Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 29 tháng 7, 2014

Độc lập hay đối lập?

Chuyện nàng An Thị

Tony Buổi Sáng: Tony đi công tác miền Tây Nam Bộ, thấy ăn nói cũng có chút kiến thức nên bà con hay hỏi thăm. Gần đây câu mà bà con hay hỏi nhất là việc thương lái Trung Quốc sang thu mua mấy cái "trời ơi đất hỡi" của mình, mục đích là gì vậy? Bữa thì râu mèo, bữa thì đuôi chuột, bữa thì cây sưa, bữa thì là xoài non, lá vải.... Bữa thì đỉa, ốc bươu vàng, móng trâu... toàn những thứ lạ lùng.
Tony nợ 1 câu trả lời.

Rồi cũng có thời gian tìm hiểu. Ra cửa khẩu Tân Thanh, Móng Cái, Thanh Thủy, Hà Khẩu... tất cả mọi người đều nói chưa từng thấy xuất những loại hàng như thế qua bên kia. Vậy họ mua làm gì? Mua mà không xuất. Bèn khăn gói qua tận bên Tàu để tìm hiểu thực hư. Mới hay là thương lái Trung Quốc không chỉ làm chuyện này ở nước mình, mà họ cũng đi xuống tận các tỉnh xa xôi như Cam Túc, Thanh Hải, Tứ Xuyên, An Huy... để thu mua các loại "nông sản" như thế. Họ là thương nhân đến từ các thành phố như Nam Ninh, Quảng Châu.... và đều có cuộc sống cực kỳ giàu có. Tony qua bển, với khả năng tiếng Tàu hết sức lỉu li, và tửu lượng cũng khá, bèn khai thác thông tin. Gặp 2 thương nhân ở Quảng Tây tên A Cầu và A Bình, chỉ vài chai Mao Đài và vài bài thơ Lý Bạch, họ sơ hở để cho Tony hiểu được nội dung câu chuyện.

Phi vụ của họ thường gồm 1 nhóm gồm 2 thương nhân ít nhất trở lên, mục tiêu là các vùng nông thôn hẻo lánh. Nông sản họ mua phải càng lạ càng tốt, người ta không biết giá thực tế là bao nhiêu để có thể so sánh. Đợt này sang Bình Phước của Việt Nam. Cây điều (đào lộn hột) trồng khá nhiều ở đây. Lá điều non là mặt hàng họ quyết định thu mua vì là hàng độc, không có tiền lệ mua bán, dễ tạo nên sự tò mò một cách huyền thoại. Đến thị trấn An Lộc và việc đầu tiên là tìm thương lái địa phương. A Cầu ghé chị Bảy, nói chị Bảy ơi tui muốn mua lá điều non. Hạt điều thô ví dụ giá chỉ có 500 ngàn đồng 1 tấn, A Cầu mua lá non giá ngang bằng luôn. Đưa tiền trước, nói chị hái cho tui vài tấn, phơi khô nha. Chị Bảy nửa tin nửa ngờ, nhưng thấy tiền thật, lại trả trước, nên kêu người ra hái lá đem phơi, giao cho khách. Chứ chờ cây điều ra trái, tiền phân tiền thuốc mấy tháng sau thì cũng chỉ có giá này thui, bán vậy sướng hơn.
Trong lúc đó thì A Bình sang gặp anh Tám, một thương lái ở xã khác. Cũng y chang vậy, anh Tám cũng hái 4 tấn lá điều non giao cho A Bình và lấy 2 triệu. Bên kia A Cầu quyết định tăng giá mua lá điều lên 1 triệu 1 tấn. Chị Bảy phấn khởi, cùng chồng cả đêm leo lên cây, hái khí thế, dù kiến vàng chui vô háng cắn tê cắn tái nhưng cũng ráng chịu đựng. Anh chồng mệt là bị chị Bảy chửi, nói đồ làm biếng, cơ hội kiếm tiền đổi đời là đây. Vì A Cầu nói phải giao vào ngày mai, phải xuất đi gấp. Chị Bảy cả đêm đu trên cây hái trối chết tới sáng mai cũng chỉ có 2 tấn, nên chỉ được có 2 triệu, A Cầu nói chị phơi khô giùm, cầm tiền trước nè chị, mấy bữa sau mới qua lấy đem đi. Dân chúng đồn ầm ầm. Chắc là thuốc tiên. Bên đó xứ lạnh trồng không được. Phong trào hái lá điều diễn ra nô nức.


Rồi vắng bóng. Đâu tuần sau A Bình lại xuất hiện, nói giờ hút hàng quá anh Tám ơi. Hàng này bên TQ chuộng lắm. A Bình nói giá bây giờ là 5 triệu 1 tấn. Đưa tiền trước và ép giao ngay. Anh Tám đang lo giao không đủ, thì bỗng dưng có ai đó tiếp thị nói có người bán sẵn giá chỉ có 4 triệu một tấn thôi, mua hem. Anh Tám thấy mua cứ 1 tấn lời 1 triệu, ngu gì không mua. Bèn thu gom. Gom được bao nhiêu A Bình cũng lấy hết. Cầm cục tiền trong tay, anh Tám ngỡ trong mơ. Ai ngờ hàng có sẵn kia là của A Cầu, dân địa phương hái và phơi sao kịp, nên qua kho của A Cầu mua lại. Chen chúc xếp hàng.
Bán xong hết kho, A Cầu phone cho chị Bảy giá bây giờ là 10 triệu 1 tấn rồi, gom nhanh lên người đẹp. Số lượng không giới hạn. Chị Bảy cười tít mắt qua điện thoại, lật đật gom khí thế, dân chúng hái phơi không kịp nên phải mua lại "trôi nổi" trên thị trường giá 8 triệu 1 tấn, cứ một tấn mang qua là lời 2 triệu mà. Tất nhiên hàng giá 8 triệu kia từ nguồn của A Bình. Nhưng A Cầu cũng đến, trả tiền đàng hoàng, rồi chở hàng đi. Chị Bảy chẳng mảy may nghi ngờ, tiếp tục thu gom để dành đó, đón đầu thời cơ. Chị Bảy bàn với chồng, qua tuần xuống thẩm mỹ viện Sài Gòn sửa mũi.

Đỉnh điểm là A Bình quyết định tăng lên 20 triệu 1 tấn, gom đi mai qua lấy. Nghe điện thoại xong, anh Tám muốn xỉu, ra sau nhà cây gì cũng vặt trụi lá, không kể cây điều cây tiêu gì sất. Nói tụi bay cứ thấy cây nào có lá là hái, trà trộn vô, tụi nó biết mẹ gì. Bữa trước cũng vậy, toàn lá tầm bậy mà tụi nó cũng mua, người mình thông minh bọn kia ngu thật. Huy động cả xã. Nhưng vẫn không đủ theo đơn hàng của A Bình, lại thu gom trên thị trường với giá 15 triệu 1 tấn. Ai mang sang giá 15 triệu đồng 1 tấn anh Tám mua hết. Anh Tám mua xong, gọi điện cho A Bình tới lấy thì A Bình nói để mai đi, đang lấy container lên đóng hàng. Sáng mai gọi lại thì "số máy quý khách vừa gọi không liên lạc được". Anh Tám chạy tất tả đến nhà nghỉ gần đó thì mới hay ông khách đã trả phòng. Phóng như bay đi tìm thì chỉ thấy chị Bảy, chị Hai, anh Tư, anh Ba, chị Sáu... cũng hớt hơ hớt hải phóng xe trên đường ở chiều ngược lại. Dáo dác vòng lên vòng xuống, cũng bấy nhiêu người trong hiệp hội các thương lái huyện ta. Con đường đất đỏ mịt mù bụi. Những cái mũ bảo hiểm lấm lem. Những cái nón lá phấp phới. Những gương mặt đen nhẻm và những giọt nước mắt nóng hổi. Những kho lá điều chất cao như núi vì ai cũng tranh thủ ôm hàng. Những vườn điều xơ xác, vắng lặng, mênh mông.

Hóa ra, họ thu mua các nông sản tào lao ấy chỉ là 1 cách để làm giá. A Cầu sau khi bán hết cho dân địa phương, sẽ vội vàng thông báo cho A Bình và cả 2 cao chạy xa bay. Chiêu thức mua bán lòng vòng đẩy giá lên, người ôm cuối cùng các các tiểu thương tội nghiệp. Mấy ngàn năm trước, trước miệng lưỡi và mưu mô của Triệu Trọng Thủy, nàng An Thị Mỵ Châu vừa đi vừa rắc lông ngỗng trên đường. Mấy ngàn năm sau, những nàng An Thị thế hệ mới đã khá hơn. Đã tự mình chạy xe máy chứ không cần phải ngồi sau An Dương Vương, nhưng thơ ngây thì vẫn cứ như thuở trước.
Ở bên kia biên giới, tại 1 khách sạn hoa lệ của Tp Bằng Tường, Triệu Trọng Cầu và Triệu Trọng Bình... vui vẻ đãi tiệc. Phi vụ thành công. Gái đẹp bận xườn xám vây quanh, hỏi "shâng y chai due nản hạo ma". A Cầu nói "hỉnh hạo", xong ngửa cổ uống cạn ly, tạm quên những ngày vất vả, nắng gió muỗi mòng ở xứ nhiệt đới xa xôi kia. Cả hai ngồi bàn việc đi Thụy Sĩ nghỉ ngơi một thời gian trước khi sang Cần Thơ mua đỉa.

Ông Phạm Quang Nghị đi Mỹ: Nước cờ xuất tướng của Đảng


Mấy hôm nay dư luận bàn tán xôn xao chuyện bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đi Mỹ và báo chí truyền thông nhận định “vận động Mỹ ủng hộ Việt Nam”

Trước nhất, chính thức là ông Phạm Quang Nghị đi với tư cách đại biểu Quốc Hội, không phải với tư cách Ủy Viên Bộ Chính Trị và bí thư thành ủy. Vì vốn dĩ dù có chức vụ cao trong đảng và thiết chế quyền lực trong nước (nhóm 16 ủy viên Bộ Chính Trị), nhưng với thông lệ quốc tế, chính phủ các nước tư bản không tiếp đảng viên các đảng theo nghi lễ quốc khách, dù là đảng cầm quyền, nếu người đó không có chức danh trong chính phủ.

Sự trái khoáy này làm Việt Nam đã bị “việt vị” hai lần. Năm 2000, Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu thăm Pháp, cuối cùng đã đẩy ngành ngoại giao nước Pháp vào thế lúng túng vì họ không biết sắp xếp ai để tiếp. Chính phủ Pháp không thể tiếp công khai và long trọng một ông Tổng bí thư đảng cầm quyền Việt Nam được vì không chính danh, thế là sau cùng họ cử Tổng bí thư đảng Cộng sản Pháp ra tiếp, và chuyến đi của ông Lê Khả Phiêu thành chuyện đầu voi đuôi chuột trong lịch sử ngoại giao Việt Nam.

Một sự kiện khác là sau khi lên Tổng Bí Thư, ông Nguyễn Phú Trọng tiến hành công du các nước Châu Mỹ trong năm 2012. Trong lịch trình có Brazil, tuy nhiên khi phái đoàn công du của Tổng bí thư rời Cu-Ba và chuẩn bị đáp máy bay sang Brazil thì Tổng thống Brazil có thông báo khẩn hủy lịch gặp dù việc này đã lên nghị trình rất lâu. Có lẽ do những tuyên bố bất lợi ở Cuba của ông Trọng. Brazil là một quốc gia tự do dân chủ, nên sau khi nghe bài phát biểu của ông Trọng ở Cu ba, Brazil e ngại ông Trọng khi đến Brazil lại thuyết giảng về chủ nghĩa Cộng Sản tiếp tục thì bất lợi cho chinh quyền Brazil

“Tổng bí thư dự bị”

Với lịch sử ngoại giao không mấy tự hào của chức danh Tổng bí thư đảng khi ngoại vận các nước tư bản như thế, nên dễ hiểu là vì sao phía Việt Nam im lặng và có vẻ “giấu kín” chuyến đi Mỹ của ông Phạm Quang Nghị, phải chăng phía đảng sợ rằng coi chừng lịch trình bị “đầu voi đuôi chuột” như hai chuyến trước chăng? Ở cấp Tổng bí thư đương nhiệm mà còn bị Brazil và Pháp ứng xử như thế, huống chi là vai trò “Tổng bí thư dự bị”.Cũng có khi là đảng e ngại Trung Quốc sẽ “phá rối” nếu Việt Nam ồn ào quá nên đi bài “nín thở qua sông” ?

Muốn xét về chuyến đi này của ông Nghị, trước tiên hãy xét về nhu cầu của hai nước xem nước nào cần đi và nước nào cần mời. Điểm lại các chuyến đi ngoại giao của hai bên qua lại, ta có thể thấy chỉ có lời mời của John Kerry dành cho Phạm Bình Minh hiện nay. Rõ ràng lời mời này có mục đích xúc tiến ký kết công khai các nội dung hợp tác giữa chính phủ hai bên nhằm làm cho Trung Quốc “chùn tay” trong việc lấn lướt Việt Nam, ký kết một cách chính thức theo nguyên tắc ngoại giao quốc tế. Ngoài ra Mỹ thấy chưa cần mời ai khác phía Việt Nam sang Mỹ lúc này.

Về mặt Quốc Hội Mỹ, trong tháng 5 và tháng 6, đã có hai đoàn đại biểu quốc hội Thượng Viện và Hạ Viện sang Việt Nam và xúc tiến các vấn đề song phương giữa quốc hội hai nước. Còn ông Nghị đi Mỹ với tư cách đại diện đoàn đại biểu Quốc Hội Hà Nội, không đủ thẩm quyền để đại diện Quốc Hội Việt Nam. Nên nếu ông Nghị trao đổi thông tin với Quốc Hội Mỹ thì nên xem như là ông Nghị học hỏi Quốc Hội Mỹ hơn là Quốc Hội Mỹ cần học hỏi Quốc Hội Việt Nam.

Như vậy việc ông Nghị đi Mỹ “theo lời mời của bộ ngọai giao Mỹ” (mà không theo lời mời của Quốc hội Mỹ) là để làm gì? Và có cần thiết gì giữa quan hệ hai nước lúc này không? Rõ ràng là không. Về hành pháp-không, về lập pháp-cũng không. Như vậy không có nhu cầu quan trọng vậy sao Mỹ mời? (mà có thật Mỹ chủ động mời không? Hay mời, nếu có, theo yêu cầu của phía đảng Cộng Sản VN?). Đơn giản là ông Phạm Quang Nghị cần đi hơn là Mỹ cần mời. Nên khả năng gần như chắc chắn là đảng đã thông qua đại sứ Mỹ ở Việt Nam tác động để Mỹ ra 1 thư mời cho ông Nghị để ông Nghị danh chính ngôn thuận đi Mỹ.

Vì sao phải thế?

Trong bối cảnh đảng đang lúng túng vì khó có thể trả lời trước dư luận là “vì sao chưa kiện Trung Quốc” cũng như sự xì xào là đảng đã “mắc kẹt vào tinh thần hội nghị Thành Đô” nên ảnh hưởng đến tính chính danh cầm quyền của đảng, nhất là trong tình thế “không biết giàn khoan quay lại khi nào”. Việc dư luận nhìn đảng “không tỏ ra nỗ lực thực sự trong ngoại vận để bảo vệ chủ quyền” dĩ nhiên đảng hiểu, vì thế đảng “ráng vận động hành lang” cho chuyến đi này của ông Nghị là điều dễ thấy, ngoài động thái xoa dịu quần chúng là “đảng cũng đã đi với Mỹ” thì còn có các mục đích “kềm chân phe chính phủ” trong chiến lược xoay trục của phe này, cũng như ra mắt ông Nghị là “lãnh đạo cao nhất của đảng cầm quyền Việt Nam sắp đến”

Toàn đảng đang chuẩn bị tiến hành đại hội đảng lần thứ 12 năm 2016. Theo truyền thống, tổng bí thư “phải” là người miền Bắc thì các nhân vật phù hợp còn lại trong Bộ Chính Trị lại thừa cái này thiếu cái kia cùng chưa đủ uy vọng, ngay cả Phạm Quang Nghị cũng thế. Cần chú ý là các đời Tổng bí thư trước đây như Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng đều kinh qua các chức vụ quan trọng trong “tứ trụ” như chủ tịch quốc hội 1 nhiệm kỳ rồi mới vào tổng bí thư trong giai đoạn gần đây.

Nếu Phạm Quang Nghị lên thẳng từ bí thư Hà Nội vào ghế Tổng bí thư thì cũng còn “hơi non”. Nên động thái cho ông Nghị đi Mỹ là nằm trong 1 chuỗi các động thái “gây dựng hình ảnh” cho ông Nghị trước dân và nội bộ đảng, vì ngoài Phạm Quang Nghị ra, có vẻ đảng không còn nhân vật nào hội đủ các điều kiện cần và đủ cho chức danh Tổng bí thư kỳ này, người có uy tín và kinh nghiệm trong đảng thì phải về hưu vì đến tuổi, người còn đủ tuổi thì uy tín không đủ, nên “bó đũa chọn cột cờ” có vẻ hợp lý cho đảng.

Vì sao Mỹ tiếp ?

Ba nguyên nhân chính chủ yếu lý giải việc ông Phạm Quang Nghị đi Mỹ như trên đã rõ, câu trả lời là phía Việt Nam cần hơn là Mỹ cần, nhưng vì sao Mỹ vẫn tiếp ông Nghị ?

Thứ nhất, về nguyên tắc hành xử của Mỹ, hễ quan chức nước nào muốn đi Mỹ thì Mỹ đều tiếp, vì nó có lợi cho Mỹ, ít nhất là ở chỗ có thêm thông tin để đánh giá, để tìm hiểu nội bộ bên kia, Mỹ được nhiều mà không mất gì nên Mỹ tiếp và ủng hộ. Dư luận đừng ngộ nhận rằng Mỹ tiếp là do nhà nước Mỹ hay đảng phái nào ở Mỹ “muốn quan hệ với đảng cộng sản Việt Nam (hoặc với Tổng bí thư tương lai) qua chuyến đi này”, không như một số ý kiến trên mạng nhận xét “khó có thể nghi ngờ rằng đến nay quan hệ hai đảng Việt-Mỹ làm đảng cộng sản Trung Quốc ghen tị”

Vấn đề thứ hai cần chú ý là Mỹ tiếp đúng nguyên tắc ngoại giao, ông Nghị có tư cách trưởng đoàn đại biểu Quốc hội một địa phương, nên Mỹ cử thứ trưởng ngoại giao tiếp, chứng tỏ giữa hành pháp cao cấp Mỹ và ông Phạm Quang Nghị “không có gì để bàn với nhau vì không đối đẳng”. Cũng thế ta dễ hiểu vì sao Mỹ sắp xếp chủ tịch Thượng Viện, Ông Leahy là chủ tịch (về nghi lễ ngoại giao sau phó TT Mỹ Biden) của đảng Dân Chủ ở Thượng Viện, và nghị sĩ McCain vì ông này hiểu Việt Nam nhiều và là đại diện cho phía đảng Cộng Hòa trong Thượng Viện (President Pro Tempore) để tiếp ông Nghị

Vấn đề thứ ba là có nhận định cho rằng các việc ông Nghị bàn với phía Mỹ là các việc “ở tầm nguyên thủ” thì không đúng. Rõ ràng các nội dung hai bên trao đổi không có gì quan trọng hay triển khai cái mới, về kinh tế thì là xúc tiến đầu tư hai nước…về chính trị thì “Việt Nam cám ơn Mỹ trong vấn đề tranh chấp biển Đông”, chỉ là những cái nói lại những cái hai bên đã có từ hiệp định thương mại Mỹ-Việt mà thôi cũng như nhắc lại nghị quyết 412 của Quốc Hội Mỹ dành cho Biển Đông.

Vấn đề thứ tư là có dư luận nói rằng điều này cho thấy đảng cầm quyền Việt Nam đang “âm thầm xoay trục sang Mỹ và phương tây” thì rõ ràng chưa hợp lý. Nếu đảng cầm quyền muốn xoay trục thật thì vì sao Phạm Bình Minh chưa đi sang Mỹ để hai bên chính danh ký kết một cái gì đó khả thi để cùng nhau làm mà cử Phạm Quang Nghị đi trong tư thế “nín thở qua sông” để làm gì? Nếu lập luận là Phạm Quang Nghị đi với tư cách “thái tử kế vị” để trình bày chính sách “âm thầm xoay trục của toàn bộ đảng” thì sao không đi cùng Phạm Bình Minh như ông Nguyễn Phú Trọng cùng đi với Hồ Xuân Sơn sang Trung Quốc năm 2011? Điều này chỉ làm bộc lộ sự chia rẽ và “tranh công” ở nội bộ đảng trong vấn đề “thân Mỹ, thoát Trung”: đảng cử Phạm Quang Nghị đi, nhưng lại không hay chưa cho Phạm Bình Minh, Bộ trưởng ngoại giao của chính phủ, đi dù đã được mời chính thức từ lâu.

Vấn đề thứ năm là vì sao Trung Quốc không tỏ ra quan tâm và e ngại gì về chuyến đi này (truyền thông Trung Quốc không lưu ý) ? Phải chăng Trung Quốc đã biết trước do “có trao đổi ngầm giữa 2 đảng” hay là Trung Quốc đã quá hiểu mình sẽ lại chi phối được Việt Nam nên họ vẫn “bình chân như vại và chả quan tâm gì” ???

Có ý kiến nói rằng có khi Mỹ xem xét để chọn Phạm Quang Nghị thay cho Nguyễn Tấn Dũng trong việc duy trì ảnh hưởng của Mỹ trong đảng cầm quyền Việt Nam. Nhận xét này xem ra không có cơ sở lắm. Xét về các mặt quyền lực cầm nắm thực sự, ảnh hưởng quốc tế và uy tín trong dân thì ông Nguyễn Tấn Dũng trội hơn rất nhiều, vậy hà cớ gì Mỹ lấy cái ít mà bỏ cái nhiều, bỏ cái hiện đang có mà lấy cái chưa hình thành?

Tóm lại, việc ông Phạm Quang Nghị đi Mỹ chuyến này có lợi ích chăng là lợi ích của riêng ông Nghị và đảng, chứ chẳng có tác dụng gì về mặt chiến lược cho quan hệ hai nước dấn sâu hơn và cũng không thể hiện gì là “toàn đảng đang xoay trục qua Mỹ”. Chúng ta nên chờ chuyến đi của Phạm Bình Minh, nghe đâu sẽ thực hiện vào tháng 9 này. 
Nguyễn An Dân
(Trí Nhân media) 

Sau "du học thoát nghèo" là "du học thoát giàu"?

Thế hệ du học trước tôi chủ yếu đi Nga và Đông Âu, trở về với một Việt Nam nghèo. Cái mà họ muốn thay đổi nhất là thoát nghèo. Thế hệ này bắt đầu nhìn ra rằng vấn đề ở Việt Nam là tri thức, là một hệ thống giá trị mới

LTS: Trong phần 2 cuộc trò chuyện, TS Phan Việt nói về việc các du học sinh tiếp nhận được những gì từ nền giáo dục của các quốc gia tiên tiến và việc họ ứng dụng ra sao ở Việt Nam.
Bài 1: Giấc mơ du học, sau Harvard rồi... đi đâu?


Bài 2: Sau "du học thoát nghèo" là "du học thoát giàu"?

Có phải "cứ Mỹ là tốt"?

Như ở phần trao đổi trước, chị đã nói về động cơ dẫn đến trào lưu “đua” gửi con sang các nước tiên tiến để đi học.  Nhưng điều đáng quan tâm là  các du học sinh đó rồi sẽ làm được gì sau khi được thụ hưởng nền giáo dục tiên tiến?

Tâm lý mong muốn con em đi du học để trở thành những công dân quốc tế, đáp ứng được thị trường lao động toàn cầu... là rất thực tế và xác đáng. Nếu xác định mình đi học để có thể cạnh tranh đàng hoàng trên thị trường quốc tế thì quá tốt.

Nhưng như tôi nói, vì nhiều người Việt đi học với một khởi đầu không rõ ràng như trên cho nên cái mà họ đạt được cũng thường mang yếu tố tình cờ hoặc thụ động. Ở các nước khác thì tôi không rõ nhưng ở Mỹ, số người đi học rồi ở lại đi làm được theo mong muốn có ý thức của mình một cách đàng hoàng không nhiều đâu. Đa phần cũng là xoay sở một công việc, rồi cứ làm công ăn lương. Mình chỉn chu, nghiêm túc thì rồi cũng có những thành công nhất định.

Từ Việt Nam nhìn ra thì nhiều khi xã hội hay có một số những suy nghĩ không chính xác về người đang học và sống ở nước ngoài. Ví dụ đánh đồng mức độ uy tín và bằng cấp của các trường nghiên cứu hạng một (R1) với các trường kiểu như cao đẳng cộng đồng.

Hiện bây giờ, tôi vẫn nhìn thấy nhiều trường chất lượng không rõ ràng của Mỹ đến Việt Nam quảng cáo phóng đại về bản thân, khiến học sinh và phụ huynh nhầm lẫn "cứ Mỹ là tốt". Bản thân những người ở nước ngoài về cũng biết tâm lý này của xã hội nên cũng tận dụng nó. Kết quả là việc sính ngoại càng trầm trọng.
du học, giáo dục, phát triển, cơ hội
TS Phan Việt (thứ 5 từ trái sang) trong lễ ký kết với trường Đại học Quốc gia. Ảnh nhân vật cung cấp
Vậy dựa trên nền tảng là sản phẩm, kết quả giáo dục để đáp ứng với đòi hỏi của thị trường lao động, thì  theo chị, đâu là sức hút của giá trị Mỹ?

Tôi nghĩ cái gốc của vấn đề là nền giáo dục ở Mỹ gắn kết chặt với thị trường lao động và là sự triển khai của một hệ thống giá trị Mỹ trong đó con người được đánh giá rành mạch ở chất lượng công việc của anh, tài năng của anh. Trên mặt bằng chung, ở Mỹ ít có chỗ cho sự chàng màng.

Người Mỹ trọng lương tâm công việc lắm - cái này có nguồn gốc từ cái gọi là Protestant ethics, tức là cái đạo đức Tin Lành. Anh muốn xấu xa bê bết ở đâu thì kệ nhưng trong công việc, nếu anh đã được trả lương để làm thì anh phải làm tử tế, đấy là chuyện nghiễm nhiên, không bàn cãi.

Ở Việt Nam, giáo dục tồn tại độc lập như một cỗ máy tự vận hành vì mục đích khoa cử. Còn gắn kết giữa nó và thị trường lao động rất rời rạc. Gắn kết giữa nó với hệ thống giá trị hiện tại của Việt Nam lại còn rời rạc hơn - rời rạc hơn Mỹ và rời rạc hơn so với xã hội Việt Nam trước đây.

Tôi nói ví dụ chuyện hệ thống giá trị thế này. Nhiều bạn trẻ Việt Nam thường ao ước mình học ít thôi mà điểm vẫn cao, làm nhàn thôi mà lương vẫn cao, làm ít thôi nhưng vẫn thăng tiến. Sinh viên của tôi ở Mỹ nhìn chung không ước như thế. Các em ấy ước được làm việc mình thích và được trả lương công bằng - và đây là cái công bằng chung cho tất cả mọi người chứ các em ấy không muốn mình may mắn hơn người khác, không muốn mình nhàn nhã hơn.

Đừng "bê một cụm Việt Nam sang Mỹ"

Vậy theo quan sát riêng của chị, những điều lớn nhất các sinh viên Việt Nam thu được từ nền giáo dục tiên tiến đó là gì? Giúp ích đến đâu trong phát triển công việc của bản thân họ cũng như đóng góp cho cộng đồng?

Vấn đề này phụ thuộc vào từng cá nhân cụ thể, không có đáp số chung. Họ tìm cái gì sẽ được cái đó.

Như tôi nói, cái mục đích khởi đầu rất quan trọng cho việc bạn đi đến đích nào, có đi đến đích hay không và mất bao lâu để đi đến. Tôi nghĩ là cái động cơ của bạn lúc khởi đầu phải rất trong sáng và trung thực. Nếu nó bắt đầu từ những tính toán căn cơ thì thường rồi cuối cùng cuộc đời bạn cũng sẽ liên tục là những bài toán đối đãi rất đau đầu. Thường là những bạn có mục tiêu rõ ràng cho việc học của mình, có sự độc lập và trong sáng từ trong nước thì các bạn đó có thể có những cuộc lột xác hoàn toàn khi ra nước ngoài.

Còn những bạn đi vì các tính toán khác thì tôi thấy là thường vẫn co cụm trong cộng đồng người Việt với nhau, chẳng khác gì bê một cụm Việt Nam sang Mỹ.

Thành tựu quan trọng nhất của các bạn đó có thể là tấm bằng vì ngay cả một vài nếp sống văn minh và tự lập mà các bạn ấy học được ở Mỹ thì chỉ về nước một thời gian ngắn là mai một hết. Các bạn ấy có thể lại còn bị kẹt trong tình trạng trở lại Việt Nam thì thấy cái gì ở Việt Nam cũng tệ nên khó hòa nhập.
du học, giáo dục, phát triển, cơ hội

Theo suy nghĩ của riêng tôi, du học sinh thường rơi vào hai nhóm đối tượng: hoặc rất giỏi và nhận được học bổng, hoặc con của gia đình khá giả đi du học tự túc. Cả hai nhóm đều có những điều kiện (để) thành công cao, được mong đợi tạo ra ảnh hưởng tích cực để phát triển cộng đồng. Nhưng không phải ai cũng có thể đạt được thành công khi trở về. Ngoài thái độ học tập mà chị vừa phân tích ở trên, nếu họ không thành công, thì đâu là những cản trở khác?

Nói như vậy cũng không được công bằng lắm. Chúng ta mở cửa từ năm 1986 nhưng thực ra số người đi học nước ngoài rồi trở về Việt Nam làm việc vẫn chỉ là muối bỏ bể trong một đất nước cần xây dựng quá nhiều thứ và có quán tính quá lớn từ quá khứ.
Thế hệ này bắt đầu nhìn ra rằng vấn đề ở Việt Nam là tri thức, là một hệ thống giá trị mới, còn kinh tế thì bây giờ cũng đã ổn rồi, xã hội mình không đến nỗi chết đói nữa.

Thế hệ du học trước tôi chủ yếu đi Nga và Đông Âu, trở về với một Việt Nam nghèo. Cái mà họ muốn thay đổi nhất là thoát nghèo. Và bây giờ bạn có thể thấy ảnh hưởng của họ ở nhiều lĩnh vực kinh doanh, bất kể bạn cho rằng ảnh hưởng đó là tốt hay xấu.

Đến thế hệ của tôi bắt đầu đi Mỹ, Anh, Úc... nhưng cũng chỉ bắt đầu thực sự từ 10 năm trở lại đây.

Thế hệ này bắt đầu nhìn ra rằng vấn đề ở Việt Nam là tri thức, là một hệ thống giá trị mới, còn kinh tế thì bây giờ cũng đã ổn rồi, xã hội mình không đến nỗi chết đói nữa.

Nhưng thay đổi các giá trị luôn khó và lâu; sáng tạo ra các giá trị mới càng khó hơn. Mình vừa phải có đủ tích lũy và tri thức để xây dựng nó, phát biểu được nó ra rành mạch, vừa phải sống chính những giá trị đó giữa một biển tác động của thế giới cũ.

Nhưng tôi thấy điều này đang manh nha xuất hiện như những đốm lửa nhỏ rồi.

Tôi lấy ví dụ là Viện Nghiên cứu Toán Cao Cấp mà anh Ngô Bảo Châu và các đồng nghiệp đang thực hiện. Tôi đến đó, thấy các khóa học đều đặn, rất nhiều người ở nước ngoài về dạy ở Viện vào mùa hè như anh Vũ Hà Văn, anh Hà Huy Tài, các anh chị ở Pháp, ở Nhật, vv...

Xã hội có thể cho việc này là nhỏ, nhưng cái họ đang làm có giá trị tích lũy rất tốt. Họ đang chứng minh một thứ và giúp thế hệ sau tin một thứ: cuộc sống vững vàng, tự tại nhờ vào tri thức là rất quan trọng cho con người đương đại. Hoặc tôi thấy những nỗ lực của anh Giáp Văn Dương với Giap School. Hay của nhóm tổ chức liên hoan phim hàng năm YyxineFF; những ca sỹ và người làm nghệ thuật độc lập; các công ty sách độc lập; các hội đọc sách, hội làm cha mẹ....

Rồi tôi gặp các nhóm bạn trẻ cùng nhau thành lập các tổ chức phi chính phủ làm về môi trường, về giáo dục kỹ năng sống, bình đẳng giới, vv... Có quyền tin là đang manh nha những lớp sóng mới trong lòng xã hội Việt Nam. Cái tinh thần của cơn sóng ấy và cái giá trị lõi xuyên suốt những cơn sóng ấy là giống nhau và tích cực.

Cản trở họ thì nhiều, tôi không cần nói ra chắc ai sống ở Việt Nam cũng biết. Cái mà họ cần làm nhất bây giờ chính là hợp tác với nhau.

Tôi thì nghĩ là điều đó thể nào cũng xảy ra; nó chỉ cần thêm thời gian và cần có những nhân tố kết nối. Bản thân mỗi người, mỗi nhóm vào lúc này đều đang tập trung xây dựng nội lực và tìm ra bộ mặt riêng của mình nên chuyện đứng một mình, manh mún là chuyện dễ hiểu.

Xin cảm ơn chị!
Hoàng Hường
( Tuần Việt Nam ) 

Tại sao Công ty Diamond đuổi công nhân Việt Nam?

Tường An, thông tín viên RFA, Paris

Công nhân ngành may mặc, giầy da ở Bình Dương (ảnh minh họa)
Công nhân ngành may mặc, giầy da ở Bình Dương (ảnh minh họa)  -Photo VinhTung/nld
Hàng trăm công nhân hảng giầy thể thao Diamond tại khu công nghiệp Bình Dương đang bức xúc về việc công ty bắt công nhân ký giấy cắt hợp đồng với  lý do mà theo họ không chính đáng. Ngoài ra họ cũng không đồng ý với số tiền bồi thường của công ty .
Công ty  Diamond VN, thuộc tập đoàn Diamond của Đài Loan, toạ lạc tại khu công nghiệp Mỹ Phước 1, Bến Cát, Bình Dương. Bắt đầu hoạt động từ tháng 6 năm 2003,  sản xuất chủ yếu là các loại giày thể thao mang nhản hiệu PUMA, MIZUNO, NB, ASICS.
Không đuổi nhưng cắt hợp đồng

13 và 14 tháng 5 phản đối  Trung Quốc  hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng lãnh hải thuôc thềm lục địa Việt nam, đã có ít nhất 460 công ty , phần lớn của Đài Loan bị đập phá và 15 công ty bị đốt cháy . Công ty giầy Diamond cũng bị đốt cháy một phần. Hiện phần bị cháy đó đang được sửa chửa và xây cất lại . Tuy nhiên, vừa qua, công ty đã đưa ra thông báo ký ngày 18/7 gọi 139 công nhân lên để thông báo cắt hợp đồng với lý do là vì công ty không còn đơn đặt hàng nhiều nữa.
Vào ngày 19 tháng 7, tại nhà ăn của công ty, gần 150 công nhân đã có mặt để nghe quyết định  cắt hợp đồng của công ty . Công ty chỉ bồi thường từ 1 tháng đến  45 ngày công kể từ ngày 19/7, chị Nga một công nhân đã có 5 năm thâm niên nói :
« Nói chung, từ ngày 19 nó cho nghĩ, ai đi làm thì nó không có chấm công vô nữa. Mình được hưởng 45 ngày sau. Ý là nó bồi thường cho mình 1 tháng rưỡi đó »
Họ làm giấy tờ sẵn hết họ bắt mình ký vô. Họ làm giấy tờ sẵn, hôm nay vô là họ ép buộc công nhân …Tại vì nó cho công an vô quá nhiều mà và bên sở lao động vô nữa. Họ ép buộc công nhân phải ký vô cái giấy cắt hợp đồng. Họ nói là nếu như không hợp tác với công ty là họ sẽ bồi thường gì hết
Chị Xuân
Điều 38 của Bộ luật Lao Động về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động quy định chủ sử dụng lao động phải báo trước :
a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn.
Điều bất cập ở đây là công ty đã không áp dụng thời gian báo trước như điều 38 quy định, họ họp công nhân ngày 19/7 và công ty đã có sẵn giấy cho thôi việc bắt đầu ngay hôm đó, tức ngày 19/7 và ép công nhân ký vào đó. Trước sự hiện diện đông đảo của công an cơ động lăm le dùi cui, đa số công nhân là nữ đã phải ký vào những giấy cắt hợp đồng và hẹn ngày 4/8 đến lấy tiền bồi thường. Chị Xuân làm việc tại đây gần 9 năm cho biết :
« Họ làm giấy tờ sẵn hết họ bắt mình ký vô. Họ làm giấy tờ sẵn, hôm nay vô là họ ép buộc công nhân …Tại vì nó cho công an vô quá nhiều mà và bên sở lao động vô nữa ..Họ ép buộc công nhân phải ký vô cái giấy cắt hợp đồng. Họ nói là nếu như không hợp tác với công ty là họ sẽ bồi thường gì hết, chỉ bồi thường có 1 tháng rưỡi lương thôi. Công nhân thì nó nghèo, nó cũng cần tiền để mà sinh sống, tiền nhà trọ, ăn, sinh hoạt hàng ngày. Mấy đứa đó nó thấy công an nhiều quá nó sợ, rồi nó ký hết ! Họ cho công an vô quá trời luôn mà ! Họ cho mấy thằng cơ động cầm mấy cây côn , công nhân sợ muốn chết luôn, công nhân phải ký vô giấy cắt hợp đồng »
Công nhân cũng không được quyền phát biểu ý kiến của mình. Chị Nga nói :
« Nó nói nếu không ký đơn, anh nào ngoan cố đứng lên phát biểu….người ta không cho phát biểu ý kiến luôn, người ta không giải thích những thắc mắc của mình luôn. Ai ngoan cố thì người ta đuổi ra khỏi nơi làm việc »
Theo sự giải thích của công ty thì do nhà máy bị phá huỷ, phải xây lại nên không có đơn đặt hàng, vì vậy họ phải đuổi bớt nhân viên. Tuy nhiên, công nhân nghi ngờ lập luận này, vì trên trang nhà của công ty Diamond, người ta vẫn thấy quảng cáo tuyển dụng nhân viên, vã lại, khu Puma không bị cháy, tại sao lại đuổi công nhân, trong khi khu bị cháy đang xây lại mở rộng thêm 4-5 tầng và công nhân bên đó lại được tăng ca. Ngoài ra, Theo chính sách đền bù của Uỷ ban Nhân Dân tỉnh Bình Dương , công ty Diamond cũng  được miễn, giảm tiền thuê đất, thuê cơ sở hạ tầng hơn 1 tỉ đồng, ước miễn một số loại thuế lên tới 23 tỉ đồng. Chị Xuân bức xúc nói :
Nếu mà không có đơn đặt hàng thì xây xưởng mới làm gì ? Bây giờ nó giảm quy chế của công nhân, họ giảm công nhân, họ không nói đuổi mà họ cắt đứt hợp đồng
Chị Xuân
« Tại sao xưởng bị cháy thì công nhân không bị thiệt thòi, thiệt hại gì hết. Mà hãng Puma không bị cháy mà họ cắt hợp đồng của công nhân.  Họ nói là công ty mình phải trả giá nặng nề cho nên là đơn đặt hàng giảm, họ nói lý do là họ không có hàng cho công nhân làm. Nếu không có hàng sao xưởng bị cháy không thiệt thòi ? mà công nhân không bị cháy tại sao thiệt thòi ? Nếu mà không có đơn đặt hàng thì xây xưởng mới làm gì ? Bây giờ nó giảm quy chế của công nhân, họ giảm công nhân , họ không nói đuổi mà họ cắt đứt hợp đồng »
Sa thải các công nhân thâm niên, lương cao
Theo công nhân lý do sâu xa không được nói ra là vì công ty  muốn đuổi những công nhân thâm niên, lương cao để mướn người trẻ vào, lương thấp hơn. Chị Nga nói :
« Nói chung làm lâu năm thì bây giờ lương cũng cao rồi. Một người lâu năm bằng hai người mới nên nó khôn lắm, nó đuổi người cũ. Nói chung người nào làm lâu năm thì nó cố tình đuổi, nó chấm dứt hợp đồng. Công nhân thì toàn phụ nữ không , họ ký đơn hết. Chỉ còn khoảng mười mấy người không ký đơn thôi »
Nói chung, để tránh phải trả lương cao, nhất là vào dịp cuối năm, để khỏi phải trả phụ cấp Tết, thì các công ty tìm cách đuổi công nhân bằng nhiều cách, một trong những cách đó là cho công nhân thử lại tay nghề .Thử tay nghề để định lại mức lương chỉ là một cách gạt công nhân. Thực tế, dù tay nghề giỏi hay dỡ thì công nhân đều bị sa thải. Chị Nga nói :
« Trước khi thử tay nghề, người ta không nói thử tay nghề để loại, người ta nói thử tay nghề, nếu ai trượt thì người ta hạ thấp tiền kỹ thuật xuống thôi chứ người ta không nói thử tay nghề để mà loại trừ.  Bên phòng dân sự người ta vẫn phát biểu những công nhân lâu năm, không có làm công việc cố định, chỉ có làm thủ công, thi tay nghề không đậu thì người ta cắt hợp đồng luôn. Trong khi đó có người gò mũi đã mấy năm, đi thi họ vẫn đậu mà vẫn có danh sách cho nghĩ luôn đó…. »
Nói chung làm lâu năm thì bây giờ lương cũng cao rồi. Một người lâu năm bằng hai người mới nên nó khôn lắm, nó đuổi người cũ. Nói chung người nào làm lâu năm thì nó cố tình đuổi, nó chấm dứt hợp đồng
Chị Nga
Công nhân cho biết đợt đầu sẽ sa thải  460 công nhân và đợt sau 1400 công nhân. Chị Xuân cho biết ý kiến :
« Chị làm tốt, không bị phạt, bây giờ nó đòi cắt hợp đồng của chị, chị không đồng ý, chị không chấp nhận, chị nói muốn cắt hợp đồng phải có lý do. Nó không nói ra nhưng mình biết là công nhân làm lâu năm lương cao quá, còn công nhân mới lương thấp. Như lương của chị là bằng hai lương công nhân mới rồi. Nó không nói ra, nhưng mình biết, nó cắt một tốp vài trăm người, vài trăm người, nó cắt từ từ rồi nó sẽ tuyển công nhân mới vô »
Chị Bích làm việc tại đây đã ba năm, khi thi lại tay nghề, chị không làm sai, nhưng vẫn bị sa thải. Chị nói :
« Cái này không có nói em thi chuyên nghề , em hợp tác với cán bộ em làm đủ thứ công việc hết , rồi tự nhiên ghi…ghi vô  rồi có danh sách sa thải em ! »
Công đoàn nhà nước cũng có mặt trong buổi họp ngày 19/7, công đoàn nói gì hôm đó? Chị Nga cho biết :
« Công đoàn cũng nói công ty không làm sai, nó đọc luật lao động điều 48, công nhân im phăng phắc, chỉ có 1-2 người phản đối mà người ta đâu có cho nói »
Theo Bộ luật lao động có hiệu lực từ ngày 1/5 năm 2013. Điều 48 ghi những quy định về trợ cấp thôi việc (tức hết hợp đồng) , theo đó công nhân làm việc từ 12 năm trở lên, mỗi năm làm việc được  trợ cấp nửa tháng lương.
Điều 49 thì quy định công nhân đã làm trên 12 tháng bị mất việc ( tức bị đuổi việc) mỗi năm làm việc phải được đền bù 1 tháng tiền lương.
Rõ ràng công nhân Diamond trong trường hợp này phải được đền bù theo điều 49 chứ không phải 48 và phải được trợ cấp 1 tháng lương theo mỗi năm thâm niên chứ không phải đổ đồng ai cũng được 1 tháng đến 45 ngày tiền lương.
Dĩ nhiên là công nhân không hài lòng với quyết định này !
« …Thì đâu có hài lòng, nghe nói công nhân ở dưới thành phố họ đền 3 tháng lương.  Lương của em 4 triệu, họ đền cho 1 tháng rưỡi . Nói chung là công nhân từ 3-6 năm là họ đền bù cho 1 tháng rưỡi »
Và họ cũng không có niềm tin vào công đoàn nhà nước
« Tháng nào mình cũng đóng tiền công đoàn, mỗi tháng mình đóng 20.000 mà  bây giờ công đoàn không bênh công nhân, bênh công ty không hà ! Chị nói tại sao không bênh công nhân ? Họ nói công ty giải quyết như vậy là hợp tình hợp lý ! Em nghe công ty giải quyết như vậy có hợp tình hợp lý không ? Công đoàn ở đây là nó không có bênh công nhân đâu em ơi ! Cái thằng giám đốc sở lao động ở đây nó cũng không bênh công nhân đâu, nó bênh công ty luôn ! »
Chị Nga nghĩ rằng có một sự thông đồng từ trên xuống dưới để ép họ vào đường cùng, chị nói :
« Nhiều người rủ nhau lên phòng lao động trên Bến Cát, nhưng mà nói chung là công ty này đã ăn khớp với nhau từ trên xuống dưới rồi hay sao nên hôm đó có người trên sở lao động về họ đọc điều 48 tự nhiên thấy công nhân im phăng phắc hết, nhốn nháo lên 1 chút rồi ký đơn »
Chị  Bích có hai con đang đi học, chị còn chỉ còn biết khóc trước tương lai đen tối trước mắt :
« Em làm em không muốn nghĩ, gia đình cũng khổ nên em muốn làm lâu dài ở công ty, ngày nào em cũng lại công ty khóc. Tuy nhiên sa tháy em ra, em khóc lần nầy không biết mấy lần.  Bữa nào em cũng lại công ty nước mắt em tuôn trào mà em cứ xin hoài. Em không muốn bồi thường em như vậy, em muốn ở lại làm với công ty. Nếu công ty cho lương em rẻ lại một chút em ở lại làm với công ty cũng được nữa chị, tại vì hoàn cảnh em khó khăn lắm. »
Chúng tôi sẽ theo dõi sự việc và gửi đến quý thính giả những diễn biến về công ty giầy Diamond tại Bình Dương.
 

Độc lập hay đối lập?

Núp bóng tổ chức xã hội dân sự, thời gian qua, vẫn có những nhóm người lập ra các “hội, đoàn độc lập” khiến một số người ảo tưởng về một “liều thuốc dân chủ” lợi hại, trong đó có “Hội nhà báo độc lập” và “Văn đoàn độc lập”.
 
Ðộc lập hay đối lập đây? Chắc chắn là âm mưu đối lập!

Báo chí Cách mạng Việt Nam qua 89 năm trưởng thành, phát triển đang hiện hữu Hội Nhà báo Việt Nam với hơn 21.000 hội viên. Thế mà nực cười thay, các “nhà dân chủ” lại tung hô, kêu gọi thành lập cái gọi là “Hội nhà báo độc lập” cho những blogger đội lốt dân chủ, chống phá Nhà nước mà chẳng bao giờ có một tác phẩm báo chí đúng nghĩa. Chức chủ tịch hội do một người tự phong. Những người này còn tự xưng “nhà báo độc lập”, ra tận nước ngoài tham gia cái gọi là “điều trần đòi quyền tự do báo chí cho Việt Nam” và ngang ngược đòi chuyển ngày truyền thống của báo chí Việt Nam từ 21-6 sang ngày 3-5. Ðúng là một hành động vô lối!

Báo chí đã thế, lại còn những nhà văn quá khích, gần đây cũng ồn ào vận động thành lập cái gọi là “Văn đoàn độc lập”. Với sự so sánh khập khiễng, họ ví “Văn đoàn độc lập Việt Nam” với nhóm “Tự lực văn đoàn” năm xưa. Họ rêu rao “Văn đoàn độc lập Việt Nam” là một tổ chức của xã hội dân sự, ái hữu nghề nghiệp, hoàn toàn độc lập đối với mọi hệ thống tổ chức và thiết chế trong nước. Nhưng sau đó, có nhiều bài viết về “Văn đoàn độc lập” đã hé lộ ý đồ thành lập một tổ chức đối lập với Hội Nhà văn Việt Nam, gắn với mưu đồ “Cách mạng hoa nhài”, kêu gọi các nhà văn xuống đường như trong cuộc “Cách mạng Mùa xuân Arập”. Nực cười hơn, trong danh sách nhà văn vào hội còn ghi bừa cả tên một nhà văn… đã chết!
Độc lập hay đối lập?

Gần đây, xuất hiện nhiều tổ chức mang cái mũ “độc lập”. Nhiều hội, đoàn với điều lệ, mục tiêu, chương trình hoạt động khác nhau nhưng đều có điểm chung là muốn xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Ðảng, sự quản lý của Nhà nước; xuyên tạc, bóp méo hệ thống chính trị; đối lập với các cơ quan của hệ thống chính trị. Chúng hướng tới nhiều đối tượng khác nhau: thanh niên, phụ nữ, luật sư, nhà văn, nhà báo, công nhân, nông dân với các tên gọi rất mỹ miều: Tập hợp thanh niên dân chủ, Hội phụ nữ nhân quyền, Hội tù nhân lương tâm, Văn đoàn độc lập, Hội nhà báo độc lập, Công đoàn độc lập, Hội mỹ thuật độc lập, Hội điện ảnh độc lập… Các thế lực xấu đều kích động, xuyên tạc Việt Nam vi phạm quyền tự do lập hội, kêu gọi các nước lấy đó làm điều kiện gây áp lực khi Việt Nam gia nhập Hiệp định Ðối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Hiến pháp và pháp luật Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự lập hội, nếu các hội ấy thực sự vì con người, vì lợi ích thật sự của nhân dân. Ðảng, Nhà nước không cấm thành lập các tổ chức độc lập, nhưng từ độc lập trở thành đối lập với hệ thống chính trị thì tự nó đã đối lập với lợi ích của nhân dân, trái với pháp luật.

Có thể thấy rằng, tất cả những tổ chức trên đều không có gì mới mẻ, tiến bộ, phải thành lập vì nhu cầu của xã hội. Hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay đã có đầy đủ các tổ chức, đoàn thể đại diện cho mọi thành phần, mọi giai tầng trong xã hội. Không những thế, các tổ chức chính trị xã hội và các hội, đoàn thể đều được Ðảng, Nhà nước quan tâm, chăm lo, tạo điều kiện hoạt động, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Dù ở một số tổ chức vẫn còn những mặt hạn chế nhưng so sánh với các hội, đoàn độc lập đang được rêu rao, vận động thành lập thì sẽ thấy chẳng khác gì so sánh cỏ với lúa vậy!

Nhìn vào danh sách những nhân vật tham gia vào Hội nhà báo độc lập thì có những người chưa bao giờ làm báo. Còn Văn đoàn độc lập thì tiếc thay, có cả những nhà văn lão thành, có cả cán bộ, đảng viên đương chức. Một số nhà văn đã từng được Nhà nước hỗ trợ kinh phí sáng tác nhưng khi đã nhận tiền rồi, họ có cho ra đời được tác phẩm nào xứng đáng? Ăn lương Nhà nước, ăn tiền hỗ trợ sáng tác mà lại âm mưu thành lập hội mới để đối lập với tôn chỉ mục đích của hội chính thống hiện hành thì thử hỏi tư cách của những nhà văn ấy là gì?

Thật ra, các tổ chức “độc lập” trên chỉ là một nhóm người tiêu cực, bất mãn cá nhân, muốn tập hợp lực lượng để thực hiện các mưu đồ đen tối. Cho dù họ cố tình khuếch trương bằng những cái mác nhân sĩ, trí thức “có tên tuổi” song vẫn không đánh lừa được nhân dân. Ngay cả khi họ được hậu thuẫn từ nước ngoài, có mặt ở các diễn đàn quốc tế như phiên họp toàn thể của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại Thụy Sĩ thì những luận điệu lừa bịp của họ vẫn không đánh lừa được các quốc gia trên thế giới và trở nên lạc lõng.

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì các hội lập ở phạm vi một tỉnh, thành phố phải được chủ tịch UBND tỉnh, thành phố đó phê chuẩn; nếu hội hoạt động trên nhiều tỉnh, thành phố khác nhau thì phải do Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê chuẩn. Vậy mà những hội đoàn độc lập hiện nay không đăng ký, xin phép thành lập, thể hiện sự coi thường pháp luật. Họ còn ngụy biện rằng, Ðảng Cộng sản Việt Nam cũng là một tổ chức “không xin phép”. Nhưng họ đã cố tình quên một điều: vai trò và hoạt động của Ðảng được ghi rất rõ trong các bản Hiến pháp của nước ta từ trước tới nay.

Ðể đánh lừa dư luận, các nhà dân chủ luôn đưa ra lập luận rằng, một nhóm trí thức nào đó thành lập hội là không vi phạm pháp luật. Họ cũng cố tình quên rằng, Ðiều 25, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013) đã quy định rất rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.

Như vậy, Nhà nước Việt Nam ghi nhận quyền tự do lập hội của công dân nhưng để việc thực hiện quyền này do pháp luật (bao gồm Hiến pháp và các luật, văn bản dưới luật) quy định. Hiện chưa có luật về lập hội nhưng quy định về lập hội được thể hiện trong nhiều văn bản pháp luật như: Sắc lệnh số 102/SL/L004 ngày 20-5-1957, Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005, Luật Tổ chức Chính phủ, Nghị định số 45/2010/NÐ-CP, Nghị định số 33/2012/NÐ-CP của Chính phủ.

PGS.TS Phạm Hữu Nghị (Viện Nhà nước và Pháp luật) đã phân tích, ngay trong Công ước quốc tế về các quyền chính trị và dân sự năm 1966, ở khoản 1, Ðiều 22 đã nêu rõ: “Ai cũng có quyền tự do lập hội, kể cả quyền thành lập và gia nhập các nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi của mình”. Tuy nhiên, khoản 2, Ðiều 22 chỉ ra: “Việc hành xử quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi luật pháp, vì các nhu cầu cần thiết trong một xã hội dân chủ để bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn công cộng, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng, đạo lý, hay những quyền tự do của người khác…”. Như vậy, quyền lập hội được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế. Không thể tùy tiện lập hội nếu việc lập hội đó phương hại đến lợi ích quốc gia, công cộng và những quyền tự do của người khác.

Như vậy, một lần nữa khẳng định rằng, Hội nhà báo độc lập và Văn đoàn độc lập là những tổ chức do một nhóm người tự lập ra, hoàn toàn vi phạm Hiến pháp và pháp luật hiện hành của Việt Nam cũng như Công ước quốc tế! Ðó là những tổ chức đối lập với hệ thống chính trị ở nước ta, cần phải cảnh giác và loại bỏ chúng ra khỏi cuộc sống xã hội.
 Minh Toàn
(PetroTimes)

Tin thứ Ba, 29-07-2014

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
H1- Ngư dân Việt vỡ nợ sau các vụ tấn công của Trung Quốc ở Biển Đông (VOA). “Họ lúc này không có tiền, phải đi vay mượn của bà con. Họ nói chưa nhận gì từ chính phủ, chính phủ không có giúp gì. Họ yêu cầu chính phủ giúp vì họ không có tiền lúc này. Trung Quốc bắn nước làm tàu họ hư ngày 6/7/14 trong lúc giàn khoan còn đó. Còn chủ chiếc tàu khác nói năm ngoái tàu ông bị Trung Quốc tấn công 2 lần, tháng 7 năm nay bị lần nữa“. Lãnh đạo VN kêu gọi ngư dân “yên tâm bám biển”, bây giờ ngư dân ôm một đống nợ như thế này, liệu những người kêu gọi có còn “yên tâm” kêu gọi nữa không? – Reuters đăng phóng sự về tình cảnh ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm va (MTG).
- Trung Quốc đẩy ngư dân ra biển Đông (NLĐ). Ngư dân TQ có bị chính quyền của họ đẩy ra biển Đông đi nữa, thì họ và gia đình họ cũng không phải lo lắng tới tín mạng và sự an nguy của ngư dân (trừ khi các ngư dân TQ đi đánh bắt quá xa, xuống tận Philippines, Indonesia, Malaysia… bị các nước này bắt giữ). Cho dù ngư dân TQ có xâm phạm chủ quyền biển đảo VN, nhưng họ chưa từng bị lực lượng Hải quân VN hay CSB Việt Nam bắt giữ, đâm chìm tàu, hay cướp đi mạng sống của họ, nên ngư dân TQ không phải lo lắng nhiều. Đây là điều hoàn toàn trái ngược với cảnh ngộ của ngư dân VN, khi bị đẩy ra biển Đông, tính mạng ngư dân VN phó mặc cho Trung Quốc và ông Trời.
- Reuters đăng phóng sự về tình cảnh ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm va (MTG). – Báo Mỹ vạch trần âm mưu Trung Quốc dùng tàu cá chiếm Biển Đông (DV). “Để thực hiện âm mưu thâm độc trên, chính phủ Trung Quốc không chỉ sẵn sàng trả tiền lắp đặt hê thống định vị vệ tinh trên các tàu cá mà còn hỗ trợ tiền nhiên liệu cho ngư dân“. – Trung Quốc gắn vệ tinh cho tàu đánh cá “vơ vét” cá biển Đông (MTG). – TQ dùng vệ tinh đưa ngư dân ra khắp Biển Đông đánh cá đòi “chủ quyền” (GDVN). – Vệ tinh Trung Quốc gây nhiều nghi ngại (TN). – Trung Quốc tiếp tay ngư dân khai thác vùng biển tranh chấp (KT). – Trung Quốc dùng tàu cá ‘độc chiếm’ biển Đông – Kỳ 1: Bơm tiền cho ngư dân (TN). – Trung Quốc dùng tàu cá ‘độc chiếm’ biển Đông – Kỳ 2: Dùng cả hệ thống định vị quân sự (TN).

- Dự thảo tuyên bố chung của Diễn đàn khu vực ASEAN (Tin Tức). – ‘Asean cần thống nhất lập trường về COC’ (BBC). GS Carl Thayer: “Asean cần tiến đến đạt sự đồng thuận về một dự thảo COC của chính mình để có một lập trường thống nhất trong các cuộc tham vấn với Trung Quốc”. – Ngoại trưởng ARF sẽ lên tiếng về Biển Đông (VNN).
- Trung Quốc tập trận ở Biển Đông (BBC). – Trung Quốc tập trận ở Biển Đông, Biển Hoa Đông (VOA). – Trung Quốc diễn tập rà phá thủy lôi trên Biển Đông (VNE). – “Trung Quốc tập trận hải quân để lấy lại vùng biển đã mất”?! (GDVN). – Trung Quốc tập trận quy mô lớn gây căng thẳng khu vực (TT). – Phỏng vấn Thiếu tướng Lê Văn Cương về việc TQ tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông: Trung Quốc bịt mắt dư luận (NLĐ).
- Đã đến lúc Trung Quốc “run chân” ở Biển Đông? (KT). Chưa đâu. – Báo Trung Quốc: Gây sự với Việt Nam là sai lầm (TG). – Trung Quốc rút giàn khoan vì lo láng giềng liên kết (KT).
- Đấu tranh với Trung Quốc: không đợi đến ngày mai (TT). – Tích cực chuẩn bị cuộc đấu tranh pháp lý Biển Đông (TQ). – Philippines vs China (Giang Le). “Một nước cờ rất khôn ngoan của Philippines là đưa đường 9 đoạn vào hồ sơ kiện. Thoạt nhìn kiện đường 9 đoạn rõ ràng là một nội dung liên quan đến ranh giới biển, điều mà TQ đã opt-out. Tuy nhiên đường 9 đoạn là điểm yếu nhất về mặt pháp lý của TQ nên đưa nội dung này vào là một cách ngăn chặn TQ tham gia vụ kiện từ đầu. Cá nhân tôi cho rằng chính phủ TQ hiện “há miệng mắc quai” về vấn đề đường 9 đoạn“.
H1- Trung Quốc muốn gì? (TĐM). “Muốn làm cha thiên hạ. Muốn thuộc địa hóa Việt Nam. Muốn đầy tớ hóa dân ta. Thật là buồn cười khi ta gọi ông là đồng chí. Đồng Chí với Chủ nghĩa dân tộc của ông ấy? Đồng chí để cùng Hán hóa nước ta?
- Nguyễn Hưng Quốc: Việt Nam cần làm gì? (Blog VOV). “Việt Nam hiện nay có thể chia sẻ một số quyền lợi với các nước khác, nhưng lại hoàn toàn không chia sẻ các bảng giá trị với Tây phương. Đó chính là trở ngại lớn nhất của Việt Nam trong việc bắt tay với Mỹ hay bất cứ quốc gia tự do nào trên thế giới. Không sẵn sàng vượt qua trở ngại này, đến lần sau, khi Trung Quốc mang giàn khoan trở lại thềm lục địa Việt Nam, Việt Nam cũng chỉ làm được cái điều họ làm vừa rồi: xúi dân mang tàu đánh cá ra chạy lờn vờn và phun nước vào các tàu hải quân và hải giám của Trung Quốc“.
- NƯỚC CỜ XUẤT TƯỚNG CỦA ĐẢNG (TNM). “… việc ông Phạm Quang Nghị đi Mỹ chuyến này có lợi ích chăng là lợi ích của riêng ông Nghị và đảng, chứ chẳng có tác dụng gì về mặt chiến lược cho quan hệ hai nước dấn sâu hơn và cũng không thể hiện gì là ‘toàn đảng đang xoay trục qua Mỹ‘.”- VN giữa trật tự thế giới mới (BBC).
- Tổng bí thư giao nhiệm vụ cho các tân đại sứ (VNN). “Các vị Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện cần quán triệt đầy đủ, sâu sắc quan điểm, chủ trương, đường lối phát triển đất nước mà Đảng, Nhà nước Việt Nam đã đề ra, đặc biệt là đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế“. Không biết TBT có phương cách nào mà vừa “sẵn sàng là bạn” và vừa có thể giữ “độc lập tự chủ” trong ngoại giao với TQ? Với kẻ luôn có dã tâm xâm lược VN như TQ thì không thể làm bạn. Đã làm bạn với quân xâm lược thì không thể giữ “độc lập, tự chủ”, mà là “lệ thuộc”.
- Ngoại giao lôi kéo và tranh thủ (Phạm Kỳ Đăng). “Cho đến nay ngành ngoại giao luân phiên thay đổi vai tuyên giáo, lúc đóng vai công tố, lúc nó đóng vai môi giới hay tháp tùng. Lĩnh vực ngoại giao cũng được đưa lên làm mặt trận, như những mặt trận giáo dục, mặt trận văn hóa, chỉ thiếu nước giống mặt trận tổ quốc về mặt tổ chức. Tin tức từ mặt trận báo về dĩ nhiên toàn là thắng lợi vẻ vang“.
- Thư ngỏ gửi BCH Trung ương và toàn thể đảng viên Đảng CSVN (BS). “Là người chủ đất nước, nhân dân có quyền được biết và phải được biết sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc và những điều quan trọng đã ký kết với Trung Quốc như thỏa thuận Thành Đô năm 1990, thỏa thuận về hoạch định biên giới trên đất liền và vịnh Bắc Bộ, những thỏa thuận về kinh tế v.v… Tổ quốc đang lâm nguy đồng thời đứng trước cơ hội lớn để thay đổi! Trách nhiệm của các đảng viên yêu nước là phải cùng toàn dân nắm lấy thời cơ này, vượt qua thách thức, mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển và bảo vệ đất nước“.
- HẺM BUÔN CHUYỆN – KỲ 171 – Cột đồng …có hai cột đồng !!! (Nhật Tuấn).
- Binh Thư Yếu Lược: Bàn về thuật dùng người (NXB KHXH/ TCPT). “Người làm tướng trên không bị chế bởi trời, dưới không bị chế bởi đất, giữa không bị chế bởi người; lòng khoan thai không thể khích bằng giận, lòng trong sạch không thể khiến bằng của. Phàm lòng điên, tai điếc, mắt lòa, lấy ba điều lầm lẫn ấy mà chỉ huy người ta thì thực khó lắm“.
H3<- Biên cương nơi anh ngã xuống – Kỳ 1: Bức điện cuối cùng của đồn Pha Long (TN). – Bi tráng ca cho ai? (VNE). – Vị Xuyên – nước mắt và những khoảng lặng vô hình (LĐ). “Trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc hơn 30 năm trước, hàng ngàn chiến sĩ đã “da ngựa bọc xương” nơi chiến trường hoang lạnh, chưa có tượng đài, không nhà tưởng niệm, thậm chí nhiều người không được “hưởng” lấy một nén hương của người thân, đồng đội, bởi hài cốt các anh vẫn nằm đâu đó trên rừng hoang núi thẳm… Đến nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên (Hà Giang) những ngày tháng 7, nhìn đâu cũng thấy nước mắt và những khoảng lặng…”. – LMHT – Ngày 27/07 & nghĩa vụ – trách nhiệm thế hệ (Dân Luận).
- Tù binh Việt cộng bị VNCH giam giữ, được lệnh giết chết sau khi được trao trả lại cho CS Hà Nội (FB LS Nguyễn Đức Minh). Theo tác giả, một nhân chứng thoát chết đã xuất hiện trong chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly – số:63 (NCHCCCL). Mời xem lại video: Tù binh Việt cộng được VNCH đối xử như thế nào? (FB Lê Thái Hùng).
- Thăm hai Thương phế binh có hoàn cảnh đặc biệt (DCCT). “Ông TPB Nguyễn Văn Xúp, sinh 1951, thuộc Sư đoàn 25, Trung đoàn 46, đã bị thương ở Củ Chi năm 1971, bị cụt 2 chân… Ông Lê Xuân sinh năm 1950, thuộc Tiểu đoàn 42 Biệt động quân Cọp 3 Đầu Rằn đã bị một viên đạn bắn trúng ngay xương sống khiến ông bị bại liệt nằm một chỗ kể từ năm 19 tuổi. Vết thương này đã hành hạ ông hơn 45 năm qua“.
- Viếng em trai con bà cô và đồng đội trong nghĩa trang quân đội Việt Nam cộng hòa Biên Hòa: TỰ DO HAY LÀ CHẾT MỖI NGÀY ! : Thơ Trần Mạnh Hảo (Trần Mỹ Giống). “Trận đánh Bù Đăng năm 1969 ác liệt/ Anh em mình chĩa súng vào nhau/ Hôm nay mẹ em dắt cháu trai đi viếng mộ con mình/ Nghĩa trang quân đội Biên Hòa 16 nghìn ngôi mộ/ Tôi làm sao có đủ nhang/ Thắp cho các anh một đời chưa đủ/ Anh quỳ trước mộ em đẫm cỏ/ Chưa dám nói thật với cô/ Anh em mình bắn vào nhau đêm đó“.
- ‘Hòa giải dân tộc’ qua sự kiện Khánh Ly? (BBC). Nhà “huyết học” Nguyễn Đắc Xuân: “Về phương diện chính trị, còn những mâu thuẫn mà còn lâu mới giải quyết được, nhưng nó sẽ teo dần. Nhưng lấy văn hóa, âm nhạc, nghệ thuật để mà người Việt Nam gần gũi với nhau, chung sống với nhau là rất cần thiết”. Người Việt Nam trong và ngoài nước không hề mâu thuẫn với nhau, ngay cả vấn đề chính trị. Chỉ có sự mâu thuẫn giữa một thiểu số cầm quyền độc tài, không do dân bầu ra, với người dân Việt Nam trong và ngoài nước. Cần hòa giải, hòa hợp giữa những nhà cầm quyền độc tài này với người dân, không phải giữa người dân trong nước với người dân ngoài nước.
H2- Phái viên LHQ không được gặp bất đồng? (BBC). “Ông Dũng cho BBC hay những người bị ngăn cản có bản thân ông, các nhà hoạt động khác như bác sỹ Nguyễn Đan Quế, bà Dương Thị Tân (vợ ông Nguyễn Văn Hải tức blogger Điếu Cày), cựu tù nhân chính trị Phạm Bá Hải, và hai mục sư Tin Lành là Nguyễn Hoàng Hoa và Nguyễn Mạnh Hùng“. Ông Heiner Bielefeldt, báo cáo viên đặc biệt về tự do tôn giáo của LHQ =>
- 6 đối tượng không được làm việc cho tổ chức nước ngoài tại Việt Nam (CP). “ người đã bị xử lý kỷ luật về hành vi tiết lộ bí mật nhà nước hoặc an ninh quốc gia. Sáu là, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người đang chấp hành bản án hình sự của Tòa án hoặc người chưa được xóa án tích, chưa hết thời hạn, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định của pháp luật hình sự“. – TT Nguyễn Tấn Dũng quyết triệt hạ đường sống của các nhà hoạt động VN (DLB).
- Thông báo số 2 của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam (FB Nguyễn Tường Thụy). “Vụ việc phá hoại quá kém tính chính danh trên lại xảy ra ngay sau khi ít nhất 30 trang facebook của những người đấu tranh dân chủ và nhân quyền bị xâm hại – một sự kiện mà đã lôi kéo mối lưu tâm đặc biệt của những tổ chức quốc tế về nhân quyền và tự do báo chí về cái cách ‘làm thế nào để tiêu diệt giới blogger’ đang xảy ra nhan nhản đầy trắng trợn ở Việt Nam“.
- Chu Trinh – Viết Lách (Khoahocnet). “Dù viết thật hay viết lách, cuối cùng cũng lộ ra cái liêm sỉ của người viết, dù người viết có tài ba, khéo léo biện luận cho những nhận xét quan điểm của mình với bút pháp thần sầu quỷ khốc như thế nào đi chăng nữa. Người đọc vẫn dễ dàng nhận ra nhân cách của người viết và đánh giá giá trị của tác phẩm“. – Nhiều tổng biên tập không phải là nhà báo (VNN). Trong đó có tay TBT Đinh Đức Lập? – Nguyễn Minh Thuyết: Những bất cập trong hệ thống văn bản qui phạm pháp luật về báo chí (Quê Choa).
- Một xã hội khôi hài (Blog RFA). “… gương mặt thật của sự tử tế nhà nước đã quá rõ, tìm đỏ con mắt cũng chỉ thấy những trò tung hứng, trò hề của một nền báo chí phục vụ chế độ. Kẻ diễn kịch, kẻ ghi hình và tung hê. Mọi trò hề cứ như thế diễn ra mỗi ngày và nhân dân lúc nào cũng bị bọn họ làm cho há hốc, kinh ngạc. Một xã hội như thế gọi là gì?!“.
- HRW kêu gọi Úc ép VN cải thiện nhân quyền (RFA). Bà Dương Thị Tân: “Bản thân ông Hải đến nay vẫn phải quanh quẩn trong 4 bức tường phòng giam, ông không được đi ra ngoài để sinh hoạt, hay đi ra ngoài để lao động bình thường“.
H4<- Viết tặng Huỳnh Anh Trí (Phạm Thanh Nghiên). “Ông sống trong sự bao bọc, tình yêu thương của đồng đội, của đồng bào mình và đã dành những tháng ngày ngắn ngủi cuối đời với chút sức lực cuối cùng để lên tiếng cho Tự do và Nhân quyền của quê hương Việt Nam“.
- Nguyễn Ngọc Già: Công an Đồng Tháp thiệt là bá láp (DLB). “… bà Bùi Thị Minh Hằng và bạn bè có hô to: Đả đảo cộng sản – Đả đảo chính quyền địa phương có gì là sai? Điều nào của luật nào cho rằng khi “đả đảo cộng sản” là vi phạm luật? Chỉ ra coi thử, công an Đồng Tháp?
- Bình Dương: Công an, dân phòng mang danh ‘lập lại trật tự’ để gây rối dân? (MTG).
- Sứ mệnh đích thực của “đồng chí” Trần Dân Tiên (DLB).
- Mẹ Nấm: Cuộc Cách Mạng của Sợ Hãi ở Việt Nam (DLB). “Khi bạn làm điều đúng, nhất định bạn sẽ có người đồng hành. Tôi tin rằng, trong đám đông, ít nhất rồi sẽ có người vượt qua được sự sợ hãi của họ với những gì họ tận mắt chứng kiến. Chúng ta sẽ bắt đầu từ những việc nhỏ nhất mà mình có thể để mời gọi nhau hết sợ“.
- Linh mục Giáo phận Vinh lên tiếng về việc thu hồi đất tại huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An (DCCT).
- Bài 2 : Toàn văn ” Bản kết luận điều tra ” của công an Mỹ Đức Hà nội – dôi trên lừa dưới ! (Lê Hiền Đức). – Nỗi oan thấu trời của nông dân – Phần 1Nỗi oan thấu trời của nông dân – Phần 2Nỗi oan thấu trời của nông dân – Phần 3Nỗi oan thấu trời của nông dân – Phần 4Nỗi oan thấu trời của nông dân – Phần 5 (Hương Thai Thanh). “Chính quyền UBND huyện Mỹ Đức tp Hà Nội cướp đất của nông dân, Tạo lập hồ sơ giả, chứng cứ giả, ép cung, bức cung, để bắt 10 nông dân bỏ tù. Nhân dân thôn Đục Khê xã Hương Sơn huyện Mỹ Đức TP.Hà Nội kêu oan, muốn mọi người trong xã hội biết đến“.
- Tòa án dưới chế độ “không tam quyền phân lập” (BVN). “Tôi xin nói ngay: Nếu Đảng ‘ta’ còn theo chủ nghĩa Mác-Lênin thì tòa án Việt Nam vẫn không độc lập, vẫn là một công cụ chuyên chính. Các vị quan tòa, dù cao, dù chỉ èng èng, đều là đảng viên cả đấy ạ“. – Tử tù Hàn Đức Long sẽ thoát tội chết? (PT).
- Tại sao Công ty giầy Diamond đuổi công nhân ? (RFA). “Tháng nào mình cũng đóng tiền công đoàn, mỗi tháng mình đóng 20.000 mà bây giờ công đoàn không bênh công nhân, bênh công ty không hà ! Chị nói tại sao không bênh công nhân ? Họ nói công ty giải quyết như vậy là hợp tình hợp lý ! Em nghe công ty giải quyết như vậy có hợp tình hợp lý không ? Công đoàn ở đây là nó không có bênh công nhân đâu em ơi ! Cái thằng giám đốc sở lao động ở đây nó cũng không bênh công nhân đâu, nó bênh công ty luôn !”
- ‘Ràng buộc khi giao di sản cho tư nhân’ (BBC). – ‘Chưa tiện để TQ kinh doanh di sản’ (BBC). PGS Trần Đức Thanh: “Cũng có một số người vì lợi ích cá nhân mà quên đi lợi ích của đất nước, nhưng thực ra là một số không đáng kể. Nếu một doanh nghiệp nước ngoài nào đó sẽ làm chuyện ấy, cơ quan quản lý nhà nước phải có trách nhiệm điều tra. Và trong trường hợp ấy, chúng ta sẽ phải hủy bỏ, có luật rõ như thế“. “Một số không đáng kể” này nó nằm ở rất cao và có nhiều quyền lực nên không thể nói là không đáng kể. Phải chăng bài học Bô-xít Tây Nguyên hay cho nước ngoài thuê rừng đầu nguồn 50-100 năm vẫn chưa đủ để lấy làm bài học kinh nhiệm?
- Diễn biến vụ tai nạn chết người tại Formosa: Vẫn chưa tiếp cận được DN sử dụng lao động (MTG). Bà Võ Thị Linh Nhâm, Phó trưởng phòng Lao động-Tiền lương-Bảo hiểm xã hội:“Việc này cũng do Formosa không phối hợp quản lý để báo cáo với Ban quản lý KKT và Sở LĐ-TB-XH. Do đó, không những công ty Thái Sơn mà còn nhiều nhà thầu phụ đến nay Sở cũng chưa nắm hết được”.
- Tướng Nguyễn Việt Thành sẽ bị kiện? (PT). Facebooker Thùy Linh: “Tại sao chuyện làm khó tướng Nguyễn Việt Thành bao giờ cũng xuất phát từ Petrotime? Có ai đứng sau ông Bùi Mạnh Lân để ông làm việc này sau 10 năm ngủ yên? Còn nhớ trước đó cũng chính Petrotime xới lên vụ tướng Thành làm lộ bí mật trong vụ Năm Cam khiến ông phải lên báo giãi bày câu chuyện… Tại sao một ông tướng (chưa to lắm) đã về hưu lâu rồi mà vẫn bị hồi tố dai dẳng đến vậy?
- “Quan chức có vàng khối, tiền tỷ, chỉ… trộm mới biết!?“ (MTG).
- Bộ trưởng Thăng “vi hành”, các công trường sợ “toát mồ hôi”! (DT).
H2- Biến tướng chủ trương xây dựng nông thôn mới: Người tâm thần, bệnh nhân da cam cũng không thoát (MTG). =>
- Phản hồi loạt bài “Công nhân về hưu thành… người nghèo”: Lương tối thiểu phải “sống được tối thiểu” (SGGP). – Ông Huỳnh Công Hùng, Trưởng ban Văn hóa xã hội, HĐND TPHCM: Sẽ kiến nghị giải pháp nâng mức lương đóng BHXH (SGGP).
- TQ sẽ lôi kéo bằng được Đài Loan để thực hiện “Giấc mơ Trung Hoa” (GDVN).
- Trung Quốc và Lào sẽ thúc đẩy hơn nữa sự phát triển quan hệ song phương (Kichbu).
- “Nông nghiệp yêu nước” kiểu Trung Quốc: Hai kịch bản ăn cắp (GDVN).
- Trung Quốc lo phần tử cực đoan từ Iraq về nước gây bất ổn (MTG).
- Bắc Triều Tiên dọa bắn tên lửa vào dinh tổng thống Mỹ (RFI). – Triều Tiên dọa tấn công hạt nhân vào Nhà Trắng (VNE). Tiến hành ngay để mấy chục triệu dân Triều Tiên được giải thoát! Go ahead and do it! – Đây mới là những sự thật không thể chối cãi về Triều Tiên (Soha).

- A, ông Phạm Quang Nghị đây rồi! Ông Phạm Quang Nghị kết thúc chuyến thăm, làm việc tại New York (TTXVN). Mấy hôm nay điểm tin, tìm đỏ con mắt không thấy bóng dáng ông Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị ở đâu. Khi ông Nghị ở Mỹ được 2 ngày, thì bất ngờ tối 23/7, báo chí trong nước đồng loạt đưa tin ông đang công du ở xứ “giãy chết”. Tưởng ông đã âm thầm trở về VN ngay sau ngày hôm đó, vì từ hôm đó tới nay ông mất hút. Không một mẫu tin nào nhắc tới chuyến đi của ông sau đó, nên chẳng biết ông còn ở Mỹ hay đã về Việt Nam. Kế hoạch chuyến thăm Mỹ của ông mấy ngày, cũng không ai biết. Mãi cho tới hôm nay, khi chuyến công du của ông Nghị kết thúc, mới thấy tin từ TTXVN.
Ông Phạm Quang Nghị chân thành cảm ơn các bạn bè cánh tả và nhân dân Mỹ đã kiên trì ủng hộ và giúp đỡ cách mạng và nhân dân ta trong những năm tháng đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước cũng như trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay“. Vậy là ông Phạm Quang Nghị qua Mỹ là để thăm “bạn bè cánh tả”, tức những người liberal và người dân Mỹ đã ủng hộ cuộc kháng chiến “chống Mỹ cứu nước”? Ông muốn cám ơn họ để nhờ họ tiếp tục giúp đỡ VN “chống Mỹ cứu nước”?
Ông Phạm Quang Nghị nhấn mạnh với bà con Việt kiều chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của dân tộc Việt Nam; ghi nhận và hoan nghênh những tình cảm và đóng góp của bà con Việt kiều đối với quê hương, đất nước...”. Vậy là ông Phạm Quang Nghị có gặp bà con Việt kiều ở Mỹ. Nhưng “bà con Việt kiều” nào đã gặp ông Nghị, mà không thấy tờ báo nào trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt đưa tin, cũng không thấy tờ báo Mỹ nào nói về sự kiện này?
- Hiệp định Geneva 1954 – Vết cắt 60 năm (RFA).  – Nhật ký mở lần thứ 104: HIỆP ĐỊNH GENÈVE 1954, VẾT DAO CẮT KHÓ LÀNH TRONG TIM NGƯỜI VIỆT YÊU NƯỚC (Tô Hải). “Hiệp định Genève chính là bước chuẩn bị cho bước chiến tranh về lý tưởng công khai (guerre idéologique) mà trực tiếp bỏ tiền của, súng đạn ở miền Nam là Mỹ, và ở miền Bắc là Liên Xô Trung Quốc, còn “bia thịt” thì đã có tại chỗ cả triệu con người Việt Nam của cả hai miền!.. Đó là cuộc chiến gọi là giải phóng miền Nam nhưng thực sự nó chính là một cuộc nội chiến, một cuộc chiến huynh đệ tương tàn đẫm máu nhất và lâu dài nhất cũng như tổn thất lớn nhất mà tới nay chưa ai có thể đưa ra những con số, dữ liệu lượng định sự tổn thất cho nó tương đối chính xác!
- Vì một tiền đồ dân tộc còn đứng trên hai chân (pro&contra). “Hai mươi năm nữa, chỉ hình dung đã thấy ngây ngất: đàn ông Việt Nam sẽ định nghĩa mình qua những chất kích thích khác. Họ sẽ trở nên thông minh, khỏe mạnh, lương thiện, can đảm, lịch lãm, đỏm dáng… Chỉ chừng ấy, đơn giản chỉ chừng ấy đã đủ để tiền đồ dân tộc và đất nước họ còn tỉnh táo đứng trên hai chân thay vì say bét nhè ngã xuống ở đâu không cần biết“.
- Chuyện nàng An Thị (FB Tony Buổi Sáng/ Baron Trịnh). “Chiêu thức mua bán lòng vòng đẩy giá lên, người ôm cuối cùng các các tiểu thương tội nghiệp. Mấy ngàn năm trước, trước miệng lưỡi và mưu mô của Triệu Trọng Thủy, nàng An Thị Mỵ Châu vừa đi vừa rắc lông ngỗng trên đường. Mấy ngàn năm sau, những nàng An Thị thế hệ mới đã khá hơn. Đã tự mình chạy xe máy chứ không cần phải ngồi sau An Dương Vương, nhưng thơ ngây thì vẫn cứ như thuở trước“.
- Sao nhiều ông Truyền thế? (NNVN). “Có người mình tưởng họ ngồi trên công đường thì công minh, nay khi về vườn mới lộ ra không phải là người như thế. Hoá ra cái sự công minh ở chốn công đường là sự công minh giả vờ. Nếu không họ lấy đâu ra nhiều tiền đến thế để xây dinh thự xa hoa như của ông cựu Tổng Thanh tra Chính phủ mà báo chí đang rùm beng đấy?
- Nên công khai thu nhập, tài sản của quan chức (TT). Ông Peter Hein: “Và để công khai, minh bạch tài sản của các quan chức, đại biểu quốc hội cần sự tham gia mạnh mẽ của báo chí cũng như toàn bộ công dân trong quá trình giám sát“. Ông Hein quên rằng, ở VN đại biểu quốc hội cũng là quan chức phục vụ đảng và nhà nước, không phải đại diện cho dân. Ở VN không có báo chí tư nhân, khi không có tự do báo chí, thì báo chí cũng chỉ là công cụ của những người cầm quyền.
KINH TẾ
- Giá xăng giảm hơn 300 đồng/lít (TN).
- Container dồn ứ, phí và phụ phí lại “đè” thêm doanh nghiệp (CafeF). – Giảm nửa thời gian thông quan hàng hóa (VNN). – Thời gian làm thủ tục hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ giảm một nửa (Soha). – Loại khỏi ngành các cán bộ hải quan tiêu cực (TT).
- Nike, Adidas, Puma… đổ sang Việt Nam (NLĐ).
- Starbucks mở rộng tại thị trường VN (BBC).
- Lúa, gạo ĐBSCL tăng giá – Kẻ khóc, người cười (SGGP).

VĂN HÓA-THỂ THAO
- SƯƠNG KHÓI MẶT NGƯỜI (Kì 27: Chương 36) : Tiểu thuyết PHAN ĐẠT NINH (Trần Mỹ Giống).
- Thi Thi Hồng Ngọc – Mong manh sương khói (Khoahocnet).
- LÀM VỢ NGƯỜI NỔI TIẾNG (Tương Tri).
- Chương trình tiễn biệt nghệ sĩ Quỳnh Giao (Du Tử Lê).
- Quỳnh Giao Viết: Trịnh Bách – Tài Hoa Một Cõi (Dainamax).
- NHÀ VĂN SAO MAI VÀ NƯỚC MẮT (Nguyễn Trọng Tạo).
- Phụ nữ trong chiến tranh Đông Dương (Da Màu).
- LÝ THÚ VỀ CỜ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (FB Le Na Morgoun/ Thành).
- Các cơ quan truyền thông VN dùng nhạc rap tìm thêm độc giả trẻ (VOA).
- Góc nhìn trẻ: Điện thoại thông minh thay đổi thói quen ăn hàng của chúng ta như thế nào? (Dân Luận).
- ‘Ông vua vọng cổ’ Minh Cảnh giờ sống ra sao? (NLĐ/ MTG).
H2- Cách cúng lễ Vu Lan, rằm tháng Bảy tại nhà (Infonet).
- Nồng say lễ hội rượu vang Bà Nà Hills (MTG).
- Pút-tồng của người Dao đỏ (DV). – Thế giới tinh thần Cham 25. Cham & biển (Inrasara). – Hai nghi lễ thú vị của người Khmer! (DV).
- Bí ẩn ngủ quên bên những ngôi mộ kỳ bí (GDTĐ). – Trưng bày hiện vật của các vị vua Ai Cập (TN).
- Phát hiện tám con tàu cổ chìm dưới biển Thổ Nhĩ Kỳ (ND).
- HLV Nhan Thiện Nhân: Bảo vệ chưa kịp đánh trọng tài Dũng (TN).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Bộ GD&ĐT ban hành kế hoạch hành động triển khai đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT (GDTĐ). – Tổ chức kỳ thi quốc gia năm 2015, bàn cách thực hiện, xin đừng bàn lùi (GDTĐ).
- Trần Vinh Dự: Giáo dục Việt Nam: phi lợi nhuận hay vì lợi nhuận? (Blog VOA). “… vấn đề đại học tư nên vì lợi nhuận hay phi lợi nhuận ở Việt Nam có đáng được bàn đến hay không? Tôi cho rằng hãy còn quá sớm để bàn tới chuyện này. Trước hết hãy chờ xem họ (các trường đại học tư thục) có sống được không đã“. – Nạn bè phái và chủ nghĩa tư bản thân hữu trong giáo dục: Cuộc chơi bảo kê
- Nữ sinh Việt giành điểm cao nhất Olympic Hóa học quốc tế (VNE). – Olympic Hóa học quốc tế: Việt Nam có 2 HCV (TT). – 2 nữ sinh Việt Nam giành HC Vàng Olympic Hóa học quốc tế (VNN). – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Việt Nam luôn trọng dụng những tài năng về hóa học (DV). TT Nguyễn Tấn Dũng: “Ở Việt Nam, giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ được xác định là quốc sách hàng đầu, Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm phát triển và trọng dụng những tài năng khoa học công nghệ, trong đó có những tài năng về hóa học”. Thủ tướng lại nói điêu nữa rồi. VN luôn trọng dụng tài năng hóa học và đất nước VN có nhiều nhân tài, sao VN chẳng để lại dấu ấn gì về KHCN nói chung, hóa học nói riêng?
- Hơn 200 trường công bố điểm thi (VNE). – Những sĩ tử nghèo thao thức mùa tựu trường (RFA). – Những thủ khoa con nhà nghèo (ND). – Thủ khoa mồ côi đỗ khối C cao nhất nước được học bổng 200 triệu (VNE).
- “Làm mọi cách, biết đâu giúp được trò” (TT). – Đổi thay những số phận: Được đến trường, sống với ước mơ (TT).
- Thí điểm nhận trẻ 6-18 tháng tuổi ở TP.HCM: Trường sẵn sàng nhưng vắng học sinh (TT).
- Từ Nhà trường… đến Xã hội: “Thay” nhưng không “đổi” (ND).
- Giận mẹ, trường đuổi học con, chuyện có thật 100% (GDVN).
- Khi “ma học” nhân danh khoa học (Baron Trịnh). “Chúng ta đang ở trong một thế giới phẳng. Không thể để cho những kẻ ‘ma học đội lốt khoa học’ đầu độc người dân được nữa. Đặc biệt là trong thời điểm đất nước đang rất cần những con người khỏe mạnh, có tri thức, có bản lĩnh và có niềm tin về chân lý khoa học để xây dựng và bảo vệ tổ quốc“.
- Dr. Nguyễn Văn Toàn – QUẢ ĐU ĐỦ GIÚP HỆ THỐNG TIÊU HOÁ HOẠT ĐỘNG TỐT HƠN (Khoahocnet).
- Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC – Câu chuyện Thầy Lang: Bệnh Sạn Thận (Khoahocnet).

GDKH
- Bàn tròn trực tuyến về đổi mới giáo dục (TVN).  – Công bố dự thảo “một kỳ thi quốc gia” (VNN). – Bộ GD-ĐT công bố dự thảo ‘một kỳ thi quốc gia’ (MTG). – Công bố ba phương án đề xuất cho kỳ thi quốc gia 2015 (TT). – Kỳ thi quốc gia: Phải tính đường dài, có lộ trình căn cơ (TT).
- Thủ khoa tăng là… nhờ “đề thi mở” (LĐ).
- Vui vì môn hóa, chứ không riêng gì huy chương (GDVN).
- Nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia giờ ra sao? (Zing).
- Lớp học 30 ngày trên núi (Tin Tức).
- Chuyện bà giáo “vừa đi vừa khóc” xin chỗ dạy học sinh đặc biệt (Infonet).
- Dữ liệu gen mới có thể giúp cải thiện phẩm chất gạo, cà chua (VOA).
- Làm Thế Nào Để Có Một Giấc Ngủ Sâu ? (ĐKN).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Vì sao bệnh tâm thần gia tăng? (PT). – Muôn sự tại nhân (TN).
- Quy định cấm bán rượu bia sau 22 giờ sẽ rơi vào quên lãng? (MTG).
- Gần 5 triệu người Việt Nam nhiễm viêm gan C (VNE).
- Con sẽ sống vì có hàng trăm bà mẹ giữa đời – Kỳ 1: 656 bà mẹ của bé… An Nhiên (TN).
- Vụ côn đồ xông vào quán thịt chó chém người: Đang mở rộng điều tra (TN).
- Tranh cãi về việc “hốt phân chó”, một nữ sinh bị lao công đánh bê bết máu (aFamily).
- Nguy hiểm tình trạng thanh niên đua nhau hít keo ở Đồng Tháp (VTV).
- Người chăn trâu thuê thành ‘tỷ phú’ nổi danh Tứ giác Long Xuyên (DV).
- Nghề lạ ở Sài Gòn: Mót củi giữa lòng thành phố (KP). Facebooker Hoang Nguyen Van: “Đau xót cho những người làm ‘nghề’ [này] bao nhiêu, lại thấy căm giận những kẻ cho đó là ‘nghề’ bấy nhiêu“.
- Xông vào trụ sở công an chém người, cướp súng (NLĐ). – Nhân chứng kể lại vụ thanh niên cướp súng của công an (MTG).
- CLIP ĐỘC QUYỀN: Vườn thanh long bị chém tan nát sau 1 đêm (DV).
- 16 tấn bột sương sáo “bẩn”: Chờ phán quyết của Hải quan (GDVN).
- Amiăng – biết độc vẫn dùng: Thế giới cấm từ lâu (NLĐ).
- Vi phạm an ninh hàng không tăng đột biến (VNN). – Máy bay đi Pháp hạ cánh xuống Đức cấp cứu khách bất tỉnh (TT). – Hành khách bất tỉnh, máy bay VNA hạ cánh khẩn cấp (VNN).
- Cháy kinh hoàng giữa trung tâm TP.Buôn Ma Thuột (DV). – Biển lửa thiêu rụi nhiều cửa hàng ở phố núi (VNE). – Cháy lớn tại Buôn Ma Thuột, thiệt hại hàng trăm tỷ (VNN). – Cháy lớn thiêu rụi cả một dãy phố (TT).
- Chủ tịch Hội Thông tin Khoa học Công nghệ VN – Tiến sĩ Nguyễn Văn Lạng: “Công nghệ” chôn lấp rác đe dọa sức khỏe người dân (MTG).
- TPHCM Hai ngư dân bỏng toàn thân, vỡ mắt vì đánh cá bằng thuốc nổ (LĐ).
- Chuyện về rắn lạ ‘giữ nguồn’ ở Điện Biên (GĐVN).
- Sông Ôn Châu của Trung Quốc biến thành màu đỏ (VOA).
- Mỹ: Sét nổ ầm trời, giáng thẳng xuống đám đông bên bờ biển (VOV).

QUỐC TẾ
- “Bắn MH17 là tội ác chiến tranh” (BizLive). – LHQ: Vụ bắn rơi máy bay Malaysia tại Ukraina là « tội ác chiến tranh » (RFI). – Bắn MH17 là ‘tội ác chiến tranh’ (BBC). – LHQ: Vụ bắn hạ máy bay Malaysia có thể là ‘tội ác chiến tranh’ (VOA). – LHQ: Bắn hạ máy bay MH17 có thể cấu thành ‘tội ác chiến tranh’ (TN).
- Giữa đỉnh điểm căng thẳng vụ MH17, tòa Hà Lan lại “đòi nợ” Nga 50 tỷ USD (NNVN). – Nga phải trả 50 tỷ USD cho các cựu cổ đông tập đoàn Yukos (VOA). – Tòa nói Nga phải bồi thường cho Yukos (BBC). – Ioukos : Nga bị xử phạt 50 tỷ đô la (RFI).
- Cũng một kiếp người (NV). “Ở một miền đất khác, xã hội chủ nghĩa, tốt đẹp hơn vạn lần các chế độ dân chủ tư sản, câu chuyện khác hắn. Vào ngày 23 tháng 9 năm 2012, chuyến bay VN194 của Vietnam Airline đưa hài cốt của 14 nạn nhân trong vụ cháy xưởng may ở Nga từ thành phố Moscow về tới sân bay Nội Bài… Tại sân bay Nội Bài, tiếp nhận hài cốt nạn nhân, không hề thấy một vị đại diện nào từ phía nhà cầm quyền, thậm chí của Bộ Lao Ðộng-Thương Binh Xã Hội, cơ quan chịu trách nhiệm về công nhân xuất khẩu lao động“.
- Hoa Kỳ và Hội đồng Bảo an yêu cầu ngưng bắn ngay lập tức và vô điều kiện (RFI). – HÐBA chấp thuận tuyên bố về một cuộc ngưng bắn nhân đạo ở Gaza (VOA). – 1.000 người Palestine thiệt mạng trong cuộc khủng hoảng ở dải Gaza (LĐ). – Tư lệnh quân báo Mỹ: Diệt Hamas chỉ làm tình thế nguy hiểm hơn (NV).
- Công sở Pháp treo cờ rủ tưởng niệm các nạn nhân máy bay Air Algérie (RFI).
- Ðài Loan chuẩn bị các biện pháp an toàn mới sau tai nạn máy bay (VOA).
- Liên Hiệp Quốc lo ngại về chia rẽ sắc tộc và tôn giáo tại Miến Điện (RFI).
- Lãnh đạo đối lập Cam Bốt Sam Rainsy trở thành dân biểu (RFI).
- Ngoại trưởng Mỹ chuẩn bị công du Ấn Độ (RFI). – Những thách thức trong việc thúc đẩy quan hệ Mỹ-Ấn (RFI).
- Mỹ trì hoãn cấp visa khắp thế giới vì lỗi kỹ thuật (VNE). – Hệ thống cấp visa Hoa Kỳ gặp sự cố (TT).
- Học sinh sống sót trong vụ chìm phà Sewol ra tòa làm chứng (RFI).
- Lãnh đạo đối lập Thái Lan bác bỏ cáo buộc « giết người » (RFI).
- Philippines: 21 người thiệt mạng trong vụ tấn công của phe nổi dậy (VOA).

- Phi cơ MH17 rơi vì trúng hỏa tiễn (BBC). “Máy bay Malaysia Airlines bị rơi ở miền đông Ukraine vì bị trúng mảnh tên lửa khiến mất áp suất trong khoang“.
* RFA: + Sáng 28-07-2014; + Tối 28-07-2014
* RFI: 28-07-2014
* RFA Video: + Bản tin video tối 28-07-2014

Một số thủ đoạn trái pháp luật khi lấy lời khai, hỏi tại tòa

 Boxitvn

Luật sư Hà Huy Sơn
Trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự các các cơ quan tiến hành tố tụng thường thực hiện việc lấy lời khai (giai đoạn điều tra), hỏi tại tòa (xét xử). Các hành vi tra tấn, nhục hình, bức cung đã bị pháp luật cấm tại các văn bản quy phạm pháp luật như:
Hiến pháp năm 2013, quy định:
“Điều 20.
1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.”

Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2011, quy định:
“Điều 298. Tội dùng nhục hình
1. Người nào dùng nhục hình trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.”
“Điều 299. Tội bức cung
1. Người nào tiến hành điều tra, truy tố, xét xử mà bằng các thủ đoạn trái pháp luật buộc người bị thẩm vấn phải khai sai sự thật gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.”
Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị 1966, Việt Nam tham gia năm 1982, điểm g khoản 3 điều 14, quy định:
“3. Trong các vụ hình sự, tất cả các bị cáo đều được hưởng đồng đều những bảo đảm tối thiểu sau đây:
g. Được quyền không khai, để khỏi phải tự buộc tội mình, hay khỏi phải thú nhận tội trạng.”
Nhưng hiện tượng tra tấn, truy bức, nhục hình đối với người bị bắt vẫn xảy ra. Ngoài ra, hiện tượng bức cung, mớm cung, dụ cung, lừa cung xảy ra khá phổ biến khi điều tra và khi xét xử tại tòa. Trách nhiệm của điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán trước khi lấy cung hoặc hỏi tại tòa đối với bị can, bị cáo phải phổ biến, giải thích cho họ biết quyền của mình và đặc biệt là quyền “không khai, để khỏi phải tự buộc tội mình, hay khỏi phải thú nhận tội trạng”. Thế nhưng, hầu như những người tham gia tiến hành tố tụng không phổ biến, giải thích rõ ràng, đầy đủ cho họ về các quyền của bị can, bị cáo. Ngược lại:
- Điều tra viên, thẩm phán nói rằng khi hỏi thì bị can, bị cáo phải trả lời.
- Điều tra viên, thẩm phán ám chỉ, đe dọa, dùng mọi lời lẽ, thủ đoạn để bị can, bị cáo trả lời theo ý của mình.
- Lừa dối, dụ dỗ, thông tin sai sự thật để lấy lời khai của bị can, bị cáo.
- Lợi dụng sự trung thực, danh dự, phẩm giá, đức tin tôn giáo của bị can, bị cáo để họ khai theo ý muốn của điều tra viên, thẩm phán.
Những hành vi này diễn ra khá phổ biến trong các vụ án hình sự bởi sự làm ngơ của kiểm sát viên và sự yếu kém, thiếu trách nhiệm của các luật sư. Còn một nguyên nhân khác đó là những thủ đoạn trái pháp luật như “mớm cung, dụ cung, lừa cung” lại được một số cơ quan tiến hành tố tụng, sai lầm cho rằng đây là “kỹ thuật, nghiệp vụ”, “chuyên môn, kỹ xảo nghề nghiệp” và là căn cứ cất nhắc, đề bạt cán bộ.
H.H.S
Tác giả gửi BVN

2807. Thư ngỏ gửi BCH Trung ương và toàn thể đảng viên Đảng CSVN

Ngày 28 tháng 07 năm 2014                                    
THƯ NGỎ    
Kính gửi: Ban Chấp hành Trung ương và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam
Từ nhiều năm nay, Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) dẫn dắt dân tộc đi theo đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình xô-viết, được coi là dựa trên chủ nghĩa Mác-Lênin. Công cuộc đổi mới gần ba nươi năm qua nhằm sửa chữa sai lầm về đường lối kinh tế nhưng chưa triệt để, trong khi vẫn giữ nguyên thể chế độc đảng toàn trị kìm hãm tự do, dân chủ và chia rẽ dân tộc. Đường lối sai cùng với bộ máy cầm quyền quan liêu, tha hóa tạo điều kiện cho sự lộng hành của các nhóm lợi ích bất chính gắn với tệ tham nhũng, đưa đất nước lâm vào khủng hoảng toàn diện, ngày càng tụt hậu so với nhiều nước xung quanh.

Trong khi đó, giới lãnh đạo Trung Quốc từ lâu đã theo đuổi mưu đồ đặt nước ta vào vị thế lệ thuộc, phục vụ lợi ích của Trung Quốc. Sau Hội nghị Thành Đô năm 1990 đến nay,Việt Nam đã có nhiều nhân nhượng trong quan hệ với Trung Quốc, phải trả giá đắt và càng nhân nhượng, Trung Quốc càng lấn tới. Gần đây, trong bối cảnh quốc tế phức tạp, Trung Quốc có nhiều hành vi leo thang mới trong mưu đồ xâm lược và bá chiếm Biển Đông, coi Việt Nam là mắt xích yếu nhất cần khuất phục trước tiên. Thực tế bóc trần cái gọi là “cùng chung ý thức hệ xã hội chủ nghĩa” chỉ là sự ngộ nhận và “4 tốt, 16 chữ” chỉ là để che đậy dã tâm bành trướng. Cho đến nay, thế lực bành trướng Trung Quốc đã đi được những bước quan trọng trong mưu đồ biến Việt Nam thành “chư hầu kiểu mới” của họ.
Thực trạng đau lòng này phơi bày sự yếu kém cả về trách nhiệm và năng lực của lãnh đạo đảng và nhà nước trong thời gian qua.
Toàn thể ĐCSVN, trong đó có chúng tôi, phải chịu trách nhiệm trước dân tộc về tình hình nói trên và phải góp phần tích cực khắc phục những sai lầm đã gây ra; trong đó phần trách nhiệm chủ yếu và trước hết thuộc về Ban Chấp hành Trung ương và Bộ chính trị.  
Vì vậy chúng tôi, những người ký tên dưới đây, thấy cần bày tỏ suy nghĩ của những đảng viên ĐCSVN trung thành với tâm nguyện vì nước vì dân khi vào Đảng với mấy yêu cầu chính dưới đây:
1. Trước tình thế hiểm nghèo của đất nước, với trách nhiệm và vị thế của mình, ĐCSVN tự giác và chủ động thay đổi Cương lĩnh, từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội, chuyển hẳn sang đường lối dân tộc và dân chủ, trọng tâm là chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ một cách kiên quyết nhưng ôn hòa. Ngay từ bây giờ, cần thảo luận thẳng thắn và dân chủ trong toàn Đảng và trong cả nước về tình hình mọi mặt của đất nước và những thách thức trước bước đi mới rất trắng trợn của Trung Quốc bá chiếm Biển Đông, vạch ra con đường chuyển đổi cơ cấu kinh tế lạc hậu và lệ thuộc nghiêm trọng vào Trung Quốc hiện nay, xây dựng hệ thống nhà nước pháp quyền thật sự dân chủ. Chỉ có như vậy mới phát huy được sức mạnh trí tuệ, tinh thần và vật chất của dân tộc Việt Nam, tăng cường được đoàn kết, hòa hợp dân tộc và tranh thủ được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân loại tiến bộ, mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển và bảo vệ đất nước.
Quan điểm nêu trên cần được thấu suốt và thực hiện ngay trong việc chuẩn bị và tiến hành đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XII với các đại biểu được bầu chọn thật sự dân chủ, đáp ứng được yêu cầu chính trị của đại hội. Đó là trách nhiệm của các tổ chức đảng các cấp và của từng đảng viên có tinh thần yêu nước. Đồng thời, kỳ bầu cử Quốc hội sắp tới phải thật sự dân chủ, tạo lập một Quốc hội chuyên nghiệp, xứng đáng đại diện cho dân, đáp ứng yêu cầu lập pháp chuyển đổi thể chế chính trị.
 Việc cần làm ngay để thể hiện sự thực tâm chuyển đổi thể chế chính trị, tạo niềm tin trong dân là các cơ quan công quyền chấm dứt các hành động sách nhiễu, trấn áp, quy kết tùy tiện đối với người dân biểu tình yêu nước, đối với các tổ chức xã hội dân sự mới thành lập, trả tự do cho những người đã và đang bị kết án hình sự chỉ vì công khai bày tỏ quan điểm chính trị của mình.
2. Lãnh đạo đảng và nhà nước thống nhất nhận định về mưu đồ và hành động của thế lực bành trướng Trung Quốc đối với nước ta, từ bỏ những nhận thức mơ hồ, ảo tưởng; và có đối sách trước mắt và lâu dài bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ trong mọi tình huống, thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc, xây dựng quan hệ láng giềng hòa thuận, hợp tác bình đẳng, vun đắp tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.  
Là người chủ đất nước, nhân dân có quyền được biết và phải được biết sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc và những điều quan trọng đã ký kết với Trung Quốc như thỏa thuận Thành Đô năm 1990, thỏa thuận về hoạch định biên giới trên đất liền và vịnh Bắc Bộ, những thỏa thuận về kinh tế v.v…
Việc cần thiết và cấp bách hiện nay là phải nhanh chóng kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế nhằm phát huy thế mạnh chính nghĩa của nước ta. Đồng thời, Việt Nam cần chủ động cùng với các nước ven Biển Đông thỏa thuận giải quyết những vướng mắc về chủ quyền trên biển với các đảo, bãi đá; củng cố sự đoàn kết, thống nhất của các nước ASEAN, trước hết là giữa các quốc gia ven biển, trong cuộc đấu tranh chống mọi hành động bành trướng của Trung Quốc muốn độc chiếm vùng biển này thành ao nhà của mình.
Quan điểm “không liên minh với nước nào nhằm chống nước thứ ba” là tự trói buộc mình, không phù hợp với thực tế, cần phải thay đổi.
Tổ quốc đang lâm nguy đồng thời đứng trước cơ hội lớn để thay đổi! Trách nhiệm của các đảng viên yêu nước là phải cùng toàn dân nắm lấy thời cơ này, vượt qua thách thức, mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển và bảo vệ đất nước.
Bỏ lỡ cơ hội này là có tội với dân tộc!

______________________

DANH SÁCH CÁC ĐẢNG VIÊN KÝ THƯ NGỎ GỬI BCH TW VÀ TOÀN THỂ ĐẢNG VIÊN ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

  1. Nguyễn Trọng Vĩnh, vào Đảng năm 1939, Thiếu tướng, nguyên Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành trung ương Đảng khóa III, nguyên Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc, Hà Nội.
  2. Đào Xuân Sâm, vào Đảng năm 1946, nguyên Trưởng khoa Quản lý kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội.
  3. Trần Đức Nguyên, vào Đảng năm 1946, nguyên Trưởng ban Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội.
  4. Nguyễn Văn Tuyến, vào Đảng năm 1946, Đại tá, Cựu chiến binh, Hà Nội.
  5. Lê Duy Mật, vào Đảng năm 1947, Thiếu tướng, nguyên Tư lệnh phó, kiêm Tham mưu trưởng Quân khu II, Chỉ huy trưởng Mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang 1979 – 1988, Hà Nội.
  6. Tạ Đình Du (Cao Sơn), vào Đảng năm 1948, Đại tá, Cựu chiến binh, Hà Nội.
  7. Vũ Quốc Tuấn, vào Đảng năm 1948, nguyên Trợ lý Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Hà Nội.
  8. Nguyễn Hữu Côn, vào Đảng năm 1949, Đại tá, Cựu chiến binh, nguyên Tham mưu trưởng Hậu cần Quân đoàn 2, Hà Nội.
  9. Hoàng Hiển, vào Đảng năm 1949, nguyên Trung tá Hải quân, Hà Nội.
  10. Đỗ Gia Khoa, vào Đảng năm 1949, nguyên cán bộ cơ quan Bộ Công an và Tổng cục Hải Quan, Hà Nội.
  11. Hà Tuân Trung, vào Đảng năm 1949, nguyên Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương, nguyên Tổng biên tập tạp chí Kiểm tra, Hà Nội.
  12. Nguyễn Thị Ngọc Toản, vào Đảng năm 1949, Đại tá, Giáo sư, Cựu Chiến binh, nguyên Chủ nhiệm khoa, Quân Y viện 108, Hà Nội.
  13. Phạm Xuân Phương, vào Đảng năm 1949, Đại tá, Cựu chiến binh, nguyên chuyên viên Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Hà Nội.
  14. Tô Hòa, vào Đảng năm 1950, nguyên Tổng Biên tập báo Sài Gòn Giải phóng.
  15. Võ Văn Hiếu, vào Đảng năm 1950, nguyên cán bộ thuộc Ban Tuyên huấn trung ương Cục Miền Nam.
  16. Hoàng Tụy, vào Đảng năm 1950, Giáo sư Toán học, Hà Nội.
  17. Huỳnh Thúc Tấn, vào Đảng năm 1951, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Hà Nội.
  18. Tạ Đình Thính, vào Đảng năm 1951, nguyên Vụ trưởng Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội.
  19. Nguyên Ngọc, vào Đảng năm 1956, Nhà văn, nguyên Bí thư Đảng đoàn Hội Nhà văn Việt Nam, Hội An.
  20. Tương Lai, vào Đảng năm 1959, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, nguyên thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, TP. Hồ Chí Minh.
  21. Nguyễn Khắc Mai, vào Đảng năm 1959, Giám đốc Trung tâm Minh Triết, Hà Nội.
  22. Đào Công Tiến, vào Đảng năm 1960, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Hội Kinh tế Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh.
  23. Vũ Linh, vào Đảng năm 1962, nguyên Chủ nhiệm chương trình PIN mặt trời, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Hà Nội.
  24. Nguyễn Kiến Phước, vào Đảng năm 1962, nguyên Ủy viên Ban Biên tập báo Nhân Dân, TP. Hồ Chí Minh.
  25. Nguyễn Thị Ngọc Trai, vào Đảng năm 1963, nhà báo, nhà văn, nguyên Phó Tổng biên tập báo Văn Nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam, Hà Nội
  26. Võ Văn Thôn, vào Đảng năm 1965, nguyên Giám đốc Sở Tư pháp TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
  27. Nguyễn Trung, vào Đảng năm 1965, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan, Hà Nội.
  28. Huỳnh Kim Báu, vào Đảng năm 1965, nguyên Tổng thư ký‎ Hội Trí thức yêu nước TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
  29. Hạ Đình Nguyên, vào Đảng năm 1965, nguyên Chủ tịch Ủy ban phối hợp hành động Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh.
  30. Nguyễn Văn Ly (Tư Kết), vào Đảng năm 1966, nguyên thư k‎ý của Bí thư Thành ủy Mai Chí Thọ, nguyên Phó bí thư Đảng ủy Sở Văn hóa -Thông tin TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh
  31. Lê Công Giàu, vào Đảng năm 1966, nguyên Phó bí thư Thường trực Thành đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, nguyên Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại, đầu tư TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
  32. Kha Lương Ngãi, vào Đảng năm 1966, nguyên Phó Tổng Biên tập báo Sài Gòn Giải phóng, TP. Hồ Chí Minh.
  33. Tô Nhuận Vỹ, vào Đảng năm 1967, nhà văn, nguyên Bí thư Đảng Đoàn kiêm Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên – Huế, Tổng biên tập tạp chí Sông Hương, nguyên Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thừa Thiên – Huế, TP. Huế.
  34. Phạm Đức Nguyên, vào Đảng năm 1968, Phó Giáo sư Tiến sĩ ngành Xây dựng, 46 tuổi đảng, Hà Nội.
  35. Bùi Đức Lại, vào Đảng năm 1968, nguyên Vụ trưởng, chuyên gia cao cấp bậc II, Ban Tổ chức trung ương Đảng, Hà Nội.
  36. Lữ Phương, vào Đảng năm 1968, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn Hóa Chính phủ Cách mạng Lâm thời Miền Nam, TP. Hồ Chí Minh.
  37. Nguyễn Lê Thu An, vào Đảng năm 1969, cựu tù chính trị Côn Đảo, TP. Hồ Chí Minh.
  38. Nguyễn Đăng Quang, vào Đảng năm 1969, Đại tá công an, đã nghỉ hưu, Hà Nội.
  39. Trần Văn Long, vào Đảng năm 1970, nguyên Phó Bí thư Thành đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
  40. Nguyễn Thị Kim Chi, vào Đảng năm 1971, Nghệ sĩ ưu tú, Đạo diễn điện ảnh, Hà Nội.
  41. Huỳnh Tấn Mẫm, vào Đảng năm 1971, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975, nguyên đại biểu Quốc hội khóa 6, nguyên Tổng biên tập báo Thanh Niên, TP. Hồ Chí Minh.
  42. Võ Thị Ngọc Lan, vào Đảng năm 1972, nguyên cán bộ công an TP. Hồ Chí Minh.
  43. Hà Quang Vinh, vào Đảng năm 1972, cán bộ hưu trí, TP. Hồ Chí Minh.
  44. Nguyễn Đắc Xuân, vào Đảng năm 1973, nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa, nguyên Trưởng Đại diện báo Lao Động tại khu vực Miền Trung – Tây Nguyên, TP. Huế.
  45. Lê Đăng Doanh, vào Đảng năm 1974, Tiến sĩ Kinh tế học, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội.
  46. Chu Hảo, vào Đảng năm 1974, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Hà Nội.
  47. Nguyễn Xuân Hoa, vào Đảng năm 1974, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh Thừa Thiên – Huế, TP. Huế.
  48. Nguyễn Vi Khải, vào Đảng năm 1974, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, 40 tuổi đảng, Hà Nội.
  49. Cao Lập, vào Đảng năm 1974, nguyên Bí thư Đảng ủy ngành Văn hóa -Thông tin TP. Hồ Chí Minh.
  50. Lê Thân, vào Đảng năm 1975, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Tổng Giám đốc Liên doanh SG-Riversite, TP. Hồ Chí Minh.
  51. Ngô Minh, vào Đảng năm 1975, nhà báo, nhà văn, TP. Huế.
  52. Trần Kinh Nghị, vào Đảng năm 1976, cán bộ Ngoại giao về hưu, Hà Nội.
  53. Hồ An, vào Đảng năm 1979, nhà báo, TP. Hồ Chí Minh.
  54. Đoàn Văn Phương, vào Đảng năm 1979, nguyên chiến sĩ thuộc Ban Giao lưu trung ương Cục, TP. Hồ Chí Minh.
  55. Hồ Uy Liêm, vào Đảng năm 1980, nguyên Quyền Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Hà Nội.
  56. Trần Đình Sử, vào Đảng năm 1986, Giáo sư Tiến sĩ Ngữ văn, Hà Nội.
  57. Lê Văn Luyến, vào Đảng năm 1987, nguyên cán bộ thuộc Ban Tuyên huấn trung ương Cục Miền Nam, TP. Hồ Chí Minh.
  58. Nguyễn Gia Hảo, vào Đảng năm 1988, nguyên thành viên Tổ tư vấn của Thủ Tướng Võ Văn Kiệt, Hà Nội.
  59. Phạm Chi Lan, vào Đảng năm 1989, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội.
  60. Đào Tiến Thi, vào Đảng năm 1997, Thạc sĩ, Ủy viên Ban chấp hành Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội
  61. Nguyễn Nguyên Bình, vào Đảng năm 1996, Trung tá, cựu chiến binh, Hà Nội.
_____________________

2 0012 002
  • 'Chưa tiện để TQ kinh doanh di sản' (BBC) - Cơ sở nào để Việt Nam có thể từ chối nếu doanh nghiệp Trung Quốc đề nghị kinh doanh di sản thiên nhiên ở Hạ Long trong 50 năm?
  • Hiệp định Geneva 1954 - Vết cắt 60 năm (RFA) - Đối với những cây bút và blogger Việt Nam, chuyện đáng chú ý trong tuần qua là một câu chuyện xưa cũ, tưởng chừng như đã bị quên lãng trong đám bụi bặm chính trị 60 năm qua: Hiệp định Geneva 21/7/1954.
  • Lãnh đạo đối lập Cam Bốt Sam Rainsy trở thành dân biểu (RFI) - Hôm nay, 28/07/2014, Quốc hội Cam Bốt đã thông qua thỏa thuận giữa đảng Dân nhân củaông Hun Sen và đảng đối lập Cứu nguy Dân tộc, trong đó có việc lãnh đạo đảng này,ông Sam Rainsy, trở thành dân biểu, chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài từ sau cuộc bầu cử lập pháp năm 2013.
  • Những thách thức trong việc thúc đẩy quan hệ Mỹ-Ấn (RFI) - Ngoại trưởng John Kerry công du New Delhi ngày 30/07/2014. Đầu tháng Tám, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel thăm Ấn Độ và theo kế hoạch tân Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, người vừa thắng cử hồi tháng Năm, sẽ công du Hoa Kỳ vào tháng Chín, theo lời mời của Tổng thống Barack Obama.
  • Ioukos : Nga bị xử phạt 50 tỷ đô la (RFI) - Tòaán trọng tài La Haye vào hôm nay, 28/07/2014 đòi Nga bồi thường 50 tỷ đô la cho các cổ đông tập đoàn dầu khí Ioukos. Đây là mức tiền phạt nặng nhất. Phán quyết của tòaán La Haye được đưa ra trong bối cảnh phương Tây gia tăng trừng phạt Nga vì khủng hoảng Ukraina.
  • Việt Nam cần làm gì? (VOA) - TQ đã rút giàn khoan HD-981 trước kỳ hạn. Có nhiều giả thuyết được đưa ra để giải thích quyết định của họ...
  • NSA đe dọa tự do báo chí Mỹ ? (RFI) - Theo Liên hiệp vì các quyền tự do dân sự của Hoa Kỳ (ACLU) và Human Rights Watch (HRW), các chương trình theo dõi do Cơ quan an ninh Quốc gia Mỹ NSA thực hiện đe dọa tự do báo chí và dân chủ.
  • Bắc Triều Tiên dọa bắn tên lửa vào dinh tổng thống Mỹ (RFI) - Ngày 27/07/2014 Giám đốc Tổng cục Chính trị của Quân đội Bắc Triều Tiên Hwang Pyon So đe dọa bắn hỏa tiển tới Nhà Trắng và Lầu Năm Góc. Bình Nhưỡng muốn trừng phạt Hoa Kỳ, bị xem là gây bất ổn tại bán đảo Triều Tiên và bày tỏ sự bất bình trước các cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn.
  • Philippines: Quân khủng bố Abu Sayyab giết chết 21 thường dân (RFA) - Hôm qua tại Philippines, quân khủng bố Abu Sayyab nổ súng giết chết 21 người và gây thương tích cho 13 người khác, khi đoàn xe chở những người không may đang trên đường đi dự lễ Ramadan, là lễ hội kết thúc tháng chay tịnh của người Hồi Giáo.
  • Ngoại trưởng Mỹ chuẩn bị công du Ấn Độ (RFI) - Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ công du Ấn Độ trong tuần này, cụ thể là vào thứ Tư 30/07/2014. Hoa Kỳ đang nỗ lực thắt chặt quan hệ với cường quốc kinh tế thứ 3 của ChâuÁ, sau khi quốc gia này có Thủ tướng mới làông Narendra Modi. Hồ sơ cần theo dõi nhân chuyến thăm sẽ là hợp tác quốc phòng Mỹ-Ấn. 
  • Các ẩn số trong vụ phi cơ Malaysia bị bắn rơi ở Ukraina (RFI) - Từ khi chuyến bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines, gặp thảm họa hôm 17/07/2014 đến nay, đã có rất nhiều câu hỏi được đưa ra những vẫn chưa tìm được câu trả lời thỏa đáng : Ai đã bắn rơi chiếc Boeing, sát hại gần 300 người trên máy bay ? Hậu quả chinh trị, ngoại giao của thảm kịch đó sẽ ra sao ?
  • Hoa Kỳ và Hội đồng Bảo an yêu cầu ngưng bắn ngay lập tức và vô điều kiện (RFI) - Trong khi số nạn nhân sau 3 tuần oanh kích và tiến công của Israel đã lên đến hơn 1000 người chết, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã họp khẩn cấpngày 27/07/2014, và yêu cầu các bên ngưng bắn ngay lập tức và vô điều kiện vì lý do nhân đạo. Tổng thống Mỹ Obama hôm qua cũng có lời kêu gọi tương tự khi nói chuyện qua điện thoại với Thủ tướng Israel.
  • Học sinh sống sót trong vụ chìm phà Sewol ra tòa làm chứng (RFI) - Ngày 28/07/2014, 17 học sinh còn sống sót sau vụ chìm phà Sewol ra làm chứng tại tòaán Ansan trong vụ xử 15 thủy thủ đoàn. Những người này đã rời khỏi phà, bỏ mặc hành khách trong tai nạn đắm phà hôm 16/04/2014 làm hơn 300 người thiệt mạng, trong đó có 250 học sinh.
  • LHQ tố cáo việc dùng vũ khí nặng tại vùng đông dân cư ở Ukraina (RFI) - Trong một thông cáo công bố ngày 28/07/2014, Liên Hiệp Quốc tố cáo cả phe ly khai lẫn quân đội Ukraina sử dụng trọng pháo tại những nơi đông dân cư ở miền Đông Ukraina. Theo Cao ủy Nhân quyền Navi Pillay :« Thông tin về chiến sự gia tăng tại các vùng Donetsk và Lougansk rất đáng ngại. Cả hai bên đều sử dụng vũ khí nặng như đại bác, xe tăng, tên lửa, tại những khu vực đông người cư ngụ.
  • Việt Nam: xăng giảm 350 đồng mỗi lít (RFA) - Từ 2 giờ chiều ngày hôm nay, người tiêu dùng Việt nam có thể cảm thấy nhẹ nhõm một chút khi Tập đoàn xăng dầu Việt nam công bố giá bán lẻ xăng dầu giảm từ 330 đến 350 đồng 1 lít.
  • Tại sao Công ty Diamond đuổi công nhân Việt Nam? (RFA) - Hàng trăm công nhân hảng giầy thể thao Diamond tại khu công nghiệp Bình Dương đang bức xúc về việc công ty bắt công nhân ký giấy cắt hợp đồng với lý do mà theo họ không chính đáng. Ngoài ra họ cũng không đồng ý với số tiền bồi thường của công ty .
  • Những sĩ tử nghèo thao thức mùa tựu trường (RFA) - Tuy mùa tựu trường chưa cận kề, mùa hè vẫn còn râm ran tiếng ve trên các tán lá phượng, nhưng đâu đó trong cõi lòng những sĩ tử nhà nghèo, một mùa tựu trường đầy cam go và vô định đang chờ họ. Bởi với một số thí sinh, kết quả thi đại học đã cho họ biết rằng năm tới mình sẽ là sinh viên.
  • Hỏi đáp y học: Bệnh bạch biến (VOA) - Trong chương trình Hỏi đáp Y học tuần này, thính giả Nguyễn Minh Quang, Việt Nam thắc mắc về bệnh bạch biến và cách chữa trị bệnh này
  • Trung Quốc bịt mắt dư luận (BaoMoi) - Trung Quốc diễn tập bắn đạn thật là để trấn an người dân trong nước rằng họ đang ở thế chủ động trong tranh chấp chủ quyền
  • Những hành động gây lo ngại cho người dân châu Á (BaoMoi) - Mới đây, Đại sứ quán Việt Nam tại Ca-na-đa đã tổ chức buổi cập nhật tình hình Biển Đông cho kiều bào, đại diện các tổ chức cộng đồng người Việt, du học sinh đang sinh sống, làm việc tại thành phố Tô-rôn-tô (Toronto) và các vùng phụ cận.
  • Cộng đồng người Việt Nam tại Ca-na-đa hướng về biển đảo quê hương (BaoMoi) - TTXVN - Tại thành phố Tô-rôn-tô, Đại sứ quán Việt Nam tại Ca-na-đa vừa tổ chức buổi cập nhật tình hình Biển Đông, các biện pháp đấu tranh của Việt Nam và tiếp tục vận động bà con quyên góp ủng hộ lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư và ngư dân đang nỗ lực bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước. Đại sứ Việt Nam tại Ca-na-đa Tô Anh Dũng đã cung cấp thông tin về sự vi phạm của Trung Quốc ở Biển Đông thời gian gần đây. Đại sứ nêu rõ quyết tâm và những biện pháp mà lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đang nỗ lực triển khai nhằm giữ vững chủ quyền biển đảo quê hương.
  • Trung Quốc đẩy ngư dân ra biển Đông (BaoMoi) - (NLĐO)- Dự kiến đến cuối năm 2014, 50.000 tàu cá của Trung Quốc sẽ được trang bị hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu cho phép liên lạc trực tiếp với lực lượng hải cảnh nước này khi hoạt động trên các vùng biển tranh chấp ở biển Đông.
  • Ngoại trưởng ARF sẽ lên tiếng về Biển Đông (BaoMoi) - Hãng tin Kyodo dẫn nguồn tin ngoại giao cho hay, các ngoại trưởng của Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) sẽ khẳng định tầm quan trọng của đối thoại và hợp tác khu vực trong giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông.
  • Dự thảo tuyên bố chung của Diễn đàn khu vực ASEAN (BaoMoi) - Nguồn tin ngoại giao của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ngày 28/7 cho biết các ngoại trưởng tham gia Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) dự kiến sẽ nêu bật tầm quan trọng của đối thoại và hợp tác trong khu vực để giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông đồng thời bày tỏ quan ngại trước những diễn biến gần đây trên bán đảo Triều Tiên.
  • Bill Clinton chỉ trích Bắc Kinh ngay tại Trung Quốc (BaoMoi) - Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
  • Lê Anh muốn ôm cả Trường Sa vào lòng (BaoMoi) - Mới đây, MC Lê Anh đã công bố những bưc hình chụp đầy cảm hứng từ Trường Sa trong chuyến công tác hồi tháng 4 vừa qua, ngay trước thời điểm biển Đông ‘dậy sóng’ trên trang cá nhân của mình.
  • Xẩm Hà Thành đồng lòng “Tiễu trừ quân cướp biển Đông” (BaoMoi) - MV “Tiễu trừ quân cướp biển Đông” (sáng tác Nguyễn Quang Long, đạo diễn Nguyễn Nhật Giang), nhằm chứng tỏ loại hình nghệ thuật truyền thống này vẫn có khả năng “sống” được theo đúng nghĩa của nó - vừa được ra mắt hôm 24.7.
  • Trung Quốc trang bị định vị vệ tinh Bắc Đẩu cho tàu cá trên Biển Đông (BaoMoi) - (Tin Nóng) Hãng Reuters ngày 27.7 cho biết các tàu cá tại đảo Hải Nam (Trung Quốc) đang được chính phủ gắn thiết bị định vị vệ tinh Bắc Đẩu để khi bị lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam hoặc Philippines bắt giữ vì vi phạm vùng biển chủ quyền trên biển Đông, thì kịp báo động cho các tàu hải giám Trung Quốc đến can thiệp.
  • Trung Quốc cấm biển để tập trận? (BaoMoi) - (Petrotimes) - Các cuộc tập trận rầm rộ của Trung Quốc trên một loạt vùng biển có tranh chấp giữa Bắc Kinh và các láng giềng ở Biển Đông, biển Hoa Đông, biển Hoàng Hải, diễn ra gần như cùng lúc, là động thái bình thường hay không bình thường?
  • Công ty Bia Sài Gòn ủng hộ biển Đông (BaoMoi) - Vừa qua, công đoàn Tổng công ty CP Bia Rượu NGK Sài Gòn phối hợp cùng Liên đoàn Lao động TP.HCM đã tổ chức chương trình Giao lưu văn nghệ và tặng quà cho công nhân lao động thành phố.