Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 20 tháng 1, 2014

Ngày 21/1/2014 - Phạm Trung Cang cũng được “ông anh” mật báo tháo chạy? - Nghịch lý nông nghiệp Việt Nam - Đầu tư từ Trung Quốc: Con dao hai lưỡi

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

Phạm Trung Cang cũng được “ông anh” mật báo tháo chạy?

(Kienthuc.net.vn) – Luật sư Phạm Văn Phất cho rằng, không loại trừ khả năng Phạm Trung Cang được “mật báo” sẽ bị điều tra lại, nên đã tháo chạy ra nước ngoài.
Ngày 9/1/2014 vừa qua, TAND Thành phố Hà Nội quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung vụ án Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm, kiến nghị VKSND TP Hà Nội làm rõ vai trò đồng phạm của ông Phạm Trung Cang, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) và 4 người khác về hành vi “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng” khiến dư luận khá bất ngờ. Tuy nhiên, bất ngờ hơn nữa là việc ông Phạm Trung Cang đã xuất cảnh ra nước ngoài trước đó (23/12/2013) và cho đến thời điểm này, nguyên Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB vẫn không có mặt tại Việt Nam.
Việc “chọn đúng thời điểm” xuất cảnh của ông Cang khiến dư luận không khỏi nghi ngờ về những khuất tất xung quanh cuộc “tháo chạy”. Liệu có sự mờ ám, thiếu khách quan khi VKSND Tối cao đình chỉ quyết định khởi tố với ông Cang trước đó? Và giống như Dương Chí Dũng, ông Cang cũng có một “ông anh” nào đó đã “mật báo” về việc sẽ bị điều tra lại để “đại gia” này kịp “mất tích” khỏi Việt Nam?
Ông Phạm Trung Cang đã “biến mất” khỏi Việt Nam trước khi tòa án yêu cầu điều tra bổ sung về vai trò phạm tội của ông này.
VKSND Tối cao “một mình một ngựa”
Trong vụ “đại án” của Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm, việc nhận định trái chiều giữa các cơ quan tố tụng về trường hợp của ông Phạm Trung Cang khiến dư luận không khỏi băn khoăn, đặc biệt là những khuất tất xung quanh quyết định đình chỉ vụ án đối với nguyên Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB.
Trong khi cả CQĐT Bộ Công an và TAND thành phố Hà Nội đều nhận định Phạm Trung Cang có vai trò đồng phạm về tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” thì VKSND Tối cao lại “một mình một ngựa”, bác bỏ vai trò phạm tội của Phạm Trung Cang.
Cụ thể, ngày 1/8/2013, CSĐT Bộ Công an đã ra bản kết luận điều tra và kết luận điều tra bổ sung ngày 30/10/2013 đề nghị truy tố Nguyễn Đức Kiên. Theo kết luận này, Phạm Trung Cang cùng 4 lãnh đạo cao cấp khác của Ngân hàng ACB bao gồm Trần Xuân Giá (Chủ tịch HĐQT ACB), Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang (đều nguyên là Phó Chủ tịch HĐQT ACB), Lý Xuân Hải (nguyên Tổng Giám đốc ACB) bị đề nghị truy tố về tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Kết luận của CQĐT Bộ Công an nêu rõ, các lãnh đạo Ngân hàng ACB đã có hành vi cố ý làm trái, ra chủ trương dùng tiền huy động của khách hàng, ủy thác cho nhân viên và các công ty gửi tiền VNĐ và USD vào các tổ chức tín dụng để hưởng lãi suất cao hơn trần lãi suất do Ngân hàng Nhà nước quy định. Trong đó, có việc gửi tiền vào VietinBank Chi nhánh Nhà Bè và Chi nhánh TP HCM để hưởng lãi suất chênh lệch ngoài hợp đồng, gây thất thoát cho ACB 718,9 tỉ đồng. Ngoài ra, việc đầu tư cổ phiếu dẫn đến ACB bị thiệt hại hơn 687 tỉ đồng cũng có vai trò của ông Phạm Trung Cang.
Sau khi có kết luận điều tra của cơ quan công an, ngày 12/12/2013, VKSND Tối cao ra cáo trạng đồng thời truy tố 7 bị can với nhiều tội danh, tổng số tiền thiệt hại do 7 bị can gây ra trong vụ án là 1.695,6 tỉ đồng. Điều bất ngờ là trong cáo trạng này, VKSND Tối cao cho rằng, ông Cang không phải chịu trách nhiệm về hậu quả làm thất thoát số tiền 718,9 tỉ đồng cũng như việc đầu tư cổ phiếu nên đã ra quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can Phạm Trung Cang.
Tuy nhiên, chỉ chưa đầy 1 tháng sau khi VKSND Tối cao ra cáo trạng, ngày 3/1/2014, TAND thành phố Hà Nội đã ra quyết định trả hồ sơ số 02/HSST-QĐ cho VKSND TP Hà Nội để làm rõ vai trò của một số cá nhân liên quan trong đó có ông Phạm Trung Cang.
Cuộc “tháo chạy” ngoạn mục và dấu hỏi về “ông anh mật báo”
Điều đáng nói là khi TAND thành phố Hà Nội trả hồ sơ điều tra bổ sung vì cho rằng có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm thì ông Phạm Trung Cang đã “biến mất” khỏi Việt Nam và cho đến thời điểm hiện nay vẫn chưa xuất hiện.
Trong khi vụ “đại án” của Dương Chí Dũng vẫn chưa hết nóng thì cuộc “tháo chạy” đúng thời điểm của ông Phạm Trung Cang khiến dư luận không khỏi đặt dấu hỏi về những khuất tất xung quanh vụ việc này. Phải chăng việc đình chỉ này nhằm mục đích tạo điều kiện cho Phạm Trung Cang tháo chạy bởi chỉ ít ngày khi lệnh cấm xuất cảnh được gỡ bỏ, Phạm Trung Cang đã nhanh chóng rời khỏi Việt Nam từ 24/12/2013 qua cửa khẩu Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (TP.HCM). Và cũng chỉ khoảng 1 tuần sau khi nguyên Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB “mất tích” thì vụ án được trả hồ sơ điều tra lại để làm rõ vai trò phạm tội của ông này .
Trao đổi với Kiến Thức, luật sư Phạm Văn Phất, Trưởng Văn phòng luật An Phát Phạm cũng cho rằng, không loại trừ khả năng ông Cang được “mật báo” trước để xuất cảnh ra nước ngoài. “Trong bối cảnh Dương Chí Dũng từng được mật báo từ một “ông anh” trong Bộ Công an về việc mình sẽ bị khởi tố để tháo chạy trước thì những nghi ngờ về trường hợp của ông Phạm Trung Cang hoàn toàn có cơ sở . Ngay cả sự bất nhất giữa các cơ quan tố tụng khi CQĐT và Tòa án đều thấy rằng phải xem xét vai trò phạm tội ông Phạm Trung Cang, chỉ riêng VKSND Tối cao tách ra, đình chỉ vụ án thì người ta cũng có quyền nghi ngờ về sự thiếu khách quan ở đây (?!)”, luật sư Phất nói.
Nguyên Đan

Phục hồi điều tra cựu Phó chủ tịch ACB

 Ngày 20/1, tin từ cơ quan tố tụng cho hay, liên quan đến vụ án “bầu” Kiên, Viện KSND Tối cao đã quyết định phục hồi điều tra đối với ông Phạm Trung Cang, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB về hành vi cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, theo Điều 165 Bộ luật Hình sự.
Viện KSND Tối cao cũng phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Huỳnh Quang Tuấn, thành viên thường trực HĐQT ACB, về cùng hành vi.
Cơ quan chức năng xác định ông Tuấn liên quan đến chủ trương ủy thác cho nhân viên ACB gửi tiền vào ngân hàng TMCP Công thương (Vietinbank) để hưởng lãi xuất 17,8% – 27%/năm. Việc làm này vi phạm Luật Các tổ chức tín dụng quy định về nghiệp vụ ủy thác, dẫn đến bị Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo chiếm đoạt hơn 718 tỷ đồng của ACB.
Trước đó, Viện KSND Tối cao đã ra cáo trạng truy tố “bầu” Kiên cùng 6 đồng phạm về 4 tội danh: kinh doanh trái phép; cố ý làm trái; lừa đảo chiếm đoạt tài sản và trốn thuế.
Theo cáo trạng, tại cuộc họp ngày 22/3/2010, Thường trực HĐQT ACB gồm các ông: Trần Xuân Giá, Trịnh Kim Quang, Lê Vũ Kỳ, Lý Xuân Hải (bị can trong vụ án) và Phạm Trung Cang đã thống nhất và ký vào biên bản “đồng ý ủy thác cho các cá nhân để gửi tiền VNĐ và USD tại các tổ chức tín dụng…”.
Tuy nhiên, tại thời điểm đó, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 chưa có hiệu lực thi hành và ngày 31/12/2010, ông Phạm Trung Cang đã có đơn xin từ nhiệm, thôi giữ chức danh thành viên HĐQT ACB.
Sau khi chấp thuận đơn của ông Cang, ACB đã bổ nhiệm chức danh Phó Chủ tịch HĐQT ngân hàng ACB đối với ông Huỳnh Quang Tuấn. Do đó, cơ quan chức năng nhận định ông Cang không phải chịu trách nhiệm về hậu quả chủ trương ủy thác gửi hơn 718 tỷ đồng bị Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt. Đồng thời ra quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can Phạm Trung Cang.
Sau khi xem xét hồ sơ vụ án, ngày 3/1, TAND TP Hà Nội đã trả hồ sơ để điều tra bổ sung một số vấn đề chưa được làm rõ. Ngay sau đó, cơ quan CSĐT và Viện KSND Tối cao đã thống nhất khởi tố bị can ông Tuấn và phục hồi điều tra đối với ông Cang.
Theo Tiền Phong

Có “ông anh mật báo” cho “sếp” Ngân hàng ACB đào thoát không?

 
Ông Phạm Trung Cang đột nhiên mất tích trước khi bị phục hồi điều tra đã làm dấy lên nỗi nghi ngờ về việc tháo chạy có chủ đích của ông này. Nhất là sau vụ xét xử đại án Vinalines, Dương Chí Dũng khai là có “ông anh trên bộ” mật báo để chạy trốn.
Thập niên 80, Phạm Trung Cang tốt nghiệp cao đẳng kinh tế rồi làm thư ký cho Phó Chủ tịch quận 3. Ông bắt đầu tập tành làm hấp gia công lốp xe. Thấy ngon ăn, ông Cang bỏ luôn việc công sở và mở cơ sở sản xuất lốp xe đạp. Sản phẩm của ông ta đã gây tiếng vang trên thị trường, hàng sản xuất không kịp để bán.
Nguyên liệu của ông Cang dùng để sản xuất vỏ xe thường được dùng bằng mủ cao su thiên nhiên nên cho sản phẩm tốt. Vốn đã giàu, người ta lại muốn giàu hơn. Nếu “phi thương” có thể làm giàu còn “gian thương” có ngày cũng đến mạt vận. Trong một lần, có người chào bán cho ông Cang một lượng lớn mủ cao su có màu ngả sang vàng.


Người này nói rằng, bán số mủ trên với giá rẻ hơn 2 lần do bị chìm tàu dưới biển và trục vớt kịp thời. Những mẻ hàng đầu tiên của loại mủ mới, ông Cang thấy chất lượng sản phẩm không thay đổi và chắc mẩm sẽ thu lợi to.
Ông chủ cơ sở dốc hết tiền mua lô mủ trên về trữ và ngày đêm sản xuất ra sản phẩm mang đi tiêu thụ. Hàng vỏ xe để trong kho, hàng phân phối cho khách chỉ sau 1 tháng dần chảy nhão như… cháo.
“Tham thì thâm”, ông Cang đã trả giá cho bài học đầu tiên về sự thất bại với số tài sản hơn 100 lượng vàng và khách hàng cạch mặt. Cơ may lại đến với vị “đại gia” này khi gặp được ông bạn người Hoa đang làm bao nhựa tái sinh. Thế là, ông Cang nhảy vào hợp tác. Tài sản còn lại được bao nhiêu, ông đổ vào để làm bao nhựa. Cũng chỉ một thời gian, cơ sở bao bố bên cạnh cháy đã lây sang cửa hàng bao bì. Vị “đại gia” này lại trắng tay.
Làm “con buôn” trong 2 năm, đến năm 1986, ông Cang lại có chút vốn rồi mở lại cơ sở xuất tấm nhựa tái sinh. Công ty Đại Hưng chính thức ra đời. Đến năm 1998, công việc ăn nên làm ra, ông Phạm Trung Cang đã chính thức đổi tên cơ sở cũ thành công ty Tân Đại Hưng để đưa hàng bao bì, sản phẩm nhựa xuất khẩu ra một số nước trên thế giới.
Cũng ở thời điểm này, ông Cang giao hết cơ ngơi đã gây dựng để về giữ vị Tổng Giám đốc ngân hàng ACB. Đến 4/2012, ông Phạm Trung Cang được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Eximbank. Ngày 19/9/2012, ông Cang chính thức từ nhiệm chức vụ trên.
Việc từ nhiệm của ông Phạm Trung Cang gây không ít những nghi vấn trước hàng loạt quan chức cấp cao của ngân hàng bị bắt trước đó. Tuy nhiên, ông Cang cũng cho rằng, bản thân ông từ nhiệm vì lý do cá nhân và không liên quan đến việc điều hành Eximbank.
Những ngày qua, ông Phạm Trung Cang đột ngột mất tích sau khi xuất cảnh qua đường Tân Sơn Nhất đã làm cho dư luận đặt nhiều nghi vấn. Phải chăng, ông Cang “mất tích” trong bối cảnh ít nhiều có liên quan đến vấn đề pháp lý.
Trong diễn biến đầu năm 2014, Tòa án nhân dân TP Hà Nội đã kiến nghị Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội làm rõ vai trò đồng phạm của ông Phạm Trung Cang về hành vi “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Ông Cang đã xuất cảnh vài ngày trước khi Tòa án nhân dân TP Hà Nội kiến nghị lên Viện Kiểm sát.
Ông Cang được xem là nằm trong nhóm đồng phạm cùng Nguyễn Đức Kiên, Trần Xuân Giá, Lý Xuân Hải, Lê Vũ Kỳ và Trịnh Kim Quang.
Ông Cang biết rõ việc ACB ủy thác là chưa có hướng dẫn nhưng không có ý kiến ngăn cản. Việc này đã tạo điều kiện cho “siêu lừa 250 triệu USD” Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt tiền của các tổ chức và cá nhân gây thiệt hại hơn 718 tỉ đồng.
Ông Phạm Trung Canh chạy trốn làm dấy lên nhiều nghi ngờ. Tuy nhiên, điều này có thể hiểu được, vì rõ ràng một người “đầu có sỏi” như ông Canh sẽ dễ dàng đánh hơi được nước gần đến chân mình, nhất là khi tòa án trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung.
Theo PetroTimes

Nghịch lý nông nghiệp Việt Nam



Việt Nam được đánh giá là nơi có muối ngon nhất thế giới. Nhật Bản, Mỹ vẫn luôn nhập khẩu muối Việt Nam để ăn. Trong khi đó, một số doanh nghiệp trong nước lại nhập khẩu muối công nghiệp rồi bán ra thị trường làm muối ăn… Nghịch lý đó còn xảy ra với gạo Việt Nam xuất khẩu nhiều nhưng giá lại rẻ mạt, nông dân phải bỏ ruộng….

Muối Việt Nam ngon nhất thế giới, nhập muối công nghiệp về làm muối ăn

Báo Dân trí dẫn lời kể của Kỹ sư hóa thực phẩm Nguyễn Đình Bình, sau hàng chục năm bôn ba khắp Việt Nam từ vùng muối ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ đến miền Bắc, thương gia Nhật Bản – ông Terufumi Nozawa – vẫn chưa tìm ra được loại muối ưng ý.
Cho đến một ngày cuối tháng 5/2000, vị thương gia này có mặt tại trụ sở Tổng công ty Muối Việt Nam (số 7 Hàng Gà – Hà Nội) và tại đây, vị thương gia này đã được giới thiệu một loại muối thực phẩm sản xuất theo phương pháp tự nhiên sử dụng năng lượng mặt trời từ khâu kết tinh đến sấy khô (không qua chế biến công nghiệp) do những người diêm dân trực tiếp làm ra với công nghệ phơi cát độc đáo, hoàn toàn đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nhận những hạt muối trắng, ông Nozawa đưa vào miệng nếm thử, nét mặt của ông bỗng giãn ra vì vui mừng. Ông chậm rãi nói: “Kết quả cuộc hành trình của tôi sau 15 năm tìm kiếm là đây. Đây mới chính là phương pháp sản xuất muối độc đáo và là loại Muối ngon nhất thế giới”.
Từ sau cuộc hội ngộ “định mệnh” đó, trung bình mỗi năm Việt Nam xuất sang thị trường Nhật Bản hơn 600 tấn muối phơi cát miền Bắc.
Năm 2005, ngành muối Việt Nam lại đón nhận một thị trường khó tính không kém, đó là Hoa Kỳ. Hiện nay, Việt Nam cũng đã xuất khẩu muối ăn cao cấp sang thị trường Hoa Kỳ mỗi năm 800 tấn.
Điều đáng nói là trong khi nhiều doanh nghiệp làm công nghệ thực phẩm của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ… luôn tìm cách nhập khẩu muối biển sạch tự nhiên từ Việt Nam để phục vụ nhu cầu người tiêu dùng trong việc ăn, nêm, chế biến thực phẩm thì một số công ty trong nước lại nhập muối công nghiệp có nguồn gốc khai thác từ muối mỏ, hồ nước mặn với giá rẻ về làm muối ăn cung ứng ra thị trường.
Thực tế, trong các năm qua, ngành Hải quan đã phát hiện một số doanh nghiệp lợi dụng cơ chế ưu đãi thuế đối với nhập khẩu nguyên liệu đầu vào sản xuất để nhập khẩu muối công nghiệp, nhưng sau đó lại bán trở lại thị trường làm muối ăn, chế biến thực phẩm
Nhận định của kỹ sư Nguyễn Đình Bình: “Những hạt muối trắng tinh, khô giòn với độ tinh khiết cao 99% không đem lại lợi ích mà còn có thể mang lại bệnh tật vì khi đưa chúng vào cơ thể sẽ làm mất cân bằng khoáng chất.
Các nguyên tố khoáng rất cần thiết cho cơ thể song nếu dùng nó một cách đơn phương riêng rẽ có thể phản tác dụng, chẳng hạn đối người bị huyết áp cao mà ăn mặn, ăn nhiều nguyên tố Natri có thể gây nguy hiểm”.

Gạo xuất khẩu nhiều, giá rẻ mạt, nông dân bỏ ruộng

Nghịch lý ấy cũng được lặp lại với lúa gạo của Việt Nam. Năm 2013, Việt Nam chỉ xuất khẩu được 6,68 triệu tấn gạo. Từ vị trí xuất khẩu nhiều thứ hai thế giới trong mấy chục năm qua, VN đã bị rớt xuống vị trí thứ ba trong năm 2013.
Ông Trương Thanh Phong – Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho rằng mặc dù rớt xuống vị trí thứ ba, nhưng việc vẫn đảm bảo tiêu thụ hết lúa gạo hàng hóa cho nông dân và nông dân có lãi hơn 30% mới là mục tiêu lớn nhất của ngành trong năm qua.
Tuy nhiên, theo VFA, tính đến hết tháng 6/2013, xuất khẩu gạo Việt Nam đạt 3,485 triệu tấn, trị giá 1,575 tỷ USD. Cũng theo Hiệp hội này, hiện giá lúa khô tại kho khu vực ĐBSCL loại thường dao động từ 5.000 – 5.100 đ/kg, lúa dài khoảng 5.200 – 5.300 đ/kg. Theo Oryza, trang tin giá gạo toàn cầu, Việt Nam vẫn là quốc gia có giá gạo rẻ nhất.
Nhiều nông dân ở phía Bắc tính toán, làm một sào lúa sau khi trừ hết chi phí mỗi tháng họ nhận được khoản lợi nhuận từ 50.000-80.000 đồng, tương đương với hai bát phở ở thành phố. Trong khi đó, 3kg lúa thu mua tại ĐBSCL chưa bằng giá 1kg ốc bươu vàng bán cho Trung Quốc, nông dân tại các vựa lúa ĐBSCL phải ôm nợ hàng trăm tỷ vì lúa gạo. Từ đó, dẫn đến nhiều nông dân phải bỏ ruộng.
Không chỉ khu vực ĐBSCL, ngoài miền Bắc có tới hơn 42.000 hộ bỏ ruộng, trả ruộng. Ban chỉ đạo trung ương sơ kết năm năm thực hiện nghị quyết trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn vừa có báo cáo tổng hợp về kết quả thực hiện nghị quyết nêu trên.
Theo đó, nghị quyết này đã được triển khai thực hiện đồng bộ, toàn diện, nghiêm túc và sâu rộng, tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn tồn tại như tốc độ tăng trưởng của nông lâm ngư nghiệp tiếp tục có xu hướng chậm lại, khả năng cạnh tranh của nhiều loại sản phẩm còn thấp… Đáng chú ý trong các năm 2012-2013 đã có 42.785 hộ bỏ không đất canh tác 6.882,1ha, 3.407 hộ trả 433,05ha đất.

Vải thiều VN bị lột mác, gắn thương hiệu Trung Quốc để bán giá cao

Mặc dù Bộ Công thương đã quy định không cho thương lái nước ngoài vào nội địa thu mua nông sản, nhưng tại các vựa vải thiều lớn ở miền Bắc như Lục Nam, Lục Ngạn (Bắc Giang), Thanh Hà (Hải Dương)… các thương lái Trung Quốc vẫn núp dưới danh nghĩa khách du lịch để trực tiếp mua bán với nông dân.
Tại vựa vải thiều lớn nhất miền Bắc là huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), trung bình mỗi ngày có tới 1.500 – 2.000 tấn vải tươi được đóng thùng, ướp đá lạnh chở ngược lên hai cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) và Lào Cai để xuất sang Trung Quốc.
Theo Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Bắc Giang Đào Xuân Cường, mỗi năm có khoảng 100-200 thương lái Trung Quốc vào tận Lục Ngạn để thu mua vải. Toàn bộ giá cả, sức mua, thị trường vải thiều hàng năm cao hay thấp hầu như phụ thuộc vào họ, do chính họ quyết định.

Tấp nập chợ vải thiều ở thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang.

Theo quy định của Bộ Công thương, các thương nhân nước ngoài không được phép trực tiếp vào thu mua nông sản tại địa phương ở Việt Nam. Họ chỉ được phép mua nông sản (như vải thiều) tại cửa khẩu do các thương nhân Việt Nam xuất sang.
Ông Nguyễn Quang Bách, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) than phiền, điều đáng buồn nữa là từ nhiều năm nay, vải thiều Việt Nam không hề được gắn nhãn mác, thương hiệu của Việt Nam, mà chỉ cần sang khỏi cửa khẩu là vải Việt Nam bị lột mác, bóc thùng, gắn thương hiệu Trung Quốc để bán được giá cao hơn.
Bộ NN-PTNT cho biết, Trung Quốc cũng trồng khá nhiều vải thiều, nhưng chất lượng và độ ngon của vải Trung Quốc thua xa vải Thanh Hà, Lục Ngạn của Việt Nam.

“Phát triển nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ chiến lược”

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng ngày 6/1/2014 đã tái khẳng định quan điểm của Đảng, Nhà nước phát triển nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ chiến lược của đất nước trong giai đoạn tới.
Phát biểu kết luận cuộc họp Ban chỉ đạo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn về tổng hợp các ý kiến đóng góp vào Báo cáo sơ kết của Ban Chỉ đạo và xây dựng dự thảo Kết luận của Bộ Chính trị về việc thực hiện Nghị quyết, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Trưởng Ban chỉ đạo, nhấn mạnh, các văn bản của Ban Chỉ đạo báo cáo Bộ Chính trị cần xây dựng cụ thể, nêu bật tính cần thiết và lợi ích từ việc thực hiện Nghị quyết.
Trưởng Ban chỉ đạo cũng yêu cầu ban soạn thảo đánh giá, phân tích kỹ kết quả đã làm được sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 26/NQ-TU; khẳng định, đây là nhiệm vụ chiến lược phát triển và xây dựng đất nước giai đoạn tới; lấy thị trường, hiệu quả kinh tế làm định hướng.
Báo cáo cũng làm rõ bài học kinh nghiệm rút ra từ việc đổi mới tư duy, huy động toàn bộ hệ thống chính trị, đoàn thể nhân dân do cấp ủy, chính quyền địa phương làm nòng cốt để xây dựng nông nghiệp, nông thôn thì sẽ thực hiện thành công Nghị quyết, nâng cao hiệu quả, đời sống cho người nông dân.
Trong các giải pháp thực hiện, cần xác định rõ lĩnh vực, mục tiêu tăng trưởng; đặc biệt cần nhấn mạnh nhiệm vụ công nghiệp hóa nông thôn; công tác đào tạo nguồn nhân lực cho nông thôn theo hướng phát huy những mô hình đã phát huy kết quả, hướng đến mục tiêu cao nhất là nâng cao đời sống người nông dân, đảm bảo lợi ích căn bản, lâu dài của đất nước.
Nông nghiệp, nông thôn có bước phát triển mới; tiếp tục nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống của nông dân, góp phần quan trọng duy trì phát triển kinh tế, ổn định chính trị, xã hội, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng ở các vùng nông thôn.
Qua 5 năm thực hiện, thực tế cho thấy cần thiết phải thay đổi bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới cho phù hợp với tình hình mới và đặc thù các địa phương. Các đại biểu cũng đề nghị ban soạn thảo đánh giá tổng quan hơn việc xây dựng, triển khai các chính sách tín dụng hỗ trợ nông nghiệp; kết quả công tác đào tạo, nhất là đào tạo nghề cho nông thôn.
Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Quốc Cường đề nghị điều chỉnh mức tăng trưởng nông nghiệp ở mức 3-3,5% cho phù hợp với điều kiện hiện nay.
Ông Cường cũng đề nghị cần có chính sách đặc thù cho người trồng lúa, vùng trồng lúa để cân đối thu nhập, đảm bảo đời sống cho nông dân, đồng thời giữ vững an ninh lương thực quốc gia, khắc phục tình trạng nông dân bỏ trồng lúa.
Theo Báo Đất Việt

Đầu tư từ Trung Quốc: Con dao hai lưỡi

Thống kê của Cục Đầu tư Nước ngoài cũng cho thấy một cú “đại nhảy vọt” của dòng vốn đầu tư trực tiếp (FDI) từ Trung Quốc vào Việt Nam năm 2013 đạt mức hơn 2,3 tỉ USD so với 345 triệu USD của năm 2012.
“Chúng tôi đã nhận được rất nhiều yêu cầu mua lại các dự án bất động sản từ các nhà đầu tư Trung Quốc. Năm nay, chúng tôi nhận thấy tiềm năng khá lớn từ các nhà đầu tư Nhật, Hàn Quốc, nhưng tâm điểm của mọi chú ý vẫn sẽ tập trung vào các nhà đầu tư Trung Quốc”, ông Troy Griffiths, Phó Tổng Giám đốc Savills Việt Nam, cho biết.
Thống kê của Cục Đầu tư Nước ngoài cũng cho thấy một cú “đại nhảy vọt” của dòng vốn đầu tư trực tiếp (FDI) từ Trung Quốc vào Việt Nam năm 2013 đạt mức hơn 2,3 tỉ USD so với 345 triệu USD của năm 2012. Trong đó, 2 lĩnh vực được quan tâm nhiều nhất là bất động sản và dệt may.

FDI Trung Quốc tăng

Theo VinGroup, tháng 5 năm ngoái, Quỹ đầu tư Warburg Pincus (Hồng Kông) đã ký hợp đồng 200 triệu USD mua khoảng 20% cổ phần trong Vincom Retail thuộc VinGroup. Warburg Pincus còn cam kết sẽ đầu tư 25 triệu USD trong đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng của Vingroup trên thị trường Singapore trong thời gian tới.
Sau thương vụ giữa Warburg Pincus và Vincom Retail, một quỹ đầu tư khác của Hồng Kông là EXS Capital cũng quyết định rót 37 triệu USD vào Sơn Kim Land. Cái bắt tay này đã giúp Sơn Kim Land tiếp tục triển khai được 5 dự án căn hộ và trung tâm thương mại tại những vị trí đắt địa ở quận 1, quận 2 (TP.HCM) và Phan Thiết.
Ngoài bất động sản, lĩnh vực dệt may cũng thu hút khá mạnh vốn đầu tư của Trung Quốc. Các doanh nhân nước này đang muốn đón đầu cơ hội lớn từ việc gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) của Việt Nam được dự báo có thể được hoàn tất trong năm nay.
Theo Bloomberg, giá cổ phiếu của Tập đoàn dệt Texhong Textile đã tăng 445% trong 12 tháng qua nhờ đầu tư vào ngành dệt may của Việt Nam. Sự kiện này đã góp phần nâng giá trị tài sản ròng của nhà đồng sáng lập kiêm cổ đông lớn nhất của Công ty là ông Hong Tianzhu lên mức 1 tỉ USD.
Thời gian qua, các công ty dệt ở Trung Quốc, nước nhập khẩu bông lớn nhất thế giới, đã chịu ảnh hưởng nặng nề do chính sách mua bông giá cao của Chính phủ nước này nhằm giúp nông dân trồng bông không bị thua lỗ. Chính sách này đã khiến giá bông ở Trung Quốc cao hơn giá bông ở Việt Nam khoảng 75%.
“Texhong đã đi rất sớm trong việc mở rộng hoạt động ở Việt Nam. Công ty đã tận dụng được chênh lệch giá bông, bằng cách mua bông ở Việt Nam và bán sản phẩm ở Trung Quốc”, Dennis Lam, chuyên gia phân tích thuộc Công ty chứng khoán DBS Vickers Hồng Kông, nhận xét.
Giữa năm ngoái, nhà máy sản xuất sợi giai đoạn 1 của Công ty Texhong Ngân Long thuộc Tập đoàn Texhong Textile đã được khởi công tại Quảng Ninh với vốn đầu tư lên tới 300 triệu USD, nâng số nhà máy của Texhong tại Việt Nam lên con số 4.
Nhưng thành công nhờ giá bông của ông chủ Texhong Textile chỉ là một sự khởi đầu may mắn. Đích nhắm cuối cùng của việc đầu tư thêm nhà máy ở Việt Nam chính là TPP. “Hàng dệt may Việt Nam hiện đã được hưởng thuế suất 0% khi vào Trung Quốc. Nếu được miễn thuế khi xuất sang Mỹ, kế hoạch mở rộng công suất của chúng tôi hiện nay vẫn là chưa đủ”, ông Tianzhu nói.
Gần đây, Tập đoàn Crystal (Hồng Kông) cũng cho biết sẽ đầu tư khoảng 425 triệu USD vào dự án dệt Pacific Crystal và 120 triệu USD vào dự án may Tinh Lợi mở rộng, sử dụng hơn 70 ha đất tại Khu Công nghiệp Lai Vu, tỉnh Hải Dương.
“Ba năm trước, nhận xét chung của các doanh nhân Trung Quốc là việc đầu tư vào Việt Nam là “thừa”. Tuy nhiên, 6 tháng vừa qua, tôi đã nhận liên tiếp nhiều cuộc gọi và viếng thăm của doanh nhân Trung Quốc. Họ bắt đầu quan tâm đến việc thiết lập nhà máy tại Việt Nam để hưởng lợi từ TPP”, Tiến sĩ Alan Phan, người có nhiều kinh nghiệm về thị trường Trung Quốc, cho biết.

Hệ lụy không ít

Tất nhiên, mọi sự việc đều có 2 mặt và việc gia tăng vốn đầu tư từ Trung Quốc thời gian qua cũng có những hệ lụy đi kèm.
Ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Thêu đan TP.HCM, cho rằng về lâu dài, doanh nghiệp trong nước sẽ gặp bất lợi và rủi ro về gia công và mua bán trước làn sóng đầu tư mạnh mẽ vào ngành dệt may của các doanh nghiệp Trung Quốc.
Cụ thể, khi hợp tác với doanh nghiệp gia công Việt Nam, các công ty Trung Quốc thường sẵn sàng hy sinh lợi nhuận tiền công để cạnh tranh, thu hút lao động của doanh nghiệp Việt và chỉ tìm cách thu lợi nhuận trong phần sản xuất nguyên phụ liệu. Do đó, nhiều doanh nghiệp sản xuất trong nước có khả năng thua trắng.
Đối với doanh nghiệp mua nguyên liệu bán thành phẩm, chắc chắn là các doanh nghiệp Trung Quốc luôn mua được nguyên liệu giá rẻ hơn nhờ mối quan hệ đã có trước khi đầu tư sang Việt Nam. Kế đến, trong khi hầu hết doanh nghiệp Việt phải trả tiền nguyên liệu trước hoặc ngay khi nhận hàng, doanh nghiệp Trung Quốc có thể được đối tác cho trả chậm. Như vậy, chi phí của họ sẽ thấp hơn.
Ngoài ra, theo kinh nghiệm của ông Kiệt, doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào khâu sản xuất nguyên liệu ở nước nào thì trước mắt cũng sẽ giải quyết được vấn đề nguyên liệu cho doanh nghiệp nước đó. Nhưng về lâu dài, sự phụ thuộc này sẽ khiến doanh nghiệp trong nước mãi luẩn quẩn kiếp làm gia công cho các công ty Trung Quốc. Nếu các nhà máy này bị đóng cửa, doanh nghiệp trong nước sẽ bị mất nguồn cung cấp nguyên liệu.
Thời gian qua, cùng với việc tăng vốn đầu tư tại Việt Nam, nhiều công ty Trung Quốc còn tiến vào thị trường trong nước thông qua con đường đấu thầu các dự án điện, khai khoáng, dầu khí, luyện kim, hóa chất nhờ bỏ thầu giá rẻ theo hình thức tổng thầu EPC (thiết kế, cung cấp máy móc và xây dựng). Sau khi thắng thầu, họ thường mang vào Việt Nam khá nhiều trang thiết bị, máy móc, nguyên liệu dẫn đến tình trạng nhập siêu gia tăng.
Theo thống kê của Trung tâm Thông tin công nghiệp và Thương mại (VITIC), 9 tháng đầu năm 2013 có tới 43 nhóm hàng được nhập khẩu từ Trung Quốc với kim ngạch nhập khẩu đạt hơn 26,7 tỉ USD. Trong đó, các nhóm hàng đạt kim ngạch từ 1 tỉ USD trở lên là máy móc, dụng cụ và linh kiện, máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, vải, sắt thép. Nếu năm 2009, Việt Nam chỉ nhập siêu từ Trung Quốc khoảng 11,5 tỉ USD thì 9 tháng đầu năm 2013, con số này đã lên tới 17,2 tỉ USD.
Theo Nhịp cầu Đầu tư

Tự do cho dân, hòa giải dân tộc và dân chủ cho đất nước - Cuộc chiến chống tham nhũng: Hô hào và Hiệu quả? - Cơ sở pháp lý nào cho việc lập Hội ở Việt nam? - ‘Khai hỏa để chứng minh chủ quyền’

Tự do cho dân, hòa giải dân tộc và dân chủ cho đất nước


Sáng 11/5/2013, Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI bế mạc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc diễn văn tổng kết trong đó ông tuyên bố : "Đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị phải đồng bộ với đổi mới thể chế kinh tế."

Nghe "Đổi mới", mừng quá!, tưởng đã đến lúc Đảng chấp nhận đổi mới tư duy chính trị để đồng bộ với đổi mới kinh tế.

Nhưng không! Khi đọc văn kiện chính thức "KẾT LUẬN HỘI NGHỊ LẦN THỨ BẢY BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG KHÓA XI : Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở" mới vở lẽ ra rằng "Đổi mới" kèm với "Hoàn thiện" chỉ có ý nghĩa trên vấn đề tổ chức nội bộ của Đảng, không mảy may chút gì dính đến một tư duy chính trị thông thoáng hơn mà cơ chế kinh tế thị trường đòi hỏi phải đồng bộ. Thực tế kết luận này chỉ nhằm "Hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trong điều kiện một Đảng duy nhất cầm quyền, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa".

Thế thì phải hiểu như thế nào, khi một thời gian gần đây, trước khi có Thông điệp đầu năm của Thủ tướng, Bộ trưởng Kế Hoạch-Đầu tư (KH-ĐT) Bùi Quang Vinh, đi nhiều nơi tôn vinh kinh tế thị trường là "tinh hoa của nhân loại" mà không có một chữ nào nói đến "định hướng xã hội chủ nghĩa"?. Hoặc Bộ trường Vinh qua mặt Hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ương khóa XI do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, hoặc Bộ trường Vinh được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo "cứ thế...cứ thế..."

Ai đã bật đèn xanh cho Bộ trưởng Vinh tuyên bố rõ ràng, trái ý Tổng Bí thư như thế?

Có hay không việc chạy đua nước rút chiếm lĩnh quyền lực?

Ai cũng còn nhớ rằng tại Hội nghị lần thứ 5, khi Bộ chính trị đề nghị Ban Chấp hành Trung ương kỷ luật đồng chí X và đã bị ban này nói KHÔNG.

Tại Hội nghị lần thứ 7, hai ông Vương Đình Huệ (Ban kinh tế Trung ương), và Nguyễn Bá Thanh (Ban nội chính) được TBT Nguyễn Phú Trọng đề nghị vào Bộ Chính trị nhằm tăng uy tín và quyền lực cho hai ông trong công tác, Ban Chấp hành Trung ương cũng nói KHÔNG.

Hai ông này không vào được Bộ Chính trị nên không có quyền quyết định trên các cấp Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, Thủ tướng, Bộ trưởng, và một số cấp UBND tỉnh.

Việc nói KHÔNG của Ban Chấp hành Trung ương có ý nghĩa rõ rệt:

1- Nếu Thủ tướng mà còn bị kỷ luật vì dính đến tham nhũng thì sự kỷ luật cũng sẽ treo lơ lửng trên đầu các Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương.

2- Các Ủy viên phần lớn dính đến những chương trình kinh tế của các tỉnh, mà quan trọng nhất là đầu tư công, nơi xảy ra tham nhũng và thất thoát nhiều nhất, không muốn Đảng dây dưa vào việc "làm ăn" kinh tế của họ. Họ không bầu cho ông Vương Đình Huệ.

3- Các Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương không muốn "lấy đá ghè chân mình" nên không bầu cho ông Nguyễn Bá Thanh, người đảm trách thực tế Ban chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng.

Từ đó có thể khẳng định mà không sợ sai lầm quá đáng rằng, cho đến giữa nhiệm kỳ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã lập bàn 1-0 trước TBT Nguyễn Phú Trọng.

Tuy tình hình đã như thế, nhưng khó mà nói được phe nào với phe nào.

Để có cái nhìn tường tận hơn, chúng tôi thử khảo sát Đảng theo "nhóm lợi ích".

1 - Nhóm lợi ích thứ nhất gồm phía Thủ tướng, người nắm trong tay tiền thuế của dân, số tiền này được chi tiêu: trả lương cho bộ máy nhà nước, cho bộ máy Đảng và các tổ chức ngoại vi như Mặt trận Tổ quốc, hội Liên Hiệp Phụ nữ..., quan trọng nhất là đầu tư công, ...

2- Nhóm lợi ích thứ hai gồm các Bí thư Tỉnh, Ủy ban Nhân dân tỉnh, phần lớn các vị này đều nằm trong Ban Chấp hành Trung ương. Nhóm này lấy tiền từ nhóm lợi ích thứ nhất trong các vụ đầu tư công ở tỉnh.

3- Nhóm thứ ba gồm bộ máy của TBT Nguyễn Phú Trọng, Quân Ủy Trung ương, quân đội, cũng lấy nguồn tài chánh từ nhóm thứ nhất. Tuy nhiên quân đội có cơ sở kinh tế quan trọng riêng mà nhóm thứ nhất không có quyền kiểm soát.

Hiện nay, do không thu thuế đủ nên Thủ tướng nghe theo bộ trưởng KH-ĐT Bùi Quang Vinh ra chỉ thị 1902 về đầu tư công nhằm cắt nguồn tài trợ cho nhóm lợi ích thứ hai, lấy lý cớ đầu tư không hiệu quả và để minh chứng cho quyết định của mình, ông Vinh đưa ra vài thí dụ:

1- Ví dụ dự án thủy lợi lúc đầu vẽ ra bảo là tưới tiêu cho 1.000ha, suất đầu tư 2 tỉ đồng/ha, nhưng khi hoàn thành thì chỉ tưới tiêu cho 500ha và tổng vốn đầu tư vẫn là 2.000 tỉ đồng, rất kém hiệu quả nhưng không ai bị xử lý.

2- ví dụ xây cái chợ không có người đến, gây lãng phí rất lớn nhưng không ai chịu trách nhiệm”.

3- có tỉnh làm đường rộng 70 mét mà không có người đi.

Và Bộ trưởng Vinh tiết lộ: "Khi thực hiện,(chỉ thị 1902 về đầu tư công) có người đã nói với tôi: Bộ trưởng làm như thế này là lấy đá tự đè chân mình. Cả một thời gian dài sau đó, cũng vẫn còn rất nhiều ý kiến trái chiều kiến nghị kêu khó khăn, mất quyền lợi..."

Nhóm lợi ích thứ 2 do đó bị đụng chạm. Nhóm này sống ngon lành nhờ những vụ đầu tư công, vụ nào cũng đem lại lợi nhuận riêng hàng triệu đô la cho các vị, chỉ cần nhìn Dương Chí Dũng khai ông ta và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (TP.HCM) do bà Trương Mỹ Lan làm chủ tịch, đã "mua" Thượng tướng công an Phạm Qúy Ngọ bằng 5 trăm ngàn, triệu đô thì cũng hiểu nhóm lợi ích thứ hai bị thiệt thòi với chỉ thị 1902 như thế nào. Phần lớn họ có mặt trong Ban Chấp Hành Trung Ương nên khó có thể nói họ sẽ không có tác động nào trong những lần họp tới, nhất là chuẩn bị nhân sự cho Đại hội XII vào năm 2015. Và ở đây cái khôn ngoan không nói ra của "chỉ thị 1902 về đầu tư công" được ban hành bởi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là sẽ tạo thêm một việc "xin, cho". Anh Trung ương nào được cho sẽ phải uống nước nhớ nguồn.

Tóm lại, tuy là ba nhóm lợi ích, nhưng thực tế chỉ có hai khuynh hướng: một bên che đậy bằng ngọn cờ chủ nghĩa Mác-Lê trong các hoạt động kinh tế, còn bên kia nói "định hướng xã hội chủ nghĩa" cho có lệ, nhưng làm huỵch toẹt ra là kinh tế thị trường với "Chiếc phong bì không còn chứa đủ tiền hối lộ "

Hai khuynh hướng này sẽ làm cho Đảng dậy sóng và đất đước cũng sẽ chao đảo theo. Dù khuynh hướng nào thắng hay bại, đất nước cũng sẽ thua thiệt.

Trong cuộc chơi giữa hai khuynh hướng này, các lão thành cách mạng, các đảng viên về hưu chỉ có cái sổ lương hưu chả thấm vào đâu so với 10 ngàn, 20 ngàn đô mà Dương Chí Dũng vứt ra cho các cán bộ công an đương quyền cấp dưới. Còn các đảng viên, ngoài số lương rất thấp so với công dân các nước quanh vùng, có kiếm chác được món tiền còm thêm cũng chỉ vừa đủ sống. Tất cả thu nhập của những phần tử nói trên chả thấm vào đâu trước những thất thoát to lớn mà đất nước phải gánh chịu. Nếu có một sự thay đổi thể chế chính trị ôn hòa, chẳng ai thèm đụng đến thu nhập kém cỏi của họ.

Nếu họ còn chút lương tâm, họ thừa biết họ phải làm gì để giúp đất nước thoát ra khỏi vũng lầy hiện nay.

Khi nói về đảng cộng sản, có khuynh hướng cho rằng phải nói đến công và tội của đảng này. Chúng tôi cho rằng, khi đất nước đang quằn quại trong vũng lầy và cần phải thoát ra bằng mọi giá thì có nói đến công lao cũng bằng thừa. Không công lao nào chuộc được cái tội tày trời hiện nay là làm cho đất nước ngày càng nghèo đi, để cho biển đảo bị Trung quốc chiếm mà không bảo vệ, cấm người dân tuyên truyền cho lòng yêu nước, yêu biển đảo...trái lại lúc nào cũng trâng tráo đòi nhân dân phải chấp nhận quyền lãnh đạo của mình, bằng Hiếp Pháp sửa đổi, bằng bạo lực quân đội, công an.

Dù sao, công lao của đảng cộng sản cũng sẽ có cơ hội được đề cập đến, khi họ phải trả lời trước tòa án nhân dân.

Ngày 19/01/2014 là ngày kỷ niệm 40 năm Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, đúng vào sáng ngày này không một tờ báo trung ương nào của Đảng nhắc đến hai chữ Hoàng Sa, mãi đến chiều tối mới có vài tờ báo e dè đưa tin triển lảm về Hoàng Sa ở Đà Nẵng, tờ Đại Đoàn Kết chỉ dám nói thoáng qua rằng 74 người Việt(không dám nói họ là chiến sĩ VNCH) đã ngã xuống.

Một tháng trước đó, vài tờ báo trong hệ thống này liên tục phóng sự về cuộc hải chiến bảo vệ Hoàng Sa của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, Chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa đã thông báo tổ chức "Chương trình ca nhạc hát về biển đảo quê hương và Lễ thắp nến tri ân Hướng về Hoàng Sa" ở Đà Nẵng nhưng cuối cùng ngày 17/1 do lệnh trên phải thông báo hủy bỏ.

Ai đã ra lệnh cho báo chí không được nhắc đến Hoàng Sa trong sáng ngày 19/01/2014 này, ai đã cấm tổ chức tưởng niệm thắp nến ở Đà Nẵng? Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang hay Nguyễn Tấn Dũng? Người dân chúng tôi đòi hòi trong các ông, ai là người đã đánh mất lòng tự trọng dân tộc tối thiểu để ra lịnh cấm đoán hèn mạt này.

Tự do cho dân, hòa giải dân tộc và dân chủ cho đất nước

Chúng tôi mong muốn thấy những nguyên tắc dưới đây được ghi trong Hiến pháp:

- Hiến Pháp phải bảo đảm cho mọi công dân các quyền: ứng cử, bầu cử, biểu tình, lập hội, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do đi lại, xuất ngoại, tự do kinh doanh, làm ăn, quyền tư hữu và trực tiếp quản lý về nhà cửa, ruộng đất ...

- Hiến pháp phải quy định một nhà nước pháp quyền thay mặt nhân dân trong việc quản trị đất nước, khác xa hoàn toàn với quan niệm cai trị người dân. Quân đội chỉ có bổn phận bảo vệ đất nước, biển đảo. Hiến Pháp không được quyền ghi tên bất cứ đảng phái nào.

- Hiến pháp phải quy định Hành pháp, Lập pháp, Tư pháp tuyệt đối độc lập với nhau.

- Hiến pháp phải quy định tất cả điều khoản về quyền con người, ít nhất là theo công ước quốc tế, không thể bị bất cứ ai xâm phạm, vì bất cứ lý do gì.

Đặc biệt về vấn nhân quyền, chúng ta có khả năng giương cao ngọn cờ này trước thế giới nếu chúng ta quyết tâm. Nó không tốn kém bao nhiêu, nó hợp với thời đại và lòng bao dung của chúng ta, nó chỉ đòi hỏi tự chúng ta tôn trọng thực sự con người.

Thông điệp của Thủ tướng nói đến giương cao ngọn cờ dân chủ chỉ là một kiểu nói mị dân . Dân chủ càng ngày càng tiến triển trên thế giới, Dân chủ lại là một quá trình chứ không phải ngày một ngày hai như mì ăn liền. Chúng ta tụt hậu về lối sống dân chủ, lối suy nghĩ dân chủ từ ngày đảng cộng sản Đông Dương được thành lập cho đến nay cũng đã 80 năm và hiện nay vẫn lặn ngụp trong kiểu "dân chủ xã hội chủ nghĩa" tức là vẫn độc tài. Cho nên cùng lắm là giương cao khẩu hiệu như bà phó Đoan của Hội đồng lý luận Trung ương là "dân chủ xã hội chủ nghĩa cao hơn gấp vạn lần dân chủ tư bản chủ nghĩa" để mà tiếp tục dối dân chứ có cờ đâu mà phất.

Hiến pháp sửa đổi 2013 hoàn toàn trái với tinh thần nói trên vì chỉ thể hiện cương lĩnh của một đảng độc tài.

Theo chúng tôi hiểu, bản Hiến pháp do nhóm 72 nhân sĩ (gọi tắt là Kiến nghị 72) đề nghị trong năm 2013 đã có sẵn những tinh thần mà chúng tôi mong muốn, có thể thảo luận thêm để thành bản Hiến pháp mới của một nước Việt Nam tự do, dân chủ, thật sự của mọi công dân.

Ngày 20/10/2013, Tiến sĩ Trần Nhơn, đảng viên, nguyên thứ trưởng Bộ Thuỷ Lợi, trong một đề nghị Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (Do Công ty Hỗ trợ Phát triển và Hội nhập Toàn Cầu đề xuất trên nền tảng của nguyên bản dự thảo Kiến nghị 72), được đăng trên site Tự Đổi Mới (tudoimoi.org) có một đề nghị sửa đổi quan trọng về điều 11:

Điều 11. Quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, quốc khánh và thủ đô:

Quốc hội chuẩn bị đề án quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, quốc khánh và thủ đô, trình nhân dân phúc quyết.

Đề nghị của Tiến sĩ Trần Nhơn vừa can đảm, vừa khai phá và nếu được chấp nhận sẽ là một bước hòa giải dân tộc chưa có tiền lệ, mở cửa cho một sự đoàn kết dân tộc rộng lớn mà đất nước đang chờ đợi.

Sau thời kỳ toàn dân ta đấu tranh chống phướng Bắc để có một đất nước Việt Nam độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, chúng ta đã trải qua trong thế kỷ 20, hai cuộc chiến tranh đẫm máu khốc liệt. Trong cuộc chiến tranh thứ nhất, toàn dân một lòng đã dũng cảm và thành công trong việc giải phóng dân tộc đánh đổ thực dân.

Tiếc thay, miền Bắc sau năm 1954, đảng Lao Động Việt Nam (thực chất là đảng cộng sản đổi họ đổi tên nhưng không đổi tư duy cộng sản), đã đứng trong hàng ngũ quốc tế cộng sản, với tất cả những tồi tệ của chủ nghĩa độc tài hiện nay.

Vì thế cuộc chiến tranh lần thứ hai từ năm 1960 đến năm 1975 tuy có một số lý do, nhưng nổi bật lên cả là màu sắc cuộc chiến Quốc-Cộng, giữa tự do và độc tài, giữa dân chủ và chuyên chính, giữa hai quan niệm cuộc sống khác nhau, không thể thống nhất được.

Sau 1954 với một triệu người di cư vào Nam thì đến năm 1975 và những năm sau đó, từ 1 đến 3 triệu người cũng bỏ nước ra đi tìm tự do. Cho đến những năm gần đây, 2013/2014 số người lợi dụng các tours du lịch rồi bỏ trốn cũng rất cao buộc Tổng cục Du lịch Việt Nam vừa có công văn số 17 cho biết sẽ kiên quyết ngăn chặn hành vi lợi dụng con đường du lịch để đưa người Việt Nam ra nước ngoài bất hợp pháp (thực tế là vượt biên chính thức). Nếu đất nước hòa bình, tiến bộ, tươi đẹp thật sự thì chẳng có ai bỏ quê cha đất tổ mà đi.

Sự phân ly này đòi hỏi chúng ta phải tìm cách hoà giải giữa dân tộc chúng ta để cùng nhau chung sống hài hòa trên giải đất của tổ tiên. Hiện nay vấn đề lá cờ đang gây nhiều chia rẽ, chúng ta không thể để hai lá cờ cứ tiếp tục đánh nhau trong lòng người.

Chúng tôi nghĩ rằng cha ông ta đã mấy lần, chẳng đặng đừng, chống quân Bắc triều để giữ bờ cõi. Chắc lúc đó đã có những lá cờ phất phới bay và chiến thắng, nhưng đến nay, thử hỏi ai còn biết, hoặc nhớ đến những lá cờ mà cha ông ta đã phất lên trước mặt quân xâm lược? Bản thân tôi chỉ còn nhớ đến những chiến thắng hào hùng của cha ông mà không được lịch sử dạy cho lúc đó cha ông đã dùng những lá cờ nào? Và dù lá cờ nào thì nay cũng đã biến mất.

Trong chiến tranh vừa qua, có hai lá cờ: Đỏ sao vàng và Vàng ba sọc đỏ. Cờ nào cũng thấm máu của anh hùng liệt sĩ, cờ nào cũng linh thiêng tùy theo anh ở phía nào. Có thể nói gia đình nào cũng có con em thấm máu không trên lá cờ này thì cũng trên lá cờ nọ. Cờ nào cũng mang vinh quang cùng tội ác. Chính vì thế mà chúng ta phân tán, chia rẽ vì một biểu tượng lá cờ.

Hơn 40 năm qua, sự chia rẽ, thù hận không những không mờ nhạt mà càng sâu đậm trong bối cảnh đất nước lún sâu vào tụt hậu, xã hội mất lẽ sống cao đẹp đáng có, con người bần cùng hóa và tiếp tục bị kềm kẹp về tư tưởng. Về phía những thành phần vượt biển để thoát khỏi chế độ cộng sản, họ đã thành công ở những nước được xem là tổ quốc thứ hai của họ, tạo ra được một cộng đồng người Việt giàu có, tiến bộ, thành đạt, chưa có tiền lệ trong lịch sử dân tộc, nhờ đó khẳng định được rằng chế độ tự do dân chủ đã giúp cho con người từ tay trắng có thể đạt được ước vọng của mình. Không huy động được một cộng đồng như vậy trong vấn đề ngoại thương chứng tỏ sự yếu kém của những người cầm quyền hiện nay.

Nếu cứ tiếp tục áp đặt một lá cờ là tiếp tục duy trì sự chia rẽ. Đất nước chúng ta đang trong tình trạng bi đát đòi hỏi công sức của mọi người, vì thế nếu người dân phúc quyết lá cờ một cách dân chủ thì thiểu số sẵn sàng chấp nhận. Trong cuộc sống dân chủ, chỉ có kẻ độc tài mới không chấp nhận mình là thiểu số một khi quần chúng đã phúc quyết.

Những suy nghĩ nói trên cho phép chúng tôi kết luận rằng đề nghị về điều 11 của TS Trần Nhơn là can đảm, đặt đúng vấn đề trong mong muốn hòa giải dân tộc. Nếu Đảng không muốn hòa giải vì luôn muốn có "lực lượng thù địch" để làm bình phong cho những thất bại của họ, thì ngược lại người dân chúng ta phải hòa giải được với nhau, bất chấp chính quyền, càng sớm càng tốt. Mong độc giả cùng suy nghĩ với chúng tôi.

Nguyễn Trung Chính
20/01/2014

Cuộc chiến chống tham nhũng: Hô hào và Hiệu quả?

vn-VDPF-305.jpg
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại Diễn đàn Đối tác Phát triển 2013 hôm 05/12/2013 được tổ chức ở Hà Nội. (Ảnh minh họa) World Bank Photo/Việt Tuấn
Hiệu quả hạn chế

Trong thời gian qua các cấp lãnh đạo Chính phủ và Đảng CSVN có nhiều phát biểu và hô hào chống tham nhũng, thế nhưng thực tế cho thấy hiệu quả của công tác này trong năm qua còn quá hạn chế.

Sau gần 2 tháng bế mạc kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 13, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ra văn bản trả lời chất vấn của 11 đại biểu Quốc hội về hiệu quả thấp trong công cuộc chống tham nhũng trong thời gian qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhìn nhận công tác phòng chống tham nhũng luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, có những chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu và mục tiêu đề ra, tiếp tục gây bức xúc trong xã hội.

Văn bản trả lời của Thủ tướng VN được người dân trong nước đang phải chịu đựng tình trạng tham nhũng tràn làn đến từng ngõ ngách trong đời sống cho là giống như một điệp khúc nhàm chán của một bài hát buồn.
Bộ máy hoạt động chống tham nhũng chưa có kết quả. Bởi vì chỉ mang tính chất hô hào, chưa đi vào hoạt động một cách có trách nhiệm hoặc có hiệu lực.  -Ô. Lê Văn Cuông
Dư luận vẫn chưa quên lời tuyên bố nhậm chức Thủ tướng của ông Nguyễn Tấn Dũng hồi cuối tháng 6/2006 rằng “tôi kiên quyết và quyết liệt chống tham nhũng. Nếu tôi không chống được tham nhũng, tôi xin từ chức ngay”. Dẫu biết rằng “một con én không làm nên mùa xuân” nhưng với lời tuyên bố hùng hồn của vị Thủ tướng mới mang đến ít nhiều niềm tin “quốc nạn tham nhũng” sẽ được đẩy lùi trong tình cảnh như Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nhận định “Người ta ăn của dân không từ thứ gì”.

Kể từ thời điểm ông Nguyễn Tấn Dũng nhậm chức Thủ tướng VN cho đến nay hơn 7 năm, công tác phòng chống tham nhũng luôn được Đảng CSVN cùng cả hệ thống chính trị thường xuyên lãnh đạo và chỉ đạo trên tinh thần như tuyên bố của cựu Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh “Đảng kiên quyết chống tham nhũng đến cùng để làm trong sạch bộ máy của Đảng và Nhà nước”. Tuy nhiên, trong kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 13 hồi tháng 11 năm ngoái, các đại biểu cho rằng cơ quan phòng chống tham nhũng do Chính phủ dựng lên dày đặc nhưng hiệu quả hoạt động còn nhiều hạn chế cũng như các vụ tham nhũng được phát hiện nhưng xử lý còn chậm và những đối tượng phạm tội trong các vụ án tham nhũng thường được xử lý nhẹ. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng, ông Lê Như Tiến phát biểu rằng trong kế hoạch phòng chống tham nhũng, cả nước được yêu cầu bày binh bố trận rầm rộ, súng đạn sẵn sàng nhưng kết quả không đạt yêu cầu, tham nhũng chưa bị sát thương.

20937153-images2039627_160671789-305.jpg
Ảnh minh họa tham nhũng
Mặc dù vấn nạn tham nhũng được các đại biểu thảo luận thẳng thắn ở các kỳ họp quốc hội cũng như có nhiều kiến nghị với các cấp chính quyền thuộc Đảng ĐCSVN và Nhà nước phải tiến hành giải quyết một cách triệt để, nhưng trong thực tế việc chỉ đạo chống tham nhũng của Chính phủ dường như không mang lại hiệu quả. Nguyên Đại biểu Quốc hội Lê Văn Cuông nhận định về tình hình chống tham nhũng ở VN:

“Hiện nay các văn bản quy định pháp luật tương đối đầy đủ và bộ máy từ trên xuống dưới cũng rất hùng hậu nhưng tình trạng tham nhũng vẫn xảy ra khá phổ biến, chưa được ngăn chặn đẩy lùi mà ngày càng diễn biến phức tạp, tinh vi và gây nên sự bất bình cũng như giảm niềm tin trong nhân dân. Điều đó cho thấy bộ máy hoạt động chống tham nhũng chưa có kết quả. Bởi vì chỉ mang tính chất hô hào, chưa đi vào hoạt động một cách có trách nhiệm hoặc có hiệu lực. Do đó, cần phải có một cách thức chỉ đạo cũng như giải quyết quyết liệt và hiệu lực hơn. Nếu cứ như lâu nay thì tình trạng rất khó có sự chuyển biến mang tính chất đột phá”.
Người dân bi quan

Hôm 8/1 vừa qua, Thanh tra Chính phủ VN công bố báo cáo cho biết đã phát hiện 45 vụ có hành vi tham nhũng trong năm 2013. Cùng ngày, qua cổng thông tin điện tử Chính phủ, Bộ Công an VN đã phát hiện hơn 400 vụ tham nhũng trong năm ngoái, nhiều hơn khoảng trên 100 vụ so với năm 2012. Trong năm 2013, có 10 vụ tham nhũng được cho là “đại án” mà dư luận đặc biệt quan tâm, thế nhưng chỉ có 2 trong số 10 vụ “đại án tham nhũng” được đưa ra xét xử với tổng cộng 4 bản án tử hình.
Thuật ngữ nhóm lợi ích ngày càng lộ rõ, bây giờ những nhóm lợi ích đã lớn lên thành tội phạm mafia, nghĩa là gắn kết giữa các nhóm tội phạm, nhóm kinh tế và những người có chức có quyền.  -LS Trần Quốc Thuận
Trong khi người dân ngày càng tỏ ra bi quan trước tệ trạng tham nhũng năm sau nhiều hơn năm trước, không những không đẩy lùi được mà lại giống như một dịch bệnh nguy hiểm ngày càng lây lan với tốc độ không thể kiểm soát như trong các báo nhận định “tình hình tham nhũng tiếp tục diễn biến phức tạp, tinh vi ở nhiều cấp, nhiều ngành”, phải buột miệng than rằng “càng chống càng tham” thì người đứng đầu Đảng CSVN hiện nay, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định việc tham nhũng của các quan chức trong bộ máy Nhà nước là hành vi có tổ chức, tuyên bố rằng có dấu hiệu cho thấy việc tham nhũng có sự thống nhất và chỉ đạo từ các lãnh đạo có cương vị cao nhất trở xuống. LS Trần Quốc Thuận, một đảng viên kỳ cựu, từng 14 năm ở cương vị Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết vì sao Tổng Bí thư ĐCS lại nhận định như vậy:

“Thuật ngữ nhóm lợi ích ngày càng lộ rõ, bây giờ những nhóm lợi ích đã lớn lên thành tội phạm mafia, nghĩa là gắn kết giữa các nhóm tội phạm, nhóm kinh tế và những người có chức có quyền. Đây là biểu hiện rất xấu của chế độ hiện nay”.

Mới đây nhất, hôm 12/1, trả lời TTXVN về việc xử lý những vụ án tham nhũng lớn trong thời gian gần đây, ông Nguyễn Phú Trọng quả quyết “Tốt nhất là đừng để xảy ra…Còn khi đã xảy ra rồi thì phải kiên quyết xử lý, xử lý thật nghiêm”. Tuyên bố vừa nêu của Tổng Bí thư Đảng CSVN chỉ vài ngày sau khi Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội quyết định khởi tố vụ án “cố ý làm lộ bí mật Nhà nước” liên quan đến Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an nhận số tiền 1.510.000 USD qua lời khai của tử tội Dương Chí Dũng.

Dư luận đang chờ xem Đảng Cộng Sản và Nhà nước nghiêm trị vụ án “cố ý làm lộ bí mật Nhà nước” cũng như 8 vụ “đại án” còn tồn đọng như một phép thử để chứng minh hiệu quả chống tham nhũng trong thời gian tới. Bằng ngược lại, “quốc nạn tham nhũng là một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong của chế độ” như chính khẩu hiệu hô hào của Chính phủ VN bấy lâu nay.
  
Hòa Ái, phóng viên RFA 
2014-01-20

Cơ sở pháp lý nào cho việc lập Hội ở Việt nam?

timthumb1-305
Các vận động viên và thành viên của nhóm “Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam”.
Courtesy vnwhr.net
Tự do hội họp và tự do lập hội là những quyền quan trọng giúp người dân thực thi nhiều quyền dân sự, chính trị, cũng như các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa khác. Hiện nay ở Việt nam tình hình việc thành lập các hội đoàn tự phát đang phát triển mạnh. Việc làm này có phù hợp với luật pháp Việt nam hay không và cơ sở pháp lý cho vấn đề này là gì? Anh Vũ phỏng vấn LS Hà Huy Sơn để tìm hiểu thêm về vấn đề này:
Chưa có Luật về Hội

Anh Vũ: Thưa luật sư, xin ông cho biết, đến nay quyền tự hội họp và quyền tự do lập hội của công dân được luật pháp của Việt nam qui định cụ thể hóa như thế nào?

LS Hà Huy Sơn: Theo bản Hiến pháp mới nhất của Việt nam hiện nay, Điều 25 quy định “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình”, và Hiến pháp cũng quy định “Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.  Theo pháp luật hiện nay tuy chưa có Luật về Hội, nhưng dưới luật đã và đang có 02 Nghị định, đó là Nghị định số 45/2010/N Đ-CP, ngày 21 tháng 4 2010 quy định về việc Tổ chức và Quản lý Hội và Nghị định Sửa đổi Bổ xung Nghị định 45 là Nghị định số 33/2012/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 13 tháng 4 năm 2012. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.

Cơ sở của việc lập Hội theo tôi thì dựa vào Nghị định 45/2010/N Đ-CP, tại Điều 02 có quy định những công dân tự nguyện và có chung một mục đích để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình và các lợi ích hợp pháp khác của các thành viên thì có quyền lập hội. Theo tôi hiểu cái cơ sở căn bản thì dựa vào các văn bản như thế.

Anh Vũ: Được biết trước đây, để cụ thể hóa quyền tự hội họp và quyền tự do lập hội được qui định tại điều 10 Hiến pháp năm 1946. Ngày 20 tháng 5 năm 1957, ông Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 101/SL-L-003 ban hành Luật về quyền tự do hội họp. Vậy đến nay Sắc lệnh đó vẫn còn hiệu lực thi hành hay không thưa LS?
Theo nguyên tắc cơ bản của pháp luật, cũng như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói trong thông điệp đầu năm mới 2014 là công dân được làm tất cả những gì pháp luật không cấm.
-LS Hà Huy Sơn
LS Hà Huy Sơn: Các văn bản đó thì Nhà nước cũng chưa có các văn bản nào hủy bỏ các Sắc lệnh này. Nhưng theo tôi thì cái chính thì nên dựa vào Điều 25 của Hiến pháp sửa đổi năm 2013 đã quy định cụ thể và 02 văn bản Nghị định 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 và Nghị định 33/2012/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 13 tháng 4 năm năm 2012 và hướng dẫn cụ thể của Thông tư 03 năm 2013. Là những cơ sở để các công dân muốn lập hội thì dựa vào các văn bản đó.

Anh Vũ: Thưa Luật sư, hiện nay luật pháp Việt nam chưa chính thức có Luật về Hội thì công dân có quyền hội họp và lập hội hay không?

LS Hà Huy Sơn: Theo nguyên tắc cơ bản của pháp luật, cũng như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói trong thông điệp đầu năm mới 2014 là công dân được làm tất cả những gì pháp luật không cấm. Và theo kinh nghiệm và quan điểm của tôi thì những quyền của con người hay quyền của công dân thì không có một nhà nước nào người ta chủ động đem lại cho người dân cả. Do đó người dân phải chủ động có yêu cầu hoặc đòi hỏi, nói ngắn gọn tức là phải đấu tranh giành lấy cái quyền đó, buộc nhà nước phải thừa nhận quyền đó bằng pháp luật và yêu cầu nhà nước phải thực thi các văn bản đó. Quan điểm của tôi là như vậy.

Anh Vũ: Theo Luật sư, việc ra đời của các Hội tự phát vừa qua ở Việt nam có bị coi là vi phạm pháp luật hay không?

LS Hà Huy Sơn: Trong 02 Nghị định của Chính phủ quy định nói trên thì việc lập hội nếu ở trong phạm vi một địa phương - tỉnh thì do chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh – Thành phố phê chuẩn. Còn nếu hội hoạt động trên nhiều các tỉnh thành khác nhau thì phải do Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê chuẩn điều lệ của Hội và khi người ta chính thức phê chuẩn chấp nhận việc thành lập Hội đấy thì về mặt pháp luật việc thành lập hội mới được coi là hợp pháp.

Còn trong quá trình chưa được pháp luật thừa nhận, thì quan điểm của cá nhân tôi các hội viên nếu có nhu cầu hoạt động thì họ nên lập những cái Ban trù bị thành lập Hội như hướng dẫn trong Nghị định của Chính phủ. Rồi có thể họ có các Dự thảo về Điều lệ của Hội, nếu mà họ đã thống nhất với nhau về các Dự thảo đó thì họ có thể tự nguyện chấp hành cái Điều lệ đó để cùng nhau vận động để Chính phủ cộng nhận cái hội của mình. Còn tất nhiên bao giờ Chính phủ chấp nhận hay Bộ Nội vụ chấp nhận thì nó đòi hỏi cả một quá trình.

Anh Vũ: Xin cảm ơn LS Hà Huy Sơn đã dành thời gian trao đổi cùng Đài Á Châu Tự do.
Anh Vũ, thông tín viên RFA 
2014-01-20

Vấn nạn biếu quà Tết cho cấp trên

000_Hkg6817959-305.jpg
Một gian hàng bán bia, rượu nhập khẩu dịp Tết, ảnh minh họa chụp tại Hà Nội trước đây. AFP
Trong giai đoạn sắp tới Ngày Tết Giáp Ngọ 2014, nhiều ý kiến trên mạng và báo chí trong nước, kể cả những nhà có tâm huyết với quê hương, đã nhắc tới và cảnh báo về điều gọi là “vấn nạn rầm rộ biếu quà Tết cho cấp trên”. Như vậy, “vấn nạn” này ra sao?
Ăn Tết quanh năm

Trong khi nhà báo Bùi Hoàng Tám qua báo Dân Trí thắc mắc rằng “ Sao lại có loại sếp như thế nhỉ”, và đi vào chi tiết là từ nhiều năm nay, chuyện “đi Tết sếp” luôn là “nỗi ám ảnh” mỗi khi năm hết, Xuân về, nhất là đối với các nhân viên, công nhân nghèo, thì nhà báo Nguyên Hồ trên báo mạng Gia Đình nêu lên câu hỏi “làm sao kết liễu vấn nạn quà Tết?”, vì, nhà báo lưu ý, trong dịp Xuân về, những người có chức, có quyền, từ trung ương đến địa phương, đều nhận được một khối “quà khổng lồ” trong dịp này. Từ Hà Nội, TS Nguyễn Xuân Diện thuộc Viện Hán Nôm VN lên tiếng:

“Nạn quà Tết trở thành tục lệ rất xấu trong những năm gần đây – tệ nạn xấu lắm. Nó là một căn bệnh xấu xa của xã hội VN. Những món quà Tết này không phải ở góc độ tình cảm nữa, mà nó là cuộc mua bán, đổi chác hay là cuộc hối lộ được gói mỹ miều dưới cái tên gọi là “quà biếu Tết.”
Thực ra, quanh năm, cấp dưới phải cung phụng cho các sếp những món quà, món hàng trong những dịp cần phải cầu cạnh, xin-cho, tạo điều kiện làm ăn hay móc ngoặc với cán bộ đảng. -GS Nguyễn Thanh Giang
Cũng từ Hà Nội, GS Nguyễn Thanh Giang nhận xét rằng:

“Chuyện quà Tết thì chỉ là cái dịp để cho người ta bàn bạc thế thôi. Thực ra, quanh năm, cấp dưới phải cung phụng cho các sếp những món quà, món hàng trong những dịp cần phải cầu cạnh, xin-cho, tạo điều kiện làm ăn hay móc ngoặc với cán bộ đảng, thì những món quà ấy vô cùng lớn. Tức là đảng và những đảng viên được điều kiện “ăn Tết quanh năm”, chứ không phải chỉ có dịp Tết không đâu.”

Theo nguyên Phó trưởng ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Đình Hương thì nhiều khi nhân viên biếu quà Tết “theo phong trào, chưa biếu sếp thì chưa yên tâm ăn Tết”. Và như thế là người ta “đo tình cảm bằng phong bì dày mỏng” và biến phong tục tặng quà của cha ông ngày xưa thành một loại hủ tục, góp phần sa đọa xã hội khi người nhận quà cáp từ đó làm giàu, còn người “đi Tết sếp” thì trở thành “khổ chủ” hoặc cho mục tiêu trục lợi nào đó.

000_Hkg8245959-250.jpg
Một gian hàng bán đồ trang trí Tết tại Hà Nội, ảnh minh họa chụp trước đây. AFP PHOTO.
Mặc dù có ý kiến cho biết nền kinh tế trong nước đang gặp nhiều khó khăn, nhiều gia đình thiếu thốn nhưng Tết đến vẫn nhộn nhịp, vẫn “tặng quà cho nhau”, thì TS Nguyễn Xuân Diện nhận xét rằng Tết năm nay, tình trạng này có vẻ không “rầm rộ” lắm, không có biểu hiện “ghê gớm” như những năm trước, hay là nó chưa đến ngày “rầm rộ” chăng? Bởi vì sao ? TS Nguyễn Xuân Diện giải thích:

“Bởi vì kinh tế VN hiện suy sụp quá rồi. Hiện nay, dân nguyên một tỉnh của VN xin xét, cấp cứu gấp về vấn đề ăn Tết. Vì họ thiếu gạo, họ đói quá! Công nhân ở các khu công nghiệp cũng đói kém quá, thất nghiệp rất nhiều. Còn người nông dân bây giờ thì mất hết đất, bị chính quyền các cấp cướp hết đất rồi. Cho nên họ chẳng còn cái gì nữa cả. Làng xóm thì trở nên tiêu điều. Do đó, họ cũng chẳng có cái chuyện đi biếu xén gì nữa. Còn các doanh nghiệp thì đang gặp vô vàn khó khăn. Nhiều doanh nghiệp phải giải thể; làm ăn khó khăn lắm. Những đại gia về bất động sản và chứng khoán coi như “chết rồi” khiến nhiều người phải đi bệnh viện tâm thần. Cho nên năm nay không có chuyện biếu quà Tết “rầm rộ” như mọi năm nữa.”
Chỉ thị không ai dám theo?

Được biết nhân dịp Tết Giáp Ngọ này, Ban Bí thư lại chỉ thị “thực hiện nghiêm chủ trương của đảng và nhà nước” về việc tiết kiệm, chống lãng phí, nhất là “nghiêm cấm mọi hình thức tặng quà Tết cho cấp trên” – điều mà công luận thắc mắc “Hà Nội năm nào cũng có yêu cầu như vậy”, trong khi GS Trần Ngọc Thêm thuộc Đại học Quốc gia TP HCM nêu lên câu hỏi rằng phải chăng chuyện tặng quà Tết ngày nay đang “biến tướng” khiến “kẻ yếu cống nạp, luồn cúi kẻ mạnh” không thể kiểm soát nỗi nên phải cấm? TS Nguyễn Thanh Giang cho rằng:

“Những “lời răn dạy” như vậy đối với các quan chức đâu phải bây giờ mới diễn ra, mà nó là chuyện xưa cũ lắm rồi. Người ta nói để mà nói, chứ ngay cả người nói cũng sẽ nhận quà, được biếu xén không dưới hình thức này cũng bằng hình thức khác; thậm chí những người ra công văn đó, những người hô khẩu hiệu đó, còn được những món quà đút lót to hơn những người không nói.”
Ở VN hiện nay, cái gì cũng là hình thức; học tập tư tưởng, đạo đức của HCM cũng là một hình thức thôi chứ chả hiệu quả gì cả.  -TS Nguyễn Xuân Diện
Theo TS Nguyễn Xuân Diện thì bây giờ, những công văn như thế, những chỉ thị như thế, có ai làm theo đâu?  Thực sự ra những người mà tìm những cái lợi gì đấy trong cuộc đút lót, hối lộ này, họ có thiếu gì cách để mà đút lót, hối lộ. Và những cái văn bản cấm biếu quà Tết hay là cấm không “đi Tết cấp trên” hoặc các cơ quan nọ kia, thì đó chỉ là hình thức thôi. TS Nguyễn Xuân Diện giải thích:

“Vì Tết đến, các bộ phận văn phòng, những nơi ban bố ra cái lệnh như vậy chẳng lẽ không ra cái lệnh gì? Nên thực chất, họ ra văn bản đó chỉ là hình thức thôi chứ cũng không cấm đoán được gì đâu. Và ở VN hiện nay, cái gì cũng là hình thức; học tập tư tưởng, đạo đức của HCM cũng là một hình thức thôi chứ chả hiệu quả gì cả. Hiện càng ngày cán bộ càng sa đọa, càng yếu kém về đạo đức, mất nhân cách nhiều; và các đội ngũ công chức nhà nước - những người gọi là “cơ quan công quyền” - thì càng hư đốn nhiều. Trong những năm gần đây, người ta thấy rất rõ như thế. Cho nên những điều vừa nói chỉ là hình thức mà thôi.”

GS Trần Ngọc Thêm khẳng định rằng nếu cấp trên không thích nhận quà, tỏ thái độ dứt khoát, kiên quyết không nhận thì còn ai dám biếu nữa.

Theo GS Nguyễn Thanh Giang thì việc biếu quà và nhận quà có liên quan nhiều hạng người khác nhau. Cái gọi là tội lỗi về vụ này cũng ở chừng mực khác nhau và sự khinh bỉ dành cho những đối tượng ấy cũng nên khác nhau. Nhưng nói chung, theo GS Nguyễn Thanh Giang, những người nhận quà tội lỗi hơn những người đưa quà, thì những mức độ tội lỗi đó cũng nên xem xét từng trường hợp một.

GS Nguyễn Thanh Giang cũng không quên đề cập tới nhiều loại quà: quà sạch và quà bẩn, có quà đáng lên án, quà đáng trân trọng. Thí dụ như người học trò nhớ ơn thầy, con cái nhớ ơn cha mẹ, việc tặng quà cho thầy, tặng quà cho cha mẹ để bày tỏ lòng biết ơn thì người tặng quà và người nhận quà đều đáng trân quý. Còn trong trường hợp mấy xếp ra “lệnh ngầm” để thuộc cấp phải tặng quà hoặc chính những người cấp dưới đó tặng quà cho lợi ích không trong sạch thì những trường hợp này đáng lên án.
 
 Thanh Quang, phóng viên RFA 
2014-01-20

Đảng trước, Xuân sau

Một bức tranh cổ động trên đường phố Đà Nẵng, ảnh minh họa chụp trước đây. AFP PHOTO
Khẩu hiệu gây tranh cãi

Tại VN trong nhiều năm nay, cứ mỗi độ Xuân về, thì khẩu hiệu “mừng đảng, mừng xuân” lại rộ lên và tiếp tục gây nhiều tranh cãi. Như vậy, vấn đề này “tranh cãi” ra sao, và hiện có cải thiện gì không?

Nghe tường trình
Trong những ngày qua, trước khi tới Ngày Tết Giáp Ngọ 2014, báo chí trong nước xem chừng như ngày càng rộ lên chuyện “mừng đảng” rồi mới “mừng Xuân”. Chẳng hạn như báo Văn Hiến VN quảng bá “Nhiều hoạt động Mừng Đảng - Mừng Xuân Giáp Ngọ 2014”; báo Nam Định “Sôi nổi hoạt động văn hóa, văn nghệ mừng Đảng, mừng Xuân”; trong khi các báo khác thì có “Chương trình ‘Mừng Đảng - Mừng Xuân Giáp Ngọ”, hay “ Giải bóng chuyền Mừng Đảng Mừng Xuân 2014”… Đó là chưa kể các báo phổ biến chuyện nhiều địa phương khắp nước đều có sinh hoạt “mừng đảng mừng xuân” để cái khẩu hiệu ấy luôn trong tinh thần “Bài ca mùa Xuân 61” của “thi bá” Tố Hữu, rằng:

Mà nói vậy trái tim anh đó
Rất chân thật chia ba phần tươi đỏ
Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều




Thiên nhiên thì đã có từ khi khai thiên lập địa rồi; đất nước thì cũng đã có ngàn tuổi rồi. Còn đảng thì mới có mấy chục năm. Họ tự đề cao như thế là không được.

-Phạm Đình Trọng
Cái khẩu hiệu “mừng đảng mừng Xuân” khiến nhà báo Bùi Đức Lại qua bài “  Nhân chuyện tranh cãi xung quanh một khẩu hiệu” có nhắc đến “một vị tiếng nói vốn có trọng lượng” nêu lên ý kiến đại khái rằng khẩu hiệu này không ổn về phương diện “thứ tự trọng khinh”, bởi vì “xuân là chuyện của muôn lòai vạn thuở, sao lại xếp sau đảng là cái hữu hạn ?”.

Nhà báo Nguyễn Tôn Hiệt có lẽ gay gắt hơn qua bài “Những khẩu hiệu quái đản”, thắc mắc rằng tại sao lại có cái khẩu hiệu đó, “chả lẽ đảng có trước rồi Xuân mới có sau ?”, mà như vậy, “trước khi có đảng, dân tộc ta suốt 4.000 năm không có mùa Xuân hay sao ?”.

Nhà báo Trần Nhương thì lưu ý tới sự “phản cảm”, nhấn mạnh rằng “Viết như thế này rất hại cho đảng” vì “đảng trong dân sao họ cứ tâng đảng lên trên tất cả”, mà “ yêu nhau như thế bằng mười hại nhau…”.

Nhận xét về khẩu hiệu “mừng đảng mừng Xuân”, GS Nguyễn Thế Hùng từ Đà Nẵng nhận xét:

“Chuyện này không hợp lý. Và nhiều người cũng đã nói rồi. Thí dụ như Xuân là Xuân của Đất Trời. Xuân về là vạn vật đâm chồi, nảy lộc. Và con người là một sinh vật rất nhỏ bé được Tạo Hóa ban ơn. Lẽ ra mỗi buổi sáng mở mắt ra là chúng ta phải cảm tạ Thượng Đế. Như vậy thì đầu năm, chúng ta phải mừng Xuân trước rồi mới mừng đất nước. Ông bà mình ngày xưa có câu “Cung Chúc Tân Xuân”, tức là chúc mừng mùa Xuân đã trở về. Như thế nó mới hợp vấn đề mùa Xuân rồi sau đó đất nước, rồi sau đó là cái gì nữa thì nó mới hợp lý, theo lẽ thường tình.”

Từ Saigòn, nhà văn Phạm Đình Trọng có vẻ “gay gắt” hơn trước điều mà ông gọi là “ tự đề cao, không còn biết Trời Đất” trong cái khẩu hiệu đó của đảng:

Một bức tranh cổ động trên đường phố Sài Gòn, ảnh minh họa chụp trước đây. AFP PHOTO.
“Tất nhiên là không đúng rồi. Bởi vì thiên nhiên của đất nước, thiên nhiên thì đã có từ khi khai thiên lập địa rồi; đất nước thì cũng đã có ngàn tuổi rồi. Còn đảng thì mới có mấy chục năm. Họ tự đề cao như thế là không được. Nó lố bịch. Đây là sự tự huyễn hoặc, tự đề cao một cách quá đáng, không còn biết đến Trời Đất, lẽ phải nữa. Một thời đảng quá hợm hĩnh, quá ngạo mạn, tự đề cao mình như thế. Đây là cái mà có lẽ đến bây giờ nó vẫn chưa chấm dứt, và kéo dài kể từ khi xuất hiện người CS đến giờ. Việc tự cho mình là cứu đất nước, mang mùa Xuân đến cho dân tộc, rồi “mừng đảng, mừng Xuân”, tức cái gì cũng đều đưa đảng lên trên cả. Đấy là một sự ngang ngược, ngạo mạn của người CS.”

Nhạc sĩ lão thành trong nước, nhạc sĩ Tô Hải, cũng cảnh báo:

Người dân chỉ cần nói hai chữ dân chủ thôi, hoặc chỉ cần nói “mừng Xuân” trước rồi mới nói “mừng Đảng” là không được rồi. Mà phải nói “mừng Đảng, mừng Xuân”. Ở nước ta, bất cứ chuyện gì cũng có thể trở thành tội phạm, cho nên việc đàn áp thì nhậy bén lắm.

Theo GS Nguyễn Thanh Giang từ Hà Nội thì cái tư duy “đảng trên hết” chẳng khác nào giẫm lên dân tộc để “tô son điểm phấn” cho mình. GS Nguyễn Thanh Giang xem chừng như không dằn được bực tức:

“Tư duy đó là tư duy của kẻ cướp. Đảng luôn luôn giành lợi ích dân tộc đem về cho mình, kể cả giành xương máu của nhân dân, của đồng bào về để tô son vẽ phấn cho đảng. Tức là đảng không phải là người đem lại quyền lợi cho dân tộc, mà bắt dân tộc hy sinh đổ xương đổ máu để tô điểm cho cái gọi là vinh quang hảo của đảng.”

“Thứ tự trọng khinh”

Nhưng cái “thứ tự trọng khinh”, “phản cảm”, “yêu nhau như thế bằng mười hại nhau”… ấy của khẩu hiệu “mừng đảng” trước rồi mới  “mừng Xuân” sau khiến hồi năm 2000, Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (nay là Ban Tuyên Giáo) đã phải chỉ thị không được “mừng đảng” trước mừng Xuân cùng nhân dân, đất nước vào mỗi độ Xuân về. Tuy nhiên, nhà báo lão thành Hữu Thọ trong nước lưu ý rằng “sau Tết, nghe phản ánh cũng chỉ 3 hay 4 địa phương thực hiện” cái chỉ thị này thôi, và “rồi quan sát trong thực tiễn thì phổ biến lại quay về nếp cũ…”.

Blogger Trần Nhương cũng đề cập tới chuyện “… Hà Nội vẫn chơi kiểu cũ, không chịu thực hiện chỉ thị từ lâu rồi”. Về vấn đề này, nhà văn Phạm Đình Trọng nhận xét:




Chuyện khẩu hiệu “mừng đảng mừng Xuân” có thay đổi hay không thì điều này tôi nghĩ nó phụ thuộc vào từng chỗ, từng nơi, tùy cái chỗ người ta hiểu được hay không.

-GS Nguyễn Thế Hùng
“Trước phản ứng của nhiều người dân thì đảng họ cũng bắt đầu nhìn nhận, đã thấy vấn đề rồi. Do đó, hiện có một số nơi, ngày Tết, họ sửa lại là “mừng Xuân, mừng đảng”. Một số nơi họ đã thay đổi thứ tự chữ như thế. Nhưng hiện còn rất nhiều nơi, họ vẫn theo trật tự cũ là “mừng đảng, mừng Xuân”!

GS Nguyễn Thế Hùng tin là những người  “có trí tuệ” thì họ nghĩ là phải mừng Xuân, mừng đất nước đổi mới; hoặc là mừng mùa Xuân trở về, hay nói cách khác, “Cung Chúc Tân Xuân”, thế thôi. Còn vấn đề có “cải thiện” hay không còn tùy chỗ “người ta hiểu được” hay không:

“Chuyện (khẩu hiệu “mừng đảng mừng Xuân”) có thay đổi hay không thì điều này tôi nghĩ nó phụ thuộc vào từng chỗ, từng nơi, tùy cái chỗ người ta hiểu được hay không. Thí dụ, tôi ở Đà Nẵng, thì có trường họ đề là “Mừng Xuân, mừng đất nước đổi mới”, rồi có chỗ vẫn “mừng đảng, mừng Xuân”. Họ đề rất là lộn xộn.”

GS Nguyễn Thế Hùng tin rằng vấn đề càng ngày càng tỏ, để sau này lịch sử phán xét thôi. Ông lưu ý là sử kiện thì xảy ra một lần, nhưng người viết sử thì họ viết nhiều lần. Nhưng lịch sử sau này rất công bằng, để những gì đúng thì nó sẽ “lắng đọng lại”, còn những gì không đúng thì hậu thế sẽ lên án. GS Hùng khẳng định rằng những người trí thức chân chính thì bao giờ cũng có tầm suy nghĩ có giá trị đến một trăm năm hay hàng ngàn năm về sau, còn những người bình thường thì họ chỉ biết ngày nay, ngày mai mà thôi.

Chuyện “đảng trước, Xuân sau” khiến blogger Hiệu Minh bỗng nhớ lại trước kia khi “Đảng đã cho ta một mùa Xuân” ra rả trên loa phường:

Đảng đã cho ta một mùa xuân đầy ước vọng
Một mùa xuân tươi tràn ánh sáng khắp nơi nơi
Đảng đã đem về tuổi xuân cho nước non
Vang tiếng hát ca chứa chan niềm yêu đời

Nhưng rồi blogger Hiệu Minh thắc mắc “Nếu đảng lãnh đạo theo đường lối hiện nay thì cái mùa Xuân năm nao chẳng còn, mà có khi dân lại ‘ước vọng’ mùa xuân khác, thì hỏi rằng lúc đó, đảng tự bỏ điều 4 trong Hiến pháp có muộn lắm không?”

Thanh Quang,
phóng viên RFA

‘Khai hỏa để chứng minh chủ quyền’

Cựu Phó Đề đốc quân lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), Hồ Văn Kỳ Thoại, nguyên Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải, một trong các chỉ huy trận Hải chiến Hoàng Sa 40 năm về trước, nói về quyết định khai hỏa vào lực lượng của hải quân Trung Quốc tại Hoàng Sa mà quân lực VNCH khi đó đang quản lý và thực hiện chủ quyền.

Hộ tống hạm HQ-10 Nhựt Tảo

Nhân dịp bốn mươi năm sự kiện bi hùng này, cựu Phó Đề đốc hồi tưởng lại bối cảnh của trận hải chiến.

“Năm 1973 mặc dù lực lựợng chiến đấu của Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam nhưng tinh thần chiến đấu của quân lực VNCH rất cao, sau chiến thắng ở An Lộc, tái chiếm Quảng Trị vào năm 1972.

“Các căn cứ hải quân Mỹ đều được bàn giao lại cũng như các chiến hạm cỡ lớn như tuần dương hạm, khu trục hạm để hoạt động tại Biển Đông.

Khi được hỏi về quyết định khai hỏa, Phó Đề đốc Thoại mô tả rằng quyết định này là do điều ông gọi là "từ quyết định của Tổng thống VNCH ông Nguyễn Văn Thiệu."

Khai hỏa

Tổng thống Thiệu Đồng ý dùng vũ lực'
Khi ngồi trong phòng họp của Bộ Tư lệnh Quân 1 duyên hải, có các tướng lãnh của Bộ Tổng tham mưu cũng như có vị Trung tướng Quân đội 1 thì sau khi nghe tình hình và tin tức tình báo thì ông [ông Nguyễn Văn Thiệu] quyết định rằng tôi phải làm tất cả những gì để chứng minh chủ quyền.

“Trước hết là phải dùng các biện pháp ôn hòa như đèn hiệu, cờ hiệu, loa để mời họ ra khỏi lãnh hải và lãnh thổ VNCH.

“Tuy nhiên nếu tất cả các biện pháp ôn hòa không thành công thì ông cho phép tôi dùng vũ lực để chứng minh chủ quyền của VNCH trên những đảo đó nên các chiến hạm đã làm tất cả các biện pháp đó rồi nhưng không được nên phải nổ súng.

Phó Đề đốc Thoại cũng xác nhận rằng không có lệnh nào không cho nổ súng.

“Nếu mà tôi không thi hành đúng lệnh đó [dùng vũ lực để chứng minh chủ quyền] thì sau cuộc hải chiến rồi cũng sẽ có người hỏi tôi từ Bộ Tổng tham mưu hay từ Phủ Tổng thống.

Trước câu hỏi về có thông tin không quân VNCH lúc đó ở thế sẵn sàng để tái chiếm đảo Hoàng Sa nhưng đã không xảy ra việc này, Phó đề đốc Thoại nói rằng ông “thực sự không nhớ có kế hoạch gì để đưa không quân VNCH ra tái chiếm”.

Ông Thoại nói Tổng thống Thiệu cho phép ông dùng vũ lực để chứng minh chủ quyền.
“Riêng tôi thì tôi không được biết. Những gì trao đổi ở Sài Gòn, nếu có xảy ra, thì không được thông báo. Ông Tư lệnh Sư đoàn 1 Không quân cũng như Tư lệnh Quân khu 1 là Trung tướng Ngô Quang Trưởng với tôi là ba người chỉ huy và chịu trách nhiệm những gì xảy ra ở Quân khu 1 thì tôi không được nghe biết và tôi cũng không nhớ rằng tôi có nghe những kế hoạch nào từ trong Sài Gòn dùng không quân để tái chiếm lại Hoàng Sa.

“Quyết định đó có thể có và cũng có thể không.

“Nhưng có một điều tôi biết là Sư đoàn 1 Không quân, phi đoàn khu trục phản lực F5 lúc nào cũng sẵn sàng ở phi trường để cất cánh khi có lệnh để bảo vệ các chiến hạm của Hải quân VNCH.”

Phó Đề đốc Thoại cho biết thêm sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, nhiều tài liệu tiết lộ cho thấy tình báo quân đội Mỹ biết về các cuộc thao tập của Trung Cộng tại các hòn đảo phía đông bắc Hoàng Sa từ tháng 9/1973 để chuẩn bị cho các cuộc tấn công vào các hải đảo Hoàng Sa.

“Họ chỉ cho mình những tin tức tình báo thôi còn những quyết định làm gì thì do phía Chính phủ VNCH quyết hết. Họ cũng không khuyên mà cũng không cản việc gì cả," ông Thoại cho biết.

'Nguy hiểm tột cùng'




Người Việt hiện tại hay mai sau nếu còn muốn có một quê hương và muốn giữ mảnh đất mồ mả ông cha mình thì nên sớm thức tỉnh và thấy rõ sự nguy hiểm tột cùng của sự lấn chiếm mỗi ngày một thêm của Trung Cộng"

Cựu Phó Đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại
Trước câu hỏi về ‎có ý kiến cho rằng phía chính phủ VNCH chưa làm hết để bảo vệ cho Hoàng Sa, ông Thoại nhận xét:

“Tôi không hiểu chưa làm hết là như thế nào. Mình phải nhớ rằng vào giai đoạn 1973-1974 khi không còn lực lượng quân đội Mỹ thì quân lực VNCH có trách nhiệm rất lớn.

“Ngoài những nhiệm vụ có sẵn rồi thì còn đảm nhận thêm nhiệm vụ của 500 ngàn quân Mỹ đã rút đi thì lực lượng của VHCH bị xé lẻ ra rất nhiều.

“Thành ra nhiệm vụ chính là làm sao cho miền Nam không bị tràn ngập hơn là những các hải đảo ngoài khơi cần phải có lực lượng để chiếm đóng.

Khi được đề nghị gửi ra thông điệp cho thế hệ trẻ người Việt ở trong nước cũng như tại hải ngoại, Phó đề đốc Thoại nói:

“Kinh nghiệm cho thấy từ Đệ nhị Thế chiến cho thấy cuộc xâm lăng của một quốc gia mạnh với những nước nhược tiểu, nếu không được một cường quốc khác can thiệp ngay từ lúc đầu, thì cuộc xâm lấn sẽ bành trướng thêm và sự thiệt hại là rất lớn đối với các quốc gia liên hệ.

“Riêng về phần Việt Nam thì người Việt hiện tại hay mai sau nếu còn muốn có một quê hương và muốn giữ mảnh đất mồ mả ông cha mình thì nên sớm thức tỉnh và thấy rõ sự nguy hiểm tột cùng của sự lấn chiếm mỗi ngày một thêm của Trung Cộng.

“Cùng nhau có hành động thích ứng và khẩn cấp trước khi quá trễ và để cả thế giới và con cháu mình thấy là sự hy sinh của 74 chiến sỹ ở Hoàng Sa năm 1974 là một ngọn đuốc, biểu tượng cho sự can trường của người chiến sĩ hải quân và là phát súng khởi đầu cho một cuộc chiến chống ngoại xâm từ phương Bắc trong vùng Đông Nam Á và trong thế kỷ 21.

"Tôi cũng nhân dịp này nghiêng mình trước anh linh của 74 tử sĩ VNCH và tôi xin có lời hỏi thăm tới các gia đình tử sĩ và nhất là các chiến hữu còn ở lại Việt Nam cũng như các chiến hữu ở khắp năm châu đã tham dự hải chiến Hoàng Sa lời hỏi thăm và lời chúc chân thành nhất của tôi,” Cựu Phó Đề đốc nói thêm.

Cuộc phỏng vấn với ông Hồ Văn Kỳ Thoại, hiện ở Houston Texas Hoa Kỳ, do nhà báo kiêm đạo diễn Trần Nhật Phong, một cộng tác viên của BBC Việt ngữ đang sống làm việc tại Nam California.

Trần Nhật Phong
Theo BBC

Người Việt ở Nhật xuống đường nhân 40 năm “hải chiến Hoàng Sa”

(NCTG) Người Việt Nam ở Nhật cũng biểu tình tuần hành và gửi văn bản phản đối chính quyền Trung Quốc vì sự cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa, diễn ra cách đây tròn bốn thập niên.
clip_image001

Tờ “Sankei” (Sản Kinh) dẫn nguồn từ Hãng Thông tấn Nhật Kyodo cho hay, khoảng một trăm người, là những viên chức và lưu học sinh Việt Nam tại Nhật đã tổ chức diễu hành biểu tình ở khu Minato (nơi tập trung nhiều đại sứ quán nước ngoài ở thủ đô Tokyo), đồng thanh hô vang khẩu hiệu “Trung Quốc hãy cút khỏi Tây Sa, Hòa bình cho biển Đông” (*).

Những người tham dự đã tập trung lại qua lời kêu gọi trên mạng xã hội Facebook. Cuộc tuần hành khởi đầu lúc 10 giờ sáng ở đoạn đường gần ĐSQ Trung Quốc, và diễn ra trong khoảng 45 phút. Trên quãng đường dài chừng 1,7 km, biểu ngữ “Các bạn Nhật và các nước ASEAN, Việt Nam vì hòa bình trên biển Đông, sẽ cùng hành động với các bạn” đã được giơ cao.

Đoàn biểu tình cũng đã bỏ vào hộp thư trước cửa ĐSQ Trung Quốc văn bản phản đối việc Trung Quốc đưa ra luật cấm đánh bắt cá trên biển Đông. Trao đổi với báo chí, một thanh niên (29 tuổi) đang du học tại một trường đại học quốc lập ở Tokyo, đã chia sẻ: “Việt Nam là một đất nước nhỏ bé nhưng cả chúng tôi, thế hệ trẻ, muốn khẳng định với cộng đồng quốc tế rằng Hoàng Sa thuộc chủ quyền lãnh thổ của đất nước chúng tôi”.

*

Trở lại lịch sử, vào ngày này cách đây tròn bốn mươi năm, đã xảy ra một trận chiến giữa Hải quân Việt Nam Cộng hòa và Hải quân Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa, khi đó do Việt Nam Cộng hòa bảo vệ và thực hiện được chủ quyền. Trận chiến này, về sau được gọi bằng cái tên “Hải chiến Hoàng Sa 1974”, và gắn liền với tên tuổi của 74 quân nhân Việt Nam Cộng hòa đã hy sinh khi bảo vệ tổ quốc.

Kể từ năm 1975, “Hải chiến Hoàng Sa” trở thành một “điểm trắng” trong lịch sử Việt Nam khi nó ít được nhắc tới trong sách vở và dần dần trở thành một đề tài “cấm kỵ” trong “chính sử”. Phải tới dịp hồi tưởng năm nay, nhân tưởng nhớ bốn mươi năm mất Hoàng Sa, báo chí trong nước mới có dịp đăng tải những chuỗi bài vở về sự kiện Quân đội Cộng sản Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa vào ngày 19-1-1974.

Cuộc biểu tình của người Việt tại Nhật Bản nói trên là một trong số nhiều nỗ lực của người Việt trên toàn thế giới hướng về Hoàng Sa. Trong khuôn khổ chương trình “Nhịp cầu Hoàng Sa” do một số cá nhân chủ trương, chỉ sau 12 ngày, hơn 500 triệu đồng đã được quyên góp để ủng hộ phần nào “cho thân nhân những người lính đã hy sinh ở Hoàng Sa và cho những người lính từ Hoàng Sa trở về sống âm thầm suốt 40 năm qua”.

Bên cạnh đó, trong vòng 8 ngày, đã có hơn 16 ngàn người trên thế giới ký tênvào một lá thư gửi Liên Hiệp Quốc nhân 40 năm Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa. “Đây cũng là dịp để cả thế giới nhìn lại sự kiện này và cũng là dịp để Trung Quốc có thể sửa chữa sai lầm của mình trong quá khứ” - lá thư được soạn thảo bởi hai tổ chức dân sự độc lập Quỹ Nghiên cứu Biển Đông và Nhóm Biển Đông tại Pháp nhấn mạnh.

Với những tâm nguyện yêu nước mạnh mẽ như thế, người dân Việt Nam có quyền mong mỏi và đòi hỏi một thông điệp rõ ràng, cương quyết và trước sau như một hơn nữa từ phía chính quyền, nhất là khi đúng vào dịp tưởng niệm,Chương trình ca nhạc hát về biển đảo quê hương và Lễ thắp nến tri ân Hướng về Hoàng Sa ở Đà Nẵng đã bị hủy vào phút chót vì những lý do không được nêu rõ, loạt bài viết trên báo chí về “Hải chiến Hoàng Sa” thì đột ngột bị ngừng và cho “ẩn” vào trong những trang báo mạng...  (**)

Ghi chú:

(*) Tây Sa là tên mà chính quyền Trung Quốc gọi quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

(**) Tham khảo clip một số hình ảnh trong lễ tưởng niệm bốn mươi năm Hoàng Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm bất hợp pháp (Hà Nội, ngày 19-1-2014).

NCTG
Nguồn: http://nhipcauthegioi.hu/modules.php?name=News&op=viewst&sid=4030

Xem thêm hình ảnh cuộc biểu tình tại Tokyo:
clip_image003
clip_image005
clip_image007
clip_image009
clip_image011
clip_image013
clip_image015
clip_image017
clip_image019
clip_image021
clip_image023
clip_image025
clip_image027
clip_image029
clip_image031
clip_image033
clip_image035
clip_image037
clip_image039
clip_image041
clip_image042
clip_image039[1]
clip_image044
clip_image046
clip_image048
clip_image050
clip_image052
clip_image054
Nguồn: dttl-nguoilotgach.blogspot.com
 

Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về báo chí

Đến tháng 1/2014, cả nước có 838 cơ quan báo chí in, tăng 25 cơ quan; 375 báo, tạp chí, trang thông tin điện tử; 67 đài phát thanh, truyền hình và một Hãng thông tấn quốc gia là ngân hàng tin đối nội, đối ngoại, chủ quản nhiều bản tin, báo, tạp chí, kênh truyền hình thông tấn.
Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Nguyễn Minh Hồng cho biết năm 2014, Bộ tập trung đẩy mạnh công tác quản lý Nhà nước về báo chí; tăng cường phổ biến Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.
Cùng với việc khắc phục có hiệu quả hiện tượng một số tờ báo xa rời tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, Bộ tập trung chấn chỉnh thông tin sai sự thật, thiếu chính xác, thông tin không phục vụ lợi ích đất nước, nhân dân.
Bộ cũng tăng cường quản lý, cung cấp thông tin, sử dụng dịch vụ Internet, đặc biệt là đưa thông tin trên các trang điện tử, blog, mạng xã hội vào nề nếp; tiếp tục triển khai chiến lược phát triển thông tin đối ngoại giai đoạn 2011-2020, các nhiệm vụ thuộc chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở và Đề án Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển đảo Việt Nam.
Cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, quán triệt quan điểm, chủ trương của Đảng, các quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Bộ chỉ đạo các cơ quan báo chí tăng cường truyên truyền chủ trương của Đảng, Nhà nước và sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để định hướng, xây dựng lòng tin trong nhân dân, tạo sự đồng thuận trong xã hội, nhất là việc thực hiện Hiến pháp và Luật đất đai sửa đổi.
Năm 2013, công tác quản lý thông tin, tuyên truyền chủ chương, chính sách của Đảng, Nhà nước có nhiều tiến bộ.
Bộ Thông tin Truyền thông thường xuyên chỉ đạo các cơ quan báo chí thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích; bám sát sự kiện, chủ động thông tin rõ quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước; thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng.
Bộ cũng phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức tốt giao ban báo chí hàng tuần, các hội nghị báo chí toàn quốc; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý sai phạm trong hoạt động báo chí; kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh các thông tin sai lệch của một số cơ quan báo chí.
Các cơ quan báo chí đã tập trung truyền thông về những sự kiện hoạt động kỷ niệm những ngày lễ lớn của đất nước; thông tin, phản ánh toàn diện về những vấn đề xã hội, dư luận quan tâm cũng như về cơ chế, chính sách, những mô hình, điển hình tiên tiến, những thành quả đạt được.
Đặc biệt, các cơ quan báo chí đã thông tin tốt về cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Lễ quốc tang, tình cảm của nhân dân trong nước, bạn bè quốc tế dành cho Đại tướng.
Các cơ quan báo chí cũng tập trung thông tin, tuyên truyền về Nghị định của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng ở cả trong nước và quốc tế; phổ biến Quy chế phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí; triển khai hiệu quả các đề án tuyên truyền được Chính phủ giao như: an toàn giao thông, an toàn vệ sinh lao động, Cuộc vận động người Việt Nam dùng hàng Việt Nam… và các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo.
Tuy nhiên công tác chỉ đạo, quản lý báo chí thời gian qua vẫn đôi lúc chưa chủ động, lúng túng, chạy theo sự vụ.
Một bộ phận cán bộ quản lý hạn chế về năng lực, nhận thức chưa đầy đủ về các văn bản chỉ đạo, quy phạm pháp luật về báo chí. Vai trò của cơ quan chủ quản chưa được phát đầy đủ, còn có hiện tượng né tránh trách nhiệm với sai phạm của cơ quan báo chí thuộc quyền./.
(TTXVN)

Đại gia trốn nợ, mặc bố mẹ già tủi nhục đón Tết

Mang tiếng con rể làm giám đốc công ty BĐS trên Hà Nội nhưng cả năm nay ông bà Hải không thấy mặt con, những tháng cuối năm ông bà bấm bụng bỏ tiền tự mua quà gắn mác con rể tặng.
Sát Tết, đại gia nhập viện trốn nợ
Cách đây hai năm, đám cưới con gái ông bà Hải với cậu giám đốc công ty BĐS trên Hà Nội được cho là linh đình nhất làng. Cái làng quê nghèo được một phen bàn tán xôn xao bởi danh tính cậu rể mới làm ăn khấm khá, mấy nhà biệt thự trên Hà Nội, đi xe hơi, tiêu tiền quyển. Đây không chỉ là ước mơ của bao cô gái ở thôn quê cũng như không ít ông bố bà mẹ phải thèm thuồng. Con gái ông bà Hải lấy chồng ai cũng bảo như chuột sa chĩnh gạo. Ông bà Hải được nở mày nở mặt, ít ai có được cái vinh đự đó.
Ấy vậy mà trong lòng ông bà Hải đang phải ngậm cay đắng. Đám cưới tổ chức xong chưa được bao lâu, cô con gái đã nức nở gọi điện về báo tin chồng có nguy cơ vỡ nợ. Hai căn biệt thự thế chấp ngân hàng có nguy cơ bị thu hồi, còn lại mấy lô đất chưa kịp bán lại không có sổ đỏ. Trong lúc đang mang bầu, con gái ông bà Hải lúc nào cũng lo lắng vì có thể bị đuổi ra đường bất cứ lúc nào.Từ xe hơi nhà lầu, bỗng chốc, gia đình con rể đã trở về con số 0. 
đại-gia, đại-gia, bất-động-sản, đại-gia-nhà-đất, vỡ-nợ, kinh-doanh, tết-bất-động-sản, buôn-đất
Không ít đại gia ngao ngán vì sắp Tết
Cái tin vỡ nợ khiến bà Hải nghẹn lòng, ông bà bàn nhau giữ kín bí mật này không chỉ giữ thể diện cho con mà cũng lo cho mình. Ở cái làng quê này, vỡ nợ vài chục triệu đã xôn xao khắp xóm, nay mà có tin vài chục tỷ đồng chắc chắn ông bà cũng muối mặt không dám ra đường.
Con gái sinh nở, bà lên trông cũng phải sống trong căn chung cư chật chội. Lắm lúc bà buồn rầu: “Con rể làm giám đốc nghe thì oai chứ giờ chẳng được nước non gì, lên chăm con còn phải mang đồ lên, rồi bỏ tiền lương ra mà nuôi cháu mình. Làm ăn có thời cũng không trách chúng nó được, bố mẹ nào mà không lo cho con cho cháu.”
Ông bà Hải mỗi tháng cũng trả nợ cho con vì vay mượn hơn bốn trăm triệu từ năm ngoái. Từ đó tới nay, ông bà Hải phải gồng sức mình vì phải lo thêm cho con. Thỉnh thoảng hàng xóm xung quanh vẫn thấy ông bà lên thủ đô vài ngày rồi về mang lỉnh kỉnh đồ đạc. Hàng xóm vẫn tin rằng, ông bà được nhờ con rể.

Tết không dám về quê
Tết đến ai cũng nghĩ về quê hương gia đình, nhưng đối với ông Trung đó lại là một nỗi ám ảnh. Lên Hà Nội lập nghiệp xa quê cũng chừng chục năm nhưng mấy năm gần đây ít thấy gia đình ông về. Cuối năm 2011, tình hình kinh doanh bết bát, số tài sản hàng chục tỷ đồng của gia đình ông vơi dần, giờ chỉ còn cái nhà trên tận Hòa Lạc. Cũng vì vậy mà gia đình không dám về quê bởi mỗi lần như vậy cũng tốn tiền triệu.
Hồi làm ăn khấm khá, từ 27 Tết, chiếc xe BMW đã về làng mang theo đủ thứ, từ việc mua sắm đồ ăn, rượu ngoại chưa kể cây cảnh quất đào, rồi tiền biếu ông bà, lì xì cho con trẻ. Nhà ông lúc nào cũng ăn uống nhậu nhẹt hát hò linh đình từ đó cho tới qua Tết.
Kinh tế khó khăn, ông Trung bắt đầu cắt giảm những khoản lễ nghi, từ việc ít về giỗ, đám cưới họ hàng nay thì Tết cũng không. “Tết quê về lắm thủ tục, mỗi lần tốn cả vài chục triệu ấy chứ, giờ không phải là lúc tiêu hoang. Năm nay lại cáo lỗi ông bà ở quê vì không về được”, ông Trung tâm sự.
Theo chia sẻ của ông Trung, so với nhiều bạn bè làm ăn cùng thời, ông cũng còn may bởi vẫn còn có nhà, tiền thì đang còn ở đất. Không ít đối tác của ông giờ còn đang ở nhà thuê, đi xe mượn.
Cũng như ông Trung, vợ chồng chị Thảo kết hôn mấy năm nay cũng chưa một lần về quê ăn Tết. Quê Nam Định, chị vào TP HCM học rồi lấy chồng. Tới nay, chỉ có bố mẹ chị biết mặt con rể và hiểu được gia cảnh. Người làng vẫn đồn nhau, chị lấy được chồng giàu, mải làm ăn không có thời gian về ngoại.
Thị trường BĐS gặp khó khăn, vẫn mác giám đốc nhưng chồng chị nợ nần đủ kiểu, mấy mảnh đất bán rẻ cũng không ai mua. Chính vì thế, bảo về quê ra mắt họ hàng nhà ngoại quả là một điều khó khăn, tốn kém. Chị Thảo tính sơ sơ: “Tiền vé máy bay cho ba người, rồi tiền quà cáp, chi tiêu cũng phải chục triệu, thôi đành không lễ nghĩa gì”.
Năm ngoái, gia đình chị kiếm cớ trời lạnh con nhỏ không về được ăn Tết bắc, vợ chồng chị cũng chỉ gửi cho ông bà ngoại một triệu sắm Tết. Tết này cũng đang tìm cách trì hoãn để về quê ngoại.
Làm ăn khó khăn, chính vì thế mà Tết vui bỗng trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. Đâu đó, có đại gia lấy lý do bận đi công tác, con nhỏ,… đó là những cách để trốn quê, trốn nợ.
Khánh Chi
(VEF)

Thượng tá công an trong clip "công an túm cổ cụ già" lên tiếng

(ĐSPL) - Đoạn clip xuất hiện trên mạng xã hội và đã có sự lan tỏa trên các trang báo. PV đã có buổi trao đổi với người có mặt trong clip và cũng như cơ quan nơi quản lý người Công an mặc sắc phục trong clip xuất hiện ngày 17/1 vừa qua.

Đoạn clip lan truyền trên mạng xã hội vào ngày 17/1 kéo dài hơn 1 phút đồng hồ với lời chú thích: “Công an Thanh Hóa… đánh bà già”. Ngay sau khi đoạn clip xuất hiện trên Facebook của người đăng tải, đã có hàng nghìn lượt chia sẻ và những bình luận trái chiều về đoạn clip.

Ngay sau khi đoạn clip trên xuất hiện, PV đã tìm hiểu thực tế, bà lão bị người Công an túm cổ áo tên là Nguyễn Thị Chút (sinh năm 1930), trú ở đội 8, thôn Quyết Thắng, xã Quảng Thịnh, huyện Quảng Xương, TP Thanh Hóa. Theo thông tin bà Chút cung cấp, bà giờ chỉ còn một mình, vì một số khúc mắc với chính quyền sở tại, nên bà vẫn chưa thể hưởng chế độ cho người có công. Hiện bà cụ rất khó khăn, đã nhiều năm nay bà luôn đi khiếu kiện ở nhiều nơi xong vẫn bị các ban ngành chức năng nơi đây từ chối không giải quyết cho bà với lý do là bà có vấn đề về sức khỏe.
Bà Nguyễn Thị Chút cùng chiến sĩ Công an đang giằng co ngay cổng Công an TP Thanh Hóa.
Theo những hình ảnh trong đoạn Clip thì bà Chút đứng trước cổng Công an TP Thanh Hóa thì bất ngờ một một người mặc sắc phục Công an với dáng dấp cao to từ trong trụ sở Công an TP Thanh Hóa đi ra. Bà Chút đã la lối và chửi bới người Công an này, sau lời la ó không mấy thiện cảm thì bất ngờ người Công an này đã túm cổ áo của cụ bà lôi thẳng ra ngoài khiến cụ ngã nhào xuống đường phố…
Sau khi clip này được báo chí đăng tải, chiều ngày 20/1, PV đã có cuộc trao đổi với Đại tá Trần Văn Thực, Chánh VP Công an tỉnh Thanh Hóa, đồng thời là người phát ngôn báo chí. Ông Thực xác nhận, sự việc xảy ra vào khoảng 16h ngày 17/1 vừa qua. Người trong clip là Thượng tá Nguyễn Văn Chung, Phó phòng cảnh sát bảo vệ cơ động của Công an Thanh Hóa. Hôm đó, anh Chung có đi tham dự một cuộc họp ở Công an TP Thanh Hóa, sau khi họp xong, khoảng tầm 16h anh Chung đi ra cổng thì gặp bà Chút đứng ở cổng Công an TP Thanh Hóa.
Cũng theo Đại tá Thực, bà Chút đã đến nhiều các ban ngành chức năng để đòi hỏi giải quyết chế độ cho con của bà đi bộ đội trước đây. Bà Chút là người có biểu hiện của bệnh tâm thần từ trước năm 1997, những năm đầu bà hay đến tỉnh đội, nhưng đến thời gian gần đây tất cả các cơ quan. Đã có lần cơ quan chức năng đưa bà vào trại giáo dưỡng nhưng rồi bà lại trốn về và tiếp tục đi khiếu kiện, hễ cứ thấy ai là người có tuổi ở các cơ quan công quyền là bà lại gọi và chửi bới lăng mạ. Còn anh Chung là phó phòng bảo vệ cơ động nên đã nhiều lần giải thích cho bà, nhưng bà vẫn không nghe và tiếp tục đến các cơ quan công quyền để đòi hỏi yêu sách của mình.
"Anh Chung là người rất hiền lành. Cho đến nay cơ quan Công an tỉnh Thanh Hóa vẫn chưa có ý kiến chỉ đạo gì đối với anh Chung nhưng đã có báo cáo bằng văn bản với văn phòng của Bộ Công an. Theo như anh em có báo cáo lại là hôm nay, anh em tập trung lực lượng của các ban ngành để vận động đưa bà Chút vào lại trung tâm giáo dưỡng'', người phát ngôn của Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết.
Khi hỏi Đại tá Thực về người gốc của clip đó thì ông cho hay, vẫn chưa xác minh được nguồn gốc xuất xứ của clip.
Đại tá Trần Văn Thực, Chánh VP Công an tỉnh Thanh Hóa trao đổi với báo chí.  
 
Mang đoạn clip này đến gặp Thượng tá Nguyễn Văn Chung, Phó phòng cảnh sát bảo vệ cơ động tỉnh Thanh Hóa, là người trong clip cho biết, anh chỉ phản xạ theo tự nhiên chứ không có ý đồ xấu đối với bà Chút cả.
“Thật sự tôi rất bất ngờ trước vụ việc, thực ra tôi cũng không có ý đồ gì xấu xa, đó chỉ là phản xạ tự nhiên cảu tôi, khi cụ giơ tay đẩy vào ngực tôi. Đã nhiều lần tôi đưa cụ về nhà nhưng không hiểu sao cụ lại lang thang trên phố nhiều đến thế. Hôm ấy tôi vừa họp trong cơ quan ra thì bất ngờ cụ bà lao vào túm lấy cổ áo tôi rồi nói: “Đây! Thằng Chung đây rồi! Mi chạy đi mô?”. Do phản xạ theo bản tính tự nhiên nên tôi gạt tay cụ và vô tình làm ngã cụ chứ không có ý gì đâu. Họp xong tôi đang có công việc gấp nên phải đi ngay”, anh Chung phân trần.

Đã khoảng hai mươi năm nay cụ Chút thường đi đến các cơ quan, gặp ai cũng chửi bới. Trước kia, bà cụ có một người con đi quân đội bị kỷ luật đuổi ra khỏi nghành. Sau khi bị đuổi, người con này bỗng đi đâu mất tích bên Campuchia, đến nay chưa trở về nhà nên bà vẫn đi đến các công sở để thắc mắc.
Phong Trần
 

Những ‘hổ báo’ dũng mãnh trong đám đông

Khác với lúc đứng riêng rẽ một mình, cái vô danh trong đám đông đem lại cho người ta một sự an toàn và cảm giác được bảo vệ nhất định.

Cuối năm nhìn lại, ngỡ ngàng vì năm cũ đã qua với không ít câu chuyện giật mình.
Nào những người dân bình thường hiền lành, thân ái với nhau, lại trong tích tắc trở nên khác hẳn, hăm hở lao vào núi bia đổ, lễ mễ khuân ra mấy bịch, rồi háo hức quay lại làm đợt nữa. Điều gì đã xảy ra?
Điều gì làm cho một số thanh niên, đang đi chơi với bạn gái, bỗng hăng lên lao vào "đánh hôi" kẻ trộm chó như đi trẩy hội?
Lý do gì làm những người công dân xây dựng hàng ngày chăm chỉ mang cơm đi làm, bỗng trở nên hung hãn và đập phá chính ngay công việc đem lại miếng cơm manh áo cho họ?
Sẽ hời hợt nếu chỉ đưa ra những bình luận chung chung về sự xuống cấp của xã hội, về niềm tin bị đánh mất, về người Việt thiếu văn hoá.v.v...
Để hiểu được những hiện tượng này và truy tìm nguyên nhân, chúng ta cần nhìn sâu hơn vào tâm lý đám đông và xem họ vận hành.
Đám đông là... vô danh 
Một đám đông có những yếu tố đặc biệt. 
Thứ nhất, trong đám đông, các thành viên của nó vô danh. Khác với lúc đứng riêng rẽ, cái vô danh trong đám đông đem lại cho người ta sự an toàn và cảm giác được bảo vệ nhất định. 
Thứ hai, đám đông gây phấn khích. Những người đã từng ở trong một sân vận động khổng lồ đều biết cảm giác đó  khác với cảm giác khi xem trận bóng trước màn hình TV. Số đông cộng hưởng và tạo ra một năng lượng đặc biệt, sự hưng phấn có sức lây lan lớn. Lúc đó, cô gái nhút nhát nhất cũng có thể văng tục ngon ơ và cho ngón tay vào mồm, cùng huýt sáo la ó trọng tài.
Đám đông, thất nghiệp, xã hội, con người, tâm lý, đạo đức
Và cuối cùng, đám đông rùng rùng chuyển động và trăm người như một cùng làm một hành vi nào đấy, khi họ được một sự kiện bất ngờ châm ngòi.Ảnh VTC

 
Đám đông cũng đem lại cho các cá nhân trong nó cảm giác về quyền lực. Trong đám đông, những người vốn thấp cổ bé họng bỗng có cảm giác mình mạnh mẽ. Chúng ta hẳn còn nhớ một người đàn ông Đồng Nai vừa bê bia vừa trừng mắt quát người tài xế xe tải: "Báo công an đi, ông thách đấy!" 
"Không có gì nguy hiểm hơn là xây dựng một xã hội mà trong đó một nhóm lớn có cảm giác là họ không được can dự, rằng họ không có gì để mất. Nếu người ta có quyền lợi trong xã hội, người ta sẽ bảo vệ xã hội, nhưng nếu không, họ sẽ vô thức muốn phá huỷ nó."  
Và cuối cùng, đám đông rùng rùng chuyển động và trăm người như một cùng làm một hành vi nào đấy, khi họ được một sự kiện bất ngờ châm ngòi. 
Giả sử như trăm thùng bia xếp ngay ngắn ven đường, thì kể cả chỉ có một người trông coi thôi, chắc cũng không ai nghĩ tới chuyện xông vào lấy. Bia đổ tung toé ra đường tạo ra một tình huống lạ, một điều bất thường, và sự kết hợp của sự vô danh, phấn chấn lây lan, cảm giác quyền lực và an toàn, làm giảm đáng kể ý thức trách nhiệm của mỗi người về hành vi của mình, biến một bà mẹ mẫu mực thành một người hớn hở gom bia mặc dù trong nhà không có ai uống, để tới lúc tỉnh cơn say mới hối hận về hành động của mình.
Trong đám đông, con người dễ đánh mất bản thân.
Nhưng, chen chúc lượm bia  hay bẻ mấy cành hoa trong một hội chợ vẫn khác xa với việc xông vào đánh tới chết một kẻ trộm chó, hay châm lửa đốt rụi hàng chục xe máy. Điều gì khiến đám đông trở thành sức mạnh phá huỷ - nhiều khi phá chính môi trường sống của họ?
Nguyên cớ có vẻ gần giống như chuyện các CĐV bóng đá ở Anh bỗng nhiên hỗn chiến và giật tung ghế của sân vận động, hay xa hơn là làn sóng đập phá và hôi của ở London năm 2011 làm toàn thế giới kinh ngạc, lý do của 6 ngày bạo lực và cướp bóc ở Los Angeles năm 1992 làm 53 người tử vong.
Đám đông ngoài lề? 
Có một điểm chung ở tất cả các sự kiện nói trên, đó là, tất cả đều là đám đông những người ngoài lề, những người thấp bé trong xã hội, thu nhập thấp hoặc thất nghiệp, và không có cơ hội.
Họ mang sẵn trong mình sự cáu kỉnh và chán nản. Họ bực bội với bản thân, với cuộc đời, với những thứ xung quanh. Khi họ nhập vào một đám đông, như Gustave Le Bon nhận xét trong Tâm lý học đám đông, họ đánh mất tính cá nhân, tính độc lập, khả năng đánh giá và phán xét đạo đức. Họ bị cuốn vào ảnh hưởng phi lý của xung quanh.
Đám đông có thể làm những việc mà mỗi cá nhân, nếu đứng riêng biệt, sẽ không bao giờ nghĩ là họ có thể làm. Chỉ cần một sự kiện nhỏ xảy ra...
Đám đông, thất nghiệp, xã hội, con người, tâm lý, đạo đức
Do đó, đám đông có thể làm những hành động phá huỷ và bạo lực mà mỗi cá nhân, nếu đứng riêng biệt, sẽ không bao giờ nghĩ là họ có thể làm. Ảnh VTC

 
Ở khía cạnh tâm lý, đó thực chất là cảm giá bất lực, đứng ngoài lề, không làm chủ cuộc đời mình. Họ thấy họ như những kẻ lạ trên chính mảnh đất của mình, bị bỏ rơi. Họ thấy họ kém cỏi, vô giá trị. Vì thế, họ dễ dàng ngấm cái say của một đám đông nổi loạn...
Ít nhất, trong khoảnh khắc đó, họ có cảm giác mình là người thắng, người mạnh, rằng cuộc sống thú vị, sôi động, làm họ quên đi cái mòn mỏi hàng ngày. Đám đông cho họ một bản sắc, cho họ một nơi để thuộc về.
Đám đông "mới" của ngày nay khác đám đông "cũ" năm xưa. Đám đông cũ, qua quá trình được "vận động" tham gia cách mạng, đã phát triển cho mình một nhận thức.
Còn ngày nay?
Những công nhân và người nghèo bây giờ đơn giản bị kẹt trong cái bẫy nghèo. Những người, mà như Oscar Lewis đã định nghĩa trong Văn hoá của nghèo khổ năm 1998, "có rất ít ý thức về lịch sử. Họ là những người bên lề, chỉ biết tới những vật lộn của bản thân, chỉ biết được hoàn cảnh của địa phương họ, thế giới hẹp của họ, cách sống riêng của họ. Thông thường, họ không có kiến thức, tầm nhìn hay ý thức hệ để nhận ra những điểm tương đồng giữa những vấn đề của họ và vấn đề của những người giống họ trên thế giới. Nói một cách khác, họ không có ý thức giai cấp, mặc dù họ rất nhạy cảm với sự phân biệt về đẳng cấp".
Phải kinh ngạc để nói rằng, những đám đông nổi loạn bây giờ không có quan điểm xã hội hay thông điệp chính trị gì. Những công nhân đập phá ở Samsung không đưa ra một đòi hỏi cụ thể gì cho doanh nghiệp hay công đoàn; những người dân đánh trộm chó  không có yêu cầu gì với công an hay chính quyền. 
Chính vì vậy, sự hung hãn bùng phát thường bất ngờ với các nhà bình luận xã hội và các nhà chức trách, lúc đó họ mới bối rối đi tìm lý do và lời giải thích.
Lời giải thích đơn giản nhất có lẽ đến từ Martin Luther King: "Không có gì nguy hiểm hơn là xây dựng một xã hội mà trong đó một nhóm lớn có cảm giác là họ không được can dự, rằng họ không có gì để mất. Nếu người ta có quyền lợi trong xã hội, người ta sẽ bảo vệ xã hội, nhưng nếu không, họ sẽ vô thức muốn phá huỷ nó."
Một xã hội ổn định là xã hội không chỉ dành cho các nhóm lợi ích; những nhóm lớn cũng phải được tiếp cận một phần tử tế của miếng bánh, một cảm giác xã hội là của họ, phục vụ họ thực sự chứ không phải chỉ trên các khẩu hiệu và văn kiện.
(Phó giám đốc CECODES - Trung tâm Hỗ trợ Cộng đồng và Nghiên cứu Phát triển)
(VNN)

Ông Sam Rainsy trả lời BBC về Việt Nam

Mở bằng chương trình nghe nhìn khác

http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2013/7/31/Campuchia-thay-tu-lenh-quan-canh-Phnom-Penh-2.jpg

Quan hệ Việt Nam – Campuchia lần nữa lại vào tâm điểm chú ý của báo chí và giới quan sát sau các chuyến thăm hai bên của thủ tướng Campuchia và Việt Nam.

Mới đây, đặc phái viên nhân quyền của Liên Hiệp Quốc phát biểu quan ngại về ngôn từ bài Việt Nam của lãnh đạo đối lập Campuchia. Chiêu bài chống Việt Nam thực ra đã được các đảng phái ở nước này sử dụng nhiều lần.

Hồng Nga của BBC vừa có chuyến đi Campuchia và phỏng vấn riêng lãnh đạo đảng Cứu nguy Dân tộc đối lập Sam Rainsy.
(BBC)