CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
-
Nhiều hình ảnh, hiện vật về chủ quyền biển đảo (Tin tức).
-
Ấn Độ huấn luyện thủy thủ tàu ngầm của Việt Nam (VOA).
<-
Tuổi trẻ Việt – Trung nối vòng tay lớn, cùng xây ước mơ (QĐND). –
Khai mạc Đại hội Liên hoan Thanh niên Việt-Trung lần thứ II (TTXVN). –
Tuổi trẻ Việt – Trung chung tay xây đắp tình hữu nghị (TN). –
Liên hoan thanh niên hai nước Việt-Trung hay Liên hoan thanh niên hai Khu tự trị Việt – Choang? (TP/DĐXHDS).
-
Gõ Và Phá – Thánh (Dân Luận). “
Mồm
chúng mầy thì bi bô lịch sử chủ quyền của nước ta rõ ràng,
nói thánh nói tướng cho oai. Sau lưng thì mở cửa dọn cỗ sẵn
cho thằng hàng xóm bành trướng vào xơi….Thời đại Internet cập
nhật thông tin khắp năm châu bốn bể chưa đầy 1s, thế mà chúng
mầy cứ tưởng như còn thời quần đùi gậy tầm vong hả? Chúng
mầy nghĩ chuyện biển khơi là chuyện xa lắc, dân đéo thể nào
biết tới hả? Tiên sư chúng mày nhá!”
-
Lucio Blanco Pitlo III & Amruta Karambelkar – Khác biệt giữa Philippines và Việt Nam về chiến lược Biển Đông (Diplomat/ Dân Luận).
- Phỏng vấn ông Dương Danh Dy:
Trung Quốc ‘có âm mưu mới’ về biển Đông? (VOA). –
Tàu Liêu Ninh lần đầu xuống Biển Đông (BBC). –
Tàu sân bay Trung Quốc huấn luyện quân sự tại Biển Đông (VTC). -
Trung Quốc đưa tàu sân bay xuống Biển Đông (RFI).
-
Vùng phòng không TQ ‘là cuộc chơi dài’ (BBC). –
Vùng phòng không TQ hay cuộc chơi vô trách nhiệm? (VNN). –
Ngũ giác đài sẵn sàng bảo vệ máy bay Mỹ trong khu vực phòng không TQ mới thiết lập (VOA). -
Vùng phòng không của Trung Quốc, bài trắc nghiệm cho chính sách của Mỹ ở Châu Á (RFI). –
Mỹ bất chấp « vùng nhận dạng và phòng không » của Trung Quốc. -
B-52 Mỹ bay vào vùng xác định phòng không của TQ (TTXVN). –
Quốc tế phản đối ADIZ của Trung Quốc (NLĐ). –
Nhật chỉ đạo các hãng hàng không bỏ qua ADIZ của Trung Quốc (SM). –
Nhật Bản chỉ trích qui định mới về vùng phòng không của TQ (VOA). –
Không chiến Hoa Đông: Nhật Bản hay Trung Quốc sẽ thắng? (Soha). –
Australia bực mình với vùng ADIZ ở Hoa Đông (Gafin). –
Đài Loan bắt tay Mỹ, Nhật phá khu vực phòng không TQ (KT).
-
Philippines muốn chung quyết thỏa thuận quân sự với Mỹ (VOA).
-
Hoàng Dũng Cdvn – Thày Đinh Đăng Định (Dân Luận). “
Họ phải tiết kiệm đến chút cuối cùng của lòng nhân đạo (nếu có) của họ để bù vào sự sợ hãi của họ với người anh em phương Bắc“. –
Đang có chiến dịch trả thù các tù nhân chính trị trong trại giam? (DCCT).
-
Vụ án Thanh Trì 25/9/2013 (kỳ cuối): Bài toán của ngành công an (Nguyễn Tường Thụy). Mời xem lại:
Vụ án Thanh Trì 25/9/2013 (VII): Tại đồn công an
-
Nhân quyền “kiểu Việt Nam” (Mẹ Nấm). “
Sáng
nay, điện thoại của chị Phạm Thanh Nghiên và mẹ chị ấy cũng ở trong
tình trạng tương tự như của tôi… Họ sợ gì để phải bất chấp dư luận mà
chặn điện thoại của một người cựu tù và một bà mẹ già? Lý do an ninh của
một quốc gia được áp dụng để ngăn chặn quyền được thông tin, liên lạc
của công dân liệu có phải là dấu hiệu vi phạm nhân quyền không nhỉ?” –
Đại diện Bộ ngoại giao Hoa Kỳ trả lời RFA về chuyến thăm Việt Nam (RFA/DĐXHDS).
-
Ủy ban “Đàn Két” với báo cáo láo và thành tích nhận vơ (NVCL). –
Các
linh mục tỉnh Bắc Ninh nhận định và góp ý dự thảo quy định một số việc
cụ thể về quản lý các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh (GP Bắc Ninh).
-
Chiến dịch chia sẻ mang tầm Quốc gia trên mạng xã hội facebook! (DLB). –
Video được giải nhất phóng viên đường phố (Nguyễn Tường Thụy).
-
NÓI THÊM VỀ CÁCH XIN LỖI CỦA MỘT NGÔI SAO TRUYỀN HÌNH TRÊN VTV (Boxitvn).
- Hoan hô các chị em phụ nữ:
Tuyên Cáo Thành Lập “Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam”
(VNWHR/DĐXHDS). Bình luận của GS Lê Xuân Khoa: “Liên quan đến Xã Hội
Dân Sự là sự xuất hiện của những nhóm công dân tự phát, trong tinh thần
“CỨ NHƯ. . .”. Nhóm bloggers trẻ và phụ nữ Việt Nam đã đi tiên phong
trong việc này. Ước mong sẽ có “Hội Luật Gia Vì Công Lý” lập hồ sơ kiện
chính quyền về đập thủy điện xả lũ, những vụ cướp đất của dân oan,
v.v.. Các nhóm công dân sẽ hỗ trợ cho nhau và trở thành khối áp lực có
khả năng “thuyết phục” chính quyền phải thật sự thay đổi thể chế từ toàn
trị sang dân chủ. “ –
LỜI KÊU GỌI HỔ TRỢ “PHỤ NỮ NHÂN QUYỀN VIỆT NAM”
-
Các công dân quận 9 Sài gòn tố cáo, khiếu kiện (Lê Hiền Đức).
-
Trông Thái thấy thèm (DLB). “
Chính
phủ Thái nằm trong tay người đẹp Yingluch hay ông anh Thaksin lưu vong
thì cũng là trong tay người Thái cả, vậy mà dân Thái xuống đường tỉnh bơ
không sợ bị đạp vào mặt, chơi Kungfu, đi phục hồi nhân phẩm, ngồi tù vì
tội phản động chống lại nhân dân Thái, chống lại tổ quốc vương quốc (tổ
quốc xã hội chủ nghĩa)“. – Còn đây là cuộc sống của dân ở nơi mà chính quyền “của dân, do dân và vì dân”:
Con bò và người vắt sữa (Phương Bích).
- Nguyễn Thanh Hà:
Một nỗi lòng, một cảm thông với ông Vũ Mão (Quê Choa). – Mời xem lại:
Thư ông Vũ Mão về đám tang Trần Độ (FB Tin Không Lề/ Quê Choa).
-
Thanh Hương – Thông qua hiến pháp đảng CS tự khẳng định là nhóm lợi ích bao trùm nhất? (Dân Luận). –
Góp ý sửa đổi điều 4 hiến pháp lần cuối (DLB). –
Hiến pháp mới chỉ kéo Việt Nam xuống hố (DLB). – AFR Dân Nguyễn:
Bao giờ QH hết bận? (Quê Choa).
-
HẺM BUÔN CHUYỆN (KỲ 128) : Tiêu tiền của…địch ! (Nhật Tuấn). “
Quốc
hội họp là tiền của dân… nhưng xây trụ sở tỉnh ủy, huyện ủy như lâu
đài, cán bộ tậu nhà tậu đất , tậu xe đời mới, cho con đi học Mỹ, gửi
tiền vào nhà băng Thụy Sĩ… tiêu búa xua như đốt tiền âm phủ vậy …mới
thực sự là tiêu tiền…của địch đấy ạ…”
-
Việt Nam: Những tranh luận về dân chủ hóa và pháp quyền hóa nhà nước (TĐM). – Nguyễn Hưng Quốc:
Sự tín nhiệm chính trị (Blog VOA).
“Cứ nhìn giới lãnh đạo Việt Nam hiện nay như một tập thể, điều dễ thấy nhất vẫn là sự bất lực của họ trong mọi phương diện”.
- Bùi Tín:
Làn gió lành (Blog VOA).
-
Xã hội dân sự, Cuộc triễn lãm ảnh “Thiên nhiên trong tôi” (RFA/DĐXHDS).
- Audio phỏng vấn Luật sư Trần Quốc Thuận:
‘Một chủ trương phản lại truyền thống’ “Cựu
quan chức Quốc hội cũng cho rằng đây là chủ trương ‘nguy hiểm’ nếu xét
tới những thách thức mà Việt Nam đang đối diện trước những động thái
nhòm ngó, xâm phạm chủ quyền, cương thổ của nước ngoài, đặc biệt hướng
Bắc và trên Biển Đông”.
-
Phan Châu Thành – Thị trường mua bán Nghĩa Vụ thiêng liêng ở Việt Nam (Dân Luận). “
Tại
sao lại có cái thị trường ‘bán-mua’ NVQS phổ biến thế, như một ‘mỏ
vàng’ thế, trong xã hội VN XHCN ‘tươi đẹp’ này? Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc
thiêng liêng và danh dự công dân của người Việt Nam hôm nay đã rơi xuống
đáy bùn hôi tanh như thế từ bao giờ và tại sao?“
-
THƯ YÊU CẦU QUỐC HỘI CHẤT VẤN THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ (Boxitvn). –
Chính sách đất đai có bị lợi dụng? (TBKTSG).
-
Tù mù vốn điện (TN).
-
Trần Đăng Khoa bàn về án oan (VOV). –
‘Ông Chấn cũng phải rút kinh nghiệm’ (BBC).
“ngay từ đầu, nếu họ cương quyết không nhận tội thì chắc là không có vấn đề oan sai xảy ra”. =>
-
Công lý soi rọi đến một người tù tuyệt vọng (LĐ).
-
Thủy điện bị chôn vùi chỉ sau 15 giờ đồng hồ (VNN).
-
“Đại án” tham nhũng Vifon: Nguyên Tổng giám đốc Nguyễn Bi từ chối …giảm án! (NB&CL).
-
Để mất 1.328 ha rừng, giám đốc và 7 cán bộ lãnh án (TT).
-
Chặn kẽ hở tẩu tán tài sản (NLĐ).
-
Bí thư ham của lạ Hồ Xuân Mãn bị tước danh hiệu ‘anh hùng’ (DLB).
-
Mang thai hộ: Nhân đạo hay mất nhân đạo? (ĐT).
-
Đài Loan phát hiện heroin trên chuyến bay China Airlines cất cánh từ VN (VOA).
- Tiếp theo sách “Nhật Bản – Ngoài tầm kiểm soát”:
Sống với máy đếm Geiger (Phan Ba).
-
HỆ THỐNG PHÁP LUẬT HOA KỲ P4 (Gốc Sân).
-
NHỮNG CẢI CÁCH MỚI CỦA TRUNG HOA: LÝ THUYẾT VÀ THỰC TẾ (Hồ Hải). –
Bài Kinh Tế Vỡ Lòng Từ Trung Quốc (Dainamax).
-
Đồng chí Bala và các đảng cộng sản (BBC).
-
Thực hư vụ điều tra Chu Vĩnh Khang (BBC). –
Nhật ký bí mật từ một trại lao cải TQ (BBC). –
Trung Quốc, những thành phố không tương lai (RFI).
-
Bình Nhưỡng từ chối thả công dân Hàn Quốc bị nghi làm gián điệp (RFI).
KINH TẾ
- Phạm Chí Dũng:
Nợ công và nợ xấu sẽ tiếp tục đè nặng lên những thế hệ tương lai của Việt Nam ? (RFI).
-
FDI: ‘Cỗ máy hiệu quả duy nhất của VN’ (BBC). – Phỏng vấn TS Lê Đăng Doanh:
Vì sao FDI tăng mạnh ở Việt Nam?
-
BIDV bán khoảng 1.500 tỉ đồng nợ xấu cho VAMC (TBKTSG).
-
Khó có khả năng NHNN hút vàng về (TBKTSG).
-
Bộ Tài chính yêu cầu doanh nghiệp giữ giá xăng, dầu (TTXVN).
-
Nhà ở thương mại “so găng” với nhà ở xã hội (TBKTSG).
-
Xuất khẩu gạo: Không theo kịp mục tiêu (CT).
<- TỰ THUA TRÊN SÂN NHÀ:
Ngành mía đường yếu toàn diện (NLĐ). –
“Vụ” HAGL xin nhập đường: Mía đường bị ép đến chân tường (VnEco).
-
Bán quyền thu phí cao tốc TPHCM-Trung Lương hơn 2.000 tỉ đồng (TBKTSG).
-
Gánh nợ thay là không công bằng! (NLĐ).
-
Luân chuyển cán bộ dưới góc nhìn quản trị (TBKTSG).
-
WTO – biết hô to thì thắng (TBKTSG).
-
Đài Loan : Đoàn đàm phán thương mại Trung Quốc bị phản đối (RFI).
VĂN HÓA-THỂ THAO
-
Di sản Hán-Việt (Trần Kinh Nghị). “
Vẫn biết mọi quốc gia dân tộc đều phải chấp nhận quy luật ngôn
ngữ là sinh ngữ và mọi ngôn ngữ đều chịu ảnh hưởng qua lại lẫn nhau với
cả mặt tốt lẫn mặt xấu. Nhưng nếu vì một lý do nào đó mà để ngôn ngữ
nước mình bị một ngôn ngữ khác lấn át và tình trạng lấn át kéo dài chắc
chắn sẽ dẫn đến nguy cơ bị đồng hóa hoặc thoái hóa. Phải chăng tiếng
Việt là một trong những trường hợp đáng báo động?”
-
Vai trò của giáo dục hướng tới bảo tồn di sản (VOV).
-
Phát hiện dấu tích nơi Đức Phật ra đời (BBC). –
Thêm bằng chứng mới về thời điểm Đức Phật ra đời (TTXVN).
-
Sách Đồng dao phản cảm bị thu hồi (VNE). =>
-
Tranh Việt thấp giá, vì đâu? (VNCA).
-
Nhiếp ảnh Việt Nam có bước đi nhanh với thời đại (SGGP).
-
Vũ khúc không buồn mà tê tái (Vương Trí Nhàn). –
Đặng Thiều Quang (Nhị Linh).
-
Vài lời nhân bài viết của nhà văn Tạ Duy Anh & Cũng xin vài lời (Quê Choa).
-
SONATAS (Hợp lưu).
-
Truyện cực ngắn: Giấc mơ buồn (Nguyễn Hoa Lư).
-
Thành danh nhờ… lấp vai (NLĐ). –
Đạo diễn Quốc Tuấn và “Trái tim kiêu hãnh” (TQ).
- Chu Tất Tiến:
Người Việt…Kiều…Xấu Xí (Alan Phan).
-
Đại học Chân đất: nơi các bà mẹ quê thành kỹ sư (Da Màu).
-
Đi Tìm Alaska – Phần 21 – John Green (Nguyen Hoang Huy).
-
Lễ hội Nhật Bản (2/2) (DCVOnline).
-
Lý Tiểu Long 73 năm nhìn lại – Kỳ 1: Lý Tiểu Long, bay đá song phi… (TN).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
-
Loay hoay mô hình trường học mới (NLĐ).
-
Dạy sử bằng cách truyền cảm hứng (SGGP).
<-
Những sai sót gây phản ứng từ sách (Ione).
-
Tuyển bổ sung tiến sĩ theo Đề án 911 (GD&TĐ).
-
“An cư” để học tốt ở Đồng Tháp Mười (LĐ).
-
TP.HCM cho học sinh nghỉ tết 16 ngày (TN).
-
Cô giáo và phụ huynh đánh lộn ngay trên bục giảng (VNN).
-
“Sống mòn”: “Tôi thả mặc hay tự nhấc chân lên?” (TT).
-
10 học sinh mầm non nhập viện do ăn quả vông rừng (TTXVN).
-
Trung Quốc sắp phóng phi thuyền, NASA lo lắng (NLĐ).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
-
Thót ruột với Quinvaxem! (NLĐ). –
Chưa nguôi nỗi lo. –
Vụ bé gái chết sau khi tiêm Quinvaxem: 40 triệu đồng “mua” sự im lặng. –
Điều tra nguyên nhân bé gái tử vong sau tiêm Quinvaxem ở Bạc Liêu (TN). –
Trẻ tử vong sau tiêm Quinvaxem: Loại trừ do vắc xin (TT).
-
Khi bác sĩ “khoái” chỉ định dùng đinh, nẹp (PNTP). –
Đã có nhân viên y tế bị xử lý qua đường dây nóng.
-
Chuyện trái khoáy về hộ nghèo (NLĐ).
-
Lạc lõng giữa lưng trời – Kỳ 1: Bí ẩn ở vùng đất dữ (PNTP). =>
-
Sập bẫy lừa qua điện thoại (NLĐ).
-
Đổ xô trồng cây “thần dược” (NLĐ).
- THẢM HỌA ĐÃ LỘ DIỆN:
“Méo mặt” vì nước (NLĐ). –
WB xem xét tài trợ TP.HCM 660 triệu USD chống ngập (TT).
-
Lũ cuốn sập nhà, hàng chục hộ dân phải ở lều tạm (CAND).
- Trịnh Hội:
Hạnh Phúc & Hãnh Diện (Blog VOA).
-
Nhật tận lực cứu hộ Philippines không phải chỉ vì dụng ý chiến lược (RFI).
QUỐC TẾ
-
Hòa đàm Syria được ấn định vào tháng Giêng 2014 (VOA). –
Geneva là ‘cơ hội lớn nhất cho Syria’ (BBC). –
Syria: Đánh bom liều chết tại Damascus làm 50 người thương vong (TTXVN). –
Syria: Chính phủ và phe đối lập chịu hòa đàm (NLĐ).
-
Tổng thống Obama bênh vực thỏa thuận hạt nhân Iran (VOA). –
Thỏa thuận hạt nhân và vai trò của Iran ở Syria. –
Qatar, Kuwait ca ngợi thoả thuận hạt nhân Iran. –
Mỹ và Phương Tây xoa dịu Israel sau thỏa thuận với Iran (TTXVN). -
Tổng thống Mỹ ủng hộ thỏa thuận hạt nhân Iran (RFI).
-
Căng thẳng Mỹ-Afghanistan gia tăng vì hiệp ước an ninh hậu 2014 (VOA). –
Mỹ dọa rút hết quân ở Afghanistan (VOV). –
Tổng thống Karzai cứng rắn với Mỹ (BBC).
-
EU hối Mỹ bảo vệ dữ liệu cá nhân của công dân châu Âu (TTXVN). –
Nga, Anh, Trung Quốc… đua nhau nghe lén nữ Thủ tướng Đức? (DV).
-
Gián điệp : Malaysia nghi ngờ Singapore (RFI).
-
Tổng thống Ukraine giữ nguyên lập trường (BBC). –
Tổng thống Ukraina bênh vực quyết định bãi hiệp định với EU (VOA). –
Người biểu tình Ukraina đụng độ với cảnh sát về thỏa thuận với EU. –
Ukraine tiến thoái lưỡng nan (TQ). –
Châu Âu lên án Nga gây áp lực với Ukraina (RFI).
<-
Người biểu tình Thái Lan chiếm thêm 4 bộ của chính phủ (RFA). –
Đối lập Thái Lan bao vây thêm các công sở (RFI). –
Thái Lan: Thêm nhiều bộ bị bao vây (BBC). –
Bất ổn Thái Lan: Vì sao và như thế nào? –
Biểu tình chống chính phủ tiếp diễn ở Bangkok (VOA). –
Thái Lan tăng cường biện pháp kiểm soát biểu tình (VOV). –
Tòa án hình sự Thái Lan ra lệnh bắt thủ lĩnh biểu tình (GTVT). –
Tình hình Thái Lan: Nữ thủ tướng xinh đẹp kiên cường (ĐV). –
Các nước thể hiện lo ngại về Thái Lan (Gafin).
-
Hạ viện Nhật thông qua dự luật « bí mật Nhà nước » (RFI). –
IAEA theo dõi việc tháo gỡ nhà máy điện hạt nhân Fukushima (VOA).
-
TQ bắt 9 người sau vụ nổ ống dẫn dầu (BBC).
-
Phe Maoist từng chiếm ưu thế ở Nepal bị cử tri gạt bỏ (VOA).
-
Honduras: Ông Hernandez dẫn trước trong cuộc bầu cử tổng thống (VOA).
-
Biểu tình bạo động sau khi Bangladesh loan báo ngày bầu cử (VOA).
-
Pháp tranh cãi về ‘tự sát có trợ giúp’ (TN).
*
Video: + Bản tin video tối 25-11-2013; + Bản tin video sáng 26-11-2013; + Bộ trưởng y tế xin khoan dung; + Ấn Độ: ‘TQ không phải là trọng tài trong quan hệ Ấn-Việt’; + Người biểu tình Thái Lan chiếm Bộ Tài chánh; + Nhật chỉ trích qui định mới về vùng phòng không của TQ.
* VTV: + Chào buổi sáng – 26/11/2013; + Điểm báo – 26/11/2013; + Cuộc sống thường ngày – 26/11/2013; + 360 độ thể thao – 26/11/2013; + Tài chính tiêu dùng – 26/11/2013; + Tài chính kinh doanh sáng – 26/11/2013; + Tài chính kinh doanh trưa – 26/11/2013; + Thời sự 12h – 26/11/2013; + Thời sự 19h – 26/11/2013.
“Liên hoan thanh niên hai nước Việt-Trung” hay “Liên hoan thanh niên hai Khu tự trị Việt – Choang”?
Đôi lời:
Nhưng chẳng cần nhiều lời cũng đã rõ cả về hai điều, qua hai bài báo về
cái gọi là “Liên hoan thanh niên Việt – Trung”, lần thứ nhất (2010) và
lần thứ hai (2013).
Một là về hoạt động của một thứ tổ chức cũng được gọi là thành phần của Xã hội Dân sự dưới thể chế cộng sản.
Hai là về dấu
hiệu đáng ngờ như một hành động cố tình hạ thấp vị thế quốc gia, đặt
Việt Nam ngang hàng với một khu tự trị của Trung Quốc.
BT
—
Tiền phong
Liên hoan thanh niên Việt – Trung: Nồng ấm
TP – Chiều 26/11, sau 3 ngày hoạt động tại 7 thành phố (Liễu Châu,
Bắc Hải, Khâm Châu, Quý Cảng, Ngọc Lâm, Cảng Phòng Thành, Sùng Tả),
3.000 thanh niên Việt Nam và 5.600 thanh niên Trung Quốc tham gia Liên
hoan Việt – Trung 2013 đã hội tụ về thành phố Nam Ninh (Quảng Tây, Trung
Quốc), cùng tham gia ngày hoạt động sôi động nhất của Liên hoan.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện
Nhân và Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Nguyễn Đắc Vinh hòa cùng niềm vui với
thanh niên .
Uy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn
Thiện Nhân và Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Lý
Nguyên Triều đại diện lãnh đạo cấp cao hai nước; Bí thư thứ nhất Trung
ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Nguyễn Đắc Vinh và Bí thư thứ nhất Đoàn TNCS
Trung Quốc Tần Nghi Trí cùng đông đảo lãnh đạo các bộ ngành Việt Nam,
Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây tham dự Liên hoan và chung vui cùng
gần 10.000 thanh niên Việt Nam, Trung Quốc.
Các bạn trẻ 2 nước được nghe Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn 2 nước
công bố thư của Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang và Chủ tịch nước
CHND Trung Hoa Tập Cận Bình.
Một tiết mục văn nghệ tại Đại nhạc hội.
Tiếp đó, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Lý
Nguyên Triều và Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ
Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân phát biểu chào mừng Liên hoan.
Trong bài phát biểu chào mừng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt
Nam Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh: “Liên hoan Thanh niên Việt Nam – Trung
Quốc lần này diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa
hai nước chúng ta đang tiếp tục có bước phát triển mới tích cực.
Đây là dịp để thế hệ trẻ hai nước cùng nhau ôn lại truyền thống hữu
nghị Việt – Trung, cùng chắp cánh ước mơ tuổi trẻ, làm sâu đậm hơn, sinh
động hơn tình cảm hữu nghị giữa nhân dân và thế hệ trẻ hai nước, góp
phần làm cho quan hệ hai Đảng, hai nước không ngừng đơm hoa, kết trái”.
Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân mong muốn: “Gặp
gỡ giữa thanh niên hai nước hôm nay là cơ hội để các bạn gần gũi, hiểu
biết hơn về đất nước và con người của nhau, sau khi trở về nước mỗi bạn
thanh niên ở đây sẽ trở thành một đại sứ thiện chí và văn hóa của nước
này tại nước kia. Đoàn Thanh niên Cộng sản hai nước hãy tiếp tục có
những hoạt động hợp tác thiết thực để tình hữu nghị truyền thống mãi toả
sáng trong thanh niên, thiếu niên và nhi đồng hai nước, từ thế hệ này
truyền sang thế hệ khác”.
Phó Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Lý Nguyên Triều cho rằng, việc Chủ
tịch nước CHXN chủ nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang và Chủ tịch nước CHND
Trung Hoa Tập Cận Bình gửi thư chức mừng hoạt động của Liên hoan là thể
hiện đầy đủ nhà lãnh đạo hai nước mong muốn tha thiết thế hệ thanh niên
tiếp sức phát triển hữu nghị Trung – Việt. Ông Lý Nguyên Triều khẳng
định: “Bất cứ gặp vấn đề và cản trở gì, quan hệ Trung – Việt cũng sẽ
kiên định bất di bất dịch đi về phía trước theo con đường 4 tốt”.
‘Đồng chí bày tỏ mong muốn hai nước sẽ mãi mãi là láng giềng tốt, bạn
bè tốt, đồng chí tốt và đối tác tốt. “Thanh niên là tương lai của 4 tốt
Trung – Việt. Mong thanh niên Trung – Việt thấm nhuần sâu sắc những kỳ
vọng của lãnh đạo hai nước, giữ vững niềm tin kiên định về tình hữu nghị
lâu dài Trung – Việt, để tình hữu nghị Trung – Việt truyền từ đời này
sang đời khác, cùng tạo ra tương lai tốt đẹp cho nhân dân hai nước”, ông
Lý Nguyên Triều nói.
Gần 10.000 thanh niên Việt Nam – Trung Quốc hòa mình trong Đại nhạc
hội chào mừng Liên hoan sôi động, rực rỡ sắc màu. Với chủ đề Tuổi xuân
hữu nghị ước mơ, Đại nhạc hội gồm 3 chương: Chắp cánh tuổi xuân, Hữu
nghị muôn thuở, Ước vọng tươi đẹp, được thể hiện bởi hàng nghìn diễn
viên. Đại nhạc hội tạo ấn tượng sâu đậm trong thanh niên.
Liên hoan Thanh niên Việt Nam – Trung Quốc 2013 chủ đề “Bay cao ước
mơ tuổi trẻ, xây đắp tương lai sáng ngời” đã khép lại, nhưng tình cảm
nồng thắm, hữu nghị giữa thanh niên hai nước sẽ còn mãi.
Ngay trước khi diễn ra hoạt động chính thức của Liên hoan Thanh niên
hữu nghị Việt – Trung 2013, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh Nguyễn Đắc Vinh và Bí thư thứ nhất Đoàn TNCS Trung Quốc Tần Nghi
Trí cùng 200 thanh niên Việt Nam, Trung Quốc trồng cây tại Khu vườn hữu
nghị. Lãnh đạo cấp cao hai nước cũng tham dự cùng đại diện thanh niên
hai nước ký tên vào các tấm vải đỏ dựng tại cửa vào Trung tâm thể dục
thể thao Quảng Tây, đồng thời tham quan triển lãm ảnh giao lưu hữu nghị
giữa thanh niên hai nước. |
VT – Lưu Trinh
———–
Đoàn thanh niên
Rực rỡ Liên hoan Thanh niên Việt – Trung lần thứ nhất
Sự tham gia của 32.000 đại biểu thanh niên Việt-Trung và các
màn trình diễn đặc sắc, hoành tráng đã tạo nên thành công rực rỡ cho
Liên hoan Thanh niên Việt-Trung.
Từ 5 giờ chiều ngày 28/8, đoàn đại biểu gồm 3.000 thanh niên Việt Nam
bắt đầu lên xe di chuyển từ Trung tâm TP Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây để
tới Trung tâm Thể dục Thể thao Quảng Tây chuẩn bị cho đêm Liên hoan
Thanh niên Việt-Trung bắt đầu khai mạc vào 8 giờ tối.
Tham dự Liên hoan có gần 29.000 đại biểu tiêu biểu đại diện cho thanh
niên Trung Quốc và 3.000 đại biểu thanh niên tiêu biểu của Việt Nam.
Ngay từ 6h chiều, không khí trong sân đã rực nóng bởi các “làn sóng” do
32.000 đại biểu tạo nên bằng cờ và quạt, đèn phát sáng… Các đại biểu
cùng nhau hát vang các bài hát “Việt Nam-Trung Hoa”, “Như có Bác Hồ”,
“Thanh niên làm theo lời Bác”, “Nối vòng tay lớn” và các bài quen thuộc
của Việt Nam, Trung Quốc.
Dự Liên hoan, về phía Việt Nam có ông Hồ Đức Việt, Uỷ viên Bộ Chính
trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; ông Võ Văn
Thưởng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
và đại diện nhiều Bộ, ban ngành của Việt Nam. Về phía Trung Quốc có ông
Lý Nguyên Triều, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng
Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc; ông Lục Hạo, Bí thư thứ
nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc và đại diện nhiều
ban, ngành của Trung Quốc.
Tình hữu nghị Việt – Trung đời đời bền vững
Sau Lễ cử Quốc thiều hai nước, các đại biểu đã được nghe đọc thư chúc
mừng của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Nông Đức Mạnh và thư chúc mừng của Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương
Đảng Cộng sản Trung Quốc Hồ Cẩm Đào.
Trong thư, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt
Nam Nông Đức Mạnh nhấn mạnh: Truyền thống hữu nghị Việt – Trung là tài
sản chung vô cùng quý giá của hai dân tộc, do Chủ tịch Hồ Chí Minh và
Chủ tịch Mao Trạch Đông, các nhà cách mạng tiền bối cùng nhiều thế hệ
nhân dân Việt Nam – Trung Quốc dày công vun đắp và để lại cho các thế hệ
hôm nay. Tài sản chung đó đang được tiếp tục nhân lên và là yếu tố vô
cùng quan trọng không thể thiếu trên con đường đi tới Chủ nghĩa Xã hội
của hai nước trong giai đoạn hiện nay. Truyền thống hữu nghị giữa hai
nước được thể hiện sinh động trong quan hệ đối tác hợp tác chiến lược
toàn diện.
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh khẳng định: Liên hoan thanh niên Việt Nam –
Trung Quốc lần này có một ý nghĩa quan trọng của năm hữu nghị Việt Nam –
Trung Quốc 2010 và kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh mong muốn, thế hệ thanh niên hai nước sẽ
không ngừng phấn đấu học tập rèn luyện, lao động, công tác ngày càng
tiến bộ, tiếp bước các thế hệ cha anh, chung tay vun đắp quan hệ hai
nước Việt – Trung mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững.
Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Hồ Cẩm
Đào cho biết, tuy không thể đích thân tham dự hoạt động của liên hoan,
nhưng ông cảm nhận được bầu không khí tưng bừng, nhộn nhịp và những cai
nắm chặt tay giữa thanh niên hai nước, xây đắp tình hữu nghị đời đời của
hai dân tộc.
“Tương lai và hy vọng của tình hữu nghị Trung-Việt đặt trên vai các
bạn. Đảng, Chính phủ Trung Quốc trước sau như một coi trọng và ủng hộ
giao lưu hợp tác giữa thanh niên hai nước, thông qua những hoạt động như
thế này để tăng thêm sự hiểu biết giữa thanh niên hai nước, làm sâu sắc
thêm tình hữu nghị truyền thống của nhân dân hai nước, không ngừng tiếp
thêm sức sống tươi trẻ cho sự nghiệp hữu nghị Trung-Việt” – Bức thư của
Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào có đoạn viết.
Thắt chặt tình cảm hữu nghị giữa hai nước
Phát biểu tại buổi Lễ, ông Hồ Đức Việt khẳng định: Đảng, Nhà nước và
nhân dân Việt Nam rất coi trọng hoạt động Liên hoan Thanh niên Việt Nam –
Trung Quốc lần này và cho đây là một trong những điểm nhấn quan trọng
nhất trong Năm hữu nghị Việt – Trung, thiết thực kỷ niệm 60 năm thiết
lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Việt Nam coi đây là sự kiện nổi
bật có ý nghĩa rất sâu sắc, góp phần tăng cường mối quan hệ hữu nghị
truyền thống tốt đẹp giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc. “Sau
Liên hoan thanh niên Việt-Trung lần này, hai nước sẽ tiếp tục phối hợp
tổ chức nhiều hoạt động nhằm tăng cường giáo dục truyền thống hữu nghị
lâu đời của hai nước để thanh niên và nhân dân hai nước ngày càng thấm
nhuần sâu sắc, cùng chung tay xây đắp tình hữu nghị”.
Cũng tại buổi lễ, ông Lý Nguyên Triều cũng khẳng định lại ý nghĩa
quan trọng của Liên hoan diễn ra vào dịp hai nước kỷ niệm trọng thể 60
năm thiết lập quan hệ ngoại giao và Năm Hữu nghị Trung – Việt 2010.
Ông Lý Nguyên Triều nhấn mạnh: Liên hoan sẽ góp phần tích cực tăng
cường, thắt chặt hơn nữa tình cảm hữu nghị của nhân dân hai nước, đặc
biệt là góp phần giáo dục thế hệ trẻ hai nước về truyền thống quan hệ
láng giềng hữu nghị. Với sự cố gắng và phấn đấu của nhân dân hai nước,
quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung – Việt theo phương
châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt sẽ ngày càng đơm hoa kết trái, mãi mãi
xanh tươi, đời đời bền vững.
Sau phần phát biểu của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước hai nước Việt
Nam-Trung Quốc, các đại biểu lại tiếp tục được thưởng thức đêm dạ hội
Liên hoan với nhiều chương trình đặc sắc và hoành tráng mang đậm bản sắc
dân tộc của mỗi nước. Chương trình được chia làm 3 phần: Chương I: Cội
nguồn của tình hữu nghị; Chương II: Đóa hoa thanh xuân; Chương III: Ánh
sáng của sự lan tỏa.
Cùng với sự giao lưu của ca sĩ hai nước trên sân khấu, các đại biểu
trên khán đài đã nồng nhiệt cổ vũ cho các tiết mục và ca sĩ của nước
bạn. Không khí của buổi lễ thật đầm ấm, đầy tình hữu nghị giữa thanh
niên hai nước.
Trước khi chia tay, thanh niên hai nước được thưởng thức màn bắn pháo
hoa đặc sắc và lại một lần nữa hát vang bài hát “Việt Nam-Trung Hoa,
núi liền núi, sông liền sông/Chung một dòng sông mối tình hữu nghị sớm
như rạng Đông/Bên sông uống cùng một dòng/tôi nhìn sang đấy, anh nhìn
sang đây/Sớm sớm chung nghe tiếng gà gáy cùng/Chung một ý, chung một
lòng/Đường ta đi hồng màu cờ thắng lợi/Nhân dân ta ca muôn năm Hồ Chí
Minh-Mao Trạch Đông…”./.
Sự tín nhiệm chính trị
Từ
trái: Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng, Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đi
thăm lăng ông Hồ Chí Minh.
Nguyễn Hưng Quốc
25.11.2013
Trong sinh hoạt chính trị ở các nước dân chủ, điều quan trọng nhất là
sự tín nhiệm (trust). Sự tín nhiệm trở thành một thứ bảo chứng cho quyền
lực: Quyền lực chỉ tồn tại và kéo dài nếu sự tín nhiệm vẫn còn cao.
Mất tín nhiệm cũng đồng nghĩa với việc mất quyền lực (muộn nhất là trong
kỳ bầu cử kế tiếp).
Đó là lý do tại sao trên báo chí Tây phương, người ta thường xuyên đặt
vấn đề tín nhiệm đối với chính phủ hoặc người lãnh đạo cao nhất trong
chính phủ. Gần đây, nhân danh sự tín nhiệm, ở Mỹ, nhiều người phê phán
thái độ lưỡng lự và bất nhất của Tổng thống Barack Obama đối với việc sử
dụng vũ khí hóa học tại Syria; nhiều người khác phê phán thái độ cứng
rắn của đảng Cộng hòa trong các yêu sách về ngân sách khiến chính phủ Mỹ
phải đóng cửa trong vòng 16 ngày. Ở Úc, cũng vậy. Sau cuộc bầu cử vào
đầu tháng 9 vừa qua, nhiều bình luận gia chính trị cũng thường xuyên đặt
vấn đề tín nhiệm để nhắc nhở chính phủ phải thực hiện các lời hứa của
họ.
Ở Việt Nam, giới lãnh đạo cũng thường đề cập đến chuyện tín nhiệm. Ông
Nguyễn Phú Trọng, trong các buổi hội thảo, kêu gọi mọi người hãy tin vào
chủ nghĩa xã hội; ông Nguyễn Tấn Dũng, trên diễn đàn quốc tế tại
Singapore, kêu gọi lòng tin chiến lược giữa các quốc gia trong khu vực
cũng như trên thế giới; ông Trương Tấn Sang, trong các buổi gặp gỡ cử
tri, kêu gọi mọi người hãy tin ông trong sạch và quyết tâm chống tham
nhũng, nếu không làm được đó, ông sẽ từ chức, và nếu từ chức, ông sẽ trả
dinh thự lại cho chính phủ để về sống trong căn nhà nhỏ bé của mình. Và
cả ba đều, ở những thời điểm và khung cảnh khác nhau, kêu gọi mọi người
hãy tin… đảng.
Trong cuốn Trust Me: Australians and their politicians mới xuất bản vào
giữa năm nay, Tiến sĩ Jackie Dickenson, hiện dạy Chính trị học tại
trường Đại học Melbourne, cho sự tín nhiệm chính trị không thể được hình
thành bằng những lời nói suông hay những lời hứa hẹn hão. Nó chỉ có thể
được xây dựng trên bốn nền tảng chính: năng lực (competence), sự công
khai (openness), sự lương thiện (honesty) và sự khả tín (reliability).
Năng lực được đo lường ở việc đối phó với những vấn đề và những thách
thức cụ thể mà cả nước phải đương đầu, từ lãnh vực quốc phòng đến các
lãnh vực chính trị, kinh tế, y tế, xã hội, văn hóa, ngoại giao, giáo
dục, v.v...
Sự công khai thể hiện ở tính chất minh bạch trong chính sách cũng như
trong quản lý, ở việc cho phép tự do báo chí cũng như tự do ngôn luận.
Sự lương thiện thể hiện ở sự thống nhất giữa lời nói và việc làm, không có chuyện nói một đàng làm một nẻo.
Tính chất khả tín bao gồm nhiều khía cạnh, không phải chỉ ở việc chính
phủ thực hiện các lời hứa mà còn ở chỗ dân chúng có thể tiên đoán được
các chính sách của chính phủ dựa trên những nguyên tắc, cương lĩnh và
niềm tin mà giới lãnh đạo đã đưa ra. Ở Mỹ, với Tổng thống George W. Bush
trước đây, người ta có thể chê nhiều điểm (như nói dở, có tầm nhìn
chiến lược nhưng không có khả năng hay sở thích đi sâu vào chi tiết, do
đó, thường đơn giản hóa vấn đề), nhưng có một điểm phần lớn đều khen:
người ta biết ông nghĩ gì và muốn gì, từ đó, biết cả các chiều hướng
chiến lược mà nước Mỹ sẽ theo đuổi. Ở Úc, cũng vậy, đánh giá sự thành
công của John Howard, vị Thủ tướng thứ 25 (từ 1996 đến 2007) và là vị
Thủ tướng cầm quyền lâu thứ hai trong lịch sử nước Úc (chỉ sau Sir
Robert Menzies, vị Thủ tướng thứ 12, cầm quyền tổng cộng 18 năm), nhiều
nhà bình luận cho: Không phải lúc nào người ta cũng đồng ý với John
Howard, nhưng bao giờ người ta cũng biết rõ là ông nghĩ gì và muốn gì:
Người ta xem đó là tính chất khả tín.
Áp dụng bốn tiêu chuẩn ấy vào Việt Nam, chúng ta thấy thế nào?
Hai tiêu chuẩn giữa, sự công khai và lương thiện có lẽ không cần phải
bàn: Hầu như ai cũng thấy. Dân chúng lại càng thấy rõ. Không phải ngẫu
nhiên mà câu nói “Đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn những gì
cộng sản làm” của ông Nguyễn Văn Thiệu trước kia càng ngày càng được
nhiều người tán thành và nhắc nhở. Sau này, dân chúng thêm vào câu nói
đã thành “danh ngôn” ấy một chuyện cười khá ý vị, đại khái:
“Cả thế giới đều sợ người Mỹ vì người Mỹ đã nói là làm. Nhưng người Mỹ
lại sợ người Nhật vì người Nhật làm rồi mới nói. Còn người Nhật lại sợ
người Trung Quốc vì Trung Quốc không nói mà làm. Thế còn Trung Quốc sợ
ai? Câu trả lời: Trung Quốc sợ Việt Nam vì Việt Nam nói một đằng làm một
nẻo.”
Không biết Trung Quốc có sợ Việt Nam vì chuyện đó hay không, nhưng chắc
chắn là dân chúng Việt Nam sợ. Sợ và khinh. Khinh nên mới có một chuyện
cười như thế.
Với tiêu chuẩn thứ tư, trong giới lãnh đạo cao nhất ở Việt Nam, thành
thực mà nói, người ta biết Nguyễn Phú Trọng nghĩ gì và muốn gì: Ông vẫn
tin tưởng vào chủ nghĩa xã hội và muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam.
Với Nguyễn Tấn Dũng, người ta có thể biết, biết rõ những tham vọng cá
nhân của ông, nhưng lại không ai có thể biết được ông nghĩ gì và muốn gì
về tương lai của đất nước. Với Trương Tấn Sang, cũng vậy: Ông chỉ nói
về những chuyện nhỏ, như chuyện chống tham nhũng và tranh giành quyền
lực, nhưng một mô hình xã hội không tham nhũng mà ông mơ ước như thế
nào, người ta tuyệt đối không biết.
Tất cả những cái biết và không biết ở trên đều chỉ có công dụng bào mòn
sự tín nhiệm, nếu có, của dân chúng đối với giới cầm quyền.
Nhưng tiêu chuẩn quan trọng nhất của sự tín nhiệm chính là tiêu chuẩn
thứ nhất: năng lực. Đối với Nguyễn Phú Trọng, câu trả lời của dân chúng
đã rõ qua cái hỗn danh mà người miền Bắc đã đặt cho ông: “Trọng Lú”. Với
Nguyễn Tấn Dũng, câu trả lời cũng tương đối rõ qua việc người ta hay
nhắc nhở đến gốc gác y tá của ông. Thật ra, một lãnh tụ giỏi có thể xuất
thân từ nhiều nghề nghiệp khác nhau, kể cả những nghề lao động bình
thường nhất. Nhưng việc dân chúng cứ nhắc đi nhắc lại cái gốc y tá ấy
chứng tỏ một điều: người ta coi thường ông. Vậy thôi. Trương Tấn Sang
may mắn hơn, ít bị dân chúng dè bĩu về chuyện năng lực. Nhưng điều đó
không chứng tỏ là ông giỏi. Có thể lý do chính là vì chức Chủ tịch nước
của ông chỉ là một hư vị.
Tuy nhiên, gạt qua một bên chuyện cá nhân. Cứ nhìn giới lãnh đạo Việt
Nam hiện nay như một tập thể, điều dễ thấy nhất vẫn là sự bất lực của họ
trong mọi phương diện. Nhìn đâu cũng thấy bế tắc. Nhìn ra biển đảo: bế
tắc. Nhìn vào thị trường: bế tắc. Nhìn ra đường với cảnh ùn tắc triền
miên và mức độ tai nạn giao thông khủng khiếp: bế tắc. Nhìn vào các bệnh
viện và trường học, ở đâu cũng thấy suy đồi về đạo đức: bế tắc. Những
bế tắc ấy là bằng chứng rõ nhất của sự bất lực từ hàng ngũ lãnh đạo.
Trước cả bốn tiêu chuẩn ấy, bạn có nghĩ là bạn nên tiếp tục tín nhiệm nhà cầm quyền hay không?
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là
blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của
Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa
Kỳ.
Nguyễn Hưng Quốc
Nhà
phê bình văn học, nguyên chủ bút tạp chí Việt (1998-2001) và đồng chủ
bút tờ báo mạng Tiền Vệ (http://tienve.org). Hiện là chủ nhiệm Ban Việt
Học tại trường Đại Học Victoria, Úc. Đã xuất bản trên mười cuốn sách về
văn học Việt Nam.
Góp ý sửa đổi điều 4 hiến pháp lần cuối
Theo lịch làm việc, QH nước VN xã nghĩa sẽ bấm nút thông qua dự thảo HP
1992 (sửa đổi năm 2013) vào ngày 28/11/2013. Một ngày “đẹp trời” như Chủ
tịch QH đã nói.
Mặc dù đã được đông đảo các trí thức, nhân sĩ, lão thành CM và nhân dân góp ý sửa đổi về “Điều 4”, “sở hữu toàn dân”, “kinh tế có đuôi XHCN”, “trung thành với đảng”... để
phù hợp với thực tiễn đất nước, tháo gỡ những rào cản “có hình” để đưa
đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, nhưng “đảng ta” vẫn không thèm
nghe, vẫn kiên định giữ nguyên các Điều luật quái gở, lạc hậu với thời
đại, nhất là Điều 4. (Điều 4 bị cho là cản trở duy nhất lớn cho sự phát
triển của XH và đất nước VN).
Ý đảng đã quyết! Ý đảng là ý trời!
Nhưng, Điều 4 HP trong dự thảo sửa đổi lần này xem ra vẫn chưa sát thực tế, chưa “vang vọng” như ý muốn của đảng.
Đảng là trời, là vua (tập thể), là chân lý, là đạo đức, văn minh, là
quang vinh muôn năm... vậy thì đảng còn sợ gì mà không nói huỵch toẹt rõ
Điều 4 như ý đảng cho rồi, ai làm gì được đảng đâu mà phải giấu như mèo
giấu cứt?
Theo dân quê tui nghĩ, trong thời đại thông tin toàn cầu như hiện nay,
việc đảng cố bưng bít, giấu giếm công-tội, che giấu “ý đảng” là không
thể được nữa.
Từ suy nghĩ đó, dẫu biết mọi việc đã được đảng định đoạt sẵn rồi, QH chỉ
còn việc bấm nút “hợp thức hóa” ý đảng thành luật nhưng tui vẫn góp ý
sửa đổi Điều 4 lần cuối như sau:
1/ Điều 4 Hiến pháp (sau khi đã bổ sung hiện nay)
Điều 4 (sửa đổi, bổ sung Điều 4)
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân,
đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt
Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao
động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
2. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám
sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định
của mình.
3. Các tổ chức của đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. (nguồn: duthaoonline.quochoi.vn)
2/ Theo tui, đảng hãy viết Điều 4 như thế này (mới sát thực tế và đúng ý đảng).
Điều 4 (sửa đổi, bổ sung Điều 4)
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của liên minh giai cấp
phong kiến trá hình và tư bản hoang dã, đồng thời là đội tiên phong của
nhóm lợi ích trong đảng, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp Tư
bản đỏ, lấy chủ nghĩa đại Hán và tư tưởng Hán hóa làm nền tảng tư tưởng,
là lực lượng duy nhất có quyền lập hiến và lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
2. Đảng sống bám vào nhân dân nhưng không chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.
3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên đứng trên khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Vì sao phải viết như vậy?
Vì “Điều 4”, “sở hữu toàn dân”, “kinh tế Nhà nước chủ đạo gắn đuôi
XHCN”, “lực lượng vũ trang trung thành với đảng”... là sát đúng với thực
tế và là hệ quả tất yếu của lòng trung thành với chủ nghĩa đại Hán, nô
dịch đại Hán do lãnh đạo đảng CSVN cam kết với bọn Đại Hán tại Hội nghị
Thành đô năm 1990 (được tóm tắt trong đạo bùa trấn yểm linh thiêng: 4
tốt-16 chữ vàng).
Đây cũng chính là ý đảng!
Nhưng, ý đảng không phải lòng dân!
Những chiêu thức lấy ý kiến góp ý cho việc sửa đổi HP lần này cho thấy sự bịp bợm và khinh thường lòng dân của đảng ra sao.
Gần đây, việc các nhân sĩ, trí thức, người dân nói chung kêu gọi Quốc
hội dừng việc thông qua bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp của đảng là để bày
tỏ quan điểm, lập trường chính trị phản đối chủ trương Hán hóa sẽ được
luật hóa (xem bản Lời kêu gọi dừng việc thông qua dự thảo Hiến pháp nước
CHXHCN VN năm 1992 (sửa đổi 2013) tại:
diendanxahoidansuwordpress.com).
Nhưng đến giờ phút này, xem ra không ai có thể ngăn cản việc thông qua Hiến pháp được nữa.
Đảng ta có “chính nghĩa sáng ngời”, “quang vinh muôn năm”, có lực lượng
công an-quân đội trung thành, hùng hậu, trang bị vũ khí tận răng thì còn
sợ “thế lực thù địch” nào nữa mà không viết thẳng ra Điều 4 như dân quê
tui góp ý trên đây?
26/11/2013
THẢM HỌA ĐÃ LỘ DIỆN (*)
“Méo mặt” vì nước
Thứ Ba, 26/11/2013 22:14
Theo Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Nam Bộ, nhiệt độ của
TP HCM thời điểm này khoảng 34-37 độ C, thậm chí có lúc lên đến gần 38
độ C, trong khi nhiệt độ trung bình năm chỉ dao động từ 26-27 độ C
TP HCM được đánh giá là 1 trong 10 TP trên thế giới
chịu tác động nặng nề nhất từ biến đổi khí hậu và cũng là nơi gánh chịu
nhiều ảnh hưởng sau ĐBSCL.
Đỉnh triều liên tục lập kỷ lục
Cứ mỗi lần triều cường là nhiều khu vực của TP HCM biến thành “sông” Ảnh: Thành Đồng
Nhiều báo cáo trong lĩnh vực khí tượng - thủy văn cho thấy xu hướng
gia tăng của đỉnh triều tại TP do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH)
thể hiện rõ rệt khoảng từ năm 2006 trở đi. Đến năm 2010, triều cường tại
TP bất ngờ lên cao đến 1,58 m đã cuốn trôi đê bao Rạch Đỉa ở quận Thủ
Đức khiến hàng ngàn hộ dân không kịp trở tay.
Lãnh đạo Sở NN-PTNT TP cho biết đó là đỉnh triều cao nhất trong vòng
50 năm qua. Cả TP phập phồng, UBND TP phải cử người lên hồ Dầu Tiếng để
cùng phối hợp, ngăn chặn việc xả lũ vì sẽ khiến TP gặp nguy hiểm. Từ
đây, TP bắt đầu chứng kiến những mốc “lịch sử” mới của triều cường. Năm
2011, mức triều đạt đỉnh 1, 59 m. Năm 2012, đạt đỉnh 1,61 m và đến tháng
10-2013, đỉnh triều đã phá mức kỷ lục với 1,68 m.
Cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, BĐKH là nguyên nhân những
diễn biến bất thường của thời tiết. Theo thống kê của Ngân hàng Phát
triển châu Á (ADB), chỉ 15%-20% diện tích TP HCM nằm cao hơn mực nước
biển từ 1-2 m, 45%-50% diện tích cao hơn từ 0-1 m. Vì thế, phần lớn diện
tích của TP sẽ bị tổn thương nặng nề khi nước biển dâng.
Kịch bản BĐKH mới nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy
nếu mực nước biển dâng 1 m thì 20% diện tích TP sẽ ngập và 9% dân số bị
ảnh hưởng. Các quận 2, 9, Bình Tân và các huyện Cần Giờ, Bình Chánh,
Hóc Môn, Củ Chi là những địa bàn ngập sâu nhất.
Ngoài đỉnh triều liên tục phá vỡ mốc lịch sử, TP cũng chứng kiến
hiện tượng thời tiết cực đoan bằng những cơn nắng nóng bất thường vào
tháng 4-2013 cũng như cùng kỳ năm 2012. Nhiều trẻ em và cả người lớn
phải nhập viện vì nắng nóng.
Theo Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Nam Bộ, nhiệt độ của TP vào
thời điểm này khoảng từ 34-37 độ C, thậm chí có lúc lên đến gần 38 độ C,
trong khi nhiệt độ trung bình năm chỉ dao động từ 26-27 độ C, tháng
nóng nhất cách tháng lạnh nhất khoảng 4-5 độ C.
Nước biển “tấn công” nước sông
BĐKH với hiện tượng nước biển dâng dẫn đến xâm nhập mặn và đẩy ranh
mặn dần lên cao hơn về phía thượng nguồn sông Đồng Nai. Liên tục nhiều
năm qua, các nhà máy nước ở TP HCM phải “kêu cứu” vì hiện tượng xâm nhập
mặn ảnh hưởng đến chất lượng nước cấp và chi phí xử lý.
Giai đoạn năm 2010-2011 được xem như đỉnh điểm khó khăn của ngành cấp
nước TP vì xâm nhập mặn. Có những thời điểm độ mặn lên đến 270 mg/lít
(tiêu chuẩn Việt Nam quy định độ mặn trong nguồn nước cấp sinh hoạt
không vượt quá 250 mg/lít) khiến 2 nhà máy nước Tân Hiệp và Thủ Đức hoạt
động cầm chừng và đứng trước nguy cơ đóng cửa.
Để giải quyết tình trạng này, Nhà máy Nước Tân Hiệp đề nghị Công ty
TNHH một thành viên Khai thác thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa (Công ty
Dầu Tiếng) xả nước từ hồ Dầu Tiếng để đẩy mặn ra khỏi các cửa sông. Hơn
25 triệu m3 nước từ hồ Phước Hòa được xả cho khu vực hạ lưu sông Sài Gòn
nên độ mặn tạm thời bị đẩy lùi.
Khó tránh thiếu nước ngọt
Hiện nay, dù Tổng Công ty Cấp nước TP đã ký hợp đồng với Công ty Dầu
Tiếng để xả nước đẩy mặn nhưng đây vẫn được xem là giải pháp tình thế.
Bởi lẽ, với những diễn biến bất thường của thời tiết khiến lượng mưa
ngày càng giảm, các hồ chứa trên thượng nguồn trữ nước khiến lượng nước
về hồ Dầu Tiếng có xu hướng giảm. Chưa kể tình trạng xâm nhập mặn ngày
càng sâu của nước biển thì nguồn nước chi viện của hồ Dầu Tiếng để rửa
mặn cũng chỉ là hữu hạn. Ngoài ra, chất lượng nước hồ Dầu Tiếng cũng
đang ô nhiễm nghiêm trọng. Vì thế, thiếu nước ngọt là điều khó tránh
khỏi nếu TP không có một kế hoạch tìm kiếm những nguồn nước thay thế.
Theo PGS-TS Nguyễn Ngọc Anh, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch thủy
lợi miền Nam, hiện nay ranh mặn đã đến cửa Hóa An trên sông Đồng Nai.
Chất lượng nước của hồ Trị An khá tốt và có thể lấy nguồn nước cấp cho
sinh hoạt.
(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 26-11
Mới đây, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO)
nhận định: Năm 2013 sẽ là năm tiếp tục có những diễn biến khí hậu bất
thường, thể hiện xu hướng gia tăng quá trình ấm lên toàn cầu và tăng
nồng độ CO2 trong khí quyển. Năm 2013 được xếp thứ 7 trong danh sách 10 năm nắng nóng kỷ lục nhất trên thế giới kể từ năm 1850 đến nay.
|
Việt Nam dẫn đầu về thiệt hại thủy sản
Báo cáo của Chương trình Phát triển Liên
Hiệp Quốc (UNDP) cho thấy đến năm 2015, Việt Nam có thể sẽ có khoảng
135.000 hộ dân phải tái định cư vì lý do môi trường. Riêng tại ĐBSCL,
đến năm 2050 có thể có tới 1 triệu người phải di dời do những yếu tố lũ
lụt và hạn hán lặp lại nhiều lần. Những người dân ở trong các khu vực có
hệ thống thoát nước kém chất lượng, cơ sở hạ tầng yếu kém trong phòng
chống lũ lụt dễ bị tổn thương buộc phải di dời tạm thời hoặc vĩnh viễn,
các TP và KCN ở đây cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.
Việt Nam hiện đứng đầu trong danh sách các nước có
mức thiệt hại ngành thủy sản do BĐKH ở mức nguy cấp, tức là mức báo động
đỏ, mức thiệt hại khoảng 1,5 tỉ USD năm 2010 và có thể tăng tới 25 tỉ
USD vào năm 2030.
|
Minh Khanh