Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 16 tháng 11, 2011

ĐÀI LOAN DŨNG MÃNH QUAY LẠI NAM HẢI GIÀNH MỘT TUYẾN “CHỦ QUYỀN” CẢNH BÁO MỸ CHIA RẼ QUAN HỆ HAI BỜ

BTV: Bài báo này được dịch từ mạng Sina, Trung Quốc, cho nên những cụm từ như Nam Hải, Nam Sa…chúng tôi xin được giữ nguyên văn, để đúng với “khẩu khí” của người viết.
Mạng Sina

ĐÀI LOAN DŨNG MÃNH QUAY LẠI NAM HẢI GIÀNH MỘT TUYẾN “CHỦ QUYỀN” CẢNH BÁO MỸ CHIA RẼ QUAN HỆ HAI BỜ

Mộc Dương
24-10-2011
Đài Loan dũng mãnh quay lại Nam Hải giành một tuyến “chủ quyền”
Trước cục diện căng thẳng ngày càng nóng lên ở Nam Hải (tức Biển Đông – ND), giới quân sự Đài Loan cho biết sẽ bố trí tên lửa đạn đạo phòng không ở đảo Thái Bình (tức đảo Ba Bình – ND), đảo lớn nhất Nam Sa (tức Trường Sa – ND), đây là lần thứ ba kể từ đầu năm đến nay, giới quân sự Đài Loan nhấn mạnh đến việc trang bị vũ khí quân sự ở quần đảo Nam Sa, ý vị tuyên bố “chủ quyền” trong đó rất sâu đậm, đây cũng là tiếng nói mạnh mẽ nhất của chính quyền Đài Loan được phát ra về “chủ quyền” Nam Hải trải qua các thời kỳ đương chức của thế lực “Phong trào độc lập cho Đài Loan” như Lý Đăng Huy, Trần Thủy Biển… luôn làm yếu đi vấn đề “chủ quyền” của các hải đảo.
Diễn biến ở đảo Thái Bình đi đôi với sự tăng giảm quan hệ hai bờ
Đảo Thái Bình là đảo ngoài khơi lớn nhất của quần đảo Nam Sa, nằm ở giữa phía bắc quần đảo Nam Sa, nằm ở phía đông đường hàng hải tây Nam Hải, có vị trí địa lý hết sức quan trọng, cách đảo Đài Loan khoảng 860 hải lý. Toàn bộ đảo Thái Bình được tạo thành bởi các rạn san hô, nhìn vẻ ngoài, chiều đông tây dài hẹp, địa thế thấp, chiều đông tây dài khoảng 1.360 m, chiều nam bắc rộng khoảng 350m, diện tích khoảng 0,443 km2, gần bằng quy mô hai sân tổ hợp thể thao cỡ lớn.
Điều quan trọng hơn là, đảo Thái Bình là hòn đảo có nguồn nước ngọt duy nhất trong số các đảo ở Nam Sa, sẽ giúp ích cho việc đóng quân lâu dài. Hiện nay, phe quân sự Đài Loan đã cho xây dựng các công sự phòng ngự cầu cảng, bùng binh  và sân bay ở đảo Thái Bình, do “Sở cảnh sát biển” Đài Loan điều binh ra đóng quân.
Trong lịch sử, đảo Thái Bình luôn là trung tâm trong chính sách Nam Hải của chính quyền Đài Loan, về đại thể, lịch trình thăng trầm của nó có thể chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1, Quốc Dân đảng rút về Đài Loan cho đến đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Ở giai đoạn này, tuyên bố có chủ quyền đối với khu vực Nam Hải là lập trường thống nhất của hai bờ. Vì thế, với tư cách là sự tượng trưng “chủ quyền” ở khu vực Nam Hải, kể từ năm 1956, quân đội Đài Loan đã cho lính hải quân lục chiến hiện diện lâu dài trên đảo Thái Bình.
Giai đoạn 2, giai đoạn chấp chính của “Phong trào độc lập cho Đài Loan”. Ở giai đoạn này, Lý Đăng Huy trước tiên bắt đầu trắng trợn đẩy mạnh lộ trình “Phong trào độc lập cho Đài Loan”, với ý đồ lấy danh nghĩa “Đài Loan Cộng hòa Dân quốc” để thay thế “Trung Hoa Dân quốc”, đồng thời ra sức cổ súy “Đài Bành Kim Mã” (tức Đài Loan, Bành Hồ, Kim Môn, Mã Tổ – ND) là toàn bộ “lãnh thổ”, cố làm mờ nhạt đi “chủ quyền” đối với Nam Hải của khu vực Đài Loan. Dưới áp lực của ông ta, quân đội Đài Loan từng đóng quân hàng chục năm trên đảo Thái Bình đã phải rời khỏi, rồi giao cho “Sở cảnh sát biển” đóng quân ở đó.
Khi Trần Thủy Biển lên cầm quyền, lúc đầu có cách ứng xử tiêu cực về vấn đề Nam Hải, vào thời kỳ cuối lại có ý đồ mượn vấn đề Nam Hải để mưu cầu “độc lập” về chính trị cho Đài Loan. Năm 2006, chính quyền Đài Loan đã cho xây dựng một con đường dài khoảng 1.200 m trên đảo Thái Bình, để máy bay chiến đấu có thể cất hạ cánh. Về mặt này là để phối hợp với Trần Thủy Biển đối kháng lại ý tưởng “quyết chiến với bên ngoài” của đại lục, các đảo vốn bị “vứt bỏ chiến lược” nhờ đó mà nhảy một phát lên thành bàn đạp thực thi tác chiến “tiên chế, phản chế” (tiếng Hán gọi tắt là tác chiến “lưỡng chế”, hành động tấn công chủ yếu trong tác chiến phòng ngự của quân đội Đài Loan, là lối “hù dọa hữu hiệu”; tác chiến “tiên chế” là tấn công áp chế trước; tác chiến “phản chế” là phản kích lại đối phương – ND); mặt khác là để vươn rộng cục diện căng thẳng hai bờ tới tận vùng biển Nam Hải, mưu đồ làm tăng thêm sự chú ý của quốc tế. Tháng 2 năm 2008, Trần Thủy Biển tới đảo Thái Bình, công bố “Sáng kiến Nam Hải”, mưu đồ thúc đẩy Đài Loan tham gia vào khuôn khổ hợp tác đa phương về vấn đề Nam Hải với tư cách một “quốc gia có chủ quyền”.
Giai đoạn 3, từ ngày Mã Anh Cửu cầm quyền đến nay. Sau khi Mã Anh Cửu nhậm chức, lập trường của chính quyền Đài Loan về vấn đề Nam Hải cũng có phần điều chỉnh đôi chút, liên tục nhắc đi nhắc lại lập trường của “Trung Hoa Dân quốc” về “chủ quyền” cùng việc đồng khai thác ở Nam Hải. Từ đầu năm ngoái đến nay, Philippin ngang nhiên xếp một phần các đảo ở Nam Sa cùng đảo Hoàng Nham (tiếng Anh: Scarborough Shoal – ND) vào các đảo thuộc chủ quyền của mình, khi Thủ tướng Malaysia Abdullah Ahmad Badawi lúc đương nhiệm đã đặt chân lên Projectile Reef thuộc quần đảo Nam Sa tuyên bố “chủ quyền”, chính quyền Mã Anh Cửu đã nhiều lần tỏ ý phản đối. Chính quyền Mã Anh Cửu có ý định xây dựng đảo Thái Bình thành “Công viên hòa bình quốc tế” mang màu sắc du lịch sinh thái. Tháng 3 năm nay, Khâu Văn Ngạn, Phó giám đốc “Sở bảo vệ môi trường” Đài Loan cho biết, “Công viên hòa bình quốc tế” có thể do cả hai bờ hợp tác khai thác. Điều này cũng sẽ khiến cho đảo Thái Bình mang một ý nghĩa đặc biệt mới mẻ về quan hệ hai bờ.
Cùng với sự can thiệp ngày càng sâu của khu vực Đài Loan vào vấn đề Nam Hải, các quốc gia Nam Hải luôn mang lòng cảnh giác cao độ với Đài Loan, cùng văn hóa cùng giống nòi với đại lục, cuối cùng đã không thể ngồi yên. Cách đây không lâu, giới truyền thông Hồng Kông cho biết, chuyên gia Mỹ tiết lộ, Việt Nam đang sửa soạn binh đao chuẩn bị chiếm đoạt đảo Thái Bình. Nguồn tin này cho biết, quân đội Đài Loan đã bỏ mặc hòn đảo này, thực lực quân sự Đài Loan ở đảo Thái Bình hiện thời về cơ bản sẽ không có cách gì để thực thi phòng ngự hữu hiệu, Việt Nam có đủ khả năng chiếm gọn hòn đảo mang ý nghĩa chiến lược quan trọng này. Về chuyện này, một bản báo cáo đánh giá do “Bộ quốc phòng” Đài Loan đưa ra vào tháng 7 năm nay cũng đã cảnh cáo, trong trò chơi Nam Hải ngày càng đầy kịch tính này, lính cảnh sát biển Đài Loan được bố trí trên đảo Thái Bình đã ở vào thế bất lợi.
Nói cho khách quan thì thời gian gần đây, xác suất động binh đối với đảo Thái Bình của Việt Nam là hết sức nhỏ. Bởi vì điều này có nghĩa là Việt Nam đã ngang nhiên hủy bỏ bản Hiệp định về các vấn đề trên biển vừa đạt được với Trung Quốc đại lục, ngoài ra, đối với Mỹ, cái lối tự tàn hại lẫn nhau này giữa các đồng minh là điều cấm kỵ tuyệt đối.
Không cho phép đánh giá thấp thực lực đóng quân trên đảo của quân đội Đài Loan
Trong bản báo cáo nội bộ nói trên của “Bộ quốc phòng” Đài Loan có nêu rõ, hiện nay Việt Nam đã bố trí 2,7 vạn  lính thủy quân lục chiến ở khu vực quần đảo Nam Sa, Philippines có 8.000 quân, Trong vòng vài ba năm tới, số máy bay chiến đấu Su-27K và Su-30MK2 của không quân Việt Nam sẽ được bổ sung lên tới 24 chiếc, thậm chí tới 36 chiếc. Hai loại máy bay chiến đấu này có bán kính tác chiến lần lượt là 1.500 km và 3.000 km, đảo Đông Sa và đảo Thái Bình hoàn toàn nằm trong tầm công kích, hơn nữa nếu đảo Thái Bình có xảy ra chuyện gì, thì hạm đội chi viện của hải quân Đài Loan sẽ phải đối mặt với sự uy hiếp nặng nề của không quân Việt Nam.
Trong khi đó, sự bố trí binh lực trên hai hòn đảo trên của  chính quyền Đài Loan lại cực kì thảm hại. Hiện thời đã bố trí ở đó loại pháo 20mm với tầm bắn hữu hiệu chỉ là 1,5km, ngay cả khi đang có kế hoạch thay thế bằng pháo 40mm, thì tầm bắn hữu hiệu đối không cũng chỉ là 2,5km, lại chỉ có thể dùng để “nhắm để mà ngắm”, chứ không thể có cách gì tạo nên sự uy hiếp đối với máy bay chiến đấu của Việt Nam.
Khi xem xét vấn đề này, “Bộ quốc phòng” Đài Loan đã ký một kế hoạch về việc bố trí hệ thống tên lửa đạn đạo tiên tiến ở khu vực Nam Hải. Kế hoạch này đòi hỏi phải trang bị cho lính cảnh sát biển ở đảo Thái Bình và đảo Đông Sa loại tên lửa “Cây sồi nhỏ” (tiếng Anh: “Small oak tree” missile – ND) hoặc tên lửa đất đối không “Thiên kiếm-1” (tiếng Anh: “Sky Sword 1″ missile – ND), “Bộ trưởng Bộ quốc phòng” Đài Loan Cao Hoa Trụ cho biết thêm, loại tên lửa sau có khả năng phù hợp hơn.
Trước đây, loại tên lửa “Cây sồi nhỏ” do Mỹ chế tạo đã được bố trí tới tận đảo Đông Sa và đảo Thái Bình ngay từ thời Tưởng Kinh Quốc, song đã được thu về từ sau năm 2001. Theo nguồn tin này, lúc đầu động tác thu tên lửa về, ngoài việc cân nhắc khía cạnh chính trị ra, chủ yếu là do loại tên lửa này là loại vũ khí tinh xảo cần nhiều người thao tác, nếu bố trí ngoài hải đảo xa xôi sẽ bị sóng biển ăn mòn, bị phơi cháy giữa nắng, việc bảo dưỡng sửa chữa và huấn luyện nhân viên thao tác đều tương đối khó khăn, với quy mô chỉ có 105 lính đóng quân trên đảo, không những không thể phát huy hữu hiệu sức chiến đấu bảo vệ bầu trời, trái lại lại còn trở thành gánh nặng.
“Thiên kiếm-1” là loại tên lửa đất đối không tầm trung và tầm ngắn do khu vực Đài Loan tự nghiên cứu chế tạo, cùng với các trang thiết bị mặt đất có liên quan khác như giàn bệ phóng… cấu thành hệ thống tên lửa phòng không dã chiến “Tiệp linh” của Đài Loan. Mỗi giàn bệ phóng có thể tải được 4 tên lửa, máy phóng tên lửa có thể xoay được 360º, tầm tiếp chiến rộng, hơn nữa lại có thể phóng được cả ngay trong khi lái. Nó được dẫn hướng bằng nguồn nhiệt hồng ngoại, là loại vũ khí thích hợp để đối phó với các loại máy bay tầm thấp. Do máy bay công kích Su-22 của Việt Nam, máy bay chống bạo động OV-10 của Philippines là những loại máy bay chủ yếu thường xuyên áp sát Đài Loan để chiếm các đảo san hô, nên cử chỉ này của giới quân sự Đài Loan có thể gọi là phóng tên có đích.
Trên thực tế, đây đã là lần thứ ba kể từ đầu năm nay, giới quân sự Đài Loan nhấn mạnh đến việc làm mạnh thêm sức chiến đấu đóng quân. Ngay từ tháng 6, “Sở cảnh sát biển” Đài Loan đã bắt đầu điều những đội viên cảnh sát biển đã được huấn luyện trong đội ngũ thủy quân lục chiến thuần thục ra đảo. Sau đó, các lãnh đạo cấp cao của quân đội Đài Loan còn cho biết, “Bộ quốc phòng” Đài Loan quyết định cung cấp các tàu tên lửa đẳng cấp “Hải âu”, xe tăng M41A3… để trang bị cho lính đóng quân ở đảo Thái Bình thuộc “Sở cảnh sát biển” sử dụng. Tàu tên lửa đẳng cấp “Hải âu” có gắn tên lửa bắn tàu chiến “Hùng Phong thế hệ 1”, với tầm bắn tới 40 km, có khả năng uy hiếp tương đối lớn đối với quy mô hải quân chiến hạm mặt nước cỡ lớn nhất nhưng lại chỉ có tàu khu trục hiện có ở các nước xung quanh Nam Hải. Ngoài ra, Cao Hoa Trụ còn cam đoan, “Sở cảnh sát biển” có thể yêu cầu “Bộ quốc phòng” trang bị bất cứ loại vũ khí nghĩa vụ nào. Mức độ ủng hộ này là chưa từng có.
Cảnh giác Mỹ chia rẽ thêm quan hệ hai bờ
Những động thái tích cực được thể hiện trong vấn đề Nam Hải của khu vực Đài Loan được cho là đã nhận được sự chấp thuận từ phía đại lục. Cuối tháng 6 năm nay, Dương Nghị, phát ngôn viên Văn phòng Nội vụ Đài Loan, khi đáp lại những chuyển động từ phía Đài Loan đã từng nhấn mạnh: “Bảo vệ chủ quyền các đảo ở Nam Hải cùng các vùng biển phụ cận là trách nhiệm chung của đồng bào hai bờ”.
Song cho đến nay, đối với vấn đề Nam Hải, những đòi hỏi về lợi ích chung của hai bờ là rất hạn chế. Mặc dù lập trường và thái độ mà hai bờ vẫn giữ đối với vấn đề Nam Hải về đại thể là giống nhau, song lại cách nhau rất xa trên thực chất. Tuyên bố của Đài Loan về “chủ quyền” đối với các khu vực liên quan ở Nam Hải, ngoài chuyện bảo vệ lợi ích đã có của Đài Loan ở Nam Hải ra, còn có cả ý đồ nhấn mạnh trước cộng đồng quốc tế là mình cũng là “thực thể chủ quyền”.
Vì thế, cộng đồng thế giới thiên về phán đoán rằng khả năng phòng thủ liên hợp công khai giữa hai bờ là rất ít, song lại tồn tại khả năng phối hợp theo thỏa thuận ngầm, bằng việc áp dụng các phương thức bí mật mà tạo dựng nên một biểu tượng liên hợp ngẫu nhiên. Chẳng hạn, cả hai bên đều điều tàu quân sự đến để tăng cường phòng thủ trên các đảo, đều có các động thái tương tự trong cùng một thời điểm hoặc áp dụng một hành động nào đó với cùng một đối thủ. Điều này đã có tiền lệ trong lịch sử. Tờ “Đại công báo” của Hồng Kông cho biết, tháng 3 năm 1988, tàu hải quân của đại lục đã tiến hành phản kích hải quân Việt Nam xâm chiếm bãi đá Gạc Ma ở vùng biển bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Nam Sa, giải phóng quân từng dừng chân trên đảo Thái Bình một tuần để bổ sung lương thực và nước uống.
Kể từ khi Mỹ đưa ra Chiến lược trở lại Châu Á, tiêu điểm của Chiến lược trở lại Châu Á chính là Trung Quốc, mà cục diện Nam Hải là tên sát thủ ngăn chặn Trung Quốc giành được sự phát triển tài nguyên từ bên ngoài của Mỹ. Vì thế, điều e ngại lớn nhất trước viễn cảnh liên hợp của “Đại Trung Hoa” là chắc chắn đã có sự liên minh về vấn đề Nam Hải do Mỹ đứng đầu. Như mọi người đã biết, sang năm Đài Loan sẽ bước vào vòng tổng tuyển cử mới, bắt đầu từ năm nay, Đảng Dân chủ và Đảng Dân tiến sẽ liên tục triển khai các trò chơi xoay quanh chính sách hai bờ. Mà cương lĩnh tranh cử của Thái Anh Văn, ứng cử viên Đảng Dân tiến đã nêu rõ, kiên quyết không thừa nhận Đồng thuận 1992 (1992 Consensus), mà xúc tiến “Đồng thuận Đài Hải”.
Đây hiển nhiên là sự đón ý đồ của Mỹ, lợi dụng vấn đề Đài Loan để gây trở ngại cho sự phát triển của Trung Quốc. Cho nên, trong thời gian Thái Anh Văn thăm Mỹ, tình hình bán vũ khí cho Đài Loan của Mỹ sau một thời gian trầm lắng bỗng xuất hiện sự đột phá quan trọng, kim ngạch giao dịch với gần 60 tỉ đôla Mỹ đã vượt xa so với các mức bán vũ khí trong những năm gần đây. Đằng sau sự việc không bình thường này, người ta dễ dàng nhận ra ý đồ sâu xa của Mỹ: Dùng việc bán vũ khí cho Đài Loan đề kích động “Phong trào độc lập cho Đài Loan”, chia rẽ lòng tin chính trị giữa hai bờ. Vậy thì, một khi Nam Hải xuất hiện cục diện căng thẳng, chính quyền Đài Loan rất có thể sẽ chỉ đóng vai người xem, thậm chí còn “tăng cường phòng thủ” với đại lục theo sự xúi giục của Mỹ, và chi phí chính trị, quân sự mà Trung Quốc phải dùng cho việc xử lý vấn đề Nam Hải sẽ bị đội lên rất cao.
Quốc Trung dịch từ Mạng Sina

Quanh việc chia lại cấu trúc địa chính trị Thái Bình Dương


-Tác giả: C. RAJA MOHAN
Khi Đông Á đang nỗ lực đối phó những thách thức an ninh biển đang gia tăng ở khu vực Tây Thái Bình Dương – bao gồm thay đổi cán cân quyền lực, căng thẳng tranh chấp trên biển và bất đồng cơ bản về cách giải thích Luật Biển – có ba câu chuyện mới sẽ góp phần xác định lại cấu trúc địa chính trị khu vực.
Câu chuyện thứ nhất là sự công nhận ngày càng rộng rãi về việc các vấn đề an ninh biển ở Đông Á phải được giải quyết trong khuôn khổ rộng hơn của khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Thứ hai là sự suy yếu của Mỹ, nước bảo đảm an ninh chính ở Ấn Độ Dương và Thái Bình dương trong suốt nhiều thập niên qua. Thứ ba là sự thay đổi trong định hướng biển của Ấn Độ, từ một tác nhân đơn lẻ sang một đối tác sẵn sàng xây dựng liên minh trên biển.

Kết hợp ba luồng xu hướng này mở ra không gian cho Delhi và Canberra tích cực tham vấn nhau hơn về các vấn đề trên biển và xác lập khuôn khổ hợp tác an ninh trong các vùng biển đang biến động không ngừng ở châu Á.
Theo truyền thống, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương luôn được coi là hai thế giới khác nhau và độc lập với nhau. Những diễn biến gần đây bắt đầu củng cố quan điểm thống nhất hơn về Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Tăng trưởng cao của Đông Á đã tạo ra những mối liên kết kinh tế vững chắc hơn với khu vực Tây Á và với châu Phi giàu tài nguyên.
Không giống như nhiều nước Đông Á phải phụ thuộc vào Mỹ để duy trì trật tự tại vùng biển sâu của châu Á, Trung Quốc đang xây dựng một lực lượng hải quân có tiềm lực và độc lập để đảm bảo các lợi ích mới của mình ở Ấn Độ Dương.
Bắc Kinh cũng đang phát triển các hành lang vận tải biển và đường ống dẫn dầu từ Ấn Độ Dương qua Tây và Tây Nam Trung Quốc. Nước này cũng tích cực xây dựng các cơ sở hạ tầng hàng hải chiến lược ở Ấn Độ Dương.
Mặt khác, khi quan hệ thương mại và kinh tế của Ấn Độ với Đông Á có trọng lượng lớn hơn, chính sách "Hướng Đông" của New Delhi cũng đã bao gồm một quy mô hải quân lớn hơn.
Những khác biệt rõ rệt trước đây giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương sau đó cũng đang bắt đầu mờ dần. Trong khi Ấn Độ - Thái Bình Dương luôn có những tiểu vùng nhỏ, mỗi vùng lại có những vấn đề an ninh đặc trưng, thì sự trỗi dậy của Trung Quốc và Ấn Độ đã mang đến một đặc điểm địa chính trị rõ ràng.
Nếu như sự trỗi dậy của các cường quốc mới ở Đông Á là một phần trong quá trình chuyển dịch cơ cấu đang diễn ra trong hệ thống quốc tế, thì sự suy giảm tương đối nhanh của Mỹ trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế và tài chính đã lan rộng ra cả thế giới từ năm 2007 cũng vậy.
Những nghi ngờ về tính bền vững và độ tin cậy của các liên minh với Mỹ ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương vì thế cũng không tránh khỏi nảy sinh. Giờ đây Washington đang phải đối mặt với những thách thức thực sự trong việc đảm bảo hài hòa các nguồn lực tài chính và quân sự đang dần eo hẹp với các cam kết ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Chắc chắn, Mỹ sẽ vẫn là một thế lực quân sự hùng mạnh nhất ở châu Á trong thời gian dài tới. Tuy nhiên, sự hiện diện từ sớm của Mỹ ở Ấn Độ - Thái Bình Dương sẽ gặp khó khăn do hoạt động chạy đua tăng cường tiềm lực quân sự hiện đại trong khu vực và việc theo đuổi chiến lược hai mặt của các đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là Trung Quốc và Iran.
Washington vẫn liên tục khẳng định sẽ vẫn duy trì vai trò "cường quốc khu vực" ở Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, và chính quyền Obama đã hiện thực hóa các tuyên bố đó bằng việc ra sức tập trung các hoạt động ngoại giao với châu Á trong hai năm qua.
Mỹ đang tái bố trí lại lực lượng quân đội ở Ấn Độ - Thái Bình Dương để nâng cao tính hiệu quả, điều chỉnh lại học thuyết quân sự nhằm đối phó với các thách thức mới xuất phát từ thực tế như việc từ chối tiếp nhận các căn cứ quân sự Mỹ của một số nước hay sắp xếp lại các quan hệ đối tác an ninh.
Củng cố các liên minh truyền thống với Nhật bản và Australia và xây dựng quan hệ đối tác an ninh mới với các nước như Ấn Độ cũng trở thành trọng tâm trong chiến lược mới của Mỹ, như một biện pháp để chia sẻ gánh nặng. Chuyển hướng chiến lược biển của Delhi một mở ra một nền tảng hoàn hảo cho cách tiếp cận mới này của Mỹ với Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Ấn Độ nằm ở vị trí trung tâm trong chiến lược an ninh của Anh ở Ấn Độ Dương từ cuối thế kỷ 18 đến giữa thế kỷ 20. Ấn Độ cung cấp các nguồn lực vô cùng cần thiết để duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương trong thời cai trị của Anh.
Sau khi giành độc lập và phân chia lãnh thổ năm 1947 (thành Liên bang Ấn Độ và Lãnh thổ tự trị Pakistan), Ấn Độ phải tập trung bảo vệ biên giới đất liền mới với Pakistan và Trung Quốc. Chính sách kinh tế hướng nội và chính sách đối ngoại không liên kết các khiến cho vấn đề biển không được coi trọng tại Ấn Độ.
Trong chiến tranh lạnh, Ấn Độ theo chủ trương không can thiệp quân sự và yêu cầu các cường quốc rời khỏi Ấn Độ Dương và để cho các quốc gia ven biển đang phát triển của khu vực tự quyết định hệ thống an ninh cho mình.
Cách tiếp cận thiếu thực tế của Delhi ở Ấn Độ Dương bắt đầu thay đổi từ những năm 1990 khi Ấn Độ mở cửa nền kinh tế và nối lại liên lạc với các nước láng giềng Ấn Độ Dương và các cường quốc hải quân lớn trên thế giới.
Khi Ấn Độ đã trở thành một quốc gia thương mại, như Trung Quốc trước đó, chính sách an ninh quốc gia của Ấn Độ hiển nhiên cũng sẽ đặt trọng tâm vào an ninh biển. Nhập khẩu năng lượng và tài nguyên khoáng sản, cũng như xuất khẩu hàng hóa ra các thị trường rải rác trên thế giới của Ấn Độ giờ đây phụ thuộc rất lớn vào vận tại biển, nghĩa là Ấn Độ chắc chắn cũng sẽ phải tính đến việc phát triển lực lượng hải quân.
Quan trọng không kém là sự thay đổi thái độ của Ấn Độ đối với vấn đề hợp tác quốc tế về biển. Kết thúc chiến tranh lạnh, Delhi sử từ bỏ chính sách không can thiệp quân sự và chấp nhận sự hiện diện của quân đội nước ngoài ở Ấn Độ Dương. Ấn Độ bắt đầu nhấn mạnh vấn đề can dự hải quân và hợp tác trên biển với tất cả các cường quốc, nhất là Mỹ. Ấn Độ cũng chủ trương mở rộng các liên kết hàng hải đã có từ với các quốc đảo nhỏ ở Ấn Độ Dương và hợp tác với các tác nhân lớn trong khu vực dựa trên khuôn khổ song phương và đa phương.
Từ bỏ quan điểm truyền thống phản đối hành động quân sự bên ngoài khuôn khổ Liên hợp quốc, Ấn Độ đã bắt đầu tham gia vào các chiến dịch chung, đáng kể nhất là chiến dịch cứu trợ sau trận sóng thần ở Ấn Độ Dương cuối năm 2004.
Ấn Độ còn từng bước tăng cường các cuộc tập trận hải quân đa bên, với sự tham gia của Mỹ và các đồng minh châu Á. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa Ấn Độ đã chấm dứt mục tiêu tự chủ chiến lược hay từ bỏ nguyên tắc chính sách đối ngoại độc lập.
Delhi đã đưa vào những lý thuyết cũ ấy một cách nhìn thực tế hơn, tập trung phát triển cách tiếp cận mang tính hợp tác về vấn đề an ninh trên biển tại Ấn Độ - Thái Bình Dương. Với tiềm lực kinh tế và hải quân ngày một vững chắc, Ấn Độ đã tự tin hơn trong tư duy về không gian đại dương xung quanh mình.
Không gian an ninh của Ấn Độ trước đây được xác định trong phạm vi từ vịnh Eden đến Malacca. Hiện tại, khu vực nằm trong an ninh quốc gia của Ấn Độ không còn gói gọn từ eo biển Malacca trở lại nữa mà đã mở rộng sang cả Biển Đông.
Quyết tâm làm sâu sắc quan hệ hợp tác hải quân với Việt Nam của Delhi, cam kết tiến hành thăm dò dầu khí ở vùng biển của Việt Nam bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, ủng hộ mạnh mẽ giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông, và nhấn mạnh tự do đi lại trên Tây Thái Bình Dương đã thu hút nhiều sự quan tâm ở Đông Á. Lợi ích mới của Ấn Độ ở Thái Bình Dương cũng giống như lợi ích của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương. Ấn Độ không muốn đối đầu với Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương hay cản trở nước này hiện diện trên Ấn Độ Dương. Ấn Độ tìm kiếm một trật tự trên Ấn Độ - Thái Bình Dương để làm sao các không gian chung trên biển ở châu Á luôn mở cửa và có thể tiếp cận cho tất cả các bên và không bên nào được lấy làm lãnh thổ dù dưới danh nghĩa chủ nghĩa dân tộc hay yêu sách lịch sử.
Ấn Độ và Australia đều là hai quốc gia thương mại, kế thừa truyền thống Anglo-Saxon về hệ thống Thông luật và định hướng biển. Hai nước cũng chia sẻ nhiều giá trị chung của chủ nghĩa tư bản doanh nghiệp và đa nguyên chính trị.
Không giống như trong Chiến tranh Lạnh, khi Delhi và Canberra còn bất đồng, thường rất gay gắt, về Ấn Độ Dương, giờ đây họ có chung lợi ích trong việc củng cố ổn định và an ninh trên Ấn Độ - Thái Bình Dương, hài hòa với các nước khác.
Ấn Độ và Australia đã tuyên bố mong muốn triển hợp tác an ninh trên biển. Tuy nhiên, sự biến đổi mau lẹ trong thực tiễn địa chính trị ở Ấn Độ  - Thái Bình Dương đòi hỏi Delhi và Canberra phải nhanh chóng biến tư duy ấy thành những hành động chính sách quyết định.
Ấn Độ và Australia phải thiết lập cơ chế tham vấn và phối hợp chung trong các diễn đàn hiện nay như Tổ chức Hợp tác khu vực vành đai Ấn Độ Dương (IOR-ARC) và Hội nghị Chuyên đề Hải quân ở Ấn Độ Dương (IONS).
Tổ chức IOR-ARC, với sự tham gia của 18 quốc gia ven biển, có mục tiêu củng cố sâu sắc quan hệ hợp tác kinh tế trong khu vực Ấn Độ Dương, nhưng còn rất yếu ớt. Delhi, hiện đang giữ chức chủ tịch, và Canberra, chủ tịch luân phiên tiếp theo, sẽ có cơ hội đưa thêm sức sống và quyết tâm vào IOR-ARC trong những năm tới đây.
IONS là sáng kiến gần đây của Ấn Độ, tập hợp các Tham mưu trưởng Hải quân các quốc gia ven biển để trao đổi và hợp tác chuyên môn về các vấn đề liên quan tới an ninh trên biển.
Cuối cùng, khu vực Ấn Độ Dương quá rộng lớn và đa dạng nên không thể tự đặt mình vào một khuôn khổ thể chế bao quát toàn bộ duy nhất nhất trong tương lai gần. Thay vì cố gắng thiết kế cấu trúc cho Ấn Độ Dương, khu vực có thể xây dựng dựa trên ý tưởng của Bộ trưởng Ngoại giao Australia Kevin Rudd về "tiến bộ từng bước" thông qua "hợp tác chức năng".
Đóng vai trò trung tâm trong việc tạo dựng một bản sắc toàn khu vực ở Ấn Độ Dương là sự hợp tác tích cực và lâu dài giữa Ấn Độ, Australia và các quốc gia ven biển cùng chung lý tưởng khác.

Đình  Ngân dịch từ The Asialink Essays 2011

Cạm bẫy xinh đẹp


Trong quán bar lạnh tanh. Sau khi ngồi xuống ghế, người đàn bà ngẩng đầu nhìn quanh một lượt. Đúng lúc ấy, ánh mắt của nàng và ánh mắt của Cao Đắc Thắng không hẹn mà gặp nhau. Giữa lúc Cao Đắc Thắng sắp phải rút lui vì ánh mắt của nàng chiếu tướng, thì nàng lại đột nhiên cười.

Một nụ cười đôi chút phiêu lãng.

Cao Đắc Thắng như được khuyến khích. Chàng không chút do dự đứng phắt dậy, tay cầm cốc, bước thẳng đến trước mặt nàng, nói:

- Nếu không phản đối, tôi có thể ngồi xuống cùng chị nói chuyện không?

- Muốn bao tôi chăng? - Đối phương tung ra một câu hỏi bất ngờ làm Cao Đắc Thắng bỗng bối rối.

- Hay là thích qua một đêm?

Cao Đắc Thắng cứng họng, lúng túng như gà mắc tóc.

- Tôi là Lâm Đạt! - Đối phương đột nhiên mau lẹ chuyển làn, chốc lát đã giải vây cho chàng.

- Tôi là Cao Đắc Thắng! - Tim của Cao Đắc Thắng đập bình thường trở lại

- Kết bạn lung tung với người khác giới ở nơi tứ chiếng, lẽ nào đàn ông không sợ nguy hiểm sao? Đàn bà nguy hiểm lắm đấy!

Nàng hỏi một câu làm cho Cao Đắc Thắng cảm thấy khó hiểu vô cùng.

image

- Nguy hiểm! Tại sao lại nguy hiểm? Không! Trái ngược một trăm phần trăm, chỉ có ở bên cạnh đàn bà, những người đàn ông mới có cảm giác an toàn thật sự. Nếu bàn về nguy hiểm tôi lại cảm thấy rằng đàn ông còn nguy hiểm hơn đàn bà! Lâm Đạt tình tứ nhìn chàng.
Đến lúc này, Cao Đắc Thắng mới ý thức được mình đã quá lời, vội vàng lái sang chuyện khác:

- “Chị không định uống chút gì sao? Ở đây tôi rất quen, tôi gọi cho chị!”

- Một cốc rượu vang đá! Cảm ơn! - Lâm Đạt mỉm cười nhìn chàng.
Cao Đắc Thắng nghĩ bụng, đêm nay rõ ràng lại là một đêm khó quên. Lát sau, họ vừa uống vừa nói chuyện, tỏ ra rất tâm đầu ý hợp.

Bất giác, Cao Đắc Thắng nhẹ nhàng cầm tay nàng hỏi:

- “Nếu không phật ý, có thể nói cho tôi hay bàn tay nhỏ xinh xắn này dùng để cầm cái gì nào?”.

- Dao! - Nàng nói cộc lốc.

- Chị là bác sĩ ngoại khoa ư? - Cao Đắc Thắng ngạc nhiên.

- Nếu nói rõ hơn thì đã từng là một bác sĩ ngoại khoa! Còn nay lại là một người phụ nữ chủ gia đình một trăm phần trăm! Sao, anh không tin à?

- Xin lỗi! Trong ấn tượng của tôi, bác sĩ ngoại khoa đều là những động
vật máu lạnh. Mà chị …

- Lẽ nào tôi lại không máu lạnh ư?

- Không! Không! Trông chị dịu hiền làm sao, hơn nữa còn rất phong lưu
thanh nhã nữa...

- Anh đã tưởng tượng tôi là một người hoàn mỹ như thế ư? …

- Đúng thế! Từ khi chị vừa bước chân vào cửa, tôi đã bị chị làm cho mê
muội, hoàn toàn bị mê muội! - Cao Đắc Thắng đắm đuối nhìn thẳng vào mắt
nàng, nói.

- Nhưng, tôi đã kết hôn rồi...

- Nói thật lòng, tôi thích những người đàn bà thành thục. Chỉ có đứng trước người đàn bà thành thục tôi mới cảm thấy mình là một người đàn ông ra trò.
Người đàn bà áo đen khanh khách cười, má ửng hồng.

Giữa lúc tay Cao Đắc Thắng muốn đưa ra một lần nữa, thì nàng đột nhiên đứng bật dậy, nói: "Xin lỗi! Muộn quá rồi! Tôi nghĩ tôi nên ra về!".
Nói xong, nàng quay người lướt đi như bay.
Cao Đắc Thắng bỗng như ngây như dại. Chàng cảm thấy đau khổ quá, thậm
chí còn có một cảm giác bị lừa dối, bị bỡn cợt.
image

Chính giữa lúc Cao Đắc Thắng bải hoải tâm hồn, ngồi ủ dột, thì Lâm Đạt lại bất ngờ quay lại. Nàng nói: "Sao? Anh không muốn cùng đi với tôi à?".
Lát sau, hai người cùng ra khỏi cửa hàng...

- Nếu chàng không ngại gì, em mời chàng đến nhà em coi thử!

- Thật thế ư? - Cao Đắc Thắng hơi do dự.

Lâm Đạt cười, nói: "Đừng lo! Chồng em, anh ấy thường không ở nhà!".

- Thế à? - Cao Đắc Thắng nghe vậy mới yên tâm.

- Nhưng trước khi lên xe, em có một điều kiện! - Nàng nói.

- Điều kiện gì nào?

- Trước khi tới nhà, em phải bịt kín hai mắt anh lại!

- Tại sao phải làm như vậy? - Cao Đắc Thắng ngạc nhiên, hỏi.

- Bởi vì, chồng em là một người có địa vị cao. Em không muốn do một sơ suất nhất thời của mình, mà đem lại bất cứ một phiền phức không đáng có nào.

- Em sợ sau khi biết nhà của em, biết đâu một lúc nào đó anh lại mò đến
tìm em? - Cao Đắc Thắng có vẻ giận dỗi, nói.

- Em đâu có nói anh đúng là loại người ấy! Song, một người ở vào bối cảnh gia đình như vậy, thì biện pháp đề phòng nhất định là không thể thiếu, nếu không, cuối cùng người bất hạnh chỉ có thể là một mình em! -

Lâm Đạt nhẫn nại giải thích.

- Sao không thuê phòng ở khách sạn chẳng hạn.

- Không được! Em thường cùng chồng em xuất đầu lộ diện ở những nơi công cộng, cho nên số người biết em rất nhiều, nếu bị họ phát hiện ra, thì em sẽ gay to!

Cao Đắc Thắng vẫn còn do dự.

- Anh Cao! Xin cứ tin vào em! Em làm như vậy cũng là bất đắc dĩ. Nói thật nhé, tối nay, em cũng như anh, cũng muốn có một người ở bên cạnh, nếu không thì vừa rồi em đã chẳng quay lại tìm anh nữa. Em biết, em làm như vậy là rất ngốc, rất manh động, biết đâu chẳng đem lại nguy hiểm chơi lửa đốt mình. Song, em đã hết cách khống chế được mình...

Vừa nói, Lâm Đạt bất giác nắm lấy tay chàng, nước mắt ngân ngấn. Cao Đắc Thắng cảm động vô cùng trước câu nói của Lâm Đạt. Chàng đột nhiên ôm nàng vào lòng: "Anh nguyện hy sinh tất cả vì em!".

Như thế là Cao Đắc Thắng đã lên xe của Lâm Đạt.

Sau khi xuống xe, Lâm Đạt vẫn chưa tháo tấm vải đen che mắt Đắc Thắng, mà cứ dắt tay chàng đi chầm chậm trên con đường nhỏ trải đầy đá quạ.
Bốn bề im lặng. Trong gió lạnh thoang thoảng mùi hoa thơm. Cao Đắc
Thắng đoán đây là vườn hoa của nhà Lâm Đạt, xem ra nàng đâu có lừa dối
mình.
Lát sau, nàng dẫn chàng leo lên mấy bậc thềm, sau khi qua cổng lớn, lại đi dọc một hành lang dài, mãi sau mới dừng lại.
- Bây giờ anh có thể mở to mắt rồi! - Lâm Đạt tháo mảnh vải đen che mắt cho chàng, tủm tỉm cười, nói.

Cao Đắc Thắng dụi dụi mắt, ngẩng đầu lên nhìn, thì ra mình đã ở trong một phòng ngủ xinh xắn.
Cao Đắc Thắng lớ ngớ không biết làm gì, cứ đứng trơ ra đó.

image
Đột nhiên, từ phía sau Lâm Đạt đã ôm chặt chàng, mặt áp sát vào tấm lưng rộng của chàng, nũng nịu:
- Bây giờ, chẳng có ai đến quấy rầy chúng ta được nữa!

Cao Đắc Thắng quay người lại, nâng mặt nàng lên, hôn thắm thiết. Người đàn bà bất giác thở dài, toàn thân mềm mại, rung động. Tiếp đó, nàng khẽ khàng cởi áo quần cho Cao Đắc Thắng, từng chiếc một, rất thứ tự ngăn nắp. Thân thể Cao Đắc Thắng vô cùng tráng kiện, do thường xuyên vận động thể thao. Lâm Đạt đứng ngây ra nhìn Cao Đắc Thắng đang trần
như nhộng.

- Trẻ trung tuyệt vời! - Nàng nói.

Bây giờ, tay nàng bắt đầu khẽ khàng vuốt ve cơ thể Cao Đắc Thắng, di chuyển chậm chạp từng điểm một, từng tấc một, rất chi tỷ mẩn, vô cùng thận trọng, không sót một tí nào. Cao Đắc Thắng cảm thấy thần thái của nàng như đang kiểm tra tật bệnh cho bệnh nhân. Chàng đoán rằng đó là thói quen nghề nghiệp trước đây của nàng để lại.

image
Cuối cùng, tay nàng dừng lại bên cạnh đoạn xương sống ở thắt lưng, ngẩng đầu nói:

- Lưng anh chắc nịch. Em mê lắm!
Sau một trận mây mưa, người đàn bà tỏ ra khoan khoái như cá gặp nước, nói:

- Anh thật tuyệt vời! Còn tuyệt vời hơn em tưởng tượng nhiều!

- Đây còn chưa phải là trạng thái tuyệt nhất của anh đâu! Không tin hãy thử lại lần nữa xem! - Cao Đắc Thắng đắc ý, nói.

- Không được! Hãy nghỉ một lát đã! Anh muốn uống chút gì không? - Nàng nói.
- Tùy em ! - Chàng đáp.

Lát sau, từ ngoài cửa, nàng bưng vào hai ly nước cam, hai người cầm cốc trên tay, lặng lẽ uống. Bỗng nhiên Cao Đắc Thắng cảm thấy có cái gì không bình thường. Đầu tiên óc choáng váng, trời đất quay cuồng, sau đó bèn bất tỉnh nhân sự ngã gục trên sàn nhà.

image

Người đàn bà cười lên một nụ cười quỉ quái, vẻ mặt thần bí ranh ma…
Khi tỉnh lại, Cao Đắc Thắng vội vàng kiểm tra xem mình có mất cái gì không. Song, những thứ quý giá đều còn cả! Chàng khó nhọc cố nhổm lên.

Bỗng nhiên cảm thấy một trận đau điếng khó mà chịu được từ lưng truyền lên. Cao Đắc Thắng vội lấy tay sờ ra sau lưng. Đến lúc ấy chàng mới cảm giác thấy trên cơ thể có nhiều vết thương, mà hình như đã được khâu chỉ. Trái tim của Cao Đắc Thắng bỗng tựa hồ muốn nhảy ra khỏi lồng ngực, suýt nữa chàng kinh hoàng thét lên.

Mấy giờ sau, Cao Đắc Thắng đã có mặt ở trong phòng hội chẩn của bệnh viện. Sau khi đã tiến hành kiểm tra xong cơ thể chàng, bác sĩ cơ hồ vô cùng kinh ngạc:

- Thiếu một quả thận! - Bác sĩ nói.

- Một quả thận? - Cao Đắc Thắng tối tăm mặt mũi, toàn thân suýt đổ gục
xuống đất.

- Ngành cảnh sát nói rằng hiện ở ta đang có một tổ chức tội phạm chủ yếu đánh cắp các bộ phận trong cơ thể con người. Sau đó chúng bán cho những bệnh nhân có nhu cầu cấy ghép thể tạng. Cảnh sát đang ra lệnh truy nã một thủ phạm trong số bọn chúng. Đó là một nữ bác sĩ ngoại khoa, có biệt hiệu là "nữ sát thủ", tuổi khoảng trên ba mươi. Nghe nói, ả rất xinh đẹp, khéo léo mồi chài đàn ông...

Nghe bác sĩ nói vậy, Cao Đắc Thắng im lặng không nói được một lời nào.
Bác sĩ ngắm nhìn chàng, an ủi.

- Thật ra, anh cũng không nên quá đau buồn. Ít nhất trong cơ thể anh vẫn còn lại một quả thận nữa. Nếu lúc đầu cái mà ả nhắm vào không phải là quả thận, mà là quả tim của anh, thì kết cục sẽ không còn cảnh tượng như thế này nữa.

image

- Thưa bác sĩ, bác sĩ có thể nói cho tôi biết, một quả thận giá bao nhiêu tiền không?

- 300 triệu!

Cao Đắc Thắng bỗng đờ đẫn, đổ oặt người xuống ghế.


(Không biết tác giả)

Tin thứ Năm, 17-11-2011

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT - Vấn đề biển Đông nóng trước hội nghị ASEAN (PLTP). – Tranh chấp chủ quyền Biển Đông lại gây căng thẳng Mỹ – Trung  —  (RFI).  – TRANH CHẤP Ở BIỂN ĐÔNG: Trung Quốc không muốn Mỹ can dự (NLĐ). – TQ không muốn bàn về Biển Ðông tại Hội nghị thượng đỉnh Ðông Á  —  (VOA). – Đưa Biển Đông ra thượng đỉnh Đông Á: Mỹ – Trung ngược nhau (VNN/ WSJ). – Bắc Kinh chống lại việc tranh luận về biển trong hội nghị thượng đỉnh Đông Á: Beijing Resists Sea Debate During East Asia Summit (WSJ). – Trương Tấn Sang: Sẵn sàng nâng cao mối quan hệ với Hoa Kỳ  – (DCVOnline). Dịch từ bài: Vietnam President: Interest In Taking Relationship With US To ‘Next Level’ (Eurasia Review).
- ASEAN công nhận quy tắc ứng xử DOC tại Biển Đông là cần thiết  —  (RFA). – ASEAN đồng thuận về Khu vực phi Vũ khí Hạt Nhân ĐNÁ  —  (RFA).  – ASEAN đề nghị Miến Điện làm chủ tịch vào 2014   —  (RFI).  – Hiệp định bất tương xâm TAC : Công cụ phát huy ảnh hưởng quốc tế của ASEAN  —  (RFI).
- Khi Hoa Kỳ nhìn vào châu Á, nhìn đâu cũng thấy Trung Quốc: As U.S. Looks to Asia, It Sees China Everywhere (NYT). Trung Quốc làm cho Washington tiến xa hơn nữa trong vấn đề biển Đông: China Furthers Washington’s Cause in the South Sea (National Interest). “China has been troubling its neighbors lately, and that makes it easier for President Obama to court Asian nations.” Tạm dịch: Gần đây, Trung Quốc đã gây phiền hà các nước láng giềng của họ và điều này giúp cho Tổng thống Obama ‘ve vãn’ các nước châu Á dễ dàng hơn.
Hai mục tiêu của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ (VNN). - Tổng thống Obama tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Úc  —  (RFI).  – Mỹ, Australia đồng ý triển khai lực lượng quân sự  —  (VOA).  – Trung Quốc phản ứng về việc Hoa Kỳ-Úc hợp tác quân sự  —  (RFA). – Trung Quốc dè dặt về Hiệp định An ninh Hoa Kỳ-Australia - (VOA). - TQ: Cần xét lại kế hoạch mở rộng sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Úc - (VOA). - Hoa Kỳ điều thủy quân lục chiến tới Úc - (BBC).  – Ngô Nhân Dụng: Khuyên Trung Quốc làm ‘Người Lớn’ – (NV). – Người Cùng Khổ – Người Trung Hoa xấu xí – (Dân Luận).
- Ngoại trưởng Mỹ ủng hộ Philippines trong vụ tranh chấp Biển Ðông  —  (VOA).  – Hoa Kỳ cam kết tiếp tục hỗ trợ Philippines về quân sự và kinh tế  —  (RFA).  – Philippines sẽ không lùi bước trước Trung Quốc  —  (RFI).
- Tài nguyên dầu hoả chất đầy trước thềm Trung Quốc khi các tranh chấp làm chậm trễ việc khai thác – (x-café). Bài dịch từ: Oil Riches Pile on China Doorstep as Clashes Delay Drilling (Bloomberg). – Quanh việc chia lại cấu trúc địa chính trị Thái Bình Dương (TVN/Asialink Essays). - Chu Chỉ Nam: Đường lối chính trị ngoại giao của một số cường quốc Á Châu – (DLB).
- Các blogger Đông Nam Á họp bên lề hội nghị Bali   —  (RFI).
Báo Trung Quốc nói về máy bay tuần tiễu M28 của Việt Nam (Phunutoday).
Việt Nam – Canada: Quan hệ đối tác toàn diện, lâu dài (NLĐ). - Thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện với Canada (TN).
- Một cuộc thuyết giảng cho trí thức –Vụ cắt cáp tàu Bình Minh 2: “Yêu con cho đòn cho vọt” – (BoxitVN). “Điều đặc biệt là cái bản đồ mà ông trưng lên để giảng giải thì lại dùng tiếng Anh và ghi rõ vùng biển mà Trung Quốc đang khuấy đảo là biển ‘Nam Trung Hoa’, chứ không phải là Biển Đông như viết trên các báo chí ‘lề phải’ của ta”.
- S.O.S Nhà cầm quyền Hà Nội đã bắt đầu chiến dịch xóa dấu tích Tu viện Dòng Chúa Cứu thế Thái Hà  —  (NVCL).   – Video: Chính quyền chuẩn bị để tấn công Thái Hà  –  Chính quyền đang tiến hành chiến dịch xóa dấu tích tu viện DCCT.p2  – Video: Nhà cầm quyền vây cao bờ bao để cướp tu viện Dòng Chúa Cứu Thế –  Giáo dân Thái Hà vẫn mạnh mẽ, kiên vững  (suthattinhyeu). – Chính quyền tiến hành xóa dấu tích Tu Viện DCCT Thái Hà trong đêm (TTXVA). “CÓ SỰ HIỆN DIỆN CỦA CHỦ TỊCH QUẬN ĐỐNG ĐA. Các lực lượng cảnh sát có mặc trang phục: 500 người”. BTV: Nếu đúng là 500 người phải làm việc ban đêm, ban hôm như thế này thì trả lương ngoài giờ (overtime) cũng mệt à. – Cập nhật tình hình tại Giáo xứ Thái Hà lúc 0h30 ngày 17.11.2011 (Cộng đoàn Vinh HN). – Cập nhật hình ảnh và video tại Tu viện DCCT lúc 2h00 ngày 17.11.2011 – (Cộng Đoàn Vinh). - Công an bao vây Giáo xứ Thái Hà - (RFA). - SOS: Đêm nay nhà cầm quyền Hà Nội đưa quân tới Thái Hà (Vietcatholic). – Lãnh đạo Giáo xứ bị tấn công gần Hà Nội, Việt Nam: House Church Leaders Attacked near Hanoi, Vietnam (Compass Direct News).Video: “Quần chúng tự phát” tấn công Nhà Nguyện tại Con Cuông(TTXVA).
- Video: CA Hà Đông hành hung bắt người trái phép ngày 11-11-11 – Phần 1 –  CA Hà Đông hành hung bắt người trái phép ngày 11-11-11 – Phần 2Phần 3 (MsLeQuocKhanh/ Youtube).
- Về gia đình nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn: Một gia đình yêu nước bất khuất – (DLB). – Huỳnh Thục Vy: Tâm tư nhân ngày lễ Tạ ơn – (DLB).
- Bình luận trước phiên xử Nguyễn Văn Ninh– (FB Nguyễn Đình Hà). – Hai ngày trước phiên tòa vụ ông Trịnh Xuân Tùng bị công an đánh chết  – (NV).
- Bây giờ bắt giữ người thật dễ quá – (blog Phương Bích). “Nghe chừng bây giờ, cái chuyện ai đó bị công an bắt có vẻ dễ như ăn kẹo vậy. Có khi mình đang đi trên đường, công an đến chặn lại bảo: nghi vấn vượt đèn đỏ ở ngã tư nào đó chẳng hạn! Hoặc có quần chúng tự phát tố giác gây tai nạn giao thông rồi bỏ chạy chẳng hạn!
<= Ông Michael Posner cho biết Hoa Kỳ ‘đã chứng kiến một số bước thụt lùi từ phía chính quyền Việt Nam’. – Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ bày tỏ thất vọng về tình trạng nhân quyền ở VN  —  (VOA).- Người Việt biểu tình phản đối Trung Quốc ở hội nghị APEC – (DCVOnline). Dịch từ bài đã điểm hôm trước: Vietnamese Protest Against China at APEC (Civil Beat).
- Phong Uyên – Thư ngỏ gửi ông Nguyễn Trung – (Dân Luận). Mời xem lại các bài của ông Nguyễn Trung, cựu đại sứ Việt Nam ở Thái Lan: Suy nghĩ về phát triển nguồn nhân lực ở nước ta – Viễn tưởng I: “Đất nước đang đứng trước bước ngoặt bất khả kháng như một định mệnh” – II: “Suy nghĩ về sự nghiệp duy tân đất nước: Hay là ảo tưởng?” – III: Đảng Cộng Sản Việt Nam phải giành lại vai trò lãnh đạo bị đánh mất: Hay là hoang tưởng?
- Sức lan tỏa vụ kiện Vinashin ‘sẽ rất lớn’  —  (BBC). – Về vụ Vinashin bị kiện (tiếp) (Phan Vĩnh Trị).   – Về vụ Vinashin bị kiện. – Việt Nam, bị tàn phá bởi cuộc khủng hoảng kinh tế, đang chuẩn bị những cải cách mới – (Reuters/ x-café). Dịch từ bài: Vietnam, wracked by economic woes, plans new reforms (Reuters).
- CÂY CÁC CỤ, CUỐI CÀ CĂN  —  (Mai Thanh Hải). “Có mỗi việc các cụ trồng cây, mà người ta cũng cắm biển khác nhau phân biệt”.
- Ngại chết đi được ấy ….  —  (Trà hâm lại). “Thấy người ta nói rằng đảng vừa qua một đợt phát động học tập theo gương chủ tịch hồ chí minh …. ngài phó chánh án học xong không lẽ áp dụng thế này ư?”.  – Thoáng gặp trên Vnexpress.net hôm nay (Dong) “Báo chí dư luận lên án rầm rầm, nhưng tất cả  không hiểu rằng trong ngôn ngữ tố tụng của Tòa án xứ mình, có thể “an ủi” là phải như thế, hoặc đảng viên người ta có cách an ủi riêng”.
- Nhân chuyện Ngọc Trinh cởi truồng  —  (Tuanddk). Một câu chuyện cởi khác, liên quan đến một vị tiến sĩ khác. Đó là vị tiến sĩ- nhà văn đệ trình 3,5 trang dự án luật Nhà văn”.
- Vụ bầu chọn vịnh Hạ Long: New Open World thu 375.000USD (Hiệu Minh). “Quảng cáo Vịnh Hạ Long thảm hại như thế này ư. Sau này sẽ thành một chuyện cười cho thế gian và tên tuổi vịnh Hạ Long đi theo cú kiếm tiền ngoạn mục của New Open World“. Nhà nghỉ của chúa đảo Tuần Châu (người đã chi 70 triệu đồng cho 110.000 tin nhắn bầu vịnh Hạ Long) dành cho các đồng chí lãnh đạo và gia đình đến nghỉ hè năm 1020.=>
- Luật phòng chống rửa tiền: Đừng làm ‘cho có’ (Vef). “Chỉ khi nào phòng chống rửa tiền được coi không chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ mà còn được hiểu rõ là quyền lợi, lợi ích sát sườn của từng cá nhân, tổ chức có liên quan thì lúc đó việc cho ra đời Luật phòng chống rửa tiền mới có ý nghĩa và mới mong được thực thi một cách nghiêm túc, hiệu quả”.
- Góp ý cho đề án cải cách lương công chức: Khi sếp ‘hi sinh’ thu nhập (VNN).  – Tôi muốn sống bằng lương.
Dự kiến Thủ tướng và 5 bộ trưởng sẽ trả lời chất vấn (TN). - Thủ tướng và bộ trưởng sẽ trả lời chất vấn quốc hội - (RFA).
Bộ Luật Lao động sửa đổi hướng đến việc nâng cao vai trò đội ngũ lao động nữ (VOH).
‘Không tin 9 năm nữa, lương công chức nuôi được cả nhà’ (VNN).
Gợi mở hướng phát triển thủ đô Hà Nội (NLĐ).
- Đòi hối lộ, 2 kiểm tra viên bị truy tố (NLĐ).
- Đình công sẽ còn là bất hợp pháp (PLTP).
- Vụ án nhà báo Hoàng Hùng bị sát hại: Cần làm rõ 5 vấn đề (NLĐ).
- Phản ứng về bài ‘cách mạng hoa nhài’  —  (BBC). Liên quan đến bài đã điểm hôm trước trên báo QĐND: Cách mạng “hoa nhài”, “hoa sen” – chiêu bài và ảo vọng.
- Gặp con trai nhà tư sản kháng chiến Hà thành (nguoiduatin.vn).
- Hoa Kỳ đổ quân vào Việt Nam năm 1965  – (ĐCV).
- Ngải Vị Vị : đấu tranh với sở thuế để cho thấy bộ mặt thật của chính quyền Trung Quốc  —  (RFI). “Đến sở thuế hôm nay để ký tá giấy tờ nộp tiền thế chấp, nghệ sĩ Ngải Vị Vị đã tuyên bố với AFP qua điện thoại rằng ‘có thể coi đây như là một dịp để thế giới thấy rõ chúng tôi đang sống trong một hệ thống như thế nào’.”
- Milovan Djilas – Giai cấp mới (Kì 8 )   —  (Phạm Nguyên Trường).
KINH TẾ
- Thủ tướng cho phép mới được xưng “tập đoàn” (PLTP). “Doanh nghiệp (DN) được đặt tên có chữ “tập đoàn” nhưng phải có vốn điều lệ trên 1.000 tỉ đồng và sở hữu trên 50% vốn điều lệ của ít nhất năm công ty khác.  Đặc biệt, phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép“.
- Sắp mạnh tay tái cấu trúc công ty chứng khoán (VnEconomy). - Bị phạt tiền tỷ vì “làm giá” chứng khoán (DT). - Ông Quách Mạnh Hào: Nên rút ngắn thời hạn thanh toán xuống T+2 (NDHMoney).
BĐS cuối năm: “Trơ” với thông tin tốt từ ngân hàng (VEF).
- Hết bán tháo căn hộ? (NLĐ).
Chuyên gia: Lạm phát sẽ vẫn là thách thức lớn nhất (Stockbiz).
Có thể mua lại thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột (DânViệt).
Vinaconex Xuân Mai bị cấm đấu thầu tại Quảng Ninh (LĐ).
Thành lập liên doanh xuất khẩu cá ngừ đại dương Phú Yên (TN).
- Lãnh đạo Ý, Hy Lạp đối mặt với các cuộc trắc nghiệm gay go  —  (VOA).
- Hoa Kỳ ca ngợi việc Việt Nam mở cửa thị trường cho nông sản của Mỹ  —  (VOA).
- Tổng thống Obama lo ngại về tình hình tài chánh của khối euro  —  (VOA).
Thẩm phán New York ra phán quyết chống lại người biểu tình - (VOA). - Mỹ “dọn dẹp” những người “Chiếm lấy Phố Wall” (TT).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Thu Anh: “Đường tới thành Thăng Long”- ra kế sách, vạch tương lai (Quê choa).
- NGHỆ AN: AI ĐÃ THAO TÚNG GIẢI THƯỞNG HỒ XUÂN HƯƠNG?   —  (Thắng xòe). – Về giải Hồ Xuân Hương: Hủy là thượng sách!  —  (Faxuca).
- Giọng ca Chế Linh với những người hâm mộ Việt Nam  —  (RFI). - Công ty tổ chức liveshow Chế Linh đã giải thể (DânViệt).
KHÔNG THỂ KHÁC! (Trần Minh Quân).
- Vĩnh biệt tác giả của “Giã từ dĩ vãng” (NLĐ).  – Từ vỉa hè, cát bụi về trời…
CHUYỆN VỀ NHỮNG VÒI NƯỚC CỔ (Nhịp Cầu Thế Giới).
- Báo chí trao giải Interallié cho nhà văn Morgan Sportès  —  (RFI).
SEA Games sau 5 ngày: Việt Nam bứt tốc ngoạn mục (VTC). - Kỳ tích của những lọ lem (TN).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Chấn chỉnh liên kết đào tạo đại học, cao đẳng (CP). – Xử lý nghiêm sai phạm trong liên kết đào tạo (NLĐ). – Đánh giá kết quả đầu ra bậc đại học: Kinh nghiệm thế giới (1)  —  (Nghiên cứu GDVN).  – Đánh giá kết quả đầu ra bậc đại học: Kinh nghiệm thế giới (2)
- Lương cả năm không bằng tiền phong bì ngày 20.11? (LĐ).  – Cho con đi lễ tết thầy cô: đúng hay sai? (Afamily).
Sự kiện (TN).  – TT – Huế: Tạm thôi chức chủ nhiệm cô giáo đánh HS bằng cán chổi (DT).
- Đại học Berkeley ngày bãi khoá (Bùi Văn Phú).
Chấn chỉnh liên kết đào tạo liên thông (TN).
Chủ tịch Lê Hoàng Quân thăm và chúc mừng các nhà giáo (SGGP). - Lãnh đạo TP. HCM tri ân cố giáo sư Trần Văn Giàu (VOH).
- Việt Nam chuẩn bị cho cuộc cách mạng công nghệ viễn thông 4G  —  (VOA).  – “Nóng” mạng di động 4G (NLĐ).
- Việt Nam xây dựng Trung tâm vũ trụ  —  (BBC).
Trạm không gian Quốc tế đón phi hành đoàn mới - (VOA).
Một phụ nữ Nga tuyên bố giữ xác “người ngoài hành tinh” (DT).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Trần Minh Quân: Bệnh tay chân miệng và câu hỏi với Bộ Y tế (TVN). – Độc quyền cả chuyện sống chết của người bệnh (Gocomay).
- Tẩm xăng đốt con chưa đầy ba tuổi, lãnh 20 năm tù (PLTP).  – Khi hình ảnh là tin (Dr. Nikonian). “…tôi phản đối việc đưa hình ảnh cụ thể về những dị tật, những căn bệnh hiếm hoi, nạn nhân của các tai nạn thảm khốc… lên truyền thông. Không có hình ảnh minh hoạ, chắc chắc tin sẽ bớt nóng, bớt sức hấp dẫn với công chúng. Tyrage báo in, hay pageview báo mạng sẽ giảm đi một chút, thậm chí khá nhiều. Nhưng một nền báo chí nhân bản, hướng về con người thì có sự lựa chọn nào khác?”.
- Chợ quặng vùng biên – Bài 2: Phá cả nhà để đào quặng đem bán (VNN). Những “công trường” khai quặng trái phép tại Bó Lếch (xã Hoàng Tung, huyện Hòa An, Cao Bằng).=>
Thắp sáng khát vọng sống (NLĐ).
Lương tối thiểu làm người lao động… khó sống (DT).
Ngày thứ 2 bán vé qua mạng: Hành khách đặt chỗ dễ dàng (SGGP). - Vé tàu tết (TN).
- TPHCM: Cướp lộng hành khắp vùng ven (NLĐ).
- Khi người chồng bị vợ bạo hành  —  (RFA).
- Cảnh sát rởm lừa nữ sinh vào nhà nghỉ lấy tiền (Dân Việt).
- Mỹ: Bé gái 9 tuổi sống sót 2 ngày bên xác cha – (NV).
- Sự phát triển dân số thế giới (Kichbu/zinchenko-den.livejournal.com).  – Khó có thể biết đứa trẻ thứ 7 tỷ được sinh ra ở đâu  —  (RFI).
- Nguồn Gió và Năng Lượng Mặt Trời Mới Sẽ Không Giải Quyết Việc Khan Hiếm Nước của Trung Quốc – (x-café).
TQ: Tai nạn xe bus làm chết 18 học sinh - (RFA). - Tai nạn thương tâm ở Trung Quốc (TN).
IAEA công bố phương án khử ô nhiễm phóng xạ ở Nhật (VOV).
- Nhật Bản: Miến Điện là then chốt cho sự phát triển vùng sông Mekong  —  (VOA).
Hoa Kỳ tặng 10 triệu đôla giúp đỡ nạn lụt Thái Lan - (VOA). - Thái Lan tính chuyện dời đô  (TN). - LHQ: Thế giới cần rút bài học từ trận lũ ở Thái Lan (TTXVN).
QUỐC TẾ
- Mỹ quan ngại về lò hạt nhân nước nhẹ của Bắc Triều Tiên  —  (RFI).   – Bình Nhưỡng bắn thử tên lửa mới chống chiến hạm  —  (RFI).  – Bắc Triều Tiên cho phóng thử phi đạn chống hạm  —  (VOA).  – Người tỵ nạn Bắc Triều Tiên không dễ hội nhập vào xã hội Hàn Quốc  —  (RFI). - Triều Tiên không thể sụp đổ (ĐấtViệt/ Asia Times). - Iran “không hợp tác hạt nhân với CHDCND Triều Tiên” (TN). - Iran: Bảo vệ chương trình hạt nhân (SGGP). - Phương Tây lật đổ chế độ Iran mà không cần tấn công? (ĐấtViệt). - Iran muốn hợp tác hạt nhân với Thổ Nhĩ Kỳ (TN).
- Một trụ sở cơ quan tình báo Syria bị tấn công  —  (RFI).  – Thổ Nhĩ Kỳ không còn tin tưởng vào chính phủ Syria  —  (RFI). - Ai sẽ đánh Syria? (Cu làng cát). - Phe ủng hộ tổng thống Syria ném đá sứ quán UAE (TTXVN). - Lực lượng nổi dậy quyết lật đổ chính quyền Syria (TTXVN). - Liên đoàn Arập đòi Syria ngừng bạo lực sau 3 ngày (Vietnam+).
- Ông Karzai đưa ra điều kiện để quân đội Mỹ tiếp tục ở lại Afghanistan   —  (VOA).
- Ý công bố nội các : tân thủ tướng kiêm nhiệm bộ Kinh tế  —  (RFI). - Ý công bố chính phủ mới (TT). - Italia công bố tân nội các gồm toàn các nhà kỹ trị (DT). - Những điển tích Silvio Berlusconi (VEF).
- Học giả Trung Quốc tặng giải thưởng Hòa Bình cho ông Putin   —  (VOA).
- Chủ WikiLeaks cố gắng lần cuối để không bị trục xuất khỏi Anh  —  (VOA).
- Báo Pekin công bố phỏng vấn với đao phủ (Kichbu/mignews.com).
- Nga: chuẩn bị hầm trú ẩn tránh phóng xạ cho người dân Moscow (Kichbu/newsland.ru và dni.ru).
- Chính phủ Thái Lan gián tiếp ân xá cho Thaksin (Dân Việt). – Hội Đồng Chính Phủ Thái xin ân xá cho cựu thủ tướng Thaksin?  —  (RFA).  – Thái Lan: Khả năng ân xá Thaksin gây căng thẳng  —  (RFI). Cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, anh ruột của đương kim Thủ tướng Yingluck Shinawatra, ảnh chụp tháng 8 năm 2011 (REUTERS).=>
- Quân đội Thái tiếp tục bắn chết dân Campuchia vượt biên  —  (RFA).
Hoa Kỳ: Một người bị bắt trong vụ bắn vào Tòa Bạch Ốc - (VOA).
* VTV1:

* RFA: + Sáng 16-11-2011
Tối 16-11-2011
* RFI: 16-11-2011