyết định được tung ra đúng thời cơ, thì quân đội đối phương sẽ bị tiêu diệt; các thành tố còn lại của hạ tầng cơ sở cách mạng Việt Nam dốc toàn lực để thống nhất nước nhà.
Đã có hai đòn chí tử giành được thắng lợi quyết định: một ở Điện Biên Phủ năm 1954, một ở miền Nam Việt Nam năm 1975, đánh đổ chế độ Việt Nam Cộng hòa. Trong trường hợp thứ hai, một biểu tượng kết thúc chiến tranh đã truyền vào tâm thức của thế giới: các xe tăng đâm đổ cánh cổng Dinh Độc lập - lực lượng chiến tranh quy ước của phe cách mạng đánh bại lực lượng tác chiến quy ước là Quân đội Sài Gòn.
“Thác là thể phách, còn là tinh anh”
Tôi không bao giờ còn có đặc quyền ngồi bên con người tài đức vẹn toàn ấy - con người từng thay đổi thế giới. Với phương Tây, thật khó chia sẻ điều này. Nhưng tôi rất đỗi tự hào là đã được gặp tướng Giáp, và vô cùng vinh dự vì từng được “phụ đạo”, để nhận thức được vai trò vô cùng to lớn của Đại tướng trong sự nghiệp thống nhất Việt Nam, và trong xây dựng và triển khai Học thuyết chiến tranh toàn dân. Tôi chắc chắn rằng với một nhà tư tưởng vĩ đại như thế, dù thể xác đã không thể giúp ông vượt ngưỡng tuổi 103, trí não ông vào thời khắc từ trần vẫn hoàn toàn mẫn tiệp.

Vòng kim cô trên đầu giới khoa học xã hội


Tiếp tục trao đổi với tác giả Từ Huy, nhân bài Vụ Luận văn về Mở Miệng: còn cơ hội nào cho ngành KHXH&NV? 7-10-2013

                        I /      CŨNG CHỈ LÀ MỨC ĐỘ….. THÔNG THƯỜNG.
   Trong đời sống văn chương học thuật ở ta,  luôn luôn người ta thấy có những hiện tượng tạm gọi là chệch hướng, còn chữ của giới chính thống là sai lầm hư hỏng chống đối. Rồi có sự tố giác phê phán. Rồi sau vài lời nói qua nói lại và có khi cả những “chiến dịch đấu tranh” kèm theo là những xử lý,  dư luận lại rơi vào im ắng cho đến khi … có những vụ mới.
Vụ Mở miệng và luận văn Nhã Thuyên thuộc loại ấy.


Về khâu xử lý, tôi nhớ thời chống Mỹ, cả Lưu Quang Vũ  lẫn Phạm Tiến Duật đều có những chuyện lôi thôi khiến người một hai năm, người tới bốn năm năm, bị cấm in trên các báo. Tức là hình thức xử lý còn nặng hơn rất nhiều so với cách chức hoặc cho thôi việc thời nay.
 Đặt trên cái nền chung, thấy  tình hình chung quanh vụ luận văn về “Mở miệng” hôm nay còn là ở mức …có thể hiểu được. 
 Điều tôi cho rất đáng hoan nghênh là, khi nhìn nhận vụ việc, nhà nghiên cứu Từ Huy đã không dừng lại ở hiện tượng cụ thể mà nhân đó nêu ra nhiều vấn đề chung của giới KHXH. Tôi cho là một sự triển khai cần thiết. Trong phạm vi bài này, tôi  thử đi vào giải thích tại sao giới nghiên cứu KHXH  VN đã có những ứng xử  như tất cả chúng ta đã thấy.

Cả  giới đã được đào tạo để trở thành như thế.
Nhắc tới mấy năm 1956-58,  ngày nay chúng ta chỉ nhớ tới vụ Nhân văn Giai phẩm , và những ảnh hưởng của nó tới giới sáng tác.
 Nhưng thời điểm trên cũng là bước ngoặt trong giới ở ta đại học ở ta, rõ nhất là giới nghiên cứu các bộ môn thuộc khoa học xã hội.
Sự phát triển trước đó của đại học là tự phát.  Nay nền đại học non trẻ và “tiên thiên bất  túc”, “bất thành nhân dạng” về  nhiều phương diện ấy, được làm lại với những chủ đích rõ ràng.
 Nếu ở các nước khác, đại học là khu vực cuộc sống được thể nghiệm, khu vực tự trị, khu vực dân sự điển hình,  thì ở ta nó được đặt dưới sự giám sát nghiêm ngặt cũng như  sự can thiệp mạnh mẽ và trực tiếp của chính trị. Các cơ sở đại học phải trở thành những “pháo đài xã hội chủ nghĩa” như chữ nghĩa hồi 1958-60 vẫn dùng.  
  Lý do thì, như chỉ dẫn của một tác giả Nga mà tôi nêu trong bài viết  ngày 14-10-2013 trên blog này, KHXH ở VN  được sinh ra như thế, nó phải như thế, có gì là lạ. Nó cũng có nghiên cứu, nhưng là chỉ làm ở mức hết sức sơ lược. Trong những lúc bốc đồng, hoặc cố ý làm dáng, người ta cũng tuyên bố đi tìm chân lý, đứng về phía sự thật lịch sử …. . nhưng đó chỉ là trong ao ước. Phần chính khoa học lúc này phải làm là những công việc mà  thần học trung thế kỷ vẫn làm. Nếu thần học cuối cùng phải chứng minh được chỗ đúng của các kinh sách có liên quan tới Chúa thì khoa học xã hội lúc này lấy việc đi vào minh họa cho cái đúng của thời hiện nay, cái đúng theo các chỉ thị nghị quyết, cái đúng của cấp trên…làm mục đich.
Trên đại thể là thế, mà trong từng việc cụ thể cũng là thế.
Tôi lấy một ví dụ. Vào những ngày hạ tuần tháng mười 2013, trên báo chí đang rộ lên lời trách cứ các nhà nghiên cứu lịch sử hiện đại về việc sao không đưa tướng Giáp vào sách giáo khoa. Tôi xin thanh minh hộ các giáo sư sử học thế này -- họ đâu có quyền! Đây toàn là do chỉ thị từ trên xuống cả. Thách kẹo cũng không có người biên soạn SGK dám tự tiện viết khác và các thầy lên lớp từ  tiểu học tới đại học dám giảng khác.

Không có ngoại lệ
Đọc bài của Từ Huy, ngay từ đầu, tôi đã không hiểu những lời ưu ái mà tác giả đưa ra đối với khoa nọ của trường đại học kia. Rằng đó là nơi rất có truyền thống tìm tòi chân lý. Rằng ở nơi đó luôn luôn có sự đón nhận, làm “bà đỡ” cho những tư tưởng mới trong nghiên cứu văn chương.
 Theo chỗ tôi biết thì hiện nay chẳng có một cơ sở nào như thế cả.
 Cuối bài, Từ Huy có nói tới tình trạng tạm gọi là “vượt thoát” và  kể ra là đã có những trường hợp khá thành công cả trong khu vực mà tác giả có quan hệ.
Trước hết là trong sáng tác, tôi thấy những trường hợp như Nguyễn Huy Thiệp, như Bảo Ninh đúng là những nhân vật vượt thoát thành công thật. Nhưng thử hỏi là sau họ làm gì có những tên tuổi nào khác.
Thứ nữa, nay các tác tác giả này đã được các tài liệu chính thống công nhận đâu. Trong xã hội, Bảo Ninh và Nguyễn Huy Thiệp vẫn được hoan nghênh được in lại. Nhưng họ không bao giờ được đưa vào giảng dạy trong nhà trường.
Khi cần kể thành tựu của giới nghiên cứu, Từ Huy có phần lúng túng hơn. Những ưu điểm tác giả nêu ra ở đây chỉ hạn chế trong việc sử dụng những lý thuyết văn học ở nước ngoài vào để thúc đẩy tình hình trong nước.
Về mặt số lượng, tôi cho là người đi theo phương hướng này còn rất ít.
Hơn thế phải nói thẳng là những thành công của mấy người này còn ở mức rất khiêm tốn. Trong những trường hợp tốt nhất thì chúng ta mới may mắn được coi là những người thuộc bài, còn việc áp dụng những kiến thức đó vào việc nghiên cứu văn học Việt Nam – xin lỗi cho tôi nói một cảm giác mà có thể nhiều người không đồng ý – còn chưa có thành tựu nào đáng kể.
Trong một bài viết gần đây, tôi có nói rằng giáo dục ở ta nói chung đang trong tình trạng vô phương cứu chữa. Một trong những luận cứ của tôi là giá kể bây giờ có chương trình đúng đắn, sách giáo khoa đúng đắn thì cũng không lấy đâu ra người để dạy các chương trình đó cả. Và người ta cũng không biết làm gì với hàng triệu giáo viên đang đứng trên bục giảng hiện nay; ở họ, có một cái gì đó đã cứng lại rồi, họ không thể thay đổi được nữa.
Với giới đại học cũng thế. 
                                                          
                                    II/ THỬ XÁC ĐỊNH MỘT THỰC TRẠNG
Khi điểm lại tình hình, Từ Huy có ngỏ ý “trách móc” rằng sao từ ngày xảy ra cái vụ phê phán luận văn này, sau vài lời phản biện yếu ớt, trong giới không thấy nhiều người lên tiếng.Trong khi tỏ ý lo lắng cho tình hình từ nay về sau, tác giả thỉnh thoảng không quên giảng giải cho mọi người thế này mới là nghiên cứu, thế kia mới là khoa học.
 Tôi thì tôi thấy cách cư xử  của cả giới KHXH  như vừa rồi là nằm trong bản chất và lý do tồn tại của nghề nghiệp. Có một guồng máy đã hình thành, họ vừa là sản phẩm, lại vừa là các thành tố góp phần vận hành  guồng máy đó. Bận lắm, quay cuồng lắm! Về chuyện nên làm thế nào, họ không có thời gian mà nghĩ đến nữa. Cái phần tự vệ trong mỗi người luôn luôn mách bảo họ rằng biết ra chỉ thêm phiền, tốt hơn là đừng biết đừng nghĩ.
  
Cáo trạng và biện hộ
Đi vào cụ thể hơn.
 Từ Huy tự hỏi nguyên nhân của  vụ phê phán Luận văn về Mở Miệng xuất phát từ những hiềm khích cá nhân hay xuất phát từ một chủ trương
Trả lời: là chủ trương. Để mượn lại chữ của Từ Huy, chẳng có “nhát dao nào là mù quáng cả“.
        Từ Huy cảnh báo: Điều gây tuyệt vọng không phải chỉ là sự tái bùng nổ đáng ngạc nhiên của những cây bút phê bình dao búa [ …] mà còn là (và có lẽ chủ yếu là) biểu hiện của thái độ chấp nhận đầu hàng ở giới đại học. Chính sự chấp nhận này rất có thể sẽ đẩy KHXH&NV vào tử lộ.
Trả lời: Không đầu hàng sao được! Đến những Trần Văn Giàu Trần Đức Thảo Nguyễn Mạnh Tường Đào Duy Anh Trương Tửu… cũng phải mất chức khi người ta đã chẳng cần, nữa là những cá nhân mới nẩy nòi lên chính trong tay nhà cầm quyền mấy chục năm nay. Dựng lên thành bụt đạp xuống thành đất ngay, chuyện đâu có lạ.
Còn lo rằng, do đó, nó –  bộ môn KHXH mà chúng ta đang quan tâm --  sẽ  suy tàn  ư ? khó lòng sống sót ư?  Người ta đã đẻ, người ta sẽ nuôi. Cái việc phù phép cho nó trở thành sống động đâu có quá khó. Người ta sẽ biểu dương nó, khen ngợi nó. Cấp tiền nuôi nó. Ban cho nó danh hiệu. Giới thiệu nó với giới khoa học quốc tế (còn việc quốc tế có công nhận không thì không cần biết). Còn muốn gì nữa?
 Từ Huy nhắc tới một chân lý: không có tự do học thuật thì khoa học không thể phát triển được.
Trả lời: Trên nước Việt Nam này, không có thứ  KHXH  mà Từ Huy hiểu và các nước người ta vẫn hiểu. Ngược lại, ở ta, cũng như ở nước Nga xô viết trước đây, nó có một cái nghĩa riêng. Theo nghĩa này, tự nó vẫn phát triển chứ đâu có dừng lại. Cái làm cho nó phát triển không phải là tự do mà là  các … mệnh lệnh chỉ thị hồi trước và và các đơn đặt hàng. Cái đó thì hiện nay không thiếu, không bao giờ thiếu.
 Từ Huy viết : Người nghiên cứu cũng có quyền nhìn đối tượng theo cách của mình, có quyền đưa ra một quan điểm nghiên cứu và chứng minh quan điểm đó bằng các lý lẽ lập luận được thể hiện trong công trình của mình. Quan điểm đó đúng hay sai, có thuyết phục người khác hay không, đó là chuyện cần phải tranh luận, nhưng người nghiên cứu không thể bị vùi dập vì quan điểm  riêng.
Trả lời: Không. Ở KH XH Việt Nam, khi đã nhận những chức danh như giáo sư tiến sĩ , người ta không có quyền có quan điểm riêng, lại càng không có quyền có quan điểm sai (so với cái đúng mà nhà nước quy định). Chỗ riêng tư, anh có vụng trộm nói khác nghĩ khác, tôi tạm tha. Nhưng công khai thì không. Cái chuyện ăn đòn (= vùi dập) khi làm sai là chuyện đương nhiên.  Anh có vì thế mà chết cũng chẳng ai thương tiếc. Cố nhiên, người đứng đắn thì sẽ ăn đòn xong lại đứng dậy, nhưng đó là việc riêng của anh.

Sức sống dai dẳng
 Từ Huy lo một khối băng giá đang ngự trị trong cả giới. Và tác giả đặt giả thiết:
Đằng sau sự im lặng của giới đại học  [ …  ] có thể đọc thấy điều gì? Nỗi sợ hãi? Sự hạn chế về năng lực chuyên môn? Sự tê liệt khả năng phản ứng? Sự thờ ơ vô cảm (coi đấy không phải là việc của mình)? Sự chuẩn bị tâm lý cho một quá trình chịu đựng vô điều kiện những áp đặt từ trên xuống, bất kể những áp đặt đó phi lý như thế nào, một quá trình chịu đựng lâu dài chưa biết bao giờ mới kết thúc?
Trả lời: Tất cả sự dự đoán của tác giả là đúng. Nhưng cần biết thêm, cách phản ứng của con người hiện nay nói chung -- chứ không phải riêng của các “nhà” KHXH -- bị điều kiện hóa rất chặt chẽ  và đó chỉ là một bộ phận trong sự chịu đựng hàng ngày. Đừng quá hy vọng ở họ. Họ sẽ chẳng chết như đã chẳng sống. Họ sẽ như thế này… mãi. Và sống có lý có lẽ, có sự tự tin cẩn thận.
Hồi chống Mỹ, miền Bắc tức “bên thắng cuộc” sống trong một tình thế bị cắt đứt hoàn toàn với giới khoa học bên ngoài. Phía tư bản thì những Freud, Kafka, Sartre, Camus , Levy Strauss …đều phản động hết không nói làm gì.  Ngay cả với thế giới XHCN cũng vậy. Trung Quốc rơi vào cách mạng văn hóa, còn Liên Xô bị coi là xét lại, là một thứ nấm độc cần phải từ chối.
Những năm đó, bao nhiêu sinh viên và thực tập sinh đang học các ngành KHXH ở Liên xô và Đông Âu đều bị gọi về dù học còn dang dở.
 Tôi tuy chỉ ở bên văn chương nhưng mọi chuyện bên khoa học cũng được biết ít nhiều, vì  cả hai khu vực này đều trong phạm vi chi phối của ông Tố Hữu. Tôi nhớ có một tư tưởng của Tố Hữu, do giới  tuyên huấn lúc ấy cho lan truyền, cho rằng về khoa học tự nhiên thì chúng ta có thể kém các nước, nhưng còn về khoa học xã hội thì  ta là nhất, các nước khác cần cắp sách đến học chúng ta.
Về sau này, những tư tưởng đó có thể được trình bày kín đáo hơn, nhưng theo tôi thấy nó không bao giờ mất hẳn. Và nó biến hình thành những tư tưởng tinh vi hơn, chẳng hạn về cái gọi là tinh thần dân tộc trong nghiên cứu xã hội hay được nói gần đây. Riêng nó đủ tạo nên sức sống dai dẳng của các loại các bộ môn khoa học ở VN hôm nay.

 Mức độ suy đồi
Không phải trong giới không còn những người muốn làm khoa học xã hội thực sự.
Ở đây có một số người  được đào tạo đúng bài bản, tiếp thu được tinh thần khoa học chân chính từ nước ngoài về. Ngay trong những người chỉ là dân nội địa cũng có những người  do lương tri và học hỏi mà cảm thấy lẽ ra chúng ta phải có một thứ khoa học khác.
Tuy vậy, trong thực tế, có hai khía cạnh phải tính tới.
 Một là  ngay từ điểm xuất phát, giới đại học ở ta, nhất là bên KHXH, đã được hình thành theo kiểu ba vạ. Không ít người trong họ ban đầu là những cán bộ tuyên truyền chỉ giỏi về xách động, thiếu chuyên môn nhưng lại thừa ý chí, xông vào đủ mọi lĩnh vực và nay hóa ra những nhân vật đầu đàn, những pioneer (tạm dịch: người đặt nền móng) cho KHXH VN hiện đại.
Việc bảo vệ con đường đã qua của KHXH hôm nay là lẽ sống của họ. Cố nhiên họ thừa hiểu, mọi cố gắng đưa ngành này vào quỹ đạo của KHXH thế giới đều có nghĩa là phủ định công lao và vai trò của họ, đời nào họ cho phép.
Hai là  mấy chục năm nay,  tình trạng ọp ẹp ngành này kéo dài. Trên cái mặt bằng quá thấp của giáo dục nước ta, KHXH chính là khu vực trũng nhất. Học sinh phổ thông giỏi đi học y khoa, học tin học, học kinh tế… chứ mấy ai chịu theo bên văn bên sử. Khi vào ngành rồi, thì lại có sự sàng lọc tiếp theo, theo phương châm “ hồng trước chuyên sau”.
Ở các ngành khoa học tự nhiên, thì  sự kém cỏi còn khó che giấu. Chứ ở đây, cứ mạnh mồm là được. Không có gì lạ nếu bộ phận kém cỏi và hoạt đầu trong KHXH, lại được coi là bộ phận đáng nâng đỡ và dần dần đóng vai thao túng tình hình.
Những người ưu tú thì bị chèn ép, chỉ riêng việc chống lại chủ nghĩa bình quân cũng đủ khiến họ tiêu mòn sức lực.
Quan trọng không kém là vai trò của đãi ngộ. Trong khi các cán bộ có thiện chí khoa học cô đơn, và thiếu đủ mọi điều kiện để làm việc, thì những kẻ nịnh nọt, một lòng một dạ kiên trì thứ khoa học minh họa tha hồ được khen thưởng, được cho đi học nước ngoài, được cấp những khoản kinh phí lớn để “nghiên cứu”, những gì họ viết ra được đưa vào sách giáo khoa chính thức giảng dạy cho hàng triệu sinh viên học sinh.
Các nhà nghiên cứu trẻ có phải là thánh cả đâu? Bao nhiêu thông minh  vốn có trong họ trước tiên được sử dụng để giúp họ thích ứng với hoàn cảnh mà cũng là để mỗi người tìm cho mình một chỗ đứng. Nhu cầu tự do và khả năng học hỏi ở mỗi người dần bị mài mòn, người trước kẻ sau họ đều rơi vào cái quỹ đạo đã được vạch sẵn.
 Xét đại trà, bộ mặt của giới nghiên cứu đã hình thành đúng như sự nhào nặn của những người trả lương họ. Để đỡ phiền phức, càng ngày, những người trong cuộc càng tự mình thỏa mãn với công việc và trình độ của mình, không ai có ý ân hận và lo lắng về sự xa cách giữa KHXH Việt Nam và KHXH thế giới.
Không có gì là khó hiểu trong cái định hướng mà cả giới đã chọn. Thắc mắc mà làm chi khi bây giờ khi đại cục đã hỏng, tôi chỉ một con chim non bé bỏng – vứt trong lồng con giữa một lồng to(Tố Hữu).Trong khi đó, nhìn đi nhìn lại hóa ra so với ngày hàn vi mình nay cũng không đến nỗi nào. Phần lớn các nhân vật khôn ngoan trong giới đã đạt tới cái đích mà họ ôm ấp.  Giáo sư cũng có, tiến sĩ “ như lợn con”, viện sĩ hàn lâm nếu muốn rồi anh cũng có thể có.
Khi những điều kiện vật chất được thỏa mãn thì những đòi hỏi về tinh thần dần dà rồi cũng tan biến.
 Từ Huy đặt vấn đề trách nhiệm Chỉ còn hy vọng khi những người làm nghiên cứu ở Việt Nam, với tư cách cá nhân, vẫn giữ được cho mình quan điểm độc lập so với quan điểm chính thống này. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc họ phải nhìn thấy trách nhiệm của chính họ […] trong sự suy tàn của ngành KHXH&NV
Theo tôi hiểu, với giới nghiên cứu KHXH hiện nay, hai chữ trách nhiệm theo nghĩa cao nhất của nó -- trách nhiệm với lịch sử -- đang là thứ xa xỉ.
Trong nhiều luận văn công bố gần đây, Từ Huy đã giảng giải cho chúng ta thấy giới đại học phải có một cách hoạt động như thế nào, người làm khoa học xã hội phải có trình độ và tư cách  như thế nào.
Chẳng hạn, trong bài này, tác giả có nói đến yêu cầu của giới khoa học là đi tìm chân lý chứ không phải đi tìm cái đúng như cấp trên chỉ thị, và nhiều khi họ nghiên cứu mà họ không biết rằng mình sai hay đúng.
 Về phần mình, tôi ngờ rằng những điều đó ngày càng khó nghe đối với giới nghiên cứu hiện nay, vì chúng đánh vào lòng tự ái của họ, lương tâm của họ, là điều mà chính họ muốn quên lãng và không muốn ai nhắc lại nữa.
Từ Huy có lẽ đã cảm thấy điều đó khi mở đầu  bài viết bằng đoạn cảm thán Vẫn biết rằng những gì nói ra ở đây có thể chẳng ai nghe, có thể chẳng nhận được sự hồi đáp nào, mà có khi lại tự gây nguy hiểm cho bản thân, chuốc lấy sự thù ghét của đồng nghiệp. Nhưng đã cầm bút thì không làm khác được. 
Đây tôi không nói rằng việc giới nghiên cứu im lặng là tốt, nhưng chúng ta cần phải thông cảm với họ. Họ được đào tạo theo những cách khác và đặt quyền lợi của mình ở những điểm khác. Nêu ra những yêu cầu có tính chất " chuẩn mực quốc tế " đối với họ, là làm phiền họ và cũng chỉ gây thất vọng vì sẽ chẳng bao giờ mà yêu cầu đó được thỏa mãn.

 Sống tiếp như thế nào đây
Chúng ta thường chỉ lo lắng là có vẻ như KHXH ở ta hiện nay không có thành tựu. Cái đáng lo hơn là con người. Khi con người đã hỏng thì làm ra cái gì có giá trị nữa.
Một bạn theo dõi tình hình khoa học ở Nga kể với tôi câu chuyện sau:
Đúng năm 1991, khi Liên xô sụp đổ thì một nhà khoa học trẻ bảo vệ thành công một luận án tiến sĩ xuất sắc về chủ nghĩa vô thần. Đó là một người hết sức thông minh. Ông hiểu rằng cả tuổi trẻ của ông đã đi vào con đường sai lầm. Cảm thấy không có lý do để sống nữa, ông nhẩy lầu tự tử.
Ở ta không có những con người như thế. Trong trường hợp tốt nhất chúng ta chỉ có những mẫu người như Trần Quốc Vượng đã mô tả và sống theo. Cái gì cũng có một chút. Một chút phải đạo, một chút chống đối làm dáng. Một chút khoa học, một chút một chút xẩm chợ nói liều. Một chút cống hiến hết mình, một chút nhặt nhạnh kiếm chác và hưởng thụ.
Vả chăng, cái mẫu như ông Vượng cũng đang ngày một hiếm.
Thế tức là tình thế hoàn toàn tuyệt vọng hay sao? Khi tự đặt cho mình câu hỏi này, tôi tìm tới câu trả lời nước đôi. Vâng, tuyệt vọng thật . Đáng lẽ chúng ta phải có hàng trăm Bảo Ninh, hàng vài chục Nguyễn Huy Thiệp thì văn chương chúng ta mới khởi sắc được, chứ chỉ có một hai người ấy, mọi sự hy vọng đều là tự dối mình. Tuy nhiên, chúng ta không thể chết như ông tiến sĩ người Nga, chúng ta phải sống. Đối với các bạn trẻ, tôi nghĩ nay là lúc phải phân thân, vừa biết sống như mọi người, vừa dành một phần tối đa có thể để học hỏi và thầm lặng bắt tay vào, làm một cách hết lòng, làm như làm cho chính mình, những việc tử tế, có đóng góp cho khoa học mà cũng là có đóng góp thực sự cho nhân dân đất nước .
 May mà chúng ta làm khoa học xã hội, công cụ làm việc nhiều khi chỉ cần ít cuốn sách là đủ. Cũng chẳng cần chung quanh công nhận vội…Bởi cái đích của ta rất xa…Trong việc này mỗi người có thể rất đơn độc, và thất bại nữa…Và trước mắt là chịu thiệt, là không có cả danh lẫn lợi. Nhưng niềm vui lớn nhất, niềm vui của cuộc truy tìm chân lý đang chờ. Nhờ thế, lòng ta luôn luôn thanh thản.
Trong cái cuộc sống khó khăn này, có một điều theo tôi nên nghĩ. Là không phải chúng ta bi đát, mà nhiều người khác trên trái đất này cũng bi đát, các trí thức Nga , các trí thức Trung Quốc, và gần đây các trí thức Afganistan, Iraq , Ai Cập… Nghĩ rộng ra nữa, đọc kỹ vào văn học phương Tây thế kỷ XX, thì ở đâu chúng ta chẳng bắt gặp cái giọng đau đớn vì sự bất lực khi muốn làm người tử tế.
 Trong thời hiện đại, có thể anh cần chấp nhận một số điều kiện mà những con người cổ điển thà chết chứ không chấp nhận. Phải sống để làm bằng được cái điều anh đã dự định ( như Tư Mã Thiên xưa nuốt nhục để làm nốt sứ mệnh của người viết sử). Như vậy là anh đã không đầu hàng, hơn thế nữa, đã chiến thắng .
 Ở một trang sổ tay cũ, tôi có chép được một câu danh ngôn, đúng hơn là một lời tự nhủ của một nhà văn, nó từng ám ảnh tôi nhiều năm, hồi chiến tranh đã thấy đúng, nay càng thấy đúng:
 Thời đại chúng ta  cốt yếu là một thời đại bi thảm, bởi thế chúng ta từ chối coi nó là một cái gì bi thảm. Cuộc đại biến động đã xảy ra, chúng ta ở giữa những đổ nát, chúng ta bắt đầu xây dựng những túp lều  trú ngụ tạm bợ và dấy lên chút hy vọng nhỏ bé mới. Đó là một công việc khá nhọc nhằn. Nay là lúc không có con đường bằng phẳng nào dẫn tới tương lai. Nhưng chúng ta sẽ đi vòng quanh hoặc bò qua những trở ngại. Chúng ta  phải sống thây kệ bao nhiêu bầu trời đã sụp.


Câu này của D.H. Lawrence (1885 - 1930), tôi đọc được từ trong một cuốn sách của ông Nguyễn Hữu Hiệu, hình như là cuốn Con đường sáng tạo in ở Sài Gòn trước 1975.

Việt Nam học gì từ Myanmar: Chọn láng giềng hay phương Tây?

'Lãnh đạo cấp cao đến người dân bình thường đều đã thấu hiểu giá trị của dân chủ tự do mà họ đã thụ hưởng cũng như cái giá đắt phải trả của dân chủ quá đà'
Ông Chu Công Phùng, cựu đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Myanmar giai đoạn 2009-2012 tiếp tục trao đổi với Tuần Việt Nam bài học Myanmar.
Theo ông đâu là lý do chính khiến Myanmar có sự thay đổi ngoạn mục về chính trị - xã hội, tổ chức bầu cử thành công, chuyển đổi từ chính quyền quân sự sang dân sự...  một cách êm thấm. Trong khi những đất nước Châu Âu, Trung Đông, Bắc Phi như Ai Cập đang mắc kẹt trong những cuộc chuyển đổi đẫm máu. Đâu là sự khác biệt lớn nhất?
Rất nhiều người đã nêu câu hỏi này và đều tự tìm câu trả lời hợp lý nhất có thể. Theo tôi, lý do khiến Myanmar có sự thay đổi ngoạn mục trong hơn 2 năm qua chủ yếu là nguyên nhân bên trong, là do yếu tố con người Myanmar quyết định.
Lần theo lịch sử, chúng ta đều biết sau khi giành được độc lập năm 1947, Myanmar đã trải qua hai thời kỳ phát triển với chế độ chính trị trái ngược nhau: chế độ dân chủ nghị viện (1948-1962) và chế độ quân sự độc tài (từ 1962 trở đi).
Nói cụ thể hơn, mọi công dân Myanmar từ lãnh đạo cấp cao đến người dân bình thường đều đã thấu hiểu giá trị của dân chủ tự do mà họ đã thụ hưởng cũng như cái giá đắt phải trả của dân chủ quá đà và nỗi đau xót khi bị mất tự do dân chủ. Họ khát khao được tái thụ hưởng nền dân chủ tự do của thập kỷ 50 thế kỷ XX; đồng thời rất khao khát xã hội được hòa bình ổn định, không rối loạn, không đổ máu bắn giết lẫn nhau như mấy chục năm gần đây.
Về kinh tế, văn hóa, mọi công dân Myanmar đều lưu luyến niềm tự hào trong quá khứ: Myanmar từng là điểm sáng nhất Đông Nam Á về phát triển kinh tế, từng là cường quốc xuất khẩu gạo của thế giới, từng có nền giáo dục trong tốp 20 của thế giới, từng có công dân (U Thans) làm Tổng Thư ký Liên hợp quốc (1961-1971), từng 2 lần vô địch bóng đá Châu Á, 5 lần vô địch bóng đá Đông Nam Á...
Vì vậy, mọi người dân Myamar đều theo dõi sát sao "Lộ trình Dân chủ 7 bước" do Thống tướng Than Shwe chỉ đạo thực hiện từ năm 2003. Tháng 11/2010, khi "lộ trình" này chuyển sang bước thứ 6: bầu cử quốc hội, lập chính phủ mới, đã đáp ứng được nguyện vọng của đại đa số công dân Myanmar kể cả những người bất đồng chính kiến.
Kể từ đó, Myanmar liên tiếp có những thay đổi ngoạn mục và không xảy ra rối loạn như một số nước Đông Âu, Trung Đông, Bắc Phi...như mọi người đã biết.
Đương nhiên, những yếu tố tác động từ bên ngoài cũng rất quan trọng, nhưng không phải là yếu tố quyết định.
Myanmar, dân chủ, phương Tây, Mỹ, EU, đấu tranh
Chân dung bà Aung San Suu Kyi trên đường phố Yangon. Ảnh Hoàng Hường
'Liều thuốc thử' của Mỹ và EU
Lộ trình 7 bước dân chủ của Myanmar đã được thực hiện đến giai đoạn nào, thành công so với mục tiêu đề ra và sự ảnh hưởng của nó?
Đầu năm 2003, Thống tướng Than Shwe tiến hành cải tổ Nội các, bổ nhiệm Đại tướng Khin Nyunt - Bí thư thứ nhất Hội đồng Hòa bình và phát triển quốc gia (SPDC) làm Thủ tướng. Sau khi nhậm chức, Thủ tướng Khin Nyunt thay mặt chính phủ Myanmar công bố "Lộ trình dân chủ 7 b­ước" hướng tới xây dựng một nhà n­ước Myanmar mới "Dân chủ có kỷ cương" bao gồm:
B­ước 1,  Phục hồi triệu tập Đại hội quốc dân vốn bị đình trệ từ năm 1996.
Bư­ớc 2, Từng b­ước tiến hành những bước đi cần thiết cho việc xây dựng một chế độ dân chủ thực thụ và có kỷ cương.
B­ước 3, Soạn thảo một Hiến pháp mới dựa trên những nguyên tắc căn bản và chi tiết mà Đại hội quốc dân thông qua.
B­ước 4, Tổ chức cuộc trư­ng cầu dân ý để thông qua Hiến pháp mới.
B­ước 5, Tổ chức cuộc tổng tuyển cử tự do, dân chủ, công bằng để bầu ra Quốc hội theo quy định của Hiến pháp mới.
B­ước 6, Triệu tập họp Quốc hội theo quy định của Hiến pháp mới.
Bư­ớc 7, Xây dựng đất nư­ớc phát triển, hiện đại và dân chủ; lãnh đạo đất nư­ớc do Quốc hội bầu; chính phủ và các tổ chức trung ­ương do Quốc hội thành lập.
Myanmar, dân chủ, phương Tây, Mỹ, EU, đấu tranh
Ông Chu Công Phùng. Ảnh: Hoàng Hường
Theo lộ trình trên, hiện nay "Lộ trình dân chủ 7 bước" đã chuyển sang bước cuối cùng. 
Những ai theo dõi quá trình phát triển của Myanmar đều thấy rõ lộ trình này được thực hiện thành công, đúng bài bản, đúng tiến độ và phát huy ảnh hưởng rất tích cực trong nội bộ Myanmar. 
Dư luận dân chúng Myanmar cho rằng, đây chính là công lao của Thống tướng Than Shwe để lại trong lịch sử Myanmar trước khi ông nghỉ hưu năm 2011.
Những động thái Mỹ và EU tới Myanmar, dỡ bỏ cấm vận, sự ủng hộ đối với quốc gia này sau khi 'liều thuốc thử' về thái độ nhất quán của Myanmar đã được đáp ứng. Sau đây Mỹ và EU sẽ còn đòi hỏi gì thêm ở Myanmar? Sự ủng hộ này sẽ có ảnh hưởng thế nào đến các nước láng giềng và khu vực, đặc biệt Trung Quốc?
Như đã trình bày ở câu 11,Mỹ và EU tuy đang từng bước tháo dỡ các đạo luật trừng phạt kinh tế đối với Myanmar, nhưng họ vẫn đang theo dõi chặt chẽ các bước cải cách kinh tế và hòa hợp dân tộc của chính phủ Myanmar. Cuộc bầu cử Quốc hội 2015 sẽ là "liều thuốc thử" quan trọng để họ quyết định bình thường hóa hoàn toàn quan hệ với Myanmar, chấp nhận Myanmar hội nhập với thế giới hay không? Ứng xử của Myanmar sẽ "giải đáp" những mong muốn của Mỹ và EU.
Các nước láng giềng của Myanmar trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ đều hoan nghênh các động thái tích cực từ Mỹ, EU đối với Myanmar mấy năm qua. Tuy nhiên, xuất phát từ quan hệ song phương với Myanmar và lợi ích của các nước láng giềng tại Myanmar, mỗi nước đã và đang có những phản ứng riêng của họ đối với mối quan hệ đang ấm lên giữa Myanmar với Mỹ và EU.
Tỷ lệ ủng hộ của người dân thể hiện qua cuộc bầu cử 1/4/2012 với đảng NLD và bà Aung San Suu Kyi sẽ có tác động thế nào tới chính sách của Mỹ và phương Tây đối với Myanmar?
Ngày 1/4/2012 Myanmar tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội bổ sung để bầu thêm 45 nghị sĩ còn thiếu. Cuộc bầu cử bổ sung này được giám sát chặt chẽ của Đoàn Ngoại giao tại Yangon và nhiều phóng viên nước ngoài, thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận trong và ngoài nước Mynamar. Đảng NLD của bà Aung San Suu Kyi đã tham gia ứng cử và giành thắng lợi vang dội với 43 người trúng cử trên tổng số 45 ghế cần bổ sung.
Ngay sau khi NLD giành thắng lợi này, Mỹ đã hoan nghênh đây là "bước tiến quan trọng trong tiến trình chuyển đổi dân chủ, thể hiện quyết tâm của Myanmar hướng tới sự cởi mở, minh bạch và cải cách lớn hơn". Các nước EU cũng lần lượt tuyên bố hoan nghênh kết quả cuộc bầu cử và chúc mừng đảng NLD. Cũng sau cuộc bầu cử này, các quan chức Mỹ đã chuyển sang sử dụng tên nước "Myanmar" thay cho "Bumar" trước đây vẫn sử dụng với ngụ ý "Bumar" là chính phủ quân sự độc tài.
Sự kiện đảng NLD có mặt trong Quốc hội Myanmar kể từ ngày 1/4/2012 và bà Aung San Suu Kyi được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Pháp chế Quốc hội hiển nhiên là phù hợp với mong muốn của Liên Hợp Quốc, Mỹ và các nước phương Tây, chắc chắn sẽ là cơ sở quan trọng để họ điều chỉnh chính sách theo hướng tích cực hơn đối với Myanmar.
Với vị trí 'cửa ngõ' ra vùng Nam Á và Ấn Độ Dương, Myanmar có rơi vào thế bị giằng co giữa Trung Quốc, Ấn Độ và phương Tây?
Với vị thế địa chiến lược quan trọng là cửa ngõ giữa Đông Nam Á với Nam Á, Trung Đông, Châu Âu...,lại án giữ Ấn Độ Dương, mấy chục năm qua Myanmar là đối tượng tranh giành ảnh hưởng giữa Trung Quốc và Ấn Độ với ưu thế nghiêng về Trung Quốc.
Hơn 2 năm qua, cùng với sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Myanmar theo hướng hội nhập quốc tế, giảm phụ thuộc vào Trung Quốc và sự can dự ngày càng tăng của Mỹ, Phương Tây đối với Myanmar, các nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế đều đang theo dõi sát sao về việc Myanmar thực thi chính sách đối ngoại như thế nào để có thể giữ được vị thế cân bằng trong quan hệ với các nước lớn.
Myanmar thời 'hậu cấm vận' sẽ nhanh chóng vượt qua các quốc gia láng giềng về kinh tế, chính trị và vị thế quốc tế, có cơ sở không, thưa ông?
Tôi không cho rằng Myanmar thời kỳ "hậu cấm vận" sẽ nhanh chóng vượt qua các nước láng giềng Đông Nam Á về kinh tế, chính trị và vị thế quốc tế, bởi 3 lẽ:
- Xuất phát điểm phát triển của các nước Đông Nam Á khác đều sớm hơn Myanmar vài chục năm (Việt Nam, Lào cũng đi trước Myanmar hơn 20 năm).
- Tuy Myanmar có nhiều thuận lợi hơn các nước Đông Nam Á khác về tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực biết tiếng Anh..., nhưng để phát huy có hiệu quả thế mạnh đó đòi hỏi phải phát triển đồng bộ cơ chế quản lý kinh tế, cơ sở hạ tầng và hệ thống dịch vụ... những lĩnh vực này Myanmar tụt hậu khá xa so với các nước trong khu vực.
- Mỹ, EU tuy đang từng bước tháo dỡ các đạo luật trừng phạt kinh tế đối với Myanmar, nhưng họ vẫn đang theo dõi chặt chẽ các bước cải cách kinh tế và hòa hợp dân tộc của chính phủ Myanmar. Cuộc bầu cử Quốc hội 2015 sẽ là "liều thuốc thử" quan trọng để họ bình thường hóa hoàn toàn quan hệ với Myanmar hay không?
(Còn nữa)
Hoàng Hường
(VNN)

Lan man nghĩ về ba chữ “Tù mọt gông”


IMG_2986
Người tù chung thân như Nguyễn Thanh Chấn được gọi là “Tù mọt gông” dù có thể trong trại giam không phải lúc nào anh ta cũng bị cùm hai chân . Người tù cải tạo vô thời hạn không xét xử như Nguyễn Hữu Đang vụ đầu trò Nhân văn Giai phẩm bị nhốt trong một trại giam ở miền sơn cước vô cùng khắc nghiệt và hai chân bị cùm để khỏi trốn trại gọi là “ Tù khổ sai”
Gông hay cùm để xích chân xích tay những người tù là một thứ công cụ làm bằng gỗ thường thấy trong phim ảnh cổ trang. Nó không chỉ xích chân tay người tù mà còn xích cả cổ . Bây giờ thì làm bằng kim loại gọn nhẹ hơn và còn thêm tên còng, “còng số 8”. Khi đọc lệnh bắt một người mang một cái tội nào đó bao giờ người ta cũng còng tay người đó dẫn giải ra xe bịt bùng kín mít đề phòng trốn chạy . Vào tù rồi mới thay còng bằng gông hay cùm
Có lẽ phải đề nghị Bộ Giáo dục đào tạo đưa các kiến thức này vào sách giáo khoa môn giáo dục công dân vì những thứ này nay dùng đến nhiều quá
Cha tôi là một nhân sĩ yêu nước sớm giác ngộ cách mạng đi theo Đảng từ những ngày đất nước còn chưa được độc lập. Vậy mà cũng đã ba lần phải vào tù , nhà tù của cả quân ta lẫn quân thù !
Lần thứ nhất , ngay trước khi cách mạng tháng Tám năm 1945 nổ ra, ông bị quân Nhật đóng ở Yên Bái bắt giam cùng với toàn bộ con trai trong gia đình vì đã liên lạc với Việt Minh ở chiến khu Vần và giúp họ sáu chục khẩu súng mousqueton để vũ trang chuẩn bị cướp chính quyền . Hôm đó với tư cách Tri phủ Trấn Yên , họ mời ông lên Đồn Cao ( nơi đóng trụ sở Bộ chỉ huy quân Nhật) làm việc và giữ ông ở lại luôn, nhốt ông trong một căn nhà bỏ hoang đồng thời xua quân đi bắt các con trai của ông cả thảy năm người trong đó có một người anh đã tham gia cùng bố giúp súng cho Viêt Minh bị tra điện dã man . Như thế gọi là “ Tù giam lỏng “. Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông được giải phóng , được cử làm Phó chủ tịch Ủy ban lâm thời cách mạng tỉnh Yên Bái rồi sau làm chánh án Tòa án nhân dân đệ nhị cấp tức Tòa án nhân dân tỉnh Yên Bái , chủ tịch Mặt trận Liên Việt tỉnh Yên Bái
Quốc dân đảng của Nguyễn Hải Thần và Vũ Hồng Khanh theo chân quân Tàu Tưởng cướp chính quyền ở thị xã Yên Bái, đẩy Việt Minh sang bên kia sông , ông lại bị bắt vì đã giải cứu ông Nguyễn Văn Phúc Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái . Họ nhốt hai ông trong một nhà tù , hàng ngày khảo cung . Sau một tháng ông Phúc bị thủ tiêu còn bố tôi được vận động bởi các đại biểu quốc hội thuộc thành phần quốc dân đảng ở Hà Nội nên được trả lại tự do . Lẽ ra , bố tôi cứ ở Hà Nội, giã từ con đường chính trị yêu nước thì cuộc đời yên ổn nhưng ngày 19-12-1946, nghe theo lời kêu gọi của ông Hồ , ông lại đưa cả gia đình lên Yên Bái tham gia kháng chiến chín năm để rồi …
Năm 1953 Đảng phát động giảm tô giảm tức, ông bị quy là địa chủ vì ba cái mẫu ruộng cho phát canh thu tô. Ông bị “ông Đội” đem ra đấu tố ( Mỗi xã thành lập một Đội cải cách ruộng đất , đội trưởng do cấp trên cử xuống, họ phát động quần chúng dựa hẳn vào bần cố nông để đánh gục giai cấp địa chủ bóc lột. Ông đội trưởng có quyền sinh quyền sát , có thể ra lệnh bắt người này bắt người kia và xử bắn họ . Đã có hàng ngàn người bị chết oan như vậy mà không biết vì sao họ bị giết ). Một lần nữa bố tôi lại bị bắt . Buổi chiều hôm trước họ triệu bố tôi lên Ủy ban xã nhốt trong một căn nhà lá tồi tàn . Sợ ông bỏ trốn, những bần cố nông gọi là “cốt cán” có sáng kiến dùng hai cây chuối để cùm hai chân ông. Họ dùng dao khoét hai thân cây chuối đủ để lọt hai cổ chân rồi ép chặt hai thân cây chuối vào vói nhau xong buộc hai đầu . Thế là ông mất tự do. Hai chân không thể co chỉ có thể duỗi  dài , muốn đái ỉa xin cứ tự nhiên tại chỗ . Chỉ có những người nông dân bị lường gạt và vô học mới nghĩ ra kiểu cùm như thế . Nó không thể bị mọt nên không có khái niệm “ Tù mọt gông” nhưng chỉ sau một đêm thôi . Ông có cảm tưởng nó dài cả ngàn ngày . Hôm sau ông bị lôi ra đấu tố . May quá ! Ông chỉ bị kết tội bóc lột và phải giảm tô nên không bị xử bắn như một số người địa chủ khác . May nữa là những người nông dân không biết ông đã bị Nhật và Quốc dân đảng bắt . Nếu biết  chắc chắn ông sẽ bị xử bắn vì tội “phản động” mà không ai trừ hai ông cộng sản cỡ bự Ngô Minh Loan và Nguyễn Văn Phúc có thể minh oan cho ông . Năm 1956 Đảng sửa sai , ông được “hạ thành phần “ xuống “địa chủ kháng chiến” và trước khi chết còn được truy tặng Huân chương kháng chiến . Từ lúc được trả lại  tự do năm 1956 đến lúc chết năm 1979 , ông- một viên quan lại, một phó chủ tịch Ủy ban cách mạng lâm thời rồi chủ tịch cái Ủy ban này, chánh án Tòa án Tỉnh, chủ tịch Liên Việt tỉnh, chủ tịch Hội nuôi quân- sống bằng nghề đan sọt , con cái sợ liên lụy không dám về thăm ông. Tuy không bị gông cùm nhưng cuộc đời của ông chẳng khác gì một Tù khổ sai, một Tù giam lỏng, một Tù mọt gông như nhân vật trong “ Những người khốn khổ” của Victo Huygo .

Đâu là tư cách của CSVN: ứng viên Hội Đồng Nhân Quyền LHQ?

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Việt Nam đã nộp đơn ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC) cho nhiệm kỳ 2014-2016 và cuộc bầu cử các thành viên mới trong số 47 thành viên của Hội đồng này cũng sẽ diễn ra trong tháng 11/2013.
Như vậy, Việt Nam sẽ cạnh tranh với các nước Trung Quốc, Maldives, Jordani và Ả Rập Xê Út để dành một trên bốn chiếc ghế đại diện cho vùng Thái Bình Dương trong hội đồng thiết lập và giám sát Nhân Quyền của thế giới này.

Ông Phạm Bình Minh và Một phiên họp của Hội đồng Nhân quyền LHQ.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh của nhà nước CSVN khẳng định việc Chính phủ CS/XHCN/VN quyết định ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014-2016 nhằm đóng góp nhiều hơn nữa vào các nỗ lực chung của LHQ và cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ quyền con người. (sic)!?. [1]
Thông thường tính “Hợp Pháp và Uy Tín” là chuẩn mực đầu tiên cao nhất cần phải có của một Chính Phủ quốc gia góp mặt trên chính trường quốc tế.
Tại thời điểm này nếu có ai đó cắt cớ hỏi bộ trưởng Phạm Bình Minh rằng: xin ngài vui lòng cho biết và viện dẫn một văn bản nào đó nói lên tính phổ quát hợp pháp do toàn thể nhân dân Việt Nam trực tiếp chọn lựa đảng CSVN là tập đoàn “độc quyền” duy nhất cai trị đất nước sau khi thống nhất 2 miền Nam Bắc? Không biết ngài bộ trưởng sẽ trả lời ra sao? Khi ít nhất vài chục triệu người, một nữa dân số của đất nước (phía Nam vĩ tuyến 17) không hề có một cơ hội nào sau gần bốn mươi năm (kể từ 1975) để chọn lựa, dù cái quyền ấy thuộc quyền tối thượng của nhân loại bất kể nằm trong thể chế chính trị nào, dưới bóng cờ LHQ.
Tính hợp pháp ấy còn là một dấu chấm hỏi lơ lửng nhức nhối như thế thì sự tuân thủ công pháp về nhân quyền lại là một câu hỏi lớn hơn đối với “đảng và nhà nước CSVN” Dù họ đã thò tay ký cam kết thực thi Hiến Chương Nhân Quyền LHQ.
“Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ là nhằm đóng góp nhiều hơn nữa vào các nỗ lực chung của LHQ và cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ quyền con người” (Ngoại trưởng Phạm Bình Minh)
“Bảo vệ quyền con người”? Lời nói đạo đức giả ấy không khác là mấy với lời thoại trong một vở kịch hài – Khi tại quốc gia CS/XHCN/VN hiện nay quyền của “người chết” còn bị bất chấp đạo lý tước đoạt công khai, áp đặt, thì nói chi đến quyền của mọi công dân đang còn sống? Chúng ta, công luận trong và ngoài nước xem, đánh giá và tự hỏi :
“Liệu có một đảng phái hay nhà nước nào trên thế giới này hèn mạt, ti tiện bởi một nhân cách thù hằn nhỏ nhen “bệnh hoạn” như thế này không??”
 Phương Uyên bên cạnh mộ phần “Huynh” (TT/Ngô Đình Diệm)
Phương Uyên bên cạnh mộ phần “Đệ” (Cố Vấn Ngô Đình Nhu)
Tổng Thống đầu tiên của miền Nam, Việt Nam Cộng Hòa, Ngô đình Diệm và em ruột Ngô Đình Nhu - Hai ông sinh thời đã kiên định với lập trường của đảng “Cần Lao Nhân Vị” tuyệt đối độc lập cho quốc gia, chống lại ảnh hưởng ngoại lai và CN Cộng Sản với khát vọng đưa miền nam thịnh vượng cất cánh như các quốc gia trung thành với chủ nghĩa Dân Tộc trong khu vực Asean, cuối cùng 2 ông đã hy sinh vì tận trung với nước – Nhưng mộ phần gần 40 năm qua vẫn nằm quạnh hiu lại chịu thêm hình phạt là “vô danh” chỉ được phép ghi trên bia mộ “huynh” (là Anh) và “đệ” (là Em)!? từ nhà cầm quyền CSVN.
Trong khi đó ông Hồ Chí Minh người đã mang chủ nghĩa CS ngoại lai xa lạ, một thứ chủ nghĩa độc tài sắt máu đầy tội ác cống nhân loại mà quốc tế đang nguyền rủa xa lánh, nêu đích danh Hồ chí Minh là một trong những thủ phạm gây nên nội chiến núi xương sông máu làm hàng triệu người chết tại VN, áp đặt CNXH/CS lên đầu toàn dân tộc Hùng Vương Âu Lạc, trực tiếp lãnh đạo đường lối chủ trương đấu tố sát hại 172. 000 đồng bào vô tội (theo xác định trong tư liệu CCRĐ của CSVN) – Nhưng khi chết Hồ Chí Minh lại được nằm trong một cái “lăng” đồ sộ.
Không thể có nhận định nào khác hơn, rõ ràng 4000 năm sử Việt đây là một sự sỉ nhục trực tiếp vào đạo lý dân tộc, không sớm thì muộn lịch sử nước nhà sẽ đặt lên bàn cân.
“Bảo vệ quyền con người”?? Không biết khi mở miệng nói như thế ngài bộ trưởng Phạm Bình Minh có biết xấu hổ không? khi thấy mình như là một kẻ “bịp bợm”? Bởi Ngài thử chỉ ra một người VN nào trong nước “đang xuất bản một tờ báo tư nhân độc lập” mà được CSVN “bảo vệ quyền con người” như Hiến Chương nhân quyền LHQ qui định trong:
Điều 19: Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm. Quyền này bao gồm sự tự do quan điểm mà không bị xen vào quấy rầy và được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và tư tưởng qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới.
Hay CS/XHCN Việt Nam đang là quốc gia duy nhất trong khối Asean mà không có bất cứ một tờ báo tư nhân nào được hiện diện, ngược lại báo chí tư nhân lại được tự do xuất bản tràn ngập trong xã hội các quốc gia láng giềng Asean!?
Thêm nữa, chỉ tính từ đầu năm 2013 đến nay chúng ta đã chứng kiến nhiều phiên xử kín nhưng gọi là công khai đầy bất công, phi nghĩa. Cụ thể 22 tín đồ của Hội Đồng Công luật Công án Bia Sơn bị xử tổng cộng một án chung thân, 300 năm tù và 120 năm quản chế; 14 thanh niên ôn hòa đấu tranh cho dân chủ bị kết án 82 năm tù và 56 năm quản chế; ông Ngô Hào ở Phú Yên bị xử 15 năm tù và 5 năm quản chế; 8 tín đồ người Thượng của đạo Hà Mòn bị xử tù tổng cộng 63 năm tù; luật sư Lê Quốc Quân bị đưa ra xử về tội kinh tế do đã có các hoạt động dân chủ và nhân quyền. Tổng cộng đã có 51 công dân Việt Nam bị đưa ra xử án tù vì tội “tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88 của Bộ luật Hình sự, trong đó có cả các PV báo chí, blogger.
Chỉ trong một thời gian ngắn, hàng trăm blogger và các người hoạt động ôn hòa vì quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, quyền sở hữu ruộng đất đã bị đánh đập, tạm giữ, sách nhiễu, bỏ tù. Lương tâm thế giới chưa bao giờ bị một ứng viên vào UNHRC nào thách thức như vậy, ngoài trừ CSVN.
Một câu hỏi đặt ra cho công luận và cho các chóp bu “nhà nước, đảng CSVN”, Tại sao (trừ Việt Nam) phần còn lại, các thành viên trong khối Asean không có quốc gia nào diễn ra các trường hợp bắt bớ xét xử kết án tù thường xuyên công dân nước mình như nói trên? Chắc chắn không có câu trả lời, bởi “ngậm miệng” để ăn tiền là bản chất của các chóp bu CSVN hôm nay.
Chúng ta trong và ngoài nước đoàn kết hổ tương mạnh mẽ lên tiếng bằng đủ loại ngôn ngữ khác nhau trước công luận và HĐ/LHQ cũng như (UNHRC) để phản đối và có những vận động đối với các phái đoàn quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc vạch trần những mưu mô xảo quyệt, đạo đức giả của CSVN nhằm chen chân vào UNHRC để gián tiếp “hợp pháp hóa” sự độc tài toàn trị vi phạm nhân quyền tàn bạo của CSVN. Chậm nhất, trước ngày 12/11/2013, các tổ chức nhân quyền quốc tế cần thiết phải mời đại diện CS/XHCN/Việt Nam đến trả lời trước các bằng chứng vi phạm nhân quyền qua cuộc chất vấn ứng cử viên để cân nhắc trước khi bỏ phiếu.
Hoàng Thanh Trúc
_________________________________
Chú thích:

Vì sao nên nỗi?

Theo báo Dân Trí ở trong nước, một vụ án động trời vừa mới xảy ra. Dù đã có chồng và 3 con nhưng Nguyễn Thị Thắm (SN 1981) vẫn lén lút quan hệ với người tình trẻ hơn mình 5 tuổi, khiến gia đình tan vỡ. Bị mẹ ruột ngăn cản, Thắm đã kêu người tình ra tay giết mẹ, cướp tài sản và ném xác xuống sông để phi tang. Hết trích từ Báo Dân Trí.

 

Người Việt Nam của chúng ta vốn trọng nhân nghĩa và đạo đức làm người. Ngày trước, dưới chính thể Việt Nam Cộng Hòa, học sinh khi mới bước chân vào trường học lớp mẫu giáo thì phải học môn “Đức dục” và câu đầu tiên phải học là: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Lễ nghĩa đạo đức là những gì mà trẻ em khi mới bước chân vào trường học đều phải học. Sau năm 1975, trẻ em vào trường học hầu như là môn “Đức dục” không còn nữa mà thay thế bằng việc nhổi sọ về chính trị, về yêu Hồ Chí Minh, yêu đảng Cộng Sản..mà việc giiáo dục đạo đức làm người đã bị quên lãng. Trẻ em mới bước chân vào trường học đã cho quàng khăn màu đỏ vào cổ còn câu nói “Tiên học lễ hậu học văn” hòan toàn không có. Kết quả là trẻ em khi ra đường gặp người lớn không biết chào hỏi là gì.

 

Trở lại bản tin của báo Dân Trí vừa đưa ra, con gái xúi tình nhân giết mẹ quả là một hành động quá sức khủng khiếp, vượt qua mọi điều mà người ta không thể nào chấp nhận được. Đạo đức xã hội Việt Nam trong thời đại Cộng Sản lại suy đồi và xuống cấp quá sức nghiêm trọng. Chúng ta cũng có xem những video clip được post trên internet cảnh học sinh nữ đánh nhau một cách dã man bên cạnh những ánh mắt nhìn hờ hững của bạn bè hoặc còn có sự cổ vũ nữa. Cái ác dường như càng ngày càng trở nên thường xuyên xảy ra hơn trên đất nước Việt Nam dưới thời đại Cộng Sản. Cộng Sản Việt Nam đã làm cho những giá trị đạo đức của dân tộc càng ngày càng mai một đi mà thay vào đó là những cái ác, những tính hung hãn mà những thế hệ trước của dân tộc Việt Nam hoàn toàn không có, hoặc nếu có chỉ là một vài trường hợp hãn hữu chứ không trở nên nhiều và phổ biến như trong giai đoạn hiện nay.

 

Vì đâu mà đạo đức người Việt Nam càng ngày càng trở nên tồi tệ như thế này?

  Phi Vũ

Ngày 6 tháng 11 năm 2013

Toàn quốc phản kháng

 Nguyễn Nhơn (Danlambao) - (General Disobedience)

 Mỹ Yên, xứ Nghệ truyền thống “đấu tranh ”
Trực diện chiến đấu chống sói lang cọng sản
Hai mươi xứ đạo Vinh hợp đoàn biểu dương sức mạnh
Mìn plastic nỗ vang nơi trụ sở bí thư xã
Nông dân Văn Giang kiên trì phản kháng
Quyết đòi lại quyền sống, quyền làm người
Nông dân Dương Nội từng trương Khẩu hiệu:
“Nông dân – hỏa tốc – Có Ruộng cày”
Dân oan xứ Đồng Nai lạc loài ra Hà Nội khiếu kiện
Dân oan An Giang lê la nơi công viên Đàm Quảng Xương từ nhiều năm nay
Ngọn lửa Mẹ Bạc Liêu Đặng Thị Kim Liêng rực cháy có ngày

Văn Giang mồ chôn giặc cộng


Tôi tiếc rằng tôi không phải là thi sĩ
Viết nên lời thơ Văn Giang kiêu dũng
Để nối tiếp Bạch Đằng Giang oanh liệt
Tôi tiếc rằng tôi không phải là nhạc sĩ
Viết nên lời ca Văn Giang kiêu hùng
Để nối tiếp “Bạch Đằng Giang
Sông hùng dũng của nòi giống Tiên Rồng
Giống anh hùng Nam, Bắc, Trung “
Tôi chỉ biết một điều theo tâm niệm
Rồi sẽ có một ngày, toàn dân Việt vùng lên
Đánh đuổi bọn giặc cọng mãi quốc cầu vinh
Ra khỏi cánh đồng “Chầu” Phụng Công
Trả lại mãnh đất lịch sử nơi hai Bà Trưng
Mở tiệc khao quân trước khi tiến vào Luy Lâu
Đánh tan bọn xâm lược nhà Đông Hán
Đuổi bọn thái thú Tô Định chạy về Tàu
Ngày nay người dân Văn Giang bất khuất
Quyết nối chí Trưng Nữ Vương liệt oanh
Tái hiện lịch sử từ non hai ngàn năm trước
Đánh đuổi bọn con cháu Tô Định xâm thực
Và cả bọn nội xâm cọng sản chạy về Tàu
Theo lời nguyền Mê Linh:
“Một xin trả sạch nước thù
Hai xin thu lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẽn vẹn sở công lịnh nầy”

(Mùa Thu 2012)
___________________________________
RFA - Mấy trăm nông dân thuộc ba xã Xuân Quan, Cửu Cao, Phụng Công, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên sáng nay lại phải kéo nhau đến văn phòng Trung ương Mặt Trận Tổ Quốc tại 46 Tràng Thi, Hà Nội. Mục đích được cho biết nhằm yêu cầu cơ quan chức năng trung ương có ý kiến với các cấp chính quyền địa phương có biện pháp cụ thể ổn định trận tự tại địa phương trước những thành phần bất hảo công khai hoành hành tại đó.
Một người dân đi khiếu kiện trong đoàn cho biết như sau:
“Hôm nay bà con đi độ khoảng 400-500 người thôi. Mục đích sang tại Mặt trận Tổ quốc là muốn họ giúp dân vì tình hình địa phương hiện nay rất phức tạp. Phức tạp là chỗ đất mà chúng tôi giữ lại để giữ nguyên hiện trường chờ đợi giải quyết, hiện nay họ cho máy múc, máy ủi rồi bơm cát vào khu đồng mà chúng tôi giữ. Đặc biệt nhất là nhóm gọi là xã hội đen cứ ngông cuồng dao kiếm trong đường làng. Dân chúng tôi không hài lòng chỗ đó. Bức xúc là ở chỗ đó. Đặc biệt nhất các cháu còn trẻ toàn là con em địa phương, và điều làm chúng tôi phải suy nghĩ là công an huyện bảo kê cho chúng làm như thế; nên chúng tôi không chấp nhận điều đó được.”
Một phụ nữ trong gia đình cho Đài chúng tôi biết sự việc như sau:Trong khi đó tại phía nam, một hộ gia đình tại khu phố 8, phường Long Bình, thành phố Biên Hòa từ hôm qua đến hôm nay 6 tháng 11 tỏ ra vô cùng bức xúc khi một đoàn công tác gồm các lực lượng chức năng đến đóng cọc phân mốc trên đất của gia đình này mà không có văn bản thông báo theo đúng qui định của pháp luật.
“Tôi nói đây không phải là cưỡng chế mà là bức chế, vì không hề có thông báo, không hề có quyết định mà bây giờ bảo gia đình chúng tôi chống đối. Chúng tôi không nhận là chống đối mà dùng quyền lực áp bức gia đình tôi để đóng cọc mốc. Chúng tôi đã sống và canh tác trên mảnh đất này là 27 năm rồi. Tôi nói với anh công an khu vực, đây là quyền sử dụng, chỉ sau 6 tháng tôi là người có quyền sử dụng. Anh ấy có hỏi tôi rằng quan trọng là quyền sở hữu. Tôi nói nếu quyền sở hữu thì tôi đấu tranh kiểu khác chứ không nói bằng miệng như thế này. Không thông báo gì cả mà hiên ngang vào.

Lực lượng chiều hôm qua: cả công an, cả bộ đội và phường khoảng dưới 50 người. Lực lượng công an đông hơn 10 người với còng, súng… cùng với một xe thùng nữa. Lực lượng của phường cũng huy động đông hơn, có 4-5 chị em phụ nữ nữa. Theo như anh Châu bên hình sự thành phố nói là phạm nhân. Còn lực lượng bộ đội xuống khu vực ruộng nhà tôi khoảng trên 100 người. Tôi nghe người ta nói còn rải đều cách khu vực đóng cọc chừng 100 mét đổ ra, họ sợ gia đình chúng tôi khủng bố gì đó; nhưng gia đình chúng tôi trẻ già, lớn bé chỉ có hơn 10 người và đấu tranh bằng lời, đúng pháp luật, đúng sự thật.”
Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam báo cáo tại kỳ họp đang diễn ra tại Hà Nội rằng từ năm 2003 đến năm 2010, các cơ quan chức năng từ cấp địa phương đến Trung ương tiếp nhận và xử lý trên 1,2 triệu đơn thư khiếu nại, tố cáo. Trong đó lĩnh vực đất đai chiếm đến 70%.
Trường hợp ba xã ở huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên là một vụ lớn vẫn chưa được giải quyết và trường hợp của gia đình vừa nêu tại khu phố 8, phường Long Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai hẳn sẽ là một vụ mới nếu như vẫn tiếp diễn như lời người trong cuộc vừa cho biết.

Một Lăng khác cho bác Hồ?

Chào Bác,
Nằm trong ấy chẳng hay bác có biết một cổng thông tin điện tử của nhà nước anh hai - Thượng tọa Thích Cháu Bác, tức Thích Chân Quang dạy chúng sinh rằng, Tàu là anh hai của VN- trang mạng 张军棉|CHINA.ORG.CN bầu chọn 10 tòa nhà xấu nhất thế giới, trong đó lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh của Việt Nam xếp thứ sáu?
Ngoài này cháu ngoan của bác, anh chị nào cũng có vẻ bức xúc tức muốn hộc máu nhưng sợ anh hai nên không dám hó hé. Vì anh Hai khi nào cũng đúng và bác cháu ta thì phải cùng nhau luôn luôn chấp hành nghiêm chỉnh lời anh hai. Chẳng hạn anh hai bảo bác cháu ta phải đạt chỉ tiêu 5% dân làng là địa chủ trong thời CCRĐ mà đem ra đấu tố là bác cháu ta có ngay, nếu làng nào toàn là khố rách áo ôm thì cũng rán lên mà tìm cho ra địa chủ (1); anh hai bảo bắn bà Cát Hanh Long/ Nguyễn Thị Năm là bác cháu ta rẹc rẹc đạn lên nòng bắn bà cái đùng, bất kể bà ấy là đại ân nhân của Kách Mạng và có con làm Trung Đoàn Trưởng Bộ đội cụ Hồ (2); anh hai bảo Hoàng Sa Trường Sa là của anh hai tức thì bác nháy mắt cho chú Đồng vẩu ký ngay công hàm bán nước 14/9/1958 dâng Hoàng Sa, Trường Sa cho China(3)... nên khi anh Hai bảo lăng bác trông hệt như “một cái nhà xí công cộng khổng lồ thời Hy Lạp - La Mã” (4) là nó phải là cái nhà xí công cộng...
Thưa bác,
Thực ra thì Tèo nghe đâu trang báo này xuất hiện cả năm nay rồi, các chú ấy với một rừng CAM mênh mông bất tận đã biết tỏng từ lâu nhưng ỉm lặng là “bốn tốt”; đúng với tinh thần “mèo dấu kít”, đảng dấu “nhà xí“ bác là phải đạo cháu ngoan lắm rồi. Nào ngờ nay có tên phản động chống phá tổ cò tò mò Hoàng Thanh Trúc “bắt được tại trận” anh Hai đang ngồi ị chỗ miếu đền em út, đem ra lêu lêu giữa làng.
Ai không hiểu cứ chép mồm chặc lưỡi tội nghiệp các chú Cả Lú, Tư Sâu, Ba Ếch, Hù Hói và những con à chú tương cận đang thời kỳ quá độ bức xúc đủ thứ nay lại bị áp lực lăng bác đè trên đầu như cái nhà xí công cộng khổng lồ thời Hy-La.
Thực ra thì các cháu ngoan của bác bức xúc đấy, nhưng các chú ấy cực kỳ nhạy cảm tinh ý và ăn ý anh Hai lắm. Ngày nay các chú ấy không bá cổ chụp mặt ôm hôn chùn chụt như bác bá cổ chụp mặt hôn đáo hôn để ông nội Chu ân Lai năm nào, nhưng lại hai tay ôm cứng lấy tay anh hai như ôm Điều 4 HP “buông ra là chết”. Nên nhất cử nhất động các chú ấy đánh hơi được ráo trọi và chấp hành ráo riết.
Anh Hai ví lăng bác như nhà xí công cộng là anh Hai cố bắn tiếng nhắc nhở em út rằng cái lăng bác đang ngọa nay lạc hậu rồi; lo mà xây lại cái lăng khác cho hợp thời trang.
Thời bác “đi gặp cụ Mác”, cả bác cháu đều chẳng những vô thần mà còn báng bổ thần thánh, gọi ông trời bằng thằng. Nhưng nay thì bác đà đổi mới tư duy bỏ đi bon chen vô chùa dành oản của Phật, còn các cháu thì nhà nhà nghi ngút khói hương, lại còn khấm khá thêm lên nhờ buôn thần bán thánh, nhờ úm bà là xương lợn chó ra xương... liệt sĩ.
Xương chó xương lợn mà còn được cái chỗ cắm nến nhang nơi đặt oản, xác bác ngự trong cái gọi là lăng lừng lựng giữa Ba Đình nhưng tứ bề láng cóng, chẳng chỗ quà cáp hương hoa.
Các chú ấy thấm nhuần tư tưởng bác “không có gì quý hơn” đ... ập lăng cũ xây lăng mới, cho nhiều bên đều có lợi có lời. Bác có lăng mới hợp thời trang; các cháu nhỏ có công ăn việc làm, lớn đã có còn có cơ hội tăng thêm thu nhập; còn anh hai thì thế nào cũng trúng thầu chứ còn ai vào đó được. Rồi nếu như đến cuối thế kỷ 21 này chưa xây dựng xong thì chờ cuối thế kỷ 22 không chừng xoay xong cái CNXH. Khi đó lăng bác sẽ biến thành trung tâm hành hương cho tín đồ Hồ Giáo, như Thánh địa Mecca của Hồi Giáo. Khỏi phải tốn công tướng CaCa điều động liên quân người chó đi cưỡng chế đất nghĩa trang của những kẻ khác để xây lăng bác.
____________________________________
Chú thích:
 

Thối hoắc tự nhiên… thơm!


Pho tượng đồng được trụ trì Thích Minh Phượng tự ý đúc, để thay thế bức tượng phật cổ trong chùa Chân Long, bị người dân trong xã Chàng Sơn kéo ra giữa chợ.

Nguyên Anh (Danlambao) - Đừng có ai cho là vu khống đây là luận điệu của bọn thế lực thù địch phản động sau khi xem xong bài này nhé… Dưới sự điều hành đất nước của đảng CS, Việt Nam đã là một quốc gia tự sướng! 
Do niềm tin về những giá trị cao cả của nhân loại đã không còn tồn tại cho nên họ dễ dàng tìm đến những giá trị thấp hèn hơn là tự sướng để thỏa mãn cái bản ngã của mình, trong đó không thể không kể đến cái công ơn trời biển của cái ban tuyên giáo (láo) của Đinh Thế Huynh với nhiều vị tiền nhiệm như ngài Tô Rựa và các vị trước nữa…
Một quốc gia nghèo nàn nhỏ bé có diện tích chưa bằng một góc một tiểu bang của các quốc gia khác lại là quốc gia đáng sống nhất thế giới do bọn báo đài đưa tin?
Đúng rồi! đáng sống nhất hành tinh vì những ai đến đây sẽ được sống với một bầu không khí ô nhiểm, một nguồn nước nhiểm bẩn và một cái chết bất thình lình vì những lý do không đâu! Thế nhưng giá nhà đất tại đấy có cái giá trên trời không hề kém cạnh những quốc gia tiên tiến (!)
Chưa hết đâu, quốc gia này còn tự sướng với tất cả các công dân của mình, nhà nước thì luôn luôn ca ngợi bản thân đã có công đánh Pháp đuổi Mỹ dành độc lập cho dân tộc, ca hàng ngày, hàng tháng, hàng năm về cái được gọi là ưu việt là thần phần tinh hoa của dân tộc còn đằng sau đó là biến tướng của đảng cầm quyền với vòi xúc tu con bạch tuột thò ra tham nhũng chi phối hết mọi lĩnh vực xã hội.
Nhà nước thì đã vậy, hạng thứ dân lẽ nào chịu kém?
Mấy ông bà Đại biểu Quốc Hội, Bộ trưởng, Thứ trưởng đều có cái học vị học hàm đính kèm chức danh, nào là Tiến sỹ, Thạc sỹ, Cữ nhân, nào là Phó giáo sư, giáo đầu, giáo đĩ ấy vậy mà nếu kiểm tra lý lịch học vấn của các vị ấy một cách khách quan thì nhiều người trong số đó đã từng tốt nghiệp hệ tại chức một dạng bổ sung kiến thức chắp vá cá biệt còn có quan phụ mẫu của tỉnh nào đấy có bằng tiến sỹ của trường đại học nước ngoài cấp cho hẳn hoi thế nhưng ngài ấy lại chưa hề tốt nghiệp cấp 3 (lớp 12)!
Thành ra các vị ấy làm đâu hư đó, mùi thối bay xa khắp nước nhưng có hề gì khi đã là đảng viên nằm trong đội ngũ ưu tú và được sự chiếu cố ân cần của các vị quan bại não của cái bộ được gọi là Chính trị. Thật là một quốc gia hiếu học và sính lễ nghĩa…
Có thể thấy bất cứ ai là công dân nước này đều có danh thiếp, từ những chức danh được xã hội nể trọng cho đến hạng thứ dân tầm thường thậm chí ngay cả anh xe ôm chị xe thồ cũng in cho mình để móc ra cho mọi người biết mặt:
- Nguyễn văn A-hội viên hội cựu chiến binh-đội viên đội dân phòng - hiệp sỹ chuyên bắt cướp-thành viên nghiệp đoàn xe lôi bến XYZ!
Nhưng nào đâu đã hết, ngay cả thành phần tu hành cũng không ngoại lệ, trước đây không lâu có một ông thầy chùa già gần đất xa trời đã in cái danh thiếp kín mít chức danh làm trò cười cho thiên hạ thì nay lại có một ông sư (không biết có phải hổ mang không?) làm cái trò mà bọn thứ dân tự sướng khi tạc tượng vinh danh chính bản thân của mình!

Bức tượng mới được cho là đúc y khuôn vị sư trụ trì được rước vào chùa. (Hình: báo Tuổi Trẻ)
Trích:
"Đột nhiên, hôm 5 tháng 11 vừa qua, vị trụ trì Thích Minh Phượng cho hay, sẽ làm lễ “hô thần nhập tượng”, an vị một pho tượng mới đặt vào chỗ tượng cổ trước đây. 

Ông Nguyễn Văn Viên nói rằng, thông báo của Hòa Thượng Thích Minh Phượng khiến dư luận xôn xao. Sự kiện trên còn gây phản ứng mạnh trong giới tín hữu Phật Giáo và cư dân xã Chàng Sơn, vì cho rằng vóc dáng và khuôn mặt pho tượng mới y hệt vị trụ trì". [1]
Trên thế giới xưa nay hình như ít có ai tự xây tượng vinh danh mình, thế nhưng tại quốc gia đấy đó là điều bình thường, có thể giàu quá họ tạc tượng của mình để ngắm thì chuyện đó không có gì đáng để nói nhưng dùng một pho tượng Phật mang khuôn mặt mặt mình thì vấn đề khác hoàn toàn!
Có lẽ do mình thối quá, mình xấu xa quá cho nên phải lợi dụng một khuôn mặt thần tượng tâm linh khoác vào, cũng có thế do mình vĩ cuồng tự thần thánh hóa chính bản thân của mình (dấu hiệu của bệnh tâm thần!) hoặc dùng nó vào mục đích lừa mị người dân ngỏ hầu tiếp tục trường tồn như cái đảng cầm quyền thối hoắc đang ra rả đêm ngày.
Suy cho cùng chuyện nhà sư đức mỏng tiền dầy Thích Minh Phương cũng không có gì là lạ, cái trơ trẻn của ông sao y cái chính phủ cầm quyền chỉ biết nói như rồng leo làm như mèo mửa, lúc nào cũng tự ca và tự sướng cho nên không cần phải học hỏi tấm gương Hỹ Xã Từ Bi của giáo chủ cõi Ta Bà Đức Thích Ca Mâu Ni, một hoàng tử Ấn Độ đã bỏ hết ngai vàng để theo tìm đến sự giải thoát cho nhân loại!
Vẫn chưa hết, các trò tự sướng tiếp tục tiếp diễn trong một xã hội được điều hành bằng những tên tự sướng, họ vẫn tiếp tục đưa mặt trái ra trình làng với những hào quang đẹp đẽ còn khuôn mặt thật của những tên thoái hóa, tham nhũng, cường quyền, làm láo, bốc phét, ăn bẩn thì được dấu kín như bưng!
Vì vậy không ngạc nhiên khi lâu lâu bọn bồi bút lại vinh danh người giàu nhất Việt Nam, tỷ phú đô la, đại gia đỏ, anh hùng dân tộc, chủ nghĩa anh hùng, chế độ ưu việt… chung quy cũng chỉ vì thối quá nên phải làm màu…
Người xưa thường nói Hữu xạ tư nhiên hương quả thật không sai nhưng tại Việt Nam có lẽ nên sửa lại thành: Thối hoắc tự nhiên… thơm!
Nguyên Anh
danlambaovn.blogspot.com

___________________________________
Chú thích: