Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

Thứ Ba, 26-11-2013 - XUẤT KHẨU VŨ KHÍ CỦA TRUNG QUỐC: NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
2<- Di sản biển Việt Nam (BP).  – TP.HCM: phát động chương trình “Thư xuân cho biển đảo” (TT).
- Su-22 trong nhiệm vụ bảo chủ quyền Việt Nam (ĐV).
- Việt Nam và New Zealand ký kết Bản ghi nhớ về Hợp tác quốc phòng (QĐND).
- Bắc Kinh đe dọa Tokyo sau khi lập «vùng phòng không» ở biển Hoa Đông (RFI). – Đông Á đồng loạt phản đối Bắc Kinh áp đặt «vùng phòng không» (RFI). – ‘Vùng phòng không’ bị lên án, TQ nổi giận (BBC).  – TQ chuẩn bị cho xung đột với Nhật? (VNN).  – Trung Quốc sắp gây chiến giành đảo? (NLĐ).  – Thủ tướng Nhật nói hành động của Trung Quốc là nguy hiểm (VNE).  - Một nước cờ nguy hiểm của Trung Quốc (PNTP).  – Nhật Bản, Nam Triều Tiên bác bỏ khu vực phòng không TQ ở vùng biển tranh chấp (VOA).  – “Kinh tế nóng” không đủ sưởi ấm “chính trị lạnh” (QĐND).

- Vụ án Thanh Trì 25/9/2013 (VII): Tại đồn công an (Nguyễn Tường Thụy).
- Trần Thị Cẩm Thanh – Người H’ Mông: Tiếp tục bị đàn áp (Dân Luận).
- Hà Sĩ Phu: Xã hội Dân sự hay “Đảng sự”? (DĐXHDS). – MỘT VÀI SO SÁNH HIẾN PHÁP THỂ CHẾ ĐỘC ĐẢNG VỚI THỂ CHẾ ĐA ĐẢNG TAM QUYỀN PHÂN LẬP (Ngày đêm).
- Phỏng vấn bác sĩ Nguyễn Đan Quế (VOA/DĐXHDS). – Bùi Minh Quốc: HÃY DỪNG LẠI VÀ QUAY VỀ VỚI TỔ QUỐC, NHÂN DÂN! (DĐXHDS).
- Quốc hội sắp thông qua hiến pháp mới (DLB).  - Hiến pháp: một tiếng KHÔNG quả quyết và dứt khoát (Nguyễn Gia Kiểng) (Thông Luận). “Chúng ta càng phải chống lại dự thảo sửa đổi hiến pháp này vì nó rất có thể làm chúng ta mất hẳn chủ quyền. Không thể tưởng tượng rằng những người lãnh đạo cộng sản có thể mù quáng đến nỗi không nhìn thấy sự nguy hiểm của việc tập trung quyền lực vào một tay người mà họ sẽ không tìm ra được. Vậy tại sao họ vẫn tiến hành vụ sửa đổi hiến pháp này?
- Chiếc ghế nhân quyền LHQ (Người Buôn Gió). – Chắc chắn và không tránh được (Jonathan London). “Nhiều người ở Việt Nam đang hướng tới một cái nhìn về tương lai, một sự tự tin về chuyện Hiến Pháp lẫn chuyện HĐNQ, cuối cùng rồi sẽ cho Việt Nam tiến tới một tương lai tươi sáng hơn… Thay vì chấp nhận ‘luật rừng’, người Việt Nam ngày càng có nhiều hiểu biết về những quyền của họ và trách nhiệm của nhà nước trước pháp luật quốc tế…HP và NQ sẽ là hai điểm tựa trên đường cải cách“.
- Động binh, tịnh dân (Osin HuyDuc). “Làm chính sách quốc phòng thì trước hết phải nghĩ đến từng tấc đất của tiền nhân và sinh mạng của nhân dân. Làm chính sách quốc phòng mà chỉ tìm kiếm sự trung thành rồi cho cát cứ, rồi ‘ban sao’, ‘đẻ ghế’, thì chẳng những lãnh thổ quốc gia khó giữ được vẹn toàn mà bổng lộc cá nhân cũng không thể lâu dài thụ hưởng“.
- Không đặt vấn đề nộp tiền thay thế nghĩa vụ quân sự trong Hiến pháp (TN).  – Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu: Hiến pháp không quy định đóng tiền thay thế nghĩa vụ quân sự  (SGGP).  – Hà Nội ưu tiên công dân trình độ đại học tham gia quân đội (TTXVN).  – Cần công bằng trong nghĩa vụ quân sự (NLĐ).
- Nguy cơ hình thành tầng lớp “người lớn chưa trưởng thành” (VNN/DĐXHDS). – Lịch sử không phải để lên bàn thờ (TVN/DĐXHDS). – Dương Đình Giao: TRỐNG ĐÁNH XUÔI, KÈN THỔI NGƯỢC.
- Luật Đất đai (sửa đổi) cần quy định rõ các cơ chế độc lập trong tham mưu, thẩm định thu hồi đất và định giá đất (ĐBND).
- Nghị trường phải gắn với thực tế cuộc sống (TBKTSG).
- Quyền tiếp cận thông tin (DV). – Việt Nam tham gia ccNSO để bảo vệ lợi ích quốc gia (Tầm nhìn).
- Luật hóa việc Ban Nội chính tiếp dân (BBC).  – Luật hóa việc “lắng nghe” dân (CP).
- Luật Xây dựng nhìn từ các “nghị sỹ” doanh nhân (VnEco).  – Thủy điện nhỏ: An toàn phải đặt lên hàng đầu (CT).  – Quản lý nhà nước về xây dựng chưa hiệu quả, còn chồng chéo và bất cập là do chưa tách bạch rõ ràng nội dung quản lý nhà nước về đầu tư, xây dựng (ĐBND).
- Thủy điện không còn là nguồn năng lượng sạch và rẻ (ĐBND).  – Ngập lụt miền Trung: Công- Tội hồ thủy điện? (VOV).  – Video: Mất rừng từ các dự án thủy điện (VTV).  – Nhà máy thủy điện báo cáo sự cố bị chôn vùi sau lũ (VNN). – Bộ Công thương: Hồ thủy điện góp phần giảm lũ (TTXVN). – Nguyễn Văn Thạnh: Từ thiện nhỏ, từ thiện lớn (4) (DL/DĐXHDS).
- Thủy điện sông Tranh 2 lại rung lắc vì động đất (VNN).
- Làm việc với VKSND Tối cao: Ông Chấn khẳng định bị ép cung, nhục hình (NLĐ).
- Thánh tăng 5 tuổi, tuy còn nhỏ nhưng nguồn gốc của nó vốn dĩ đã là Rồng (Trần Hùng). – XỨ SỞ DỐI TRÁ (Huỳnh Ngọc Chênh). - Đỗ Trường – Sám hối (Dân Luận).  – Thời đại – Bác? (DLB).
- MỘT BỘ TRƯỞNG VẪN Ở ‘TRÊN MÂY’ ! (Bùi Văn Bồng).
- “ĐẠI ÁN” THAM NHŨNG VIFON: ĐỀ NGHỊ GẦN 70 NĂM TÙ (Tân Châu). – Luật sư đề nghị điều tra bổ sung vụ tham ô tại Công ty Vifon (TT). – Từ chối nhận thưởng sau khi tố cáo tiêu cực (TT).
- Kết luận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tại cuộc họp nghe báo cáo (cập nhật) và chỉ đạo tiếp tục xử lý, giải quyết kiến nghị của 195 hộ dân thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ tại dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 (UBND tỉnh Ninh Thuận).
- Bắt quả tang Chánh án TAND huyện Nam Đàn nhận tiền chạy án (NLĐ).  – Bắt “tại trận” một chánh án tòa án huyện nhận tiền chạy án (TT).
- Khen một cái và chê một cái (Phương Bích). Câu chuyện của anh Hậu Nguyễn kể, theo tác giả, đã xảy ra 8 năm rồi.
- Điều tra vụ vận chuyển 229 kg heroin (BBC).
2- HỆ THỐNG PHÁP LUẬT HOA KỲ P3 (Gốc Sân).
- Trần Thị Quỳnh xin được thông cảm vụ đeo dải băng sai tên nước (NLĐ). – Sẽ ra văn bản nhắc nhở Trần Thị Quỳnh (TQ). – SỰ CỐ TRẦN THỊ QUỲNH: COI CHỪNG ĐÒN XẤU CỦA TRUNG QUỐC (BC Thơ hay). – TQ xin lỗi vì sự cố tên Việt Nam (BBC).  =>
- Trung Quốc – CON SỐ 5 GIỮA HÀ ĐỒ – Kỳ 13 (Bùi Văn Bồng).
- Người đặt quá khứ cộng sản sau vạch đậm lịch sử (Đinh Minh Đạo) (Thông Luận).
- TQ mở lớp dạy từ ngữ của Đảng (BBC).
- Bao thư Mao gởi cha Bạc Hy Lai: Một triệu đô la (RFI).
- Trung Quốc từ chối bắt nhà hoạt động (BBC).  – Thủ lĩnh sinh viên trong biến cố Thiên An Môn ra đầu thú (TTXVN).
- 2012: Gần 200 vụ khủng bố Hồi giáo ở Tân Cương (RFI). – Năm 2012: Gần 200 vụ tấn công “khủng bố” ở Tân Cương (TTXVN).
- Hạt nhân : Mỹ dọa tăng trừng phạt Bắc Triều Tiên (RFI).


- Chớ xa dân ! (Lê Khả Sỹ).
- Những bài viết của LS Trần Vũ Hải nhân Kỳ họp 6 Quốc hội Khóa 13 (Bài 9) (DĐXHDS). “Đồng tình với Chánh án Trương Hòa Bình, luật sư nhận trách nhiệm về oan sai và quyết sửa sai”.  - Những bài viết của LS Trần Vũ Hải nhân Kỳ họp 6 Quốc hội Khóa 13 (Bài 10). “Đề nghị Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 giải thích hai vấn đề quan trọng liên quan đến Cương lĩnh của Đảng cộng sản Việt Nam và Điều 4 trong Dự thảo trước khi Quốc hội thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp”.
- Chạm đáy ! (DĐXHDS).
KINH TẾ
- Các nhà phân tích lạc quan về kinh tế năm 2014 (TBKTSG).
- Kinh tế nhà nước – chủ đạo hay không ? (DĐDN).
- Lối đi đã vắng hoa hồng (TBKTSG).
- Giá vàng còn 35,23 triệu đồng/lượng, nhiều người bán tháo (TN).
- Bất động sản Việt Nam sẽ tiếp tục bế tắc (VOA).  – Tiền to lại đổ vào biệt thự, liền kề? (ĐT).
- Thị trường trái phiếu Việt Nam tăng trưởng nhất khu vực (VNE).  – Nước ngoài có thể mua, góp 100% vốn điều lệ CTCK (TBKTSG).
- Hoàn thiện nhân sự SBIC sau khi giáng cấp Vinashin (ĐT).
- Vinacomin: Thoái vốn…nỗi lo cận kề? (DĐDN).
- Giá điện tăng tối đa 2 lần mỗi năm (TBKTSG).  – Điện được tăng giá 7%/lần (NLĐ).
- Dự báo giá gas tăng mạnh, đại lý ồ ạt lấy hàng (TBKTSG).
nongnghiep-6a82d
- TỰ THUA TRÊN SÂN NHÀ: Thịt ngoại lấn thịt nội (NLĐ).
- Nợ nần vì tiêu (NLĐ).  Mía đường: “Chim sợ cành cong” (SGGP).
<- Phát triển nông nghiệp: Bài toán mở (DĐDN). – Trung Quốc nhập hơn 30% gạo Việt Nam (TBKTSG).
- Trung Quốc: Các tập đoàn địa ốc nợ thuế hơn 600 tỷ đô la (RFI).
- Châu Âu hy vọng ký hiệp định tự do mậu dịch với Việt Nam cuối 2014 (RFI).


VĂN HÓA-THỂ THAO
image001-1024x731- TP HCM đề nghị công nhận 46 bảo vật quốc gia (VNE). – Xây dựng hồ sơ Kéo co truyền thống trình UNESCO (VH).
- Ngọt ngào điệu hát chầu văn (SGGP).
- Nguyễn Thanh Giang: VẪN CÒN MỘT CỐT CÁCH THƠ (BS). =>
- Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Đoàn Văn Cừ (25-11-1913/25-11-2013): Thi sĩ lưu giữ hồn quê Việt (QĐND).
- Trần Quang Quý: NHỮNG DAY TRỞ VỀ THẾ PHẬN VÀ CÁC GIÁ TRỊ TRONG THƠ NGUYỄN HƯNG HẢI (Nguyễn Trọng Tạo).
- Nhà văn NHẬT TIẾN: HÀNH TRÌNH CHỮ NGHĨA (KỲ 31) (Nhật Tuấn).
- Thiếu Sơn (1908-1978) (PBVH).
- Đi tìm thời gian đã mất trong mắt một nhà văn phát xít (Nhị Linh).
- Phiếm luận: Chúng tôi xin hiến kế (Nguyễn Hoa Lư).
- Zone 9, giữa kinh doanh và nghệ thuật (VnEco). “Nhiều nghệ sỹ hy vọng, các giá trị văn hóa của Zone 9 sẽ được giới chức chính quyền xem xét một cách nghiêm túc, thay vì chỉ nhìn về Zone 9 như là một khu kinh doanh thuần túy, trước khi lô đất này có thể chính thức về tay một nhà đầu tư tư nhân trong thời gian tới”.
- Phim tài liệu: Tiếng vọng Đại ngàn – Tập 1: Tiếng vọng thế giới rừng xanh (VTV).
- Dân ta bảo vệ tiếng ta (QĐND).
- Giá trị ảo – giá trị thật (SGGP).
- Cuộc chiến nhạc số: Đường dài mới biết ngựa hay! (VH).
- Bức ảnh ở Vũng Tàu làm hàng triệu người phẫn nộ, gây ‘bão’ facebook Việt hôm nay (Mẹo vặt).
- Taylor Swift đại thắng Giải thưởng Âm nhạc Mỹ 2013 (NLĐ).


- ĐÊM TRĂNG MÙA GẶT (Lê Nhật).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Thành lập Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục ĐHQG TP.HCM (TT).
- ‘Chất gây nghiện’ Lịch sử của học trò Lam Sơn (Ione).
2<- Nữ tiến sĩ 8X Việt chê lương Tây (VNN).
- Video: Truyền thống khoa bảng hiếm thấy ở một làng quê (VTV).
- Video: Hà Nam: Học sinh đi học bằng đò (VTV).
- Nghĩa thầy trò (Tin tức).
- Ông Hoàng Xuân Quế sau 10 năm mới biết nộp nhầm luận án? (TBDN/GD&TĐ).
- 40 sinh viên xếp chữ sex trong Hoàng thành bị kiểm điểm (Zing).
- Tôi trẻ, học giỏi nhưng… sống mòn, đang nghĩ đến cái chết (TT).
- Biến 145 sinh viên “giả” thành sinh viên thật (VNN).
- Khu tưởng niệm và trường mầm non (Hà Hiển).


XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Chủ phòng mạch chui bị nghi liên quan cái chết của 2 em bé (VNE).  – Bác sĩ trưởng khoa làm chết bệnh nhi từng cam kết không hành nghề ‘chui’ (TN).  – Vụ Trưởng khoa khám chui làm chết bé trai: Quá nhiều sai phạm (NLĐ).  – Video: Lại thêm một bệnh nhi tử vong tại phòng khám tư nhân (VTV).  – Yêu cầu làm rõ vụ trẻ tử vong tại phòng khám tư.
2- Xóa cái gốc “quá tải” (TT).  – Nhếch nhác nhà vệ sinh bệnh viện (NLĐ).
- Ngôi nhà cứu sống hàng trăm thai nhi (VNE).
- Nỗi đói lạnh của người dân vùng lũ Quảng Ngãi (RFA). =>
- Nạn bạo hành đối với phụ nữ ở Việt Nam (RFI).
- Phà đâm vào nhà dân, hàng trăm người hoảng loạn (VNN).
- Chưa Tết, giá vé xe đã tăng (NLĐ).
- Từ cầu cúng giết mổ tới ngoại cảm (BBC).
- Bắt thiếu tá công an dỏm (NLĐ).
- Sập hầm than Uông Bí: Nạn nhân được đền bù ra sao? (KT).
- Huyện Bình Chánh, TP.HCM: Tiểu thương chợ Phú Lạc kêu cứu (PNTP).
- Lấy chồng ngoại nhưng ít Việt Kiều? (BBC).  – Dịch vụ môi giới cô dâu Việt nở rộ ở Trung Quốc (VNE).
- Kết luận vụ máy bay ATR72 rơi lốp: Do kẹt vòng bi hoặc nứt ngầm (NLĐ).  – Không thể bung càng, máy bay Vasco phải hạ cánh bằng bụng.  – Sự cố máy bay, sân bay Buôn Mê Thuột đóng cửa gần 3 giờ (TT).
- Cứu trợ bão ở Philippines chuyển sang giai đoạn phục hồi dài hạn (VOA).  – Tiêm chủng cho 1 triệu trẻ em trong khu vực bị bão ở Philippines.


QUỐC TẾ 
2<- Phiến quân Syria tìm cách phá vòng vây tại Damascus và Aleppo (Tin tức).  – LHQ dự kiến triệu tập Hội nghị Geneva 2 vào đầu năm 2014 (VOV).
- Thỏa thuận hạt nhân Iran : Obama liều đánh cuộc ? (RFI). – Châu Âu giảm nhẹ trừng phạt Iran. – Thương thảo về hạt nhân Iran giai đoạn kế tiếp sẽ còn gay go hơn (VOA).  – Ngoại trưởng Mỹ: ‘Thỏa thuận hạt nhân với Iran là bước đầu thuận lợi’.  – Ngoại trưởng Pháp: EU có thể nới lỏng chế tài Iran vào tháng 12.  – Iran hoan nghênh thỏa thuận như sự thừa nhận quyền về hạt nhân.  – Mỹ hoan nghênh thỏa thuận với Iran (BBC).  – Ấn Độ hoan nghênh thỏa thuận hạt nhân tạm thời của Iran (VOV).  – Mới là bước đầu! (NLĐ).  – Mong manh (SGGP).  – Hình đồ họa tóm tắt thỏa thuận hạt nhân của Iran (TTXVN).
- Afghanistan: 2 thủ lĩnh Taliban bị tiêu diệt  (VOV).
- Hàng vạn người Ukraina biểu tình đòi ký hiệp ước thương mại với EU (VOA).   – Kiev biểu tình lớn phản đối chính quyền (BBC).  – Ukraine muốn EU đền bù thiệt hại (NLĐ). – Ukraina: Tiếp tục biểu tình phản đối ngừng ký thỏa thuận liên kết với Châu Âu (RFI).
- Khủng hoảng truyền thông Hungary (RFI).
- Đối lập Thái Lan chiếm Bộ Ngoại giao và Tài chánh (RFI). – Thái Lan tuyên bố tình trạng an ninh khẩn cấp (TN).  – Bộ Ngoại giao Thái Lan bị bao vây (BBC).  – Người phản đối Thaksin chiếm đóng các dinh thự Chính phủ Thái Lan (SM).  – Căng thẳng chính trị leo thang ở Thái Lan (VOA).  – Thái Lan: Biểu tình chồng biểu tình (NLĐ).
- ICC: 4 người bị bắt vì mua chuộc nhân chứng (VOA).


* VTV: + Chào buổi sáng – 25/11/2013;  + Cuộc sống thường ngày – 25/11/201;  + 360 độ Thể thao – 25/11/2013;  + Tài chính tiêu dùng – 25/11/2013;  + Tài chính kinh doanh trưa – 25/11/2013;  + Cải cách hành chính – 25/11/2013;  + Thời sự 12h – 25/11/2013;  + Thời sự 19h – 25/11/2013.

2127. XUẤT KHẨU VŨ KHÍ CỦA TRUNG QUỐC: NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Sáu, ngày 22/11/2013
TTXVN (Geneva 20/11)
 (Bài phân tích của Richard A.Bitzinger – chuyên gia cấp cao và điều phối Chương trình chuyển biến quân sự tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam – đăng trên Eurasia Review ngày 31/10)

Những dự đoán Trung Quốc sẽ trở thành một nước xuất khẩu lớn các hệ thống vũ khí tiên tiến có thể còn quá sớm, vì nước này vẫn phải đối mặt với những thách thức đáng kể trong việc đưa các sản phẩm cạnh tranh ra thị trường. Tuy nhiên, Bắc Kinh cuối cùng (dù không sớm) cũng có thể thành công trong việc mở rộng việc bán vũ khí trên toàn cầu, trong đó có khu vực Đông Nam Á gây ra những tác động đối với vấn đề an ninh khu vực.
Bài báo đăng trên tờ New York Times ngày 20/10 đã đánh dấu sự nổi lên của Trung Quốc như một nước xuất khẩu lớn các hệ thống vũ khí tiên tiến. Theo truyền thống, thị trường vũ khí toàn cầu thường do một số ít nhà cung cấp chủ yếu ở các nước phương Tây như Mỹ, Anh, Pháp, Nga, và Israel (hiện đang gia tăng) chi phối.
Nhưng hiện nay Trung Quốc dường như đang nổi lên là đối thủ cạnh tranh đáng gờm trong thị trường này với khả năng cung cấp các vũ khí ngày càng tinh vi với giá rẻ. Theo New York Times, danh mục vũ khí này bao gồm máy bay do thám có vũ trang giống như máy bay Predator của Mỹ, hệ thống phòng không có khả năng tương tự hệ thống tên lửa Patriot, và thậm chí có thể có cả máy bay chiến đấu tàng hình.
Quá sớm khẳng định chiến thắng?
Những thành công như một nước xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc là rất ấn tượng. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã liên tục được xếp hạng trong số 5 quốc gia bán vũ khí hàng đầu với các hợp đồng vũ khí trung bình khoảng 2 tỷ USD mỗi năm. Thị trường cũng đã mở rộng vượt ra ngoài các khách hàng thông thường ở Nam Á và châu Phi, mà bắt đầu thâm nhập khu vực Mỹ Latinh và Trung Đông. Đặc biệt, trong những năm gần đây Trung Quốc đã giành được những hợp đồng bán vũ khí lớn cho Venezuela, Bolivia, và thậm chí cả Thổ Nhĩ Kỳ – một thành viên của NATO. Trong tháng Chín, Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng ý mua hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 của Trung Quốc – một thỏa thuận có khả năng trị giá lên đến 4 tỷ USD.
Tuy nhiên, vẫn còn chưa chín muồi để có thể tuyên bố Trung Quốc là một đối thủ lớn mới trong hoạt động kinh doanh vũ khí toàn cầu cao cấp. Vị thế như là một nước xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc vẫn còn mong manh, đặc biệt là khi nói đến việc bán các hệ thống công nghệ cao như máy bay chiến đấu siêu âm, tàu ngầm và vũ khí dẫn đường chính xác. Ở mảng đầu tiên này hầu hết các hợp đồng bán vũ khí lớn nhất của Trung Quốc vẫn chỉ có một số ít người mua, chủ yếu là Pakistan và Bangladesh, theo báo cáo của IHS Jane hai quốc gia trên đã chiếm gần một nửa tổng lượng xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc trong năm 2012. Ngoài ra, cũng không chắc chắn rằng Trung Quốc sẽ có thể giữ lại nhiều khách hàng mới trong dài hạn. Myanmar đã mua một lượng lớn vũ khí của Trung Quốc trong những năm 1990 và đầu những năm 2000, nhưng lượng mua của Myanmar giảm đáng kể trong những năm gần đây. Iran cũng từng là một khách hàng chính mua vũ khí Trung Quốc, nhưng nước này đã không đặt hàng mới với Bắc Kinh trong vài năm qua.
Hơn nữa, dù có cung cấp một số ít sản phẩm công nghệ cao cạnh tranh chẳng hạn như HQ-9 SAM hoặc tên lửa hành trình chống tàu C-802, song hầu hết lượng vũ khi bán ra của Trung Quốc thuộc mảng công nghệ thấp. Trung Quốc vẫn chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng tương đối đơn giản như xe bọc thép hạng nhẹ, hệ thống kết nối và pháo binh, tàu tuần tra, và hệ thống tên lửa đất đối không (SAM) có thể điều khiển. Một trong những loại vũ khí được bán nhiều nhất là máy bay phản lực K-8, máy bay tấn công và huấn luyện khá đơn giản phù hợp chủ yếu cho các nước đang phát triển thiếu tiền hoặc đào tạo để vận hành các máy bay chiến đấu tiên tiến.
Nhiều loại trong số các hệ thống vũ khí cao cấp khác của Trung Quốc chẳng hạn như máy bạy chiến đấu J-10 và JF-17, đã giành được vài đơn đạt hàng xuất khẩu. Ví dụ JF-17 chỉ được Pakistan mua khi cùng hợp tác với Trung Quốc để sản xuất máy bay.
Những gì được coi trọng hơn trong xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc lại là những thứ không được bán – chủ yếu là những vũ khí chuyển đổi như vũ khí dẫn đường chính xác, hệ thống giám sát và trinh sát, hệ thống chiến đấu tiên tiến và hầu hết các thiết bị điện tử quốc phòng. Theo bài báo đăng trên New York Times, ví dụ khi Algeria mua tàu hộ tống của Trung Quốc nhưng lại không phù hợp với các thiết bị thông tin liên lạc và hệ thống radar của Pháp. Trung Quốc cũng vẫn còn tụt hậu xa so với phương Tây khi bàn đến các loại vũ khí tấn công “không- đối-đất” hay máy bay do tham vũ trang.
ASEAN – Thị trường vũ khí đang gia tăng của Trung Quốc?
Mặc dù có những dấu hiệu về sự thành công của Trung Quốc như là một nước xuất khẩu vũ khí, song sự hiện diện ngày càng tăng của Bắc Kinh trên thị trường vũ khí toàn cầu có thể gây tác động đến các quyết định mua bán vũ khí trong khu vực Đông Nam Á. Nhiều quốc gia ASEAN đã mua một số vũ khí của Trung Quốc. Myanmar, tất nhiên, trở thành khách hàng lớn nhất của Trung Quốc ở Đông Nam Á khi mua máy bay phản lực huấn luyện K-8, xe bọc thép các tàu hộ tống và tàu khu trục trang bị tên lửa hành trình chống hạm.
Ngoài ra, Campuchia và Malaysia đã mua tên lửa SAM của Trung Quốc, Lào mua máy bay trực thăng và máy bay vận tải hạng nhẹ, còn Timor Leste mua tàu tuần tra nhỏ. Thái Lan gần đây đã mua hai tàu khu trục của Trung Quốc, trong khi Jakarta không chỉ mua tên lửa SAM và tên lửa hành trình chống hạm của Trung Quốc, mà còn tham gia một số liên doanh với Bắc Kinh để giúp phát triển ngành tên lửa của Indonesia.
Bên cạnh những thương vụ mua bán (phần lớn trong số đó tuy không nhiều), các nước ASEAN có thể cảm thấy ngày càng bi áp lực cần mua vũ khí bổ sung từ Bắc Kinh để xoa dịu sức mạnh đang gia tăng của Trung Quốc ở châu Á và cũng nhằm phòng vệ trước khả năng sự hiện diện của Mỹ trong khu vực có thể suy giảm. Điều đó cho thấy hầu hết các quốc gia Đông Nam Á mua vũ khí từ Trung Quốc là nhằm thể hiện quyết định chính trị nhiều hơn việc đơn thuần cần phải tăng cường trang thiết bị quân sự. Trong khi đó, một số quốc gia thành viên ASEAN – đặc biệt là Philippines, Singapore và Việt Nam – có thể sẽ không bao giờ mua vũ khí Trung Quốc.
Triển vọng tương lai cho xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc
Bất chấp những thách thức đối với Trung Quốc khi bước vào thị trường xuất khẩu vũ khí tiên tiến, ngành công nghiệp quốc phòng nước này vẫn là tổ chức năng động, liên tục tăng cường khả năng và tung ra sản phẩm tốt hơn nữa. Bên cạnh đó, thị trường vũ khí luôn có tính biến đổi cao – các nhà cung cấp mới đều có thể bước vào lĩnh vực kinh doanh này hoặc ngược lại. Do đó, Trung Quốc có thể vẫn là một nhà cung cấp vũ khí thích hợp trong tương lai, nhưng cũng có thể sẽ không còn như vậy. Trung Quốc có nhiều sản phẩm mới trong thập kỷ tới – ví dụ như các máy bay chiến đấu tàng hình J-31 – và những điều này chưa thể khẳng định đây là chiến thắng cho những nỗ lực xuất khẩu vũ khí của Bắc Kinh về lâu dài.
Việc Trung Quốc xuất hiện dần dần như một nhà sản xuất và xuất khẩu vũ khí lớn sẽ tự nhiên có ý nghĩa rộng lớn hơn cho khu vực Đông Nam Á. Trung Quốc có ảnh hưởng về mặt quân sự trong vấn đề an ninh khu vực khi các hệ thống vũ khí mới, có khả năng hơn của Trung Quốc có mặt ở khu vực. Bắc Kinh có thể trở thành một nhà cung cấp thay thế các hệ thống vũ khí tiên tiến mà các nước phương Tây có thể vẫn còn miễn cưỡng xuất khẩu. Do đó, vũ khí Trung Quốc có khả năng phá vỡ sự cân bằng quân sự trong khu vực.
Ngoài ra, việc Trung Quốc sẵn sàng bán tất cả các loại vũ khí có thể dẫn đến biến đổi mới không thể đoán trước trên thị trường vũ khí ASEAN, thậm chí có thể gây ra một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực. Nhìn chung, khi Trung Quốc sẽ trở thành người cung cấp vũ khí ngày càng tinh vi hơn, nước này có thể sẽ trở thành “lá bài đại diện” có ý nghĩa nhiều hơn khi bàn đến an ninh khu vực./.

- VẪN CÒN MỘT CỐT CÁCH THƠ

Kính gửi quý Ban Biên tập
Sau một quá trình cậy cục vất vả, khổ tủi, tập thơ mang tên một tác giả “có vấn đề” như tôi đã được NXB Hội Nhà Văn nhận cho ấn hành rất hy hữu. Tất nhiên, đã phải đẽo gọt nhẵn nhụi hết những gì có hơi hướng chính luận.
Vì không biết còn tồn tại trên cõi đời này được bao lăm nữa nên tôi đành “cố đấm ăn xôi” để được ký thác vào công chúng một mảng sức lao động của mình đã bỏ ra, ngõ hầu được ghi nhận như một mảnh tâm tư cỏn con trong đời sống nhân loại.
Tập thơ đã được xét duyệt, được in, song làm thế nào để đến được tay bạn đọc.
Vì sách Thơ bán rất ế nên các Nhà Xuất bản không nhận phát hành mà các tác giả hầu hết đều phải tự đảm nhiệm khâu này.
Các tập Thơ của các tác giả khác nói chung đều chỉ dám in 500 cuốn. Do không nắm được thực tế, tôi đã bỏ tiền in 1000 cuốn. Đấy là một khoản tiền khá lớn so với lương hưu của chúng tôi.

Tôi khẩn khoản mong quý Ban Biên tập cho in bài viết dưới đây để may chăng Tập Thơ sẽ được độc giả để mắt đến.
Đem ký gửi bán ở các Hiệu sách, nhà nước hay tư nhân, đều bị chiết khấu từ 30% đến 50% (Sách bán 39000 VNĐ, tác giả chỉ được nhận từ 20000 đến 30000 VNĐ). Ngoài số sách biếu tặng, số còn lại nếu bán hết, mới hòng thu hồi đủ vốn (không được đồng nhuận bút nào); nếu bán không hết thì lỗ vốn, tức là tiêu vào tiền của vợ con! 
Mong được quý vị quan tâm, tôi xin cảm ơn trước
Nguyễn Thanh Giang
***

 VẪN CÒN MỘT CỐT CÁCH THƠ

Sau một quá trình cậy cục vất vả, khổ tủi, tập thơ “Những Mẩu Quặng Dọc Đường” của Nguyễn Thanh Giang đã được NXB Hội Nhà Văn Việt Nam cho ấn hành. Dù đã phải “đẽo gọt nhẵn nhụi”, ở đây vẫn thấy còn tồn lại một cốt cách Thơ đáng nhìn nhận.
Nhà thơ Thanh Thảo khẳng định: “Không thể gọi bằng một tên nào khác, đó là thơ yêu nước. Người ta cứ tưởng khi đã thanh bình rồi thì lòng yêu nước cũng “lặn” mất tiêu trong thơ. Không phải đâu! Và đất nước ta bây giờ cũng chưa thật sự thanh bình. Kẻ thù vẫn ngày đêm rình rập, đe dọa. Biển Đông vẫn cuộn sóng … Có những câu thơ như nhà điêu khắc tạc vào đá … Nguyễn Thanh Giang vẫn định hướng được tầm vóc của “những mảnh hồn làng” …”.
Nhà thơ Định Hải: “Tôi hạnh phúc đắm đuối trong biển thơ rạo rực và đầy khát vọng của Nguyễn Thanh Giang. Tôi xúc động đến trào nước mắt vì những vần thơ tâm huyết, xuất thần, càng đọc kỹ càng thấy có nhiều vỉa tầng sâu xa.
Tập thơ được sắp xếp thành 3 phần và cả 3 phần đều có những dấu ấn đậm nét về những năm tháng sống và cống hiến, những phút giây đẹp đẽ nhất trong cuộc đời anh. Cả 3 phần đều có những bài thơ đặc sắc, những câu thơ tinh xảo, những tứ thơ độc đáo, có bản sắc riêng biệt khó trộn lẫn với nhiều tác gỉa khác từ 1954 đến nay
Tiến sỹ Trần Nhơn thì cho rằng đây là “Thơ truyền ý chí và nghị lực”, và ông kêu gọi: ”Mong sao bạn trẻ hãy tìm đọc Nguyễn Thanh Giang mà tiếp thu lấy cái ý chí ấy, cái nghị lực ấy để cùng trở thành một tài sản quý của quốc gia”.
Xin giới thiệu ba trong sáu lời bình in trong tập sách:
Nhà thơ Thanh Thảo
Phó chủ tịch Hội đồng Thơ Hội Nhà Văn Việt Nam
*************************************************************
PHẦN THƯỞNG CỦA NHÀ THƠ
 Thơ Nguyễn Thanh Giang mộc mạc mà thỏ thẻ với tôi nhiều thú vị. Anh nói đây là tập thơ của cả đời mình. Có lẽ đúng. Vì 3 phần tập thơ thì 2 phần đã “dính” với nghề và nghiệp của anh rồi: nếu phần 1 là “Những mẫu quặng đời” thì phần 3 là “Hành trình địa chất”. Anh dành trọn phần 2 cho “Quê hương và đất nước” như mọi người Việt làm thơ yêu nước vẫn dành.
Nguyễn Thanh Giang là một nhà địa-vật lý. Suốt bao nhiêu năm trong đời mình, anh đã có những đóng góp đáng kể cho đất nước qua chuyên môn rộng và sâu của mình. Đó là một người sống chết với từng mẩu quặng, sống chết với nghề: nghề địa chất. Và đã trải đời mình trên cả chiều rộng lẫn chiều sâu của bản đồ Tổ quốc. Nghề và nghiệp đã đưa anh tới với Thơ. Tình yêu đất nước, yêu những người dân bình dị anh đã gặp và đã thân quen suốt “hành trình địa chất” đã đưa anh tới với Thơ.
Tôi còn nhớ khi học ở khoa Văn đại học Tổng hợp, những năm sơ tán ở Đại Từ-Thái Nguyên, tôi đã đọc được tập thơ “Sức mới” với lời giới thiệu nhiệt thành của Chế Lan Viên. Đó gần như là tập “Thơ trẻ” đầu tiên của miền Bắc. Chúng tôi hồi đó còn rất trẻ, nên dĩ nhiên thơ trẻ, thơ được làm bởi những người trẻ thu hút chúng tôi nhiều nhất. Tôi nhớ, trong tập “Sức mới” ấy có một bài thơ của Nguyễn Thanh Giang. Hồi đó, có thơ in trong một tuyển thơ như vậy là ghê lắm rồi, là bắt đầu nổi tiếng rồi. Chính Phạm Tiến Duật và nhiều nhà thơ thành danh sau này đều đã bước ra từ tập thơ “Sức mới” in giấy xấu ấy.
Bẵng đi quá nhiều năm, không thấy Nguyễn Thanh Giang công bố thơ nữa, cứ nghĩ là anh đã bỏ thơ sang làm chuyện khác rồi. Cho tới một ngày, tình cờ ở một nhà ga tỉnh lẻ, tôi lần đầu được gặp Nguyễn Thanh Giang qua giới thiệu của một người bạn đang chờ tàu. Lúc ấy Nguyễn Thanh Giang đã nổi tiếng lắm rồi, nhưng là ở một “khu vực” khác. Người ta nói, công an hay an ninh mật gì đó theo anh khắp nơi. Nhưng hôm ở nhà ga tỉnh lẻ, anh đi đâu ghé qua đấy, tôi hình như không thấy có bạn công an nào theo anh. Chỉ có nắng. Và gió. Và dòng người chen chúc nhau ở một nhà ga khi tàu sắp tới. Khi tôi nhắc về bài thơ ở tập “Sức mới”, Nguyễn Thanh Giang thổ lộ là anh vẫn làm thơ, anh còn yêu thơ lắm. Rồi tàu đến, chúng tôi chia tay. Nguyễn Thanh Giang lên tàu, cũng không thấy ai theo dõi gì, hay là có mà tôi không biết. Tôi vốn thật thà, và cũng không quá coi trọng chuyện ai theo dõi ai.
image001                                   
Phải nói, gần như ba phần tư tập thơ Nguyễn Thanh Giang là “thơ mậu dịch quốc doanh”, theo cách nói xếch mé của một vài “nhà” gọi là “phê bình” trên mạng internet bây giờ. Đó là thơ yêu nước, thơ kháng chiến, thơ chống giặc ngoại xâm. Nó song hành với những bát phở “không người lái”, với từng đề-xi-mét vải thô được cấp phát, với từng chút “mỳ chính” (bột ngọt) phân phối tới mỗi người lính, mỗi cán bộ, mỗi người dân trong những năm tháng cực kỳ thiếu thốn ở miền Bắc Việt Nam:
Anh muốn về thăm nơi nặng tình nặng nghĩa
                           Nơi mẹ già cho bát cháo hành dăm
                           Nơi các em dựng trường bằng tiền mót khoai xúc tép
                           Vào lớp ngồi bùn còn bết đầy chân”
                                                          ( Nhớ về xóm cũ)
Phải thấy nhân dân từ góc nhìn như thế thì mới có những câu thơ như nhà điêu khắc tạc vào đá khi viết về một người đồng hương lớn của mình:
Vẫn thấy ông thồ đá qua những đồi sim
                           Lầm lũi xám những chiều hoang biền biệt
                           Kẽo kẹt bên trời dáng ông lẫm liệt”
                                                      (Nhớ Hữu Loan)
Và khi nhớ về một nhà thơ nổi tiếng của miền ven biển Quảng Ngãi, nơi “nước bao vây cách biển nửa ngày sông”, Nguyễn Thanh Giang vẫn định hướng được tầm vóc của “những mảnh hồn làng” hôm nay:
“ Ông có về lại vườn xưa hái quả
                              Thăm con sông từng tắm mát đời ta
                              Chú còng gió giương càng chào biển cả
                              Những mảnh hồn làng phấp phới tận Hoàng Sa”
                                                         ( Nhớ Tế Hanh)
Và trong một đêm ngủ ở làng cổ Đường Lâm quê hương Ngô Quyền, Nguyễn Thanh Giang vụt nghe và thấy:
Chiều đọc tin ngư phủ mình bị giết
                                 Ước biển Đông vút cọc nhọn Bạch Đằng
                                 Đêm nghe vọng tiếng tù và hối thúc
                                 Thấy Ngô Quyền lẫm liệt vung gươm”
                                                           ( Đêm ngủ ở Đường Lâm)
Không thể gọi bằng một tên nào khác, đó là thơ yêu nước. Người ta cứ tưởng khi đã thanh bình rồi thì lòng yêu nước cũng “lặn” mất tiêu trong thơ. Không phải đâu! Và đất nước ta bây giờ cũng chưa thật sự thanh bình. Kẻ thù vẫn ngày đêm rình rập, đe dọa. Biển Đông vẫn cuộn sóng. Ngư dân ra khơi đánh cá trên những ngư trường truyền thống như Hoàng Sa, Trường Sa vẫn liên tục bị khủng bố. Người làm thơ yêu nước bây giờ vẫn canh cánh trong lòng bao nỗi niềm như thuở xưa Cụ Đồ Chiểu hằng khắc khoải: “ Bao giờ trời đất an ngôi cũ/Mừng thấy non sông bặt gió Tây/”. Gió Tây ấy, bây giờ là gió(bấc) Bắc.
Mà gió bấc là gió bấc, gió nồm là gió nồm, không có kiểu “chúng ta cùng gió bấc gió nồm” như ai đó nói.
Đọc thơ Nguyễn Thanh Giang, tôi cứ muốn dừng lâu ở những đoạn thơ hồn nhiên thời kháng chiến của anh:
                                 “ Bấy lâu măng chấm muối vừng
                                    Bữa nay giềng mẻ thơm lừng suối khe
                                    Đi mười cây số mua bia
                                    Bi đông mở nút cũng nghe nổ giòn
                                    Chúc nhau chân cứng đá mòn
                                    Tay vừa chạm cốc, cây rừng đã say”
                                                      ( Tết trong thung lũng)
Những câu thơ như thế nó khiến cuộc đời chúng ta vốn nhiều buồn phiền trở nên dễ sống hơn. Cũng như bài thơ tặng cháu đích tôn này:
“Mơ màng thấy nước biển dâng
                                    Thuyền vào tận ngõ nhưng không còn mình
                                    Tưởng đà qua mấy mươi năm
                                    Tỉnh ra biết cháu đái dầm ướt lưng”
                                                          ( Nước biển dâng)
Rất tự tại.
Tôi biết, người vợ tảo tần của Nguyễn Thanh Giang là con gái nhà thơ Thôi Hữu-một nhà thơ yêu nước với bài thơ nổi tiếng “Lên Cấm Sơn” mà từ hồi đi học chúng tôi từng ngưỡng mộ. Thơ là chuyện của đất nước, của nhân loại mà cũng là chuyện của nhà ta, của mỗi gia đình Việt. Dù thơ chẳng cho ta danh phận gì, nhưng thơ định phận cho ta, thơ là phần thưởng của ta, nói như một nhà thơ Nga-Xô viết:
“ Và những huân chương, không cần
Không cần lăng xăng huênh hoang
Với nhà thơ chúng ta-phần thưởng
Chính là số phận mình”
Khi “phần thưởng” của mình chính là số phận mình, thì cần chi phải lắm lời, phải không ạ ?
                                                                    Quảng Ngãi, qua Tết Đoan Ngọ 2013
                                                                                                 THANH THẢO


Tiến sỹ Trần Nhơn
Nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy lợi
****************************************


THƠ TRUYỀN Ý CHÍ VÀ NGHỊ LỰC
 Đọc Nguyễn Thanh Giang, đây đó gặp những câu thơ buồn, rất buồn.

Buồn thăm thẳm:

Đông về, chiều đã sương
Trăng chìm nơi đáy giếng
Thăm thẳm lời ước nguyện
Xa xưa như nỗi buồn

Buồn mênh mang:

Biển còn xanh quá biển ơi
Mây thời bạc trắng một trời long đong

Buồn thao thiết:

Mây đã bạc đầu
chiều đã rêu phong
Thầm thĩ mãi tiếng rì rầm suối nhỏ
Thao thức mãi tiếng ào ào thác đổ
Trán đá phơi trắng cả hoàng hôn

Buồn vời vợi:

Tưởng như gió chán phong trần
Tưởng đưa chân bước mà không gặp đường
Tưởng lênh đênh giữa Sông Ngân
Không Trăng Sao, chỉ cánh buồm bơ vơ

E như buồn còn theo người xuống mộ:

Nước mắt trào giữa đêm
Tưởng sắp tràn đáy mộ
Hơn một tuổi, cha mẹ bỏ nhau, cô và bà nội nuôi. Bẩy tuổi cha về đưa đi lang thang khắp các tỉnh thành cùng một gánh hát mà cha ông là chủ. Toàn quốc kháng chiến bùng nổ, theo dì ghẻ tản cư về ngồi bán nước vối và bún riêu ở đầu chợ Phủ Thọ Xuân Thanh Hóa …Học hành rất lõm bõm vì nay đây mai đó.
Với cô thiếu nhi Đặng Thùy Trâm, không biết tình cảm anh huynh trưởng thuở xưa thế nào nhưng thơ ghi lại bây giờ thật xúc động:

Buổi ấy em đi
Mang theo tuổi trẻ anh vào nơi anh không đựơc đến
Bởi em cần hậu phương

Sóng bước chân em trong nắng núi mưa ngàn
Anh đi làm địa chất
Ước đúc tặng em “Bông hồng vàng Pautôpxki”

Nhưng em không về

Chỉ vọng lời em hát Sulikô
Trong tiếng đàn anh xưa

Xa vắng

Nhưng hẳn Nguyễn Thanh Giang không buồn vì tình ái. Giả sử anh huynh trưởng với cô thiếu nhi ngày ấy có gửi gắm trong nhau một thứ tình cảm sâu hơn các em thiếu nhi khác thì chút tình đó bây giờ vẫn “…tỏa mùi thơm thiêng liêng/ Âm ỉ cháy những tháng năm rạo rực” kia mà. Vả chăng ông đã có một người vợ vừa xinh đẹp, vừa thông minh, giỏi việc nước, đảm việc nhà, đã từng là Chánh Văn phòng Trung ương Hội Phụ nữ Việt Nam. Bà là con nhà cách mạng, nhà thơ nổi tiếng Thôi Hữu.
Ông cũng không buồn vì chuyện học hành nhôm nhoam bởi năm 1947, lúc 11 tuổi ông đã đi thi Primaire bằng tiếng Pháp và đã đỗ. Vì lý lịch gia đình không được đi nước ngoài nhưng năm 1980 ông cũng đã trở thành ngừoi đầu tiên bảo vệ thành công luận án Phó Tiến sỹ Địa Vật lý ở trong nước.
Không ai có thể thấy nỗi buồn bi lụy, ủ ê trong thơ NguyễnThanh Giang. Chỉ thấy trong nỗi buồn ấy chất chứa một khát vọng, một hoài bão lớn lao.
“Nhớ Tản Đà” ông viết:

Non cao dẫu tuổi đã già
Nước còn cuồn cuộn như là thương ai

“Nhớ Đặng Thùy Trâm” ông viết:

Nên cho dẫu mái đầu đã bạc
Anh vẫn mong cháy được thành em

“Nhớ Nguyễn Công Trứ” ông viết:

Làm trai đứng ở trong trời đất
Sao hận trăm năm non nước ơi                                               
Đọc hai câu này người ta có thể liên tưởng đến hai câu của Nguyễn Công Trứ “Làm trai đứng ở trong trời đất/Phải có danh gì với núi sông”. Tuy nhiên Nguyễn Thanh Giang không hám chức tước, quyền lực. Anh chị em dưới quyền ông đều kể ngày ấy thủ trưởng thường giao hết quyền cho anh chị em để miệt mài đọc sách và hì hụi làm các thí nghiệm. Nhờ đó ông đã thiết lập nên Phòng Thí nghiệm Nghiên cứu Cổ địa từ đầu tiên ở Đông Nam Á và là người đầu tiên phát hiện khả năng chứa Uranium của tầng than Nông Sơn.
Ông không hám vàng son lòe loẹt, không hám hào quang những mảnh vỡ thạch anh mà nhắn nhủ:

Hòn đá xám lẫn trong màu cỏ
Trong trời chiều bề bộn núi non xa
Mà em nhỉ, nếu biết yêu màu xám ấy
Bao giờ ta cũng có lời ca

Ông dặn con hãy như dây bầu cố bò lên dàn cao, nhưng cao tới đâu cũng đừng huyễn hoặc. Ông mong “Dàn bầu” của ông sẽ tỏa bóng mát cho đời mà quả thì cứ “ruột càng trắng phau”.

Chưa đến trăng đâu
Vòm sao xa lắm
Chỉ vàng thêm nắng
Lộng thêm gió trời

…Thoáng đâu hiên ngoài
Xôn xao lá rợp
Đường xa ai mệt
Ghé ngồi thảnh thơi

Rồi say cánh bướm
Cái nậm xinh xinh
Cái bầu tròn óng
Xanh trong mắt nhìn

Yêu sao dây bầu
Lên tới giàn cao
Lá xòe bóng mát
Ruột càng trắng phau.

Cho nên ông rất cặm cụi bền bỉ. Bền bỉ cùng chú ngựa thồ

Theo ta đi suốt mùa đông khô trụi lá
Suốt mùa hè nắng đổ lửa xém lưng
Những đêm lều thưa mưa dột thấm chăn
Ta thương ngựa tấm phên chuồng chẳng có

Nhưng cứ ráng hết sức

Lên đèo Chẹn cỏ gianh trùm lấp lối
Dốc Lũng-Pô chùn gối vẫn còn xa
Đường Xưa-Teo chân bấm tướp lần da
Đứt hơi thở vẫn cùng ta vượt tiếp

Bền bỉ như dòng suối miệt mài tích góp vị mặn cho biển:

Ngân nga em cứ giữ dòng
Trắng trong bởi tự thượng nguồn em sinh
Dẫu chưa ai gọi tên mình
Đá mòn, biển mặn, công em tháng ngày

Bền bỉ như chất biển mặn ở trong hồn.

Cơn gió nhẹ cũng lăn tăn xao xuyến
Bão thét gầm không lặng tiếng reo ca
Xa muôn dặm vẫn dạt dào xô đến
Mặn muôn đời chất biển của hồn ta

Bền bỉ để không chỉ có được sắc đỏ trong huyết quản mà lòng sẽ còn đầy ắp tiếng chim ca.

Rừng gần đầy hoa
Rừng xa đầy chim
Giọng thấp, giọng cao chen nhau trong gió
Họa mi đất mừng những tay búa vừa tìm thấy than
Sáo nâu mừng tìm thấy sắt
Hoàng Yến mừng tìm thấy vàng
Bạch Yến mừng tìm thấy thiếc
Vàng Anh mừng tìm thấy đồng
…. và liếu điếu, bồ nông
và chào mào, sáo đá….

*

Ai qua suốt rừng gần
Thấy hoa đỏ thấm vào hơi thở
Ai đi hết cánh rừng xa
Sẽ nghe lòng đầy ắp chim ca.

Mong sao bạn trẻ hãy tìm đọc Nguyễn Thanh Giang mà tiếp thu lấy cái ý chí ấy, cái nghị lực ấy để cùng trở thành một tài sản quý của quốc gia.

Mùa phượng vỹ Quý Tỵ
TRẦN NHƠN


Phạm Ngọc Luật
Nguyên Phó Giám đốc NXB Văn hóa – Thông tin
***********************************************************

THƠ, HAY NHẬT KÝ TÂM HUYẾT CUỘC ĐỜI ANH
                                                                                 
Kể từ ngày tôi và anh Nguyễn Thanh Giang cùng có phận sự đứng trước phần mộ, trước bàn thờ người bố vợ – nhà báo, nhà thơ liệt sỹ Thôi Hữu – khấn nguyện những điều thiêng liêng và thành kính, tính đến nay cũng đã hơn 30 năm, thời gian bằng nửa đời người. Dài đấy chứ! Cùng vợ chồng anh bàn việc hiếu với các bậc sinh thành, việc hỷ của cháu con, rồi tết nhất, giỗ chạp vv…, gặp nhau nói bao thứ chuyện, riêng chuyện thơ phú chỉ nói chơi chơi, loáng thoáng bởi đó là khu vực rất riêng của mỗi một người. Phần thơ anh lộ sáng đến sớm nhất với tôi chỉ là một số bài thơ được chọn vào các tập tuyển của cái thời in thơ còn khó lắm, vinh hạnh lắm, cách nay cũng chừng 40 năm.
Thế rồi, như quả ở trên cây, tự già tự chín, gần đây anh gửi nhờ vợ chồng tôi (cũng có phần như giao nhiệm vụ kiểu người nhà) đọc giúp anh bản thảo tập thơ Những mẩu quặng dọc đường hơn trăm trang, ngót trăm bài, tôi có hơi bất ngờ nhưng hiểu được lòng anh trong một kênh chữ nghĩa trữ tình khác với những gì anh vẫn viết.
Và tôi vẫn biết, thầm xen sự nể phục nơi anh có một sức nghĩ, sức viết, sức làm việc thật phi thường.
Tập thơ, có thể nói là ở đoạn cuối đời này cho thấy mạnh mẽ hơn khía cạnh một con người phong phú trong anh, trước sau vẫn đau đáu, trăn trở, nhiệt huyết một tấm lòng với nhân dân, với đất đai, Tổ quốc. Thơ như vậy là thơ yêu nước lắm. Là thể hiện tinh thần công dân cao cả.
Tôi biết thơ không là nghề là nghiệp gì cả với anh Giang. Nhưng thơ đồng hành cũng tất cả những gì anh đã sống, đã nếm trải.
Cái thủa ban đầu háo hức tươi trẻ đến với thơ, cũng như bất cứ ai, anh không thiếu, thậm chí là nhiều nhiều những bài thơ du dương mà thật thà, chân chất ngợi ca quê hương, đất nước mình. Có thể cả bài, nhiều bài cứ ngòn ngọt như vị xi-rô, mát mẻ trong lành như nước trái dừa tươi nhưng chính ở vùng miền thơ này lại không ít lần sánh lên những câu thơ như giọt mật ngọt sắc, hoặc đắng như khổ qua, cay như ớt. Nhưng không độc.
Tôi thích những bài thơ như Bập bênh, Cây bầu lên giàn, Nước biển dâng vv… anh viết tặng con cháu, những bài thơ ấy giọng điệu non tơ quá, thương cảm quá mà cũng dư đầy ngẫm nghĩ; thơ viết lại rất… nghề.
Tôi cũng muốn lưu nhớ cho mình những câu thơ sức vóc nhỏ thôi như tứ tuyệt (Yên Tử, Đèo Ngang vv…) mà dư vị cuộc đời nó cất lên không nhỏ.
Chợ bên sông đã lô nhô ngói đỏ
Cuốc thôi kêu, ai đó hết chạnh lòng
Không đá chen hoa, rừng đâu còn củi nữa
Lưng chú Tiều vẫn dáng lom khom.

Còn hơn là dư vị, cuộc đời một Hữu Loan, thi sĩ đồng hương của anh hiện lên lừng lững mà xót xa, hằn khắc sù sì trên vách đá cuộc đời, lẫm liệt trong hình hài một “cửu vạn” đậm mùi vị sim mua.

Vẫn thấy ông thồ đá qua những đồi sim
Lầm lũi xám những chiều hoang biền biệt
Kẽo kẹt bên trời dáng ông lẫm liệt
Sắc tím đời ông bầm dập những con tim.

Anh Giang quả có dụng ý viết hàng chục bài về những nhà thơ mà cuộc đời họ hầu hết không xuôi chèo mát mái. Và thật sự họ là những người tài. Quý trọng nhân cách và ái tài, hai cái đó phải chăng cũng là vốn thực có trong con người cuộc đời anh.
Đó là những mẫu quặng đời như anh đã đặt “tên” cho họ.
Và họ đã góp phần tác thành “Những mẩu quặng dọc đường” anh có hôm nay.
Và tôi ưng ý (hay nói là “khoái” cho nó nhẹ bớt cường độ diễn đạt của mình) ở một xê – ri thơ của anh mà tên mỗi bài đặt đúng cho những vấn đề hóc búa với thơ như: Dân chủ, Tự do, Độc lập, Công bằng, Hạnh phúc, Bác ái. Ưng ý và khoái vì ở đó cảm xúc cùng trí tuệ đã có dịp thăng hoa.
Mấy câu về Hạnh phúc có thể mới là thăng hoa ở tầm thấp:

Bị thằng bán tơ vu oan
Vẫn ngậm bồ hòn làm ngọt

Nhấm nháp vị cay của ớt
Để ăn càng ngon thêm

Cởi nốt tấm áo sờn
Đắp cho người lưu lạc

Bài Tự do, thăng hoa như đã hơn một bước:

Khi lên cao
Vút tận mây mờ

Lúc xuống thấp
Vượt cả năm dòng kẻ

Người xướng âm
Vẫn chỉ
Đồ Rê Mi Fa Son

Đến bài Bác ái, thăng hoa ấy đã đưa thơ tung tẩy trong phẩm vị mới mẻ, không dễ làm, không dễ có.
Nhưng, có thế nào thì vẫn phải trở lại để nói rằng, đúng, anh Giang chưa bao giờ coi thơ là nghề và nghiệp.
Nhưng càng đúng hơn, thơ thật sự đã là nhật ký tâm huyết cuộc đời anh. Khi vừa là một cử nhân vật lý – địa chất, vào đầu những năm 60 thế kỷ trước, khoác ba lô đi mọi miềm núi rừng của Tổ quốc, anh đã viết những câu thơ có dấu ấn nghề và rất đẹp.

Trước lán trồng thêm luống cải sen
Bướm vàng lác đác đến làm quen
Giật mình, một sớm hoa vàng chóe
Tưởng mạch quặng đồng mới nổi lên.

thì gần nửa thế kỷ sau khi đã là Tiến sĩ Địa – Vật lý từ năm 1980 nội lực cho thơ, vẫn còn dư dật lắm. Tâm tư chiều là bằng chứng đích đáng, đủ nói cho điều đó:

Mây đã bạc đầu
Chiều đã rêu phong
Thầm thĩ mãi tiếng rì rầm suối nhỏ
Thao thức mãi tiếng ào ào thác đổ
Trán đá phơi trắng cả hoàng hôn

Gió quét, sương pha, mưa rỉ rả mòn
Trăng đã soãi một bình nguyên yên ả
Buồn lởm chởm lại xô lên triền đá
Ngổn ngang trời
nắng lóa
núi xanh tuôn.

Mừng sinh nhật thứ 77 của Anh
6 tháng 7 năm 2013
*
 Tập thơ đã có bán ở các hiệu sách trong nước. Xin quý vị độc giả tìm đọc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét